Rin86

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    968
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    1

Everything posted by Rin86

  1. Xin chào mọi người Rin86 là du học sinh, Rin học về thời trang ở Hàn Quốc nhưng dường như là bỏ được 3 tháng rồi. Rin từ hồi tháng hai đã làm đơn xin học bổng trường khác, nên chẳng mặn mà lắm việc ở lại Hàn Quốc. Quốc gia này hơn Việt Nam ta về kinh tế, nhưng nền tảng văn hóa thì theo ý Rin là thua xa, có lẽ họ bị ảnh hưởng bởi lối sống Mỹ nhiều quá, linh hồn của Cao Ly biết đâu lại nằm ở Bắc Triều Tiên. Bác Thiên Sứ xem cho Rin một quẻ và nói rằng cuối năm nay hoặc đầu sang năm Rin sẽ đến một nước lớn. Chẳng biêt là nước nào đây vì nước Rin muốn đến là nước Anh, nhưng xét về mặt địa lý thì nước Anh là hòn đảo nhỏ, nhưng xét về kinh tế, chính trị thì London được bình chọn là thủ đo của thế giới và "fiancee" của Rin đang công tác ở đó. Rin băn khoăn không biết quyết định thôi học này sẽ dẫn Rin về đâu? Chẳng là Rin có đọc một tâm sự đăng trên Vnexpress của một cô gái đang lao động tại Đức. Lúc ngoài 20 tuổi cô ấy đã phải đi làm, còn đang là cô bé quen với cuộc sống êm đềm, chỉ biết học và chơi, giờ đây lại phải tự bươn chải, lại thành chỗ dựa cho cả nhà nên cô ấy rất non nớt và bỡ ngỡ. Trong tổ làm việc có 12 người thì 11 người là người Nga nên họ muốn cô ấy bỏ việc để chuyển một đứa Nga khác vào. Cô ấy bị trù dập đủ kiểu, một hôm chiếc máy in mác quần bò bị lỗi, cô ấy báo quản đốc thì bà ta nói là không sao đâu, cứ làm tiếp đi. Đến lúc người kiểm tra đến hỏi sao không báo cho quản đốc mà lại vẫn tiếp tục làm, với vốn ngoại ngữ ít ỏi, cô ấy gắng giải thích là đã báo rồi nhưng quản đốc nói cứ tiếp tục trong khi bà quản đốc người Nga trắng trợn nói là không báo, bị xúc phạm nặng nề cô ấy phản ứng lại và bị đuổi việc. Sau này cô ấy ngẫm lại thì thấy đó chính là một cái bẫy giăng sẵn để cô ấy đút đầu vào. Rồi lại một chuyện khác về cô sinh viên đi làm thêm, cũng bị trù dập, lừa lọc, giành dật nhau từng chút một. Rin sợ sau này Rin bị rơi vào nơi hiểm ác, gặp toàn kẻ xấu, người tốt thì hèn nhát, cam chịu, tính cách của Rin thì lại thích đứng mũi chịu sào. Không biết sau này Rin sẽ ra sao. Những chuyện giành giật nhau theo kiểu mưu kế đàn bà như thế Rin đã từng trải qua, Rin không thua cuộc nhưng nghĩ lại thấy thật là kinh sợ, họ chà đạp nhân phẩm nhau, rồi "đấu trí" nhau, hơn thua từng câu nói, chỉ thiếu chuyện lôi nhau ra ngoài đường đánh nhau, lột truồng đối thủ như mấy đứa học sinh hư quay phim rồi post lên mạng, giờ đây Rin gặp toàn là người tốt nhưng Rin cũng không sao quên được. Người ta lúc nhỏ thì tin vào nhân tính con người, lúc lớn thì không tin nữa, đến lúc già thì lại tin!!! Còn Rin, Rin luôn tin vào quyết định của mình nhưng hôm nay Rin lại thấy sợ, nhỡ đâu về Việt Nam bắt đầu làm việc, Rin lại rơi và chỗ hiểm ác thì sao? Nếu học hết chương trình ở Hàn Quốc khi về Việt Nam Rin có tìm được một nơi an lành, nhỡ đâu công ty của Rin toàn những mụ đàn bà, tên đàn ông tham lam nanh ác. Nếu số mệnh của Rin là phải rơi vào chỗ nước sôi lửa bỏng thì Rin đành phải chịu, nhưng nếu Rin được chọn thì Rin muốn làm việc tự do, không có đồng nghiệp nào cả, không ganh tỵ cãi vã nhau vì đồng lương nào cả. Đọc xong câu chuyện về mụ quản đốc người Nga Rin lại đâm ra nghi ngờ mấy bạn người Nga của mình, bọn nó giúp Rin trốn học nhưng đầu chúng nó thật lắm mưu kế, người Nga rất đoàn kết, sinh viên Việt Nam bị đánh chết ở Nga thì hung thủ cũng không bị trị tội, họ luôn luôn bênh nhau. Sợ người Nga thật, nhất là phụ nữ, còn đàn ông thì đúng là Nga ngố. Rin ước gì quẻ của bác Thiên Sứ phán Rin sẽ được đến nước lớn là nước Anh, được gặp fiancee thân yêu và không còn lo sợ gì nữa. Nhưng bao nhiêu người phải sống và làm việc ở những nơi như thế, lẽ nào lại chừa Rin ra.
  2. cám ơn Wildlavender rất nhiều Rin còn trẻ con nên hay nghĩ ngợi lung tung chứ cuộc sống của Rin rất tốt, chỉ trừ việc bỏ học này thôi :lol:. Không biết đến năm 2012 trái đất có đến ngày "phán xét cuối cùng" không nhỉ? theo như người Maya thì ngày đó rất gần rồi. Có vẻ như thầy pháp Maya tính sai vì nếu vậy thì sớm quá, chưa có triệu chứng gì trầm trọng cả, nhưng ngày đó nhất định sẽ đến, có lẽ là 500 năm nữa chăng, vừa hợp lý để văn minh Lạc Việt tỏa sáng trở lại.
  3. Ồ! bức tranh phía trên là của giáo sư họa sĩ Công Thành đây mà. Bây giờ vẫn treo ở nhà ông ấy. Giáo sư giờ về hưu rồi nên học trò nào đến chơi bị giữ lại nói chuyện lâu lắm. Rin86 có may mắn làm học trò của giáo sư trong 3 tiếng đồng hồ :P cô gái ngồi giữa có vấn đề :lol:
  4. Rin86 có đọc hết bộ ngàn lẻ một đêm và xem rất nhiều phim truyền hình nhắc đến người Do Thái. Quả là người Do Thái từ lâu đã bị các dân tộc khác phàn nàn về vấn đề đạo đức, trong đầu họ tồn tại sự tính toán tiền nong chi ly hơn là tình người. Người đạo Hồi đặc biệt ghét người Do Thái, nhắc đến con buôn người Do Thái là họ nghĩ đến sự gian lận. Có lẽ tính cách đó của người Do Thái sinh ra qua nhiều năm "không nhà, không Tổ Quốc".
