Đại Phúc

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.057
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    8

Everything posted by Đại Phúc

  1. Khỉ đột ôm nhau mừng tái ngộ Gặp lại sau thời gian dài, hai con khỉ trong công viên nước Anh vui mừng bắt tay và ôm nhau. Câu chuyện về "tình huynh đệ" của chúng khiến nhiều người cảm động. > Muôn vẻ khỉ đột trong thiên nhiên Hai anh em bắt tay mừng tái ngộ. Ảnh: BNPS. Hành vi trên là của hai con khỉ tên là và Kesho, 13 tuổi và Alf, 9 tuổi diễn ra ở Longleat Safari, Wiltshire. Kesho và Alf cùng sinh ra và lớn lên ở vườn thú Dublin, Ireland. Nhưng sau đó, các nhân viên vườn thú đã gửi Kesho tới London để tham gia chương trình nhân giống, còn Alf được chuyển tới Longleat Safari, BBC hôm nay cho biết. Sau gần 3 năm, Kesho được gửi trả về Anh với Alf. Điều khiến nhân viên vườn thú ngạc nhiên là Alf nhận ngay ra khỉ anh khi gặp lại. Mark Tye, người trông coi những con khỉ ở công viên, nói: "Ban đầu chúng tôi không nghĩ rằng chúng có thể nhận ra nhau, nhưng ngay khi chúng gặp nhau, ai cũng có thể cảm nhận những cảm xúc trong mắt hai con khỉ. Đây là điều tuyệt nhất mà tôi từng thấy". Hai con khỉ ôm nhau. Ảnh: BNPS. Trang Nguyên
  2. Trung Quốc - Cường quốc không có đồng minh Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an, cho rằng do bản tính bành trướng quá dữ dội và sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích, Trung Quốc không có đồng minh. Tháng 6 vừa rồi, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển. Trên hành tinh này, thử hỏi Trung Quốc xem có quốc gia ven biển nào không có Luật Biển không? Trung Quốc không có Luật Biển thì họ có bảy đạo luật khác để chi phối, bảo vệ chủ quyền trên biển: Luật Hàng hải, Luật Đường cơ sở, Luật Hải dương... Giờ Việt Nam làm Luật Biển cũng giống như nhà có vườn, người ta phải rào chứ” - Thiếu tướng Lê Văn Cương nói. Hệ thống nói dối lớn nhất hành tinh . Phóng viên: Trong thời gian căng thẳng vừa qua, báo chí Trung Quốc đã đưa những thông tin rất sai lệch về Việt Nam. Dường như họ đang cố dùng bộ máy truyền thông do nhà nước kiểm soát để kích động dân chúng của họ? + Thiếu tướngLê Văn Cương: Một số nhà báo, học giả Trung Quốc viết trên tờ Hoàn Cầu - một ấn phẩm của nhật báo Nhân Dân - kêu gọi phát động chiến tranh, chỉ có đánh Việt Nam mới giải quyết được vấn đề biển Đông, rằng trên thế giới này duy nhất Việt Nam là nước đi xâm lược, là hung hăng nhất, hiếu chiến nhất. Họ vẽ ra một hình ảnh đất nước Việt Nam như một tội đồ, để lừa dối nhân dân họ, lừa dối quân đội họ và lừa dối cả thế giới. Trong gần 3 triệu quân nhân, sĩ quan, binh lính Trung Quốc, tôi tin tưởng tuyệt đại đa số không muốn gây hấn. Họ cũng muốn giao hảo. Ngay cả 1,3 tỉ người dân Trung Quốc cũng là người tốt, nhân hậu lắm, họ muốn bang giao, còn chuyện gây chiến họ không được gì cả. Họ là những con bài bị thí, bị lừa dối. Ngay cả hơn 20 ủy viên Bộ Chính trị, mấy trăm ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc không phải ai cũng muốn gây chiến, chỉ là số nhỏ thôi. Trong cuộc chiến 1979 với Việt Nam cũng vậy, truyền thông Trung Quốc có hàng ngàn bài báo xuyên tạc, nhồi nhét vào đầu người Trung Quốc rằng đó là chiến công oanh liệt của quân giải phóng Trung Quốc phản công quân Việt Nam xâm lược. Đến giờ phút này, số người hiểu thực chất bản chất cuộc chiến chỉ có 1%. Hôm 17-8 vừa rồi, khi nói chuyện với các nguyên thủ các quốc gia châu Phi tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có nói rằng: Chúng ta kiên quyết phản đối nước giàu lấn lướt nước nghèo, kiên quyết phản đối nước lớn đàn áp nước nhỏ. Nói hay như thế nhưng làm thì ngược lại. . Cũng đã từng có nhiều người nói về việc hệ thống truyền thông Trung Quốc đưa thông tin sai lệch, “làm hỏng dân”... + Chuyện lừa dối của họ là truyền thống, từ thời Đông Chu liệt quốc đến giờ. Họ biến con người thành những con cừu, chỉ thực hiện mệnh lệnh của cấp trên. Đến giờ phút này, truyền thông Trung Quốc là hệ thống nói dối lớn nhất hành tinh, chỉ phục vụ ý đồ chính trị của giới chóp bu. Về khoản này, Mỹ thua Trung Quốc. Hồi năm 1979, Trung Quốc xâm lược ban ngày ban mặt chứ có phải buổi tối đâu. Nhưng cứ đến kỷ niệm năm chẵn, báo chí Trung Quốc tung ra trung bình khoảng 700-800 bài báo kéo tít gần như nhau: Chiến công oanh liệt của quân giải phóng Trung Quốc phản công quân Việt Nam xâm lược; cuộc phản công chiến lược thắng lợi... Sẵn sàng dùng thủ đoạn tàn bạo . Chúng ta vẫn thường nhắc đến chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc. Ông đánh giá như thế nào về độ phổ biến của chủ nghĩa bành trướng trên thế giới? + Về mặt khoa học, phàm các dân tộc lớn, nước lớn, đều có nhân tố bành trướng chứ không phải chỉ có Trung Quốc. Mỹ, Nga, Đức, Nhật, Ấn Độ đều như vậy. Đó là đặc điểm có tính phổ biến, như là người giàu, lớn, khỏe thì hay xem thường kẻ nghèo hèn. Một con người cũng thế, một cộng đồng cũng thế mà một dân tộc cũng thế. Cho nên diễn biến hòa bình không phải chỉ có Mỹ. Tất nhiên gốc tích của diễn biến hòa bình thời hiện đại là từ Mỹ nhưng những thủ đoạn tác động vào các nước khác để đảm bảo có một chính quyền ở đó theo ý mình thì Trung Quốc là cha đẻ, là bậc thầy của thế giới. Cách đây 2.600 năm, chính ông Quản Trọng, người nước Tề thời Xuân Thu, là người đẻ ra diễn biến hòa bình với các thủ đoạn chia rẽ nội bộ, lũng đoạn kinh tế, khoét sâu mâu thuẫn, đưa thông tin vu khống để vua bạc đãi người trung thực, xung quanh nhà vua chỉ còn những loại nịnh thần, ngu dốt thôi. Từ đó đất nước họ suy yếu, ông ta thâu tóm năm nước xung quanh chỉ trong vài năm. Người Mỹ chỉ học mót người Trung Quốc về khoản này. . Vậy chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc có gì khác biệt dẫn đến việc họ bị thế giới ghét bỏ như ông vừa đề cập? + Trung Quốc có hai điểm đặc biệt. Một là máu bành trướng của họ dữ dội, quyết liệt hơn các nước khác. Hai là về mặt thủ đoạn, họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn bất kể tính chất. Người Mỹ, Nhật, EU không bao giờ làm cái trò cho người sang xui nông dân Việt Nam trộn bùn vào chè, đưa về Trung Quốc quay lên truyền hình, chụp ảnh cho cả thế giới xem; họ cũng không bao giờ mua móng trâu, mua rễ quế, mua đỉa, tuồn hàng chất lượng kém, có chất độc sang Việt Nam. Cho nên cả thế giới chăm chăm cảnh giác Trung Quốc. Họ là một cường quốc không có đồng minh. Khi nào Trung Quốc dùng vũ lực? . Nghiên cứu các cuộc xung đột vũ trang của Trung Quốc từ năm 1949 đến nay, ông đánh giá thế nào về những yếu tố dẫn các nhà lãnh đạo Trung Quốc đến việc giải quyết các vấn đề quan hệ quốc tế bằng vũ lực? + Nó là hợp lưu cộng hưởng của hai dòng: Dòng bành trướng và dòng phục vụ cho lợi ích trước mắt. Cuộc chiến tranh năm 1969 với Liên Xô chính là vật tế thần để họ chứng tỏ với Mỹ rằng tôi không liên kết với Liên Xô. Đến tháng 2-1979, họ biến Việt Nam thành vật tế thần, một lần nữa chứng minh cho Mỹ thấy họ không đồng minh gì với Việt Nam cả. Trước khi đánh Việt Nam, Đặng Tiểu Bình còn đến Washington, đội mũ cao bồi, nói với Tổng thống Mỹ Carter rằng: “Chúng tôi là NATO phương Đông”. Việt Nam thành vật tế thần để Trung Quốc mua bán với Mỹ. Suốt từ năm 1979 đến năm 1991, Trung Quốc câu kết với Mỹ và phản động quốc tế bóp nghẹt Việt Nam, bao vây cấm vận Việt Nam. Lịch sử Việt Nam lùi mất 30 năm. Đó là một thời kỳ đen tối của lịch sử Việt Nam, khi tất cả mọi lối ra thế giới đều bị Trung Quốc và Mỹ bịt hết. Bành trướng là chiến lược lâu dài của họ nhưng khi cần sử dụng vũ lực để giải quyết lợi ích trước mắt và phù hợp với chiến lược đó, họ sẵn sàng. . Chuyện nước lớn, với tư tưởng bành trướng, thỏa thuận với nhau trên lưng nước nhỏ, đã từng xảy ra nhiều trên thế giới. Trong quan hệ giữa Việt Nam, Trung Quốc và các nước khác thì sao, thưa ông? + Tôi cho là Việt Nam từng năm lần bị bán đứng. Lần thứ nhất tại Hội nghị Genève năm 1954. Trung Quốc đã có sự mặc cả với Mỹ, Pháp chứ đúng ra ranh giới hai miền không phải vĩ tuyến 17 mà có thể là 13, nếu không thì là 15. Nhưng để lấy lòng Mỹ và phương Tây, Trung Quốc đã nhân nhượng Mỹ và Pháp kéo lên vĩ tuyến 17. Sau này chính Pháp nói với ta điều ấy. Lần thứ hai khi Việt Nam gần thắng Mỹ năm 1972, Henry Kissinger đã ký tắt với ông Lê Đức Thọ, hai bên báo cáo cấp cao để chuẩn bị ký Hiệp định Paris. Nhưng sau đó Mao Trạch Đông mời Tổng thống