nhatd

Hội viên
  • Số nội dung

    95
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by nhatd

  1. Kính gửi: Ban Quản Trị Tôi đã gửi một số thông tin cá nhân về địa chỉ email của BQT. Cảm ơn A Thiên Luân nhiều. Chúc BQT luôn mạnh khỏe, vì sự Phát triển của Phong Thủy Lạc Việt. Tôi hứa sẽ tuân thủ mọi nội quy của lớp học. Xin chân thành cảm ơn!
  2. Chào Bác Hạt gạo làng Nhờ Bác xem giúp E: Nam sinh 02/02/1979 dương lịch Số: 0904427197 sử dụng năm 2004 số : 0908719556 vừa mua 23/12/2011 Cảm ơn A nhiều!
  3. Ếch dự đoán động đất Hóa chất trong nước ngầm luôn thay đổi trước khi động đất diễn ra và ếch có thể phát hiện sự thay đổi ấy. Các nhà khoa học của Đại học Mở tại Anh và Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện những con ếch rời khỏi một ao tại thành phố L'Aquila, Italy vài ngày trước khi động đất làm rung chuyển thành phố, BBC cho biết. "Toàn bộ 96 con ếch trong ao biến mất chỉ trong vòng ba ngày", Rachel Grant, một nhà nghiên cứu của Đại học Mở, kể. Trước đó các nhà khoa học của Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) từng phát hiện đá trong lớp vỏ trái đất giải phóng các hạt mang điện tích khi chúng bị nén. Động đất là một trong những hiện tượng tự nhiên tạo sức ép lên đá. Vì thế NASA mời Grant nghiên cứu nước trong ao mà 96 con ếch rời bỏ tại thành phố L'Aquila. Nhóm nghiên cứu mô phỏng động đất trong phòng thí nghiệm để xem điều gì sẽ xảy ra với những tầng đá trong lòng đất. Kết quả cho thấy, trước khi động đất xảy ra, những viên đá trong lớp vỏ trái đất bị nén và giải phóng những hạt mang điện tích. Khi những hạt đó di chuyển tới bề mặt trái đất, chúng tương tác với không khí và biến các phân tử khí thành ion. "Giới y khoa đã biết các hạt ion mang điện tích dương trong không khí có thể gây đau đầu và buồn nôn ở người, làm tăng nồng độ serotonin - một loại hoóc môn gây trạng thái căng thẳng - trong máu động vật. Chúng cũng có thể tương tác với nước, biến nó thành hydro peroxide", tiến sĩ Friedemann Freund, một nhà khoa học của NASA, phát biểu. Hydro peroxide (H2O2) là một loại chất lỏng trong suốt, nhớt hơn nước một chút. Với thuộc tính oxy hóa mạnh, hydro peroxide được dùng để tẩy uế và làm tác nhân đẩy trong tên lửa. Chuỗi phản ứng hóa học nói trên có thể tác động tới những chất hữu cơ tan trong nước ao, biến những chất hữu cơ vô hại thành chất có hại đối với ếch và các loài động vật dưới nước. Vì thế ếch phải rời khỏi ao. Nhóm nghiên cứu nhận định khả năng phát hiện sự thay đổi hóa chất trong nước của ếch là hiện tượng phức tạp. Do đó họ sẽ tiếp tục nghiên cứu để hiểu rõ hơn hiện tượng này. Minh Long- VNExpress
