Rin86

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    968
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    1

Everything posted by Rin86

  1. Về nguồn gốc của chữ Manyogana thì Rin được biết qua WiKi Có một số bất đồng về cách thức chữ Hán du nhập vào Nhật Bản, nhưng ý kiến được chấp nhận rộng rãi nhất là các tu sĩ Phật giáo đã mang các văn bản chữ Hán vào Nhật vào khoảng thế kỉ thứ 5. Các văn bản này được viết bằng chữ Hán vào và lúc đầu cũng được đọc bằng âm Hán. Tuy nhiên qua thời gian, hệ thống kanbun (漢文, Hán văn) xuất hiện - nó dùng văn bản chữ Hán với dấu thanh cho phép người Nhật đọc nó theo quy tắc ngữ pháp tiếng Nhật. Lúc bấy giờ tiếng Nhật chưa có dạng chữ viết. Ngay cả hệ thống chữ viết man'yōgana (万葉仮名, vạn diệp giả danh, được dùng trong tuyển tập thơ cổ Man'yōshū) cũng dùng bộ chữ Hán với số kí tự hạn chế nhằm ký âm, chứ không nhằm diễn đạt ngữ nghĩa. Man'yōgana viết ở dạng đường cong trở thành hiragana (ひらがな, 平仮名, bình giả danh), một hệ thống chữ viết dành cho phụ nữ (không được phép tham gia vào nền giáo dục cao). Hầu hết văn chương của phụ nữ vào thời đại Heian được viết bằng hiragana. Song song đó, katakana (カタカナ, 片仮名, phiến giả danh) xuất hiện do được các tu sinh giản lược manyogana thành một thành tố đơn. Hiragana và katakana được gọi chung là kana.(Wiki) lịch sử Nhật Bản cũng còn nhiều điều không rõ bác Thiên Sứ ạ, nếu căn cứ vào kết quả DNA thì người Nhật có gen gần gũi với người Việt nhất, vậy người Việt đã sang nhật từ bao giờ? có phải thế kỷ thứ 3 hay sớm hơn ? nếu căn cứ vào sử TQ thì không chắc được. Người ta tìm được trống đồng ở Nhật bản và khảo cổ học cho kết quả như sau" Từ 15.000 năm trước Công Nguyên, ở Nhật Bản đã có con người sinh sống. Từ 13.000 năm trước CN, người Nhật đã biết trồng lúa, làm đồ gốm, sống định cư. Từ 300 năm trước CN đã sử dụng đồ kim khí. Từ thế kỷ thứ 3 đến giữa thế kỷ thứ 6, những nhà nước đầu tiên xuất hiện. Đạo Shinto phát triển khắp cả nước. Nước Nhật bắt đầu có tên gọi là Yamato. Từ thế kỷ thứ 6 đến đầu thế kỷ thứ 8, một nhà nước tập quyền được thành lập và đóng đô ở Asuka (gần thành phố Nara ngày nay). Tên nước từ Yamato đổi thành Nhật Bản. Giữa thế kỷ thứ 8, đạo Phật đã thiết lập cơ sở vững chắc ở Nhật Bản. Từ thế kỷ thứ 9 đến cuối thế kỷ 12, các dòng họ quý tộc hùng mạnh ở Heian thay nhau nắm sức mạnh chính trị của đất nước, lấn át quyền lực của Hoàng đế. Cuối thời này, tầng lớp võ sĩ bắt đầu hình thành và tranh giành quyền lực với các dòng tộc quý tộc. Cuối thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 14, quyền lực thực sự nằm trong tay tầng lớp võ sĩ ở Kamakura. Vào các năm 1271 và 1281, các võ sĩ Nhật Bản với sự trợ giúp của bão và sóng thần đã đánh bại hải quân Mông Cổ định xâm lược nước mình. Từ thế kỷ 14 đến cuối thế kỷ 16, nước Nhật trong tình trạng mất ổn định do nội chiến và chia rẽ. Nhật Bản cũng từng xâm lược bán đảo Triều Tiên trong thời kỳ này. Cho đến nay người ta vẫn chưa chắc chắn về xuất xứ và thời gian xuất hiện của những cư dân đầu tiên trên quần đảo Nhật Bản. Tuy nhiên, hầu hết các học giả đều cho rằng người Nhật đã có mặt tại quần đảo từ xa xưa và định cư liên tục từ đó cho đến thời nay. Những phát hiện trong nghiên cứu cổ vật, xương đã củng cố thêm sự nghi ngờ đối với thuyết trước kia cho rằng người Nhật là con cháu của những người xâm chiếm đến sau "thổ dân" Ainu và đã đẩy bộ tộc này ra khỏi quần đảo. Ngày nay, người ta tin rằng tổ tiên của người Nhật là những người đã làm nên đồ gốm mang tên Jomon. Những người này được biết là đã có mặt trên quần đảo ít nhất từ năm 5000 TCN, sau đó theo thời gian, pha trộn với các giống người khác, phát triển qua lịch sử thành dân tộc Nhật Bản ngày nay. Ngôn ngữ và phong tục của người Nhật gồm những thành tố văn hoá của cả phương Bắc lẫn phương Nam. Dưới góc độ sử dụng và cú pháp, rõ ràng tiếng Nhật thuộc hệ ngôn ngữ Altai của các dân tộc phía Bắc lục địa châu Á, song trong từ vựng lại có nhiều từ gốc từ phía Nam. Trong các tập quán và tín ngưỡng, ta thấy các lễ nghi gắn với văn hóa lúa nước vốn có nguồn gốc ở phía Nam; còn huyền thoại lập nước bởi vị thần - ông tổ của nòi giống - từ thiên đường xuống hạ giới thì có nguồn gốc ở phía Bắc. Vì vậy, người ta cho rằng dân cư ở đây có xuất xứ từ cả phương Bắc lẫn phương Nam, đến quần đảo Nhật Bản từ thời tiền sử và qua một quá trình hoà trộn các chủng tộc dần dần tạo ra dân tộc Nhật Bản.(tổng hợp từ Wiki) Theo Rin được biết thì người Hán được hình thành cách đây lâu lắm là 15000 ngàn năm tức là cùng thời với dân Nhật. Theo ý chủ quan của Rin người Hán vốn là dân du mục, đặc điểm tính cách của họ rõ ràng nhất là tính hay ghen tỵ và AQ, điều đó đến bây giờ được thể hiện cực kỳ rõ nét qua những mạng xả hội. Như Youtube chẳng hạn, những câu như "Trung Quốc là quốc gia đáng ghen tỵ nhất " lặp đi lặp lại. Họ tự so sánh mình với những nước khác như các nước Bách Việt thì thấy mình nhỏ bé và lạc hậu tuy nhiên trong lòng không bao giờ chấp nhật nên họ tự phong cho mình là giống dân thượng đẳng, gọi người Việt là man di, chẳng khác gì động vật, gọi người Nhật là "dân lùn". Sau này thấy bất cứ ai từ đâu đến, phản ứng đầu tiên của họ là chê bai để tỏ ra ta đây hơn hẳn. Chính vì vậy mới sinh ra bộ Hậu Hán Thư với những lời lẽ vừa mẫu thuẩn vừa lố bịch như vậy. Người Hán ngay từ thời Phục Hy đã mang trong mình sự tự ti, bất mãn, từ đó hình thành nên dã tâm chiếm đoạt nền văn minh Bách Việt, thay đổi lịch sử từ một nước dã man, nghèo nàn lạc hậu trở thành "Thiên Quốc". Người Hán đã quyết tâm học hỏi nền văn minh Bách Việt, chọn lấy cái hay nhất mang về để copy, tuy nhiên với chủ ý đó thì họ chỉ học cái ngọn chứ không học được cái gốc. Một điểm nữa mà người Hán nhận ra được khi tiếp xúc với nền văn hiến hàng ngàn năm của Bác Việt đó là sức mạnh của sử sách, trong ý nghĩ của họ một quyển sách được viết cách đây 1000 năm sẽ không có ai kiểm chứng nên mặc nhiên trở thành đúng. Vậy là họ nảy ra ý nghĩ bịa đặt lịch sử, họ có ngờ đâu ánh sáng của khoa học hiện đại đã lật tẩy mọi âm mưu của họ. Đó là một vài suy diễn của Rin sau khi đã đọc bài viết của mọi người. :lol:
  2. theo Rin thì trước đó người Nhật dùng chữ tượng thanh nhưng sau đó đã biến đổi mặt chữ cho giống chữ Hán. Việc phát minh ra chữ tượng thanh là một công trình lớn, không thể một cá nhân sáng tạo ngay ra được vì chữ tượng thanh hơn hẳn chữ tượng hình ở chỗ dễ học, ghi lại mọi âm vận của tiếng nói (điểm mạnh của chữ tượng hình lại ở điểm khác), sáng tạo ra chữ tượng hình ở dạng sơ khai đơn giản hơn rất nhiều chữ tượng thanh, có thể nói chữ tượng thanh là một sáng tạo vượt trội so với chữ tượng hình. Tại sao chữ tượng thanh cổ lại bị khoác cho bộ áo mới có lẽ vì quan niệm về thẩm mỹ thay đổi, công cụ để viết thay đổi. Không rõ trước đó người Nhật cổ và Việt cổ dùng loại bút gì nhưng với những nét của chữ Khoa đẩu thì Rin đoán đó phải là loại bút ngòi cứng (lông ngỗng chẳng hạn), nay việc sử dụng bút lông và văn hóa Hán trở nên phổ biến thì rõ ràng nét chữ của Trung Quốc thích hợp cho bút lông hơn. Ở vùng đất được gọi là Bách Việt tồn tại một lúc 2 loại chữ, tượng thanh và tượng hình, theo Rin thì người Yue đã có lịch sử ít nhất gần chục ngàn năm nên xuất hiện hai nhu cầu về chữ viết khác nhau. Chữ tượng thanh dễ học và ghi lại mọi âm vận của tiếng nói nên được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Điểm yếu của chữ tượng thanh là sự biến âm của tiếng nói, chỉ sau một vài trăm năm thôi là một số từ đã đổi khác khiến ý nghĩa ít nhiều bị hiểu lầm. Chính vì vậy chữ tượng hình vẫn được sử dụng, đơn giản là dù sau nhiều ngàn năm thì người ta vẫn đọc được chính xác ý nghĩa của chữ tượng hình, một văn bản quan trọng khắc trên đá vì thế mà truyền từ đời này qua đời khác không bị tam sao thất bản, và chính vì lẽ đó chữ tượng hình được dùng để ghi lại những tư tưởng triết học, thi thơ lễ nhạc.....(đó là một lý do người Hán chọn chữ tượng hình cho mình, họ muốn dân tộc Hán trở thành một dân tộc vĩ đại nên chữ viết cần phải tương xứng). Còn chữ tượng thanh thì dùng vào thuế khóa, luật pháp, buôn bán...... Xét về sự ra đời thì theo Rin có lẽ chữ tượng hình ra đời trước vì cơ sở phát minh ra chữ tượng hình đơn giản hơn nhiều lần chữ tượng thanh.
