Thiên Lang
Thành viên diễn đàn-
Số nội dung
44 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Thiên Lang
-
Trung Quốc vu Việt Nam tạo sự cố ở Biển Đông Chiều 31/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du lại có những tuyên bố mới về vụ tàu hải giám TQ cắt cáp dầu khí tàu Bình Minh 02 của Việt Nam. >> "Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm" >> Cắt cáp dầu khí Việt Nam, Trung Quốc nói là bình thường! Từ 'bình thường' đến 'hợp lý' Trong cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du cho rằng, Việt Nam cần tránh tạo “những sự cố mới” tại Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du: Hoạt động của tàu TQ với tàu Việt Nam là "hoàn toàn hợp lý". Ảnh: NHK Động thái này diễn ra sau khi Việt Nam kiên quyết phản đối việc các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn tiếp tục bênh vực hành động của các tàu hải giám. Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay được Reuters đưa tin, bà Khương Du một lần nữa khẳng định: "Các hoạt động thực thi mà các tàu hàng hải của Trung Quốc đã tiến hành đối với các hoạt động bất hợp pháp của tàu Việt Nam là hoàn toàn hợp lý”. Thậm chí, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc còn tuyên bố: "Chúng tôi yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền của chúng tôi và tránh tạo ra những sự cố mới”. “Đây hoàn toàn không phải khu vực tranh chấp, càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý” Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga Hôm 27/5, quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận sáng 26/5, trong khi đang tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 02 của PVN đã bị 3 tàu hải giám số 72, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 của PVN, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Phó Tổng giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu cho biết: Ba tàu hải giám Trung Quốc đã làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động bình thường của tàu địa chấn Bình Minh 02; sau đó tiếp tục uy hiếp tàu Bình Minh 02, thông báo là tàu Bình Minh đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Nhưng tàu Bình Minh của PVN cương quyết bác bỏ luận điệu của tàu hải giám Trung Quốc và khẳng định rằng tàu Bình Minh đang nằm trong vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, việc tiếp tục công việc ngay lúc đó của tàu Bình Minh 02 vẫn bị ba tàu hải giám Trung Quốc cản trở cho tới 9h sáng 26/5 khi 3 tàu này rời khỏi khu vực khảo sát. TQ đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm Tại cuộc họp báo chiều ngày 29/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga khẳng định: Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại và cản trở hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, gây thiệt hại lớn cho PetroVietnam. "Hành động này của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc đã ký năm 2002, cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước", bà Nga nói. Trước đó, trong một tuyên bố đăng tải trên trang web của bộ Ngoại giao Trung Quốc về vụ việc trên, bà Khương Du từng nói rằng: "Những gì mà các cơ quan liên quan của Trung Quốc đã làm là các hoạt động giám sát và thực thi luật pháp hoàn toàn bình thường ở khu vực biển thuộc thẩm quyền tài phán của Trung Quốc”. Hãng Reuters trong những tin bài về vụ các tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 đều nói rằng, vụ việc này xảy ra tại địa điểm cách bờ biển Trung Nam bộ của Việt Nam khoảng 120km và cách bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 600 km. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga, “đây hoàn toàn không phải khu vực tranh chấp, càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý”. Bà Nga nói tại buổi họp báo chiều chủ nhật 29/5: "Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp". Biển Đông được coi là nơi cung cấp lộ trình vận chuyển quan trọng cho thương mại hàng hải toàn cầu và với các nền kinh tế Đông Á vốn phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Trung Đông. Đây còn là vùng đa dạng sinh học cực lớn, nguồn thủy sản dồi dào, và được tin là rất giàu tài nguyên dầu khí. http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/23...bien-dong.html --------------- Bọn này nó không phải là người nữa rồi. Không đánh không được.
-
Có biển nữa thì tốt. Cha Lạc Long dẫn 50 người con xuống biển nữa mà. Hơn nữa bây giờ biển đảo đang là chuyện sống còn của dân tộc. Vậy đề nghị ngoài mặt trời trên núi mà có thêm biển nữa trên banner thì càng hay.
-
Nếu như tay Trung quốc này mua được bản quyền và thay thế bẵng chứ nhất, nhị, tam, tứ, ngũ... thì chắc chắn chúng sẽ phổ biến ra thế giới rằng cờ này của Trung quốc. Đây cũng là một âm mưu hủy hoại văn hóa Việt thời hiện đại. Thời nào cũng thế. Thâm như Tàu.
