nhatd

Hội viên
  • Số nội dung

    95
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by nhatd

  1. Bí mật hạt nhân Trung Quốc vào tay Mỹ? Docbao.vn - Các cán bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc được thông báo rằng nước này hiện đối mặt với trường hợp phản quốc gây tổn thất lớn nhất kể từ khi lập quốc năm 1949. Hai anh em Lệnh Kế Hoạch (phải) và Lệnh Hoàn Thành - Ảnh: Reuters Theo tờ The Sunday Times ngày 27.12 dẫn lại thông tin từ hai tạp chí ở Hồng Kông, trong một bài phát biểu với các cán bộ đảng mới đây, Bí thư Ủy ban Chính pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ tiết lộ rằng các bí mật được bảo vệ gắt gao nhất của nước này, bao gồm cả mã phóng hạt nhân, đã lọt vào tay nước Mỹ. Kẻ đào tẩu nguy hiểm Những thông tin trên được Lệnh Hoàn Thành, em trai cựu Chánh văn phòng T.Ư Đảng Cộng sản Trung Quốc Lệnh Kế Hoạch, cung cấp cho giới chức Mỹ sau khi đào thoát đến nước này. Ông Lệnh Kế Hoạch, từng là một phụ tá thân tín của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, đã bị khai trừ đảng và điều tra về hàng loạt tội trạng vào tháng 7. Trong đó đáng chú ý là các hành vi vi phạm kỷ luật và quy củ chính trị, kỷ luật tổ chức và kỷ luật bảo mật, lợi dụng chức vụ để mưu lợi cho nhiều người và nhận hối lộ trực tiếp hoặc thông qua người thân. Theo Tân Hoa xã, ông Lệnh còn thu thập số lượng lớn các bí mật cốt lõi của đảng và nhà nước Trung Quốc. Sau khi Lệnh Kế Hoạch bị giới chức an ninh Trung Quốc bắt giữ, người em trai Lệnh Hoàn Thành đã ôm theo 2.700 tài liệu mật bỏ trốn với mục đích mặc cả cho số phận của anh trai. Trong nỗ lực hạn chế tổn thất phát sinh từ vụ đào tẩu, giới lãnh đạo Trung Quốc đã cử một phái đoàn an ninh do ông Mạnh Kiến Trụ dẫn đầu đến Mỹ để thương thuyết về việc dẫn độ ông này nhưng phải ra về tay trắng. “Khi đứng đầu các tổ chức T.Ư đảng, giữ chức chánh văn phòng T.Ư đảng, Lệnh Kế Hoạch đã cả gan đánh cắp các bí mật hàng đầu từ kho lưu trữ mà ông ta được giao phó trông coi và các tài liệu này sau đó được chuyển giao cho Mỹ”, tờ The Sunday Times dẫn phát biểu của ông Mạnh với các cán bộ. Người đứng đầu ngành an ninh Trung Quốc cũng mô tả đây là vụ rò rỉ bí mật nghiêm trọng nhất của Trung Quốc trong hơn 60 năm qua. Thông tin sống còn Theo hai tạp chí Tiền Tiêu và Tranh Minh ở Hồng Kông, có ba loại thông tin tuyệt mật được chuyển giao cho phía Mỹ. Đầu tiên là các bản đồ địa hình khu vực Trung Nam Hải, quần thể các tòa nhà được bảo vệ cẩn mật ở phía tây Tử Cấm Thành, nơi đặt trụ sở T.Ư đảng và Quốc vụ viện. Các thông tin này bao gồm cả mật mã an ninh và mật mã liên lạc. Loại thứ hai là các thông tin về hệ thống chỉ huy và kiểm soát phục vụ kết nối liên lạc giữa T.Ư đảng với Quốc vụ viện và Quân ủy T.Ư trong trường hợp phát sinh biến cố. Loại thứ ba là trình tự và thao tác kiểm soát vũ khí phi quy ước, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, của T.Ư đảng và Quân ủy T.Ư. Theo chuyên gia về chính trị Trung Quốc thuộc Viện Brookings (Mỹ) Lý Thành, với cương vị chánh văn phòng T.Ư đảng trước đây, ông Lệnh Kế Hoạch chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn, sức khỏe và bí mật của các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nên có điều kiện thu thập các tài liệu tuyệt mật. “Ông ta cũng chịu trách nhiệm soạn thảo các văn kiện then chốt, thu thập các thông tin quan trọng dành cho việc đưa ra quyết sách và theo dõi việc thi hành chỉ thị và hướng dẫn của các lãnh đạo hàng đầu”, ông Lý viết. Theo nhận định của giới quan sát Trung Quốc, bài phát biểu của ông Mạnh Kiến Trụ có thể bị rò rỉ một cách cố ý nhằm chuẩn bị dư luận cho việc xét xử và kết tội ông Lệnh Kế Hoạch. Phía Trung Quốc hiện chưa bình luận về các thông tin của tờ The Sunday Times. Theo docbao.vn
  2. Phó Thủ tướng: Không tránh vấn đề Biển Đông khi ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam Trao đổi với PV Dân trí bên hành lang Quốc hội ngày 3/11, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc tới Việt Nam mang ý nghĩa quan trọng. Ngoài nội dung tăng cường hợp tác, những vấn đề tồn tại trong quan hệ giữa 2 bên cũng có thể được trao đổi, trong đó có vấn đề Biển Đông. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Việt Nam, bắt đầu chuyến thăm chính thức nước ta vào ngày mai, 5/11. Xin Phó Thủ tướng cho biết ý nghĩa của cuộc gặp gỡ cấp cao Việt – Trung trong thời điểm này? Trong quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc cũng như quan hệ với các nước, việc đi thăm của lãnh đạo cấp cao là một trong những hoạt động thể hiện tầm quan trọng của quan hệ, thể hiện sự giao lưu giữa lãnh đạo cấp cao. Tăng cường quan hệ về chính trị cũng đồng thời mở ra quan hệ về kinh tế, văn hóa. Chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình lần này là chuyến đi sau chuyến thăm gần nhất của người đứng đầu Trung Quốc 9 năm (tháng 11/2005, cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm chính thức Việt Nam – PV). Vì vậy, chuyến thăm lần này mang ý nghĩa quan trọng giữa 2 nước. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, việc đi thăm của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc thể hiện tầm quan trọng của quan hệ Việt - Trung. Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh tình hình Biển Đông vẫn diễn biến phức tạp. Vấn đề này sẽ được đặt ra như thế nào trong chương trình nghị sự giữa lãnh đạo 2 nước, thưa Phó Thủ tướng? Các chuyến thăm của lãnh đạo Việt Nam – Trung Quốc nằm trong khuôn khổ chương trình thăm, làm việc thường xuyên giữa 2 nước. Trong năm nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi thăm Trung Quốc hồi đầu năm và đây là chuyến thăm của Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Trung Quốc, người lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc sang Việt Nam. Đây là chuyến thăm thông thường của lãnh đạo các nước với nhau để tăng cường quan hệ. Còn chương trình làm việc, dự kiến, lãnh đạo 2 nước sẽ trao đổi tất cả các nội dung lớn, mang tầm chiến lược trong quan hệ giữa 2 nước nhằm phát triển quan hệ về kinh tế, văn hóa, thương mại. Đương nhiên, không chỉ nội dung tăng cường quan hệ 2 nước trên các lĩnh vực mà những vấn đề tồn tại trong quan hệ giữa 2 bên cũng có thể được trao đổi, trong đó có vấn đề Biển Đông. Dư luận quốc tế đang rất chú ý đến những động thái trong mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh Biển Đông không êm ả. Trong năm nay, các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã thăm Trung Quốc, thăm Mỹ và nay, Chủ tịch Trung Quốc cũng thăm Việt Nam. Tuy nhiên, thông tin khác gây chú ý là Tổng thống Mỹ Barack Obama hoãn kế hoạch thăm Việt Nam trong năm nay (sau chuyến thăm của ông Tập Cận Bình) như dự kiến trong khi Mỹ đang được xem là một lực “đối trọng” với Trung Quốc trên Biển Đông. Cần nhìn nhận động thái này thế nào, thưa Phó Thủ tướng? Phải nói là trong năm nay hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta rất sôi động, tích cực, không chỉ riêng với Trung Quốc, Hoa Kỳ. Trong năm nay, nhìn lại cả quá trình, quan hệ của Việt Nam với các nước lớn trên thế giới đều được tăng cường. Lãnh đạo của nhiều nước cũng đến thăm Việt Nam. Chúng ta có thể thấy 2015 cũng là năm Thủ tướng Anh lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam sau khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Lãnh đạo cấp cao nước ta cũng đến nhiều nước quan trọng trên thế giới. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi thăm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đi thăm hầu hết các nước quan trọng trong năm 2015. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới đây đi thăm Đức – đất nước có vai trò hết sức quan trọng với Việt Nam. Có thể nói là trong năm nay, tất cả các mũi quan hệ của ta với các nước, nhất là các nước lớn trên thế giới, đều diễn biến rất tích cực. Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, theo đó, cũng nằm trong diễn biến, xu hướng chung là các nước lớn đều chú trọng mối quan hệ với Việt Nam. Cũng theo những thông tin chúng tôi có được, Tổng thống Mỹ, Tổng thống Pháp cũng sẽ thăm Việt Nam nhưng thời điểm có thể là vào năm tới. Điều đó cho thấy vai trò, vị thế của Việt Nam hiện nay trên trường quốc tế, trong khu vực tăng lên rất cao. Ta thiết lập được mối quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước lớn trên thế giới. Đó là mục tiêu chúng ta đã thực hiện được. Xin cảm ơn Phó Thủ tướng! P.Thảo (thực hiện)
  3. Tây Ninh xuất hiện nhiều ễnh ương bất thường (Khoa học) - Phản ánh của người dân tại một khu vực ở Tây Ninh thấy xuất hiện có nhiều ễnh ương, gây nên đồn đoán về việc sắp xảy ra động đất tại đây. Theo phản ánh của ông Nguyễn Trọng Hòa, sống tại xã Biên Hòa, huyện Châu Thành, Tây Ninh từ 28-30/7 thấy xuất hiện nhiều ễnh ương ở quanh Nông trường Biên Hòa – Long Thành. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online dẫn lời PGS Nguyễn Hồng Phương, Phó giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu cho biết thông tin trên thế giới đã có ghi nhận về hiện tượng các loài động vật lưỡng cư như ếch di cư và xuất hiện ồ ạt trước khi xảy ra động đất. PGS Nguyễn Hồng Phương, Phó giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu cũng xác nhận trên thế giới các nhà khoa học đã ghi nhận hiện tượng những loài động vật như ếch xuất hiện bất thường và di cư ồ ạt trước khi có động đất xảy ra ở khu vực đó. Ễnh ương từng xuất hiện tràn ngập đường phố ở Trung Quốc. Ông cũng cho biết so với các tỉnh thành khác, vùng địa chất ở khu vực Tây Ninh khá ổn định. Tuy nhiên, trước những hiện tượng thiên nhiên bất thường vừa xảy ra, trung tâm sẽ theo dõi xem có những dư chấn bất thường nào xảy ra hay không. Năm 2009, BBC Anh có đưa thông tin về hai nhà sinh vật học hành vi là Rachel Grant và Tim Halliday của Đại học Mở (Anh) đã nhận thấy số lượng lớn các con ếch chạy trốn khỏi hồ San Ruffino cách tâm chấn trận động đất cường độ 6,8 độ richte tại thành phố L'Aquila (Italia) là 47 km. Họ cũng khẳng định 5 ngày trước khi trận động đất xảy ra, số lượng cóc đực đã giảm 96%. Đây là một điều bất thường đối với cóc đực bởi vào mùa sinh sản, chúng sẽ vẫn ở lại cùng con cái cho đến khi sinh trứng xong. Ba ngày trước khi trận động đất xảy ra, số cặp giao phối cũng giảm xuống, gần như bằng không. Việc những con ếch dự đoán được khả năng xảy ra động đất vẫn chưa rõ ràng, song 2 nhà nghiên cứu này phát hiện rằng hành vi của những con cóc trùng với sự gián đoạn trong tầng điện ly, lớp điện tử trên cùng của bầu khí quyển Trái Đất. Sự thay đổi này phát tán một số khí radon, hoặc sóng trọng lực, thứ thường thấy trước khi xảy ra động đất. Theo Baodatviet.vn
  4. Huynh Phamhung ui, E ủng hộ 2 triệu, cho E số tài khoản để E chuyển tiền. E cảm ơn Đt: 0904427197
  5. Mỹ - Nhật gia tăng sức ép: Nhắm tới Triều Tiên và...? (Tin tức 24h) - Nhằm gia tăng sức ép lên Triều Tiên sau loạt vụ phóng tên lửa nước này tiến hành, Mỹ quyết định triển khai thêm hai khu trục hạm Aegis đến Nhật. Quyết định trên được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đưa ra khi đang có mặt trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản, theo đó quyết định này sẽ được thực hiện trước năm 2017. Quyết định này đưa Hải quân của Mỹ ở Nhật Bản sẽ có bảy tàu được trang bị hệ thống Aegis. Đây là một hệ thống chiến đấu tiên tiến và phức tạp nhất thế giới, đối phó với các tình huống chiến đấu khác nhau, trong đó đặc biệt ưu tiên cho tính năng phòng thủ tên lửa đạn đạo liên lục địa. Trước khi Bộ trưởng Chuck Hagel đưa ra quyết định này, Nhật Bản cũng phát đi thông điệp cứng rắn gửi đến Triều Tiên rằng Tokyo sẵn sàng bắn hạ bất cứ tên lửa hoặc mảnh vỡ tên lửa nào của Triều Tiên nếu nó đe dọa đến lãnh thổ Nhật Bản. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật và Mỹ trong cuộc họp báo tại Tokyo Theo tờ Asahi Shimbun, mệnh lệnh được Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đưa ra hôm thứ Năm vừa qua, với nội dung đánh chặn bất kỳ vụ phóng nào diễn ra trong giai đoạn từ ngày 3 – 25/4, dịp kỷ niệm 82 năm ngày thập lập Quân đội nhân dân Triều Tiên.Để hiện thực hóa tuyên bố trên, tàu khu trục Kirishima được trang bị hệ thống Aegis mang theo các tên lửa đánh chặn SM3 đã được điều tới vùng biển Nhật Bản với Triều Tiên để sẵn sàng nhận lệnh khai hỏa. Đây là mệnh lệnh đánh chặn thứ 5 được đưa ra kể từ năm 2009. Tất cả đều nhằm đối phó với các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Dù Mỹ tuyên bố việc tăng cường các khu trục hạm trang bị hệ thống Aegis chỉ nhằm đối phó với các vụ phóng tên lửa từ phía Triều Tiên, tuy nhiên quyết định này của Mỹ được cho rằng không chỉ có vậy. Khi đang thực hiện chuyến thăm Nhật Bản, Bộ trưởng Chuck Hagel đã không quên cảnh báo Trung Quốc về việc hành động đơn phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và các nước châu Á khác. “Tất cả các quốc gia cho dù lớn nhỏ thế nào đều xứng đáng được tôn trọng”, ông Hagel phát biểu trong chuyến thăm Tokyo. “Anh không thể đi quanh rồi định lại biên giới, vi phạm toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của các quốc gia bằng vũ lực, cưỡng ép và hăm dọa, cho dù đó là ở các đảo nhỏ trong Thái Bình Dương,” ông Hagel nói. Những nhận xét thẳng thắn của Bộ trưởng Hagel được đưa ra khi ông tái khẳng định liên minh quân sự của Washington với Tokyo và công bố việc triển khai thêm tới Nhật Bản hai tàu chiến được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo. Dù khẳng định việc triển khai này để đối phó với đe dọa từ Triều Tiên, nhưng động thái này cũng mang tính biểu tượng lớn trong bối cảnh đối đầu gia tăng giữa Nhật Bản và Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông. Bộ trưởng Hagel nhắc lại việc Washington đứng về phía Nhật Bản thông qua hiệp ước tương trợ an ninh có giá trị đối với cả quần đảo tranh chấp nói trên. “Chúng tôi rất coi trọng cam kết của Mỹ trong hiệp ước này, và chúng tôi cực lực phản đối bất cứ hành động cưỡng ép đơn phương nào nhằm phá hoại quyền kiểm soát của Nhật”, ông Hagel dõng dạc tuyên bố. Sơn Chúc Theo baodatviet.vn