  3. oh, cháu cám ơn bác Thiên Sứ. Câu "ở Việt Nam cái gì cũng sắc xảo" là của anh Doremon đấy ạ, cháu thỉnh thoảng hay nói chuyện với anh ấy về văn hiến Lạc Việt. Mấy người xuyên tạc nền văn hiến Lạc Việt có một tâm lý chung hay sao ấy. Hồi cháu học lớp 12, cô giáo dạy Sinh đứng trước lớp nói về tổ tiên ta như sau: "người Việt ngày xưa bàn chân ngón cái choãi ra như chân chim nên phải đeo dép xỏ ngón, vì lai với người Trung Quốc nên chúng ta mới được đẹp như ngày nay". Cô nói xong câu đó cả lớp trầm lại, không ai lên tiếng, cô giáo đó thì nhìn cả lớp không nói gì. Có lẽ những người khác cũng có một tâm lý tương tự như vậy khi đưa ra những học thuyết ấy, cái họ được chắc là sự sung sướng khi hạ gục niềm tự hào của người khác.
  4. Rin86 cũng nghĩ là ông McClain sẽ thành tổng thống. Nhìn hình thì thấy ông da đen kia là người thích tạo sự thay đổi, làm cách mạng, nói năng mạnh mồm, quyết đoán nhưng mưu thâm kế hiểm, ngón ngầm thì chẳng có, có tài nhưng hay bị chơi khăm. :( xin được mạn phép lên tiếng :lol:
  5. Nguyễn Quang Nhật Cổ sử TRUNG HOA và những dấu ? Sai lầm lớn nhất của các sử gia Hán tộc là kết cấu lịch sử dân tộc – quốc gia mình một cách máy móc thiếu biện chứng, bỏ quên yếu tố thời gian. Lãnh thổ Trung Hoa tới điểm “hạn” khoảng đầu công nguyên, tức là mốc thời gian mà lãnh thổ không thể trương nở tự do được vì nó tiến đến một đường biên với các dân tộc, quốc gia khác, từ điểm này sự xê dịch biên giới luôn là kế quả của một cuộc chiến, với Trung Hoa từ mốc lịch sử này các cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa Hán tộc và lân bang đều được ghi vào sách sử. Ta thử làm một con tính đơn giản, dân số Trung Hoa đời Tần khoảng 20 triệu người, 2000 năm sau là 1.200 triệu người tức tăng 60 lần, lấy tỉ lệ này ước tính dân số nhà Hạ trước Tần 2.000 năm, vương triều đầu tiên trong Tam Đại của Trung Hoa, thì dân số cao lắm cũng chỉ dưới 500.000 người; với số dân như vậy dàn trải trên diện tích gần bằng diện tích Trung Hoa ngày nay là điều không thể có. Lý do rất đơn giản là điều kiện vật chất kỹ thuật không cho phép, với phương tiện lưu thông chính là đôi chân thì không thể có một nhà nước mà lãnh thổ rộng tới vài triệu ki-lô mét vuông bao gồm 9 châu: Duyện, Ký, Thanh, Từ, Dự, Kinh, Dương, Lương, U như đã ấn định trên bản đồ Trung Hoa cổ; các sử gia Hán tộc đều thành thực tin rằng lãnh thổ Trung Hoa to lớn như thế vì cổ sử Trung Hoa từ thời vua Chuyên Húc (2513 –n 2345 trước CN), đời vua Nghiêu (2357 trước CN) thậm chí cả đến đời Thần Nông, một vì vua của truyền thuyêt xa xôi lắm, lãnh thổ Trung Hoa đã tiếp giáp với Giao Chỉ hay Giao Châu, cũng có sách chép là Nam Giao tức lãnh thổ Việt Nam ngày nay. Sử gia Hán tộc đã sai lầm khi tạo nên một lịch sử không có sự phát triển, quốc gia cũng chỉ là một cơ thể sống, có sinh ra, có lớn lên rồi tới điểm dừng hay hạn. Cũng như con người sinh ra chỉ khoảng 2 – 3 kg lớn lên tới độ 23 – 25 tuổi là điểm dừng thì nặng khoảng 50 – 60 kg, còn “Hán Quốc” mới khai sinh đã to bằng tuổi 20 – 25, đã có 9 châu mênh mông thiên địa …. đúng là thần nhân trong thần thoại…. Như vậy làm sao ta có thể lý giải một việc rất nhất quán trong cổ sử Trung Hoa. Liên tiếp từ thời Thần Nông tới Chuyên Húc và sau là vua Nghiêu …, kinh Thư, Thiên Nghiêu Điển viết: “vua Nghiêu mệnh hy thúc trạch Nam Giao…” Nam Giao, Giao Chỉ là một địa danh, một vùng đất đã có từ thời Thái cổ trong lịch sử Trung Hoa và liên tục cho đến đời Tống; vua Tống vẫn phong cho vua Đại Việt là: “Giao Chỉ Quận Vương” trước khi nâng cấp lên “An Nam Quốc Vương”, sự việc đó chỉ cách nay một ngàn năm và được ghi chép rõ ràng trong sách sử. Tìm lời giải đáp cho câu hỏi hóc búa nhưng kỳ thú này dẫn dắt đến một sử thuyết, và khi sử thuyết này được minh chứng sẽ làm đảo lộn toàn bộ lịch sử Trung Hoa, Việt Nam và Đông Nam Á. Chính sử Trung Hoa đều cho rằng thủy tổ dân tộc mình là Bào Hy, Thần Nông. Thần Nông là kết cấu ngôn ngữ Việt, nếu theo Hán ngữ phải viết là Nông Thần; đây không phải là trường hợp duy nhất vì ta gặp nhiều trường hợp như thế trong Ngũ Kinh, như: Đế Ất, Hậu Tắc,… Hậu Nghệ, V.v… Vậy các vua này là vua Việt hay vua Hán? Thêm vào đó các địa danh của Trung Hoa đầy dẫy ngôn ngữ Việt, như: Hồ Nam, Hồ Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây, … Hán tự dùng ‘sơn hà’ là ‘núi’ và ‘sông’ để chỉ lãnh thổ quốc gia, như sông phương bắc, sông phương nam, núi phương tây, núi phương đông, … vậy theo Hán ngữ phải ghi là Bắc Hà, Nam Hà, Đông Sơn, Tây Sơn …, còn Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây là kết cấu theo Việt ngữ? Lịch sử về văn minh Trung Hoa cũng có một số điểm mà ta không hiểu nỗi. “Thời nhà Hạ (2200 trước CN) người dân đã biết ‘tát nước vào ruộng’…” rõ ràng câu này chỉ sự canh tác lúa nước; nước là điều kiện đầu tiên trong: “nước, phân, cần, giống” mà nền khoa học nông nghiệp Việt Nam đã tổng kết từ xa xưa; nước quan trọng đến nỗi “việc dẫn thủy nhập điền” được coi như một thành tựu khoa học, phản ánh trình độ văn minh của một dân tộc. Sự việc này khó hiểu ở chỗ: lãnh thổ nhà Hạ ở vùng Hoàng Hà (theo chính sử Trung Hoa) đâu có trồng được lúa nước … cây được trồng chính ở miền Bắc Trung Hoa là kê và lúa mì. Các chứng cứ về khảo cổ học và các ngành khoa học khác như nông học, thổ nhưỡng đã xác định như vậy. Ngày nay qua các di chỉ trong lòng đất, ngành khảo cổ học đã xác định được nơi sinh tụ thời cổ xưa của Hán tộc là bờ sông Hoàng Hà. Hán tộc là tộc người xây dựng được nền văn minh rất sớm, họ đã bước vào thời gọi là văn hóa gốm đỏ cách đây khoảng 8.000 năm, địa bàn của họ dịch chuyển từ tây sang đông dọc theo sông Hoàng Hà với các nền văn hoá gốm đỏ, gốm đen, rồi gốm xám. Vùng