-
Số nội dung
2.356 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
39
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by phamhung
-
CHÚC MỪNG SINH NHẬT MR HẢI. CHÚC ANH THÊM TUỔI MỚI VỚI NHIỀU NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC.
-
Bạn có thể liên hệ Cô Tuyet Minh
-
Đúng là bạn đạng chịu hạn Tam Tai, (năm giữa tam tai) còn sang năm 2012 nữa cơ, tuy nhiên nặng nhất là năm nay rồi nhưng sang năm bạn vẫn nên cẩn thận thì hơn! Chúc may mắn!
-
Chia đất cho 'ma' để chung sống hoà bình Dành riêng một tầng lầu làm nhà cho… ma, rồi “ký giao kèo” với “ma” có nội dung “cùng sống chung yên ổn dưới một mái nhà” thì có lẽ trên cả nước Việt Nam chỉ có mình gia đình ông Tứ. Những câu chuyện của người đàn ông này kể về sự lạ trong nhà mình đầy những tình tiết khó lý giải khiến người bạo gan cũng cảm thấy rờn rợn... “Ma nhập tràng” quát tháo? Liên tiếp xảy ra những bất trắc nhưng vốn không tin vào những chuyện ma quái nhảm nhí, mê tín dị đoan nên ông Tứ đã gạt phăng những “bán tín, bán nghi” của một số người trong gia đình: “Lẽ nào trong nhà có ma”. Ông Tứ nửa thật nửa đùa: “Nhưng có lẽ “trời không chịu đất thì đất phải chịu trời”, nếu có “ma” thì lúc đó chắc chúng thấy tôi “cứng đầu” quá nên tự tìm đến “đối chất” với tôi”. Mệt phờ người sau chuỗi ngày tai ương, khi chưa kịp nghỉ lại sức sau hết những chuyện bệnh tật, án từ, người chết rồi “con đầu thai” thì một buổi trưa, chuyện lạ lại tiếp tục tìm đến. Chuyện là trưa ấy, chị Võ Thị Phước (27 tuổi, em vợ của ông Tứ) đang là giáo viên của một trường tiểu học trong xã bất ngờ ghé nhà chơi. Trước đây bà dì chẳng bao giờ bén mảng vào phòng của anh rể, nhưng không hiểu sao hôm ấy chị Phước cứ “nhơn nhơn” tiến thẳng đến phòng ông anh. Vừa bước vào phòng, chị đã la lối, quát tháo ông Tứ và cả nhà khiến ai nấy cũng đều kinh ngạc. Nói một hồi, Phước lại đi tìm trầu để ăn là điều lạ lùng đối với một cô gái trẻ, miệng liên tục bỏm bẻm trầu khiến nước miếng tứa ra cả hai bên khóe miệng. Lạ hơn nữa là cô gái chưa từng ăn trầu này dù ăn cả chục miếng trầu mà không nhổ nước đi nhưng vẫn không hề bị say. Ông Phạm Quang Tứ. Phước tự xưng là “bà”, “ta”, gọi mọi người trong nhà là “nhà ngươi” rồi ra lệnh cho ông Tứ đến để nói chuyện. Phần ông Tứ, lúc này cũng có uống một chút rượu nên “nóng mặt phừng phừng", hơn nữa “nghĩ nó là bà dì của mình, ngày thường quát một câu đã chực khóc nên sợ gì nó” như lời ông kể lại. Ông Tứ liền kéo ghế ngồi đối diện chuyện trò. Lúc ấy, cô gái Phước xưng “bà” và cho rằng “bà chính là một trong 5 người đã chết ở khu đất bên cạnh, đang nằm yên ổn thì nhà ngươi quấy rầy”. “Vậy tôi quấy rầy gì “bà”?”. “Lại còn cãi à? Khi làm nhà, nhà ngươi đã hốt đất có nắm xương của chúng ta cho vào nền nhà. Bây giờ “ bà” yêu cầu cả nhà chúng bay phải đến nơi khác mà ở. Nhà này thuộc về “bà” rồi. Nếu không đi thì cả nhà nhà ngươi sẽ liên tiếp gặp những chuyện chẳng lành”. Phát hoảng vì căn nhà cả đời dành dụm xây dựng có nguy cơ bị mất, ông Tứ kể lại khi ấy chẳng cần tin hay không tin chuyện có ma mà cứ gân cổ “cãi chày cãi cối”: “Nếu là người cõi âm thì có nhiều cách để báo cho tôi trước khi làm nhà chứ tại sao để đến lúc này rồi mới cho biết. Cái sai thuộc về “bà” nên “bà” ráng chịu, đừng có “xử ép” nhà tôi”. Cuộc cãi vã giữa ông chủ nhà và cô gái “ma nhập” cứ thế kéo dài cả nửa tiếng đồng hồ mà “bất phân thắng bại”. Ông chủ nhà bạo gan này cuối cùng cũng tìm ra phương thức hài hòa nhất: “ Thôi, bà lấy phấn vẽ cho tôi khu vực nào bà đang nằm thì tôi xúc đất đưa đi nơi khác. Thể xác của thổ thì hoàn thổ là xong chứ sao”. Tuy nhiên, ông Tứ kể lại: “ Khi đó cô em vợ bị lảm nhảm cũng cho rằng phần trả lại chỉ là thể xác, còn vong hồn thì vẫn nằm trong ngôi nhà của tôi nên tôi mới đưa thêm ý kiến gia đình sẽ dành một không gian riêng cho các hồn ma cùng ở trong ngôi nhà này và sẽ được gia đình thờ cúng đàng hoàng”. Sau khi “con ma” đồng ý cầm phấn vẽ khu vực đất trong nhà