thaochau
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
847 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
5
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by thaochau
-
Xử tử Jang Song-theak giúp ông Kim Jong-un siết chặt quan hệ với Trung Quốc? (TNO) Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ nắm quyền giải quyết các vấn đề đối ngoại với Trung Quốc sau vụ xử tử ông dượng Jang Song-thaek. Ông Liu Teh-hai, Trưởng khoa Ngoại giao thuộc đại học quốc gia Chengchi (một đại học danh tiếng của Đài Loan), nhận định rằng việc xử tử Jang Song-thaek sẽ mở đường cho Kim Jong-un kiểm soát hoàn toàn các cuộc thương lượng, đàm phán với Trung Quốc, theo hãng thông tấn Đài Loan CNA ngày 14.12. Ông Liu, cũng là một chuyên gia nghiên cứu về Đông Bắc Á, cho rằng Kim Jong-un lâu nay kỳ vọng thu hút nhiều đầu tư từ Trung Quốc và không hài lòng với cách làm của ông dượng Jang Song-thaek trong lĩnh vực này. “Trong vòng hai năm qua, Jang Song-thaek đứng đầu công tác đối ngoại với Trung Quốc và Kim Jong-un nghĩ rằng ông Jang Song-thaek chưa làm tốt việc thu hút đầu tư từ Trung Quốc vào Triều Tiên”, ông Liu nói. Trong khi đó, các chuyên gia nghiên cứu về Đông Bắc Á khác lại quan ngại nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Triều Tiên - Trung Quốc sau vụ thanh trừng. Ông Liu không đồng tình với quan điểm này. Trái lại, ông Liu cho rằng cái chết của ông Jang Song-thaek sẽ giúp Kim Jong-un kiểm soát được việc thương lượng với Trung Quốc. “Tôi không nghĩ rằng vụ xử tử Jang Song-thaek sẽ làm xấu đi quan hệ Bình Nhưỡng - Bắc Kinh. Tôi tin rằng Triều Tiên có thể tăng tốc cải cách kinh tế sau cái chết ông Jang Song-thaek”, ông Liu nói.
-
Tàu TQ liều lĩnh lao vào chiến hạm Mỹ trên Biển Đông (Tin tức 24h) - Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ngày 13/12 thông báo, hồi tuần trước tàu tuần dương trang bị tên lửa dẫn đường USS Cowpens hoạt động ở vùng biển quốc tế thuộc Biển Đông đã buộc phải bẻ tay lái đột ngột để tránh va quệt khi một tàu của Hải quân Trung Quốc cứ tiến thẳng lúc chỉ còn cách tàu Mỹ khoảng hơn 500 mét. Một quan chức quân sự Mỹ giấu tên cho biết: “Vụ chạm trán này xảy ra trong vùng biển quốc tế, trên Biển Đông vào ngày 5/12”. “Cuối cùng, cũng có liên lạc qua lại hiệu quả giữa các thủy thủ Mỹ và Trung Quốc và cả hai tàu đã chuyển hướng để đảm bảo an toàn”, quan chức cho hay. Tàu tuần dương tên lửa USS Cowpens (CG-63). Một quan chức quân sự khác cho biết tàu Mỹ đã phát tín hiệu "tất cả dừng" nhưng tàu Trung Quốc đã phớt lờ. "Việc tránh nhằm thoát khỏi một vụ va chạm trên biển là hoàn toàn không bình thường", ông cho hay. "Vụ việc này nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo các tiêu chuẩn chuyên môn, chuyên nghiệp cao nhất, bao gồm cả việc thông tin liên lạc giữa các tàu, để giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố ngoài ý muốn", một quan chức Mỹ cho biết. Các nguồn tin nói với Foxnews rằng, tàu USS Cowpens đang thực hiện nhiệm vụ giám sát tàu sân bay Liêu Ninh - gần đây đã rời xuống căn cứ ở Tam Á, đảo Hải Nam. Theo các quan chức, tàu Hải quân Trung Quốc đã gửi một cảnh báo và "ra lệnh" cho USS Cowpens dừng lại. Tàu tuần dương Mỹ dĩ nhiên là từ chối vì nó đang hoạt động hợp pháp trên vùng biển quốc tế. Tàu tên lửa USS Cowpens (CG-63) là một trong những tuần dương hạm tên lửa thuộc lớp Ticonderoga. USS Cowpens được ghi nhận là tàu chiến đầu tiên của hải quân Mỹ bắn 37 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào lãnh thổ Iraq trong cuộc chiến lật đổ chế độ Sadam Hussein vào năm 2003. Vụ việc diễn ra trong bối cảnh Mỹ cùng đồng minh đang bày tỏ mối quan ngại trước việc Trung Quốc đơn phương thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông và điều tàu sân bay Liêu Ninh tới Biển Đông. Quân đội Mỹ lặp lại tuyên bố rằng sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trên vùng biển và không phận quốc tế. Washington đang gia tăng sự hiện diện ở Đông Nam Á trong những năm qua nhằm đối trọng với ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực này. Nguyễn Ngân (Tổng hợp)
-
Phản ứng của Trung, Mỹ về vụ xử tử ở Triều Tiên Trung Quốc tuyên bố vụ xử tử ông Jang Song-thaek là công việc nội bộ của Triều Tiên, trong khi Mỹ mô tả vụ này là tàn bạo và lo ngại tình hình bất ổn gia tăng sau cuộc thanh trừng bất ngờ. Hong Lei, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: mofa.cn Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm qua khẳng định việc hành quyết Jang Song-thaek là "chuyện nội bộ" của Triều Tiên. Với tư cách là quốc gia láng giềng, Trung Quốc luôn hy vọng tình hình ở Triều Tiên ngày một ổn định, người dân Triều Tiên được sống cuộc đời yên ổn, hạnh phúc, ông nói. Ông Hồng cho biết Trung Quốc và Hàn Quốc có mối quan hệ kinh tế thân thiết và chia sẻ nhiều lợi ích chung. Trung Quốc mong rằng các diễn biến mới đây không phương hại đến việc giao lưu buôn bán, hợp tác làm ăn song phương sẽ ngày một phát triển trong tương lai. Quan hệ Trung Quốc - Triều Tiên có dấu hiệu không êm đẹp kể từ khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân dưới lòng đất hồi tháng hai. Tuy vậy, Bắc Kinh vẫn là đồng minh số một của Bình Nhưỡng. Mối quan hệ thương mại giữa hai nước hết sức quan trọng đối với chính phủ Triều Tiên bởi đây vừa là bạn hàng vừa là đồng minh lớn nhất của Triều Tiên. Trung Quốc cũng có cam kết viện trợ dài hạn cho quốc gia láng giềng. Marie Harf, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ. Ảnh: Theafghanistanexpress.net Sau khi tin về vụ xử tử ông Jang được loan báo, Mỹ kêu gọi Bình Nhưỡng tránh những hành động khiêu khích. Theo Mỹ, quyết định của chính phủ Triều Tiên đã làm dấy lên nhiều lo ngại của các nước đối với tình hình bất ổn tại quốc gia có chương trình hạt nhân gây tranh cãi này. BBC dẫn lời Marie Harf, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết bà không phỏng đoán gì về tình hình sắp tới ở Triều Tiên. Tuy nhiên, việc xử tử người chú của Kim Jong-un là "hành động tàn bạo đến kinh ngạc", và nó "làm nổi rõ vấn đề nhân quyền nhức nhối ở Triều Tiên". "Bình Nhưỡng có thể chọn lựa giữa việc tiếp tục bị thế giới cô lập và để người dân sống trong cảnh bần cùng, hoặc thực hiện tốt các cam kết để được thế giới đón nhận", Harf nói. Việc xử tử Jang Song-thaek, người đàn ông quyền lực thứ hai ở Triều Tiên, được dư luận thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng, hết sức quan tâm. Hàn Quốc và Nhật Bản trước đó đã cho thấy sự lo ngại sẽ theo dõi sát sao các biến động ở Triều Tiên nếu có. Trần Trang
-
5 căn hộ bị cháy trong khu tập thể Nam Đồng Ngọn lửa được cho là khởi phát từ phòng ngủ tầng 3 khu nhà tập thể Nam Đồng (Hồ Đắc Di, Hà Nội) sau đó lan rộng ra nhiều căn hộ khác. Một cán bộ bị thương nặng trong quá trình khống chế ngọn lửa. Lực lượng cứu hỏa tiếp cận đám cháy từ phía sau khu nhà tập thể. Ảnh: Phương Sơn Hơn 9h sáng 11/12, lửa và khói nghi ngút bốc ra từ phía phòng 304 của khu nhà D11, tập thể Nam Đồng ngõ 119 Hồ Đắc Di, Hà Nội. Tiếp đó, lửa bao trùm chuồng cọp phía sau căn hộ và lan nhanh lên tầng 4 và 5. "Cháy hết rồi, lửa và khói lan nhanh quá, chả kịp chạy đồ đạc gì ra ngoài cả", khuôn mặt lo lắng dõi theo lực lượng cứu hỏa khống chế đám cháy, bà Thúy nhà ở tầng 5 khu tập thể này cho hay. Theo bà Thúy, không chỉ nhà bà mà nhiều căn hộ khác ở các tầng 3, 4 và 5 cũng bị ảnh hưởng. Rất may mọi người đều chạy ra ngoài kịp nên không ai thương vong. Đám cháy xảy ra ít phút, 6 xe chữa cháy và hàng chục lính cứu hỏa có mặt tại hiện trường. Họ chia làm hai hướng để dập lửa: Một từ cầu thang chính tiến vào căn hộ bị cháy theo cửa chính; Hướng khác gồm hơn chục lính cứu hỏa và bộ đội dùng thang leo lên mái nhà và tiếp cận từ phía sau. Nhiều người đứng theo dõi việc khống chế đám cháy.Ảnh: Phương Sơn Hơn một tiếng sau, ngọn lửa mới được khống chế, tuy nhiên do đám cháy lớn và lan rộng nên nhiều đồ đạc trong 5 căn hộ trên các tầng 3, 4, 5 bị thiêu rụi. Trong quá trình tham gia chữa cháy, trung úy Hoàng Văn Đông, thuộc Bộ tư lệnh Thủ đô đã bị ngã và chấn thương nặng, được cấp cứu tại bệnh viện 108. Sau khi khống chế ngọn lửa, lực lượng cứu hoả dùng thang tiếp cận những căn hộ bị cháy từ phía sau. Ảnh: Phương Sơn Khoảng 11h, đám cháy được khống chế, lực lượng chức năng phong tỏa hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ việc. Khu nhà tập thể D11 gồm 5 tầng, với hàng chục căn hộ, phần lớn những gia đình sống ở đây đều công tác trong Quân đội.
