thanhdc
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
420 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
1
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by thanhdc
-
Áp thấp nhiệt đới Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Áp thấp nhiệt đới Áp thấp nhiệt đới (tropical depression) là tên gọi một hiện tượng thời tiết phức hợp diễn ra trên diện rộng trên biển hoặc đất liền khi có hiện tượng gió xoáy tập trung quanh một vùng áp thấp nhưng chưa đủ mạnh để gọi là bão nhiệt đới. Điều kiện hình thành Để một áp thấp hình thành phải có đủ các điều kiện thuận lợi của bề mặt khí quyển như khí áp, nhiệt độ, gió... Bởi vậy, những vùng có khí hậu nóng của vùng nhiệt đới, trên đại dương hoặc trên biển nhiệt đới thường hay xuất hiện áp thấp nhiệt đới. Khi một vùng không khí nóng hơn các vùng xung quanh, khí áp sẽ giảm đi, điều này sẽ hút gió từ các phía có khí áp cao hơn về và có xu hướng thăng động ( bốc lên cao ). Gió là không khí chuyển từ áp cao đến áp thấp, nhưng do ảnh hưởng của lực Coriolis ( lực lệch hướng do trái đất tự quay ) nên hướng gió hút vào tâm áp thấp sẽ bị lệch hướng tạo thành hình thế gió xoáy. Ở bán cầu Bắc, hướng gió sẽ lệch về bên phải hướng chuyển động nên hình thành xoáy nghịch nhiệt đới. Ở bán cầu Nam, lực Coriolis làm hướng gió lệch về bên phải so với hướng chuyển động, nên hình thành xoáy thuận nhiệt đới. Điều này cũng diễn ra tương tự như các áp thấp ôn đới cũng có hướng gió xoáy ngược chiều nhau ở hai bán cầu, hình thành do sự nhiễu động của các front ( mạc giáp khí, diện khí ) ở các vùng khí hậu ôn đới. Sự khác nhau giữa áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới Khi áp thấp nhiệt đới đủ mạnh vì liên tục phát triển đủ năng lượng để thu hút gió và hơi nước mạnh lên sẽ hình thành bão nhiệt đới. Bão biển nhiệt đới là danh từ được dịch từ tiếng Anh "tropical cyclone" hoặc "tropical storm". Sự khác biệt giữa áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới là phân biệt theo cấp gió . Theo sự phân chia cấp gió của đô đốc hải quân người Ai Len: Sir Francis Beautfort, thì gió được chia thành 12 cấp. Khi gió xoáy mạnh từ cấp 7 - 8 được gọi là áp thấp nhiệt đới. Theo định nghĩa quốc tế, bão biển nhiệt đới phải có gió mạnh hơn 63 km/giờ (hơn cấp 8, 34 knots). Nếu gió yếu hơn 63 km/giờ, gọi là áp thấp nhiệt đới (tropical depression). Nếu gíó mạnh hơn 118 km/giờ (cấp 12, 64 knots), bão được gọi là bão to với cuồng phong (typhoon). Ngoài ra còn có bão rất to hay siêu bão (super typhoon) với gió mạnh hơn 241 km/giờ. Danh từ "typhoon" được dùng trong vùng Biển Đông và Tây Bắc Thái Bình Dương; "hurricane" trong vùng Đại Tây Dương; và "tropical cyclone" trong vùng Ấn Độ Dương. Áp thấp nhiệt đới ở Việt Nam Ở nước ta, mùa bão thường bắt đầu từ miền Bắc vào tháng 5,6 và di chuyển vào miền Nam cho đến hết tháng 12. Ba tháng 9,10 và 11 thường có nhiều cơn bão nhất. Trung bình, hàng năm có từ 4 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào bờ biển nước ta. Khi chưa hình thành bão, nếu tốc độ của gió còn dưới 63 km/giờ, thì gọi là áp thấp nhiệt đới. Mỗi khi có bão với gió mạnh hơn 63 km/giờ, bão được đặt tên bởi Cơ Quan Khí Tuợng Nhật Bản (Japanese Meteorological Agency) ở Tokyo.
-
BÃO NHIỆT ĐỚI (Tropical Storm) Bão là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn do có sự xuất hiện và hoạt động của các khu áp thấp (low pressure area) khơi sâu. Bão biển nhiệt đới là danh từ được dịch từ tiếng Anh "tropical cyclone" hoặc "tropical storm". Theo định nghĩa quốc tế, bão biển nhiệt đới phải có gió nhanh hơn 63 km/giờ (cấp 8, 34 knots). Nếu gió yếu hơn 63 km/giờ, gọi là áp thấp nhiệt đới (tropical depression). Nếu gíó mạnh hơn 118 km/giờ (cấp 12, 64 knots), bão được gọi là bão to với cuồng phong (typhoon). Ngoài ra còn có bão rất to hay siêu bão (super typhoon) với gió nhanh hơn 241 km/giờ. Xin xem Bảng cấp gió để biết thêm định nghĩa các cấp gió. Bão có nhiều tên gọi khác nhau tuỳ vào khu vực phát sinh: + Bão hình thành trên Đại Tây Dương: hurricanes + Bão hình thành trên Thái Bình Dương: typhoons + Bão hình thành trên Ấn Độ Dương: cyclones Điều kiện cơ bản để hình thành bão là nhiệt độ cao và những vùng dồi dào hơi nước: khi nhiệt độ cao sẽ làm cho hơi nước bốc lên mạnh và bị đấy lên cao, tại khu vực đó 1 tâm áp thấp hình thành. Do sự chênh lệch khí áp, không khí ở khu vực lân cận sẽ tràn vào.Tại tâm bão (mắt bão) không khí chuyển từ trên xuống dưới, xung quanh tâm bão: không khí bốc mạnh lên cao ngưng tụ thành 1 bức tường mây dày đặc, tạo ra những cơn mưa cực lớn và gió xoáy rất mạnh. Khi đi vào đất liền hoặc vùng biển lạnh ở các vĩ độ cao, bão mất nguồn năng lượng bổ sung từ không khí nóng ẩm trên biển, cộng với đó là ảnh hưởng của lực ma sát với mặt đất nên suy yếu dần và tan đi. Ảnh: Bão Số 9 (Durian) hình thành và di chuyển vào Việt Nam Cấu tạo của 1 cơn bão gồm các phần sau: mắt bão (the eye), thành mắt bão (the eyewall), dải mây (rainbands) và lớp mây ti dày đặc phía trên (the Dense Cirrus Overcast) Ảnh: Cấu tạo của 1 cơn bão Bão thường xuất hiện ở khu vực từ vĩ tuyến 5 đến 20 0 vĩ Bắc và Nam, điển hình là ở Thái bình Dương với tên gọi là Bão nhiệt đới (Tropical Storm). Tại đây, nhiệt độ tương đối cao, tạo điều kiện cho sự đối lưu của nước, hình thành bão. Những cơn mưa rào do bão mang tới làm cho cỏ cây phát triển tươi tốt. Tuy nhiên những trận bão dữ dội có thể tàn phá mùa màng, sập nhà cửa, gây thiệt hại rất lớn cho con người. Ảnh: Khu vực hay xảy ra bão trên thế giới và số bão trung bình hàng năm Ở Việt Nam, bão phát sinh từ tháng 5 đến tháng 12 trên khu vực biển Đông. Sau khi đạt tới trình độ phát triển mạnh, bão di chuyển theo hướng từ Đông sang Tây, về phía đất liền và thường tan đi khi đã đổ bộ vào bờ biển. Từ Bắc vào Nam mùa bão chậm dần phù hợp với sự di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới: từ Móng Cái - Thanh Hoá (tháng 7,8), Thanh Hoá - Quảng Trị (tháng 9), Quảng Trị - Bồng Sơn (tháng 10), Bồng Sơn - TPHCM (tháng 11), TPHCM - Cà Mau (tháng 12). Năm 2006 là năm xuất hiện nhiều trận bão mạnh: bão Chanchu (5/2006), bão Xangsane và Cimaron (10/2006), Chebi (11/2006), bão Durian và Utor (12/2006). Các cơn bão gây thiệt hại lớn cho người dân (đặc biệt là các khu vực gần biển)./. (theo vnbaolut.com)
-
Xoáy thuận nhiệt đới Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Xoáy thuận Catarina, một trong những xoáy thuận nhiệt đới hiếm thấy ở Nam Đại Tây Dương nhìn từ Trạm không gian quốc tế ngày 26 tháng 3 năm 2004.Xoáy thuận nhiệt đới là những hệ thống áp thấp được hình thành trên các vùng đại dương nhiệt đới có hoàn lưu xoáy thuận (ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc Bán cầu). Các xoáy thuận nhiệt có tốc gió duy trì cực đại nhỏ hơn 17 m/s được gọi là áp thấp nhiệt đới (tropical depression), từ 17 m/s đến 33 m/s được gọi là bão nhiệt đới (tropical cyclone hoặc tropical storm). Khi tốc độ gió duy trì cực đại vượt quá 33 m/s, chúng được gọi là Hurricane ở Đại Tây Dương, Đông Thái Bình Dương và Biển Caribe, và được gọi là Typhoon ở Tây Thái Bình Dương. Hurricane và Typhoon được chia làm 5 cấp tùy theo sức gió theo thang bão Saffir-Simpson. Ở Việt Nam, các xoáy thuận nhiệt đới đổ bộ vào Biển Đông thường khá yếu. Bão được phân loại dựa trên cấp gió Beaufort. Nó bao gồm áp thấp nhiệt đới (Có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật.) và bão nhiệt đới (Có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão từ cấp 10 đến cấp 11 được gọi là bão mạnh; từ cấp 12 trở lên được gọi là bão rất mạnh).
-
Kính thưa Thầy! Đây là một công trình nghiên cứu rất đáng quan tâm và đáng trân trọng của một người Việt ở xa xứ nhưng điều này có vẻ như không mang lại một điều gì cho "hầu hết các nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" . Kính.
-
V. KẾT LUẬN Thưa Quý-vị Quý-vị đã cùng tôi đi vào những chi tiết từ huyền thoại, huyền sử, cổ sử, cùng triết học, cho tới tin học, y học để tìm về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, về biên giới cổ của tộc Việt. Trong chính sử Trung-quốc, Việt-Nam đều ghi rõ ràng nguồn gốc tộc Việt, nhưng cái nguồn gốc ðó cãn cứ vào cổ thý của người Trung-hoa, nên hoàn toàn sai lạc. Bởi cổ thư cho rằng ngýời Trung-hoa tự sinh ra, rằng ngýời Việt chẳng qua do những ngýời Trung-hoa di chuyển xuống lưu ngụ. Sự thực nhờ hệ thống ADN, chúng ta biết rằng chính những người ở châu Phi ðến Ðông Nam-á trước, rồi di chuyển lên Hoa-Nam. Tại Hoa-Nam giống người này lại hợp với giống ngýời từ châu Phi sang châu Âu, rồi từ châu Âu vào Trung-á, hợp với người ở Hoa-Nam mà thành tộc Hán. Nhưng ngược lại, do cổ thư Trung, Việt, hay do ADN, chúng ta cũng biết rất rõ biên cương nước Việt thời mới lập quốc. Hồi thơ ấu, tôi sống bên cạnh những nhà Nho, chỉ ðọc sách chữ Hán của người Hoa, người Việt viết. Mà những sách này ðều chép rằng tộc Việt gồm có trãm họ khác nhau, mang tên Bách-Việt. Những tên Âu-Việt, Lạc-Việt, Ðông-Việt, Nam-Việt, Việt-Thường ðều thuộc Bách-Việt cả. Cái tên trãm họ hay trãm Việt (Bách-Việt) phát xuất từ huyền thọai vua Lạc-Long sinh ra trãm con. Trãm có nghĩa là toàn thể, tất cả, chứ không hoàn toàn là con số như ta tưởng ngày nay (14). Các vị cổ học, học cổ sử, rồi coi lĩnh ðịa tộc Việt bao gồm phía Nam sông Trường-giang lấy mốc là hồ Ðộng-ðình với sông Tương, núi Ngũ-lĩnh là ðưõng nhiên. Chính hồi nhỏ, khi học tại trường Pháp, vào thời kỳ 13-14 tuổi, tôi chỉ ðược học vài trang ngắn ngủi về nguồn gốc tộc Việt, trong khi ðó gia ðình cho tôi đọc mấy bộ sử dài hàng mấy chục nghìn trang của Hoa, của Việt (Nếu dịch sang chữ Việt số trang gấp bốn, sang Pháp, Anh văn số trang gấp năm sáu). Chính tôi cũng nhìn nguồn gốc tộc Việt, lĩnh thổ tộc Việt tương tự như các nhà cổ học. Nay tôi mới chứng minh ðược. Phải chờ cho ðến khi tôi ra trường (1964). Bấy giờ giáo sư Vũ Vãn-Mẫu thạc-sĩ luật khoa nhờ Hoàng triều tiến-sỹ Nguyễn Sỹ-Giác sưu tầm tài liệu cổ luật. Cụ Giác học theo lối cổ, không biết những phương pháp quy nạp, tổng hợp nên giới thiệu giáo sư Mẫu với tôi. Ngay từ lần ðầu gặp nhau, mà một già, một trẻ ðã có hai cái nhìn khác biệt. Giáo sý Mẫu trên 50 tuổi mà lại có một cái nhìn rất trẻ, tôi mới có 25 tuổi lại có cái nhìn rất già về nguồn gốc tộc Việt. Qua cuộc trao đổi sơ khởi, bấy giờ tôi mới biết có rất nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc dân tộc Việt, mà các tác giả thiếu cái học sâu xa về cổ học Hoa-Việt đưa ra. Vì vậy tôi đã sưu tầm tất cả những gì trong thý tịch cổ, giúp giáo sý Mẫu ðem viết thành tài liệu giảng dạy. 32 Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ Nhưng sự sưu tầm ðó không ðầy ðủ, vì chỉ căn cứ trên thư tịch cổ. Nay tôi mới biết có quá nhiều sai lầm, tôi xin lỗi các ðồng nghiệp hiện diện, xin lỗi Quý-vị. Hồi bấy giờ tôi sống ở Sài-gòn, thuộc Việt-Nam cộng-hòa đang là nước chống Cộng, nên tôi không thể sang Trung-Quốc, cũng như về Bắc tìm kiếm thêm tài liệu. Phải chờ đến năm 1976 làm việc cho CMFC, hàng năm dẫn các đồng nghiệp sang Trung-Quốc nghiên cứu, trao đổi y học, tôi mới có dịp tìm kiếm lại di tích xưa trong thư viện, trong bảo tàng viện, trên bia ðá cùng miếu mạo, ðền chùa và nhất là ðến tại chỗ nghiên cứu. Gần ðây nhờ các ðồng nghiệp dùng hệ thống ADN, tôi mới biện biệt ðược nguồn gốc tộc Việt, biên cương thời lập quốc của tộc Việt. Hôm nay tôi xin kết luận với các bạn rằng : - Người Trung-hoa không phải là con trời như những vãn gia cổ của họ viết, dù ngày nay họ còn nghĩ như vậy. - Họ cũng không tự sinh ra, rồi tản ði tứ phương. - Không hề có việc người Trung-hoa trốn lạnh hay vì lý do chính trị di cư xuống vùng ðất hoang, tạo thành nước Việt. Trong lịch sử quả có một số người Trung-hoa di cư sang Việt-Nam sau những biến cố chính trị. Như ngày nay ngýời Việt di cư ði sống khắp thế giới. - Lại càng không có việc người Việt gốc từ dòng giống Mã-lai như một vài người ngố ngếch ðưa ra. - Theo sự nghiên cứu bắng hệ thống ADN, từ cổ, giống ngời Trung-hoa, do giống người từ Ðông Nam-á di lên. Những ngýời Ðông Nam-á lại ðến từ châu Phi qua ngả Nam-á vào thời gian hõn 20.000 nãm trước. - Người châu Phi ðến Bắc Trung-hoa do ngả Âu-châu rồi vào Trung-á, khoảng 15.000 nãm. Rồi hai giống người này tạo thành tộc Hoa. - Tộc Việt sống rải rác từ phía Nam sông Trường-giang, xuống mãi vịnh Thái-lan. - Biên giới nước Việt thủa lập quốc gồm từ Nam sông Trường giang ðến vịnh Thái-lan, Ðông tới biển. Tây tới Tứ-xuyên của Trung-quốc ngày nay. Ðến ðây tôi xin phép các vị giáo sư, quý khách, các sinh viên cho tôi ngừng lời. Xin hẹn lại quý vị đến tháng 11-92 tôi sẽ trình bày trước qúy vị về nguồn gốc triết Việt. Trân trọng kính chào quý vị. Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ, 33 Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ Chú giải của Tãng Hồng Minh, (1) Tiêu biểu mới nhất là một nhóm thức giả do nhà vãn Vương Kỳ Sơn ðứng chủ biên, ðã xuất bản cuốn Việt-Nam đệ ngũ thiên niên kỷ vào năm 1994 tại Hoa-kỳ. (2) Sau này được tôn thụy hiệu là Lục-Dương. (3). Như vậy vua Lạc-Long lấy con gái của anh con bác. (4) Ðộc giả có thể tìm đọc tài liệu nghiên cứu này bạt quyển 1. Anh- hùng Lĩnh-nam do Nam-Á Paris xuất bản 1987 mang tên « bản phụ chú nghiên cứu về nỏ thần ». (5). Phương pháp mà các giáo sý Tarentino, Vareilla Pascale dùng ðể biện biệt những bộ xương khai quật trong cổ mộ vùng Hồ-nam, Vân-nam, Quảng-châu, Quý-châu không khác các chuyên viên Hoa-kỳ trong ủy ban tìm kiếm tử sĩ Hoa-kỳ tại Việt-nam đã xử dụng. Có điều, các chuyên viên Hoa-kỳ gặp nhiều khó khăn hơn, vì phải đi vào chi tiết từng cá nhân, còn IFA chỉ phân chủng loại. (6). Xin xem Cẩm-khê-di-hận do Nam-Á Paris xuất bản 1992, để biết hai trận hồ Động-đình. Một trận do Chu Tái-Kênh, Đinh Xuân-Hoa, Phật-Nguyệt, Đinh Bạch- Nương, Đinh Tĩnh-Nương, Quách-Lãng đánh với Lưu-Long, Mã-Viện. Một trận do Hoàng Thiều-Hoa cùng với các tướng trên ðánh với mười hai ðại tướng quân Hán . (7) Tý-mã Thiên, Sử-ký, quyển 1, Ngũ-đế bản-kỷ, Trung-hoa thư cục xuất bản 1959 trang 3-6. (8) Độc giả muốn biết chi tiết trận đánh lịch sử này, xin đọc Động-đình hồ ngoại-sử, cùng tác giả, do Nam-Á Paris xuất bản (1990). (9) Xin đọc « Mùa xuân trên hồ Động-đình tưởng nhớ Trưng-Vương » trong phần bạt Anh-hùng Lĩnh-nam, do Nam-Á xuất bản 1987. (10) Vũ Vãn- Mẫu, Cổ luật Việt-nam và tư- pháp sử, quyển thứ nhất, tập thứ nhất, trang 9-51. (11) Chữ vãn hóa Bắc-sơn ở ðây chỉ có ý nghĩa rằng cuộc khai quật ở núi Bắc-sơn (Lạng-sơn), ðã tìm thấy những cổ vật đồ đá.(thời kỳ đồ đá) (12) Chữ văn hóa Đông-sơn chỉ cuộc khai quật ở Đông-sơn, đã tìm thấy đồ đồng (thời đồ đồng). (13) Hè 1992 sau khi cùng phái đoàn IFA du khảo về loại cây trị cholestérol ở Vân-nam, thời gian còn lại, Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ ði khảo cứu xương người cùng các khai quật ở Vân-nam, Quảng Ðông (Trung-quốc), các tỉnh Bắc-thái như Nùng-khai, Thanon, U-bon, U-don Tha-ni. 34 Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ ðã tìm lại được hai trống đồng thời vua Trưng, ở Quảng-đông, để trong bảo tàng viện địa phương. Ông đã mất rất nhiều tiền, cùng trăm ngàn khó khăn mới mua và đưa lọt về Paris. (14) Chữ trăm trong ngôn ngữ Việt có nhiều nghĩa. - Có nghĩa là đời người như : Trăm năm trong cõi người.ta. Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau (Kiều) Trãm nãm xe sợi chỉ hồng, Bắt người tài sắc buộc trong khung trời. Trãm nãm, trãm tuổi ,trãm chồng, Hễ ai có bạc tôi bồng trên tay. (ca dao) - Có nghĩa là chết: Khi nào cụ tôi trãm nãm ði rồi. Nhân sinh bách tuế vi kỳ ( Người ta sinh ra lấy trãm nãm làm hẹn) Trãm nãm như cõi trời chung, Có nghề cũng phải có công mới thành. (ca dao) - Có nghĩa là tất cả : Trăm họ, hay trăm bệnh, Trăm hoa đua nở mùa xuân, Cớ sao cúc lại muộn buồn thế kia ? (ca dao) Trăm dâu đổ đầu tằm. (Tục ngữ) Trăm con trong huyền sử Việt hay Bách-Việt có nghĩa này. 35 Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ Tài liệu nghiên cứu chính SÁCH CHỮ HÁN Tư Mã-Thiên, Sử ký, Trung-hoa thư cục Thượng-hải xuất bản 1959 Ban-Cố, Tiền Hán thư, Trung- hoa thư cục xuất bản 1959. Phạm Việp, Hậu Hán thư, Trung hoa thư cục xuất bản 1959. Hoài Nam Tử, quyển 18, Trung Hoa thư cục Ðài Bắc xuất bản, 1959. Cố Dã-Vương, Ðịa- dư chí, Cẩm-chương thư cục xuất bản 1920. Trần Luân-Quýnh, Hải quốc kiến văn lục, cổ bản , thư viện Paris. Lê Quý-Đôn, Phu-biên tạp lục, cổ bản của thư viện Paris. Lê Quý-Đôn, Đại-Việt thông sử, cổ bản của thư viện Paris. Phan huy-Ích, Lịch triều biến chương lọai chí, cổ bản của thư viện Paris. Quốc - sử quán, Hoàng-Việt địa dư chí, bản của thư viện Paris. Quốc-sử quán, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bản của thư viện Paris. Địa đồ xuất bản xã, Trung-hoa nhân dân cộng hòa quốc phân tỉnh địa đồ tập, Bắc-kinh 1974. Đại học văn khoa Hồ-nam, Hồ-nam lịch đại khảo chứng 1980. Cùng rất nhiều tài liệu không tác giả, lưu trữ tại thư viện, bảo tàng viện Hồ-nam, Quý-châu, Quảng-đông, Quảng-tây, Vân-Nam. SÁCH CHỮ PHÁP Léonard Aurouseau, La première conquête chinoise des pays anamites, BEFEO XXIII. Claude Madrolle, Le Tonkin Ancien, BEFEO, XXXVII. SÁCH CHỮ VIỆT Đào Duy-Anh, Nguồn gốc dân tộc Việt-nam, Hà-nội 1946.