-
Định không bàn luận gì về những lùm xùm chung quanh cuốn sách Tài năng và đắc dụng, nhưng đọc qua các ý kiến của các vị khoa bảng, tôi cũng đành phải nói vài ba câu cho gọi là “có đóng góp”. Theo tôi, chuyện so sánh số trang sách để lượng giá tầm cỡ nhân vật là một cách tự nô lệ hóa vào lượng mà bỏ qua phần phẩm chất. Có thể nói rằng cuốn sách Tài năng và đắc dụng do GS Nguyễn Hoàng Lương và PGS Phạm Hồng Tung làm chủ biên đã không mấy may mắn. Ngay sau khi cuốn sách ấn hành, hàng loạt bài báo chỉ trích khá gay gắt. Dẫn đầu làn sóng chỉ trích và phê phán có lẽ là Sài Gòn Giải Phóng và Người lao động. Những bài báo với những tựa đề không thân thiện chút nào, như Sách về nhân tài – Choáng!, Tài năng và đắc dụng: Cuốn sách phản cảm, Không phải công trình khoa học!, Sách ‘Tài năng và đắc dụng‘: Khập khiễng và tùy tiện, v.v. Hai vị chủ biên chắc hoặc là cười mỉm (vì sẽ có dịp bán sách), hoặc là thiếu ngủ (vì dư luận báo chí chỉ trích). Tôi thì nghĩ rằng nhiều phê phán và chỉ trích của các vị khoa bảng hoặc là không có cơ sở khoa học, hoặc là thiếu công bằng. Thiếu công bằng đối với ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Trong bài này, tôi không bàn về nội dung cuốn sách (vì chưa đọc), mà chỉ bàn qua vài khía cạnh phương pháp học (methodology) và cách tiếp cận (approach). Nhưng trước khi trình bày ý kiến, tôi trích vài ý kiến của các vị khoa bảng như sau: Tác giả Trần Hữu Tá: “Thật là kỳ cục, khi sự nghiệp mới ở chặng đầu của nhà doanh nghiệp trẻ này đã được kể lể tỉ mỉ (42 trang in), nhiều gấp ba lần Trần Quốc Tuấn, thậm chí gấp hơn bốn lần bài viết về nhà mưu lược thiên tài Nguyễn Trãi (10 trang) và dài gần gấp đôi danh nhân văn hóa nhân loại Hồ Chí Minh (25 trang).” (Ăn nói làm sao bây giờ, Tuổi Trẻ, 15/5/2011)Gs Đào Trọng Thi: “Tự thuật là một tư liệu quá thô, không có giá trị khoa học. Cũng như một mẫu thiết kế thôi, vải chỉ là một nguyên liệu, muốn may thành cái váy, cái áo thì phải có nhà thiết kế, phải có may đo […] Không những cuốn sách không có giá trị khoa học với đề tài của ĐH Quốc gia Hà Nội mà tôi còn có thể khẳng định nó không phải là một công trình khoa học.”và:“Tôi cũng muốn nói thêm về nhân vật được lựa chọn. Việc anh Vũ tự thuật đã gây phản cảm với độc giả. Tự mình viết về mình như một nhân tài đặt cạnh những nhân vật quá nổi tiếng là một cách làm rất không nên.” (Không phải công trình khoa học! Người lao động 13/5/2011)TS Nguyễn Văn Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế – Xã hội và Phát triển, nói việc lựa chọn doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ thể hiện một thái độ hết sức hồ đồ và những người làm sách quá thiếu cảm quan khi chọn nhân vật. (Tài năng và đắc dụng: Cuốn sách phản cảm, Người lao động 12/5/2011)Ts Chu Hảo: “Bản thân cái bài tự thuật của anh Đặng Lê Nguyên Vũ viết ở đó thì về nội dung cũng như hình thức thể hiện qua cái bài đó theo tôi nghĩ là bình thường có thể chấp nhận được. Cũng có thể nhiều người cho rằng anh ấy hơi lãng mạn và hơi khuếch trương những ý tưởng của mình nhưng tôi nghĩ rằng anh ấy có quyền làm như vậy. Anh ấy nhận thức vấn đề và phát biểu ý kiến riêng của mình. Anh ấy kể lại cuộc đời của anh ấy với tất cả những khó khăn … phấn đầu từ ban đầu theo tôi nghĩ là nhiều cái đáng trân trọng. Tuy nhiên cái bài đó mà xếp vào trong cuốn sách đó thì lại là việc khác.”Thế nhưng bản thân của những người chủ biên làm cuốn sách đó đã có những nhận thức nếu mà chân thành thì cũng rất là thô thiển. Nếu là chân thành thì cũng không nghiêm túc.” (Sách “Tài năng và đắc dụng” bị phê bình, RFA 15/5/2011)Tác giả Lê Văn Nghệ: “Nếu là một con người bình thường, không hoang tưởng, không có triệu chứng về trí não, khi ai đó vì lẽ gì đó ca ngợi mình, xếp mình “ngồi” chung với các danh nhân thì vì sự tự trọng và liêm sỉ cũng nên biết cách thoái thác, rút lui. Nếu không, sự háo danh ở đây chỉ có thể gọi là “xú danh”. Có đúng vậy không? Chúng tôi xin dành câu trả lời cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ.” (Từ háo danh đến xú danh, Phụ Nữ 13/5/2011) Nặng nề quá! Những ý kiến trên đây có một mẫu số chung: không có bằng chứng. Thật vậy, tất cả những ý kiến về so sánh số trang giấy cho đối tượng Đặng Lê Nguyên Vũ, Hồ Chí Minh, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, v.v. đều mang tính một chiều và mang màu sắc cảm tính. Chúng ta thử điểm qua những vấn đề nêu: về số trang sách và cách nghiên cứu. Về số trang sách Cuốn sách gồm có 3 phần và 14 nhân vật. Phần I là những nhân tài trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý, bao gồm 5 nhân vật: Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Đào Duy Từ, Hồ Chí Minh, và Chulalongkorn. Phần II là những nhân tài trong lĩnh vực khoa học – công nghệ, và chủ biên chọn 4 người: Lê Quý Đôn, Trần Văn Giàu, Albert Einstein, và Thomas Edison. Phần III là nhân tài trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, và chủ biên chọn ra 5 người tiêu biểu: Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Bạch Thái Bưởi, Đặng Lê Nguyên Vũ, và Bill Gates. Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần phải sách có bao nhiêu trang. Theo một nguồn tin trên Tuổi Trẻ thì sách dày 328 trang, nhưng nếu trừ các trang bìa, mục lục, cảm tạ, tổng quan thì có lẽ sách có 300 trang dành cho nội dung chính. Sách có 14 nhân vật. Và, theo giả định đặt ra ở trên, nếu không có bias, thì mỗi người có khoảng 21.4 trang. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ “chiếm” 42 trang, tức cao gấp 2 lần trung bình. Với số liệu đó, chúng ta có thể dùng phương pháp thống kê để trả lời câu hỏi trên đây. Kết quả phân tích cho thấy quả thật số trang dành cho đối tượng Đặng Lê Nguyên Vũ cao hơn các đối tượng khác một cách có ý nghĩa thống kê (trị số P = 0.22). Nhưng “câu chuyện” không dừng ở đó. Kết quả phân tích thống kê còn cho thấy số trang dành cho chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cao hơn so với số trang dành cho cụ Nguyễn Trãi và Trần Quốc Tuấn. Do đó, nếu phàn nàn rằng số trang dành cho đối tượng Đặng Lê Nguyên Vũ quá nhiều, thì cũng có thể có lí do để phàn nàn số trang dành cho hai vị anh hùng dân tộc (Nguyễn Trãi và Trần Quốc Tuấn) quá ít so với số trang dành cho cụ Hồ Chí Minh! Tuy nhiên, một điều khá thú vị là người ta chỉ phàn nàn về số trang dành cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ, nhưng hình như người ta không xem xét đến một sự thật khác (có lẽ ít ai để ý). Đó là số từ cho mỗi mục từ trong Từ điển Bách khoa Toàn thư. Trong cuốn Từ điển này, mục từ về cụ Hồ Chí Minh có 1308 từ, cao nhất so với các nhân vật khác như Trần Hưng Đạo (459 từ), Nguyễn Trãi (562 từ). Thậm chí, số từ trong mục từ Võ Nguyên Giáp (560) còn cao hơn cả số từ dành cho Trần Hưng Đạo (xem bảng dưới đây). Cả hai ông tướng (Võ Nguyên Giáp và Trần Hưng Đạo) đều nổi danh trên thế giới, vậy chúng ta kì vọng hai vị tướng này có cùng số từ? Câu trả lời dĩ nhiên là không. Tôi đoán không ai ngớ ngẩn đến nổi đòi hỏi phải cân đo tầm cỡ một nhân vật bằng số từ vựng hay trang sách. Nhân vật Số từ Hồ Chí Minh 1308 Trần Hưng Đạo 459 Nguyễn Trãi 562 Lê Duẩn 520 Võ Nguyên Giáp 560 Trường Chinh 570 Lý Thái Tổ 176 Trần Nhân Tông 295 Ngô Quyền 175 Lý Thường Kiệt 275 Nguyễn Huệ 442 Gia Long 314 Nguyễn Văn Thiệu 128 Ngô Đình Diệm 292 Nguồn: http://dictionary.ba...atoanthu.gov.vn Lượng và phẩm Xin nhắc lại: không có ai cho rằng cách trình bày qua số lượng từ vựng như thế là tỏ lòng thất kính với các tiền nhân như Nguyễn Trãi và Trần Hưng Đạo, và tôi nghĩ cũng chẳng có ai dùng số lượng từ vựng để nói rằng các danh tướng và nhà văn hóa trong lịch sử có tầm cỡ thấp hơn cụ Hồ Chí Minh. Mọi so sánh đều khập khiễng. Tại sao trường hợp ông Đặng Lê Nguyên Vũ chiếm nhiều trang sách? Đây không phải là câu hỏi bài này muốn trả lời, nhưng hình như người chủ biên cũng chưa giải thích một cách thuyết phục. Có thể chỉ là ngẫu nhiên, nhưng cũng không loại trừ khả năng có thiên vị (vì sự khác biệt có ý nghĩa thống kê). Cũng có thể ông Đặng Lê Nguyên Vũ cung cấp nhiều thông tin hơn những người đã qua đời (và nếu như thế thì người chấp bút viết về các nhân vật khác còn nợ một lời giải thích). Nói tóm lại, chúng ta chưa biết. Nhưng căn cứ vào số trang sách để so sánh ai đáng trân trọng hơn ai, theo tôi là quá cảm tính. Thế nào là nghiên cứu khoa học? Như tôi trích ở phần trên, Gs Đào Trọng Thi cho rằng tự thuật là một tư liệu thô (raw data), không có giá trị khoa học, và ông khẳng định rằng cuốn sách không phải là một công trình khoa học. Tôi không đồng ý với nhận định này. Nghiên cứu khoa học không phải chỉ là vật lí hay khoa học thực nghiệm. Khoa học xã hội có những mô hình nghiên cứu rất khác với nghiên cứu vật lí như Gs Đào Trọng Thi từng biết. Trong Khoa học xã hội, nhà nghiên cứu có thể chọn mô hình case study (nghiên cứu trường hợp) bằng cách làm phỏng vấn theo chủ đề (focus interview), và những phát biểu sẽ phải qua một phân tích định lượng, hoặc là tổng quan mang tính định chất. Mô hình case study chính là mô hình hai giáo sư chủ biên chọn, và họ hoàn toàn có lí do để chọn mô hình này. Những dữ liệu mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ cung cấp là fact, và fact có giá trị khoa học vì có thể sử dụng trong phân tích. Còn phân tích như thế nào là chuyện khác. Tôi rất ngạc nhiên về phát biểu của Gs Đào Trọng Thi. Xin nhắc lại rằng case study là những nghiên cứu mà (a) phương pháp mang tính định tính (qualitative method) với số lượng cỡ mẫu nhỏ; (B) mục tiêu của nghiên cứu mang tính bao quát, dầy đặc (kiểu như cung cấp một bức tranh tổng quát của một vấn đề); © sử dụng một loại chứng cứ cụ thể như lâm sàng, quan sát cá nhân, lịch sử, văn bản học, v.v.; (d) phương pháp thu thập chứng cứ mang tính “tự nhiên” như quan sát quá trình phát triển của cá nhân ; (e) chủ đề hòa quyện với nhau; (f) sử dụng nhiều nguồn dữ liệu ; (g) điều tra những đặc điểm của một sự kiện, một vấn đề. Do đó, trong bối cảnh đặt ra, tôi nghĩ nhóm nghiên cứu chọn mô hình case study cũng hợp lí. Một người cầm trịch về khoa học trong Quốc hội mà tuyên bố như thế thì quả là đáng tiếc. Trong case study, nhà nghiên cứu có thể chọn bất cứ ai mà họ cảm thấy có thông tin. Không nên quá cảm tính khi phê bình tại sao chọn người này mà không là người khác (cảm tính đó nên dành cho văn học, chứ không phải khoa học). Nhưng tiêu chuẩn chọn là vấn đề cần bàn. Theo nguyên lí của nghiên cứu trường hợp, nhà nghiên cứu có thể chọn 1 đối tượng hay một nhóm đối tượng miễn là họ hội đủ tiêu chuẩn (inclusion criteria). Những tiêu chuẩn chọn có thể là tính tiêu biểu, tính đa dạng, tính deviation, tầm ảnh hưởng, con đường tiến thân, tấm gương, v.v. Công bằng mà nói, ông Đặng Lê Nguyên Vũ hội đủ những tiêu chuẩn này. (Người ta có thể làm luận án tiến sĩ về sự thành đạt của cà phê Trung Nguyên, và chuyện đó cũng bình thường). Cố nhiên, nhiều doanh nhân khác có lẽ cũng đáp ứng những tiêu chuẩn vừa đề cập. Nhưng trong số những người có thể lựa chọn cho nghiên cứu, còn có yếu tố tiếp cận hay gọi là convenience. Có thể ông Nguyên Vũ sẵn sàng hợp tác, nên các vị nghiên cứu sử dụng trường hợp của ông ấy như là một đối tượng. Hoàn toàn chẳng có gì sai sót ở đây. Có người nói ông còn quá trẻ, thành tích chưa có gì. Tôi nghĩ nếu nói về tuổi tác thì chúng ta phải cần đến định lượng. Tuổi trung bình của 14 đối tượng là 63. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tuổi 41, và người cao tuổi nhất là ông Trần Văn Giàu (100 tuổi). Đứng trên phương diện định lượng, không có lí do để nói ông Nguyên Vũ còn trẻ, nhưng có thể có lí do nói ông Trần Văn Giàu … quá già. Thật ra, chẳng có lí do gì để nói hai trường hợp này là cá biệt cả. Người Việt chúng ta hình như có “ác cảm” với doanh nhân, xem họ như những người gian manh, điêu ngoa, làm lời bất chính. Ngược lại, người Việt có xu hướng ca ngợi các danh nhân quân sự, văn học, và ca ngợi … cái nghèo. Vậy thì tại sao trong thế kỉ 21 chúng ta không vinh danh một doanh nhân thành đạt, mà doanh nhân này có xu hướng trân trọng văn hóa nữa. Do đó, đối chiếu với những lĩnh vực và mục tiêu nghiên cứu, tôi tôi nghĩ mô hình nghiên trường hợp là hoàn toàn có thể chấp nhận được. Tự thuật là xấu ? Một phát biểu khác của Gs Đào Trọng Thi cũng cần phải xem xét lại. Ông nói: “Tôi cũng muốn nói thêm về nhân vật được lựa chọn. Việc anh Vũ tự thuật đã gây phản cảm với độc giả. Tự mình viết về mình như một nhân tài đặt cạnh những nhân vật quá nổi tiếng là một cách làm rất không nên.” (Người lao động 13/5/2011). Nếu tôi là ông Đặng Lê Nguyên Vũ, có lẽ tôi cũng thấy ngại khi làm như thế. Rất khó mà viết về mình, về cái tôi đáng ghét. Thế nhưng chúng ta phải khách quan ở đây. Ở các nước phương Tây, tự thuật về mình, tự đánh giá thành tích của mình là một chuyện hết sức bình thường. Trong các buổi phỏng vấn đề bạt chức danh giáo sư, hội đồng khoa bảng lúc nào cũng yêu cầu ứng viên tự viết và nói về mình, tự đánh giá mình đứng ở đâu trên thế giới. Không biết tự mình sell là sẽ chuốc lấy thất bại não nề trong thế giới hiện đại này. Muốn hay không muốn thì đó là sự thật. Thoạt đầu người Á châu rất ngại với “văn hóa tự khoe” này, nhưng dần dần rồi cũng quen đi. Chuyện ông Đặng Lê Nguyên Vũ, một doanh nhân từng tiếp xúc đồng nghiệp quốc tế, nếu có viết về mình tuy thoạt đầu mới nghe qua cũng là lạ, nhưng tôi thì không thấy có gì bất bình thường ở đây. Cần nhắc lại rằng 50 năm trước (1961), bác Hồ — kí tên dưới bút danh T. Lan — cũng từng tự viết về mình qua tác phẩm“Vừa đi đường vừa kể chuyện”. Trong cuốn này, bác Hồ cũng thỉnh thoảng … tự khen mình đó chứ. Xin trích vài câu trong cuốn sách này để biết ngày xưa bác viết như thế nào: Đi theo Bác có: một tiểu đội bảo vệ, một thầy thuốc – Bác sĩ Chân, đồng chí Thành với tôi, T. Lan. Muốn đi nhanh Bác cho đội bảo vệ đi trước vài mươi phút, rồi Bác và ba anh em chúng tôi đi sau.Trên đường đi, Bác thường ghé thăm một cách bất thình lình đồng bào các bản làng và các đơn vị bộ đội. Anh em chiến sĩ và cán bộ thấy Bác đến một cách đột ngột, lúc đầu thì ngơ ngác rồi thì mừng quýnh lên, reo hò nhảy nhót, quây quần lấy Bác, có khi quên cả trật tự. Sau khi xem tận nơi bếp nấu, chỗ ở, công tác vệ sinh, Bác thân mật hỏi han thăm sắc khỏe mọi người, dặn dò, phê bình, khuyến khích mấy lời như cha nói với đàn con, rồi lại tiếp tục đi.Một hôm, trời hửng sáng, Bác ghé thăm một xóm ở gần đường. Ngoài đồng ruộng thấy mấy trăm chị em dân công, Kinh có, Tày có, Nùng có, Mán có… Người thì vừa nhóm bếp nấu cơm, vừa nói chuyện vui vẻ. Người thì chụm năm chụm ba, đang ngồi dựa lưng vào nhau mà ngủ. Bác hỏi mấy chị đang nhóm lửa: “Các cô cả đêm ngồi ngủ ngoài trời như vậy cả sao?”Các chị trả lời: “Vâng ạ, nhà đồng bào