  5. đó là một trò đùa thôi, hình cô gái vẽ kiểu này trên các trang wed về truyện tranh nhiều lắm. Rin86 học vẽ nên biết hình này là vẽ "chay", tức là vẽ theo trí tưởng tượng, không nhìn mẫu và cũng không phải là một chân dung về người cụ thể mà là ý thích của tác giả tưởng tượng ra thôi. Còn hai chữ Trung Quốc trên nền bức ảnh cho thấy đây là tranh Trung Quốc, dân vẽ Anime của Nhật không ưa kiểu vẽ này lắm, họ thích đơn giản hơn một chút, còn Trung Quốc thì thích cầu kỳ. Nếu là do tác giả vẽ ra thì thú vị thật đấy, vì cái kiểu vẽ mắt vô hồn này mới ra đời cách đây khoảng chục năm thôi.
  6. Kinderhook là một địa danh ở Illinois, Mỹ. Sáu tấm khánh đá được tìm thấy ở một ngọn núi của người da đỏ nơi đây năm 1843. Đây rất có thể là một trò lừa đảo của Bridge Whitten, Robert Wiley, và Wilburn Fugate, sáu tấm khánh được dàn dựng để xuất hiện một cách bất ngờ và làm đau đầu các nhà sử học: Tuy thế Rin86 mong đó không phải trò lừa đảo vì nếu vậy, 3 nhân vật trên đã biết đến chữ Khoa Đẩu trước cả chúng ta và các nhà khoa học hiện đại có lẽ cũng đặt nghi vấn đó không phải trò lừa đảo.
  7. còn đây là bảng chữ của người Olmec ở Mexico và một chữ cổ khác, ta dễ dàng nhận thấy những nét của chữ Khoa Đẩu và thậm chí là một chữ trong bảng chữ cái Nhật Bản (về giả thuyết chữ Nhật Bản bắt nguồn từ chữ Khoa Đẩu của bác Thiên Sứ nay lại có thêm một bằng chứng dù mối liên hệ khá xa cách, và cách nhìn nhận về nguồn gốc chữ Nhật Bản cũng cần xem xét lại, sự giống nhau này không lẽ là ngẫu nhiên?). Người Olmec đã có những ký tự được xem là chữ viết cách đây 2000 năm: đây là những bản của Kinderhook (72lenguages.com) còn trang 72lenguages.com là một trang wed về chữ viết cổ, ở đó có bảng so sánh những ngôn ngữ cổ đại của thế giới, ta có thể dễ dàng nhìn thấy những ký hiệu giống như chữ Khoa Đẩu (đến 90%) tiếc là họ không cho copy nên Rin86 không đăng lên đây được, những bài viết bằng tiếng Anh ở trang này rất chi tiết, khi nào có thời gian Rin86 sẽ dịch sang tiếng Viêt một số bài (chắc mất cả tuần mới xong một bài!!!!). Mời mọi người tham khảo http://www.72languages.com/kinderhookplates.php
  8. Cháu cám ơn bác THiên sứ đã một lần nữa xem cho cháu. Vậy là cháu nên về Việt nam và nên về vào các ngày trên. CHáu rất vui. Cháu chúc bác Thiên Sứ vạn sự an lành
  9. Zapotec là nền văn minh ra đời trước và tồn tại song song với văn minh Maya. Tuy văn minh Maya đã bí ẩn biến mất nhưng những người Zapotec thì vẫn tồn tại và hình thức xã hội mẫu hệ của họ vẫn không thay đổi. Phụ nữ nắm quyền về kinh tế, chính trị và quan sự, nam giới đóng vai trò khá mờ nhạt. Thật là trung hợp với thời đại của hai Bà Trưng. J.Z là một thành phố nhỏ phía Nam Mexico tiếp giáp với biên giới Guatamala. Ai đến đây điều ngạc nhiên khi thấy phụ nữ uống bia và hút thuốc lá, một số đàn ông lại mặc váy hoa. Trong cộng đồng người da đỏ Zapotec, rất nhiều người đàn ông giả trang làm phụ nữ điều được sống thoải mái, dễ chịu hơn trong xã hội mẫu hệ. Mọi người ở đây vẫn duy trì lối sống của của nền văn minh trước kỷ nguyên Christophe Colomb là sống tự do, chống lại mọi qui định ràng buộc và tâm hồn luôn nổi loạn... Thành phố Juchitan với 120.000 cư dân nằm trên eo đất Tehuantepec đầy nắng gió khắc nghiệt. Ở Juchitan, mặt trời như một vệt son đỏ in trên nền trời xanh và thời gian trôi thật êm đềm, chậm rãi chứng kiến cuộc sống bình yên nơi mảnh đất đặc biệt này. Lối sống mẫu hệ đã kéo mọi người xích lại gần nhau hơn và cũng tạo nên nét riêng biệt của một xã hội tồn tại nhiều người đồng tính. Giới đồng tính được chấp nhận và có phần ưu đãi hơn, và những người này được gọi là muxe hay manpo. Những người đồng tính được liệt kê vào giới tính thứ ba. Người dân điều cho rằng sinh ra một cậu bé đồng tính là điềm lành cho cả nhà, tốt hơn sinh con con gái nhiều vì lớn lên con gái thế nào cũng phải về sống ở nhà chồng. Nếu một cậu con trai sinh ra có xu hướng đồng tính thì gia đình đó sẽ rất vui sướng và làm lễ tạ ơn Chúa đã ban phước cho họ. Những người muxe sẽ được dạy thêu thùa, may vá, công việc nội trợ như phụ nữ. Ở Juchitan, một người đàn ông muốn trở thành phụ nữ cực kỳ đơn giản. Chỉ cần mặc quần áo phụ nữ vào, họ sẽ được ộng đồng thừa nhận và cư xử như phụ nữ. Người dân da đỏ Zapotec chấp nhận xu hướng đồng giới ảnh hưởng từ việc toàn cầu hoá. Juchitan vẫn giữ nguyên những truyền thống cổ, gốm sứ đen và nghệ thuật nấu ănkhác lạ của mảnh đất này. Trong khi tiếng thổ dân da đỏ trên thế giới đang dần bị mai một thì ở Juchitan, ngôn ngữ Zapotec vẫn được sử dụng một cách đáng tự hào ở nhà, trong các cuộc họp, trong thơ ca, sân khấu... Và các lễ hội đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hằng ngày, chẳng hạn như lễ hội thắp