thanhdc

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    420
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    1

Everything posted by thanhdc

  1. Tổ tiên của người Trung Quốc có phải đến từ Ai Cập cổ đại? MY NGUYỄN (VIETNAM+) 04/09/2016 10:25 GMT+7 Ảnh minh họa. (Nguồn: foreignpolicy.com) Theo Foreign Policy, vào một buổi tối Chủ nhật mát mẻ vào tháng Ba, Sun Weidong, một nhà địa hóa học đã có một bài thuyết trình trước công chúng gồm những người ngoài ngành, sinh viên và giáo sư tại trường đại học Khoa học và Công nghệ ở Hợp Phì, thủ phủ tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc. Nhưng giáo sư Sun không chỉ nói về địa hóa học. Ông còn trích dẫn một số tác phẩm cổ điển của Trung Quốc và trích dẫn lời mô tả của sử gia Tư Mã Thiên về địa hình đất nươc thời nhà Hạ - vốn được coi là vương triều sáng lập nên Trung Quốc, có niên đại từ năm 2070 đến 1600 trước công nguyên. "Dòng chảy về phía bắc được chia ra thành chín con sông," Tư Mã Thiên đã viết trong cuốn sử ký thế kỷ đầu tiên của mình mang tên Thái sử Công thư. "Khi hội tụ, nó tạo thành dòng sông đối lập và chảy ra biển." Nói cách khác, "dòng sông" được nói tới ở đây không phải là dòng Hoàng Hà nổi tiếng của Trung Quốc, bởi sông Hoàng Hà chảy từ tây sang đông. "Chỉ có một con sông lớn trên trái đất chảy về phía bắc. Đó là sông nào?" giáo sư hỏi. "Sông Nile," ai đó trả lời. Khi đó, Sun đã trình chiếu một tấm bản đồ của dòng sông Ai Cập nổi tiếng cùng đồng bằng châu thổ của nó - với 9 nhánh sông đổ ra biển Địa Trung Hải. Trong năm qua, Sun, một nhà khoa học có danh tiếng, đã khơi gợi một cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng khi tuyên bố rằng những người sáng lập nên nền văn minh Trung Quốc không phải là người Trung Quốc, mà là những người nhập cư từ Ai Cập. Ông đã nghĩ tới mối liên hệ này vào những năm 1990 khi đang thực hiện công việc xác định niên đại bằng phóng xạ của đồ đồng Trung Quốc và thật bất ngờ, các thành phần hóa học của những hiện vật này có nhiều điểm tương đồng với đồ đồng cổ Ai Cập hơn là quặng bản địa Trung Quốc. Ý tưởng của Sun cũng như những tranh cãi xoay quanh nó là kết quả của một vấn đề khảo cổ từ lâu của Trung Quốc, vốn tồn tại trong suốt hơn một thế kỷ nay nhằm tìm ra câu trả lời cho một câu hỏi khoa học cơ bản song lại mang nặng tính chính trị: Người Trung Quốc đến từ đâu? Sun lập luận rằng công nghệ thời đại đồ đồng của Trung Quốc, vốn được các học giả cho rằng đã du nhập vào khu vực tây bắc thông qua con đường tơ lụa, thực ra đã du nhập vào bằng đường biển. Theo ông, người nắm giữ những công nghệ này là người Hyksos, những người Tây Á cai trị khu vực phía bắc Ai Cập với tư cách những người nước ngoài từ thế kỷ 17 đến 16 trước Công nguyên, cho tới khi bị trục xuất khỏi đây. Ông cho biết rằng người Hyksos cũng sở hữu những công nghệ đáng chú ý như luyện kim đồng, xe ngựa, chữ viết, động thực vật thuần hóa - vào thời gian sớm hơn so với niên đại của những hiện vật được các nhà khảo cổ khai quật tại thành phố cổ Ân Khư, thủ đô của triều đại nhà Ân, triều đại thứ hai của Trung Quốc, từ năm 1300 đến 1046 trước Công nguyên. Vì người Hyksos được biết tới là những người phát triển tàu chiến và tàu buôn, những phương tiện cho phép họ di chuyển qua biển Đỏ và biển Địa Trung Hải, Sun cho rằng một nhóm nhỏ người Hyksos đã trốn khỏi đế chế đang sụp đổ của họ bằng công nghệ đi biển. Những công nghệ này cuối cùng đã đưa họ và nền văn hóa thời đại đồ đồng của họ tới bờ biển Trung Quốc. Luận văn của Sun đã gây nên nhiều tranh cãi khi được đăng tải trên trang web du lịch Kooniao dưới dạng một tiểu luận dài 93.000 ký tự vào tháng 9/2015. Theo nhận xét của tạp chí Caixin: "Tiêu đề táo bạo và ngôn ngữ đơn giản đã thu hút được sự quan tâm của không ít độc giả." Tiêu đề đó là "Khám phá Khảo cổ Đột phá: Tổ tiên của người Trung Quốc đến từ Ai Cập," và bài luận đã được viết lại và thảo luận trên mạng, cụ thể là trên các cổng thông tin như Sohu hay những diễn đàn phổ biến như Zhihu hay Tiexue. Kooniao cũng thiết lập một trang web thu hút nhiều người đọc với những nội dung dành riêng cho chủ đề này trên trang Weibo, cùng với đó là hashtag "người Trung Quốc đến từ Ai Cập." Từ đó, phản ứng của một bộ phận công chúng đã được thể hiện. Một số người chỉ bộc lộ cảm xúc tức giận của họ, và phần lớn đều không đúng trọng tâm: "Giả thuyết vô lý của chuyên gia đó nhận bừa mọi dân tộc làm tổ tông của chúng ta," một người viết. "Điều này thể hiện tâm lý tự ti ăn sâu vào tâm lý của con người!" Một người khác đặt ra câu hỏi, "Tại sao con cháu của Hoàng Đế lại chạy sang Ai Cập được? Chủ đề này thực sự quá nhảm nhí. Điều quan trọng là phải sống trong hiện tại!" Những người khác thì tỏ ra có suy nghĩ hơn. Nếu họ chưa bị thuyết phục, thì ít nhất họ cũng sẵn sàng lắng nghe ý tưởng của Sun. Trên thực tế, số lượng bình luận từ những người cảm thấy tò mò có vẻ lớn gấp rưỡi so với số bình luận phản ứng đơn thuần nói trên. Một người dùng viết: "Tôi ủng hộ. Ta phải nhìn nhận vấn đề này một cách khoa học. Dù giả thuyết này đúng hay sai thì cũng đáng để điều tra." Một người khác cho rằng: "Ta không thể cứ cho là nó sai và không thừa nhận các bằng chứng. Những trao đổi giữa các nền văn hóa có thể bắt rễ từ rất sâu, rất xa xưa." Theo một cách nào đó, có thể nói giả thuyết hiện tại của Sun là một kết quả không lường trước của Dự án Niên đại. Khi dự án này được khởi động vào năm 1996, Sun đang là một nghiên cứu sinh thạc sỹ trong phòng thí nghiệm phóng xạ tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ. Trong số hơn 200 hiện vật bằng đồng thuộc trách nhiệm phân tích của Sun, có một số hiện vật được khai quật từ thành phố Ân Khư. Ông đã nhận thấy rằng tính chất phóng xạ của các đồ đồng thời Ân-Thương là gần như hoàn toàn trùng khớp với đồ đồng thời Ai Cập cổ, gợi ý rằng quặng đồng làm ra chúng đều đến từ cùng một nguồn: các khu mỏ ở châu Phi. Có thể vì đã lường trước được những tranh cãi mạnh mẽ xoay quanh vấn đề này, người hướng dẫn của Sun đã không cho phép ông báo cáo về những phát hiện của mình vào thời điểm đó. Sun đã được yêu cầu trao lại dữ liệu của mình và chuyển sang một dự án mới. Hai mươi năm sau khi bắt đầu dự án và hiện đã là một giáo sư, Sun đã sẵn sàng để nói về tất cả những gì ông biết về văn hóa đồ đồng thời Ân-Thương của Trung Quốc. Mặc dù công chúng phần lớn đều đón nhận giả thuyết của Sun với đầu óc cởi mở, thì giả thuyết này vẫn nằm ngoài những vấn đề học thuật chính thống. Kể từ những năm 1990, hầu hết các nhà khảo cổ Trung Quốc đã chấp nhận rằng phần lớn công nghệ thời đồ đồng của nước này bắt nguồn từ những vùng đất bên ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, nó vẫn không được coi là đến trực tiếp từ Trung Đông nhờ di dân quy mô lớn. Ý kiến đồng thuận phổ biến nhất cho rằng những công nghệ này được chuyển tới Trung Quốc từ Trung Á thông qua một quá trình trao đổi văn hóa chậm chạp (thương mại, cống nộp, hồi môn) qua biên giới phía bắc Trung Quốc, với trung gian là những người chăn nuôi thảo nguyên vùng Âu Á có liên hệ với các nhóm người bản địa ở cả hai vùng. Mặc dù vậy, niềm hứng thú với Ai Cập cổ nhiều khả năng sẽ vẫn còn được duy trì. Dự án Niên đại Hạ-Thương-Chu đã cho thấy rằng niềm hứng thú này có gốc rễ rất sâu và mang hơi hướng chính trị. Niềm hứng thú ấy đã một lần nữa được thể hiện trong chuyến viếng thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Ai Cập vào tháng 1 nhân kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tới Ai Cập, ông Tập Cận Bình đã chào hỏi tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi bằng một câu tục ngữ Ai Cập: "Một khi đã uống nước sông Nile, số mệnh sẽ xui khiến bạn quay trở lại." Hiện vẫn chưa thể kết luận được liệu những bằng chứng của Sun có được tích hợp vào chính trị chính thống để chứng minh mối quan hệ văn hóa lâu đời giữa Trung Quốc và Ai Cập hay không. Nhưng nếu đúng là như vậy, thì câu tục ngữ mà ông Tập Cận Bình nói ra khi đặt chân tới Ai Cập sẽ giống như một lời tiên tri vậy./.