-
Philippines-Nhật Bản tăng cường hợp tác quốc phòng Chí Giáp/Kuala Lumpur (Vietnam+) lúc : 10/12/13 09:46 Bộ trưởng Quốc phòng Nhật bản Itsunori Onodera tại sân bay thành phố Tacloban. (Nguồn: AP) Philippines và Nhật Bản đã cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng và bày tỏ quan ngại trước việc Trung Quốc thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) tại biển Hoa Đông. Phát biểu với báo chí hôm 7/12 tại Philippines sau khi có cuộc họp với người đồng cấp Philippines Voltaire Gazmin, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật bản Itsunori Onodera cho biết: "Cả hai chúng tôi đều nhất trí rằng hành động đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hay hành động cưỡng bức sẽ đều mang đến sự căng thẳng trong khu vực này." "Philippines và Nhật Bản đã đồng ý tăng cường hợp tác cả về chiều rộng và chiều sâu giữa Bộ Quốc phòng hai nước," ông Itsunori Onodera nói. Nhật Bản và Philippines cũng đang tăng cường hợp tác với các nước khác nhằm đối phó với việc Trung Quốc ngày càng quyết liệt trong bảo vệ chủ quyền họ đã tuyên bố. Bộ trưởng Onodera cho biết, chi tiết trong việc tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước sẽ được thảo luận bởi nhóm chuyên gia. Tháng 6/2013, trong chuyến thăm lần đầu tới Philippines của Bộ trưởng Onodera, Nhật Bản và Philippines đã đồng ý hợp tác trong việc "bảo vệ các hòn đảo ngoài khơi" và "bảo vệ lợi ích hàng hải". Theo TTXVN
-
Đối sách của Việt Nam trên không phận Biển Đông Điều khẳng định chắc chắn là nếu quốc gia nào lập khu nhận dạng phòng không trên Biển Đông thì sẽ có nhiều vùng chồng lấn rộng lớn lên chủ quyền, quyền chủ quyền hợp pháp của Việt Nam. Ngay tại khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc trên biển Hoa Đông cũng đã chồng lấn lên chủ quyền và quyền chủ quyền của 2 quốc gia là Hàn Quốc và Nhật Bản. Còn Đài Loan thì chúng ta không quan tâm ở đây tuy rằng họ hô hào phản đối và cũng thay lời muốn nói cho Trung Quốc dọa dẫm các nước ĐNA. Chẳng hạn họ cảnh báo rằng Hoa Đông chỉ là đòn nghi binh, Biển Đông mới thật sự đòn chính của Trung Quốc, rồi thì dọa dẫm, khuyên răn theo kiểu “Đài Loan phải báo cáo kế hoạch bay với Trung Quốc cho an toàn”… Nếu ADIZ trên Biển Đông thì ngoài Việt Nam sẽ có nhiều quốc gia khác như Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia…cũng bị rơi vào hoàn cảnh tương tự. ADIZ của Trung Quốc trên biển Hoa đông ADIZ của Trung Quốc trên biển Hoa Đông bị phá như thế nào? Việc 2 chiếc B-52 bay vào ADIZ của Trung Quốc khiến giới quan sát vỡ vạc ra nhiều vấn đề. Mỹ không sử dụng F-22 vì F-22 hay B1, B2 gì đó là vì đây là những loại máy báy tàng hình, nếu sử dụng hóa ra Mỹ sợ Trung Quốc nên chỉ lén lút mà không dám công khai. Trong khi đó B-52 không phải là máy bay tàng hình (thế giới công nhận như vậy) thì bay vào đó là bay vào công khai cho đồng minh và thế giới biết. Điều đáng buồn là Trung Quốc không phát hiện ra B-52 mà chỉ biết khi Mỹ công bố sau đó 7 tiếng đồng hồ. Nên nhớ rằng khi Trung Quốc đã tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông thì Bộ Quốc phòng của họ đã chuẩn bị đầy đủ mọi phương tiện cần thiết chứ không phải suông vì đây là tuyên bố tầm quốc gia của một siêu cường đang cố chứng minh cho thế giới biết sức mạnh của mình. Khi đó, bất kỳ một chiếc máy bay nào vào đó đều bị phát hiện và nhắc nhở ngay để thể hiện uy danh cường quốc chứ không phải chuyện đùa. Nhưng cũng nên hiểu rằng, phát hiện ra máy bay B-52, trên thế giới này chỉ có Việt Nam. Việt Nam phát hiện được B-52 không phải chỉ bằng kỹ thuật đơn thuần mà bằng cả chiến thuật và rất nhiều máu xương… chứ không dễ dàng như mấy ông tướng diều hâu tưởng tượng. Vì thế Mỹ dùng B-52 là đắc sách, là nước cờ cao, vừa kiểm tra năng lực “nhìn” của Trung Quốc, vừa đề phòng khỏi mất mặt nếu bị Trung Quốc phát hiện ra rồi phát lời cảnh báo. Phát hiện ra B-52 Mỹ bay vào không phận hay không hay chỉ thấy trên màn hình radar bị nhiễu nặng, là cách mà B-52 thường tạo ra, thì chỉ Trung Quốc biết. Chỉ biết rằng, khi không phát hiện được B-52 bay vào lãnh hải, lãnh thổ, thì…coi như xong. Trung Quốc đừng huênh hoang và còn rất nhiều việc để làm. Theo hành động của Mỹ, Hàn Quốc cũng không thèm “báo cáo”, bay vào ADIZ như chưa hề có tuyên bố của Trung Quốc. Trong khi đó thì Nhật Bản hành xử còn rắn hơn…nhưng Trung Quốc chưa có hành động nào cứng rắn để thực thi, ngoại trừ có nhiều hãng hàng không trình kế hoạch bay với Trung Quốc do vì tiền, vì an toàn cho hành khách. Điều này chứng tỏ Trung Quốc chưa đủ khả năng sức mạnh để trấn áp buộc các quốc gia khác phải thực thi trên ADIZ của mình trên biển Hoa Đông. Việt Nam và ADIZ trên Biển Đông Khu vực nhận dạng phòng không của quốc gia nào đó lập ra là buộc các máy bay của các hãng hàng không báo cáo kế hoạch bay, các máy bay quân sự cũng phải vậy. Nếu có hướng, hành động ảnh hưởng đến an ninh của quốc gia thì lập tức sẽ dùng biện pháp phòng không khẩn cấp. Như vậy, trong khu vực đó, máy bay dân sự hay quân sự của quốc gia đó là tự do muốn bay kiểu gì cũng được. Họ khôn ngoan và ngạo mạn vậy sao? Điểm đặc biệt của ADIZ trên Biển Đông là do Biển Đông là hẹp nên ADIZ luôn chồng lấn lên chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia xung quanh, nó không phải là nơi như Hoa Đông. Khu “nhận diện phòng không” và khu vực “cấm đánh bắt” về hình thức khác nhau, nhưng về tính chất thì không khác nhau là đều buộc các quốc gia khác thực thi yêu cầu của mình trong khi chính mình lại không nằm trong phạm vi điều chỉnh (đương nhiên) trên khu vực đó. Việt Nam đã có kinh nghiệm và đối sách có hiệu quả trong khu vực “cấm đánh bắt” mà Trung Quốc tuyên bố (phi lý, phi pháp), nhưng Philippines, theo khả năng của mình, cũng có sách lược khá hay, đó là lập tức tuyên bố khu vực mà Trung Quốc tuyên bố cũng là khu vực “cấm đánh bắt”. Điểm duy nhất khiến ta chú ý trong cách này của Philippines là “anh cấm tôi thì tôi cũng cấm anh”, nghĩa là trong khu vực đó anh cũng phải và cũng bị trấn áp nếu không tuân thủ. Bởi vậy, nếu như quốc gia nào tuyên bố ADIZ xâm hại đến chủ quyền và quyền chủ quyền của chúng ta thì Việt Nam cũng tuyên bố ADIZ của mình ngay và lập tức tại khu vực đó, đồng thời, được mở rộng để phục vụ yêu cầu của chiến thuật phòng thủ khẩn cấp. Điều này vừa khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền hợp pháp nhưng cũng khẳng định quyền tự vệ chính đáng của chúng ta. Việt Nam từ xưa tới nay, khi bất kỳ kẻ thù nào xâm phạm đến chủ quyền thì dù chúng hung bạo bao nhiêu cũng không sợ, dù có phải tiến hành chiến tranh để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng cũng sẵn sàng. Trước việc Trung Quốc lập ADIZ trên biển Hoa Đông, dư luận đang lo ngại Trung Quốc sẽ tiến hành lập các ADIZ khác mà chủ yếu là trên Biển Đông. Điều đặc biệt nguy hiểm là khi Mỹ phát hiện và khẳng định khả năng của Trung Quốc sau vụ B-52 thì Mỹ có khả năng sẽ “chơi con bài Trung Quốc” mạnh dạn hơn, sâu hơn. Đó là, Mỹ đánh vào tâm lý của chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc, “bật đèn xanh”, khuyến khích để Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông gây căng thẳng trong khu vực để Mỹ trục lợi. Việt Nam và Trung Quốc quá hiểu nhau và quá hiểu Mỹ, cho nên, chắc chắn đôi bên sẽ có những tham vấn cần thiết, những đối sách cần thiết để Biển Đông ổn định, hòa bình, phát triển thịnh vượng. Theo Đất Việt
-
Thủ tướng Thái Lan Yingluk ra điều kiện từ chức (Vietnam+) lúc : 08/12/13 16:44 Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra rời khỏi Câu lạc bộ quân đội ở Bangkok ngày 3/12. (Nguồn: AFP/TTXVN) Theo Tân Hoa xã, ngày 8/12, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tuyên bố bà sẵn sàng từ chức hoặc giải tán Quốc hội để chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay, với điều kiện một cuộc bầu cử phải được tổ chức trong vòng 60 ngày kể từ ngày quốc hội bị giải tán. Thủ tướng Yingluck nhấn mạnh rằng bà không muốn chứng kiến các đảng phái tẩy chay cuộc bầu cử đó và dẫn tới một cuộc đảo chính quân sự - biến cố chỉ mới xảy ra hồi năm 2006. Theo bà Yingluck, nếu người biểu tình chống chính phủ bác đề xuất trên, bế tắc chính trị hiện nay thậm chí sẽ còn kéo dài hơn. Hôm 7/12, bà Yingluck đã tái khẳng định để ngỏ cánh cửa đối thoại với thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban. Tuy nhiên, ông Suthep trước đó đã nêu rõ rằng việc bà Yingluck từ chức hoặc giải tán quốc hội sẽ không giúp chấm dứt được các cuộc biểu tình. Ông này đề xuất thành lập một "hội đồng nhân nhân" để điều hành đất nước song Thủ tướng Yingluk đã gạt bỏ với lý do không phù hợp với Hiến pháp Thái Lan. Đêm 6/12, ông Suthep đã kêu gọi người dân cả nước tham gia cuộc biểu tình vào ngày 9/12, được ông này miêu tả là "trận chiến cuối cùng với chính phủ"./.