  4. Tôi thì mong Hy Lạp tách khỏi Eurozone, chắc có nhiều cái để xem. Chúng ta lại gặp TS Alan Phan với bài viết dưới đây. QUẲNG GÁNH NỢ ĐI VÀ VUI SỐNG Trên chuyến bay về lại Việt Nam, một giáo sư kinh tế ngồi cạnh đã làm tôi cười ngất khi anh bàn thảo suy tư là tài chánh hoàn cầu sẽ thay đổi ra sao “nếu” Hy Lạp phá sản không trả nổi nợ. Anh này sống trong tháp ngà hơi lâu. Nếu anh chịu khó ghé thăm hay đọc qua lich sử cận đại của Hy Lạp, anh sẽ biết rằng người dân Hy Lạp không bao giờ trả thuế dù bị đòi. Thói quen này cũng được các ngài chánh trị gia nghiêm túc như Tổng Thống, Thủ Tướng, Nghị Sĩ…triệt để áp dụng. Thuế còn không trả thì làm sao dân Hy Lạp sẽ “lo” trả nợ công? Những ồn ào từ các mạng truyền thông chỉ là áp lực từ các ngân hàng lớn để các lãnh đạo của EU (Liên Hiệp Âu Châu) phải đứng ra cứu bồ và lấy tiền dân Đức, dân Pháp trả nợ dùm Hy Lạp. Tôi chắc chắn với anh bạn là Hy Lạp sẽ không bao giờ trả nợ. Nếu Thủ Tướng Đức Merkel và Tổng Thống Pháp Sarkozy không còn vốn chánh trị để đổ tiền dân vào các thúng lũng PIGS (Portugal, Ireland, Greece and Spain), thì EU coi như sắp giải thể. Tôi còn nói anh nhớ đọc bài “Kẻ cắp gặp bà già” tôi viết cách đây mấy tháng. Thực ra, nếu các nhà trí thức biết chút đỉnh về lịch sử kinh tế thì chuyện Hy Lạp là một chuyện hết sức bình thường. Vì tham và ngu, các vị quản lý ngân hàng thường đem tiền cho vay bừa bải đến những quốc gia và dân tộc mà họ biết là vô trách nhiệm và hư đốn. Mục tiêu là kiếm phí cho vay và lãi suất để có bonus cuối năm và nghề nghiệp được thăng tiến. Các quốc gia có chánh phủ quản lý tốt thường ít khi vay mượn và do đó, không phải là khách hàng tốt. Năm 2001, Argentina vay nợ ngập đầu như Hy Lạp và tuyên bố sẽ không trả nợ dollar bằng dollar nữa mà sẽ trả bằng peso. Vì họ tha hồ in tiền peso, nên tất cả nợ của Argentina từ chánh phủ đến người dân bị (hay được) giảm giá hơn 80%. Nhà nước thì đã in sẵn mấy đêm hôm trước tiền peso, còn các doanh nghiệp tư nhân thì hồ hởi trả nợ bằng đồng peso rẻ mạt. Các ngân hàng Âu Mỹ méo mặt, nhiều quan giám đốc phải từ chức, nhưng chẳng ai chết trong vụ quỵt nợ lớn lao này. Vài năm sau, các giám đốc ngân hàng mới lại cần bonus và lãi suất, nên họ cố quên chuyện cũ và lại cho Argentina vay thoải mái. Bài học này được Mexico và Brazil học hỏi, dọa đem áp dụng để tránh trả nợ. Các viên chức của Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF) sợ ảnh hưởng toàn cầu, nên phải lạy lục mãi, Mexico và Brazil mới nhận tiền IMF và bỏ ý định bắt chước Argentina. Xa hơn nữa trong lich sử, ta thấy Hitler tuyên bố không trả nợ cho các chủ nợ Âu Mỹ vào năm 1933 và các lãnh đạo Âu Mỹ chỉ biết cười trừ. Số nợ tương đương với 100 ngàn tấn vàng và dĩ nhiên, Đức phải mất cả 300 năm mới thanh toán nổi, nên Hitler chỉ cần nói NEIN. Trước đó, năm 1918, khi đế quốc Áo-Hung (Austrian-Hungary) sụp đổ, bản tệ Austro-Marks bị xóa sổ và các nước liên minh lại quay về với tiền cũ của mình như drachma cho Hy Lạp, marks cho Đức và peseta cho Tây Ban Nha. Gần đây, Mahathir của Mã Lai không cho dollar xuất khẩu khi đối diện với nợ dư do cuộc