WarrenBocPhet

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    312
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by WarrenBocPhet

  1. Vốn FDI đổ vào Hà Nội giảm mạnh Trong quý I, toàn thành phố có 42 dự án cấp mới với vốn đầu tư đăng ký hơn 35 triệu USD. Tỷ lệ dự án, vốn đầu tư đăng ký lần lượt bằng 69% và 10% so với cùng kỳ. UBND thành phố Hà Nội vừa có báo cáo về tình hình đầu tư nước ngoài quý I và ước kết quả cho cả năm 2012 trên địa bàn. Theo đó, quý I/2012, toàn thành phố có 64 dự án cấp mới và tăng vốn với tổng đầu tư đạt 147,6 triệu USD. Con số này bằng 81,8% số dự án và 19% vốn đầu tư đăng ký mới so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Hà Nội cho biết, có 42 dự án cấp mới với vốn đầu tư đăng ký là 35 triệu USD, bằng 69% số dự án và 10% vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ. 22 dự án đề nghị điều chỉnh tăng vốn thêm 112,3 triệu USD. Dự án có vốn đăng ký tăng thêm lớn nhất đạt 73,5 triệu USD tại Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh. Quý I có 12 doanh nghiệp FDI bỏ địa điểm kinh doanh; 5 dự án có thông báo tạm ngừng kinh doanh do nhà đầu tư gặp khó khăn hoặc đang tìm địa điểm kinh doanh khác; 4 doanh nghiệp đã tiến hành thủ tục giải thể và được UBND thành phố chấp thuận. Về việc triển khai thực hiện các dự án, lũy kế, theo Hà Nội, đến nay, có 2.312 dự án còn hiệu lực trên toàn thành phố với tổng vốn đăng ký là 20,4 tỷ USD. Vốn đầu tư thực hiện ước đạt 6,97 tỷ USD. Trong số đó, có hơn 1.700 dự án đang triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự kiến kết quả thu hút vốn đầu tư cả năm 2012 của toàn thành phố ước khoảng 470 dự án với số vốn đầu tư đăng ký khoảng 1,5 tỷ USD, tăng 6% so với dự kiến năm 2011. Trong đó, 400 dự án cấp mới với vốn đầu tư đăng ký là 1 tỷ USD, 70 dự án tăng thêm vốn 500 triệu USD. Bách Hợp/VNExpress Nhiều chủ đầu tư dự án FDI bất động sản tại Hà Nội tháo chạy TRANG ANH/VnEconomy 25/04/2012 10:47 (GMT+7) UBND thành phố Hà Nội vừa có báo cáo về tình hình đầu tư nước ngoài quý 1/2012 và ước kết quả cho cả năm trên địa bàn. Trong quý 1/2012, đã có 9 dự án FDI bất động sản được chuyển cho nhà đầu tư trong nước. Theo UBND thành phố Hà Nội, hiện có 16 dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản đã làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư theo hình thức chuyển nhượng vốn. Cụ thể, có 7 dự án nhà đầu tư nước ngoài, trước đây liên doanh với bên Việt Nam, chuyển nhượng vốn cho tổ chức kinh tế trong nước và chuyển đổi thành dự án 100% vốn trong nước. 7 dự án nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng vốn từ bên Việt Nam trong liên doanh trở thành dự án 100% vốn nước ngoài. Hai dự án 100% vốn nước ngoài chuyển nhượng một phần cho tổ chức kinh tế trong nước. Thống kê của thành phố cho thấy, hiện nay, các dự án đầu tư nước ngoài vào bất động sản đã huy động 494 triệu USD từ các tổ chức tín dụng trong nước, chiếm 13% vốn đầu tư, dưới hình thức vay ngân hàng, vay cổ đông; huy động 1,22 tỷ USD từ các tổ chức tín dụng nước ngoài, chiếm 33% và huy động từ khách hàng 463 triệu USD, chiếm 12%...
  2. 'Bây giờ có tiền cũng không bỏ vào bất động sản' 'Tôi tin là thị trường bất động sản còn tiếp tục đi xuống nữa, vì giá trị thực và giá cung cầu vẫn chưa ăn khớp nhau'. Với những chính sách mới về đất đai, thị trường có thể “thoát hiểm”, nhưng cơ hội thành công cũng chỉ dưới 50%, TS. Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa tại Hồng Kông và Thượng Hải nhìn nhận về thị trường bất động sản Việt Nam. Ông Alan Phan nói: - Thị trường bất động sản xưa nay vốn có hai vấn đề cốt lõi, một là vấn đề về luật cung cầu, nếu cung ít, cầu nhiều thì tác động đến giá bán. Phần thứ hai là giá trị thật của nó, tức là dựa trên thu nhập của người dân. Bất động sản vốn phức tạp, có rất nhiều phân khúc. Mấy năm trước chỉ có nguồn cung cao cấp khá dồi dào, trong khi người dân vẫn thu nhập thấp là chủ yếu. Trước đây chỉ có các nhà đầu tư thứ cấp ôm vào. Giờ họ không ôm nổi nữa lại càng khiến cung dư thừa nhiều, giá giảm là điều tất yếu. Trong khi ở phân khúc bình dân, cầu cao nhưng cung gần như không có. Ở Malaysia, họ xây căn hộ 100 m2 bán khoảng 500 triệu đồng là rất phổ biến. Nhưng ở ta, do chi phí xây dựng, chi phí đất đai... quá cao nên xây căn hộ giá rẻ là không thể làm được. Nếu so sánh giá trị thực của bất động sản với thu nhập của người dân, hiện giá bất động sản trung bình ở Việt Nam gấp khoảng 25 lần thu nhập, trong khi ở Thái Lan là 6,3 lần, Singapore là 5,2 lần... Khi giá quá cao, thì đó là hiện tượng bong bóng, và bong bóng sẽ nổ vì không ai có thể chịu đựng nổi. Tất cả mọi yếu tố trên cho thấy, bất động sản sau một thời gian trầm lắng, nó sẽ tới một giai đoạn phải giải quyết vào cuối năm nay, có thể nó sẽ rẽ sang một đường khác. Trong bối cảnh đó, nếu người nào biết nắm bắt cơ hội, tận dụng thời cơ tốt thì có thể có lợi. Có ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản tồn tại những nghịch lý nói trên là do có sự chi phối của một nhóm lợi ích nào đó? Đương nhiên là nó chịu chi phối của một nhóm đầu cơ nhất định. Thực tế thì họ đã làm rồi, vì thị trường non trẻ nên rất dễ để người ta lợi dụng để trục lợi. Giá nhà đất đã được thổi lên khá cao trong mấy năm qua. Ngay trước khi có tin Hà Tây nhập vào Hà Nội thì thiên hạ đã gặt được khá nhiều điều từ tin đó. Nhưng một bộ phận không nhỏ này hiện nay đã hết tiền, không còn cơ hội để đầu cơ nữa, nên cuối năm nay sẽ phải thay đổi. Trong một bài viết mới đây, ông có nói thị trường bất động sản có thể “thoát hiểm” với chính sách đất đai mới. Cơ sở của nhận định này là gì? Thoát hiểm ở đây có nghĩa là, nếu có một luật đất đai mới, cho phép người nước ngoài sở hữu nhà, đất đai, bỏ hộ khẩu... thì nó sẽ kích cầu được một phần, thu hút được một lượng tiền không nhỏ vào bất động sản. Thứ hai nữa, hiện Chính phủ đang rất muốn đẩy cầu chứng khoán, bất động sản lên để đỡ phần nào cho ngân hàng. Nhưng để có được một luật đất đai mới cũng rất khó khăn. Theo tôi, cơ hội để thị trường không tụt giảm nữa, dân tin và sẽ mua thêm chỉ dưới 50%. Nhưng nếu chính sách “thoáng” quá thì thị trường lại quay lại sốt nóng, khó kiểm soát? Tôi cho rằng, không thể sốt nóng được nữa vì với tình trạng kinh tế suy thoái như hiện nay, nếu nó đứng yên được thì cũng đã là khó khăn và may mắn rồi. Còn ở cả góc độ quản lý cũng không phải băn khoăn gì vì đây là một thị trường quá lớn, nó chịu chi phối, quản lý của nhiều cơ quan, bộ ngành khác nhau. Ông nhìn nhận thế nào về động thái hạ lãi suất của ngân hàng vừa qua, nó tác động đến thị trường bất động sản thế nào? Vấn đề giảm lãi suất cũng là một cố gắng của Chính phủ trong việc kích cầu bất động sản. Nó sẽ có ảnh hưởng đến thị trường, nhưng cũng không nhiều. Vì thực thế hiện người dân, doanh nghiệp vẫn đang thiếu tiền, suy sụp, người ta vẫn phải lo ăn uống, tồn tại của doanh nghiệp trước, chưa thể vung tiền cho bất động sản được. Những động thái của Chính phủ sẽ gây ra động thái tâm lý tốt, có thể có tác dụng trong vài ba tháng tới nhưng sang năm thì nó lại vô hiệu. Bởi, những chính sách đó giống như một người uống thuốc giảm đau, cơn đau sẽ cắt trong vòng vài tiếng đồng hồ nhưng ngày hôm sau sẽ đau trở lại, buộc phải uống thêm. Nhưng thực tế là thuốc không thể uống hoài được. Thị trường bất động sản hiện vẫn tồn tại mâu thuẫn khi người dân cho rằng giá vẫn cao, trong khi chủ đầu tư lại cho rằng, giá đã chạm đáy. Theo ông làm sao giải được bài toán này? Không nên xem đó là bài toán cần giải quyết mà nên xem đó là định luật của thị trường. Nếu làm ăn đúng thời điểm, cơ hội thì kiếm nhiều lợi nhuận. Giờ thị trường khó khăn, bước sang một chu kỳ mới nếu rút ra không kịp thì đương nhiên phải mất tiền. Còn ở tầm vĩ mô, đó là một cơ hội cho người dân co cơ hội mua nhà giá rẻ. Nhưng nếu không giải cứu bất động sản, rất có thể ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác vì bất động sản vốn được xem là hàn thử biểu của nền kinh tế? Thế giới họ đánh giá nền kinh tế Mỹ mạnh hay yếu có phải do bất động sản Mỹ đâu. Hiệu quả nền kinh tế dựa trên nhiều yếu tố, từ hiệu năng sản xuất, GDP, thu nhập người dân... Nếu có tiền, ông có bỏ vào bất động sản lúc này? Tôi sẽ không làm điều đó, dù có người nghĩ đó là động thái đúng, có thể làm nóng lại thị trường. Tôi tin là thị trường còn tiếp tục đi xuống nữa, vì giá trị thực và giá cung cầu vẫn chưa ăn khớp nhau. Nếu nhà đầu tư mua bất động sản rồi giữ lại trong vòng 20 năm thì sẽ có lời. Nhưng nếu mua rồi bán lại trong vòng 3 -5 năm thì không nên làm. Tốt hơn là nên giữ tiền hoặc đầu tư vào hướng khác. Vừa qua, một số người có chào tôi dự án bất động sản nhưng tôi thấy giá đó chưa phù hợp, vì theo tôi thị trường khoảng 10 năm nữa mới bắt đầu hưng thịnh thực sự. Kinh nghiệm ở Thái Lan, Mỹ... cho thấy, một chu kỳ của bất động sản phải mất 7 - 8 năm để thay đổi, để tạo một mặt bằng mới. Bất động sản chúng ta dù khó khăn vài năm nay nhưng theo tôi vẫn chưa chạm đáy. Nó phải xuống đáy đã rồi mới từ từ đi lên. Hiện giới đầu tư, đầu cơ lướt sóng bất động sản vẫn còn vướng rất nhiều dư vị đắng cay của vài năm qua nên dường như chưa mấy ai nhảy vào. Theo Bảo Anh - VnEconomy ================== P/S: Không biết ông Alan này học lớp ... Phong thủy khóa mấy nhỉ ...
  3. Trong khi chứng khoán trên toàn thế giới đang đi xuống rất mạnh cả 2 tuần nay báo hiệu chúng ta đang ở trong cuộc khủng hoảng mới. Các doanh nghiệp BĐS đang chết lâm sàng, ngành thủy sản vỡ nợ, Các đại gia Càfe Tây nguyên ôm tiền bà con nông dân bỏ trốn, doanh nghiệp các ngành khác cũng tương tự. Ngân hàng đang vật lộn với đống nợ xấu. Vậy mà Chứng khoán Việt nam lại đang tăng mạnh nhất thế giới! Chỉ có thể giải thích là có một lượng tiền lớn được bơm vào thị trường với ý đồ đẩy giá cổ phiếu lên gây hiệu ứng tâm lý. Chúng ta hãy chờ xem nguồn tiền này mạnh tới đâu, liệu họ sẽ đẩy được thị trường lên tới giá nào. Câu hỏi nữa là nếu đẩy lên ngưỡng cao mới thì sẽ bán cho ai, hay là sẽ phải ôm đống cổ phiếu của các công ty phá sản về nhà làm kỷ niệm ...