-
Thương nhân TQ dạy người Việt tự lấy đá ghè vào chân (Bảo vệ người tiêu dùng) - Thu mua cả hoa quả ngâm hóa chất, chè bẩn, gạo mốc... các doanh nhân Trung Quốc đang toan tính điều gì tại Việt Nam?. Doanh nhân Trung Quốc thuê người tẩm hóa chất vào sầu riêng Ngày 7/12, Công an tỉnh Tiền Giang đã triệt phá một cơ sở chuyên thua mua sầu riêng rồi ngâm với hóa chất lạ để xuất khẩu đi nước ngoài. Người đứng sau cơ sở này chính là những doanh nhân Trung Quốc. Đó là cơ sở thu mua sầu riêng của Công ty TNHH thương mại Thái Lan (gọi tắt là Công ty Thái Lan, trụ sở chính ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM) có vựa thu mua trái cây tại chợ trái cây Long Trung đóng trên địa bàn xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Khi cơ quan chức năng kiểm tra, trong cơ sở này có trên 20 công nhân người Việt Nam và hai người Thái Lan đang thực hiện các công đoạn chuyển sầu riêng từ trên xe xuống rồi đem đến cho một nhóm người Thái Lan tuyển chọn, mang vào nhúng thuốc, dán chữ Trung Quốc lên cuống, xếp vào thùng giấy có dán chữ Trung Quốc và đóng thùng mang vào kho chờ đem lên xe đưa đi xuất khẩu. Một nhân công nữ đang dán tem chữ Trung Quốc vào sầu riêng cho biết, những người Thái Lan chỉ việc gom và tuyển chọn sầu riêng, còn các công đoạn khác họ hướng dẫn để người địa phương làm. Hóa chất ngâm sầu riêng bị công an Tiền Giang thu giữ. (Ảnh TTO) Theo các nhân công ở đây, mỗi thùng trên 40 lít thuốc có thể nhúng được 700 trái sầu riêng lớn, nhỏ. Mỗi ngày cơ sở này sử dụng khoảng 10 thùng thuốc do người Thái Lan pha chế. Riêng khu pha chế thuốc để nhúng sầu riêng tách biệt và có cửa đóng cẩn thận. Một người Thái Lan đang bơm nước lọc vào phuy khoảng 30 lít rồi cho bột màu vàng, thuốc màu xanh dạng lỏng, một ít thuốc màu vàng dạng lỏng, cùng những hóa chất khác rồi khuấy đều. Tại cơ quan công an, người này khai nhận: Họ được những doanh nhân Trung Quốc để sang Việt Nam làm việc. Những loại thuốc, hóa chất đem từ Trung Quốc sang. Tất cả số trái cây này sau khi được ngâm hóa chất sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc Indonesia. "Chè thổ phỉ" có bàn tay của người Trung Quốc Hiện nay, những vùng nguyên liệu chè tại Việt Nam như Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang... đều xuất hiện tình trạng chè bẩn, "chè thổ phỉ" khiến cho giá trị xuất khẩu mặt hàng này bị sụt giảm nghiêm trọng. Việt Nam dù được xếp trong top 5 quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới và cũng đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu, nhưng xét về giá trị, chè xuất khẩu của Việt Nam bình quân mới chỉ đạt 1.200 USD/ha, thấp hơn nhiều so với các nước xuất khẩu chè khác. Theo ông Đoàn Anh Tuân - Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, trong một cuộc khảo sát ông đã ghi lại được những hình ảnh hết sức ghê rợn về việc sản xuất chè bẩn, chè thổ phỉ tại Việt Nam. Ông Tuân nói: "Nếu ai đó nhìn thấy hình ảnh này thì có thể sẽ không dám uống trà nữa". Theo ông Tuân, việc sản xuất “chè thổ phỉ” làm nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản bởi nguồn nguyên liệu chè bị mua gom để làm “chè thổ phỉ”. Quan trọng hơn sở dĩ người dân đổ xô đi làm “chè thổ phỉ” theo đơn đặt hàng từ “bên ngoài” mà không biết được mục đích, ý đồ sâu xa của họ. “Chè thổ phỉ” xuất hiện chắc chắn có bàn tay của thương lái Trung Quốc”, ông Tuân nói. Cũng theo ông Tuân, tại thị trường Việt Nam chưa có loại chè này bởi tất cả “chè thổ phỉ” làm ra đều được xuất theo đường tiểu ngạch đi Trung Quốc. Sản xuất chè bẩn ở Yên Bái. Ông Tuân phân tích: "Người dân đang sản xuất “chè bẩn” chỉ để phục vụ một thị trường mà cũng không biết mục đích của họ là gì. Chúng ta đang xuất chè đi 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nếu 69 thị trường còn lại biết được chuyện “chè thổ phỉ” đang sản xuất ồ ạt tại Việt Nam thì liệu họ còn có dám nhập chè của ta nữa không? Khi những thị trường khác đã mất, chúng ta lại phải tập trung sản xuất cho Trung Quốc. Đến khi họ đột ngột dừng việc nhập khẩu thì ngành chè Việt Nam sẽ điêu đứng thực sự". Trung Quốc yêu cầu trộn gạo cấp cao với cấp thấp Theo thống kê của VFA, từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã mua khoảng 3 triệu tấn gạo của Việt Nam (tăng nửa triệu tấn so cả năm 2012), trong đó có 1,76 triệu nhập qua đường chính ngạch, 1,2 triệu tấn còn lại theo đường tiểu ngạch. Như vậy, đến thời điểm này lượng gạo xuất sang Trung Quốc chiếm khoảng 50% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thừa nhận: “Nếu không nhờ xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, tình hình xuất khẩu gạo năm nay chưa biết sẽ xảy ra chuyện gì”. Còn ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng cho rằng, tiểu ngạch tăng chứng tỏ đầu ra vẫn tốt, kéo giá nội địa lẫn xuất khẩu tăng theo. Tuy nhiên, theo ông Đôn, xuất khẩu tiểu ngạch vẫn đầy những mối lo ngại như phía Trung Quốc có thể hủy hợp đồng. Thứ hai, chất lượng gạo xuất sẽ giảm sút và khó kiểm soát. Hiện nay đã có một số trường hợp DN xuất tiểu ngạch đồng ý trộn gạo cấp cao với cấp thấp theo yêu cầu của nhà nhập khẩu phía Trung Quốc. Việc này có thể sẽ gây rủi ro cho thị trường và thương hiệu gạo Việt Nam về lâu dài. Và thực tế Trung Quốc đang khống chế hai đầu (giống, phân bón và xuất khẩu) của ngành lúa gạo Việt. Nhất Nam
-
Tàu Trung Quốc lại vào vùng biển tranh chấp với Nhật Tàu hải giám Trung Quốc gần khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, ngày 1/7. (Nguồn: Kyodo/TTXVN) Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết, ngày 8/12, ba tàu hải giám Trung Quốc lại đi vào vùng lãnh hải xung quanh quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông, được Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Theo JCG, ba tàu hải giám Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải trên vào khoảng 9 giờ ngày 8/12 theo giờ địa phương, cách một hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp 12 hải lý. Cùng ngày, Cục hải dương nhà nước Trung Quốc xác nhận một đội tàu hải giám gồm ba chiếc đang tiến hành tuần tra thường kỳ ở vùng lãnh hải quanh Điếu Ngư/Senkaku. Đây là lần đầu tiên tàu hải giám Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp kể từ khi Bắc Kinh tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông hôm 23/11 gây phản ứng mạnh trong dư luận khu vực và quốc tế, đặc biệt từ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo các tọa độ được cung cấp, vùng ADIZ của Trung Quốc chồng lấn phần lớn diện tích lên các vùng ADIZ đã được xác lập trước đó của Nhật Bản và Hàn Quốc, thậm chí bao trùm cả quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku. Các tàu và máy bay Trung Quốc đã nhiều lần ra vào vùng lãnh hải và không phận của Điếu Ngư/Senkaku nhằm khẳng định chủ quyền đối với quần đảo này, đặc biệt sau khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa ba trong số năm hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng Chín năm ngoái.
-
Phát hiện mới về nơi sinh của Đức Phật Các nhà khảo cổ đang nghiên cứu tại Nepal đã phát hiện bằng chứng về một kiến trúc tại nơi sinh ra Đức Phật có niên đại thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Đây là tài liệu khảo cổ học đầu tiên liên kết cuộc đời của Đức Phật – và là bông hoa đầu tiên của Phật giáo – với một thế kỷ cụ thể. Các cuộc khai quật tiên phong trong khu vực đền thiêng Ma gia (Maya Devi Temple) tại Lâm Tỳ Ni (Lumbini), Nepal, một kì quan của thế giới được UNESCO công nhận từ lâu là nơi sinh của Đức Phật, khám phá ra phần còn lại chưa được biết đến về thế kỷ thứ 6 trước công nghuyên, cấu trúc gỗ nằm dưới một loạt các ngôi đền bằng gạch. Bố trí trên cùng với thiết kế giống những thứ nằm ở trên, cấu trúc gỗ gồm có một không gian mở trong vùng trung tâm liên quan tới câu chuyện về sự ra đời của chính Đức Phật. Cho đến nay, các bằng chứng khảo cổ học sớm nhất về kiến trúc Phật giáo tại Lumbini có niên đại không sớm hơn thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, thời điểm thuộc sự bảo trợ của Hoàng đế Asoka, người đã thúc đẩy sự truyền bá đạo Phật từ Afghanistan tới Bangladesh ngày nay. “Cho tới nay thì chúng ta còn biết rất ít về cuộc đời của Đức Phật, ngoại trừ thông qua các văn tự còn lại và truyền miệng”, giáo sư khảo cổ học, ông Robin Coningham thuộc Đại học Durham, Anh, đồng tác giả dẫn đầu nghiên cứu này cho biết. Ông cho hay, một số học giả cho rằng, Đức Phật được sinh ra trong thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. “Chúng tôi nghĩ tại sao lại không trở lại với khảo cổ học để tìm ra các câu trả lời về nơi sinh của Ngài?” Giờ đây, lần đầu tiên chúng tôi có một chuỗi khảo cổ tại Lumbini, cho thấy các công trình ở đó có tuổi vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Một nhóm các nhà khảo cổ học quốc tế, dẫn đầu bởi Coningham và Kosh Prasad Acharya thuộc tổ chức Pashupati Area Development Trust tại Nepal cho biết, phát hiện này đóng góp vào sự hiểu biết rộng hơn về sự phát triển ban đầu của phật giáo cũng như tầm quan trọng về tinh thần của Lumbini. Những kết quả nghiên cứu được trình bày trên tạp chí quốc tế Antiquity vào tháng 12/2013 tới. Nghiên cứu được hỗ trợ một phần bởi Hiệp hội địa lý quốc gia (National Geographic Society). Các nhà khảo cổ bên ngôi đền Để xác định niên đại của ngôi đền gỗ và các cấu trúc bằng gạch gần đây chưa được biết đến nằm trên nó, các mảnh than và cát vỡ đã được kiểm tra bằng việc sử dụng sự kết hợp các kỹ thuật phân tích carbon phóng xạ và các kỹ thuật quang học phát xạ kích thích. Nghiên cứu khảo cổ địa chất cũng đã xác định sự có mặt của các rễ cây cổ đại trong khoảng trống trung tâm của ngôi đền. “UNESCO rất tự hào vì được liên kết với phát hiện quan trọng này tại một trong số những nơi linh thiêng nhất đối với một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới”, tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova cho biết. Bà hi vọng các nghiên cứu khảo cổ học sẽ được tiến hành nhiều hơn và sẽ tăng cường công tác bảo tồn và quản lý vị trí này để đảm bảo sự bảo vệ của Lumbini. “Những phát hiện này là rất quan trọng, giúp hiểu rõ hơn về nơi sinh của Đức Phật”, Ram Kumar Shrestha – bộ trưởng Văn hóa, du lịch và hàng không dân dụng của Nepal nói. “Chính phủ Nepal sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ vị trí quan trọng này”. Các ghi chép truyền thống của phật giáo ghi lại rằng hoàng hậu Maya Devi, mẹ của Đức Phật, đã sinh ra Ngài trong lúc đang vin vào một cành cây trong vườn thánh địa Lâm Tỳ Ni (Lumbini) nằm giữa các vương quốc của chồng bà và của bố mẹ bà. Coningham và các đồng nghiệp của ông cho rằng không gian mở ở trung tâm của đền gỗ là nơi mọc của một