thanhdc
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
420 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
1
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by thanhdc
-
7 kỳ quan thế giới cổ đại: Duy nhất một nơi còn nguyên vẹn nhưng chứa đựng nhiều bí ẩn chưa được khám phá Anh Việt | 05-10-2019 - 20:45 PM 7 kỳ quan thế giới cổ đại từng được xem như những công trình vĩ đại bậc nhất của thế giới cách đây hàng nghìn năm, nhưng chỉ có một công trình duy nhất còn tồn tại tới ngày nay, vốn ẩn chứa rất nhiều bí mật chưa được giải mã Khi nhà văn Hi Lạp Antipater chìm đắm trong kho tàng nghiên cứu các công trình cổ đại, ông đã lập ra một danh sách bao gồm 7 công trình vĩ đại nhất dựa trên tầm hiểu biết của người Địa Trung Hải lúc bấy giờ. Danh sách của Antipater trở nên nổi tiếng và được công nhận ở nhiều nơi tại Châu Âu ngày nay. Theo đó, kim tự tháp Giza, vườn treo Babylon, tượng thần Zeus Olympia, đền Artemis, lăng mộ của Mausolus, tượng thần Mặt Trời Helios ở Rhodes và hải đăng Alexandria chính là 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Cho tới ngày nay, chỉ còn sót lại duy nhất quần thể lăng mộ kim tự tháp Giza tại Ai Cập. Đây cũng là công trình ẩn chứa nhiều bí ẩn nhất trong số 7 kỳ quan thế giới cổ đại. 6 kỳ quan được tái hiện bằng hình vẽ, chỉ riêng khu lăng mộ Giza còn tồn tại tới ngày nay. Thiết kế không tưởng của quần thể kim tự tháp Giza Giza không phải là một kim tự tháp riêng biệt. Thay vào đó, đây là một quần thể lăng mộ với 3 kim tự tháp lớn, tượng Đại Nhân Sư khổng lồ và một số công trình vệ tinh khác. Vốn dĩ các kim tự tháp được xây dựng làm lăng mộ, nơi chôn cất cho pharaoh Cheops và gia đình hoàng gia. Thời gian trôi qua, giới quý tộc thuộc các triều đại Ai Cập đã xây dựng thêm những công trình và khu lăng mộ nhỏ hơn ngay trong diện tích của khu vực Giza. Các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải vì sao người Ai Cập cổ xây dựng được Giza Các kim tự tháp ban đầu, tiêu biểu là đại kim tự tháp Cheops chứa đựng rất nhiều bí ẩn trong cách thức xây dựng. Thiết kế của nó khiến cả những kiến trúc sư tài năng nhất hiện nay cũng phải kinh ngạc. Các khối đá chục tấn được mài nhẵn xếp khít với nhau lên tới độ cao hàng trăm mét. Cấu trúc kín tới độ một sợi tóc cũng không thể lách qua các khe giữa những khối đá. Với đặc điểm cấu trúc như vậy, dù ở ngay trên sa mạc nóng bức nhưng nhiệt độ bên trong kim tự tháp Cheops vẫn luôn được duy trì ở mức 20 độ C. Các đồ vật có thể được bảo quản rất lâu bên trong môi trường đặc biệt này. Các nhà khảo sát đã từng thử đặt sữa tươi, rau quả tươi vào bên trong kim tự tháp Cheops. Sau thời gian một tháng, màu sắc, mùi vị của chúng hoàn toàn không hề thay đổi. Có thể nói, kim tự tháp đã được xây dựng hoàn hảo cho mục đích chôn giữ xác của gia đình hoàng gia Ai Cập. Tượng Đại Nhân Sư và kim tự tháp Cheops. Không chỉ các nhà khảo cổ, các kiến trúc sư, các nhà toán học, vật lý học, thiên văn học cũng phải cúi đầu thán phục trước thiết kế bí ẩn của đại kim tự tháp. Quần thể kiến trúc khổng lồ này được đặt ở vị trí trung tâm của Trái Đất, chính là giao điểm của đường kinh tuyến và vĩ tuyến dài nhất (đường xích đạo) thế giới. Bên cạnh đó, một giả thiết khác về đại kim tự tháp vẫn còn gây tranh cãi tới ngày nay. Sử dụng phần mềm máy tính, 2 nhà khoa học Robert Bauval và Adrian Gilbert từng quay ngược bầu trời Trái Đất về thời cổ đại và nhận thấy sự trùng khớp của hình ảnh các kim tự tháp với hình ảnh chòm sao Orion. Ở thời điểm 10450 năm trước Công Nguyên, mỗi kim tự tháp thuộc quần thể Giza đều có đỉnh chóp chiếu thẳng vào một ngôi sao trên bầu trời. Các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải vì sao người Ai Cập cổ xây dựng được Giza Di tích quần thể Giza được cho là lí do dẫn tới sự mở rộng thành thị của người Ai Cập xuyên suốt từ thời cổ đại tới thời hiện đại. Ngày nay, với vị thế như kỳ quan cổ đại duy nhất còn tồn tại, quần thể Giza đã thu hút vô số người tới đây nhìn ngắm, thám hiểm, nghiên cứu và làm ăn. Cấu trúc bên trong kim tự tháp Ban đầu, di tích được xác định nằm tại một nơi xa xôi trong sa mạc để né tránh sự quấy nhiễu. Nhưng tới thập niên 1990, đô thị và các tuyến đường đã dần lan thẳng tới khu lăng mộ. Thủ đô Cairo Ai Cập giờ đây chỉ còn cách công trình cổ vĩ đại này chưa tới 14 km. Những người tới chiêm ngưỡng các kim tự tháp và tượng Đại Nhân Sư ngày nay sẽ choáng ngợp trước sự khổng lồ của các công trình, nhưng phần lớn không biết rằng nơi đây thuở xa xưa thực sự mang vẻ đẹp lộng lẫy. Các phiến đá tạo nên kim tự tháp nặng từ 2 tới 50 tấn được đẽo gọt vuông vức, nhẵn bóng và phủ bên ngoài một lớp đá vôi. Bề mặt đá vôi khi tiếp xúc với ánh sáng từ Mặt Trời hay Mặt Trăng đã tỏa ra ánh sách huyền ảo, tạo nên khung cảnh kỳ vĩ hiếm thấy trên sa mạc nóng bỏng. Ở thuở ban đầu, khu vực kim tự tháp Giza từng được bao trùm bởi những luồng ánh sách kỳ ảo. Con người hiện đại ngày càng không tin vào cách giải thích truyền thống về việc xây dựng các kim tự tháp khổng lồ. Giả thuyết phổ biến nhất là các Pharaoh cổ đại đã bóc lột cùng cực sức lao động của nô lệ. Giới cai trị đã sử dụng các kỹ thuật khác nhau để vận chuyển các khối đá từ 2 tấn đến 50 tấn từ các mỏ đá xa tận 800 km dọc theo sông Nile và các kênh đào nhân tạo đến cao nguyên Giza trước khi chạm khắc, tạo hình, mài nhẵn bề mặt rồi xếp chồng chúng lên nhau tới độ cao 146,5m. Giải thích trên thật khó để được các nhà khoa học thời nay chấp nhận. Theo một tính toán cho thấy, để xây dựng được một trong ba kim tự tháp lớn phải cần tới 10 vạn nhân lực làm việc liên tục 24 giờ mỗi ngày trong vòng 200 năm. Và để xây dựng được toàn bộ quần thể công trình, các pharaoh phải chờ tới khoảng 800 năm. Trong khi đó, các pharaoh luôn muốn các công trình phải được hoàn thành ngay trong triều đại của mình. Chưa kể tới các tính toán thiết kế không chút sai sót mà ngay cả sức người ngày nay cũng khó có thể thực hiện được. Tổng hợp Nguồn Tri Thức Trẻ
-
Bí ẩn con dao găm 3.000 năm không hề gỉ sét, có lẽ người Ai Cập cổ đại đã sử dụng "vàng" của người ngoài hành tinh Đức Khương | 31-08-2019 - 19:48 PM Theo Tri Thức Trẻ Con dao găm này được tìm thấy trong lăng mộ của Pharaoh Tutankhamun có niên đại hơn 3.000 năm và được cho là được làm từ những chất liệu bên ngoài trái đất. Vào thời đại của các Pharaoh, sự hiểu biết về sắt, thép cũng như các kĩ thuật rèn, đúc những kim loại này vẫn còn rất hạn chế do chúng yêu cầu có những lò nung đặc biệt với nhiệt độ cao, bởi vậy những dụng cụ kim loại được tìm thấy trong quá trình khai quật chủ yếu là đồ đồng. Và hiển nhiên, chúng sẽ bị oxy hóa và gỉ sét theo thời gian. Tuy nhiên, khi khai quật lăng mộ của vua Tutankhamun (Tut), các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một con dao găm hoàn toàn khác biệt so với những chiếc còn lại, dù đã trải qua hơn 3.000 năm, nhưng nó lại hoàn toàn không hề bị gỉ sét. Năm 1922, nhà khảo cổ người Anh Howard Carter và các cộng sự khám phá hầm mộ của Pharaoh Ai Cập Tutankhamun, sống ở triều đại thứ 18 (1332-1323 trước Công nguyên). Xác ướp Pharaoh Tutankhamun được phát hiện còn nguyên vẹn, phủ đầy trang sức, bùa hộ mệnh và còn có cả một con dao găm với phần lưỡi làm từ sắt. Điều này đã đặt một dấu chấm hỏi lớn về việc con dao găm này bắt nguồn từ đâu bởi chất lượng tuyệt của nó bên cạnh những hoa văn được chế tác hết sức tinh xảo có lẽ không thể đến từ những thợ thủ lông luyện kim thời điểm đó (thời kì đồ đồng). Con dao này cũng đã đặt ra rất nhiều nghi vấn về sự tồn tài của người ngoài hành tinh và làm thế nào người Ai Cập cổ đại có thể tạo ra khi khi ở thời đồ đồng, công nghệ chế tạo đồ sắt vẫn chưa có. Phân tích mẫu dao găm, các nhà nghiên cứu nhận thấy có nhiều thành phần không tồn tại trên Trái đất, và rất có thể đây là lí do tại sao con dao găm này vẫn không hề bị gỉ sét sau hơn 3.000 năm. Nhà khảo cổ Mark Altaweel đặt nghi vấn rằng: "Pharaoh Tutankhamun đã lấy sắt như thế nào khi sắt về cơ bản không tồn tại? Chất lượng của con dao găm này rất tuyệt vời". Nhà khảo cổ Hendrik van Gijseghem cho rằng không ai trên thế giới có khả năng tạo ra sắt vào thời kỳ đồ đồng. Loại sắt dùng để làm chiếc dao găm cũng không được con người khai thác. Máy phân tích di động có thể phát hiện thành phần hóa học của các vật thể bằng tia X. Vào năm 2016, một nghiên cứu sử dụng quang phổ huỳnh quang tia X (XRF) và phát hiện ra rằng chất liệu để làm ra con dao găm trong lăng mộ của vua Tut là một chất liệu sắt hoàn toàn không thuộc về trái đất. Nhóm nghiên cứu này cũng xác định rằng dao găm của Tutankhamun được làm bằng sắt chứa gần 11% niken và coban - kim loại màu trắng bạc có từ tính cực mạnh, coban và niken là hai thành phần đặc trưng trong thép thiên thạch rơi xuống trái đất trong hàng tỷ năm qua. Các nhà khoa học cho rằng những thợ thủ công Ai Cập cổ đã thu thập chúng sau những cơn mưa sao băng, và có lẽ chúng được nung nóng nhờ vào quá trình rơi từ ngoài không gian chứ không phải qua những lò rèn thời điểm bấy giờ. Nhà luyện kim Albert Jambon quét một thiên thạch sắt bằng máy phân tích quang phổ huỳnh quang tia X (XRF) di động. Ngoài ngôi mộ của Pharaoh Tutankhamun, các nhà khoa học còn tìm thấy nhiều loại vũ khí khác được làm từ sắt thiên thạch trong các khu lăng mộ khác trên thế giới như chiếc rìu từ Ugarit trên bờ biển phía bắc Syria, có niên đại 1400 trước Công nguyên; một con dao găm từ Alaça Hoyuk ở Thổ Nhĩ Kỳ, có niên đại 2500 trước Công nguyên...tất cả chúng đều có lịch sử ra đời trong thời đại đồ đồng - khi mà chưa có kĩ thuật luyện kim sắt trên thế giới. Chiếc rìu sắt từ Ugarit trên bờ biển phía bắc Syria có niên đại từ năm 1500 trước Công nguyên, khoảng 300 năm trước khi phát minh ra sắt luyện kim. Con dao găm sắt từ dao găm từ Alaça Höyük ở Thổ Nhĩ Kỳ có niên đại từ năm 2500 trước Công nguyên - khoảng 1.000 năm trước khi kĩ thuật luyện gang được phát minh.
