WarrenBocPhet

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    312
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by WarrenBocPhet

  1. DN đường cùng: Bán tháo hàng tồn, đóng nhà máy Tác giả: TRẦN THỦY (VEF.VN) - Các chính sách hỗ trợ DN đã bắt đầu được triển khai. Tuy nhiên, nhưng DN không hy vọng nhiều khi đầu ra vẫn còn bế tắc. Khó khăn kéo dài, không thể chịu đựng, bước đường cùng, nhiều DN đang hạ giá bán tháo hàng tồn kho, đóng cửa hàng, nhà máy... thậm chí bàn cả DN cho nước ngoài. Giảm giá để báo tháo Các doanh nghiệp (DN) dệt may đang đối mặt với tình trạng tiêu thụ thu hẹp, tồn kho tăng cao. Dù đã mở nhiều nhiều đợt giảm giá, nhưng vẫn không giải quyết hết. Sức mua hàng dệt may ước tính giảm trên 30% khiến cho mặt hàng này bị tồn đọng khá lớn. Trên đường Chùa Bộc, một trung tâm thời trang của Hà Nội, hàng trăm cửa hàng bán quần áo khuyến mãi, giảm giá phổ biến từ 20 - 80% cho tất cả các mặt hàng. Có cửa hàng tung 2 chương trình khuyến mãi một lúc, cả khuyến mãi đẩy hàng tồn và giảm giá cho các ngày lễ để kéo khách. Tại trung tâm thương mại Parkson ( Tây Sơn- Hà Nội), cũng liên tục tổ chức chương trình khuyến mãi, mặt hàng giảm giá thấp nhất là 10%, cao thì lên tới 50%, nếu mua nhiều còn được khuyến mãi tiếp cho các sản phẩm về sau. Tại hệ thống siêu thị BigC, Co.opmart, Fivi Mart... cho thấy, để kéo sức mua, hiện hầu hết các hệ thống siêu thị đều đang triển khai các chương trình khuyến mãi với hàng trăm sản phẩm giảm giá với mức giảm nhiều mặt hàng lên đến 50%. Trong số này, phần lớn các mặt hàng tiêu dùng, quần áo, thực phẩm, hóa mỹ phẩm... Khuyến mãi giảm giá khủng không kém là các trang bán hàng trực tuyến, hiện có những sản phẩm được rao bán giảm giá từ 40% - 76% so với giá niêm yết. Trong số các thương hiệu giảm giá khủng nhất phải kể đến Ninomax cuối tháng 4 vừa qua đã tạo ra sự kiện giảm giá sản phẩm tới 80%, hay như FoCi giảm giá từ 30%-40%. Khuyến mãi lớn, song sức mua cũng không tăng. Theo một số nhân viên bán hàng tại Parkson, có sản phẩm giảm giá từ 400.000 đến 500.000 đồng nhưng vẫn không kích được sức mua, trong khi mọi năm, thời điểm này hiếm hoi lắm mới có cửa hàng giảm giá, và mức giảm chỉ ở 5 - 10%. Chủ một đại lý thời trang tại đường Ngô Quyền (Hà Nội) cho biết, dù khuyến mãi nhưng sức mua vẫn kém, mặc dù giảm giá nhưng tiêu thụ không được bao nhiêu. Có nhiều sản phẩm công bố giảm giá cả tháng trời cũng không bán được là bao, hàng chất đống không còn chỗ để. Nhà sản xuất thì cũng chẳng buồn lấy về vì để ở cửa hàng, bán được cái nào hay cái đó, còn hơn là mang về cũng chỉ biết cất vào kho. Theo ông Nguyễn Hữu Toàn, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần May Sài Gòn 2 cho hay, sức mua ở mặt hàng quần áo hiện nay rất thấp. Bằng chứng là khối lượng hàng tiêu thụ của công ty này đã giảm 30 - 40% so với cùng kỳ. Công ty đã giảm 20% - 25% lượng hàng sản xuất cho nội địa. Nếu như trước đây, trung bình mỗi tháng công ty cho ra đời 70 - 80 mẫu quần áo mới thì hiện nay con số này chưa được ½. . Được biết, tại Tp Hồ Chí Minh không ít các doanh nghiệp dệt may có lượng sản phẩm tồn kho từ 30.000 cho đến gần 100.000 sản phẩm. Trong khi đó, Hiệp hội thép Việt Nam cho biết, nhiều doanh nghiệp thép xây dựng lớn đã bắt đầu giảm giá bán từ 200.000 - 300.000 đồng/tấn (2%) xuống còn khoảng 15 triệu đồng/tấn. Trong tháng 5 lượng thép bán ra ở mức thấp chỉ đạt 350.000 tấn nên các doanh nghiệp bắt đầu giảm giá. Lượng hàng tồn kho tính đến ngày 31/5 khoảng 315.000 tấn và có nhiều nhà máy thép đang phải ngưng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng. Trong 5 tháng đầu năm 2012, toàn Hiệp hội Thép sản xuất được 1.963.266 tấn, giảm 11,13% so với cùng kỳ năm 2011. Lượng thép xây dựng bán ra của các thành viên Hiệp hội trong 5 tháng đầu năm 2012 đạt 1.940.539 tấn, giảm 7,65% so với cùng kỳ năm trước. Lượng thép xây dựng tồn ở các công ty tính đến 31/5/2012 là 321.678 tấn, tồn kho phôi thép 520.000 tấn. Trong khi đó, ở phía Bắc, một số DN trực thuộc và liên doanh với TCT Thép tuy có điều chỉnh giá bán tăng nhưng thực chất là giảm chiết khấu bán hàng. Cụ thể, Giá thép phổ biến tại miền Bắc từ 16,15-16,40 triệu đồng/tấn, miền Nam từ 16,32 - 17,14 triệu đồng/tấn. Một số nhà sản xuất phía Bắc tăng 50.000 -100.000đ/tấn đối với thép tròn cuộn và 50.000 -200.000đ/tấn đối với thép cây thông dụng thông qua việc giảm chiết khấu bán hàng. Dừng sản xuất, bán cả DN Cũng không chịu nổi khó khăn kéo dài, hàng loạt tên tuổi đình đám một thời như: Ninomax, Foci, Việt Thy, Sea, Sanding, May Sài Gòn 2... cũng đã buồng xuôi, buộc phải thu hẹp qui mô, hoạt động cầm chừng vì không tìm được đầu ra cho sản phẩm. Ninomax đã dọn dẹp sạch sẽ và đóng cửa một số cửa hàng tại TP.HCM. Công ty May Sài Gòn 2 gần như chấp nhận buông thị trường nội địa, cố gắng duy trì sự hiện diện trên thị trường để người tiêu dùng không quên thương hiệu chứ không có kế hoạch đầu tư hay phát triển gì. Trong khi nhu cầu thị trường nội địa giảm mạnh thì DN dệt may Việt Nam lại phải đối phó với hàng dệt may Trung Quốc. Năm nay, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc giảm mạnh, tồn kho nhiều nên dồn dập "xả" hàng vào Việt Nam với mức giá rẻ hơn đến 30% so với hàng sản xuất trong nước. Trước sức ép của hàng may mặc Trung Quốc, thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực tự cứu. Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Vinatex đã tổ chức nhiều đợt bán hàng trợ giá với mức giảm giá đến 30% - 40%.Tuy nhiên bán như vậy cũng chỉ để giải quyết hàng tồn kho chứ không hề có lãi. Một khó khăn lớn nữa của các DN dệt may hiện nay là thị trường xuất khẩu đang bị thu hẹp. Tại các thị trường xuất khẩu chủ lực gồm Mỹ, Nhật và EU thì kim ngạch hàng dệt may đã bị sụt giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân, do các nhà nhập khẩu của EU đang chuyển dần những đơn hàng từ Việt Nam sang Campuchia, Lào, Bangladesh để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, cũng do cuộc khủng hoảng nợ của các quốc gia EU nên người tiêu dùng đã siết chặt chi tiêu. Vì thế, chỉ tính trong quý I/2012, ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU đã giảm đến 25-30% so với cùng kỳ năm 2011; cũng trong tình trạng sức mua bị giảm sút, xuất khẩu dệt may sang Mỹ trong quý I cũng chỉ tăng không quá 10% so cùng kỳ năm ngoái, là mức tăng trưởng rất đáng lo ngại. Ông Lê Tiến Trường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) kiêm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, chỉ những DN lớn, có thương hiệu trên thị trường, có tiềm lực mạnh là có đơn hàng của cả quý II và đang thu xếp đơn hàng quý III với những tín hiệu tương đối khá. Còn lại, những DN nhỏ thì khó khăn hơn. Theo ông Phạm Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép, do nhu cầu yếu đi, các nhà sản xuất buộc phải cắt giảm sản lượng nên hiệu suất sử dụng thiết bị bình quân của các nhà máy cán thép xây dựng chỉ đạt 50 - 60% công suất thiết kế. Công ty Gang thép Thái Nguyên cho biết, tiêu thụ chỉ bằng 70 - 71% so với cùng kỳ và đã phải cắt giảm sản xuất mức 15%. Thép Hòa Phát, phải cắt giảm 20% công suất do khó khăn thị trường. Cty liên doanh Thép Việt - Hàn (VPS) cho biết, từ cuối 2011 đến nay, DN luôn hoạt động dưới công suất thực có. Đơn cử, với nhóm sản phẩm ống thép, mức công suất hiện tại vào khoảng 1,8 - 1,9 triệu tấn/năm, bán trong nước chưa đến 1 triệu tấn/năm. Theo Hiệp hội Thép, hiện đã có 5 DN sản xuất thép xây dựng ở khu vực phía Bắc ngưng sản xuất 2 tháng nay, thông báo không bán hàng nữa. Mặc dù một số đã "chết lâm sàng" nhưng chưa DN nào tuyên bố rằng mình bị phá sản cả. Thậm chí, Công ty thép Pomihoa của Tam Điệp ( Ninh Bình) mới đây đã được Tập đoàn thép Kyoei (Nhật Bản) mua lại, trở thành chủ sở hữu 70% vốn và đã đổi tên DN thành Cty thép Kyoei Việt Nam. Theo Hiệp hội Thép, hiện nay hầu hết doanh nghiệp thép vừa và nhỏ đang rơi vào cảnh "sống dở chết dở", các DN này chỉ sản xuất đạt 50% công suất là nhiều. Hiệp hội Thép VN cũng đã đưa ra cảnh báo, sẽ có khoảng 20% số DN thép phá sản trong năm 2012.
