Bach Dang Giang

Hội viên
  • Số nội dung

    75
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Bach Dang Giang

  1. Nhân dịp sinh nhật chú Thiên sứ. Cháu nickname BĐG trước hết xin trân trọng biết ơn diễn đàn trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương do chú Thiên sứ sáng lập cùng với sự hợp tác của toàn thể các bác, chú, anh, chị, em hội viên của trung tâm. Thời gian qua cháu đã theo dõi diễn đàn mọi lúc, mọi nơi, mỗi khi có thời gian và đã học hỏi miễn phí được nhiều kiến thức bổ ích, những kiến thức mà không phải lúc nào cũng có thể biết được một cách tường tận, thâm thúy của tổ tiên nước Việt chúng ta để lại, để áp dụng cho cuộc sống lạc quan và được tốt hơn. Chúc sinh nhật chú Thiên sứ vui vẻ, mạnh khỏe, bình an và nhiều tài lộc. BĐG
  2. BĐG xin ủng hộ 2tr. Cháu gửi số tiền này qua anh Thiên Đồng vào tối nay. Chúc các Thầy đi thành công.
  3. CHÚC MỪNG SINH NHẬT ANH THIÊN ĐỒNG CHÚC ANH THÊM TUỔI MỚI SỨC KHỎE + TÌNH YÊU & HẠNH PHÚC Happy Birthday to you !!! - BĐG -
  4. http://diendan.lyhoc...o-phai-la-that/
  5. Vụng nước lúc nhúc cá tiến vua tưởng đã tuyệt chủng (VTC News) - Thung Thắm này không lớn nhất, lại thông với các thung, các ngòi khác, thế nhưng, lạ ở chỗ, cá rô Tổng Trường và cá tràu tiến vua không có ở bất cứ chỗ nào ngoài thung Thắm. Loài cá này sống ở đây, chết cũng ở đây. Từ lâu, trong những chuyến công tác về Ninh Bình, khi đàm đạo về món ăn, chúng tôi thường trò chuyện về cá rô Tổng Trường, hay cá tràu, là hai loài cá tiến vua, được ghi chép trong sử sách từ thời vua Đinh và Tiền Lê. Tuy nhiên, nhiều năm nay, chẳng mấy người được thưởng thức loài cá này. Đơn giản vì trong suy nghĩ của người Ninh Bình, hai loài cá tiến vua này đã tuyệt chủng. Dù vậy, người Ninh Bình, ai cũng thuộc câu ca dao cổ: "Dập dìu cánh hạc chơi vơi/ Tiễn thuyền Vua Lý đang rời kinh đô/ Khi đi nhớ cậu cùng cô/ Khi về lại nhớ cá rô Tổng Trường". Cá rô Tổng Trường là món tiến vua. Ảnh internet Mấy năm nay, một số doanh nghiệp cũng đã đầu tư xây dựng chuồng trại, đào hồ, đắp đập để nuôi loài cá này. Tuy nhiên, sản lượng không cao và chất lượng cũng không đạt. Thứ đặc sản kia, dường như chỉ còn trong những câu chuyện cổ tích. Thế nhưng, một ngày, khi chúng tôi ghé thăm đền Trần, ngôi đền nhỏ ẩn trong vách đá thung sâu thuộc Quần thể di tích và danh thắng Tràng An, gặp người đàn ông sống trong "tuyệt tình cốc", mới biết rằng, trong cái thung lũng đó, vẫn còn khá nhiều loài cá tiến vua. Người đàn ông ấy là Dương Đình Thanh. Ông Thanh vốn quê ở xóm Đông (Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình). Vào những năm 70 của thế kỷ trước, ngày nào cũng vậy, ông cùng những thanh niên lớn tuổi hơn gồm ông Bai, Son, Khúc, Hòa, chèo thuyền vào thung Thắm cắm câu, đơm lươn, bắt cá. Đây là thung lũng xa nhất của khu ngập nước Tràng An.Mấy chục năm gắn với thung Thắm bằng việc lặn ngụp mò cua bắt ốc, nên phần cuối cuộc đời, ông quyết vào đây ẩn dật, hương khói trông coi ngôi đền Trần. Theo ông Thanh, xưa kia, thung Thắm cực kỳ nhiều cá. Những con cá trắm đen nặng vài chục kg, lừ đừ như quả bom dưới nước. Loài lươn ở thung Thắm cũng to đến phát khiếp. Có con lươn ông từng bắt được, to bằng cổ tay, nặng hơn 1kg. Đơm được những con lươn đen sì này, đem về làng, cho không ai dám ăn, vì nhìn nó… to quá! Theo Thạc sĩ Ngô Sỹ Vân, Chủ nhiệm đề tài bảo tồn và phát triển cá rô Tổng Trường và cá tràu tiến vua, trước những năm 1990, sản lượng khai thác cá tràu tự nhiên ở Hoa Lư khoảng 600kg/năm. Năm 2005 và 2006 chỉ khai thác được 50-100kg, đến năm 2007, thì chỉ khai thác được 20-40kg. Những năm sau đó số lượng khai thác