Rin86

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    968
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    1

Everything posted by Rin86

  1. Kinh là bất ngờ, Tiểu Cát là niềm vui, sách vở, học hành => Kinh Tiểu cát có niềm vui bất ngờ trong việc học hành, thi cử. Trình độ có hạn nên Rin86 chỉ biết vậy thôi :(
  2. Rin86 đã gọi điện cho anh Châu theo số điện thoại trong bài viết và được biết cháu bé sinh lúc 9-10h tối ngày 26 tháng 3 năm 95 Xin mời các cao thủ tham gia luận lá số tử vi cho cháu cũng là để giúp đỡ gia đình bất hạnh :(
  3. Một người Việt chết vì rét tại Anh Cảnh sát thành phố Birmingham, Anh, đang kêu gọi công chúng giúp nhận dạng người đàn ông được cho là gốc Việt bị bỏ chết cóng ngoài đường. Người đàn ông được cho là gốc Việt chết ở Anh. Ảnh: BBC. Cảnh sát cho hay người đàn ông ngoài 30 tuổi này bị bỏ lại trên đường phố ở quận Hockley chiều 12/1. Anh này chết ngay tối hôm đó. Camera an ninh ghi lại hình ảnh một chiếc xe hơi màu tối đưa người đàn ông này tới phố Camden và bỏ lại anh ta xuống đó. Anh này không hề đi giày hoặc tất. Sau đó, có một người giấu tên gọi cho cứu thương, thông báo về một người đàn ông bị bỏ rơi ngoài đường. Người giấu tên này nói rằng anh ta bị hen suyễn. BBC cho hay các cuộc khám nghiệm tử thi sau đó đều không đưa ra được kết luận gì. Trên người của anh này cũng không hề có vết thương nào. Ảnh của nạn nhân có trong giấy tờ anh ta mang theo. Cảnh sát Birmingham đang cố gắng tìm kiếm thông tin của nạn nhân. "Chúng tôi cần xác định tên tuổi của anh ấy và thông báo cho gia đình", BBC dẫn lời nhà điều tra Warren Hines. Cảnh sát cũng đang xem xét các video an ninh để xác định người lái chiếc xe hơi màu tối đã bỏ rơi nạn nhân giữa đường. Họ cũng truy tìm chủ nhân của cuộc gọi khẩn cấp. http://tintuc.timnhanh.com/kieu-bao/201001...ret-tai-Anh.htm ------------------------------------------ Vụ này lâu rồi nhưng hôm nay Rin86 tự nhiên đọc báo thấy ảnh của người này nên thấy rất xót xa. Người đàn ông này chết thảm quá, giờ Mão ngày 9/12 năm Kỷ Sửu Rin86 hỏi nội tình vụ này thế nào thì được quẻ Sinh Vô Vọng, không biết phải luận quẻ này thế nào? Tại sao người đàn ông đồng hương của chúng ta lại bị đối xử vô nhân đạo như vậy? Rin86 đã từng ở nước ngoài nên hiểu rõ cảnh tha hương xứ người, không bà con thân thích, một thân một mình, may mà không rơi vào hoàn cảnh bi đát như người này vì còn có tiền bố mẹ gửi cho...
  4. Có thể nào chúng ta gọi điện cho họ đề nghị giúp đỡ. Nếu bác Thiên Sứ cho phép, Rin86 sẽ gọi điện cho họ theo số liên lạc và thông báo lại giờ sinh của em bé lên diễn đàn để mọi người cùng bàn luận?
