thaochau
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
847 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
5
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by thaochau
-
Máy bay B-52 trong tầm ngắm của Trung Quốc ở “vùng phòng không” Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố đã “giám sát” chuyến bay của hai chiếc máy bay ném bom B-52 của Mỹ khi chúng bay trong “vùng phòng không” như là một động thái khẳng định sức mạnh thực sự của mình chứ không chỉ dừng lại ở những lời đe dọa. Chuyến bay của hai chiếc B-52 Stratofortress khổng lồ là một lời cảnh báo rõ ràng rằng Mỹ phớt lờ những gì mà họ xem là một thái độ ngông cuồng của Bắc Kinh trong khu vực. “Khu vực xác định phòng không” ( gọi tắt là “vùng phòng không” hay ADIZ) mà Trung Quốc tuyên bố, bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện vẫn do Nhật Bản quản lý, đang là tâm điểm của một cuộc tranh chấp căng thẳng giữa hai nước. Bắc Kinh đã yêu cầu các máy bay phải gửi lịch trình bay khi đi qua “vùng phòng không” cho Trung Quốc đang gây ra một làn song phản đối ngoại giao trên thế giới, đặc biệt là những nước có quyền lợi liên quan như Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ. Lầu Năm Góc cho biết họ sẽ không làm theo các quy định mà Trung Quốc đưa ra. Tuy nhiên, trong một tuyên bố, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Geng Yansheng của Bắc Kinh cho biết: "Quân đội Trung Quốc sẽ theo dõi toàn bộ quá trình, tiến hành xác định một cách kịp thời, và xác định chắc chắn các loại máy bay Mỹ”. " Trung Quốc có khả năng thực hiện quyền kiểm soát không phận này", Geng nói thêm. Tuyên bố này là phản ứng chính thức đầu tiên của Trung Quốc đối với hành động của Mỹ. Nó thể hiện một thái độ không nhân nhượng, không giận giữ và có ý định đối đầu rõ rệt với việc Mỹ cho máy bay B-52 đi qua “vùng phòng không”. Tuyên bố cũng là một lời tái khẳng định ý định kiểm soát không phận biển Hoa Đông của Bắc Kinh. Máy bay ném bom B-52 của Mỹ Theo “các quy định” mà Trung Quốc đặt ra, các máy bay đi qua “vùng phòng không” sẽ được hướng dẫn để cung cấp lịch trình bay, xác định rõ quốc tịch và duy trì liên lạc vô tuyến hai chiều, và cho phép chính quyền Trung Quốc truy vấn xác định. Bất kỳ máy bay nào không tuân thủ quy định đó có thể sẽ phải đối mặt với “các biện pháp phòng thủ khẩn cấp”. Bắc Kinh miêu tả quy định này là phù hợp với thông lệ quốc tế. Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng cho biết, “vùng phòng không” của Trung Quốc tới gần Nhật Bản cũng giống như việc Tokyo đưa ra khu vực giám sát phòng không tương tự với Bắc Kinh. Nhật Bản, Hoa Kỳ và nhiều chính phủ khác phủ nhận “vùng phòng không” sau khi nó được công bố vào cuối tuần qua, và Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định hôm thứ Ba rằng hành động của Trung Quốc dường như là một nỗ lực để "đơn phương thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông". Các chuyến bay B-52 cho thấy Mỹ đang đưa ra tín hiệu ủng hộ Nhật Bản, đồng minh hiệp ước của Washington. Tân đại sứ Mỹ ở Tokyo, ông Caroline Kennedy hôm qua cho biết: "Người Nhật có thể thấy rằng nước Mỹ là một đối tác sẽ cùng bảo vệ Nhật Bản". Các máy bay ném bom không mang theo vũ khí đã cất cánh từ Guam hôm thứ Hai (25/11) theo một lịch trình bay mà các quan chức quốc phòng Mỹ khẳng định đã được sắp xếp theo chương trình tập trận thường xuyên có tên là "Coral Lightning Global Power Training Sortie" Các hãng hàng không Nhật Bản, dưới áp lực của Tokyo, đã ngừng làm theo quy định mới của Trung Quốc hôm thứ Tư (27/11) sau khi trước đó đã đồng ý tuân thủ do lo sợ cho an ninh của các chuyến bay. Các quan chức và phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã cáo buộc Nhật Bản và Mỹ, hai quốc gia đều có ADIZ của riêng mình. Trong một bài bình luận hôm thứ Ba, tờ Tân Hoa Xã cho rằng hai quốc gia đồng minh “có sở thích đổi trắng thay đen". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương tuần này khẳng định tuyên bố “vùng phòng không” của Bắc Kinh không làm gia tăng căng thẳng khu vực. "Những căng thẳng hiện nay liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku hoàn toàn do phía Nhật Bản", ông nói tại một cuộc họp báo thường kỳ. Các hòn đảo nhỏ không có người ở được Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, còn Nhật Bản gọi là Senkaku được cho là nằm trong khu vực biển giàu tài nguyên dầu mỏ và khí tự nhiên, cá và các nguồn tài nguyên khác. Tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước đã âm ỉ trong nhiều thập kỷ, leo thang kể từ tháng 9/2012, khi Nhật Bản quốc hữu hóa ba hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân. Nhật Bản miêu tả động thái này là một nỗ lực để tránh xung đột nội bộ, tuy nhiên Bắc Kinh đã cáo buộc Tokyo thay đổi hiện trạng. Kể từ đó, Trung Quốc liên tục đưa tàu và máy bay đến các đảo tranh chấp, khiến Nhật Bản buộc phải đưa máy bay chiến đấu ra đối phó 386 lần trong 12 tháng tính đến tháng Chín năm nay. Các lần đụng độ gần đây đã gây ra lo ngại sẽ có một cuộc xung độ xảy ra. Nhưng các nhà phân tích nhấn mạnh rằng cả Trung Quốc và Nhật Bản có động lực mạnh mẽ để tìm mọi cách tránh xung đột vũ trang. Một phần là bởi vì hai nước có mối quan hệ thương mại quan trọng lẫn nhau trong vai trò là nền kinh tế thứ hai và lớn thứ ba trên thế giới. Ngoài tranh chấp trên biển Hoa Đông, Bắc Kinh cũng thực hiện một số tranh chấp lãnh thổ táo tợn khác, đặc biệt là ở Biển Đông. Để đáp ứng với sức mạnh quân sự và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, Mỹ đã tìm cách chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á, kế hoạch mở rộng sự hiện diện quân sự của Washington ở Thái Bình Dương.
-
Nhật Bản thành lập cơ quan an ninh kiểu Mỹ Quốc hội Nhật Bản hôm nay thông qua dự luật thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia phỏng theo mô hình của Mỹ, nhằm ứng phó thách thức trong việc cân bằng quyền lực tại khu vực Đông Á. Nguy cơ xung đột gia tăng ở biển Hoa Đông Thủ tướng Shinzo Abe (đứng) có nhiều quyền lực hơn sau khi Quốc hội Nhật quyết định thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia. Ảnh: AFP Theo AFP, cơ quan an ninh mới này sẽ đặt dưới sự chỉ đạo của thủ tướng. Với tư cách là thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia, Chánh Văn phòng nội các, bộ trưởng Ngoại giao và bộ trưởng Quốc phòng sẽ có quyền đưa ra những quyết sách trung và dài hạn trên lĩnh vực đối ngoại cũng như an ninh quốc gia. Quyết định này của Quốc hội Nhật Bản tăng cường thêm quyền lực của Thủ tướng Shinzo Abe kể từ khi ông lên cầm quyền tháng 12/2012, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh trở nên căng thẳng xoay quanh vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trung Quốc trước đó cũng tuyên bố thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia trực thuộc Trung ương đảng Cộng sản nước này. Mặc dù chi tiết về cơ cấu của cơ quan này chưa được công bố, giới học giả Trung Quốc cho rằng đây là phiên bản phỏng theo mô hình Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC), với quyền hạn bao gồm cả an ninh trong nước và chính sách đối ngoại. Trung Quốc lập cơ quan an ninh đầy quyền lực Tại Mỹ, NSC có chức năng cung cấp cho tổng thống những kiến nghị trên lĩnh vực an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại, phối hợp hoạch định chính sách với các cơ quan chính phủ khác. Hội nghị của NSC do tổng thống chủ trì, với sự góp mặt của phó tổng thống, ngoại trưởng, bộ trưởng Quốc phòng, bộ trưởng Tài chính. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ là cố vấn quân sự, giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) là cố vấn tình báo của NSC. Đức Dương
-
Tộc da đỏ tự xưng là 'anh cả của loài người' Người Kogi có đời sống lạc hậu, tách biệt với xã hội loài người nhưng cách nghĩ và quan niệm sống của họ khiến chúng ta phải suy ngẫm.Bộ tộc người da đỏ Kogi sống trên vùng cao của dãy núi Sierra Nevada ở Colombia. Họ sinh sống biệt lập, không giao tiếp với ai, cách biệt khỏi các nền văn minh đã nhiều thế kỷ. Kogi là nền văn minh duy nhất còn sống sót sau cuộc chinh phục Tây Ban Nha cách đây 500 năm và họ vẫn luôn những nét đặc trưng cá tính của mình. Người Kogi sống hài hòa với thiên nhiên và tin rằng họ tồn tại để chăm sóc cho thế giới - nơi đang bị loài người phá hủy. Người Kogi chọn cách sống thân thiện với thiên nhiên. Năm 1990, qua bộ phim tài liệu của BBC "The Heart of The World: Elder Brother's Warning" (tạm dịch: Từ trái tim của thế giới, lời cảnh báo của những người anh), họ đã gửi thông điệp cảnh báo xã hội hiện đại sẽ phải đối mặt với thiên tai, thảm họa nếu loài người không thay đổi nhận thức tự nhiên. Họ đã theo dõi, chờ đợi và lắng nghe thiên nhiên. Họ đã chứng kiến sạt lở đất, lũ lụt, nạn phá rừng, sự khô cạn của sông, hồ, những ngọn núi lở, cây cối chết khô. Họ tin rằng hệ sinh thái cấu trúc độc đáo của Sierra Nevada chính là tấm gương phản ánh phần còn lại của hành tinh. Người Kogi đều để tóc dài, nước da ngăm đen, dáng người nhỏ, mặc quần áo giống nhau. Quần áo họ đều là vải tự dệt bằng sợi thô màu trắng, ống tay rộng, đeo túi trên vai theo truyền thống. Người Kogi không hiểu tại sao không ai chịu nghe lời khuyên của họ, tại sao mọi người không hiểu rằng trái đất là một cơ thể sống và nếu chúng ta hại một phần của nó, thì dần dần sẽ làm hỏng toàn bộ cơ thể. Niềm tin tâm linh của họ vào tự nhiên rất lớn, giống như nhiều bộ tộc bản xứ khác, những người Kogi tôn vinh một ngọn núi thánh mà họ gọi là "Gonawindua “ hay còn gọi là “Pico Cristóbal Colón”. Họ tin rằng ngọn núi này là "Trái tim của thế giới" và họ là những “người anh cả”, người chăm sóc cho nó. Họ cũng nói rằng các nền văn minh bên ngoài là "em út" bị gửi ra khỏi “trái tim của thế giới” từ rất lâu trước đó. Ngôi làng của người Kogi gồm khoảng 70 gia đình được gọi là Dumingueka. Ngôi làng cách biệt và trông khá bất thường nhưng nó lại được xây dựng với sự hỗ trợ của chính phủ Colombia, họ có cả một phòng khám y tế hiện đại và phòng hội nghị đàm phán với bên ngoài. Từ khi sinh ra, những đứa trẻ Kogi đã được nuôi dạy để trở thành thầy tế, còn gọi là Mamas (theo tiếng Kogi nó có nghĩa là mặt trời). Mamas sẽ được đào tạo nghiêm ngặt để đảm nhận vai trò lãnh đạo, hướng dẫn và chữa bệnh. Chúng sẽ luôn ở trong bóng tối, bên trong một nhà nghi lễ suốt 9 năm đầu đời. Chỉ có phụ nữ được phép dệt túi, trong túi chứa nhiều vật bí mật mà chỉ chủ nhân của nó mới biết. Về quần áo tự dệt thì phụ nữ lựa chọn nguyên liệu, quay len và bông còn đàn ông phụ trách dệt vải. Quần áo của người đàn ông gồm một áo dài, một quần và đai lưng vải. Quần áo của người phụ nữ đơn giản như tấm vải với độ dài như nhau quấn quanh người giống một chiếc váy. Tất cả người Kogi đều mặc quần áo trắng thuần túy. Họ nói rằng màu trắng đại diện cho “Mẹ vĩ đại” bởi vì nó chỉ độ tinh khiết của thiên nhiên. Những túp lều nhỏ trong làng người Kogi. Nhà của người Kogi là những túp lều nhỏ hình tròn, làm bằng thân cây gỗ xếp quanh, mái lợp bằng lá, có một cửa ra vào. Những người đàn ông sống trong một túp lều tách biệt với phụ nữ và trẻ em. Mỗi làng có một túp lều lớn được gọi là "nuhue " hay đền thờ, nơi chỉ có những người đàn ông được cho phép. Những người đàn ông đến “nuhue” để thảo luận và đưa ra những quyết định. Tất cả các tham vấn, các quyết định được thực hiện bởi sự khôn ngoan và kiến thức của Mamas. Nhiều cuộc hôn nhân của người Kogi được sắp xếp theo Mamas để đảm bảo hiệu quả nhất cho cộng đồng nhưng cuộc hôn nhân là không bắt buộc. Phụ nữ 14 tuổi có thể kết hôn và có con, không được phép ngược đãi hay mua bán phụ nữ. Những người Kogi sống thân thiện với thiên nhiên và môi trường. Họ sử dụng phương pháp canh tác đất đai, làm nương rẫy. Họ gieo trồng rất đơn sơ, chủ yếu là các loại rau. Tất cả thành viên trong bộ tộc Kogi đều ăn chay, không ăn thịt, cá hay các loài động vật, côn trùng. Thức ăn của họ là các loại cây, lá, rau, củ, quả. Thảo Nguyên (theo theguardian)