ngoài tự nhiên không đáng kể. Cùng với cá rô Tổng Trường, cá tràu vùng Trường Yên cũng là món dâng vua. Ảnh internet Thậm chí, ông Son còn bị một con lươn khổng lồ hung dữ cắn chặt ngón tay. Mọi người phải chặt đầu lươn, tách sọ nó, mới gỡ được ngón tay te tua máu. Ngay cả bây giờ, trong thung Thắm vẫn còn những con lươn to bằng cổ tay. Mùa Xuân, mùa sinh sản, nó vẫn ngóc đầu khỏi mặt nước, với cái thân thòng lõng trong dòng nước trong vắt. Có bận, ông Thanh đem gà, vịt vào thung Thắm thả, bọn lươn khổng lồ đớp chân rút sạch. Nhưng loài sản vật đáng chú ý nhất ở thung Thắm này lại là cá rô Tổng Trường và cá tràu tiến vua. Theo ông Thanh, từ năm 70 đến nay, ông vẫn câu, đánh lưới được loài cá này và ông ăn chúng như thứ thức ăn bình thường. Một góc vụng Thắm. Chỉ đến khi, cách đây độ chục năm, một đoàn các nhà khoa học, khi đi khảo sát hang động, địa chất trong thung Thắm, tá túc trong lều cỏ của ông, được ông thết đãi hai món mà ông gọi là cây nhà lá vườn, ấy là cá rô và cá tràu tiến vua, khiến các nhà khoa học bàng hoàng, thì ông mới biết loài cá này đã… tuyệt chủng! Lúc đó, ông mới biết hai giống cá mà ông ăn suốt mấy chục năm là cá quý, xưa kia chỉ để tiến vua. Ngay lập tức, ông Thanh được các nhà khoa học, được khu du lịch Tràng An giao nhiệm vụ trông coi thung Thắm, cấm mọi hành vi đánh bắt cá, xâm phạm thung Thắm, nhằm bảo vệ loài cá hoang dã này. Ông Thanh kể: "Giờ tôi để ý mới thấy hai giống cá này lạ chú ạ. Thung Thắm này không lớn nhất, lại thông với các thung, các ngòi khác, thế nhưng, lạ ở chỗ, cá rô Tổng Trường và cá tràu tiến vua không có ở bất cứ chỗ nào ngoài thung Thắm. Loài cá này sống ở đây, chết cũng ở đây". Theo ông Thanh, dưới vụng Thắm còn rất nhiều cá rô Tổng Trường và cá tràu tiến vua. Nói rồi, ông Thanh dẫn tôi lên đền Trần. Đó là ngôi đền nhỏ, xây dựng bằng đá, nằm dưới chân một mái đá cao vòi vọi. Đền thờ Thánh Minh Đại Vương, tên húy Nguyễn Hiển, em song sinh của Nguyễn Sùng và là em con chú của Sơn Tinh. Ngôi đền được xây dựng từ thời Đinh, gọi là đền Hiềm (trấn phía Nam). Tuy nhiên, đến thời Trần, vua Trần Cảnh ngang qua đây, đã đổi tên đền Tứ Trấn thành đền Trần và tên đó tồn tại đến ngày nay. Thắp hương khấn vái xong, ông Thanh lần tay dọc 4 chiếc cột đá xanh chạm khắc rồng phượng tuyệt đẹp và chỉ tôi hình thù những con cá. Tôi nhìn kỹ, thì đúng là hình những con cá rô rất sinh động, có kích cỡ tương đương cá thật. Hình ảnh cá rô có trên cột đá của ngôi đền có từ thời Đinh trong vụng Thắm. Theo hình khắc, thì con rồng đang hút nước và cá rô muốn hóa rồng nên cũng cố nhảy lên theo dòng nước. Một cột biểu tượng cho tình yêu cuộc sống, một cột cầu mưa thuận gió hòa, một cột quốc thái, cột còn lại biểu tượng dân an. Cả 4 cột đá với 4 biểu tượng đều có hình ảnh con cá rô Tổng Trường. Ngoài việc nói về vụ thảm sát 1.000 năm trước, thì truyền thuyết ngôi đền cũng nhắc đến cá rô và cá tràu, là hai món ăn dùng để tiến vua. Ông Thanh đứng bên mép đền, chỉ tay khắp thung Thắm. Ông kể rằng, theo truyền thuyết ghi trên bia đá, thì tại thung lũng này, từng diễn ra vụ thảm sát khủng khiếp trong lịch sử. Hiện chỉ vụng Thắm thấy xuất hiện hai loài cá tưởng đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Tướng Phạm Bạch Hổ, người trung thành với nhà Đinh, đã đem 1.000 quân vào thung lũng này cầm cự với nhà Tiền Lê. Ông lấy thung Thắm làm căn cứ rèn quân, khôi phục binh mã. Tuy nhiên, sau một cuộc vây ráp dài ngày, ông cùng 1.000 quân sĩ đã thiệt mạng. Máu chảy ngập thung lũng, nên từ đó, vụng nước này được gọi là thung Thắm. Ông Dương Đình Thanh vạch cỏ dẫn tôi men theo mép nước thung Thắm. Ven bờ, nước