tungminick

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    6
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by tungminick

  1. Nhà Tungminick mở rộng cái cổng nhưng do điều kiện nên tâm cổng thẳng với giữa nhà. Chỉ có làm chệch đi, tức là một bên cánh cổng to,1 bên nhỏ thì mới tránh được giữa nhà. Tungminick đọc sách thì có thấy nói là 2 cánh cổng phải làm bằng nhau. Vậy xin các anh chị cho ý kiến tư vấn. Xin cảm ơn rất nhiều
  2. Dạ vâng, cảm ơn bác nhiều ạ. Mong được gặp bác 1 ngày gần đây. Những lời bác dặn cháu đang thực hiện dần dần ạ
  3. Cảm ơn bác Thiên sứ, cháu Tùng đây. Cháu chưa hiểu khái niệm bình phong nó là những cái gì bác ạ. Phiền bác ví dụ cho cháu cụ thể 1 cái gì đó được không ạ?
  4. Bí mật kiến trúc của kinh đô Bắc Kinh Thứ Sáu, 20/06/2008 - :40 AM Phật Hương các trên Vạn Thọ Sơn, phía dưới là hồ Côn Minh. Bắc Kinh là thủ đô của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Căn cứ các số liệu mới được công bố gần đây thì diện tích tự nhiên của Bắc Kinh là 16.808 km2 được mở rộng trong đó khu nội đô là 2.738 km2. Số dân của Bắc Kinh là 10.819.000 người gồm đủ 56 dân tộc, trong đó dân tộc Hán chiếm 96%. Nằm trên đỉnh phía bắc của bình nguyên Hoa Bắc, lưng dựa vào dãy núi Yên Sơn và cao nguyên Nội Mông hùng vĩ, phía tây là dãy Thái Hoàng Sơn, phía đông là vịnh Bột Hải, phía nam là vùng đồng bằng rộng lớn, Bắc Kinh là 1 trong 6 kinh đô của các triều đại Trung Quốc (TQ) với bề dày hơn 3.000 năm lịch sử. UNESCO đã đánh giá Bắc Kinh là một trong những kinh đô còn giữ được những kiến trúc cổ từ hàng mấy ngàn năm trước và rất nhiều trong số đó được bảo tồn hầu như nguyên vẹn cho tới ngày nay. Bắc Kinh cũng được đánh giá là một trong những thủ đô có phong cách kiến trúc hiện đại, nhưng cũng là thủ đô mang đậm “tính phương Đông điển hình”. Theo các nhà địa lý và phong thủy học thì một trong những nguyên nhân để Bắc Kinh có được những đặc điểm đó vì Bắc Kinh ở vào vị trí đặc biệt, là nơi “hội tụ Trung Hoa linh khí chi địa” (nơi hội tụ của khí thiêng Trung Hoa). Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều thế hệ các nhà khoa học TQ và thế giới bỏ ra nhiều công sức để nghiên cứu Bắc Kinh. Bằng nhiều con đường nghiên cứu khác nhau, trong đó có việc tiếp cận vấn đề theo phương pháp truyền thống dân gian (mà người TQ gọi là phong thủy học) kết hợp với việc sử dụng những phương tiện nghiên cứu hiện đại (như sử dụng ảnh vệ tinh đa chiều, chụp ảnh bằng hồng ngoại, viễn thám, địa chất, địa đồ, kiến trúc...) các nhà khoa học TQ và thế giới đã phát hiện ra những đặc điểm “rất lạ lùng” trong kiến trúc xây dựng thành cổ Bắc Kinh của người xưa. Một trong những “đặc điểm lạ lùng” đó là bố cục hình tượng “song long” (hai con rồng) trong bố cục toàn cảnh kiến trúc của Bắc Kinh. Con rồng thứ nhất được gọi là “thủy long” (rồng nước), còn con thứ hai là “lục long” (rồng cạn) vô cùng kỳ thú. Quả thực nếu quan sát từ trên máy bay hoặc căn cứ vào bản đồ thực địa, người ta dễ dàng nhận