-
Chiếc ấm đầu gà 4.000 năm tuổi được mua với giá đồng nát Là một trong những chiếc ấm đầu gà đẹp duy nhất còn sót lại trên thế giới, giá trị của chiếc ấm không chỉ ở thời gian mà còn là một tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng. Cổ vật được bán với giá đồng nát Chủ nhân của chiếc ấm, ông Vũ Tá Hùng cho biết, có được chiếc ấm trong tay cũng không phải đơn giản. Vào khoảng thời gian đầu những năm 2000, ông lên Sa Kiều (Hòa Bình) để tìm mua đồ cổ, sau khi mua được 1 chiếc đầm xòe có niên đại cách đây cả ngàn năm, ông Hùng gặp một người bạn trong giới đồ cổ là ông Toán ở Kim Bài. Ngồi uống rượu với nhau, ông Toán mới đem một số cổ vật ra khoe. Trong số đó có một chiếc ấm đầu gà, một chiếc cồng đúc hoa văn rất đẹp, một cái lưỡi mác, một bức tượng phật, đấy là những vật mà ông Toán may mắn mua được của bà con dân tộc ở vùng núi Hòa Bình. Trước đó khoảng chừng 10 năm, có một tốp người đi rừng tìm thấy một cái hang nằm ở chân núi. Sau khi vạt bỏ đám cỏ dại mọc dày bên ngoài, vào đến trong thì họ phát hiện ra số cổ vật kể trên được cất giữ ngay ngắn bên trong và gần như không bị phong hủy. Vốn không biết gì về đồ cổ, đám người đi rừng này đem về bán với giá đồng nát. Một số người dân mua về làm vật gia dụng, dân chơi đồ cổ nghe thấy tiếng cũng tìm đến mua. Gia đình anh Cường Tó mua được bức tượng Phật và cái ấm, định đem bán trao tay cho người khác. Nhưng trong lúc ngồi nói chuyện, hút thuốc lào thì bà chị ôm mất bức tượng Phật về, còn cái ấm đầu gà thì cậu con trai nhất quyết đòi lại không cho bán, khiến cho vị khách chưng hửng. Về sau có rất nhiều người muốn mua những cổ vật kể trên nhưng đều thất bại. Phải đến 10 năm sau thì ông Toán ở Kim Bài mới mua được chiếc ấm, không biết có phải do phút ngẫu hứng của chủ nhân hay vì duyên cớ nào đó. Chỉ biết từ lúc được phát hiện, tiếp sau ông Toán, đến đời ông Hùng làm chủ những cổ vật kể trên thì mới chỉ qua đến đời chủ thứ 4-5. Chiếc ấm đầu gà đời Thương - Chu được coi là đỉnh cao của kỹ nghệ đúc đồng từ gần 4.000 năm trước. Từ một chiếc ấm được bán với giá đồng nát, giá trị của chiếc ấm đầu gà hiện nay là... vô giá bởi ông không có ý định bán lại cho ai. Nhưng đã qua thời kì khó khăn về kinh tế, giá trị của chiếc ấm chắc chắn sẽ hơn chục năm trước đây. "Nhất sứ, nhì đồng", sự quý giá của những cổ vật lưu giữ vết thời gian nằm ở chỗ có một không hai, có những vật, những kĩ thuật một thời mà về sau hậu thế không thể nào tái hiện nổi, trong đó có kĩ nghệ đúc đồng thời Thương - Chu. Sản phẩm của kỹ nghệ đúc đồng đã thất truyền Chiếc ấm đầu gà có dáng hình quả doi, được trạm trổ những chi tiết tới độ tinh vi. Một trong những đặc trưng của đồ đồng thời kì này là tất cả các chi tiết đều được đúc liền trong một khuôn duy nhất, từ vòi, quai, chân đế cho tới những hoa văn chìm nổi. Phần thân ấm phình ra ở giữa, thắt lại ở 2 đầu và có độ loe nhất định, khi gõ vào thì âm thanh phát ra khá đều ở tất cả các bộ phận. Ở một số góc của chiếc ấm, vẫn còn dấu tích dát vàng, nhưng qua thời gian hàng ngàn năm thì phần vàng ở vỏ ấm bay đi, chỉ còn trơ lại phần đồng đen nhánh. Nếu chỉ tính riêng về kĩ thuật đúc đồng thì hiện tại muốn làm một chiếc ấm đầu gà giống y vậy là điều không thể. Ngay cả khi khoa học hiện đại đã có thể chế tạo những đồ đồng cao cấp sử dụng trong động cơ của tàu vũ trụ, có độ chịu nhiệt cao thì cũng không thể đúc liền tất cả các chi tiết với độ gấp và độ uốn lượn của các bộ phận tai ấm, vòi ấm. Nếu đúc được đúng khuôn liền thì cũng phải mài giũa rất lâu mới có được một chiếc ấm hoàn chỉnh. Tuy vậy những sản phẩm này cũng không thể sánh với kĩ nghệ của thời Thương - Chu. Bởi lẽ, ở thời kì này, mỗi đồ vật ra lò đều không qua bất kì sự mài giũa nào. Người thợ làm một khuôn, đổ đồng vào, đến khi dỡ khuôn ra là có ngay sản phẩm. Tất cả các ấm làm giả thời sau đều phải đúc rời và hàn lại các chi tiết. Một chiếc ấm đầu gà thời Lý (1009 - 1225) có hoa văn và kiểu dáng rất bắt mắt thì thấy cái tai ấm phải dùng kĩ thuật tán rồi hàn vào, cái chân ấm cũng phải đúc rời rồi gắn vào. Những hoa văn trên thân chiếc ấm đầu gà thời Thương - Chu được làm tỉ mỉ tới từng chi tiết nhỏ và rất mảnh cũng đều là do người thợ kì công trong quá trình làm khuôn, chứ không phải đúc xong mới bắt đầu giũa. Cũng như trống đồng có những chi tiết nhỏ, sách xưa của các cụ còn lưu truyền lại là phải dùng đến tóc để tỉa nét. Không biết có ngoa dụ hay không, nhưng nếu chỉ là đúc thường, những chi tiết nhỏ như hình chữ công (xen lẫn với biểu tượng chó ngao) sẽ bị bết lại, lẫn vào nhau. Ở thời điểm ra đời, sản phẩm có thể được mài, tỉa đến độ trơn tru, bóng loáng nhưng qua thời gian, càng về sau, dấu vết của sự mài tỉa sẽ bị lộ do sự phong hóa của đồ đồng. Ở những khe, rãnh vốn là nơi dễ bám bụi thì những vết xước nhỏ li ti mà mắt thường không nhìn thấy sẽ bị ăn mòn nhanh hơn, đấy là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của một sản phẩm chất lượng kém. Dùng tay để cảm nhận phần da ấm thì có thể thấy được độ mịn màng nhẵn nhụi như da trẻ em, thế mới thấy được sự kì công của những người thợ xưa. Dẫn chảy nhiệt độ của đồ đồng thời Thương - Chu lên tới 2.000 độ C, ngang hẳn độ nóng chảy của gốm sứ. Với độ dẫn chảy như vậy, đòi hỏi bộ khuôn có độ chịu nhiệt cao để cùng với nhiệt và đồng khi rót vào đồng đều, dung dịch đồng khi rót vào sẽ không bị lỗi. Khuôn phải có độ sắc nét thậm chí hơn cả sản phẩm vì quá trình đồng chảy dẫn vào nhiệt độ phải được đảm bảo thì những rãnh con nhỏ li ti mới không bị lẫn vào nhau. Những đồ giả cổ về sau ở Trung Quốc cũng làm rất nhiều, gọi là đồ phọ cổ để bán cho những nhà sưu tầm và người chơi không biết. Có những cái làm rất tinh vi, bản thân ông Hùng cũng phải mua tới cả chục thứ đồ giả để về so sánh mới có thể phân biệt được. Khi đem chà xát phần đít ấm, lát sau thấy bên trong lớp đồng màu đen nhánh là màu đỏ như màu của táo tầu. Sở dĩ như vậy vì trong thành phần của đồng đã có lẫn tỉ lệ vàng nhất định. Xét về giá trị sử dụng lúc những chiếc ấm này ra đời thì chỉ vua, quan, quý tộc mới có được. Thời Thương - Chu, người dân còn sống ở chế độ bộ lạc du mục, có thể thấy điều này qua sự mô phỏng những chiếc cọc dựng lều ở nắp ấm. Ấm dùng để rót rượu, trong những bữa tiệc lớn của bộ lạc. Những biểu tượng khác như quốc huy (những hoa văn hình chiếc khiên lớn ở thân), chó ngao, hoa thị, cũng có ý nghĩa như một sự chúc phúc. Trước đây, có những người nhờ ông Hùng xem xét hộ để đánh giá một số cổ vật có được, ông đều căn cứ vào hình, họa tiết, chất liệu đồng và trình độ đúc. Việc này đòi hỏi phải có sự am hiểu sâu về đồ đồng qua các thời kì. Trước thời Thương - Chu cũng đã hình thành kĩ nghệ đúc đồng như thời Hậu Nghệ cách đây 5.000 năm đã có những đồ như giáo mác, tước uống rượu, sau thời Thương - Chu thì có thể kể đến đồ đồng thời nhà Hán (206 trước CN - 220) nhưng trước và sau đều không thể sánh bằng. ẤM CỦA TÔI : ĐỒNG ĐÚC THƯƠNG CHU, ĐẦU PHƯỢNG, QUAI HAI RỒNG ĐÈ NHAU, NẮP KỲ LÂN, MÌNH HOA VĂN THAO THIẾT ... ĐỒ ĐÀO TOÀN MỸ . Kiệt tác đồng đúc thời Thương Chu : Ấm rượu đồng đúc , vòi Phượng , quai hai rồng đè nhau , nắp Kỳ Lân , mình hoa văn thao thiết , đồ đào toàn mỹ . Độc nhất vô nhị cho đến nay . ĐINH VĂN DẦN Nguồn: Phocovat
-
Văn tự trong đỉnh đồng xanh 2.000 năm thời Tây Chu Trung Quốc Chế độ đất đai cùng hệ thống quan chức thời Tây Chu khắc bên trong đỉnh đồng xanh quý hiếm, được ghi bằng 290 chữ. https://vnexpress.net/khoa-hoc/van-tu-trong-dinh-dong-xanh-2-000-nam-thoi-tay-chu-trung-quoc-3952712.html
-
Công bố quốc tế về giải trình tự gene người Việt Thứ tư, 10/7/2019, 15:56 (GMT+7) Nghiên cứu cho thấy sự độc lập về mặt di truyền phản ánh sức đề kháng rất cao của người Việt và khác xa hệ gene của người Hán. GS Vũ Hà Văn: 'Việt Nam sẽ có công bố quốc tế về gene người' Các nhà nghiên cứu phát hiện 25 triệu biến dị sau khi giải trình tự gene ở người Kinh. Ảnh: DNAtix. Công trình nghiên cứu về bộ gene người Việt do các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Vinmec về Công nghệ tế bào gốc và gene thực hiện vừa công bố trên tạp chí di truyền quốc tế Human mutation. Các phân tích gene của nhóm nghiên cứu cho thấy người Kinh và các dân tộc khác ở Đông Nam Á có cùng tổ tiên. Kết quả từ các phân tích gene khác nhau đều thống nhất và củng cố giả thuyết người dân di cư từ châu Phi sang châu Á theo lộ trình từ phương Nam đến phương Bắc thay vì từ phương Bắc xuống Nam. Các dữ liệu cũng cho thấy người Kinh và người Thái có cấu trúc hệ gene tương tự nhau và quan hệ tiến hóa gần gũi. Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu máu và giải trình tự toàn bộ hệ gene và vùng gene của 305 người Kinh, kết hợp với dữ liệu gene của 101 người đã công bố trước kia, phát hiện 25 triệu biến dị, trong đó hơn 99% biến dị có tần suất lặp lại trên 1%. Nghiên cứu cũng hé lộ một số lượng lớn biến dị gọi là đột biến bệnh lý và cho thấy sự độc lập về mặt di truyền phản ánh sức đề kháng rất cao của người Việt, khác xa hệ gene của người Hán. Điều này có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở tham chiếu cho nhiều nghiên cứu Y - Sinh tiếp theo về sức khỏe người Việt có liên quan đến hệ gene. Theo nhóm nghiên cứu, các biến dị cấu trúc trong dân số người Kinh tuy đóng vai trò thiết yếu trong nghiên cứu hệ gene nhưng đã không được thực hiện trong đề tài này. Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu những phương pháp khác như phép lai di truyền so sánh vi mô để xây dựng cơ sở dữ liệu biến dị cấu trúc cho người Kinh và dân cư Đông Nam Á. Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu nghiên cứu tại đây An Khang Nguồn: Báo Vnexpress ============= Bằng chứng khoa học về người Việt là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương.
-
Tìm hiểu phong tục, văn hoá của tộc người Việt cổ ở Indonesia 31/08/2018 07:21 TĐO-Truyền thông quốc tế tán thành giả thuyết bộ tộc người Minangkabau sinh sống phía tây đảo Sumatra (Indonesia) có nguồn gốc từ Việt Nam. Giả thuyết lịch sử cho rằng sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, một bộ phận người Việt đã lên thuyền ra khơi đến eo biển Malacca, sau đó định cư tại phía tây đảo Sumatra, Indonesia. Cũng từ đó, dân tộc người Minangkabau sống tại quốc đảo này cho đến ngày nay. Theo The Daily Beast, từ lâu đời, tộc người Minangkabau theo chế độ thị tộc mẫu hệ như người Việt cổ. Người Minangkabau phần lớn theo đạo Hồi nhưng tín ngưỡng của họ là thuyết vật linh. Họ tin rằng vạn vật đều có linh hồn. Thuyết này cũng là tín ngưỡng đầu tiên của người Việt cổ trước khi các đạo khác du nhập vào đất nước. Tộc Minangkabau có những điệu nhảy và bản nhạc truyền thống mà họ luôn tự hào như điệu múa nến kinh điển. Nhắc đến đạo Hồi, nhiều người thường nghĩ đến các chế độ hà khắc và số phận nhỏ bé của người phụ nữ. Nhưng với tộc người Minangkabau, vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội đặc biệt hơn cả. Đến đảo Sumatra, nếu hỏi người dân chắc chắn du khách sẽ nhận được câu trả lời: “Phụ nữ là chủ gia đình”. Theo đó, phụ nữ và nam giới trong gia đình chia sẻ quyền lực và tuân thủ nguyên tắc giữ trọn vẹn trách nhiệm, bảo vệ lẫn nhau trong xã hội. Người dân Minangkabau sinh sống bằng nghề trồng lúa nước với tục ăn trầu, nhuộm răng từ lâu đời. Họ còn có những nét văn hoá khác gần gũi với người Việt. Ảnh tư liệu về phụ nữ tộc Minangkabau thời xa xưa tại Indonesia. Phụ nữ cũng giữ trách nhiệm sở hữu mọi tài sản trong gia đình tộc Minangkabau. Cụ thể, đất đai, nhà ở, trại chăn nuôi… đều phải truyền từ mẹ sang con gái. Người cha trong gia đình có thể chuyển tài sản thừa kế cho con trai bằng thu nhập từ công việc kinh doanh của họ. Lễ cưới truyền thống của các cặp đôi Minangkabau. Mọi nghi thức, lễ hội quan trọng đều do phụ nữ chủ trì như lễ nhậm chức lãnh đạo trong gia tộc, đám cưới, thu hoạch mùa màng… Đám cưới của các cặp đôi Minangkabau được tổ chức, trang hoàng lộng lẫy với lễ phục truyền thống. Người Minangkabau trong trang phục truyền thống cổ đã sinh sống tại Indonesia từ lâu đời. Đàn ông và phụ nữ tộc người Minangkabau có những khái niệm bình đẳng như các xã hội khác. Dù căng thẳng có thể xảy ra đôi lúc, vị trí người phụ nữ vẫn được tôn trọng bởi toàn thể cộng đồng. Phụ nữ có thể tự do báo cáo, lên án mọi hành động bạo lực về tinh thần hay thể xác trong gia đình mình. Phụ nữ tộc Minangkabau được tôn vinh và giữ vị trí quan trọng trong xã hội. Khi một cặp vợ chồng kết hôn, chú rể sẽ chuyển đến sinh sống tại nhà cô dâu. Mọi quyết định trong gia đình đều được cân nhắc giữa ý kiến của cả vợ và chồng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên, phụ nữ nắm quyền quyết định chính trong các vấn đề liên quan đến hoạt động gia đình, thu chi, mua sắm và giáo dục trẻ em… “Phụ nữ là mối liên hệ quan trọng của hiện tại và quá khứ. Nếu gặp một phụ nữ người Minangkabau đang mang thai, mọi người đều thực sự hy vọng cô ấy sẽ cho ra đời một bé gái đầu lòng”, cựu giáo sư Taufil Abdullah, chủ tịch Uỷ ban Khoa học Xã hội tại Học viện Khoa học Indonesia chia sẻ. Phụ nữ có vị trí quan trọng với tộc người Minangkabau. Ngôi nhà truyền thống của người Minangkabau với tên gọi Rumah Gadang sở hữu kết cấu đặc biệt, có mái cong vút như mái chùa cổ Việt Nam. Mái nhà được làm từ gỗ surian địa phương với cấu trúc hình vòm, cong vút như chiếc sừng trâu. Những bức tường dệt bằng tre là biểu tượng phong cách xây dựng nhà truyền thống của người Minangkabau. Kiến trúc bề thế đặc biệt của ngôi nhà này không chỉ giúp tộc người Minangkabau có nơi cư trú mà còn là không gian phục vụ các cuộc họp, nghi lễ trang trọng. Ngôi nhà truyền thống Rumah Gadang. N.H Tổng hợp từ báo chí nước ngoài Nguồn: Báo Thời Đại