  2. Mỹ trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng tài chính kiểu châu Âu Thứ ba, 12/06/2012 (Gafin) - Mỹ đang ở trong tình trạng nguy hiểm mà nếu không hành động có thể dẫn tới khủng hoảng tài chính kiểu châu Âu. Đây là cảnh báo của ông Max Baucus, chủ tịch Ủy ban tài chính Thượng viện Mỹ hôm 11/6. Ông Baucus cho biết ông đang trong cuộc đàm phán lưỡng đảng để tìm kiếm giải pháp đi đến đồng thuận chính sách cuối năm, nhằm ngăn chặn tác động của quyết định tài chính tự động có hiệu lực nếu Quốc hội Mỹ không thống nhất về kế hoạch ngân sách, được chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke gọi là "vách đá tài chính". Đàm phán tập trung vào kế hoạch 2 đảng đề xuất, bao gồm Simpson-Bowles, kế hoạch của Ủy ban tài chính cho Tổng thống. Kế hoạch phác thảo một số lựa chọn, bao gồm giảm hỗ trợ thuế hiện tại từ 6 xuống 3, giảm thuế suất cá nhân cao nhất 35% xuống 24-27%. Nó cũng giới hạn lãi suất thế chấp và khấu trừ chăm sóc ý tế, chuyển chúng sang nợ. Baucus cũng cho rằng thay đổi luật thuế nào cũng phải nhằm tăng thu, đối lập với lập trường của Đảng Cộng hòa, trước đó kêu gọi giảm thuế thu nhập cá nhân cao nhất 35% xuống 25%. Đảng Cộng hòa cũng ủng hộ một cơ chế "nhanh" có thể buộc cải cách thuế nếu Quốc Hội không thể quyết định trước thời hạn, và vẫn đang soạn chi tiết cho nó. Baucus cho rằng có thể cân nhắc lựa chọn này. Về vấn đề cải cách thuế doanh nghiệp, Baucus lưu ý các quốc gia khác đã chuyển sang các hệ thống thuế "lãnh thổ", trong đó thu nhập bên ngoài quốc gia không phải chịu thuế của nước đó mà chỉ phải chịu thuế chính quyền địa phương nước ngoài, để giữ các doanh nghiệp của mình không ra nước ngoài, và họ cũng có những quy định chặt chẽ ngăn chặn lợi nhuận chuyển ra nước ngoài. Rất nhiều công ty Mỹ cũng ủng hộ hệ thống thuế "lãnh thổ" này. Hệ thống thuế của Mỹ mang tính chất “toàn thế giới”, yêu cầu các công ty trả thuế trên thu nhập ở nước ngoài mà đem về Mỹ. Các doanh nghiệp cho rằng hệ thống như vậy thực sự khuyến khích họ chuyển hoạt động và giữ lợi nhuận ở nước ngoài nhằm tránh thuế. Sau cuộc bầu cử, Quốc hội sẽ phải giải quyết các vấn đề tài khóa, bao gồm hết hạn cắt giảm thuế tạm thời từ thời Tổng thống George Bush, yêu cầu cắt giảm ngân sách từ năm ngoái, và hàng loạt vấn đề về thuế. Vấn đề này đến khi Mỹ đang trong bối cảnh gặp khó khăn trong tăng trưởng, để thoát khỏi khủng hoảng tài chính và suy thoái, khiến thâm hụt ngân sách liên bang vượt 1.000 tỷ USD trong 3 năm liên tiếp và nhiều khả năng tiếp tục trong năm thứ 4. Bên cạnh đó, khủng hoảng châu Âu cũng đe dọa hồi phục kinh tế ở Mỹ. Hành động trong kế hoạch giảm thâm hụt và cải cách hệ thống thuế đã ngừng trong 2 năm qua khi Đảng Dân chủ và Đảng Cộng Hòa không thể vượt qua bất đồng do Đảng Dân chủ muốn tăng thuế đánh vào người giàu, còn Đảng Cộng hòa muốn tập trung cắt giảm chi tiêu mà không tăng thuế nào cả. Cả 2 đảng đều nói họ ủng hộ cải cách thuế, đồng nghĩa với giảm thuế suất biên đồng thời giảm thuế ưu đãi cho các ngành công nghiệp hay nhóm riêng lẻ. Nguồn CNBC/ DVT
  3. Chứng khoán Mỹ tối qua giảm mạnh qúa. Nikkei hôm nay mở cửa cũng giảm ngay 145 điểm ... Có lẽ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa có lối thoát ...
  4. 5 lý do để suy thoái toàn cầu có thể xảy ra 3 năm qua, có một hiện tượng lặp lại ở nhiều nền kinh tế, đặc biệt là Mỹ: kinh tế mạnh lên về cuối năm sau khi yếu ớt suốt những tháng xuân - hè. Rất có thể năm nay điều đó không xảy ra.Lý do là kinh tế những tháng cuối năm thường được tiếp sức bằng chính sách tiền tệ mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương. Các chính sách này cơ bản đã giúp đẩy lùi nguy cơ suy thoái xa thêm vài tháng. Suy thoái được ngăn chặn đồng nghĩa với kinh tế phục hồi và chúng ta chỉ thấy lại sự suy yếu khi mà những ảnh hưởng của chính sách kích thích không còn. Điều này đã xảy ra các năm 2010, 2011 và giờ đang trở lại trong năm 2012. Sau khi công bố những dấu hiệu hồi phục kinh tế toàn cầu đầu năm nay, các nhà kinh tế và các học giả lại một lần nữa hạ triển vọng kinh tế cho đúng với thực tế hơn. Cũng chính các kinh tế gia và học giả này giờ đang cùng kêu gọi thực hiện thêm một đợt kích thích kinh tế nữa, để các nền kinh tế có thể “tươi tỉnh” trở lại. Kinh tế toàn cầu liệu có thể thực sự khỏe khoắn được hay không, khi nó cứ phải sống dựa vào những “mũi tiêm” tiền liều cao? Và vì vậy, rất có thể, sau lần “tươi tỉnh” cuối cùng này, kinh tế toàn cầu sẽ lâm vào trạng thái “hôn mê sâu”. Dưới đây là 5 lý do cho viễn cảnh đáng buồn đó. Một. Châu Âu, khối liên kết kinh tế lớn nhất thế giới đang ngày càng thu hẹp các hoạt động kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp nơi đây vừa đạt mức kỷ lục là 11% và chỉ số PMI, một đại lượng đo lường sức khỏe khu vực sản xuất, đã co lại trong 10 tháng liền và đang trở nên tồi tệ. Pháp và Đức, hai trụ cột kinh tế của châu Âu cũng không tránh khỏi tình trạng này. Đáng chú ý, xu hướng suy giảm kinh tế đó đang diễn ra giữa lúc các rủi ro chính trị tại châu Âu leo thang và bất ổn của hệ thống ngân hàng tăng lên. Hai. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại và không còn là động lực của tăng trưởng toàn cầu như hai năm qua. Như để đáp lại những tranh luận về gói kích thích kinh tế bổ sung của Trung Quốc, chính phủ nước này tuyên bố, họ không nghĩ đến một gói kích thích có quy mô và phạm vi như năm 2009, bởi nó dường như đã góp phần tạo ra một núi nợ xấu tại các ngân hàng nước này hiện nay. Ba. Ấn Độ và Brazil, hai sức mạnh kinh tế mới nổi cực kỳ quan trọng khác cũng đang chậm lại. Ấn Độ thì đang đình đốn với số liệu GDP vừa được công bố tồi tệ nhất trong vòng 9 năm (giảm 1% so với cùng kỳ năm trước), còn Brazil chỉ tăng yếu ớt với 0,2% trong quý đầu năm nay. Các thị trường mới nổi tăng chậm lại sẽ chỉ như là những tấm nệm “hết hơi” đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Bốn. Kinh tế Mỹ, mặc dù vẫn tăng trưởng ở thời điểm hiện tại, vẫn không thể đạt được tốc độ cần thiết để có thể thắng được “lực ma sát nghỉ”, phục hồi một cách ổn định và tự thân. Thị trường lao động thì chưa bao giờ thoát khỏi suy giảm. Từ năm 2008, tỷ lệ việc làm của Mỹ bắt đầu sụt giảm và qua 4 năm, hiện vẫn thấp hơn 3,6% so với mức của năm 2008. Đây thực sự là điều không ngờ tới, khi mà kinh tế đã phần nào nhúc nhích trong hai năm qua. Báo cáo thất nghiệp mới nhất cho thấy, có một sự tăng lên ở loại việc làm bán thời gian, nhưng cùng với đó là một lượng việc làm toàn thời gian “không cánh mà bay”. Vấn đề là, tình trạng thiếu việc làm sẽ chuyển thành tình trạng giảm thu nhập bình quân. Thu nhập khả dụng cá nhân (sau thuế và lạm phát) đã giảm tháng thứ 7 liên tiếp, điều hiếm khi xảy ra ở một nền kinh tế không suy thoái. Với một nền kinh tế chủ yếu dựa trên tiêu dùng như Mỹ, cùng với tỷ lệ tiết kiệm gộp thấp, hiện tượng giảm thu nhập là rất đáng báo động. Năm. Chu kỳ ảnh hưởng của các gói cứu trợ ngày một ngắn hơn. Với viễn cảnh như trên, nhiều người hoàn toàn kỳ vọng vào một liều kích thích tiền tệ nữa trong thời gian tới. Tuy nhiên, kinh nghiệm những năm vừa qua cho thấy, các biện pháp kích thích từ các ngân hàng trung ương trên thế giới không đủ giúp các nền kinh tế tự phục hồi, bởi chúng không giải quyết được vấn đề nợ nần chồng chất tại mỗi quốc gia. Các biện pháp đó chỉ xử lý được về mặt triệu chứng, chứ không chữa được tận gốc “cơn bệnh”. Do vậy, tác động tích cực của chúng lên các thị trường và các nền kinh tế ngày càng nhỏ hơn. Các hoạt động tái cấp vốn ở châu Âu chỉ giúp “cầm chân” được cuộc khủng hoảng nơi đây trong khoảng từ 4 – 5 tháng, rồi đâu lại vào đấy, thậm chí, còn tồi tệ hơn. Thêm một lần, các gói kích thích lại được đặt ra, mà suy cho cùng, chỉ để… đánh lừa cảm giác. Dù không có nhiều nhà dự báo kinh tế nhắc đến một cuộc suy thoái, vẫn có cơ sở để tin rằng, hiện tại, có ít nhất một khả năng rất dễ xảy ra là, chúng ta đang ở ngay trước một cuộc suy thoái toàn cầu khác. Hy vọng điều đó sẽ không xảy đến, nhưng thực sự, chân móng của nền kinh tế toàn cầu đang cực kỳ yếu ớt. Theo Quang Huy - ĐTCK