chỉ sâu độ gang tay, thế nhưng, thi thoảng lại thấy cá quẫy đạp, rồi phóng vèo thành tia nước. Ông Thanh bảo, đó là bọn cá tràu. Khi yên tĩnh, cá tràu mò vào ven bờ, chui vào khe đá làm ổ. Mùa sinh con, chúng cũng làm ổ, đẻ và nuôi con như cá chuối. Ông Thanh chỉ việc dùng cần câu, nhử ở các khe đá, sẽ câu được cá tràu. Ở vụng Thắm này, không thiếu những chú cá tràu cụ, nặng tới trên 1kg. Ngôi đền Trần trong vụng Thắm, nơi lưu trữ huyền thoại cá tràu và cá rô. Cá rô Tổng Trường thì khó gặp hơn. Phải thả lưới ở các hang đá, hoặc thả mồi câu mới tóm được chúng. Sở dĩ gọi là cá rô Tổng Trường, vì loài cá này chỉ có ở vùng Tổng Trường Yên, thuộc huyện Hoa Lư (bao gồm vùng ngập nước Tràng An, nơi có vụng Thắm). Chúng sống trong các đầm lầy, hang động ngập nước. Theo ông Thanh, cá rô Tổng Trường to hơn rô đồng rất nhiều. Ông Thanh thường xuyên bắt được những con cá rô to bằng bàn tay, nặng ngót nửa kg. Do loài cá này sống ở trong hang động, tối tăm, nên có nhiều biến dị, khác với cá rô thường. Thịt cá rô Tổng Trường béo, thơm, dai, ăn một miếng ngọt tận chân răng. Thịt cá tràu cũng mang hương vị đặc trưng, không loài cá nào sánh bằng. Theo ông Thanh, sở dĩ vụng Thắm còn hai loài cá cúng tiến vua, là vì vụng Thắm nằm sâu trong núi, chỉ có một đường vào. Ông Thanh là người chặn ngay đầu con đường đó và canh giữ, bảo tồn loài cá này. Ngoài ra, vụng Thắm có nhiều hang động sâu hun hút trong lòng núi, nên thợ săn cá không dễ gì bắt hết được chúng. Việc bảo tồn hai loài cá tiến vua trong vụng Thắm, tưởng như đã tuyệt chủng ở tự nhiên, có lẽ cần sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học, đặc biệt là những chuyên gia thủy sản. Phạm Ngọc Dương
  6. Sorry may a lo font tieng Viet nhe.

    Anh khoe. Con em?

  7. Sorry may a lo font tieng Viet nhe.

    Anh khoe. Con em?

  8. BĐG xin đăng ký mua tài liệu chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền. Cuốn có giá trị 1,000,000 đồng. Thứ hai, ngày 4/6/2012. BĐG tự đến TTNC Lý học Đông phương nhận tài liệu. Cám ơn TT BĐG
  9. BĐG tìm thấy đường link : Lễ Kỳ siêu cho các nạn nhân miền Trung (nạn nhân bị nạn tại trong vụ chìm xe tại Hà Tĩnh ) http://chuadieuphap....d=1554&langid=0 Đại Lễ Cầu Siêu cho các nạn nhân bị nạn tại trong vụ chìm xe tại Hà Tĩnh do TT Lý Học Phương Đông tổ chức ngày 6/11/2010 http://diendan.lyhoc...u-sieu-6112011/
  10. Cử nhân xinh đẹp, nhà giàu lấy chồng bán hàng rong Trong khi bạn bè bắt đầu sự nghiệp trong các văn phòng máy lạnh thì Eliza Lee, 22 tuổi đang băm tỏi và ghi thực đơn. Lee và chồng – chủ một quầy bán cơm gà. Ảnh TNP Hai năm qua, cô giúp việc trong một quầy hàng chuyên bán món ăn tinh túy của Singapore là cơm gà. Chỉ khác một điều là cô không làmcông việc này để kiếm thêm chút tiền. Cô con gái của một gia đình sở hữu doanh nghiệp chuyên sản xuất túi xách không cần tới nó. Lee phải đứng từ 10 tới 15 tiếng mỗi ngày, đủ 7 ngày/ tuần. Lý do cô có mặt ở quầy ăn này là chồng chưa cưới của cô – Michael Poh, 32 tuổi là chủ sở hữu quầyăn. Lee đã từng học ở một trường trung học hàng đầu. Cô có bằng cử nhân ngành kháchsạn và du lịch của Viện Phát triển quản lý Singapore. Cô chia sẻ rằng việc sắp là vợ của một người bán rong không khiến cô phiền lòng. “Thực sự, khoảng cách 10 tuổi giữa chúng tôi là mối quan tâm nhiều hơn” – côcười. Suy nghĩ này rất hiếm ở những người phụ nữ ở tuổi Lee. Khoảng cách giữa lao động chân tay và nhân viên văn phòng vẫn còn tồn tại. Khi nói tới việc chọn bạn đời, hầu hết sinh viên đại học đều không xem xét tới đối tượng chỉ là lao động chân tay. Anh Poh từ chối tiết lộ anh kiếm được chính xác bao nhiêu tiền mỗi