Đại Phúc

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.057
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    8

Everything posted by Đại Phúc

  1. Cảm ơn sư phụ, con được mở mang thêm tầm mắt với lời giảng trên của sư phụ. Con có theo lớp cơ bản PTLV, chưa học tiếp lớp nâng cao nên kiến thức chưa vững. Cảm ơn sư phụ đã quan tâm.
  2. Trung Quốc báo cáo thâm hụt mậu dịch Các giới chức Trung Quốc hôm nay báo cáo một khoản thâm hụt mậu dịch khổng lồ trong tháng 2, với chênh lệch giữa nhập khẩu với xuất khẩu nằm ở mức cao nhất trong vòng hơn một thập niên. Các số liệu của hải quan Trung Quốc cho thấy xuất khẩu trong tháng 2 đạt mức 114,5 tỉ đô la trong khi nhập khẩu lên tới 145,9 tỉ. Số nhập siêu 31,4 tỉ đô la này là con số cao nhất kể từ giữa thập niên 1990 và là một ngoại lệ hiếm hoi trong một loạt những khoản thặng dư mậu dịch nhiều tỉ đô la hồi gần đây. Các nhà phân tích nói rằng hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc sang các đối tác mậu dịch lớn ở Tây phương bị sút giảm vì ảnh hưởng của vụ khủng hoảng nợ khu vực đồng euro và sự phục hồi không mấy nhanh chóng của nền kinh tế Hoa Kỳ. http://www.voanews.c...-142180903.html
  3. Thưa Sư phụ: Nếu là bể cá thì đắt phía trước bàn làm việc, người ngồi và người vào phòng đều nhìn thấy ngay bể cá. Còn đặt bức tranh trên đặt trước bàn làm việc thì quay mặt bức tranh để người ngồi nhìn đối diện hay quay mặt bức tranh ngược lại để người bước vào phòng nhìn thấy tranh? Và người mang mệnh Hỏa thì có dùng được bức tranh trên không? Rất monhg Sư phụ chỉ bảo thêm, chân thành cảm ơn SP.
  4. Đại gia khoe mẽ” qua góc nhìn một tỉ phú gốc Việt Các tỉ phú ở Mỹ hoặc châu Âu có thể xài bạc tỉ nếu họ thích. Nhưng chắc chắn không cần thiết phải tạo ấn tượng sao cho hoành tráng để người ta biết. “Theo kinh nghiệm ở Trung Quốc, những anh chị hay khoe mẽ thường dễ bị sờ gáy. Tôi để ý hai mươi mấy năm nay, mỗi năm tạp chí Forbes luôn có danh sách những người giàu nhất. Nhưng theo một thống kê thì có đến gần 20% đại gia trong danh sách này đã hay đang ở tù. Nên việc khoe của trong nhiều trường hợp có vẻ là việc không khôn ngoan lắm” - tỉ phú người Mỹ gốc Việt - TS Alan Phan, nhận định như vậy khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về hiện tượng gần đây có một số đại gia chơi trội, tổ chức đám cưới với mức chi phí lên đến hàng chục tỉ đồng; hay khoe siêu xe, "triển lãm" chân dài… trong các buổi PR hoành tráng. Theo TS Alan Phan, ở Mỹ vào khoảng năm 1920 cũng có nhiều người trở thành đại gia nhờ bất động sản và hàng tiêu dùng. Vào những năm 1995-1999, lĩnh vực Internet và tài chính phát triển đã có các đại gia giàu lên nhờ ngành này như Bill Gates, Mark Zuckerberg… Cách đây 30 năm, Trung Quốc cũng có một lớp đại gia đầu tiên đi lên nhờ bất động sản và hàng tiêu dùng. Nhưng bên Trung Quốc ngoài hai lĩnh vực này, còn một lớp đại gia khác giàu lên nhờ có quan hệ với chính quyền. Từ những quan hệ đó họ tạo ra những tài sản khổng lồ. “Có thể nói đó là quá trình phát triển tất yếu của mỗi một quốc gia. Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển. Nên chuyện nổi lên nhiều đại gia bất động sản như vừa qua cũng không có gì lạ” - TS Alan Phan nói. Giàu mới nên chưa kịp sang Nếu đại gia kiếm tiền ở mỗi giai đoạn mỗi khác thì cách chơi cũng như đẳng cấp cũng khác nhau, thưa ông? TS Alan Phan là doanh nhân Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987. Năm 1999, Tập đoàn Harcourt của ông đạt mức thị giá 670 triệu USD (hơn 1,3 ngàn tỉ đồng). Ông là tác giả của tám cuốn sách Anh và Việt ngữ, tư vấn cho nhiều tập đoàn đa quốc gia về thị trường mới nổi. Ông cũng là người đầu tiên giới thiệu hệ thống bán cổ phiếu qua mạng và giáo dục online bên Trung Quốc vào năm 1997. Trước đó ông đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty đa quốc gia cũng như các ngân hàng lớn ở Wall Street. Hiện nay, TS Alan Phan đang là chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA (quỹ riêng của gia đình) và là chuyên gia tư vấn về Emerging Markets cho nhiều tập đoàn đa quốc gia. TS Alan Phan: Đẳng cấp là chuyện rất thừa thãi không có gì cần phải thể hiện cả. Mình thích cái gì thì mình làm thôi. Nhưng chuyện thể hiện thì mỗi người mỗi kiểu. Nói riêng về doanh nhân Á châu, phần lớn người Trung Quốc và Việt Nam gặp phải một vấn đề là sĩ diện. Có lẽ vì mặc cảm thôi. Đại gia Việt Nam đa số mới giàu, chứ thời bao cấp có ai giàu đâu. Bởi vì họ mới giàu lên nên thích khoe. Đó cũng là điều dễ thông cảm. Khi tôi còn trẻ, khoảng 30 tuổi lúc ấy cũng mới giàu nên cũng hay khoe. Nó bắt đầu từ tiềm thức về một quá khứ thua kém. Khi tôi lên 12 gì đó, một thú vui của bọn trẻ chúng tôi quanh câu lạc bộ thể thao (Cercle sporttif Saigonnais - Cung VH Lao động) là trèo lên cây xem mấy bà đầm tắm trần nên bị mấy ông Tây mắt xanh mũi lõ đánh thường xuyên. Rồi những người Âu Mỹ lại ít tế nhị nên lối nói chuyện của họ hay xúc phạm người khác. Thêm vào đó, mình cũng hơi tự ti bởi dân tộc và vóc dáng mình thuộc loại bé nhỏ. Nên có thời kỳ mới ra trường, có lương cao, tôi thích đi với phụ nữ Tây phương xinh đẹp vào chốn sang trọng, nơi có những đại gia Mỹ để chọc tức họ. Nhưng có lẽ đó cũng không phải là chơi trội. Chỉ vài năm sau tôi bắt đầu chán nên thôi. Vậy ông có suy nghĩ gì về hiện tượng một số đại gia khoe mẽ qua các đám cưới hàng chục tỉ đồng trong trời gian qua? Cái này có thể là hiện tượng gây phản cảm trong xã hội. Nhưng dần dần nó cũng biến mất thôi. Vì sẽ có những thay bậc đổi ngôi về tiền bạc. Tiền không dính liền với bất cứ anh chị nào. Nay nó thuộc về người này, mai nó thuộc về người khác. Tiêu xài hoài cũng bớt tiền hay mất hết nên còn gì để khoe. Sau khi làm vài lần phản ứng dư luận sẽ không tốt cho tên tuổi nên rồi họ cũng sẽ không làm nữa. Thưa ông, sau lớp đại gia phất lên nhờ bất động sản, chứng khoán thì đến bao giờ Việt Nam sẽ có lớp đại gia mới trong lĩnh vực khác? Có thể phải đợi đến một thế hệ doanh nhân mới. Sự thay đổi sẽ khá chậm chạp trong cơ chế hiện tại. Nhưng thời để kiếm tiền bằng bất động sản và bằng quan hệ sẽ qua đi. Sau đó phải nhường chỗ cho sản phẩm mũi nhọn đặc sắc hơn để kiếm tiền. Nghĩa là không dừng lại ở hàng tiêu dùng đơn thuần mà là những sản phẩm thương hiệu đặc biệt, tạo thế cạnh tranh trên thị trường. Đó là những người kiếm tiền nhờ IT, nhờ những món hàng thương hiệu. Chẳng hạn như cà phê cũng cần một anh như Starbuck để đưa lên đỉnh cao. Nghĩa là cách kiếm tiền của đại gia Việt Nam sắp tới cũng cần thay đổi thưa ông? Đúng vậy, giai đoạn phá rừng, đào mỏ để bán cũng qua, giai đoạn công nghệ ô nhiễm phải qua đi để tiến tới một giai đoạn phát triển mới. Quá trình này không thể làm nhanh được, phải mất khoảng 10-20 năm. Khoảng năm 2030 sẽ có một lớp đại gia mới, thay lớp đại gia hiện nay. Tuy vậy so với thời bao cấp thì chúng ta cũng đang đi khá nhanh. Giàu và sang từ cốt cách Ở những nước phát triển trên thế giới, các đại gia thường chơi như thế nào và có chuyện khoe mẽ không thưa ông? Ở xứ Mỹ và các nước châu Âu, thực tình ai muốn khoe cứ việc khoe. Vẫn có những người giàu khoe của chứ không phải không có. Nhưng vì một xã hội quá nhiều người giàu có nên bỏ ra 1-2 triệu USD để tổ chức tiệc cưới hay mướn siêu xe thì người Mỹ cũng không quan tâm. Báo chí chính thống cũng không đăng nên thành thử không có gì ồn ào và nó trở thành chuyện bình thường. Ngược lại, những tỉ phú Mỹ sống tằn tiện thì lại được ca ngợi. Ví dụ như ông Warren Buffett, người giàu thứ nhì trên thế giới nhưng vẫn ở căn nhà mua đã 50 năm trước trị giá 31.000 USD (khoảng hơn 600 triệu đồng ). Hiện nay ông Buffett có tới 39 tỉ USD nhưng vẫn tự lái xe đi mỗi ngày. Chiếc xe này ông mua 15 năm trước với giá 18.000 USD. Thành ra nếu đem ông Warren Buffett đứng cạnh Cường đôla thì Cường đôla sẽ khóc ngay! Ông có vẻ quan tâm đến Cường đôla nhỉ? (Cười…) Nói đùa thế thôi, thấy người ta nhắc nên mình nói theo cho vui vậy. Nhiều người hay nói tôi có ý nghĩ xấu về doanh nhân nhưng thực tế không phải vậy. Với tôi, ai kiếm ra tiền muốn chơi thế nào là đời tư của họ. Nhưng cứ thấy người ta nhắc đến Cường đôla, cô Hà này Hà kia thì mình nói theo cho vui vậy. Nghĩa là những đại gia thực sự họ không còn quan tâm nhiều đến vật chất để mà khoe. Vậy cách chọn hướng đến cộng đồng có phải là cách làm của những đại gia đẳng cấp? Thực ra đã là đại gia thực sự thì họ không còn nghĩ đến tiền nữa mà họ quan tâm đến những sở thích của mình. Như ông Bill Gates thường luôn luôn say sưa với công nghệ mới. Nên ông dành nhiều thời gian để đọc sách cũng như nghiên cứu về công nghệ. Hay như tỉ phú Larry Ellison thì lại thích chơi đua thuyền buồm, dùng sức gió đẩy. Ông dùng thuyền này tham dự các cuộc đua khắp thế giới. Một đại gia khác, ông Cooperman đã âm thầm quyên hàng trăm triệu USD cho ngành y tế và giáo dục để hưởng ứng lời kêu gọi các tỉ phú làm từ thiện của Bill Gates và Warren Buffett. Điều đó cho thấy cách chơi của các đại gia trên thế giới chủ yếu là sở thích. Từng làm chuyện “ngu xuẩn” tại Hollywood Ông từng kể rằng thời ông sang Hollywood đầu tư vào điện ảnh, ông đã gặp một minh tinh người Venezuela. Ông đã hỏi người đẹp ước điều gì lúc này ông sẽ đáp ứng. Người đẹp bảo muốn đi Paris ngay tối nay. Thế là ông thuê chuyên cơ đưa người đẹp sang Paris chơi thỏa thích mấy ngày. Sau chuyến đi ấy ông cũng phải thanh toán một hóa đơn khá đậm. Đây là kiểu chơi trội hay là một cách hưởng thụ chính đáng từ đồng tiền của mình? Thời trẻ tôi cũng có lúc bốc đồng như thế. Nhưng không phải là chơi trội mà vì tôi xúc động trước một sắc đẹp tuyệt vời Thượng đế đã sáng tạo. Nhưng tôi cũng vừa dư tiền qua một giao dịch rất lời. Cũng có thể lúc ấy tôi cũng uống hơi ngà ngà nên làm chuyện ngu xuẩn. Nếu bây giờ có người đẹp như thế xuất hiện, liệu ông có “ngu xuẩn” thêm lần nữa? Bây giờ nếu tôi còn cảm xúc thì có thể tôi cũng làm vậy lắm. Tuy nhiên, đến lứa tuổi này thì những cuộc tình nồng cháy trở nên ấm ớ và phức tạp. Thay vào đó mình xem một bộ phim hay, đọc một cuốn sách thú vị sẽ thoải mái hơn. Tôi vẫn hay nói đùa với mọi người rằng ở tuổi 67, người đẹp cũng giống như một bức tranh, đem treo ở bảo tàng thì được chứ khuân về nhà thì rắc rối to. Con người có rất nhiều ham muốn vì