  2. Cú đập cánh của con bướm ảnh hưởng thế nào đến thời tiếtThứ bảy, 18/6/2016 | 07:00 GMT+7 Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra một cái đập cánh của con bướm ở Brazil có thể dẫn đến cơn lốc ở Texas. Cây cổ thụ biết dự báo thời tiết ở Trung Quốc Hiệu ứng cánh bướm có thể dẫn đến tác động lớn đến thời tiết. Ảnh: Open Mind. Hiệu ứng cánh bướm (butterfly effect) là cách gọi dùng để mô tả một khái niệm đặc trưng trong lý thuyết hỗn loạn về tác động của điều kiện ban đầu tới sự thay đổi cuối cùng của một hệ phức tạp. Năm 1972, nhà khí tượng học và chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz giới thiệu trước Hiệp hội phát triển khoa học Mỹ về sự tác động từ cú đập cánh của con bướm tại Brasil tới cơn lốc hình thành ở Texas, Mỹ. Trong những nghiên cứu mô phỏng về thời tiết trước đó, Lorenz tình cờ phát hiện ra chỉ một thay đổi nhỏ trong điều kiện ban đầu có thể dẫn tới những hệ quả vô cùng khác biệt. Theo đó, một cái đập cánh của con bướm nhỏ bé có thể gây ra thay đổi trong điều kiện ban đầu, dẫn đến kết quả là những thay đổi lớn về thời tiết như cơn lốc tại địa điểm cách nơi con bướm đập cách hàng chục nghìn km. Theo Open Mind, tỷ lệ động năng giữa một cái đập cánh của con bướm với động năng của toàn bộ cơn lốc là rất nhỏ, vì thế con bướm không tác động trực tiếp tới cơn lốc ở Texas. Nói cách khác, động năng sinh ra từ cái đập cánh của con bướm này có thể bị triệt tiêu bởi cái đập cánh của con bướm khác. Tuy nhiên, theo lý thuyết hỗn loạn, thời tiết là kết quả từ hàng triệu biến cố có quan hệ với nhau, trong đó một cái đập cánh của con bướm có thể là khởi đầu cho hàng loạt biến đổi về cường độ, không gian, thời gian và động năng. Xem thêm: Thủ phạm gây ra hiện tượng thời tiết nóng lạnh bất thường Thanh Tùng Nguồn: Báo Vnexpress
  3. Cỗ máy tính cổ nhất thế giới ra đời cách đây 2.100 nămThứ hai, 13/6/2016 | 19:00 GMT+7 Đội ngũ các nhà khoa học quốc tế giải mã bí ẩn về công dụng và cách hoạt động của cỗ máy tính 2.100 năm tuổi tìm thấy trong xác tàu đắm. Những cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại Những mảnh vỡ của cỗ máy tính 2.100 năm tuổi. Ảnh: Fossbytes. Theo Fox News, hơn một thế kỷ sau khi được phát hiện trong xác tàu đắm, chức năng chính xác của cỗ máy tính Antikythera, đặt theo tên hòn đảo phía nam Hy Lạp, nơi tìm thấy cổ vật, vẫn là câu đố chưa có lời giải. Từ vài dòng chữ đã giải mã trên mảnh bánh răng và đĩa đồng bị méo mó, ăn mòn, các chuyên gia đoán đó là một thiết bị thiên văn. Nhưng mục đích và cách hoạt động của nó nằm ngoài hiểu biết của giới nghiên cứu. Sau hơn một thập kỷ nỗ lực sử dụng thiết bị quét cao cấp, đội các nhà khoa học quốc tế có thể đọc khoảng 3.500 ký tự trong văn bản giải thích cách sử dụng nằm ở phần trong cỗ máy 2.100 năm tuổi. Họ nhận định đây là cách giới thiệu về thiên hà của một triết gia và nhiều khả năng là máy tính cơ học lâu đời nhất thế giới. "Chúng tôi đang giữ những văn bản mà bạn có thể đọc bằng tiếng Hy Lạp cổ đại", thành viên nhóm nghiên cứu Alexander Jones, giáo sư lịch sử khoa học cổ đại ở Đại học New York, cho biết. "Nó cung cấp rất nhiều chi tiết cho chúng tôi bởi nó ra đời ở thời kỳ chúng tôi biết rất ít về thiên văn học và công nghệ của Hy Lạp. Do đó, những dòng chữ nhỏ này có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi". Theo nhóm nghiên cứu, cỗ máy là một loại lịch Mặt Trời và Mặt Trăng, chỉ ra các giai đoạn của Mặt Trăng, vị trí của Mặt Trời và Mặt Trăng trong cung hoàng đạo, vị trí các hành tinh, dự đoán hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. "Đó không phải là một công cụ nghiên cứu, thứ nhà thiên văn sử dụng để tính toán hoặc thậm chí dự đoán, mà là vật bạn dùng để giảng dạy về vũ trụ và vị trí của chúng ta trong vũ trụ", Jones nói. "Nó giống như một cuốn sách giáo khoa thiên văn gắn kết chuyển động trên bầu trời và những hành tinh với cuộc sống của người Hy Lạp cổ đại và môi trường của họ". Những ký tự chỉ cao 1,2 milimet được khắc vào mặt trong, trước và sau của cỗ máy tính to bằng hộp đựng tài liệu văn phòng, đặt trong hộp gỗ và vận hành nhờ tay quay. Trong buổi công bố phát hiện diễn ra hôm 9/6 ở Athens, Hy Lạp, Mike Edmunds, giáo sư danh dự môn vật lý thiên văn ở Đại học Cardiff, Wales, chia sẻ văn bản giống bảng giới thiệu vật trưng bày thường thấy trong bảo tàng hơn là tài liệu hướng dẫn. Tháng 4/1900, những mảnh vỡ của cỗ máy tính được đưa lên bờ từ xác tàu đắm giữa thế kỷ 1 trước Công nguyên, cùng với nhiều tượng đồng và cẩm thạch, đồ thủy tinh và gốm sứ sang trọng. Hình phục dựng của cỗ máy tính lâu đời nhất thế giới. Ảnh: BBC. Sau khi cạo bỏ lớp trầm tích, tập hợp mảnh vỡ nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu, và được nhiều nhóm chuyên gia tìm hiểu trong các thập kỷ tiếp theo. Trong khi có nhiều giả thuyết khác nhau về chức năng của bánh răng và cách sử dụng cỗ máy, các chuyên gia không thể đọc hàng trăm ký tự thuộc văn bản lưu giữ bên trong cỗ máy nhiều lớp có hình dáng hơi giống đồng hồ. Cách đây 12 năm, nhóm nghiên cứu của Jones và Edmunds bắt đầu sử dụng công nghệ quét và chụp ảnh bằng tia X để phân tích 82 mảnh vụn còn lại của cỗ máy. "Nghiên cứu ban đầu nhằm tìm hiểu cỗ máy hoạt động như thế nào và đạt nhiều thành công", Edmunds nói. "Điều chúng tôi không nhận thấy là kỹ thuật hiện đại sẽ cho phép chúng tôi đọc văn bản khắc ở cả mặt trong và ngoài cỗ máy tốt hơn trước đây". Đó là một quá trình hết sức công phu, bởi để đọc mỗi chữ cái siêu nhỏ, nhóm nghiên cứu phải xem xét hàng chục bản quét. Edmunds cho biết lối viết trang trọng và chi tiết chỉ ra cỗ máy không phải là món đồ tiêu khiển của một nhà sưu tập giàu có. Cỗ máy có thể ra đời ở Hy Lạp trong khoảng năm 70 - 200 trước Công nguyên, dù các nhà nghiên cứu không tìm thấy chữ ký của người chế tạo. Nhóm nghiên cứu đã đọc tất cả văn bản trên những mảnh vụn tìm thấy từ cỗ máy. Họ hy vọng các nhà khảo cổ ghé thăm xác tàu sẽ tìm ra mảnh vụn bị thợ lặn bỏ sót cách đây hơn một thế kỷ hoặc phát hiện một cỗ máy khác tương tự. Chiếc tàu buôn bị đắm là một con tàu khổng lồ ở thời cổ đại. Nó dài 40 m và gãy làm đôi khi chìm xuống con dốc sâu 50 m dưới biển. Theo nhóm nghiên cứu, ít nhất 20 bánh răng thể hiện các hành tinh vẫn còn nằm trong xác tàu. Xem thêm: Những phát minh đi trước thời đại hơn 1.000 năm Phương Hoa Nguồn Báo Vnexpress. ================================== Âm Lịch của người Việt đây mà.
  4. 15 sự thực thú vị ít người biết về đất nước Nhật Bản Có nhiều người được nhận nuôi ở Nhật Bản là người trưởng thành. Trên thực tế, 98% của tất cả vụ nhận con nuôi là đàn ông trong độ tuổi 20 - 30, với lí do chính là để kế nghiệp một công ty hình thức gia đình. Nếu một gia đình không có con trai để gìn giữ tên tuổi của mình, họ sẽ thường nhận con nuôi về nhà. Chắc chắn tất cả các quốc gia trên thế giới này đều có những đặc điểm "điên rồ" và "kỳ lạ" của riêng mình, nhưng chắc chẳng có nơi nào có thể sánh được với Nhật Bản. Sau đây, chúng ta sẽ cùng với 15 sự thực vô cùng thú vị về đất nước sản sinh ra manga, anime và vô số thứ quái gở khác: 1. Nhật Bản có "khu rừng tự sát" mang tên Aokigahara ở núi Fuji, và đây là người ta tìm đến để kết liễu cuộc đời nổi tiếng thứ 2 trên thế giới, xếp sau Cầu Golden Gate của Mỹ. 2. Công ty lâu đời nhất trên thế giới thuộc về Nhật Bản, Kongō Gumi Co., Ltd là một công ty xây dựng được thành lập từ năm 578. 3. Nhật Bản tiêu thụ lượng lớn cafe mỗi năm, và khoảng 85% tổng lượng sản xuất cafe mỗi năm của Jamaica đều xuất khẩu sang Nhật Bản. 4. Nhiều công ty Nhật Bản thường sử dụng cách sa thải nhân viên một cách "bị động". Lí do là bởi họ sẽ phải trả một khoản tiền cắt hợp đồng nếu sa thải nhân viên trực tiếp, nên các công ty thường tạo ra một "căn phòng trừng phạt". Nhân viên nào bị cho vào phòng đó sẽ phải làm vực vô cùng cực nhọc, và công ty hi vọng họ sẽ tự động xin nghỉ thay vì bị đuổi. 5. Dịch vụ khách sạn tình yêu vô cùng phổ biến ở Nhật Bản, chúng có thể được thuê theo từng giờ với giá rẻ và có thiết kế phòng đủ dạng chủ đề khác nhau. 6. Nhiều đàn ông Nhật Bản từ chối ra khỏi phòng riêng của họ. Tình trạng này được gọi là "hikikomori", người đàn ông sẽ giam mình trong phòng riêng và từ chối liên lạc với bất cứ ai. Các nhà thần kinh học đồng ý rằng tình trạng này xảy ra bởi trầm cảm và lo sợ xung quanh áp lực của xã hội Nhật Bản. 7. Phụ nữ Nhật Bản thời xưa có truyền thống nhuộm răng đen để làm đẹp, bởi răng trắng được coi là xấu xí. 8. Có nhiều người được nhận nuôi ở Nhật Bản là người trưởng thành. Trên thực tế, 98% của tất cả vụ nhận con nuôi là đàn ông trong độ tuổi 20 - 30, với lí do chính là để kế nghiệp một công ty hình thức gia đình. Nếu một gia đình không có con trai để gìn giữ tên tuổi của mình, họ sẽ thường nhận con nuôi về nhà. 9. Dưa hấu vàng có giá rất đắt ở Nhật Bản, thậm chí một quả có hình dạng đẹp, hoàn hảo có thể bán tới 300 USD. 10. KFC là một món ăn Giáng Sinh vô cùng phổ biến. Người dân Nhật Bản không thực sự có thói quen ăn mừng ngày lễ, nhưng KFC là địa điểm vô cùng phổ biến đối với người nước ngoài làm việc ở Nhật Bản bởi họ khó có thể tìm thấy nơi nào khác bán thịt gà cả con. Dần dần, người Nhật Bản cũng bắt đầu đi theo xu hướng này, và bây giờ thì ai cũng có thể đặt luôn vé tháng ở KFC để nhận khuyến mãi. 11. Tỷ lệ biết đọc biết viết ở Nhật Bản là gần 100%, cho thấy người dân Nhật Bản vô cùng chú trọng giáo dục. 12. Nhà hàng phục vụ thức ăn đóng hộp là một nét độc đáo ở Nhật Bản, bởi nó không hề có thực đơn truyền thống mà bạn cứ thế chọn hộp nào mình thích. 13. Trở thành đầu bếp Fugu là một hành trình vô cùng gian nan, bởi Fugu là một dạng cá nóc có độc, có thể gây chết người nếu không biết cách chế biến. Để trở thành đầu bếp Fugu, bạn phải bỏ ra 11 năm rèn luyện, và phải tự nếm thức ăn để vượt qua kỳ kiểm tra. 14. Nhật Bản có một hòn đảo tràn ngập hàng nghìn con thỏ có tên gọi Okunoshima. 15. 70% diện tích Nhật Bản là đồi núi, bao gồm cả hai ngọn núi lửa. Nguồn: GameK ====================== Bằng chứng người Lạc Việt trên đất Nhật
  5. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam Kính chúc sư phụ mạnh khoẻ, thành công Vinh danh nền văn hiến Việt !!!
