WALL-E

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    14
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

1 Neutral

About WALL-E

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday 21/12/1984

Thông tin cá nhân

  • Đến từ
    LÒ BÁT QUÁI - NÚI NGŨ HÀNH

Contact Methods

  • Yahoo
    vi_tieu_bao111
  1. - Thật là một chương trình ý nghĩa. Cô Wildlavender ơi, sắp tới Trung Tâm mình có kế hoạch làm chương trình nào nữa không, cho con tham gia và ủng hộ với nhá. Trân trọng !
  2. - Oh, dự đoán bóng đá là sở trường của em nè. Em xin dự đoán theo cảm tính và hiểu biết bóng đá thì trận Pháp - Anh sẽ có tỷ số 1-2. Hiệp 1 Anh dẫn trước 0-1. Hiệp 2 Pháp gỡ hòa và đội Anh kết liễu bằng tỷ số 1-2 Trân trọng !
  3. Thưa Cô Wildlavender ! - Hôm trước con có tới thăm và giao lưu với mấy anh tại Trung Tâm và được anh Thiên Luân tặng 10 tấm thần chú lớn và 9 tấm thần chú nhỏ. Do không được gặp Cô ở đó, nhân đây con xin cám ơn Cô đã giúp con và mọi người có cơ hội thấy được Pháp của Đức Phật. - Xin chân thành cám ơn Cô . - Chúc Cô sức khỏe và có nhiều niềm vui, an lạc trong cuộc sống. - Trân trọng !
  4. Hành động bành trướng chủ quyền phải chấm dứt! Caitlyn L. Antrim và George Galdorisi Tuanvietnam.vn Bài đã được xuất bản.: 11 giờ trước Những hành động quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông đang khiến mọi người lo ngại rằng quốc gia này đang tìm kiếm bá quyền trên lưng những người hàng xóm của mình ở Đông Nam Á cũng như trên lưng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trung Quốc đang có những hành động nhanh chóng và tuyên bố mơ hồ về chủ quyền trên và quanh Biển Đông. Mỹ có thể giúp giải quyết tình hình bằng cách tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Tiếp cận và sử dụng những lĩnh vực chung toàn cầu, đặc biệt là trên biển và trên vũ trụ là một yếu tố chủ chốt của sức mạnh quân sự và thương mại Mỹ. Trong những thời điểm xảy ra chiến tranh, việc kiểm soát những lĩnh vực chung này có thể được thực hiện bằng các biện pháp quân sự. Trong thời bình, nó được bảo đảm thông qua phản ứng quân sự có giới hạn khi những qui định về việc sử dụng những lợi ích chung bị xâm phạm. Trong một số trường hợp, một biến cố thời bình có thể nhanh chóng dẫn tới việc tái khẳng định sự tự do truyền thống trên biển. Trong những trường hợp khác, nỗ lực kết hợp hơn, phối hợp giữa ngoại giao với biểu dương lực lượng, có thể là cần thiết để quay trở lại tuân thủ những chuẩn mực quốc tế. Sự kết hợp thứ hai có vẻ là hiệu quả hơn nếu áp dụng với Trung Quốc và Biển Đông. Như Patrick Cronin và Paul Giarra gần đây đã nói: "Sự khẳng định của Trung Quốc với khu vực đang tăng lên nhanh chóng nhờ sức mạnh nội lực và phương thức triển khai sức mạnh. Những động cơ không mấy thân thiện của Bắc Kinh có vẻ như muốn mọi người chú ý tới việc Trung Quốc đang không tham gia vào Những giá trị chung toàn cầu." Mô hình tàu sân bay của Trung Quốc. Mặc dù không phải là một biểu hiện mới, nhưng những hành động quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông đang khiến mọi người lo ngại rằng quốc gia này đang tìm kiếm bá quyền trên lưng những người hàng xóm của mình ở Đông Nam Á cũng như trên lưng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Thách thức của Trung Quốc với những qui chuẩn quốc tế về luật biển liên quan tới quyền tự do trên biển là một việc không hề đơn giản. Biển Đông, với diện tích gần 650.000 dặm vuông, là nơi có tuyến đường biển đông đúc thứ hai trên thế giới, nối liền với Eo Singapore ở phía nam, và mũi phía bắc Đài Loan ở phía bắc, là nơi tiếp giáp với Trung Quốc, Đài Loan, Philippine, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, và Việt Nam. Theo báo cáo năm 2006 "gần 50% lượng dầu thô, và 66% lượng khí đốt tự nhiên của thế giới cùng 40% thương mại toàn cầu đi qua vùng biển này. Quyền tự do đi lại không chỉ là vấn đề quan trọng đối với khu vực. Năng lượng là một vấn đề, vì đáy biển được cho là có chứa dầu và khí, tạo ra quyền về lợi ích kinh tế của các quốc gia ven biển và lợi ích an ninh với lĩnh vực công nghiệp đang khát tài nguyên và năng lượng của Trung Quốc. Những yếu tố chiến lược và kinh tế ở Biển Đông đã dẫn tới những tranh chấp chủ quyền và việc kiểm soát khoáng sản cũng như các hoạt động ở đó. Là một cường quốc toàn cầu với những lợi ích trong khu vực này, Mỹ phải phối hợp với các bạn bè, đồng minh và đối tác, bao gồm cả Trung Quốc, để bảo vệ quyền của mình theo luật pháp quốc tế. Vùng biển với những căng thẳng Với vị thế chiến lược và giá trị tiềm năng của các nguồn năng lượng, Biển Đông đã trở thành một vùng căng thẳng và xung đột cho cả các quốc gia ven biển và cho nước Mỹ. Theo dữ liệu của Hội đồng thông tin năng lượng Mỹ trong giai đoạn 1974-2001 có: 4 cuộc xung đột vũ trang trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, dẫn tới thương vong của 88 binh sĩ 8 biến cố, kể cả nổ súng giữa các tàu chiến Trung Quốc và tàu chiến Philippines Ba biến cố giữa Việt Nam và Philippines Một biến cố giữa Philippines và Malaysia, và một biến cố giữa Đài Loan và Việt Nam. Bên cạnh những biến cố này là những va chạm giữa Mỹ và Trung Quốc, bao gồm cả vụ va chạm hồi tháng 4/2001 giữa một máy bay phản lực Trung Quốc và máy bay EP-3E Aries II của Hải quân Mỹ khi máy bay EP-3E đang bay tuần trên Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) khoảng 70 hải lý từ căn cứ tàu ngầm lớn của Trung Quốc trên đảo Hải Nam, phía Tây Bắc đảo Hoàng Sa, dẫn tới việc máy bay phản lực của Trung Quốc bị rơi xuống biển, phi công chết, và máy bay của Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. Năm 2009, tàu USNS Impeccable (T-AGOS-23) đã bị quấy rối khi đang tiến hành hoạt động cảnh giới ở vùng biển quốc tế, cũng cách hơn 70 hải lý từ đảo Hải Nam. Những biến cố tương tự liên quan tới tàu USNS Bowditch (T-AGS-62), năm 2001 và 2002 ở vùng Đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trên Biển Hoàng Hải. Điểm chung của hầu hết các cuộc đụng độ, va chạm này là quan niệm của Trung Quốc về an ninh quốc gia và trách nhiệm quốc tế. Bắc Kinh tự coi mình đang cạnh tranh với các quốc gia láng giềng về việc kiểm soát các nguồn năng lượng dưới đáy biển Biển Đông. Với Mỹ, Trung Quốc coi đây là một lực lượng mạnh có thể đe dọa những lợi ích của họ cả khi là một đối thủ đơn lẻ hay khi phối hợp với các quốc gia láng giềng trên Biển Đông. Những tuyên bố của Trung Quốc đối với những nguồn tài nguyên này dựa một phần vào những tuyên bố lịch sử được phác họa trên một bản đồ trong đó có 9 đường đứt đoạn ám chỉ mức độ nào đó quyền lợi với hầu như toàn bộ vùng biển trong khu vực (một tuyên bố tương tự đã được Đài Loan đưa ra). Với hoạt động của Hải quân Mỹ, Trung Quốc đã cho rằng Công ước về Luật biển Quốc tế năm 1982 nghiêm cấm hoạt động quân sự của nước ngoài trong vùng Đặc quyền kinh tế của mỗi nước, một nội dung không hề có trong công ước. Trung Quốc đã gia tăng sự bành trướng bằng tuyên bố rằng việc kiểm soát Biển Đông và những nguồn tài nguyên ở đó là lợi ích cốt lõi của quốc gia tương tự như những gì Bắc Kinh tuyên bố với