phamhung

Lớp Địa Lý Lạc Việt
  • Số nội dung

    2.356
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    39

Everything posted by phamhung

  1. Thày Thiên sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh tức Nguyễn Vũ Diệu chia sẻ đôi điều và có lời khuyên với chị em hãy rất thận trọng và cân nhắc kỹ khi sửa những chi tiết trên khuôn mặt và cơ thể. THƯA QUÝ VỊ VÀ PHỤ NỮ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI. Sửa sắc đẹp - nếu chỉ dừng lại ở đấy thì không nói làm gì. Khái niệm sửa sắc đẹp đôi khi không đồng nghĩa với sửa tướng. Thí dụ như làm trắng da, tô son, đánh phấn, trị mụn cóc mọc một cục bằng hạt đậu ngay trên mặt... thì nó vẫn thuộc "phạm trù" sửa sắc đẹp. Nhưng đa phần sửa sắc đẹp trong hoàn cảnh hiện nay, liên quan đến sửa tướng. Phổ biến nhất là nâng mũi, cắt môi, mài cằm (Đau bỏ mựa), nâng ngực, hút mỡ mí mắt......Tuy thuộc "phạm trù" sửa sắc đẹp, nhưng nó lại là những phần tử cũng nằm trong "phạm trù" của "tập hợp" sửa tướng của nền zdăng miêng Đông phương huyền bí. Đây chính là cái lý do, lão Gàn chia sẻ bài viết của Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn, một cao thủ của Địa Lý Phong thủy Lạc Việt. Nhưng Thiên Đồng chỉ giới thiệu sự kiện, không phân tích bản chất của vấn đề. Đó là do giới hạn chủ đề bài viết, chứ ko phải những cao thủ Địa Lý Lạc Việt không biết bản chất của vấn đề. Bởi vậy, lão phải nói thêm vì sao sửa tướng lại hết sức không tốt. BẢN CHẤT CỦA PHÉP XEM TƯỚNG. Một trong những nguyên lý căn bản cùa Lý học Đông phương , mà tất cả các cao thủ đều phải biết là nguyên lý: "Hình nào, khí đó". Núi có khí của núi, sông có khí của sông. Xét một thế núi thì cao thấp, vuông tròn...khí chất cũng khác nhau. Xét một dòng sông thì, mãnh mẽ, hiến hòa, trong đục...khí chất cũng khác...Tất nhiên, xét một con người thì hình tướng khác nhau thì khí chất cũng khác. Khí chất khác nhau thì tương tác với môi trường cũng khác và tạo nên cái gọi là số mệnh của từng con người. Về bản chất của tương tác và những quy luật tương tác thì hiện nay nền khoa học hiện đại chưa đạt tới. nên lão tạm dừng ở đây và bàn vào lúc khác. Về bản chất thì cả một lịch sử phát triển của vũ trụ, bắt đầu từ khí chất tạo nên hình tướng, hình tướng xác định khí chất và xác định sự tương tác của khí chất từng con người làm nên số phận của họ trong môi trường sống. Đây là nguyên lý căn bản của phép xem tướng của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Vào thời xa xưa, các phương tiện kỹ thuật chưa phát triển, sinh ra hình tướng thế nào đành phải chấp nhận như thế đó. Tây Thi là Tây Thi, Thị Nở ra đằng Thị Nở. Nhưng khi phương tiện kỹ thuật phát triển, sửa sắc đẹp đồng nghĩa với sửa tướng. Tức hình thức thay đổi thì khí chất thay đổi và đương nhiên số phận thay đổi. Và hiện tượng sửa tướng làm số phận thay đổi như thế nào, Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn đã thống kê dưới đây. Nhưng lão Gàn cần phái nói rõ rằng: Lý học Việt không cấm sửa tướng. Trong Lý học, một định đề đã được xác định: "Tâm bất như tướng, tướng tự tâm sinh. Tướng bất tùng tâm, tường tùy tâm diệt". Nhưng sửa thế nào lại là cả một khối tri thức cực kỳ phức tạp. Bởi vì, bản chất thiên nhiên vốn hết sức cân đối. Cho nên hính tướng con người cũng rất tự cân đối với nó. Bởi vậy, việc sửa tướng, mà không hiểu biết, loạng quạng là có một kết quả không khả quan, vì phá vỡ tính cân đối của tự nhiên.. Trong cuộc đời xem bói và tư vấn cho thân chủ của lão, gặp hàng ngàn phụ nữ đặt vấn đề sửa sắc đẹp bằng giải phẫu. Lão chỉ đồng ý ba, cùng lắm là 4 trường hợp sửa mũi. Nhưng phải vẽ thiết kế cho họ một cái mũi cực kỳ cần thận, để họ trình bày với bác sĩ thẩm mỹ. Ngoài ra lão bác hết. Ai không nghe lão thì ráng chịu. Bài viết hơi dai, không bít cái anh Fây có cho đăng không. Nên lão có lời khuyên với chị em và quý vị hãy rất thận trọng và cân nhắc kỹ khi sửa những chi tiết sau đây trên khuôn mặt và cơ thể. Tôi nhắc lại là rất thận trọng, chứ không phải tuyệt đối không được. Đó là: Hút mỡ tại gian my (Bọng thịt phía dưới mắt). Sửa mũi, sửa cằm, sửa gò má; sửa nâng ngực. Còn căng da, cắt da cho đỡ sụp mí mắt thì được. Tạm thời vậy đi. Hôm nào hứng viết tiếp. Chúc tất cả một cuộc sống an lành. ------------------------------------------------------------------------------------ Thiên Đồng chia sẻ: CHUYỆN SỬA TƯỚNG Bây giờ nghiệm lại môn Tướng pháp, thấy hay... Thuở nhỏ, ở xóm tôi, có cô kia, tướng sắc cũng nhu nhã...tự dưng sinh chuyện sửa sắc đẹp...mới đầu chỉ là mí mắt, sau lại cái môi...rồi cái ngực...đến 20 năm sau, tôi gặp và nhìn lại...xấu không thể chịu được. Có điều lạ là từ khi sửa tướng chẳng được bao lâu thì chồng bị tai nạn rồi làm ăn lụn bại...đó là chuyện 01. Chuyện 02 là chuyện của mẹ tôi. Mẹ tôi khi nhỏ rất đẹp. Gương mặt khả ái. Nhưng trên con đường làm ăn, giao thiệp với giới thẩm mỹ, rồi cũng...ngứa...rồi sửa...sửa hết con mắt, cái mũi, rồi cái môi...bay mất, tiêu tán, banh chét nguyên ngôi nhà...sự nghiệp tiêu vong..Càng sửa càng xấu...càng lụi... Câu chuyện thứ 03, bà mợ, vợ cậu tư tôi...cũng làm ăn...tiền nhiều...để trong túi chắc là ngứa không chịu được...bèn sửa...cũng con mắt cũng cái mũi...cái mũi nhọn hoắc như phù thủy! Banh chét luôn ngôi nhà...Ông cậu gỡ lịch. Câu chuyện 04, cô bạn chung lớp tôi thời học cấp 3, sau nhiều năm gặp lại, lần đó, cô nàng đang trong lúc vượng, tiền bạc tỷ, nhà chung cư cao cấp hai ba căn. Nhìn qua tôi thấy mũi sửa. Tôi hỏi xác định xem có đúng không. Cô nàng bảo rằng từ khi sửa mũi phát đạt hẳn. Luận tuổi và bốc quẻ cùng với cái tướng mũi, tôi bảo "cẩn thận 2 năm nữa, có khi huề vốn là mừng, không thì te tua lắm". Hai năm sau gọi lại hỏi:" tôi nên mở kinh doanh gì đó hay đi nước ngoài làm osin?". Tôi hỏi: "trời. sao vậy?". Đáp: " nhà của bay hết rồi, chuyện tình cảm cũng căng thẳng với hai thân, ngăn cản không cho tiến tới...ông gặp tôi chắc không nhìn ra tôi luôn!". Lẩm bẩm lầm bầm, tôi "phán": "Đi làm ô sin!". Cũng lầm bầm:" Ừ thì đi. Chắc chỉ là vậy thì an toàn hơn.". ...Vậy là cũng Banh chét mấy căn nhà! Câu chuyện 05, chuyện khách hàng của sự phụ tôi. Khi tôi còn cắp sách cho Sư phụ. Một bà chủ tiệm bún bò, một quán khá lớn giữa Sài Thành, gặp khó khăn, nhờ Sư phụ tôi giải hạn. Sư phụ tư vấn. Tôi đi kiểm tra lại mỗi khi bà ta thự hiện. Gọi là bà thôi chứ bà chủ còn trẻ, tầm khoảng lúc ấy chừng 38-40, nhan sắc cũng ưa nhìn. Nhưng hỏi ra cũng đã sửa môi, sửa mũi...mà lại bóp cánh mũi lại cho hẹp... cho nó...giữ của...giữ tài...nghĩa là sửa trước khi nhờ tư vấn phong thủy bên sư phụ tôi. Hôm nọ, sau khi bẳng đi khoảng 3-4 tuần thì mới gọi lại, bảo qua kiểm tra lại xem có gì chưa đúng không thì báo lại cho Sư phụ tôi. Vừa tới nhà, chị chủ từ trên nhà đi xuống, dáng mệt như bệnh, tay ôm bụng, tôi hỏi:" Chị bệnh à?". Chị ta nói nhỏ:" Chị không bệnh, nhưng chị nói mày mày đừng nói thầy nha. Chị vừa sửa ngực.". Tôi la: "trời. Chị sửa chi vậy?". "Ừ, có thầy chỉ, Sửa cho phát tài đó mà! - chị ta nói. Vậy là linh tính thằng tôi thấy vụ này không xong. Mà không xong thiệt. Quán bún bò trả mặt bằng. Nghỉ bán. Banh chét luôn quán bún bò! Phong thủy và Tướng pháp là hai yếu tố trong nhiều yếu tố tương tác trực tiếp đến mệnh vận của từng cá nhân. Nó có sự tương tác mạnh mẽ đến thành bại, thọ yểu đến mạng số, do vậy bất kỳ sự thay đổi nào đó đều đưa đến nhiều hệ luy mà đa phần là hệ lụy hoàn toàn không tốt. Phong Thủy Thiên Đồng
  2. TƯ LIỆU THAM KHẢO. Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt, xác định những quy luật vận động và tương tác của vũ trụ chi phối con người. Video này cho thấy con người quá nhỏ bé, đến mức gần như biến mất trước sự vĩ đại của vũ trụ. Mong muốn giải thoát là mục đích chủ quan của con người. Nhưng trí huệ mới là điều kiện để giải thoát. Hãy nhận biết chính minh trong vũ trụ bao là này trước đã. Muốn thực sự hiểu biết thì phải đạt đến LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT.
  3. PHẬT GIÁO CÓ PHẢI CỨU CÁNH DUY NHẤT CỦA CON NGƯỜI KHÔNG? Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Tiếp theo THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH - LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT VŨ TRỤ. Thưa quý vị và các bạn quan tâm. Để đạt đến sự giải thoát, Phật giáo đòi hỏi phải có sự giác ngô chân lý. Và điều kiện cần là phải có trí huệ để tự giác ngộ. Tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm này. Vấn đề được đặt ra là trong qúa trình phát triển sinh học và tích lũy tri thức để đạt đến trí huệ có thể tự giác ngộ chân lý, con người cần cái gì? Đó là sự sống, trưởng thành, học hỏi và tích lũy kiến thức. Quá trình này của con người còn là cả một sự liên hệ với cộng đống và xã hội trong môi trường để tồn tại và phát triển. Môi trường cộng đồng và xã hội, đó cũng cần mọi sự phát triển của chính nó để tạo điều kiện tốt nhất cho con người. Tất nhiên, nó cần những hình thái ý thức trong các mối quan hệ xã hội, sự phát triển của khoa học kỹ thuật....Nhưng đây lại là vấn đề mà Phật giáo ít đề cập đến. Sự phát triển của tri thức khoa học trong nhiều lĩnh vực của nền văn minh đã bù vào khoảng trống này. Nhưng chính hệ thống tri thức khoa học này cũng chưa hoàn hảo. Có thể nói: Nó đang bế tắc về tính lý thuyết. Cũng chính vì sự phát triển của khoa học trong các vấn đề liên quan, so sánh đối chiếu với giáo lý Phật giáo, khiến cho các nhà khoa học tinh hoa cảm giác rằng: Nếu kết hợp với Phật giáo sẽ đạt được nhiều tiến bộ trong nền văn minh và đạt đến LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT. Trên bàn làm việc của tôi có cuốn "Đạt Lai Lạt Ma & Albert Einstein" mà nhà sách Fb mới giao tôi cách đây vài tiếng. Tôi chưa xem hết. Nhưng có đoạn sau đấy rất đáng chú ý và liên quan đến đề tài này. Cuốn sách có đoạn viết: Trích: ["Trong tác phẩm "Những năm cuối cùng của đời tôi" (Out of My later Years), ngài (Einstein) viết: Tất cả các tôn giáo, nghệ thuật và khoa học là những cành nhánh chung cho một thân cây. Những khát vọng này đều nhằm hướng đến sự thăng hoa cho một kiếp người, giúp con người vượt khỏi thế giới thuần túy vật chất và hướng dẫn cá nhân đến sự tự do và giải thoát"."] Ngài Einstein đã đúng phần đầu của đoạn trích dẫn trên. Cái đúng phần đầu này xác định quan điểm của ngài Einstein hướng đến một nhận thức tổng hợp - tức LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT. Nhưng ngài đã sai phần sau, khi ngài vẫn chấp vào quan niệm phân biệt giữa vật chất và một cái gì đó phi vật chất, mà thế nhân quen gọi là "tâm linh", hoặc "tinh thần". Tôi đã định nghĩa lại phạm trù khái niệm vật chất. Tôi nhắc lại định nghĩa này: "Tất cả mọi dạng tồn tại chứa đựng năng lượng và tương tác đều là vật chất". Như vậy, không có vấn đề giải thoát khỏi thế giới vật chất, mà chỉ có thể chuyển hóa các dạng tồn tại - theo định nghĩa của tôi. Vấn đề tiếp theo nữa là sự giải thoát đó chỉ giành cho cá nhân, tự chứng nghiệm chân lý và giải thoát. Vậy còn toàn thể sự tiến hóa và tồn tại của xã hội loài người thì sao? Phật giáo chưa đề cập sâu đến vấn đề này. Và đó chính là một phần - nắm lá trong rừng Kỳ Đà - mà Đức Phật chưa mô tả. Đây chính là nguyên nhân để tôi xác đinh Phật giáo là thành tựu cuối cùng, nhưng không phải kết luận cuối cùng. Do đó, sự kết hợp của hai tập hợp Phật giáo và Khoa học, chưa thể lập thành chân lý cuối cùng là LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT. Nghịch lý toán học Cantor phát biểu: "Mỗi tập hợp đểu chỉ là những phần từ của một tập hợp lớn hơn bao trùm lên nó". Do đó, nếu chúng ta coi khoa học và Phật giáo là hai tập hợp thì phải có một tập hợp lớn hơn bao trùm lên nó. Tập hợp này sẽ bổ sung sự khiếm khuyết của cả hai tập hợp trên. Nếu như tập hợp bao trùm này, chưa phải là LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT, theo đúng tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng và theo đúng tiêu chí cho một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT - thì - con người còn cần phải tiếp tục để đi tìm một tập hợp lớn hơn bao trùm lên nó. Cho đến khi - theo vế thứ hai của Nghịch lý Cantor - phát biểu như sau: "Có một tập hợp lớn nhất, bao trùm lên tất cả mọi tập hợp và không có một tập hợp nào lớn hơn nó". Và chỉ đến khi đó, chúng ta mới đạt được LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT. Thưa quý vị và các bạn. "Tập hợp lớn nhất và không có một tập hợp nào lớn hơn bao trùm lên nó" chính là LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT bao trùm lên tất cả mọi hệ thống lý thuyết khoa học, triết học và tôn giáo của lịch sử nền văn minh. Cho nên không thể có một tập hợp nào lớn hơn bao trùm lên nó. Hay nói cách khác: Đó chính là CHÂN LÝ CUỐI CÙNG, hay "kết luận cuối cùng" của lịch sử phát triển của nền văn minh con người. Đây cũng chính là sự kết thúc vinh quang của một chương dài trong lịch sử tiến hóa của nền văn minh nhân loại đi tìm kiếm CHÂN LÝ CUỐI CÙNG, mà SW Hawking đã mô tả trong cuốn sách nổi tiếng của ông, cuốn "Lược sử thời gian". Những ngài SW Hawking cũng viết trong tác phẩm trên: "Nếu quả thực có một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?". Tôi luôn xác định đây là một xác quyết thiên tài của ngài SW Hawking. Bởi vì, một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT, sẽ mô tả sự tương tác tổng hợp toàn vũ trụ với những quy luật của nó - cho nên nó sẽ quyết định luôn cả khả năng tư duy của con người - cũng chỉ là một sự kiện nằm trong phạm trù tương tác có tính quy luật của nó - với khả năng tiên tri. Ở đây, luận điểm của ngài SW Hawking đã xác định yếu tố "Định mệnh" nằm ngoài ý muốn của con người. Trong trường hợp - nếu tri thức và ý chí chủ quan của của con người tác động vào tính quy luật tổng hợp và tương tác của vũ trụ - tức LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT - thì bản thân ý chí đó và bản thế quy luật tương tác tổng hợp của vũ trụ, sẽ là hai đối tượng cần THỐNG NHẤT. Điểu này vô lý. Do đó, một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT phải bao trùm lên quy luật tương tác vận động của tri thức và tương tác của tư duy. Tức là như ngài SW Hawkinh mô tả: "Nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?". Trện cơ sở của tất cả những dữ kiện mà tôi đã trình bày liên quan đến"Khoa học" ; "Phật giáo" và những điều kiện của một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT KHOA HỌC - và vấn đề được đặt ra: THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH CÓ PHẢI LÀ MỘT LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT HAY KHÔNG? Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị và các bạn. Còn tiếp. Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
  4. Trẻ con mới sinh, cơ thể còn yếu rất dễ phản ứng với các tương tác xấu từ nơi ở, vì vậy bạn đừng đi xem lá số hay xem bói, cái đó không giúp bạn chữa được bệnh cho con bạn đâu. Nên nhờ các thày xem lại nhà, từ cấu trúc đến bài trí trong nhà thế nào?.... mọi thứ có liên qua đến nhà. Bạn cho hỏi khi mới sinh cháu ra thì về ở nhà mới hay nhà cũ? cháu hay xảy ra hiện tượng gì? ............?