tháng, nhưnganh cho biết nó đủ để bố mẹ anh và vị hôn thê có một cuộc sống thoải mái. Anh Poh – người đã quyết định đi bán cơm gà để kiếm sống sau khi hoàn thànhnghĩa vụ quân sự - thừa nhận rằng những người phụ nữ như vợ sắp cưới của anh là rất hiếm. “Tôi cố gắng khuyên cô ấy nghỉ 1 ngày nhưng cô ấy từ chối. Tôi biết là cô ấy muốn chia sẻ công việc với tôi. Cô ấy không muốn tôi mệt mỏi”. Anh nói thêm rằng trước khi giúp việc ở quầy hàng này, Lee chưa hề phải chạm tay vào nước rửa bát. Cô thừa nhận rằng làm việc ở một quầy bán cơm gà chưa bao giờ là ước mơ thờithơ ấu của cô. Nói tiếng Anh trôi chảy, Lee nói đùa: “Cuộc sống của tôi lúc đó rất vô tư. Chưabao giờ phải lo lắng về tiền bạc. Chuyện đó đã có bố mẹ lo. Tất cả những gì tôi làm sau khi đi học về là vào phòng ngủ có điều hòa và ngủ”. Còn bây giờ, Lee không được đi ngủ cho tới 1 giờ sáng sau khi quầy hàng đã đượcdọn dẹp và đóng cửa. Lee sinh ra trong một gia đình khá giả và trước đó chưa hề phải làm những công việc như thế này. Ảnh TNP Khi được hỏi điều gì ở người đàn ông hói đầu này thu hút cô. Cô nói: “Chúng tôi hợp nhau và có những cuộc trò chuyện khônghề dứt”. “Tôi tiếp xúc với anh ấy 24/7 trong 2 năm qua, nhưng chúng tôi vẫn có nhiều chuyện để nói. Khi thấy chúng tôi nói nhiều, một số khách hàng còn đề nghị chúng tôi nói ít hơn để họ được phục vụ nhanh” – cô kể. “Chúng tôi có một mục đích chung, là xây dựng một gia đình cùng nhau”. Tuần trước, Phó Thủ tướng Singapore Tharman Shanmugaratnam đã kêu gọi người dân nước này nên tự hào về những công việc lao động chân tay và coi họ là cốt lõi của lực lượng lao động. “Chúng ta không thể chỉ là một xã hội của các công ty bất động sản, các công tybảo hiểm, ngân hàng và những nhân viên văn phòng” – ông nói. Ông cũng đề nghị người Singapore nên thay đổi quan niệm về những công việc laođộng chân tay. “Bạn cần một xã hội đối xử với người lao động chân tay bằng sự tôn trọng. Một xã hội – nơi mà một bà mẹ thực sự hạnh phúc khi cô con gái nói rằng ‘Con sẽ hẹn hò với một anh bồi bàn” – ông nói thêm. Khi hỏi 50 nữ sinh viên còn đang học và đã tốt nghiệp đại học,tuổi từ 21 tới 28, 100% nói rằng họ sẽ không hẹn hò với một người lao động chân tay. Lý do phổ biến bao gồm: “Tôi thích tiếng Pháp và văn học. Tôi không biết liệu có bao nhiêungười trong số họ cũng thích những thứ đó” – Joyce Loh, 24 tuổi, tốt nghiệp ĐHMelbourne trả lời. Bố mẹ tôi sẽ không đồng ý. “Bố mẹ không muốn chúng tôi hẹn hò với những người kiếm được íttiền hơn hoặc trình độ thấp hơn” – Farhana Aziz, 26 tuổi, đang làm việc trong lĩnh vực tài chính chia sẻ. Anh ấy sẽ không đi chơi được với bạn tôi. “Hầu như bạn tôi đều hẹn hò với bạn cùng khóa, hoặc ai đó có cùng địa vị xã hội. Tôi không thấy tự hào khi giới thiệu bạn trai với đám đông nếu như anh ta kém cỏi hơn” – Elaine Ang, 24 tuổi, tốt nghiệp ĐH Quốc gia Singapore cho hay. NguyễnThảo (Theo The New Paper)
  11. Những bức ảnh xưa về nước Việt Sưu tầm
  12. Những bức ảnh về nước Việt xưa Sưu tầm
  13. Những bức ảnh về Hà Nội xưa Những bức ảnh về Hà Nội không chỉ đẹp hút hồn với những lối kiến trúc cổ kính, Hà Nội xưa còn được xem là Thành phố sầm uất nhất của nước Việt thời bấy giờ. Cửa hàng, cửa hiệu hay sản xuất hàng thủ công chen vai sát vách nhau tạo thành những dãy phố buôn bán tấp nập. Đến hết thế kỷ XVI Thăng Long Hà Nội xưa vẫn là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt lúc ấy. Hà Nội xưa có thành, có thị, có bến, có 36 phường buôn bán và thợ thủ công, có chợ ô ven đô, có các làng nghề chuyên canh và chế biến nông sản. Dân tài tứ xứ kéo về Thăng Long-Hà Nội, họ cọ xát, đua trí, đua tài tạo nên nét tài