polaris0909

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    9
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

0 Neutral

About polaris0909

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday
  1. Mình thấy bài này rất hay đưa lên cho mọi ng tham khảo http://tindachieu.co...-thu-ha-do.html MỘT VÀI KHÁM PHÁ VỀ TUẦN HÒAN (Theo bài của Tử Nham) Chúng ta biết rằng, thuyết tuần hoàn là tư tưởng mang đậm sắc thái phương Đông, trong thể hệ khoa học thực chứng phương Tây không hề có khái niệm này. Tư tưởng luân hồi của Phật gia cũng có quan hệ với tuần hoàn, nhân quả báo ứng cũng như vậy. Hình 1: Hà Đồ. Tương truyền khi Đại Vũ trong Ngũ Đế trị thủy, trên sông Lạc xuất hiện một con rùa lớn, trên lưng rùa mang hoa văn cấu thành một bức đồ, bức đồ gọi là “Lạc Thư”. Xin xem hình dưới: Hình 2: Lạc Thư. Chúng ta xem hình quan hệ Lạc thư ma phương sau đây: Quan hệ giữa Lạc Thư và ma phương Chúng ta đem quy luật loại này đưa vào Lạc Thư thì có thể được tình huống sau. Lấy 5 làm trung tâm, nối 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 lần lượt có 4 cặp số nối liền. Được hình bên dưới: Quan hệ giữa Lạc Thư và ma phương. Cộng ngang, dọc, trái, phải, chéo thì đều được 15. Nối 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 với 5 được phù hiệu chữ Vạn (卍). Phù hiệu chữ Vạn và Thái cực ngay trên lạc thư xem chi tiết và đầy đủ ở đây
  2. e đọc được bài này hay phết, e nghĩ phù hợp với forum mình nên đưa lên cho mọi ng tham khảo ạ [TinDaChieu] Tôi thực hiện lọat bài “giải mã bí ẩn Kinh dịch” với mong muốn làm sáng tỏ hơn những bí ẩn trong kinh dịch, đưa ra những bí ẩn chưa hề được công bố ra trước đây, cũng như ý nghĩa của Kinh dịch. Từ cổ nhân tìm ra Dịch học cho đến nay chưa có ai có thể lý giải hết bí ẩn cũng như nội hàm trong Kinh dịch. Bởi lẽ Kinh dịch có khả năng dự đóan trước được tương lai vậy là vượt trên kiến thức cũng như tư duy của người thường rất nhiều rồi, nhưng các nhà nghiên cứu Dịch học xưa nay viết về kinh dịch chỉ đưa ra những hiểu biết từ kiến thức của con người mà thôi, mà dùng kiến thức và tư duy của con người thì không thể liễu giải kinh dịch được, những điều hiểu được về Kinh dịch từ trước đến nay chỉ ở mức độ con người, còn đạo lý vượt qua con người thì con người thì trước đây vốn chưa có ai nêu ra. Hiểu biết của bản thân tôi cũng chỉ là những gì đã được biết từ trước tới nay, kiến thức về lĩnh vực này vốn chẳng hơn ai. Tôi tổng hợp thêm kiến thức và bài viết của các đồng môn vốn hiểu rõ Dịch lý là Thần Quang, Tiểu Nham, Chính Ngộ để đưa ra bài viết này Ý NGHĨA CỦA KINH DỊCH Mọi thay đổi nơi thế giới con người đều do thiên tượng biến hóa mà thành, thiên tượng chính là thể hiện của thiên ý, Kinh dịch cho phép con người biết được thiên ý mà hành xử. Khi con người thông qua kinh dịch dự đóan được tương lai thì con người sẽ tin rằng mọi việc chính là đã được an bài trước cả rồi, sự việc kia chưa xảy ra nhưng đã biết trước được sẽ xảy ra như thế. Khi kinh dịch đóan trước được tương lai con người sẽ tin rằng mọi việc đều là theo thiên ý, đều đã được an bài trước cả như thế rồi, vậy nên thuận thiên mà làm mới là tốt, mới là hợp với ý trời. Từ đó con người tin rằng có trời đất, thiện có thiện báo, ác có ác báo từ đó tâm tính con người nâng cao lên Những danh nhân ngày xưa đều dựa vào thiên ý mà làm thì tất thành, còn như làm trái với thiên ý thì dù có giỏi Kinh dịch và tài năng đến đâu cũng không thành. Gia Cát Lượng là một điển hình. Vị quân sư nhà hậu Hán giỏi đến thế đã sớm biết nhà Hán sẽ phải diệt nhưng nể tình Lưu Bị vẫn ra giúp Lưu Bị nhằm khôi phục nhà Hán. Gia Cát Lượng cũng biết trước rằng đấtt nước sẽ chia 3, vì thế giai đọan đầu giúp nhà Hán thì Lưu Bị có thế yếu nhất nhưng vẫn giành chiến thắng hết trận này đến trận khác để lên làm vua nước Thục. Nhưng Gía Cát Lượng chỉ làm được đến đây thôi, vì sau đó nhà Hán sẽ phải diệt vong, đó là thiên ý, vì thế dù Gia Cát Lượng có tài giỏi đến đâu thì cũng không giúp thêm được gì cho nhà Hán, 7 lần xuất quân ra Kỳ sơn, dù giành thắng lợi lớn nhưng rồi cũng phải rút quân trở về. Dù đã dồn được cha con Tư Mã Ý và châm lửa thiêu cháy tòan đại quân nước Ngụy, nhưng 1 cơn mưa đến kịp lúc đã cứu được cha con Tư Mã Ý, đó chính là thể hiện ngọn lửa tài năng nhiệt huyết của con người không thể thắng được cơn mưa của trời vậy. Bắt đầu từ Chu Văn Vương thời nhà Chu, Trung Quốc có rất nhiều nhà tiên tri, đều là thông qua «Kinh Dịch» mà dự ngôn biến hóa thiên tượng trong mấy trăm, thậm chí mấy ngàn năm sau. Chẳng hạn «Càn Khôn Vạn Niên Ca» của Khương Tử Nha nhà Chu, «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng thời Tam quốc, «Thôi Bối Đồ» của Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong triều Đường, «Mai Hoa Thi» của Thiệu Ung triều Tống, «Thiêu Bính Ca» của Lưu Bá Ôn triều Minh, v.v. Những dự ngôn của họ đối với đại thiên tượng trong thời đại đặc thù ngày hôm nay đều được lưu truyền trong dân gian. Thế nhưng con người ngày nay đều xem kinh dịch như một công cụ để xem bói thay đổi đời, nghĩ rằng số mình xấu thế này, nếu đi xem bói có thể cải số được. Thực ra số mệnh con người đã định để trước cả rồi, vậy đi xem bói có thể thay đổi đường đời được