-
2. Thiên-đài nơi tế cáo của vua Minh. Tương truyền vua Minh lập ðàn tế cáo trời ðất trên núi Quế-dương, phân chia lãnh thổ Lĩnh-Bắc tức Trung-Quốc, Lĩnh-Nam tức Đại-Việt. Đàn tế đó gọi là Thiên-đài. Nhưng dãy núi Quế-dương có mấy chục ngọn núi nhỏ không biết ngọn Thiên-ðài là ngọn nào ? Trên bản ðồ không ghi. Sau tôi hỏi thãm dân chúng thì họ chỉ cho tôi thấy núi Thiên-đài nằm gần bên bờ Tương-giang. Ðiều này dễ hiểu, tỷ nhý ngày nay, du khách nhìn bản đồ sẽ không thấy địa điểm Sài-gòn. Nhưng trong dân chúng, họ vẫn nhớ tên cũ. Tôi ði thãm Thiên-ðài. Thiên-ðài là ngọn ðồi nhỏ, cao 179m, ðỉnh tròn có đường thoai thoải đi lên. Trên đỉnh có ngôi chùa nhỏ, nay để hoang. Tuy chùa được cấp huyện bảo tồn nhưng không có người trụ trì. Chùa xây bằng gạch nung, mái lợp ngói. Lâu ngày chùa không được tu bổ, nhiều chỗ ngói bị lở, bị khuyết. Tường mất hết vữa, gạch bị mòn nhiều chỗ gần như lún sâu. Duy nền với cổng bằng ðá là còn nguyên, tuy nhiều chỗ đá bị bong ra. Bên trong cột kèo bằng gỗ đã nứt nẻ khá nhiều. Những câu đối , chữ còn, chữ mất. Tại thư viện Hồ-nam tôi tìm được một tài liệu rất cũ, giấy hoen ố, nhưng chữ viết như phượng múa rồng bay, gồm 60 trang. Ðầu ðề ghi : Thiên-ðài di sự lục Trinh-quán tiến sĩ Chu Minh-Vãn sọan. Trinh-quán là niên hiệu của vua Ðường Thái-Tông, từ nãm Ðinh-Hợi (627) ðến Ðinh-Mùi (647) nhưng không biết Chu ðỗ tiến-sĩ nãm nào ? Tuy sách do Chu Minh-Vãn soạn, nhưng dường như bản nguyên thủy không còn. Bản này do người sau sao chép lại vào ðời Thanh Khang-Hy. Nội dung sách có ba phần. Phần của Chu Minh-Vãn sọan, phần chép tiếp theo Chu Minh-Vãn, của một sư ni tên Ðàm-Chi, không rõ chép vào bao giờ. Phần thứ ba chép pháp danh các vị trụ trì từ khi lập chùa tới thời Khang-Hy (1662-1772). Chu Minh-Văn là tiến sĩ đời Đường, nên văn của ông thuộc loaị văn cổ rất súc tích, đầy những điển cố cùng thành ngữ lấy trong Tứ-thư, Ngũ-kinh cùng kinh Phật. Nhân viên quản thủ thý viện thấy tôi ðọc dễ dàng, chỉ lướt qua là hiểu ngay, ông ta ngạc nhiên khâm phục vô cùng. Nhưng nếu ông ấy biết rằng, tôi chỉ ðược học lọai vãn ðó vào hồi sáu, bảy tuổi thì ông sẽ hết phục. Tài liệu Chu Minh-Văn cũng nhắc lại việc vua Minh đi tuần thú phương Nam, kết hôn với nàng tiên sinh ra Lộc-Tục.Vua lập đàn tại núi này để tế cáo trời đất, vì vậy đài cũng mang tên Thiên-đài núi cũng mang tên Thiên-đài sơn, Minh-Vãn còn kể thêm : « Cổ thời trên đỉnh núi chỉ có Thiên-đài thờ vua Đế Minh, vua Kinh-Đương. Đến thời Đông-Hán, một tướng của vua Bà tên Đào Hiển-Hiệu được lệnh rút khỏi Trường-sa. Khi rút tới Quế-dương ông cùng nghìn quân lên Thiên-đài lễ, nghe người giữ ðền kể sự tích xưa. Ông cùng quân sĩ nhất ðịnh tử chiến, khiến Lưu Long thiệt mấy vạn người mới chiếm ðược núi. Về ðời Ðường ðể xóa vết tích Việt-Hoa cùng Nam Bắc, các quan ðược sai sang ðô hộ Lĩnh-Nam mới cho xây chùa tại ðây ». 21 Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ Tôi biết vua Bà là vua Trưng, còn tướng Ðào Hiển-Hiệu là em con chú của Bắc-bình vương Ðào Kỳ. Ngài Ðào Kỳ lĩnh chức Ðại Tý-mã thời vua Trưng. Còn týớng Ðào Hiển-Hiệu tước phong quốc công, giữ chức Hổ-nha ðại tướng quân. Nữ tướng Hoàng Thiều-Hoa chỉ huy trận rút lui khỏi Trường-sa, hồ Ðộng-ðình, đã sai Hiển-Hiệu đi cản hậu, đóng nút chặn ở Thiên-đài, đợi quân Lĩnh-Nam rút hết, sẽ rút sau. Nhưng Hiển-Hiệu cùng chư quân lên núi thấy di tích thời Quốc-tổ, Quốc-mẫu, ðã không chịu lui quân, tử chiến, khiến quân Hán chết không biết bao nhiêu mà kể tại đây. Ngoài cổng chùa có hai đôi câu đối : Thoát thân Nam thành xưng sư tổ, Thọ pháp Tây-thiên diễn Phật- kinh. Hai câu này ngụ ý ca tụng Thái-tử Tất-Đạt-Đa đang đêm ra khỏi thành đi tìm lẽ giải thoát sau đó đắc pháp ở Tây-thiên, đi giảng kinh. Tam bảo linh ứng, phong điều vũ thuận, Phật công hiển hách quốc thái an dân Hai câu này là ngụ ý nói : Tam bảo linh thiêng, khiến cho mưa thuận, gió hòa đó là công lao của nhà Phật khiến quốc thái dân an . Nơi có dấu vết Thiên- ðài, còn đôi câu đối khắc vào đá : Thiên-đài đại đại phân Nam, Bắc. Lĩnh địa niên niên dữ Việt-thường. Nghĩa là: Từ sau vụ vua Minh tế cáo ở ðây, ðài thành Thiên-ðài, biết bao ðời phân ra Nam, Bắc. Núi Ngũ-lĩnh nãm này qua nãm khác với giòng giống Việt-thường. Chỗ miếu thờ của Ðào Hiển-Hiệu có ðôi câu ðối : Nhất kiếm Nam-hồ kinh Vũ-ðế, Thiên ðao Bắc-lĩnh trấn Lýu Long. Nghĩa là : Một kiếm ðánh trận ở phía Nam hồ Ðộng-ðình làm kinh tâm vua Quang-Vũ nhà Hán. Ý chỉ nữ tướng Phật-Nguyệt ðánh bại Mã Viện ở phía Nam hồ Động-đình. Một nghìn tay đao do Hiển-Hiệu thủ ở Bắc núi Ngũ-lĩnh trấn Lưu Long. 22 Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ Kết luận : « Như vậy việc vua Minh tế cáo trời ðất là có thật. Vì có Thiên-đài nên thời Lĩnh-Nam mới có trận hồ Động-đình. Hai sự kiện đó chứng tỏ lãnh địa thời vua Trưng cũng như Văn-Lang xưa qủa tới Ngũ-lĩnh, hồ Động-đình ». 3. Cánh đồng Tương, Nhắc lại: Có hai huyền sử nói về cánh đồng Tương : - Một là Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, mỗi năm tái hội nhau trên cánh đồng Tương một lần. - Hai là Quốc-tổ, Quốc-mẫu truyền các hoàng tử đi khắp bốn phương quy dân lập ấp,mỗi năm hội tại cánh đồng Tương một lần. Tôi đoán : Cả hai vị Quốc-tổ Kinh-Dương, Lạc-Long sau khi kết hôn đều đem Quốc-mẫu lên núi Tam-sơn trên hồ Ðộng-ðình hưởng thanh phúc ba nãm.Vậy thì cánh đồng Tương sẽ gần đâu đó trên hồ Động-đình. Phía Nam hồ Động-đình là sông Tương-giang, chảy theo hýớng Nam-Bắc dài 811 km, lưu vực tới 92500km2, chẻ ðôi tỉnh Hồ-nam với Quảng-tây. Vậy cánh ðồng Tương sẽ nằm trong lưu vực Tương giang. Tôi thuê thuyền ði từ cảng Dương-lâm nơi xuất phát ra Tương-giang là hồ Ðộng-ðình, xuống Nam, qua Tương-âm, tôi dừng lại, nghiên cứu ðịa thế cùng thãm chùa Bạch-mã. Đây là địa phận quận Ích-dương.Vô tình tôi tìm ra một nhánh sông Âu-giang và một cái hồ rất lớn, vào mùa nước lớn rộng tới 4-5 mẫu, vào mùa nước cạn chỉ còn 2-3 mẫu mà thôi. Suốt lộ trình từ hồ Động-đình trở xuống, trên cửa sông Tương cũng như hai bên bờ chim Âu bay lượn khắp nơi. Ðặc biệt trên Âu-giang, Âu-hồ, giống chim này càng nhiều vô kể. Từ Âu-giang, tôi trở lại sông Tương, xuôi tới Trường-sa thủ phủ của Hồ-nam rồi tới các quận lỵ Tương-ðàm, Chu-châu, Hành-dương, Quế-dương. Không khó nhọc tôi tìm ra : « Cánh đồng Tương, tức là vùng trũng phía Tây-ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ Động-đình, Nguyên-giang. Phía Nam là Linh-lăng, Hành-giang. Phía Tây là vùng Chiêu-dương, Lãnh-thủy. Như nay cánh ðồng Tương chỉ còn khu vực tứ giác : Tương-giang, Nguyên-giang, Liên-thủy, Thạch-khê-thủy ». Sau khi tìm ra cánh đồng Tương, Thiên-đài, cùng những đàn chim âu , tôi giải đoán như thế này : 23 Yên-tử cưĩ Trần Ðại-Sỹ « Quốc-tổ Lạc Long kết hôn với công chúa con Ðế-Lai, hẳn công chúa cũng có tên. Như vì lâu ngày người ta không nhớ ðýợc tên ngài, nên ðã lấy con chim Âu, rất hiền hòa, xinh đẹp ở vùng hồ Động-đình, Tương-giang mà gọi là Âu-Cơ (Cơ là vợ vua). Vì người ta gọi Quốc-mẫu là Âu-Cơ, thì họ nghĩ ngay đến Quốc-mẫu sinh đẻ. Khi chim Âu đẻ thì phải đẻ ra trứng. Còn con số một trăm, là con số triết học Việt-Hoa dùng để chỉ tất cả. Như trăm bệnh là tất cả các bệnh, trăm họ là toàn dân. Trăm con có nghĩa là tất cả dân trong nước ðều là con Quốc-mẫu » Kết luận : « Ðã có cánh đồng Tương, thì chuyện Quốc-tổ, Quốc-mẫu hẹn mỗi năm hội tại đây một lần là có. Khi sự kiện có núi Ngũ-lĩnh, có Thiên-đài. Nay chứng cớ được kiểm điểm, thì lãnh địa của tộc Việt xưa quả tới hồ Động-đình ». 4. Hồ Động-đình và Tam-sơn Hồ Ðộng-ðình nằm ở phía Nam sông Trường-giang. Hồ ðýợc coi nhý nõi phát tích ra tộc Việt. Ðịa khu Bắc sông Trường-giang ðược gọi là tỉnh Hồ-bắc, tức ðất Kinh-châu thuở xưa. Ðịa khu phía Nam sông Trường-giang ðược gọi là tỉnh Hồ-nam. Hồ Ðộng-ðình nằm trong tỉnh Hồ-nam. Hồ thông với sông Trường-giang bằng hai con sông. Cho nên người ta coi hồ như nơi chứa nước sông Trường-giang, rồi ðổ vào Tương-giang. Trên Bắc-ngạn hồ có núi Tam-sơn. Tôi ðã lên đây ba lần. Tương truyền các các nữ tướng thời vua Trưng như Trưng-Nhị, Trần Năng, Hồ Đề, Phật Nguyệt, Trần Thiếu-Lan đánh chiếm Trường-sa vào ngày đầu năm, vì vậy tôi cũng tới đây vào dịp này để thấy rõ phong cảnh, rồi tả trận đánh trong bộ Cẩm-khê-di-hận(6). Hồ rộng 3915 cây số vuông, độ sâu về mùa cạn là 38,5 mét, về mùa nước lớn là 39,20 mét. Tra trong chính sử thì quả hồ Động-đình thuộc lãnh địa Văn-Lang. Như trên đã nói, triều đại Thần-Nông Bắc đến đời vua Du-Võng thì mất vào năm 2696 trước Tây-lịch, chuyển sang thời đại Hoàng-Đế. Sử gia Trung-Quốc cho rằng Hoàng-Đế là tổ lập quốc. Nói theo triết học Tây phương thì vua Du-Võng gốc từ Thần-Nông thuộc nông nghiệp cư trú trong vùng ðồng bằng ở phương Nam lấy hỏa làm biểu hiệu nên còn gọi là Viêm-đế. Còn vua Hoàng-đế gốc ở dân du mục, săn bắn, từ phương Bắc xuống. Dân du mục nghèo, nhưng giỏi chinh chiến. Dân nông nhiệp giàu nhưng không giỏi võ bị nên bị thua. Bộ Sử-ký của Tư-mã-Thiên, quyển 1, Ngũ-đế bản kỷ chép rằng : «...Thời vua Hoàng-đế, họ Thần-Nông (Bắc) đã suy, chư hầu chém giết lẫn nhau, khiến trăm họ khốn khổ vô cùng. Triều Thần-Nông không ðủ khả nãng chinh phục. Vua Hiên-Viên Hoàng-Ðế thao luyện can qua, chinh phục những chư hầu hung ác. Vì vậy các nõi theo về rất ðông. Trong các chư hầu thì Suy-Vưu mạnh nhất. Vua Du-Võng triều Thần-Nông định đem quân xâm lăng chư hầu, nhưng chư hầu chỉ tuân lệnh Hoàng-Đế. Vua Hoàng-Đế tu sửa đức độ, luyện tập binh mã, vỗ về trăm họ, giúp đỡ bốn phương, luyện tập thú dữ rồi đại chiến với vua Du-Võng ở Bản-tuyền, thành công. 24 Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ Suy-Vưu làm lọan, không tuân ðế hiệu. Hoàng-Ðế triệu tập chư hầu cùng Suy-Vưu ðại chiến ở Trác-lộc, bắt sống Suy Vưu. Chư hầu tôn ngài làm Thiên-tử thay họ Thần-Nông. Trong thiên hạ nơi nào không thuận vua Hoàng-Ðế ðem quân chinh phục. Lãnh thổ của Hoàng-Đế, Đông tới biển, vùng núi Hoàn-sơn, Ðại-tông. Phía Tây tới núi Không-ðộng, Kê-ðầu. Nam tới Giang, Hùng, Tương... »(7) Sông Giang ðây tức là sông Trường-giang, Hùng ðây tức là Hùng-nhĩ-sơn, Tương là Tương-sơn. Bùi Nhân ðời Tống lập giải Sử-ký nói rằng Tương-sơn thuộc Trường-sa. Kết luận : « Từ chính sử, huyền-sử ðều cho biết lĩnh ðịa Vãn-lang tới hồ Ðộng-ðình. Khi vua Hoàng-Đế dứt triều Thần-Nông Bắc, thì triều Thần-Nông Nam tức họ Hồng-bàng còn kéo dài đến 2439 năm nữa. Lãnh thổ Trung-quốc thời Hoàng-Đế cũng chỉ tới sông Trường-giang. Phía Nam bao gồm Trường-sa, hồ Động-đình vẫn thuộc Văn-lang. Khi chính sử ghi chép như vậy thì việc Quốc-tổ, Quốc-mẫu với hồ Động-đình, núi Tam-sơn không còn là huyền thoại nữa. Vậy chuyện các ngài lên núi hưởng thanh phúc nên ghi vào chính sử. 5. Biên giới lĩnh ðịa tộc Việt thế kỷ 2 trước Tây lịch. Sử Hán là bộ Sử-ký của Tý-mã Thiên. Sử Việt như bộ Ðại-Việt sử ký toàn thư, Khâm-ðịnh Việt-sử thông giám cương mục, ðều ghi rằng vào thế kỷ thứ nhì trước Tây-lịch, thời Triệu Ðà cai trị lĩnh ðịa tộc Việt, biên giới vẫn còn ở vùng Truwờng-sa, hồ Ðộng-ðình. Sử Hán, sử Việt đều chép chi tiết giống nhau về vụ Triệu Đà lập quốc ở lãnh thổ Lĩnh-Nam. Tần Thủy- Hoàng sai Đồ Thư mang quân sang đánh Âu-lạc, chiếm được vùng đất phía Bắc, lập làm ba quận : - Nam-hải (Quảng-đông và một phần Phúc-kiến), - Quế-lâm (Quảng-tây, Hồ-nam và một phần Quí châu), - Tuwợng-quận (Vân-nam và một phần Quý-châu). Vua An-Dương sai Trung-tín hầu Vũ Bảo-Trung và Cao-cảnh hầu Cao Nỗ ðem quân chống, giết ðược Ðồ Thuw và tiêu diệt nữa triệu quân Tần. Tuy vậy vua An-Dương cũng không chiếm lại vùng ðất ðã mất. Sau nhân thời thế loạn lạc, một viên quan Tần là Triệu Đà trấn vùng Nam-hải, đem quân chiếm vùng Tượng-quận, Quế-lâm, rồi dùng gián ðiệp trong vụ án Mỵ-Châu, Trọng-Thủy mà chiếm ðược Âu-lạc lập ra nước Nam-Việt. Lãnh thổ nước Nam-Việt bao gồm những vùng nào ? Không một sử gia nào chép rõ ràng. Nhưng cứ những sự kiện lẻ tẻ, ta cũng có thể biết rằng lãnh địa Nam-Việt là lãnh địa thời Văn-lang. 25 Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ Trong khi Triệu Ðà lập nghiệp ở phương Nam, thì cuộc nội chiến ở phương Bắc chấm dứt. Hạng Vũ, Lưu Bang diệt Tần, rồi Lýu Bang thắng Hạng Vũ lập ra nhà Hán. Lýu Bang lên ngôi vua sai Lục Giả sang phong chức tước cho Triệu Ðà. Ðúng ra Triệu Ðà cũng không chịu thần phục nhà Hán, nhýng họ hàng thân thuộc, mồ mả của Triệu Ðà ðều ở vùng Chân-ðịnh. Ðà sợ nhà Hán tru diệt họ hàng, cùng ðào mồ cuốc mả tổ tiên lên mà phải lùi bước. Nãm 183 trước Tây-lịch, Cao-tổ nhà hán là Lưu Bang chết, Lã-hậu chuyên quyền cấm bán hạt giống, thú vật cái, kim khí sang Nam-Việt. Triệu Đà không thần phục nhà Hán, rồi đem quân đánh Trường-sa, Nam-quận. Kết luận : « Trường-sa là quận biên cương của Hán. Vậy ít nhất lãnh thổ Nam-Việt, Bắc tới Trường-sa. Nam quận là quận ở phía Bắc sông Trường-giang. Mà Nam-quận là quận biên cương Hán, thì biên giới Nam-Việt ít nhất tới Nam-ngạn sông Trường-giang ». 