phamhung

Lớp Địa Lý Lạc Việt
  • Số nội dung

    2.356
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    39

Everything posted by phamhung

  1. Chưa ăn thua gì đâu Longphibaccai ơi. mới có 7.4 độ dích te thôi mừ. Hì
  2. Nhân ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10, Phamhung xin gửi tới Sư mẫu cùng toàn thể chị em Phụ nữ diễn đàn nhà ta lời chúc Sức khỏe, niềm vui, thành công và Hạnh phúc!
  3. Chúc mừng gia đình cháu bé đã hữu duyên với thày Mạnh Đại Quân để trở về với cuộc sống bình thường.
  4. Bão mạnh cấp 8 trên biển Đông Ngày 6/10, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão Aere và có khả năng ảnh hưởng về vùng Bắc và Trung Trung Bộ của Việt Nam. Áp thấp nhiệt đới gần biển Đông Trung tâm dự báo khí tượng và thủy văn Trung ương cho biết, lúc 10h, bão trên khu vực đông bắc biển Đông, với sức gió mạnh nhất 75 km/h, tương đương cấp 8. Với vận tốc 20-25 km/h, hướng tây tây bắc, bão sẽ tiếp tục mạnh thêm, ngày 7/10, bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 650 km về phía đông bắc, cường độ gió tăng thêm một cấp, mạnh nhất 90 km/h. Ngày 8/10, bão, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550 km về phía đông bắc với sức gió mạnh nhất 100 km/h (cấp 10). Đường đi của bão lúc 2h theo dự báo của Trung tâm khí tượng và thủy văn Trung ương. Ảnh: NCHMF. Tiếp đó, bão còn tiếp tục mạnh lên, đến 8/10, bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550 km về phía đông bắc, sức gió mạnh nhất 100 km/h (cấp 10). Hoàn lưu bão khiến vùng biển phía bắc khu vực bắc biển Đông có gió mạnh cấp 8. Ngoài ra do hoạt động của gió mùa tây nam, khu vực giữa và nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa giông kèm gió giật mạnh, sóng biển 1,5 đến 2,5 m. Đài Hong Kong dự báo hướng đi của bão. Ảnh: HKO Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai có công điện yêu cầu tỉnh thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa thông báo cho tàu thuyền biết vị trí và diễn biến của bão để chủ đồng phòng tránh. Vùng nguy hiểm trong 24h tới được xác định là vùng biển giới hạn bởi phía bắc vĩ tuyến 19 và phía đông kinh tuyến 115. Các bộ ngành cần sẵn sàng lực lượng để kịp thời ứng cứu Đây là cơn bão số 6 xuất hiện trên biển Đông trong năm. Các chuyên gia nhận định từ nay đến cuối năm còn khoảng 2-3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam, khu vực chịu tác động là từ Trung Bộ trở vào. Phạm Hương
  5. Năm 2016 Thủy tai tăng nặng (Sư phụ ơi, mấy nay có bão lớn quá vậy có được coi là dự báo của Sư phụ về thiên tai đáng kể và con người thấy nhỏ bé trước thiên nhiên mà sư phụ đã dự báo không ạ?) (Vitalk) Cảnh tượng ngập lụt, đổ nát kinh hoàng sau bão tại siêu đô thị Busan của Hàn Quốc, chẳng khác gì Thảm họa Sóng Thần!!! Ngày 5/10 cơn bão đã quét qua đảo Jeju của Hàn Quốc, gây mưa lớn và ngập lụt nặng nề. Nhiều chuyến bay đã phải hủy và hơn 25,000 hộ gia đình trên đảo đã bị cắt điện. Tại Busan, bão lũ cũng gây nên những thiệt hại nặng nề. Thành phố đã phải đóng cửa hơn 900 trường học và người dân được cảnh báo nên ở trong nhà. Xem những hình ảnh kinh hoàng sau trận bão tại thành phố Busan, Hàn Quốc: https://www.youtube.com/watch?v=fLtBLyCNTbI
  6. Đến tận cuối nhiệm kỳ, Tổng thống Obama cũng không “nương tay” với Trung Quốc 30/09/2016 (Thế giới) - Quân đội Mỹ đang triển khai việc đưa những vũ khí tối tân nhất của nước này vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn 3 của chiến lược tái cân bằng châu Á của Mỹ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông Ashton Carter tuyên bố vào hôm thứ Năm. >> Cuộc khẩu chiến Trung Quốc - Singapore vì bài báo về Biển Đông >> Biển Đông: Trung Quốc cảnh báo láng giềng "đừng đùa với lửa" >> Ông Duterte tố cáo Trung Quốc đứng sau vấn nạn ma túy tại Philippines >> Ba ngư dân Trung Quốc chết sau khi đụng độ Cảnh sát biển Hàn Quốc >> Ba ngư dân Trung Quốc chết khi đối đầu cảnh sát biển Hàn Quốc Theo Carter, Bộ Quốc phòng đang gửi vũ khí tiên tiến nhất của mình cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm F-22 và F-35 máy bay chiến đấu, tàu khu trục tên lửa dẫn đường DDG-1000 và máy bay ném bom chiến lược, và Hoa Kỳ sẽ dành 16 tỷ đô la trong 5 năm tiếp theo để phát triển máy bay tiếp nhiên liệu tầm xa KC-46A Pegasus tại châu Á. Bộ Quốc phòng cũng đang đầu tư hơn 21 tỷ USD để phát triển hệ thống máy bay ném bom tàng hình tiếp theo, Northrop Grumman B-21 Raider, và chính quyền ông Obama cũng đang gia tăng ngân sách cho những vũ khí dưới biển có khả năng hoạt động trong vùng nước nông, Carter nói. “Chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cao lợi thế quân sự của nước Mỹ, vì vậy chúng tôi vẫn là quân đội mạnh nhất trong khu vực”, Carter nói trong một bài phát biểu trên tàu sân bay hạt nhân Carl Vinson tại San Diego, California. “Những khoản đầu tư lớn ở thời điểm hiện tại và tương lai sẽ giúp cho chúng tôi giữ được vị thế cao trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương và những nơi khác”. Đài VOA ngày 30/9 dẫn lời người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết, lĩnh vực quân sự của chiến lược tái cân bằng châu Á của Mỹ đang bước vào giai đoạn 3, trọng điểm là nâng cao và củng cố ưu thế quân sự của quân đội Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tiếp tục xây dựng khung an ninh khu vực bao dung và dựa trên các nguyên tắc đã xác định. Theo ông Carter, sau khi Tổng thống Barack Obama đưa ra chiến lược tái cân bằng năm 2011, trong giai đoạn 1, quân đội Mỹ chú trọng việc đưa thêm nhiều nhân viên và trang bị tới châu Á-Thái Bình Dương; năm 2015 khi bước vào giai đoạn 2 thì tập trung nâng cao chất lượng trang bị vũ khí và nỗ lực tăng cường cũng như mở rộng quan hệ đồng minh, đối tác ở khu vực này. Bước vào giai đoạn 3, ông Carter nhấn mạnh quân đội Mỹ sẽ củng cố và phát triển các thành quả đã đạt được trong giai đoạn 2 và đưa thêm nhiều trang bị vũ khí tiên tiến nhất tới châu Á-Thái Bình Dương. Đặc biệt, ông Carter tiết lộ quân đội Mỹ còn nắm trong tay những loại vũ khí mới mà người ngoài không tưởng tượng được và chúng sẽ được đưa tới sử dụng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết thêm, mục đích của chiến lược tái cân bằng châu Á là bảo đảm hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, giúp tất cả các nước, gồm cả Trung Quốc có cơ hội phồn vinh thịnh vượng. Do vậy, Mỹ không thể chấp nhận một số hành động của Trung Quốc ở vùng biển xung quanh, nhưng sẽ nỗ lực cùng quân đội Mỹ giảm thiểu rủi ro đến từ sự hiểu nhầm hay phán đoán sai lầm thông qua đối thoại. Đây có thể coi là một trong những động thái quân sự cuối cùng của ông Obama ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương để kiềm chế sự ngang ngược và bành chướng lãnh thổ trái phép của Bắc Kinh. Có thể thấy dù chưa đầy 2 tháng nữa ông Obama sẽ mãn nhiệm 8 năm cầm quyền tuy nhiên, ông vẫn nuôi tham vọng “đánh bại” Trung Quốc cho đến tận phút chót. (Theo Báo Phụ Nữ)
  7. Phamhung xin: CHÚC MỪNG SINH NHẬT SƯ PHỤ THIÊN SỨ KÍNH CHÚC SƯ PHỤ LUÔN MẠNH KHỎE, MAY MẮN, THÀNH CÔNG VÀ HẠNH PHÚC
  8. Con thì tin là sẽ có một cái gì đó và ở đâu đó không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống như SP nói nhưng chưa hiểu nó là cái gì. Hic Quẻ của con là: giờ Thân ngày 23/8/2016 quẻ Hưu Xích khẩu ạ.
