Rin86

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    968
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    1

Everything posted by Rin86

  1. Bác ơi quẻ hôm qua là Sinh Lưu Niên mà, có hy vọng gì không ạ?
  2. Rin86 vừa mới bị mất smart phone http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/crying.gif vừa mới mua được hơn 1 tháng hu hu hu 6tr2 đi teo rùi Đúng là Thái Bạch quét sạch cửa nhà.
  3. Nhà đắt nhất thế giới bị bỏ hoang Khi tỷ phú giàu nhất Ấn Độ khánh thành ngôi nhà cao 27 tầng xa hoa, nhiều người tự hỏi ông ấy định chứng minh điều gì. Giờ đây, một câu hỏi khác được đặt ra: Tại sao ông ấy vẫn chưa đến ở? > Tỷ phú xây nhà tỷ đô Tòa nhà tỷ đô của tỷ phú Ấn Độ Antilia. Ảnh: NYT. Tỷ phú Mukesh Ambani không một lời giải thích về vấn đề trên, khiến dư luận đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau. Một lời giải thích phổ biến đó là dù có tới 1 tỷ USD được đổ vào xây dựng, tòa nhà vi phạm nguyên tắc Vastu Shastra, một thuật giống như phong thủy ở phương Đông Nhìn bề ngoài, ngôi nhà có tên Antilia dường như có người ở. Đêm xuống, tòa nhà sang trọng này được thắp sáng đèn từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Những người giàu có ở thành phố Mumbai tới đây xem phim tại nhà hát và ăn tối trong phòng tiệc. Thế nhưng, khi khách thưởng thức xong những miếng bánh cuối cùng và ra về, chủ nhà cũng lên đường tới Sea Wind, tòa nhà 14 tầng ở phía nam thành phố. Tại đây, ông Ambani, vợ, ba con sống cùng mẹ ông và gia đình em trai ông.Vậy khi nào Mukesh Ambani, người có tới 27 tỷ USD theo ước tính của Forbes, chuyển vào đây sống? "Tôi hỏi ông ấy câu này hai lần rồi", một người bạn đã dự tiệc tại Antilia nhiều lần cho biết. "Ông ấy nói: "Tháng tới, để mọi việc xong đã". Một người bạn thân khác của Ambani cho hay gia đình tỷ phú không sống ở đây nhưng thỉnh thoảng ngủ lại. Người này giấu tên vì sợ làm mất lòng Ambani. Tushar Pania, phát ngôn viên của công ty Reliance Industries của tỷ phú, nói rằng những bàn luận xung quanh vấn đề này là chuyện tầm phào. "Đấy là nhà riêng. Không có lý do gì lại bàn chuyện đó chỗ đông người", ông nói. Ông cho hay gia đình đã chuyển tới song khi được hỏi liệu gia đình tỷ phú có sống ở Sea Wind không, ông nhắc lại: "Họ sống ở cả hai nơi". Nhưng tại sao có người xây một ngôi nhà được cho là đắt nhất thế giới lại chỉ dùng nó làm nơi ở tạm. Nhiều người tìm tới thuật phong thủy Vastu để giải thích. Người theo đạo Hindu cho rằng xây nhà không theo thuật Vastu, gia chủ sẽ gặp điềm xấu. Basannt R. Rasiwasia, một chuyên gia Vastu nói Antilia có vẻ như đã vi phạm một trong những nguyên tắc của thuật phong thủy. Phần phía đông của tòa nhà không có đủ cửa sổ hoặc những khoảng trống để đón nắng mặt trời buổi sớm. "Từ ngoài nhìn vào, tôi thấy rằng phía đông bị phong tỏa trong khi phần phía tây mở rộng hơn", ông nói. "Điều này có thể khiến các thành viên trong gia đình hiểu lầm lẫn nhau. Gia chủ cũng sẽ phải nỗ lực nhiều để đạt được kết quả bình thường. Phía tây thường mang tới nguồn năng lượng xấu". Tuy nhiên, ông Rasiwasia cho biết không thể phân tích đầy đủ do ông chưa được