không? Kinh dịch có thể biết trước được tương lai nhưng không phải là công cụ để làm cho con người thay đổi số phận của mình. Kinh dịch chính thể hiện sự tồn tại của trời đất, mọi việc nơi thế gian đều do thiên ý tạo thành vậy Kinh Dịch xuất hiện chính là để con người tìm hiểu Thiên ý, thiên tượng, thiên cơ. Bởi vì là an bài, nên những biến hóa thiên tượng lớn đều được thu nhỏ thành quẻ tượng, hào tượng giản đơn trong «Kinh Dịch»; thiên tượng hiển lộ cho con người, để con người thuận theo Thiên ý. NÓI VỀ CHỮ “DỊCH” TRONG KINH DỊCH (dựa theo bài của Thần Quang) Nếu như tách chữ, thì chữ “Dịch” (易) là do “nhật” (日) và “vật” (勿) ghép thành. Từ tượng hình mà xét, “nhật” tượng trưng mặt trời, “vật” tượng trưng mặt trăng. Từ học thuyết Âm-Dương của Đạo gia mà giảng, “nhật” là Dương, “nguyệt” là Âm. Do đó xét theo tượng hình thì chữ “Dịch” (易) là do Âm-Dương hợp thành. Tuy nhiên, nội hàm của “Dịch” không phải chỉ dừng tại đó, mà tiến thêm một bước nữa, chúng ta sẽ thấy trong “Dịch” ẩn tàng ảnh tượng của Thái Cực. Đạo nói: Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Nhật nguyệt luân chuyển, Âm-Dương giao thế, là sự việc đơn giản nhất trong Thiên Địa. Tuy nhiên trong cái giản đơn này hàm chứa vạn sự vạn tượng. Người xưa nói, trong một giọt nước thấy thế giới. Phật Thích Ca Mâu Ni nói, trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới. Như trên đã nói, từ chữ “Dịch” (易) này có thể nhìn ra ảnh tượng Thái Cực. Từ hoành quan mà giảng, Thái Cực của Đạo gia chính là một vũ trụ. Từ vi quan mà giảng, ảnh tượng Thái Cực trong chữ “Dịch” có thể nói là ảnh thu nhỏ vũ trụ Thái Cực của Đạo gia. Do đó, biến hóa thiên tượng trong vũ trụ đều phản ánh trong chữ “Dịch” này. Khoa học hiện đại đã vô cùng phát triển, có thể thông qua máy vi tính để tiến hành phân tích phép toán với một lượng số liệu lớn, thậm chí có thể dự báo được thời tiết và kinh tế. Tuy nhiên đối với biến hóa của thiên tượng thì khoa học quả là bất lực. Nguồn
  3. Thời tiết nóng bức, nhu cầu giải khát và tăng cường sức khỏe của người dân tăng cao. Trong bối cảnh đó, cùng với nhiều loại nước giải khát có chất lượng khác, sữa đậu nành được nhiều người lựa chọn bởi lý do đơn giản: Tốt cho sức khỏe. “Dược thực lưỡng dụng” Theo đông y, đậu nành có tên là hoàng đại đậu, có vị ngọt, tính mát, không độc, công dụng kiện tì khoan trung (xúc tiến tiêu hóa), nhuận táo (chống táo bón), tiêu thủy, giải độc, chủ trị người gầy yếu, bụng trướng, da dẻ vàng vọt, nhọt độc sưng đau, ngoại thương xuất huyết… Nhiều người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang dùng sữa đậu nành hộp giấy tiệt trùng Đông y cho rằng đậu nành là loại “dược thực lưỡng dụng”, tức vừa có thể dùng làm thức ăn vừa dùng làm thuốc. Theo bác sĩ Trần Văn Năm, Phó Viện trưởng Viện Y Dược học Dân tộc TPHCM, hàm lượng đạm trong đậu nành rất cao và có đủ 8 loại acid amin, khoáng chất cần thiết, rất có ích cho việc tăng cường sức lực, phòng chống bệnh tật, nhất là cho người già, trẻ em, những người mập. Sữa đậu nành có tác dụng giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa khả năng xơ cứng động mạch và tốt cho tim mạch. Ngoài ra, đậu nành còn chứa hoạt chất isoflavone – một chất chống ôxy hóa, chống lão hóa, giúp phụ nữ trẻ lâu. Dùng sữa đậu nành sao cho an toàn ? Với những người béo phì, đậu nành là chiếc phao cứu sinh để họ có một thực đơn ăn uống lành mạnh và đầy đủ năng lượng. Xưa nay đậu nành vẫn được đánh giá là thực vật quý vì giàu protid và lipid, dễ tiêu hóa và hấp thu. Cứ trong 100 g đậu nành có từ 34 đến 40 g protid và khoảng gần 20 g lipid, nhiều hơn bất cứ thịt động vật nào. Chất đạm trong đậu nành ở dạng caséin thực vật không khác so với caséin động vật có trong sữa, có đầy đủ các acid amin cần thiết cho sự phát triển và duy trì cơ thể con người. Ngoài ra, đậu nành còn rất giàu vitamin và muối khoáng. Tuy nhiên, theo bác sĩ Trần Thị Thu Liễu, Trưởng Khoa Nội Tổng hợp – Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM, dùng sữa đậu nành tốt nhất nên căn cứ vào tính an toàn và chất lượng. Theo đó, nên chọn các sản phẩm sữa đậu nành tiệt trùng trong hộp giấy vừa bảo đảm chất lượng vừa an toàn vệ sinh lại rất tiện lợi. Sữa đậu nành hộp giấy có nhiều ưu điểm Sữa đậu nành hộp giấy sản xuất theo công nghệ tiệt trùng UHT như sau: Hạt đậu nành chất lượng cao được đưa vào quy trình ngâm ủ, chế biến ở 1360C – 1400C trong thời gian ngắn, rồi làm nguội nhanh ở 250C, giúp giữ lại tối đa dưỡng chất và tiêu diệt hết vi khuẩn. Sữa thành phẩm sau đó được đóng trong bao bì giấy tiệt trùng 6 lớp. Các chất bảo quản được dùng trong thực phẩm chế biến sẵn là để ngăn vi khuẩn có hại gây hư hỏng sản phẩm. Nhưng với sữa đậu nành hộp giấy, nếu xem vi khuẩn là “đạn” thì “đạn” này không thể lọt qua vỏ hộp giấy tiệt trùng 6 lớp vì đây được xem như một bức “tường thép” chống đạn kiên cố. Đó chính là lý do giải thích vì sao sữa đậu nành hộp giấy không cần dùng chất bảo quản mà vẫn tươi ngon trong thời gian 6 tháng. Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mỗi người nên dùng 25 g đạm đậu nành mỗi ngày, tương đương uống 2 hộp sữa đậu nành/ngày. Nguồn