  9. Vào nhà người khác xong rùi tuyên bố ai vào tiếp sau đó là bắn thì gọi là gì nhể? Các bạn Nhật bản sợ chưa? vào là bắn đấy. Hì ================================ Biển Đông: Nếu Nhật tiến vào 12 hải lý, TQ sẽ có "biện pháp mạnh" Lưu Bình | Nhiều quan chức, chuyên gia Trung Quốc đồng loạt lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh áp dụng các biện pháp mạnh để chống lại việc Mỹ-Nhật tuần tra chung ở Biển Đông. (Ảnh minh họa) Nhân Dân Nhật Báo ngày 21/9 đưa tin, chuyên gia quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng hải quân về hưu Doãn Trác nói rằng nếu tàu chiến của Mỹ, Nhật Bản tiến vào phạm vi 12 hải lý của các đảo và rạn san hô (bị Trung Quốc chiếm trái phép-PV) ở Biển Đông thì quân đội Trung Quốc "sẽ có biện pháp cứng rắn". Nếu Nhật chỉ tiến hành tuần tra chung với Mỹ ở phạm vi vùng biển quốc tế nằm trong "Đường chín đoạn" (yêu sách chủ quyền do Trung Quốc áp đặt ở Biển Đông nhưng đã bị Tòa trọng tài thường trực The Hague bác bỏ-PV), tướng Doãn thừa nhận tàu thuyền các nước có thể tự do đi lại, bao gồm quyền tự do bay trên không phận của khu vực. "Nếu Nhật-Mỹ tiến hành tuần tra chung, chúng tôi sẽ tiến hành theo dõi và giám sát, đây là một hành vi vô cùng không thân thiện với Trung Quốc, nhưng chúng tôi không cho rằng đây là một hành động chiến tranh," Doãn nói với Nhân dân Nhật báo. Tuy nhiên, tướng "diều hâu" này lớn tiếng đe dọa nổ súng nhằm vào tàu Nhật: "Nếu Nhật Bản và Mỹ tiến vào phạm vi 12 hải lý của các đảo và các rạn san hô ở Biển Đông, đó lại là một vấn đề khác. Nếu họ tiến vào vùng biển gần các rạn san hô và những khu vực có liên quan nằm phía trên không phận do chúng tôi quản lý (trái phép-PV), chúng tôi sẽ có biện pháp cứng rắn. Trong trường hợp phát sinh mâu thuẫn dẫn đến nổ súng, Nhật Bản phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho vấn đề này." Lời đe dọa của Doãn Trác được đánh giá là đại diện quan điểm của phần lớn giới quân sự Trung Quốc đối với tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada tại Mỹ hôm 15/9, trong đó bà khẳng định quân đội Nhật sẽ điều tàu chiến tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông cùng đồng minh. Tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN 74) của Mỹ cùng tàu tuần dương USS Mobile Bay (CG 53) tuần tra trên Biển Đông hôm 25/2/2016. (Ảnh: U.S. Navy) Trung Quốc sẽ leo thang quân sự ở cả biển Hoa Đông và Biển Đông Truyền thông Trung Quốc phổ biến nhận định, những thái độ và biểu đạt liên quan của bà Inada cho thấy Nhật Bản có thể bước qua "ranh giới đỏ" do Trung Quốc đặt ra trong vấn đề Biển Đông. Giám đốc viện nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, ông Cao Hồng trả lời tờ Thời báo Hoàn Cầu nói rằng Nhật Bản đang cố gắng can dự sâu trong vấn đề Biển Đông, thậm chí lựa chọn chiến lược nguy hiểm. "Nếu một người nào đó thách thức lợi ích và chủ quyền quốc gia (phi pháp-PV) của chúng tôi, người dân Trung Quốc sẽ không đồng ý, chính phủ Trung Quốc cũng sẽ không ngồi yên. Tương lai sẽ chứng minh rằng Nhật Bản phải trả giá cho lựa chọn sai lầm này," ông Cao cảnh cáo Nhật. Trả lời Đài phát thanh trung ương Trung Quốc (CNR), Doãn Trác cáo buộc động thái mới của Tokyo xuất phát từ cảm giác bất an của chính phủ Nhật. Doãn cho rằng, sau khi ông Rodrigo Duterte trở thành Tổng thống Philippines, những thái độ, quan điểm và chiến lược của Manila trong vấn đề Biển Đông đã được điều chỉnh, đẩy kế hoạch thiết lập "chiến tuyến" đối đầu Bắc Kinh của Mỹ-Nhật đến nguy cơ đổ vỡ. Tướng về hưu này nhận định Nhật Bản đang cố gắng hành động mạnh mẽ để thu hút và lôi kéo Mỹ tập trung trở lại vào các vấn đề liên quan đến Biển Đông, nhằm phục vụ lợi ích của Nhật là giảm sức ép trong tranh chấp với Bắc Kinh ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tướng "diều hâu" Trung Quốc Doãn Trác. (Ảnh: Chinanews) Chuyên gia quân sự Trung Quốc, Đại tá Đỗ Văn Long nói trên đài truyền hình CCTV rằng Bắc Kinh phải có một loạt các biện pháp đáp trả Mỹ-Nhật tuần tra chung. "Mục đích cơ bản của Nhật là liên kết các vấn đề ở biển Hoa Đông với Biển Đông, khiến cho hai vùng biển này nóng lên. Bằng cách chủ động tấn công và phản công mạnh mẽ, chúng ta sẽ hạ nhiệt ở cả hai vùng biển, làm Nhật không đạt được mục đích chiến lược," Đỗ nói. Theo ông này, quân đội Trung Quốc sẽ theo dõi chặt chẽ hành động của tàu chiến Nhật trên Biển Đông và triển khai hàng loạt hoạt động tập trận quy mô lớn với mục tiêu là Nhật để gây sức ép lên Tokyo.
  10. Người dân bì bõm trong biển nước ở Huế Cơn mưa chiều 21/9 khiến nhiều tuyến phố ở Huế biến thành sông, có nơi nước dâng đến 70cm, người dân phải đặt xe máy lên thuyền hoặc dắt bộ về nhà. Mưa lớn suốt 3 giờ đồng hồ khiến nhiều tuyến đường ở thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế) bị ngập sâu. Trên phố Đống Đa, Lê Hồng Phong, Nguyễn Trãi... nước ngập quá nửa mét, việc đi lại gặp khó khăn. Đây là trận ngập lụt đầu tiên tại Huế vào năm nay. Nhiều tuyến phố bỗng biến thành sông. Nhiều người loay hoay sửa xe bị nước ngập vào ống xả bằng việc dốc ngược, lau bugi, nhưng cũng chỉ đi được thêm một đoạn, gặp chỗ nước sâu, xe lại chết máy. Trường học mênh mông nước khiến việc đưa đón học sinh gặp khó khăn. Trong khuôn viên ĐH Y dược Huế, nước ngập hết sân trường. Dịch vụ dùng ghe chở xe máy được nhiều người dân cố đô sử dụng để qua những đoạn ngập sâu. Nhà dân bị nước tràn vào, phải cất vội đồ đạc. Bên trong một quán ăn, nước chảy xối xả. Chiều tối, nhiều người đành chấp nhận dắt xe để có thể về nhà. Đến khuya, Huế đã ngớt mưa, nước tại nhiều khu vực đã rút. Clip: Nguyễn Văn Linh
  11. Samurai Nhật “tuốt kiếm” ở Biển Đông, Trung Quốc ngồi trên lửa VietTimes -- Nhật Bản tham gia vào Biển Đông thì tình hình phức tạp hơn nhiều so với việc Mỹ đơn phương ứng phó Trung Quốc. Hải quân Mỹ mạnh nhất thế giới không cần Nhật Bản giúp sức, ngược lại việc Nhật Bản xin nhập đội làm Mỹ rơi vào một hoàn cảnh chiến lược mới. Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa, và xung đột có thể leo thang. Nhật Bản sẽ can dự mạnh hơn vào Biển Đông bất chấp đe dọa của Trung Quốc Biển Đông là tuyến đường hàng hải đặc biệt quan trọng với Nhật Bản, vì thế quay trở lại Biển Đông luôn nằm trong chiến lược lâu dài của Nhật Bản, theo đó Nhật Bản muốn cho thế giới biết: sau 70 năm thảm bại trước Mỹ trong cuộc chiến tại vịnh Leyte (10/1944), cuối cùng Nhật Bản đã trở lại. Chắc chắn, tuyên bố “sẽ đẩy mạnh tuần tra chung với Mỹ tại Biển Đông” của nữ Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada trong chuyến thăm Washington ngày 15/9 vừa qua đã gây áp lực lớn cho giới chức cấp cao Trung Quốc. Nhận định về sự kiện này, trong bài “Nhật Bản quay trở lại Biển Đông, thách thức trí tuệ Bắc Kinh” trên Bloomberg, tác giả Lâm Hằng Sinh cho rằng, động thái khá dè đặt của chức cấp cao Trung Quốc sau phát biểu của bà Tomomi Inada cho thấy Bắc Kinh đang đau đầu tính toán về những nguyên nhân phía sau hành động của Nhật Bản. Theo bài biết, thực tế, lực lượng hải quân thống trị thế giới của Mỹ hiện nay không cần Nhật Bản giúp sức, ngược lại chính Nhật Bản nhập cuộc đã kéo Mỹ vào một hoàn cảnh chiến lược mới, khiến tình hình Biển Đông phức tạp hơn nhiều so với việc Mỹ đơn độc kiềm chế Trung Quốc. “Đường sinh mệnh” của Nhật Bản Xưa nay phía tây và nam Thái Bình Dương đặc biệt quan trọng với Nhật Bản, người Nhật gọi khu vực này là “đường sinh mệnh”: tuyến đường hàng hải quan trọng để vận chuyển dầu mỏ và hàng hóa từ vùng Trung Đông đi qua eo biển Malacca vào Biển Đông, lên phía bắc vào biển Hoa Đông để đến Nhật Bản. Vì thế, thời Thế chiến thứ Hai, cùng việc tấn công Hong Kong, Nhật Bản cũng khống chế tuyến đường biển tại các nước Philippines, Malaysia và Singapore để quét mọi chướng ngại trong hoạt động vận tải thương mại đường biển. Trong Thế chiến thứ Hai, chiến trường châu Âu là chiến trường của lục quân và không quân, còn