cái cây. Các ngôi đền gạch được xây dựng sau nằm trên ngôi đền gỗ cũng được bố trí xung quanh không gian trung tâm này, nơi không có mái. Bốn địa điểm Phật giáo chính Lâm Tỳ Ni là một trong những địa điểm chủ chốt liên quan đến cuộc đời của Đức Phật, những vị trí khác là Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), nơi ông trở thành một vị Phật hay một người giác ngộ: Sarnath, nơi ông lần đầu tiên rao giảng, và thành Câu-thi-la, nơi Đức Phật qua đời. Đức phật đã qua đời ở tuổi 80. “Ngôi đền vẫn còn ở giữa thiên niên kỷ đầu tiên và được ghi chép lại bởi những kẻ hành hương người Trung Quốc, rằng có một ngôi đền bên cạnh một cái cây”. Đền Maya Devi tại Lumbini vẫn còn đến ngày nay, các nhà khảo cổ đã làm việc cùng với các thiền tăng, ni và các khách hành hương. Trong một bài báo khoa học tại Antiquity, các tác giả viết: “Chuỗi công trình tại Lâm Tỳ Ni là một mô hình thu nhỏ cho sự phát triển của Phật giáo từ một giáo phái địa phương tới một tôn giáo toàn cầu”. Bị biến mất và nằm trong các rừng rậm của Nepal trong thời kỳ trung cổ, Lumbini cổ xưa đã được tái phát hiện vào năm 1896 và đã được xác định với tư cách là nơi sinh của Đức Phật trên các bảng kê khai của sự hiện diện của một cột đá sa thạch thế kỷ thứ ba trước công nguyên. Cột trụ này, vẫn đứng vững, mang một dòng chữ ghi lại một chuyến thăm của Hoàng đế Asoka tới nơi đã sinh ra Đức phật cũng như tên của nơi này – đó là Lumbini. Bất chấp sự phát hiện lại các vị trí quan trọng của phật giáo, các cấp sớm nhất của các công trình này đã bị chôn vùi sâu hoặc bị hủy hoại bởi những công trình xây dựng sau, để bằng chứng về các giai đoạn đầu của Phật giáo là không thể tiếp cận để điều tra khảo học cho đến ngày nay. Nửa tỷ người trên thế giới là Phật tử, và mỗi năm có hàng trăm ngàn cuộc hành hương tới thánh địa Lumbini. Nghiên cứu khảo cổ có sự tài trợ bởi chính phủ Nhật Bản hợp tác với chính phủ Nepal, theo một dự án của UNESCO nhằm tăng cường việc bảo tồn và quản lý Lumbini. Cùng với Hiệp hội Địa lý Quốc gia, nghiên cứu cũng được hỗ trợ bởi Đại học Durham và Đại học Stirling Các đồng tác giả của nghiên cứu là Coningham và Acharya, Strickland, CE Davis, MJ Manuel, IA Simpson, K. Gilliland, J. Tremblay, TC Kinnaird và D.C.W. Sanderson. Một tài liệu nghiên cứu về cuộc đời Đức Phậtcủa Coningham, "Các bí mật chôn cất của Đức Phật", sẽ ra mắt vào tháng 2 trên kênh National Geographic. Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)
-
Phát hiện nhiều di vật của người Việt cổ TT - Nguồn tin từ Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Thanh Hóa cho biết sở này phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam vừa có buổi báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ tại di chỉ khảo cổ học hang Con Moong và hang Diêm trên địa bàn xã Thành Yên, huyện miền núi Thạch Thành. Các di vật, hiện vật vừa được phát hiện tại di chỉ khảo cổ học hang Con Moong (Thanh Hóa) - (Ảnh: Hà Đồng) Theo đó, sau bốn lần điền dã tại cơ sở, đến tháng 11-2013 đoàn hợp tác khoa học giữa Viện Khảo cổ học Việt Nam và Viện Khảo cổ học - dân tộc học Novosibirsk (thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga) đã khai quật hố 14m2 tại hang Con Moong. Kết quả khai quật cho thấy địa tầng hang Con Moong dày 9,5m, gồm 10 lớp cấu trúc khác nhau, tìm thấy công cụ lao động, xương cốt động vật, vỏ nhuyễn thể, công cụ đá quartz. Tại hang này còn có các mộ táng theo hình thức “nằm co bó gối” - một trong những kiểu an táng sớm nhất của con người. Các di tồn văn hóa còn lưu lại trên địa tầng hang Con Moong đã kể lại nhiều câu chuyện lý thú về đời sống cư trú hang động, sử dụng công cụ đá và sự tiến triển về loại hình, về kỹ thuật chế tác công cụ, về sự biến đổi của khí hậu, sự thích ứng của người Việt cổ. Còn di chỉ hang Diêm được các nhà khảo cổ học Việt - Nga phát hiện ở bản Sánh, cách hang Con Moong khoảng 4km về phía đông. Hang Diêm có hình ống dài trên 50m, rộng trung bình 10m. Phần diện tích có thể khai quật được rộng khoảng 200m2, phía cửa hang được bảo tồn khá nguyên vẹn. Địa tầng hang Diêm dày trung bình 1,4m gồm ba lớp, qua đó phát hiện nhiều di tích mộ, di cốt động vật, hiện vật đá, gốm. Việc khai quật khảo cổ học cho thấy hang Diêm là di tích cư trú lâu dài của con người, là điểm chế tác công cụ đá của cư dân cổ, nơi để mộ táng của nhiều lớp cư dân nên cũng cho thấy sự thay đổi táng thức của người Việt cổ. HÀ ĐỒNG
-
Thủ lĩnh biểu tình Thái quyết chiến trận cuối Lãnh đạo của làn sóng chống chính phủ Thái Lan thề sẽ đầu hàng và ngồi tù, nếu cuộc biểu tình cuối cùng sắp tới thất bại. Thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban. Ảnh: AFP Sau hơn một tháng phát động cuộc chiến chống chính phủ, hôm qua, lần đầu tiên thủ lĩnh Suthep Thaugsuban nhắc đến khả năng đầu hàng nếu không đủ người tham gia cuộc biểu tình vào ngày 9/12 tới. Ông gọi đây là "ngày quyết định". "Nếu mọi người không đến, tôi sẽ đầu hàng để đi tù. Tôi sẽ không chiến đấu nữa", AFP dẫn lời cựu thủ tướng nói trong một bài phát biểu đến những người ủng hộ. "Sống hay chết, thắng hay bại, chúng ta sẽ biết vào ngày thứ hai, 9/12". Lực lượng biểu tình chống chính phủ đã giảm mạnh kể từ ngày đầu tiên 24/11, với ước tính 180.000 người. Họ đã tổ chức bao vây, chiếm cứ nhiều cơ quan chính phủ then chốt. Theo các nhà quan sát, mục tiêu của động thái này là tạo ra một cuộc đảo chính quân sự. Làn sóng biểu tình lớn nhất ở vương quốc trong ba năm qua nhằm lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra và ngăn chặn ảnh hưởng chính trị từ anh trai của bà, cựu thủ tướng bị lật đổ năm 2006, Thaksin. 5 người đã thiệt mạng và hơn 200 người bị thương. Căng thẳng tại Thái Lan chỉ tạm lắng hôm 4/12, khi hai bên nhất trí ngừng xung đột để chào mừng sinh nhật lần thứ 86 của Quốc vương Bhumibol Adulyadej. Tuy nhiên, ông Suthep yêu cầu những người ủng hộ nghỉ ngơi nốt những ngày cuối tuần này và tiếp tục xuống đường vào tuần tới để chiếm giữ các trụ sở chính phủ. Văn phòng của Yingluck cho hay bà đã phải hủy chuyến công du theo dự kiến đến Nga và khai mạc SEA Games vào tuần tới ở Myanmar để kiểm soát tình hình. Một trong những người thuộc phe biểu tình đã bị bắn thương ở tay hôm 5/12, bên ngoài trụ sở Bộ Tài chính. Những người tổ chức cuộc mít tinh của phe đối lập tại đây lên án vụ tấn công là một hành động đe dọa từ chính phủ. Tuy nhiên, cảnh sát cho hay kẻ tấn công có thể là những băng nhóm đua motor phản đối các chốt kiểm soát mà người biểu tình lập ra gần trụ sở bộ. Anh Ngọc
-
Nhật - Trung thêm quyết liệt quanh vùng phòng không Hạ viện Nhật vừa thông qua nghị quyết yêu cầu Trung Quốc từ bỏ vùng nhận diện phòng không mới thiết lập, và Bắc Kinh đáp lại bằng tuyên bố Tokyo không có quyền đòi hỏi điều đó. Chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư là tâm điểm tranh chấp Trung - Nhật trong nhiều thập kỷ qua. Ảnh: AP Theo Wall Street Journal, tiêu đề nghị quyết của Hạ viện Nhật trực tiếp yêu cầu Trung Quốc hủy vùng nhận dạng phòng không, còn nội dung văn bản đề nghị Bắc Kinh "ngay lập tức xóa bỏ mọi biện pháp hạn chế tự do bay trên vùng biển quốc tế". Nghị quyết, được thông qua hôm qua, cho rằng việc thiết lập vùng này "gây căng thẳng hơn bao giờ hết trên biển Hoa Đông và vì vậy, nó là hành động nguy hiểm gây đe dọa đến hòa bình và ổn định trên khu vực châu Á - Thái Bình Dương". Văn bản cũng coi khu vực này là sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Nhật. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phản đối mạnh mẽ đoạn viết trong nghị quyết. "Nhật Bản không có quyền có những tuyên bố vô trách nhiệm như vậy và Trung Quốc phản đối mạnh mẽ những phát ngôn đó. Nhật nên chấm dứt những hành động sai lầm này, và ngừng việc can thiệp, khiêu khích", ông nói. Phát ngôn viên cũng cho rằng việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) là hợp pháp. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cuối tháng 11 tuyên bố thành lập ADIZ, bao trùm chuỗi đảo tranh chấp với Nhật ở biển Hoa Đông. Bắc Kinh yêu cầu máy bay nước ngoài muốn vào vùng này phải báo trước lịch bay, nếu không sẽ đối mặt với những "biện pháp phòng thủ kiên quyết". Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đầu tuần này chỉ trích hành động của Trung Quốc, trong chuyến thăm Tokyo. "Chúng tôi ở Mỹ quan ngại sâu sắc về hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng trên biển Hoa Đông", ông nói. Quyết định của Trung Quốc và phản ứng của Nhật là động thái mới nhất trong tranh chấp lãnh thổ gây căng thẳng quan hệ hai nước trong những năm gần đây. Trọng Giáp
-
Tìm thấy cổ vật niên đại ước trên 2.500 năm tại Long An Xuân Anh (TTXVN) lúc : 05/12/13 20:56 Ảnh minh họa. (Nguồn: Thanh Long/TTXVN) Tiến sỹ Bùi Phát Diệm, Giám đốc Bảo tàng Long An, cho biết, có khoảng 40 di vật đặc biệt và hàng ngàn mảnh gốm các loại, vừa được tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ học, tại di chỉ Gò Duối thuộc xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng (Long An). Các di vật vừa tìm thấy có niên đại ước tính khoảng 2.500 năm. Các chuyên gia Khảo cổ học của Bảo tàng Long An phối hợp với Viện khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật trên diện tích 20m2 thuộc phạm vi di chỉ Gò Duối. Đoàn khảo cổ học đã tìm thấy 3 ngôi mộ của cư dân tiền sử, được chôn cùng đồ trang sức bằng đồng, thủy tinh và các công cụ sinh hoạt, lao động khác; trong đó có một chuỗi vòng tay bằng đồng khoảng 18 cái, phản ánh thói quen sử dụng đồ trang sức của người tiền sử. Đây cũng là bằng chứng thể hiện ở thời kì này, xã hội đã có sự phân hóa đẳng cấp, giàu - nghèo một cách rõ ràng (người càng giàu thì đeo càng nhiều đồ trang sức). Bên cạnh đồ đồng, một cái vòng tay bằng thủy tinh còn nguyên vẹn và nhiều mảnh vỡ tìm được, cho thấy kỹ thuật chế tác thủy tinh thời kỳ này đã đạt đến một trình độ nhất định. Đáng chú nhất trong nhóm di vật công cụ lao động là một loạt các “dọi se sợi” (dụng cụ se chỉ) làm bằng đá, gốm chứng tỏ cư dân tiền sử đã biết đến kỹ thuật dệt vải. Ngoài ra, cuộc khai quật cũng đã thu thập được một số mảnh xương hàm, răng và sọ của người tiền sử còn tồn tại sau nhiều thế kỷ. Theo ông Vương Thu Hồng, Phó giám đốc Bảo tàng Long An, di chỉ Gò Duối ở Long An là một trong số ít địa điểm chứa các di vật làm từ nhiều chất liệu khác nhau: từ đồ đá, đồng, sắt cho tới thủy tinh và gốm. Điều đó phản ánh bề dày văn hóa cũng như trình độ lao động, sản xuất của cư dân tiền sử ở Long An thời kỳ chuyển giao từ đồ đá sang đồ đồng. Hiện nay, Bảo tàng Long An đang tiến hành các bước thống kê, xác định niên đại cụ thể và lập hồ sơ khoa học cho từng di vật để phục vụ công tác nghiên cứu và trưng bày trong thời gian tới.
