Sơn Phong

Hội viên
  • Số nội dung

    124
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Sơn Phong

  1. Gia Miêu - nơi phát tích Vương triều Nguyễn Các nhà văn Huế đã tổ chức chuyến "hành hương" về thăm Gia Miêu ngoại trang, nơi phát tích của Vương triều Nguyễn ở thôn Gia Miêu, xã Hà Long, tỉnh Hà Trung, Thanh Hoá. Có lẽ người miền Nam, ngay cả dòng họ Nguyễn Phúc cũng không nhiều người đã đến thăm Gia Miêu ngoại trang, quê hương của chúa Nguyễn Hoàng, thắp nén nhang lên mộ tổ Nguyễn Kim, bày tỏ niềm tri ân đối với những người mở cõi để mình được là con dân của một nước Việt Nam hình chữ S như bây giờ… Cho nên chuyến đi Gia Miêu lần này có ý nghĩa như tìm về cội nguồn. Đi tìm đất quý hương Vua Gia Long, từ hơn 200 năm trước đã phong cho Gia Miêu là đất quý hương. Theo đường quốc lộ 1A từ Bắc vào, đi qua Bỉm Sơn tìm mãi mới thấy biển đề lấp kín sau bụi cây: Gia Miêu ngoại trang. Cái ngành du lịch Thanh Hoá đến lạ. Gia Miêu ngoại trang đã được nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia, thế mà chẳng có cái biển chỉ dẫn đường sá cho đàng hoàng. Ngay cả Thành nhà Hồ từ phía Gia Miêu, Hà Trung đi lên Vĩnh Lộc để vào cửa Đông, không hề có một biển chỉ dẫn nào. Xe chúng tôi cứ vài chục mét lại dừng để hỏi. Nước ta đã làm du lịch trên 25 năm rồi, sao mà nhiều nơi vẫn lạnh nhạt với di tích đến vậy! Đường lên Gia Miêu, mấy phút chúng tôi lại dừng xe hỏi. Đến Gia Miêu rồi cũng không thấy biển chỉ dẫn nào. Chúng tôi chợt thấy cái biển gỗ nhỏ xíu đề chữ đỏ viết vội bên phải "Nhà thờ họ Nguyễn Hữu". Sao lại là Nguyễn Hữu? Chúng tôi dừng lại hỏi, thì gặp ông Nguyễn Hữu Toại, là một trong những hậu duệ dòng Nguyễn Hữu. Ông Toại giải thích Nguyễn Hữu là một nhánh trong dòng họ 20 đời của Định Quốc Công Nguyễn Bặc (924 - 979) người Hoằng Hóa - Thanh Hóa, có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân để lập ra triều Đinh đóng đô ở Hoa Lư mà đoàn nhà văn chúng tôi vừa ghé thăm hôm qua. Nói rồi ông Nguyễn Hữu Toại cầm bản đồ gia hệ, sách lịch sử họ Nguyễn lên xe dẫn chúng tôi đến thôn Gia Miêu 2, nơi có nhà thờ của dòng họ Nguyễn Hữu có đề 6 chữ quốc ngữ: Bình ngô khai quốc công thần. Cả một chi họ lớn thế mà cái nhà thờ tổ bé bằng ngôi nhà rường nhỏ ở Huế. Ngôi nhà nhỏ nhưng ở trong có bàn thờ ba cấp uy nghiêm lắm. Tượng, bài vị đều sơn son thiếp vàng. Theo ông Toại thì ở đây là nơi thờ tự ông tổ là Nguyễn Công Duẩn, hậu duệ đời thứ 10 của Nguyễn Bặc, bên dưới thờ Nguyễn Đức Trung và Nguyễn Văn Lang, Nguyễn Kim (Cam). Theo sử sách thì Nguyễn Công Duẩn, lập nhiều chiến tích trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn , được Lê Lợi giao trách nhiệm lo hậu cần vận lương cho cuộc kháng chiến, ông Duẫn đều lo chu tất. Ông được phong tước Thái Bảo Hoành công, con cháu được đời đời làm công thần nhà Lê. Hậu duệ của Nguyễn Công Duẩn cuối đời Hậu Lê là Nguyễn Kim. Đền thờ chi Nguyễn Hữu ở thôn Gia Miêu 2 Nguyễn Kim là một tướng giỏi, có nhiều công lao được phong tước An Thành Hầu. Khi nhà Hậu Lê bị nhà Mạc cướp ngôi, năm 1527, con cháu nhà Lê chạy trốn sang Lào. Lúc bấy giờ, hầu hết các cựu thần nhà Lê ngả về họ Mạc hoặc bỏ đi nơi khác, chỉ có Nguyễn Kim là lo chiêu tập hào kiệt bốn phương lánh lên Sầm Châu vùng Thanh Hoá giáp Lào lập bản doanh phò Lê diệt Mạc. Sau đó ông đã tìm được con vua Lê là Lê Duy Ninh ở Lào và đưa về tôn lên ngôi vua là Lê Trang Tông (1533-1548). Nguyễn Kim về sau được vua Lê phong làm Thái Sư Hưng Quốc Công, nắm giữ tất cả binh quyền. Năm 1545, hàng tướng nhà Mạc Dương Chấp Nhất đầu độc bằng cách tẩm thuốc độc vào trong quả dưa hấu và dâng lên