khủng hoảng tài chánh Á Châu năm 1997 đem lại. Cho nên khi các nhà kinh tế Việt lo lắng là nợ chánh phủ đã lên đến 52% GDP và nếu tính thêm nợ của các doanh nghiệp nhà nước thì có lẽ nợ công Việt Nam đã vượt ngưỡng 100% GDP. Cộng vào nợ tư nhân bằng dollar hay Euro hay Yen thì Việt Nam có thể qua mặt Mỹ và gần ngang hàng với Hy Lạp về nợ nần. Nhưng tôi nhìn sự cố này với một góc cạnh khác biệt. Trong khi Mỹ không thể xù nợ vì sĩ diện của đế chế và EU không muốn giải thể vì nợ Hy Lạp, thì chúng ta chẳng có gì để mất. Một cá nhân bị phá sản phải chịu nhiều áp lực như mất nhà, mất xe..(cũng dễ bị mất vợ con và nhân tình nữa). Nhưng một quốc gia phá sản thì lại được tiếng tăm là dũng cảm, dám thách thức Âu Mỹ và nền kinh tế toàn cầu hóa. Tôi cũng tò mò muốn xem các chuyên gia IMF lăng xăng qua Việt Nam van lậy, “ông đừng chơi trò này, ông cần bao nhiêu tôi cho mượn thêm”. Cho nên, tôi khuyên các quan chức là cứ vay mượn thỏai mái, nhất là tiền nhân dân tệ (RMB) của Trung Quốc đang tìm chỗ đậu. Khi nợ công lên đến 200% GDP, ta sẽ ra một quyết nghị số 35 là sẽ trả mọi món nợ bằng tiền VN đồng, kể cả nợ tư (tất cả đại gia Việt sẽ tri ơn chánh phủ). Tôi đảm bảo cuộc sống của dân Việt sẽ không bị chút anh hưởng gì, ngoài việc các cậu ấm cô chiêu sẽ không còn xài được hàng hiệu, các đại gia không còn được nhậu Hennessy hay Moet và các quan chức cũng hết cơ hội kiếm chác với các dự án khủng. Thế giới sẽ không cho Việt Nam vay nợ trong vài ba năm để trừng phạt, nhưng đây là liều thuốc tốt vì nó tập cho chánh phủ và người dân lối tiêu xài trong khả năng thu nhập của mình. Mặt trời vẫn mọc, không ai chết, cha mẹ có thì giờ dậy dỗ con cháu và thế giới chúng ta sẽ an bình hơn một chút. T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Viasa
  5. Trong khi đợi Hy Lạp trưng cầu dân ý ta đọc bài viết của TS Alan Phan - Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa Kẻ cắp gặp bà già Vấn nạn lớn nhất của anh trong thời đại kim tiền và đám mây kiến thức (cloud computing) này là anh chưa định vị rõ ràng vai trò của mình trong màn kịch của thế giới. Anh sẽ thủ vai kẻ cắp hay bà già? Hay chỉ là một nạn nhân lương thiện và ngu dốt? Bi kịch sẽ xẩy ra khi người nham hiểm và mê tiền lại không biết làm kẻ cắp hay bà già. Trong tiểu thuyết hay phim ảnh, những câu chuyện về kẻ cắp đụng phải bà già có những tình tiết luôn gây thú vị cho người xem. Tuy vậy, những mẩu chuyện kẻ cắp-bà già xẩy ra hàng ngày trong thực tế của đời sống cũng không kém phần hào hứng. Đây thực sự là những liều thuốc cười cần cho tim mạch. Ngân hàng Âu Mỹ và Hy Lạp Trong những xứ sở đã phát triển có tình trạng tiêu xài bê bối nhất từ chánh phủ đến người dân phải kể đến Hy Lạp. Trước khi gia nhập Liên Hiệp Âu Châu (EU), các ngân hàng quốc tế thường né tránh nợ công xứ này và không nhà đầu tư nghiêm túc nào có thể tin tưởng vào sự bền vững