nến được tổ chức thường xuyên và mỗi lần kéo dài suốt cả tuần. Ở Juchitan duy trì chế độ mẫu hệ nên mọi quyền lực điều rơi vào tay phụ nữ. Phụ nữ có ảnh hưởng rất lớn và giữ những vị trí cao trong xã hội thu nhỏ này. Phụ nữ ở Juchitan tổ chức mọi sinh hoạt trong gia đình và làng xã. Họ uống bia, khiêu vũ cuồng nhiệt trong khi đàn ông chỉ ngồi một bên uống rượu và nói chuyện. Khi một đứa con chào đời, cả mọi người đều chúc tụng nếu gia đình nào đó sinh được con gái. Gia sản thừa kế của gia đình, dòng họ đều dành cho phụ nữ, và đàn ông chịu lắm thiệt thòi vì không có quyền hành gì cả. Phụ nữ ở thành phố "váy hoa" Juchitan còn nắm toàn bộ hệ thống kinh tế. Trong khi đàn ông hùng hục làm việc trên đồng ruộng hay đánh bắt cá thì phụ nữ Juchitan chạy chợ . Họ nhanh nhẹn điều hoà được mọi việc từ mua bán, trao đổi hàng hoá với các nhà buôn nước ngoài, những người di cư bằng nhiều ngôn ngữ, nhiều loại tiền khác nhau. Phụ nữ nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin và góp phần rất lớn trong việc xây dựng xã hội Juchitan vững mạnh. Họ còn nắm giữ đất đai, tài sản và khi có chiến tranh, họ là những người xung trận đầu tiên. Đến 15 tuổi, tất cả các thiếu nữ Juchitan và muxe được tôn xưng như "nữ hoàng". Các gia đình tổ chức chuẩn bị "lễ đăng quang" rất chu đáo để mừng con trưởng thành. Người ta đặt làm các đồ trang sức có gắn nhiều loại đá quý. Các thiếu nữ được đặt bánh thánh chúc phúc khi bước ra làm lễ trong không khí hoan ca và long trọng, còn đàn ông ngồi xem rất thụ động. Vào thàng 11 hàng năm, những bữa tiệc sẽ kéo dài hai đêm dành cho người muxe khi họ bước vào tuổi 15 cũng giống như các thiếu nữ. Họ ăn mặc rất đẹp với những đội tất dài, mặc váy ngắn, áo cánh... da được bôi các chất dầu màu nâu bóng. Họ được khiêu vũ suốt đêm theo những vũ điệu cuồng nhiệt. Các chú bé 15 tuổi cũng được làm lễ trưởng thành nhưng được tổ chức đơn giản. Các thiếu nữ được đến các trường học tốt và tất cả các con đường phía trước rộng mở chào đón họ. Và cứ thế, vòng quây phát triển của xã hội mẫu hệ này cứ nối tiếp nhau không ngừng. Những người muxe cũng tham gia vào các lễ hội và có ảnh hưởng lớn chẳng khác gì phụ nữ vì chính những người này sẽ thiết kế quần áo lễ hội, âm nhạc và cách tổ chức lễ. Thậm chí họ có một buổi lễ riêng cho mình. Muxe là những con người khéo léo và có uy tín. Họ nấu cổ, trang trí mọi nơi, dạy khiêu vũ. Các cô gái Juchitan muốn làm đẹp đều đến các cửa hiệu làm đầu, tiệm may của muxe để tư vấn. Cộng đồng dân cư sống ở Juchitan rất cởi mở và vui vẻ. Họ đón nhận tất cả mọi người từ nơi khác đến. Vì thế, rất nhiều người từ Kenya hay nhiều nơi khác bỏ quê bỏ chốn lặn lội đến đây để lập nghiệp, sinh sống. Juchitan dẫu khí hậu khắc nghiệt, gió thổi mạnh 160km/h nhưng lại là vùng đất tự do, mọi người đều có thể giả trang làm phụ nữ hoà nhập xã hội mà không sợ bị xâm hại. TGPN-5/12/2005
  10. đây là bảng chữ cái cổ xưa nhất của người Maya, có một số nét khá giống chữ Khoa Đẩu: Những ký tự tượng hình mới được phát hiện chứng tỏ người Maya đã biết sử dụng một hệ thống chữ viết phức tạp sớm hơn 150 năm so với các suy đoán trước đây. Những nét chạm khắc, có từ khoảng năm 250 trước Công nguyên, được tìm thấy nguyên vẹn trên các bức tường và những mảnh vỡ thạch cao trong cấu trúc hình kim tự tháp nổi tiếng tại Las Pinturas, ở San Bartolo, Guatemala. Chữ viết xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà, Ai Cập và Ấn Độ khoảng 3.000 năm trước công nguyên. Tuy nhiên những ký tự hoàn chỉnh đầu tiên - một chuỗi các dấu hiệu rõ ràng kể lại một câu chuyện - vẫn chưa có mặt ở Tân Thế giới cho đến tận năm 400-300 trước Công nguyên. Những văn bản phôi thai này là con đẻ của người Zapotecs ở thung lũng Oaxaca, phía nam miền trung Mexico. Hầu hết chữ viết sớm của người Maya chỉ xuất hiện từ năm 150-250 sau Công nguyên. Vì hệ chữ Zapotec nổi lên sớm hơn nhiều nên các nhà nghiên cứu tin rằng người Maya đã bị ảnh hưởng của nó. Những nét chạm khắc đơn sớm nhất của người Maya - có thể biểu thị tên người hoặc là một ký hiệu trên lịch - có niên đại khoảng năm 600 trước Công nguyên. Tuy nhiên, chúng không được coi là chữ viết. Những chữ tượng hình mới được tìm thấy phức tạp hơn nhiều, trưởng dự án William Saturno từ Đại học New Hampshire cho biết. "Đây là chữ viết phát triển hoàn chỉnh nhất và rõ ràng nhất", Saturno nhận định. "Nó không nói rằng người Maya đã phát minh chữ viết và không phải là người Zapotec, nhưng nó dẫn chúng tôi tới câu hỏi về nguồn gốc và tính phức tạp về những nguồn gốc này". Một điều dường như chắc chắn: Hệ chữ Maya không bị ảnh hưởng bởi người Zapotec. Mặc dù chữ viết rất rõ ràng, song các nhà khoa học vẫn không thể "dịch" được gì ở phát hiện mới.
