phamhung

Lớp Địa Lý Lạc Việt
  • Số nội dung

    2.356
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    39

Everything posted by phamhung

  1. Hơ hơ hơ tui oánh giá rất cao câu nói thật của thanhhuong_geo, người đẹp đi đến đâu là gây thương nhớ ở đấy, xong rùi bỏ về mất............... đến bác Hatgaolang còn "... phải đào điếu lên" cơ mà. Không biết tội gây thương nhớ cho người khác thì áp vào điều luật nào nhỉ??? Định phạt tù trung thân trong trái tim người thương nhớ nhưng ngặt nỗi lại có nhiều người quá.......huhuhhu làm sao bây giờ?? Thôi đành tha bổng vậy các bác ạ, nếu không Hà lội nại mất người đẹp.
  2. Náo loạn vì tin đồn ‘thánh vật’ chết mấy chục trai đinh Người dân ở ngôi làng Vân Gia, Sơn Tây, Hà Nội đã phải trải qua những tháng ngày kinh hoàng khi mấy chục người làng bỗng dưng chết bất đắc kỳ tử dù chẳng bệnh tật, ốm đau gì. Người chết thiệt mạng, nhưng người sống cũng run rẩy không yên… Câu chuyện tôi nghe từ một người bạn người Sơn Tây, hoàn toàn chỉ là tin đồn. Theo lời anh bạn, người dân ở đây đã phải sống trong những ngày tháng kinh hoàng khi đêm đêm nơm nớp không biết khi nào bị quỷ thần lấy mạng. Những cái chết dồn dập, những lời đồn thổi về việc "thánh thần" nổi giận... bắt nguồn từ câu chuyện cách đây đã 3 năm. Nhưng mỗi lần nhắc đến, người dân trong làng lại thảng thốt hoang mang... Vân Gia là làng cổ, nằm ngay sát đền Và nổi tiếng, thờ thánh Tản. Thật ra cái tên cổ Vân Gia bây giờ không còn được dùng trong các văn bản hành chính nữa bởi từ khi lên phố, làng Vân Gia đã được chia nhỏ ra thành 4 thôn (còn gọi là đội, gồm thôn 5, 6, 7, 8). Tìm hiểu chuyện đã làm mọi người hoang mang, sợ hãi trên, đến làng cổ này, ngườiđầu tiên chúng tôi tìm gặp là ông Phùng Văn Tuấn, Trưởng thôn 8. Ông Tuấn từng là sĩ quan quân đội, khi rời quân ngũ về quê, ông tham gia công tác ở nhiều vịtrí trong chính quyền địa phương. Nghỉ hưu từ năm 2007, ông được người dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn. Có lẽ, trước khi nhận làm cái chức “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” này, ông Tuấn cũng chẳng thể ngờ mình lại phải đối mặt với nhiều nguy nan tới vậy. Vồn vã pha nước mời khách nhưng khi chúng tôi hỏi đến chuyện "thánh vật thần hành" kia từng gây xôn xao dư luận kia thì bỗng dưng ông khựng lại. Ngập ngừng một hồi thì ông buông một câu cũng đầy vẻ sầu bi ảo não: “Tôi từng làm trong ngành tuyên huấn của quân đội, cùng làm tuyên truyền như anh ấy. Việc xì xào mà anh nghe được là có thật đấy. Tôi là người trong cuộc nên tôi rất biết chuyện này. Chính họ tôi cũng là nạn nhân đây. Có 3 năm mà trong họ chết đến 6 người. Trong số ấy thì 5 người chết trẻ! Kinh hãi lắm!”. Theo lời ông Tuấn, chuyện khởi nguồn từ năm 2007, đúng khi ông nghỉ hưu, về làm trưởng thôn 8, thôn có ngôi chùa cổ Vân Gia tọa lạc (còn gọi là Viên Quang tự).Ngôi chùa này nằm trong quần thể đền Và nổi tiếng. Chùa Vân Gia nằm trên đỉnh một quả đồi hình bát úp, thế rồng chầu voi phục, bên trái là khu dân cư, bên phải là gò đất nhỏ có đầm nước trong (thủy tụ minh đường). Chỉ cần phác qua vài nét bề ngoài trên cũng đủ thấy, người xưa đã chọn lựa rất kỹ về mặt phong thủy khi quyết định lấy đất trên làm nơi bái phật. Bởi truyền thống văn hóa lâu đời, bởi sống giữa chốn linh thiêng nên người dân Vân Gia sống hiền hòa, ấm cúng, yên ả từ bao đời nay. Thế nhưng, thời gian qua, theo ông Tuấn, không hiểu vì lý do gì, tai ương đã liên tiếp trút xuống ngôi làng thanh bình này. Theo ông Tuấn đến bây giờ, người dân Vân Gia vẫn cho rằng nguyên nhân của hàng loạt cái chết bí ẩn khiến mọi người kinh hãi thời gian qua chính là do một số hộ dân trong làng đã đào đất ởgần chùa Vân Gia, khiến long mạch vùng đất thiêng này bị ảnh