  5. Giờ Dậu ngày 8/12 năm Kỷ Sửu, quẻ Kinh Tiểu Cát => bạn sẽ không phải học lại đâu, đừng lo
  6. Chuyện cô bé lọ lem là một câu chuyện có nhiều dị bản, ngay cả ở Hàn Quốc và Trung Quốc cũng có dị bản của nó nữa. Đa số người ta nghĩ chuyện này bắt nguồn từ Trung Quốc. Năm 2010 có lẽ là một năm tuyệt vời đây :P
  7. Giá mà hỏi thằng được ông Cameron thì hay, thử xài facebook xem sao? http://www.facebook.com/OfficialJamesCameron Join James Cameron, Zoe Saldana, and Sam Worthington as they answer fan questions about Avatar on Avatar Live: An MTV Forum on Facebook today at 3:00 ET/noon PT! facebook.com/officialavatarmovie
  8. Nhiều người nhắc đến bong bóng kinh tế Trung Quốc nhưng Rin86 nghĩ nền kinh tế trung quốc không hẳn là một quả bong bóng khổng lồ vì nó vẫn dựa trên những giá trị thật, đó là hàng hóa giá rẻ. Thập kỷ 90 và thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 là thời hoàng kim của hàng giá rẻ Trung Quốc nhưng một khi thế giới đã dần nhận ra sự thật về hàng hóa Trung Quốc, đó là: _Chất liệu rẻ tiền, mau hỏng _Sử dụng nhiều hóa chất độc hại _Bóc lột sức lao động của người nghèo Thì ngôi vị độc tôn của hàng hóa Trung Quốc sẽ dần dần biến mất. Có người nói thập kỷ tới sẽ là thập kỷ của hàng hóa Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, chỉ đến năm 2020 thôi cục diện sẽ hoàn toàn thay đổi!
  9. Những thành viên của diễn đàn Mỹ Thuật online thật không thể hiểu nổi, khi bàn về lịch sử cội nguồn dân tộc thì họ nói thế này: "nói tóm lại trống đồng ,hát ca trù,quan họ, chùa chiền,áo dài ,đồ gốm ........cũng chẳng cần chứng minh làm gì cho nó mệt ra.ở bên tây ,bên tàu cũng có trống bằng đồng ,đồ gốm,nhà thờ,chùa chiền,áo ngắn,áo dài mà có gì đâu,bởi vì nó cũng chỉ là thói quen sinh hoạt hàng ngày thôi mà, tự hào làm cái gì .hic" Phải nói sao với những con người này đây? Nếu rảnh mời thì mọi người có thể ghé thăm và tranh luận với họ để xem ngã ngũ thế nào? http://mythuatvietnam.info/forum/showthread.php?t=7765
  10. Lại một tết Trung Thu nữa đã đến, Rin86 muốn hỏi mọi người xem có ai biết ý nghĩa và nguồn gốc thật sự của bánh Trung Thu không ạ? Theo như báo chí thì: "Theo truyền thống Trung Hoa, nhân bánh trung thu có 4 lòng đỏ trứng, tượng trưng cho 4 giai đoạn phát triển của mặt trăng." (Nguồn:"http://diemtin.com/Buon-chuyen_10/Banh-tru...y-hoa_10_43482/) Không biết nguồn gốc và ý nghĩa thật sự của bánh trung thu nên Rin86 đặt giả thiết rằng: Bánh Trung Thu tương tự như bánh chưng bánh dày, chúng là một cặp với nhau. Bánh chưng bánh dày được làm vào ngày tết để kỷ niệm một chu kỳ của trái đất còn bánh nướng bánh dẻo được làm để kỷ niệm một chu kỳ của mặt trăng (ngày trăng tròn nhất trong năm, mỗi năm có một lần). Có thể ngày xưa bánh dẻo không có nhân và hình tròn (bánh dẻo chay) và nó tương đương với bánh dày, còn bánh nướng có nhân ngũ sắc và hình vuông để tương đương với bánh chưng. có lẽ do thời gian quá lâu dài nên người ta đã thay đổi cách làm bánh theo thị hiếu người tiêu dùng chỉ còn sót lại chút ít ý nghĩa đến ngày nay. Không biết anh chị em cô bác trong diễn đàn có ai biết ý nghĩa và nguồn gốc thật sự của bánh nướng bánh dẻo không ạ? có đúng ngày Tết Trung Thu bắt nguồn từ sinh nhật của Đường Minh Hoàng không ạ? Nguồn gốc, phong tục và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu. Tết Trung Thu Theo phong tục người Việt chúng ta, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám ta. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là "phá cỗ." Nguồn Gốc Tết Trung Thu Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc. Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian. Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ. Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu. Ý Nghĩa Tết Trung Thu Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau. Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này. Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Trẻ em được người lớn chú ý săn sóc như các hội đoàn người Việt hải ngoại đã và đang làm. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là “ăn kẹo hư răng.” Trong dịp Tết Trung Thu, trẻ em có dịp được học bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú: “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu.” Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này. (Theo Mummy Blog http://www.vtc.vn/303-190951/gioi-tre/nguo...t-trung-thu.htm )
  11. Đúng là chỉ có Trung Quốc mới có vụ này. Người các nước khác khi nghe chửi cũng chẳng tức đến chết vì lời nói gió bay, chỉ có người Trung Quốc mới hay để bụng lời nói, mạ thủ mang sang Việt Nam chắc chẳng chửi bới được gì vì người Việt Nam thấy thế chỉ cười hề hề.