  11. Trong nền văn minh lịch sử cổ đại, nền văn minh Maya xuất hiện giống như rớt từ trên trời, trải qua thời kỳ choí lọi, rực rỡ, sau đó biến mất một cách thần bí. Người Maya hiểu biết thâm thúy về thiên văn học, một hệ thống hoàn hảo về lịch pháp, toán học phức tạp và ý niệm trừu tượng. Độ chính xác và hoàn hảo của lịch pháp khiến chúng ta kinh ngạc. Lời tiên đoán của Maya dựa vào cơ bản lịch pháp của họ, giống như người cổ Trung Quốc dùng Chu Dịch (người Trung Quốc tiền sử dùng biểu đồ để tính đoán ra diễn biến của thiên nhiên). Chủ yếu là nghiên cứu sự đối ứng giữa quy luật vận hành của thiên thể và sự thay đổi trong xã hôị nhân loại. Một lịch sử học gia ở Mỹ, Bác Sĩ Jose Arguelles dùng cả đời ông đi nghiên cưú nền văn minh của Maya. Trong sách “Nhân Tố Maya” ông đã xuất bản, đã chi tiết tường thuật lịch pháp của Maya. Căn cứ lịch Maya gọi là “Cholqij” đã có ghi chép rằng, hệ mặt trời đang đi suốt một đại chu kỳ hơi 5100 năm, từ 3113 B.C. cho đến 2012 A.C. Trong chu kỳ này, sự di động của hệ mặt trời và điạ cầu đang thông qua một chùm ánh sáng đến từ tâm hạch hệ Ngân hà. Đường kinh cắt chéo của Tia sáng này là 5125 cái điạ cầu niên (năm trái đất), tức là địa cầu dùng 5125 năm mới hoàn toàn thông qua tia sáng này. Người Maya tin rằng, sau khi hệ mặt trời và các tinh cầu đã hoàn toàn trải qua đại chu kỳ dưới ảnh hưởng của tia sáng này sẽ có một biến hoá rất to lớn và đồng bộ với hệ ngân hà. Đại chu kỳ này tổng cộng phân ra 13 giai đoạn. Diễn hoá của mỗi giai đoạn này đều biên bản rất tỉ mỉ. Tiến sĩ Jose Arguelles dùng nhiều góc độc suy xét và những phương pháp phức tạp để tham thảo và giải thích ẩn ý thiên tượng muốn gơị ý cho nhân loại. Trong sách sách “Nhân Tố Maya” ông dùng nhiều đồ biểu để giải rõ tình trạng diễn hoá của mỗi giai đoạn. Còn phân mỗi giai đoạn thành 20 thời kỳ diễn hoá. Mỗi thời kỳ là 20 năm. Dưạ vào lịch pháp Maya, năm 1992 là giai đoạn cuối cùng (giai đoạn 13) trong đại chu kỳ, nhưng là năm đầu của 20 năm trong thời kỳ diễn hoá cuối cùng này. Trong thời gian 20 năm này gọi là tinh chế (tịnh hoá) điạ cầu. Trong thời kỳ này, điạ cầu sẽ hoàn toàn được tinh chế, cũng như nhân tâm cũng sẽ được lọc trong (tương tự với lời tiên đoán hiện nay của người Ân Độ nơi Bắc Mỹ). Những thứ hư xấu sẽbị diệt trừ, những thứ tốt sẽ giữ lại. Sau khi tinh chế, điạ cầu sẽ đi ra ngoài phạm vi tia sáng của hệ ngân hà và bắt đầu giai đoạn “đồng bộ với hệ ngân hà”. Theo lịch pháp của Maya, ngày 31 tháng 12 năm 2012 nền văn minh nhân loại của thời kỳ này sẽ kết thúc. Sau đó, nhân loại sẽ bắt đầu một nền văn minh mới hoàn toàn không có dính líu đến nền văn minh trước đó. Trong ngày đông chí, khi nơi điểm chéo của mặt trời, đường hoàng đạo và xích đạo sẽ liên kết với nhau. Lúc đó, mặt trời vưà hạ xuống nơi kẽ hở của hệ ngân hà, tạo thành một cảnh tượng như mở “cửa trời” cho điạ cầu.(lời tiên đoán “Thơ Hoa Mai” ở triều đại Tống: Thiên Môn Vạn Cổ Khai) Năm 755 B.C., một thầy tăng của Maya dự đoán: sau 1991, nhân loại sẽ có hai sự việc quan trọng xảy ra: Tỉnh giác của nhân loại về ý thức vũ trụ Địa cầu tịnh hóa và tái sanh Lịch pháp ẩn bí của Maya đã bày tỏ quy luật vận động của hệ ngân hà. Nó giống như bốn muà trong năm vậy, không thể thay đổi. minhhue.net
  12. Chavin là thành phố cổ nhất ở Peru, ước tính những thành phố nguyên thủy của người Chavin được hình thành cách đây 10.000 năm đến 14.000 năm. Văn minh Chavin là nên tảng cho sự hình thành những nền văn minh muộn hơn ở Peru: tượng chiến binh Chavin (nguồn mnsu.edu) điện thờ cổ nhất của người Chavin, thời gian khoảng C850 BC(dkimages.com) Tượng con chuột của người Chavin nguồn trên trang: infinity.cos.edu
  13. Trước nền văn minh Inca, có những nền văn minh cổ hơn là Chavin, Moche, và Chimu. Đây là một số tác phẩm của những nền văn minh này, khá tương đồng với nền văn minh Lạc VIệt: Tượng cóc của người Moche Tượng mèo của người Moche Lọ đầu người của người Moche (nguồn tampere.fi) bình chim diệc (cò sếu, bồ nông...??) của người Mochica bình con cua của người Mochica bình đầu người Mochica Còn đây là tác phẩm thuộc nền văn minh Chimu (nguồn pomalaza.com) Khi tìm thấy trang wed này Rin86 rất kinh ngạc khi nhìn thấy tượng bằng vàng của môt con vật rất giống con rồng nhưng không coppy được, ngoài ra trong trang wed này còn ảnh của rất nhiều hiện vật bằng kim loại, Rin cũng rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một chiếc bình bằng đồng hình quả bầu: http://www.precolumbiangold.com/collection.htm Còn đây là trang wed của viện bảo tàng Larco ở Peru, Rin cũng không coppy được bức ảnh trên nền trang wed của viện bảo tàng, hình ảnh con hươu sao rất quen thuộc trên trống đồng Ngọc Lũ: http://catalogomuseolarco.perucultural.org.pe/