  4. Cái này thì đến Tiến sỹ "Kinh thế" học cũng bó tay .....Blog ngày thứ bảy 14/04/2012APRIL 15, 2012 BY ALAN PHAN Nhiều bạn hỏi tôi về các chuyện xẩy ra đang gây khá sôi động trên thị trường làm ăn của Việt Nam. Nào là chuyện các công ty tư nhân bị cấm buôn vàng lá, đến chuyện gần 200 ngàn doanh nghiệp tư nhân đã phải giải thể, lặn vào bóng đêm. Chuyện nhà nước cam kết sẽ không để ngân hàng nào phá sản, rồi chuyện bộ Xây Dựng đề xuất mua lại các chung cư đang ế ẩm để cứu các chủ đầu tư bất động sản. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và cà phê đang lâm vào tình trạng vỡ nợ, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các nông dân; và ngành vật liệu xây dựng, nhất là những doanh nghiệp thép và xi măng, đang ngất ngư con tàu đi. Chỉ có một tin vui là các chuyên gia chánh phủ đều tiên đoán là kinh tế sẽ hồi phục vào Quý 3 năm nay, nghĩa là các bạn chỉ cần ăn bo bo thêm 2 tháng nữa, trời sẽ quang, mây sẽ tạnh và dân ta sẽ ào ạt qua Mỹ mua thêm vài chục thị trấn nữa. Vài đại gia đang lên danh sách, tôi nghe đồn là Washington DC có nằm trong tầm nhắm. Tôi không sao trả lời được vì những cách vận hành kinh tế này hoàn toàn nằm ngoài cái đầu óc bé nhỏ đơn giản của mình. Vả lại, tôi cũng không phải là một nhà văn chuyên viết chuyện thần thoại. Hôm nay, xin nhường sân chơi cho các bạn múa bút. Hãy soi sáng môi trường kinh tế lạ thường này. Liệu chánh phủ có cứu được tất cả doanh nghiệp, tất cả người dân??? P/S: === http://cafef.vn/2012...ban-re-minh.chn http://cafef.vn/2012...o-kiem-soat.chn http://cafef.vn/2012...iep-tron-no.chn
  5. Vấn đề của thị trường bất động sản rất nghiêm trọng Thứ năm 12/04/2012 08:04 Ngày 11.4 tại TPHCM, Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) đã có buổi đối thoại với các doanh nghiệp (DN) thuộc Hiệp hội Bất động sản TPHCM (Horea) để khảo sát về tình hình sản xuất kinh doanh, nhằm đi sâu tìm hiểu các khó khăn, vướng mắc của DN. Không khí buổi đối thoại rất căng thẳng, hầu hết các DN phát biểu tại buổi đối thoại cho biết họ đã chết lâm sàng. 100% doanh nghiệp chết lâm sàng Trong phần phát biểu khai mạc buổi đối thoại, ông Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch UBGSTCQG - cho biết, quy mô thị trường BĐS theo số liệu ngân hàng thì quy mô vừa phải thôi, chỉ chiếm từ 8-9% dư nợ. Tác động của dư nợ tín dụng BĐS nếu có làm nợ xấu tăng thêm cũng chỉ 1,5-2%, đưa tổng dư nợ xấu dưới 5% chưa đến mức phải cảnh báo. Tuy nhiên, thực tế nợ BĐS có phải chỉ 8-9% hay không? Một vấn đề khác chúng tôi quan tâm là hệ số đòn bẩy tài chính trong BĐS là bao nhiêu. Nếu số vay từ 1,5 đến 1,7 lần vốn tự có, tác động vừa phải, DN có thể chịu đựng được. Vấn đề là thực tế hệ số đòn bẩy trong BĐS là bao nhiêu? Vốn vay gấp 2-3 lần số sở hữu thì là chuyện khác. Lâu nay những con số không được rõ lắm, phân tích hơi khó. Quy mô của BĐS chỉ ở mức vừa vừa, tác động vừa vừa lên nền kinh tế, thì chưa cần dùng đến biện pháp, chính sách để giải cứu thị trường. Sau phần phát biểu của ông Vũ Viết Ngoạn, đã có hàng chục ý kiến phát biểu của DN, phần đông đều cho rằng những vấn đề của thị trường BĐS, khó khăn của DN BĐS nghiêm trọng hơn rất nhiều so với những đánh giá chính thức. Bà Đỗ Thị Loan – Phó Chủ tịch thường trực Horea - cho rằng: “Số liệu chính thức thì tổng dư nợ trong lĩnh vực BĐS là khoảng 200.000 tỉ đồng. Theo tôi, đây không phải là con số thực. Con số thực nó phải gấp vài lần. Thị trường BĐS, DN BĐS đang tụt dốc. Nếu thị trường BĐS sập đổ, DN BĐS phá sản hàng loạt thì hệ thống ngân hàng sẽ bị kéo theo”. Nói về những khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn của các DN trong thời gian qua, bà Đỗ Thị Loan cho biết: Các DN BĐS đang phải chịu lãi suất quá cao, lãi suất công khai thì khoảng 20%/năm, nhưng lãi suất dưới gầm bàn lên đến 30%/năm, vay bên ngoài còn cao hơn, vay 1 tỉ đồng chỉ nhận được 600 triệu đồng nhưng phải ký nhận 1 tỉ đồng. Đại diện Cty Lê Thành – một DN được biết đến như mẫu hình thành công nhờ kiên định chỉ làm các dự án nhà ở giá thấp – cho biết: “DN tôi được xem là điển hình thành công, nhưng trong tình hình hiện nay chúng tôi cũng đã chết, chỉ chờ chích điện kích thích để sống lại, DN của tôi chết có nghĩa là 100% các DN BĐS khác cũng đã chết lâm sàng”. Thị trường vốn - thòng lọng thắt cổ nền kinh tế Ông Vũ Anh Tâm - Phó Chủ tịch Horea, đồng thời là một chủ DN BĐS lớn - bức xúc trình bày với đoàn công tác của UBGSTCQG: “Tôi tin rằng, những tiếng nói của DN nếu xác đáng sẽ đến được với Chính phủ. Tình hình thực tế của thị trường BĐS nghiêm trọng hơn những gì đã nói và được biết đến. Đầu ra của thị trường phẳng trên mọi phân khúc... Không thị trường nào có thể phát triển trong điều kiện lãi suất như thế này. Bản chất là không ai bỏ tiền vào khu vực mất thanh khoản. Các nhà thầu, các nhà sản xuất bị vạ lây. 4 năm nay DN ăn mòn gần hết tài sản. Các ngân hàng không thể giải quyết thanh khoản nếu các DN càng ngày càng chết. Lãi suất cao, chẳng khác gì thòng lọng siết vào cổ chúng ta. Các DN mất hết tài sản không quan trọng nếu có kết quả tốt. Hiện nay, DN BĐS bán sản phẩm chỉ bằng 50-60% giá thành cũng không bán được, người ta để tiền trong ngân hàng hưởng lãi sướng hơn”. Không khí buổi đối thoại giữa các hội viên Horea và đoàn công tác của UBGSTCQG cực kỳ căng thẳng. Trong phần phát biểu tổng kết, với tư cách cá nhân, ông Vũ Viết Ngoạn cho biết: “Thị trường BĐS trên địa bàn TPHCM nói riêng và toàn quốc nói chung hết sức trầm trọng, phạm vi rất rộng ở tất cả các phân khúc. Thị trường gần như đóng băng, không tiêu thụ được. Đầu ra của thị trường BĐS cần phải quan tâm nhiều hơn, Chính phủ đã có định hướng, tập trung vào một số phân khúc như nhà thu nhập thấp, từ đó lan tỏa ra toàn thị trường... Hỗ trợ một phần giải pháp tài chính, xem xét dãn thuế, hạ lãi suất mới giải được bài toán đầu vào cho thị trường BĐS, vì vậy cần phải đẩy nhanh tiến trình giảm lãi suất. Một giải pháp khác cũng cần xem xét cho DN dãn nợ, không phải đại trà tất cả...”. Ngọc Huân
  6. Hàng loạt doanh nghiệp nợ lương nhân viên Cạn vốn, thu hẹp sản xuất, nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh túng quẫn, thẳng thừng tuyên bố sẽ nợ lương, hay khuyến khích nhân viên tự nguyện xin nghỉ. Làm việc ở công ty xây dựng thuộc ngành giao thông vận tải, chị Hạnh ở Hà Nội bị chậm thanh toán lương từ cuối năm ngoái đến nay. Chị cho hay, tháng nào cũng nhận lương, nhưng chỉ một phần nhỏ của lương 2-3 tháng trước đó. Lãnh đạo vừa tuyên bố 6 tháng tới sẽ nợ lương, ai không muốn bám trụ có thể nghỉ. "Công ty không có việc nên không có tiền trả ngân hàng, hễ có đồng nào về tài khoản là bị siết luôn nên không còn tiền trả lương nhân viên. Tôi đang chạy vạy xin chân thu cước Internet buổi tối để có thêm thu nhập nuôi con", chị Hạnh kể. Anh Thanh, nhân viên một ty bất động sản ở quận Bình Thạnh, TP HCM than, sau Tết, công ty tiếp tục cắt giảm lao động, nhưng lương chưa trả hết cho người lao động; mọi chế độ khi nghỉ việc đều không có. Đã hơn 2 tháng nhưng công ty vẫn chưa chốt ngày thanh toán mọi khoản nợ với anh, số tiền hơn 40 triệu đồng. Bản thân anh cũng không thể làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp vì thời gian qua công ty không đóng. Hiện tại, anh đã nộp đơn lên Phòng Lao động thương binh xã hội quận Bình Thạnh nhờ can thiệp. Tuần sau, anh và phía doanh nghiệp gặp nhau tại Phòng Lao động thương binh xã hội quận để hòa giải, nếu không thành công, anh cho biết sẽ kiện ra tòa. Kinh doanh khó khăn, nhiều doanh nghiệp chậm lương, nợ lương người lao động. Ảnh: Hoàng HàHoạt động kinh doanh khó khăn, có doanh nghiệp còn tính đến phương án đóng cửa. Như vậy, không còn là chuyện nợ hay chậm lương mà người lao động đang đứng trước nguy cơ mất việc. Anh Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc một công ty xây dựng tư nhân chia sẻ, từ tháng 10/2011 đến nay, công ty giảm 30% nhân sự. Những người ở lại chỉ được 50% lương, do không nhận được công trình nào. Ông Đặng Minh Lượm, Giám đốc nhân sự Thế giới Di động cho biết, công ty có 7.000 – 8.000 nhân viên, chi phí tiền lương mỗi tháng 17-18 tỷ đồng. Chưa đến mức rơi vào cảnh nợ lương nhân viên nhưng doanh nghiệp này đã phải cắt giảm khoản tiền thưởng thông lệ hàng năm từ 2011. Các năm trước, giữa năm và cuối năm, nhân viên của Thế giới Di động đều được lĩnh thêm một khoản tiền, bằng 50% số giờ làm việc dôi dư. Nhưng kinh doanh khó khăn nên từ cuối năm ngoái, khoản thu nhập đó không còn. Ông Nguyễn Văn Thuyết, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công cổ phần Sông Đà Đất Vàng cho biết, thị trường bất động sản đóng băng khiến hoạt động kinh doanh khó khăn kể từ năm ngoái đến nay. Năm 2011, có thời điểm công ty chỉ có thể tạm ứng một ít cho người lao động, chứ không thể trả hết 1 lần. Tình hình này kéo dài sang đầu năm nay. Hiện tại, công ty nợ lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp khoảng vài trăm triệu đồng. Theo ông, với một doanh nghiệp bất động sản, số tiền này không lớn. Hiện một số công trình đã hoàn tất thi công, nhưng phía đối tác chưa thanh toán với lý do đang "kẹt". Nguồn vốn thiếu hụt, vay khó, lại phải chi tiêu cho nhiều hạng mục nên mấy tháng nay, công ty chỉ tạm ứng một phần lương và hẹn sang quý II mới thanh toán hết cho người lao động. Cùng cảnh ngộ, lãnh đạo một doanh nghiệp sản xuất bao bì ở quận Bình Tân, TP HCM cho biết, đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh kể từ đầu năm do kinh tế thế giới khó khăn. Ngoài ra, thuế suất túi nilon tăng cao khiến các doanh nghiệp nhựa điêu đứng khi không bán được hàng, sản xuất cầm chừng. Chính vì vậy, sau Tết, thu nhập của 30 lao động ở công ty giảm 50% so với trước Tết. Công nhân ngày làm, ngày nghỉ, không còn tăng ca. "Nội việc trả lương cho công nhân cũng quá sức với công ty. 2 tháng nay, công ty trễ hẹn thanh toán lương cho người lao động, chậm 10-15 ngày so với trước. Song, thời gian tới sẽ còn khó khăn hơn nữa và có thể không còn khả năng thanh toán lương cho công nhân. Khi đó, công ty phải đóng cửa", ông nói. Trao đổi với VnExpress.net, ông Trần Hữu Huỳnh, Vụ trưởng Vụ pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2011 rất khó khăn. Tình trạng này còn kéo dài sang năm 2012. Việc chậm lương, nợ lương không còn là vấn đề cục bộ tại một số đơn vị yếu kém về mặt quản lý như các năm trước mà đã phổ biến hơn do khó khăn chung của nền kinh tế. Hiện, VCCI đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, một trong số đó là miễn thuế, giảm thuế. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng với doanh nghiệp làm ăn có lãi, đang tồn tại... vì thuế chỉ nộp sau khi có lãi. Ông cũng khuyến nghị các đơn vị tiết giảm chi phí hơn nữa, định hướng lại sản xuất, xây dựng kế hoạch kinh doanh cần thận trọng, đi bước nào phải chắc bước ấy. Ông Nguyễn Tấn Định, Phó ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp tại TP HCM cho hay, thời điểm này mọi năm, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, rầm rộ tuyển lao động. Còn hiện tại, do kinh doanh khó khăn, nhiều đơn vị sản xuất cầm chừng nên không tuyển dụng mạnh. Ông Trần Tiến Thịnh, Giám đốc kinh doanh của Công ty tư vấn quản trị doanh nghiệp TinhVân cho hay, tình trạng doanh nghiệp nợ lương hiện nay tăng khoảng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Khi những thách thức vượt quá sức chịu đựng, doanh nghiệp có thể phá sản, người lao động bị mất việc. Theo ông Thịnh, có 3 nguyên nhân dẫn đến tình cảnh nợ lương của nhiều doanh nghiệp. Một là tác động chung của kinh tế, tín dụng siết chặt trong khi không ít chủ kinh doanh quen sống dựa vào ngân hàng. Hai là bản thân các công ty vốn làm ăn có lãi, đi đầu tư dàn trải ngoài ngành dẫn đến không kiểm soát được dòng tiền. Ba là một số công ty không xây dựng giá trị cốt lõi về chế độ hậu mãi nhân viên. Ông Thịnh cho rằng doanh nghiệp phải chấp nhận kịch bản "thà một lần đau" để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Cụ thể, cắt giảm những vị trí không quan trọng, duy trì đội ngũ chủ chốt, thu hẹp phạm vi kinh doanh, tập trung vào lĩnh vực sản xuất chính, chấp nhận mất một phần vốn đã đầu tư bên ngoài. Còn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng, lương, thưởng người lao động là một trong những yếu tố thể hiện sức khỏe của nền kinh tế. Vì thế, việc nhiều công ty rơi vào tình cảnh chậm lương, nợ lương là vấn đề nghiêm trọng, cần phải có nghiên cứu cụ thể. Chuyên gia kinh tế này chia sẻ, mới đây ông có nghe một số báo cáo cho rằng, nhiều công ty phá sản, đóng cửa nhưng hầu hết là "doanh nghiệp ma" nên không ảnh hưởng đến đời sống người lao động. Tuy nhiên, ông Doanh không mấy tin tưởng vào kết luận đó, mà kiến nghị các cơ quan chức năng phải thống kê, công bố rõ ràng để Nhà nước có sự can thiệp, điều chỉnh kịp thời. Xuân Ngọc - Bạch Hường
  7. Trong khi nước ngoài vẫn rút vốn ra khỏi Việt nam một cách đều đặn như thế này: Thế mà chứng khoán vẫn tăng vù vù ...
  8. Động đất 8,7 độ ngoài khơi gần bờ biển Indonesia. Chạy qua xem thế nào rồi về báo cáo chi tiết ...
  9. ============================================================================ Trong khi chứng khoán thế giới giảm rất mạnh: Mỹ EU Châu Á Còn chứng khoán Việt nam lại tăng rất mạnh Bác Thiên Sứ lại phán sai rồi ...
  10. Tàu sân bay hạt nhân Mỹ đến gần Iran Hải quân Mỹ hôm qua tuyên bố triển khai hàng không mẫu hạm thứ hai tới vùng Vịnh Ba Tư, trong bối cảnh căng thẳng leo thang quanh chương trình hạt nhân của Iran. Tàu sân bay USS Enterprise. Ảnh: Maritimequest Chiến hạm được điều động là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Enterprise. Việc USS Enterprise tới sát cánh cùng hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln đánh dấu lần thứ tư hải quân Mỹ cùng lúc có hai tàu sân bay tại cả Vịnh Ba Tư và biển Arab trong một thập kỷ qua, AP dẫn lời chỉ huy Amy Derrick-Frost của Hạm đội 5 đóng tại Bahrain. Theo bà Derrick-Frost, hai tàu sân bay nói trên sẽ hỗ trợ các chiến dịch quân sự của Mỹ tại Afghanistan và các nỗ lực chống hải tặc ở ngoài khơi bờ biển Somalia. Các hàng không mẫu hạm này cũng tuần tra các tuyến vận chuyển dầu mỏ chiến lược tại Vùng Vịnh, vốn từng bị Iran đe dọa đóng lại nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt kinh tế. Việc triển khai tàu sân bay thứ hai là một việc làm bình thường và không liên quan cụ thể tới một mối đe dọa nào, bà Derrick-Frost cho biết thêm. Bản đồ cho thấy Vịnh Ba Tư ở phía tây nam của Iran. Đồ họa:NewsAntiwar USS Enterprise hiện có căn cứ nhà tại Norfolk, bang Virginia, Mỹ. Đây là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên của hải quân Mỹ và đang trong chuyến làm nhiệm vụ cuối cùng trước khi bị loại bỏ vào mùa thu năm nay, sau hơn nửa thế kỷ hoạt động. USS Enterprise sẽ được kéo tới bang Washington và bị tháo rời thành nhiều mảnh tại đây. Hàng không mẫu hạm này không thể trở thành một viện bảo tàng vì việc loại bỏ 8 lò phản ứng trên tàu sẽ dẫn tới việc phá hủy phần lớn cấu trúc, khiến nó không thể được sửa chữa đủ để trở thành một nơi trưng bày. Tàu USS Enterprise xuất hiện tại vùng biển gần Iran trong bối cảnh căng thẳng leo thang quanh chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi của Tehran. Các nước phương Tây và Mỹ vẫn đang tìm cách áp đặt thêm các lệnh trừng phạt nhằm vào kinh tế Iran để ngăn nước này tiếp tục tham vọng hạt nhân. Tuy nhiên, Iran tỏ ra không hề nao núng và liên tiếp có những cuộc tập trận để thể hiện sức mạnh quân sự. Tehran cũng tuyên bố không chấp nhận các điều kiện tiên quyết trước vòng đàm phán về hạt nhân sắp tới. Hà Giang
  11. LỜI TIÊN TRI 2012 ======================================= Trong khi chứng khoán cả thế giới đang đi viện nặng thế này: Và đây: Thì Việt Nam lại tăng vù vù thế này: Hay là bác Thiên Sứ phán sai thì phải ............
  12. Đọc nhanh 31/3: Tìm đâu ra 200 nghìn tỷ đồng để cứu doanh nghiệp BĐS? Thứ bảy 31/03/2012 18:43 (GDVN) -Tìm đâu ra 200 nghìn tỷ đồng để cứu doanh nghiệp BĐS? Vàng thỏi Thụy Sĩ giả bị phát hiện ở Anh,… là những tin đáng chú ý ngày 31/3. Khu đô thị mới Nam Từ Sơn (Bắc Ninh) hoang vu, cỏ mọc um tùm Các "đại gia" phải nộp tiền tỷ phí lưu hành dàn siêu xe của mình? Thâm nhập dự án bỏ hoang vẫn được rao bán của "Chúa đảo Tuần Châu" Chiêm ngưỡng những chiếc máy bay độc đáo nhất hành tinh (Phần 3) Ngắm 3 'xế khủng' 40 tỷ trong đám cưới của lão đại gia Vũng Tàu Cận cảnh những kỷ vật đắt tiền nhất ở tàu Titanic được đấu giá Tìm đâu ra 200 nghìn tỷ đồng để cứu doanh nghiệp BĐS?Thông tin trên trang tin Cafef.vn: Hiện dư nợ cho vay bất động sản vẫn xoay quanh con số khoảng 200 nghìn tỷ đồng trong hệ thống ngân hàng, giảm được khoảng 30 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống. Khoản dư nợ này hầu hết được các doanh nghiệp bất động sản vay từ các ngân hàng thương mại cách đây 2-3 năm về trước khi thị trường bất động sản ở thời “đỉnh cao”. Nếu tính lãi suất trung bình khoảng 20%/năm thì mỗi năm các doanh nghiệp BĐS phải trả lãi vay lên đến 40 nghìn tỷ đồng/năm. Đây là một áp lực không nhỏ lên các DN đang kinh doanh trong lĩnh vực này hiện nay, nhưng do thiếu vốn khiến không ít DN đang lâm vào tình trạng có nguy cơ phá sản. Các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng hiện đang phải đối mặt với thực trạng rất khó khăn về nguồn vốn đầu tư do các kênh huy động đều bị “chặn”. Thứ nhất, vốn vay ngân hàng không mở cho bất động sản, lãi suất cao. Thứ hai, kênh huy động từ khách hàng cũng bị “chặn đứng” do thanh khoản của thị trường thấp, DN không bán được sản phẩm. Thứ ba, các công cụ tài chính khác chưa được thực thi như quỹ tín thác, quỹ tiết kiệm nhà ở, các quỹ đầu tư BĐS nước ngoài cũng đang gặp khó khăn do khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nguồn vốn cho BĐS đang bị thắt dẫn đến rất nhiều khó khăn cho DN Chính vì thế, nguồn vốn nào cho DN bất động sản hiện nay đang là bài toán chưa tìm được lời giải, và đang là vấn đề đau đầu của rất nhiều CEO trong lĩnh vực này. Tín hiệu đang le lói hiện nay mà các lãnh đạo DN này kỳ vọng vẫn là trông chờ vào việc giảm lãi suất của Chính phủ và đưa quỹ tiết kiệm nhà ở và hoạt động. Tại buổi Hội thảo “Tìm vốn cho thị trường bất động sản” do CTCP Tập đoàn FLC tổ chức ngày 30/3/2012, ông Phan Thành Mai-Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, gần như tài sản là bất động sản của các DN đã chuyển vào tài sản thế chấp của các ngân hàng. Nếu có nguồn vốn mua được các tài sản này thì sẽ giải quyết được vấn đề về vốn cho DN BĐS. Tuy nhiên, đây là một giả thuyết rất khó thực hiện và ít khả thi. Vấn đề đặt ra là lấy đâu ra nguồn vốn khoảng 200 nghìn tỷ đồng để xử lý “đống nợ” đó?