-
Trung Quốc lập vùng nóng: Mỹ cam kết, Nhật điều xe tăng (Tin tức 24h) - Washington bày tỏ quan ngại sâu sắc đồng thời cam kết sẽ bảo vệ Nhật Bản sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, bao gồm cả khu vực tranh chấp với Nhật. "Hành động đơn phương này là ý định thay đổi hiện trạng tại biển Hoa Đông. Hành động leo thang kiểu này sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực", Ngoại trưởng Mỹ Kerry nói tại Geneva, nơi ông tham gia cuộc đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận với Iran về chương trình hạt nhân của nước này. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ông Kerry cũng cho biết Mỹ yêu cầu Trung Quốc "thận trọng và kiềm chế", đồng thời cảnh báo nước này về việc thực hiện vùng nhận dạng phòng không. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel nhấn mạnh, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, mà Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp, nằm trong hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Điều này đồng nghĩa với việc Washington sẽ bảo vệ đồng minh của mình nếu khu vực này bị tấn công. Theo ông Hagel, với khoảng 70.000 binh sĩ ở Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ không đồng ý với tuyên bố về vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc và nó sẽ không thể thay đổi cách Mỹ tiến hành các hoạt động quân sự trong khu vực. Nhật Bản: Việc lập vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc là ‘rất nguy hiểm’ Không lâu sau khi Trung Quốc quyết định lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bao trùm Hoa Đông, chồng lấn vào cả quần đảo Senkaku do Tokyo quản lý, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã mạnh mẽ phản đối quyết định này từ phía Bắc Kinh, đồng thời nhấn mạnh việc làm này là “rất nguy hiểm” và “có thể gây thêm căng thẳng trên Hoa Đông”. Tối 23/11, Vụ trưởng Vụ các vấn đề châu Á - châu Đại Dương Junichi Ihara đã thể hiện sự phản đối mạnh mẽ tới Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản Hàn Chí Cường qua điện thoại. Ông khẳng định Nhật Bản sẽ không bao giờ chấp nhận vùng nhận dạng phòng không này, và cho rằng hành động của Trung Quốc có thể dẫn tới những căng thẳng mới trên biển Hoa Đông. Tuy nhiên, giới chuyên gia Trung Quốc vẫn một mực cho rằng ADIZ của nước này là “phù hợp với luật pháp quốc tế” và tuyên bố Bắc Kinh có quyền tự quyết định ADIZ của riêng Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Dương Vũ Quân còn nhấn mạnh quyết định này là nhằm đối phó với các mối đe dọa trên không tiềm tàng. Bản đồ Vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông của Trung Quốc Trong khi đó, theo Kyodo News, Nhật Bản đang xem xét đưa vào trong “Đại cương kế hoạch phòng vệ mới” kế hoạch triển khai tới 300 “xe tăng cơ động” độc đáo, được trang bị pháo đại pháo và có tính năng cơ động rất cao. Kyodo News cho biết, loại xe tăng này đang được Bộ quốc phòng Nhật Bản nghiên cứu, chế tạo. Nó sẽ hội tụ những ưu điểm vượt trội như nhẹ hơn các xe tăng truyền thống, thuận lợi trong vận chuyển đường không, chuyên dùng để tăng cường khả năng phòng thủ khu vực Senkaku. Về ngoại hình, nó cũng tương tự như các xe tăng và xe thiết giáp thông thường, tuy nhiên nó không dùng hệ thống truyền động bằng xích như xe tăng mà dùng bánh lốp, giống như các loại xe thiết giáp bánh hơi thông dụng. Sở dĩ nó được gọi là “xe tăng cơ động” bởi vì phần thân trên của nó được thiết kế theo kiểu xe tăng, khá giống với xe tăng Type 10 với tháp trọng pháo điều khiển tự động, tuy nhiên khung gầm của nó được thiết kế kiểu xe chiến đấu bộ binh với 8 bánh lốp để nâng cao khả năng cơ động. Với thiết kế kiểu này, ưu điểm nổi trội của nó thể hiện ở khả năng cơ động cực cao với vận tốc tối đa có thể đạt đến 100km/h, uy lực tấn công của trọng pháo rất mạnh, nhược điểm là khả năng tự vệ của nó kém hơn các xe tăng chủ lực vì phần khung gầm không có vỏ thép và giáp bảo vệ như xe tăng. Tuy nhiên, nếu loại “xe tăng lai thiết giáp” độc đáo này được sử dụng trong tác chiến đổ bộ đường không, tập kích bất ngờ thì tính năng cơ động và hỏa lực mạnh của nó sẽ rất hiệu quả trong tình huống quân địch không chuẩn bị trước các điểm phòng thủ hỏa lực. Phần trên của loại “xe tăng cơ động” này khá giống với xe tăng Type-10 của Nhật Bản Loại “xe tăng cơ động” này đã được ra mắt vào tháng 10 năm nay, sau khi hoàn tất thực nghiệm nó sẽ được trang bị hàng loạt cho lực lượng tự vệ trên đất liền (lục quân Nhật-GSDF) vào năm 2016. Hiện Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng đang lên kế hoạch triệu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa tới nhằm thể hiện lập trường của Tokyo về vấn đề này có thể trong ngày mai (25/11). Tuy nhiên, việc đưa ra một ADIZ trong bối cảnh hiện nay hẳn nhiên Bắc Kinh đã phải tính toán kỹ, và sẽ không dễ dàng chịu rút bớt lửa cho ấm nước đang sôi lên sùng sục. Việc Trung Quốc thiết lập ADIZ cũng đã tác động một phần vào lợi ích của Đài Loan, bởi hòn đảo này cũng đòi xác lập chủ quyền của mình trong khu vực. Bộ Quốc phòng Đài Loan đã lên tiếng bày tỏ “lấy làm tiếc” và khẳng định sẽ có biện pháp để bảo vệ an ninh quốc gia và chủ quyền của mình. Nguyễn Ngân (Tổng hợp)
-
Phát hiện lăng mộ gần 1.400 tuổi của hoàng đế Trung Quốc Các nhà khảo cổ học mới đây xác minh khu lăng mộ được phát hiện cách đây không lâu chính là nơi chôn cất của một vị hoàng đế nhà Tùy, Trung Quốc. Các nhà khảo cổ học cho biết, người được chôn cất trong khu lăng mộ là Hoàng đế Tùy Dạng Đế Dương Quảng, vị vua thứ hai và cũng là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Tùy trong lịch sử Trung Quốc (581-618), một trong những vị vua khét tiếng tàn bạo trong lịch sử phong kiến nước này. Bên cạnh lăng mộ của vua Dương Quảng là nơi chôn cất vợ của ông, Tiêu hoàng hậu. Khu lăng mộ được các nhà khảo cổ học phát hiện và khai quật ở gần một công trường xây dựng ở Dương Châu, thuộc tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc, hồi tháng 4. Trước khi Cục Di sản văn hóa thành phố Dương Châu xác nhận đây chính là nơi an nghỉ của Tùy Dạng Đế, có rất nhiều suy đoán xoay quanh vấn đề ai là người được chôn cất ở khu vực khai quật này. Lăng mộ của Tùy Dạng Đế Dương Quảng và Tiêu hoàng hậu được xây cạnh nhau. Một số vật dụng được chôn cất trong ngôi mộ của Tiêu hoàng hậu, vợ của vua Dương Quảng, ở Dương Châu, tỉnh Giang Tô. Theo các chuyên gia, khu lăng mộ vẫn còn nguyên vẹn và còn lưu giữ nhiều vật dụng sinh hoạt dành cho vua chúa lúc bấy giờ. Một trong những phát hiện giúp các chuyên gia trong quá trình xác minh chính là tấm bia ở góc phía nam của khu mộ có khắc tên và năm mất vào năm 618, trùng thời điểm sử sách ghi nhận Dương Quảng qua đời. Tại khu lăng mộ được khai quật, các nhà khảo cổ học phát hiện nhiều vật trang trí mang đặc trưng văn hóa của giai đoạn này. Trong ảnh là một bức tượng gốm được khai quật từ ngôi mộ của Tiêu hoàng hậu. Dụng cụ mài mực viết từ thời nhà Tùy. Một tay nắm cửa hình đầu rồng, được làm bằng đồng, còn nguyên vẹn sau khi được khai quật từ lăng mộ của hoàng đế Dương Quảng. Các chuyên gia cho biết, so với các vị vua khác, lăng mộ của Dương Quảng nhỏ hơn, với kích thước khoảng 20m2 Tùy Dạng Đế Dương Quảng bị xem là một trong những bạo chúa trong lịch sử các triều đại Trung Quốc. Ông bị giết chết trong một cuộc binh biến vào năm 618, đánh dấu sự diệt vong của nhà Tùy. Thùy Linh (Ảnh: Xinhua, Video: CCTV)
-
Iran chấp nhận bỏ hạt nhân để thoát cấm vận Cuộc đàm phán quan trọng giữa Iran và 6 cường quốc thế giới đã đạt được thỏa thuận mang tính bước ngoặt về chương trình hạt nhân của nước cộng hòa Hồi giáo. Iran sẵn sàng đàm phán hạt nhân Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif và bà Catherine Ashton, Cao ủy chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu EU, tại cuộc đàm phán chương trình hạt nhân của Iran tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP Ngoại trưởng Iran hôm nay cho biết 6 cường quốc thế giới đã đạt được thỏa thuận với Iran về chương trình hạt nhân của nước này. "Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận", AFP dẫn thông tin Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif chia sẻ trên trang Twitter cá nhân. Các cuộc đàm phán được diễn ra nhằm hạn chế các chương trình hạt nhân của Iran, để đổi lấy lệnh nới lỏng cấm vận do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và các nước phương Tây đưa ra. Theo thỏa thuận, Iran cam kết sẽ không thực hiện chương trình làm giàu uranium ở mức 5% trong vòng 6 tháng, đồng thời tiến hành tháo dỡ các phương tiện kết nối kỹ thuật cho phép làm giàu uranium. Iran cũng cam kết vô hiệu hóa kho dự trữ uranium với tỷ lệ gần 20% bằng cách pha loãng với tỷ lệ dưới 5% trong vòng 6 tháng. Nằm trong điều khoản của thỏa thuận, Iran sẽ không cài đặt thêm các máy ly tâm làm giàu uranium tại nhà máy Fordow và ngưng hoạt động các chương trình tại Natanz. Tehran cũng cam kết ngưng hoạt động lò phản ứng hạt nhân mới tại Arak và cho phép các điều tra viên của cơ quan giám sát hạt nhân IAEA tiếp cận các khu vực Fordow, Natanz. Tuy nhiên, thỏa thuận này không cho phép Iran có quyền làm giàu uranium. Đổi lại, Iran sẽ được nới lỏng lệnh trừng phạt cấm vận và giảm bớt một số hạn chế thương mại. Nhà Trắng cho biết cam kết này đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình đàm phán hạt nhân với Tehran. Tổng thống Mỹ Barack Obama nhận định đây là "một bước đi đầu tiên rất quan trọng". Ông tuyên bố sẽ không có lệnh trừng phạt mới dành cho Iran trong vòng 6 tháng, nếu như thỏa thuận được công nhận và Iran tuân thủ các điều khoản mà thỏa thuận đưa ra. Washington cũng nhấn mạnh thỏa thuận 6 tháng mang tính tạm thời và Iran phải cố gắng nhiều hơn nữa để chấm dứt lệnh trừng phạt, cũng như thuyết phục thế giới rằng quốc gia này không theo đuổi chương trình chế tạo bom hạt nhân. Ngoại trưởng Anh William Hague cho rằng thỏa thuận về Iran là một điều đáng mừng cho cả thế giới, cho các quốc gia ở Trung Đông và đặc biệt là cho Iran. Thông báo được đưa ra sau cuộc đàm phán kéo dài 4 ngày tại Geneva, Thụy Sĩ, giữa Iran và các nước Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp và Đức, dưới sự điều hành của Catherine Ashton, Cao ủy chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU). Đây là vòng đàm phán lần thứ ba được diễn ra ở Geneva kể từ khi ông Hassan Rouhani trở thành tổng thống Iran hồi tháng 8. Sự xuất hiện của vị tổng thống mới làm dấy lên hi vọng có thể chấm dứt tình trạng bế tắc kéo dài hơn một thập kỷ về chương trình hạt nhân của quốc gia Hồi giáo này. Nhiều sáng kiến ngoại giao được đưa ra trong vòng 10 năm qua nhằm thuyết phục Iran hạn chế các chương trình hạt nhân, mà Tehran khẳng định là nằm trong chương trình hòa bình, nhưng bị các nước phương Tây nghi ngờ là hoạt động che đậy việc chế tạo vũ khí nguyên tử. Theo Vnexpress