  5. Ở đây chỉ nghiên cứu về lý học, Không nghiên cứu về Sentrip, muốn biết điều đó bạn nên đi hỏi chỗ khác đúng chuyên ngành nhé.
  6. TIÊU CHÍ CỦA LỜI TIÊN TRI Nhà tiên tri lừng danh thế giới, bà Vanga có lời tiên tri nổi tiếng như sau: Đây là bản dịch lời tiên tri của bà Vanga trong cuốn: "Vanga - Nhà tiên tri vĩ đại" in khoảng giữa những năm 90 thế kỷ trước, Nxb CAND. Nếu tôi nhớ không nhầm thì vào năm 1996. Nhưng để bảo đảm tính khách quan của sự kiện được phân tích, tôi cũng trình bày một lời tiên tri tương tự từ một bản dịch khác, lưu truyền trên mạng, mà trong đó từ "Lý thuyết" được đổi thành"Tôn giáo". Và lời dịch nguyên văn như sau: "Một TÔN GIÁO cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyria bị tiêu diệt". Như vậy, chỉ có một bản dịch đúng với ý tưởng của bà Vanga (Hoặc cả hai bản dịch và bà Vanga sai - tôi sẽ trình bày sau). Rõ ràng hai từ "Tôn giáo" và "Lý thuyết" khác hẳn nhau. Phải chăng bản dịch "tôn giáo" đúng!? Và phải chăng Đạo Phật chính là "tôn giáo cổ xưa" sẽ quay trở lại với nhân loại!? Và điều này cũng có vẻ như gần tương đồng với nhận xét của ngài Einstein, khi nhận xét rằng: "Phật giáo là tôn giáo của tương lai". Nhưng tất cả những cái gần như và tương đồng ấy, lại rất mâu thuẫn với một mệnh đề sau của lời tiên tri. Đó là từ "cổ xưa quay lại". Phật giáo có căn nguyên từ cổ xưa, nhưng đang hiện hữu và không hể phải "quay lại với nhân loại. Do đó, vẫn có thể xác định ngài Einstein nói đúng: "Phật giáo là tôn giáo của "tương lai", nhưng không phải "quay lại với nhân loại". Chính mệnh đề này xác định bản dịch với từ "tôn giáo cổ xưa" sai. Khoa học - với lý thuyết thống nhất - có thể giải thích được tôn giáo. Nhưng tôn giáo thì không thể tích hợp với khoa học. Giả sử có thật một "tôn giáo cổ xưa" nào đó thì nó không có cơ hội để quay lại. Nhưng những trí thức tinh hoa cho rằng Phật giáo có thể tích hợp với khoa học và làm nên Lý thuyết thống nhất!? Điều này có thể xảy ra hay không? Thưa quý vị và các bạn quan tâm. Ở bài trước tôi đã trình bày các tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và tiêu chí cho một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT khoa học. Nếu xét theo tiêu chí khoa học nói chung cho một tiêu chí khoa học, sẽ rất dễ dàng nhận thấy ở Phật giáo có đầy đủ các yếu tố sau: Tính hoàn chỉnh; tính hệ thống, tính nhất quán của hệ thống Phật giáo. Có tính khách quan khi mô tả và phản ánh sự kiện. Nhưng tính quy luật lại chỉ hạn chế trong thuyết "nhân quả". Và tính tiên tri của một nguyên nhân - dẫn đến hậu quả thì hoàn toàn không có yếu tố thời gian. Hay nói cách khác: Khả năng tiên trị rất hạn chế. Một kẻ làm ác; hoặc một người hiền lành, họ sẽ nhận quả báo vào lúc nào? Đấy là một thiếu sót lớn trong Phật giáo. Đây cũng là một tiêu chí để thẩm định một lý thuyết khoa học. Phật giáo đã không thỏa mãn yếu tố này. Nếu xét về tiêu chí Lý thuyết thống nhất, thì trong Phật giáo không giải thích sự hình thành vũ trụ từ khởi nguyên, mặc dù có xác định "Như Lại tạng tính"; "Tính Thấy" có từ khởi nguyên của vũ trụ và là cái tồn tại trong tất cả mọi sự vật , hiện tượng và con người. Nhưng Phật giáo lại không mô tả lịch sử vũ trụ. Do đó - Ngay cả trong trường hợp tất cả các giáo pháp của Phật giáo là hoàn toàn chân lý và con người có thể đạt đến sự giải thoát. Thì điều này cũng chỉ có thể coi Phật giáo là thành tựu cuối cùng. Nhưng không thể coi là kết luận về chân lý cuối cùng. Chính Đức Phật cũng xác định rằng: "Những điều ta nói, như nắm lá trong bàn tay của ta. Còn chân lý như lá trong rừng Kỳ Đà sau lưng ta". Như vậy - với sự xác định của chính Đức Phật và phân tích ở trên, thì sự kết hợp giữa Phật giáo và khoa học, sẽ không bao giờ được coi là tiến tới một lý thuyết thống nhất. Vấn đề còn lại: Chân lý cuối cùng - LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT - nằm ở đâu? Vấn đề này sẽ tiếp tục được trình bày ở bài sau.
  7. Thày Thiên sứ viết: LÝ THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH CHÍNH LÀ LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT. Tôi không phát minh ra cái gì cả. Mà chỉ là phát hiện ra điều này. Nếu thế giới thực sự quan tâm, tôi sẽ thuyết trình trước những nhà khoa học tinh hoa của nền văn minh này. Tuy nhiên, các vị phải chấp nhận một điều mà quý vị rất muốn thông qua - Tôi sẽ thuyết phục các vị về Việt sử 5000 năm văn hiến , cội nguồn đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành, trước khi nói về Lý thuyết thống nhất. Mơ ước về một lý thuyết thống nhất của các nha 2khoa học tính hoa được mô tả trong bài viết được trích dười đây: -------------------------
  8. Những lưu ý khi động thổ năm Mậu Tuất 2018 (ĐTCK) Một trong những việc quan trọng trong xây cất sửa sang nhà cửa là vị trí động thổ cũng như cách thức động thổ cho đúng nguyên tắc Địa lý phong thủy. Động thổ sai vị trí, sai cách sẽ dẫn tới rất nhiều hậu quả nghiêm trọng và chúng ta thường quy tội cho “hạn làm nhà”. Đối với Địa lý Lạc Việt, không có hạn nào tên là hạn làm nhà, tức là gặp hạn hay vận đen do làm nhà, sửa nhà gây nên. Lý do cơ bản nhất chính là việc rất nhiều người trong khi xây nhà thường đi xem tuổi và “soi âm” ở những người thực hành thờ cúng tâm linh không hiểu rõ tính chất của việc động thổ, nên hướng dẫn động thổ sai, dẫn tới hậu quả đáng tiếc. Nhà phong thủy Hoàng Triệu Hải Trong quá trình nghiên cứu của cá nhân người viết, việc động thổ sai kết hợp với các yếu tố xấu khác như tuổi gia chủ xấu, nhưng lại nhờ người khác không phải là người cùng huyết thống động thổ hộ, tương tác xấu từ môi trường địa lý phong thủy xấu có thể dẫn tới nguy hiểm. Trong năm Mậu Tuất 2018, người viết xin trình bày phương vị cũng như cách thức động thổ nhằm tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra do thiếu hiểu biết về các bộ môn Lý học Đông Phương nói chung và Địa lý phong thủy nói riêng. Trước khi động thổ xây nhà mới hoặc nếu sửa chữa nhà có động thổ đất nền nhà, hay tháo dỡ thay mái nhà, cần lưu ý những điểm sau: 1. Tuổi chủ nhà: Là người lớn tuổi nhất trong nhà không phạm Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai. Nếu chủ nhà phạm những yếu tố này nhưng vẫn phải động thổ xây nhà, thì nhất định phải nhờ người thân động thổ. Người được nhờ động thổ phải thỏa mãn hai điều kiện: a. Là người có cùng huyết thống với chủ nhà. b. Phải là bề trên của chủ nhà như anh, chú, bác, bố, ông. c. Phải là nam giới. Nếu là nữ giới thì phải là người độc thân không có chồng. 2. Ngày giờ động thổ: Cần phải chọn ngày tốt cho ngày động thổ, cất mái. 3. Bản vẽ sơ đồ thửa đất hoặc nhà chuẩn bị xây với kích thước và tỷ lệ chuẩn theo thực tế. Các vị trí được phép động thổ trong năm của Đia lý Lạc Việt là 1/9, tức là một năm, nếu chia đất hay nhà ra làm 8 phần cộng với tâm nhà, thì chỉ có 1 phần là vị trí tốt để động thổ. Một trong những sai lầm rất nghiêm trọng hiện nay chính là việc chủ nhà được hướng dẫn động thổ 5 vị trí bao gồm 4 góc nhà và ở chính giữa nhà. Như vậy, xác suất động thổ phương vị sai phạm là rất lớn và đặc biệt nguy hiểm nếu không may động thổ vào phương vị sao Thái Tuế. Trong phạm vi ngắn của bài viết, người viết không phân tích lý giải vì sao các yếu tố được coi là phạm dựa trên nguyên lý khoa học nào, mà chỉ xin liệt kê những yếu tố cần phải tránh này. Trên bản vẽ thiết kế, chúng ta chia ngôi nhà hoặc thửa đất làm 8 phần bằng nhau tính từ tâm nhà, chúng ta sẽ cần loại trừ các phương vị bị phạm như sau: 1. Phương vị phạm Thái Tuế: Thái Tuế hay Tuế Tinh chính là sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời. Nó lớn gấp 11 lần Trái đất và có khối lượng bằng 2,5 lần tổng khối lượng của tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời. Chu kỳ của nó là 12 năm, tương ứng với 12 cung Hoàng Đạo hay 12 cung Địa Chi của Lý học Đông Phương bắt đầu từ Tý và kết thúc tại Hợi. Do khoảng cách rất gần Trái đất nên ảnh hưởng của sao Mộc lên Trái đất là vô cùng lớn. Do đó, đây chính là yếu tố nguy hiểm nhất và gây ảnh hưởng nhiều nhất tới ngôi nhà và mảnh đất của chúng ta. Việc xác định phương vị Thái Tuế chính là Địa Chi của năm, chính là sơn Tuất - Tây Bắc đối với năm Mậu Tuất. Do ảnh hưởng có tính dư thừa khí, nên các phương vị bên cạnh cũng bị ảnh hưởng, là sơn Tân - hướng Tây. Tính từ tâm nhà, chúng ra sẽ có phương vị phải tránh là sơn Tân và Tuất: 277,5 - 307,5 độ. 2. Phương vị xung Thái Tuế: Địa lý Lạc Việt đối xung với phương phạm Thái Tuế là xung Thái Tuế (trong phong thủy theo truyền thống phương vị này gọi là Tuế Phá). Đây cũng là phương vị không được phép động thổ do lực tương tác trục thẳng từ phương Tuất. Phương vị xung Thái Tuế là sơn Ất và sơn Thìn: 97,5 - 127,5 độ. 3. Phương vị Tuế phá: Đây là phương vị vuông góc với trục Thái Tuế - Xung Thái Tuế, hướng lên trên. Trên La kinh chính là hai sơn Quý - Sửu: 7,5 - 37,5 độ. 4. Phương vị Tam sát: Vào các năm Dần - Ngọ - Tuất thì phương vị tam sát là các sơn Hợi - Tý - Sửu. Đây là ba vị trí Tuyệt - Thai - Dưỡng trong vòng Trường Sinh của tam hợp cục (Dần - Ngọ - Tuất). Các phương vị bao gồm sơn Hợi - Tý - Sửu và ba sơn liền kề là Càn - Nhâm - Quý, tính từ tâm nhà không được động thổ là sơn hướng: 307,5 - 37,5 độ 5. Phương vị Ngũ hoàng, Nhị hắc: Một trong những yếu tố quan trọng trong Địa lý Lạc Việt là Huyền không phi tinh lưu Niên bàn. Trên cơ sở Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt, thì năm Mậu Tuất 2018, sao cửu tử 9 nhập trung cung nên hai sao Ngũ Hoàng ở phương Bắc và Nhị Hắc ở phương Nam. Toàn bộ hai phương Bắc và Nam đều không động thổ trong năm 2018. 6. Tâm nhà Là khu vực giữa nhà, tuy là vị trí sao tốt nhưng cũng không động thổ tại vị trí này. Trong năm Mậu Tuất 2018, phương vị tốt nhất để động thổ là Tây Nam, tính từ tâm nhà. Vị trí cung Tốn - hướng Tây Nam được mô tả vị trí như hình vẽ. Đây là vị trí an toàn nhất để quí vị động thổ trong năm Mậu Tuất 2018. Cách thức động thổ Chủ nhà hay người được mượn tuổi cuốc hay đào 9 lần tại phương vị cung Tốn theo Địa lý Lạc Việt là phương Tây Nam. Chỉ đào hoặc cuốc đất tại phương vị này là đủ và xong công việc của người được chọn để động thổ cho tới khi đổ mái hoặc đặt đòn giông. Lưu ý: Đối với thửa đất hoặc căn nhà hướng Bắc hoặc Nam khi động thổ trong năm Mậu Tuất 2018 cần tham khảo thêm cách xử lý khi động thổ, vì đây là hướng cần có thêm phương pháp hóa giải các sao Ngũ Hoàng và Nhị Hắc. Năm mới Mậu Tuất 2018 đã tới gần, xin kính chúc quý độc giả của Báo đầu tư Bất động sản một năm mới An khang, Thịnh vượng và ngập tràn Hạnh phúc.
  9. Cháu cứ tập trung ôn thi cho tốt nhé, thi sẽ đỗ.
  10. Cháu đưa ra câu hỏi và câu trên không có gì ăn khớp với nhau. Cháu hỏi mọi điều đều cần có thời gian, không gian cụ thể nhé. Ví dụ: cháu vào topic này là muốn tư vấn Tử vi, vậy cần cung cấp đủ thông tin để có thể chấm Tử vi chứ? hoặc cháu vào trình Tử vi lạc việt để lấy lá số và copy đường link vào đây. Thân mến!