ra ngay hình tượng của hai con rồng đó. Toàn bộ hệ thống các hồ đầm của Bắc Kinh đã tạo ra một "thủy long" hướng theo hướng tây bắc cực kỳ sinh động. Thủy long có đầu là Nam Hải, mắt là đảo Hồ Tâm, thân được tạo bởi Trung Nam Hải và Bắc Hải, còn Thập Sa hải chính là phần đuôi. Lục long thì lại được tạo nên bởi hệ thống trục đường giao thông chính của Bắc Kinh. Thiên An Môn chính là cái mõm, Kim Thủy kiều là cái sừng, hai đường đông và tây Tràng An chính là hai cái râu, cả một dải từ Thiên An môn đến Ngọ môn chính là cái mũi. Thái Miếu và di chỉ của đền Xã Tắc chính là hai cái mắt, Cố Cung là phần thân và phần xương đuôi, 4 ngôi lầu ở 4 góc hợp thành 4 cái móng. Đường Cảnh Sơn, đường Địa An môn và Chung Cổ lầu tạo thành dải đuôi. Còn Chính Dương môn như một hạt bảo ngọc mà rồng đang vươn tới, tạo thành một lục long với thế rất phi phàm khiến người ta phải kinh ngạc. Có thể bố cục “song long” của Bắc Kinh được hoạch định ngay từ khi được khởi công xây dựng vào triều Minh (1368-1644), bởi hình tượng “rồng” phản ánh tư tưởng “quân, thần” (vua, tôi) rất được đề cao trong giai đoạn lịch sử này. Nhìn từ một góc độ nào đó thì người xưa đã quan niệm Bắc Kinh là “hưng long chi địa” (mảnh đất của rồng), còn các bậc đế vương là “thiên hạ long chủng” (vua là rồng từ trên trời xuống). Đây được đánh giá là nét đặc sắc nhất trong việc áp dụng những tri thức về mặt phong thủy học phương Đông vào trong quy hoạch tổng thể cũng như trong từng khu riêng biệt của những kiến trúc sư khi tạo dựng nên kinh đô Bắc Kinh. Và đây cũng có thể là một đặc điểm hiếm thấy ở bất kỳ một thành phố nào khác trên thế giới. Không chỉ có sự kỳ lạ trong bố cục toàn cảnh, mà khi đi sâu tìm hiểu kiến trúc của các khu vực riêng biệt, thì hình như mỗi khu của Bắc Kinh cũng có những đặc điểm kỳ lạ. Thí dụ như việc phát hiện ra “tọa nhân tượng” (tượng người ngồi) tại khu công viên Cảnh Sơn. Cảnh Sơn là khu công viên nằm đối diện với cửa Thần Vũ thuộc cửa Bắc của Tử Cấm Thành. Thời Nguyên thì đây là một gò đất nằm trong khu nội đô có tên là Thanh Sơn. Đến năm Vĩnh Lạc thứ 10 (1416) thuộc triều Minh, khi tiến hành xây dựng các cung điện, người ta đã mang các phế thải khi phá bỏ các thành lũy cũ của triều Nguyên cũng như các đất cát từ việc nạo vét các con sông bảo vệ Tử Cấm Thành, đổ vào đây, tạo thành một trái núi được gọi là Vạn Tuế sơn. Với hàm ý dùng để trấn áp “vương khí” của triều Nguyên, nên núi này còn được gọi là Trấn Sơn. Theo truyền thuyết về hoàng cung, thì tại đây có tích chứa rất nhiều than, nên còn được gọi là Môi Sơn (núi than). Đến năm Thuận Trị thứ 12 triều Thanh (1655) Môi Sơn được đổi tên thành Cảnh Sơn. Tại cuộc triển lãm trưng bày các thành tựu nghiên cứu diện mạo Bắc Kinh bằng viễn thám vào tháng 3/1987, Quỳ Trung Vũ, một chuyên gia về ảnh hồng ngoại viễn thám có gửi tới một tấm ảnh làm chấn động dư luận lúc bấy giờ: trên bức ảnh chụp từ vệ tinh bằng kỹ thuật tia hồng ngoại mặt bằng của khu công viên Cảnh Sơn (bao gồm quần thể kiến