Amato
Hội viên-
Số nội dung
77 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Danh tiếng Cộng đồng
8 NeutralAbout Amato
-
Rank
Mới gia nhập
- Birthday
-
Em nghe bác nói mà cứ liên tưởng tới cuốn "Dế mèn phiêu lưu ký", thấy mình như chú dế mèn gặp được thày Cóc giảng cho những điều cơ bản, rồi từ đó mới tiến bộ được ạ. :D Bàn ngang cũng nhiều rồi, em xin phép ngừng ở đây để trả lại mạch bài viết. Kính.
-
Dạ vâng. Bác TS đã dậy vậy, lại còn thương tình không chụp cho cái mũ "phản biện phi học thuật", thì hậu học nhà em cứ yên tâm mà theo thôi. :D :D :D .....
-
-
Vậy là, theo yêu cầu của bác, em phải chứng minh những điều sau: 1. Chứng minh chuyển động tự quay của Trái đất không tạo ra hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến. 2. Tại sao với "một vài sao" như anh nói thì có hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến , còn các sao khác thì không? Nguyên nhân nào để có những hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến của những sao này? 3. Anh cần chứng minh rằng: Vậy tính chuyển động đảo biểu kiến quan sát được từ trái Đất do đâu mà ra? Ba vấn đề mà bác nêu ra, thực chất có thể rút ngắn lại thành một câu hỏi duy nhất để tránh trùng lặp ý. Đó là : Nguyên nhân (hay bản chất) của hiện tượng DCDBK ? Nguyên nhân của DCDBK em đã trình bày hơn một lần ở mấy bài phản biện trước. Với câu hỏi này, bác đã sổ toẹt mọi công lao kỳ cạch gõ máy tính của em. Nhưng thôi, không sao, vì vấn đề này không trừu tượng như “luận Âm Dương” hay “Định nghĩa Âm Dương” nên em sẽ viết lại một lần cuối, gọi là trách nhiệm của người biết, cũng là vì cái sở học vỡ lòng về thiên văn của em cũng chỉ có chừng ấy nên có viết thêm cũng chẳng có gì mới cho người đọc. Số là thế này. 1. Hiện tượng DCDBK là gì - Mọi hành tinh trong hệ mặt trời đều quay quanh mặt trời với các quỹ đạo khác nhau, và vận tốc khác nhau. Chiều quay của mọi hành tinh trên quý đạo đều là từ Tây sang Đông. - Hoạt động tự quay của trái đất làm cho mọi thiên thể đều có chuyển động biểu kiến theo chiều từ Đông sang Tây, gây nên hiện tượng mọc lặn của mọi thiên thể. - Với tuyệt đại đa số các ngôi sao, do cự ly quá xa nên không quan trắc được quỹ đạo chuyển động riêng của chúng, nên được coi là định tinh, tức là không có chuyển động riêng. Như vậy, nếu quan trắc từ trái đất, chúng chỉ có chuyển động biếu kiến do sự tự quay của trái đất, và quỹ đạo của chúng nếu quan sát ở bắc bán cầu sẽ là những hình tròn đồng tâm với tâm là sao Bắc cực. Sau đây là bức ản chụp bầu trời ban đêm quan sát từ bắc bán cầu khi để máy ảnh phơi sáng trọn đêm, một phương pháp thực nghiệm đơn giản nhất cho mọi người. - Với các hành tinh cùng trong hệ mặt trời, con người có thể quan sát được chuyển động riêng của chúng, tức là chúng ta thấy được sự dịch chuyển vị trí của chúng