hormone. Khi hormone bớt rồi thì tài sản, danh vọng, xe đua hay phụ nữ cũng không còn nhiều hấp dẫn nữa. Vì thế, mình sẽ chọn đến những thú vui nhẹ nhàng hơn. Tự sự về sự trả giá Để trở thành một doanh nhân thành đạt như hôm nay, chắc chắn ông đã từng trả giá. Theo ông trả giá lớn nhất đối với một đại gia là gì? Trả giá lớn nhất là áp lực về sức khỏe mà tôi phải hy sinh. Đó là cái giá lớn nhất khi chiêm nghiệm lại. Không những sức khỏe về vật chất mà còn tinh thần. Vì khi kiếm tiền, khi cạnh tranh để đạt đến thành công thì mình đôi khi làm việc 24/24 giờ, lúc ngủ cũng mơ thấy công việc. Tinh thần gần như bị đồng tiền chi phối kiểm soát. Mình trở thành khác biệt hẳn với con người thực của mình. Đó là cái giá phải trả lớn nhất trong việc săn đuổi tiền bạc. Ông quan niệm thế nào về việc kiếm tiền? Tiền đối với tôi là cuộc săn đuổi. Nó giống như mình đi săn thú. Mình thấy nó, rồi mình đuổi theo nó, nó lại chạy đi chỗ khác. Rồi mình lần mò theo dấu vết của nó cho đến khi mình đưa vào nòng súng, nhiều khi lại bắn trật nữa. Cuộc săn đuổi mỗi ngày cứ cuốn hút như một cơn lốc xoáy. Khi bắn trúng cũng là khi có nhiều tiền, nhìn lại thì mình đã phải trả giá rất nhiều. Trong cuộc săn đuổi ấy vấn đề căn bản là gì? Thời gian không thể tìm lại. Thay vì thời gian đó mình sống với con cái, đưa chúng đi chỗ này chỗ kia chơi đùa, hay lo cho vợ, gia đình, bạn bè… trong một mái ấm gia đình thì mình bỏ bê hy sinh kiếm tiền. Đến khi mình quay lại thì mất hết những cái đáng lẽ mình phải trân trọng. Đó lại là những cái hối tiếc nhiều nhất và là cái giá mình trả. Trong tiền bạc thì vậy, còn đối với cuộc săn đuổi phái đẹp thì sức hấp dẫn của Alan Phan với phụ nữ là gì? Điều duy nhất là vì tôi yêu quý đàn bà thực sự. Tôi cho họ thấy một Alan lãng mạn, đam mê, sẵn sàng đốt cháy đời mình cho tình yêu. Xin cảm ơn ông. TS Alan Phan du học ở Mỹ từ năm 1963. Ông tốt nghiệp bằng cử nhân tại Penn State (USA), lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh tại American Intercontinental (USA), lấy bằng tiến sĩ tại Sussex (Anh quốc) và tiến sĩ quản trị kinh doanh tại Southern Cross (Australia). Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại các ĐH Colorado, Columbia, Cal State (Mỹ) và Fudan, TongJi (Trung Quốc). “Những đại gia mới giàu thường thích xài và hưởng thụ. Còn những đại gia đã giàu lâu rồi hoặc sinh ra đã quá giàu, hoặc đến một độ tuổi nào đó thì tiền bạc không có nghĩa lý gì nữa. Một người bạn tôi rất mê tranh, ông ta đã bỏ ra tới 16 triệu USD để mua một bức tranh ông thích rồi tặng cho bảo tàng. Vấn đề ở đây là sở thích nhưng cũng sẵn sàng bỏ tiền vì sở thích đó. Thường thì càng về sau đại gia thực sự hướng đến cộng đồng, người thân hơn là cá nhân họ” - TS Alan Phan *** TS LÊ ĐĂNG DOANH, chuyên gia kinh tế: Hãy nghĩ đến những giường bệnh 5-6 người nằm Bill Gates là tỉ phú mà cả nhân loại biết đến nhưng khi đến Việt Nam, ông vẫn dùng chiếc xe 16 chỗ ngồi để di chuyển. Đến nơi, Bill Gates tranh thủ làm việc với các nhân viên ngay. Với số tài sản là 58 tỉ USD nhưng vợ chồng ông đã dành tới 38,7 tỉ USD cho các hoạt động nhân đạo. Warren Buffet cũng vậy, dù rất giàu có nhưng ông hầu như chưa bao giờ đi máy bay ghế hạng thương gia, vẫn đi vé hạng thường như nhiều người dân bình thường khác. Nhưng họ vẫn nổi tiếng bởi những đóng góp của họ với xã hội. Mới đây tôi vừa gặp giám đốc quỹ từ thiện Quỹ Bill&Melinda Gates Foundation, họ nói sẽ cam kết giúp đỡ Việt Nam. Đây là một thông tin tốt lành với chúng ta. Điều đó cho thấy các tỉ phú thế giới nổi tiếng về những đóng góp của họ với cộng đồng chứ không phải là việc khoe tài sản triệu USD hay mua siêu xe, tiêu pha thái quá. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn này, khi một giường bệnh chứa tới 5-6 người mà có người lại tiêu tốn bạc tỉ chỉ để huênh hoang với thiên hạ là mình giàu. Trong khi đó hầu như sự giàu có của họ không làm khoa học công nghệ phát triển, trách nhiệm với cộng đồng không có. Mà khoảng cách giữa người giàu và người nghèo không hẳn thể hiện bởi thu nhập mà có ở trong văn hóa ứng xử và nhân cách con người. Ông ĐOÀN NGUYÊN ĐỨC, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai: Tâm trí tôi chỉ hướng đến công việc Đến giờ phút này, nhất là giai đoạn này tâm trí tôi tất cả chỉ hướng đến công việc chứ không quan tâm đến thú chơi của các đại gia. Cũng có những đại gia khi giàu thì dùng tiền vào sở thích của mình tôi thì đến giờ không có. Làm kinh doanh thì cứ chỉ chăm lo kiếm tiền để doanh nghiệp phát triển. Với con cái, mỗi người có một cách giáo dục của riêng mình và tôi cũng vậy. Vì thế tôi tin rằng con cái mình không lụy vào tài sản bố mình. *** Sáu kiểu đốt tiền “kinh điển” của các đại gia Việt 1. Đắp mặt nạ bằng vàng. Hiện ở TP.HCM và Hà Nội đã có một số trung tâm thẩm mỹ “nhập khẩu” dịch vụ đắp mặt nạ vàng từ Thái Lan, Hàn Quốc… về phục vụ chị em. 2. Ăn, uống… vàng. Từ năm 2005, một số “đại gia” Việt nhét vàng vào bánh hoặc tán nhuyễn để… ăn, uống. 3. Sắm hàng hiệu. Xuất hiện một tầng lớp người tiêu dùng không cần quan tâm đến giá cả, trung bình chi tới 80-100 triệu đồng/lần mua hàng. Có người chi hàng trăm triệu đồng cho nước hoa, giày dép tặng người yêu nhưng vẫn cho rằng “chưa bõ bèn gì”. 4. Mua SIM số đẹp. Các đại gia đưa ra nhiều lý do để mua SIM số đẹp với mức giá hàng trăm triệu đồng, thậm chí tiền tỉ. 5. Chơi siêu xe. Bỏ ra hàng tỉ đồng sưu tập xe khủng nhất thế giới, xe phục vụ các chính khách hàng đầu Việt Nam từ nhiều thập kỷ trước. 6. Chi hàng chục tỉ đồng chơi cây cảnh. Theo Pháp Luật TPHCM
  5. 10 điều thế giới chưa biết về kinh tế Việt NamKhông phải là "Trung Quốc + 1", có cơ sở hạ tầng tiên tiến hơn Philippines và Thái Lan, tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai châu Á, chỉ sau Trung Quốc... là 3 trong số 10 điều thế giới chưa biết về Việt Nam. 5 nền kinh tế sẽ thay đổi thế giới 2 kịch bản cho kinh tế Việt Nam 2011 - 2015 Trong một báo cáo mới đây, viện nghiên cứu McKinsey Global cho biết, một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam là trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việt Nam chuyển dịch từ một nền kinh tế nông nghiệp sang chú trọng sản xuất và dịch vụ và đang là điểm hấp dẫn đầu tư nóng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, bản báo cáo cũng chỉ ra rằng nếu Việt Nam muốn duy trì mức tăng trưởng ngoạn mục đó thì trong thời gian tới cần phải cải thiện năng suất lao động trong khu vực kinh tế công nghiệp và dịch vụ. 1. Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai tại châu Á, sau Trung Quốc Từng bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, chỉ sau một phần tư thế kỷ, Việt Nam đã viết nên một trong những câu chuyện kinh tế thành công nhất tại châu Á. Kể từ khi chính sách đổi mới được đưa vào thực hiện năm 1986, Việt Nam đã phá bỏ nhiều rào cản thương mại và dòng vốn, phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Trong suốt 25 năm đổi mới, với tốc độ tăng trưởng GDP đầu người hàng năm là 5,3%, Việt Nam trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai tại châu Á, sau Trung Quốc. Bất chấp khủng hoảng tài chính châu Á những năm 1990 và suy thoái kinh tế hiện nay, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng hết sức đều đặn. Trong giai đoạn 2005 -2010, Việt Nam tăng trưởng khoảng 7% mỗi năm. 2. Việt Nam đang dần thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp Kinh tế Việt Nam giờ đây không chỉ xoay quanh khu vực nông nghiệp. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của Việt Nam đã giảm từ 40% xuống còn 20% chỉ trong 15 năm. So với khoảng thời gian 29 năm của Trung Quốc và 41 năm của Ấn Độ, đây được coi là bước chuyển dịch hết sức ngoạn mục. Trong 10 năm trở lại đây, tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp của Việt Nam đã giảm 13%, trong công nghiệp và dịch vụ tăng lần lượt là 9,6% và 3,4%. Nhờ vậy, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đã giảm 6,7%, còn tỷ trọng công nghiệp tăng 7,2%. 3. Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản (hạt tiêu, hạt điều, gạo, cà phê)hàng đầu trên thế giới Với kim ngạch 116.000 tấn trong năm 2010, Việt Nam là nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới và chiếm vị trí quán quân xuất khẩu hạt điều trong 4 năm liền. Riêng ngành xuất khẩu gạo, cà phê xếp số 2, chỉ sau Thái Lan và Brazil. Việt Nam có kim ngạch chè xuất khẩu đứng thứ 5, còn hải sản như cá da trơn, tôm và cá ngừ xếp thứ 6 thế giới. 4. Việt Nam không phải là “Trung Quốc + 1” Chi phí lao động gia tăng tại Trung Quốc khiến nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang hoạt động tại Việt Nam, nơi có lực lượng lao động giá rẻ đông đảo. Điều này khiến nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam đang trở thành thị trường sản xuất hàng xuất khẩu lớn tiếp theo tại châu Á, một phiên bản thu nhỏ của Trung Quốc, hay còn gọi là Trung Quốc +1. Tuy nhiên, Việt Nam khác xa Trung Quốc ở hai điểm. Thứ nhất, kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào tiêu dùng cá nhân nhiều hơn so với Trung Quốc. Tiêu dùng của hộ gia đình chiếm tới 65% GDP, trong khi con số này của Trung Quốc chỉ là 36%. Thứ hai, khác với kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ nhờ xuất khẩu và vốn đầu tư, kinh tế Việt Nam được thúc đẩy cân bằng giữa sản xuất và dịch vụ, hai khu vực chiếm lần lượt xấp xỉ 40% GDP. Tăng trưởng của Việt Nam dựa trên nhiều ngành nghề đa dạng, với các phân khúc thị trường cạnh tranh trong khắp nền kinh tế. Trong 5 năm qua, sản lượng khu vực công nghiệp (gồm xây dựng, sản xuất, khai khoáng, điện…) và khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 8% mỗi năm. 5. Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thế giới Việt Nam xuất hiện trong hầu hết danh sách các thị trường mới nổi hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Các nghiên cứu của Bộ Thương mại và Đầu tư Anh, trung tâm nghiên cứu kinh tế Economist Intelligence Unit đều xếp Việt Nam là thị trường mới nổi hấp dẫn nhất thế giới đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sau các nước thuộc nhóm BRIC gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đã tăng từ 3,2 tỷ USD năm 2003 lên 71,7 tỷ USD năm 2008. Bất chấp khủng hoảng kinh tế, con số này vẫn đạt 21,5 tỷ USD năm 2009. Một điểm khác nhau nữa giữa kinh tế Việt Nam và Trung Quốc là trong khi 60% vốn FDI ở Trung Quốc đều rót vào các ngành công nghiệp nặng cần nhiều nhân công thì ở Việt Nam, con số này chỉ là 20%. Số FDI còn lại của Việt Nam đổ vào các ngành khai mỏ và dầu khí (40%), bất động sản (15-20%) và du lịch. Kể từ năm 2005, lượng khách du lịch tới Việt năm đã tăng hơn 30%. 