chật, chỉ đủ chỗ để chứa lương thực của bộ đội khỏi ướt. Các cháu ngủ ngoài đồng thế này càng vui…”.Bác ôn tồn khen ngợi chị em, rồi bảo chúng tôi: “Bộ đội ta dũng cảm như vậy, nhân dân ta dũng cảm như vậy, ta nhất định thắng, địch nhất định thua”. Do đó, tôi nghĩ những gì bác Đào Trọng Thi phê bình ông Đặng Lê Nguyên Vũ xem ra thiếu công bằng và không phù hợp với xu thế của thời đại. Nhưng ở đây còn có vấn đề của nhà nghiên cứu, của nhóm chủ biên. Vấn đề là tại sao ông Đặng Lê Nguyên Vũ xuất hiện như là một đối tượng nghiên cứu nhưng cũng đồng thời là một tác giả? Ngoài ra, chúng ta thấy có sự nhập nhằng trong vai trò của người thực hiện. Sách đề tên 2 chủ biên là GS Nguyễn Hoàng Lương và PGS Phạm Hồng Tung, nhưng phía trong bìa lại có 8 tác giả. Tám tác giả (bao gồm cả 2 người chủ biên là Nguyễn Hoàng Lương, Phạm Hồng Tung, Nguyễn Hoàng Hải, Đinh Thị Thúy Hiên, Lê Thị Lan, Nguyễn Ngọc Thắng, Phạm Minh Thế, và Đặng Lê Nguyên Vũ. Cần nói thêm rằng sách còn có người biên tập (Phạm Thị Thinh). Vấn đề đặt ra là vai trò của những chủ biên, tác giả, và biên tập viên ra sao. Ai là người thu thập dữ liệu, ai phân tích dữ liệu, và ai là người thật sự viết sách? Tuy nhiên, luật sư của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã chính thức có yêu cầu đính chính rằng “Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ không phải là đồng tác giả của nhóm chủ biên quyển sách’Tài năng và đắc dụng’). Nhưng đính chính này không phù hợp với những gì in trong sách, mà trong đó tên ông được ghi là tác giả (xem hình trên)! Có hai khả năng xảy ra: một là nhóm chủ biên tự ý đưa tên ông Đặng Lê Nguyên Vũ vào sách mà không cho ông hay biết; hai là ông … quên. Nếu trường hợp thứ nhất xảy ra, thì đó là một biểu hiện của sự tắc trách trong nghiên cứu khoa học, và có thể nói là một vi phạm đạo đức khoa học (vì đó là hiện tượng tác giả danh dự). Nếu trường hợp thứ hai xảy ra, thì đây là một trường hợp mâu thuẫn lợi ích (conflict of interest). Mâu thuẫn quyền lợi có thể xảy ra trong nghiên cứu khoa học, và điều đó không có nghĩa là sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu, nhưng đương sự phải tuyên bố ngay từ đầu là sự hiện diện của đương sự là một mâu thuẫn quyền lợi. Dù trường hợp này đi nữa, thì sự việc là một tín hiệu có vấn đề về vai trò tác giả và đối tượng nghiên cứu trong công trình cấp Nhà nước này. Tóm lại, các phân tích bán định lượng vừa trình bày trên đây cho thấy không có bằng chứng để kết luận rằng việc chọn ông Đặng Lê Nguyên Vũ là một bất bình thường. Có bằng chứng cho thấy số trang sách dành cho các đối tượng nghiên cứu rất khác nhau, và sự khác biệt không chỉ xảy ra trong trường hợp ông Đặng Lê Nguyên Vũ mà còn trong nhiều trường hợp khác. Nhưng sự khác biệt về lượng (số trang) không thể là chứng cứ để kết luận có sự thiên vị, và càng không phải là một thước đo về phẩm chất của thông tin. Nhưng qua công trình nghiên cứu này, có thể nói rẳng cách làm nghiên cứu khoa học xã hội ở nước ta còn nhiều bất cập. PS. Nhà văn Nguyễn Quang Lập
-
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu, khảo cổ, sưu tầm thần tích, thần phả, văn hóa dân gian để “giải ảo” Hùng Vương và thời đại các vua Hùng. Hàng vạn người hành hương về Lễ hội đền Hùng sáng qua (12.4) - ảnh: L.Q.PNgay trước ngày giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ hội đền Hùng năm nay, VN đã chính thức gửi hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận tín ngưỡng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây chính là dịp để mọi người VN bồi đắp cho cội rễ văn hóa của mình, và tìm thấy trong đó sức mạnh đi vào tương lai. Muốn vậy, phải nhận thức đúng giá trị của truyền thống này, cũng như tìm ra phương thức duy trì và phát huy nó trong điều kiện một quốc gia đa dân tộc đang trên con đường hội nhập toàn cầu. Theo GS Trần Quốc Vượng, vua Hùng là trưởng bộ tộc (còn được gọi là pò khun) trên núi Hy Cương ở vùng Phong Châu (khu vực đền Hùng hiện nay). Núi Hy Cương được cho là ngọn núi thiêng vì nằm ở chóp tam giác của châu thổ sông Hồng, quy tụ núi sông. Bộ tộc đó được coi là khởi hình của nhà nước phong kiến ngày xưa. TS Nguyễn Xuân Diện (Viện Hán Nôm) cũng cho rằng, từ thời xa xưa, tín ngưỡng thờ vua Hùng là tín ngưỡng thờ các vị sơn thần (thần núi). Các bài vị cổ xưa của Hùng Vương là bột ngột cao sơn, những vị được ghi tên là các tên núi. Sử sách trước thời Lê ít nhắc đến Hùng Vương và thời đại các vua Hùng. Theo GS Trần Quốc Vượng trong Văn hóa cổ truyền VN (lịch, tết, tử vi và phong thủy) (Từ điển Bách khoa và Viện Văn hóa, 2009): trong Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái được biên soạn trong các triều đại Lý - Trần (và cả đầu Hậu Lê), tập hợp lại các câu truyện truyền thuyết dựa vào những chất liệu đền miếu, huyền thoại, huyền tích còn đọng lại trong tâm thức dân tộc và trong dân gian từ trước thời Bắc thuộc, qua thời