6. Lĩnh ðịa thời vua Trưng 6.1. Vua Bà của Trung-quốc là vua Trưng, Trong những nãm 1978-1979 khi dẫn phái ðoàn Ủy-ban y học Pháp-Hoa (CMFC) ði trao ðổi tại các tỉnh cực Nam Trung-Quốc nhý Quảng-ðông, Quảng-tây, Vân-nam, Quý-châu và Tứ-xuyên... tôi thấy khắp các tỉnh này, không ít thì nhiều đều có đạo thờ vua Bà. Nhưng tôi không tìm được tiểu sử vua Bà ra sao. Ngay những cán bộ Trung-quốc ở địa phương, họ luôn đề cao vua Bà, mà họ cũng chỉ biết lờ mờ vua Bà là người nổi lên chống tham quan. Khắp nãm tỉnh, tôi ghi chú ðýợc hõn trãm ðền, miếu thờ những týớng lĩnh thời vua Bà. Bấy giờ tôi lại tìm thấy ở Hồ-nam, nhiều di tích về đạo thơ vua Bà hơn. Tại thư viện bảo tồn di tích cổ, tôi tìm thấy một cuốn phổ rất cổ, soạn vào thế kỷ thứ tám chép sự tích nữ vương Phật Nguyệt như sau : « Ngày xưa, Ngọc-hoàng Thượng-ðế ngự trên ðiện Linh-tiêu, có hai công chúa ðứng hầu.Vì sơ ý hai công chúa đánh vỡ chén ngọc. Ngọc-hoàng Thượng-ðế nổi giận ðầy hai công chúa xuống hạ giới. Hai công chúa ði ðầu thai ðược mấy ngày thì Tiên-lại giữ sổ tiên-giới tâu rằng có 162 tiên đầu thai xuống theo hai công chúa. Ngọc-hoàng Thượng-ðế sợ công chúa làm loạn ở hạ giới, ngài mới truyền Thanh-y ðồng tử ðầu thai ðể theo dẹp loạn. Thanh-y ðồng tử sợ ðịch không lại hai công chúa, có ý ngần ngừ không dám đi. Ngọc-hoàng Thượng-ðế truyền Nhị thập bát tú ðầu thai theo. Thanh-y ðồng tử sau là vua Quang Vũ nhà Hán. Nhị thập bát tú ðầu thai thành hai mươi tám vị vãn thần võ tướng ðời Ðông-Hán. Còn hai công chúa đầu thai xuống quận Giao-chỉ, vào nhà họ Trưng. Chị là Trắc, em là Nhị. Lúc Trưng Trắc sinh ra có hương thơm ðầy nhà, thông minh quán chúng, có sức mạnh bạt sơn cử ðỉnh, ðược gả cho Ðặng Thi-Sách. 26 Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ Thi-Sách làm phản, bị Thái-thú Tô Ðịnh giết chết. Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa, ðược 162 anh hùng các nơi nổi lên giúp sức, nên chỉ trong một tháng chiếm hết sáu quận của Trung-quốc ở phía Nam sông Trýờng-giang : Cửu-chân, Nhật-nam, Giao-chỉ, Quế-lâm, Tượng-quận, Nam-hải. Chý tướng tôn Trưng Trắc lên làm vua, thường gọi là vua Bà. Quang-Vũ nhà Hán sai Phục-ba tướng quân Tân-tức hầu Mã Viện. Long-nhương tướng quân Thận-hầu Lưu Long ðem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng-ðình. Mã Viện, Lýu Long bị bại.Vua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga-mi, một tay nhổ núi Thái-sơn, ðánh quân Hán chết, xác lấp sông Trýờng-giang, hồ Ðộng-ðình, oán khí bốc lên tới trời. Ngọc-hoàng Thượng-ðế sai thiên-binh, thiên-tướng trợ chiến cũng bị bại. Ngài phải sai thần Du Liệt sang Tây phương cầu cứu Phật Nhý Lai. Ðức Phật sai muười tám vị Kim-cương, ba ngàn La-hán trợ chiến cũng bị bại. Cuối cùng ngài truyền Quán Thế Âm bồ tát tham chiến. Nữ vương Phật-Nguyệt với Quan-Âm ðấu phép ba ngày ba ðêm, bất phân thắng bại. Sau Quán Thế Âm thuyết pháp nữ výõng Phật Nguyệt giác ngộ, bỏ ði tu. Ta nhân ngày lành, viết lại chuyện xưa, xin dâng ðôi câu ðối : Tích trù Ðộng-ðình uy trấn Hán, Phương lưu thanh sử lực phù Trưng (Một trận Ðộng-ðình uy trấn Hán Tên còn trong sử sức phù Trưng). Bỏ ra ngoài những huyền hoặc về Nữ-vương Phật-Nguyệt, tài liệu chứng minh : Ðạo thờ vua Bà tại năm tỉnh Nam Trung-quốc là di tích của lòng tôn kính thờ anh hùng dân tộc của tộc Việt trên lãnh thổ cũ của người Việt còn sót lại. Vua Bà mà người Trung-hoa thờ như một thứ tôn giáo, chính là vua Trưng. Kết luận : « Khi ðã có nữ tướng Phật Nguyệt ðánh trận Trường-sa, hồ Ðộng-ðình. Mà có trận hồ Động-đình thì lãnh thổ thời Lĩnh-Nam, phía Bắc quả tới phía Nam sông Trường-giang ». 6.2. Quả có trận Truường-sa, hồ Ðộng-ðình năm 39 sau Tây-lịch, Huyền sử (những cuốn phổ) nói rằng : Khi bà Trưng Nhị cùng các týớng Trần Nãng, Phật Nguyệt, Trần Thiếu-Lan, Lại Thế-Cường ðánh Trường-sa vào ðầu nãm Kỷ-Hợi (39 sau Tây-lịch). Trong trận ðánh này, nữ tướng Trần Thiếu-Lan tử trận, ðược mai táng ở ghềnh sông Thẩm-giang(8). Thẩm-giang chính là ðọan sông ngắn ở Bắc, tiếp nối với hồ Ðộng-ðình. Một cuốn phổ khác, chép vào thời Nguyễn nói rằng : Các sứ thần triều Lý, Trần, Lê khi qua đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu-Lan. Năm 1980 tôi đến đây tìm hiểu. Không khó nhọc tôi tìm ra trong cuốn địa phương chí, do sở du lịch Trường-sa cấp, một đọan chép : 27 Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ « Miếu thờ liệt nữ Trần Thiếu-Lan ở ðầu sông Tương. Hồi cách mạng vãn hóa bị phá hủy. Tượng ðồng bị nấu ra. Vệ binh ðỏ phá luôn cả bia ðá ». Tôi tìm tới nơi, thì miếu chỉ còn lại cái nền bằng đá ong, mộ vẫn còn.(9). Kết luận : « Thời Lĩnh-Nam qủa có việc Trýng Nhị, Trần Nãng, Hồ Ðề, Trần Thiếu-Lan, Lại Thế-Cường ðánh trận Trường-sa. Trong trận, nữ tướng Trần Thiếu-Lan tuẫn quốc. Khi có trận ðánh này, thì lãnh địa thời Lĩnh-Nam quả gồm có hồ Trường-sa , hồ Động- đình ». 6.3. Quả có trận Bồ-lăng, năm 42 sau Tây-lịch, Huyền sử kể rằng: ba tướng họ Đào là Chiêu-Hiển, Đô Thống và Tam-Lang được vua Trưng trao cho trấn tại Tượng-quận (Vân-nam) . Nhưng vì quân ít, thế cô, ba ông không chống lại với quân Hán, do Vương Bá chỉ huy. Ba ông ðã tự tận. Hiện tại đền thờ của ba ông có đôi câu đối: Tượng-quận dương uy nhiêu tướng lược, Bồ-lãng tuẫn tiết tận thần trung. Nghĩa là: trận Tượng-quận dương oai, rõ tài tướng giỏi. Bến Bồ-lãng tuẫn tiết, tỏ ra thần trung. Hầu hết các sử gia ðều cho rằng: Bồ-lãng tức là bến Bồ-ðề, ngoại ô Thãng-long. Vả lãnh thổ Việt-Nam hồi đó đâu có rộng vậy? Tôi không tin lý luận này. Tôi quyết có trận Tượng-quận. Vì sao? Vì ba ngài chiến đấu tại Tượng-quận, khi Tượng-quận thất thủ, tuẫn tiết thì tuẫn tiết tại chỗ, có đâu rút từ Tượng-quận về tới Long-biên (Hà-nội) trải mấy nghìn cây số, rồi mới tự tử? Vả cái tên bến Bồ-đề mới xuất hiện vào năm 1427-1428 khi vua Lê Thái-tổ vây Đông-đô (Thăng-long). Vì vậy, trong dịp hè năm 1982, tôi cầm đầu phái đoàn CMFC sang Vân-Nam, Trung-quốc, để nghiên cứu về một giống trà có khả năng trị tuyệt chứng Cholestérol, Triglycéride... Lợi dụng dịp nầy, tôi quyết tìm cho ra sự thực. Ghi chú của Tăng Hồng Minh Phái đoàn gồm: Trưởng-ðoàn: Bác-sĩ Trần Ðại-Sỹ, Thành viên: Bác-sĩ Pascale Vareilla (Biologie), Claude Tarentino (Anatomie), Antonio Fernandes (Cardiologie.) Các dýợc sĩ: Valérie Cordinante, Jean Marie Limager. Kỹ sý canh nông Antoine Reynault, và một diễn viên ðiện ảnh Hương-cảng. 28 Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ Trong chương trình phái đoàn chỉ công tác tại các vùng thuộc Vân-Nam nhý: Chiêu-dương, Ðông-xuyên, Khâu-bắc, Nguyên-dương, Bảo-sơn, Ðiền-Bắc, Côn-minh; rồi dùng phi cơ từ Côn-minh trở về Paris. Nhýng khi tới Ðông-xuyên, giáo sý Trần Ðại-Sỹ tìm ra dấu vết cuộc chiến giữa quân vua Trưng và quân Hán, mà không rõ ràng cho lắm. Ông dẫn phái đoàn trở lại Côn-minh, sau khi thảo luận với giáo-sý sử học Ðoàn Dương của ðại học Vãn-sử, ðược giáo sư Ðoàn cho biết: "Trong truyền thuyết dân gian nói rằng hồi ðầu thế kỷ thứ nhất có trận ðánh giữa quân vua Bà với quân Hán tại Bồ-lãng. Nay Bồ-lãng nằm trên lãnh thổ Tứ-xuyên, chỗ ngã ba sông Trýờng-giang và Ô-giang." Thế là giáo sư Trần Ðại-Sỹ ðề nghị phái ðoàn dùng ðường thủy về Hồ-Nam, sau ðó ðáp phi cõ từ Hồ-Nam ra Hương-cảng, rồi ði Paris. Trên ðường từ Ðộ-khẩu (Vân-Nam) ði Hồ-Nam, sẽ qua... Bồ-lãng. Ðýợc ði chơi, dĩ nhiên phái ðoàn mừng không sao tả siết!!!. Dĩ nhiên túi tiền của CMFC või ði 53.074 dollars nữa ðể chi cho phái ðoàn. Theo tôi, với số tiền ấy, mà kết quả tìm được Tây-biên của Lĩnh-Nam, cũng rẻ chán. Thế nhưng khi trở về Paris, vụ này ðồn ðại ra ngoài, một Bác-sĩ Việt-Nam tên Trần L.(từng là bộ trưởng Y-tế hồi VNCH), viết thuư cho ông bộ trưởng Vãn-hóa Pháp, tố cáo Giáo-sý Trần Ðại-Sỹ lợi dụng chức vụ trưởng ðoàn công tác y khoa, ðể tìm di tích cổ sử viết sách. Ông Bộ-trưởng trả lời ðại ý: "Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ không dùng một xu (centimes) nào của chính phủ Pháp, nên bộ không có thẩm quyền." Cuối thư ông Bộ-trưởng hạ một câu: " Ví dù Bác-sĩ Trần Ðại-Sỹ có lợi dụng chức vụ, có dùng tiền của bộ Vãn-hóa, mà tìm tư liệu làm giầu cho thư viện Pháp thì là điều đáng khuyến khích. Hơn nữa tài liệu đó làm lợi cho Việt-Nam, Ông (Trần L.) phải vui mừng mới phải chứ." Tăng Hồng Minh tôi là người Việt gốc Hoa, tôi xin tiết lộ một chi tiết này, ðể các vị ðộc giả Việt-Nam suy nghĩ!!! Thế là phái ðoàn dùng tầu ði từ Ðộ-khẩu theo Kim-sa-giang (Trường-giang) qua Nam-khê, Giang-tân, Trùng-khánh, tới ngã ba sông Ô-giang, Trường-giang thì gặp bến Bồ-lăng. Tại đây tôi được sở du-lịch chỉ cho xem miếu thờ ba vị thần, tướng của vua Bà. Nhưng họ không biết tên vua Bà cùng ba vị tướng. Cả vùng này có ðạo thờ vua Bà (lên ðồng). Hồi trước 1949 rất thịnh. Sau cách mạng Vãn-hóa (1965-1967) miếu ðược cấp cho dân chúng ở. Hỏi hướng dẫn viên du lịch về vua Bà, họ chỉ cho biết vua Bà là nguười nổi lên chống tham quan thời Hán. Tôi ðến thãm miếu. Miếu khá lớn, chủ hộ ở trong miếu trước ðây là cán bộ Vãn-hóa Bồ-lãng. Trước miếu có nhiều câu ðối, nay chỉ còn lại có ba. Ông chủ hộ khoe rằng để bảo tồn di tích văn hóa, hằng năm ông phải mua sơn tô chữ cho khỏi mất: Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi, Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết …can vân. Nghĩa là: Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâu. Ðuổi ðược Tô Ðịnh, nhưng ðau lòng thay, phải tự tận, khí tiết ngút từng mây. 29 Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ Tôi xin vào trong miếu xem, thì bệ thờ nay là nõi vợ chồng ông nằm ngủ. Hai bên bệ cũng có ðôi câu ðối. Giang-thượng tam anh phù nữ chúa, Bồ-lãng bách tộc khốc thần trung. Nghĩa là: Trên sông Trường-giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúa. Tại bến Bồ-lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành. Ông chủ hộ thì cho rằng bách tộc là toàn dân Trung-quốc. Tôi giảng cho ông nghe về sự tích trăm con của Quốc-tổ, Quốc-mẫu. Vì vậy chữ bách tộc đây để chỉ người Việt. Ông thích lắm. Ông chỉ vào khoảng trống của hai cái cột thuật rằng trước kia cũng có ðôi câu ðối, nhuưng bị vạc mất. Ông ðề nghị tôi làm một ðôi khác thay thế. Tôi nhờ hướng dẫn viên du lịch mua giùm hai hộp sõn. Một hộp sơn ðỏ loại láng và một hộp loại thiếp vàng. Ông với tôi sơn cột mầu ðỏ. Chiều hôm ðó sơn ðỏ khô, tôi trở lại viết bằng sõn thiếp vàng ðôi câu ðối có sẵn tại ðền thờ ba ngài ở thôn Ngọc-ðộng, huyện Gia-lâm, Hà-nội: Tái Bắc tức chinh trần, công cao trục Ðịnh, Bồ-lãng dương nộ lãng, nghĩa trọng phù Trưng. Nghĩa là: Ải Bắc yêu gió bụi can qua, công cao ðuổi Tô Ðịnh. Bồ-lãng nổi bao ðào, nghĩa nặng phù vua Trưng. Kết luận: «Như vậy thì quả có trận Tượng-quận. Mà có trận Tượng-quận thì biên giới Lĩnh-Nam hồi ấy giáp Ba-Thục, tức Tứ-xuyên ngày nay». 7. Nghiên cứu những khai quật Vào những năm 1964-1965, giáo sư luật khoa Vũ Văn Mẫu đang sọan thảo tài liệu về cổ luật Việt-Nam. Người giúp giáo sý Mẫu ðọc sách cổ là Hoàng-triều tiến-sĩ Nguyễn Sỹ-Giác. Cụ Giác tuy thông kinh ðiển, thuư tịch cổ, nhưng lại không biết ngoại ngữ, cùng phương pháp phân tích, tổng hợp Tây-phương. Cụ giới thiệu tôi với giáo suư Mẫu. Tôi ðã giúp giáo sư Mẫu ðọc, soạn các thư tịch liên quan ðến cổ luật. Chính vì vậy tập tài liệu « Cổ-luật Việt Nam và tư pháp sử » có chương mở ðầu «Liên hệ giữa nguồn gốc dân tộc và Cổ luật Việt-Nam » (10). Bấy giờ tôi còn trẻ, không đủ tài liệu khai quật của Trung-Quốc, của Bắc Việt-Nam, và bấy giờ những lý thuyết về ADN chưa có hệ thống, nên có nhiều chi tiết sai lầm. Hôm nay ðây, tôi xin lỗi anh linh Hoàng-triều tiến-sĩ Nguyễn Sỹ-Giác, anh linh giáo sý Vũ Vãn-Mẫu. Tôi xin lỗi các vị ðồng nghiệp hiện diện, xin lỗi các sinh-viên về những sai lầm ðó. 30 Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ Triều ðại Hồng-Bàng thành lập từ nãm 2879 nãm trước Tây-lịch, tương ðương với thời ðại ðồ ðá mài (le néolithique), tức cuối thời ðại vãn-hóa Bắc-sơn (11). Trong những khai quật về thời ðại này tại Bắc-Việt, Ðông Vân-Nam, Quảng-Ðông, Hồ-Nam, người ta ðều tìm được những chiếc rìu thiết diện hình trái soan, trong khi tại Nhật, Bắc Trường-giang chỉ tìm được lọai rìu thiết diện hình chữ nhật, chứng tỏ vào thời đó có một thứ văn hóa tộc Việt giống nhau. Sang thời đại văn-hóa Đông-sơn (12) hay đồ đồng (âge de bronze). Trong thời gian này đã tìm được trống đồng Đông-sơn trên bờ sông Mã (Thanh hóa). Sự thật trống đồng đã tìm thấy ở toàn bộ các tỉnh Nam Trường-giang như Hồ-nam, Quý-châu,Vân-nam, Quảng-đông, Quảng-tây, Nam-dương, Lào (13) , Bắc và Trung-Việt. Nhưng ở Nam-dương, Lào rất ít. Nhiều nhất ở Bắc-Việt, rồi tới Vân-nam, Lưỡng-quảng. Phân tích thành phần gần như giống nhau. Ðồng 53%, Thíếc 15-16%, Chì 17-19%, Sắt 4%. Một ít vàng bạc. Khảo về y-phục, mồ mả, răng xương trong các ngôi mộ, qua các thời đại cho đến hết thế kỷ thứ nhất sau Tây-lịch, tôi thấy trong các vùng Nam Trường giang cho ðến Trung Bắc-Việt, cùng Lào, Thái ðều giống nhau. Bây giờ dùng hệ thống ADN kiểm những bộ xương, kiểm máu người sống, chúng tôi ðã biện biệt được sự khác biệt vào thời Việt, Hoa lập quốc. Kết luận:,« Tộc Việt quả có lĩnh địa Bắc tới hồ Động-đình, Tây tới Tứ-xuyên như cổ sử nói ». 8. Tổng kết, Sáu vấn ðề tôi nêu ra ở trên, rồi ði tìm, tất cả đều còn đầy đủ di tích. Như vậy: Biên giới cổ của nýớc Việt-Nam, với các triều ðại Hồng-bàng, Âu-lạc, Lĩnh-Nam phía Bắc quả tới hồ Ðộng-ðình, phía Tây giáp Tứ-xuyên.