  5. Thừa tiền cũng không rót vốn cho doanh nghiệp BĐS Hơn 90% doanh nghiệp địa ốc tại TP HCM đang tê liệt, thua lỗ vì thiếu vốn. Trong khi đó, các ngân hàng khẳng định thừa tiền nhưng cũng không có ý định rót vốn cho BĐS thời điểm này. Doanh nghiệp khó vay vốn để triển khai dự án mới hoặc tiếp tục các dự án dở dang. Ông Từ Tiến Phát, phó giám đốc khối khách hàng cá nhân ngân hàng ACB, khẳng định: các tổ chức tín dụng dù đang thừa vốn nhưng vẫn chưa có ý định rót vốn cho các doanh nghiệp bấtđộng sản (BĐS).Với các ngân hàng, lãi suất cho vay BĐS vẫn duy trì ởmức cao từ 17 - 19%/năm. Nguồn cung căn hộ, đất nền lại tiếp tục tăng cao, vượt xa mức cầu, trong đó rất nhiều nhà đầu tư cá nhân không trả được nợ ngân hàng nên phải bán tháo để trả nợ. Theo ông Phát, xu hướng này sẽ tiếp tục tăng cao do tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng tăng nhanh. Sẽ không rót vốn trực tiếp Chưa hết, theo ACB, thời gian tới nguồn vốn cho các doanh nghiệp BĐS đầu tư dự án mới hoặc tiếp tục hoàn thành các dự án dở dang trực tiếp từ ngân hàng sẽ bị tắc. Do vậy, doanh nghiệp BĐS hãy tự cứu lấy mình bằng cách huy động vốn từ khách hàng. Về việc hỗ trợ vốn, ông Phát cho biết, ACB sẽ không rót vốn trực tiếp cho doanh nghiệp mà sẽ hỗ trợ thông qua các khách hàng, đặc biệt là lượng khách hàng thân thiết của ngân hàng. Hiện nay ACB có khoảng 3.000 khách hàng thân thiết. Vấn đề còn lại là doanh nghiệp đưa ra mức giá bán nàođể có thể kéo những người mua nhà thực sự chấp nhận mua. Ông Phát đềxuất để hỗ trợ cho người tiêu dùng mua nhà, cần chính sách theo hướng người tiêu dùng sẽ ứng trước 30% giá trị căn nhà, 30% là từ vốn nhà nước, 40% là từ các ngân hàng thương mại cho vay với lãi suất thấp, trảchậm. Tương tự ACB, ngân hàng BIDV cũng cho biết không trực tiếp rót vốn cho các doanh nghiệp BĐS, mà sẽ hỗ trợ vốn thông qua gói liên kết bốn nhà, gồm: ngân hàng - chủ đầu tư - nhà thầu- nhà sản xuất vật liệu xây dựng. Theo ông Đậu Trí Dũng, phó giám đốc ban phát triển sản phẩm và tài trợ thương mại ngân hàng BIDV, tiêu chí quan trọng của gói này là sản phẩm của các doanh nghiệp BĐS muốn vay vốn phải phù hợp với đầu ra của thị trường. Các doanh nghiệp phải có công trình được hoàn thành trong năm 2012 - 2014. Nhiều doanh nghiệp cho biết họ khó có thể đáp ứng các tiêu chí như BIDV đưa ra. Theo ông Nguyễn Văn Đực, phó giám đốc công ty địa ốc Đất Lành: "Không chỉ chúng tôi mà nhiều công ty trên thị trường không tài nào vượt qua được những chuẩn cho vay quá khắc nghiệt của các ngân hàng. Chúng tôi buộc phải vay với lãi suất cao hoặc thậm chí có doanh nghiệp phải chơi với tín dụng đen để có tiền duy trì hoạt động". Nợ xấu chặn đứng dòng tiền Tại buổi hội thảo về chủ đề vực dậy nguồn lực BĐS tại TP.HCM gần đây, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên phó chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết, hiện nút thắt chung của nền kinh tế cũng như dòng vốn của BĐS nằm ở nợ xấu. Nợ xấu như chiếc xe lật chắn ngang đường làm tê liệt toàn bộ hệ thống giao thông. Vì nợ xấu mà ngân hàng chờ doanh nghiệp mang đồng vốn lưu động để trả vào ngân hàng, rồi sau đó ngân hàng không cho vay lại. Cũng vì nợ xấu mà ngân hàng dù có tiền nhưng không dám cho vay, dẫn đến cửa chết với doanh nghiệp. Ông Nghĩa cho biết, Chính phủ đã giao cho ngân hàng Nhà nước đứng ra giải quyết nợ xấu. Theo ông nguyên tắc cơ bản là giải quyết xong nợ xấu thì ngân hàng thương mại mới mạnh dạn cho vay mới. Một thông tin đáng chú ý đã được đưa ra là ngân hàng Nhà nước sẽ thành lập công ty mua bán nợ xấu. Số nợ xấu dự kiến sẽ được xửlý khoảng 100.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, việc này cần thời gian. Ông Phan Khắc Long, chủ tịch HĐQT công ty Phan Vũ cũng cho rằng, vấn đề nợ xấu hiện nay cần được xử lý theo hướng xâu chuỗi. Bởi vì khi các dự án đầu tư công bị cắt nguồn vốn, các công ty liên quan sẽ bị ảnh hưởng theo. Do đó, khi Nhà nước bơm tiền cho các ngân hàng để giải cứu các doanh nghiệp thì cần sớm tính tới các dạng nợ xấu này để tránh từ 1 đồng nợ xấu sẽ dễ dẫn đến 3 hay 4 đồng nợ xấu của những công ty liên quan. Tương tự, theo ông Nguyễn Lam Sơn, tổng giám đốc công ty VinaTrust, để thị trường phát triển thì phải làm sao cho tính thanh khoản của thị trường tăng lên. Do vậy, việc bơm vốn nên tập trung đến người mua cuối cùng thì thị trường mới có thể phát triển.Ở các nước, nhà nước ít hỗ trợ cho doanh nghiệp, bởi vì dễ gây ra lãng phí, phát triển chênh lệch. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng lại hệthống thẩm định giá để định lại giá trị thực của BĐS. Thứ trưởng bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam công bố tại hội thảo là từ nay tới cuối năm, 120.000 tỉ đồng vốn đầu tưcông chưa dùng hết có thể được bơm ra. Liệu việc này có gỡ được bế tắc cho thị trường bất động sản hay đã đến lúc doanh nghiệp bất động sản phải tự thiết kế những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường? Theo SGTT
  6. Chứng khoán Việt Nam chìm theo thế giới? Phải chăng đã có một cái gì đó tương đồng giữa xu hướng điều chỉnh của chứng khoán thế giới với xu thế không thể cất cánh của Việt Nam? Trong nửa cuối năm 2012 này, có thể còn nhiều cơn thăng trầm của các TTCK, nhưng với mức đỉnh dường như đã được xác lập vào tháng 4 năm nay. Những cú phá đáy Vào cuối tháng 5/2012, trong một cuộc phỏng vấn được truyền hình trên kênh CNBC, Marc Faber, tác giả của tạp chí Boom, Gloom & Doom một lần nữa cảnh báo kinh tế thế giới đang suy giảm trầm trọng với thị trường chứng khoán là điểm phản ánh rõ nhất. Faber cũng nhận định tất cả các nền kinh tế trên toàn thế giới sẽ bị giáng những đòn mạnh mẽ từ các chuyển biến tiêu cực này. Ông cho rằng suy thoái toàn cầu sẽ xảy ra vào quý 4 năm 2012 hoặc đầu năm 2013. Khi được hỏi về xác suất xảy ra kịch bản này, Faber nói "100%". Có thể hình dung ra những viễn ảnh nào từ sự xuất hiện và lời "tiên tri" của Marc Faber? Cần nhắc lại, dù không có được hình ảnh nổi trội như Warren Buffett, nhưng Marc Faber cũng không phải là một chuyên gia được đánh giá thấp trong thị trường chứng khoán Mỹ. Khá nhiều lần trước đây, Marc đã có một số nhận định khá chuẩn xác về xu hướng của thị trường này. Những gì mà các chỉ số chứng khoán Mỹ thể hiện từ hai tháng qua cũng dường như báo trước điềm chẳng lành đối với kinh tế thế giới nói chung và khu vực đầu tư cổ phiếu nói riêng. Vào tháng 5/2012, ứng với câu ngạn ngữ "Sell in May and go away" (Bán tháng Năm rồi đi chơi) của giới kinh doanh cổ phiếu phương Tây, chỉ số Dow Jones của Mỹ đã giảm hơn 7%, S&P500 mất 9%, còn Nasdaq bị thiệt hại đến hơn 11%. Thế nhưng vấn đề đặt ra là cú lao dốc tháng Năm vừa qua chỉ đơn thuần là một đợt điều chỉnh của chứng khoán Mỹ hay còn ẩn chứa động thái nào khác. Cứ như nhiều lần từ năm 2010 đến gần đây, chỉ số chứng khoán Mỹ vẫn tiếp tục tăng tiến bất chấp những đe dọa suy thoái kinh tế thế giới và vấn đề trần nợ công của Mỹ. Thậm chí, cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ còn liên tiếp phá đỉnh cao nhất. Riêng Nasdaq còn đã phá cả đỉnh cao nhất thiết lập vào tháng 10/2007 - thời gian trước khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra. Nhưng giờ đây, có thể tất cả những ấn tượng đó đang lui dần vào dĩ vãng. Trong đợt điều chỉnh vừa qua, có một cái gì đó không bình thường đã xảy ra. Khác với những lần trước, Nasdaq không còn đặc trưng cho xu hướng giảm mạnh - bật mạnh. Thậm chí có những giai đoạn ngắn khi Dow Jones tăng nhẹ thì Nasdaq lại chỉ đi ngang. Điều đó cho thấy sàn chứng khoán công nghệ mạnh nhất của nước Mỹ đã tỏ ra đuối sức. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất không phải từ nội tình thị trường chứng khoán Mỹ. Mà nó đến từ các thị trường chứng khoán Tây Âu. Với gánh nặng nợ công hơn 100% GDP ở Ý và tỷ lệ thất nghiệp lên đến 23% ở Tây Ban Nha, chỉ số chứng khoán của hai quốc gia này đều đã tiệm cận với vùng đáy đầu năm 2009. Chỉ một chút nữa thôi, chứng khoán Ý và Tây Ban Nha sẽ phá đáy, mở ra một thời kỳ suy giảm và thậm chí là lao dốc mới. Và đó cũng có thể là một tín hiệu khởi phát thảm họa cho khu vực Eurozone. Trong khi đó, cả ba chỉ số chứng khoán của Hy lạp, Síp và Ireland đã phá đáy khủng hoảng 2008 từ lâu. Cần biết rằng cho tới nay, chỉ số chứng khoán Hy Lạp chỉ còn giữ dược chưa đầy 10% so với giá trị đỉnh 2007, trong khi Síp chỉ còn khoảng 3% và Ireland còn tệ hơn nữa. Chưa thể cất cánh Đợt suy giảm trên, tuy chỉ mới bắt đầu và vẫn chưa thể khẳng định được là chứng khoán thế giới đã biến mất khả năng tiếp tục tăng trưởng, nhưng lại cho thấy trong ngắn hạn từ đây đến cuối năm 2012, chứng khoán thế giới chỉ có thể kéo ngang, và nếu được như vậy cũng sẽ là một an ủi không đến nỗi nào đối với công sức đầu tư của các nhà đầu tư tầm cỡ như Warren Buffett và George Soros. Tuy vậy, hình ảnh kéo ngang của chứng khoán Mỹ sẽ khó có thể giữ được nguyên vẹn, lồng trong bối cảnh giá dầu quốc tế trôi trượt từng tuần. Cho tới nay, giá dầu đã về mức 86 USD/thùng và đang tiệm cận vùng đáy cũ. Rõ ràng, đà suy thoái của kinh tế thế giới tư bản đã ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ, khiến cho ngay cả vàng cũng không còn được xem là một thứ tài sản an toàn nữa. Vào lần này, có vẻ như tất cả những yếu tố ủng hộ cho chứng khoán đi lên đang bị chặn lại. Trong hy vọng của giới đầu tư cổ phiếu phương Tây, phép màu có thể xảy ra chỉ đến từ động thái ban hành gói QE3 - một chương trình nới lỏng định lượng bổ sung của Cục dự trữ liên bang Mỹ. Tuy nhiên, Bernanke - chủ tịch của FED, vẫn tỏ ra hết sức thận trọng, thận trọng đến mức mà giới đầu tư phải coi là bảo thủ, trong việc tung ra gói kích thích này. Bởi QE3 dù có thể làm cho chứng khoán Mỹ và Tây Âu tạm ổn, tạm hồi phục, nhưng thời gian tồn tại như thế cũng chỉ trong ngắn hạn. Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ lại không thể bị phung phí với những gói kích thích chỉ dành cho chứng khoán và các ngân hàng. Dưới triều dại của Obama, nhận thức về an sinh xã hội đã được củng cố một cách chắc chắn, cũng như quan điểm tăng thu thuế đối với giai tầng giàu có của đất nước này. Cũng bởi thế, chứng khoán khó có hy vọng được tiếp nhận QE3 ngay cả trong hoàn cảnh nó sẽ sụt giảm thêm nữa. Thậm chí, ở một thái cực khác, thị trường chứng khoán Mỹ còn bị chia sẻ bởi một người bạn đồng hành bất đắc dĩ: thị trường bất động sản. Sau hơn 4 năm ngắc ngoải và phải hứng chịu nhiều trận lao dốc, mất đến 40% giá trị đỉnh của năm 2007, đến gần đây tình hình giao dịch và cả giá nhà tại Mỹ bắt đầu có chiều hướng phục hồi nhẹ. So với tháng 4/2011, doanh số bán ra của nhà mới xây đã tăng 9,9%. Còn giá bán ra của nhà mới xây trong tháng 4/2012 cũng tăng 0,7% so với tháng trước đó và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2011. Nhìn tổng quát, doanh số bán ra và giá của nhà mới xây trong tháng 4/2012 đã tăng mạnh nhất trong vòng hai năm qua, xác định dấu hiệu cho thấy lĩnh vực kinh doanh bất động sản ở Mỹ đã vượt qua được thời kỳ khó khăn nhất và đang tiếp tục chiều hướng tốt dần lên. Cũng vào tháng 5/2012, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đổ dốc một cách bất thường, khiến cho ít nhất 30% nhà đầu tư đã nghĩ đến chuyện tất toán cổ phiếu và "go forever" (ra đi mãi mãi). Phải chăng đã có một cái gì đó tương đồng giữa xu hướng điều chỉnh của thế giới với xu thế không thể cất cánh của Việt Nam? Và nếu điều đó là đúng thì trong nửa cuối năm 2012 này, người ta sẽ còn chứng kiến nhiều cơn thăng trầm của các thị trường chứng khoán, nhưng với mức đỉnh dường như đã được xác lập vào tháng 4 năm nay. Theo Việt Thắng - VEF
