-
Số nội dung
2.356 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
39
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by phamhung
-
Bài viết của Sư phụ Thiên sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh TRƯỜNG TƯƠNG TÁC LÝ HỌC, TRONG LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG - NHÂN DANH NỀN VĂN HIẾN VIỆT. Thưa quý vị và các bạn quan tâm. Giáo sư Cao Chi đã biên dịch một đề tài mới nhất trong vật lý thiên văn hiện đại, mô tả các liên đới trong vũ trụ, để từ đó giải thích các hiện tượng rối lượng tử. Mà trong đó, hai hạt lượng tử dù cách xa bao nhiêu thì chúng cũng có sự vận đông tương đồng, nếu ta tác đông vào chỉ một trong hai hạt. Đây là một thực tế chứng nghiệm trực quan. Và các nhà khoa học đã tìm cách giải thích hiện tượng này bằng lý thuyết "liên đới", như bài mà tôi chia sẻ với các bạn dưới đây. TRƯỜNG TƯƠNG TÁC VIỆT. Thưa quý vị và các bạn quan tâm. Trên diễn đàn Lý học Đông phương, trong các bài viết của mình, Thiên Sứ tôi đã xác định rằng: Hệ thống tri thức Vật lý Thiên Văn hiện đại, có thể "nhìn thấy" một cách trực quan sự vận động từ những hạt vật chất nhỏ nhất, cho đến những Thiên hà khổng lồ. Họ có thể lập trình cho tất cả mọi hiện tượng vận động có tính quy luật của các hành tính, các vì sao và cả những Thiên hà trong vũ trụ này. Nhưng nền tảng tri thức của nền văn minh hiện nay, chưa thể nào biết được bản chất tương tác có tính quy luật sự vận động của toàn thể những giá trị vật chất trong vũ trụ với những bí ẩn của nó. Những công thức Vật lý cơ học của Newton, phép tính năng lượng của Einstein trong thuyết Tương đối với công thức nổi tiếng E= mC. 2(Bình phương), chỉ diễn tả được tính cơ học của những hiện tượng cục bộ liên quan. Và ngay bây giờ, khái niệm về "Liên kết lượng tử" - mà GS Cao Chi giới thiệu - cũng mới chỉ chạm nhẹ vào bản chất của các quy luật tương tác của vũ trụ với những giả thuyết chưa hoàn hảo với khả năng sai. Đồng thời, cũng trong các bài viết của mình trên dd lyhocdongphuong.org,vn, tôi cũng nhiều lần xác định rằng: Nền văn minh Đông phương, có cội nguồn từ nền văn hiến Việt với hệ thống tri thức nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành - chính là LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT VŨ TRỤ - đã tổng hợp tất cả mọi sự vận đông tương tác có tính quy luật của mọi sự tồn tại của vật chất trong vũ trụ trong hệ thống lý thuyết này với khả năng tiên tri. Tất nhiên - nhân danh nền văn hiến Việt - hệ thống tri thức Việt không chỉ "nhìn thấy" tất cả mọi sự vận động cơ học như nền văn minh hiện nay. Mà nó còn biết rất rõ những quy luật tương tác, năng lượng tương tác, và cả sự ảnh hưởng của những tương tác có tính quy luật đó, đến mọi vấn đề trong vũ trụ và cả trái Đất của chúng ta, với khả năng tiên tri chính xác đến từng hành vi của con người - trong cuộc sống nhỏ nhoi và ngắn ngủi của con người - so với tinh chất gần như vĩnh hằng của vũ trụ mà chúng ta nhìn thấy. Tất nhiên, để có được những khả năng tiên tri huyền bí đó. Nền văn hiến Việt phải biết rất rõ - ngoài sự vận động cơ học của các hạt vật chất và những Thiên hà khổng lồ - thì nó cũng phải biết rất rõ bản chất của "TRƯỜNG TƯƠNG TÁC VIỆT" Đây chính là hệ thống tri thức bí ẩn lớn nhất của những gía trị văn minh Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt - một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương từ, trải gần 5000 năm lịch sử. Không biết rõ điều kiện và trường tương tác, tất cả sẽ hết sức mơ hồ. Và đây cũng chính là nội dung mà tôi trình bày với quý vị và các bạn trong loạt bài viết này. Tôi chính thức đặt tên cho sự mô tả của tôi cho vấn đề mà tôi đặt ra, là "TRƯỜNG TƯƠNG TÁC VIỆT". Nếu tôi sai thì chẳng có gì để bàn. Trong trường hợp này, Thiên Sứ sẽ chỉ là một kẻ chém gió như bao kẻ chém gió ầm ĩ trên thế gian. Nhưng nếu chẳng may tôi đúng thì cụm từ "Trường tương tác Việt" sẽ nhắc nhở cho cả qua trình tiến hóa của nền văn minh tiếp theo, phải nhớ tới cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương tử - chủ thể đích thực của nền văn minh phương Đông. Thưa quý vị và các bạn quan tâm. Như vậy, tôi đã định danh xong về "Trường tương tác Việt". Cụm từ này mô tả những thực trạng tồn tại của những dạng vật chất có tính chất truyền dẫn các tính chất tương tác của vật chất có khối lượng và hình thể, từ hạt vật chất nhỏ nhất đến thiên hà khổng lồ.- mà khoa học hiện đại gọi là "Liên kết Lương tử" với các thứ giả thuyết đã được mô tả tóm tắt trong bài viết của GS Cao Chi - và đó chính là điều kiện để tất cả mọi tương tác được thể hiện. Điều này cũng xác định rằng: Khái niệm "Trường tương tác Việt" bao hàm tất cả môi trường truyền dẫn các lực tương tác, từ hạt vật chất nhỏ nhất, đến Thiên hà khổng lồ. Tất nhiên, nó không chỉ giới hạn như khái niệm "Liên kết lượng tử", vốn chỉ mô tả tương tác của những hạt lượng tử cùng tính chất. Tôi thường nhắc nhở các học viên Địa Lý Lạc Việt, rằng: "Một lý thuyết được coi khoa học, thì mô hình biểu kiến của nó phải phản ánh một thực tại có thể quan sát được". Do đó, khi khoa học hiện đại xác định tính chất đồng đẳng của hai hạt lương tử - dù cách xa nhau đến mấy - sẽ có sự vận động tương đồng, nếu chúng ta tác động vào một trong hai hạt còn lại. Vậy thì nó phải có một "Trường tương tác", để qua đó chúng nhận biết sự tương tác của nhau. Nếu không hiểu biết về bản chất của môi trường truyền dẫn tương tác - tức "Trường tương tác Việt" - thì hiện tượng này thì chỉ còn cách giải thích: "Đó là do ý Chúa!". Nhưng - nhân danh nền văn hiến Việt - sự hiểu biết đích thực về Thương Đế theo tiêu chí: Một Lý thuyết thống nhất phải giải thích được cả vấn đề tôn giáo và tâm linh - thí khái niệm về Thượng Đế và sự giải thoát đích thực, sâu sắc hơn nhiều. Tôi có thể chắc chắn với các bạn quan tâm rằng: Tạm thời Thượng Đế không can thiệp trong tương tác lượng tử, mà khoa học gọi là "Liên kết lượng tử". Bây giờ chúng ta quay lại với vấn đề thời gian trong "liên kết lượng tử". Có vẻ như có sự mâu thuẫn khí các nhà khoa học xác định rằng: Nếu ta tác động vào một hạt lượng tử thì "lập tức" hạt lượng tử cùng tính chất sẽ vận động đúng như hạt kia, DÙ KHOẢNG CÁCH BẤT KỲ. Vấn đề được đặt ra: Nếu hai hạt lượng tử đó cách nhau chỉ 8 phút tốc độ ánh sáng - thì theo lý thuyết Tương Đối với giới hạn tốc độ vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng - thì phải 8 phút sau, hạt thứ hai mới chịu sự tương tác để có sự đồng đẳng với hạt thứ nhất?! Nhưng về lý thuyết thì các nhà khoa học lại xác định tính tương tác tức thời của hai hạt lượng tử với khoảng cách bất kỳ?! Vậy điều này đã tự phản bác tính giới hạn của tốc độ vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng?! Ở đây, tôi mới thí dụ về khoảng cách bằng 8 phút tốc độ ánh sáng - Tức là khoảng cách từ Mặt trời đến trái Đất của chúng ta. Nếu khoảng cách là vô cùng lớn - vài chục năm ánh sáng chẳng hạn - thì sẽ ko thể giải thích tính tức thời vận động đồng đẳng, khi ta tương tác vào một hạt so với khoảng cách với hạt lương tử còn lại. Nhưng sự tương tác tức thời này, lại được chứng minh trên một lý thuyết chặt chẽ và các nhà khoa học gọi là "Liên kết lượng tử". Vậy thì - về bản chất - phải có một sự tồn tại của một dạng vật chất như một môi trường truyền dẫn tương tác tức thời - gần như tuyết đối (Tính Tuyệt đối chỉ có thể tạm định danh là Thượng Đế), mới có thể chứng minh cho lý thuyết về "liên kết lượng tử", về tính tương tác tức thời của hai hạt lượng tử đồng tính chất. Trên cơ sở này, tạm thời tôi đặt một giả thuyết rằng: Phải có một dạng tồn tại trên thực tế, để dẫn đến một tương tác tức thời giữa hai hạt lượng tử đồng tính chất, với dẫn xuất tương tác tức thời - tạm gọi là : Vượt không/ thời gian và nhanh hơn hằng số tốc độ vũ trụ - vốn chỉ coi giới hạn bởi tốc độ ánh sáng theo Thuyết Tương Đối. Và dạng vật chất tồn tại trên thực tế, để có dẫn xuất tương tác tức thời giữa hai hạt lượng tử cùng tính chất đó, chính là khái niệm, mà tôi định danh là "Trường tương tác Việt". Khái niệm "Trường tương tác Việt" - như tôi đã trình bày ở trên - bao hàm luôn khái niệm "Liên kết lương tử" của khoa học hiện đại. Nhưng nó là dạng tồn tại như thế nào của vật chất? "Một lý thuyết được coi là khoa học thì mô hình biểu kiến của nó phải phản ánh một thực tại có thể kiểm chứng được". Thực tại vật chất trong khái niệm "Trường tương tác Việt" sẽ được mô tả tiếp theo trong loạt bài viết này. VẬT CHẤT PHI KHỐI LƯỢNG, PHI HÌNH THỂ. Cho đến ngày hôm nay, tri thức nền tảng của nền văn minh hiện đại đã xác định rằng: Tất cả mọi dạng tồn tại của vật chất có khối lượng và có hình thể đều có cấu trúc từ những hạt cơ bản. Những nhà khoa học đẳng cấp Viện Sĩ của các Viện Hàn lâm khoa học trên thế giới, đã so sánh một cách lãng mạn sự tương đồng giữa chiếc chìa khóa và bông hoa hồng, khi chúng có cùng cấu trúc hạt. Nhưng cũng chính sự tiến bộ của khoa học cũng đã xác định rằng: Những hạt cơ bản làm nên những Thiên hà khổng lồ và bông hoa hồng, lại chưa hẳn đã có cấu trúc vật chất có khối lượng. Mà nó có tính chất lưỡng tính "sóng" và "hạt". Có vẻ như vật chất - theo khái niệm vật chất hiện đại (Trừ tôi - có định nghĩa về vật chất của riêng tôi) như đang "biến mất"?! Lý thuyết Higg ra đời như một cứu cánh của nhận thức khoa học hiện đại về sự biến mất của vật chất. Nhưng như tôi đã trình bày - Từ 2008, tôi đã khẳng định: Lý thuyết Higg sai! KHÔNG CÓ HẠT CỦA CHÚA! Cũng ngay từ những bài viết đầu tiên trong topic "Có hay không Hạt của Chúa", tôi đã xác quyết rằng: Đây không phải là một quẻ bói - cho dù tôi đang sống bằng nghề coi bói. Mà nhân danh một hệ thống lý thuyết khoa học vượt trội, có cội nguồn văn hiến Việt, đã dẫn đến sự khẳng định của tôi về điều này. Và tôi cũng xác định sẽ sẵn sàng trình bày để chứng minh - nhân danh khoa học - trước tất cả các nhà khoa học tinh hoa, rằng: Vì sao lý thuyết Higg sai! Nhưng cho đến ngày hôm nay, chẳng ai quan tâm vì sao lý thuyết Higg sai. Mặc dù để thực nghiệm lý thuyết Higg, người ta đã tiêu tốn cả trăm tỷ Dollar. Nhưng nguyên nhân để lý thuyết Higg sai, sẽ được mô tả trong loạt bài viết này, khi tôi chứng minh rằng: những dạng tồn tại của vật chất phi khối lượng, phi hình thể, là tiền đề và cũng là nguyên nhân tạo nên cấu trúc của tất cả các hạt cơ bản, các hạt lưỡng tính... cho đến những Thiên hà khổng lồ đang vận động trong vũ trụ, và cũng chính là MÔI TRƯỜNG TRUYỀN DẪN TƯƠNG TÁC CỦA CÁC DẠNG TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT CÓ KHỐI LƯỢNG, ĐƯỢC MÔ TẢ BẰNG CÁC CÔNG THỨC VẬT LÝ CỦA NỀN VĂN MINH HIỆN ĐẠI, Môi trường truyền dẫn tương tác đó, tôi đã định danh là: "Trường tương tác Việt" và tôi đang trình bày ở đây. Thưa quý vị và các bạn quan tâm, Sự tồn tại của các dạng vật chất phi khối lương và phi hình thể này, chính là "trường tương tác Việt" và là tiền đề cấu thành các dạng HẠT CƠ BẢN. Tôi hiểu rất rõ bản chất của chúng - nhân danh nền văn hiến Việt. Và đó cũng là nền tảng tri thức để tôi xác định: Lý thuyết Higg sai. Nhưng có một điều chắc chắn răng: Hầu hết trong hệ thống tri thức khoa học hiện đại, người ta có thể mô tả một cách chi tiết những cấu trúc vật chất hữu thể và có khối lương, cũng như sự vận động của các hạt cơ bản và cả những hành tinh trong Thái Dương hệ với những Thiên hà xa xôi. Tri thức của nền văn minh hiện đại cũng nói đến khái niệm "VẬT CHẤT CÓ KHỐI LƯỢNG" một cách rất trực quan. Nhưng có vẻ giới khoa học tinh hoa, chưa quan tâm lắm đến những dạng vật chất phi khối lượng, phi hình thể. Và thậm chí tôi chưa thấy ai trong giới khoa học tinh hoa, có tính chính thống của nền văn minh hiện đại - (Cũng có thể do tri thức của tôi bị giới hạn) - mô tả dạng tồn tại của vật chất phi khối lượng, phi hình thể. Nếu có thì người ta mới chỉ đặt vấn đề về nó. Mặc dù chính những dạng tồn tại của loại vật chất này, đã tạo ra các hạt cơ bản và chính là "Trường tương tác Việt". Thưa quý vị và các bạn quan tâm. Những thuật ngữ "Vật chất phi khối lượng, phi hình thể" và "Trường tương tác Việt" - mà tôi đang nói ở đây - không phải là những khái niệm mơ hồ, không thể kiểm chứng. Mà nó rất thật, đang tồn tại ngay trong cấu trúc sinh học của muôn loài, trong các dạng vật chất có khối lượng, trong mỗi con người chúng ta, trong cơ thể của những kẻ ăn mày và các con người thuộc giới thượng lưu cao quý, trong cuộc sống, trong xã hội, trong từng hạt cơ bản và cả những Thiên hà khổng lồ và khắp vũ trụ này. Tôi có thể khẳng định ngay bây giờ và chứng minh sau: Nếu không có sự tồn tại của các dạng vật chất phi khối lượng, phi hình thể thì tất cả mọi tương tác trong vũ trụ này đều chỉ là những khái niệm rất mơ hồ. Tri thức khoa học hiện đại cũng thừa nhận rằng: "Tương tác là nguyên nhân hình thành tất cả mọi sự vật, sự việc. Bản chất tương tác như thế nào thì sự hình thành sự vật, sự việc sẽ như thế đó". Có những lúc tôi mỉm cười một mình như một gã dở hơi, rằng: Nếu vô hiệu hóa "Trường tương tác Việt" thì đầu đạn hạt nhân của các siêu cường trên thế giới này, sẽ nổ to hơn tiếng pháo chuột của trẻ em Việt, chơi trong những ngày Tết từ những thời xa vắng. Vâng! Nhiều lúc tôi "dở hơi biết bơi như thế". Và mỗi lần như vậy, chỉ để nghe thiên hạ đàm tiếu về tính "Chém gió" của tôi. Thí dụ như việc "Đuổi mưa" trong Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hanoi. Tôi trở thành "người của công chúng", không phải vì kết quả sự việc đúng như tôi xác định. Mà là...thiên hạ chửi to quá. Hi. Đây chính là sự ứng dụng vô hiệu hóa "Trường tương tác Việt" trong tương tác của thời tiết. Trong vụ việc này, có một người duy nhất làm tôi giật mình và rất ngạc nhiên. Đó chính là Giáo sư Viện sĩ Đào Vọng Đức. Ông phát biểu trên báo chí: "Về mặt lý thuyết, tôi tin Nguyễn Vũ Tuấn Anh làm được" (?!). Nhưng đó là lý thuyết nào? Thưa quý vị và các bạn quan tâm. Để mô tả một cách hoàn hảo một hệ thống lý thuyết - nhân danh nền văn hiến Việt - liên quan đến vật chất phi khối lượng, phi hình thể - là những dạng tồn tại trên thực tế và chính là "Trường tương tác Việt" và là nguyên nhận tạo thành tất cả các dạng vật chất có khối lượng - lại rất phức tạp. Vì nó nằm ngoài hệ thống tri thức nền tảng của nền văn minh hiện nay. Do đó, nó cần những "TIỀN ĐỀ" ("Tiền" có dấu huyền, không phải "Tiên đề" không thể chứng minh). Tôi sẽ tiếp tục trình bày những "TIỀN ĐỀ" trong loạt bài có chủ đề này. TIỀN ĐỀ THỨ NHẤT: ĐỊNH NGHĨA VỀ VẬT CHẤT - NHÂN DANH NỀN VĂN HIẾN VIỆT. Thưa quý vị và các bạn quan tâm. Trong lịch sử văn minh nhân loại, các triết gia và khoa học gia đã bốn lần định nghĩa về vật chất. Và định nghĩa được chính thức công nhận và phổ biến ở Việt Nam, chính là đường link mà tôi dẫn trong đường link dưới đây: http://thanhtra.edu.vn/category/detail/157-trinh-bay-dinh-nghia-vat-chat-cua-le--nin-va-y-nghia-cua-phuong-phap-luan-nay.html Sở dĩ tại sao những triết gia và những nhà khoa học phải định nghĩa lại vật chất?! Đó chính là vì sự phát triển của nhận thực trực quan trong quá trình tiến hóa của lịch sử văn minh và nhu cầu tổng hợp những gía trị nhận thức để khái quát hóa trong những khái niệm mô tả nó. Cho nên, con người đã định danh lại những khái niệm căn bản trong nền tảng tri thức của nền văn minh, để tiếp tục phát triển. Và cho đến ngày hôm nay - như tôi đã trình bày ở bài trước: các cấu trúc vật chất lưỡng tính của các hạt lượng tử, đã dẫn đến kết luận của các nhà khoa học và cả các triết gia, là "Vật chất đang biến mất"!? Vậy bản chất của "vật chất" là gì? Khi nó "Biến mất"?! Để tóm gọn vấn đề, tôi đặt lại một câu hỏi từ rất lâu, từ khi tôi còn tuổi trung niên, là: "Có dạng tồn tại nào của vật chất, mà không chứa đựng năng lượng và tương tác không?". Câu trả lời chắc chắn là "KHÔNG"! Chính công thức nổi tiếng của Albe Einstein xác định điều này: E = mC. 2( Bình phương). Vậy thì, TIỀN ĐỀ THỨ NHẤT của tôi làm cơ sở cho việc mô tả "Trường tương tác Việt", chính là một định nghĩa về vật chất như sau: "Bất cứ một dạng tồn tại nào, chứa đựng năng lương và tương tác, thì đó là vật chất". Như vậy, với định nghĩa mới nhất này - nhân danh nền văn hiến Việt - đã chấm dứt 5000 năm trong lịch sử văn minh nhân loại, về các cuộc tranh luận giữa Duy tâm và Duy vật. Không có cái gì gọi là : "Phi vật chất" cả. Kể cả Thượng Đế và hạt cơ bản. Nếu Thượng Đế có tương tác thì tất yếu Ngài phải có năng lượng và Ngài là một thực trạng của vật chất. Với định nghĩa này, chẳng ảnh hường gì đến niềm tin tôn giáo vốn được xếp vào "Chủ nghĩa Duy Tâm", nếu những người có tín ngưỡng vẫn tôn vinh Ngài như là một thực thể Toàn Năng. Và cũng chẳng ảnh hưởng gì đến tư duy của những nhà khoa học, vốn hay hoài nghi về sự hiện diện của Thượng Đế và những người theo chú nghĩa Vô Thần, vì tất cả cũng là "vật chất" cả. Đấy là TIỀN ĐỀ THỨ NHẤT CỦA TÔI. Và các nhà khoa học, hay triết học tinh hoa có thể không công nhận tiền đề này. Vâng! Xin cứ tự nhiên. Thiên Sứ vốn rất dân chủ và tôn trọng tự do học thuật. Nhưng rất mong tiền đề này phải được công nhận. Vì nếu ko, sẽ không thể tiếp tục trình bày về "Trường tương tác Việt". Xin hãy tạm thời gác lại các cuộc tranh luận về Duy Tâm và Duy vật, vốn hăng say như hát hay trong lịch sử văn minh nhân loại, để xác định chân lý đã. Thời gian còn dài mà. Bây giờ tôi xin trình bày tiếp tiền đề thứ II. TIỀN ĐỀ THỨ HAI: VẬN TỐC TỚI HẠN CỦA VŨ TRỤ BẰNG /O/ Thưa quý vị và các bạn quan tâm. Về mặt lý thuyết, tôi tin rằng có hai vấn đề mà quý vị và các bạn sẽ đồng ý với tôi rằng: 1/ Nếu tốc độ giới hạn của vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng, thì chúng ta sẽ không thể nào nhìn thấy những vật thể có tốc độ bằng tốc độ ánh sáng, cho dù với những phương tiện tối tân nhất. Nhưng thực tế trực quan cho thấy các nhà khoa học vẫn nhìn thấy và đo được các hạt cơ bản có tốc độ ánh sáng. Vậy chứng tỏ rằng: Phải có một môi trường nhận thức nhanh hơn tốc độ ánh sáng để chúng ta có thể nhận thức được nó. 2/ Chính sự tương tác tức thời của hai hạt lương tử cách xa nhau bất kỳ khoảng cách nào, đã xác định một môi trường tương tác lượng tử - nào đó, có thật (Đang trình bày trong loạt bài viết này) - nhanh hơn tốc độ ánh sáng cho những khoảng cách đó, để xác định tính tức thời của "Liên kết lượng tử". Nhưng về mặt lý thuyết, nếu tốc độ vũ trụ được giới hạn bởi bất cứ tốc độ nào - thì - nhận thức của chúng ta sẽ bị giới hạn trong tính cục bộ của những phần tử nằm trong tập hợp của giới hạn đó. Và thực tế, những khái niệm về sự giải thoát, về lý thuyết thống nhất sẽ là không có thật, chính vì giới hạn nhận thức này. Vậy thì về mặt lý thuyết và có tính TIỀN ĐỀ cho loạt bài viết này, chính là giới hạn tốc độ vũ trụ phải là TUYỆT ĐỐI. Và điều này sẽ giải thích tất cả những vấn đề của một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT cho tất cả mọi vấn đề liên quan tới nó, từ khởi nguyên vũ trụ, quá trình lịch sử hình thành vũ trụ, cho đến một hệ thống lý thuyết mô tả những quy luật tương tác và vận đông của vũ trụ có tính tiên tri, trong học thuyết Âm Dương ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt. KHÍ TRONG LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG. Thưa quý vị và các bạn quan tâm. Như vậy, với hai tiền đề đã trình bày, thì sự cấu thành của vũ trụ này không đơn giản chỉ là vật chất có khối lượng. Mà chúng còn tồn tại những dạng vật chất phi khối lượng và phi hình thể. Nhưng vẫn được coi là vật chất, vì có khả năng truyền dẫn năng lượng và tương tác. Nếu thuyết Tương Đối của ngài Albe Einstein xác định rằng: Tốc độ vũ trụ chỉ giới hạn bằng tốc độ ánh sáng; và rằng: khi đạt tới tốc độ này thì vật chất chỉ có thể tồn tại dưới dạng hạt cơ bản - thì - bằng chính những thực nghiệm lượng tử, đã cho thấy: có một thực trạng tồn tại có tính truyền dẫn thông tin, từ hạt lượng từ này, đến hạt lượng tử tương đồng ở bất cứ khoảng cách nào với tốc độ gần như tuyệt đối. Thực trạng tồn tại đó, được tôi mô tả bằng cụm từ, gọi là "Trường tương tác Việt". Và cũng chính là dạng tồn tại của vật chất phi hình thể, phi khối lượng. Đây cũng là hiện tượng