trúc đoạn từ phía bắc của Tử Cấm Thành trên trục đường Bắc Kinh và công viên Cảnh Sơn), hiện lên rõ ràng bức tượng một người đang ngồi xếp bằng tròn với đôi mắt khép hờ. Bức tượng đặc biệt này được gọi là “Cảnh Sơn tọa tượng” hay còn gọi ngắn gọn là “nhân tượng”. Phần đầu của “nhân tượng” được tạo bởi quần thể kiến trúc Thọ Hoàng điện của công viên Cảnh Sơn, trong đó Đại Điện và Cung Môn tạo thành mắt, mũi và miệng. Khuôn mặt “nhân tượng” đang phảng phất mỉm cười. Phần lông mi được tạo bởi tổ hợp các hàng cây. Riêng bộ râu được tạo bởi rừng cây có hình tam giác cực kỳ đối xứng, mặc dù nó đã bị tường bao phía ngoài của Thọ Hoàng điện làm gián đoạn. Qua việc phân tích rất cẩn thận và công phu, người ta còn nhận thấy những bức tường vây quanh 4 phía của Công viên Cảnh Sơn tạo thành khung của bức tượng tuân theo đúng “tỉ lệ vàng” 0.32 trong xây dựng. Nếu quả thật đây đúng là bức tượng người được tạo ra theo ý định trước, thì nó là bức tượng người được tạo ra lớn nhất thế giới. Sau này đã có rất nhiều tấm ảnh chụp từ vệ tinh bằng những phương pháp khác nhau về diện mạo của khu vực. Và trên tất cả các tấm ảnh đó người ta đều thấy “nhân tượng” hiện ra rất rõ ràng. Vậy thì bức tượng người ngồi Cảnh Sơn là tượng của ai? Qua quá trình nghiên cứu, Quỳ Trung Vũ phát hiện ra một điều bí mật. Ở đầu cực bắc trên tuyến đường trục của Cố Cung có ngôi điện Khâm An được xây dựng vào thời Vĩnh Lạc (triều Minh). Trong điện có thờ một bức tượng được gọi là tượng thủy thần Huyền Vũ đế. "Huyền" có nghĩa là "màu đen", “Vũ” được người xưa giải thích là “ô quy xác” (vỏ của con rùa đen). Theo phong thủy thì “huyền vũ tại ngũ phương” là biểu thị của "bắc phương" (phương bắc), “tại ngũ hành trung” biểu thị cho “thủy” (nước). Vì ngôi điện này hầu như không bao giờ được mở cửa nên bức tượng và những đồ vật có từ thời Minh hầu như vẫn còn được bảo quản nguyên vẹn. Khi đối chiếu bức tượng Huyền Vũ đế trong Khâm An điện với “nhân tượng” thì rõ ràng hai bức tượng là rất giống nhau, chúng chỉ khác nhau về kích cỡ mà thôi. Vậy liệu tượng Huyền Vũ đế và tượng Cảnh Sơn có mối liên quan gì không? Phải chăng tượng Huyền Vũ đế là “bản mẫu thu nhỏ” để người ta tạo ra “nhân tượng khổng lồ”? Và tại sao “nhân tượng” lại xuất hiện tại Công viên Cảnh Sơn, nằm trên trục đường chính của Bắc Kinh? Để giải đáp mối thắc mắc đó, Quỳ Trung Vũ đã tự mình bỏ công nghiên cứu và nhờ rất nhiều học giả có uy tín trong đó có Phổ Kiệt tiên sinh, một chuyên gia về thư tịch cổ, xin tư vấn để làm rõ về sự liên quan đó cũng như cho câu hỏi liệu rằng bức “nhân tượng” được tạo ra một cách có ý đồ kiến trúc hay là được hình thành do ngẫu nhiên? Nếu như “nhân tượng” được tạo ra là có ý đồ, thì chắc phải có tài liệu (bản vẽ, tranh vẽ hoặc văn bản...) nói về điều này. Nhưng đáng tiếc là cho tới nay người ta vẫn chưa tìm được bất kỳ tài liệu nào minh chứng cho điều này. Một địa điểm xây dựng nữa của Bắc Kinh cũng mang tính kỳ bí không kém, đó là Di Hòa viên. Di Hòa viên là một