  11. THẨM ĐỊNH NỘI HÀM CÁC KHÁI NIỆM ỨNG DỤNG. Những định nghĩa của Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, về các từ: "Văn hóa"; "Khoa học" và "minh triết" trong loạt bài viết này, chỉ được coi là đúng, nếu những từ đó tương quan một cách hợp lý trong cấu trúc câu mà nó là một bộ phân cấu thành. Quý vị và các bạn có thể chỉ ra cái sai trong những định nghĩa của tôi, nếu các bạn đặt ra một câu trong đó hàm chứa các từ trên, mà nó không hợp lý trong mối liên hệ tương quan cấu trúc nội hàm của câu đó. Mọi việc chỉ đơn giản như vậy. Xin cảm ơn.
  12. Thày Thiên sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh viết loạt bài, lý giải "Minh triết là gì?" "MINH TRIẾT" LÀ GÌ? Phần mở đầu. Hôm nay lang thang trên Fb, thấy cô Thu Quỳnh chào bán cuốn "Minh triết: Giá trị văn hóa đang phục hưng". Vốn là tác giả của hai cuốn sách: "Minh triết Việt trong tranh dân gian Việt Nam" và "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", tôi thật sự ngạc nhiên khi xem lời giới thiệu cuốn sách này. Trong đó có đoạn viết: Trích: ["Câu hỏi được đặt ra - Minh triết là gì?Hai chữ minh triết ngày càng được sử dụng nhiều, trong suy tư, trong những cuộc trò chuyện học thuật, trên những trang chữ. Nhiều cuộc thảo luận nhỏ, những cuộc hội thảo ở Hà Nội, ở Huế, ở Sài Gòn đã được tổ chức để trả lời câu hỏi trên. Cũng không phải ngẫu nhiên mà cách đây ít lâu, Đại học Chicago (Mỹ) đã công bố một dự án nghiên cứu định nghĩa minh triết với kinh phí cả triệu đô la."] Oh! Không lẽ cả thế giới này toàn "chém gió"!? Nói, mà không hiểu đang nói cái gì?! Về khái niệm "Văn hóa" thì có hẳn hơn kém 400 định nghĩa về văn hóa, chẳng biết đúng sai thế nào?! Nhưng lại có cả một cơ quan VĂN HÓA Liên Hiệp Quốc, để quản lý và phát triển cái - 400 định nghĩa khác nhau về "văn hóa"?! Khái niệm "Khoa học" cũng chẳng hế rõ ràng. Nhưng lại phát biểu về "Cơ sở khoa học" và cả "Khoa học công nhận"; hoặc "khoa học chưa công nhận". Nhưng lại có hàng triệu nhà "khoa học", nhưng chưa biết "khoa học" là gì?! Hơ? Bởi vậy, Lão Gàn đành chẳng quản tài hèn, cũng ráng gò lưng phát biểu về mấy cái khái niệm này. Đây là phần mở đầu cho loạt bài viết để định nghĩa về những khái niệm phổ quát của các từ thướng dùng, gồm: "Minh triết"; "Văn hóa"; "Khoa học". Hoàn toàn miễn phí và Thiên Sứ không lấy tiền bản quyền, nếu được "khoa học công nhận" và mọi người cứ vô tư úng dụng. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. PS: Dưới đây là toàn văn bài giới thiệu sách của cô Thu Quỳnh: =============== ["MINH TRIẾT: GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐANG PHỤC HƯNG: hành trình đi tìm định nghĩa minh triết, minh triết phương Đông nói chung và minh triết Việt Nam nói riêng. 245 trang. Giá 55k Hai chữ minh triết đã xuất hiện từ lâu ở phương Đông, cũng như ở phương Tây.Ở phương Đông, minh triết đã được nói đến trong Kinh Thi, một tác phẩm thi ca cổ điển, ra đời đã hơn hai ngàn năm nay. Còn ở phương Tây, từ khởi nguồn của văn minh Hy Lạp - La Mã đã có chữ philosophia, mà phylo có nghĩa là tình yêu, còn sophia, là “Minh triết”. Minh triết là một phạm trù văn hóa vừa xưa cũ lại rất mới mẻ. Các giáo sư, tiến sĩ: Phan Huy Lê, Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Trọng Chuẩn, Trần Ngọc Hiên, Phan Văn Các, Tô Duy Hợp, trong Hội đồng phê duyệt Đề tài nghiên cứu “Minh triết”, đã cho rằng: “Đây là một đề tài rất mới mẻ”. Quả thực, ở nước ta, dẫu phạm trù này xuất hiện đã “ngàn năm”, nhưng việc nghiên cứu hiện nay cũng chỉ là sơ khởi. Trung tâm Minh triết khi thành lập đã đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu: “Minh triết như là phần tinh hoa trong tài sản tư tưởng và văn hóa của nhân loại, đặc biệt là của phương Đông và Việt Nam chúng ta. Những giá trị minh triết của Việt Nam, được hình thành qua tiến trình văn hóa - lịch sử hàng ngàn năm, rất phong phú, sâu sắc.Nó chính là sợi chỉ đỏ, là cốt lõi, là chất tủy của văn hóa Việt.”(Đề cương nghiên cứu “Minh triết trong tiến trình lịch sử - văn hóa Việt Nam”).Như vậy, việc hàng đầu là phải nghiên cứu để có nhận thức về khái niệm, về phạm trù “Minh triết”.Câu hỏi được đặt ra - Minh triết là gì?Hai chữ minh triết ngày càng được sử dụng nhiều, trong suy tư, trong những cuộc trò chuyện học thuật, trên những trang chữ. Nhiều cuộc thảo luận nhỏ, những cuộc hội thảo ở Hà Nội, ở Huế, ở Sài Gòn đã được tổ chức để trả lời câu hỏi trên. Cũng không phải ngẫu nhiên mà cách đây ít lâu, Đại học Chicago (Mỹ) đã công bố một dự án nghiên cứu định nghĩa minh triết với kinh phí cả triệu đô la. Cuốn sách nhỏ này sẽ góp những kiến giải về sự tìm tòi nghĩa của hai chữ vừa xưa cũ vừa mới mẻ ấy, trong một loạt những tham luận, mà chúng tôi đã chọn lựa từ các cuộc hội thảo bàn về minh triết. Mục lục Lời nói đầu Minh triết, giá trị văn hóa nhân loại đang phục sinh Nguyễn Khắc Mai Luận bàn về những vấn đề minh triết Hoàng Ngọc Hiến “Minh triết”, “Minh triết Việt” như tôi hiểu Trần Nghĩa Góp tìm định nghĩa minh triết GS. TS. Tô Duy Hợp Từ “Ký minh thả triết dĩ bảo kỳ thân” trong Kinh Thi, suy nghĩ thêm về vấn đề minh triết Lê Nguyên Cẩn Minh triết và hạ tầng tư duy Giáp Văn Dương Minh triết và phát triển Lê Thanh Hải Minh triết dân gian và bác học Nguyễn Hữu Sơn Đâu là nền văn minh đích thực? Phạm Việt Hưng Mấy suy nghĩ về khái niệm minh triết - mê lầm triết PGS. Bùi Thanh Quất Góp tìm tư tưởng minh triết Việt Nam qua tư liệu thành văn Chương Thâu Minh triết Việt định hướng cho việc phát triển đất nước Vũ Khánh Thành Minh triết và chính trị Nguyễn Sơn Hà Minh triết trong cái nhìn tương quan với triết lý và triết học Nguyễn Khắc Mai"]
  13. NỘI HÀM KHÁI NIỆM "VĂN HÓA". 1/ Ngữ nghĩa của "Văn" và "Hóa" Trong tiếng Việt, "Văn hóa" là một từ ghép, "Văn" và "Hóa". Bây giờ chúng ta phân tích nguyên nghĩa từng từ và xác định nội hàm khái niệm của cụm từ "văn hóa" được mô tả trong tiếng Việt. Như tôi đã trình bày: Tiếng Việt là ngôn ngữ cao cấp nhất trong các hệ thống ngôn ngữ đã từng tồn tại trong lịch sử văn minh nhân loại. Bởi vậy, tính phân loại và đồng tính chất trong một tập hợp để mô tả sự vật, sự việc...rất cao cấp. Thí dụ: Trong tập hợp từ mô tả khuôn mặt, gồm các từ bắt đầu từ vần "M": Mặt, Mắt, Mũi, Miệng, Mi, Mày, Môi, Mép. Má. Trong ngôn ngữ Việt, còn tuân thủ các nguyên lý của Âm Dương rất triệt để, khi có dịp tôi sẽ trình bày về vấn đề này. a/ Từ "Văn" trong tiếng Việt. Tương tự như vậy, từ "Văn" trong tiếng Việt là tập hợp của các từ mô tả: Văn, vằn, vết, vệt, vẽ, viết...Ứng dụng trong từ "Thiên Văn" có nghĩa là dấu vết trên trời, "Văn học" có nghĩa là môn học về phương pháp mô tả về những hoạt động của cuộc sống và con người....Tóm lại từ "Văn" có nội hàm khái niệm mô tả tập hợp những ký tự (Chữ viết), chỉ dấu (Ký hiệu) thuộc sản phẩm của con người - tư duy trừu tượng - về các vấn đề liên quan đến Vũ trụ, thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và con người. b/ Từ "Hóa" trong tiếng Việt. Đây là một tứ rất cổ và thuần Việt. Nội hàm khái niệm của nó là chuyển đối từ trạng thái này sang trạng thái khác. Thí dụ: "Hóa học", là môn học về sự chuyển đối của các dạng tồn tại của các cấu trúc vật chất; "Hóa phép" là phương pháp ("Phép") chuyển đổi các dạng tồn tại và tính năng của vật chất. Thí dụ: "Chỉ đá hóa vàng"; "Hóa vàng" là chuyển đổi vàng, tiền giấy thành tiền thật dưới ...Âm phủ (Nhưng mà này, đốt vàng xong phải tưới rượu lên tro nha. Nếu ko nó không "hóa vàng" đâu đấy! Hi)...vv.... 2/ Nội hàm khái niệm "Văn Hóa" trong ngôn ngữ Việt. Đã có nhiều học giả Việt có tên tuổi, như Đào Duy Anh cũng đưa ra định nghĩa về "Văn hóa". Trong Đại cương văn hóa Việt Nam, ông Đào Duy Anh xác định khái niệm văn hóa, là; "Văn hóa là sinh hoạt". Tất nhiên đây là một định nghĩa sai, nếu đối chiếu với chuẩn mực là tiêu chí khoa học cho một khái niệm ứng dụng. Thí dụ: Sinh hoạt bản năng tình dục của sinh vật nói chung thì không thể gọi là "văn hóa" được. Nhưng, với những phân tích đã trình bày, thì nội hàm khái niệm "văn hóa" được định nghĩa theo Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, như sau: "Những giá trị tính túy là sản phẩm của tư duy con người được diễn đạt (Văn), mang tính phổ biến và trở thành nếp sống (Hóa), được lưu truyền theo thới gian trong cuộc sống, xã hội của một cộng đồng con người - thì gọi là "Văn hóa". Tôi đã phân tích, mô tả khái niệm văn hóa trên dd lyhocdongphuong.org.vn . Nhưng bài viết quá lâu, ko tìm thấy. Đây là bài viết lại và định nghĩa cuối cùng của tôi như trên 3/ Thẩm định định nghĩa "Văn hóa" theo Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Trên cơ sở tiêu chí đã nêu, thì một định nghĩa khái niệm chỉ được coi là đúng, nếu nó thỏa mãn những tiêu chí để thẩm định. Chúng được so sánh đối chiếu để thẩm định, như sau: a/ Từ thời cổ sử Việt, những ý tưởng của Thượng tầng của Triều đình Hùng Vương về: Trầu cau, Xâm người, nhuộm răng đen. phong tục lễ Tết..trở thành văn hóa truyền thống; Tục cưới hỏi, nghi lễ trong quan hệ xã hội...trở thành văn hóa truyền thống. b/ Một hình tượng đep trong quan hệ gia đình, về - thí dụ - một người vợ thủy chung, người con hiếu thảo, người bạn trung thành..là "văn". Nhưng nếu nó trở thành biểu tượng được tôn trong và là hành xử phố biến trong xã hội thì nó trở thành "văn hóa". c/ Chính vì - theo định nghĩa "văn hóa" của Thiên Sứ - nên văn hóa là giá trị tinh túy của tư duy được lưu truyền trong xã hội. Bởi vậy, nó mới cần được bảo tồn, chính vì những gia trị tinh túy ấy. Cho nên cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO mới xuất hiện và phải có trách nhiệm gìn, giữ và bảo vệ những giá trị tính túy còn lại của nhân loại. Từ những Kim tự Tháp - giá trị tinh túy của một hệ thống tri thức tư duy vượt trội, cho đến những ngôi đền cổ với những đường nét và lối kiến trúc đặc trưng của những tinh hoa cổ đại....là những gía trị cần được bảo tồn. Mỗi dân tộc, có một nét văn hóa đặc trưng riêng và thể hiện tinh túy của tư duy thuộc về dân tộc đó. Một dân tộc sẽ không tồn tại, nếu ko giữ được bản sắc văn hóa của mình. Truyên Kiều còn, Tiếng Việt còn. Tiếng Việt còn dân Việt còn. Dân Việt còn, nước Việt còn" Ngài Thượng Thư Phạm Quỳnh đã phát biểu như vậy. Chính vì truyện Kiều là tinh túy của tư duy Việt và đã phổ biến trong cuộc sống Việt. d/.... Tóm lại, nếu đem đối chiếu định nghĩa về khái niệm văn hóa theo Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, nó sẽ giải thích được hầu hết mọi vấn đề liên quan đến nó, một cách hệ thống, nhất quán, hoàn chình,,,và hoàn toàn thỏa mãn tiêu chí để thâm định nó. Cũng trên những vấn đề được đặt ra, tôi xin tiếp tục chia sẻ với quý vị và các bạn nội hàm khái niệm tiếp theo đó là từ "Khoa học". Cảm ơn sự quan tâm của các bạn và quý vị. NỘI HÀM KHÁI NIỆM "KHOA HỌC".... Nhà khoa học Việt kiều Úc nổi tiếng Nguyễn Văn Tuấn, phàn nàn rằng: Ở Việt Nam, họ nhắc đến từ "khoa học" rất nhiều. Cái gì cũng cứ phải viện dẫn "khoa học"...