chiến trường châu Á thì có thêm cả hải quân. Cuộc chiến trên biển là ván cờ giữa Mỹ và Nhật, từ trận Trân Châu Cảng cho đến trận Midway là những nước cờ quan trọng trong cuộc đọ sức Mỹ - Nhật thời Thế chiến thứ Hai. Nhưng trận hải chiến khốc liệt nhất nằm ở vịnh Leyte vào tháng 10/1944. Trận chiến 3 ngày 4 đêm này bùng nổ từ phía đông đảo Luzon (Philippines) lan rộng trong phạm vi 600 – 1.000 hải lý, được xem là trận hải chiến quy mô lớn nhất trong lịch sử. Kết quả quân Mỹ đại thắng: 26 tàu chiến Nhật Bản bị phá hủy, trong đó có 4 hàng không mẫu hạm, 3 tàu chiến đấu, nhiều tàu tuần tra và khu trục, tử trận hơn 10.000 quân. Còn quân Mỹ cũng bị phá hủy 6 tàu chủ lực, 3 hàng không mẫu hạm, số lính tử trận khoảng 3.000 người. Sau trận đánh Mỹ đã thiết lập được vị thế tại nam Thái Bình Dương, dần áp sát những đảo chính của Nhật Bản, cuối cùng dùng hai quả bom nguyên tử hạ gục Nhật Bản, sau đó Mỹ hoàn toàn làm chủ tại Biển Đông. Tàu sân bay Stennis của hải quân Mỹ và tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật Bản tập trận trên biển Chiến hạm Hải quân Nhật Bản thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam Sau khi Mỹ đánh bại Nhật Bản đã trở thành siêu cường duy nhất thống trị tây và nam Thái Bình Dương, ngay cả Liên Xô hùng mạnh trong thời Chiến tranh Lạnh cũng không đám đụng vào địa bàn của Mỹ, chỉ có những động thái âm thầm với Ấn Độ tại Ấn Độ Dương. Như vậy, nam Thái Bình Dương là vùng biển chiến lược quan trọng và tất yếu phải xảy ra tranh giành, lịch sử 70 năm trước đã thế và ngày nay cũng khó thay đổi! Biển Đông nóng bỏng Câu hỏi đặt ra: Đây là đề nghị đơn phương của Nhật Bản hay do Mỹ đứng sau? Lâm Hằng Sinh cho rằng, thực ra, mong muốn tuần tra chung với Mỹ tại Biển Đông đã được người Nhật đưa ra từ lâu, trước thời bà Tomomi Inada lên nắm quyền. Hiện nay cuộc chiến tranh Trung – Mỹ trên Biển Đông chưa thể nổ ra một phần vì hai nước hiện đều là cường quốc vũ khí hạt nhân, hai bên đều hiểu trong trạng thái “đối kháng hòa bình” hiện nay, nếu không có cơ chế đối thoại thường trực thì chuyện nhỏ sẽ dễ dàng biến thành chuyện lớn. Vì thế trong hơn thập niên qua, Trung – Mỹ đã nỗ lực xây dựng cơ chế kết nối liên lạc nhằm giảm thiểu hiểu lầm lẫn nhau khiến tình hình leo thang nguy hiểm. Trong vấn đề này, giữa Trung Quốc và Nhật Bản còn rất hạn chế, dễ rơi vào tình trạng căng thẳng nguy hiểm khó lường. Eo biển Malacca là vùng biển từng có tàu cướp biển hoành hành, năm 2007 Nhật Bản đã cử tàu tham gia tập trận chống cướp biển cùng nhiều nước tại khu vực. Theo lý, nếu vừa qua Nhật Bản đưa ra ý kiến vì muốn bảo vệ tàu chở hàng hóa thì rất khó để các nước phản đối. Tuy nhiên, lực lượng tham gia trước đây là tuần duyên (Japan Coast Guard), còn hiện nay rất có thể là lực lượng phòng vệ biển/hải quân (Japan Maritime Self-Defense Force). Ở mức độ nhất định, việc hải quân Nhật Bản quay lại khu vực sau 70 năm hải chiến Thái Bình Dương mang ý nghĩa quan trọng, hoàn toàn khác chuyện tập đánh cướp biển. Có thể nói, Biển Đông hiện nay đã trở thành khu vực nóng bỏng với sự tham gia của lực lượng nhiều nước: Mỹ, Trung, Nhật, Nga, cộng thêm những nước xung quanh vùng như Việt Nam, Malaysia, Singapore, Philippines. Sau chiến lược xoay trục Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, Trung Quốc cũng tập trung tăng cường thế lực tại Biển Đông. Tình hình khiến nhiều người khẳng định “chiến tranh Trung – Mỹ là tất yếu”. Quả thực nếu suy tính xác suất thì đây là cuộc chiến khó tránh, vấn đề chỉ là khi nào xảy ra mà thôi. Hiện nay hai nước Trung – Mỹ đang tìm cách kiềm chế giằng co nhau, nhưng “điểm nhấn đen” với chuyến thăm Mỹ của bà Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada khiến tình hình Biển Đông như thêm mây mù kéo đến trong cơn giông tố. Cho dù giới chức cấp cao của Mỹ hiện nay chưa tuyên bố công khai “tuần tra chung”, nhưng người phát ngôn hải quân Mỹ đã cho biết “hoan nghênh Nhật Bản mở rộng hoạt động tại Biển Đông”. Đầu năm nay Nhật Bản sửa “Luật An ninh Hòa bình”, sau khi sửa gọi là “Luật An ninh mới”, theo đó Nhật Bản có “quyền tự vệ tập thể”. Với luật mới, cho dù Nhật Bản không bị tấn công, nhưng Nhật Bản có thể hỗ trợ quân sự cho đồng minh. Như vậy, trong hoàn cảnh quan hệ Trung – Nhật hiện nay, một khi Nhật Bản tham gia vào Biển Đông thì tình hình phức tạp hơn nhiều so với việc Mỹ đơn phương ứng phó Trung Quốc. Thực tế, hải quân Mỹ mạnh nhất thế giới không cần Nhật Bản giúp sức, ngược lại việc Nhật Bản xin nhập đội làm Mỹ rơi vào một hoàn cảnh chiến lược mới: bị xem là “liên kết với Nhật Bản thách thức Trung Quốc”, tình hình có thể làm Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa, và xung đột có thể leo thang. Nhật Bản muốn khẳng định “đã quay trở lại” Thời Thủ tướng Nhật Bản Yasuhiro Nakasone thập niên 1980 đã nổi lên vấn đề “Quyết toán chính trị thời hậu chiến”, vì nhận thấy Nhật Bản bị Mỹ kìm kẹp sau phán quyết của Tòa án Chiến tranh Tokyo. Khi đó trong xã hội Nhật Bản nổi lên làn sóng kêu gọi Nhật Bản phải làm mới lại chính sách phòng vệ và ngoại giao theo hướng độc lập tự chủ. Năm 1991 nổ ra cuộc chiến vùng Vịnh, Mỹ đưa nhiều quân tham chiến, khi đó thông tin chỉ ra Tổng thư ký Ichiro Ozawa của đảng LDP đã đến văn phòng của Thủ tướng Toshiki Kaifu và yêu cầu gửi quân tự vệ tham chiến. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc Năm 1993, trong kế hoạch cải cách Nhật Bản, ông Ozawa Ichiro lần đầu tiên đề nghị Nhật Bản phải trở thành một “quốc gia bình thường”, theo đó muốn sửa Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản, ủng hộ quyền tự vệ hợp pháp của Nhật Bản. Vấn đề kéo dài đến thời của Thủ tướng Shinzo Abe hiện nay. Theo Lâm Hằng Sinh, kế hoạch “Mỹ - Nhật tuần tra chung” của Tomomi Inada hiện nay mang hình bóng quan điểm của Ichiro Ozawa, nhưng có phần cứng rắn hơn cả Yasuhiro Nakasone và Ichiro Ozawa trước đây. Như vậy, kế hoạch này là toan tính từ lâu của người Nhật, một khi Nhật Bản tham gia vào Biển Đông sẽ không đơn giản tuần tra xong rồi đi về, vì Nhật Bản có lợi ích rất lớn tại vùng biển này, và đã bỏ rất nhiều công sức. Tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Nam Á ở Lào vừa qua, Thủ tướng Abe đã hội kiến Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, tuyên bố sẽ cung cấp cho Philippines hai tàu tuần tra cỡ lớn, đưa tổng số tàu mà Nhật Bản cung cấp cho Philippines lên 10 tàu. Hiện nay Nhật là nước cung ứng vũ khí chủ yếu cho Philippines. Ông Abe cũng nhấn mạnh, Nhật Bản đã “chuẩn bị hợp tác khu vực trên phạm vi rộng hơn”, cho thấy tham vọng của người Nhật tại đây luôn mạnh mẽ thường trực. Lâm Hằng Sinh nhận định, việc giới chức cấp cao Trung Quốc khá dè đặt sau phát biểu của bà Tomomi Inada cho thấy có thể Bắc Kinh đang đau đầu về nguyên nhân phía sau hành động của Nhật Bản: một là, Nhật – Mỹ phối hợp để ép Bắc Kinh vào khuôn khổ; hai là, đây chỉ là hành động tự ý của phe cánh hữu Nhật Bản; ba là, Nhật Bản muốn dựa Mỹ để một lần nữa quay lại Biển Đông. Trong đó khả năng thứ ba là nguy hiểm nhất. Vì nếu trong hai trường hợp đầu thì mọi thứ nằm trong kiểm soát của Washington, còn trường hợp thứ ba nghĩa là việc quay trở lại Biển Đông nằm trong kế hoạch mang tính chiến lược dài hạn của Nhật Bản, theo đó Nhật Bản muốn cho thế giới biết rằng sau 70 năm cuối cùng Nhật Bản đã trở lại. Đoàn Thanh
  12. Đã lâu lắm rồi trang mục này mới lại được khuấy động, cám ơn bác Huy!
  13. hay quá Tuấn Dương ạ, cám ơn Tuấn Dương vì đã đưa bài về đây.
  14. Dạ con cám ơn Sư phụ ạ, con xin được tham gia học các lớp do Sư phụ dạy để hiểu rõ, hiểu xâu hơn nữa cách mà Sư phụ phân tích một sự vật, hiện tượng, vì cái này con vẫn còn mù mờ lắm ạ. Con đã copy và in ngay toàn bộ nội dung Sư phụ phân tích "Kim Long đằng phi.." từ hồi đó rồi ạ, chỉ tội nhiều điểm con vẫn còn chưa hiểu lắm. huhu khi nào SP ra Hà nội SP giảng giải giúp con hiểu rõ với nhé.
