CHIEUNAM

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    206
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    2

Everything posted by CHIEUNAM

  1. Chào bác VUILONG. Cám ơn bác đã giải thích rõ về các "tuyệt chiêu". Giờ thì tôi đã biết các "tuyệt chiêu" bác nói đến có ý nghĩa ngược lại với nghĩa đen vốn có của nó, đọc không kỹ mà vận dụng kiểu như "cảm hàn uống nhân sâm" thì gay go. Tôi cũng đã tham gia một số diễn đàn về thuật số và khoa học huyền bí, và cũng đăng ký tại lyhocdongphuong khá lâu rồi nhưng chủ yếu là đọc chứ chưa có nhiều bài viết nhất là phần trao đổi học thuật. Và thường quan tâm đến phần về Phong Thủy và Tử Bình hơn so với các mục khác, nay gặp được người có nhiều năm nghiên cứu Tử Bình thật ở đây thì thật là may mắn. Mong nhận được thêm nhiều sự hướng dẫn và chia sẻ của bác về môn Tử Bình. Chúc bác cùng gia đình luôn mạnh khỏe và an lành. CHIÊUNAM.
  2. Chào bác VUILONG và các bác quan tâm đến Tử Bình. Trước hết, tôi xin có vài ý kiến về TUYỆT CHIÊU THỨ 9 "Thân nhược phải lấy Thực Thương làm Thọ Tinh thì người đó mới sống Thọ được" như sau: Vạn vật đều lấy Âm Dương cân bằng làm gốc, đó là tiên đề của các môn Thuật số. Tử Bình cũng vậy, cân bằng Âm Dương trong Tứ Trụ là điều kiện tiên quyết để xét đến các vấn đề xấu tốt từ đó để "bốc thuốc" tức là chọn dụng thần và đánh giá các đại vận, tiểu vận. Xem xét Thọ Yểu thì phải xem thân cường hay nhược. Theo quan điểm cá nhân, nếu chưa xét theo từng đại vận thì người thân hơi vượng là Thọ nhất, thân quá vượng hoặc quá nhược đều là xấu. Còn khi hành đại vận thì phải xét thêm việc bổ cứu hay xì hơi của từng đại vận để xác định Thọ yểu của từng Tứ Trụ. Một Tứ Trụ thân nhược, nguyên khí rất yếu thì phương pháp bổ cứu phải dùng Ấn, Tỷ, Kiếp để hỗ trợ và còn tùy theo tiết lệnh để điều hầu cho thông suốt. Còn dùng Thực Thương để xì hơi thân, như ngọn đèn hết dầu còn gặp gió mạnh nữa thì sao sống Thọ cho được. Vài dòng góp ý, mong được sự chỉ dẫn của các bác. CHIÊUNAM
  3. Điều rõ ràng ở đây là cô gái này không...xinh :D
  4. Sách trời ở đây phải được hiểu là văn bản được để lại từ các đời trước, là các hiệp định, hiệp ước về đường biên giới giữa 2 quốc gia. Hơn nữa, đây là bài thơ được Lý Thường Kiệt đọc tại chiến tuyến giữa 2 ta và địch vào lúc đêm tối, mang màu sắc thần bí được sự ủng hộ của các Đấng tối cao, nhằm khích lệ tinh thần quân sĩ, nhằm nâng cao tính chân chính của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược, thế nên tuyên ngôn này mới được gọi là "Bài thơ Thần". Vài lời góp ý.
  5. Hehe, bác YeuPhuNu chép nội dung ở nơi khác về mà không nêu trích dẫn làm cả diễn đàn hiểu lầm đây là câu chuyện oái oăm của bác. Hôm nào đi gặp sư phụ chắc phải bắt bác làm kiểm điểm quá.
  6. ĐỆ NHẤT ĐOẠN CẨM THẾ DỰ BỊ: Đứng thẳng, hai tay buông xuôi hai bên đùi, lòng bàn tay úp vào hai bên đùi, hai gót chân khí nhau, hai mũi bàn chân mở ra hình chữ V. Mắt nhìn thẳng bằng ngang, hơi thở điều hòa tự nhiên. (Hình 1) 1. Lưỡng Thủ Kinh Thiên Lý Tam Tiêu (Hai tay chống trời tưởng tam tiêu) *Phép Luyện: Khi tập đông người phải sắp hàng ngang và dọc thẳng nhau cùng khoảng cách giữa mỗi người với nhau bằng hai tay giăng thẳng chạm nhau là được. Nếu đơn luyện (luyện một mình) thì không cần chú trọng đến sắp hàng. Đoạn nầy có tám động tác, tập luyện tuần tự như sau: Động tác 1: Hai bàn tay từ từ xoay mở lòng bàn tay ra ngoài sang hai hướng trái phải. Đoạn từ từ đưa ngửa lên, hai cánh tay ngang bằng rồi tảng lên trên đỉnh đầu, các ngón đan vào nhau (Hình 2 và 3). Động tác 2: Hai cổ tay vận lực (gồng) vừa xoay ngửa lòng bàn tay lên trời, độ cao không thay đổi (Hình 4). Kế đẩy cao lên trời chân nhón gót. YẾU LÝ: Động tác 1, từ từ hít hơi vào thì đồng thời xoay cổ tay mở bàn tay ra rồi hướng lên trời mà đưa lên thì hít hơi dài theo cho đến khi hai bàn tay đan vào nhau mới ngưng. Kế theo là động tác 2, gồng cổ tay xoay ngửa lòng hai bàn tay lên trời, hai