  6. Xác định được nguồn gốc của nước trên Trái đất Cập nhật lúc 18h07' ngày 14/11/2015 Trong nhiều năm, giới khoa học chưa khi nào biết chắc được nguồn nước đang hiện diện trên hành tinh của chúng ta bắt nguồn từ đâu: do hành tinh tự hình thành, hay do thiên thạch mang tới. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Hawaii (Mỹ) tin rằng họ đã tìm được câu trả lời. Đã tìm được nguồn gốc nước trên Trái đất Bằng việc phân tích các lớp đá cổ tại đảo Baffin (Canada), các nhà nghiên cứu đã tìm ra những bằng chứng xác thực cho thấy nước là thứ luôn hiện hữu trên Trái đất của chúng ta. Cụ thể, các khoa học gia đã tìm thấy tinh thể chứa những giọt nước rất nhỏ bên trong lớp đá tại đây. Phân tích lớp đá cổ tại đảo Baffin (Canada). Những lớp đá này tới từ vỏ Trái đất - tức là không chịu tác động từ yếu tố bên ngoài hành tinh. Và nước được tìm thấy trong đó có thành phần giống như nguồn nước chúng ta vẫn thấy ngày nay. Nước được tạo thành từ các phân tử oxy và hydro, trong đó hydro có tới 3 dạng thù hình: Hydro, deuterium và tritium. Nước được tạo bởi oxy và deuterium được gọi là nước nặng. Các chuyên gia cho biết, sao chổi hay thiên thạch nếu có chứa nước thì chủ yếu sẽ là nước nặng. Các nhà nghiên cứu cũng không bác bỏ khả năng nước đến từ thiên thạch, nhưng họ tin rằng nguồn nước này không thể giải thích vì sao hành tinh của chúng ta có các đại dương khổng lồ. Các sao chổi hay thiên thạch có thể bổ sung nước cho Trái đất, nhưng không đáng kể. Theo tiến sĩ Lydia Hallis, chủ nhiệm nghiên cứu: "Có thể các thiên thạch đã mang thêm nước đến cho Trái đất, nhưng các số liệu của chúng tôi cho thấy Trái đất đã có nước ngay từ buổi sơ khai, và việc nguồn nước đến từ thiên thạch không mang nhiều ý nghĩa". Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science. Video: Nước trên trái đất bắt nguồn từ đâu? Theo Trí Thức Trẻ
  7. Hành trình thuần hóa cây lúa nước Thứ tư, 11/11/2015 | 17:00 GMT+7 Các nhà khoa học Anh khám phá ra quá trình đưa cây lúa nước vào canh tác từ một loài cây dại, góp phần làm sáng tỏ hơn nữa lịch sử loài người ở châu Á thời cổ đại. Lịch sử tình dục học của loài người / Thánh địa bên sông Hằng và nguồn gốc hỏa táng ở Ấn Độ Nghiên cứu mới chỉ ra cây lúa đã được thuần hóa từ 10.000 năm trước. Ảnh: UPI Theo UPI, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Manchester, Anh hôm 6/11 công bố kết quả nghiên cứu của mình trên website nhà trường, khẳng định tìm ra được quá trình hình thành nên cây lúa nước ngày nay ở châu Á. Nghiên cứu chỉ ra rằng cây lúa được thuần hóa ba lần riêng biệt trong lịch sử. Qua đó, người dân ở các nơi khác nhau lựa chọn giống lúa phù hợp nhất với mình để canh tác, từ đó tạo nên ba loại gạo chủ yếu trên thế giới. Đầu tiên là giống gạo tẻ Indica có hạt dài từ các vùng trũng ở Đông Nam Á. Loại gạo nổi tiếng thứ hai là Japonica, một loại gạo hạt tròn thường dùng để chế biến sushi. Và cuối cùng là gạo Aus, loại gạo có đặc tính chịu hạn cao được trồng nhiều ở Bangladesh và Ấn Độ. Cho đến ngày nay, giới khoa học vẫn cho rằng lúa gạo chỉ được thuần hóa một hoặc hai lần trong lịch sử. Hầu hết mọi người đồng ý gạo Japonica đã được thuần hóa riêng biệt từ khoảng 10.000 năm về trước. Tuy nhiên vẫn còn những bất đồng liên quan đến việc gạo Indica có phải là một loại gạo lai của Japonica hay không. Nhóm nghiên cứu phân tích gene trên 446 mẫu thí nghiệm được lấy từ các loài lúa dại trên khắp châu Á và so sánh chúng với bộ gene của lúa thuần chủng. Nhóm đặc biệt chú ý tới các phần khác biệt nhất trên bộ gene của lúa thuần chủng so với lúa dại, được tạo nên từ quá trình chọn lọc thuần chủng (dosmetic sweep). Quá trình chọn lọc này cho thấy những đặc tính của cây lúa mà người nông dân thời xưa chọn ra khi trồng các giống lúa dại tự nhiên. Những đặc tính này bao gồm sức sinh trưởng mạnh mẽ hơn, khả năng gieo trồng với mật độ cao hoặc sức chống chịu hạn hán và sâu bệnh. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra những đặc tính tiên tiến của cây lúa hiện nay đều có sẵn trong các mẫu lúa dại ở vùng Nam Á. Điều này càng củng cố thêm giả thiết của cả nhóm cho rằng con người thời xưa đã thuần hóa lúa dại một cách độc lập và tách biệt nhau trên nhiều vùng châu Á. "Kết luận này hoàn toàn phù hợp các bằng chứng khảo cổ về nguồn gốc văn minh lúa nước", nhà khoa học Terry Brown, Đại học Manchester cho biết. "Chúng tôi cũng hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ mở ra một quá trình kết hợp hiệu quả giữa di truyền học với khảo cổ học, đặc biệt là các nghiên cứu về thuẩn hóa lúa". Quá trình thuần hóa cây lúa là một phần quan trọng trong lịch sử văn minh nhân loại không chỉ ở châu Á mà còn trên toàn thế giới. Sự ổn định về nguồn cung lương thực là nền tảng để loài người tiến lên những tổ chức xã hội lớn hơn, tiến bộ hơn. Brown và các cộng sự cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ những nghiên cứu về thời kỳ sơ khai trong lịch sử loài người ở châu Á. Quốc Bảo Nguồn: Báo Vnexpress.
  8. Hình vẽ khổng lồ ở Kazakhstan nhìn thấy từ vũ trụThứ năm, 5/11/2015 | 16:00 GMT+7 NASA công bố ảnh chụp từ không gian những hình vẽ khổng lồ bí ẩn trên mặt đất (geoglyph) có niên đại khoảng 8.000 năm tại Kazakhstan. Dải hố bí ẩn trên núi đá vôi ở Peru Hình vẽ khổng lồ trên mặt đất ở Kazakhstan có thể nhìn thấy từ không gian. Ảnh:NASA Theo IB Times, các nhà khoa học đang kêu gọi giải mã các hình vẽ khổng lồ có niên đại hàng nghìn năm ở Kazakhstan, nhằm tìm hiểu cuộc sống của những người cổ đại tại khu vực này. Hình ảnh mới nhất chụp từ không gian do NASA công bố cho thấy 4 trong tổng số 260 geoglyph được phát hiện tính đến nay. Chúng có niên đại khoảng 8.000 năm, lâu đời hơn các đường kẻ Nazca nổi tiếng có niên đại khoảng 1.500 năm. Trong khi những hình vẽ bí ẩn khổng lồ ở Peru được cho là do nền văn hóa Nazca tạo ra, thì nguồn gốc của hình vẽ tại Kazakhstan là bí ẩn hoàn toàn đối với nhân loại. Geoglyph nằm trong một khu vực hẻo lánh ở đất nước Kazakhstan rộng lớn bao gồm vòng tròn, dấu chữ thập, hình vuông, thậm chí là chữ Vạn. Không ai biết đến các hình vẽ này suốt hàng nghìn năm, mãi đến khi Dmitriy Dey, một nhà kinh tế học đồng thời là người đam mê khảo cổ học, phát hiện ra chúng bằng Google Earth năm 2007. "Tôi chưa bao giờ nhìn thấy bất kỳ điều gì như thế này. Tôi cảm thấy rất đáng chú ý. NASA đang bắt đầu bản đồ hóa toàn bộ khu vực", Compton J Tucker, nhà khoa học cấp cao về sinh quyển của NASA, nói. Một số geoglyph có hình tròn và hình chữ Vạn ở Kazakhstan. Ảnh: NASA Hai nhà khoa học Shalkar Adambekov, Ronald Laporte thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ) đang kêu gọi thêm nhiều nghiên cứu về nguồn gốc của geoglyph ở Kazakhstan. "Đây là những nghiên cứu rất khó khăn. Vài nhóm nghiên cứu về geoglyph đã báo cáo kết quả của mình, nhưng tôi nghĩ vẫn có nhiều thứ hơn để khám phá. Geoglyph mang tính văn hóa và cổ xưa nên nó rất quan trọng, chúng có thể là dấu vết của nền văn minh thời cổ đại", Adambekov nói. Xem thêm: Geoglyph có hình vuông trên mặt đất ở Kazakhstan. Sau lời kêu gọi, một nhóm các nhà khoa học dưới sự dẫn dắt của Adambekov và Laporte dự định đi tới vị trí của geoglyph ở Kazakhstan để nghiên cứu nhiều hơn. Hội Địa lý Quốc gia Kazakhstan cũng lên kế hoạch cho dự án nghiên cứu geoglyph vào năm 2016, nhưng vẫn chưa công bố thông tin chi tiết. Geoglyph hình chữ thập trên mặt đất ở Kazakhstan. Ảnh: NASA Lê Hùng ================== Geoglyph có hình vuông trên mặt đất ở Kazakhstan Hình vẽ bí ẩn khổng lồ trên mặt đất (geoglyph) ở Kazakhstan có niên đại khoảng 8.000 năm và mới được phát hiện năm 2007. Dải hố bí ẩn trên núi đá vôi ở Peru Hình vuông khổng lồ ở Kazakhstan. Ảnh: NASA Nguồn: Báo Vnexpress
  9. Người hiện đại tới châu Á sớm hơn châu ÂuThứ năm, 15/10/2015 | 14:50 GMT+7 Mẫu răng hóa thạch tìm thấy ở một hang động miền nam Trung Quốc cho thấy người cổ từ châu Phi di cư sang châu Á sớm hơn hàng chục nghìn năm so với châu Âu. Lý giải khả năng sinh tồn của loài người trên Trái Đất / Bí mật về hàm răng chắc khỏe của người La Mã cổ đại Mẫu răng hóa thạch tìm thấy ở Trung Quốc. Ảnh: Live Science Theo Live Science, hóa thạch tìm thấy trong hang động Fuyan, tỉnh Hồ Nam có niên đại khoảng 80.000 - 120.000 năm, là bằng chứng về người hiện đại lâu đời nhất được tìm thấy ngoài châu Phi. Trước đó, giới khoa học cho rằng, người hiện đại Homo sapiens mới xuất hiện ở châu Á khoảng 50.000 năm trước. "Cho đến nay, phần lớn giới khoa học tưởng rằng, người Homo sapiens không hiện diện ở châu Á cho đến thời điểm 50.000 năm trước", Wu Liu, nhà nhân chủng học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc và là tác giả nghiên cứu, cho biết. 47 hóa thạch răng người được tìm thấy ở Fuyan từ năm 2011 đến 2013, cùng nhiều xương cốt của con người và động vật như gấu trúc, lợn. Các nhà khoa học hôm nay công bố phát hiện này trên tạp chí Nature. Loài người hiện đại xuất hiện đầu tiên ở Đông Phi khoảng 200.000 năm trước, sau đó di cư đến những châu lục khác, tuy nhiên, giới khoa học vẫn chưa rõ thời gian và địa điểm di cư. "Phát hiện này, cùng với những kết quả nghiên cứu khác, cho thấy miền nam Trung Quốc có thể là khu vực trung tâm của sự xuất hiện và tiến hóa của người hiện đại ở Đông Á", Wu Liu cho biết. Các nhà nghiên cứu cho rằng, phát hiện này có thể làm sáng tỏ tại sao người hiện đại di cư khá muộn sang châu Âu. Không có bằng chứng cho thấy người hiện đại có mặt ở châu Âu từ 45.000 năm trước, trong khi đó, họ có mặt ở miền nam Trung Quốc ít nhất từ 80.000 năm trước. Rất có thể,người Neanderthals đã ngăn cản người hiện đại vào châu Âu. "Có lẽ châu Âu lúc đó quá nhỏ bé để hai loài có trí thông minh và tập quán phức tạp cùng sinh sống", María Martinón-Torres, đồng tác giả nghiên cứu, đại học Colleage London cho biết. Sau này, khi người Neanderthal dần biến mất vì sống cô lập hàng nghìn năm và phải trải qua những mùa đông giá rét khắc nghiệt, người Homo sapiens mới đặt được chân vào châu Âu. Hồng Hạnh Nguồn: Báo Vnexpress