  6. Đài Loan ráo riết chuẩn bị đối phó với “kịch bản Crimea” Thứ sáu 04/04/2014 07:04 ANTĐ - Sau cuộc khủng hoảng chính trị tại Kiev, Đài Loan đã theo dõi rất chặt chẽ việc Nga triển khai quân đội và sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine để chuẩn bị sẵn sàng đối phó với khả năng Trung Quốc sẽ có hành động tương tự như của Nga. Quân đội Nga không gặp bất kỳ sự kháng cự nào từ các lực lượng vũ trang Ukraine, khi họ tiến vào bán đảo Crimea và cuối cùng là chiếm đóng các căn cứ quân sự của Ukraine. Nhiều máy bay chiến đấu của không quân Ukraine không thể cất cánh được, và những chiếc máy bay chiến đấu có thể cất cánh thì lại được trang bị vũ khí rất kém. Các loại vũ khí còn lại của quân đội Ukraine cũng đã lỗi thời và có khả năng hạn chế. Ngay sau khi Nga sáp nhập Crimea, từ ngày 18-3-2014, tại Đài Loan, phong trào chống đối chính phủ do giới sinh viên khởi xướng với sự tham gia của hàng chục nghìn người đã bùng phát tại Đài Bắc, để phản đối Dự luật về hiệp định tự do mậu dịch giữa Đài Loan với Trung Quốc, được hai bên ký kết hồi tháng 7-2013 và đang chờ quốc hội thông qua. Người biểu tình dùng hoa hướng dương để thể hiện tính ôn hòa nhưng vẫn bị trấn áp, trước khi Tổng thống Mã Anh Cửu chấp thuận đối thoại với lãnh đạo của phong trào biểu tình. Đến ngày 30-3, tổng số người biểu tình đã lên đến 120.000 người. Tại các cuộc biểu tình trên đường phố Đài Bắc, đặc biệt là gần trụ sở Quốc hội và chính phủ, người ta trông thấy những bông hướng dương tràn ngập đường phố và những bức chân dung "Tổng thống" Đài Loan, trên đầu mọc hai cái sừng sơn dương. Phải chăng Đài Loan chuẩn bị đối mặt với phong trào “Mùa xuân Đài Bắc"? Theo các nhà quan sát, đây không phải là một phong trào tự phát. Nhiều guơng mặt nổi bật trong số các nhà hoạt động chính trị Đài Loan hưởng ứng kêu gọi xuống đường của giới sinh viên. Trước đó, vùng lãnh thổ Đài Loan đã gửi yêu cầu mua các máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-16 mới từ Mỹ. Tuy nhiên, Washington vẫn chưa phê chuẩn thỏa thuận này, thay vào đó họ lại đề xuất cấp nâng cấp phi đội máy bay chiến đấu F-16 hiện có của Đài Loan. Năm 2001, chính quyền cựu Tổng thống George W. Bush đã đề xuất bán cho hòn đảo này một số tàu ngầm, nhưng thỏa thuận vẫn giậm chân tại chỗ. 13 năm sau đó, vẫn không có dấu hiệu rõ ràng nào về việc những thỏa thuận này sẽ diễn ra như thế nào. Ông Andrew Hsia nói: "Tại thời điểm này, mọi người có thể có những suy nghĩ khác nhau về tàu ngầm, nhưng tôi cho rằng Đài Loan sẽ phát triển, hoặc cố gắng phát triển, tàu ngầm nội địa của mình." Ông Hsia cho rằng, Đài Loan nên duy trì chi tiêu quốc phòng ở mức 3% tổng sản phẩm quốc nội. Theo ông, trong những năm gần đây, ngân sách đã giảm xuống dưới mục tiêu đó, đặc biệt là kể từ khi cơ quan quốc phòng hòn đảo này dành ngân sách cho việc mua vũ khí mà chưa được chính phủ Mỹ phê chuẩn. Số tiền chưa được sử dụng mua số vũ khí này được hoàn lại cho kho bạc. Tuy nhiên, "Thứ trưởng Quốc phòng" Andrew Hsia nhấn mạnh rằng, Đài Loan cần phải nhận được sự ủng hộ từ Mỹ. Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi muốn ngồi lại với Mỹ để thảo luận về những sự hỗ trợ nào là phù hợp nhất đối với tình hình eo biển Đài Loan". Đức Hùng Theo anninhthudo.vn
  7. Chủ tịch nước sẽ phát biểu tại Quốc hội Nhật Bản (Chính trị Việt Nam) - "...Nhật Bản muốn thấy sự sẵn sàng của Việt Nam trong việc tìm ra giải pháp cho những vấn đề khác biệt còn ngăn trở quan hệ song phương..." Chiều 13/3, Tham tán Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản Hideo Suzuki cho biết, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang sẽ có bài diễn văn quan trọng tại Quốc hội Nhật vào ngày 18/3. Đây được coi là sự kiện rất hiếm có. Ông Suzuki cho biết, sự kiện này - có thể nói - còn đặc biệt hơn cả một chuyến thăm cấp nhà nước, vốn chỉ diễn ra ở Nhật 2 lần mỗi năm; vì Quốc hội Nhật Bản họp liên tục quanh năm và rất khó để xếp được lịch đón tiếp một nhà lãnh đạo nước ngoài đến phát biểu. Ông Hideo Suzuki. (Ảnh: TTO) Khi được hỏi về những kỳ vọng của các nghị sĩ Nhật Bản đối với bài phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông Suzuki nói các nghị sĩ sẽ muốn nghe những cam kết của Chủ tịch nước Việt Nam trong việc tăng cường hợp tác với Nhật Bản về các vấn đề kinh tế, an ninh, trao đổi văn hóa và việc ủng hộ đầu tư của Nhật Bản. Một vấn đề quan trọng khác mà các nghị sĩ Nhật Bản sẽ muốn nghe là tầm nhìn của Việt Nam về những bước đi sắp tới để hội nhập trong khu vực ASEAN và châu Á - Thái Bình Dương, việc triển khai những cải cách khác nhau mà Việt Nam đang thực hiện và quyết tâm thực hiện. Chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang diễn ra từ ngày 16/3-19/3/2014. Trong chuyến thăm, lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ cùng nhau thảo luận, đánh giá sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian qua, thống nhất về những phương hướng lớn cũng như các biện pháp cụ thể nhằm đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới… Ngày 18/3, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang sẽ phát biểu tại Quốc hội Nhật và chiều cùng ngày tiến hành hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe, với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến hợp tác an ninh, thúc đẩy quan hệ đầu tư, thương mại, các dự án viện trợ ODA... Hợp tác an ninh biển cũng là một chủ đề lớn được đề cập tại cuộc hội đàm. Ông Suzuki nhấn mạnh sự có mặt của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại quốc hội nước này và có bài phát biểu tại đây (sự kiện ngoại lệ ở Quốc hội Nhật Bản) là chỉ dấu cho thấy Nhật Bản đánh giá cao chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam. Thái An (tổng hợp từ LĐ/TTO) Theo baodatviet.vn
  8. Tướng Trung Quốc mượn cớ vụ máy bay Malaysia đòi xây cảng ở Trường Sa (Dân trí) - Lợi dụng vụ máy bay của Malaysia mất tích bí ẩn, Đô đốc hải quân Trung Quốc Doãn Trác mới đây đã ngang nhiên tuyên bố Bắc Kinh cần xây thêm cảng tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam để phục vụ cái gọi là “chiến dịch cứu hộ”. Trung Quốc huy động 10 vệ tinh tìm máy bay mất tích Giới phân tích cho rằng Trung Quốc đang lợi dụng vụ máy bay Malaysia mất tích để thực hiện chiến lược bấy lâu của mình trên Biển Đông. Trung Quốc điều 9 tàu và 4 trực thăng tìm máy bay Malaysia Vụ máy bay của hãng hàng không Malaysia mất tích đang là tâm điểm chú ý của dư luận những ngày qua. Tổng cộng có 10 bên gia tìm kiếm nhưng vẫn chưa phát hiện được tung tích của chiếc máy bay mất tích cùng 239 người, trong đó 2/3 là người Trung Quốc. Trong khi đó, trang tin China.org.cn mới đây dẫn lời ông Doãn Trác biện hộ rằng hiện nay hải quân Trung Quốc không có cơ sở cứu hộ tại các quần đảo họ chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông nên khó triển khai tàu cứu hộ khi cần. Không những vậy ông này còn đề xuất xây dựng một sân bay ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và biến quần đảo Hoàng Sa, cũng thuộc chủ quyền Việt Nam, thành trung tâm liên lạc biển trong khu vực. Theo giới quan sát, đề xuất của ông Doãn không chỉ đơn thuần nhằm phục vụ công tác cứu hộ mà để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra, giới phân tích cũng nhận định Trung Quốc đang dùng vụ máy bay mất tích để “ra oai” với các nước láng giềng. Hôm nay 11/3, Trung Quốc đã cho tái bố trí 10 vệ tinh để tìm kiếm dấu vết chiếc phi cơ Malaysia bị mất tích, sau khi cử một loạt phương tiện hải quân hùng hậu, trong đó có tàu đổ bộ lớn nhất, hiện đại nhất Tỉnh Cương Sơn, xuống Biển Đông tham gia cứu nạn. Quy mô của lực lượng tham gia cứu hộ của Trung Quốc đã được truyền thông nước này loan tin rầm rộ trong suốt những ngày qua. Một bài báo trên mạng Quartz nhận định, vụ máy bay chở nhiều người Trung Quốc bị mất tích là “một cơ hội để Bắc Kinh tiếp tục thúc đẩy chiến lược có từ một thập kỷ nay: đó là mở rộng sự can dự cả về quân sự lẫn ngoại giao vào vùng Đông Nam Á”. Trung Anh Theo dantri.com.vn
  9. Biển Đông: Thế trận mới đang hình thành (Bình luận quân sự) - “Lợi ích quốc gia” của Mỹ trên Biển Đông không chỉ đơn thuần là “tự do hàng hải” mà còn lớn hơn nhiều,đó là an ninh quốc gia Mỹ và Nhật Bản... Giới hạn “lợi ích quốc gia” của Mỹ đã đến vạch đỏ... Từ cuối năm 2013, các tuyên bố chính thức cũng như không chính thức của giới lãnh đạo ngoại giao và quân sự Mỹ về Biển Đông đã cứng rắn hẳn lên đối với Trung Quốc, khi Bắc Kinh càng lúc càng có thêm các hành động được coi là khiêu khích để áp đặt bằng sức mạnh các đòi hỏi chủ quyền của mình tại Biển Đông. Phải chăng giới hạn “lợi ích quốc gia” của Mỹ đã đến vạch đỏ? Năm 2010, tại Hà nội, Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là bà H.Clinton đã tuyên bố một câu “như đinh đóng cột” rằng: “Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông” khiến cho Trung Quốc bất ngờ “chết đứng”, Ngoại trưởng Trung Quốc bỏ ra khỏi phòng họp sau khi trút tức giận lên Singapo một câu sặc mùi nước lớn: “Nên nhớ anh chỉ là nước nhỏ”. Vậy “lợi ích quốc gia” của Mỹ bao hàm vấn đề gì mà đã hơn 3 năm trôi qua,Trung Quốc đã làm cho Biển Đông nổi sóng, đưa các quốc gia ĐNA vào cuộc đua tăng cường năng lực quốc phòng…thì Mỹ vẫn tỏ ra trung lập và cho đến giờ mới có những tuyên bố cứng rắn? Nếu Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc, nghĩa là Trung Quốc khống chế hoàn toàn các tuyến hàng hải quan trọng và eo biển Malacca thì trước hết đây là một đòn trời giáng vào “tử huyệt” của Nhật Bản đồng thời đẩy Mỹ ra khỏi khu vực ĐNA, làm bàn đạp để chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ. Ngược lại, nếu không khống chế được Biển Đông thì chưa nói đến bị Mỹ và liên minh quân sự của Mỹ bao vây hay không mà an ninh về năng lượng, an ninh về thương mại của Trung Quốc luôn có độ tin cậy không cao và luôn bị đe dọa. Trung Quốc sẽ không có cơ hội để chơi sòng phẳng với Mỹ trên mọi vấn đề. Té ra là “lợi ích quốc gia” của Mỹ trên Biển Đông không chỉ đơn thuần là “tự do hàng hải” mà còn lớn hơn nhiều, đó là an ninh quốc gia Mỹ và Nhật Bản, một liên minh quân sự nòng cốt trong chiến lược châu Á-TBD của Mỹ. Những hành động của Trung Quốc thời gian qua trên Biển Đông như chiếm bãi cạn Scarborogh của Philippines, đồng minh của Mỹ, thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, cấm đánh bắt hải sản… không khiến Mỹ phải can thiệp vì nó không lớn hơn quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Một học giả Mỹ đã nói thẳng: “Mỹ không đem hạm đội 7 sang để đánh nhau với Trung Quốc vì mấy cái đảo đá mà chỉ sang vì lợi ích quốc gia”, là chính xác. Như vậy dễ thấy là chỉ khi nào Biển Đông có dầu hiệu sắp bị rơi vào tay kẻ khác, tức là có thể coi như đó là vạch đỏ giới hạn mà buộc Mỹ phải có biện pháp cứng rắn để bảo vệ lợi ích quốc gia. Tàu tuần duyên USS Freedom tác chiến gần bờ của Hải quân Mỹ triển khai ở căn cứ Changi, Singapore đang canh chừng cửa ra vào eo biển Malacca Một bộ phận công trình của căn cứ Subic được lặng lẽ khôi phục đến trạng thái "có thể cung cấp sử dụng bất cứ lúc nào" cho lực lượng tàu ngầm Thái Bình Dương