6. Cơ sở hạ tầng đường giao thông của Việt Nam tiên tiến hơn so với Philippines và Thái Lan Việt Nam đã và đang mạnh tay đầu tư vào xây dựng đường sá, và cũng đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Vào năm 2009, mật độ đường giao thông của Việt Nam đã đạt mức 0,78 km đường/km2, cao hơn so với Philippines và Thái Lan. Cũng trong năm này, mạng lưới điện quốc gia của Việt Nam đã bao phủ trên 96% đất nước. Việt Nam cũng đầu tư xây dựng nhiều khu kinh tế cảng như cảng Dung Quất, Cái Mép và xây dựng sân bay quốc tế tại Đà Nẵng và Cần Thơ. 7. Internet ngày càng phổ biến trong giới trẻ Việt Nam Việt Nam là nước có dân số trẻ, được giáo dục tốt và phổ cập internet rộng rãi. Từ năm 2000 đến 2010, số lượng thuê bao di động tại Việt Nam tăng gần 70%, trong khi con số này tại Mỹ chỉ là 10%. Tính đến cuối năm 2010, Việt Nam có 170 triệu thuê bao điện thoại, trong đó 154 triệu là thuê bao di động. Với 31%, tỷ lệ sử dụng internet của Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều so với các nước châu Á khác như Malaysia (55%) và Đài Loan (72%). Tuy nhiên, con số này đang ngày càng gia tăng. Số thuê bao băng thông rộng ở Việt Nam đã tăng lên từ 0,5 triệu thuê bao năm 2006 lên 3,8 triệu thuê bao vào năm 2010. Cũng trong năm 2010, số thuê bao sử dụng mạng 3G của Việt Nam đạt 7,7 triệu. Một khi cơ sở hạ tầng viễn thông phát triển thì số lượng sử dụng mạng di động và internet tại Việt Nam sẽ tăng vọt. Hiện nay, có tới 94% người Việt cập nhật tin tức qua mạng Internet và có tới 40% người truy cập mỗi ngày. 8. Việt Nam đang trở thành địa chỉ hàng đầu thế giới cho các dịch vụ thuê ngoài Khu vực dịch vụ thuê ngoài của Việt Nam hiện đang có 100.000 lao động, với mức doanh thu tạo ra hàng năm đạt trên 1,5 tỷ USD. Nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới như Hewlett-Packard, IBM, và Panasonic đã đặt cơ sở tại Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam rất có tiềm năng trở thành 10 địa chỉ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này nhờ lực lượng lao động trẻ tốt nghiệp đại học hùng hậu và giá rẻ (mỗi năm có khoảng 257.000 sinh viên tốt nghiệp đại học). Chi phí thuê một lập trình viên máy tính ít hơn 60% so với tại Trung Quốc. Tương tự, chi phí thuê một nhân viên xử lý dữ liệu cũng chỉ bằng 50% so với tại Trung Quốc. Miễn là thế giới có nhu cầu và Việt Nam đảm bảo đáp ứng đủ thì khu vực dịch vụ thuê ngoài tại đây có thể tạo ra khoảng 6-8 tỷ USD mỗi năm. Đây có thể trở thành cỗ máy tạo việc làm tại khu vực thành thị, thêm khoảng 600.000 tới 700.000 việc làm vào năm 2010, đóng góp 3-5% vào tăng trưởng GDP của Việt Nam. 9. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng Việt Nam cao hơn so Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác trong ASEAN Trong 10 năm vừa qua, tổng dư nợ tín dụng của Việt Nam đã tăng 33% mỗi năm, cao hơn nhiều so với của Trung Quốc, Ấn Độ hay các quốc gia thuộc ASEAN. Tính đến cuối năm 2010, dư nợ tín dụng của Việt Nam xấp xỉ 120% GDP, trong khi còn số này của năm 2000 chỉ là 22%. Đây có thể là bằng chứng cho sự tăng trưởng năng động của nền kinh tế nhờ hệ thống ngân hàng đang ngày càng phát triể. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến lo ngại, sự gia tăng của các khoản nợ xấu có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực và buộc chính phủ phải can thiệp vào khu vực tài chính. 10. Lợi tức dân số của Việt Nam đang giảm Lợi tức dân số hay còn gọi là lợi tức nhân khẩu học là những ích lợi kinh tế có được nhờ biến đổi dân số. Từ năm 2005 đến 2010, lực lượng lao động trẻ gia tăng cùng với sự chuyển dịch nhanh chóng khỏi nông nghiệp đã đóng góp gần 70% tăng trưởng của Việt Nam. Khoảng 30% còn lại có được là nhờ năng suất lao động được cải thiện. Tuy nhiên, thống kê chính thức dự báo tăng trưởng lực lượng lao động sẽ giảm khoảng 0,6% mỗi năm trong 10 năm tới, so với mức tăng trưởng 2,8% hàng năm trong giai đoạn 2000-2010. Bên cạnh đó, trong thập kỷ tới, việc chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ của Việt Nam cũng sẽ không thể đạt tốc độ như trước. Do đó, nếu muốn duy trì tốc độ tăng trưởng ngoạn mục, Việt Nam cần nâng cao năng suất lao động. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng năng suất lao động sẽ cần phải tăng từ 4,1% lên 6,4% nếu muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7-8% hàng năm vào năm 2020. Nếu không, tăng trưởng hàng năm của kinh tế Việt Nam sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 4,5-5%, đồng thời GDP sẽ giảm 30%. Tuyến Nguyễn (Theo Foreign Policy)
  6. Sách giáo khoa tiểu học 'trọng nam khinh nữ' Trong các sách giáo khoa tiểu học, nếu như nam giới được mô tả làm các nghề có chuyên môn cao, thu nhập tốt thì phụ nữ lại làm việc thủ công, chăm sóc người khác, hoặc đàn ông có hành vi chủ động, sáng tạo thì phụ nữ lại thụ động, phụ thuộc... Đây là kết quả được đúc rút qua nghiên cứu 10 cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 tới lớp 5, do thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh, giảng viên Khoa Xã hội học - Học viện Báo chí và sinh viên của mình thực hiện. Nghiên cứu này cho thấy sách giáo khoa dành cho học sinh tiểu học ít nhiều phản ánh sự phân biệt về giới, thể hiện từ cách đặt tên, thể hiện hành vi nhân vật nam, nữ, đến phạm vi hoạt động, vị trí cũng như nghề nghiệp của hai giới. Phụ nữ và các bé gái được làm đậm nét bởi các hoạt động trong nhà như dọn dẹp, giặt giũ, chăm sóc người khác. Tranh minh họa trong bài "Cô giáo lớp em" - Tiếng Việt 2. Chẳng hạn, tên đặt cho nam thường mang thuộc tính dương, động, chủ động, lớn lao, mạnh mẽ, gắn với các loại cây to lớn (Tùng, Bách...), những đức tính, phẩm chất tốt đẹp (Tuấn, Minh, Dũng, Trung, Nhân...), những mong ước, hoài bão về sự nghiệp (Thành, Thịnh, Quang...), những hiện tượng to lớn trong thiên nhiên (Sơn, Vũ, Hải)... Ngược lại, tên nữ thường mang thuộc tính âm, tĩnh, thụ động, mềm mại, dịu dàng, gắn với các loài hoa đẹp, mềm mại (Mai, Lan, Hoa, Huệ, Nụ...), tên các loại trái cây (Na, Lê…), tên bốn mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông), tên các loài chim (Oanh, Anh, Uyên…), tên các tiên nữ, tên dòng sông (Nga, Hà…). Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh cho biết, trong sách giáo khoa,vị trí nhân vật chính, phụ khi so sánh giữa nam và nữ cũng có sự khác biệt. Trong số 173 bài ở 10 tập Sách giáo khoa thì có tới 71 bài nhân vật chính là nam giới, trong khi chỉ 27 bài nhân vật chính là nữ giới. Trong các bài học trên, quan niệm phổ biến về vị trí của đàn ông và phụ nữ trong gia đình và xã hội cũng khác biệt - theo hướng đàn ông được mô tả như là trụ cột của gia đình, hướng ngoại, có tiếng nói quyết định. Ngược lại, phụ nữ được mô tả như là người hướng nội, xây dựng tổ ấm, là phái yếu, phụ thuộc. Trong các tranh minh họa, nam giới thường có phạm vi hoạt động ngoài xã hội và giữ vị trí cao như bác sĩ, còn phụ nữ thường ở nhà, nếu có làm trong ngành y thì thường là y tá. Hình minh họa trong bài 76, Tiếng Việt 1, tập 1, trang 154. Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy nhân vật nam và nữ được mô tả với hành vi khác nhau đáng kể, nhân vật nam thường có hành vi chủ động, còn các nhân vật nữ thì hành vi thường bị động hơn. Trong 12 bài học ở 10 tập sách thì có tới 10 trong số 12 nhân vật có hành vi dũng cảm, thông minh là nam và chỉ có 2 nhân vật nữ dũng cảm. Hành vi giúp đỡ người khác có ở 4 bài học và 5 tranh minh họa thì tỷ lệ xuất hiện là 6 nam và 3 nữ. Những hành vi như lao động ở nhà (công việc nội trợ, quét dọn...), dạy dỗ, chăm sóc người khác hay các hành động mang tính thụ động thì nhân vật nữ lại chiếm phần ưu thế. Trong 22 tranh minh họa nhân vật làm việc trong nhà thì có tới 20 tranh là nữ, và chỉ có 6 trong số 22 bức này xuất hiện nam giới. Ngược lại, nói về hành vi lao động ngoài xã hội, đòi hỏi tính sáng tạo, năng động, có quan hệ rộng thì số bài có nhân vật chính là nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều. Nhìn chung, tỷ lệ nam giới trong các bài học và tranh minh hoạ vẫn chiếm ưu thế hơn, thường được khắc họa đậm nét và quan trọng hơn nữ giới. "Những khuôn mẫu giới về nam và nữ được thể hiện rõ trong nhiều bài học và được chuyển tải một cách chính thức tới lớp lớp các thế hệ học sinh. Điều này cho thấy định kiến giới còn ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội cũng như trong tư tưởng nhiều người dân Việt Nam", bà Tuyết Minh nhận định. Một số bức tranh minh họa nghề nghiệp của các nhân vật trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1-5, với khuôn mẫu nam giới thường làm các nghề như bộ đội, bác sĩ, thợ xây, thợ mộc, lái xe, nhà khoa học... Theo bà Minh, kiến thức trong sách giáo khoa đóng vai trò rất quan trọng đối với học sinh, có tác động lớn tới sự phát triển nhân cách, xây dựng ước mơ nghề nghiệp tương lai của các em. Những khuôn mẫu, định kiến giới từ sách giáo khoa ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của các em. Thực tế, những khuôn mẫu giới đi vào tiềm thức của các cá nhân một cách từ từ, tự nhiên, mưa dầm thấm lâu, phổ biến khắp mọi nơi: ở nhà, trong sách giáo khoa, trên phương tiện truyền thông, cộng đồng... khiến cho bản thân người đó không nhận ra mình đang chịu ảnh hưởng từ các khuôn mẫu này. Thêm vào đó, giai đoạn xã hội hoá cá nhân ở tuổi từ 6 đến 11 là mốc rất quan trọng. Thông qua các bài học, học sinh được nhận thức thế giới xung quanh, xác lập thái độ và được đóng các vai trò khác nhau trong tương lai như đóng vai người cha, người mẹ, người giáo viên, bác sĩ... Và trong quá trình xã hội hoá này, thông điệp từ các bài học có ý nghĩa lớn trong quá trình học hỏi nhập vai của các cá nhân. Do đó, mỗi thái độ và hành vi của nhân vật trong bài học cũng như tranh minh hoạ có ảnh hưởng lớn tới học sinh tiểu học. Thông điệp từ các nhân vật mà các em tiếp xúc, thông qua hành vi, cử chỉ ứng xử và công việc mà họ đảm nhận sẽ tác động đến các bé trai, bé gái. Các em bắt chước lại hành vi của cha mẹ và thầy cô giáo, những nhân vật trong bài học và tranh vẽ như là những khuôn mẫu và đồng nhất mình với những gì sao chép được. Về điều này, ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục cho biết, việc sách giáo khoa còn những kiến thức mang định kiến giới này là một sơ suất đáng tiếc. Bộ đã lắng nghe ý kiến, ghi nhận và sẽ điều chỉnh trong quá trình xây dựng chương trình sách mới, để bộ sách giáo khoa 2015 sẽ hài hòa về giới hơn. Vương Linh