đất từ Thiểm Tây tới Hà Nam ngày nay. Vào đời Thương lãnh thổ Trung Hoa là vùng đất nằm ởgiữa 4 tỉnh: Hà Nam – Hà Bắc – Sơn Đông – Sơn Tây. Qua đời Chu thì chuyển về vùng Sơn Tây ngày nay, theo đó ta có thể xác định Hán Quốc cổ là quốc gia lục địa chưa tiến đến bờ biển; nhưng sử Trung Hoa lại ghi: “Từ đời Thương dân Trung Hoa đã biết dùng vỏ sò làm tiền để trao đổi hàng hóa…”, nên trong Hán tự đã cấu thành bộ ‘bối’ nghĩa là ‘vỏ sò’, ‘vỏ hến’ để tạo nên các từ liên quan đến việc giao thương, buôn bán … nhưng dân sinh sống sâu trong lục địa thì lấy vỏ hến, vỏ sò ở đâu ra? Sử Trung Hoa cũng ghi là vào đời Thương đã biết dùng voi trong chiến trận …, nhưng lãnh thổ nhà Thương ở vùng sông Hoàng Hà thì làm gì có voi, voi Á Châu chỉ sống ở miền xích đạo và nhiệt đới, … không lẽ sử Trung Hoa sai lầm lớn đến thế? Hai loại “vật liệu” nền tảng của văn hóa Trung Hoa là mai rùa và tre đều không phải là sản vật tự nhiên của miền Bắc Hoàng Hà. Người ta đã đào được ở An Dương thuộc phần Bắc Hoàng Hà thuộc tỉnh Hà Nam, hàng vạn mai rùa và xương thú có khắc “Hoa tự” cổ và coi đây là căn cứ để xác định trung tâm văn minh Trung Hoa … nhưng ở miền Bắc Hoàng Hà không hề có loại rùa lớn đó sinh sống, khoa học đã chỉ rõ như thế; loại rùa có mai lớn để khắc chữ chỉ sinh sống ở sông Dương Tử hay Trường Giang. Lại nữa, Dịch Lý vào đời nhà Thương được gọi là Qui Tàng Dịch là sách dịch được khắc trên mai rùa (qui = rùa; tàng = chứa). ta có thể giải thích hợp lý sự việc trên là nhà Thương trước khi chuyển về lưu vực Hoàng Hà đã có thời gian sinh tụ ở lưu vực Dương Tử hay Trường Giang và chính là ở đấy đã phát minh ra “kỹ thuật” khắc chữ trên mai rùa; sau này dù di chuyển đến địa điểm mới vẫn về chốn cũ đem mai rùa đi để sử dụng. Tương tự, tre có hàng trăm loại khác nhau; nhưng tre lớn, bản đủ rộng làm thành các thẻ để viết chữ và kết thành sách chỉ có ở vùng xích đạo và nhiệt đới, ngay cả ở Tứ Xuyên nằm trong vùng bình đới, cũng chỉ có loại tre lớn nhất gọi là tre đực hay tầm vông; thì nhà Chu ở Sơn Tây làm gì có tre lớn để làm sách, viết chữ? Đối chiếu sinh cảnh thực sự cộng thêm nghiên cứu qua ghi chép trong Kinh Thư, Kinh Thi, và Kinh Dịch ta thấy không thể xaỊ̃y ra được. Thí dụ: Đại Tượng Truyện của Quẻ Dự trong Kinh Dịch chép: “Sấm nổ trên đất, Tiên Vương dĩ tác nhạc, Sùng Đức ân tiến chi Thượng Đế dĩ phối tổ khảo…” Quẻ Dự là Quẻ Chấn chồng trên Quẻ Khôn trong quẻ gọi là Địa; Quẻ Chấn là sấm, sấm nổ trên đất là chỉ dẫn Chấn trên Khôn, nhưng cũng giúp ta hình dung cảnh đánh trống đồng. Trống đồng còn gọi là trống sấm, Quẻ Lôi, khi đánh úp trên mặt đất là Địa, âm thanh trống đồng là nhạc tế lễ, ở đây nói rõ là tế Thượng đế và sùng kính tổ tiên. Một quẻ nữa là Quẻ Tiệm nói đến ‘vũ nghi”, một nghi thức mà người tham gia lễ hội hóa trang bằng lông chim, một cảnh được khắc hoạ rõ nét trên trống đồng. Dựa trên chính sử thì chắc chắn nhà Chu chưa hề biết đến trống đồng, vì trống đồng chỉ tìm thấy ở Việt Nam và 2 tỉnh Vân Nam – Quảng Châu của Trung Hoa, cách Sơn Tây xa lắm. Hiện nay cách nhà nghiên cứu Trung Hoa đã phải công nhận trống đồng là vật phẩm văn hoá phi Hán, vậy tại sao hơn 2.000 năm Kinh Dịch đã biết về trống đồng, chỉ dẫn cho ta về mục đích sử dụng trống đồng (tế Thượng đế)? Cũng như đề cập đến tục hoá trang được khắc trên trống đồng? Dù vua Càn Long nhà Thanh đã tốn không biết bao nhiêu tiền để mua sách và bản đồ, mất bao công sức để tịch thu sách và bản đồ trong thiên hạ và hơn 300 quan “bác sĩ” cạo sửa suốt 10 năm trời, sửa không nỗi thì đốt cho phi tang tích, nhưng vẫn bị lọt sổ: Sách Ngự phê Thông giám Tập Lãm và Thiếu vi Thông giám, quyển Chu Ngoại Kỷ có đoạn chép (Lê Văn Siêu dịch – Việt Nam Văn Minh Sử) như sau: “Cách 1.000 năm, đến năm Tân Mão là năm thứ 6 đời vua Thành Vương nhà Chu, phía nam Giao Chỉ có người ‘Việt Thường’ sang Trung Hoa dâng bạch trĩ, qua 2, 3 lần thông ngôn nói rằng ‘đường xá xa xôi, non sông cách trở sợ rằng một lần thông sứ không hiểu tiếng nhau cho nên phải qua 3 lần thông ngôn để sang chầu’. Chu Công đáp lời: ‘Đức trạch không khắp tới nơi, người quân tử không nhận lễ sơ kiến, chính lịch không khắp tới nơi, người quân tử không nhận người ấy xưng thần.’ Người thông ngôn nói: ‘Tôi vâng mệnh những ông già (bô lão) nước tôi bảo: ‘Trời không gió dữ, mưa dầm, bể không sóng nổi đã 3 năm, hẳn là Trung Hoa có thánh nhân, sao không sang chầu.’ Chu Công đem dâng cho vua nhà Chu, để dâng lên thần linh của tiên vương, rồi đem dâng Cung điều. Đến khi sứ giả về, quên mất đường, Chu Công cho 5 cỗ biền xa, bốn mặt có diềm che đều làm cách thức chỉ nam, sứ giả đi xe ấy từ đường bể (sau này) là nước Phù Nam ở cõi đất Cao Miên, thời xưa là Lâm Ấp, đầy năm trời mới về đến nước (Việt Thường)”. Sách Thiếu Vi Thống Giám, chú giải: “Việt Thường là ‘Nam phương quốc danh, tại Giao Chỉ nam’”, có thể dịch là “tên nước nam phương, (một nước) ở phiá nam Giao Chỉ” Trong đoạn trích dẫn trên có nhiều điều phải bàn như tên nước, phương hướng nhưng điểm chính yếu thứ nhất ta cần xem xét: nhà Chu ở đâu mà sứ lại xuống thuyền về nước ở biển (sau này là) Phù Nam, Cao Miên? Rõ ràng là nhà Chu không thể ở Sơn Tây cách xa biển Phù Nam ít nhất 3.000 km. Thứ hai ta xét: nước Việt Thường không thể ở gần Cao Miên mà ở rất xa vì đi thuyền một năm mới tới. (Sách sử hiện nay cho là miền Trung Việt Nam trước đây là Việt Thường). Tới đây ta lại phải thêm một câu hỏi: Việt Thường là nước nào và ở đâu? Thêm một vấn đề nữa: Sử Trung Hoa viết về nhà Tần như sau: Nhà Tần chọn cho mình đức Thủy là đức đã thắng nhà Chu đức Hoả, màu đỏ, và nhà Tần chọn cho mình màu đen, từ ngựa tới cờ quạt đều màu đen. - Số 6: cái gì cũng số 6, trục xe 6 tấc, xe vua do 6 ngựa