  12. Chắc những người Trung Quốc ấy làm việc đơn thuần vì kinh tế thôi, thấy đặt hàng thế nào thì làm thế ấy. Rin86 nghĩ họ cũng vô tư thôi. Rin86 tiếp xúc với nhiều người Trung Quốc thấy họ cũng rất bình thường và có nhiều điểm giống người Việt Nam, đó là những điểm chung của hai dân tộc. Và có rất nhiều việc ta phải học hỏi họ, trong việc này là một ví dụ, họ chuyên nghiệp hơn ta rất nhiều.
  13. Có nên để các nguyên thủ ASEM mặc áo "lưỡng long chầu nguyệt"? Phan Nguyễn La Sơn Cửu Tử "Lưỡng long chầu nguyệt" vốn chỉ là một môtíp dùng để thờ cúng, chuyên trang trí ở đình chùa đã bị hiểu lầm và suy diễn cảm tính để có thể được dùng làm "trang phục Việt truyền thống" cho các nguyên thủ ASEM mặc. Để làm trang phục cho các nguyên thủ họp mặt ASEM, nhà tạo mẫu Minh Hạnh đã được chọn. Và mới đây bà tuyên bố trên báo chí là dùng hoa văn "lưỡng long chầu nguyệt" để may áo. Bà nói một cách cảm tính rằng "hình tượng lưỡng long chầu nguyệt của thời nhà Nguyễn tượng trưng cho sự đoàn kết, thái hoà, thịnh vượng"; rằng đây là "một hình tượng rồng thuần Việt"... Bà nói thế thực là sai quá. Không thuần Việt Mẫu "Lưỡng long chầu nguyệt" của Cadiere.Ai đã qua chợ Lớn ở TPHCM, hẳn thấy trên nóc các ngôi chùa người Hoa đều chạm hình "lưỡng long chầu nguyệt". Đền chùa người Việt cũng phổ biến như vậy. Và mặc dù mẫu "lưỡng long chầu nguyệt" được dùng khá phổ biến ở Huế, đời Nguyễn, thì không hẳn là chỉ đời này mới dùng. Đơn cử một thí dụ. Theo nhà Việt Nam học nổi tiếng người Pháp Hippolyte Le Breton (trong cuốn Le vieux An-Tịnh, trích từ Bulletin des Amis du Vieux Hué, 1936), đình Hoành Sơn ở Nam Đàn (Nghệ An) dựng từ đời Lê Hiến Tôn (1740-1786) đã có những bức chạm khắc tuyệt đẹp chạm rồng chầu nguyệt (Planche 139 và 140, tr.131); đền Vua Bà (dựng thời Tây Sơn) ở vùng Ghềnh Đá, Nam Đàn cũng có một bức chạm "lưỡng long chầu nguyệt" rất đẹp khiến ông phải mê mẩn (Planche 155, tr.157). Điều đáng nói là Le Breton đều gọi những môtíp này là sino-annamite (không tách bạch được đâu là Việt, đâu là Trung Hoa). Đây chẳng phải là không có lý, bởi lẽ cũng trong đình Hoành Sơn hay đền Vua Bà, các bức chạm khắc bố trí đăng đối với bức lưỡng long chầu nguyệt đều được vẽ theo các tích Trung Hoa như "Minh Hoàng du nguyệt cung", "Trúc Lâm thất hiền", "Long Mã phụ đồ"... Cũng không phải ngẫu nhiên mà mới đây, báo Thể thao Văn hoá ngày 7.9 đưa tin một loại hộp bánh trung thu nhập từ TQ có giá 3,8 triệu đồng, trên hộp có chạm hình "song long tranh châu". "Lưỡng long tranh châu" đã là của Trung Hoa thì "lưỡng long chầu nguyệt" gượng ép lắm cũng chỉ là sino-annamite được thôi chứ là đặc trưng "của thời nhà