cánh tay thẳng, nhón gót thì giữ kín hơi trong phổi không hít thêm cũng không thở bớt ra. Quan trọng là chỗ vận lực đẩy chưởng lên gọi là Lưỡng Thủ Kình Thiên, thì phải tưởng tượng như đang chống đỡ một bầu trời đang sập xuống đầu mình, do đó phải vận toàn lực mà đẫy lên không thể đẩy hời hợt được. Lúc đẩy lên mắt không nhìn theo tay mà Thần thì quán tưởng tới Tam Tiêu từ trên xuống dưới thông suốt. (Xem tiếp Yếu Lý động tác kế). Động tác 3: Buông lỏng hai bàn tay rồi từ từ hạ xuống đỉnh đầu, lòng bàn tay vẫn để ngửa. Thở ra bằng mũi hoặc thổi nhẹ hơi ra vừa mũi vừa miệng. Hai chân đồng thời cũng hạ xuống đứng bình thường. Chân tay nhịp nhàng. (Hình 5) Kế, hít hơi vào hai bàn tay vận lực đẩy lên, hai gót chân cũng nhón lên theo. Khi đẩy thẳng tay thì phổi cũng đầy hơi, dĩ nhiên hít vào bằng mũi, miệng ngậm kín. (Hình 6)… YẾU LÝ: Khi nhón gót đẩy song chưởng lên tận cùng cao thì dừng lại một vài giây đồng hồ trước khi xả lực (buông lỏng) để thu tay trở xuống trên đỉnh đầu. Trong mấy giây đồng hồ ngưng lại trên cực điểm cao thì tâm quán tưởng đả thông hai Kinh Tam Tiêu, tức thông suốt từ đầu ngón tay giữa đến đầu chót đuôi lông mày. Kinh nầy chạy bên ngoài cánh tay, qua vai lên trái tai rồi bọc ra trước vành tai lên đuôi mắt, tổng cộng là 23 huyệt. Hai kinh nầy có tác dụng hô hấp, tiêu hóa và các bộ phận sinh dục cũng như bài tiết. Khi hai kinh Tam Tiêu nầy đả thông thời không thể mắc bệnh thuộc về Ba Tùng: và khi có bệnh về Ba Tùng thì phải luyện tập đoạn này để điều trị. Vì kinh Tam Tiêu nằm ở bên ngoài cánh tay nên động tác lật ngược chưởng tâm bàn tay lên làm căng thẳng toàn bộ gân mạch phần ngoài cánh tay làm luồng khí lực được lưu thông dể dàng. Để phụ trợ và hiểu biết rõ về bản thể mình hầu dần dà nghe được mọi biến động của châu thân trong khi đẩy chưởng phải quán tưởng khí lực chạy mạnh từ đầu ngón tay giữa đến đuôi mày. Đó là ý nghĩa của câu khẩu quyết… Lý Tam Tiêu. Ngoài ra chân nhón gót lên sức nặng tụ trên các đầu ngón chân, nhất là ngón cái làm căng thẳng vùng sau đùi chân phía bên trong và phần bụng trước ển tới thúc đẩy kinh Tỳ Tạng tức Túc Thái Âm Kỳ Kinh, gồm 21 huyện được đả thông. Ngoài ra khi hạ gót chân xuống mũi bàn chân uốn lên thì phần toàn bộ đùi trước từ dưới lên trên căng cứng giúp đả thông kinh Dạ dày tức Túc Dương Kinh Vị, gồm 45 huyệt… Do đó động tác của toàn đoạn làm lợi ích cho cả Ba Tùng. Ở đây hạn hẹp giải thích không được rõ, chỉ nói đại cương công dụng của động tác và tại sao nó làm được lợi ích như vậy thôi. Ngoài ra muốn tham cứu do soạn giả biên soạn thì mới hiểu đến chi tiết. Điều tưởng nên nhắc cho rõ là từ xưa tới nay chẳng ai biết tập Bát Đoạn Cẩm cho lợi ích đến chỗ tận cùng của nó, cũng như chẳng ai giải thích rõ được, dù bên Tàu hay bên Nam ta. Nay soạn giả nói rõ ra cho học giả cùng hiểu, ấy là người đầu tiên khám phá được ẩn ý của cổ nhân mấy ngàn năm, sở dĩ soạn giả khám phá được là nhờ có học qua Y Lý và đạt thành Nội Công thượng thừa đến gọi là giác ngộ. Nhờ đắc đạo mới dám nói dạy Nội Công cấp tốc cho người cao học võ thuật cùng dạy thuật Điểm Huyệt mà người đời tương truyền chớ chẳng thấy ai làm được. Soạn giả sẽ viết sách dạy điểm huyệt theo kinh nghiệm bản thân xuất bản nay mai ai học cũng thấy kết quả…. Động tác 4 – 5 – 6: Đẩy chưởng lên và hạ xuống 3 lần như động tác 3 vừa học trên. Thu tay xuống đầu thì buông lỏng, gồng thì đẩy lên. Tay lỏng thì thở ra, hít vào thì đẩy lên. Hạ xuống thì cong các ngón chân lên. (Xem hình 7-8, Hình 7 nhìn từ một bên). YẾU LÝ: Động tác thực hiện đều đều không mau không chậm, hơi thở cũng tùy theo vận chuyển lên xuống mà thở hít. Quán tưởng lên xuống như dòng nước chảy. Tập mà nghe rêm tay phần cánh tay ngoài thì đúng, không rêm nên coi lại là vì đẩy chưa ngay đỉnh đầu. Trẹch ra trước hoặc dịch về sau đều không thông được các kinh. Phần chân nghe mỏi phần trước và phía sau mé trên lên tới bụng là đúng. Nếu không nghe hơi hám gì là