hưởng. Và, chính bởi phạm đến “ngài” nên “ngài” trút xuống đầu dân làng cơn lôi đình khủng khiếp. Buồn thảm thay sự kiện đau lòng ấy lại rơi đúng vào thời gian ông làm trưởng thôn. Không biết có phải vì lẽ đó hay vì điều gì nữa mà gia đình, dòng họ ông phải chịu nhiều đắng cay, mất mát. Theo ông Tuấn thì vào đầu năm 2007, những hộ dân sống ở ven quả đồi nơi chùa Vân Gia tọa lạc đã đào đất phía ta luy dương để bán. Thực ra chuyện đào đất đồi bánđã xuất hiện từ đầu năm 2004, thế nhưng năm 2007, khi địa phương tiến hành xây dựng sân bóng ở ngay cánh đồng đối diện chùa thì việc khoét núi mới diễn ra rầm rộ. Để có đất lấp cánh đồng trũng, người ta đã đào cả vài nghìn xe đất từ đồi chùa. Khi đó, biết việc đào bới trên sẽ phá vỡ cảnh quan vốn tồn tại từ lâu đời của mảnh đồi chùa nhưng chẳng ai có thể ngăn cấm. Những hộ dân trên chỉ “khai thác tài nguyên sẵn có” trên trong phần đất của gia đình mình. Khi sân vận động hoàn thành thì cũng là lúc mảnh đất đồi chùa bị cắt vạt một góc sâu hoắm, chỉchừa lại một bờ ta luy mỏng như người ta đắp tường rào. Ông Tuấn và bản cuốn "sổ tử" do ông ghi chép trong quãng thời gian kinh hoàng.Ngay khi việc khai thác đất trên được tiến hành, cảnh yên ấm của làng Vân Gia,đặc biệt ở hai thôn 6 và 8 (nơi chùa Vân Gia tọa lạc) đã không còn nữa. Không hiểu vì lý do gì những chuyện tai ương, chết chóc cứ liên tiếp xảy ra. Lúc đầu, dân làng chỉ coi đó là chuyện không may, chuyện thiệt thòi của những gia đìnhđến thời mạt vận. Thế nhưng, một thời gian sau, số người chết tăng lên đột biến, người này nối tiếp người kia cứ bất thình lình “rủ nhau” về… bên kia thế giới thì mọi người thấy lạ, thấy sợ và cuống cuồng đi tìm lời giải cho những cái chết bí hiểm đó. Ông Tuấn kể, những ngày đó, dân làng ông nháo nhác như ong vỡ tổ, như kiến vỡ đàn. Trong nỗi đau đớn tột cùng bởi mất người thân còn có nỗi sợ hãi vô hình bởi những cái chết đó mang nhiều bí ẩn với những sự trùng hợp lạ kỳ. Suốt một thời gian dài, cứ đến một ngày cố định dù có giữ gìn, có cẩn trọng tới đâu thì trong làng vẫn phải có một người… “đi”. Những người được “thánh thần”… chỉ mặt gọi tênđó có thể bị tai nạn giao thông, bị tai nạn lao động, thậm chí do sợ hãi chẳng ra khỏi nhà cũng tự dưng lăn quay ra chết. Điều trùng hợp là những người xấu số đó đa phần là con trưởng, trai đinh. Mặt tiền chùa Vân Gia.Thôn 8 khi đó có hơn 200 hộ, thế nhưng từ nửa cuối năm 2007 đến giữa năm 2008 có tới hơn chục người chết và tính tới thời điểm hiện tại thì số người nhắm mắt xuôi tay đã là 25 người. Theo ông Tuấn thì từ trước đến nay chưa có khi nào làng có đông người chết đến vậy. Người làng vốn gắn bó, hễ nhà ai có việc lớn nhỏ thì tất thảy mọi người đều xắn tay vào giúp. Thêm nữa, là trưởng thôn, ông Tuấn có trách nhiệm đứng ra tổ chức ma chay cho người xấu số. Tuy nhiên, thời điểm đó, ông Tuấn bảo, việc ấy khiến ông vô cùng mệt mỏi. Đám này chưa xong đã phải lo tiếp đám kia. Thậm chí, có bận, chiếc xe tang chưa người này ra ngoài đồng chưa kịp đánh về đã có gia đình khác hốt hoảng, khổ đau chạy đến đăng ký. Họ nhận phần bởi sợ người khác tranh mất. Tang tóc là việc trọng, theo phong tục thì việc chôn cất phải được xem xét giờ giấc kỹ lưỡng, cẩn trọng. Thế nên, giờ “thân xác về đất, linh hồn về trời”đã định mà không có xe tang thì nguy khốn lắm. Họ nhà ông Tuấn cũng không thoát khỏi vòng xoáy tai ương đó. Giọng thểu não, ông Tuấn bảo: “Họ tôi cũng chết liên tiếp 6 người. Trong đó có 5 người là chết trẻ.Kinh hãi lắm các anh ạ! Người ở làng chết đã đành, người đi xa cũng không thoát khỏi bàn tay của thần chết!”