kéo. Tháng chọn là tháng 10, bắt đầu mùa đông, ở đây rõ ràng sử gia Trung Hoa đã vận dụng Dịch Lý vào sử, ta hãy xem: Nếu nhà Tần chọn Hành Thủy, màu đen, số 6, mà ở Thiểm Tây, Tứ Xuyên, nhà Chu không thể ở nơi nào khác ngoài Vân Nam – Quí Châu – Quảng Tây (xin xem bản đồ) tức là ở phía nam Tứ Xuyên, Thiểm Tây vì sử ghi rõ nhà Chu: đức Hoả, màu đỏ (Thực ra thì nhà Chu không phải đức Hoả và màu đỏ; sử học Trung Hoa đã cố gán ép các nguyên lý của Dịch học vào lịch sử đời Tần để phục vụ cho mục đích của họ, về mục đích của họ sẽ có phần xem xét ở phần sau; còn về nhà Chu thì đích thực ở phương Tây nên thuộc hành Kim, màu trắng). Bản đồ Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc chắc chắn không phải do người Trung Hoa lập, lý do đơn giản trong bản đồ thời này ngoài: Vị Thủy, Hoài Thủy, Kỳ Thủy, V.v…(tức là Sông Vị, Sông Hoài, Sông Kỳ, V.v…) lại còn có cả: Hà Thủy và Giang Thủy … 2 con sông chính của Trung Hoa. Hà và Giang là gì? Không lẽ người Trung Hoa không biết điều rất ư là đơn giản đó mà còn thêm chử Thủy vào; chỉ có người không phải là người Trung Hoa tưởng là tên riêng nên mới thêm chữ Thủy vào để chỉ con sông, hay do bởi không phải là tiếng mẹ đẻ của mình nên họ mới sơ xuất do quán tính và cẩu thả khi định danh nên mới có tên 2 con sông kỳ khôi là: “Sông …… Sông” (Giang = sông và Hà = sông). Còn một thực tế khó giải thích nữa: Sông Dương Tử hay Trường Giang được coi là mốc phân ranh Bắc – Nam của Trung Hoa, theo chính sử thì trước thời Xuân Thu Chiến Quốc Trung Hoa chưa biết đến miền Nam, khảo cổ học đã xác định dân miền Hoa Bắc thuộc về chủng Mongoloit, còn Hoa Nam thuộc ngành Mongoloit phương Nam, cứ theo lịch sử thì từ Bào Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Hạ Vũ, Thành Thang … tất cả là người Mongoloit cùng chủng với Mãn, Mông, Kim, Liêu V.v… Như thế sẽ có một hệ quả là: những người mang đặc điểm nhân chủng nam Mongoloit không phải là người Trung Hoa? hay, họ bị diệt quốc và bị đồng hoá thành người Trung Hoa? Điều này thật khó nói vì chính họ lại là dân “đa số” ở Trung Hoa hiện nay, và đối với người Trung Hoa huyết thống là điều cực kỳ quan trọng, không có chuyện họ gọi người khác giống là tổ tiên được; ở đây cũng không thể có sự lầm lẫn, sự thực này không thể lý giải cách nào khác hơn là lịch sử Trung Hoa hiện nay là sai. Đọc sử Trung Hoa ta thấy còn nhiều bất hợp lý: Sau khi thống nhất Trung Hoa và lên ngôi, Tần Thủy Hoàng phái đại tướng Mông Điềm đem 30 vạn quân vượt Hoàng Hà chiếm vùng Hà Sáo lập thành 44 huyện; Hà Sáo là phương bắc của Hoàng Hà, theo chính sử là đất của 2 nước Yên và Triệu, mà Yên và Triệu đã bị Tần diệt quốc có nghĩa là đất của Tần; thì Hung Nô đi lối nào mà vào tận Hà Nam. Thời Chiến Quốc không có một dòng sử nào nói đến việc có chiến tranh giữa Triệu và Yên hay Tần với Hung Nô, có một chi tiết nhỏ nữa trong sử ký của Tư Mã Thiên là tướng Mông Điềm sau khi chiếm được Hà Sáo đã cấm dân ở đấy thờ ….. (1 chữ đã bị xóa), dù chữ bị xóa là chữ “Phật” hay là gì đi nữa thì cũng nói đến một điều: dân ở Hà Sáo có tôn giáo khác với dân Trung Hoa nên Mông Điềm cấm; như thế họ không thể là dân nước Yên hay nước Triệu được, hay nói khác đi họ là ngoại nhân, hay là vùng bắc Hoàng Hà mà Tư Mã Thiên gọi là Hà Sáo đó không phải là đất của Yên, Triệu; suy rộng ra là trước thời Chiến Quốc, bắc Hoàng Hà không thuộc về Trung Hoa. Sử ký của Tư Mã Thiên còn ghi một việc nữa khiến người đọc không hiểu được: “Tần Thủy Hoàng sai làm một con đường từ ‘Cửu Nguyên’ chạy suốt đến ‘Vân Dương’ … sau đó sai đắp đá ở đất ‘Cử ’ thuộc Đông Hải làm cửa phía đông của Tần. Kinh đô của Tần ở tận Thiểm Tây bên bờ sông Vị gần với sa mạc tây bắc Trung Hoa, thì lấy biển ở đâu ra mà đắp đá làm cửa biển phía đông? Liên quan đến lãnh thổ Việt Nam sử ký cũng có một đoạn không thể hiểu nỗi: Lãnh thổ của Tần khi thống nhất Lục Quốc thì phía Nam đã đến miền “Bắc Hộ”… tức là miền nhà có cửa quay về hướng Bắc ý nói đã vượt qua xích đạo quá về phương Nam nên nhà mở cửa quay về hướng Bắc để đón ánh mặt trời. Các nhà nghiên cứu đều đồng nhận: miền “Bắc Hộ” là miền Trung Việt Nam ngày nay; như thế Việt Nam đã nằm trong lãnh thổ của Tần, vậy sao còn phái tới 50 vạn quân … đánh chiếm và lập thành 3 quận: Nam Hải, Quế Lâm, và Tượng Quận? Qua rất nhiều sự việc trên đã đến lúc ta mượn kết luận của những nhà nghiên cứu khoa học lịch sử và khảo cổ học Trung Hoa đưa ra một hướng nhìn mới rất táo bạo về đất nước và dân tộc Trung Hoa. Những hình khắc cảnh lễ hội, sinh hoạt trên trống đồng hoàn toàn đồng nhất với những gì mô tả trong Cửu Ca, có nghĩa là dân tộc có cảnh lễ hội được khắc trên trống đồng và được mô tả trong Cửu Ca là 1, nếu Cửu Ca, Sở Từ của dân “trống đồng” thì đương nhiên Kinh Thi và Ngũ Kinh cũng của dân “trống đồng”. Và cũng chính những nhà khoa học Trung Hoa này đã xác định: “Trống đồng là vật phẩm văn hoá phi Hoa (Hán) và là sản phẩm của những dân tộc ít người ở cực nam Trung Hoa”, đó là các dân tộc Tày, Thái, Liêu, hay Di Lão và vài dân khác… như vậy là đã thừa nhận chính những dân tộc ít người này mới là chủ nhân của Kinh Thi, mà đã là chủ nhân của Kinh Thi thì dĩ nhiên cũng là chủ nhân của Ngũ Kinh đồng nghĩa là chủ nhân của toàn bộ văn minh cổ của Trung Hoa. Chúng ta ai cũng biết Việt Nam là 1 trong 3 trung tâm của nền văn minh trống đồng, thậm chí có thể là trung tâm lớn nhất nữa. kết luận như vậy có quá vội vã không? Không đâu, cách đây vài chục năm học giả Henre Maspréso khi nghiên cứu về sinh hoạt lễ hội và phong tục tập quán của người Thái ở Việt Nam phải thốt lên: chắc chắn tổ tiên người Thái và người Trung Hoa cổ là một. Chỉ tiếc là nhận định của ông không được quan tâm và đào sâu thêm. ...