-
Ghi chú của Tăng Hồng Minh Giáo-sư khoa Chính-trị học J.Fr Longanacre (USA) hỏi : - Thế cái chủ đạo mà người Trung-quốc tự thị là con trời phát xuất từ ðâu ? Vào thời nào ? Ðáp : - Thưa Giáo-sư, cũng phát xuất từ Kinh-thư, thiên Thái-thệ : Trời sinh ra dân, Ðặt ra vua, ra thầy, Ðều ðể giúp Thượng-ðế, Vỗ về dân bốn phương. Giáo-sư Mohamed Khalid (Nhân chủng học Iran) hỏi: - Tôi nghiên cứu hầu hết các thuyết nói về nguồn gốc tộc Hoa. Tôi thấy dường như người ta ðều cho rằng tộc Hoa tự sinh ra, rồi di chuyển ði các nõi: Ra biển thành người Nhật, Nam-dương, Phi-luật-tân. Xuống Nam thành người Việt, Miên, Lào, Thái, Miến. Lên Bắc thành Ðại-hàn, Mông-cổ, sang phía Ðông-Bắc thành người Trung Ðông. Có ðúng thế không? Ðáp: - Thưa Giáo-sư họ suy nghĩ như vậy là sai hoàn toàn. Họ cãn cứ vào truyền thuyết mà nói như vậy. Truyền thuyết cãn cứ vào thư tịch cổ, nên sai, hoàn toàn sai. Vì thư tịch cổ do những vãn nhân không ði ra ngoài, ngồi ở vùng lưu vực Hoàng-hà, tưởng tượng mà viết ra. Cả hội trường cùng im lặng. - Nếu nói rằng người Trung-hoa nhờ có tinh thần thực dụng, nhờ có chữ viết, nhờ vãn hóa Nho-giáo, rồi trở thành hùng mạnh, rồi ðem quân ðánh chiếm các nước nhỏ xung quanh, tạo thành một nước vĩ ðại như ngày nay là ðúng. Còn như bảo rằng họ là con trời hoặc họ tự sinh ra, rồi di chuyển ðinh sinh sống các nơi... thì sai. Tôi sẽ dẫn chứng ở dưới bằng ADN: tộc Hoa, do giống người từ Ðông Nam-á ði lên. Mà những người Ðông Nam-á có gốc từ Phi-châu. Họ ðến Nam-á từ lâu. Rồi tộc ðó lại kết hợp với những người cũng từ châu Phi ði lên châu Âu, vào Bắc Trung-quốc khoảng 15.000 nãm trước. Chúng ta trở lại với ðầu ðề. Tiếp theo Kinh Thư, sách Tả-truyện, Tả Khâu Minh cũng viết : Trời làm chủ Thiên-hạ, Vua nối trời mà cai trị. Kẻ chịu mệnh trời mà cai trị là Thiên-tử. Ðến Mạnh-tử, thiên Ly-lâu viết: Thiên hạ là quốc gia, Gốc của thiên hạ là quốc, Gốc ở quốc là gia. Vì ảnh hưởng của sách cổ nên người Hoa mới nảy sinh ra tư tưởng « Nội Hoa hạ, ngoại Di, Ðịch ». Nghĩa là trong Ngũ-phục thì là chốn văn minh, còn ngoài ra thì là mọi rợ. 11 Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ Kinh-lễ, thiên Vương-chế nói : Ðông phương viết Di, Tây phương viết Nhung, Nam phương viết Man, Bắc phương viết Ðịch. Nghĩa là : Người ở Ðông phương gọi là Di, Tây-phương là Nhung, Nam phương là Man, Bắc phương là Ðịch. Di, Nhung, Man, Ðịch là những từ ðể chỉ mọi rợ. Bốn chữ ðó khi viết thì có bộ trùng, bộ thú, bộ khuyển ở cạnh. Có nghĩa các sắc dân đó là cầm thú, côn trùng, chó mèo ! Ngay đối với người Âu, Mỹ hồi thế kỷ thứ 20 về trước, người Hoa gọi là Bạch-quỷ ! (Thính giả cười ồ lên !) . Họ còn phân ra người Âu là Tây-dương Quỷ. Người Mỹ là Mỹ-lan-tây Quỷ. Người Anh là Hồng-mao Quỷ . Nguời Nga là La-sát Quỷ. Ghi chú của Tãng Hồng Minh Sinh viên Marta Maria Fernandes hỏi : « Thưa Giáo-sư, về Trung-quốc, tiếng Pháp gọi là La Chine, người Trung-quốc là Chinois. Còn sách của Chinois ở lục địa thì họ xưng là Trung-quốc ; của người ở Hương-cảng, Ðài-loan thì họ xưng là Trung-hoa. Ðôi khi họ xưng là Trung-nguyên, rồi Hoa-hạ. Tôi ðọc một số sách bằng Việt ngữ thì người Việt gọi là chữ Hán chứ không gọi là chữ Hoa, hay chữ Trung-quốc; và người Việt khi thì gọi Chinois là người Hoa, khi thì gọi là người Tầu. Như trên Giáo-sư ðã giải thích từ Trung-quốc. Còn từ Hoa ở đâu mà có ? Tại sao lại có những từ phức tạp như vậy ? » Ðáp : « Như tôi ðã trình bầy : Với lối phân chia Cửu-châu, Ngũ-phục ; trong năm cõi trên thì cõi Điện là vùng bao quanh Thiên-hạ. Phía trong cõi Điện là Giao. Trong Giao một trăm dặm là Quốc. Trong Quốc có thành gọi là Đô. Đô là nõi vua ở. Vì vậy họ mới xưng là Trung-quốc, tức nước ở giữa Thiên-hạ. Chữ Trung-quốc ở ðây có tính chất chính trị, và ðịa lý. Còn từ Trung-nguyên có nghĩa là vùng đất ở giữa. Trung-nguyên chỉ có nghĩa địa lý mà thôi. Sau cuộc cách mạng Tân-Hợi (1911), Bác-sĩ Tôn Văn và Quốc-dân đảng lên nắm quyền, lấy quốc danh là Trung Hoa nhân dân cộng hòa quốc, gọi tắt là Trung-Hoa Dân-quốc từ ngày 1-1-1912. Hiện chính phủ Đài-loan vẫn duy trì quốc danh này. Hồng-quân tiến chiếm được Bắc-kinh, lập nền cai trị Trung-nguyên, họ xưng là Cộng-hòa nhân dân Trung-quốc gọi tắt là Trung-quốc kể từ ngày 1-10-1949. 12 Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ Còn nguồn gốc từ Hoa thì lúc đầu Trung-quốc chỉ là mấy bộ tộc ở vùng Ung-châu, Lương-châu (Ghi chú xin ðừng lầm Ung này với Ung-châu thời Tống, nay là Nam-ninh thuộc Quảng Tây). Phía Ðông Nam là Hoa-âm, Ðông Bắc là Hoa-dương, giới hạn bởi Hoa-sơn. Vì vậy họ mới xưng nước là Hoa. Sau vì có văn minh, họ chiếm, đồng hóa các vùng xung quanh, mà có 9 châu như trong Kinh-thư. Hoa là tên nước chứ không phải là tên chủng tộc. Còn từ Hoa Hạ thì do con sông Hạ-thủy khởi nguồn từ Ung-Lương, nên lấy từ Hạ-thủy làm tên tộc. Hạ là tên tộc, không phải là tên nước. Sau này người ta ghép chữ Hoa là nước với chữ Hạ là tộc thành từ Hoa-Hạ vừa ðể biểu tượng cho nước, vừa biểu tượng cho tộc. Cao-tổ nhà Hán là Lưu Bang, khởi nghiệp từ sông Hán-thủy, nên xưng là triều Hán (207 trước Tây-lịch). Nãm 179 trước Tây-lịch, Triệu Ðà chiếm Âu-lạc (tên cũ của Việt-Nam). Y là thần tử triều Hán, cấm dân Việt học chữ Khoa-ðẩu của tộc Việt, bắt học chữ Hoa. Do vậy người Việt gọi chữ Hoa là chữ Hán. Người Việt gọi người Chinois là người Hoa, người Trung-quốc là lẽ thường. Còn danh tự người Tầu thì bắt nguồn từ những triều đại Trung-quốc bị sụp đổ, các di thần dùng tầu vượt biển sang Việt Nam xin kiều ngụ, nên người Việt gọi họ là người Tầu ». Chúng ta trở lại với ðầu ðề. Từ nguồn gốc kinh ðiển cổ, người Hoa tự cho mình là con trời (Thiên-tử), cho nên hầu hết các tiểu thuyết của họ thì vua luôn có tướng tinh là con rồng vàng, là Thanh-y ðồng tử trên thượng giớí giáng sinh. Các quan võ thì luôn là Vũ-khúc tinh quân, các quan văn là Văn-khúc tinh quân. Quần thần thì là Nhị-thập bát tú giáng hạ. Với chủ đạo này, họ đã đánh chiếm mấy trăm nước tạo thành một Trung-quốc vĩ đại. 2.- Chủ đạo của Việt-Nam. Như trên đã trình bầy, với nguồn gốc lập quốc, ngýời Việt có niềm tin mình là con của Rồng, cháu của Tiên, cho nên người Việt có một sức bảo vệ quốc gia cực mạnh. Truyền thống sang thế kỷ thứ 2 trước Tây-lịch lại thêm vào tinh thần của vua An-Dương. Sang ðầu thế kỷ thứ nhất, nổ ra cuộc khởi nghĩa của một phụ nữ, và 162 anh hùng, trong ðó có hơn trãm là nữ. Cuộc khởi nghĩa ðuổi ngoại xâm Trung-hoa, lập lên triều ðại Lĩnh-Nam. Phụ nữ ðó là vua Trưng. Nối tiếp mỗi thời ðại ðều có tinh thần riêng, tạo thành niềm tin vững chắc. Tộc Việt ðã chiến đấu không ngừng để chống lại cuộc Nam tiến liên miên trong hai nghìn năm của người Hoa. Bất cứ thời nào, người Việt dù bị phân hóa ðến ðâu, nhưng khi bị ngoại xâm, họ lập tức ngồi lại với nhau ðể bảo vệ quốc gia. Trong những lớp phế hưng của lịch sử Việt, hễ ai dựa theo chủ ðạo tộc Việt, ðều thành công trong việc giữ ðược quyền cai trị dân. Gần ðây nhất, người Việt bị các thế lực Quốc-tế, gây ra cuộc chiến tranh tương tàn khủng khiếp (1945-1975). Nhưng nay, Việt-Nam ðang trên ðà phục hưng chủ ðạo. Ý tôi muốn nói sự cố gắng phi thường 13 Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ của hơn hai triệu ngýời Việt ở ngoài lãnh thổ Việt-Nam, đã là bó đước sáng chuyển chủ đạo trở về nước mình. Trong thời gian 1954-1975, miền Bắc theo chế độ Cộng-sản, theo chủ thuyết Quốc-tế. Nhưng họ biết khai thác cái chủ đạo của Việt-Nam, họ huy động được tinh thần yêu nước của dân tộc, nên cuối cùng họ chiến thắng. Cũng tiếc thay, những người cầm quyền miền Nam từ 1963-1975, không biết khai thác lòng yêu nước của dân tộc, lại chấp nhận cho quân ðội Hoa-kỳ và ðồng minh nhảy vào vòng chiến, việc này có khác gì quỳ gối, trao ngọn cờ chính nghĩa cho miền Bắc! Tôi nghĩ những người lãnh đạo miền Nam như ông Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Trần Thiện Khiêm, cho đến giờ này (1992) chưa từng biết gì về kho tàng lòng yêu nước của người Việt, lại cũng chưa từng nghe, từng nói ðến chữ chủ ðạo tộc Việt bao giờ. Trước họ, cố Tổng-thống Ngô Ðình Diệm (1954-1963), vì biết rõ chủ đạo tộc Việt. Ngài từ chối không cho Hoa-kỳ đổ quân vào Việt Nam, mà đang là một đồng minh của Hoa-kỳ, Ngài đã trở thành kẻ thù của Hoa-kỳ, bị Hoa-kỳ giết hết sức thảm khốc. III. ĐI TÌM LẠI NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT. Năm trước đồng nghiệp của tôi đã giảng cho các bạn sinh viên hiện diện các giả thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, bao gồm : 1.- Thuyết của giáo sư Léonard Aurousseau về cuộc di cư của người Ý-Việt hay Ngô-Việt sang Âu-Lạc. 2.- Thuyết của Claude Madroll về cuộc di cư của người Mân-Việt sang Âu-Lạc. 3.- Thuyết của học giả Ðào Duy-Anh, Hồ Hữu-Tường về cuộc di cư do thời tiết của người Việt từ Bắc xuống Nam. Tất cả các thuyết này ðều cãn cứ vào những thư tịch cổ Trung-quốc, Việt-Nam. Mà những thư tịch này không có một biện chứng khoa học nào cả. Cuối cùng các giáo sư ðồng nghiệp ðã nhận định rằng : Nhờ vào khoa khảo cổ, nhờ¨¨ vào hệ thống khoa học DNA, từ nay không còn những giả thuyết về nguồn gốc tộc Việt nữa, mà chỉ còn lại công cuộc nghiên cứu của tôi, rồi kết luận : 14 Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ « Thoạt kỳ thủy, trên vùng ðất thuộc lãnh thổ Trung-quốc, Việt-Nam hiện tại: Giống người ðã từ châu Phi đến bằng hai đường. Một là đường Nam-á, đến Đông Nam-á, ngược lên vùng Hoa Nam. Hai là từ châu Phi, tới châu Âu, rồi sang Bắc Trung-quốc. Cuối cùng cả hai giống người hòa lẫn với nhau trên lãnh thổ Trung-quốc. Còn trong vòng 5000 năm trước Tây lịch cho đến nay, thì tộc Việt bao gồm trăm giống Việt sống rải rác từ phía nam sông Trường-giang, Đông tới biển, Tây tới Tứ-xuyên, Nam tới vịnh Thái-lan. Ngýời Việt từ Ngô-Việt di cư xuống phương Nam. Ngýời Mân-Việt ði xuống Giao-chỉ. Ngýời Việt di cư từ nam sông Trường-giang tránh lạnh xuống Bắc-Việt ðều ðúng. Ðó là những cuộc di cư của tộc Việt trong lãnh thổ của họ, như cuộc di cư từ Bắc vào Nam nãm 1954 ; chứ không phải họ là người Trung-quốc di cư xuống Nam, lập ra nước Việt. » Chính vì lý do dùng hệ thống ADN biện biệt tộc Hoa, tộc Việt, nên tôi được mời đến đây đọc bài diễn văn khai mạc niên khóa này. Sau đây tôi trình bầy sơ lược về công trình nghiên cứu đó. Tôi xin nhắc lại, tôi chỉ là một bác sĩ y-khoa, cho nên những nghiên cứu của tôi đặt trên lý luận thực nghiệm, cùng lý luận y-khoa, nó hơi khác với những gì mà các bạn đã học. Ghi chú của Tăng Hồng Minh Sinh viên Vũ-thị Thu-Dung hỏi: - Thưa Thầy, con có ðọc một bộ sách của nhà vãn Bình Nguyên Lộc nói về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam. Trong bộ sách đó, ông khẳng định rằng người Việt gốc từ Mã-lai. Xin Thầy cho biết ý kiến? - Tôi chưa ðọc bộ sách ðó, vả có ðọc tôi cũng không thể ðem ra bàn luận ở ðây. Giáo-sư Viện-trưởng: - Tôi xin bổ túc lời diễn giả. Ban tu thư của IFA sưu tầm tất cả những thư tịch nói về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam. Trước sau có 34 nguười ðã trình bầy. Nhưng chỉ những tác giả sau ðây ðược ghi vào album nghiên cứu: - Edouard Chavannes trong bản dịch bộ Sử-ký của Tý Mã Thiên. - Leonard Aurousseau trong bài nghiên cứu "La première conquête chinoise des pays anamites" đăng trong tạp chí của trường Viễn-đông bác cổ của chúng tôi tại Hà-nội (ý chỉ nước Pháp), ký hiệu BEFEO XXIII. 