Tây Tạng, Đài Loan và Tân Cương. Tuy nhiên, tuyên bố của Trung Quốc là rất mơ hồ. Liệu đường đứt đoạn 9 vạch có thể hiện tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông và vùng đáy biển, hay nó chỉ áp dụng với những hòn đảo và vùng biển ở chính những vạch này? Liệu những tuyên bố có thực sự là "lợi ích cốt lõi", hay chúng chỉ là điểm khởi đầu cho việc đàm phán phân chia vùng đáng cá và khai thác nguồn năng lượng trong khu vực? Những lập luận và hành động của Trung Quốc phản ánh quan điểm khu vực của Bắc Kinh và việc nó sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để tranh giành những lợi ích khu vực. Việc này đang thay đổi khi Trung Quốc đang ngày càng phải dựa vào những tuyến đường biển xa để có được những nguyên liệu chiến lược và cực kỳ quan trọng, đặc biệt là năng lượng từ Vịnh Pécxích, khoáng sản từ Châu Phi, và gần đây là những nguồn tài nguyên ở Bắc Cực. An ninh của những tuyến đường biển đang trở thành một phần trong quan điểm chiến lược về thế giới của Bắc Kinh. Trung Quốc đã tham gia các cuộc tuần tra chống cướp biển trên Vịnh Ađen. Bắc Kinh cũng vận hành một tàu phá băng ở Bắc Cực, đảm trách vai trò quan sát viên trong Hội đồng Bắc Cực, và đã tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại với những người dân bản xứ ở Canađa. Có vẻ như người Trung Quốc đang theo đuổi hai chính sách khác nhau và xung khắc nhau: kiểm soát vùng biển khu vực bên ngoài những vùng lãnh hải của họ và việc tự do đi lại trên những vùng biển khu vực và vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển khác. Những hành động của Trung Quốc nhằm bá quyền khu vực cũng rất mơ hồ. Bắc Kinh đã đảm nhận vai trò quan sát viên trong Hội đồng Bắc Cực đồng thời cũng tìm cách làm giảm vai trò của Mỹ trong mối quan hệ Trung Quốc-ASEAN. Những vấn đề khu vực và luật quốc tế Trong khi Mỹ và Trung Quốc đối đầu với nhau về những hoạt động trên biển trong Vùng đặc quyền kinh tế, thì phần còn lại của khu vực phải giải quyết được mê cung của những tuyên bố chồng lấn đối với nguồn tài nguyên trên Biển Đông. Trung Quốc đã nỗ lực mở rộng quyền của mình trên biển và dưới đáy biển, đôi khi bằng lực lượng. Những quốc gia láng giềng nhỏ hơn phải dựa vào những phản đối ngoại giao và phản ứng quân sự có giới hạn và việc sử dụng áp lực quốc tế phù hợp với luật quốc tế và việc ngăn cấm xâm lược. Tất cả các quốc gia ven biển trong khu vực là thành viên của UNCLOS, vì thế đó là cơ sở pháp lý chung cho việc xác định quyền chủ quyền ở Biển Đông. Dù Mỹ vẫn chưa tham gia công ước, nhưng Oasinhtơn áp dụng tuyên bố của cựu Tổng thống Ronald Reagan năm 1983 trong đó ông nói rằng nước Mỹ áp dụng các điều khoản về hàng hải, Vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa trong sự nhân nhượng lẫn nhau với các quốc gia khác. Công ước giải quyết được cả hai vấn đề cốt lõi liên quan tới các hoạt động ở EEZ. Hàng hải trong EEZ: Các quốc gia ven biển có quyền kiểm soát nguồn hải sản và tài nguyên thiên nhiên trong khi quyền đi lại ở những vùng biển xa vẫn được bảo đảm cho các tàu thuyền và máy bay. Máy bay cảnh giới quân sự cũng được phép hoạt động trên EEZ; việc cảnh giới chỉ bị cấm trong vùng lãnh hải các quốc gia. Quyền chủ quyền trong EEZ và Thềm lục địa: Công ước thừa nhận những đặc quyền đối với nguồn hải sản và khoáng sản trong EEZ tính từ bờ biển và những đảo có thể sống được (có người sinh sống). Những đảo không thể sống được (không có người sinh sống) thì không có EEZ, chỉ có vùng biển 12 dặm bao quanh. Những tranh chấp việc kiểm soát các nguồn tài nguyên trên Biển Đông tập trung chủ yếu vào tranh chấp các đảo và quyền chủ quyền trong những vùng EEZ quanh đảo, và tranh chấp về việc liệu chúng chỉ là những vùng đá nhô lên hay là đảo. Những tuyên bố của Trung Quốc và của một số quốc gia khác đôi khi là phi lý nếu xem xét tới yếu tố lịch sử và có thể sống được. Những quan điểm xung đột nhau của Trung Quốc Những nỗ lực nhằm mở rộng quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với vùng Biển Đông đã vi phạm UNCLOS. Những ví dụ về việc vi phạm của Trung Quốc bao gồm: Tuyên bố rằng các máy bay quân sự không có quyền bay trên các EEZ: việc bay trên EEZ đã được thừa nhận trong công ước, và máy bay cảnh giới quân sự không phải là một ngoại lệ Ngăn chặn các tàu của chính phủ Mỹ khi chúng hoạt động bên ngoài phạm vi 12 hải lý lãnh hải, đáng chú ý là việc ngăn chặn tàu USNS Impeccable và tàu USNS Bowditch vì chúng "đang hoạt động trong vùng Đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Tuyên bố rằng những hòn đảo không có người sinh sống ở Hoàng Sa và Trường Sa đã có thể sống được, vì thế Trung Quốc có thể tuyên bố chúng là những đảo có vùng đặc quyền kinh tế lên tới 200 hải lý, và việc tham gia vào những chiến dịch quân sự để giành quyền kiểm soát các đảo đá từ tay các nước khác trong khu vực. Lý lẽ biện minh cho những hành động này của Trung Quốc là rất khó chấp nhận, cho dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ở Biển Đông, thậm chí còn khó chấp nhận hơn. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Đô đốc Mike Mullen gần đây đã nói rằng: "Những hành động đầu tư mạnh mẽ gần đây của Trung Quốc vào khả năng viễn chinh trên biển và những loại máy bay hiện đại dường như không nằm trong mục tiêu được tuyên bố là phòng thủ đất nước của Bắc Kinh." Trong khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates lên án các sĩ quan quân sự hàng đầu Trung Quốc đã không tuân thủ các chính sách mà những nhà lãnh đạo cấp cao của họ đã vạch ra nhằm phát triển những lĩnh vực khác của mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc. Là một quốc gia rộng lớn và ngày càng công nghiệp hóa, Trung Quốc rất quan tâm tới vấn đề tiếp cận các nguồn nguyên liệu chiến lược và thiết yếu, đặc biêt là dầu lửa và khí đốt cũng như các nguồn nguyên liệu cho công nghiệp. Về ngắn hạn, Trung Quốc có thể đưa những mối quan tâm trong khu vực lên là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, khi quốc gia này lớn mạnh và trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu, nó sẽ nhận ra rằng tự do hàng hải và tự do bay trên khắp thế giới là cần thiết đối với an ninh của mình. Sự phụ thuộc ngày càng tăng vào những tuyến đường biển để nhập khẩu dầu thô và khoáng sản cũng như việc tiếp cận các thị trường xuất khẩu sẽ thúc đẩy việc chuyển trọng tâm ưu tiên sang sự cơ động toàn cầu thay vì kiểm soát toàn bộ vùng biển trong vùng. Một lý do chính khiến Trung Quốc ủng hộ UNCLOS là điều khoản "tuyến trung chuyển" theo đó khẳng định việc tự do đi lại của các tàu thương mại và tàu chiến đang ngày càng cần thiết để hộ tống họ qua Eo biểnsingapore và Malacca, Eo Hormuz, và những nút cổ chai khác mà các con tàu nhập khẩu quan trọng của họ phải đi qua. Vai trò của Mỹ trên Biển Đông Những quan tâm của Trung Quốc về quyền đối với vùng Biển Đông đã được chỉ rõ trong bản đồ "chín đoạn" vốn bao trọn toàn bộ những vùng biển quốc tế và những vùng thuộc EEZ của các quốc gia khác trong khu vực. Việc đưa ra tuyên bố này, vốn xâm hại nghiệm trọng các tuyên bố chủ quyền của các quốc gia ven