  6. Hồi nhỏ Rin có đọc một câu truyện của Nhật Bản về viên ngọc tứ hồn. Truyện cho trẻ con nhưng khi đọc bài của chú Thiên Sứ thì thấy dụng ý của tác giả quả là không đơn giản. Gọi là ngọc tứ hồn vì nó kết hợp bởi 4 hồn tạo nên linh hồn hoàn chỉnh của người ta. Ngọc tứ hồn (Shikon no Tama) là một viên ngọc mang yêu lực trong bộ manga InuYasha. Trong thời loạn thế, chỉ cần có được nó thì mọi dã tâm dục vọng đều có thể đạt được. Bởi vậy không chỉ có yêu quái, mà cả những người có tâm địa bất chính đều muốn đoạt được vật này. Xuất xứ Thời đó, khi chiến tranh, bệnh dịch, nạn đói lan tràn khắp nơi, người chết đầy đường. Bởi có nhiều thi thể và người ốm yếu để ăn nên một thời gian sau số lượng yêu quái tăng vọt. Có nhiều hòa thượng, pháp sư biết tróc yêu trừ ma, nhưng trong số đó chỉ có nữ pháp sư Midoriko là có thể trục hồn yêu quái ra rồi thanh tẩy nó. Midoriko có pháp lực rất cao, có thể cùng một lúc tiêu diệt linh lực của 10 yêu quái, khiến yêu quái không còn sức lực. Bởi vậy, yêu quái rất sợ Midoriko và đều có chung ý muốn lấy mạng cô ấy. Nhưng tất cả các yêu quái muốn tấn công Midoriko đều bị thanh tẩy. Vì thế, muốn thắng được linh lực của Midoriko cần một linh hồn tà ác cực kì to lớn. Để hợp thể được với nhau, đám yêu quái đã lợi dụng một người đàn ông thầm yêu Midoriko, lợi dụng lúc người này sơ hở, chiếm lấy cái tâm của anh ta. Trận chiến giữa Midoriko và yêu quái kéo dài suốt 7 ngày 7 đêm. Cuối cùng Midoriko đã sức tàn lực kiệt, bị yêu quái nuốt hết nửa người, linh hồn cũng sắp bị hút đi. Khi đó, Midoriko đã dốc cạn sức lực, đoạt hồn của yêu quái, kết hợp với linh hồn của chính mình, bật ra khỏi xác. Thế là cả yêu quái lần Midoriko đều chết, chỉ còn lại kết tinh của linh hồn, đó chính là Ngọc tứ hồn. Đặc điểm Bên trong Ngọc tứ hồn, linh hồn của Midoriko và yêu quái vẫn không ngừng chiến đấu. Bởi vậy Ngọc tứ hồn sẽ tùy thuộc vào hồn của người sở hữu nó mà trở thành vật thiện hay thứ ác. Nếu rơi vào tay yêu quái hay người xấu, nó sẽ bị nhiễm bẩn. Nếu ở trong tay một linh hồn thuần khiết, ngọc sẽ được thanh tẩy
  7. chú Thiên Sứ ạ Không hiểu vì sao mà có rất nhiều người luôn phủ nhận cái huyền vĩ, cái hay cái đẹp của nền văn hiến Việt Nam. Ngẫm lại thì thấy cái gì ở Việt Nam cũng sắc xảo, chứa đựng chiều sâu triết học kỳ vĩ. Như mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên chẳng hạn, từ nhỏ cháu đã nghe người lớn nói về ý nghĩa của nó, vài thứ quả bình thường mà chứa đựng cả vũ trụ, cũng như bức tranh lợn mẹ và đàn lơn con của làng Đông Hồ vậy. Lần đầu tiên cháu biết mâm ngũ quả là một tác phẩm nghệ thuật lắp đặt của người Việt do họa sĩ Long, thầy dạy môn giải phẫu của cháu nhắc đến cách đây mấy năm. Nền văn hóa Việt nhìn qua thì bình thường dung dị nhưng chứa đựng trong đó là sự huyền vĩ khiến thế giới kinh ngạc, chính vì vậy nó khiến cho người ta nghi ngờ. Sự nghi ngờ đó thật dễ hiểu, cũng giống như người phương Tây nói kim tự tháp là do người ngoài hành tinh xây nên, họ không nghĩ những con người cách đây 5000 năm cởi trần đóng khố (người Ai Cập cũng đóng khố) lại có thể xây kim tự tháp cũng như sáng tác được nhưng tác phẩm văn học có ý nghĩa sâu sắc như vậy. Người Việt ta giống như anh nông dân có tài tuyệt thế nhưng suốt ngày bị lớp người mũ cao áo dài khinh miệt đâm ra tự nghi ngờ chính mình, nhìn lại mình thì chẳng thấy gì cao sang đẹp đẽ chỉ thấy mảnh ruộng với con trâu, nhưng cái gì thật thì nó vẫn là thật, dù có bóp méo bẻ cong thì nó vẫn trở lại như cũ. Mà còn tệ hơn là ta không rõ cội nguồn của mình, cứ quay quắt với câu hỏi ta là ai? Tại sao một nước nông nghiệp nhỏ bé lại có nền văn hiến huyền vĩ như vậy? Không tìm được câu trả lời nên quy ngay những cái đó là do người Việt học từ Trung Quốc hay phương Tây. Cháu vừa xem Hồng Lâu Mộng (khóc hêt nước mắt) và thấy người Trung Quốc có một cái tài, đó là bịa chuyện như thật. Giả Bảo Ngọc suốt ngày ở trong phủ, biết gì đến chuyện bên ngoài mà mở miệng là bịa ra câu chuyện về một loại đá đen dùng để kẻ lông mày, rồi các loại điển cố linh tinh khác. Người Việt không bịa chuyện vô căn cứ như vậy. Nhiều cái vô căn cứ nhưng thêm thắt nhiều chi tiết và làm ra vẻ là thật thì dễ khiến người ta tin. Câu chuyện về trái tim Trương Chi nghe thì phi lý nhưng cái tình lại là thật. Muốn bắt chước truyện Trương Chi, nhưng lại không đủ tài thì sẽ ra vô số những câu chuyện hoang đường, thần tiên trên trời dưới biển dài dòng hấp dẫn nhưng nghe xong thì chẳng rút ra cái gì (cháu không có ý nói về Hồng Lâu Mộng mà về những truyện khác). Mà mục đích những truyện đó là nhằm đánh lạc hướng, nhằm che lấp sự thật. Không tinh ý thì đánh đồng những chuyện bịa với chuyện thật thành cổ tích hoang đường hết. Cháu rất nghi ngờ câu chuyện về sự ra đời của Lão Tử, chắc đó là một sản phẩm tung hỏa mù của người Hán, họ bắt chước cách viết những truyện của người Việt mà họ biết là có ý nghĩa triết học sâu sắc, họ nghĩ người đời sau đọc không hiểu nhưng tin rằng những chuyện đó là thật. Giống như những họa sĩ bắt chước vẽ kiểu Picatxo để bán lấy tiền, vẽ rồng vẽ rắn, lấy màu phun lên toan và hy vọng trong mớ lộn xộn ấy có một ý nghĩa nào đó! Liên hệ đến Platon cháu lại nảy ra nhiều mối nghi ngờ hơn (mà nói ra thì rất dài dòng nhưng liên hệ đến kim tự tháp xây dở dưới lòng biển Nhật Bản thì logic). Cháu không nghĩ những tác phẩm đó là do một cá nhân tự chiêm nghiệm ra mà phải là sự chiêm nghiệm qua nhiều thế hệ của một dân tộc, một người dù tài năng đến đâu cũng không thể tự mình nghĩ ra được, quy tất cả những công trình đó cho một nhân vật thần tiên không có thật là cách tốt nhất để che giấu cho sự xuất thân của nó.
  8. theo Rin thì ngữ pháp một cách nào đó thể hiện tư duy của dân tộc. Trong tiếng Anh tính từ luôn đặt trước danh từ, còn tiếng Việt thì ngược lại, có lẽ khi miêu tả một điều gì đó người Việt chú ý đến cốt lõi của vấn đề trong khi người Anh chú ý đến ấn tượng đầu tiên điều đó tạo ra. Còn người Nhật có thể họ ra đi khỏi Đông Nam Á từ rất sớm nên tiếng nói và tư duy của họ ảnh hưởng bởi những người đến từ Mông cổ.
  9. về ngữ pháp, tiếng Hàn, Mông cổ và tiếng Nhật lại có sự gần gũi nhau hơn tiếng Việt. Ví dụ một câu đơn giản như sau "tôi đi đến trường" trong tiếng Hàn sẽ là "tôi trường tới đi", "나는 학교에 갑니다", và tiếng Mông Cổ, tiếng Nhật cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên kết quả DNA lại cho thấy người Nhật rất gần gũi với người Việt Nam. Xem ra so với một số thứ tiếng ở châu Âu thì tiếng Việt lại có ngữ pháp gần gũi hơn như tiếng Anh: "I go to school", tiếng Pháp "Je vais à l'école" (Tôi đi đến ngôi trường).
  10. Tại sát biên giới Mông Cổ, một nhà thám hiểm Trung Quốc đã phát hiện hàng loạt vật thể hình tròn bằng đá và các dạng khác. Ông tuyên bố chúng là những bản gốc có từ 2.500 năm trước. Các bản sao tương tự xuất hiện ở khắp nơi trong những năm gần đây, từ Wiltshire ở nước Anh đến phía tây Australia. Hơn 70 quốc gia khắp thế giới đã công bố những vật thể tương tự xuất hiện ngày càng nhiều ở những vùng trồng ngô, lúa mì, ở những đồng cỏ, luống hoa, thậm chí trên tuyết. Suốt một năm qua, Zhang Hui, thành viên nhóm nghiên cứu ở Viện Bảo tàng Xingjiang ở Urumqi, đã đi khắp nơi và thu lượm hơn 20 mẫu giống như những mẫu phát hiện của các nước, tuy nhiên, tuổi của nó có thể lên đến 3.000 năm. Trong khi có những mẫu đá tìm thấy ở phương Tây tỏ ra bí ẩn thật sự, thì tại Trung Quốc, một số hình tròn bằng đá hoàn toàn do con người tạo ra! Zhang Hui giải thích: "Những người nguyên thủy sống ở đó cảm thấy phấn chấn bởi những hình tròn xuất hiện theo mùa vụ sản xuất mà họ nhìn thấy. Họ nghĩ rằng những vật tròn kia là một phương tiện giao tiếp với các vị thần, vì thế họ thường gọt giũa những miếng đá của mình thành dạng hình tròn". Bằng xe Jeep, đi ngựa và đi bộ, ông Zhang đã xác định nhiều vật tròn trong các đồng cỏ ở vùng Qinghe sát biên giới Trung Quốc - Mông Cổ. Những tấm hình ông chụp, từ những hình tròn đơn giản đến những vật có dạng giọt nước mắt và nhiều hình thù khác. Bối rối trước đường nét tinh tế về mặt hình học của chúng, ông Zhang đã đến Bắc Kinh để tra cứu những bản dịch và dẫn giải về các hình tròn tương tự được tìm thấy tại Anh. Ông đã phải thốt lên: "Tôi thật sự kinh ngạc về sự giống nhau giữa các hình tròn phát hiện ở Trung Quốc và ở Anh". Cả hai bộ đều chỉ ra đặc tính của các nền văn minh công nghiệp hiện đại, bởi lẽ, bạn phải dùng những công cụ hiện đại mới có thể tạo ra những hình tròn hoàn chỉnh như thế. Nhưng những vật thể này có thể coi là cổ xưa nhất thế giới dưới dạng hình tròn, khác với những gì người ta đã nghĩ. Toàn bộ phát hiện của Zhang Hui về các vật thể tròn đã được xuất bản trong tạp chí phương Tây của Trung Quốc số mới nhất. Nghiên cứu này cùng với những tham khảo của các nhà khoa học có uy tín gợi cho thấy những hình tròn mùa sản xuất thường xuất hiện gần những nơi thiêng liêng của dân tộc Celt, thổ dân Australia và thổ dân Nam Mỹ. Có hay không những lực lượng siêu nhiên đang tạo ra những cánh đồng mơ ước? Có hay không những cơn lốc gió bí ẩn, những cánh đồng điện - từ trường? Còn quá sớm để chắc chắn về điều đó. Nhưng có một mối liên kết không thể nghi ngờ với vũ trụ. Nó có thể là sức mạnh siêu nhiên, hoặc thậm chí là một nền văn minh ngoài trái đất, Zhang Hui trả lời chừng (Theo Người Lao Động)