vào bên trong ngôi nhà. Ngôi nhà do hai công ty Mỹ xây dựng và trang trí. Giới chức hai công ty này từ chối bình luận về thông tin trên. Ngay cả trước khi nó được xây dựng, nhiều tranh cãi nổ ra xung quanh Antalia. Ông Ambani mua khá nhiều đất để xây nhà năm 2002 với giá 4,4 triệu USD từ một quỹ từ thiện Hồi giáo. Các chức sắc Hồi giáo và nhiều nhà phê bình chỉ trích rằng mảnh đất được mua với giá thấp hơn thị trường. Ambani mua nó từ một cuộc đấu giá và bác bỏ chỉ trích này. Năm ngoái, khi Antilia sắp hoàn thành, nhiều cư dân Hồi giáo phẫn nộ nói rằng tòa nhà là sự phô trương sự giàu có ở đất nước mà phần lớn dân chúng sống với thu nhập dưới 2 USD một ngày và hơn nửa dân cư thành phố Mumbai phải sống trong nhà ổ chuột. Nhiều báo trong nước và nước ngoài viết về điều này, khiến Ambani buồn lòng, một người bạn của ông kể. Dù vậy, tòa nhà vẫn thu hút được nhiều ánh nhìn ngưỡng mộ. Cách đó khoảng gần 1 km, lãnh sự Mỹ đang xây dựng một tòa nhà gần giống như Antilia. Mai Trang (theo NYT)
  4. Một hôm Rin cùng 2 người chị em kết nghĩa đến nhà chú nuôi chơi. Chú của Rin cho Rin biết 1 bất ngờ là chú ấy cũng học Kinh Dịch nhưng rất ít khi xem cho mọi người, thường thì 2,3 năm mới xem cho những người nào có duyên 1 lần. Tối hôm đó, chú nuôi (chú Dan) quyết định xem quẻ cho Rin và 2 người chị em kết nghĩa. Quẻ cho em út nói về những niềm vui và giới hạn, quẻ cho em giữa thì nói về công việc (cụ thể ra sao Rin không nhớ rõ lắm). Còn quẻ của Rin thì là quẻ số 19, chú Dan nói rằng nó là quẻ chủ về học hành, có 1 người nói những lời lẽ rất hay với Rin nhưng đều là dối trá, nhưng người đó sẽ không thể cản trở Rin đi tiếp trên con đường của mình (thực ra là những bậc thang đi lên cao chứ không phải con đường bằng phẳng). Chú Dan nói với Rin rằng Rin cần tìm 1 người Việt Nam để giải thích rõ cho Rin về quẻ này (Chú Dan là người Pháp, Rin lại không biết tiếng Pháp nên không hiểu rõ lắm về toàn bộ lời giải thích hu hu). Liệu các cao thủ dịch học có thể giải thích cho Rin về quẻ dịch số 19 này được không ạ? ngày lấy quẻ là 8/7 âm lịch năm Tân Mão (hình như là giờ Hợi) Rin gieo quẻ ra các số 8 8 6 8 7 7, cuối cùng là ra quẻ dịch số 19. Rin xin chân thành cảm ơn :D
  5. Xin chào các thành viên của diễn đàn Lý học Đông phương Rin86 có một người bạn không biết ngửi, tức là bị mất khứu giác bẩm sinh, bệnh di truyền vì ông ngoại của người đó cũng bị như vậy. Có ai đã từng gặp người nào bị như thế chưa ạ? và cho Rin hỏi là bệnh này có chữa được không? bằng châm cứu liệu có khả năng không ạ?
  6. Cám ơn bạn Duong Triet Nhà mình bây giờ yên rồi hihi nhờ bác Thiên Sứ cho lời khuyên về phong thủy và cũng đổi hướng giường nữa, bây giờ mọi người trong nhà khá thân thiện với nhau :)
  7. Ảnh Rin86 chụp bằng điện thoại :P (hix không có máy ảnh) :D
  8. ôi em vô cùng cám ơn anh Thiên Đồng
  9. Kinh thua cac cao thu, em khong muon lap ra qua nhieu topic nen nhan day xin duoc hoi them 1 cau hoi a: hien tai trong can nha ma em dang song, moi nguoi hieu lam va cai va nhau rat nhieu, lieu moi chuyen co tro lai yen binh khong a? Em xin loi vi dung dien thoai nen khong go duoc dau.