công viên nằm ở phía tây Bắc Kinh, diện tích khoảng 290 hécta, trong đó 3/4 là diện tích mặt nước. Đây là khu vui chơi giải trí nổi tiếng dành riêng cho hoàng gia của các triều đại Trung Hoa. Lịch sử đã ghi nhận, khu công viên này được hình thành từ triều Kim (1115 - 1234). Tại đây các vị hoàng đế nhà Kim đã dựng lên vô số những hành cung nguy nga và những khu giải trí cực kỳ xa xỉ. Từ đó các triều đại tiếp nối nhau xây thêm nhiều công trình hoành tráng khác. Đến đời Vua Càn Long (1736-1796) nhà Thanh, quy mô khu công viên không những đã mở rộng một cách đáng kể, mà còn được xây thêm nhiều công trình mới, và đổi tên là Thanh Ý viên. Năm 1860 liên quân Anh - Pháp tấn công Bắc Kinh đã tràn vào đây cướp bóc, đốt phá khiến Thanh Ý viên tan hoang. Năm 1888, Từ Hy Thái Hậu đã lấy 500 vạn lạng bạc vốn dĩ dùng để xây dựng hải quân, trùng tu lại Thanh Ý viên thành một công viên tráng lệ, và đổi tên thành Di Hòa viên (khu vườn di dưỡng tinh thần). Di Hòa viên mà ta thấy ngày nay chính là những gì được tạo ra từ lần trùng tu này. Nổi bật ở chính khu trung tâm là Phật Hương các, một ngôi chùa nhiều tầng nguy nga lộng lẫy nằm trong khu Vạn Thọ sơn, nơi để Từ Hy niệm Phật. Dưới chân Vạn Thọ sơn là hồ Côn Minh bao la gợn sóng. Một bến thuyền có hình dáng là một chiếc thuyền làm bằng đá nhô ra mặt hồ, ngay dưới Phật Hương các là nơi đón du khách lên thuyền dạo trên hồ. Men theo bờ hồ là một dãy hành lang dài 728 mét gồm nhiều gian, mỗi gian được kiến trúc khác nhau với những hình vẽ vô cùng tinh xảo mang đậm tính nghệ thuật Trung Hoa... Giữa hồ Côn Minh là hòn đảo nhỏ được nối với bờ bằng một chiếc cầu vồng làm bằng đá gồm 77 nhịp có tên là Thập Thất Khổng kiều. Cho tới ngày nay, Di Hòa viên vẫn được coi là một trong những công viên đẹp nhất thế giới. Di Hòa viên không những chỉ là một công viên đẹp, được coi là một kiệt tác về kiến trúc, mà người ta còn đồn rằng toàn bộ khuôn viên của Di Hòa viên đã được xây dựng theo bố cục rất chặt chẽ về mặt phong thủy thể hiện ý tưởng Phúc Lộc Thọ, theo một mật chỉ của Từ Hy Thái Hậu. Đã có nhiều người bỏ công nghiên cứu để tìm hiểu bí mật ẩn chứa trong Di Hòa viên, nhất là tìm hiểu xem có thật Di Hòa viên có bố cục thể hiện ý tưởng Phúc Lộc Thọ hay không, và nếu có thì nó đã được thể hiện như thế nào. Bước đột phá có tính chất quyết định để trả lời cho câu hỏi này là từ khi các nhà nghiên cứu có trong tay những bức ảnh chụp toàn cảnh Di Hòa viên từ vệ tinh bằng kỹ thuật có độ phân giải siêu cao và kỹ thuật chụp hồng ngoại. Khi những tấm ảnh này được công bố, các nhà nghiên cứu đã vô cùng kinh ngạc về bố cục kỳ lạ của Di Hòa viên. Nhìn vào những tấm ảnh ta thấy ngay hồ Côn Minh có hình dáng là một quả đào lớn mà cuống của nó là con sông dẫn nước vào hồ qua cửa Tây Môn quan nằm ở góc phía bắc của Di Hòa viên. Con đê hẹp mà dài ở phía chếch mặt hồ tạo ra vết rãnh trên quả đào rất hoàn chỉnh. Dãy hành lang dùng làm đường đi lại men theo hồ Côn Minh ngay sát chân Vạn Thọ sơn thì giống