Rin86

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    968
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    1

Everything posted by Rin86

  1. giờ dậu ngày 8 tháng 10 năm Mậu Tý quẻ Cảnh vô vọng, độn lên quẻ Tử Đại An với câu hỏi ông McCain có thành tổng thống Hoa Kỳ không? King Lưu Niên với câu hỏi liệu có gì thay đổi vào lúc ông Obama sắp nhậm chức không? Theo Rin86 thì ông McCain sẽ thành tổng thống nhưng trong quá trình đó xảy ra trục trặc khiến việc bị cản trở, Kinh Lưu niên cho thấy sẽ có sự chấn động trong kết quả bầu cử. Có thể kết quả kiểm phiếu bị điều tra lại. Cứ chờ đến tháng 1 xem, ông McCain có sự ủng hộ lớn của gia tộc Bush cùng toàn bộ bạn bè của họ.
  2. Rin86 có một người bạn sinh vào ngày Thiên đế giáng sinh, mọi người nói rằng người nào sinh vào ngày này thì khó sống nổi qua 20 tuổi, nhưng nếu sống qua tuổi đó thì sẽ không sao nữa. Anh chị em cô bác trong diễn đàn cho phép Rin86 được hỏi ngày Thiên đế giáng sinh là ngày gì, tại sao người nào sinh vào ngày đó thì khó sống qua tuổi 20? Và tại sao phụ nữ không nên sinh con năm 26 tuổi?
  3. Có lẽ những tộc người thiểu số với nguồn gốc và văn hóa của họ sẽ làm sáng tỏ phần nào nguồn gốc của dân Bách Việt xưa: Luận giải Thái trắng và Thái đen qua văn hóa của họ Dương Đình Minh Sơn Thư tịch của Trung Quốc như sách Man thư và Tân Đường thư trong phần mô tả về người phương Nam Bách Việt ở vùng Vân Nam xưa, có đoạn ghi về người Man như sau: "Ô Man Đông Thoán và bạch Man Tây Thoán" (ô là đen, bạch là trắng), sự đen trắng này không phải ở da người mà ở trang phục - ô Man Đông Thoán là người Man ở phía Đông có trang phục màu đen, còn bạch Man Tây Thoán là người Man ở phía Tây có trang phục màu trắng. (Cần Trọng, Thái Tây Bắc Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, 1978, tr 210) Ở đây đều là người Man cả, nhưng người Man ở phía Đông thì mặc trang phục màu đen, còn người Man ở phía Tây thì mặc trang phục màu trắng. Tại sao như vậy? Đây là quan niệm về phạm trù lưỡng hợp âm dương trong sinh học. Quan niệm này chi phối nhận thức trong đời sống của người phương Nam - Bách Việt, cơ sở cho sự hình thành các cặp "đực cái" và hiện vật lưỡng hợp - âm dương. Tư tưởng này, ngày nay vẫn còn thấy tiềm tàng, đậm nét trong tâm thức của các cư dân sinh sống ở đây, song có sự đậm nhạt khác nhau qua các hình thái biểu hiện văn hoá của từng dân tộc. Còn việc phân đôi dân tộc thành hai ngành thì nay vẫn còn thấy trong trang phục của một số dân tộc như người Mèo và đặc biệt là người Thái ở Tây Bắc. Vì thế, việc tìm hiểu người Thái Trắng và người Thái Đen ở Tây Bắc là điều cần thiết. Tuy nhiên việc nghiên cứu này là ở yếu tố văn hoá học, chứ không phải yếu tố dân tộc học. Dân tộc Thái ở Tây Bắc, phân làm hai ngành Thái Trắng - Thái Đen. Đây là một vấn đề đặt ra cho ngành Thái học của cả khu vực Đông Nam Á - nơi có người Thái sinh sống. Song cho đến nay, vấn đề đó vẫn chưa thấy giả thuyết nào có sức thuyết phục. Thiếu nữ dân tộc người Thái Đen Thiếu nữ dân tộc Thái Trắng Theo tác giả CầmTrọng, ngành Thái Trắng và ngành Thái Đen thuộc phạm vi cư trú rất rộng: ngành Thái Trắng sang cả người Tày ở Việt Bắc, song nay họ đã là một cộng đồng riêng, nhưng vẫn là bộ phận trong nhóm nói tiếng Thái thuộc ngành “Trắng” . Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến ngành Thái Trắng và ngành Thái Đen cư trú ở Tây Bắc nước ta. Có ý cho rằng Thái Đen là nhóm người có nước da hơi đen và ngược lại, nhưng qua trực quan, chúng tôi thấy không phải thế, và lâu nay cũng không thấy khoa Nhân chủng học nói đến điều đó. Vì thế, việc có hai ngành Thái Trắng và Thái Đen ở đây, không phải do vấn đề màu sắc sinh học, mà do tâm lý xã hội tạo nên. Chúng tôi đã thẩm thức vấn đề này ở vùng Thái Tây Bắc từ năm 1958 và sau này, khi đang chuẩn bị tư liệu cho cuốn sách "Văn hoá Nõ Nường" (sinh thực) qua những cổ vật: tượng, phù điêu và hoa văn thổ cẩm biểu tượng "âm dương" của người Kinh và người Thái thì thấy rằng việc có hai ngành: Thái Trắng, Thái Đen ở dân tộc Thái, đó là sự phân chia một "nửa" của cha và một "nửa" của mẹ, về những người con trong cùng một dân tộc. Tư tưởng ấy được người Thái xưa ký thác lại trong ba biểu tượng sau đây: một là "quả trứng" tâm linh, tiếng Thái gọi là "Xay mo" cùng hai hoa văn thổ cẩm khác là "Xai Peng" (Tơ hồng) và "Kút Piêu" (ngọn lửa sự sống). Ba biểu tượng này mô tả về chất "nguyên khí" của Po Me (Bố Mẹ) - chất đã "sinh ra" con người - người Thái . Ba biểu tượng hoa văn đó được thêu vào khăn Piêu để phụ nữ đội lên đầu cất giữ. Ngay từ thưở ban sơ, các dân tộc nói chung và người Thái nói riêng đã đặt câu hỏi về nòi giống, gốc nguồn của dân tộc mình: con người ở đâu mà ra, và quá trình sinh ra đó như thế nào? Trả lời - Qua trực quan, họ thấy: Người Thái sinh ra từ hai chất "nguyên khí" của Po Me (bố mẹ): chất của Po màu "trắng", chất của Me màu "đỏ". Vậy phần của cha (Po) ký hiệu màu "trắng" Thái Trắng, trang phục màu trắng – tóc để sau vai; phần của mẹ (Me) ký hiệu màu "đỏ" Thái Đỏ, trang phục màu đỏ. Vậy ngành Thái Đỏ có trước, về sau ngành Thái Đỏ chuyển thành ngành Thái Đen- phụ nữ Thái đen có chồng rồi tóc trên đầu tằng cẩu bới ngược lên và trùm khăn Piêu. Sự phân định màu sắc về Thái Trắng, Thái Đen ấy, ngày nay nhìn lại là phù hợp với người phương Đông, trong quan niệm về ngũ sắc thì màu "đen" và các màu "sẫm" là thuộc tính "Âm", còn màu "trắng" và các màu "sáng" là thuộc tính "Dương". Theo tập tính của loài người thì giới mày râu (Po) nghiêng về sức vóc cường tráng, còn giới đàn bà (Me) thuộc phái yếu, làm đẹp. Vậy nên nhóm phần của mẹ - Thái Đen, phụ nữ được trưng diện thoả sức với các gam màu sặc sỡ theo huyết khí của mẹ là màu đỏ, mà chiếc khăn "Piêu" đội đầu của phụ nữ Thái Đen là một điển hình. Khăn Piêu. Ảnh - Tư liệu Những hoa văn trên khăn "Piêu" đội đầu của phụ nữ Thái đen, với ý nghĩa chịu trách nhiệm mang tải những tư tưởng ban đầu của người Thái về việc sinh thành, phát triển và bảo vệ từng thành viên của dân tộc. Còn phụ nữ ngành Thái Trắng tuy cũng là phái yếu, thuộc diện làm đẹp, nhưng theo ký hiệu của cha (Po) mầu "trắng", cho nên chỉ được trưng diện ở các gam màu "trắng" và "sáng", không có gam màu sặc sỡ. Như vậy, việc Thái "Trắng" và Thái "Đen" là thuộc phạm trù tâm thức, quan niệm về sinh học giống nòi, còn sắc phục chỉ phần thứ yếu bên ngoài. Dù vậy cả hai ngành Thái đều cùng một cội nguồn (cha mẹ) cho nên mỗi ngành đều giữ lại những kỷ vật màu sắc của ngành kia. Hiện tượng ấy, người Trung Quốc gọi là cất giữ ngọc bội. Đó là việc ngành Thái trắng vào những ngày cúng giỗ Tổ tiên người ta lại ăn vận đồ "đen" và phụ nữ hàng ngày mặc áo ngắn (xửa cóm) thì nẹp viền cổ và lề áo cũng phải màu "đen" rồi trên đó mới đơm hàng cúc bướm bạc, vì thế ngạn ngữ có câu áo rách giữ lấy lề cho nên người ta lấy lề áo làm vật "ngọc bội" là có dụng ý. Còn phụ nữ ngành Thái Đen thì trên lề áo đen cũng đơm hàng cúc bướm bạc và đeo xà tích bằng bạc bên thắt lưng trái. Trong các dấu hiệu về trao đổi màu sắc (ngọc bội) này của hai ngành Thái vừa nêu ở trên thì dấu hiệu mặc áo đen trong dịp cúng lễ Tổ tiên của ngành Thái Trắng là có ý nghĩa hơn cả, hoặc dùng "lề áo" màu đen, vòng qua cổ, rồi thõng xuống hai đường trước ngực cũng là một biểu hiện có ý nghĩa. Ngoài ra việc ngành Thái Đen dùng mầu "đen" và màu "trắng" để làm bao bì đóng gói quà biếu giữa hai nhà thông gia, cũng là tín hiệu có sức thuyết phục cao. Ở ngành Thái Đen, con gái đi lấy chồng, sau thời gian gia thất yên ổn, con cái đã lớn khôn, có tục về tạ ơn cha mẹ đẻ. Lễ vật mang theo gồm: 5 sải vải trắng và 4 sải vải đen, cùng 6 đồng và 4 hào bạc trắng. Phân thành các lễ: dùng một sải vải trắng gói 4 hào bạc biếu người làm mối, dùng 4 sải vải trắng gói 2 đồng bạc biếu bố vợ, dùng 2 sải vải đen gói 2 đồng bạc biếu mẹ vợ và dùng 2 sải vải đen gói 2 đồng bạc trả lại cho vợ chồng con đem về lại quả, bên gia đình nhà chồng. Nghi thức dùng màu sắc để đóng gói quà biếu ở đây là có dụng ý (chỉ diễn ra ở hai gia đình thông gia - tức là tượng trưng cho: bên nửa của cha nhà “trai” và bên nửa của mẹ nhà “gái”) gói vải màu "trắng" biếu cho "bố" vợ, gói vải màu "đen" biếu cho "mẹ" vợ và gói quà của nhà "gái" lại quả thì gói vào vải màu "đen", còn gói quà của nhà "trai" biếu cho người làm mối thì gói vào tấm vải màu "trắng" : ở đây mầu "trắng" thì bên nam (bố vợ, nhà trai), còn màu "đen" thì bên nữ (mẹ vợ, nhà gái). Đó là những tín hiệu tự nó đã giải mã cái tâm thức truyền kỳ về Thái Trắng "phần" của cha và Thái Đen "phần" của mẹ ở người Thái cho hậu thế. Từ hai chất "nguyên khí" của Po Me có mầu "trắng" và màu "đỏ" người xưa đã lấy quả trứng gà cũng có hai mầu "trắng" - "đỏ" và nở thành gà con, làm vật biểu tượng so sánh, đối chứng và được coi như quá trình thai nghén của một hài nhi trong bụng mẹ- tức là "quả trứng tín ngưỡng" biểu tượng về nguồn cội sinh thành ra người Thái. Cho nên quả trứng tâm linh được họ tôn vinh thành "vật linh" thờ phụng mà việc phân đôi hai ngành Thái Trắng và Thái Đen là điển hình cho việc tôn vinh, thờ phụng đó. Vì vậy, giới thầy Mo trong nghề bói toán đã lấy quả trứng "tâm linh" (âm, dương) này để làm lễ vật môi giới, thỉnh cầu đến đấng siêu nhiên, thánh thần, tổ tiên: thì điềm lành, điềm dữ ứng nghiệm tức thì ở vỏ quả trứng, hoặc trứng đã ấp dở, còn non thì đập vỡ quả trứng ra nhìn hai đường máu mà đoán định sự việc lành hay dữ, trong nghề bói toán. Do đó, quả trứng tâm linh được người Thái trân trọng tôn thờ cả trong tín ngưỡng và ngoài đời thường. Ngoài đời thường, trong bữa ăn tươi, khi có khách, theo tục, trên mâm trước chỗ ngồi của chủ nhà, đặt chiếc đĩa nhỏ đựng hai quả trứng, và hai cốc rượu hai bên. Lễ vật tưởng nhớ đến Tổ tiên, gọi là "xay - Po Me đẳm" (trứng ông bà) ; vào bữa, chủ nhà khấn mấy lời, rồi chủ khách mới nâng cốc