  13. Dự án AZ Land: Cả Tổng công ty biến mất trong chớp mắt? Sau những lá thư "thề non hẹn biển" khởi công công trình, đến bây giờ những dự án của AZ Land vẫn im ắng lạ thường, đẩy khách hàng vào thế chỉ biết “bắc thang lên hỏi ông trời”. Từ việc khất lần ngày khởi công... Rầm rộ khởi công với khí thế để "hứa" đẩy nhanh tiến độ nhưng rồi những dự án của AZ (Công ty Cổ phần BĐS AZ – AZ Land) đều trong tình trạng đắp chiếu nằm chờ. Vắng lặng, im lìm là không khí chung ghi nhận tại những công trình của AZ Land thời điểm này. Nhiều khách hàng tìm đến AZ Lâm Viên Complex (107 Nguyễn Phong Sắc) để được tận mắt nhìn thấy “cơ ngơi” của mình chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm quay về. Có muốn chiêm ngưỡng nhà mình, mọi người chỉ biết ngước nhìn khối bê tông được đổ trần tầng hai với những cột thép han gỉ lơ lửng giữa không trung. Cổng công trường đóng kín không biết tìm ai mà hỏi. Ngổn ngang bên trong công trường AZ Lâm Viên Complex Còn tại dự án AZ Sky Định Công (KĐTM Định Công), bớt ảm đạm hơn với sinh hoạt của gia đình trông giữ công trình nhưng bên trong cỏ vẫn mọc um tùm.Một khách hàng của dự án cho biết: “Đã nhiều lần tìm đến trụ sở công ty và liên hệ với Giám đốc để hỏi về tiến độ nhưng đều chỉ nhận được những lời hứa hẹn. Rồi cũng thấy Công ty rậm rịch nhưng tất cả đều chỉ là những động tác giả”. Cũng theo vị khách hàng này khi được yêu cầu tuân thủ hợp đồng góp vốn thì “Giám đốc hứa dứt khoát sẽ trả lại. Thực ra khách hàng nào cũng mong dự án được triển khai nên khi công ty hẹn 6 tháng cho 6 tháng, hẹn 3 tháng cho 3 tháng cuối cùng hẹn hạn chót là 20 ngày”. Giấy hẹn của AZ Land gửi tới khách hàng để khất lần, khất lượt ngày khởi công AZ Sky Định Công Nhìn vào gần chục thư hẹn của Công ty, khách hàng chỉ biết thở dài. Trong thư hẹn được gửi mới nhất ghi ngày 17/2 phía AZ Land khẳng định: “Dự án đã được UBND Thành phố phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng tỉ lệ 1/500 và Công ty đang nỗ lực đẩy nhanh việc thực hiện các thủ tục pháp lý tiếp theo song song với việc tiến hành thi công xây dựng”. Đồng thời cũng hứa: “Công ty chúng tôi đã và đang nỗ lực thu xếp nguồn tài chính để xây dựng dự án vào quý II/2012”. Cỏ vẫn mọc um tùm trong công trình AZ Sky Định Công Không ít khách hàng vẫn đặt niềm tin vào những thư hẹn của AZ Land nhưng đến bây giờ thời gian trả hẹn sắp tới công trình vẫn chưa có dấu hiệu sẽ được khởi công, chiếc cần cẩu nằm chỏng chơ gần 2 năm vẫn chưa biết bao giờ được hoạt động. Không chỉ hẹn một đằng làm một nẻo, đến thời điểm này nhiều khách hàng của AZ Land còn không khỏi hoang mang khi tìm đến với chủ đầu tư. Phải chăng khi niềm tin bị đặt nhầm chỗ họ chỉ còn biết bắc thang lên hỏi ông trời? Theo thông báo liên hệ, tìm tới địa chỉ 58 Trần Thái Tông các cửa ra vào đều đã được khóa từ bên trong. Ngay cửa ra vào trụ sở công ty vẫn còn những tấm biển cho các dự án từ CT1, CT2 Vân Canh, Tổ hợp chung cư AZ Lâm Viên Complex, đến AZ Sky Định Công, AZ Bright City nơi đặt bao hy vọng và niềm tin của khách hàng. Nhưng đến nay tất cả đều đang không biết đi về đâu? Giữa lúc thị trường BĐS vẫn tiếp tục ảm đạm, hàng loạt dự án chậm tiến độ, đắp chiếu khách hàng vẫn chỉ biết bấu víu tìm niềm tin nơi chủ đầu tư. Nhưng với những khách hàng của AZ Land giờ đây họ tìm ai? Phải chăng khi niềm tin bị đặt nhầm chỗ họ chỉ còn biết bắc thang lên hỏi ông trời? Trụ sở của AZ Land tại sao lại vắng bóng như vậy? Những nhân vật đang ôm trọn khối tiền nghìn tỉ của người dân đã biến mất đi đâu? PV Vland sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc Theo Hồng Khanh Vietnemnet
  14. Dấu hiệu rõ rệt của đình đốn sản xuất Nguyễn Việt Phong - Bùi Trinh - Phạm Đỗ Chí TBKTSG) - Chỉ số công nghiệp cộng dồn so với cùng kỳ từ tháng 7-12 của năm 2011 và hai tháng đầu năm 2012 đi xuống một cách đều đặn, cho thấy sản xuất bị đình trệ rất rõ. Vấn đề kiềm chế lạm phát được đặt ra là cấp thiết, tuy nhiên các chính sách cũng cần chú tâm vào vấn đề an sinh xã hội, hỗ trợ khu vực kinh tế ngoài nhà nước và vực dậy sản xuất trong nước. Nếu tình trạng đình trệ sản xuất kéo dài, có thể ngay mục tiêu lạm phát một con số cũng không đạt được. Dấu hiệu sản xuất đình đốn từ chỉ số công nghiệp Năm 2011 là năm bắt đầu thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất ngân hàng tăng cao, cắt giảm đầu tư công... Nhưng các doanh nghiệp vẫn còn đủ lực và đà từ các năm trước, nên chỉ số công nghiệp đến bảy tháng vẫn tăng xấp xỉ 9%, nhưng sau đó bắt đầu sụt giảm đều đặn và nhanh chóng. Đến cuối năm 2011, chỉ số tăng trưởng công nghiệp giảm từ 9% xuống còn 6,8%. Tức là trong quí 4, ảnh hưởng của việc thắt chặt tiền tệ đến sản xuất rất rõ ràng. Đến tháng 2-2012 chỉ số tăng trưởng giảm mạnh (chỉ còn tăng khoảng 4%), đặc biệt nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo chỉ tăng 2,4% trong khi chỉ số này bảy tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ tăng 12%. Chỉ số công nghiệp tăng 4% trong hai tháng đầu năm 2012, một phần do khai thác than và dầu khí tăng (xấp xỉ 7%). Nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo đạt tăng trưởng dù rất thấp (2,4%) nhưng cũng do công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp và đặc biệt là ngành sửa chữa và đóng tàu đột nhiên tăng rất mạnh (303%). Còn lại rất nhiều ngành có tỷ trọng đóng góp trong tổng giá trị sản xuất cao thì lại tăng trưởng âm, cho thấy xu hướng sản xuất sụt giảm nhanh chóng trong tám tháng gần đây. Dấu hiệu từ nhập khẩu giảm sút và số công ty phá sản Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu hai tháng đầu năm nay đạt 15,3 tỉ đô la Mỹ, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2011, nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 7-8%. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu hai tháng đầu năm đạt 15,9 tỉ đô la Mỹ, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước đạt 7,7 tỉ đô la Mỹ, giảm 6,4%; và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,2 tỉ đô la Mỹ, tăng 36,8%. Nếu loại trừ yếu tố giá thì nhập khẩu hai tháng giảm khoảng 3-4% so với cùng kỳ năm trước. Điều đáng lưu ý là kim ngạch nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước giảm 6,4% và nếu loại trừ yếu tố giá thì nhập khẩu của khu vực này giảm rất sâu. Đáng lưu ý nữa là một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh như dệt may, giày dép... thì nhập khẩu các nguyên vật liệu đầu vào của nhóm hàng này trong hai tháng đầu năm giảm mạnh. Trong khi sản xuất nhóm hàng này chủ yếu dựa vào nguyên liệu nhập khẩu, có thể suy đoán việc nhập khẩu giảm báo trước nguy cơ đình trệ sản xuất trong vài tháng tiếp theo của năm. Ngoài ra, có thể thấy tác động rất mạnh của khủng hoảng và ác chính sách thắt chặt tiền tệ trong năm 2011 qua số lượng lớn các công ty ngưng sản xuất hay phá sản. Theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến cuối năm 2011 đã có đến khoảng 79.000 doanh nghiệp giải thể (nhiều nhất là các công ty cổ phần, đến 41.357 doanh nghiệp). Tổng số doanh nghiệp thành lập trong năm 2011 là 77.548 doanh nghiệp, nhưng đã có đến 7.611 doanh nghiệp phải sớm dừng hoạt động. Các doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, dẫn đến người lao động mất việc làm, thu nhập giảm sút, sức mua kém hẳn. Vấn đề chưa dừng lại ở đó, các yếu tố đầu vào thiết yếu của sản xuất lại tăng giá, như xăng dầu, tiếp đến sẽ là điện... sẽ có những ảnh hưởng gián tiếp đến các ngành khác và lên toàn bộ nền kinh tế. Tiền tệ thắt chặt, tài khóa vẫn mở: lạm phát - đình đốn Mục đích của chính sách thắt chặt tiền tệ trong năm 2011, nhất là từ lúc áp dụng Nghị quyết 11 vào tháng 2-2011, là để giảm tổng cầu và giảm lạm phát. Hình 2 cho thấy chính sách đã có những kết quả nhất định từ tháng 7-2011 khi mức lạm phát tháng giảm dần, điều này phù hợp với các dấu hiệu của nền sản xuất chậm lại cũng từ tháng 7-2011 như nhận định ở trên. Tuy nhiên, điều đáng bàn ở đây là giới hữu trách đã dựa quá nhiều vào chính sách tiền tệ, thật ra chỉ dồn vào đẩy mức lãi suất lên cao để giảm cầu trong khu vực tư nhân, nhưng vẫn để chính sách tài khóa tương đối mở rộng, bằng cớ là thu - chi ngân sách vẫn phình to kỷ lục trong năm 2011. Nói ngắn gọn là chính sách tài khóa đã không trợ giúp chính sách tiền tệ để chặn đứng lạm phát, trong khi mặt bằng lãi suất cao và các biện pháp hành chính có tính “chữa cháy” và ngắn hạn tiếp theo đó của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã khiến “tín dụng phi chính thức” tràn ngập, đẩy hệ thống ngân hàng thành rối loạn. Việc khó tiếp cận tín dụng ở mức lãi suất vừa phải đã là nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp phá sản cũng như sản xuất đình đốn. Bài Để tránh lạm phát đình đốn trên TBKTSG tuần trước đã đề cập nhu cầu cấp thiết phải thắt chặt ngay chính sách tài khóa, nhất là việc cắt các đầu tư công dàn trải và phung phí, để trợ giúp chính sách tiền tệ trong việc giảm lạm phát, đồng thời cho phép chính sách tiền tệ được nới lỏng để giảm lãi suất như NHNN đang cố thực hiện. Nếu không, tình trạng đình đốn sẽ trở nên nguy cấp hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung của nền kinh tế. Thiếu cung nội địa, cùng với các chi phí đẩy khác như giá xăng dầu tăng (từ tháng 3), giá điện có khả năng sẽ tăng và lương tăng (tháng 5) có thể sẽ là nguyên nhân gây nên lạm phát bùng phát từ quí 3, như chúng tôi dự báo trong hình 2. Cuối cùng, cần nhấn mạnh sự cấp thiết bãi bỏ sớm các biện pháp hành chính nói trên của NHNN, như áp lãi suất huy động trần và việc phân bổ hạn ngạch tín dụng cho bốn nhóm ngân hàng, nếu chúng ta muốn có “tiếng nói của thị trường” để giúp các doanh nghiệp được tiếp cận tín dụng nhanh chóng.
