nhatd
Hội viên-
Số nội dung
95 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by nhatd
-
Putin được lợi gì khi cho Snowden tị nạn? Quyết định của Nga cho Edward Snowden tị nạn tạm thời là nguyên nhân chính dẫn tới việc Nhà Trắng hủy cuộc gặp dự kiến giữa hai tổng thống Barack Obama và Vladimir Putin. (Ảnh: REUTERS/RIA Novosti/Pool) Vậy Tổng thống Nga được lợi gì khi chìa tay giúp đỡ người tiết lộ các tài liệu bí mật của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA)? Đặc biệt là khi - ít nhất là đến thời điểm này - không có dấu hiệu nào cho thấy tình báo Nga đã thẩm vấn "kẻ đào tẩu" Mỹ. Fyodor Lukyanov, một người chuyên quan sát Kremlin, hồi tháng trước đã bình luận rằng việc để cho Snowden vào Nga sẽ giống như việc "biến một cơn đau đầu nhẹ thành một chứng đau nửa đầu". Vậy tại sao Putin lại chuốc lấy chứng đau đầu nặng này? Trước hết là bởi vì Putin có thể đơn giản là không cưỡng lại được một hành động mà không chỉ khiến cho Washington bẽ mặt mà còn nhắc nhở rằng Nga, chứ không phải Mỹ, giờ đang ngồi ở ghế lái trong mối quan hệ đông - tây của hai nước. Thứ hai, vì các cuộc thăm dò ý kiến đáng tin cậy nhất cho thấy, đa số người Nga nghĩ Snowden nên được cho tị nạn lâu dài ở Nga. Điều đó có nghĩa là sự hiện diện của người tuýt còi Mỹ có thể là một yếu tố giành phiếu bầu cho Putin, người vốn đang nhắm tới một nhiệm kỳ thứ 4, sau cuộc bầu cử năm 2018. Thứ ba là bởi làm như vậy sẽ khiến các đối thủ của Mỹ hài lòng. Như Lukyanov nhận định: "Nếu Putin có quan tâm đến điều gì thì đó chính là cách Thế giới thứ ba nghĩ về Nga. Và Thế giới thứ ba coi Snowden như một người hùng đã tiết lộ tin mật của Mỹ ra ngoài. Putin rất nhạy cảm với điều đó. Có quá nhiều thiệt hại nếu không làm như vậy". Cuối cùng, Putin đã nhìn thấy cơ hội tấn công vào trung tâm sự kình địch Mỹ - Nga: cuộc chiến về hồ sơ nhân quyền của hai bên. Ở khía cạnh này, Snowden là món quà Giáng sinh sớm của Putin. Ông có thể đưa Snowden ra như một đèn hiệu cho những ai cáo buộc Nga ngược đãi tự do cá nhân. Putin hẳn biết rằng, thả Snowden ra sẽ là trêu tức Mỹ - một cách nhìn nhận mà Nhà Trắng đã xác nhận trong tuyên bố ngày 7/8. Giới quan sát nhận định rằng cơn đau đầu này sẽ có lợi cho Putin. Và ngay cả chứng đau nửa đầu thì cũng chỉ là một cái giá rất nhỏ mà Putin trả cho việc cướp ánh đèn sân khấu khỏi tay Mỹ. Một cú sẩy chân trong quan hệ Moscow - Washington càng làm tăng thêm khó khăn trong việc đoán biết ý định của Putin. George W. Bush hồi năm 2001 tuyên bố đã nhìn vào mắt nhà lãnh đạo Nga và "có thể phán đoán được tâm hồn ông". Liệu khi đó vị Tổng thống Mỹ có thể nhìn thấy rằng, 6 năm sau, Putin sẽ làm kinh ngạc Hội nghị An ninh Munich hàng năm bằng một bài phát biểu nảy lửa chỉ trích Mỹ. Ông lên án hành động quân sự của Mỹ ở Trung Đông là 'đơn phương" và "bất hợp pháp", nói rằng Washington đã tạo ra bất ổn toàn cầu. "Họ đưa chúng ta đến vực thẳm của hết cuộc xung đột này đến cuộc xung đột khác", ông Putin nói. Sau khi Snowden rời Hongkong tới Moscow vào tháng 6, Putin nhanh chóng tỏ dấu hiệu ông không có thời gian dành cho cựu nhà thầu tình báo Mỹ và bày tỏ hy vọng Snowden sẽ sớm lên đường tới Havana. Hiểu sai lập trường của Putin, Washington chọn cách đối xử với Snowden như một quân cờ, phong tỏa mọi hành động có thể tiếp theo của anh ta bằng cách phát lệnh try nã và chặn đường mọi ngả bay. Đây là một nước cờ đầu dễ hiểu. Nhưng Putin đã làm chính xác những gì Nhà Trắng hy vọng ông không làm. Cơ quan Nhập cư liên bang Nga không chỉ cho Snowden tị nạn tạm thời 1 năm mà còn xử lý giấy tờ trong một khoảng thời gian nhanh kỷ lục - đúng 2 tuần, so với bình thường là khoảng 3-6 tháng. Snowden hiện đang sống ở một địa điểm bí mật đâu đó thuộc Moscow, làm khách của những người Mỹ xa xứ và bắt đầu một cuộc sống mới tha hương trên đất Nga. Thanh Hảo(Theo NBC News, vietnamnet.vn)
-
Thế giới 24h: Obama không gặp Putin Vụ việc liên quan tới cựu nhân viên tình báo Edward Snowden tiếp tục gây căng thẳng trong quan hệ Nga, Mỹ; Hôm 7/8, Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hủy cuộc gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin sau khi Nga cấp quy chế tị nạn tạm thời cho cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden. Chính quyền Mỹ đã không nhìn thấy được “sự tiến bộ đầy đủ trong quan hệ với Liên bang Nga để tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Nga vào đầu tháng 9 tới”, tuyên bố chính thức của Nhà Trắng cho hay. Hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ trong cuộc gặp bên lề hội nghị G8 hồi tháng 6. (Ảnh: Reuters) "Quyết định đáng thất vọng của Nga trong việc cho phép Edward Snowden tị nạn tạm thời là một yếu tố để chúng tôi đánh giá về hiện trạng mối quan hệ song phương giữa Nga và Mỹ", thông báo nêu rõ hơn. Tuy nhiên, người đứng đầu Nhà Trắng vẫn tới tham dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) dự kiến sẽ tiến hành tại St. Petersburg của Nga vào tháng 9. Phó trợ lý Tổng thống Mỹ về an ninh quốc gia Ben Rhodes nói rằng, việc Nga cấp quy chế tị nạn tạm thời cho Edward Snowden, đã làm phức tạp thêm những vấn đề trong quan hệ gần đây giữa Nga với Mỹ. Thay vì tới thủ đô Moscow và có cuộc gặp song phương với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tới thăm Thụy Điển vào đầu tháng 9, trước khi đến tham dự hội nghị G20. Trước đó, tối 6/8, phát biểu trên kênh truyền hình NBC, Tổng thống Mỹ Obama cũng đã khẳng định ông sẽ tham dự hội nghị G20, song không nói cho biết ông có ý định gặp người đồng cấp Nga hay không. Ở lần phát biểu này, Thanh Vân (tổng hợp) theo vietnamnet.vn Mệt hai vị quá đi! Đá qua đá lại kiểu tiki taka của Barca xưa rồi. Thỏa thuận xong nhớ bật mí để E dành tiền mua tàu sân bay cỡ Varyag sau đổi tên là Thi Lang gì đó. Hai A đừng lo, tàn cuộc xong 2 A cứ việc lo chia chác, tàu đó E chỉ đi dọn dẹp vỏ đạn, tên lửa, xe tăng cho nó hoành tá tràng (í lộn hoành tráng)
-
Nga điều 1.000 xe tăng chống ai ở Viễn Đông? TPO -Học giả Trung Quốc đã đặt câu hỏi trên khi phân tích quan hệ phức tạp Nga-Trung. Nga có vẻ thân thiện với Trung Quốc nhưng Nga luôn có toan tính riêng và quan hệ Nga-Mỹ hoàn toàn không xấu Ông Xu Hen, thuộc Trung tâm nghiên cứu Liên bang Nga thuộc trường Đại học sư phạm Đông Bắc Trung Quốc đã cố gắng mổ xẻ mối quan hệ Nga-Trung dưới một góc nhìn khác. Xu Hen thừa nhận Nga luôn là một trong những mối quan hệ đối ngoại quan trọng nhất của Trung Quốc. Nga là cường quốc láng giềng và cũng là một đất nước đang phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lựa chọn Nga là địa điểm cho chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông trong nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước. Cuộc viếng thăm này đã thúc đẩy mối quan hệ Nga – Trung gần gũi hơn nếu xét từ góc độ hợp tác hữu nghị, điều này đã khiến một số các nhà quan sát gọi mối quan hệ Nga – Trung là mối quan hệ “bán đồng minh”. Mặc dù tất cả đều có thể cảm giác thấy đây là dấu hiệu tích cực và có tính xây dựng, có xu hướng phát triển, mối quan hệ gần gũi giữa Trung Quốc và Nga vẫn ẩn chứa nhiều những ảnh hưởng tiêu cực của sự thiếu tin tưởng. Mối quan hệ Trung – Nga là một mối quan hệ có ý nghĩa sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai siêu cường khu vực có tầm ảnh hưởng thế giới. Xây dựng mối quan hệ sâu rộng hơn