Rất may là những hình ở Wikipedia có thể copy dễ dàng vào trang lý học đông phương nên Rin86 có thể copy bài viết với nhiều ký tự tượng hình như thế này. Trước đây Rin86 có đọc ở đâu đó rằng một vị học giả nghiên cứu chữ tượng hình Ai Cập có phát biểu đại ý rằng trước đây Ai Cập có xâm lược Trung Quốc vì vị học giả đó thấy chữ tượng hình Ai Cập rất giống Trung Quốc. Rin86 có tìm đọc các tài liệu về chữ tượng hình ai cập để tìm hiểu thì phát hiện ra điểm này ở chữ Ai Cập giống chữ Nho, đó là những từ hạn định, xin mới mọi người tham khảo:
Chữ Ai Cập cổ đại:
Các từ hạn định hay semagram (các dấu hiệu ngữ nghĩa chỉ nghĩa) được đặt ở cuối một từ. Các từ câm này có tác dụng xác định từ nói về cái gì, như các hình homophonic là thông thường. Nếu một trật tự tương tự tồn tại trong tiếng Anh, các từ với cách đọc như nhau sẽ được đi kèm bởi một từ chỉ thị không được đọc nhưng để giới hạn nghĩa: "bình chưng [hoá học]" và "trả miếng [hùng biện]" vì thế sẽ được phân biệt.
Có một số từ hạn định: thần thánh, con người, các phần cơ thể người, động vật, cây cối, vân vân. Một số từ hạn định có một nghĩa sai và một nghĩa ẩn dụ. Ví dụ, một cuộn giấy cói, được dùng để chỉ "books" (sách) nhưng cũng chỉ các ý tưởng khó hiểu. Từ hạn định của dạng số nhiều là một đường tắt để báo hiệu ba khả năng của từ, có nghĩa là, số nhiều của nó (bởi ngôn ngữ Ai Cập tương tự với một số đôi, thỉnh thoảng được chỉ bởi hai dấu). Chữ đặc biệt này được giải thích bên dưới. Đây là nhiều ví dụ về việc sử dụng từ hạn định lấy từ cuốn sách, Je lis les hiéroglyphes ("Tôi đọc chữ tượng hình") của Jean Capart, thể hiện tầm quan trọng của chúng:
— nfrw (w và ba dấu là các dấu hiệu của số nhiều: [nghĩa đen] "người trẻ đẹp", có nghĩa là, những tân binh trẻ. Từ có một biểu tượng từ hạn định người trẻ: — là tự hạn định chỉ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; — nfr.t (.t ở đây là hậu tố chỉ định nữ giới): có nghĩa "người phụ nữ trẻ đến tuối lấy chồng", with bởi từ hạn định chỉ một phụ nữ;Rất tiếc là không được gửi quá nhiều hình trong một bài viết nên phải cắt bài viết ra làm hai.
— nfrw (việc viết ba lần chữ thể hiện số nhiều, biến tố kết thúc w) : có nghĩa "móng (của một ngôi nhà)", với ngôi nhà như một từ hạn định, ;
— nfr : có nghĩa "clothing" (quần áo) với như từ hạn định cho chiều dài của vải;
— nfr : có nghĩa "wine" (rượu) hay "beer"; với một cái bình là từ hạn định.
Tất cả các từ này có một ý nghĩa tốt hơn: "good, beautiful, perfect" (tốt, đẹp, hoàn hảo.) Một từ điển gần đây, Từ điển Ngắn về tiếng Ai Cập thời kỳ Giữa của Raymond A. Faulkner, đưa ra khoảng hai mươi từ được đọc nfr hay được hình thành từ từ này.(Wikipedia)
Chữ Chỉ Sự (指事文字) hay chữ Biểu Ý (表意文字): Cùng với sự phát triển của con người, chữ Hán đã được phát triển lên một bước cao hơn để đáp ứng đủ nhu cầu diễn tả những sự việc đó là chữ Chỉ Sự. Ví dụ, để tạo nên chữ Bản (本), diễn đạt nghĩa "gốc rễ của cây" (根), thì người ta dùng chữ Mộc (木) và thêm gạch ngang diễn tả ý nghĩa "ở đây là gốc rễ" và chữ Bản (本) được hình thành. Chữ Thượng (上), chữ Hạ (下) và chữ Thiên (天) cũng là những chữ Chỉ Sự được hình thành theo cách tương tự. "Chỉ Sự" có nghĩa là chỉ định một sự vật và biểu diễn bằng chữ.
Chữ Hội Ý (Hội Ý Văn Tự 會意文字): Để tăng thêm chữ Hán, cho đến nay người ta có nhiều phương pháp tạo nhiều chữ mới có ý nghĩa mới. Ví dụ, chữ Lâm (林, rừng nơi có nhiều cây) có hai chữ Mộc (木) xếp hàng đứng cạnh nhau được làm bằng cách ghép hai chữ Mộc với nhau (Rừng thì có nhiều cây!!). Chữ Sâm (森, rừng rậm nơi có rất nhiều cây) được tạo thành bằng cách ghép ba chữ Mộc. Còn chữ Minh (鳴, kêu, hót) được hình thành bằng cách ghép chữ Điểu (鳥, con chim) bên cạnh chữ Khẩu (口, mồm); chữ Thủ (取, cầm, nắm) được hình thành bằng cách chữ Nhĩ (耳, tai) của động vật với tay (chữ Thủ 手, chữ Hựu 又). Những chữ được tạo thành theo phương pháp ghép như trên gọi là chữ Hội Ý (會意文字). "Hội Ý" có nghĩa là ghép ý nghĩa với nhau.
Chữ Hình Thanh (形聲文字): Cùng với những chữ Tượng Hình, Chỉ Sự và Hội Ý, có nhiều phương pháp tạo nên chữ Hán, nhưng có thể nói là đa số các chữ Hán được hình thành bằng phương pháp hình thanh, gọi là chữ Hình Thanh (形聲文字). Chữ Hình Thanh chiếm tới 80% toàn bộ chữ Hán. Chữ Hình Thanh là những chữ bao gồm hai phần: phần hình (形) là phần biễu diễn ý nghĩa chính mà đã được dùng từ lâu đời, và phần thanh (声) là phần biểu diễn cách phát âm chính xác của từ đó. Ví dụ, chữ Khẩu (口) có hình biểu diễn việc ăn hoặc nói, và chữ Vị (未) có các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị. Bộ Thủy (氵) biểu diễn nghĩa dòng sông hoặc dòng nước chảy, khi ghép cùng với chữ Thanh (青, màu xanh) tạo thành chữ Thanh (清) có nghĩa là "trong suốt" hoặc "trong xanh".
các dẫn chứng lấy từ Wikipedia.Ta có thể thấy để chỉ các từ chung tính chất từ chữ Ai cập cổ dùng các từ hạn định giống như chữ Nho dùng các bộ chữ ví dụ như bộ mộc chỉ cây, đây là sự giống nhau giữa hai loại chữ tượng hình.