hoa độc đáo chỉ có ở người Hà Nội, ở đất Hà Nội, đó là cách sành mặc, sành chơi, sành ăn, sành làm. Tuy nhiều công trình kiến trúc cổ đã mai một theo thời gian, Hà Nội ngày nay vẫn được xem là một trong những thành phố đẹp nhất Việt Nam, còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Chùa Một Cột Cửa Bắc thành Hà Nội. Bảo tàng Nông nghiệp và thương mại Đường Phạm Ngũ Lão. Đường phố Hà Nội năm 1926. Phố Hàng Quạt. Tháp Hòa Phong ở Hồ Gươm. Tổng đốc Hà Nội. Thầy đồ “bán chữ” trên phố. Một đám cưới. Bữa ăn của một gia đình Hà Nội xưa. Thợ rèn. Trang phục vũ công. Diễn viên Tuồng. Dân nghèo. Sưu tầm
  14. Kỳ lạ nuôi sơn dương trên mái nhà Mái nhà được “lợp” cỏ xanh mướt, phục vụ môi trường sống hoàn hảo cho sơn dương. Một nhà hàng Thụy Sỹ nổi tiếng khắp bang Wisconsin (phía trung tây Hoa Kỳ) không phải bởi các món ăn cực kỳ độc đáo mà gây ấn tượng bởi cách “trang trí” có một không hai. Đó là việc chủ cửa hàng – ông Al Johnson đã đưa sơn dương lên… mái nhà, tạo nên một cảnh quan vô cùng thú vị. Theo giới thiệu, ý tưởng này đã được áp dụng từ năm 1973 và tới nay đã trở thành “thương hiệu” của nhà hàng. Đại đa số khách du lịch tới Wisconsin đều xuất phát từ mục đích muốn tận mắt chứng kiến “kỳ quan” khác thường này. Để duy trì việc nuôi sơn dương trên mái nhà, ông Al đã chi số tiền lớn để “lợp” và chăm sóc lớp cỏ xanh mướt, phục vụ cho bầy thú cưng nhiều chủng loại, kích cỡ và độ tuổi khác nhau. Không chỉ vậy, ông còn đăng ký xác nhận phát minh sáng tạo tại Mỹ. Năm 2007 từng có một nhà hàng cũng bắt chước hình thức trên để thu hút khách nhưng đã lập tức bị Al đâm đơn kiện xâm phạm bản quyền. Một số hình ảnh về nhà hàng nuôi sơn dương trên mái nhà “có 1 không 2″ trên thế giới: Nuoi son duong tren mai nha tại Thụy Sỹ Nuoi son duong tren mai nha Sưu tầm
  15. Chùm ảnh: Những bức hình "không thể kìm nổi" về thác Bản Giốc (GDVN) - Thác Bản Giốc, hơn cả một địa danh, hơn cả một thắng cảnh, cái tên ấy đau đáu một phần máu thịt người Việt với bao tháng năm dâu bể cùng nắng mưa miền biên ải... Nơi biên cương địa đầu tổ quốc ấy có ý nghĩa thiêng liêng với mỗi người dân nước Việt Từ xa nhìn xuống khu vực thác Bản Giốc trong sương mờ như thực như mơ. Ngược về Bắc 300km từ Hà Nội lên thị xã Cao Bằng, thêm gần 100km nữa để vào huyện lỵ Trùng Khánh và ngược về xã Đàm Thủy, thác Bản Giốc hiện ra ngỡ ngàng trong vẻ đẹp nguyên sơ và trinh bạch giữa núi rừng Việt Bắc. Là con dân nước Việt, hãy đến nơi đây - nơi địa đầu tổ quốc này dù chỉ một lần. Mỗi lần tới đây, đứng trước những dòng thác hiên ngang tung bọt trắng trời kia, hẳn ai cũng chung một cảm xúc rất lạ dâng lên, ấy chính là xúc cảm chủ quyền, là cảm thức đất mẹ, cái cảm thức vừa thiêng liêng như tình mẫu tử, vừa đau đáu nỗi dấu yêu với tấc núi tấc sông trong di huấn tiền nhân! Thác được chia làm 2 thác: thác chính và thác phụ. Trong ảnh là hình ảnh toàn cảnh thác chính nhìn từ phía Việt Nam. Nơi đây, Việt Nam và Trung Quốc đã cùng khai thác du lịch với dịch vụ chèo bè mảng đưa du khách dạo vòng quanh hồ. Du khách về nơi đất mẹ thiêng liêng này ai nấy cũng đều chụp ảnh lưu lại hình ảnh bên cột mốc biên giới tổ quốc Những dòng thác nước chảy tung bọt trắng xóa. Toàn cảnh thác chính nhìn từ giữa hồ. Những dòng thác nước chảy tung bọt trắng xóa. Thác Bản Giốc là cực Bắc của tổ quốc giáp ranh với Trung Quốc. Du khách hai nước tham quan thắng cảnh nơi đây chỉ được đi thuyền dưới lòng hồ mà không được lên bờ phía bên kia của hồ. Hiện nay là mùa cạn nên nước ở đây không được đầy và nước chảy ít lộ ra những gân bờ đất đá rêu xanh Do mùa cạn nên khu vực thác phụ không có nước chảy. Tuy nhiên, cảnh nơi đây vẫn được ví như chốn bồng lai tiên cảnh. Một góc mặt hồ (thác phụ) nước còn lại rất ít nhưng nước rất trong và xanh. Nam Phong http://giaoduc.net.vn
