DaoHoa

Hội viên
  • Số nội dung

    145
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    2

Everything posted by DaoHoa

  1. Rubi, Thấy mọi người thích độn toán, vậy tại hạ độn một quẻ cho Rubi cho vui. Theo quẻ thì tên "Rubi" là hòn ngọc đỏ. Theo Tử Vi là Cự Môn an tại cung Tý. Đây là hòn ngọc quý còn ẩn trong đá. Nếu tại hạ đoán không lầm, Rubi còn trong lứa tuổi 20. Với tuổi tác còn trẻ mà học thức đã đạt tới mức nầy là một phước đức cho nền lý học đông phương. Những lời viết của tại hạ không phải là chỉ trích Rubi mà đó là những lời khen ngợi vì muốn Rubi có nhiều tiến triển trên con đường lý học. Rubi là một nhà có căn tu hành kiếp trước. Mỗi khi Rubi cảm thấy rốn loạn thì Rubi cứ ngồi thiền một canh giờ, cho tâm an lạc, cho trí thảnh thơi. Nếu tại hạ tiếp tục làm phiền Rubi thì sẽ làm cho tâm hồn của Rubi rối loạn. Tại hạ sẽ để cho Rubi vài ngày suy nghĩ lại những câu hỏi của tại hạ. Hãy ghi nhớ những luật sau đây. Lưỡng nghi gồm có (1) Âm cực dương sinh Quẻ Khôn đổi sang quẻ Chấn Tượng trưng cho mùa Đông đổi sang mùa Xuân Quẻ Hưu sang quẻ Sinh (2) Dương cực âm sinh Quẻ Càn đổi sang quẻ Tốn Tượng trưng cho mùa Hạ đổi sang mùa Thu Quẻ Cảnh sang quẻ Tử Sau khi Rubi suy nghĩ lại 2 luật âm dương nầy thì những luật ngũ hành sẽ rơi đâu vào đó
  2. Rubi, Tại hạ hiểu về ngũ hành của Hà Đồ. Có nhiều bài thơ viết về Hà Đồ. Thí dụ như "Thiên Nhất sinh Thủy, ..vvv" Câu hỏi của DaoHoa là tại sao Rubi lựa 1, 6 an tại quẻ Tốn và Khảm ? Nếu nhất là Thủy (Khảm) vậy tại sao nhị không là quẻ Ly ? Tam lại là quẻ Khôn. Nếu vậy có nghiã là những câu như "Thiên Nhất sinh Thủy, ..vvv" mang ý nghĩa khác. Nhất là "1", nhưng "Thủy" không phải là "Khảm" trong TTBQ. (Hình như HTBQ thì hợp hơn). Không biết Rubi dùng lý do gì ? Cái lạ là tứ tượng ra đời đã có ngũ hành sắp sếp như hình vẽ. Đó là câu hỏi thứ 9 . Tại sao tứ tượng mang ngũ hành như vậy, nếu chưa suy ra 8 quẻ bát quái.
  3. Rubi, Qua 8 câu trả lời, ngũ hành của tứ tượng của Rubi khác hơn VoTuong. Không thành vấn đề Chúng ta cứ tiếp tục với hình vẽ của Rubi (9) Có phải quẻ Tốn và Khảm mang hành Thủy vì lý do độ số của Hà Đồ là 1, 6 ? Tại sao ?