  15. Quan trọng nhất là tầm quan sát toàn cảnh (giống kiểu Thượng đế đứng trên giời ngó xuống trái đất), khả năng tư duy, nắm bắt thông tin xuyên suốt qua nhiều thập kỷ... kết hợp với khả năng toán quẻ, luận quẻ ... Phamhung hiểu thế không biết có đúng không Sư phụ? Hì
  16. Điều này Cụ Thiên Sứ cũng đã cảnh báo từ lâu lắm rồi. Nếu xảy ra chiến tranh Mỹ- Trung hậu quả sẽ thảm khốc chưa từng có Thanh Minh Thứ Tư, ngày 03/08/2016 17:00 PM (GMT+7) (Dân Việt) Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cho rằng Bắc Kinh phải chuẩn bị cho một cuộc “chiến tranh nhân dân trên biển” vì những mối đe dọa đến từ biển. Tân Hoa Xã ngày 2.8 dẫn lời ông Thường nói trong chuyến thị sát đến tỉnh Chiết Giang, nhấn mạnh các mối đe dọa đến từ biển có khả năng tác động mạnh mẽ nhất tới an ninh quốc gia của Trung Quốc. Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Tòa Trọng tài ra phán quyết cuối cùng, bác bỏ những cơ sở mà Trung Quốc dựa vào để đòi chủ quyền phi lý trên Biển Đông cũng như bác bỏ giá trị của những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi lấp trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong khi đó, một báo cáo chi tiết của tập đoàn RAND nêu lý do tại sao một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ nếu xảy ra sẽ rất thảm khốc. Một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cả hai bên, nhưng ở tình hình hiện tại, Bắc Kinh sẽ gánh chịu thương vong nặng nề hơn. Trang mạng TheNationInterest cho rằng, mặc dù chiến thuật chống tiếp cận mà Trung Quốc lập ra hay còn được biết đến với tên gọi A2/AD, khả năng sẽ tiếp tục được cải thiện và sẽ mang lại những lợi ích cho Bắc Kinh vào năm 2025, song Trung Quốc vẫn sẽ bị thiệt hại hơn Washington ngay cả ở giai đoạn đó nếu chiến tranh thực sự xảy ra. Chiến thắng cho cả hai bên rất khó để nắm bắt nhưng xung đột có thể biến thành đổ máu. "Khi lợi thế quân sự giảm, Mỹ sẽ ít tự tin rằng một cuộc chiến tranh với Trung Quốc sẽ phù hợp với kế hoạch của mình," các tác giả báo cáo gồm David C. Gompert, Astrid Cevallos và Cristina L. Garafola nhận định. "Với việc cải thiện khả năng quân sự của Trung Quốc, đặc biệt là chiến thuật chống tiếp cận, điều đó có nghĩa là Mỹ sẽ không thể kiểm soát được mọi hoạt động nhằm phá hủy thế phòng thủ của Trung Quốc, và đạt được thắng lợi cuối cùng nếu chiến tranh xảy ra." TheNationInterest dẫn báo cáo cho biết, một cuộc chiến tranh với Trung Quốc hiện nay và trong tương lai có thể sẽ xảy ra trên biển và trên không, nhưng khả năng không gian mạng và trong không gian sẽ đóng một vai trò đáng kể. Các nhà nghiên cứu RAND cho rằng, nếu cuộc chiến xảy ra sẽ có thể lôi kéo nhiều nước phương Tây tham gia và lúc đó khu vực Thái Bình Dương sẽ trở thành một “vùng chiến sự”, với những hậu quả kinh tế nghiêm trọng. Báo cáo cho biết, không chắc rằng vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng, bởi cả đôi bên đều biết rõ rằng tổn thất để lại sẽ cực kỳ nghiêm trọng. Hơn nữa, trong khi nghiên cứu của RAND mặc nhiên cho rằng Mỹ sẽ tấn công nặng nề tại Trung Quốc đại lục, các nhà nghiên cứu không cho rằng Bắc Kinh sẽ tấn công vào lãnh thổ Mỹ ngoại trừ thông qua các cuộc tấn công không gian mạng. "Chúng tôi cũng giả định rằng Trung Quốc sẽ không tấn công lãnh thổ Mỹ, ngoại trừ qua không gian mạng. Ngược lại, Mỹ không thực sự rõ ràng nhưng các cuộc tấn công chống lại các mục tiêu quân sự ở Trung Quốc có thể được mở rộng", các tác giả báo cáo cho biết. Một cuộc chiến tranh Trung-Mỹ có thể xảy ra theo nhiều cách, bao gồm cả cuộc chiến tranh đẫm máu chớp nhoáng hoặc một cuộc chiến lâu dài và tàn phá dai dẳng. Hơn nữa, với tình hình hiện tại cùng với công nghệ hiện đại, cả hai bên đều có thể là nước tấn công phủ đầu đầu tiên. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh chớp nhoáng ở thời điểm hiện tại, tổn thất của Mỹ sẽ là đáng kể, nhưng thiệt hại của Trung Quốc có thể là một thảm họa, báo cáo nhấn mạnh. "Kể từ năm 2015, thiệt hại của Mỹ về mặt hải quân và không quân, bao gồm tàu ​​sân bay và căn cứ không quân trong khu vực, có thể là đáng kể, nhưng thiệt hại của Trung Quốc, bao gồm cả các hệ thống A2AD sẽ lớn hơn nhiều”, báo cáo cho biết. Tuy nhiên, vào năm 2025, khả năng quân sự của Trung Quốc rất có thể mở rộng để hạn chế những tổn thất. "Đến năm 2025, mặc dù, thiệt hại của Mỹ sẽ tăng do hệ thống A2AD của Trung Quốc được tăng cường để hạn chế những tổn thất của Trung Quốc, nhưng những tổn thất của Bắc Kinh vẫn sẽ lớn hơn so với Washington ", báo cáo cho hay. Trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh lâu dài, thì tổn thất của hai bên sẽ thảm khốc hơn và hậu quả là lực lượng quân đội của hai bên sẽ ở trong tình trạng hỗn độn. Trong bất kỳ trường hợp nào, chiến tranh sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng và thiệt hại kinh tế to lớn. Thật vậy, nó có thể làm cạn kiệt các khả năng quân sự của cả hai bên với một tốc độ chưa từng có. Bởi vậy, giới chuyên gia cho rằng, việc lớn tiếng kêu gọi chuẩn bị chiến tranh sẽ không mang lại kết cục tốt đẹp nào, mọi mâu thuẫn, tranh chấp cần phải giải quyết thông qua biện pháp hoà bình. (Theo Dân Việt)
  17. Hoàng Hạc đừng đưa hình như vậy, nên đưa vào http://photobucket.com/ để upload hình lên và copy đường link IMG về đây. như vậy mọi người sẽ nhìn thuận tiện hơn. Ví dụ: Mình đoán là bạn có khả năng về CNTT nên việc này không khó. bạn nên đo bằng la bàn xem đất nhà mình có hướng bao nhiêu độ? nhà của mình hướng bao nhiêu độ? đánh dấu chi tiết từng phòng ... càng chi tiết thì càng thuận tiện cho mọi người tư vấn.