  14. Người Inca nói tiếng Quechua, sử dụng chữ viết dùng gút thắt Quipu chỉ thể hiện được số và mẫu Tocapu được dệt vào trong vải, loại mẫu mà người ta chưa chắc chắn có phải là chữ viết hay không. Vì người Inca không biết đến tiền nên họ không phát triển thuế theo khái niệm ngày nay của châu Âu. Thay vào đó họ phát triển một quốc gia thông qua việc ghi chép rất chính xác và bao quát số liệu thống kê để điều hòa tất cả các năng lực và nhu cầu, tất cả tài nguyên, cống lễ cũng như việc phân chia chúng. Vì thế những việc sản xuất cần thiết cho quốc gia đã được thực hiện thông qua lao động được tổ chức tập thể một cách chặt chẽ. Họ phải làm việc 1/3 thời gian lao động cho Inti, thần mặt trời, được đặt ngang hàng với những người thống trị vương quốc, 1/3 thời gian lao động khác cho những người già, đau ốm, góa bụa, trẻ mồ côi và những người cần giúp đỡ, 1/3 thời gian lao động cuối cùng được phép dùng để mưu sinh cho gia đình. Quý tộc và "nhân viên nhà nước" được nhiều ưu đãi, họ không phải làm công việc đồng áng và không phải phục vụ trong quân đội, được phép có nhiều vợ và đeo trang sức. Người thống trị vương quốc được tôn sùng như thần thánh bên cạnh thần mặt trời Inti, thần sáng tạo ra nền văn minh Inca Viracocha và nữ thần đất và thần của sự sinh sản Pachamama.(Wiki) Sự phân công lao động của người Inca rất chặt chẽ nhưng hơi giống kiểu "bát sắt chia cơm". Tuy vậy họ lại thành công và phát triển thành đế chế hùng mạnh. Họ không dùng tiền nhưng dùng hạt cacao làm vật trao đổi, vì với họ hạt cacao rất quý. Còn đây là một phát hiện mới về lối thắt nút của người Inca, rất có thể nó tương đồng với cách thắt nút của Lạc Việt. Ngôn ngữ viết của người Inca được giấu trong mật mã? Người Inca đã phát minh ra một loại mật mã nhị phân 7 bit để dự trữ thông tin cách đây hơn 500 năm. Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất về dân tộc cổ xưa, bí hiểm này. Bắt đầu ở vùng cao nguyên Andean vào khoảng năm 1.200, người Inca thống trị đế chế lớn nhất trên trái đất trước khi Hoàng đế cuối cùng của họ, Atahualpa, bị người Tây Ban Nha treo cổ vào năm 1533. Tuy nhiên, từ lâu Inca được coi là nền văn minh đồ đồng lớn duy nhất không có ngôn ngữ viết. Gary Urton, Giáo sư nghiên cứu lịch sử tiền Columbia thuộc ĐH Harvard, Mỹ, hiện đang thách thức giả thuyết trên trong một cuốn sách mới ''Ký hiệu của Khipu* Inca''. Theo ông, dân tộc cổ xưa này có ngôn ngữ viết được che giấu dưới dạng các dây mấu tinh vi tên là khipu. Những vật trang trí trên gồm một dây chính và nhiều dây lủng lẳng gắn vào nó (xem ảnh). Các dây lủng lẳng, có thể mang một số dây phụ, có các mấu trên đó. Vào năm 1923, nhà sử học L. Leland Locke đã chứng minh khipu không chỉ là vật trang trí. Chúng là một loại bàn tính dệt, các mấu của chúng được sử dụng để lưu trữ kết quả tính toán. Tuy nhiên, các quy luật của Loke chỉ giải mã được một phần nhỏ trong số khoảng 600 khipu còn sót lại sau sự tàn phá của người Tây Ban Nha và không thể giải thích được 1/2 tổng số thông tin được mã hoá trong đó. Urton cho biết: ''Bằng chứng thuyết phục nhất về hệ chữ viết 3 chiều này là khipu. Sự phức tạp của chúng hẳn là không cần thiết nếu chúng chỉ là vật ghi nhớ và chỉ những người tạo ra mới hiểu''. Trong cuốn sách của mình, lần đầu tiên Urton phân tích một cách hệ thống các yếu tố quan trọng của khiphu. Có 7 điểm trong việc tạo một khipu và người làm chọn lựa 2 khả năng. Hai cơ hội lựa chọn bao gồm loại vật liệu (bông hoặc len), hướng quay và sợi của dây, hướng của mấu, v.v... Một mật mã 7 bit chặt chẽ sẽ tạo ra 128 phép hoán vị (27). Tuy nhiên, Urton tính toán có 24 màu sắc được sử dụng để làm khiphu. Do đó, mật mã khipu có thể chứa 1.536 đơn vị thông tin (26*24), so với 1.000-1.500 biểu tượng hình nêm của người Sumeria và gấp hơn 2 lần ký hiệu tượng hình của người Ai Cập và Maya. Phương pháp giải mật mã khó hiệu này được dựa trên khám phá về cái mà Urton gọi là khipu Rosetta, tương tự như việc giải mã chữ tượng hình Ai Cập dựa trên hòn đá Rosetta. Trong khi tìm kiếm, Urton đã sử dụng công nghệ hiện đại, tạo ra một cơ sở dữ liệu về các khipu: chiều dài của dây chính, số dây treo lơ lửng, chi tiết về các mấu,v.v... để tìm những hình mẫu chung. Cách đây 10 ngày, ông phát hiện 3 khipu có chung một phần thông tin. Đây là bằng chứng thuyết phục cho thấy chúng không được tạo ra bởi những người đơn lẻ. Trái lại, có một mật mã chung. Nguồn Viet nam net. Lối chính sự thắt nút này của người Inca chắc đã được phát minh cách đây hàng ngàn năm từ thời của văn minh Andes tức là nền văn minh tiền Inca, người Lạc Việt cũng sử dụng lối thắt nút cách đây cả ngàn năm. Rất may người Hán không hiểu ý nghĩa của nó nên đã ghi vào sử sách, nếu không đến nay chúng ta không thể biết tổ tiên đã biết sử dụng nút thắt. Và có thể loại thắt nút này ở Lạc VIệtchuyên dùng cho việc chính sự: phân công công việc, thu thuế, công điền...... Chữ tượng hình cổ dùng để viết sử, triết học (vì tính thống nhất của nó ở nhiều vùng ngôn ngữ và trải qua thời gian không thay đổi) còn chữ Khoa Đẩu thì dùng hàng ngày để viết thư từ, sách báo..... *Khipu và Quipu là một, cách viết khác nhau nhưng phát âm thì na ná nhau
  15. bức ảnh cô gái của Nhật hay của Trung Quốc mà, lại còn dùng đồ họa vi tính nữa. Đọc xong bài viết thì thấy sợ thế thôi.