Nguyễn Kim. Thế là ông trúng độc mất khi 78 tuổi. Vua Lê đã truy tặng cho Nguyễn Kim tước Chiêu Huân Tĩnh Vương. Ông có hai con trai đều là tướng giỏi được phong chức Quận công. Trong đó có Nguyễn Hoàng trở thành người mở đầu cho sự nghiệp của các chúa Nguyễn ở phía Nam. Nguyễn Hoàng được vua Lê phong tước Thái úy Đoan Quốc Công. Năm 1558, người ta bảo nghe Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm gợi ý Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân, ông xin vào trấn thủ Thuận Hoá, đóng đô ở Ái Tử, Quảng Trị thành Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) . Có nguồn sử liệu ghi: Nguyễn Công Duẩn có 7 người con trai, sau phân thành 7 chi. Chi 4 là Nguyễn Như Trác sinh Nguyễn Văn Lưu. Văn Lưu sinh ra Nguyễn Kim. Hiện nay có tới 7 bộ gia phả họ Nguyễn. Có gia phả chép là Nguyễn Trãi (1380-1442) là hậu duệ thứ 11 của Nguyễn Bặc, Khi Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc sau vụ án oan khiên Lệ Chi Viên, có 2 người con của Nguyễn Trãi còn sống và được bổ dụng sau này. Một người con cả là Nguyễn Công Duẩn từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, không có mặt ở nhà khi cả họ bị hình nên thoát nạn. Người con nhỏ là con của một người vợ thứ của Nguyễn Trãi đã có mang cũng trốn thoát khi cả nhà bị hình, sau sinh được Nguyễn Anh Vũ. Gia phả họ Nguyễn còn ghi: sau này 2 chi của Nguyễn Công Duẩn và Anh Vũ trở thành hai ngành nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, một ngành là các Chúa Nguyễn và một ngành là họ Nguyễn Hữu có Nguyễn Hữu Dật (Gia Miêu ) cũng là khai quốc công thần của Chúa Nguyễn ở Đàng Trong mà hậu duệ có Nguyễn Hữu Cảnh, ông tổ khai canh của đất Sài Gòn Gia Định. Tướng tài Nguyễn Hữu Cảnh lớn lên ở Quảng Bình có công lớn giúp các chúa Nguyễn mở cõi về phía Nam 300 năm trước (Sách Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1997 của Nguyễn Ngọc Hiên và sách Tông phả kỉ yếu tân biên (2006) của Phạm Côn Sơn). Tuy nhiên, cũng có nhiều sử gia đã khảo cứu nhiều nguồn tài liệu, gia phả họ Nguyễn khác cũng như các sử sách để lại, thì cho rằng: Nguyễn Trãi không phải ông tổ của các Chúa Nguyễn. Theo một số nhà nghiên cứu, gia phả này chép lẫn gia phả họ Nguyễn Gia Miêu vào họ Nguyễn Nhị Khê (Nguyễn Trãi - ở Hà Tây ) do phải trốn tránh họa tru di. Có lẽ giả thuyết này có lý hơn. Lăng Trường Nguyên Sau khi thắp nhang bái lạy tổ Nguyễn Công Duẩn ở Nhà thờ họ Nguyễn Hữu, ông Toại dẫn chúng tôi đi thăm lăng mộ Nguyễn Kim. Rẽ trái khoảng cây số là đến vùng núi Triệu Tường, Thiên Tôn. Đây là Lăng Trường Nguyên, còn gọi là Lăng Triệu Tường, là nơi hợp táng ông bà Nguyễn Kim và Hoàng hậu triều Nguyễn - thân sinh và thân mẫu của chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Rừng Thiên Tôn bây giờ đã thưa thớt, nhưng từ lăng Triệu Tổ Nguyễn Kinh nhìn lên núi non cũng uy nghiêm lắm. Đền thờ Nguyễn Kim ở thôn Gia Miêu 3 Theo ông Toại, còn có Miếu Triệu Tường cách đây hơn cây số. Theo nhà văn Nguyễn Đắc Xuân, Miếu Triệu Tường xây dựng ở cánh đồng tại thung lũng chân núi, cách khu vực lăng trên dưới 1km. Miếu Triệu Tường thờ gốc tổ triều Nguyễn, gồm nhiều kiến trúc bố trí trong một khu vực chu vi đo được 182 trượng, bao quanh có hồ nước và cầu gạch bắc qua, lại có hai lớp lũy bao bọc được xây dựng năm 1834 - 1835. Vì thế Miếu Tường còn có tên Thành Thiên Tôn hay Thành Triệu Tường. Không gian bên trong Thành Triệu Tường chia làm 3 khu vực: Khu vực chính ở giữa xây Miếu thờ Nguyễn Kim và Nguyễn Hoàng. Khu vực phía đông dựng miếu thờ Trừng Quốc Công (Nguyễn Văn Lưu- thân phụ của Nguyễn Kim), khu vực phía tây dành làm