chúc nhau. Cùng cần nói thêm: có thể ban đầu chỉ có hai ngành: Thái Trắng và Thái Đỏ, theo trực quan qua mầu sắc "nguyên khí" của Po Me, về sau, khi xác lập mầu trắng là Dương và mầu đen là Âm thì nhóm Thái mầu Đỏ chuyển sang nhóm Thái màu Đen. Do đó mà có ngành Thái Trắng và Thái Đen, nhưng nhóm Thái Đỏ vẫn còn tồn tại, song mờ nhạt dần. Dân tộc Thái Đen. Ảnh - Tư liệu Như vậy, quả trứng "tâm linh" là thành quả của cả quá trình tiên niệm trực quan, mà tư duy trực quan là thuộc về thời tiền sử, mọi điều lớn lao đều được bắt đầu từ đó - từ cái phôi thai của một sự sống của con người. Ở người Văn Lang – Giao Chỉ tâm thức phân đôi các con trong cùng dân tộc được thể hiện trong văn hoá tâm linh, qua truyền thuyết Mẹ Âu Cơ đẻ bọc trứng nở trăm người con: năm mươi người theo mẹ lên rừng, năm mươi người theo cha xuống biển. Tư tưởng này được thể hiện trong các hình thái sinh hoạt của đời sống văn hoá và phong tục tập quán, song ở đây chỉ nói riêng phần màu sắc trang phục. Trang phục của người Kinh bao giờ cũng thể hiện theo hai phần và hai màu. Đó là bộ áo "kép" của người đàn ông: trong áo trắng, ngoài áo xanh lam, còn bộ áo "tứ thân" của phụ nữ thì "mớ ba" "bớ bảy" và hai màu, hoặc phụ nữ miền Trung thì áo "vá vai" nửa trên mầu trắng, nửa dưới màu nâu. Người miền Trung ngày nay (như ở QuangTrị), chúng tôi thấy, khi ra khỏi nhà đi chợ, đi làm, đều mặc hai áo cộc (kép) - hai áo kiểu như nhau, chỉ khác là áo trong cài cúc, áo ngoài để hở. Hồ Chủ tịch có bức ảnh hai áo đại cán (chiếc mặc trong, chiếc khoác ngoài) là từ tâm thức áo “kép” này của dân tộc. Như vậy tư tưởng phân đôi "phần" của cha và "phần" của mẹ - những người con trong cùng một dân tộc, thành hai ngành kí hiệu trang phuc, “trắng” “đen” chỉ còn lại trong dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt nam. Còn tư tưởng này ở người phương Nam Bách Việt nay chỉ tiềm tàng, sâu sắc trong tư tưởng phân đôi Âm Dương mà thôi, được thể hiện trong ý niệm và các hình thái phong tục tập quán v.v... Ở đây, việc dùng trang phục hai màu thì hầu như là tập tục của nhân loại, phải chăng cũng được bắt nguồn từ tư tưởng phân đôi phần của cha và phần của mẹ những người con trong cùng dân tộc? Vì tư tưởng “âm dương” là của nhân loại là cái mách bảo cho nhân loại biết về “âm dương” là chất “nguyên khí ” của sinh thực. Tóm lại, tư tưởng phân đôi "phần" của cha và "phần" của mẹ - những người con trong cùng một dân tộc, thành hai ngành kí hiệu trang phục, “trắng” “đen” “Âm” “Dương”. Đó là tư tưởng chủ đạo của người phương Nam Bách Việt, trung tâm là người Văn Lang Giao Chỉ. Tư tưởng này chi phối toàn bộ phong tuc tập quán sinh hoạt đời sống của xã hội: từ đồ dùng vật dụng, chúng đều mang tính “đực” “cái”, như ở người Kinh, ngay đôi phách gõ nhịp của ả đào trong Hát thờ cũng có ý phiếm chỉ cái “âm” cái “dương” và âm nhạc thì tiếng trong, tiếng đục, hoặc chiếc trống cũng trống đực, trống cái v.v... - nghĩa là, tư tưởng Âm Dương, chủ đạo trong ý niệm và các hình thái hoạt động xã hội của người phương Nam Bách Việt. Dương Đình Minh Sơn ---------------------------------- [1] Đại học quốc gia Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hoá- Chương trình Thái học Việt Nam -Kỷ yếu Hội thảo, nhiều tác giả, Hoàng Văn Nó, Một sốphong tục chính của người Thái Sơn La, Nxb Văn hoá dân tộc,1998, tr 535. Nguồn VIETTIME.
  4. Toàn Lục Địa Bản đồ PangaeaPangaea (từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "toàn bộ đất đai") được Bách khoa Toàn thư Việt Nam gọi là Toàn Lục Địa[1] hay Toàn Đại Lục[2], là siêu lục địa đã từng tồn tại trong đại Trung Sinh (Mesozoic) thuộc liên đại Hiển Sinh, trước khi quá trình trôi dạt lục địa tách nó ra thành các lục địa. Tên gọi này được Alfred Wegener đặt năm 1915. Khi các lục địa lần đầu tiên tạo ra Pangaea khoảng 300 triệu năm trước, các dãy núi đã bắt đầu hình thành, và một số dãy núi vẫn còn tồn tại đến ngày nay, chẳng hạn như các dãy núi Appalaches, Atlas, và Ural. Phần đại dương bao quanh Pangaea có tên gọi là Panthalassa. Pangaea vỡ ra khoảng 180 triệu năm trước. Pangaea là vùng đất có dạng hình chữ C, trải rộng ngang qua đường xích đạo. Phần chứa nước trong lòng chữ "C" có tên gọi là biển Tethys. Vì Pangaea rất rộng lớn, nên khí hậu sâu trong đất liền rất là khô vì thiếu mưa. Do là một lục địa rộng lớn nên các loài động vật trên đất liền tự do di cư theo mọi hướng từ cực Nam tới cực Bắc và ngược lại. Lớp phủ phía dưới lòng Pangaea vẫn còn rất nóng và có xu hướng trồi lên trên. Do kết quả của sự kiện này, châu Phi đã cao hơn các lục địa khác vài chục mét. Sự trôi dạt của các lục địaPangaea có lẽ không phải là "siêu lục địa" đầu tiên. Người ta tin rằng Pannotia đã được hình thành trước đó, vào khoảng 600 triệu năm trước và phân chia ra khoảng 550 triệu năm trước. Ngoài ra, Rodinia đã được hình thành khoảng 1.100 triệu năm trước và tách ra vào khoảng 750 triệu năm trước. Trong kỷ Jura, Pangaea tách ra thành hai phần: phần phía nam là Gondwana và phần phía bắc là Laurasia. Gondwana khi đó bao gồm châu Nam Mỹ, châu Phi, châu Nam Cực, Úc, Tân Guinea, Tân Tây Lan, Ấn Độ, Madagasca và tiểu lục địa Ả Rập ngày nay còn Laurasia bao gồm châu Âu, châu Á (trừ Ấn Độ và tiểu lục địa Ả Rập) và châu Bắc Mỹ ngày nay. (wiki tiếng Việt) Đặt giả thiết là quá trình này diễn ra muộn hơn do chấn động quá mạnh trong tâm trái đất thì lý do tại sao người Việt Nam lại có ADN giống người Nam Mỹ hoàn toàn giải thích được.
  5. Mọi người ơi! :rolleyes: Rin86 đang ở Hàn Quốc! Nhưng vẫn còn chút hy vọng sẽ được đi Anh. Nhưng không biết lý do đi Anh là gì vì đến giờ này xem như 99% là vô vọng. Rin86 hỏi tại sao mình lại được đi Anh (giờ Mùi ngày 15/9 âm lịch năm Mậu Tý) thì được quẻ Hưu Vô Vong. Như vậy phải luận là không có hy vọng gì được đi Anh hay luận là sự vô vọng, thất vọng, tuyệt vọng... đã chấm dứt. Rin86 muốn luận theo hướng thú 2 quá. Vì người ngoài thì khách quan hơn nên nhờ mọi người luận giải dùm với! xin rất cám ơn mọi người.
  6. trang phục của những cô gái Swaziland, châu Phi có đủ năm màu của Kim, Mộc, THủy, Hỏa, Thổ. Hy vọng đây không phải là sự ngẫu nhiên. (ảnh Vnexpress)
  7. Rin86 thắc mắc điều này, đó là tại sao Lang Liêu lại là người đầu tiên nghĩ ra cách chế biến này? Theo Rin86 thì Lang Liêu đã nghĩ ra món ăn này với ý nghĩa đặc biệt của nó chứ chưa chắc đây là lần đầu tiên món tương tự như bánh chưng được chế biến. Còn câu chuyện về sự ra đời của miến thì có thể nó bị thất truyền như chuyện làm ra bánh tẻ, bánh gai, bánh nẳng... chẳng hạn. Hoặc đơn giản nó là một món ăn do một người sáng dạ nghĩ ra dựa theo cách làm bánh đa nem, ông ta đã đặt tên cho nó là miến vậy thôi. Và bánh đa nem của Việt Nam hoàn toàn khác Trung Quốc, bánh của Trung Quốc làm bằng bột mỳ cán mỏng và không có vết lằn của tấm phên phơi bánh.
  8. Khi đặt chân đên Hàn Quốc, hoàng tử Lý Long Tường đã mở trường dạy học, có hàng ngàn người theo học, việc này được sử sách chép lại đầy đủ, nhưg các sử gia thường thì chép lại những việc hệ trọng còn món miến do dân gian tự truyền nhau cách làm nên không thể xác định được. Những chữ mà ta tưởng là Hán Việt thực ra là tiếng Việt hàn lâm (lý do dẫn đến suy luận này là do số lượng âm tiết trong tiếng Việt). Miến là món ăn chơi của người Việt, chỉ vào dịp lễ lạt nó mới được làm, miến là một trong 4 món không thể thiếu trên bàn thờ người Việt vào dịp tết. Nếu nói rằng miến xuất xứ từ Trung Hoa thì liệu có câu truyện nào về nguồn gốc của nó không? Người Việt ăn măng vào dịp tết nhưng liệu có câu truyện nào về món măng không? Hơn nữa cách làm miến cũng giống như cách làm bánh đa nem tức là rất chuyên nghiệp, không phải gia đình nào cũng làm được mà phải có làng nghề chuyên biệt. Còn các món mỳ của Trung Hoa thì rất đơn giản và mọi gia đình đều có thể nhào bột mỳ, cán, rồi cắt ra ăn. Việc miến là món ăn truyền thống của người Việt là do dựa trên cách làm của nó khác hẳn với cách làm mỳ của người Hán mà giống cách làm bánh đa nem, bánh phở... của người Việt hơn.
  9. Rất có thể miến là món ăn của người Trung Quốc hoặc là từ Việt Nam truyền đến Trung Quốc. Phú Thọ vốn là vùng trung du nên củ giềng tiinh có lẽ không thiếu, hơn nữa kinh đô thời vua Hùng nươc ta là ở Phong Châu, Phú Thọ. Những món mỳ của người Hán thường làm bằng bột mì chứ không phải là từ bột sắn, giềng tinh hay gạo. Trong các tác phẩm điện ảnh hay truyền hình Rin86 dược biết thì chưa thấy xuất hiện món miến trong các phim Trung Quốc. Tất cả các món mỳ trỏng phim Trung Quốc mà Rin86 thấy đều không có món nào nhìn giống món miến cả. Những nước có món miến hoặc các loại bánh làm từ bột sắn mà rin86 được thấy qua phim ảnh là Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, người Nhật có món bánh sắn dây rất gần gũi với người Việt. Câu truyện giữa Trung Quốc và những nước Đông Á có lẽ gống như câu chuyện Nga và châu Âu. Nhưng Nga và châu Âu là câu chuyện mới còn Trung Quốc và Đông Á là câu chuyện đã bị nhiều lớp bụi mờ che phủ. Có một câu chuyện sau đây về giống chè móc câu của Việt Nam. Có hai ông nhà văn tranh luận sứt đầu mẻ trán về giống chè móc câu, một ông thì cho là chè móc câu nhìn như lưỡi câu nên gọi là móc câu, ông kia cho là nó phải là chè mốc cau mới đúng và xuất xú của nó là tận Trung Hoa. Nhưng thật ra chè móc câu đúng tên là móc câu và được lấy giống từ Phú Thọ cách đâu chỉ vài chục năm thôi, vì hợp thổ nhưỡng vùn đất mới nên chè sinh trưởng tốt và trở nên có tiếng.
  10. ở Hàn Quốc có món "miên" chính là món miến ở Việt Nam. Có lẽ hoàng tử Lý Long Tường đã truyền lại nghề làm miến cho cư dân Hàn Quốc khi ông lưu lạc và đem theo 6000 gia nhân đến đây. Miến Hàn Quốc sợi to hơn miến Việt Nam nhưng mùi vị thì không khác mấy. Có lẽ lịch sử của món miến và nhưng món ăn cần đến miến như món nem chẳng hạn đã có it nhất từ thời nhà Lý rồi.