  18. Đúng như Cụ Thiên sứ đã cảnh báo cách đây nhiều năm ------------------------------------- Người Nga bất an vì làn sóng đổ bộ của nông dân Trung Quốc Việc nông dân Trung Quốc ồ ạt kéo sang đất Nga đang tạo nên nhiều mối lo lắng cho giới chức và người dân nước này. Li Chengbin (trái) và con trai Li Xin đang làm việc trên cánh đồng mà họ thuê tại ngôi làng thuộc vùng Opytnoe, Nga. Ảnh: New York Times Ngồi trong cabin chiếc máy kéo thương hiệu Nga, ông Li Chengbin, một nông dân 62 tuổi đến từ Trung Quốc, đang xới tung các lớp đất để chuẩn bị cho đợt canh tác mới. Ông tỏ ra hứng khởi với cơ hội được sử dụng những mảnh đất màu mỡ thuộc vùng Viễn Đông của Nga hầu như không có người sinh sống này, theo New York Times. Li cho hay hồi ở Trung Quốc, cha con ông chưa bao giờ sở hữu một khu đất rộng tới hơn 300.000 m2 như tại Nga. Hầu hết những người nông dân Trung Quốc chỉ trồng trọt, chăn nuôi, trên các thửa đất rộng nhất là 8.100 m2. Khu đất ruộng của ông Li tại Trung Quốc thậm chí còn không được như vậy. "Ở Trung Quốc, nếu nắm trong tay mảnh đất rộng thế này thì tôi đã trở thành người nông dân có trang trại lớn nhất nước rồi", Li chia sẻ. Hai cha con ông mua máy kéo cùng nông cụ từ một hợp tác xã thời Liên Xô. Họ đã đàm phán thuê đất với một người phụ nữ địa phương chuyên kinh doanh bất động sản. Theo thỏa thuận, ông Li và con trai phải trả phí cho mọi hoạt động canh tác. Nỗi ám ảnh khôn nguôi Đối với những người Nga ở thủ đô Moscow và các thành phố phía tây, sự xuất hiện của nông dân Trung Quốc trên lãnh thổ nước này ở vùng Viễn Đông đang làm dấy lên những quan ngại về sự thống trị của Trung Quốc. Nỗi ám ảnh đó vẫn hiện hữu trong tâm trí rất nhiều người dân Nga dù mối quan hệ tổng thể giữa hai quốc gia đang nồng ấm lên, giới chuyên gia nhận định. Tuy nhiên, người dân và quan chức xứ Viễn Đông lại nhìn nhận xu hướng trên như một cơ hội tốt để phát triển những khu vực còn yếu kém mà chính quyền trung ương không chú ý‎ đến. "Người dân của chúng tôi vướng vào nhiều tệ nạn", bà Lyudmilla Voron, chủ tịch hội đồng địa phương vùng Opytnoe và các ngôi làng thuộc khu tự trị của người Do Thái, cho biết. "Họ uống rượu quá nhiều và rất lười nhác". Bà thừa nhận người dân Nga phải học hỏi rất nhiều từ nông dân Trung Quốc. Vị trí vùng Opytnoe. Đồ họa: New York Times Theo Voron, không có thống kê thực tế về số người Trung Quốc làm công toàn thời gian cho người Nga cũng như số người làm thời vụ hay số người làm việc trên chính nông trại do họ thuê. Nhưng một điều hiển nhiên chắc chắn là "số người Trung Quốc có mặt ở đây nhiều hơn người Do Thái", bà khẳng định. Với dân số vỏn vẹn 1.716 người, khu vực bà Voron quản lý chỉ còn lại hai gia đình Do Thái bởi rất nhiều người đã di cư đến Israel. Trong khi đó, hàng trăm người Trung Quốc đang sinh sống tại đây. Cô Maria, con gái bà Voron, phàn nàn rằng hiện có rất nhiều người Trung Quốc làm việc phi pháp và ngủ lại trên những cánh đồng. Song cô cũng phải ca ngợi tinh thần lao động của họ. "Người Trung Quốc làm việc một cách điên cuồng", cô nhận xét. Maria ấn tượng vì họ biết cách biến những vùng đất hoang thành khu canh tác màu mỡ. Song những người dân Nga khác ở địa phương, hầu hết làm nghề nấu rượu, tỏ ra kém nhiệt tình hơn và thường quở trách người Trung Quốc vì thức dậy quá sớm, dùng quá nhiều phân bón và lạm dụng canh tác. Chính quyền quận gần đây nhận được một clip do người dân ghi lại, quay cảnh một cánh đồng do nông dân Trung Quốc canh tác bị bao phủ bởi lớp chất hóa học màu đen. Maria cho hay nhà chức trách đã gửi đoạn clip trên đến văn phòng công tố để điều tra. Người Trung Quốc bắt đầu đổ đến các khu vực Viễn Đông dọc sông Hắc Long Giang để canh tác kể từ khi Liên Xô tan rã hồi năm 1991. Những dòng người di cư ồ ạt, thiếu kiểm soát đã làm dấy lên nhiều phong trào phản đối bắt nguồn từ các nhà hoạt động chính trị có tư tưởng dân tộc ở Moscow. Vladimir Zhirinovsky, một người dân sống trong vùng, đã yêu cầu trục xuất tất cả người nhập cư Trung Quốc khỏi khu vực Viễn Đông của Nga. Stanislav Govorukhin, một nhà làm phim, còn thực hiện hẳn một đoạn video với nội dung khuyến cáo rằng người Trung Quốc đang đổ bộ ồ ạt vào lãnh thổ Nga. Ông cũng viết một cuốn sách miêu tả viễn cảnh người Trung Quốc lấn át người Nga ở khu vực Viễn Đông. Tâm lý bài Trung Quốc Dù Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn nỗ lực để xoa dịu làn sóng giận dữ của dân chúng, tâm lý bài Trung Quốc vẫn tồn tại trong một bộ phận người Nga, theo New York Times. Khi chính quyền vùng Trans-Baikal dọc biên giới Trung Quốc tuyên bố sẽ cho một công ty Trung Quốc thuê 285.000 ha đất không sử dụng để trồng lúa mỳ, làn sóng biểu tình phản đối đã bùng lên ở hầu hết các khu vực Viễn Đông. Kế hoạch này sau đó phải ngừng lại. Dưới thời Tổng thống Putin, nước Nga khá thành công trong việc kiểm soát dòng người di cư từ Trung Quốc sang. Họ sử dụng hệ thống hạn mức visa đối với lao động Trung Quốc và giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh xuyên quốc gia qua các tổ chức do nhà nước điều hành. Song tình trạng tham nhũng khiến quá trình thực thi quy định trên gặp không ít khó khăn. Ngoài ra, nỗi lo về việc người Trung Quốc thâu tóm những vùng đất Viễn Đông đã ăn sâu vào tiềm thức của dân chúng Nga, ông Ivan Zuenko, nhà nghiên cứu tại Đại học Liên bang Viễn Đông thuộc khu vực Vladivostok, nhận xét. Ông Li và con trai thường xuyên thuê người Nga làm việc trong nông trại, trả lương tương đương 15 USD/ngày. Họ cho biết người dân ở đây chỉ làm việc chăm khi bị ép buộc và thường đến muộn. Lý do khiến nông dân Trung Quốc đổ xô sang vùng Viễn Đông bắt nguồn từ một thực tế là khu vực này còn rất nhiều đất canh tác. Vùng Viễn Đông thuộc Nga rộng bằng 2/3 diện tích nước Mỹ nhưng chỉ có khoảng 6,1 triệu người. Việc nhiều người dân Nga bỏ xứ đi tìm kiếm cơ hội việc làm ở nơi khác cũng góp phần tạo ra tình trạng nhiều mảnh đất màu mỡ nhưng không có ai canh tác. Dọc biên giới phía Trung Quốc là một quang cảnh hoàn toàn trái ngược. Tất cả các mảnh đất, dù không có tiềm năng, vẫn được đưa vào canh tác. Dân số tăng nhanh khiến vấn đề khát đất nông nghiệp càng trở nên trầm trọng. Li Xin, con trai ông Li Chengbin, cho biết anh di cư đến Nga cách đây hơn một thập kỷ. Anh học tiếng Nga và thành lập trang trại nuôi lợn cùng một phụ nữ địa phương tên Nelya Zarutskaya. Theo nhà chức trách, Li Xin và Zarutskaya đã kết hôn. Đây được cho là cách để họ né những rào cản về luật pháp quy định việc cho phép người nước ngoài sở hữu đất đai ở Nga. "Chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều đám cưới giả", bà Voron tiết lộ. Song, Li Xin phủ nhận việc này. Ngành kinh doanh lợn từng rất phát đạt. Nhưng khi giá lợn giảm, Li Xin chuyển sang trồng đậu nành, loại cây dễ chăm bón và có nhu cầu cao ở Trung Quốc. Cha của Li Xin đã phải chuyển đến cùng anh sau quãng thời gian chật vật sinh tồn trên mảnh đất nông trang nhỏ ở tỉnh Hắc Long Giang. Nga là một mảnh đất "không dễ sống", đặc biệt vào mùa đông, Li nói. Tuy nhiên, mảnh đất này mang đến cho gia đình anh nhiều cơ hội hơn so với Trung Quốc. "Ở Trung Quốc có quá nhiều người thế nên chẳng còn gì cho những người như tôi tại đó", anh Li chia sẻ.
  19. Cái này cụ Thiên Sứ cũng đã dự báo từ lâu=========== Đề xuất cùng khai thác Biển Đông nhiều nghi vấn của Trung Quốc Trung Quốc tỏ ra nhượng bộ khi đề xuất thỏa thuận tạm thời cùng khai thác tài nguyên Biển Đông với Philippines, nhưng giới chuyên gia đặt ra nhiều nghi ngờ về sự thay đổi này. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) và người đồng nhiệm Philippines Perfecto Yasay. Ảnh: AP Theo AP, sau khi Tòa Trọng tài ngày 12/7 ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, Bắc Kinh đã thực hiện chiến vận động để hạ uy tín của tòa, đồng thời đưa ra những lời lẽ giận dữ và chỉ trích kịch liệt. Tuy nhiên, khi vấp phản phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đã nêu lên lập trường mới về hợp tác với Philippines và các bên tranh chấp khác ở Biển Đông, trong việc khai thác chung nguồn cá dồi dào và tài nguyên thiên nhiên khác. "Trung Quốc sẵn sàng thảo luận với các nước có liên quan về các thỏa thuận tạm thời trong khi chờ đợi biện pháp xử lý tranh chấp cuối cùng", nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì nói hai tuần trước. Ông Dương không mô tả chi tiết cụ thể về thỏa thuận, nhưng nói rằng chúng sẽ bao gồm các hoạt động cùng khai thác vì "lợi ích chung". Các tuyên bố chính thức khác cũng cho biết Trung Quốc sẵn sàng tham gia vào các "thỏa thuận tạm thời có tính thực tế", cụm từ khá giống ngôn ngữ được sử dụng trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Theo UNCLOS, những "thỏa thuận tạm thời" được thực hiện nhằm gác vấn đề chủ quyền sang một bên và thúc đẩy hoạt động khai thác chung, với nhận thức rằng sự hợp tác này sẽ không thúc đẩy và cũng không làm suy yếu tuyên bố chủ quyền của một quốc gia. Một số nhà phân tích Trung Quốc cho rằng sự thay đổi trong giọng điệu đó đánh dấu một cách tiếp cận mới của Trung Quốc. "Đây là lần đầu tiên ý tưởng về thỏa thuận tạm thời được đề xuất như một chính sách", Zhu Feng, giám đốc điều hành của Trung tâm Trung Quốc về Hợp tác Nghiên cứu Biển Đông của Đại học Nam Kinh, cho biết. Ông Zhu cho biết theo UNCLOS, những thoả thuận tạm thời đó có thể mở rộng phạm vi hợp tác giữa Trung Quốc và các bên tranh chấp khác, không chỉ trong khai thác dầu mà còn trong phát triển ngành thủy sản, du lịch và các nguồn tài nguyên khác. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã công khai "chào hàng" ý tưởng cùng khai thác Biển Đông với các nước tuyên bố chủ quyền chồng lấn khác, nhưng việc họ khăng khăng rằng bên kia phải công nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đã đặt ra trở ngại lớn, giới quan sát nhận định. Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc thay đổi giọng điệu, chấp nhận "các thỏa thuận tạm thời trong khi chờ đợi biện pháp xử lý tranh chấp cuối cùng" có thể là một nỗ lực nhằm ngăn chặn ý định của các nước tranh chấp khác cũng muốn kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế giống như Philippines. Thách thức chính của Trung Quốc là phán quyết hôm 12/7 cho các bên khác ít động lực để đối thoại. "Vấn đề là theo phán quyết, Trung Quốc chỉ hưởng một phần rất nhỏ lãnh hải, do đó các bên tranh chấp khác có cơ sở để không muốn phát triển chung với Trung Quốc", Chen Xiangmiao, một nhà phân tích tại Viện Quốc gia Nghiên cứu Biển Đông tại Trung Quốc, nhận định. Chiếc bẫy tiềm ẩn Các nhà phân tích tại Mỹ cho biết sự thay đổi rõ ràng trong chiến lược đàm phán của Trung Quốc là đáng chú ý, nhưng Bắc Kinh cần phải xây dựng lòng tin với các bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn. "Việc Bắc Kinh thể hiện rằng họ sẵn sàng mở cửa đón các thỏa thuận tạm thời là đầy hứa hẹn", tiến sĩ Lynn Kuok, một chuyên gia tại Viện Brookings, là một trong số vài học giả đã lập luận rằng Trung Quốc nên chấp nhận các thỏa thuận như vậy. Kuok cho biết rất khó xác định khu vực để khai thác chung, nhưng một trong những nơi rõ ràng nhất sẽ là vùng biển xung quanh bãi cạn Scarborough, nơi mà Tòa Trọng tài cho là ngư trường truyền thống của cả Philippines và Trung Quốc. "Tuy nhiên, niềm tin đặt vào Trung Quốc là rất thấp và Bắc Kinh sẽ phải chứng tỏ thật nhanh sự chân thành trong ý định của mình", ông Kuok nói. Các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp với Trung Quốc cho biết họ nghĩ rằng lời kêu gọi đàm phán của Bắc Kinh là chiến thuật trì hoãn, khi Bắc Kinh tiếp tục xây dựng đường băng và cơ sở hạ tầng khác trên những đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp ở Biển Đông, mở rộng kiểm soát của họ với vùng biển rộng lớn. "Tôi tự hỏi liệu có tiềm ẩn một cái bẫy giăng ra cho Philippines trong lời đề nghị hấp dẫn này hay không", Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington, nói. Bà Glaser cho rằng nếu Philippines chấp nhận thỏa thuận tạm thời, họ có thể đã ngầm thừa nhận rằng Trung Quốc có quyền khai thác đối với tài nguyên trên Biển Đông, dù phán quyết của Tòa Trọng tài hoàn toàn bác bỏ điều đó. "Về bản chất, thỏa thuận tạm thời này là lời yêu cầu Manila bỏ qua phán quyết", bà nói. Trung Quốc nhấn mạnh rằng phán quyết của tòa không thể được coi là cơ sở cho bất kỳ cuộc đàm phán nào về tranh chấp Biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tuần trước cho biết Manila đã từ chối đề nghị đàm phán của Bắc Kinh với điều kiện đó, nói rằng nó không phù hợp với hiến pháp và lợi ích quốc gia của Philippines. Hôm 21/7, báo Trung Quốc chính thức China Daily đưa tin về phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước lời từ chối của Ngoại trưởng Philippines Yasay. Họ thúc giục Philippines vạch ra một hướng đi mới. "Vẫn còn thời gian nếu biện pháp khắc phục được thực hiện".
  20. Vậy thì Sư phụ giữ nguyên vẫn đúng, vì SP bảo kê đến tháng 10 Bính Thân mà. (tức là hết tháng 9)
  21. Sư phụ chỉ bảo kê đến tháng 10 Việt lịch thôi mà, sau đó ngồi xem phim thôi HungNguyen ạ.
  22. Dạ chính xác là ngày 15/7/2016 tại Hà Nội không mưa Sư phụ ạ, ngày 16/7/2016 cũng nóng kinh khủng luôn nhưng đến tối khoảng gần 19h00 thì mưa to. Như vậy chứng tỏ đầu tư vào con người và nghiên cứu cho rõ, cho kỹ lý học đông phương sẽ hơn đầu tư hàng tỷ Đô la cho việc mua sắm thiết bị và đào tạo con người sử dụng các thiết bị đó Sư phụ nhỉ?
  23. PCA ra phán quyết không công nhận đường chín đoạn của TQ 12/07/2016 16:23 GMT+7 Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Hay (Hà Lan) vừa ra phán quyết không công nhận "đường chín đoạn" của Trung Quốc tại Biển Đông, dồng thời cho biết Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử ở vùng biển này. Tòa Trọng tài Thường trực (Nguồn: BBC) Ngày 12/7, PCA đã ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông sau 3 năm thụ lý. "Tòa Trọng tài Thường trực kết luận rằng không có căn cứ pháp lý nào để Trung Quốc đòi chủ quyền lịch sử, vượt quá các quyền mà Công ước về Luật Biển cung cấp, tại vùng biển thuộc phạm vi 'đường chín đoạn'," thông cáo báo chí của PCA viết. Phán quyết này được đưa ra sau quá trình thụ lý kéo dài 3 năm, đối với đơn kiện của Philippines nhằm bác bỏ yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh. Theo trình tự, các quốc gia quan sát quá trình tố tụng, nước thành viên PCA, các tòa thành viên của PCA, công chúng và các phương tiện truyền thông cũng nhận được e-mail về phán quyết kể trên. Sau khi e-mail đã được gửi đi, quyết định cũng sẽ được tải lên trang web của PCA. Philippines bắt đầu quá trình tố tụng tại PCA kiện Trung Quốc vào ngày 22/1/2013 sau nhiều năm bế tắc và căng thẳng trong việc giải quyết tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông mà không đạt được kết quả. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền toàn bộ Biển Đông bằng việc đưa ra “đường chín đoạn” bao gồm cả khu đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines. Trung Quốc đã từ chối tham gia vào quá trình tố tụng của PCA khi cho rằng PCA không có thẩm quyền giải quyết vụ kiện này và khẳng định mình có "chủ quyền không thể tranh cãi" trên Biển Đông. Tuy nhiên, PCA đã ra phán quyết trước đó khẳng định rằng PCA có thẩm quyền giải quyết vụ kiện này và đã thụ lý hồ sơ kiện Trung Quốc của Philippines. Tác động của vụ kiện tới Trung Quốc Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu ngày 30/10/2015 đã khẳng định lại quan điểm của Trung Quốc không chấp nhận và không tham gia vào vụ kiện do Philippines đơn phương khởi kiện. Đồng thời khẳng định, phán quyết về thẩm quyền của Toà Trọng tài không có giá trị pháp lý và không có giá trị ràng buộc với Trung Quốc. Quan điểm này chắc chắn sẽ tiếp tục được Trung Quốc theo đuổi với phán quyết cuối cùng của Toà Trọng tài. Trung Quốc có thể sẽ phản ứng quyết liệt, leo thang căng thẳng trong ngắn hạn để chứng minh cho quan điểm không tuân thủ phán quyết của mình sau phán quyết của PCA. Đặc biệt trong bối cảnh luật quốc tế không có cơ chế cưỡng chế thi hành, Trung Quốc sẽ có những hành động như đẩy mạnh hoạt động trong các lĩnh vực về nghề cá, dầu khí; xây dựng công trình trên biển; tuần tra, thiết lập và thực thi các quy định của nội luật Trung Quốc về hàng hải, hàng không, môi trường, nghiên cứu khoa học, hoạt động quân sự…. Tuy nhiên, trong dài hạn, Trung Quốc có thể sẽ tập trung tiến hành củng cố cơ sở tại các thực thể chiếm đóng ở Trường Sa được Trọng tài kết luận là đảo đá gồm: Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập; đồng thời, thúc đẩy các hoạt động tại Hoàng Sa do quần đảo này nằm ngoài phạm vi phán quyết của Toà Trọng tài. Tác động của vụ kiện tới các bên tranh chấp khác và các nước thành viên ASEAN Với Malaysia, do các hành động leo thang đưa tàu chiến của Trung Quốc vào gần bãi cạn Luconia và yêu sách chủ quyền với bãi này, Malaysia đang dần chuyển thái độ công khai và tích cực hơn về tranh chấp Biển Đông. Với phán quyết này, Malaysia có thể quay trở lại với chính sách ngoại giao thầm lặng để hy vọng đạt được một giải pháp thoả hiệp và vẫn giữ được hoà khí trong quan hệ với Trung Quốc. Với Indonesia, Bộ trưởng các vấn đề Chính trị, Pháp lý và An ninh của Indonesia phát biểu ngày 11/11/2015 rằng Indonesia có thể kiện yêu sách “đường lưỡi bò” Trung Quốc ra Toà. Trong hội thảo về tình hình Biển Đông do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore tổ chức ngày 5-6/11/2015, Thứ trưởng Bộ các Vấn đề Hàng hải cũng khẳng định Indonesia không công nhận yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, và cho rằng do “đường lưỡi bò” chưa được xác định, Indonesia không thừa nhận có chồng lấn giữa vùng biển do “đường lưỡi bò” tạo ra và vùng biển Natuna của Indonesia. Phản ứng của Indonesia sẽ dừng ở mức có chừng mực vì Trung Quốc đang khẳng định thiện chí đàm phán với Indonesia và trên thực tế, Trung Quốc cũng chưa bao giờ khẳng định tồn tại tranh chấp với Indonesia. Đồng thời, Indonesia cũng muốn tranh thủ nguồn vốn của Trung Quốc để phát triển sáng kiến Trục hàng hải nhằm tăng cường kết nối giữa các đảo thuộc Indonesia và giữa Indonesia và khu vực. Với các nước ASEAN khác, cho dù vụ kiện kết thúc thắng lợi cho Philippines, các nước này sẽ không tỏ thái độ rõ ràng do không có lợi ích trực tiếp với tranh chấp tại Biển Đông và không muốn làm mất lòng Trung Quốc. Tác động của vụ kiện đối với Việt Nam Về mặt pháp lý, bản chất của vụ kiện của Philippines và Trung Quốc không phải là vụ kiện về các vấn đề chủ quyền. Vì vậy, bất kỳ bên nào giành lợi thế sau phán quyết, vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với Trường Sa vẫn chưa được giải quyết. Bản chất của vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc là nhằm thu hẹp các vùng biển tranh chấp qua 4 lập luận pháp lý chủ yếu: • Bác bỏ giá trị pháp lý của yêu sách lịch sử của Trung Quốc từ “đường lưỡi bò”. • Thu hẹp vùng biển tranh chấp về phạm vi 12 hải lý của các thực thể là đảo đá tại Trường Sa. • Quy thuộc các bãi nửa nổi nửa chìm nằm ngoài 12 hải lý của các đảo về vùng EEZ và thềm lục địa của quốc gia ven biển. • Từ đó, xác định các hành vi hiện thực hoá “đường lưỡi bò” của Trung Quốc tại Biển Đông là các hành vi vi phạm luật quốc tế. Việc tòa PCA bác bỏ giá trị pháp lý của “đường lưỡi bò” sẽ tạo ra tác động tích cực chung cho các quốc gia ven Biển Đông, buộc Trung Quốc phải đưa ra yêu sách về các vùng biển phù hợp với quy định của UNCLOS. Về mặt chính trị, khi PCA không công nhận đường lưỡi bò của TQ, dư luận quốc tế có cơ sở để thể hiện lập trường ủng hộ Philippines và qua đó ủng hộ Việt Nam, lên án “đường lưỡi bò” và các yêu sách, các hành động trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông. Trên thực địa, cho dù có phán quyết của PCA, Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến hành leo thang trên thực địa để khẳng định sự tồn tại của yêu sách “đường lưỡi bò” trên biển và trên không. Trong dài hạn, Trung Quốc có thể đẩy mạnh các biện pháp trên thực địa tại Hoàng Sa do quần đảo này nằm ngoài phạm vi phán quyết của Toà Trọng tài. Điều này sẽ tạo ra căng thẳng trực tiếp với ta, gây khó khăn cho ta do hiện Trung Quốc nắm giữ quyền quản lý thực tế tại Hoàng Sa, trong khi thế giới và khu vực thường nhìn nhận đây là vấn đề song phương giữa ta và Trung Quốc.