  4. Bí quyết sống lâu của người xưa là gì? Họ duy trì một cuộc sống dài lâu bằng cách nào? Thiền 1. Liệu pháp châm cứu Các kinh mạch là một mạng lưới toàn thể kiểm soát dòng chảy của máu và sinh lực khắp cơ thể để đảm bảo các bộ phận hoạt động đúng chức năng. Theo cuốn cổ thư "Hoàng Đế Nội Kinh", chúng là chìa khóa để có cuộc sống và sức khỏe tốt. Người xưa tin rằng để duy trì được dòng chảy êm ái trong các kinh mạch, thì việc kích thích, mát xa hoặc châm cứu các huyệt Hợp Cốc, Nội Quan và Túc Tam Lý là quan trọng bậc nhất, bởi vì chúng liên kết tương ứng với đầu, trái tim và lá gan. 2. Chế độ ăn uống Người cổ đại tin rằng thực phẩm và đồ uống có thể nuôi dưỡng cơ thể, điều chỉnh trục trặc của các cơ quan, ngăn ngừa bệnh tật và giúp duy trì tuổi thọ. Họ ủng hộ ý tưởng "lấy mùa màng làm nguồn thức ăn chính, trái cây dùng bổ sung, vật nuôi và gia cầm để bồi bổ, và các loại rau để phụ thêm". Họ cũng nhận thấy tầm quan trọng của gia vị để mang lại sự cân bằng. 3. Sống hòa hợp với bốn mùa Cổ nhân xưa xem xét thời gian rất nghiêm túc. Khi mùa thay đổi, tất cả các sinh vật sống cũng đều thay đổi theo. Vì vậy, người cổ đại tin rằng con người nên ăn và sống thuận theo sự thay đổi của mùa. Chống lại tự nhiên có nghĩa là chống lại sức khỏe của con người. 4. Giải độc Tất cả yếu tố tiêu cực bên trong, chẳng hạn như tâm trạng buồn rầu, mệt mỏi, ăn quá nhiều, các tác động tiêu cực bên ngoài như thừa hoặc thiếu các yếu tố tự nhiên như nắng, gió… có thể là nguyên nhân gây bệnh, và chúng được xem cũng giống như độc tố bên trong cơ thể. Loại bỏ và điều dưỡng thông qua chế độ ăn uống và thuốc men có thể giúp duy trì sự cân bằng bên trong. 5. Thiền định Thiền rất quan trọng trong các nghiên cứu về tuổi thọ. Tâm trí chế ngự cơ thể. Khi tâm tĩnh, tất cả các bộ phận của cơ thể ở trạng thái cân đối và hài hòa, đó là điều cần thiết cho sức khỏe tốt. Mặt khác, khi tâm trí bị mất cân bằng do giận dữ, quá vui mừng, sợ hãi… cơ thể cũng sẽ mất cân bằng và dễ bị bệnh. 6. Tu dưỡng Sự tu dưỡng không chỉ giúp bản thân thanh thản, mà còn giúp giảm bớt những ý nghĩ xấu hoặc ngôn từ có hại, nhiệt tình giúp đỡ người khác hơn. Khi tinh thần được gột sạch, tâm hồn chứa đầy niềm vui và sự cởi mở, khi đó, sức khỏe tốt chẳng phải là chuyện xa vời. nguồn
  5. Sự hiểu biết của người Trung Quốc về cơ thể con người Theo thuyết Ngũ hành, mọi việc trên thế giới diễn ra bởi sự tương tác và sự kết hợp với nhau của Ngũ hành (tương sinh tương khắc). Theo một chương về triều đại nhà Trịnh trong Quách Du (hay Bát Quốc của Tả Khâu kể về lịch sử của các triều Chu, Lỗ, Tề, Tấn, Trịnh, Sở, Ngô và Việt) thì "sự kết hợp khác nhau của thổ, kim, mộc, thủy và hỏa hình thành mọi thứ trên thế gian." Trong chương "Hồng Phương" của sách Thượng Thư, ngũ hành ngụ ý là kim, mộc, thủy, hỏa, và thổ. Ảnh: Internet Thủy (nước) tương ứng với độ ẩm và hướng xuống. Hỏa (lửa) tương ứng với [ngọn lửa] cháy và hướng lên trên. Mộc (gỗ) thì hoặc cong hoặc thẳng. Kim loại thì không ổn định nếu bị nung bởi lửa. Thổ (đất) thì không thể thiếu đối với nông nghiệp. Nước trở nên mặn khi đi xuống dưới. Lửa trở nên đắng khi cháy lên trên. Gỗ có thể trở nên chua (có tính axit) khi nó thay đổi hình dạng. Kim loại có thể trở nên có gia vị (cay) khi nó không bền. Đất có thể trở nên ngọt khi được dùng cho nông nghiệp." Những ghi chép lịch sử này mô tả mối quan hệ giữa ngũ hành và ngũ vị (mặn, đắng, chua, cay, và ngọt). Các đặc tính kết hợp Y học cổ truyền Trung Quốc kết hợp các đặc tính của ngũ hành với ngũ tạng của người: Mộc (gỗ) thì linh hoạt và phẳng. Gan tương ứng với mộc. Gan không thích chất hôi, và thải chúng ra khỏi cơ thể người. Hỏa thì đi lên và nóng. Tim tương ứng với hỏa. Trái tim là mặt trời của cơ thể người và làm ấm toàn bộ cơ thể. Ngọn lửa của trái tim cũng hướng lên trên. Thổ (đất) có phổ biến trong tự nhiên. Đất sản sinh ra tất cả. Lá lách tương ứng với thổ. Lá lách giúp tiêu hóa, vận chuyển dinh dưỡng và nuôi dưỡng tất cả các cơ quan nội tạng, tứ chi, và xương. Lá lách cũng là nguồn gốc của khí và máu trong cơ thể người. Kim thì mát mẻ. Phổi có chức năng tương tự với kim loại.Phổi giúp cơ thể người giữ được mát mẻ. Nước [có chức năng] nuôi dưỡng và đi xuống. Thận tương ứng với thủy. Thận xả chất thải xuống dưới và lưu trữ những tinh chất cho cơ thể. Theo thuyết ngũ hành, thì chúng (ngũ hành) là tương sinh (sinh ra nhau), tương khắc (khắc chế nhau), tương thừa (thừa thế lấn át), và tương vũ (khinh nhờn). Nói cách khác, ngũ hành tương sinh và tương khắc với nhau (hỗ trợ lẫn nhau và đồng thời kiềm chế lẫn nhau). Trình tự tương sinh giữa ngũ hành là: Mộc sinh hỏa. Hỏa sinh thổ. Thổ sinh kim. Kim sinh thủy. Thủy sinh mộc. Trình tự của tương khắc của ngũ hành là: Mộc khắc thổ. Thổ khắc thủy. Thủy khắc hỏa. Hỏa khắc kim. Kim khắc mộc. Vượt quá hoặc thiếu đi quan hệ tương sinh và tương khắc sẽ phá vỡ sự cân bằng giữa ngũ hành, mà cho kết quả tương ứng hoặc là cùng phát triển hoặc cùng tiêu hủy. Ví dụ, nếu mộc hoạt động quá mức và kim không khắc được mộc, thì thổ trở nên yếu hơn. Điều này sẽ được gọi là mộc tương thừa và thổ tương vũ (bị khinh nhờn) (bình thường thì mộc khắc thổ, trong trường hợp mộc quá mạnh sẽ trấn áp thổ). Lấy một ví dụ khác, bình thường thì thủy khắc hỏa, tuy nhiên, nếu thủy bị