  7. Đại gia địa ốc sắp nổ cùng “bom” nợ đáo hạn Nợ của các “ông lớn” là vấn đề thường xuyên được nhắc tới, nhưng không phải ai cũng quan tâm đến sự cấp bách khi các khoản nợ hàng trăm tỷ đồng sắp đến ngày đáo hạn đang đe dọa doanh nghiệp. “Bom” nợ đáo hạn sắp nổ CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG - HOSE) hiện đang phải đối mặt với khoản nợ gần 3.000 tỷ đồng. Trong đó, cuối tháng này, QCG phải trả 55,5 tỷ đồng (lãi suất 17%/năm) cho Ngân hàng liên doanh Việt - Nga - Chi nhánh Đà Nẵng. Ngày 21/7/2012, hợp đồng vay vốn 26 tỷ đồng với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Gia Lai đáo hạn,… Và tới cuối năm nay, QCG phải thanh toán 51,7 tỷ đồng cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh 1. Như vậy, từ giờ đến cuối năm, QCG phải trả nợ ngân hàng hơn 214 tỷ đồng, trong đó khoản “nóng nhất” là hai hợp đồng đáo hạn trị giá hơn 80 tỷ đồng trong tháng 6 và tháng 7/2012. Trong khi đó, tiền mặt của QCG chỉ hơn 9 tỷ đồng. Một “con nợ khủng” thường xuyên được điểm danh trong thời gian này là CTCP Sông Đà - Thăng Long (STL - HNX). STL khiến nhà đầu tư giật mình với khoản nợ khổng lồ tính bằng nghìn tỷ đồng. Nhưng sẽ còn nghiêm trọng hơn khi biết rằng “bom” nợ sắp nổ khi khoản vay ngắn hạn của STL lên tới hơn 1.000 tỷ đồng. Trong báo cáo tài chính, STL không công bố thời gian đáo hạn nợ nhưng rõ ràng, trong năm nay, STL khó tránh khỏi việc phải thanh toán cả nghìn tỷ đồng. Tiền mặt của STL chỉ còn hơn 13 tỷ đồng, các khoản phải thu chỉ hơn 80 tỷ đồng. Vì vậy, dòng tiền sẵn có chẳng thấm vào đâu so với nợ phải trả. Tháo “ngòi nổ” bằng cách nào? Trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, doanh thu của nhiều DN chỉ đủ trả lãi chứ chưa tính đến nợ gốc. Chính vì vậy, nhiều hợp đồng nợ vay trị giá trăm tỷ đồng tới ngày đáo hạn thực sự là thách thức lớn với DN. Theo giám đốc một công ty chứng khoán có trụ sở tại Hà Nội, khi vay nợ, các DN đã có kế hoạch trả nợ. Cách phổ biến nhất là dùng nợ “đắp” nợ, tức là phát hành trái phiếu lấy tiền trả nợ đáo hạn. Họ thường viện cớ cần tiền cho dự án A, B, C nào đó nhưng thực chất là trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế chưa có nhiều biến chuyển rõ nét như hiện nay, phát hành trái phiếu cũng đang gặp nhiều khó khăn. DN còn “phao” trái phiếu chuyển đổi và phát hành thêm cổ phiếu. Tuy nhiên, cách này cũng gặp nhiều khó khăn do vì cổ đông hiện hữu không ai muốn mua, phát hành riêng lẻ thì không có đủ hấp dẫn nhà đầu tư khác. Có một biện pháp đang được DN chờ mong nhưng dường như rất khó xảy ra đó là tiêu thụ được hàng hóa. Hiện nay, hàng tồn kho của DN, đặc biệt là DN BĐS đang ở mức báo động. Có thể kể ra một số DN có chỉ số hàng tồn kho cao ngất ngưởng. Tính đến 31/3/2012, hàng tồn kho của STL là 1.086 tỷ đồng, của QCG là 3.350 tỷ đồng, của VMD là 1.782 tỷ đồng,… Thậm chí, có ông lớn trong ngành BĐS đang đau đầu khi trị giá hàng tồn kho lên tới hơn 10.000 tỷ đồng. Nếu giải phóng được lượng hàng tồn kho khổng lổ này, rõ ràng khoản nợ trăm tỷ không thể làm khó được các DN. Tuy nhiên, làm thế nào để bán được hàng lại đang là vấn đề nhức nhối. Mặc dù lãi suất đang giảm nhưng chưa xuống đến vùng hấp dẫn, các ngân hàng cũng chưa thực sự mặn mà với cho vay bất động sản. Trong khi đó, nhà đầu tư lại chờ đợi giá bất động sản giảm sâu hơn nữa mới quyết định mua vào. Chính vì vậy, kỳ vọng tiêu thụ được hàng để lấy tiền trả nợ ngân hàng của các DN dường như rất khó khả thi. Theo VTC News
  8. Hy Lạp cảnh báo sắp hết tiền Thứ tư, 06/06/2012 (Gafin) - Khi lãnh đạo EU vật lộn tìm mọi cách để duy trì liên mình tiền tệ thì Hy Lạp cho biết họ sẽ cạn tiền trong vài tuần tới. Kho bạc Nhà nước Hy Lạp có thể hết tiền vào đầu tháng 7, ngay sau khi cuộc bầu cử quan trọng diễn ra vào tháng này. Trong trường hợp xấu nhất, Hy Lạp có thể phải tạm thời ngừng trả tiền lương và lương hưu, đồng thời ngừng nhập khẩu nhiên liệu, lương thực và dược phẩm. Các nhà lãnh đạo Hy Lạp cho biết mặc dù mới nhận được gói cứu trợ 130 tỷ euro (161,7 tỷ USD) nhưng Athens đang phải đối mặt với thâm hụt 1,7 tỷ euro vì thuế doanh thu và các nguồn thu tiềm năng khác đang cạn kiệt. Suy thoái kinh tế cộng thêm cắt giảm ngân sách đã khiến các doanh nghiệp và cá nhân nộp thuế ngày càng ít hơn.Thâm hụt ngân sách của Hy Lạp trở nên nghiêm trọng là do Troika (bao gồm Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng trung ương châu Âu và Ủy ban châu Âu) giữ lại 1 tỷ euro tiền cứu trợ để chờ động thái của các nhà lãnh đạo được bầu vào ngày 17/6 có tôn trọng các cam kết hay không. Tuy nhiên, ngay cả khi Troika cấp số tiền cứu trợ đó, Hy Lạp vẫn phải đấu tranh để hoàn thành nghĩa vụ của mình. Những biện pháp “thắt lưng buộc bụng” khác nhằm giảm thâm hụt ngân sách càng làm cho tình hình Hy Lạp trở nên khó khăn hơn. Theo Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde, khủng hoảng nợ công tại châu Âu dai dẳng và ngày càng khốc liệt hơn. Hy Lạp có nguy cơ rời khỏi eurozone và kéo theo những hệ lụy không nhỏ. Bên cạnh những viện trợ từ bên ngoài, "người dân Hy Lạp có thể dùng tiền đóng thuế để tự giúp mình".Như vậy, yếu tố thiết yếu trong kế hoạch giải cứu các vấn đề kinh tế của Hy Lạp là thu thuế nhiều hơn từ người dân. Nhưng trên thực tế, một số lượng lớn công dân Hy Lạp thường xuyên trốn thuế. Tình trạng trốn thuế đóng vai trò cốt lõi trong cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp. Cán bộ thuế Athens cho biết, Chính phủ chỉ có thể thu được một phần nhỏ trong 45 tỷ tiền thuế mà người dân nợ.Tiền lương và lương hưu trong cả lĩnh vực công và tư nhân đã bị cắt giảm tới 50%, mục tiêu thu thuế trong 4 tháng đầu năm của Hy Lạp thiếu 495 triệu euro. Trong 2 năm qua, cơ quan quản lý đánh giá có 210 trường hợp trốn thuế, với thiệt hại lên tới 650 triệu euro, và chỉ 65% con số ấy có thể thu lại được. Văn phòng Kế toán Tổng hợp Hy Lạp gần đây cho biết doanh thu mà nhà nước thu được trong tháng 5 giảm 25% so với cùng kỳ năm trước. Hy Lạp đã phải cắt giảm mục tiêu thu 50 tỷ euro từ khu vực tư nhân xuống còn 3 tỷ euro do các nhà đầu tư nước ngoài mất lợi nhuận.Charalambos Nikolakopoulos, người đứng đầu của công đoàn những người thu thuế Hy Lạp, cho biết tình trạng này chỉ có thể được giải quyết nếu Hy Lạp có một chính phủ ổn định. Nguồn CNBC/DVT
  9. Các định chế tài chính toàn cầu sẵn sàng cho vụ Lehman Brothers thứ 2 Thứ ba, 05/06/2012 (Gafin) - Có tin đồn cho rằng, Pimco và JP Morgan cắt một nửa kỳ nghỉ của nhân viên để chuẩn bị đối đầu với cuộc khủng hoảng tài chính sắp tới. Pimco, JP Morgan và nhiều công tin tài chính khác mới đây được cho là đã hủy kỳ nghỉ hè của nhân viên để họ có thời gian chuẩn bị cho sự sụp đổ kinh tế "giống như Lehman" có thể xảy ra trong những tháng tới. Những thông tin này xuất hiện vào ngày khi thị trường gần như đã đầu hàng, với chỉ số Dow Jones giảm hơn 274 điểm, trong khi giá vàng tăng 63 USD do các nhà đầu tư lướt sóng bán tháo cổ phiếu và chuyển sang các kênh đầu tư an toàn hơn. Không phải duy nhất Pimco và JP Morgan lo ngại về một cuộc khủng hoảng tín dụng tiềm tàng sẽ lặp lại như năm 2008. Ngày 31/5, một ngày trước khi thị trường xuất hiện các thông tin trên, Chủ tịch Ngân hàng thế giới, ông Robert Zoellick cũng đưa ra cảnh báo về nguy cơ trở lại của cuộc khủng hoảng năm 2008. Trong một ngày ảm đảm của nền kinh tế toàn cầu, ông Robert Zoellick đã nói khủng hoảng Châu Âu đang hướng đến "vùng nguy hiểm". Thị trường chứng khoán Mỹ cũng mất hơn 1.000 điểm sau khi đạt đỉnh vào tháng 3. Phiên giao dịch Thứ 6 tuần qua, phố Wall mất toàn bộ thành quả đạt được kể từ đầu năm sau báo cáo việc làm gây sốc được công bố. Khi một công ty quyết định hủy bỏ các kỳ nghỉ hoặc bắt nhân viên của họ làm thêm giờ, điều đó không phải là mới. Tuy nhiên, khi có nhiều tổ chức, nhà phân tích, hay ngay cả chủ tịch Ngân hàng thế giới đều thừa nhận về một cuộc khủng hoảng sắp đến, thì sau đó mọi người sẽ nhận ra rằng nó còn ảnh hưởng đến cả phố Wall. Những tin đồn liên quan đến Pimco và JP Morgan có thể là lời cảnh báo các nhà đầu tư về việc thị trường giảm mạnh trong ngày Thứ 6 chỉ là sự khởi đầu cho những gì có thể xảy ra giống như năm 2008. Nguồn Beforeitnews/DVT ========================== Mệt qúa nhỉ, cứ hết khủng hoảng này thì lại có khủng hoảng khác ...
  10. Chứng khoán châu Á giảm mạnh sau báo cáo việc làm Mỹ Thứ hai, 04/06/2012 (Gafin) - Chứng khoán châu Á xuống thấp nhất kể từ tháng 11/2011 sau báo cáo việc làm Mỹ và dữ liệu kinh tế trong tháng 5 của Trung Quốc. Vào lúc 5h39p hôm nay 4/6 (theo giờ Tokyo), chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương giảm 2,1% còn 109,06 điểm, thấp nhất kể từ tháng 11/2011. Sau khi đạt đỉnh hôm 29/2, chỉ số này giảm 15%, trong đó chỉ riêng tháng 5 giảm 10%, giảm mạnh nhất kể từ năm 2008, khi thị trường toàn cầu rơi vào suy thoái sau sự sụp đổ của Lehman Brothers. Các chuyên gia kinh tế dự báo thị trường chứng khoán châu Á sẽ tiếp tục giảm sâu trong tháng 6 sau báo cáo việc làm thất vọng của Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, làm tăng lo ngại về tăng trưởng toàn cầu chậm lại. Theo Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 5, thị trường Mỹ chỉ tạo thêm 69.000 việc làm trong khi tỷ lệ thất nghiệp lên tới 8,2%. Tại thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 hôm nay cũng giảm 1,7%. Trong khi đó, chỉ số Topix giảm 1,9% và đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 12/1983 khi các nhà đầu tư đổ xô mua đồng yên Nhật Bản, khiến giá trị đồng yên tăng vọt, làm giảm sức cạnh tranh của xuất khẩu và giảm giá trị doanh số bán hàng nước ngoài. Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Sheng và Shanghai Composite giảm 2,6% và 2,7% sau khi Cơ quan quốc gia về hậu cần và mua sắm Trung Quốc (CFLP) cho biết tốc độ mở rộng trong hoạt động sản xuất của khu vực dịch vụ chậm nhất trong vòng 1 năm qua. Bên cạnh đó, sự yếu kém của bất động sản đang tác động mạnh mẽ tới khu vực bán lẻ và cho thuê của Trung Quốc. Nguồn Bloomberg,CNBC/DVT George Soros: Châu Âu chỉ còn 3 tháng để giải quyết khủng hoảng Thứ hai, 04/06/2012 (Gafin) - Châu Âu còn 3 tháng để giải quyết khủng hoảng trước khi thị trường tài chính không cho họ thêm cơ hội, nhưng cuối cùng eurozone cũng không tan vỡ. Tỷ phú George Soros, ông trùm trong ngành đầu cơ, cảnh báo, sau thời hạn 3 tháng, thị trường sẽ còn tiếp tục đòi hỏi nỗ lực hơn nữa từ các lãnh đạo châu Âu, nhưng khi đó, họ không còn khả năng đáp ứng những đòi hỏi này.Theo ông Soros, Liên minh châu Âu (EU) giống một bong bóng, nhưng không phải bong bóng tài chính mà bong bóng chính trị và gây ra khủng hoảng eurozone. Soros cho rằng, giới chức châu Âu đã sai lầm khi chọn con đường thắt lưng buộc bụng, thay vì thúc đẩy tăng trưởng. “Họ không hiểu bản chất khủng hoảng eurozone, họ cho rằng đó là vấn đề tài khoám trong khi thực chất nó là vấn đề ngân hàng và tính cạnh tranh. Họ đã áp dụng sai phương pháp. Người ta không thể giảm gánh nặng nợ bằng cách thu hẹp quy mô kinh tế, mà chỉ có tăng trưởng mới giúp thoát nợ”, Soros nói. Giải pháp cho khu vực này đòi hỏi đảm bảo nguồn tiền gửi nhằm ngăn chặn dòng tiền chảy ra, như đang diễn ra ở các ngân hàng một số nước trong khu vực. Ngoài ra, nó cũng đòi hỏi cho phép các ngân hàng tiếp cận với nguồn vốn trực tiếp từ Cơ chế bình ổn châu Âu – cơ chế lấy trái phiếu chính phủ đổi cứu trợ. Điều này cần sự phối hợp giữa điều tiết và giám sát rộng rãi ở eurozone, Soros nói. Cũng theo Soros, các nước mắc nợ nhiều cần được cấp vốn bằng nhiều cách, và quan trọng cần sự ủng hộ của ngân hàng trung ương và Chính phủ Đức. “Chẳng thể làm được gì nếu không có sự ủng hộ của Đức”, Soros nhấn mạnh. Soros tin rằng, Đức cuối cùng sẽ làm mọi cách để eurozone tránh nguy cơ tan vỡ bởi các ngân hàng Đức cũng sẽ chịu tổn thất lớn nếu eurozone tan vỡ và ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của nước này. Nguồn CNBC, MarketWatch/DVT
  11. Chứng khoán “chết” theo kiểu phố Wall Nguồn tin: Báo điện tử VnMedia | 02/06/2012 Tâm lý hoảng loạn trên thị trường phố Wall đã lan nhanh chóng sang cả những nhà đầu tư chứng khoán trong nước, kéo các chỉ số trên hai sàn tuần qua tiếp tục có những phiên mất điểm mạnh. Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đà lao dốc của thế giới, thị trường chứng khoán trong nước tuần qua đã tiếp tục có những phiên mất điểm mạnh. Tâm lý sợ hãi của nhà đầu tư vẫn đang là nguyên nhân chính cản trở đà đi lên của các chỉ số. Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường chứng khoán tuần tới có thể tiếp tục giảm điểm nếu không xuất hiện thêm thông tin hỗ trợ tích cực. Chứng khoán trong nước chịu áp lực của thế giới Thị trường chứng khoán trên thế giới trong tuần qua đã trải qua những ngày giao dịch tồi tệ nhất trong hơn một năm nay, với việc đi xuống thê thảm của tất cả chỉ số tại Mỹ và Châu Âu. Bằng chứng là, tại thị trường Mỹ tính chung cả tháng 5, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã giảm tới 6,2%, chỉ số Nasdaq cũng hạ 7,2% và chỉ số S&P 500 để mất tới 6,3%. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2011 tới nay. Việc các chỉ số đi xuống thê thảm suốt thời gian vừa qua được các chuyên gia lý giải, do chịu ảnh hưởng từ nhưng thông tin tiêu cực của nền kinh tế. Trong đó hai nền kinh tế hàng đầu là Mỹ và Trung Quốc đều có các tín hiệu không mấy khả quan. Đặc biệt, Trung Quốc đã chịu sự giảm mạnh mẽ của các chỉ số quản lý sức mua thấy hơn dự đoán của các chuyên gia đưa ra. Điều này cho thấy tốc độ mở rộng của hoạt động sản xuất quốc gia này đang có sự sụt giảm đáng kể. Chịu tác động đi xuống nặng nề của thế giới, thị trường trong nước tuần qua cũng chứng kiến sự lo lắng và sợ hãi của các nhà đầu tư. Nhiều người cầm cổ phiếu đã tìm cách bán tháo hết hàng như một giải pháp an toàn để rút lui khỏi sàn, trước bối cảnh ù ám hiện tại. Theo dõi thị trường tuần qua có thể thấy, các chỉ số luôn gặp trở ngại bởi tâm lý lừng khừng của các nhà đầu tư. Sự tăng giảm đan xen diễn ra thường xuyên trong các phiên làm việc. Giao dịch không có sự chuyện biến, mà luôn ở trạng thái “buồn” ngủ. Cổ phiếu lớn nhỏ niêm yết trên sàn theo đó cũng trồi sụt thất thường. Tính chung cả tuần qua, chỉ số Vn-Index trên sàn TP.HCM đã giảm 1.96% và đang giữ ở mức 428,80 điểm, trong khi đó, chỉ số HNX-Index bên sàn Hà Nội cũng giảm mạnh hơn ở mức 2.24% xuống còn 74,36 điểm. Cùng với sự lao dốc của chỉ số, dòng tiền chảy vào thị trường cũng tiếp tục iảm mạnh trong tuần qua. Khối lượng giao dịch khớp lệnh trên TP.HCM đã giảm 17,6% so với tuần trước đó, trong khi đó khối lượng khớp lệnh trên HNX cũng giảm mạnh tới 24,8%. Có thể tiếp tục thêm những phiên giảm điểm Thị trường chứng khoán lâu nay luôn được xem là kênh đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận, nhưng cũng không ít rủi ro. Vì vậy, xu hướng đi lên phụ thuộc khá nhiều vào tâm lý của giới đầu tư, những lo lắng có thể đẩy các chỉ số lao dốc không phanh. Theo nhận định của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt – BVSC, thị trường tuần qua đã trải những phiên giao dịch khá giằng co với tính thanh khoản ở mức thấp. Cùng với việc sụt giảm mạnh của khối lượng giao dịch, thị trường đang cho thấy những nét đặc trưng của một “vùng đi ngang” đã không ít lần xảy ra trong quá khứ. Tín hiệu này phản ánh cả 2 mặt – cung ít và chỉ tập trung ở các vùng giá cao trong khi cầu cũng không nhiều, lại xuất hiện chủ yếu ở các vùng giá thấp. Mặc dù thời gian vừa qua vẫn có những yếu tố hỗ trợ như lãi suất giảm, cùng với đó một số ngành nghề sẽ tiếp tục được ưu tiên hỗ trợ… nhưng những thông tin này đến diễn biến thị trường sẽ không còn quá lớn. Nguyên nhân do ít nhiều đã nằm trong kỳ vọng của đa số các nhà đầu tư. Thêm vào đó, hiệu quả trên thực tế của những chính sách này sẽ cần thêm thời gian để kiểm chứng. Vì vậy, trên phương diện kỹ thuật, BVSC vẫn thiên về khả năng tiếp tục đi xuống của thị trường sau nhịp điều chỉnh này. Nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp, nếu thực hiện “trading” nên ưu tiên bán trước trong những phiên thị trường hồi phục mạnh và mua trở lại sau đó ở các vùng giá thấp hơn. Trong khi đó, theo nhận định của Công ty cổ phần chứng khoán FPT – FPTS, xét diễn biến của thị trường từ đầu năm, đà tăng mạnh đã phản ánh hầu hết động thái từ hàng loạt chính sách vĩ mô được đưa ra. Trong khi đó, những số liệu cụ thể về tình hình kinh tế vẫn tiềm ẩn rủi ro bởi hiệu quả từ chính sách vĩ mô luôn đi kèm với độ trễ nhất định. Với xu hướng khá lình xình như hiện nay thì thị trường dường như đang thiết lập một mặt bằng giá mới, trước khi hội tụ đủ yếu tố để hình thành một chu kỳ tăng điểm tiếp theo. Nhà đầu tư nên tiếp tục ưu tiên tỷ trọng tiền mặt trong tài khoản, có thể cân nhắc giải ngân dần vào các mã chứng khoán cơ bản tốt nếu chỉ số gặp các ngưỡng hỗ trợ mạnh. YẾN NHI