phải đổ đi và trả lại thể xác cho Phước, cô em vợ lăn đùng ra ngất xỉu. Cả tiếng đồng hồ sau cô mới mở mắt ngơ ngác nhưng không hề nhớ hay biết gì về điều đã xảy ra. Cũng theo ông Tứ, không chỉ dừng lại ở đây, “con ma” còn có lần hiện về bày cho ông cách… chữa phong thủy xấu. Chuyện là khu đất vốn là nền nhà ông trước đây có một cái giếng. Khi xây nhà, ông đã không lấp giếng đi mà chỉ đúc một tấm bê tông để đậy lên miệng giếng rồi xây nhà ở lên trên. Chính vì việc làm “trái khoáy” này mà có lẽ phong thủy nhà ông “có vấn đề”. Thêm một lần đến chơi nhà anh rể, chị Phước lại bị “ma mượn xác” để chỉ dạy cho ông Tứ cách nối một ống nhựa để thông khí vào giếng dưới nền nhà, rồi nối tiếp một ống nhựa nữa lên trời để đón ánh sáng. “Có như vậy, gia đình nhà ngươi mới đầm ấm, ăn nên làm ra và tránh những điều thị phi cũng như con cái học hành ngoan ngoãn”, cô gái bị “ma nhập” khi đó giảng giải “tinh vi”. “Chung sống hòa bình” Đưa chúng tôi đi một vòng quanh nhà, ông Tứ cứ một mực: “ Có những điều mà ta không thể lý giải nổi nên giải pháp cuối cùng là sống chung trong hòa bình. Mà thật ra tôi cũng chỉ cần có thế thôi, được yên ổn là điều hạnh phúc”. Tầng 2 của căn nhà rộng khoảng 80m2 là nơi gia đình ông Tứ hoàn toàn dành cho những người thuộc về “thế giới của cõi trên” sinh hoạt. Bắt gặp đầu tiên là căn phòng nơi người khách đến chơi lần đầu tiên rồi chết “bất đắc kỳ tử”, đến nay vẫn giữ nguyên với chăn nệm, chiếu gối xếp ngay ngắn. Mở một cánh cửa đi vào tiếp là nơi thờ Phật và thờ nạn nhân. Căn phòng phía sau là phần thờ gia tiên trong dòng họ. Riêng khoảng không gian rộng rãi phía trước, ông dành làm “nơi ở” của những “hương hồn từng nhập về báo ứng” cùng với một am thờ nhỏ. Đi đến đâu, ông cũng lầm rầm khấn vái, xin cho “người lạ” được lên nơi ở của “các vị” tìm hiểu, tham quan, rồi sau đó mới quay sang giải thích từng nơi thờ riêng. Lý do thờ Phật ông Tứ đưa ra là làm theo ý kiến của người thầy cầu an và gọi hồn Tuấn năm xưa chỉ dẫn, để có “vị cầm cương” trong ngôi nhà, không cho những hồn ma được “tác oai tác quái”… Ông Tứ cũng cho biết, lúc mới lập khu dành riêng để thờ tự này, vợ và con cái ông sợ “xanh mắt mèo” nên không ai chịu ở trong nhà, kiên quyết “thôi ma ở thì mình bỏ nhà đi chỗ khác”. Thế nhưng, sau đó do vợ ông phần thì chẳng biết đi đâu, phần thì liên tục chiêm bao thấy khi thì nạn nhân trở về kể vốn là con ruột của bà nên mọi người trong nhà không phải lo lắng sợ hãi; khi thì trấn an rằng những “hồn ma” mà ông Tứ đã từng “lỡ tay” xúc vào nhà cũng không có phá phách… nên bà vợ ông Tứ cũng dần dần bớt sợ hơn. Bà vợ nay cũng mê tín nên thường xuyên hương khói, xem những “người cõi trên” như người một nhà, là “thành viên” của gia đình bà. Con cháu mỗi khi về chơi đều được bà căn dặn lên trên “chào” hết các cô, các chú, chào anh Tuấn… rồi mới được xuống nhà “đi đâu thì đi”. Ngồi kể lại những bất trắc đã trải qua khiến gia đình khốn đốn, bất giác ông bà Tứ thở dài: “ Cũng có thể chẳng có ma mà đó chỉ là những tai ương liên tiếp không buông tha, chỉ là cô em bỗng nhiên nói lảm nhảm vì say nắng, nhưng chúng tôi vẫn lựa chọn cách này, thôi thì có bị xem là mê tín hay gì đấy cũng được, miễn sao những người trong gia đình thấy yên ổn để chí thú làm ăn, sinh sống hòa thuận. Người chết thì đã chết rồi và người sống đã lo vẹn toàn rồi, thì nay phải lo cho người sống mới là điều quan trọng”. Dân làng thì người sợ sệt, cứ khi đi qua nhà ông lại nổi da gà; cũng có người cười chê rằng thế kỷ XXI còn đâu quan niệm ma quái nên ông bà Tứ rõ ràng là những người mê tín dị đoan. (Theo Pháp luật VN)
-
Chúc mừng Sư phụ, chúc mừng Trung tâm và chúc mừng Hoàng Anh đã thành công buổi tọa đàm Làm lên thành công và để anh chị em, bà con khắp nơi được cùng xem và nghe được buổi tọa đàm này, đó chính là Hậu trường (khâu chuẩn bị: Trà việt, bộ phận phó nháy, quay phim....) Cám ơn các anh/chị đã vất vả và chia sẻ. Sư huynh đẹp giai, ngồi thiền à??