  10. Những quả cầu kỳ lạ 2,8 tỷ năm tuổiThứ bảy, 3/10/2015 | 20:00 GMT+7 Các khối cầu được tìm thấy ở vùng mỏ khai thác của Nam Phi có thể là vật tạo tác của một văn minh rất cao thời tiền sử. 'Điện thoại' cổ nhất thế giới 1.200 năm tuổi Những quả cầu Klerksdorp (phía trên bên trái, phía dưới bên phải), viên bi Moqui (phía trên bên phải, phía dưới bên trái). Ảnh: Epoch Times Theo Epoch Times, Oopart (out of place artifact- đồ tạo tác không phù hợp với niên đại) là thuật ngữ dùng để chỉ những vật thể thời tiền sử được phát hiện ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, và có trình độ kỹ thuật vượt xa thời đại tạo ra chúng. Oopart thường khiến các nhà khoa học theo lối suy nghĩ thông thường phải đau đầu, kích thích họ tìm ra lý thuyết mới thay thế, đồng thời khơi mào nhiều cuộc tranh luận. Khối cầu Klerksdorp Michael Cremo, nhà nghiên cứu văn hóa thời tiền sử, đi khắp nơi trên thế giới để thu thập thông tin về đồ tạo tác oopart. Năm 1984, Cremo liên lạc với Roelf Marx, người quản lý bảo tàng Klerksdorp (Nam Phi), để nghiên cứu các khối cầu kỳ lạ gọi là Klerksdorp hiện đang lưu giữ ở đây. Chúng được tìm thấy tại mỏ khai thác ở Nam Phi. Cremo biên soạn những phát hiện của mình thành cuốn sách nổi tiếng "Khảo cổ học ngăn cấm: Lịch sử bị che khuất của loài người". Marx mô tả các khối cầu Klerksdorp có niên đại khoảng 2,8 tỷ năm tuổi, với bề mặt rất cứng và cấu trúc dạng sợi bên trong. Marx cảm thấy chúng khá kỳ lạ và khó hiểu. "Không có gì công bố về khối cầu mang tính khoa học. Chúng được tìm thấy trong mỏ đá cao lanh pyrophyllite, gần thị trấn nhỏ Ottosdal ở phía tây Transvaal. Loại đá cao lanh này hình thành từ trầm tích khoảng 2,8 tỷ năm trước đây. Đây là loại khoáng sản khá mềm với chỉ số 3 trong thang đo Mohs (thang đo từ 1 đến 10 để phân loại độ cứng của khoáng vật, trong đó đá talc mềm nhất, kim cương cứng nhất)", Cremo cho biết. "Các khối cầu có cấu trúc dạng sợi bên trong, và một lớp vỏ bọc bên ngoài cứng như thép, không thể bị trầy xước". Theo Cremo và một số nhà nghiên cứu khác, những khối cầu Klerksdorp thêm vào bằng chứng cho thấy, sự sống thông minh đã tồn tại trên Trái Đất từ lâu, trước thời điểm mà chúng ta vẫn thường nhận định. Nhiều người cho rằng, khối cầu Klerksdorp hình thành do quá trình tự nhiên gọi là kết hạch (sự tích tụ và cứng lại của khoáng chất). Một vài khối cầu Klerksdorp có hình dạng elip với đường vân thô xung quanh khu vực trung tâm. Nhưng số khác lại có hình dạng và tỷ lệ cân đối. Các đường rãnh xung quanh chúng trông rất thẳng, giống như ai đó khắc bằng tay. Rất ít khả năng chúng hình thành một cách tự nhiên, những người ủng hộ giả thuyết khối cầu do sinh vật thông minh tạo ra, cho biết. Năm 2002, Bảo tàng Klerksdorp đăng tải lá thư của John Hund ở Pietersburg (Nam Phi), trên trang web. Theo nhà địa chất Paul V. Heinrich, tuyên bố đưa ra trong bức thư chưa được xác minh và sau đó nó bị gỡ bỏ. Hund nói rằng, một trong những khối cầu đã được kiểm tra tại Viện Không Gian California (Mỹ). Các nhà khoa học đi đến kết luận, khối cầu có tính chất cân đối rất cao, vượt quá giới hạn công nghệ đo lường của họ. Nó cách sự hoàn hảo tuyệt đối chỉ một phần một trăm nghìn inch (1 inch = 2,54 cm). Viên bi Moqui ở Utah, Mỹ Tại Utah, người ta cũng tìm thấy các khối cầu tương tự gọi là viên bi Moqui hoặc quả bóng Moqui, với niên đại khoảng 2 triệu năm. Truyền thuyết kể rằng, những người tổ tiên đã mất của người thổ dân châu Mỹ Hopi chơi trò chơi với các viên bi và để lại chúng như một lời nhắn gửi tới người thân của họ, cho thấy họ vẫn đang hạnh phúc và ổn. Tiết diện cắt ngang của một viên bị Moqui với lõi bên trong bằng cát và lớp vỏ ngoài cứng, làm từ oxit sắt. Ảnh:Wikimedia Viên bi Moqui có lõi bên trong bằng cát và lớp vỏ bên ngoài cứng, làm từ oxit sắt. Thí nghiệm của Heinrich trên một trong số những khối cầu Klerksdorp cho thấy, nó có thành phần là hematit (khoáng vật của oxit sắt). Heinrich cũng phát hiện một khối cầu Klerksdorp khác làm từ khoáng vật wollastonit cùng với hematit và goethite, một oxit sắt ngậm nước. Theo tiến sĩ Karrie Weber thuộc Đại Học Nebraska-Lincoln (Mỹ), vi khuẩn có thể đã giúp hình thành nên các khối cầu như là sản phầm phụ trong quá trình sinh trưởng của chúng. Nhà địa chất Dave Crosby tiến hành nghiên cứu ở Utah, nơi phát hiện ra các viên bi Moqui, ban đầu đưa ra giả thuyết về một vụ va chạm thiên thạch làm phân tán những khối cầu nóng chảy, sau đó cô đặc lại trên cát. Tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu hơn, Crosby không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về tác động của vụ va chạm thiên thạch. Sau đó, ông phát triển một giả thuyết liên quan đến việc nước mưa làm hòa tan sắt, các khoáng chất và mang chúng xuống mạch nước ngầm. Khi đó, sắt sẽ được tích tụ ở xung quanh các hạt cát, hình thành nên khối cầu. Cremo và một số nhà nghiên cứu khác ủng hộ quan điểm cho rằng, oopart là bằng chứng của nền văn minh tiên tiến thời tiền sử. Giới khoa học cần dũng cảm và sẵn sàng hơn để thừa nhận bằng chứng có thể đối lập với nhận thức phổ biến hiện nay. Lê Hùng ========================================================= Những phát minh đi trước thời đại hàng triệu nămChủ nhật, 4/10/2015 | 20:00 GMT+7 Lò phản ứng hạt nhân hơn một tỷ năm tuổi, hay kính viễn vọng khắc trên đá có thể là những bằng chứng cho thấy nền văn minh thời tiền sử có trình độ phát triển rất cao, thậm chí vượt qua cả chúng ta ngày nay. Đồ lót của người cổ đại / Hai kho tàng cổ được khai quật ở Romania Vị trí lò phản ứng hạt nhân ở Oklo, Cộng hòa Gabon. Ảnh: NASA Theo Epoch Times, nhiều bằng chứng cho thấy nền văn minh thời tiền sử có thể có trình độ phát triển không kém gì nền văn minh hiện đại của chúng ta, thậm chí còn tiên tiến hơn. Những khám phá dưới đây gây ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, một số nhà khoa học khẳng định chúng là bằng chứng không thể chối cãi từ hàng chục nghìn, thậm chí hàng triệu năm trước, khi người tiền sử bước đi trên Trái Đất với kiến thức và văn hóa như chúng ta hiện nay. Lò phản ứng hạt nhân 1,8 tỷ năm tuổi Năm 1972, một nhà máy của Pháp nhập khẩu quặng urani từ Oklo, Cộng hòa Gabon (châu Phi). Các kỹ sư rất ngạc nhiên khi phát hiện số quặng urani này đã được chiết xuất sẵn. Họ nhận thấy rằng địa điểm nơi số quặng này được khai thác có chức năng giống như một lò phản ứng hạt nhân tiên tiến, quy mô lớn, hình thành từ 1,8 tỷ năm trước và hoạt động trong khoảng thời gian 500.000 năm. Tiến sĩ Glenn T. Seaborg, nguyên Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Mỹ, người đoạt giải Nobel nhờ công trình tổng hợp các nguyên tố nặng, giải thích lý do khiến ông tin rằng đây không phải là hiện tượng tự nhiên, mà là một lò phản ứng hạt nhân nhân tạo. Để "đốt cháy" urani trong một phản ứng hạt nhân cần hội tụ điều kiện rất khắt khe. Nước sử dụng trong lò phản ứng phải cực kỳ tinh khiết, tinh khiết hơn bất kỳ loại nước tự nhiên nào trên Trái Đất. U-235 (đồng vị của urani) là nguyên liệu cần thiết cho phản ứng phân rã hạt nhân xảy ra. Một số chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật hạt nhân cho biết, urani ở Oklo không đủ giàu U-235 để phản ứng hạt nhân xảy ra tự nhiên. Ngoài ra, lò phản ứng ở Oklo tiên tiến hơn bất kỳ nhà máy hạt nhân nào mà chúng ta xây dựng ngày nay. Nó có chiều dài lên tới vài km, tác động nhiệt đến môi trường về mọi phía chỉ giới hạn trong khoảng 40 mét. Chất thải phóng xạ vẫn được bao bọc bởi các yếu tố địa hình xung quanh và không bị chuyển ra ngoài khu mỏ. Kính viễn vọng và quần áo hiện đại Người ta cho rằng Galileo Galilei phát minh ra kính viễn vọng vào năm 1609. Tuy nhiên, một hòn đá được cho là có niên đại từ 65 triệu năm trước lại khắc họa một người đang cầm chiếc kính viễn vọng quan sát các vì sao. Hòn đá kỳ lạ ở Ica, Peru mô tả một người đội mũ, đang quan sát bầu trời thông qua kính viễn vọng. Ảnh: Eugenia Cabrera/Museo Cabrera Khoảng 10.000 hòn đá trưng bày tại Bảo tàng Cabrera, Ica (Peru) miêu tả người tiền sử đội mũ, mặc quần áo, đi giày. Ngoài ra, còn có những viên đá khắc họa cảnh tượng giống như cấy ghép nội tạng, mổ đẻ, truyền máu, thậm chí là những lần chạm trán với khủng long. Trong khi một số người cho rằng những hòn đá này là giả mạo, thì tiến sĩ Dennis Swift, nhà nghiên cứu khảo cổ học thuộc Đại học New Mexico (Mỹ) viết cuốn sách với tựa đề "Bí mật về hòn đá Ica và hình vẽ Nazca", trong đó nêu ra bằng chứng cho thấy, những hòn đá Ica có niên đại từ thời tiền Columbus. Theo Swift, vào thập niên 1960 giới khoa học tin rằng khủng long kéo lê đuôi khi bước đi, trong khi đó những hòn đá lại miêu tả khủng long vểnh đuôi lên. Đây là một trong những lý do khiến chúng bị xem là giả mạo và thiếu chính xác. Tuy nhiên, các nghiên cứu sau này cho thấy, khủng long rất có thể vểnh đuôi lên khi bước đi, giống như mô tả trên hòn đá. Nền văn hóa phát triển trên hình vẽ trong hang Trên vách đá nhiều hang động ở La Marche, Pháp có các hình vẽ trên 14.000 năm tuổi, miêu tả con người với mái tóc ngắn, râu chải chuốt, cưỡi ngựa, ăn mặc theo phong cách hiện đại, khác xa với hình ảnh mặc áo da thú mà chúng ta thường tưởng tượng về người tiền sử.. Các hình vẽ được giới khoa học xác nhận là thật vào năm 2002. Điều tra viên Michael Rappenglueck thuộc trường Đại học Munich (Đức) nhấn mạnh rằng, di chỉ khảo cổ quan trọng này đã bị khoa học hiện đại phớt lờ. Hiện nay, người ta trưng bày một số tảng đá tìm thấy trong hang La Marche ở Bảo tàng Nhân loại, Paris (Pháp). Tuy nhiên, những tảng đá mô tả người tiền sử với nền văn hóa và tư duy hiện đại lại không thấy xuất hiện. Tranh trong hang Altamira ở Anthropos Pavilion thuộc Bảo tàng Moravia, Cộng hòa Czech. Ảnh: Wikimedia Commons Đầu thế kỷ 20, nhà nghiên cứu Emile Cartailhac đã xuất bản một công trình nghiên cứu về những hình vẽ này, và trở thành người đi đầu trong việc chứng minh các bức vẽ là có thật. Lê Hùng Nguồn: Báo Vnexpres
  11. Đúng rồi giờ VN và Mỹ mùa hè chênh nhau 11 tiếng. Nếu 0h00 ngày 24.9.2015 Mỹ thì ở VN sẽ là 11h00 ngày 24.9.2015.
  12. SP xem múi giờ của Mỹ ở đây ạ: http://giovietnam.org/default.aspx SP chọn tiểu bang Washington DC sẽ có múi giờ so với VN. Theo web trên 0h00 ngày 24.9.2015 Mỹ là 11h00 ngày 25.9.2015 giờ VN.
