phamhung

Lớp Địa Lý Lạc Việt
  • Số nội dung

    2.356
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    39

Everything posted by phamhung

  1. Vậy là quẻ đúng nhưng anh em luận còn chưa chuẩn thui, Chúc mừng Táo đỏ đã có ngày dzui dẻ.
  2. Trời....... xin lỗi cả làng nha, Thạc sỹ bây giờ nhiều như chó con, ổng là thạc sỹ gì mà NỔ kinh thía nhỉ? chắc là chiêu bài PR để nổi tiếng và kiếm xiền thui mừ, cho ổng BIẾN đi cho đỡ mệt, tốn bao nhiêu Nơ-ron thần kinh và giấy mực ...... đọc các bài ổng NỔ mà hại não quá.
  3. Theo phamhung thì ngày mai trời không mưa, hứa hẹn 1 ngày trời đẹp để đi từ thiện. Đoàn đi khoảng 6 người, Có vui nhưng có chút tranh luận về phát sinh việc từ thiện. phản hồi nha.
  4. Lấy vợ hả?????? ai chà khó tư vấn quá!! Ban có biết đánh bài không? Canh bạc cuộc đời đó Cưng à, 50/50 thôi. Tốt thì được hưởng, coi như mình có phúc, còn không thì mình phải chịu, coi như mình gặp hoạ vậy thôi. Chúc bạn gặp may mắn.
  5. Thưa Câu lạc bộ, phamhung chưa sắm được máy ảnh, nhưng thấy tài liệu này hay hay, post lên đây, mong hầu được bà con đam mê máy ảnh!!! Một ví dụ về độ sâu trường ảnh Theo Cambridgeincolour, DOF phụ thuộc nhiều vào loại máy ảnh (kích cỡ phim hay cảm quang) và cách thiết lập ống kính (khẩu độ, khoảng lấy nét). Khoảng lấy nét ở đây chính là khoảng cách từ mặt phẳng chứa điểm cần lấy nét tới ống kính. DOF và vùng trung gian chứa các chấm mờ (circle of confusion). Ảnh: Cambridgeincolour. Sự thực, mỗi ống kính chỉ có khả năng cho ảnh nét nhất tại một khoảng cách nhất định, sau đó, độ nét giảm dần về 2 biên. Tuy nhiên, hiện tượng mờ dần này khá nhỏ và có thể coi như "sắc nét" trong mắt người quan sát. Độ sâu trường ảnh cũng không thay đổi đột ngột từ rất nét đến mờ mà luôn có một vùng trung gian chuyển đổi. Các điểm thuộc vùng chuyển đổi này xuất hiện trên ảnh dưới dạng chấm tròn mà mắt người có thể nhận ra gọi là "Circle of confusion". Một điểm thuộc vật không còn được coi là nét trên ảnh nếu ta nhận ra đó là một chấm tròn có kích thước lớn hơn 0,01 inch ở khoảng cách 30,5 cm khi nhìn bản in cỡ 20 x 25 cm. Chấm tròn có kích thước nhỏ hơn 0,01 inch thường được coi là điểm tương đối nét. Một ví dụ về bokeh trên ống kính Canon 85 mm f/1.8. Ảnh: Wiki. Lưu ý rằng, độ sâu trường ảnh chỉ tác động đến kích thước tối đa của vòng tròn mờ mà không diễn tả được hiện tượng gì sẽ xảy ra với những vùng thuộc vật nằm ngoài khoảng lấy nét. Khu vực mờ này lần đầu tiên có tên gọi chính thức là "bokeh" vào năm 1997 trên tạp chí Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh số tháng 3, 4. Nguồn gốc của từ xuất phát từ phiên âm "bo-ke" trong tiếng Nhật nghĩa là mơ hồ, mù mịt. Hai bức ảnh chụp cùng một vùng không gian với độ sâu giống hệt nhau có thể cho bokeh khác hẳn nhau do hình dạng các lá khẩu ống kính quyết định. Trên thực tế, các chấm mờ "Circle of confusion" không thực sự là một hình tròn hoàn hảo mà là một đa giác đều có từ 5 đến 8 cạnh hoặc thậm chí lớn hơn, tương ứng với số lá thép đặt chéo lên nhau trong lòng ống kính. Số cạnh càng nhiều, chấm mờ càng đạt trạng thái gần tròn. Khi khẩu độ ống kính mở hết cỡ, các lá thép xoay hết ra phía rìa ống kính và các chấm đạt trạng thái tròn hoàn hảo. Kiểm soát độ sâu trường ảnh Độ sâu trường ảnh (DOF) trong các trường hợp chỉnh khẩu độ của cùng một ống kính. Ảnh: Nikonians. Độ mở và khoảng lấy nét là hai yếu tố quyết định độ mờ của hậu cảnh, tức là kích thước của chấm mờ ngoài vùng lấy nét xuất hiện trên cảm biến máy ảnh. Độ mở càng lớn (chỉ số F-stop càng nhỏ) và khoảng lấy nét càng gần thì vùng ảnh nét (DOF) càng ngắn hay càng nông. Khi DOF nông đến mức khoảng cách từ điểm nét gần nhất và xa nhất chỉ còn khoảng vài milimet, rất hay xảy ra hiện tượng mờ ảnh (hay out nét) do sự thay đổi vị trí tương quan giữa máy ảnh và đối tượng cần lấy nét, dù là nhỏ nhất. Bạn có thể bắt gặp điều này khi chụp ảnh macro trong điều kiện thiếu sáng, bắt buộc phải mở khẩu lớn để tránh nhòe do rung lắc. Chẳng hạn, khi sử dụng ống Nikon 105mm f/2.8 AF Micro lắp lên thân máy crop như D300, tại khoảng cách lấy nét 0,4m thiết lập khẩu độ f/4, DOF chỉ mỏng không quá 2mm - bất kỳ sự dịch chuyển nào của thân máy trong quá trình chụp cũng khiến bức ảnh thu được bị mờ. Bạn có thể hạn chế nhược điểm này bằng cách tăng khoảng cách lấy nét hoặc khép khẩu độ sâu thêm vài stop. Ống kính góc rộng và tele Trong đa số trường hợp, hậu cảnh có xu hướng mờ đi khi tiêu cự của ống kính tăng lên. Ảnh: Flickr. Nếu vật thể chiếm cùng một diện tích trên kính ngắm máy ảnh, nghĩa là hệ số phóng đại là như nhau đối với các ống kính góc rộng và tele thì độ sâu trường ảnh đối với các ống kính này là tương đồng. Nhìn chung, trong đa số trường hợp, hậu cảnh có xu hướng mờ đi khi tiêu cự của ống kính tăng lên. Bảng sau sẽ cho thấy độ sâu trường ảnh tại thiết lập f/4,0 trên thân máy Canon EOS 30D (crop 1.6X). Ngay cả khi tổng độ sâu trường ảnh là cố định thì sự phân phối vùng ảnh tương đối nét phía trước và sau khoảng lấy nét chính vẫn thay đổi theo độ dài tiêu cự. Ví dụ: ung Chính sự phân bố độ nét không đều làm tăng thêm sự phức tạp của khái niệm DOF, vốn chỉ giúp người ta mường tượng ra tổng độ sâu vùng nét trong một bức ảnh. Bạn không cần quan tâm nhiều đến các số liệu trong bảng, tuy nhiên, cần nhớ trong đầu một quy tắc tương đối đơn giản: với cùng một giá trị khẩu độ, khi càng tăng tiêu cự lên cao, vùng ảnh nét càng thu hẹp. Ngoài ra, cũng cần lưu ý, các ống kính có tiêu cự càng nhỏ (tức góc càng rộng) thì vùng ảnh tương đối nét phía sau điểm cần lấy nét càng sâu, rất thích hợp trong nhiếp ảnh đời thường và phong cảnh. Với ống kính tele thì điều này ngược lại, vùng hậu cảnh phía sau đối tượng lấy nét trở nên cực kỳ mờ do sự phân bố nét tại đây giảm đi. Độ sâu trường ảnh và độ sâu tiêu cự Độ sâu tiêu cự khi chỉnh khẩu độ ống kính. Ảnh: Cambridgeincolour Độ sâu tiêu cự (Depth of focus hay Focus spread) là một khái niệm có liên quan đến kích thước các chấm mờ. Khi vật thể đã được lấy nét, cảm biến hay phim vẫn có thể di chuyển trong một khoảng nhỏ cỡ millimet mà ảnh thu được của vật vẫn nét. Khoảng cách này được gọi là độ sâu tiêu cự. Khi khẩu càng khép chặt, các chùm sáng đến từ điểm và đi qua ống kính càng có xu hướng bị thu hẹp. Kết quả là kích thước các chấm mờ nhỏ lại và cảm biến có thể di chuyển một khoảng khá dài mà ảnh vẫn tạm coi là sắc nét. Khi đó, độ sâu tiêu cự rộng hơn. Trường hợp ngược lại, khẩu mở to sẽ khiến độ sâu tiêu cự hẹp đi. Cần phân biệt khái niệm này với khái niệm độ sâu trường ảnh để tránh nhầm lẫn khi đọc các tài liệu sử dụng ống kính và thiết bị nhiếp ảnh. Một số chú ý khác Phần lớn ống kính đều nét nhất ở đoạn giữa độ mở của nó, thường trong khoảng f/8 hoặc f/11. Việc giảm khẩu độ tới tối đa có thể khiến ảnh đạt độ sâu lý tưởng nhưng đòi hỏi thời gian phơi sáng và ISO cao. Ngoài ra, khẩu độ khép quá hẹp có thể làm ảnh hơi mờ do hiện tượng nhiễu xạ. Điều này cũng lý giải tại sao kích thước lỗ sáng trong máy ảnh pinhole không thể chế tạo nhỏ hơn cỡ milimet. Các tác phẩm macro và chân dung thường đòi hỏi sự hoàn hảo trong bố cục hậu cảnh. Hậu cảnh quá lộn xộn làm giảm độ tập trung của ảnh vào đối tượng chính và gây mất hiệu quả "xóa phông" trên ống kính. Cần kiểm soát tốt độ sâu trường ảnh để tránh bị out nét hay thu được một mớ lổn nhổn đằng sau như trên các máy compact cảm biến nhỏ.