  11. Thường thì những ý tưởng có vẻ buồn cười lại là những ý tưởng thiên tài đấy. Cám ơn Thienan về bài báo thú vị này ;)
  12. Hi hi. ngày 4 tháng 9 năm Mậu tý, quẻ Khai Tốc Hỷ độn đến Cảnh Vô Vọng suy ra Lamthai muốn thành cao thủ LVDT thì sẽ ít khả năng nhưng được sự giúp đỡ của người khác nên nhanh là hai năm, chậm là 10 năm sẽ thành tài, nhưng vì đây là quẻ độn của Khai Tốc Hỷ nên có khả năng nếu được mọi người giúp đỡ tích cực (cả người hướng dẫn lẫn người nhờ Lamthai xem quẻ) thì khoảng 2 năm sẽ thành tài. Quẻ Tử Đại An cho thấy việc học nên bắt đầu khoảng 5 đến 9 ngày nữa thì thuận lợi. Rin86 không phải là cao thủ nên chỉ đoán vậy thôi, có gì sai xin được thông cảm nhé :)
  13. Không biết cái vái lạy hay vái chào của người Việt Nam có nguồn gốc từ đâu? Nhưng cái "wai" của người Thái thì được các học giả cho rằng xuất xứ từ Ấn Độ. Bài trích trên báo điện tử Vietimes, đối với người Thái "wai" thật ý nghĩa và thú vị, không rõ ngày xưa ý nghĩa chữ vái của Việt Nam có như vậy không? Ý nghĩa của "wai" Nhiều dân tộc có cách chào là chắp hai tay và cúi đầu như Ấn Độ, Lào, Myanmar … nhưng có lẽ không nơi nào phổ biến như Thái Lan, tuy các nhà học giả bảo gốc gác của nó là Ấn Độ. Chào mừng khi gặp gỡ, làm quen, từ biệt, cảm ơn… tất cả đều dùng một động tác ấy, mà cái bắt tay của người phương Tây chỉ nói lên một phần. Người Thái gọi động tác ấy là wai (có phải có họ hàng với chữ “vái” của ta không nhỉ?) Wai cũng có quy luật của nó. Ví dụ khi gặp nhau thì người dưới (hoặc người trẻ hơn) phải wai người trên (hoặc người cao tuổi hơn) trước, người trên chỉ wai đáp lễ sau khi được wai. Độ cao của hai tay chắp lại càng cao càng có tỏ ra kính trọng. Đầu hai ngón tay trỏ có thể chạm trán, chạm mũi, chạm cằm hay chỉ để trên ngực thôi tuỳ thuộc mình phải “tôn kính” người mình wai đến mức độ nào. Và không vái liền mấy cái như khi ta lễ trước bàn thờ hoặc vái chào nhau như các vị Trung Hoa xếnh sáng (dân ta thấy họ wai mình cũng wai lại, nhưng vái lia lịa như kiểu Tàu). Nếu bạn không wai đúng, có thể là bạn vô lễ (ví dụ wai sau hoặc đầu hai ngón trỏ thấp quá đối với người trên) và cũng có thể làm người được wai lúng túng, ngượng ngập không biết đối xử sao cho phải (ví dụ bạn là người trên lại wai “chạm mũi” đối với người dưới). Thông thường đối với người phục vụ thì không wai. Tôi chứng kiến hai cái wai làm tôi ngạc nhiên. Hôm ấy tôi đang ngồi trên xe buýt. Chiếc xe đáng ra phải vòng qua điểm giữa ngã tư trước khi rẽ trái, nhưng vòng rộng quá, người tài xế bèn ăn gian đường. Vậy mà một xe môtô phân khối lớn của cảnh sát sơn màu trắng có chữ POLICE chẳng biết xuất phát từ đâu phóng vượt lên chặn đường và đỗ xịch. Xe buýt dừng lại. Người lái xe tự biết lỗi, thản nhiên xuống nộp phạt. Nhưng anh ta khinh khỉnh móc ví, đặt 100 bath xuống yên của chiếc xe mô tô cảnh sát, bĩu môi, nhún vai một cái rồi quay lên xe lái tiếp. Còn anh cảnh sát? Anh ta nhã nhặn wai anh lái xe một cách kính cẩn khi người này đặt tiền xuống yên xe và lấm lét đút vào túi. Cô hướng dẫn viên thấy chúng tôi đều chứng kiến “màn hài kịch” ấy có vẻ ngượng. Cô bảo: - Còrắpsân (tham nhũng) đấy. Người lái xe và anh cảnh sát đều sai. Người lái muốn được việc mình đút lót cho anh ta để khỏi phải mang biên lai đến nộp tiền tại kho bạc. Anh cảnh sát nhận tiền rồi bỏ qua không phạt nữa. Các vị có thấy không, người hối lộ thỉ tỏ vẻ khinh bỉ, người nhận hối lộ thì thẹn thùng, lại còn phải wai cả người phạm lỗi nữa chứ. Em bắt gặp nhiều lần, có điều, tiền còrắpsân chẳng bao giờ vượt quá 100 bath (tương đương 50 nghìn tiền Việt) đâu. Báo chí họ phê phán chuyện này dữ lắm. Chuyện thứ hai : Anh bạn tôi (Việt kiều mới sang lại) cùng thằng cháu 13 tuổi buổi tối (Thái gốc Việt) rỗi rãi nằm trên giường “tâm sự” với nó. Anh bảo: - Cháu xem anh Đeng đấy, học giỏi, đỗ Thạc sĩ rồi, lương 4-5 vạn bath nuôi được cả bố mẹ và đang mua ngôi nhà trả góp này. Cháu phải cố gắng học giỏi như anh Đeng. Thằng bé bỗng vùng dậy, đứng xuống đất chắp hai tay tận mũi, wai anh và nói: - Cháu xin cảm ơn chú về lời dạy bảo. Cháu hứa sẽ cố học cho giỏi. Và anh bạn tôi cũng buộc phải ngồi dậy, wai đáp lễ. Hình thức quá, phải không? Tôi cứ tủm tỉm cười một mình. Nhưng thực ra, trong trường hợp này wai vừa có nghĩa là khẳng định một lời hứa, vừa là chấp nhận lời hứa đó: Thoả thuận như thế nhé! Lại có trường hợp người ta wai mà không có “đối tác” trước mặt. Wai vọng thôi. Ấy là lúc ông lái xe của chúng tôi mỗi khi đi qua đền chùa, thậm chí một chiếc miếu nhỏ có tượng con voi ở ven đưởng cũng bỏ vôlăng, chắp tay wai. Một bà già ngồi xem tivi, khi thấy hình vua Bhumibol Adulyadej trong chương trình Thời sự cũng đứng dậy wai để tỏ lòng tôn kính. trích từ bài "Chuyện nhặt dọc đường", nguồn: http://www.vietimes.com.vn/vn/nguoiquansat/5745/index.viet
  14. người Việt Nam gọi chữ tượng hình xưa là chữ Nho, đạo Nho. Không tử hay Lão tử chỉ được xem như những thầy giáo vĩ đại thôi chứ không phải là người đã sáng lập ra đạo Nho và đạo giáo, họ cũng giống như Platon thôi. Vậy có nên chăng đổi tên viện nghiên cứu Hán Nôm thành viện nghiên cứu Nho Nôm?
  15. Rin86 không rõ liệu bánh trung thu có cùng một ý nghĩa với bánh trưng, bánh dày theo cách lý giải mới được phát hiện không? Vì bánh dẻo tròn, màu trắng giống bánh dày, bánh nướng có nhân nhiêu màu hình vuông như bánh trưng. Không rõ có phải trung thu liên quan đến chu kỳ nào đó của mặt trăng quanh trái đất không nhỉ, hoặc là một chu kỳ của mặt trăng với mặt trời? Vì vậy mà người ta làm bánh nướng bánh dẻo để cúng trời đất?
  16. quẻ Tử Vô Vọng cháu độn vào ngày 28 tháng 8 âm lich giờ Thân. Cháu độn bị nhầm, giờ xem lại mới thấy, đáng lẽ là Tử Đại An mới đúng, cháu thành thật xin lỗi. Còn việc chơi sổ xố bằng LVDT thì chỉ là ý nghĩ vậy thôi ạ. Vì sổ xố, cá ngựa thực chất là trò chơi có tinh may rủi cao nhưng tất nhiên là nó cũng có thể dự đoán được bằng LVDT, nếu tất cả mọi người đều dùng LVDT để chơi cá ngựa và sổ xố thì người luận giỏi nhất sẽ thắng, lúc ấy nó không còn hoàn toàn là trò chơi may rủi nữa. Cám ơn cô Laviedt đã giải pháp thắc mắc của cháu.
  17. Noodlepie là một blog rất thú vị của một người Anh say mê ẩm thực Việt Nam. Trang wed này có lượng người truy cập không thua kém những blog về ẩm thực Thái Lan hay Trung Quốc. Rất thú vị là loạt bài về bánh mì rong ở Sài thành. Trong đó có bài về bánh mì kẹp trứng, xin được trích đoạn: "There's nothing much to Banh my opla (Fried egg filled baguette), other than a couple of slack-fried eggs, a dose of greens and a crispy baguette. This seller hammers out quality cholesterol fayre from 6am til 6pm, seven days a week and she's had her stall in the same spot for the last ten years. Vietnamese chicken eggs are far tastier than those I have had in Europe. I'm not sure why that is, but it was the same story the last time I had Banh my opla down Chinatown way. The price might have gone up sharply since bird flu sent a chill through the land, but the taste remains top notch." chẳng có gì nhiều về bánh mì opla (bánh mì kẹp trứng rán), ngoài một cặp trứng opla (ốp lếp), một lượng rau xanh và bánh mì giòn. Người bán hàng này bán ra một lượng cholesterol từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối, 7 ngày một tuần và cô ấy đã đứng bán ở cùng một địa điểm đã 10 năm nay rồi. Trứng gà của người Việt Nam ngon hơn rất nhiều so với trứng tôi đã ăn ở Châu Âu. Tôi không rõ tại sao lại như vậy, nhưng nó cũng giống như câu chuyện lần trước tôi ăn bánh mì opla dưới phố Tàu (tác giả muốn nói đến Chợ Lớn). Giá cả đã sụt mạnh từ khi dịch cúm gia cầm thổi sự lạnh giá lên mảnh đất này, nhưng mùi vị thì vẫn còn ở mức ngon nhất. Trong bài viết về bánh mì trứng ở Chợ Lớn tác giả đã tìm ra nguyên nhân tại sao trứng gà Việt Nam ăn rất ngon, đó là vì gà ở Việt Nam được cho ăn ngon hơn!!! Nhưng đến bài viết sau thì tác giả "not sure", không chắc lắm về nguyên nhân này :D Cho gà ăn thế nào là một nguyên nhân, nhưng còn một nguyên nhân nữa đó là do giống vật nuôi của Việt Nam đã được thuần dưỡng từ hàng ngàn năm nay. Nền ẩm thực nước ta rất phong phú, thâm sâu, không những ăn ngon mà còn có lợi cho sức khỏe, thậm chí chữa được bệnh, các thành phần trong bữa ăn luôn hài hòa cân bằng giữa chay và mặn. Để có một chiếc bánh mì opla ngon, phải bắt đầu từ khâu chọn giống gà, nuôi dưỡng rồi mới đến chế biến. Có thể nói vị ngon của chiếc bánh ta ăn ngày hôm nay đã có nguyên nhân từ mấy ngàn năm thuần dưỡng và chọn lọc giống vật nuôi rồi. Thật sự, những giống vật nuôi ta có ngày nay đâu phải hoàn toàn do trời sinh? Mà còn có công lao ông cha ta chắt chiu chọn lọc cả ngàn năm nữa chứ. Thật tự hào và may mắn khi được sinh làm người Việt Nam, ngày nào cũng được ăn trứng gà ngon hơn người Châu Âu giàu có :lol: Xin cảm tạ tổ tiên và thêm trân quý những thứ bình dị ta đang được hưởng hàng ngày :( Còn bài này nói về sự ngạc nhiên của một người bạn của Noodlepie khi lần đầu tiên được ăn bánh mì pa tê Việt Nam. Xin được dẫn ra cho vui :( Reader Larry emails to tell me what he thought of Saigon's best sandwich, "We went to the banh mi woman at 37 Nguyen Trai in Saigon. Wow, that is a damned good sandwich. We had to go twice because we showed up too late (~9 PM) the first night. Well, either that or... it might have been on a Sunday. Anyway, we went back the next day and it was worth the 9000+ mile flight just to eat those 5,000 dong sandwiches. We bought three of them. The woman has a helper and apparently a second cart that serves soups. The helper smiled at me when I bought my third sandwich." Bạn đọc Larry gửi email để kể cho tôi những gì anh ấy đã nghĩ về bánh mì kẹp ngon nhất Sài Thành: "Chúng tôi đã đến chỗ người phụ nữ bán bánh mì ở 37 Nguyễn Trãi, Sài Gòn. Ôi, đó là một cái bánh kẹp ngon chết đi được. Chúng tôi phải đi hai lần vì chúng tôi đã đến quá muộn (~9 giờ tối) đêm đầu tiên. Thôi, cũng thế hoặc là... có thể có vào Chủ Nhật. Đằng nào cũng vậy, chúng tôi đã quay lại vào ngày hôm sau và nó đáng bay 9000 dặm chỉ để ăn một cái bánh mì 5000 đồng. Chúng tôi mua ba cái. Người phụ nữ có một người giúp việc và cô ta xuất hiện ở cái xe đẩy thứ hai để chuẩn bị súp. Người giúp việc đã cười mỉm tôi khi tôi mua cái bánh thứ ba của mình" Vậy là bánh mì kẹp kiểu Việt Nam đáng giá 9000 dặm bay cơ đấy :rolleyes:địa chỉ blog của Noodlepie: http://www.noodlepie.com/blog/street_sandwiches/index.html