. Ông Tuấn kể, khi đó, ở làng, thấy cảnh người vô cớchết mỗi lúc một đông, nhiều người đã chọn giải pháp là… lẩn trốn. Họ đi làm ăn xa, càng xa càng tốt những mong cái chết bất ngờ bởi “không gian cách trở” mà không tìm tới mình. Thế nhưng, sự trốn chạy đó là vô ích. Ông Tuấn có một người cháu sinh năm 1979 công tác tận thành phố Hồ Chí Minh, làm cho ngành trắc địa. Cái chết bất thình lình của người cháu ấy đến bây giờ ông vẫn chẳng thể lý giải. Cháu ông là người khỏe mạnh, không có bất cứ bệnh tình gì trầm trọng. Thế nhưng, không hiểu vì sao, hôm đó, đang ở công ty, cháu ông bỗng dưng đột tử. Tin cháu ông mất được chuyển về giữa lúc dân làng đang hoang mang bởi những cái chết bất thường diễn ra như ngả rạ ở làng khiến ai cũng thất kinh, thảng thốt. Thân xác cháu ông được chuyển về qua đường hàng không, mọi người đón bằng nước mắt đầm đìa, bằng sự khiếp đảm, hoảng loạn. Người cháu ấy vừa chôn cất, mộ chưa xanh cỏ thì một tin dữ khác lại được chuyển về còn rùng rợn hơn gấp bội. Một người cháu khác của ông đi xuất khẩu lao động mãi tận Mã Lai, cũng bỗng nhiên chết bất đắc kỳ tử ngay tại nơi ở trọ. Rơm rớm nước mắt, ông Tuấn bảo, người cháu này ngoan lắm, ông rất quý, rất yêu. Vậy mà ông không được nhìn mặt cháu lần cuối trước khi nó nhắm mắt lìa đời. Người cháu này trước đây đi bộ đội. Hết quân ngũ, anh được tỉnh đoàn giới thiệu đi lao độngở nước ngoài. Trước khi đi, anh mang bao hoài bão về một tương lai rạng ngời, vậy mà… Đón con cháu về bằng “hòm gỗ cài hoa”, người nhà ông Tuấn chết lịm. Khi đó, không chỉ họ ông mà cả làng đều tim đập chân run bởi một ý nghĩ: “Thánh thần đã chọn, đã chỉ mặt gọi tên thì dù người làng có ở bất cứ nơi đâu trên cõi dương gian này thì “ngài” cũng “vật chết”, lôi về cho kỳ được!”. Nửa quả đồi nơi người dân đào bán đất giờ đã sâu hun hút.Cảnh tang tóc khi đó đến giờ ông Tuấn vẫn không thể nào quên được. Đi đâu người ta cũng chỉ bàn tán những chuyện rùng rợn, thảm thương đến thối cả ruột gan. Khiđó, chẳng ai muốn làm ăn gì, cứ quẩn quanh với nỗi sợ hãi mỗi lúc một lớn thêm lên. Khu ông Tuấn ở có đường dẫn ra nghĩa địa. Những ngày ấy, cả khu cứ đóng cửa im ỉm. Ai cũng sợ mở cửa ra thì tà khí của người xấu số “bay” vào nhà mình. Khi những cái chết cứ chồng chất, cứ liên tiếp diễn ra, các cơ quan đoàn thể ở địa phương cũng như… ngồi trên chảo lửa. Ông Tuấn kể, đầu tiên là Hội người cao tuổi của làng vào cuộc. Chọn ngày đẹp, dân làng làm lễ rồi lũ lượt kéo nhau lênĐền Và, khẩn cầu đức Thánh Tản dang tay che chở. Buổi cúng lễ ấy có tới hơn 40 người tham gia, mặt ai cũng thảm thương, ủ dột. Tuy nhiên, việc ấy chẳng giải quyết gì, tai ương vẫn không ngừng tiếp diễn, người vẫn nối người xô nhau về cõi vĩnh hằng. Lúc đó, bởi nghĩ cứu mình trước khi… giời cứu, dân làng mạnh ai ngườiấy đi tìm thầy tướng, thầy cúng để cầu mong sự bình an đến với mình. Và, tất thảy những thày tướng cao tay đó đều khẳng định, đất của làng bị động, long mạch của làng đang có vấn đề. Thế nhưng, giải hạn, giải tai ương đó bằng cách nào thì chẳng ai biết. Nhiều thầy được mời về làng, nhưng ngó ngược nhìn xuôi đều lắcđầu nguầy nguậy nói là không làm được, không cứu được dù có trả bao nhiêu tiềnđi nữa. Trong cơn hoảng loạn, mọi người bỗng chợt nhớ tới một cao tăng đã ra tay cứu dânở làng Nghĩa Phủ (làng nằm ngay cạnh Vân Gia) chừng gần chục năm về trước. Vịcao tăng đó là hòa thượng Thích Phúc Trí, khi đó đã trên 90 tuổi, trụ trì chùa ngàn tuổi Mễ Trì Thượng (còn gọi là Thiên Trúc tự) ở Hà Nội. Mọi người nhớ tới vị cao tăng này là bởi thuở trước, khi trùng tu đền Nghĩa Phủ,người ta đã đắp thêm hai pho tượng hộ pháp nửa chìm nửa nổi (kiểu phù điêu) ởngay trước cổng đền. Cũng ngay sau việc làm đó, dân Nghĩa Phủ hơn chục người bỗng dưng lăn ra chết. Toàn người trẻ, chết chẳng rõ can do. Hoảng kinh, bởi mối thâm tình, người làng Nghĩa Phủ đã xuống Hà Nội đón hòa thượng lên làm lễ trấn, yểm. Tới nơi, hòa thượng làm phép và bảo dân làng dỡ bỏ hai ông hộ pháp trước cửa đền đi thì ngay tức khác nạn khỏi tai qua. Đúng như lời hòa thượng phán, ngay sau khi dỡ bỏ hai pho tượng trên thì làng không còn cái chết bất ngờ nào nữa.... (Theo Bưu điện Việt Nam)