-
Giải mã phiến đất sét tiết lộ hiểu biết phi thường của người Babylon BILLVN , THEO THỜI ĐẠI 14 GIỜ TRƯỚC Hóa ra người Babylon đã nghiên cứu lượng giác đến cảnh giới thượng thừa trước người Hy Lạp cổ đại đến 1.500 năm. Các nhà khoa học Úc đã tìm cách giải mã mã của một phiến đất sét 3.700 năm tuổi bí ẩn của người Babylon. Kết quả tiết lộ khả năng toán học trước thời đại của người Hi Lạp cổ đại đến 1.500 năm. Phiến đất sét Babylon này được gọi là Plimpton 322 – đây là bảng lượng giác lâu đời nhất và chính xác nhất theo kết quả nghiên cứu được công bố trong tuần này ở Historia Mathematica. Các nhà nghiên cứu tại Đại học New South Wales, Sydney nói rằng phiến đất sét này có thể đã được các nhà toán học sử dụng để tính toán góc khi thiết kế cung điện, đền, kim tự tháp và kênh. Khám phá này cho thấy những người Babylon cổ đại - chứ không phải người Hy Lạp - là người đầu tiên nghiên cứu lượng giác, nghiên cứu toán học về hình tam giác. Plimpton 322 được phát hiện vào đầu những năm 1900 ở miền nam Iraq bởi nhà khảo cổ học nổi tiếng Edgar Banks – nhân vật làm nguồn cảm hứng cho tác phẩm Indiana Jones. Có niên đại từ năm 1822 đến năm 1762 trước Công Nguyên, phiến đất sét này có khả năng bắt nguồn từ thành phố Larsa cổ đại của người Sumer. Phân tích từ nội dung của nó cho thấy người Babylon cổ đại biết về Định lý Pythagore từ lâu (trước cả thời đại của người Hy Lạp cổ đại) nhưng mục đích tạo ra phiến đất sét này vẫn còn là một bí ẩn. Current Time1:55 / Duration2:07 Auto Video về chiếc "tablet" cổ xưa nhất thế giới Một lý thuyết được nhiều người ủng hộ cho rằng đây là một học cụ dùng để giảng dạy và kiểm tra các phương trình bậc 2. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được tiến hành bởi các nhà khoa học Daniel Mansfield và Norman Wildberger xác nhận các dấu hiệu trên bảng như là một bảng lượng giác. Sau khi tiến hành phân tích lịch sử về mục đích của chiếc phiến đất sét đặc biệt này, Mansfield và Wildberger đã xem xét kỹ hơn nó và các chữ khắc trên đó. Plimpton 322 có 4 cột và 15 hàng số. Quan trọng hơn, văn bản này được viết trong một hệ thống đánh số (hệ 60), còn được gọi là hệ thống giới tính (nó giống như phân chia 1 phút trên đồng hồ analog). 15 hàng của nó mô tả một chuỗi gồm 15 hình tam giác vuông góc, giảm đều theo độ nghiêng. Ngoài ra, cạnh trái của máy tính bảng bị hỏng, có nghĩa là các bộ phận của Plimpton 322 bị thiếu. Current Time0:01 / Duration0:02 Auto Plimpton 322 Dựa trên nghiên cứu trước đây, Mansfield và Wildberger thấy rằng có 2 cột và 23 hàng bị thiếu – phiến đất sét ban đầu chứa 6 cột và 38 hàng. Phiến đất sét chứa một mẫu đặc biệt của các con số được gọi là bộ ba Pythagore. Điều này gợi ý rằng Plimpton 322 mô tả các hình dạng của các hình tam giác vuông bằng cách sử dụng một dạng lượng giác mới dựa trên tỷ số, chứ không phải là các góc hoặc hình tròn. Do đó, người ghi chép có thể sử dụng bảng để thực hiện nhiệm vụ phức tạp của việc tạo ra và phân loại các con số trên phiến, họ có thể lấy một tỷ lệ đã biết của các cạnh của tam giác vuông để xác định hai tỷ lệ chưa biết khác. Mansfield cho biết: "Không có gì nghi ngờ đây là một công trình toán học hấp dẫn thể hiện sự thiên tài". Thật là điên rồ, Plimpton 322 không chỉ là bảng lượng giác lâu đời nhất mà các nhà nghiên cứu nói đó là bảng chính xác nhất trong lịch sử. Và như đã nói, nó cũng viết lại lịch sử. Nhà thiên văn học Hy Lạp Hipparchus, sống khoảng 120 TCN, thường được coi là cha đẻ của lượng giác nhưng công trình nghiên cứu này có thể thay đổi nhận thức của nhân loại. Wildberger nói: "Plimpton 322 có trước Hipparchus hơn 1.000 năm. Nó mở ra những khả năng mới không chỉ cho nghiên cứu toán học hiện đại mà còn cho giáo dục toán học. Với Plimpton 322 chúng ta thấy một hệ thống lượng giác đơn giản hơn, chính xác hơn, có lợi thế rõ ràng hơn so với hệ thống mà chúng ta đang sử dụng. Một kho báu của viên Babylon đã tồn tại nhưng đây chỉ là một phần nhỏ trong số những gì họ đã nghiên cứu. Thế hiện đại phải công nhận rằng nền văn hóa toán học cổ đại nhưng rất tinh vi này có nhiều điều để dạy chúng ta". Tham khảo: Gizmodo
-
Có thứ gì nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng không? Trên lý thuyết thì có, 5 loại trong bài viết này là ví dụ FRTK | 04-06-2017 - 20:17 PM Mọi ngành khoa học đều được dẫn dắt bởi những câu hỏi lớn. Đối với Vật lý học, một trong những câu hỏi lớn nhất là liệu chúng ta có thể vượt qua tốc độ ánh sáng hay không. Bởi nếu có thể, thì đây là hy vọng duy nhất để vươn đến những hành tinh xa xôi trên bầu trời. Khi Einstein lần đầu tiên tiên đoán rằng ánh sáng dịch chuyển với tốc độ giống nhau ở bất cứ đâu trong vũ trụ, nhà vật lý vĩ đại nhất thế kỉ 20 đã 'đóng nhãn' tốc độ của nó là 299.792,458 km/giây. Nhưng đó không phải là tất cả. Trên thực tế, đây mới chỉ là bước khởi đầu của câu chuyện dài về tốc độ ánh sáng. Trước thế kỉ 20, khối lượng - thứ làm nên bạn, tôi và tất cả những gì chúng ta nhìn thấy - và năng lượng được coi là độc lập với nhau. Nhưng vào năm 1905, Lý thuyết Tương Đối Hẹp của Einstein đã thay đổi mãi mãi cách mà các nhà vật lý nhìn vũ trụ, bằng việc ràng buộc khối lượng và năng lượng vào một phương trình tuy đơn giản nhưng cực kì quan trọng E=mc^2. Về bản chất, phương trình này tiên đoán không có bất cứ thứ gì có khối lượng có thể đạt vận tốc bằng ánh sáng, chứ đừng nói là nhanh hơn. Nỗ lực thành công nhất của loài người trong việc tiệm cận tốc độ ánh sáng nằm trong các máy gia tốc hạt siêu mạnh như Máy Gia tốc Hạt Lớn (LHC) của CERN hay Tevatron của Mỹ. Các cỗ máy khổng lồ này (LHC thậm chí còn có chu vi vắt ngang qua dãy Alps, nằm trên cả lãnh thổ Pháp và Thụy Sĩ) có khả năng tăng tốc độ các hạ nguyên tử lên đến 99.99% tốc độ ánh sáng, tuy nhiên theo giải thích của nhà vật lý đạt giải Nobel David Gross, những hạt này sẽ không bao giờ chạm đến ngưỡng tốc độ vũ trụ. Máy dò hạt ATLAS, một phần của LHC, từng đi vào lịch sử với tư cách nơi đầu tiên tìm ra hạt Higgs Bởi, để làm như thế cần vô hạn năng lượng (E), và trong quá trình đó, khối lượng (m) của vật thể cũng sẽ đi tới vô hạn, vốn là điều bất khả. Đó là lý do tại sao photon - phân tử của ánh sáng lại đạt được tốc độ này, vì chúng về bản chất không có khối lượng. Einstein là một biểu tượng điên rồ trong thời đại của ông. Tuy nhiên điên rồ lại luôn là đặc tính chung của các nhà vật lý, thế nên kể từ Einstein, họ đã luôn cố gắng tìm ra những thứ có khả năng đạt tốc độ nhanh hơn cả ánh sáng, mà vẫn tuân theo các nguyên tắc vũ trụ của Thuyết Tương Đối Hẹp. Rất nhiều ý tưởng sáng tạo trong số đó - trong khi không bác bỏ thế giới quan vũ trụ của Einstein - đã cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc hơn về đặc tính của ánh sáng cũng như địa hạt lượng tử. 1. Big Bang và Giãn nở Vũ Trụ Bạn đã bao giờ tự hỏi, liệu có một luồng ánh sáng siêu mạnh nào có thể đi xuyên qua vũ trụ? Câu trả lời là KHÔNG. Đơn giản là vì vũ trụ của chúng ta không ngừng giãn nở với tốc độ cao hơn nhiều so với ánh sáng. Tốc độ này nằm khoảng 67.15 ± 1.2 (km/s)/Mpc, tức là gần 68 kilomet/ giây/ megaparcec. Điều này có nghĩa là bất cứ thiên hà nào đang cách chúng ta 10 megaparcec (khoảng 30 triệu năm ánh sáng) sẽ dần dần rời xa khỏi chúng ta với tốc độ 680 km/giây. Có 'hack' trời thì ánh sáng từ Trái đất cũng không bao giờ có thể đến được thiên hà đó. Mặc dù theo thuyết Tương Đối Hẹp, không vật thể có khối lượng nào có thể đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng, tuy nhiên câu hỏi đặt ra là, liệu có thể có những vật thể không có khối lượng như chính photon ánh sáng? Bạn ít nhất không cần phải dựa dẫm vào các nhà bác học điên với những thuyết kì dị để tìm ra những hạt "vô lượng" như thế. Khoảng không vũ trụ của chúng ta, do không chứa bất kì một thứ vật chất nào, chính là một 'vật thể' không có khối lượng. Có thể nói thuyết tương đối áp dụng với tất cả những vật thể bên trong vũ trụ, nhưng không phải là chính bản thân vũ trụ. Vũ Trụ giãn nở, khoảng cách giữa các thiên hà dần rời xa nhau. Đây chính là những gì mà các nhà vật lý Alan Guth và Andrei Linde giả thiết vào những năm 1980, về điều đã xảy ra ngay tức khắc sau Vụ Nổ Lớn Big Bang. Trong một phần một triệu tỉ tỉ (10^-24) của giây đầu tiên sau vụ nổ, vũ trụ đã liên tục tăng gấp đôi kích cỡ, và kết quả là rìa ngoài của nó mở rộng nhanh chóng, nhanh hơn tốc độ ánh sáng rất nhiều. Big Bang 2. Rối lượng tử Nghe qua thì Rối Lượng Tử có vẻ khó hiểu, bí hiểm và ... hơi "rối", nhưng hiểu theo nghĩa sơ khai nhất thì đây chỉ là cách mà các hạt hạ phân tử "giao tiếp" với nhau. Và điều thú vị mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, đó là quá trình giao tiếp này thậm chí còn nhanh hơn cả ánh sáng. "Nếu tôi đặt hai electron nằm rất gần nhau, chúng sẽ giao động cùng tần số theo thuyết lượng tử," nhà vật lý Kaku Michio lý giải với Big Think. Giờ nếu chia rẽ hai electron đó sao cho chúng cách nhau hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn năm ánh sáng, và chúng sẽ giữ cho kết nối chốc lát này mở rộng. Rối lượng tử giữa hai hạt "Nếu tôi lắc nhẹ một electron, thì ngay lập tức electron còn lại sẽ 'cảm nhận' được rung chấn, nhanh hơn so với tốc độ ánh sáng. Einstein cho rằng không có gì có thể đi nhanh hơn ánh sáng, vậy nên trong quá khứ ông đã là một trong những người phản đối thuyết lượng tử quyết liệt nhất," Kaku viết thêm. Trên thực tế vào năm 1935, Einstein cùng với Boris Podolsky và Nathan Rosen đã thử bác bỏ thuyết lượng tử bằng một thí nghiệm tư duy mà Einstein gọi là "các tác động ma quỷ ở khoảng cách xa". Khá hài hước khi thí nghiệm này của họ lại đặt nền móng cho cái mà ngày nay chúng ta gọi là nghịch lý EPR( Einstein-Podolsky-Rosen), một nghịch lý mô tả chính xác hiện tượng kết nối tức thì trong rối lượng tử vừa được miêu tả ở trên. 3. Tachyon Sự đổi hướng của hạt Tachyon, khoảnh khắc duy nhất (theo giả thuyết) khi ta chứng kiến được hạt này khi nó đi qua sóng xung kích( đường đen) phát ra từ bức xạ Cherenkov Khả năng về một loại hạt dịch chuyển nhanh hơn ánh sáng lần đầu được đề xuất vào năm 1962 bởi nhà vật lý E.C.G Sudarshan và các đồng sự, mặc dù lúc đầu họ sử dụng thuật ngữ "siêu-hạt". Gã siêu nhân Barry Allen từ series The Flash với "mô-tơ Tachyon" Trong bài luận văn viết năm 1967 của mình, Gerald Feinberg đã lần đầu sử dụng thuật ngữ "Tachyon" - vốn bắt nguồn từ từ Tachy có nghĩa là 'nhanh' trong tiếng Hy Lạp - đồng thời đề xuất các hạt tachyon có thể trở thành một lượng tử ( nghĩa là- một lượng nhỏ nhất của năng lượng phát xạ) trong vật lý với một 'khối lượng tưởng tượng". Tuy nhiên cộng đồng khoa học đã sớm nhận ra rằng sự kích thích trường khối lượng tưởng tượng như thế, về bản chất không truyền nhanh hơn ánh sáng, mà thay vào đó biểu diễn một trạng thái không ổn định được biết tới với cái tên ngưng tụ tachyon. Các pháp sư sáng chế ra đồng hồ thời gian trong series Harry Potter