Mỹ Nixon sang ký Thông cáo chung Thượng Hải. Ngày 1-3-1972, Kissinger về Tokyo họp báo, nói một câu nổi tiếng: Bây giờ chúng tôi chỉ còn nhìn về Mạc Tư Khoa để nghiền nát Hà Nội! Sau khi ký xong, những việc tày trời trước đây các tổng thống Mỹ khác không làm được thì Nixon làm được, đó là phong tỏa cảng Hải Phòng, con đường biển duy nhất Việt Nam ra thế giới, cho máy bay đánh sát biên giới Trung Quốc, rồi sau đó là 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không. Thiệt hại về người và tài sản trong cuộc không chiến của Mỹ ở miền Bắc từ 1-3-1972 đến khi ký Hiệp định Paris bằng cả sáu năm trước cộng lại. Ở miền Nam, ta cũng phải đổ xương máu nữa. Nên thông cáo Thượng Hải thực chất đã được viết bằng máu của người Việt Nam. Lần thứ ba, họ đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Không có sự đồng ý của Mỹ thì Trung Quốc không bao giờ dám đánh. Lần thứ tư, chính Trung Quốc là kẻ chủ mưu gây nên vụ thảm sát hơn 2 triệu người Campuchia. Trung Quốc cung cấp từ A đến Z, lương thực thực phẩm, vũ khí, đạn dược, thuốc men cho Khmer Đỏ. Chiến tranh biên giới Tây Nam 1976-1978 là Trung Quốc mượn Khmer Đỏ để đánh Việt Nam. Sau đấy, khi ta giải phóng Campuchia, Trung Quốc là kẻ lu loa trên thế giới rằng Việt Nam có âm mưu lập “Liên bang Đông Dương”. Kẻ gây ra họa diệt chủng lại vu cáo cho những người cứu người Campuchia khỏi họa diệt chủng. Lần thứ năm là chiến tranh biên giới năm 1979. Năm lần họ buôn bán trên lưng mình. Tất cả những chuyện tranh chấp của Trung Quốc với nước khác, từ xưa đến nay, không có cuộc tranh chấp nào mà Trung Quốc có lý cả. Cuộc chiến năm 1962 với Ấn Độ, họ chiếm của Ấn Độ mấy chục ngàn cây số vuông, không có lý nào cả. Quan hệ với Nhật Bản, Philippines cũng vậy, không có lý nào. Tôi thống kê có 15 cuốn sách, 20 bản đồ cổ khẳng định cực nam của họ chỉ đến đảo Hải Nam thôi. Thiếu tướng Lê Văn Cương Hữu Long thực hiện PHÁP LUẬT TPHCM
  3. Tốn tiền cũng phải chấp nhận thôi bạn, coi như là học phí từ cấp tiểu học tiến lên cấp cao học. Bởi vì nếu không có các dự án như tầu thăm dò sao Hỏa..., thì làm sao nền văn minh có thể khám phá cao hơn nữa như tiến vào trong mặt trời chẳng hạn. Khi sự tiến bộ của khoa học càng lên cao thì rồi họ cũng sẽ tìm ra lý thuyết thống nhất và đối chiếu với thuyết ADNH rồi họ vỡ òa lên và thốt "THÌ RA LÀ VẬY" như cảnh các thành viên NASA khi được tin tàu thăm dò sao Hỏa hạ cánh thành công. Vật chất nảy sinh nhu cầu, tiền của tư bản họ có quá nhiều nên họ nảy sinh nhu cầu cần ...lên sao hỏa du lịch chẳng hạn. Có người 100tr thì bạn nảy sinh nhu cầu mua cái xe mày, nếu họ có 100 tỷ thì họ nảy sinh nhu cầu mua siêu xe...
  4. Tiến sĩ Alan Phan: Người Việt đang tự tử chậm July 26, 2012 (Xi nhan)- Lòng tham của con người tạo nên sự vô cảm trong kinh doanh như việc “ăn bậy” đang diễn ra hàng ngày. Điều đáng buồn là lòng tham đó lại học theo một số quan chức biến chất, người giàu. Sự vô cảm của xã hội đang thúc đẩy những hành vi bất lương. Đó là những chia sẻ của Tiến sĩ Alan Phan với báo Phunutoday. PV: Thưa ông, dù nói gì đi nữa thì chúng ta cũng đang phải đối mặt với nạn thực phẩm bẩn, độc tràn lan. Một đất nước tự hào về cái nôi của nền văn minh lúa nước nhưng giờ đây cư dân đưa miếng ăn lên miệng là nơm nớp lo ngộ độc: thịt gà thối, lợn có chất tạo nạc, thịt thối thì làm thịt chưng mắm tép, sữa thì được tư vấn “thối cũng không sao”…Theo ông, chúng ta có nên cười vui vẻ và ăn theo kiểu “khuất mắt trông coi” hoặc “ăn bẩn sống lâu”…không? TS Alan Phan: Một vị bác sĩ quen giải lý như thế này về khía cạnh y khoa của hiện tượng “ăn bậy” của chúng ta. Ngày xưa, ăn bẩn cũng có thể là tập cho thân thể quen với những vi khuẩn trong thiên nhiên, một hình thức vắc xin. Ngày nay, khi cho những hóa chất nhân tạo vào bao tử đồng nghĩa với “tự tử chậm” vì khả năng kháng sinh của cơ thể không thích hợp với các loại hóa chất lạ này. Cho nên, chuyện cười vui khi ăn nhậu (môn thể thao phổ thông nhất của Việt Nam) chắc chắn thuộc loại “ngày vui chóng tàn”. TS Alan Phan ăn bẩn là tự tử chậm PV: Có một nghịch lý khá thú vị, thường thì do thiếu hiểu biết, lạc hậu mới dẫn đến tình trạng ăn uống mất vệ sinh, nhưng ngày nay lại đảo ngược: phải học tử tế và thông minh mới làm ra thực phẩm bẩn, độc bán cho đồng loại được. Dốt thì không thể đưa chất melamine vào sữa được, không thể đưa chất tạo nạc vào thức ăn của lợn được, không đem phân U rê ướp cá cho tươi lâu, không tạo ra chất kích phọt để thúc rau lớn mau như thổi được….Ông nghĩ gì về nghịch lý này? TS Alan Phan: Cội rễ của vấn đề không phải là khoa học hay công nghệ mà là lòng tham. Khắp thế giới, đa số người dân đều mang bệnh tham lam này. Cân bằng lòng tham là sự sợ hãi. Ở các xã hội Âu Mỹ, luật pháp nghiêm trị các sai phạm nên nỗi sợ khống chế lòng tham. Thêm vào đó, người giàu thì có nhiều thứ để mất (tài sản, danh tiếng, gia đình…) nên họ cẩn trọng hơn trong những quyết định. Ở Việt Nam hay Trung Quốc, việc thực thi luật pháp liên quan đến các vấn đề thương mại kinh tế lại bị tham nhũng tha hóa, nên người phạm pháp không sợ bị trừng phạt. Một yếu tố khác là khi xã hội trở nên vô cảm với tội ác và quyền lợi của người dân, thì lòng tham có thể thúc đẩy đủ mọi hành vi bất lương. PV: Ở thời đại kỹ trị này, lợi nhuận và sự giàu có được đánh giá cao quá mức mà người ta không quan tâm tới cách thức đạt được sự giàu có đó có chính đáng, hợp đạo lý làm người hay không, mục đích tự nó đã biện minh cho hành động. Cứ thế mà suy thì cái sự tạo ra các loại thực phẩm bẩn, độc bán cho đồng loại để thu lợi và giàu có nhanh nhất chắc chắn sẽ phải được hoan nghênh. Vậy tại sao dư luận lại cứ lên án và đòi các cấp quản lý vào cuộc? Ông nghĩ sao về điều này? Liệu có phải ai cũng nghĩ mình bán thực phẩm cho đồng loại thì hợp lý nhưng nếu mình mua phải cái gì đó bẩn, độc hay kém chất lượng thì dứt khoát là không thể chấp nhận được? TS Alan Phan: Yếu tố chính vẫn là lòng tham không được pháp luật hay tôn chỉ đạo đức kiềm chế. Yếu tố khác là một dân trí thấp. Các tội phạm ngu xuẩn (khi nghĩ rằng mình sẽ kiếm tiền nhiều hơn với những thủ thuật phi pháp) lại được xã hội khuyến khích qua những tấm gương xấu từ những người được coi là “thành đạt”. Tôi cho rằng hành xử của các đại gia và một số quan chức biến chất tạo nên hiện tượng này. Tại các xã hội văn minh, những người giàu nhất và nắm nhiều quyền hành nhất thường là những người biết tôn trọng pháp luật kỹ càng nhất. Thực phẩm bẩn hiện hữu trong từng bữa ăn hàng ngày PV: Người Mỹ nổi tiếng về kinh doanh và giàu có, ông cũng từng kinh doanh ở đó, về Việt Nam ông cũng kinh doanh và cũng thành đạt nơi đó, âu đó cũng là một nghịch lý thú vị, ông giải thích về cái sự nghịch lý này ra sao, thưa ông? TS Alan Phan: Tôi vẫn thường nêu ra một khảo sát của Đại Học Harvard vào khoảng 1980 là các công ty kinh doanh thành công và bền vững nhất trong lịch sử 50 năm vừa qua của Mỹ là những công ty có một kỷ cương đạo đức cao nhất. Không chụp giật, manh mún…họ xây thương hiệu và lợi nhuận bằng sự sáng tạo của sản phẩm (cần đội ngũ nhân viên và quản lý yêu thích với công việc và điều kiện mưu sinh), bằng sự thỏa mãn của khách hàng (chất lượng và dịch vụ hậu mãi tốt), bằng các hoạt động xã hội tthiện nguyện (đóng góp lâu dài cho thương hiệu). Đây là công thức kinh doanh duy nhất đem giá trị thực sự lâu dài cho mọi người liên quan. PV: Theo ông, đến khi nào thì dân ta mới thôi làm thực phẩm bẩn, độc và thích ăn sạch, uống sạch, ở sạch…tóm lại là biết thích thú với vệ sinh ăn ở? TS Alan Phan: Thực ra, trong trải nghiệm tiếp xúc với nhiều dân tộc trên thế giới, tôi nhận thấy người Việt mình có chuẩn mực vệ sinh cá nhân khá cao, kể cả khi so sánh với người gốc Âu Mỹ. Do khí hậu nóng bức, thói quen tắm rửa thường xuyên là một thói quen đáng khen. Tuy nhiên, việc xả rác bừa bãi, đái đường, khạc nhổ, ăn nhậu be bét…là một thói quen xấu. Cũng là dân gốc Hoa như Trung Quốc nhưng người Singapore có môi trường sống thật sạch sẽ vì dân nhìn tấm gương của các lãnh đạo như Lý Quang Diệu, cộng với một trừng phạt rất đắt cho những vi phạm luật lệ. Chúng ta có thể làm như Singapore. Tôi nói với các bạn trẻ trong một hội thảo là tôi sẽ hãnh diện với Việt Nam nếu ngày nào không còn các bảng “Cấm Đái Bậy” trên đường phố hơn là những khẩu hiệu rỗng tuếch hay một giải vô địch thể thao nào.