biển khác trong khu vực, đã tạo ra tình huống trong đó Mỹ có vai trò cân bằng năng lực hải quân khu vực ngày càng tăng của Trung Quốc. Trong chuyến thăm Hà Nội năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đề cập tới những tranh chấp và nhấn mạnh sự cần thiết có một giải pháp khu vực. Dù có vẻ như Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề này với từng quốc gia riêng rẽ trong khu vực, cách tiếp cận đa phương được các quốc gia nhỏ hơn lựa chọn và nó tốt hơn với việc cân bằng sức mạnh ngày một tăng của Trung Quốc. Ý thức được vấn đề này, Trung Quốc đã phản đối việc Ngoại trưởng Clinton ủng hộ cho cách tiếp cận đa phương. Tuy nhiên, cuối cùng lợi ích của việc phát triển kinh tế và trầm tích dầu lửa và khí đốt trong khu vực phụ thuộc vào một giải pháp khu vực thỏa đáng giữa các quốc gia biển. Mỹ quan tâm tới việc bảo đảm rằng một tiến trình hòa bình dẫn tới một giải pháp thỏa đáng được thực thi. Mỹ phụ thuộc vào sự ủng hộ của các thành viên ASEAN để duy trì hoạt động hiệu quả trên Biển Đông, vì thế phản ứng của nước này với Trung Quốc phải tôn trọng lợi ích và mối quan tâm của khu vực. Dù Mỹ được nhiều quốc gia thành viên coi là một người bạn, nhưng họ cũng biết rằng có những lúc lợi ích của họ là khác xa những lợi ích của Mỹ. Oasinhtơn không thể coi sự ủng hộ của các quốc gia này là điều hiển nhiên. Nếu làm như vậy có thể làm suy yếu những phản ứng chung trước sự bành trướng của Trung Quốc; nó có thể khiến những sáng kiến biển đa phương khác gặp rủi ro, như Sáng kiến an ninh phổ biến và Nghị quyết chống cướp biển của Hội đồng Bảo an LHQ. Các quốc gia thành viên ASEAN phải được bảo đảm rằng Mỹ sẽ tạo ra sự cân bằng với cường quốc ngày một mạnh lên đó mà không trở thành một mối đe dọa tới lợi ích của họ. Mỹ có thể chứng minh điều này bằng cách nhấn mạnh rằng hành động của mình sẽ phù hợp với UNCLOS. Chỉ khi những hành động của Mỹ phù hợp với công ước, các quốc gia ASEAN mới cảm thấy yên tâm trong các hoạt động trên biển của Mỹ trong khu vực, và Trung Quốc sẽ biết rằng có những giới hạn ràng buộc các hoạt động của Mỹ trong khu vực. Trong khi sự niềm tin đối với cam kết của Mỹ theo công ước hiện không được đề cao vì vị thế không phải là thành viên của công ước, việc này có thể vượt qua bằng cách hoàn tất những nỗ lực của chính quyền trước nhằm bảo đảm sự tư vấn và đồng thuận của Thượng viện trong việc tham gia công ước và sau đó đệ trình phê chuẩn công ước này. Tương lai sẽ như thế nào? Với cố gắng gia tăng sự kiểm soát và rộng chủ quyền của mình trên Biển Đông bằng cách áp dụng cơ sở pháp lý trong nước với những vùng biển quốc tế, Trung Quốc đã tạo ra xung đột với các quốc gia láng giềng và vi phạm UNCLOS. Những tuyên bố của Trung Quốc không chỉ đơn thuần đe dọa việc đi lại trên Biển Đông. Chúng còn là mối đe dọa đối với những lĩnh vực chung toàn cầu và với luật pháp quốc tế vốn đã được phát triển để bảo vệ quyền lợi của các quốc gia ven biển và những quốc gia ở xa biển trên thế giới. Những nỗ lực nhằm tranh giành những lợi ích cục bộ của Trung Quốc là rất thiển cận. Bắc Kinh đang phát triển trở thành một cường quốc toàn cầu với những lợi ích của chính mình trong việc tiếp cận và sử dụng những lĩnh vực chung toàn cầu. Trên thực tế sự cân bằng giữa những lợi ích ven biển và mối quan tâm biển xa giờ đây có thể đang trong quá trình hướng tới cái thứ hai. Gail Harris, viết cuốn Nhà ngoại giao rằng: "Những nhà chiến lược Trung Quốc giờ đây cũng tin rằng để bảo vệ sự phát triển kinh tế của mình, họ phải duy trì an ninh những tuyến đường hàng hải, thứ đòi hỏi một lực lượng hải quân đủ mạnh, hoạt động tốt ở không chỉ những vùng biển ven bờ." Với việc cảnh giới ở EEZ, Trung Quốc có thể trở nên quen với sự giám sát của Mỹ như nước Mỹ đã làm trong thời Chiến tranh Lạnh khi giám sát các "tàu đánh cá" của Liên Xô bên ngoài vùng biển của họ. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ giám sát việc đến và đi của Mỹ và các tàu chiến khác từ những trạm bên ngoài lãnh hải của các quốc gia khác bằng cách sử dụng những hạm đội tàu ngầm hiện đại hoạt động không cần không khí, và rất ít phát ra âm thanh. Về lâu dài, những lợi ích toàn cầu ngày một tăng của Trung Quốc sẽ dẫn tới việc Bắc Kinh ủng hộ những tự do hàng hải tương tự vốn đã được các quốc gia thương mại toàn cầu khác đấu tranh. Cho tới khi đó, Mỹ phải bảo vệ các quyền tự do hàng hải theo đúng Luật Biển bằng cách tiếp tục chứng minh việc tuân thủ nó. Mỹ đồng thời cũng phải ủng hộ nỗ lực của các quốc gia ven biển nhằm đạt tới sự phân chia công bằng EEZ và thềm lục địa. Chiến lược rộng hơn của Mỹ với Biển Đông phải theo ba tiêu chí. Thứ nhất, bảo vệ các quyền tự do hàng hải thông qua cả ngoại giao và biểu dương lực lượng. Thứ hai, làm việc với Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc để giúp lực lượng này nhận ra rằng lợi ích lâu dài của Trung Quốc trong việc tự do hàng hải còn quan trọng hơn nhiều đối với an ninh quốc gia của họ so với những nỗ lực ngắn hạn nhằm giành quyền kiểm soát việc đi lại trong EEZ. Thứ ba, thúc đẩy nghị quyết khu vực và những tuyên bố quyền chủ quyền đối với các đảo và tài nguyên dưới đáy biển của Biển Đông dựa trên các điều khoản của UNCLOS. Để đạt được điều này, Mỹ cũng phải thừa nhận rằng tầm ảnh hưởng khu vực phụ thuộc không chỉ vào sức mạnh mà còn vào việc thực thi đúng đắn, như Giáo sư Barry Posen đã nói: "Việc kiểm soát những lĩnh vực chung sẽ tạo thêm ảnh hưởng và cho thấy sự hiệu quả hơn so với sức mạnh quân sự, nếu những quốc gia khác được thuyết phục rằng Mỹ quan tâm nhiều tới việc kiềm chế sự hiếu chiến trong khu vực hơn là giành được sự thống trị trong khu vực." Một điều rất quan trọng là phải ghi nhớ rằng những bạn bè và đồng minh của Mỹ không muốn thấy Mỹ có vai trò toàn quyền trên Biển Đông. Với họ, UNCLOS là rất quan trọng để cân bằng sự can dự của Mỹ cân bằng với các lợi ích khu vực. Nếu Mỹ không chấp nhận những bổn phận và giới hạn của công ước cũng như các quyền của mình, thì vị thế của họ, ngay cả với các đồng minh, sẽ bị giảm sút. Thay vì việc thừa nhận những điều khoản liên quan tới hàng hải, EEZ, và thềm lục địa của Tổng thống Reagan, uy tín của nước Mỹ như một nước tuân thủ nghiêm nhất luật pháp quốc tế đang bị suy yếu bởi thất bại của Oasinhtơn trong việc tham gia UNCLOS. Việc tham gia sẽ củng cố sự lãnh đạo của Mỹ trên biển, và sẽ giúp bảo vệ lợi ích của các bên trên Biển Đông. Chính sách của Mỹ là, và nên vẫn, thể hiện và yêu cầu tuân thủ những quyền hàng hải và quyền bay và thúc đẩy giải pháp khu vực cho vấn đề quyền chủ quyền lãnh thổ và tài nguyên được xác định trong UNCLOS. Một yếu tố quan trọng của chiến lược này là cho nước Mỹ tham gia và công ước và tái thiết lập vị thế nhà vô địch trong tuân thủ luật quốc tế trên biển khi chúng ta được tận hưởng những quyền được UNCLOS thừa nhận Hồng Cường dịch từ Tạp chí Proceedings, số 4/2011
  5. Cám ơn những lời giải thích của anh Mục Đồng. Do Tiểu Bảo hay nghe ông bà nói " đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm " nên mới hỏi về hạn kim lâu, hoang ốc đối với phụ nữ . Thân mến !