-
Phát hiện mộ tập thể 4.000 năm của 80 thiếu nữ Các nhà khảo cổ ở Trung Quốc đã khai quật được hộp sọ của hơn 80 phụ nữ trẻ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, những người này có thể đã bị làm vật hiến tế hơn 4.000 năm trước đây. Hộp sọ của 80 người phụ nữ được tìm thấy tại khu vực của tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc được cho là có liên quan đến nghi lễ cúng tế xưa. Những chiếc sọ được tìm thấy trong một ngôi mộ tập thể tại Ruins Shimao, một khu vực rộng khoảng 4 km2 được phát hiện vào năm 1976 trong một thành phố thuộc thời kỳ đồ đá ở phía Bắc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc . Theo Tân Hoa Xã đưa tin, các nhà khảo cổ tin rằng những hộp sọ này có khả năng liên quan đến việc xây dựng thành phố. Những người phụ nữ ấy có thể là vật tế để cúng thần linh của những nghi lễ tôn giáo cổ xưa diễn ra trước khi bắt đầu xây dựng thành phố. Cũng có thể đã có một cuộc bạo lực quần chúng hay xung đột sắc tộc bùng phát trong khu vực vào thời điểm mà người cổ đại đã có thiên hướng sử dụng kẻ thù hoặc kẻ bị giam cầm của họ để làm vật hiến tế. Sun Zhouyong, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học tỉnh Thiểm Tây cho biết thêm: “Nhóm người này có dấu hiệu bị đánh và đốt cháy”. Phát hiện này không phải là trường hợp khai quật hài cốt đầu tiên liên quan đến việc bị hiến tế của con người trong thời kỳ đầu của lịch sử Trung Quốc, kênh News Asia cho biết. Năm 2005, các nhà khảo cổ tại Hồng Giang trong trung tâm thị trấn Hồ Nam đã tìm thấy một bàn thờ đặt riêng biệt cùng với bộ xương của một nạn nhân đã chết do bị cúng tế. Được biết, người này đã chết khoảng 7.000 năm. Và khu vực này được cho là xuất hiện người bị làm vật hiến tế sớm nhất được tìm thấy. Khánh Hà (Theo Daily Mail)
-
VN nói gì về Vùng phòng không ở Hoa Đông? - Việt Nam nói gì về khả năng ảnh hưởng của Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của TQ đối với các chuyến bay quốc tế của mình cũng như khả năng ADIZ được thiết lập ở Biển Đông? Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình Các câu hỏi nêu ra cho phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình, người chủ trì họp báo thường kỳ của Bộ chiều 5/12 tại Hà Nội. Trước câu hỏi về quan điểm trước việc Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông, ông Lê Hải Bình nói: "Việt Nam theo dõi với sự quan tâm sâu sắc các diễn biến tại biển Hoa Đông cũng như quan ngại của các bên liên quan. Ông Bình cho hay Việt Nam mong muốn các bên liên quan kiềm chế, giải quyết ổn thỏa bất đồng thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đảm bảo an ninh, an toàn cho các đường bay quốc tế, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực. Liên quan câu hỏi khả năng ảnh hưởng ADIZ của Trung Quốc ở biển Hoa Đông đối với các chuyến bay quốc tế của Việt Nam, ông dẫn thông tin các cơ quan chức năng cho biết những chuyến bay quốc tế đi và đến Việt Nam bay qua khu vực biển này hiện vẫn diễn ra bình thường. Thông tin về các chuyến bay đều được thông báo cho nhà chức trách của các quốc gia liên quan theo đúng quy định và thông lệ quốc tế - ông Bình khẳng định. Trước việc Trung Quốc cử tàu sân bay Liêu Ninh thực hiện hoạt động huấn luyện ở Biển Đông và lo ngại khả năng Trung Quốc sẽ thiết lập ADIZ ở Biển Đông, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ: Mọi hoạt động của các bên ở Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia liên quan, tuân thủ luật pháp quốc tế, phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đóng góp cho hòa bình, ổn định ở khu vực, không gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình. Thủ tướng dự cấp cao ASEAN-Nhật Bản ở Tokyo Theo phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ thăm chính thức Nhật Bản, tham dự hội nghị cấp cao kỷ niệm 40 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Nhật Bản và hội nghị cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 5 tại Tokyo từ 13 - 15/12 tới theo lời mời của Thủ tướng Shinzo Abe. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có cuộc hội đàm với ông Shinzo Abe. Hai bên sẽ trao đổi các phương hướng để tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nhật. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng sẽ dự đối thoại với các doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản, tiếp lãnh đạo cơ quan hợp tác phát triển Nhật Bản (JICA)... Hồng Nhì
-
TQ: Toan tính gắn với độc hành? Nếu Trung Quốc định giữ các đảo tranh chấp với láng giềng bằng vũ lực, họ sẽ bị phản ứng mạnh mẽ. Tàu hải giám Trung Quốc gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Presstv Tuần này, phó Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu chuyến công du châu Á với điểm khởi đầu Nhật Bản - nơi các chính khách đang nổi giận vì Trung Quốc. Sau đó, ông đã tới Bắc Kinh - nơi đang bất mãn về hành xử của Tokyo rồi hôm nay, ông đến Hàn Quốc - đất nước đang sùng sục với những diễn biến của cả Nhật và Trung Quốc. Chào đón ông Biden là một Đông Á với bối cảnh mới mẻ. Hai tuần trước, người ta đã được nghe tới cái gọi là "Vùng xác định phòng không" - kiểu những quy định bay thời Chiến tranh Lạnh mà Trung Quốc quyết định áp dụng với một khu vực khá rộng ở Hoa Đông. Những quy định tối tăm mơ hồ này đã trở thành điểm nóng mới nhất trong lịch sử tranh chấp của khu vực tới nay vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa. Không phận quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bỗng nhiên trở thành không phận gây tranh cãi nhất thế giới. Đưa ra các quy định bay là một phần của toan tính lớn hơn: chiến thuật tăng áp lực của Trung Quốc để thúc đẩy yêu sách chủ quyền ở những lãnh thổ tranh chấp, nhất là với quần đảo nằm dưới sự quản lý của Nhật nhưng Bắc Kinh vẫn khẳng định chủ quyền. Kể từ năm 2008, và nhất là trong năm qua, Trung Quốc đã điều động nhiều tàu tuần tra xung quanh quần đảo. Vùng phòng không mà họ mới tuyên bố bao gồm không phận bên trên quần đảo này. Trong thực tế, chương trình nghị sự lâu dài của Trung Quốc là áp dụng sự kiểm soát lớn hơn với Hoa Đông và Biển Đông, nhanh chóng và dễ dàng đẩy lùi ưu thế Hải quân Mỹ ra khỏi tây Thái Bình Dương. Bắc Kinh đang nỗ lực có được tham vọng như những gì mà nhiều cường quốc thường làm: ngăn chặn quốc gia khác khỏi phạm vi thống trị trong khu vực của mình. Động thái mới nhất của Trung Quốc khiến Mỹ - Nhật lâm vào thế khó. Tokyo đã phấn khích khi hai máy bay ném bom B52 của Mỹ bay quanh vùng tranh chấp mà phớt lờ quy định Trung Quốc đưa ra. Nhưng sự hài lòng nhanh chóng bị dập tắt khi Washington nói với các hãng hàng không thương mại Mỹ cần tuân thủ quy định mới. Nhật đã nhìn thấy áp lực từ Trung Quốc như một thách thức trực tiếp và nóng bỏng. Nước cờ mạo hiểm Dù sao thì chiến thuật của người Trung Quốc quả thực khá thông minh. Cân nhắc sức mạnh hải quân Nhật, người Trung Quốc hiểu rằng họ không thể đơn giản khẳng định sự kiểm soát với Senkaku/Điếu Ngư như họ từng làm năm ngoái với bãi cạn Scarborough ở Hoa Đông. Trung Quốc và Philippines đều tuyên bố chủ quyền với bãi cạn này. Nếu Nhật Bản và Mỹ duy trì một lập trường vững chắc và có kỷ luật, tránh sự khiêu khích thì hiện trạng có thể giữ vững trong một thời gian. Nếu Trung Quốc toan tính dùng sức mạnh để thế chân Nhật kiểm soát Senkaku/Điếu Ngư thì điểm yếu sẽ vượt trội mọi lợi ích tiềm năng. Quần đảo không có người ở đã trở thành biểu tượng cạnh tranh của chủ nghĩa dân tộc, của giành giật ảnh hưởng, nhưng lại có rất ít giá trị chiến lược và khó bảo vệ. Hậu quả ngoại giao trong khu vực sẽ rất lớn. Bắc Kinh muốn cô lập Nhật tại châu Á, muốn rung chuông báo động các nước khác về chủ nghĩa xét lại thời Thế chiến II. Nhưng nếu dùng vũ lực, họ sẽ tạo ra sự ủng hộ mạnh mẽ của khu vực dành cho Nhật. Ngay cả Hàn Quốc, nước "cơm không lành" với Nhật cũng bất bình vì Vùng phòng không Trung Quốc. Nghĩa là, Bắc Kinh đã làm gia tăng sự thù địch trong khu vực với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc sở hữu nền kinh tế phụ thuộc lớn vào hệ thống thương mại mở, dường như cho rằng, cách tiếp cận cứng rắn của họ cuối cùng sẽ buộc Nhật tuân thủ thiết kế họ áp đặt cho khu vực. Nhưng kết quả sẽ là một trong hai chọn lựa rất khác biệt: một liên minh Mỹ - Nhật bền chặt hơn hay sự thay đổi lớn trong nội tại nước Nhật hướng tới củng cố và tăng cường sức mạnh phòng thủ kể cả khả năng sở hữu bom hạt nhân. Bắc Kinh luôn cảnh báo không ngừng về sự hồi sinh chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản nhưng họ lại tạo điều kiện cho nó sống lại. Câu hỏi đặt ra là Trung Quốc thực sự nghĩ gì trong nước cờ cuối cùng. Ở bài phát biểu gần đây tại Bắc Kinh, Paul Keating, cựu Thủ tướng Australia đã vạch ra tình thế tiến thoái lưỡng nan mà Bắc Kinh phải đối mặt. Ông Keating nằm trong nhóm nhỏ lãnh đạo nghỉ hưu ở châu Á - Thái Bình Dương tin rằng, Mỹ cần làm nhiều hơn để chia sẻ lợi ích và quyền lực trong khu vực với Bắc Kinh. Nhưng trước người Trung Quốc, ông đưa ra cách nhìn nhận khác: “Không có một trật tự ổn định và hòa bình ở châu Á trừ phi Nhật thực sự cảm thấy như vậy". Nếu Bắc Kinh thực sự muốn định hình thế kỷ tiếp theo ở châu Á dựa trên "phí tổn" của Mỹ, họ sẽ cần bạn bè và đồng minh ủng hộ các ưu tiên cũng như chương trình nghị sự đặt ra. Nếu chỉ nỗ lực ép buộc các láng giềng, họ sẽ tự biến mình trở thành một nước lớn cô độc. Thái An(theo Financial Times)
-
Lửa thiêu rụi cầu gỗ mái che dài nhất châu Á Ngọn lửa lớn đã thiêu rụi cây cầu gỗ có mái che được cho là dài nhất châu Á ở thành phố Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc. Ngọn lửa bắt đầu xuất hiện vào khoảng 4h sáng ngày 28/11 trên cây cầu Phong Vũ ở thị trấn cổ Zhuoshui, thành phố Trùng Khánh. Đây là cây cầu gỗ có mái che được coi là dài nhất ở châu Á. Ảnh: CFP. Ngọn lửa bốc cháy dữ dội do phần lớn cầu được làm bằng gỗ. Các nhân viên cứu hỏa đã làm việc suốt đêm để dập tắt đám cháy. Ảnh: icpress.cn/Xinhua. Nhiều người chứng kiến cảnh kinh hoàng khi ngọn lửa nuốt trọn cây cầu. Ảnh: Sina. Đám cháy được dập tắt vào khoảng 12h30 cùng ngày. Cầu Phong Vũ chỉ còn lại các trụ bằng đá với những mảnh gỗ cháy đen. Ảnh: CFP. Cầu được xây dựng vào năm 1591, sau đó bị phá hủy và dựng lại nhiều lần. Năm 1999, các trụ cầu bằng gỗ được thay thế bằng trụ đá. Cầu Phong Vũ ở Trùng Khánh dài 303 m, rộng 5 m bắc qua sông Apeng. Ảnh: Sina. Hiện lực lượng cứu hoả cùng chính quyền địa phương đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ cháy. Ảnh: CFP. Một phần cầu còn sót lại sau đám cháy. Ảnh: CFP. Cầu Phong Vũ là tác phẩm văn hóa của những người dân tộc Động sinh sống ở Trung Quốc. Họ nổi tiếng với nghề làm bánh gạo truyền thống và kỹ nghệ xây dựng cầu gỗ độc đáo. Cầu Phong Vũ ở thành phố Trùng Khánh trước khi bị cháy. Ảnh: Sina. Video: Ngọn lửa thiêu rụi cầu gỗ mái che Phong Vũ Nguyễn Tâm