  12. Nguồn CNBC/ DVT Sau phiên giao dịch thứ 6 ngày 1 tháng 6, chỉ số Down Jones Industrial mất 274.88 điểm, S&P 500 mất 32.29 điểm xuống 1278.04 điểm: Châu Âu cũng không hơn gì: Còn vàng thì xin qúy vị xem biểu đố dưới đây: ================================================ Như vậy là lời tiên tri của anh Thiên sứ đã trở thành hiện thực và chính xác cả về thời gian. Rất tiếc đây lại là lời tiên tri cho một tương lai không sáng sủa ... QE3 có thể không cứu được Mỹ và gây chiến tranh tiền tệ Chủ nhật, 03/06/2012 07:04 (Gafin) - Tình hình kinh tế Mỹ làm tăng kỳ vọng Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ tung QE3 song Fed có thể làm gì với lợi suất trái phiếu thấp kỷ lục. Thị trường lao động Mỹ có dấu hiệu mất đà phục hồi sau khi báo cáo vừa công bố cho biết, tỷ lệ thất nghiệp tháng 5 của nước này tăng trở lại 8,2% từ 8,1% trong tháng trước. Điều này làm dấy lên đồn đoán Fed sẽ tung ra gói nới lỏng định lượng lần 3 (QE3).Đa số quan chức Fed phát đi tín hiệu họ chưa sẵn sàng thực hiện gói nới lỏng định lượng tiếp theo, hay nói cách khác là mua thêm tài sản. Điều này đã ảnh hưởng mạnh đến kỳ vọng của thị trường. Theo giới phân tích, gói nới lỏng định lượng QE3 của Cục dự trữ liên bang Mỹ có thể không cứu được kinh tế, mà còn gây ra chiến tranh tiền tệ lần 2. Gói QE3 không cứu được kinh tế Mỹ Trong năm 2011, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 2 của nước Mỹ chỉ tăng 1% (sau điều chỉnh) còn chỉ số chi tiêu dùng cá nhân lõi (thước đo lạm phát không tính tới giá thực phẩm và năng lượng) tăng gấp hơn 2 lần, đạt 2,2%. Trong bối cảnh đó, Cục dự trữ Liên bang Mỹ FED đã công bố chương trình Operation Twist, hay còn được gọi là Nới lỏng định lượng phiên bản 2,5 (QE 2,5), chuyển đổi 400 tỷ USD trái phiếu kì hạn dưới 3 năm thành trái phiếu kì hạn 6 - 30 năm nhằm giảm lãi suất dài hạn, thúc đẩy nhu cầu đi vay. Tuy nhiên, những nỗ lực đó của Fed đã không mang lại hiệu quả. Các lãi suất liên tục phá đáy do tâm lý hoang mang ngày càng tăng trong giới đầu tư khi cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro (eurozone) ngày một tồi tệ hơn. Hôm 30/5, lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm xuống thấp kỷ lục 1,439% trong khi trái phiếu kỳ hạn 30 năm giảm còn 2,51%. Kết quả là, một đợt nới lỏng định lượng nữa (QE3) của Fed sẽ chẳng làm được gì nhiều để thay đổi tình hình," Kinh tế trưởng Stephen Stanley tại Pierpont Securities nhận định. Theo ông Stanley, lý do duy nhất khiến Fed nới lỏng hơn nữa vào thời điểm này là chỉ là do tình trạng nghiệp Mỹ tăng quá cao. Với lợi suất trái phiếu 10 năm dưới 1,5% và lợi suất trái phiếu 30 năm dưới 2,5%, một gói nới lỏng định lượng mới chỉ khiến lợi suất giảm thấp hơn," ông Stanly khẳng định. Trên thực tế, một nghiên cứu của Fed cho thấy gói nới lỏng định QE2 và QE 2,5 trước đó cũng không thúc đẩy tăng trưởng mà chỉ khiến tình hình lạm phát thêm căng thẳng. Trước đó, năm 2011, nhà kinh tế đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz từng cho rằng những chính sách tài chính mới là những công cụ hiệu quả giúp thúc đẩy kinh tế Mỹ chứ không phải gói QE3. Ông Stiglitz cũng lưu ý rằng gói QE2 trước đó đã gây ra những vấn đề không thể lường trước, tiền không đi đến nơi cần thiết, là nước Mỹ, trong khi lại đổ về những nơi không thực sự cần. Nguyên nhân là do vốn luôn tìm kiếm những nơi có tăng trưởng và lợi nhuận, do đó, một số thành khoản trong QE2 đã tìm về các thị trường mới nổi. Nếu tung ra QE3, tình trạng bay vốn đó còn tồi tệ hơn," ông Stiglitz nhận định. Ông Stiglitz tin rằng toa thuốc cho nền kinh tế Mỹ nằm trong chính sách tài chính, đó sẽ là điều duy nhất có hiệu quả. Ông Stiglitz nhấn mạnh, QE3 không thể cứu được nền kinh tế Mỹ vào thời điểm hiện tại. QE3 có thể gây ra chiến tranh tiền tệ lần 2 Các nhà phân tích cho rằng, việccác quan chức Fed tiếp tục hỗ trợ sự phục hồi của kinh tế Mỹ bằng gói QE3 có thể khiến các chủ ngân hàng tại các thị trường mới nổi "toát mồ hôi lạnh". Nguyên nhân là do các cơ quan tài chính tại những nước đang phát triển lo ngại rằng nền kinh tế của họ sẽ rơi vào tình trạng khó khăn khi Fed bắt đầu mua trái phiếu Mỹ để neo lãi suất. Theo các nhà phân tích, nếu các nhà hoạch định chính sách Mỹ đồng ý thông qua gói QE3 như đã làm trước đó với QE2 - mua USD trên thị trường giao dịch nước ngoài, cắt giảm lãi suất - họ sẽ phải đối mặt với điều mà Bộ trưởng Tài chinh Brazil Guido Mantega mô tả trong năm 2010 là "chiến tranh tiền tệ" lần 2. Với những bài học trong quá khứ, chính phủ các nước biết rằng số tiền khổng lồ mà Fed bơm vào thị trường tài chính sẽ nhanh chóng chảy ra ngoài và đổ vào thị trường tiền tệ của họ, nơi có lợi suất cao hơn và hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư. Hậu quả là, đồng USD chảy vào thị trường sẽ đẩy tỷ giá hối đoái lên cao và gây thiệt hại cho ngành xuất khẩu, khiến thị trường vốn của các nước dễ bị tổn thương hơn trước các biến động của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Khi chính phủ phàn nàn về việc xuất khẩu mất khả năng cạnh tranh, để bảo vệ ngành công nghiệp quan trọng của quốc gia và giảm lạm phát, hậu quả của việc đồng tiền bị suy yếu, các ngân hàng trung ương có thể thiết lập một chu trình cạnh tranh phá giá, gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống thương mại thế giới. Tuy nhiên, Chủ tịch Ben Bernanke và các quan chức của Fed lại có xu hướng bỏ qua những cảnh báo về một cuộc chiến tiền tệ và tranh luận rằng vấn đề nằm ở các ngân hàng tại những thị trường mới nổi. Fed cho rằng các ngân hàng này quá ít chú ý tới lạm phát trong khi lại tập trung quá nhiều vào tỷ giá hối đoái. Tất nhiên, khả năng về gói QE3 vẫn tiếp tục nằm trên bàn thảo luận nếu kinh tế Mỹ tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm và Fed không thực hiện các biện pháp tiếp theo. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hy vọng điều đó sẽ không xảy ra, vì lợi ích của sự ổn định kinh tế toàn cầu. Nguồn WSJ, CNBC, Tân Hoa Xã/DVT
  13. Chứng khoán châu Á giảm do dữ liệu kinh tế thất vọng của Nhật Bản Thứ năm, 31/05/2012 (Gafin) - Sản lượng công nghiệp Nhật Bản tăng chậm, nguy cơ khủng hoảng nợ châu Âu lây lan từ Hy Lạp là những yếu tố khiến chứng khoán châu Á giảm hôm nay. Lúc 5h12p (giờ Tokyo), chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương giảm 0,5% còn 112,36 điểm. Chỉ số này đang hướng đến mức giảm 10% trong tháng 5, mạnh nhất từ tháng 10/2008, thời điểm thị trường toàn cầu rơi vào vòng xoáy suy thoái sau sự sụp đổ của Lehman Brother. Theo các nhà phân tích chứng khoán, sự sụt giảm của chứng khoán châu Á hôm nay phần lớn là do dữ liệu kinh tế kém lạc quan của Nhật Bản. Chỉ số Nikkei 225 giảm tới 1,1% do đồng yên tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt. Yên tăng lên mức cao nhất trong hơn 3 tháng so với USD trong khi lợi suất trái phiếu chuẩn của Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2003 khi thị trường cổ phiếu toàn cầu giảm. Yên tăng giá còn làm giảm sức cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Nhật Bản. Bên cạnh việc đồng yên tăng giá, Bộ Kinh tế và Thương mại Nhật Bản hôm nay 31/5 cho biết tăng trưởng sản lượng công nghiệp tháng 4 của Nhật Bản chậm lại sau khi tăng 1% trong tháng 3, trong khi tồn kho hàng công nghiệp lên 2%. Ngoài nguyên nhân do dữ liệu kinh tế yếu kém của Nhật Bản, cổ phiếu châu Á cũng bị ảnh hưởng trước thông tin người dân Hy Lạp muốn chính phủ sửa đổi lại các điều kiện cứu trợ tài chính, làm tăng lo ngại về việc Athens sẽ vỡ nợ và buộc phải rời khỏi khu vực đồng euro (eurozone). Nguồn Bloomberg,CNBC/DVT
  14. Chứng khoán toàn thế giới giảm điểm ... điều gì sẽ đến đây ...
  15. Chứng khoán châu Á hướng đến tháng giảm mạnh nhất từ 2008 Thứ tư, 30/05/2012 (Gafin) - Chứng khoán châu Á giảm sau khi có thông tin Trung Quốc chưa kích thích kinh tế trên quy mô lớn và euro giảm mạnh. Vào lúc 5h16 chiều (theo giờ Tokyo), chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương giảm 0,8%. Trước đó, vào đầu phiên giao dịch, chi số châu Á đột ngột giảm 1,4% và đứng trước nguy cơ giảm 11% trong tháng này, giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2008. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm với lượng giao dịch thấp hơn 4,7% so với mức giao dịch trung bình 30 ngày. Một loạt các chỉ số khác như Kospi, S&P/ASX 200, Hang Sheng và Shanghai Composite cũng giảm trong phiên giao dịch ngày hôm nay. Bên cạnh những thông tin về việc Trung Quốc hiện chưa có ý định triển khai kích thích kinh tế lớn, bất chấp những tuyên bố mạnh mẽ của Thủ tướng Ôn Giao Bảo về việc Bắc Kinh sẽ làm nhiều hơn để thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, những thông tin kém lạc quan về đồng euro và tình hình tài chính Tây Ban Nha cũng khiến thị trường châu Á sụt giảm. Hôm nay 30/5, đồng euro giảm 0,3% xuống 1,2472 USD/euro vào 9h45 sáng tại Tokyo so với ngày hôm qua là 1,2461 USD/euro, thấp nhất kể từ 1/7/2010. Theo các chuyên gia kinh tế, những bất ổn trong khu vực ngân hàng của Tây Ban Nha đã làm suy yếu đồng euro. Mới đây, Thống đốc Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha Miguel Angel Fernandez Ordonez tuyên bố sẽ từ chức sớm sau khi phải hứng chịu các chỉ trích về việc quốc hữu hóa Ngân hàng Bankia ngày 9/5. Nguồn Bloomberg,CNBC/DVT
  16. Trong khi chứng khoán thế giới ngày hôm nay không một nước nào tăng được: Thế mà riêng chứng khoán Việt nam vẫn tăng vù vù ... Vô lý nhỉ ...
  17. Người gửi tiền mua cổ phần của ngân hàng Bankia có nguy cơ mất trắng Nguồn tin: TTVN 29/05/2012 Bị hấp dẫn bởi mức lợi tức cao, người gửi tiền nhỏ lẻ đã mua cổ phần của Bankia và giờ đây rất có thể họ sẽ không thu hồi lại được khoản đầu tư của mình. Khoảng 500.000 người gửi tiền nhỏ lẻ bị Bankia thuyết phục đầu tư tối thiểu là 1.000 euro vào cổ phiếu của ngân hàng này đang đứng trước nguy cơ mất trắng khoản đầu tư đầu tiên của mình. Cổ phiếu Bankia đã giảm tới hơn 60%. Một nhóm người gửi tiền đã tổ chức các cuộc biểu tình bên ngoài trụ sở các ngân hàng của Tây Ban Nha hàng tuần nay, cho rằng rất nhiều người đã mua cổ phần của Bankia mà không nhận biết được những rủi ro ẩn chứa trong cổ phiếu này. Rất nhiều người trong số này là những người già có rất ít kiến thức về tài chính. Họ bị lôi cuốn bởi mức cổ tức hấp dẫn và giờ đây gần như cổ tức đó sẽ không được trả. Các ngân hàng Tây Ban Nha vốn có truyền thống bán cổ phần ưu đãi hoặc trái phiếu chuyển đổi cho các khách hàng nhỏ lẻ, do đó sự giận dữ đang ngày càng tăng lên do người tiết kiệm bị mất khá nhiều tiền bởi những sản phẩm như thế này trong suốt cuộc khủng hoảng. Trong một diễn biến khác, BFA, tập đoàn mẹ của Bankia hôm qua (28/5) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2011 với khoản lỗ 3,3 tỷ euro. Trong một báo cáo nộp lên Ủy ban chứng khoán, BFA cho biết khoản lỗ phản ánh kết quả kiểm toán lại danh mục nợ và vốn của ngân hàng Bankia trong nỗ lực dọn sạch hệ thống ngân hàng của Chính phủ. Thu Hương =====================================Chỉ tại lòng tham làm cho mờ mắt, và nghe theo những lời đường mật của NH này mà bây giờ bị thế này đây ... Không biết mai qua Tây Ban Nha biểu tình thì ... có lấy lại được không ...