tại nhón gót chưa tới chỗ cao nhất và chưa cong ngón chân cái, trỏ lên khi hạ gót chân. Ban đầu tập thấy rêm mỏi nhưng sau hơn tuần trở lên thì mỗi lần đẩy tay lên xuống vài lần thấy rần rần trong chân tay ấy là khí được điều động đả thông như nước chảy trong ống. Đó là điềm tốt. Nói thêm cho rõ, đan ngón tay hoặc bàn tay nầy đè lên mu bàn tay kia đều đúng cả nhưng đan ngón tay thì kết quả hơn, dễ thúc đẩy kinh mạch hơn. Hiểu rõ thì khỏi dị nghị. Động tác 7: Làm đến động tác 7, đẩy chưởng cao chân chưa hạ xuống thì mở rời song chưởng ra rồi đưa xuống hai bên từ từ, lòng bàn tay úp xuống hướng mặt đất, hai cánh tay thẳng, bằng ngang song song mặt đất, trong khi chân vẫn còn nhón gót. Đưa tay xuống từ từ không làm mau (Hình 8). Động tác 8: Từ từ hạ gót chân xuống cong ngón các ngón chân lên, hai tay đưa xuống úp hai bên đùi như động tác chuẩn bị. Thở hít tự nhiên. (Hình 9) Kế duỗi thẳng các ngón chân xuống đứng bình thường. YẾU LÝ: Tập xong hết động tác thứ 8 thì trở lại tập động tác 1-2-3…cho đến 8 và tập làm 4 lần cả thẩy trước khi qua đoạn thứ hai. Nghĩa là đoạn thứ nhất tập từ đầu đến cuối làm 4 lần. Lưu ý: Nếu hai bàn tay đan vào nhau như cài răng lược thì mỗi khi thu chưởng về sát đỉnh đầu phải xoay cổ tay cho lòng bàn tay úp xuống đỉnh đầu; nếu bàn tay úp lên nhau thì khỏi xoay. Soạn giả nhắc lại lần nữa, đoạn thứ nhất nầy chủ luyện đả thông hai kinh Tam Tiêu nằm ở phía ngoài hai cánh tay từ đầu ngón tay giữa cho đến đuôi chân mày. Làm tăng bổ toàn bộ cho Ba Tùng trong châu thân. Đồng thời nhón chân và cong ngón chân lên làm đả thông hai kinh Tỳ Tạng và hai kinh Dạ Dày giúp ăn ngon ngủ được và trí tuệ tăng tiến. Theo Giáo Sư Soulié de Morant thì kinh Tỳ Tạng giúp đứa nhỏ (thanh niên) mau lớn và phát triển khả năng toán học. Theo soạn giả kinh nghiệm thì luyện đả thông một lượt ba kinh Tam Tiêu, kinh tỳ Tạng và kinh Dạ Dày làm thân thể rất mau cường tráng, trước nhất điều chỉnh mọi suy yếu về sinh lý và sinh dục, sau đến bồi bổ hiệu năng làm tăng tiến sức mạnh của Ba Tùng và hệ thần kinh. Do đó sau 30 ngày chuyên tập nội đoạn này cho đúng cách thì thân đã đổi khác, từ trầm trệ hóa ra nhẹ nhàng. Một người lười biếng sẽ hóa ra siêng năng, thích làm việc…việc gì cũng thích. Soạn giả bảo đảm hướng dẫn này của mình.
  7. Chương Thứ Nhì Bát Đoạn Cẩm Thiếu Lâm Tự Bát Đoạn Cẩm là tám phép luyện gân thịt và khí lực cho đặng sung mãn, giúp ích sống lâu vui hưởng cuộc đời. Người có sức khỏe thì giống người đi buôn có vốn, muốn mua hàng hóa gì cũng tùy nghi. Tập Bát Đoạn Cẩm này trẻ mau lớn, học giỏi, khôi ngô, mặt mày sáng sủa, lành mạnh tư tưởng. Trung niên tăng thêm khí lực, phát triển khả năng tổng quát, nhờ đả thông kinh mạch mà huyết khí sung cường hăng say làm việc, tiến bộ mọi mặt, người có tuổi thường xuyên luyện tập huyết khí luân chuyển và thay đổi luôn luôn nên da dẻ hồng hào, gân xương hoạt bát chận đứng tuổi già, yêu đời vui sống, thật là hạnh phúc lâu dài, các môn thể dục vận động Tây Phương không có môn nào so sánh được. Vì môn Bát Đoạn Cẩm có công năng hướng dẫn và thúc đẩy huyết và khí luân chuyển đều khắp trong châu thân nên tránh khỏi các bệnh tê thấp vì máu thiếu và cứng động mạch khi tuổi già. Tuổi trẻ tập Bát Đoạn Cẩm thân thể luôn luôn cường kiện, tinh thần luôn luôn linh mẫn, tuổi già thì thần thái uy nghi mà thân thể thì nhẹ nhàng tâm hồn khoáng đạt. Các Thiền Sư xưa, các Đạo Gia cổ lúc nào trông cũng phiêu hối mà người đời thường dùng chữ Tiên Phong Đạo Cốt để chỉ là nhờ tập thường môn học này. Từ đời xưa cho đến nay có nhiều loại Bát Đoạn Cẩm được lưu truyền trong mọi giới, đến nổi mỗi người làm mỗi khác, số động tác cùng cách phép cũng đều sai biệt và số lần tập cũng khác nhau, đến có khi hơn tám (Bát) đoạn, có khi tới 12 đoạn, 24 đoạn. Và cách tập tùy lúc đứng, ngồi, nằm v…v…thật là không có phép tắc gì và cũng chẳng ai giải thích gì về sự hiểu biết của mình trong khi truyền bá và rèn luyện các môn