-
Rắn thần trấn yểm gây nạn người qua cầu? - Cứ vào thời gian nhất định, người dân thuộc làng Thanh Giã (xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) lại chứng kiến một vụ tai nạn chết người ở cây cầu Tây của xã. Chính điều này khiến người dân nơi đây tin rằng có rắn thần “trấn yểm” bắt người dân khi qua cây cầu. Nhiều năm nay, người dân làng Thanh Giã (xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) đồn rằng, cây cầu Tây của xã bị rắn thần “trấn yểm” gây tai nạn cho những người qua cầu. Cầu Tây đã ngót nghét trăm tuổi, có chiều dài khoảng 4m, rộng khoảng 2,5m, bắc qua một mương dẫn nước cho cánh đồng kế bên và mực nước ở mương chưa bao giờ đầy. Cầu ban đầu không có lan can, thế nhưng, đã có quá nhiều vụ tai nạn xảy ra tại đây nên hiện tại, chính quyền địa phương đã cho xây dựng 2 lan can trên thành cầu. Theo một số lời đồn thổi của dân làng Thanh Giã, cứ định kỳ một năm rưỡi, tại cây cầu này lại xảy ra tai nạn chết người. Nếu năm nay người xấu số bị ngã lăn xuống mương nước ở bên phải cầu thì đúng năm rưỡi sau đó, người xấu số tiếp theo sẽ bị chết do ngã lăn xuống bên trái cầu. Tin đồn càng lan rộng hơn khi liên tiếp có những người ngã tại cầu mà may mắn thoát chết kể lại rằng, họ nhìn thấy rắn to nằm khoanh tròn, lè lưỡi chắn đường người qua lại. Rắn thần chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng trên cơ sở ghép nối nhiều yếu tố ngẫu nhiên (Ảnh minh hoạ: phapluatxahoi) Đỉnh điểm, có hộ gia đình ở gần cây cầu nuôi tới 100 con vịt nhưng vài hôm, họ lại phát hiện thiếu một vài con. Tưởng bị mất trộm nhưng sau đó, người nhà này bắt được “thủ phạm” đó chính là 2 con rắn hổ mang. Và chỉ sau đó, cả đàn vịt của gia đình này đột nhiên lăn quay ra chết hết. Cũng từ đây, người dân càng có “cơ sở” để tin rằng, rắn thần thực sự tồn tại và đang nhiễu loạn người dân. Tuy nhiên, nhìn nhận về vấn đề này, TS. Trịnh Hoà Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội và Truyền thông đại chúng (Viện Xã hội học) cho rằng, chẳng có rắn thần nào cả. Có chăng là khung cảnh xã hội, kinh tế chính trị của chúng ta trong thời buổi hiện nay đứng trước nhiều thách thức. Thêm vào đó, khi làm ăn gặp khó khăn, người ta bắt đầu mê tín, tin quá mức vào thần thánh. Trao đổi với PV VietNamNet, ông Bình nói rõ, khi nhiều gia đình khai rằng gặp con rắn đen, rắn đỏ ở mộ người này người kia, gặp rắn “khủng” ở đền nọ miếu kia… rồi chắp nối các sự kiện với nhau. Chuyện làm ăn thuận lợi, hay ho thì không nhớ, đi nhớ toàn chuyện buồn và vin vào sự ngẫu nhiên đó mê tín. Thêm vào đó, liên tiếp có những thông tin có hay không có thế giới tâm linh, thế giới thứ hai…và vì vậy, con người càng tin vào những chuyện như vậy. Rắn thần chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng trên “cơ sở” có nhiều thông tin kích hoạt sự tò mò của nhiều yếu tố ngẫu nhiên lai ghép lại với nhau- Tiến sĩ Trịnh Hoà Bình khẳng định. Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, Phó Chủ tịch Hội folklore châu Á, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam: Rắn là con vật linh thiêng, biểu tượng cho thế giới dưới nước, cùng với con hổ ở trong rừng. Dân gian thường có câu “Lúc đi gặp rắn thì may/ Lúc về gặp rắn thì hay phải đòn”. Nó ngầm báo những điều may mắn và tùy vào từng hoàn cảnh như câu ca dao đã nêu, trong hoàn cảnh nào thì rắn trở thành điềm lành, trong trường hợp nào trở thành điềm dữ….Những sự việc được cho rằng rắn trả thù xôn xao thời gian qua chỉ là tin đồn nhảm nhí, nhưng vì không chứng minh được nên người dân vẫn cho rằng nó có thật và tin tưởng, báo An ninh thủ đô dẫn lời. Cũng trên báo này, tiến sĩ GS. NGND Mai Đình Yên - chuyên gia đầu ngành về động vật học của Việt Nam cho biết: Ở nước ta có 3 loài rắn lục có hình dáng bên ngoài có thể giống và có thể nôm na là “rắn có mào” là: Rắn lục mũi hếch, rắn lục sừng và rắn lục voi. Ba loại rắn này phân bố ở Lào Cai (Sa Pa), Lạng Sơn (Mẫu Sơn). Loài rắn này cực độc, cực hiếm nọc nguy hiểm cho người và có giá trị nghiên cứu khoa học. Thêm vào đó, đặc tính sinh học của loài rắn là thích chui vào trong đền, miếu, hốc cây cổ thụ nơi yên tĩnh để trú ẩn, vừa ẩn mình, vừa để săn mồi. Vì vậy khi đi cầu khấn ở những nơi linh thiêng mà gặp rắn thì không phải điều gì quá kỳ lạ. Rắn thần hoàn toàn là chuyện nhảm nhí. Mẫn Chi Xin Sư phụ và các sư Huynh, sư tỷ cho ý kiến về việc này ạ.
-
Em nên ra đường mà đo, em cứ kéo dài tường dọc miếng đất ra đến giữa đường phía trước và đo ở ngoài đó xem có như thế không? Em đo lại chính xác đi nhé, topic này được anh Hải ghé thăm và giúp là may mắn cho em lắm đó nha!