liệu có biết đến sự hiện diện của Tachyon ? Nếu một hạt như thế tồn tại, loài người có thể xây nên những "tachyonic antitelephone", một thiết bị tưởng tượng có khả năng truyền sóng nhanh hơn ánh sáng, và thậm chí, truyền ngược về quá khứ. Đây có thể chính là nền tảng của du hành thời gian! Einstein (bạn còn kỳ vọng khác nữa?) một lần nữa bác bỏ điều này trong thí nghiệm nổi tiếng của mình năm 1907, khi chứng minh các tín hiệu nhanh hơn ánh sáng có thể dẫn đến việc vi phạm luật nhân quả. Nón không-thời gian là một biểu trưng vật lý quan trọng của luật nhân quả, được lấy cảm hứng từ hình ảnh ném 1 hòn đá xuống mặt nước. Bất cứ vật thể nào di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng đều vượt ra ngoài đường biên quá khứ(nón dưới) và tương lai (nón trên). Luật nhân quả khẳng định tất cả những sự kiện diễn ra trong đường biên ở phần nào của nón thì sẽ phải xuất hiện trong đường biên của phần còn lại 4. Lỗ Giun Cảnh du hành Vũ Trụ qua lỗ giun ngoạn mục trong phim Interstellar Mặc dù Einstein đã chà đạp không thương tiếc lên giấc mộng du hành vũ trụ của chúng ta với thuyết Tương Đối Hẹp, nhưng may quá ông lại còn nghĩ ra thêm Thuyết Tương Đối rộng. Hẹp thì kết nối khối lượng với năng lượng lại, trong khi Rộng lại đan quện thời gian với không gian vào nhau. Không-thời gian cong "Cách duy nhất để đạp đổ giới hạn tốc độ ánh sáng là thông qua thuyết Tương Đối rộng và sự bẻ cong không thời gian," Kaku viết. Sự bẻ cong này được chúng ta gọi thông tục là "lỗ giun" hay "cầu Einstein-Rosen", với giả định rằng nó sẽ giúp du hành một khoảng cách xa trong nháy mắt Vào năm 1988, nhà vật lý lý thuyết Kip Thorne đã sử dụng các phương trình của thuyết tương đối rộng để tiên đoán về khả năng 'mở khóa' lỗ giun thông qua cái gọi là "vật chất tối". "Một điều phi thường là nếu thuần túy dựa vào các định luật vật lý lượng tử, việc tồn tại các "vật chất tối" hoàn toàn có thể xảy ra," Thorne viết trong cuốn sách "Khoa học giữa các vì sao" của mình Vật chất tối, cánh cổng để mở ra lỗ giun Việc nghiên cứu vật chất tối thậm chí đã xuất hiện trong nhiều phòng thí nghiệm trên khắp thế giới, tuy nhiên sau gần 30 năm kể từ ngày Thorne lần đầu đưa khái niệm này ra công chúng, kết quả nghiên cứu vẫn hầu như dậm chân tại chỗ Niềm hy vọng về tính ổn định của vật chất tối, giờ đây hầu như chỉ có thể hy vọng vào một học thuyết rất hiện đại của thế kỉ 20 - Lý thuyết dây hay String theory - lý thuyết đi đầu trong hy vọng nối kết giữa trọng trường và thuyết lượng tử Hình ảnh trực quan của String theory 5. Bức xạ Cherenkov Khi các vật thể dịch chuyển nhanh hơn vận tốc âm thanh, chúng tao ra vụ nổ âm thanh. Tương tự, khi thứ gì đó dịch chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng, chúng cũng tạo ra một thứ gọi là "vụ nổ ánh sáng". Trên thực tế, đây là điều diễn ra hàng ngày ở khắp nơi - người ta gọi nó là bức xạ Cherenkov, lấy theo tên của nhà khoa học Xô Viết đạt giải Nobel Pavel Alekseyevich Cherenkov. Về mặt vật lý mà nói, ánh sáng dịch chuyển với tốc độ c/n ở môi trường có chỉ số khúc xạ n (không phải môi trường chân không). Điều thú vị là ở chỗ trong một vài môi trường như vậy, tồn tại các hạt di chuyển nhanh hơn tốc độ c/n (nhưng vẫn chậm hơn c), và điều nãy dẫn đến hiện tượng bức xạ Cherenkov. Bức xạ Cherenkov trong Lò phản ứng Thí nghiệm Cao cấp Bức xạ Cherenkov sở dĩ bừng sáng là bởi nguyên lý cốt lõi trong Lò phản ứng Thí nghiệm Cao cấp là việc giữ nó trong nước để làm lạnh. Trong nước, ánh sáng chỉ còn di chuyển với 75% tốc độ mà nó di chuyển trong chân không, tuy nhiên các electron được tạo nên bởi phản ứng trong lò di chuyển trong nước nhanh hơn cả ánh sáng . Các hạt như electron vượt qua tốc độ ánh sáng trong nước, hay các dung môi khác như thủy tinh, tạo nên các sóng kích tương tự như từ các vụ nổ âm thanh "Nổ ánh sáng" từ bức xạ Cherenkov Nguồn: Tri Thức Trẻ
-
Nghiên cứu cho thấy phụ nữ lưu giữ ADN của mọi người đàn ông họ từng có quan hệ tình dục Dink | 03-05-2018 - 21:20 PM Đến các nhà khoa học cũng phải nhận định phụ nữ thật khó hiểu, phức tạp hơn ta tưởng rất nhiều. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Seattle và Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Huntchinson, thì phụ nữ lưu giữ và mang theo ADN của mọi người đàn ông mà cô ấy từng có quan hệ tình dục. Đây hoàn toàn là một khám phá ngẫu nhiên. Các nhà khoa học lúc ấy đang tìm cách xác định xem nếu người phụ nữ đang mang thai con trai, thì liệu đứa con ấy có mắc căn bệnh thần kinh thường thấy trên nam giới không. Nhưng khi nghiên cứu não bộ người phụ nữ, nghiên cứu này bắt đầu đi theo một chiều hướng hoàn toàn khác: Hóa ra não bộ người phụ nữ bí ẩn hơn ta tưởng nhiều. Ta vẫn biết phụ nữ khó hiểu, nhưng hóa ra mọi thứ không chỉ dừng lại tại đó. Các nhà khoa học tìm ra rằng não bộ người phụ nữ thường xuất hiện hiện tượng "vi chimera nam giới - male microchimerism", về cơ bản, thì là có sự xuất hiện của ADN nam giới đến từ một cá nhân khác, có dấu hiệu gen khác biệt với toàn bộ các tế bào khác trong cơ thể người phụ nữ. Theo nghiên cứu trên, thì có tới "63% phụ nữ được thử nghiệm (37 trên 59 người) có hiện tượng vi chimera nam giới trong não. Hiện tượng này xuất hiện ở nhiều phần của não bộ". Tế bào ADN của nam giới có thể tới từ đâu được? Không thể tới từ cha của cô gái đó, bởi lẽ ADN của cha kết hợp với ADN của mẹ để tạo ra ADN đặc biệt, duy nhất của một cá thể. Vậy ADN này có thể tới từ đâu? Qua nghiên cứu này, các nhà khoa học cho rằng ADN có trong não người phụ nữ có từ việc mang thai một bé trai. Đó là một kết luận an toàn và không làm phật lòng ai. Tuy nhiên, chính những nhà khoa học này cũng không hoàn toàn tin tưởng vào những gì mình đã kết luận. Họ suy nghĩ như vậy là vì khám nghiệm cho thấy não bộ của những người phụ nữ chưa từng có thai, chứ chưa nói tới mang thai bé trai, cũng vẫn cho thấy dấu vết của tế bào ADN từ nam giới. Họ đưa ra kết luận cuối cùng, đưa ra 4 nguồn tế bào ADN nam giới có thể được đưa vào cơ thể người phụ nữ: - Một lần sẩy thai mà người phụ nữ có thể không biết. - Một người anh/em sinh đôi đã tiêu biến trong quá trình trong bụng mẹ. - Tới từ việc mang thai. - Tới từ việc quan hệ tình dục. Cuối kết luận, các nhà khoa học nói rằng cần thêm những nghiên cứu nữa để xác định nguồn gốc của hiện tượng vi chimera nam giới này. Ta có con số 63% phụ nữ được thử nghiệm có hiện tượng này. Trong 4 khả năng trên, 3 cái đầu rất khó xảy ra, nên con số 63% quả thực là khó đạt được. Vậy ta còn khả năng thứ 4: tế bào ADN của nam giới xuất hiện trong cơ thể người phụ nữ nhiều khả năng là tới từ việc quan hệ tình dục. Những người phụ nữ tham gia thử nghiệm này đều lớn tuổi. Có người đã mang ADN của nam giới trong mình tới hơn 50 năm. Ngẫm nghĩ một chút thì điều này cũng hợp lý. Tinh trùng là những tế bào sống. Khi đi vào cơ thể theo bất kì cách gì, tình trùng cũng đều có thể bơi được, đi vào máu và cuối cùng là được lưu lại trong não bộ người phụ nữ. Nhưng có vẻ không phải ai cũng vậy. Thử nghiệm cho thấy chỉ 63% nữ giới xuất hiện hiện tượng vi chimera nam giới cơ mà! Nhưng vẫn có thể kết luận lại là phụ nữ thật khó hiểu, cả tâm trí, tâm lý và cả cơ thể của họ. Theo Trí Thức Trẻ
-
Ấm rượu 2.000 năm trong ngôi mộ nhà Tần ở Trung Quốc Thứ ba, 20/3/2018 | 09:48 GMT+7 Các nhà khảo cổ học tìm thấy một ấm đồng đựng rượu từ một ngôi mộ thời Tần có niên đại hơn 2.000 năm ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Chai rượu trăm tuổi nguyên vẹn dưới lòng đất Ấm rượu 2.000 năm tuổi (ở giữa) được dùng để cúng tế. Ảnh: Xinhua. Chiếc ấm đựng rượu là một vật cúng tế, nằm lẫn trong 260 đồ tạo tác khai quật từ ngôi mộ của một người dân bình thường dưới thời nhà Tần (năm 221 - 207 trước Công nguyên). Phần lớn các đồ vật này được dùng cho nghi thức thờ cúng, Xinhua hôm qua đưa tin. Hứa Vệ Hồng, nhà nghiên cứu ở Viện khảo cổ tỉnh Thiểm Tây, cho biết 300 ml rượu còn sót lại trong chiếc ấm có vòi được nút kín bằng sợi tự nhiên. Chất lỏng trong ấm có màu trắng sữa ngả vàng. Nhóm nghiên cứu cho rằng rượu được làm bằng phương pháp lên men do chứa thành phần axit glutamic. Rượu trong ấm có màu trắng sữa ngả vàng. Ảnh: Xinhua. Một phát hiện đáng chú ý khác là thanh kiếm đồng dài 60 cm. Thanh kiếm có thiết kế hình 8 mặt ở giữa, làm tăng độ sát thương của vũ khí. Ở mép kiếm cũng có nhiều vết cắt, chứng tỏ nó từng được dùng để chiến đấu. Các nhà nghiên cứu đang phân tích mẫu rượu để hiểu rõ hơn về kỹ thuật ủ rượu và văn hóa uống rượu ở Hàm Dương, kinh đô của nước Tần cổ đại. Loại rượu lâu đời nhất thế giới được tìm thấy ở làng Giả Hồ thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Đó là một loại rượu nếp mật ong ra đời vào khoảng năm 7.000 trước Công nguyên. Kết quả phân tích hé lộ mẫu rượu được làm từ gạo lên men, nho, mật ong và quả mọng. Phương Hoa Nguồn: Báo Vnexpress
-
Phát hiện bằng chứng sao chổi đâm vào Trái Đất, quét sạch sự sống cách đây 13.000 năm Trang Ly | 22/04/2017 09:29 PM Ảnh minh họa. Sự kiện sao chổi đâm vào Trái Đất cách đây 13.000 năm đã quét sạch sự sống của hàng nghìn người và nhiều loài động vật, gây biến đổi khí hậu trong 1.300 năm. Những siêu Trái Đất có thể tồn tại sự sống mà nhân loại đã tìm được sau gần 60 năm NASA chế tạo tàu thăm dò năng lượng nguyên tử để săn tìm sự sống trong Hệ Mặt trời? NASA: Xuất hiện thiên thạch khổng lồ đường kính 1.600m bay ngang Trái Đất ngày mai 20/4 Bí mật dưới lòng đại dương Enceladus - ứng viên sáng giá nhất có sự sống trong Hệ Mặt Trời Sau khi phân tích các hình chạm khắc trên cột trụ niên đại hơn 10.000 năm tìm thấy tại ngôi đền được xem là cổ nhất thế giới Gobekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà khoa học nhận định: Cách đây 13.000 năm, một sao chổi đã đâm vào Trái Đất, giết chết hàng nghìn người, biến đổi hoàn toàn khí hậu và khiến văn minh nhân loại trở về con số 0. Nghiên cứu những bằng chứng trên các cột đá Vulture Stone, các nhà khảo cổ khẳng định, vào năm 11000 Trước Công nguyên, hàng loạt các bụi sao chổi đã đâm vào Trái Đất, gây nên thảm họa kinh hoàng bậc nhất mà loài người phải hứng chịu từ không gian. Sao chổi đâm vào Trái Đất gây nên thảm họa kinh hoàng cho con người, động vật và khí hậu. Ảnh: Shutterstock. Hình ảnh chạm khắc một người đàn ông không đầu trên các bia đá Vulture Stone có thể là hình ảnh biểu trưng cho hậu quả khủng khiếp từ thảm họa không gian. Sao chổi đâm vào Trái Đất đã quét sạch sự sống của nhiều loài động vật khổng lồ, trong đó có loài voi ma mút. Hình ảnh các loài động vật chạm khắc trên tấm đá có thể là bằng chứng cho việc này. Hình ảnh những loài động vật chạm khắc trên tấm bia đá. Ảnh: NatGeo. Giới khoa học cho rằng, thảm họa không gian này đã làm các tảng băng khổng lồ ở Bắc Mỹ sụp đổ khiến nước biển lạnh hơn. Hệ quả là, nhiệt độ Trái Đất giảm mạnh, phù hợp với thời kỳ mà các học giả gọi là kỷ băng hà Younger Dryas, kéo dài trong 1.300 năm. Tiến sĩ Martin Sweatman, trưởng nhóm nghiên cứu, thuộc trường Đại học Edinburgh, cho biết: "Tôi cho rằng, những phát hiện trên Vulture Stone củng cố thêm bằng chứng cho thấy, Trái Đất đã từng xảy ra thời kỳ kỷ băng hà mini Younger Dryas. Thảm họa tồi tệ này đã khiến khí hậu hành tinh chúng ta thay đổi trong hàng nghìn năm." Những hình chạm khắc có thể ứng với các chòm sao mà chúng ta đã tìm thấy. Nguồn: Dailymail. Hiện tại, các kỹ sư thuộc trường Đại học Edinburgh (Scotland) đang sử dụng phần mềm máy tính phù hợp để nghiên cứu các hình chạm khắc động vật có tương ứng với các chòm sao mà chúng ta đã biết hay không. Đền Gobekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: NatGeo. Dịch từ: Telegraph Nguồn: http://soha.vn/phat-hien-bang-chung-sao-choi-dam-vao-trai-dat-quet-sach-su-song-cach-day-13000-nam-20170422092632486.htm
-