Bát Đoạn Cẩm đó. Người có kiến thức chút xíu thì nói là của Tiên gia, v…v.. rồi cũng chẳng thể giải thích được gì hơn nên cứ ậm ừ trở tránh khi có người hỏi tới. Đa số các bậc thầy chỉ dạy làm chớ không dạy cho hiểu. Thôi thì hậu sinh chỉ nhắm mắt làm càn làm đại, tưởng tượng thần thoại lờ mờ mà chẳng hiểu mô tê lợi ích ra sao. Thương thay. Kẻ viết sách xưa nay chẳng hơn gì nhau mấy, thường rắp khuôn sao chép cho có bản, cho có tên mình in trên sách… đôi khi vì binh danh, đôi lúc vì có tâm hồn “Puôn Pán” mà nhắm mắt làm đùa chẳng chịu tham cứu học hỏi trước khi đặt bút thảo chương. Việc nầy không riêng trong lãnh vực nghề võ, mà các ngành văn nghệ khác cũng thế. Phải xét lại hết thảy. Xét luôn cả các văn gia học giả bên Tàu nữa chớ chẳng phải riêng chi xứ mình, các văn gia cở lớn của triều đình nhà Thanh cũng làm sách giả bán lấy tiền (thời buổi cực loạn thì lắm sự hư hoại phát sinh, từ thời Thanh sơ đến Văn Thanh, nhân dân Trung Quốc sống thời đại loạn còn hơn nước ta bây giờ) còn thiên hạ thì mặc tình. Nay học giả đọc sách nầy cần nên hiểu cho chánh lý là trong bầu trời có hai loại Bát Đoạn Cẩm mà thôi. Một của Đạo Gia và một của Phật Gia, có thể gọi là hai ngành Bát Đoạn Cẩm cũng đúng. Môn Bát Đoạn Cẩm của Đạo Gia vì chỗ tự tiện của đạo sĩ và nho sĩ xu thời đã bày lắm thứ, nhiều môn đặt nhiều bài bản lắm hiệu lắm tên nhưng chung quy ý vẫn nằm trong hơi thở, tức chủ trương vận dụng khí lực, gọi văn hoa là Đạo Dẫn Thuật hay Vân Khí Thuật. Bài bản lu bù (nhiều) nhưng người hiểu biết thấy rõ chân tánh, người kém cỏi mờ mịt nên khó thể học hành tới nơi tới chốn. Bát Đoạn Cẩm Thiếu Lâm không có nhiều bản cho lắm, đó là nhờ Thiền môn có tổ chức quy mô (trong chùa có nhiều ban nghiên cứu…viết sách, v..v..) nên lưu truyền được chánh bổn. Nhưng dù thế vẫn thấy được hai loại Bát Đoạn Cẩm. Loại nào cũng đúng tám đoạn, một loại chủ luyện gân xương và một loại chủ luyện khí lực. Mỗi loại có chỗ thái quá và thiếu quá. Để dung hòa cho đặng vẹn toàn, một bản Bát Đoạn Cẩm đầy đủ cả hai phần Luyện Gân Lực và Khí Lực được trình bày trong sách nầy. Nhờ sự sửa đổi (canh tân) nầy mà thiền sư và chúng môn đồ võ lâm, nhân loại được toại nguyện trên đường tu tập. Và bây giờ môn Bát Đoạn Cẩm toàn hảo nầy được truyền bá rộng rãi trong đại chúng làm nổi danh môn phái Thiếu Lâm ra cùng khắp Ngũ Đại Châu. Nhưng mà thế nào là các thế tập Vận Lực và thế nào là các thế Vận Khí? Điều nầy quí học giả sẽ được thấy và cảm nhận được ngay trong chương nầy, ở phần kế tiếp liền sau đây. Và để thưởng thức trước khi đi vào thực luyện, (giống như ta mở mũi hít hơi thơm của món ngon tưởng tượng cho đã cái rồi sau đó mới gắp đồ ăn đưa vào nhai…), soạn giả xin trình là trong Bát Đoạn Cẩm Thiếu Lâm hễ đoạn nào đứng thẳng đầu gối mà tập thì thế đó dùng luyện khí, đoạn nào đứng tấn Kỵ Mã mà tập thì dùng luyện Gân. Có vậy thôi, đơn giản thấy rõ, dể hiểu thấy rõ. Tuy thế, đoạn luyện khí cũng có vận lực phù trợ chớ chẳng phải tưởng tượng khơi khơi mà được, cũng như khi luyện gân cũng có vận khí trợ lực. Có sự bổ hợp như thế mới mau thành công, mới có sự liên hoàn động tác, chuyển động gân xương, thúc đẩy khí huyết, đả thông kinh mạch tạo dựng một thân thể cường tráng, uy nghi. Khi hiểu được những điều cần thiết (yếu quyết) nầy rồi thì không còn lo lắng, ngại ngùng lúc bắt tay vào việc luyện tập, cũng như chẳng thể có tập luyện mà chẳng có thành công. Hơn nửa đời soạn giả Cư Sĩ tôi chưa hề một lần làm chuyện gì mà mình chưa thấy hiểu ý nghĩa của sự việc, thì đối với chư học giả, võ gia, quân tử, soạn giả vẫn muốn quí vị thực hành theo con đường đó để sớm thành công. Đó là con đường sự thật, tri tri. Nay thì chư hiền đã rõ hiểu lý thuyết của Bát Đoạn Cẩm rồi, vậy xin mời nghiên cứu thực hành các động tác co duỗi sau để thân thường được mạnh khỏe, trí thường được thanh thản, hầu tài năng thiên bẩm được đà phát triển tối đa hỗ trợ đời, đi vào lịch sử…(Ai cũng đi vào lịch