  5. Thế giới đang cận kề với "đại suy thoái mới" Đây là nhận định được Richard Duncan, tác giả cuốn sách “The New Depression” (tạm dịch: Cuộc suy thoái mới) đưa ra trong buổi trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình CNBC. Theo ông, kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu, nguy cơ của một cuộc suy thoái mới – một cuộc suy thoái trầm trọng và dai dẳng – đã gieo rắc sự sợ hãi vào các thị trường ở các nền kinh tế phát triển. Duncan cho rằng khi mối liên kết giữa vàng và tiền bị phá vỡ, mọi sự ràng buộc trong quá trình tạo ra tín dụng đều biến mất. Bùng nổ tín dụng là một trong những đặc điểm nổi bật của thế giới này nay. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, dường như tín dụng không thể tăng trưởng được nữa bởi khu vực tư nhân không còn khả năng trả nợ. Ngược lại, tín dụng sụt giảm thực sự là một mối nguy lớn đẩy thế giới vào một cuộc suy thoái mới. Trong những năm qua, các NHTW bao gồm Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), NHTW châu Âu (ECB) và NHTW Anh (BoE) đã bơm một lượng tiền lớn vào hệ thống tài chính thông qua nhiều kênh khác nhau mà điển hình là chương trình nới lỏng định lượng (QE) của Mỹ và chương trình tái cấp vốn dài hạn (LTRO) của ECB. Theo Duncan, nếu như bong bóng tín dụng vỡ tung, khủng hoảng sẽ trầm trọng đến nỗi không ai có thể “sống sót” . Theo Roger Nightingale, chuyên gia kinh tế và cũng là chiến lược gia tại RND Associates, thế giới chỉ có thể trì hoãn mà không thể ngăn chặn được một cuộc suy thoái mới. Thậm chí, động thái kích thích kinh tế còn tạo cơ hội cho những đầu cơ trục lợi. Nightingale lấy Nhật Bản làm dẫn chứng cho lập luận này. Tín dụng bùng nổ trong những năm 1980 chính là nguyên nhân khiến Nhật Bản lâm vào thời kỳ giảm phát dai dẳng như hiện nay. “Khi bơm một lượng tiền vượt quá nhu cầu thực sự của nền kinh tế, các chính phủ đều muốn người dân đẩy mạnh cho vay và đi vay. Tuy nhiên, những thành phần thực sự cần tiền sẽ không tham gia vào "cuộc chơi" bởi họ quá thận trọng,” Nightingale lý giải thêm. Khi các NHTW nhận ra điều này, họ lại nâng lãi suất lên và kinh tế toàn cầu lún sâu vào suy thoái. Thêm vào đó, nợ của các chính phủ tăng lên khiến tổng nợ toàn cầu tăng, các nước lâm vào vòng luẩn quẩn “nợ - giảm phát”. Tuy nhiên, theo Duncan, chính phủ các nước phát triển cũng nên tận dụng lợi thế lãi suất thấp như hiện nay để tăng lượng tiền vay và đầu tư vào các công nghệ mới nhiềm tiềm năng như năng lượng tái tạo và kỹ thuật di truyền. Theo ông, chí ít thì các công nghệ này cũng có thể cải thiện cuộc sống của con người trong những năm tới. Anh Thư Theo TTVN/CNBC
  6. Quản lý nghiệp dưới góc nhìn Phật giáo: Thành công nếu 'đủ duyên' Trải qua tất cả các loại cảm xúc buồn vui, cay đắng sau khi thành lập doanh nghiệp, ông Vương Vũ Thắng đúc rút: “Thành công hay không chỉ đơn giản là đủ duyên”. 5 câu thần chú của Đức Phật cho một ngày làm việc hoàn hảoÔng Vương Vũ Thắng (bên phải) – Phó Tổng Giám đốc VC Corp Một người làm vườn có thể loại bỏ những hạt giống xấu và gieo trồng những hạt mầm tốt trên mảnh vườn của mình. Tương tự, trong nghiệp kinh doanh, bất kể ai trong chúng ta, từ nhân viên đến nhà quản lý đều có thể gieo vào tâm thức những hạt giống tốt để có thể thu lượm thành công và sự mãn nguyện trong sự nghiệp. Đó là một trong những điểm cốt lõi của luật nhân quả, nguyên lý căn bản của đạo phật. Đó không phải là sự sáng tạo của đức phật, mà là nguyên lý tự nhiên của vũ trụ. Tuy nhiên, áp dụng điều này vào cuộc sống, nhất là trong công việc kinh doanh không phải là điều dễ dàng, mà đòi hỏi mọi người phải thấu hiểu cách thức vận hành của nhân quả.Tại buổi chia sẻ sách “Quản lý nghiệp” do Câu lạc bộ Millionaire House tổ chức hôm 02/6, vị khách mời của chương trình, ông Vương Vũ Thắng – Phó Tổng Giám đốc CTCP Truyền thông Việt Nam (VC Corp), doanh nhân đã ứng dụng thành công triết lý đạo phật vào kinh doanh đã có những kiến giải rõ hơn về vấn đề này. Làm điều đúng đắn giúp thị trường lành mạnh Trong cuốn “Quản lý nghiệp” của Geshe Micheal Roach, tác giả viết: thay vì tìm mọi cách làm cho mình thành công, hãy làm cho đối tác của mình thành công. Dường như điều này là quá khó với đa số chủ doanh nghiệp. Ông Thắng cho rằng: “Thực ra điều đó cũng đúng nhưng quá lý thuyết. Việc ngồi nghĩ làm thế nào để đối thủ thành công là điều quá khó”. Là người kinh doanh rất thực tiễn, ông Thắng muốn bất cứ vấn đề gì cũng cần phải được giải thích rõ ràng và có những bước đi cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh của doanh nghiệp nhất. Theo quan điểm của ông Thắng, mỗi người chỉ cần làm điều đúng cho thị trường lành mạnh. “Mình không cần phải ngồi cầu nguyện để đối thủ thành công nhưng hãy luôn nghĩ phải làm điều gì đó để thị trường lành mạnh hơn. Thị trường là nơi mọi người vốn quen làm một số điều không lành mạnh rồi, mình sẽ không bỏ thêm điều gì xấu vào đó nữa. Mình cho rằng, đó cũng là điều giúp đối thủ, giúp toàn thị trường rồi”. Ông Thắng cho biết, trong vòng 6 năm qua ông không lên báo chí nói gì về doanh nghiệp của mình. Vì đơn giản, nhiều đối thủ đều nói quá về mình, ông không muốn bỏ thêm một hạt giống như vậy vào thị trường Doanh nghiệp sẽ thành công nếu 'đủ duyên' Từ xưa đến nay, mọi người đều nghĩ thành công là do nỗ lực bản thân, nhưng ông Thắng không nghĩ như vậy. Ông Thắng từng phá sản 3 lần khác nhau, trung bình khoảng 2 năm phá sản một lần. Trong những năm đầu khởi nghiệp, ông đã gặt hái được những thành công tương đối lớn, nhưng rồi ông lại lâm vào cảnh thất bại, nợ lần; đánh mất nhiều mối quan hệ bạn bè, họ hàng; mất hết uy tín,… Trải qua tất cả các loại cảm xúc buồn vui, cay đắng đó, ông nghĩ rằng chắc hẳn bên trong mình phải có một vấn đề gì đấy. Ông bắt đầu hiểu ra một mối liên hệ vật lý giữa tất cả những điều mình nghĩ, mình làm với sự vật, hiện tượng xung quanh. Rồi ông đi đến khẳng định: “Thành công hay không chỉ đơn giản là đủ duyên”.Duyên là tất cả những gì chúng ta đã gieo trong quá khứ và hiện tại. Duyên (tiếng Anh: condition) nghĩa là “điều kiện”. Thành công của doanh nghiệp không do mình lãnh đạo quyết định. Nhà lãnh đạo chỉ là một trong hàng ngàn người, thậm chí hàng triệu người góp phần làm nên sự thành công của công ty. Khi các điều kiện bên ngoài cộng với tất cả những nhân chúng ta gieo hội tụ đủ, doanh nghiệp sẽ thành công, còn nếu không đủ dù nỗ lực đến mấy cũng không thành công. Đôi khi, doanh nghiệp đang làm ăn bình thường bỗng nhiên một khách hàng lớn phá hợp đồng. Điều đó có nghĩa một đống tiền “đội nón ra đi”, công ty từ làm ăn có lãi thành thua lỗ. Bởi vậy, đơn thân nhà lãnh đạo không thể kiểm soát được thế giới. Cho nên, hãy từ bỏ suy nghĩ “Tôi sẽ làm được mọi thứ”. “Khi hiểu