nơi trú ngụ của các quan và gia đình hộ lăng và trại lính canh lăng. Tất cả đều do các vua Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng xây dựng. Từ ngày nhà Nguyễn sụp đổ (9-1945), Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn một thời bị cho là "phản động"… nên các lăng miếu ấy trở nên đổ nát, hoang tàn. Năm 2007, lăng Triệu Tường được trùng tu khôi phục lại nơi thờ vọng, bia và nhà bia ở chân núi và lăng thờ Nguyễn Kim kinh phí hết 300 triệu do bà con tộc Nguyễn Phúc, Nguyễn Hữu quyên góp. Đường vào lăng Nguyễn Kim đúc bê tông rộng rãi. Làng Gia Miêu xưa bây giờ chia thành 3 làng : Gia Miêu 1, Gia Miêu 2, Gia Miêu 3. Lăng Triệu Tổ Nguyễn Kim thuộc địa phận làng Gia Miêu 3. Ở lăng bia Nguyễn Kim có tấm bia đá khắc công tích của Đức Triệu Tổ Nguyễn Kim. Có bức tường khắc bản dịch của vua Thiệu Trị dịch bài minh bằng chữ Hán của vua Minh Mạng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822), Nội dung như sau: "Đất lớn chúa Thiêng sinh ra Triệu Tổ/ Vun đắp cương thường nên rạng thánh võ/ Nghĩa động quỉ thần công truyền vũ trụ/ Cõi trần rời bỏ lăng ở bái trang/ Non nước bao bọc sấm mắt tùng xanh/ Khí thiêng nhóm họp đời đời xưng vinh/ Mệnh trời đã giúp con cháu tinh anh/ Võ công dựng nước bèn tìm gốc nguồn/ Tuy tôn dựng miếu lăng gọi Trường Nguyên/ Tân tuy Bắc tuần đến đây dựng lại/ Trông ngắm non sông nhớ đến gốc cõi/ Khắc chữ vào bia lưu ức vạn tài". Theo ông Nguyễn Hữu Toại, sau khi Di tích Gia Miêu được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, Miếu Triệu Tường, Đình Gia Miêu, những di tích quan trọng của đất thiêng Gia Miêu ngoại trang,chính quyền tỉnh Thanh Hoá đã có kế hoạch đầu tư lớn để phục dựng và bảo tồn. Nghe mà phấn chấn trong lòng. Về cái chết của Triệu Tổ Tĩnh Hoàng đế Nguyễn Kim, ở lăng Trường Nguyên có bài ghi công đức có đoạn: "Năm Ất Tỵ (1545), ngài tiến quân ra Đông Đô, nhưng bị lụt phải trở về đóng quân ở Yên Mô (Ninh Bình). Ngài bị hàng tướng (tướng đã về hàng địch) nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc bằng cách tẩm thuốc độc vào quả dưa dâng lên". Ông mất ngày 20 tháng 5 năm Ất Tỵ (26/6/1545). Linh cữu ngài được đưa về Bái Trang, huyện Tống Sơn (bây giờ là Hà Trung), Thanh Hoá, táng tại núi Thiên Tôn. Để tránh bị các thế lực thù địch quật phá trừ diệt, họ Nguyễn đã giữ bí mật nơi táng ông và sau đó là bà chánh hậu Nguyễn Thị Mai (Triệu Tổ Tĩnh Hoàng hậu). Ông Toại kể giai thoại về việc thiên táng ông bà Triệu Tổ Nguyễn Kim như sau: để giữ bí mật huyệt mộ của ông bà Nguyễn Kim, người ta đã dựng lên một huyền thoại: Ở vùng núi Triệu Tường vốn đã có một long khẩu (miệng rồng). Đến khi vừa đưa quan tài vua Triệu Tổ Nguyễn Kim vào thì bỗng nhiên trời đổ xuống một trận mưa gió sấm sét dữ dội. Người đi đưa tang hoảng sợ chạy tán loạn. Đến khi gió bão đi qua, cơn mưa cũng tạnh mọi người trở lại thì chỉ còn thấy núi đá chi chít, cây cỏ um tùm, không thể nào nhận ra được nơi có long khẩu chứa quan tài của Triệu Tổ ở đâu nữa cả. Về sau có ai hỏi lăng mộ Triệu Tổ Nguyễn Kim an táng nơi đâu, những người có trách nhiệm trả lời: "Ngài được hổ táng, thiên táng nên không thể biết". Khi có tế lễ, họ tộc và các chức sắc nhà Nguyễn cũng chỉ hướng vào vùng núi Triệu Tường mà vọng bái thôi. Ôi, người tài giỏi thời nào cũng thế, chết không yên thân, không mồ yên mả đẹp! Phần kết Rời Gia Miêu ngoại trang, tôi cứ miên man nghĩ về miền địa linh nhân kiệt Thanh Hoá. Quả thực không nơi nào sinh ra lắm người tài làm vua, chúa như mảnh đất "khu Bốn đẩy ra, khu Ba đẩy vào" này. Thanh Hoá là quê hương của vua chúa thời Tiền Lê, Sơ Lê, Lê Trung