mà trong các bản văn cổ Đông phương, tồn tại dưới dạng bản văn chữ Hán - kết quả của hàng ngàn năm Hán hóa nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương tử - gọi là "KHÍ". Bỏ qua tất cả các dạng mô tả một cách cục bộ về :Khí" trong các bản văn chữ Hán, được nhắc đến trong tất cả các ngành liên quan; từ Đông Y, Thiên Văn, Địa Lý phong thủy, bốc Dịch....Bởi vì, tôi cần xác định ngay rằng: Tất cả những danh từ mô tả trong bản văn chữ Hán liên quan đến "Khí" đều hết sức mơ hồ, cho đến tận ngày hôm nay, khi tôi đang gõ những hàng chữ này. Tôi cũng cần xác định ngay rằng: Tất cả các nhà nghiên cứu Hán Nho kim cổ từ hàng ngàn năm nay, vẫn chẳng hiểu gì về bản chất của khái niệm "Khí" . Nhân danh nền văn hiến Việt, tôi định nghĩa về "Khí" như sau: "KHÍ" là một danh từ mô tả khái niệm về sự tồn tại của những dạng vật chất phi hình thể, phi khối lượng, được hình thành bới chính sự tương tác của vật chất và tương tác trở lại với vật chất". Trong thuyết Âm Dương Ngũ hành và siêu công thức toán học mô tả nội hàm của học thuyết này - nhân danh nền văn hiến Việt - thì "Khí" chính là nguyên nhân cấu tạo nên các hạt cơ bản của vật chất có khối lượng. Và cũng trong học thuyết này thì "các dạng tồn tại của "KHÍ" cũng được phân loại theo Ngũ hành và Âm Dương". Trong lịch sử hình thành vũ trụ ở dạng khởi nguyên - sau giây /O/ - thì KHÍ chính là dạng vật chất đầu tiên xuất hiện và tiếp tục tương tác dẫn đến sự bùng nổ với vận tốc gần như TUYỆT ĐỐI. Những "hạt cơ bản" được hình thành trong giai đoạn của bùng nổ và tương tác phức tạp của nhiều dạng "khí". Không hề có một loại "KHÍ" duy nhất tạo ra các "hạt cơ bản", dù được định danh bằng bất cứ khái niệm nào. Tất nhiên sẽ không thể có "HẠT CỦA CHÚA" với ý nghĩa là điều kiện duy nhất tạo ra "hạt cơ bản". Nhưng trình bày ở đoạn trên của tôi, đó là sự tóm tắt về sự mô tả một thực tại, được xác định bởi thuyết ADNh - nhân danh nền văn hiến Việt - để giải thích: Vì sao tôi xác quyết ngay, mà không cần tư duy sâu: "KHÔNG CÓ HẠT CỦA CHÚA!". Nói một cách khác: Sự tương tác của các dạng vật chất phi hình thể, phi khối lượng - mà Lý học Việt gọi là "Khí" - trong điều kiện với tốc độ gần như tuyệt đối - đã tạo những "Hạt cơ bản" ở trạng thái khởi nguyên của vũ trụ. Những trạng thái tồn tại của "Khí" - vật chất phi hình thể - nguyên nhân của các loại hạt - vẫn tồn tại với tư cách là những môi trường dung chứa những loại hạt cơ bản sinh ra từ nó. Và đó cũng chính là môi trường truyền dẫn cho sự vận động tức thời của những hạt cơ bản tương đồng sinh ra từ nó. Điều này giải thích vì sao, sự tương tác gần như tức thì. Điều này giải thích tính vận động gần như tuyệt đối ở trạng thái khởi nguyên của các dạng "Khí" hình thành ban đầu trong vũ trụ và tiếp tục là dung môi hàm chứa các hạt lượng tử sinh ra từ nó. Thưa quý vị và các bạn quan tâm. Tôi đã trình bày xong về bản chất của "Trường tương tác Việt". Có thể so sánh nội dung trình bày của tôi với kết luận của bài viết mà Giáo sư Cao Chi biên dịch và giới thiệu, được trích dẫn như sau: Trích: ["Kết luận Như vậy câu hỏi không thời gian được dệt nên bằng điều gì dường như không còn là vô nghĩa mà còn gợi nên một hướng đi quan trọng để trả lời câu hỏi dó. Câu hỏi đã có hướng trả lời :không thời gian (hấp dẫn) được dệt nên nhờ những liên đới (lượng tử). Câu trả lời này có thể đã vén một góc màn của vấn đề lớn là vấn đề thống nhất lượng tử với hấp dẫn.Không thời gian không phải là một ý niệm trừu tượng nào đó mà là một vật thể được cấu tạo bởi những liên đới lượng tử. Ngoài ra hướng nghiên cứu này lại có liên quan đến vật lý môi trường đông đặc thông qua mạng tensor đến thông tin , máy tính thông qua mã lượng tử sửa chữa lỗi. Ở đây các nhà vật lý chưa đề cập đến hệ quả triết học của vấn đề IfQ."] Còn tôi, qua những gì đã trình bày, tôi cần xác định ngay rằng: Không có vấn đề "thống nhất Lượng tử với hấp dẫn"; cũng chẳng có vấn đề "Không thời gian không phải là một ý niệm trừu tượng nào đó mà là một vật thể được cấu tạo bởi những liên đới lượng tử". Bởi vì làm gì có thời gian tồn tại như một thực tế để trở thành một giá trị thực tế?! Khái niệm "Thời gian" cũng như khái niệm "Điểm" trong Toán học, nó chỉ là những khái niệm quy ước của chính con người đặt ra. Nó không có thật, nên nó không thể thống nhất với những thực tại khách quan để trở thành những dạng tồn tại có năng lương và tương tác. Cũng chẳng có một "hệ quả triết học" nào cho "vấn đề IfQ". Hình như các tri thức tinh hoa của nền văn minh hiện đại lại tiếp tục lặp lại sai lầm, như hiện tượng "Hạt Của Chúa"?! Bởi vì, chỉ có "Trường tương tác Việt" với các dạng tồn tại của vật chất phi hình thể, phi khối lượng đang chi phối mọi sự tương tác và vận đông có tính quy luật trong vũ trụ này. Nó tồn tại ngay cả trong tôi, trong anh/ chị, trong tất cả các bạn, trong tất cả các hạt cơ bản và cả trong những Thiên hà xa xôi. . Xin cảm ơn quý vị và các bạn quan tâm chia sẻ. SG, Giờ Tý 16. Tháng Tư Mậu Tuất Việt lịch. Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
-
https://www.youtube.com/watch?reload=9&v=9WiF03bSYm4&feature=youtu.be
-
VÌ SAO THIỆU VĨ HOA PHỦ NHẬN MỐI LIÊN HỆ HÀ ĐỒ LẠC THƯ VỚI BÁT QUÁI? Thưa quí vị và các bạn quan tâm. Với sự trích dẫn giấy trắng mực đen như trên, chúng ta thấy rằng: Ông Thiệu Vĩ Hoa đã phủ nhận mối liên hệ giữa Hà Đồ Lạc Thư với Bát quái. Ông ta cũng hiên ngang tuyên bố: "Đó là điều không ai phủ nhận được". Sách của ông ta phát hành hàng triệu bản ở Trung Quốc và dịch bán đầy ở nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Không thấy ai lên tiếng phản biện?! Tất nhiên, trừ ra Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh - tức DIEU NGUYENVU đã nói với các bạn từ gần 20 năm trước và bây giờ làm rõ ở đây. Muốn biết vì sao ông ta lại phát biểu như đúng rồi vậy, cần xem lại lịch sử hình thành kinh Dịch trong cổ thư chữ Hán. Cái mà ông ta nói là "Kinh Dịch" và "Truyện Dịch", có lịch sử được mô tả trong chính "Truyện Dịch". "Kinh Dịch" trong câu này của Thiệu Vĩ Hoa, là: ông ta muốn nói đến "Soán từ" và Hào từ" được coi là của Chu Văn Vương và con ông ta là Chu Công Đán, làm ra vào 1200 năm trước CN. Nhưng trong "Truyện Dịch", vốn được coi là của Khổng tử, làm ra sau đó vào thế kỷ thứ V sau công nguyên. Tức sau Chu Văn Vương và Chu Công Đán "bảy, tám trăm năm", mà Thiệu Vĩ Hoa nói tới. Trong "Kinh Dịch" mà Thiệu Vĩ Hoa nói tới - của Chu Văn Vương và Chu Công Đán - chỉ mô tả tính chất của quẻ và từng hào trong quẻ. Không hề nói gì đến chính tác giả của nó. Toàn bộ lịch sử Kinh Dịch, lại được suy luận từ chính "Truyện Dịch" ra đời sau đó "bảy, tám trăm năm" như Thiệu Vĩ Hoa nói. Từ chính "Truyện Dịch" này, người sau nói tới lịch sử Kinh Dịch ra đời từ thời Phục Hy hơn 5000 năm trước CN. Trong đó vua Phục Hy lấy Hà Đồ làm cơ sở cho đồ hình Tiên Thiên bát quái, Và cũng chính "Truyện Dịch" này, làm cơ sở để người đới sau cho rằng: Kinh Dịch của Chu Văn Vương làm ra "Hậu Thiên Bát quái căn cứ trên Lạc Thư". Nhưng ông Thiệu Vĩ Hoa không thể tìm thấy "cơ sở khoa học" (*) của sự liên hệ giữa Hà Đồ, Lạc Thư với Bát quái; hay nói cách khác: Chính ông ta cũng nhận thấy tính vô lý của sự phối hợp "Hà Đồ với Tiên thiên bát quái" và "Lạc Thư với Hậu Thiên bát quái", nên đã phủ nhận như trên. Không phải riêng ông Thiệu Vĩ Hoa mới có ý kiến như vậy, mà hầu hết những học giả và các nhà nghiên cứu cổ kim của chính Trung Quốc và cả thế giới này, đều nhận thấy rõ như vậy và không hiểu tại sao (Ngoại trừ những kẻ háo danh, láu cá nhao nhao phản biện)?! Thí dụ như nhận xét của học giả Nguyễn Hiến Lê - nhà nghiên cứu Dich học nổi tiếng của Việt Nam - viết trong cuốn "Kinh Dịch - Đạo của người quân tử" (Nxb Văn học 1994, trang 18), như sau : Chưa hết, nhà nghiêu cứu Nguyễn Hiến Lê còn viết: Thưa quý vị và các bạn quan tâm. Như vậy, Thiên Sứ tôi đã trình bày đầy đủ nguyên nhân tại sao ông Thiệu Vĩ Hoa - ngôi sao Bắc đẩu dịch học của Tàu - lại phát biểu như vậy! Kết luận: chính vì mâu thuẫn nội tại trong mối liên hệ giữa đồ hình "Hà Đồ phối Tiên Thiên Bát quái" và "Lạc Thư với Hậu Thiên bát quái" - và toàn bộ lịch sử Kinh Dịch được mô tả trong "Truyện Dịch" vốn được coi - và gán ghép cho "Khổng Tử viết". Tiếc thay cho ông Thiệu Vĩ Hoa - ngôi sao Bắc đầu Dịch học Tàu, sự kết tinh toàn bộ nền văn minh Tàu vốn tự nhận là chủ nhân của kinh Dịch và Bát quái, chính là ở chỗ: Khi đã phủ nhận "Truyện Dịch" thì ông ta và tất cả các học giả trên thế giới này, cũng phủ nhận luôn toàn bộ lịch sử hình thành Kinh Dịch trong lịch sử văn minh Hán. Vì lịch sử hình thành Kinh Dịch được mô tả từ thời "Phục Hy tắc Hà Đồ hoạch quái" (Tức "Hà Đồ phối Tiên Thiên Bát quái"), lại nằm trong chính ";Truyện Dịch ra đời sau đó "bẩy, tám trăm năm"?! Chưa hết! Phủ nhận "Truyện Dịch" - vốn "ra đời sau kinh Dịch bẩy tám trăm năm", cũng đồng nghĩa với phủ nhận luôn khái niệm Âm Dương - lần đầu tiên được nói đến trong "Truyện Dịch" - và cũng phủ nhận luôn cấu hình "Hậu Thiên Bát quái" vốn được coi là của Chu Văn Vương làm ra trước đó, cũng được mô tả trong Truyện Dịch?! Để hàng ngàn năm sau, các đạo sĩ đời Tống công bố đồ hình này, và nó được mô tả một cách rất mơ hồ trong "Truyện Dịch"?! Hơ?! Thía lày nà thía lào? Thưa quý vị và các bạn quan tâm. Qua đoạn phân tích trên, đã xác nhận một cấu trúc nội hàm trong chính bản văn kinh Dịch từ cổ thư chữ Hán, lưu truyền từ hơn hai Thiên niên Ký - Tính từ khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở miến nam sông Dương tử. Và cũng chính từ trong bản văn chữ Hán của kinh Dịch cũng tự nó phủ nhận lịch sử kinh Dịch trong cổ thư chữ Hán. Nền văn minh Hán và cả thế giới văn minh hiên đại ngày nay, cũng chịu bó tay, không thể phục hồi được những gía trị huyền vĩ, đầy bí ẩn của nền văn minh Đông phương. Nhân danh nền văn hiến Việt và chỉ có nhân danh nền văn hiến Việt, trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử - mới đủ tư cách phục hồi lại những giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương. Thuyết Âm Dương Ngũ hành và bát quái - siêu công thức toán học của hệ thống lý thuyết này - chính là LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT mà nhân loại đang tìm kiếm. Cảm ơn sự quan tâm và chia sẻ của quý vị và anh chị em. Thiên sứ
-
Ơ ơ ơ, nay Aygia đưa lên lại mới thấy bác Hải còn thiếu phần Huyền không nhỉ?
-
Em là ai? muốn vào nhóm nào? nếu muốn góp ý mang tính xây dựng cho Trung tâm thì có thể góp ý ở đây cũng được.
-
Thày Thiên sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Nguyễn Vũ Diệu) phân tích về Ngôn ngữ Việt và Bản chất khái niệm Ngũ hành Đối với những kẻ dốt nát, ngu ngục, nhưng thích thể hiện, hoặc chống đối, tôi delete ngay, mà không cần lý do - "Thiên Sứ không có trách nhiệm thuyết phục những con bò" - Nhưng với cô Hạnh Lê vì không hiểu và khiêm tốn học hỏi.Cho nên, tôi vì cô mà nói sâu thêm ý nghĩa của Ngũ Hành trong tiếng Việt gồm các từ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và so sánh với ngôn ngữ Tàu để thấy chân lý thuộc về Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương tử và là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương. 1/ Hành Kim: Khi tiếng Việt nói KIM để mô tả một hành trong Ngũ hành thì phân biệt rất rõ với từ "kim LOẠI". Khái niệm "Kim loại" trong tiếng Việt, đồng nghĩa với khái niệm kim loại trong ngôn ngữ hiện đại. Nhưng khái niệm "KIM" mà ngôn ngữ Việt mô tả hành "KIM' trong Ngũ hành thì hoàn toàn khác hẳn khái niệm "Kim loại'. Từ KIM trong tiếng Việt, không có nghĩa là "Đồng" trong tiếng Hán, và sau đó chỉ có nghĩa là "vàng" (Như chính bài "phản đối" của Trùng Dương Mai viết ở trên và ngay trong bài viết này). Từ KIM trong tiếng Việt cũng không đồng nghĩa với "kim loại". Nhưng nó đồng nghĩa với cây KIM, cái KIM, trong "se chỉ, luồn KIM"; "kim chỉ", Và hình tương "cây kim", "cái kim" trong ngôn ngữ Việt, chính là một HÌNH TƯỢNG mô tả khái niệm về thuộc tính của hành KIM trong Ngũ hành của tiếng Việt, mà chính những cổ thư chữ Hán đã nói tới, là: "Kim": "Nhọn sắc, cứng, mạnh". Rõ ràng, từ KIM - đồng nghĩa với "KIM, chỉ" trong tiếng Việt, mô tả một thuộc tính của một dạng vật chất có khả năng phân loại những cấu trúc và cả sự vận đông của những cấu trúc vật chất có cùng thuộc tính. Chứ không phải mô tả một sự một cấu trúc vật chất cụ thể như trong tiếng Hán, là: Đồng, vàng. 2/ Hành Thủy. Tương tự như vậy, trong tiếng Việt khi nói tiếng THỦY, để mô tả hành Thủy trong Ngũ hành, không đồng nghĩa với "nước". Ngược lại, trong tiếng Hán thì 水 > shuǐ (Suẩy) là một từ chung về cả ký tự đều mô tả là "nước". Trong tiếng Việt, từ "THỦY" và "nước" phát âm hoàn toàn khác nhau, ký tự cũng hoàn toàn khác. Cho nên, trong tiếng Việt, khí nói đến "THỦY KHÍ" thì nội hàm khái niệm không thể tương tự là "Khí của nước". Nhưng trong tiếng Hán và ký tự Hán thì chỉ có thể hiểu theo một nghĩa duy nhất là "khí của nước". Ví dụ, cổ thư chữ Hán viết trong "Hồng Phạm cứu trù": Trù thứ nhất, gồm: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ. 1.五行,即:水、火、木、金、土. Rõ ràng trong tiếng Hán chỉ có một từ duy nhất, ký tự 水, mà họ đọc là "Suẩy", có nghĩa là "NƯỚC" trong tiếng Việt. Còn tiếng Việt khí mô tả hành THỦY trong Ngũ hành, đọc là "THỦY", và "NƯỚC" hoàn toàn phân biệt khác nhau. Thí dụ, tiếng Hán viết: 引 水 入 田 . Âm Việt Nho đọc: "Dẫn thủy nhập điền". Tiếng Việt với khái niệm tương tự là "Đưa nước vào ruộng". Tương tự như vậy, nếu dịch ra những ngôn ngữ khác phi Hán - kể cả tiếng Việt - thì tất cả các ngôn ngữ phi Hán, đều hiểu - qua tiếng Hán, khi mô tả Ngũ hành - thì ký tự 水, đọc là "Suẩy" có nghĩa là "nước". Hay nói một cách khác: Tiếng Hán, khi mô tả ngũ hành thì ký tự 水, đồng nghĩa với khái niệm "nước" trong tiếng Việt và các ngôn ngữ liên quan. Và đó là từ mô tả một dạng vật chất có cấu trúc cụ thể là "nước", Khoa học hiện đại mô tả cấu trúc vật chất cụ thể là H2O. Nhưng trong tiếng Việt không thể dịch tiếng Việt ra tiếng Việt: "THỦY" là "Nước" được. Vì trong tiếng Việt THỦY & NƯỚC, phát âm và chữ viết khác nhau - và mặc dù, nếu dịch ra tiếng Hán thì chung một ký tự 水. Vì trong tiếng Việt, "NƯỚC" chỉ là hình tượng mô tả "THỦY". Cũng như: Nói "Mẫu Thoải" (Thủy) trong tiếng Việt, không thể hiểu là "mẹ của nước", hoặc "Mẹ nước". Mà trong ngôn ngự Việt khi nói "Mẫu Thoải (Thủy)", cần hiểu rằng nguồn gốc của Thủy. Tôi đã phân tích hình tượng "Tam tòa thánh Mẫu" trong tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam, liên quan đến Kinh Dịch Lạc Việt và thuyết Ngũ hành. Trong đó: Mẫu Thượng Thiên áo trắng (Thuộc Kim. Đoài/Tốn), Mẫu Đệ nhất Áo Đỏ (Quái Khôn). Và Mẫu Thoải (Thủy) áo Xanh biển (Xanh Dương, xanh da trời), trong sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" (Nxb Tri Thức . 2014). 3/ Hành Mộc. Tương tự như vậy, trong tiếng Việt khi nói tiếng MỘC, phát âm và ký tự khác hẳn "gỗ", "cây", "cỏ". Còn trong tiếng Hán thì chỉ có ký tự 木, tương đương và đồng nghĩa với khái niệm "cây" trong tiếng Việt. Thí dụ: 草木 . Từ Việt Nho là "Thảo MỘC", nghĩa là "CÂY cỏ". Tóm lại, ký tự cây trong tiếng Hán 木 đọc là Mủ, tức là một cấu trúc vật chất cụ thể, có nghĩa tương đương tiếng Việt - và các ngôn ngữ khác - là 'CÂY'. Tiếng Việt Nho là đọc và ký tự trong tiếng Việt là MỘC, để mô tả hành MỘC trong Ngũ Hành, còn để chỉ "thợ MỘC" và không thể nhầm lẫn với "thợ cây", hoặc trong tiếng Việt khi nói "Việc THỔ MỘC" thì hiểu rằng: đó là việc liên quan đến xây, cất nhà cửa. Không ai hiểu là việc của "cây, đất" cả. Vì trong tiếng Việt, đây là những ngôn từ với ký tự khác nhau. 4/ Hành Hỏa. Tương tự như vậy, trong tiếng Việt khi nói tiếng HỎA, phát âm và ký tự khác hẳn "lửa". Trong tiếng Hán, từ "lửa" (Hỏa) chỉ dùng một ký tự 火, Trong tiếng Việt, âm Việt Nho là "HỎA", và khác hẳn về âm và ký tự với "LỬA". Tức là tiếng Hán với ký tự 火 đọc là "hủa", chỉ để mô tả một trạng thái vật chất cụ thể tồn tại. Từ 火 trong tiếng Hán dù dịch ra ngôn ngữ nào, cũng tương đương khái niệm Việt là "LỬA" và không phải là khái niệm HỎA trong tiếng Việt khi mô tả một hành trong Ngũ Hành. 5/ Hành Thổ. Tương tự như vậy, trong tiếng Việt khi nói tiếng THỔ, phát âm và ký tự khác hẳn "Đất". Ngược lại, trong tiêng Hán, để mô tả khái niệm tương đương khái niệm "Đất" trong tiếng Việt, chỉ có một ký tự 土, đọc là "Thủ". Thí dụ: "Đất nước" trong ký tự tiếng Hán, là 國土; hoặc như các từ sau: “niêm thổ” 黏土 đất thó, đất sét, “sa thổ” 沙土 đất cát, “nê thổ” 泥土 đất bùn. Tóm lại, trong tiếng Hán, ký tự THỔ dùng trong Ngũ hành và mô tả khái niệm tương đương "Đất" trong tiếng Việt - và các ngôn ngữ khác - là như nhau. Nhưng trong tiếng Việt, ký tự THỔ dùng trong Ngũ hành và các ứng dụng trong ngôn ngữ Việt khác như: "THỔ trạch" "Liền Thổ" và khái niệm "Đất" và "sát ĐẤT" khác hẳn nhau. Qua sự mô tả ở trên, thi thấy rất rõ ràng, rằng: Các ký tự Hán mô tả Ngũ hành: 金; 木; 水; 火;土 Được hiểu tương tự khái niệm: "VÀNG, CÂY, NƯỚC, LỬA, ĐẤT" trong tiếng Viêt và các ngôn ngữ khác. Tức là nó mô tả các trạng thái cấu trúc vật chất rất cụ thể tồn tại trên Địa Cầu. Khác hẳn cách phát âm và ký tự của ngôn ngữ Việt mô tả ngũ hành: KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ. Mặc dù từ Việt Nho - Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ này, đều có ký tự tương đương trong tiếng Hán. Nhưng trong tiếng Việt thì nghĩa của chúng khác hẳn ký tự tương đương trong tiếng Hán. Trong tiếng Việt, các từ KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ một tả năm trạng thái và THUỘC TÍNH VẬN ĐỘNG VÀ TƯƠNG TÁC CỦA DẠNG CẤU TRÚC VẬT CHẤT CƠ BẢN, CÓ THỂ PHÂN LOẠI TRONG KHÔNG - THỜI GIAN. Do đó, với các nhà nghiên cứu ở các dân tộc phi Hán - kể cả Việt Nam - nếu mặc định thuyết Âm Dương Ngũ hành của người Hán và hiểu theo cách hiểu của người Hán thì sẽ dẫn tới nhầm lẫn khái niệm về bản chất thật của khái niệm Ngũ hành. Bởi vì, bản chất khái niệm KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ theo tiếng Việt là khái niệm hệ quả của tư duy tổng hợp trừu tượng, nhận thức 5 trạng thái THUỘC TÍNH cấu trúc vật chất có tính phân loại, cho tất cả mọi hiện tượng vận động và tương tác của toàn thể cấu trúc vật chất trong vũ trụ, và trong không/ thời gian. Còn trong tiếng Hán không thể hiện được điều này. Và tiếng Hán, tự nó xác định sự xuất hiện của "VÀNG, CÂY, NƯỚC, LỬA, ĐẤT" - là định tính cấu trúc vật chất cụ thể, đã có trong những giai đoạn đầu tiên của vũ trụ?!? Bởi vậy, nếu các từ KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ mô tả NGŨ HÀNH trong tiếng Việt - thì khi dịch ra tiếng nước ngoài thì buộc phải để nguyên văn và diễn giải, chú thích. Chứ không thể dịch tiếng Việt ra tiếng Việt: "Kim là vàng, là đồng", Thủy là nước....được. Vì chính tiếng Việt đã có từ tương đương: "KIM > "Cô gái se chỉ, luồn Kim";" "THỦY> Thủy quân bơi dưới nước"; "MỘC> Thợ MỘC, đốn cây, lấy gỗ"; "HỎA" Hỏa đầu quân dùng súng phun lửa, để đốt...;"THỔ" Sổ Địa bạ ghi THỔ trạch, có diện tích ĐẤT'....vv...và...vv... Những thí dụ trên cho thấy: Không thể dịch tiếng Việt ra tiếng Việt những từ trên. Và tiếng Hán với ký tự Hán sẽ rất buồn cười. Vì xác định khái niệm Ngũ hành và quán xét từ nền văn hiến Việt với sự xác định : Nền văn hiến Việt là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông Phương, nên tôi mới xác định ngũ hành là 5 yếu tố phân loại THUỐC TÍNH VẬN ĐỘNG &TƯƠNG TÁC CỦA VẬT CHẤT TRONG KHÔNG THỜI GIAN. Chính điều này, đã dẫn tôi đến sự xác định rằng: Hệ thống Nghịch lý toán học hiện đại Cantor hoàn toàn chính xác. Ngũ hành phân loại cả thời gian, chính bởi yếu tố phân loại các thuộc tính vận động, tương tác của vật chất trong không thời gian đó. Nhưng tiếc thay! Chính sự mặc định ngu ngục và dốt nát - mà nền văn hiến Việt đã mô tả "Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung", khi coi thuyết Âm Dương Ngũ hành có nguốn gốc Hán, đã khiến cho sự nhầm lẫn khái niệm và làm cho cả một nền văn minh Đông phương huyền bí hơn 2000 năm, khi nền văn hiến Việt sụp đổ ở miền Nam sông Dương tử Cảm ơn các bạn và mọi người quan tâm đến bài viết này.