  16. Rin86 viết: Rin86 thân mến.Việc thời Hùng Vương có sử dụng tiền là một giả thuyết có mối liên hệ hợp lý với các điều kiện liên quan. Chú cũng chưa chắc chắn. Nhưng nếu không dùng tiền thì phải thay thế bằng một cái gì đó tương tự như tiền trong trao đổi vật phẩm sản xuất trong xã hội. Thiên Sứ
  17. Nền văn minh tiền Inca Cổng đền thờ mặt trời Tiwanaku Tượng người ở Tiwanaku Di tích đền thờ ở KalasasayaBằng chứng về một nền văn minh xưa nhất ở đây vẫn còn được giữ lại. Đó là di tích thành phố cổ Tiahuanaco (hay Tiwanaku), nằm gần hồ Titicaca. Tuy bị đổ nát hoang tàn, nhưng những di tích còn lại chứng minh đã từng tồn tại những công trình kiến trúc đồ sộ và tuyệt đẹp như: các đài tế lễ và các kim tự tháp. Đáng chú ý là di tích đền thờ Mặt Trời Kalasasaya bằng đá khối rất lớn và kim tự tháp Acapana. Theo học giả người Mỹ Actua Pôzơnanski (Arthur Broznansky?) thì niên đại của thành phố Tiahuanaco ở vào khoảng 14.000 đến 10.000 năm cách ngày nay. Sau thời kỳ cách nay 10.000 năm do một thảm họa chưa được xác định và nghiên cứu đầy đủ, thành phố Tiahuanaco bị tán phá. Có một vài học giả cho rằng, sự xuất hiện và phát triển của thành phố Tiahuanaco còn sớm hơn rất nhiều so với giả thuyết của Pôzơnanski (Broznansky?). Ở cùng núi Andes, cụ thể là cao nguyên Nazca (Peru) hiện nay còn bảo tồn gần như nguyên vẹn những đường rãnh kỳ lạ trên mặt đất. Nhưng đường rãnh này rộng chừng 20 cm, sâu chừng 35 cm và có chiều dài hàng kilômét. Có giả thuyết cho rằng những đường rãnh này là một hệ thống thủy nông nhân tạo. Nhưng sau này người ta đã xác định bằng không ảnh là các hình vẽ khổng lồ trải dài trên nhiều kilômét là các hình chim, thú và các hình kỷ học hà khác nhau. Thật là kỳ diệu, một khu triển lãm khổng lồ có một không hai này trên thế giới này cho thế hệ ngày nay biết được một trình độ cao của những cư dân đầu tiên ở Andes cách đây cả trên 14.000 năm. Hiện nay các nhà khảo cổ học chưa xác định chính xác được niên đại của các hình vẽ vĩ đại trên, nhưng một thực tế không thể phủ nhận rằng chúng xuất hiện sớm hơn các nền văn minh khác còn lại đã được liệt kê đến trên 10.000 năm. Có điều gì bí ẩn ở đây chăng? Hiện tại vùng núi Andes vẫn còn chứa nhiều thông tin bí ẩn cần được khám phá và biết đâu đó, những di sản văn minh trên lại không thuộc về con người ngày nay. Việc khám phá và tìm hiểu kỹ văn hóa Tiahuanaco và văn hóa Nazca là công việc phức tạp và lâu dài. Mới đây nhất, các nhà khảo cổ đã có những phát hiện gây kinh ngạc về thành tựu của nền văn minh cổ xưa này. Người ta còn gọi nền văn minh này với tên: nền văn minh tiền Inca. Kế thừa di sản và sự phát triển nền văn minh tiền Inca là nền văn minh được nhắc dưới đây, nền văn minh Inca.
  18. oh, cháu quên mất thông tin về ngày sinh, cháu đã post rồi nhưng sợ ko nhớ nên cháu xin post lại cháu sinh ngày: 14 , Tháng 1 , Năm Bính Dần Giờ Thân Dương Nữ Cục : Kim Tứ Cục Mệnh : Lộ Trung Hỏa (Lửa Trong Lò) Thuộc cung Khảm,trực Định Sao chủ mệnh : Lộc Tồn Sao chủ thân : Thiên Lương Con nhà Xích Đế (cô quạnh) Bà CHúa ngọc độ mệnh. Cháu xin chân thành cảm ơn
  19. Bạn V star hay hỏi những vấn đề về người đẹp nhỉ? RIn86 cũng quan tâm cái này lắm nhưng chẳng biết học xem bói thế nào, lần này mà Hà Anh đi thi thì chắc có giải chứ Thùy Lâm làm sao mà đoạt giải được, V star có đoán vậy không? Bác Thiên Sứ và mọi người trong diễn đàn thấy sao ạ?
  20. Bác Thiên Sứ ơi, lần trước cháu đã hỏi hai câu hỏi, một là về việc cháu đi du học, hai là về việc lấy chồng sang năm. Bác đã cất công trả lời là cuối năm nay hoặc đầu năm sau cháu sẽ được đến một nước lớn và việc kết hôn sẽ không có vấn đề gì nhưng cháu vẫn lo lắng nên cứ hỏi đi hỏi lại. Bây giờ cháu sắp phải về Việt Nam rồi, chỉ thứ sáu ngày 13 tháng 6 năm nay bạn cháu rủ cháu đi mua vé máy bay. Theo quan niệm của phương Tây thì thứ 6 ngày 13 tháng 6 là ngày rất xui. Liệu đến ngày đó cháu có nên đi mua vé máy bay về hay không và cháu nên về hay ở lại ạ? Cháu kính mong bác Thiên sứ và các cô chú cao thủ trong diễn đàn giúp đỡ. Dù vấn đề của cháu chẳng có gì quan trọng như của mọi người nhưng cháu cảm thấy rất bất an. Cháu xin cám ơn.
  21. nhưng nếu vậy thì tại sao thời Hai Bà TRưng lại chỉ có nữ tướng thôi? và nam giới đóng vai trò khá mờ nhạt. Tuy không có khái niệm về phụ hệ hay mẫu hệ triệt để nhưng có thể mỗi thời đại mỗi khác. Tức là thời đại Hai Bà Trưng thì phụ nữ nắm vai trò chủ chốt trong xã hội từ đó tham gia điều hành chính trị và quân sự còn thời các vua Hùng thì ngược lại, sự cân bằng giữa nam và nữ sẽ giữ địa vị mỗi giới ở một mức độ nhất định không bị kéo xuống quá thấp và không còn vai trò gì như xã hội người Hán. Còn sự cân bằng tuyệt đối thì có thể chỉ xảy ra ở một thời gian ngắn thôi, có thể là thời trung gian. Vì giữ được sự cân bằng đó là rất khó, lòng dạ con người trong lúc thái bình thường nghĩ đến quyền lực.Còn về những công trình khổng lồ thì Rin thấy Vo Truoc nói rất đúng, từ lâu Rin86 cũng nghĩ vậy.
  22. Rin bổ sung thêm: theo truyền thuyết thì họ Hồng Bàng kết thúc năm 258 TCN, có thể có một chế độ xã hội trung gian từ thời phụ hệ sang mẫu hệ khoảng thời gian từ trước thế kỷ thứ 8 TCN biến chuyển dần đến năm 258 TCN và có thể đó là lúc họ Hồng Bàng hoàn toàn mất quyền lực vào tay của phụ nữ và xã hội chuyển sang thời mẫu hệ. Đó là một số ý tưởng của Rin, nói tóm lại là không có gì chắc chắn cả nhưng Rin tin vào cảm giác của mình vậy thôi :lol: Bác Thiên Sứ thật tinh ý, khi thấy cháu nêu ý này đã nói cháu đưa vào chủ đề thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ nhất :(
  23. cả cuộc đời nghiên cứu chỉ bằng cái tâm với dân tộc, cuối cùng công sức của thầy Xuyền cũng được đền đáp xứng đáng. Thầy nghiên cứu không vì danh tiếng, địa vị, bằng cấp, "lương hưu" mà chỉ bằng tấm lòng với dân tộc nên mới có kết quả ngày hôm nay, còn những người làm việc vì mảnh bằng, vì sổ lương hưu thì chẳng bao giờ có được kết quả đáng khâm phục như vậy.