  13. “NAM VIỆT HÙNG VƯƠNG NGỌC PHẢ VĨNH TRUYỀN” 5/20/2015 NGUYỄN XUÂN ĐÀI Ngọc phả viết bằng chữ Hán, năm Thiên Phúc nguyên niên, tháng giêng, ngày 25 thuộc thời Lê Đại Hành ghi chép cách nay 1034 năm. Đây là Ngọc phả cổ nhất về thờ cúng Hùng Vương là tên viết tắt của “Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền”. Nội dung ngọc phả: Nói về họ Hồng Bàng, sử ký Việt Nam, ghi chép danh vị các vua Hùng Vương được thờ cúng, trong đó viết từ chi đầu đến chi cuối, theo thứ tự. Mỗi vua có tên thường gọi, tên húy, tên thụy, tên mỹ tự truy phong, ngày sinh, ngày mất, số năm trị vì, tuổi thọ, vợ, con, cháu chắt… Các danh vị vua Hùng Vương gồm: - Càn chi; Khảm chi; Cấn chi; Chấn chi; Tốn chi; Ly chi; Khôn chi; Đoài chi; Giáp chi; Ất chi; Bính chi; Đinh chi; Mậu chi; Kỷ chi; Canh chi; Tân chi; Nhâm chi; Quý chi. * * * Ngọc phả thờ cúng Hùng Vương ra đời vào thời kỳ vận nước “đổi gió”. Một nghìn năm Bắc thuộc nhân dân ta không ngừng chống lại ách thống trị để giành độc lập, lúc âm ỉ, lúc bùng phát. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, rồi đến năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng giặc tháo chạy về nước. Ngô Quyền xưng vua, nước nhà giành được độc lập mở đầu thời kỳ phong kiến tự chủ. Năm 968 Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế. Sau khi Đinh Tiên Hoàng bị sát hại, nhà Tống kéo quân sang đánh nước ta. Lê Hoàn được suy tôn hoàng đế đánh tan quân Tống giành thắng lợi rực rỡ, mở đầu kỷ nguyên Đại Việt đánh thắng quân xâm lược phong kiến phương Bắc. Vận nước với thế thượng phong “Gió Nam thổi bạt gió Bắc”, nhân dân trào dâng lên niềm tự hào, tin tưởng vững chắc tiền đồ tươi sáng dân tộc. Năm Thiên Phúc nguyên niên (980) “Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền...” ra đời 18 chi Hùng Vương đều là hoàng đế. Tổ tiên rực rỡ để lại cho con cháu thờ cúng muôn đời. Hơn thế, ngọc phả còn làm bừng lên trong tâm thức người Việt về thời đại các Vua Hùng dựng nước, về độc lập dân tộc là quốc thống. Tâm thức ấy chảy mãi theo dòng lịch sử. Năm 1076 thơ Lý Thường Kiệt “Nam Quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định mệnh tại thiên thư...” ngân vang trên sông Như Nguyệt, tiếp sức tinh thần cho quân dân ta tiến quân mạnh mẽ, như sóng thần nhấn chìm quân Tống, số còn lại hoảng loạn tìm đường tháo chạy về nước. Tổ tiên rực rỡ, con cháu anh hùng, niềm tự hào chân chính trào dâng tình yêu Tổ quốc. Nước Nam xưng đế (độc lập hoàn toàn) là lẽ tự nhiên của đất trời, của tạo hoá như quy luật của thiên nhiên vậy. Ngọc phả “Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền” ẩn chứa trí tuệ trác tuyệt và tâm hồn siêu Việt của tổ tiên ta. Tiếp tục tìm tòi và suy ngẫm về 18 chi Hùng Vương trong ngọc phả này, sao thời ấy không ghi thứ tự thông thường từ 1 - 18 như ngọc phả thời Hậu Lê do trực học sỹ Nguyễn Cố viết “Hồng đồ thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền”. Theo thiển nghĩ của tác giả hai ngọc phả có tính chất khác nhau: - Ngọc phả “Nam Việt Hùng Vương...” để thờ cúng, nên ghi chép danh vị từng chi, chỉ nêu người vua đầu tiên với các danh vị (tên thường gọi, tên huý, tên thụy và tên mỹ tự truy phong...) nó linh thiêng nên chỉ để ở các đền thờ Hùng Vương. - Ngọc phả “Hùng đồ thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền” ghi chép thân thế sự nghiệp của Kinh Dương Vương cho đến Hùng Duệ Vương để truyền trong dân gian. Người xưa có con mắt lạ thường quan sát sắc sảo, khôn ngoan, biệt tài dùng ký hiệu, mô hình hoá rất giản đơn mà cô đọng, các hiện tượng phức tạp thiên nhiên, như Hà Đồ, Lạc Thư, rồi đến Bát Quái Tiên Thiên, Bát Quái Hậu Thiên. Đó là những đồ giải nhận thức về triết lý vũ trụ nhân sinh cực kỳ tài giỏi và “bí ẩn” cho đến nay dù chưa lúc nào ngừng tìm lời lý giải mà vẫn chưa hiểu hết được. Họ coi thiên nhiên là đại vũ trụ con người là tiểu vũ trụ, tương liên, tương thuộc lẫn nhau. Trong vũ trụ không gian (KG) và thời gian (TG), 2 yếu tố không tách rời và luôn tồn tại. Ông cha ta vận dụng đặt tên cho 18 chi Hùng Vương là để thuận theo thiên nhiên với ý tưởng trường tồn, bất diệt. Về không gian lấy các phương hướng, yếu tố bất biến thuộc thiên: khởi đầu Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, về thời gian lấy các yếu tố can thuộc thiên khởi đầu là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, đều theo chiều kim đồng hồ, chiều của dương khí của các tinh tượng trên vũ trụ tương tác đến quả đất. (Chiều dương khí, phong thủy gọi là sinh khí đồng nghĩa với sinh sôi và phát triển). Theo triết lý phương Đông “Thiên nhân tương ứng”, thế thì tổ tiên ta đất nước ta cũng thịnh vượng, trường tồn như thiên nhiên vậy. Trời là lực lượng siêu phàm, cao vời vợi con người chỉ là nhỏ nhoi: 18 chi Hùng Vương gắn với không gian 8 phương kể trên thuộc “Hậu Thiên BQ” - “Hàm chỉ sự vận động biến hoá và tương tác của lực tự nhiên với con người”, vũ trụ đã hình thành vạn vật. Sự lựa chọn nói lên hiểu biết uyên bác của ông cha ta đối với “Hậu Thiên BQ” và “Tiên Thiên BQ” - triết lý vũ trụ nhân sinh của phương Nam. Càng ngẫm càng kinh ngạc và xúc động về “Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền…”. Ẩn ý trí tuệ trác tuyệt về triết lý triết học của ông cha ta, xứng tầm với việc xưng đế (độc lập - tự do, sánh vai với các nước hùng cường ở khu vực) tư tưởng ấy khẳng định ngay trong bối cảnh mới giành được độc lập, thống nhất đất nước, với những trận đánh thắng lịch sử quân xâm lược, sau ngàn năm Bắc thuộc. Ý chí ấy hun đúc thành nhân cách Việt. Đây chả phải tâm hồn siêu việt đó sao!“Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền” góp phần sáng tỏ lịch sử cội nguồn - Về chi, đời Hùng Vương có khác nhau. Trong ngọc phả “Nam Việt Hùng Vương...” có 18 chi (chi là cành) lại nói Hùng Quốc Vương truyền được 18 đời (Thế là đời: người ta thường cho 30 năm một đời). Mười tám chi gồm cả Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, còn 18 đời không kể đến 2 vị tiền bối trên, mà tính từ Hùng Quốc Vương (đứng đầu) trở đi. Xin trích về chi Cấn và chi Quý trong Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền. “Cấn chi: Hùng Quốc Vương huý Lân Lang, làm vua 217 năm thọ 767 tuổi, mệnh Canh Ngọ. Giờ Ngọ ngày 5 tháng 5 sinh trăm vương, tên các vương mời hội tại điện, 50 vương theo cha, 50 vương theo mẹ, Tý Ngọ cùng hiệp đấng Quốc Vương là đầu trăm vương sinh con trưởng là Nghi Vương nhường ngôi truyền 18 đời vương trị vì... “Quý chi: Hùng Duệ Vương, huý là Huệ Đức Lang làm vua 115 năm, thọ 227 tuổi, mệnh Canh Thân, sinh ngày mồng 3 tháng 3 mất ngày 5 tháng 5 hoá sinh cùng rể hiền là đức Tản Sơn cùng ban ngày lên thượng điện trời thành tiên, hoá sinh bất diệt tung tích muôn đời làm thánh vương, thiên vương rất thiêng đứng đầu thượng đẳng thần, truyền 2 người con trị vì, trước truyền ngôi cho con trưởng là Kính Vương, được 6 năm trị vì. Kính Vương mất sau truyền ngôi cho con thứ là Cảnh Lang được 10 năm thì Cảnh Lang mất. Sau lại truyền cho cháu hiền ở ngôi được 3 năm lại mất, Duệ Vương lại truyền cho rể hiền là đức Tản Viên lên cầm quyền chính gá ngôi vua thay mệnh vua cha cầm quyền chế tác bình trị thiên hạ trong khoảng 10 năm... bàn nhường ngôi cho Thục Dương Vương…”. Quý chi mỗi đời 25 năm, tuổi thọ trung bình là 45 năm (lấy tròn số). Danh sách 18 đời Hùng Vương có trong sách “Việt Nam và cội nguồn trăm họ” của Bùi Văn Nguyên, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 2001 - 117. Ngọc phả cổ nhất. Ra đời vào thời kỳ bình minh của lịch sử giành lại độc lập sau 1000 Bắc thuộc. Sách “Truyền thuyết Hùng Vương và bình minh lịch sử” của Nguyễn Khắc Xương - Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Phú Thọ xuất bản năm 2012” viết: “Bản ngọc soạn năm Thiên Phúc nguyên niên (980) là bản cổ nhất, mà có lẽ cũng là bản ngọc phả đầu tiên mà sự tích các Vua Hùng được soạn thành văn. Sách “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hành trình đến di sản văn hoá nhân loại” Nxb Hội Nhà văn - HN - 2013 - 43 viết: “Hùng đồ thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền” do Hàn lâm Viện trực học sỹ Nguyễn Cố biên soạn vào năm Nhâm Thìn (1472)... với sự ra đời của bản ngọc phả này Hùng Vương đã được chính thức hoá với ngọc phả hẳn hoi. Cùng với ngọc phả là các thần tích về Hùng Vương... do nhà Lê cấp cho các xã này được các nhà nho sao chép lại về sự tích và việc thờ phụng Hùng Vương”. Thực ra ngọc phả về thờ cúng Hùng Vương đã được nhà Tiền Lê ghi chép năm (980) rồi. Nối tiếp “Việt Nam Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền” thời Tiền Lê, nhà Hậu Lê năm 1472 đã viết tiếp “Hùng đồ thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền”. Với thuật ngữ “Hùng đồ” nhà Hậu Lê đã nói lên tất cả sự to lớn, rực rỡ, oai nghiêm về lai lịch thân thế sự nghiệp sự nghiệp của 18 nhành các đế vương được người đời kính trọng tôn thờ. Đó cũng là di sản văn hoá phi vật thể, mạch quốc thống, niềm tự hào, lòng yêu nước, đời đời cho con cháu noi theo, giá trị cao nhất của tổ tiên ta dựng nước và trị vì phương Nam thời thượng cổ. Tự hào về tổ tiên rực rỡ, con cháu anh hùng đất nước trường tồn cùng với trời đất. Ngày nay con cháu tiếp nối truyền thống tổ tiên đang xây dựng đất nước ta đủ tầm để sánh vai với các cường quốc 5 châu như Bác Hồ mong muốn. N.X.Đ Nguồn: http://tapchivannghedatto.org.vn/tintuc.aspx?ID=1368 ======================================================== Thông tin thêm về Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền.