  18. Kính thưa anh Thiên Sứ, Cái này ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu. Vì cổ phiếu chính là một phần giá trị của công ty (nếu công ty làm ăn có lời nhiều thì cổ tức sẽ cao, công ty phát triển thì giá trị của công ty được nâng lên do đó giá cổ phiếu cung tăng lên). Vì vậy, nếu suy thoái kinh tế, và công ty phá sản thì nhà đầu tư có thể sẽ mất hết số tiền đầu tư vào cổ phiếu. Vì công ty phá sản thì giá trị của nó bằng không, do đó giá trị cổ phiếu của nó cũng tương đương bằng không.
  19. Kính thưa anh Thiên sứ, Khi công ty A niêm yết lần đầu tiên trên TTCK thì số tiền bán cổ phiếu đó sẽ thuộc về công ty và họ có toàn quyền sử dụng. Nhưng sau lần niêm yết đó, vì cổ phiếu đã được đổi chủ sở hữu, do đó mỗi lần có giáo dịch cổ phiếu thì số tiền bán cổ phiếu sẽ trở về với người chủ sở hữu cổ phiếu, chứ không vào công ty.
  20. 1,5 tỷ USD bị rút khỏi các thị trường mới nổi tuần vừa qua Tương lai u ám của Hy Lạp cùng với tình hình không mấy khả quan của kinh tế Trung Quốc khiến dòng tiền tiếp tục chạy khỏi các thị trường mới nổi. Theo số liệu được Citigroup và Morgan Stanley trích dẫn từ EPFR Global, đã có 1,5 tỷ USD bị rút ra khỏi các nước đang phát triển trong tuần kết thúc vào ngày 23/5. Các quỹ ở châu Á ngoại trừ Nhật Bản có tuần bị rút vốn nhiều nhất trong năm với tổng cộng 768 triệu USD bị rút ra. Theo Kelly Kwok, một trong những chuyên gia phân tích tại Citigroup, vẫn chưa có lời giải đáp cụ thể cho các vấn đề của Hy Lạp và số liệu cho thấy kinh tế Trung Quốc tăng trưởng yếu ớt, do đó không có gì đáng ngạc nhiên là dòng tiền tiếp tục chạy khỏi các thị trường mới nổi. Chỉ số MSCI các quốc gia đang phát triển giảm 0,9% trong tuần và giảm tuần thứ 10 liên tiếp – chuỗi giảm dài nhất kể từ năm 1994. Tất cả các cổ phiếu đều giảm điểm trước những lo ngại ngày càng gia tăng về khả năng rời eurozone của Hy Lạp trong khi Trung Quốc công bố sản lượng công nghiệp tăng thấp nhất kể từ năm 2009 và FDI giảm tháng thứ 6 liên tiếp. Trong khi đó, theo số liệu trích dẫn từ EPFR của Barclays , tổng cộng 478 triệu USD bị rút khỏi các quỹ đầu tư vào trái phiếu thị trường mới nổi trong tuần kết thúc vào ngày 23/5. Brazil là nước có dòng tiền chảy ra mạnh nhất, lên tới 380 triệu USD. Theo sau là Trung Quốc với 320 triệu USD. Thu Hương Theo TTVN/Bloomberg
  21. Marc Faber: 100% kinh tế toàn cầu suy thoái vào cuối 2012, đầu 2013 Thứ bảy, 26/05/2012 07:29 (Gafin) - Nhà đầu tư nổi tiếng dự đoán suy thoái kinh tế toàn cầu xảy ra trong quý IV/2012 hay đầu năm 2013. Trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp với CNBC, Faber cảnh báo nền kinh tế thế giới đang trên bờ vực một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Faber chỉ ra rằng trong khi các nhà đầu tư tập trung vào Hy Lạp và châu Âu, thì những vấn đề đáng lo ngại hơn đang xuất hiện, như sự chậm lại của Ấn Độ Và Trung Quốc. Những dữ liệu gần đây nhất chỉ ra chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc do HSBC đo lường giảm xuống 48,7 trong tháng 5 từ 49,3 tháng 4, đánh dấu liên tiếp 7 tháng chỉ số này dưới 50, đồng nghĩa với hoạt động kinh tế suy giảm. Ông cho biết càng ngày càng có nhiều cổ phiếu giảm, các cổ phiếu nhạy cảm với nền kinh tế và các công ty cung cấp hàng hóa đắt tiền. Điều đó chứng tỏ nền kinh tế đang suy yếu và một cuộc tháo chạy tài sản khổng lồ nhiều khả năng sẽ diễn ra dẫn tới kết cục giảm phát đáng kể. Ông cho rằng mọi nền kinh tế trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng và dự đoán có thể thấy suy thoái kinh tế toàn cầu trong quý IV/2012 hay đầu năm 2013. Khi được hỏi về khả năng xảy ra, ông trả lời 100%. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, Faber lại cho rằng nền kinh tế có thể cải thiện nếu Hy Lạp rời EU, nhưng ông lại nghĩ điều đó sẽ không xảy ra ngay do Đức sẽ chấp nhận phát hành trái phiếu châu Âu (eurobond). Ông cũng khuyên các nhà đầu tư giữ danh mục đầu tư vào USD và vàng như nơi trú ẩn cho cơn bão kinh tế sắp tới. Những dự đoán thị trường đi xuống của Faber được chú ý từ khi ông cảnh báo khách hàng của mình rút tiền trước Ngày thứ hai đen tối năm 1987.Nguồn CNBC/ DVT ================================= Trong khi đó chứng khoán Việt Nam từ đầu năm tới giờ không hề bị ảnh hưởng của tình hình chung ... đang tăng trưởng nhất thế giới ... thế mới kinh ....
  22. Chứng khoán các thị trường mới nổi có chuỗi giảm điểm dài nhất 18 năm Thứ bảy, 26/05/2012 07:39 (Gafin) - Các nước đang phát triển ghi nhận 1,5 tỷ USD rút ra trong tuần kết thúc ngày 23/5, theo báo cáo của Citigroup và Morgan Stanley. Chứng khoán các thị trường mới nổi giảm điểm, kéo dài chuỗi tuần giảm điểm dài nhất kể từ năm 1994 khi các doanh nghiệp viễn thông và dịch vụ công giảm, lo ngại các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc có thể không đạt kế hoạch tăng trưởng tín dụng đã lấn át mức tăng của các cổ phiếu sản xuất hàng hóa. Chỉ số MSCI các thị trường mới nổi giảm 0,5% xuống 902,13 điểm trong tuần này, tiếp tục chuỗi giảm điểm dài nhất 18 năm. Nhóm ngành dịch vụ công giảm tuần thứ 8 liên tiếp, các doanh nghiệp viễn thông giảm xuống thấp nhất từ đầu năm, dẫn đầu là các nhà cung cấp dịch vụ thông tin Indonesia. Dòng tiền đổ vào các quỹ chứng khoán thị trường mới nổi chậm lại trong tuần qua, Citigroup cho biết. Các nước đang phát triển ghi nhận 1,5 tỷ USD rút ra trong tuần kết thúc ngày 23/5, theo báo cáo của Citigroup và Morgan Stanley, dẫn nguồn từ số liệu của EPFR Global. Theo Citigroup, lượng bán ròng đạt 2,3 tỷ USD trong tuần trước đó. Các quỹ tại châu Á, ngoại trừ Nhật Bản ghi nhận lượng vốn rút về lên tới 768 triệu USD trong những tuần gần đây. Các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc có thể không đạt được mục tiêu cho vay lần đầu tiên trong ít nhất 7 năm khi tăng trưởng kinh tế chậm lại làm hạn chế nhu cầu tín dụng, 3 quan chức ngân hàng nước này cho biết. Giá đồng và dầu thô tăng phiên hôm qua sau khi Thủ tướng Italia Mario Monti phát biểu trên truyền hình nước này rằng đa số lãnh đạo Liên minh châu Âu tham dự cuộc họp tại Brussels tuần này ủng hộ phát hành trái phiếu chung khu vực đồng euro. Nguồn DVT/Bloomberg
  23. Bí bách: Doanh nhân 'lẩn' vào im lặng Tác giả: THÀNH DŨNG - Vneconomy Bài đã được xuất bản.: 3 giờ trước (VEF.VN) - Khó khăn, chưa tìm thấy hướng ra nên không ít doanh nhân một thời sôi nổi, thiết tha kiến nghị, giờ thờ ơ lãnh đạm, im lặng trước các câu hỏi, né tránh tiếp xúc và ngại ngần xuất đầu lộ diện. Chán... không buồn nói Liên hệ phỏng vấn, trao đổi về tình hình sản xuất kinh doanh với các doanh nhân một thời nói hay làm giỏi, chính phóng viên các tờ báo thân thiện với doanh nghiệp lại rất hay gặp cái lắc đầu ngao ngán và chân thật "chết hết rồi, nói, viết ra bây giờ bức tranh càng tối thui, có giải quyết được gì đâu". Có doanh nhân từ chối tiếp xúc, chia sẻ thông tin với báo chí bằng lý do "đang ở thời điểm nhạy cảm, cần nghe ngóng thêm, đã có gì đâu. Các giải pháp chỉ là tâm lý thôi". Tình hình bi đát này phổ biến ở các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển kinh doanh nhà ở. Có đồng nghiệp cho hay, trả lời qua điện thoại đã vậy, nhiều doanh nhân lấy lý do bận dở việc, yêu cầu gửi câu hỏi và hứa sẽ xem và trả lời qua thư điện tử, song bẵng đi mãi không thấy đâu. Họa hoằn người nào thực sự am tường, tâm huyết với chuyên môn, lĩnh vực của mình thì miễn cưỡng nhận lời trao đổi trên nguyên tắc: "không được đưa tên tuổi lên báo!". Trong một cuộc hội ngộ mới đây, chủ Tập đoàn Sơn Hà, ông Lê Vĩnh Sơn thổ lộ, các doanh nghiệp đang ở tình trạng nản chí đến mức họ phản ứng bằng cách... im lặng, không quyết liệt kiến nghị, phàn nàn hay đổ lỗi nữa. Vị lãnh đạo doanh nghiệp thừa nhận, gần đây trên các diễn đàn trao đổi hay tại các hội thảo, báo chí rất ít khi tìm được 1 doanh nghiệp có tiếng nào đó để nói chuyện vì một phần doanh nghiệp sợ nếu kêu ca cái gì, ngân hàng nghe thấy sẽ gọi cho doanh nghiệp đó để đòi nợ ngay. Hơn nữa do không nhìn thấy tương lai nên doanh nghiệp cũng không muốn xuất hiện trước giới truyền thông nữa. "Cách đây 6 tháng khi bắt đầu chìm đắm vào một cú khó khăn thứ 2 thì doanh nghiệp nhao lên vận động. Ai ở nhóm hội nào thì cầm đầu lên kêu gọi thành phố, trung ương phải tọa đàm, tháo gỡ giúp doanh nghiệp. Thế nhưng giờ phút này chắc không ai tin tưởng vào cứu cánh ấy nữa. Các doanh nghiệp đang cố tự cứu mình. Giờ chỉ các chuyên gia đăng đàn nói chuyện với nhau thì nhiều" - ông Sơn chia sẻ. Lãnh đạo doanh nghiệp trẻ này cho biết, trong khi hàng loạt doanh nghiệp đã mất khả năng, bị đào thải thì thẳng thắn mà nói nếu không có thị trường xuất khẩu thời gian qua mà chỉ trông vào sản xuất tiêu thụ ống thép và các sản phẩm inox dân dụng trong nước thì có lẽ giờ này Sơn Hà cũng đã "lăn ra chết". Các gói hỗ trợ của Chính phủ như giãn, giảm thuế, giảm các khoản chi phí khác nghe có vẻ rất nhiều nhưng thực tế chỉ mang tính chất động viên. Những doanh nghiệp còn quay vòng và trụ được lúc này, muốn làm ăn tử tế, đầu tư vào chiều sâu hiện cũng không dám vì có quá nhiều rủi ro. Nếu tiếp tục lãi suất cao, chi phí lớn và tồn đọng sản phẩm thì giá trị của doanh nghiệp cũng ngày càng bị bào mòn đi. Có thể duy trì được một vài năm trước khi "tắt thở" như trong quy luật đào thải của tự nhiên. Liệt kê hàng loạt các con số đáng mơ ước mà doanh nghiệp đã đạt được về thị phần, kim ngạch xuất khẩu, doanh thu trong các tháng đầu năm 2012, nhưng ông chủ của Tập đoàn Tôn Hoa Sen tại TP.HCM - Lê Phước Vũ vẫn không khỏi bùi ngùi: "đôi lúc cá nhân tôi cũng muốn nghỉ không làm nữa vì cảm giác nền kinh tế không ủng hộ nhà sản xuất mà chủ yếu thiên về lĩnh vực tài chính, kinh doanh. Những doanh nghiệp lớn có doanh số cao thực chất lại chủ yếu đi đầu cơ. Nền kinh tế như vậy là dựa trên một nền tảng không bền vững". Một lãnh đạo doanh nghiệp chuyên theo đuổi phát triển nhà ở chính sách tại Hà Nội cũng ủ rũ cho biết, sản phẩm không bán được, tiền doanh nghiệp bị chôn vào dự án cả chục tỷ đồng. Tiến thoái lưỡng nan, doanh nghiệp chỉ biết chờ chính sách thay đổi để mau được thoát khỏi cục nợ. "Trước làm việc tối ngày, kẻ đưa người đón, giờ không có việc gì, chỉ ngồi nhà suốt ngày cũng ngại ngùng, xấu hổ với xóm giềng. Không muốn gây sự chú ý, chỉ âm thầm ngậm ngùi là tình cảnh của nhiều doanh nhân" - vị lãnh đạo nói. Ép lạm phát, triệt tăng trưởng Chưa nhìn thấy cánh cửa, đường hướng nào được mở ra từ gói hỗ trợ doanh nghiệp 29.000 tỷ, cũng chưa thấy tương lai của mình qua đề án tái cơ cấu kinh tế, ông Nguyễn Thành Phương - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Điện lạnh - điện máy Việt Úc bàng quan: "Chỉ số giá CPI tăng thấp khiến nhiều người vui mừng nhưng thực tế không như vậy. Có giãn thuế VAT trong quý II theo tôi cũng chả có tác dụng gì vì hàng hóa tồn kho rất nhiều, không bán được. Việc giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp cũng chỉ những doanh nghiệp đang làm ăn được mới có khả năng nộp thuế, còn những đơn vị ngắc ngoải rồi thì làm sao có tiền để nộp". Đại diện Hiệp hội gỗ và lâm sản, ông Huỳnh Thạch cũng phản ánh, hiện toàn bộ các doanh nghiệp gỗ gần như đã chết rồi. Doanh nghiệp gỗ ở Bình Định - trung tâm xuất khẩu gỗ lớn của miền Trung, trước chủ yếu xuất khẩu đồ ngoại thất sang châu Âu, nay đơn hàng giảm rất nhiều bây giờ muốn chuyển sang làm đồ nội thất, cần có rất nhiều vốn để đầu tư thiết bị. Song vì không vay được vốn nên hiệp hội gỗ tại đây đang chết ngắc. Ông cho biết thêm, lãi suất cho vay vốn được đẩy xuống 15% thực ra hạn chế cho 4 đối tượng hạn hẹp, mà điều kiện để vay được lại rất khó khăn cho nên nhiều doanh nghiệp đánh giá các biện pháp chỉ có tính chất an ủi chứ không giải quyết được vấn đề của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ông Trương Đình Tuyển, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, chuyên gia tư vấn chính sách cho Chính phủ nhận xét, nếu so sánh năm 2011, 2012 với năm 2009 thì năm 2009 thị trường thế giới xấu hơn. Tuy nhiên trong nước thì cảm nhận năm 2012 còn xấu hơn so với năm 2009. Có thể thấy, mấy tháng đầu năm 2012 xuất khẩu tăng cao hơn so với 2009, nhưng doanh nghiệp năm 2012 còn khó hơn nhiều năm 2009. Thứ nhất nếu như trước đây doanh nghiệp còn năng lượng dự trữ từ những năm tăng trưởng cao trước đó từ 25-27%, nhưng hiện nay thì không còn gì nếu không nói là kiệt quệ. Hơn nữa, năm 2009, doanh nghiệp còn thụ hưởng gói kích cầu, còn năm nay là chả có gì cả. Ông Tuyển tin tưởng, lạm phát năm 2012 hoàn toàn có thể khống chế được ở mức 1 con số. Vì thế đối diện với thời điểm cực kỳ khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, ông cho rằng, chúng ta không nên hăng hái ép lạm phát xuống quá, vì nếu tiếp tục đẩy xuống thì khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp càng khó khăn hơn. Với gói hỗ trợ doanh nghiệp 29.000 tỷ của Chính phủ, những doanh nghiệp lâu nay yếu kém thì buộc phải chết. Điều này là bình thường nhưng đối với những doanh nghiệp khó khăn do chính sách, cụ thể là sự đóng chặt tiền tệ, cắt giảm đầu tư khiến họ khó tiếp cận vốn thì rất cần phải có các trợ giúp tổng thể, trọng điểm đối với đối tượng này.
  24. Quỹ đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi nhiều thị trường châu Á (NDHMoney) Theo dữ liệu của J.P.Morgan, trong nửa đầu tháng 5, các quỹ đầu tư cổ phiếu đã ồ ạt rút vốn khỏi thị trường mới nổi và phát triển ở châu Á. Nguồn: J.P. Morgan Theo đó, trong tuần từ 10-16/5, các quỹ đầu tư cổ phiếu đã rút khỏi thị trường Nhật 1,924 tỷ USD, Brazil (-573 triệu USD), Đài Loan (-1,072 tỷ USD), Hàn Quốc (-1,048 tỷ USD), Thái Lan (-180 triệu USD), Indonesia (-229 triệu USD), Philippines (-61 triệu USD), Australia (-293 triệu USD), Singapore (-45 triệu USD), Trung Quốc (-156 triệu USD), Malaysia (-60 triệu USD), Mexico (-298 triệu USD), Chile (-65 triệu USD). Tổng mức vốn các quỹ đầu tư cổ phiếu rút khỏi 12 thị trường trên trong 1 tuần đạt gần 5,1 tỷ USD. Ngược lại, các quỹ đầu tư lại rót ròng lượng vốn 58 triệu USD vào thị trường Nam Phi, 58 triệu USD vào thị trường Ấn Độ, 594 triệu USD vào Hồng Kông, 392 triệu USD vào Nga.... Trong bối cảnh lo ngại khủng hoảng nợ công châu Âu lan rộng, dòng vốn từ các quỹ đầu tư cổ phiếu đang rời bỏ các thị trường mới nổi và phát triển châu Á. Thống kê của J.P.Morgan cho thấy, từ đầu tháng 5 đến ngày 16 tháng này, các quỹ rút ròng gần 2,4 tỷ USD khỏi thị trường Nhật Bản, trên 2,3 tỷ USD khỏi thị trường Hàn Quốc và Đài Loan. Các thị trường Thái Lan, Indonesia và Philippines bị rút từ 179-280 triệu USD chỉ trong vòng 16 ngày. Tuy nhiên, xét từ đầu năm nay đến ngày 16, chỉ có thị trường Nam Phi là bị rút ròng 302 triệu USD, còn lại các thị trường khác trong diện theo dõi của J.P.Morgan đều nhận ròng vốn. Cụ thể, Nhật đón nhận lượng vốn ròng đạt 24,778 tỷ USD, Ấn Độ (8,742 tỷ USD), Hàn Quốc (7,274 tỷ USD), Trung Quốc (2,6 tỷ USD), Brazil (2,186 tỷ USD),... Động thái rút vốn của các quỹ đầu tư diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Mỹ, châu Âu, châu Á đều đồng loạt đi xuống. Duy Cường - NDHMoney
  25. Paul Krugman: Nhiều nền kinh tế đối mặt với "thập kỷ mất mát" Chủ nhật, 20/05/2012 (Gafin) - Lợi suất trái phiếu của các nước, trong đó có Mỹ và Anh, thấp nhất từ trước đến nay do các nhà hoạch định chính sách không thể thúc đẩy kinh tế. Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman. (Nguồn: Internet) Trái phiếu Đức kỳ hạn 10 năm tiếp tục giảm 1,46% sau khi giảm 1,43% hôm 15/5, đây là mức thấp nhất kể từ năm 1989. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình bất ổn tại Hy Lạp đe dọa làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Trái phiếu kho bạc Đức cũng giảm 1,78%, phá vỡ mức thấp kỷ lục 1,67% trong tháng 9/2011. Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel kiêm giáo sư Đại học Princeton, ông Paul Krugman hôm 16/5, trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Bloomberg Surveillance, cho rằng: "Dường như chúng ta đang hướng đến những thập kỷ mất mát, điều đó đồng nghĩa với việc các chính sách về lãi suất gần như là vô dụng trong một khoảng thời gian rất dài sắp tới." Các nhà hoạch định chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết sẽ giữ lãi suất đối với các khoản vay qua đêm giữa các ngân hàng gần ở mức gần bằng 0, ít nhất cho đến cuối năm 2014 để thúc đẩy kinh tế. Ngân hàng anh cũng giữ lãi suất ở mức 0,5% kể từ tháng 3/2009, trong khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) giảm lãi suất xuống 1% trong tháng 12/2011. Câu hỏi mà các nhà đầu tư đưa ra là: "Khi nào thì lãi suất ngắn hạn ở Mỹ sẽ tăng? Khi nào lãi suất ngắn hạn ở Đức hoặc Anh tăng?". Krugman cho rằng: "Lãi suất sẽ không tăng trong nhiều nhiều năm nữa. Chúng ta đang dẫm vào vết xe đổ của Nhật Bản." Nhật Bản, trong những năm 1990, hay còn gọi là thập niên mất mát, đã chứng kiến sự suy sụp của nền kinh tế, rồi thoát khỏi khủng hoàng và phát triển với tốc độ trung bình 1% một năm sau sự sụp đổ của bong bóng bất động sản. Ông Krugman nhận xét ở những quốc gia có nền chính trị ổn định, có tiền tệ riêng và các khoản vay tính bằng tiền tệ của nước đó có lãi suất thấp vì những lý do vô cùng hợp lý, nền kinh tế thực của những quốc gia đó sẽ có tương lai khá ảm đạm. Nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng 2,2% trong năm nay và 2,9% trong năm 2013, theo ước tính trung bình của các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg. Thấp hơn so với mức tăng trưởng trung bình 3,7% trong thập kỷ tính đến năm 2007. Nguồn Bloomberg/DVT ========================== Thế là hết thuốc chữa hay sao nhỉ ...