thành công là đủ duyên, mỗi người sẽ quan tâm tạo ra những duyên phù hợp. Mình sẽ quan tâm đến tất cả những duyên xung quanh mình và tất cả những nhân mình giã gieo. Bởi mình hiểu rằng mọi việc đều vận hành theo luật nhân quả. Thành công cũng là do nhân quả. Không hẳn thành công là do cố gắng mặc dù sự cố gắng của mình cũng là một duyên trong hàng nghìn duyên ấy”, ông Thắng chia sẻ. Nếu suy nghĩ bản thân là nguyên nhân đưa đến thành công của công ty và chỉ quan tâm đến những thứ của cá nhân mình, nhà lãnh đạo sẽ để mất nhiều nhân quan trọng. Nhiều khi, một nhân viên kế toán buồn bã hay một khách hàng nổi giận cũng ảnh hưởng đáng kể đến doanh nghiệp mình”, ông Thắng lưu ý. Do vậy, mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực hết sức, phải gieo những nhân lành, chuẩn bị tất cả các duyên tốt nhưng để thành công phải đủ duyên. Quản lý nghiệp' thế nào cho đúng? Khi có công ty, chủ doanh nghiệp có thể chia sẻ nghiệp cho tất cả những người trong công ty mình. Tùy mối quan hệ nhân quả giữa mình và những người xung quanh mà chia sẻ nhiều hay ít. Làm điều tốt cho những người xung quanh cũng là điều có lợi cho mình vì mình được “cộng nghiệp”. Những người càng thân với mình thì sự cộng nghiệp càng mạnh mẽ Cho nên, ông Thắng khẳng định, điều đầu tiên, nhà lãnh đạo không phải đi giúp đối thủ của mình mà hãy giúp những người xung quanh mình trước. “Đừng nghĩ điều gì hoành tráng vội, mà hãy kiểm tra các mối quan hệ xung quanh mình, xem mình có thể giúp được gì không. Trong doanh nghiệp, những người thân cận nhất: giám đốc, cổ đông, đối tác, những người có mối quan hệ chặt chẽ với mình sẽ chia sẻ nghiệp cùng mình. Lãnh đạo phải đặt ra câu hỏi: “Nếu tôi khổ thì bao nhiêu người khổ theo” hoặc những người xung quanh khổ thì người nào làm tôi khổ nhất. Đấy là những người chia sẻ nghiệp với mình nhiều nhất”, ông Thắng lý giải. Mặc dù chưa hề đọc cuốn “Quản lý nghiệp”, nhưng những khái niệm này không còn xa lạ với ông Thắng. Trải nghiệm cá nhân của ông mới thực sự là những bài học quý giá cho những người mang “nghiệp lãnh đạo” và bất cứ ai bước chân vào đời, mong muốn mang lại nhiều giá trị cho xã hội. Ông Thắng còn nói, cuộc sống bận rộn là điều kiện giúp bản thân mỗi người gieo rất nhiều nhân lành. Và khi hiểu “nghiệp” chi phối cuộc sống của mình, mọi việc đều có nhân-quả, chúng ta sẽ lựa chọn và hành động sáng suốt nhất. Kết thúc chương trình, chị Đặng Thanh Vân, CEO Công ty Thanhs, Phó Chủ tịch CLB Millionaire House tâm sự: “Những dẫn giải của ông Thắng về quản lý nghiệp, với bài học "nỗ lực đem đến thành công cho những đối tác tâm linh" đã cho tôi có một cái nhìn khác, đầy đủ hơn về thế giới quanh tôi. Điều đọng lại lớn nhất trong tôi, qua buổi chia sẻ lần này, tôi hiểu rằng "hạnh phúc là ở hành trình, không phải đích đến", đã thấm vào suy nghĩ của tôi, từ những việc nhỏ nhất . Tân Hoa Theo TTVN
  7. Đang sideway thôi, sau 20/6/2012 mới chạy tiếp, chưa biết chạy lên hay xuống. Khả năng 80% chạy xuống.
  8. Nhạc cụ cổ nhất thế giới lộ diện Các nhà khảo cổ vừa tìm được những cây sáo được làm từ ngà voi ma mút và xương chim có niên đại hơn 40.000 năm. Hai cây sáo được làm từ ngà voi ma mút trong hang Geissenkloesterle tại dãy núi Swabian Jura ở Đức. Ảnh: BBC. Giáo sư Tom Higham, một nhà nghiên cứu của Đại học Oxford tại Anh, cùng các đồng nghiệp phát hiện hai chiếc sáo cổ trong hang Geissenkloesterle tại dãy núi Swabian Jura ở Đức, BBC đưa tin. Kết quả kiểm tra cho thấy người xa đã tạo ra chúng cách đây chừng 42.000 tới 43.000 năm. Với khoảng thời gian đó, chúng là những nhạc cụ có niên đại lâu đời nhất mà giới khoa học từng phát hiện. Hang Geissenkloesterle cũng là nơi mà các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều bằng chứng về quá trình di cư tới châu Âu của người hiện đại. "Kết quả xác định niên đại phù hợp với một giả thuyết mà chúng tôi từng đưa ra vài năm trước, theo đó sông Danube là một hành lang chính đối với sự dịch chuyển của con người tới châu Âu từ 40.000 tới 45.000 năm trước", Nick Conard, một nhà khảo cổ của Đại học Tuebingen tại Đức, phát biểu. Conard là thành viên trong nhóm chuyên gia tìm thấy hai chiếc sáo. Giới chuyên gia cho rằng người xưa sử dụng nhạc cụ để thực hiện các nghi lễ tôn giáo hoặc giải trí. Thậm chí một số nhà nghiên cứu còn cho rằng âm nhạc có thể là một trong những yếu tố giúp người hiện đại giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh với người Neanderthal - một chủng người đã tuyệt chủng tại châu Âu từ 30.000 năm trước. Nhờ âm nhạc mà tổ tiên của chúng ta duy trì được những cộng đồng lớn hơn so với người Neanderthal. Do quy mô cộng đồng lớn hơn, người hiện đại luôn giành ưu thế trước người Neanderthal trong quá trình mở rộng lãnh thổ. Minh Long
  9. Xin lỗi mọi người vì mấy câu văn ngắn và lủng cung nên chưa diễn đạt hết ý. Nhưng dù sao thì chúng ta cũng phải tư duy rằng THUỐC và TRÀ tuy có công dụng giống nhau nhưng cường độ khác nhau nhiều, nên có bệnh thì phải dùng thuốc theo phác đồ điều trị của BS. Còn đơn thuần chưa có biểu hiện bệnh tật, mà chỉ có nhu cầu đơn giản không cấp bách như giải độc tố gan, mát gan, giải rượu bia, thanh lọc cơ thể...và phòng ngừa 1 số bệnh, thì chúng ta dùng TRÀ làm từ cây chó đẻ. Cứ uống hàng ngày như uống trà, nó chỉ có tốt chứ không có hại. Mấy người uống thường xuyên cái này thấy béo tốt, da dẻ đẹp giống như người trong phim Hàn Quốc.Thông tin trước tôi nói 90% chỉ là con số nhấn mạnh đến cây chó đẻ, không phải là con số thống kê. Thành thật xin lỗi mọi người vì cách nói chưa đầy đủ.
  10. Tôi vào viện y học cổ truyền Bộ CA ở 278 Lương Thế Vinh, mua thuốc AGINIBA. Mọi người ở đây bảo về mua cây "Chó đẻ", phơi khô rồi sao cất vào hộp. Hàng ngày lấy ra pha nước uống như nhân trần hay chè vậy. Vì 90% AGINIBA là từ cây này.
  11. Nếu xét dài hạn (3-5-10) năm, thì TTCK sẽ đi theo đúng bản chất nền kinh tế. Còn 4 tháng đầu năm nay TTCK VN tăng không phải vì nền kinh tế tốt lên, mà người chơi CK thường đi trước 1 bước tín hiệu của nền kinh tế từ 3-6 tháng. Chưa biết tín hiệu đó có đúng hay không, nhưng TTCK đi theo con sóng tăng trong 4 tháng qua vì cái này: Có nhiều quyết định về chính sách có kỳ vọng làm thay đổi lớn về lính vực tài chính ngân hàng như hạ lãi suất, nới tín dụng... Nếu sau một thời gian nữa (Khoảng 6 tháng đầu năm Việt lịch) mà các chính sách trên không mang lại hiệu quả như mong muốn và kỳ vọng của các nhà đầu tư Ck, thì lúc đó TTCK lại quay về đúng bản chất của nền KT. Ngoài ra, theo tiêu chí kỹ thuật, nếu thị trường chứng khoán giảm trong 1 năm, thì vẫn có những khoảng thời gian thị trường tăng mạnh. Nhưng tổng kết năm vẫn là giảm. Tăng mạnh thì khi đảo chiều lại giảm mạnh và ngược lại. Sóng là như vậy.