  11. không biết các vị ở trên vũ trụ tối cao nhìn xuống trái đất nghĩ gì khi thấy con người không nhận ra hàm ý của họ nhỉ? có thể lời cảnh báo này liên quan đến câu truyện 12000 năm trên đồ gốm cổ tìm thấy ở Trung Quốc về việc con người phạm lỗi với thủy thần chăng? Không hiểu con người lại phạm phải lỗi gì đây? Chỉ sợ tai họa ập xuống Rin không biết trốn đi đâu :( sau đại hồng thủy thì chắc là hạn hán vì nước dâng lên rồi sẽ bất ngờ rút xuống chứ đúng không nhỉ? hay là ngập hết các châu lục. Có ai đóng thuyền không? :lol:
  12. hình này rõ ràng là những con nòng nọc đang bơi. có thể những vòng tròn này xuất hiện theo chu kỳ khoảng 5000 năm một lần. hình này Rin hơi nghi ngờ là do mấy ông làm du lịch ở Anh vẽ ra nhưng so sánh với cây quyền trượng của một số nước thì thấy khá giống. hình ngôi sao thì quá rõ ràng rồi mẹ tròn con vuông??? không bình luận được cái này thì do người vẽ là chắc chắn 100%
  13. Crop circle (tạm dịch là "đường tròn trên cỏ" hay "vòng tròn vạch trên đất trồng mùa màng") là một khu vực trồng ngũ cốc hay cây trồng nói chung bị san phẳng một cách có hệ thống thành nhiều mẫu hình học khác nhau. Chưa có lý giải xác đáng về nguồn gốc của chúng. Hiện tượng Crop circle được ghi nhận sớm trong lịch sử, bức tranh khắc gỗ "Mowing-Devil" vào thế kỷ 17,miêu tả một kẻ kỳ lạ đang tạo nên vòng tròn trên cánh đồng ngô. Vòng tròn được đề cập tới trong các văn bản khoa học vào cuối thế kỷ 17 và tính tới năm 1970, gần 200 trường hợp đã được thông báo. Kể từ đó, khoảng 80 nhân chứng ở mọi nơi từ Australia cho tới British Columbia, Canada, đã thông báo về những vòng tròn được hình thành trên các cánh đồng trong chưa đầy 20 giây, kèm theo chúng là những quả cầu sáng chói hoặc có màu sắc sặc sỡ, tia sáng hoặc vật thể bay lạ. Con người quan tâm nghiêm túc tới các vòng tròn này vào năm 1980 tại miền Nam nước Anh. Ban đầu đó là những vòng tròn đơn giản, sau đó phát triển thành những đường thẳng, chữ tượng hình giống như chữ khắc trên đá tại các địa điểm linh thiêng khắp thế giới. Sau năm 1990, hình để lại trên cánh đồng trở nên phức tạp hơn nhiều và ngày nay mọi người thường gặp hình các nguyên tố. Kích cỡ của chúng cũng tăng lên, một số hình có diện tích 200.000 feet vuông. Cho tới nay, đã có trên 10.000 hình trên cánh đồng được thông báo và ghi lại trên toàn thế giới. Khoảng 90% trong số này xuất hiện ở miền Nam nước Anh. hihihehe.com những bộ tộc da đỏ ở vùng sông Amazon tin rằng đây là thông báo từ vũ trụ tối cao về một thảm họa cho loài người. Rin tin bộ tộc da đỏ có lý của họ. Theo Rin thì nước Anh là nơi địa linh nhân kiệt, từ xưa đã xuất hiện những điều kỳ lạ như vòng tròn đá, ngoài ra sự giống nhau giữa truyện Tấm Cám và Cô bé lọ lem cũng rất đáng quan tâm, liệu có mối liên hệ nào giữa nước Anh và văn minh Bách Việt cổ không?
  14. những vòng tròn trên cánh đồng lúa mỳ ở Anh rất giống với hoa văn trang trí trên một số đồ gốm ở phát hiện ở Trung QUốc. Những vòng tròn này còn xuất hiện trên cát và tuyết. Liệu có phải người Việt Cổ đã từ những vòng tròn đó là phát hiện ra điều gì hay đã sao chép lại những vòng tròn đó?
  15. con rồng thời Lý luôn căng mình đuổi theo đớp lấy viên ngọc tượng trưng cho nhân văn, tri thức và long cao thượng. quả thật là viên châu không hoàn toàn chạm vào miệng rồng và rồng không ngậm nó, điều đó cho thấy dân tộc ta coi những tính tốt đẹp đó là điều luôn luôn phải học hỏi, rèn dũa vì con người ta không hoàn toàn tốt đẹp nên cần phải đấu tranh với cái xấu trong mỗi bản thân, còn tri thức là vô hạn, ta có học thì cũng không bao giờ hết được. Vậy mà con rồng Trung Hoa lại cầm viên ngọc ở chân, có lẽ họ tự cho mình đã làm chủ được viên ngọc.
  16. còn đây là chữ viết của Nhật Bản: Kana (仮名 - かな) là hệ thống văn tự được người Nhật sáng tạo ra bằng cách đơn giản hóa cách viết thảo của chữ Hán nhằm ghi lại mọi âm vận trong tiếng Nhật. Kana bao gồm Hiragana (平仮名 - ひらがな), Katakana (片仮名 - カタカナ) và một hệ thống văn tự cổ hơn gọi là Manyogana (万葉仮名 - まんようがな). Việc sáng chế văn tự Kana được quy cho đại sư Kukai, người sáng lập Chân Ngôn tông ở Nhật Bản, vốn là một học giả tiếng Phạn. Sự sáng tạo ra chữ Kana đã góp phần đẩy nhanh đà tiến của văn học Nhật. Ngay từ cuối thế kỉ thứ 9, truyện kể Taketori monogatari (Trúc thủ vật ngữ) đã được viết bằng chữ Hiragana. Tại Nhật Bản, người ta còn biết đến dòng văn học nữ lưu hết sức thịnh hành trong giới quý tộc thời kì Heian (平安時代), tất cả các tác phẩm này đều được viết bằng hệ thống chữ Hiragana. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học Nhật cũng như của cả thế giới là Truyện kể Genji của nữ văn sĩ Murasaki Shikibu sáng tác vào đầu thế kỉ 11. Với hệ thống văn tự Kana, nước Nhật thời Heian đã được vẽ nên với một không khí diễm tình và đa cảm qua cách cảm nhận của người phụ nữ Nhật. Bảng chữ tiếng Nhật Bảng chữ kana tiếng Nhật Hiragana và katakana (theo hàng dọc). Các âm trong ngoặc đơn là những âm cổ. (Hình của bảng này.) ø k s t n h m y r w n/m あア かカ さサ たタ なナ はハ まマ やヤ らラ わワ んン a ka sa ta na ha ma ya ra wa n/m いイ きキ しシ ちチ にニ ひヒ みミ りリ ゐヰ i ki shi chi ni hi mi * ri (wi) うウ くク すス つツ ぬヌ ふフ むム ゆユ るル u ku su tsu nu fu mu yu ru * えエ けケ せセ てテ ねネ へヘ めメ れレ ゑヱ e ke se te ne he me * re (we) おオ こコ そソ とト のノ ほホ もモ よヨ ろロ をヲ o ko so to no ho mo yo ro (w)o Bảng chữ Hiragana và Katakana hiện đại đều không có chữ kân đại diện cho âm ye, yi hay wu. Tuy nhiên, người ta tin rằng âm ye đã từng tồn tại trước Tiếng Nhật Kinh điển (trước khi bảng tự kana ra đời), và thường được biểu diễn (với mục đích kiến thiết) bằng chữ kanji 江. Trong thời kỳ sau này, chữ we (viết bằng katakana ヱ và hiragana ゑ) được công nhận có âm là [jɛ], như được mô tả trong các tài liệu Châu Âu trước thời kỳ 1600, nhưng sau này được nhập chung với nguyên âm e và biến mất khỏi bảng chữ cái vào năm 1946. "Ye" trong bảng chữ hiện đại thường được biểu diễn là いぇ or イェ. Dù không còn là một bộ phận của bảng chữ cái chuẩn, nhưng cả wi và we vẫn đôi khi được dùng như một cách tu từ Hiragana được phát triển từ man'yōgana (万葉仮名, "vạn diệp giả danh"), tức là những chữ Trung Quốc được dùng để biểu diễn cách phát âm của người Nhật, bắt đầu hình thành từ thế kỷ thế 5. Dạng chữ hiragana bắt nguồn từ sōsho (草書, "thảo thư"), kiểu chữ thảo của thư pháp Trung Quốc. Hình ở dưới là sự biến đổi từ chữ Trung Quốc thành hiragana. Ở phía trên là chữ ở dạng kaisho (楷書, "viết tay"), ở giữa màu đỏ là dạng chữ thảo của chữ, và ở dưới là hiragana tương đương. (wiki) Như vậy chữ viết Nhật Bản là dạng chữ tượng thanh, tại sao người Nhật lại có ý tưởng biến chữ tượng hình của Trung Quốc thành chữ tượng thanh, phải chăng do thói quen sử dụng chữ tượng thanh (có thể là chữ khoa đẩu mang đi từ thời Hùng Vương) từ lâu đời nay họ cải biến lại mặt chữ do nhu cầu sử dụng của thời đại mới (về mặt mỹ thuật chẳng hạn, họ thích mặt chữ kiểu Trung QUốc hơn?) Chữ viêt của Hàn Quốc cũng là dạng tượng thanh (đồng thời cũng là tượng hình) và là công trình của vua Thế Tông Đệ Nhất, hoàn thành vào cuối năm 1443 hoặc đầu năm 1444 (118 năm sau khi hoàng tử Lý Long Tường đến Cao Ly) trước đó Hàn Quốc dùng chữ Hán nên đa số dân Hàn Quốc đều mù chữ.