Nguyễn" và là "hình tượng rồng thuần Việt" thì khó quá! Không hợp với vua chúa "Lưỡng long triều nguyệt" (Hán tự "triều" nghĩa là "chầu" nên còn gọi là "lưỡng long chầu nguyệt") và "lưỡng long tranh châu" là những môtíp thường thấy trên các mái nhà, trạm trổ, hoa văn ở đình chùa, miếu vũ ở Huế. "Lưỡng long tranh châu" gồm có hai con rồng nằm ngang hai bên, ở giữa là "quả cầu lửa" mà theo một số nhà nghiên cứu thì là viên ngọc, nên còn gọi là "Rồng giỡn hột châu" (có người còn cho là hoàng ngọc) hoặc là mặt trời (nên gọi là lưỡng long triều nhật). Môtíp này tả 2 con rồng nhe răng giành nhau hột ngọc ở giữa, và theo học giả Bùi Minh Đức, đây là một biểu hiện vương giả với chí khí tranh hùng tranh bá. Vì vậy, môtíp này có thể được vua dùng. Trong mẫu áo của Càn Long, phía diềm dưới ta có thể thấy một đôi rồng nằm ngang giỡn châu ở giữa. Tuy nhiên, "lưỡng long triều nguyệt", mẫu mà theo đó bà Minh Hạnh dùng trong trang phục cho nguyên thủ ASEM, lại khác. Theo chính mẫu của học giả nổi tiếng Cadiere trong cuốn sách "L'Art à Hué", hai con rồng ở đây đuôi chổng lên đầu chúc xuống ngước lên chầu mặt trăng ở trên cao (Planche 121: les deux dragons rendant hommage à la lune) với một vẻ thần phục. Đây là môtíp chỉ thấy dùng trong trang trí tôn giáo ở đình chùa đền miếu. (Văn Miếu dựng từ thế kỷ 17 cũng có biểu tượng này). Trong tư duy triết học Trung Hoa, rồng là biểu tượng của tính dương, mặt trăng là thái âm. Rồng chầu trăng là rồng đã bị âm chế. Đây chính là rồng ở hào đầu trong Kinh Dịch: Tiềm long vật dụng, nghĩa là Rồng lặn chớ dùng. Đây là con rồng vẫn còn tiềm ẩn, như bậc đại nhân thuở hàn vi phải nấp bóng. Cho nên ngoài bà Minh Hạnh, chưa thấy ai dùng môtíp này thêu trên quần áo, bậc vua chúa lại càng đại kị. Không phải ngẫu nhiên mà mẫu "lưỡng long triều nguyệt" kinh điển của Cadiere chỉ là rồng 4 móng (tức là con mãng), không phải là 5 móng (biểu tượng rồng của vua chúa). Vì khuôn khổ bài báo có hạn, xin không đề cập đến việc không hợp lý khi nhà tạo mẫu gọi đây là "trang phục Việt" (nên gọi trang phục Minh Hạnh thì hơn). Chỉ xin lưu ý rằng việc dùng một biểu tượng thờ cúng (và không thuần Việt) cho trang phục các nguyên thủ là không hợp. Đó là chưa kể đến về mặt lễ tiết ngoại giao, họ sẽ nghĩ gì khi người VN cho họ mặc áo có hình rồng bị quy phục, bị âm chế? Ai là rồng bị thần phục đây? Còn ai là mặt trăng đây? Đó là chưa kể hình tượng rồng ở phương Tây là một con vật hung ác, dễ gây ác cảm. Và nhỡ có vị nguyên thủ từ chối không mặc thì sao... Đây là vấn đề thể diện, nghiêm cẩn, thiết nghĩ các cơ quan hữu trách nên xem xét, kẻo khi mỡ đã ngấm vào bột bánh thì đà quá muộn.