  14. Khám phá bất ngờ về loài người tiền sử mới 13/09/2015 04:00 GMT+7 Các nhà khoa học vừa phát hiện xương hóa thạch của một loài người chưa từng được biết đến trước đây trong một hang động ở Nam Phi. Xem cả triệu con chấy sống trên đầu người đàn ông TQ bắt tay Italia chuẩn bị cấy ghép đầu người 8 bí quyết "bụng phẳng" siêu hiệu quả Hồi sinh virus khổng lồ 30.000 năm tuổi El Nino 2015 giống đến kỳ lạ với đỉnh điểm 1997 Rắn nhỏ hung hãn, xơi tái cả đồng loại "khủng" hơn Loài người mới phát hiện được đặt tên là Homo naledi, thuộc cùng chi Homo với người hiện đại hay còn gọi là người thông minh (Homo sapiens), tổ tiên trực tiếp của chúng ta ngày nay. Người Homo naledi có thể xuất hiện trên Trái đất từ cách đây 2,8 triệu năm. Ảnh: Daily Mail Theo báo cáo nghiên cứu, các chuyên gia đã khai quật được hơn 1.500 mảnh xương thuộc về ít nhất 15 người Homo naledi, gồm cả người lớn và trẻ con, trong hệ thống hang động Rising Star Rising Star ở tỉnh Gauteng thuộc Nam Phi, nơi được mệnh danh là cái nôi di sản thế giới của nhân loại. Dù chưa xác định được niên đại một cách chính xác, nhưng nhóm nghiên cứu phỏng đoán số xương hóa thạch này hiện có thể lên tới 2,8 triệu năm tuổi. Nơi tìm thấy các mảnh xương của loài người mới tọa lạc ở nơi rất khó tiếp cận thuộc hệ thống hang Rising Star ở Nam Phi. Ảnh: Daily Mail Hang chứa các mảnh xương hóa thạch tọa lạc ở phía cuối một đường dốc đứng và hẹp, rất khó tiếp cận. Hiện các chuyên gia vẫn chưa rõ, bằng cách nào hơn một chục bộ xương người H. naledi, từ trẻ nhỏ tới người già, lại bị vùi lấp ở một nơi xa xôi của hệ thống hang động lớn như vậy. Khuôn mặt phục dựng của một người H.naledi trưởng thành. Ảnh: Getty Images Các nhà nghiên cứu không loại trừ khả năng, các thi thể người tiền sử đã cố tình bị bỏ vào hang hoặc đây là một cái "bẫy tử thần" thảm khốc khiến nhóm người H. naledi lạc bước vào hang và tất cả đều chết ở đấy và một nguyên nhân chưa biết. Nếu đây là kết quả của việc chôn cất, những người tiến hành nghi thức này chắc chắn đã phải dùng đuốc để đưa ánh sáng nhân tạo vào hang do lối đi vào quá hẹp, hoàn toàn thiếu vắng ánh sáng tự nhiên, ám chỉ hành vi phức tạp đáng kinh ngạc của một loài người nguyên thủy. Cấu trúc xương của người Hôm naledi (giữa) so với vượn người phương Nam (Australopithecus) và người hiện đại (Homo sapien). Ảnh: Getty Images Các mảnh xương hóa thạch cũng được tìm thấy trong tình trạng kỳ lạ, với cả các xương tai trong nhỏ bé vẫn còn nguyên vẹn. Nhóm nghiên cứu nhận định, trong hệ thống hang Rising Star có thể còn dung chưa nhiều mẫu hóa thạch hơn về loài người mới vẫn chưa được khám phá. Phát hiện trên đã mang tới một thách thức đối với nhóm nhà khoa học quốc tế được giao nhiệm vụ phân tích và xác định tuổi của các mảnh xương. Tiến sĩ Chris Stringer, trưởng nhóm nghiên cứu về nguồn gốc con người thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở London, Anh cho biết: "Một số đặc điểm của người Homo naledi, chẳng hạn như bàn tay, cổ tay và bàn chân, rất giống của người hiện đại. Tuy nhiên, bộ não nhỏ và hình dạng phần thân trên của người Homo naledi lại có nhiều điểm tương tự với một nhóm tổ tiên loài người có tên gọi 'vượn người phương Nam' (Australopithecine), tồn tại cách đây 4 triệu năm, hơn. So sánh tổng thể hình dáng bên ngoài của người H. naledi (phải) với người đứng thẳng (H. erectus) và vượn người phương Nam (trái). Ảnh: Daily Mail Sự trộn lẫn các đặc điểm ở người H. naledi một lần nữa nêu bật bản chất phức tạp của sơ đồ phả hệ loài người và nhu cầu nghiên cứu sâu rộng hơn nữa để hiểu rõ lịch sử cũng như các nguồn gốc cơ bản của loài chúng ta". Ông Stringer và các cộng sự hy vọng, người Homo naledi sẽ hé lộ thông tin quan trọng về sự biến đổi từ vượn người phương Nam sang con người cũng như lí giải cách con người thích nghi với thế giới tự nhiên theo tiến trình tiến hóa như thế nào. Các nhà khoa học thừa nhận, họ có thể mất tới hàng chục năm nữa trước khi có khả năng nhận diện người Homo naledi thực sự là ai và có vị trí như thế nào trong sơ đồ phả hệ phức tạp của chúng ta. Tuấn Anh(Theo NatGeo, Daily Mail) Nguồn: Vietnamnet.vn
  15. Kịch bản sóng thần ở MỹThứ tư, 9/9/2015 | 11:52 GMT+7 Nghiên cứu mới cho thấy nguy cơ sóng thần do động đất gây ra ở Southern California nguy hiểm hơn nhiều những gì các nhà khoa học suy đoán trước đó. Nguy cơ tiểu hành tinh rơi xuống Anh trong thập kỷ này Bản đồ độ cao của đỉnh sóng thần (tính theo mét) do trận động đất trên hệ thống đứt gãy Pitas Point và Lower Red Mountain có thể tạo ra. Ảnh: Kenny Ryan, UC Riverside Trong báo cáo trên tạp chí Geophysical Research Letter hôm 18/8, các nhà khoa học chú trọng vào khu vực bồn trũng Ventura, Southern California ở Mỹ, với những đứt gãy địa chất ngoài khơi có thể tạo ra động đất với độ lớn M (Magnitude) bằng 7 hoặc lớn hơn. Nhóm nghiên cứu tạo ra mô hình 3D của đứt gãy dưới biển Pitas Point (dài 45 km) và Red Mountain Lower (dài 35 km), khi chúng diễn ra hoạt động đứt gãy địa chất. Dựa theo mô phỏng máy tính, trận động đất cường độ M=7,7 xảy ra ở hai đứt gãy nói trên sẽ tạo ra một trận sóng thần chia làm hai phần. Một con sóng di chuyển về phía bắc, hướng tới Santa Barbara và tiếp cận thành phố này khoảng 5 phút sau khi xảy ra động đất. Một con sóng khác di chuyển về phía nam, hướng tới đảo Santa Cruz. Tuy nhiên, cấu tạo đường bờ biển và đáy biển tại khu vực này sẽ khiến con sóng chuyển hướng về phía thành phố Ventura và Oxnard, khu vực thấp trũng xa hơn về phía đông. Mô phỏng cũng cho thấy, độ cao sóng thần có thể đạt 7 m tại Ventura và Oxnard, gây ngập lụt vào sâu trong đất liền hai km, sau chưa đầy 30 phút kể từ khi động đất xảy ra. Tại một số địa điểm, nước thậm chí còn thâm nhập sâu gấp đôi vào đất liền so với dòng chính của sóng thần. Nhà cửa và công trình xây dựng ven biển đối diện trực tiếp với đứt gãy luôn dễ bị phá hủy bởi bất kỳ cơn sóng thần nào. "Đây là một kịch bản rất tồi tệ, nhưng đáng tin cậy," Live Science dẫn lời Kenny Ryan, nhà địa vật lý đồng thời là tác giả nghiên cứu thuộc Đại học California, Mỹ, nói. Một cơn sóng thần tương tự như vậy đã từng xảy ra trước đây. Nó xuất hiện sau trận động đất Santa Barbara (M=7) gây ra bởi đứt gãy ngoài khơi vào năm 1812. Các tin tức ở thời điểm đó đều mô tả một con sóng biển rất lớn làm ngập khu vực. Mỹ cảnh báo khả năng xảy ra động đất và sóng thần siêu mạnh. "Kịch bản động đất giả định trong nghiên cứu này có thể nằm trong số 3 hoặc 4 trận động đất có cường độ lớn nhất từng được ghi nhận ở California, xảy ra vào giữa thế kỷ thứ 18. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc tìm hiểu tác động từ những trận động đất và sóng thần hiếm gặp," Ryan nói. Sóng thần là những con sóng có thể đạt tới độ cao hơn 30 m, và thường do động đất tạo ra. Sóng thần có kích thước càng lớn khi sinh ra ở những vùng nước nông, đặc biệt là những vùng biển ven bờ. Điều này trở thành mối nguy hiểm cho những người sinh sống tại vùng đông dân cư dọc bờ biển. Video minh họa: https://www.youtube.com/watch?v=WOA1Uq5-qv4 Lê Hùng Nguồn: Báo Vnexpress
  16. Bí ẩn về lỗ khoan ở Ai Cập cổ Cập nhật lúc 09h58' ngày 09/09/2015 Abusin nằm cách quần thể Kim Tự Tháp Giza Ai Cập 50km. Chỗ này trước đây cũng có 3 Kim Tự Tháp, chúng được xây dựng vào thời kỳ Vương triều thứ 5 trong lịch sử Ai Cập, tức là sau thời đại Pharaon Khufu vào khoảng 4100 năm trước. Ở Abusin, người ta phát hiện trên những vách đá nham thạch cứng hơn cả đá hoa cương có khoan những lỗ rất tròn trịa. Bí ẩn về những lỗ khoan tròn trịa ở Ai Cập cổ đại Ngay từ rất sớm, thời kỳ đồ đá mới, loài người đã biết dùng chày đá tạo ra những lỗ trên đá hoa cương. Giống như thế, người ta cũng tạo ra những lỗ trên xương hoặc vách đá nham thạch. Tượng đá Abusin Những lỗ khoan ở Abusin không phải là những lỗ khoan bình thường, mà là lỗ khoan bao tâm. Nó là một loại kỹ thuật khoan khó, khi khoan xong chính giữa hình thành một đường rãnh ở tâm khối đá hình tròn xoắn. Lúc tiến hành khoan, không thể tùy tiện thích cầm mũi khoan thế nào thì cầm mà phải điều chỉnh thế nào đó có thể khoan vào tâm khối đá. Khối đá cần khoan và công cụ phải ở một tư thế nhất định. Để có một đường khoan thẳng, người thợ cần phải có những thiết bị phối hợp. Nếu chỉ dựa vào kỹ thuật khoan thủ công thì không thể có những rãnh khoan thẳng và đều. Nhìn lỗ khoan, người ta có thể biết được chiều đi của mũi khoan, nhưng rõ ràng họ đã không dùng mũi khoan kim cương để khoan. Và lỗ khoan cũng không phải là dùng đục để đục một loạt các lỗ, sau đó dùng phương pháp mài để gia công. Trên lỗ khoan vẫn để lại vết tích xoáy tròn, vết đứt của mũi khoan. Phát hiện này có ý nghĩa gì? Có người đưa ra ý kiến phản đối, họ cho rằng những lỗ khoan bao tâm là do người hiện đại tạo ra. Nếu vậy thì chỉ cần khoan một lỗ là đủ, vì sao tất cả các khối đá ở Abusin đều có lỗ khoan? Hơn nữa, ngay từ rất sớm, cách đây 1000 năm trước, ngài Fde Lins Pater đã miêu tả những lỗ khoan bao tâm vô cùng bí ẩn của thời kỳ Vương triều thứ 5 này. Do vậy, ý kiến cho rằng những lỗ khoan này do người hiện đại tạo ra là không chắc. Trang bị của các kiến trúc sư cổ Ai Cập, cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết chút gì. Kỹ thuật gia công lỗ khoan bao tâm này không phải là phát minh ngẫu nhiên. Tiến bộ kỹ thuật là một quá trình tiến dần có thứ tự. Để tiến hành khoan lỗ, việc phát minh ra máy khoan vẫn chưa đủ, mà còn phải có công cụ thích hợp khác. như mũi khoan kim cương. Và để có thể dùng mũi khoan kim cương và máy khoan, người thợ còn phải có vật liệu thích hợp. Cho đến nay câu hỏi này vẫn còn bỏ ngỏ và người ta chỉ có thể đến để chiêm ngưỡng những bức tượng và những lỗ khoan với một thắc mắc không lời giải mà thôi. Phần lõi đá của lỗ khoan bao tâm. Đá granite hồng. Được ngài William Flinders Petrie tìm thấy vào năm 1881. H.T sưu tầm Nguồn: khoahoc.tv