với Nga, Trung Quốc cần phải tính đến mối quan hệ với các nước khác – những quan hệ gần gũi với Nga có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các nước không có những quan hệ tốt đẹp với Nga do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lịch sử và những nguyên nhân thực tế hiện hữu. Một ví dụ không xa, Lithuania đã bỏ phiếu “thuận” theo đề nghị của Ủy ban châu Âu cho việc áp thuế trừng phạt nhập khẩu đối với các tấm pin mặt trời của Trung Quốc và Ba Lan bỏ phiếu trắng. Lithuania hay Ba Lan không có mâu thuẫn thương mại với Trung Quốc và không cần thiết phải đối đầu với Trung Quốc. Tuy nhiên, mối quan hệ có vẻ như chặt chẽ giữa Trung Quốc và Nga chắc chắn sẽ gây khó chịu cho các nước Đông Âu vì mối quan hệ của họ với Nga không hẳn đã là tốt đẹp. Nga gần đây liên tục tập trận bất ngờ quy mô lớn nhằm kiểm nghiệm khả năng phản ứng và sức chiến đấu của quân đội. Các nước Trung Á và Mông Cổ trong thế kỷ 21 đã sử dụng chính sách đối ngoại chính trị "láng giềng thứ ba" bởi vì các nước này lo lắng hai nước láng giềng theo điều kiện địa lý - Trung Quốc và Nga sẽ liên kết lại để khống chế và gây ảnh hưởng khu vực. Mặt khác, Trung Quốc muốn bảo vệ biên giới của mình và không có tham vọng chính trị ở Trung Á. Nga cũng có những nỗ lực nhằm hội nhập khu vực với các nước láng giềng thời kỳ hậu Xô Viết, vì vậy mối quan hệ Nga-Trung sâu sắc, đến lượt nó sẽ tạo ấn tượng về ý định cùng khống chế và gây ảnh hưởng trong khu vực Trung Á. Trung Quốc không cần phải trả giá cho các mục tiêu chính trị của Nga. Mối quan hệ “ bán đồng minh” giữa Trung Quốc và Nga luôn luôn bị sự chỉ trích từ phía các nước phương Tây, một số người còn gọi đây là “trục” chống phương Tây. Nhiều người ở châu Âu và Mỹ cho rằng hai nước có một chế độ toàn trị, cùng chia sẻ những chính sách đối nội tương tự như nhau và cùng đồng thuận trong các vấn đề an ninh thế giới. Để thể hiện sự ủng hộ và đồng thuận của mình, trong quá khứ Trung Quốc đã chủ động đưa ra những quan điểm tương tự Nga trong việc xử lý những vấn đề chính trị đối ngoại quan trọng. Trong thời gian khủng hoảng Lybia, một số những điều chỉnh chính sách đơn phương của Nga đã đặt Trung Quốc vào một tình huống khó xử, và Trung Quốc buộc phải tiếp nhận những thiệt hại nghiêm trọng. Phối hợp trên bình diện ngoại giao với Nga đã làm suy yếu tiếng nói của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế quan trọng, do đó các nước phương Tây cảm thấy rằng chỉ đối phó với Nga là đủ. Điều chỉnh các chính sách trên cơ sở đồng thuận với Nga đã làm yếu đi tiếng nói của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế quan trọng. Từ đó, các nước phương Tây cho rằng, họ chỉ cần giải quyết vấn đề với Nga là Trung Quốc sẽ theo những quan điểm đó. 160.000 quân và 1.000 xe tăng chống ai? Ngoài ra, mối quan hệ giữa Mỹ và Nga hoàn toàn không xấu như người ta thường thấy, và mối quan hệ Nga – Trung cũng không phải hoàn toàn tốt đẹp như các phương tiện thông tin đại chúng ca ngợi. Trong tháng vừa qua nước Nga đã tiến hành cuộc tập trận với sự tham gia của hơn 160.000 binh sĩ, 1.000 xe tăng và 130 máy bay, 70 chiến hạm trên vùng đất Viễn Đông giáp với biên giới Trung Quốc. Xu Hen đặt câu hỏi Nga bất ngờ điều động 1.000 xe tăng và 160.000 quân tập trận áp sát biên giới Trung Quốc để dự kiến chống ai? Mười năm trước trong tình hình bất ổn chính trị, Trung Quốc có những khả năng chiến lược củng cố vị trí vùng Trung Á. Nhưng tình hình đã thay đổi, giờ đây, những khả năng chiến lược đó thuộc về Nga và họ đang tận dụng hết năng lực của mình. Châu Âu đang vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính, không có thời gian hướng về phía Đông. Mỹ đã hướng trọng tâm chiến lược vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mọi sự quan tâm của các cường quốc khu vực châu Á đều bị vướng bận bởi những tranh chấp chủ quyền trên các vùng biển. Trong giai đoạn hiện nay, Nga có được môi trường tốt nhất bên ngoài cho sự phát triển tính từ thời điểm tan rã của Liên Xô. Một Trung Quốc đang đi lên đã làm thay đổi bức tranh chính trị toàn cảnh của thế giới, là một cường quốc phát triển Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những áp lực đối ngoại chính trị từ phía bên ngoài, điều mà đại lục chưa từng trải qua. Như một hệ quả tất yếu, các điều kiện ngoại cảnh thay đổi cũng đòi hỏi Trung Quốc điều chỉnh cách tiếp cận các mối quan hệ của mình với Nga. Xu Hen kiến nghị nên học hỏi cách Nhật Bản quan hệ với Nga. Mặc dù giữa Nhật và Nga có những mối quan hệ tương đối lạnh lẽo do ảnh hưởng của vấn đề quần đảo Kuril. Nhưng rõ ràng, hai nước này vẫn có khả năng tiến hành những hoạt động hợp tác kinh tế khá hiệu quả và có tương lai. Quan điểm tiếp cận của Nhật với Nga trong phát triển các mối quan hệ là kiềm chế và kiểm soát tối đa không gian các hoạt động tuyên truyền – đồng thời đẩy mạnh các hoạt động thực tế hợp tác đầu tư phát triển. Xét trên bình diện đối ngoại, mối quan hệ Nga – Nhật hoàn toàn không chặt chẽ như mối quan hệ Trung – Nga, nhưng người Nhật lại thu được những lợi ích hơn hẳn so với Trung Quốc, mà không gây sự bất bình của các nước phương Tây. Trịnh Thái Bằng Theo mixednews.ru/tienphong.vn
-
Mỹ - Ấn Độ: Đồng mộng, đã đủ để đồng sàng? (Dân trí) - Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến công du Ấn Độ 4 ngày để “hâm nóng” quan hệ ngoại giao và thúc đẩy thương mại song phương. Ông Biden muốn khơi dậy những quan tâm chung với Ấn Độ trong một khu vực có sự nổi lên đáng lo ngại của Trung Quốc. Giới chức Mỹ đang nỗ lực kéo Ấn Độ thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Đây là vị Phó Tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Ấn Độ trong 3 thâp kỷ qua với trọng tâm bàn thảo về các vấn đề địa chính trị. Vì vậy, trong suốt chuyến thăm kéo dài 4 ngày, vị “phó tướng” của chính quyền Tổng thống Barack Obama đã nhiều lần khẳng định quyết tâm của Washington đẩy mạnh chính sách “tái cân bằng châu Á” nhằm không để Trung Quốc chiếm thế thượng phong ở khu vực. Tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, hai bên đã thảo luận một loạt vấn đề quan trọng, từ quan hệ thương mại đầu tư đến chương trình hạt nhân dân sự. Ông Biden bày tỏ cam kết của Tổng thống Obama và cá nhân ông trong việc mở rộng quan hệ Mỹ - Ấn, đồng thời nhấn mạnh chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ sẽ bổ sung cho chính sách “tái cân bằng châu Á” của Mỹ. Theo kế hoạch, trong 10 năm tới, Mỹ sẽ tái cơ cấu sức mạnh quân sự từ châu Âu và Đại Tây Dương về châu Á - Thái Bình Dương theo tỷ lệ 40/60. Đây không phải lần đầu Mỹ nỗ lực “hâm nóng” quan hệ với Ấn Độ. Từ năm 2010, ông Obama đã là Tổng thống Mỹ đầu tiên ủng hộ Ấn Độ trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ông Obama cũng là người đã mạnh dạn từ bỏ chính sách trước đây của Mỹ phản đối Ấn Độ tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Bên cạnh đó, Đối thoại chiến lược Mỹ - Ấn, được bắt đầu từ năm 2011, đã đạt được hàng loạt thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng và từ đầu năm 2012, chiến lược quốc phòng của Mỹ cũng đã khẳng định tầm quan trọng của “quan hệ đối tác chiến lược lâu dài” với Ấn Độ nếu Mỹ muốn đạt được mục tiêu tái cân bằng ở châu Á- Thái Bình Dương. Nguyên nhân sâu xa phía sau giai đoạn “nồng ấm” trong quan hệ ngoại giao này là