của đồng drachma. Chánh phủ Hy Lạp luôn luôn thiếu hụt về ngân sách và cử tri Hy Lạp luôn luôn thiên về các ứng cử viên xã hội (thích quốc doanh hóa các xi nghiệp thành công và tái phân chia tài sản tư nhân bằng thuế vụ hay bội chi cho các chương trình chánh phủ). Kết qủa sau cùng là một nền kinh tế tụt hậu so với các quốc gia khác ở Âu Châu và những doanh nhân hay các tài năng về mọi ngành thuờng có khuynh hướng rời bỏ Hy Lạp để đi lập nghiệp ở các xứ khác. Nhửng người còn lại thì tìm đủ mọi cách để bòn rút tiền từ chánh phủ và có một câu nói phổ thông ở đây là,”Nếu bạn đóng thuế thì chắc bạn không phải là dân Hy Lạp.” Tuy vậy, sự suy sụp của tài chánh Hy Lạp không trầm trọng lắm vì nợ vay của nước ngòai hiếm và tốn kém. Mọi chuyện đều thay đổi vào năm 2001, sau khi Hy Lạp gia nhập Liên Hiệp Âu Châu (EU) và bắt đầu sử dụng đồng Euro như bản vị chính. Các kẻ cắp đánh hơi và nghĩ đây là một miếng mồi ngon. Kẻ cắp số 1 là tập đòan Goldman Sachs và các kẻ cắp nhỏ hơn như Credit Lyonnais, BNP, Deutsche Bank, UBS…chạy theo sau bước chân đại ca không cần suy nghĩ. Trước hết, báo cáo tài chánh công của Hy Lạp không đủ tiêu chuẩn để thỏa mãn đòi hỏi pháp lý của EU, nên Goldman Sachs phải tư vấn cho họ cách thức để dấu nợ và thổi phồng số liệu tốt nhằm mục đích vay tiền qua trái phiếu. Sau đó, Goldman Sachs phân phối các trái phiếu này cho đàn em là các ngân hàng Âu Châu. Mọi người hạnh phúc. Chánh phủ Hy Lạp có số tiền lớn để tiêu xài thỏai mái, người dân và cò dự án hưởng bao nhiêu là lợi ích từ những chương trình tiêu xài ngắn và dài hạn, các ngân hàng Âu Mỹ thu về bao nhiêu là phí tư vấn và phí phát hành trái phiếu. Nhưng giống như chuyện tiểu thuyết, ngày vui lúc nào cũng chóng tàn. Mọi người quên đi một chi tiết rất nhỏ nhặt: nợ đáo hạn thì phải trả. Các kẻ cắp quên nhắc nhở các quan chức chánh phủ điều này; và đa số người dân cũng nghĩ rằng họ không liên hệ gì đến việc trả nợ khi họ bỏ phiếu chấp nhận những khỏan vay. Nhưng bà già Hy Lạp cũng không vừa. Họ nói với kẻ cắp là họ sẽ tuyên bố phá sản và để mặc cho các ngài ăn cắp lo liệu. Các ngân hàng Âu Mỹ sợ tái người. Mất đi hơn 400 tỷ dollars sẽ khiến vài ngân hàng cỡ lớn đi theo Lehman Bros ra nghĩa địa và các vị giám đốc ngân hàng sẽ mất job, mất nhà, mất xe, mất vợ, mất nhân tình. Họ thống nhất lại và lobby các chánh phủ Âu Châu phải bỏ tiền ra cứu trợ Hy Lạp. Gói tài trợ năm 2010 với 160 tỷ dollars không đi đến đâu, và gói thứ nhì 170 tỷ dollars giữ tình hình tạm yên lúc này. Tuy vậy, với số nợ lên đến 580 tỷ dollars hoặc hơn nữa (khỏang 150% của GDP) và lãi suất hơn 14%, Hy Lạp sẽ chẳng bao giờ trả nổi hết nợ. Vấn đề có phá sản hay không chẳng còn là “câu hỏi” nữa, mà đề tài bây giờ là “khi nào thì phá sản”. Ít nhất, các kẻ cắp trong chuyện này, cũng đã “đẩy cây” 330 tỷ dollars cho người dân các nước Đức, Pháp…đóng thuế trả dùm Hy Lạp.