  6. Anh Thiên Luân ơi. Anh có thể trả lời giúp Tiểu Bảo câu hỏi trên được hông ? Thân mến !
  7. điều đó rồi cũng qua đi...

  8. Cám ơn anh Mục Đồng . Con cái xa cha xa mẹ, Tiểu Bảo thấy cũng thấy cũng buồn. Tiểu Bảo chưa hiểu, anh có thể giải thích rõ hơn vì sao Đinh Dậu 2017 căn bằng âm dương ? Nếu sinh com năm 2013 Quý Tỵ thì sinh tháng mấy ÂL được đặng tốt anh ? Năm 2013 tuổi Giáp Tý qua tai tam nhưng lại kim lâu, hoang ốc, kim lâu thì chỉ ảnh hưởng bên xây nhà còn hoang ốc thì sao anh, cưới xin có ảnh hương hông ? và còn đối với cưới gả, xây dựng nhà cửa con gái, phụ nữ không tính tam tai, kim lâu, hoang ốc hả thưa anh ? Một lần nữa cám ơn anh . Thân mến !
  9. Kính thưa các Anh, các Chú thân mến ! Tiểu xin dẫn thêm bài lượt dịch đoạn phỏng vấn Bác năm 1964, khi Bác trả lời của phóng viên (PV) Pháp . Và đặc biệt Tiểu Bảo đã xúc động và tự hào là khi thái độ và câu trả lời dứt khoát " JAMAIS " của Bác khi PV hỏi Bác về Trung Quốc. Một câu nói đại diện cho tâm tư, quan điểm nhất quán, ý chí bất khuất của cả dân tộc đối với Trung Quốc . "Lời dẫn: Hà Nội, tại ngã tư đường Paul Bert và đường Petit Lac (Hồ Nhỏ) cũ, vào giờ tan tầm: không một chiếc ô tô, nhưng rất nhiều xe đạp di chuyển chậm rãi. Cảm giác bất bình thường ở đất nước này không khiến chúng tôi đi khỏi miền Bắc Việt Nam. Bất bình thường đầu tiên ở chỗ mọi lối sống cá nhân đều biến mất, để cùng xây dựng cho một cố gắng tập thể tuyệt vời, được điều hành bởi một bộ máy thống nhất, quy củ (nguyên văn: dirigé d’une main de fer a la dispositif de sécurité draconienne) Không bình thường nữa là ở đất nước bị chia làm 2 mười năm về trước, rất nhiều gia đình phải sống trong bi kịch đất nước khó khăn, vẫn có thể chu cấp cho chiến trường miền Nam. - Thưa Ngài chủ tịch, Ngài có thể cho biết liệu có một giải pháp quân sự nào cho chiến sự tại miền Nam Việt Nam? - Không. Bởi vì như cô biết đấy, “Dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một”. Người Mỹ đã vô cớ gây chiến tranh. Cô cũng biết rằng, như trên các mặt báo đã đưa, nếu chiến tranh càng kéo dài, người Mỹ sẽ càng sa lầy và sẽ càng chuốc lấy thất bại. Chiến tranh không thể kéo dài mãi mãi được, tôi cũng vui mừng là các nhà chính trị Pháp cũng đã biết rõ điều này - Liệu Ngài có nghĩ rằng tướng De Gaule có thể sẽ có biện pháp nào đó phân định (arbitrer) sự xung đột này? - Không biết cô hiểu thế nào về từ phân định (arbitrer), chúng tôi đâu có phải là một đội bóng đâu (cười) - Nhưng nếu tôi không nhầm thì ngoài Hiệp Định Genève, tướng De Gaule có nói về một ý tưởng về sự thống nhất tấ cả các nước ở khu vực Đông Nam Á, Ngài nghĩ sao về điều này? - Như tôi đã nói một lần rồi, đây là một ý tưởng khá hấp dẫn. Nhưng nó còn phụ thuộc vào sự ủng hộ của từng nước, phụ thuộc vào cách chúng ta thực hiện nó nữa, đó là một câu hỏi lớn. Tôi không nói là tôi phản đối hay tán thành ý kiến này. Lấy ví dụ về HOA, có rất nhiều loại hoa: hoa trắng, hoa đỏ, hoa vàng … có loài hoa đẹp nhưng cũng có loài không đẹp, nhưng chúng ta vẫn gọi chung là HOA . - Thưa Ngài Chủ tịch, trong chuyến đi miền Bắc Việt Nam này chúng tôi nhận thấy rằng sự ảnh hưởng của Pháp dường như không còn tồn tại ở đây nữa, độ tuổi dưới 25 giờ đã không còn biết đến tiếng Pháp. Tôi tự hỏi là, với suy nghĩ của Ngài, liệu rằng chúng ta có thể gây dựng lại mối quan hệ này, rằng nước Pháp sẽ giữ vai trò nào đó trong mối quan hệ … văn hóa giữ hai nước? - Với nước Pháp nói riêng và các nước khác nói chung, chúng tôi luôn muốn có một mối quan hệ hợp tác hữu nghị về văn hóa, kinh tế … Nhưng tôi không nghĩ rằng cô muốn nói tới sự ảnh hưởng của Pháp như họ đã từng gây sự ảnh hưởng với Việt Nam trước đây, đó là một chuyện hoàn toàn khác. - Oui, thời kì đó đã qua rồi. - Một mối quan hệ hữu hảo về văn hoá, kinh tế … hay như thể thao chẳng hạn. Chúng tôi hoàn toàn hưởng ứng. - Nếu như chiến tranh tiếp tục leo thang tại miền Nam Việt Nam trong một vài năm tới, liệu ngài có nghĩ rằng kinh tế của miền Bắc Việt Nam có thể duy trì được như bây giờ? - Tôi chắc chắn rằng nó không những chỉ duy trì mà còn phát triển. Cô cũng thấy rằng là ở đây, chúng tôi lao động rất hăng say, cần cù, với sự hy sinh và lòng nhiệt huyết, và chủ yếu đều xuất phát từ nội lực của chúng tôi. Bên cạnh đó chúng tôi còn có sự giúp đỡ anh em từ các nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Tất cả đều thể hiện qua những tiến bộ hàng ngày, và chắc chắn là cả trong tương lai nữa. - Ngài có nhắc tới các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, vậy thì sự giúp đỡ này có bắt nguồn sau những xung đột về ý thức hệ (conflit idiologique) giữa Nga và Trung Quốc? - Không, …….. (không nghe rõ ) …….. Nhưng những sự giúp đỡ giữa các nước anh em thì vẫn tiếp diễn. và chúng rất quý giá với chúng tôi. - Hiện có một vài tư tưởng cho rằng miền Bắc Việt Nam đang ở trong hoàn cảnh khá cô lập và trên quan điểm chính trị, khó có thể tránh khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc (thành vệ tinh của Trung Quốc). Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này ra sao? - JAMAIS (không bao giờ) " http-~~-//www.youtube.com/watch?v=12hhRrojNZ4&feature=related
  10. Anh Mục Đồng cho em hỏi. Sinh con năm 2013 là Quý Tỵ , mà tuổi cha là là tý, thì tý tuyệt tỵ thì khắc, và hiện tượng như thế nào anh ? còn con út thì em nghe nói năm 2016 Bính Thân mới tốt đúng hông thưa anh (thân-tý-thìn) ? và nếu cha Hải Trung Kim -1984 , mẹ Đại Lâm Mộc 1988 thì con út Bính Thân - Trường Lưu Thủy, con trai hay con gái thì tốt nhất ? Thân mến ! Con trái hay con gái thì trời tính, trời cho ,mẹ tròn con vuông là mừng rồi
  11. Sáng Tiểu Bảo có đọc báo thấy tin này, định post lên để coi phong thủy nhà này nếu sống thì thề nào ? thì anh Thiên Luân đã cập nhật Tiểu Bảo cập nhật thêm hình ảnh bên ngoài của ngôi nhà . Nhà này bị kẹp giữa 2 nhà lớn thê này thì có phạm vào "thiên trảm sát" không nhỉ ? Căn nhà sẽ nằm gọn giữa 2 toà tháp tại Ba Lan