Đại ý thế. Còn tôi diễn giải thế này: Đúng là ở Việt Nam người ta hay nhắc đến từ "khoa hoc" thật. Hơi một tý thì: "Đã được khoa học công nhận"; hay "Chưa được khoa học công nhận"...Hoặc, hẳn như Giáo sư Tiến sĩ, lại còn Viện sĩ hẳn Viện Hàn Lâm khoa học Pháp - Phan Huy Lê nói về "Cơ sở khoa học". Nhưng bản thân nội hàm khái niệm "Khoa học" là gì thì ngay cả cụ Gù Gồ cũng....chưa biết mặt mũi nó ra làm sao. Và chính ông Phan Huy Lê cũng chẳng biết thế nào là "cơ sở khoa học". Khái niệm "văn hóa", còn được những nhà văn hóa wan tâm tới, nên nó có đến xấp xỉ 400 khái niệm về văn hóa, chẳng cái náo giống cái nào. Thôi gọi chẵn là 400 đi. Còn định nghĩa về "văn hóa" của lão Gàn là cái thứ 401. Gọi là "góp phần nhỏ bé" vào cả đống định nghĩa văn hóa to đùng đến 400 cái. Tức 1/ 400. Hic.. Còn khái niệm "khoa học" thì thật là ..cô đơn trong cõi Ta bà. Chẳng ai nói về nội hàm của nó mặt mũi ra làm siu. Chán wé thật! Số phận của khái niệm khoa học, cũng như "văn hóa", người ta chỉ cảm nhận một khái niệm mơ hồ. Một thí dụ khi tôi đi tìm trên cụ Gù Gồ thì nó như thía này: Trích: Đây không phải là một cuốn tự điển chuyên ngành vì như tác giả đã nói trong lời nói đầu của lần tái bản thứ 2 (1948): "Quyển sách này không phải là Tự điển vì không có định nghĩa. Quyển sách này cũng không phải là sách dịch tiếng Pháp vì muốn dịch, trước hết phải có tiếng tương đương ở Pháp ngữ và Việt ngữ. Quyển sách này chỉ là một tập Danh từ của những ý Khoa học. Những ý ấy lấy Pháp ngữ làm gốc..." Trong sách, ngoài gần 6000 danh từ khoa học, tác giả dành hẳn một phần "Lời dẫn" để bàn về đặc điểm của danh từ khoa học và nêu lên 8 yêu cầu khi đặt một danh từ khoa học mới, chưa có trong tiếng Việt. Đồng thời, tác giả còn nêu lên các phương pháp để đặt danh từ khoa học, có tham khảo đến cách làm của các nước lân cận như Trung Quốc, Nhật... và cách mà tác giả đã sử dụng để tạo ra các danh từ khoa học trong chính cuốn sách này"]. Bởi vậy, khi nói tới khái niệm "khoa học" thì ngay cả cụ Hoàng Xuân Hãn cũng đành dẫn tiếng Tây. Hơ! Vậy bản chất của nội hàm khái niệm "Khoa học" là gì? Chúng ta không thể tìm thấy nội hàm khái niệm này trong tất cả mọi ngôn ngữ trên thế giới. Vậy thì chỉ còn hy vọng sự giải thích nó ngay trong tiếng Việt - một ngôn ngữ cao cấp nhất trong tất cả các ngôn ngữ đã từng tồn tại trong lịch sử văn minh nhân loại. Cũng như khái niệm "văn hóa". "Khoa học" trong tiếng Việt cũng là một từ kép, gồm "khoa" và "học". Và chúng ta bắt đầu từ nguyên nghĩa của hai từ này. 1/ Nguyên nghĩa từ "Học". Đây là một từ tối cổ của ngôn ngữ Việt, nó có từ thời xa xưa: Nhân bất "HỌC", bất tri lý. Ngọc bất trác, bất thành khí. "Học" trong tiếng Việt là một động từ định danh, mô tả hành vi trau dồi kiến thức và tìm hiểu chân lý, trong đó bao gồm cả "học" nghề....Khái niệm của từ "Học" trong tiếng Việt, ngoài nghĩa thu thập kiến thức, còn có nghĩa là tìm hiểu, khám phá, mở rộng kiến thức. "Học thày, không tày học bạn", cho thấy hàm nghĩa này. Tôi nhắc lại là trong tôi không có từ Hán Việt. Mà chỉ có từ Việt Nho được mô tả tương đương bằng ngôn ngữ Hán. Bất cứ ai dẫn sách, mà bảo rằng câu trên trong sách Hán...bala bala, tôi xin phép delete mà không cần lý do. 2/ Nguyên nghĩa từ "Khoa". Đây cũng là một từ cổ trong tiếng Việt. Khoa bảng, Khoa thi, Đại khoa (Trạng Nguyên).....Nguyên nghĩa của từ này mô tả một hệ thống tri thức hoàn hảo và tiếp tục lưu giữ phát triển gọi là "khoa". Thời cổ, hệ thống tri thức này là hệ thống Lý học. Nhưng ngày nay, từ "khoa" trong tiếng Việt dùng để chỉ những hệ thống tri thức khác ngoài Lý học Đông phương, Gồm: Y Khoa; Khoa Toán, Khoa Lý, Khoa Văn (Hoặc Văn Khoa)...vv.... Vậy nội hàm khái niệm "khoa học" là gì? 3/ Định nghĩa về nội hàm khái niệm "Khoa học". "Khoa học" - trong ngôn ngữ của nền văn hiến Việt - là khái niệm mô tả việc học hỏi, khám phá, tìm hiểu để đạt đến một hệ thống tri thức, có tính tổng hợp về một lĩnh vực chuyên môn nào đó, hoặc toàn thể vũ trụ". Trên cơ sở định nghĩa này, và căn cứ vào tiêu chí để thẩm định, 4/ Thẩm định định nghĩa "Khoa học" theo Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Trên cơ sở tiêu chí đã nêu, thì một định nghĩa khái niệm chỉ được coi là đúng, nếu nó thỏa mãn những tiêu chí để thẩm định. Chúng được so sánh đối chiếu để thẩm định, như sau: a - "Phương tiện khoa học": Những công cụ vật chất, hoặc phương pháp tư duy dùng để tìm hiểu, khám phá và tổng hợp một hệ thống tri thức chuyên ngành, hoặc toàn thể vũ trụ, gọi là phương tiện khoa học. b - "Nhà khoa học": là người có kiến thức nền tảng về một chuyên ngành nào đó, họ dùng kiến thức đó để học hỏi, tìm hiểu, khám phá để đạt đến một hệ thống tri thức, có tính tổng hợp về một lĩnh vực chuyên môn nào đó, hoặc toàn thể vũ trụ thì gọi là nhà khoa học". c - "Tư duy khoa học": là hệ thống phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, so sánh, đối chiếu...để tiếp cận, nhằm đạt đến một hệ thống tri thức, có tính tổng hợp về một lĩnh vực chuyên môn nào đó, hoặc toàn thể vũ trụ thì gọi là "tư duy khoa học". Hệ thống phương pháp tư duy khoa học có thể thay đổi khi nhận thức thay đổi. d - "Cơ sở khoa học": là hệ thống tri thức nền tảng ban đầu để để tiếp cận, nhằm đạt đến một hệ thống tri thức, có tính tổng hợp về một lĩnh vực chuyên môn nào đó, hoặc toàn thể vũ trụ thì gọi là "cơ sở khoa học". Hệ thống tri thức nền tảng có thể thay đổi khi nhận thức thay đổi. e -...... Tóm lại, nếu đem đối chiếu định nghĩa về khái niệm "Khoa học" theo Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, nó sẽ giải thích được hầu hết mọi vấn đề liên quan đến nó, một cách hệ thống, nhất quán, hoàn chình,,,và hoàn toàn thỏa mãn tiêu chí để thẩm định nó. Cũng trên những vấn đề được đặt ra, tôi xin tiếp tục chia sẻ với quý vị và các bạn nội hàm khái niệm tiếp theo đó là từ "Minh triết". Cảm ơn sự quan tâm của các bạn và quý vị.
  14. NỘI HÀM KHÁI NIỆM "MINH TRIẾT". Số phận đưa đẩy tôi được viết hai cuốn sách, mà tựa của nó liên quan đến từ "Minh triết". Đó là cuốn "Minh triệt Việt trong văn minh Đông phương" (Nxb Tri Thứ 2014) và cuốn "Minh triết trong tranh dân gian Việt Nam" Nxb VHTT 2001). Tất nhiên tôi hiểu khái niệm "minh triết" theo cách hiểu của tôi. Và tôi cứ đinh ninh rằng mọi người cũng hiểu rõ khái niệm này. Nhưng gần 10 năm trôi qua, thật không ngờ đến ngày hôm nay, khi tôi đang gõ hàng chữ này, cả thế giới vẫn đang đi tìm bản chất nội hàm của khái niệm "minh triết". Không những vậy, ngay cả nội hàm khái niệm "khoa học" và "văn hóa" cũng chưa ai hiểu nó như thế nào. Tôi đã định nghĩa "khoa học" và "văn hóa" trong những bài trước của loạt bài này. Và bây giờ là khái niệm "minh triết". 1/ "Minh triết" là gì? Dưới đây là những định nghĩa tiêu biểu về "minh triết" có thể tìm thấy trên mạng: a/ Minh triết Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Trích: ["Minh triết là một sự hiểu biết sâu rộng và thực hiện ở con người, những sự vật, sự kiện hay hoàn cảnh, kết quả của khả năng lựa chọn hoặc hành động để tạo ra kết quả tốt nhất với ít thời gian và năng lượng nhất. Minh triết là khả năng đạt đến sự tối ưu, áp dụng nhận thức và sự hiểu biết để đạt được kết quả mong đợi. Minh triết là khả năng nhận thức được đâu là sai hay đúng đi đôi với đánh giá về hành động. Đồng nghĩa với thông thái, sáng suốt, thông tuệ. Minh triết thường đòi hỏi ở khẳ năng kiểm soát phản ứng và cảm xúc (niềm đam mê) vì thế một nguyên tắc là lý lẽ và sự hiểu biết sẽ xác định hành động. Minh triết là một khái niệm triết học khá mới và được kỳ vọng có thể đem lại sự thay đổi mới mẻ ở nhận thức của con người trong bối cảnh xung đột giữa các nền văn minh trên thế giới ngày càng tăng. Minh triết là cách sống đàng hoàng, hẳn hoi mà chẳng hề giẫm đạp lên bất cứ một giá trị nào khác, Minh triết đơn giản là sống tốt cho mình và tốt cho mọi người, là sống tốt không chỉ cho hôm nay mà cho cả tương lai, là xây dựng cuộc sống của con người dựa trên tư duy khách quan và không bị chi phối bởi tàn dư lịch sử để lại. Không bảo thủ, không kiêu ngạo, không miệt thị, không mơ hồ, không độc đoán. Sống như chúng ta đáng phải sống ấy chính là cách sống Minh triết"]. - Đối chiếu với chuẩn mực thẩm định mà tôi đã trình bày ở bài trước, thì định nghia trên sai. Theo định nghĩa được trích dẫn ở trên thì người ta dễ hiểu nhầm rằng"minh triết" là một lối sống. Tóm lại, các bạn quan tâm chỉ cần lên cụ Gù Gồ gõ chữ "Khái niệm "minh triết" là gì? Thế là loạn cào cào và ..."tẩu hỏa nhập ma" luôn. Trong tất cả những khái niệm về "minh triết" được mô tả, đều có một đặc điểm chung là nhầm lẫn về khái niệm, tương tự như định nghĩa của Wikipedia, mà tôi đã trích dẫn ở trên. Tất nhiên, nó không thể thỏa mãn tiêu chí thẩm định. Một lần nữa, lại phải cầu cứu đến giá trị tinh hoa của ngôn ngữ Việt. Cũng như khái niệm "văn hóa". "Khoa học" trong tiếng Việt. "minh triết" cũng là một từ kép, gồm "minh" và "triết". Và chúng ta cũng bắt đầu từ nguyên nghĩa của hai từ này. 2/ Nguyên nghĩa từ "Minh". Từ "minh" trong tiếng Việt có nghĩa đen là "sáng". "Bình minh" là ánh sáng chiếu ngang mặt đất. "Thông minh" là 'sáng suốt".... 3/ Nguyên nghĩa từ "Triết". Đồng nghĩa với từ "triết" trong "triết học". Khái niệm "triết" có nghĩa đen là chia nhỏ, chẻ nhỏ một cái gì đó. 4/ Định nghĩa về nội hàm khái niệm "Minh triết". "Minh triết" - trong ngôn ngữ của nền văn hiến Việt - là khái niệm mô tả khả năng tư duy để phân tích mọi phương diện, khia cạnh liên quan đến một đối tượng nào đó, làm sáng tỏ bản chất của đối tượng đó". Với tôi, nội hàm khái niệm minh triết chỉ đơn giản như vậy. Với tư duy và khả năng minh triết, con người có thể phân tích (triết), một cách hợp lý (Minh) để tổng hợp thấu hiểu bản chất của những sự kiện, vấn đề, mọi hiện tượng của thiên nhiên, xã hội, cuộc sống với con người và cả vũ trụ này. Khái niệm "minh triết", nằm trong nội hàm của khái niệm "khoa học". Trên cơ sở định nghĩa này, và căn cứ vào tiêu chí để thẩm định tính đúng đắn của nó., 5/ Thẩm định định nghĩa "Minh triết" theo Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, a/ - "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương": Nền văn hiến Việt làm sáng tỏ bản chất của nền văn minh Đông phương. b/ - "Minh triết Việt trong tranh dân gian Việt Nam": Phân tính hình tượng trong tranh dân gian Việt Nam, làm sáng tỏ bản chất những giá trị văn hóa, tư tưởng và cuộc sống của người Việt. Chân lý đôi khi chỉ đơn giản như vậy. Đây chính là tinh thần của Lý học Đông phương: "Trí thì cao siêu, Lễ thì khiêm hạ. Cao là bắt chước Trời, thấp là bắt chước đất". Quý vị và các bạn có thể ứng dụng định nghĩa về những khái niệm "Văn hóa"; "khoa học" và "minh triết" trong tất cả mọi ngữ cảnh liên quan đến nó. Nếu nó tương thích một cách hợp lý trong cấu trúc ngữ nghĩa với câu hàm chứa nó, thì nó được coi là đúng. Không quản tài hèn, vài dòng gọi là tham khảo. Nếu ai thấy đúng thì cứ sử dụng như đúng rồi. Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh ko tính tiền bản quyền. Xin cảm ơn sự quan tâm của các bạn. .