sự nổi lên của Trung Quốc tại khu vực. Nói cách khác, Washington mong muốn dùng “bàn tay” của New Delhi để góp phần kiềm chế sự vươn lên có phần hung hãn của Bắc Kinh. “Giấc mộng” này của Mỹ dường như đã nhận được đồng cảm và chia sẻ từ Ấn Độ, khi bản thân New Delhi cũng không mấy mặn mà với việc Bắc Kinh “ngồi chiếu trên” ở khu vực. Sở dĩ là vì mối quan hệ Ấn - Trung trước nay vẫn nóng lạnh thất thường, hữu nghị trước mặt song ngấm ngầm cạnh tranh sau lưng. Cụ thể, tại các diễn đàn chính thức, hai bên vẫn bày tỏ nguyện vọng quan hệ hữu nghị song trên thực tế, quan hệ giữa hai nước vẫn luôn tồn tại nhiều vấn đề nan giải, trong đó có tranh chấp biên giới và mối quan hệ ngày càng thân thiện của Trung Quốc với Pakistan. Về biên giới, từ năm 2006 đến nay, Ấn Độ đã phải chịu nhiều sức ép từ Trung Quốc ở khu vực Arunachal Pradesh và biên giới tự nhiên trên dãy Himalaya. Trước đó, chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ cũng góp phần tạo ra những tình huống cạnh tranh tiềm ẩn với Trung Quốc, chẳng hạn như việc hai nước tranh giành đầu tư ở Myanmar, hay việc Ấn Độ tổ chức tập trận tại vịnh Bengal và mở rộng ảnh hưởng ở Biển Đông. Với những khúc mắc trên, rõ ràng New Delhi có thể chia sẻ được cảm giác “khó ở” của Washington trước viễn cảnh Trung Quốc tiếp tục bành trướng và tăng cường hiện diện tại khu vực. Tuy nhiên, vẫn khó để có thể tin rằng giấc mộng về một Trung Quốc bị kiềm chế đã là một chất kết dính đủ mạnh để kéo Mỹ và Ấn Độ xích lại gần nhau trong một liên minh chiến lược. Trước hết là ản chất liên kết ngoại giao giữa Ấn Độ và Mỹ tồn tại sẵn những khác biệt, do những tham vọng chính trị trong nước cũng như lịch sử mất lòng tin giữa hai bên. Kể từ khi giành độc lập từ Anh vào năm 1947, Ấn Độ chưa bao giờ có được mối quan hệ ngọt ngào với Mỹ xuất phát từ việc New Delhi giữ thái độ trung lập trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Mối quan hệ này trở nên nhạy cảm hơn khi Ấn Độ mua vũ khí của Liên Xô và sau này là Nga, trong khi Mỹ lại bán vũ khí cho quốc gia Pakistan láng giềng khó chịu của Ấn Độ. Ngay hiện tại, khi quan hệ song phương đã được nâng tầm lên thành “Quan hệ đối tác” nhưng New Delhi cũng không tán thành nhiều quan điểm của Nhà Trắng trong vấn đề ngoại giao quốc tế, như chủ trương cứng rắn đối với chương trình hạt nhân của Iran hay việc rút quân khỏi Afghanistan. Đó là chưa kể việc Ấn Độ cũng đang nghi ngờ Mỹ không thực sự bảo vệ lợi ích cốt lõi của Ấn Độ. Trong quan hệ song phương, Ấn Độ nhận thức đầy đủ rằng Mỹ có những tính toán riêng của mình và rằng, liên kết New Delhi - Washington chủ yếu nhằm mục đích giúp Mỹ bảo vệ các lợi ích chiến lược ở Afghanistan, hay truyền bá các giá trị và nguyên tắc của phương Tây ở châu Á chứ không phải để bảo vệ các lợi ích của Ấn Độ. Trong khi đó, khi xét về quan hệ Trung - Ấn, bên cạnh những mâu thuẫn và cạnh tranh phức tạp, không thể phủ nhận hai quốc gia láng giềng vẫn chia sẻ một số lợi ích chiến lược chung, một phần xuất phát từ vị trí địa chính trị gần gũi. Với mong muốn duy trì chính sách tránh xung đột với nước láng giềng lớn, Niu Delhi luôn đề cao sự ổn định trong quan hệ với Bắc Kinh. Điều này không chỉ giúp New Delhi tạo dựng được sân chơi chung về cả kinh tế và chính trị ở cấp khu vực cũng như quốc tế, mà còn giúp đẩy mạnh hơn nữa cấp độ hợp tác giữa hai cường quốc đang phát triển vốn đã trở thành đối tác chiến lược của nhau trong nhiều vấn đề quốc tế. Không thể phủ nhận làTrung Quốc và Ấn Độ đã tìm thấy nhiều điểm chung tại các diễn đàn toàn cầu về chống biến đổi khí hậu, cải cách hệ thống tài chính quốc tế... Hiện tại, Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Ấn Độ với các hợp đồng trị giá hàng chục tỷ USD mỗi năm và trong tương lai thậm chí còn có thể trở thành đối tác lớn hơn. Với những lợi ích và xung đột đan cài phức tạp với Mỹ và Trung Quốc như vậy, có thể hiều vì sao chính quyền New Delhi trong nhiều năm qua vẫn duy trì thế đứng tương đối trung lập giữa hai “ông lớn” Mỹ và Trung Quốc. Vì thế, trong quá trình tìm kiếm đối tác cho chiến lược “tái cân bằng châu Á”, Mỹ không nên quá hy vọng vào Ấn Độ cho dù thời gian gần đây New Delhi có dấu hiệu xích lại gần Mỹ và xa rời Trung Quốc vì những lo ngại an ninh do Bắc Kinh tạo ra. Giới phân tích cho rằng, dù New Delhi ít phải ứng chịu thách thức từ Washington hơn là từ Bắc Kinh, song Ấn Độ cũng sẽ chỉ xích lại gần Mỹ ở giới hạn vừa đủ để áp ứng lợi ích quốc gia. Về bản chất, tam giác Mỹ-Ấn-Trung đang tiến hành một cuộc chơi phức tạp theo hướng vừa hợp tác vừa kiềm chế, vừa củng cố lòng tin chiến lược song vẫn nghi ngại lẫn nhau. New Delhi có thể chia sẻ giấc mộng kiềm chế Trung Quốc của Mỹ, song cũng sẽ không sẵn sàng “ngồi lên cùng một chiếu” với Washington. Đức Vũ - Dantri
-
[Trung Quốc nghĩ gì] Putin xử lý vụ Snowden quá cao tay Biến phiền phức tai bay vạ gió thành con bài để mặc cả với Mỹ, chuyển gánh nặng thành cơ hội quốc gia. Bài viết được đăng tại mục Quan điểm Trung Quốc, thuộc báo Mạng Trung Quốc. Thành lập từ năm 2000, tờ báo hiện đang đăng tin bằng 11 ngôn ngữ. Đây là website thời sự trọng điểm quốc gia, được quản lý bởi Cục phân phối và phát hành xuất bản ngoại văn Trung Quốc và Văn phòng Thời sự Quốc vụ viện Trung Quốc. Sự kiện Snowden hiện đang đi vào giai đoạn chuyển biến mới. Việc chàng thanh niên Mỹ đang mắc kẹt tại thủ đô Nga sẽ đến Venezuela như thế nào đang là một câu hỏi lớn. Cho đến nay, cách thức Nga xử lý sự kiện Snowden đã thể hiện kỹ năng ngoại giao tuyệt vời, dày dặn và tinh tế của đất nước này. Rõ ràng, Nga đã giữ cân bằng được ba sợi dây: một là tôn trọng tính chất đúng sai riêng của sự việc, hai là tuân thủ đúng luật quốc gia và luật quốc tế, ba là tránh gây trầm trọng thêm cho quan hệ Nga - Mỹ. Lấy ba điều trên làm tiền đề, Nga đã có những hành động vừa phù hợp với sự đồng tình của quốc tế dành cho Snowden, vừa không gạt bỏ tính chất phản bội của Snowden với nước Mỹ. Chính phủ Nga đã từ chối dẫn độ, cũng không cung cấp nơi trú ẩn một cách vô điều kiện mà đã khéo léo sử dụng tới khu trung chuyển quốc tế ở sân bay Moscow. "Đây là một đối tác chiến lược rất đáng ngưỡng mộ, Trung Quốc có thể học hỏi được rất nhiều điều." Các bước giải quyết vụ việc rất cẩn mật, nghiêm ngặt và không để lại cho bên Mỹ bất cứ cớ gì để đả kích hoặc trả thù. Tổng thống Putin đích thân công khai những thông tin mấu chốt trong vụ phóng thích, xác nhận "người tự do" Snowden đã ở khu trung chuyển sân bay Moscow và nói rõ rằng chính phủ Nga "sẽ không giao Snowden cho Mỹ", "chỉ khi Snowden dừng các hành động gây hại cho lợi ích nước Mỹ, Nga mới cho phép anh ta tị nạn chính trị". Lời phát biểu của Putin không chỉ làm ổn định dư luận tại Mỹ cùng những phán đoán ác ý dành cho Nga từ các phương tiện truyền thông quốc tế, mà còn sớm xóa bỏ được những hiểu nhầm Mỹ và Snowden gây ra cho Nga, từ đó kịp thời làm giảm áp lực cho nước mình. Loạt quyết sách này rất phù hợp với tác phong của Putin. Cái cao tay nhất là có thể biến phiền phức tai bay vạ gió thành con bài để mặc cả với Mỹ, chuyển gánh nặng thành cơ hội quốc gia. Nga đã trở thành người chiến thắng trong vụ Snowden. Bấy lâu nay Nga luôn là mục tiêu nghe ngóng của Mỹ và các nước phương Tây. Về mặt an ninh mạng và các vấn đề tự do, Nga cũng phải gánh chịu áp lực chính trị nặng nề từ Mỹ và các nước phương Tây. Riêng lần này, sự bị động của Mỹ do Snowden gây ra có thể đem lại những lợi ích để Nga khai thác. Vừa không làm mất nguyên tắc, vừa xử lý linh hoạt, tiếng nói của chính phủ Putin và bộ Ngoại giao Nga từ đó đã được tăng thêm, góp phần điều chỉnh những va chạm trong quan hệ Nga - Mỹ, thậm chí còn có thể chuyển hóa quan hệ hai nước nếu có điều kiện thuận lợi. Việc Nga tiếp nhận Snowden cũng là một hành động mang tính trách nhiệm trong quan hệ hợp tác chiến lược giữa Trung và Nga. Trước đây Nga và Mỹ từng có hơn 40 năm chiến tranh lạnh nên khá có kinh nghiệm xử lý các nguy cơ gián điệp và các vụ việc tương tự. Là một quốc gia lớn, Nga có truyền thống ngoại giao tích cực, cân bằng, mềm dẻo và thực tiễn. Đây là một đối tác chiến lược rất đáng ngưỡng mộ, Trung Quốc có thể học hỏi được rất nhiều điều. Quay trở lại vụ việc, Venezuela đã hứa sẽ chấp nhận Snowden tị nạn. Nhưng để tới được miền đất hứa kia, rất khó để tìm được một chiếc máy bay không đi qua không phận Mỹ hay các nước đồng minh. Đợt vừa rồi chuyên cơ của tổng thống Bolivia vì có chở Snowden mà bị nhiều nước châu Âu từ chối thông quan hàng không, điều đó cho thấy Mỹ có đủ năng lực để khiến Snowden không thể bước chân ra khỏi Nga. Snowden công khai hứa rằng mình sẽ không gây bất cứ hành động nào tổn hại đến nước Mỹ khi ở Nga. Từ điểm này có thể phán đoán rằng anh ta vẫn định sang Venezuela nhưng vẫn có khả năng tiếp tục lưu lại Nga. Xem ra, giá trị lợi dụng của Snowden đối với Nga còn lâu mới hết. Thùy An Theo CafeF/Trí thức trẻ
-
Nhật dễ dàng bóp nghẹt yết hầu hải quân Trung Quốc? Vừa qua, Tạp chí “Thời đại” của Mỹ cho biết, kết thúc đợt diễn tập quân sự liên hợp với Nga, trên đường trở về, lần đầu tiên 5 tàu chiến Trung Quốc đã đi qua eo biển Soya ra Thái Bình Dương. Cùng với eo biển Tsushima, đây chính là “yết hầu” trên con đường độc đạo ra Thái Bình Dương của hải quân Trung Quốc. Với tiêu để: “Trung Quốc tìm chỗ hổng trên con đường huyết mạch trên biển Nhật Bản”, bài viết của “Thời đại” cho biết, lần đầu tiên hải quân Trung Quốc đã xuyên qua con đường hiểm yếu có tính chiến lược ở phía bắc Nhật Bản, đồng thời cũng khẳng định hải quân Trung Quốc bắt đầu tự tin hoạt động trên vùng biển này. Eo biển Soya là một trong những con đường thông ra Thái Bình Dương, là con đường “nút cổ chai” có vị trí chiến lược. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, một số nhà hoạch định chiến lược hải quân Nhật Bản đã khẳng định đây là một yếu điểm huyết mạch, có thể dễ dàng bị phong tỏa, cắt đứt chỉ bằng một lực lượng hải quân nhỏ. Một số phương tiện truyền thông đã mô tả là hải quân Trung Quốc “vội vã” đi qua eo biển này, nhưng trên thực tế, tàu chiến Trung Quốc không cần phải làm như vậy vì khu vực đó thuộc lãnh hải quốc tế, hải quân Trung Quốc có quyền tiến hành các hoạt động trinh sát hoặc nghiên cứu, huấn luyện, thậm chí là có thể diễn tập bắn đạn thật. Bất kể là eo biển Tsushima ở phía nam hay eo biển Soya ở phía bắc, xét về mặt lí luận đểu thuộc lãnh hải Nhật Bản, nhưng Chính phủ Nhật Bản chỉ yêu cầu quy hoạch phạm vi 3 hải lý thuộc lãnh hải nước mình chứ không phải là 12 hải lý như thông lệ quốc tế. Điều này chủ yếu là để các chiến hạm có mang vũ khí hạt nhân của Mỹ có thể đi qua eo biển chiến lược này. Biên đội tàu chiến Trung Quốc qua eo biển Tsushima hôm 3-7 Chuyên gia về an ninh biển thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nhật Bản Tetsuo Kotani giải thích, vấn đề này xuất phát từ nguyên nhân Chính phủ Nhật Bản phải tìm kiếm một giải pháp dung hòa để các chiến hạm mang vũ khí hạt nhân của Mỹ đi qua khu vực biển Nhật Bản mà không vi phạm vào “3 nguyên tắc phi hạt nhân”. Do sự ước thúc của 3 nguyên tắc này mà Nhật Bản bị cấm chế tạo hoặc sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cũng không cho phép bất cứ loại vũ khí hạt nhân nào hiện diện trên lãnh thổ Nhật Bản.Ông Pata Serrano, chuyên gia về chiến lược và lịch sử hải quân Nhật Bản cho biết, ông không bất ngờ về việc hải quân Trung Quốc tìm đường ra Thái Bình Dương qua eo biển Soya vì trong 10 năm qua hải quân Trung Quốc luôn nỗ lực nâng cao khả năng tác chiến thông qua chế tạo hàng loạt chiến hạm, tăng cường huấn luyện và diễn tập. Tất cả những điều này cho thấy hải quân Trung Quốc sẽ không bằng lòng với các hoạt động quanh quẩn bên “ao nhà”. Ông Tetsuo Kotani tán đồng các quan điểm của chuyên gia Pata Serrano nhưng ông cũng cho rằng đây hoàn toàn không phải là vấn đề lớn đối với Nhật Bản. Ông khẳng định: “Chắc chắn là hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động xung quanh Nhật Bản, nhưng chỉ cần chúng ta tăng cường khả năng kiểm soát, bố trí binh lực hợp lý là có thể dễ dàng bóp nghẹt yết hầu của hải quân Trung Quốc”. Vấn đề ông Tetsuo Kotani đề cấp đến đã được Nhật Bản thực hiện vào đầu tháng 6 vừa qua. Đẩy mạnh thêm một bước khả năng bảo vệ Senkaku, khống chế hoàn toàn luồng đường ra Thái Bình Dương của hải quân Trung Quốc, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định xây dựng một căn cứ quân sự trên đảo Yonaguni, chỉ cách Senkaku vẻn vẹn 6 phút bay. Đường băng trên đảo Yonaguni có thể sử dụng cho các máy bay quân sự Yonaguni là một hòn đảo nằm ở cực tây của Nhật Bản, giáp với đảo Đài Loan - Trung Quốc và cũng là một hòn đảo có người ở gần Senkaku nhất với khoảng cách vẻn vẹn 150km. Trên đảo Yonaguni đã có 1 sân bay nhỏ nhưng có thể triển khai nhiều máy bay chiến đấu, từ đây bay đến Senkaku chỉ mất vẻn vẹn 6 phút, các máy bay chiến đấu của Nhật sẽ nhanh chóng đến chi viện hiệu quả cho lực lượng phòng ngự ở khu vực này một khi xảy ra chiến sự. Các radar trên đảo sẽ nhanh chóng phát hiện các máy bay và tàu chiến Trung Quốc xâm nhập khu vực này để báo động cho lực lượng tự vệ trên không, trên biển và trên bộ sẵn sàng chiến đấu. Điểm đáng lo ngại là khu vực biển phụ cận của nó chính là luồng đường chủ yếu của hải quân Trung Quốc ra vào Thái Bình Dương. Vì vậy, triển khai lực lượng bóp nghẹt tất cả các huyết mạch trên các luồng đường chủ yếu của hải quân Trung Quốc là việc nằm trong tầm tay của Nhật Bản. Theo Nguyễn Ngọc An ninh thủ đô- Dân Trí
-
Sách Trắng đối ngoại Trung Quốc 2013 có gì đặc biệt? Trung Quốc trong năm 2013 đã công bố Sách trắng về Đối ngoại, trong phần về những thách thức và sứ mệnh, có bao gồm một loạt những khái niệm mới, liên quan đến những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. Mỹ là nguy cơ lớn nhất, tranh chấp biển đảo thứ haiLần đầu tiên những vấn đề trọng tâm của đối ngoại chính trị và chính sách quốc phòng được nêu lên đích danh như bản chất của nó. Trong phần đánh giá tình hình và thách thức hiện nay, đã thẳng thắn chỉ ra rằng: "Một quốc gia đã tăng cường các liên minh quân sự của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực", và thường xuyên tiến hành các hoạt động nhằm làm cho tình hình châu Á ngày càng căng thẳng hơn. “Một quốc gia” - thực tế là một ám chỉ rõ ràng Mỹ, quốc gia đã tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương, phục hồi và củng cố lại các mối quan hệ đồng minh vốn có. Sách Trắng quốc phòng của Trung Quốc được công bố thường kỳ hai năm một lần, các chủ đề chính trị của sách Trắng hàm chứa những nội dung cô đọng các quan điểm của nhà nước Trung Quốc về những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. Trong