  4. Rubi, Tốt ! Lựa màu rất là thích hợp cho ngũ hành Những câu hỏi kế tiếp: (5) Nếu quẻ Khảm và Tốn mang ngũ hành Thủy, vậy Rubi có cho Thiếu Âm là Thủy (6) Nếu quẻ Khôn và Cấn mang ngũ hành Mộc , vậy Rubi có cho Thái Âm là Mộc (7) Nếu quẻ Ly và Chấn mang ngũ hành Hỏa, vậy Rubi có cho Thiếu Dương là Hỏa (8) Nếu quẻ Càn và Đoài mang ngũ hành Kim, vậy Rubi có cho Thái Dương là Kim
  5. Rubi, 4 câu hỏi đầu tiên: màu sắc trong hình vẽ: (1) Có phải màu đen tượng trưng cho "Thủy" ? (2) Có phải màu xanh tượng trưng cho "Mộc" ? (3) Có phải màu đỏ tượng trưng cho "Hỏa" ? (4) Có phải màu trắng tượng trưng cho "Kim" ? Những câu hỏi sau sẽ tùy theo những lời giải đáp
  6. Rubi, Hình vẽ rất đẹp. Không biết có thể cho tại hạ hỏi 10 câu hỏi về hình vẽ hay không ?
  7. HaHaHa, Thuyết học Âm Dương bắt nguồn từ 2 quẻ Âm và Dương. Thuyết học Ngũ Hành bắt nguồn từ Hà Đồ và Lạc Thư. Nếu như bạn chưa vẽ đúng được các độ số của Hà Đồ thì thuyết học ADNH của bạn sẽ khó thành tụ. 5+1=6 5+3=8 và 5+2=7 5+4=9 nhưng sao bạn lại vẽ độ số của Hà Đồ là 5+7=2 và 5+9=4 Nếu bạn không thọ lãnh các thứ khác, thì ít nhất bạn hãy thọ lãnh bài toán trên Đào Hoa Và đây cũng là bài cuối cùng tại hạ sẽ viết trong đề tài nầy. Tại hạ thật lòng chúc bạn sớm ngày hiểu thấu thuyết học ADNH
  8. VoTruoc mến, Nếu DaoHoa trích lại từng hàng của VoTruoc thì không biết chừng nào mới xong câu chuyện, vải lại tại hạ cũng không có nhiều thì giờ. Tại hạ sẽ viết ra những chi tiết chính, câu nào VoTruoc thắc mắc thì cứ tự nhiên hỏi (1) Trong Dương có âm, trong âm có dương. Độ số là 1.1 - Âm - 1 1.2 - Dương - 2 (2) Lưỡng nghi sinh tứ tượng (Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm). Trước tiên VoTruoc dáng ngũ hành cho tứ tượng, VoTruoc cứ nghĩ tứ tượng là 4 mùa trong năm (Xuân Hạ Thu Đông) 2.1 - Dương gồm có mùa Xuân và mùa Hạ 2.1.1 - Mùa Xuân (Tiểu Cát) là Mộc (Thiên Tam sinh Mộc) - Thiếu Dương 2.1.2 - Mùa Hạ (Tốc Hỉ) là Hỏa (Địa Nhị sinh Hỏa) - Thái Dương 2.2 - Âm gồm có mùa Thu và mùa Đông 2.2.1 - Mùa Thu (Xích Khẩu) là Kim (Địa Tứ sinh Kim) - Thiếu Âm 2.2.2 - Mùa Đông (Lưu Niên) là Thủy (Thiên Nhất sinh Thủy) - Thái Âm 2.3 - Qua đơn sơ 2 chi tiết trên VoTruoc có thể vẽ các độ số của Hà Đồ. 2.3.1 - Âm - 1 2.3.2 - Dương - 2 2.3.3 - Thái Âm - 1 2.3.4 - Thái Dương - 2 2.3.5 - Thiếu Dương - 3 2.3.6 - Thiếu Âm - 4 2.3.7 - Tổng số của tứ tượng 2.3.7.1 - Tổng số của Dương là 2+3=5 2.3.7.2 - Tổng số của Âm là 1+4=5 2.3.7.3 - Tổng số của Tứ Tượng = Tổng số của Dương + Tổng số của Âm = 5 + 5 = 10 (3) Tứ tượng sinh Tiên Thiên Bát Quái 3.1 - Thiếu Dương (3) sinh Chấn (8) và Ly (3) 3.2 - Thái Dương (2) sinh Đoài (7) và Càn (2) 3.3 - Thiếu Âm (4) sinh Tốn (9) và Khảm (4) 3.4 - Thái Âm (1) sinh Cấn (6) và Khôn (1) 3.5 - Các độ số đó là các độ số của Hà Đồ. 3.5.1 - Hà Đồ : 8, 3, 7, 2, 9, 4, 6, 1 3.5.2 - Bát Quái : Chấn, Ly, Đoài, Càn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn 3.5.3 - Lục Nhâm : Sinh, Thương, Đổ, Cảnh, Tử, Kinh, Khai, Hưu 3.5.3 - Bát Môn: Tiểu Cát, Tốc Hỉ, Xích Khẩu, Lưu Niên, Vô Vong (10) và Đại An (5) =================================== Nếu VoTruoc muốn hiểu biết HTBQ nào đúng, thì VoTruoc cứ đi ngược lại với TTBQ là Dương (2), Âm (1) Xuân (3) Hạ (2) Thu (4) Đông (1) Chấn, Ly, Đoài, Càn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn thì HTBQ sẽ là Âm (1) Dương (2) Đông (1) Thu (4) Hạ (2) Xuân (3) Khảm (1), Càn (6), vv... , Ly (2), vv... Chúc bạn nhiều may mắn, Đào Hoa (ghi nhớ: bắt đầu Khảm với bài thơ Mùa Đông (1) - Thiên Nhất Sinh Thủy, Địa Lục Thành Chi Mùa Thu (4) - Địa Tứ Sinh Kim, Thiên Cửu Thành Chi Muà Hạ (2) - Địa Nhị Sinh Hỏa, Thiên Thất Thành Chi Mùa Xuân (3) - Thiên Tam Sinh Mộc, Địa Bát Thành Chi)
  9. VoTruoc mến, Để tránh "Vo truoc dễ bị sót và bị ngắt mạch tư duy", Vo Truoc cứ tự nhiên hoàn thành ý niệm của bài viết. Chừng nào Vo Truoc muốn trao đổi học thuật, tại hạ sẽ chào đón những chiêu thức của Vo Truoc Hẹn ngày tái ngộ, Đào Hoa
  10. Có phải đây là HTBQAL hay không ?
  11. PhamThaiHoa mến, Công thức mà bạn dùng trong bản viết 1.0, không có để ý múi giờ khác nhau trong 2 muà. Theo Lý Học Đông Phương thì chúng ta gọi là tiết Lập Xuân và tiết Lập Thu. Trong công thức của bạn thì bạn dùng trong tiết Lập Thu, người Tây gọi giờ đó là giờ "Eastern Standard Time", đồng hồ quay lại 1 tiếng. Và giờ cho tiết Lập Xuân người Tây gọi giờ đó là giờ "Eastern Daylight Time", đồng hồ quay lên 1 tiếng. Nếu ai lấy công thức lấy giờ Tây mà sử dụng cho lịch Việt mà không để ý tới việc đồng hồ thay đổi trong năm, cứ 2, 3 năm mỗi khi thì giờ thay đổi từ tiết Đại Hàn sang tiết Lập Xuân hay từ tiết Đại Thử qua tiết Lập Thu, thì công thức đó sẽ bị sai lầm. Cũng vì lý do đó, tại hạ phải sửa lại công thức để tính sự khác biệt giữa 2 tiết Lập Xuân và Lập Thu. Với người áp dụng công thức của tại hạ khỏi phải bỏ công tìm kiếm 24 tiết trong năm. Mong rằng lời giải thích trên sẽ giúp bạn hiểu được lý do công thức của tại hạ không giống với công thức của vài tác giả khác. Đào Hoa
  12. MinhChâu, MinhChâu độn quẻ hay lắm. Quẻ chánh là quẻ Tử Tốc Hỷ. Đó nới lên Thanh Thanh vì ham muốn kết quả cho nên tới trường sớm (Tốc Hỷ). Tử là có nhiều học trò còn ngủ trể (Tử) Quẻ Độn Khứ là quẻ Cảnh Lưu Niên. Cảnh là sự nhàn hạ trò chuyện và Cảnh có độ số (2) cho nên đã có 2 người trong lớp Quẻ Độn Lai là quẻ Kinh Xích Khẩu. Kinh có độ số 4 đó nói lên có 2 người kế tiếp vào chung một lúc. Xích Khẩu là 2 người mới nầy đang trò chuyện về việc tranh chấp nên chưa vào sớm.