  15. MINH TRIẾT LÀ GÌ? Trich: ["Đại học Chicago (Mỹ) đã công bố một dự án nghiên cứu định nghĩa minh triết với kinh phí cả triệu đô la."] Tiếp theo. Để có một định nghĩa chuẩn mực về những khái niệm, mà thiên họ "chém gió vung xích chó", nhưng lại chẳng hiểu nó là cái gì. Cái mà dân "ten Fb" gọi là "nói cứ như đúng rồi"! Nhớ lại thảm cảnh Giáo sư Viện sĩ - lại hẳn của Viện Hàn lâm khoa học Pháp nữa mới ghê. Phải chi là của Hội đồng tộc trường liên minh các bộ lạc ở Amazon thì không nói làm gì. Đây hẳn Viện Hàn lâm "pha học" của Pháp. Kinh chưa?! Ông ấy mặt lạnh như tiền, với những cơ mặt co giãn một cách rất nghiêm túc, những cái gật đầu trịnh trọng, những cái nhìn lướt trên đầu cử tọa cứ như một chính trị gia đang thuyết phục quần chúng. Ông ta phán: "Hệ thống chứng minh "Chữ Việt cổ" của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền chưa có "cơ sở khoa học". Nhưng khi được hỏi: Thế nào là "cơ sở khoa học". Ông ấy lặn mất tăm. Ông ấy là Phan Huy Lê. Hẳn Viện Sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Thưa quý vị và các bạn quan tâm. Hẳn Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Pháp, lại còn Chủ tịch Hội Sử Học Việt Nam nữa chứ. Vậy mà còn "Chém gió vung xích chó"; nói cứ như "đúng dồi", mà chẳng hiểu mình đang nói cái gì. Nên thảo nào: Môn Sử trong ngành Giáo Dục Việt Nam và chất lượng học sinh ngày càng tệ hại. Đấy là hẳn báo nói, tôi chỉ thuật lại. Không có chuẩn mực để thẩm định của cái gọi là "cơ sở khoa học" thì bít thế chó nào được, thằng nào đúng, thằng nào sai?! Nhưng ông Đỗ Văn Xuyền thì cứ phải sai mới được. Vì nó chưa có "cơ sở khoa học". Hơ? Còn lão Gàn đây không ngớ ngẩn như ngài Viện Sĩ đâu nhá. Lão chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến có chuẩn mực rõ ràng. Đấy chính là những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Nhưng nó vưỡn chưa được "khoa học" công nhận. Mà đến tận ngày hôm nay, chẳng ai hiểu khái niệm "khoa học" có nghĩa là gì? kể cả anh Gu Gồ. Hic. Nghĩ mà chán đời! Vài dòng "tám xị", cho nó xả cái 'sì choét", Bây giờ lão Gàn bàn về việc đi tìm nguyên nghĩa của các khái niệm được đặt ra trong bài viết này. Vấn đề đầu tiên lão Gàn trình bày ở đây là: 1/ Phân loại khái niệm. a/ Sự cần thiết phải phân loại khái niệm: Chúng ta đang sống trong một thế giới thông tin, mà thời gian bắt đầu từ khi con người có chữ viết. Đến ngày nay, nền văn minh của các dân tộc đã sản sinh ra hàng vạn, hàng chục vạn từ ngữ để trao đổi. Trong quá trình phát triển của nền văn minh. Một tác phẩm văn học, thi ca, một công trình nghiên cứu cũng phải sử dụng hàng ngàn từ chuyên môn, hoặc phổ thông. Trong khi loạt bài viết này chỉ định nghĩa có ba từ: "Văn hóa"; "Khoa học" và "minh triết". Nhưng để mô tả ba từ trên, phải sử dụng hàng vạn từ khác để mô tả. Nhưng chúng ta không thể định nghĩa hết tất cả những từ dùng trong một bài viết. Do đó, cần phải phân loại khái niệm, để dẫn đến sự xác định ba từ trên, trên cơ sở những khái niệm dùng để mô tả nó. a.1/ Từ định danh quy ước. Đây là một tập hợp bao gồm tất cả các từ ngữ mô tả những sự vật, sự việc, sự kiện, trạng thái vật chất được hình thành phổ biến và được tổng hợp và đặt tên cho nó. Con người có thể hiểu được khái niệm bằng sự tập hợp những nhận thức trực quan. Thí dụ: Cái kim, cái nhà, quả táo, con chó, con mèo, cháy, bùng nổ, lạnh, buồn, vui, hỷ, nộ, ái ố....vv.... a.2/ Từ định danh những giá trị trừu tượng. Đây là tập hợp gồm tất cả những từ ngữ mô tả những khái niệm đòi hỏi phải có sự tổng hợp những giá trị nhận thức cụ thể, hoặc kết quả của sự quán xét và tổng hợp mọi hiện tượng, sự việc, sự vật liên quan đến nó. Thí dụ: Văn hóa, khoa học, minh triết, vật chất, tinh thần, tôn giáo, phương trình (Toán học), mệnh đề,..... Những từ ngữ trong tập hợp này - như sự phân loại trên - đôi khi đòi hỏi phải cập nhật, bởi sự tiến hóa của nền văn minh , khi những gía trị nhận thức thay đổi - thí dụ như khái niệm "vật chất". Trong lịch sử văn minh nhân loại, con người phải định nghĩa lại khái niệm "vật chất" đến 4 lần. Tôi là người thứ 5. Chính vi những từ ngữ trong tập hợp "a.2/" này, đòi hỏi phải có "sự quán xét và tổng hợp mọi hiện tượng, sự vật, sự việc liên quan đến nó" (Theo tinh thần phân loại trên). Cho nên, nó còn cần đến cả sự phát triển của các nền văn minh sử dụng nó, để có thể tổng hợp được nhiều nhất những giá trị liên quan đến khái niệm của nó. Đó là một trong những yếu tố quan trọng, gây ra nhận thức khái niệm khác nhau về từ ngữ "văn hóa", hoặc "vật chất"...vv.... b/ Việc phân loại khái niệm của các danh từ, là bước đầu tiên để mô tả những khái niệm mà nó thể hiện. Vấn đề được đặt ra trong loạt bài viết này - "Khoa học"; "văn hóa"; Minh triết" - là mô tả khái niệm thuộc nhóm a.2/ "Từ định danh những giá trị trừu tượng". Từ cơ sở sự phân loại như trên, là tiền đề dẫn đến mô tả nội hàm khái niệm. Cho nên nó cần phải có chuẩn mực cho một khái niệm được coi là đúng. Cụ thể: nó không thể là sự tổng hợp của xấp sỉ 400 định nghiã về "văn hóa" được. Chân lý chỉ có một mà thôi - nói theo "Nghịch lý Cantor": "Chỉ có một tập hợp bao trùm lên tất cả mọi tập hợp và không có một tập hợp nào lớn hơn nó". Đó là vấn đề tiếp theo được đặt ra: 2/ Chuẩn mực cho một khái niệm đúng. Khi một khái niêm về một từ ngữ được mô tả, là sự tổng hợp của tư duy nhận thức về khái niệm đó, thì về nguyên tắc: Chỉ có một định nghĩa được coi là đúng hơn cả. Và nó phải được đối chiếu với một chuẩn mực để thẩm định tính chân lý của nó. Đấy là nội dung của phần 2 này. Trong cuộc sống hàng ngày, có lẽ tất cả mọi con người đều phải, nghe, xem những cuộc cãi nhau như mổ bò. Từ cuộc "tranh luận" của các bà bán cá ở chợ Đồng Xuân, đến việc cãi nhau để xác định chân lý trong những giá trị cao quý của nền văn minh, của các học giả khả kính. Điếc cả tai, mà chẳng biết ai đúng ai sai. Xã hội càng phát triển thì những chuẩn mực càng phải hoàn thiện để so sánh, đối chiếu. Thí dụ như: luật pháp, các giá trị đạo đức...vv...Trong cuộc sống xã hội thì phải chính danh các từ ngữ. Đây chính là sự tối thiểu và giản yếu nhất của phương pháp chính danh theo Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt. a/ Chính danh là gì? Trong Luận ngữ, khi được hỏi: "Nếu thày ra làm quan thì việc đầu tiên thày sẽ làm gì?". Tử viết: "Việc đầu tiên là ta phải chính danh". Lại hỏi: "Thế nào là chính danh?". Trả lời: "Gọi tên đúng sự vật, sự việc!". Không gọi tên đúng thì không chính danh - tối thiểu là như vậy. Bởi vậy, việc mô tả các khái niệm phổ biến nhất hiện nay, là chủ đề của loạt bài viết này và vấn đề được ra ra trong tiểu mục này: "Thế nào là gọi tên đúng sự vật và sự việc?". b/ Chuẩn mực cho một khái niệm đúng: Việc xác định một khái niệm đúng cho một từ ngữ mang tính tổng hợp những giá trị nhận thức cụ thể, hoặc kết quả của sự quán xét và tổng hợp mọi hiện tượng, sự việc, sự vật liên quan đến nó, có tính chất như một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học để giải thích những vấn đề liên quan. Do đó, nó cũng phải tuân thủ những tiêu chí khoa học này. Tiêu chí khoa học phát biểu như sau: "Một lý thuyết hoặc một giả thuyết khoa học được coi là đúng. Nó phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, một cách có hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri". Đây cũng là chuẩn mực ứng dụng để thẩm định sự mô tả những khái niệm về "Minh triết"; "khoa học" và "văn hóa" của loạt bài viết này. Còn tiếp. NỘI HÀM CỦA VĂN HÓA.
  16. TỪ CÁI NHÌN CỦA THIÊN SỨ - thì đây không phải đơn giản chỉ là một bài báo phân tích kinh tế đơn thuần. Nó là một sự chuẩn bị dư luận cho "Canh Bạc cuối cùng" của Hoa Kỳ và Đồng Minh. Bài báo này - Thiên Sứ mới chỉ xem lướt qua cái tựa và vài dòng đâu - đã xác định ngay rằng: Đó chỉ là động tác mở đầu của vị nhạc trưởng kích hoạt một dàn đồng ca, trên khắp các phương tiện truyền thống quốc tế về mối nguy hiểm của sự bành trướng của Trung Quốc, đang đe dọa thế giới. Từ rất lâu trên dd lyhocdongphuong. org vn - ngay lúc biến động ở Ucraina và Nga chiếm Crime - lão đã khuyên Hoa Kỳ và Nga nên hợp tác chiến lược và bỏ qua vấn đề Crime. Đến nay, những dấu hiệu thân thiên giữa Nga và Hoa Kỳ đang diễn biến tốt đẹp. Họ vốn là Đồng Minh của nhau từ hồi thế chiến thứ II. Thời buổi hội nhập toàn cầu với sự phát triển của các nền kinh tế và khoa học kỹ thuật, mọi thứ tư duy cổ điển về căn cứ quân sự, Địa chiến lược...đã lỗi thời. Khi mà tên lửa chiến lược có thể từ trên trời rơi xuống và thông tin từ bên kia quả Đất, có thể đến từng ngôi nhà rách nát, trong con hẻm nhỏ ở một khu ổ chuột của đất nước nghèo nhất thế giới. Lão ủng hộ sự hợp tác chiến lược giữa Nga và Hoa Kỳ. Không phải bây giờ, mà từ khi Tổng Thống Ucraine bị phế truất và Nga đem quân chiếm Crime. Và ngay trên Fb này, rất gần đây thôi, lão cũng đã xác định: Ổn đinh xong vấn đề Trung Đông, Hoa Kỳ tất yếu sẽ giải quyết "Canh Bạc cuối cùng". Mọi chuyện đang diễn tiến y như theo lão Gàn Thiên Sứ đã phán. Nhưng Biển Đông và những quốc gia liên quan sẽ bắt đầu dậy sóng. Số phận những kiếp phù du sẽ "Cuốn theo chiều gió", như một định mệnh đã được an bài và có thể tiên tri. Nhưng lão cần nhắc lại rằng: Biển Đông, cùng lắm là dây dẫn nổ. Cuộc chiến chính sẽ ở Hoa Đông. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trung Quốc đang thôn tính châu Âu ra sao? (P1) Posted on 20/06/2018 by The Observer Biên dịch: Việt Xuân Lời người dịch: Một nhóm tác giả Phần Lan vừa công bố chùm bài điều tra gồm 4 phần về quá trình “thôn tính” châu Âu của Trung Quốc trên trang mạng của YLE (cơ quan phát thanh truyền hình quốc gia Phần Lan). Cụ thể, loạt phóng sự chỉ ra những phương thức mà Trung Quốc đã và đang tiến hành ở châu Âu nhằm thâu tóm kinh tế châu lục này. Chuỗi bài gồm các phần Trung Quốc thâu tóm châu Âu với từng mảnh nhỏ, Đồng tiền Trung Quốc đã đánh hơi sự thành công, Trung Quốc trên những mảnh đất hoang tàn của Hy Lạp, và Cảnh quan quốc gia hay phông nền của người Trung Quốc? Chúng tôi xin lần lượt giới thiệu chuỗi phóng sự này tới độc giả Nghiên cứu Quốc tế. Bài 1: Trung Quốc thâu tóm châu Âu với từng mảnh nhỏ[1] Khách du lịch yêu thích rượu đi lại nhộn nhịp trên đường phố cổ kính của thị trấn nhỏ Saint-Émilion. Cô gái trẻ Trung Quốc gần như đánh rơi que kem xuống đất khi có người hỏi cô nghe tên diễn viên Triệu Vi không? “Dĩ nhiên rồi, ở Trung Quốc ai mà chẳng biết đến cô ấy! Trang trại nho của cô ấy có thật ở gần đây không?” Một người phụ nữ họ Vương hỏi. Triệu Vi là một ngôi sao điện ảnh, người mẫu và ca sĩ nhạc pop 42 tuổi – người được trả thù lao cao nhất ở Trung Quốc. Ngoài điện ảnh và âm nhạc, Triệu Vi còn có niềm đam mê thứ ba là rượu Pháp. Năm 2011 cô thực hiện được niềm mơ ước của mình và mua một trang trại rộng 7 hecta ở vùng rượu nổi tiếng Saint-Émilion miền tây nam nước Pháp. “Khi nhìn thấy trang trại này cô Triệu nhận ra ngay đây chính là trang trại trồng nho mà cô ao ước. Trước đó chúng tôi đã đi xem hàng trăm trang trại nho”, Sue Zhang – người đại diện ở Pháp của Triệu Vi cho biết. Cô Zhang đón khách đến thăm lâu đài cổ hơn 400 năm tuổi. Trên cổng lâu đài có treo cờ Pháp, Trung Quốc và EU. Chủ nhân tòa lâu đài không có mặt vì đang bận việc ở châu Á, nhưng hàng ngày vẫn theo dõi tình hình diễn ra ở lâu đài. Sếp của tôi luôn bảo: “Rượu là một nghệ thuật. Cô ấy đã nếm đủ các loại rượu trên khắp thế giới, nhưng cô thích nhất là rượu ở Saint-Émilion. Đích mà cô hướng tới là sản xuất được một loại rượu tốt nhất không đếm xỉa đến kinh phí”, cô Zhang kể. Vì vậy, lâu đài Château Monlot nằm trong vùng đất được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới đã được sửa chữa lại từ hầm rượu cho đến mái. Một trong những chuyên gia giỏi nhất về loại nho Merlot đã được thuê tới làm việc ở đây. Trang trại nho của Triệu Vy Những mùa rượu đầu tiên vừa được đem ra thị trường và các tiệm ăn nổi tiếng của Pháp đã đặt hàng. Rượu này cũng nhận được nhiều lời ngợi khen cả từ người Pháp. Đây là điều đặc biệt đối với trang trại có chủ sở hữu là người Trung Quốc, bởi vì thông thường rượu của người Trung Quốc sản xuất tại Pháp được chuyển về Trung Quốc cho những bàn tiệc của những người trung lưu đang ngày một nhiều thêm ở nước này. Hiện nay 1/10 dân số Trung Quốc, tức là khoảng hơn 100 triệu người, uống rượu hàng