Hưng, Lê Hoàn, Lê Thái Tổ, Hồ Quý Ly… Xứ Vĩnh Lộc, Thanh Hoá là quê hương của Trịnh Kiểm, người mở đầu cho 12 đời chúa Trịnh 249 năm ròng. Rồi Gia Miêu ngoại trang là quê hương của 9 chúa, 13 vua Vương triều Nguyễn: bắt đầu từ 1558, kết thúc năm 1945, kéo dài 387 năm. Một chặng đường lịch sử dằng dặc .. . Các chúa, vua Nguyễn có nhiều khiếm khuyết trong lịch sử, nhưng họ chính là triều đại đã mở cõi tạo nên dáng hình Tổ Quốc hôm nay. Công lao đó là vô cùng lớn. Đó là điều không thể phủ nhận. Ngay một ông vua nhiều tai tiếng nhất Nguyễn Phúc Ánh, tức vua Gia Long, năm 1802, lên ngôi Hoàng đế cũng đặt niên hiệu là Gia Long (Gia là Gia định, Long là Thăng Long), thể hiện ý thức quyết liệt của mình. Đó là việc thống nhất toàn vẹn đất nước. Lịch sử Vương triều Nguyễn đã tạo nên nhiều biến cố ở Đại Việt. Tất cả đều phát tích từ một vùng thôn quê rất hẻo lánh: Gia Miêu ngoại trang. Đó là sự lạ lùng của lịch sử Ghi chép của nhà văn Ngô Minh (CAND) Xin đính chính ghi chép của nhà văn Ngô MinhHiện tại có 3 làng Gia miêu nhưng không có làng Gia Miêu 3, mà chỉ có Gia miêu 1, Gia Miêu 2 và mới được chia thêm làng Gia miêu. Đền thờ Nguyễn Kim ở thôn Khắc Dũng chứ không phải ở thôn Gia Miêu 3. Theo hiểu bết của tôi về làng Gia Miêu thì trước đây một người họ nguyễn có sinh ra 3 người con và chia ra 3 họ khác nhau đó là: họ Nguyễn Đình, họ Nguyễn Hữu và họ Nguyễn Văn. Một vài hình ảnh về quê hương Đình Gia Miêu Ngoại Trang, xã Hà Long, huyện Hà Tung, tỉnh Thanh Hóa, nơi phát tích nhà Nguyễn. Ảnh: Nguyễn Duy (Chụp năm 1997). Đình Gia Miêu được tôn tạo lại Đình Gia Miêu hiện nay ở bên ngoài và bên trong đình Không cảnh khu Lăng miếu Triệu Tường, trước 1945
  2. Kiến nghị thu "phí được quyền mua ôtô, xe máy” của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) không chỉ làm người tiêu dùng sửng sốt, mà còn gây “choáng” cho cả các nhà làm chính sách. Ông Nguyễn Hoàng Hải tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) Kiến nghị này được VAFI gửi Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vào hôm 31.5. Kiến nghị nhằm mục tiêu hạn chế lượng ôtô, xe máy lưu hành, kềm chế nhập siêu, và phòng chống tai nạn giao thông. VAFI cho rằng loại phí nói trên có thể hoàn toàn ngăn chặn được việc sử dụng xe đắt tiền, giảm khoảng một nửa tổng giá trị nhập khẩu phụ tùng, linh kiện, xe nguyên chiếc, và giảm được nhập siêu. Mua chiếc SH tốn hơn 800 triệu đồng? Với xe máy, VAFI đề xuất nếu xe có giá cao hơn từ 3 lần trở lên so với giá xe bình dân thì thu phí từ mức gấp đôi giá trị xe trở lên. Phí này sẽ cao gấp bốn lần giá trị xe với những loại xe có giá gấp 5 lần xe bình dân. Các loại xe giá thấp bán ở nông thôn thì không thu phí này. VAFI cũng đề xuất áp dụng phí được quyền mua xe hơi, trừ taxi và xe du lịch phục vụ công cộng, với nguyên tắc tính phí gấp 3 - 10 lần giá trị thị trường của các dòng xe. Hiệp hội này cũng đề xuất không cấp phép thành lập các nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô, xe máy. Chị Lê Hải Yến, nhân viên công ty Cổ phần truyền thông tại Hà Nội, nhận xét: “Chiếc xe Vespa sản xuất trong nước mà tôi vừa mua có giá hơn 60 triệu đồng. Nếu áp dụng phí này, tôi sẽ phải bỏ ra 300 triệu đồng chỉ để mua xe máy”. Đang có nhu cầu mua một chiếc xe máy mới, ông Hoàng Sơn, chủ một shop thời trang ở đường Cách Mạng Tháng Tám, cho biết: "Xe SH đời mới giờ có giá khoảng 160-170 triệu đồng, nếu tính phí kiểu VAFI thì phải tốn tới hơn 800 triệu đồng mới được mua xe. Tốn gần một tỉ đồng để lái một chiếc xe máy nghe có vô lý không?". Giải pháp siêu tưởng Chưa rõ nếu kiến nghị của VAFI được áp