danh sách những nguy cơ cho an ninh quốc gia của Trung Quốc được nêu trong sách Trắng phiên bản này cho thấy: Vị trí thứ nhất là “Một quốc gia nào đó” ; vị trí thứ hai là các nước Đông Á có những tranh chấp về mặt chủ quyền (Trung Quốc chú trọng vào Nhật Bản); những nguy cơ mang tính truyền thống như chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chủ nghĩa cực đoan và ly khai đứng hàng thứ ba và nguy cơ từng đứng vị trí hàng đầu đối với Trung Quốc - Đài Loan chính thức tách rời khỏi đại lục (tuyên bố độc lập) chỉ đứng hàng thứ tư. Mặc dù không nói thẳng, nhưng ai cũng hiểu 'một quốc gia' trong Sách Trắng 2103 của Trung Quốc chính là Mỹ . Ảnh: Hải quân Mỹ-Nhật tập trận đổ bộ chiếm đảo hồi tháng 6/2013 khi căng thẳng tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đột ngột dâng cao. Mới chỉ trong năm 2011, sách Trắng của Trung Quốc trong phân đánh giá tình hình, tràn đầy những đánh giá lạc quan về, tình hình trên thế giới và trong khu vực “nói chung mang tính hòa bình và ổn định” hàng loạt các tổ chức quốc tế trong khu vực hoạt động hiệu quả và nền kinh tế thế giới hội nhập tích cực. Tất nhiên, chính sách quân sự của Trung Quốc trong một thời gian dài bắt nguồn từ những khả năng xung đột quân sự với Mỹ. Để sẵn sàng cho điều đó, PLA đã xây dựng một hạm đội tàu ngầm hiện đại, phát triển lực lượng không quân hải quân mang tên lửa, xây dựng và triển khai các tổ hợp tên lửa chống tàu có trận địa và căn cứ ven bờ biển. Nhưng việc phân tích các mối đe dọa và gọi đích danh của nó đã đánh dấu một sự thay đổi thực chất rất lớn trong lời tuyên bố và phương pháp thực hiện chính sách đối ngoại.Trong giai đoạn hiện nay, Trung Quốc đã không còn thấy cần thiết phải làm bộ như chỉ thấy những nguy cơ từ các “tổ chức khủng bố quốc tế” trừu tượng nào đó. Những vấn đề và nguồn gốc của nó được nêu bằng những định danh cụ thể. Tờ Giải Phóng quân Trung Quốc trong một bài viết đã cụ thể hóa sâu hơn vấn đề, tuyên bố rằng “các thế lực thù địch phương Tây “ đang nố lực tìm mọi cách chia rẽ và phương Tây hóa” Trung Quốc. Sẵn sàng cứng rắn bảo vệ 'lợi ích cốt lõi' Một điều thú vị rất mới của sách Trắng nữa là mục đề cấp đến vấn đề sử dụng lực lượng vũ trang để bảo vệ những lợi ích của Trung Quốc ngoài biên giới. Trong nội dụng này có nhấn mạnh, vấn đề an ninh ảnh hưởng đến những lợi ích của Trung Quốc ngoài biên giới, càng ngày càng trở lên gay gắt hơn. Những lợi ích cốt lõi, có thể bị đe dọa là các nguồn tài nguyên và năng lượng, các con đường vận tải biển chiến lược, nhân quyền của người Trung Quốc và quyền lợi của các tổ chức của Trung Quốc ở nước ngoài. Mặc dù chủ đề lợi ích ngoài biên giới đã được phát triển trong các văn bản, tài liệu khoa học chính trị Trung Quốc từ lâu, nhưng một văn bản chính thức ở cấp độ nhà nước, trong định hướng xây dựng và phát triển quân đội, vấn đề này chưa bao giờ được đặt ra cho đến tận sách Trắng năm 2013. Những kinh nghiệm tích cực mà PLA nhận được trong lĩnh vực này, đó là sự tham gia của Hải quân trong chiến dịch chống cướp biển ở Somalia, lực lượng quân đội – trong sơ tán cứu hộ công dân Trung Quốc ở Lybia và Sudan năm 2011. Một thú vị khác là trong giai đoạn đó, Trung Quốc đã tăng cường phát triển lực lượng máy bay vận tải chiến lược, ký kết hợp đồng mua một số lượng lớn máy bay đã qua sử dụng IL-76 của Nga, Ukraina và Belarus. Ngoài ra, Trung Quốc đang tiến hành các chuyến bay thử nghiệm máy bay vận tải quân sự hạng nặng Y-20, thương thảo luận về khả năng mua một số IL-76 mới sản xuất tại Ulyanovsk của Nga. Máy bay vận tải hạng nặng IL – 76 Trung Quốc. Máy bay vận tải hạng nặng Y – 20 sản xuất tại Trung Quốc. Theo những thông tin được công bố trên những phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc, trong tương lai gần Trung Quốc sẽ xây dựng một hạm đội máy bay vận tải hạng nặng cơ khoảng 100 chiếc. Những chiếc máy bay quân sự vận tải này không dùng cho bất cứ sứ mệnh nhân đạo nào trên thế giới, mà là yếu tố cần thiết để Trung Quốc có thể đổ bộ một sư đoàn lính thủy đánh bộ đến bất cứ điểm nào trên toàn thế giới. Như vậy, bằng bước phát triển mạnh mẽ không đoàn vận tải, Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc quân sự thế giới.Sự phát triển mạnh mẽ của những lời tuyên bố hùng hồn chống phương Tây, chống Mỹ từ phía Trung Quốc ngày nay hàm chứa những tính chất cơ bản hoàn toàn khác, không giống như những lời tuyên bố chống phương Tây của Nga. Trong trường hợp này, sự thay đổi có tính cơ bản những nội dung chống phương Tây và chống Mỹ cho thấy những thay đổi cả về lượng và chất trong lĩnh vực quân sự, chính trị đối ngoại và kinh tế. Ở Nga, những chỉ trích nhằm vào phương Tây và Mỹ có những khía cạnh thực tế và có những biện pháp cụ thể ( cuộc chiến chống lại các tổ chức nước ngoài phi chính phủ và phi lợi nhuận – những hoạt động tuyên truyền, ủng hộ, gây chia rẽ….), đồng thời không gây nên những tổn thất nghiêm trọng hoặc những xung đột nóng trong lĩnh vực chính trị hoặc kinh tế. Tất cả những mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ trong các vấn đề quan hệ quốc tế đến liên quan đến những mâu thuẫn truyền thống, đã tồn tại từ sau thời kỳ chiến tranh lạnh. Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, các mối quan hệ hợp tác vẫn được tiến triển có hiệu quả. Điển hình là việc Mỹ ủng hộ Nga và WTO đồng thời cũng cộng nhận Nga như một đối tác kinh tế ổn định. Nga có thể cáo buộc Mỹ bao nhiêu tùy thích về những âm mưu, còn Mỹ có thể cáo buộc Nga thoải mái về vấn đề nhân quyền. Nhưng quy mô các dự án phát triển kinh tế đang được thảo luận, ví dụ như ExxonMobil và "Rosneft" đã chứng minh một điều rằng, không cần thiết phải quan tâm đến sự ồn ào của các chính trị gia. Mỹ với xác suất cao nhất hoàn toàn tin tưởng trong tương lai không phải đối đầu với Kremlin. Còn nước Nga thì đang cẩn trọng tìm kiếm vị thế của mình trong một thế giới đang thay đổi. Từ sách Trắng Đối ngoại Trung Quốc 2013, có thể nhìn thấy rõ ràng xu hướng phát triển của chính sách đối ngoại quân sự Trung Quốc cũng như tầm nhìn của PLA trong tương lai. Đưa ra những mối nguy cơ cụ thể với cách gọi đích danh từng mục tiêu rõ rệt, Trung Quốc đã sẵn sàng cho khả năng tiến hành những chính sách cứng rắn, bao gồm cả đưa lực lượng vũ trang ra nước ngoài nhằm bảo vệ những “lợi ích cốt lõi” của đại lục trên thế giới. Với một sức mạnh quân sự khổng lồ, có thể, cách phản ứng trước những nguy cơ sẽ là biểu dương lực lượng, triển khai các hoạt động chống khủng hoảng hoặc đấu tranh giành giật chủ quyền ở các khu vực đang có những tranh chấp hoặc có những nguy cơ đe dọa đến thương mại, vận tải và các nguồn cung cấp nguyên liệu thô hoặc nhiên liêu…Trung Quốc cũng đã từng có những biện pháp giải quyết xung đột bằng vũ trang, và không có gì có thể nói trước. Nhưng rõ ràng Sách Trắng lần này đã nêu lên đích danh các nguy cơ, đương nhiên, cũng có thể sẽ giải quyết các nguy cơ đó dưới quan điểm chính trị - quân sự đối ngoại. Theo Trịnh Thái Bằng Tiền phong
-