  15. Việt Nam với giải pháp 'Giấu bụi dưới thảm' Tác giả: TS. Alan Phan, Chủ tịch Quỹ Đầu tư Viasa Bài đã được xuất bản.: 26/03/2012 05:00 GMT+7 (VEF.VN) - Nhờ vài viên aspirin, bệnh nhân đã quay lại sở làm việc, nhưng cái ung thư trong gan ruột vẫn chờ ngày giải phẫu. Đây là chiến thuật mà người phương Tây gọi là "giấu bụi dưới thảm" hay "đá cái thùng (rác) xuống cuối đường". Tạm ổn, nhưng một ngày nào đó, sẽ có người phải hốt bụi hay đổ rác. Một chuyên gia kinh tế Việt hưng phấn bảo tôi,” Mọi vấn đề về ngân hàng, chứng khoán và bất động sản sẽ được chánh phủ giải quyết xong trước tháng 8 năm nay. Tất cả thị trường tài chánh sẽ phục hồi và sẽ lập đỉnh cao mới trong 2013. Lãi suất và lạm phát sẽ giảm xuống dưới 9%, cán cân thương mại sẽ cân bằng và ngân sách sẽ ổn định”. Hallelujah (Lạy Chúa tôi) !!! Phép mầu đã hiện ra, mà không cần một cuộc hành hương nào. Giải pháp của Mỹ Tôi gọi nó là một phép mầu vì hiện tượng này sẽ đi ngược lại tất cả nguyên lý về kinh tế tài chánh mà tôi được học. Chắc tại mình học chưa đủ? Nhưng dù sao, nó cũng đã được áp dụng khá thành công tại Mỹ khi Cục Dự Trữ Liên Bang (Fed) bơm tiền cứu các ngân hàng, bắt đầu với gói QE 1 vào 2008, và liên tục in tiền với QE 2 và sắp cho ra QE 3 trong vài tháng tới. Thường thì khi in tiền, lạm phát và lãi suất sẽ gia tăng vì lượng cung của trái phiếu tràn ngập. Tuy nhiên, với sự suy thoái về nhu cầu tiêu dùng và mức độ thất nghiệp; cùng với số lượng tiền khổng lồ đang được các nhà đầu tư thế giới nắm giữ (nhất là Trung Quốc và Nhật Bản), thị trường chấp nhận dễ dàng lãi suất thấp (gần như zero) từ trái phiếu chánh phủ vì sự vững chắc của đồng đô la Mỹ giữa những biến động nguy hiểm của tình thế. Kết quả là Fed đã cứu được hệ thống ngân hàng mà không phải trả giá bằng lạm phát và lãi suất. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ đã tiếp tục trì trệ suốt 3 năm qua vì tiền các ngân hàng nhận được đã không đem cho doanh nghiệp vay lại vì nợ xấu và rủi ro vẫn còn cao. Họ giữ tiền cứu trợ để mua trái phiếu của các chánh phủ cho an toàn và hạnh phúc với số tiền lời khủng qua sai biệt về lãi suất mua và bán. Cuối cùng, nhờ sự năng động của nền kinh tế thị trường và những sáng tạo của tầng lớp doanh nhân trẻ, nền kinh tế Mỹ cho thấy vài tín hiệu của sự hồi phục vào giữa năm nay. Nhưng ngoài điểm sáng này, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao, giá địa ốc vẫn suy giảm, nợ công và tư vẫn đầm đìa và lạm phát vẫn là một đe dọa qua giá dầu và lãi suất. Nói tóm lại, nhờ vài viên aspirin, bệnh nhân đã quay lại sở làm việc, nhưng cái ung thư trong gan ruột vẫn chờ ngày giải phẩu. Đây là chiến thuật mà người phương Tây gọi là “giấu bụi dưới thảm” (swept under the rug) hay “đá cái thùng (rác) xuống cuối đường” (kick the (trash) can down the road). Tạm ổn, nhưng một ngày nào đó, trong nhiệm kỳ mới, có lẽ một người nào khác sẽ phải làm cái việc dơ bẩn là hốt bụi hay đổ rác. Ứng dụng cho Việt Nam Câu hỏi kế tiếp là Mỹ nó làm được thế thì tại sao Việt Nam không bắt chước mà áp dụng giải pháp tương tự? Dĩ nhiên, chánh phủ Việt Nam đang áp dụng chính sách này và cũng có cơ may thành công như chánh phủ Mỹ. Tuy nhiên, có 5 sự khác biệt khá sâu rộng giữa hai nền kinh tế. Trước hết, dù chịu nhiều thách thức, đồng đô la vẫn là bản vị chính trong các thanh toán quốc tế. Sự sụt giảm tỷ giá đồng đô la sẽ khiến các dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore…mất giá trị nhanh chóng. Các nhà cầm quyền nơi đây đã làm đủ cách để giúp Mỹ và giúp chính họ giữ sự bình ổn. Không ai quan tâm đến đồng Việt Nam. Nền kinh tế Mỹ phần lớn vẫn dựa trên vận hành thị trường, với những doanh nghiệp tư nhân năng động, sáng tạo và mạo hiểm. Nhiều nhà sáng lập các doanh nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế là những di dân từ Á Châu, Đông Âu…với mộng ước xây dựng những sự nghiệp lớn lao trên sân chơi lớn nhất toàn cầu. Trong khi đó, đầu tàu của kinh tế Việt vẫn là những doanh nghiệp nhà nước, với sự bảo bọc của đặc quyền, đặc lợi. Doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam vẫn chiến đấu bền bỉ trong trận bão hiện nay. Tuy nhiên, đối diện với lãi suất trên 20%, lạm phát thực sự hơn 15% và tỷ giá USD thấp hơn 16% giá trị thực của tiền đồng; các doanh nghiệp này chịu quá nhiều gánh nặng để cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và ngay cả nội địa so với hàng Trung Quốc. Trong khi đó, doanh nhân Mỹ chỉ chịu lãi suất khoảng 6%, lạm phát 2%; nên sự hồi phục xẩy ra nhanh chóng hơn. Thêm vào đó, đầu tư FDI và FII vào Mỹ lại gia tăng trong các khủng hoảng kinh tế toàn cầu vì sự ổn định và minh bạch của cơ chế quản lý. Các suy giảm về FDI và FII cho Việt Nam là những tín hiệu ngược lại. Trong khủng hoảng tài chánh năm 2008 do nợ xấu từ suy sụp của giá bất động sản, các ngân hàng Mỹ đã công khai các số liệu và tình trạng các sản phẩm tài chánh để chánh phủ Mỹ và các nhà đầu tư có thể đánh giá (stress test) khả năng sinh tồn của mình. Nhiều định chế hàng đầu như Lehman Bros hay Countrywide…phải phá sản và nhiều ngân hàng hay hãng bảo hiểm siêu cấp phải bán đi phần lớn vốn cho các nhà đầu tư mới, kể cả chánh phủ. Mọi biện pháp của chánh phủ Việt Nam và các nhóm sở hữu ngân hàng vẫn diễn ra sau bức màn tre, nên không ai bên ngoài có thể tiên đoán bất cứ điều gì về vấn đề hay diễn biến. Liệu Việt Nam có thành công (dù tạm bợ) như Mỹ trong bài toán kinh tế hiện tại? Chánh phủ thì khá tự tin, giống như quản lý EVN vừa bảo đảm là những rò rỉ của đập thủy điện sông Tranh không nhằm nhò gì. Theo kinh nghiệm sống ở nhiều quốc gia đang phát triển, các quan chức càng tự tin thì tôi càng lo.Cách đây một năm, tôi lấy tàu hỏa cao tốc mới xây của Trung Quốc đi từ Thượng Hải đến Bắc Kinh. Tôi đùa hỏi ông quản lý đoàn xe là ông chắc không có sự cố gì chứ? Ông bảo anh hãy tin vào công nghệ cấp tiến chất lượng của Trung Quốc đi. Chúng tôi đang chiếm lĩnh vị trí số một về tàu cao tốc trên thế giới. Chỉ 3 tuần sau, đoàn tàu đó bị trật rầy ở Wenzhou, khiến hơn 50 người thiệt mạng (con số chính xác vẫn bị giấu). Các vị quản lý có thể đúng đến 80% về xác suất. Nhưng nếu tôi có một căn nhà ở phía dưới đập, tôi sẽ dọn đi để ngủ ngon hơn. Và chắc chắn sẽ tránh xa các đoàn tàu cao tốc ở Trung Quốc. Ngài TS Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa 22 March 2012
  16. Khối BRIC trong cơn khủng hoảng Trong khi các nước Châu Âu còn đang vật vã giải quyết khủng hoảng, giờ đây đến lượt các quốc gia mới trỗi dậy thuộc khối BRIC (Brazil, Russia, India, China) phải đối mặt với khủng hoảng của chính họ. Trong bài “Khối BRIC vỡ vụn” được báo Pháp Les Echos đăng ngày 23/3, chuyên gia kinh tế Eric Le Boucher viết kinh tế thế giới phụ thuộc lẫn nhau, khủng hoảng đụng chạm đến tất cả các nước trên thế giới và không một nước nào không phải cải cách kinh tế. Trong khi các nước Châu Âu còn đang vật vã giải quyết khủng hoảng, giờ đây đến lượt các quốc gia mới trỗi dậy thuộc khối BRIC (Brazil, Russia, India, China) phải đối mặt với khủng hoảng của chính họ. Tác giả Eric Le Boucher cho rằng có một sự trùng hợp không thể nào tin đang diễn ra: khối BRIC vỡ vụn. Mặc dù, mức tăng trưởng của các nước thuộc khối này vẫn còn khiến nhiều quốc gia phải thèm muốn, nhưng vì nhiều lý do kinh tế-chính trị, bốn nước BRIC đang bị xáo trộn mạnh. Trước tiên là Trung Quốc. Sự thất sủng của ông Bạc Hy Lai, nhân vật số một của tỉnh Trùng Khánh đã làm lộ rõ một sự đấu đá âm thầm giữa những người ủng hộ cải cách và phe chủ trương bảo thủ. Ông Eric Le Boucher cho rằng cuộc đấu đá về đường lối này lại xảy ra vào đúng thời điểm mà Trung Quốc không còn là một quốc gia với “giá nhân công rẻ mạt” nữa. Từ 30 năm qua, mô hình trọng xuất khẩu mà Bắc Kinh theo đuổi đã đạt được nhiều kết quả, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc luôn ở mức 10%/năm. Nhưng giờ đây, Trung Quốc phải từ bỏ mô hình này để quay về hướng thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Theo tác giả Le Boucher, đây là chính sách cực kỳ nguy hiểm bởi lẽ chính quyền trung ương khó có thể mà kiểm soát được các quan chức địa phương và Bắc Kinh ngày càng khó có thể ngăn chặn được làn sóng dân chủ ngày càng tăng trong dân chúng. Hiện tại, xuất khẩu đã bị tụt giảm khiến cho tăng trưởng của Trung Quốc còn có 7%/năm. Nếu tụt xuống dưới mức này, chính phủ Trung Quốc khó có thể chặn đứng được các yêu sách của xã hội. Trung Quốc cần phải nhanh chóng đầu tư vào các khoản chính sách xã hội như hệ thống chăm sóc y tế, quỹ hưu trí đồng thời phải tăng năng suất lao động. Các lãnh đạo mới của Trung Quốc là Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường sẽ phải gánh vác một nhiệm vụ cũng gian nan không kém ông Đặng Tiểu Bình trước đây, một nhiệm vụ không có gì đảm bảo chắc chắn sẽ thành công. Trong khi đó, tình hình ở Ấn Độ lại trái ngược với Trung Quốc. Tại Ấn Độ, chính nền dân chủ lại là tác nhân gây ra khủng hoảng. Các đảng theo chủ nghĩa dân túy trong chính phủ liên minh cầm quyền đang cản trở mọi cải cách cần thiết. Họ muốn duy trì bằng mọi giá các hình thức trợ cấp từ lương thực, giao thông, năng lượng... Thế nhưng, các biện pháp trợ cấp này lại làm nảy sinh vấn đề lạm phát và cản trở công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế đất nước. Như vậy, trong tương lai, giống như Trung Quốc, Ấn Độ cũng cần phải xem lại các vấn đề: thâm hụt ngân sách, chính sách bảo hộ và chính sách bảo thủ trong hệ thống tài chính. Về phần mình, Brazil đang là nạn nhân của sự thành công của Tổng thống tiền nhiệm Lula, người đã phải khó khăn tìm ra lối thoát cho khủng hoảng tiền tệ. Hậu quả là tăng trưởng giảm mạnh. Trong khi đó, lạm phát vẫn cao và Ngân hàng Trung ương Brazil phải vật vã duy trì mức lãi suất cao, tạo mức hấp dẫn thu hút đầu tư vào Brazil. Tổng thống đương nhiệm Dilma Rousseff đang tố cáo Mỹ và Liên minh Châu Âu hạ giá đồng tiền. Đến lượt mình, chính các nước này lại cáo buộc Trung Quốc đã cố ý định giá thấp đồng nhân dân tệ. Sau cùng là nước Nga. Tác giả Le Boucher cho rằng ông Putin thắng cử tại một đất nước mà phe đối lập chưa đủ mạnh và được tổ chức tốt. Đất nước này phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu dầu khí. Đến một ngày nào đó, nếu “vàng đen” bị cạn kiệt, nước Nga sẽ bước vào giai đoạn bất ổn lớn. Tuy nhiên, sau khi điểm qua tình hình kinh tế-chính trị của bốn nước BRIC nêu trên, tác giả Le Boucher kết luận rằng phương Tây cũng chẳng được lợi lộc gì từ việc khối BRIC gặp khó khăn. Khủng hoảng đụng chạm đến mọi nước và trong cái thế giới đang “toàn cầu hóa” này, không một nước nào có thể thoát được việc phải thực hiện cải cách kinh tế- chính trị sâu rộng. Theo Minh Châu Tamnhin