  13. PhamThaiHoa mến, Nếu Thái Hòa là một thành viên trong LVDT và software nầy dành riêng cho LVDT, thì Thái Hoà cứ làm như ý như chú Thiên Sứ dặn dò. Công thức Vạn Niên Lịch tại hạ đã gởi cho bạn. Bạn thấy dùng được thì dùng. Không miễn cưỡng. Chúc bạn nhiều may mắn trên con đường đơì Chú Thiên Sứ mến, Chú coi lại 2 quẻ Sinh và Tử trong Bát Môn. Sinh là mùa xuân. Tử là mùa Hạ. Cho nên Sinh mới nằm trong tháng Dần, và Tử là mùa Hạ, lá cây rụng, tháng Thân, cho nên mới nằm trong cung Dương Kim. Chú là người thông minh và tài giỏi, chú sẽ hiểu được ý tốt của DaoHoa. Chúc chú sớm ngày hoàn chỉnh công thức và ra mắt cuốn sách Phong Thủy Đào Hoa xin tái biệt các anh chị trong Lạc Việt Độn Toán. Thế gian còn nhiều nơi du ngạo !!! Rong chơi sáu nẻo luân hồi Dừng chân quán trọ nhìn nhân gian cười
  14. Jimsy mến, Hình vẽ đẹp lắm. Tại hạ thường quen nhìn hình cung số Tử Vi với hướng Bắc nằm phía dưới, cho nên kỳ nầy phải soay cái đầu mấy vòng mới nhìn được kiểu vẽ "thời nay". Không biết tại hạ phải nói làm sao để tránh phận lòng người chủ nhân của hình vẽ. Mà ai là chủ nhân thì thật ra thì tại hạ cũng không cần muốn biết. Tại hạ chỉ đưa ra ý kiến với PhamThaiHoa về độ số của Bát Môn. Các bạn có đồng ý với ý kiến của tại hạ hay không thì tại hạ cũng không buồn. Hôm nay trò chuyện với Jimsy thì cũng như là chúng ta có duyên. Trên con đường học hỏi và tìm kiếm phương pháp áp dụng những lý học đông phương, bạn cũng đã đọc rất nhiều học thức của các tác giả qua các sách hiện nay. Mỗi sách có cái đúng và thỉng thoảng có cái sai. Khi người tác giả đó viết, họ không bao giờ muốn viết cái sai, vì chính họ cũng tưởng rằng họ nói đúng. Tại hạ cũng không ngoại lệ. Riêng với người đọc, mình dùng trí óc và kinh nghiệm của riêng mình để thấu hiểu ý đẹp của tác giả. Khi mình hiểu được 1 cái sai trong 10000 cái đúng trong sách, mình vẫn quý mến người tác giả đó. Đối với độ số của Bát Môn và Hà Đồ trong hình vẽ (tại hạ vẫn quý mến tác giả), bạn thử dùng kinh nghiệm của riêng bạn để tìm kiếm cái đúng và cái sai. Jimsy bắt đầu với những độ số giống nhau giữa Hà Đồ và Lạc Thư. Các số 5, 1, 6, 3, 8 trong Hà Đồ và Lạc Thư đều giữ yên vị trí không thay đổi. Tại sao độ số của Bát Môn lại thay đổi ? Nếu thay đổi vị trí thì Bát Môn đâu còn là con cháu của Hà Đồ và Lạc Thư. Trong binh thư có vài câu thơ: Thiên nhất sinh Thủy, Địa lục thành chi. Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi. Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi. Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi. Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi. Jimsy có hiểu những câu in đậm trong bài thơ trên có nghĩa gì không? Một trong những nghĩa đó là (1) Chữ Địa không phải nghĩa là Âm, mà nói lên phần dưới giải thiên hà. Đó là Lập Đông cho 6 và Lập Xuân cho 8 (2) Chữ Thiên không phải nghĩa là Dương, mà nói lên phần trên giải thiên hà. Đó là Lập Hạ cho 7 và Lập Thu cho 9 (3) Cho nên thành chi tượng trưng cho 4 trụ của Hậu Thiên Bát Quái Hôm nay trò chuyện vậy cũng đủ rồi. Tại hạ còn nhiều việc để làm. Jimsy hãy đọc kỹ lại lời viết trên. Bạn sẽ hiểu được ý của tại hạ
  15. PhamThaiHoa nói đúng. Tại hạ viết bài đầu tiên mà đã chê rồi. Thôi cho tại hạ xin lỗi. Đừng có để trong lòng. Trên con đường học hỏi, chỉ cần trong lòng có một ý định cầu tiến thì mọi việc sẽ thành công. Khi viết software cũng vậy. Không có phiên bản đầu tiên nào là hoàn mỹ cả. Chỉ cần bạn chịu khó tu bổ phiên bản để kỳ sau càng ngày càng phong phú . Hôm qua tại hạ đã góp ý với bạn về: (1) Độ số của Lục Nhâm và Bát Môn. (2) DL => AL Bạn có thể gửi cho tại hạ một email, rồi tại hạ sẽ gởi "source code" đến cho bạn Còn về lời giải của software, tại hạ thấy bạn ghi chép lại giống như bài văn của chú Thiên Sứ. Mục đích là để người độn quẻ tìm kiếm lời giải thích vừa ý. Phiên bản 1.0, vậy thì cũng quá tốt rồi ! Tại hạ không phải là một hội viên trong LVDT, chỉ là một người có chúc kiến thức về Lục Nhâm và Bát Môn. Nếu muốn phối hợp Lục Nhâm và Bát Môn thành một như LVDT, thì người độn quẻ phải nắm vững các Độ Số, Ngũ Hành của Hà Đồ, các ý nghĩa của Lục Nhâm và Bát Môn Ghi nhớ rằng: (1) Khi lấy được quẻ rồi thì trước tiên phải biết quẻ đó là quẻ Chánh, quẻ Độn Lai hay quẻ Độn Khứ (2) Chữ đầu tiên trong quẻ LVDT là quẻ Bát Môn. Đó là môi trường của câu hỏi (3) 2 chữ sau trong quẻ LVDT là quẻ Lục Nhâm. Đó là sự việc của câu hỏi Sau thời gian 3 tháng học tập (với sự giúp đở của software), bạn còn muốn bước từ từ lên cấp thứ 8 của phép độn toán thì bạn phải học thuộc lòng những chi tiết sau (1) Ngũ hành của Lục Nhâm và Bát Môn (2) Độ số của Lục Nhâm và Bát Môn (3) Nhật, Nguyệt và Thời của Bát Môn (4) Nhật, Nguyệt, Thời và Niên của Lục Nhâm (5) Luật Âm Thể Dương Dụng (6) Động Tĩnh của LN và BM Chúc bạn nhiều may mắn