-
Thực hư chuyện yểm long mạch tại giếng chợ Bà Cô và chó đá giữ của ở Bắc Giang Cụ Bùi Thị Nhỡ. Những câu chuyện ly kỳ có thật xung quanh giếng chợ Bà Cô tưởng rằng theo thời gian sẽ bị lãng quên. Thế nhưng vài năm gần đây, tại xóm Chùa xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang lại có nhiều sự kiện xảy ra liên quan đến cái "giếng thần" này. Giếng chợ Bà Cô chỉ sâu hơn 1 mét, nước trong vắt như mắt mèo và không bao giờ cạn. Bên giếng có một ngôi đình và một con chó bằng đá, người ta bảo rằng con chó đá xuất hiện cùng khi có giếng nhưng không ai biết giếng được đào tự bao giờ. Con chó đá đặt bên cạnh giếng được cho là thần giữ của bởi theo đồn đại bên dưới giếng có vàng và rất nhiều của cải từ đời xưa để lại. Sự tích "giếng chợ Bà Cô" Từ thị trấn Đồi Ngô xuôi về xã Vô Tranh khoảng chừng 20 cây số. Con đường đất đỏ bụi mịt mù và đầy "đèo, dốc" lên xuống khiến chúng tôi phải mất ngót nghét hơn một giờ đồng hồ mới vượt qua được. Đặc sản nơi đây vẫn là vải nhưng vào độ mùa này chỉ có cây và lá. Đem câu chuyện về chiếc giếng chợ Bà Cô "thắc mắc" với cụ Bùi Thị Nhỡ tại thôn Tranh, chúng tôi như gặp được nhân chứng sống tại cái làng này, cụ Nhỡ đã từng chứng kiến bao biến đổi thăng trầm và trong đó có những câu chuyện ly kỳ xung quanh cái giếng. Cụ Nhỡ năm nay ở cái tuổi 90 nhưng còn khỏe và minh mẫn lắm. Hỏi những chuyện từ thời cụ sinh ra đến nay cụ đều kể vanh vách. Cụ Nhỡ kể lại rằng, bố mẹ cụ và tổ tiên thân sinh cũng ở cái làng này cho đến ngay cả cụ bây giờ. Từ khi cụ Nhỡ sinh ra đã nghe bố mẹ và các bậc cao niên trong làng nhắc nhiều về giếng chợ Bà Cô. Cụ lớn lên đã thấy cái giếng này rồi, không biết nó có từ đời nào. Giếng chợ Bà Cô trước đây còn có tên gọi khác là giếng đình, ngay bên giếng có một ngôi đình cổ nhỏ nằm tọa lạc soi bóng xuống đáy giếng. Ngay cạnh đó có một bãi đất trống rộng lớn và bằng phẳng được người dân sử dụng để làm nơi họp chợ. Chợ phiên chính là nơi thường xuyên dân làng tụ họp, diễn ra đúng ngày 15 hàng tháng, vào buổi đêm vì thời đó chưa có điện nên cha ông ta đã lợi dụng vào ánh sáng của trăng, chợ mua bán trao đổi chủ yếu bằng nông sản hàng hóa. Theo lời cụ Nhỡ kể lại, lớn lên ở cái thời trẻ con còn để tóc ba chỏm đã được nghe những câu chuyện ly kỳ quanh cái giếng. Nhưng vì còn bé nên cụ Nhỡ chưa ý thức được và quan tâm đến những câu chuyện mà ngày đó được cho là tầm phào, hoang đường như ai đó nghĩ là chỉ kể cho vui miệng hay lấy câu chuyện lạ làm quà mỗi khi bạn bè lâu ngày tề tựu. Cụ Nhỡ còn nhớ như in, khi còn chăn trâu cắt cỏ đã được nghe đồn chuyện yểm long mạch hay bùa ngải gì đó tại giếng chợ Bà Cô mà khi lớn lên cụ mới hiểu và tin đó là chuyện có thật. Đồn rằng nơi đây, để yểm được bùa ngải, ma thuật thì ngày đó thầy phù thủy đã tìm chọn và bắt trong làng một cô gái có mái tóc dài, xinh đẹp nhất vùng và cô gái đó phải là người còn trong trắng trinh nguyên. Trước khi yểm bùa, phù thủy đã bắt cô gái đó ngậm một loại sâm củ khoảng chừng 3 tháng rồi sau đó mới nhấn chìm xuống giếng nước trong. Sau khi cô gái bị nhấn chìm xuống giếng nước thì chưa thể chết ngay mà còn sống được một thời gian bằng khoảng thời gian được ngậm sâm. Tên gọi giếng đình đổi thành giếng chợ Bà Cô cũng không phải bỗng dưng mà có. Nó xuất phát từ việc yểm bùa này. Chuyện ly kỳ quanh cái giếng Giếng chợ Bà Cô nằm bên cạnh một cánh đồng lúa chiêm trũng quanh năm màu mỡ phì nhiêu. Cụ Nhỡ khẳng định với chúng tôi là chưa bao giờ nước trong giếng bị cạn. Nước giếng trong và mát lắm, máy bơm nước công suốt lớn bơm cả ngày cũng không cạn được. Cả làng tôi từ bao đời đến mùa hạn hán lại thi nhau ra đó gánh nước về ăn uống và sinh hoạt. Vì giếng nước rất trong và mát ngọt nên những khi khát nước dân làng đi ngang thường hay ghé vào giếng để uống nước. Những lời đồn thổi về cái "giếng thần" này cứ thế loan rộng ra. Nào là khi khát nước thì đến bên giếng mà xin rồi lẳng lặng mà uống chứ đừng nói thêm lời nào. Giếng chỉ được uống nước, không được rửa mặt hay tay chân. Khi uống nước thì chỉ biết uống rồi đi chứ đừng khen ngon hay chê bất cứ một lời nào. Theo lời cụ Nhỡ thì giếng thiêng lắm, nếu ai vô tình hay cố ý vi phạm một trong những điều nói trên thì đều bị đau bụng quằn quại đến 3 ngày mới khỏi, uống thuốc gì cũng không lành được. Nặng hơn nữa là nhiều người ở các làng khác không biết đến những "lời nguyền" đó nên sau khi uống nước giếng chợ Bà Cô về nhà bị ốm liệt giường nằm đến đúng 3 tháng sau mới khỏi, đi bệnh viện cũng không phát hiện ra được căn bệnh gì. Qua câu chuyện với ông Hoàng Văn Triệu nguyên là Chủ tịch Hội nông dân của xã Vô Tranh và là chủ nhân có ngôi nhà cách giếng chợ Bà Cô độ chừng 100m. Ông Triệu cho biết, khi về đây đã thấy cái giếng, bên giếng có một con chó đá ngồi với tư thế như để "canh" giữ giếng vậy. Chó đá có chiều cao khoảng hơn 60cm, chiều dài khoảng 80cm và có trọng lượng độ ngót 3 tạ. Chó đá được tạc trong tư thế có 2 cái tai chóc ngược vểnh về phía trước, lưỡi