sử khi mà mình đã tự biết mình, ít ra cũng làm nên lịch sử vì mình đã có tích sự trong đời.) Nào, mời chư học giả thực hành cho biết Đạo vị lành mạnh mà từ cổ xưa không một ai được tôn vinh là thánh hiền mà không biết đến. I. CÁCH LUYỆN TẬP BÁT ĐOẠN CẨM Như học giả đã biết là Bát Đoạn Cẩm gồm có tám phép luyện tập, và không nói ai cũng hiểu đều phải tuần tự tập luyện tuần tự từ phép một cho đến khi hết trong một buổi tập, theo đúng phương pháp sẽ được giảng tới trong phần thực hành kế sau. Nhưng muốn thực hành cho hết tám phép trong một buổi tập thì trước tiên học giả phải thuần thục từ phép một theo phép tuần tự nhi tiến (học từ từ theo thứ tự). Việc nầy không khó, chỉ cần thời gian ngắn là ai cũng thực hành được một cách tự nhiên. Điều cần chú ý khi thực hành là phải quan tâm làm đúng từ động tác một của mỗi Đoạn (mỗi đoạn có nhiều động tác) và làm đủ số lần cần phải lập lại cho mỗi động tác. Khi chấm dứt đoạn thứ nhất thì liền đó luyện tập đến đoạn thứ nhì sau khi buông tay nghỉ thong thả 3 phút đồng hồ. (Nếu đã thuần thì thời gian nghỉ chừng một phút đã đủ) tính ra thong thả mà tập thì người mới mỗi sáng có thể dành khoảng 45 phút để thao luyện và khi đã thuần rồi thời gian luyện tập rút lại còn 20 đến 25 phút là cùng. Số thời giờ ấy rất khiêm nhường so với bất kỳ môn thể thao vận động nào mà sự thành quả thâu đạt được lại tốt đẹp vượt bực hơn tất cả. Khi mới tập thì chú trọng về hình, nghĩa là sao cho đúng cách theo sách chỉ dẫn từ cách gồng chuyển chân tay, co vào, duỗi ra, hít thở, trợn mắt ….Muốn được như thế thì nên treo tấm kiếng (gương) để nhìn cho thấy chỗ sai mà sửa đổi. Nếu có người cùng tập sửa cho nhau thì càng hay hơn. Lúc thuần thục chú trọng tới ý, nghĩa là hơi thở được quên đi, động tác xóa bỏ mà chỉ quán tưởng thấy cái dụng ý của mỗi đoạn (ý tứ đó là ý nghĩa của mỗi câu khẩu quyết của mỗi đoạn, xem trong phần thực hành chương nầy.) Bao giờ làm được từ hình thức tới ý thức thì động tác lưu đi mà tâm như quên như nhớ, huyết mạch cuồn cuộn chuyển lưu, khí lực rần rần tụ tán trong mỗi co duỗi chân tay…bài tập trôi mau đến khi chấm dứt thì tự động dừng ấy nhờ Thần. Học giả tập đến bao giờ được như thế thì thân tâm trống không, cơ thể nhẹ nhàng vui tươi như trẻ, ăn uống ngon lành, ngủ nghê khoái lạc, đến như những công việc hàng ngày cho là rối rắm, mệt nhọc thì nay như đồ chơi và ngày giờ qua mau. Vì biết được thời giờ qua mau nên không phí thì giờ, do đó thành công hơn đời là như vậy đó. Không tập không biết, tập rồi biết ngay, việc nầy người ta ví đường có đi mới biết, chuông có đánh mới kêu. Kẻ lảm biếng thần trí ỉu lờ, lù đù chậm chạp, ngu ngơ việc đời trăm việc cũng tại không người hướng dẫn, nếu biết được phương pháp này mà chuyên cần học luyện thì đời sống đổi khác tức thời, thậm chí đến như tuổi già là cái luật định của tạo háo mà Bát Đoạn Cẩm còn cản được huống hồ. Về chỗ (vị trí) để luyện tập thì không gì tốt hơn nơi yên tĩnh và thoáng khí, không khí trong sạch bao giờ cũng là thức ăn bổ, là liều thuốc quí cải tạo sinh lực con người. Do đó có thể chọn một khoảng trống sạch sẽ cao ráo trong vườn (nếu ở nhà quê), trong sân, hoặc trong phòng nơi có cửa sổ mở thoáng mát ra hướng khô ráo sạch sẽ (khuông cửa phải lau chùi hết bụi bặm thường xuyên, nếu ở nhà sàn trên sông, trên thuyền, tàu thì đợi nước lớn không khí trong sạch mới tập.) Tốt nhất là tập vào mỗi sáng, tập xong đợi 10-15 phút sau tắm nước lạnh chà xát da bằng khăn bong, xơ dừa…. thì sau đó một ngày đẹp nhất định sẽ đến với chúng ta, vì chung quanh ta ai cũng là người đáng thương, đáng mến, đời sống thật có nhiều ý nghĩa… Tóm lại, khởi sự tập Bát Đoạn Cẩm phải: 1. Thuộc và làm đúng hình thức bên ngoài của từng động tác trong mỗi đoạn. 2. Khi thuộc Hình rồi phải thuần Ý, là cái mà mỗi khẩu quyết ghi rõ. 3. Lựa chỗ thoáng, sạch mà tập mỗi buổi bình minh, nếu không tập buổi tối sau bữa cơm hơn 3 giờ đồng hồ. 4. Tập xong 15 phút sau tắm và