  17. Thành phố cổ khổng lồ dưới đáy biểnThứ tư, 2/9/2015 | 10:00 GMT+7 Một nhóm chuyên gia khảo cổ tìm thấy tàn tích của thành phố khổng lồ thời đồ đồng dưới đáy biển Aegea ở Địa Trung Hải. Thành phố cổ đại ngầm lớn nhất thế giới / Những thành phố bị chôn vùi dưới cát sa mạc Dubai Khu tàn tích của thành phố cổ đại trải rộng trên 48.500 km2. Ảnh: Spero News. Khu vực tàn tích thuộc thời đồ đồng, có niên đại 4.500 năm, bao phủ diện tích hơn 48.500 km2, bao gồm nhiều công trình phòng ngự, mặt thềm, lối đi, ngọn tháp, đồ gốm sứ, công cụ và các vật tạo tác khác. Nhóm chuyên gia thuộc Đại học Geneva, Thụy Điển và Trường Khảo cổ Thụy Sĩ phát hiện thành phố khổng lồ ở vịnh Kiladha trên bán đảo Peloponnese phía nam Athens khi đang tìm kiếm dấu tích ngôi làng cổ nhất châu Âu. Theo Spero News, các nhà nghiên cứu xác định một loạt nền nhà hình móng ngựa cạnh chân tường có thể là một phần của những tháp canh bảo vệ thành phố. Các kiến trúc thời kỳ đồ đồng này rất độc đáo và chưa từng được phát hiện trước đây. Giáo sư Julien Beck ở Đại học Geneva cho biết, phát hiện về thành phố cổ đại có tầm quan trọng lớn bởi số lượng và chất lượng các vật tạo tác thu được, bao gồm đồ gốm, gốm đỏ, công cụ đá và những lưỡi rìu thuộc thời Helladic (năm 3200 – 2050 trước CN). Những mảnh đồ gốm dạt lên bãi biển Lambayanna ở Athens. Ảnh: Spero News. Các nhà khoa học đã thu thập hơn 6.000 đồ tạo tác từ khu vực tàn tích. Những lưỡi rìu có nguồn gốc từ đá núi lửa trên đảo Milos ở quần đảo Cyclade, nơi con người đến sống từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên. Theo International Business Times, nhóm nghiên cứu hy vọng những món đồ tạo tác sẽ cho phép họ nghiên cứu sâu hơn về thương mại, hàng hải và cuộc sống ở thời kỳ đó. Những bức tường ở khu tàn tích được xây cùng thời với kim tự tháp Giza (năm 2600 – 2500 trước CN) cũng như nền văn minh Cyclade (năm 3200 – 2000 trước CN). Tuy nhiên, chúng đã tồn tại 1000 năm trước Mycenae, nền văn minh lớn đầu tiên của Hy Lạp. Phương Hoa (theo Ancient Origins) Nguồn: Báo Vnexpress
  18. Trung Quốc xây gì ở Trường Sa một năm quaThứ tư, 5/8/2015 | 08:15 GMT+7 Trung Quốc gần một năm qua ráo riết cải tạo trái phép 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, không ngừng mở rộng và xây dựng trên những thực thể này nhiều công trình phục vụ cho cả mục đích quân sự. Lộ rõ đường băng, cơ sở quân sự Trung Quốc xây ở Trường Sa / Trung Quốc công khai diện tích bồi đắp lớn ở Trường Sa Theo New York Times, tốc độ và quy mô xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc trên các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang làm gia tăng nhiều lo ngại trong cộng đồng quốc tế. Bắc Kinh hồi tháng 6 tuyên bố quá trình cải tạo đảo sẽ sớm hoàn tất. "Thông báo này đánh dấu một bước ngoặt, cho thấy Trung Quốc đã hoàn thành theo đúng lịch trình việc bồi đắp đảo ở một số bãi đá và nay bắt đầu chuyển sang giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng", Mira Rapp-Hooper, giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), bình luận. Trung Quốc đồng thời đẩy mạnh xây dựng bến cảng, những tòa nhà phục vụ cho mục đích quân sự hay đường băng tại một số đảo nhân tạo. Động thái này khiến sự hiện diện của Bắc Kinh trong khu vực càng trở nên đáng báo động. Đồ họa: NYT Bức ảnh vệ tinh chụp hồi tháng 3 cho thấy các tàu nạo hút của Trung Quốc hoạt động tại bãi đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Diện tích các đảo nhân tạo quá nhỏ để Trung Quốc triển khai những đơn vị quân đội lớn tại đây, tuy nhiên chúng sẽ góp phần tăng cường khả năng tuần tra và giám sát của nước này trên một vùng rộng lớn ở Biển Đông. Đồng thời, nhờ đó Bắc Kinh cũng có thể tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên một phần hoặc toàn bộ khu vực nằm trong cái gọi là "đường 9 đoạn" mà nước này tự đưa ra, chiếm 90% diện tích Biển Đông, bà Bonnie S.Glaser từ Viện chính sách Lowy, nhận định. Ảnh: Digital Globe Tính đến ngày 10/6, diện tích bãi đá Vành Khăn đã tăng lên đến 5,52 km2. Trong khi đó, những hình ảnh chụp bãi đá này vào tháng 10 năm ngoái chưa cho thấy bất kỳ dấu hiệu cải tạo nào. Hồi cuối tháng 5, một loạt diễn đàn quân sự có uy tín của Trung Quốc còn đồng loạt đăng tải những hình ảnh được cho là bản đồ quy hoạch 10 km2 bãi đá Vành Khăn. Theo bản vẽ, bãi đá Vành Khăn được xây dựng như một trái tim khổng lồ. Trên vành đai trái tim là các công trình xây dựng như casino, khu vui chơi giải trí. Tổng diện tích quy hoạch là 9,53 km2, trong đó, diện tích xây dựng là 6,29 km2, dân số dự kiến là 70.000 người. Ảnh: Digital Globe Tại bãi đá Chữ Thập, đường băng dài 3 km đã hình thành, đủ sức tiếp nhận mọi loại máy bay, từ chiến đấu cơ đến máy bay vận tải cỡ lớn. Bắc Kinh cũng liên tục dựng lên nhiều nhà chứa với mục tiêu biến nơi đây trở thành một kho dự trữ máy bay chiến thuật, sẵn sàng xuất kích bất cứ lúc nào. Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, cho biết bến cảng trên bãi đá Chữ Thập còn khá phù hợp để trở thành nơi neo đậu cho tàu ngầm của Bắc Kinh nếu so với cảng nước nông mà quân đội Trung Quốc đang sử dụng ở đảo Hải Nam. Ảnh: Airbus DS Những bức ảnh vệ tinh của Digital Globe chụp ngày 13/7 tại bãi đá Chữ Thập càng củng cố thêm suy đoán của một tư lệnh hải quân Mỹ khi cho rằng đường băng tại đây sẽ đi vào hoạt động sớm hơn dự kiến vào cuối năm nay. Ảnh:Digital Globe Bãi đá Gạc Ma nằm ở phía tây bắc quần đảo Trường Sa, có diện tích khoảng 7,2 km2, bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1988. Đầu năm 2014, trên bãi đá chỉ có một nền bê tông nhỏ với một cơ sở liên lạc, cầu cảng và một đơn vị đồn trú. Đến nay, phần nền bê tông đã trải rộng trên diện tích 100.000 m2, nơi rộng nhất là 400 m. Trên bãi đá hiện có các công trình như kênh tiếp cận, nhà máy xi măng, tháp phòng thủ, bơm khử mặn, bơm nhiên liệu, cơ sở quân sự nhiều tầng, radar, trạm liên lạc, bãi đáp trực thăng, cầu cảng và đê chắn sóng gia cố. Ảnh: Digital Globe Trung Quốc hiện bồi đắp trái phép rất nhanh bãi đá Subi, quần đảo Trường Sa, với số lượng tàu hậu cần tăng mạnh so với hai tháng trước. Trang Diplomat hồi tháng 6 ước tính Bắc Kinh mỗi ngày mở rộng trái phép bãi đá Subi thêm 32.000 m2. Ảnh: Digital Globe Một dải đất thẳng dài hơn 3.000 m, rộng khoảng 250 m ở rìa tây bắc bãi đá Subi đã được Trung Quốc đổ đầy cát, và có thể dễ dàng xây dựng một đường băng, tương tự như trên đá Chữ Thập. Gần 50 cần cẩu loại lớn đang hoạt động trên dải đất này để gia cố phần nền vừa bồi đắp từ cát và san hô. Ảnh: Digital Globe Bên cạnh đó, tại các bãi đá như Châu Viên, Tư Nghĩa và Gaven, Trung Quốc vẫn đẩy mạnh việc bồi đắp, mở rộng diện tích và xây dựng công trình. Trong ảnh là toàn cảnh bãi đá Châu Viên hồi tháng 3. Những công trình xuất hiện tại đây gồm kênh tiếp cận, đê chắn sóng, bãi đáp trực thăng, các tòa nhà hỗ trợ, cơ sở quân sự, ăng ten liên lạc vệ tinh, radar. Ảnh: AMTI/Digital Globe. Phương pháp Trung Quốc sử dụng để biến bãi đá thành đảo. Đồ họa: NYT Vũ Hoàng (tổng hợp) Nguồn: Báo Vnexpess
  19. Con xin ủng hộ 1 triệu ạ.
  20. Cháy rừng lớn thiêu rụi hàng chục xe trên đại lộ ở Mỹ 09:39 NGÀY 18/07/2015 Lửa từ đám cháy lớn ở cánh rừng thuộc khu vực núi Cajon Pass, bang California, lan ra tận đường lớn và thiêu rụi nhiều xe. Khói dày đặc và lửa từ vụ cháy rừng lan ra Cao tốc 15 ở bang California từ chiều ngày 17/7 (giờ địa phương). Chính quyền sở tại đã phong tỏa những làn đường ở phía nam và bắc vùng núi. Cao tốc 15 là tuyến đường quan trọng nối thành phố Los Angeles với Las Vegas. Khoảng 80 tài xế đã bỏ lại xe trên đường để tránh lửa. Chính quyền đang triển khai xe kéo để đưa các ôtô ra khỏi đường lan của đám cháy rừng. 20 xe bị thiêu rụi hoàn toàn trong vụ cháy. Đám cháy có diện tích hơn 14 km2. Cột khói đen dữ dội từ một xe vận tải bị bén lửa từ đám cháy. Gió mạnh khiến ngọn lửa nhanh chóng lan rộng. TheoNBC, cơ quan cứu hỏa khuyên người dân nên ở trong xe vì "nước dập lửa thả từ trên không có thể khiến mọi người bị thương nặng". Máy bay cứu hỏa dập lửa trên một xe tải lớn. Giới chức Mỹ chưa công bố báo cáo thương vong liên quan đến đám cháy. Họ bắt đầu sơ tán một số phần trên quốc lộ. Cơ quan y tế địa phương cho biết họ đã sẵn sàng tiếp nhận điều trị những bệnh nhân bị bỏng từ cháy rừng. Minh Anh Ảnh: RT
  21. Gà có trước trứng 18/07/2015 09:00 GMT+7 Các nhà khoa học tuyên bố, rốt cuộc đã tìm ra đáp án cho câu hỏi muôn thuở "Gà có trước hay trứng có trước?". Câu trả lời của họ là kết quả của một trong số nhiều khám phá khoa học thú vị nhất từ trước tới nay. Kilogram sắp được định nghĩa lại? Sư tử dính cú đá trời giáng của hươu cao cổ Cận cảnh trái tim đang hoạt động trong cơ thể người Phát hiện tinh trùng hóa thạch 50 triệu năm tuổi Kinh hãi khoảnh khắc rắn nuốt chửng đồng loại Giải mã hiện tượng chân bốc mùi hôi ngày nắng nóng Vì cần phải có protein để tạo nên vỏ trứng, nên các nhà khoa học kết luận rằng, gà chắc chắn có trước trứng. Mỗi con sò điệp sở hữu tới 100 mắt. Tuy nhiên, với đường kính chỉ 1mm, những con mắt này rất đơn giản về mặt giải phẫu học và chỉ có thể phát hiện các thay đổi trong điều kiện đủ sáng. Cá ngựa không có dạ dày. Ruột của chúng, vốn phá vỡ và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn, đảm nhiệm cả chức năng của dạ dày. Những con cá mập trắng khổng lồ có thể sống thọ tới 50 tuổi. Mỗi giây, bộ não của người thu nhận 11 triệu thông tin riêng rẽ, nhưng chỉ nhận biết được gần 40 mẩu tin trong số đó. Một đám mây tích kích cỡ trung bình có trọng lượng gần bằng tổng cân nặng của 80 con voi. Mặc dù không có ký ức, nhưng cây cối có khả năng nhận diện các họ hàng gần của chúng. Nhờ khả năng này, chúng sẽ phát triển bên cạnh nhau để lớn mạnh hơn. Trên sao Kim xảy ra hiện tượng mưa tuyết kim loại. Cho tới nay, các nhà khoa học đã phát hiện 2 dạng tuyết kim loại đổ xuống thiên thể này là galena (quặng chì sulfua) và bismuthinite. Nếu bạn có thể lái xe hơi đi không giới hạn tới bất kỳ đâu, với tốc độ trung bình 95,6km/h, bạn sẽ chỉ mất không đầy 6 tháng để tới được Mặt trăng. Rãnh Mariana, phần sâu nhất của đại dương trên Trái đất, có chiều sâu hơn 11km, tức là bằng độ cao tổng cộng của 25 tòa nhà Empire State 102 tầng, lừng danh của Mỹ xếp chồng lên nhau. Trái đất xoay tròn quanh trục của mình với vận tốc 1609km/h và di chuyển trong không gian với vận tốc khoảng 107.826km/h. Một cái bắt tay làm lan truyền nhiều vi khuẩn hơn một nụ hôn. Nếu không tính đến sức nóng ở lõi Trái đất, nếu bạn có thể khoan trực tiếp một lỗ xuyên qua hành tinh của chúng ta và nhảy vào đó, bạn sẽ mất chính xác là 42 phút và 12 giây để sang tới phía bên kia. Tuấn Anh(Theo OMGfacts) Nguồn: Vietnamnet ================================= Các nhà khoa học đã có kết luận chính xác, nhưng Lý học đã biết từ lâu rồi. :)