Putin: Mỹ 'nhốt' Snowden ở NgaTổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua lên tiếng chỉ trích Mỹ nhốt Edward Snowden ở Moscow và nói rằng người bị Mỹ truy nã gắt gao này nên rời Nga càng sớm càng tốt. Tổng thống Nga Putin trả lời về vấn đề của Snowden trong chuyến thăm tới đảo Gogland, phía tây St. Peterburg hôm qua. Ảnh: AFP "Ngay khi có cơ hội đi đến một nơi khác, chắc chắn ông ấy sẽ đi", tổng thống Nga nói trong lần trả lời công khai đầu tiên kể từ khi Snowden yêu cầu gặp một số nhà hoạt động nhân quyền và luật sư hôm 12/7 tại sân bay Sheremetyevo. Ông Putin chỉ trích Washington ngăn chặn Snowden rời khỏi Nga bằng cách tước hộ chiếu, sau khi cựu nhân viên tình báo từ Hong Kong đến Moscow hôm 23/6. "Ông ấy không được mời đến lãnh thổ của chúng tôi, ông ấy đang nối chuyến để đến các quốc gia khác. Nhưng ngay khi ông ấy vừa lên máy bay thì đối tác Mỹ về cơ bản là ngăn chặn ông ấy thực hiện thêm chuyến bay tiếp theo", ông Putin phát biểu trên truyền hình. Snowden đã làm thủ tục trên chuyến bay từ Moscow tới Havana, Cuba hôm 24/6 nhưng không lên máy bay. Khi được hỏi chuyện gì sẽ xảy ra với Snowden, ông Putin nói: "Làm sao tôi biết được? Đó là cuộc đời ông ấy, số phận của ông ấy". Edward Snowden trong cuộc họp kín với các nhà hoạt động tại một sân bay ở Moscow. Ảnh:Human Rights Watch Trong cuộc gặp với các nhà hoạt động hôm 12/7, Snowden nói muốn xin tị nạn ở Nga trong khi chờ đợi để bay đến Mỹ Latin. Ông Putin không cho biết liệu ông có cấp quyền tị nạn cho kẻ chạy trốn nổi tiếng nhất thế giới hay không và nếu có thì bao giờ cấp. Hồi đầu tháng, Putin nói Snowden có thể đệ đơn xin tị nạn ở Nga nếu dừng việc tiết lộ thông tin mật. Điều kiện này khiến Snowden rút lại đơn, tuy nhiên trong cuộc gặp tuần trước, Snowden hứa sẽ không gây nguy hại cho lợi ích của nước Mỹ trong tương lai. "Theo tuyên bố mới nhất của ông ấy, ông ấy đã thay đổi quan điểm, nhưng tình hình vẫn chưa thật sự rõ ràng", Putin cho hay. Cơ quan Nhập cư Liên bang Nga hôm qua cho biết chưa nhận được đơn xin tị nạn của Snowden. Tổng thống Nga Putin, người sẽ chủ trì cuộc gặp song phương với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Moscow trong khuôn khổ hội nghị G20 tại Saint Petersburg vào đầu tháng 9, nhắc lại rằng Nga không muốn vụ việc của Snowden làm ảnh hưởng đến quan hệ Nga-Mỹ. Putin cho biết các quan chức Nga đã nói với Snowden rằng Nga "có quan hệ gắn bó với Mỹ. Chúng tôi không muốn vì các hoạt động của ông mà làm hỏng quan hệ của chúng tôi với Mỹ". Snowden đã mắc kẹt tại sân bay của Nga trong 3 tuần qua. Một dấu hiệu cho thấy Moscow có thể xem xét nghiêm túc đơn tị nạn của Snowden khi người phát ngôn của Hạ viện Nga, Sergei Naryshkin, hôm 12/7 phát biểu rằng Snowden có thể nộp đơn tị nạn tạm thời hoặc tị nạn chính trị. Đơn xin tị nạn chính trị do điện Kremlin xem xét và quyền tị nạn do tổng thống ban hành. Các nhà quan sát cho hay trong cuộc gặp hôm 12/7 của Snowden không bao gồm những thành phần gây khó chịu cho ông Putin, ví dụ như những nhà hoạt động cánh hữu hay các nhà vận động của Nga về vấn đề tị nạn. Tuy nhiên, trong số những người được mời đến lại bao gồm cả các nhân vật như Vyacheslav Nikonov, nghị sĩ đảng Nước Nga thống nhất cầm quyền, người mà dường như không biết Snowden là ai cho đến khi Snowden đến Nga. Washington đã phản ứng mạnh mẽ trước khả năng Moscow có thể cung cấp chốn dung thân an toàn cho Snowden và chỉ trích Nga cho Snowden một "diễn đàn để tuyên truyền" thông qua cuộc gặp ngày 12/7. Vũ Hà-VnExpess.net
-
Con đăng ký mua 02 cuốn, đăng ký sớm hy vong có chữ ký của tác giả, hi
-
<br /><br /><br />CCB là học viên xuất sắc cua lớp CB09, thành viên tích cực của diễn đàn. Anh Em lớp CB09 mong bạn tham gia lớp NC04.
-
<br /><br /><br /><br />Còn kịp mà, chào mừng bạn gia nhập lớp PTLV nâng cao 04.
-
<br /><br /><br /> Đệ mong được học lớp nâng cao lâu rồi.. vậy thì vui rồi.Cảm ơn sư huynh nhiều
-
<br /><br /><br />Đệ học lớp cơ bản 09, chẳng hiểu sao lại gõ là lớp cơ bản 10. Mong sư huynh bỏ qua. Cảm ơn huynh nhiều.
-
<br /><br /><br />Đệ học lớp cơ bản 10, nay Trung tâm mở lớp nâng cao đệ đăng ký học luôn. Cảm ơn huynh Thiên Luân nhiều.
-
Thủ tướng Nga Medvedev: Trung Quốc đe doạ vùng Viễn Đông Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hôm qua đã đưa ra cảnh báo về sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại vùng Viễn Đông giàu tài nguyên, nói rằng Mátxcơva cần bảo vệ khu vực khỏi “sự mở rộng quá đáng của các quốc gia láng giềng”. Ông Medvedev, người từng làm Tổng thống từ năm 2008 đến tháng 5 năm nay, đã nêu ra vấn đề nhạy cảm trên tại một cuộc họp của chính phủ nhằm thảo luận về vấn đề nhập cư. Phát biểu ít ngày sau khi thứ trưởng quốc phòng thứ nhất của Nga thông báo rằng 2 tàu ngầm hạt nhân sẽ được điều tới Hạm đội Thái Bình Dương, ông Medvedev cho biết “điều quan trọng là không được cho phép các tác động tiêu cực, trong đó có việc hình thành các khu vực toàn các công dân nước ngoài sinh sống”. “Thật không may là không nhiều người sống tại đó và nhiệm vụ bảo vệ các vùng lãnh thổ Viễn Đông của chúng ta khỏi sự mở rộng quá đáng của các quốc gia láng giềng vẫn còn đó”, Thủ tướng Medvedev nhấn mạnh. Những bình luận của Thủ tướng Nga, được cho là mạnh nhất về vấn đề này cho tới, đã cho thấy những lo ngại của Kremlin rằng sự gia tăng mạnh mẽ dòng người nhập cư từ Trung Quốc tới Siberia và Viễn Đông có thể gây ra mối đe doạ với các vùng lãnh thổ xa xôi và thưa thớt dân cư của Nga. Nga và Trung Quốc hiện đang có quan hệ thương mại và ngoại giao chặt chẽ và cùng có chung quan điểm về vấn đề Syria khi 3 lần bỏ phiếu phủ quyết các dự thảo nghị quyết chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad, Tuy nhiên, sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng tại vùng Viễn Đông - nơi các tên đường thường được ghi bằng cả tiếng Nga lẫn tiếng Trung - từ lâu đã trở thành một vấn đề gây căng thẳng trong quan hệ giữa 2 nước. Các chính sách di trú mới Nga, đất nước giàu tài nguyên, là quốc gia lớn nhất thế giới xét về diện tích nhưng chỉ có dân số 143 triệu người. Dân số nước này đã giảm trong những năm gần đây. Trong khi đó, Trung Quốc, người láng giềng đói năng lượng nằm ở phía nam, có dân số 1,3 tỷ người và con số này vẫn không ngừng gia tăng. Nga đã cố gắng đối trọng với sự ảnh hưởng ngày càng mạnh của Trung Quốc tại vùng Viễn Đông bằng cách thúc đẩy sự hiện diện quân sự chính trị trong khu vực, nơi vị thế của Matxcơva đang yếu dần. Chính phủ mới của ông Medvedev, được thành lập hồi tháng 5, đã lần đầu chỉ định một bộ trường vùng Viễn Đông để thúc đẩy các chính sách của chính phủ đang được thực thi trong vùng. Một trong những chính sách đó là đưa 400 gia đình từ các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ tới khu vực để tăng lượng dân số nói tiếng Nga. Ông Medvedev cho biết các chính sách di trú mới đã được Tổng thống Vladimir Putin phê chuẩn và yêu cầu các bộ trưởng soạn thảo một kế hoạch hành động nhằm biến biến các chính sách thành hiện thực. Hồi đầu năm nay, ông Putin cho hay những người thiểu số tại Nga phải hiểu văn hoá nước này và rằng lao động nhập cư phải trải qua các cuộc kiểm tra về tiếng Nga và lịch sử. Ông Putin cũng nói rằng giới chức nên được trao nhiều quyền hạn hơn để kiểm tra các kỹ năng nghề nghiệp của lao động nhập cư. Mátxcơva và Bắc Kinh đã ký một loạt các thoả thuận về kinh tế và năng nượng trong những năm gần đây. Tại hội nghị thượng đỉnh APEC mà Nga đăng cai tổ chức tại thành phố Vladivostok ở vùng Viễn Đông vào tháng 9 này, hai nước dự kiến sẽ ký thêm nhiều thoả thuận khác. An Bình- dantri.com.vn
-