  16. Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ? Lưu Á Châu Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy. Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán. Lên lớp giờ chính trị, một thầy giáo khoa chính trị nói: “Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi.” Nhưng, chính là cái nước tư bản mục nát suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Vậy cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm. 1. Cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ có thể bảo đảm những người quyết sách đều là tinh anh. Bi kịch của Trung Quốc chúng ta là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có cương vị, có cương vị thì không có đầu óc. Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế, a. họ không mắc sai lầm hay họ ít mắc sai lầm; b. họ mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai, lại thường xuyên mắc sai lầm. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế. Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân ! Có lòng dân thì quốc gia có lực hội tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai anh sở hữu sẽ bị mất. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, mà chưa thấy sự mất cân đối nghiêm trọng về chiến lược. Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia “dân chủ”. Nga, Mông Cổ , Kazakhstan thay đổi rồi. Cộng thêm các nước như Hàn Quốc, Phillippines , Indonesia , vùng Đài Loan. Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia “dân chủ” bao vây là hiệu ứng dài hạn. 2. Nền văn hoá hừng hực khí thế đi lên. Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn: Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi nói: Tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá hừng hực khí thế đi lên. Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết. 3. Sức mạnh tinh thần, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ. Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai họa ập đến thể xác ngã xuống, nhưng tinh thần vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà đã đầu hàng. Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc qua đó chúng ta có thể để nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ. a. Sau khi toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy ùng ùng. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm. Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy. b. Hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị đập phá, một số thương nhân người A Rập bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết. c. Chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố. Dù trong tình hình ấy họ còn biểu quyết có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác. Dân chủ là gì? đây là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới. Trích bài nói chuyện của tướng Lưu Á Châu -Trung Quốc
  17. BĐG xin phép chú Thiên Sứ cho bổ sung thêm hình này về trang phục của phụ nữ Việt cổ xưa qua các thời kỳ, để thấy rằng trang phục xưa của tổ tiên ta rất rõ ràng và cụ thể. Những trang phục cổ của hình số 1 tương đương một số trang phục cổ trên các vật cụ, phi vật thể như hình các rối nước, dao, kiếm xưa ... Chứ không thì nhìn mấy trang phục lễ hội trên thì có phần hơi giống cái lễ hội bên Nhật diễn ra vào tháng 1 hàng năm, khi trời còn lạnh giá, hàng nghìn đàn ông Nhật chỉ mặc khố diễu hành trên đường phố. Hadaka Matsuri là lễ hội thanh lọc được tổ chức dưới các hình thức khác nhau ở khắp nước Nhật.