  14. Rin86 nghĩ là có người ngoài hành tinh nhưng họ sẽ không ghé thăm chúng ta, nếu có thì chúng ta không thể gặp và không thể biết được vậy thôi.
  15. Giờ Sửu ngày 23/11 âm Kỷ Sửu quẻ Cảnh Tiểu Cát => Yên tâm nhé bạn, luận văn của bạn sẽ làm rất tốt, đầu xuôi đuôi lọt!
  16. Cám ơn Rubi về phóng sự ảnh nha. Diễn đàn không có nút cám ơn nhỉ hi hi
  17. Tội nghiệp những phận đời nơi đây quá. Chính quyền thành phố không có cách nào giúp họ ư?
  18. Nếu VDT bỏ người yêu cũ thì sao? ngày 22/11 âm năm Kỷ Sửu giờ Thân quẻ Thương Tiểu Cát => 2 bạn sẽ rất buồn một thời gian. Người mới có thật lòng yêu VDT không? Đỗ Vô Vọng => Bề ngoài thì có vẻ nhiệt tình, quan tâm đến bạn nhưng bên trong thì bình thường, không có tình ý gì, chỉ muốn làm bạn bình thường thôi.
  19. ngày 21 tháng 11 âm năm Kỷ Sửu, giờ Tuất được quẻ Đỗ Vô Vong => bạn sẽ đỗ nguyện vọng 2, mình nghĩ thế? Không biết mọi người trong diễn đàn luận thế nào ạ?
  20. 1) NĂm sau cháu học hành ra sao liệu có khả năng đỗ đạt ko ạ(Năm sau cháu có 2 kỳ thi: 1 kỳ vào tháng 8 ,1 kỳ vào tháng 10 dương .Cháu có khả năng đỗ được 1 trong 2 kỳ thi đấy ko ạ) Ngày 20/11 âm năm Kỷ Sửu giờ Tuất Rin86 độn được quẻ Thương Tiểu Cát => Việc học hành của bạn vào năm sau gặp khó khăn trở ngại nhưng cuối cùng sẽ qua, bạn sẽ đỗ một trong hai kỳ thi. Mình cũng độn quẻ này cho em gái mình khi em gái đi thi tiếng Anh, kết quả là người ta xem nhầm tên (2 tên trùng nhau) nên tưởng nó trượt làm cả nhà buồn (Thương) nhưng cuối cùng mới biết là nhầm và em gái mình đã đỗ rất thuyết phục (tiểu cát). 2)Năm sau tiền bạc của cháu có được dồi dào ko ạ. Đỗ Vô Vong => Có tiền nhưng cũng bình thường như mọi năm, không có gì đặc biệt. 3)Liệu có người yêu trong năm sau ko ạ Cảnh Đại An => Sang năm bạn sẽ có người yêu, nhanh là tháng 2 âm lịch, chậm là tháng 5 âm lịch.