138-244. - Claude Madrolle, trong bài Le Tonkin Ancien đăng trong BEFEO XXXVII 264-332. - Lê Chí Thiệp, trong Văn-hóa nguyệt san (VNCH) số tháng 3-4 năm 1959. - Đào Duy Anh, trong Nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, được ông Hồ Hữu Tường cổ võ trong bộ Tương lai vãn hóa Việt-Nam. - Gần ðây, giáo sý Nguyễn Khắc Ngữ trong bộ Nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, xb nãm 1985 ở Canada. 15 Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ - Một số các bài của giáo sý Lương Kim Ðịnh, Nguyễn Ðãng-Thục và Tiến-sĩ Thái Vãn Kiểm, hội viên Hàn-lâm-viện Hải-ngoại của Pháp-quốc.. Một số tác giả viết chỉ với mục ðích khoa trương, lập dị, hoặc không có cãn cứ, hoặc thiếu kiến thức, chúng tôi không ghi vào thư mục nghiên cứu, nên Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ không tham khảo, và dĩ nhiên không ðem ra bàn ở ðây: - Paul Francastel trong Origine du Việt-Nam, France Asie xb. - Nguyễn Phương trong Tiến trình hình thành dân tộc Việt-Nam, tạp chí Đại-học Huế tháng 4 năm 1963. - Bình Nguyên Lộc trong tác phẩm mà em đã đọc. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong việc đi tìm nguồn gốc tộc Việt, tôi đã dùng phýõng pháp y-khoa nhiều nhất, và phương pháp khoa học mới ðây. Tôi ðã được giáo sư Tarentino về khoa Anatomie của Ý và giáo sư sinh vật Vareilla Pascale của Pháp tích cực giúp ðỡ. Tôi chỉ muốn chứng minh rằng trong khoảng 5000 trước Tây-lịch, lãnh thổ tộc Việt nằm từ phía Nam sông Trường-giang tới vịnh Thái-lan. Phía Tây tới tỉnh Tứ-xuyên Trung-quốc , phía Ðông tới biển Nam-hải. Nghĩa là bao gồm toàn bộ Hoa-Nam, và Ðông-dương. 1. Dùng biện chứng y-khoa vào khảo cổ. Biện chứng cãn bản của người nghiên cứu y-khoa là : « Khi có chứng trạng, ắt có nguyên do » Biện chứng này ðã giúp tôi rất nhiều trong khi nghiên cứu về nguồn gốc tộc Việt. Khi nghiên cứu, những tài liệu cổ, dù là huyền thoại, dù là huyền sử, dù là triết học, tôi cũng coi là chất liệu quan trọng. Như tôi ðã trình bày, nước tôi có một tôn giáo, mà toàn dân ðều theo ðó là thờ các anh hùng dân tộc. Tại những ðền thờ chư vị anh hùng, thường có một cuốn phổ kể sự tích các ngài. Vì theo thời gian, tiểu sử các ngài bị dân chúng huyền thoại hóa đi, riết rồi thành hoang đường. Cho nên những học giả đi tiên phong, nghiên cứu về sử học Việt thường bỏ qua. Tôi lại suy nghĩ khác : « Không có nguyên do , sao có chứng trạng ? ». Vì vậy tôi đã tìm ra rất nhiều điều lý thú. Tỷ dụ : Bất cứ một nhà nghiên cứu nào, khi khảo về thời vua An-Dương cũng cho rằng chuyện thần Kim-quy do vua móng làm nỏ bắn một lúc hàng nghìn mũi tên khiến Triệu-Đà bị bại là hoang đường, là ma trâu đầu rắn. Nhưng tôi lại tin và cuối cùng tôi tìm ra sự thật. Hồi ấy Cao Cảnh hầu Cao Nỗ đã chế ra nỏ liên châu, như súng liên thanh ngày nay. Tôi cũng tìm ra kích thước của ba mũi tên ðồng của nỏ này.(4) 16 Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ Trước tôi ðã có các nhà khảo cổ căn cứ vào xương sọ tìm được tại Trung và Bắc-phần (70 cái). Trong đó có 38 cái do người Pháp sưu tầm thuộc thời đại Đồ-đá, thì 29/38 cái được kết luận là thuộc chủng loại Malanésien, Indonésien, Australoide hay Nam-á. Với 29 cái thì không thể kết luận rằng đó là toàn thể. Gần đây các học giả Việt-Nam lại tìm ra 32 xương sọ, thuộc thời ðại Ðồ-sắt (1000 nãm trýớc Tây-lịch ðến 300 sau Tây-lịch), thì 22/27 thuộc chủng loại Mongoide. Với 32 cái thì không thể kết luận rằng đó là toàn thể tộc Việt thuộc chủng loại Mongoide. Những tác giả trên đã căn cứ vào chỉ số xương sọ mà kết luận. Nhưng y học ðã tiến bộ, căn cứ vào chỉ số xương sọ ðể ðịnh nguồn gốc ðã bị đánh đổ. Nguyên do : Khi con ngýời di cư ðến vùng khác, bị khí hậu, bị nước uống, bị thực phẩm làm thay ðổi xương sọ. Chúng tôi dùng hệ thống ADN, hệ thống sinh học mới nhất thử nghiệm ngay những ngýời ðang sống của 35 dòng họ tại Hoa Nam với Việt-Nam, rồi với những dòng họ khác tại Hoa Bắc. Lại cũng thử nghiệm những bộ xương của ba vùng trên, không phân biệt thời gian. Cuối cùng chúng tôi tìm ra sự khác biệt của những tộc Hoa Nam, Việt Nam với những tộc Hoa Bắc, và đi đến kết luận : lãnh thổ Văn-lang, tới hồ Động-đình. (5) Ghi chú của Tăng Hồng Minh Một quan khách, nữ giáo sư khoa Thiên-văn học tên Madeleine Chevalier hỏi: - ADN là gì? Tôi nghe nói, cũng như ðọc trên báo hoài, mà không biết rõ chi tiết cái hệ thống này? Trần Đại-Sỹ: - Tôi xin nhường lời cho Giáo-sư Vareilla Pascale chuyên khoa về vấn đề này trả lời. Vareilla Pascale: - Cảm ơn Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ ðã cho tôi danh dự trả lời Giáo-sư Chevalier. ADN viết tắt của từ Acide désoxyribonucléique, tiếng Anh là Deoxyribosenucleic acide, viết tắt là DNA. ( Phần này khá dài, khoảng 20 trang A4, chúng tôi không dịch hết, vì quá chuyên môn, chỉ dành cho sinh viên y khoa.) 2. Những vấn đề. Ranh giới phía Nam của nước Văn-lang tới nước Hồ-tôn đã quá rõ ràng. Ranh giới phía Tây với Ba-thục, phía Đông với biển lại tùy thuộc vào ranh giới phía Bắc. Nếu như ranh giới phía Bắc qủa tới hồ Ðộng-ðình, thì ranh giới phía Tây chắc phải giáp Ba-thục và phía Đông phải giáp Đông-hải. Có thực như thế không? Vì vậy tôi đi tìm ranh giới phía Bắc. Dưới ðây là huyền thọai, huyền sử mà tôi ðã bấu víu vào để đi nghiên cứu. Tôi cần tra cứu cho ra: 17 Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ Vấn ðề thứ nhất, Cổ sử Việt ðều nói rằng ranh giới phía Bắc tới hồ Ðộng-ðình. Có thực nhý vậy không? Truyền thuyết nói Ðế-Minh lập ðàn tế cáo trời ðất, rồi chia thiên hạ làm hai. Từ Ngũ-lĩnh về Bắc cho Ðế-Nghi, sau thành Trung-quốc. Từ Ngũ-lĩnh về Nam truyền cho vua Kinh-Dương sau thành Văn-lang. Núi Ngũ-lĩnh, hồ Ðộng-ðình nay vẫn còn. Nhýng liệu có di tích gì chứng minh chăng? Tôi phải đi tìm Ngũ-lĩnh, hồ Động-đình. Vấn đề thứ nhì, Truyền thuyết nói : Sau khi vua Kinh-Dương, vua Lạc-Long kết hôn, ðều lên núi Tam-sơn trên hồ Ðộng-ðình hưởng thanh phúc ba nãm. Lúc ngài lên núi có chín vạn hoa tầm xuân nở. Tôi phải ði tìm núi Tam-sơn ở hồ Ðộng-ðình. Liệu trên núi này có di tích gì về cuộc tình năm nghìn năm trước chăng? Vấn đề thứ ba, Truyền sử nói : Sau khi Quốc-tổ Lạc-Long, Quốc-mẫu Âu-Cơ cho các hoàng tử đi bốn phương qui dân lập ấp, dặn rằng : Mỗi năm về Tương-đài chầu Quốc-tổ, Quốc-mẫu một lần. Cổ sử nói : Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, hẹn mỗi năm một lần gặp nhau ở cánh đồng Tương. Cánh đồng Tương ở đâu? Nếu có cánh đồng Tương thì cũng có thể kết luận rằng biên giới nước Vãn-lang tới hồ Ðộng-ðình. Tôi phải đi tìm. Vấn đề thứ tư, chứng tích thứ nhất xác định: Bộ Sử-ký của Tư-mã, Nam-Việt liệt truyện có thuật việc: vua nước Nam-Việt là Triệu-Ðà thường ðem quân quấy nhiễu biên giới Việt-Hán là Nam-quận, Trường-sa (Mậu-Ngọ 183 trước Tây-lịch). Như vậy biên giới Nam-Việt (Tức Việt-Nam) với Hán ( Tức Trung-quốc) ở vùng này. Ngày nay Trường-sa là thủ phủ của tỉnh Hồ-nam, nằm ngay Nam ngạn sông Trường-giang. Vấn ðề thứ nãm, Huyền sử nói rằng : trong cuộc khởi nghĩa của vua Trưng: - Khi Trưng Nhị, Trần Nãng, Phật Nguyệt, Lại Thế-Cường, Trần Thiếu-Lan ðem quân ðánh Trường-sa (39 sau Tây-lịch), thì nữ týớng Trần Thiếu-Lan tử trận, mộ chôn ở ghềnh Thẩm-giang (sự thật ðó là Tương-giang thông với hồ Ðộng-ðình). - Sau đó ít năm có trận đánh giữa Lĩnh-Nam và Hán (42 sau Tây-lịch). Tướng Lĩnh-Nam tổng trấn hồ Ðộng-ðình là Phật Nguyệt, tướng Hán là Mã Viện, Lýu Long (40 sau Tây-lịch). 18 Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ Có thực thế không? Có hai trận Trường-sa, hồ Ðộng-ðình không? Nếu có thì ranh giới thời Lĩnh-Nam (40-43 sau Tây-lịch) quả tới hồ Động-đình. Vấn đề thứ sáu, Năm 42, sau Tây-lịch, ba tướng thống lĩnh Kỵ-binh thời vua Trưng là Đào Chiêu-Hiển, Đào Đô-Thống, Đào Tam-Lang, đánh nhau với quân Hán tại Bồ-lăng thuộc Tượng-quận, vì quân ít, thế cô, ba ông tự tử. Vậy Bồ-lăng ở đâu? Có trận này không? Nếu có trận này thì ranh giới Lĩnh-Nam phía Tây quả tới Ba-thục (Tứ-xuyên.) Thưa Quý-vị, Nhưng các sử gia gần ðây (1900-1975) ðều ðặt nghi vấn rằng : Làm gì biên giới thời Văn-Lang rộng như vậy? Nếu có chỉ ở vào phía Bắc biên giới Hoa-Việt hiện nay trăm cây số là cùng. Lại cũng có những người dốt nát (1975-1991), không ðủ sách ðọc, không theo kịp sự tiến triển của y học, họ chỉ ðọc những tài liệu sai lầm, rồi họ như con ngựa kéo xe, chỉ biết có vậy, chúng tôi thấy họ ngu dốt quá, nên không trả lời, cũng nhuư giải thích. Tôi cãn cứ vào những chứng trạng trên mà ði tìm nguồn gốc. V. ĐI TÌM BIÊN GIỚI NÝỚC VÃN-LANG 1. Núi Ngũ-lĩnh. Cuối nãm Canh-Thân (1980) tôi lấy máy bay ði Bắc-kinh, rồi ðổi máy bay ở Bắc-kinh ði Trường-sa. Trường-sa là thủ phủ của tỉnh Hồ-nam. Tất cả di tích của tộc Việt như hồ Ðộng-ðình, núi Tam-sơn, núi Ngũ-lĩnh, sông Tương, Thiên-ðài, Tương-ðài, cánh ðồng Tương ðều nằm ở tỉnh này. Tôi ði nghiên cứu với một thư giới thiệu của giới chức cao cấp y học Pháp-Hoa (CMFC). Có một sự hiểu lầm lớn, vì trong thư giới thiệu các giới chức y-khoa chỉ xin ðược giúp ðỡ cho tôi, nên khi tôi muốn tiếp xúc với sở du-lịch, ty vãn hóa ðịa phưõng, họ ðều tưởng tôi tới Trường-sa ðể nghiên cứu sự cấu tạo hình thể cùng bệnh tật dân chúng tại đây. Thành ra tôi bị mất khá nhiều thì giờ nghe thuyết trình của các đồng nghiệp về vấn đề này. Tôi cư ngụ trong khách sạn Trường-sa tân ðiếm nằm trên ðại lộ Nhân-dân. Tôi mua cuốn ðịa phương chí mới nhất của tỉnh, rồi mò vào thư viện ty vãn hóa, sở bảo vệ cổ-tích, ðại-học vãn-khoa, lục lọi những tài liệu cổ, mà ngay những sinh viên vãn khoa cũng ít ai ghé mắt tới. Ðầu tiên tôi ði tìm núi Ngũ-lĩnh. Không khó nhọc, tôi thấy ngay đó là năm dãy núi gần như ngãn ðôi Nam, Bắc Trung-quốc : 19 Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ - Một là Ðại-dữu lĩnh. - Hai là Quế-dương, Kỳ-ðiền lĩnh. - Ba là Cửu-chân, Ðô-lung lĩnh. - Bốn là Lâm gia, Minh-chữ lĩnh. - Nãm là Thủy-an, Việt-thành lĩnh. Về vị trí : - Ngọn Thủy-an, Việt-thành chạy từ tỉnh Phúc-kiến, ðến huyện Tuần-mai tỉnh Quảng-ðông. - Ngọn Ðại-dữu chạy từ huyện Ðại-dữu (Nam-an), tỉnh Giang-Tây ðến huyện Nam-hùng tỉnh Quảng-ðông. - Ngọn Cửu-chân, Ðô-lung chạy từ Ðạo-huyện tỉnh Hồ-nam tới Gia- huyện tỉnh Quảng-tây. - Ngọn Lâm-gia, Minh-chữ chạy từ Lâm-huyện tỉnh Hồ-Nam ðến Liên-huyện tỉnh Quảng-Ðông. - Ngọn Quế-dương từ Toàn-huyện tỉnh Hồ-nam tới huyện Quế-lâm tỉnh Quảng-tây . Lập tức tôi thuê xe ði một vòng thăm các núi này. Tôi đi mất mười ngày, trải gần 15.000 cây số. Như vậy là Ngũ-lĩnh có thật, nay có núi ðã đổi tên, có núi vẫn giữ tên cũ. Một câu hỏi đặt ra : Tại sao khi vua Minh phân chia từ Ngũ-lĩnh về Nam thuộc Lộc-Tục mà lĩnh địa Việt tới hồ Động-đình, mà hồ ở phía Bắc núi đến mấy trăm cây số. Tôi giải đoán như thế này : - Một là vua Minh tế trời ở trên núi Ngũ-lĩnh là nơi người gặp tiên rồi chia ðịa giới. Nhưng bấy giờ dân chưa ðông, mà sông Trường-giang rộng mênh mông, sóng lớn quanh nãm nên vua Nghi chỉ giữ từ Bắc ngạn mà thôi. Còn vua Kinh-Dương thì sinh trưởng ở vùng này, lại nữa lấy con vua Ðộng-ðình (một tiểu quốc), nên thừa kế luôn vùng đất của nhạc gia. - Hai là dân chúng Nam-ngạn Trýờng-giang với vùng Nam Ngũ-lĩnh vốn cùng một khí hậu, phong tục, nên họ theo về Nam không theo về Bắc, thành thử hồ Ðộng-ðình mới thuộc lãnh địa Việt. Kết luận : « Quả có núi Ngũ-lĩnh phân chia Nam, Bắc Trung-quốc hiện thời, vậy có thể núi này đúng là nõi phân chia lãnh thổ Văn-Lang và Trung-Quốc khi xưa ». Ánh sáng ðã soi vào nghi vấn huyền thọai.