  3. http://cuasomoi.com/thu-gian/153041/13062011/video-bua-chu-cung-phai-dau-hang.ttn
  4. Ơ ơ ơ, vậy ảnh này nhìn babywolf đẹp giai mà phong trần hơn, khỏe mạnh, béo tốt và cứng cỏi hơn cái ảnh ở avatar Sư phụ nhỉ??? Sư phụ thật khéo nuôi, đồ đệ của Sư phụ ở trong Nam toàn anh chàng hoành tráng cả. con khiếu nại vụ này đấy ạ; Ngoài Hà nội thì đồ đệ của Sư phụ còn ngọ ngằn, khiêm tốn quá, như huynh thanhphuc, phamhung, Tuấn Dương, thanhdc....... anh em đứng cạnh Sư phụ, thấy Sư phụ cứ như Tây ấy. (nhất là kỳ Unessco) được có 3 anh Cóc Vàng, Mocmien và hoangtrieuhai là trông còn có vẻ ngang cơ với anh em trong đó. Kỳ tới Sư phụ ra Hà nội con phiền Sư phụ xem giúp con cái nhà để cũng béo khỏe như anh em trong đó với nhé!!! Tuyết Minh đang được Sư phụ và huynh Trung Nhân lắng nghe và kiểm tra kiến thức hay sao đó???
  5. hí hí hí , Đà Nẵng có nhiều đồ nhậu lắm các pác ạ, em đi với, phá gì thì phá, Với lại Đà nẵng đẹp lắm, lại được Sư phụ bảo đảm năm nay không có bão nữa. chơi thoải mái.
  6. Trả nợ đèn sách xong Tuyetminh nguyen du saigon. Được tin báo làm các huynh trưởng đẹp trai như tượng vô cùng sửng sốt..... Hổng biết học trò Nam của Sư phụ ở Bắc vào thì có học trò nữ nào đón không nhỉ??? Vừa mới cưới vợ, như do rất can đảm nên huynh Thiên Luận đã chụp một kiểu cực kỳ hoàng tráng.....làm kỹ nghệ ở Sân bay cho cô em đồng môn nhân dip du Sài Gòn. Ủa???? cô Tuyết Minh này du ký Sài Gòn mặc váy đẹp thía??? Thiên Luân dũng cảm quá, , không sợ bị ghen sao??? mà đeo kính đen ........... Ngầu quá!!! hihihiii Tại nhà Thiên Sứ với bữa cơm thân mật...như ở nhà hàng. Ui nhà Sư phụ có chỗ ngồi nhậu tuyệt thế??? Tuyết minh được Sư phụ và mọi người tiếp đón vui quá cười sắp rơi cả má lúm đồng tiền rùi kìa!!!!!!!! hihihii Đông vui Phamhung nhận ra Sư phụ, Sư Mẫu, Cô Wild, Trung Nhân ........ còn anh đẹp giai nào đeo kính vậy ta?? Ngay chiếu hôm đó, một độ phong thủy thực nghiệm trực tiếp tại hiện trường. Cùng đi còn có Trung Nhan, Thiên Sứ, Tuyết Minh, Thiên Đồngvà Thiên Anh khuất sau ống kính. Vậy là Tuyết Minh được thực tế nhiều ha? được đích thân Sư phụ và các sư Huynh chỉ dạy thì tốt quá rồi, phen này chắc làm giảng viên PTLV được rồi đây.
  7. Huuhuhuhu, phamhung cũng đoán đúng là Việt Nam thắng mà, nhưng sai tỷ số huhuuuhuhuuuu, Lên núi luyện tiếp đây, tạm biệt bà con đã nhé.
  8. Chồng em sinh năm 1981 tuổi Dậu năm nay 31 tuổi, làm nhà được chứ sao? không phạm Hoang ốc, không phạm Kim lâu, không phạm Tam tai. Theo PTLV, Năm nay (vì không thể hướng dẫn chi tiết hơn) cho nên lưu ý bạn là động thổ thì chú ý tránh các hướng: Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Chính Nam và Chính Đông ra nhé. Chúc may mắn!
  9. Giờ Thân, ngày 14/10/Tân Mão (ngày Mậu Thìn, tháng Kỷ hợi, năm Tân Mão) quẻ Sinh Xích khẩu: phamhung dự đoán trận Việt nam - Đông timo, Việt Nam thắng Tỷ số là: 3 - 0 Trận này đoán sai, sẽ lên núi luyện tiếp.
  10. Vậy là quẻ này đúng nhưng Luận chưa chính xác? Vì kéo đến tận 20h00 tối cơ mà.
  11. Phong cảnh Sa pa Đời sống trên núi cao Sa pa Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
  12. lâu lắm mới thấy bác laido xuất hiện, bài này đã có trong topic http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/23082-cach-tinh-trung-tang-theo-quan-niem-co-nhan/ bác ạ. Đúng là phần mộ và ngày tháng năm ra đi của một ai đó có ảnh hưởng cụ thể đến cả gia đình và dòng họ. Mong bác vào topic đó và cho ý kiến để mọi người cùng được học. Kính bác!!!!