  24. Bằng việc tìm ra lục địa Atlantic và kim tự tháp Yonagami, ta có thể thấy phần nào cội nguồn nền văn minh cổ huyền vĩ ở Đông Nam Á, trong đó có nền văn minh Lạc Việt tức là tổ tiên người Việt hiện đại. Và ta hoàn toàn có thể đặt ra giả thuyết những truyền thuyết cổ thời Hy Lạp, La Mã bị ảnh hưởng ít nhiều bởi Đông Nam Á. Trong đó Rin muốn đề cập đến sự giống nhau giữa những chiến binh Amazon và đất nước của hai Bà Trưng. Đây là một số thông tin về các nữ chiến binh Amazon Phụ nữ Amazon chiến đấu cho thành Rome? Hình ảnh nữ chiến binh Amazon được miêu tả trong tượng khắc bằng cẩm thạch thời La Mã mang vóc dáng và trang phục người La Mã. Đống tro tàn của 2 con ngựa và bộ xương bị đốt cháy của 2 nữ kỵ binh mới được tìm thấy tại khu phế tích của một đơn vị quân đội La Mã vào thế kỷ thứ 3 ở Brougham, Cumbria, Anh. Các nhà khoa học tin rằng phát hiện này cho thấy những nữ chiến binh Amazon thực sự tồn tại trong lịch sử, chứ không phải là điều hoang tưởng, và những người đàn bà gan dạ đó đã chiến đấu bên cạnh những kỵ binh La Mã khác. Theo truyền thuyết Hy Lạp, Amazon là một bộ tộc gồm những phụ nữ hiếu chiến sống tại Tiểu Á(*). Người Amazon sống theo chế độ mẫu quyền, trong đó phụ nữ nắm quyền cai trị và thường xuyên đi chinh chiến bằng gươm và cung tên trên lưng ngựa trong khi đàn ông làm việc nhà. Mỗi phụ nữ Amazon phải giết chết một người đàn ông trước khi kết hôn và mọi đứa trẻ là con trai khi sinh ra sẽ bị giết hoặc thiến. Người ta còn cho rằng phụ nữ Amazon thường cắt bỏ một bên ngực để có thể bắn cung và ném lao dễ dàng hơn. Họ đã hình thành nên vương quốc độc lập của riêng mình dưới sự cai trị của nữ hoàng Hippolyta. Truyền thuyết còn gắn liền họ với thời cai trị của Đại đế Alexander và quân đội Pompey. Lịch sử gia người Hy Lạp Herodotus (484-430/420 trước Công nguyên) và đại thi hào Hy Lạp Homer cũng từng viết về phụ nữ Amazon. Herodotus miêu tả họ là những "tay săn đàn ông". Homer gắn liền họ với từ "antianeira", có nghĩa là chiến đấu không khác gì phái mạnh. Mike Pitts, chủ biên tạp chí Khảo cổ Anh, cho biết mặc dù tất cả những gì còn sót lại đã trở thành tro bụi, các nhà khảo cổ vẫn có thể xác định một số hiện vật dựa trên các mảnh nhỏ còn nguyên vẹn. Kết quả phân tích cho thấy người phụ nữ đầu tiên bị hoả thiêu ở độ tuổi 20-40, cùng với những mảnh gốm đỏ, tấm trang trí bằng xương và một cái bao kiếm. Chiếc vỏ bằng xương có thể được trang trí bên ngoài một chiếc hộp và thường là vật xa xỉ của những người quyền quý. Người phụ nữ thứ hai bị thiêu đốt khi được 21-45 tuổi, nằm cạnh một bao kiếm và tấm trang trí bằng xương. Cô cũng được tìm thấy cùng những mảnh ngà voi và một chiếc bát bằng bạc. Những đồ vật này thường đi kèm người có địa vị cao sang. Khu nghĩa địa Cumbria được khai quật đầu tiên vào năm 1966, nhưng chỉ đến gần đây các nhà khảo cổ mới đưa ra kết luận về cuộc phân tích sâu rộng này. Một cuộc khai quật khác cũng cung cấp bằng chứng về sự tồn tại của phụ nữ Amazon. Tại một nấm mồ ở Pokrovka của Nga, các nhà khảo cổ đã khai quật được xác của những phụ nữ 2.500 tuổi mang trang phục chiến binh. Vũ khí nằm bên cạnh xác họ. Một bộ xương phụ nữ có đôi chân vòng kiềng chứng tỏ cô ấy đã dành hầu hết thời gian trên lưng ngựa. Một phụ nữ khác có thể đã hy sinh khi đang chiến đấu với một mũi tên cắm trên ngực. M.T. (theo Discovery) (*)Tiểu Á hay Anatolia (tiếng Hy Lạp: Ανατολία, "Anatolía" có nghĩa "Mặt trời mọc") là một bán đảo châu Á nằm giáp với châu Âu, với Biển Đen ở phía Bắc, Địa Trung Hải ở phía Nam, và Biển Aegean (một nhánh của Địa Trung Hải) ở phía Tây, và vùng đất châu Á rộng lớn ở phía Đông. Tại đây có thành phố Constantinople, thủ đô của Đế quốc Byzantine, nay là Istanbul, hiện nay(4-2008) là 1 thành phố của Thổ Nhĩ Kì(WiKi) Theo Rin được biết thì trang phục của những chiến binh Amazon làm bằng bạc, chính vì vậy khi người phương Tây nhìn thấy những thổ dân vùng sông Amazon đeo bạc đầy người (vì bạc ở đây quá nhiều) nên họ đã đặt tên vùng sông đó theo truyền thuyết về những chiến binh Amazon. Rin tìm tài liệu về tài nguyên khu vực Tiểu Á thì chẳng thấy nhắc đến vùng này có nhiều mỏ bạc như vùng sông Amazon cả, vậy những chiến binh Amazon sống ở Tiểu Á thì họ lấy bạc ở đâu ra mà làm áo giáp? một vấn đề mâu thuẫn của phát hiện khảo cổ này, theo truyền thuyết thì người Amazon rất coi thường đàn ông nên khó có chuyện họ chiến đấu cạnh những chiến binh thành Rome được. Có lẽ với máu chinh phục của mình, người La mã đã lợi dụng truyền thuyết này để kêu gọi phụ nữ tham gia chiến đấu và xuất hiện di tích khảo cổ về chiến binh nữ. Đặt giả thuyết truyện về chiến binh Amazon xuất phát từ nữ chiến binh La Mã thì chi tiết họ coi thường nam giới và nam giới phải ở nhà làm nội trợ xuất phát từ đâu? Trở lại với vấn đề Bách Việt. Mối liên hệ giữa La Mã và Bách Việt thể hiện qua việc người La Mã đặt làm ba vạn tờ giấy Mật Hương để dâng lên vua Trung Hoa. Vậy trước đó nữa, mối liên hệ về văn hóa giữa La Mã và Bách Việt là điều chắc chắn xảy ra, và có thể bằng con đường giao thương, vì nhờ các lái buôn mà người La Mã biết được giấy Mật Hương tốt hơn giấy Papyrus của Ai Cập nên họ dùng nó làm cống phẩm dâng vua Trung Hoa (rất có thể Bách Việt thời bấy giờ là