  7. Chính thức sản xuất thịt nhân tạo Cập nhật lúc :2:53 PM, 20/02/2012 Loại thịt “trong ống nghiệm” lần đầu tiên trên thế giới, hay hamburger tạo ra từ tế bào gốc của một con bò cái, sẽ được đưa vào sản xuất từ mùa thu năm nay, nhà khoa học Hà Lan Mark Post vừa cho biết tại một cuộc hội thảo khoa học. Mục đích của Post là tạo ra một cách hiệu quả để sản xuất tế bào cơ trong phòng thí nghiệm giống hệt thịt, thậm chí có khả năng thay thế toàn bộ nền công nghiệp thịt trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thành phần cho loại thịt này “vẫn đang ở các bước trong phòng thí nghiệm”, nhưng tới mùa thu “chúng tôi đã quyết tâm tạo ra những tế bào thịt để tạo thành nhân bánh hamburger,” Post nói. Thịt trong ống nghiệm được phát triển từ tế bào gốc của bò cái. (Nguồn: Reuters) Nhà khoa học đang công tác tại ĐH Maastricht (Hà Lan) nói rằng, dự án này được tài trợ 250.000 euro từ một nhà đầu tư ẩn danh “quan tâm tới môi trường, thực phẩm cho thế giới và hứng thú với công nghệ thay đổi cuộc sống”. Trong khi đó, nhà khoa học Patrick Brown ở Trường Y thuộc ĐH Stanford (Mỹ) nói rằng, ông đang được một doanh nghiệp tài trợ và sẽ dành cả quãng đời còn lại của mình để phát triển các sản phẩm giống thịt nhưng có nguồn gốc hoàn toàn từ thực vật, vì tạo ra thịt trong phòng thí nghiệm từ các tế bào động vật vẫn tạo ra chi phí môi trường cao. Tuy nhiên, cả hai nhà khoa học cho biết chưa có công ty nào trong ngành công nghiệp thịt quan tâm tới ý tưởng của họ. Quá trình sản xuất các sản phẩm thịt và sữa truyền thống cần nhiều đất, nước, rau cỏ, và thải ra nhiều rác thải hơn bất kỳ loại thực phẩm nào phục vụ con người. Nhu cầu tiêu thụ thịt của thế giới được dự đoán sẽ tăng thêm 60% vào năm 2050. Nhưng phần lớn đất để trồng cỏ trên trái đất đã được sử dụng. Vì thế, những người chăn nuôi gia súc gia cầm sẽ phải đáp ứng nhu cầu bùng nổ này trong tương lai, nhưng đồng thời cũng phá hủy đa dạng sinh học, thải ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, và nhiều loại bệnh tật sẽ sinh ra. Trúc Quỳnh (Theo Reuters)
  8. "Thông điệp từ Cổ Vật" - Tôn vinh giá trị lịch sử Là chương trình dạng talkshow kết hợp với phục dựng, Thông điệp từ cổ vật cung cấp cho khán giả truyền hình những thông tin chính xác, dễ nhớ về các mốc son lịch sử của dân tộc thông qua những hiện vật hiện hữu, qua đó tôn vinh lịch sử, khơi dậy lòng tự hào dân tộc. (Ảnh: vtv.vn) Trong lịch sử các giai đoạn, triều đại đều để lại những dấu ấn riêng qua các bảo vật. Trong đó, trống đồng Ngọc Lũ tiêu biểu cho nền văn minh Đông Sơn rực rỡ, hay An dân bảo kiếm của nhà Nguyễn được vua Bảo Đại trao lại cho đại diện Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1945, đánh dấu sự kết thúc của triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Lớn hơn nữa là công trình kiến trúc tiêu biểu như triều đại nhà Hồ với tòa thành đá Tây Đô… Tuy nhiên, một thực tế là những hiện vật mang đều nằm ở các bảo tàng và các bộ sưu tập tư nhân. Như vậy, công chúng ít biết đến giá trị vật chất cũng như ý nghĩa lịch sử của những bảo vật này. Nhằm tôn vinh những giá trị lịch sử của dân tộc, chương trình Thông điệp từ cổ vật được phát sóng trên VTV2 đã cung cấp cho khán giả truyền hình những thông tin chính xác, dễ nhớ về các mốc son lịch sử của dân tộc thông qua những hiện vật hiện hữu qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc của khán giả xem truyền hình. Những cổ vật như chiếc trống đồng Ngọc Lũ của nền văn minh Đông Sơn, An dân bảo kiếm của vua Bảo Đại hay lớn hơn nữa là công trình kiến trúc tiêu biểu như triều đại nhà Hồ với tòa thành đá Tây Đô là những bảo vật được đề cập đến trong chương trình. Trống đồng Ngọc Lũ, một trong những cổ vật có giá trị của Việt Nam (Ảnh: vtv.vn) Là một chương trình dạng talkshow kết hợp với phục dựng, Thông điệp từ cổ vật được chia làm 4 phần với cách thể hiện hấp dẫn, giản dị, gần gũi, tránh tối đa những từ ngữ quá học thuật, khô cứng. Ngay từ khi lên sóng số đầu tiên vào ngày 24/1/2012, Thông điệp từ cổ vật đã thể hiện một bức tranh toàn cảnh về cổ vật thông qua những câu chuyện thú vị, những trao đổi bên lề sâu sắc với khách mời, nhằm giúp khán giả dễ tiếp cận, dễ xem và dễ nhớ nhất. Thông điệp từ cổ vật có thời lượng 30 phút và được phát sóng vào 21 giờ 30 phút tối thứ Tư hàng tuần trên kênh VTV2. Mời quý vị chú ý đón xem! Tác giả : MT
  9. Vâng, cảm ơn anh HLG.
  10. Nhờ anh HGL xem giúp e số điện thoại này: 0913005619 Đây là số cũ của e ngày xưa dùng, cách đây mấy năm e cho 1 người bạn dùng, bây giờ người bạn đó lại trả lại e vì số đó vẫn mang đăng ký chính chủ tên em. Rất mong anh giúp đỡ.
  11. Vâng, thành thật xin lỗi anh. Một lần nữa xin cảm ơn anh rất nhiều.
  12. Cảm ơn anh HGL, số cho nữ 1981 a nói rất đúng. Còn số cho nam 1974 thì chưa dùng anh ạ, mới chỉ dự tính mua số này để thay cho số hiện đang dùng (0989983568). Lý do là số hiện tại đang dùng dù tốt nhưng có nhiều khoảng thời gian rơi vào bế tắc, khổ cực...Do vậy e đang tìm mua số khác trên wep trực tuyến để mong cải thiện tình hình tài chính. Anh HGL cho e hỏi thêm: Có thể tráo đổi 2 số trên giữa 2 người thì tình hình có tốt hơn không anh?
  13. Video thống kê động đất 2011: http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=2a--NC4Nong
  14. Nhờ anh HGL xem giúp số đt: 0987983xxx (Nữ SN 1981), 0977823xxx (Nam SN 1974). Xin cảm ơn rất nhiều.
  15. Quảng Nam: Kỳ lạ bàn cổ tự xoay ở Hội An (Dân trí) - Một lần đến Thuận Tình, thuộc xã Cẩm Thanh, TP. Hội An (Quảng Nam), chúng tôi không khỏi cảm thấy tò mò, kỳ lạ với chiếc bàn cổ tự xoay ở đây. Chiếc bàn cổ này kỳ lạ bở khả năng tự xoay Chiếc bàn được đặt ngay giữa gian nhà gỗ, xung quanh có khá nhiều những món đồ cổ nhỏ khác của ông Mười, một người chuyên sưu tầm đồ cổ có tiếng ở Hội An. Chủ nhân đi vắng, tiếp khách ghé tham quan là ông Nguyễn Tấn Hòa (đã ngoài 60 tuổi), là người chuyên coi giữ gian nhà. Chỉ vào chiếc bàn tròn vỏn vẹn một chân, ba trụ, thoạt nhìn khá đơn sơ, không có gì đáng chú ý ngoài vẻ cũ kỹ, ông Hòa giới thiệu: “Chiếc bàn cổ kỳ diệu đây!”. Không nói rõ ngọn ngành chiếc bàn vội, ông Hòa hướng dẫn chúng tôi đặt sấp nhẹ hai bàn tay lên mặt bàn, tập trung ý nghĩ bàn sẽ quay về phía bên trái hay chiều ngược lại. Sau một khoảng không lâu, độ vài giây, chiếc bàn phát một âm thanh như tiếng các khối gỗ xoắn vào nhau và xoay theo chiều đúng với ý nghĩ người đặt tay lên bàn. Khi đồng loạt lật ngửa cả hai bàn tay, mặt bàn lập tức dừng lại và xoay theo chiều ngược lại. Sự kỳ diệu của chiếc bàn ở chỗ nó tự xoay theo ý nghĩ chứ không theo sự điều khiển của đôi bàn tay chỉ đặt hờ trên mặt bàn, thể hiện ở tốc độ xoay nhanh, dễ đến chóng mặt. Mà nếu điều khiển bằng tay, phải dùng một lực mạnh hơn nhiều “Chiếc bàn kỳ diệu ở chỗ chưa ai giải thích được nguyên lý hoạt động của nó chứ không phải nó là chiếc bàn thần tiên, thần thánh gì. Nhiều người đến đây, họ không hề tin thần thánh hoặc những chuyện ly kỳ hư ảo nhưng hoạt động tự xoay theo ý nghĩ một cách kỳ lạ của chiếc bàn cuốn hút họ. Họ cứ thử đi thử lại, nó vẫn như vậy”. - ông Hòa quả quyết Chính lúc chúng tôi đang thử nghiệm lời giới thiệu về chiếc bàn kỳ diệu, có một đôi khách vào tham quan, trong đó có một du khách đến từ Hàn Quốc, tỏ ra rất thích thú, công nhận chiếc bàn quả có sự kỳ lạ và lần đầu tiên được nhìn thấy. Chiếc bàn cổ tự xoay này theo lời kể của ông Hòa được tìm sưu tầm từ một ngôi làng ở huyện Tiên Phước (Quảng Nam). Tìm hiểu thêm về chiếc bàn cổ có khả năng tự xoay theo ý nghĩ kỳ lạ, chúng tôi được biết chiếc bàn cổ tự xoay ở Hội An là loại bàn làm bằng gỗ mít, đã có gần 200 năm tuổi. Và đó là không phải là chiếc bàn kỳ diệu duy nhất. Chiếc bàn cổ tự xoay ở Hội An còn có nhiều “anh em” lưu lạc khắp nơi. Tất cả đều xuất xưởng cách đây hàng trăm năm từ làng mộc Văn Hà, làng mộc tiếng tăm nay chỉ còn “vang bóng một thời” ở Phú Ninh (Quảng Nam). Truyền rằng những nghệ nhân làng Văn Hà ngày ấy làm ra những chiếc bàn gỗ mít này như một mặt hàng gia dụng, bán cho nhà dân trong vùng Quảng Nam và lân cận. Người thợ không cố ý nhưng những chiếc bàn theo một nguyên lý nào đó chưa giải thích được, có khả năng tự xoay kỳ lạ. Thỏa mãn trí tò mò của chúng tôi, ông Hòa cho phép chúng tôi tháo rời các bộ phận của bàn ra xem. Cấu trúc chiếc bàn khá đơn giản, có một trụ tròn với chân ba trụ gắn với mặt bàn bằng một khối gỗ vuông nhỏ có bốn chân trụ ngắn để đỡ mặt bàn. Phần mặt bàn có đường kính khoảng 60 cm, dược tạo thành bởi hai mảnh gỗ hình bán nguyệt ghép vào nhau. Khe hở giữa hai mảnh gỗ này chạy dọc thành một đường kính tự nhiên. Tất cả chỉ có vậy, mà bên trong cấu trúc đơn giản ấy, quả thật còn ẩn chứa nhiều kỳ thú chưa có lời giải đáp xác đáng nào. Mặt bàn được tạo bởi hai mảnh gỗ đẽo hình bán nguyệt có một chân bàn duy nhất, phần đế chân có ba trụ đỡ Nối liền mặt bàn với chân là một khối kết cấu hình hộp vuông, xung quanh có bốn trụ, ở giữa có một trụ lõi tròn trơn Bên dưới mặt bàn có một khung vuông vừa khít với kết cấu hình hộp vuông trên ông Hòa (đứng giữa) hướng dẫn khách thử tìm hiểu sự kỳ lạ của chiếc bàn Khánh Hiền