CHÍNH THỨC: Chúng ta đã có một trạng thái vật chất mới: tinh thể thời gian 10/03/2017 09:16 Việc phải làm bây giờ là tạo ra chúng, và áp dụng chúng vào máy tính lượng tử. Lại một lần nữa, cảnh báo bài viết mang tính chất khó hiểu. Các bạn suy nghĩ trước khi tiếp tục đọc. Đầu năm nay, các nhà vật lý học đã vẽ ra một bản hướng dẫn cách thức để tạo ra và đo đạc được “tinh thể thời gian” – time crystal, một trạng thái kì lạ của vật chất với cấu trúc nguyên tử không chỉ lặp lại trong không gian mà còn cả trong thời gian, cho phép chúng duy trì trạng thái dao động bất biến mà không cần tới năng lượng. Tháng Giêng năm nay, hai đội ngũ nghiên cứu cũng đã tạo ra một loại vật chất trông rất giống tinh thể thời gian, cả hai thử nghiệm cũng đã được xét duyệt cẩn thận, khiến cho sự “bất khả thi” đang dần hiện hữu rõ ràng trong thế giới thực hơn bao giờ hết. “Chúng tôi đã đưa ý tưởng trên giả thuyết, những ý tưởng mà chúng tôi đã nghiên cứu vài năm trở lại đây và thực sự dựng nên một thứ như thế trong phòng thí nghiệm”, nhà nghiên cứu Andrew Potter từ Đại học Texas cho hay. “Mong rằng, với nguyên mẫu đầu tiên này, sẽ còn nhiều thử nghiệm thành công khác được tiến hành”. Tinh thể thời gian là một trong những thứ “ngầu” nhất mà ngành vật lý hiện đại mang tới cho chúng ta, bởi chúng mở ra cả một thế giới mới của một giai đoạn vật chất có tên không-cân bằng – non-equilibrium, một giai đoạn khác biệt hoàn toàn với bất kì thứ gì các nhà khoa học đã nghiên cứu trong quá khứ. Đã nhiều thập kỷ nay, chúng ta đã nghiên cứu các vật chất như kim loại hay các chất cách điện – những thứ được phân loại là “cân bằng”, trạng thái vật chất mà toàn bộ nguyên tử trong chúng đều có một lượng nhiệt nhất định. Nhưng tinh thể kim cương là nguyên mẫu đầu tiên của một thứ “không cân bằng” – một trạng thái hoàn toàn khác và bản thân chúng có thể cách mạng hóa cách thức chúng ta lưu trữ và luân chuyển thông tin qua các hệ thống lượng tử. “Nó chỉ cho chúng ta thấy rằng trạng thái của vật chất vẫn còn đa dạng hơn chúng ta biết nhiều lắm”, nhà vật lý học Norman Yao từ Đại học California bày tỏ. “Một trong những chuẩn mực của vật lý là phải hiểu được những loại vật chất gì tồn tại trong tự nhiên. Trạng thái không-cân bằng này đại diện cho một lĩnh vực hoàn toàn mới, khác biệt hoàn toàn với những gì chúng ta đã nghiên cứu trong quá khứ”. Thứ tinh thể thời gian này lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng bởi nhà vật lý học lý thuyết, người đã từng giành giải Nobel năm 2012, ông Frank Wilczek. Ông nói rằng trên lý thuyết, một cấu trúc vật chất (như của tinh thể thời gian) sẽ có vận động ngay cả ở trạng thái năng lượng thấp nhất của chúng – trạng thái cơ bản. Thông thường, khi một vật chất ở trạng thái cơ bản thì trên lý thuyết, chúng sẽ không thể vận động được, bởi lẽ vận động cần năng lượng – một thứ không tồn tại ở trạng thái cơ bản. Nhưng Wilczek đoán trước rằng một vật có thể vận động mặc dù chúng đang trong trạng thái cơ bản, bằng cách liên tục sắp xếp thẳng hàng những nguyên tử bên trong chúng liên tục, làm đi làm lại – tức là đưa chúng ra khỏi trạng thái cơ bản rồi lại quay lại, tạo thành một vòng lặp liên hồi. Đây không phải là thành tố tạo nên động cơ vĩnh cửu – một thứ máy vận hành không bao giờ dừng, bởi lẽ năng lượng không tồn tại bên trong hệ thống này. Nhưng vẫn còn một lý do nữa khiến cho giả thuyết này nghe có vẻ ... bất khả thi. Nó nói tới một hệ thống bẻ gãy một trong những giả định nổi tiếng nhất, cơ bản nhất của vật lý hiện đại (giả định nhưng vẫn mang tính chất cơ bản), rằng tính đối xứng thời gian - thứ đề ra các quy luật vật lý, đều như nhau ở mọi nơi, mọi lúc. Tính đối xứng thời gian tịnh tiến chính là lý do tại sao ta không thể làm được việc sau đây: lần đầu tiên tung một đồng xu, tỉ lệ sẽ là 50/50 nhưng lần thứ hai tung đồng xu đó lên, ta lại có tỉ lệ 70/30. Thế mà có những vật thể có thể bẽ gãy tính đối xứng ấy khi chúng đang ở trạng thái cơ bản, điểm quan trọng là chúng không bẻ gãy một định luật vật lý nào. Ví dụ như nam châm với một cực Bắc và một cực Nam (cực dương và cực âm). Ta không rõ làm cách nào mà nam châm lại “tự quyết định” đầu nào thuộc cực nào, nhưng việc nó có cả hai cực đồng nghĩa vừa việc nó sẽ không còn như cũ trong một không gian khác - nó sẽ không đối xứng. Một ví dụ khác về việc không đối xứng là một tinh thể, với mẫu cấu trúc lặp lại của chúng. Nhưng dù lặp lại liên tục, những nguyên tử bên trong lại “có mong muốn” nằm bên trong lớp lưới tinh thể kia hơn. Vì vậy, nếu bạn quan sát một tinh thể trong môi trường Vũ trụ, nó sẽ có hình dạng khác – các định luật vật lý sẽ không còn đối xứng nữa, bởi nó không áp dụng giống nhau trong các không gian khác nhau. Với những ý niệm về sự khác nhau của vật chất trong những không gian khác nhau như vậy, Wilczek đã đề cập tới việc tạo ra một vật thể có thể tạo ra trạng thái cơ bản không đối xứng không chỉ khác nhau trong không gian (như nam châm hay các tinh thể) mà còn trong cả thời gian nữa. Hiểu một cách khác, liệu các nguyên tử có “muốn” tồn tại trong các trạng thái khác tại những khoảng thời gian khác nhau? Tua nhanh thời gian đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu Mỹ và Nhật bản đã chứng minh được rằng việc này hoàn toàn khả thi, với một chỉnh sửa nhỏ trong đề cập của Wilczek – để có thể khiến tinh thể chuyển trạng thái liên tục, thỉnh thoảng chúng cần phải được “huých” nhẹ một cái. Trong nghiên cứu hồi tháng Giêng, Norman Yao mô tả cách thức một hệ thống như vậy được tạo nên, nói rằng nó là một phiên bản “yếu hơn” của việc làm mất cân đối, so với những gì Wilczek đã tưởng tượng ra. “Cứ như ta đang chơi nhảy dây vậy, khi tay ta quay hai lần mà dây cũng chỉ quay có một lần mà thôi”, Yao nói, và bổ sung thêm rằng trong phiên bản thử nghiệm của Wilczek, sợi dây nhảy sẽ có thể có khả năng tự dao động. “Nó bớt dị thường hơn ý tưởng ban đầu (của Wilczek kia), nhưng vẫn phải công nhận là nó rất dị”. Hai đội ngũ các nhà nghiên cứu riêng biệt, một của Đại học Maryland và một của Đại học Harvard, đã tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm bản thiết kế của Wilczek, tạo ra hai phiên bản tinh thể thời gian khác nhau như đều có tính chất giống nhau. “Cả hai hệ thống đều rất tuyệt. Chúng đều có một khía cạnh nào đó rất khác nhau. Tôi nghĩ rằng cả hai đều cực kì đáng khen ngợi”, Yao nói. “Tôi không nghĩ cái nào tốt hơn các nào. Chúng đều thể hiện hai khía cạnh khác nhau của vật lý. Điều thực sự đáng kinh ngạc là bạn có thể nhìn thấy cùng một hiện tượng lạ trong hai hệ thống khác nhau rất nhiều". Đội ngũ nghiên cứu tại Đại học Maryland đã tạo ra tinh thể thời gian của họ bằng cách sắp xếp một dãy 10 ion nguyên tố Ytebi (yttebium), tất cả đều được làm rối với các vòng xoay electron. Chuỗi ion của Đại học Maryland. Điểm mấu chốt của việc biến hệ thống kia thành một tinh thể thời gian là giữ cho các ion nằm ngoài trạng thái cân bằng, và để làm được việc đó, các nahf nghiên cứu đã bắn hai tia laser vào chúng. Một tia tạo ra từ trường và tia thứ hay vặn ngược vòng quay của nguyên tử lại. Bởi sự xoay của các nguyên tử đều được làm rối với nhau, các nguyên tử đều được sắp xếp thành một khuôn mẫu ổn định, mang tính lặp và chính điều đó đã định nghĩa được tính chất của một tinh thể. Tuy nhiên, để có thể biến thành tinh thể thời gian, nó đã phải thực hiện một điều rất kì lạ: tốc độ xoay và lật khuôn mẫu của hệ thống này chỉ nhanh bằng một nửa mạch laser. “Liệu việc bạn lắc một viên thạch rồi phát hiện ra rằng nó phản hồi việc rung lắc trong một khoảng thời gian khác không?”, Yao giải thích. Còn tinh thể thời gian của Đại học Harvard lại được tạo ra bằng một cách khác: họ sử dụng những tinh thể kim cương đã được đổ đầy tạp chất nitro. Và kết quả thí nghiệm cho họ những tinh thể thời gian màu đen. Tinh thể kim cương đen của Harvard. Sự xoay của những tạp chất này có thể được lật đi lật lại như sự xoay của các ion Ytebi trong thử nghiệm của Đại học Maryland. Đây đúng là một thời điểm thú vị với toàn giới vật lý: cuối cùng thì trạng thái tinh thể thời gian đã được chính thức công nhận, bởi cả hai thử nghiệm trên đã qua giai đoạn kiểm duyệt. Lúc này, khi mà ta đã biết được rằng những trạng thái này thực sự tồn tại, ta sẽ có thể bắt tay vào việc chế tạo và ứng dụng nó trong thực tiễn. Một trong những ứng dụng đầu tiên của tinh thể thời gian mà ta nghĩ được ngay tới đó là công nghệ máy tính lượng tử. Nó sẽ cho phép các nhà vật lý học tạo ra một hệ thống lượng tử ổn định với một nhiệt độ cao hơn hẳn trước đây. Có lẽ, đây chính là bước đà ta cần để máy tính lượng tử bước ra công chúng với tư cách “một kẻ được xã hội chào đón mọi nơi, mọi chỗ”. Tham khảo: Science Alert/Motherboard/wiki Nguồn Tri Thức Trẻ
-
Bằng chứng Trung Quốc sản xuất tơ lụa từ 8.500 năm trước Thứ năm, 12/1/2017 | 14:16 GMT+7 Bằng chứng thu được từ ba ngôi mộ 8.500 năm tuổi ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc cho thấy người cổ đại sử dụng tơ lụa từ hàng nghìn năm trước. Mộ cổ 2.000 năm cạnh con đường tơ lụa trên biển Ngôi mộ 8.500 năm tuổi mang bằng chứng về việc sử dụng tơ lụa của người cổ đại. Ảnh: Plos One. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Plos One hôm 12/12 kết luận người cổ đại có thể sử dụng tơ tằm từ 8.500 năm trước, sớm hơn so với nhận định trước đây là 5.000 năm, theo Live Science. Bí quyết tạo ra tơ được tìm thấy lần đầu tiên ở Trung Quốc. Theo truyền thuyết nước này, vợ của Hiên Viên hoàng đế, trị vì từ năm 2698-2599 trước Công nguyên, làm rơi kén tằm vào tách trà. Bà sau đó phát hiện cái kén có thể kéo thành sợi dài khoảng một kilomet. Các nhà khoa học gần đây quyết định nghiên cứu tàn tích 9.000 năm tuổi ở khu di chỉ Giả Hồ, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc để tìm hiểu thêm về nguồn gốc của tơ. "Truyện cổ kể rằng việc nuôi tằm, dệt lụa bắt đầu ở quanh khu vực này", Decai Gong, nhà khảo cổ học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết. Nhiều nghiên cứu trước đây cũng nhận định khí hậu ấm áp và ẩm ướt ở Giả Hồ thích hợp để cây dâu tằm phát triển. Lá của nó là nguồn thức ăn chính cho loài tằm. Kết quả phân tích mẫu đất từ ba ngôi mộ 8.500 năm tuổi ở đây cho thấy có dấu hiệu của protein tơ trong mộ. "Đây là bằng chứng lâu đời nhất về sự xuất hiện của tơ lụa ở Trung Quốc cổ đại", ông Gong trả lời Live Science. Nhóm nghiên cứu cho rằng chủ nhân của ngôi mộ có thể được chôn với quần áo lụa. Ngoài ra, họ cũng tìm thấy nhiều chiếc kim làm từ xương và công cụ dệt trong khu vực. Theo ông Gong, đây là bằng chứng chứng minh kỹ năng dệt may cơ bản của người dân ở Giả Hồ. Hiền Anh Nguồn: Báo VNexpress.
-
Bí ẩn lớn về phản vật chất sắp được lý giải Thứ sáu, 23/12/2016 | 00:00 GMT+7 Lần đầu tiên sau hai thập kỷ các nhà vật lý tại CERN đo được ánh sáng phát ra bởi một nguyên tử phản vật chất, chứng minh phản hạt của hydro chính là hình ảnh phản chiếu của hydro thông thường. Nguyên tử hydro và phản nguyên tử hydro. Ảnh: The Register. Các nhà khoa học cuối cùng có thể xác nhận những dự đoán từ các định luật vật lý về phản vật chất, theo Science Alert. Kết quả này mở ra phương pháp mới để kiểm tra lý thuyết đặc biệt của nhà vật lý Albert Einstein về thuyết tương đối, giúp lý giải một trong những bí ẩn lớn nhất của vật lý hiện đại: "Tại sao trong vũ trụ lại có nhiều vật chất thông thường hơn so với phản vật chất?" "Đây là một thời điểm lịch sử trong những thập kỷ dài nỗ lực để tạo ra phản vật chất và so sánh các thuộc tính của nó với những vật chất thông thường", nhà vật lý lý thuyết Alan Kostelecky tại Đại học Indiana đánh giá. Các định luật vật lý dự đoán rằng cứ mỗi hạt của vật chất thông thường sẽ có một phản hạt tương ứng. Vì vậy, đối với mỗi electron điện tích âm sẽ có một positron mang điện tích dương. Điều đó có nghĩa với mỗi nguyên tử hydro thông thường được tạo thành bởi một electron liên kết với một proton, sẽ có một nguyên tử hydro được tạo thành từ một phản electron (hoặc positron) liên kết với một phản proton. Nếu một phản hạt tìm thấy một hạt của chính nó, chúng sẽ triệt tiêu lẫn nhau, giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng. Thực tế là có quá nhiều vật chất thông thường trong vũ trụ trong khi khó có thể tìm thấy phản hạt trong tự nhiên. Điều này có thể giải thích bởi các phản hạt sẽ bị triệt tiêu bởi các hạt của chính nó ngay trước khi chúng ta kịp quan sát. Tuy nhiên, vấn đề khiến các nhà khoa học bối rối là số lượng các hạt vật chất nhiều hơn phản vật chất trong khi các mô hình vật lý hiện đại do Einstein đưa ra trong thuyết tương đối dự đoán số lượng hạt và phản hạt cân bằng sinh ra từ vụ nổ Big Bang. "Điều gì đó đã xảy ra, dẫn tới sự phân bố mất cân bằng hiện tại, và chúng ta đơn giản không có cách giải thích ngay bây giờ", Jeffrey Hangst, một thành