  13. Giờ Tị ngày 13/10/Tân Mão Quẻ Kinh Đại an, khả năng phần nhiều là lại bị khất nợ hoặc chỉ nhận được 1 phần vì nể nang lên tiếp tục chấp nhận. báo lại khi có kết quả nha, để kiểm chứng cách luận.
  14. Đang yên, đang lành sao lai lên núi, phí của giời thía???? , Biển học cơ mà, học phải có hành thì mới rút kinh nghiệm và được các huynh trưởng chỉ bảo chỗ sai chớ???
  15. THỨ 7 NGÀY 11/6/2011 GẶP MẶT ANH CHỊ EM THÀNH VIÊN CÂU LẠC BỘ PHONG THỦY TẠI HANOI Chủ đề của buồi gặp mặt này, tôi trình bày với anh chị em về : Cơ sở để xác định Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết khoa học và chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ khoa học. Bài nói chuyện được ghi âm và Phamhung với Mocmiên sẽ có trách nhiệm đưa lên đây, để anh chị em cùng tham khảo. Sau buôủii nói chuyện, tôi trả lời anh chị em một số thắc mắc liên quan đến Phong Thủy Lạc Việt. Dưới đây là vài hình ảnh của cuộc gặp mặt: Dạ trái qua phải trên xuống dưới: Tuấn Dương, Phamhung, Mộc Miên Thanhdc, Muguet, Tuyết Minh Trái qua phải: Mộc Miên, chị Nhung(PTTH), Tuyết Minh, Muguet, thanhphuc, Lữ khách Huynh thanhphuc và lữ khách Tuấn Dương, thanhdc, Phamhung Tuyết Minh
  16. , hồi này bác yêuchịem nói lên mồm phết.
  17. Chúc mừng bác Cóc nổi tiếng quá còn giề kekekeeee, nay lại còn được người ta nhờ bác dùng phong thủy để giải quyết cả con chó... hí hí hí. Ở quê thì chó cứ chọn chỗ mát nó nằm thui, trong nhà chắc nóng quá nên nó đi chơi thui mà, có gì đâu? Bác nói thía thì có trời mà biết được à? sơ đồ nhà không có, chả biết bác xây cái tường nào? nắn khí ra sao? chuồng chó nằm ở chỗ nào? thì......... pótay.com
  18. Nếu thời gian cho phép, con xin được tháp tùng Sư phụ đi Nam Định chuyến đó ạ.
  19. Giờ GMT có thể bị thay thế Các nhà khoa học hàng đầu thế giới đang họp tại Anh để xem xét khả năng thay thế giờ GMT bằng cách tính thời gian khác. Khoảng 50 chuyên gia thảo luận về đề xuất thay giờ GMT (viết tắt của Greenwich Mean Time, nghĩa là “Giờ trung bình tại Greenwich”) trong hai ngày 3 và 4/11 tại một ngôi nhà ở phía tây bắc thành phố London dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Hoàng gia Anh, một tổ chức khoa học uy tín trên thế giới, AFP đưa tin. Cơ quan Khối lượng và Đo lường Quốc tế (BIPM) tại Pháp đề xuất thay giờ GMT bằng một cách tính thời gian mới dựa trên chuyển động xoay của địa cầu và đồng hồ nguyên tử. Giờ GMT là giờ mặt trời tại Đài Thiên văn Hoàng gia Greenwich của Anh. Theo quy ước, đài thiên văn này nằm trên kinh tuyến số 0 hay còn gọi là kinh tuyến gốc. Hơn 120 năm qua giờ GMT là chuẩn quốc tế về cách đo thời gian. Trên lý thuyết, vào giữa trưa theo giờ GMT, nếu quan sát từ Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich, chúng ta sẽ thấy mặt trời nằm ở đường kinh tuyến gốc. Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) sẽ nhóm họp tại thành phố Geneva, thủ đô của Thụy Sĩ, vào tháng 1/2012 để bỏ phiếu về việc bỏ giờ GMT, bất chấp sự phản đối từ Anh. Bộ trưởng Khoa học Anh, ông David Willetts, phản đối đề xuất thay giờ GMT. Ông cho rằng đây không chỉ là một tranh cãi khoa học, mà còn động chạm tới lòng tự hào dân tộc. "Quan điểm của nước Anh là chúng ta nên giữ nguyên cách tính giờ dựa theo chuyển động xoay của trái đất, chứ không phải theo các đồng hồ nguyên tử", ông Willets phát biểu. Giới quan sát nhận định lòng tự hào dân tộc của người Anh có thể bị tổn thương nếu giờ GMT trở thành một phần của lịch sử. “Chúng tôi hiểu rằng nước Anh sẽ cảm thấy mất mát nếu giờ GMT bị thay thế”, bà Elisa Felicitas Arias, giám đốc phòng Thời gian thuộc Cơ quan Khối lượng và Đo lường Quốc tế (BIPM) tại Pháp. BIPM đã đề xuất thay thế giờ GMT. Trung Quốc cũng phản đối việc thay giờ GMT do giới thiên văn Trung Quốc muốn tính thời gian theo chuyển động xoay của trái đất. Minh Long