  17. thưa chú Thiên Sứ cháu xin mạn phép bổ sung một số thông tin về tổ tôm: Tổ Tôm là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người dân Việt Nam, có lẽ (không rõ xuất xứ thật sự của tổ tôm) được du nhập từ Trung Quốc. Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "Tụ Tam" nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách. Trong các ngày lễ, Tết, Tổ Tôm thường được nam giới và người già chơi vì nó có một số luật khá khó, nhiều nước biến hoá, thanh niên và phụ nữ thời xưa ít chơi. Tổ Tôm không phổ biến và bình dân bằng trò chơi Tam Cúc. Do Tổ Tôm khá khó nên người xưa có câu ca dao đề cao Tổ Tôm, nó thể hiện trình độ và cái oai phong của bậc quân tử : Làm trai biết đánh Tổ Tôm Uống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều Cũng có tài liệu nói rằng Tổ Tôm xuất phát từ Nhật Bản do các hình vẽ đều là hình vẽ theo kiểu của Nhật, theo lối tranh mộc bản (mokuhan) đơn giản và tất cả các nhân vật đều mặc "Kimono" thời Edo (trước khi Nhật hoàng Minh Trị lên ngôi và trị vì 1868-1912), trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép, trái đào, thành, thuyền cũng là những hình ảnh rất Nhật. Tuy vậy người Nhật lại không biết gì về tổ tôm !?!? Bài Tổ Tôm có 120 quân, gồm có 3 hàng Vạn (萬), Văn (文), Sách (索). Các hàng quân này được viết bằng chữ Nho và cách nhận biết 3 hàng quân này theo câu "Vạn vuông, Văn chéo, Sách loằng ngoằng". Bên phải các quân bài có chữ số từ Nhất đến Cửu. Loại quân đặc biệt có tên gọi là Thang Thang, Lão và Chi Chi. Các quân bài đều có hình minh họa, có thể ghi nhớ bằng hình nếu như không thuộc được hết chữ Nho. Bài Tổ Tôm cũng được làm bằng bìa, mặt sau giống hệt nhau để tránh lộ bài. Tổ Tôm điếm Bài ù phải có lưng các lá còn lại năm trong các bí trừ các lá yêu Lưng: 1-Thiên khai 2-Khàn(có 3 lá giông nhau) 3-Phỗng(bài có hai lá phỗng thêm 1 lá giống như chíu trong đánh chắn) 4-các tụ tam sau <nhất van+nhất sách+cửu văn> <Thang thang+ông lão +cửu sách> <cuu van+cửu sách+thang thang> ( ở đây phải là cửu vạn chứ: cửu vạn + cửu sách + thang thang) <tam vạn +tam sách+thất văn> <cửu vạn bát sách+chi chi> <nhị vạn+ nhị sách+bát văn> <nhất văn+nhị văn+tam văn> Bí: 1-bí tam -giống như phỏm trong "tá lả" VD tứ văn+tứ vạn +tứ sách. (tham khảo Wiki)
  18. cảm ơn chú Thiên Sứ đã giải đáp thắc mắc cho cháu, dưới đây là một bài viết về rồng Việt Nam cháu xin được đóng góp cho diễn đàn: Con rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Rồng là tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng Thiên Tử (Bệ Rồng, Mình Rồng), là linh vật đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh "Long, Lân, Quy, Phụng". Dân tộc ta có truyền thuyết về con Rồng từ rất sớm bởi nó gắn liền với mây, mưa, với việc trồng lúa nước, với sự tích "Con Rồng Cháu Tiên"... Mỗi người dân Việt Nam đều mang khái niệm từ thời mở nước cha rồng mẹ tiên, với huyền sử Hùng Vương con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Hùng Vương đã dạy dân tục xăm mình hình Rồng ở ngực, bụng và hai đùi (Thái Long) để không bị loài thuỷ quái xâm hại. Rồng tượng trưng cho thần linh, mây, mưa, sấm chớp. Hình tượng Rồng còn xuất hiện trong văn hoá Đông Sơn, Âu Lạc với những hình trang trí chữ S và tục thờ tứ pháp. Qua thời kỳ Bắc thuộc dài đằng đẵng, con rồng Việt Nam xuất hiện rõ nét dưới thời Lý. Hình ảnh "Rồng bay lên" Thăng Long tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc, được đem đặt cho đất đế đô. Rồng thời Lý tượng trưng cho mơ ước của cư dân trồng lúa nước nên luôn luôn được tạo trong khung cảnh của nước, của mây cuộn. Triều Lý dựng đô, vua Thái Tông cho mở hàng quán chen chúc sát tới đền rất huyên náo. Vua thấy đền cổ bèn sửa sang lại làm nơi thờ thần. Đến đêm, thần hiển linh nổi trận gió Bắc rất to, các nhà bên đều đổ hết, chỉ còn đền thờ. Vua mừng nói: "Đó là thần Long Đỗ coi việc nhân gian". Hình Rồng thời Lý được trang trí ẩn hiện trong hình lá đề, cánh sen giỡn sóng, ở bệ tượng đức Phật Adiđà, Quan Âm... Rồng thời Lý có thân hình tròn trặn, uốn lượn nhiều khúc, dài và nhỏ dần về phía đuôi, có dáng dấp gần gũi với loài rắn nhưng đầu Rồng có tỷ lệ cân đối so với thân, chân nhỏ, mảnh, thường là 3 ngón. Rồng thời Lý nhẹ nhàng, thanh thoát. Những khúc uốn hình chữ S gần như không thể thiếu. Rồng được trang trí trong chùa tháp, cung điện có đầu ngẩng cao, mồm há rộng giỡn ngọc, mào hình ngọn lửa hướng về phía trước, tai bờm, râu rồng vút nhỏ dần chuyển động như bay lượn tạo nên bố cục chặt chẽ. Nhìn tổng thể, Rồng Lý tạo ra vẻ đẹp thẩm mỹ thuần khiết, cách điệu sống động như một tuyên ngôn độc lập có giá trị đến ngày nay về mỹ thuật của Rồng Đại Việt. Rồng thời Trần tuy có thừa kế những yếu tố cơ bản của thời Lý nhưng đã có những biến đổi về chi tiết. Dạng tự chữ "S" dần dần mất đi hoặc biến dạng thành hình con, đồng thời xuất hiện thêm hai chi tiết là cặp sừng và đôi tay. Đầu rồng uy nghi và đường bệ với chiếc mào lửa ngắn hơn. Thân rồng tròn lẳn, mập mạp, nhỏ dần về phía đuôi, uốn khúc nhẹ, lưng võng hình yên ngựa. Đuôi rồng có nhiều dạng, khi thì đuôi thẳng và nhọn, khi thì xoắn ốc. Các vảy cũng đa dạng. Có vảy như những nửa hình hoa tròn nhiều cánh đều đặn, có vẩy chỉ là những nét cong nhẹ nhàng. Rồng thời Lê thay đổi hẳn. Rồng không nhất thiết là một con vật mình dài uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Thân rồng lượn hai khúc lớn. Chân có năm móng sắc nhọn quắp lại dữ tợn. Rồng thời Lê tượng trưng cho quyền uy phong kiến. Cũng chính bắt đầu từ thời đại này xuất hiện quan niệm tứ linh (bốn con vật thiêng) tượng trưng cho uy quyền của vương triều Rồng đứng đầu trong tứ linh. Ba vật thiêng kia là Lân (tượng trưng cho sự thái bình và minh chúa), Quy (con rùa - tượng trưng sự bền vững của xã tắc) và Phụng (tượng trưng cho sự thịnh vượng của triều đại). Rồng thời Trịnh Nguyễn vẫn còn đứng đầu trong bộ tứ linh nhưng đã được nhân cách hóa, được đưa vào đời thường như hình rồng mẹ có bầy rồng con quây quần, rồng đuổi bắt mồi, rồng trong cảnh lứa đôi. Con rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ... Phần lớn mình rồng không dài ngoằn mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vảy trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng dùng cho vua có năm móng, còn lại là bốn móng. Hình tượng Rồng còn huyền bí về long mạch, thuyết phong thủy nơi đất phát đế vương mộ táng. Chuyện mộ táng hàm Rồng, chúa Trịnh phát tích, sách Trung Hưng Thực Lục viết: "Ông già Tống Sơn giỏi phong thủy thấy Trịnh Liễu cầy ruộng lại siêng học hành, đức hạnh bèn giúp đặt mộ nơi huyệt khí quý xứ Nanh Lợn. Đêm ấy trời đất chuyển động, mưa gió nổi to... trên mộ có vầng sáng ánh trăng, xa trông có Rồng đen ấp lên trên. Tống Vương nói: "Rồng vàng là đế, rồng đen là vương...". Quả nhiên, đến 4 đời sau thì nhà Trịnh phát vượng...". Rồng tượng trưng cho sự phồn vinh và sức mạnh của dân tộc, nhanh chóng trở thành hình tượng