  12. Nhờ cô Wildavender hỏi giúp xem có đệ từ nào của lương y Võ Hoàng Yên ở ngoài Hà Nội. Rất cảm ơn cô.
  13. Thiên thạch gây nổ lớn tại Mỹ lộ diện Các nhà khoa học tìm thấy những mảnh vỡ của thiên thạch từng gây nên tiếng nổ động trời tại Mỹ vào hôm 22/4. > Tiếng nổ bí ẩn tại Mỹ Một mẩu từ thiên thạch rơi xuống lãnh thổ Mỹ hôm 22/4 được tìm thấy tại thành phố Lotus, bang California, Mỹ. Ảnh: AP. Giáo sư John T Wasson, một chuyên gia về thiên thạch của Viện Địa vật lý và Vật lý hành tinh thuộc Đại học California tại Mỹ, nói rằng khối lượng của mỗi mẩu đá vào khoảng 10 g, Telegraph đưa tin. Nhiều chuyên gia nhận định thiên thạch rơi xuống Mỹ hôm 22/4 có kích cỡ tương đương xe tải cỡ nhỏ và có niên đại từ 4 tới 5 tỷ năm. Bill Cooke, một chuyên gia về thiên thạch của NASA, dự đoán khối lượng thiên thạch vào khoảng 70 tấn. “Khi vỡ thành những mảnh nhỏ, nó giải phóng năng lượng tương đương vụ nổ có sức công phá 5 kiloton, bằng một phần ba sức công phá của quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào năm 1945", Cooke nói. Các cơ quan hành pháp tại hai bang Nevada và California của Mỹ nhận được vô số cuộc gọi của người dân sau khi một tiếng nổ lớn hôm 22/4. Nhiều người khẳng định họ thấy một khối sáng di chuyển trên trời vào khoảng thời gian mà tiếng nổ vang lên. Ngay sau đó một số nhà thiên văn khẳng định vụ nổ do thiên thạch gây nên. “Trung bình mỗi năm một thiên thạch lớn đâm trúng địa cầu. Song phần lớn chúng rơi xuống đại dương hoặc những khu vực hoang vu”, Don Yeomans, một nhà nghiên cứu của Chương trình Theo dõi vật thể gần trái đất thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ, phát biểu. Yeomans khẳng định nếu một cá nhân thấy thiên thạch trên trời thì đó sẽ là một sự kiện đặc biệt trong cuộc đời họ. “Phần lớn thiên thạch trên bầu trời vào ban đêm có kích thước bằng những viên đá nhỏ hoặc thậm chí hạt cát. Vệt sáng mà chúng phát ra chỉ kéo dài khoảng một hoặc hai giây”, Yeomans giải thích. Minh Long
  14. Tiếc quá, giá như ở Hà Nội hay lân cận thì hay biết mấy. Hy vọng sẽ có duyên được gặp các đệ tử của lương ý Hoàng Yên. Cảm ơn co cho biết thông tin.
  15. Tối rất mong được gặp thầy Yên để nhờ chữa bệnh tai nghe kém, bạn giúp nhé. Cảm ơn bạn nhiều.
  16. Paul Krugman: Kinh tế thế giới thực ra đã rơi vào “Đại Khủng hoảng” Paul Krugman dự báo kinh tế Italy và Tây Ban Nha có thể đương đầu với “cái chết” và rằng khu vực đồng tiền chung cần đến một QE từ ECB. Kinh tế gia đạt giải Nobel, ông Paul Krugman, dự báo các biện pháp thắt chặt ngân sách mà chính phủ các nước châu Âu đang áp dụng sẽ có thể đẩy kinh tế toàn cầu sâu hơn vào thời kỳ đại khủng hoảng giống kiểu thập niên 1930 mà thực ra kinh tế toàn cầu đã đang lâm vào. Paul Krugman dự báo kinh tế Italy và Tây Ban Nha có thể đương đầu với “cái chết”. Ông chỉ ra hiện kinh tế Italy đang chìm sâu hơn vào suy thoái, còn kinh tế Tây Ban Nha đối đầu với tỷ lệ thất nghiệp khoảng 23% và trên bàn đàm phán của các nhà hoạch định chính sách kinh tế châu Âu, dường như chưa có biện pháp nào để ngăn tình trạng suy giảm của các nền kinh tế. Ông cho rằng các nhà hoạch định chính sách châu Âu hoàn toàn sai lầm khi cứ khăng khăng áp dụng và yêu cầu các nước phải thực thi chính sách thắt chặt ngân sách. Dù chính phủ Đức có nói đến chính sách kích thích thế nhưng điều kiện tiên quyết vẫn phải là thắt chặt chi tiêu. Ông khẳng định thay cho việc cứ yêu cầu phải thắt chặt ngân sách, khu vực đồng tiền chung châu Âu cần đến một chương trình nới lỏng định lượng (QE) từ ECB và nâng lạm phát mục tiêu. Ông chỉ ra nếu lạm phát mục tiêu là 4%, sẽ dễ kiểm soát tình hình hơn rất nhiều so với lạm phát mục tiêu 1% vốn không thể thành hiện thực và chính phủ những nước vẫn có khả năng nới lỏng chính sách tài khóa như Đức hay Hà Lan, họ cần phải làm như vậy. Đối với Fed, ông cũng tin rằng Fed cần nâng lạm phát mục tiêu, mức lạm phát mục tiêu 2% chỉ phù hợp với thời điểm trước khủng hoảng. Ông tin các nền kinh tế phát triển sẽ không nhập khẩu lạm phát. Ông cho rằng kinh tế thế giới hiện đã ở trong trạng thái đại khủng hoảng, dù vậy mọi chuyện không quá tồi tệ như thập niên 1930. Dù vậy, kinh tế Anh sẽ có khoảng thời gian suy thoái tồi tệ hơn cả thập niên 1930. Đình Hảo Theo TTVN/Reuters,Bloomberg
  17. Thự ra nó chỉ biến mất khỏi trang 1 của DD thôi, do có bài mới của chủ đề khác post lên thì cái bài cũ bị ẩn đi. Muốn đọc thì phải tìm hơi lâu 1 chút.
  18. Bạn mua thuốc đó ở BV nào vậy? Trên hộp thuốc có ghi là của BS Ba không vậy?
  19. Nước sẽ là nguyên nhân chiến tranh trong kỷ nguyên tới Thứ sáu, 23/03/2012 14:29 Sau năm 2022, việc nước được sử dụng để gây chiến tranh hoặc trở thành một công cụ khủng bố sẽ dần trở nên phổ biến hơn. Nước sẽ trở thành mục tiêu giành giật của nhiều quốc gia. (nguồn: Internet) Lũ lụt, hạn hán và thiếu nước ngọt có thể gây ra bất ổn toàn cầu và xung đột đáng kể trong thập kỷ tới. Nguyên nhân là do các nước đang phát triển sẽ phải tranh giành tài nguyên để đáp ứng những nhu cầu của dân số bùng nổ, trong khi vẫn phải đối phó với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đây là nội dung báo cáo của các cơ quan tình báo Mỹ về An ninh nước sạch hôm 22/3. Báo cáo cũng cho biết nguy cơ chiến tranh phát sinh từ nguồn nước trong 10 năm tới là khá nhỏ. Tuy nhiên, sau năm 2022, việc sử dụng nước làm vũ khí chiến tranh hoặc công cụ của chủ nghĩa khủng bố sẽ trở nên quen thuộc hơn, đặc biệt là ở Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi, những nơi đang trong tình trạng thiếu nước trầm trọng. Bên cạnh đó, thiên tai, sự khan hiếm và đi xuống của chất lượng nước, kết hợp với đói nghèo, căng thẳng xã hội, lãnh đạo và chính phủ yếu kém sẽ góp phần vào sự bất ổn dẫn đến sự sụp đổ của nhiều quốc gia. Báo cáo lưu ý rằng các quốc gia trong quá khứ đã cố gắng giải quyết các vấn đề về nước thông qua đàm phán. Tuy nhiên, trong tương lai mọi thứ sẽ thay đổi khi tình trạng thiếu nước trở nên nghiêm trọng hơn. Các quốc gia ở thượng nguồn, chiếm ưu thế so với các nước phía hạ lưu, sẽ hạn chế nguồn nước vì những lý do chính trị và để phục vụ nhu cầu trong nước. Trong khi đó, những kẻ khủng bố và các quốc gia hiếu chiến sẽ đe dọa nhắm mục tiêu vào những cơ sở hạ tầng liên quan đến nước như đập, hồ chứa. Điều đó sẽ khiến nỗi sợ hãi về lũ lụt và cạn kiệt nguồn nước làm náo động người dân và khiến chính phủ các nước thực thi các biện pháp tốn kém để bảo vệ cơ sở hạ tầng nguồn nước. Bản báo cáo được đưa ra dựa trên Đánh giá Tình báo Quốc gia về An ninh nước sạch của Mỹ, theo yêu cầu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và được hoàn thành từ cuối mùa thu năm ngoái. Bà Hillary cho rằng những mối đe dọa trên thực sự có khả năng xảy ra và nhấn mạnh quan hệ đối tác về nước của Mỹ trong tương lai sẽ tập trung vào mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm quản nước của Mỹ với phần còn lại của thế giới. Nguồn Nydailynews/DVT