Biên tập viên Tân Hoa xã phản đối "thành phố Tam Sa" Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc. Gần đây, khi tình hình Biển Đông căng thẳng, nhất là sau khi Trung Quốc có những bước đi ngang ngược, bất chấp lẽ phải và sự thật như khẳng định yêu sách về “Đường Lưỡi bò”, lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa”, biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa”... Nhà báo Chu Phương sinh năm 1960, Cử nhân Anh văn (1982), Thạc sỹ Báo chí truyền thông (1989), từ 1989 đến nay là biên tập viên công tác tại Ban biên tập đối ngoại của Tân Hoa xã. Ông là nhân vật nổi tiếng có quan điểm thẳng thắn trong làng báo Trung Quốc, hồi tháng 3 năm nay, từng gây chấn động dư luận bởi là người viết những bài đầu tiên đăng trên Blog Sina.com phê phán Bạc Hy Lai và “mô hình Trùng Khánh” ngay từ khi nhân vật này còn đang trên đỉnh cao danh vọng và quyền lực. Ngày 17-7, ông cho đăng bài viết “Hiện trạng Nam Hải (Biển Đông) có lẽ sẽ kéo lùi cải cách chính trị của Trung Quốc”. Trong đó ông viết: “Ý nghĩa lớn nhất của việc lập ra “thành phố Tam Sa” là chường cho bàn dân thiên hạ thấy nỗi nhục của Trung Quốc; đồng thời cũng sẽ buộc chính phủ và quân đội Trung Quốc phải giở bài ngửa với các quốc gia xung quanh và quốc tế... Chúng ta từ nhỏ đã được nhìn thấy tấm bản đồ Nam Hải (Biển Đông). Một đường biên giới đứt đoạn rất thô màu hồng đưa toàn bộ Nam Hải vào trong bản đồ Trung Quốc. Cho đến ngày nay chúng ta mới biết sự thực không phải như vậy. Cái đường biên giới quốc gia ấy không những các nước láng giềng và cả quốc tế không công nhận, mà ngay chính phủ và các học giả nước ta (Trung Quốc) cũng không giải thích rõ được”. Trước đó, ngày 29-6, Chu Phương viết bài: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là trò cười quốc tế, mạnh mẽ yêu cầu hủy bỏ ngay!”. Bài này đã được nhiều diễn đàn mạng đăng lại. Chu Phương viết: “Nhiều người dân nước ta đến giờ vẫn không hiểu Nga tại sao lại lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập quân sự lớn Thái Bình Dương do Mỹ chủ đạo. Kỳ thực, đó chính là sự phản ứng mạnh mẽ của quốc tế trước hành động thiết lập “thành phố Tam Sa” đi ngược lại luật quốc tế và vô trách nhiệm của Trung Quốc. Nếu giai tầng lãnh đạo Trung Quốc đến giờ vẫn không đọc hiểu được thứ ngôn ngữ quốc tế chung đó thì sẽ kéo nhân dân Trung Quốc sa vào một cuộc chiến tranh không thể thoát ra. Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là một trò cười quốc tế điển hình. Chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận sõ sai lầm to lớn của mình, sớm có hành động sửa chữa sai sót. Bản thân tôi mạnh mẽ kêu gọi: hãy lập tức hủy bỏ “thành phố Tam Sa”, triển khai sớm nhất có thể được việc đối thoại mang tính xây dựng với các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông), dốc sức cho việc làm dịu tình hình căng thẳng ở Nam Hải, loại bỏ nguy cơ chiến tranh, đưa Trung Quốc quay trở lại với đại gia đình quốc tế”. Chu Phương viết: “Trung Quốc đã trải qua kiểu hành động tùy tiện thời “Cách mạng văn hóa”, đã tự mình nếm trải thời kỳ “chính trị thống soái”, cần phải nhận thức được mình là thành viên của đại gia đình quốc tế, cần phải tuân thủ các chuẩn tắc và quy phạm mà cả cộng đồng quốc tế tuân theo. Trong xử lý công việc quốc tế, nhất là xử lý các vấn đề phức tạp, tồn tại tranh chấp nghiêm trọng giữa các quốc gia, tuyệt đối không được tự mình hành động một mình theo quan niệm giá trị, quan niệm lịch sử và lập trường của mình, chỉ nói điều mình nghĩ; như thế không những không giúp gì cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế, mà còn làm tình hình xấu thêm, gia tăng thêm quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước xung quanh. Đồng thời cũng làm tổn hại đến hình ảnh và địa vị quốc tế của Trung Quốc, làm suy yếu tiếng nói của Trung Quốc trên trường quốc tế. Trong vấn đề ngoại giao, trong xử lý công việc quan hệ quốc tế, chúng ta cần phải có thêm nhiều nhà ngoại giao, nhà chiến lược quốc tế và những chính trị gia thực sự có tầm để tham gia vào việc quyết sách; quyết không nghe theo tiếng gào thét của những “cuồng nhân chiến tranh” hay để cho quân sự chỉ huy chính trị. Kinh nghiệm lịch sử của tất cả các quốc gia cho thấy rõ: quân nhân can dự chính trị chỉ đem lại tai họa cho đất nước”. Về việc chính phủ Trung Quốc vội vàng tuyên bố lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa” bao gồm toàn bộ vùng biển trong “Đường biên giới 9 đoạn” mà họ tự vạch ra một cách vô căn cứ, Chu Phương thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là bước đi sai lầm nhất và không sáng suốt nhất của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông), khiến cả quốc tế chê cười những nhà quyết sách Trung Quốc thiếu kiến thức về luật quốc tế muốn thông qua việc thiết lập “thành phố”, ngang nhiên đưa công hải (vùng biển quốc tế) vào lãnh hải của nước mình. Cách làm sai trái ấy không chỉ tạo ra tiền lệ quốc tế, mà còn trở thành trò cười quốc tế, tất sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Quá trình thiết lập “thành phố Tam Sa” thể hiện sự nóng vội và cẩu thả, rõ ràng là quyết định được đưa ra thiếu luận chứng khoa học và không sáng suốt. Hành động này không chỉ đi ngược lại luật pháp và tập quán quốc tế, mà cũng trái với những quy định pháp luật của chính Trung Quốc về việc thành lập thành phố, càng đi ngược lại quốc sách và chiến lược phát triển hòa bình phù hợp mà Trung Quốc cần có”. Ông phân tích: “Hành động sai lầm nguy hiểm vô trách nhiệm của một số người trong việc thiết lập “thành phố Tam Sa” đang đẩy nhân dân Trung Quốc sa vào miệng hố chiến tranh. Nhân dân Trung Quốc cần hòa bình, không cần chiến tranh. Trong việc xử lý vấn đề quốc tế và xử lý vấn đề quan hệ với các nước, Trung Quốc cần phải tỉnh táo, không được cuồng nhiệt. Trung Quốc cần làm một dân tộc có trách nhiệm, đứng thẳng giữa khu rừng các dân tộc thế giới; quyết không thể làm một “cô nhi thế giới” hành động ngang bướng. Trong việc giải quyết công việc quốc tế, Trung Quốc cần phải học cách tuân theo quy tắc trò chơi đã được cả quốc tế công nhận, tránh một mình một kiểu, mình khen mình hay, đừng để trở thành Triều Tiên thứ hai”. Chu Phương thẳng thắn đề xuất ý kiến cá nhân: “Đối với vấn đề “thành phố Tam Sa”, chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận ra sai lầm lớn lao của mình, xin đừng ngại mất thể diện mà bỏ lỡ thời cơ. Trung Quốc cần sớm hành động, sửa chữa sai sót... Kinh nghiệm lịch sử cho chúng ta thấy, một Trung Quốc cô lập sẽ không có tiền đồ. Việc Nga tham gia cuộc diễn tập quân sự Thái Bình Dương vẫn chưa khiến một số chính khách và quân nhân của ta tỉnh ra. Trong thế giới ngày nay, sự phát triển của một quốc gia càng cần có sự quan tâm, tham dự và giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Đừng nói gì Trung Quốc đang tự coi mình là “quốc gia đang phát triển”, mà ngay cả Mỹ, “Siêu cường quốc duy nhất thế giới” hiện cũng đang ngày càng biết cách lợi dụng và dựa vào cộng đồng quốc tế để đạt được mục đích của mình”. Ông kết luận: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là hành động tự cô lập mình của Trung Quốc, là một sai lầm chiến lược to lớn cần phải nhanh chóng sửa chữa!”. Theo Thu Thủy Dân trí/Tiền phong/Sina.com, Zhoufang.blshe.com
-
E cũng đăng ký một suất không hết chỗ, các sư huynh nhớ nhường chỗ đó.