viên nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm ALPHA cho biết. Theo kết quả mới được công bố trên tạp chí Nature ngày 29/11, lần đầu tiên các nhà khoa học có thể đo phổ ánh sáng phát ra bởi một phản nguyên tử hydro khi bị kích thích bởi laser, và so sánh với phổ ánh sáng phát ra bởi một nguyên tử hydro thông thường. Là nguyên tử phổ biến nhất trong vũ trụ, hydro luôn triệt tiêu mọi phản nguyên tử của chính nó ngay lập tức và khó có thể tìm thấy phản nguyên tử hydro trong tự nhiên. Do đó, các nhà khoa học cần phải tạo ra các phản nguyên tử hydro trong phòng thí nghiệm. Trong 20 năm qua, nhóm nghiên cứu ALPHA thuộc Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) đã tìm cách tạo ra các phản nguyên tử hydrogen để nghiên cứu và phát triển kỹ thuật cho phép tạo ra khoảng 25.000 phản nguyên tử hydro mỗi 15 phút, và bẫy được khoảng 14 trong số 25.000 phản nguyên tử để nghiên cứu. Đây là một bước đột phá lớn khi trước đây họ chỉ có thể bẫy từ 1 đến 2 nguyên tử hydro mỗi 15 phút. Những phản nguyên tử này sau đó sẽ được kích thích bởi ánh sáng laser để buộc positron "nhảy" từ mức năng lượng thấp lên một mức năng lượng cao hơn. Sau một thời gian ngắn, các positron trở lại mức năng lượng thấp hơn, phần năng lượng dư thừa sẽ chuyển thành ánh sáng bức xạ ra ngoài. Khi đo ánh sáng bức xạ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các phản nguyên tử hydro phát ra chính xác cùng một quang phổ ánh sáng như các nguyên tử hydro thông thường. Kết quả này phù hợp với mô hình chuẩn của vật lý hạt, dự đoán rằng hydro và phản hydro sẽ có quang phổ giống hệt nhau. Nếu tất cả các quang phổ của các laser khác nhau cho nguyên tử và phản nguyên tử hydro đều kết thúc giống nhau, nhóm nghiên cứu có thể chứng minh thuyết tương đối đặc biệt của Einstein vẫn đúng. Thanh Tùng Nguồn: Báo Vnexpres
-
Các nhà thiên văn học phát hiện ra hiện tượng đi ngược lại với những gì Newton và Einstein đã vẽ ra 03/12/2016 09:57 Một hiện tượng lượng tử diễn ra với quy mô khổng lồ của cả một ngôi sao vũ trụ. Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà thiên văn học phát hiện và quan sát được một hiện tượng lượng tử diễn ra trong tự nhiên. Đó là khi một sao neutron bị bao quanh bởi một từ trường mạnh tới mức nó tạo ra cả một vùng kì dị trên vũ trụ, một vùng mà trong đó các vật chất liên tục tồn tại rồi lại biến mất một cách tự nhiên. Hình minh họa cho một ngôi sao neutron. Được gọi là lưỡng chiết chân không (lưỡng chiết là là hiện tượng xảy ra khi tia sáng khi đi qua một số loại tinh thể bị tách ra thành hai tia sáng: tia thường và tia khác thường – tia thượng đẳng), hiện tượng kì lạ này được dự đoán lần đầu tiên vào khoảng thời gian những năm 1930, nhưng mới chỉ được quan sát ở quy mô nguyên tử. Bây giờ, các nhà khoa học đã lần đầu tiên chứng kiến hiện tượng này diễn ra trong tự nhiên và kì lạ hơn, nó đi ngược lại với mọi thứ mà Newton và Einstein đã vẽ ra. Ánh sáng đi qua tinh thể canxít tạo ra hai ảnh của chữ viết nằm bên dưới, tương ứng với tia thường và tia khác thường. “Đây là một sự kiện xảy ra rất rõ ràng thuộc lĩnh vực lượng tử, một sự kiện mang tầm vĩ mô”, anh Jeremy Heyl tới từ Đại học Bristish Columbia, người không thuộc dự án nghiên cứu này nói. “Mức độ rõ ràng của nó mang tầm cỡ của cả một ngôi sao neutron”. Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế, dẫn dắt bởi giáo sư Roberto Mignani từ Ý đã phát hiện ra hiện tượng này, khi họ tiến hành quan sát sao neutron mang tên RX J1856.5-3754, cách Trái Đất chúng ta 400 năm ánh sáng. Sao neutron là những lõi bị nghiền nát từ một ngôi sao khổng lồ bị “sập” xuống bởi chính sức nặng của nó, hiện tượng “sập” xảy ra khi ngôi sao ấy hết năng lượng và phát nổ dưới dạng một siêu tân tinh. Cho dù sự hình thành và tính chất của nó khá giống với hố đen, nhưng nó vẫn thiếu độ lớn để có thể trở thành “tử thần” của vũ trụ. Chúng được cấu tạo nên từ một trong những vật liệu đặc nhất Vũ trụ. Chỉ một thìa vật chất này cũng có cân nặng tới 1 tỷ tấn khi đặt trên Trái Đất, lớp ngoài của nó cứng hơn thép 10 tỷ lần. Sau neutron RX J1856.5-3754. Chưa hết, sao neutron cũng sở hữu một trong những từ trường mạnh nhất Vũ trụ. Các nhà thiên văn học dự đoán rằng sao neutron có từ trường mạnh nhất sẽ lớn hơn Trái Đất hoảng 100 nghìn tỷ lần. Những từ trường ấy mạnh đến mức nực cười, và chúng có thể tự gây ảnh hưởng tới những vùng không gian trống xung quanh một ngôi sao neutron. Trong vật lý cơ bản ta học được từ Newton và Einstein, khoảng không vũ trụ hoàn toàn trống rỗng, nhưng thuyết cơ học lượng tử lại không cho rằng như vậy. Theo như động lực điện lượng tử QED – một lý thuyết lượng tử lý giải cách thức ánh sáng và vật chất tiếp xúc với nhau – dự đoán, thì vũ trụ có đầy những hạt ảo liên tục tồn tại và biến mất, gây ảnh hưởng tới hoạt động của các hạt ánh sáng photon khi các hạt photon này di chuyển xuyên qua vũ trụ. Những hạt ảo này không giống như những hạt vật lý thông thường (như các electron, photon) mà ta vẫn biết. Chúng là những điểm bất thường trong lĩnh vực vật lý lượng tử nhưng vẫn có tính chất giống các hạt thường. Điểm khác biệt lớn nhất của các hạt ảo này là chúng không thực sự tồn tại, chúng có thể xuất hiện và biến mất ở bất kì thời điểm nào trong thời gian và không gian. Trong không gian vũ trụ thông thường, các photon sẽ không bị ảnh hưởng bởi những hạt ảo này, chúng sẽ di chuyển mà không gặp trở ngại gì. Nhưng trong khoảng không vũ trụ bị ảnh hưởng bởi từ trường cực mạnh từ sao neutron kia, những hạt ảo kia sẽ bị kích thích và chúng gây ảnh hưởng rất lớn tới những photon ánh sáng đi qua đó. “Theo như động lực điện lượng tử, khoảng không bị ảnh hưởng bởi từ trường có hoạt động như một lăng kính với ánh sáng truyền tới, chính hiện tượng đó được gọi là lưỡng chiết chân không”, Mignani giải thích trong một buổi họp báo công bố hiện tượng này. “Hiệu ứng này chỉ có thể được quan sát trong một từ trường cực kì mạnh, ví dụ như là một từ trường bao quan các sao neutron”, thành viên nhóm nghiên cứu, giáo sư Roberto Turolla từ Đại học Padua, Ý bổ sung. Những nhà nghiên cứu đã sử dụng kính viễn vọng mặt đất tiên tiến nhất thế giới, Kính viễn vọng Cực lớn VLT của Đài quan sát Nam Châu Âu để quan sát sau neutron nêu trên. Ở đó, họ đã phát hiện ra hiện tượng phân cực của ánh sáng trong khoảng không vũ trụ xung quanh ngôi sao neutron. “Điều này rất kì lạ, bởi lẽ thuyết tương đối cho rằng ánh sáng sẽ được phép di chuyển tự do xuyên qua khoảng không mà không bị ảnh hưởng gì”, một trong số các nhà nghiên cứu nói. “Hiện tượng phân cực này (con số góc bẻ chính xác là 16 độ) là lời lý giải duy nhất cho các thuyết về động lực điện lượng tử và sự ảnh hưởng của các hạt ảo”. Ánh sáng đi ra từ bề mặt sao neutron (bên trái) trở nên phân cực khi đi qua khoảng không vũ trụ và cuối cùng tới được mắt chúng ta (bên phải). Bước tiếp theo của nghiên cứu này là quan sát và phân tích rõ xem, đây có thực sự là sự kiện lưỡng chiết chân không xảy ra với quy mô của cả một ngôi sao hay không. Nếu đúng như vậy, ta sẽ có cả một hiện tượng lạ mới để nghiên cứu trong lĩnh vực cơ học lượng tử. Bạn có thể đọc về nghiên cứu trên tại đây. Nguồn: Báo Thời Đại
-
Các nhà khoa học đang thực nghiệm một lý thuyết có thể thay đổi cả thuyết tương đối của Albert Einstein 29/11/2016 10:56 Và có thể thay đổi hoàn toàn hiểu biết về vũ trụ. Được đề xuất lần đầu vào cuối năm 1990 nhưng tới bây giờ lý thuyết về tốc độ ánh sáng này mới được thực nghiệm. Nó có khả năng trở thành một trong những thực nghiệm quan trọng nhất từ trước tới nay bởi nếu được chứng minh là đúng, nó có thể thay đổi một số hiểu biết cơ bản nhất của chúng ta về vũ trụ. Trước đây, chúng ta cho rằng tốc độ ánh sáng về cơ bản là không thay đổi. Đó là ý tưởng trung tâm góp phần tạo ra một số khái niệm quan trọng nhất trong vật lý và những hiểu biết của chúng ta về vũ trụ, chẳng hạn như thuyết tương đối tổng quát và cách vũ trụ giãn nở sau vụ nổ Big Bang. Tốc độ ánh sáng hiện tại, xấp xỉ 300 triệu mét mỗi giây, luôn luôn được coi là một hằng số và còn được coi là tốc độ tối đa của bất cứ thứ gì trong vũ trụ. Nhưng lý thuyết mới cho rằng trong thời gian đầu khi vũ trụ mới hình thành ánh sáng có thể đi với tốc độ nhanh hơn nhiều so với hiện tại. Bằng cách nghiên cứu bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB) các nhà khoa học hy vọng rằng họ có thể chứng minh rằng tốc độ ánh sáng không phải là hằng số. CMB là bức xạ điện từ được sinh ra từ thời kỳ sơ khai của vũ trụ, sau vụ nổ Big Bang, và là bức tranh của vũ trụ thời sơ khai. Các cấu trúc trong vũ trụ, như các thiên hà, tất cả đều được hình thành từ các biến động nhỏ trong vũ trụ thủa sơ khai, hiện các biến động này đều được in dấu trong CMB. Hiện các nhà khoa học đang cố gắng dùng những số liệu tính toán, đo đạc của các biến động này để tạo ra một "chỉ số quang phổ". Theo một nghiên cứu mới, nếu lý thuyết tốc độ ánh sáng mới là đúng và tốc độ ánh sáng có thể cao hơn sau vụ nổ Big Bang, chỉ số quang phổ chính xác là 0,96478. Ước tính hiện tại chỉ số quang phổ gần đạt mức tương tự, vào khoảng 0,968. Giáo sư Joao Magueijo, từ trường Imperial College London, người dẫn đầu nghiên cứu, chia sẻ rằng: "Lý thuyết mà chúng tôi đề xuất lần đầu vào cuối năm 1990 đã tới lúc trưởng thành, nó đã tạo ra một dự đoán có thể kiểm chứng. Nếu quan sát trong tương lai gần có thể tìm ra rằng con số này là chính xác, nó sẽ khiến thuyết tương đối của Einstein không còn đúng nữa". "Ý tưởng cho rằng tốc độ ánh sáng không phải là hằng số có thể bị phản bác khi lần đầu được đề xuất nhưng với một số dự đoán nhất định nó có thể là một thứ gì đó mà các nhà khoa học có thể thực sự thực nghiệm. Nếu nó được chứng minh là đúng thì các quy luật tự nhiên mà chúng ta biết hiện tại có thể sẽ bị thay đổi". Theo Independent Nguồn: Báo Thời Đại
-
Tài liệu kết quả thử nghiệm của NASA bị lộ cho thấy động cơ đưa chúng ta lên Sao Hỏa trong 70 ngày hoàn toàn khả thi 07/11/2016 22:41 Động cơ đi ngược với nguyên tắc vật lý này liệu có thể đưa loài người đi khám phá vũ trụ? Kết quả thử nghiệm động cơ điện từ EM Drive đã bị lộ ra ngoài, và theo như những tài liệu lộ ra đó, không phải một nhóm các nhà khoa học “nào đó” đã tiến hành thử nghiệm, đó là chính NASA. Mức độ chính xác của những tài liệu này vẫn chưa được xác minh, nhưng thông tin trong đó có vẻ như toàn là tin mừng: hệ thống đẩy của EM Drive thực sự hoạt động được và chúng có thể tạo ra được lực đẩy trong môi trường chân không. Trong khoảng thời gian một năm qua, có thể nói EM Drive đã làm mưa làm gió khắp nơi. Người ta nghe tới một động cơ đẩy-mà-không-đẩy, có thể tạo ra lực phóng mà không dùng tới nhiên liệu và tuyệt vời hơn, nó có thể đưa chúng ta tới Sao Hỏa chỉ trong 70 ngày. Một vấn đề tồn tại duy nhất và cũng là lớn nhất: động cơ này không thể hoạt động được, nếu dựa trên các nguyên tắc vật lý hiện tại mà chúng ta vẫn biết. Theo Newton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá trị, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. Điều đó có nghĩa rằng để một động cơ có thể “đẩy” được, nó phải đẩy thứ gì đó ra để có thể tiến về phía trước. Như trong vũ trụ, thì thứ đó chính là nhiên liệu đốt. Nhưng EM Drive lại hoạt động mà không cần tới nhiên liệu, nó hoạt động nhờ photon vi sóng nảy qua lại trong một lồng chứa kín bằng kim loại. Chuyển động hạt đó khiến cho EM Drive tạo ra lực đẩy, đưa “đầu nhọn” hướng về phía trước. Là chủ đề tranh cãi và là đối tượng thử nghiệm nhiều năm rồi, động cơ này vẫn là thứ làm đau đầu các nhà khoa học. Nó không thể hoạt động, không được phép hoạt động bởi chúng ta bị các quy luật vật lý trói buộc, nhưng rồi với các thử nghiệm này qua thử nghiệm khác, EM Drive vẫn cho ra kết quả rằng nó hoạt động được. Năm ngoái, Phòng thí nghiệm Eagleworks tham gia vào quá trình giải thích nguyên lý EM Drive “một lần cho xong”, xóa bỏ mọi cuộc tranh cãi và giờ đây, với kết quả thử nghiệm vừa mới bị lộ ra ngoài, không chỉ là EM Drive hoạt động được mà thậm chí, nó còn hoạt động với một lực đẩy khá ấn tượng. Mức độ tin cậy của những tài liệu này chưa được xác định, hiện tại nó mới chỉ được coi là những kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học mà thôi. Họ kết luận rằng EM Drive có thể tạo ra lực đẩy 