  6. Hy Lạp phê chuẩn trưng cầu ý dân, châu Âu lo eurozone tan rã Nội các Hy Lạp đã tuyên bố ủng hộ quyết định tổ chức trưng cầu dân ý về kế hoạch cứu nguy khu vực đồng euro. Châu Âu rơi vào tình trạng hoang mang. Chưa bao giờ khu vực đồng euro lại cận kề sự tan vỡ như hiện nay. Quyết định của Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou cho tổ chức trưng cầu dân ý về kế hoạch chống khủng hoảng mà châu Âu đưa ra đã khiến tương lai khu vực đồng euro bị đe dọa nghiêm trọng. Cơ quan thẩm định tài chính quốc tế Fitch cảnh báo là sự tồn tại của khu vực đồng euro bị đe dọa nếu người dân Hy Lạp nói “không” với kế hoạch của châu Âu. Đây cũng là điều mà châu Âu lo sợ nhất: viễn cảnh khu vực đồng euro bị “gỡ” dần dần - sau khi Hy Lạp ra khỏi eurozone thì phải chăng sẽ đến lượt Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, những quốc gia cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, đưa ra động thái tương tự? Đã từ lâu, giới quan sát cảnh báo, sự tan rã của khu vực đồng euro đe dọa sự tồn tại của Liên minh châu Âu. Châu Âu và các đối tác đã tỏ thái độ kinh ngạc và bất bình mạnh mẽ vì kế hoạch hỗ trợ tài chính cho Hy Lạp, cứu nguy đồng euro vừa mới được toàn thể 17 thành viên khối euro, trong đó có Hy Lạp thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh vào tuần trước. Mặt khác, các lãnh đạo châu Âu lại không được hề được báo trước là Athens sẽ tổ chức trưng cầu dân ý. Do vậy, châu Âu hôm qua đã yêu cầu Thủ tướng Hy Lạp đến Cannes (miền nam nước Pháp), nơi chuẩn bị khai mạc hội nghị G20, để giải thích quyết định cho tổ chức trưng cầu dân ý. Tham dự cuộc họp kín này có Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Đức Angela Merkel, chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rompuy, chủ tịch Ủy ban châu Âu José Baroso, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde, lãnh đạo nhóm eurogroup Jean-Claude Juncker. Do không thể phản bác tính chính đáng trong việc tổ chức trưng cầu dân ý của chính phủ Hy Lạp, các lãnh đạo chính trị châu Âu sẽ hối thúc Athens làm việc này càng sớm càng tốt, trong khoảng 6 tuần tới, kể từ hôm nay. Mặt khác, châu Âu cũng muốn chính quyền Hy Lạp hỏi ý kiến của người dân một cách rõ ràng rằng họ có muốn Hy Lạp ở trong khu vực đồng euro hay không? Không loại trừ khả năng Hy Lạp tuyên bố phá sản? Tại Hội nghị Thượng đỉnh ngày 26-27/10 vừa qua, sau 10 giờ thương lượng, các lãnh đạo châu Âu mới đạt được một kế hoạch giúp Hy Lạp, cứu nguy khu vực đồng euro. Cụ thể là các ngân hàng tư nhân sẽ xóa 50% số nợ cho Hy Lạp, tương đương 100 tỷ euro, châu Âu sẽ cho Hy Lạp vay 100 tỷ từ nay đến 2014 và đứng ra bảo lãnh 30 tỷ euro. Một phần tiền này sẽ được dùng vào việc tăng vốn cho các ngân hàng Hy Lạp, có nghĩa là các cơ sở tài chính của Hy Lạp sẽ đặt dưới sự giám sát của châu Âu. Các ngân hàng khác của châu Âu cũng sẽ được cung cấp thêm vốn, nâng mức vốn tự có từ 5% lên 9%, giúp đối phó tốt hơn với khủng hoảng. Khả năng can thiệp của Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (FESF) sẽ được tăng cường, từ 440 tỷ euro lên thành 1000 tỷ. Giờ đây, với quyết định mới nhất của Nội các Hy Lạp, kế hoạch này có nguy cơ bị phá sản. Lãnh đạo khối eurogroup Jean Claude Juncker nhận định là không loại trừ khả năng Hy Lạp tuyên bố phá sản. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick ví cuộc trưng cầu dân ý như chơi xổ số. Nếu đa số dân Hy Lạp nói “không” thì tình hình sẽ hỗn loạn như một cái chợ. Một số nhà phân tích cho rằng tình hình chính trị nội bộ Hy Lạp buộc Thủ tướng Papandreou phải tổ chức trưng cầu dân ý. Ông không có một sự lựa chọn nào khác, vì phe đối lập kiên quyết từ chối mọi sự hợp tác với chính phủ để thực hiện kế hoạch thắt lưng buộc bụng mà châu Âu áp đặt, trong khi đó, làn sóng biểu tình phản đối ngày càng lan rộng trong xã hội. Dân Trí-Nguyễn Viết
  7. Trung Quốc cứu châu Âu vì ... thừa tiền? Với 3.200 tỷ USD dự trữ ngoại hối, Trung Quốc thừa sức tài trợ cho quỹ EFSF, nhưng dư thừa tiền bạc không phải là lý do duy nhất khiến Trung Quốc cứu Eurozone. Một lý do rõ ràng khác là mong muốn ngăn chặn cuộc khủng hoảng đẩy Châu Âu - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc - rơi vào suy thoái. Hơn nữa, nếu cuộc khủng hoảng ở Eurozone lan ra toàn cầu - tương tự như cuộc khủng hoảng thế chấp của Mỹ hồi năm 2008, nó sẽ không chỉ gây tổn hại cho các đối tác thương mại khác của Trung Quốc, mà cho cả ngay chính bản thân Trung Quốc. Bắc Kinh gần đây đã phải can thiệp để củng cố các ngân hàng trong nước, đối tượng bị nhiều nhà đầu tư lo sợ là đang hoạt động dựa trên những khoản nợ xấu. Một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nữa sẽ khiến các ngân hàng Trung Quốc lâm vào tình trạng thê thảm hơn. Cảm nhận khó khăn Với việc người tiêu dùng ở châu Âu - và cả ở Mỹ nữa - đã thắt chặt chi tiêu và hoàn trả các khoản nợ cá nhân, nhu cầu tiêu thụ hàng Trung Quốc đang đi xuống và rất có thể còn xuống mức thấp hơn nữa trong những năm tới. Đối với các nước Châu Âu đang mắc nợ, việc giảm bớt hàng nhập khẩu nhìn chung sẽ tốt hơn bởi nó giúp giảm bớt gánh nặng thâm thủng thương mại. Nói cách khác, nếu như người tiêu dùng trong nước “thắt lưng, buộc bụng”, điều đó sẽ có lợi cho quốc gia khi giảm bớt được những khoản phải chi cho hàng nhập từ nước ngoài và duy trì được mức tiêu thụ hàng trong nước sản xuất. Nhưng đổi lại, việc cắt giảm hoạt động thương mại toàn cầu sẽ càng đẩy cao tỷ lệ thất nghiệp trong thế giới các nước công nghiệp phát triển, trong lúc lại không mấy tác dụng trong việc giúp tránh cuộc khủng hoảng hay giảm bớt nguy cơ lây lan tình trạng suy thoái ra ngoài phạm vi Châu Âu. Tuy nhiên, việc nhu cầu tiêu thụ hàng xuất khẩu giảm xuống sẽ khiến các nhà xuất khẩu lớn như Trung Quốc rơi vào tình trạng mất việc làm. Rõ ràng, khi nhu cầu tiêu thụ thế giới đi xuống, chẳng có mấy lý do để duy trì mức đầu tư to lớn vào lĩnh vực sản xuất tại Trung Quốc. Vậy Trung Quốc có nên đầu tư vào các nơi khác trên thế giới? Đầu tư an toàn Trung Quốc lâu nay đã rất muốn đầu tư vào châu Âu. Nhưng có nhiều cách khác nhau. Ngân hàng Banesto của Tây Ban Nha, nền kinh tế yếu nhất của Châu Âu, có thể là địa chỉ đang cần đầu tư, nhưng Trung Quốc lại không mấy mặn mà. Người ta đang hướng tới việc đầu tư vào trái phiếu Châu Âu nhằm củng cố cho Quỹ ổn định tài chính Châu Âu (EFSF) và việc đầu tư này tương đương với việc cho các chính phủ Châu Âu vay tiền. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là Trung Quốc sẽ cho các chính phủ đang khát vốn nhất vay tiền trực tiếp. Mua trái phiếu Tây Ban Nha hoặc Italy không phải là một đề xuất hay, trong khi mua trái phiếu Đức rõ ràng là chuyện hấp dẫn, bởi các trái phiếu này nhiều khả năng sẽ được hoàn trả đầy đủ. Trung Quốc đã tỏ rõ chỉ muốn bỏ tiền vào các khoản đầu tư an toàn, cho nên Bắc Kinh sẽ đòi phải có những bảo đảm phù hợp. Bởi vậy, khoản đóng góp của Trung Quốc vào EFSF trên thực tế sẽ không khác bao nhiêu so với việc cho Đức vay tiền và điều này không mấy tác dụng trong việc hỗ trợ các nước như Tây Ban Nha hay Italy kiểm soát tài chính. Giáo sư tài chính quốc tế Michael Pettis của Đại học Bắc Kinh nói rằng Châu Âu, hay ít nhất là Đức, có đủ vốn riêng và thậm chí không cần đến tiền của Trung Quốc. Ông nói nếu Trung Quốc tăng tổng đầu tư vào khu vực Eurozone, nhiều khả năng việc đó sẽ khiến có thêm nhiều người ở Châu Âu mất việc làm trong lúc giá đồng euro sẽ bị đẩy cao lên. Điều đó sẽ khiến cho hàng xuất khẩu của Eurozone trở nên kém hấp dẫn ở các thị trường quốc tế và hàng xuất khẩu của Trung Quốc mang tính cạnh tranh cao hơn. Đây sẽ là một kết cục rõ ràng sẽ bất lợi cho các nước vùng Địa Trung Hải vốn đang khốn khó. Đầu tư trực tiếp Hơn nữa, đầu tư vào trái phiếu chính phủ rất khác so với đầu tư vào các tài sản như các tòa nhà, nhà máy, các cơ sở hạ tầng - các loại đầu tư có thể sẽ đem lại sự tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. Các khoản đầu tư như vậy khó có thể xảy ra trong những ngày này, và việc chuyển giao các khoản nợ chính phủ trong Eurozone từ các ngân hàng của châu Âu sang cho Trung Quốc không mấy tác dụng trong việc giúp thay đổi tình thế. Khi các chính phủ châu Âu hoàn trả các khoản nợ cho các ngân hàng, tiền mặt nhiều khả năng sẽ bị các ngân hàng dùng hết cho hoạt động tái cơ cấu vốn. Vì vậy, nó sẽ không tạo ra được các ngân khoản mới để đem cho các công ty vay tiếp. Nói cách khác, việc Trung Quốc đầu tư vào trái phiếu Châu Âu cũng sẽ chẳng mấy tác dụng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở châu lục này. Việc Trung Quốc đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế thực sự ở châu Âu có lẽ sẽ có tác động lớn hơn nhiều. Nhưng liệu giới cử tri Châu Âu có hoan nghênh hay không việc khách hàng Trung Quốc tới mua bất động sản, công ty, đường sá vào thời điểm giá cả đang đi xuống do cuộc khủng hoảng vẫn tiếp diễn lại là một vấn đề khác. Nhưng nếu so sánh với những phần thưởng vô hình mà Trung Quốc có vẻ như sẽ đòi hỏi để đổi lại việc đưa ra sự hỗ trợ tài chính chính thức - chẳng hạn như việc được Liên minh Châu Âu sớm công nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường, được trao quyền biểu quyết lớn hơn tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), khả năng EU dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Trung Quốc, hay việc giữ im lặng quanh các nỗ lực của Trung Quốc trong việc giữ đồng nhân dân tệ thấp giả tạo..., thì cái giá phải trả cũng không đến nỗi đắt đỏ. Nguồn: Tầm nhìn, cafe