  6. Chúc toàn thể chị em một ngày 20/10 thật là ý nghiã,vui tuơi tràn ngập hạnh phúc Chúc toàn thể chị em từ hôm nay sẽ xinh đẹp hơn bao ngày truớc đây và cứ đẹp mãi không nghỉ ngơi. Chúc chị em nhận đuợc nhiều quà, nhiều hoa nhiều lời khen lời chúc từ phái nam trong ngày hôm nay.
  7. Tiểu xảo để gọi vợ Một ông đi công tác xa chẳng may mắc bệnh phải nằm viện. Ông ta nhờ y tá điện gấp về cho vợ. - Cô nhắn cho vợ tôi thế này: "Anh mắc bệnh phải vào viện chữa. Bệnh viện ở đây thật hoàn hảo, các cô y tá ở đây trẻ trung, xinh đẹp..." - Ông nói tới chúng tôi làm gì vậy? - cô y tá ngạc nhiên. - Cô thông cảm, tôi nói thế bà ấy mới cấp tốc đến thăm và mang tiền cho tôi thanh toán viện phí. - !!!!! Ông này thông minh thiệt!!!
  8. Hay quá, hay quá, cám ơn bác Miễn Lan và Đông Thiền
  9. Chào Rin86, cái này Mr Hải đã đưa lên rồi mà! http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/22840-phong-thuy-can-nha-dat-nhat-the-gioi-bi-cua-ty-phu-an-do/page__p__152266__fromsearch__1#entry152266
  10. http-~~-//www.youtube.com/watch?v=l7JXisAm61o&feature=player_embedded#!
  11. Bí ẩn những lời tiên tri thành sự thật kinh hoàng Con người có thể biết trước được tương lai hay chỉ là sự ngẫu nhiên? Nhưng có những sự việc xảy ra chỉ ít lâu sau khi các nhà tiên tri dự đoán và cho đến tận bây giờ, vẫn chưa có câu giải thích nào thoả đáng cho những sự việc đó. TIN BÀI KHÁC Liên tiếp 2 vụ tông xe dồn nhau trên cầu Sài Gòn Truy sát thợ xây, bắt 11 trai làng Võng La Lừa đảo lớn ở Hạ Long, mạo danh Prudential? Xem clip xác chết người ngoài hành tinh HS lớp 10 đột ngột mất tích, mất cả trí nhớ Dựng cảnh xô đẩy, móc ví, điện thoại ở xe buýt Chị em sinh đôi dự báo ngày 11/9 Chị em song sinh Terry và Linda Jamisson (Ảnh: Women own) Terry và Linda Jamisson là cặp chị em song sinh tại Mỹ. Họ nổi tiếng khi ngày 2/11/1999 trong chương trình truyền hình có tên là Art bell họ đưa ra lời dự báo rằng sẽ có cuộc tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York vào năm 2002. Tuy nhiên, sự thật lại xảy ra trước đó một năm là ngày 11/9/2001. Mark Twain và sao chổi Halley Samuel Langhorne Clemens là tên thật của Mark Twain (Ảnh: daily mail) Tiểu thuyết gia nổi tiếng Mark Twain sinh ngày 30/11/1835, cùng ngày sao chổi Halley xuất hiện. Vào ngày 21/4/1910, ông qua đời, đây cũng là lần xuất hiện tiếp theo của ngôi sao này. “Cha đẻ của văn học Mỹ” đã nói rằng ông đến cùng với sao chổi Halley thì ông cũng sẽ ra đi cùng với nó. Và quả nhiên, điều đó đã trở thành sự thật. Jeffrey Palmer tiên đoán núi lửa hoạt động, sóng thần và bão Katrina Nhà tiên tri Australia, Jeffry R. Palmer đã dự báo đúng ngọn núi lửa ở Ấn Độ Dương phun trào vào ngày 26/12/2004 và sóng thần dạt vào bờ biển Sumatra ở Indonesia. Hơn 230.000 người ở 14 quốc gia đã thiệt mạng trong những thảm quả kể trên. Sóng thần xảy ra ở Indonesia vào năm 2004 (Ảnh: asiaone) Ngoài ra, nhà tiên tri này cũng cảnh báo chính xác về ngày Hàn Quốc thử nghiệm vũ khí hạt nhân, đồng thời ông cũng báo trước về cơn bão Katrina năm 2005, cơn bão khủng khiếp đã cướp đi 1.836 sinh mạng và cho đến giờ vẫn là một trong năm thảm họa thiên nhiên lớn nhất lịch sử nước Mỹ. Edgar Cayce đoán trước được cái chết của các tổng thống “Nhà tiên tri ngủ Edgar Cayce” (Ảnh: Getty) Edgar Cayce sinh ngày 18/3/1877 tại một nông trại gần Hopkinsville, Kentucky ( USA ). Ông là nhà tiên tri nổi danh của nước Mỹ ở thế kỷ 20. Người ta gọi ông là " Nhà tiên tri ngủ" vì ông luôn đưa ra những dự đoán trong khi đang say giấc, và sau khi tỉnh dậy , ông không còn nhớ gì về những điều mình đã nói. Đa số dự đoán của ông đều chính xác một cách kỳ lạ. Ông đã đưa ra mốc thời gian chính xác về thời điểm nổ ra và kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ I và thứ II, cái chết của tổng thống Franklin D.Roosevelt và John F.Kennedy. Jeane Dixon Bà Dixon sinh năm 1918 và mất năm 1997 người Ðức, cùng cha mẹ sang California từ nhỏ. Theo lời bà kể lại, tại California bà gặp một người thầy cho bà biết là bà có năng khiếu tiên tri đặc biệt. Là một tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã thuần thành, bà cho năng khiếu ấy là hồng ân Thiên chúa. Bà thường nhìn vào quả cầu thủy tinh để tiên đoán và cũng dùng khoa chiêm tinh để bói quẻ. Bà Jeane Dixon (Ảnh: Getty) Đệ nhất Phu nhân Nancy Reagan đã từng tìm tới bà Dixon để xin lời khuyên trong suốt thời kỳ đương nhiệm của tổng thống Ronald Reagan. Bà Dixon nổi tiếng với lời tiên đoán chính xác về tổng thống John F.Kennedy của nước Mỹ và cái chết của Vua Martin Luther. Tana Hoy tiên đoán thành phố Oklahoma bị đánh bom Vụ đánh bom đã khiến 168 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương (Ảnh: AP) Hoy đã làm việc cho một kênh phát thanh. Ngày 19/4/1995 ở Fayetteville, California (Mỹ) khi ông tiên đoán một vụ khủng bố kinh hoàng sẽ xảy ra ở một tòa nhà nào đó trong thành phố Oklahoma. Chỉ 90 phút sau đó, thảm kịch đã xảy đến với toà nhà Alfred P.Murah Federal khi toà này bị bọn khủng bố đánh bom. Vụ đánh bom đã khiến 168 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Mẫn Chi (tổng hợp)
  12. Não người đã phát triển tới giới hạn Các nhà khoa học Đại học Cambridge (Anh) cho hay: Khả năng của bộ não người đã đạt tới giới hạn, các định luật vật lý học và sinh lý học không cho phép tăng được các hoạt động tư duy của con người nữa. Phải chăng sự thông minh của con người đã đến giới hạn? TIN LIÊN QUAN Hợp chất khiến não trong suốt Trở thành họa sỹ với một nửa bộ não Não cũng có chế độ tiết kiệm năng lượng Bộ não của con người không thể phát triển thêm được nữa?. Ảnh minh họa. Trong quá trình nghiên cứu cấu tạo của bộ não người và nhu cầu năng lượng cần phải cung cấp cho nó, các nhà khoa học đã đi đến kết luận là quá trình tiến hóa khả năng trí tuệ của con người đã diễn ra vài triệu năm và nay đã đi đến giới hạn cuối cùng. Giáo sư sinh học thần kinh Simon Loglin, trường Đại học Cambridge tuyên bố: "Chúng ta đã lên tới đỉnh trong sự phát triển của bộ não”. Não chỉ chiếm 2% trong lượng cơ thể mỗi người nhưng lại tiêu thụ khoảng 20% năng lượng. Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi đã xác định được rằng, để tăng thêm những hoạt động trí tuệ, bộ não người cần được bổ sung một số năng lượng mà theo tính toán, cấu tạo cơ thể con người không cho phép”. Bất cứ sự tăng năng suất lao động trí óc nào cũng như khả năng trí tuệ nào cũng là một điều quá sức đối với cơ thể. Một số người lập luận rằng, vẫn còn một cách khác nữa để vượt được khả năng hiện nay của bộ não là tăng cường những mối liên kết giữa các tế bào não. Thế nhưng muốn làm được điều đó thì phải cung cấp cho não một khoảng không gian lớn hơn, nói cách khác, phải tăng kích thước cho nó. Thế nhưng hộp sọ chẳng phải là cao su để co giãn một cách linh hoạt. Những vết gấp của não chứng tỏ chúng đã buộc phải tự giới hạn tối đa để có thể nằm gọn trong kích thước của đầu. Cho nên não đã phát triển đến “đỉnh” và phải ngừng tiến hóa. Từ những lập luận của mình, giáo sư Loglin đi đến một kết luận đáng buồn: “Con người không thể trở thành thông minh hơn được nữa. Thể chất không cho phép ta cứ muốn là được”. Nhu cầu năng lượng đã quy định sẵn, não chỉ có thể xử lý một lượng các số liệu nhất định trong một giới hạn. Nạp thêm năng lượng thì cơ thể không cho phép. Tuy từ lâu, ai cũng biết, ở những người thông minh, mạng tế bào thần kinh sở dĩ làm tốt hơn là bởi nó truyền các tín hiệu từ phần này sang phần khác của bộ não với tốc độ cực kỳ nhanh chóng. Để làm được điều đó càng khó khăn hơn.Đã thế, một số dự báo còn chứng minh một điều khá bi quan bộ não của chúng ta đang giảm kích thước. Liệu những phát hiện trên đây của các nhà khoa học Anh có đồng nghĩa với mức độ thông minh của con người đã đến giới hạn? Tuấn Hà
  13. Vì sao IQ ở một số nơi cao hơn nơi khác Không nhiều người thông minh như Einstein, nhưng có những địa phương mà người dân có chỉ số IQ cao hơn những nơi khác. Người ta không khỏi đặt câu hỏi vì sao? TIN LIÊN QUAN Sữa mẹ giúp trẻ thông minh hơn Cô bé thông minh hơn Einstein Trí thông minh không chỉ do di truyền Những bệnh truyền nhiễm là yếu tố “cướp đi” một số lớn năng lượng dùng để phát triển bộ não. Có một giả thuyết cho rằng đó là nguyên nhân làm xuất hiện sự khác biệt giữa trí thông minh của con người. Theo Livescience, một nghiên cứu cho thấy rằng một đứa trẻ mới ra đời cần tới 90% số calo của mình để tạo ra và vận hành bộ não. (Thậm chí khi đã trưởng thành, riêng bộ não bé nhỏ ấy vẫn tiêu thụ đến 1/4 tổng năng lượng của chúng ta). Nếu trong thời thơ ấu, khi bộ não đang hình thành lại xảy ra chuyện gì đó thì não cũng phải hứng chịu. Những bệnh truyền nhiễm là yếu tố “cướp đi” một số lớn năng lượng dùng để phát triển bộ não. Có một giả thuyết cho rằng đó là nguyên nhân làm xuất hiện sự khác biệt giữa trí thông minh của con người. Có sự khác biệt trong trí thông minh của những người ở vùng khác nhau? Ảnh minh họa. Rất nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ số IQ trung bình khác nhau giữa dân tộc này và dân tộc khác cũng như trong cùng một dân tộc có sự khác nhau giữa địa phương này và địa phương khác. Các nhà khoa học đã bỏ ra nhiều năm tìm hiểu nguyên nhân. Trọng tâm của những cuộc thảo luận là yếu tố nào, di truyền hay môi trường sống hoặc cả hai ảnh hưởng lớn đến não. Người ta cho rằng IQ cao hay thấp liên quan đến hàng loạt nguyên nhân: được học lúc nhỏ ở trường tốt hay không, trình độ học vấn, tình trạng sức khoẻ, vị trí công tác, tiền lương, nguy cơ béo phì… Tất cả là những điều phải cân nhắc. Nhiều nhà khoa học đã đề cập đến bức tranh IQ trên toàn cầu. Nigel Barber cho rằng IQ phụ thuộc chủ yếu vào trình độ học vấn. Donald Temper và Haroko Arikawa lý luận rằng khí hậu nơi nào càng lạnh, càng khó sống, phải cố gắng để tồn tại làm IQ tăng lên. Satoshi Kanazawa đặt giả thiết sự tiến hoá buộc IQ phải cao ở những vùng xa với nguồn gốc tiến hoá của loài người: vùng hạ Sahara của châu Phi. Một giả thuyết khác: tổ tiên của chúng ta nếu chỉ ở nguyên một chỗ chẳng cần nghĩ ngợi gì nhiều, nhưng nếu di cư đi tìm nơi ở mới, gặp các môi trường đầy thách thức thì trí thông minh buộc phải tiến hoá hơn để sống còn. Điều này xem ra có vẻ hợp lý hơn cả. Năm 2010, người ta phát hiện sự phụ thuộc mạnh mẽ giữa IQ và các bệnh truyền nhiễm bằng những so sánh thống kê giữa 2 yếu tố này ở các vùng khác nhau trong các thời đại khác nhau và đi đến kết luận: bệnh truyền nhiễm có thể là cơ sở quan trọng duy nhất để dự đoán chỉ số IQ trung bình. Giả thuyết dường như không chỉ đúng ở các quốc gia, các vùng địa lý mà còn đúng với các cá nhân. Có những nghiên cứu chứng minh trẻ em nhiễm giun sán đường ruột khi trưởng thành có chỉ số IQ thấp. Một nghiên cứu khác chỉ ra tại nhiều vùng ở Mehico, chỉ số IQ trung bình tăng lên sau khi xoá được bệnh sốt rét. Các nghiên cứu ở các quốc gia khác cũng khẳng định điều này. Tại Mỹ, IQ trung bình thay đổi theo từng tiểu bang (người dân ở các bang Massachusetts, New Hampshire và Vermont có IQ ở mức cao, còn ở bang California, Louisiana và Mississippi có IQ ở mức thấp). Bệnh truyền nhiễm là cơ sở quan trọng để dự báo chỉ số IQ và đúng với số liệu điều tra. Năm bang có chỉ số IQ thấp nhất đều là 5 bang có tỷ lệ bệnh truyền nhiễm cao nhất. Cho tới nay, các dẫn chứng đều đưa đến kết luận bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân đầu tiên làm thay đổi trí thông minh của con người tren toàn cầu. Vì đây là một nhân tố “động” (có thể thay đổi được) hơn là nhân tố di truyền nên là một tin tốt lành cho những ai có ý định xoá bỏ sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, liên quan đến chỉ số IQ (vì nếu chỉ tính đến yếu tố di truyền thì khó mà thay đổi được IQ). Vấn đề còn lại là tìm hiểu bệnh truyền nhiễm nào có ảnh hưởng nhất đến phát triển bộ não. Tuấn Hà
  14. Cái bác này thật là........... toàn chỗ anh em cả, chắc anh Hatgaolang đã truyền bí kíp cho từ trước rùi chứ??? yên tâm đi Pác! Em khâm phục nhất là cái cô Tường Vi này nè, sao mà kiếm được người chồng đẹp giai thía không biết, ....................??????? À, Sư phụ đẹp giai và có đội ngũ đệ tử của Sư phụ toàn người đẹp giai và đẹp gái? Thiên Đồng cũng phát tướng nữa nè, gần bằng Trung Nhân rùi.Pác Hatgaolang đứng cạnh người đẹp sao lại cắn móng tay thía???? hihihii
  15. Đại Phúc nói đúng đấy, mà cô ấy học Kiến trúc đấy ông ạ, Tui đang thắc mắc sao học kiến trúc mà sao có người đẹp thía cơ chứ???? Thường thường là dân kiến trúc phải hơi hâm hâm, tóc tai bù xù, búi tó lên cơ, trang phục nghệ sỹ, mà sao cô này lại giản dị và dễ thương thía cơ chứ???? Có điều Cô này da dày thế nào mà chả thấy có Râu gì cả!! hihihihii
  16. Em đã nói thế này: Vậy là quẻ chuẩn rùi, hehhehheheeee Bác cóc đến nơi làm việc mới có thuận lợi không? Quẻ Cảnh Đại an Hình như bác không có quan hệ lằng nhằng nên việc luân chuyển rất đơn giản, bình thản không phải lo lắng gì nhiều, nhẹ nhàng, đến nơi mới Phía Đông Nam so với nhà anh cũ thì phải, tuy phải đi xa hơn nhưng công việc không vất vả như trước. Vậy là có thời gian tham gia off-line với anh em PTLV rùi. kekekekekee Đoán vui thui nhé, để các cao thủ luận đúng hơn bác ạ.