  17. Nhiều doanh nghiệp cà phê Tây Nguyên đang hấp hối Có đơn vị từng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, từng được Hiệp hội Cà phê thế giới xếp hạng Cty xuất khẩu cà phê nhân đơn lẻ lớn nhất toàn cầu hiện bị xem là “muốn chết cũng khó”. Sau thời kỳ cầm cự, nhiều doanh nghiệp đến nay thừa nhận không còn đủ sức hoạt động, chờ phá sản…Mỗi niên vụ cà phê đều kết thúc vào thời điểm bản lề giữa 2 năm, tức cuối quý 4 năm trước kéo sang đầu quý 1 năm sau, nên ngành thuế trên Tây Nguyên thường đẩy mạnh tận thu vào dịp này.Cứ tới cuối tháng 2 hằng năm, các Chi cục Thuế (CCT) thu được khoảng 20% mức thuế, phí, lệ phí cả năm so với chỉ tiêu.Năm 2012, quá giữa tháng ba, CCT TP Buôn Ma Thuột chỉ thu được chưa tới 13% trong chỉ tiêu 940 tỷ đồng/năm, CCT TP Đà Lạt hiện mới thu được 12,4% trong chỉ tiêu 713 tỷ đồng/năm. Trao đổi với PV báo Tiền Phong, ông Trần Vĩnh Cảnh, Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột cho biết: Hiện có tới 767/2.380 doanh nghiệp trên địa bàn đang rơi vào tình trạng rất khó khăn do đói vốn, doanh số kém, không có nguồn thu. Trong số đó có 110 doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động từ 6 tháng tới 1 năm, 14 doanh nghiệp làm thủ tục phá sản. Đối với nhiều DN kinh doanh xuất khẩu cà phê, tình hình càng bi đát hơn, bởi họ còn phải cạnh tranh không cân sức với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp (FDI). Hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký kinh doanh xuất khẩu cà phê có DakMan (Anh), Olam và Jayanti (Singapore), Amtrada (Hà Lan)… Dù mua chui trực tiếp hay thông qua đại lý nội địa theo ràng buộc của Nghị định 23, thì với tiềm lực tài chính dồi dào, năng lực điều hành giàu kinh nghiệm thương nhân FDI chỉ cần nhấc giá mua lên cao hơn chút đỉnh đã dễ dàng đánh bạt DN nội ra khỏi “sân chơi”. Nhiều doanh nghiệp từng thành công trong ngành xuất nhập khẩu cà phê, giờ ôm những khối nợ nặng trĩu, ít cơ may hồi phục. Trong số đó, có Cty Cổ phần Đầu tư XNK Cà phê Tây Nguyên gọi tắt là Vinacafe Buôn Ma Thuột (V BMT). Nợ khó trả đến gần hai nghìn tỷ đồng, V BMT (đơn vị từng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, từng được Hiệp hội Cà phê thế giới xếp hạng Cty xuất khẩu cà phê nhân đơn lẻ lớn nhất toàn cầu) hiện bị xem là “muốn chết cũng khó”, vì không còn đủ tài sản để “thế mạng”. Mới đây, ngày 15-3-2012, UBND tỉnh Đắk Lắk đã quyết định dừng dự án xây dựng công trình Trung tâm thương mại tại huyện Cư Kuin của V BMT, vì không còn đủ sức triển khai. Một lãnh đạo của V BMT cho biết: Mọi năm, vào thời điểm này, thường V BMT đã thu mua từ 60 đến 80 nghìn tấn cà phê nhân, còn bây giờ cố lắm cũng chỉ mua được chưa tới 20 nghìn tấn. Nguyên nhân thất bại đã lỗ nặng trong các hợp đồng trừ lùi dự đoán sai từ mấy năm trước, cộng với tình trạng đói vốn, lãi suất vay quá cao, nguồn nguyên liệu bị khối doanh nghiệp FDI hút phần lớn nên cơ hội để doanh nghiệp nội tồn tại rất mong manh. Còn Cty CP Đầu tư Xuất nhập khẩu INEXIM, doanh nghiệp nhiều năm đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu hàng vạn hécta cà phê trên nhiều huyện của tỉnh Đắk Lắk, nay cũng gánh hàng trăm tỷ đồng nợ quá hạn. Ông Vân Thành Huy, Giám đốc INEXIM tiết lộ: Nếu được phép bán hết các khoản bất động sản mà Cty đang sở hữu, may ra chúng tôi còn chừng bốn chục tỷ đồng nhen nhóm lại kinh doanh. Số này chẳng là gì so với những “ông FDI” khổng lồ trước mặt? Theo Tiền Phong P/S: Sao báo đài nói chúng ta đã vượt qua khủng hoảng rồi kia mà, mọi chuyện giờ chỉ có tốt thôi ... hay là báo tiền phong này có gì nhầm lẫn chăng ...
  18. Long An: CPI tháng 3 giảm 1,70% so với tháng trước Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 4,61%; trong đó nhóm lương thực giảm 8,11%, nhóm thực phẩm giảm 4,06% và nhóm ăn uống ngoài gia đình giảm 0,34%. Theo kết quả công bố của Cục Thống kê tỉnh Long An cho biết, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 3 năm 2012 trên địa bàn tỉnh Long An giảm 1,70% so với tháng trước; trong đó hàng hóa giảm 2,29% nhưng dịch vụ lại tăng 0,29%. Nguyên nhân làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng này giảm chủ yếu là do sau Tết Nguyên đán nhu cầu tiêu dùng không còn tăng cao nên giá cả của nhiều loại hàng hóa trở lại mức bình thường, giá lương thực – thực phẩm giám đáng kể do vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân sớm trong khi nhu cầu xuất khẩu gạo có bị chững lại… nên chỉ số giá nhóm hàng lương thực – thực phẩm giảm đến 4,73%. Nhóm hàng lương thực giảm 8,11%; trong đó nhóm mặt hàng gạo giảm mạnh 9,12%, nhóm bột mì - ngũ cốc - khoai - sắn giảm 3,94%, nhóm lương thực chế biến giảm nhẹ 0,41%... Nhóm hàng thực phẩm có chỉ số giá tăng 4,06%; giá giảm chủ yếu tập trung ở các nhóm mặt hàng tươi sống như thịt tươi sống giảm 6,16%, thịt chế biến giảm 8,24%, thịt gia cầm giảm 4,12%, trứng các loại giảm 8,17%, thủy sản tươi sống giảm 2,40%, rau tươi giảm 9,23%, quả tươi giảm 3,66%... Nguyên nhân giá nhóm hàng thực phẩm tươi sống giảm mạnh chủ yếu là do nhu cầu sau Tết giảm; ảnh hưởng tâm lý của tình trạng dư luận về việc một số hộ chăn nuôi có sử dụng hóa chất tăng thịt nạc vào thức ăn chăn nuôi và do dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm xảy ra ở một số địa phương; do việc Trung Quốc tạm nhưng nhập khẩu một số mặt hàng thực phẩm từ Việt Nam (trong đó có thịt heo)….. Giá của nhóm hàng phi lương thực – thực phẩm có biến động tăng do việc điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng như xăng, dầu, gas, nước, vật liệu xây dựng, dược phẩm và dịch vụ y tế, giao thông, bảo hiểm…. nên chỉ số giá nhóm hàng phi lương thực – thực phẩm tăng 0,53%. Kể từ ngày 07/3/2012 đã có điều chỉnh tăng giá xăng dầu nên chỉ số giá nhóm giao thông tăng 1,35% so với tháng trước và theo xu hướng tác động dây chuyền sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới, nhất là đối với giá các loại phương tiện đi lại và dịch vụ giao thông công cộng. Diễn biến giá trong tháng 3/2012 so với tháng 02/2012 cụ thể của từng nhóm hàng như sau: 1. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 4,61%; trong đó nhóm lương thực giảm 8,11%, nhóm thực phẩm giảm 4,06% và nhóm ăn uống ngoài gia đình giảm 0,34%. 2. Nhóm hàng may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,84%. 3. Nhóm hàng đồ uống và thuốc lá giảm 0,23%. 4. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,13%. 5. Nhóm giao thông tăng 1,35%. 6. Nhóm hàng thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1%. 7. Nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng 1%. 8. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,99%. 9. Nhóm giáo dục tăng 0,05%. 10. Bưu chính viễn thông tăng nhẹ 0,03%. 11. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,40%. 12. Chỉ số giá vàng ổn định và chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,63%. Như vậy so với tháng 12/2011, chỉ số giá tiêu dùng tỉnh Long An tháng 3/2012 đã tăng 1,35%; trong đó hàng hóa tăng 0,85% (lương thực – thực phẩm giảm 1,88%; phi lương thực – thực phẩm tăng 3,94%) và dịch vụ tăng 3,04%. Theo Thái Chuyên Sở Công thương Long An Tăng 0,16%, CPI tháng 3 tăng thấp nhất 20 tháng qua (NDHMoney) Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2012 chỉ tăng nhẹ 0,16% so với tháng trước. Diễn biến giá các nhóm hàng và chỉ số giá vàng, đô la Mỹ. Nguồn: GSO, NDHMoney Như vậy, mặt bằng giá đã phá vỡ xu hướng tăng tốc đạt được trong 4 tháng liên tiếp trước đó. Đây cũng là mức tăng theo tháng thấp nhất của CPI trong vòng 20 tháng qua, dù vậy vẫn trong vùng dự báo trước đó của NDHMoney. Nếu so với các tháng cùng kỳ, CPI tháng này tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Như vậy, CPI trong quý 1 năm nay đã tăng 2,55%, mức khá thấp so với các năm trước. Nếu sử dụng quy luật giá tiêu dùng quý 1 thường chiếm một nửa đến 1/3 trong các năm ổn định trước đây, kết quả trên là tích cực, nhất là đặt trong mục tiêu khống chế lạm phát 1 con số của năm nay. Điểm đáng chú ý khác là do hiệu ứng từ chỉ số giá tăng cao trong tháng ba năm ngoái, tương quan CPI so với cùng kỳ năm trước đã hạ nhanh từ mức 16,44% trong tháng trước xuống 14,15% tại tháng này. Mức tăng mới cũng là thấp nhất trong vòng 1 năm nay. Phân tích từ góc độ các chỉ tiêu vừa liệt kê đều ở mức chấp nhận được, khả năng là những tác động từ việc tăng giá xăng dầu, giá gas trong tháng qua đã bị triệt tiêu đáng kể. Giá xăng dầu đã tăng từ 600-2.100 đồng/lít (kg) từ ngày 7/3, theo tính toán của NDHMoney có tác động vào mức tăng chung tháng này khoảng 0,08%. Ngoài ra, giá gas cũng đã tăng thêm khoảng 50 nghìn đồng/bình 12kg trong tháng qua. Lưu ý là những diễn biến trên có nguyên nhân từ tác động tăng giá quốc tế chứ không liên quan đến cung cầu trong nước. Cho nên, việc tỷ giá khá ổn định đã hạn chế nhất định các tác động tiêu cực từ tăng giá nhóm mặt hàng nguyên, nhiên liệu nói trên. Trong khi đó, phân tích các nguyên nhân vĩ mô, thực tế tác động chi phí đẩy đã không thể ảnh hưởng “quá đà” lên lạm phát, khi mà tổng cầu giảm rất mạnh, kéo dài và “tăng tốc” trong giai đoạn cuối của chu kỳ tính giá tháng này. Dữ liệu của NDHMoney ghi nhận kể từ Tết Nguyên đán đến nay, Ngân hàng Nhà nước liên tục hút tiền về. Tổng phương tiện thanh toán đến 20/2/2012 ước giảm 0,64% so với tháng trước, trong đó tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng giảm 12,62% so với tháng trước. Diễn biến liên quan là Ngân hàng Nhà nước đã phát hành tín phiếu các kỳ hạn từ 15/3 đến 22/3 để hút về thêm trên 12.000 tỷ đồng. Tác động lên mặt bằng giá, diễn biến tại các nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu trong tháng này có một số điểm rất đáng chú ý. Sự tẩy chay với thịt lợn “bẩn” bất ngờ dẫn hướng CPI nhóm thực phẩm giảm nhanh. Lương thực cũng cùng xu hướng này. Trong khi đó, ăn uống ngoài gia đình lại tăng khá cao và đi ngược với xu hướng giá của nhóm nguyên liệu đầu vào nói trên. Như NDHMoney đã đề cập trong bài trước, nguyên nhân là người bán hàng điều chỉnh giá bán nhanh hơn thực tế tác động tăng giá xăng dầu vào giá thành. Cũng trong tháng này, các nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, giao thông, giáo dục có chỉ số giá tăng rất cao. Bình Minh - NDHMoney P/S: CPI tháng 3 thấp thế này, riêng CPI của Long An Tỉnh lại ... âm ... mới kinh ... Kiểu này các bác hành nghề đạp xe thồ, xích lô chả mấy chốc mà có ... biệt thự hạng sang để ở.