  20. Ông chủ Bảo Tín Minh Châu: Xã hội mắc cơn nghiện tiền! Ông Châu nói: "Rất nhiều người nghiện tiền và mặc dù kiếm được nhiều rồi nhưng bị cơn nghiện thôi thúc phải đi kiếm nữa." "Rất nhiều người nghiện tiền và mặc dù kiếm được nhiều rồi nhưng bị cơn nghiện thôi thúc phải đi kiếm nữa. Thậm chí kiếm bằng nhiều cách, chà đạp lên nhân phẩm, làm những điều sai trái để kiếm tiền, quên cả thân mình, quên cả gia đình..." - Ông Vũ Minh Châu, Tổng Giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu chia sẻ. "Tôi thấy những năm trước đây việc làm ăn chân chính diễn ra khá phổ biến trong xã hội, phần lớn mọi người rất tốt. Những năm gần đây kinh tế đi lên thì đạo đức đi xuống, văn hóa đi xuống, sức khỏe đi xuống"... - Ông Vũ Minh Châu "Chẳng may tôi kiếm được nhiều..." PV: - Sự kiện một số nữ đại gia tổ chức đám cưới siêu khủng như thuê xe siêu sang, mượn máy bay để rước dâu trên trời, tặng quà cho con bằng nhà trăm tỷ... diễn ra tại vùng quê nghèo đang là tâm điểm chú ý của dư luận. Là ông chủ công ty kinh doanh vàng bạc lớn nhất miền Bắc, ông có nhận xét gì về kiểu đốt tiền chơi ngông của những đại gia này? Ông Vũ Minh Châu: - Những người tổ chức đám cưới như vậy tôi không bình luận. Nhưng bản thân tôi năm nào cũng làm từ thiện, năm nào cũng bỏ tiền ra để giúp đỡ những người nghèo, tôi không bao giờ sử dụng cái gì lãng phí, xa xỉ cả. Tôi chỉ muốn quay trở lại đám cưới bằng bánh kẹo thì càng tốt, bỏ hủ tục ăn uống linh đình, không nên có cảnh đi đám cưới phải mang cái phong bì vài trăm, vài triệu... đi như thế nó lạc hậu quá. Tôi còn đang dự kiến nếu như gia đình tôi tổ chức đám cưới, có tiền mừng thì tôi sẽ đưa vào quỹ từ thiện hết (cười). Đừng biến cưới xin trở thành cái tai họa cho những người được mời. Ngoài ra, mở tiệc to như vậy, đám cưới linh đình nhiều khi cỗ có ăn hết đâu? Rất lãng phí của cải vật chất của xã hội. Những người nghèo cứ đến mùa cưới là người ta sợ. Đám cưới to không hứa hẹn một hạnh phúc mà nó hứa hẹn một thảm họa. Nó tạo ra một dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến danh dự và cả sự nghiệp của họ sau này. Người có của sống một cách khiêm tốn đáng nể hơn nhiều. Hơn nữa những người hay khoe khoang là những người chưa hẳn phải là giàu, cố tình làm thế để làm thương hiệu thôi, để mọi người biết mình thôi. Khi người ta giàu người ta chẳng cần khoe, ai giàu xổi thì mới đi khoe như vậy. Tổ chức xong chắc phải đi trả nợ rất nhiều tiền cho ngân hàng, mà chưa chắc đã đủ. Không ít người vỡ nợ sau khi tổ chức những đám cưới quá to, quá lớn, hay dùng những thứ quá xa xỉ. Đấy không phải là người khôn. PV: - Có rất nhiều trí thức lên án coi đây là biểu hiện trọc phú hợm tiền. Bản thân đồng tiền dĩ nhiên không có tội, người ta chỉ đánh giá nhân cách con người thông qua cách kiếm tiền, cách sử dụng đồng tiền đó như thế nào chứ không phải số tiền to hay bé. Ông đánh giá như thế nào về điều này trong xã hội chúng ta hiện nay? Ông Vũ Minh Châu: - Quan điểm của tôi là những người giàu hoặc quá giàu mà không biết chia sẻ là có lỗi với xã hội. Anh kiếm ở mức độ nào đó đủ dùng hoặc hơn một chút thôi còn để cho người khác người ta còn kiếm nữa. Đừng quá tham lam và thiên vị, phải nhường thị phần cho người khác nữa. Không nên chiếm quá nhiều thị phần rồi để người khác nghèo đi. Với tôi, thương trường là hậu trường chứ không phải thương trường là chiến trường, các doanh nghiệp cùng nhìn nhau để mà làm, cùng nhau chia sẻ lợi ích, mỗi doanh nghiệp như một anh em. Nếu chẳng may mình kiếm được nhiều thị phần hơn thì phải giúp đỡ người nghèo hơn, chia sẻ bằng nhiều cách. Không thể không nhận thấy đời sống có khá giả lên trông thấy nhưng không thể phủ nhận con người vô tình, vô cảm với đồng loại hơn rất nhiều. Hiện nay xã hội đang mắc một cơn nghiện: nghiện rượu, nghiện ma túy và bây giờ người ta nghiện tiền. Rất nhiều người nghiện tiền và mặc dù kiếm được nhiều rồi nhưng bị cơn nghiện thôi thúc phải đi kiếm nữa. Thậm chí kiếm bằng nhiều cách, chà đạp lên nhân phẩm, làm những điều sai trái để kiếm tiền, quên cả thân mình, quên cả gia đình, cho nên không ít đại gia đã mắc bệnh nan y và chết đi một cách đáng tiếc để lại cả số lượng tài sản lớn. Kiếm tiền vừa thôi, hãy đi kiếm văn hóa, sức khỏe PV: - Trước những hiện tượng như vậy, đồng tiền dường như đang đại diện cho nhân cách, đạo đức, danh vọng, địa vị... của con người. Có cảm giác như nó xác lập vị thế của mình nhanh đến mức trong dân lan truyền nhận thức: Tiền là tiên là phật, là sức bật của thanh niên... Thực tế ấy nói lên điều gì trong xã hội chúng ta hiện nay, thưa ông? Ông Vũ Minh Châu: - Nó chỉ là một cách nói khôi hài và thực ra nó chỉ là cách nghĩ của một số ít người sống quá lệ thuộc vào đồng tiền. Người ta còn có nhiều giá trị khác quý hơn tiền. Tiền thì cần đi kiếm ở một mức độ nào đó thôi, chứ còn phải cần đi kiếm sức khỏe, kiếm văn hóa, nhân cách nữa thì như thế mới là giàu toàn diện. PV: - Ở một chiều kích khác trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tiếp xảy ra những hành vi ứng xử tồi tệ giữa con người với con người: con cái đẩy cha mẹ ra đường vì tranh nhau mảnh đất, ngôi nhà; chồng sẵn sàng bỏ vợ, bỏ con để vui vầy với chó triệu đô, vì mang phận nghèo mà có kẻ bị người thân hắt hủi... Ông có thể giải thích nguyên nhân của hiện tượng này? Ông Vũ Minh Châu: - Lối ứng xử ấy của con người quá tệ, nó đi ngược lại với đạo lý làm người của dân tộc ta. Giờ phải tìm lại những truyền thống đạo lý, đạo đức của người Việt Nam từ xưa, trọng nghĩa, khinh tài, người ta quý tình, quý nghĩa hơn tiền bạc. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ trong xã hội, từ người bình thường lẫn người có điều kiện kinh tế khá giả rồi, rất tốt rồi vẫn còn tham lam tiền bạc và chà đạp lên đạo lý gia đình. Cho nên, tôi nghĩ chúng ta cần phải lên án hơn nữa, lên án mạnh mẽ, đề nghị pháp luật can thiệp, nghiêm trị những hành vi hám của, tham tiền. Kinh tế đi lên thì đạo đức đi xuống PV: - Từng có một tuổi thơ cơ cực, gia đình phải xoay xở buôn bán từ cái bánh mỳ cho đến que kem, từng đi chữa xe đạp, đi bắt tôm, cua cá để hỗ trợ gia đình; ở cái tuổi ăn chưa biết no, lo chưa tới ấy mà ông đã phải trở thành trụ cột trong gia đình, lúc ấy, đối với ông đồng tiền có giá trị như thế nào? Ông Vũ Minh Châu: - (Cười). Tôi cảm thấy tự hào, hãnh diện đồng tiền do chính sức lao động của mình làm ra, bố mẹ đi làm lương rất ít mà mình bắt được con tôm, con cá, đi sửa xe đạp lấy tiền đong gạo, mua thức ăn cho gia đình tôi thấy rất hạnh phúc khi đồng tiền do chính công sức của mình bỏ ra. Đó là những đồng tiền chân chính. Quan điểm của tôi lúc đấy là phải lao động hết mình, ngoài giờ đi học ra, bỏ cặp sách xuống, thậm chí không kịp nghỉ ngơi là vác cải dậm, cái giỏ chạy ra đồng ngay để kiếm cá. Hoặc phóng xe ra đường Quốc lộ số 1, căng bạt ở đấy để bơm và mang hộp đồ xuống chữa xe đạp. Kiếm được đồng tiền mà sung sướng, vuốt ve nó, thấy hạnh phúc vì chính sức lao động của mình. Tôi thấy những năm trước đây việc làm ăn chân chính diễn ra khá phổ biến trong xã hội, phần lớn mọi người rất tốt. Những năm gần đây kinh tế đi lên thì đạo đức đi xuống, văn hóa đi xuống, sức khỏe đi xuống. Ta phát triển kinh tế quá nóng, mọi người đầu tư vào kinh tế quá nhiều, theo tôi nghĩ nên chuyển hướng đầu tư cho giáo dục đào tạo và và quỹ chăm sóc sức khỏe cộng đồng hơn là đầu tư cho việc phát triển kinh tế quá nóng ở một số bộ phận, một số nơi. Những người làm giàu không nên làm giàu quá mức, chỉ làm giàu đến mức cần thiết thôi, phải có những điểm tương đối dừng để nhìn lại bản thân mình, nhìn lại gia đình mình, nhìn lại xã hội. Chúng ta đừng tham mà trở thành nô lệ cho đồng tiền. Như vậy đồng tiền là mục đích sống mất rồi. Và số người như vậy cũng khá nhiều. PV: - Vậy quan niệm về giá trị đồng tiền và cách ứng xử với nó của cậu bé Minh Châu ngày ấy với một ông tổng của Bảo Tín Minh Châu bây giờ có khác? Ông Vũ Minh Châu: - Về căn bản vẫn vậy. Việc đầu tiên là tôi lao động hết mình và sử dụng đồng tiền một cách hợp lý, chăm sóc gia đình, chia sẻ với cộng sự, chia sẻ một phần với cộng đồng để cho đồng tiền của mình thực sự có ý nghĩa. Tức là không chỉ để cho riêng mình mà còn cho xã hội nữa. Tôi vẫn động viên bạn bè, những doanh nhân khác là hãy tùy theo sức của mình để giúp đỡ gia đình, xã hội. Thứ hai nữa không nên quá chạy theo đồng tiền mà quên nhiều đạo lý khác. PV: - Ông có cảm thấy mình lạc lõng với những quan niệm sống có phần vị kỷ, vô cảm trong xã hội hiện nay? Ông Vũ Minh Châu: - Thực sự tôi rất phản đối với những người chỉ biết chạy theo đồng tiền mà quên mất trách nhiệm với gia đình, với anh em ruột thịt, họ hàng còn bon chen, tìm mọi cách để chối bỏ như thế thì quá xấu, không nên thế. Và xã hội cần phải lên án, nghiêm trị những người như vậy. - Xin cảm ơn ông! Theo Huyền Biển Phunutoday
  21. Con cảm ơn sư phụ nhiều. Xin SP vào đây và chỉ bảo vài lời giúp con: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/23893-tap-luan-am-duong-ngu-hanh-voi-thi-truong-forex/page__p__160679__fromsearch__1#entry160679
  22. Mình thì muốn biết chứng khoán, USD, Gold...hành gì? Không phải để xem mệnh ai đó có hợp hay không, mà muốn tìm hiểu các vật đó sẽ chạy ra sao trong các ngày Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ để đi tìm tính quy luật tương tác ADNH.