  18. Bức tượng Phật bằng đồng cổ nhất Việt Nam Cụ Nguyễn Văn Dũng (80 tuổi) là nghệ nhân còn sống duy nhất trong số những người trực tiếp làm pho tượng này. Cụ Dũng bảo, cái đặc biệt của pho tượng Phật ở chỗ nó hội tụ rất nhiều pho tượng quý của thời Pháp, trong đó có cả bức tượng Nữ thần Tự Do. Pho tượng phật A Di Đà hiện đặt tại chùa Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là bức tượng Phật làm bằng đồng lâu đời nhất Việt Nam. Cụ Dũng kể, người có chủ trương làm bức tượng Phật A Di Đà là Thượng tọa Thích Vĩnh Tường, Trụ trì chùa Ngũ Xã lúc đó. Ngày đó đạo Phật rất thịnh, cụ Dũng từng nghe Thượng tọa Tường nói với dân làng rằng: Dù bất cứ thời đại nào, dù đế quốc hay dân chủ thì nền văn hóa của đạo Phật hay Thiên chúa giáo không bao giờ mất đi. Vì thế, ông muốn làm một pho tượng lớn để thờ trong chùa, nó sẽ trường tồn vĩnh hằng ở mọi thời đại. Cả làng nấu đồng đúc tượng Biết nhà chùa có ý định làm bức tượng đó, dân làng Ngũ Xã rất hứng khởi. Ban trị sự của làng đã họp và cử ra những người có tay nghề cao nhất để đảm đương từng phần công việc. Pho tượng Phật A Di Đà có chứa một phần đồng của tượng Nữ thần Tự Do Mọi người trong làng dù nhiều người có tay nghề cao nhưng không ai đứng ra nhận làm. Nguyên nhân của việc này là do bức tượng vô cùng lớn, lại làm hoàn toàn bằng thủ công nên ai cũng nghĩ sẽ gặp nhiều rủi ro khi thực hiện. Cuối cùng, các cụ trong làng quyết định bầu kiến trúc sư Nguyễn Văn Tùy làm tổng chỉ huy công trình. Cụ Dũng bảo, lúc đó ông Tùy là người có trình độ cao, từng học bên Nhật, bên Tàu. Nhiều thầy nước ngoài dạy nên tay nghề ông ấy rất giỏi. Và chỉ ông ấy mới có thể cáng đáng được công trình này. "Lúc đó tôi cũng khoảng 20 tuổi. Tuy còn trẻ so với nhiều thợ trong làng, nhưng từ nhỏ tôi đã theo các chú, các bác học nghề. Tôi được mọi người đánh giá là thợ trẻ tài hoa, nhanh nhẹn nên được chọn trong số 5 người làm chính bức tượng", cụ Dũng tự hào nói. Cụ Dũng tiết lộ thêm: "Thời điểm đó, để đúc bức tượng như vậy rất phức tạp. Máy móc điện đóm đều không có. Tất cả các công đoạn hoàn toàn làm bằng thủ công. Khâu nặn tượng để đúc là quan trọng nhất, các nghệ nhân trong làng phải nặn đi nặn lại cho thật ưng ý thì thôi. Và phải mất nửa năm mới hoàn thành khâu nặn tượng bằng đất. Sau đó mới chuyển sang làm tượng bằng xi măng. Cuối cùng mới làm khuôn để đổ đồng". "Trước khi đổ đồng vào khuôn, chúng tôi phải nung đất chín. Nhất là phần bên trong tượng phải xây lò đốt ở dưới chân đế đốt lên để tượng chín như gạch", cụ Dũng nhớ lại. Theo lý giải của cụ Dũng, nếu để bề mặt đất vẫn còn ướt, khi ta đổ nước đồng có nhiệt độ khoảng 1.400 độ C, giữa nóng và lạnh sẽ sôi và tạo hơi. Khi đó bức tượng sẽ bị khuyết tật. Và khuôn có thể bị phá. Hôm nấu đồng đổ tượng, nhà chùa phải huy động rất nhiều thợ trong làng ra hỗ trợ việc nấu đồng. Tất cả chia ra thành 10 lò để nấu đồng. Cụ Dũng bảo, lúc đó cả làng như một đại công trường, làm việc cả ngày liên tục. Như thế đồng mới được đổ đều, bức tượng mới tạo ra một khối thống nhất. Chùa Ngũ Xã. Nhờ kích, cẩu của quân đội Pháp Cụ Dũng cho hay, trước đây pho tượng được làm tại nền đất trước cổng chùa bây giờ. Lúc đúc xong, nhiều người dân trong làng nghi ngại không thể chuyển pho tượng lên trên chùa được. Bởi kích thước của pho tượng tới cao gần 