thiếu hụt, hỏa thì cực kỳ mạnh mẽ, và thủy sẽ không khắc chế được hỏa. Thay vào đó, lửa (hỏa) sẽ làm khô hết nước (thủy). Điều này được gọi là hỏa chống lại thủy hay hỏa khinh nhờn thủy. Không thể có tương sinh mà không có tương khắc để cân bằng ngũ hành. Nếu không có tương sinh, không có gì trên thế giới được sinh sản hay phát triển. Nếu không có tương khắc, mọi thứ sẽ phát triển không tương xứng, do đó, sẽ phá hoại sự cân bằng bình thường của thế giới. Cân bằng động của tương sinh và tương khắc giữa ngũ hành là chìa khóa cho sự phát triển bình thường của thế giới. Tương sinh và tương khắc Các nguyên tắc tương sinh và tương khắc được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Trung Quốc để giải thích mối tương quan giữa năm cơ quan nội tạng (ngũ tạng), các hiệu ứng bệnh lý của chúng với nhau, cũng như các chẩn đoán và điều trị y tế tương ứng. Mối tương quan nuôi dưỡng giữa năm cơ quan nội tạng là thể hiện nguyên lý tương sinh của thuyết ngũ hành. Ví dụ, thận (thủy) lưu trữ những tinh chất. Gan (mộc) lưu trữ máu. Các tinh chất trong thận có thể nuôi dưỡng máu trong gan. Nói cách khác, những tinh chất của thận nuôi dưỡng gan. Đây là ví dụ mà thủy sinh mộc trong cơ thể người. Gan (gỗ) lưu trữ máu. Tim (hỏa) quản lý việc lưu thông máu. Máu trữ trong gan và sự điều chỉnh bình thường số lượng lưu thông của máu giúp động mạch của tim hoạt động bình thường. Nói cách khác, gan nuôi dưỡng tim. Đây là một ví dụ mộc sinh hỏa trong cơ thể người. Tim (hỏa) điều khiển việc lưu thông máu, và cũng [điều khiển] ý thức của người. Lá lách (thổ) điều khiển sự hấp thu các chất dinh dưỡng, đó là nguồn gốc của năng lượng và máu. Lá lách cũng điều khiển máu. Hơi nóng của tim làm ấm lá lách. Nếu tim điều khiển việc lưu thông máu tốt thì máu có thể nuôi dưỡng lá lách, giúp lá lách tạo ra máu và kiểm soát máu được tốt. Nói cách khác, hỏa trong tim làm ấm thổ trong lá lách. Đây là ví dụ hỏa sinh thổ trong cơ thể người. Lá lách (thổ) vận chuyển các chất để tăng khí nhằm nuôi dưỡng phổi, và giúp khí duy trì sự kiểm soát phổi. Nói cách khác, khí của lá lách nuôi dưỡng khí của phổi. Đây là ví dụ thổ sinh kim trong cơ thể người. Phổi (kim) điều khiển khí và thải chất thải tra khỏi cơ thể người. Thận (thủy) lưu trữ các chất và thu [hút] khí. Khí được tinh lọc của phổi sẽ giúp thu [hút] khí và lưu trữ các chất trong thận. Khi khí của phổi được tinh lọc và sạch sẽ, nó giúp thận kiểm soát nước. Nói cách khác, kim trong phổi sinh nước trong thận. Đây là ví dụ kim sinh thủy trong cơ thể người. Tương tự, quan hệ tương khắc trong ngũ hành cũng áp dụng cho ngũ tạng. Ví dụ sau đây là về kim khắc mộc trong cơ thể người, nếu phổi (kim) thanh lọc khí, sau đó bộ máy khí sẽ chạy thông suốt trong cơ thể người, kiềm chế gan (mộc) không cho hoạt động quá mức. Khi gan (mộc) hoạt động tốt, nó làm thông thoáng lá lách (thổ). Còn đây là ví dụ về mộc khắc thổ. hoạt động thông suốt của lá lách (thổ) sẽ kiềm chế thận (thủy) hoạt động quá mức. Đây là ví dụ về thổ khắc thủy. Chất dinh dưỡng của thận (thủy) ngăn không cho sức nóng trong tim (hỏa) trở nên quá lớn. Đây là ví dụ thủy khắc hỏa. Sức nóng của tim (hỏa) kiềm chế phổi (kim) hoạt động quá mức trong quá trình thanh lọc. Đây là ví dụ hỏa khắc kim. Các hiệu ứng bệnh lý Tương sinh và tương khắc trong ngũ hành cũng có thể được áp dụng để giải thích các hiệu ứng bệnh lý giữa ngũ tạng. Ví dụ, bệnh gan có thể lây nhiễm sang lá lách. Đây là ví dụ thổ sinh mộc. Bệnh lá lách có thể ảnh hưởng đến gan. Đây là ví dụ mộc khắc thổ. Bệnh gan ảnh hưởng đến lá lách và ngược lại. Đây là ví dụ mà mộc yếu làm thổ suy yếu, và ngược lại, thổ yếu làm suy yếu mộc. Bệnh gan cũng có thể lây nhiễm sang tim. Đây là ví dụ bệnh tật của mẹ gây ảnh hưởng đến đứa trẻ. Ví dụ mộc khắc kim là khi bệnh của gan ảnh hưởng đến phổi. Nếu bệnh gan ảnh hưởng đến thận, thì đó là ví dụ khi bệnh của trẻ em nhiễm vào người mẹ. Các bệnh khác của các cơ quan nội tạng cũng theo các nguyên lý của thuyết ngũ hành. Chúng ta có thể sử dụng nguyên lý tương sinh và tương khắc trong ngũ hành để giải thích các ảnh hưởng bệnh của một cơ quan này lên các cơ quan khác. Thuyết ngũ hành đối với các chẩn đoán lâm sàng và điều trị làm chỉ đạo trong Y học cổ truyền Trung Quốc.Ví dụ, chúng ta biết mộc khắc thổ, gan tương ứng với mộc, lá lách tương ứng với thổ. Như vậy gan khắc lá lách. Khi chúng ta chữa trị lá lách, nó có tác dụng (ảnh hưởng) chữa bệnh cho cả gan và lá lách. Vì vậy, việc điều trị lá lách minh họa nguyên lý "sinh thổ để khắc mộc" Hơn nữa, gan tương ứng với màu xanh lá cây, và chua. Nếu bệnh nhân có da màu xanh và có xu hướng với thức ăn chua, gần như có thể chắc chắn rằng bệnh nhân này đang có vấn đề về gan. Có vô số ví dụ để minh họa cho thuyết ngũ hành. Người ta có áp dụng chúng một cách thành công trong Y học cổ truyền Trung Hoa. Nói chung, Y học cổ truyền Trung Hoa có liên quan chặt chẽ với thuyết ngũ hành khi chẩn đoán y tế và định ra phương pháp điều trị và thuốc men. Mối quan hệ tương sinh tương khắc giữa ngũ hành cũng có thể được áp dụng cho các ảnh hưởng bệnh lý về cảm xúc lên năm cơ quan nội tạng. Theo Su Wen, sách Y học cổ truyền Trung Hoa, "Giận làm hại gan; buồn thì kiềm chế sự