  24. Ngôi mộ song huyệt sinh ra bậc tài danh nhờ phong thủy? Ngôi mộ này hiện ở làng Canh Hoạch, xã Dân Hoà, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Đây là ngôi mộ kỳ lạ, bởi mộ này có hai huyệt. Một huyệt là "nơi ở" của bố vợ, huyệt kia là "nơi ở" của con rể. Cả người bố vợ và con rể đều sinh ra được bậc tài danh, có con là trạng nguyên. Thực hư thế đất "thần bút chấm thuỷ" Những câu chuyện liên quan đến phong thuỷ ngôi mộ vẫn luôn là điều bí ẩn, khó lý giải thoả đáng. Việc mồ mả tổ tiên ông bà có tác động như thế nào đến đời sống hưng thịnh của con cháu nơi dương thế vẫn chưa thể lý giải thoả đáng. Nhưng nhiều hiện tượng trùng hợp ngẫu nhiên về sự “phát” đường tài lộc sau khi người thân được mai táng, đặc biệt là trường hợp ngôi mộ chung của hai vị thân phụ của trạng nguyên Nguyễn Đức Lượng và trạng nguyên Nguyễn Thiến vẫn khiến người trong dòng họ tin vào điều đó. Theo sự tìm hiểu của PV báo điện tử Người đưa tin, ngôi mộ đặc biệt này có tuổi đời lên đến gần 600 năm, được con cháu của dòng họ Nguyễn làng Canh Hoạch bảo vệ, hương khói cho đến giờ vẫn còn nguyên vẹn. Trong tâm thức những người con của dòng họ Nguyễn làng Canh Hoạch, cũng như họ Nguyễn ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh thì ngôi mộ này được xem là mộ phát tích. Nó khởi đầu cho sự hiển đạt khoa cử của hai dòng họ suốt hàng trăm năm qua. Cũng trong tâm thức hậu duệ của trạng cậu, trạng cháu hiện nay (Nguyễn Đức Lượng và Nguyễn Thiến) chính nhờ tiên tổ được táng ở thế đất phong thuỷ hiếm có nên con cháu đời sau mới hưởng lộc, đỗ đạt, nổi danh văn chương, thơ phú đến thế. Hậu duệ của trạng cậu, bên ngôi mộ song huyệt. Linh ứng của ngôi mộ thiêng hay chỉ là sự trùng lặp? Công tử Doãn Toại đặt huyệt chính, còn cụ Bá Ký đặt huyệt bàng, trên một gò đất có thế "thần bút chấm thuỷ" mà theo lời của thầy phong thuỷ sẽ phát đường công danh, khoa cử. Thực hư, chuyện phong thuỷ tác động đến công danh của con cháu của hai vị này đến đâu thật khó nói, nhưng có một sự thật con của cụ Nguyễn Bá Ký, là Nguyễn Đức Lượng đã đỗ trạng nguyên vào năm 1514, đời vua Lê Tương Dực. Người con của công tử Doãn Toại với tiểu thư Nguyễn Thị Hiền, là Nguyễn Thiến đậu trạng nguyên vào năm 1532, triều Mạc Thái Tổ. Nói về hiển đạt con cháu của trạng nguyên Nguyễn Thiến sau này khó ai sánh bằng, trong đó có danh tướng Nguyễn Quện, danh nhân văn hoá thuộc dòng họ Nguyễn Tiên Điền mà người được nhiều người biết đến nhất là đại thi hào Nguyễn Du. Câu chuyện về ngôi mộ kỳ lạ này do chính ông Nguyễn Văn Thắng (69 tuổi, tộc trưởng của dòng họ Nguyễn làng Canh Hoạch) trực tiếp kể lại cho PV. Theo ông Thắng, ngôi mộ này độc đáo ở chỗ có hai huyệt. Hai người được táng ở đây là cụ Nguyễn Doãn Toại, vị tiên tổ của dòng họ Nguyễn đất Tiên Điền, Hà Tĩnh, cụ thứ hai là cụ Nguyễn Bá Ký (tiến sĩ của khoa thi Quang Thuận thứ 4 năm 1463. Khoa thi năm đó đỗ đầu là trạng nguyên Lương Thế Vinh), tiên tổ của họ Nguyễn ở làng Canh Hoạch. Theo vị tộc trưởng đáng kính của dòng họ Nguyễn làng Canh Hoạch, khu đất táng mộ này là kết quả của một thầy phong thuỷ tìm kiếm trong suốt một năm trời. Khởi nguyên của câu chuyện chọn đất đặt mộ là thời điểm năm 1492, khi cụ Nguyễn Đức Lượng (con trai độc nhất của cụ Bá Ký) vừa tròn 28 tuổi thì không may cụ Bá Ký qua đời. Cụ Đức Lượng, muốn tìm một vị trí đất tốt để đặt mộ cho cha khi tiến hành cải táng mang theo hy vọng con cháu đời sau đạt được vinh hiển. Cụ Nguyễn Đức Lượng đã khổ công tìm thầy địa lý về nhà và may mắn cụ đã gặp được thầy phong thủy giỏi. Để được thầy địa lý xem đất, cụ Lượng trân trọng tiếp đãi hậu hĩnh thầy phong thuỷ này hơn một năm trời. Sau một thời gian tìm hiểu địa thế, thầy địa lý đã mách cho cụ Đức Lượng một nơi có thế phong thủy hiếm có. Thầy khẳng định, nếu đặt mộ cụ Nguyễn Bá Ký nơi này thì con cháu về sau sẽ thành đạt mà khó có dòng họ nào sánh bằng. Điều lạ là mảnh đất ấy không phải ở đâu xa mà chính là gò đất nằm sát làng. Việc đó khiến cụ Đức Lượng mừng khôn xiết, chỉ chờ đến ngày lành tháng tốt là táng cha Bá Ký về an nghỉ. Theo ông Thắng miêu tả, thế phong thủy của khu đất mà thầy địa lý đã mách lại cho cụ Lượng là một gò cao nằm ở góc làng Canh Hoạch. "Nơi đây, mạch chìm, có khe nhỏ theo hướng Mão chảy lại. Về phương Hợi có ba cái gò khe nhỏ quay chầu vào. Lập hướng tại Mão thu nước tại Hợi, phóng nước tại Đinh Mùi". Cũng theo ông Thắng, kiểu đất này đặt trên con hỏa tinh khai khẩu rất to, đằng trước có tam kỳ giang làm minh đường, thần bút tẩm thủy, cờ, trống, võng, lọng la liệt ngay trước mặt. Căn nguyên việc “bố vợ, con rể” táng cùng mộ Vị công tử mắc căn bệnh quái ác Cũng vì căn bệnh quái ác này mà công tử Doãn Toại đành một thân một mình ra đồng vắng làm lều nhỏ để sinh sống. Oái ăm thay, chiếc lều mà công tử Doãn Toại dựng lên lại nằm chính ở gò đất mà thầy phong thủy mách ông Lượng đặt huyệt mộ cho cụ Nguyễn Bá Ký. Ngày tháng trôi qua, gần đến ngày mà thầy phong thủy lấy để làm lễ cải táng cho cụ Bá Ký thì công tử Doãn Toại vẫn bình thản ở trong chiếc lều, án giữ khu đất. Việc này khiến cụ Nguyễn Đức Lượng vô cùng sốt ruột, năm lần bảy lượt năn nỉ công tử Doãn Toại dời đi nhưng vị công tử này vẫn cố tình ở lại giữ đất. Những tưởng chỉ cần đợi đến ngày thầy phong thủy quay lại thì tâm nguyện của cụ Đức Lượng được hoàn thành, nhưng không ngờ được một việc oái oăm ngoài dự kiến. Ông Thắng kể rằng, người phá hỏng kế hoạch của cụ Lượng chính là công tử con của ông Nguyễn Doãn Địch (thám hoa, khoa thi 1481, đời Lê Thánh Tông) tên là Nguyễn Doãn Toại. Công tử Doãn Toại là người có học thức uyên thâm, khi tài năng đến độ chín thì không may mắc bệnh phong (bệnh hủi - ở thời điểm bấy giờ, những người không may mắc căn bệnh quái ác này sẽ bị mọi người xa lánh). Vốn từ lâu đem lòng thương thầm nhớ trộm tiểu thư Nguyễn Thị Hiền, em gái của cụ Nguyễn Đức Lượng, nhưng vì vướng bệnh phong, nên công tử Doãn Toại bị gia đình người yêu phản đối. Ngày đặt mộ đã đến gần nhưng công tử Doãn Toại vẫn trơ trơ như không có chuyện gì xảy ra. Hôm giáp ngày đặt mộ cha, cụ Nguyễn Đức Lượng một lần nữa ra lều của công tử Doãn Toại tìm cách nói ngon ngọt để thuyết phục. Cuối cùng vị công tử này cũng lộ ra ý định vốn giấu kín trong lòng mình từ lâu. Doãn Toại nói với cụ Lượng: "Việc này giải quyết cũng dễ thôi. Các ông và tôi đều là con nhà khoa bảng, môn đăng hộ đối. Tôi