-
Kính nhờ A Thiên Đồng, nhờ A tư vấn giúp E sinh 02/02/1979 (06/01, Kỷ Mùi), bạn gái 02/04/1981( 28/02, Tân Dậu). 1. A xem giúp ngày nào trong tháng 12 năm nay (AL) là ngày đẹp để tổ chức đám cưới. 2. Công việc của E có thuận lợi không? Rất mong được sự hồi âm của A. Cảm ơn A rất nhiều.
-
Cảm ơn A đã xem giúp. E quyết định tháng 12 Al sẽ cưới, nhờ A xem giúp E ngày lễ ăn hỏi và ngày cưới. Chờ tin của A, cảm ơn A nhiều! A nhớ giúp E đấy.
-
Gửi A Thiên Luân, nhờ A tư vấn giúp E sinh 02/02/1979 (06/01, Kỷ Mùi), bạn gái 02/04/1981( 28/02, Tân Dậu). A xem giúp năm 2012, 2013 năm nào cưới tốt hơn, cưới vào ngày tháng nào thì tốt, sinh con năm nào. Rất mong được sự hồi âm của A. Cảm ơn rất nhiều.
-
Cảm ơn A đã xem giúp. E quyết định tháng 12 Al sẽ cưới, nhờ A xem giúp E ngày lễ ăn hỏi và ngày cưới. Chờ tin của A, cảm ơn A nhiều! A giúp E đi. Cảm ơn A nhiều.
-
Cảm ơn A đã xem giúp. E quyết định tháng 12 Al sẽ cưới, nhờ A xem giúp E ngày lễ ăn hỏi và ngày cưới. Chờ tin của A, cảm ơn A nhiều!
-
Vị trí xã hội cũng ảnh hưởng tới sức khỏe Nghiên cứu gần đây về loài khỉ macaque, một loài khỉ đuôi ngắn khá phổ biến ở châu Á đã giúp giải quyết một câu hỏi từ lâu trong giới khoa học về mối liên hệ giữa vị trí xã hội và sức khỏe. Theo BBC, trong các nghiên cứu trước đây về loài khỉ này, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng vị trí thống trị trong cộng đồng của một con khỉ có tương quan với mức độ căng thẳng, mà có liên quan tới tới hormone giới tính, lượng hóa chất trong não và lượng tế bào máu. Nhưng chưa có ai trả lời được vì sao khả năng miễn dịch bị cân bằng của suy yếu, hoặc một số hóa chất lại có liên quan tới thứ vị trí cụ thể trong xã hội? Jenny Tung, phó giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Duke và các đồng nghiệp của cô, đã giải quyết câu hỏi này bằng cách cẩn thận xác định cấp bậc xã hội cho 10 nhóm khỉ nâu, mỗi nhóm gồm 5 con cái. Sau đó, các nhà nghiên cứu tiến hành đo các chỉ số của các tế bào miễn dịch, các tế bào máu. Họ nhận thấy rằng mức độ miễn dịch trong máu có sự thay đổi tương ứng với những thay đổi về vị trí, cấp bậc “xã hội” của từng con khỉ. Và dựa trên cơ sở của những cấp độ lưu thông các tế bào miễn dịch của chúng, các nhà nghiên cứu có thể dự đoán chính xác vị trí “xã hội” của khỉ cái trong đàn với độ chính xác lên tới 80%. Các kết quả này đã giải thích mối liên hệ giữa môi trường xã hội và các chỉ số sinh học. Các nhà nghiên cứu cũng đã quan sát những thay đổi trong AND của khỉ macaque và phát hiện ra rằng vai trò thống trị trong một nhóm có liên quan tới sự xuất hiện hoặc sự vắng mặt của các nhóm methyl, một hợp chất có thể làm thay đổi biểu hiện của gen. Khi khỉ cái di chuyển từ vị trí thấp trong nhóm lên một vị trí cao hơn, hệ thống miễn dịch của nó có một phản ứng rất nhanh. Điều tương tự cũng xảy ra khi khỉ cái “rớt hạng” trong cộng đồng. Nhóm nghiên cứu cũng hi vọng phát hiện này có thể đưa tới kết luận tương tự với xã hội loài người. Nghiên cứu đã được đăng tải trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS). Hà Nguyễn- Báo Vietnamnet Cập nhật 14/04/2012 10:01:36 AM (GMT+7
-
Lãnh đạo thí nghiệm bác bỏ Anhxtanh từ chức Kết cục của việc khẳng định “neutrino chuyển động nhanh hơn ánh sáng” đã đi đến kết luận sớm với thí nghiệm IRACUS mà không cần chờ đợi đến đợt “tổng kiểm tra quốc tế” vào tháng năm. Việc ban lãnh đạo thí nghiệm đã từ chức nói lên tất cả. Toàn ban lãnh đạo thí nghiệm OPERA nổi tiếng sau phát minh ra neutrino “siêu ánh sáng” đã từ chức. Các đồng nghiệp của giám đốc thí nghiệm - giáo sư Antonio Ereditato - cho rằng, điều này liên quan đến trách nhiệm nặng nề của ông trong việc tập thể khoa học đã mắc phải những sai lầm kỹ thuật, dẫn đến “phát minh” này. Ông Ereditato nói với phóng viên hãng thông tấn Nga RIA Novosti: “Tôi tự mình xin từ chức và xin không bình luận về những người còn lại”. Về phần mình, ông Iuri Gornuskin người thuộc Viện liên hợp nghiên cứu hạt nhân của LB Nga được cử tham gia vào nhóm thí nghiệm OPERA cho biết ngoài ông Ereditato, hai người cấp phó của ông này cũng xin từ chức. Ông nói thêm, “tuy nhiên đơn từ chức của các ông ấy chưa được chấp nhận”. Ông Ereditato bảo vệ học vị tiến sĩ tại Trường ĐH Neapoli (Italia), làm việc tại Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN), Viện nghiên cứu hạt nhân Italia (INFN) và Viện Nago ở Nhật. Ông là giáo sư Trường ĐH Bern (Thụy Sĩ) và từ năm 2008 đến nay là người lãnh đạo thí nghiệm OPERA. Thí nghiệm neutrino OPERA trở thành trung tâm chú ý của giới khoa học và truyền thông vào cuối tháng chín năm ngoái, khi các nhà khoa học trong nhóm đo tốc độ chuyển động của neutrino đã tuyên bố: theo tính toán, chúng đã di chuyển nhanh hơn ánh sáng 60 nanogiây trên quãng đường 730 km từ máy gia tốc SPS đặt tại CERN đến detectơ của họ đặt tại Gran Sasso. Nhưng sau này chính những người tham gia OPERA đã tự mình phát hiện sai lầm kỹ thuật dẫn đến các số liệu sai lầm. Sở dĩ “hiện tượng siêu ánh sáng” xuất hiện do sự tiếp xúc không tốt tại một trong số các khối detectơ. Tháng ba vừa qua các nhà khoa học làm việc trên thí nghiệm IRACUS tiến hành đo mới tốc độ của neutrino và không thấy như khẳng định về “kết quả siêu ánh sáng” trước đây. Ông Gornuskin cho rằng sự từ chức của ông Ereditato là kết quả của một tình huống phức tạp trong nội bộ tập thể khoa học sau khi phát hiện những sai sót kỹ thuật này. Ông nói với hãng RIA Novosti: "Cuối cùng khi thử nghiệm bổ sung, chính nhóm chúng tôi đã nhận ra những nguyên nhân gây ra hiện tượng đã tuyên bố. Rất tiếc là nguyên nhân ấy quá ấu trĩ về mặt kỹ thuật, có thể nói là về phía nhóm nghiên cứu là thiếu chuyên nghiệp khi tuyên bố công khai hiện tượng này mà không chờ những thử nghiệm bổ sung”. Ông lưu ý rằng, những thí nghiệm vật lý hiện đại luôn có sự tham gia của rất nhiều người. Ví dụ trong thí nghiệm OPERA có tới 200 nhà vật lý cùng cộng tác. Điều đó cần được hiểu là sự tham gia của mỗi người sẽ góp phần làm cho nó chính xác và chuyên nghiệp. "Nói tóm lại, vụ tai tiếng đã bùng phát khi phát hiện một nguyên nhân hết sức vớ vẩn. Đó chỉ là sự tiếp xúc không tốt của một đoạn cáp quang. Đương nhiên những thiết bị vật lý hiện đại rất phức tạp, nhưng thái độ tự phản biện các kết quả thu được, tính chuyên nghiệp cao và kiểm tra đi kiểm tra lại nhiều lần kết quả thu được sẽ cho phép tránh được những khẳng định sai lầm. Trong trường hợp này, ai đó trong những đồng nghiệp của chúng tôi đã tỏ ra tầm thường, mắc bệnh hiếu danh. Kết quả là một giám đốc thí nghiệm và hai phó của ông đã phải từ chức” – ông nói. Những người tham gia thí nghiệm hy vọng rằng sẽ phục hồi được nhanh nhất thanh danh của mình. Nhà khoa học nói thêm: "Chúng tôi cho rằng để làm được điều đó, phải hết sức cố gắng, nếu không những kết quả khác của chúng tôi đều sẽ bị tiếp nhận một cách hoài nghi”. Tuấn Hà Vietnamnet.vn Cập nhật 03/04/2012 10:03:34 AM (GMT+7)