1,2 millinewton/kilowatt trong môi trường không trọng lực. Chừng đó không phải là nhiều, khi so sánh với động cơ đẩy plasma Hall (được cho là sẽ đưa con người lên sao Hỏa mà tốn rất ít nhiên liệu) với lực tạo ra là 60 millinewton/kilowatt. Tuy nhiên, Hall vẫn phải sử dụng nhiên liệu và vẫn cần một tàu lớn để có thể mang được nó lên vũ trụ, trong khi đó EM Drive nhỏ nhẹ hơn và không cần tới nhiên liệu. Trong quá trình thử, họ theo dõi cẩn thận xem liệu việc phát hiện ra lực đẩy có thể là do lỗi hệ thống hay không, nhưng cho tới giờ, có vẻ như EM Drive có khả năng đẩy thực sự, theo kết luận của trưởng đội ngũ nghiên cứu, ông Harold White. Có được kết quả này nhưng đội ngũ nghiên cứ vẫn xác nhận rằng họ vẫn cần phải xem xét kĩ lưỡng động cơ này, rất có thể một lượng nhiệt lượng đột nhiên tăng cao đã làm hỏng kết quả thử nghiệm này. Họ cũng nói rõ rằng những thử nghiệm này không phải là để tối ưu hóa lực đẩy mà EM Drive có thể tạo ra, nó được thử nghiệm đơn giản là để xem xem DM Drive có thể thực sự hoạt động không và nếu có, nó sẽ có thể giúp cho hệ thống động cơ đẩy thông thường được thiết kế để tăng hiệu quả sử dụng. Đừng kỳ vọng quá nhiều vào một bản báo cáo lộ ra ngoài và chưa được xem xét kĩ càng. Nhưng bây giờ cũng đã là một thời điểm thích hợp để chúng ta bắt đầu tìm hiểu xem hệ thống kì lạ này hoạt động như thế nào và quan trọng hơn, thử nghiệm nó trên môi trường ngoài Trái Đất. Vẫn là một chặng được dài để biến thứ “bất khả thi” thành “có thể”, nhưng đây cũng có thể coi là một chứng cứ nữa về tính khả dụng của EM Drive. Rất có thể trong tương lai, chúng ta sẽ có được những hệ thống động cơ đẩy mà không cần nhiên liệu. Ta hãy cùng chờ xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. ===================== NASA xác nhận rằng động cơ điện từ bất khả thi EM Drive hoạt động được 19/11/2016 23:00 Lời giải thích nào cho động cơ trái với vật lý mà ta biết nhưng vẫn hoạt động được? Sau cả tháng giời mong ngóng với những tài liệu nghiên cứu bị rò rỉ ra ngoài thì cuối cùng, NASA cũng đã chính thức công bố báo cáo kết quả nghiên cứu động cơ điện từ EM Drive. Và họ kết luận rằng, ĐỘNG CƠ NÀY HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC. Phòng thí nghiệm Eagleworks của NASA đã thử nghiệm và chứng minh được rằng EM Drive có tạo ra một lực đẩy, một lực đẩy trái với mọi quy luật vật lý mà ta biết. Giải ngố chút nếu như bạn chưa biết, động cơ điện từ EM Drive là một động cơ đẩy lý thuyết được đưa ra bởi nhà phát minh người Anh, ông Roger Shawyer hồi năm 1999. Thay vì sử dụng nhiên liệu tên lửa nặng nề và tốn kém, EM Drive sẽ sử dụng các photon vi sóng va đập liên tục trong khoang của mình để tạo ra lực đẩy. Theo như tính toán của ông Shawyer, EM Drive sẽ có thể đưa chúng ta lên tới Sao Hỏa trong thời gian vỏn vẹn 70 ngày. Điều duy nhất khiến cho công nghệ này không vận dụng được, đó là nó đi ngược lại với những quy luật vật lý mà ta vẫn biết. Theo Newton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá trị, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. Điều đó có nghĩa rằng để một động cơ có thể “đẩy” được, nó phải đẩy thứ gì đó ra để có thể tiến về phía trước. Như trong vũ trụ, thì thứ đó chính là nhiên liệu đốt. Nhưng EM Drive lại hoạt động mà không cần tới nhiên liệu, nó hoạt động nhờ photon vi sóng nảy qua lại trong một lồng chứa kín bằng kim loại. Chuyển động hạt đó khiến cho EM Drive tạo ra lực đẩy, đưa “đầu nhọn” hướng về phía trước. Thử nghiệm này qua thử nghiệm khác, động cơ này vẫn hoạt động dù bản thân nó là một nghịch lý và năm ngoái, Phòng thí nghiệm Eaagleworks chính thức đưa động cơ này vào thử nghiệm, một lần duy nhất để chứng minh/bác bỏ lý thuyết về động cơ này. Chúng ta đã có kết quả chính thức. Báo cáo đã được xét duyệt mang tên “Đo đạc Lực đẩy của Tần số radio gần trong khoảng không - Measurement of Impulsive Thrust from a Closed Radio-Frequency Cavity in Vacuum” đã được đăng tải bởi Viện Hàng không và Du hành vũ trụ Mỹ. Nó có những phần giống với bản báo cáo bị lộ ra hồi đầu tháng này, và hiển nhiên kết quả của nó cũng giống nhau: EM Drive tạo ra được lực đẩy trong chân không bằng 1,2 millinewtons với mỗi kilowatt. So sánh để dễ hình dung, động cơ đẩy siêu mạnh Hall có thể tạo ra 60 millinewton/kilowatt. Nhưng Hall cần tới một lượng rất lớn nhiên liệu tên lửa để hoạt động, chưa kể cân nặng lớn khiến sức mạnh của nó bị kéo lại phần nào. Động cơ đẩy Hall. Đội ngũ nêu rõ rằng họ không cố gắng tối đa hóa hiệu năng của những động cơ này. Họ chỉ cố gắng chứng minh động cơ không tưởng này có thể hoạt động được và họ đã làm được điều đó, ta sẽ có những ứng dụng cho động cơ điện từ này. Và một điều cực kì đáng ngạc nhiên và nhiều phần không rõ ràng nữa là “Các định luật vật lý của ta liệu có phải là chuẩn xác?”, khi mà NASA đã chứng minh được rằng EM Drive – động cơ đi ngược lại với quy luật Newton – thực sự hoạt động? Giả thuyết mà NASA đưa ra là: “Hình mẫu vật lý khiến đã được chứng kiến trong thử nghiệm này có thể được xếp hạng vào giả thuyết pilot-wave”. Một giả thuyết nhằm vào việc giải thích cơ học lượng tử bằng thuyết tiền định (thuyết định mệnh) mà không cần động chạm tới tính đối ngẫu của sóng-hạt hay nghịch lý mèo Schrödinger nổi tiếng. Nói bằng ngôn ngữ dễ hiểu, đó là: Hiện tại, ta đang chấp nhận bản chất của trạng thái cơ học lượng tử là các hạt không tồn tại một địa điểm cho trước, cho tới khi chúng được quan sát và phân tích. Thuyết pilot-wave cho rằng vào mọi lúc, các hạt đều tồn tại ở một vị trí chính xác nhưng để thuyết này thực sự tồn tại, bản chất thế giới chúng ta phải hoạt động khác và đó là lý do vì sao nhiều nhà vật lý không chấp nhận thuyết pilot-wave. Những năm gần đây, thuyết pilot-wave đã được chú ý tới nhiều hơn và NASA cho rằng chính thuyết này sẽ chứng minh được lý do động cơ EM Drive có thể hoạt động được “Nếu như chân không có thể biến đổi và suy giảm, ta sẽ có thể thử nghiệm trên nó và lấy thông tin từ nó, từ đó ta có thể tiến tới việc đẩy xa hơn những giới hạn của chân không lượng tử và sẽ vẫn giữ nguyên vẹn được luật bảo toàn năng lượng và luật bảo toàn động lượng”, đội ngũ các nhà khoa học tại NASA viết trong báo cáo. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là phỏng đoán, một cách giải thích cho sự “kì diệu” của động cơ EM Drive. Vẫn cần tiến hành những thử nghiệm khác, để chứng minh rằng “làm thế nào mà nó lại hoạt động được”. Nhiều thành viên trong cộng đồng khoa học vẫn nhìn động cơ EM Drive với một con mắt khác: họ không tin tưởng rằng EM Drive có thể tạo ra lực đẩy. Nhưng với bản báo cáo được xét duyệt mới này, EM Drive sẽ chuyển từ khoa học giả - khoa học lý thuyết sang thứ gì đó đáng để thực sự bỏ công nghiên cứu. Bước tiếp theo sẽ là thử nghiệm EM Drive trên vũ trụ, dự án này hiện đã được chuẩn bị những bước đầu rồi. Nếu như nó tạo ra lực đẩy trong môi trường ngoài Trái Đất, toàn bộ cộng đồng khoa học sẽ phải có một cái nhìn khác về động cơ này. Bạn có thể đọc toàn bộ bản báo cáo nghiên cứu khoa học tại đây. Tham khảo ScienceAlert Nguồn: Báo Thời Đại
-
Bùa hộ mệnh 6.000 năm được đúc như công nghệ của NASAThứ năm, 17/11/2016 | 12:00 GMT+7 Chiếc bùa hộ mệnh ra đời cách đây 6.000 năm bằng công nghệ đúc liền khối vẫn được NASA sử dụng để chế tạo tàu vũ trụ.Bùa hộ mệnh - vật trừ tà cầu may của người cổ đại Bùa hộ mệnh chế tạo bằng kỹ thuật đúc khuôn chảy. Ảnh: Nature. Chiếc bùa 6.000 năm tuổi tìm thấy ở ngôi làng từ thời Đồ đá mới Mehragarh, Pakistan, là sản phẩm lâu đời nhất sử dụng kỹ thuật đúc khuôn chảy, phương pháp chế tác kim loại vẫn được sử dụng trong ngành hàng không vũ trụ ngày nay, theo Washington Post. Trong báo cáo công bố hôm 15/11 trên tạp chí Nature, các nhà khoa học ở trung tâm nghiên cứu vật liệu khảo cổ châu Âu Ipanema, Pháp, phân tích chiếc bùa bằng công nghệ chụp ảnh phát quang để tìm hiểu chính xác cách người cổ đại chế tạo nó. Họ chiếu ánh sáng lên chiếc bùa, sau đó đo lượng ánh sáng phản xạ lại. Những vật liệu khác nhau có lượng ánh sáng phản xạ khác nhau, cho phép nhóm nghiên cứu xác định rõ vật liệu dùng để chế tạo chiếc bùa. Quá trình phân tích chỉ ra chiếc bùa được đúc liền khối, chứng tỏ nó được tạo ra bằng kỹ thuật đúc khuôn chảy. Kỹ thuật này tạo ra bản sao của vật mẫu bằng sáp, sau đó làm khuôn bao quanh. Người thợ rèn đun nóng khuôn này, đổ sáp lỏng ra ngoài và rót kim loại nóng chảy vào trong. Sau khi nguội, khuôn vỡ ra, để lại đồ vật kim loại mới nguyên vẹn. Chiếc bùa hộ mệnh được chế tác bằng cách đổ đồng nóng chảy vào khuôn đất sét chuẩn bị từ trước. Đồng hấp thụ một lượng nhỏ oxy trong quá trình sản xuất, dẫn đến những vệt oxit đồng nhỏ li ti bên trong chiếc bùa. Kỹ thuật đúc khuôn chảy có thể sử dụng cho những thiết kế phức tạp hơn. Đây vẫn là phương pháp phổ biến nhất trong các lò đúc ngày nay. "Đúc khuôn chảy là kỹ thuật chế tác kim loại chính xác nhất trong các ngành hàng không vũ trụ và y sinh học, dùng cho hợp kim từ thép đến titan", nhóm nghiên cứu cho biết. Kỹ thuật cũng được dùng để tạo ra nhiều phần trên tàu con thoi NASA, Trạm Vũ trụ Quốc tế và robot thăm dò sao Hỏa Curiosity. NASA cũng chế tạo các bộ phận của tàu vũ trụ Messenger bay quanh quỹ đạo sao Thủy trong năm 2011 - 2015 bằng công nghệ đúc khuôn chảy này. Xem thêm: Bùa hộ mệnh bí ẩn của người cổ đại Phương Hoa Nguồn: Báo Vnexpress.
-
Những bài anh đọc đó có phải phương pháp chuẩn không thì tùy anh thẩm định, như trên anh trích dẫn những chỗ dư ra đó sao lại có thể coi như không có được? tất cả các phần dư làm nên hình dạng của miếng đất nên phải định tâm hết. Thân.
-
Anh có thể lấy 1 tấm bìa vẽ mảnh đất của anh lên tấm bìa theo đúng tỉ lệ về kích thước sau đó cắt theo hình đã vẽ. Từ hình đó anh dùng 1 sợi dây đục 1 lỗ trên đó để treo mảnh bìa, khi nào tìm được điểm cân bằng của mảnh bìa thì lỗ dùng để treo sợi dây chính là tâm của miếng bìa và cũng chính là tâm của miêng đất anh cần tìm. Thân
-
Vật thể bằng nhôm 250.000 năm tuổi nghi là mảnh vỡ UFOThứ sáu, 21/10/2016 | 12:00 GMT+7 Một vật thể lớn bằng nhôm có niên đại 250.000 năm gây tranh cãi bởi nó xuất hiện sớm hơn rất nhiều so với thời điểm con người biết đến được kim loại nhôm.Vật thể giống đĩa bay trên đỉnh núi sao Hỏa Vật thể bằng nhôm chưa rõ nguồn gốc tìm thấy ở Romania. Ảnh: CEN. Vật thể lạ bằng nhôm gần đây gây nhiều tranh cãi do các chuyên gia đánh giá nó có niên đại ít nhất 250.000 năm, trong khi loài người mới chỉ sản xuất được nhôm kim loại cách đây khoảng 200 năm, theo Mirror. Năm 1973, nhóm công nhân xây dựng làm việc trên bờ sông Mures gần thị trấn Aiud của Romania tìm thấy ba vật thể ở độ sâu 10 m dưới mặt đất. Do các vật đào lên có vẻ khác thường và lâu đời, các nhà khảo cổ học được mời đến hiện trường. Họ lập tức nhận ra hai trong số ba vật thể là hóa thạch xương động vật. Vật thể còn lại rất nhẹ, trông giống như đồ kim loại do con người sản xuất và có hình dáng giống lưỡi rìu. Cả ba món đồ được gửi tới thành phố Cluj thuộc tỉnh Transylvania, Romania để phân tích kỹ hơn. Chuyên gia giám định nhanh chóng phát hiện hai chiếc xương lớn thuộc về một động vật có vú đã chết cách đây 10.000 - 80.000 năm. Tuy nhiên, vật thể thứ ba khiến họ vô cùng kinh ngạc. Theo kết quả kiểm tra, vật thể được làm từ 12 kim loại với 90% là nhôm, có niên đại 250.000 năm. Kết quả giám định này được một phòng thí nghiệm ở Lausanne, Thụy Điển, xác nhận sau đó. Một số chuyên gia khác đưa ra nhiều mốc niên đại khác nhau của vật thể, từ 400 đến 80.000 năm. Ngay cả có niên đại ít nhất là 400 năm, vật thể vẫn ra đời sớm hơn 200 năm so với thời điểm con người lần đầu tiên biết tới vật liệu nhôm. Vật thể dài 20 cm, rộng 12,5 cm và dày 7 cm. Điều khiến các chuyên gia bối rối là khối kim loại có mặt lõm giống như một bộ phận của một hệ thống máy móc phức tạp. Nhiều thợ săn vật thể bay không xác định (UFO) cho rằng vật thể này chính là mảnh vỡ của một chiếc đĩa bay, bằng chứng cho thấy nền văn minh ngoài hành tinh từng ghé thăm Trái Đất trong quá khứ. Nhà sử học người Romania Mihai Wittenberger cho rằng mảnh nhôm trên là một phần của chiếc máy bay Đức thời Thế chiến II, nhưng không thể giải thích được niên đại của vật thể. Vật thể đang được triển lãm tại Bảo tàng lịch sử Cluj-Napoca với ghi chú "chưa rõ nguồn gốc". Phương Hoa Nguồn: Báo Vnexpres.