  23. Đây là bài viết hay, nhưng nó cũng là hệ quả cú lừa "gà" kinh điển nhất trên TTCK VN thời VNI1000. ============================================= Tôi là một cán bộ hưu trí, dành dụm cả đời được 100 triệu, cũng định gửi tiết kiệm để dưỡng già. Nhưng theo trào lưu chung, tôi đã mang số tiền trên đầu tư vào một số loại cổ phiếu, thời điểm tôi mua vào là gần đỉnh VNI 1.170 Đến hôm nay, số tiền trên còn lại theo giá thị trường là hơn 75 triệu. Dường như thị trường đã đúng, còn tôi đã sai. Bằng cách tìm đọc và nghiền ngẫm các cuốn sách về chứng khoán, tôi thấy mình đã phạm rất nhiều sai lầm mà hình như đã là nhà đầu tư mới thì hầu như không thể tránh khỏi. Viết ra những sai lầm của mình cũng là một cách chia sẻ và rút kinh nghiệm. Theo bảng liệt kê, tôi đã phạm phải khoảng 80 loại sai lầm. Tôi sẽ viết ra dần những sai lầm của mình. 1. Không có phương pháp đầu tư ( đầu cơ ) rõ ràng : Cũng giống như nhiều người, tôi suy nghĩ rất đơn giản : cứ cố gắng mua được giá thấp thì sẽ bán được giá cao Nhưng thế nào gọi là thấp thì tôi không hình dung ra được, tôi luôn có cảm giác mua các cổ phiếu giá 40 - 50 nghìn sẽ an toàn hơn các cổ phiếu giá 400 - 500 nghìn. Nhưng đến giờ thì các cổ phiếu mà tôi coi là giá rất cao lại có vẻ giảm ít hơn các cổ phiếu tôi coi là giá thấp. Tôi nghĩ rằng mình đã rất khôn ngoan khi mua hàng nghìn cổ phiếu giá thấp thay cho hàng chục hay hàng trăm cổ phiếu giá cao, khi mua các cổ phiếu giá thấp tôi có cảm giác đang mua được nhiều hơn với cùng một số tiền. Nhưng hóa ra không phải vậy : không nên suy nghĩ theo số lượng cổ phiếu mua được, mà nên suy nghĩ theo giá trị số tiền đầu tư. Nên mua mặt hàng tốt nhất có thể chứ không phải mặt hàng rẻ nhất. Khi đã lỗ tới 25% số vốn ban đầu thì tôi không biết phải tiếp tục như thế nào nữa, ngoài việc ôm chặt số cổ phiếu giảm giá qua từng ngày và tự an ủi bằng câu nói của W.B : Nếu bạn không đủ can đảm nhìn cổ phiếu của mình mất đi 40% giá trị thì bạn đừng nên đầu tư. Nhưng khi đọc lại chăm chú từng dòng chữ cuốn tiểu sử của W.B thì tôi té ngửa vì lâu nay đã có bao người hiểu sai câu nói của ông. Rà soát lại hầu hết các thương vụ đầu tư mà W.B đã thực hiện thì chưa có thương vụ đầu tư nào của W.B phải trải qua giai đoạn thua lỗ trên 10%. Vậy thì con số 40% thua lỗ mà W.B nói tới là khả năng chịu đựng của ông chứ không phải thực tế đã xảy ra. Còn tôi và bao nhiêu người khác thì lỗ lã đã xảy ra thật. Vậy mà tôi cũng như bao người cứ chắc mẩm : đến W.B còn thua lỗ tới 40% thì mình lỗ lã như vậy cũng là thường tình Một câu hỏi lóe lên trong tôi : tại sao W.B làm được vậy mà mình không làm được ? Tại sao những khoản đầu tư mà W.B đã thực hiện đều sinh lời lớn và ít phải trải qua những giai đoạn lỗ lã nặng ? Bởi vì ông mua vào chọn lọc, thận trọng, kiên nhẫn, còn tôi thì mua ào ào. Tôi tưởng tượng W.B sẽ làm gì nếu ông bắt đầu với 100 triệu giống như tôi ? Ông sẽ đặt ra tiêu chuẩn mua vào : + P/E < 20 + G>20% trong 5 năm qua và 5 năm tới + P/E/G < 1 + P/B < bình quân chung + ROE, ROA > 20% và ông kiên nhẫn tìm kiếm, nếu chưa tìm được thì ông sẽ kiên quyết chờ đợi những cổ phiếu đang có giá khá cao giảm dần về tiêu chuẩn ông mong đợi. Nếu tôi lựa chọn phương pháp của W.B để làm lại, tôi cũng kiên nhẫn chờ đợi. Nhưng ngoài W.B vẫn có những nhà đầu tư ( đầu cơ ) vĩ đại khác ? Tôi tiếp tục tìm kiếm các phương pháp đã được kiểm nghiệm qua thời gian, sắp xếp theo thứ tự từ mới đến cũ : William J.O'neil và phương pháp CAN SLIM Tiêu chuẩn mua vào của W.J.O C = Current Quarterly Earning per Share (lợi tức trên cổ phần quý hiện tại) phải càng cao càng tốt và nếu vốn đầu tư không nhiều thì nên chọn cổ phiếu có lợi tức trên cổ phần quý hiện tại cao nhất - nhì - ba thị trường. Cổ phiếu được chọn phải cho thấy sự tăng trưởng với tỷ lệ lớn của lợi tức quý hiện tại khi so với cùng kỳ năm trước. Nếu cổ phiếu có mức lợi nhuận hàng quý tăng đột biến thì phải cho ngay vào tầm ngắm. Nhưng lợi nhuận tăng đột biến này phải loại bỏ lợi tức một lần bất thường. Sở dĩ W.J.O đưa tiêu chuẩn này lên hàng đầu vì lợi nhuận hàng quý tăng đột biến luôn cho thấy công ty đã và đang có sự phát triển đột phá một cách thần kỳ. Nếu cẩn thận hơn nữa thì chọn cổ phiếu có lợi nhuận tăng đột biến trong hai quý gần nhất. A = Annual Earnings Increases (tỷ lệ tăng trưởng lợi tức hàng năm) tìm sự gia tăng đột biến. Lý do W.J.O đưa tiêu chuẩn này vào sự tìm kiếm cổ phiếu để đầu tư bởi vì có thể các công ty hoàn toàn có khả năng đưa ra một báo cáo quý có lợi cho công ty vào thời điểm thích hợp, việc xem xét tỷ lệ tăng trưởng hàng năm sẽ đảm bảo lựa chọn được cổ phiếu có chất lượng. Cách tìm kiếm và đánh giá A tương tự như C. N = New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, lãnh đạo mới, đỉnh giá mới) công ty mà tôi đang tìm kiếm theo phương pháp của W.J.O phải vừa phát triển thành công những sản phẩm mới, hoặc những dịch vụ mới, hoặc chí ít cũng phải là những dự án mới. Nếu bộ máy quản lý của công ty được thay mới, trong bộ máy lãnh đạo mới đó lại có người của công chúng thì quá tuyệt. Sau tất cả những sự thay đổi trên thì W.J.O khuyên tôi nên chờ đợi, lúc nào giá cổ phiếu của công ty vừa đột phá ra khỏi khu vực giá ổn định thì mua ngay vào. Mới nghe thì có vẻ nghịch lý, tại sao không mua ngay mà phải chờ ? Bạn hãy thử tưởng tượng : giả sử những điều kiện thuận lợi trên của công ty xảy ra trong tình hình thị trường nguội lạnh chứ không phải sốt giật như vừa qua ? Lúc đó chúng ta cần phải chờ đợi sự công nhận thật sự của công chúng, nếu không ta sẽ bị chôn vốn. Tất nhiên đó là W.J.O quá cẩn thận, còn chúng ta có thể tùy tình hình cụ thể mà mua ngay vào khi thích hợp. S = Supply and Demand (cung và cầu) W.J.O khuyên nên lựa chọn cổ phiếu tốt cộng với nhu cầu lớn, đầu tiên tôi cũng không hiểu lắm W.J.O khuyên như vậy có nghĩa gì (già rồi nên suy nghĩ hơi chậm), nhưng qua trao đổi với các bạn trẻ thì chữ S ở đấy là để chỉ các bluechips. L = Leader (dẫn đầu) W.J.O khuyên nên chọn các cổ phiếu đứng đầu một ngành, trong bất kỳ tình huống nào thì cổ phiếu của công ty đầu ngành luôn có những lợi thế trội hơn hẳn những công ty cùng ngành, trong một số trường hợp đặc biệt thì công ty đầu ngành thậm chí có một tầm cao hơn rất nhiều so với công ty thứ hai trong ngành. I = Institutional Sponsorship (sự bảo trợ của các tổ chức) điều này thì quá đúng rồi, mua cổ phiếu của công ty mà có nhiều cổ đông là các ông lớn thì thực sự được đảm bảo bằng vàng khối. M = Market Direction (xu hướng thị trường) W.J.O muốn nhắc đến sự quan trọng của xu hướng thị trường tới từng cổ phiếu, xu hướng thị trường có tác