-
Tàu hỏa trật bánh ở New York, 4 người chết 8 toa tàu của đoàn tàu chở khách sáng nay trật bánh tại khi đi qua một khúc cua nguy hiểm tại New York, làm ít nhất 4 người chết, gần 70 người bị thương, Hiện trường vụ tai nạn tàu hỏa trật bánh. Ảnh: AP Theo Telegraph, vụ tai nạn xảy ra lúc 7h20 (19h20 giờ Hà Nội), tại bờ sông Hudson, gần ga Spuyten Duyvil thuộc quận Bronx, thành phố New York. 8 toa tàu trật bánh khỏi đường ray và một toa tàu lao xuống mé sông Hudson. Ít nhất 4 người thiệt mạng và 67 người bị thương trong vụ tai nạn. Chuyến tàu xuất phát lúc 5h54 tại thành phố Poughkeepsie, dự kiến sẽ đến ga Grand tại khu Manhattan, trung tâm New York lúc 7h43. Đài truyền hình địa phương WABC-TV dẫn lời Frank Tatulli, một hành khách, cho biết anh vẫn bắt chuyến tàu mỗi sáng chủ nhật hàng tuần, và thắc mắc không hiểu vì lý do gì mà tốc độ tàu nhanh bất thường khi tiến vào gần ga Spuyten Duyvil. "Tôi đang ngủ khi sự việc xảy ra. Sau đó, tôi chỉ biết cát sỏi văng vào mình và mọi người xung quanh gào thét. Khói và mảnh vỡ ở khắp mọi nơi. Có người bị hất từ đầu đến cuối toa", Joel Zaritsky, một hành khách khác, thuật lại. Cơ quan cứu hỏa thành phố New York điều động 130 nhân viên đến hiện trường vụ tai nạn. Nguyên nhân đoàn tàu trật bánh vẫn đang được điều tra. Spuyten Duyvil, tên của đoạn đường diễn ra vụ việc, theo tiếng Hà Lan có nghĩa là "nước dãi quỷ", được cho là khúc cong nguy hiểm nhất trong cả tuyến đường. Một đoàn tàu chở hàng 10 toa cũng trật bánh tại đây 4 tháng trước. Video: Hiện trường vụ tàu trật bánh ở New York Đức Dương (Video: CNN)
-
Đáng lo nợ gần 1,35 triệu tỉ đồng của tập đoàn, tổng công ty nhà nước Khoản nợ gần 1,35 triệu tỉ đồng là con số đáng chú ý trong nội dung Báo cáo tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phần, góp vốn của nhà nước mà Chính phủ vừa gửi tới các đại biểu Quốc hội. Minh họa: DAD Báo cáo do Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa ủy quyền Thủ tướng ký vào ngày 25.11. Theo đó, tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2012, cả nước có 846 doanh nghiệp (DN) do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 127 tập đoàn kinh tế (TĐ), tổng công ty nhà nước (TCT), công ty mẹ - con có tổng tài sản là 2.392.274 tỉ đồng, tăng 28,8% so với năm 2011. Số nợ phải thu của các TĐ, TCT là 275.975 tỉ đồng, trong đó, nợ phải thu khó đòi là 13.490 tỉ đồng (TĐ Viettel với 3.282 tỉ đồng; TĐ Bưu chính viễn thông Việt Nam 2.089 tỉ đồng; TĐ Dầu khí quốc gia 1.594 tỉ đồng…), tăng 24,5% so với năm 2011, chiếm 4,89% số nợ phải thu. Tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản năm 2012 là 11,5% (năm 2011 là 14,4%). Đáng chú ý, một số công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải thu trên tổng tài sản ở mức cao, trên 50%, như TCT xây dựng công trình giao thông 8 với nợ phải thu hơn 1.000 tỉ đồng, bằng 66% tổng tài sản; TCT xây dựng Thăng Long gần 800 tỉ đồng, bằng 60%; TCT Thành An 840 tỉ đồng, bằng 56%; TCT xây dựng Trường Sơn hơn 800 tỉ đồng, bằng 55%... Nợ phải trả của các TĐ, TCT bằng 56% nguồn vốn Chính phủ cũng cho hay nợ phải trả của các TĐ, TCT, công ty mẹ-con năm 2012 lên tới 1.348.752 tỉ đồng, tăng 6% so với năm 2011, chiếm 56% tổng nguồn vốn. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bình quân năm 2012 là 1,46 lần. Có 48 TĐ, TCT có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần, như TCT lắp máy VN 53,19 lần; TCT xây dựng Bạch Đằng 20,97 lần; TCT xây dựng công trình giao thông 1 là 18,41 lần… Giải pháp xử lý chưa mạnh mẽ PGS-TS Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển DN, cho rằng những con số nợ nói trên của các TĐ, TCT thể hiện tình trạng thiếu hụt vốn chủ sở hữu, thua lỗ chưa được xử lý, điều chỉnh rõ nét. Về nợ phải trả, nhiều TĐ, TCT huy động quá nhiều vốn để thực hiện đầu tư, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, thành lập nhiều công ty con, công ty liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Trong khi thực trạng nợ và nợ xấu của các DN nhà nước vẫn ở mức khá cao, thì giải pháp xử lý, cơ cấu lại nợ chưa thực sự mạnh mẽ. Nợ vay cả ngắn hạn và dài hạn từ các ngân hàng thương mại (NHTM) và tổ chức tín dụng (TCTD) của các TĐ, TCT được báo cáo là hơn 400.000 tỉ đồng, tăng 2% so với năm 2011. Trong đó, một số TĐ, TCT có số nợ vay từ các NHTM và TCTD tương đối lớn, như TĐ dầu khí VN gần 125.000 tỉ đồng; TĐ điện lực VN hơn 103.000 tỉ đồng; TCT hàng hải VN gần 31.690 tỉ đồng; TCT Sông Đà 17.644 tỉ đồng...; TCT lương thực miền Nam gần 7.600 tỉ đồng... Nợ nước ngoài của các TĐ, TCT là 315.851 tỉ đồng (vay ngắn hạn chỉ chiếm 70.659 tỉ đồng, còn lại là vay dài hạn), trong đó, vay lại vốn ODA của Chính phủ hơn 54.500 tỉ đồng; vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh hơn 150.000 tỉ đồng, còn lại các TĐ, TCT tự vay, tự trả. Các TĐ, TCT được cho là có nợ nước ngoài hàng nghìn tỉ đồng có TĐ điện lực VN với 112.625 tỉ đồng; TCT hàng không VN là 27.837 tỉ đồng; TĐ dầu khí VN gần 16.000 tỉ đồng… Về vốn chủ sở hữu, báo cáo cho thấy mức tăng của các TĐ, TCT tương đương 27% so với năm 2011. So với giai đoạn 2006 - 2007, vốn chủ sở hữu các TĐ, TCT đã tăng hơn 600.000 tỉ đồng (tương đương 290%). “Xét tổng thể, các TĐ, TCT bảo toàn được vốn chủ sở hữu, hệ số bảo toàn vốn bình quân là 1,27 lần, nhưng cũng có những TCT không bảo toàn được vốn chủ sở hữu do kinh doanh thua lỗ, gặp nhiều rủi ro, không tự chủ được về tài chính dẫn đến vốn chủ sở hữu giảm sút hoặc âm vốn chủ sở hữu”, Chính phủ báo cáo. Không chỉ nợ lớn, báo cáo cũng cho thấy tính đến 31.12.2012, có 25 TĐ, TCT lỗ lũy kế 17.033 tỉ đồng (TĐ điện lực VN 3.143 tỉ đồng; TCT xây dựng đường thủy 710 tỉ đồng; TCT hàng hải VN là 10.239 tỉ đồng…) và 16 công ty mẹ khác lỗ lũy kế 11.820 tỉ đồng. Đáng lo ngại Chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư, cho rằng con số nợ nói trên của 127 TĐ, TCT, công ty mẹ - con rất đáng lo ngại. Bởi lẽ con số nợ 1.348.752 tỉ đồng này tương đương với 62 - 63 tỉ USD, bằng một nửa GDP của VN trong năm 2012 (khoảng 136 tỉ USD). Theo ông, Chính phủ cần có báo cáo giải trình chi tiết hơn về nguyên nhân nào dẫn đến nợ, phương án trả nợ, khả năng trả nợ và hiệu quả quản lý tài chính ra sao. Đồng thời phải nói rõ trách nhiệm giải trình, giám sát trong thời gian qua được thực hiện như thế nào mà để xảy ra nợ lớn như vậy. Để giải quyết vấn đề này, TS Lê Đăng Doanh cho rằng đối với các DN nhà nước đang hoạt động có nợ NHTM nhà nước, khi xử lý nếu thua lỗ liên tục không thể khắc phục được phải giải thể phá sản, đối với DN thua lỗ đã tổ chức lại sản xuất, có khả năng phát triển thì xóa nợ lãi vay và khoanh nợ gốc, tái cơ cấu lại nợ. “Tái cấu trúc DN nhà nước là giải pháp quan trọng để cải thiện tình hình. Tuy nhiên nếu không có phương án trả nợ hay trả nợ bằng cách nào, nguồn tiền ở đâu thì việc tái cấu trúc khó thành công. Chính phủ cũng yêu cầu các TĐ, TCT tự mình đề xuất phương án tái cấu trúc. Thế nhưng, trong trường hợp này, việc tự tái cấu trúc của các DN đang nặng nợ chẳng khác nào bắt người bị què chân tự nắm tóc mình đứng dậy”, TS Doanh nói. Bình luận về vấn đề này, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh rằng con số nợ này là quá cao. Và ông cho rằng điều cần thiết hiện nay là phải minh bạch vì sao nợ, phương án trả nợ, nguồn tiền trả nợ ra sao…? Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành lý giải: “Tôi không ngạc nhiên bởi con số nợ này. Các TĐ, TCT này được cấp tiền để làm ăn nhưng thua lỗ, rồi lại được cấp tiếp, rồi thua lỗ... Đến cuối năm, các khoản nợ không trả nổi được khoanh lại, sau đó các NHTM của nhà nước cho vay tiếp, rồi được xóa nợ. Vòng luẩn quẩn vay, không trả nổi, khoanh nợ diễn ra liên tục chính là nguyên nhân khiến tình trạng nợ của các TĐ, TCT ngày càng phình ra. Các DN này cũng làm ăn không hiệu quả, khi hệ số ICOR (hệ số sử dụng đồng vốn) thấp. Làm ăn thua lỗ nhưng không bị giải thể mà tiếp tục hoạt động nên nợ chồng nợ. Tôi cho rằng, Chính phủ cần rà soát lại, những DN nào thua lỗ kéo dài, không thể cứu vãn thì nên cho giải thể; DN có tiềm năng thì có thể bán, đừng cổ phần hóa theo kiểu giữ cổ phần chi phối”. Bảo Cầm - Anh Vũ - Trần Tâm
-
Hóa thạch loài hoa cổ ở Bắc Mỹ (TNO) Viện Smithsonian đã công bố hóa thạch được cho là loài hoa có niên đại lớn nhất từ trước đến nay tại Bắc Mỹ. Hóa thạch đặc biệt được tìm thấy trong bộ sưu tập của Viện Smithsonian - Ảnh: Smithsonian.com Nghiên cứu sinh của Đại học Maryland (Mỹ), Nathan Jud, cho biết đã phát hiện một hóa thạch hết sức đặc biệt trong nhóm hóa thạch cây cổ đại tại Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Smithsonian, theo trang tin Smithsonian.com. “Nó giống như một mẩu cây dương xỉ, nên tôi cố gắng bóc một ít đá phủ trên mẫu vật để xem nó thuộc dạng dương xỉ gì. Nhưng càng bóc nhiều lớp đá trên bề mặt, càng tìm được nhiều hóa thạch hơn”, theo nghiên cứu sinh Jud. Kết quả cho thấy đây không phải là cây dương xỉ, mà là một loài hoa sơ khai. Theo báo cáo trên chuyên san American Journal of Botany, nghiên cứu sinh Jud cho hay hóa thạch, có niên đại từ 125 đến 115 triệu năm, thuộc vào dạng cây hoa cổ từng được tìm thấy tại Bắc Mỹ. Phi Yến
-