  20. Lời đồn về ngôi nhà có ma ở Bắc Giang Bốn đời chủ nhà đều gặp tai ương, đến nay, người chủ mới nhất cũng khóa trái cửa bỏ không mấy năm trời. Ngôi nhà rêu mốc, hoang phế càng trở nên rờn rợn bởi những lời đồn đoán huyễn hoặc. Ngay cả những người già nhất trong Khu 1, Thị trấn Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang cũng không nhớ nổi ngôi nhà cấp bốn nằm hướng ra mặt phố Quang Trung có từ khi nào. Chỉ biết rằng, từ người lớn đến trẻ nhỏ ở đây đều truyền tai nhau một câu chuyện huyễn hoặc mà người “yếu bóng vía” không khỏi rợn người. Ngôi nhà hoang phế giữa con phố sầm uất. Lời đồn ma quái Câu chuyện đồn rằng, vào thời chiến tranh, tại khu đất của căn nhà này có hai người lính Lê Dương đã bị bắn chết và chôn ở đây. Hiện, hài cốt vẫn nằm sâu dưới nền móng và nhất là “hồn vía” của hai người “Tây đen” ấy vẫn ám ảnh ngôi nhà cả trăm năm nay. “Theo tôi được nghe kể thì ngôi nhà đã qua tay cả thảy 4 đời chủ. Nhưng ai cũng chỉ ở đây được vài năm thì hoảng hốt, tức tốc đề biển bán nhà”, chị Nguyễn Thị Mai, một người hàng xóm sống gần căn nhà kể lại không giấu giọng run sợ. Theo lời chị Mai, người chủ đầu tiên là nhà bà Lựu, có con trai tên Đức (sinh năm 1958), nhưng đến năm 7 tuổi thì đột ngột bị chết không rõ lý do. Con thứ hai của bà tên An cũng chết năm mới lên 11, 12 tuổi. Quá hoảng sợ vì lời đồn đất dữ cùng cái chết đau thương của hai đứa con, bà Lựu đã bán lại nhà cho ông Hồng. Những sự lạ cứ liên tiếp diễn ra trong căn nhà đầy tai tiếng. Tuy nhiên, chỉ ở được vài năm ông Hồng lại vội vàng bán lại cho nhà ông Bình – Đỉnh. Sau nghe những người hàng xóm kể lại, chính vợ ông Hồng có kể, đêm đêm bà cứ bị đánh thức bởi những tiếng động ma quái, lúc mở mắt ra thì hết hồn khi nhìn thấy bóng của hai người da đen đứng ở đầu giường cười sằng sặc. Thế nhưng, người chủ mới của căn nhà là ông Bình cũng lại gặp phải sự không lành khi đứa con vừa 7 tháng tuổi, xinh xắn bụ bẫm của ông bỗng… lăn ra chết. Vốn là người không tin vào những chuyện dị đoan, nhưng đến lúc này ông Bình cũng phát hoảng mà đề biển rao bán căn nhà. Đến khoảng năm 2006, căn nhà vẫn chưa ai hỏi mua, còn bỏ trống nên ông cho anh Khiêm làm thợ mộc ở nhờ. “Công việc làm ăn ban đầu của anh cũng khấm khá nhờ tay nghề giỏi, khéo léo, giá cả lại phải chăng. Tuy nhiên, chẳng hiểu sao chỉ đầy một năm sau, anh ta bỗng tuyên bố vỡ nợ rồi lại vội vàng chuyển đi khiến người dân quanh vùng càng thêm phần hoảng sợ và thêu dệt những câu chuyện ma quái. Căn nhà lại được rao bán với “giá bèo”, nhưng những người ở đây chẳng ai dám hỏi mua. Cách đây vài năm, có một người ở Gia Lâm, Hà Nội xuống hỏi mua lại. Khi tham khảo ý kiến những người hàng xóm, ai cũng gàn ông ấy, bảo ngôi nhà này ám khí nặng nề, không ai dám ở. Nhưng ông ấy cứ nhất nhất đòi mua, bảo rằng không tin những chuyện đồn đoán nhảm nhí. Ấy thế mà vừa mua căn nhà, còn chưa dọn đến ở, nghe đâu vợ chồng đã cãi nhau nảy lửa, rồi lôi nhau ra tòa ly dị. Bản thân ông ý cũng bị tai nạn gãy chân. Ông chủ nhà cũng chẳng dọn đến ở ngày nào, căn nhà bỏ không như vậy từ bấy cho đến nay. Chưa hết, người cầm chìa khóa giữ nhà cho chủ mới, cả năm chỉ mở cửa có vài lần để thu hoạch vườn chuối sau nhà cũng gặp vận rủi. "Nghe đâu, con gái ông ta cũng vừa sảy thai, dân quanh đây bảo cũng bị cái nhà “ma” nó ám”, chị Mai kể thêm. “Cho không cũng không ai dám ở” Ngôi nhà cấp bốn nằm lọt thỏm trên con phố sầm uất với những ngôi nhà cao tầng, đẹp đẽ bên cạnh như càng toát thêm vẻ u ám. Cận cảnh ngôi nhà hoang phế với nhiều lời đồn oán. Dòng chữ bán nhà đã bạc thếch, bức tường ẩm mốc loang lổ rêu mốc. Dòng chữ số gây nhiều tranh cãi. Cánh cửa gỗ ọp ẹp đã bị mối mọt gặm nhấm gần hết, ổ khóa hoen gỉ, bức tường vàng đã đổi