-
Cháu xin gửi lời chia buồn tới cô Wildlavender và gia đình.
-
Kính thưa Thầy! Từ ngày còn hồi còn ngồi ghế trường ĐH học trò đã được học Triết học Mác - Lênin ( Triết học hiện đại), con người hiện đại coi triết học là khoa học của mọi khoa học ( là mẹ của các khoa học khác). Có thể nói Triết học Mác - Lênin là một học thuyết về sự hiểu biết thế giới tự nhiên hoàn chỉnh nhất của loài người cho tới thời điểm này. Triết học Mác có 2 cặp phạm trù lớn đó là: Phạm trù vật chất và phạm trù ý thức Mác cho rằng vật chất quyết định ý thức và nêu nên phép Duy vật biện chứng áp dụng cho hầu hết vào các nghiên cứu của khoa học hiện đại. Nếu như ý thức của con người cũng là một dạng tồn tại của vật chất thì Triết học Mác với cách đặt vấn đề như trên quả thật chưa thể hoàn chỉnh để được coi là khoa học của các khoa học khác. Vài suy nghĩ khi đọc bài của Thầy, nếu không phù hợp xin Thầy cứ xóa bỏ. Kính.
-
Xin gửi lời chia buồn đến anh Hungisu và gia đình.
-
Chùm ảnh: Chiêm ngưỡng những “kho báu” của Ai Cập (Dân trí) - Ai Cập vốn nổi tiếng với những công trình kiến trúc độc đáo như khu kim tự tháp Giza, Tượng nhân sư, đền Karnak... Những công trình này đã trở thành niềm tự hào bất tận của người dân nơi đây. Các kim tự tháp Giza gần thủ đô Cairo là kỳ quan duy nhất trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại còn tồn tại đến ngày nay và cũng được bình chọn là 1 trong 7 kỳ quan thế giới mới năm 2008. Tượng Nhân sư (Sphinx) nằm cách các kim tự tháp Giza khoảng 13km. Tượng cao hơn 18 mét, trải dài tới 57 mét và được tin là đã tồn tại ít nhất 5.000 năm. Nhà thờ Hồi giáo Muhammad Ali Pasha, tọa lạc tại quần thể thành quách đền đài của Cairo, được xây dựng trong thế kỷ 19. Những cột đá khổng lồ được chạm khắc hoa văn tại đền Karnak ở Luxor. Hình một vị vua Ai Cập trên những bức tường tại đền Karnak. Hai bức tượng đá khổng lồ của Pharaoh Amenhotep III tại nghĩa địa Theban. Ngôi đền của Nữ hoàng Hatshepsut tại Luxor. Thời gian thi công đền Abu Simbel kéo dài suốt 20 năm, từ năm 1244 đến năm 1224 trước Công nguyên. Ngôi đền được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 1960. Các núi lửa tại sa mạc Đen. Đền thờ thần chim Horus ở Edfu là đền thờ lớn thứ 2 tại Ai Cập, chỉ sau đền Karnak. Một khối đá phấn khổng lồ được hình thành từ những trận bão cát trên sa mạc Trắng ở Farafra. Dòng sông Nile thơ mộng chảy qua Aswan, miền nam Ai Cập. Thư viện nổi tiếng tại Alexandria. Pháp đài Quatbay, được xây dựng từ thế kỷ 15, tọa lạc bên bờ Địa Trung Hải tại thành phố Alexandria. Kim tự tháp Maidum nằm trên rìa sa mạc ở Bein Sueif, cách Cairo khoảng 70km. Bảo tàng Ai Cập tại thủ đô Cairo là nơi trưng bày nhiều cổ vật. An Bình Theo MSN Nguồn : dantri.com
-
“Long sàng” tiền tỷ ở thành Nam Lâu nay, thi thoảng giới chơi đồ cổ Hà Thành lại rỉ tai kể cho nhau nghe chuyện nhà ông Vương Văn Thực ở Hải Phú, Hải Hậu, Nam Định có chiếc “long sàng đế vương” nạm tới 86 viên ngọc trai và cẩn vô vàn trai, ốc quý hiếm. Trong bóng đêm, chiếc giường tỏa ra thứ ánh sáng lấp lánh muôn màu làm sáng rực cả căn phòng. Nhiều người còn kể rằng, chiếc “long sàng” này có khả năng chữa được một số loại bệnh hiểm nghèo vì nó được thiết kế theo “âm dương ngũ hành” hết sức độc đáo. Mua “long sàng” qua điện thoại Tương truyền, chiếc giường này có xuất xứ từ Trung Quốc, là “long sàng” của một vị vua dưới triều nhà Thanh tặng cho vua nhà Nguyễn. Bởi thế, những miếng đá trên giường và toàn bộ ngọc quý đều được xếp theo thuyết ngũ hành tương sinh, tương khắc giúp cho người nằm lên đó được an thần, ngon giấc, tràn trề sinh lực. Tìm về nhà người anh họ là một tay chơi đồ cổ khá có tiếng ở đất Nam Định để hỏi về tung tích chiếc “long sàng đế vương”, may mắn ông cho biết địa chỉ nhưng không quên dặn: “Địa chỉ tìm đến nhà tay Thực thì rất dễ, nhưng chú đến đó tìm hiểu được hay không thì tôi không dám chắc. Chú cứ chuẩn bị tinh thần từ trước vì đó là chiếc giường quý hiếm vào loại bậc nhất nên không phải ai gia chủ cũng cho biết đâu...”. Đúng như lời ông anh họ nói, cầm địa chỉ trên tay, tôi lần mò về đất Hải Phú, Hải Hậu hỏi nhà ông Vương Văn Thực chơi đồ cổ là cả làng ai cũng biết. Khi chúng tôi tìm đến thì ông Thực đi vắng, chỉ có bà Hường, vợ ông Thực ở nhà. Cứ ngỡ phải quay lại lần sau vì sợ bà vợ không biết gì để nói nhưng nói chuyện một lúc thì mới hay người sành sỏi và mê chơi các loại đồ cổ trong nhà là bà Hường chứ không phải ông Thực. Bà Hường kể, gia đình nhà bà ba đời chơi đồ cổ. Cụ ngoại từng là một tay chơi đồ cổ khét tiếng của đất thành Nam. Sau đó đến đời ông ngoại rồi đến đời bà. Từ hồi còn nhỏ, nhìn thấy những bộ bàn ghế, những bộ ly, bình, ấm, chén, khay, bát... cổ với vẻ đẹp cổ kính, sang trọng là bà thích lắm. Chính vì thế mà cái máu đam mê đồ cổ có từ thời bé, sau này mới “lây” sang cho chồng. Năm 1997, một lần tình cờ qua nhà một người bạn cũng là dân chơi đồ cổ với nhau, khi đi ngang qua phòng riêng của vợ chồng người bạn, bà Hường nhìn thấy một chiếc giường có kiểu dáng rất lạ. Thích thú, bà lân la hỏi chuyện thì được vợ chồng người bạn cho hay đó là chiếc giường mô phỏng theo kiểu dáng một chiếc “long sàng” của vua chúa ngày xưa từng nhìn thấy ở Cần Thơ. Ngay lập tức vợ chồng bà Hường gọi điện cho cậu con cả của gia đình người bạn này ở trong Kiên Giang nhờ dò hỏi hộ. “Nhờ hỏi nhưng trong suy nghĩ chúng tôi cũng không dám tin rằng em nó có thể tìm được, vì đó là chiếc “long sàng” quý hiếm nên đâu dễ dàng biết được thông tin” - bà Hường nhớ lại. Bà Phạm Thị Hường bên chiếc “long sàng” quý. Một tuần sau, người con cả của gia đình người bạn từ Cần Thơ gọi điện ra thông báo đã tìm thấy chiếc giường và gia chủ chiếc giường đồng ý bán. Khỏi phải nói, ông bà Hường mừng như bắt được vàng nhưng vì đường quá xa nên ông bà không vào tận đất Cần Thơ để ngắm nghía và trả giá mà tất cả đều giao dịch qua điện thoại. Bà Hường cho biết: “Chúng tôi chỉ mua qua điện thoại và nhờ em nó ở trong Cần Thơ giao dịch hộ chứ không vào tận nơi. Chúng tôi bảo em nó tả lại hình dáng, kích thước chiếc giường rồi mua luôn không cần mặc cả. Vì là dân chơi đồ cổ lâu năm nên chỉ cần nghe tả là có thể hình dung ra được hiện vật đó như thế nào”. Mua được chiếc giường rồi nhưng để vận chuyển được nó một cách nguyên vẹn từ Cần Thơ ra đến Nam Định là cả một sự kỳ công. Vốn tính cẩn thận, để bảo đảm cho chiếc giường vẹn nguyên không bị trầy xước, bà Hường phải năm lần bảy lượt gọi điện cho người em dặn dò đội quân vận chuyển phải chạy xe hết sức cẩn thận, đi đường hễ mệt là dừng nghỉ, đói là dừng ăn, ngày đi, đêm ngủ không cần chú trọng đến tốc độ. Chính vì thế mà mất hơn một tuần lễ chiếc giường mới được vận chuyển về tận nơi. Bà Hường cho biết: “Giường về đến nhà, chúng tôi đã phải huy động hết những tay thợ mộc giỏi nhất của đất Nam Định về lắp mà vẫn không thể lắp được. Qua ngày hôm sau, cả đội thợ mộc mất mấy tiếng đồng hồ vật vã thì mới lắp nổi vì chiếc giường này được làm ở Trung Quốc (theo nhận định của một số người chơi đồ cổ ở Việt Nam - PV) những miếng gỗ ghép với nhau bằng các loại mộng lồi lõm theo một nguyên lý rất đặc biệt”. Trả hơn một tỷ đồng chưa bán Chiếc giường được để trong một căn phòng riêng biệt trên tầng hai, ngay sát cạnh phòng ngủ của vợ chồng ông bà Hường. Khi cánh cửa gỗ lim nặng nề vừa mở ra, tôi như hoa mắt trước ánh sáng lấp lánh muôn màu tỏa ra từ chiếc giường. Ấn tượng đầu tiên là 86 viên ngọc trai tròn trịa bao quanh chiếc “long sàng” và vô vàn hình thù lạ mắt khác nhau được cẩn bởi những loại trai, ốc quý hiếm. Nào là hình Văn Vương đi cầu hiền, nào là hình chim chóc hát ca, muôn thú mở hội... đường nét, hình khắc đều rất tinh xảo, công phu, phải là những tay thợ cao cấp lắm mới làm nổi. Theo bà Hường thì chiếc giường hoàn toàn được làm bằng gỗ trắc, có chiều dài 2m7, bề ngang 1m71, chỗ dày nhất của thành giường lên tới 50 cm. “Khi đó, chấp nhận bỏ ra 14 cây vàng (tương đương với gần 200 triệu đồng lúc đó) để mua chiếc giường này tôi cứ nghĩ trong bụng không biết rồi có như mình hình dung không nhưng khi giường vừa được đem xuống khỏi xe là tôi như bị mê hoặc, không nói được câu gì nữa vì nó quá đẹp” - bà Hường thật thà chia sẻ. Giường được cấu tạo 3 thành, ở giữa mặt giường có 6 miếng đá lạ, 5 miếng có hình vuông cách điệu giống nhau, riêng một miếng có hình quả xoài. Vân vi trên mỗi miếng đá này cũng rất lạ, có miếng thì vân vi dày đặc như những lớp mây chồng chất lên nhau, nhưng cũng có miếng vân tản mát ra như hình những con chim phượng trông đẹp lạ kỳ. Đặc biệt hơn cả là khi sờ tay vào cả 6 miếng đá thì mát lạnh như băng. Theo bà Hường, lúc chuyển chiếc giường từ tầng một lên tầng hai ông bà phát hiện ra dưới 6 miếng đá này, ở mặt sau mỗi miếng có bốn chữ Hán, chỉ có một miếng có duy nhất một chữ nhưng vì không thông thạo về chữ Hán nên ông bà cũng không biết nó có ý nghĩa gì. Theo người em kể lại, giới chơi đồ cổ ở Cần Thơ nhận định chiếc giường phải trên 200 năm tuổi. Có tới 86 viên ngọc trai tròn trịa bao quanh chiếc “long sàng” và vô vàn hình thù lạ mắt khác nhau được cẩn bởi những loại trai, ốc quý hiếm. Bà Hường cho biết: “Từ lúc có giường này đến nay vợ chồng tôi mới ngủ trên đó có hai tối nhưng khi nằm lên đó là không biết gì trời đất nữa. Ngủ rất sâu, rất ngon và khi tỉnh dậy thì rất nhẹ nhàng, khoan khoái. Vì nằm ở đó ngủ sâu quá, sợ ngủ mê không ai trông nhà, trong khi trong nhà có rất nhiều tài sản quý giá nên chúng tôi không dám ngủ nhiều. Trước giường được đặt ở tầng một nhưng do nhiều người hỏi mua quá nên chúng tôi đưa lên đây để khi có khách quý thì cho họ nghỉ ngơi...”. Trước đây, có một thời người ta đồn đại rằng chiếc giường này có thể chữa được một số loại bệnh nhưng theo bà Hường thì bà chưa thấy chuyện đó xảy ra. Có chăng là từ lúc có chiếc giường, gia đình bà làm ăn phát đạt hơn. Và bất cứ người khách nào khi nằm lên chiếc giường đó đều ngủ quên giờ, khi tỉnh dậy thấy khoan khoái như được tiếp thêm năng lượng. Đã có không biết bao nhiêu người đến hỏi mua chiếc giường nhưng bà Hường không bán vì sợ bán đi sẽ không tìm lại được chiếc giường nào tương tự. Mới đây, có một cán bộ của tỉnh nọ nghe tin liền sang xem rồi ngỏ ý trả 1 tỷ đồng nhưng bà Hường vẫn lắc đầu. Theo Minh Thành Gia đình & Xã hội
-
Chú vuivui nói chiện hay quá! :) :P Bon TQ cũng phải nể. Kính.
-
Năm Công Nguyên được tính là 0 thì các năm trở về trước càng xa năm CN càng lớn, năm 247 tr.CN Thái tử Doanh Chính nối ngôi, mới 13 tuổi đến năm 238 tr.CN được 9 năm ( 247 - 238 = 9, Thái tử Doanh Chính được 13 + 9 = 22 tuổi). Hoàn toàn chính xác là năm 247 tr.CN. Kính! Thanhdc.