  16. Đạo đức xuống cấp, người Hàn tìm về Nho giáo Từ học viện Nho giáo lâu đời nhất của Hàn Quốc nhìn ra, Park Seok-hong thấy đất nước "đang biến thành vương quốc đầy súc vật". Người trẻ chửi người già trong tàu điện ngầm, những đứa trẻ tìm đến cái chết khỏi bị bắt nạt ở trường học. "Chúng ta đã xây dựng được nền kinh tế mạnh mẽ, nhưng đạo đức của dân tộc đang trên bờ vực của sự sụp đổ. Chúng ta phải khôi phục lại nó và đây là nơi chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời", ông nói về học viện Nho giáo. Ông Park là người phục dựng Sosu Seowon, một khu phức hợp gồm 11 giảng đường Nho giáo và khu ký túc xá. Khu phức hợp này nằm ở một thị trấn phía đông nam, cách Seoul 160 km và được mở cửa vào năm 1543. Trẻ em Hàn Quốc chăm chú nghe giảng về các tư tưởng và nghi lễ Nho giáo tại Sosu Seowon. Ảnh: NYT Ở Hàn Quốc, từ "Nho giáo" từ lâu đã bị coi là đồng nghĩa với "lỗi thời". Những người như ông Park gần đây cũng chỉ đạt được kết quả khiêm tốn khi thực hiện chiến dịch đánh thức mối quan tâm đối với việc truyền bá Nho giáo, một hình thức giáo dục nhấn mạnh đến sự hòa hợp, kính trọng người cao tuổi và lòng trung thành với tổ quốc - những nguyên tắc mà nhiều người già ở Hàn Quốc tin rằng đã phai nhạt trong giới trẻ. Trong 5 năm qua, số lượng học sinh đến đây để tham gia một khóa học về Nho giáo ngày càng tăng, khoảng 15.000 học sinh mỗi năm. Ngoài ra, theo ông Park Sung-jin - giám đốc điều hành của Hiệp hội Seowon quốc gia của Hàn Quốc, có khoảng 150 seowon hay các học viện Nho giáo ở những nơi khác cũng đã mở cửa trở lại cho các chương trình ngoại khóa tương tự. "Cháu tham gia khóa học ở đây để ông cháu bớt la mắng cháu", Kang Ku-hyun, một học sinh lớp 6 ở Seoul giải thích. Hôm trước, mẹ em vội vã đưa Ku-hyun và cô em gái lên xe buýt. Sau ba tiếng đồng hồ chạy trên đường, chiếc xe buýt đã mang 40 học sinh tiểu học đến nơi để bắt đầu một "kỳ nghỉ seowon". Trong ba ngày, các học sinh được sống như những Nho sinh thời xưa. Các em cũng nhận được những lời chỉ dẫn đã lâu không còn xuất hiện trong chương trình trường học chính thống. Nghi lễ gồm nhiều thứ, từ việc ăn tối, uống trà đến việc làm thế nào để thưa chuyện với cha mẹ cho lễ phép. "Đầu gối cháu đau lắm vì cháu phải quỳ nhiều", Kang Chae-won, 10 tuổi, em gái của Ku-hyun, nói sau khi tập cách cúi chào thật thấp trên sàn nhà. "Nhưng chẳng sao cả. Cháu đã học được cách chào thích hợp. Ông của cháu chắc chắn sẽ rất hài lòng". Khóa học seowon ra đời từ một xu hướng khá phổ biến trong xã hội Hàn Quốc, rộ lên từ khoảng một thập kỷ trước trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Lúc đó, khó khăn về mặt kinh tế cùng với nạn thất nghiệp tràn lan khiến cho tỷ lệ người tự tử cũng tăng cao. Rất nhiều người nhận thấy rõ những giá trị lâu đời của người Hàn Quốc đã mất dần đi cùng với những khó khăn trong đời sống sau cuộc chiến tranh liên Triều 1950-1953. Mới mấy tháng gần đây thôi, cả Hàn Quốc cũng bàng hoàng khi có gần chục học sinh đã tìm đến cái chết vì bị bắt nạt trong trường học. Hàng loạt vụ binh lính tự tử cũng gây sốc cho cả quốc gia. Để xử lý vấn đề khó khăn này, các ngôi chùa Phật giáo đã bắt đầu cho phép những người muốn tập thiền và học cách lấy lại cân bằng trong cuộc sống được ngụ lại trong chùa. Quân đội thì mở các khóa học kỹ năng vượt qua khó khăn, hay cách tự vệ cũng như nâng cao tinh thần đồng đội bằng cách tập luyện cùng nhau. Dù đưa ra những cảnh báo cấp thiết về đạo đức, nhưng ông Park không cho rằng hệ thống trường học hiện nay nên được thay thế bằng các học viện Nho giáo. Tuy nhiên, ông tin rằng người ta có thể học được nhiều thứ từ các seowon. Hàng thế kỷ trước, những bé trai đã được lựa chọn rất khắt khe từ khắp nơi trên đất nước Hàn Quốc và đến sống tách biệt trong khuôn viên được bao quanh với những cây thông, suối và ao. Các cậu bé đọc các cuốn sách của Nho giáo và bình phẩm thơ về thiên nhiên. Họ bắt đầu và kết thúc mỗi ngày bằng việc đi thăm viếng ngôi đền thờ các nhà triết học Nho giáo tôn kính. Họ cúi chào hai lần thấp đến mức đầu chạm xuống sàn trước giáo viên, trước khi trả lời về việc đọc sách trong ngày. Vào thời hoàng kim ấy, hơn 700 học viện trải đều khắp Hàn Quốc đã đào tạo các ứng viên phục vụ vương triều và những nhà Nho chuyên phụ trách việc duy trì tư tưởng Nho giáo cho tầng lớp thống trị dưới triều đại Yi (1392-1897). Có một điều trớ trêu là trong những thập kỷ qua, nhiều người Hàn Quốc đã đấu tranh để giải phóng bản thân khỏi những quan điểm hà khắc của truyền thống Nho giáo. Họ đổ lỗi cho nền văn hóa phân chia thứ bậc trong xã hội cũng như các định kiến trọng nam khinh nữ tồn tại hàng thế kỷ nay đã dẫn đến nạn nạo phá thai nếu giới tính thai nhi là nữ. Trên thực tế, các bậc cha mẹ Hàn Quốc vốn nổi tiếng là chăm lo đến việc giáo dục con cái. Sự chăm lo này vừa được đánh giá là một trong những nguồn lực cho sự phát triển kinh tế nhanh chóng, vừa bị lên án là tạo áp lực lớn lên trẻ. Tất cả những điều này đều có nguồn gốc từ seowon. Các học viện Nho giáo lâu đời này coi trọng việc ghi nhớ các bài viết cổ, nhằm chuẩn bị cho các kỳ thi vào chốn quan trường. Họ cũng thường đánh đồng bằng cấp với địa vị xã hội. Trong khóa học Seowon, các học sinh được sống như những Nho sinh thời xưa và học nhiều nghi lễ, từ ăn tối, uống trà đến việc làm thế nào để thưa chuyện với cha mẹ cho lễ phép. Ảnh: NYT Seowon trước đây chỉ dành cho các bé trai thuộc “yangban” - tầng lớp cao nhất trong xã hội. Hoàng tộc đã hỗ trợ nhiều em trong số đó bằng cách chi trả học phí cho các quý tộc nhỏ tuổi trong nhiều năm. Đến năm 1865, một lượng lớn seown bị đóng cửa, chỉ còn lại 47 học viện. Lý do các seowon bị đóng cửa là vì trước đó các học viện này đã biến tướng thành nơi dung dưỡng nạn tham nhũng và chia rẽ quyền lực, làm suy yếu cả triều đại trước khi Nhật chiếm Hàn Quốc vào năm 1910. Sau khi ách cai trị của thực dân Nhật chấm dứt năm 1945, Hàn Quốc thông qua một hệ thống giáo dục phổ cập với một chương trình chịu nhiều ảnh hưởng của giáo dục phương Tây. Các học viện Nho giáo vẫn duy trì như các đền thờ, nơi mà những người Hàn Quốc có tư tưởng truyền thống tổ chức các nghi lễ tôn vinh các nhà hiền triết Nho học. Những người đề cao tầm quan trọng của các học viện này lập luận rằng Hàn Quốc đương đại có thể học được nhiều điều từ xã hội cũ. "Khi các học viện này còn hoạt động theo đúng phương châm, họ đề cao việc xây dựng nhân cách hài hòa với thiên nhiên", Lee Bae-yong, một nhà sử học và cũng là cựu chủ tịch của trường đại học Ewha Womans ở Seoul nói. Bà Lee, hiện là chủ tịch Hội đồng tổng thống về xây dựng thương hiệu quốc gia, từng có kinh nghiệm quảng bá hình ảnh Hàn Quốc với quốc tế, đang lãnh đạo một chiến dịch của chính phủ nhằm đưa học viện nho giáo vào danh mục di sản thế giới của UNESCO. Vào tháng một, UNESCO đã công nhận 9 cơ sở, bao gồm cả Sosu, vào danh mục đề cử. Các học giả Nho giáo trước đây mặc áo choàng màu trắng và đội mũ cao màu đen đã không còn bóng dáng ở học viện Sosu. Thay vào đó, các du khách có thể thấy những giảng đường được trang trí những câu răn Nho giáo. Rất nhiều khóa đào tạo Nho giáo nội trú ngắn hạn được tổ chức ở gần một ngôi làng cổ, nơi các quang cảnh sinh hoạt đời sống trước đây như đan chiếu cói, cưỡi xe bò, đọc sách Khổng Tử được tái hiện để phục vụ khách du lịch tham quan. Ông Park, người phụ trách việc phục dựng, có thể nói chuyện hàng giờ về những điều ông cho là sai lầm của hệ thống "giáo dục rác rưởi" của ngày hôm nay. Đó là việc quá nhấn mạnh vào học tiếng Anh và toán đã chiếm chỗ của các môn học như đạo đức và lịch sử. Tuy nhiên ông thừa nhận rằng việc giảng dạy về Nho giáo ở Hàn Quốc ngày nay cũng cần có những giới hạn nhất định. Trong hai thập kỷ qua, ông đã nắm bắt mọi cơ hội để thúc đẩy Nho học đối với mọi người, từ các quan chức chính phủ tới những khách tham quan. "Họ nhìn tôi giống như tôi là một kẻ điên, một người bảo thủ và cổ hủ. Tôi thấy mình thật lạc lõng", ông nói. "Nhưng họ cũng đồng ý với một phần mười những gì tôi nói". Cao Thu (theo NYT)
  17. Giàu quá hóa điên..., sao không học tập Bill Gates =========================== Con quan rải tiền làm thảm trong lễ cưới Con trai của một chủ tịch xã ở Trung Quốc tổ chức lễ cưới với tấm thảm lót chân bằng những cọc tiền 100 Nhân dân tệ mới cứng. > Xe siêu sang rước chó Tây Tạng > Nhà giàu Trung Quốc say hàng hiệu > Người giàu Trung Quốc và lòng trắc ẩn Tấm thảm lót chân bằng những cọc tiền 100 Nhân dân tệ và cô con dâu của đại gia Trung Quốc. Ảnh: Wantchinatimes Trang tin của Đài Loan Wantchinatimes hôm thứ ba đưa tin khi cô dâu và chú rể bước vào nơi tổ chức hôn lễ, họ đi trên tấm "thảm đỏ" được xếp bằng 15.000 tờ 100 Nhân dân tệ, tức là đôi tân lang tân nương này đã dẫm lên 1,5 triệu tệ, tương đương với hơn 230.000 USD. Video cô dâu chú rể đi trên thảm tiền Theo báo địa phương Sanjin City News, một đoạn phim quay lại cảnh đám cưới và tấm thảm lót bằng tiền đã được tung lên mạng, và ngay lập tức làm nảy sinh những tranh cãi. Nhiều cư dân mạng ở Trung Quốc đặt câu hỏi vì sao chủ tịch xã có nhiều tiền đến thế để làm thảm lót chân ngày cưới cho quý tử. Trước sức ép của dư luận, cặp uyên ương ở tỉnh Sơn Tây buộc phải lên tiếng. Họ nói rằng đó là những cọc tiền giả. Các cư dân mạng không vì lời giải thích nói trên mà thôi chỉ trích. Thậm chí, họ cho rằng ngay cả khi đó là tiền giả, hành động khoe tiền của cặp uyên ương vẫn đáng bị lên án. Hà Giang
  18. Thiên tai tăng nặng...... ====================== Hơn 10.000 người Australia kẹt trong lũ Hàng chục nghìn người Australia đang bị kẹt giữa một "biển nước" sau khi mưa lớn gây ngập lụt cả vùng phía đông của nước này. Một đợt mưa lớn đã làm vỡ bờ các con sông và gây ngập lụt nặng cho các bang miền đông Australia. Ảnh: AFP Hơn 10.000 người đã bị cô lập giữa biển nước ở trong khi hàng nghìn người phải sơ tán khỏi nhà hoặc công ty. Cách duy nhất để tiếp cận các khu vực này là bằng trực thăng. Ảnh: EPA Thị trấn Moree của bang New South Wales đã bị chia làm đôi do lụt. Hơn 600 người ở Moree đã đăng ký chỗ ở tạm trú khi nước sông Mehi chảy qua đây dâng cao hôm 3/2. Ảnh: AFP Nước lũ tràn vào những khu vườn trồng bông ở Moree, tạo thành những đường uốn lượn khi nhìn xuống từ trực thăng. Ảnh: EPA Người dân tụ tập trên một đoạn đường nổi lên giữa "biển nước" ở Moree. Ảnh: AFP Nước lũ chạm mức 7,7 mét tại một khu vực ở thị trấn Charleville của bang New South Wales hôm 4/2. Ảnh: AFP Đồ đạc nổi lên trong một ngôi nhà bị ngập nước. Ảnh: AP Người đàn ông dắt hai chú chó đứng nhìn cảnh nước bao quanh với vẻ chán nản ở thị trấn Moree. Ảnh: AFP Đội cứu hộ của hội đồng thị trấn Charleville đang đắp đê ngăn lũ hôm 4/2. Ảnh: AFP Thống đốc bang New South Wales, ông Barry O'Farrell, thị sát khu vực ngập lụt bằng trực thăng. Quân đội đã được điều động để hỗ trợ các nhu yếu phẩm cho người dân những nơi bị lũ cô lập. Ảnh: AFP Anh Ngọc