  17. Đỗ Vô vong: bản thân Engineer đang không vui và có rất ít hy vọng vào cuộc gọi này, bị giận rùi, ghét rùi thì lâu lâu mới gọi lại cơ, hãy làm vài động tác kỹ thuật đi, sẽ có kết quả. Đoán tối đa là 1 tuần sẽ có phản hồi.
  18. Chúc mừng Thiên Luân !!!!!!! Chúc đôi bạn trẻ trăm năm hạnh phúc, Vạn sự như ý, Tỷ sự như mơ, triệu triệu bất ngờ, sang năm sinh cu tý. hihihhih, quên, lại múa riù qua cửa Thiên........ lôi rùi. So di so di.
  19. Cám ơn Bác Lãn Miên nhiều nhiều! Đại Phuc@: Đại phúc ơi, đọc bài của bạn mà tui chửa hiểu cái món Cương, Nhu thế nào, bạn làm ơn hướng dẫn với. Thanks
  20. Hay quá bác Lãn Miên ạ, nhưng phamhung chưa hiểu và chưa biết cách gõ ngón chân như thế nào cho đúng, Bác làm ơn hướng dẫn ký giùm. Cám ơn bác nhiều.
  21. Vua sám hối’- bức dị tượng độc nhất Việt Nam Tin Đa Chiều - Đăng ngày: 10:10 AM - 12/10/2011 Bức tượng được sơn son thiếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên. Tượng “Phật cưỡi vua” độc nhất vô nhị Một chiều thu lang thang trên những con phố ở Hà Nội, đi ngang qua con phố Hàng Than, thấy chùa Hòe Nhai ngày nào giờ sửa sang lại khang trang quá, cửa chùa để ngỏ, tôi chợt dừng bước ghé chân vào thăm để tìm một chút tĩnh lặng giữa những mớ bộn bề của cuộc sống. Từng ngọn gió thu mát rười rượi thổi dọc theo dãy hàng lang đi quanh chùa, lại thêm cảnh vật yên tĩnh, trong lành khiến tâm hồn thư thái đến lạ thường. Đi dạo một vòng quanh chùa, bất ngờ tôi phát hiện ở gian phòng thờ bên trái thượng điện có một bức tượng hết sức kỳ dị thật mà không một ngôi chùa nào khác có được. Bức tượng kỳ lạ bí ẩn ở chùa Hòe Nhai, Hà NộiĐó là một bức tượng to, được sơn son thếp vàng, tượng tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen đè lên lưng nhà vua. Đem sự tò mò đến hỏi trụ trì của chùa là hòa thượng Thích Tâm Hoan, tôi mới được hay biết đằng sau bức tượng này là cả một truyền kì dài gắn với tên tuổi của một vị vua trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Trụ trì Thích Tâm Hoan cho biết: “Bức tượng này là độc nhất vô nhị, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, có bao nhiêu người được chiêm ngưỡng là bấy nhiêu sự ngỡ ngàng và ngạc nhiên khi được nghe về huyền tích sự ra đời của tượng “vua sám hối”. Nhiều người khi nhìn bức tượng này cho rằng đây là một sự trừng phạt nhưng trái lại, “Dáng quỳ gối phủ phục sát mặt đất của tượng vua thể hiện một sự quy phục tuyệt đối. Đó là sự hối lỗi chân thành, một sự thay đổi xuất phát từ sâu sắc trong tim chứ không gượng ép và do đó đây là một sự nhận lỗi, sửa sai chứ không phải là một sự trừng phạt”, nhà sư Thích Tâm Hoan nói. “Pho tượng không chỉ là một sự hoài cổ, mà nó là một bài học lưu truyền cho muôn đời sau học tập. Làm người ai cũng phải sửa bỏ thói hư tật xấu thì mới đạt được kết quả tốt. Ai sống trên đời cũng đều mắc sai lầm, nhưng điều quan trọng là phải biết nhìn nhận và sửa sai, để được tha thứ. Khi biết nhận lỗi, những người khác sẽ không đánh giá và quy tội nữa. Sự ra đời của pho tượng sám hối kỳ lạ Theo lời của trụ trì Thích Tâm Hoan, thì vào khoảng năm 1670, lúc này Phật giáo đang trong thời kỳ suy sụp, các nhà sư đều điêu đứng vì bị cho rằng sự tồn tại của họ là không có lợi cho xã hội, các tăng ni và phật tử trong chùa đều là những người lười nhác và sống ỉ lại vào sự hảo tâm của mọi người, lãng phí của cải. Khi vua Lê Hy Tông lên nắm quyền năm 1675 đã ra sắc lệnh đuổi hết sư sãi ở các chùa lên rừng, ai ngoan cố không đi sẽ bị khép vào trọng tội đem ra xử trảm, khiến Phật giáo thời kỳ này rơi vào thảm cảnh hơn bao giờ hết trong lịch sử. Chùa triền bỏ hoang, kẻ cắp vào tàn phá, các nhà sư phải bỏ lên rừng, nhiều người không chịu được đói rét lại cởi áo cà sa quay về kiếp phàm trần. Cùng thời gian này có một vị thiền sư đắc đạo tên Tông Diễn, ông thuộc thế hệ thứ hai của phái Tào Động. Ông được mọi người thời bấy giờ gọi là “tổ cua” vì tương truyền có một lần Tông Diễn mua được một mớ cua mẹ sau đó liền thả hết chúng trở về mương vì khi nhìn thấy chúng sùi bọt ông cho rằng chúng đang than khóc cho số phận của mình. Tượng “vua sám hối” độc nhất vô nhị đã được ghi vào sách kỷ lục GuinnessNhìn thấy sự đi xuống của Phật giáo và sự khốn khổ của các vị sư, Tông Diễn đã quyết tâm tìm cách trở về kinh thành Thăng Long nơi có vua Lê Hy Tông ngự để ngộ giác tư tưởng nhà Vua, cứu lại niềm tin Phật pháp vô biên. Vì khi đó vua Lê Hy Tông đang rất kì thị và căm ghét nhà sư nên Tông Diễn phải cải trang sau đó giả vờ dâng tặng nhà vua một viên ngọc quý, nhưng thực chất bên trong là một tờ sớ được viết bằng tâm huyết của Tông Diễn, giúp vua Hy Tông ngộ ra được chân lý của Phật giáo. Điều mà bức sớ của Tông Diễn muốn nói với vua Hy Tông là ở đời Trần, đời Lý, các vua hết sức coi trọng đạo Phật và rồi quốc gia thịnh trị, đạo Phật khiến người ta biết ăn uống đúng mực, không sân si, không giết người cướp của, nó như một viên ngọc quý của quốc gia, vậy tại sao cho đến giờ đạo Phật lại bị cho rằng không mang lại lợi ích gì cho xã hội… Khi truyền đến tay, vua Hy Tông sau khi đọc hết bức sớ chứa đầy những suy nghĩ đúng đắn của vị thiền sư trong giây lát như bừng tỉnh, thoát khỏi cơn mộng mị. Nhà vua liền lập tức cho triệu ngay Tông Diễn vào triều, cúi mình tạ lỗi trước nhà sư, sau đó thu hồi sắc lệnh cấm Phật giáo và hứa sẽ sửa mình với Tông Diễn. Để thể hiện lòng thành, vua cho người tạc bức tượng lớn mà trong đó có hình nhà vua lấy theo mẫu vua Hy Tông đang phủ phục dưới đất cõng trên lưng tượng đức phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi thiền trên đài sen và đặt tên đó là bức tượng “vua sám hối”. Bức tượng do vua Hy Tông sai tạc ngoài việc để sám hối với đức Phật vì hành động “phá đạo” của mình, ông còn muốn tất cả mọi người hãy tự biết tu thân sửa mình để sống tốt hơn, nhất là những quan lại nắm chức, cầm quyền trong tay cũng phải xem lại chính mình. Sự ngự trị trong cõi này còn có một cõi ngự trị siêu hùng ưu việt hơn, đó là lực lượng của trí tuệ, một sự tự thân, của bản thể duy nhất. Như vua Lê Hy Tông, người mang quyền lực tối cao trong một nhà nước đã biết nhận lỗi, sửa lỗi. Sự sám hối này không chỉ cho mình ông, mà còn để răn dạy bao thế hệ về sau nữa”, nhà sư Thích Tâm Hoan chỉ dạy. Năm 2006, nhân dịp UNESCO công nhận lễ Phật đản là lễ hội tôn giáo thế giới, nhiều công trình văn hóa Phật giáo đặc sắc khắp châu Á được nhắc đến, trong đó có pho tượng Vua sám hối độc nhất ở Việt Nam, với tạo hình độc đáo. Hiện tượng “vua sám hối” cũng được ghi vào sách kỷ lục Guinness. Theo Bưu Điện Việt Nam