dụng, việc giảm nhập siêu như hiệp hội này dự kiến có thể trở thành hiện thực hay không. Tuy nhiên, với đa số người tiêu dùng thì đây đúng là giải pháp siêu tưởng. Một doanh nghiệp nhập khẩu ôtô xe máy ở Hà Nội nhận xét loại phí nói trên có thể gây lãng phí nguồn lực rất lớn, vì khoản tiền trả phí có thể được dùng vào những việc khác như đầu tư kinh doanh giúp tạo ra việc làm, lợi nhuận, có ích hơn nhiều so với việc nộp cứng vào ngân sách. Những thông tin về kiến nghị thu "phí được quyền mua ôtô, xe máy” của VAFI khiến người dân xôn xao, nhưng thị trường xe máy tỏ ra bình tĩnh vì hiểu rõ đây mới chỉ là một kiến nghị mà khả năng thực thi được đánh giá là khó xảy ra. Tại khu vực đường Lý Tự Trong - nơi kinh doanh xe máy sầm uất nhất TP.HCM, khi được hỏi liệu thông tin về phí được quyền mua ô tô xe máy trong những ngày qua có gây ảnh hưởng trên cho thị trường, giới bán xe đều phủ nhận. "Một chiếc SH giá từ tám mốt tới tám ba (8.100 tới 8.300 USD) mà giờ không ai mua, tăng nữa thì làm sao mà bán", ông Đặng Lượm, chủ một cửa hàng bán xe ở khu vực này cho biết. Ông cũng khẳng định rằng giá xe máy hiện vẫn ổn định, ít nhất là tại TP.HCM. Kiến nghị quá bất hợp lý Các nhà hoạch định chính sách của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương lắc đầu ngao ngán, không hiểu vì sao VAFI lại đưa ra đề xuất trên. Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế của Bộ Tài chính, ông Ngô Hữu Lợi cho biết: “Xem xét ban đầu, tôi thấy kiến nghị này chưa đủ cơ sở. VAFI lấy ví dụ bài học tại Singapore. Tuy nhiên, khi chúng tôi khảo sát lại, bước đầu thấy loại phí mà nước bạn áp dụng là phí để lưu hành xe, còn VAFI kiến nghị là phí để đăng ký mua xe, tức là khác nhau”. Ông Lợi nói thêm, giả dụ, nếu là một loại phí đưa vào ngay kết cấu giá bán lẻ như phí xăng dầu chẳng hạn thì cũng phải có lý do điều tiết chính đáng. Như phí xăng dầu 1.000 đồng/lít là nhằm để bù đắp cho tổn hao về cầu đường khi lưu hành đường bộ, cho vấn đề bảo vệ môi trường khi xăng dầu bị đốt trong quá trình sử dụng xe. “Theo quan điểm của riêng tôi thì phí này quả là rất khó áp dụng ở Việt Nam”, ông Lợi nhấn mạnh. Vị Vụ trưởng này cũng băn khoăn: “Tôi cũng không rõ vì sao hiệp hội VAFI lại đưa ra sáng kiến như vậy, tuy nhiên, sáng kiến chính sách thì ai cũng có quyền đề xuất, chúng tôi rất ghi nhận, tôn trọng. Chúng tôi đang nghiên cứu, nếu cần thiết thì chúng tôi mới trả lời cho Hiệp hội VAFI để họ hiểu.” Vừa nghe nhắc đến kiến nghị của VAFI, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng của Bộ Công Thương, ông Ngô Văn Trụ không ngần ngại nói thẳng: “Tôi thấy những người đề xuất ý kiến đó thì thật là… có vấn đề! Đó là kiến nghị quá bất hợp lý”. Theo ông Trụ, “sáng kiến chính sách” của VAFI dở đến mức, “chúng tôi không thèm quan tâm và sẽ không hồi âm những kiến nghị kiểu như thế.” Cũng theo các nhà làm chính sách này, bất cứ loại thuế, phí nào muốn thu từ người dân thì cũng phải thông qua Quốc hội mới áp dụng được. Băng Dương – Ngân Hương
  3. Chào các bác, Các bác cho cháu hỏi lương y Võ Hoàng Yên có chữa được những bệnh liệt do uống nhầm thuốc hoặc uống quá liều không ạ? cụ thể như hình minh họa bên dưới ạ Như người bệnh trên nếu uống nhầm thuốc hoặc quá liều dẫn đến bện như vậy, lương y có thể nắn cho tay của bệnh nhân ấy thẳng ra (không bị co lại, cho các mạch máu và cơ phát triển bình thường). Cháu cảm ơn.
  4. Việc là do cháu đang tìm hiểu về lá số của cháu và bạn gái có đúng chuyền tinh không? thì tìm thấy http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/12164-nhu-the-nao-goih-la-truyen-tinh-la-so/