  19. Nga-Trung phủ quyết nghị quyết LHQ về Syria, phương Tây phẫn nộ (Dân trí) - Nga và Trung Quốc đêm qua đã phủ quyết nghị quyết của LHQ, ủng hộ kế hoạch của Liên đoàn Ảrập kêu gọi Tổng thống Syria Assad từ chức. Phủ quyết đã gây ra phản ứng giận dữ từ phương Tây và một số nước Ảrập. Thế giới “nóng” cùng tình hình Syria và Iran ở Trung Đông Vì sao Nga quyết tâm bảo vệ Syria đến cùng? Toàn cảnh cuộc họp của Hội đồng bảo an LHQ về nghị quyết đối với Syria vào đêm qua. Nga và Trung Quốc đã cùng nhau bỏ phiếu phủ quyết bản thảo nghị quyết được Liên đoàn Ả rập và phương Tây ủng hộ tại Hội đồng bảo an LHQ. Bản thảo nghị quyết đã kêu gọi ông Assad chuyển giao quyền lực cho người phó, dọn đường cho một cuộc chuyển giao tới dân chủ. 13 thành viên khác trong Hội đồng bảo an đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết, mà theo họ là nhằm ngăn chặn đổ máu ở Syria, với xung đột sắc tộc đe dọa đến sự ổn định của cả vùng Trung Đông. Song Nga cho rằng bản thảo nghị quyết là nỗ lực vô lý và đầy thành kiến nhằm “thay đổi chế độ” ở Syria, đồng minh lớn duy nhất của Mátxcơva tại Trung Đông và là nhà nhập khẩu vũ khí quan trọng của Nga cũng như là nơi đồn trú của một căn cứ hải quân Nga. Phương Tây phẫn nộ Nhìn nhận từ diễn biến ở Homs, điểm nóng bất ổn tại Syria, đại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice đã bỏ qua phép lịch sự ngoại giao thông thường, tuyên bố “phẫn nộ” trước lá phiếu phủ quyết của Trung-Nga, và cho biết thêm “bất kỳ đổ máu thêm nào đều nằm trong tay họ”. Ngay trước khi Hội đồng bảo an bỏ phiếu, Tổng thống Mỹ Obama lên án “cuộc tấn công không thể nào diễn tả được” của quân đội chính phủ Syria nhằm vào Homs, yêu cầu ông Assad từ bỏ quyền lực ngay lập tức và kêu gọi LHQ hành động chống lại “sự tàn bạo không ngừng” của Assad. “Bất kỳ chính phủ nào tàn bạo và tàn sát người dân của mình cũng không xứng đáng lãnh đạo”, ông Obama cho biết. Ông Obama và các nhà lãnh đạo Ảrập cùng phương Tây đã gây áp lực chưa từng có tiền lệ đối với Nga, để Hội đồng bảo an có thể thông qua nghị quyết được Liên đoàn Ảrập ủng hộ, kêu gọi ông Assad từ bỏ quyền lực và chấm dứt bạo lực. Cơ quan của LHQ cho biết hơn 5.000 dân thường đã bị giết hại. Song Nga, với Trung Quốc tiếp bước, đã phá vỡ hành động của LHQ về Syria lần thứ hai trong vòng 4 tháng. Hồi tháng 10 họ đã phủ quyết một nghị quyết do châu Âu soạn thảo, lên án Syria và dọa sẽ trừng phạt thêm nước này. Trước cuộc bỏ phiếu, Ngoại trưởng Mỹ Clinton cho biết không thể làm việc một cách xây dựng với Nga, mặc dù một cuộc can thiệp quân sự vào Syria, điều mà Nga kịch liệt phản đối, đã được thẳng thừng loại bỏ. “Tôi cho rằng có thể có vài cách để loại bỏ vài lo ngại của người Nga, thậm chí là vào phút cuối này. Tôi đã đề nghị làm việc theo cách xây dựng. Nhưng điều đó đã không thể được”, bà cho biết với các phóng viên tại cuộc họp ở Munich. Bà Clinton cũng cảnh báo nguy cơ đổ máu thêm và nguy cơ xảy ra nội chiến tại Syria đang tăng cao sau thất bại của nghị quyết LHQ. Mátxcơva đã phản đối nghị quyết chứa các bước chống lại ông Assad, song lại không phản đối các phần tử đối lập có vũ trang. Trước cuộc họp ở Munich, Ngoại trưởng Nga Lavrov cho biết: “Nếu không làm với hai bên, thì hai bên sẽ bị đẩy vào một cuộc nội chiến”. Tại New York, các phái đoàn phương Tây đã phản bác điều mà họ gọi là “những bổ sung phá hoại” của Nga, khi thêm từ ngữ lên án phe đối lập cùng với chính phủ cho bạo lực đang diễn ra Syria. Đại sứ Nga Vitaly Churkin phủ nhận bổ sung của Nga là vào phút chót và Nga không ngáng đường một nghị quyết hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở Syria. Đại diện của Syria tại LHQ đã chỉ trích nghị quyết và những nước ủng hộ cho nghị quyết, trong đó có Ả rập Xê-út và 7 nước Ả rập khác, cho rằng các quốc gia “cấm phụ nữ tham gia bóng đá” này không có quyền thuyết giáo về dân chủ với Syria. Ông cũng phủ nhận lực lượng Syria giết hại hàng trăm dân thường ở Homs, và cho biết “không có người có nhận thức nào” có thể tiến hành một cộc tấn công như thế trong đêm trước khi Hội đồng bảo an chuẩn bị thảo luận về nước họ. Mohammed Loulichki, đại sứ tại LHQ của Morocco, thành viên duy nhất của Ảrập tại Hội đồng 15 thành viên, bày tỏ “thất vọng lớn” về phủ quyết của Nga-Trung. Ông cho biết Ả rập không có ý định từ bỏ kế hoạch của họ. Đại diện của Anh Mark Lyall Grant cho biết sẽ tiếp tục hối thúc LHQ nếu bạo lực tại Syria vẫn tiếp diễn. Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hàng trăm người đã bị giết hại và LHQ phải hành động. Tunisia đã trục xuất đại sứ Syria và hạ cờ tại sứ quán Syria ở nước này. Pháp thành lập "Nhóm những người bạn của dân Syria", Ngoại trưởng Nga tới Syria Tổng thống Pháp Sarkozy cho biết sau cuộc bỏ phiếu rằng Pháp đang tham khảo các nước Ảrập và châu Âu khác để thành lập một nhóm liên lạc về Syria nhằm cố gắng tìm kiếm một nghị quyết cho cuộc khủng hoảng tại Syria. “Pháp sẽ không từ bỏ”, ông Sarkozy tuyên bố và cho biết Paris đã liên hệ với các đối tác Ảrập và châu Âu để tạo ra “Nhóm những người bạn của nhân dân Syria”, sẽ tập hợp sự ủng hộ của quốc tế, để áp dụng kế hoạch của Liên đoàn Ảrập. Bất ổn ở Syria gây chia rẽ giữa một bên là những người Hồi giáo Sunni chiếm đa số, phản đối người Alawites thiểu số của Tổng thống Assad. Người Alawites là nhánh xa của người Hồi giáo Shiitte, những người đã thống trị cấu trúc quyền lực của Syria trong suốt nhiều thập niên. Sau cuộc thảo luận được cho là “nảy lửa” giữa bà Clinton và Ngoại trưởng Nga Lavrov, Mátxcơva tuyên bố ông Lavrov và người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài sẽ bay tới Syria và thứ ba tới để gặp ông Assad, mặc dù mục đích của chuyến đi chưa được tiết lộ. Phan Anh Theo Reuters
  20. Thanh Hóa: Nền văn hóa trên dưới 4.000 năm đang bị “lãng quên” (Dân trí) - Văn hóa Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc là nền văn hóa khảo cổ học thuộc hậu kỳ đá mới, sơ kỳ thời đại đồng thau cách ngày nay khoảng trên dưới 4.000 năm. Thế nhưng hiện nay nền văn hóa này dường như đang bị "lãng quên". Văn hóa khảo cổ sơ kỳ thời đại đồng thau được gọi theo tên xã Hoa Lộc, nằm cách thị trấn Hậu Lộc khoảng 6km về phía Đông, cách thành phố Thanh Hoá 22km về phía Đông Bắc. Nền văn hóa này được các nhà khảo cổ học phát hiện năm 1973. Từ năm 1976 đến nay, các nhà khảo cổ học đã khai quật hai lần tại xã Hoa Lộc vào những năm 1974, 1975. Ông Phạm văn Hùng dẫn PV ra thăm khu đất cồn Sau Chợ. Sau những lần khai quật và nghiên cứu, các nhà khảo cổ học đã phát hiện tại đây nhiều di vật, hiện vật có giá trị. Đặc biệt nhiều vật dụng, công cụ được làm bằng gốm như: Đồ trang sức, vòng tay, rìu, đục, cuốc… Những vật dụng đó được các nhà khảo cổ đánh giá về trình độ kỹ thuật đạt đến mức hoàn thiện. Dấu tích đồ gốm, đồ đá, kim loại… tại di chỉ khảo cổ học Hoa Lộc đã góp phần khẳng định đây là một vùng đất cổ. Sự tồn tại của số lượng lớn các loại rìu lưỡi bằng đá và các loại cuốc đá là một trong những đặc trưng riêng của văn hóa Hoa Lộc. Những hiện vật, di vật đồ gốm tìm thấy ở đây được chế tạo với kỹ thuật cao, trang trí nhiều hoa văn đặc sắc, tinh xảo cho thấy đầu óc sáng tạo và bàn tay khéo léo, tài hoa của những người thợ gốm Hoa Lộc xưa. Khu đất đó có tên gọi là cồn sau chợ, nằm trên địa bàn thôn 7, xã Hoa Lộc, Hậu Lộc, là một cồn cát khá cao và rất rộng, nơi được coi là tồn tại nền văn hóa Hoa Lộc 4000 năm, chúng tôi không thể ngờ khu vực mà nơi đây nhiều đoàn khảo cổ, các nhà nghiên cứu đồ cổ đã tìm thấy rất nhiều các hiện vật có giá trị, giờ đây chỉ là một bãi đất trống, chăn thả gia súc, nhiều hộ dân thấy hoang phí đã tận dụng trồng màu. Những mảnh gốm, kết quả của những lần khai quật còn sót lại. Ông Phạm Văn Hùng ở thôn 7, xã Hoa Lộc, người từng chứng kiến hai lần khai quật khảo cổ học trước kia cho biết: "Sau khi đoàn khảo cổ học khai quật tại Hoa Lộc xong, nhiều đối tượng tìm đến đây dùng máy dò, đào bới và lấy được nhiều hiện vật cổ có giá trị. Mới đây, vào năm trước còn có một người Trung Quốc qua đây lấy các mẫu gốm vụn về tìm hiểu. Hiện nay, người dân đi làm vẫn nhặt được những mảnh công cụ thậm chí là những lưỡi rìu, bình hoa làm từ gốm còn tương đối nguyên vẹn”. Cũng theo ông Hùng thì trước đây cồn sau shợ có diện tích khá rộng lớn nhưng trải qua thời gian cho đến hiện tại, diện tích cồn sau chợ chỉ còn khoảng gần 1 ha. Tìm đến khu vực cồn sau chợ, thật ngạc nhiên khi chỉ cần cào nhẹ lớp đất xốp cũng đã thấy vương những mảnh gốm vụn, kết quả của những lần khai quật còn sót lại. Gom những mảnh gốm này lại mang đi rửa và quan sát, chúng tôi thấy nhiều mảnh gốm có những hoa văn đẹp được các nghệ nhân ngày xưa chạm khắc một cách khéo léo và tinh xảo. Một người đang làm mầu khu vực trên cho biết: “Từ khi còn đi học tôi đã được biết đến di chỉ của quê mình trên sách giáo khoa, thế nhưng không biết tại sao không được các cấp chính quyền quan tâm hay bảo vệ, lâu dần rồi người dân cũng chẳng để ý đây là mảnh đất của một nền văn hóa lâu đời”. Nghênh Môn thời Lý. Cũng nằm trong quần thể văn hóa Hoa Lộc như Di chỉ Mã Hờ, thuộc địa phận thôn 5, thôn 6; Nghênh Môn thời Lý, thuộc thôn 7. Nhưng chỉ duy nhất khu di tích Nghênh môn thời Lý được chính quyền địa phương gìn giữ và bảo tồn. Thực tế cho thấy thì dường như chính quyền địa phương không quan tâm hay có ý kiến gì về việc bảo vệ khu đất được coi là xứ sở của nền văn hóa Hoa Lộc này. Di chỉ Mã Hờ đã bị dùng làm nơi xây dựng trường học, khu tập thể cho giáo viên ở. Cồn sau chợ làm nơi chăn thả gia súc, nơi người dân trồng màu. Nằm phía trong của Nghênh Môn thời Lý. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Công An, Chủ tịch mặt trận Tổ Quốc xã Hoa Lộc cho biết: “Vì địa phương không có kinh phí nên việc bảo tồn toàn bộ quần thể văn hóa Hoa Lộc là một việc rất khó khăn, trong khi đó một số nơi hiện nay đã được xây dựng các khu trường học và nhà ở cho các hộ dân cư sinh sống. Hiện tại, địa phương đang quan tâm bảo tồn và gìn giữ di tích lịch sử Nghênh Môn thời Lý, cũng là một di tích nằm trong văn hóa Hoa Lộc”. Thiết nghĩ bảo vệ Khu di tích khảo cổ quần thể Văn hóa Hoa Lộc đang là một vấn đề cấp bách, nhằm giúp cho việc nghiên cứu về một nền văn hóa đã tồn tại suốt 4000 năm, rất mong các cấp các ngành chức năng quan tâm thực hiện. Nguyễn Thùy - Duy Tuyên