trên nền là các định tinh. Và chuyển động biểu kiến của chúng là sự kết hợp giữa chuyển động trên quỹ đạo của bản thân hành tinh với chuyển động riêng trên quỹ đạo của trái đất. - Trong thiên văn người ta quan niệm chuyển động từ Đông sang Tây là thuận chiều, và từ Tây sang Đông là ngược chiều, hay còn gọi là đảo chuyển động. - Với một số hành tinh trong hệ mặt trời (nói là "một số" vì tôi hiện không có thông tin có sẵn về quỹ đạo chuyển động biểu kiến của các hành tinh), người ta quan sát thấy ở một phần nhất định trên quỹ đạo biểu kiến, chúng di chuyển từ Tây sang Đông, trong khi phần thời gian còn lại lại đi từ Đông sang Tây. Đây gọi là hiện tượng DCDBK. Phần thời gian tham gia DCDBK và quỹ đạo DCDBK của các hành tinh khác nhau là khác nhau. 2. Nguyên nhân (bản chất) của DCDBK - Liệu chuyển động tự quay của trái đất là nguyên nhân của DCDBK ?? Chắc chắn không vì các lý do sau: o Xét một cách trực quan, trái đất tự quay quanh trục mất khoảng 24 giờ. Nếu DCDBK do sự quay của TĐ gây ra, ta sẽ có “1 nút thắt” / 24 giờ. Thời gian thực tế quan sát thấy Sao Hỏa hoàn thành một vòng trên quỹ đạo của nó & trờ về vị trí tương đối ban đầu so với mặt trời (khi quan sát từ trái đất) là khoảng 780 ngày. Cũng có nghĩa là nó phải vẽ đến 780 cái vòng xoắn… (chóng mặt thật…)…. o May quá, không phải thế. “Nút thắt” hay DCDBK của sao Hỏa chỉ diễn ra một lần duy nhất trong khoảng thời gian ~ 780 ngày, khi sao Hỏa, TĐ và mặt trời trở nên tiệm cận & xếp thẳng hàng và ở cả hai cùng bên so với mặt trời (vị trí “opposition” trên hình vẽ). (Hình vẽ này sử dụng trong bài giảng của Dr. Jamie Love… gì gì đó em không rõ quê quán hay HKTT ở đâu... :D ) o Liệu có thể sau mỗi 780 ngày, chuyển động tự quay của TĐ có gì đó đặc biệt để gây ra DCDBK của sao Hỏa vào ngày đó không ???? Cũng không phải nốt, vì như vậy tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời & mọi định tinh phải có cùng nút thắt trong khoảng thời gian đó chứ ?? Hổng phải vậy, rất tiếc. ...Vì một vòng trên quỹ đạo biểu kiến của sao Jupiter mất 399 ngày, của Saturn là 378 ngày, Uranus là 370 ngày…., và có ai đó có đủ khả năng căng mắt để truy tìm “nút thắt” của chúng, thì chỉ có 1 lần duy nhất trong các khoảng thời gian khác nhau đó thôi. - Vậy thì cái thằng nào lại nghịch ác như vậy ???? :D Sử dụng ngay bản phác họa DCDBK của sao Hỏa mà bác TS đã sử dụng trong tiểu luận. (Xin lưu ý rằng đây chỉ là bản phác họa trên không gian 2 chiều để giải thích DCDBK một cách sơ đẳng. Còn thực tế quỹ đạo DCDBK của sao Hỏa có thể khác khi xét đến chiều thứ 3, tức là độ vênh giữa quỹ đạo của sao Hỏa và Trái đất. ) Ở đây tác giả bản vẽ đã đánh dấu quãng đường đi được trên quỹ đạo của trái đất và sao hỏa trong các khoảng thời gian như nhau là: AB, BC, CD, DE, ……….. Do sự khác biệt về tốc độ di chuyển trên quỹ đạo và bán kính quỹ đạo của TĐ và sao Hỏa, từ TĐ ta có thể nhìn thấy hiện tượng DCDBK của sao Hỏa khi “bọn chúng” (TĐ, sao Hỏa, Mặt trời) tiệm cận & xếp thẳng hàng và TĐ + sao Hỏa ở cùng bên. Dễ hiểu quá nhỉ…. vậy mà ?!! …. Bản vẽ này cũng cho thấy, trong suốt thời gian TD dịch chuyển từ A đến K, tức là suýt hết 366 ngày mới có thể thấy 1 nút thắt DCDBK của sao Hỏa. Vậy xin nhắc lại một lần nữa, DCDBK là hiện tượng do sự khác biệt về tốc độ dịch chuyển trên quỹ đạo của các hành tinh trong hệ mặt trời (kể cả TĐ) gây ra. Nó chỉ xảy ra khi hành tinh đang quan trắc + TĐ tiệm cận & thẳng hàng với Mặt trời và ở cùng một phía so với mặt trời. Nếu bạn đọc có thời gian, hoàn toàn có thể phác họa (xin nhấn mạnh là phác họa thôi nhé) DCDBK trong không gian 2 chiều của Kim, Thủy hay bất kỳ hành tinh nào trong hệ mặt trời với các giả định rằng chúng chuyển động đều, quỹ đạo là tròn tuyệt đối, và đưa vào các thông số bán kính quỹ đạo + tốc độ di chuyển trên quỹ đạo. 3. Các hệ quả Phù…. Mãi thì cũng đến lúc kết thúc… Quay lại với các câu hỏi của bác TS o Chứng minh chuyển động tự quay của Trái đất không tạo ra hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến ?. ĐÃ XONG, mời xem mục 2/ gạch đầu dòng đầu tiên + tham khảo các khái niệm trong mục 1. o Tại sao với "một vài sao" như anh nói thì có hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến , còn các sao khác thì không? Không có DCDBK với các định tinh, các hành tinh trong hệ mặt trời có DCDBK nhưng ở thời gian khác nhau và hình dáng quỹ đạo DCDBK khác nhau. Mời xem mục 1 & 2. Nguyên nhân nào để có những hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến của những sao này? Do tốc độ di chuyển trên quỹ đạo khác nhau & bán kính quỹ đạo khác nhau. Mời xem mục 1 & 2 o Anh cần chứng minh rằng: Vậy tính chuyển động đảo biểu kiến quan sát được từ trái Đất do đâu mà ra? Do tốc độ di chuyển trên quỹ đạo của các hành tinh trong hệ mặt trời khác nhau & bán kính quỹ đạo khác nhau. Mời xem mục 1 & 2 Lại xin phép nói ngoài lề. Chẳng biết là bác TS đang thử tài biện luận của em, thử độ kiên nhẫn của em, hay là tuyệt chiêu “minh tri cố muội” của bác đang được áp dụng một cách ảo diệu…, em xin phép đây là bài viết cuối cùng của em về chủ đề này, vì như nói ở trên, cái sở học vỡ lòng về thiên văn của em đến đây là cạn, và em cũng không có khả năng & không có ý định theo lớp nâng cao để trao đổi thêm. Em làm đến đây cũng là hết trách nhiệm của một người BIẾT rồi…Không nặng về phân định THẮNG/ THUA. Coi như là tỏ lòng cảm ơn với các bác Vui Vui/ Sapa .. và cả bác TS và các bác khác nữa, về những gì em coi là có ích cóp nhặt được từ diễn đàn này. Kính… Nóng quá… :D .. Và chẳng biết còn chỗ phi học thuật nào không nữa đây... Mà có thì cũng chịu thôi...game over rồi...