    nên cháu mạo muội hỏi bác. cháu mong được bác giải đáp.

  5. Cháu cảm ơn bác.

  6. Cháu cảm ơn bác. Vậy hè này cháu đi tìm hiểu việc học nấu ăn không biết có thành công không ạ? Chúc các bác tuần mới vui vẻ.
  7. Cháu xin chào các bác. cháu thấy cháu lung tung quá, hiện tại cháu đang học liên thông ngành điện nhưng thấy nó sao ấy (không phải chán học mà cháu muốn học cái khác) cụ thể là cháu muốn đi học nấu ăn (nấu ăn chay). Nhưng băn khoăn quá, tính cháu không quả quyết được nên cứ nghĩa nhiều mà chẳng làm được gì thấy buồng. Mong các bác cho vài lời để cải thiện tính nết. Và cháu đi học nấu ăn có thành công không? chứ cháu lớn rồi mà cứ lông nhông rồi bố mẹ phải nuôi buồn lắm ạ. Cháu xin cảm ơn.
  8. @chú gà trống Em cảm ơn anh Thiên Đồng, nhờ anh xem cho em. Đặt câu hỏi như sau: Tuổi gì: 23h30 phút ngày 24 tháng 10 năm 1987 (dương lịch) Hỏi vào ngày 27 tháng 5 năm 2011 lúc 18h14 phút dương lịch. Khai Xich khẩu, Hưu tiểu cát. Câu hỏi 01: Nay em có đầu tư làm ăn, Nó có mang lại lợi nhuận cho em không ạ ? Hòa vốn là may mắn nhất. Câu hỏi 02: Em có hợp với việc đầu tư vào kinh doanh không ạ? năm nay thì chưa được. Câu hỏi 03: Em làm nghề gì thì tốt? Chủ nhà hàng, thầy giáo, kỹ thuật công nghệ tin học... Chúc bác có nhiều khách. Em cảm ơn anh lần nữa ạ, em muốn nhờ anh qua đây tư vấn cho em thêm về công việc với ạ http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/19676-mong-cac-bac-tu-van-cho-chau-ve-tu-vi/page__p__124410__fromsearch__1#entry124410
  9. Bác ơi cho cháu biết với???

    chú gà trống

    28 Th05 2011 - 19:52

    Thưa bác cháu có đọc thấy một bài tư vấn của bác về tổng số bát nhang trong nhà nên lẻ không được chẵn. Bác cho cháu hỏi có tính bát nhang ông công không? Mình nên tính như thế nào?

    cháu cảm ơn bác.