chà xát da. Uống một ly nước lọc sạch trước khi tập và sau, ly nhỏ thôi. I. TÁM ĐOẠN CỦA BÁT ĐOẠN CẨM Bát Đoạn Cẩm gồm có 8 đoạn, mỗi đoạn có một mô thức (hình dáng, thể thức) huấn luyện cơ thể khác nhau. Khác nhau từ cử động cho đến thần ý. Vì lẽ Bát Đoạn Cẩm được chế tạo để luyện tập cho đặng hiệu quả trong việc kiến tạo một thân thể cường tráng từ ngoài (Ngoại tráng) và cả bên trong (Nội tráng). Ngoài ra Bát Đoạn Cẩm còn dung để trị liệu những bệnh trạng yếu nhược hư hao thường thấy trong mình của người đời. Ví như ai thường ngày hay uể oải thì tập Bát Đoạn Cẩm sẽ khỏi ngay; ăn uống khó tiêu hóa tập sẽ hết ngay, hay mệt tập khỏe ngay. Người tập võ công bi nội thương cũng được trị lành, v..v… nói nhiều không hết. Tổng quát là Bát Đoạn Cẩm là Tám Phép Thần dung tập luyện cho cường kiện thể xác minh mẫn tâm thần và ngừa trị, hoặc trị mọi bệnh chứng thương, lao, cùng bồi bổ các cơ phận quan yếu giúp người hồi phục sinh lực trong đời sống lao động tiêu hao hàng ngày… Đây là phép thần, nhưng có tập luyện đúng thời mới Thần còn như đọc chơi cho biết mà không tập thì Thần cũng chẳng giúp được mình, giống việc hàng ngày cầu xin cúng kiến cho mình được phúc, lộc, thọ mà không làm việc gì bó gối ngồi chờ hoặc manh tâm hung ác, tà gian thì lộc, phúc nào đâu tới với mà thọ cũng giảm dần mau chóng theo ngày tháng vì cái tâm u ám nó hạ mình. Học giả biết như thế thì tưởng chẳng cần luận bàn chi cho dài dòng tốn giấy, mà vứt bỏ hết mọi lý sự bắt tay luyện tập các động tác sau thì trong mấy tháng đã có sự khởi sắc trong đời sống hàng ngày rồi. Tức là vui rồi, vui rồi cần gì nói nhiều nữa, mà có nói nhiều cũng lại càng thêm vui. Ấy, thành công đang chờ quý vị đây. Nào chúng ta hãy tiến tới… Nhưng muốn tiến tới hãy học cho thuộc lòng Tám Câu “Thần chú” sau để làm lộ phí, hành trang rồi hãy lên đường. II. KHẨU QUYẾT BÁT ĐOẠN CẨM: 1. Đệ Nhất Đoạn Cẩm: Lưỡng Thủ Kình Thiên Lý Tam Tiêu (Hai tay chống trời tưởng “tới” Tam Tiêu) 2. Đệ Nhị Đoạn Cẩm: Tả Hữu Khai Cung Tự Xạ Điêu (Trái phải dương cung “như” bắn chim điêu) 3. Đệ Tam Đoạn Cẩm: Điều Lý Tỳ Vị Đơn Cử Thủ (Điều hòa Tỵ vị “một” tay đẩy lên) 4. Đệ Tứ Đoạn Cẩm: Ngũ Lao Thất Thương Vọng Hậu Tiền (Năm Lao Ngũ Thương liếc nhìn “phía”sau) 5. Đệ Ngũ Đoạn Cẩm: Dao Đầu Bài Vĩ Khứ Tâm Hỏa (Lắc đầu vẫy đuôi [1] dứt “bỏ” tính nóng nảy) 6. Đệ Lục Đoạn Cẩm: Bối Hậu Thất Điên Bách Bệnh Tiêu (Sờ xương cùn 7 lần trăm bệnh tiêu) 7. Đệ Thất Đoạn Cẩm: Toàn Quyền Nộ Mục Tăng Khí Lực (Nắm chặt quyền, mắt giận [2] , tăng khí lực) 8. Đệ Bát Đoạn Cẩm: Lưỡng Thủ Phan Túc Cố Thận Eo (Hai tay kéo hai chân bền thận eo) Chú ý: Chữ nghiêng phiên nghĩa Khẩu quyết Bát Đoạn Cẩm chưa sát nghĩa lắm cần đọc rõ chi tiết mỗi đoạn mới biết được đầy đủ. [1]Vẫy đuôi: ý nói uốn éo mông đít như con rắn vẫy đuôi [2]Mắt giận: dịch chữ Nộ mục, ở đây nên hiểu là tập trúng ý lực nơi mắt như giận dữ và nắm quyền đấm ra làm tăng khí lực…
  8. Khô chân là chân không bị nứt nẻ, rắn rỏi, chịu đựng được sự thay đổi của thời tiết, làm việc đồng áng mùa nào cũng được. Gân mặt, nghiêm trang nên không bị lời ong bướm tán tỉnh thì dễ giữ tròn tiết hạnh.
  9. DÂM TƯỚNG "Hồng diện đa dâm thủy, Trường túc bất chi lao; Tiểu yêu tri đại huyệt, Đa mi tất đa mao." Diễn nôm: "Mấy cô má đỏ hồng hồng, Nước nôi tát mấy gầu sòng chưa vơi. Mấy cô đùi ếch chân cua, Cả làng ra...ấy chào thua cả làng.(*) Mấy cô thắt đáy lưng ong, Trời mưa lớn mấy cũng không ra ngoài. Mấy cô mắt phượng mày ngài, Lông thì đốt được một vài thúng tro." (*) Những cô đùi sếu, chân giang, Mỗi đêm chấp cả một làng trai tơ.
  10. Chieunam vẫn chưa vào được lớp PTNC, kính nhờ BQT cho chieunam được vào lớp học. Xin cám ơn sư phụ, sư huynh, sư tỉ cùng BQT diễn đàn.
  11. Chiêunam đang học lớp PTNC, xin đăng ký 1 La kinh Lạc Việt. Mong dự án sớm được triển khai.
  12. Tôi đang học tại Lớp PTLV3 và PTLV nâng cao, đề nghị BQT cho phép tôi tham gia trong mục trao đổi học thuật. Xin cám ơn.