Bắc thuộc và chống thời Bắc thuộc, có “những ký ức rất lờ mờ về Hùng Vương”. Trong Đại Việt sử lược được biên soạn vào thời Trần, “thời Hùng chỉ được nhắc đến qua quít”. Đến năm 1435, khi biên soạn Dư địa chí, Nguyễn Trãi mới đưa Kinh Dương Vương, Lạc Long, Hùng Vương vào tòa đền chính sử VN, coi Kinh Dương Vương là Tổ Bách Việt và Hùng Vương tiếp nối ngôi vua, dựng nước, gọi là Văn Lang. Cách nhìn nhận đó được tiếp nối và phát triển bởi Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, đồng tác giả của Đại Việt sử ký toàn thư (1475) - văn phẩm lịch sử chín muồi thời Hồng Đức. GS Trần Quốc Vượng kết luận: hiện thực lịch sử thời Hùng, việc coi vua Hùng là vua Tổ dựng nước là một sự tự ý thức của triều Lê. Đến giai đoạn hình thành quốc gia phong kiến từ thế kỷ X trở đi, đặc biệt là từ thời Lê, ông cha ta đã sáng tạo nên hình tượng, biểu tượng quốc tổ Hùng Vương (vốn mang yếu tố truyền thuyết đậm đặc). Vì sao lại đặc biệt từ thời Lê? Giải thích điều này, GS Ngô Đức Thịnh (Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia) cho rằng, đây là thời kỳ ông cha đã giành được độc lập và xây dựng nhà nước Đại Việt, nhu cầu củng cố nhà nước là rất mạnh mẽ, nhất là khi đất nước luôn đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Quốc tổ Hùng Vương là biểu tượng quy tụ cội nguồn dân tộc, tăng cường sức mạnh đoàn kết dân tộc. Tín ngưỡng thờ cúng quốc tổ là sự phóng chiếu từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, gia tộc của người VN, nhà có tổ tiên, nước có quốc tổ. GS Ngô Đức Thịnh cho rằng, biểu tượng Hùng Vương là biểu tượng siêu giai cấp, mọi chế độ xã hội đều nhìn thấy ở đó mẫu hình quy tụ cội nguồn dân tộc, đây là sức mạnh đã giúp chúng ta vượt qua nhiều biến cố trong lịch sử như những lần mất nước hay chống giặc ngoại xâm. Tại đền Hùng năm 1954 (thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược), Bác Hồ đã nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được đánh giá là sự sáng tạo độc đáo của dân tộc VN. Hiếm có quốc gia nào trên thế giới xây dựng biểu tượng quốc tổ, thực sự quy tụ dân tộc như chúng ta. Thờ cúng Hùng Vương khẳng định dân ta có chung một cội nguồn, từ đó tạo thành động lực để yêu thương, gắn kết cộng đồng. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành tâm thức của người VN từ thế hệ này sang thế hệ khác. (http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110412/Goc-tich-tuc-tho-Hung-Vuong.aspx) --------------------- Mấy ông GSTS mà phát biểu cảm tính quá. Chưa thấy chứng minh nào chặt chẽ cả, đọc không có chút thuyết phục nào.
-
Có mỗi cái nhà máy điện hạt nhân bị trục trặc mà đã ảnh hưởng đến toàn thế giới. Thật kinh khủng.
-
Phải chăng là TS Cù Huy Hà Vũ. Ông sinh năm 1957.
-
Chúc mừng trường ĐH Tân Tạo đã tôn vinh một biểu tượng của văn hóa dân tộc. Câu đồng dao "Con cóc là cậu ông trời" trong nhân dân cũng tôn vinh ông Khiết mà.
-
Không biết bạn của bạn dangthu79 đã về nước chưa nhỉ?
-
Khi mở chương trình bị lỗi này, nhờ bạn xem giúp.
-
Vietnamnet cũng cho rằng lần này là lần thứ 3. Lần 1: 8/3 Lần 2: 22/3 Lần 3: 3/4 Hơn một lần “bắt hụt” rùa Hồ Gươm? Sự kiện các sở, ngành của Hà Nội tiến hành vây bắt, lai dẫn công khai rùa hồ Gươm ngày 08/3/2011 và để rùa hồ Gươm thoát lưới vào phút chót không chỉ là lần duy nhất. Một nguồn tin riêng của VietNamNet cho hay, ngay sau lần “bắt hụt” đó, việc bắt rùa hồ Gươm cũng đã được tiến hành và “suýt thành công”, nhưng vào buổi đêm. Ngay sau khi vây bắt rùa hồ Gươm bất thành ngày 08/3, UBND TP Hà Nội đã có cuộc họp khẩn cấp để thống nhất phương án tiếp theo. Cũng trong cuộc họp này, lãnh đạo TP Hà Nội đã đưa ra phương án tiếp tục bắt dẫn rùa hồ Gươm, nhưng tiến hành vào ban đêm. Nguồn tin này cho hay: thời điểm “suýt bắt được” rùa hồ Gươm khoảng 2h sáng. Nhưng cũng đến phút chót thì “cụ” bị đánh động và đã tút xuống lòng hồ. Bắt rùa thành công vào chiều 3/4 Xác minh lại nguồn tin này, một nguồn tin khác cho VietNamNet biết: thời điểm lai dẫn cụ rùa hồ Gươm được tiến hành vào đêm ngày 21, sáng ngày 22/3 vừa qua. Tuy nhiên, hình thức này không phải là vây bắt cưỡng chế, mà là lai dắt tự nhiên. Theo đó, việc tiến hành lai dẫn rùa hồ Gươm đêm ngày 21 rạng ngày 22/3 được tiến hành bằng hình thức dẫn dụ. Lực lượng chức năng đã tiến hành dùng thức ăn làm mồi nhử để “dụ” cụ rùa tự bò lên chân tháp. Lần bắt hụt hôm 8/3 Thức ăn dẫn dụ gồm nhiều thứ: cá, và có cả thịt bò… được rải lên mặt hồ đến chân Tháp, để hở một lối lên. Rùa hồ Gươm đã theo đường dẫn dụ bằng thức ăn này đã lên gần đến chân Tháp. Thế nhưng, khi rùa hồ Gươm chuẩn bị lên chân Tháp thì một chiếc thuyền từ đền Ngọc Sơn đã tiến ra chân Tháp. Sự việc này đã làm “động” và cụ rùa ngay sau đó đã tụt xuống lòng hồ. Lúc đó khoảng 2h sáng ngày 22/3. Nếu như cụ rùa đêm hôm đó tự bò lên chân Tháp, cửa thép sẽ được đóng lại và không cần đến phương án lai dẫn cưỡng bức bằng lưới như hiện tại.