màu nham nhở và đầy rêu mốc. Ngay cả mảnh sân trước cửa, cỏ cũng mọc um vì thiếu bàn tay người chăm sóc. Phía trên cửa ra vào, người ta chỉ đọc được 3 số 198, còn chữ số cuối cùng cũng bị lộn ngược. Người đoán đây là số 2, người bảo số 5, người lại chắc chắn là số 7… càng khiến cho ngôi nhà nhuốm màu huyền bí. Chữ bán nhà viết bằng phấn cũng bạc thếch màu thời gian. Trò chuyện với chúng tôi, ông Phạm Tuấn Phương, trưởng khu 1, Thị trấn Thắng cũng thừa nhận, những lời đồn đại xung quanh ngôi nhà trên đã tồn tại từ nhiều năm nay. “Bản thân tôi cũng từng nghe những câu chuyện truyền tai như thế. Hiện dân quanh đây ai ai cũng cho rằng ngôi nhà ấy bị “ma ám”. Người lớn cũng hạn chế qua lại và trẻ con cứ đến tối là tuyệt nhiên không dám đi qua đây. Ông Phạm Tuấn Phương Nếu theo giá bán ở khu này, mảnh đất ấy cũng được trên dưới 1 tỷ nhưng chẳng ai dám mua. Nhiều người cho rằng, có cho không họ cũng chẳng dám ở. Thấy mảnh đất bỏ phí, ngôi nhà lại hoang phế gây mất mỹ quan cho khu phố nên chúng tôi cũng bàn cách mua lại để làm Nhà Văn Hóa, tuy nhiên, mức giá chúng tôi đưa ra, chủ nhà vẫn chưa chấp nhận. Ngôi nhà mảnh đất vẫn bỏ không như thế, người chủ cũng chả đoái hoài, thậm chí mấy năm nay chúng tôi vẫn chưa thu được tiền thuế nhà đất vì chẳng bao giờ gặp được ông ta. Càng hoang phế, những lời đồn đại lại càng nhiều. Tuy nhiên, đồn đại là thế nhưng dù cũng chỉ cách mấy nhà mà tôi chưa từng nhìn thấy chuyện gì khác lạ cả. Có thể, những tai ương với chủ nhà kia chỉ là sự trùng lặp, người ta cứ vin vào đó mà thêu dệt những chuyện huyễn hoặc gây xôn xao dư luận”, ông Phương phỏng đoán. (Theo Bưu điện Việt Nam)
  21. Phamhung nhắc các bạn cần lưu ý ý kiến của Thiên Luân, đúng là anh em ta đang cần phải rèn luyện thêm nhiều vì vậy nên làm theo hướng dẫn để được các sư huynh, tỷ và Sư phụ chỉ cho chỗ sai để mà sửa. Chứ cứ đưa ra quẻ xong rồi phán tỷ số thế chả khác nào đoán mò. Mong rằng anh chị em đưa ra luận đoán của mình để mọi người cùng học hỏi và rút kinh nghiệm bản thân.
  22. Dạ vâng thưa Sư phụ, con xin rút kinh nghiệm, và sẽ đọc kỹ trước khi post bài ạ.
  23. Những phát hiện mới về Hang Phật Ngày gửi: Chủ nhật, 09:54, 27/6/2010 Nhiều người biết đến Hang Phật thuộc thôn Quang Hiển, phường Tân Bình, thị xã Tam Điệp (Ninh Bình) qua lời kể của nhân dân địa phương cùng những bài viết của tác giả Trương Đình Tưởng. Cho tới những ngày gần đây, những người làm công tác văn hóa ở Phòng Văn hóa, Thông tin thị xã Tam Điệp mới tận mắt được chiêm ngưỡng bức tượng Phật tạc trên vách hang (ảnh trên). Tượng được tạc vào vách núi dạng phù điêu, phần xung quanh tượng được khắc sâu vào lòng núi cân đều theo dáng tượng, tạo nên bề nổi cho khối tượng và vầng hào quang tỏa ra từ khối tượng. Tượng Phật được tạc theo tư thế: “tọa thiền kiết già hàng ma”, tượng Phật ngồi trên tòa sen, hai bên tòa sen có hình tượng đuôi rồng đối xứng, tay phải đặt dưới tay trái, chân phải đặt lên trên chân trái cùng với nếp áo được tạo tác một cách mềm mại. Về ý nghĩa triết học, thế của tượng là thế tọa thiền, dùng Phật pháp để xua tan, diệt trừ ma quỷ, gạt bỏ những nhiễu nhương, đưa lại thanh bình cho chúng sinh. Ngay tâm bia đá dưới chân núi Ông được tạc vào thế kỷ 16 có ghi việc Từ Quận Công cho mở đường, dựng cầu, đặt chợ ở nơi đây và có nhắc đến những địa danh kể trên. Như vậy Hang Phật ở núi Lớn, bia đá ở núi Ông cùng với đình làng Quang Hiển, nơi thờ ba vị tướng thời Hùng Vương bên dòng sông Bến Đang, nơi có tuyến đường Thiên Lý cổ (ra Bắc vào Nam) chạy qua, có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử, Phật giáo, văn hóa dân tộc, cần được bảo vệ nguyên trạng và tiếp tục nghiên cứu. Cao Tấn