  10. Em chào anh Linh Lang Anh cho em hỏi về ngày lấp giếng của người nam có tuổi 10/8/1961 em cảm ơn anh.
  11. Thưa bác cháu có đọc thấy một bài tư vấn của bác về tổng số bát nhang trong nhà nên lẻ không được chẵn. Bác cho cháu hỏi có tính bát nhang ông công không? Mình nên tính như thế nào?

    cháu cảm ơn bác.

  12. Cháu chào bác huyencodieuly Tóm tắt về cháu: là con đầu trong gia đình có 3 anh em, từ nhỏ đến bây giờ thấy lận đận vất vả chuyện học, đi làm (hiện tại cháu đang đi học liên thông ngành điện) tính cách nói năng bộp chộp, không có bạn bè thân thiết (mặc dù muốn nhưng không có, bác có cách nào để cháu cải thiện được vấn đề nầy cháu biết ơn lắm) là người có nhiều mơ ước nhưng chưa thực hiện được mơ ước nào nên buồn lắm, cháu đang có ý định học nấu ăn và sau này kinh doanh về ăn uống mong bác tư vấn cho cháu. Cháu có hợp với việc kinh doanh không? Đây là lá số của cháu: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/LaSoTuVi.php?name=ndt&date=1987,10,24,23,30&year=1987&gender=m&view=screen&size=2
  13. Em cảm ơn anh Thiên Đồng, nhờ anh xem cho em. Đặt câu hỏi như sau: Tuổi gì: 23h30 phút ngày 24 tháng 10 năm 1987 (dương lịch) Hỏi vào ngày 27 tháng 5 năm 2011 lúc 18h14 phút dương lịch. Câu hỏi 01: Nay em có đầu tư làm ăn, Nó có mang lại lợi nhuận cho em không ạ ? Câu hỏi 02: Em có hợp với việc đầu tư vào kinh doanh không ạ? Câu hỏi 03: Em làm nghề gì thì tốt? Chúc bác có nhiều khác.
  14. Đây là lá số của cháu nhờ bác xem cho cháu về nghiệp chướng. cháu thấy cháu có một nghiệp chướng đó là nhiều khi nói không thật với lòng mình, làm cho người khác buồn. Không biết cháu nói có đúng không ạ? http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/LaSoTuVi.php?name=Nguy%E1%BB%85n+%C4%90%C3%ACnh+T%C3%A2n&date=1987,10,24,23,30&year=1987&gender=m&view=screen&size=2

    Cháu cảm ơn...

  15. Thưa bác cháu có đọc mục "NGHIỆP CHƯỚNG" cháu thấy ai cũng có nghiệp chướng cả, cháu mong bác lập ra một mục "Hóa giải nghiệp chướng" để mọi người vào đây nhờ bác xem và chỉ cách hóa giải, cho cuộc sống tốt hơn. Nếu được cháu xin là người đầu tiên. Cháu cảm ơn bác vì những bài viết rất hay.

  16. Bố cháu là Nguyễn Đình Luật sinh vào thứ 3 ngày 19 tháng 9 năm 1961 dương lịch, ngày 10 tháng 8 năm 1961 âm lịch. Xây nhà vào năm 1995, 23h30' ngày 2 tháng 9 bỏ móng, 23h30' ngày 24 tháng 10 đổ mái (tính theo âm lịch). Nhà cháu có hướng Tây - Nam. Từ ngày làm nhà xong cháu thấy gia đình cháu làm ăn không được tốt hay bị mất của. Nhất là bố cháu vào tháng 12 năm nào cũng ghặp hạn. Mong các bác tư vấn và chỉ cho bố cháu cách khắc phục. Đây là sơ đồ nhà cháu: Cho cháu hỏi thêm là nhà cháu đang có ý định chuyển nhà vệ sinh lại bên cạnh nhà tắm như vậy có được không ạ? Mong các bác chỉ cho nhà cháu những vi phạm trong phong thủy và cách khắc phục. Cháu cảm ơn.
  17. Hạt gạo làng Nhà em lấp hẳn làm theo phương pháp như trên được không ạ? Em đang có thắc mắc là "nên dùng ống nhựa nối thông với đầu trên cây luồng,âm dưới đất, rồi dẫn thông ra một chỗ nào đó cho thông với khí trời" anh cho em hỏi mình có phải xem hướng theo phong thủy để dẫn cái ống thông lên từ giếng theo hướng nào không ạ? Anh chỉ em hướng đấy với ạ. Em cảm ơn anh.
  18. Hạt gạo làng Anh cho em hởi nhà em đã đào giếng xong, do đất đá ong nên nhà em chỉ đào được 7m. Bố em định là làm ống thông cả hai giếng, em hỏi như vậy có được không ạ? hay mình phải lấp giếng cũ đi, không được dùng tới nó nữa? Thưa anh nên lấp hẳn hay bịt miệng giếng? Nếu nhà em lấp giếng làm như vậy có được không ạ? "Giếng đang dùng bình thường khi cần lấp thì chọn ngày có TRỰC TRỪ,trục hết các bi lên(nếu không trục được thì cũng phải lấy được tấm rế lên,mổi bi đục vài lỗ thủng càng to càng tốt),dùng một cây luồng to bằng cổ tay,chẻ đôi(loại còn non)thông ruột rồi quấn dây thép lai như khi chưa chẻ đôi,cắm vào lòng giếng dưới mức nước thường cở khoảng 1m.Bỏ vào lòng cây luồng(nứa)100 cây kim khâu và chỉ ngũ sắc hoăc dây kim tuyến(5 màu);nếu có các vật dụng cũ bỏ đi bằng kim loại như đinh-ốc vít-sắt vụn v.v...bỏ xuống càng tốt(đây là cách thu nhỏ giếng lai,ứng dung Ngũ hành "kim sanh thủy" hỗ trợ;khỏang 5-7 năm sau cây luồng tự hủy,Long mạch tự luân chuyển một cách tự nhiên không bi bế tắc dột ngột). Nếu làm nhà ở trên giếng cũ thì ở dưới mặt nền nhà, nên dùng ống nhựa nối thông với đầu trên cây luồng,âm dưới đất, rồi dẫn thông ra một chỗ nào đó cho thông với khí trời. *Có 1 phương pháp đơn giản hơn là lấy chỉ ngũ sắc, cho vào lọ nhỏ, đóng kín nút, sau đó thả vào giếng cũ rồi lấp đất ./." Em cảm ơn anh.
  19. Thưa bác cháu thấy có một bài nói về ngày tận thế bác xem có thể bổ xung vào "ngày tận thế"