  22. Giải mã bí ẩn “Kinh dịch” (Phần 2) TIÊN THIÊN BÁT QUÁI (dựa theo bài của Tiểu Nham)Trước tiên chúng ta phải xem hình dạng Tiên thiên Bát quái phương vị (Hình 1 và Hình 2) cùng những ngụ ý trong đó. Hình 1: Tiên thiên Bát quái phương vị đồ của Phục Hy Trên đây là đồ hình “Thiên thiên Bát quái phương vị”. Theo truyền thuyết, thủy tổ văn hóa Trung Hoa là Phục Hy đã ngẩng mặt nhìn trời, cúi đầu nhìn đất mà sáng tạo ra phương vị Bát quái này. Tất nhiên, đây là cách nói về nguồn gốc của Bát quái trong xã hội nhân loại. Kỳ thực Bát quái có khởi nguyên cao hơn, vượt ra khỏi nhân loại. Như vậy ý nghĩa của nghiên cứu Bát quái phương vị là gì? Vì sao chúng ta phải nghiên cứu Bát quái phương vị? Chúng ta biết rằng, Bát quái là một loại mô hình vũ trụ, có sẵn công năng dự báo tương lai của vũ trụ và vận mệnh của con người. Dự báo như thế nào? Đương nhiên kinh điển nhất chính là có thể xem bói thông qua cỏ thi hoặc đồng tiền. Đây là coi bói đối với một sự kiện cụ thể, xem một quẻ tượng cụ thể để dự đoán cát hung. Còn nếu phải nghiên cứu một quy luật sự kiện lớn, ví dụ quy luật diễn hóa và thay đổi của xã hội nhân loại, thì nhất định phải biết thứ tự sắp xếp giữa các quái {quẻ} với nhau; đây chính là vấn đề Bát quái phương vị cần phải giải quyết, cũng chính là thứ tự sắp xếp của Bát quái. Mấy nghìn năm qua, tất cả mệnh lý thuật số trong «Chu dịch» đều là căn cứ vào thứ tự “Hậu thiên Bát quái phương vị” của Văn Vương mà thành lập. Nhưng “Hậu thiên Bát quái phương vị” là Chu Văn Vương căn cứ quan sát của mình đối với biến hóa thiên tượng hậu thiên để đưa ra. Do đó đây là Dịch học hậu thiên của Chu Văn Vương, còn gọi là «Chu dịch». Kỳ thực Dịch học không phải chỉ có «Chu dịch», ví dụ Dịch học trước Văn Vương còn có «Thương dịch» (Dịch học nhà Thương), «Hạ dịch» (Dịch học nhà Hạ), v.v. «Hạ dịch» lại có «Liên Sơn dịch»; «Thương dịch» lại có «Quy tàng dịch», v.v. Chiểu theo tập quán đặt tên, Dịch học Tây Hán được gọi là «Hán thượng dịch» (Tây Hán, Đông Hán còn được gọi là Hán thượng, Hán hạ); Tuy nhiên, về bản chất mà nói, các phiên bản Dịch học từ «Chu dịch» trở đi là không có khác biệt về bản chất với «Chu dịch», đều là căn cứ vào trình tự sắp xếp “Hậu thiên Bát quái phương vị” của Văn Vương, chỉ là thêm giải thích của người đời sau vào đó, ví dụ phiên bản «Chu dịch» hiện đại kèm theo giải thích của Thiệu Ung Thiệu Tử thời Bắc Tống. Trước tiên chúng ta xem sự phân biệt các quẻ tượng của “Tiên thiên Bát quái” có ý nghĩa gì. “Tiên thiên Bát quái” phân biệt là 1 Càn (☰), 2 Đoài (☱), 3 Ly (☲), 4 Chấn (☳), 5 Tốn (☴), 6 Khảm (☵), 7 Cấn (☶), 8 Khôn (☷). Trình tự sắp xếp này dường như có chút kỳ quái, bởi vì nếu theo chiều kim đồng hồ thì phải là Càn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn, Chấn, Ly, Đoài, hoặc nếu ngược chiều kim đồng hồ thì phải là Càn, Đoài, Ly, Chấn, Khôn, Cấn, Khảm, Tốn. Vậy thì tại sao tôi lại nói trình tự sắp xếp là như vậy? Đây gọi là “Thái Cực tuần hoàn”, chứ không phải “viên chu tuần hoàn” (tuần hoàn theo chu vi hình tròn) như chúng ta vẫn biết. Điều này chúng ta sẽ phải nói đến ở dưới đây. Như vậy 1 Càn, 2 Đoài, 3 Ly, 4 Chấn, 5 Tốn, 6 Khảm, 7 Cấn, 8 Khôn phân biệt đại biểu ý nghĩa gì? Nói tới đây, một số độc giả có thể phải kiên trì một chút, bởi vì phương thức trình bày của tôi ở đây là để những độc giả nào chưa có căn bản về «Chu dịch» vẫn có thể hiểu được, do đó tri thức cơ sở có thể phải nói tường tận một chút. Bởi vì “Tiên thiên Bát quái” đối ứng với thiên tượng của vũ trụ, nên hàm nghĩa “Tiên thiên Bát quái” cũng đối ứng với một số yếu tố trong giới tự nhiên, phân biệt là: 1 Càn đại biểu Thiên {trời}, 2 Đoài đại biểu Trạch {đầm}, 3 Ly đại biểu Hỏa {lửa} (tác giả ghi chú: Hỏa có thể đại biểu ‘điện’, trong “Vị lai Bát quái phương vị” chúng ta sẽ phải sử dụng hàm nghĩa này), 4 Chấn đại biểu Lôi {sấm}, 5 Tốn đại biểu Phong {gió}, 6 Khảm đại biểu Thủy {nước}, 7 Cấn đại biểu Sơn {núi}, 8 Khôn đại biểu Địa {đất}, tham khảo Hình 2. Hình 2: Biểu ý của Tiên thiên Bát quái Như vậy đồ hình “Tiên thiên Bát quái phương vị” có ý nghĩa gì? Chúng ta biết rằng, “Tiên thiên Bát quái” là Dịch lý trước thời Văn Vương, là do Phục Hy sáng lập, đối ứng với thiên tượng vũ trụ trước thời Văn Vương. Như vậy thiên tượng vũ trụ thời ấy có đặc trưng gì? Chúng ta có thể từ đồ tượng “Tiên thiên Bát quái phương vị” để rút ra một số cái, bởi vì “Tiên thiên Bát quái phương vị” và thiên tượng vũ trụ thời bấy giờ là đối ứng. “Tiên thiên Bát quái phương vị” có thể phản ánh tầng không gian vũ trụ ở gần nhân loại, cũng chính là tầng vũ trụ mà nhân loại sinh tồn, trong đó vạn vật tự nhiên đều được sinh ra thành đôi, tồn tại đối lập nhau, ví dụ Thiên đối Địa (Càn đối Khôn), Hỏa đối Thủy (Ly đối Khảm), Phong đối Lôi (Tốn đối Chấn), Sơn đối Trạch (Cấn đối Đoài), mời xem Hình 2. Loại tồn tại đối lập này cũng chính là đặc tính vũ trụ thời ấy, rất nhấn mạnh tính đối lập của vạn vật, chính vì vậy có Phật thì có ma, có người thì có quỷ. Vì vậy đồ hình “Tiên thiên Bát quái phương vị” phản ánh một loại thế giới với Âm-Dương đối lập, cũng là phản ánh Lý tương sinh-tương khắc sản sinh từ một tầng thứ nhất định trong vũ trụ Do đó “Tiên thiên Bát quái phương vị” trên thực tế là mô tả vũ trụ nguyên thủy đã đi đến một loại trạng thái đối lập. Như vậy chúng ta từ “Tiên thiên Bát quái phương vị” còn có thể nhìn ra được gì nữa? Chính là phương thức định nghĩa về Âm-Dương trong “Tiên thiên Bát quái phương vị”. Chúng ta biết rằng, trong Bái quái mỗi một nét gạch được gọi là ‘hào’. Hào có thể phân Âm-Dương. Dương là một gạch liền, Âm là một gạch đứt. Đây là phân biệt Âm-Dương trong hào. Vậy thì làm sao để phân biệt Âm-Dương trong một quẻ? Định nghĩa về Âm-Dương của quẻ tượng trong “Tiên thiên Bát quái phương vị” và “Hậu thiên Bát quái phương vị” là khác nhau, đây là chỗ mấu chốt để hiểu được Lý chuyển từ “Tiên thiên Bát quái phương vị” sang “Hậu thiên Bát quái phương vị”. Chúng ta biết rằng, trong Bát quái, ngoại trừ khái niệm về hào ra, còn có khái niệm về ‘vị’, cũng chính là điều gọi là ‘sơ vị’ (vị trí của hào ở dưới cùng), ‘trung vị’ và ‘thượng vị’ (trong 64 quẻ của «Chu dịch», vị trí hào ở dưới cùng nhất là sơ vị). Trong phân tích lý tính của Tây phương không hề có khái niệm “vị”, do đó “vị” là khái niệm đặc trưng của văn hóa phương Đông. “Tư tưởng trung dung” của Nho gia và cách nói “Cửu ngũ chi tôn” của văn hóa truyền thống cũng đều từ đây mà ra. Trong “Tiên thiên Bát quái phương vị” thì Âm-Dương của hào ở vị trí sơ hào xác định Âm-Dương của quẻ tượng. Ví dụ vị trí sơ hào của Càn (☰), Đoài (☱), Ly (☲), Chấn (☳) đều là hào Dương, do đó bốn quẻ này đều là quẻ Dương; cũng như vậy vị trí sơ hào của Tốn (☴), Khảm (☵), Cấn (☶), Khôn (☷) đều là hào Âm, do đó bốn quẻ này đều là quẻ Âm. Chiểu theo cách phân định quẻ Âm-Dương này, chúng ta đưa Thái Cực vào đồ hình “Tiên thiên Bát quái phương vị” và được Hình 3; đây chính là quan hệ giữa “Tiên thiên Bát quái phương vị” và Thái Cực. Hình 3: Quan hệ giữa Tiên thiên Bát quái và Thái Cực Như vậy từ Hình 3, chúng ta có thể có được thông tin gì? Chính là nói rằng thuộc tính Âm-Dương của bất kể sinh mệnh nào cũng đều là do thuộc tính Âm-Dương tại vị trí sơ sinh quyết định, cũng là Âm-Dương của vị trí sơ hào quyết định Âm-Dương tiên thiên. Bởi vì trong quá trình luân hồi, thuộc tính nam-nữ Âm-Dương của sinh mệnh không ngừng biến hóa; thế nhưng thuộc tính Âm-Dương của sinh mệnh chân chính là do Âm-Dương tiên thiên quyết định, cũng chính là Âm-Dương của vị trí sơ hào quyết định. Chúng ta biết rằng, ba hào vị của Bát quái là thượng vị, sơ vị và trung vị thay nhau đại biểu cho tam tài là Thiên, Địa, nhân, hơn nữa nhân ở trung vị, do đó phải thủ trung, cần trung dung. Trong 64 quẻ, ba hào trên được gọi là ‘thượng quái’, trong đó hào số năm xác định trung vị của thượng quái, đại biểu người, thuộc bề trên, là vị trí Đế vương, thời xưa gọi là ‘Cửu ngũ chi tôn’, đại biểu vị trí Đế vương. Còn ba hào dưới trong 64 quẻ được gọi là ‘hạ quái’, trong đó hào số hai làm trung vị, là nhân vị của hạ quái. Do đó nhân vị của hạ quái là người dưới, gọi là ngôi của bề tôi, thuộc vị trí ‘Cửu nhị thủ trung’. Hào thứ ba, hào thứ tư đều thuộc vào vị trí tiến thoái lưỡng nan, tựa như bước trên băng mỏng, lên không được xuống cũng không xong. Còn sơ hào, hào đầu tiên của phần dưới thường là cảnh tượng vạn vật sơ sinh, quyết định Âm-Dương của sơ sinh, thuộc năng lượng vô cùng yếu kém, thuộc điều gọi là trạng thái “tiềm long vật dụng” {rồng ẩn chớ dùng}. Còn hào thứ sáu ở trên đỉnh đầu thường thuộc vị trí vượt quá ‘trung dung trung chính’, thuộc về trạng thái “kháng long hữu hối” {rồng cao ngạo thì phải hối hận}. Trong giới tu luyện giảng rằng sinh mệnh con người nguyên là đến từ không gian vũ trụ, do đó thuộc tính sinh mệnh chân chính của con người là linh hồn chứ không phải là thân thể. Nhưng giới tính của linh hồn và thân thể không nhất định là giống nhau, đặc biệt đến thời đại ‘Âm dương phản bối’ (thời đại “Hậu thiên Bát quái”) thì lại càng như vậy. Hiển nhiên, chúng ta từ “Tiên thiên Bát quái” có thể thấy được Lý này, Âm-Dương của Bát quái là do Âm-Dương của sơ vị (hào vị thứ nhất) quyết định. Tiếp theo, chúng ta lại xem quan hệ giữa “Tiên thiên Bát quái phương vị” và Thái Cực. Chúng ta phát hiện thấy Thái Cực này là một dạng hình tượng ‘trái Dương phải Âm’, cũng chính là điều gọi là ‘nam tả nữ hữu’. Loại Thái Cực ‘nam tả nữ hữu’ này đã thuyết minh một vấn đề gì? Chúng ta biết rằng, Dương khí thanh mà nhẹ, thăng lên trên; Âm khí đục mà nặng, hạ xuống dưới. ‘Trái Dương phải Âm’ đại biểu Âm-Dương không thể tương giao. Không thể tương giao chính là không có cơ chế “tương sinh”. (chỉ có cơ chế đối lập, tương khắc). Âm dương giao thoa mới sinh ra vạn vật. còn trái dương, phải âm đối nhau từng cặp như vậy thì không thể tương sinh được, còn chưa có tư tưởng và văn hóa. Ý nghĩa căn bản của “Tiên thiên Bát quái phương vị” chính là đại biểu cho đặc tính của “vũ trụ đầu tiên”. (Còn tiếp) Ánh Sáng Giải mã bí ẩn “Kinh dịch” (Phần 3) HẬU THIÊN BÁT QUÁI (Theo bài của Tiểu Nham) Sau đây chúng ta sẽ xem xét hình dạng của đồ hình “Hậu thiên Bát quái phương vị”, xin xem Hình 1 Hình 1: Hậu thiên Bát quái phương vị đồ của Văn Vương Độc giả sẽ phát hiện thấy Bát quái này cũng là “tám quẻ” ấy, chẳng qua vị trí sắp đặt của chúng khác với “Tiên thiên Bát quái phương vị” của Phục Hy, cũng là nói phương vị đã cải biến rồi, trình tự sắp xếp đã thay đổi rồi. Như vậy xem thế nào? Chính là Càn (☰), Khảm (☵), Cấn (☶), Chấn (☳), Tốn (☴), Ly (☲), Khôn (☷), Đoài (☱). Đây là trình tự sắp xếp mà mọi người đều hiểu rõ, các độc giả hiểu được «Chu dịch» đều biết cách đọc theo thứ tự này. Chúng ta biết rằng, «Dịch học» thuộc vào dự trắc học, chỉ cần thứ tự thay đổi, thì cơ lý dự báo đã biến đổi rồi. Ở đây có lẽ phải kể cho mọi người một câu chuyện này. Chúng ta biết rằng, dự ngôn «Thôi bối đồ» là do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong sống vào thời thịnh Đường Thái Tông sáng tác ra, có thể tiên tri những sự việc sau đó cả nghìn năm. Chiến loạn thời Đường mạt có ngũ đại thập quốc, «Thôi bối đồ» từ hoàng cung lưu lạc tới dân gian. Sau khi Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận nắm quyền, một ngày nọ Triệu Phổ đến hỏi ý Thái Tổ, nói là «Thôi bối đồ» đang được lưu truyền, nếu truyền rộng ra, người người đều biết khi nào thì Đại Tống vong quốc, vậy thì giang sơn Đại Tống làm sao thống trị đây? Phải chăng nên thu lấy «Thôi bối đồ» đang lưu truyền tại dân gian. Triệu Khuông Dận sau khi suy nghĩ nói rằng năm xưa Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn nho cũng không thể tru diệt tư tưởng bách gia, thu giữ làm sao hết được! Trọng tâm của dự trắc học chính là trình tự thời gian, chúng ta chỉ cần đem trật tự trước sau của «Thôi bối đồ» đả loạn, đưa ra các bản «Thôi bối đồ» thứ tự khác nhau là khả dĩ rồi. Vàng thau lẫn lộn, người ta không có cách nào phân biệt phiên bản chân chính. Triệu Khuôn Dận đúng là cao minh hơn Tần Thủy Hoàng, bản «Thôi bối đồ» mà chúng ta hiện nay xem được thực ra đều bị Triệu Khuông Dận đảo loạn rồi. Nếu như mất đi công năng dự trắc, thì người bình thường không cách nào biết được tương lai trong «Thôi bối đồ» trước khi sự việc xảy ra, và chỉ sau khi việc xảy ra rồi thì mới minh bạch. Ví dụ đồ hình Tượng 33 «Thôi bối đồ» vẽ một con thuyền chở tám mặt cờ xí và mười người đến từ hướng Đông Bắc, thì chỉ sau khi Mãn Thanh nhập quan, mọi