  18. Thưa bác Thiên sứ, cô Laviedt và các anh chị em trong diễn đàn Rin86 xin được mọi người chỉ cho cách xem thời gian bằng LVDT với ạ :rolleyes: Nếu hỏi về thời gian mà ra quẻ là Cảnh Vô Vong, độ số là ngày 2 tháng 10 hay khoảng hai tuần nữa ngày mùng 10 ạ? nếu là Cảnh Xích Khẩu thì là 24 tháng 9 hay 2 tuần nữa ngày 4 tháng 9 hay là 29 tháng 4 ạ? hay là chậm là 9 tháng nhanh là 2-4 tháng? Rin86 thấy không biết chọn phuơng pháp nào??? Mà dùng LVDT để chơi xổ số có được không ạ? phuơng pháp luận chơi xổ số như thế nào mong mọi người chỉ giùm :D Hôm qua Rin86 độn được quẻ tử vô vọng nên đoán là việc không thành nhưng cuối cùng việc thành công mỹ mãn (bị quê mặt :() sau đó về nghĩ lại thì thấy là tử vô vọng là "kết thúc sự vo vọng, không được việc" nên thành ra là được việc. Hổng biết luận như vậy có đúng phương pháp không ạ? :lol: LaviedtTrời cháu luôn quên vấn đề này, mà hình như quẻ nào có chữ Đỗ là hay bị như thế lắm? có lần cùng một sự việc mà cháu gieo quẻ hai ngày khác nhau, một lần là Đỗ Đại An, một lần được quẻ Đỗ Tiểu Cát vậy mà... :( :(
  19. Người Việt cổ vốn sống hòa hợp với tự nhiên, ngư dân thường xăm mình để các loài cá dữ không tấn công. Vậy người đã xăm mình để ngụy trang thì tàu thuyền sẽ ngụy trang theo cách nào? Rin86 để ý thấy ngư dân một số vùng tại Việt Nam vẫn giữ tục vẽ mắt cho tàu thuyền để dọa các loài cá dữ và người Hy Lạp cổ cũng vậy. Hình bên là một chiến thuyền Hy Lạp cổ và hình dưới là con thuyền của ngư dân Việt Nam. http://www.armchairgeneral.com/wordpress/w...19_d_VFX_07.jpg NHỮNG CON MẮT THUYỀN Mắt ghe ở Nha Trang NHỮNG CON MẮT THUYỀN Từ cái nhìn uy nghiêm của những hình đầu rồng trang trí trên thuyền buồm lớn phương Tây thời cổ đại cho đến những con mắt hiền lành hai bên mũi những chiếc ghe đánh cá ngày nay ở biển Đông, đâu đâu ngư dân cũng coi con thuyền như một sinh vật sống động gắn bó với con người trên sông nước. Tại Ai Cập - một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - người ta đã phát hiện chiếc ghe vẽ mắt thần Orisis có niên đại cách đây hơn 4.500 năm. Còn ở Hy Lạp và La Mã cổ đại, mắt ghe xuất hiện muộn hơn nhưng chậm nhất cũng đã có từ thế kỷ V trước Công Nguyên. Trong tác phẩm Voiliers d'Indochine (Thuyền buồm Đông Dương) xuất bản ở Sài Gòn năm 1943, J.B.Piétri cho rằng tục vẽ mắt thuyền ở Việt Nam có thể đã tiếp thu từ thuyền bè Ả Rập khoảng thế kỷ II sau Công Nguyên, khi ấy đường hàng hải quốc tế từ vùng Địa Trung Hải đến biển Đông đi qua nước ta đã sớm hình thành. Ở Việt Nam có nhiều tục lệ được gắn với việc đóng và hạ thủy một chiếc thuyền. Ngày xưa ngư dân quan niệm rằng chiếc thuyền là con rồng đất. Trong khoang thuyền, người ta luôn mang theo một ít nước gọi là thủy hoạt dịch - được coi như linh hồn thuyền. Một khi thuyền đã có linh hồn thì con rồng đất ấy sẽ đạp sóng, cưỡi nước, thuận gió, xuôi buồm mà lướt trên biển cả. Trong phần trang trí thì khâu quan trọng nhất là vẽ mắt ghe. Ngư dân tin rằng con mắt ấy sẽ giúp cho thuyền tránh khỏi bị thủy quái làm hại, đồng thời giúp họ tìm ra được nơi lắm tôm nhiều cá. Nếu như lúc dựng cột buồm đòi hỏi lễ cúng rất long trọng thì khâu vẽ mắt ghe mang ý nghĩa quyết định vì đây là nghi thức cần thiết để đem lại sự sống cho con thuyền. Trước đó phải coi ngày tốt, giờ tốt mời thợ đến vẽ mắt thuyền, sau đó dùng vải đỏ mới bịt che mắt thuyền lại. Nghi thức này gọi là lễ phong nhãn. Khi thuyền hạ thủy trong tiếng hò dô nô nức đẩy thuyền hòa lẫn tiếng trống, tiếng pháo rộn ràng, bấy giờ người chủ thuyền mới kính cẩn mở tấm vải đỏ che mắt thuyền ra. Nghi thức này gọi là lễ khai nhãn. Sau những dịp nghỉ tết hoặc mãn mùa vụ, trước khi xuất hành ra biển làm nghề, ngư dân cũng phải vẽ lại mắt thuyền rồi làm lễ cúng xin đưa thuyền xuống nước và cầu sự may mắn cho cả năm. Thời phong kiến, để tiện việc quản lý ghe thuyền, triều đình quy định màu sắc khác nhau sơn trên mũi ghe cho các tỉnh. Căn cứ vào hình dáng, màu sắc của mắt ghe và cách đóng mũi ghe, ta có thể biết được xuất xứ cũng như phạm vi hoạt động của thuyền bè ở từng vùng. Thuyền từ phía nam Bình Thuận trở ra Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam... có dáng mắt hẹp, đuôi mắt dài, tròng đen, nhãn cầu trắng vẽ trên nền xanh. Thuyền từ bắc Bình Thuận trở vô Sài Gòn, Vũng Tàu, Rạch Giá... có mắt mở to, hình tròn hoặc bầu dục, tròng đen, nhãn cầu trắng vẽ trên nền đỏ. Kiểu dáng riêng của mắt thuyền phải chăng phản ánh mối quan hệ gắn kết giữa con người với môi trường sống, ở một nơi là dải đất hẹp miền Trung, bị chia cắt bởi các đèo, nằm kẹp giữa núi và biển, và một nơi là vùng đồng bằng Nam bộ mênh mông rộng mở, sông rạch chằng chịt và những cánh đồng lúa chạy hút mắt người. Như vậy, mắt thuyền không chỉ có giá trị trang trí mà còn thể hiện một quan niệm nhân văn chất phác của những con người lao động bé nhỏ luôn phải đối mặt trước những mối hiểm nguy từ người khổng lồ khó tính là biển cả. (Bài đã in trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay số 637) (trích dẫn từ blog nguyễnmannhiên http://blog.360.yahoo.com/blog-IlOpxZM_fLP...?cq=1&p=532)
  20. Bài báo dưới đây đã đưa ra những dẫn chứng thuyết phục và hoàn toàn khách quan về một phần bị che khuất của lịch sử dân tộc. Lâu nay ít ai được nhìn thấy cổng chùa báo thiên, không rõ hình dạng nó như thế nào, nhưng qua cái tên chùa ta cũng có thể thấy sự quan trọng của ngôi chùa trong đời sống tâm linh dân tộc, "Báo Thiên": Từ Chùa Báo Thiên đến Nhà thờ lớn: Như bao anh hùng hy sinh cho đất nước, Báo Thiên Tự tuy không còn nhưng chúng ta nhớ mãi công ơn tiền bối suốt ngàn năm đem tâm huyết, niềm tin đúc kết tất cả tinh hoa dân tộc Việt để tạo nên một công trình mỹ thuật, văn hoá vô giá cho tổ quốc. Mạng thông tin này nhằm sưu tập tài liệu liên quan đến Báo Thiên Tự ngỏ hầu duy trì giá trị văn hoá lịch sử cho quê hương Việt Nam Năm 1883, thành Hà Nội bị Pháp đánh chiếm, công sứ thực dân Pháp Bonnal cùng Việt gian tay sai Nguyễn Hữu Độ phá chùa Báo Thiên và cướp đi khu đất rộng lớn của chùa giao cho Giám mục Puginier để kiến tạo nhà thờ chính toà Hà Nội và một cơ ngơi được dùng làm Toà Khâm Sứ Hà Nội. Chùa Báo Thiên là ngôi chùa lớn nhất nước được tạo dựng năm 1057, có lịch sử gần cả ngàn năm, nơi kết tụ hồn thiêng sông núi, nơi tinh hoa dân tộc Việt được đúc kết qua các công trình mỹ thuật vô giá, đã bị thực dân Pháp và tay sai xoá sạch. Báo Thiên Tự cho đến khi bị Pháp triệt hạ là nơi được nhân dân Việt Nam tổ chức nghi thức Phật Giáo hằng năm cầu mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an. Hình bên dưới là Chùa Báo Ân tại Hà Nội cũng bị Pháp triệt hạ. Ngôi chùa này không được sử sách, văn thơ ghi lại như Chùa Báo Thiên, nhưng qua đó chúng ta có thể thấy được tầm vóc quy mô của một ngôi chùa cổ do vua xây dựng lớn bậc nhất Việt Nam. Chùa Báo Thiên có bị thực dân Pháp và tay sai phá đi xây Nhà thờ Lớn? Trong vài ngày qua, ngay sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về vụ “đòi” Tòa khâm sứ cũ, một số trang Công giáo ở Hải Ngoại có đưa tin nói rằng không có chuyện phá chùa Báo Thiên xây nhà thờ Lớn, rằng chùa Báo Thiên đã bị phá bỏ từ lâu trở thành gò đất, trở thành chợ, trở thành đất vô chủ trước khi khu đất đó được dùng để xây nhà thờ Lớn và Tòa khâm sứ. Thậm chí có linh mục còn hàm ý rằng ngôi tháp Báo Thiên, tức báo ân Thiên, báo ân Trời, có nghĩa là Chúa Trời, tức chúa Giê-su và người Việt Nam từ trước đến nay đã thờ Trời, tức Chúa trời mà không biết!!! BTV Phật tử Việt Nam xin tổng hợp những sự thật lịch sử không thể chối bỏ về chuyện phá chùa Báo Thiên xây nhà thờ Lớn và Tòa khâm sứ. HÀ NỘI NHỮNG THÁNG NĂM ĐEN TỐI Sau sự kiện Pháp chiếm 3 tỉnh Đông Nam kỳ, đầu tháng 11 năm 1873, F.Garnier đem quân tới Hà Nội. 15 ngày sau, sáng ngày 20/11/1873, y nổ súng tấn công thành Hà Nội. Do triều đình đã chủ hoà nên thành trì không được phòng thủ chắc chắn, thành Hà Nội thất thủ. Nguyễn Tri Phương cùng con là phò mã Nguyễn Lâm lên mặt thành đốc quân chống giữ. Nhưng khoảng sau một giờ, thành vỡ, anh hùng Nguyễn Lâm tử trận. Nguyễn Tri Phương cũng bị trọng thương. Ông được lính Pháp cứu chữa, nhưng ông khảng khái từ chối và nói rằng: “Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lắt mà sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa”. Sau đó, ông tuyệt thực gần một tháng và mất vào ngày 20/12/1873, thọ 73 tuổi. Thi hài ông và Nguyễn Lâm được đưa về an táng tại quê nhà. Đích thân vua Tự Đức tự soạn bài văn tế khóc các vị công thần và cho lập đền thờ ông tại quê nhà. Mặc dù thành Hà Nội bị thất thủ nhưng nhân dân Hà Nội vẫn tiếp tục anh dũng đứng lên kháng Pháp bảo vệ Hà Nội như truyền thống ngàn năm không chịu khuất phục ngoại xâm. Ngày 21/12/1873, quân dân Hà Nội kết hợp với quân Cờ Đen khép chặt vòng vây tiêu diệt Garnier ở trận Cầu Giấy. Quân Pháp tấn công thành Hà Nội Henri Riviere được phái đến Hà Nội thay cho Garnier. Tới Hà Nội hắn gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu (tổng đốc Hà Nội bấy giờ) đòi quân dân đầu hàng. Ngày 25/4/1882 quân Pháp tấn công Hà Nội gặp phải sự chống trả dữ dội của quân ta dưới sự điều động của Tổng Đốc Hoàng Diệu. Nhưng vì vũ khí thô sơ nên không giữ nổi thành, anh hùng Hoàng Diệu thảo tờ biểu tạ tội với vua rồi