  21. Phát hiện dấu hiệu cổ sóng thần ở Nghệ An Các nhà khoa học Viện Vật lý Địa cầu ghi nhận từ hàng nghìn năm trước đã xuất hiện sóng thần ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Động đất lần thứ 2 ở Nghệ An trong 1 tuần Tháng 10 năm ngoái, tại huyện Yên Thành, Nghệ An xảy ra trận động đất mạnh 3,8 độ Richter. Ảnh: Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần. Tiến sĩ Cao Đình Triều, Viện Vật lý Địa cầu cho biết, có dấu hiệu nghi ngờ đã xảy ra ba động đất gây sóng thần tại ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh (Nghệ Tĩnh) vào các khoảng thời gian cách đây từ 4.500 năm đến 4.300 năm; từ 4.100 năm đến 3.900 năm; và từ 900 năm đến 600 năm. Các địa chấn này có thể có cường độ ít nhất 7,5 độ Richter (theo thang đo cấp độ động đất) và gây nên sóng thần ập vào bờ biển Nghệ An và Hà Tĩnh với độ cao tối đa 10 m. Các đợt sóng thần đã tạo ra các cồn điệp lẫn sò ốc ở các sườn núi, gây trượt lở sườn mạnh quy mô lớn tạo nên nhiều trận 'đại hồng thủy' trong khu vực ven biển Nghệ Tĩnh. "Những phát hiện ban đầu về cổ sóng thần tại Nghệ Tĩnh có thể giúp các nhà nghiên cứu tìm ra một số khả năng và cấp độ động đất sóng thần xảy ra ở Việt Nam, từ đó có những cảnh báo thích hợp", tiến sĩ Triều nói. Sơ đồ ước tính sóng thần đến Việt Nam nếu có động đất mạnh tại đới đứt gãy Manila, phía tây Philippines (điểm đánh dấu đỏ). Đồ họa: vast.ac. Tiến sĩ Triều cho biết thêm, trong trường hợp động đất lớn nhất xảy ra tại đới hút chìm Manila (Philippines), với cường độ lên tới 9 độ Richter, có thể gây sóng thần tối đa tới bờ biển Nghệ An có độ cao tối đa 7 m. Theo các nhà khoa học, đới đứt gãy Sông Cả và nhánh của nó, đứt gãy Cửa Lò có biểu hiện hoạt động hiện đại khá rõ thể hiện ở sự cà nát rất mạnh các đất đá, cùng với hoạt động xói lở và hình thành mương xói rất mạnh mẽ trong một khu vực rộng xung quanh hệ thống đứt gãy này. Trên đới đứt gãy Sông Cả từng ghi nhận các trận động đất lớn nhất tới 6 độ Richter. Hương Thu
  22. Chứng khoán khai Xuân, quẻ Dịch nói gì? TTCK Việt Nam khai Xuân Nhâm Thìn vào ngày mồng Tám, tháng Giêng, giờ Thìn. Thời điểm này ứng với quẻ Thuỷ Hoả Ký Tế trong Kinh dịch. Vậy quẻ Dịch này nói gì? Một ứng dụng cơ bản của Kinh dịch là dự báo, thông qua luận giải quẻ Dịch. Thiệu Khang Tiết (1011 - 1077) là người đã phát minh ra phương pháp gieo quẻ theo thời gian. Theo đó, gieo quẻ theo mốc thời gian TTCK Việt Nam khai Xuân Nhâm Thìn được quẻ gốc là Thuỷ Hoả Ký Tế, hào 1 động, biến thành quẻ Thuỷ Sơn Kiển. Quẻ gốc mang tính quyết định, thể hiện cái thời, cái thế, hoàn cảnh chung của TTCK. Quẻ biến chỉ xu hướng, tương lai. Trước tiên, xem xét quẻ Ký Tế. Tế vốn là tên một con sông, dùng để chỉ việc qua sông. Ký tế là việc qua sông đã hoàn thành. Xét tượng quẻ, trên là Khảm (nước), dưới là Ly (lửa); lửa có tính nóng, bốc lên; nước có tính lạnh, chảy xuống; giao với nhau, tạo ra công dụng, như nồi nước để ở trên bếp lửa, lửa bốc lên nước mới nóng, mới sôi được. Trong trường hợp đám cháy thì nước dập tắt lửa, nhiệm vụ cứu hoả đã hoàn thành. Nhiệm vụ hoàn thành là nhờ các thành viên ở các cương vị khác nhau làm tròn trách nhiệm của mình. Mặt khác, trên lửa có nước tượng trưng cho việc nấu nướng để mừng những người hoàn thành nhiệm vụ, cùng hưởng niềm vui thành công và bàn bạc các công việc tiếp theo. Thoán từ - lời quẻ Ký Tế nói: “Đã xong: Hanh thông, nếu làm nốt các việc nhỏ, cố giữ được những việc đã thành rồi thì mới lợi. Mới đầu tốt, cuối cùng thì loạn”. Ý của quẻ là việc lớn đã xong, nhưng những việc nhỏ còn vô số để làm. Vì thế, những việc nhỏ phải chỉnh đốn, phải hoàn thành cho xong nữa thì mới thật là hoàn thành. Hoàn thành rồi thì phải cố giữ, nếu không chỉ tốt lúc đầu thôi, còn rốt cuộc sẽ rối rắm. Nói cách khác, cần phải cẩn thận, đề phòng. Cần biết rõ diễn biến hiện tại, suy ra tương lai, phát hiện được mâu thuẫn chuyển hoá, biết cái tận cùng của sự vật sự việc, giải quyết tận gốc vướng mắc, mâu thuẫn thì chung cuộc mới tốt lành. TTCK năm qua trầm lắng, chỉ số đi xuống kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp không huy động được vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, các NĐT thì thua lỗ, không ít người rời bỏ thị trường. Hiện các giải pháp tái cấu trúc TTCK đang được cơ quan quản lý tích cực triển khai một cách toàn diện, nhằm đáp ứng yêu cầu về vốn dài hạn cho nền kinh tế, khắc phục những yếu kém, tồn tại của thị trường. Đây là những giải pháp lớn, mang tính chiến lược, giúp TTCK vượt qua khó khăn và phát triển bền vững. Tuy nhiên, để sớm đạt được mục tiêu này, theo ý của quẻ Dịch, thì đồng thời phải triển khai thêm nhiều giải pháp ngắn hạn, thiết thực. Trước mắt, TTCK có thể ổn định và tăng giá, nhưng nếu vui mừng quá mức, dẫn đến mất cảnh giác, không thận trọng, thì tình trạng thị trường có thể nhanh chóng xấu đi. Bây giờ xét đến quẻ Kiển (Khảm trên, Cấn dưới). Kiển là không thuận lợi, bế tắc, gian nan. Khảm là nước, là nguy hiểm. Cấn là núi, là dừng lại. Sự bế tắc của quẻ Kiển giống như một người bị kẹt ở giữa gian nan, phía trước là nước sâu, phía sau là núi cao. Vì nguy nan như vậy nên đình trệ, tắc nghẽn, chưa thoát ra được. Ứng dụng Kinh dịch vào TTCK, học giả người Trung Quốc là Tề Tế dự đoán quẻ Ký tế biến Kiển như sau: Lực lượng mua bán ngang nhau, giá cả dao động, xu thế không rõ ràng, có thể căn cứ tình hình để bán hay mua đều được, không có lợi lớn. Hai học giả phương Tây là Gary G Melyan và Wen Kuang Chu thì dự đoán quẻ Ký tế: giá đang tăng, nhưng cẩn thận, bởi giá sẽ giảm sau một vài ngày. Còn đối với quẻ Kiển thì dự đoán: giá tiếp tục giảm. Lời quẻ Kiển nói: “Gian nan: Đi về Tây Nam thì lợi, về Đông Bắc thì bất lợi. Gặp đại nhân giúp cho thì lợi; bền giữ đạo chính thì mới tốt”. Nghĩa là, tiến lui đều gian nan hiểm trở, cần tìm đường bằng phẳng dễ đi, ở hướng Tây Nam (hướng quẻ Khôn, vì Khôn là đất bằng, dễ đi lại), đừng đi hướng Đông Bắc (hướng quẻ Cấn, vì Cấn là núi, đi lại khó khăn). Ở giai đoạn này nên thận trọng chờ thời, phải nhờ người có tài, đức (đại nhân) giúp đỡ hoặc cộng tác thì mới vượt qua được khó khăn. Đồng thời, phải bền giữ đạo chính (chính nghĩa). Theo đó, TTCK vẫn còn nhiều khó khăn, cả cơ quan quản lý và nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ tình hình, nắm vững phương hướng để có cách giải quyết (trong trường hợp này không nên hiểu phương hướng cụ thể mà quẻ Dịch chỉ dẫn, mà chỉ nên hiểu ý). Cần biết tiến, biết dừng, biết thoái đúng lúc. Khi không đủ sức vượt qua khó khăn thì không nên mạo hiểm, mà nên lui về củng cố lực lượng, chờ thời cơ. Lão Tử có nói: “Biết dừng thì không bao giờ nguy”. Trong Kinh dịch có 4 quẻ nói về nguy hiểm: Khảm là nguy hiểm nói chung, Truân là nguy hiểm còn ít, Khốn là nguy hiểm cùng cực, còn Kiển là nguy hiểm tạm thời, bế tắc trong nguy hiểm, nhưng vẫn có cách thoát hiểm. Quẻ Kiển cho thấy TTCK năm nay vẫn chưa có nhiều điểm sáng, cơ quan quản lý và tất cả các thành viên thị trường cần hợp sức hành động, kiên trì, giữ vững niềm tin. Có như vậy, thị trường mới tốt lên, mới sôi động. Cách gieo quẻ theo thời gian: Năm, tháng, ngày, giờ (âm lịch) được mã hoá thành số như sau: từ năm Tý đến năm Hợi, từ tháng Giêng đến tháng Chạp, từ giờ Tý đến giờ Hợi, lần lượt tương ứng với số 1 đến số 12; còn ngày thì giữ nguyên (mùng 1 là số 1, mùng 2 là số 2…). Số bát quái được xác định: Càn (trời) là số 1, Đoài (đầm) số 2, Ly (lửa) số 3, Chấn (sấm) số 4, Tốn (gió) số 5, Khảm (nước) số 6, Cấn (núi) số 7, Khôn (đất) số 8. Lấy số của năm, tháng, ngày cộng lại rồi chia cho 8 (vì chu kỳ của bát quái là 8), số dư còn lại ứng với số quái nào trong bát quái là thượng quái (quẻ trên). Nếu không dư thì số 8 là số của quẻ trên. Lấy số của năm, tháng, ngày, giờ cộng lại rồi chia cho 8, số dư còn lại ứng với số quái nào trong bát quái là hạ quái (quẻ dưới). Nếu không dư thì số 8 là số của quẻ dưới. Hai quẻ đơn thượng quái và hạ quái ghép lại sẽ được trùng quái là quẻ gốc. Lấy số của năm, tháng, ngày, giờ cộng lại rồi chia cho 6 (vì trong một trùng quái có 6 hào - 6 vạch), số dư còn lại là hào động của trùng quái (quẻ gốc). Nếu không dư thì hào trên cùng là hào động. Hào nào động (tính từ dưới lên trên theo thứ tự từ 1 đến 6) thì hào đó sẽ biến, đang từ âm (vạch đứt) thành dương (vạch liền), từ dương thành âm, tạo thành quẻ biến. Phân tích tên quẻ, hình tượng của quẻ là có thể biết được nội dung chính của quẻ, từ đó đưa ra kết quả dự đoán. Trường hợp chưa rõ nghĩa hoặc muốn được giải thích kỹ hơn thì luận giải thoán từ (lời đoán, giải thích ý nghĩa mỗi quẻ) và hào từ (lời giải thích mỗi hào). Trí Dũng ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