-
Vậy thì xin bắt đầu lại từ đầu. Bác viết thế này: " III - 3: So sánh vận động quĩ đạo chuyển động đảo biểu kiến khi quan sát các vì sao từ trái Đất với qui ước biểu kiến trong cách tính đại hạn của Tử Vi. Phương pháp tính lưu Đại Hạn trong Tử Vi Hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến quỹ đạo chuyển động của các vì sao khi quan sát từ Trái Đất." ---------------------------------- Bác đã sử dụng bản vẽ mô tả hiện tượng đảo chuyển động biểu kiến (xin viết tắt thành DCDBK) của sao Hỏa nhưng lại chú thích thành "Hiệu ứng DCDBK của CÁC VÌ SAO khi quan sát từ trái đất". Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng như bác chú thích, thì với TẤT CẢ hoặc TUYỆT ĐẠI ĐA SỐ các ngôi sao mà chúng ta quan trắc được thường ngày đều có hiện tượng DCDBK. Nhưng thực tế không phải thế, lý do em đã nêu trong các phần phản biện trước. Khi trao đổi sâu hơn, thì bác xác quyết rằng: " ...với tính quy ước biểu kiến thì dù là định tinh, hành tinh, ở xa hay ở gần thì sự quan trắc của trái đất vẫn có tính chuyển động đảo biểu kiến - do trái Đất tự quay quanh trục. Có điều ở quá xa thì - tôi tạm gọi là - "vòng xoắn của chuyển động đảo biểu kiến" quá nhỏ nên người ta không nhận thấy và cứ tưởng nó đi thẳng bằng quan sát trực quan. Bởi vậy tính quy ước của Tử Vi hoàn toàn chính xác với bất cứ tinh tú nào, Bởi vì nó là hiệu ứng của tương tác vũ trụ với Địa Cầu và đang tự xoay quanh trục." Thế nên tiểu luận & lý luận của bác ở mục này có vấn đề ở những điểm sau: 1- KHÔNG CHÍNH XÁC: đó là ở việc sử dụng bản vẽ mô tả DCDBK của sao Hỏa, nhưng lại chú thích thành DCDBK của các vì sao. Việc dẫn chiếu không chính xác này làm người đọc ngộ nhận rằng với tất cả hành tinh và định tinh đều quan sát thấy DCDBK, và có quỹ đạo DCDBK tương tự sao Hỏa. 2- Hệ quả của sự không chính xác trên làm cho việc so sánh DCDBK của sao Hỏa và Lưu niên đại hạn (LNDH) là khiên cưỡng. Khiên cưỡng ở chỗ sự tương đồng giữa LNDH, một quy luật, và DCDBK chỉ xuất hiện với một vài hành tinh trong hệ mặt trời, chứ không phải với mọi tinh tú như bác nói. Như vậy sự tương đồng này không mang tính quy luật. 3- SAI: đó là việc cho rằng "tính chuyển động đảo biểu kiến - do trái Đất tự quay quanh trục" Kính.
-
Kính bác TS, Vậy là phản biện của em lại được xếp vào diện "phi học thuật" rồi đấy, mặc dù những thông tin khách quan trong phản biện của em còn nhiều & chi tiết hơn trong tiểu luận của bác. Theo bài viết của bác, tính phi học thuật trong phản biện của em là nằm ở chỗ liên kết giữa các vấn đề : - Định tinh không có chuyển động đảo biểu kiến - Hành tinh trong hệ mặt trời có chuyển động đảo biểu kiến, nhưng với quỹ đạo khác nhau. với việc bác so sánh giữa chuyển động đảo biểu kiến với lưu Đại hạn của Tử Vi. Lại phiền bác xác nhận cho em rằng đây chính là điểm "phi học thuật" trong phản biện của em. Em sẽ căn cứ vào đó để bổ sung tính học thuật cho nó ạ. Hoặc những còn những điểm nào "phi học thuật" khác từ trước đến giờ trong phản biện của em, bác cứ liệt kê tuốt một lần, gọi là tiền bối gia ơn chỉ điểm cho hậu học. Xin đa tạ trước ! Em lại xin phép nói ngoài một chút. Bác đã viết "Tôi hỏi chú cho vui vậy thôi, chứ thực ra thì với tính quy ước biểu kiến thì dù là định tinh, hành tinh, ở xa hay ở gần thì sự quan trắc của trái đất vẫn có tính chuyển động đảo biểu kiến - do trái Đất tự quay quanh trục." . Cái phần chữ đỏ in nghiêng & gạch chân đó ạ, có được coi là "mang tính học thuật không" ? :P Bạn Hạt Gạo Làng, Rất tiếc là tôi chưa thử món này bao giờ, nên không thể trả lời bạn được. Bạn thông cảm nhé. Thân mến.