lấy khăn bịt đầu thắt cổ tự tử. Tổng đốc Hoàng Diệu Kể từ khi chiếm được Hà Nội đến khi Cách mạng tháng 8 thành công (1945), nhân dân Hà Nội đã không ngừng đứng lên chống lại ách ngoại xâm đô hộ, kiếp nô lệ mất nước. Các hoạt động kháng Pháp ngày càng nở rộ: Đông Kinh Nghĩa Thục (2/1907), liền sau đó là vụ Hà Thành đầu độc (1908). Năm 1919 có cuộc bãi công của một số nhà máy in ở Hà Nội. Từ đó cho đến năm 1929, những cuộc bãi công của công nhân đã nổ ra liên tiếp. Năm 1925, ở Hà Nội lại xảy ra một sự kiện chính trị làm náo động dư luận toàn quốc, gây nên một phong trào đấu tranh chính trị sôi nổi suốt từ Bắc chí Nam, đó là vụ án Phan Bội Châu; Lễ truy điệu Phan Chu Trinh... Ngày 1/5/1938, một cuộc mít tinh khổng lồ kỷ niệm ngày quốc tế lao động đã diễn ra tại Hà Nội trước cửa nhà Đấu Xảo. Đó là cuộc mít tinh lớn nhất kể từ khi Pháp cai trị nước ta, kết hợp với nhiều cuộc mít tinh lớn nhỏ khác thúc đẩy phong trào cách mạng ở Hà Nội thu được nhiều kết quả to lớn. THỰC DÂN PHÁP VÀ TAY SAI CÓ PHÁ CHÙA BÁO THIÊN? Sau khi chiếm được Hà Nội, thực dân Pháp tìm mọi thủ đoạn để dập tắt phong trào yêu nước của nhân dân, đặt lên ách cai trị hà khắc để duy trì vị trí quyền lực (đi kèm với quyền lợi) của kẻ xâm lược. Việc phá chùa Báo Thiên và nhiều ngôi chùa khác không chỉ ở Hà Nội mà trên khắp cả nước, thay vào đó là các nhà thờ Công giáo hoặc cơ quan thống trị là một trong các thủ đoạn nhằm hủy diệt nền tảng văn hóa truyền thống - nguồn lực nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân bản xứ. Giám mục Puginier quả quyết với các tướng soái Pháp: “Tôi xác định rằng khi mà Bắc Kỳ trở thành Gia tô giáo thì nó cũng trở thành nước Pháp nhỏ của Viễn Đông, y hệt như quần đảo Phi Luật tân đã là một Tây Ban Nha nhỏ” (1). Tháp chùa Báo Ân. Chùa Báo Ân, bên Hồ Gươm, bị thực dân Pháp phá đi xây bưu điện Hà Nội, cho dù nó không hề đổ nát hay vô chủ Vậy chùa Báo Thiên đã được thực dân Pháp và tay sai phá đi xây nhà thờ Lớn và Tòa khâm sứ như thế nào? Hãy xem tư liệu do chính người Pháp thừa nhận, được trang Công giáo Vietcatholic đăng lại tại địa chỉ http://vietcatholic.net/News/Html/52481.htm Một thửa đất đã gây sự chú ý của vị mục tử năng động, đúng hơn là khu đất của một ngôi chùa nằm ở phía bắc nhà chung. Đó là chùa Báo Thiên Tự. Ông Bonnal, công sứ Pháp tại Hà Nội kể lại câu chuyện thú vị ấy thế này: “Phá hủy ngôi chùa và chiếm lấy miếng đất, việc đó xem ra chẳng có gì dễ dàng hơn trong thời điểm chinh phục mà chúng ta đang tiến hành, nhưng bản thân tôi, đúng theo lẽ, e ngại phạm sự lạm quyền khi làm như vậy, và tôi chọn giải pháp thỉnh ý ông Tổng đốc Nguyễn Hữu Độ. Ông nầy rất có thiện cảm với vị giám mục, cũng như tôi, ông muốn làm cho ngài hài lòng; sau đây là cách thức ông gỡ mối khó khăn. Trước hết ông cho truy tìm xem còn có kẻ hậu duệ nào của người tạo dựng ngôi chùa đã qua đời trước đó hai thế kỷ không, và dĩ nhiên chẳng tìm được ai. Tiếp theo, ông chỉ thị cho các thân hào trong khu vực, được chọn, như thể tình cờ, trong các giáo dân bản xứ, để xét xem mức độ chắc chắn của ngôi chùa thế nào, và các ông nầy chẳng ngần ngại gì mà tuyên bố rằng: do hư nát, ngôi chùa khi sụp đổ có thể gây nguy hại cho những ai đi ngang qua. Vậy là, bây giờ mọi việc đều đã đúng luật lệ. Cho phá hủy ngôi chùa, sung công thửa đất vô chủ... theo tập quán Việt Nam, là những biện pháp chính đáng, không thể gây nên một sự phản đối nào. Ông Tổng đốc đã xử lý theo cách đó. Ông còn nhận trách nhiệm nhượng lại miễn phí cho nhà chung công giáo thửa đất đã sung công, và tôi đã vui lòng trao cho vị giám mục văn bản chính thức chuyển giao cho ngài quyền sở hữu trọn vẹn”. (2) Qua tư liệu này, chúng ta có thể rút ra các nhận định sau đây: - Chùa Báo Thiên toàn toàn tồn tại cho đến khi bị chính quyền thực dân Pháp và tay sai phá đi xây nhà thờ Lớn và Tòa khâm sứ. Công sứ Pháp thẳng thắn thừa nhận (một cách không hề xấu hổ) rằng phá hủy ngôi chùa và chiếm lấy miếng đất. Việc tồn tại chùa Báo Thiên đến thời điểm đó là sự thực không thể chối bỏ, bởi vì dưới thời vua Tự Đức, Tổng đốc Hà Nội là Tôn Thất Bật đã cho trùng tu lại chùa Báo Thiên. - Tay sai của người Pháp là Tổng đốc Nguyễn Hữu Độ đã không ngần ngại tiếp tay cho người Pháp phá chùa xây nhà thờ để duy trì sự thống trị lâu dài trên toàn cõi Việt Nam. Ông Độ không thể không có thiện cảm với các giáo sĩ, các vị giám mục (đa số là người nước ngoài) vì đó chính là cánh tay phải của chính quyền thực dân Pháp, những người có trách nhiệm lãnh đạo tinh thần cho giáo dân người Việt - có thể được dùng như một đạo quân. Vì thế ông Độ muốn làm hài lòng giáo sĩ (Giám mục Puginier) bằng cách thực hiện việc cướp và phá chùa Báo Thiên. - Việc cướp và phá chùa Báo Thiên được thực hiện bằng cách cho rằng ngôi chùa là vô chủ, và để cho nhân dân địa phương (một cách “tình cờ” là các giáo dân) quyết định. Đền, chùa, phủ của người Việt Nam từ xưa đến thời điểm đó (và cả đến nay) không phải thuộc sở hữu cá nhân. “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”. Chùa là của vua, tức sở hữu của Nhà nước, là cơ sở thờ tự của nhân dân. Ngày xưa, vua, quan phát tâm công đức xây dựng các chùa chiền nhưng chưa bao giờ tự nhận là tài sản của cá nhân, mà đó là công sản, thuộc về công thổ. Thủ đoạn của ông Độ là để cho các giáo dân “tình cờ” ấy quyết định vận mệnh một ngôi chùa nổi tiếng đất kinh kỳ, như thế khác nào giao trứng cho ác. Nhưng đối với ông Độ, việc duy trì quyền lực của bản thân, thiện cảm đối với công sứ Pháp và giám mục mới là quan trọng. Không để giáo dân quyết định thì đời nào người dân Hà Nội yêu nước lại cho phép phá đi ngôi chùa Báo Thiên đó. Ông Độ đã cho phá chùa, sung công mảnh đất và nhượng lại miễn phí cho nhà chung Công giáo. Thế là ngôi chùa hư nát có thể sụp đổ bất cứ lúc nào đã được phá đi lấy đất và gạch xây nhà thờ Lớn, sau đó là Tòa khâm sứ. (Cũng xin nói thêm, nền đất chùa và tháp Báo Thiên) kéo dài từ bên phải chùa Lý Triều Quốc Sư đến hết phố Nhà Chung ngày nay). - Lẽ ra, là một Tổng đốc Hà Nội, thấy ngôi chùa hư nát, ông Nguyễn Hữu Độ phải noi gương Tổng đốc Tôn Thất Bật trùng tu ngôi chùa quốc bảo đó để giữ gìn văn hóa truyền thống, noi gương Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu nuôi dưỡng lòng yêu nước chống ngoại xâm. Nhưng ông là tay sai cho Pháp, bám gót thực dân để mưu cầu lợi lộc thì sao mà ông làm được, vì thế buộc ông phải làm ngược lại, phá hủy chùa dâng đất cho nhà thờ, như một món lễ vật mưu cầu bổng lộc. Bằng chứng lịch sử việc chính quyền thực dân và tay sai phá chùa Báo Thiên xây nhà thờ Lớn đã rành rành, được chính người Pháp nói ra. Đây chính là sự nhầm lẫn giữa đất chùa Báo Thiên và nền đất của tháp Báo Thiên. NỀN ĐẤT THÁP BÁO THIÊN CŨNG BỊ DÂNG NHÀ CHUNG Năm 1057, vua Lý Thánh Tông cho xây chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên trong khuôn viên Chùa. Tháp Báo Thiên có 12 tầng, cao vài mươi trượng. Tầng trên cùng bằng đồng, những tầng dười bằng đá và gạch. Tháp Báo Thiên được liệt vào hàng An Nam tứ đại khí. Năm 1258, bão to đã đánh đổ mất phần ngọn của tháp Báo Thiên. Năm 1322, sét lại đánh sạt góc bên Đông của hai tầng trên tháp. Theo sử nhà Lê thì về đầu nhà Lê, tháp vẫn còn (năm 1427) lúc Lê Lợi đóng quân ở Bồ Đề để bao vây quân Minh ở thành Đông Đô. Ngài cho bó tre dựng làm cái chòi cao ngang với tháp Báo Thiên. Ngài ngồi trên cùng trông sang Đông Đô thấy rõ cả tình thế trong thành, không biết tháp tự đổ hay là do người ta phá hẳn từ bao giờ. Nguyễn Trọng Thuật viết : “Không biết tháp tự đổ hay người ta phá hẳn từ bao giờ. Sử sách cho biết, đến cuối triều Lê, thời cuộc loạn lạc, thường có những toán loạn quân đi phá các đền chùa vắng chủ để hôi của. Có lẽ tháp bị phá hẳn vào lúc này.” Triều đình không xây dựng lại tháp mà trên nền cũ của tháp Báo Thiên, người ta đổ đất lên trên lập thành một ngọn núi nhỏ. Sau đó, nơi đây biến thành pháp trường hành hình tội nhân. Năm 1794, nhà Tây Sơn hủy bỏ nơi pháp trường ấy của nhà Lê, phá núi đất đi, đào nền tháp lấy gạch tu sửa thành Thăng Long. Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), Hòa Thượng Phúc Điền (1784-1863) về trụ trì chùa Báo Thiên. Trong Kế đăng lục in năm Tự Đức thứ 12 (1857) viết: Lúc đó tại chùa Báo Thiên đang khắc ván bộ Phật Tổ thống kỷ. Sau khi Hòa thượng Phúc Điền qua đời, chùa Báo Thiên vẫn còn lại cho đến ngày thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ 2 (1882). Như vậy, có thể khẳng định chắc chắn rằng Chính quyền thực dân và tay sai đã phá chùa Báo Thiên để dâng đất cho Nhà Chung, và trên nền đất chùa và tháp Báo Thiên đã mọc lên nhà thờ Lớn, sau đó là Tòa khâm sứ cũ. Đây chính là nỗi đau của một giai đoạn đen tối trong lịch sử dân tộc, giai đoạn dân tộc Việt Nam chịu cảnh lầm than nô lệ, văn hóa truyền thống bị bôi nhọ, chà đạp và xóa bỏ. Cũng cần phải nhớ rằng dưới thời thuộc Pháp, Phật giáo không được sinh hoạt với tư cách là một tôn giáo, mà chỉ là một hội đoàn. Giếng đá cổ chùa Báo Thiên - của báu còn lại (1) Cao Huy Thuần, Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam (1857 - 1914), NXB Tôn Giáo, 2003, tr. 437. (2) Đoạn này J.Villebonnet trích từ sách: “ Hanoi pendant la période héroique. 1873-1888 ” trang 125, của tác giả André Masson. Librairie Orientaliste Paul Genthner. 13 rue Jacob (VIe). 1929’ QDC tổng hợp
  21. theo Rin86 thì nhanh là khoảng 3 tháng, chậm là khoảng 5 tháng. Chúc bạn vạn sự như ý!
  22. PHUTHUONGRin86 tưởng đây là quẻ tốt chứ nhỉ :( :D ? theo Rin86 hiểu thì quẻ này là có hy vọng, qua một thời gian khá lâu thì chắc chắn người yêu sẽ quay lại vì trước đó đã có thời gian gắn bó lâu dài, bền vững, tuy hoàn cảnh không hỗ trợ nhiều nhưng cũng không gây khó khăn. Mong là như vậy! Rin86 chưa có nhiều kinh nghiệm nên cũng không biết thế nào là đúng nữa. Có gì sai xin được đại xá :lol: .