  10. Có một lần papa của Linh được tặng 2 chai tương ớt đặc sản, người tặng nói rằng nó là đặc sản và hết lời ca ngợi nhưng hình thức của nó thì rất tầm thường, tương được đựng trong chai lavie đã qua sử dụng. Nhưng quả đúng là tương ớt đó rất ngon, rất cay nhưng đọng lại trên lưỡi vị ngọt, mằn mặn và mùi rất quyến rũ. Người làm được loại tương đó hẳn phải có một vị giác rất tinh tế để có thể tạo nên được vị ngọt xen lẫn vị cay. Gia vị bao nhiêu loại, gia giảm thế nào, chắc hẳn đó là một quá trình phức tạp. Nói đến những quy trình chế biến phúc tạp thì ta có thể nói đến phở, món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam, phở cũng có rất nhiều loại gia vị kết hợp lại thì mới được một vị ngon đặc biệt như vậy. Rồi bún chả, blogger Noodlepie có nói bún cả có đủ năm mùi ( http://noodlepie.typepad.com/blog/2004/04/bun_cha.html đây là blog của Noodlepie, một người Anh say mê ẩm thực Việt). Bún thang cũng có gần chục loại nhiên liệu. Và món ăn mà người Việt nào cũng làm được là món nem, món nem là tổng hợp của thịt lợn băm nhỏ, mộc nhĩ, trứng, giá (hoặc xu hào thái sợi).... sự kết hợp của gần chục loại nguyên liệu khác nhau không làm món ăn trở nên hổ lốn mà ngược lại món nem giống như một bản giao hưởng nhịp nhàng mà người nhạc trưởng đã tăng chỗ này một tý, giảm chỗ kia một tý theo một cảm nhận riêng bằng tài năng của ông ta, chỉ ông ta mới làm được. Tại sao mỗi đất nước có một đặc sản riêng mà nước khác không có? Không có đất nước nào mà ẩm thực lại sao chép nguyên xi của nước khác, có lẽ do thổ nhưỡng, cây cỏ ở mỗi nước mỗi khác. Nhưng ở Việt Nam, Linh nhận thấy còn do cách giáo dục mà cha ông ta truyền lại. Trước hết, cách mà chúng ta ăn sẽ quyết định cách mà chúng ta nấu, chúng ta sẽ nấu những gì mà chúng ta cho là ngon, những gì mà vị giác của chúng ta có thể cảm nhận được. Vậy vị giác của người Việt khác vị giác của người những nước khác như thế nào? Chúng ta hãy nhớ lại bữa ăn truyền thống của người Việt Nam gồm có những gì? Một nồi cơm, một bát nước nắm, một đĩa thịt kho (hoặc xào, luộc), một bát canh rau luộc và đĩa rau luộc. Ai trong chúng ta cũng ăn như vậy từ bé. Người Việt có nhiều món luộc. Có người cho rằng đó chỉ là bữa ăn thời nghèo khó, nếu có tiền thì người ta sẽ ăn nhiều thịt để cao to hơn. Nhưng thực sự không phải như vậy, đất nước chúng ta cũng đã trải qua những thời điểm rất hưng thịnh và giàu có trong lịch sử, lúc ấy thịt cá không phải là vấn đề lớn, nhưng bữa ăn truyền thống như vậy vẫn được duy trì, đó không chỉ là thói quen mà còn là sự cần thiết để đảm bảo cân bằng cho con người, để con người hòa hợp với thiên nhiên, thổ nhưỡng ở xứ ta. Các cụ có câu "cơm không rau như đau không thuốc" để nhấn mạnh tầm quan trọng của rau trong bữa ăn, có lẽ có một thời gian người Việt đã ăn quá nhiều thịt và nhận ra rằng rau là cần thiết cho thể chất người Việt. Và theo Linh, thói quen ăn uống truyền thống đã tạo cho người Việt một vị giác tinh tế để có thể thăng hoa, tạo nên những món ăn kết hợp nhiều loại nguyên liệu nhưng không hổ lốn mà rất ngon miệng. Người Việt có thể cảm nhận được vị ngọt mát rất nhẹ của nước su hào luộc, bắp cải luộc, rau ngót luộc.v.v. ăn một miếng su hào luộc người Việt thấy ngọt, vị ngọt ấy lại khác với vị ngọt của rau cải cúc, rau ngót, bắp cải luộc. Linh đọc ở đâu đó rằng một vị đầu bếp Trung Quốc nói người Việt ăn uống rất giản