vốn từng đem lòng cảm mến người em gái của ông, muốn cho hai gia đình kết làm thông gia. Tuy nhiên, vì bệnh tật mà không thành. Giờ đây chỉ muốn được gặp người em gái của ông. Tôi muốn hai người cùng trò chuyện với nhau một đêm. Sáng hôm sau, tôi sẽ lập tức chuyển đi để tiện việc mong ước của ông". Khi nghe được ý định của công tử Doãn Toại nói, cụ Nguyễn Đức Lượng hết sức bực tức, về nhà cụ đem chuyện này than thở với thầy phong thủy. Người thầy trăn trở một hồi rồi nói rằng, gò đất đó rất quý. Nếu là nơi an nghỉ của gia tiên thì sau này con cháu, văn chiếm khôi nguyên, võ chiếm tướng mạc, thiên hạ ít ai bì được. Nếu bị bỏ phí thì sau này hối không kịp. Không ngờ, cuộc trò chuyện giữa hai người lại bị tiểu thư Nguyễn Thị Hiền nghe được. Vốn cũng có cảm tình với công tử Doãn Toại từ trước, người em gái đã quyết định ra gặp thầy phong thủy và anh trai, mạnh dạn bảo rằng: "Vì đất ấy tốt, yên được hài cốt cha, lại mang đến sự thành đạt hiển vinh cho anh và con cháu về sau, chỉ đổi bằng một đêm nói chuyện đâu có xá gì" - ông Thắng kể lại. Đêm hôm đó, Nguyễn Thị Hiền đội nón, xách đèn băng trong đêm tối mưa phùn gió bấc đến lều tranh chuyện trò cùng công tử Doãn Toại. Vốn đã tình ý với nhau từ lâu, lại chứng kiến cảnh ngộ bất hạnh của công tử Doãn Toại, cô đã trao thân cho vị công tử này. Nhưng ý trời xui khiến, đêm hôm đó, điều không may đã xảy ra. Công tử Doãn Toại đột nhiên quy tiên. Phát hiện ra vị công tử này chết, tiểu thư Nguyễn Thị Hiền vội băng đêm chạy về báo cho anh trai biết. Cụ Đức Lượng nghe tin như sét đánh, vội báo cho quan và gia đình phía công tử Doãn Toại. Cụ Lượng có nguyện vọng muốn đem xác công tử Doãn Toại an táng một nơi khác. Theo ông Thắng, sáng mai ra, khi mọi người tới thì xác của công tử Doãn Toại đã bị mối đùn lấp chỉ còn nổi lên hai chân. Gia đình công tử Doãn Toại cho rằng, đây là thiên táng nên không di chuyển nữa. Hậm hực và cũng vì ý trời, huyệt mộ thầy phong thuỷ dày công tìm kiếm trở thành công cốc. Thấy cụ Nguyễn Đức Lượng buồn rầu, thầy phong thuỷ đành động viên, "huyệt chính người ta đã chiếm, ý trời khó tránh. Tuy nhiên, huyệt bàng vẫn còn đó, nếu đem chôn thân phụ của ngài vào thì con cháu sau này vẫn được hưởng lộc, tuy không thể so sánh được với huyệt chính". Nghe theo thầy phong thuỷ, cụ Đức Lượng đành cho táng mộ cha vào cạnh mộ của công tủ Doãn Toại. Và, ngôi mộ có hai huyệt đặt sát cạnh nhau có từ đó. Trinh Phúc
  25. Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự kiệt xuất về phong thủy (ĐS&PL) - "Vũng Chùa", "Đảo Yến", "Mũi Rồng"... là từ khóa có lượng tìm kiếm trên google lớn nhất trong mấy ngày qua. Đây là địa điểm Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chọn làm nơi an nghỉ “giấc ngàn thu” của mình, sau một đời vì dân vì nước. Nhiều nhà phong thủy hàng đầu Việt Nam, khi đặt chân đến đây đều phải thốt lên rằng: "Chúng con xin bái phục cụ!". Vị trí Vũng Chùa - Đảo Yến nằm dưới chân Đèo Ngang và giáp ranh địa giới hành chính của tỉnh Quảng Bình - Hà Tĩnh. Vũng Chùa nằm cách Quốc lộ 1A chừng 3km, đi về hướng Đông theo đường ra cảng Hòn La hoặc men theo đường bờ biển Vũng Chùa. Phía bên trái vùng đất này có danh thắng Mũi Rồng, một địa dan mà theo người dân Quảng Bình rất linh thiêng, chỉ dành cho các bậc "khai quốc công thần" an nghỉ vĩnh hằng để hộ vệ quốc gia cho con cháu. Phóng tầm mắt ra xa, là vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của mảnh đất vốn hoang sơ này. Khu du lịch Vũng Chùa - Đảo Yến nổi tiếng với những bãi biển sạch và đẹp, vịnh nước sâu Hòn La và nhiều di tích thắng cảnh. Trên đỉnh Đèo Ngang có Hoành Sơn quan được xây dưới thời Minh Mạng thứ 14 (1833). Nhìn xuống dưới là đền thờ Công chúa Liễu Hạnh được xây dựng từ thời Thiên hiệu Hậu Lê (1557). Cảnh sắc nơi đây, vừa hài hoà, vừa thơ mộng, là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao thi nhân xưa và nay. Toàn cảnh từ vệ tinh về Khu Vũng Chùa - Đảo Yến Hay tin Đại tướng sẽ về an nghỉ tại Vũng Chùa, nhiều nhà phong thủy, quân sự đã đặt chân đến đây để tìm hiểu thêm. Sau khi quan sát, phân tích, họ chỉ có thể thốt lên rằng: "Chúng con chịu thua cụ rồi" hay "Bái phục cụ"… Nếu nói về phong thủy, đây là một vị thế tuyệt hảo, hội đủ các yếu tố: Mũi rồng có ruộng lúa, dân cư, làng mạc; núi Trường Sơn phía sau, Biển Đông phía trước. Một thế đứng rất tốt "tọa sơn vọng biển". Phía xa có Đảo Yến, Đảo Hòn La và Đảo Gió che chắn, khiến cho Vũng Chùa trở thành một mảnh đất kín gió bởi được những "bức bình phong" bao bọc, án ngự. Do đặc thù của eo biển, vị trí này đảm bảo lăng mộ của cụ hướng về phía Đông Nam. Mạch đất ở đây rất đẹp, hướng Đông Nam chính trực tuyệt đối. Các chuyên gia cho rằng, vùng đất an táng Đại tướng đạt tiêu chí thế đất Tứ Tượng, bao gồm Huyền Vũ (rùa đen) ở phía sau (tức là Đèo Ngang – PV); Thanh Long (rồng xanh) là ngọn đồi phía trước – một phần của Đèo Ngang; Bạch Hổ (hổ trắng) là địa hình thấp hơn ở phía bên hữu và Chu Tước (chim sẻ đỏ) là gò đồi nhỏ phía trước mặt (Đảo Yến). Đảo Yến (hay còn gọi là đảo Nồm), Hòn La và đảo Gió như 3 đỉnh của một hình tam giác. Trên đảo Yến, cảnh vật đẹp như một bức tranh cổ tích. Tuy không có sự đa dạng của động, thực vật, nhưng nơi đây có sự hiện diện của đàn đàn chim Yến đông đúc cư ngụ. Người dân địa phương ví hòn đảo này là thiên đường của loài chim yến. Về lịch sử, đây hẳn là mảnh đất được ưu ái đầu tiên, vì nó là vùng đất dành cho những công thần khai quốc như đã nói ở trên. Từ xa xưa Vua Trần, Công Chúa Huyền Trân đã ghi vào dấu mốc mở cõi. Nơi đây, hiện cũng đang thờ 2 vị lập làng và Công chú Liễu Hạnh. Đi dọc chiều dài của tổ quốc, Vũng Chùa là điểm duy nhất có dãy Trường Sơn vươn mình ra, nối liền với biển cả. Cảnh quan tựa như chiếc gối kê đầu để Đại tướng thả mình ngắm nhìn ra biển lớn. Bên tả của Vũng Chùa là Mũi Rồng. Đó là một mỏm núi đá chìa ra phía biển, đoạn gần giáp cảng Hòn La. Kết hợp với Đảo Yến, Mũi Rồng tạo cho Vũng Chùa một vẻ đẹp nên thơ. Địa danh này, trước đây không được mô tả nhiều trên bản đồ của trang tìm kiếm google và dư địa chí. Nhưng ở đây có một cấu tạo địa chất rất đặc biệt. Những thớ đá xếp lên nhau như những chiếc vảy của con rồng đang đắm mình bên bờ biển ngơi nghỉ. Vũng Chùa – Đảo Yến là một mảnh đất rất xứng đáng để đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở về an nghỉ nghìn thu. Xuân Hồng - Loan Nguyễn