-
Thanh niên trẻ chia sẻ bản đồ Trung Quốc không hề có Trường Sa, Hoàng Sa Tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”do Trung Quốc xuất bản năm 1905 chỉ rõ lãnh thổ Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Một thanh niên Việt Nam chia sẻ bản đồ cổ Trung Quốc không có Trường sa, Hoàng Sa trên mạng xã hội Chử Đình Phúc từng ra thăm quần đảo Trường Sa. Thạc sĩ Chử Đình Phúc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, một thanh niên sinh năm 1984 đang thực hiện việc chia sẻ hơn 10 tấm bản đồ cổ của Trung Quốc trên mạng xã hội, mà theo những tấm bản đồ này Hoàng Sa, Trường Sa không nằm trong lãnh thổ Trung Quốc. Chử Đình Phúc từng là sinh viên ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, hiện đang công tác tại Viện khoa học xã hội Việt Nam. Công việc của anh có liên quan trực tiếp đến hoạt động thu thập thông tin, tài liệu về lịch sử Trung Quốc. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên Thạc sĩ Chử Đình Phúc có trong tay những tấm bản đồ cổ của Trung Quốc, Nhật Bản có thể chứng minh được rằng Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc về Trung Quốc. Hiện nay, trên trang cá nhân của Chử Đình Phúc có hơn 10 tấm bản đồ với chú thích đầy đủ, thể hiện rõ phân vùng lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt những tài liệu cổ này cho thấy Hoàng lãnh thổ Trung Quốc không bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa. Xem “kho bản đồ” do Chử Đình Phúc chia sẻ trên trang cá nhân: Bản đồ tỉnh Quảng Đông với cực Nam của nó là tỉnh Hải Nam (năm 1850)- trích trong sách “1850 Thanh nhị kinh thập bát tỉnh dưa địa đồ” (1850清二京十八省舆地图) Bản đồ tỉnh Quảng Đông của nước Trung Quốc năm 1935 bao gồm cả đảo Hải Nam khi đó còn thuộc tỉnh này, không thấy cái gọi là Tây Sa, Nam Sa Bản đồ TQ có tên “Trung Hoa dân quốc toàn đồ” (中華民國全圖), vẽ trong khoảng thời gian 1911-1949, ko có Hoàng Sa, Trường Sa Bản đồ do người Nhật vẽ năm 1911 có tên “Thanh quốc đại địa đồ Cánh mạng (Tân Hợi) động loạn địa điểm chú”, vẽ rất chi tiết, hình ảnh sắc nét và tất nhiên là ko có Hoàng Sa, Trường Sa trong cương vực nước Trung Quốc. Tấm bản đồ trong sách “Đại Thanh đế quốc toàn đồ, Tuyên Thống nguyên niên (1908)” (大清帝国全图 宣统元年) Tỉnh Quảng Đông nước Trung Quốc với đảo Hải Nam năm 1908, trích “Đại Thanh đế quốc toàn đồ, Tuyên Thống nguyên niên” (大清帝国全图 宣统元年), Thương vụ ấn thư quán xuất bản năm 1908. Bản đồ 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây – nước Trung Quốc năm 1903 với đảo Hải Nam, trích “Đại Thanh đế quốc phân tỉnh tinh đồ” (大清帝國分省精圖). “Đại Thanh đế quốc phân tỉnh tinh đồ” (大清帝國分省精圖) – Bản đồ vẽ nước Tàu năm 1903 do người Nhật Bản ấn hành Bản đồ nước Tàu có tên là “Chính trị khu vực đồ”, in tận năm 1936 không có Hoàng Sa, Trường Sa và đường lưỡi bò Bản đồ Trung Quốc năm 1911 bằng chữ Hán không có Hoàng Sa, Trường Sa. Mạng xã hội tràn ngập hình ảnh tấm bản đồ Trung Quốc năm 1905, được xem như một bằng chứng thuyết phục rằng Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Bức ảnh chụp bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (theo Thanh niên) Tấm bản đồ do Tiến sĩ Mai Hồng lưu giữ trong nhiều năm qua và mới được đưa ra trước công chúng trong sự kiện ông tặng lại Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ cho Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam ngày 25/7. Thông tin về tấm bản đồ do chính Trung Quốc xuất bản không chỉ củng cố lý lẽ pháp lý cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh khẳng định chủ quyền, lãnh thổ đất nước mà còn khiến dư luận Trung Quốc trở nên hỗn loạn. Nắm bắt tình hình thời sự, cư dân mạng Việt Nam hiện đang tích cực chia sẻ hình ảnh, thông tin về tấm bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa với khẩu hiệu “Vì chủ quyền đất nước, vì Trường Sa, Hoàng Sa, hãy chia sẻ”. Bức ảnh chụp bản đồ Trung Quốc năm 1905 nhận được 1.500 lượt yêu thích và 700 lượt chia sẻ chỉ trong 1 giờ. Huy Khánh Theo phapluatso.org
-
Post lại phần 1 đi em, phần đó cũng mất hình mà.
-
LongphiBaccai lâu ngày em không đăng nhập vào tài khoản của mình ở Photobucket nên nó bị ẩn hết hình rồi.
-
Nhà bạn mới sinh được 1 bé thôi hả? Theo tôi thì chẳng làm sao cả, chẳng có cơ sở nào để khẳng định như vậy, đến ông Khổng Minh giỏi thế còn không hoán cải số mệnh nữa là ông thày bói đó. Theo như bạn nói thì bé bị bẩm sinh 2 bệnh là mắt hơi yếu (yếu như thế nào? cả 2 mắt hay 1 mắt?); Tìm bị thông liên thất phải không? nếu đúng vậy thì cũng tùy từng trường hợp cụ thể để kết luận nó sẽ tự liền lại, nếu không thì áp dụng phương pháp bắn dù rất đơn giản, bạn không cần phải lo lắng quá như vậy. Nhà bạn ở đâu? nếu được thì nên nhà thày kiểm tra để sửa chữa nhà cho chuẩn phong thủy đi nha, sau đó mọi thứ sẽ tốt lên, con sẽ khỏe và quan trọng là chọn năm sinh em bé nữa đi, nếu chọn chuẩn thì sau khi sinh em ra sẽ tốt hơn rất nhiều. Thân mến.
-
Bạn tham khảo các đường link dưới đây để hiểu và biết nên làm gì, và có thể in ra mang về đưa cho gia đình đọc rồi tham khảo. Bảng tra mạng theo Lạc Thư Hoa Giáp Tuổi hợp - xung trong tình yêu Tham khảo các bài tư vấn cũ: Sinh con năm nào thì tốt
-
Đã lâu ngày cô Willavender không còn sinh hoạt trên diễn đàn nữa bạn nhé.
-
Bạn đã từng học Phong thủy rồi cơ mà; vậy bạn hãy vận dụng kiến thức đã có để đưa ra phương án sẽ làm. Đưa phương án đó lên đây để mọi người xem và góp ý, chứ bạn hỏi phong long vậy ai biết đường nào mà chỉ giúp bạn?
-
Là điềm lành đấy, sẽ yên ổn và có niềm vui đấy, hãy yên tâm và chờ đón nhận nhé.
-
Châu Á đa cực cho người châu Á Hồng Thủy 13:57 24/05/17 Thảo luận (0) (GDVN) - Có rất ít dấu hiệu các nước trong khu vực ngả sang Trung Quốc. Hầu hết các nước này duy trì chính sách phòng ngừa rủi ro chiến lược trong quan hệ với Bắc Kinh. Philippines và Việt Nam trước cạm bẫy "gác tranh chấp, cùng khai thác" "Gác tranh chấp, cùng khai thác” trên Biển Đông đang trở thành hiện thực? Tại sao ông Duterte "lộ tin" ông Tập Cận Bình cảnh báo chiến tranh ở Biển Đông? Chietigj Bajpaee, chuyên gia phân tích khu vực châu Á của tập đoàn Statoil, Na Uy, đồng thời là nghiên cứu sinh tiến sĩ Đại học Hoàng gia London, Anh quốc ngày 22/5 có bài phân tích đáng chú ý trên The Interpreter. [1] Ông Chietigj Bajpaee bình luận: một châu Á cho người châu Á phải chăng là sự ra đời của một châu Á đa cực? Chính sự khó chịu và không chắc chắn về chính sách của nước Mỹ thời Tổng thống Donald Trump với châu Á, đã khiến các nước trong khu vực đang nỗ lực tìm cách đảm đương vai trò lãnh đạo trong việc định hình trật tự khu vực. Năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất khái niệm "an ninh mới cho châu Á", trong đó kêu gọi một trật tự mới khu vực châu Á cho người châu Á (và do người châu Á xây dựng). Ý tưởng này có vẻ "khiêu khích" vào thời điểm đó, nhưng hiện nay nó ngày càng phản ánh một thực tế mới nổi: các cường quốc châu Á đang nỗ lực tìm cách đảm đương vai trò lãnh đạo trong việc xây dựng trật tự khu vực. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra khái niệm an ninh mới cho châu Á tại hội nghị Các biện pháp Tương tác và xây dựng lòng tin, ngày 21/5/2014. Ảnh: The Jamestown Foundation. Có 3 yếu tố đã góp phần hình thành nên xu thế này: Sự trỗi dậy của ông Donald Trump đi kèm sự thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ với các đồng minh ở châu Á, đặc biệt là yêu cầu chia sẻ gánh nặng ngân sách. Thứ hai là câu hỏi về tính bền vững của cấu trúc khu vực do ASEAN lãnh đạo, và thứ ba là sự trỗi dậy của Trung Quốc một cách ngày càng cứng rắn và tự tin. Châu Á cho người châu Á, nhưng không phải do Bắc Kinh lãnh đạo Theo truyền thống, cấu trúc an ninh khu vực châu Á đã bị chi phối bởi hệ thống liên minh song phương do Mỹ dẫn đầu, đặc biệt là với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippines, Singapore và Thái Lan, cũng như vai trò lãnh đạo của ASEAN với tư cách một tổ chức đa phương. Tuy nhiên, đáng chú ý là sự gia tăng của các sáng kiến song phương hay đa phương trong khu vực những năm gần đây là bằng chứng rõ nhất về nỗ lực của các "cường quốc khu vực" để phát triển một trật tự mới. Trước đây các sáng kiến hợp tác song phương - đa phương trong khu vực thường do Hoa Kỳ lãnh đạo, nhất là trong quan hệ với Nhật Bản và Australia, thì những sáng kiến hợp tác gần đây đã loại trừ Mỹ. Ví dụ như cơ chế đối thoại 3 bên Ấn Độ - Australia - Nhật Bản; Đối thoại 3 bên Ấn Độ - Australia - Indonesia về Ấn Độ Dương; Thỏa thuận hợp tác 3 bên Ấn Độ - Nhật Bản - Việt Nam từ tháng 12/2014; Gần đây có đối thoại song phương giữa Ấn Độ với Nhật Bản, Ấn Độ với Hàn Quốc; Đối thoại 3 bên Ấn Độ - Nhật Bản - Hàn Quốc. Bất chấp sự xói mòn vai trò của Washington ở châu Á, có rất ít dấu hiệu các nước trong khu vực ngả sang Trung Quốc. Hầu hết các nước này duy trì chính sách phòng ngừa rủi ro chiến lược trong quan hệ với Bắc Kinh. Một ngoại lệ đáng chú ý là Philippines dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, ông chấp nhận gác qua một bên Phán quyết Trọng tài đã hủy đường lưỡi bò bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông để cải thiện quan hệ với nước này. Những diễn biến gần nhất mang lại rất ít dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang đạt được điều họ muốn trong khu vực: Ấn Độ cho phép nhà lãnh đạo tôn giáo Đạt Lai Lạt Ma đến Tawang ở bang Arunachal Pradesh mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền với tên gọi Nam Tây Tạng; Hàn Quốc cho phép triển khai thệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ trên lãnh thổ của mình để đối phó với nguy cơ tấn công từ Triều Tiên, bất chấp Bắc Kinh phản đối. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, ảnh: Reuters. Chiến hạm lớn nhất của Nhật Bản, tàu Izumo đã đến Biển Đông. Tokyo tăng cường hợp tác với các nước có yêu sách ở Biển Đông, trừ Trung Quốc. Trên eo biển Đài Loan, nhà lãnh đạo Thái Anh Văn từ chối công nhận "đồng thuận 1992" về nguyên tắc "một Trung Quốc, tùy cách hiểu mỗi bên" làm cơ sở cho quan hệ hai bờ. Indonesia củng cố năng lực quân sự ở Natuna giáp Biển Đông và bị đường lưỡi bò đè lên vùng đặc quyền kinh tế. Australia tăng cường giám sát thực tế các hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào các dự án khai thác tài nguyên, xây dựng cơ sở hạ tầng tại Australia. Trên mặt trận kinh tế, bất chấp Mỹ từ chối phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhật Bản và Australia đã thúc đẩy 11 nước còn lại tiếp tục chủ động thúc đẩy TPP, trong đó bỏ ngỏ khả năng kết nạp các nước khác, kể cả Trung Quốc. Mỹ rút khỏi TPP cũng có thể tạo động lực khôi phục các sáng kiến thương mại tự do đa phương khác trong ASEAN. Nhật Bản đang nổi lên như một cường quốc lớn trong khu vực. Tokyo đã có những bước tiến sửa đổi Hiến pháp hòa bình để theo đuổi chính sách đối ngoại cứng rắn hơn. Ấn Độ cũng đã cam kết một cách tiếp cận chủ động hơn đối với khu vực. Một vành đai, một con đường và chiến lược cò gỗ mổ cò thật Trong khi New Delhi không tham gia sáng kiến "Một vành đai, một con đường" do Trung Quốc lãnh đạo, Ấn Độ lại thúc đẩy quan niệm của riêng mình về trật tự khu vực, thông qua các sáng kiến như Dự án Mausam hay các tuyến đường vận chuyển bông và gia vị. Vì vậy, thay vì hình thành một sự sắp xếp G-2 giữa Washington và Bắc Kinh ở châu Á - Thái Bình Dương, một trật tự mới phức tạp hơn đang nổi lên trong khu vực. Khẩu hiệu "châu Á cho người châu Á" của ông Tập Cận Bình năm 2014 cuối cùng đang trở thành hiện thực. Nhưng thay vì thiết lập lại trật tự khu vực từ chỗ do Mỹ đứng đầu sang Trung Quốc lãnh đạo, những diễn biến hiện nay có thể tạo điều kiện cho sự xuất hiện một châu Á đa cực. [1] Con đường tơ lụa mong manh CNBC ngày 22/5 dẫn lời chuyên gia Agatha Kratz có liên kết với Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu, cho biết: Một số dự án đường sắt cao tốc được đầu tư bởi Trung Quốc qua sáng kiến "Một vành đai, một con đường" tuy đã đạt được thỏa thuận, nhưng rất ít hoặc không có tiến triển nào cụ thể. [2] Đó là những dự án phục vụ kế hoạch của Trung Quốc phát triển triển mạng lưới đường sắt kết nối nước này với Đông Nam Á, chạy qua Campuchia, Lào, Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Malaysia và Singapore. Hiệp định xây dựng đoạn đường sắt cao tốc xuyên Á chạy qua Thái Lan đã được ký năm 2010, nhưng đến nay hai bên vẫn đang đàm phán. Ban đầu hiệp định này quy định tài trợ bởi Trung Quốc và sẽ do các nhà thầu Trung Quốc xây dựng. Nhưng cuối cùng chính phủ Thái Lan đã quyết định tự đầu tư cho dự án này, không vay vốn Trung Quốc trong khi vẫn sử dụng công nghệ Trung Quốc. Mặc dù thời hạn mục tiêu khởi công dự án này là năm 2017, nhưng chắc chắn sẽ bị chậm lại. Trong khi đoạn đường sắt cao tốc xuyên Á chạy qua Lào đã được khởi công từ năm 2016, nhưng theo Agatha Kratz, tốc độ tiến triển rất chậm chạp. Ở Indonesia, tuyến đường sắt cao tốc nối Bandung với Jakarta rất khó có thể hoàn thành đúng thời hạn vào năm 2019 khi công việc vẫn chưa bắt đầu. Bên cạnh sự chậm trễ, một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khác nằm trong sáng kiến "Một vành đai, một con đường" phải đối mặt với nguy cơ rủi ro an ninh và chủ nghĩa khủng bố rất cao. Lính Pakistan có trách nhiệm bảo đảm an ninh cho các dự án Trung Quốc đầu tư dọc Hành lang Trung Quốc - Pakistan. Ảnh: Pakistan China News. Chẳng hạn như dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan trị giá 46 tỉ USD, liên quan đến việc xây dựng các nhà máy năng lượng, đường bộ, hạ tầng cảng biển, đường sắt, sân bay. Các dự án này hiện đang là mục tiêu của các phe phái cực đoan tại Pakistan, trong khi các mối đe dọa an ninh với những dự án này có thể vẫn tiếp tục xuất hiện. Pakistan đã phải triển khai gần 15 ngàn quân đảm bảo an ninh cho lao động Trung Quốc làm việc trong các dự án dọc Hành lang Trung Quốc - Pakistan. [3] Liu Yanhua, một cố vấn của Chính phủ Trung Quốc cung thừa nhận trong bài tham luận tại một hội thảo trong khuôn khổ Diễn đàn quốc tế Một vành đai - một con đường tại Bắc Kinh rằng: Trung Quốc đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội, mặc dù đầu tư hàng tỉ USD xây dựng cơ sở hạ tầng ở một số nước, do thiếu sự chú ý đến môi trường và tác động đến cộng đồng địa phương. Chính phủ Trung Quốc biết điều này, nên đã tìm cách đầu tư vào quyền lực mềm qua việc rót tiền cho các trung tâm nghiên cứu, học bổng, hoạt động thúc đẩy văn hóa và các phương tiện truyền thông. [4] Tuy nhiên học giả Joshua Kurlantzick, thành viên cao cấp Hội đồng Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ về Đông Nam Á bày tỏ nghi ngờ với khả năng thành công của Trung Quốc trong tìm kiếm mục tiêu quyền lực mềm thông qua "Một vành đại, một con đường". Đặc biệt là với các nước láng giềng Đông Nam Á, theo Kurlantzick, họ rất lo lắng về hành vi quân sự ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông những năm gần đây. "Một vành đai, một con đường" vươn được bao xa? Ấn Độ và Nhật Bản ít có khả năng tham gia, cho nên chiến lược "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc có khả năng chỉ có thể hoạt động phổ biến ở châu Phi, một số nước Đông Âu và Trung Á. [2] Theo nhà nghiên cứu Thái Lan Anchalee Kongrut viết trên tờ Bangkok Post ngày 22/5, các nước mục tiêu của "Một vành đai, một con đường" hầu hết đều hoài nghi tính minh bạch và các biện pháp bảo vệ môi trường, quyền lợi cộng đồng bản địa tại các dự án này. Thách thức với sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của ông Tập Cận Bình rõ ràng đã vượt qua phạm vi về kỹ thuật và tài chính. Sở dĩ dự án xây dựng đường sắt cao tốc kết nối Trung Quốc với Thái Lan bị chậm trễ 2 năm là vì, các nhà chức trách Thái đang phải chống lại đòi hỏi của Trung Quốc về quyền phát triển các dự án bất động sản dọc theo tuyến đường này. [5] Kêu gọi từ trong lòng nước Mỹ: Quốc hội Hoa Kỳ muốn có nhiều tàu ngầm và bom hơn ở Thái Bình Dương Đài CNN ngày 22/5 đưa tin, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ có kế hoạch kêu gọi tăng 2,1 tỉ USD cho quân đội Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương để chống lại các mối đe dọa từ Triều Tiên và Trung Quốc. Hạ nghị sĩ Mac Thornberry của đảng Cộng hòa, đại diện cho bang Texas sẽ giới thiệu một dự luật trong tuần này, kêu gọi tăng 1 tỉ USD cho đạn dược và 1 tỉ USD cho tên lửa bố trí tại Thái Bình Dương. Dự luật cũng bao gồm 100 triệu USD chi phí cho các cuộc tập trận chung với đồng minh ở Thái Bình Dương, duy trì một lữ đoàn không quân ở Hàn Quốc để ứng phó với bất kỳ động thái quân sự nào từ Bình Nhưỡng. Đầu năm nay, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain cũng nêu sáng kiến "ổn định châu Á - Thái Bình Dương", kêu gọi tăng 7,5 tỉ USD vào ngân sách quốc phòng Mỹ cho khu vực trong 5 năm tới. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Brian Schatz nói với CNN về các ý tưởng này: "Nó sẽ dễ dàng làm cho các thành viên có xu hướng tập trung vào châu Âu và Trung Đông phải nhớ rằng, chúng ta phải để mặt đến Thái Bình Dương.". Hạ nghị sĩ Thornberry nói rằng, dự luật ông đề xuất nhằm ngăn chặn các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên ông vẫn cảm thấy việc ngăn Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân cấp bách hơn. [6] Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm một căn cứ hải quân Hoa Kỳ, ảnh: CNBC. Theo tờ Asian Correspondent ngày 24/5, Tiến sĩ Lynn Kuok của Trường Luật Harvard phát biểu tại Đối thoại chiến lược Đức - Indonesia, do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế CSIS tổ chức tại Jakarta, rằng: Chính quyền Mỹ nên tập trung nhiều hơn vào Biển Đông, nếu không sẽ có nguy cơ luật pháp quốc tế bị phá hoại vĩnh viễn ở khu vực này. Bà cho rằng, Bắc Kinh đã rất nỗ lực thuyết phục cộng đồng quốc tế tập trung vào các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải giữa Trung Quốc với Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei ở BIển Đông. Trong khi đó Trung Quốc lại cố tình ngăn chặn sự chú ý của cộng đồng quốc tế vào việc bảo vệ quyền lợi của tất cả các nước ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế. Theo bà Kuok, Mỹ và các nước khác trên toàn thế giới có "lợi ích mạnh mẽ trong việc bảo vệ luật pháp quốc tế, hòa bình và ổn định ở Biển Đông". Bà nhắc lại lời cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu: "Nếu Mỹ muốn có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển chiến lược ở khu vực châu Á, họ không thể cứ đến rồi đi.". [7] Cá nhân người viết cho rằng, nhận định của Chietigj Bajpaee về một châu Á đa cực đang hình thành là rất đáng lưu ý. Nó không chỉ phản ánh vai trò và sự chủ động ngày càng tăng của các cường quốc khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Australia. Quan trọng hơn, xu hướng này còn cho thấy sự phản ứng của hầu hết các nước trong khu vực với xu thế cường quyền áp đặt, tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Lời hứa của ông Tập Cận Bình và câu chuyện lòng tin Xu thế này sẽ diễn biến, phát triển đến mức nào còn phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của các nước trong việc bảo vệ trật tự quốc tế, khu vực dựa trên luật pháp. Đồng thời, những toan tính và nước cờ tranh giành ảnh hưởng giữa 2 siêu cường về lợi ích địa chiến lược trong khu vực sẽ có tác động không nhỏ tới cấu trúc an ninh. Cục diện Biển Đông hay bán đảo Triều Tiên cần được đặt trong bối cảnh này. Chính sách của Mỹ với châu Á hay sáng kiến "Một vành đai, một con đường" cũng nên được các bên liên quan tiếp cận trên cái nền của một châu Á đa cực, để tránh bị rơi vào vòng xoáy chọn bên, hoặc Mỹ hoặc Trung Quốc. Một vấn đề khác cũng rất đáng lưu ý với các nước ven Biển Đông, đó là Trung Quốc đã rót rất nhiều tiền vào "quyền lực mềm". Họ nuôi và phát triển rất nhiều tổ chức "nghiên cứu", đi khắp thế giới để tuyên truyền về đường lưỡi bò và "Một vành đai, một con đường". Tần suất, mức độ tuyên truyền cũng như độ "chịu chi" của Trung Quốc cho việc này không thể xem thường. Nhất là khi Bắc Kinh vận động hành lang tại các trung tâm nghiên cứu có ảnh hưởng quốc tế, mà thiếu những tiếng nói phản biện kịp thời, chính xác từ các bên liên quan, có lợi ích trực tiếp bị đe dọa. Ngay cả "Một vành đai, một con đường" cũng đã được Bắc Kinh sử dụng như một con bài địa chính trị để xây dựng ảnh hưởng "mềm", sức mạnh "mềm" cho họ tại các quốc gia mục tiêu. Bởi vậy các bên liên quan cần nghiên cứu và rút kinh nghiệm từ những bất cập trong sử dụng nguồn vốn giá rẻ Trung Quốc, đặc biệt là trong xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống đường sắt xuyên Á tại một số nước Đông Nam Á hiện nay, để tránh rơi vào những cái bẫy kinh tế dở khóc, dở cười. Tài liệu tham khảo: https://www.lowyinstitute.org/the-interpreter/birth-multipolar-asia http://www.cnbc.com/2017/05/22/one-belt-one-road-why-the-real-value-of-chinas-project-could-like-in-soft-power.html http://www.mei.edu/content/map/china-pakistan-economic-corridor-cpec-underway-and-under-threat http://www.cnbc.com/2017/05/13/zte-to-expand-digital-television-service-offering-in-pakistan.html http://www.bangkokpost.com/opinion/opinion/1254074/silk-road-to-sustainability- http://edition.cnn.com/2017/05/22/politics/mac-thornberry-congress-military-pacific/ https://asiancorrespondent.com/2017/05/trumps-administration-asleep-south-china-sea-expert/#xHGQi6UYTM1Z1mTu.97
-
Hai cú phản đòn của Putin khiến Obama, Trump mất phản ứng! Tấn công tên lửa vào Syria của Mỹ đã thay đổi nghiêm trọng sự cân bằng quyền lực trong khu vực… >> Syria kết thúc cuộc phiêu lưu của tên lửa hành trình Mỹ? >> Mỹ đang tạo cớ để Nga trang bị vũ khí cho Syria? Có thể nói, tại chiến trường Syria đã xảy ra một cuộc đấu trí rất kịch tính của Putin và Bộ tham mưu của ông ta với 2 đời Tổng thống Mỹ là Obama và Donald Trump. Có vẻ như Putin và Bộ tham mưu tại Kremlin đã cài đặt tình huống sẵn và, chỉ chờ Mỹ rơi vào là lập tức ra tay ngay và luôn… Làm chủ không phận tác chiến - nguyên nhân chính của thắng lợi ... Trong chiến tranh hiện đại, khi bên nào làm chủ vùng trời thì bên đó thắng và nếu như làm chủ tuyệt đối thì thắng, chỉ là vấn đề thời gian với tổn thất ít nhất. Vậy nhưng tại Syria, Nga đang hoàn toàn làm chủ vùng trời gần như tuyệt đối. Câu hỏi đặt ra là tại sao Nga đến sau, năm 2015, trong khi Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã gần như chiếm lĩnh toàn bộ không phận Syria từ năm 2012 và cũng năm đó Thổ Nhĩ Kỳ đã đề xuất với NATO-Mỹ thành lập vùng cấm bay, nhưng cuối cùng Nga lại làm chủ không phận Syria? Có 2 lý do: Thứ nhất là cho đến tháng 9/2014 chính quyền Assad sắp thất thủ, Assad tồn tại chỉ tính bằng ngày, do vậy không cần thiết phải thực hiện theo ý định “ranh ma” của Thổ Nhĩ Kỳ mà không có lợi cho Mỹ. Thứ hai là chủ quan hay đánh giá thấp Nga nên khi Nga xuất hiện với một thực lực mạnh tiên tiến, hiện đại, khiến NATO và Thổ Nhĩ Kỳ hoảng hốt phạm sai lầm bắn hạ SU-24 Nga. Chỉ chờ có thế, Nga triển khai ngay và luôn hệ thống phòng không, tác chiến điện tử… để đề ra một quy tắc cho trò chơi mới trên không phận Syria. Đến đây, khi Obama và Lầu Năm Góc nhận thức được vấn đề thì trận địa trên không đã mất về tay Nga mà muốn giành lại chỉ còn cách tiến hành một cuộc chiến tranh một mất một còn với Nga, điều mà người Mỹ không muốn. Làm chủ được không phận tác chiến, quân đội Syria dù đã bị tan tác, tổn thất nặng trong 5 năm chiến tranh đã gượng dậy đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, điều mà không có VKS Nga làm chủ không phận thì không thể có kết quả đó. Hải quân Mỹ phóng tên lửa Tomahawk vào Syria Bây giờ đến lượt Tổng thống Trump. Tại Syria, Trump đã hành động một cách quyết đoán, ngay và luôn khi đã có cớ “Syria sử dụng VKHH” bằng trút 59 quả tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat của Syria. Có thể nói, đây là hành động quân sự nhưng kết quả chính là nhằm đạt được mục tiêu chính trị và có tính chất chỉ “gửi thông điệp” mà kết quả quân sự thu được cực kỳ khiêm tốn nếu như không muốn nói là thất bại… Trump muốn chứng tỏ rằng, Trump không phải do Nga dựng lên và do cuộc tấn công đang trong khi có Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Mỹ nên Trump muốn nói rằng, Nga mạnh hơn Trung Quốc, Syria quan trọng với Nga hơn Triều Tiên với Trung Quốc nhưng Mỹ vẫn dám tấn công Syria thì Triều Tiên, Mỹ có thừa bản lĩnh… Tuy nhiên đòn tấn công tên lửa vào Syria của Mỹ đã làm lợi cho Nga về nhiều mặt mà nhiều chính trị gia phương Tây hài hước cho rằng, vụ phóng tên lửa này cũng “có dấu vân tay” của Putin… Trước hết, đòn tấn công vào căn cứ không quân Shayrat-Syria đã trở thành một “món quà vô giá” cho hệ thống phòng không Nga. Hải quân Mỹ thực sự tiến hành bảo vệ không phận Nga bằng một khóa đào tạo ngắn: “Tinh chỉnh phản ứng của một cuộc tấn công tên lửa hành trình của Mỹ bởi các hệ thống phòng không của Nga trong một tình huống nhiễu phức tạp”. Chi phí của khóa học này cho Hải quân Mỹ là 89 triệu USD. Bộ Quốc phòng Nga đã không chi trả một xu nào, trong khi, có được tình huống mục tiêu thực như vậy chỉ là ước mơ và chỉ có thể được tạo ra trong một môi trường ảo mà thôi. Tiếp theo, điều thú vị là phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel rất hoan hỉ khi Mỹ tấn công vào Syria và thậm chí tiếp tay tạo cớ VKHH tại Idlib để Mỹ tấn công, nhưng khi Nga phản ứng, họ nhận ra được sai lầm thì đã muộn, đặc biệt Thổ Nhĩ Kỳ và Israel thì lo lắng và im lặng… Các tuyên bố trước đây của Nga nào là “Liên minh Nga-Syria không giống như liên minh NATO”, rằng, Nga bảo vệ chế độ Assad để chống khủng bố chứ không phải chống xâm lược… chỉ là những tuyên bố chính trị để tạo điều kiện cho hoạt động quân sự tại Syria của Nga có nhiều tùy chọn mà không tạo ra những scandal nguy hiểm không cần thiết. Chẳng hạn, Nga im lặng, tuy khó chịu khi không quân Israel không kích vào quân đội Syria hay Hezbollah hoặc Nga không chống lại tên lửa hành trình Mỹ bay vào Shayrat… Nhưng khi hành động khiêu khích thách thức Nga quá trắng trợn như đổ tội cho Nga-Syria sử dụng VKHH để tấn công bằng tên lửa Tomahawk buộc Nga tùy chọn đáp trả nhưng gián tiếp, đó là cung cấp hệ thống phòng không hiện đại cho Syria để chống “hành động xâm lược”. Việc cung cấp hệ thống phòng không S-300, S-400… cho Syria hay Iran là một vấn đề nhạy cảm, nhưng với tình hình Syria hiện nay thì là sự cần thiết tất yếu của một quốc gia hợp pháp bảo vệ chủ quyền được Nga ưu tiên ngay và luôn để bảo vệ đất nước khỏi các cuộc tấn công tên lửa hay máy bay. Câu hỏi đặt ra là tại sao Nga triển khai hệ thống phòng không cho Syria nhanh như vậy, người Nga trả lời như sau: “Trước khi đòn tấn công của Mỹ, các nước còn có ảo tưởng an ninh từ LHQ… nhưng giờ thì không. Syria phải tự mình bảo vệ chủ quyền của quốc gia mình bằng mọi thứ vũ khí có thể”. Đây là vấn đề đau đầu cho Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, nhưng chính họ đã tạo điều kiện cho Nga tăng cường sức mạnh quân sự cho Syria những loại vũ khí “nhạy cảm” một cách công khai, hợp lý. Điều này sẽ thay đổi nghiêm trọng sự cân bằng quyền lực trong khu vực. Bắt đầu từ đây, hoạt động quân sự của không quân Israel hay Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí kể cả Mỹ trong không phận của Syria họ buộc phải “suy nghĩ 2 lần”. Cuối cùng thì theo logic có lẽ Tổng thống Syria Assad phải cảm ơn Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tại sao phải cảm ơn thì chúng ta đã hiểu… Theo Lê Ngọc Thống
-
HƯỚNG DẪN CÁCH CHỌN CỬA HÀNG ĐÚNG PHONG THỦY Đi tìm thuê cửa hàng, mặt bằng để kinh doanh là một trong những việc đầu tiên phải làm. Bên cạnh lựa việc chọn khu vực phù hợp với mặt hàng kinh doanh, chúng ta thường sẽ ít quan tâm tới việc lựa chọn và chỉnh sửa cửa hàng sao cho đúng với Phong thủy. Ngay cả việc kê, đặt giá, kệ, tủ, hàng hóa sao cho đúng Phong thủy cũng ít quan tâm mà phần lớn là chỉ quan tâm hướng tốt cho việc đặt ban thờ, két. Ở đây, chúng ta cũng nên hiểu rõ về việc thành công hay thất bại trong kinh doanh. Không nên nhầm lẫn rằng thất bại hay thắng lợi là do cửa hàng đó Phong Thủy đúng hay sai, hoặc do ngày tháng mở hàng không tốt , hay tại do người mở hàng. Trước tiên nên hiểu sự thành bại quyết định bởi số mệnh, là định mệnh (tức là phần định tính). Phong thủy đúng hay sai sẽ tác động tới định lượng (tức là phần số lượng):xấu sẽ đỡ xấu hơn, hơi xấu sẽ tốt, Tốt sẽ tốt hơn—tức là gia tăng phần định tính. Nếu phần định tính tốt mà định lượng xấu tức là phong thủy sai nghiêm trọng nên quyết định thành bại chính là việc làm sao cho Phong thủy thật đúng. Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách lựa chọn cửa hàng để KHÔNG PHẠM lỗi cơ bản trong Phong thủy. Còn việc đặt, sửa phong thủy thì các bạn sẽ không thể tự làm được bởi các bạn phải có kiến thức sâu về Phong thủy Địa lý. 1. Chọn vị trí: - Không nên chọn cửa hàng nằm sát cạnh các con ngõ ngỏ, đường nhỏ. Cửa hàng có vị trí như thế này sẽ khiến cho bạn không thể có lãi. - Không nên chọn cửa hàng mà hai bên nhà sát cạnh cao hơn. - Không nên chọn cửa hàng nằm ở góc cua của ngã ba, hoặc đối diện là ngõ, đường. (Trường hợp này có thể trấn yểm để hóa giải nhưng cũng không được coi là tốt). - Không chọn cửa hàng có các cột thu phát sóng di động trên nóc nhà. (Trường hợp này cũng có thể trấn yểm nhưng cũng không nên lựa chọn nếu còn có lựa chọn khác) - Có thể lựa chọn ở khu vực ngã ba, ngã tư nhưng còn tùy thuộc vào hướng lưu thông trên đường tại khu vực đó. - Không nên chọn các cửa hàng thấp hơn đường đi, hoặc có ao hồ phía sau. - Không nên chọn các cửa hàng trước cửa có cây to, cột điện (nếu không nằm giữa cửa thì không sao). - Không nên chọn cửa hàng có đường, ngõ đâm vào sau nhà. 2. Các yếu tố khác: - Chọn hướng tốt phù hợp với mệnh trạch: o Đông tứ trạch: Hướng Bắc, Nam, Đông và Tây Nam (theo PTLV) o Tây tứ trạch; Hướng Tây, Tây Bắc, Đông bắc và Đông nam (theo PTLV) - Nếu cửa hàng có hai cửa: một cửa vào và một cửa đi ra phía sau hoặc ra ngõ. Có nhiều cửa hàng chủ nhà ngăn phần mặt đường làm cửa hàng, rồi đi chung cửa thì trường hợp này cũng là hai cửa. Các trường hợp nếu trên Phong thủy cửa hàng của bạn đã sai Phong thủy, gọi là Thoát khí. - Không nên đặt ban thờ thần tài trực diện ra cửa, cầu thang. Đặt ban thờ ở góc tường có cửa chính đi vào cũng sai cho dù hướng tốt. - Màu sắc nên dùng các màu tương sinh cho mệnh cục của mình (ví dụ mệnh Hỏa nên dùng màu xanh lục, Thổ dùng màu đỏ, vàng...vv) - Trong cửa hàng không nên đặt Tì hưu, Nghê, Sư tử. Trên đây là một vài điều cơ bạn giúp các Bạn lựa chọn cửa hàng cho công việc kinh doanh của mình. Chúc các Bạn thành công và may mắn. Mạnh Đại Quân
-