  19. Thấy báo đài, CTHĐQT các NHTM nói oang oang với công chúng là LS cho vay hạ về 15% rồi ... "tầm nhìn" tới ... cuối năm thì giảm về 12% mà ... thế hóa ra mình đang xem ... hài kịch à ...
  20. Thấy bảo dạo này các NHTM lãi lớn lắm, thanh khoản dồi dào, lãi xuất cho vay cực thấp, bọn nước ngoài lại rót USD vào ầm ầm ... nên đang tính thứ 2 qua vay ... ít tiền để đầu tư .. chứng khoán ...
  21. Trong khi thị trường chứng khoán thế giới giờ này rơi thảm hại ... nhưng riêng chứng khoán Việt nam vẫn một mình một ngựa phi ầm ầm ... kiểu này có khi chúng ta mua lại NYSE đến nới ...
  22. Cẩn trọng “sốc” lạm phát và tỷ giá Những cảnh báo trong bài “Cẩn trọng chứng khoán lập đỉnh” đăng trên ĐTTC số ra ngày 5-3-2012 đã trở thành hiện thực. Trong tuần qua, cả TTCK thế giới và trong nước đã xuất hiện những phiên giảm điểm mạnh. Liệu thị trường điều chỉnh ngắn hạn hay dài hạn? Xu hướng giảm giá Các NĐT Việt Nam trải qua 1 tuần giao dịch nhiều cảm xúc. Đầu tuần, các chỉ số bật tăng mạnh với hơn 90% CP tăng điểm trên cả 2 sàn, trong đó có 80% CP tăng trần. NĐT tỏ ra hưng phấn vì lực cầu mạnh, nhưng thị trường bất ngờ đảo chiều mạnh trong 4 phiên cuối tuần khiến cho các chỉ số mất điểm. Theo đó, chỉ số VN Index đóng cửa ở mức 432,11 điểm và chỉ số HNX Index đóng cửa ở mức 71,56 điểm, lần lượt giảm 1,7% và 0,2% so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Dự báo áp lực bán ra trong tuần tới rất lớn. Bởi số CP trong phiên giao dịch khủng ngày 6-3-2012 sẽ về tài khoản, các NĐT mua ở đỉnh có lẽ đã lỗ 5-10%. Do đó, chỉ cần thêm 1-2 phiên giảm điểm nữa, thị trường rất dễ xảy ra làn sóng bán tháo để cắt lỗ. Như cảnh báo ở bài “Cẩn trọng chứng khoán lập đỉnh”, chúng tôi cho rằng thị trường khó vượt qua các mức kháng cự dài hạn để tạo nên sự bùng nổ. Thực tế, (trên biểu đồ tuần), chỉ số VN Index cho thấy đã không vượt qua được mức kháng cự quan trọng, chính là đường kháng cự dài hạn từ ngày 23-10-2009 và ngày 9-2-2011. Vì vậy, TTCK Việt Nam có thể quay trở lại xu hướng giảm giá dài hạn. Các chỉ báo kỹ thuật cũng ủng hộ điều này. Đợt tăng điểm của 2 tháng qua đã không phá vỡ được đỉnh của ngày 14-9-2011, trong khi đó chỉ báo RSI của thời điểm hiện tại đã vượt quá RSI của thời điểm tháng 9-2011. Đây được gọi là phân kỳ ẩn và là tín hiệu củng cố xu hướng. Quan sát chỉ báo ADX/DMI cũng cho thấy +DMI không vượt được –DMI để nắm giữ vai trò chi phối. Tức là xu hướng tăng không đủ để lật ngược xu hướng giảm trong dài hạn. Tín hiệu này cảnh báo sự giảm điểm của TTCK trong thời gian tới. Điều tương tự cũng xảy ra với chỉ số HNX Index khi chỉ số này không phá được đường giảm giá dài hạn từ ngày 23-10-2009 và ngày 7-5-2010. Các chỉ báo cũng ở trong tình trạng tương tự. Những tín hiệu Vậy điều gì có thể làm thay đổi bức tranh thị trường trong các tháng tới? Thông tin tăng giá xăng dầu thêm 10% (tăng 2.100 đồng/lít xăng) vào ngày 7-3-2012 đã lấn át hy vọng từ việc giảm lãi suất huy động từ 14%/năm xuống 13%/năm được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra vài ngày trước đó. Việc tăng giá xăng dầu lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó có thể làm thay đổi kỳ vọng lạm phát của giới đầu tư. Đợt tăng giá xăng dầu như “giọt nước tràn ly” bởi sự tăng giá dồn dập của hàng loạt mặt hàng. Đơn cử trong tháng 3-2012, than được điều chỉnh tăng 10%, hơn 400 dịch vụ y tế cũng đồng loạt tăng giá, giá gas cũng tăng đến 52.000 đồng/bình 12kg vào đầu tháng mặc dù sau đó có giảm 16.000 đồng/bình 12kg... Vì vậy, rất có thể lạm phát tháng 3 và những tháng tiếp theo sẽ có cú sốc mạnh. Cần lưu ý là chỉ số CPI trong 4 tháng gần đây có xu hướng tăng. Chỉ số VN Index (biểu đồ tuần). Mặc dù Chính phủ đặt chỉ tiêu kiềm chế lạm phát dưới 2 con số, nhưng vẫn còn có nhiều sự hoài nghi về tính khả thi bởi lẽ năm 2012 sẽ có nhiều đợt tăng giá của nhiều mặt hàng. Năm 2012, dự kiến giá điện sẽ tăng 10% để thực hiện lộ trình thị trường điện cạnh tranh (thông tin từ Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ tại cuộc trả lời chất vấn Quốc hội tháng 12-2011); từ 1-5-2012, lương tối thiểu cũng tăng 26,5%; giá nước cũng có áp lực tăng khi Tổng công ty Cấp thoát nước Sài Gòn đề nghị mức tăng giá lên tới 66%. Do đó, những đợt tăng giá dồn dập rất dễ làm thay đổi kỳ vọng lạm phát. Thực tế, lạm phát 2 tháng đầu năm đã là 2,38% và sẽ rất chật vật để kiềm chế lạm phát dưới 7,62% trong 10 tháng còn lại. Một yếu tố khác cần lưu ý là khả năng NHNN đã bơm tiền ra lưu thông từ sau Tết Nguyên đán thông qua việc mua vào ngoại tệ. Theo công bố của NHNN, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng 20% so với thời điểm cuối năm 2011. Ước tính dự trữ ngoại hối Việt Nam cuối năm 2011 phải xấp xỉ khoảng 14-18 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa NHNN đã bỏ ra khoảng 3-4 tỷ USD để mua vào ngoại tệ trong 2 tháng đầu năm, nghĩa là có 60.000-80.000 tỷ đồng được bơm ra. Tuy nhiên, lượng tiền này có thể đã được hút ròng một phần trên OMO. Tháng 1-2012, NHNN bơm ròng gần 60.000 tỷ đồng (khoảng 2,7 tỷ USD), nhưng tính đến ngày 16-2 mới thực hiện hút ròng khoảng 128.000 tỷ đồng (khoảng 6,2 tỷ USD). Như vậy đã có một lượng tiền được NHNN bơm vào hệ thống NHTM, điều này giúp cho việc phát hành trái phiếu chính phủ từ đầu năm đến nay (6 phiên) đạt 23.900 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc NHNN công bố ý định phát hành tín phiếu kỳ hạn dưới 1 năm để rút tiền về là một cảnh báo dư tiền trong lưu thông, nhiều hơn số tiền được NHNN công bố trên thị trường OMO. Lê Đạt Chí - Trương Minh Huy
  23. Ireland chính thức suy thoái trở lại Ireland tăng trưởng âm 0,2% trong quý IV/2011, đánh dấu quý giảm thứ 2 liên tiếp, khiến nước này suy thoái trở lại sau đợt suy thoái năm 2009. Theo số liệu vừa được Cơ quan thống kê Ireland công bố, tăng trưởng GDP quý IV/2011 của nước này giảm 0,2%, sau khi quý III giảm 1,1%. Ireland suy thoái trở lại cho thấy hạn chế của Ireland do phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu sang các nước khu vực đồng euro (eurozone) vốn đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng nợ. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ nội địa của Ireland tương đối yếu một phần do các chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ. Như vậy, Ireland là nước thứ 7 ở eurozone rơi vào suy thoái cùng với Bỉ, Hy Lạp, Hà Lan, Italia, Bồ Đào Nha, Slovenia. Ireland phải vật lộn với các chương trình cắt giảm chi tiêu, giảm nợ công để giành gói cứu trợ thứ hai từ các nhà tài trợ quốc tế. Hôm nay 22/3, Thủ tướng Ireland đã đề nghị Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) gia hạn khoản nợ cho nước này dự kiến đáo hạn ngày 31/3. Nguồn WSJ/DVT
  24. Nợ thuế, tín hiệu bất động sản vào đợt hạ giá mới? Tiếp theo bản “danh sách đen” các doanh nghiệp chây ỳ nộp thuế vừa được Tổng cục Thuế công bố hồi đầu tháng 3, mới đây Cục Thuế Hà Nội lại tiếp tục điểm mặt hàng loạt doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn nợ, chậm nộp tiền thuế tính đến tháng 2/2012, với tổng số lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Theo đó, nợ thuế lớn nhất thuộc về liên doanh Berjay - Handico12, chủ đầu tư dự án khu đô thị Thạch Bàn (Long Biên) với hơn 225 tỷ đồng. Trong đó, chỉ riêng số tiền phạt vì không chịu nộp tiền sử dụng đất đã lên tới 78 tỷ đồng. Đứng thứ hai trong danh sách thuộc về Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội nợ tiền thuế đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở kinh doanh kết hợp dịch vụ thương mại tại 26 Lê Văn Lương, với số tiền trên 176 tỷ đồng. Dự án tổ hợp dịch vụ nhà ở cao cấp, văn phòng nhà ở xã Đại Mỗ của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ cũng nợ tiền sử dụng đất và phạt lên tới trên 127 tỷ đồng. Trong đó riêng tiền nợ thuế đất là 124 tỷ đồng Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác như Công ty Cổ phần Thương mại Hưng Việt, chủ đầu tư dự án trung tâm thương mại, dịch vụ, nhà ở Golden Land (Thanh Xuân) cũng nợ hơn 73 tỷ đồng tiền thuế, chưa kể số tiền phạt nộp chậm gần 26 tỷ đồng đối với dự án trên. Tiếp đến là Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Tây Đô, chủ đầu tư dự án Tháp Doanh nhân (Hà Đông) nợ trên 27 tỷ đồng. Trước đó, Tổng cục Thuế đã công bố nhiều doanh nghiệp lớn chây ỳ nộp thuế như Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) nợ gần 400 tỷ đồng, Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) nợ hơn 220 tỷ đồng, Công ty Phát triển đô thị Quốc tế Việt Nam nợ 152 tỷ đồng, tập đoàn Nam Cường nợ 69 tỷ đồng và mới đây nhất là tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội... nợ thuế từ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng. Ngoài những khoản nợ tiền thuế nói trên, theo tìm hiểu của VnEconomy, hiện nhiều doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn Hà Nội đang có những khoản nợ hàng chục, hàng trăm tỷ đồng tại các ngân hàng thương mại, trong đó có doanh nghiệp đã bị ngân hàng chuẩn bị phong tỏa dự án xiết nợ vì không có khả năng trả nợ. Thị trường khó khăn, tín dụng thắt chặt trong suốt một năm qua chính là nguyên nhân cốt yếu khiến phần lớn doanh nghiệp bất động sản lâm trọng bệnh. Vào cuối năm 2011, một số dự án tại