-
Những bản khắc đá bí ẩn thời tiền sử ở ScotlandChủ nhật, 16/10/2016 | 10:00 GMT+7 Một nhà khảo cổ phát hiện hàng trăm bản khắc đá thời tiền sử ở Scotland với mục đích sử dụng chưa thể lý giải.Những khối đá tròn như hòn bi khổng lồ ở Kazakhstan Bản khắc đá do Currie phát hiện ở trung tâm thành phố Perthshire, Scotland. Ảnh:George Currie. Nhà khảo cổ học nghiệp dư George Currie ở Dundee, Scotland, tìm thấy hơn 670 bản khắc đá thuộc thời kỳ Đồ đồng và Đồ đá mới, theoGuardian trong quá trình tìm kiếm suốt 15 năm qua ở thành phố Perthshire. Currie quan tâm đến khảo cổ học trong thời gian dài, nhưng niềm đam mê nghệ thuật trên đá của ông bắt đầu sau khi ông phát hiện bản khắc đá kỳ lạ có kích thước hai mét chưa được ghi chép tại một địa điểm khảo cổ. Những khám phá của Currie sẽ nằm trong dự án nghiên cứu lớn nhất về nghệ thuật đá thời tiền sử ở Anh kéo dài 5 năm, bắt đầu từ năm 2017. Dự án này được chủ trì bởi tổ chức Môi trường Lịch sử Scotland (HES) dưới sự chỉ đạo của Tertia Barnett, tiến sĩ tại Đại học Edinburgh, Scotland. Giới khảo cổ phát hiện hơn 2.500 phiến đá chạm khắc ở Scotland, có niên đại từ năm 4000 đến năm 2000 trước Công nguyên. Hầu hết bản khắc đá có vết lõm trên bề mặt, xung quanh là những vòng tròn đồng tâm với đường hoặc rãnh mở rộng. Mục đích và ý nghĩa ban đầu của các bản khắc đá cho đến nay vẫn là điều bí ẩn. Nhiều học giả suy đoán chúng được dùng để đánh dấu lãnh thổ, biểu tượng sinh sản, dấu hiệu thiên văn, hoặc chỉ đơn giản là hình vẽ nguệch ngoạc của người tiền sử. Xem thêm: Công trình 5.400 tuổi vùi dưới bãi rác cổ đại Lê Hùng Nguồn: Báo Vnexpress
-
Đồ đồng thời Thương Chu ở Hà Nội 03/02/2014 by Văn Nhân Đồ đồng ở Việt Nam thường được nhắc đến là đồ đồng văn hóa Đông Sơn với những chiếc trống đồng “không lẫn đi đâu” được. Ở trung tâm của các vòng tròn trên mặt trống đồng có hình sao nhiều cánh. Nhiều nhà khảo cổ bảo đó là hình ngôi sao. Nhưng ngôi sao gì mà người Việt lại để nó ở ví trí trung tâm như vậy? Chính xác thì đó phải là hình ảnh của mặt trời, nguồn sống của muôn loài. Một chiếc trống đồng mới đây được trưng bày tại triển lãm Mỹ thuật cổ ngoạn 2014 tại Hà Nội cho thấy rõ điều này. Mặt trống đồng bày trong triển lãm Cổ ngoạn 2014 ở Hà Nội Hình ở giữa mặt trống vẽ rõ ràng là mặt trời tròn với những tia sáng nhỏ thẳng xung quanh. Các trống đồng khác vẽ mặt trời cách điệu hơn, với các tia sáng to rộng hơn nhưng không thể mặt trời biến thành ngôi sao được. Bên cạnh đồ đồng Đông Sơn, ở Việt Nam còn có những hiện vật của một dòng đồ đồng khác. Các nhà khảo cổ quen gọi đó là đồ đồng “Hán – Việt”, ý nói là đồ văn hóa “Hán” nhưng sản xuất tại “Việt”. Có điều những đồ đồng này có niên đại còn trước cả thời Hán nhiều, tức là trước khi nước “Việt” ta bị đô hộ bởi người phương Bắc. Vậy người Việt lấy đâu ra những thứ đồ “Hán” này? Một vài ví dụ về những đồ đồng phong cách “Hán Việt” tìm thấy ở Việt Nam. Một chiếc lịch đồng, dạng vật đựng giống như đỉnh 3 chân nhưng nhỏ hơn, được thấy ở Hà Nội. So sánh với đồ đồng Trung Hoa thì thấy ngay chiếc lịch này không khác chiếc lịch Bá Củ thời Tây Chu tìm thấy ở tận Bắc Kinh là bao. Hoa văn hoàn toàn giống. Chỉ khác biệt ở vài chi tiết như phần nắp. Lịch đồng ở Hà Nội Lịch Bá Củ có chữ được coi là một trong những bằng chứng về thời Tây Chu ở Bắc Kinh (trích sách Đồ đồng Trung Quốc). Làm thế nào mà chiếc lịch như vậy lại có ở Việt Nam? Nhà Tây Chu nằm ở “Bắc Kinh” hay Việt Nam? Một đồ vật khác là loại nghiễn, đồ đựng nấu thức ăn ba chân với 2 phần trên dưới tách biệt. Chiếc nghiễn tìm thấy ở Giang Tây (Tân Can) có niên đại tới tận thời Thương (cách đây trên 3000 năm) đã là lạ vì đồ đồng Thương lại gặp ở Nam Dương Tử. Nhưng những chiếc nghiễn tương tự lại cũng có ở Việt Nam. Bảo tàng cổ vật Hoàng Long ở Thanh Hóa có sưu tầm một chiếc nghiễn ba chân thời kỳ này. Khác biệt là phần chân nghiễn thay vì các mặt thú “thao thiết” thì chiếc nghiễn ở Thanh Hóa lại thay bằng đầu voi, có ngà có tai đầy đủ. Chiếc nghiễn ở Bảo tàng Hoàng Long Niên đại xác định trên hình cho chiếc nghiễn này cần lùi lại thêm 1000 năm nữa, tức là vào thời cuối Thương đầu Chu. Cho dù đây là đồ “Hán Việt”, nhưng không có nghĩa là phải đợi tới thời Hán (sau Công nguyên) thì mới có đồ đồng ở Việt Nam. Muộn hơn, đồ đồng thời Chiến Quốc như chiếc giám của Tăng Ất Hầu tìm thấy ở Hồ Bắc lại có một hiện vật giống y hệt gặp ở Việt Nam. Giám là đồ đựng nước hay đựng rượu lạnh kích thước tương đối lớn, đôi khi có thể dùng để soi gương. Giám Tăng Ất Hầu được trang trí vô cùng cầu kỳ, tinh xảo, thể hiện trình độ đúc đồng rất cao của thời kỳ này. Chiếc giám đồng ở Hà Nội Trong những đồ vật thời Thương Chu bắt gặp ở Việt Nam thì có thể nói tới bộ sưu tầm của ông Dương Phú Hiến, với chiếc ấm hình con vẹt, ấm vuông hình rồng, bộ chuông đồng … Ông Dương Phú Hiến hơi quá lời khi nói những đồ này có niên đại 5.000 năm tuổi (?!). Nhưng rất có thể chúng cũng trên 2000 năm tuổi rồi. Chiếc ấm vuông hình rồng này trang trí hoa văn khá gần với chiếc giám ở trên, lại còn có kim văn thì niên đại thuộc cỡ thời Chiến Quốc (475 – 221 TCN) Ấm vuông của trong bộ sưu tầm của ông Dương Phú Hiến (Ảnh Internet) Tản mát trong dân gian, trong các hàng đồ cũ đôi khi cũng có thể thấy những đồ đồng của văn hóa “Hán Việt” tương tự. Như đôi bình đồng cổ này niên đại hẳn cũng vào thời Tây Chu được bày bán ở Hà Nội. Thực ra chẳng có văn hóa “Hán Việt” nào cả. Đúng thì phải gọi là văn hóa Hoa Việt. Nhà Chu tiếp nối nhà Thương, Tây Chu đóng kinh đô ở Vân Nam, Đông Chu ở Hà Nội ngày nay nên những hiện vật thời Thương Chu có thể tìm thấy rải rác khắp nơi tại khu vực Lào – Việt. Đất của thiên tử Chu thì hiển nhiên phải có đồ vật của văn hóa Trung Hoa thời kỳ này ở đây. Chơi đồ đồng Thương Chu không cần phải sang Trung Quốc làm gì, cứ sang Lào và đến Việt Nam, cái gì cũng có…
-
Sức hút từ chiếc sanh đồng biết phun nước thời Càn Long 08:54 05/11/2012 Một cổ vật của Trung Quốc đã được ông Vũ Tá Hùng lặn lội đưa về Việt Nam. Đến nay, ông tự hào khẳng định nó là món đồ "độc nhất vô nhị" của cả nước. Sức hút từ chiếc sanh đồng biết phun nước thời Càn Long Một cổ vật của Trung Quốc đã được ông Vũ Tá Hùng lặn lội đưa về Việt Nam. Đến nay, ông tự hào khẳng định nó là món đồ "độc nhất vô nhị" của cả nước. Chiếc sanh đồng khiến nhiều công ty du lịch phải ước ao mong được thuê lại để làm dịch vụ, còn những nhà nghiên cứu mượn soi xét tỉ mỉ hy vọng tìm được nguyên lý đúc đồng độc đáo. Ai nhìn thấy cũng mê Trong gia tài cổ vật của ông Vũ Tá Hùng, một trong những món đồ độc đáo phải kể đến chiếc sanh đồng thời Càn Long. Mới nhìn, chiếc sanh ông Hùng mang ra giới thiệu, chúng tôi thấy nó cũng bình thường. Chiếc sanh cất lâu ngày không được trưng bày nên cũng lên mốc xanh, khô tanh mùi đồng. Nhìn ông Hùng cẩn thận, nâng niu chiếc sanh đồng, chúng tôi mới biết đây là món đồ rất quý. Ông từ từ cho 2/3 nước vào chiếc sanh, lấy khăn đệm vào đáy sanh, lau khô quai sanh và bắt đầu xoa nhẹ hai tay lên đôi quai. Vì chưa được giới thiệu trước nên chúng tôi đều ngạc nhiên trước hành động kỳ lạ của ông. Tay xoa vào cái quai sanh, ông Hùng nói: "Vì lâu ngày không giới thiệu cho ai nên phải xoa hơi lâu". Gần 10 phút một sự kỳ lạ xuất hiện khiến chúng tôi cứ tròn mắt mà nhìn. Từ trong chiếc sanh, cân bằng bốn phía những vòi nước nhỏ li ti phun lên cao rất đều. Lúc này, ông Hùng mới giới thiệu: "Chiếc sanh đồng này được chạm bốn con rồng cho bốn hướng. Ở giữa chiếc sanh chạm mặt trời. Vòng quanh miệng sanh được khắc chữ công cổ, vòng thứ hai là chữ o ngã. Khi ta xoa tay miết vào cái quai sanh tác động ấy sẽ khiến bốn cái đầu rồng phun nước". Lý giải tại sao bốn đầu rồng lại có thể phun nước, ông Hùng đã tìm hiểu và qua những nhà chuyên gia đầu ngành về đúc đồng khẳng định: Cơ chế đầu rồng phun nước dựa vào nguyên tắc của vật lý. Chiếc sanh đúc từ đồng vàng có ánh đỏ, nghĩa là nó được pha với một hợp chất gì đó. Khi người ta xoa tay vào hai chiếc quai sanh sẽ tạo ra một lực ma sát làm rung bề mặt thành sanh. Trong khi đó, sanh lại thiết kế có hợp kim dẫn âm nên nước từ chỗ chạm bốn đầu rồng được phun đều lên tạo ra sự vui mắt, thích thú cho người xem. Chính sự độc đáo này khiến chiếc sanh đồng của ông Hùng liền trở thành cổ vật thu hút rất nhiều công ty và các cá nhân muốn nghiên cứu. Ngay cả Quang "đồng", một chuyên gia đầu ngành về đúc đồng của bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đã đến hỏi thuê chiếc sanh của ông Hùng về để nghiên cứu. "Vì là chỗ bạn bè, nên tôi đồng ý cho tay Quang mượn. Nhưng tôi giao hẹn trước, anh nghiên cứu gì thì cứ nghiên cứu chứ tuyệt đối không làm hỏng, không được cắt chiếc sanh ra để phân tích hợp kim. Quang cam kết với tôi rồi mang chiếc sanh về" - ông Hùng kể. Ông Hùng và chiếc sanh có "1 không 2" ở Việt Nam. Người mang tên Quang "đồng" này đã đúc thành công nhiều phiên bản trống đồng để làm vật kỷ niệm nhưng đến chiếc sanh thì ông ta đành bó tay. Ông Hùng nói: "Hắn đã sử dụng 4-5 tấn đồng, mầy mò pha đủ loại hợp kim, đúc đi, đúc lại nhiều lần nhưng không thành công. Những chiếc đầu rồng hắn chạm như thật nhưng cũng không thể phun nước. Hắn chịu thất bại, mang trả tôi cái sanh mà không giải mã được bí mật". Chúng tôi đùa, chắc ông Hùng phải cho cắt chiếc sanh đồng dùng máy hiện đại phân tích hợp kim may ra ông Quang kia mới đúc thành công. Ông Hùng lắc đầu: "Ngày xưa đúc đồng công nghệ khác bây giờ. Khuôn của họ được làm bằng loại đất phun từ núi lửa ra đã chịu nhiệt độ lên tới cả ngàn độ C. Do đó đồng được nấu chảy ở nhiệt độ cao nên khi sản phẩm làm ra mới tạo ra sự độc đáo. Hiện nay, người ta đúc đồng ở nhiệt độ không cao như xưa nên tất cả các đồ đồng bây giờ tiếng không thanh như những cổ vật bằng đồng". Chiếc sanh quý của ông Hùng cũng đã được các điểm du lịch như Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), khu du lịch Núi Cốc (Thái Nguyên) đến đàm phán để thuê lại. Những nơi này muốn mở dịch vụ đặt chiếc sanh cho du khách đến xoa tay lên quai để bốn đầu rồng phun nước. Họ dự tính sẽ thu vé du khách khoảng 1 USD/người thì cũng tạo ra một nguồn thu lớn. Nhưng ông Hùng cũng rất quý chiếc sanh đồng, ông sợ hỏng, sợ mất nên kiên quyết từ chối. Ông gìn giữ chiếc sanh vì phải mất rất nhiều công sức mới sở hữu được, và khi có khách quý, cùng giới đồ cổ thì mới mang ra để đàm đạo. Cơ duyên để sở hữu chiếc sanh quý Ông Hùng có được chiếc sanh đồng này cũng là do sự may mắn, con mắt tinh nghề của người đam mê đồ cổ và trí nhớ tuyệt vời. Năm ấy, ông Hùng cùng người bạn, GS. Lại Cao Nguyện, cùng sang dự một hội thảo về cổ vật tại Trung Quốc. Trong chuyến du lịch ở nước bạn, ông Hùng, ông Nguyện đến thăm quan Hoàng Hạc Lâu. Tại đây, ông Nguyện cũng xếp hàng và xoa tay vào quai của chiếc sanh đồng. Những chiếc đầu rồng lại phun nước trước sự thích thú của du khách nên dòng người xếp hàng rất đông. Mỗi lần lên xoa tay vào chiếc sanh đồng du khách phải trả số tiền là 5 tệ. Khi nhìn thấy cái sanh đồng, trong trí nhớ của ông Hùng vụt lóe lên suy nghĩ đã nhìn thấy nó ở đâu đấy cách đây khoảng 2 năm. "Tôi định thần lại và nhớ ra đã nhìn thấy một cái sanh đồng y hệt cái này ở Cảnh Đức Trấn (Quảng Đông - Trung Quốc). Tôi vội vàng nói với ông Nguyện: "Anh cứ ở đây chơi, em đi hai ngày về sẽ cho anh thấy một bất ngờ". Tôi nhảy tàu cao tốc đi luôn Cảnh Đức Trấn với sự hăm hở và niềm hy vọng lớn" - ông Hùng kể. Tuy vốn tiếng Quảng Đông không quá thông thạo nhưng cũng để giúp ông Hùng mặc cả mua vài món đồ. Ông lần tìm đến một gia đình ở Cảnh Đức Trấn, nơi mà hai năm trước ông nhìn thấy cái sanh đồng nhưng cứ ngỡ là đồ đun nấu đơn thuần. Rất may, nhà bà già này vẫn còn giữ chiếc sanh. Bà ta để chiếc sanh trong một cái tủ xập xệ. Nhà họ nghèo, nhưng rõ ràng họ cũng đã biết chiếc sanh là đồ quý nên không dùng để đun nấu, song giá trị của nó quý đến đâu thì chủ nhân cũng không biết. Khi ông Hùng ngỏ ý mua chiếc sanh cũ, bà già đồng ý bán luôn. Giá bán cũng khiến ông Hùng bất ngờ: Đúng bằng giá món đồ cũ chứ không phải giá của đồ cổ quý. Cách đây hơn 20 năm, ông Hùng mua cái sanh với giá 2.000 tệ (thời điểm ấy tương đương với 5 triệu đồng). Giọng hào hứng, ông kể như thể câu chuyện vừa mới diễn ra ngày hôm qua: "Tôi cầm cái sanh đã trả tiên rồi mà vừa vui vừa hồi hộp. Nhìn họa tiết trang trí thì giống chiếc sanh ở Hoàng Hạc Lâu rồi, nhưng vấn đề quan trọng khi xoa tay vào quai sanh đầu rồng phải phun nước mới là đồ thật. Tôi hồi hộp, nói với chủ nhà mang ra ao để rửa cho sạch. Kỳ thực tôi mang ra đó, khuất xa họ để thử xoa tay vào quai sanh. Nếu thử trước mặt chủ nhà, họ biết đồ quý không bán thì uổng lắm. Khi tôi cho nước vào, đôi tay run run vội vàng xoay lên đôi quai sanh, một lát nước phun lên từ bốn đầu rồng. Tôi vui mừng quá, gói gọn chiếc sanh đồng vào hành lý rồi trở về gặp ông Nguyện". Nhìn thấy cái sanh đồng, ông Nguyện cũng hết sức ngạc nhiên. Ông cứ hỏi dồn ông Hùng mua được cái sanh ở đâu, bảo tàng họ bán à? Ông Hùng kể lại hành trình mua chiếc sanh đồng khiến ông Nguyện phục lắm. Cho đến bây giờ, cứ mỗi lần kể về lai lịch chiếc sanh đồng, ông Hùng lại kể về chuyến du lịch cùng ông Nguyện tại Hoàng Hạc Lâu. Nguồn gốc của chiếc sanh này tại Trung Quốc xuất hiện ở thời Càn Long. Trong phim của Trung Quốc cũng đã từng xuất hiện cảnh các tiểu thư ngồi chơi bên cạnh sanh đồng, thả hoa hồng và xoa tay vào quai sanh cho rồng phun nước. Lên phim vì được đạo diễn trả tiền thuê cả ngàn USD Biết ông Hùng sở hữu được chiếc sanh quý có niên đại 400-500 năm, đạo diễn Trần Anh Hùng (người Pháp gốc Việt) khi làm phim "Mùa hè chiều thẳng đứng" đã tìm đến ông Hùng hỏi thuê chiếc sanh. Bộ phim nói về tính cách của ba cô tiểu thư trong một gia đình giàu có của Hà Nội xưa có cảnh giống cách tiểu thư Trung Quốc chơi cạnh cái sanh đồng cổ. Ông Hùng đồng ý cho vị đạo diễn thuê chiếc sanh và một món đồ cổ nữa với giá 2.000 USD. Đạo diễn Trần Anh Hùng đồng ý trả giá đó, thuê chiếc sanh về quay trong hai ngày. Nhưng khi lên phim, cảnh chiếc sanh đồng chỉ xuất hiện có mấy giây. Trải qua những thăng trầm trong kinh doanh, ông Hùng cũng đã bán đi nhiều món đồ quý, nhưng chiếc sanh đồng kỷ niệm chuyến đi với GS Nguyện thì ông còn giữ mãi. "Nếu tôi có ý định bán đi, thì ngay từ khi về nước, một tay làm du lịch người Hòa Bình biết tôi mua 2.000 tệ đã trả luôn tôi 5.000 tệ. Thời điểm ấy tôi đã không bán thì thôi" - ông Hùng nói. Theo Người Đưa Tin
-
CHÚC MỪNG SINH NHẬT SP THIÊN SỨ! CHÚC SP MẠNH KHỎE, THÂN TÂM AN LẠC!