thè ra như đang chăm chú theo dõi, phòng vệ hay sẵn sàng tấn công bất cứ lúc nào khi đã xác định người lạ. Hai chân trước con chó đá quỳ xuống như để lấy đà trước khi chạy xồm lên, dưới bụng nó có một cái bát hương cũng được đúc liền khối từ tảng đá xanh ấy. Dưới cổ chó đá được đeo một tràng hạt cườm hình tròn bằng đá xanh ngắt và óng ánh trông rất đẹp mắt. Năm 1972, dân làng nơi đây bàn nhau "khai quật", dọn vệ sinh cho giếng chợ Bà Cô để nước giếng được trong và sạch hơn nhằm phục vụ cho sinh hoạt cho người dân trong thôn. Trước khi dọn giếng, các bậc cao niên, các thầy địa lí trong làng đều chuẩn bị một số lễ vật như mâm xôi con gà để cúng bái rồi mới tiến hành. Anh Triệu là một trong những người tham gia tu bổ, sửa sang giếng cho biết, trước khi khai quật thì trên miệng giếng chợ Bà Cô có một tảng đá bằng phẳng, xanh bóng và to bằng chiếc chiếu một dùng để đậy kín miệng giếng lại. Dưới tảng đá xanh ấy là 4 thanh gỗ vuông vức được xếp theo hình vuông để làm giá đỡ cho tảng đá ấy. Những ai có mặt tại hôm đó đều không khỏi bất ngờ, khi tảng đá được nhấc ra khỏi miệng giếng thì xuất hiện một luồng khí lạ dễ chịu bốc lên từ miệng giếng có mùi thơm rất đặc biệt giống như mùi sâm lẫn với mùi thảo dược đun lên dùng để xông, tắm. 4 thanh gỗ có màu đỏ sẫm cũng có mùi thơm tương tự, không biết trải qua bao nhiêu thời gian nhưng những thanh gỗ ấy vẫn còn nguyên vẹn và không hề bị mối mục. Nhiều người cho rằng đó là gỗ sưa đỏ mà người xưa vẫn thường hay dùng để đóng quan tài và ướp xác người chết. Dân làng tiến hành vệ sinh giếng, người múc nước, người vét bùn. Giếng chợ Bà Cô chỉ sâu hơn 1m, người dân thay phiên nhau múc nước nhưng phải đến quá một buổi nước trong giếng mới ngót được một nửa bởi nguồn nước mạch chảy ra từ đáy giếng rất mạnh không thể múc cạn. Dưới giếng có một tảng đá hình chữ nhật, tảng đá có chiều dài hơn 80cm, chiều rộng khoảng 60cm nhưng khi đó phải huy động 7 thanh niên lực lưỡng trong làng khiêng mới nhấc được ra khỏi giếng. Khi tảng đá được khiêng lên thì đột nhiên một cột nước trong miệng giếng phun lên trời với chiều cao tầm 7 - 8m khiến ai nấy cũng bất thần hốt hoảng. Giếng chợ Bà Cô. Nhắc chuyện con chó đá, ông Hoàng Văn Triệu kể lại, khi dọn giếng có rất nhiều người. Thấy con chó đá đẹp quá ai cũng muốn xin về đặt làm cảnh, xin không được có người muốn mua nhưng những người chủ trì hôm đó đều thống nhất không cho mà cũng không bán cho bất cứ ai bởi họ cứ nghĩ đó là "báu vật" của làng, hơn nữa trước đó đã có rất nhiều câu chuyện xảy ra khiến ai cũng phải sợ. Hôm đó có ông Bình, ông Thứ, ông Ngoạn… người trong làng đều có ý muốn sở hữu con chó đá. Bẵng đi thời gian, từ đó đến nay gần 40 năm, con chó đá nơi giếng chợ Bà Cô vẫn nằm nhất cử nhất động nguyên hình như từ khi nào vậy. Khoảng cuối tháng 12/2008 (âm lịch), con chó đá hằng ngày vẫn ngồi cạnh bên giếng bị người lạ đánh cắp. Rồi bất ngờ hơn, sau đúng một năm kể từ ngày chó đá bị mất thì chủ nhân trộm cắp đã phải trả lại con chó đá về đúng về vị trí cũ. Ông Triệu kể lại rành mạch chuyện có sự trùng lặp đến từng chi tiết: "Tôi nhớ chính xác hôm đó cũng đúng vào ngày 27/12/2009, tỉnh dậy đứng trên sân nhà nhìn xuống giếng lại thấy con chó đá ngồi ở chỗ cũ. Chạy xuống gần xem thì thấy xung quanh giếng có một bát hương đang cháy dở và có rất nhiều hoa quả, tiền, vàng mã đốt quanh giếng". Lấy làm lạ, đang khi có nhiều tin đồn thì sau đó vài hôm lại hay tin ông Nhi Hải ở xóm Trại Găng gần đó bị chết không rõ lí do. Xác định thông tin, người dân mới biết chính ông Nhi Hải là người đánh cắp con chó đá mang về nhà mình để cách đây đúng một năm. Ông Nhi Hải bị chết, ít ngày kế cận sau đó thì con trai của ông lại bị tai nạn giao thông rất may là qua cơn nguy kịch. Chưa ai hiểu đâu là nguyên nhân và thực hư mọi việc, nhưng lời đồn thổi về giếng "thần", chuyện yểm bùa, yểm long mạch hay thứ ma thuật gì gì đó từ trước đến giờ thì đã có. Những câu chuyện quanh giếng chợ Bà Cô thêm một lần nữa được thêu dệt, thêm bớt và không ngớt lời truyền miệng. Nhiều người đặt câu hỏi có hay không những lời nguyền truyền kiếp từ cái giếng thiêng ấy. Nhiều thầy địa lí, thầy cúng trong vùng cho rằng sự xuất hiện con chó đá bên giếng là để canh giữ của cải. Họ đồn rằng sau khi bọn giặc Tàu thua trận và bỏ về nước, chúng có rất nhiều của cải nhưng không mang đi hết được. Vì thế chúng chôn tất cả những thứ của cải vàng bạc châu báu ấy dưới lòng giếng và yểm phép thuật để hòng không một ai có thể chiếm đoạt được. Tin đồn dưới lòng đất sâu nơi giếng chợ Bà Cô có rất nhiều vàng, vì vậy vào năm 2006, nơi đây đã xuất hiện một nhóm người đến đây thăm dò vàng. Qua bao đời, thực hư những câu chuyện quanh giếng chợ Bà Cô chưa có ai kiểm chứng. Nhưng góp nhặt những câu chuyện xung quanh cái giếng ẩn chứa, hiện hữu thần linh càng làm cho nét văn hóa tâm linh bản địa nơi đây thêm phần phong phú Ngọc Anh
-
Đúng rồi em, nhà em có tường bao quanh và nhà làm đã kín gần hết đất rồi.