  16. Hahaha Anh Long Nguyen Quang quả là một kỳ tài trong lãnh vực Tử Vi, Phong Thủy và 64 quẻ Kinh Dịch. Nhưng chưa bao giờ thấy anh ta dùng LVDT để độn toán. Vả lại anh ta giỏi viết software tới mức có thể nhìn lời viết của phamthaihoa và trong vòng 1 phút có thể hiểu được cách sửa software hay sao ? Trong vietlyso có mấy ai giỏi Lục Nhâm và Bát Môn đến mức có thể trò chuyện về Software, Hà Đồ, Âm Dương Lịch hay độ số trong LVDT, ngoại trừ "Thiên Sứ", và các cao thủ hay học trò của "Thiên Sứ". Tại hạ không phải là một cao thủ trong vietlyso hay tuvilyso. Chỉ là một vô danh tiểu xấu ghé nganh diễn đàn và tâm sự một chúc cho vui. Tại hạ cũng không ở lại lâu. Hôm nay vài lời hỏi thăm và vài ngày sau lại nói vài lời tạm biệt Đào Hoa
  17. Thay đổi từ Public DoSoBatMon() As String = {"3", "8", "7", "2", "9", "4", "1", "6"} sang Public DoSoBatMon() As String = {"8", "3", "7", "2", "9", "4", "6", "1"} bởi vì Public BatMonArray() As String = {"Sinh", "Thương", "Đỗ", "Cảnh", "Tử", "Kinh", "Khai", "Hưu"} "Tượng trưng cho SINH nghĩa là: Sống, là sự bắt đầu (cho một việc, một cái gì đó), là ý tưởng ban đầu, là mầm cây, là cỏ, là cây nhỏ, là loại cây mềm yếu (cây Liễu chẳng hạn), là mùa xuân, là sự hứa hẹn, là hy vọng." Vậy SINH là tháng Giêng, tháng Dần, cung Dần, và cũng là độ số 8 trong Hà Đồ Bạn cứ tiếp tục sắp sếp các độ số của Bát Môn theo lời khuyên của tại hạ thì bạn sẽ hiểu rõ về độ số của Lục Nhâm và Bát Môn Độn Giáp ================= Còn về Lịch nào đúng. Tại hạ sẽ đưa lên phương pháp trong vài ngày. Cứ coi đó là món quà đầu tiên tại hạ tặng cho các anh chị trong LVDT Đào Hoa
  18. PhamThaiHoa, Công thức của Hồ Ngọc Đức gồm có 2 phần để đổi DL qua AL. Hình như công thức bạn đang dùng không phải là công thức của Vạn Niên Lịch. Bạn thử kiểm lại ngày Tết Đinh Hợi thì sẽ biết liền. Trong tương lai thì đầu tháng 3 năm 2009 Đinh Sửu (AL) sẽ bị lỗi thêm một lần nữa Bạn kiểm lại nhe. Nếu thấy sử dụng công thức của Hồ Ngọc Đức hơi khó khăn thì cho tôi biết. Tôi có thể cho bạn một phương pháp hay source code khác. Còn về mặt độ số của các quẻ Bát Môn và Lục Nhâm thì bạn có thể thảo luận lại với chú Thiên Sứ để điều chỉnh lại cho đúng. Ghi nhớ rằng: (1) Các độ số của Bát Môn là các số của Hà Đồ, cho nên mới có thể sắp sếp theo thứ tự : Sinh Thương Đỗ Cảnh Tử Kinh Khai Hưu (2) Vòng quay của Lục Nhâm là dựa theo luật ngũ hành tương khắc của Hà Đồ. Đại An (Thổ) => Lưu Niên (Thủy) => Tốc Hỉ (Hỏa) => Xích Khẩu (Kim) => Tiểu Cát (Mộc) => Vô Vong (Thổ) Chúc bạn nhiều may mắn, Đào Hoa
  19. Cái sai là không dùng Vạn Niên Lịch Trên web có biết bao công thức để áp dụng Vạn Niên Lịch trong software mà lại đi dùng công thức đó. Thật buồn cười hay buồn khóc cho con cái Lạc Việt
  20. Dương Lịch qua Âm Lịch mà cũng sai thì làm sao mà lấy quẻ Thôi thì tôi tặng bạn một quẻ cho software nầy: "Hưu Vô Vong" Thôi vậy phải chờ tới tháng sau trong ngày Thanh Long mới được "Đổ Đại An"