như đôi xương cánh của một con dơi đang dang ra. Đường hành lang ở bờ bắc hồ Côn Minh thì rõ ràng là hình một cánh cung mà phần thâm nhập vào lòng hồ hình thành phần đầu của con dơi, phần nhô ra một cách đơn độc được dùng làm bến thuyền cho khách du ngoạn hồ Côn Minh chính là mõm của con dơi đó. Đường hành lang vươn dài sang hai phía tả hữu chính là đôi cánh dơi đang vươn ra. Đoạn hành lang ở phía đông và mái hiên nhà Ngư Tảo thâm nhập vào mặt nước và bởi đoạn hành lang ở phía tây tạo thành đôi móng chân trước của con dơi, còn núi Vạn Thọ sơn và cái hồ phía sau núi tạo thành thân của con dơi. Thập Thất Khổng kiều ở phía đối diện Vạn Thọ sơn thì đúng là chiếc cổ của một con rùa đang vươn dài, mà đầu của nó chính là hòn đảo nhỏ giữa hồ Côn Minh. Vì trước đây không có được bức ảnh chụp toàn cảnh Di Hòa viên nên kiến trúc độc đáo của nó ít người nhận ra. Ngay cả Từ Hy Thái Hậu mặc dù đã lên tầng cao nhất của Phật Hương các trên đỉnh Vạn Thọ sơn thì cũng chỉ nhìn thấy một cách đại khái hình trái đào, cái đầu và cái cổ con rùa cũng như cái đầu và đôi móng con dơi. Những phần còn lại thì không thể nhìn thấy, nhất là phần thân con dơi do bị những kiến trúc khác che lấp. Theo thuật phong thủy truyền thống Trung Hoa thì quả đào tượng trưng cho Lộc, con dơi tượng trưng cho Phúc, còn rùa tượng trưng cho Thọ. Như vậy cấu trúc tổng thể của Di Hòa viên ẩn trong nó cả 3 điều mà Từ Hy mong muốn là Phúc Lộc Thọ đã được thể hiện bằng những hình tượng tuyệt vời. Phải chăng chính cấu trúc này là điểm khác biệt cực kỳ đặc sắc mà không có ở bất cứ một công viên nào khác tại TQ cũng như trên thế giới. Và tất cả những điều trên đã tạo nên một Bắc Kinh hiện đại, kỳ bí, thành phố kinh đô chủ nhà của Thế vận hội Olimpic lần thứ 29 Công an Nhân dân An ninh Thế giới ANTG Cuối tháng Văn nghệ Công An Sơ đồ Website RSS FAQ Liên kết Web
  5. Mong các bác trong diễn đàn chỉ giáo giúp em về trường hợp sau. Chẳng là trụ sở cơ quan vừa được cấp trên cho phép xây dựng lại. Theo bản thiết kế được phê duyệt và đã được xây dựng (tôi không có quyền tham vấn hay can thiệp) thì cửa chính vào trụ sở thẳng với cổng, đối diện qua con đường có 1 cái ngõ, cuối cái ngõ là cửa chính của đến. Nói cách khác, khi được xây dựng xong, cửa chính của cơ quan tôi, cổng chính đi vào cơ qua ngõ vào đền, cửa chính đền và điện thờ của đền gần như nằm trên 1 đường thẳng. Phân cách cổng cơ quan và ngõ vào đền là 1 con đường nhựa, bè ngang 15m. Có thể tham khảo hình vẽ sau: Xin các bác chỉ giáo giúp: 1- Việc này có phạm phải điều cấm kỵ nào về phong thủy không? 2- Nếu phạm, ảnh hưởng của nó đến người trong cơ quan như thế nào, từ nhân viên đến người đứng đầu cơ quan? 3- Các biện pháp hóa giải nếu có? Rất mong được giúp đỡ hoặc có vài lời khuyên
  6. Những cái thông tin đo, chắc em phải PM cho chú Thiên sứ chứ, nói đây sao tiện. Mà hình như em post nhầm mục, ai chuyển cho em sao mục Phong Thủy của Tư vấn với. Em có hiểu gì đâu mà Trao đổi học thuật. Ai chuyêng giúp em nhé