một trung tâm thương mại lớn của thế giới), với phương tiện đi lại thời bấy giờ thì sự nổi tiếng của giấy Mật Hương phải mất tối thiểu là 50 năm mới đến tai người La Mã, và để tìm được con đường đến Bách Việt, thông thạo địa hình nơi đây, giao tiếp được với người bản địa, hiểu chữ viết và tiến hành buôn bán là cả một quá trình kéo dài hàng trăm năm. Vậy trước thời điểm người La Mã đặt làm ba vạn tờ giấy Mật Hương, người phương Tây (La Mã và Hy Lạp) đã biết đến Bách Việt tối thiểu là vài trăm năm. Vậy những chiến binh Amazon có phải là một miêu tả nhiều dị bản của hai Bà Trưng không? Những nữ chiến binh Amazon đã được Homer (Hy Lạp, được cho là sống vào nữa đầu thế kỷ thứ 8 trước CN) miêu tả, nhưng văn bản chính thức ghi lại những truyện kể của ông được thực hiện vào thế kỷ thứ 6. Đó là khoảng thời gian cuối của họ Hồng Bàng (kết thúc năm 258 TCN theo truyền thuyết, tức là 6 TK sau thời Homer). Thời gian này theo các nhà sử học, xã hội Lạc Việt đã chuyển sang chế độ phụ hệ hoàn toàn, nam giới nắm quyền lãnh đạo về chính trị và quân sự, tuy vậy vẫn còn một số rơi rớt của thời mẫu hệ (có lẽ thể hiện trong chi tiết công chúa Tiên Dung tự do dong thuyền đi chơi, truyện Chử Đồng Tử-Tiên Dung). Vậy do đâu xã hội ta từ chế độ phụ hệ, đặc biệt là sau thời gian Bắc Thuộc lần thứ nhất (nếu có) đã bị ảnh hưởng bởi chế độ xã hội nam quyền tuyệt đối của người Hán chuyển sang chế độ mẫu hệ thời Bà Trưng?. Chế độ mẫu hệ thời hai Bà Trưng coi trọng phụ nữ đến mức phụ nữ nắm quyền lãnh đạo cả hai mặt chính trị và quân sự. Khi hai Bà Trưng tiến hành chiến tranh với người Hán, một số tướng là nam giới lại mặc giả làm phụ nữ! Ý nghĩa của việc cải trang này là gì? Phải chăng giống việc Mộc Lan cải trang thành nam giới để đi lính cho cha (truyện Mộc Lan của Trung Quốc). Phải chăng thời đó việc nam giới tham gia vào quân đội là một cái gì đó không bình thường nên họ mặc giả nữ giới cho giống với chuẩn mực xã hội chứ không nhất thiết là họ giấu tung tích của mình (có ý kiến cho là việc cải trang đó để đánh lạc hướng quân địch nhưng Rin thấy mưu kế đó không có tác dụng mấy). Có thể thấy chế độ mẫu hệ thời Hai Bà Trưng rõ rệt đến thế nào và quyền lực của nữ giới đã ăn sâu vào nếp nghĩ, phong tục tập quán dân ta như thế nào. Trong thời đại ngày nay, ta cũng thấy rằng phụ nữ ở Việt Nam giữ được vị thế của mình so với nam giới nhiều hơn phụ nữ Trung Quốc. Để thay đổi từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ một cách triệt để phải mất đến hai ngàn năm và sử dụng những luân lý kinh điển của Hán Nho, vậy tại sao chỉ sau 3 thế kỷ mà chế độ phụ hệ ở nước ta chuyển sang chế độ mẫu hệ đột ngột như vậy? Đột ngột và triệt để đến mức ngay cả trong trang phục của nam và nữ cũng thể hiện đẳng cấp của hai giới. Vậy xã hội ta thời Hùng Vương là xã hội như thế nào? là xã hội nam nữ bình đẳng hay xã hội mẫu quyền? Một đất nước như của các chiến binh Amazon rất giống với xã hội thời hai Bà Trưng, nhưng sự chênh lệnh về thời gian cho thấy giả thuyết truyện những nữ chiến binh Amazon là do lái buôn truyền đến tai Homer không có sức thuyết phục. Vậy nếu giả thuyết thời kỳ bắc thuộc lần thứ nhất không có thật là chính xác thì đất nước với chế độ xã hội của hai Bà Trưng có thể kéo dài đến thời kỳ Homer? Và điều đó lý giải cho chế độ mẫu hệ rõ nét thời kỳ này, chế độ đó không thể chuyển đột ngột từ chế độ phụ hệ chỉ trong 3 thế kỷ được.
  25. Chú Trần Phương viết: theo cháu biết thì đến thời nhà Thanh, Lưỡng Quảng vẫn bị xem như một vùng thuộc địa, là trung tâm cung cấp thái giám cho triều đình mặc dù thời nhà Đường có sự cố An Lộc Sơn nên người Hán di cư xuống Quảng Đông rất nhiều, dẫn đến 75% dân số vùng này là gốc Hán. Vậy là đến thời nhà Đường mới có sự đồng hóa về chủng tộc, và kết quả của sự đồng hóa đó rất may chỉ dừng lại ở Lưỡng Quảng, chính xác là Quảng Đông nên người Việt Nam hiện đại mới có DNA cổ và thuần chủng nhất Châu Á. Theo như phim ảnh hiện đại của Trung Quốc thì tục đánh trống đồng vẫn được duy trì đến ngày nay (phim về quan hệ hợp tác giữa Lưỡng Quảng và Việt Nam do địa phương này làm). Tuy bị đồng hóa đến 75% nhưng người Yue ở đây vẫn nhớ về cội nguồn của mình ( Tên viết tắt hiện nay của Quảng Đông là "Việt" 粵/粤 (Yue), liên quan đến "Bách Việt" (百越), một tên chung chỉ các dân tộc sống ở Quảng Đông và các khu vực xung quanh vào thời xưa - Wiki). Có một tình tiết khá thú vị nữa nhưng cháu không tiện nói ở diễn đàn này. Tại sao Theo ý kiến của cháu thì đó là do nhà Hán đã thành lập được sự kiểm soát chặt chẽ ở hai tỉnh này nên nhân dân không có cơ hội tụ họp, không có khí giới, mọi liên lạc với chính quyền Lạc Việt bị cắt đứt. Việc này hoàn toàn có thể xảy ra ví dụ như thời nhà Nguyên, người Mông Cổ kiểm soát người Hán chặt chẽ đến mức không nhà nào có dao rựa. Có một câu chuyện như sau về món mỳ của Trung Quốc, thời nhà Nguyên không nhà ai có dao nên không cán mỳ và cắt ra ăn được, một người đàn ông đã tìm được một mảnh sắt hình chữ nhật, có lẽ là một mảnh áo giáp, ông ta đem mảnh sắt đó về nhà để dùng và từ đó sinh ra một loạt mỳ mới mà sợi được cắt bằng một mảnh sắt hình chữ nhật chứ không phải bằng dao, hiện nay người ta vẫn rất ưa chuộng loại mỳ này vì hình dáng sợi mỳ độc đáo.