biểu hiện uy quyền của Nhà nước phong kiến, chỉ dùng nơi trang trọng nhất của cung vua, hay những công trình lớn của quốc gia. Đã có thời triều đình phong kiến chạm khắc hình rồng trên nhà cửa hay đồ dùng gia đình. Nhưng sức sống của con Rồng còn dẻo dai hơn khi nó vượt ra khỏi kinh thành, đến với làng quê dân dã. Nó leo lên đình làng, ẩn mình trên các bình gốm, cột đình, cuộn tròn trong lòng bát đĩa hay trở thành người gác cổng chùa. Rồng còn có mặt trong những bức tranh hiện đại phương Đông, biểu hiện một mối giao hòa giữa nền văn hóa xa xưa bằng những ý tưởng mới mẻ kỳ lạ. Rồi con Rồng lại trở về với niềm vui dân dã trên chiếc bánh trung thu của mọi nhà. Quả thật, hình tượng Rồng rất thân thiết trong tâm thức người dân Việt Nam. Các triều đại vua chúa xưa đưa múa Rồng truyền thống trở thành loại hình múa nghệ thuật (múa tứ linh Lê-Trịnh). Rồng trong đời sống dân gian được thể hiện rất phong phú: có múa Rồng trên sân đình trong lễ hội, trò chơi trẻ con Rồng rắn lên mây, hình ảnh Rồng xuất hiện trong tranh dân gian Đông Hồ... Trên đất nước cũng có nhiều địa danh tên Rồng như: Vịnh Hạ Long, cầu Hàm Rồng, sông Cửu Long... Hiện nay, hình tượng con rồng tuy không còn tính chất thiêng liêng, tối thượng nhưng vẫn được đưa vào trang trí cho các công trình kiến trúc, hội họa, chạm, khắc nghệ thuật... Dù ở bất cứ thời điểm nào, con rồng vẫn là một phần trong cuộc sống văn hóa của người Việt. (theo Maiyeuem.net)
  19. Rồng Việt Nam luôn có một mô-típ rõ ràng đặc trưng đó là: Thân rồng uốn hình sin 12 khúc, đại diện 12 tháng trong năm, biểu trưng cho sự thay đổi thời tiết năm tháng, sự trù phú và phồn vinh của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa và khả năng thay đổi, dịch chuyển thiên nhiên của con rồng cai quản thời tiết, mùa màng. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn. Đầu rồng là phần rất đặc biệt, hoàn toàn khác rồng Trung Hoa. Nó có bờm dài, râu cằm, không sừng (như rồng Trung Hoa). Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên, đây là điểm hoàn toàn khác với các con rồng khác của các nước. Đặc biệt là cái mào ở mũi, sun sóng đều đặn (có người goi là mào lửa) chứ không phải là cái mũi thú như rồng Trung Hoa. Lưỡi mảnh rất dài. Miệng rồng luôn ngậm viên châu, ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc rồng hay cầm ngọc bằng chân trước. Viên châu tượng trưng cho tính nhân văn, tri thức và lòng cao thượng. Đầu rồng luôn hướng lên đớp lấy viên ngọc thể hiện tinh thần tôn trọng các giá trị nhân văn cao quý, theo đuổi sự uyên bác và tinh thần cao thượng. Những điều ấy được đặt lên trên tất cả các giá trị khác kể cả sức mạnh và sự thống trị thường thấy của một con rồng phương Đông. Toàn thân rồng toát lên uyển chuyển và một sức căng rất lớn từ cái vươn chân dài, đầu ngẩng cao, dáng đầu rực lửa thể hiện cho khí thế hừng hực muốn tiến chinh phục các giá trị văn minh nhất của phương Đông cổ đại. (wiki) Đây là một hình tượng rồng hoàn hảo về mỹ thuật, có cá tính rõ ràng và đặc trưng cho dân tộc Việt, tiếc rằng nó đã bị vùi lấp bởi sự sùng bái văn hóa Hán của các triều đại phong kiến cuối cùng và sự hủy diệt văn hóa đã xảy ra khi nhà Minh xâm lược Việt Nam.
  20. Mùa hè năm ngoái Rin xem Discovery, có một bộ phim nói về môn khoa học dự đoán tương lai cổ đại của Ấn Độ, thật vô cùng huyền bí. Đó là những tấm lá cọ ken đầy chữ đóng lại thành từng bó, một bộ sách lá cọ đủ để thầy bói hành nghề lên đến hàng trăm quyển chất đầy một cái tủ. Nhân vật được đoàn làm phim Discovery chọn là một anh chàng người Nhật Bản. Trước khi biết đến môn bói lá cọ này cuộc đời anh hết sức lận đận. Sau khi mất việc và chán nản tột cùng anh quyết định đi hành hương về một ngôi chùa cổ của Nhật để tìm lời giải đáp cho cuộc đời bất hạnh của mình. Khi đến nơi, mệt, đói, hết tiền và thất vọng khiến anh gục ngã. Đúng lúc đó anh gặp một người phụ nữ trung niên xa lạ. Bà ta nói cho anh biết về môn bói lá cọ ở Ấn Độ và chu cấp tiền bạc để anh đi đến đó. Nhận được sự giúp đỡ từ ân nhân, chàng thanh niên mang hy vọng mới đến Ấn Độ. Khi đến nơi, anh không khó khăn lắm khi tìm một thày xem bói lá cọ vì môn này rất nổi tiếng ở Ấn. Thày bói yêu cầu anh lấy dấu vân tay, trả lời một số câu hỏi đơn giản về thông tin cá nhân và bắt đầu phân loại đống sách lá cọ, cuối cùng họ cũng tìm thấy cuốn sách của anh và sau hai tiếng đồng hồ họ đã tìm được tấm lá cọ ghi lại chính xác thông tin về cuộc đời anh, bằng cách ghép những chữ trên lá cọ theo một quy luật đặc biệt tên cha mẹ của anh hiện ra (mặc dù anh ta là người Nhật, tên cha mẹ tất nhiên bằng tiếng Nhật), chi tiết những sự kiện quan trọng trong đời anh hiện ra. Từ đó người thanh niên đã có công việc mới, anh giúp những người ở Nhật chuyển dấu vân tay cùng thông tin cá nhân đến những thầy bói ở Ấn Độ nhờ họ xem vận mệnh cuộc đời. Nhân vật thứ hai trong bộ phim là một người phụ nữ Úc, sau khi biết được về môn bói lá cọ huyền bí ở Ấn, bà ta đã chuyển đến sống ở Ấn Độ. Điều đặc biệt nữa về môn bói toán này đó là nó chỉ dự báo tương lai chứ không hề nói tương lai đó chắc chắn xảy ra, mà nếu biết cách lại còn có thể thay đổi được. Ví dụ trong bộ phim là một người Ấn trung niên, ông ta mắc bệnh tim, thấy bói nói ngày mai ông sẽ chết nhưng có thể thay đổi được nếu ông cầu khấn thần linh. Một người có vận mệnh rất xấu nếu làm từ thiện thì sẽ thay đổi được những điều xấu đó thành điều lành. Bộ phim còn một phần nói về thuyết phong thủy của Ấn Độ. Thuyết này nói rằng có những tia năng lượng kỳ bí bao phủ trên mặt đất thành một mạng lưới, những tia đó vuông góc với nhau. Chính vì vậy chỉ xây buồng hình chữ nhật hoặc vuông mới có lợi cho sức khỏe và còn rất nhiều lý thuyết khác nữa để giúp cho ngừoi ở trong nhà được khỏe mạnh và hạnh phúc. Liệu đây có phải cơ sở cho quan niệm trời tròn đất vuông?
  21. Liệu các vua Hùng có tiên đoán được sự lụi tàn của văn minh Lạc Việt không nhỉ? vì đời vua Hùng thứ 18 (có 3 vị vua) là đời vua cuối cùng, vậy vị vua cuối cùng liệu có biết trước sự việc đó không? Và màn kịch 5000 năm của Trung Hoa bao giờ sẽ hạ màn?
  22. TRời chú thiên sứ ơi! chẳng nhẽ người TQ không mảy may suy nghĩ và tìm cách lý giải vấn đề à? Sao họ lười vậy? hay họ đã cố mà ko nghĩ ra? chú công bố rộng rãi thể nào họ cũng coppy lại. Cháu nghĩ chú giữ làm tài liệu lưu hành nội bộ thì hơn. Khi nào thật nổi tiếng thì công bố một thể trên một tờ báo của nước ngoài, như BBC chẳng hạn.
  23. Bạn V_star ơi! bạn cho ngày sinh thì chú Thiên Sứ mới trả lời được chứ, chú Thiên Sứ có rành ngày sinh của mấy ngôi sao đâu?
  24. Rin sinh ngày 22/2/1986 và fiancée sinh ngày 20/5/1980, các anh chị xem giùm Rin được không ạ? không biết bọn em tương lai thế nào nhỉ? lấy nhau mấy năm thì có con, con trai hay gái, có mấy đứa tất cả. Cuộc sống chung có lục đục không nhỉ? (nghĩ đến em lo quá) và có hay phải xa nhau vì công việc không? :D Xin cám ơn các anh chị.