-
Dạ, đây anh!
-
CHÚC MỪNG SINH NHẬT THIÊN LUÂN Chúc vui vẻ, chúc thảnh thơi Chúc cho Sức khỏe tuyệt vời, chúc cho cuộc sống an khang, Chúc cho kiến thức vững vàng Giúp cho phát triển hành trang ngành nghề Chúc cho thỏa chí đam mê Thành công, thành đạt tràn trề ước mơ.
-
Sư phụ ơi, vẫn biết là thế nhưng........... cứ cái gì không biết, không hiểu, không kiểm soát được là lại CẤM ấy mà, thế nhưng có cấm được đâu ạ. con thấy: cứ chỗ nào ghi chữ CẤM cái gì đó to tướng là y như rằng chỗ đấy có cái đó, huhuhuuuuuuuuu Ví dụ: CẤM ĐỔ RÁC thì chỗ đó ý như rằng có nhiều rác CẤM SỬ DỤNG VỈA HÈ ĐỂ TRÔNG XE (vì vỉa hè dành cho người đi bộ) vậy mà không những không cấm được mà lại còn TRÔNG XE GIÁ CAO mới chết chứ! Con đang rất nóng lòng cùng Sư phụ chờ kết quả của việc công nhận việt sử 5000 năm Văn hiến để sớm được đưa vào ứng dụng những giá trị văn hóa của nó. Kính Sư phụ!!! Chúc Sư phụ ngày mới tốt lành!!!
-
Sư phụ ơi, điều này đúng là khó mà, bây giờ mà phanh phui ra thì biết bao người bị ảnh hưởng theo (mà toàn quan chức mới chết chứ) Như: Công an: tai sao lại bắt người không đủ căn cứ xác đáng? Viện Kiểm soát: điều tra không triệt để, gây oan sai cho người ta (đời người chứ có phải chơi đâu) Có khi bây giờ các ổng đã leo lên cao hơn để ngồi rồi thì càng khó, đền bù làm sao đây? quy trách nhiệm thế nào???.... Tóm lại: chỉ khổ dân thôi Sư phụ ạ.
-
Oan nghiệt lời đồn trùng tang Bất hạnh giáng xuống gia đình ông Nguyễn Đức Minh (69 tuổi, ngụ phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội) khi chỉ trong một ngày đầu tháng 12/2011, trong vòng hai tiếng đồng hồ nhà bỗng có hai người theo nhau qua đời. Oan nghiệt hơn khi lời đồn “trùng tang” xôn xao địa phương, đeo bám gia đình khiến nỗi đau thêm nhân đôi, nhân 3 và người trong khu vực hoảng loạn... Bi kịch chất chồng Sáng 8/12/2011 bầu trời u ám, mưa lay lắt đủ làm ướt áo. Không gian ấy tạo thêm cảm giác nặng nề với những người đang dự đám tang đưa tiễn chị Nguyễn Thị Dần (SN 1979) về nơi an nghỉ cuối cùng. Chiếc xe tang ì ạch theo con đường ruộng lầy lội ngoằn nghoèo đến nghĩa trang đã cải táng của làng. Tại sao người mới chết không được an táng tại khu đất mới mà lại được đưa vào nghĩa trang đã cải táng?. Trả lời câu hỏi này của chúng tôi, một phụ nữ trong đoàn đưa tang giọng run rẩy: "Sợ lắm chú ạ! Nhà này bị trùng tang. Khi mời thầy về cắm cọc thì thầy bảo phải chôn ở vùng này. Thế là phải xin phép làng cho chôn vào nghĩa trang đã cải. Nhiều cụ trong làng cũng nói ra nói vào, nhưng hoàn cảnh người ta thế, đành phải chấp nhận thôi". Đó cũng là lý do mà ngay từ đầu, người ta đã cảm thấy đám tang này có gì đó rất bất an. Con người ta "sinh có hẹn, tử bất kỳ", người chết bao giờ cũng để lại nỗi đau, niềm thương nhớ khôn cùng cho người thân ở lại. Nhưng với gia đình chị Dần, tai họa lại giáng xuống hai lần liên tiếp. Trong gia đình này, bố chồng chị là ông Nguyễn Đức Minh đã mất cùng một ngày với con dâu, thậm chí hai người chỉ "ra đi" cách nhau chưa đầy hai tiếng đồng hồ. Vì phong tục là kiêng phát tang hai người cùng gia đình trong cùng một ngày nên cả nhà phát tang người cha vào ngày 6/12. Sáng hôm sau, sau khi chôn người cha thì cả họ lại gạt nước mắt buổi chiều tiếp tục phát tang con dâu. Và đến tận sáng 8/12, chị Dần mới được đưa về nơi an nghỉ cuối cùng. Ảnh minh họa. Nỗi đau quá lớn in hằn trên gương mặt những người thân trong gia đình. Những người phụ nữ kiệt sức bởi đã khóc quá nhiều sau mấy ngày liền tang chế. Dường như họ phải dựa vào nhau mới có thể đứng vững lại được. Những người đàn ông cứng rắn hơn, họ trân mình giữa cánh đồng hun hút gió, cố chịu đựng giá lạnh nhưng không thể ngăn được nước mắt tuôn trào. Người chồng chị Dần, cũng là con trai trưởng của ông Minh đứng lặng nhìn quan tài người vợ yêu dấu sắp vùi dưới ba thước đất. Nước mắt chảy dài trên gương mặt như hóa đá của anh. Chẳng có lời nào đủ sức nặng an ủi anh bởi nỗi đau mất cha, mất vợ chỉ trong một ngày... Nhìn con trai lớn của anh chị mới 15 tuổi, nhiều người không thể cầm lòng. Cháu đã đủ lớn để hiểu được nỗi đau mất ông, mất mẹ nhưng khi mặc áo xô, đội khăn xô, trông cháu vẫn còn non nớt và tội nghiệp quá. Vừa hôm trước phải đeo khăn trắng, bước sau quan tài tiễn ông nội ra đi. Ngày hôm sau đã lại chống gậy vông đi trước xe tang rước mẹ về cõi vĩnh hằng. “Nông nỗi ấy nhiều khi người trưởng thành còn không chịu đựng được nữa là con trẻ”, một người dân thì thầm thương cảm. Nỗi đau nhân đôi vì lời đồn “trùng tang” Ở địa phương này, không khí làng quê vẫn còn in đậm trên từng nếp nhà, từng con ngõ, những tập tục thể hiện tình làng nghĩa xóm vẫn còn hiển hiện nơi đây. Nếu một nhà nào đó có việc tang, thì cả xóm hơn trăm nóc nhà đều chung