người mới biết nó mang ý nghĩa gì. Lại như năm xưa khi Lý Tự Thành tạo phản, có một người tên Tống Hiến Sách chỉ nhờ nói cho Lý Tự Thành ý nghĩa một bức họa trong «Thôi bối đồ» mà có được chức quân sư. Nhưng cuối cùng quân sư kiểu này nhìn sai một bức họa khác và đưa ra quyết định sai lầm. “Hậu thiên Bát quái” và “Tiên thiên Bát quái”, nhìn thì tựa như chỉ mấy quẻ tượng ấy, nhưng trình tự đã biến đổi rồi. Loại biến đổi trình tự này bản thân nó là đại biểu cho biến hóa thiên tượng của vũ trụ. Kỳ thực cũng không phải đơn giản chỉ là thay đổi trật tự các quẻ, mà là thiên tượng biến hóa dẫn tới Pháp lý biến hóa, đây mới là căn bản. Thiên tượng biến hóa khiến Pháp lý biến hóa, đây là trục chính để tôi đưa ra “Vị lai Bát quái phương vị” từ “Hậu thiên Bát quái phương vị”, và tôi cũng chắc rằng Văn Vương đã căn cứ tư tưởng này để định nghĩa lại mới Âm-Dương cho các quẻ tượng. Đây là chỗ then chốt trong đột phá lý luận của tôi. Trước tiên mời xem Hình 2, cũng chính là ngụ ý mới của “Hậu thiên Bát quái”. Hình 2: Biểu ý của Hậu thiên Bát quái Căn cứ “Hậu thiên Bát quái” của Văn Vương, chúng ta phát hiện thấy Văn Vương đã định nghĩa lại mới sự vật đại biểu của Bát quái, không lại dùng tám loại vật chất trong giới tự nhiên là Thiên {trời}, Địa {đất}, Thủy {nước}, Hỏa {lửa}, Sơn {núi}, Trạch {đầm}, Phong {gió}, Lôi {sấm} nữa, mà dùng nhân luân để định nghĩa sự vật đối ứng hoặc đại biểu cho Bát quái. Trong Bát quái của Văn Vương, tám quẻ phân biệt đại biểu như sau: Càn là Phụ {cha}, Khôn là Mẫu {mẹ}, Chấn là trưởng nam {con trai cả}, Tốn là trưởng nữ {con gái cả}, Khảm là trung nam {con trai thứ}, Ly là trung nữ {con gái thứ}, Cấn là thiếu nam {con trai út}, Đoài là thiếu nữ {con gái út}. ‘Nhân luân Bái quái’ này chính là bước tiến của tôi trong quá trình đưa ra “Vị lai Bát quái phương vị” từ “Hậu thiên Bát quái phương vị”. Loại “Nhân luân Bái quái” này của Văn Vương, tức “Hậu thiên Bát quái”, là khác với “Tự nhiên Bát quái” của vạn vật vũ trụ, tức “Tiên thiên Bát quái” hoặc “Vũ trụ Bát quái”. Đây là điểm cực kỳ trọng yếu. Bậc thầy thuật số Thiệu Ung viết: “Thiệu Tử nói, Bát quái này của Văn Vương là vị trí dùng cho người, tức cái học của hậu thiên.” Câu nói này của Thiệu Tử đã khiến tôi hiểu rõ cơ lý của Bát quái, và là manh mối giúp tôi tìm ra biến hóa nhân lý tương ứng với biến hóa Thiên lý. Tiếp theo, chúng ta phát hiện thấy cùng với việc Văn Vương định nghĩa lại mới ý nghĩa nhân luân cho Bát quái, thì ông còn định nghĩa lại mới Âm-Dương cho mỗi quẻ tượng. Văn Vương không lại dùng phương pháp định nghĩa Âm-Dương bằng vị trí sơ hào của “Tiên thiên Bát quái” nữa, mà lấy nam-nữ của nhân luân để định nghĩa lại mới Âm-Dương. Trưởng nam lấy hào thứ nhất là hào Dương để định nghĩa, trưởng nữ lấy hào thứ nhất là hào Âm để định nghĩa, trung nam lấy hào thứ hai là hào Dương để định nghĩa, trung nữ lấy hào thứ hai là hào Âm để định nghĩa, thiếu nam lấy hào thứ ba là hào Dương để định nghĩa, thiếu nữ lấy hào thứ ba là hào Âm để định nghĩa. Phụ quái {cha} là toàn Dương, Mẫu quái {mẹ} là toàn âm. Nhân luân từ trưởng nam tới thiếu nữ có khác biệt, mà chúng ta sẽ phải nói đến sau. Hàm nghĩa việc chúng ta suy luận “Hậu thiên Bát quái” và “Vị lai Bát quái” là rất có tương quan. Do Văn Dương đã định nghĩa lại mới Âm-Dương cho Bát quái, nên tiếp theo chúng ta phải xem lại quan hệ Âm-Dương giữa “Hậu thiên Bát quái phương vị” và Thái Cực, bởi vì loại quan hệ đối ứng này đã được định nghĩa lại mới rồi. Mời xem Hình 3, đây chính là quan hệ giữa “Hậu thiên Bát quái phương vị” và Thái Cực. Hình 3: Quan hệ giữa Hậu thiên Bát quái phương vị và Thái Cực Nhìn vào đồ hình, chúng ta có thể thấy được điều gì? Chúng ta thấy được một loại kết cấu sắp xếp ‘nữ trên nam dưới’, cũng chính là điều mà Đạo gia gọi là thiên tượng “Âm Dương phản bối”. Như vậy thiên tượng mới này vì sao lại có Âm-Dương đảo ngược? Âm-Dương đảo ngược rốt cuộc có ý nghĩa gì? Có thể rất nhiều độc giả sẽ có thắc mắc này. Chúng ta đã nói ở trước rằng, Dương khí thanh mà nhẹ, thăng lên trên; Âm khí đục mà nặng, hạ xuống dưới. Kết cấu ‘trái Dương phải Âm’ của “Tiên thiên Bát quái phương vị” khiến Âm-Dương chạy theo hai hướng khác nhau, không thể tương giao, không có cơ chế “sinh”. Còn thể hiện của “Hậu thiên Bát quái phương vị” là một loại hình tượng ‘trên Âm dưới Dương’. Chúng ta biết rằng, Dương nhẹ nên lẽ ra phải ở trên, Âm nặng nên lẽ ra phải ở dưới; ‘trên Dương dưới Âm’ mới là quan hệ sắp đặt đúng nhất của Âm-Dương. Thế nhưng quan hệ Âm-Dương biểu hiện trong “Hậu thiên Bát quái phương vị” lại hoàn toàn tương phản, là ‘trên Âm dưới Dương’; đây chính là hiện tượng ‘Âm Dương phản bối’ được giảng trong Đạo gia. Như vậy vì sao Âm-Dương lại đảo ngược? Vì sao Âm-Dương trong “Hậu thiên Bát quái phương vị” lại đảo ngược? Đây mới là chỗ then chốt. Chẳng phải chúng ta đã từng nói qua rồi sao? “Thiệu Tử nói, Bát quái này của Văn Vương là vị trí dùng cho người, tức cái học của hậu thiên“. Câu nói này đã chỉ rõ ra chỗ mấu chốt. ‘Trên Âm dưới Dương” là vì điều gì? Chỉ có ‘trên Âm dưới Dương’, thì Âm-Dương mới có thể tương giao, bởi vì Âm khí nặng, phải hạ xuống, Dương khí nhẹ, phải thăng lên. Chỉ có ‘trên Âm dưới Dương’ thì giữa Âm hạ xuống và Dương thăng lên mới có thể tương hỗ tương giao. Chúng ta biết rằng, chỉ có nam-nữ tương giao mới có thể sinh dục, mới có thể sinh sôi đời sau, mới có cái gọi là sinh sản không ngừng, sinh sôi nhân loại; do đó chỉ có kết cấu đảo ngược ‘trên Âm dưới Dương’ mới có thể sản sinh xã hội nhân loại, mới có thể sản sinh con người; đây chính là ý nghĩa của con người trong vũ trụ, và mới có cái gọi là ‘nhân luân’. Âm Dương phản bối trong vũ trụ để sản sinh xã hội nhân loại mới là bản chất trong “Hậu thiên Bát quái” của Văn Vương, mới là lý do Văn Vương căn cứ biến đổi thiên tượng của vũ trụ để đưa ra kết cấu Bát quái phương vị mới. Bởi vì không gian vũ trụ cần sản sinh người—đây là một loại ý nghĩa vũ trụ của con người. Lão Tử giảng: “Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật“, chính là giảng một đạo lý. “Tam” chính là người trong tam tài ‘Thiên Địa nhân’, nghĩa là người do Thiên Địa tương giao mà sinh ra. Vì âm dương tương giao nhân lọai bắt đầu thời kỳ sinh sôi phát triển, văn hóa bắt đầu phát triển đa dạng phong phú. Trên mặt đất biểu hiện là bách gia chư tử tại Trung Quốc. Tư tưởng bách gia {trăm phái} xuất hiện vào cùng một thời gian. Tại Tây phương, tư tưởng bách gia ở vào cùng thời đại với Phật Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ cổ, Socrates, Plato và Aristotle ở Hy Lạp cổ, và sau đó còn có Chúa Jesus. Ngoài ra, chúng ta còn có thể thấy rằng, “Hậu thiên Bát quái” đã tiết lộ một trách nhiệm định vị của nhân loại trong vũ trụ, chính là nam-nữ tương giao, sinh sôi không ngừng. Vì thế mới nói, “Hậu thiên Bát quái” của Văn Vương đã tiết lộ cảnh tượng “Vũ trụ tương giao mà sinh người. Văn Vương thực ra chỉ nhìn thấy “Vũ trụ tương giao mà sinh người” chứ không thấy được cảnh tượng bách gia tranh minh {trăm phái tranh luận}, văn hóa nhân lọai bắt đầu thời kỳ phát triển rực rỡ . Ánh Sáng