  8. Đại gia tài chính đầu tiên sụp đổ vì khủng hoảng nợ châu Âu MF Global - hãng môi giới hợp đồng tương lai hàng đầu của Mỹ vừa nộp đơn phá sản sau khi công bố khoảng đầu tư trị giá 6,4 tỷ USD vào nợ châu Âu. Đây được xem là cú sốc lớn với thị trường tài chính thế giới. Với tổng tài sản gần 42,5 tỷ USD sự "ra đi" của MF Global rõ ràng chưa thể so sánh với vụ sụp đổ đình đám của Lehman Brothers năm 2008 (tổng tài sản lúc đó là gần 640 tỷ USD). Tuy nhiên, đây vẫn được xem là cú đánh mạnh vào lòng tin của nhà đầu tư khi xảy ra vào một trong những thời điểm nhạy cảm của kinh tế thế giới - nỗi lo suy thoái kép chưa qua, lòng tin chưa được khôi phục. MF Global phải nộp đơn xin phá sản lên tòa án Mỹ sau khi công bố khoản đầu tư trị giá 6,4 tỷ USD vào trái phiếu tại châu Âu và đang có khả năng lỗ nặng. Trước đó, hãng này cũng đã công bố khoản lỗ trị giá gần 192 triệu USD trong quý III. Ngay sau khi MF Global nộp đơn phá sản, Sở Giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đã cho ngừng giao dịch cổ phiếu của công ty này. Các tài sản của MF Global dự kiến sẽ được bán cho một hãng môi giới khác là Interactive Brokers Group, trong khi số phận của hơn 2.000 nhân viên đang làm việc vẫn chưa được quyết định. Sự sụp đổ của MF Global cũng ảnh hưởng lớn đến 2 gã khổng lồ của làng tài chính thế giới là JP Morgan và Deutsche Bank. Đây là 2 chủ nợ lớn nhất của hãng với tổng mức cho vay, theo hãng tin BBC, có thể lên tới 2,2 tỷ USD. Ngay sau khi thông tin về MF Global được phát đi, cổ phiếu của JP Morgan và Deutsche Bank niêm yết tại NYSE giảm lần lượt 3,3% và 8,7%. Tin tức này cũng làm chao đảo thị trường chứng khoán thế giới khi S&P 500 Index của chứng khoán Mỹ sụt 2,5% trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10, xuống thấp nhất trong tháng. Các thị trường tại châu Á cũng giảm mạnh trong phiên sáng nay khi MSCI Châu Á - Thái Bình Dương giảm 0,5%, xuống dưới 780 điểm vào cuối buổi sáng. Các chỉ số Nikkei 225 (Nhật), Hang Seng (Hong Kong, Trung Quốc) và ASP/ASX 200 (Australia) đều giảm 0,75 - 1,2%. VNExpress-Nhật Minh
  9. Chào Bác Thiên Luân Cháu tên Nguyễn Minh Nhã sinh 02/02/1979, bạn gái Trương Đỗ Như Hiền sinh 02/04/1981. Nhờ Bác xem giúp cháu năm 2012 cưới ngày tháng nào thi tốt, sinh con năm nào thì tốt nhất? Mong Bác xem giúp cháu. Cháu cảm on rất nhiều.
  10. Gửi A Linh Trang, nhờ A tư vấn giúp E sinh 02/02/1979, bạn gái 02/04/1981 A xem giúp năm 2012 cưới vào ngày tháng nào thì tốt, sinh con năm nào. Rất mong được sự hồi âm của A. Cảm ơn rất nhiều.
  11. Kính gửi: Chú Thiên Sứ Nhờ Chu tư vấn: Cháu sinh 02/02/1979, bạn gái sinh 02/04/1981 sang năm cưới ngày tháng nào thì tốt, sinh con năm nào? Rất mong được hồi âm sớm của Chú