  12. Tiểu Bảo xin mạn phép dẫn thêm bài báo của nhà nghiên cứu Dương Danh Dy về Quan Hệ Việt - Trung thời chống Mỹ và đường lối ngoại giao của Bác . " Hồ Chí Minh với Trung Quốc Tác giả: Dương Danh Dy Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã đi tới nhiều nơi trên thế giới, nhưng có lẽ Trung Quốc là một trong mấy nước Bác lui tới nhiều lần nhất, sinh sống ở đó trong thời gian dài nhất, có cống hiến rất lớn cho phong trào cách mạng cũng như để lại ở đó nhiều tình cảm nhất. Tôn trọng vai trò nước lớn nhưng không nhắm mắt làm theo Trong bài viết nhỏ nhân dịp kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh của Bác này, tôi không dám đề cập tới mọi vấn đề mà chỉ muốn nhắc tới một vài bài học từ Bác mà trong quá trình nghiên cứu về Trung Quốc tôi không bao giờ dám quên. Trước tiên, Hồ Chí Minh luôn tỏ ra tôn trọng và tán thành vai trò nước lớn mà Trung Quốc cần phải có và xứng đáng phải có trong quan hệ Xô Trung cũng như trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Bác rất coi trọng tình đoàn kết Trung - Xô, không đồng tình với một số việc làm thái quá của ban lãnh đạo Liên Xô..., nhưng khi phía Trung Quốc đi quá mức, Bác đã khôn khéo tỏ thái độ không tán thành, giữ vững chính kiến của mình và tiến hành đấu tranh, hành động theo đường lối của đảng ta mà Bác là linh hồn chứ không một chiều với Trung Quốc. Trong lĩnh vực này, tôn trọng vai trò và lợi ích nước lớn của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế với Bác không có nghĩa là không tôn trọng lợi ích chung của phe xã hội chủ nghĩa của phong trào cộng sản quốc tế, của nhân dân các nước khác. Với Bác tôn trọng vai trò nước lớn và gìn giữ tình hữu nghị của Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam không có nghĩa là nhắm mắt làm theo, từ bỏ lợi ích chính đáng của dân tộc. Ảnh tư liệu Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông. Thứ hai, Bác vui lòng chấp thuận vai trò nước lớn mà Trung Quốc nên có và nhất định phải có trong quan hệ với nước Việt Nam láng giềng nhỏ hơn, cần sự giúp đỡ của họ. Bác thực lòng muốn chung sống hữu nghị với Trung Quốc. Bác tôn trọng dân tộc Trung Hoa và người lãnh đạo của họ, nín nhịn, tinh tế khi xử lý vấn đề nhưng không phải bằng bất cứ giá nào. Khi lợi ích dân tộc, chủ quyền lãnh thổ bị xâm phạm, khi đối phương đi quá mức có thể chấp nhận được thì không bao giờ Bác từ bỏ nguyên tắc độc lập, tự chủ, bình đẳng dân tộc và tỏ ra sợ hãi. Với Bác tôn trọng vai trò nước lớn và gìn giữ tình hữu nghị của Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam không có nghĩa là nhắm mắt làm theo, từ bỏ lợi ích chính đáng của dân tộc. Vài mẩu chuyện cụ thể Tôi có đầy đủ dẫn chứng để chứng minh cho hai luận điểm trên, nhưng nếu kể ra hết thì rất dài. Vì vậy chỉ xin nêu một vài ví dụ. Chúng ta đều biết đầu những năm 60 của thế kỷ trước, bất đồng Trung - Xô từ chỗ âm ỉ dần dần công khai bộc lộ. Để lôi kéo Việt Nam đứng hẳn về phía minh chống Liên Xô, ông Đặng Tiểu Bình, lúc đó là Tổng Bí thư TWĐCSTQ, và Phó thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc đã bí mật sang thăm Việt Nam, với lời hứa Trung Quốc sẽ bao toàn bộ số viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam không phải hoàn lại... Và như chúng ta đều biết, Đảng ta và Bác đã khôn khéo nhưng thẳng thắn tỏ rõ lập trường của mình và từ chối "lòi mời" trên. Khi phong trào "chống xét lại Khrushchov" phát triển, đã có lúc giới truyền thông nước ta do lý do này nọ hầu như quên không nói đến Liên Xô, thì Bác vẫn lặng lẽ viết bài ca ngợi nhân dân Liên Xô. Vai trò của Bác trong việc giữ gìn sự đoàn kết và bảo vệ Trung Quốc tại hai hội nghị lớn của các đảng cộng sản và công nhân thế giới vào các năm 1957 và 1960 không ai không biết. Chính Bác đã mấy lần đứng ra làm trung gian hoà giải bất đồng Trung Xô. Tôi buộc phải nói ra điều không muốn nói này: ngay cả khi đã lìa khỏi cõi đời, cái chết của Bác đã tạo cơ hội cho cuộc gặp gỡ hai Thủ tướng Trung Quốc và Liên Xô tại sân bay Bắc Kinh tháng 9 nắm 1969, góp phần mở đầu cho tiến trình đàm phán bình thưòng hoá quan hệ Trung - Xô sau này. Một ví dụ nữa. Tôi được biết bằng việc nắm chắc tình hình đấu tranh trong nội bộ Trung Quốc nên Bác đã chỉ đạo đảng ta không phản đối nhưng cũng không ủng hộ cái gọi là "đại cách mạng văn hoá" và chính chủ trương sáng suốt đó đã khiến chúng ta tránh khỏi bao nhiêu nguy hiểm, phiền phức. Ban đầu tôi tưởng chỉ có thế, nhưng sau này qua những tài liệu của chính ngưòi Trung Quốc mà tôi đọc được, tôi mới biết là Bác không chỉ làm như vậy. Thời kỳ đầu của cách mạng văn hoá khi các tiểu tướng Hồng Vệ Binh phê phán đấu tố các vị Bành Chân, La Thuỵ Khanh... Bác đã nói với Ngũ Tu Quyền, Phó ban đối ngoại của ĐCSTQ: nhân dân Việt Nam khá quen biết mấy đồng chí này, nay xử lý họ như vậy chúng tôi biết nói với nhân dân Việt Nam thế nào? (theo Hồng Tả Quân-nguyên Cục trưỏng Ban Đối ngoại TWĐCSTQ, Tạp chí "Thế giới trí thức" số 13 năm 1999). Sau đó, trong một lần gặp Bác, Mao Trạch Đông mời Bác khi tới Hàng Châu, ghé thăm Trường Đại Học Triết Giang xem " Báo chữ lớn", Bác vui vẻ trả lời: "Tôi nhất định đi, Việt Nam không phải là không có vấn đề, nhưng trước mắt chưa thể làm cách mạng văn hoá. Chúng tôi còn phải làm đại cách mạng 'vũ hoá'"(tức cuộc đấu tranh chống Mỹ giành thống nhất đất nước). Mao Trạch Đông (đành phải) nghiêm túc trả lời: "Đúng vậy, Việt Nam chưa thể làm đại cách mạng văn hoá, (theo Văn Trang trong "Nhớ Hồ Chí Minh" - Nhà xuất bản Hồng Công tháng 5 năm 2009, tr 144). Còn khi Khang Sinh, một trong những người lãnh đạo chủ chốt cách mạng văn hoá lúc đó đến thăm Bác, ông ta giới thiệu với Bác rất nhiều về cách mạng văn hóa, đặc biệt nhấn mạnh việc phát động quần chúng chống kẻ cầm quyền đi đường lối tư bản chủ nghĩa. Nghe xong, Bác hỏi lại: đảng uỷ có vấn đề, không thể lãnh đạo, nhưng phát động quần chúng mà không có sự lãnh đạo của đảng thì sẽ ra sao? Suy nghĩ một lúc, Khang Sinh mới trả lời: lần cách mạng văn hoá này là do Mao Chủ tịch lãnh đạo và phát động. Nghe xong Bác không nói gì, nhưng sau khi Khang Sinh ra về, Bác đã nói với Văn Trang (tác giả cuốn sách ): phong trào quần chúng mà không có đảng lãnh đạo sẽ loạn (nguồn nt trang 244). Qua mấy mẩu chuyện trên có thể thấy Bác không đồng tình với chủ trương lớn này của người lãnh đạo Trung Quốc, không ủng hộ và không làm theo (một việc mà theo lý, đã là bạn đồng minh nhất là lại đang được họ viện trợ to lớn lẽ ra phải nên có) nhưng bằng những câu nói và thái độ hết sức thông minh, khôn khéo Bác đã tỏ rõ được lập trường thái độ của mình mà người ta không thể không chấp thuận, cho dù không đồng ý nhưng đành "ngậm bồ hòn làm ngọt". Vì sao Bác Hồ được các nhà lãnh đạo và người dân Trung Quốc đương thời tôn trọng và ngưỡng mộ như vậy? Một lý do quan trọng là Bác luôn coi sự nghiệp và lợi ích của cách mạng Trung Quốc như của chính mình. Ảnh tư liệu Hồ Chí Minh và Đặng Tiểu Bình. Vì sao Bác Hồ được các nhà lãnh đạo và người dân Trung Quốc đương thời tôn trọng và ngưỡng mộ như vậy? Một lý do quan trọng là Bác luôn coi sự nghiệp và lợi ích của cách mạng Trung Quốc như của chính mình. Ngoài một số chuyện như đã kể trên, xin nói thêm mấy việc nữa. Ngay trong