của Mỹ (Globaltimes) Dư luận và giới quan sát đã không mấy khó khăn khi nhận ra Mỹ đã chất vấn chỉ trích tính pháp lý của đường lưỡi bò (chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông) mà Trung Quốc đã tuyên bố, Mỹ cảnh cáo Trung Quốc rằng “sẽ thay đổi tư thế quân sự” nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông, Mỹ công khai ủng hộ Philippines kiên Trung Quốc về đường lưỡi bò… trong bối cảnh khi Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh hải quân một cách bất thường và tỏ ra rất quyết đoán trong hành động…bởi vì đây là 2 vấn đề cốt yếu cho thấy Biển Đông có nguy cơ sẽ bị Trung Quốc khống chế. Việc Mỹ xuất hiện trực tiếp, công khai, vào khu vực Biển Đông đã tạo ra 2 mâu thuẫn lớn: Mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước có tranh chấp về chủ quyền biển đảo và mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ-Nhật Bản về nguy cơ thách thức đến an ninh quốc gia, địa vị thống trị châu Á-TBD. Thế trận trên Biển Đông trở nên đầy kịch tính khi xuất hiện 2 cường quốc đối đầu. Tính chất Trung-Mỹ đậm đặc hơn đã khiến cho các nước nhỏ dễ thở hơn dưới áp lực của Trung Quốc. Tính nguy hiểm của ADIZ trên Biển Đông Chúng ta không bao giờ nghĩ rằng Trung Quốc sẽ không lập ADIZ trên Biển Đông mà lập ADIZ hay không với Trung Quốc chỉ là vấn đề thời gian. Phát ngôn viên của BQP Trung Quốc đã tuyên bố rõ ràng là “khi chuẩn bị đủ điều kiện thì sẽ lập ADIZ trên Biển Đông” đó thôi. Chúng ta biết rằng, ADIZ là sản phẩm của chiến tranh lạnh, nhưng nếu như Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông thì đây lại là sự “sáng tạo” đầy hiểm độc. Thử hỏi có quốc gia nào ở ĐNA dám tấn công Trung Quốc bằng không quân hay không? An ninh Trung Quốc từ hướng Biển Đông (biển Nam Trung Hoa) có bị đe dọa bởi các nước nhỏ ven Biển Đông? Hay là Trung Quốc đề phòng máy bay của Nhật Bản, Mỹ tấn công từ hướng này, vậy thì ADIZ trên biển Hoa Đông ngay trước cửa nhà Trung Quốc mà máy bay B-52 Mỹ bay lượn mà sao Trung Quốc không một phản ứng?... Rõ ràng, nếu Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông là chỉ dùng nó để áp dụng cho tranh chấp chủ quyền, một kiểu xâm lược, chiếm đoạt vùng trời của quốc gia láng giềng rất ngang ngược và đặc biệt rất tàn độc và bỉ ổi. Nói là tàn độc, bỉ ổi là vì thực chất, đây là hành động đe dọa, sát hại con tin để đòi hỏi chủ quyền. Các quốc gia bị ADIZ trùm lên buộc phải lựa chọn hoặc là có hàng trăm người trên chuyến bay dân sự sẽ bị đe dọa, giết hại nếu như không chấp nhận ADIZ họ lập ra hoặc muốn an toàn thì mất chủ quyền. Sự lợi hại, nguy hiểm của việc dùng ADIZ để tranh chấp chủ quyền luôn tạo ra cho láng giềng một sự lựa chọn bắt buộc: Chiến tranh hoặc hòa bình trong lệ thuộc. Việc dùng ADIZ trên Biển Đông để tranh chấp chủ quyền sẽ là nguyên nhân chủ yếu làm sụp đổ chính sách quốc phòng “ba không” hòa bình của Việt Nam. Chính sách quốc phòng “3 không” của Việt Nam Chính sách “ba không” quốc phòng Việt Nam bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia, thực chất là chính sách quốc phòng hòa bình, mong muốn hòa bình, tin cậy lẫn nhau… nằm trong đường lối đối ngoại của Đảng là “muốn là bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”. Đây là thông điệp thứ nhất, thông điệp hòa bình, mong muốn chung sống hòa bình với tất cả các quốc gia trong khu vực và thế giới.. Nếu kẻ thù gây chiến, ngang nhiên xâm hại đến chủ quyền, khi máu đã đổ trên vùng trời, vùng biển, hải đải của Tổ quốc thì lúc đó, chính kẻ thù đã xóa bỏ chính sách quốc phòng “ba không” hòa bình của Việt Nam. Rõ ràng là Việt Nam muốn hòa bình, nhưng kẻ thù không muốn cho chúng ta hòa bình, chúng muốn cướp trời, cướp biển thì Việt Nam buộc phải chống lại. Để chống lại kẻ thù xâm lược, Việt Nam luôn cần sự ủng hộ của toàn thế giới và không những chỉ dựa vào một nước này nào đó mà sẵn sàng dựa vào cả thế giới để chống kẻ thù xâm lược, là một trong 3 dòng thác cách mạng mà Việt Nam đã vận dụng để tạo nên chiến thắng trong các cuộc chiến tranh vệ quốc trước đây. Nên hiểu rằng, chấp nhận hy sinh xương máu là biện pháp cuối cùng tổn hại nhất, giá phải trả đắt nhất mà dân tộc Việt cũng buộc phải dùng để bảo vệ chủ quyền thì không có biện pháp nào mà dân tộc Việt không sử dụng để chiến thắng quân xâm lược. Đó là điều chắc chắn. Đây cũng chính là thông điệp thứ hai cho những kẻ có mưu đồ bành trướng, cậy mạnh đụng đến một dân tộc yêu chuộng hòa bình. Tuy nhiên chính sách “ba không” đó có phát huy hiệu quả hay không thì phụ thuộc rất lớn vào sức mạnh quân sự, khả năng răn đe của Việt Nam đối với những kẻ có mưu đồ gây chiến. Vì thế, ở một góc độ nào đó, tuyên bố "thay đổi tư thế quân sự" của Mỹ nếu Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông lại góp phần cho chính sách quốc phòng hòa bình của Việt Nam có tính răn đe mạnh hơn, phát huy hiệu quả hơn. Tại sao ư? Đương nhiên Trung Quốc chẳng bao giờ muốn Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ, Nhật Bản hay Nga và càng không muốn Mỹ, Nhật Bản hay Nga có căn cứ quân sự ở Việt Nam. Lê Ngọc Thống/ theo baodatviet.vn
  10. Mỹ điều thêm tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa Tomahawk tới GuamThứ năm 13/02/2014 10:16 ANTĐ - Truyền thông Nhật Bản ngày 12/02 cho biết, hải quân Mỹ có kế hoạch trước tháng 3/2015, họ sẽ triển khai thêm tàu ngầm tấn công Topeka lớp Los Angeles tới căn cứ Guam. Các nhà phân tích cho rằng, hành động này của Washington là nhằm đối phó với những động thái liên tục phô trương sức mạnh trên biển của Bắc Kinh. Vừa qua, một quan chức của Lầu năm góc đã bày tỏ sự lo ngại: "Tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện trong khu vực mà từ trước tới nay nó chưa từng bén mảng đến". Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles là tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, có lượng giãn nước tới hơn 6000 tấn. SSN-754 Topeka được đưa vào phục vụ từ năm 1989, khi hoạt động tàu phát ra tiếng ồn rất nhỏ, tàu được trang bị hệ thống liên lạc chỉ huy hiện đại và các tên lửa hành trình Tomahawk. Vũ khí chính trên tàu ngầm gồm 12 ống phóng thẳng đứng, sử dụng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk có tầm bắn từ 1.700-2.500km và tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon. Tàu còn được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm được bố trí ở dưới đáy tàu sử dụng ngư lôi hạng nặng Mark-48 có tầm bắn 38km. Ống phóng tên lửa hành trình Tomahawk trên tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles được trang bị lò phản ứng hạt nhân GE PWR S6G, giúp tàu ngầm đạt tốc độ khi lặn 20 hải lý/h, tốc độ tối đa của tàu 33 hải lý/h. Tàu ngầm có thể lặn sâu tối đa 450 mét, độ sâu hoạt động thông thường là 300 mét. Hải quân Mỹ cũng vừa công bố, họ sẽ thay thế ba tàu vận tải đổ bộ tấn công thuộc căn cứ Sasebo ở Nagasaki-Nhật Bản, sau đó tiếp tục tuyên bố triển khai thêm các tàu ngầm hạt nhân mới. Ông Klinger, chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Quỹ Heritage Foundation cho nằng, việc Hải quân Mỹ triển khai thêm tàu ngầm là vì trong những năm gần đây Washington muốn duy trì tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương do việc Trung Quốc luôn gia tăng sức mạnh quân sự của mình. Đức Hà Theo Kyodo News, anninhthudo.vn
  11. Hội đàm lịch sử Trung - Đài lần đầu tiên Thứ Ba, 11/02/2014 15:13 (NLĐO) – Trung Quốc và Đài Loan bắt đầu cuộc hội đàm cấp cao nhất hôm 11-2 kể từ khi Đài Loan tách khỏi Trung Quốc đại lục năm 1949. Trung Quốc tấn công Đài Loan vào năm 2020? Đài Loan đã có "hung thần" của tàu ngầm Trung Quốc Tân lãnh đạo Quốc phòng Đài Loan từ chức chóng vánh Đài Loan tập trận phòng Trung Quốc tấn công năm 2017 Ông Vương Úc Kỳ, phụ trách bộ phận chính sách đối với Trung Quốc của Đài Loan,đã đến Bắc Kinh hôm 11-2. Ảnh: Wikipedia Hai quan chức cao cấp phụ trách chính sách đối với nhau là Vương Úc Kỳ phía Đài Loan và Trương Chí Quân của Trung Quốc sẽ gặp nhau tại cuộc hội đàm kéo dài 4 ngày tại thành phố Nam Kinh. Phát biểu với truyền thông trước khi khởi hành từ Đài Loan, ông Vương cho biết mục đích của chuyến thăm tới đất liền là để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên. Ông cũng thừa nhận cuộc gặp gỡ sẽ “không dễ dàng và suôn sẻ”, đồng thời khẳng định đây chỉ đơn giản là một buổi nói chuyện mà không liên quan đến việc ký kết bất cứ thỏa thuận hợp tác nào. Dù vậy, cuộc hội đàm có thể là tiền đề cho một thỏa thuận thương mại tự do giữa Trung Quốc và Đài Loan trong tương lai, mà hiện tại đang bị Bắc Kinh trì hoãn. Ngoài ra, cuộc hội đàm “có tác động quan trọng tới việc thể chế hóa hơn nữa các quan hệ giữa hai bên". Trong khi Trung Quốc nhấn mạnh Đài Loan vẫn là một phần lãnh thổ của đại lục thì Đài Loan tự gọi mình là Cộng hòa Trung Hoa. Bắc Kinh vẫn để ngỏ khả năng sử dụng vũ lực để lấy lại Đài Loan song Mỹ lại cam kết bảo vệ Đài Loan dù không chính thức công nhận hòn đảo. Điều này cũng là khúc mắc lớn trong quan hệ Mỹ - Trung nhiều thập niên qua. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai bờ eo biển được cải thiện kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên làm người lãnh đạo Đài Loan vào năm 2008. P.Nghĩa (Theo BBC, nld.com.vn) Trung - Đài tìm tiếng nói chung Thứ Ba, 11/02/2014 21:39 Đài Loan có thể tập trung đàm phán về lợi ích kinh tế và an ninh, trong khi Trung Quốc quan tâm đến vấn đề hội nhập lâu dài của hòn đảo này. Trung Quốc và Đài Loan hôm 11-2 đã tiến hành cuộc hội đàm ở cấp cao nhất kể từ khi chia tách cách đây 65 năm. Ông Vương Úc Kỳ, quan chức của Đài Loan phụ trách về chính sách đối với Trung Quốc, đã có cuộc gặp mặt khoảng 2 giờ với ông Trương Chí Quân, Chủ nhiệm Văn phòng phụ trách vấn đề Đài Loan của Trung Quốc, tại TP Nam Kinh thuộc tỉnh Giang Tô trong ngày 11-2. Cuộc hội đàm còn kéo dài đến hết ngày 14-2. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đều ca ngợi đây là “bước ngoặt” trong quan hệ Trung - Đài. Tân Hoa Xã mô tả cuộc gặp này là “cơ hội không thể tưởng tượng trong những năm trước đó”. Tạp chí Time (Mỹ) nhận định hội đàm giữa Đài Loan - Trung Quốc từng là điều “gần như không tưởng”. Ông Trương Chí Quân (phải) và ông Vương Úc Kỳ bắt tay trước buổi họp ngày 11-2Ảnh: TÂN HOA XÃ Không dừng lại ở đó, nhiều người kỳ vọng cuộc gặp sẽ mở đường cho cuộc hội đàm giữa nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC vào tháng 10 tới ở Bắc Kinh. “Mục đích chính của tôi trong chuyến thăm này là thúc đẩy quan hệ, sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên. Có thể ngồi xuống và nói chuyện đã là một cơ hội thực sự đáng giá” - ông Vương phát biểu trước khi rời Đài Loan. Trong trích dẫn của hãng tin CNA (Đài Loan), ông Vương hy vọng chuyến thăm “không dễ dàng đạt được này” sẽ diễn ra suôn sẻ. Theo ông, hai bên không dự kiến ký kết bất kỳ hiệp định nào. Dù vậy, đài BBC cho rằng nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại tự do giữa hai bên vốn đang bị đình trệ. Các nhà chức trách Đài Loan cho biết sẽ nêu vấn đề tự do báo chí sau khi Bắc Kinh từ chối cho phép một số cơ quan truyền thông tiếp cận cuộc gặp ở Nam Kinh. Dù chương trình nghị sự chưa được chính thức công bố nhưng hai bên ​​có thể sẽ thảo luận về các vấn đề thương mại, điều kiện thành lập văn phòng liên lạc chính thức tại Đài Loan và Trung Quốc. Theo giới phân tích, Đài Loan có khả năng tập trung vào việc đạt được những bảo đảm về lợi ích kinh tế, an ninh. Trong khi đó, Trung Quốc quan tâm đến vấn đề hội nhập lâu dài của hòn đảo này. Trong thâm tâm nhiều người Đài Loan, cuộc đàm phán này rất nhạy cảm. Họ lo sợ gần gũi hơn với Bắc Kinh về chính trị có thể làm suy yếu sự tự chủ của hòn đảo này. “Quan hệ qua lại ở eo biển Đài Loan đang phát triển khá tích cực nhưng tiềm năng vẫn chưa được khai thác đầy đủ. Mọi người không nên quá kỳ vọng (vào cuộc hội đàm) vì hai bên cần thêm thời gian để tìm được tiếng nói chung” - ông Giả Khánh Quốc, giáo sư nghiên cứu vấn đề quốc tế tại Trường ĐH Bắc Kinh, nhận định. HUỆ BÌNHTheo nld.com.vn
  12. Kính gửi Bác Thiên Sứ Con mới đọc bài Chuyện "ông Táo" trong văn hoá dân gian Á Đông đăng trên dantri.com.vn, nếu con không đọc bài của Bác trước thì dính phải thuốc độc rồi. Con nói thế cũng không đúng, thực ra thế hệ chúng con (con sinh năm 1979) không biết mình bị nhiễm độc nếu không biết đến Bác, những công trình nghiên cứu, bài viết của Bác về nền văn hiến Việt 5000 năm. P/S: Con có gửi bài của Bác cho dantri.com.vn hy vọng họ hiểu được. Con cũng xin phép cho con chép bài của Bác để gửi cho người thân, bạn bè của con nếu Bác cho phép. Chúc Bác luôn mạnh khoẻ!