  23. Song song hai chiếc thuyền tình Đầu rồng đuôi phượng đóng đinh hai hàng Một chiếc em chở năm chàng Hai chiếc em chở mười chàng ra đi Trách người quân tử lỗi nghì Ăn trên ngồi trốc chẳng nghĩ gì đến em! (Đố là cái gì?) (Lỗi nghì tức là quên điều nghĩa) Câu đố theo thể lục bát ý nhị trên là đố về đôi guốc nhỏ bé, một vật dụng gắn bó mật thiết trong đời sống của người Việt. Trong văn học dân gian, có truyền thuyết Chín chúa tranh ngôi nhắc đến sự tích đôi guốc đã được truyền tụng nhiều đời trên vùng đất Cao Bằng. Thuở ấy, Cao Bằng thuộc bộ Vũ Định, nước Văn Lang. Bộ này rộng bao la, chia làm chín vùng, mỗi vùng có một Po (chúa) cai quản. Mỗi Po lại có một biệt tài và không Po nào chịu phục Po nào, vậy nên các Po họp nhau lại để thi tài. Có Po khoe tài cấy lúa, có Po khoe tài ghép thuyền, Po này khoe có tài trong một ngày đêm mài một chiếc lưỡi cày thành chiếc kim khâu, Po khác lại khoe tài bắn cung, lại có Po khoe đẽo đá thành đôi guốc khổng lồ. Cuộc đua tài diễn ra trong một ngày đêm mà chẳng Po nào làm xong được việc của mình. Po khoe có tài đẽo đá tuy đã đẽo xong đôi guốc đá rất to, nhưng chưa kịp làm quai, đành bỏ. Ngày nay đối guốc đá đó vẫn còn nguyên vẹn ở làng Bản Thảnh, (xã Bế Triều, Hòa An, Cao Bằng). Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, quen trồng lúa nước, giỏi dùng thuyền, người Việt thường để chân trần. Vào cuối thế kỷ X, vua Lê Đại Hành còn có lúc cởi trần, đóng khố, đi chân đất, đến đời nhà Trần người dân đều đi chân không, da chân rất dày khiến trèo núi nhanh nhẹn và không sợ chông gai. Người quý tộc đi giày bằng da, khi đến cung điện thì lại tháo giày. Nói chung, người Việt xưa ít khi dùng guốc. Thế nhưng, theo sử sách đối guốc đã xuất hiện ở Việt Nam khá sớm. Các sách cổ của Trung Quốc như Nam Việt chí, Giao Châu ký có ghi rằng Bà Triệu (ở thế kỷ III) đi guốc bằng ngà voi: "Triệu ẩu vú dài ba thước, không lấy chồng, khi đi núi chân thường mang một loại guốc gọi là kim đề kịch" (Sách Giao Châu ký). Ngày trước ở nông thôn, vào những ngày giá rét, phụ nữ và đàn ông khi đi dự hội hè đình đám thường đi guốc gộc tre. Guốc đi trong nhà được người đàn ông đẽo bằng gỗ, có mũi uốn cong cong bảo vệ ngón chân, quai dọc thì tết bằng mây chứ không phải bằng quai da đóng ngang như guốc kiểu thời cận đại. Trước kia ở Phú Yên (Nam Trung Bộ), đôi guốc bình dân là guốc do người dân quê tự đẽo lấy. Loại guốc này cao hơn đôi guốc sản xuất để bán, mũi hơi cong lên, trước mũi có dùi một lỗ thủng từ bên trên xuống, phía sau dùi một lỗ ngang. Quai guốc là một sợi dây, có thể dùng vải se lại, mềm, êm, cho khỏi đau chân. Guốc xỏ quai lỗ ngang, đưa tới trước, xuống lỗ phía trước, gút lại bên dưới, giống như quai dép Nhật hiện nay. Chỗ cong lên tránh cho quai không bị giáp đất để khỏi mau mòn, chóng đứt. Bên cạnh guốc tự đẽo, ở tỉnh này cũng đã có bán guốc gỗ dành cho đàn ông và cho phụ nữ. Guốc phụ nữ hơi eo ở chính giữa, guốc đàn ông không eo nên được gọi là guốc xuồng. Guốc sản xuất ở Phú Yên không sơn, giữ nguyên màu trắng của gỗ, thường là cây lòng mực. Còn guốc nhập từ Huế thì có sơn, hoặc sơn đều một màu, hoặc sơn hai màu (thường là màu đen và màu nâu), phía lòng bàn chân là một hình tam giác màu nhạt hơn. Chỉ những người khá giả mới đi guốc sơn. Một số nơi gọi guốc là dỏn nên đã có thành ngữ "Chân giày chân dỏn" chỉ sự giàu có, sang diện. Cho đến năm 1940, học trò nam trường công ở tỉnh Bến Tre mặc bộ bà ba trắng, chân đi guốc. Vào những năm 50-60, người ta đem guốc mộc được sản xuất ở làng Đơ Đồng tức Yên Xá (xã Tân triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội), ở Kẽ Giày (xã Liên Trung, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây) về số nhà 12 phố Hàng Gà, hay về phố Bạch Mai ở Hà Nội để sơn, xì hoa, sau đó mới đem đi bán. Đi guốc dưới màu xanh của những hàng cây sấu cổ thụ đã là nét đẹp một thời của thiếu nữ thủ đô: Đường sấu lâu rồi in tiếng guốc Xuân về, táo rụng nhớ đàn em Vào cuối những năm 70, bên cạnh guốc gỗ, guốc nhựa đã ra đời. Cùng với giày dép, chức năng chủ yếu của đôi guốc là vật phục sức ở chân. Tuy vậy, cũng có trường hợp, đối với guốc gỗ, người ta khoét rỗng gót để cất giấu vàng bạc và các thứ nữ trang quý hiếm khác khi đi xa. Đôi guốc đã gắn bó với đời sống người Việt, có thời gian việc dùng guốc (kéo theo việc sản xuất guốc) đã bị lắng xuống. Sự phục hưng của đôi guốc mấy năm gần đây chứng tỏ quan niệm về cái đẹp đang ngày càng đa dạng hơn, và việc dùng guốc trở lại cũng phần nào thể hiện được sự gìn giữ và trân trọng những vật dụng giản dị của lớp trẻ ngày nay. (nguồn http://www.maiyeuem.net/vtopic96600.html) Đây là hình đôi guốc cổ của Việt Nam, trong một buổi trình diễn áo tứ thân cỏ truyền (chương trình giới thiệu Văn hóa nên không trình diễn trang phục cách tân), Rin86 thấy các người mẫu đeo đôi guốc này, rất giống với miêu tả ở trên nên đã vẽ lại:
  24. Trong kho tàng truyện cổ tích Nhật và Việt, có hai câu truyện được xem là có nhiều nét giống nhau, đó là truyện "Từ thức gặp tiên" và truyện "Trường sinh bất lão" (hay "Taro xuống thủy cung"). Sự giống nhau ở hai truyện cổ tích này đó là nhân vật chính được mời đi đến một chiều không gian khác, nơi thời gian trôi nhanh hơn thời gian ở thể giới của họ, khi trở về từ thế giới đó cả hai đều thấy lạc lõng vì cảnh bể dâu, Taro thì biến thành ông lão hơn 400 tuổi, Từ thức thì bỏ đi vì qua 80 năm không ai còn nhận ra chàng nữa. Rin86 xin đựoc giới thiệu truyện "Taro xuống thủy cung" và truyện "Từ thức gặp tiên": Trường sinh bất tử (Taro xuống thủy cung) (Truyện cổ Nhật Bản) Thuở xưa tại vùng hải đảo Phù Tang là một nơi cảnh sắc vô cùng thơ mộng. Bên cạnh những hòn đảo đá vàng, đất đỏ, có những cù lao nhỏ xanh um những rừng thông. Nhiều xóm làng làm nghề chài lưới sống hiền hoà, êm đềm bên cạnh bờ biển ngàn nơi nhấp nhô sóng bạc. Vào một buổi sáng đẹp trời chàng ngư phủ U-ra-si-ma Ta-rô dong thuyền ra khơi. Thuyền chàng là một chiếc thuyền bằng gỗ, dẹp và không có bánh lái, cũng chẳng có buồm. Ta-rô là một thanh niên vạm vỡ, khôi ngô và tính tình hiền hoà,đôn hậu. Sáng hôm đó, Ta-rô câu mãi chưa được con cá nào, cuối cùng chàng mới thấy có vật gì nằng nặng dưới cần câu. Chàng mừng rỡ kéo lên, thì ra đó là một con rùa nhỏ. Ở Nhật Bản người ta cho rằng rùa là con thú sống lâu nhất ở Nhật, có con sống lâu đến mười ngàn năm. Nó là quân hầu của Đông Hải Long Vương. Vì lý do đó, không ai dám giết rùa vì sợ gặp điều xui xẻo. Ta-rô biết như vậy nên gỡ rùa ra khỏi lưỡi câu, ve vuốt nó rồi nói: - May cho mày rơi vào tay tao, nếu gặp kẻ hung ác thì mày mất mạng rồi con ơi! Hắn sẽ làm thịt mày, như vậy thì mày làm sao tiếp tục sống cho hết thế kỷ này, sang thế kỷ khác. Thôi ta thả mày về Thuỷ cung, nhớ tâu với Long Vương rằng tao gửi lời chúc ngài trường thọ nghen... Nói xong, chàng thả con rùa xuống nước. Con rùa, trong chốc lát đã chìm sâu mất hút. TaRô cảm thấy chẳng buồn câu cá nữa. Chàng nằm dài trên thuyền, ngửa mặt nhìn mây bay trên nền trời xanh màu ngọc thạch. Khung cảnh sáng nay thật dịu dàng, thơ mộng khiến tâm hồn TaRô cảm thấy lâng lâng. Bao nhiêu hình ảnh kỷ niệm thân yêu trở về trong ý nghĩ của chàng. Làng DuRa bé nhỏ, với cư dân hìên hoà chuyên nghề chài luới, nhà nào cũng có những chiếc thuyền như thuyền của chàng, những ngôi nhà gỗ có vuờn cây bao bọc xung quanh. Đền XinhTô nằm gần bờ biển, khu nghĩa trang nơi tổ tiên chàng yên giấc nghìn đời. Tarô nghĩ đến cha mẹ chàng, những người đã hết dạ yêu thương chàng, lúc nào cũng lo lắng, chăm sóc, đùm bọc, che chở chàng... Trời đã đúng ngọ, cảnh vật yên lặng như tờ. Thuyền chàng từ từ trôi trên mặt biển lặng sóng. Khung cảnh thần tiên đó ru TaRô vào giấc say nồng. Tarô chợt choàng tỉnh khi thấy bàn tay mình có ai ve vuốt, nhẹ nhàng. Mở mắt ra, chàng thấy trước mặt mình một thiếu nữ đẹp lộng lẫy, tóc dài chấm gót. Nàng âu yếm nhìn TaRô và cất tiếng dịu dàng. Giọng nói của nàng thật ngọt ngào, êm dịu: - Chàng đừng ngạc nhiên. Thiếp là con gái của Đông Hải Long Vương. Phụ thân thiếp cảm ơn chàng đã tha chết cho con rùa nên sai thiếp đến đây mời chàng xuống thăm viếng Thủy cung. Và nếu chàng không chê thiếp, chúng ta sẽ kết duyên cùng nhau và an hưởng hạnh phúc ở dưới đó, suốt đời... TaRô rất đỗi bàng hoàng. Chàng ngẩn ngơ nhìn nguời đẹp. Thật chưa bao giờ chàng lại gặp người đẹp như người đang đứng trứơc mặt chàng. Tuy lòng chàng xao xuyến, tràn ngập yêu thương nhưng lại không biết dùng lời gì để diễn tả. Người đẹp không chờ chàng trả lời đã ngồi xuống lòng thuyền, cầm lấy mái chèo. Nàng một mái, chàng một mái, họ nhẹ nhàng chèo thuỳên ra xa. Thuyền trôi trên mặt biển lặng lờ. Cảnh vật im lìm, chỉ nghe tíêng mái chèo nhịp nhàng đập nứơc cũng như TaRô đang nghe nhịp tim mình rung động vì hạnh phúc xảy đến bất ngờ. Một lát sau, họ đi vào một thế giới thật huy hoàng. TaRô trông thấy một cung điện nguy nga bằng cẩm thạch dựng lên giữa vườn hoa trăm màu, trăm sắc, sực nức hương thơm. Một trăm tên quân hầu và một trăm thị nữ tưng bừng chạy ra đón tiếp công chúa và phò mã. Đông Hải Long Vương, ngự trên ngai vàng truyền mở tiệc khoản đãi TaRô và lễ cưới của chàng đựơc cửa hành ngay một cách vô cùng trọng thể. ... Sống dưới Thuỷ cung, bên cạnh nguời vợ trẻ đẹp mỹ miều, TaRô tưởng như hạnh phúc của mình không còn gì sánh kịp. Tuy nhiên, đôi khi chàng chợt buồn và ái ngại trong lòng. Chàng tự nhủ: - "Hẳn cha mẹ đang buồn rầu, lo lắng trước sự ra đi của ta. Nếu họ biết là ta đang sống sung sướng dưới Thủy cung này chắc họ sẽ mừng lắm. Ta sống ở đây bao lâu rồi nhỉ? Một năm, hai năm,bao lâu rồi ta cũng không hay. Ta phải ngỏ ý với vợ để trở lại trần gian vài ngày thăm viếng song thân rồi sẽ trở lại Thuỷ cung cũng không muộn". Chàng đem đìêu đó nói cho vợ biết. Công chúa có vẻ buồn rầu. Nàng khóc thâu đêm khíên TaRô phải hết lời khuyên dỗ: - Ta hứa với nàng là ta sẽ trở lại ngay. Cuộc sống ở đây hạnh phúc quá, ta làm sao quên được! Cuối cùng, biết không thể can ngăn đựơc chồng, công chúa đành phải cầm tay chồng thỏ thẻ: - Em không thể nào ngăn chàng tỏ lòng hiếu thảo với song thân, tuy nhiên em sợ lắm, em sợ chàng đi rồi thì đôi ta sẽ xa cách nhau mãi mãi. Tuy nhiên, em xin tặng chàng một kỷ vật. Kỷ vật này sẽ giúp chàng trở lại với em, nếu lòng chàng còn thiết tha tưởng nhớ. Nàng trao cho chàng một cái hộp nhỏ bằng gỗ trầm hương, bên ngoài cột một sợi dây bằng lụa. Nàng căn dặn: - Chàng đừng đánh mất chiếc hộp, cũng đừng mở nó ra mặc dầu có chuyện gì cũng vậy. Chàng mở ra thì chẳng bao giờ chàng còn trở lại đây được nữa, Vừa nói, nàng vừa gạt lệ: - Nàng yên trí đi, ta xin hứa với nàng là sẽ chẳng bao giờ mở cái hộp này. Sau khi thăm viếng song thân xong, ta sẽ trở về