Tp.HCM và Hà Nội đã được chủ đầu tư giảm giá bán đến 30% để lấy tiền trả nợ ngân hàng. Thậm chí một vài dự án được công bố chuyển nhượng, sang tên cho chủ khác vì doanh nghiệp không thể kham nổi các khoản vay hàng trăm tỷ đồng. Mọi chuyện sau đó những tưởng sẽ khá hơn với các chủ đầu tư khác khi thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán, khi mà theo thông lệ thị trường bước vào mùa “làm ăn” của giới bất động sản. Nhưng hy vọng để rồi thất vọng, trước và sau Tết, giới phần lớn các dự án tại Hà Nội và Tp.HCM cũng không cải thiện được nhiều về tính thanh khoản, khách hàng vẫn giữ tâm lý dè dặt, nghe ngóng là chủ yếu. Mới đây, khi thông tin hạ lãi suất được lan truyền, tín dụng có phần nới lỏng, tia hy vọng ít nhiều lại được nhen nhóm trong giới đầu tư của nhiều lĩnh vực, trong đó có bất động sản. Tuy nhiên, theo ông Nghiêm Bá Hoàn, Phó giám đốc Công ty Xây dựng - Bất động sản Quang Minh, việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất 1% có thể xem là động thái tích cực cho thị trường, song xét ở góc độ nhà đầu tư đi vay tiền, 1% trần lãi suất huy động không có ý nghĩa gì khi các khoản nợ của họ vẫn còn kẹt lại đó, lãi suất vay vẫn cao, trong khi dự án thì vẫn “đắp chiếu” không có người mua. Trong khi đó, nhìn nhận về việc các doanh nghiệp bất động sản nợ thuế, ông Nguyễn Văn Đực, Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho rằng, đó là hệ quả của một quá trình dài thị trường không có thanh khoản, khiến doanh nghiệp không thể quay vòng đồng vốn, cũng như không có tiền thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Tuy nhiên, theo ông, dù có một vài doanh nghiệp bán tháo, cắt lỗ..., song những khó khăn của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2011 mới chỉ là “ủ bệnh”, còn giai đoạn “trọng bệnh” rất có thể sẽ là trong năm nay, với việc hàng loạt dự án được chủ đầu tư công bố hạ giá sốc, hoặc bán đứt đoạn cho chủ mới vì không có tiền trả nợ ngân hàng, cơ quan thuế. Không bình luận về các khoản nợ thuế của chủ đầu tư, song giám đốc một sàn giao dịch bất động sản có tiếng tại Hà Nội chia sẻ với VnEconomy, “nhiều chủ đầu tư bất động sản kể từ ra Tết đến giờ đã gửi thông báo thay đổi giá bán tới hai lần, giảm từ 2 - 4 triệu đồng/m2 nhưng giao dịch vẫn thưa lắm”. Theo dự báo của vị này, rất có thể do không “xoay” ra tiền trả nợ ngân hàng, tiền sử dụng đất... trong thời gian không lâu nữa, một làn sóng hạ giá bán căn hộ lại tái hiện tại Hà Nội, Tp.HCM và một số đô thị lớn khác như Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương... Trang Anh TBKTVN
  25. Cẩn trọng chứng khoán lập đỉnh Sự tăng trưởng hơn 20% của các chỉ số chứng khoán Việt Nam trong 2 tháng qua đã tạo nên tâm lý hết sức phấn khích nhưng thường thì đỉnh kết thúc vào những lúc ít ai ngờ. TTCK Hoa Kỳ qua góc nhìn chiêm tinh tài chính Trong bài viết “TTCK 2012 qua góc nhìn chiêm tinh tài chính” đăng trên ĐTTC ra ngày 29-12-2011, chúng tôi cho rằng sự chuyển dịch của Mộc tinh trong vòng 230 cung Bạch dương đến 70 cung Kim Ngưu, có tương quan chặt chẽ với sự hình thành đỉnh dài hạn của chỉ số DJIA. Thực tế vào năm 2011, khi Mộc tinh ở 230 cung Bạch Dương đến 70 cung Kim Ngưu, tức từ ngày 2-5-2011 đến 21-7-2011, các chỉ số chứng khoán trên toàn thế giới đã giảm 20-35% trong vòng 3 tháng. Do chuyển động nghịch hành của Mộc tinh khiến một lần nữa Mộc tinh nằm trong biên độ 0-70 cung Kim Ngưu từ ngày 7-10-2011 đến 7-3-2012. Vì vậy, trong bài dự báo TTCK 2012, chúng tôi đã nhận định: “Mặc dù có xác suất cao, chỉ số DJIA đã đạt đỉnh chu kỳ 4 năm vào ngày 2-5-2011, nhưng vẫn chưa thể loại bỏ hoàn toàn kịch bản chỉ số DJIA phá vỡ đỉnh cũ để thiết lập một đỉnh mới (đồng thời là đỉnh của chu kỳ 4 năm) trong thời gian từ nay đến tháng 3-2012”. Nói cách khác, thời điểm hiện tại là mốc thời gian được cảnh báo về khả năng tạo lập đỉnh dài hạn (đỉnh chu kỳ 4 năm) khi quan sát bằng sự chuyển dịch của Mộc tinh. Nếu lịch sử lặp lại, chúng ta sẽ chứng kiến sự sụt giảm mạnh (ít nhất 20-35%) của các chỉ số chứng khoán thế giới trong 3-4 tháng tới. Có 3 hiện tượng chiêm tinh tài chính địa tâm khác ủng hộ khả năng tạo lập đỉnh vào tháng 3-2012. Thứ nhất, ngày 20-2-2012, Mặt trời giao hội với Diêm Vương tinh. Nghiên cứu Raymond Merriman cho thấy cặp góc này có xác suất 79% tương quan với đỉnh chu kỳ chính (primary cycle - có chiều dài trung bình là 18 tuần) trở lên trong vòng 14 ngày giao dịch, tức từ 31-1-2012 đến 9-3-2012. Thứ hai, ngày 2-3-2012, Mặt trời hợp góc đối ngược (1800) với Hỏa tinh. Nghiên cứu Raymond Merriman cho thấy xác suất 70% trong vòng 13 ngày giao dịch có tương quan với sự kết thúc của chu kỳ chính trở lên, tức từ ngày 14-2-2012 đến 21-3-2012. Thứ ba, ngày 4-3-2012, Kim tinh hợp góc 1800 với Thổ tinh, đồng thời Kim tinh tạo nên góc T-square (đối diện với một hành tinh và vuông góc với hai hành tinh còn lại) với Thổ tinh, Diêm Vương tinh và Thiên Vương tinh. Nghiên cứu của Raymond Merriman cho thấy cặp góc giữa Kim tinh và Thổ tinh có xác suất 71% trong vòng 13 ngày giao dịch với sự kết thúc của chu kỳ chính trở lên, tức từ ngày 15-2-2012 đến 23-3-2012. Như vậy, tính từ thời điểm hiện tại, chúng ta có vùng mật độ cao đạt đỉnh từ ngày 1-3-2012 đến 9-3-2012. Nghiên cứu chiêm tinh tài chính địa tâm mang đến những góc nhìn hết sức thú vị. Thời điểm hiện tại không chỉ giống thời điểm đỉnh vào ngày 2-5-2011 ở sự chuyển dịch của Mộc tinh mà còn sự hợp góc T-square của Kim tinh đối với các hành tinh Thiên Vương tinh, Diêm Vương tinh, Thổ tinh. Điều này đã từng xuất hiện vào ngày 30-4-2011 (ngày thứ bảy) và thị trường tạo lập đỉnh ngay sau khi mở cửa giao dịch ngày tiếp theo là 2-5-2011. Nghiên cứu của Raymond Merriman cũng cho thấy, các góc cứng (hard square) giữa Kim tinh với Thiên Vương tinh, Diêm Vương tinh, Thổ tinh tương quan đến 80% các chu kỳ chính (major cycle, chu kỳ có chiều dài trung bình 7 tuần) trở lên, trong vòng 4 ngày giao dịch đối với TTCK Nhật Bản. Do đó, kỳ vọng sự kết thúc đỉnh của TTCK thế giới trong thời gian từ ngày 1-3-2012 đến 9-3-2012 là rất lớn TTCK Việt Nam Phân tích kỹ thuật cho thấy những dấu hiệu cảnh báo. Căn cứ vào biểu đồ H1, chỉ số VN Index đang đối diện với đường kháng cự hướng xuống từ đỉnh ngày 23-10-2009 và 9-2-2011. Đường kháng cự này đã từng làm thất bại đợt phục hồi có đỉnh vào ngày 14-9-2011. Do đó, việc VN Index gặp phải đường kháng cự dài hạn này là một cảnh báo. Tất nhiên, nếu VN Index phá vỡ đường xu hướng kháng cự, chỉ số này sẽ thoát ra khỏi xu hướng giảm giá dài hạn và còn “bùng nổ” trong thời gian tới. Nhưng khả năng phá vỡ là không cao khi nhiều chỉ báo kỹ thuật đưa ra cảnh báo có sự kháng cự mạnh đối với VN Index. Trên biểu đồ tuần, chỉ báo RSI đóng cửa tuần ngày 2-3-2012 với mức 60,8 điểm, là mức kháng cự trong một xu hướng thị trường giá xuống. Lưu ý rằng, mức RSI hiện tại đang cao hơn mức RSI của đỉnh kết thúc tuần vào ngày 16-9-2011. Điều này hàm ý khả năng tạo nên một phân kỳ ẩn, là dạng phân kỳ củng cố xu hướng giảm đang hình thành trước đó. Nếu chuyển sang quan sát bằng biểu đồ ngày, giữa chỉ số VN Index và RSI đang hình thành một phân kỳ âm, một tín hiệu đảo ngược xu hướng. Những góc chiêm tinh tài chính địa tâm không chỉ tác động đối với TTCK thế giới mà còn đối với TTCK Việt Nam. Năm 2011, việc Kim tinh hợp góc T-square với Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Diêm Vương tinh vào ngày 30-4-2011 đã tạo nên sự sụt giảm mạnh đối với VN Index từ đỉnh ngày 4-5-2011 mà chúng tôi đã có đề cập trên báo ĐTTC. Điều này có khả năng lặp lại khi cặp góc trên được tái hiện vào ngày 4-3-2012. Chúng tôi đã từng cảnh báo sự sụt giảm mạnh của TTCK Việt Nam từ tháng 3-2012 đến ít nhất tháng 6-2012 trong bài “TTCK 2012 từ góc nhìn chiêm tinh tài chính” đăng trên ĐTTC. Nói cách khác, vùng thời gian từ 2-3-2012 đến 9-3-2012 cũng sẽ là một vùng thời gian cảnh báo cho sự tạo lập đỉnh tại TTCK Việt Nam. Nếu chỉ số VN Index giảm điểm, đây cũng là đợt giảm điểm mạnh vì nó thuộc chu kỳ 50 tuần cuối cùng trong chu kỳ 4 năm (thường có 4 chu kỳ 50 tuần) từ ngày 24-2-2009. Chu kỳ 50 tuần thứ ba kết thúc vào ngày 9-1-2011 và sự tăng điểm 2 tháng qua là quá trình tăng điểm của đỉnh chu kỳ 50 tuần cuối cùng trong chu kỳ 4 năm. Lịch sử của TTCK Việt Nam không đủ để tạo nên thống kê nhưng thống kê ở Hoa Kỳ cho thấy đáy của chu kỳ 50 tuần cuối cùng của chu kỳ 4 năm sẽ kiểm tra lại đáy của chu kỳ 50 tuần trước đó (đối với VN Index là mức 339 điểm) và có xác suất 77,7% sẽ phá thủng mức đáy này. Điều này cũng trùng với những dự báo từ chỉ báo RSI nếu như phân kỳ ẩn hình thành. Chỉ số HNX Index cũng đang đối diện với đường kháng cự dài hạn từ đỉnh ngày 23-10-2009 và 7-5-2010. Các chỉ báo kỹ thuật như RSI và ADX/DMI cũng đang ở trong tình trạng giống như VN Index. Do đó, khả năng chỉ số HNX Index phá vỡ đường xu hướng kháng cự dài hạn để tạo nên chu kỳ tăng điểm bùng nổ ở thời điểm hiện tại là không cao. Nếu như giảm điểm, chỉ số HNX Index dự kiến kiểm tra lại đáy vào ngày 9-1-2012 (55,27 điểm), là chu kỳ 15,5 tháng thứ hai trong chu kỳ 4 năm (có 3 chu kỳ 15,5 tháng) từ ngày 24-2-2009. Thống kê ở Hoa Kỳ cho thấy xác suất 83% phá vỡ mức đáy vào ngày 9-1-2012. LÊ ĐẠT CHÍ - TRƯƠNG MINH HUY