ngày. Cho đến nay người Trung Quốc đã mua tất cả 140 trang trại nho ở vùng Bordeaux này. Chúng ta chưa có thể nói con số này là lớn vì nó chỉ chiếm 3% diện tích đất trồng nho ở đây. Những nơi khác trên đất Pháp việc mua đất của người Trung Quốc không hiếm. Thế nhưng người Trung Quốc không chỉ muốn sở hữu những chùm nho ngon ngọt trên đất Pháp mà hiện tượng mới hơn và gây tranh cãi nhiều hơn là mục đích mua đất của người Trung Quốc trong những năm gần đây. Tại Pháp, các nhà đầu tư Trung Quốc đã mua hàng ngàn hecta đất canh tác. Gần đây nhất là cuối năm ngoái, một thương gia Trung Quốc đã mua gần 900 hecta đất trồng trọt ở vùng Allien, miền trung nước Pháp. Ông ta trả 10 triệu euro cho thương vụ đó. Vị thương gia này là đại diện cho công ty đa ngành Reward Group. Thông tin này đã khiến người dân địa phương bức xúc. Không ai hiểu được vì sao người Trung Quốc lại muốn mua đất ở vùng quê yên bình của họ, ngay cả vị thị trưởng. “Không biết họ định làm gì ở đây? Những người chủ mới này có định trồng trọt hay không và nếu có thì đến mức độ nào? Hay họ định thay đổi gen?”, thị trưởng Daniel Marchand đã bày tỏ sự bức xúc khi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình France 2. Công ty khổng lồ Trung Quốc này trước đây cũng đã mua nhiều đất ở miền trung nước Pháp. Cho tới nay, họ đã là chủ nhân của tất cả khoảng 3.000 hecta đất canh tác ở Pháp, tức khoảng 1/5 diện tích của Helsinki. Vấn đề không phải là việc sở hữu đất quá lớn. Nhưng Reward Group không phải là công ty duy nhất muốn sở hữu đất canh tác ở Pháp. Tờ báo kinh tế Challenges cho biết một công ty lớn khác của Trung Quốc hình như cũng đang xúc tiến những thương vụ mua đất tương tự ở Pháp. Theo tin từ báo này, một công ty đang được giấu tên có lẽ đã thuê một văn phòng luật tại Paris đứng ra thương thảo về việc mua những cánh đồng trồng yến mạch ở vùng Beauce, phía nam Paris. Người dân ở những nơi khác cũng thấy khó hiểu: tại sao người Trung Quốc lại mua đất canh tác đắt đỏ cách xứ sở họ hàng ngàn cây số? Chẳng lẽ ngoài vang Bordeaux họ còn muốn đem cả bánh mỳ Pháp về Trung Quốc? Tỉ phú Hu Keqin đang có những dự định rất lớn. Ông ta muốn dân tộc vốn chỉ quen với gạo và mì làm bạn với bánh mì Pháp vỏ giòn. Tỉ phú này chính là người lãnh đạo và giữ cổ phần của tập đoàn Reward Group đã mua hàng ngàn hecta đất nói đến ở trên. Trong vòng 5 năm tới ông ta sẽ khai trương đến 1.500 xưởng bánh mỳ trên khắp Trung Quốc, nơi người ta sẽ bán bánh mỳ được làm từ ngũ cốc Pháp. “Chúng tôi muốn bánh mỳ Pháp chiếm lĩnh Trung Quốc. Sức mua sẽ khổng lồ. Tôi tin rằng thế hệ sinh ra từ thập niên 80, 90 của thế kỷ trước đã đi du lịch nhiều nơi trên thế giới sẽ thích bánh mỳ của chúng tôi”. Ông Hu Keqin chia sẻ khi trả lời phỏng vấn hãng AFP. Ở Trung Quốc, Pháp là thương hiệu được tin cậy. Reward Group đã quảng cáo ở Trung Quốc rằng họ bán các sản phẩm được làm ra từ ngũ cốc của Pháp. Họ hy vọng quảng cáo này có sức hấp dẫn người Trung Quốc vốn rất sợ hãi lương thực, thực phẩm giả nội địa. Tập đoàn này tin tưởng việc xuất khẩu ngũ cốc từ Pháp về Trung Quốc là rất triển vọng về kinh tế vì ngoài thương hiệu ra nó còn đảm bảo khâu an toàn. Reward Group đã hợp tác với một công ty ở Pháp nhằm tiếp thu quá trình sản xuất và công nghệ của Pháp về an toàn thực phẩm. Đối với Hu Keqin, những thương vụ mua đất này là việc kinh doanh, nhưng với Trung Quốc nó là chiến lược. Thông qua các thương vụ này Trung Quốc muốn bảo đảm lương thực cho công dân của họ trong tương lai. Hiện nay Trung Quốc có 1,4 tỉ dân, tức 20% dân số thế giới. Nhưng quốc gia này chỉ sở hữu 10% đất canh tác của thế giới. Tương lai tỉ lệ này sẽ giảm đi vì dân số tăng lên trong khi đất canh tác sẽ bị đô thị hóa. Trung Quốc đang tính rằng nên mua đất canh tác ngay từ bây giờ, vì theo họ trong tương lai việc mua đất sẽ khó khăn hơn. Dân số trên trái đất tăng lên không ngừng cùng với hiện tượng sa mạc hóa do trái đất nóng dần lên và môi trường bị hủy hoại. Pháp không phải là quốc gia duy nhất mà Trung Quốc mua đất. Họ còn mua ở nhiều nơi khác như Ukraine, Bulgaria. Ngoài châu Âu, người Trung Quốc còn mua hoặc thuê đất canh tác, nhất là ở châu Phi, châu Mỹ Latinh và Đông Nam Á. Ở Australia, những thương vụ Trung Quốc mua đất đã gây nên nhiều lo ngại, vì vậy năm 2015 nước này đã thắt chặt quy định mua đất đối với người nước ngoài. Ngoài đất canh tác, Trung Quốc còn quan tâm đến những vị trí mang tính chiến lược của châu Âu. Nhiều mạng lưới điện, sân bay, hải cảng đã được mua hay cố mua bằng tiền của Trung Quốc. Vụ mua bán nổi tiếng nhất có lẽ là việc mua hải cảng Pireus của Hy Lạp, quốc gia chìm trong khủng khoảng kinh tế. Ngoài ra Tập đoàn vận tải biển Cosco của nhà nước Trung Quốc còn sở hữu hải cảng Zeebrugge của Bỉ, có đa số cổ phần trong các cảng Valencia và Bilbao của Tây Ban Nha. Tiền Trung Quốc được đầu tư vào các mạng lưới điện ở Bồ Đào Nha và Italia. Người Trung Quốc cũng có đa số cổ phần ở sân bay Hahn (Frankfurt). Đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng châu Âu. Ở Pháp, Trung Quốc đầu tư vào các chuỗi khách sạn và thời trang, các câu lạc bộ bóng đá và vào các hải cảng và sân bay. Công ty China Merchants Holdings đã sở hữu 49,9% sân bay Toulouse và 49% ở cảng hàng hóa Terminal Link (Marseille). Người Trung Quốc cũng mua đất ở gần sân bay Châteauroux, miền trung nước Pháp. Phần của người Trung Quốc trong vốn đầu tư của nước ngoài vào Pháp hiện chỉ chiếm 2%, song giờ đây nó đang tăng từng ngày. Reward Group đã từng mua đất ở miền trung nước Pháp là một công ty tư nhân. Nhưng khi mua đất canh tác nó đã thực hiện chiến lược mang tính quốc gia của Trung Quốc. Giới truyền thông Pháp đã cố gắng săn lùng thông tin về công ty này và mục đích của họ khi thực hiện việc mua đất. Kênh truyền hình France 2 đã phỏng vấn doanh nhân Christophe Dequidt, người đã từng gặp tỉ phú Hu Keqin ở Trung Quốc trước đây. Dequidt cho biết khi đó Hu có nói mình đang làm việc vì lợi ích quốc gia. “Hu Keqin kể rằng ông được lệnh rời vị trí là một vị tướng trong quân đội sang lãnh đạo một công ty công nghiệp và nhiệm vụ của ông là chiếm lĩnh thế giới.” Dequit nói trong cuộc phỏng vấn. Không chỉ người Trung Quốc, mà người các nước như khác Anh và Hà Lan cũng mua khá nhiều đất canh tác của Pháp. Nhưng theo suy nghĩ của người Pháp, người Trung Quốc đáng sợ hơn người nước khác. Các tổ chức công đoàn của những người trồng trọt coi việc làm của doanh nhân Hu Keqin là việc cướp đất dưới vỏ bọc mua đất. Trên nguyên tắc, chính phủ Pháp có khả năng ngăn chặn việc bán đất canh tác cho người nước ngoài. Công ty Safe – một công ty phi lợi nhuận do các nhà trồng trọt và nhà nước cùng sở hữu, phụ trách việc cân đối việc mua đất trồng trọt có quyền mua trước tất cả các khu đất canh tác. Người ta sử dụng quyền này vào việc mua từng phần đất mà không mua toàn thể. Nhưng lỗ hổng này đã bị các nhà đầu tư Trung Quốc lợi dụng: ví dụ Tập đoàn Reward của ông Hu Keqin đã mua 900 hecta đất ở vùng Allier bằng cách mua các phần nhỏ ở những vị trí khác nhau và chỉ mua 98%. Tổng thống Emmanuel Macron đã nhận thấy cần phải lên tiếng mạnh mẽ trong vấn đề mua bán đất này. Ông đã đưa ra chính sách nghiêm ngặt hơn đối với những người tiền nhiệm trong việc mua đất của người Trung Quốc. “Chúng ta không thể cho quốc gia khác mua hàng trăm, hàng ngàn hecta đất, nhất là khi chúng ta không biết rõ mục đích sử dụng đất này của họ.” Ông Macron đã nói như vậy với những người làm nông trẻ của Pháp vào tháng 2/2018 vừa qua. Emmanuel Macron hứa sẽ thắt chặt quy định liên quan đến việc mua bán đất. Theo Tổng thống điều đó là cần thiết, bởi vì sự đầu tư này có tính chiến lược, liên quan đến chủ quyền của nước Pháp. Bức tranh đe dọa thực phẩm trong nước đã gây ra những phản ứng mạnh ở nước Pháp. Ngoài ra, gần đây nước Pháp cũng đã thức tỉnh để bảo vệ những vị trí mang tính chiến lược của mình. Tháng 2/2018 vừa qua, chính phủ Macron đã ngăn ngừa một công ty Trung Quốc mua đa số cổ phần của sân bay Toulouse, bởi vì sân bay này có tầm quan trọng chiến lược đối với nước Pháp, nhất là đối với ngành công nghiệp sản xuất máy bay Airbus. Là một nước lớn trong EU, Pháp tích cực hơn trong việc bảo vệ nền kinh tế của nước mình. Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 1/2018, ông Macron lên tiếng về sáng kiến “Một vành đai, một con đường” mà Trung Quốc đang chuẩn bị và thúc đẩy. Mục tiêu của dự án này là tạo ra những con đường thương mại mới và kết nối Trung Quốc với các nước láng giềng, Trung cận Đông, châu Phi và châu Âu. Nhưng phương Tây nghi ngờ rằng ý tưởng này là nhằm tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc. “Chúng ta xây dựng đường sá để kết nối chứ không thể chỉ nhằm một hướng,” ông Marcon nói. Phát biểu này được hiểu nó ám chỉ rằng thương mại giữa EU và Trung Quốc quá chênh lệch. Theo ông Marcon, những kế hoạch này của Trung Quốc đòi hỏi các nước châu Âu có sự đồng thuận mạnh hơn. “Trong quan hệ với Trung Quốc, châu Âu đã bị chia rẽ quá lớn. Trung Quốc sẽ không coi trọng những phần đất mà ai đó để hở”, ông Marcon nói. Pháp và Đức có cách nhìn khác với các nước nhỏ khác của EU trong việc phản ứng như thế nào với đầu tư từ Trung Quốc. Không chỉ các nước Đông, Trung Âu mà các nước Bắc Âu, trong đó có Phần Lan cho rằng không nên cân nhắc việc đầu tư này trên phạm vi toàn EU. Dư âm về người Trung Quốc ở Pháp, ngay cả vùng rượu nho Bordeaux, mấy năm trước đây đã rất xấu. Khi đó người ta nghĩ rằng người Trung Quốc gom các trang trại nho ở Pháp vì tiền và vị thế của chúng chứ không để ý đến truyền thống cũng như chất lượng của nho và rượu nơi đây. Những suy nghĩ này có cơ sở vì người Trung Quốc đã bỏ mặc nhiều trang trại mà họ mua khi thiếu hiểu biết hoặc không quan tâm lâu dài tới việc sản xuất. Theo cách nhìn của người Pháp, điều này không chỉ gây bức xúc mà còn rất nguy hiểm. Những trang trại nho ở Bordeaux là một phần di sản văn hóa của Pháp và thật đáng xấu hổ khi những trang trại này lọt vào tay những trọc phú không tên tuổi. Ngay từ khi đó người Pháp đã cân nhắc tới việc có nên thắt chặt quy định về việc mua bán đất hay không để hạn chế sự hiện diện của người nước ngoài trên các mảnh đất canh tác của họ. Tuy nhiên, bây giờ cách nhìn này đã thay đổi. Địa vị của những người mua đất Trung Quốc đã được cải thiện. Đó là ý kiến của nhà văn Laurence Lemaire, một chuyên gia về rượu và là người rất am hiểu về Trung Quốc. Theo Lemaire, ngày nay những người mua trang trại nho ở Pháp là những người giàu có, yêu thích rượu kiểu như diễn viên Triệu Vi, còn nếu không là những trọc phú mua rồi để lại cho người Pháp quản lý. “Tiếng tăm của những người sản xuất rượu Trung Quốc đã được cải thiện. Những người chủ mới đã coi trọng việc sản xuất và tiền của họ là sự giải cứu với nhiều trang trại”, Leimaire nói. Những năm gần đây, các trang trại nho ở Pháp không phải là những đầu tư đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Rượu Bordeaux được sản xuất theo phương pháp truyền thống và nho của vùng này rất nhạy cảm đối với thay đổi của thời tiết. Những đêm sương giá của mùa xuân năm trước cũng như những trận mưa đá của mùa xuân năm nay đã hủy hoại hết những cánh đồng nho. Sản lượng nho thu được ở Bordeaux thấp kỉ lục. Vậy nên các trang trại nho được rao bán rất nhiều và không phải trang trại nào cũng có người mua từ Pháp hay châu Âu. Đối với những người Pháp đang vật lộn với khó khăn trong chính sách thuế thừa kế và chi phí cao khác thì đồng tiền của Trung Quốc được chào đón. Cách đây vài tháng rất nhiều doanh nhân và các nhân vật nổi tiếng trên thế giới đã được mời đến dự khai trương trang trại rượu vừa được khôi phục lại của Triệu Vi ở Château Monlot, trong đó có cả ca sĩ Sting cũng đến biểu diễn. Dân địa phương cũng được tham dự. Những người chủ sở hữu mới của các trang trại kể rằng có mấy người Pháp đến nắm tay họ và cảm ơn họ đã giải cứu trang trại. Cho tới lúc này Triệu Vi được biết đến nhiều nhất trên thế giới là vai diễn trong bộ phim đắt nhất của châu Á do Ngô Vũ Sâm đạo diễn, có tên Đại chiến Xích Bích. Nhưng hiện giờ Triệu Vi lại nổi tiếng ở Pháp trong giới say mê rượu vang. —————- [1] Nguyên bản tiếng Phần Lan: “Kiina ostaa Eurooppaa pala kerrallaan” của Annastiina Heikkilä, Stina Tuominen, Eemeli Martti và Maria Tolsa.