-
Vậy thì bác sai rồi. - Chuyển động quay quanh trục của trái đất không phải là nguyên nhân gây ra chuyển động đảo biểu kiến. - Tuyệt đại đa số các sao/ chòm sao đang sử dụng trong thiên văn ứng dụng, như Tiểu & Đại Hùng, Ngưu Lang, Chức Nữ, Thần Nông, Gàu Sòng, ....đều là định tinh và không có hiện tượng đảo chuyển động biểu kiến. - Chỉ có các hành tinh trong hệ mặt trời là có thể quan sát được hiện tượng này. Tuy nhiên hình dáng của quỹ đạo chuyển động đảo biểu kiến của các hành tinh này chẳng rập khuôn như của sao Hỏa, tùy thuộc vào các yếu tố như bán kính quỹ đạo, tốc độ di chuyển trên quỹ đạo, góc nghiêng quỹ đạo, vvv.... và hoàn toàn có thể lập phương trình toán học mô tả quỹ đạo đó. Và cũng từ đó, việc bác so sánh sự đảo chuyển động với vòng lưu niên Đại hạn của Tử vi có hợp lý hay khiên cưỡng chắc ai cũng thấy rõ.
-
Kính bác, Dẫn lời bác nói trên đây thì "sự quan trắc của trái đất vẫn có tính chuyển động đảo biểu kiến - do trái Đất tự quay quanh trục". Có phải ý bác nói hiện tượng chuyển động đảo biểu kiến là do sự tự quay quanh trục của trái đất sinh ra ??? Phiền bác xác quyết lại một câu cho hậu học với... :P :)
-
Kính bác TS Trước hết là một khái niệm cơ bản trong thiên văn dựa trên sự quan trắc của con người. Đó là hành tinh và định tinh. Hành tinh thay đổi vị trí tương đối của nó trên bản đồ sao theo một chu kỳ nhất định nào đó, còn định tinh thì không. Định tinh trong ngôn ngữ thường gọi là Sao. Hoạt động tự quay của trái đất từ Tây sang Đông và chuyển động riêng của các hành tinh làm cho các hành tinh & định tinh dịch chuyển tương đối với trái đất. Với sao (hay định tinh), vì chúng không thay đổi vị trí trên bản đồ sao khi quan trắc từ trái đất, nên quỹ đạo biểu kiến của chúng với trái đất luôn ổn định và có thể coi là các hình tròn với sao Bắc đẩu là tâm nếu quan trắc tại bắc bán cầu. Các hành tinh thì khác, vì vị trí của chúng luôn thay đổi trên bản đồ sao theo quy luật riêng nên quỹ đạo chuyển động biểu kiến với trái đất hoàn toàn khác nhau. Với các hành tinh nằm giữa Mặt trời & trái đất (gồm Sao Thủy & sao Kim), quỹ đạo của chúng nhỏ hơn quỹ đạo của trái đất & tốc độ quay quanh quỹ đạo cao hơn (~88 ngày với sao Thủy & ~225 với sao Kim) nên từ trái đất ta có thể chấy các hành tinh này chạy từ Đông sang Tây rồi chuyển sang “giật lùi” từ Tây sang Đông trong một chu kỳ quay quanh quỹ đạo của chúng. Thời gian “chạy lùi” chiểm khoảng ½ thời gian hoàn tất một vòng quỹ đạo. Với các hành tinh nằm ngoài Trái Đất (Hỏa, Mộc, Thổ, …) quỹ đạo biểu kiến của chúng khác hẳn với Thủy & Kim, thường thì khá ổn định theo chiều từ Đông sang Tây. Tuy nhiên, có một số thời điểm chúng được thấy đảo chiều chạy ngược từ Tây sang Đông, sau đó lại tiếp tục di chuyển từ Đông sang Tây, tạo nên một “nút thắt” trên quỹ đạo biểu kiến. Trường hợp của sao Hỏa là rõ nét nhất. Nguyên nhân của sự chạy ngược này là do sự di chuyển đồng thời của cả trái đất và hành tinh trên quỹ đạo với tốc độ khác nhau. Thời gian “chạy ngược” của