  13. 1. VƯỢNG PHU ÍCH TỬ Thần tướng Ma Y đặt tảng nền: Tân nương muốn đón chớ nên quên: Khô chân (*) rắn rỏi nên dâu thảo , Gân mặt trang nghiêm đáng vợ hiền . Mạnh Mẫu mỏng mày sinh quỷ tử , Âu Cơ hay hạt nở thiên tiên . Thần Đoàn Lão Tổ còn căn dặn : "Tại mẫu tử tôn đặng phúc duyên ." (*) Ca dao : Khô chân, gân mặt đắt tiền cũng mua. 2. HÃM PHU KHẮC TỬ Có nhà dịch lý rất uyên thâm Nhắc nhở dân gian chớ nhận lầm: Chân chĩnh mập lù: Nòi ác phụ, Đít vò núng nính: Thứ cuồng dâm . Mặt mo dày cộm: Phường lang hạnh , Lưng thớt chè bè: Loại cẩu tâm (*) Lấy vợ kén tông, chồng kén giống, Mới mong hảo hợp tới trăm năm. (*) Ca dao : Chân chĩnh, đít vò, mặt mo, lưng thớt là tướng xấu của đàn bà Ruồi đen đậu mép, khóe môi thâm; Cảnh giác không thôi bé cái lầm: Mũi hếch, cằm nghiêng điềm tuyệt tự, Mông cao, ngực nẩy nét tà dâm. Liếm môi, rụt cổ phường đa trá, Liếc mắt đưa tình thói nhị tâm. Lấy vợ kén ngao, chồng kén đế, Vui vầy ngắn tháng với dài năm.
  14. Theo phương pháp của sư phụ Thiên Sứ, cứ yêu nhau hợp tính là có thể kết hôn. Vợ chồng tuổi này sinh con năm 2013 Quý Tỵ là rất tốt. Chúc hai bạn phúc lành.
  15. Con này không phải con Ễnh Ương vì ễnh ương sẽ phình lên khi có gì nguy hiểm đến gần hoặc chạm vào nó. Da Ễnh ương trơn nhớt và có màu xanh đen, da bụng nhạt màu hơn da lưng chứ không màu trắng như trong hình.Khả năng thì đây là một con thuộc họ Chẫu Chàng (chàng hiu).
  16. "Nhất thanh, nhì sắc, tam hình" Đó mới là đánh giá sơ qua khi diện kiến theo Nhân tướng học, để đánh giá chính xác hơn nữa phải xét đến yếu tố mùi hương cơ thể. Thanh, sắc, hình đều tốt cả nhưng trán hôi, nách hôi, miệng hôi, nách hôi, mồ hôi hắc nồng thì chỉ là hạng hạ tiện, còn nếu gặp trường hợp âm xú thì khắc phu nặng nề, hình tử. Nhưng để biết được mùi hương cơ thể không chỉ tiếp xúc sơ giao mà đoán được, nhất là trong điều kiện hiện nay khi hóa mỹ phẩm khử mùi được sử dụng rất phổ biến ở cả hai giới.
  17. "NHẤT THANH, NHÌ SẮC, TAM HÌNH" Diện mạo chỉ đứng hàng thứ 3 trong phép xem tướng. Sắc da và sắc mặt đứng hàng thứ 2. Và đứng đầu là Âm thanh, dù nói tiếng nào đi nữa, giọng nói của miền Bắc, Trung hay Nam nhưng thanh âm phát ra mới là quan trọng, cũng giống như nghe nhạc mà tách phần lời và nhạc điệu ra riêng thì dù đó là bài hát tiếng nước nào đi nữa, người sành nhạc vẫn cảm nhận được sự hấp dẫn của bài hát. Âm thanh thể hiện nội lực từ nội tạng và khí chất của cơ thể, ở gần những người đó ta sẽ nhận được những năng lượng tốt từ họ phát ra, nâng cao năng lượng vốn có của bản thân mình thì chắc chắn sẽ gặp may mắn vì luôn có những quyết định sáng suốt và trường năng lượng tốt còn hấp dẫn các vận may. Có những người phụ nữ có giọng nói ấm, nhẹ và mượt mà, rất hay, nghe cứ muốn gặp một lần cho thỏa lòng nhưng thực tế đa số họ đều có vẻ bên ngoài trung bình hoặc trên trung bình một chút, nhưng rõ ràng tiếp xúc với họ ta luôn có cảm giác nhẹ nhàng và ấm áp.
  18. chieunam xin đăng ký thành viên của lớp học LVĐTCB K3. Mong nhận được thông tin hướng dẫn của Ban tổ chức lớp học. Xin chân thành cám ơn.
  19. Để hóa giải bạn có thể đến: Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng năng lượng sinh học Địa chỉ: 174/113 Nguyễn Thiện Thuật - Phường 3 - Quận 3 Điện thoại: 08. 38309557 Đây là Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng năng lượng sinh học (mọi người hay gọi là Nhân điện) do PGS.TS Nguyễn Đình Phư - giảng viên Đại học KHTN thành lập. để nhờ giúp và học phương pháp dẫn khí nếu muốn tăng cường sức khỏe.
  20. Qua văn phong và những bài gửi em đoán bác ở Hà Nội hay gần Hà Nội, đây là địa chỉ cụ Lang Lượng, nổi tiếng với bài thuốc trị ung thư đã dứt bệnh cho nhiều người: Địa chỉ Thầy lang Lượng: Ở Làng Mộ Trạch xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương Bác cứ lên google tìm cụ Lang Lượng là có ngay những bài viết liên quan, cứ mách địa chỉ này cho Trưởng phòng, biết đâu lại cứu được 1 nhân tài bác ạ.
  21. Chào bác VanTrungHac! Hỏi có thăng chức được không? Nếu có thì bao giờ ? Đây là vấn đề em cũng đang tự hỏi mình nhưng chỉ khác bác là từ chuyên viên chính lên Phá phòng thôi (vừa rồi có 1 xí nghiệp trong Công ty thiếu phó nhưng em không muốn về vì khó phát triển lên cao hơn). Giờ: Tý Ngày: Mậu thìn Tháng: Đinh Sửu Năm: Kỷ Sửu Người hỏi: Mậu Ngọ Nhờ bác xem giúp xem con đường hoạn lộ của em có khả quan không nhé. Em cám ơn bác.