  17. Thày Thiên sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh viết THOÁT TRUNG. NGÀI KIM CẦN LÀM GÌ? Từ lâu - nhiều năm trước - trong topic "Chiến lược & Sự kiện Châu Á Thái Bình Dương" trên dd Lý Học Đông phương. org.vn lão đã xác định: Ngay từ thời ngài Kim Jong Il, Bắc Cao Ly đã muốn "Thoát Trung". Đây chính là nguyên nhân để ngài loại trưởng Thái Tử Kim Jong Nam và đưa Thế Tử Kim Jong Un lên cầm quyền, để tiếp tục thực hiện ý chí của ngài. Ngài Kim Jong Un đã thực hiện di chúc của cha một cách xuất sắc. Tất cả những người chịu ảnh hưởng của Tàu đều bị loại khỏi chính trường, kể cả Kim Jong That và Kim Jong Nam. Những sự kiện này, đã xác định dự báo của Thiên Sứ hoàn toàn chính xác về mục đích của Bắc Cao Ly. Sự căng thẳng của các vụ thử hạt nhân, chỉ là hình thức bên ngoài, là phương pháp cho một mục đích được thực hiện. Hi! Và nó cũng thực hiện luôn cho lời nguyền của Thiên Sứ: "Hai miền Cao Ly sẽ thống nhất. Nhưng bất cứ kẻ nào lợi dụng điều này , gây áp lực với Việt Nam thì chiến tranh sẽ xảy ra bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Kể cả trước khi đặt bút ký một hiệp định hòa bình cho đất nước Cao Ly". Khi trở về từ Singapor, ngài Kim Jong Un đã né "Đường lưỡi bò" của Tàu trên biển Đông. Vì cảm tình với hành vi này, Thiên Sứ tôi khuyên ngài hãy nhanh chóng tính đến sự thống nhất Cao Ly trong lúc này - khi mà uy tín cá nhân và thực lực của Bắc Cao Ly đang ở đỉnh cao, ngài có thể thương lượng để bảo vệ quyền lợi của ngài và những người ủng hộ. Nếu kéo dài, mọi chuyện sẽ rất bất lợi, vì những biến động xã hội - điều đáng buồn nó lại bắt đầu từ chính những phát triển kinh tế - và các mối quan hệ quốc tế liên quan trong khu vực. Chúc đất nước Cao Ly yên bình và hạnh phúc. ------------------------------------------------------------------------------------ Ông Kim Jong-un muốn "thoát Trung", Donald Trump sẽ giúp Hồng Thủy 09:25 17/06/18 (GDVN) - "Thoát Trung" với Triều Tiên không phải theo Mỹ chống Trung Quốc, mà là hội nhập, phát triển phồn vinh, giá trị để Trung Quốc lợi dụng cò cưa với Mỹ biến mất. Các nước cần hợp lực với Donald Trump chống Trung Quốc độc chiếm Biển Đông Ông Kim Jong-un trở thành tấm gương cho các nước nhỏ trước sức ép siêu cường 2 ông Kim Jong-un, Donald Trump sẽ đàm phán tay đôi trước khi tùy tùng tham dự South China Morning Post ngày 16/6 dẫn ý kiến của một số nhà phân tích cho rằng, sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ cung cấp cho Bình Nhưỡng nhiều lợi ích kinh tế để ngăn chặn Triều Tiên "ngả vào vòng tay Mỹ". Với cục diện bán đảo Triều Tiên hậu thượng đỉnh Mỹ - Triều ngày 12/6 tại Singapore, Bắc Kinh có thể còn ít lựa chọn hơn. Trong khi Trung Quốc ủng hộ cuộc gặp lịch sử giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Bắc Kinh cũng lo ngại sâu sắc khả năng Washington tìm kiếm quan hệ gần gũi hơn với Bình Nhưỡng. Mối lo của ông Tập Cận Bình Thứ Ba tuần này, khi kết thúc cuộc họp với ông Kim Jong-un, Tổng thống Donald Trump đã nói, kẻ thù có thể trở thành bè bạn, và quá khứ không định hướng tương lai. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rất tự tin và đĩnh đạc trong cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, ảnh: The Star, Kenya. Bắc Kinh lo ngại kịch bản Bình Nhưỡng có thể bị Washington lợi dụng để chống lại họ, như những gì đã xảy ra trong thập niên 1970 khi Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh chống Liên Xô lên cao trào. Đối với Trung Quốc, Triều Tiên đã, đang và vẫn sẽ là một lá bài hữu ích trong cuộc so găng lâu dài với người Mỹ, theo một nguồn tin ngoại giao Trung Quốc giấu tên. "Sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ là thách thức thực sự của Bắc Kinh trong những năm tới, thậm chí trong nhiều thập kỷ tới, trong khi vấn đề Triều Tiên chỉ là một sự kiện, một vấn đề tạm thời trên tiến trình này. Vấn đề Bắc Triều Tiên có thể được giải quyết theo cách này hay cách khác, mặc dù vẫn chưa rõ điều đó có xảy ra vào lúc này hay không", nguồn tin ngoại giao Trung Quốc nói với South China Morning Post. Ngoài việc cung cấp sự hậu thuẫn chính trị cho Bình Nhưỡng trong các cuộc đàm phán sắp tới với người Mỹ, Trung Quốc cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Triều Tiên thoát khỏi tình trạng bị cô lập kinh tế và gia hạn cam kết an ninh. Trong khi quan hệ Trung - Triều xấu đi trong những năm gần đây, Bắc Kinh vẫn thấy Triều Tiên giữ vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình. Ông Kim Jong-un cũng rất tự tin và đĩnh đạc trước Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: BT.com. Charles Armstrong, một nhà sử học, chuyên gia về vấn đề Triều Tiên, Đại học Columbia nhận định: "Tôi nghĩ Trung Quốc có thể lo ngại về việc mất đòn bẩy với Triều Tiên, và lo Bình Nhưỡng - Washington có thể liên minh chống lại Trung Quốc. Có rất ít cảm tình và tin cậy giữa Triều Tiên với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh muốn tránh một quốc gia đối địch trên biên giới của họ, cho dù Triều Tiên thân Hàn Quốc hay Hoa Kỳ." Taylor Fravel, một thành viên chương trình nghiên cứu an ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts đồng ý với lập luận của Charles Armstrong, ông nói: "Trung Quốc thích một bán đảo Triều Tiên chia rẽ với một Bắc Triều Tiên mạnh mẽ và thịnh vượng, hơn là với một Bắc Triều Tiên yếu và nghèo hay một bán đảo thống nhất duy trì liên minh với Hoa Kỳ. Với lý do này, nếu Bắc Triều Tiên cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ, kết quả có thể thực sự củng cố sự phân hóa bán đảo mà Trung Quốc thích." Taylor Fravel tin rằng, thậm chí Bắc Kinh có thể gia hạn hiệp ước quốc phòng ký với Bình Nhưỡng khi nó hết hạn vào năm 2021 nếu quan hệ Trung - Triều không xấu đi đáng kể. Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích Trung Quốc được South China Morning Post hỏi đều có quan điểm thận trọng về tương lai quan hệ Trung - Triều. Cheng Xiaohe, một chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Nhân Dân, Bắc Kinh, Trung Quốc bình luận: Ông Kim Jong-un khéo léo tránh đường lưỡi bò khi dùng máy bay Trung Quốc "Trung Quốc và Mỹ đã có sự hợp tác dài hàng thập kỷ về Bắc Triều Tiên, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định quan hệ song phương. Đúng là Trung Quốc luôn luôn sử dụng con bài Triều Tiên. Nhưng lịch sử đã chỉ ra rằng, ảnh hưởng và đòn bẩy của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng khá hạn chế." Zhang Liangui, một chuyên gia về Triều Tiên thuộc Trường Đảng trung ương ở Bắc Kinh, cảnh báo: Kim Jong-un là một chính trị gia khôn ngoan, ông ta biết cách thúc đẩy tham vọng hạt nhân của mình, biết cách làm cho Trung Quốc, Mỹ và các đồng minh chống lại nhau. Theo ông Sun Xingjie, một chuyên gia về Triều Tiên từ Đại học Cát Lâm, Trung Quốc cho hay: "Là đồng minh lâu năm, Triều Tiên hiểu rất rõ về Trung Quốc, đồng thời hiểu rằng vũ khí hạt nhân về cơ bản có thể thay đổi cán cân quyền lực trong quan hệ quốc tế. Nếu không có vũ khí hạt nhân, bạn có thể tưởng tượng các cường quốc có để mắt đến Triều Tiên hay không, thậm chí là hội nghị thượng đỉnh Donald Trump với Kim Jong-un có diễn ra hay không?" [1] Học giả phương Tây bàn cơ hội "thoát Trung" Richard McGregor, thành viên cao cấp Viện Lowy, Sydney, Australia nghiên cứu về Đông Á, ngày 14/6 bình luận trên Nikkei Asian Review: Mối quan tâm chính của Bắc Kinh luôn luôn là, bất kỳ cuộc đối thoại nào giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên đều có mục tiêu rộng hơn việc giảm căng thẳng trên bán đảo. Cũng như Washington lo lắng về quan hệ Trung - Nhật tiến triển tốt, Bắc Kinh băn khoăn về việc Bình Nhưỡng tiến lại gần Washington. Nhiều người cho rằng Donald Trump đã nhượng bộ rất nhiều, trong khi cam kết từ phía Kim Jong-un lại khá ít. Thực tế cách tiếp cận này có ý nghĩa trong dài hạn, khi Mỹ và Triều Tiên tận dụng mối quan hệ của họ để kiềm chế Trung Quốc. Cánh cửa hòa bình đang dần hé mở trên bán đảo Triều Tiên Hoa Kỳ đã bảo lãnh an ninh cho Hàn Quốc, tại sao lại không thể đóng vai trò tương tự cho Bắc Triều Tiên? Chắc chắn Trung Quốc lo ngại ý tưởng này. Washington từng bảo vệ Seoul chống lại Bình Nhưỡng chứ không phải Trung Quốc. Nay nếu Mỹ bảo vệ Bình Nhưỡng chống lại Bắc Kinh sẽ là một thách thức quân sự lớn hơn nhiều. Với Bắc Triều Tiên, sự hiện diện của Mỹ trên bán đảo (sau khi quan hệ Mỹ - Triều sang trang mới) sẽ là một đối trọng hữu ích với sự thống trị của Trung Quốc. Kim Jong-un có thể sẵn sàng chấp nhận cải cách kinh tế hạn chế, nhưng ông vẫn lo lắng về khả năng bị Trung Quốc chi phối. Bắc Kinh vẫn duy trì đòn bẩy kinh tế lớn với Bình Nhưỡng, họ đã chứng minh điều này cuối năm ngoái khi Trung Quốc tham gia các biện pháp trừng phạt quốc tế, trì hoãn cung cấp các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu cho Triều Tiên. Nếu Kim Jong-un tự do hóa nền kinh tế Triều Tiên, thậm chí có bước đi phi hạt nhân hóa hạt nhân, ông sẽ cần phải đa dạng quan hệ đối tác. Hàn Quốc sẽ là lựa chọn quan trọng, thậm chí Nhật Bản cũng có thể được mời. Tại sao không phải là người Mỹ? Nếu Kim Jong-un muốn "thoát Trung", thì Washington sẽ là bạn thân nhất của ông ấy. Đây là ý tưởng đang khiến ông Tập Cận Bình lo sợ hiện nay. [2] Ông Kim Jong-un sẽ chọn hướng đi nào? Cá nhân người viết cho rằng, về mặt tư tưởng, Triều Tiên chưa bao giờ lệ thuộc Trung Quốc kể từ khi lập quốc, cho dù bối cảnh chính trị quốc tế hậu Chiến tranh Thế giới thứ II đã buộc Triều Tiên phải dựa vào Trung Quốc về kinh tế lẫn quân sự, đặc biệt là trong và sau Chiến tranh Triều Tiên. Thuyết Tư tưởng Chủ thể của ông Kim Nhật Thành là minh chứng điển hình cho sự tự chủ, tự lực tự cường của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, mặc dù kinh tế của họ phụ thuộc rất lớn vào Liên Xô, sau này là Trung Quốc. Tuy nhiên, sở dĩ Richard McGregor đặt vấn đề "thoát Trung" với ông Kim Jong-un, là bởi thực tế có sự lệ thuộc về kinh tế rất lớn của Triều Tiên vào Trung Quốc. Chính các học giả Trung Quốc cũng thừa nhận điều này, họ gọi là "đòn bẩy" của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng. Triều Tiên chóng phi hạt nhân hóa, Mỹ sẽ mang đến thịnh vượng và phồn vinh Trung Quốc đã từng sử dụng các "đòn bẩy" này để hà hơi thổi ngạt cho nền kinh tế Triều Tiên và dùng vấn đề bán đảo để mặc cả với Mỹ, cò cưa với Washington trong tiến trình trỗi dậy với tham vọng thay thế vị trí siêu cường số 1 của Hoa Kỳ. Trong thế giới ngày nay, không một quốc gia nào có thể đứng một mình không chơi với ai mà vẫn phát triển phồn vinh. Đó là lý do và động lực chính để ông Kim Jong-un thúc đẩy tiến trình cải cách và mở cửa song song với củng cố khả năng phòng thủ, bảo đảm an ninh cho đất nước. Hơn nữa, bản thân Trung Quốc được như hôm nay, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng là nhờ cải cách mở cửa, chơi với Mỹ, tận dụng nguồn vốn và công nghệ Mỹ. Ngay cả nhóm 6 nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (G-7) cũng không thể tách rời Hoa Kỳ và Tổng thống Donald Trump đã có những bước đi táo bạo để hiệu chỉnh chính sách với cả 6 quốc gia này. Có lẽ ông Kim Jong-un cũng nhận thấy điều này. Đó là lý do tại sao ông Kim Jong-un đã phải "hạ thủ công phu" bài binh bố trận để có được hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Donald Trump hôm 12/6 vừa qua. Cho nên theo cá nhân người viết, cải cách mở cửa nền kinh tế, bắt tay hợp tác với Hoa Kỳ sẽ là ưu tiên số 1 của ông Kim Jong-un để giúp Triều Tiên nhanh chóng phát triển và hội nhập. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Triều Tiên quay 180 độ trong quan hệ với Trung Quốc, trở thành con bài của Mỹ để chống Trung Quốc như học giả Richard McGregor mong muốn. Bởi lẽ ông Kim Jong-un đủ thông minh để "tránh vỏ dưa lẫn vỏ dừa". Triều Tiên cải cách mở cửa, phát triển phồn vinh và cường thịnh là đủ, đó chính là "thoát Trung", tức thoát khỏi cảnh bao vây cấm vận tứ bề, thoát khỏi cảnh phải dựa vào Trung Quốc về kinh tế, năng lượng. Thậm chí lúc này ông Kim Jong-un có thể tối đa hóa lợi ích cho đất nước mình khi Trung Quốc, Nga, Nhật Bản đều không muốn mất phần ảnh hưởng của họ trên bán đảo Triều Tiên sau thượng đỉnh Mỹ - Triều. Và với Hoa Kỳ, khi Triều Tiên cải cách mở cửa, hội nhập, phát triển và phồn vinh cũng đồng nghĩa với một con bài trong tay Trung Quốc hay dùng để cò cưa với Mỹ, đã bị vô hiệu hóa. Nếu nhìn theo "lợi ích chiến lược lâu dài" này, thiết nghĩ sự thiện chí và nhượng bộ của Tổng thống Donald Trump là cần thiết, hiệu quả. Nguồn: [1]http://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/2151128/how-china-using-north-korea-its-long-game-against [2]https://asia.nikkei.com/Opinion/China-s-private-concerns-about-Trump-Kim Hồng Thủy
  18. Thày Thiên sứ phân tích chữ "Qua" trong tiếng Việt TỪ "QUA" TRONG TIẾNG VIỆT. Nhân ông Đặng Lê Nguyên Vũ - phát biểu trước một sự kiện của Cafe Trung Nguyên với đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, là "qua". Vì là một nhân vật nổi tiếng, nên những ngôn từ của ông Đăng Lê Nguyên Vũ được hẳn ngài TS Dương Kỳ Đức - Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam nhận xét như sau: Trích: * [""Qua - là ngôn ngữ ở trong miền trong, từ này cũng có nghĩa như "Tôi". Nhiều người có tâm lý muốn sự khác lạ, thú vị nên thường sử dụng các ngôn ngữ khác biệt để thể hiện cho câu nói của mình. Như thế người nghe cũng đỡ nhàm chán hơn."] ** ["Việc sử dụng từ Qua trong xưng hô chỉ phù hợp cho giới trẻ còn với người trung tuổi thì không nên dùng". Theo ông Đức, từ "Qua" với nghĩa là "Tôi" nên phù hợp sử dụng khi người nói và người nghe thân quen nhau, còn trong không khí trang trọng của buổi thuyết trình hay hội thảo thì nên giữ ngôn từ phổ thông "Tôi" để được trang trọng, ai cũng có thể hiểu được"]. Hic! Hẳn Tổng Thư Ký Hội Ngôn Ngữ học Việt Nam, mà hiểu từ "qua" như vậy thì buồn wá. Thảo nào, ngôn ngữ Việt cứ loạn cào cào. Bánh Dày - mà ông cha ta vẫn gọi, đã bị một bậc trí ,,,"ngủ", đổi thành "bánh giầy" và ghi trong từ điển Việt Nam do ông này biên soạn. Khiến cho lão Gàn và Ban biên tập Nxb Trí Thức suýt khẩu chiến. Tý nữa lão Gàn quyết định không in cuốn "Minh Triết Việt trong văn minh Đông phương". Khiến cho cụ Chu Hảo phải can thiệp, yêu cầu cho in cuốn sách của lão với từ "Bánh Dày" theo cổ ngôn tiếng Việt. Cuốn Từ điển này sau đó bị các trí "thức" thật lên tiếng phản biện vì quá nhiều lỗi. Và sau đó nó bị thu hôi. Hic. Bây giờ đến lượt hẳn ông TTK Hội Ngôn Ngữ Học bàn về ngữ nghĩa từ "qua", trong nhóm đại từ nhân xưng của Việt Nam, khiến lão Gàn đang ngủ trong cái lò gạch làng Vũ Đại, phải nhảy ra..."chém gió". Trước hết, lão khẳng định rằng: Từ "qua" không phải "xử dụng ở miền Trong", mà là từ địa phương, chỉ sử dụng ở Đồng bằng Nam Bộ. Trong những câu chuyện vui của người Nam Bộ, thường hay kể câu đồng âm, khác nghĩa với từ "qua" như sau: "Hôm qua, "qua" nói "qua" qua. Nhưng "qua" không qua. Hôm nay, "qua" không nói "qua" qua, nhưng "qua" lại qua". Từ "qua" không phải là của người còn trẻ tự xưng. Mà là của người lớn tuổi, bề trên, nhưng tự xưng một cách khiêm tốn với người dưới. Nó là một trạng từ - Hôm qua; Đi qua, Người qua đường.... - thay thế cho đại từ ngôi thứ nhất. Nó cũng như nhà vua xưng "Cô" với kẻ sĩ vậy. Còn kẻ sĩ, mà xưng "Cô" với nhà vua thì chắc ...viên tịch. Cho nên nó là từ của người bề trên, lớn tuổi tự xưng với kẻ dưới. Và thường chỉ những người già nói chuyện với người trẻ hơn, mới xưng "qua" một cách thân mật. Ngay các cụ già Nam Bộ với nhau, mà xưng "qua" cũng bị coi là vô lễ. Người trẻ với nhau, trong tiệc nhậu mà xưng 'qua", chắc là hết mún nhậu. Bởi vậy, ông Nguyên Vũ xưng "qua", chắc là nói chuyện với lớp trẻ với tư cách bề trên. Chứ ko thể là: "Nhiều người có tâm lý muốn sự khác lạ, thú vị nên thường sử dụng các ngôn ngữ khác biệt để thể hiện cho câu nói của mình". và lại càng không phải: "Việc sử dụng từ Qua trong xưng hô chỉ phù hợp cho giới trẻ còn với người trung tuổi thì không nên dùng". Cho nên, ông TS TTK nhận xét như vậy, nếu ông Nguyên Vũ tưởng thật, mà về Đồng Bằng Nam Bộ, ngồi với mấy bô lão mà xưng "qua" thì khỏi bán cafe.