  23. Cho và nhận…………..(23/01/2012) January 23, 2012 By Alan Phan 17 Comments Vì thói quen quản lý hiệu quả các số tiền kinh doanh, phần lớn đại gia khi cho, đều muốn tiền mình tặng phải đem lại một kết quả tương xứng. Do đó, sự ngần ngại khi cho xuất phát từ tâm trạng không muốn bị mất vô lối số tiền mình đã khổ nhọc gây dựng. Ký một chi phiếu thì rất dễ, nhưng quản lý chặt chẽ số tiền trao tặng đòi hỏi thời gian và công sức. Khi tỷ phú Mỹ cho… Sau khi tạo dựng hai tài sản khổng lồ cho cá nhân trong suốt đời làm việc, ông Bill Gates tặng lại cho từ thiện 60 tỷ dollars và ông Warren Buffett tuyên bố sẽ đem hiến dâng đến 90% tài sản cho các chương trình vô vụ lợi. Tôi nghĩ hành xử này đã đem lại một ảnh hưởng vô cùng lớn lao trên khắp thế giới cho chủ nghĩa kinh tế tư bản và cho đế chế Mỹ, hiệu quà hơn cả ngàn tỷ đồng chánh phủ Mỹ đã bỏ ra để bảo vệ quyền lợi mơ hồ tại Afghanistan và Iraq. Hai ông Gates và Buffett đã thay đổi hẳn tư duy của nhiều thế hệ về hình ảnh xấu xí của các nhà tài phiệt. Họ và rất nhiều nhà tỷ phú khác của Mỹ như Turner, Soros, Cooperman.. đã định vị lại giá trị cốt lõi của một siêu cường kinh tế. Trong khi đó, khi qua Trung Quốc vào năm 2010 để kêu gọi các tỷ phú Tàu đóng góp thêm cho xã hội, hai ông đã thất bại chỉ nhận “cam kết” khoảng 100 triệu đô la. Sau đó, phần lớn các cam kết này đã “cuốn theo chiều gió” vào quên lãng, kiểu các đại gia Việt Nam hay “thể hiện tên tuổi” qua các cuộc đấu thầu từ thiện. Triết thuyết giữa cho và nhận Qua lịch sử, con người luôn bị dằng co bởi “cho và nhận”. Kinh thánh Cơ Đốc, triết lý và văn hóa Âu Mỹ luôn ca tụng người cho. Triết thuyết Phật thì lấy đức từ bi làm căn nguyên, còn Koran của Hồi giáo cấm chuyện thu lãi suất khi cho vay nợ. Trong khi đó, lòng tham và nhu cầu sinh tồn bắt con người bình thường phải tranh đấu để “nhận” càng nhiều càng tốt, không những cho mình mà còn cho cả giòng họ con cháu. Câu nói “ người thắng cuộc là người có nhiều đồ chơi nhất khi chết” nghe như là một lời khôi hài, nhưng chứa đựng một thực tại rất đúng với đại đa số nhân loại. Với tôi, lời của cha luôn nằm trong tâm trí, “con muốn giúp người nghèo thì đừng bao giờ làm một người nghèo.” Nếu mình không nhận, không tích tụ, thì lấy gì để cho. Muốn giúp người dốt nát, phài thu nhận kiến thức; để giúp người đau yếu, bản thân mình phải mạnh khỏe. Ngay cả khi “cho” là một mục tiêu số một của đời sống, mình vẫn phải đối diện với nhiều mâu thuẫn nội tại; vì ai cũng hiểu rằng, khi lao vào thương trường, doanh nhân gần như phải làm việc 24 tiếng mỗi ngày (khi ngủ cũng mơ đến công việc) và phải vượt qua bao áp lực, từ tài chánh, sản phẩm, nhân viên bên trong, đến khách hàng, đối thủ, thay đổi bên ngoài. Thì giờ và công sức nào còn lại để “cho”? Phong cách và mục tiêu khi cho Ông Bill Gates đã từng là người giàu nhất thế giới nhiều năm trước khi “cho”. Khi bị hỏi về tài sản kếch xù của mình và sự mời gọi của các chương trình từ thiện, ông thường vắn tắt là ông quá bận rộn để nghĩ đến chuyện này. Các mạng truyền thông tấn công ông với những lời lẽ dành cho bọn trọc phú bủn xỉn. Mãi đến năm 2000, khi ông hoàn tất kế hoạch “cho”, ông mới tuyên bố là chỉ giữ lại cho con cái gia đình vài chục triệu, đủ sống đời thoải mái. Tất cả tài sản còn lại, ông sẽ trao tặng hết cho từ thiện. Ông giải thích việc “cho” cũng phức tạp và khó khăn không kém việc kiếm tiền. Trong lãnh vực từ thiện, không thiếu những đại gia giả dối dùng từ thiện để đánh bóng thành tích, sĩ diện mình một cách trâng tráo. Mặt khác, cũng rất nhiều bọn cá mập sẵn sàng lợi dụng người nghèo khổ để ăn cắp tiền trao tặng. Với nhiều nhân vật khác, “cho” là một hình thức sám hối những “tội lỗi” mình đã gây ra trong quá khứ khi tạo dựng tài sản. Những cái “cho” này có thể rất thực tình trong đáy tim buồn bã của mình; nhưng nhiều vị “cho” chỉ vì cần một vé tàu lên thiên đường như lời dọa của các vị sư sãi hay cha xứ. Nhưng nói chung, vì thói quen quản lý hiệu quả các số tiền kinh doanh, phần lớn đại gia khi cho, đều muốn tiền mình tặng phải đem lại một kết quả tương xứng. Do đó, sự ngần ngại khi cho xuất phát từ tâm trạng không muốn bị mất vô lối số tiền mình đã khổ nhọc gây dựng. Ký một chi phiếu thì rất dễ, nhưng quản lý chặt chẽ số tiền trao tặng đòi hỏi thời gian và công sức. Khi tỷ phú Việt cho… Cho nên tôi rất thông cảm với những đại gia Việt Nam đang gánh chịu những điều tiếng về việc cho. Trong khi các triệu phú Âu Mỹ đã ổn định nhiều năm về mặt tài chánh, những dân mới giàu của Việt Nam vẫn phải vất vả giải quyết chuyện làm ăn hàng ngày. Giống như trường hợp Bill Gates, xin đừng trách hay thắc mắc về lòng rộng rãi nhân ái của họ. Khi sẵn sàng, họ sẽ làm ngạc nhiên chúng ta với số tiền “cho”. Chúng có thể gây ấn tựợng hơn cả những chân dài và máy bay riêng hay siêu xe họ đang “nhận”. Một đại gia Mỹ có nói,” We work to make a living. We give to make a life”. Hiểu theo nghĩa bóng, chúng ta phải “nhận” để sống còn, nhưng chúng ta phải “cho” để tạo dựng một cuộc sống ý nghĩa hơn cho mình. (Bài viết đã được xuất bản trên Tạp Chí Doanh Nhân số 96 và 97 ngày 10/1/2012) T/S Alan Phan Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa 3 November 2011
  24. Giờ Thân ngày 6/1/Nhâm Thìn, quẻ Hưu Vô Vong. Nội khắc ngoại, rất khó đi đến thuận hòa do bạn gây nên. Bạn đang thất vọng bế tắc (Vô vong = Thổ) mạnh hơn người kia (Hưu thủy tù) và khắc chế người kia nên dẫn đến lục đục, để qua chuyện này thì bạn phải nhường nhịn chín bỏ mười làm. Các bạn nên đồng thuận hướng tới các việc tu nhân tích đức để cải thiện cuộc sống vợ chồng.
  25. Đây là một trong những món ăn ngon nhất thế giới. Món ăn Việt trên CNN Thứ Hai, 23/01/2012, 10:59 AM (GMT+7) Có thể với bạn, một cuộn gỏi cuốn, một đĩa rau muống, một bát phở nóng… là những món ăn quá dung dị. Nhưng những món bình dân đó khiến nhiều người nước ngoài phải nhớ mãi, thậm chí liệt nó vào danh sách những món ăn ngon nhất thế giới. Chỉ cần đọc vài bài viết về ẩm thực Việt trên kênh du lịch của hãng truyền thông CNN (Mỹ), bạn sẽ thấy rõ điều đó. Địa chỉ nhà hàng, quán cafe, fasfood, món ăn ngon... tất cả có trong Ẩm thực 24H Thách thức & “tội lỗi” Với tựa đề Những món ăn thách thức nhất Việt Nam, CNN đã có một bài viết vui về 6 món ăn mà không phải người Việt nào cũng dám đụng đũa. Phóng viên “mắt xanh mũi lõ” Adam Bray nói tiếng Việt nhoay nhoáy nhận xét trong bài viết rằng người Việt rất “thích mạo hiểm” trong chuyện ăn uống. 10 món Việt ngon rẻ với giá chưa đầy 1 USD trên CNN: Bánh canh, bánh hỏi, bột chiên, bò kho, bún thịt nướng, bánh trứng mực, xôi vịt - cơm gà, chè, bánh xèo và bánh căn. Côn trùng dẫn đầu danh sách những món ăn “thách thức”, với nhận xét cộng đồng Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nằm trong số những người “thích phiêu lưu” nhất, ăn cả dế, nhện, nhộng… như thể đang nhai bắp nổ vậy. Trong khi chỉ vài người dám ăn côn trùng thì trứng vịt lộn là món ăn phổ biến nhất ở Việt Nam được kể đến trong danh sách, bên cạnh những món mà nhiều người nước ngoài sẽ không dám gắp nếu biết nguồn gốc như phá lấu, ếch nướng sả ớt, răng mực… Trong khi đó, 11 món ăn được CNN đánh giá là ngon tuyệt nhưng có thể là kẻ thù của tim mạch. Bài viết cho rằng ẩm thực Việt nhìn chung rất tốt cho sức khỏe với việc sử dụng những nguyên liệu tươi mới nhưng cũng có những món phải khiến bạn… mang mặc cảm “tội lỗi” khi thưởng thức. Danh sách này, với chú thích ghi rõ những địa chỉ ngon nhất cho từng món, bao gồm bột chiên, chuối chiên, xôi mặn, bánh mì, phở chiên, chả giò… Món ăn được CNN nhận xét là "thơm phức, ngon tuyệt và cân bằng". Rẻ nhất = ngon nhất Đi ăn ngoài chợ: 10 món Việt truyền thống chưa tới 1 USD - đó là tựa một bài viết khác trên CNN, với phần mào đầu như sau: Những món Việt hấp dẫn nhất đôi khi cũng là những món rẻ nhất mà người địa phương ngồi ăn trên những chiếc ghế đẩu nhựa và những cái bàn xếp ở ngoài chợ. Tác giả nhận xét: Với một đất nước nhỏ bé như Việt Nam, thức ăn đa dạng và tinh tế đến kinh ngạc. Mỗi thành phố, thậm chí mỗi ngôi làng, có thể có một danh sách những món đặc sản riêng. Thậm chí những món quốc hồn quốc túy rất phổ biến cũng được chế biến đa dạng tùy theo mỗi cộng đồng. Nơi rẻ nhất cũng là một trong những nơi chế biến được món Việt ngon nhất, giữ đúng hương vị truyền thống nhất chính là ở ngoài chợ. Bài viết đưa ra danh sách các món “rất được yêu thích”, mô tả thành phần của từng món, kèm theo cả chỉ dẫn nơi ăn ngon nhất, theo ý kiến của tác giả. Chẳng hạn món bánh xèo được mô tả như sau: Đó là loại bánh bột gạo chiên chung với thịt heo, tôm hoặc mực tươi. Tại TP.HCM, những cái bánh xèo rất to được xắn thành từng miếng nhỏ rồi cuốn với cải bẹ xanh. Ở Đà Lạt, bánh xèo nhỏ hơn nhiều, đôi khi được cuốn trong bánh tráng và ăn kèm rau xanh. Còn tại Phan Thiết, bánh xèo phải được thả trong chén nước chấm và nhất thiết phải có rau húng. Tác giả cho rằng bánh xèo ngon nhất là ở Phan Thiết và TP.HCM. Phóng viên của CNN có thể phân biệt rõ bánh xèo của những vùng miền khác nhau. Ngon nhất thế giới Nếu tìm kiếm bằng từ khóa “món ăn Việt Nam” trên trang web CNN, bạn sẽ thấy nhiều bài viết khác, chẳng hạn như 6 món Việt ở Cabramatta (Sydney, Úc) hay 40 món Việt ngon miệng hay những quán cà phê độc đáo ở Hà Nội…Tất cả đều được mô tả rất chi tiết, trong đó bài về 40 món ăn mô tả chi tiết thành phần, nét đặc trưng của từng món ăn, giới thiệu địa chỉ gợi ý và văn hóa ăn của từng món. Có thể tìm thấy rất nhiều món phổ biến, từ bình dân cho đến cao cấp trong danh sách này: chả cá, bánh xèo, cao lầu, rau muống xào tỏi, bún bò Huế, bánh khọt, nộm hoa chuối… Và thật hãnh diện khi trong một bài viết khác trên CNN, có tựa 50 món ngon nhất thế giới , ẩm thực Việt ghi tên 2 lần: gỏi cuốn và phở. Sau khi giới thiệu về các thành phần của gỏi cuốn, CNN kết luận gỏi cuốn là một ví dụ điển hình của cái gọi là “tuyệt hảo đến chỉ muốn gắp thêm nữa”. Còn món phở vang danh thế giới thì được mô tả “thơm phức, ngon tuyệt và cân bằng”. Món Việt "khỏe" thứ 3 thế giới CNN cũng đã từng đăng lại một bài viết trên tạp chí về sức khỏe Health, trong đó dẫn đánh giá của các chuyên gia y tế để xếp hạng 10 nơi có thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe nhất trên hành tinh. Ẩm thực Việt được xếp thứ 3 trong danh sách này, đứng ngay trên thức ăn Nhật, vốn vang danh khắp thế giới với công dụng chống ung thư và kéo dài tuổi thọ. Dẫn đầu bảng danh sách là ẩm thực Hy Lạp với chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải chú trọng vào rau xanh, trái cây, ngũ cốc, dầu ôliu, chất béo omega 3… Đó đang là chế độ dinh dưỡng "thời thượng" nhất với nhiều công dụng nâng cao sức đề kháng, chống ung thư, giảm nguy cơ tiểu đường, tim mạch. Ở vị trí thứ 3, ẩm thực Việt được nhận xét như sau: "Những loại rau thơm tươi rói, rất nhiều rau xanh, dư đầy hải sản cùng cách thức nấu ăn sử dụng rất nhiều nước dùng thay vì dầu mỡ là một số điều cơ bản của ẩm thực Việt". Tác giả bài viết nhận xét: "Một khi được nấu nướng theo phương cách truyền thống, ẩm thực Việt ít lệ thuộc vào việc chiên, lại sử dụng rất nhiều thảo mộc, khiến cho thức ăn Việt chứa rất ít calorie. Các loại rau thơm truyền thống của Việt Nam như ngò, húng lủi, húng quế, hồi, ớt đỏ… từ lâu đã là phương thuốc chữa được rất nhiều loại bệnh. Ngoài ra, ngò và hồi đã được chứng minh là hỗ trợ đắc lực cho quá trình tiêu hóa và kháng viêm. Một trong những món tốt cho sức khỏe nhất và cũng là ngon nhất ở Việt Nam chính là phở." Một số nền ẩm thực nổi tiếng khác như Ý xếp thứ 6, Mexico thứ 8 và Thái Lan thứ 10.