tức giận." "Mừng làm hại tim, trong khi lo sợ khắc chế được vui mừng." "Suy nghĩ quá nhiều làm hại lá lách, trong khi cơn giận ngăn chặn suy nghĩ." "Buồn làm hại phổi, trong khi vui mừng khắc chế được lo lắng." "Sợ hãi làm hại thận, trong khi suy tư ức chế nỗi sợ hãi." Nói cách khác, nguyên lý tương khắc giữa ngũ hành có thể được dùng để điều trị rối loạn tâm thần. Tiểu vũ trụ Cơ thể con người là một tiểu vũ trụ. Giống như vạn vật trong vũ trụ, ngũ tạng tương sinh và tương khắc với nhau, giữ môi trường bên trong cân bằng và ổn định. Thuyết ngũ hành mô tả một cách đầy đủ tính biến động và sự phối hợp giữa ngũ tạng để duy trì mối quan hệ cân bằng. Sự mất cân đối của cơ chế này luôn luôn dẫn tới những triệu chứng bệnh lý. Các nguyên lý tương thừa và tương vũ giữa ngũ hành cũng có thể được sử dụng cho các mục đích lâm sàng. Những nguyên lý này giải thích sự lây lan bệnh của một cơ quan, và dự đoán sự phát triển của nó. Chúng cũng cho phép chẩn đoán và đưa ra các điều trị tương ứng. Y học cổ truyền Trung Quốc không chỉ tin rằng cơ thể người là một thể thống nhất, hay một tiểu vũ trụ, mà còn tin rằng trong ngũ tạng, các cơ quan quan trọng, và 5 giác quan tương ứng với 5 hướng, 4 mùa, và 5 mùi vị của môi trường tự nhiên. Thuyết này hợp nhất cơ thể người và thiên nhiên, và phản ánh tính biến động giữa cơ thể người và vũ trụ. Thuyết ngũ hành thể hiện niềm tin truyền thống của người Trung Quốc, rằng "con người là một phần của vũ trụ." Ví dụ, mùa xuân tương ứng với phía đông, nơi khí và gió chiếm ưu thế. Vì vậy, mùa xuân khí hậu ôn hòa, khí dương tăng trưởng nhẹ, và tất cả mọi thứ trên trái đất phát triển. Khí của gan trong cơ thể người tương ứng với mùa xuân. Do đó khí của gan thịnh vượng vào mùa xuân. Con người tương thích với các yếu tố tự nhiên khác, chẳng hạn như bốn mùa, ngũ khí, cũng như ngũ vị trong chế độ ăn uống; tất cả đều bắt nguồn từ các nguyên lý của ngũ hành. nguồn http://tin180.com/khoahoc/tin-khoa-hoc/20110826/ngu-hanh-va-ngu-tang.html
  6. Khi tôi hỏi những pháp sư về các phương pháp chữa bệnh của họ, họ nói với tôi, "Hãy hỏi các loài thực vật", Enrique Barbano Quijano giải thích. Henri, như bạn bè của ông gọi, là một thầy lang chữa bệnh bằng thảo dược. Một cựu mục sư và truyền giáo Cơ Đốc Phục Lâm trước đây cũng đã giảng giống với Billy Graham, ông giờ đây dành phần lớn thời gian của mình trong những khu rừng nhiệt đới Amazon để nghiên cứu cây thuốc với những thầy lang. PHƯƠNG PHÁP THẢO DƯỢC: Nhiều loại thực vật được sử dụng trong phương pháp chữa bệnh cổ truyền bản địa. (Ảnh được cung cấp bởi Henri Barbano) "Tôi đã ở gần hai tháng với một bộ lạc ở Peru. Họ sống như họ đã từng sống cách đây 3.000 năm. Tôi quan sát cách họ thu thập các lọai thực vật và làm thuốc như thế nào, Henri kể lại thời gian ông ở Palm Beach, Florida, khi ông không làm nghiên cứu thực địa ở Amazon và Mexico. Sinh năm 1957 tại La Plata, Argentina, cha của Henri là một kỹ sư làm việc trên đường cao tốc Pan-American. Mẹ ông là một bác sĩ y khoa. Sau khi học xong trung học ở La Plata, Henri học tại Đại học Denver, nơi ông học chuyên ngành chính là thần học và chuyên ngành phụ là khảo cổ học. Những sự tìm kiếm trong môn khảo cổ học đã dẫn ông tới những khu rừng nơi ông gặp và kết bạn với những người dân bản địa. Ông bắt đầu mang cho họ quần áo và thuốc men trong quá trình ông thực tập chuyên ngành ở đó. Năm 1999, Henri đã bắt đầu một dự án để khám phá những tài liệu cổ của người Inca ở Peru. Sau đó ông đã bắt đầu quan tâm đến những cây thuốc. Ông đã chứng kiến ​​công việc của các pháp sư, không phải như một người ngoài cuộc, mà như là một cộng tác viên đáng tin cậy. Sau đó, Henri bắt đầu ghi chú cho một cuốn sách mà ông đang chuẩn bị về cây thuốc. "Người thầy tốt nhất của tôi là cây ayahuasca (một loại cây nho). Tôi đã nghiên cứu cây đó nhiều năm qua ", ông nhớ lại. Nó được phát âm aye-ah-là-ka. Cây nho này mọc hoang dã trong những khu rừng rậm Amazon của Peru và Ecuador. Nó được các pháp sư thu hoạch về, được cắt ra và sau đó đun sôi với một loại lá gọi là chacruna. Nó đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay. Khi một đứa trẻ ra đời, người dân bản địa sẽ cho nó một giọt ayahuasca ", Henri giải thích. Nó được cho rằng sẽ làm sạch cơ thể vật chất và tinh thần. Henri đã thu thập được công thức làm ayahuasca và nghiên cứu chúng tại Đại học Universidad Particular de Iquitos ở Peru. Có nhiều loại cây nho và phương thuốc lá có hiệu quả chữa trị khác nhau. Một trong những loại mà Henri mô tả được gọi là Thiên Đàng: "cây yahuasca được cắt, tước vỏ, sau đó được đun sôi với ba lít nước có chacruna. Phương thuốc này được sử dụng trong vùng Pucallpa của Peru. Nó được nấu trong tám giờ. Chất lỏng thu được có màu nâu và dính. " Trong y học cổ truyền, bệnh nhân được chuẩn bị trong một buổi lễ kéo dài từ 3 đến 7 ngày để làm sạch. Một chế độ ăn uống bao gồm một loại chuối đặc biệt và cá nước ngọt từ hồ, sông được duy trì. Pháp sư chuẩn bị bệnh nhân bằng cách hun khói bệnh nhân bằng lá thuốc lá. Buổi lễ này không giống với nghi lễ hun khói truyền thống của người Mỹ bản địa. "Khi cơ thể được làm sạch, bệnh nhân sẽ uống ayahuasca. Họ sẽ ngủ và mơ ", Henri nói. Buổi lễ đi