Mỹ vừa đấm, vừa xoa Trung Quốc về vùng phòng không Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ có những quan điểm khác nhau về hoạt động của các máy bay nước này tại vùng phòng không mà Trung Quốc tuyên bố thiết lập tuần trước. Máy bay ném bom B-52 của Mỹ. Ảnh minh họa: USAF "Chúng tôi thường xuyên có các chuyến bay qua không phận quốc tế trên khắp Thái Bình Dương, bao gồm cả khu vực mà Trung Quốc đưa vào vùng nhận dạng phòng không của họ", AFP dẫn lời Đại tá Steve Warren, phát ngôn viên Lầu Năm Góc hôm qua cho biết. "Những chuyến bay này phù hợp với chính sách tự do hàng không mang tính chất lâu dài và phổ biến của Mỹ. Chính sách này được áp dụng trong nhiều khu vực trên toàn thế giới. Tôi có thể xác nhận rằng Mỹ đã và sẽ tiếp tục hoạt động trong khu vực như bình thường", ông Warren nói thêm. Tuy nhiên, trong một thông báo hôm qua, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, các chuyến bay thương mại của nước này nên tuân thủ yêu cầu từ phía Trung Quốc về việc khai báo trước khi đi vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Bắc Kinh thiết lập. Sự tuân thủ này không có nghĩa là chính phủ Mỹ chấp nhận những đòi hỏi của Trung Quốc tại ADIZ. Lặp lại những tuyên bố trước đó của chính quyền Tổng thống Barack Obama, Bộ Ngoại giao bày tỏ "sự quan ngại sâu sắc" trước động thái trên của Bắc Kinh. Trung Quốc hôm qua tuyên bố triển khai chiến đấu cơ nhận dạng 12 máy bay quân sự của Mỹ và Nhật được cho là vào khu vực ADIZ. "Các chiến đấu cơ Trung Quốc đã nhận dạng hai máy bay do thám Mỹ và 10 phi cơ Nhật, trong đó có một chiến đấu cơ F-15", hãng thông tấn Xinhua dẫn lời ông Thân Tiến Khoa, phát ngôn viên không quân Trung Quốc cho biết. Trung Quốc hôm 23/11 tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không trên bầu trời biển Hoa Đông, bao trùm khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản. Bắc Kinh yêu cầu máy bay các nước đi vào vùng này phải thông báo và chấp hành mệnh lệnh của Trung Quốc. Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia khác đều cáo buộc Bắc Kinh đang khiến căng thẳng trong khu vực biển Hoa Đông gia tăng. Mỹ tuyên bố sẽ không thực hiện những quy tắc mà Bắc Kinh đề ra và cam kết ủng hộ Nhật trong trường hợp có xung đột xảy ra tại Senkaku/Điếu Ngư. Hôm 25/11, hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ cất cánh từ đảo Guam đã bay qua ADIZ, phớt lờ yêu cầu của Bắc Kinh và không gặp sự cố nào. Nguyễn Tâm - Anh Ngọc
-
Thêm bằng chứng mới về thời điểm Đức Phật ra đời Một nhóm nhà khảo cổ quốc tế ngày 25/11 cho biết họ đã tìm ra bằng chứng tiết lộ nơi sinh đích xác của Đức Phật cũng như nguồn gốc của Phật giáo có thể bắt đầu từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên, sớm hơn 2 thế kỷ so với một số giả thuyết khác. Phát hiện này được công bố sau khi các nhà khoa học tiến hành khai quật chùa Maya Devi tại khu vườn Lumbini nổi tiếng (Nepal), nơi được cho là Đức Phật sinh ra. Nhóm khảo cổ đã phát hiện dấu tích của một cấu trúc bằng gỗ chưa từng được biết nằm dưới lớp nền gạch trong chùa Maya Devi. Kết quả phân tích mức độ phóng xạ của khoáng chất và tỉ lệ chất đồng vị carbon, phân tử carbon từ than và cát, cho thấy thời điểm kiến trúc này tồn tại là từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên, trước tới 3 thế kỷ so với kiến trúc đền thờ xây dựng trên đó. Các nhà khảo cổ tiến hành khai quật chùa Maya Devi. (Nguồn: National Geographic) Phân tích sâu hơn, các nhà khảo cổ tìm thấy rễ một cây cổ thụ lớn ở trung tâm của kiến trúc mở này, cho thấy một bằng chứng khá tương đồng với truyền thuyết dân gian mẹ Đức Phật đã sinh Ngài dưới một tán cây. Trưởng đoàn khảo cổ - giáo sư Robin Coningham, thuộc Đại học Durham (Anh) cho biết phát hiện này làm sáng tỏ cuộc tranh luận từ rất lâu về thời điểm Đức Phật ra đời cũng như nguồn gốc của Phật giáo. Theo ông Coningham, đây là một trong những lần hiếm hoi đức tin, truyền thống, khảo cổ học và khoa học cùng gặp nhau. Từ trước tới nay, hầu hết các chi tiết về cuộc đời của Đức Phật đều có nguồn gốc từ những câu chuyện dân gian không có nhiều bằng chứng khoa học. Sau phát hiện này, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) kêu gọi những nghiên cứu khảo cổ sâu hơn, cũng như tăng cường bảo tồn và quản lý tại khu vực này. Vườn Lumbini, nằm dưới chân núi Himalaya, ở giữa biên giới Nepal và Ấn Độ là một trong bốn địa điểm ghi dấu quan trọng nhất trong cuộc đời Đức Phật. Khu vực di sản này từng bị rừng cây bao phủ cho đến khi được phát hiện lại vào năm 1896. Ba địa điểm còn lại bao gồm Bodh Gaya là nơi Phật giác ngộ, Sarnath là nơi đầu tiên Ngài giảng pháp và cuối cùng là nơi Phật nhập Niết bàn, Kusinagara. Được coi là nơi Đức Phật ra đời, ngôi chùa Maya Devi, mang tên mẹ Ngài tại Lumbini, là nơi hành hương của hàng trăm nghìn phật tử mỗi năm./. (Theo TTXVN)
-
Tại sao vùng phòng không TQ tự nhận chọc giận Nhật-Mỹ? Căng thẳng đang tăng cao giữa 3 nền kinh tế hàng đầu thế giới quanh "vùng nhận diện phòng không" mà Trung Quốc mới tự thiết lập. Các vấn đề tranh cãi không chỉ liên quan đến không phận mà còn cả những hòn đảo mà Trung Quốc và Nhật Bản tranh chấp bấy lâu nay. Hôm 23/11, Trung Quốc tuyên bố thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, dấy lên những chỉ trích mạnh mẽ từ Mỹ và Nhật Bản. Cả hai nước không công nhận vùng này. ADIZ của Trung Quốc Trung Quốc công bố một bản đồ và các hệ thống tọa độ xác lập ADIZ trên biển Hoa Đông ngày 23/11. Nước này tuyên bố các hãng hàng không phải nộp kế hoạch bay cho Bắc Kinh nếu có máy bay hoạt động qua vùng này, yêu cầu duy trì liên lạc hai chiều bằng radio và ghi rõ quốc tịch của họ trên máy bay. Quy định mới có hiệu lực lúc 10h sáng cùng ngày, theo tin từ Tân Hoa xã. Vùng không gian này bao gồm một vệt Biển Hoa Đông, bao phủ chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai bên đang tranh chấp. Trung Quốc tuyên bố sẽ "thực hiện các biện pháp phòng thủ khẩn cấp với những máy bay nào không hợp tác trong việc nhận dạng hoặc từ chối tuân thủ quy định". ADIZ là gì? ADIZ không phải là một khái niệm mới, về cơ bản đó là một vùng đệm bên ngoài không phận chủ quyền của một quốc gia. Một số nước, trong đó có Mỹ và Nhật Bản, đã thiết lập ADIZ trong vùng không phận quốc tế cạnh không phận nước họ. Một máy bay nước ngoài bay vào một ADIZ có thể được yêu cầu nêu danh tính mới được phép bay vào không phận nước đó. ADIZ được tự ý xác lập nên nó không có cơ sở pháp lý và cũng không dựa trên đàm phán với các nước láng giềng, theo James Hardy - Biên tập viên phụ trách châu Á - Thái Bình Dương của tuần báo quốc phòng IHS Jane's. "Mục đích của việc làm này là cho phép một nước có vùng cảnh báo sớm để họ có thể ngăn chặn những máy bay không thiện chí". ADIZ của Trung Quốc ảnh hưởng thế nào? Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định vùng nhận diện phòng không mới không nhắm tới một nước nào cụ thể. Bản đồ và hệ thống tọa độ mà Trung Quốc đưa ra cho thấy vùng này bao trùm các phần của biển Hoa Đông và các quần đảo Senkaku/Điếu ngư. Nhật Bản và Trung Quốc đều nhận chủ quyền đối với chuỗi đảo này. Và ADIZ mới của Trung Quốc còn chồng lấn lên ADIZ mà Nhật Bản đã thiết lập từ ngày 29/8/1968. Trung Quốc coi ADIZ của Nhật là trái phép. Bắc Kinh cũng chọc giận người láng giềng Hàn Quốc. Một bãi đá ngầm có tên Ieodo ở Hoàng Hải nằm cách Hàn Quốc 149km về phía tây nam và cách Trung Quốc 287km về phía đông đã lọt một phần vào ADIZ của Trung Quốc. Người Hàn Quốc đã thiết lập một trạm nghiên cứu đại dương trên bãi Ieodo. Phản ứng của các nước Nhật Bản, cùng ngày 23/11, đã phản đối gay gắt tuyên bố của Trung Quốc và khẳng định nó "không có giá trị". Bộ Ngoại giao ở Tokyo gọi hành động của Trung Quốc là "hết sức nguy hiểm mà có thể đơn phương làm thay đổi nguyên trạng ở biển Hoa Đông, làm leo thang tình hình, và có thể gây ra những hậu quả khó lường". Ở Hàn Quốc, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Kim Min-seok, tuyên bố quyền thực thi pháp lý của nước này đối với bãi đá Ieodo là không thay đổi. "Trung Quốc đã đơn phương thiết lập ADIZ của họ", ông Kim nói và cho biết nó chồng lên quyền thực thi pháp lý của Hàn Quốc. Cũng theo người phát ngôn này, phía Hàn Quốc sẽ bay qua những khu vực như vậy mà không cần thông báo với Trung Quốc. ADIZ mà Trung Quốc vừa tự thiết lập trên biển Hoa Đông bao trùm chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư mà nước này đang tranh chấp với Nhật Bản. Tại sao Mỹ can dự? Mỹ dẫn giải về ADIZ khác với Trung Quốc. Theo như Tân Hoa xã đưa tin thì các quy định nhận diện máy bay mới của Trung Quốc không phân biệt giữa máy bay bay qua vùng phòng không này mà không vào không phận Trung Quốc với những máy bay sẽ bay vào - Trung tâm Các nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế chỉ rõ. Điều đó không giống như cách Mỹ dẫn giải về ADIZ, như những gì Ngoại trưởng John Kerry nói ngày 23/11: "Mỹ không áp dụng các quy định ADIZ cho những máy bay nước ngoài không tiến vào không phận quốc gia Mỹ. Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc không thi hành đe dọa của họ là sẽ có hành động chống lại những máy bay không tự nhận dạng hoặc không tuân thủ yêu cầu từ Bắc Kinh". Mỹ tuyên bố nước này không công nhận ADIZ mới của Trung Quốc, cũng không làm theo yêu cầu của nước này đòi các máy bay tiến vào vùng phòng không đó phải tự nhận dạng và nộp kế hoạch bay. "Tự do hàng không và các sử dụng hợp pháp mang tính quốc tế khác về biển và không phận là cần thiết cho sự thịnh vượng, ổn định và an ninh ở Thái Bình Dương. Chúng tôi không ủng hộ nỗ lực bất kỳ nước nào muốn áp đặt các quy định ADIZ của mình cho máy bay nước ngoài không tiến vào không phận quốc gia của nước đó". Đối với Washington, ADIZ mà Trung Quốc mới thành lập không chỉ là một cuộc tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản - một đồng minh lâu năm của Mỹ. Nó còn là một tranh cãi về không phận quốc tế. Các nước hành động thế nào? Chỉ hai ngày sau khi Washington thẳng thừng thể hiện sự khó chịu với ADIZ của Trung Quốc, hai máy bay quân sự Mỹ đã bay vào vùng này mà không thông báo cho Bắc Kinh. Mỹ cũng cảnh báo ADIZ mới của Trung Quốc làm tăng cao nguy cơ "hiểu lầm và tính toán sai". Bắc Kinh đáp trả rằng các bình luận của Mỹ là "vô trách nhiệm". Họ cũng chỉ trích bình luận của Mỹ về tranh chấp lãnh thổ giữa nước này với Nhật bản là "không thích hợp". Trong khi đó, các quan chức quốc phòng Trung - Hàn dự kiến sẽ có các cuộc hội đàm trong tuần này về vùng ADIZ chồng lấn bao trùm bãi Ieodo. Các chuyến bay thương mại có bị ảnh hưởng? Như định nghĩa trong tuyên bố của Trung Quốc, các quy định của ADIZ mà nước này tự nhận dường như được áp dụng với tất cả các loại máy bay. Tuy nhiên, các chi tiết vẫn mập mờ. Trong khi đó, hai hãng hàng không Nhật Bản All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines (JAL), hôm 27/11, thông báo họ sẽ không nộp kế hoạch bay cho phía Trung Quốc về các chuyến bay qua vùng bị áp đặt. Thanh Hảo(Theo CNN)