  23. Câu lạc bộ PTLV Hà nội chưa xôm... huhuhuuu

    1. tnd

      tnd

      Cho tôi số điện thoại của anh Linh Trang đi

    2. tnd

      tnd

      Cho tôi số điện thoại của anh Linh Trang đi

    3. phamhung

      phamhung

      ok, đây: 0903283923

    4. Show next comments  141 more
  24. Thưa các AEC, phamhung có sưu tầm được khá nhiều bài thuốc hay, nay post lên đây mong giúp được các AEC và bạn đọc có sức khỏe tốt hơn và giúp ích cho đời được nhiều hơn. Phamhung sẽ cố gắng post hết các bài đã sưu tầm được, mọi người đón đọc và áp dụng nhé, toàn bài thuốc đơn giản cả mà! Bài 1: Đông y điều trị đại tràng Lương y Vũ Quốc Trung www.phatphap.wordpress.com Đại tràng (ruột già) có chức năng tiếp nhận cặn bã từ tiểu tràng (ruột non) xuống, đồng thời làm nhiệm vụ tống thải chất cặn bã ra ngoài. Những chất cặn bã từ tiểu tràng chuyển xuống đã được đại tràng hấp thu một phần nước trong đó. Nếu chức năng hấp thu phần nước này kém do đại tràng hư hàn sẽ làm xuất hiện sôi bụng, đau bụng, phân nát lỏng; ngược lại đại tràng thực nhiệt, việc hấp thu phần nước quá mức, dẫn đến táo kết. Táo kết lâu ngày dẫn đến chứng nhiệt kết bàng lưu (phân tròn, rắn, có chất nhầy bao quanh). Đại tràng có liên quan đến phế. Do đó bệnh ở phế có ảnh hưởng đến đại tràng, phế đoản hơi, đại tràng táo bón và ngược lại. Viêm đại tràng có hai thể: cấp tính và mạn tính. Thể cấp tính: Nguyên nhân chính là do vấn đề ăn uống không hợp vệ sinh, thức ăn ôi thiu, thức ăn khó tiêu, do kiết lỵ, do giun sán… Biểu hiện: Đau bụng từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, tiêu lỏng dai dẳng, đôi khi có sốt. Viêm đại tràng trái hoặc viêm đại tràng sigma: Mót đi ngoài nhiều lần (10-20 lần) trong 24 giờ, cảm giác căng đầy trực tràng, phân lỏng có nhầy và có thể có máu. Viêm đại tràng phải và manh tràng: Phân lỏng, mùi thối, số lần ít hơn (3-6 lần) trong 24 giờ. Hiện tượng co thắt đại tràng: Ở vùng đại tràng bị viêm trong cơn đau bệnh nhân có cảm giác cứng bụng, sờ thấy đại tràng nổi lên thành đoạn, thành cục và tan dần đi ở dưới bàn tay. Nếu viêm đại tràng vùng thấp trong cơ co thắt có thể đẩy phân ra hậu môn. Bệnh thường nhẹ, nếu được điều trị sớm và đúng hướng thì chỉ trong vòng 2-3 ngày là khỏi. Thể mạn tính: Do viêm tiểu đại tràng cấp, điều trị không đến nơi đến chốn, bệnh dần chuyển thành mạn tính. Do lỵ trực khuẩn hoặc lỵ amíp để lại tổn thương ở ruột. Do nhiễm trùng coli, protéus (loại trực khuẩn này thường xuyên có trong ruột, gặp khi rối loạn tiêu hóa, sức đề kháng giảm sút trở thành vi khuẩn gây bệnh). Nhiễm độc do urê huyết tăng, do thủy ngân. Do lao ruột, do ký sinh trùng giun, sán, do táo bón lâu ngày, do rối loạn thần kinh thực vật. Biểu hiện: Miệng đắng, kém ăn, lưỡi to. Đại tiện thất thường, mót đi ngoài sau khi ăn (phản xạ dạ dày - đại tràng). Đau bụng, trướng hơi. Có thể đau toàn bộ đại tràng, có thể đau từng vùng. Phân táo, lỏng xen kẽ. Đại tràng co thắt gây đau quặn từng cơn. Viêm manh tràng ngang gây nặng bụng, trướng hơi. Viêm đại tràng sigma, sờ thấy đau, đại tiện nhiều lần. Viêm trực tràng cảm giác nóng rát hậu môn, mót đi ngoài luôn và đau. Đối với viêm đại tràng mạn điều trị phải kiên trì, chú ý tới vệ sinh trong ăn uống không ăn thức ăn khó tiêu, thức ăn ôi nguội. Tránh ăn thức ăn rán, gia vị, đồ hộp. Nên ăn thức ăn có nhiều vitamin. Táo bón: Ăn tăng rau tươi, chuối, khoai hầm, tiêu lỏng không nên ăn sữa, vì sữa dễ lên men sinh hơi. Theo y học cổ truyền viêm đại tràng thuộc phạm trù “phúc thống” (đau bụng) hoặc “đại tràng ung” (viêm đại tràng). Viêm đại tràng là bệnh ở tỳ vị do nhiều nguyên nhân xảy ra. Viêm đại tràng thường thể hiện ở 2 thể: - Tỳ hư khí trệ. - Táo kết co thắt. Thể tỳ hư khí trệ: Biểu hiện bụng đầy, nóng ruột, sôi bụng (âm hư sinh nội nhiệt), khí thượng nghịch, đi ngoài nhiều lần, đau về đêm và gần sáng. Tinh thần lo lắng, đau vùng hạ vị từng cơn, có lúc trung tiện được cảm giác dễ chịu, bụng sôi, óc ách, rêu lưỡi trắng dày, mạch tế sác. Bài thuốc 1: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, phục thần 12g, táo nhân 12g, quế tiêm 6g, mộc hương 8g, trích thảo 6g, đương quy 10g, viễn chí 6g, gừng nướng 4 lát. Sắc uống ngày một thang. Bài thuốc 2: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, xuyên quy 12g, táo nhân 12g, trần bì 6g, hoàng tinh 12g, sinh địa 16g, cam thảo 6g, viễn chí 6g, mạch môn 16g. Sắc uống ngày một thang. Thể táo kết co thắt: Thường do suy nghĩ, đau buồn (thất tình), ngồi nhiều, ít hoạt động, suy dinh dưỡng… Triệu chứng thường thấy đầy hơi, ăn không tiêu, đau từng cơn vùng hạ vị tùy theo khung đại tràng co thắt, người mệt mỏi, ăn ngủ kém, lo lắng, đi ngoài táo kết hoặc phân đầu táo (khô), đuôi nhão, có lúc nhầy mũi. Dùng một trong 2 bài thuốc sau: Bài thuốc 1: Đẳng sâm 16g, lá mơ lông 16g, hoàng kỳ 12g, chỉ xác 8g, sinh địa 16g, rau má 16g, đại hoàng 4g, ngải tượng 12g, trần bì 6g, toan táo nhân 12g, viễn chí 6g, táo 3 quả. Sắc uống ngày một thang dùng 10 ngày liền. Bài thuốc 2: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, xuyên quy 12g, táo nhân 12g, trần bì 6g, hoàng tinh 12g, sinh địa 16g, cam thảo 6g, viễn chí 6g, mạch môn 16g. Sắc uống ngày một thang, dùng 10 ngày liền.
  25. Bài 1: Trị bệnh ung thư Bài 2: Thuốc Tiên rửa mắt và thuốc thánh trị bệnh đái đường Bài 3: Phương thuốc hiệu nghiệm cho bệnh tiểu tiện không thông ở người già. Không biết thực hư thế nào, thấy cũng hay hay phamhung cứ chia sẻ để bà con ai có kinh nghiệm hoặc có nghề (có chuyên môn) thì kiểm tra, kiểm chứng giùm để lưu chuyền cho mọi người ứng dụng.