-
Theo như Thanhdc được biết thì có một số phương pháp lấy quẻ Dịch trong dân gian như sau: Thượng Quái = (Năm + Tháng + Ngày) mod 8 Hạ Quái = (Năm + Tháng + Ngày + Giờ) mod 8 Hào Động = (Thượng Quái + Hạ Quái + Giờ) mod 6 Theo cách này thì vẫn đảm bảo 384 quẻ một hào động. Kính.
-
Đệ tử cũng có nói đến hướng Nam mà Sư phụ. Mong được đọc cuốn sách nói về Phong Thủy có bài bản và phương pháp luận nhất quán của Sư phụ. Kính.
-
Theo vãn bối Dương và Âm có tính quy ước và chúng có quy tắc để quy ước. Trường hợp trên ta đổi chứng Âm thành chứng Dương và chứng Dương thành chứng Âm và theo quy ước Dương tịnh Âm động thì ta vẫn cứ có thể áp dụng các quy tắc luận trị Âm Dương trong Đông Y như bình thường. Kính.
-
Theo học trò đây chính là những lựa chọn có liên quan đến phong thủy: thứ nhất bọng cây chứ không phải cành cây bên ngoài, thứ hai hướng nam nơi sinh sống của loài ong thường là vùng nhiệt đới giống khí hậu của nước ta nên hướng nam là hướng mát mẻ tránh gió ở hướng Bắc, tiếp đến là những tiêu chí khác như tiết diện cửa vào, độ cao cánh mặt đất và khoảng rỗng trong thân cây làm tổ.Kính.
-
Thứ Năm, 30/04/2009 - 11:03 AM Kinh tế thế giới sẽ mất 3.000 tỷ USD vì cúm lợn Với việc dịch cúm lợn bùng nổ tại nước Mỹ và có dấu hiệu lan rộng toàn cầu, Ngân hàng thế giới (WB) dự đoán nếu như dịch cúm bùng phát sẽ khiến kinh tế thế giới tổn thất tới 3.000 tỷ USD và tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ sụt giảm khoảng 5%. Tạm biệt nhau ở sân bay quốc tế Cancun, Mexico - quốc gia đã có gần 200 trường hợp tử vong nghi do cúm lợn (ảnh: Reuters). Trung tâm chứng khoán Merrill Lynch của Mỹ cảnh báo dịch cúm lợn lan rộng toàn, các ngành bán lẻ, hàng không và địa ốc… sẽ đều chịu sự tấn công mạnh mẽ. Tại Hongkong (khu hành chính đặc biệt thuộc Trung Quốc), các chuyên gia kinh tế cảnh báo một khi Hongkong bùng phát dịch cúm lợn, bệnh dịch sẽ lan nhanh hơn đại dịch SARS hồi năm 2003 và thiệt hại kinh tế sẽ cao hơn đại dịch SARS, ước tính sẽ lên đến khoảng 4 tỷ USD, theo đó tăng trưởng kinh tế của Hongkong trong quý hai sẽ là âm 4% - 5%. Tờ “The Guardian” của Anh đưa tin, dịch cúm lợn có thể sẽ “lây nhiễm” sang cả sự phục hồi của kinh tế toàn cầu. Nhớ lại thời kỳ năm 2003, khi đại dịch SARS lan tràn, tổn hại kinh tế của khu vực châu Á lên đến 400 tỷ USD và hơn 8.000 người mắc bệnh, trong đó có tới 775 người chết. Trung tâm chứng khoán Merrill Lynch cảnh báo nếu như dịch cúm lợn chỉ hạn chế ở Mỹ, xuất khẩu của Trung Quốc cũng sẽ giảm mạnh, các ngành như quần áo may sẵn, đồ điện gia dụng, hàng không và vận tải… của Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng khá lớn. Còn nếu bệnh dịch lan rộng toàn cầu, vậy thì ngành bán lẻ, hàng không và địa ốc sẽ chịu sự tấn cộng mạnh mẽ. Merrill Lynch nêu rõ trước bóng đen của dịch cúm lợn, giá cả các mặt hàng sẽ chịu ức ép và sẽ dồn sức ép lên giá dầu quốc tế. Tuy nhiên, Merrill Lynch cho biết thế giới, nhất là khu vực châu Á đã có kinh nghiệm từ đại dịch SARS, cho nên ảnh hưởng của dịch cúm lợn đối với kinh tế toàn cầu sẽ chỉ là tạm thời. Theo TTXVN Nguồn: dantri.vn
-
Việc tính cục trong Tử vi theo cách tính thông thường và cánh tính dựa trên cung an Mệnh và can tháng an Mệnh là một mà thôi. Xin tham khảo bài viết tính cục nhanh http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...amp;#entry12408 Thân ái.
-
Thanhdc đã gửi mail đăng ký với BQT rồi, lớp trưởng Bunny cho mình vào lớp với thanks!
-
Con xin cảm ơn Thầy đã tư vấn! Đây là con hỏi cho 1 người bạn thân cùng tuổi ạ, con sẽ khuyên bạn nên nhờ anh Phạm Cương thiết kế nhà. Còn việc con không lên quẻ là do tâm không đc tĩnh nên không độn ạ. Nhưng con vẫn chăm chỉ học hỏi từ các anh chị khác. Con xin cảm ơn Thầy chúc Thầy mạnh khỏe để dìu dắt thế hệ sau vinh danh nền văn hiến Lạc Việt. Kính!
-
Nhờ anh Phạm Cương xem giúp cho tuổi xây nhà gia chủ Nam sinh 5 tháng 5 âm lịch năm Kỷ Mùi (1979) . Dự định sẽ xây nhà vào năm Kỷ Sửu (2009). Mong anh giúp. thanhdc
-
Thư ngỏ gửi các bạn đọc trẻ Việt Nam! Tôi khẩn thiết cầu mong các bạn đọc trẻ hãy đọc bức thư ngỏ này và tất cả chúng ta, con dân nước Việt hãy đứng bên nhau trong giờ phút đất nước đang bị đe dọa nghiêm trọng, cùng suy nghĩ và đồng lòng góp sức, tìm ra cách tốt nhất, đối phó một cách hiệu quả nhất cho sự bình an của Tổ Quốc ta. Và ngay khi có thể, các bạn hãy giúp tôi, đưa bức thư này đến những người thân quen của các bạn, càng nhanh, càng đông, tôi càng biết ơn các bạn! Nguyễn Khắc Phục Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2008 Bạn đọc trẻ thân quý! Tôi tên là Nguyễn Khắc Phục, hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, đã về hưu và tiếp tục sáng tác tại Hà Nội. Cách đây đúng một năm (ngày 08.12.2007), trước những hành vi sai trái, nguy hiểm của nhà cầm quyền Trung Quốc đe dọa chủ quyền, an ninh lãnh thổ nước ta, tôi đã phải viết một bức thư ngỏ gửi các nhà văn Trung Quốc. Một năm sau, những diễn biến nói trên mỗi lúc một thêm nghiêm trọng, nhà cầm quyền Bắc Kinh càng có nhiều hành động không thể chấp nhận được, đưa ra những đòi hỏi cực kì vô lý, đi ngược lại mọi chuẩn mực công pháp quốc tế, đạo lý khi tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển có diện tích khoảng 75% Biển Đông. Tham vọng bất chính, bất hợp pháp của họ không dừng lại ở việc xâm chiếm phi pháp Hoàng Sa, đe dọa Trường Sa mà còn tiếp tục những mưu toan ngang ngược, trắng trợn đòi chiếm luôn cả vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn của Việt Nam vốn nằm cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 1000 km, bất chấp chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với vùng biển này đã được luật quốc tế và các bên liên quan công nhận (xin tham khảo thêm tư liệu ở TUANVIETNAM ngày 8.12.2008- Chủ quyền VN ở vùng Nam Côn Sơn, Tư Chính, Vũng Mây của Dương Danh Huy - Lê Minh Phiếu). Thật ra những diễn biến nguy hiểm mới này chỉ là những biểu hiện tiếp tục một cách lô-gic của chủ nghĩa bành trướng và tham vọng bá quyền thâm căn cố đế trong đầu óc của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Vì thế, hôm nay tôi phải viết thư ngỏ này, khẩn thiết gửi các bạn đọc trẻ - đồng bào máu thịt của mình, giãi bầy với trách nhiệm công dân, những suy nghĩ nghiêm túc, canh cánh và tâm huyết nhất của mình, một người bình thường trong ngót trăm triệu con dân nước Việt đang sống trên Tổ Quốc hay ở nước ngoài, rằng: Nhân dân Việt Nam vốn chỉ có một nỗi khao khát thiết tha duy nhất, được sống bình yên, hạnh phúc, hữu nghị và làm bạn với tất cả các nước láng giềng và các quốc gia trên thế giới, nhưng những gì nhà cầm quyền Trung Quốc đã, đang và sẽ làm, đang đe dọa nghiêm trọng, hủy diệt nỗi khao khát thiết tha nói trên! Có một sự thật hiển nhiên: Muốn hiểu rõ bản chất của tội ác, tham vọng bất chính của các thế lực đen tối, chúng ta không còn cách nào khác là truy ngược lên, tìm gốc rễ sâu xa của những tội ác và tham vọng nói trên! Nỗi ưu tư này càng nóng bỏng, nhức nhối trong mỗi con tim Việt Nam, khi sắp tròn 30 năm ngày xẩy ra sự kiện quân đội Trung Quốc xâm lược Việt Nam (17. 02. 1979 - 17. 02. 2009)! Đến đây, chúng ta lại phải đối mặt với một sự thực rất đau lòng và không thể chấp nhận được: Trong lịch sử hiện đại của đất nước, sự kiện Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979 là một trong những sự kiện đặc biệt và quan trọng bậc nhất, lại hầu như rất ít khi được nhắc tới dưới mọi hình thức, phương tiện thông tin, từ những nghiên cứu sử học, đến các tác phẩm văn chương - nghệ thuật phản ánh đề tài hiện thực này. Theo tôi biết, không phải không có những công trình, tác phẩm liên quan trực tiếp hay gián tiếp, với quy mô lớn, vừa hoặc nhỏ, đề cập tới sự kiện lịch sử này. Vậy vì sao những công trình, tác phẩm ấy không được công bố? Ai phải chịu trách nhiệm, họ muốn gì khi chủ trương như vậy? Đó không chỉ là biểu hiện ô nhục, hèn nhát mà còn làm yếu đi sức mạnh của chính nghĩa và khả năng tập hợp đại đoàn kết dân tộc trước nguy cơ ngoại xâm. Ở đây, tôi chỉ điểm lại một vấn đề mấu chốt hệ trọng và dễ thấy nhất, liên quan đến cái cớ nhà cầm quyền Trung Quốc vin vào để phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979. Ngay sau khi lên nắm quyền ở Căm-pu-chia, tập đoàn Pôn Pốt được Bắc Kinh dung dưỡng, cổ súy cả tinh thần, vật chất, cả hệ tư tưởng, bày mưu tính kế, cố vấn cao cấp hoặc trực tiếp huấn luyện, đã ngang nhiên xâm lấn và phá hoại cuộc sống yên lành của nhân dân ta dọc biên giới, đồng thời thực hiện một chế độ diệt chủng với chính đồng bào mình, tàn bạo, vô nhân đạo bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Việt Nam buộc phải tiến hành các biện pháp bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và cuộc sống, sinh mạng của đất nước, nhân dân mình, giáng trả bọn xâm lược theo đúng công pháp và tập quán quốc tế về "quyền tự vệ chính đáng". Và lịch sử đã diễn ra theo đúng lô-gic của nó. Ngày mồng 7 tháng 1 năm 1979, bộ đội tình nguyện Việt Nam theo yêu cầu của Đảng Nhân Dân Cách Mạng Căm-pu-chia, tiến vào đất bạn, góp sức cùng các lực lượng yêu nước, yêu công lý Căm-pu-chia, chặn đứng nạn diệt chủng, giải phóng đất nước Chùa Tháp thoát khỏi họa diệt vong... Và chỉ 37 ngày sau, ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam! Vì sao họ "nhanh nhẹn" như vậy khi gây ra tội ác này? Họ nhân danh cái gì để xâm lược Việt Nam? Như mọi lần, Bắc Kinh lại biến trắng thành đen , vu cáo "Việt Nam tiểu bá xâm lược Căm-pu-chia" và Trung Quốc phải "dạy cho Việt Nam một bài học". Thế là họ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược tổng lực, không từ bất cứ tội ác nào chống lại dân thường Việt Nam, phá hủy tan hoang thị xã, thành phố, làng mạc, nhà máy, xí nghiệp, cầu cống trên địa phận các tỉnh phía Bắc Việt Nam giáp biên giới Trung Quốc, theo một kế hoạch được vạch trước, với mưu đồ nham hiểm là đánh quỵ Việt Nam không chỉ ở khả năng phòng thủ, tiềm lực kinh tế - quân sự mà còn nhằm hăm dọa, làm tan rã ý chí yêu nước, cắt đứt truyền thống quật cường chống ngoại xâm chảy trong máu các thế hệ người Việt sau này... Bây giờ, gần 30 năm đã qua, mọi cái đã trở nên minh bạch. Sự thật đã sáng như ban ngày. Và mọi sự dối trá và đạo đức giả cũng đã được phơi bày trước thế giới. Việc quân tình nguyện Việt Nam giúp Căm-pu-chia thoát khỏi họa diệt chủng, dân tộc Khơ -me và nền văn hóa rực rỡ với Ăng-co Vát, Ăngco Thom đã hồi sinh và đang tiến bước trên con đường hòa bình-phát triển..., đã được công luận quốc tế thừa nhận. Chính nhân dân cùng Quốc Vương và các nhà lãnh đạo Căm-pu-chia cũng đã hơn một lần ghi nhận, bày tỏ lòng biết ơn Việt Nam đã giúp Căm-pu-chia hồi sinh bằng hành động quang minh chính đại, kịp thời, hiệu quả và đã tốn không ít xương máu, tiền của vì đại nghĩa nói trên. Sự ghi nhận này không chỉ ở lời nói, dư luận mà cả trong các văn bản chính thức của Quốc Hội - Nhà Nước Căm-pu-chia. Và bọn thủ ác khủng khiếp nhất mọi thời đại, bọn mù quáng đi theo đường lối diệt chủng, bọn đã từng được Bắc Kinh dung dưỡng, khuyến khích, đã phải ra đứng trước vành móng ngựa của Tòa án Quốc Tế xét xử tội ác chống lại loài người! Vậy là cái cớ nhà cầm quyền Bắc Kinh vin vào để xâm lược Việt Nam năm 1979 đã hoàn toàn đổ nhào, khẳng định mạnh mẽ một sự thật: Cuộc chiến tranh Trung Quốc tiến hành năm 1979 chống Việt Nam là phi nghĩa, phi pháp, phi đạo lý, cần phải bị lên án đanh thép. Và những kẻ đòi "dạy cho Việt Nam một bài học", đã lộ nguyên hình ngụy quân tử, đầy dã tâm, tàn ác và nham hiểm. Nhưng thử hỏi, 30 năm qua, tại sao những kẻ gây nên tội ác xâm lược Việt Nam năm 1979 chưa bị vạch mặt công khai và đưa ra xét xử trước Tòa án công lý Quốc Tế? Tại sao chưa có bất cứ cuộc điều tra toàn diện, khách quan và công bằng nào của các tổ chức, cơ sở nghiên cứu khoa học và cá nhân, về tội ác của Trung Quốc chống Việt Nam năm 1979, được tiến hành? Hoặc đã có mà chưa được công bố bởi những lý do nào đó? Ấy là chưa kể một loạt tội ác khác nhà cầm quyền Bắc Kinh đã gây nên cho nhân dân Việt Nam, chưa bao giờ được thống kê, phân tích đầy đủ để công bố cho nhân dân ta và thế giới biết rõ: -Ngày 19-1-1974, hải quân Trung Quốc đã dùng nhiều chiến hạm và phi cơ cưỡng chiếm toàn bộ Hoàng Sa của ta. Trong trận chiến không cân sức này, 58 binh sĩ quân đội Sài Gòn đã ngã xuống. -Tháng 4 năm 1988, Trung Quốc đã thông qua một nghị quyết thành lập tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trước đó, ngày 14 tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm các đảo ở Trường Sa. Họ đã bắn chìm ba tàu vận tải của hải quân Việt Nam. 74 chiến sĩ của chúng ta đã hi sinh khi bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của Tổ Quốc mình. Tại sao cái ác, cái xấu, cái đạo đức giả ở tầm vóc "giới cầm quyền một nhà nước" không bị phanh phui, lên án? Tại sao? Và những ai phải trả lời câu hỏi này? Những diễn biến lịch sử và thực tế cuộc sống đã cho chúng ta những bằng chứng hiển nhiên để không mơ hồ: Về bản chất và tham vọng bất chính, những kẻ đòi "dậy Việt Nam" năm 1979 và những vị hôm nay trịnh trọng rêu rao những lời đường mật về "16 chữ vàng" và "4 tốt" là một đồng một cốt. Khác chăng chỉ ở cách thức, giọng điệu, diễn xuất, càng ngày thói đạo đức giả và thủ đoạn càng tinh vi, nham hiểm và tàn độc hơn. 30 năm trước, họ nói toạc ra mồm "dạy cho Việt Nam một bài học" và xua quân đánh qua biên giới. Tàn ác, nguy hiểm lắm, nhưng vẫn ít nguy hiểm và tàn ác hơn bây giờ, khi họ thi thố đủ các thủ đoạn chính trị - ngoại giao - quân sự đen tối, được che đậy, ngụy trang khôn khéo, ru ngủ thiên hạ, chia rẽ, làm suy yếu, vô hiệu hóa mọi khả năng đề phòng, đoàn kết của các quốc gia, dân tộc trong khu vực (vốn cùng là nạn nhân của chủ nghĩa bành trướng, bá quyền của họ), chống lại những mưu đồ nguy hiểm bất hợp pháp, ngang ngược