tay giúp đỡ. Nhà neo người thì đi một nhân khẩu, nhà đông người thì 2 - 3 người cùng đến giúp, tất cả đều xúm vào lo cho nhà có đám từ việc nhỏ đến lớn. Nhà nào không có người đi giúp sẽ tự khắc bị người làng ghi vào "sổ đen", có thể sẽ bị làng “tẩy chay”. Ở đây, kể cả việc đào huyệt, tôn đắp mộ cũng đều do thanh niên trai tráng trong làng làm giúp không công. Nhưng tập tục đẹp đẽ ấy không thể khỏa lấp cái dở phía sau, khi người dân địa phương xôn xao về việc gia đình này bị “trùng tang” khiến người thân của các nạn nhân vô cùng hoang mang, lo lắng. Sau khi lo cho chị Dần “mồ yên mả đẹp”, người làng lại về túm tụm bàn tán. Phản bán thịt, quầy tạp hóa, quán phở... chỗ nào cũng dăm người thì thầm to nhỏ. Chúng tôi chọn cửa hàng bán giày da kiêm bán bia chai ở đầu xóm, nơi tụ tập đông người nhất và toàn người có tuổi để ghi nhận dư luận. Một số người tụ tập tại đây đều khẳng định gia đình này bị “trùng tang”, “nếu không trừ yểm cẩn thận thì sẽ còn những tai ương giáng xuống”. Một ông lão dẫn chứng “hùng hồn”: “Tôi tính cho mà xem, đầu tiên là cháu ruột ông Minh mất vì ung thư tủy. Sau đó thì đến ông Minh mất vì ung thư phổi rồi con dâu mất vì ung thư não. Chết liên tục như thế, không “trùng tang” thì là gì?”. Bà chủ cửa hàng giày thì khăng khăng: “Ngày 5/11 âm lịch, đúng 100 ngày sau khi trường hợp đầu tiên là anh họ mất, đáng ra chị Dần cũng "đi" rồi nhưng nhờ có người nhà “hú gọi hồn” và xe cứu thương chở liền 3 bình ô xy đến trợ giúp nên mới sống lại và trụ lại thêm gần một tuần nữa”. Bà lão cho rằng "trời vẫn còn thương hoặc là thầy pháp cao tay, chứ để con dâu "đi" trước bố chồng thì mọi sự còn tệ hơn nữa". Nhiều người “bán tín bán nghi” trước câu chuyện của bà lão: Nếu quả có chuyện chị Dần hoàn hồn một lần từ cõi chết thì liệu nguyên nhân hoàn hồn là từ 3 cái bình ôxy hay do những lời “hú gọi hồn”?. Thấy khách thắc mắc, một cụ ông còn cho biết thêm: “Ba người trong họ được chôn ở 3 nơi. Chắc chắn là do gia chủ mời thầy về chọn đất táng cho từng người để yểm trùng. Bằng chứng là người cháu thì được chôn ở nghĩa địa của làng. Ông Minh được chôn ở đất rau xanh ven làng. Đến cô con dâu, thầy tính toán rồi cắm cọc đúng vào khu mộ đã cải táng. Nếu không phải để yểm thì tại sao mộ chị Dần lại phải chen vào một khoảnh đất nhỏ hẹp, mà xung quanh đều không phải mộ dòng họ của mình?”. Đem theo những thông tin đó, chúng tôi cố gắng tiếp cận người trong dòng họ có tang. Một người thím trong họ tương đối giữ được bình tĩnh trả lời vắn tắt: "Người nhà chúng tôi đều mắc trọng bệnh vô phương cứu chữa. Chúng tôi vốn không tin là có “trùng tang” nhưng vì người làng xôn xao quá, người nói ra kẻ nói vào, nên chúng tôi cũng hoang mang, lo sợ lắm". “Người sống nỡ nào làm khổ nhau?” Tìm gặp ông Nguyễn Văn Vui, Tổ trưởng Tổ dân phố 11, phường Yên Nghĩa, vị Tổ trưởng này tỏ ra khá điềm tĩnh trước những tin đồn đang khiến người địa phương hoang mang. Vị tổ trưởng cho biết trong gia đình bị đồn là “trùng tang”, ông Minh đã phát hiện ung thư từ khoảng chục năm trước nhưng nhờ biết kiêng khem nên sức khỏe vẫn khá tốt. Chị con dâu của ông Minh mới phát bệnh vài năm, đã điều trị ở nhiều nơi mà không có tiến triển gì nên “đó đều là những cái chết đã được báo trước”. Người trong gia đình khi thấy tình hình hai bố con xấu đi thì đều đã chuẩn bị tinh thần. Với thông tin 3 người trong dòng họ được chôn ở 3 nơi khác nhau, vị Tổ trưởng cho biết đó có thể chỉ là sự trùng hợp. Người cháu thì đã mất một thời gian vài tháng nên không thể nói gì. Còn ông Minh và con dâu là người sống cùng nhà, theo tập tục thì khi đưa tang không được đi trùng hướng với nhau. Vị tổ trưởng kết luận: “Trùng tang là một quan niệm dân gian rất hư ảo. Dân gian quan niệm rằng trùng tang nếu có thật thì thường đến với những cái chết bất ngờ, không thể định trước. Ở gia đình này những người chết đều mắc bệnh ung thư, là căn bệnh đến y học thế giới còn phải bó tay. Như thế, cho dù bố chồng con dâu cùng "ra đi" trong một ngày, cũng đâu thể đổ cho trùng tang được?”. Sẽ không bao giờ là đủ nếu dùng những con chữ để chuyển tải sự cảm thông sâu sắc của chúng tôi với nỗi mất mát mà gia đình các nạn nhân đang gánh chịu. Qua bài viết này, chúng tôi mong muốn phần nào đó làm vơi bớt nỗi hoang mang, lo lắng đang đè nặng lên gia đình anh và mong rằng dư luận sẽ bình tĩnh hơn với những nguồn tin đồn đoán. Nên chăng chia sẻ nỗi đau, đừng khoét sâu thêm nữa... (Theo Pháp luật & Thời đại)
-
Hí hí hí , tay này khôn thiệt, tỉnh táo tầu quá nhỉ??? vẫn biết đó là cái gông nhưng........không thoát được đâu nha, trì hoãn mãi cũng phải "chui đầu vào rọ" thui. Đừng để em nó ở một mình, tội thân em nó nha, ông chạy ngay đến lo tiền nhà cho em nó đê.!!