-
Lãi suất hiện nay cao dành cho mọi khoản vay, không phân biệt vào mục đích gì đâu cụ ạ. Cụ ra ngân hàng thì rõ ngay. Tăng giá, lạm phát ảnh hưởng đến mọi mặt cuộc sống của người dân nhất là tầng lớp trung lưu và dân nghèo. Họ mới là lực lượng chịu thiệt hại nhiều nhất chứ đâu phải tầng lớp giàu có tiền trên trời rơi xuống. Những người nghèo đó họ đâu có tiêu xài hoang phí hả cụ? Giá hiện tại là 2 triệu chiều HN - SG, vậy là sắp tới 2,4 - 2,5 triệu. HIc. Thầy Thiên Sứ và nhiều bác ở đây chắc phải chuẩn bị thêm tiền hàng tháng rồi vì hay đi công tác Bắc Nam.
-
Cụ Liêm Trinh chắc toàn ngồi nhà uống nước chè đọc thơ. Cụ mà đi làm hàng ngày bằng xe máy hay ô tô chắc cụ sẽ viết bài khác ngay. Lúc đó cụ cảm nhận rõ rệt được giá xăng nó "bóc lột" túi của toàn xã hội như thế nào. Một trong những điều đáng thất vọng của các quan chức Việt nam là hiểu biết kinh tế rất hạn chế. Ấy vậy mà được giao điều hành kinh tế. Thế mới tạo nên những bất ổn cực kỳ lớn về kinh tế trong suốt vài năm trở lại đây. Lãi suất cho doanh nghiệp vay đã trở nên không chịu đựng nổi với người dân và doanh nghiệp. Lãi cho vay tiêu dùng (lách luật) bây giờ là 21,36%/năm. DN thà ném tiền gửi ngân hàng còn hơn sản xuất kinh doanh khi lợi nhuận một năm đã là 20%. Kinh doanh còn bị thua lỗ chứ. Hiện nay lãi suất huy động và cho vay của Việt nam đã cao thứ 2 thế giới, sau Venezuela. Kèm với lãi suất là các mặt hàng đua nhau tăng giá, mà lại toàn là hàng hóa đầu vào thiết yếu ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống nhân dân và nền kinh tế. Xăng tăng 31% trong vòng 1 tháng. Vì là nguyên liệu đầu vào trực tiếp của toàn bộ nền kinh tế và cuộc sống xã hội nên đã kéo theo chi phí tăng dẫn tới giá thành hầu hết các mặt hàng đều tăng. Hồi đầu tháng 3 giá điện tăng 15% cũng thế. Giá điện cũng gây hiệu ứng tăng trên hầu hết các mặt hàng. Trước đó nữa là đợt phá giá điền đồng với đô la từ 19500 đồng lên 20800 đồng. Cụ cứ đi về quê hay vào các khu công nhân khu công nghiệp cụ sẽ thấy giá xăng, bất ổn kinh tế ảnh hưởng như thế nào tới người trung lưu và người nghèo. Trở lại chuyện phát biểu mức tăng còn thấp. Đó là tư duy kinh tế kém. Đơn cử là thu nhập của Việt nam khác với thu nhập của những nước đem so sánh. Chưa kể các hàng hóa tăng đều là nguyên vật liệu thiết yếu chi phí đầu vào của nền kinh tế. Khi tăng sẽ keó theo lạm phát "móc túi" người dân mỗi người khoảng 15% - 20%. 20% của 5 triệu đồng (thu nhập trung bình) là 1 triệu đồng. Để bù đắp mức lạm phát này thì thu nhập phải được nâng lên 6 triệu. Trong khi đó thu nhập của người dân không những không tăng thành 6 triệu mà có khi còn giảm xuống vì cắt giảm nhân sự, cơ cấu chi phí do hiệu ứng bão giá. Cụ Liêm Trinh còn nhớ thời trước đổi mới lạm phát phi mã đổi tiền. Cụ có kỷ niệm nào kể cho mọi người nghe được không? Thời đó cháu còn nhỏ chưa biết.
-
(VEF.VN) - Mặc dù Bộ Tài chính đã dẫn ra nhiều lý do "phải tăng giá xăng dầu" nhưng với người tiêu dùng, vẫn còn nhiều uẩn khúc chưa sáng tỏ. Chuyện tăng giá xăng dầu bấy lâu này đã được ngầm định là hiển nhiên, không thể bàn cãi gì thêm nữa. Cách đây hơn 1 tháng, sau khi tăng kỷ lục từ 2.110 đồng-3.550 đồng/lít, Bộ Tài chính khẳng định, mức tăng đó mới chỉ bằng 44,6% đến 56,7% mức phải tăng. Lần này cũng vậy. Bất ngờ tăng kỷ lục không kém, từ 2.000-2.800 đồng/lít. Lãnh đạo Bộ cũng phân trần, giá xăng dầu chỉ tăng bằng 34,7-50,7% mức phải tăng. Chưa kể, so sánh với các nước trong khu vực, giá xăng dầu Việt Nam tăng thế còn thấp. Hôm 24/2, nếu tính đủ mức phải tăng thì giá xăng A92 sẽ là 22.893 đồng/lít, dầu diesel là 21.010 đồng/lít, dầu hỏa sẽ là 21.792 đồng/lít và dầu madut sẽ là 17.024 đồng/lít. Trong khi đó, mức giá mới vừa thiết lập là xăng A92 là 21.300 đồng/lít, dầu diesel là 21.100 đồng/lít, dầu hỏa là 20.800 đồng/lít và dầu madut là 16.800 đồng/lít. Dù không nói thẳng ra bằng lời, bằng văn bản thì các con số trên đã cho thấy một thông điệp rất rõ ràng: giá xăng dầu còn tiếp tục tăng - đây là điều hiển nhiên, là chuyện bình thường và người tiêu dùng phải chấp nhận. Cũng không khác gì điện, người tiêu dùng Việt Nam hiện nay không có quyền so sánh và lựa chọn sản phẩm xăng dầu. Cả nước chỉ có một tập đoàn Điện lực Việt Nam chiếm 70% nguồn cung ứng và là nhà bán lẻ điện duy nhất, một tổng công ty Petrolimex chiếm 60% thị phần cung ứng xăng, nhưng 11 doanh nghiệp đầu mối với 10.