-
Ts Trần Công Trục: Âm mưu thủ đoạn đằng sau khu nhận diện PK Hoa Đông (GDVN) - Chấp nhận “xin phép, báo cáo” TQ khi đi qua không phận quốc tế, điều này có nghĩa là anh mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của TQ, đó mới là âm mưu, thủ đoạn thâm hiểm TQ. Tuy nhiên thủ đoạn này không phải điều gì mới mà họ đã từng dùng nó trong thực tế ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng không thành. Gần đây một sự kiện khiến khu vực và quốc tế đặc biệt quan tâm là việc Trung Quốc (TQ) tuyên bố thành lập khu vực nhận diện phòng không (tên tiếng Anh là Air Defense Identification Zone, viết tắt là ADIZ) ở Hoa Đông. ADIZ mà TQ tuyên bố có phạm vi cụ thể bao gồm gần như toàn bộ biển Hoa Đông, bao gồm cả nhóm đảo Senkaku đang do Nhật Bản kiểm soát, có phần chồng lấn lên ADIZ của Hàn Quốc và Nhật Bản. Khi Trung Quốc công bố ADIZ ở Hoa Đông đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là các tuyên bố chính thức phản đối của Mỹ, Úc. Xung quanh sự kiện này, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ về bản chất cũng như tác động, ảnh hưởng của sự kiện này đối với quốc tế, khu vực và đặc biệt là ở Biển Đông. Tiến sĩ Trần Công Trục - PV: Thưa Tiến sĩ Trần Công Trục, mấy ngày qua dư luận đang xôn xao về việc TQ tuyên bố thiết lập ADIZ ở Hoa Đông, đặc biệt là ngay sau đó Mỹ đã điều 2 chiếc B-52 đi thẳng vào khu vực này nhằm thách thức các tuyên bố của Bắc Kinh. Từ góc độ pháp lý quốc tế, xin ông vui lòng chia sẻ các căn cứ luật pháp và thông lệ quốc tế của các ADIZ? - Ts Trần Công Trục: Theo dõi sự kiện này mấy ngày qua TQ vẫn cho rằng họ công bố thiết lập ADIZ ở Hoa Đông là “hoàn toàn phù hợp thông lệ quốc tế”. Bắc Kinh giải thích rằng cho đến nay thế giới đã có khoảng 20 nước thiết lập ADIZ và họ cũng nhấn mạnh ADIZ ở Hoa Đông chỉ nhằm bảo vệ không phận, chủ quyền, an ninh quốc gia của Trung Quốc trong bối cảnh an ninh khu vực nhiều bất ổn và đe dọa đến an ninh của họ. TQ cho rằng động thái này là chỉ nhằm phòng vệ, không ảnh hưởng gì đến hàng không quốc tế. Đó là những gì Bắc Kinh đã nói. Quy chế ADIZ Trung Quốc ban hành có những nội dung chính: Tất cả các máy bay đi qua khu vực này phải tuân thủ các quy định của TQ, tức phía TQ có quyền buộc các hãng hàng không phải thông báo kế hoạch bay cho phía TQ; Trong quá trình cơ động qua ADIZ ở Hoa Đông các máy bay nước ngoài phải mở liên tục phương tiện liên lạc 2 chiều; Trả lời các câu hỏi, đáp ứng các yêu cầu, chỉ dẫn từ phía TQ. Nếu không tuân thủ quy chế này, TQ sẽ áp dụng các “biện pháp phòng thủ khẩn cấp”, cụ thể là gì thì họ không nói. Để hiểu rõ bản chất vấn đề, chúng ta cần trở lại lịch sử thiết lập các khu vực nhận diện phòng không trên thế giới. Qua nghiên cứu thực tế, đúng là trên thế giới đã có hơn 20 quốc gia thiết lập ADIZ kể từ khi nổ ra Thế chiến 2. Để bảo vệ không phận và lãnh thổ của mình, Mỹ và Canada đã thiết lập ADIZ để đề phòng khả năng đối phương tấn công bằng đường không. Sau này một số quốc gia khác cũng theo thông lệ trên để thiết lập ADIZ của mình và họ cơ bản mô phỏng theo phạm vi ý nghĩa của ADIZ mà Mỹ đã thiết lập. Mỹ, quốc gia đầu tiên lập ra khu nhận diện phòng không có quy định và giải thích rất rõ, ADIZ không phải không phận lãnh thổ của 1 quốc gia mà là 1 vùng đệm, 1 không gian để nhận diện các phương tiện bay có thể tấn công, đe dọa đến không phận, an ninh của quốc gia đó. Khi thiết lập ADIZ Mỹ chỉ nhằm vào các máy bay được xác định là có ý đồ đe dọa an ninh quốc gia của họ chứ không phải tất cả các máy bay hàng không dân dụng đi qua đây. Mỹ không công nhận quyền của một quốc gia ven biển buộc các máy bay nước ngoài không có ý định xâm nhập không phận quốc gia ven biển đó phải áp dụng thủ tục ADIZ của họ. Đồng thời Mỹ cũng không buộc các máy bay nước ngoài không có ý định xâm nhập không phận Mỹ phải áp dụng các thủ tục ADIZ của Mỹ. Theo đó, máy bay quân sự Mỹ không có ý định nhập không phận 1 quốc gia ven biển không phải tuân thủ các quy định ADIZ của quốc gia ven biển đó, trừ khi Hoa Kỳ đã thỏa thuận rõ ràng cần làm như vậy. Như vậy ở đây bản chất hành động thiết lập ADIZ này là nhằm tăng cường theo dõi, phát hiện và cảnh báo sớm các nguy cơ đối với an ninh quốc gia, ý đồ xâm nhập bất hợp pháp không phận sau đó mới đặt ra các yêu cầu cụ thể đối với các máy bay cụ thể bay vào khu vực ADIZ chứ không có nghĩa là anh được quyền đặt ra quy tắc bắt các máy bay nước ngoài phải tuân thủ. Trong điều kiện chiến tranh, khủng bố, có mối đe dọa an ninh quốc gia, thiết lập ADIZ để phát hiện sớm các mối nguy cơ từ trên không, điều này không có gì ảnh hưởng đến cộng đồng và là việc làm cần thiết để giảm thiểu rủi ro an ninh. Về mặt pháp lý, luật pháp quốc tế chưa có bất cứ quy định nào về khu nhận diện phòng không của một quốc gia. Nếu là không phận của các quốc gia có chủ quyền thì đó là khoảng không nằm trên lãnh thổ đất liền, nằm trên nội thủy và lãnh hải, các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền mà quốc gia đó có toàn quyền sử dụng. Tại các khu vực không phận chủ quyền này quốc gia đó có quyền yêu cầu máy bay nước khác phải xin phép, báo cáo, tuân thủ các quy định đảm bảo an ninh hàng không và có thể bị ngăn chặn hoặc xử lý. Còn đối với các khu vực thuộc không phận quốc tế, trong đó có thể bao gồm ADIZ của các nước ven biển, về mặt pháp lý máy bay các nước đi qua đây chỉ cần tuân thủ luật pháp hàng không quốc tế và không nước ven biển nào có quyền ép buộc máy bay nước khác tuân thủ quy định, báo cáo lịch bay, làm theo hướng dẫn như là trong khu vực “không phận chủ quyền” của quốc gia đó vừa phân tích ở trên. Khu nhận diện phòng không TQ tuyên bố ở Hoa Đông không những bao trùm lên nhóm đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát mà còn chồng lấn lên cả ADIZ của Hàn Quốc và Nhật Bản. Ảnh: BBC. - PV: Vậy theo Tiến sĩ, trong trường hợp ADIZ mà TQ tuyên bố ở Hoa Đông, có điều gì bất thường so với thông lệ quốc tế khiến các nước liên quan phản ứng mạnh mẽ như vậy? - Ts Trần Công Trục: Quay trở lại khu ADIZ của Trung Quốc vừa tuyên bố hôm 23/11 với những quy chế của họ tôi cho rằng nó có vấn đề. Thứ nhất về phạm vi, nếu theo công bố của TQ rõ ràng ADIZ Bắc Kinh thiết lập bao trùm toàn bộ biển Hoa Đông trong đó bao gồm nhóm đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát, tức là khu vực chủ quyền đang có những tranh chấp phức tạp mà dư luận đang quan tâm. TQ công bố ADIZ bao trùm khu vực này là một vấn đề. Thứ 2, ADIZ của TQ tuyên bố chồng lấn lên ADIZ của Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng lại đơn phương áp đặt mà không có sự thỏa thuận bàn bạc với các nước liên quan. Đây là điều chúng ta cần lưu ý và Bắc Kinh cần trả lời rõ ràng trước dư luận. Thứ 3, ngay trong quy chế ADIZ do TQ đưa ra, Bắc Kinh muốn giành quyền kiểm soát buộc các hoạt động hàng không nằm ngoài không phận, lãnh thổ TQ vẫn phải thông báo kế hoạch bay, mở radar liên tục, trả lời các câu hỏi và nghe theo chỉ dẫn của TQ, tức những biện pháp cưỡng chế, tôi cho rằng điều này đã vượt quá phạm vi quyền hạn của TQ và thông lệ quốc tế. Việc kiểm soát đảm bảo an ninh hàng không, điều hành điều phối các chuyến bay quốc tế do tổ chức hàng không quốc tế phụ trách. Nếu cứ theo như Bắc Kinh, tuyên bố của TQ đã đe dọa đến quyền tự do hàng không hợp pháp của các nước khác trên không phận quốc tế ở Hoa Đông. Chỉ 3 vấn đề này cũng đã khiến dư luận khu vực và quốc tế phản đối. Mỹ là nước đầu tiên khởi xướng ra ADIZ và họ hiểu rất rõ nội dung, bản chất của ADIZ, rõ ràng có điều không bình thường trong tuyên bố của TQ. Mỹ điều 2 máy bay ném bom B-52 đi vào Hoa Đông, vào giữa ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố mà không báo trước theo yêu cầu của Bắc Kinh, một phản ứng mạnh mẽ, kịp thời trước yêu cầu vô lý của Trung Quốc. Ảnh minh họa. - PV: Vậy theo ông, động cơ, mục đích và thủ đoạn thực sự của TQ là gì đằng sau cái gọi là khu nhận diện phòng không này ở Hoa Đông? - TS Trần Công Trục: Những “vấn đề” trong tuyên bố của TQ mà tôi vừa phân tích mới chỉ là về mặt kỹ thuật, nhưng vấn đề cần bàn luận sâu hơn là động thái này liên quan đến tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Tôi cho rằng nhiểu khả năng tuyên bố của TQ xuất phát từ động cơ này. Quá trình tranh chấp giữa 2 nước đã và đang rất căng thẳng, chưa có dấu hiệu nào cho thấy một câu trả lời ngã ngũ, mặc dù Nhật đang quản lý nhóm đảo Senkaku. TQ đã dùng rất nhiều thủ đoạn về tuyên truyền, pháp lý, ngư nghiệp, tuần tra, chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế...để tranh giành chủ quyền khu vực này và cũng đã vấp phải những phản ứng gay gắt từ Nhật Bản. Thủ đoạn TQ tuyên bố ADIZ ở Hoa Đông cũng chỉ nhằm một lần nữa giành lấy thế chủ động đòi yêu sách chủ quyền, tìm kiếm sự công nhận mặc nhiên hoặc trên thực tế của các quốc gia khác, thậm chí là các nước liên quan trực tiếp về quyền quản lý của TQ đối với khu vực này. Quy chế ADIZ của TQ đã cho thấy điều đó khi Bắc Kinh khẳng định sẽ áp dụng biện pháp phòng thủ khẩn cấp nếu các máy bay nước ngoài không tuân thủ quy tắc TQ đưa ra. Rõ ràng các hãng hàng không quốc tế đều mong muốn đảm bảo an toàn cho các hành khách trên các chuyến bay và hoạt động kinh doanh của họ khi đi qua Hoa Đông thì họ buộc lòng phải đáp ứng yêu cầu của TQ. Cần phải nhấn mạnh rằng chấp nhận “xin phép, báo cáo” TQ khi đi qua không phận quốc tế, điều này có nghĩa là anh mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của TQ, đó mới là âm mưu, thủ đoạn thâm hiểm TQ. Tuy nhiên thủ đoạn này không phải điều gì mới mà họ đã từng dùng nó trong thực tế ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng không thành. Phần 2: Bài học Vùng thông báo bay Hoàng Sa, nguy cơ "nhận diện PK" Biển Đông