kèm với Ikaros. "Ikaros truyền thống là những bài hát bằng tiếng sáo. Người thổi sáo dẫn đường bạn trong những giấc mơ. Pháp sư sẽ chăm nom bạn nếu bạn khóc. Họ dùng một loại kem dưỡng da được gọi là Agua de Florida. Khi người ta mơ họ nhìn thấy những chuyện đã xảy ra khi họ còn trẻ ". Những đoạn phim về những buổi lễ ayahuasca truyền thống và băng ghi âm các cuộc phỏng vấn với một người Mỹ đã chỉ ra rằng phản ứng với các cây thuốc có thể là quá khích. Những cảnh tượng mơ thấy có thể bao gồm những điều mà bị ức chế từ bộ nhớ ý thức. Bệnh nhân thường nôn ra bởi tác động của thứ chất lỏng dính, khó nếm. Một người đàn ông đã mô tả sự thiếu kiểm soát của mình sau khi dùng phương pháp này và nôn ra nhiều lần. Sau khi cho ra ngoài thứ đã nói ở trên ông cảm thấy yên bình. Henri khẳng định rằng liệu pháp này còn được sử dụng để chữa chứng nghiện heroin và cocaine. "Khi bạn làm sạch cơ thể của bạn, bạn làm sạch gan, máu, và thận. Hít vào làm sạch đường hô hấp," ông nói. Ngoài ayahuasca, Henri mô tả chế độ ăn uống là một phần quan trọng như thế nào của y học cổ truyền mà ông đã nghiên cứu. "Cơ thể cần vitamin và khoáng chất. Cơ thể thèm khát thức ăn. Các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe như xà lách, trái cây, những thứ tươi sạch. Không có thức ăn nhanh ". Henri nói tiếp, "Trong y học cổ truyền, bệnh đau đầu được chữa khỏi bằng cách ăn dâu tây. Cholesterol gây xơ cứng động mạch được chữa với nước ép dứa, cà tím, và móng vuốt mèo. Nguồn gốc của các loại thuốc từ thực phẩm bắt nguồn từ những thầy lang ". "Sự căng thẳng là điều tồi tệ nhất mà làm cho bạn mắc bệnh", Henri khẳng định. "Khi bạn ăn, bạn cần phải có thời gian. Khi bạn bị căng thẳng và áp lực thì bạn đang ở trong một trạng thái vội vàng, thức ăn sẽ không có tác dụng tốt cho hệ thống của bạn. " Henri cũng mô tả cách chữa bệnh mà ông nghiên cứu, điều quan trọng là những người bệnh cảm thấy họ cần thiết, được mọi người cần đến, và được yêu thương bởi những người xung quanh: "Nếu thận không hoạt động tốt, người ta sẽ cảm thấy cô đơn, buồn chán. Kết quả là một số người bắt đầu quay sang uống rượu và họ sẽ bị dính vào rượu. " Khoa học hiện đại đang bắt đầu học hỏi từ những phương pháp cổ truyền. Các nhà nghiên cứu đang lùng sục khắp vùng Amazon tìm kiếm những kiến thức từ thực vật và hy vọng tìm thấy những phép chữa bệnh thần kỳ cho các tai họa bệnh tật của con người. "Hãy lắng nghe thực vật", một pháp sư thông thái đã từng nói với Henri. Trong chữa bệnh cổ truyền, thực vật có thể nói chuyện. Tiến sĩ John Christopher Mỹ đã từng phục vụ như một nhà truyền giáo y tế trong chiến tranh phá hoại Congo. Ông đã nhìn thấy tận mắt sức mạnh của các pháp sư sống trong các bộ lạc và cách sử dụng các phương pháp chữa bệnh bản địa. Ông là một nhà sinh vật học biển và thường mô tả về các thành phần của biển được sử dụng làm thực phẩm và chữa bệnh. Ông là tác giả của 24 cuốn sách, trong đó có nhiều cuốn nói về sức khỏe và các vấn đề môi trường. Nguồn http://tin180.com/suckhoe/y-hoc-co-truyen/20110820/hay-lang-nghe-thuc-vat-phuong-phap-chua-benh-co-truyen.html
  7. Trước khi khởi hành một chuyến đi dài, người Trung Quốc thường chuẩn bị một vài bài thuốc bằng thảo dược để sử dụng khi có vấn đề về sức khỏe. Berberine được chiết xuất từ cây Hoàng Liên Nhiều bệnh nhân thường đến phòng mạch của tôi để mua những viên thuốc thảo dược trước khi họ đi du lịch. Berberine là một trong các loại thuốc khẩn cấp phổ biến nhất khi đi du lịch. Nó đặc biệt phổ biến cho các chuyến đi tới Mexico và Đông Nam Á bởi vì hiệu ứng thuốc nhanh chóng đối với những chứng bệnh đặc trưng của khu vực. Thực vật có chứa berberine (黄连 Hoàng Liên ở Trung Quốc) được sử dụng trong hầu như tất cả bài thuốc truyền thống. Y học Trung Quốc đã sử dụng nó ít nhất 3.000 năm trước đây. Berberine đã được chứng minh có khả năng chống lại sự họat động của các lọai vi khuẩn, nấm, sinh vật đơn bào, virus, giun sán và chlamydia. Berberine là lọai thuốc được sử dụng thường xuyên nhất cho các bệnh như tiêu chảy do vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột, và đau mắt hột. Sau đây là một câu chuyện vui về berberine. Một người Mỹ đi du lịch trong khu vực Đông Nam Á cực kỳ thận trọng trong khoản ăn uống. Ông đánh răng của mình với nước đóng chai và rất thận trọng với đồ ăn. Ông không bao giờ ăn bất cứ thứ gì chưa được nấu chín. Sau khi tuân thủ trong một tuần, ông đã tránh được bệnh tật, và cảm thấy rất hài lòng với chính mình. Thói quen cẩn thận đó đã giúp ông mạnh khỏe. Một buổi chiều nọ, vì khát nên ông uông một chai Coca Cola được cung cấp bởi khách sạn. Ông nghĩ rằng Coca Cola là thức uống an toàn vì nó được vận chuyển trong lon làm bằng nhôm từ Mỹ qua. Ông uống một ly lớn nuớc Coca Cola. Ông bị đau bụng sau đó 10 phút, rồi nôn mửa và tiêu chảy. ông nhanh chóng bị mất nước và bệnh tình trở nên rất nghiêm trọng. Ông không thể tưởng tượng nỗi điều này có thể đã xảy ra. Lý do ở nước đá từ ly Coca, chúng được làm từ nước máy. Một khách du lịch trong nhóm là bệnh nhận của tôi có thuốc berberine. Ông đã cho người Mỹ đó uống một vài viên thuốc. Trong vòng hai giờ các triệu chứng nhanh chóng biến mất và bệnh lỵ của người Mỹ được chữa khỏi. Ông