  13. Ông Jang Song-thaek bị chó đói ăn thịt? Thứ Năm, 02/01/2014 18:40 (NLĐO) - Văn Hối, tờ báo lớn của Hồng Kông, đưa tin nhân vật số hai một thời của Triều Tiên Jang Song-thaek đã bị xử tử một cách hết sức tàn khốc: bị chó đói ăn thịt Bản tin của Văn Hối được báo Straits Times (Singapore) dẫn lại vào ngày 26-12-2013 trong bài nhận định về quan hệ Trung - Triều sau vụ thanh trừng chấn động trên. Còn Văn Hối đưa tin hôm 12-12, được cho là ngày ông Jang bị xử tử. Theo bản tin, ông Jang không bị hành quyết bằng súng máy như các vụ xử tử tội phạm chính trị như trước đây. Hãi hùng hơn nhiều, ông cùng 5 thuộc hạ thân tín bị lột trần truồng và ném vào một cái lồng. Sau đó, 120 con chó săn bị bỏ đói 3 ngày được thả vào lồng cắn xé họ. Ông Jang Song-thaek không bị người cháu vợ Kim Jong-un xử tử bằng súng máy như thường thấy . Ảnh: Reuters Vụ hành quyết kéo dài 1 giờ trước sự chứng kiến của ông Kim Jong-un, cháu vợ ông Jang, cùng 300 quan chức cấp cao của Triều Tiên. Hình thức tử hình bằng chó này có tên gọi là “quan jue”.Văn Hối được xem là cơ quan ngôn luận của chính quyền Bắc Kinh tại Hồng Kông. Báo thành lập năm 1938 tại Thượng Hải và cho ra mắt phiên bản tại Hồng Kông 10 năm sau đó. Mặc dù Văn Hối là báo lớn và có uy tín song mức độ tàn bạo của màn xử tử trên khiến ai cũng bán tín bán nghi, không dám tin là sự thật. Ngoài tính xác thực của thông tin - điều mà không ai dám đoan chắc, tờ Straits Times còn nêu lên một vấn đề khác: Bản tin với những mô tả chi tiết và rùng rợn xuất hiện trên tờ báo do Bắc Kinh kiểm soát, chứng tỏ Trung Quốc không còn để tâm đến quan hệ với chính quyền của ông Kim Jong-un. Trên thực tế, 2 ngày sau khi ông Jang bị xử tử, tờ Thời báo Hoàn cầu đăng xã luận kêu gọi chính quyền Bắc Kinh thôi nuông chiều Bình Nhưỡng vì đa phần người dân Trung Quốc cảm thấy ghê sợ vụ thanh trừng đẫm máu trên. Hải Ngọc (Theo Straits Times) Theo nld.com.vn
  14. Báo Hàn Quốc hé lộ “người nắm thực quyền” ở Triều Tiên (Dân trí) - Tờ Korea Times của Hàn Quốc dẫn lời một nhà lập pháp nước này cho hay, vụ xử tử chú dượng của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là do phe “diều hâu” trong quân đội “đạo diễn” và chính người đứng đầu phe nhóm này là người có “thực quyền” ở Triều Tiên. Nhà lập pháp Hàn Quốc cho rằng ông Choe Ryong-hae, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Triều Tiên, mới là người nắm thực quyền ở Triều Tiên. Tờ Korea Times dẫn lời nhà lập pháp Hàn Quốc hôm thứ sáu vừa qua cho hay, phe “diều hâu” trong quân đội - phe “đạo diễn” vụ xử tử ông Jang Song-thaek, chú rể nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, là do ông Choe Ryong-hae, phó thống soái quân đội Triều Tiên đứng đầu.Nhà lập pháp cũng cho rằng ông Kim Jong-un chỉ là nhân vật được dựng lên “làm cảnh” và ông Choe mới nắm toàn quyền. “Ông Choe xử tử Jang do tiến hành một vụ đảo chính”, ông Ahn Hong-joon, nghị sỹ đảng cầm quyền Saenuri của Hàn Quốc và là chủ tịch Ủy ban đối ngoại và thống nhất Hàn Quốc cho hay. “Nhiều người nghĩ vụ thanh trừng ông Jang là một phần kế hoạch của ông Kim Jong-un để củng cố quyền lực của mình. Nhưng thực chất ông không nắm giữ bất kỳ quyền hành nào ở Triều Tiên.” “Ông Kim được người Triều Tiên coi như là nhân vật biểu tượng…trong khi ông Choe ra mọi quyết định”, ông Ahn cho biết thêm. Ông cũng cho rằng vụ thanh trừng cựu phó thống soái Ri Young-ho một năm trước cũng là một phần trong cuộc tranh giành quyền lực tương tự giữa ông Jang và quân đội. “Nhóm của ông Jang đã bất ngờ tấn công nơi ở của ông Ri, giết chết khoảng 20 người tin cẩn của ông Ri rồi bắt ông”, ông Ahn cho hay. “Vụ xử tử ông Jang là đòn đáp trả của phe nhóm quân đội.” Năm ngoái, cựu phó thống soái Ri Young-ho, một nhân vật có nhiều ảnh hưởng trong chính trường Triều Tiên, đã bị phế truất và bị tước mọi chức vụ. “Tình hình chính trị ở Triều Tiên hiện rất bất ổn và có thể còn có tranh giành giữa các nhóm lợi ích khác nhau”, nhà lập pháp Hàn Quốc bình luận. “Giữ vững an ninh là điều cần thiết đối với Hàn Quốc hiện nay”. Trong khi đó, hôm thứ sáu vừa qua, đài phát thanh nhà nước Bình Nhưỡng cho biết quan chức và người dân nước này đã nguyện trung thành với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, có vẻ như nhằm tiếp tục khẳng định sự ủng hộ nhà lãnh đạo trẻ sau vụ thanh trừng chú của ông. Hôm thứ hai hàng chục ngàn binh sỹ Triều Tiên cũng cam kết trung thành với ông Kim. Vũ Quý Theo Korea Times, dantri.com.vn
  15. Chuyên gia Mỹ: Khó tránh nổ súng với Trung Quốc (Quan hệ quốc tế)- Giữa Mỹ và Trung Quốc có thể xảy ra nổ súng để lại nhiều thiệt hại về ngoại giao. Nhận định được chuyên gia Mỹ đưa ra sau vụ tàu Trung Quốc “liều mình” lao vào tàu Mỹ trên Biển Đông. Ông Richard Cronin, chuyên gia về châu Á, Giám đốc Chương trình Ðông Nam Á của trung tâm Stimson của Mỹ trong bài trả lời báo chí Mỹ ngày 20/12 đã bày tỏ lo ngại về nguy cơ đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc. Quan điểm của ông Cronin được đưa ra sau vụ tàu chiến Mỹ và tàu chiến Trung Quốc suýt va chạm nhau ở hải phận quốc tế trên Biển Đông. Chuyên gia Richard Cronin nói: "Có nhiều khả năng xảy ra một sự cố, có thể sẽ không leo thang thành một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc nhưng chắc chắn sẽ kèm theo một vụ nổ súng để lại nhiều thiệt hại về ngoại giao”. Chuyên gia Richard Cronin Trước đó một ngày (20/12), phát biểu trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho rằng cách hành xử của tàu chiến Trung Quốc - dẫn tới vụ "suýt va chạm" nếu tuần dương hạm USS Cowpens của Mỹ không bẻ lái để đổi hướng - vừa "không có ích lợi, vừa thiếu trách nhiệm". Ông Hagel cảnh báo việc tàu chiến Trung Quốc cố tình cắt mặt tàu USS Cowpens của Mỹ ở khoảng cách hơn 100 mét có nguy cơ làm leo thang mối quan hệ vốn đã căng thẳng hiện nay giữa hai nước. Ông Hagel khẳng định hành động cố tình này của tàu chiến Trung Quốc có khả năng dẫn tới những tính toán sai lầm. Tuần dương hạm USS Cowpens của Mỹ Cũng trong cuộc họp báo, Tướng bốn sao Martin Dempsey - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ - cho biết sau vụ việc này, các lực lượng của Mỹ - đặc biệt là thủy quân lục chiến và không quân - càng tăng cường cảnh giác, nhất là trong những tình huống nhạy cảm. Theo các nguồn tin khác nhau thì vụ việc “suýt va chạm” xảy ra ngày 5/12 khi một chiếc trong đội tàu bảo vệ tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc liên lạc qua vô tuyến với tuần dương hạm USS Cowpens và yêu cầu chiếc tàu này rời khỏi khu vực. Tàu USS Cowpens trả lời rằng họ đang ở hải phận quốc tế, do đó từ chối thay đổi hành trình. Tàu sân bay Liêu Ninh và các tàu hộ tống của Trung Quốc Ngay sau đó, chiếc Cowpens đã bị một chiếc tàu Trung Quốc đuổi theo, cắt qua mặt rồi đột ngột quay đầu chỉ cách mũi tàu Mỹ chưa đầy 500 mét và dừng lại, buộc tàu USS Cowpens phải bẻ lái khẩn cấp để tránh va chạm.Trong khi đó, báo chí Trung Quốc đổ lỗi cho tàu USS Cowpens thâm nhập vào vùng bảo vệ có bán kính 40km của tàu sân bay Liêu Ninh, đã bám đuôi và sách nhiễu đội tàu hộ tống tàu Liêu Ninh, thậm chí đã có hành vi gây hấn trước. Đông Triều Theo baodatviet.vn
  16. Hàn - Triều bàn làm ăn sau vụ Jang Song-thaek Hàn Quốc và Triều Tiên hôm nay tổ chức cuộc họp nhằm nối lại vòng đàm phán về khu công nghiệp chung Kaesong, trong bối cảnh chính trường Bình Nhưỡng chấn động sau vụ xử tử Jang Song-thaek Khu công nghiệp Kaesong. Ảnh: AFP "Chúng tôi sẽ xem xét việc thực thi những gì đã được nhất trí và tiến hành các nhiệm vụ liên quan đến sự phát triển của tổ hợp kinh tế Kaesong", AFP dẫn lời ông Kim Ki-woong, trưởng đoàn đàm phán Hàn Quốc. Với sự đồng ý của Bình Nhưỡng, Seoul cũng mời một đoàn đại biểu nước ngoài gồm các thứ trưởng tài chính đến từ 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới G20, quan chức Ngân hàng Phát triểu châu Á và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đến tham quan Kaesong. Động thái này được cho là có mục đích kêu gọi nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp chung giữa hai miền Triều Tiên, nhằm tránh khả năng Triều Tiên đơn phương đóng cửa các cơ sở sản xuất tại đây. Bình Nhưỡng đã rút toàn bộ công nhân của họ hồi tháng 4 sau khi vụ thử hạt nhân hôm 12/2 làm bùng phát căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và dẫn đến việc mở rộng lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Khu công nghiệp Kaesong chỉ được tái mở cửa vào tháng 9, sau gần nửa năm đàm phán giữa hai nước. Việc Triều Tiên đồng ý tổ chức cuộc họp lần này và mời quan chức nước ngoài tham quan Kaesong được nhận định là nhằm dẹp bỏ những thông tin về sự bất ổn trên chính trường nước này, sau khi ông Jang Song-thaek, chú của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, bị xử tử hôm 12/12. "Mặc dù phe phái Jang Song-thaek đã gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế, nhưng sẽ không có sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Mọi thứ vẫn diễn ra như trước đây", Yun Yong-suk, một quan chức cấp cao trong Ủy ban phát triển kinh tế nhà nước, hôm 16/12 cho biết. Kaesong được thành lập năm 2003. Đây là khu công nghiệp chung cuối cùng của hai miền vẫn còn đang hoạt động và là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của Bình Nhưỡng. Kaesong nằm bên trong lãnh thổ Triều Tiên. 123 công ty Hàn Quốc với hơn 50.000 công nhân Triều Tiên đang làm việc tại đây. Đức Dương Theo vnexpress.net