  24. Ninh Bình: Phát hiện di vật cổ của người tiền sử 08:13 10/08/2009 (ĐCSVN) - Theo tin từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Ninh Bình, mới đây, các cán bộ của Sở đã phát hiện một số di vật cổ bước đầu được cho là của người tiền sử tại hang Son nằm trong quần thể Cố đô Hoa Lư- xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Dưới lớp trầm tích trong lòng hang, đoàn công tác đã phát hiện xương động vật cùng vỏ nhuyễn thể nước ngọt như ốc núi, ốc suối. Đây là sự tích tụ trầm tích gồm những gì con người thời tiền sử đến đây sinh sống để lại, thuộc thời hậu kỳ Pleitocene cách ngày nay trên 10.000 năm. Trong lòng hang còn xuất lộ rất nhiều vỏ nhuyễn thể biển như ngao dầu, ốc bù giác, hàu biển... Đây là loài nhuyễn thể biển xuất lộ trên địa bàn này khá phổ biến trong giai đoạn biển tiến Holocene, cách đây từ 5.000 đến 7.000 năm. Bước đầu, các nhà khoa học cho biết tại hang Son có thể có sự cư trú của con người thời tiền sử ở cả hai giai đoạn có môi trường khá khác biệt nhau. Giai đoạn đầu là môi trường sống quanh những thung lũng đá vôi, sông suối nước ngọt; giai đoạn sau là môi trường vịnh biển, do đợt biển tiến Holocene tạo ra. Phát hiện dấu ấn người Tiền sử ở hang Thúi Thó Ngày gửi: Thứ hai, 09:22, 10/1/2011 Hình ảnh, ký tự còn khắc trên đá. Hang Thúi Thó nằm ở núi Mèo Cào, trong Khu bảo tồn vùng đất ngập nước Vân Long, trên địa bàn hành chính xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình Hang này đã được nhắc đến trong: “Báo cáo kết quả nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp khai thác tiềm năng hang động Karst phục vụ phát triển du lịch khu vực Tam Điệp-Yên Mô-Kênh Gà-Vân Trình-Vân Long, tỉnh Ninh Bình, 2006” do thạc sĩ Nguyễn Ngọc Luyên chủ trì đề tài. Những ngày đầu tháng 9 năm 2010, chúng tôi những người làm công tác ở Phòng Di sản Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình cùng với những người làm công tác trong ngành ở địa phương đã trở lại hang Thúi Thó. Hang có cửa rộng 9m quay theo hướng tây nam, lòng hang sâu 13m, trần hang cao từ 7 đến 8m trên đó có nhiều nhũ đá đẹp. Nền hang có độ cao bằng mực nước trung bình và thường bị ngập vào mùa lũ. Trên nền hang còn một số tảng trầm tích lớn bám đầy vỏ hầu biển đây là dấu tích, là tàn dư của đợt biển tiến Holocen cách chúng ta ngày nay từ 5.000 đến 7.000 năm. Điều đặc biệt đáng chú ý là trên vách hang ở độ cao từ 2 đến 3m so với nền hang còn sót lại một số mảng trầm tích thuộc thế Pleistocen, cách ngày nay trên 10.000 năm ken dầy vỏ ốc suối, vỏ trai nước ngọt, ốc núi, xương thú, một số mảnh đất sét có mầu đỏ do tác động của lửa... Cửa hang Thúi Thó trên vùng đất ngập nước Vân Long. Như vậy vào thời điểm cách ngày nay trên 10.000 năm có người cổ sinh sống ở nơi đây có thể là cư dân thuộc nền Văn hóa Khảo cổ học Hòa Bình thường sống trong những hang động và khai thác nguồn thức ăn ở những thung lũng lân cận. Việc phát hiện này có ý nghĩa trong việc nghiên cứu văn hóa thời Tiền sử cũng như sự tác động của biển tiến đối với cư dân cổ thời đó. Nó có ý nghĩa cho việc nghiên cứu biển tiến hiện tại tác động đối với chúng ta. Trước mắt hang Thúi Thó cần được bảo tồn nguyên trạng và tiếp tục nghiên cứu. Hang Thúi Thó cùng với các di tích quanh đó như những hình vẽ cổ trên mái đá Cửa Chùa, Vườn Thiên, đền Bến Nổi…là những dấu ấn về văn hóa trong cảnh quan thiên nhiên đẹp và kỳ vỹ nằm giữa lưu vực sông Đáy (ở phía đông bắc) và lưu vực sông Hoàng Long (ở phía tây nam) chắc sẽ ngày càng thu hút các nhà khoa học, khách du lịch đến với Khu du lịch sinh thái Vân Long. Cao Tấn (Phòng Di sản Văn hóa, Sở VH,TT&DL Ninh Bình)
  25. Đúng là đáng lo ngại thật anh ạ, không hiểu sao lại thế được nhỉ? em còn nhớ khi em đón vợ và con em từ bệnh viện Phụ sản về là phải qua mấy cửa bảo vệ và còn bị các bác bảo vệ "Chúc mừng và xin tiền uống nước" nữa cơ mà.