hội ngộ cùng nàng... Chiếc thuyền gỗ của TaRô lâu nay được giữ gìn tại Thủy cung. Người ta lại lấy ra để Tarô chèo về dương thế. Tarô cẩn trọng để chiếc hộp ở bên mình và chèo thuyền ra đi. Chàng chèo một lúc lâu thì thấy thuyền mình dạt vào một hòn đảo, dân cư đông đúc. Quê hương của chàng đó rồi. TaRô mừng rỡ, đặt chân lên bộ và không tránh khỏi xúc động, bàng hoàng. Chàng trở về cố hương mà cảm thấy lạc lõng như một người xa lạ. Chỉ còn những đồi núi là còn nhận ra đựơc mà thôi, còn những vật khác đều thay đổi hết. Nhà cửa cái nào cũng to lớn, cao rộng. Ruộng vừơn đổi chỗ. Đền XinhTô nay dựng lên ở một chỗ khác cao hơn. Ngôi nhà cũ của chàng ngày xưa giờ là một khu rừng thông đang mọc lên xanh tốt. Người qua lại nhìn chàng ngư phủ bằng đôi mắt ngỡ ngàng. Ngày xưa, chàng quen mặt hết làng xóm, láng giềng, sao bây giờ nhìn ai cũng toàn người lạ hoắc? TaRô tìm một ông lão già nhất để hỏi nguyên do: - Thưa lão trượng, xin lão trượng cho cháu biết nhà của TaRô bây giờ dọn đi đâu? Oâng lão tóc bạc phơ, lưng còng xuống nhìn chàng có vẻ ngạc nhiên: - Chú nói gì? - Dạ, cháu hỏi xem gia đình Tarô bây giờ dọn đi đâu? - Sao? - Dạ, cháu muốn kiếm nhà TaRô. Tưởng ông lão lãng tai nên TaRô hét lớn: - Cháu tìm nhà TaRô! U-ra-si-ma TaRô lão trượng có biết không? Oâng lão trả lời: - Chú có điên chăng? U-ra-si-ma-Ta-Rô là một anh thuyền chài trẻ tuổi đã bị chết chìm trên biển cả, cách đây bốn trăm năm. Lạ cái là anh chết chìm giữa lúc biển yên, sóng lặng. Người ta có xây cho anh ta một ngôi mộ ở ngoài nghĩa trang, lão muốn nói tại nghĩa trang cũ cơ, nghĩa trang mà người ta đã bỏ phế cách đây năm mươi năm rồi. Chú có thể đến thăm mộ TaRô. Chuyện đã trở thành cổ tích, sao chú còn hỏi gì ngớ ngẩn vậy? U-ra-si-Ta-Rô lặng lẽ đi về phía nghĩa trang. Chàng tìm thấy nơi đó ở ngôi mộ của chính chàng nằm bên cạnh mộ cha, mẹ chàng và vô số con cháu thuộc giòng dọ chàng. Các ngôi mộ hầu hết đều rêu phong, cổ kính. TaRô thảng thốt, bàng hoàng. Trong tay chàng vẫn nắm chiếc hộp của công chúa thủy tề. Chàng thầm nhủ: - Tại sao lại có chuyện kỳ lạ thế nhỉ? Mọi vật quanh ta đều thay đổi hết. Chưa chừng ta mở chiếc hộp này ra sẽ biết điều bí mật đó. Nó sẽ giải thích cho ta hiện tượng lạ lùng này. Nên mở hộp ra chăng? Ta đã hứa với nàng là sẽ không bao giờ mở... Oà, ta cứ tháo sơi dây lụa ra, xong rồi cột lại như cũ, nàng làm sao biết được... ta phải mở chiếc hộp để khám phá ra điều bí mật. TaRô tháo mối và mở chiếc hộp. Từ lòng chiếc hộp, chàng lấy một làn khói trắng bay lên hướng nam, hướng của Thủy cung. Chiếc hộp chỉ đựng có làn khói đó, ngoài ra không còn vật gì khác nữa. TaRô giật mình. Chàng biết nguy đến nơi rồi. Hối hận vì hành động của mình nhưng không làm sao đựơc nữa. TaRô biết rằng từ nay chàng tuyệt đường về, không mong chi trở lại Thủy cung nơi người vợ hìên đang đón đợi. Buồn rầu, TaRô khóc nức lên. Chàng khóc một hồi và cảm thấy máu mình đông đặc trong huyết quản, tay chân teo tóp lại như cây khô, tóc chàng trở nên bạc phơ, răng chàng rụng ra từng cái. Khí lực chàng dần dần tiêu tán. TaRô nằm gục xuống bên đường. Bốn thế kỷ đi qua đã đè nặng xuống người ngư phủ trai trẻ kia. (nguồn http://vanhoc.xitrum.net/truyencotich/thegioi/2006/262.html) Từ Thức gặp tiên Ngày xưa, vào đời Trần, niên hiệu Quang Thái (1388-1398) có chàng thư sinh ở đất Hóa Châu tên Từ Thức, giữ chức huyện Tiên Du, thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Cạnh huyện đường có ngôi chùa danh tiếng, trước sân chùa có một gốc mẫu đơn quý lạ. Hàng năm đến kỳ nở hoa, người ta mở hội tưng bừng, trai gái các nơi tấp nập kéo nhau đến dự hội thưởng hoa. Năm Bính Tỵ, vào khoảng tháng hai, người ta thấy có một cô gái tuyệt sắc trạc lối mười lăm, mười sáu tuổi đến dự hội. Nàng ít tô điểm phấn son song làn da mặt hết sức mịn màng, tươi thắm. Để ngắm hoa được gần hơn, nàng vin một cành hoa xuống, không ngờ mẫu đơn dòn gãy dưới tay. Người giữ hoa trông thấy liền bắt nàng trói vào gốc cây. Đến xế chiều cũng không thấy có ai đến chuộc cứu nàng. Từ Thức nhân đi qua, nghe câu chuyện, động lòng thương người đẹp, bèn cởi áo cừu đang mặc đưa cho nhà chùa để bồi thường. Cô gái được thả ra ngập ngừng cảm ơn Từ Thức rồi đi về một phía mất hút. Từ đó Từ Thức càng được dân tình mến trọng là một vị quan hiền đức. Nhưng Từ Thức vốn thích bầu rượu, túi thơ, cây đàn hơn là chồng giấy tờ ở công đường, mải mê theo cảnh đẹp trời mây mà bỏ bê cả việc quan. Cấp trên gởi tờ khiển trách, bảo rằng ông cụ thân sinh trước kia là một vị quan đại thần, lẽ nào chàng không nối được nghiệp nhà mà giữ nổi chức tri huyện? Từ Thức thở than: "Lẽ nào chỉ vì một vài đấu thóc mà ta đành dìm thân trong chốn lợi danh! Sao bằng với một chiếc thuyền con, ta thoát khỏi vòng cương tỏa. Nước biếc non xanh sẽ không bao giờ phụ ta"! Rồi chàng trả ấn từ quan, lui về vùng núi non ở huyện Tống Sơn. Mang theo bầu rượu, cây đàn, chàng đi du ngoạn khắp mọi chốn danh lam thắng cảnh. Gặp nơi đẹp đẽ chàng dừng chân uống rượu, làm thơ. Vết chân, câu thơ của chàng ghi dấu ở nhiều nơi, núi Chích Trợ, động Lục Vân, nguồn sông Lễ, bờ Kênh Nga. Một hôm, chàng tới cửa Thần Phù, trông ra ngoài biển thấy một lớp mây năm sắc kết thành đóa hoa sen. Chàng ngồi thuyền đến nơi, gặp nhiều núi non kỳ dị. Từ Thức lo ngại bảo người chèo thuyền: "Ta đã đi khắp miền đông nam, biết rõ cả vùng này, nhưng chưa bao giờ nghe nói đến những núi non kỳ tú kia. Có lẽ đây là non Tiên đưa đến, hay núi Thần dời lại, không thì làm sao ta chẳng hề thấy bao giờ"? Rồi sai buộc thuyền, lên bờ. Đi được vài bước thấy sừng sững trước mặt một sườn đá cao nghìn trượng, Từ Thức thở ra: "Không có cánh làm sao mà vượt qua được"? Rồi chàng lấy bút viết lên thành đá một bài thơ. Đang lúc mải mê ngắm cảnh, chàng bỗng thấy sườn đá mở ra một cửa hang động rộng chừng một trượng. Chàng vén áo lần vào. Vừa đi được vài bước thì cửa hang tự khép lại, chàng chìm trong bóng tối không còn biết đâu lối ra. Chàng liều chết sờ theo lớp rêu trên đá mà đi, theo một lối quanh co, được một quãng thì đường hầm dần dần mở rộng. Ra khỏi bóng tối, mắt chàng chói ngợp vì ánh sáng rực rỡ, sửng sốt vì mây muôn màu sắc bao phủ các đền đài giát bằng châu ngọc giữa cảnh vườn đầy hoa quý lạ, hương thơm khác thường. Từ Thức còn đang ngây ngất, tưởng mình đang mơ, thì bỗng vẳng có tiếng cười trong trẻo ở sau lưng, chàng ngoảnh lại thấy hai cô gái áo xanh đang khúc khích bảo nhau: "Kìa, chú rể mới nhà ta đã đến"! Rồi hai nàng bỏ đi. Một lát sau trở ra bảo: "Phu nhân chúng tôi cho mời chàng vào". Từ Thức theo. Đi qua một quãng sân, hai bên tường thêu dệt gấm hoa, đến một lớp cửa son, chàng thấy treo ở trên lầu cao hai bức hoành phi chữ vàng: "Quỳnh Hư chi điện và Giao Quang chi các". Trong cung điện, một bà tiên mặc áo trắng đang ngồi trên giường thất bảo. Bà tiên mời Từ Thức ngồi lên ghế bên cạnh rồi bảo: "Chàng vốn say mê cảnh lạ, bấy lâu đã thỏa chí bình sinh ngao du đó đây, chàng có biết nơi này là đâu không"? Từ Thức đáp: "Tôi là một thư sinh sống ẩn dật ở huyện Tống Sơn, ngao du với một chiếc thuyền con ở giữa trời biển. Tôi không được biết là chốn này có lầu hồng, điện biếc. Lòng tôi đây còn nhiễm đầy trần tục, không hiểu biết được đây là chốn nào, xin phu nhân vui lòng dạy cho kẻ thư sinh được thấu rõ". Bà tiên nói: "Phải, chàng làm sao mà biết được chốn này. Đây là hang thứ sáu trong ba mươi sáu động Phù Lai. Nơi này biển bao bọc chung quanh, lơ lửng không chạm đất, cũng như núi La Phù theo chiều gió mưa mà tan hợp, như núi Bồng Lai mọc trên ngọn sóng. Ta đây là Ngụy phu nhân, tiên chủ núi Nam Nhạc. Vì thấy chàng có đức nên mới cho mời đến"! Nói rồi bà tiên đưa mắt ra lệnh cho các tiên nữ đứng hầu. Một nàng áo xanh đưa từ trong ra một tiên nữ trẻ tuổi. Từ Thức liếc nhìn thì nhận ra người đã làm gẫy cành mẫu đơn trong Hội Thưởng Hoa. Bà tiên trỏ thiếu nữ mà nói với Từ Thức: "Em nó là con gái ta, tên gọi Giáng Hương. Ngày trước nó gặp nạn trong Hội Thưởng Hoa, được chàng cứu thoát. Lòng em nó vẫn không quên. Ta muốn cho nó kết duyên với chàng để đền ơn đó". Rồi bà tiên ra lệnh cử hành hôn lễ ngay đêm hôm ấy, dưới ánh đèn mỡ phụng, trên chiếu thêu rồng. Hôm sau, chư tiên ở khắp nơi đến mừng đôi tân nhân. Kẻ mặc lụa từ phương bắc cỡi rồng xanh đến, kẻ mặc tơ từ phương nam cỡi ly vàng đến, kẻ ngồi xe ngọc, kẻ đi xe mây... Các tiên tụ họp trên gác điện Giao Quang rèm ngọc, sáo vàng. Khi Kim Tiên đến, tất cả chư tiên đều xuống điện rước lên ngồi ở trên ngai pha lê bày chính giữa. Chư tiên vừa ngồi xuống, tiếng nhạc trời văng vẳng trỗi lên. Đủ các thứ rượu quý đượm hương ngào ngạt rót dâng ra. Tiên nương mặc áo lụa nói: "Chúng ta dạo chơi trong vùng này đã gần tám mươi ngàn năm, biển phía nam đã ba lần biến đổi. Giờ đây chú rể không sợ thay đổi đời sống, từ xa đến đây để lấy vợ. Tôi nghĩ là chú rể sẽ không hối tiếc đời cũ và sẽ không còn nói là trên đời này không có Tiên"! Kim Đồng, Ngọc Nữ sắp thành nhiều hàng dài bắt đầu múa. Ngụy phu nhân chủ động đứng ra mời tiệc. Giáng Hương rót rượu đưa đến tay chư tiên. Nàng tiên trẻ tuổi mặc tơ cười nói: "Cô dâu chúng ta hôm nay thịt da như mỡ đọng, không còn gầy như trước nữa. Người ta thường nói là con gái thượng giới không có chồng. Tôi không còn có thể tin như vậy nữa"! Ngụy phu nhân nói: "Tôi nghe nói người ta có thể gặp Tiên song khó mà tìm đến. Những cuộc gặp gỡ hiếm có, nhiệm mầu, thời nào cũng thấy: tỉ như vết tích đền Bạc Hậu, núi Cao Đường, dấu chân ở Lạc Phố, đồi ngọc Giang Phi, nàng Lộc Ngọc lấy Tiên Sử, Vân Tiêu gặp Thái Loan, Lan Hương và Trương Thạc. Nếu ta chế giễu cuộc hôn nhân này, thì những việc trước kia cũng hóa ra đáng cười lắm ru!". Tất cả chư tiên đều cười, trừ ra nàng tiên áo lụa nói bằng một giọng kém vui: "Cô dâu trẻ chúng ta đã thành thân tốt đẹp rồi. Nhưng khi tin kẻ tiên kết hôn với người tục xuống đến trần, trên Thiên Đình sẽ không khỏi có kẻ mỉa mai chúng ta. Chư tiên thượng giới phải gánh chịu lấy thành quả này. Tôi e rằng chúng ta không tránh khỏi tiếng tăm đó"! Kim Tiên liền nói: "Tôi ở Thiên Đình, chưa bao giờ đặt chân xuống ở bể trần, thế mà có kẻ xấu miệng đã nói rằng thiên tiên dâng rượu cho vua Chu, chim xanh đem tin đến cho vua Hán. Chính chúng tôi cũng phải chịu lấy những lời lẽ phạm thượng của người đời. Thế làm sao chư tiên tránh khỏi được lời vu khống kia? Tân lang đang ở đây, chúng ta không nên tranh luận với nhau điều ấy để làm buồn lòng chàng làm gì". Chư tiên lại cười lên vui vẻ. Đến khi mặt trời ngả về tây, các tiên mới chia tay ra về. Còn lại một mình, Từ Thức cười bảo Giáng Hương: "Ở thượng giới, tình yêu cũng đưa đến việc lứa đôi. Cho nên Chức Nữ mới lấy Ngưu Lang, Thượng Nguyên theo Phong Trác ở