các hành tinh này chỉ chiếm một phần trong tổng thời gian hoàn thành một vòng quanh quỹ đạo của chúng . Để mô tả chính xác quỹ đạo biểu kiến của các hành tinh chắc phải nhờ tới các nhà toán học, căn cứ vào các thông tin về quỹ đạo, độ nghiêng quỹ đạo, tốc độ quay quanh quỹ đạo của hành tinh cần xét & trái đất để lập phương trình mô tả chuyển động tương đối của hành tinh đó với trái đất. Rất tiếc là nhà em không có sẵn các phương trình này. :P Xin phép ngoài lề một chút. Quả là rào chắn kỹ thuật mang tên “phản biện học thuật” của bác T/S rất lợi hại. Nó buộc người phản biện phải gánh toàn bộ “gánh nặng” của việc chứng minh một ý kiến nào đó là sai/ chưa chuẩn xác/vv… trong khi chính những người đưa ra ý kiến bị phản biện đó lại không nhất thiết phải cung cấp một bản thuyết minh đầy đủ và khoa học chứng minh quan điểm của mình. Kể cũng hay đấy chứ…. :) :D :D Kính
-
Kính bác Thiên Sứ, Chính xác là trích dẫn trên đây của bác chỉ là "chuyển động tương đối của sao Hỏa" khi quan sát từ trái đất. Chỉ đơn giản xét trong hệ mặt trời, không có bất kỳ hành tinh nào khác (Sao Mộc, sao Thổ, Sao Kim, ....) có thể quan sát được từ trái đất với quỹ đạo chuyển động như vậy. Do đó việc ghi chú cho bản vẽ là "Hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến quỹ đạo chuyển động của các vì sao khi quan sát từ Trái Đất." là hoàn toàn không chính xác. Và cũng từ đó, việc so sánh quỹ đạo chuyển động biểu kiến của duy nhất sao Hỏa với cách tính Đại hạn của Tử vi có còn giữ nguyên tính khách quan ????? Kính.
-
Kính gửi bác Sapa, Chờ mãi mới tới ngày bác "tái xuất" để chào bác một câu. Tuy nhiên bác làm em thất vọng quá. Bác đọc sách đông tây kim cổ mà lại chưa đọc một chuyện của Lỗ Tấn trong văn học phổ thông. Bác mà đọc qua chỉ một lần thôi, tất bác sẽ hiểu ý chú TS muốn nói rất nhiều lần với bác trong cuộc tranh luận này, rằng là " .. thứ mày không xứng !" (em xin trích nguyên văn bản dịch mà em được học, không dám có ý gì với bất kỳ bên thứ ba nào). Bác mà hiểu được, thì không đến nỗi "bị ban nick". Lỗi là tại bác, đơn giản vậy thôi. Việc bác định viết gì gì đó cho các nhà khoa học cũng không ổn lắm. Trước khi có buổi tọa đàm với chú TS, họ tất thảy đều thuộc về "một cộng đồng pha học". Nhưng gần đây họ khác rồi, họ được giáo hóa rồi, và đã trở thành "các giáo sư, tiến sỹ khoa học" chân chính. Họ biến đổi nhanh vậy đấy, chỉ có bác Sapa là tụt hậu thôi. Lỗi cũng là tại bác nhé. Chúc bác khỏe và chịu khó update kiến thức xã hội.
-
Kính các Bác, Nhà em theo dõi bài này từ đầu, quả là rất thú vị khi được nghe các cao thủ tranh biện. Tuy nhiên đến giờ này chủ đề bị loãng và có nguy cơ bị trệch hướng, và có thể là lý do cho ai đó đóng chủ đề lại vì lý do "không phải là phản biện khoa học"... Vậy em kính mong các bác nhường lại sân cho "cao thủ" TS và "thấp thủ" Sapa (vì bác Vuivui đã tuyên bố kết thúc phần tham luận rồi) để cho hai vị tiếp tục đàm luận. Như vậy mới mong giải quyết được chủ đề chính tới nơi tới chốn. Kính.