  17. Bùa quyền lực làm lộ mâu thuẫn gia đình Kim Jong-un (Tin tức 24h) - Sau vụ thanh trừng ông chú đầy quyền lực của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un, nội bộ gia đình họ Kim đã có nhiều sự thay đổi. Bên cạnh đó, Tổng thống Hàn Quốc đã kêu gọi quân đội tăng cường cảnh giác ở khu vực biên giới với Triều Tiên. Mâu thuẫn nội bộ gia đình họ Kim Sau vụ thanh trừng ông Jang Song-thaek, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có một loạt chuyến thị sát từ cuối tuần qua. Theo đó, nhà lãnh đạo trẻ đã lần lượt đi thị sát một trung tâm thiết kế quân sự, một khu nghỉ mát trượt tuyết cao cấp và một kho cá của quân đội. Hình ảnh trong chuyến thăm mới nhất của ông Kim Jong-un hôm 16/12 cho thấy ông mỉm cười hài lòng bên cạnh nhóm quan chức quan sự hàng đầu. Ông Kim Jong-un tươi cười khi đi thăm một kho cá của quân đội.Các tấm ảnh cho thấy ông không che giấu nỗi vui mừng khi nghe nói sản lượng cá đã phát triển đáng kể trong năm nay. Nhà lãnh đạo rạng rỡ khi nhìn thấy nhà kho chất đầy cá và nói rằng trông chúng như một kho vũ khí chứa đầy pháo đạn. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo cũng không quên viết thư tay cám ơn người quản lý kho chứa cá này, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA tiết lộ. Trong khi đó, Bưu điện Hoa Nam ngày 16/12 đưa tin, Kim Han-sol, cháu gọi nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un bằng chú, hiện đang theo học tại Pháp đã tìm cách xóa dấu vết về nơi ở của mình sau vụ Jang Song-thaek bị thanh trừng. Ngày 14/12, chỉ 2 ngày sau khi Jang Song-thaek bị tuyên án tử hình và hành quyết lập tức, biển tên của Kim Han-sol 19 tuổi đã bị loại bỏ khỏi hòm thư ký túc xá trường Scienses-Po's Le Havre, tờ Donga Ilbo cho biết. Kim Han-sol, cháu đích tôn của ông Kim Jong-il và gọi Kim Jong-un là chú ruột, hiện đang theo học tại Pháp. Được biết, cha của Han-sol, Kim Jong-nam là trưởng nam của cố Chủ tịch Kim Jong-il, anh cả của Kim Jong-un được cho là nhận sự hậu thuẫn từ Jang Song-thaek trong khi ông đang phải sống lưu vong ở Trung Quốc, Macau và Singapore. Kim Han-sol theo học tại trường này từ tháng 8 vừa qua và anh luôn bị săn đón bởi cánh phóng viên báo chí Hàn Quốc trong khi truyền thông Seoul cho rằng Han-sol trở nên cảnh giác hơn sau khi Jang Song-thaek bị thanh trừng. Trái lại, một người thân khác của Kim Jong-un, bà Kim Kyong Hui, 67 tuổi, cô ruột của nhà lãnh đạo Triều Tiên, vẫn là một thành viên đầy quyền lực trong bộ máy cầm quyền Triều Tiên ngay cả khi chồng bà là ông Jang Song-thaek mới bị tử hình. Theo thông tin từ KCNA tối 14/12, bà Kim Kyong-Hui được chỉ định làm thành viên ban lễ tang của Đảng Lao động Triều Tiên (WPK) nhằm chuẩn bị đám tang của Kim Kuk Tae - Chủ tịch Ủy ban Thanh tra Trung ương WPK. Đây được xem là một vị trí có uy tín. Bà Kim Kyong Hui có mặt trong bộ phim tài liệu được phát trên truyền hình Triều Tiên hôm 13/12. Ngay sau cái chết của ông Jang Song-Thaek, số phận bà Kim Kyong Hui không rõ ràng. Nhưng theo tiết lộ của các chuyên gia và cơ quan thông tấn Triều Tiên, chính bà Kim Kyong Hui đã tham gia bắt ông chồng Jang Song-thaek vì tội phản bội tổ quốc. Jang Song-thaek từng âm mưu ám sát cố Chủ tịch Kim Jong-il Tờ JoongAng Ilbo cho biết- Jang Song-thaek từng có âm mưu tiến hành cuộc đảo chính lật đổ cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il từ những năm 1990. Một nguồn tin đã cho tờ báo biết thông tin trên dựa trên lời khai của một trong những người đào thoát cao cấp nhất là Hwang Jang-yop. Theo nguồn tin này, bản thân ông Hwang cũng là nằm trong âm mưu lật đổ và ám sát ông Kim Jong-il vào năm 1996 trước khi chạy sang Hàn Quốc vào năm 1997. Jang Song-thaek được cho là âm mưu ám sát ông Kim Jong-il năm 1996. Hwang là quan chức cao cấp nhất của Triều Tiên từng chạy sang Hàn Quốc, được biết đến là cố vấn của ông Kim Jong-il và kiến trúc sư trưởng của hệ tư tưởng Juche ở Triều Tiên. Trước khi chạy sang Hàn Quốc qua con đường sứ quán ở Hàn Quốc ở Bắc Kinh tháng 2/1997, Hwang là Bí thư Đảng Lao động cầm quyền Triều Tiên. Ông chết ở Seoul năm 2010 ở tuổi 87. "Ông Hwang nói rằng Jang Song-thaek là một trong những người âm mưu lật đổ nhà lãnh đạo Kim Jong-il. Tuy nhiên, Cục Tình báo quốc gia giữ bí mật vì sự an toàn của ông Jang cho đến tận bây giờ" - nguồn tin cho biết. Theo nguồn tin, Suh Kwan-hee, một bí thư đảng phụ trách nông nghiệp - cũng là một trong những kẻ chủ mưu trong kế hoạch bất thành năm 1996. Suh bị tử hình năm 1997 vì tội làm gián điệp cho Mỹ. Nguồn tin cho hay, ông Hwang nói với giới chức Hàn Quốc rằng ông vỡ mộng với gia đình họ Kim và đi đến quyết định loại bỏ họ Kim là cách duy nhất để cứu người dân Triều Tiên. Hwang nói, ông buộc phải nhanh chóng đào thoát sang Hàn Quốc vì kế hoạch thất bại. Hàn Quốc cảnh báo về hành động liều lĩnh của Triều Tiên Cũng trong ngày 16/12, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun–hye đã triệu tập một cuộc họp với các cố vấn theo sau vụ thanh trừng nhân vật từng được xem là đứng thứ 2 ở Triều Tiên. Trong cuộc họp, bà Park đã cảnh báo về hành động khiêu khích liều lĩnh có thể xảy ra của Triều Tiên và kêu gọi tăng cường cảnh giác biên giới. Bà Park cho rằng việc tử hình ông Jang là một vấn đề nghiêm trọng và không thể đoán trước được những gì sẽ xảy ra sau đó. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye. Nữ lãnh đạo Hàn Quốc phát biểu: “Với những gì đã xảy ra thì vẫn không thể chắc chắn được tình hình chính trị của Triều Tiên sẽ tiến triển như thế nào. Vì thế, chúng ta cũng không loại trừ khả năng có những bất ngờ và hành động khiêu khích từ miền Bắc”. Cùng ngày, bà Park còn có cuộc họp đặc biệt với các quan chức đối ngoại và an ninh để thảo luận về tình hình Triều Tiên. Nguyễn Ngân (Tổng hợp) Theo baodatviet.vn
  18. Trung Quốc "cầu kiến" Nga sau vụ xử tử chú lãnh đạo Triều Tiên (Dân trí) - Trong một động thái bất ngờ, Trung Quốc đã liên lạc với Nga để thảo luận về tình hình Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tử hình người chú dượng quyền lực của nhà lãn đạo Kim Jong-un. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov. Ông Jang, 67 tuổi, chồng cô ruột của ông Kim Jong-un, đã bị xử tử hôm 12/12 vì tội âm mưu đảo chính, cùng hàng loạt tội danh khác. Ông Jang bị truyền thông nhà nước miêu tả là "kẻ cặn bã" và bị tử hình chỉ 4 ngày sau khi bị sa thải khỏi tất cả các chức vụ.Trung Quốc về cơ bản vẫn "kiệm lời" về vụ xử tử ông Jang. Nhưng khi được hỏi về vấn đề này tại một cuộc họp báo hôm 13/12, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định đây là vấn đề nội bộ của Triều Tiên và "mong Triều Tiên duy trì ổn định chính trị và phát triển kinh tế". Tuy nhiên, trang tin Duowei News tiết lộ rằng Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã liên lạc với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov vào tối ngày 13/12, một ngày sau khi ông Jang bị tử hình, để thảo luận về các trao đổi cấp cao giữa hai nước vào năm tới và vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Mặc dù Nga và Trung Quốc từng dàn xếp các cuộc đối thoại tương tự trước đó, nhưng đây là lần đầu tiên Bắc Kinh chủ động liên lạc với Mátxcơva để thảo luận về Triều Tiên kể từ khi Bình Nhưỡng rút khỏi đàm phán 6 bên - nhằm tìm một giải pháp hòa bình cho chương trình hạt nhân của Triều Tiên - hồi năm 2009. Theo trang tin Duowei, Trung Quốc đang tìm kiếm một đối tác để thực hiện các cuộc hội đàm chiến lược về Triều Tiên sau các hành động không thể dự đoán của nhà lãnh đạo Kim Jong-un và các kế hoạch liên quan tới việc thử hạt nhân và gia tăng giọng điệu căng thẳng. Hơn nữa, việc tử hình ông Jang - người từng được xem là động lực chính cho quá trình cải cách của Triều Tiên - làm nảy sinh câu hỏi rằng liệu cái chết của ông có phải là dấu hiệu cho thấy sự khước từ của Bình Nhưỡng đối với mô hình cải cách kinh tế kiểu Trung Quốc hay không và vụ xử tử ảnh hưởng như thế nào tới tương lai quan hệ giữa 2 nước. Cũng có đồn đoán rằng ông Jang có thể là "kẻ thế mạng" cho các cải cách kinh tế sai lầm mà ông này áp dụng tại Triều Tiên, làm nảy sinh các lo ngại khác rằng Bình Nhưỡng có thể quyết định đi theo một hướng khác. Là một đối tác từng hợp tác với ông Jang trong việc định hình các nỗ lực cải cách của Triều Tiên, Trung Quốc cần tách mình khỏi ông Jang và tìm hiểu các ý định của ông Kim Jong-un về đường hướng tương lai của đất nước,Duowei nhận định. Trang tin này nói thêm rằng nỗ lực bất thường của Trung Quốc nhằm tìm tới Nga để thảo luận về vấn đề Triều Tiên là một sự thừa nhận rằng An Bình Theo dantri.com.vn Triều Tiên có đồng minh duy nhất là Trung Quốc, chắcTung Cẩu có nhiều đồng minh nhỉ?