thời hoạt động ở Pháp Bác đã giúp đỡ nhiều nhà cách mạng Trung Quốc như Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân (sau này chính thủ tướng Chu Ân Lai đã nói với ta, ông coi Bác như bậc huynh trưởng và đã thân quen với Bác trước nhiều người Trung Quốc khác, ông chỉ vào Phó thủ tướng Lý Tiên Niệm và nói thêm, chỉ sau này khi về nước tôi mới quen biết đồng chí ấy). Với tư cách là đảng viên đảng cộng sản Pháp, Bác đã giới thiệu 3 nhà hoạt động cách mạng Trung Quốc lúc đó tại Pháp vào đảng cộng sản Pháp (trong đó có nhà thơ nổi tiếng Tiêu Tam sau này). Trong ba lần hoạt động dài ngày ở Trung Quốc, có lúc Bác tham gia chi đội Bát Lộ Quân của Diệp Kiếm Anh nhưng ngay cả những lúc chuyên hoạt động vì cách mạng Việt Nam, Bác không quên cách mạng Trung Quốc. Bộ "Toàn tập Hồ Chí Minh" mà tôi có trong tay được xuất bản vào những năm quan hệ hai nước chưa bình thường và tôi biết có một số bài viết của Bác về Trung Quốc không được đưa vào, nhưng chỉ bằng vào những bài đã được công bố trong đó, tôi có thể mạnh dạn nói rằng ngay từ khi ở Pháp, ở Liên Xô cho đến khi hoạt động ở Trung Quốc và về Việt Nam, khi còn là nhà cách mạng hoạt động bí mật cho đến khi trở thành người đứng đầu một nước, Bác luôn là ngưòi nước ngoài tuyên truyền cổ vũ nhiều nhất cho cách mạng Trung Quốc. Học Bác thế nào? Để vận dụng tốt hai bài học trong ứng đối với Trung Quốc của Bác, tôi nghĩ mỗi người Việt Nam chúng ta, nhất là những người lãnh đạo và đông đảo những nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, nhà quản lý các địa phưong.. cần nghiêm túc tu dưỡng rèn luyện không ngừng về ba mặt chủ yếu: trí tuệ, bản lĩnh, nghệ thuật. Trong hoạt động đối ngoại đó là ba điều không thể thiếu, nhưng học cho thấu đáo và vận dụng được chúng không dễ. Bộ mặt của những người dốt nát, lười biếng, rút rát, e sợ, thô lỗ, hay quị luỵ, chỉ lo nghĩ đến bản thân... sớm hay muộn đều không thoát khỏi sự phán xét của nhân dân và lịch sử. Những ai hết lòng vì đất nước, những chiến sĩ hữu danh và vô danh trên mặt trận này sẽ sống mãi trong lòng dân. "
  13. Càng nhìn Tiểu Bảo càng thấy hình thể Trung Quốc giống mặt chú bò "mộng", và chú đưa cái lưỡi bò xuống mộng chiếm cả biển Đông .
  14. Kính thưa các Cô, Chú cùng Anh Chị trong diễn đàng ! Thời điểm hiện tại khi quan hệ Việt - Trung đang rất căng thẳng, bất cứ hành đồng nào của hai bên cũng có thể dẫn tới hệ lụy khó lường. Vì thế các cuộc vận động, chạy đua Ngoại Giao của các bên càng căng thẳng, quyết liệt hơn. Tiểu Bảo lại tự hỏi cớ sao lại ra nông nỗi thế này, do chúng ta ư, đương nhiên là không, chúng ta chỉ là bên bị hại. Trong lúc này Tiểu Bảo lại nhớ đến Bác, nhớ đến chính sách, đường lối ngoại giao khôn khéo không những với Trung Quốc, mà với các nước khác, làm cho các thế lực bên ngoài ý đồ không dám manh động, xâm phạm chúng ta. Tiểu Bảo mạn phép xin trích dẫn một trong những bài báo, bằng chứng về đường lối ngoại giao khôn khéo của Bác khi Người còn sống và làm việc. Bài báo của nhà nghiên cứu Dương Danh Dy trên trang tuanvietnam.net về quan hệ Việt - Trung trong thời chống Mỹ . "Nhân 60 năm nước CHND Trung Hoa, ông Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu bàn về quan hệ Việt - Trung thời kì chống Mỹ. Tổng kết sao cho đúng thực chất quan hệ Việt Trung trong 60 năm qua, để từ đó rút ra những bài học bổ ích nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước tiến tới là một vấn đề rất trọng đại, đòi hỏi công sức, trí tuệ của nhiều bậc tài cao đức trọng nhiều thế hệ. Đó là một công việc vô cùng khó khăn, động chạm tới nhiều vấn đề tế nhị, nhạy cảm của tầng lớp lãnh đạo hai nước, tới những người đã khuất và còn sống... chưa biết chừng còn có thể bị “vạ lây” (vì bị cho là không đúng ý ai đó). Biết sức mình có hạn, tôi chọn “Quan hệ Việt - Trung thời kỳ chống Mỹ” để mở đầu cho loạt bài viết về quan hệ hai nước trong 60 năm qua, vì đây là giai đoạn tôi đã có chút trưởng thành, được may mắn chứng kiến nhiều sự kiện lớn trong mối quan hệ đó cũng như được gặp gỡ trực tiếp một số nhà lãnh đạo hai nước, hoặc được nghe truyền đạt ý kiến cấp trên, hay của người trong cuộc kể lại. Tôi biết đây là một việc làm quá sức mình. Hơn nữa, lúc này tôi chỉ có thể bằng vào trí nhớ để viết nên chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót…, rất mong được bạn đọc rộng lòng tha thứ. Khác biệt nhưng vẫn được ủng hộ Quan hệ Việt Trung có vấn đề từ khi quan hệ Xô -Trung "có chuyện", là điều đã được phía Trung Quốc công khai thừa nhận trong cuốn “Lịch sử ngoại giao Trung Quốc”, nhưng theo tôi, một số bất đồng trong quan hệ hai nước đã xảy ra sớm hơn (sẽ đề cập tới trong bài viết về quan hệ Việt Trung trong thời kỳ trước đó). Chúng ta đều biết giữa Đảng CS và chính phủ Trung Quốc với Đảng CS và chính phủ Liên Xô đã tồn tại từ lâu nhiều mâu thuẫn trong quan hệ hai đảng, hai nước và nhiều bất đồng lớn trong đánh giá tình hình quốc tế. Vì nhiều lý do, lúc đầu những mâu thuẫn, bất đồng đó chỉ âm ỉ tồn tại, nhưng đến đầu năm 1960 của thế kỷ trước chúng đã bùng nổ và dần dần trở nên gay gắt tới mức hai đảng, hai nước coi nhau là kẻ thù: từ luận chiến đến “rút chuyên gia, xé hợp đồng” tới xung đột quân sự tại biên giới (năm 1969). Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau nhưng có một điều có thể khẳng định, việc ban lãnh đạo Trung Quốc không chịu làm “đàn em” của Liên Xô nữa, quyết tâm phá vỡ thế hai cực hình thành từ Yalta và đầu óc nước lớn của một số nhà lãnh đạo Liên Xô đã làm cho mâu thuẫn giữa hai bên không thể điều hoà, dù cả hai đều tự nhận mình là những người trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong “cuộc chiến” đó, ban lãnh đạo Trung Quốc muốn và không ngừng gây sức ép để chúng ta đứng về phía họ. Một ví dụ, năm 1964, ông Đặng Tiểu Bình với tư cách là Tổng Bí thư Đảng CS Trung Quốc, Phó Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc đã bí mật sang thăm Việt Nam với lời cam kết “sẽ bao toàn bộ viện trợ” của Liên Xô cho Việt Nam, nếu Việt Nam đứng về phía Trung Quốc, nhưng lời đề nghị đó đã bị Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Lãnh đạo Việt Nam khôn khéo nhưng cương quyết từ chối. Tháng 8 năm 1966 cái gọi là “cách mạng văn hoá” của Trung Quốc công khai bùng nổ. Đây là cuộc “nội chiến đẫm máu” kéo dài trong mười năm, gây cho nhân dân Trung Quốc nhiều tổn thất to lớn về người và của. Mặc dù bị “thúc giục ủng hộ” nhưng Đảng ta dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch đã lựa chọn cách làm “không ủng hộ nhưng cũng không phản đối” như những nước xã hội chủ nghĩa khác lúc đó