LUẬN ĐOÁN XEM VỀ BỆNH TẬT Xem bệnh cứ vận mà suy: Khám bao quẻ khắc cùng thời tam khưu Thiên hình ngữ mộ càng xầu Hoàng tuyền Bạch hổ cùng hầu cốt thâm. Dũng tuyền đơn bạch lại tìm Trong ngoài khắc nhập chiếu tới cùng thời Thổ sinh là bệnh ở dạ dày Nôn oẹ, trĩ tả, da vàng gian nan Mộc sinh thời bệnh ở gan Phong tà nhiễm tới, chân tay co cóp Với thân hình đảo điên ! hôn mê Nhãn tật bất minh, tai điếc, sườn đau Kinh hoàng, mồm nói lảm nhảm Kim sinh bệnh phổi phát ra Rãi nóng, ho sặc, âm hư mọi điều Thuỷ sinh, bệnh thận đau lưng Phù thũng, thổ tức, tiện nghèo (= khó) chẳng thông Hoả sinh, tim đau đầu lạnh, miệng khô Bụng đau, họng phát mụn ra Ly sa thể huyết ở bên Kim, luận rằng: cát bụi bên đường như bắn vào đầu chẳng sai. Mộc sinh, mộc chiết phải tai (= hại) Hoả sa, đạo lộ, bệnh loài trúng phong. Thuỷ sa, bệnh mạn ở bến đò, bờ sông. Thổ sa, bệnh ôn dịch khí xung thiên thời. Các ngôi thấy hiện: thế Kim ra, là bệnh tiền kiếp chẳng sai đâu mà. Vận Kim ở các vị trí không hiện rõ, là tiền duyên quyến luyến, luận nào chẳng sai. Quẻ Kim huyết trắng không bày: buồn phiền là do khí huyết nào ai biết gì ? hoặc là trai nhớ gái, hoặc là gái tương tư mà phiền. Mộc sinh, quẻ hoả tự nhiên: là bệnh bởi bếp núc táo quân hành, vì chưng củi thối ở phương Nam đem về làm uế bếp, hoặc thối chỗ thờ trong nhà. Thuỷ sinh, thế thổ ấy chẳng lành, có người đào bới phạm mạch thần kỳ. Thổ sinh quẻ thổ lại suy: Đất ở này trước hai chi tranh dành, Chủ nhân chẳng biết sự tình, Bởi thế nhiễu động gia đình bấy nay Thuỷ sinh quẻ thổ chẳng hay Phạm thổ, úng tắc thuỷ, ở rầy Tây phương Hoả sinh quẻ thổ chẳng lành Chủ lao nôn oẹ, bệnh thường âm hư Thuỷ sinh quẻ Kim ấy ư, vì chưng yêu nữ cùng chư thuỷ thần ở Bắc phương đang hành. Nếu như quẻ có một thuỷ huyết bày là: Trai bị bệnh phù thũng, gái kinh chẳng đều. Quẻ Kim: bệnh chẳng ai trêu, là do phòng thất nói nhiều làm chi Quẻ hoả: bệnh tại thiên thời, lễ vật cầu đảo bệnh thì lại toàn Mộc vận thế khảm, thổ nguyên Ấy là hào mười hai (quẻ 12) chẳng toàn đấy a Nguyên vận thế vận sinh ra Các cung cùng khổ, thực là chẳng hay Thổ thế, mộc vận hiện bầy nguyên cung Kim vận xấu thay những là Vận phù nguyệt hợp luận ra Nội ngoại phù vệ thì ta yên lành Bốn tướng lại hệ rành rành Nhật, thời, niên, nguyệt mộc sinh hoả đều Ắt là bệnh tật hiển tiêu Thọ trường sánh với tùng cao tiên thần./. LUẬN ĐOÁN XEM CHO DÂN LÀNG Lại xem một quẻ dân làng Nguyên Kim Phật vị, long thần tiếp theo Thành hoàng ở vận chiêu chiêu Chăn nuôi dân sở tại cùng đều thế cung Ở Thiên bàn chia 5 sáu phần ở giữa cung: - Tý: 1 là Lão, 2- là Ấp, 3 là thông suốt yên lành, 4 là xã trưởng chết 5 là khán thủ 6 là giai đinh rõ ràng Khảm bao: Phật đến thành hoàng, Thành hoàng đã xuất tha phương ngày rày. Kim sinh Thủy Thế bằng nay Thành đàn lục súc thịnh hay đó là Thuỷ mà đới mộc hiện ra ở cung Tý Ấy là phú túc đinh đa an toàn Nội ngoại thuỷ hoả đảo điên Hoả thuỷ ở bản mệnh là liên miên Kiện tụng chẳng lành, cung Tý chẳng thuận huyết hình, luận là ôn dịch bất bình hại dân. Kim mà đối hoả nguyệt tuần, bệnh đa phong khí gian truân đương thời. Cung Tý có thuỷ đới hoả ở đầu là: con gái dâm dục loạn luân leo tường chơi đêm. Nếu thế hoả đối thổ ở trung ương cũng là đơn bạc đoạn thương sông hồ (= chết ở sông nước) Thuỷ cư vận vỉ rủi ro: đằng sau miếu có kẻ đào bới để cho dân phù biến phong. Thuỷ sinh thổ tại nguyên cung, là động đất mạch của chùa khai thông những là. Thế cung thấy thổ hiện ra, động khai địa mạch ở về Bắc phương. Quẻ Kim sinh Thuỷ rõ ràng, là thành hoàng bị uế, phải tạ nhương mới toàn. Huyết thế tán loạn chia an, di cư nơi khác mới lành. Tây đông mộc đới thổ ở vận cung, ví như công chúa Tồng công chẳng hoà. Mộc ở vận Hoả ấy lành, lại gặp quẻ thổ trong ngoài phò thân. Ấy là duyên hợp Phan Trần, kìa Trâm, nọ quạt, Kim ngân sang cầu./. LUẬN ĐOÁN XEM QUẺ CẦU TÀI (Dùng chân phải) Lấy mệnh làm căn ái, quẻ hào đầu tiên. Tương sinh là tốt, an toàn, Tương sương tương khắc chẳng nên đâu mà Mười phần thấy huyết hiện ra Tám phần huyết ngoại tù (là bên ngoài hãm) cùng là gáp huyết: Chỉ đỗ hữu laovô ích (là có khó nhọc mà không có lợi) Vận hổ quẻ hoả tốt sao Thế mộc, tý hoả ứng vào phân minh Trong ngoài lại thấy hoả sinh Tiền tài được lắm rành rành vui thay. LUẬN ĐOÁN XEM VỀ XUẤT HÀNH Kim huyết tụ ở đầu vị trí Kim là: xuất hành có ngại trì trệ, việc chẳng thành. Vận Kim: đi đâu nửa đường chẳng yên. Thế Kim: Lập chí ắt liền âu lo. Sinh nhập thì: đi nhanh chóng có thừa, khắc nhập thì đoán: y như tai nàn./. TỔNG LUẬN: Vận Kim mà bên trái, bên phải có hoả xuyên qua, là quẻ tại hoạ tự nhiên đómà. Vận mộc mà có mộc đới Kim ở bên, quẻ thổ có đới hoả, ấy là có người kiện, chẳng yên! Thế mộc căn hoả (huyết hoả) bày ra, quẻ hoả lại gặp hoả huyết tụ ấy là: cháy nhà chẳng sai. Vận hoả có đới thổ ấy là: có tai ương. Quẻ sinh có mộc cung, là có Nam nhi lại cầu. Kim sinh ở Kim, quẻ ở đầu hoả, xem ra quẻ ấy chỉ là đòn (lôi đình). Vận Kim có mộc hiện rõ hình, Kim tuần hạ nguyên: lính binh chẳng bình. Kim đời Kim thế có thêm lộ xa (là lộ bàng thồ) ở quẻ, ắt là buôn trâu. Thế mộc ở vận hoả thì càng mau, quẻ sinh có hoả gia đình trọn vẹn. Thế Kim quẻ mộc khắc ở bên, xem ra quẻ ấy đột thấy có quái sự chẳng sai Thế thuỷ mà thấy huyết hoả hiện bày, cho thấy rắng rết vô cớ ngoi vào sân. Thấy mộc ở thế Kim là sẽ có ga gáy báo: Song thân chẳng lành; Nếu có hai mộc thời có chim nhạn sa. Thấy thuỷ ở Nam, hoẩ ở Bắc, đó là có cá giải quấy rầy. Trung ương, Nam, Bắc, Đông, Tây. Kim, mộc, thuỷ, hoả hiện rầy tứ phương: - Kim lồng Kim ở thế ấy rõ ràng: xem ra mất của bàng hoàng trong tâm. - Thế Kinh sinh hoả chỉ đó là nồi đồng. - Nếu Kim sinh mộc thời mất cày bừa. - Kim có hoả ấy là mất tiền bạc. - Kim Kim là giao kiếm về tay người rồi. - Kim thổ là mất bát chén cùng nồi. Cứ thư thế vị mà soi hay là, Mộc mà đới hoả ấy rõ ra ở bên, và tuỳ theo màu sắc mà luận ra tức thì. Thế mộc mà sinh hoả chi, luận rằng: vải lụa cùng tơ mất rồng. Khảm bao lại thấy huyết hiện bày. Ở thế giáp với cung tý, quẻ này là mất xiêm y! LẠI LUẬN: Thuỷ, hoả, thổ, mộc ở đầu ngón Ấy là: Phật pháp, lời truyền chẳng sai ở cung giữa ngón mà thấy có kim lại hai bên tả Nam, hữu Bắc thấy có hoả bày thời đoán là: Đường niên hành binh và lại gặp chúa bán thiên. Ở cung có thuỷ hiện làm lạ; Thổ sinh đoán là tam phủ rõ ràng; ở cung dưới của ngón tay mà thấy Kinh sinh, đoán là: Bị thiếu nữ yêu tinh làm rồng. Nếu mà thấy hoả ở cung giữa ngón tay, phải đoán: quan tướng của bản tỉnh đột nhập chẳng nhầm, nếu mà thấy thổ hiện bày, luận ra bản thổ phải tìm cho ra; nếu mộc tinh kà mộc tinh sa, nếu thuỷ sinh là: Hà bá và ngoại là phạm nhan./. VUA PHÉP XEM BỆNH ĐOÁN LÀNH HAY DỮ: Chính càn đốt ấy bên cha, trong khôn bên mẹ, có là bình nay? Không đọng ấy là anh em - Cấn khảm là động về Bá thúc, Động này mãnh Nam; - Tốn ly là mãnh cái hành chẳng sai (Tức là tổ thấm làm) Cô dì thì thấy ở ngoài đốt đoài đó rõ bày; ở trong đốt càn ấy là ở bên mình. Ở ngoại càn là bên vợ đinh ninh họ hàng, nội khôn xem đốt bên chồng, ngoại khon bên vợ rành rành quá ư. - Lục hào (que thứ 6) phát đông tiên sư. - Ngũ hào (quẻ thứ 5) phát đông cung thành hoàng. Nội cấn là xả lệnh chi thần. Ngoại cấn là động chúa quân trên rừng. - Thực hào Bạch Hổ thanh long, Thời tiết biết rằng: Quỷ mỵ ở xa. tiên cơ phù phép phải tra, Hung thần mới chết nó làm đấy thôi. Nội ly phát động trên mây, Động vì "chúa cả" ở phương Nam. Càn cung là đức "chúa bảy", ta liền luận ra chúa càn là ấu tự bà rải đường thư án, người ta thề nguyền. Nội tốn là bị đức chúa bán thiên hành, gặp phải ở ngoài đông Nam đi về. Cỗ bàn khấn khứa thỉnh cầu Ngoại tốn thì phải cần lấy mãnh cô. PHÉP XEM VỀ MẤT CỦA NGƯỜI NÀO LẤY - Ngón trong động là người trong nhà lấy - Ngón ngoài động là người ngoài lấy - Quẻ dương là quẻ: Càn, khảm, cấn, chấn - Quẻ âm là quẻ: Tốn, ly, khôn, đoài Nếu dương động là người nam giới lấy Nếu âm động là người nữ giới lấy Ngoài phát động mà thấy co rút rối lại là còn khả năng tìm được - Ngón cái thấy co rút lại vào trong là bất lực, khó tìm thấy. Nếu ngón trong dấu lại thì phải cẩn thận, phải mau mau nghiêm cấm cẩn thận cái của đó còn dấu ở trong nhà chưa kịp đưa ra ngoài. Lại phải xem ở bát quái và mười hai địa chi; phải phân chia ra mà so sánh với ngũ hành mà phán đoán: Như ngón cun mà chỏ vào đốt dưới nên gấp rút tìm sẽ thấy được. Nếu ngón cun chỏ vào đốt trên thì tìm chẳng thấy. Nếu ngón cun chỏ vào đốt giữa thì thong thả mà tìm chỗ cất dấu sẽ thấy Nếu ngón cun chỉ vào ngón cái thì cứ trong nhà mà tìm, gia nhân lấy Nếu cun chỉ trong thời tìm ở phương đông Nếu chỉ ngoài thì tìm ở phương tây Nếu chỉ vào cái thì tìm ở phương nam Nếu chỉ không thì tìm ở phương bắc và chỉ không thì tìm chẳng được LẠI XEM MẤT VẬT TRONG NHÀ TRUY THEO LỐT CHÂN KẺ TRỘM Quẻ nào như kim chi nam (ngón út) chỏ vào hướng cung: Cấn và chấn thì đoán là nam nhân trong nhà lấy trộm. Nếu chỏ vào hướng tốn là nữ nhân trong nhà chẳng sai, manh tâm nào phải người ngoài lấy đâu. Nếu chỏ vào khôn đoài thời nữ nhân ở ngoài vào lấy mà thôi. Ở ngôi càn thấy động thì hẳn nam nhân bên ngoài vào lấy. Trong và ngoài cùng động tương xâm là trong nhà có kẻ làm nội công cho kẻ gian tham vọng, tức thì phải xét cả trong lẫn ngoài cho mau. - Chỏ trong chấn tốn còn gần, lâu gia sa trữ mau chân đi tìm. - Chỏ càn chỏ khảm tuyệt tăm. Chỏ không chỏ ngọ (cung Ngọ) chớ tìm làm chi, chỉ mùi chỉ dậu thời đi./. TỔNG LUẬN VỀ XEM: PHẦN MỘ Nguyên là: quan cùng quách Vận là cốt nhục Thế là quần áo Vận thắt là: thân thi chẳng còn Thế thắt: ắt có tiệt tự, hoặc câu toàn phát phúc thì tả và hữu phải kẹp đầu vào nhau Ngôi tả là trưởng nam Ngôi hữu là trưởng nữ Nếu tả và hữu cùng khắc là: mộ chôn nơi chẳng lành - Ở vị trí thế bên tả và hữu cùng thắt đoạn là mộ mới chôn - Chu tước có hoả, mộc đới mộc là có sự tự ải (tự tử) Đới thuỷ là có hiềm hận gì mà gieo mình xuống sông chết. - Thanh long mà thấp có thuỷ đới hoả là có bệnh ở gan, ở mắt, ở huyền vũ là bói toán. Kim mà có đới hoả là chủ bị người ta kiện, hoặc bị giam giữ vì trộm cắp. - Như thấy ở Bạch hổ có thuỷ là độc, có bệnh hẳn chết. - Phong là: Hủi hay điên cuồng. - Nếu thấy ở vị trí Long hổ hai bên giao nhau như đâm nhau (hay như bắn vào nhau) tức là Long hổ giao tranh, ở vị trí đó thấy có huyết như chữ là như cái thế Long hổ chẳng quay đầu vậy. Nếu thấy có thiên hình thì đoán là mộ bị sét đánh. Nếu thấy ở giữa vị trí tuần không (tuần không là ở chỗ giáp giới 2 cung) có thuỷ bao thí luận là. Thấy thi trong mộ đó hỗn hợp (có tạp chất lẫn vào). Nếu thấy bên Long hổ có thuỷ châm thì đoán là có con cháu nữ giới đa dâm đẻ ngược. Nếu thấy ở: Đông, Tây, Nam, Bắc phương nào có ngũ hành tương sinh thì luận là: tại ngôi mộ ấy ứng. Nếu như có thuỷ khẩu phóng (tuôn ra) thì cứ căn cứ hai bên tả và hữu mà luận đoán. Nếu ba nơi đổ về ấy là phát phúc, nếu có tam cấp là tam chiếu: Trưởng, trung, thứ, đó là tam cấp Ở Nhâm Tý và Quý Hợi là thuỷ Ở Giáp Ất và Dần mão là mộc Ở Bính Đinh và Tỵ ngọ là hoả Ở Canh Thân, Tân Dậu là Kim Ở Cấn là thổ Ở Càn đoài là Kim Ở Chấn tốn là mộc PHÉP XEM VỀ VIỆC AN TÁNG (Dùng chân trái gà) Lấy ngón cái là Trời đất Lấy ngón ngoài là Thần linh Lấy cung cấn dần làm bản mệnh chủ nhân Lấy cung tốn tỵ là tôn thân tộc thuộc Lấy cung ngọ đảo lại, chỗ nào gò cao là chỗ đất chính huyệt Thấy cung ly có màu sắc loang lổ chỗ ấy chẳng có chân long Ở vị trí ngọ yêu cầu là trong sạch nghiêm chỉnh, sắc tươi sáng sủa Ở cung tốn nên tĩnh và nghiêm túc, sắc tươi cũng phù, ngón ngoài không nên duỗi thẳng ra, cung khôn nên hơi cúi như vái chào. Chỏ lên không, rất tốt đại thành. Chỏ vào giữa, thì bình an thứ cát, chỉ chìm xuống càn, khảm là người không được phát phúc, sẽ xảy ra việc tai ương, chỏ lên thượng ngọ và ly là chóng đạt công danh, ngôi đất lâu dừng lại. Ngón út chỏ vào cung tốn tỵ thì tộc thuộc (trong họ) gian nguy. Nếu huyệt đọng ở cung tốn là chủ nhân sợ hãi. Ngón trong mà trong cao là thần linh chẳng cho. Ngón trong mà trong đen lối là người và súc vật thương tàn. Ngón ngoài thì trong nhà tài lộc được đầy đủ. Quẻ xem an táng đã lâu, phát văn phát võ công hầu toàn gia. Cung ly đất cát quang hoa, chẳng phiền, chẳng đảo ấy là chân long. Ngón cái phiền (buồn ủ rũ), ngón trong uể oải chẳng hổng; ngón trong mà bình tĩnh sắc thanh phù trì. Ngón ngoài phù tốt, chẳng hồ nghi, nếu ngón ngoài dương lên thì phải cầu Thần linh, chỉ dần là vọng mạng lo kinh, ngón trong chỉ nội bình minh chẳng ngò, chỏ ly con cháu đẻ thưa, lợi danh phát đạt của thừa dư muôn. Nhược bằng chỉ khảm chỉ càn, phúc thời chẳng phát, tai nàn liền tay, chỉ nội cái ủ (ủ rũ) chẳng hay, sát thương người vật, khốn thay mọi đường, chỉ trong ngoài lại cao cường: Thần linh quái hiên chẳng nhường đất cho. Chỉ không thời chẳng phải lo, bình an vô sự, cơ đồ bền lâu.
-
KHOA XEM CHÂN GÀ Sách nầy do Bảo Trai Đường chép để lại từ ngày 7 tháng 7 năm Thiệu Trị thú bảy. Theo lời Ông nàyy nói : Ta thuật lại lời của Thánh để di truyền cho đời sau nếu người nào quan tâm với đạo Thánh hiền mà bỏ tà quy chính , hãy dạy cho đấy! Sách nầy nói rõ nghĩa lý thông tường, rõ ràng huyết mạch, muôn phần không mất một. Quyển Khoa xem Chân gà này. Bảo Trai Đường kính chép BÀI PHÚ Làm phương châm đoán về địa mạch. (Dịch từ bản chữ Hán ra quốc ngữ) Khi có trái đất, ban đầu còn mệnh mang hỗn độn, chưa có ai xét đoán được. Đến thời kỳ có loài người mới phôi thai, có cụ Bàn cổ mới lập ra thái cực mà chia ra lưỡng nghi. Đến thời kỳ vua Phục Hy mới định ra Âm dương mà vạch ra bát quái. Đến thời vua Văn Vương nhà Chu mới diễn ra Kinh dịch. Đến thời Xuân Thu có ông Lỗ Ban và đức Khổng Tử mới lập ta hệ thống từ và chữ. Đến thời ông Lý Thuần mới làm ra Khoa bói tẩu mã. Tiếp đến bà Cửu Thiên Huyền Nữ Phạm Thị Chân tiên sư lập ra Khoa bói chân gà này, đã thâu tóm các sự bí ẩn của Trời đất, quán triệt được những niềm vui hoặc gở đưa lại cho nhân gian, lại biết được sự vận chuyển của mạch cục, khí đất động lặng rắn mềm ... Dùng ngón to (ngón giữa của chân gà) làm vị trí của Huyền vũ. Định ngón cun (ngón út nhỏ ngắn) làm hệ Chu tước. Lấy ngón trong của chân gà làm hệ Thanh Long. Dùng ngón ngoài của chân gà làm hệ Bạch hổ. Lấy cung ngọ là hoả và là vị trí của Đằng xà, nên lấy cái đó làm huyệt pháp. Lấy cung giữa (còn gọi là đốt hay gọi là dóng) ở ngón giữa của chân gà làm cung Thổ và là vị trí của câu Trần. Lấy đó mà định làm nơi tôn quý, (là mồ mả tổ tiên và dòng họ về sau thuộc về dòng san nào). Nếu vị trí Thổ lệch sang ngón trái, thì lấy đó là vị trí câu Trần. Nếu cung Thổ lệch thiên sang ngón phải thì định đó là vị trí của Đằng xà, đó cũng là vị trí chỉ cho về lục Thân, nếu ở chỗ đó có huyết hồng tươi là Chân long (tức là đất tốt có mạch). Cung giữa của ngón giữa (ngón dài) còn gọi là cung ngũ hào, nếu thấy huyết sắc tươi và như tơ nhỏ ấy là huyệt đãi người hiền (cái huyệt đó). Thứ nữa là tìm Long mạch, định tên của các ngôi Bát quái mà biết được thịnh suy. Lại nói rộng ra: sét các quẻ hào, nắm được mười đơn vị hàng thiên can như ở trên bàn tay: (10 đơn vị Thiên can là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) và khởi tính được ngũ hành. (Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ). Phải biết được Âm dương có thuận ? Phải xét trong ngoài, xếp đặt được các cung Bát quái: Càn, Khảm, Cấn, Chấn mà thấy ở đó huyền sắc trôi chảy, nguyên vẹn, không pha trộn, Dương trôi chảy là thuận. Thấy âm chảy rẽ khác ra là nghịch. Xét ở cung: Tốn, Ly, Khôn, Đoài cần gấp rút thêm vào: Thấy sinh là lợi cho mình, thấy ngang ra là khắc, khắc là ngược lại (không hợp lý, bất lợi). Không đọng ấy là đất chỉ để mộ tạm chôn mà thôi, vì đó là đất không có mạch. Thấy loạn đọng