dưới trần, Tăng Nhu viết ra thiên Chu Tần, Quần Ngọc làm bài thơ Hoàng Lãng. Hoàn cảnh tuy mỗi nơi có khác, song tình yêu ở đâu cũng giống nhau. Từ ngàn đời nay, bao giờ cũng thế. Bây giờ tất cả chư tiên đi rồi, sao không khí chung quanh đôi ta lại lạnh lẽo, buồn bã thế này. Có phải vì tình yêu không phát sinh ra ở lòng em, hay là em cố cầm giữ lại?" Giáng Hương buồn rầu đáp: "Các chị đều đã đắc đạo, có tên ở Hoàng Điện, thường lui tới Hồng Môn, sống ở chốn thanh khiết, vui chơi trong cõi cực tịnh, lòng không vương vấn dục tình. Còn em đây chưa sạch khỏi thất tình. Dấu vết còn ở nơi Thúy Điện, vấn vương duyên nợ trần ai. Thân em tuy ở điện ngọc nhưng lòng em còn dính bụi trần. Đừng đem em mà so sánh với các chư tiên khác!" Từ Thức nói: "Nếu thế thì em cũng không xa cách anh lắm"! Cả hai đều phá lên cười. Ngày tháng kế tiếp nhau trong khoái lạc thần tiên. Một sáng, Từ Thức thấy hoa sen nở, hồ ngọc đã thay đổi màu xanh, thấm thoát thế mà đã qua một năm rồi. Những đêm gió thổi lạnh lùng, những sáng sương sa nặng hạt, những tối trăng rọi qua song, có khi Từ Thức không làm sao nhắm được mắt. Một nỗi buồn tràn ngập tâm hồn, thức tỉnh chàng dậy. Một hôm, trông ra xa thấy một con thuyền, chàng trỏ tay bảo Giáng Hương: "Anh từ miền xa xôi kia tới đây, chân trời mờ mịt, sóng biển muôn trùng, không biết rõ nhà anh ở nơi nào!" Một lát chàng lại nói: "Khi đi, anh còn có mẹ, bạn bè ở dưới kia. Lòng trần chưa rũ sạch, anh muốn nhìn lại quê hương. Em hãy hiểu cho lòng anh, để cho anh trở về thăm nhà ít lâu. Không biết em nghĩ sao?" Giáng Hương buồn bã không thốt nên lời. Từ Thức nói tiếp: "Để cho anh đi dăm hôm, một tháng gặp lại các bạn, xếp đặt công việc nhà, rồi anh sẽ trở lại sống bên em mãi mãi cho đến già ở chốn Bạch Vân". Giáng Hương khóc nói: "Em không muốn lấy tình vợ chồng để ngăn anh đừng trở lại quê nhà. Em chỉ sợ rằng đời sống thế gian quá nhỏ hẹp, ánh sáng mặt trời quá vắn vỏi, anh sẽ không còn tìm thấy sân vườn xưa trong cảnh cũ nữa đâu!" Nàng báo tin cho mẹ hay, Ngụy phu nhân thở dài bảo: "Ta không ngờ con người ấy lại còn vương vấn tục lụy đến thế!" Rồi cho sắm sửa một chiếc xe mây để đưa Từ Thức đi. Giáng Hương trao cho chồng một phong thư viết trên giấy lụa, dặn dò: "Sau này khi xem đến bức thư, anh hãy nhớ đến em"! Rồi hai người gạt nước mắt chia tay. Trong nháy mắt Từ Thức đã đặt chân xuống mặt đất. Nhưng tất cả đều đã hoàn toàn đổi thay. Nhà cửa, người làng không còn là những người quen cũ nữa. Chỉ có các tảng đá bên bờ suối vẫn phủ rêu xanh như xưa. Hỏi đến những người già cả trong làng xem có biết người tên Từ Thức không, mọi người đều nói: "Hồi chúng tôi còn bé, có nghe nói là ông cố ba đời chúng tôi mang tên đó. Ông ấy đi lạc vào núi đã tám chục năm nay. Từ đó đến nay chúng tôi đã trải qua ba đời vua". Từ Thức cảm thấy lòng buồn thấm thía, muốn trở lại thượng giới, song chiếc xe mây đã biến thành chim loan bay mất về trời. Chàng mở phong thư ra đọc: "Trong mây kết duyên loan phụng, mối tình đôi ta đã dứt! Làm sao tìm lại non Tiên trên biển cả? Chúng ta khó gặp được nhau lần nữa", mới biết là Giáng Hương đã gởi chàng những lời vĩnh biệt. Sau đó, Từ Thức khoác áo lông, đội nón nhẹ, một mình đi vào núi Hoành Sơn, không thấy trở về nữa . (nguồn: http://vanhoc.xitrum.net/truyencotich/vietnam/2006/15.html)
  25. Phong cách giao tiếp của người Nhật Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù du và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới. Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mỹ không có mùi hương. Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ. Hoa anh đào nở báo hiệu mùa xuân đến. Suốt tuần lễ thứ hai của tháng Tư, lễ hội hoa anh đào được tổ chức khắp nơi đón mùa xuân mới và mọi người tụ tập trong các buổi tiệc ngắm hoa “ohanami” (flower viewing party). Mỗi khi mùa xuân đến, hoa đào như phủ khắp đất nước Nhật Bản. Cả một màu hồng phấn ôm trọn lấy núi đồi, lan tỏa khắp phố phường tượng trưng cho một mùa lãng mạn và đẹp nhất: mùa hoa anh đào. Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp. Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên... Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau: + Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng. + Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm. + Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông. Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay. + Giao tiếp mắt: người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa..., hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực. + Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác. + Gián tiếp và nhập nhằng: thường thì họ giải thích ít những gì họ ám chỉ và những câu trả lời thì cũng rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói “không” và chẳng nói cho biết rằng họ không hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói “điều này khó”. Bất kỳ lời nói, cử chỉ nào của người Nhật kể cả sự thúc giục hay từ chối cũng đều mang dấu ấn của sự lịch thiệp, nhã nhặn. Vì người Nhật có ý thức tự trọng cao nên họ đặc biệt tránh trở thành kẻ lố bịch, không đúng mực, khiếm nhã khi giao tiếp. Người Nhật rất chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy dễ chịu. Họ không bao giờ muốn làm phiền người khác bởi những cảm xúc riêng của mình, cho dù trong lòng họ đang có chuyện đau buồn nhưng khi giao tiếp với người khác họ vẫn mỉm cười. + Khi bước vào tiếp xúc, sau những lời chào hỏi xã giao, với cương vị chủ nhà, họ thường chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước. Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Trong không khí căng thẳng, nếu bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt, nhưng nên dừng lại đúng lúc. Người Nhật khi đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kiến chệch vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ. Dù người Nhật rất khoan dung với người nước ngoài về khoản này, nhưng sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu không dùng ngôn ngữ lễ phép và kính ngữ khi dùng tiếng Nhật để nói chuyện với người có địa vị cao hơn. Kính ngữ “san” có thể dùng khi bạn nói tiếng Anh nhưng đừng dùng nó để gọi chính mình. Tên người Nhật có họ để phía trước nhưng họ cũng thường để ngược lại vì lợi ích của người Tây phương trong giao tiếp. Nụ cười hay tiếng cười của người Nhật có thể là do họ cảm thấy bối rối hoặc khó chịu, và có thể không mang nghĩa là họ đang vui. Sẽ là thô lỗ nếu khi không gửi thiệp trong ngày Tết của Nhật khi nhận được thiệp gửi cho bạn. Nhưng nếu gửi thiệp ấy tới một tang gia chưa giáp năm là lỗi trong giao tiếp. Với người Nhật, việc tặng tiền thường bị xem là thô lỗ, tiền mặt là loại quà cáp quy chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ em trong năm mới. Khi gọi ai đó bằng cách vẫy tay, nên để tay thẳng, lòng bàn tay hướng xuống, sau đó quạt các ngón tay xuống, việc cong một vài ngón tay trong không khí là cử chỉ tục tĩu. Sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu chỉ tay trực tiếp vào người khác, thay vào đó ta mở rộng bàn tay ngửa lên trên như thể đang bưng một cái mâm và chỉ về phía người đó. Một điều rất quan trọng trong giao tiếp là cách tạo ra thiện cảm ban đầu, trong công việc cũng như sinh hoạt, người Nhật không muốn bị lãng quên. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật rất quan tâm vấn đề thời gian nếu có cuộc hẹn. Họ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu là người đi tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hội thứ hai gặp lại. Người Nhật thích tặng quà cho từng người khách và khi được tặng quà thường không mở món quà đó trước mặt người tặng quà, như luật bất thành văn, họ tặng quà nhau trong các ngày lễ tết hoặc khi có tin vui, thăng quan tiến chức. Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót. Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn tại Nhật. Khi đến nhà người khác chơi, được chủ nhà mời vào nhà thì người khách phải đáp “cảm ơn, rất hân hạnh” và cởi bỏ áo khoác trước cửa nhà. Nếu là người đến thăm lần đầu thì chỉ ở chơi không quá nửa giờ, sau đó vào lúc thích hợp phải xin phép ra về với câu “Tôi đã làm phiền ngài quá lâu, xin lượng thứ”. Sau khi cởi đôi dép đi trong nhà, người khách phải quay mũi dép vào trong phòng, ở cửa người khách phải cúi chào một lần nữa và cảm ơn chủ nhà vì sự tiếp đón rồi mới đi ra. Phụ nữ Nhật khi nói chuyện với người ít quen biết thì họ phải im lặng và nhìn đi chỗ khác, đó được coi là những hành vi đức hạnh, được đánh giá là người phụ nữ đức hạnh, còn nếu nhìn chăm chú sẽ bị đánh giá là người không đứng đắn, thiếu đức hạnh vì hành vi đó được đánh giá như lời mời gọi dẫn tới sự thân mật. Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần Người Nhật và người Việt đều có lối ứng xử giống nhau, một số nét văn hóa giống nhau. Có thể đó là do sự trao đổi văn hóa, qua đường thông thương chẳng hạn. Nhưng cũng có thể đó là đặc tính chung của cả hai dân tộc khi vẫn còn liên hệ với nhau như các vùng trong một quốc gia. Một số phong tục của người Nhật và Việt mà người Hán không có, ví dụ như: _Có lẽ vì người Nhật và người Việt ở nhà sàn nên mới có tục cởi dép trước khi vào nhà, còn người Hán thì không có tục đó. Ta để ý thấy trong phim cổ trang Trung Quốc, không bao giờ có cảnh cời dép trước khi vào nhà mà chỉ cới dép trước khi lên giuờng đi ngủ thôi. _Ngừoi Nhật cổ và người Việt cổ đã biết dùng đũa ăn cơm trong khi người Hán chủ yếu ăn các loại bánh, lương thảo cho quân lính Tần Thủy Hoàng là một loại bánh rất cứng (vua Tần Thủy Hoàng nhận định quân sĩ của mình "răng sắt lưỡi đồng" nên ăn được). Có một chi tiết trong truyện cổ của Nhật mà Rin86 đã đọc nhắc đến đôi đũa, đó là khi thấy đôi đũa trôi trên dòng suối thì ở thượng nguồn có bản làng. _người Nhật và người Việt đều chú ý đến "nói giảm, nói tránh" khi diễn đạt một câu chuyện hay trong cách nói hàng ngày trong khi nguời Hán thường dùng lối "ngoa dụ", kể cả để tỏ sự khiêm tốn, nhún nhường thì cũng hơi quá. Ví dụ như để chỉ căn nhà của mình họ dùng từ "tệ xá", khi tranh luận một vấn đề và đưa ra ý kiến họ dùng từ "ngu ý", nói về bản thân thì "tại hạ", thấp hơn thì "kẻ tiểu nhân này"... ta có thể thấy vô số trong phim cổ trang Trung Quốc. Trong khi đó người Việt khi nói với người ngang hàng chỉ dùng tôi (có nghĩa là người phục vụ, "tôi sẽ làm vui lòng bạn") _cố gắng không nhìn vào mắt người đối thoại (một số người hâm mộ văn minh Tây phương cho đó là một tật xấu, mất lịch sự của người Việt, nhưng người Nhật thì không :)) _tặng tiền trong đám cưới và tiền mừng tuổi cho trẻ con nhân dịp năm mới, không dùng tiền làm quà tặng (trừ người nhà với nhau).