  19. Nhật Bản thừa nhận vùng phòng không mới của Hàn Quốc Nhật Bản hôm nay tuyên bố thừa nhận vùng nhận dạng phòng không mới mở rộng của Hàn Quốc, tỏ thái độ trái ngược hoàn toàn với khi Trung Quốc lập vùng phòng không. Hàn Quốc mở rộng vùng phòng không Vùng nhận dạng phòng không chồng lấn của các nước trên biển Hoa Đông. Màu vàng: Hàn Quốc, màu hồng: Trung Quốc, màu xanh: Nhật Bản. Đồ họa: VOA Theo AFP, Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga hôm nay cho biết, Seoul đã thông báo trước cho Tokyo về kế hoạch mở rộng vùng nhận dạng phòng không. "Chúng tôi hiện nay không cho rằng vùng phòng không này tồn tại vấn đề gì. Nó khác với vùng phòng không mà Trung Quốc tuyên bố trước đó, bởi không chồng lấn lên lãnh không, lãnh hải và lãnh thổ của chúng tôi", ông Suga cho biết. Theo hãng tin Jiji của Nhật, Thủ tướng Shinzo Abe cũng yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera thiết lập "hệ thống thông tin liên lạc toàn diện" với Hàn Quốc trên vùng phòng không mới trên. Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm qua cũng đưa tin về động thái mới này của Hàn Quốc, nhưng không lên tiếng chỉ trích, trong khi bộ Ngoại giao và bộ Quốc phòng nước này chưa có phản hồi chính thức. Tờ Thời báo Hoàn cầu cho hay, "Hàn Quốc là đối tác hữu hảo và quan trọng cho sự phát triển của Trung Quốc. Hy vọng rằng Hàn Quốc sẽ đáp trả lại thiện ý của Trung Quốc và không có hành động vượt giới hạn". Washington cũng cho biết, Hàn Quốc đã "tham vấn Mỹ" trước khi mở rộng vùng phòng không. Các quan chức Mỹ "đánh giá cao những nỗ lực của Seoul", khi thông báo trước cho Mỹ và các nước láng giềng và cho đây là hành động có tinh thần trách nhiệm. Seoul hôm qua tuyên bố mở rộng vùng nhận dạng phòng không, chồng lấn với vùng phòng không mà Trung Quốc tuyên bố tháng trước và bao trùm bãi đá tranh chấp giữa hai nước. Vùng nhận dạng phòng không mới sẽ có hiệu lực từ ngày 15/12, có diện tích khoảng 66.480 km2, bao gồm vùng trời phía trên Ieodo, đảo đá ngầm ở bờ biển phía nam nước này. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với đảo ngầm và gọi là Tô Nham. Đá ngầm do Seoul quản lý, từ lâu là nguồn gốc căng thẳng giữa hai nước Trung-Hàn. Vùng trời bên trên đảo đá ngầm này cũng nằm trong vùng nhận dạng mà Bắc Kinh tuyên bố trên biển Hoa Đông. Vùng nhận dạng của Trung Quốc công bố hôm 23/11 chồng lấn với vùng nhận dạng của Hàn Quốc và Nhật Bản, bao trùm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp, làm dấy lên sự phản đối từ hai nước này và Mỹ. Đức Dương Theo vnexpress.net
  20. Vì sao Trung Quốc không thể lập ADIZ trên Biển Đông? (Quan hệ quốc tế) - Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân đã nói: "Sau khi hoàn thành các công việc chuẩn bị có liên quan, Trung Quốc sẽ thành lập kịp thời các khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) khác”. Và, không có gì là quá bí mật, đó chính là khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Rõ ràng là không ai có thể nghi ngờ ý định tham vọng của Trung Quốc, nhưng không phải lúc nào muốn cũng được, cho nên phải chờ sau khi hoàn thành các công việc chuẩn bị có liên quan. Vậy, những công việc chuẩn bị có liên quan đó là gì, liệu điều kiện khách quan, chủ quan có cho phép Trung Quốc thực hiện tham vọng đó hay không?... Tại sao Trung Quốc lại lập ADIZ trên biển Hoa Đông trước Biển Đông? Sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự xoay trục của Mỹ sang châu Á-TBD đã tạo ra trên khu vực này một cuộc chiến địa chính trị khốc liệt, căng thẳng. Đồng thời tranh chấp vùng biển giàu tài nguyên, đường hàng hải quan trọng đã khiến cho các nước trong khu vực với Trung Quốc có nguy cơ xảy ra xung đột cao trước hành động đơn phương, đề cao sức mạnh của Trung Quốc… Có thể nói khu vực châu Á-TBD đã như là một chiến trường của cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới rất căng thẳng. Trung Quốc đang rất bức bối khi đang cố thoát ra khỏi sự bao vây của Mỹ và đồng minh trong chuỗi đảo thứ nhất. Trong tình thế đó, Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc lập quy tắc chơi trong khu vực không tiếp giáp trực tiếp với lãnh thổ quốc gia của mình và được coi như một thách thức rất nghiêm trọng với Mỹ bởi lẽ 70 năm nay, chỉ có Mỹ, Nhật Bản nêu quy tắc ở đây. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ QuânTất nhiên Trung Quốc đã tính rất kỹ khi chọn khu vực này. Trước hết về vị trí địa lý, đây là khu vực gần trước cửa nhà nên Trung Quốc có điều kiện (lợi thế) để có thể dùng lực lượng không quân và các phương tiện khác trấn áp buộc đối phương thực thi những điều kiện do mình áp đặt, xuất phát từ đất liền mà không cần tàu sân bay hay máy bay tiếp dầu…khi thực thi nhiệm vụ, trong khi Nhật Bản cách xa Senkaku Điếu Ngư hơn Trung Quốc khoảng 200km. Nếu Nhật Bản không khuất phục, đụng độ có xảy ra thì Trung Quốc có đủ tự tin chiến thắng. Thứ hai là, đối tượng mà Trung Quốc nhắm tới trực tiếp là Nhật Bản, một quốc gia có năng lực quân sự, kinh tế tương đương, đồng minh của Mỹ, một liều thuốc thử cực mạnh. Nếu sau khi triển khai thành công (nghĩa là Nhật Bản phải xin phép, cúi đầu khuất phục, còn Mỹ làm ngơ…), thì chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc không đánh mà thắng, lúc đó Trung Quốc tự nhiên có 2 thông điệp hoành tráng cho các nước ASEAN: Thông điệp thứ nhất, Nhật Bản mạnh như thế, đồng minh quan trọng, lâu đời với Mỹ như thế mà Trung Quốc ra tay là được, Mỹ cũng phải thúc thủ. Và, thông điệp thứ hai, nếu quốc gia nào còn phản đối ADIZ của Trung Quốc, còn nghe theo Nhật, Mỹ thì… hãy coi lại thông điệp thứ nhất. Phải công nhận rằng Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông là đã chọn đúng tử huyệt để ra đòn phản công. Nói là tử huyệt bởi lẽ khi bị điểm sẽ gây ra sự rung động toàn cục, toàn chuỗi đảo được coi như là để bao vây Trung Quốc bị mất sự khống chế vùng trời. Khi Trung Quốc làm chủ vùng trời thì có nghĩa là làm chủ tất cả, là quy luật của chiến tranh hiện đại. Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) do Trung Quốc đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông Tuy nhiên, tìm ra hay nhìn thấy được tử huyệt là quan trọng nhưng năng lực tổ chức thực hiện để ra đòn dứt điểm mới quyết định vấn đề. Nếu ra đòn vào tử huyệt, là đòn hiểm mà không dứt điểm được có nghĩa là người ra đòn đã chơi với tử thần. Trung Quốc tuyên bố lập ADIZ trên biển Hoa Đông là đòn hiểm nhằm vào tử huyệt, nhưng tiếc thay chưa đủ lực để làm cho đối phương tê liệt. Điều bất ngờ xảy ra là trong khi Nhật Bản tỏ ra hết sức kiềm chế thì Mỹ, có vẻ như ngoài cuộc mà Trung Quốc không nhắm tới, lại lao vào chơi rất rắn, không ngại va chạm mà thế giới theo dõi đã biết. Hành động của Mỹ một mặt là cảnh cáo Trung Quốc, sẵn sàng tham gia trực tiếp để bảo vệ lợi ích quốc gia. Mặt khác, Mỹ muốn chứng tỏ cho đồng minh biết Mỹ có thừa khả năng nói “không” với Trung Quốc, đồng thời, ngăn ngừa Nhật Bản tái vũ trang quá đà, khó kiểm soát. ADIZ trên Biển Đông, lúc nào và nơi đâu? Trước tình thế này, giả sử Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông chẳng hạn như trên không phận của cái gọi là thành phố Tam Sa…thì sao? Trên khu vực đó thì không quân Trung Quốc chưa đủ khả năng để phòng thủ khẩn cấp khi cần thiết, họ còn đang chờ có tàu sân bay. Khu vực nhận dạng phòng không này nếu lập ra sẽ đụng tới nhiều bên tranh chấp rất quyết liệt và hầu như nằm ngay trước cửa nhà của họ mà máy bay, các phương tiện phòng không khác đều đủ sức thực thi chủ quyền của mình. Chưa hết, khu vực này còn liên quan đến lợi ích quốc gia của nhiều cường quốc khác nữa như Nga, Ấn Độ... mà Trung Quốc phải suy nghĩ nhiều lần. Nhật Bản đang chờ Trung Quốc tuyên bố thành lập ADIZ trên Biển Đông để ra đòn. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết nước này “sẽ xử lý vấn đề ADIZ của Trung Quốc một cách bình tĩnh và kiên quyết, bằng cách phối hợp chặt chẽ với cộng đồng quốc tế”. Đó là gì nếu như không phải là thành lập khối các nước phản đối ADIZ phi pháp của Trung Quốc? Đây là điều mà Trung Quốc chẳng bao giờ muốn, bởi vì có nghĩa là Trung Quốc đã đẩy ASEAN vào vòng tay Nhật Bản trong khi thực chất cái gọi là ADIZ cũng chẳng có ý nghĩa gì với các nước này, nó cũng như các vùng cấm đánh bắt trên biển mà Trung Quốc đơn phương đặt ra thôi nhưng mà cái mất thì quá lớn. Khi nước cờ trước bị lộ, bị phá thì nước cờ sau sẽ khó lòng tồn tại, và nếu cứ cố tình đi tiếp nước cờ sau thì vô nghĩa. Cho nên, tuyên bố ADIZ trên biển Đông chỉ có thể là sản phẩm của những viên tướng diều hâu nhưng “không tỉnh táo” mà thôi. Với diễn biến ngày càng bất lợi, ngày càng núng thế, không lường trước khi tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông của Trung Quốc, chúng ta nhận thấy có 2 khả năng có thể xảy ra: Trong tương lai gần, Trung Quốc chưa tuyên bố ADIZ của họ trên Biển Đông, bởi lẽ cuộc chiến địa chính trị giữa Mỹ và Nhật Bản với Trung Quốc xảy ra trên khu vực ĐNA này cũng mang tính chiến lược sống còn của Trung Quốc và chiến lược xoay trục sang châu Á-TBD của Mỹ. Mất khu vực này Trung Quốc không có hy vọng gì khi đối đầu với Mỹ, Nhật Bản. Tuy thế, khi Trung Quốc tuyên bố ADIZ dù ở đâu thì cũng đều là nguy hiểm không trước mắt thì lâu dài cho khu vực. Khu vực đó trước mắt không thực thi được thì khi mạnh lên Trung Quốc sẽ thực thi. Có ai nghĩ rằng cái đường lưỡi bò mà chính quyền Tưởng vạch ra năm 1946 mà bây giờ Trung Quốc cũng lấy đó để đòi biến Biển đông thành ao nhà? Vì thế, các quốc gia phải cảnh giác, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn những đòi hỏi, áp đặt phi lí, phi pháp ngay từ trứng nước. Lê Ngọc Thống Theo baodatviet.vn
  21. Máy bay Đài Loan "dạo" 30 lần vào ADIZ Trung Quốc Thứ Hai, 02/12/2013 16:33 (NLĐO) – Giới chức Đài Loan hôm 2-12 cho biết đã cho máy bay quân sự thực hiện khoảng 30 chuyến bay qua vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông mà Trung Quốc mới thiết lập. Ông Yen Ming, người đứng đầu cơ quan quân sự Đài Loan, cho biết máy bay quân sự của hòn đảo này trong tuần rồi đã thực hiện khoảng 30 chuyến bay vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc mới đơn phương thiết lập ở biển Hoa Đông Đài Loan đã lên tiếng phản đối ADIZ của Trung Quốc vì nó chồng lấn với ADIZ của mình. Ông Yen Ming. Ảnh: Focus Taiwan Ông Yen Ming cũng tuyên bố không quân Đài Loan sẽ triển khai máy bay chiến đấu nếu máy bay Trung Quốc tiến vào khu vực này. Nhưng cho đến nay, Đài Loan vẫn chưa phát hiện máy bay Trung Quốc nào làm thế. Ngoài ra, theo ông, Đài Loan sẽ hạn chế những cuộc diễn tập ném bom ở khu vực này để tránh căng thẳng leo thang. Cùng ngày, giới chức Hàn Quốc cho biết nước này gần hoàn tất kế hoạch mở rộng vùng phòng không mới, trong đó bao gồm thêm trạm nghiên cứu trên bãi đá ngầm Ieodo (đang tranh chấp với Trung Quốc) và các đảo phía Nam, như Marado và Hongdo. Đây được xem là động thái đáp trả mới nhất của chính phủ Hàn Quốc sau khi Trung Quốc tuyến bố lập ADIZ nói trên. Một quan chức Hàn Quốc giấu tên cho biết: “Vùng phòng không mới cơ bản đã được hoàn tất về mặt khái niệm. Chính phủ sẽ thông báo kế hoạch sau khi xem xét cẩn thận các hoạt động quân sự, an toàn hàng không và các quy định quốc tế”. Dự thảo mở rộng vùng phòng không mới của Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap Dự thảo kế hoạch trên dự kiến hoàn tất sau cuộc gặp giữa tổng thống, các quan chức cấp cao chính phủ và đảng cầm quyền trong ngày 3-12. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Kim Min –seok cho hay: “Chính phủ Hàn Quốc đang chuẩn bị thiết lập vùng phòng không mới theo cách thức bảo đảm tốt nhất lợi ích của quốc gia”. Trước đó, Hàn Quốc từng bị chỉ trích sau khi ADIZ của nước này không bao gồm Ieodo. Theo nhiều nhà phân tích, động thái trên của Hàn Quốc có thể sẽ khiến tình hình khu vực tiếp tục căng thẳng.Xuân Mai (Theo Yonhap) theo nld.com.vn