dị, chỉ cần một bát cơm chan nước rau luộc là xong bữa, và một số người nước ngoài khác sống ở Việt Nam than phiền rằng họ phải ăn thịt lợn luộc, thịt gà luộc mỗi dịp Tết, họ không hiểu tại sao lại có món ăn nhạt đến thế. Có lẽ vì ăn quen như vậy rồi nên người Việt có thể cảm nhận được vị ngọt của nước rau luộc dù nó chỉ thoảng qua rất nhẹ. Quá trình ăn uống giản dị như vậy từ nhỏ đã tạo cho người Việt một vị giác rất bén nhạy với các loại gia vị, các loại thực phẩm khác nhau. Muốn uống được rượu vang Pháp thì người Pháp cũng phải tập mới cảm nhận được vị ngon của nó, muốn ăn thịt gà luộc, rau luộc của người Việt thì cũng phải tập từ nhỏ (mặc dù luộc là cách chế biến đơn sơ nhất, không thể đơn giản hơn). Ngoài vị giác đã được luyện tập từ nhỏ nhờ những món ăn truyền thống, chúng ta còn phải cảm ơn ông cha ta đã lai tạo được những giống vật nuôi tuyệt vời như giống gà ta, lợn ỉn mà trước đây ta đã từng được ăn (giờ thì không biết những giống vật nuôi này còn thuần chủng không hay bị lai tạp nhiều rồi). Một bài viết rất thú vị trên blog của Noodlepie có nhắc đến điều này (không nhớ bài viết đó nằm ở đâu trong blog rất dài đó nứa :P ), Noodlepie nói rằng anh ấy không hiểu tại sao trứng rán ốp la ở Việt Nam lại ngon hơn trứng anh ấy ăn ở Châu Âu, lúc đầu anh ấy giải thích rằng đó là do thức ăn người ta cho gà ăn ở Việt Nam khác ở châu Âu nhưng thấy vẫn chưa thỏa đáng (có lẽ Noodlepie đã ăn trứng gà ri). Theo Linh đó còn là do ADN của giống vật nuôi được người Việt cổ lai tạo hàng ngàn năm theo mục đích của mình. Việt Nam có nền nông nghiệp lâu đời (4000 năm). Nếu như ở một số nước người ta muốn lai tạo để cho ra những con vật to hơn, đẻ nhiều trứng hơn, nhiều con hơn thì ở Việt Nam không hẳn là như vậy. Người Việt muốn ăn ngon hơn là ăn nhiều. Ví dụ như con gà ri, nó nhỏ thôi nhưng thịt ngon, trứng ngon và rất dễ nuôi, ăn gì cũng sống được. Có một thời gian người ta nuôi toàn gà công nghiệp, vì lúc đó kinh tế khó khăn, thiếu thịt nên thịt không cần ngon mà chỉ cần nhiều, nhưng khi kinh tế khá lên thì không ai nuôi gà công nghiệp nữa mà người tiêu dùng lại chuộng gà thả vườn. Vậy người Việt chúng ta có hai lợi thế: - thứ nhất là đầu bếp Việt có vị giác được huấn luyện từ nhỏ để có thể tạo ra những món ăn ngon kiểu Việt Nam. Trong kinh doanh, người Việt có thể tạo ra những món ăn có vị khác biệt so với những món ăn của nước ngoài. - thứ hai chúng ta có những giống vật nuôi tuy sản lượng không cao nhưng chất lượng tốt (thịt ngon, trứng ngon.v.v.) Không ai có thể làm vừa lòng được tất cả mọi người, trong kinh doanh cũng vậy, chúng ta không thể làm vừa lòng tất cả khách hàng mà phải tìm một phân khúc khách hàng riêng cho mình. Đối với việc kinh doanh ẩm thực Việt Nam, chúng ta cần tìm đến với những khách hàng thích ăn tinh, ăn ngon chứ không cần nhiều. Nếu hiểu rõ bản thân, chúng ta có thể tìm thấy những người cần mình và phục vụ họ, đó chính là khách hàng của chúng ta. (Rin86 định gửi bài này đến các báo, sửa lại văn phong một chút, nhưng bấm được quẻ Đỗ Vô Vong, chắc là không được nên post lên đây cho mọi người đọc chơi http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/eyelash.gif)
  11. ôi cám ơn Phoenix đã kiên nhẫn đọc hết bài viết của Rin :wub: :wub: :wub:
  12. Ôi bác Haithienha xem cho Rin sao mà quá đúng, già nửa năm 2011 trôi qua và Rin thấy đúng là tiền bạc tiêu tốn quá nửa, năm ngoái để dành được 18tr năm nay tiêu hết chỉ còn lại 10tr (mà Rin làm nhà nước nên đồng lương rất còm cõi, chỉ 1,5tr tháng http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/crying.gif) đã vậy còn mất ví 1 lần, mất đt, CMT và thẻ ATM, chuyện tình cảm thì khỏi nói, đúng là vù vờ vớ vẩn đã vậy mấy hôm trước còn gây ra mẫu thuẫn với 1 người bạn hu hu.... qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai nhưng mà sao lâu quá à :(
  13. Kính thưa các cô bác, anh chị em trên diễn đàn Rin86 hiện giờ đang có ý định chuyển việc nhưng chưa biết chuyển đi đâu. Xin mọi người giúp Rin86 một quẻ với. Liệu Rin86 có chuyển việc thành công trong năm nay không? Công việc đó là công việc như thế nào? (có đúng chuyên môn?) Công việc đó là ở đâu ạ? (Liệu có phải chuyển chỗ ở không ạ?) Kính mong các cao thủ xủi quẻ giúp Rin86. Rin86 xin đa tạ ạ
  14. Longphibaccai:: Rin đã tìm được nhà nhưng đúng như bạn nói là nhà không được ưng ý lắm :( nhà nhỏ đến nỗi chiều ngang chỉ có 2.5m
  15. Rin hiện đang ở cũng 3 người bạn, 1 sinh năm 1990, 1 người 1983 & 1 người 1979. Liệu mối quan hệ của Rin với những người này có suôn sẽ và tốt đẹp, lâu dài không ạ?
  16. Ôi Longphibaccai nói đúng thế!!!!!! đi tìm nhà mỏi mắt, xem hết căn này đến căn nọ mà đều dở hơi hix hix. Trong 1 tháng tới Rin phải làm gì bây giờ???
  17. Rin86 thường hay click vào nick những thành viên có sinh nhật vào nhưng ngày Rin đăng nhập web lý học để đọc profile của họ (nếu thấy hay thì chúc mừng), RIn thấy có khá nhiều các thành viên là người nước ngoài, nhưng không hiểu sao họ không lên tiếng trên diễn đàn (cụ thể là ai thì Rin cũng không nhớ vì có khá nhiều). Hy vọng không phải là account giả.
  18. Cháu tưởng là quyển sách photo thông thường thôi ai ngờ lại in đẹp và sang trọng thế này ạ? hihi đại biểu quốc tế không phải chuyện đùa, thật là chuyên nghiệp!
  19. Chú Dan cho em xem hình vẽ ở trong cuốn sách thì nó là hình 1 người có vẻ điêu ngoa đang đứng nói linh tinh, chặn đường của 1 đoàn người đang đi lên cầu thang, vậy nó là quẻ nào vậy ạ :o Trong tờ gấy em chép lại thì nó còn thêm 1 cái kẻ ngang ở giữa nữa: - - 8 - - 8 - - 6 ________ - - 8 __ 7 __7 hix hix AH em định nói cho chú Dan câu hỏi nhưng chú ấy bảo là không được nói, chỉ tập trung tư tưởng lúc gieo đồng xu là nghĩ về câu hỏi thôi (dùng 3 đồng 200đ để gieo)
  20. anh Hạt Gạo Làng ơi Em dùng 3 đồng xu có 2 mặt, 1 mặt âm, 1 mặt dương, tung lên thì được 2 mặt chẵn 1 mặt lẻ hoặc 2 mặt lẻ 1 mặt chẵn..v..v.. thì chú Dan viết ra được số đó. Em cũng không biết là thế nào nữa. Nhưng mà chú Dan của em xem cho nhiều người rồi và chú Dan cũng học nhiều năm rồi, còn học cả tiếng TQ nữa nên chắc là chú ấy không làm sai phương pháp đâu ạ. @Nhi Địa Sinh: Số 7 là lần gieo đâu tiên còn trong 3 lần gieo có lần nào 3 đồng cùng sấp, cùng ngửa thì Rin không nhớ http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/crying.gif
  21. Cám ơn Nhi Địa Sinh Rin đã dùng 3 đồng xu để gieo quẻ, nó ra quẻ thế này (lúc ấy Rin chép lại bằng bút chì) - - 8 - - 8 - - 6 - - 8 __ 7 __ 7 Giờ thì là giờ Hợi (sau 9h tối) ngày 8/7 năm Tân Mão (lịch âm) còn tên quẻ là gì thì Rin không biết vì chú Dan nói tên quẻ bằng tiếng Pháp :( Xin các cao thủ giải thích giùm Rin với :)