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu cũng đều chỉ bán một mức giá. Khi tăng là tăng "hội đồng". Giá xăng dầu tăng là điều hiển nhiên (ảnh Phạm Huyền) Với đời sống tiêu dùng và hoạt động sản xuất hiện nay, không ai có thể nhịn dùng xăng, dùng điện. Khi thị trường còn độc quyền như vậy, thì sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng còn dai dẳng tồn tại. Trong một quan hệ mua - bán không sòng phẳng đó, các thông điệp mà Bộ Tài chính đưa vẫn chưa toàn diện, thiếu thuyết phục. Những điểm không thuyết phục trong dẫn giải của Bộ Tài chính có thể thấy khá rõ. Thay vì muốn công khai tất cả để phải rơi vào tình trạng đối chất, các dẫn chứng của Bộ Tài chính đều... có lợi cho nhà quản lý và doanh nghiệp. Lý do giá thế giới tăng cao là đúng, lý giải do giá thấp nên nảy sinh xuất lậu xăng dầu là đúng, giá xăng dầu Việt Nam thấp hơn giá khu vực cũng là đúng, nhưng nếu thông điệp chỉ dừng lại bấy nhiêu thôi thì chưa đủ. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, còn nhiều chuyện chưa rõ ràng, điển hình như ngành xăng dầu đã làm hết sức để giảm giá thành hay chưa? Vì sao các doanh nghiệp luôn kêu lỗ? Bộ Tài chính thay mặt Nhà nước, xã hội, người dân đã kiểm soát các doanh nghiệp chặt chẽ chưa để đảm bảo rằng, giá thành xăng dầu hiện nay là hợp lý và không còn cửa nào để cắt giảm chi phí, chỉ còn con đường tăng giá? So sánh giá bán lẻ của Việt Nam với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia... thì của ta thấp hơn. Nhưng giá xăng dầu thế giới là giống nhau nên bản chất giá xăng dầu các quốc gia khác nhau, là do các khoản thu vào ngân sách của các Chính phủ là khác nhau. Nhìn lại bảng giá cơ sở xăng dầu hiện nay, tổng mức các khoản thu cho Nhà nước với giá xăng dầu lên tới 22%? Lạm phát, giá nhiều mặt hàng đã tăng cao, sao vẫn áp dụng trích lập Quỹ bình ổn và không lùi thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt...? Giá dầu thô thế giới tăng, và còn tiếp tục tăng. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được khai thác tài nguyên thô để bán ra nước ngoài. Vậy thì, khoản lợi chênh lệch giá ấy có được tính vào phần Nhà nước sẽ bù giá ra cho người dân khi mua xăng dầu trong nước không, hay chỉ mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp? Bên cạnh đó, lý do "vì chống xuất lậu" mà phải tăng giá càng khiến người tiêu dùng thấy khó hiểu. Ít ra, Bộ Tài chính phải làm rõ, tỷ lệ xuất lậu xăng dầu là bao nhiêu phần trăm trên thị trường nội địa? Việc chống buôn lậu không thể coi là chuyện "tất yếu", mà là nhiệm vụ của công an, lực lượng quản lý thị trường. Không thể mang công tác chống buôn lậu ra để tạo thêm một gánh nặng cho giá, và cho người dân. Xét cho cùng, chống xuất lậu xăng dầu là để tránh thất thoát Ngân sách, tiền của của người dân, nhưng rồi chính việc coi tăng giá là giải pháp chống buôn lậu lại khiến cho, người tiêu dùng rốt cục chịu thiệt thòi. Lý lẽ tăng giá vì phải theo thị trường cũng không đầy đủ. Mặc dù, Nghị quyết 11 cho phép, giá điện, giá xăng theo thị trường nhưng nếu chỉ tính chuyện "thả giá" theo thị trường, thay vì thiết lập điều kiện tiên quyết hình thành cơ chế thị trường, trước khi thả giá, là phải tạo lập một môi trường có tính cạnh tranh. Trong giải pháp thực hiện thị trường hóa xăng dầu, chỉ có duy nhất một giải pháp về giá. Và nếu theo đuổi theo hướng này thì giá cả xăng dầu sẽ còn nhảy nhót nhiều lần hơn. Còn nếu kiềm chế giá để kiềm chế lạm phát như năm 2010 trở về trước, thì điều đó chỉ mang đến sự ổn định "ảo" cho kinh tế vĩ mô.
-
Tài liệu đó mình đọc cách đây chừng 5 - 7 năm, bây giờ không con tìm thấy. Thì các thầy, các cao nhân bảo sao thì bạn nên lắng nghe.
-
Mình cũng không dám khẳng định tính chính xác nhưng theo một tài liệu của Ban Tuyên giáo kết hợp với Viện KHHS BCA và Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người thực hiện (được phát cho các cán bộ trong hệ thống chính quyền) thì không nên đưa vong vào chùa. Nghiên cứu trên thực hiện bằng việc nói chuyện trực tiếp với người âm, các vong. Họ chỉ dạy rằng không nên đưa các vong lên chùa vì như thế sẽ không đầu thai hay thoát kiếp được gì đó mà bị cai quản, phục vụ trong một phạm vi. Không biết các bác cao nhân trên này có ý kiến gì không? Theo cách nghĩ thông thường của đa số nhân dân mình thì chùa là nơi từ bi, làm việc thiện, tu tâm dưỡng tính, là nơi tốt đẹp thì đưa lên chùa là rất nên.
-
Nhìn cụ Rùa đúng là không phải ngẫu nhiên mà người dân gọi là cụ. Cụ không phải là rùa thường, đó là rùa thiêng. Một báu vật sống của đất nước đi cùng năm tháng.