  22. Khu nhận diện phòng không: Trung Quốc gậy ông đập lưng ông (Quan hệ quốc tế) – Những diễn biến của việc Trung Quốc lập khu nhận diện phòng không (ADIZ) tại biển Hoa Đông, bao gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ hôm 23/11 đến nay cho thấy chiêu bài này đang dần phản tác dụng. Gậy ông đập lưng ông Các nhà lập pháp và cơ quan an ninh ở Seoul được cho là đang thảo luận những chiến lược về cách thức phản ứng với việc thiết lập ADIZ của Trung Quốc bên trên khu vực quần đảo nằm trong vùng biển có nhiều tài nguyên. “Kể từ sau tuyên bố đơn phương thiết lập ADIZ của Trung Quốc, chúng tôi đã thảo luận cách thức mở rộng KADIZ (vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc) và các cơ quan hữu trách đều đã hình thành một nhận thức chung rằng việc mở rộng nó là cần thiết”, Yonhap dẫn lời một quan chức Hàn Quốc cho biết. Theo hãng tin Kyodo News, giới chức Hàn Quốc đã thảo luận quy mô cần được mở rộng của KADIZ cũng như phương thức thông báo với các quốc gia láng giềng khi quyết định này được công bố. Trong khi đó, Nhật Bản cũng đang xem xét mở rộng ADIZ tại Thái Bình Dương. Theo đó, ADIZ của Nhật sẽ được mở rộng xa hơn về phía nam đến quần đảo Ogasawara, cách thủ đô Tokyo khoảng 1.000 km về phía nam. Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư Những người trong cuộc cho biết quần đảo Ogasawara trước đó không nằm trong ADIZ của Nhật do được xem là miễn nhiễm với sự xâm lấn của nước ngoài. Tuy nhiên, đảng Dân chủ Tự do cầm quyền đã nhất trí mở rộng ADIZ trong bối cảnh căng thẳng biển đảo với Trung Quốc đang gia tăng, theo báo Want China Times. Bộ Quốc phòng Nhật cũng đang cân nhắc cắm chiến đấu cơ tại các căn cứ trong khu vực, tờ Yomiuri Shimbun ngày 28/11 dẫn các nguồn tin riêng cho biết. Theo Đài NHK, ngày 29/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết nước này sẽ xử lý vấn đề ADIZ của Trung Quốc một cách bình tĩnh và kiên quyết, bằng cách phối hợp chặt chẽ với cộng đồng quốc tế.Trong khi đó, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vào tuần tới. Trong chuyến đi kéo dài một tuần này, ông sẽ tìm cách giảm nhẹ căng thẳng giữa các nước này liên quan đến việc Trung Quốc lập ADIZ. Hôm 28/11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa ra yêu sách, sẽ chỉ hủy khu vực ADIZ mà nước này vừa lập với điều kiện Nhật Bản phải xóa bỏ vùng nhận dạng phòng không của mình. Như vậy đồng nghĩa với việc biến Senkaku/Điếu Ngư thành vùng biển đang có tranh chấp, không thuộc chủ quyền của Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định sẽ giải quyết vụ việc một cách bình tĩnh và kiên quyết Mục đích này đã được Trung Quốc nỗ lực liên tục trong suốt quãng thời gian tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản, chiêu bài ADIZ cũng nhằm thực hiện mục đích này. Tuy nhiên, việc Nhật Bản, Hàn Quốc, với sự ủng hộ của Mỹ kiên quyết đối xử cứng rắn đã khiến cho mục đích của Trung Quốc không được thực hiện. Đồng thời, hai quốc gia nằm trong chuỗi đảo thứ nhất theo chiến lược của Mỹ nhằm khóa đường ra Thái Bình Dương của Trung Quốc còn tiến hành mở rộng vùng ADIZ của mình. Điều này có lẽ nằm ngoài dự tính của Trung Quốc. Khu nhận diện phòng không làm thế giới xa lánh Trung Quốc Những ngày qua, vùng biển Hoa Đông dậy sóng của những cuộc tập trận và các màn khiêu khích. Chiều 23/11, chiến đấu cơ của Nhật đuổi máy bay Trung Quốc đang làm nhiệm vụ tuần tra tại cái gọi là vùng nhận dạng phòng không mới lập. Ngày 25/11, Mỹ điều B-52 dạo ở khu vực này. Cũng trong ngày 25/11, Nhật Bản – Mỹ tổ chức cuộc tập trận thường niên AnnualEx 2013 với quy mô rất lớn tại vùng biển của Nhật Bản. Từ ngày 25/11 đến 29/11, máy bay, tàu tuần duyên của Hàn Quốc, Nhật Bản thường xuyên đi lại trong khu vực ADIZ mà Trung Quốc vừa lập. Những động thái này cho thấy Trung Quốc không đủ sức và không đủ quyết tâm bảo vệ khu vực phòng không mà mình vừa tuyên bố. Điều này đã khiến Bắc Kinh bẽ mặt trước thế giới. Ngoài ra, cộng đồng quốc tế thêm một lần nữa có cái nhìn kỳ thị về tham vọng của cường quốc này. Vớt vát lại, Tân Hoa Xã ngày 28/11 cho biết, các máy bay của Không quân thuộc Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tuần tra trên không bình thường trong Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông mà Bắc Kinh vừa thiết lập. Theo Phát ngôn viên Không quân PLA Shen Jinke, một số máy bay tiêm kích và một máy bay cảnh báo sớm đã thực hiện nhiệm vụ tuần tra nói trên. Quan hệ giữa Úc và Trung Quốc trở nên căng thẳng sau khi Canberra yêu cầu Bắc Kinh giải thích về tuyên bố đơn phương thành lập vùng nhận dạng phòng không mới tại biển Hoa Đông hồi tuần trước. Vào hôm 28/11, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop đã lên tiếng bảo vệ quan điểm của chính phủ mình về vùng phòng không mới của Trung Quốc. "Chúng tôi phản đối hành động mà chúng tôi cho rằng có thể làm gia tăng căng thẳng hoặc làm tăng khả năng xảy ra sự cố tại các vùng đang có tranh chấp chủ quyền trong khu vực”, bà Bishop phát biểu. Ngoại trưởng Úc Julie Bishop Sau đó, cùng ngày, Thủ tướng Úc Tony Abbott cũng đã đưa ra phát biểu: “Chúng tôi là một đồng minh hùng mạnh của Mỹ, là một đồng minh hùng mạnh của Nhật và chúng tôi cho rằng các tranh chấp quốc tế nên được giải quyết một cách hòa bình và theo đúng với luật pháp quốc tế”. Ngay sau khi thủ tướng và ngoại trưởng Úc đưa ra những bình luận về vùng nhận dạng phòng không mới, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích Úc, đề nghị Canberra nên nhanh chóng rút lại tuyên bố nói trên, nếu vẫn muốn duy trì quan hệ với Bắc Kinh. Tuy nhiên, Thủ tướng Abbott đã tỏ ra không nhượng bộ và tuyên bố thẳng trên tờ The Sydney Morning Herald: “Trung Quốc làm ăn với chúng ta bởi vì Trung Quốc thấy có lợi khi làm ăn với chúng ta” và khẳng định mối quan hệ đồng minh với Mỹ và Nhật Bản. Trong khi đó, hãng thông tấn ITAR-TASS dẫn nguồn Cục hàng không quốc gia Nga Rosaviation cho biết các hãng hàng không Nga không hoạt động trong ADIZ do Trung Quốc thiết lập trên biển Hoa Đông. Rosaviation đã thông báo về điều này khi bình luận về thông tin rằng máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc hôm 28/11 đã bắt đầu tuần tra khu vực bao gồm cả quần đảo tranh chấp với Nhật Bản Điếu Ngư/Senkaku này. Nguyên Minh (Tổng hợp) Theo baodatviet.vn
  23. Chứng minh Trung Quốc không có cửa trước Nhật-Mỹ (Quan hệ quốc tế) - Ngày 23/11/2013, Trung Quốc công bố bản đồ tọa độ “khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông”, gồm cả không phận quần đảo Senkaku do Nhật Bản đang quản lý. Trước đó, Tờ Thiết Huyết tháng 11/2013 đã trích lại bài viết trên tờ Văn Hối nói: 30 năm nữa Trung Quốc sẽ đủ điều kiện chiếm quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Ngày 26/11, các báo còn đưa tin Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ trang với Nhật. Cùng ngày, chiếc tàu sân bay duy nhất của nước này đã rời cảng Thanh Đảo đến Biển Đông để “nghiên cứu khoa học (tàu sân bay nghiên cứu khoa học gì ở đây?) và tập trận với sự hộ tống của 2 tàu khu trục và 2 khinh hạm. Với các diễn biến trên, tình hình xung quanh quần đảo tranh chấp đang ngày càng nóng, mọi việc đều có thể xảy ra. Ba mươi năm, đó là một khoảng thời gian tương đối dài và đến lúc đó không biết sẽ như thế nào. Nhưng vào thời điểm hiện tại và trong tương lai gần, nếu xảy ra một cuộc chiến Trung – Nhật thì ai thắng ai bại? Chúng ta hãy điểm qua một số phân tích và dự báo về kết cục của một cuộc chiến giả định giữa hai nước của 2 nhà chiến lược quân sự Nga là V. Kashin - chuyên gia thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ, chuyên gia Viện Viễn Đông Viện Hàn lâm khoa học Nga kiêm Tổng biên tập Tạp chí “Moscow Defence Brief” và K.Sivkov - Phó chủ tịch thứ nhất Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị Viện Hàn lâm khoa học Nga mới được đăng trên báo Vzgliad (Quan điểm) ngày 18/11/2013 – tức 5 ngày trước khi Trung Quốc công bố cái gọi là “khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông”. Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 1. So sánh lực lượng Về nội dung này, ý kiến 2 chuyên gia có những điểm khác nhau. Xin trích dẫn: a. V. Kashin: “Trên biển, hiện Trung Quốc không có ưu thế tuyệt đối về số lượng, trong khi về chất lượng thì Hạm đội của PLA kém xa Nhật Bản. “Trung Quốc mới bắt đầu đóng các tàu tương đối hiện đại vào khoảng năm 2007. Tất cả những tàu được đóng trước đó đều là đồ bỏ đi (nếu so với các tàu của Nhật). Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc có thể tạo ra mối nguy hiểm nhất định đối với Nhật Bản, nhưng Hải quân Nhật Bản được xây dựng với định hướng ưu tiên là đối phó với các tàu ngầm, trước hết là với các tàu ngầm của Hạm đội Xô Viết trước đây (cho nên mối de dọa đó đã được giảm thiểu). Tôi (V.Kashin) đã từng được nghe các chuyên gia Mỹ chuyên về chiến tranh trên biển đưa ra nhận xét là – nếu chỉ tính riêng ở góc độ một cuộc chiến chống ngầm thuần túy gồm các yếu tố: kinh nghiệm, trang bị và phương pháp (tác chiến) - Hải quân Nhật Bản còn có mặt trội hơn cả Hải quân Mỹ. Trong khi đó, đối với Trung Quốc, chỉ riêng công tác huấn luyện tác chiến cho các kíp thủy thủ tàu ngầm đã là cả một vấn đề”. “Trung Quốc hiện đang ở tình trạng tương tự như Liên Xô cuối những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ trước. Nước này mới ở giai đoạn đầu xây dựng Hạm đội đại dương, nhưng để làm được điều đó thì thứ nhất – cần phải khắc phục được sự tụt hậu về kỹ thuật. Thứ hai, cần phải có những đột phá trong công tác huấn luyện tác chiến, chiến thuật và tổ chức. Hạm đội Liên Xô thời kỳ đầu cũng chỉ hoạt động ven bờ, không có khả năng hoạt động độc lập cách xa bờ biển của mình, phải mất hàng chục năm mới trở thành hạm đội hoạt động trên các đại dương. Trung Quốc bây giờ mới chỉ mới chỉ ở giai đoạn đầu của chặng đường đó. Trong những năm 80, Hải quân Trung Quốc phát triển theo tinh thần Học thuyết phòng thủ ven bờ và theo hướng: thành lập hạm đội duyên hải với số lượng các tàu lớn chỉ ở mức tối thiểu, chủ yếu là các tàu nhỏ (lượng giãn nước từ 10 đến 400 tấn) và một khối lượng lớn pháo binh bờ biển. Hải quân Trung Quốc mới phát triển từ giữa những năm 90, những tiến bộ về chất lượng cũng mới xuất hiện trong mấy năm trở lại đây. Trung Quốc không hề có kinh nghiệm cũng như trường phái Hải quân riêng nào cho phép họ có thể cảm thấy tự tin (khi đối đầu với Hạm đội Nhật Bản). Chiến đấu cơ J-10 của Không quân Trung Quốc b. K.Sivkov: “Về số lượng thì Lực lượng quân sự Trung Quốc gấp Nhật Bản khoảng chục lần. Quân đội Trung Quốc trong thời bình có 2,5 triệu người, còn Nhật Bản- khoảng 250.000 người. Nhưng trong cuộc chiến tranh giành quần đảo, lực lượng mà hai bên sử dụng chủ yếu sẽ là hải quân và không quân. Để giải quyết các nhiệm vụ tác chiến nếu xung đột xảy ra, Trung Quốc có thể sử dụng từ 400 đến 500 máy bay chiến đấu, khoảng 20 tàu ngầm điện- diesel, 3 tàu ngầm hạt nhân. Ngoài ra, nước này còn có thể đưa vào tác chiến một số tàu tên lửa nhỏ và tàu khu khục mang tên lửa có điều khiển do các đảo này cách không xa Trung Quốc. Về phía Nhật Bản, để chống lại lực lượng trên, nước này có thể huy động đến 150 máy bay tiêm kích chiến thuật, khoảng 10 tàu ngầm diezel, khoảng 5 đến 10 tàu phóng lôi và tàu tuần tiễu. Thành phần tác chiến của Hạm đội Nhật Bản sử dụng để bảo vệ các đảo này, về số lượng sẽ chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc”. Các máy bay của Trung Quốc chủ yếu là các loai máy bay đã lạc hậu. Nếu tính yếu tố chất lượng, Nhật Bản có ưu thế áp đảo. Trung Quốc không có máy bay tuần thám radar trong khi Nhật Bản có các máy bay loại này nên có khả năng kiểm soát không phận và điều khiển tác chiến trên không, và đây chính là ưu thế đáng kể của không quân tiêm kích Nhật Bản. Nhìn chung, xét tổng thể thì sức mạnh của Nhật Bản và Trung Quốc trên không là tương đương nhau, mặc dù Trung Quốc có ưu thế vượt trội về số lượng. Còn về hải quân, các tàu ngầm Trung Quốc có các tính năng kỹ - chiến thuật và công nghệ tương đương với các tàu đầu những năm 70. Có nghĩa là có độ ồn lớn. Nhật Bản có các tàu ngầm hiện đại hơn, ít tiếng ồn hơn và có thể tiến hành các hoạt động tác chiến chống lại các tàu ngầm Trung Quốc rất hiệu quả. Nhưng thành phần tàu nổi của Trung Quốc, không nghi ngờ gì nữa, vượt trội so với các tàu nổi của Nhật”. Oanh tạc cơ B-52 Nếu chiến tranh xảy ra vào ngày mai Kịch bản một (một chọi một) - Ý kiến của 2 chuyên gia trên vẫn hơi khác nhau. a. V.Kashin: “Chắc chắn hơn cả, cuộc xung đột giành các đảo sẽ kết thúc bằng một thất bại nhục nhã của Trung Quốc. Nếu hai bên sử dụng lực lượng tương đương nhau, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu những tổn thất nặng nề trong khi không thể gây cho Nhật Bản thiệt hại nào đáng kể. Vào thời điểm hiện tại, Nhật Bản có ưu thế rất lớn cả về trang bị lẫn huấn luyện tác chiến. Còn với Trung Quốc, tất cả các hệ thống (vũ khí) mới đều chưa qua thử nghiệm thực tiễn, trình độ huấn luyện, kỹ năng của bộ đội đang còn là một dấu hỏi. Không những tất cả các loại vũ khí (của Trung Quốc) đều thua kém vũ khí của Nhật Bản mà Trung Quốc cũng không có khả năng tận dụng hết năng lực của các loại vũ khí mà mình có. Chắc chắn là Trung Quốc sẽ thảm bại trước Nhật Bản”. “Hải quân Nhật Bản rất mạnh. Mặc dù (Hải quân) Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng để có được trình độ (như Nhật Bản), trước hết là trong chiến thuật và huấn luyện thì nước này còn phải mất nhiều năm nữa (có lẽ vì thế mà Trung Quốc dự tính đến năm 2040 mới chiếm lại Sensaku chăng?). b. K.Sivkov không đồng ý với dự đoán như vậy. Theo ông, tổn thất của Trung Quốc quả thực sẽ tương đối lớn, nhưng một mình Nhật Bản sẽ không thể ngăn chặn được Trung Quốc. “Trong trường hợp xảy ra xung đột, Trung Quốc chủ yếu sẽ tiến hành chiến lược tiến công, trong khi Nhật Bản tập trung vào phòng thủ, và trong trường hợp đối đầu trực tiếp, Trung Quốc có nhiều cơ hội thắng hơn. Lý do: Trung Quốc có ưu thế đáng kể về lực lượng tên lửa, các tàu phóng lôi và tên lửa có điều khiển, có thể giải quyết nhiệm vụ tiêu diệt các cụm tàu nổi của Nhật và đổ bộ lính (lên các đảo). Do Trung Quốc có ưu thế vượt trội về số lượng máy bay và quân dự bị (hàng chục lần), Không quân Nhật Bản không thể đánh trả được các đợt tấn công ồ ạt của Không quân Trung Quốc”. “Về huấn luyện binh sĩ - Trung Quốc không thua kém gì Nhật Bản, và ở một số lĩnh vực nào đấy, có thể còn tốt hơn. Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận thường xuyên, liên tục và chi nhiều tiền để thực hiện nhiệm vụ này. Vì thế, nếu sự chuẩn bị của hai bên là như nhau thì Trung Quốc có thể giải quyết nhiệm vụ đánh bại các cụm không quân Nhật Bản trên chính lãnh thổ nước họ dù cái giá phải trả là rất đắt, và (Không quân Trung Quốc) cũng sẽ giải quyết được nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không tại khu vực đổ bộ (lên các đảo)”. Kịch bản hai “hai đánh một” Trong trường hợp này, quan điểm của 2 chuyên gia trên hoàn toàn trùng nhau – Trung Quốc không có cửa nào. Nhật Bản, mặc dù quân số của Lực lượng phòng vệ kém PLA Trung Quốc hàng chục lần, nhưng có một ưu thế: đó là có đồng minh Mỹ. Theo Hiệp ước an ninh giữa hai nước thì trong trường hợp Nhật Bản bị xâm lược, Mỹ phải có trách nhiệm can dự. Khác với sự khác biệt về dự báo trong trường hợp “một chọi một”, khi dự báo về kết cục dành cho Trung Quốc nếu đối đầu quân sự với cả Nhật Bản và Mỹ, các chuyên gia đều có một quan điểm chung. Căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Okinawa a. K. Sivkov: “Chỉ riêng yếu tố Mỹ đã hoàn toàn loại trừ khả năng của Trung Quốc tiến hành chiến dịch quân sự ở khu vực các đảo trên. Trong cuộc “đối đầu trực tiếp” (giả định) giữa Trung Quốc và Nhật Bản-Mỹ thì dù Không quân Trung Quốc có ưu thế vượt trội về số lượng nhưng Không quân của Hải quân Mỹ cùng với Không quân tiêm kích chiến thuật triển khai tại Okinawa sẽ thừa sức để đánh trả các đòn tấn công và gây những thiệt hại không thể chịu đựng nổi cho Không quân tấn công Trung Quốc. Dĩ nhiên khi đó các sân bay Trung Quốc sẽ bị tấn công bằng các tên lửa có cánh kiểu Tomahawk, phần lớn máy bay (đậu trên sân bay) sẽ bị tiêu diệt, cơ sở hạ tầng cũng sẽ chịu chung số phận, và chỉ trong vòng một đến 2 tuần với sự tham gia của Mỹ, đại bộ phận lực lượng của Không quân Trung Quốc sẽ bị loại khỏi vòng chiến đấu. Hải quân Trung Quốc, tương tự như vậy, cũng bị đánh tan vì các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ kiểu Los Angeles lúc đó sẽ tham gia – những tàu loại này sẽ “giải quyết” các tàu Trung Quốc một cách nhẹ nhàng. Vũ khí trên tàu của Trung Quốc tương đối mạnh, nhưng vũ khí phòng không (của các tàu đó) rất yếu, vì thế các tàu này sẽ nhanh chóng bị các tên lửa có cánh của Mỹ phóng từ cự ly ngoài tầm với của các tên lửa Trung Quốc tiêu diệt. Theo ông Sivkov, nếu Trung Quốc biến những tuyên bố hung hăng thành hành động và xảy ra xung đột quân sự thì cuộc xung đột này chỉ giới hạn trên biển và trên không, sau đó Mỹ đe dọa can thiệp và gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phải chấm dứt các chiến dịch quân sự, nhưng thay vào đó là sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh. Ông này kết luận: “Dù không có sự hậu thuẫn của Mỹ, các Lực lượng phòng vệ của Nhật Bản vẫn đủ sức giữ các đảo (trong trường hợp xảy ra xung đột quy mô nhỏ). Nhưng nếu giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn quyết định chiếm các đảo này bằng mọi giá thì (lúc đó) Nhật Bản sẽ không đủ sức. Tổn thất trong trường hợp này như sau: Không quân Trung Quốc sẽ chịu tổn thất đáng kể - khoảng 150 máy bay, còn Nhật Bản sẽ mất khoảng vài chục chiếc. Đến lúc Mỹ can thiệp (và phải can thiệp), thì Lực lượng vũ trang Trung Quốc sẽ đại bại. b.V.Kashin: “Mỹ không có lập trường rõ ràng về các tranh chấp lãnh thổ, nhưng có điều gì đó xảy ra với Nhật Bản thì dứt khoát Mỹ sẽ can thiệp. Mỹ có tại khu vực này một cụm quân gồm tàu sân bay G. Washington, lính thủy đánh bộ trên đảo Okinawa, không quân và lục quân tại Hàn Quốc. Có nghĩa là ngay sát cạnh các đảo tranh chấp, Mỹ đang có một lực lượng quân sự mạnh, kể cả các cụm tàu sân bay tấn công - những tàu này trong trường hợp xảy ra mối đe dọa xung đột thì chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ là đã có mặt ở khu vực tác chiến và tham gia ngay. So sánh lực lượng quá bất lợi cho Trung Quốc và nước này không có một cơ hội nào. Phải còn rất lâu nữa, Trung Quốc còn phải qua một chặng đường rất dài nữa mới có thể trở thành một mối đe dọa thực sự đối với Nhật Bản”. Vài lời nói thêm 1. Nhật Bản có quyền chủ quyền đối với các đảo này vào cuối thế kỷ XIX, sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất. Sau khi thua trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật mất chủ quyền đối với tất cả các khu vực lãnh thổ chiếm được trước đó, những đảo này nằm dưới quyền tài phán của Mỹ. Đến năm 1972, Mỹ đã trao trả đảo Okinawa và quần đảo này cho Nhật Bản. Chính vì vậy mà Mỹ lại càng không có lý do gì để ngồi nhìn những hòn đảo mà chính mình trao lại cho Nhật lại bị Trung Quốc chiếm đoạt. Ngay từ năm 1943, chủ đề các đảo tranh chấp với Nhật đã được đề cập tới trong hội nghị Cairo năm 1943 với sự tham dự của Tưởng Giới Thạch, Roosevelt và Churchill. 2. Cách đây không lâu (ngày 20/5/2013) báo Lenta.ru có đăng bài với tiêu đề “Đối với Thiên triều (Trung Quốc) – thì bao nhiêu (lãnh thổ) cũng là ít”, trong đó liệt kê một số tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Tinh thần của bài báo là: tham vọng lãnh thổ của “Thiên triều” đối với các nước láng giềng là không bao giờ thay đổi - từ xa xưa, từ Tôn Dật Tiên, Tưởng Giới Thạch, thời kỳ Mao, tiền Mao và hậu Mao… Vấn đề là ở chỗ sức của Trung Quốc tới đâu, thủ đoạn gì cũng như đối sách và sức mạnh của các “nạn nhân” như thế nào. Không thể tin vào các câu mà giới lãnh đạo Trung Quốc thường rao giảng về “láng giềng hữu nghị ….” – vốn luôn ngược với những điều mà họ nghĩ cũng như những điều mà họ làm . 3. Ngày 26/11, Trung Quốc đã điều chiếc tàu sân bay duy nhất của nước này (Liêu Ninh) đến Biển Đông để “nghiên cứu khoa học” và tập trận với sự hộ tống của 2 tàu khu trục và 2 khinh hạm. Sau khi vấp phải sự phản đối kịch liệt của các nước có liên quan như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Australia... trước “khu vực nhận diện phòng không”, Trung Quốc chuyển hướng dọa dẫm sang các nước láng giềng phía nam chăng? 4. Diễn biến mới đáng chú ý hơn cả: Vào lúc 19h00 ngày thứ 2 (25/11- theo giờ bờ đông nước Mỹ - tức sáng ngày thứ ba 26/11 – giờ Việt Nam), 2 máy bay B-52 của Mỹ cất cánh từ sân bay Guam đã bay vào “khu vực nhận diện phòng không” nói trên mà không thèm báo trước cho phía Trung Quốc “theo quy định”. Đã không hề có một biện pháp “quân sự khẩn cấp” nào được áp dụng, thậm chí phía Trung Quốc cũng đã không tìm cách liên lạc với 2 chiếc máy bay này. Nói theo cách nói của tờ Wall Street Journal thì Nên hiểu sao về Trung Quốc sau vụ này? Lê Hùng Theo baodatviet.vn
  24. Giờ thì Nhật Bổn, Nam Hàn đều không thông báo lịch bay! Tung Cẩu " Bụp". Yes or No. Hàng không Nhật ngừng thông báo lịch bay cho Trung Quốc 27/11/2013 08:43 (GMT + 7) TTO - Hai hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản tuyên bố sẽ ngừng thông báo lịch bay cho chính quyền Trung Quốc. Theo AFP, bắt đầu từ hôm nay 27-11, Hãng hàng không All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines (JAL) sẽ không thông báo lịch bay cho Trung Quốc sau khi nhận được yêu cầu của chính quyền Nhật Bản. Hai hãng này trước đó đã gửi lịch bay đến Trung Quốc từ hôm 23-11 “vì lý do an toàn”. Ngày 23-11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ tại biển Hoa Đông bao trùm lên không phận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Bắc Kinh yêu cầu các hãng hàng không phải thông báo lịch trình bay, quốc tịch máy bay và duy trì liên lạc vô tuyến hai chiều để “phản hồi nhanh chóng và đúng đắn” khi có yêu cầu nhận dạng từ phía chính quyền Trung Quốc. Trung Quốc đang hối thúc các hãng hàng không báo lịch bay cho chính quyền Bắc Kinh nếu không muốn đứng trước nguy cơ bị máy bay quân sự của nước này ngăn chặn. Chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định hành động của Bắc Kinh đưa đến những hậu quả “vô cùng nghiêm trọng” và “không thể lường trước được”. Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel miêu tả đây là một động thái “gây bất ổn để thay đổi hiện trạng trong khu vực” . ĐÔNG PHƯƠNG Theo tuoitre.vn
  25. Bão Haiyan dạy gì về Trung Quốc? Nếu khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần lời nhắc nhở về sự khác biệt giữa một trật tự do Mỹ dẫn đầu và một sự định hình khác từ Trung Quốc, hãy nhìn vào phản ứng của hai nước sau siêu bão Haiyan. Cả thế giới đang nỗ lực giúp Philippines vượt qua thảm họa. Ảnh: ibtimes Một quốc gia điều động cả hải quân, lính thủy đánh bộ và cam kết trợ giúp Philippines 20 triệu USD. Một nước gửi 100.000 USD hỗ trợ chính phủ cho tới khi bị cộng đồng quốc tế lời ra tiếng vào. Sau đó, họ đã tăng phần đóng góp lên 1,6 triệu USD. Cần nhìn nhận nghiêm túc vào tác động của sự so sánh này. Có một ví dụ trước khi bão Haiyan tàn phá Philippines. Năm 2008, sau khi cơn lốc xoáy tấn công Myanmar, Mỹ đã có tới 15 lần yêu cầu cho phép sử dụng hải quân để hỗ trợ tối đa các nạn nhân. Lúc đó, chính phủ Myanmar từ chối lời đề nghị vì hoài nghi. Trái ngược với điều này là cách cư xử của một nước lớn Trung Quốc với Philippines giữa khủng hoảng thảm họa 2013. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines không hẳn hoàn toàn tốt đẹp trong 3-4 năm nay, nhưng cũng không tồi tệ như Mỹ - Myanmar năm 2008. Ở đây không tồn tại lệnh cấm vận hay biện pháp trừng phạt. Hai bên vẫn duy trì quan hệ thương mại với nhau, quan hệ ngoại giao toàn diện, trao đổi mức cấp cao, tham gia các diễn đàn ngoại giao cùng nhau... Nhưng các chuẩn mực khu vực của láng giềng tốt mà Trung Quốc đặc biệt thường nhấn mạnh đã được thử thách do liên quan tới tranh chấp lãnh thổ. Philippines tiếp tục khẳng định chủ quyền ở Biển Đông và thậm chí dùng tới luật quốc tế - Công ước LHQ về Luật biển. Họ còn kiện Trung Quốc ra tòa án vì "những yêu sách chủ quyền thái quá". Rất khó để nói rõ đúng sai. Tại sao Trung Quốc đột ngột bỏ rơi chính sách "tấn công quyến rũ" đã rất thành công tại Đông Nam Á đầu những năm 2000? Tại sao họ lại gây nguy hiểm cho những mối quan hệ ấy vì những yêu sách chủ quyền kỳ quặc và thái quá? Tại sao họ mạo hiểm gây ra nguy cơ chiến tranh với Nhật (và mở rộng ra là các đồng minh của Mỹ) ở Hoa Đông bằng cách đảo ngược lại nguyên trạng hòa bình bây lâu nay tồn tại trong khu vực? Câu hỏi nảy sinh về sự cư xử của Trung Quốc với bão Haiyan xung quanh chuyện trợ giúp láng giềng cũng khó trả lời. Có thể giới lãnh đạo Trung Quốc đang lo giải quyết một phương trình khác với Mỹ. Mối quan tâm của họ không phải trở thành một người tham gia đóng góp vào trật tự khu vực công bằng, hòa bình và tự do cùng Mỹ và đồng minh. Ngược lại, phương trình của họ chỉ hạn hẹp và tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp trực tiếp liên quan tới các lợi ích cốt lõi Trung Quốc. Một trật tự quốc tế trong đó mọi người chơi chỉ theo đuổi lợi ích quốc gia của riêng mình, nó hạn hẹp tới nỗi không đủ chỗ cho những giá trị nhân đạo cơ bản thì đó không phải là trật tự xứng đáng cho khu vực. Đây chính là bài học từ siêu bão Haiyan. Tác giả Walter Lohman là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á thuộc Quỹ Heritage. Thái An (theo nationalinterest) Theo vietnamnet.vn