ấy là hồn phách không yên. Có điểm đen ấy là phúc ít, hoạ nhiều. Thấy hưu trù (tức là thấy huyết ở các cung nói trên có ngắt ngừng lại) thì người nhà gặp tai ương, súc vật trong nhà sẽ bị chết tiệt. Riêng vị trí cung Ngọ thấy huyết hồng tươi loang lổ là mộ đó ở về phương nam có án. Thấy ở cung Tốn có hỷ sắc (tươi tốt) đó là điềm có bảng bút chi khoa, (ý nói là cho con cháu đỗ đạt). Ở nơi đầu mối thấy có huyết đọng là vượng lâu dài. Các hào vị có huyết hưu (huyết đến đó ngắt ngừng lại) là phúc bị ít vì bị hãm. Thấy ngón trong và ngón ngoài quay hướng vào nhau đó là điều mau chóng, nếu thấy ngón trong và ngón ngoài vẫy qua, lắc lại (vênh váo không quay vào nhau) là hiện tượng chây chậm). Thấy trùng động (là ba đầu móng ở 3 đầu ngón, cả ba đều cúi quắm gục lồng lên nhau) hoặc trùng khắc (là sung khắc lồng lớp lên nhau) đó là cái thế sơn thuỷ bức bách xâm phạm mạnh (là sơn thuỷ cưỡng bách). Thấy hỷ động, hỷ giao (là có đầu ngón giữa ngẩng lên, lại có ngón khác ở đầu móng cúi xuống và giao vào nhau) ấy là Long Hổ trùng điệp ứng gấp. Hoặc ở vị trí cung càn thấy có huyết đọng lên đến cung đoài, ấy là mạch Kim uyển chuyển vào chùa hoặc vào miếu nào đó. Hoặc ở vị trí cung chấn thấy có ám phá (là tối phá) lên đến cung Tốn phải đoán đó là ảnh hưởng gốc cây và nhờ đó gió thổi vào, vậy là ở Phương Đông có chùa Phật đối lại (quay vào mộ đó), ở Phương Nam có đền đài xung khắc với mộ đó. Nếu thấy huyết đọng ở cung Khảm, ở cung Hợi và Tý, ắt về phía Bắc của mộ đó có Thuỷ khuyết xấu, đó gọi là Huyền vũ đoản hiệp (là bị gò ép). Hoặc có huyền đọng ở cung Cấn, ở vị trí Sửu và Dần, là ở phía Đông bắc của ngôi mộ đó có Thổ bách ám, cái thế đó lộc thuộc bất minh (là trong nhà trong họ không yên). Nếu thấy ở vị trí Tý và Sửu đọng huyết thì lại xem Kim mộc giao sung, ấy là nước mưa của Trời dội xuống đọng lại, hoặc là nước bùn lầy tràn vào phạm mà lay động, hoặc nước hoàng tuyền ở cạnh đó cuốn thẳng đi, hoặc sông ngòi đầm trạch nước lớn mênh mông, bị nước phá sau đầu, hoặc nước trong thung lũng trên núi chẳng thấy vào hoặc ở nóc nhà nào chảy thẳng vào. Xem kỹ vị trí cung Cấn nếu có loang lổ ẩn dấu là có thổ sơn. Bằng thấy ở cung Khôn có sắc khí tươi tía thí luận: Táng ở nơi gò đất lớn, lại có thần linh tại phương Bắc chiếu và ở phương Nam có đền trên đỉnh núi hoặc ở gò cao. Nếu thấy ở cung Chấn đọng thì đoán là: có ba nhánh rễ cây gỗ xâm vào mộ. Cùng ở đốt mão phương, thì đoán là ở chỗ đó có bờ ruộng hoặc đường đi thẳng phạm vào mộ. Nếu chẳng vậy thì có một khí cựu thần sung tới, chân long chẳng ứng (không hợp, không cho kết phát). Nếu thấy ngón Lớn động lớn thì hằn bờ góc ruộng bắn thẳng vào mặt mộ. Nếu không như vậy là: mộc phủ phong suy (gió thổi cái hơi gỗ cây thối nát đưa vào). Nếu vị trí cung Thân có thấy mờ tối, hẳn là ngôi mộ đó bị ngọn núi che lấp hướng trước mặt, như vậy thì con trai trong nhà, trong họ bị cuồng điên hoặc hủi rụng tóc. Nếu thấy hoả huyết đọng ở vị trí cung Tý và Ngọ và thấy Kim huyết loạn ở Mùi Thân, là chốn mộ đó trước đây có gio than bếp lửa đã làm hết khí, hoặc trước có đá nhọn của núi sông vào phạm đến mạch, đương hành lại. Xem ở cung giữa có huyết thổ lẫn với huyết thuỷ, ấy là có sâu, kiến đang phá hoại xương cốt, nếu thấy thuỷ thanh ấy là có loài lươn chạch vào quan tài, hoặc vào tiểu. Nếu thấy ở Khôn và Cấn có loạn động thì đoán: Nam giới chết trận. Hoặc thấy ở cung Dần cung Thân có vết huyết như Kim chỉ ngang, hoặc ở Cấn Dần thấy sắc trong là thủy tận sơn cùng; Nếu ở Dần và Dậu thấy có hồng sắc loang lổ, là đất thiêng sinh nhân hào kiệt. Nếu thấy ngón cái co rút lại và đảo ngược lại, là đất chẳng được, người chết sẽ thiếu máu sợ hãi co dật chân tay mà chết. Nếu nội ẩn (là ngón trong dấu đi) thì đoán là phi long (rồng bay). Nếu ngoại ẩn (ngón ngoài dấu đi) đoán là phi hổ (hổ bay). Nếu ngón trong đè ngón cái ở chỗ: Hổ - Tý, lại có huyết đọng ấy là chu tước, phải đoán là mộ bị khô không có nước. Nếu ở cung ngọ thấy khô như lửa đốt vào ấy là Huyền vũ, thì không có người nối dõi, vì phản huyệt (huyệt ngược), bất chính nên vong linh bất bình ! Đầu ngón cái ủ rũ co rút lại, còn là: "Long đoản Sơn, Khắc vong mệnh; huyết đọng, cái tươi là: "Sơn chỉ long trường, mạch phụ quan hài" (là núi chắn, rồng dài, có mạch bổ sung cho quan tài và hài cốt). Nếu huyết loạn ở ngoài ngón, là hổ không đủ chân ! Nếu huyết đọng ở trong ngón, là thân rồng chẳng tốt. Nếu hai ngón: nội và ngoài như đôi mi mắt chầu vào nhau, chầu ngang nhau, đó là Long Hổ đầu sát. Nếu huyết điểm ở ngón cun (ngón nhỏ), ngón cun lại chỉ vào ngón nội, phải đoán là: nội loạn động, ắt phải đề phòng trộm cướp, dịch lệ, hoả tai. Nếu thấy huyết đen ở cung Khôn (cung Khôn ở ngón ngoài) và ngón ngoài lại cúi ra ngoài, đó là cái mối hại người hại vật, và là cái mối tranh tụng, hoặc bị trộm đêm cướp ngày lấy của cải và còn bị kinh khủng về người và súc vật. Nếu thấy máu sắc hồng tươi ở hai cung: Thân và Dậu, đó là sẽ phát minh người "Quán cổ anh hùng". Xem xét ở hai ngôi: Chấn và Đoài nếu có điểm thâm đen và thô (to), đó là con cháu dâm dục. Thường xem ngón trong và ngón ngoài phù trợ tiếp nhau và ngón cun (út) chỉ lên không, chỉ cao gần đến cung ly, cung khảm ấy là mộ ở vị trí Bính hướng Nhâm, lại xem hai cung: càn tốn thì lấy Tân Hợi và ngón cun chỉ gần ngôi tốn, là mộ toạ Bính, hoặc ở tốn san, nếu như phân kim thì rõ chốn đó, tức là mạch đất tốt vậy. Nếu ngón cun chỉ gần trên cung Khôn, đó là ngồi hướng quý, nhìn về hướng đinh. Bằng ngón cun chỉ vào giữa cung Khôn, nên lấy tâm ở cung cấn. Cung Khôn có nhiều hồng huyết, nếu cung Cấn có nhiều sắc loang lổ và tươi hồng ở cung Khôn, ít sự liên hệ (rời rạc) ở cung bên: hoặc Bính Thân hoặc Bính Dần. Nếu chỉ vào dưới cung Khôn là biểu thị con cháu có voi ngựa (ý nói con cháu sang giầu). Nếu vào cung Chấn và Mão là thuộc vị trí Tân, lại thấu tươi tía là biểu thị có văn tinh bảng bút chi khoa (ý nói con cháu thi đỗ). Nếu ở cung Chấn là vị trí chính ất có sắc hồng và loạn, đó là cho biết sắp có sự kiện cáo, khẩu thiệt, quan phi (bị phạt lẽ trái về mình). Lấy cung Khôn là quẻ dâu rể. Định vị trí cấn dần là kho tàng. Quẻ Hào Khôn ẩn vết là dâu rể không tốt lành. Ở vị trí cấn có nhiều loang lổ sắc, là mấu chốt kỳ lạ, quẻ ấy mà xung trong, lại hoá ra quẻ lành, nếu gấp lại là tốt lành, nếu ám đen là độc. Nếu ứng về Tây Bắc là Kim tức thuỷ vương, cửa thuỷ có chúa loài cá giải tụ hội. Ở vị trí Đông Nam có hoả sinh minh đường, có chim phượng chầu, là cái thế Long hổ trùng điệp, có sơn thủy lớp lớp, mạch hưng thịnh được lâu, hàng năm lại càng hưng thịnh lên./. Bài phú chung (Hết) PHÉP XEM ĐẦU GÀ (Đầu gà là tượng trưng dáng người) Hể hình dáng đầu gà mà tươi trắng, mở mắt, mở mồm, không có máu kết chẳng chịt là tốt lành. Nếu thấy không tươi, nhắm mắt, ngậm miệng, lại có máu kết chằng chịt là độc ! PHÉP XEM HUYẾT Ở chân gà Nếu về mùa Xuân và Hạ thấy huyết đỏ tươi là lành, đen là độc. Nếu về mùa Thu và Đông thấy huyết sâm đen là tốt, đỏ là độc. Chia bốn mùa thuộc bát quái: - Ở cung Chấn là mùa Xuân - Ở cung Đoài là mùa Thu - Ở cung Ly là mùa Hạ - Ở cung Khảm là mùa Đông Phân chia ngũ hành thuộc bát quái mà suy ra: - Ở cung: Ly là hành Hoả - Ở cung: Khảm là hành Thuỷ - Ở cung: Đoài là hành Kim - Ở cung: Tốn và Chấn là hành Mộc - Ở cung: Cấn và Khôn là hành Thổ Định nghĩa tượng trưng của bát quái: - Càn là Trời - Khôn là đất - Khảm là nước - Cấn là núi đồi - Chấn là điện, sấm sét - Ly là lửa - Tốn là gió - Đoài là đầm hồ sông ngòi Chia tám phương thuộc bát quái: - Ở Chấn là chính phương Đông - Ở Tốn là phương Đông Nam - Ở Ly là thuộc về chính Nam - Ở Khôn là thuộc về Tây Nam - Ở Đoài là thuộc về chính Tây - Ở Càn là thuộc về Tây Bắc - Ở Khảm là thuộc về chính Bắc - Ở Cấn là thuộc về Đông Bắc PHÉP XEM CHÂN GÀ Trước ngày đó người định xem chân gà phải chay tịnh. Đặt bàn thờ ở sân giữa trời, có bày: hương, đèn, trầu cau và chén nước trong tinh khiết ! Con gà phải rửa sạch chân. Tay trái cầm chân trái của gà. Tay phải cầm chân phải của gà, mà cầu khấn rằng: Kính tấu: Thiên địa thần kỳ ! Kính xin: Cửu Thiên huyền nữ Phạm Thị Chân tiên sư và chư thần linh bản thổ bản gia giáng lâm chứng tri minh bạch. Khấn xong, con gà ấy hoặc đem giết ngay, hay để ngày sau giết ngay, hay để ngày sau giết, trước khi giết phải nhổ lông cánh, lông đuôi, lông ở đầu gối và lấy vẩy chân ở dưới đầu gối gà, mỗi thứ lấy 3 cái, nếu về mùa Thu và Đông thì lấy mỗi thứ 5 cái. Khi luộc gà: Mình còn gà bỏ luộc riêng 1 nồi, còn 3 thứ lông, vẩy, lông đuôi nói trên bỏ vào 1 nồi, bỏ trước khi đun nước còn đương lạnh. Khi thấy nồi lông vẩy gà đó đã sui sủi thì bỏ đôi chân gà đó vào đợt thứ hai. Khi nhắc lên thấy các đường máu ở chân gà đã nổi rõ ra rồi là vừa độ thì thôi, bỏ ra, đừng để chín quá và đừng để dối quá. Còn cái Thân con gà luộc ở nồi kia, thì cứ luộc chín kỹ, vớt ra đặt lên bàn để cùng với đôi chân gà làm lễ rồi lấy xuống xem. Nếu cần xem một việc thì: lấy chân phải xem về cầu tài, lấy chân trái xem về bản mệnh. Nếu cần xem 2 việc một chân gà thì dùng ba gióng: (hay gọi là đốt): gióng trên, gióng giữa, gióng dưới. LUẬN ĐOÁN XEM VỀ THỔ TRẠCH Cứ tuần tự sau đây mà suy cho tường: - Kim là Bia - Thổ là gò đất - Mộc là rường như sà nhà, hoặc là cầu qua sông - Hoả là thần miếu - Thuỷ là hồ ao - Thổ mà có đới hoả, thì luận rằng: nhà đất này mua của nhà có mới có người chết sao đây ? - Thế kim mà mộc hoả sinh, hẳn là mua đồ vật gì của người ăn trộm, có ngày nhầm sao. - Mộc hoành mà đới kim bao, là để bàn thờ uế tạp làm sao chẳng lành. - Mộc hoành thổ bao quanh, luận là: gỗ cũ cổ thụ lấy về dựng nhà làm chi. - Hoả kim bao đới ấy thì: mua đồng khí vật làm chi đấy mà. Cận tuần thế hoả trùng sinh. Thuỷ bao đầu hoả gia đình gian truân, đoán rằng lửa uế như tẩm vào cốt Tào quân lạ thường. Kim bao: ngưu uế bên tường (Phân trâu làm uế bến vách) Thuỷ bao: là lợn làm uế ở bến rõ ràng Hoả bao thổ bên ngoài, là do người phóng uế nào ai biết gì. Lại xem chính vị trí ở thế chính mà suy ra: Mộc sinh thổ hoả thì đoán là nhà tốt. Mộc sinh mà thấy kim ra, thì đoán là nhà có gỗ mục nát, luận vào chẳng sai ! Huyết theo bên ngoài ngón cái, đoán là: một nhà hai bếp, hai bếp một nhà rõ rành. Thổ nguyên tổ địa (là đất của tổ) để dành lại cho. Thế hoả vận thổ là mình tự lo. Ngũ hành ứng bên ngoài lạ thay, đoán là đất mới mua của cùng chi tổ ngoại, nếu mà thấy ngắt một hai phải đoán là Thiên di thổ trạch chẳng sai đâu mà. Thế bên hành hiện sinh ra, đoán là: Bếp núc mới làm, lại gia cho tường. Hai bên thấy phiến xuyên ngang luận rằng cái ngõ là đường vào ra. Thế cung ở trên hai đốt lại gia (=đoán): Kim trầm (chìm sâu không lộ ra) là thờ Phật, luận vào như y. Thổ trầm trách chủ làm ký. Mộc trầm thờ thánh chi đây ! Hoả trầm ấy thờ Thần. Tả có Kim. Hữu có hoả huyết bày ra, giao nha thế tiết (đốt) là phải ân cần đèn nhang (= lễ bái). Thuỷ trầm, thì đoán là đau khan, sinh phù khắc nhiễu luận thường chẳng sai. Hoả tuần, Kim lại bao ngoài, là đất ấy lôi đả có tai hay là. Ở mộc có thuỷ bao, là thần từ phật tự rõ ràng như y. Kim sinh lại lồng hoả đấy thì: Vườn chùa ruộng phật chiếm chi của ngài. Thuỷ sinh có hoả thể hiện bày, đất ở trước đây có người thương vong. Lưỡng mộc vận hành song song lại không thấy huyết, mà chỉ hiện ở cung khác, phải đoán là: mộc kiếp bên nhà, bên ngõ có mộc ở xa chiếu vào. Thế căn có thuỷ bao, luận là: buôn bán chẳng hay tí nào. Mộc căn sinh hoả là gia súc tổn hao, quẻ vận cùng hoả ấy là hào hoả tai, ở bên hàng xóm có ba bốn lửa bài, thế cũng hiện mộc khói ngoài xóm lâu. Độc thay: bên thủy đới hoả là: nhà cháy bởi đứa dân có thù. Thấy Kim có đới hoả, là trộm cướp chi đồ nó thiêu. Mộc sinh hoả ở đầu ngón cao, là do lửa trên trời xuống thiêu. Thuỷ mà đới hoả ở bên, là độc: quan pháp hoả tốc lời truyền trước sau. Vận chìm mà thấy thế bạch không, luận rằng trong hàng ngoài ấp để nhà không. Nguyên Kim mộc hoả ra, ấy là phải đi quân dịch, người ta đã dành. LUẬN ĐOÁN XEM VỀ PHẦN MỘ (Dùng chân phải) Lại xem phần mộ ra sao ? Kim sinh ở cung càn hợi ấy là: mạch nhâm, thấy kim sinh mộc lại tới, cùng thuỷ sinh mộc thời tìm cấn long hoặc là mộc sinh hoả phong (là mộc sinh hoả ở Tốn) cùng Thổ sinh hoả chấn long rõ ràng, mộ phần táng lại luận đoán cho tường: Nếu thấy trầm thì mộ đặt ở phù, nếu thấy phù thì ở trầm, thấy bạch thì ở hắc, thấy hắc thì ở Bạch, cứ căn cứ vào đó mà suy luận. Thấy mộc trùng (mộc lồng) là mộ táng ở phần rừng hoặc táng nơi miễu rậm. Thấy trùng thuỷ (là thuỷ lồng lên nhau) là một táng ở ao hồ, chẳng sai. Quẻ Kim là mộ táng ở gần chùa bên ngoài. Quẻ Thổ là mộ táng ở gần đền miếu chẳng xa. Quẻ mộ mà thấy tương sinh là táng ở ruộng nhà, tương khắc ấy là mộ táng nhờ ruộng người ta rõ rành. Lại xem huyệt thổ (là đất huyệt) Phân minh: Thổ hoàng hắc bạch cứ hình tượng đó mà luận suy: Hoả vị, mộc vị hiện ra, đó là phát cho văn chương cái thế chẳng sai đâu mà; Kim vị, Thuỷ vị, thuỷ hiện ra, luận rằng: Phú quý vinh hoa đời đời. Nếu mà quẻ mộ tương sung, luận rằng: mộ ấy không được đất, còn mong nỗi gì ? Tuần trung (là giữa cung) là thuỷ bao, thời đoán rằng: hỗn hợp, thân thi chẳng toàn. Thiên hình thấy huyết hiện ra (thấy huyết hiện ra ký hiệu thiên hình) là thiên lôi đánh mộ, ắt là tai ương. Tham bao hổ, thuỷ rương rương (=đầy rẫy) đoán là gái dâm đẻ ngược. Thường thường gian truân. Bên Long thuỷ tụ xâu, thì đoán là: Bại triệt trưởng chi đất mà. Phương nam có thuỷ bao la, luận rằng miệng co trưởng dị kỳ. Tây phương có hoả lồng tuần không (tuần không là ở giữa giáp giới của 2 đốt ngón), đoán là con cháu khất thực tây đông (ăn mày khắp nơi) bốn bề. Mộc trùng long hổ ở phương đông, sinh người tự ải thường thường chẳng hay. Hoả trùng ở đằng Nam: hằn có hoạ rắn cắn thực hay ấy đà ! Bắc phương có thuỷ hiện ra: sinh người chân dẫm chân voi hay gì ! Đông phương có thuỷ đới, thuỷ lợi bao thổ phúc rầy hổ cắn tang thương. Kim bao phần mộ bốn bề, luận rằng: ắt bị hình thương nạn ngoài ! Bốn bề có huyệt thuỷ bao, quỷ mà khắc thổ: ba đào gian nguy (là bị đắm đuối lũ lụt). Hai bên Long Hổ sóng bày, luận tha: sinh tử, luận vào tự vô (chết ở nơi khác và không con nối dõi). Thuỷ huyệt có bốn kim bao, luận rằng: Phứt nghề đổ tể đấy mà thôi. Thuỷ bao Long Hổ huyế bày: Luận rằng: Trong họ loạn luân chẳng lành ! Thuỷ bao Long Hổ hai bên, ở mộ có hoa là bị chó điên cắn đấy mà! Long Kim, Hổ mộc giao nhà (như hai ngà voi giao vào nhau) luận rằng: Anh em bất hoà chẳng sai! Quẻ Kim, mộ mộc huyết bày: Sinh người ốm héo chẳng sai đâu mà! Mộ mộc mà sinh hoả ra có Kim Long hổ ấy là bệnh phong (là hủi). Kim hoả mà hiện Hổ Long, hai bên chiếu sát lồng nhau, lại là bệnh lao. Huyệt thổ trước, sau thuỷ bao: sinh người cổ chướng, chữa sao bệnh này. Hoả tuần, thổ nguyệt, phát người đi tu. Thuỷ Long, thuỷ Hổ ấy thì thói dâm. Kim lồng đới hoả Hổ Long, huyệt nơi có thổ ấy, cháu con phi thường. Thổ huyệt Kim hiện bốn bên, Quận công đinh phát gia đình hiển vinh. Mộc huyệt kim án rành rành: Sinh người bói toán tinh thông quẻ Hào. Huyệt ở tam thổ tốt sao, bốn bên trùng hoả ứng vào: đất phát trạng nguyên. Huyệt mộc thổ Long Hổ có hoả hiện hình: đất phát thầy đồ văn chương. Huyệt thổ Long Hổ có hoả ở bên: sinh người phò mã rạng thêm gia đình. Huyệt thổ Kim án có huyết sinh, Hổ Long ôm ấp: đa đinh hay mà! Thuỷ huyệt thuỷ án hiện ra: sinh người say rượu mê hoa tối ngày. Huyệt ở chữ thập (+) lại có đường đi bao ngoài, đất này đoán cho: sinh người cờ bạc đời đời, nào ai ngăn được những người mê tâm./.