-
Xuất hiện đảo mới tại Nhật Bản do núi lửa phun trào Ngày 21/11, giới chức Nhật Bản cho biết núi lửa phun trào dữ dội dưới biển Thái Bình Dương đã làm nổi lên một hòn đảo nhỏ mới trong vùng lãnh hải nước này, hiện tượng lần đầu tiên xảy ra tại Nhật Bản trong hàng thập kỷ qua. (Nguồn: krqe.com) Hải quân Nhật Bản ngày 20/11 đã phát hiện hòn đảo mới này nằm cách đảo Nishinoshima khoảng 500m về phía Đông Nam - nơi không có người sinh sống và thuộc chuỗi đảo Ogasawara, cách Tokyo 1.000km về phía Nam. Sau đó, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng xác nhận sự xuất hiện của hòn đảo mới. Các cảnh quay cho thấy những cột khói và tro cao tới 600m cuồn cuộn tuôn ra từ hòn đảo có đường kính rộng 200m, và cao tới 20m so với mặt biển. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cảnh báo tàu thuyền cẩn trọng khi đi qua khu vực này, đồng thời tiếp tục gửi máy bay tới theo dõi hoạt động của núi lửa. Theo người phát ngôn cơ quan Hải quân Nhật Bản, hòn đảo này có thể sẽ không tồn tại lâu, giống như những hòn đảo nhỏ nổi lên bởi các vụ phun trào núi lửa tương tự hồi đầu thập niên 70 và giữa thập niên 80 của thế kỷ trước. Trước đó, trận động đất mạnh 7,7 độ Richter ở miền Tây Nam Pakistan hồi tháng Chín vừa qua cũng đã làm nổi lên một hòn đảo cao 20m, rộng 90m, có cấu trúc bùn và đá. Theo TTXVN
-
Băng trôi to bằng Singapore đe dọa gây thảm họa như Titanic Tảng băng có kích cỡ lớn bằng đảo quốc Singapore vừa tách khỏi Nam Cực và đang trôi dạt vào đại dương có thể gây ra thảm họa cho các tuyến hàng hải Quốc tế, các chuyên gia theo dõi tảng băng này cảnh báo. Hồi giữa tháng 10.2011, các nhà khoa học nghiên cứu về Nam Cực thuộc NASA đã phát hiện một vết nứt lớn tại Đảo băng Pine - Ảnh: NASA Ngày 15/11, một báo cáo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Southampton (Anh) cho hay diện tích tảng băng này được ước tính vào khoảng 700 km2, gần bằng đảo quốc Singapore và lớn gấp đôi thành phố Atlanta của Mỹ. Tảng băng này mất 2 năm để tách ra từ đảo băng Pine do một vết nứt khổng lồ được chương trình IceBridge của NASA phát hiện lần đầu tiên vào tháng 10/2011. Theo các nhà khoa học, gió thổi mạnh cùng với sự nóng lên ở nam bán cầu đã đẩy mạnh việc tách rời của các tảng băng khỏi châu lục. Ông Grant Bigg, một nhà đại dương học tại đại học Sheffield ở Anh cho LiveScience biết, các hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy khoảng cách giữa tảng băng và sông băng đã lên đến vài km. Các nhà khoa học không dự đoán rằng sẽ có hậu quả gì về mặt môi trường, nhưng lại lo ngại tảng băng với kích cỡ khổng lồ như vậy có thể ảnh hưởng đến các tuyến hàng hải quốc tế, tùy theo nó trôi theo hướng nào. Giáo sư Grant Bigg thuộc Trường đại học Sheffield (Anh), trưởng nhóm nghiên cứu băng trôi đang tìm cách tính toán đường đi của tảng băng. “Thường thì phải mất ít lâu để các tảng băng trôi ra khỏi đảo băng Pine, nhưng một khi đã ra khỏi đó thì chúng có thể hoặc trôi theo hướng đông dọc theo bờ biển Nam Cực hoặc có thể trôi vào giữa Nam Đại Dương”, Giáo sư Bigg phân tích. Trường hợp tảng băng trôi vào Nam Đại Dương sẽ gây nguy hiểm cho tàu thuyền, ông Bigg nói thêm. Giáo sư người Anh này còn cho hay đã từng có một tảng băng tách ra từ đảo băng Pine được phát hiện đi xuyên qua eo biển Drake, di chuyển vào nam Đại Tây Dương. “Nếu điều này xảy ra, nó có thể gây nguy hiểm cho tàu bè”, ông Bigg nói. Drake là là eo biển phân cách 2 lục địa Nam Mỹ và châu Nam Cực, là khoảng nằm từ cực nam của Nam Mỹ tại Cape Horn, Chile tới điểm cực bắc của Nam Cực tại quần đảo South Shetland. Điều này có nghĩa tảng băng sẽ hướng vào một trong những tuyến hàng hải quốc tế tấp nập nhất thế giới và có thể gây ra thảm họa. Jane Robertson, một chuyên gia quan sát băng trôi thuộc đảo quốc Greenland, cho biết khi đối mặt với các tảng băng trôi khổng lồ, “bạn có thể hoặc cố đi xuyên qua nó hoặc đi vòng qua nó”. “Trong phần lớn các trường hợp, thuyền trưởng thường sẽ chọn đi vòng qua vì bất kể là bạn lái tàu chậm và cẩn thận cỡ nào thì sẽ luôn là nguy hiểm cho con tàu. Rồi thì thời tiết cũng có thể trở nên xấu đi nhanh chóng và bạn sẽ không muốn đi xuyên qua băng trong thời tiết xấu”, cô Robertson cho hay. Chi Mai (Tổng hợp)
-
Dấu hiệu sự sống lâu đời nhất Các nhà khoa học mới đây tìm thấy dấu vết của những loại vi khuẩn có từ 3,5 tỷ năm trước, trong một lớp đá trầm tích ở Australia. Đây được xem là dấu hiệu của sự sống lâu đời nhất trên Trái Đất. Theo Telegraph, các cấu trúc vi khuẩn phức tạp được những nhà khoa học tìm thấy trong lớp đá trầm tích ở Pilbara, một khu vực thuộc tây bắc Australia. Giáo sư David Wacey, nhà nghiên cứu tại đại học Western Australia, cho biết các mẫu vật thu thập được với niên đại từ 3,4 đến 3,43 tỷ năm có thể là dấu hiệu của sự sống lâu đời nhất còn tồn tại trên Trái Đất. Mẫu đá trầm tích chứa cấu trúc vi khuẩn có niên đại gần 3,5 tỷ năm tuổi. (Ảnh: Natureworldnews) Khi tiến hành quan sát mẫu đá trầm tích bằng kính hiển vi, nhóm nghiên cứu của Australia và Mỹ đều nhận thấy có sự có mặt của vi khuẩn dưới dạng vật chất giàu carbon. Tuy nhiên, chúng đều trải qua quá phân hủy mạnh đến mức không thể quan sát được dưới dạng tế bào. Việc tìm thấy mẫu đá trầm tích được xem là một trường hợp hiếm gặp vì hầu hết các tầng đá cũ đều biến đổi theo thời gian, dưới tác động của ngoại lực và các hoạt động kiến tạo khác. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết cho rằng mẫu vật được hình thành do sự tương tác giữa màng vi khuẩn với các lớp trầm tích bờ biển trong khu vực vào thời kỳ đó. Theo giáo sư Nora Noffke từ đại học Old Dominion, Mỹ, cấu trúc vi khuẩn ở mẫu đá trầm tích có thể cung cấp thêm các thông tin về thời gian sự sống bắt đầu phát triển trên hành tinh cũng như những biến động của môi trường trong hàng triệu năm. Phát hiện thành phố cổ 3400 tuổi ở Israel Các nhà khảo cổ vừa khai quật được vết tích của một thành phố cổ, có niên đại từ thế kỷ thứ 14 trước Công nguyên, bị chôn vùi dưới đống đổ nát của một đô thị khác ở Israel. Dấu tích của thành phố cổ, nơi phát hiện lá bùa bọ hung của pharaoh Amenhotep III. (Ảnh: Tel Gezer Excavations) Theo Live Science, những dấu vết tìm thấy bao gồm một lá bùa bọ hung Ai Cập của pharaoh Amenhotep III cùng một số vật dụng bằng gốm từ thời kỳ đồ đồng được khai quật ở Gezer, một thành phố cổ đại ở vùng Canaan. Những hiện vật này được các nhà khảo cổ học người Mỹ cùng Cơ quan Cổ vật Israel phát hiện đầu mùa hè này. Theo các nhà nghiên cứu, thành phố cổ Gezer có vị trí chiến lược quan trọng và nằm trên tuyến đường thương mại nối liền châu Á và châu Phi. Nơi đây từng được người Ai Cập, người Canaan và người Assyria cai quản trong nhiều thế kỷ, trước khi một pharaoh Ai Cập trao quyền cai trị thành phố cho vua Solomon vào khoảng thế kỷ 10 đến thế kỷ 8 trước Công nguyên, như một món quà cưới cho con rể. Việc tìm thấy dấu vết của thành phố cổ bị chôn vùi cho thấy thành phố này thậm chí còn có niên đại xa xưa hơn thời kỳ vua Solomon trị vì. Theo nhóm nghiên cứu, những phát hiện mới này hoàn toàn phù hợp với các giả thuyết được đưa ra trước đó bởi nhiều học giả. Theo VNE
-
Nga thử nghiệm mẫu máy bay tàng hình Su-T-50 thứ năm (Vũ khí)-Nguyên mẫu thử nghiệm thứ năm của loại chiến đấu cơ tàng hình Sukhoi T-50 của Nga vừa thực hiện chuyến bay đường dài tới Zhukovsky. Nguyên mẫu Sukhoi T-50 thứ năm. Nguyên mẫu chiến đấu cơ tàng hình Sukhoi T-50 thứ năm của Nga vừa thực hiện chuyến bay thử nghiệm đường dài từ địa điểm sản xuất đến Viện nghiên cứu máy bay mang tên Gromov ở Zhukovsky, gần thủ đô Moscow, theo thông cáo báo chí của công ty Sukhoi. Theo đó, tại , nguyên mẫu thử nghiệm Su-T-50 thứ năm đã thực hiện chuyến bay đường dài từ Hiệp hội sản xuất máy bay mang tên Gagarin ở vùng Komsomolsk-on-Amur và dừng chân tại 3 địa điểm trung gian để tới Zhukovsky. Tại căn cứ không quân mới ở Zhukovsky, mẫu Su-T-50 thứ năm sẽ thực hiện các chuyến bay thử nghiệm cùng 4 nguyên mẫu Su-T-50 đầu tiên. Trong đó, có hai nguyên mẫu đang thử nghiệm trên mặt đất (một nguyên mẫu thử nghiệm toàn diện dưới đất và mẫu còn lại đang thử nghiệm tĩnh). Theo công ty Sukhoi, chuyến bay đường dài của nguyên mẫu Su-T-50 thứ năm cho thấy hoạt động ổn định của hệ thống động cơ, và các bộ phận quan trọng khác. Sukhoi T-50 sẽ trở thành lực lượng chiến đấu nòng cốt trong các phi đội của Không quân Nga tương lai, đây là một loại máy bay chiến đấu đa năng với công nghệ tàng hình, khả năng siêu cơ động, siêu hành trình và trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, bao gồm cả một radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) tiên tiến. Tư lệnh Không quân Nga, Trung tướng Viktor Bondar từng tiết lộ rằng, chiến đấu cơ Sukhoi T-50 sẽ được chuyển giao cho không quân vào năm 2017. Ông Bondar nói thêm rằng, đến cuối năm nay, một số nguyên mẫu Su-T-50 sẽ bắt đầu tham gia thử nghiệm vũ khí chiến đấu mới. Phi đội 3 máy bay Su-T-50 nhảy múa ở MAKS-2013 PVD
-
Obama trở lại châu Á, Mỹ dè chừng Trung Quốc ở TBD (Tin tức 24h) - Ủy ban thẩm định an ninh và kinh tế Mỹ - Trung thuộc Quốc hội Mỹ đã cảnh báo về việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự, dự báo rằng cường quốc đang nổi lên này sẽ có khả năng vận hành đội tàu ngầm và tàu chiến hiện đại lớn nhất ở Tây Thái Bình Dương trước năm 2020. Sức mạnh Trung Quốc ở châu Á-TBD thách thức sự thống trị của Mỹ Trong báo cáo thường niên công bố ngày 20/11, ủy ban trên cho rằng việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự đang làm thay đổi cán cân sức mạnh ở châu Á - Thái Bình Dương, thách thức nhiều thập kỷ thống trị của Mỹ. Ủy ban khuyến nghị Quốc hội Mỹ tài trợ cho các dự án đóng tàu hải quân và tăng cường sự hiện diện tác chiến trong khu vực cũng như ủng hộ mục tiêu của Bộ Quốc phòng triển khai 60% tàu chiến Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương trước năm 2020 so với tỷ lệ 50% như hiện nay. Tàu chiến của Trung Quốc tham gia tập trận với hải quân Mỹ ngày 6/9. Ngoài ra, báo cáo khẳng định Bắc Kinh đang “chỉ đạo và thực hiện một chiến dịch do thám mạng quy mô lớn” xâm nhập chính phủ và ngành công nghiệp tư nhân của Mỹ. Ủy ban kêu gọi có hành động cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, trong đó có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt, để chặn đứng hoạt động gián điệp mạng, cảnh báo Bắc Kinh vẫn chưa bị răn đe để chấm dứt hoạt động do thám tràn lan. Ủy ban thẩm định an ninh kinh tế Mỹ - Trung chuyên tư vấn cho Quốc hội Mỹ về những tác động đối với an ninh quốc gia của mối quan hệ giữa hai cường quốc thế giới này. Tổng thống Obama sẽ trở lại thăm châu Á Trong một diễn biến khác có liên quan, ngày 20/11, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice cho biết Tổng thống Barack Obama sẽ công du châu Á trong tháng 4/2014 sau khi phải hủy bỏ chuyến thăm hồi tháng trước do chính phủ bị đóng cửa. Theo kế hoạch bị hủy trước đó, Tổng thống Obama sẽ đến Indonesia, Brunei, Malaysia và Philippines. Đây là lần thứ 3 kể từ năm 2010, ông Obama phải hủy chuyến đi tới châu Á, tất cả đều do những khủng hoảng chính trị trong nước. Việc Tổng thống Mỹ không tới thăm được châu Á đã tạo cơ hội để Trung Quốc xây dựng vị thế của mình tại Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 21 và Đông Á (2 hội nghị quan trọng ở châu Á). Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng Phó Tổng thống Joseph Biden trong buổi họp báo ngày 4/10. Nhiều chuyên gia đánh giá việc ông Obama không thể có mặt tại châu Á vào thời điểm trên đã làm yếu đi vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Việc hủy chuyến thăm đã làm thất vọng các nước Đông Nam Á bởi các nước này mong đợi Mỹ như một đối trọng với Trung Quốc trong những tranh cãi về chủ quyền ở Biển Đông. Philippines là một ví dụ, nước này đã ngả về phía Mỹ để tăng cường hệ thống phòng thủ vốn nghèo nàn của mình khi nổ ra tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang nhanh chóng hiện đại hóa lực lượng vũ trang và thúc đẩy ảnh hưởng ở khu vực. Nhân cơ hội này Tổng thống Mỹ không sang thăm được châu Á, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm tới Indonesia và Malaysia để cải thiện uy tín của Trung Quốc trong bối cảnh dư luận lên tiếng về việc Trung Quốc thể hiện thái độ hung hăng trong tranh chấp chủ quyền với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Việc Tổng thống Mỹ Obama quay trở lại thăm châu Á vào năm tới sẽ thúc đẩy mối quan hệ với các đồng minh lâu năm cũng như phục vụ cho quá trình xoay trục của quốc gia này. Theo Dat Viet