  21. Tướng Pháp người Tây liệu có khác gì người Việt Nam không ạ?
  22. Lý Ông Trọng, tên thật là Lý Thân, là một nhân vật truyền thuyết sống vào cuối đời Hùng Duệ Vương, đầu thời An Dương Vương, gốc làng Chèm, Từ Liêm, Hà Nội. Hiệu úy phong tặng: Uy mãnh Oanh liệt Phụ tín Đại vương Văn Lang thành cổ sơn trung điệpÔng Trọng từ thâm vân đạm nùng(Văn Lang thành cổ non trung điệpÔng Trọng đền thiêng mây nhạt nồng)(Phạm Sư Mạnh)// Theo dân gian và sử sách lưu truyền Vào thời Hùng Vương thứ 18, Ông Trọng giữ một chức nhỏ ở huyện ấp, đời sau truyền rằng ông cao hai trượng ba thước[1]. Với bản tính cương trực, trung hậu, thương dân nên có lần thấy một tên lính huyện ác ôn đánh đập dân phu dã man, ông đã nổi giận đánh chết tên lính đó và bị triều đình khép tội chết. Nhưng vua thấy ông là người có tài đức, khỏe mạnh nên không nỡ giết. Sau đó ông bỏ chức, đi cầu học phương xa. Đến thời Thục An Dương Vương, ông là một tướng giỏi giúp vua và được cử đi xứ nước Tần. Bấy giờ nhà Tần hay có nạn giặc Hung Nô đánh phá phía Bắc. Tuy Tần Thủy Hoàng đã cho đắp Vạn Lý Trường Thành nhưng vẫn không yên. Nhân có tướng tài của nước Âu Lạc là Lý Ông Trọng sang sứ nên vua Tần ngỏ ý mời ông giúp Tần trừ giặc Hung Nô, phong ông làm Vạn Tín Hầu. Ông Trọng cầm quân ra giữ đất Lâm Thao (vùng Cam Túc, Trung Quốc hiện nay), hễ quân Hung Nô kéo đến bao nhiêu là bị đập tan bấy nhiêu. Giặc Hung Nô kinh sợ và từ đó không dám xâm phạm biên ải nhà Tần nữa. Vua Tần hết sức khâm phục, phong tước cao, thưởng hậu và gả cả công chúa cho Lý Ông Trọng, muốn lưu ông ở lại Tần lâu dài. Sau đó một thời gian, Lý Ông Trọng nhớ quê hương xin vua Tần cho về nước nghỉ ngơi. Khi biết tin Lý Ông Trọng đã về nước, quân Hung Nô lại kéo sang đánh Tần. Vua Tần lại sai sứ sang Âu Lạc mời Ông Trọng. Ông Trọng không muốn đi nên vua Thục nói rằng ông đã mất. Vua Tần bất đắc dĩ phải đúc một pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng (bên trong rỗng, chứa được mấy chục người, có máy giật để cử động chân tay như thật) đặt ở cửa Kim Mã, kinh thành Hàm Dương. Giặc Hung Nô ngỡ là ông lại sang Tần nên không dám xâm phạm nước này. Từ đó người phương Bắc thường gọi những pho tượng lớn là "Ông Trọng". Đền thờ Sau khi ông mất được nhân dân lập đền thờ và xưng tôn là Đức Thánh Chèm. Đền thờ Lý Ông Trọng được xây dựng từ thời Bắc Thuộc (từ năm 603 đên năm 938) ở Thị Điềm, Thụy Phương (xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội ngày nay). Để tưởng nhớ Lý Ông Trọng, hằng năm ba làng: Thụy Phương, Hoàng Mạc và Liên Mạc tổ chức lễ hội đền Chèm từ 14 đến 16 tháng 5 âm lịch (nguồn wikipedia tiếng Việt)
  23. Bác Thiên Sứ khỏi cần tốn công xóa bài của các anh Lỗ (Phu Lỗ, Hoạch Lỗ, Chinh Lỗ) làm gì. Rin86 thấy người này nói rất vui, diễn đàn cần có ý kiến phản biện nhiều chiều, nếu không thích thì cứ lờ đi thôi ạ, xóa bài của anh ấy thì anh ấy lại ấm ức, cho rằng ta không công bằng. Cứ để xem anh ấy còn có ý kiến gì nữa không? Rin86 trước đây nghĩ là nên ban nick nhưng nghĩ lại thấy ban nick này lại làm nick nọ nên hơi bị tốn công, tốt nhất là cứ kệ đấy!
  24. Buồn cười nhỉ, chắc hiệp hội thầy bói Đức cần cử người sang Việt Nam học Lạc Việt Độn Toán thôi!
  25. Tôi được quẻ Tử Xích Khẩu, quẻ chủ là Sinh Vô Vọng giờ Dậu ngày 4/11 âm năm Kỷ Sửu => Việc này sẽ gặp nhiều khó khăn và sẽ nổ ra nhiều cuộc tranh luận, việc này không thành. Có gì sai mong bạn lượng thứ vì tôi mới chỉ là người đang học LVDT.