-
chúc mừng Engineer nha, có girl bật đèn xanh. cái này cần gì phải đoán, trả lời được liền à.
-
giờ Ngọ, ngày Nhâm Dần, tháng Canh tý, Năm Tân Mão: quẻ Sinh - Vô vong Mình đoán là bạn có chút mong chờ từ sự giúp đỡ từ Quý nhân nhưng kết quả không theo ý bạn muốn, bạn nên tìm phương án hợp lý cho công việc mới. Chúc may mắn!
-
Bạn post nhầm chủ đề rồi, nhờ xem tử vi sao lại mở topic ở Lạc việt độn toán??? sang mục tư vấn Tử vi nhá! Nhớ là cần hỏi gì thì hỏi rõ ràng, chứ em hỏi thế, các bác ấy chỉ mở ra xem rồi cất đi thui vì em chỉ nhờ xem không thui mà!! Thân mến!
-
Kha Lac quay ra trang chủ, đọc phần lý thuyết Lạc việt độn toán đi đã nhé, khi nào đọc xong sẽ biết ngay là độn quẻ thế nào mà. Thân mến!
-
Chuyện khó tin trên chiếc “giường” cổ nhất thế giới Từ 77.000 năm trước, người cổ đại đã ngủ “đệm” và thậm chí còn dùng chất chống muỗi. Tổ tiên của chúng ta biết hưởng thụ cuộc sống thông minh hơn chúng ta tưởng: Họ đã biết thư giãn thoải mái trên những tấm nệm làm từ cây cỏ. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện thấy bằng chứng về "giường đệm" của người cổ đại Các nhà khoa học đã phát hiện thấy bằng chứng của việc người hang (caveman) kết giường từ lá và thân cây mềm trong một hang đá ở Nam Phi. Ít nhất ba tầng khai quật khác nhau tại khu Sibudu đều có dấu vết của “giường”, mà theo giới khảo cổ là có niên đại từ 38.000 – 77.000 năm. Không chỉ cung cấp một nơi êm ái để ngủ, những loại lá được dùng để đan giường còn có chứa một chất chống côn trùng, đủ mạnh để xua đuổi loài muỗi. “Những chiếc đệm cổ nhất vẫn được bảo toàn khá tốt bất chấp thời gian. Các thân cây và lá cây được đan chặt với nhau, bọc bên ngoài bởi một lớp lá mỏng. Việc lựa chọn các loại lá và thân cây cho thấy, những cư dân buổi đầu của Sibudu hiểu biết khá nhiều về thực vật. Họ cũng nhận thực được về công dụng chữa bệnh của cây”, Giáo sư Lyn Wadley của Đại học Witwatersrand, Johannesburg phân tích trên Daily Mail. Người cổ đại có hiểu biết bất ngờ về thực vật, thậm chí còn nhận thức được công dụng y tế của chúng. Thậm chí, theo suy đoán của Giáo sư Wadley, không chỉ phục vụ giấc ngủ vào ban đêm, tấm đệm này còn có thể là “bàn làm việc” của người cổ đại khi ban ngày. Các dấu vết trong hang cũng cho thấy, khoảng 73.000 năm trước, các cư dân đã có thói quen hun khói giường sau khi sử dụng. “Họ nâng chiếc đệm và hơ trên lửa, có lẽ là một cách để diệt và đuổi ký sinh trùng”, đoàn khảo cổ cho biết. Chiếc giường cổ nhất trước đây mà khoa học từng phát hiện được có niên đại 20.000 năm trước. Trọng Cầm
-
Hay quá, hay quá. Mặc dù cuối năm nhiều việc nhưng nếu thời điểm thích hợp là con xin được tham gia đoàn tháp tùng Sư phụ đi vãn cảnh chùa này nhé.!
-
Longphibaccai nhớ, ghi âm hoặc video và chia sẻ với anh em nhá!! thanks Tớ ở xa quá không tham gia được, những vụ như thế này rất quí và ý nghĩa, anh chị em ai ở gần cố gắng tham gia đi.
-
Rùa hồ Gươm phơi nắng trong giá lạnh Sáng 11/12, tuy tiết trời giá rét nhưng nắng vàng rực rỡ, rùa hồ Gươm bơi vào bờ. Ngự gần kè đá chừng 10 phút, "cụ" lại lặn xuống. 8h30 rùa hồ Gươm xuất hiện với dáng bơi nghiêng nghiêng quen thuộc. Sau đó rùa từ từ bơi về phía gần phố Lê Thái Tổ. Rùa ngóc lên như muốn trèo lên bờ. Chi trước bên phải của rùa hằn lên những vết loang quen thuộc. Rùa cố gắng cào cào lên kè bờ rướn mình lên cao hơn như để sưởi nắng. Sau gần 10 phút sưởi ấm, rùa lại quay đầu lặn xuống bơi dần về phía quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Hoàng Vũ Long
-
Chào bạn, bạn nên vẽ bản vẽ đúng kích thước, đúng tỷ lệ, rõ ràng từng vị trí, hướng đi cầu thang....... Đất rộng và làm nhà không hết đất à? Đất có xây tường bao xung quanh không? vẽ rõ ràng cả miếng đất ra nhé. Thân mến!
-
Ah, hum nay sinh nhật babywolf à?? Chúc Babywolf thêm tuổi mới với nhiều niềm vui, hạnh phúc, an lành và may mắn!