ta vô cùng cảm kích bệnh nhân của tôi. Ông nói rằng chắc chắn sau này cũng sẽ ghé thăm phòng khám của tôi trước khi đi du lịch để được kê toa thuốc cổ truyền Trung Hoa dùng khi có vấn đề về sức khỏe. Cây Hoàng Liên Các thành phần trong thuốc berberine là berberine hydrochloride, được chiết xuất từ ​​cây Hoàng Liên. Ở Trung Hoa, chất Berberine được biết đến như "tinh chất cây Hoàng Liên". Cây Hoàng Liên là gì? Nó đã được ghi chép lại trong Biên niên sử của Quận Nga Mi phần sản vật như sau: cây Hoàng Liên mọc ở các khu vực núi đá rất khó tiếp cận. Những người hái phải buộc dây thừng quanh thắt lưng cho an tòan trước khi leo lên những tảng đá để tìm cây Hoàng Liên. Tuy nhiên, việc tìm kiếm nguy hiểm này thường không thành công. Có rất nhiều giống Hoàng Liên mọc ở tỉnh Tứ Xuyên, Sơn Tây, Vân Nam và Quý Châu. Tuy nhiên cây Hoàng Liên hoang dã mọc trên núi Nga Mi là quý nhất. Chúng có chất lượng tốt nhất, nhưng tìm được nó cũng khó nhất. Hoàng Liên thuộc họ Mao Lương, đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa một thời gian dài. Thần Nông đã liệt kê Hoàng Liên trong "Các lọai thảo dược được Thần Nông lựa chọn" trong Sách Materia Medica của mình, một quyển sách dược phẩm liệt kê tất cả các lọai động thực vật và các chất khác được cho là có giá trị trong chữa bệnh theo y học cổ truyền Trung Hoa. Các loại thảo mộc Trung Quốc có thể được xếp vào một trong nhiều loại danh mục thuốc khác nhau theo tính chất và sự tương đồng của chúng, do đó một loại thảo dược có thể được sử dụng thành nhiều bài thuốc khác nhau. Các đặc tính mạnh của một loại thảo dược có thể được tận dụng tối đa khi được kết hợp với các loại thảo mộc khác. Hoàng Liên kết hợp với các loại thuốc khác nhau thể điều trị nhiều bệnh. Ví dụ, Hoàng Liên kết hợp với Fuligo Plantae có thể điều trị bệnh tiêu chảy cấp. Kết hợp với cây Hương Phụ (Rhizoma Cyperi), nó có thể điều trị các bệnh khác nhau của tình trạng trì trệ khí. Kết hợp với Tô Diệp (Folium Perillae), nó có thể điều trị các bệnh gây ra bởi sự gia tăng của độ ẩm và tự sinh nhiệt, không hài hòa giữa phổi và dạ dày, và chứng buồn nôn, nôn mửa. Kết hợp với Mộc Thông (Caulis Akebiae) và tre lá, nó có thể chữa trị chứng ợ nóng (chứng ợ gây bỏng rát sau xương ức), và mất ngủ. Nguồn http://tin180.com/suckhoe/y-hoc-co-truyen/20110818/tinh-chat-berberine-tu-cay-hoang-lien.html
  8. Nhiều người có thể tin rằng chu kỳ của mặt trăng ảnh hưởng đến con người. Ví dụ rõ ràng nhất là kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Trong điều kiện bình thường,chu kỳ của một người phụ nữ xảy ra mỗi 28 ngày, chính xác trong khoảng giữa một tháng thiên văn (thời gian giữa những độ cao tối đa của một ngôi sao cố định khi nhìn từ Mặt trăng, nó xấp xỉ 27 ngày) và một tháng âm lịch (29 ngày). (Đường Minh / Secret China) Theo một bác sĩ Trung y, Shi Yukun, chu kỳ của mặt trăng cũng liên quan đến thời điểm con người được sinh ra. Hầu hết các em bé được sinh ra ngay sau khi trăng tròn. Tuần trăng có ảnh hưởng tới trạng thái tinh thần của con người. Người Babylon cổ đại ám chỉ những bệnh nhân bị rối loạn thần kinh là "lunatic" (người mất trí), tức là có bệnh bị ảnh hưởng bởi mặt trăng. Ngày nay, từ này được sử dụng thường xuyên ở Mỹ. Những nghiên cứu đã cho thấy những người bệnh tâm thần có khuynh hướng biểu hiện triệu chứng rối loạn thần kinh trong thời gian trăng tròn. Mặt trăng cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của một người. Trăng tròn có thể làm người ta cảm thấy bất an, căng thẳng, bị quấy rầy và sinh ra ảo giác. Hơn nữa, trong thời gian trăng tròn, người ta có xu hướng hồi tưởng những kỷ niệm quá khứ của họ cao hơn, làm cho họ cảm thấy buồn bã và chán nản. Nhiều nhà thơ sáng tác những kiệt tác của họ trong thời gian trăng tròn. Một cuốn sách Trung Quốc cổ đạiNhững câu hỏi thường gặp: Thuyết Bát Tiêncó viết, "Khi trăng lưỡi liềm xuất hiện, khí và huyết (máu) bắt đầu tăng cường, và khí [có chức năng] bảo vệ bắt đầu lưu thông.Khi trăng tròn, khí vàhuyết sẽ dồi dào, và các cơ bắp trở nên mạnh mẽ. Khi trăng khuyết, các kênh năng lượng suy yếu, khí bảo vệ rời đi, và chỉ còn lại bóng hình." Đó là để nói, huyết (máu) của cơ thể người, khí, cơ bắp và sức mạnh của các kênh năng lượng là có liên quan đến các tuần trăng. Nếu một người nhìn nhận những hiện tượng này từ một quan điểm khác thì thân thể con người chỉ đơn giản là được kết nối với toàn vũ trụ chứ không chỉ là mặt trăng, bởi vì mặt trăng có thể chỉ là một vật thể phản ứng theo nhịp điệu của vũ trụ chăng? Nguồn http://tin180.com/khoahoc/vu-tru/20110818/mat-trang-than-the-nguoi-va-vu-tru.html