-
Vật Lý Lượng Tử Nói Gì Về Bản Chất Của Thực Tại? Một giáo sư vật lý tại Đại học Oregon[1] và là thành viên của Viện Khoa Học Lý Thuyết, Tiến sĩ Amit Goswami là thành phần quan trọng trong một nhóm các nhà khoa học táo bạo, những năm gần đây đã mạo hiểm tiến vào lĩnh vực tâm linh với nỗ lực vừa để giải thích những phát hiện dường như không thể giải thích những kết quả thí nghiệm của họ và để chứng minh trực giác của họ về sự tồn tại của một chiều tâm linh của sự sống. Đỉnh cao trong những công trình riêng của Goswami là cuốn sách của ông, The Self-Aware Universe: How Consciousness Creates the Material World (Vũ Trụ Tự Thức: Làm Thế Nào Ý Thức Tạo Ra Thế Giới Vật Chất). Bắt nguồn từ những diễn giải về các dữ liệu thực nghiệm trong vật lý lượng tử (vật lý của các hạt cơ bản), cuốn sách thêu dệt lại với nhau vô số các phát hiện và giả thuyết trong các lĩnh vực từ trí tuệ nhân tạo đến thiên văn học đến truyền thống đạo Hindu huyền bí, trong một nỗ lực để chứng minh rằng những khám phá của khoa học hiện đại phù hợp hoàn hảo với các chân lý huyền nhiệm sâu xa nhất. [1 ]Là một trong 60 thành viên của Hiệp hội các Viện Đại học Mỹ. Quỹ Carnegie Vì Sự Phát Triển Giảng Dạy đánh giá đại học này là một viện đại học “phát triển cao về nghiên cứu”. Trong năm 2008, Viện Đại học Oregon được lên danh sách là một viện đại học bậc nhất bởi đánh giá hằng năm về các trường và viện đại học của chương trình Tin tức mới của Hoa Kỳ và Thế giới) [Bách khoa toàn thư mở] Goswami cùng với một số người khác có cùng quan điểm tương tự chắn chắn rằng vũ trụ, để có thể tồn tại, đòi hỏi phải có một sinh linh có ý thức để nhận thức được nó. Nếu không có người quan sát, ông tuyên bố, nó chỉ tồn tại như một khả năng. Và theo cách nói trong cộng đồng khoa học, Goswami đã giải được bài toán của ông. Sắp xếp các chứng cứ từ những nghiên cứu gần đây trong tâm lý học nhận thức, sinh học, tâm lý học siêu hình, và vật lý lượng tử, và nương tựa nhiều vào các truyền thống huyền học của thế giới cổ đại, Goswami đang xây dựng một mô hình mới mà ông gọi là “chủ nghĩa duy ý nhất nguyên” (monistic idealism) với quan niệm rằng ý thức, không phải vật chất, là nền tảng của mọi sự. Vật lý lượng tử, cũng như một số ngành khoa học học hiện đại khác, ông cảm thấy, đang tỏ bày rằng sự thống nhất cần thiết về một tổng thể thực tại là một sự kiện có thể được kiểm chứng bằng thực nghiệm. Bởi vì những ngụ ý lớn lao ông nhìn thấy được trong các xác nhận khoa học về tâm linh, Goswami đã hăng hái tận tình giải thích lý thuyết của ông đến càng nhiều người càng tốt để giúp mang lại những gì ông cảm thấy như một sự thay đổi khuôn mẫu bức thiết. Ông cảm thấy rằng bởi vì khoa học đã có khả năng xác nhận những điều huyền bí và một bước nhảy đức tin đã có thể được chứng minh, và do đó, mô hình duy vật đã thống trị tư tưởng khoa học và triết học trong hơn 200 năm cuối cùng đã có thể được đưa ra để chất vấn. Vào thời điểm khi mà sự tan rã của các giá trị con người và sự xói mòn của những ý nghĩa đạo đức luân lý đã lan truyền đến mức đại dịch, thật khó để hình dung điều gì có thể quan trọng hơn điều này. WIE: Trong cuốn sách Vũ Trụ Tự Thức, ông nói về sự khẩn thiết trong việc thay đổi mô hình nhận thức hiện tại. Ông có thể nói rõ hơn cách ông quan niệm về sự thay đổi đó? Từ những gì đến những gì? Amit Goswami: Thế giới quan của khoa học ngày nay cho rằng tất cả mọi thứ được tạo ra từ vật chất, và tất cả mọi thứ có thể được tối giảm thành các hạt cơ bản của vật chất, thành phần cơ bản, khối tạo dựng, của vật chất. Và nguyên nhân phát sinh từ sự tương tác của các khối tạo dựng cơ bản đó, hạt cơ bản tạo ra nguyên tử, nguyên tử tạo ra phân tử, phân tử tạo ra tế bào, và tế bào tạo ra não bộ. Tuy nhiên, tận cùng thì nguyên nhân cơ bản luôn luôn là sự tương tác giữa các hạt cơ bản. Đây là niềm tin cho rằng tất cả các nguyên nhân bắt nguồn từ các hạt cơ bản. Đây là những gì chúng ta gọi là “nhân quả hướng lên”. Vì vậy, trong quan điểm này, những gì mà chúng ta nghĩ là ý chí tự do không thực sự tồn tại. Nó chỉ là một hiện tượng phụ, thứ cấp, đứng sau sức mạnh nhân quả vật chất. Và bất cứ ý định nào liên quan đến kiểm soát vật chất bằng ý thức chỉ là một ảo tưởng. Đây là mô hình nhận thức hiện tại. Bây giờ, quan điểm ngược lại là tất cả mọi thứ bắt đầu bằng ý thức. Nó nói, ý thức là nền tảng của thực tại. Theo quan điểm này, ý thức đặt ra một loại “nhân quả hướng xuống.” Nói cách khác, ý chí tự do của chúng ta là có thật. Khi chúng ta tác động lên thế giới, chúng ta thực sự đang hành động với sức mạnh quan hệ nhân quả. Quan điểm này không phủ nhận rằng vật chất cũng có tiềm năng nhân quả của nó, không phủ nhận rằng có một chuỗi nhân quả từ các hạt cơ bản trở lên, là dạng “nhân quả hướng lên” như đã nói, nhưng ngoài ra nó khẳng định rằng còn có “nhân quả hướng xuống”. Nó biểu hiện trong sự sáng tạo của chúng ta và hành vi của ý chí tự do, hoặc khi chúng ta đưa ra các quyết định đạo đức. Trong những trường hợp đó chúng ta đang thực sự chứng kiến “nhân quả hướng xuống” bởi ý thức. WIE: Trong cuốn sách của ông, ông đề cập đến một mô hình mới gọi là “chủ nghĩa duy ý nhất nguyên.” Và ông cũng cho rằng khoa học ngày nay đã xác nhận được điều mà nhiều nhà huyền môn đã nói trong suốt lịch sử, rằng những phát hiện của khoa học hiện nay dường như là song song với bản chất của những giáo lý tâm linh bất diệt. AG: Nó “là” giáo lý tâm linh. Không phải chỉ song song. Quan điểm cho rằng ý thức là nền tảng của thực tại là cơ sở của tất cả các truyền thống tâm linh, cũng như triết lý của chủ nghĩa duy ý nhất nguyên. Ở phương Tây, có một triết lý được là là “chủ nghĩa duy tâm” trái ngược với triết lý của “chủ nghĩa thực dụng duy vật”, cho rằng chỉ có vật chất là có thật. Chủ nghĩa duy tâm nói không, ý thức mới là sự thật duy nhất. Nhưng ở phương Tây loại chủ nghĩa duy tâm thường có nghĩa là nó thuộc về nhị nguyên – có nghĩa là, ý thức và vật chất là tách biệt. Vì thế, khi nói “chủ nghĩa duy ý nhất nguyên”, tôi muốn nói rõ ràng rằng, không, tôi không có ý muốn nói đến loại nhị nguyên của chủ nghĩa duy tâm phương Tây, nhưng đúng hơn là một chủ nghĩa duy ý nhất nguyên, đã tồn tại ở phương Tây, nhưng chỉ trong các truyền thống tâm linh bí truyền. Trong khi đó, ở phía Đông, đây là triết lý chính quy đại trà. Trong Phật giáo, hoặc Hindu giáo, nơi nó được gọi là Vedanta (hay Upanishads – Áo Nghĩa Thư) hoặc trong Đạo giáo, đây là triết lý của tất cả mọi người. Nhưng ở phương Tây là một truyền thống bí truyền, chỉ được biết đến và tán đồng bởi các triết gia anh minh, những người đã thực sự đào sâu vào bản chất của thực tại. WIE: Những gì ông đang nói có nghĩa là khoa học hiện đại, từ một góc nhìn hoàn toàn khác, không giả định bất kì điều gì về sự tồn tại của một chiều tâm linh sự sống, bằng cách nào đó đã quay trở lại, và tìm thấy chính nó đồng nhất với quan điểm đó từ kết quả của những khám phá trong khoa học. AG: Đúng vậy. Và điều này không phải là hoàn toàn bất ngờ. Bắt đầu từ những ngày đầu của vật lý lượng tử, từ những năm 1900 và sau đó nó trở nên sung mãn vào năm 1925 khi các phương trình của cơ học lượng tử đã được khám phá, vật lý lượng tử đã cho chúng ta thấy những dấu hiệu rằng thế giới quan người ta đang giữ có bị thể thay đổi. Các nhà vật lý duy vật trung thành đã rất thích so sánh thế giới quan cổ điển và thế giới quan lượng tử. Tất nhiên, họ sẽ không đi quá xa để từ bỏ ý tưởng rằng chỉ có “nhân quả hướng lên” và rằng vật chất là tối thượng, nhưng sự thật vẫn là họ đã thấy trong vật lý lượng tử một số tiềm năng rất lớn để thay đổi cái khuôn mẫu hiện tại. Và sau đó những gì xảy ra là, bắt đầu từ năm 1982, những kết quả bắt đầu đến từ những phòng thí nghiệm vật lý. Đó là năm, ở Pháp, Alain Aspect và các cộng sự của ông thực hiện thành công một thí nghiệm tuyệt vời và từ đó những kết luận đã được thiết lập về tính xác thực của các khái niệm tâm linh và đặc biệt là khái niệm siêu việt. Tôi có nên đi vào một chút chi tiết về thí nghiệm của Aspect? WIE: Vâng, xin tiếp tục. AG: Để nhắc lại một số điều căn bản, những gì đã xảy ra trong thế vật lý lượng tử trong nhiều năm trời là đã có những nhận định được đưa ra về những mật độ thực tại khác ngoài mật độ vật chất. Bắt đầu từ những vật thể lượng tử, được nhìn nhận như là những làn sóng khả năng. Mới đầu thì người ta nghĩ “Ồ, chúng chỉ giống như những làn sóng bình thường.” Nhưng sớm sau đó người ta đã phát hiện rằng, không, chúng không phải chỉ như những làn sóng trong không thời. Chúng tuyệt đối không thể được gọi là “sóng” trong không thời. Vì chúng có những đặc điểm không hề giống với những làn sóng bình thường. Thế nên sau đó chúng đã bắt đầu được nhìn nhận như là những làn sóng khả năng, và khả năng tiềm tàng được nhìn nhận như là một hiện tượng siêu việt, vượt ngoài vật chất bằng cách nào đó. Nhưng dữ kiện rằng có một khả năng siêu việt lúc đó chưa được hiểu rõ ràng trong một thời gian dài. Sau đó thí nghiệm của Aspect đã xác minh được rằng đây không phải chỉ là một lý thuyết, khả năng siêu việt là một sự thật, vật thể thật sự có những mối liên kết nằm ngoài không gian và thời gian! Điều đã xảy ra trong thí nghiệm này là một nguyên tử phóng ra hai hạt ánh sáng, gọi là photon, ngược chiều nhau, và bằng cách nào đó những photon này ảnh hưởng đến hành vi của nhau từ một khoảng cách, mà không hề có tín hiệu nào được trao đổi qua lại. Chú ý rằng: không hề có tín hiệu nào được trao đổi qua lại, mà là một ảnh hưởng xảy ra tức khắc, đồng thời. Einstein đã cho thấy rằng hai vật thể không bao giờ có thể ảnh hưởng lên nhau một cách tức khắc trong không thời bởi vì mọi thứ phải di duyển với vận tốc tối đa, và giới hạn đó chính là vận tốc ánh sáng. Thế nên mọi tương tác phải di chuyển, và nếu nó di chuyển trong không gian, nó tốn thời gian. Ý tưởng này được gọi là “địa tính” (“locality”) trong vật lý. Mọi tín hiệu đáng ra nên mang thuộc tính địa phương và nó phải mất một thời gian nhất định để tín hiệu này di chuyển trong không gian. Vậy mà, những hạt photon của Aspect, ảnh hưởng lẫn nhau, từ một khoảng cách, không trao đổi tín hiệu qua lại bởi vì nó xảy ra tức thì, hiện tượng này xảy ra nhanh hơn vận tốc ánh sáng. Và vì thế suy ra được rằng tương tác đã không thể nào di chuyển qua không gian. Thay vào đó tương tác phải thuộc về một miền thực tại mà chúng ta phải nhìn nhận rằng nó chính là miền thực tại siêu việt. (Tham khảo thêm về khái niệm rối lượng tử, quantum entanglement [2]) [2] Rối lượng tử hay vướng víu lượng tử là một hiệu ứng trong cơ học lượng tử trong đó trạng thái lượng tử của hai hay nhiều vật thể có liên hệ với nhau, dù cho chúng có nằm cách xa nhau. Rối lượng tử là hiệu ứng được ứng dụng trong các công nghệ như tính toán lượng tử, mật mã lượng tử, viễn tải lượng tử. Hiệu ứng này, được khẳng định bởi quan sát thực nghiệm, cũng gây ra sự thay đổi nhận thức rằng thông tin về một vật thể chỉ có thể thay đổi bằng tương tác với các vật ngay gần nó.[Bách khoa toàn thư mở] WIE: Thật tuyệt vời. Liệu đa số các nhà vật lý sẽ đồng ý với kiến giải đó từ thí nghiệm này? AG: Vâng, các nhà vật lý phải đồng ý với kiến giải này. Nhưng tất nhiên là nhiều lần họ sẽ nói như thế này, “À, chắc chắn rồi, thí nghiệm mà. Nhưng mối quan hệ giữa các hạt cơ bản này thật sự không quan trọng. Chúng ta đừng nhìn vào những hệ quả của cái miền siêu việt này, nếu nó có thể được lý giải theo cách đó.” Nói cách khác, họ cố gắng giảm thiểu tối đa tầm quan trọng của sự kiện này và vẫn cố gắng níu bám vào cái ý tưởng rằng vật chất mới là tối thượng. Nhưng trong thâm tâm họ biết, vì bằng chứng quá rõ ràng. Vào năm 1984 hay 85, tại Hội Nghị Vật Lý Hoa Kỳ trong đó tôi có tham gia, có một nhà vật lý đã nói với một nhà vật lý khác rằng, sau thí nghiệm của Aspect, bất kì ai không tin rằng có điều gì đó thật kì lạ về thế giới quanh ta chắc chắn phải chứa đá trong đầu hắn. WIE: Vậy là ông đang nói rằng từ góc nhìn của ông, và của nhiều người khác, một cách nào đó hiển nhiên rằng một người phải đem vào cái ý tưởng về một chiều siêu việt để thật sự thấu hiểu chuyện này. AG: Đúng thế. Henry Stapp, một nhà vật lý tại Đại Học Berkeley [3], California, có nói rõ ràng về vấn đề này trong một trong những bài viết của ông vào năm 1977, rằng vật nằm ngoài không thời ảnh hưởng lên vật nằm trong không thời. Không có thắc mắc gì về những gì xảy ra trong thế giới vật lý lượng tử khi bạn đang làm việc với những vật thể lượng tử. Tất nhiên, điểm quan trọng nhất là, điểm ngạc nhiên nhất là, chúng ta luôn luôn làm việc với những vật thể lượng tử bởi vì vật lý lượng tử là vật lý (chính xác) duy nhất mà chúng ta có. Thế nên tuy rằng nó hiển nhiên hơn với photon, với electron, với các vật thể hạ vi tế, chúng tôi tin rằng mọi thực tại, mọi thực tại được thể hiện, mọi vật chất, đều được kiểm soát bởi những quy luật giống nhau. Và nếu nó đúng như vậy, thí nghiệm này đang nói với chúng ta rằng chúng ta nên thay đổi quan điểm của mình bởi vì chúng ta, không khác, cũng là những vật thể lượng tử. [3] UC Berkeley đã có những đóng góp quan trọng về khoa học tự nhiên (với 66 giáo sư và cựu sinh viên đoạt các giải Nobel) và các hoạt động xã hội (phong trào chống Chiến tranh Việt Nam trong thập niên 1960). Berkeley có hệ thống giáo dục bậc cử nhân rất đa dạng và được xem là trung tâm nghiên cứu của rất nhiều ngành học. Viện đại học đạt nhiều thành tích về vật lý, hóa học và các ngành sinh học trong thế kỷ 20, như sáng chế ra máy cyclotron, cách ly thành công vi khuẩn bại liệt ở người, phát triển khái niệm tia laser, giải thích nguyên lý của quang hợp, thiết kế thí nghiệm chứng minh định lý Bell, tạo ra hệ điều hành BSD Unix, và phát hiện ra 17 nguyên tố hóa học, trong đó có Plutonium, Berkelium và Californium. Viện đại học cũng đạt được nhiều giải thưởng về Toán, giải Nobel Kinh tế và giải Nobel Văn học. Các nhà vật lý của Berkeley nằm trong nhóm khoa học gia phát triển Dự án Manhatttan chế tạo bom nguyên tử trong Thế chiến thứ nhất và bom hiđrô không lâu sau đó.[Bách khoa toàn thư mở] WIE: Đây là những khám phá tuyệt vời đã gây cảm hứng đến nhiều người. Đã từng có một số đầu sách cũng cố gắng tạo ra một mối liên kết giữa vật lý và huyền học. Đương cử như cuốn “Cái Đạo của Vật Lý” (The Tao of Physics) của Fritjof Capra và “The Zukav’s The Dancing Wu Li Masters” của Gary Zukav, những cuốn sách này đã đến tay rất nhiều độc giả. Trong cuốn sách của ông, ông có nhắc đến rằng có vài điều vẫn chưa được nói đến mà ông cảm thấy rằng những đóng góp của ông là mới mẻ. Ông có thể cho biết thêm về những gì ông đã viết khác với những gì đã được viết trước đó? AG: Tôi mừng là anh đã hỏi câu này. Chuyện này nên được làm sáng tỏ và tôi sẽ cố gắng giải thích thật rõ ràng trong khả năng của tôi. Những công trình trước, như Cái Đạo của Vật Lý, đã từng là rất quan trọng trong lịch sử của khoa học. Tuy nhiên, những công trình trước đây, mặc dù là có hỗ trợ khía cạnh tâm linh của loài người, về mặt căn bản tất cả vẫn còn níu giữ những quan điểm vật chất về thế giới. Nói cách khác, họ không thật sự thử thách quan điểm của các nhà duy vật thực dụng rằng mọi thứ đều được tạo ra từ vật chất. Quan điểm đó chưa bao giờ được thử thách bởi bất kì những cuốn sách nào trước đây. Thật sự, cuốn sách của tôi là cuốn đầu tiên thẳng thừng thách thức điều đó và mọi bằng chứng đều được dựa trên những cuộc thí nghiệm khoa học gắt gao. Nói cách khác nữa, quan điểm cho rằng ý thức là nền tảng của thực tại, tất nhiên, đã từng tồn tại trong tâm lý học, chẳng hạn như tâm lý học siêu thể (transpersonal psychology), nhưng ngoài tâm lý học siêu thể không có một truyền thống khoa học nào và không có một nhà khoa học nào đã thấy được nó rõ ràng. Nó là một điều may mắn cho tôi khi nhận ra được điều này thông qua vật lý lượng tử, nhận ra rằng mọi nghịch lý trong vật lý lượng tử có thể được giải đáp nếu chúng ta chấp nhận rằng ý thức chính là nền tảng của thực tại. Nên đó chính là đóng góp riêng của tôi và, tất nhiên, điều này mang một tiềm năng biến đổi tầm nhìn, bởi vì bây giờ chúng ta đã có thể hợp nhất một trọn vẹn khoa học và tâm linh. Nói cách khác, với Capra và Zukav – mặc dù là sách của họ rất hay – nhưng họ vẫn bám víu vào cái khuôn khổ vật chất nền tảng, tầm nhìn vẫn không xê dịch, và cũng chẳng có một hòa giải đích thực nào giữa tâm linh và khoa học. Bởi vì nếu mọi thứ tối cùng vẫn là vật chất, mọi tương tác nhân quả phải đến từ vật chất. Và một ý thức thứ cấp cũng chẳng có gì đáng nói. Ý tôi là, nó không thể làm được gì hết. Nên, mặc dù những cuốn sách này công nhận tâm linh, nhưng thực chất tận cùng của nó vẫn đến từ những tương tác vật chất. Nhưng đó không phải là thứ tâm linh mà Jesus đã nói về. Đó không phải là thứ tâm linh đem đến các nhà huyền môn phương Đông hỷ lạc. Đó không phải là thứ tâm linh một nhà huyền học nhận ra và nói, “Bây giờ tôi đã biết thực tại đích thực là gì, nó xua tan mọi bất hạng một người đã từng có. Nó vô tận, nó là phúc lạc, nó là ý thức.” Những nhận xét hoa mỹ này không thể được đưa ra dựa trên một nền tảng ý thức thứ cấp. Nó chỉ có thể được đưa ra khi một người giác ngộ được bản chất đích thực về nền tảng của thực tại, khi một người giác ngộ trực tiếp được rằng Một là Tất Cả. Một con người thứ cấp sẽ không bao giờ có được những nhận thức như thế. Nó sẽ chẳng có nghĩa lý gì khi nói rằng bạn là Tất Cả. Đó là ý tôi muốn nói. Chừng nào mà khoa học còn giữ cái quan điểm về thế giới vật chất, dù cho bạn có cố gắng dàn xếp những trải nghiệm tâm linh theo lối song song hay theo lối những phản ứng hóa học trong não bộ hay gì đi nữa, bạn vẫn chưa buông bỏ cái khuôn mẫu cũ. Chỉ khi nào bạn thiết lập một nền khoa học dựa trên nền tảng và ý niệm rằng bản chất của thực tại là ý thức, khi đó bạn mới thật sự buông bỏ cái khuôn mẫu cũ và trọn vẹn hòa nhập được với tâm linh. Đó là những gì tôi đã làm trong cuốn sách, và đó là sự khởi đầu. Nhưng hiện nay cũng đã có những cuốn sách khác cũng nhận ra được điều này. WIE: Vậy là có những người khác đang chứng thực những ý tưởng của ông? AG: Có những người cũng đang bước ra khai sáng và nhìn nhận ý niệm này, rằng tư tưởng này là con đường đúng đắn để giải thích vật lý lượng tử và cũng để phát triển nền khoa học tương lai. Nói cách khác, khoa học hiện tại không những cho ta thấy những nghịch lý, mâu thuẫn, mà còn cho thấy sự thiếu sót của nó trong việc giải thích các hiện tượng nghịch lý và phi thường, ví dụ như tâm lý học siêu hình, siêu linh, ngay cả tính sáng tạo. Và ngay cả những đề tài truyền thống, như khả năng nhận thức hay tiến hóa sinh học, v.v… nó giải thích được những câu hỏi mà các giả thuyết duy vật không thể giải thích. Cho một ví dụ, trong sinh học có một cái gọi là giả thuyết về các điểm nhấn cân bằng (punctuated equilibrium). Giả thuyết này có nghĩa là tiến hóa không xảy ra một cách đều đặn, như Darwin nhìn nhận, mà có những kỉ nguyên tiến hóa xảy ra đột ngột, chúng được gọi là những “điểm nhấn”. Nhưng sinh học truyền thống không có giải thích gì về điều này. Tuy nhiên, nếu chúng ta làm khoa học dựa trên nền tảng của ý thức, chúng ta có thể thấy được trong hiện tượng về tính sáng tạo, tính sáng tạo đích thực của ý thức. Nói cách khác, chúng ta có thể thật sự thấy được rằng ý thức đang hoạt động một cách sáng tạo ngay cả trong sinh học, ngay cả trong sự tiến hóa của các loài. Và chúng ta có thể chám vào những chỗ trống nền sinh học chính quy không thể giải thích bằng những ý tưởng tâm linh, chẳng hạn như ý thức chính là cái tạo ra thế giới. WIE: Điều này nhắc cho tôi nhớ đến cái phụ đề của cuốn sách, “Làm Thế Nào Ý Thức Tạo Ra Thế Giới Vật Chất”. Đây hiển nhiên là một ý tưởng táo bạo. Ông có thể giải thích rõ hơn điều này thật sự xảy ra như thế nào theo ý kiến của ông không? AG: Thật ra, đây là điều dễ giải thích nhất, bởi vì trong vật lý lượng tử, như tôi đã nói khi nãy, vật thể không được xem như những sự kiện cố định, như chúng ta thường nghĩ vậy. Newton dạy chúng ta rằng vật chất là cố định, chúng có thể được nhìn thấy mọi lúc, di chuyển theo những chiều hướng cố định. Vật lý lượng tử hoàn toàn không hình dung vật thể là như vậy. Trong vật lý lượng tử, vật thể được xem như là những khả năng, những làn sóng khả năng. Đúng chứ? Nên khi câu hỏi được đặt ra, điều gì đã biến đổi khả năng thành hiện thực? Bởi vì, khi chúng ta nhìn thấy, chúng ta chỉ thấy những sự kiện thực tế. Khi bạn nhìn thấy một cái ghế, bạn thấy một cái ghế thực sự, bạn không thấy khả năng của một cái ghế. WIE: Đúng. Tôi hy vọng thế. AG: Tất cả chúng ta đều hy vọng thế. Cái này gọi là “nghịch lý đo đạc lượng tử” (quantum measurement paradox). Nó là một nghịch lý là vì chúng ta là ai mà thực hiện sự biến đổi này? Bởi vì sau cùng thì, trong khuôn mẫu vật chất chúng ta không hề có bất cứ quyền lực nhân quả nào. Chúng ta không là gì ngoài não bộ, cái được tạo ra từ các nguyên tử và các hạt cơ bản. Nên làm sao mà một bộ não được cấu tạo từ các nguyên tử và các hạt cơ bản có thể biến đổi những khả năng thành hiện thực được? Đây gọi là một nghịch lý. Nhưng với góc nhìn mới, ý thức là nền tảng của thực tại, cái gì biến đổi khả năng thành thực tại? Ý thức thực hiện chuyện đó, bởi vì ý thức không tuân theo vật lý lượng tử. Ý thức không phải là vật chất. Ý thức là siêu việt. Bạn có thấy được góc nhìn biến đổi khuôn khổ ngay đây không – làm sao mà ý thức có thể được cho là tạo ra thế giới vật chất được? Thế giới vật chất trong vật lý lượng tử chỉ là những khả năng. Chính nhờ có ý thức, thông