Như vậy là hai vấn đề đối nội và đối ngoại lớn của Trung Quốc trong thời kỳ này đều không được sự đồng tình của Việt Nam Sau mấy năm thi hành hiệp định Geneve, chúng ta biết không thể thống nhất nước nhà bằng con đường tuyển cử tự do. Đảng và chính phủ Việt Nam quyết định chọn con đường đấu tranh vũ trang tại miền Nam Việt Nam. Chủ trương này lúc đầu không được ban lãnh đạo Trung Quốc tán thành. Bằng sức mạnh của dân tộc, chúng ta tự lực tiến hành. Sau khi thấy triển vọng của cuộc đấu tranh và thấy có thể dựa vào đó để “phất cao ngọn cờ chống chủ nghĩa đế quốc “… ban lãnh đạo Trung Quốc mới từng bước từng bước tích cực ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa này. Sau mấy năm tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, trước phong trào đấu tranh cách mạng tại miền Nam Việt Nam ngày càng phát triển và thu được những thành tựu to lớn và ngày càng được dư luận rộng rãi trên thế giới kể cả một bộ phận nhân dân Mỹ đồng tình v.v., chính quyền Mỹ lúc đó thấy phải thương lượng với ta. Hai bên đã có những cuộc tiếp xúc. Lúc đầu (năm 1967), ban lãnh đạo Trung Quốc phản ứng khá mạnh (ngoài những thể hiện trong nội bộ, Chu Ân Lai công khai phê phán ý định đúng đắn này khi tiếp một số đoàn đại biểu miền Nam tới thăm Trung Quốc,..) Tuy nhiên trước thái độ kiên quyết, đúng mức của Đảng và Bác Hồ, phía Trung Quốc đành phải thay đổi thái độ, chuyển sang ủng hộ chủ trương đàm phán với Mỹ của ta khi họ thấy Việt Nam làm như vậy là đúng và họ cũng có thể có “thu hoạch” trong vấn đề này, Như vậy là hai chủ trương lớn của Đảng và chính phủ ta lúc đầu cũng đều không được ban lãnh đạo Trung Quốc tán đồng và bị gây khó dễ. Nhắc lại mấy việc lớn trên để thấy rõ một điều: dù quan điểm lập trường, đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại…, của hai bên Việt Nam và Trung Quốc có những lúc hoàn toàn khác biệt, trái ngược nhau trong một thời gian khá dài, nhưng nhìn chung phía Việt Nam vẫn tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rất lớn về nhiều mặt của Trung Quốc (và nhiều nước bạn khác nhất là của Liên Xô) để thực hiện mục tiêu chiến lược cao cả của dân tộc. Những người ở lứa tuổi tôi (và trẻ hơn hai mưoi, hai nhăm tuổi) hiện nay đều không quên những viện trợ to lớn của nhân dân Trung Quốc anh em cho chúng ta trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Từ vũ khí đạn dược đến gạo ăn vải mặc, từ ô tô, tầu thuỷ, máy bay đến chiếc xe đạp, máy khâu, từ gói mì chính đến cái kim sợi chỉ…, không sao kể hết. Tôi còn nhớ, từ chiếc mũ cối và đôi dép cao su Việt Nam đưa mẫu sang, các kỹ sư và công nhân Trung Quốc đã chế tạo cho quân đội ta và nhân dân ta những chiếc mũ cối và đôi dép lốp nổi tiếng một thời (mũ cối có thể làm ghế ngồi nghỉ sau một trạm hành quân và dùng làm gầu múc nước tắm, còn dép lốp thì bền tới mức chông sắt đâm không thủng, đi mãi không đứt quai). Nhiều người Việt Nam thời đó từng được ăn nếm những phong lương khô rất ngon của Trung Quốc, nhưng ít ai biết rằng để đảm bảo sức khoẻ cho các chiến sĩ ta, một số cán bộ kỹ thuật của nhà máy Ích Dân Thượng Hải đã trực tiếp thử nghiệm trong hơn hai mươi ngày liền chỉ ăn những phong lương khô đó trên đường hành quân mang nặng như các chiến sĩ ta. (Tôi may mắn được đến thăm nhà máy này ba lần và nếm thủ lương khô tại chỗ). Ít người Việt Nam được biết những con tầu Giải phóng tải trọng chỉ có 50 tấn nhưng dùng động cơ mạnh tới 800 mã lực(nghĩa là có tốc độ rất nhanh) để có thể từ một cảng miền Bắc chở vũ khí, lương thực... vào cập bến tại một nơi ở vùng giải phóng miền Nam rồi trở lại ngay miền Bắc trong đêm đã được các kỹ sư và công nhân một nhà máy đóng tầu Trung Quốc thiết kế và chế tạo xong trong một thời gian ngắn kỷ lục theo yêu cầu của chúng ta. Tôi cũng không thể nào quên những ngày nhiều công dân Trung Quốc sôi nổi gửi tiền ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ đến Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc kinh và vẫn còn nhớ nhiều vở kịch lấy đề tài từ cuốn “Những lá thư miền Nam” được các nghệ sĩ Trung Quốc chuyển thể thành các vở diễn mang tên “Những bức thư tiền tuyến” công diễn tại nhiều nơi ở Trung Quốc. Không bao giờ chúng ta quên sự giúp đỡ to lớn, nhiệt tình đó của nhân dân Trung Quốc. (Nói như vậy không phải là xem nhẹ sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô và các nước anh em khác.Một ví dụ: tên lửa SAM và Mig-21 đã góp phần không nhỏ trong chiến thắng Điện Biên Phủ trên không). Độc lập mà không chống Một câu hỏi được đặt ra là: vì sao có những bất đồng về nhiều mặt lớn như vậy mà ban lãnh đạo Trung Quốc vẫn viện trợ cho chúng ta? Có thể đưa ra một số nguyên nhân, nhưng trong bài viết ngắn này tôi chỉ muốn nhấn mạnh một ý, đó là: "Đảng ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cho Ban lãnh đạo Trung Quốc tin chắc là trong bất kỳ tình huống nào Việt Nam cũng không bao giờ chống hoặc đi với ai để chống Trung Quốc, chống những lợi ích chính đáng của họ dù chủ trương lớn của hai bên có khi khác biệt.” Điều này đã được thể hiện rất rõ trong cuộc họp các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới nhân dịp kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng mười (1957) và một số hội nghị quốc tế, khi đại biểu Trung Quốc bị công kích thì đại biểu Việt Nam đã khôn khéo kiên cường bảo vệ bạn. Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh Hồ Chủ tịch và Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông Ngoài ra cần nhấn mạnh thêm, trong thời gian đó, chúng ta may mắn có được sự lãnh đạo, dìu dắt chỉ bảo của trí tuệ sáng ngời, bản lĩnh vững chắc và nghệ thuật tài tình Hồ Chí Minh. Có thể đưa ra rất nhiều ví dụ để chứng minh. Ở đây tôi xin phép nêu một vài. Tôi được một vị trong cuộc, nói cho biết, khi Trung Quốc phát động cái gọi là “cách mạng văn hoá”, trong Trung ương đảng ta đã có một số đồng chí tỏ ý đồng tình và một số đồng chí tỏ ý phản đối. Cả hai phía đều muốn Đảng ta tỏ thái độ. Với sự hiểu biết sâu sắc về Trung Quốc, Bác Hồ đã có chủ kiến: đây là cuộc đấu tranh quyền lực trong nội bộ, sẽ mang lại tai hoạ cho nhân dân Trung Quốc, chúng ta không thể ủng hộ, nhưng cũng không thể khuyên can vì dù có khuyên can họ cũng không nghe. Bác chỉ hỏi: "Ở đây có đồng chí nào hiểu Trung Quốc bằng Bác không?” Tất nhiên chẳng vị nào dám nói mình hiểu Trung Quốc hơn Bác. Thấy mọi người im lặng, Bác nói tiếp: “Hiện giờ Bác cũng chưa biết “cách mạng văn hoá” là cái gì? Đã chưa biết, chưa hiểu thì chưa nên bầy tỏ thái độ!” Câu nói ngắn gọn đó đã trở thành chủ trương của Đảng và nhân dân ta trong