  9. Trên thực tế, việc con người trốn tránh tai họa là biểu hiện của một tâm thái phức tạp; rất nhiều người không biết cứu cánh thực sự ở đâu, hoặc làm cách nào để bảo vệ mình, họ chỉ cố gắng trấn an bản thân. Trong hơn 1 năm qua, vùng tập trung dân số "vành đai lửa Thái Bình Dương" (Pacific Ring of Fire) đã phát sinh ba trận động đất lớn. Đầu tiên là động đất 8,8 độ Richter tại Chi Lê ngày 27 tháng 2 năm 2010, sau đó là động đất 6,3 độ Richter tại New Zealand ngày 22 tháng 2 năm 2011, và mới đây là đại địa chấn 9 độ Richter tại Nhật Bản vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, dẫn khởi sóng thần và rò rỉ hạt nhân. Bởi vì ba trận địa chấn này phát sinh tại ba hướng khác nhau của vành đai lửa, đó là Đông Nam, Tây Nam và Tây Bắc, và chỉ riêng một trận địa chấn tại hướng Đông Bắc của vành đai lửa–bờ Tây nước Mỹ–là còn chưa phát sinh, nên rất nhiều chuyên gia đã cảnh báo cho dù là động đất theo chu kỳ hoặc ghi chép từ địa chấn tại bản khối vỏ trái đất ở Thái Bình Dương trong 2 năm gần đây thì việc bờ biển Thái Bình Dương của Mỹ và Canada gặp địa chấn và sóng thần sẽ chỉ là vấn đề sớm hay muộn. Trước kia, nhìn thấy cảnh cáo loại này, người ta chỉ coi là nghiên cứu học thuật đơn thuần và cách xa so với thực tế. Tuy nhiên giờ đây, sau đại địa chấn và rò rỉ phóng xạ ở Nhật Bản, cũng như cảnh tượng trong phim «2012» và rất nhiều kênh truyền thông đưa tin, hết thảy đều triển hiện chân thực trước mắt họ, người ta đều cảm thấy một loại ưu lo thực sự. Con người có hai đặc tính lớn: một là "tiên nhập vi chủ" (cái gì vào trước sẽ làm chủ) và hai là "nhãn kiến vi thực" (điều gì thấy mới cho là thật). Phương thức tư duy của con người thường bị cục hạn bởi hai đặc tính lớn này. Tuy nhiên, những thiên tai liên tiếp tại Nhật Bản vừa qua đã khiến phương thức "nhãn kiến vi thực" đẩy lùi quan niệm "tiên nhập vi chủ" của người ta, khiến nội tâm con người chịu xung kích rất lớn. Đối diện với đại tai nạn, bản tính kiêu ngạo của nhân loại bỗng chốc trở nên nhỏ yếu bất lực; các thành quả khoa học kỹ thuật được con người tôn sùng đã trở nên vô ích trước những trận ôn dịch; lòng tự hào về hiện đại hóa của nhân loại đã biến mất trước nỗi lo về thiếu lương thực. Thậm chí những người Trung Quốc với tâm lý hoảng loạn còn đổ xô đi mua muối để phòng nguy cơ phóng xạ. Cầu sinh, cầu bình an là bản năng của nhân loại. Trước đại nạn, bất cứ thứ gì có vẻ có tác dụng bảo vệ là người ta chọn dùng, không phân biệt thật giả, chạy theo đám đông để đề phòng tai nạn. Trên thực tế, việc con người trốn tránh tai họa là biểu hiện của một tâm thái phức tạp; rất nhiều người không biết cứu cánh thực sự ở đâu, hoặc làm cách nào để bảo vệ mình, họ chỉ cố gắng trấn an bản thân. Điều đáng buồn là, nhân loại dường như đã hoàn toàn bỏ qua quan hệ giữa chính mình và thiên tai. Thiên tai xảy ra không phải để con người trốn tránh, để con người bịt tai, bịt mắt lại. Ngược lại, trước thiên tai, con người càng phải giỏng tai lên để nghe, và căng mắt ra để quan sát. Bởi vì thiên tai chính là tiếng nói của Trời, mang theo những thông điệp quan trọng khẩn cấp mà thiên thượng muốn nhắn nhủ nhân loại. Vì thế mới nói, thiên tai không có gì đáng sợ, mà đáng sợ là con người bất ngộ trước thiên tai. Đặc biệt là nhân loại đang trong thời mạt thế đặc thù, bất ngộ Thiên ý cũng đồng nghĩa với làm ngơ trước cảnh tỉnh của thiên thượng; điều này cũng giống trong Đạo gia, người ta cho một "gậy cảnh tỉnh" vào đầu những đồ nhi bất ngộ. Trong cuộc sống, khi bạn bịt tai trước lời nói của cụ già, thì nếu là gặp người hiền lành, cụ sẽ nói lớn hơn và lặp đi lặp lại: "Cháu hiểu chưa, nghe rõ chưa". Trở lại đề tài động đất lớn có thể xảy ra tại bờ Tây nước Mỹ, nếu như chúng ta thay đổi tư duy một chút thì sẽ rất dễ lý giải. Thử tưởng tượng ông Trời hướng về nhân loại mà nói thế nào? Chi Lê là câu thứ nhất, New Zealand là câu thứ hai, Nhật Bản là câu thứ ba. Nếu như nhân loại vẫn cứ giả câm giả điếc, thì rất có thể ông Trời sẽ hét to câu thứ tư, và lần này là tại bờ Tây nước Mỹ. Trên thực tế, thiên thượng đã cấp cho nhân loại đâu phải chỉ ba câu nói ấy. Mấy năm vừa qua, trên bầu trời những ngôi sao nổ tung, trùng tổ không ngừng; dưới mặt đất thiên tai nhân họa liên miên; UFO, người ngoài hành tinh nhiều lần viếng thăm và tạo các vòng tròn trên ruộng lúa mỳ; rất nhiều lời tiên tri được phá giải, nghiệm chứng; tượng Thần rơi lệ, hoa Phật khai nở cùng nhiều dị tượng, v.v. mà nhân loại vẫn nhìn không rõ, ngộ không được. Ngộ hay không ngộ, cũng chính là con người có thể chiến thắng khảo nghiệm cực đại cuối cùng mang tính quyết định này hay không. Tục ngữ nói: "Chưa thấy quan tài chưa rơi lệ, không đụng tường Nam chẳng quay đầu". Nếu như thiên thượng hoán tỉnh không được con người, thì thiên tai cũng như cái pít-tông bị nén lại, nén vào không gian nhân loại, cuối cùng dồn con người vào bước đường cùng, đến khi ấy "rơi lệ" và "quay đầu" liệu có kịp nữa không? Người ta thường nói, chỉ có ở trong tai nạn thì Phật tính con người mới có thể khôi phục lại. Hãy tự hỏi chính mình, chẳng lẽ đến khi bị dồn vào bước đường cùng thì chúng ta mới tỉnh ngộ hay sao? Mới minh bạch chúng ta vì điều gì mà làm người hay sao? Mới ngộ được chân lý "mạt thế phải tu hành" ư? Điều khiến người ta dở khóc dở người chính là, chân ngôn có thể cứu mạng thì không chịu nghe, Thiên ý ẩn sau thiên tai thì không chịu ngộ, mà lại nghe theo câu bông lơn "ăn muối có thể ngừa phóng xạ", khiến không ít người làm theo. Có thể thấy, chúng ta quả là có chút quá "con người" rồi. Nói tới đây, tôi lại nghĩ tới một ca khúc, lời ca hát lên từ bi rằng: "Đại nạn cùng giáng xuống, Giàu nghèo cũng như nhau. Vẫn còn một lối thoát, Chân tướng tìm cho mau." Tác giả: Trương Kiệt LiênNguồn http://tin180.com/khoahoc/moi-truong/20110812/thien-y-an-sau-thien-tai.html