qua sự chuyển đổi từ khả năng thành hiện thực, nó tạo ra những gì chúng ta thấy được biểu lộ. Nói cách khác, ý thức tạo ra thế giới được biểu lộ. WIE: Thành thật mà nói, khi lần đầu tiên đọc được dòng phụ đề của cuốn sách của ông, tôi nghĩ là ông chỉ đang ám chỉ theo nghĩa bóng. Nhưng sau khi đọc cuốn sách, và thời gian ngồi nói chuyện với ông ở đây, tôi cảm thấy chắc chắn rằng ý của ông thiên về nghĩa đen nhiều hơn là tôi tưởng. Có một điểm trong cuốn sách thật sự đã làm tôi đứng sững lại về phát biểu theo lý giải của ông, tổng thể vũ trụ hữu hình chỉ tồn tại trong một miền khả năng tiến hóa vô tận cho tới một điểm, khả nằng về một ý thức, một thực thể có tri giác xuất hiện, và ngay lập tức tại thời điểm đó, toàn bọ vũ trụ trở thành hiện thực, bao gồm luôn cả 15 tỉ năm lịch sử dẫn tới cột mốc đó. Ông thật sự có ý như vậy hay sao? AG: Tôi có ý đó theo nghĩa đen. Đây là điều khoa học lượng tử đòi hỏi. Thật sự, trong vật lý lượng tử điều này được gọi là “chọn lựa trì hoãn” (delayed choice). Và tôi đã thêm vào một khái niệm mới, là khái niệm về sự “tự liên quan” (self-reference). Một câu hỏi luôn luôn phát sinh, “Vũ trụ nếu đã tồn tại được 15 tỉ năm, và nếu cần có một ý thức để biến chuyển khả năng thành hiện thực, vậy thì làm thế nào mà vũ trụ đã tồn tại lâu đến thế?” Bởi vì không có ý thức, không có thực thể hữu tri, thực thể sinh học, thực thể từ carbon, trong khối cầu lửa nguyên thủy, cái mà chúng ta cho rằng đã tạo ra vũ trụ, thuyết big bang. Nhưng nếu nhìn từ một góc độ khác thì cả vũ trụ vẫn tồn tại dưới dạng những khả năng cho tới khi có một có một sự đo đạc lượng tử có mối liên hệ với chính nó – đây là một khái niệm mới. Một người quan sát là cần thiết để biến khả năng thành hiện thực, và chỉ khi một người quan sát nhìn thấy, chỉ khi đó cái toàn thể mới biểu hiện – bao gồm luôn thời gian. Hóa ra thì ý tưởng này, một cách rất tế nhị, tinh tế, thật ra đã được tìm thấy trong thiên văn học và chiêm tinh học dưới sự hướng dẫn của một nguyên tắc được gọi là “nguyên tắc nhân quan” (anthropic principle). Và ý tưởng này đã nảy nở trong giới chiêm tinh gia và thiên văn học – rằng vũ trụ có một mục đích. Nó được tinh chỉnh tỉ mỉ, có quá nhiều trùng hợp, dường như rất có thể rằng vũ trụ này đang thực hiện một mục đích gì đó, như thể vũ trụ đang phát triển theo một đường lối mà sẽ có một thực thể có tri giác sẽ xuất hiện tại một điểm. WIE: Vậy là ông cảm thấy rằng có một ý nghĩa, mục đích trong cách mà vũ trụ đang tiến hóa; rằng đại khái là nó đã sinh hoa kết trái qua chúng ta, qua loài người? AG: À, loài người có thể sẽ không phải là kết quả cuối cùng, nhưng chắc chắn chúng ta chính là những hoa quả đầu tiên, bởi vì từ đây mà khả năng về sự sáng tạo bắt đầu. Thú vật rõ ràng cũng có tri giác, nhưng chúng không sáng tạo như chúng ta. Loài người hiện nay dường như chính là một khuôn mẫu toát yếu, nhưng nó sẽ không là khuôn mẫu cuối cùng. Tôi nghĩ chúng ta có một chặng đường dài tiến hóa chưa xảy ra phía trước. WIE: Trong sách ông còn đưa ra một gợi ý xa hơn rằng vũ trụ này đã được tạo ra vì chúng ta. AG: Tuyệt nhiên là vậy. Nhưg nó có ý là những thực thể hữu tri, vì những thực thể hữu tri. Và vũ trụ này là chúng ta. Điều đó là rõ ràng. Vũ trụ có ý thức tự thân, nhưng ý thức tự thân thông qua chúng ta. Chúng ta là ý nghĩa của vũ trụ. Chúng ta không phải là trung tâm của vũ trụ một cách địa lý – Copernicus đã đúng về chuyện đó – nhưng chúng ta là trung tâm ý nghĩa của vũ trụ. WIE: Thông qua chúng ta vũ trụ tìm được ý nghĩa của nó? AG: Thông qua các cá thể hữu tri. Đó không có nghĩa chỉ là loài người trên trái đất. Mà còn có nghĩa là những cá thể hữu tri trên những hành tinh khác – về điều này tôi chắc chắn là có – và điều đó hoàn toàn tương thích với lý thuyết này. WIE: Ngoài là một khoa học gia, ông còn là một người tu hành tâm linh. Ông có thể cho biết điều gi đã mang ông đến với tâm linh? AG: Vâng, tôi nghĩ là trường hợp của tôi cũng khá thông thường, hầu như là một trường hợp cổ điển. Là trường hợp của Phật, người đã nhận ra, ở độ tuổi 29, rằng mọi thú vui của một hoàng tử thật sự chỉ là phí phạm thời gian bởi vì vẫn còn đau khổ trên đời. Đối với tôi thì nó không đến mức như vậy, nhưng vào khoảng 37 tuổi thế giới của tôi bắt đầu rơi rớt thành từng mảnh. Tôi không còn được cung cấp chi phí nghiên cứu; tôi có một cuộc ly hôn và tôi rất cô đơn. Và niềm vui nghề nghiệp tôi thường có khi viết về những nghiên cứu vật lý không còn vui thích gì nữa. Tôi nhớ có lần khi tham dự một cuộc hội thảo, suốt ngày hôm đó tôi đã loanh quanh tranh cãi với nhiều người. Và tối hôm đó khi tôi một mình, tôi cảm thấy thật cô đơn. Đột nhiên lúc đó tôi bị chứng ợ nóng (heartburn) hành hạ, tôi tọng vào cả một chai thuốc Tums (hiệu thuốc đặc trị) nhưng nó vẫn không hết. Tôi đã nếm được mùi vị của đau khổ; tôi đã khám phá ra đau khổ, theo nghĩa đen. Và khám phá đó đã dẫn tôi đến với tâm linh, bởi vì tôi không còn có thể nghĩ được về điều gì khác nữa. Tôi không còn có thể nghĩ ra được cách nào nữa – mặc dù tôi đã hoàn toàn bác bỏ cái ý tưởng về Trời vì đã là một nhà vật lý duy vật khá lâu rồi. Nhiều khi những đứa con tôi hỏi, “Bố có phải là một người vô thần không?” Tôi trả lời đại khái rằng, “Phải.” Và, “Trời có thật không?” Và tôi nói, “Không, bố không tin vào Trời.” Những câu đó tôi hay nói thường xuyên. Nhưng vào khoảng thời gian sau này, khi tôi khoảng 37 tuổi, trong không gian đó, nơi mà Trời không tồn tại và ý nghĩa của cuộc đời đối với tôi chỉ là sự theo đuổi lý trí thành công trong nghề nghiệp, đã không còn có thể thỏa mãn tôi và mang lại được hạnh phúc. Thật sự thì lúc đó đời tôi chứa đầy khổ đau. Và tôi đã biết đến thiền. Tôi muốn biết xem có cách nào để ít nhất tìm được sự khuây khỏa không, chứ chưa nói đến hạnh phúc. Nhưng cuối cùng thì thiền định cũng mang lại được hỷ lạc, nhưng phải qua luyện tập. Thêm vào đó, tôi phải nhắc đến việc tôi tái hôn lần nữa, và thử thách của tình yêu cũng đã rất quan trọng. Nói cách khác, tôi sớm khám phá ra rằng sau khi tôi lập gia đình lần thứ hai thì tình yêu lúc đó rất khác biệt so với những gì tôi nghĩ. Tôi khám phá ra được rằng vợ tôi chính là ý nghĩa của tình yêu, và đó cũng là một đóng góp lớn lao cho cuộc sống tâm linh của tôi. WIE: Thật thú vị khi biết rằng khi ông hướng đến tâm linh bởi vì khoa học đã không thật sự thỏa mãn được khát khao tìm kiếm chân lý của ông, nhưng mặc dù vậy ông vẫn tiếp tục sự nghiệp khoa học của mình. AG: Đúng vậy. Chỉ là cách làm khoa học của tôi đã thay đổi. Lý do khiến tôi đánh mất sự hào hứng trong khoa học là vì tôi đã biến nó trở thành một cuộc chơi nghề nghiệp. Tôi đã đánh mất tinh thần về cách làm khoa học lý tưởng, là tinh thần khám phá, là óc tò mò, là tinh thần nhận biết sự thật. Nên tôi đã không còn tìm kiếm sự thật thông qua khoa học, và vì thế tôi đã phải tìm đến thiền, nơi tôi tìm được chân lý một lần nữa, chân lý về thực tại. Nhưng sau cùng bản chất của thực tại là gì? Bạn thấy xu hướng đầu tiên là chủ nghĩa hư vô, không gì tồn tại; Tôi đã hoàn toàn tuyệt vọng. Nhưng thiền định sớm bảo tôi rằng không, không tuyệt vọng như vậy đâu. Tôi đã có một trải nghiệm. Tôi đã hé nhìn được rằng thực tại thật sự tồn tại. Nó là gì thì tôi không biết, nhưng nó tồn tại. Điều đó đang mang lại động lực cho tôi để trở lại với khoa học để xem tôi có thể làm được gì với nguồn năng lượng mới và phương hướng mới này không, và thật sự tìm kiếm chân lý thay vì tìm kiếm chỉ vì những danh nghĩa nghề nghiệp. WIE: Niềm hứng thú mới mẻ về tâm linh này ảnh hưởng đến các hoạt động khoa học của ông như thế nào? AG: Những gì đã xảy ra là tôi không còn làm khoa học chỉ vì mục đích công bố các bài viết và thực hiện các thí nghiệm cho phép bạn nhận được tài trợ. Thay vào đó, tôi bắt đầu giải quyết những vấn đề thật sự quan trọng. Những vấn đề này ngày nay rất nghịch lý và và rất bất thường. Vâng, tôi không nói rằng các nhà khoa học truyền thống không có một vài vấn đề quan trọng. Cũng có chứ không phải không. Anh thấy đó, khoa học lượng tử là một vấn đề luôn làm trật hướng người ta khỏi những thành tựu nghề nghiệp vì nó là một vấn đề rất khó. Người ta đã cố gắng nhiều thập kỉ nhưng vẫn chưa thể giải đáp được nó. Nhưng tôi nghĩ, “Mình không có gì để mất và mình chỉ đang điều tra về sự thật, tại sao lại không?” Vật lý lượng tử là chuyên ngành tôi biết rõ. Tôi đã nghiên cứu về vật lý lượng tử suốt đời tôi, vậy thì tại sao lại không làm? Đó là lý do dẫn đến câu hỏi, “Nhân tố nào chuyển đổi khả năng thành hiện thực?” và nó đã chiếm hết thời gian của tôi từ 1975 đến 1985, cho tới khi có một bức phá huyền bí xảy ra. WIE: Ông có thể mô tả sự bức phá này không? AG: Vâng, tôi rất sẵn lòng. Nó đang hiển hiện rõ ràng trong đầu tôi. Có một lần – khi sực bức phá này xảy ra – vợ tôi và tôi đang ở Ventura, California và một người bạn tâm linh, Joel Morwood, xuống chơi từ Los Angeles, và tất cả chúng tôi đều đi tới nghe buổi thuyết giảng của Krishnamurti. Krishnamurti, tất nhiên rồi, là một nhà huyền môn vĩ đại và cực kì độc đáo. Sau buổi thuyết giảng chúng tôi về nhà và ngồi ăn tối với nhau. Tôi trao đổi với Joel về những ý tưởng mới nhất của tôi về vật lý lượng tử liên quan đến ý thức và Joel đã thách thức tôi rằng, “Ý thức có thể được giải thích chăng?” Tôi đã cố gắng luồn lách đưa ra câu trả lời nhưng Joel đã không nghe gì hết. Anh ta nói, “Anh đang tự bịt mắt mình bằng khoa học. Anh không nhận ra được rằng ý thức là nền tảng của vạn vật.” Anh ta nói một câu đại khái là, “Không có gì khác ngoài Trời.” Và đã có một cái gì đó lật úp lại trong đầu tôi mà tôi không thể giải thích được. Đây là một nhận thức tối hậu mà tôi có được ngay giây phút đó. Tôi nhớ rằng tôi đã thức suốt đêm đó, nhìn lên bầu trời và có được một cảm giác thiêng liêng lạ lùng về thế giới, và một sự quả quyết hoàn toàn rằng đây đúng là bản chất của thế giới, bản chất của thực tại, và một người có thể làm khoa học dựa trên nền tảng này. Anh thấy đó, cái ý niệm đang thịnh hành bay giờ – ngay cả với những người như David Bohm [4] – là “Làm sao bạn có thể làm khoa học mà không cho rằng có một thực tại vật chất? Làm sao bạn có thể làm khoa học nếu bạn để cho ý thức quyết định những điều tùy nghi?” Nhưng tôi đã hoàn toàn chắc chắn – không một mảy may nghi ngờ nào kể từ đó – rằng một người hoàn toàn có thể làm khoa học trên nền tảng này. Không những thế, họ còn có thể giải quyết những vấn đề của khoa học ngày nay. Và đó là những gì đang diễn ra. Trong vòng vài tháng mọi vấn đề về đo đạc lý thuyết, đo đạc nghịch lý đã tan biến mất. Kể từ khi đó ý tưởng tiếp nối ý tưởng cứ tuôn trào, và rất nhiều vấn đề đã được giải quyết – vấn đề về hiểu biết, nhận thức, tiến hóa sinh học, chữa bệnh bằng tâm linh. Cuốn sách mới nhất của tôi, “Vật Lý của Linh Hồn” (Physics of the Soul) là một học thuyết về luân hồi, tất cả đã được giải thích cặn kẽ. Thật là một cuộc hành trình sáng tạo tuyệt vời. [4] David Bohm: Chuyên gia vật lý lượng tử người Hoa Kỳ. Được công nhận rộng rãi là một trong những nhà vật lý lượng tử quan trọng nhất trong thế kỷ 20. WIE: Nhìn từ góc độ ngược lại, ông nói như thế nào về việc bản thân là một nhà khoa học đã có ảnh hưởng thế nào đến sự tiến hóa tâm linh của ông? AG: À, tôi đã không xem chúng là tách biệt. Sự bao trùm, thống nhất này rất quan trọng đối với tôi. Các giác giả thường cảnh báo người ta rằng, “Đừng phân tách cuộc đời thành cái này hay cái kia.” Đối với tôi nó đến một cách tự nhiên vì tôi đã khám phá ra những cách thức mới mẻ để làm khoa học khi tôi khám phá ra tâm linh. Tâm linh là bản chất tự nhiên của tôi, kể từ đó bất cứ tôi làm gì, tôi không tách biệt chúng. Trước khi có những công trình của tôi, tôi nghĩ rằng nó vẫn còn rất mơ hồ làm thế nào để kết hợp khoa học và tâm linh. Mặc dù là những người như Teilhard de Chardin (nhà triết học, thần học người Pháp), Aurobindo [5], hay Blavatsky [6], đã nhận ra được rằng một nền khoa học như thế sẽ đến, và rất ít người sẽ có thể nhìn thấy nó. Những gì tôi làm là nắn thêm thịt vào tất cả những tầm nhìn ở những thế kỉ trước. Và khi bạn làm thế, khi bạn nhận ra rằng khoa học có thể được dựa trên nền tảng của ý thức, mọi thiếu hụt sẽ không còn nữa. Nói cách khác, thành kiến cho rằng khoa học chỉ mang đến tách biệt sẽ không còn nữa. Khoa học duy vật là một khoa học tách biệt. Một nền khoa học mới nói rằng thế giới vật chất vẫn tồn tại, nhưng nó chỉ là một phần của tổng thể, không phải toàn bộ. Có tách biệt thì cũng phải có thống nhất. Trong cuốn sách Vũ Trụ Tự Thức của tôi, tôi nói về cuộc hành trình của những vị anh hùng trong thế giới khoa học. Tôi nói rằng, 400 năm trước, với Galileo, Copernicus, Newton và những người khác, chúng ta giương cánh buồm tách biệt và du hành vào hải phận của sự tách biệt, nhưng đó chỉ là phần đầu của chuyến hành trình. Sau đó người anh hùng đã khám phá ra được chân lý và quay trở lại. Đây chính là sự trở lại của người anh hùng và chúng ta đang tận mắt chứng kiến qua tầm nhìn mới này. [5] Aurobindo: học giả, nhà thơ, triết gia, yogi người Ấn Độ, là một trong những lãnh tụ tinh thần nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất của triết lý Vệ-đà [6] Blavatsky: Nhà huyền bí đại tài trong lịch sử văn minh Tây Âu. Bà cũng là sứ giả trực tiếp của các vị Chân-Sư ngự nơi dãy núi Hy Mã Lạp Sơn. Người sáng lập ra hội Thông Thiên Học. http://www.amitgoswami.org/scientific-proof-existence-god/
-
1963 phạm Kim lâu, Giáp thìn: phạm Hoang ốc Giáp Tý không phạm gì, làm nhà được. Đó là xem tuổi làm nhà, còn phụ thuộc và nhiều thứ quan trọng hơn nhiều, ví dụ: Nhà hướng nào? có phạm gì trong năm nay không? động thổ ở vị trí nào trên miếng đất......, Vậy bạn hãy cân nhắc đề làm nhé. Thân mến!
-
Hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ: Bắc Kinh lo nhất ông Tập Cận Bình bị hớ Hồng Thủy (GDVN) - Một quan chức Trung Quốc cho biết: "Bảo đảm cho Chủ tịch Tập Cận Bình không bị mất mặt là một ưu tiên hàng đầu đối với Trung Quốc". Reuters ngày 3/4 bình luận, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ là một "cặp chính khách kỳ lạ" trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung đầu tiên dưới thời Trump, bắt đầu ngày 6/4 tại Florida. Hai nhà lãnh đạo này có thể có một điểm chung: hùng biện của họ về việc khôi phục sức mạnh quốc gia. Nhưng hai ông khác nhau ở hầu hết các khía cạnh còn lại, từ phong cách chính trị đến kinh nghiệm ngoại giao. Vấn đề đứng đầu chương trình nghị sự tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago được dư luận quan tâm là, liệu Tổng tống Donald Trump có thúc đẩy mối đe dọa sử dụng các quan hệ thương mại với Trung Quốc để ép Bắc Kinh làm nhiều hơn nữa trong việc kiềm chế Bình Nhưỡng hay không? Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau tại "Nhà Trắng phương Nam" của ông Trump ở Florida, ảnh minh họa: Washington Times. Một số phụ tá Nhà Trắng tin rằng, con rể ông Donald Trump, cố vấn Jared Kushner có thể đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng chi phối đến cách Tổng thống Donald Trump ứng xử với ông Tập Cận Bình trong hai ngày 6, 7/4. Mặc dù vậy, một quan chức Trung Quốc cho biết: "Bảo đảm cho Chủ tịch Tập Cận Bình không bị mất mặt là một ưu tiên hàng đầu đối với Trung Quốc". Các cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ với Chủ tịch Trung Quốc thường được lên kịch bản chặt chẽ, tỉ mỉ hơn so với các nhà lãnh đạo nước ngoài khác, đó là cách các quan chức Trung Quốc nhấn mạnh để đảm bảo họ được đối xử đàng hoàng như một cường quốc toàn cầu. Hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ là một cơ hội để nghiên cứu hai nhà lãnh đạo trong sự tương phản rõ nét: Donald Trump thiếu kiên nhẫn, thẳng thắn và dễ trút sự tức giận lên các dòng trạng thái gây bão trên Twitter. Trong khi đó ông Tập Cận Bình có vẻ ngoài bình tĩnh và thận trọng, không bao giờ xuất hiện trên các mạng xã hội nổi tiếng. Tuy nhiên, điều các quan chức Trung Quốc lo ngại nhất hiện nay là những tình huống bất ngờ từ Tổng thống Donald Trump. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã phải bắt tay khá lâu ở tư thế không thoải mái tại Nhà Trắng khi ông đến thăm tháng Hai năm nay. Khi tiếp Thủ tướng Đức, ông Donald Trump phớt lờ lời đề nghị bắt tay của bà Angela Merkel trước truyền thông. Một cuộc điện đàm gay gắt giữa ông Donald Trump với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cũng gây ra những quan tâm đặc biệt từ Bắc Kinh. Nhưng với quyết định tổ chức một hội nghị thượng đỉnh khá sớm trong nhiệm kỳ Tổng thống của Donald Trump cho thấy, cả Nhà Trắng lẫn Trung Nam Hải đều thấy giá trị của những nỗ lực xây dựng một mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo. Bóng dáng Lã Bất Vi tại hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ Ông Donald Trump bước vào cuộc tiếp ông Tập Cận Bình trong khi vẫn có khoảng trống đáng kể trong đội ngũ cố vấn, tham mưu cho ông về châu Á và chính sách với Trung Quốc. Các quan chức chính quyền tranh luận về khả năng Trump sử dụng kỹ năng đàm phán của mình để thuyết phục Tập Cận Bình rằng, Trung Quốc cần Hoa Kỳ hơn Hoa Kỳ cần Trung Quốc, đặc biệt là khi nói đến tiếp cận thị trường. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, Trung Quốc đủ khôn ngoan chính trị để chống lại các yêu cầu của Hoa Kỳ. Tập Cận Bình chắc hẳn cũng nhìn thấy sự suy yếu của Donald Trump bởi ông đã thất bại trong nhiều chính sách đối nội từ khi nhậm chức. Hai bên đều giữ kỳ vọng thấp với kết quả hữu hình từ chuyến thăm này. Và khác với phong cách tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, sẽ không có ngoại giao sân golf với ông Tập Cận Bình, vì nhà lãnh đạo Trung Quốc xem môn thể thao này gắn liền với các "giao dịch mờ ám" của các quan chức tham nhũng. [1] Bình luận về nỗi lo của Trung Nam Hải xung quanh hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ, Willy Lam, tác giả cuốn sách "Chính trị Trung Quốc trong kỷ nguyên Tập Cận Bình" ngày 3/4 viết trên Financial Times, ông Tập Cận Bình lo chuyện ở nhà hơn là chuyến đi Mỹ. Dự kiến ông Tập Cận Bình sẽ tập trung vào kinh tế, thương mại và các vấn đề tiền tệ khi hội đàm với Tổng thống Mỹ ở Florida. Tập Cận Bình sẽ tránh các vấn đề chính trị như việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc. Tập Cận Bình sẽ thận trọng, bởi ông biết rằng vị Tổng thống doanh nhân có thể kêu gọi chủ nghĩa dân tộc của người Mỹ gây khó khăn cho đảng Cộng sản Trung Quốc, lúc đó nếu ông Tập Cận Bình không chống lại kiên quyết và cứng rắn, thì có thể bị giảm uy tín ở nhà. [2] Còn theo một số nhà quan sát bình luận trên South China Morning Post, Hồng Kông ngày 4/4, ông Tập Cận Bình nên thúc đẩy sáng kiến "một vành đai, một con đường" khi gặp ông Donald Trump. Hợp tác trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng nên trở thành nền móng mới cho quan hệ Trung - Mỹ, thay vì hợp tác trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu như dưới thời Barack Obama. Gal Luft, chuyên gia về Trung Quốc từ Viện Phân tích an ninh toàn cầu tại Washington nói: "Tôi nghĩ rằng ông Trump sẽ thấy rất hấp dẫn, vì ông rất quan tâm đến cơ sở hạ tầng, muốn nâng cấp cơ sở hạ tầng tại Mỹ, tìm kiếm cơ hội cho các doanh nghiệp Mỹ". Hầu hết các nhà phân tích cho biết, hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ lần này khó có thể tạo ra kết quả thiết thực vì không vấn đề nóng nào như Biển Đông, Đài Loan, Triều Tiên, mất cân bằng tiền tệ - thương mại có các giải pháp vào lúc này. Andrew Nathan từ Đại học Columbia ở New York cho biết, Tập Cận Bình không muốn và cũng không thể giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên theo cách Donald Trump mong muốn. Ông cũng không mong đợi bất cứ tiến bộ nào trong vấn đề Biển Đông tại hội nghị này. Tài liệu tham khảo: [1]http://www.reuters.com/article/us-usa-china-summit-analysis-idUSKBN1752FT [2]https://www.ft.com/content/c5bebb56-1845-11e7-9c35-0dd2cb31823a [3]http://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/2084452/xi-jinpings-chance-turn-infrastructure-new-building Hồng Thủy
-
Ơ ơ Sư phụ ơi, 2 cuốn sách này SP đã cho in tái bản chưa ạ?
-
Hiện tượng kỳ lạ khi Hàn Quốc trục vớt phà Sewol Dân trí Vào thời điểm trục vớt phà Sewol hôm 22/3, trên bầu trời Hàn Quốc đã xuất hiện đám mây có hình giống dải ruy băng vàng dùng để tưởng nhớ hơn 300 nạn nhân trong vụ đắm phà này. Đám mây hình dải ruy băng vàng xuất hiện trước khi phà Sewol được vớt lên mặt nước. (Ảnh: Chosun Ilbo) Báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc cho biết, đám mây kỳ lạ này xuất hiện vào khoảng 18h30 ngày 22/3 khoảng nửa ngày trước khi phà Sewol được vớt lên khỏi mặt nước sau gần 3 năm nằm ở độ sâu 40m. Dải ruy băng vàng dùng để tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ chìm phà Sewol. (Ảnh: Getty) Các bức ảnh đăng tải trên mạng xã hội cho thấy, đám mây này có hình thù giống như dải ruy băng vàng dùng để tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ chìm phà Sewol. Dải ruy băng còn được coi như biểu tượng của niềm hy vọng. Phà Sewol được vớt lên vào hôm 23/3. (Ảnh: Reuters) Vụ chìm phà xảy ra hồi tháng 4/2014, lấy đi sinh mạng của 304 người, trong đó chủ yếu là học sinh. Gia đình các nạn nhân trong những năm qua đã kêu gọi chính quyền trục vớt chiếc phà và điều tra toàn diện vụ tai nạn thương tâm này. Tuy nhiên, phải gần 3 năm sau, nguyện vọng này mới được hiện thực hóa sau khi các chuyên gia đã nghiên cứu kỹ lưỡng điều kiện thời tiết, sức gió. Minh Phương Theo Chosun Ilbo