  22. Câu này có nghĩa "nếu đầu giường không kê sát vào đâu cả (các bức tường), bạn sẽ khó được sự giúp đỡ, dễ sinh tiêu cực và thường có cảm giác cô đơn, trống trải, uể oải trong mọi công việc". Điều này là hợp lý vì đầu giường không có chỗ dựa thì thường có cảm giác chơi vơi, trống trải, không có được giấc ngủ ngon dẫn hay uể oải trong công việc...
  23. Anh nên đưa đề nghị tư vấn này vào mục tư vấn phong thủy, còn đây là nơi trao đổi học thuật. Chúc anh nhận được những tư vấn có ích của các cô chú, anh chị trên diễn đàn. Chiêunam
  24. 1. Sự Thở khí công Sự Thở khí công là sự thở đồng bộ với khí (năng lượng của cơ thể), hay nói cách khác là thở để khí hoạt động tốt hơn. Các trạng thái thở trong khí công được chỉ ra như sau: • Hít vào: Là hít bằng mũi, sâu xuống bụng dưới. • Nén lại: Là sau khi hít vào, ngừng thở, nén hơi, căng cơ. • Thở ra: Là sau khi nén lại, từ từ thở ra bằng mũi. • Ngưng thở: Là sau khi thở ra, ngừng thở, thư giãn cơ thể. Sự liên hệ giữa hơi thở và khí được chỉ ra như sau: • Khi hít vào khí sẽ đi từ trên xuống, hoặc đi từ ngoài vào trong cơ thể. • Khi nén lại khí sẽ tụ lại trong cơ thể. • Khi thở ra khí sẽ đi từ dưới lên hoặc từ trong cơ thể ra ngoài. • Khi ngưng thở khí sẽ phát tán ra bên ngoài cơ thể. Sự Thở của khí công còn có liên hệ tốt cho hệ thống khu vực cơ thể như sau: • Khi Hít vào: Vùng ngực hoạt động tốt hơn. • Khi Nén lại: Vùng bụng hoạt động tốt hơn. • Khi Thở ra: Vùng lưng hoạt động tốt hơn. • Khi Ngưng thở: Vùng đầu hoạt động tốt hơn. Lưu ý: • Chỉ thở bằng mũi. • Không thóp hay phình bụng. • Không thở quá sức, mà nâng dần lên. 2. Luyện Thở khí công Trong tư thế thật thoải mái, luyện Thở khí công qua bốn phần sau: 2.1. Hơi thở sâu, đều, chậm Từ từ hít thật sâu xuống tận bụng dưới, đếm từ 1 đến 10 thật đều đặn, thật chậm và nhẹ nhàng, thật thư thái tự nhiên. Sau mỗi lần hít để hơi thở tự nhiên một lúc cho bình thường, rồi mới hít vào tiếp. 2. 2. Hơi thở phù hợp: • Có bệnh thuộc vùng ngực, thì luyện hít vào là chủ yếu. • Có bệnh thuộc vùng bụng, thì luyện nén lại là chủ yếu. • Có bệnh thuộc vùng lưng, thì luyện thở ra vào là chủ yếu. • Có bệnh thuộc vùng đầu, thì luyện ngưng thở là chủ yếu. Vừa thở vừa đếm chậm từ 1 đến 10, thật nhẹ nhàng tự nhiên. 2. 3. Hơi thở 4 thì Từ từ hít vào theo sức của mình, từ từ nén lại vừa phải, từ từ thở ra thật chậm, từ từ ngưng thở thật nhẹ nhàng. Lặp lại vài lần cho nhuần nhuyễn. Từ từ hít vào và đếm từ 1 đến 10 thật chậm, từ từ nén lại vừa phải đếm từ 1 đến 10 thật chậm, từ từ thở ra đếm từ 1 đến 10 thật chậm, từ từ ngưng thở thật nhẹ nhàng đếm từ 1 đến 10 thật chậm. Lặp lại vài lần cho nhuần nhuyễn. 2. 4. Thở quán Luyện thở đến đâu, cảm nhận cảm giác đến đó cho thật quen, sau đó dùng suy nghĩ điều khiển hơi thở. Nghĩ đến đâu thở đến đó, đồng thời tâm niệm cho sự thở thật tốt theo mục đích của mình. (Theo Tĩnh khí công dưỡng sinh cơ bản của Khí Công Sư Nhật Quang Tử Hoàng Vũ Thăng) Trên đây, chiêunam xin giới thiệu Phương pháp thở Khí công hay còn gọi là Phương pháp thở Hình vuông của môn Tĩnh khí công. Ứng dụng phương pháp thở Khí công kiên trì, thường xuyên lúc sáng sớm vừa ngủ dậy và trước khi đi ngủ sẽ làm thuyên giảm và đi đến hết hẳn những bệnh liên quan đến đường hô hấp (viêm xoang, hen suyễn...), giúp ngủ sâu và tăng cường sức đề kháng.
  25. Kính thưa các cô bác anh chị! Trước nhà chieunam có 1 bãi đất trống để hoang nhiều năm do đất tranh chấp nên chủ đất chưa xây dựng, về mặt phong thủy thì miếng đất trống này ảnh hưởng rất lớn đến ngôi nhà chieunam đang ở, từ ngày dọn về ở căn nhà đối diện miếng đất trống này, tiền bạc toàn đội nón ra đi. Nhờ các cô bác anh chị nào biết chỉ giúp chieunam thay đổi được cục diện hiện nay. Cám ơn ý kiến góp ý của các cô bác anh chị! chiêunam