coi thường mọi chuẩn mực công pháp quốc tế; bằng các chiến lược, chiến thuật cực kì tàn độc, thâm thúy mà có nhà nghiên cứu đã gọi là "chiến lược diều hâu"! "Trung Quốc mạnh hơn hẳn Việt Nam và các nước ASEAN khác cùng tranh chấp như Phillipine hay Malaysia. Đây là một sự thực rõ như ban ngày. Sự chênh lệch về sức mạnh kinh tế và quân sự, kèm theo các phản ứng rất chừng mực và đơn lẻ, từ các đối thủ ASEAN đã khiến Trung Quốc tùy ý vận dụng chiến lược diều hâu trên Biển Đông. Từ khoảng 20 năm đổ lại đây, họ đã sử dụng một công thức tổng hợp bao gồm:(1) tấn công quân sự quy mô nhỏ (Việt Nam, 1988, Philippine, 1996, 1997), đơn phương thăm dò và khai thác tài nguyên trên vùng tranh chấp, (3) đe dọa bằng vũ lực (đối với ngư dân) hoặc sức ép kinh tế (với các tập đoàn dầu khí quốc tế) nhằm ngăn chặn các đối thủ tiến hành khai thác tài nguyên trong vùng tranh chấp, (4) chia rẽ các đối thủ bằng kinh tế và ngoại giao, và (5) tuyên truyền về chủ quyền và thái độ cứng rắn của họ đối với vấn đề Biển Đông trên toàn thế giới..." ( Dự Trần, cố vấn của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông - Theo TUANVIETNAM ngày 06.12.2008) Đúng, họ đã mưu toan "ru ngủ", "gây mê", "dọa dẫm", sử dụng tất cả những mánh khóe tinh vi, biến hóa khôn lường trong việc kết hợp giữa diễu võ giương oai (thị uy, phô trương sức mạnh quân sự, khoa học-kỹ thuật) với các chiến dịch ngoại giao đạo đức giả, gây sức ép, tâm lý chiến (không loại trừ cả "văn hóa chiến" và "hữu nghị chiến" thông qua phim ảnh, tác phẩm văn học - nghệ thuật, các cuộc gặp gỡ "hữu nghị", thi đấu thể thao, buôn bán, mậu dịch, viện trợ... ), tăng cường các hoạt động tình báo, gián điệp, phản gián và cấy vào nội bộ các nước mà họ muốn thôn tính, một loạt "nội gián", ra sức "li gián", "mua chuộc", "phân hóa" khối đại đoàn kết Việt Nam bằng mọi thủ đoạn; nếu không tỉnh táo, dũng cảm và thông minh, chúng ta lại tự ru ngủ, sợ sệt, hoang mang và tự chia rẽ thêm nữa, thì việc mất nước chỉ còn là chuyện thời gian! Vâng, hiện giờ chuyện khẩn cấp và sống còn nhất, liên quan đến lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng, chủ quyền của Tổ Quốc, số phận, danh dự toàn dân Việt Nam và tương lai của các bạn, hoàn toàn tùy thuộc vào hành động và nhận thức của tất cả chúng ta. Đúng, xét về phương diện thực lực từ kinh tế, trang bị vũ khí, đến khả năng tác chiến cơ động, hiện đại (đặc biệt là hải quân và không quân), Trung Quốc mạnh hơn hẳn Việt Nam và các nước trong khu vực. Nhưng cái quyết định trong chiến tranh không phải lúc nào cũng thuộc về kẻ mạnh vũ khí, tiền bạc, thủ đoạn. Một. Nếu các nước trong khu vực nhận thức tỉnh táo và đầy đủ về nguy cơ bành trướng và "chiến lược diều hâu", biết tập hợp lại, đồng tâm hiệp lực, tạm thời gác bỏ những bất đồng, tranh chấp lẫn nhau (mà giữa các nước này với nhau, việc đàm phán đi tới các giải pháp thỏa đáng là có cơ sở và khả thi), chống lại mọi âm mưu và hành động bá quyền, cảnh giác trước mọi âm mưu chia rẽ, li gián..., dễ gì Trung Quốc đã có thể tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm? Hai. Trên bàn cờ quốc tế hiện đại, các cường quốc khác đã từng có mối quan hệ lịch sử với khu vực này, hiện nay cũng đang coi các nước như Việt Nam - Philippin- Malayxia..., là các nhân tố được tính đến trong chiến lược phát triển kinh tế - chính trị - ngoại giao - an ninh của họ, không thể bó tay ngồi im, để mặc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng và lấn lướt phi pháp và vô hạn độ, trên bộ, trên biển, trên không và trên vũ trụ. Trước hết vì quyền lợi của chính nước họ, sau nữa có thể họ làm như vậy vì được thúc đẩy bởi những đòi hỏi của lương tri, tầm nhìn xa và cũng có thể do họ nhận thức được lời cảnh báo: Nếu không ra tay hành động kịp thời và đủ mức cần thiết, sẽ là quá muộn một khi chủ nghĩa bá quyền, bành trướng từ "bóng ma" hiện lên thành một thế lực vật chất nguy hiểm và tàn bạo! Công luận quốc tế và lương tri nhân loại cũng luôn đứng về phía các dân tộc bị áp bức, các đất nước bị xâm hại bởi các thế lực đen tối, phi nghĩa. Vì vậy, phải công khai đưa ra quốc tế những vấn đề khúc mắc trong quan hệ Việt - Trung trước nay vẫn được "những ai đó" coi là "tế nhị", là "nhạy cảm" và ra sức bưng bít. Trong một số trường hợp tranh chấp cụ thể về lãnh thổ, lãnh hải, cần phải được đưa ra phân xử công khai trước các tổ chức quốc tế hữu quan, có đủ năng lực, thẩm quyền và uy tín. Chúng ta đừng quên một bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu: Trong thời kì chống xâm lược 1945 đến 1975, đặc biệt là từ 1954 về sau, cuộc chiến đấu chính nghĩa của chúng ta được tiếp thêm nhiều nguồn cổ vũ, ủng hộ từ dư luận tiến bộ trên thế giới, từ chính phong trào phản chiến trong lòng đất nước mà nhà cầm quyền nước ấy tiến hành xâm lược Việt Nam. Chúng ta không thể không nhắc tới sức mạnh mà những tòa án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh chống Việt Nam của Bec-trăng Rut-xel, những cuộc biểu tình phản đối chiến tranh diễn ra trên khắp các lục địa, từ Âu, Á, Phi, Bắc Mỹ đến Mỹ La-tinh..., đã tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta giữa những năm tháng thử thách khốc liệt, cam go nhất. Tại sao hôm nay chúng ta lại không tăng cường thêm sức mạnh, khả năng và hiệu quả tranh đấu cho chính nghĩa của chúng ta bằng cách tranh thủ công luận tiến bộ và ngay cả sự thức tỉnh trong lòng đất nước đang bị chi phối bới chủ nghĩa bành trướng..., cũng không phải không có tác dụng chặn bớt các mưu đồ đen tối và nguy hiểm với chính an nguy của nhân dân nước ấy. Ba. Riêng với nước ta, từ hàng nghìn năm trước, không chỉ một lần, ông cha ta đã từng phải đối mặt với những cuộc xâm lược của các đế chế Trung Hoa đầy tham vọng, hùng mạnh, nham hiểm và tàn ác. Dĩ nhiên tình thế ngày ấy khác bây giờ cả từ hình thái, quy mô, thủ đoạn xâm lược, bối cảnh quốc tế, trình độ kĩ thuật, tác chiến, phương tiện chiến tranh và tương quan lực lượng. Nhưng xét cho cùng vẫn là chuyện nước nhỏ, dân nghèo, quân ít phải đánh với giặc to, ác và hiểm. Vậy ông cha ta đã làm cách nào để có Bạch Đằng Giang, Chi Lăng, Vạn Kiếp, Đống Đa? Thậm chí đời Lý, anh hùng Lý Thường Kiệt còn đại phá Ung - Khâm, đập tan từ trong trứng mưu đồ xâm lược của nhà Tống năm 1075. Nhà Trần đã tổ chức thành công 3 lần kháng chiến chống Nguyên - Mông thế kỉ 13. Anh hùng dân tộc Lê Lợi, nhà chiến lược, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi cùng những nghĩa sĩ dự hội thề Lũng Nhai năm 1418, đã tiến hành cuộc kháng chiến 10 năm chống quân xâm lược nhà Minh, giải phóng đất nước khỏi họa diệt vong do bọn xâm lược tàn bạo mưu toan thực hiện bằng tất cả các thủ đoạn và tội ác của chúng, từ hủy diệt văn hóa, hủy diệt cơ sở vật chất và hủy diệt khả năng tồn tại của dân tộc ta như một dân tộc có văn hóa và khát vọng hạnh phúc. Rồi Đại đế Quang Trung đã diệt 28 vạn quân Mãn Thanh chỉ trong vòng mấy ngày mùa xuân năm Kỉ Dậu - 1789, ngay giữa thành Thăng Long. Vân vân và vân vân... Tựu trung, nguyên nhân thắng lợi của những võ công trên là do: A- Ta chính nghĩa, ta chống xâm lược. B- Ta đoàn kết một lòng, không phân biệt Nam-Bắc, Xuôi-Ngược, Vua-Quan-Dân, Trai-Gái, Già-Trẻ, Tôn Giáo - Tín Ngưỡng - Chính kiến, tất cả đồng lòng đánh giặc khi đất nước lâm nguy. (Điển hình là Hội nghị Diên Hồng thời Trần đánh giặc Nguyên-Mông). Ta kiên quyết giữ vững và phát huy cao nhất, sức mạnh của khối đại đoàn kết ấy, chống lại mọi mưu toan chia rẽ, mua chuộc và li gián của giặc ngoại xâm. C- Ta có truyền thống đấu tranh anh dũng và tự tôn, biết mình (sở đoản - sở trường), biết người, biết tìm cách đánh thích hợp, lấy "đoản binh thắng trường trận", "lấy yếu thắng mạnh", lấy " chí nhân thay cường bạo", biết tiến biết thoái... Mỗi lần phải đương đầu với giặc xâm lược phương Bắc, bao giờ cha ông ta cũng tìm mọi cách liên kết với các lân bang cùng cảnh ngộ, cảnh giác ngăn chặn mọi mưu đồ li gián của kẻ thù chính, tỉnh táo, có tình có lý, phân tích cho các lân bang hiểu rõ những nguy cơ do âm mưu " bẻ từng chiếc đũa trong bó đũa" gây nên, làm suy yếu khả năng của các liên minh chống lại bá quyền, bành trướng. Ta cũng biết nội bộ của chính thế lực xâm lược không phải lúc nào cũng ổn cả, chính nhà cầm quyền ấy cũng phải đối mặt với những vấn đề nan giải của chính đất nước ấy. D- Đặc biệt, sức mạnh của Việt Nam được tìm thấy cội rễ từ chí khí, tinh thần quật cường, trung hậu và đức xả thân..., của giới trẻ trong mọi hoàn cảnh hiểm nghèo nhất. (Điển hình là chuyện cậu bé Trần Quốc Toản bóp nát quả cam ở Hội nghị Bình Than - thời nhà Trần). E- Ta không mơ hồ trước mọi sự lừa phỉnh, đường mật của kẻ xâm lược. Ta biết rõ tim đen và dã tâm của chúng. Ta luôn nhũn nhặn, thậm chí chịu lép khi nói năng, chữ nghĩa viết lách các văn thư của triều đình và phải cống nạp cho cái gọi là "Thiên Triều" (kể cả khi ta đánh thắng, vẫn tạo điều kiện giao trả tù binh đàng hoàng cho chính bọn xâm lược mình, hoặc cấp đất xây mộ phần cho những tên xâm lược chết trận tại Việt Nam), nhưng trong thâm tâm, ta không bao giờ quên họ là ai, muốn gì và ta phải làm gì để chống lại mọi mưu toan nham hiểm, tàn bạo đã ăn vào máu của những kẻ cầm quyền phương Bắc. Muốn làm gì thì làm, muốn mềm dẻo thế nào thì mềm dẻo, nguyên tắc cốt tử là phải bảo toàn bằng mọi giá, đất đai, sông biển thiêng liêng của tổ tiên trao lại, danh dự và phẩm giá của một đất nước có truyền thống văn hiến hàng nghìn năm. Đối sách "trong rắn ngoài mềm" phải được vận dụng và nhận thức trên nguyên tắc cốt tử, tối thượng như trên. G- Ta không lạ gì sách của họ từ nghìn xưa đến giờ. Nôm na thế này: Muốn lấy phải cho (đời Tống, họ phải cắt 800 dặm đất họ cho Liêu Hạ, nhưng lại mưu toan cướp đất của Đại Việt). Trước Nam sau Bắc (phía Bắc của họ toàn thứ dữ, khó gặm, họ bèn tính chuyện lấn xuống phía Nam trước với hi vọng dễ ăn cướp hơn). Mềm với người xa, rắn với kẻ gần (mua chuộc, giả vờ ngọt nhạt, hữu hảo với những nơi xa, gây cảm tình, tạo đà để mưu lợi trong tương lai khi có cơ hội bành trướng, sắm vai anh hùng hảo hán, cứu khốn phò nguy, ra vẻ hào hiệp và nhân nghĩa, nhưng trắng trợn, trịch thượng, cậy mạnh hiếp yếu với những nước nhỏ hơn cạnh mình). Tôi nghĩ sao nói vậy, giãi bày tâm can cùng các bạn đọc trẻ, chắc có chỗ thiếu sót, chủ quan hoặc thiển cận, thành thực không ngại bị chê cười hay khó chịu. Tôi làm việc này chỉ nhằm một mục đích: Tất cả chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ, nhìn sau trước, thấy phải làm gì tốt nhất, kịp thời và thiết thực nhất cho đại vận mệnh của đất nước - quê hương này (đương nhiên, có hạnh phúc và tương lai của mỗi chúng ta). Khi viết bức thư này, tôi cũng chờ những điều chẳng muốn vẫn sẽ đến với mình. Kể cả vậy, tôi không hối tiếc khi bày gan ruột của mình trên giấy. Hơn nữa, nếu tìm được cách thức nào hành động hướng tới mục đích trên, tốt hơn, hiệu quả hơn, tôi sẽ làm ngay, không nề hà, tính toán. Dân Việt Nam xưa nay có cái hay, có cái dở như mọi dân tộc bình thường khác trên thế giới. Nhưng dân Việt Nam cũng đủ tỉnh táo để phân định rạch ròi giữa nhân dân Trung Quốc, các giá trị chân chính và đáng trân trọng của văn hóa Trung Hoa với thiểu số ôm ấp "chủ nghĩa bá quyền, tham vọng bành trướng". Người Việt Nam chỉ muốn sống yên ổn, no ấm, hòa thuận với láng giềng, không muốn gây thù chuốc oán, càng không ham tranh giành quyền lợi bất chính. Nhưng khi bị xâm lược, danh dự bị xúc phạm, toàn dân Việt Nam nhất định mang hết sức lực, trí tuệ, máu xương, hiến dâng cho Tổ Quốc với tinh thần Đại đế Quang Trung đã tuyên cáo tại Thăng Long, mùa xuân năm Kỉ Dậu 1789: "Đánh cho biết nước Nam anh hùng, có chủ!" Tôi khẩn thiết mong các bạn đọc trẻ hãy đọc bức thư ngỏ này và tất cả chúng ta, con dân nước Việt hãy đứng bên nhau trong giờ phút đất nước đang bị đe dọa nghiêm trọng, cùng suy nghĩ và đồng lòng góp sức tìm ra cách tốt nhất, đối phó một cách hiệu quả nhất cho sự bình an của Tổ Quốc ta. Và ngay khi có thể, các bạn hãy giúp tôi, đưa bức thư này đến những người thân quen của các bạn, càng nhanh, càng đông, tôi càng biết ơn các bạn. Qua mấy lời máu thịt này, tôi xin gửi gắm trọn vẹn lòng tin yêu vào quê hương, đất nước và nghĩa đồng bào. Thân quý gửi lời chào các bạn đọc trẻ Việt Nam. Thân mến Viết xong lúc 2 giờ 15 ngày 08 tháng 12 năm 2008 Nguyễn Khắc Phục - canhcualieutrai@yahoo.com.vn - 0904481335
-
Xin chia sẻ với mọi người các công thức tính nhanh trong Tử Vi Cung an Mệnh M = [15 + tháng sinh(âm lịch) - giờ sinh(âm lịch)] MOD 12 Tính từ cung Tý trên Địa bàn theo chiều kim đồng hồ là 1 cho đến M tại cung nào thì Mệnh nằm ở cung đó Cung an Thân T = [1 + tháng sinh(âm lịch) + giờ sinh(âm lịch)] MOD 12 Tính từ cung Tý trên Địa bàn theo chiều kim đồng hồ là 1 cho đến T tại cung nào thì Thân nằm ở cung đó Giờ sinh: Giờ Tý : 1 Giờ Sửu : 2 Giờ Dần : 3 Giờ Mão : 4 Giờ Thìn : 5 Giờ Tị : 6 Giờ Ngọ : 7 Giờ Mùi : 8 Giờ Thân : 9 Giờ Dậu : 10 Giờ Tuất : 11 Giờ Hợi : 12 Tính Cục TV Bước 1: Định can của mỗi cung Giáp = 1 Ất= 2 Bính = 3 Đinh= 4 Mậu= 5 Kỷ= 6 Canh= 7 Tân= 8 Nhâm= 9 Quý= 10 CanThangGieng = {CanNamSinh*2 + 1}Mod 10 CanCungMenh = {|CanThangGieng + M - 3|} Mod 10 Thí dụ: Nam sinh ngày 10 tháng Giêng giờ Thìn năm Kỷ Mùi Cung mệnh M = 15 + 1 - 5 = 11 M = 11 ==>Mệnh an tại cung Tuất trên địa bàn (1) CanThangGieng = {6*2 + 1} mod 10 CanThangGieng = 3 ==> Can tháng giêng là Bính CanMenh = |3 + 11 - 3| mod 10 CanMenh = 1 ==> Can cung an Mệnh là Giáp (2) Từ (1) và (2) ==> cung an Mệnh trên địa bàn là Giáp Tuất Theo Lạc Thư Hoa Giáp Giáp Tuất hành Thủy ==> vậy Nam sinh 10 tháng Giêng năm Kỷ Mùi giờ Thìn có Cục là Thủy lục cục Từ cung an Mệnh ta có thể tính được các cung khác trên Địa bàn Tử Vi Bởi vì thứ tự an các cung là theo chiều thuận, thứ tự Mệnh -> Phụ Mẫu -> Phúc Đức -> ... -> Huynh Đệ Thân ái. thanhdc