4m, với trọng lượng hơn 10 tấn đồng thì cả làng ra khiêng cũng không nhúc nhích. Huống hồ lại phải đặt tượng lên cao. "Năm 2010, kỷ lục Việt Nam xác nhận tượng Phật A Di Đà là pho tượng bằng đồng lâu đời nhất Việt Nam. Tượng đúc từ năm 1949 - 1952, cao 3,95m, khoảng cách giữa hai đầu gối là 3,60m, nặng 10 tấn. Pho tượng đặt trên tòa sen cao 1,45m, nặng 3,9 tấn và do các nghệ nhân làng đúc đồng Ngũ Xã làm ra". Đại đức Thích Chính Tín (Trụ trì chùa Ngũ Xã) "Lúc làm pho tượng này tôi mới 10 tuổi, nhưng tôi còn nhớ rõ, người trong làng từ trẻ con đến người lớn đều vui sướng lắm. Dân làng tự hào vì đúc thành công bức tượng bằng đồng lớn vào bậc nhất Đông Dương vào lúc bấy giờ". Nghệ nhân Ngô Thị Đan (70 tuổi) May thay lúc bấy giờ nhà chùa có quan hệ với quân đội Pháp, nên đã nhờ họ mang kích thủy lực đến để di chuyển pho tượng. "Tôi cũng trực tiếp xem quân đội Pháp kích pho tượng, họ mang những khúc gỗ đến xếp chồng lên nhau đặt sát pho tượng, gỗ đặt đến đâu, kích đến đó. Sau đó dùng tời nâng pho tượng lên cao mới đặt tượng vào bệ được" - cụ Dũng nhớ lại. Tượng Nữ thần Tự Do nằm trong tượng đồng Cụ Dũng cho hay, khi đó ông Trần Văn Lai làm Thị trưởng Hà Nội, cho lực lượng phá bỏ nhiều bức tượng được coi là tàn dư của thực dân Pháp. Chúng ta quyết không để tàn dư đó tồn tại được, không để bọn chúng ngự trị mãi con người mình được. Chính vì thế nhà chùa đã nhận được nhiều bức tượng đồng quý giá như tượng Sĩ Nông Công Thương ở Vườn hoa Canh Nông (nay là Vườn hoa Lê-nin), tượng Toàn quyền Pôn Be ở Vườn hoa Pôn Be (nay là Vườn hoa Lý Thái Tổ). Trong số những bức tượng quý đó có cả bức tượng Nữ thần Tự Do hay còn gọi là bà Đầm xòe, một phiên bản của tượng Nữ thần Tự Do của nước Mỹ cũng bị phá dỡ và chuyển đến giúp chùa làm tượng Phật. "Chính mắt tôi đã nhìn thấy bức tượng bà Đầm xòe được chuyển đến chùa để nấu đồng. Khi đó bức tượng vẫn còn nguyên cả khối, cao khoảng 2,5m làm bằng đồng. Mọi người phải gọi thợ rèn đến để phá từng mảnh mới mang đi nấu", cụ Dũng xác nhận. Giờ cụ Dũng đã già, chân đã yếu, mắt mờ nhưng cụ vẫn tự hào nói về những năm tháng hào hùng của mình. Mỗi dịp rảnh rỗi cụ thường kể cho con cháu nghe về những điều ít ai biết về bức tượng Phật bằng đồng lâu đời nhất Việt Nam. Nguồn Báo Đất Việt Hồ Gươm xưa: chụp vào năm 1890. Trên tháp Rùa ở giữa hồ có tượng Nữ thần tự do mà người VN lúc ấy gọi là tượng “Bà đầm xòe” ... BĐG
  19. Hương bưởi thơm, cho lòng bối rối… 02/04/2012 10:17:15 (Kienthuc.net.vn) - Tháng ba về, từng chùm hoa bưởi trắng muốt nhẹ nhàng đu đưa trong nắng như gợi nhớ chút gì mộc mạc, dân dã xưa. Hình ảnh của hoa bưởi có lẽ đã trở nên quá quen thuộc trong tâm thức của mỗi người Hà Nội, một vẻ đẹp mong manh mà đôi khi người ta chỉ dám khe khẽ chạm vào như sợ nó tan biến mất. Thu Hiền
  20. Cám ơn em, nhưng máy hình của anh chỉ là gọi là để chụp thôi, 1 cái KTS Casio EX-Z1200 (giá hơn 2 triệu mua năm 2009) còn cái chụp tấm trên đầu là cái KTS Canon IXUS 60 (mua năm 2005 giá hơn 5 triệu) giờ nó cũ lắm rồi. Bức thứ 4, cây này thì anh không biết là cây gì. (dò trên mạng thì có lẽ em nhìn đúng là cây hoa gạo đỏ). BĐG
  21. Chùa Hàn - tháng 10 năm Kỷ Sửu Chùa Việt - Tháng 3 năm Nhâm Thìn Ẩn mình soi xét Giải oan tự
  22. Anh không biết add nick của em vào, nếu em nhận được thì cho anh hay.