    http://www.nasa.gov/topics/earth/features/yoemans20091110.html

  20. Hạt gạo làng Em cảm ơn anh, em đòi hỏi như vậy ngại quá.
  21. Hạt gạo làng Em cảm ơn anh, Sau khi nhận được tư vấn của anh em đã đưa cho bố em xem. Nhưng bố em không đồng ý chuyển các vị trí như anh tư vấn. Anh cho em hỏi nếu không chuyển chuồng trâu, nhà bếp thì mình có cách nào để hóa giải nó được không ạ? Em nhờ anh tư vấn cho em thêm + Về việc đặt bếp (nhà em có vị trí đặt bếp không được tốt: đứng ngoài sân có thể nhìn vào trong bếp) theo anh thì nhà em nên đặt bếp ở vị trí nào? + Mở cổng lại đằng trước nhà như hình bên dưới (cổng là ô màu trắng), nhà em mở cổng lại đằng trước như vậy có đi thẳng vào của phụ của ngôi nhà có ảnh hưởng gì đến phong thủy không ạ? + Nếu có thể anh vẽ lại cho nhà em một bản thiết kế theo phong thủy (vị trí, hướng của những nhà mà cần phải thay đổi) hiện tại thì nhà em chưa làm được nhưng từ từ thì nhà em có thể làm lại. Nên nhờ anh đưa ra để khi nào có thể là nhà em làm lại. + Anh có ý kiến gì về vị trí đặt bàn thờ nhà em không ạ? Em nói thêm là phòng khách nhà em nằm ngay vị trí số 214 độ giữa nhà đấy ạ. Muốn nhờ anh đến tận nhà em xem cho nhà em quá. Cảm ơn anh nhiều.
  22. Kính nhờ các bác xem cho cháu một việc nữa, tình hình là bố cháu muốn rút chân nhang thờ ông bà về nhà để thờ ông bà (ông bà đẻ ra bố cháu). Cho cháu hỏi đặt bàn thờ như nhà cháu đã được chưa? Hiện tại bàn thờ bà o như hình dưới là có bà o và đứa em của cháu vậy bây giờ thêm ông bà có được không ạ? Cháu xin cảm ơn.
  23. Cô Tiểu Phương xem giúp cho cháu vói ạ. 1, nam: Nguyễn Đình Tân - 24/10/1987 (dương lịch) 2, nữ : Nguyễn Huỳnh Kiều Nguyệt Dạ Cầm - 20/10/1988 (dương lịch) Cháu cảm ơn cô.
  24. Anh Hạt gạo làng ơi. Anh xem và có gì không tốt anh chỉ hướng khắc phục, anh xem cho em ngày nên sơn lại nhà để vào nhà lại (có thể tư vấn cho em mầu sơn luôn). và anh xem vị trí giếng hiện tại và dự định của nhà em xem nếu không tốt anh chỉ nên đào chỗ nào cho tốt ạ. em cảm ơn.