  22. Cách mặt đất 644Km có một đại dương rất rộng lớn? Thứ năm lúc 06:03 ​ Sau nhiều thập kỷ tiên đoán và nghiên cứu lý thuyết, các nhà khoa học vừa công bố là họ đã tìm ra một đại dương rộng lớn ở lớp mantle của ruột trái đất. Họ nói là đại dương trong lòng đất này chứa lượng nước gấp 3 lần lượng nước của tất cả đại dương trên mặt đất. Phát hiện này đồng thời cũng làm vững chắc hơn giả thuyết là nước trên mặt đất (bao gồm biển, đại dương, sông hồ) là nước bị ép từ lòng đất ra, chứ không phải đến từ ngoài hành tinh hoặc do các thiên thạch băng va vào trái đất. Nghiên cứu này do các nhà khoa học Mỹ và Canada thực hiện bằng cách phân tích số liệu cung cấp bởi USArray, đây là một hệ thống hàng trăm máy phân tích địa chấn đặt khắp nước Mỹ, các máy này có nhiệm vụ "lắng nghe" các hoạt động địa chấn của những lớp ruột Trái đất, cũng như lõi Trái đất. Nghiên cứu đăng ở tạp chí Nature nói rằng, các nhà khoa học tìm thấy một lượng kim cương nhỏ, và từ kim cương này, họ kết luận là có tồn tại một siêu đại dương nằm sâu trong lòng đất, cách mặt đất khoảng 600Km. Giáo sư Graham Pearson, đại học University of Alberta, Canada, phát biểu: " Nghiên cứu cho thấy khả năng tồn tại một siêu trữ lượng nước sâu trong lòng đất là rất cao, dữ liệu chỉ ra là lượng nước này có thể bằng tổng lượng nước của tất cả đại dương trên mặt đất" ​ Cụ thể thì lớp nước này nằm ở phần chuyển tiếp giữa lớp mantle trên và lớp mantle dưới, tức là cách mặt đất khoảng 400 đến 660Km. Mình đọc ở nhiều trang, thì hầu hết đều nói là cái này là ở mức "giả thuyết chắc chắn đúng, hoặc gần như rất đúng" tức là các nhà khoa học kết luận dựa trên dữ liệu thu thập, chứ chưa có bằng chứng cụ thể, vì hiện tại ta vẫn chưa đào sâu được như vậy vào lòng đất. Phát hiện này mở ra nhiều khả năng cũng như giả thuyết, là liệu Trái đất có rỗng ruột hay không, hoặc thậm chí có khả năng có một thế giới nào đó tồn tại sâu trong lòng đất hay không? Truyền thuyết cổ cũng như văn học hiện đại đều cho là, sâu trong lòng đất có tồn tại những nền văn minh tiên tiến Mời các bạn đọc kỹ hơn ở bài viết gốc trên Discolse.TV và New Scientist và Hufflingtonpost Nguồn: tinhte.vn
  23. Phát hiện loại hạt nguyên tử mới 14/07/2015 21:06 GMT+7 Các nhà khoa học làm việc với Máy gia tốc hạt lớn (LHC) vừa tuyên bố khám phá ra một loại hạt mới, có tên gọi là pentaquark. Hình mô phỏng cấu tạo của một hạt pentaquark gồm 4 hạt quark và 1 phản hạt quark. Ảnh: CERN Khám phá trên liên quan tới quark - các hạt cơ bản tạo nên proton và neutron trong hạt nhân nguyên tử. Hạt mới được gọi là pentaquark, nghĩa là cấu tạo của nó gồm 5 hạt quark. Cho mãi tới gần đây, các nhà vật lý mới chỉ thấy những hạt nguyên tử có thành phần cấu tạo từ 2 hoặc 3 hạt quark. Sự tồn tại của hạt pentaquark được phỏng đoán đến lần đầu tiên vào những năm 1960. Tuy nhiên, cũng tương tự như hạt boson Higgs (còn gọi là "Hạt của Chúa"), các nhà khoa học không thể chứng minh được sự tồn tại của nó suốt nhiều thập niên cho tới khi nó được phát hiện trong máy LHC, máy gia tốc hạt lớn nhất và cung cấp gia tốc mạnh nhất trên thế giới, được thiết kế để nghiên cứu, phá vỡ những giới hạn và mặc định của mô hình chuẩn - những lý thuyết cơ bản hiện thời của vật lý hạt. Năm 1964, hai nhà vật lý Murray Gell Mann và George Zweig đã đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của các hạt hạ nguyên tử quark một cách độc lập. Họ đề xuất rằng, các thành phần then chốt của các hạt nguyên tử - baryons và mesons - được lý giải tốt nhất nếu bản thân chúng cũng cấu tạo từ những hạt thành phần khác. Zweig sử dụng thuật ngữ "aces" cho các khối xây dựng mới theo giả thuyết, nhưng Gell-Mann gọi chúng là hạt "quark". Mô hình của Zweig và Gell-Mann cũng gợi mở sự tồn tại của các trạng thái khác của quark, chẳng hạn như pentaquark. Loại hạt giả thuyết này được cho là cấu tạo gồm 4 hạt quark và 1 phản hạt quark. Vào giữa những năm 2000, nhiều nhóm nghiên cứu tuyên bố đã tìm thấy hạt pentaquark, nhưng các khám phá của họ đã bị các thử nghiệm về sau bác bỏ. "Đây cũng là lí do tại sao chúng tôi rất cẩn trọng khi đệ trình báo cáo nghiên cứu mới của mình", Patrick Koppenburg, đồng điều phối viên vật lý cho máy LHC tại Tổ chức nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN), cho biết. Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia vật lý đã tìm hiểu cách một hạt hạ nguyên tử có tên Lambda b phân rã hoặc biến đổi thành 3 hạt khác bên trong máy LHC. Kết quả phân tích hé lộ, các trạng thái trung gian thỉnh thoảng có liên quan đến sự sản sinh 3 hạt này. Các trạng thái trung gian đó được đặt tên là Pc(4450)+ và Pc(4380)+. Nhà vật lý Tomasz Skwarnicki đến từ Đại học Syracuse (Mỹ), một thành viên nhóm nghiên cứu mới, nói, ông và các cộng sự đã kiểm tra mọi khả năng của các tín hiệu trên và kết luận rằng, chúng chỉ có thể được giải thích bằng các trạng thái pentaquark. Phát ngôn viên LHC Guy Wilkinson bình luận: "Pentaquark không chỉ là một loại hạt mới ... Nó đại diện cho một cách kết hợp các hạt quark theo một dạng chưa từng quan sát được trước đây, trong hơn 50 năm nghiên cứu thử nghiệm. Nghiên cứu các đặc tính của nó có thể cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về cách vật chất bình thường cấu thành như thế nào". Tuấn Anh(Theo BBC) Nguồn: Báo Vietnamnet
  24. Ý nghĩa hoa văn trên cột đá ở đền TrầnThứ tư, 15/7/2015 | 07:37 GMT+7 Mỗi cột đá trong ngôi đền Trần ở quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình đều có hoa văn được tạc, đẽo từ đá xanh nguyên khối và ứng với một ước nguyện. Thuyền rồng vẫy vùng 'Hạ Long cạn' trong lễ rước thánh Phát hành bộ tem di sản thế giới Tràng An Đền Trần nằm trong vùng lõi của quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Đền được xây dựng từ thời nhà Đinh, là một trong “Hoa Lư tứ trấn”, có tên gọi khác là Đền Nội Lâm (trong rừng). Đền thờ Quý Minh Đại Vương là một trong ba anh em, đồng thời là ba vị tướng có công dẹp giặc dưới thời vua Hùng thứ 18, đã được phong thánh gồm Sơn Thánh Tản Vương và Cao Sơn Đại Vương. Đền được xây dựng theo kiểu chữ nhị, gồm hai tòa liền nhau. Tòa tiền bái để trống, không cánh cửa, có hai hàng cột đá. Hàng cột thứ nhất gồm 4 cột, làm bằng đá xanh nguyên khối. Mặt ngoài của cột chạm nổi các hoa văn tinh xảo. Còn mặt hông trang trí bằng hai đôi câu đối được chạm khắc luôn vào thân cột. Hàng cột thứ hai cũng làm bằng đá xanh nguyên khối. Hai cột ở ngoài cùng trang trí hình độc long chầu vào và các đề tài cách điệu. Hai cột ở giữa trang trí đôi câu đối. Hình tượng rồng điêu khắc trên đá được thể hiện ở đền Trần vừa trau chuốt, vừa giản dị, linh hoạt, mang sắc thái đặc trưng. Các hoa văn trên cột được chạm nổi với đề tài độc long, mây, sóng nước, cá chép hóa long, sư tử và hoa lá cách điệu... Nét chạm khắc rất tinh xảo, bay bổng và có tính thẩm mỹ cao. Ông Dương Đình Thanh, người trông nom Đền cho biết : “Ngôi Đền vẫn giữ được 12 cột đá. Người xưa đã tạc, đẽo toàn bộ hoa văn này từ đá xanh nguyên khối lấy tại núi Nhồi (Thanh Hóa). Các mô típ hoa văn gồm bộ tứ linh với long, ly, quy, phượng. Đáng chú nhất ở đây là mỗi cột đá linh ứng với một ước nguyện". Theo ông Thanh, cột thứ nhất bên phải đền về duy tâm là cầu công danh sự nghiệp, về duy vật là cầu cho quốc thái dân an. Cột thứ hai, về duy tâm là cầu tài lộc, duy vật là cầu mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng. Cột thứ ba để cầu sức khỏe, cột thứ tư dành cho người cầu tình duyên hoặc con cái. Bên trên tòa hậu cung có hai long cung. Bên trong long cung có tượng Quý Minh Đại Vương và phu nhân là Minh Hoa Công Chúa. Bức tượng Quý Minh Đại Vương được tạc ở tư thế ngồi trên bệ, mắt nhìn thẳng, chân chữ ngũ, đầu đội mũ quan. Tượng của Minh Hoa Công Chúa tạc ở tư thế ngồi, chân chữ ngũ, mặt hiền từ, mắt nhìn thẳng. Lê Bích Nguồn Báo Vnexpress
  25. Đĩa cổ Dropa: Bằng chứng về người ngoài hành tinh hay trí tưởng tượng của con người? 06:21 05/07/2015 (VietQ.vn) - Kể từ khi được phát hiện cho đến nay, những bí ẩn xoay quanh chiếc đá cổ Dropa vẫn chưa có lời giải đáp. Nhiều ý kiến cho rằng những chiếc đĩa này là minh chứng rõ ràng về sự tồn tại của người ngoài hành tinh. Báo VTC News cho hay, những chiếc đĩa cổ Dropa được tìm thấy vào thập niên 1940, từ chuyến khảo sát các hang động thuộc vùng rừng núi Baian - Kara - Ula, Tây Tạng của GS Tề Phúc Thái, một nhà khảo cổ đến từ ĐH Bắc Kinh. Kể từ đó cho đến nay, rất nhiều tranh cãi và nhiều lý thuyết được đưa ra để giải thích sự bí ẩn về đĩa đá, kể cả những giả thuyết có liên quan đến người ngoài hành tinh, nhưng mọi thứ vẫn nằm trong màn đen bí mật. Nằm sâu trong lòng hang là hàng trăm đĩa đá. Mỗi chiếc có đường kính khoảng 21 cm và có một vòng tròn khắc sâu trong tâm đĩa, trên mặt đĩa khắc những vòng rãnh xoắn ốc kèm theo hình ảnh mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, mặt đất, núi, động vật. Đặc biệt những chiếc đĩa này thể hiện cả hình ảnh “người ngoài hành tinh” và “đĩa bay” của họ. Chúng có niên đại khoảng 10.000 - 12.000 năm tuổi. Cho đến nay câu hỏi "liệu đĩa đá cổ Dropa có phải là bằng chứng về người ngoài hành tinh hay không?" vẫn chưa có lời giải Một số chuyên gia cho rằng, những đĩa đá đó có thể liên quan đến một bộ lạc thời cổ đại. Bộ lạc này có kích thước cơ thể khá thấp bé, có thể là những người lùn do nhóm nghiên cứu đã phát hiện một vài khu mộ cổ được bố trí ngăn nắp có chứa một số bộ xương được chôn cất có kích thước khá kỳ lạ cũng trong hang tìm thấy đĩa đá. Cụ thể, có bộ xương có kích thước khoảng 1,2m, thon nhỏ nhưng lại có hộp sọ tương đối lớn, bất cân đối so với vóc dáng cơ thể, báo Kiến Thức cho hay. Tiếp đó, các nhà khảo cổ phát hiện trên các bức tường trong hang động có khắc những chữ tượng hình về thiên đường bao gồm: Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì sao, Trái Đất... và giữa chúng đều có các đường nối với nhau. Vào năm 1958, một nhà nghiên cứu tên Tsum Um Nui kết luận rằng mỗi đường rãnh trên đĩa Dropa thực sự là một loạt chữ tượng hình bé xíu theo loại mẫu và nguồn gốc chưa từng biết tới. Ông cho rằng những chữ tượng hình này là câu chuyện kể về phi thuyền của người Dropa bị rơi, và các thành viên trên phi thuyền đã bị người dân địa phương tàn sát. Những người sống sót phải cư trú ở vùng núi hẻo lánh cho đến chết vì không có cách nào để chế tạo một phi thuyền mới đưa họ quay về hành tinh của mình. Nhiều giả thuyết cho rằng đĩa cổ Dropa kể về câu chuyện thảm khốc của những người ngoài hành tinh xấu số Đến năm 1965, GS Tề Phúc Thái và cộng sự đã công bố giả thuyết của mình về đĩa đá Dropa. Một lần nữa, câu chuyện về những người ngoài hành tinh xấu số được nhắc lại. Sau khi những giả thuyết trên được đưa ra, các nhà khoa học Nga đã đề nghị được xem các đĩa đá Dropa và nhiều trong số đó đã được gửi tới Matxcơva để kiểm tra. Sau khi phân tích hóa học, các nhà khoa học sửng sốt bởi những tấm đĩa chứa hàm lượng lớn cobalt và các chất liệu kim loại khác. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là những giả thuyết chưa được chứng thực bởi những chiếc đĩa đá Dropa này chưa bao giờ được công khai, thế giới chỉ biết đến chúng qua những hình ảnh mờ nhạt được chụp từ nhiều thập niên trước. Đinh Ly (T/h)