  19. Thày Thiên sứ dự đoán tình hình Biển đông và khu vực QUẺ KINH LƯU NIÊN. Giờ Dần ngày 23. 4. Mậu Tuất Việt lịch. Được quẻ Kinh Lưu Niên cho vấn đề biển Đông liên quan đến Thượng Đỉnh Mỹ Triều. Buồn quá! Ngủ không được, nửa đêm tỉnh dậy lang thang trên mạng, thấy hình người đứng đầu Bắc Cao Ly với Tổng Thống Hoa Kỳ. Click chuột thế nào nó lại ra một bài liên quan đến Biển Đông. Nên ứng quẻ và viết bài này. Từ 2003, trên dd tuvilyso. com, tôi luôn xác định rằng: Sẽ không có chiến tranh Cao Ly lần II. Nhưng khi khả năng hòa giải xuất hiện ở Cao Ly, cá nhân tôi lại rất lo lắng, vì những âm mưu thọc gậy bánh xe từ Bắc Kinh. Và nó đã xảy ra những trục trặc, khiên cuộc họp Thượng Đỉnh Mỹ Triều chút xíu nữa thì...giải tán, cùng với một tương lai khó đoán định cho kết quả Hội Nghị. Một trong những sự kiện đáng chú ý, là: để tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Nghị Thương Đỉnh Mỹ Triều, quân lực Hoa Kỳ rút khỏi vùng biển phía Đông của Tàu. Lợi dụng sự kiện này, Bắc Kinh đã tranh thủ sức ép quân sự Hoa Kỳ giảm ở Hoa Đông và ồ ạt quân sự hóa biển Đông, trước mũi Hoa Kỳ. Có vẻ Bắc Kinh muốn biển Đông là một chiến trường chính, nếu chiến tranh xảy ra. Quên đi nhé! Đã từ lâu, trên diễn đàn này, lão đã khẳng định: Cùng lắm biển Đông là dây dẫn nổ, nhưng thùng thuốc nổ phải ở chính ngay trên đất của Tàu lục địa. Biển Đông không phải là chiến trường của một cuộc chiến tranh ủy nhiệm kết thúc chiến tranh Lạnh. Đây là "Canh bạc cuối cùng" xác định ngôi vị bá chủ thế giới. Hoa Kỳ có thể chấp nhận thua cuộc, sau khi sử dụng hết số đầu đạn hạt nhân có thê tính theo đầu người cho cả thế giới này. Khái niệm quốc gia, hoặc vùng lãnh thổ Địa chính trị, làm khu đệm an toàn cho chính quốc, đã lỗi thời với những thứ vũ khí có thể bay qua đầu một nửa quả Địa cầu. Bắc Kinh dù có căn cứ phòng thủ ngay tại Phi Luật Tân, hoặc vài quốc gia liên quan, cũng không thể cản trở các loại vũ khí xuyên lục địa này. Lão gàn Thiên Sứ nhắc lại tính tiên tri của lão rằng: Hai Miền Cao Ly sẽ thống nhất. Nhưng bất cứ một âm mưu nào lợi dụng điều này để làm tổn hại tới Việt Nam, thì chiến tranh sẽ xảy ra bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Với quẻ Kinh Lưu Niên, đã xác định rằng: Mọi việc đã an bài. Và lão Gàn Thiên Sứ khoanh tay đứng nhìn.
  20. Bạn viết rõ chữ ra, viết bằng tiếng Việt chuẩn nhé, bạn viết tắt sẽ không ai dịch được ngôn ngữ của bạn để hiểu mà tư vấn đâu nhé.
  21. Bạn hỏi nhầm topic rồi nhé. Ở đây là tư vấn bằng "Lạc việt độn toán" chứ không phải "Luận tuổi lạc việt". Vậy bạn hãy chuyển sang topic Tư vấn "Luận tuổi lạc việt" để hỏi nhé. Thân mến!
  22. NHÂN DANH NỀN VĂN HIẾN VIỆT: LÝ THUYẾT "TRƯỜNG TƯƠNG TÁC VIỆT" GIẢI THÍCH NHỮNG BÍ ẨN LỚN NHẤT CỦA KHOA HỌC HIỆN ĐẠI. Tiếp theo. BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH. A/ VÌ SAO MỖI QUẢ TRỨNG CỦA GIỐNG CÁI LẠI CHỈ CÓ THỂ TIẾP THU MỘT TINH TRÙNG CỦA GIỐNG ĐỰC? Thưa quý vị và các bạn quan tâm. Lý thuyết "Trường tương tác Việt" chưa được "Khoa học công nhận". Nhưng nó là hệ quả và là một bộ phận cấu thành của một hệ thống tri thức vượt trội hơn hẳn tất cả nền tảng tri thức của nền văn minh hiện nay. Bởi vậy, nếu mô tả bằng chính hệ thống lý thuyết mà nền văn minh hiện nay chẳng hiểu gì về nó, thì cũng không khác gì nói chuyện những quyết định của Thượng Đế với các Thiên Thần trên Thiên đường và người ta có quyền không tin. Bởi vậy, cần một dẫn xuất làm thí dụ cho vấn đề được đặt ra trong bài viết này. Từ đó dẫn tới mối liên hệ hợp lý lý thuyết của các vấn đề liên quan. Đó là sự giải thích hiện tượng: Vì sao mỗi quả trứng của giống cái lại chỉ có thể tiếp nhận một tinh trùng của giống đực? Thưa quý vị và các bạn quan tâm. Nền khoa học hiện đại cũng chưa thể giải thích được điều này. Và đó cũng là một vấn nạn trong thế giới sinh học, liên quan đến sự hình thành tiếp nối của sự sống. Đó là vấn đề: Vì sao mỗi quả trứng của giống cái lại chỉ có thể tiếp thu một tinh trùng của giống đực? Và điều này sẽ được giải thích bằng chính định nghĩa về khí - trong "Trường tương tác Việt". Thưa quý vị và các bạn. Định nghĩa về "KHÍ" đã xác định rằng: Đó là hệ quả được hình thành của tương tác vật chất và tương tác trở lại với vật chất. Điều này giải thích: một quả trứng của giống cái và tinh trùng của giống đực sẽ mang hai loại khí chất khác nhau. Do đó, khi chúng tương tác với nhau thì quả trứng tuy về hình thức không đổi, nhưng đã trở thành một đơn nguyên hàm chứa một khí chất hoàn toàn khác quả trứng ban đầu. Chính sự khác biệt về khí chất - do tương tác giữa khí chất của tinh trùng và quả trứng ban đầu - cho nên quả trứng ko còn khả năng thu hút tính trùng tiếp theo. Hay nói cách khác: Trường tương tác Việt trong điều kiện tiếp dẫn quả trứng (Nguyên thủy) và tinh trùng, đã dẫn đến hình thành một loại 'KHÍ" do chính sự tương tác vật chất của hai đơn nguyên hàm chứa khí chất khác nhau và tạo ra trong một đơn nguyên (quả trứng sau thụ tinh). Điều này khiến vô hiệu hóa cho tất cả những tương tác tiếp theo của các tình trùng sau đó. Trên cơ sở này, Thiên Sứ tôi liên hệ với ở một quy mô lớn hơn của toàn thể vũ trụ khí sự sống bắt đầu xuất hiện. (Còn tiếp)
  23. Tiếp theo loạt bài về TRƯỜNG TƯƠNG TÁC VIỆT, thày Thiên sứ phân tích tiếp các vấn đề liên quan. NHÂN DANH NỀN VĂN HIẾN VIỆT: LÝ THUYẾT "TRƯỜNG TƯƠNG TÁC VIỆT" GIẢI THÍCH NHỮNG BÍ ẨN LỚN NHẤT CỦA KHOA HỌC HIỆN ĐẠI. I / VÌ SAO KHÔNG THỂ CÓ NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH? Thưa quý vị và các bạn quan tâm. Những trí thức tinh hoa của cả nền văn minh hiện đại với những thiên tài gồm đủ các chức danh khoa học và giải thưởng quốc tế lừng lẫy, trong những Viện Hàn Lâm tên tuổi...nhưng không đủ khả năng về tri thức lý thuyết tổng hợp, để có thể thẩm định tính bất hợp lý của Lý thuyết Higg. Hoặc có thể cũng có ý kiến phản biện, nhưng không đủ sức thuyết phục. Cho nên, cuối cùng, họ đành phải dùng một giải pháp khoa học cổ điển nhất, trong giai đoạn đầu của nền văn minh - cách đây vài trăm năm trước - là: Dùng kính hiển vi điện tử để đi tìm hạt Higg trong cỗ máy LHC với một chi phí khủng lên đến 100 tỷ Dollar. Nhưng - nhân danh nền văn hiến Việt - một thời huy hoàng bên bờ Nam sông Dương tử, trải gần 5000 năm lịch sử và chính là cội nguồn của những giá trị văn minh Đông phương huyền vĩ - tôi là người duy nhất xác định ý chí của mình một cách rất tự tin với quan điểm: "KHÔNG CÓ HẠT CỦA CHÚA!". Sau gần mưới năm chờ đợi với sự tự tin vào những hệ thống tri thức được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt - từ 2008, là thời điểm tôi lập topic trên dd lyhocdongphuong.org.vn - đến 2016. Các nhà khoa học tinh hoa đã thừa nhận: "Không có Hạt của Chúa". Tôi nhắc lại việc này, rất nhiều kẻ tầm thường, nhưng thích thể hiện, sẽ cho rằng tôi "khoe khoang", rằng: "Tôi gặp may", "háo danh"...vv....Nhưng tôi xin thanh minh với những người tử tế và anh minh với trí huệ hoàn hảo, rằng: Với tôi đây chỉ là những chuyện vặt, dùng làm thí dụ cho khả năng vượt trội của một hệ thống lý thuyết thống nhất vũ trụ - nhân danh nền văn hiến Việt - với một mục đích tối thượng, là: Xác định tính chân lý của Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ Nam sông Dương tử, và là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương. Ngay cả sự xác định có tính hệ thống lý thuyết về "Trường tương tác Việt" - vốn chưa được "khoa học công nhận" - cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, của cả một hệ thống lý thuyết thống nhất vũ trụ vô cùng đồ sộ và đấy bí ẩn. Cách đây hai mươi năm về trước, khi tôi lên bãi đá cổ Sapa để tìm hiểu về nội dung bí ẩn của nó, nhằm phục vụ cho những mục đích tìm hiểu về nền văn hiến và cội nguồn Việt sử. Sau khi quan sát phần còn lại của những di sản đầy bí ẩn chạm, khắc trên bãi đá cổ Sapa, tôi đã viết thư về cho cụ Sơn Hồng Đăng - Thủ từ đền Quốc Tổ Lạc Hồng ở đường Nguyễn Thái Sơn. Quận Gò Vấp - Sài Gòn - với nội dung có đại ý như sau: ["Những gía trị của hệ thống tri thức Việt ghi nhận trên bãi đá cổ Sapa là những hệ thống tri thức vượt trội và vô cùng huyền vĩ. So với hệ thống tri thức này, những tên lửa vũ trụ, vũ khí hạt nhân và cả những vệ tinh nhân tạo, chỉ là những đồ chơi trẻ em. Những thứ đồ chơi này sẽ bị móp méo với một trận động đất làm ví dụ! Nền văn hiến Việt huyền vĩ, không thể bị hủy diêt bởi chính hệ thống tri thức huyền vĩ này"]. Cho nên, chẳng phải ngẫu nhiên, khi tiên tri về trận động đất ở Indo - Phi Luật Tân năm 2004, tôi đã viết mô tả "trí thức tinh hoa của nhân loại phải ngơ ngác trước cơn thịnh nộ của đất trời!". Những lời lẽ này có từ trong tâm thức tiềm ẩn về những thứ đồ chơi trẻ em, mà nền khoa học hiện đại tạo ra, so với hệ thống vượt trội của nền văn hiến Việt. Việc thẩm định tính đúng sai của Lý thuyết Higg đơn giản hơn rất nhiều so với việc đi tìm "nền văn minh ngoài trái Đất" - Hay nói cách khác là "Đi tìm người ngoài hành tinh". Tính đơn giản dễ phát hiện ra sai lầm của Lý thuyết Higg, chính là nó được thiết lập từ nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại. Và chỉ cần một mắt xích sai trong chuỗi hệ thống lý luận của nó, mà người sáng tạo ra nó không thể biện minh được. Thế là đủ để nó sai! Chưa cần chứng minh cái đúng nằm ở đâu, nhưng chỉ cần chỉ ra một mắt xich sai và đúng là sai thì hệ thống lý thuyết đó sụp đổ. Vậy mà những tri thức tinh hoa của cả nền văn minh này, không thể chỉ ra cái sai của hệ thống lý thuyết Higg. Họ phải dùng đến biện pháp thực nghiệm để kiểm chứng. Đây là một sai lầm và sai lầm này được lặp lại ở những ý tưởng trở thành đề tài quan tâm của toàn bộ tri thức tinh hoa: Khi họ đặt vấn nạn - "Có hay không nền văn minh ngoài trái Đất"? Đây chưa phải chưa phải là một hệ thống lý thuyết. Bản chất của vấn đề về một nền văn minh ngoài trái Đất, xuất phát từ một sự hoài nghi, và hình thành bởi những lập luận đơn giản, căn cứ vào những hệ thống lý thuyết chưa hoàn hảo của nền văn minh hiện đại. Toàn bộ hệ thống tri thức của nền văn minh này ngây thơ như một đứa trẻ lên ba. Thích thì làm, không cần biết đúng sai. Và họ lại cố gắng dùng các phương tiện khoa học kỹ thuật mang tính thẩm định trực quan, để thỏa mãn trí tò mò của mình, khi tìm hiểu sự sống ngoài vũ trụ. Tức là lặp lại sai lầm khi tìm hiểu lý thuyết Higg bằng kính hiển vi điện tử để thỏa mãn cái nhận thức rất trực quan. Có thể việc này không quá quan trọng. Vì nó không mất cả cục tiền 100 tỷ Dollar. Nhưng nó lai rai, tiềm ẩn vào một sự vô bổ, để rồi tốn kém hơn rất nhiều. Sự vô định và mất thời giờ của việc tìm kiếm người ngoài hành tinh, chính là ở chỗ: Tất cả phương tiện khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay, không thể lùng sục tất cả vũ trụ để phát hiện ra điều này. Cuộc tìm kiếm sẽ chỉ kết thúc, cho đến khi tất cả vũ trụ đều được "nhìn thấy" bằng mắt thường thông qua phương tiện kỹ thuật. Tất cả những chuyên gia viết sách về khoa học viễn tưởng, cũng chẳng bao giờ có thể nghĩ đến cái ngày, mà khoa học phát triển đến mức "nhìn thấy" một cách chi tiết mọi ngóc ngách của vũ trụ. Và ngay cả đến lúc đó, vấn đề vẫn còn để mở: "Có hay không người ngoài hành tinh?". Quả là ngây thơ. Tính "ngây thơ" của nền văn minh này, chính là nó vẫn đang tìm hiểu vũ trụ và thế giới chung quanh bằng những nhận thức trực quan, thông qua những phương tiện kỹ thuật. Nhưng với tôi, vấn đề có thể kiểm tra bằng một hệ thống lý thuyết tổng hợp những quy luật vận động và tương tác trong vũ trụ - nhân danh nền văn hiến Việt. Đấy là nội dung của bài viết này. (Còn tiếp)
  24. Đây không phải nơi để quảng cáo. Nhắc nhở bạn lần đầu, nếu còn tái phạm bạn sẽ không được tham gia diễn đàn nữa.
  25. Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương là đơn vị được Bộ Khoa học và CN cấp phép hoạt động nghiên cứu, đào tạo về lý học nói chung, Phong thủy nói riêng. Hàng năm Trung tâm có tổ chức các lớp dạy về phong thủy, đặc biệt thày Thiên sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh, nguyên là Giám đốc Trung tâm có thường xuyên mở các lớp, hiện tại cũng đang có một lớp mới học. Nếu bạn có nhu cầu thì liên hệ với Aygia ở diễn đàn này (Nguyễn Thiên Lộc - Facebook) để đăng ký nhé.