-
Nhật Bản triển khai tên lửa ở cửa ngõ Thái Bình Dương Các quan chức Nhật Bản cho hay nước này đang triển khai hệ thống tên lửa trên các hòn đảo được coi là cửa ngõ vào Thái Bình Dương như một phần của cuộc tập trận lớn đang diễn ra, sự kiện khiến Bắc Kinh "đứng ngồi không yên". Trong cuộc tập trận nhằm củng cố khả năng phòng vệ tại các hòn đảo xa bờ, Nhật Bản đã lắp đặt hệ thống tên lửa đất đối hạm Type-88 trên đảo Miyako. Cuối ngày 7/11, thêm bốn tên lửa cũng đã được chuyển tới đảo Okinawa, và hiện chưa rõ số tên lửa này sẽ được triển khai tại đây trong bao lâu. Phát ngôn viên Bộ Tham mưu Các Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản nói rằng "đây là lần đầu tiên" hệ thống tên lửa này được đưa đến Miyako và nhấn mạnh các tên lửa tuy đã được triển khai song chưa thể khai hỏa và "cuộc tập trận là nhằm mục đích củng cố năng lực phòng vệ cho các hòn đảo này". Mặc dù quân đội Nhật Bản khẳng định các tên lửa chưa thể khai hỏa song giới quan sát cho rằng việc triển khai hệ thống phòng thủ này cũng đủ khiến người ta phải lưu tâm. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã bắt đầu cuộc tập trận từ ngày 1/11 vừa qua, với sự tham gia của khoảng 34.000 binh sỹ, 6 tàu chiến và 360 máy bay. Cuộc tập trận nói trên diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản và nhiều quốc gia trong khu vực ngày càng lo ngại về sức mạnh không ngừng gia tăng của quân đội Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc gần đây rất tích cực tìm cách mở rộng tầm với trên Thái Bình Dương trong khi liên tục vướng vào các tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Tokyo tại Biển Hoa Đông và với nhiều quốc gia khác tại Biển Đông, nơi cường quốc này tuyên bố chủ quyền hầu hết vùng lãnh hải. Các hòn đảo mà Nhật Bản sở hữu chia tách Biển Hoa Đông với Thái Bình Dương, đồng thời tạo thành một vành đai vây quanh các khu vực thuộc chủ quyền Trung Quốc nằm ở phía Bắc Nhật Bản. Eo biển giữa đảo Miyako và đảo Okinawa là một trong số ít cửa ngõ trực tiếp vào Thái Bình Dương. Theo truyền thông Nhật Bản, cuộc tập trận mà nước này đang tiến hành sẽ đặt eo biển rộng khoảng 300km (tương đương 190 dặm) giữa Okinawa và Miyako nằm trong tầm hoạt động của hệ thống tên lửa này. Tokyo nói rằng cuộc tập trận bắt đầu hôm 1/11 vừa qua không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào song giới lãnh đạo Nhật Bản gần đây đã công khai bày tỏ thái độ không hài lòng và lo lắng khi Trung Quốc không ngừng gia tăng các tuyên bố chủ quyền lãnh hải. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng đang chuẩn bị thành lập một đơn vị đặc biệt, tương tự Quân đoàn Lính thủy đánh bộ của Mỹ, có trách nhiệm bảo vệ các hòn đảo và tái chiếm trong trường hợp bị mất. Bắc Kinh vẫn thường xuyên điều tàu tới các vùng biển tranh chấp ở Biển Hoa Đông. Động thái này đã làm gia tăng không ít nguy cơ xảy ra đối đầu trực tiếp giữa lực lượng bảo vệ bờ biển của hai nước. Mới đây nhất, ngày 7/11, bốn tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải ngoài khơi quần đảo Senkaku - hiện do Tokyo kiểm soát. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết các tàu này đã lưu trú tại khu vực này trong khoảng 90 phút trước khi rút đi. Mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á này đã trở nên hết sức căng thẳng vào cuối năm 2012, và thực tế là việc chủ nghĩa dân tộc tại cả hai nước lên cao càng "đổ thêm dầu vào lửa" trong các tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tại Trung Quốc, các ký ức thời chiến càng làm gia tăng tư tưởng phản đối Nhật Bản trong khi Tokyo luôn không hài lòng với việc nước láng giềng không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự. Cuộc tập trận đang diễn ra tại Nhật Bản đã khiến Bắc Kinh hết sức tức giận, và truyền thông nước này khẳng định cuộc tập trận này là nhằm vào Trung Quốc. Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" - có mối quan hệ gần gũi với Đảng Cộng sản Trung Quốc - đăng tải trên trang nhất số ra ngày 7/11 bài viết cho rằng quyết định lắp đặt các tên lửa trên đảo Miyako của Nhật Bản là "động thái chưa từng có tiền lệ mà giới chuyên gia cho là nhằm ngăn cản Hải quân Trung Quốc". Tờ báo trích dẫn bình luận của chuyên gia về Hải quân của Trung Quốc Li Jie nói rằng "việc (Nhật Bản) triển khai tên lửa chủ yếu nhằm chống lại Trung Quốc và hành động này có thể đe dọa thực sự tới Hải quân Trung Quốc". Theo AFP
-
Bỏ phố lên rừng làm giàu với dâu tây Nghỉ việc ở Sài Gòn khi đang trong thời kỳ ăn nên làm ra nhất, ông Vương Đình Phi về Đà Lạt mua đất trồng rau, dâu tây phát triển thành khu vườn cho khách tham quan. Thập niên 1990, ông Phi phân phối dâu tây Đà Lạt cho các siêu thị, nhà hàng ở TP HCM. Có thời điểm, chỉ mình ông đã gom hết một nửa sản lượng mỗi ngày, phân phối đi cần Thơ, Vũng Tàu, Hà Nội. Hơn 10 năm sau, khi đã có chút tích lũy, ông trở về quê nhà làm vườn theo mô hình rau sạch (một hướng mới được đề cao vào thời đó) để thực hiện nốt ước mơ còn dang dở thời trai trẻ. Về vùng Đạ Nghịt, huyện Lạc Dương, ông mua một lúc mấy ha đất để mở vườn và rủ thêm bạn bè ở Sài Gòn đầu tư. Chính vì sử dụng nhiều đất khiến dòng vốn nhanh chóng cạn kiệt, ông Phi phải vay mượn thêm để san ủi, cải tạo dần diện tích đã gom. Vườn dâu tây công nghệ cao của ông Phi. Ảnh: Quốc Dũng Vào năm 2002 , một số công ty nước ngoài ký hợp đồng trồng rau bó xôi xuất khẩu với nhà vườn Đà Lạt. Nắm trong tay diện tích canh tác lớn và có khả năng liên kết với những nông hộ khác nên ông có thể đáp ứng đủ số lượng theo yêu cầu của đối tác ngoại. Sau thời gian ngắn trở thành đầu mối cung cấp rau cho doanh nghiệp ngoại, ông nhận thấy mô hình này chưa hiệu quả khi nhân lực thiếu, vốn hạn chế. Có lúc ông cho thuê đất, chỉ làm trên diện tích nhỏ và tạm ngừng ý tưởng kinh doanh rau, dâu tây sạch của mình Gần 2 năm nay, khi người vợ từ Sài Gòn quyết định lên Đà Lạt làm vườn cùng, ông mới mạnh dạn bán một số đất đã đầu tư ở vùng Lạc Dương để mua 3.000 m2 tại một thung lũng gần sát với khu du lịch Đồi Mộng Mơ của Đà Lạt trồng dâu tây theo công nghệ cao và rau cao cấp. Xây dựng 1.000 m2 nhà kính theo công nghệ cao tốn 170 triệu đồng (cao hơn nhà kính bình thường 30%), chưa kể hàng loạt hạng mục khác phải làm cùng lúc như: khoan giếng để lấy nguồn nước sạch, máy móc, hệ thống tưới nhỏ giọt… "Đó chỉ là đầu tư cơ bản, để canh tác còn phải mua giống và vật tư cũng cần rất nhiều tiền nên không còn cách nào khác là tiếp tục vay vốn", ông nhớ lại. Gần một năm san ủi mặt bằng, dựng nhà kính và lắp đặt các thiết bị, hiện khu vườn 3000 m2 này bắt đầu cho thu hoạch. Phần lớn diện tích dành cho trồng dâu tây, một phần dùng để phối hợp cùng Trung tâm khuyến nông Lâm Đồng thử nghiệm trồng rau hữu cơ bằng phương pháp thủy canh hồi lưu và cà chua ngọt cao cấp. Với cây dây tây, ông Phi có thuận lợi lớn về giống, vì trước đây ông cho một doanh nghiệp Nhật thuê 1000 m2 đất để trồng thử nghiệm dâu tây. Sau quá trình trồng thử nghiệm, doanh nghiệp này sang lại cho ông vườn giống. Từ đó, ông tiếp tục nhân giống bằng phương pháp thủ công và cho vào ống nghiệm. Ông Phi bên giàn cà chua ngọt đã cho ra quả. Ảnh: Quốc Dũng Toàn bộ vườn dâu của ông Phi được làm giàn cách mặt đất một mét, phủ bạt ni lông và trồng trên giá thể sơ dừa kết hợp với các loại dinh dưỡng khác. Giống dâu tây này ở Đà Lạt rất hiếm và được thị trường ưa chuộng vì trái mềm, thơm và ngọt hơn giống dâu Mỹ đá mà đa số nhà vườn Đà Lạt đang canh tác. Do đó, một ký dâu tây của ông Phi hiện tại được thu mua với giá 150.000 đồng, trong khi giá dâu bình thường tại Đà Lạt chỉ 25.000 đồng. Chênh lệch lớn nhưng hàng của ông vẫn rất đắt khách, nhất là những người có thu nhập cao, coi trọng chất lượng sản phẩm. Trung bình mỗi ngày ông tiêu thụ khoảng 30 kg, thu về 4,5 triệu đồng. Thời gian xuống giống và làm các hệ thống phục vụ canh tác phải thuê khá nhiều lao động phổ thông, nhưng hiện tại ngoài hai vợ chồng ông Phi chỉ có 2 nhân viên nữ vừa lo khâu kỹ thuật và trực tiếp chăm sóc, một nhân viên nam phụ trách hệ thống điện, nước. Khu vườn này được canh tác bằng phương pháp hữu cơ kết hợp vô cơ. Để cây phát triển tốt, hàng ngày phải đo độ ẩm và nhiệt độ không khí. Nếu nhiệt độ trong nhà kính từ 30 độ C trở lên sẽ dùng mái che lưới đen hoặc phun nước, khi độ ẩm cao trên 95% (tức thích hợp cho nấm bệnh phát triển) sẽ có sự can thiệp kịp thời. Hiện vườn dâu bắt đầu cho thu hoạch nhiều và người con gái lớn của ông về Sài Gòn mở rộng thêm thị trường tiêu thụ. Ông Vương Đình Phi tiết lộ đang hợp tác với một người ở TP HCM để phát triển 8.000 m2 dâu tây ở vùng đất Đạ Nghịt đã mua trước đây. Còn vườn dâu tây 3.000 m2 này, với vị trí thuận lợi, ông đang ấp ủ để làm mô hình vườn tham quan du lịch. Trong vườn cũng đã thử nghiệp thành công giống cà chua ngọt của Nhật theo quy trình hữu cơ. Kích cỡ trái cà chua này nhỉnh hơn trái nho Mỹ và người ta vẫn thường dùng ăn tươi, tráng miệng sau bữa chính. Hiện ông Phi vận động những hộ xung quanh cùng theo mô hình của ông và sẵn sàng hướng dẫn về kỹ thuật để đón đầu xu hướng thị trường. Quốc Dũng
-
Cháy nhà kho ở Bắc Kinh, 11 người chết Một vụ hỏa hoạn trong nhà kho ở thủ đô của Trung Quốc tối qua làm ít nhất 11 người thiệt mạng và 4 người bị thương. Hiện trường vụ cháy. Ảnh: China.org Vụ cháy xảy ra ở quận Triều Dương của Bắc Kinh vào khoảng 20h30 theo giờ địa phương, với diện tích cháy lên tới hơn 500 m2. Xinhua dẫn lời cảnh sát cho biết ít nhất 11 người chết, trong khi 4 người bị thương đã được đưa tới bệnh viện. Theo CNA, cảnh sát Bắc Kinh huy động 13 đội cứu hỏa và 54 xe chữa cháy đến hiện trường. Lính cứu hỏa cho hay lửa được dập tắt sau gần 3 giờ. Hai chủ nhà kho đã bị cảnh sát tạm giữ. Giới chức đang điều tra về nguyên nhân hỏa hoạn.
-
Cháy bar ở Zone 9, ít nhất 2 người chết 14h30 ngày 19/11, sau tiếng nổ lớn, một bar đang thi công ở khu 9A Trần Thánh Tông (Hà Nội) bốc cháy nghi ngút. Nhiều người được đưa đi cấp cứu trong tình trạng bất tỉnh và ít nhất 2 người tử vong. Tiếp tục cập nhật Địa điểm xảy ra hỏa hoạn là khu Zone 9 Trần Thánh Tông - nơi được nhiều bạn trẻ ở Hà Nội ưa thích hiện nay. Ba xe cứu hỏa cùng hàng chục cảnh sát PCCC tiếp tục phun nước vào trong quán, 2 người tử vong được đắp chiếu nằm phía ngoài cửa. Do mùi khét của trần xốp bốc lên nồng nặc nên cảnh sát phải đeo mặt nạ chống độc để tiếp cận hiện trường. Hai xe cứu thương vẫn túc trực phía ngoài để chờ đưa nạn nhân vào bệnh viện. Rất đông cảnh sát cứu hỏa được điều đến dập đám cháy. Ảnh: Bá Đô. Theo một số người dân, khi hỏa hoạn, nhiều người được đưa ra ngoài cấp cứu trong tình trạng bất tỉnh. Phó giám đốc Công an Hà Nội cũng đang có mặt chỉ đạo vụ việc. Toàn bộ khu vực đã bị cắt điện. Tiền thân của Zone 9 là một xí nghiệp bỏ hoang nằm cạnh vườn hoa Yersin. Khu vực này tồn tại vài chục năm nhưng không được sửa chữa, nhiều nơi xuống cấp, tường bong tróc, trần nhà loang lổ, vôi vữa có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Đi trên bậc cầu thang lên các tầng của khu nhà, người qua lại có thể cảm thấy những thanh sắt rung chuyển. Tuy khá sập sệ nhưng khu vực rộng lớn này gần đây được cho thuê làm quán cafe, bar... và trở thành khu vui chơi nổi tiếng của giới trẻ Hà thành. Trước đó, ngày 21/9, khi đang mải tạo dáng chụp hình, một nữ sinh đã rơi xuống tầng 3 khu nhà A của "hợp tác xã" Zone 9 và bất tỉnh. Nguyên nhân sự việc do nữ sinh này dựa vào bờ tường yếu khiến tường đổ sập. Theo Vnexpress
-
Bức tranh 10 ngàn tuổi trên hang động ở Brazil Trong quá trình theo dõi loài lợn lòi môi trắng tại vùng cao chuyên Cerrado ở Brazil, các nhà khoa học đã tình cờ phát hiện ra bức tranh vẽ cổ xưa ở phía bên trong hang động. Bức vẽ cho ta thấy những hình con vật như loài Tatu, chim hay bò sát cùng với các hình học được vẽ lên hang đá từ hàng ngàn năm trước. Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) và một đối tác địa phương là Viện Quita do Sol cho rằng bức tranh này đã cung cấp thêm những kiến thức đáng kể về nghệ thuật trên đá. Giải thích về sự phát hiện kỳ thú này, Bác sĩ Alexine Keuroghlian, nhà nghiên cứu với Chương trình Brazil WCS cho biết: “Chúng tôi thường làm việc và nghiên cứu ở những khu vực cách xa nhau, vì thế mà thỉnh thoảng cũng có những phát hiện thú vị. Nhưng với sự phát hiện này thì dường như là rất quan trọng trong việc có thêm kiến thức về lịch sử, văn hóa của con người trong khu vực này”. Theo cách vẽ ở trên bức tranh, giáo sư Aguiar cho rằng bức tranh này phản ánh rõ nét cái mà các nhà khảo cổ gọi là truyền thống Planalto (của vùng cao nguyên trung tâm Brazil). Đáng ngạc nhiên hơn là chúng có nét giống với cách vẽ của khu vực Nordeste và Agreste ở phía Đông Bắc Brazil. Giáo sư Aguiar hi vọng rằng có thể cho khai quật khu vực hang động và nghiên cứu được địa chất ở khu vực này để có sự giải thích đầy đủ và rõ ràng hơn về bức vẽ. Tiến sĩ Julie Kunen, giám đốc của châu Mỹ La tinh của WCS và Chương trình Caribbean cùng một chuyên gia về khảo cổ học của người Maya cho biết: "Những phát hiện của bản vẽ hang động sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ các hệ sinh thái Cerrado và Pantanal cả về di sản văn hóa lẫn tự nhiên của chúng". Khánh Hà
-
Tranh cãi về cáo buộc Mỹ gây ra siêu bão Haiyan Một nhà khoa học hàng đầu của Philippines đã lên tiếng phản bác một video cáo buộc, siêu bão Haiyan (hay còn được biết đến với tên gọi "Yolanda" ở Philippines) là thảm họa nhân tạo, do công nghệ phát xung vi ba của Mỹ gây ra. Siêu bão Haiyan (hay còn được biết đến với tên gọi "Yolanda" ở Philippines) là một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử thế giới và đã gây ra những tổn thất khủng khiếp về người và của khi quét qua Philippines tuần trước. Ảnh: Reuters/NOAA Một đoạn video do tài khoản có tên DutchSince đăng tải trên trang YouTube ngày 8/11, đang gây xôn xao dư luận vì thông tin hé lộ "thủ phạm" gây ra siêu bão hủy diệt Philippines vừa qua. Viện dẫn các hình ảnh động của vệ tinh về dịch chuyển của siêu bão Haiyan, Dutchsince tố cáo, một cơ sở của Mỹ tại bang Alaska đã thao túng hướng đi và sức mạnh của sự nhiễu loạn thời tiết này. "Chúng ta có thể theo dõi sự hình thành của cơn bão này ... và những gì chúng ta nhìn thấy nhiều lần ở đây, gần đảo Guam, là một xung vi ba lớn, hình xoắn ốc, bắt nguồn từ hướng bắc", trích lời thuyết minh trong đoạn video. Người đưa ra thuyết âm mưu cũng cáo buộc, xung vi ba hiện đang kiểm soát một hệ thống thời tiết mới có tên "Zoraida", được phát hiện ở ngoài khơi Philippines. Trong cuộc phỏng vấn truyền hình mới đây trên kênh ANC, nhà khoa học Mahar Lagmay đến từ Đại học Philippines nhấn mạnh: "Những người đưa ra cáo buộc trước tiên phải chứng minh sóng vi ba là căn nguyên hình thành siêu bão". Theo ông Lagmay, người đứng đầu Dự án diễn đàn giám sát thời tiết trực tuyến NOAH của Bộ Khoa học và Công nghệ Philippines, bản thân tác giả của đoạn video nói trên có thể cũng không tin vào chính nhận định của mình. "Từ những hình ảnh mà tài khoản DutchSince trích dẫn, dường như cơn bão đã phát triển khi ông ta nói các xung vi ba đang được phát đi. Và điều thứ hai tôi nhận thấy là, ông ta cũng đang gắn các xung vi ba với sự xuất hiện của động đất, trong khi những gì chúng ta biết về động đất là, chúng hình thành do sự tích tụ năng lượng bắt nguồn từ các vận động địa chất. Và theo thời gian, số năng lượng này được tích tụ dọc các đứt gãy và nó rốt cuộc không liên quan đến bất kỳ dạng vi sóng nào mà DutchSince đề cập tới", ông Lagmay giải thích. Chuyên gia Philippines cũng bày tỏ nghi ngờ về việc liệu các tuyên bố của Dutchsinse có căn cứ trên sự thực hay không. Ông đòi hỏi người đưa ra cáo buộc phải chứng minh nhận định của mình một cách rõ ràng bằng các bằng chứng đáng tin cậy. Tuấn Anh (Theo Philstar)
-
Phố cổ Hội An chìm trong lũ, hàng ngàn du khách phải sơ tán Ngày 16/11, phố cổ Hội An (Quảng Nam) có nơi ngập sâu đến 3 m khi mực nước sông Hoài vượt mức báo động 3. Hàng ngàn du khách phải sơ tán khỏi các vùng thấp trũng. Giao thông Bắc - Nam ngưng trệ do lũ lịch sử Lũ Quảng Ngãi dâng cao 15 m trong đêm Phố cổ bên sông Hoài thơ mộng hôm nay chìm trong nước lũ. Dọc các tuyến đường Bạch Đằng, Trần Phú, Nguyễn Thái Học... có nơi ngập sâu đến 3m. Chùa Cầu, biểu tượng của phố cổ Hội An mấp mé nước lũ. Lực lượng cứu hộ, cảnh sát túc trực để nhắc nhở người dân không chèo thuyền vào những nơi có dòng nước xoáy. Người dân trong những ngôi nhà cổ phải di chuyển đồ đạc lên tầng hai lánh lũ. Theo người dân địa phương, tuy sống chung với lũ nhiều đời nay, nhưng lần này lũ lên quá nhanh, nhiều người phải chạy lũ trong đêm. Hàng quán, điểm tham quan trong khu phố cổ phải đóng cửa vì nước lũ tràn vào. Du khách thuê thuyền, ghe để di chuyển trong lũ. Trong khi nhiều người dân băng qua nước lũ bằng cách ở trần. Hàng ngàn du khách thuê khách sạn ở vùng thấp trũng phải thuê thuyền lên khách sạn ở tuyến đường Nguyễn Huệ lánh tạm. Trong khi đó, du khách này chọn cách lội nước lũ để di chuyển. Nhiều tuyến phố ngập nước gần quá biển chỉ đường... Nhiều gia đình phải sinh hoạt trên mái hiên tầng 2. Không ít nhà sống tạm trên mái nhà. Vật dụng, đồ ăn được người nhà chèo ghe qua phố mua về và chuyển qua ô cửa thông gió. Người già trong những ngôi nhà hư hỏng do những đợt bão trước tiếp tục được di tản đến nơi cao ráo chờ nước rút. Nhiều trẻ em lại lấy làm thích thú, nô đùa trên những con đường ngập nước lũ. Do số người quá đông, trong khi ghe có hạn nên nhiều tuyến đường "cửa ngõ" vào nơi ngập lụt sâu kẹt cứng người. Nguyễn Đông
-
Ít nhất 29 người chết, quốc lộ chia cắt vì lũ miền Trung Tính đến tối 16/11, tại 6 tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã có 29 người chết, 8 người mất tích, hàng chục nghìn ngôi nhà bị nhấn chìm, giao thông chia cắt... vì lũ lịch sử. 9h ngày 16/11, dòng nước xoáy mạnh đã làm sập một đoạn khoảng 20 m từ mố cầu đến nhịp đầu tiên của cầu Liêm Trực nằm trên Quốc lộ 1A, đi qua thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Hai người đi qua đây đã bị cuốn trôi, một nạn nhân may mắn được cứu sống, người còn lại bị nước nhấn chìm, cuốn mất tích. Lực lượng chức năng đã phong tỏa 2 đầu cầu cấm mọi phương tiện qua lại. Tối cùng ngày, Bình Định công bố đã có 13 người thiệt mạng và 3 người mất tích nhưng cho rằng con số thương vong sẽ không ngừng tăng lên do nhiều khu vực còn bị cô lập. Trong đó, tại phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, 3 học sinh trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu bị lũ cuốn trong lúc phụ huynh đón về. Toàn tỉnh còn có 11 ngôi nhà bị sập, hơn 94.000 ngôi nhà bị ngập. Mố cầu Liêm Trực bị sập. Ảnh: Minh Thùy. Từ 1h sáng, nước lũ bất ngờ tấn công mạnh về thị xã An Nhơn và huyện Tuy Phước. Toàn bộ nhà dân ở 2 khu vực này bị ngập hoàn toàn, có nơi nước dâng đến 2 m, gần mái nhà. Thôn Liêm Trực ở phường Bình Định, thị xã An Nhơn bị cô lập. Hàng trăm người leo lên nóc nhà hoặc các ngọn cây cổ thụ gọi điện kêu cứu. Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, đã triển khai các phương án ứng cứu người dân ở thôn Liêm Trực. Ban đầu, canô điều tới để tổ chức di dời người dân ở khu vực thấp, nhà yếu lên khu vực cao an toàn. Đồng thời các cơ quan chức năng cũng đưa phao cứu sinh, mì tôm và nước uống vào hỗ trợ tạm thời cho người dân. “Về cơ bản, đến thời điểm này người dân được đảm bảo an toàn. Đợi nước rút chúng tôi sẽ tiến hành các phương án hỗ trợ tiếp theo, kết hợp với việc xử lý vệ sinh môi trường”, ông Hổ nói. Tại huyện Tuy Phước - Cầu Bà Gi đến hết thị xã An Nhơn giao thông tắc nghẽn hoàn toàn. Hàng trăm xe tải nối đuôi nhau thành một hàng dài, không thể di chuyển. Khu vực ga Diêu Trì, các chuyến tàu lửa vẫn kẹt cứng vì đường sắt hư hỏng, ngập sâu. Lực lượng cảnh sát cơ động của tỉnh đã đưa canô vào khu vực ngập nặng để đưa người dân đến nơi an toàn Người dân ở các khu vực này cho rằng họ không được cảnh báo chống chọi với lũ. Mọi thông tin về lũ chỉ được cho biết sẽ xảy ra ở các huyện Tây Sơn, Hoài Nhơn, Vĩnh Thành... bởi đây là những khu vực miền núi có hồ tích nước. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc nói, nước lũ dâng nhanh hoàn toàn là do mưa lớn 300 - 400 mm chứ không có tình trạng xả lũ trên địa bàn. Ông Lộc cho rằng, hệ thống hồ chứa nước ở Bình Định chủ yếu là hồ thủy lợi, trong đó hồ Định Bình (huyện Vĩnh Thạnh) được xem là hồ chứa lớn nhất với 220 triệu m3. Hôm qua mưa lớn, lượng nước đổ về quá tải khiến hồ bị tràn nhưng chưa xác định lượng nước tràn là bao nhiêu. "Đây là trận lũ lớn nhất ở Bình Định từ trước tới nay", ông Lộc nói. Đến trưa nay, nước bắt đầu rút dần. Tại Quảng Ngãi, Ban Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho hay, đến chiều nay đã có 8 người chết, 4 người mất tích, 15 người bị thương vì lũ. Mực nước trên nhiều sông lớn như sông Vệ, sông Trà Cầu dâng cao từ chiều qua hiện đã rút nhưng chậm. Nhiều huyện vẫn bị nhấn chìm trong biển nước, trong đó 54 thôn thuộc các xã huyện Nghĩa Hành bị cô lập hoàn toàn. Nhiều huyện miền núi như Ba Tơ, Đức Phổ, Mộ Đức... bị sạt lở, các tuyến đường bị hư hỏng nặng vẫn chưa thể tiếp cận được. Thiệt hại về cơ sở vật chất vẫn chưa thể thống kê. Mưa lớn kéo dài từ 13h hôm qua đến 9h sáng nay đã khiến cho huyện Ba Tơ tan hoang. Sạt lở núi nghiêm trọng gây tắc nghẽn giao thông trên quốc lộ 24. Tuyến giao thông từ Quảng Ngãi đi tỉnh Kon Tum cũng bị ách tắc nhiều ngày do nhiều điểm sạt lở núi kéo theo đất, đá chắn ngang đường. Hiện có khoảng 4.000 hộ với hơn 16.000 người dân vẫn còn bị cô lập do lũ cuốn trôi cầu bắc ngang qua sông Liêng, sông Tô và nhiều tuyến đường bị tắc nghẽn giao thông. Nhiều cầu, cống, cơ sở hạ tầng, nhà cửa nhân dân bị lũ gây sạt nặng; hàng nghìn gia súc, gia cầm cũng bị cuốn trôi trong dòng nước lũ. Ông Huỳnh Thương, Phó chủ tịch huyện Ba Tơ cho biết, do nước lũ dâng quá nhanh, chiều tối qua, người dân trong huyện chỉ biết tháo chạy, toàn bộ tài sản gần như bị cuốn trôi hết. Thiệt hại về vật chất ước tính lên gần 100 tỷ đồng. Nhiều hộ dân sống trong vùng nguy hiểm đã được di dời khẩn cấp trong đêm. Mặc dù mưa nhỏ lại nhưng nhiều tuyến đường như Quốc lộ 24 và các tuyến đường về các xã bị sạt lở mạnh. Các xã như Ba Chùa, Ba Cung, Ba Giang... vẫn chưa thể liên lạc được. Nhiều trụ điện bị đổ, toàn huyện mất điện từ ngày hôm qua. "Nếu tiếp tục mưa, tình trạng ngập lụt sẽ kéo dài, nhiều người dân sẽ phải nhịn đói", ông Huỳnh Thương nói. Địa phương đánh giá, thiệt hại từ cơn lũ dữ dội chưa từng có này không thể tính "ngày một, ngày hai" mà phải mất nhiều tháng mới có thể khắc phục. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, mưa lớn diễn ra trên diện rộng. Tại thị xã An Khê, mực nước sông Ba tăng rất nhanh. Nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã, đường chính từ thị xã An Khê vào huyện Kbang bị chia cắt hoàn toàn với bên ngoài. Hệ thống điện đã được cắt nhằm bảo đảm tính mạng cho nhân dân. Do nước chảy mạnh, việc tiếp cận, ứng cứu các hộ dân bị ngập sâu trong nước hết sức khó khăn. Hàng trăm người dân phải leo lên mái nhà chờ cứu hộ. Hôm qua, 2 cô giáo đang trên đường đi dạy khi đi đến ngầm tràn qua suối Tà Nang ở thôn 10, xã Đông, huyện Kbang đã bị nước cuốn trôi. Cầu sông Ba được dự báo là có thể bị cuốn trôi nếu nước sông tiếp tục dâng cao. Ảnh: Chí Dũng. Hiện tại Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão thị xã An Khê đã khẩn cấp di dời các hộ dân sinh sống ở các xã Song An, phường Ngô Mây… ra khỏi khu vực nguy hiểm. Trước mắt, thiệt hại về tài sản và hoa màu chưa thể thống kê được. Các huyện, thị xã ở khu vực phía đông tỉnh như: Kbang, Kông Chro, Đak Pơ và thị xã An Khê nhiều nơi lũ lên cao, gây ngập úng chia cắt. Quốc lộ 19 - tuyến đường huyết mạch của tỉnh Gia Lai đang bị ngập sâu khiến giao thông ách tắc. Tại thị xã Ayun Pa, do mưa lớn nhiều xã đã bị nước lũ cô lập, trong đó bị nặng nhất là các xã Ia Tôr, Ia Sao và phường Sông Bờ. Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão thị xã đã huy động toàn bộ các lực lượng, sử dụng các biện pháp mạnh để di dời người dân và gia súc tại các vùng trũng thấp, tránh thiệt hại đáng tiếc xảy ra. Trước tình hình mưa lớn, kết hợp với việc xả lũ với cường độ cao của các hồ chứa thủy điện và thủy lợi như hồ An Khê, hồ Ka Nak và thủy lợi Ayun Hạ tình hình ngập úng ở các thị xã, huyện ở Gia Lai sẽ trầm trọng hơn. Nhiều tuyến đường huyết mạch trên địa bàn tỉnh bị nước ngập khiến cho việc lưu thông khó khăn. Ảnh: Chí Dũng. Tỉnh Quảng Nam, huyện Đại Lộc là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 34.000/39.000 nhà dân bị ngập từ 0,2 đến 3 m. Ghi nhận cho thấy có ít nhất 4 người chết, trong đó có em Lê Ngọc Triều, học sinh lớp 12 trường THPT Đỗ Đình Tuyển bị dòng nước chảy xiết cuốn trôi khi đang lùa vịt bằng ghe trên đồng ruộng đến nơi cao hơn. Trao đổi với VnExpress, ông Phan Đức Tính, Phó chủ tịch huyện Đại Lộc nói, nước lũ đang xuống chậm do trên địa bàn huyện có mưa lớn. Hiện nước sông tại thị trấn Ái Nghĩa là 9,75m, trên mức báo động III 3,75m. Trong ngày 15/11, huyện phải sơ tán 1.200 hộ dân với gần 4.000 người ở vùng thấp trũng lên những nhà cao lánh tạm. "Các xã như Đại Hồng, Đại An, Đại Nghĩa… chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, giao thông chia cắt, toàn huyện mất điện. Chúng tôi đã phát lệnh cấm người dân đi lại trong lũ để tránh thiệt hại về người", ông Tính nói. Cũng theo ông Tính, trong ngày hôm qua nhiều thủy điện trên địa bàn xả lũ với lưu lượng lớn khiến vùng hạ du ngập nặng. Cụ thể, Đắc Mi4 xả từ 4.000 đến 4.500m3/s; Sông Tranh xả 3.000m3/s; Sông Bung 4 xả 1.200m/3; A Vương xả điều tiều từ 35 đến 500m3/s. Sáng nay, các hồ thủy điện đã điều tiết xuống còn 200m3/s. Mưa lũ khiến nhiều người dân ở Quảng Nam phải chèo thuyền đi lại. Ảnh: Thu Bồn Tại Kon Tum, do lượng mưa lớn nên đã xuất hiện lũ ống, lũ quét. Quốc lộ 24 đoạn đi qua địa bàn xã Pờ Ê đã bị sạt lở 5 điểm và một điểm dài khoảng 20 m bị lũ cuốn trôi hoàn toàn khiến giao thông đi lại giữa hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi tê liệt. Thông tin ban đầu ghi nhận mưa lũ đã cuốn trôi chị Y Hiên (38 tuổi, ngụ tại xã Đăk Nên, huyện Kon Plông) khi đang trên đường từ rẫy về nhà. Hiện Sở Giao thông vận tải Kon Tum đang huy động các phương tiện khắc phục hậu quả để bảo đảm giao thông, cố gắng thông xe trong thời gian sớm nhất. Quốc lộ 24 nối Kon Tum với Quảng Ngãi bị sạt lở khiến giao thông bị chia cắt. Ảnh: Hải Hà. Tại Phú Yên, sáng nay, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, đến thời điểm hiện tại, Phú Yên có 2 người chết và mất tích. Ngoài ra, có nhiều ngôi nhà và công trình phụ bị sóng biển, triều cường đánh sập. Hơn 140 ha lúa vụ mùa, 640 ha hoa màu bị ngập và ngã đổ. Trong khi nhiều tuyến giao thông nông thôn ở các huyện Đồng Xuân, Tuy An… bị ngập sâu, chia cắt nhiều vùng dân cư. Hai tuyến giao thông trọng điểm của tỉnh Phú Yên là quốc lộ 25 và 29 nối với Gia Lai, Đăk Lăk, một số đoạn bị nước lũ gây sạt lở, đi lại khó khăn. Các tuyến tỉnh lộ, nhất là qua các đoạn đường tránh, cầu đang thi công nước ngập sâu từ 0,5 - 1 m. Các tuyến hương lộ sạt lở khoảng 2.100 m3 đất đá, xói lở mặt nền đường khoảng 2.000 m3. Tại cảng cá phường 6, thành phố Tuy Hòa, trong ngày 15 và tối 16/11 nước lũ và triều cường đã cuốn trôi khối lượng lớn đá nền, móng và gây sạt lở nhiều đoạn bờ kè. Thị xã Sông Cầu, một trong những vùng trọng điểm lũ lần này của tỉnh, lực lượng vũ trang và chính quyền địa phương đã khẩn cấp sơ tán 547 người, phần đông là người già, phụ nữ và trẻ em. Đồng thời, vận động di dời 209 hộ với 772 người ở khu vực ven biển và các khu dân cư bị uy hiếp bởi triều cường, vùng trũng thấp, ven sông thường bị sạt lở đất nhà tạm đến nơi an toàn. Đồng thời tổ chức neo đậu 2.600 tàu thuyền, di chuyển, sắp xếp, bố trí lại 17.500 lồng nuôi trồng thủy sản ở những vị trí an toàn. Hiện nước lũ và mực nước các sông ở Phú Yên đang có chiều hướng dâng cao. Từ mức xả lũ 900m3/s, thủy điện Sông Ba Hạ hiện xả với lưu lượng 1.400m3/s. Nếu trời tiếp tục mưa và thủy điện tiếp tục xả lũ tình trạng ngập úng ở Phú Yên sẽ còn nặng hơn. Nhấn vào đây để xem bản đồ lớn hơn. Theo báo cáo của văn phòng chống lụt bão Trung Ương, tính đến 6h sáng nay, tình hình ngập lụt tại các tỉnh như sau: Thừa Thiên Huế: bị ngập tại 7 huyện/thành phố gồm TP Huế, các huyện: Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thụy, Phú Lộc. Quảng Ngãi: bị ngập khu vực dọc sông Trà Khúc, Trà Câu, Thoa, Vệ tại 13 huyện/thành phố gồm: TP Quảng Ngãi (2 phường), các huyện Tư Nghĩa (5 xã), Sơn Tinh (10 xã), Đức Phổ (3 xã), Mộ Đức (6 xã), Ba Tơ, Nghĩa Hành (10 xã), Sơn Hà (7 xã), Sơn Tây, Tây Trà, Bình Sơn (4 xã) Minh Long, Trà Bồng; một số khu vực bị chia cắt; Bình Định: bị ngập khu vực dọc bờ sông Hà Thanh, Côn, La Tinh tại 8 huyện/thành phố gồm TP Quy Nhơn, các huyện Vân Canh, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Nhơn, Tây Sơn, Phù Mỹ. Phú Yên: bị ngập khu vực dọc bờ sông Cầu, Đồng Xa, Kỳ Lộ tại 3 huyện gồm các huyện Sông Cầu, Tuy An, Đồng Xuân. Gia Lai: bị ngập khu vực dọc sông Ba tại 3 huyện gồm các huyện An Khê, Kong Chro, Kbang. Theo Vnexpress.net
-
Người cổ đại cũng ham 'khoe mẽ' giàu sang Được biết đợt khảo cổ này đã khai quật được 200 ngôi mộ thuộc các triều đại Tây Hán Nam Việt Quốc, Đông Tấn, Nam triều, Ngũ đại Nam Hán, Tống triều và Minh triều. Các ngôi mộ có chiều dài 10m, phân thành các lối thông đạo và các gian tiền hậu. Mọi cấu trúc trong mộ đều khá nguyên vẹn và được chạm trổ cầu kỳ. Quần thể mộ tại Quảng Châu với nhiều cổ vật độc đáo vừa được khai quật. Riêng ngôi mộ M170 thuộc đời Nam Hán còn khai quật được văn tự cổ có nội dung mua bán mộ phần với mức giá rất cụ thể. Địa khoán là một văn tự cổ được dùng cho người chết, xem như một giấy chứng nhận linh hồn đã sở hữu một phần đất ở cõi âm. Con số 99.999 quan 999 xu 9 cắc thực chất chỉ là số tượng trưng để minh chứng phần mộ này đã có chủ. Người chủ được xác định là xuất thân trong một gia đình trung lưu thời phong kiến, mai táng năm 960, tức năm thứ ba đời Nam Hán. Triều Nam Hán chỉ kéo dài trong 64 năm, do vậy, tờ địa khoán này được đánh giá là một phát hiện mới hứa hẹn đem lại nhiều thông tin ý nghĩa cho giới khảo cổ về phong tục của người xưa. “Kiến trúc và những cổ vật còn lại đã cho thấy chủ mộ chắc chắn có địa vị cao trong xã hội phong kiến và sở hữu nhiều tiền của”, chuyên gia khảo cổ Mã Kiến Quốc cho biết. Theo Đất Việt
-
Phát hiện 600 mộ cổ niên đại hàng ngàn năm 600 ngôi mộ được chôn dưới lớp đất đá và phân bổ trên hai ngọn đồi vừa mới được tìm thấy tại tỉnh Tứ Xuyên và theo nhận định ban đầu, những ngôi mộ này sớm nhất có từ thời nhà Đông Hán (25-220). Theo tin tức từ các trang mạng Trung Quốc ngày 6/11, 600 ngôi mộ này nằm trên một ngọn đồi khá lớn tại huyện Tân Tân, thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên. Và việc tìm thấy rất tình cờ khi các công nhân đang tiến hành thu dọn lớp đất đá để xây dựng một công trình tại đây. Được biết, 600 ngôi mộ bị chôn vùi khá sâu trong lòng đất, được bao bọc bằng những tán cây lớn và tổ ong. Có khoảng 370 ngôi mộ nằm ở phía tây của ngọn đồi, sắp xếp theo hình bậc thang, như ngọn núi cao dựng đứng, cao khoảng 60m. 230 ngôi mộ còn lại phân bổ ở vị trí thấp hơn. Bước đầu, chính quyền huyện Tân Tân cùng các nhà khảo cổ xác định những ngôi mộ này có giá trị lịch sử vô cùng quan trọng, sớm nhất có từ nhà Đông Hán. Hiện các nhà khảo cổ học đang tích cực làm sạch lớp đất đá xung quanh và tiến hành khai quật, tìm kiếm các dấu tích ở trong lòng những ngôi mộ này. Mới đầu, có rất nhiều đồ gốm trang trí, đa dạng phong cách đã được tìm thấy.