  22. @Sư phụ Thiên Sứ: Bạn ngoại quốc của cháu đều đã ở châu Á vài năm rồi ạ (lâu nhất là chú Daniel, bác sĩ dinh dưỡng, người Pháp, sang Việt Nam từ năm 1983, ở chính thức thì được 13 năm và chú Dan cũng nghiên cứu Kinh Dịch nhiều năm nhưng không biết sâu đến đâu), một bạn nữa là Kevin (Mỹ-33 tuổi), nhà sinh vật học, ở Hàn Quốc được 1 năm, mới sang Việt Nam và cũng thích phong thủy đến nỗi đã xăm hình ông Khiết vào bắp chân (nếu mọi người thich thì Rin sẽ chụp hình ông Khiết ở bắp chân Kevin post lên đây chơi :D ha ha). Chắc là cháu chỉ cần 1 cuốn để tặng chú Dan thôi ạ (vì chú ấy có dòng máu Việt - mẹ là người Việt) và có kiến thức về Kinh Dịch, hơn nữa chú ấy còn định mở công ty du lịch cho khách ngoại quốc VIP (nâu Tây ba lô) để dẫn đi thăm các địa điểm văn hóa Việt Nam (nếu dẫn khách về làng Đông Hồ mà có bản thuyết trình bằng tiếng Anh về tranh đàn lợn thì rất hay), còn tay Kevin kia thì hơi nhí nhố, không nghiêm túc => không tặng.
  23. Sau 3 tháng cuối cùng trường Đại học Virginia cũng trả lời thư của bác Thiên Sứ, bức thư như sau: Tôi là quyền quản lý tại trường Đại học Virginia Press. Như vậy, tin nhắn của bạn đã được chuyển tiếp tới tôi để trả lời. Chúng tôi rất hài lòng khi biết rằng đã có người quan tâm đến việc dịch cuốn sách Fathoming the Cosmos and Ordering the World sang tiếng Việt. Thông thường, chúng tôi sẽ đàm phán một thỏa thuận về dịch thuật mà điều đó sẽ cấp một số quyền trong việc trao đổi một tỷ lệ phần trăm tiền bản quyền. Thường là chúng ta sẽ cần một nhà xuất bản (về chi tiết ví dụ như mức giá được đề nghị và in) điều đó là cần thiết để thiết lập các điều khoản. Các bạn đã thảo luận về dự án với bất kỳ nhà xuất bản Việt Nam chưa? Nếu như vậy, họ sẽ được chào đón để liên hệ với tôi trực tiếp. Tôi hy vọng rằng thư này đã làm rõ quá trình làm việc của chúng ta. Xin vui lòng cho tôi biết nếu bạn vẫn còn thắc mắc. Sẽ là rất tuyệt vời để xem công việc của Richard Smith được dịch sang một ngôn ngữ khác. Chúc bạn mọi điều tốt đẹp Angie I am the Rights Manager at the University of Virginia Press. Thus, your message has been forwarded along to me for a reply. We are pleased to hear that there is interest in translating Fathoming the Cosmos and Ordering the World into Vietnamese. Normally, we negotiate a translation agreement that grants certain rights in exchange for a percentage of royalties. This tends to require a publisher, as details such as proposed price and print run are necessary in order to establish the terms. Have you discussed the project with any Vietnamese publishers? If so, they would be welcome to contact me directly. I hope that this clarifies the process. Please do let me know if you still have questions. It would be wonderful to see Richard Smith's work available in another language. All Best, Angie Angie Hogan Assistant to the Director/Assistant Editor Rights & Permissions Manager University of Virginia Press Box 400318, Charlottesville, VA 22904 www.upress.virginia.edu phone: 434.924.3361 fax: 434.982.2655 http://www.facebook.com/uvapress http://twitter.com/#!/uvapress
  24. Bạn Donie nên tìm đến bác sĩ tâm lý để xin lời khuyên chăng. Bản thân Rin86 cũng bị mất ngủ từ lâu nên đang kiếm công việc làm tại nhà để dễ dàng hơn cho cuộc sống.
  25. Rin86 rất hồi hộp không biết các đại biểu quốc tế sẽ nghĩ sao về bài viết này. Liệu Rin86 có thể cho bạn bè người nước ngoài xem bản dịch tiếng Anh này trước được không ạ? và có thể Rin86 sẽ đăng lại trên facebook của Rin không?