suốt thời gian Trung Quốc tiến hành công việc trên. Thế là chỉ bằng vào trí tuệ siêu phàm của Hồ Chí Minh, Đảng ta đã tránh sa vào “những rắc rối” và những hậu quả sau này của cuộc “nội chiến đẫm máu” đó, đã chứng tỏ rằng việc chúng ta không ủng hộ “cách mạng văn hoá” nhưng cũng không phản đối là vô cùng chính xác. Sau khi thuyết phục và gây sức ép yêu cầu Đảng ta từ bỏ Liên Xô đi theo Trung Quốc không được, Đặng Tiểu Bình rất bực bội. Buổi ông ta rời Hà Nội, Bác và mấy đồng chí đến tiễn tại nhà khách. Lúc Bác tới ông Đặng đang ngồi trên ghế, nhưng khi thấy Bác vào ông ta không đứng dậy theo phép lịch sự. Mấy đồng chí đi theo Bác không ngờ lại có chuyện đó, trong khi chưa biết xử trí ra sao thì thấy Bác nhanh nhẹn bước tới chỗ ông Đặng ngồi, một tay chìa ra bắt tay ông Đặng, một tay vỗ nhẹ mấy cái vào vai ông ta rồi từ từ kéo ông ta đứng đậy. Tất nhiên là ông Đặng phải đứng lên theo. Cần phải nói thêm kẻo một số bạn trẻ không rõ, đối với người Việt Nam (và Trung Quốc), chỉ có những bậc bề trên, hoặc nhiều tuổi hơn mới được quyền vỗ nhẹ vào vai người được coi như bậc dưới hoặc ít tuổi hơn. Hành động nhỏ này thể hiện rõ bản lĩnh, nghệ thuật ứng xử tuyệt vời của Hồ Chí Minh. Mặc dù ngay từ đầu chúng ta đã tỏ rõ thái độ là “không ủng hộ nhưng cũng không phê phán "cách mạng văn hóa” nhưng ban lãnh đạo Trung Quốc (chủ yếu là phái tạo phản) vẫn không ngừng yêu cầu chúng ta chí ít cũng phải có sự ủng hộ về dư luận. Để giải toả vấn đề, Bác Hồ đã có một cử chỉ tuyệt vời nữa Ngày 26 tháng 12 là sinh nhật của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Đúng ngày 26/12/1967 trên trang đầu và ở vào vị trí trang trọng của Nhân dân nhật báo Trung Quốc đã đăng mấy dòng chữ viết tay bằng chữ Hán của Bác chiếm chỗ khoảng bằng một danh thiếp: “Kính chúc Mao Chủ tịch vạn thọ vô cương”. 26/12/1967. Hồ Chí Minh”. “Vạn thọ vô cương” là mấy từ mà các tiểu tướng Hồng vệ binh Trung Quốc hồi đó thường xuyên hô lớn tại bất kỳ cuộc họp nào, nhất là trong dịp được Chủ tịch Mao tiếp kiến, nay Hồ Chí Minh cũng dùng nó để chúc thọ "người cầm lái vĩ đại" thì còn có sự ủng hộ nào bằng. Sức ép hầu như không còn! Nhân dịp này tôi muốn nói thêm: người Việt Nam luôn luôn tôn trọng vai trò nước lớn của Trung Quốc và mong sống bình yên hoà thuận với người láng giềng khổng lồ này. Trong quá trình xây dựng bảo vệ và phát triển đất nước, chúng tôi đã đang và sẽ không bao giờ gây cản trở cho các bạn hoặc đi với người khác để làm phiền các bạn. Chúng tôi chỉ có một yêu cầu, xin các bạn hãy để cho chúng tôi được yên, đừng ép buộc chúng tôi phải theo ý các bạn. Trong quan hệ hai nước hiện nay đang nổi lên vấn đề biển, đảo. Giải quyết vấn đề này rất khó nhưng không phải là không có biện pháp. Rất khó là nếu cả hai cứ khăng khăng ý mình, còn chìa khoá để giải quyết vấn đề là cả hai đều phải tỉnh táo kiềm chế và có sự nhân nhượng lẫn nhau đúng mức. Phương châm là “không thể để Biển Đông nổi sóng” . Dương Danh Dy (tuanvietnam.net)Một ngày thu tháng chín năm 2009 Lưu ý: sau khi Bác Hồ mất về cơ bản ban lãnh đạo Đảng ta vẫn duy trì được quan hệ với Trung Quốc. Nhưng từ đầu những năm 70, những bất đồng giữa hai bên đã dần gay gắt lên. Dịp khác xin đề cập. "
  15. Chào các Cô Chú cùng các Anh Chị trong diễn đàng. Tiểu Bảo tham gia diễn đàng cũng được một thời gian mà do chức năng post bài bị lỗi, nên lâu nay Tiểu Bảo chỉ đọc, tham khảo các ý kiến đa chiều về các vấn đề thời sự trên diễn đàng. Về vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa, Tiểu Bảo cũng có đôi quan điểm muốn trao đổi. Chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa thuộc nước nào thì đại đa số những người hiểu biết lịch sử đều biết là của Việt Nam chúng ta, điều này là không thể trối cãi. Nhưng do nhiều lý do, hoàn cảnh khách quan nên chúng ta không thể giữ hay bị các thế lực khác xâm chiếm. Như trận chiến Hoàng Sa năm 1974, một trận thua của Việt Nam Cộng Hòa mà làm ta đau lòng. Sau chừng đó năm, bây giờ khi kinh tế, quân sự đủ mạnh, Trung Quốc đã bộc lộ tham vọng nuốt trọn, hợp thức hóa quyền lợi ở biển Đông bằng mọi cách,và các thủ đoạn. Có câu "công lý thuộc về kẻ mạnh", dường như Trung Quốc đã và đang áp dụng câu nói này cho mọi vấn đề cần giải quyết trên trường Quốc Tế, cho dù ta có đây đủ các bằng chứng từ xa xưa để chứng minh chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa nhưng thực tế một điều ta chấp nhận là tiếng nói cũng như sự ảnh hưởng kinh tế, văn hóa, quân sự của chúng ta đối với thế giới chưa đủ mạnh như Trung Quốc nên chúng ta luôn gặp khó khăn khi phát ngôn, phản đối những hành động xâm lược, cướp bọc của Trung Quốc. Theo ý kiến Tiểu Bảo do hoàn cảnh hiện tại, cùng với các điều kiện khách quan thì giờ cách hay nhất là chúng ta là đa phương hóa, Quốc Tế hoá vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa, một măt chúng ta vân động hàng lang với dư luận Quốc Tế và với cả Trung Quốc. Với Quốc tế chúng ta cần công khai các bằng chứng về Hoàng Sa - Trường Sa cũng như phát huy các hiệp định biển mà các nước đã ký, và khi có va chạm, xâm lấn chủ quyền chúng ta công khai bằng chứng cho dư luận trong và ngoài nước đánh giá, ta đã làm gì và Trung Quốc đã xâm lấn, vi phạm thê nào. Đối với Trung Quốc, chúng ta cần nói rõ quan điểm của chúng ta, dù chúng ta yếu, chưa đủ mạnh, thua nhiều phương diện nhưng quan điểm đối với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đó là điều không thể thương lượng và nhượng bộ. Khách quan mà nói thì nhân dân Trung Quốc đã giúp chúng rất nhiều trong những năm chống Mỹ, lương thực cũng như quân sự nhưng các bác Trung Quốc đừng vì những gói viện trợ đó mà có thể đánh đổi chủ quyển biển đảo của chúng ta. Thật sự mà nói thì những gói việc trợ trong những năm kháng chiến chống Mỹ đó không những cho ta mà còn vì lợi cho các bác Trung Quốc, các bác Trung Quốc cũng biết nếu lỡ kháng chiến chống Mỹ chúng ta không thành công, và chúng ta, bán đảo Đông Dương trở thành một đồng minh, bàn đạp của Mỹ thì các bác chắc ăn ngủ không yên vì phái bắc, đông bắc có Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, phái Tây thì có Ấn Độ, giờ phía Nam cũng bị vây, kiềm kẹp thì sau này không biết các bác vuơng mình để " nhất thống thiên hạ" thế nào. Vấn đề này Tiểu Bảo thấy nói chắc không bao giờ hết. Nhưng Tiểu Bảo thấy cho dù vận số hay thời thế thế nào thì lịch sữ mấy ngàn năm đã chứng minh, mặc cho bị đồng hóa, độ hộ trăm năm, ngàn năm thì người Việt Nam chúng ta vẫn là người Việt Nam chúng ta, dòng máu chảy trong người chúng ta vẫn là dòng máu Lạc Hồng 4000 năm Văn Hiến .