-
Nhật Bản tăng sức mạnh tiêm kích đối đầu Trung Quốc (Vũ khí)- Không quân Nhật Bản sẽ nâng cấp tiêm kích F-15J Eagle hiện nay lên chuẩn F-15MJ. Đây vốn là loại chiến đấu cơ thường xuyên được Nhật Bản sử dụng để xua máy bay Trung Quốc. Thông tin về việc Nhật Bản hiện đại hóa F-15J được trang tin quân sự Jane’s đăng tải ngày 14/11. Tuy nhiên, hiện chưa rõ công ty nào sẽ giành được hợp đồng này cũng như thời hạn ký kết. Tiêm kích F-15J của Nhật Bản Theo kế hoạch của Không quân Nhật Bản, những chiếc F-15J hiện đại hóa sẽ được trang bị các thiết bị điện tử mới, hệ thống tác chiến điện tử hiện đại cùng các hệ thống điều khiển và vũ khí tiên tiến. Ngoài ra, F-15MJ sẽ có hệ thống liên lạc chuẩn Link 16 các radar mới. Toàn bộ các thiết bị mới cho F-15MJ sẽ được mua từ nước ngoài và các công ty của Nhật Bản không sản xuất. Không quân Nhật Bản hiện sở hữu tổng cộng 156 chiếc F-15J. Hiện chưa rõ bao nhiêu chiếc trong số này sẽ được nâng cấp lên chuẩn F-15MJ. F-15J hiện là tiêm kích xương sống của không quân Nhật Bản Trước đây, Nhật Bản cũng đã có kế hoạch chuyển đổi một phần J-15J thành những chiếc máy bay trinh sát RF-15 để thay thế cho những chiếc RF-4E Phantom đã cũ. Toshiba là công ty được giao nhiệm vụ này, song hợp đồng đã bị đổ vỡ vào năm 2011 với lý do các thiết bị cảm biến hồng ngoại không đạt chất lượng. Không quân Nhật Bản giải thích việc hiện đại hóa F-15J là cần thiết trong bối cảnh số lần báo động sẵn sàng chiến đấu ngày càng tăng. Nếu như năm 2000, chỉ có 155 số lần báo động thì trong năm 2012, con số này lên tới 576 lần. Không quân Nhật Bản cho rằng số lần báo động sẵn sàng chiến đấu cao như trên chỉ xảy ra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Không quân Nhật Bản tuy không giải thích nguyên nhân, song có thể thấy thời gian qua các tiêm kích F-15J của Nhật Bản thường xuyên xuất kích để ngăn chặn các máy bay của Trung Quốc (một số vụ là của Nga). Tiêm kích J-10 của Trung Quốc Sau lần đầu “trót lọt” vào tháng 12/2012, Trung Quốc ngày càng gia tăng các vụ điều máy bay (đặc biệt là loại tiêm kích J-10) tiếp cận hoặc xâm nhập không phận trên quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền vào gọi là Điếu Ngư. Nhật Bản đã nhiều lần phải đưa F-15 xuất kích. Tiêm kích F-15 vốn là tiêm kích đánh chặn có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết do hãng McDonnell Douglas chế tạo. Vào năm 1978, hãng Misubishi Heavy Industries của Nhật Bản đã mua giấy phép sản xuất F-15 của Mỹ và bắt đầu đưa vào trang bị từ tháng 3/1984 để thay thế F-104 và F-4E cũ. Tiêm kích F-15J của Nhật Bản F-15J của Nhật Bản là loại tiêm kích 2 động cơ, 1 chỗ ngồi. Máy bay dài 19,43 m, sải cánh 13,05 m và cao 5,63 m. Máy bay có trọng lượng rỗng 12.700 kg và trọng lượng cất cánh tối đa là 30.845 kg. Tiêm kích F-15J có tốc độ tối đa 2,5 M (trên 2.660 km) và trần bay 20.000 m. Về vũ khí, F-15J của Nhật Bản được trang bị 1 pháo M61 Vulcan 20 mm, các loại tên lửa AIM-9 Sidewinder, AIM-7 Sparrow và các tên lửa AAM-3/4/5 do Misubishi sản xuất. Ngoài ra, máy bay còn có thể mang theo các loại bom như bom đa năng Mk 82, bom chùm CBU-87… Ngoài F-15J, Nhật Bản cũng sản xuất phiên bản F-15DJ (có nhiệm vụ bay huấn luyện với số lượng 45 chiếc) và F-15J Kai (phiên bản nâng cấp trước đây của F-15J). Theo Đất Việt
-
Nam Trung bộ mưa lớn, kẹt xe nghiêm trọng - Do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới,nhiều tỉnh Nam Trung bộ đang mưa lớn, kẹt xe nghiêm trọng tại nhiều nơi. Bình Định: Sạt lở, kẹt xe Cầu 15 nằm trên QL19 thuộc địa bàn thôn Đồng Phó, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn hiện đang ngập sâu trong nước. Lực lượng CSGT đã phong tỏa hai bên đầu cầu, cấm tất cả các phương tiện qua lại. Lượng xe ách tắc 2 bên đầu cầu 15 kéo dài hàng km Những người dân ở đây cho biết, từ đêm qua (14/11) đến trưa nay (15/11), trên địa bàn có mưa rất to, khiến nhiều đoạn đường trên đèo An Khê (Bình Định), cách cầu 15 khoảng 3km bị sạt lở nghiêm trọng. Tại khu vực cầu 15 từ 11 giờ trưa 15/11 nước lên rất nhanh, vượt qua mặt cầu hơn 1m, hai bên đầu cầu là đoàn xe ách tắc kéo dài cả km. Phía bên kia cầu 15, các xe cũng xếp hàng dài Các phương tiên không thể di chuyển dưới trời mưa, phía trước là ngập lụt Nhiều xe chủ động quay lại tìm đường khác để đi Cảnh sát giúp 1 người đi xe máy qua khu ngập lụt Một người dân liều lĩnh thuê người khiêng xe máy qua cầu Đường QK 19 ngập gần 1m, các phương tiện khó di chuyển Hình ảnh mưa ngập tại một điểm dân cư trên QL 19 Theo lực lượng CSGT đang túc trực tại đây, với lượng mưa như hiện nay tình trạng ngập lụt tại khu vực này ngày càng trầm trọng. Khả năng giải phóng các phương tiện, tránh ùn tắc là rất khó khăn… Muốn vòng tránh, các xe phải quay ngược trở lại, đi qua đèo An Khê đang sạt lở, rẽ vào các đường nhánh, nhưng quãng đường sẽ rất xa, và khả năng những con đường này cũng đang ngập nặng. Phú Yên: Người dân chạy lũ, học sinh nghỉ học Ngày 15/11, ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới trên địa bàn tỉnh Phú Yên mưa to trên diện rộng, nước sông lên nhanh, người dân ở vùng trũng hối hả chạy lũ, học sinh nghỉ học. Tại huyện Đồng Xuân, nước sông Kỳ Lộ (sông lớn thứ 2 ở Phú Yên sau sông Ba) dâng cao làm ngập cầu La Hai (Đồng Xuân) trên 1m, hàng trăm người qua lại phải đi vòng lên đường sắt. Xe buýt và các loại xe tải nằm kẹt bên nay mố cầu. Cũng do nước lũ lên nhanh cầu Suối Tía (xã Xuân Phước) ngập sâu trên 1m, hàng ngàn học sinh trường tiểu học xã Xuân Phước, Xuân Quang 3 nghỉ học. Tuyến đường Nguyễn Huệ, TP Tuy Hòa bị ngập sâu trong nước Khu vực Cầu Chùa, xã Xuân Sơn Nam (Đồng Xuân), nước ngập sâu gần 1m. Người dân sống khu vực gần khu vực này hối hả cơi nới tủ bàn, vận chuyển các vật dụng ti vi, tủ lạnh chạy lũ vào Xóm Gò (Xuân Sơn Nam). Tại TP Tuy Hòa, đường Lê Thành Phương (phường 8), đường Nguyễn Huệ (phường 2) bị ngập sâu trong nước. Còn tại huyện Tuy An, đoạn cầu Cây Cam từ xã An Định đi xã An Nghiệp (Tuy An) nước ngập sâu trên 0,5m. Riêng tuyến đường từ ĐT 641 đi qua thôn Định Trung 2 (xã An Định), nước lũ ngập sâu gần 1m. Nước sông Kỳ Lộ dâng cao làm ngập cầu La Hai Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, tổng lượng mưa phổ biến tính đến 7 giờ ngày 15/11 tại Phú Yên dao động từ 120 – 170mm. Lũ trên sông Ba, Kỳ Lộ và Bánh Lái dâng ở mức BĐ1, BĐ2, trên BĐ2; thủy điện Sông Ba Hạ đang xả lũ với lưu lượng 900m3/s và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên. Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, ông Phạm Đình Cự đã phát đi công điện khẩn, cấm tàu thuyền hoạt động từ ngày 15 cho đến khi mưa lũ đi qua, triển khai các phương án phòng chống, sẵn sàng di dời dân đến nơi an toàn. Trâm Trân - Việt Hùng ====================== Anh cử trực thăng hạm duy nhất tới cứu trợ Philippines Trực thăng hạm HMS Illustrious sẽ được Anh điều tới Philippines để tham gia việc cứu trợ các nạn nhân sau siêu bão Haiyan. Mỹ điều tàu sân bay hạt nhân cứu trợ Philippines Trực thăng hạm HMS Illustrious của Anh dự kiến đến Philippines vào ngày 25/11. Ảnh: PA "Anh đang gửi trực thăng hạm HMS Illustrious để giúp đỡ sau siêu bão Haiyan", Thủ tướng Anh David Cameron viết trên tài khoản Twitter. Ông Cameron đang trên đường đến hội nghị thượng đỉnh của Khối Thịnh vượng Chung ở Sri Lanka. Thủ tướng Anh cho biết tổng số tiền viện trợ của chính phủ nước này dành cho các nạn nhân siêu bão hiện trên 20 triệu bảng (32 triệu USD). Tàu HMS Illustrious đang tập trận ở Vùng Vịnh và dự kiến đến Philippines vào ngày 25/11, với 900 thuyền viên và 7 trực thăng, chính phủ Anh cho hay. Nó sẽ thay thế tàu HMS Daring đang tham gia cứu trợ ở Philippines. HMS Illustrious, trực thăng hạm duy nhất còn lại của Anh, sẽ "nghỉ hưu" vào năm tới. Theo Guardian, các trực thăng có thể sẽ được dùng để hỗ trợ việc phân phát lương thực, nước uống và cả những thiết bị lọc nước cho những người sống sót bị mắc kẹt ở các địa điểm xa xôi. Liên Hợp Quốc hôm qua xác nhận số người thiệt mạng do siêu bão Haiyan ở Philippines là 4.460 người, tăng gấp đôi so với con số ước tính hồi đầu tuần của chính phủ nước này. Theo Vnexpress
-
Tân Phó thủ tướng: ‘Giữ chủ quyền, duy trì ổn định biển Đông’ “Chủ quyền là một trong những mục tiêu của công tác đối ngoại. Ngoại giao phải đóng góp làm sao để duy trì được môi trường ổn định ở biển Đông”, tân Phó thủ tướng Phạm Bình Minh chia sẻ. Sau khi Quốc hội phê chuẩn hai phó thủ tướng mới với số phiếu tán thành cao sáng 13/11, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dành thời gian cho báo chí. - Xin chúc mừng ông với cương vị mới. Phó Thủ tướng có thể chia sẻ chương trình hành động của mình trong thời gian tới? - Trước hết xin cảm ơn tất cả các bạn phóng viên báo chí. Đây là trách nhiệm rất mới cũng là vinh dự vì được Đảng, Nhà nước, Quốc hội tin cậy Công việc đối ngoại là triển khai đường lối của Đại hội Đảng lần thứ XI, tích cực phát triển, xây dựng các khuôn khổ quan hệ của Việt Nam với các nước, đưa các mối quan hệ vào chiều sâu, hiệu quả. Qua đó đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước, duy trì ổn định, hòa bình để phát triển kinh tế, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Tôi xác định công việc trong thời gian tới chắc chắn nhiều, đòi hỏi cao. Tân Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh: Nguyễn Hưng. - Ông xác định làm việc ở cương vị một Phó thủ tướng sẽ khác gì với cương vị một Bộ trưởng? - Bộ trưởng Ngoại giao cũng như các Bộ trưởng, thành viên của Chính phủ là người lãnh đạo một lĩnh vực, bộ ngành. Còn với cương vị Phó thủ tướng – Bộ trưởng vừa được Quốc hội phê chuẩn là giúp Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Như thế công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế không chỉ của Bộ ngoại giao mà là công tác của nhà nước, Chính phủ chúng ta trên bình diện các bộ, ngành, địa phương vì chúng ta đã hội nhập toàn diện, chủ động chứ không chỉ trong một đơn vị, lĩnh vực. - Trong bối cảnh biển Đông vẫn đang có nhiều căng thẳng thì với trọng trách mới, ông xác định vấn đề này thế nào? - Chủ quyền luôn là vấn đề thiêng liêng của đất nước. Chủ quyền là một trong những mục tiêu của công tác đối ngoại của chúng ta, ngoại giao đóng góp vào vấn đề bảo vệ chủ quyền, đó là duy trì môi trường hòa bình, ổn định trên thế giới, để đảm bảo chủ quyền được trọn vẹn. Trên biển Đông, chúng ta có chủ quyền và quyền chủ quyền với thềm lục địa. Ngoại giao phải đóng góp làm sao để duy trì được môi trường ổn định ở biển Đông. Thực tế là có đóng góp của công tác đối ngoại để duy trì chủ quyền và quyền của quyền của chúng ta ở Biển Đông. Chúng ta đang cùng các nước ASEAN phấn đấu xây dựng để thực hiện các tuyên bố ứng xử trên biển Đông, DOC, và cùng Trung Quốc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông, COC. Điều đó là biện pháp để đấu tranh, bảo vệ chủ quyền, sự ổn định ở biển Đông cũng như bảo vệ quyền chủ quyền của chúng ta với thềm lục địa. Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trong vòng vây báo chí sáng 13/11. Ảnh: Nguyễn Hưng. - Xin Phó thủ tướng cho biết tiến triển của việc xây dựng COC đến nay? - ASEAN và Trung Quốc đang tiếp tục tham vấn đề xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông. Trên thực tế, khi Việt Nam làm điều phối viên của ASEAN và Trung Quốc từ 2009 đến 2012, chúng ta đã cùng các nước xây dựng các thành tố của Bộ quy tắc ứng xử này và được các nước ASEAN thống nhất. ASEAN đang cùng Trung Quốc tiến hành tham vấn. Đây là tiến triển của năm 2013 vừa qua. Tuy nhiên từ tham vấn sang thương lượng và đi đến ký kết còn là cả quá trình. - Năm nay, Việt Nam có dấu ấn rõ rệt trong lĩnh vực ngoại giao khi đã có 14 nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Những năm tiếp theo, chiến lược phát triển xây dựng quan hệ ngoại giao, nhất là với các nước trong ASEAN như thế nào? - Từ năm 2011 chúng ta đã thực hiện việc đưa chiến lược Việt Nam tới các nước trên thế giới, đặc biệt các nước lớn, có vị thế quan trọng đi vào xây dựng khuôn khổ các chiến lược đối tác toàn diện. Đến năm 2013, Việt Nam đã xây dựng được 14 đối tác chiến lược và có thể với tất cả các nước lớn trên thế giới chúng ta đã xây dựng được khuôn khổ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện. Điều đó thể hiện vai trò vị thế của Việt Nam và chính sách của chúng ta làm bạn với tất cả các nước đang được triển khai hiệu quả. Trong khu vực Đông Nam Á, chúng ta đã nỗ lực cùng các nước xây dựng cộng đồng ASEAN; đồng thời có quan hệ đặc biệt với Lào, quan hệ hợp tác toàn diện với Campuchia và quan hệ đối tác chiến lược với Singapore, Malaysia và Thái Lan. Có thể nói Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực xây dựng đối tác chiến lược với các nước thành viên trong cộng đồng. Còn với các nước trên thế giới, chúng ta cũng đang xây dựng quan hệ đối tác toàn diện với không chỉ các nước lớn mà những nước có vai trò quan trọng ở các khu vực khác ở Châu Mỹ, Châu Phi và các châu lục khác. Nguyễn Hưng ghi
-
Biển Đông luôn tiềm ẩn những xung đột căng thẳng (Tin tức thời sự)- Hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần thứ 5 diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 200 đại biểu đại diện chính phủ, học giả, chuyên gia đến từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc, với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”. Hội thảo quốc tế lần này diễn ra trong hai ngày 11 – 12/11. Tại hội thảo các học giả trao đổi, tăng cường hiểu biết về lợi ích chung trong việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông, đề xuất các biện pháp tăng cường an ninh và hợp tác ở Biển Đông. Phát biểu khai mạc, ông Đặng Đình Quý- Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam nhận định, 5 năm qua, tình hình Biển Đông và những vấn đề liên quan đến Biển Đông đã có nhiều thay đổi. Có những thay đổi tích cực và có những thay đổi không tích cực. Về mặt tích cực, phải kể đến các điểm chính như sau: Thứ nhất, nhận thức của cộng đồng khu vực và quốc tế về tầm quan trọng của Biển Đông đã cao hơn trước và cùng với nó là là sự gia tăng nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông, một sứ mệnh không chỉ là lợi ích, là trách nhiệm của các bên liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông mà là lợi ích, là trách nhiệm của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế. Từ một khu vực chưa được nhiều người biết đến, Biển Đông trở thành khu vực được quan tâm của cộng đồng khu vực và quốc tế, của giới cố vấn và hoạch định chính sách bao gồm cả lãnh đạo cấp cao các nước; Biển Đông trở thành “thuốc thử” đối với chiến lược và chính sách đối ngoại của các nước; “thuốc thử” đối với hòa bình và an ninh của khu vực và thế giới. Thứ hai, vì lợi ích của chính mình, cũng vì lợi ích của cả cộng đồng khu vực và quốc tế, các nước liên quan trực tiếp và gián tiếp tới Biển Đông đều có điều chỉnh chính sách, có lúc quyết đoán, có lúc táo bạo, nhưng nhìn chung là đều kiềm chế, không để xảy ra xung đột. Thứ ba, có thêm các cơ chế hợp tác song phương và đa phương được hình thành, có thêm các cơ chế hợp tác song phương và đa phương bắt đầu phát huy tác dụng trong việc kiềm chế xung đột, xử lý các vấn đề nảy sinh. Và theo đó, thay vì đối đầu, tập quán và văn hóa hợp tác giữa các bên liên quan đã được củng cố thêm một bước. ASEAN và Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực triển khai DOC, cùng hướng tới xây dựng một COC với mức độ cam kết chính trị cao, với những cơ chế kiểm soát tranh chấp, ngăn ngừa xung đột có hiệu quả. Mặt không tích cực lớn nhất là còn một số bên liên quan đến tranh chấp quan niệm và theo đuổi các lợi ích trước mắt của mình ở Biển Đông mà chưa tính đến đầy đủ lợi ích lâu dài và rộng lớn hơn của chính mình, chưa tính đến đầy đủ lợi ích của các nước trong khu vực và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Mặt không tích cực khác là vẫn tồn tại sự khác nhau về cách diễn giải và áp dụng luật quốc tế, nhất là Công ước quốc tế về Luật biển 1982 đối với các vùng biển có chồng lấn yêu sách ở Biển Đông, đối với quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 5 Tiếp đó là sự chần chừ, thiếu quyết tâm trong việc xây dựng một cơ chế hợp tác hiệu quả hơn trong quản lý tranh chấp và ngăn ngừa xung đột trên Biển Đông; hiệu quả hơn trong việc giữ nguyên trạng trong khi hướng tới một giải pháp cơ bản lâu dài cho khu vực này. Những mặt tích cực và chưa tích cực nêu trên vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của một thực tế, năm năm qua, Biển Đông mặc dù là khu vực cơ bản có hòa bình,ổn định nhưng luôn tiềm ẩn những căng thẳng; luôn tiềm ẩn những vấn đề có thể trở thành xung đột nóng nếu thiếu vắng sự quan tâm và các nỗ lực xây dựng của các nước liên quan, thiếu vắng nỗ lực chung của cộng đồng khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, ông dự báo, Biển Đông 5 năm tới tiếp tục tiềm ẩn nhiều bất trắc. Biển Đông tiếp tục là một trong những khu vực tranh chấp phức tạp nhất thế giới. Chủ nghĩa dân tộc quá khích đã xuất hiện và gia tăng trong một số nước; xu hướng tăng cường vũ trang, bán vũ trang đang mạnh dần lên; lòng tin giữa các bên liên quan tiếp tục suy giảm. Cũng trong phiên khai mạc, ông Nyan Lynn, Phó Tổng thư ký ASEAN, đã chuyển giúp thông điệp của Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh gửi Hội thảo. Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh cho rằng, ASEAN là một chủ thể có vai trò quan trọng đóng góp cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông vì ASEAN có 8 nước ven Biển Đông, trong đó 4 nước yêu sách chủ quyền lãnh thổ tại đây. Nếu không có hòa bình, ổn định ở Biển Đông, ASEAN khó lòng xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN. Vì vậy, ASEAN luôn kêu gọi và thúc đẩy các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển Liên Hợp quốc. Lập trường đó của ASEAN đã được kết tinh rõ ràng trong Tuyên bố về nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về tranh chấp Biển Đông năm 2012.Ông Lê Lương Minh nhấn mạnh, một ASEAN đoàn kết và có vai trò trung tâm trong cấu trúc an ninh khu vực, thực thi hiệu quả các nguyên tắc được nêu trong Hiến chương ASEAN, như nguyên tắc tuân thủ luật pháp quốc tế và chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo đảm hòa bình và ổn định chung của cả khu vực, sẽ giúp ASEAN có vai trò và đóng góp tích cực cho việc kiểm soát và tìm kiếm giải pháp cho tranh chấp Biển Đông. Với mục tiêu đó, trong những năm qua, ASEAN đã có nhiều nỗ lực để tạo ra một khuôn khổ đáng tin cậy để các bên có liên quan đối thoại và hợp tác. Nhờ những nỗ lực nhất quán và thiện chí của các bên, trong năm 2013, ASEAN và Trung Quốc đã khởi động tham vấn về một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông với nội dung toàn diện và có tính ràng buộc về pháp lý. Tổng thư ký Lê Lương Minh khẳng định, thời gian tới ASEAN sẽ tiếp tục thúc đẩy các bên thực hiện đẩy đủ, hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đẩy nhanh tiến trình đàm phán COC. Hội thảo tiếp diễn đến hết ngày 12/11, với rất nhiều bài tham luận quan trọng của các học giả quốc tế. Sẽ có 9 phiên thảo luận với các chuyên đề như: Những diễn biến gần đây tại biển Đông; ASEAN và vấn đề Biển Đông; quan hệ giữa các nước lớn và vấn đề Biển Đông; luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển 1982 và vấn đề Biển Đông; đánh giá nội dung và việc thực thi DOC; quản lí căng thẳng và tương lai của Biển Đông. Theo Đất Việt