động tới tất cả các cổ phiếu mà không hề có ngoại lệ. Dù một cổ phiếu có đủ cả C A N S L I nhưng M đi xuống thì cổ phiếu đó cũng không nằm ngoài quy luật. Đây là quan điểm rất khác biệt với W.B. W.J.O cho rằng dù một cổ phiếu có tốt đến mấy thì nhà đầu tư vẫn nên có thời điểm để vào - ra khỏi nó một cách hợp lý. Tôi chỉ là một người hưu trí bình thường, nhưng nếu đầu tư theo phương pháp của W.J.O thì tôi sẽ tuân thủ điều này. Sau khi nghiền ngẫm kỹ phương pháp của W.J.O, tôi thấy đây là kim chỉ nam và phải tuân thủ triệt để nếu thị trường tôi tham gia là một thị trường rộng lớn cỡ như thị trường Mỹ, nơi có tới hàng trăm ngàn công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng. Khi đó phương pháp CAN SLIM thực sự như một cỗ máy đãi vàng, tìm ra những hạt vàng trong cát. Nhưng nếu áp dụng vào Việt Nam thì tôi sẽ giảm bớt mức độ yêu cầu để không bỏ lỡ những cơ hội tốt. Tôi cũng đã đọc thêm một số phương pháp khác áp dụng cho trung và dài hạn nhưng về cơ bản cũng khá giống phương pháp của W.B và W.J.O và không xuất sắc hơn. Nên tôi quyết định nếu đầu tư cho trung và dài hạn tôi sẽ làm theo W.B và W.J.O Nếu tôi trẻ hơn 30 tuổi, có thể tôi sẽ mạo hiểm hơn trong đầu tư cũng như đầu cơ ? Và để không lạc hậu với thời cuộc tôi cũng tìm đọc thêm một số phương pháp đầu cơ trong ngắn hạn Phương pháp đầu cơ trong ngắn hạn và trung hạn của Nicolas Darvas, Gernald M.Loeb, Bernard Baruch (còn nhiều huyền thoại khác nhưng tôi chỉ tập trung nghiền ngẫm phương pháp của những huyền thoại trong vòng 30 - 40 năm trở lại đây, trường hợp nhà đầu cơ của mọi thời đại G. Soros tôi xếp thành một mục nghiên cứu riêng) Đặc điểm chung của những nhà đầu cơ lớn : + Nguyên tắc hàng đầu : biết cắt giảm thua lỗ + Ngừng giao dịch khi không xác định được xu hướng của thị trường + Chỉ mua cổ phiếu khi nó đạt một mức giá cao mới + Mua trung bình tăng (chứ không phải trung bình giảm) + Giữ lại cổ phiếu tăng giá, bán đi cổ phiếu giảm giá Khi đọc lướt qua, thực sự tôi không hiểu gì cả, tất cả những điều họ làm đều trái với suy nghĩ thông thường của tôi. Nhưng càng ngẫm ngợi, càng đào sâu và so sánh với kinh nghiệm thương đau của mình, tôi thấy những điều họ làm mới thực sự là chân lý. Đến lúc đó tôi mới thấm thía câu nói : muốn thành công trên thị trường chứng khoán, hãy làm ngược với đám đông (ngược ở đây là ngược về phương pháp chứ không phải hành động cụ thể) Vì tôi chỉ là một người hưu trí, không thể một lúc áp dụng hiệu quả và sáng tạo được ngay những nguyên tắc trên, nên tôi sẽ vừa học, vừa làm, vừa tìm hiểu dần để khắc phục khoản thua lỗ 25% trong thời gian qua. 2. Hoang mang, dao động tìm mọi cách gỡ gạc ngay thay vì bình tĩnh xem xét mọi khía cạnh của việc thua lỗ : Giờ đây tôi đã bị lỗ 25% rồi, thực sự tôi bối rối kinh khủng, không biết làm gì cả ngoài một ý nghĩ nung nấu trong đầu : làm thế nào để gỡ lại ngay khoản thua lỗ. Ngày nào tôi cũng có mặt trên sàn giao dịch của công ty chứng khoán để dò là tin tức, lang thang trên internet để tìm sự đồng cảm, vồ lấy mọi thông tin có tính an ủi : thị trường sẽ đảo chiều lên ngay trong ngắn hạn. Quá trình dò hỏi tôi nhận được nhiều lời khuyên lắm, tập trung vào một số hướng chính như sau : + Giữ chặt cổ phiếu, kiên quyết không bán để chờ giá tăng trở lại + Bán ngay để giảm lỗ + Mua thêm vào để giá bình quân giảm xuống + Tìm cách nhảy sóng, hay nhảy sạp gì đó mà các bạn trẻ hay nhắc tới Khi chưa học được thói quen bình tĩnh xem xét mọi khía cạnh của việc thua lỗ thì có lẽ tôi đã làm ngay theo một trong những hướng trên. Nhưng khi đã học được thói quen bình tĩnh, tôi bắt đầu xem xét kỹ từng hướng một. 3. Giữ chặt cổ phiếu, kiên quyết không bán để chờ giá tăng trở lại Những người khuyên tôi như trên thường dựa vào một số lập luận chính : + Giá giảm rồi giá sẽ tăng trở lại, trong quá khứ đã xảy ra như vậy và những người kiên quyết giữ đều lãi lớn + W.B đã nói giảm tới 40% chưa vấn đề gì + Nền kinh tế tăng trưởng cực tốt + v.v... và v.v... Nếu tôi nghe theo lời khuyên trên thì tôi phải làm gì ? Tôi được gì ? Tôi sẽ gặp rủi ro gì ? Tôi phải làm gì ? Dễ lắm, tôi không cần phải làm gì cả, chỉ việc để số cổ phiếu nằm im. Chỉ yêu cầu một điều duy nhất : trong suốt thời gian tới tôi không được phép nghĩ tới nó, không được nghe đài, đọc báo, xem tivi, lướt net, không được bàn tán về nó. Tóm lại coi nó không hề tồn tại. Tôi được gì ? + Tôi sẽ được một số cổ phiếu quy ra tiền vẫn y nguyên nếu tình hình vẫn như hiện nay + Tôi sẽ được ... hòa vốn nếu thời gian tới có nhiều người bước vào thị trường mà cũng ngây thơ như tôi + Tôi sẽ được lãi lớn nếu thời gian tới lại có rất, rất nhiều người bước vào thị trường mà ngây thơ ... còn hơn tôi Tôi sẽ gặp rủi ro gì ? 4. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của các công ty đang làm ăn thua lỗ Trong số cổ phiếu tôi đang nắm giữ, có cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ. Lẽ thông thường thì tôi đã phải bán ngay khi chúng bắt đầu giảm giá và làm tôi thua lỗ, nhưng vì tôi là một ông già lẩm cẩm, bị tình cảm chi phối và nhận thức chậm nên tôi cứ chờ đợi và hy vọng. Bây giờ thì tôi đã hiểu một điều rất đơn giản : tất cả mọi cổ phiếu đều ẩn chứa tính đầu cơ cao và bao hàm các rủi ro và rủi ro cao nhất luôn thuộc về các công ty làm ăn thua lỗ. 5. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của các công ty mà khả năng rất thấp trong việc phục hồi lại và vượt qua giá vốn đã mua vào Tức là khi bạn mua vào tại đỉnh cơn sốt này, giá cổ phiếu giảm, bạn lỗ và chờ đợi, mãi rồi cũng xảy ra cơn sốt tiếp theo nhưng giá vẫn không thể vượt qua được giá vốn bạn mua vào. Trường hợp này ít rủi ro hơn khi nắm giữ các cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ. Nhưng mệt mỏi và vô vọng thì hơn rất nhiều. Trên thế giới thì có vô vàn dẫn chứng, còn tại thị trường non trẻ của chúng ta thì có không dưới 10 trường hợp như vậy đâu (tôi không muốn nói rõ tên các cổ phiếu đó, các bạn hãy tự tìm hiểu nhé) và thật bất hạnh cho nhà đầu tư nào nếu cứ giữ mãi cổ phiếu đó với niềm tin nó sẽ phục hồi. 6. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của công ty bị rơi vào tầm ngắm của bầy thú điện tử Thu gom, dìm giá, ép giá, kich giá - từ trước tới giờ tôi cứ nghĩ chúng tệ đến thế là cùng, nhưng hóa ra tất cả còn phải chào thua khi những con kên kên chuyên ăn xác chết xuất hiện. Ở một thị trường mới nổi thì những cổ phiếu ban đầu bao giờ cũng là những cổ phiếu thực sự tốt, khả năng phá sản hầu như không có, chỉ có mạnh yếu, thịnh suy,mỗi lúc mỗi khác. Nhưng qua quá trình phát triển của thị trường khả năng phá sản sẽ xuất hiện (2 - 3 năm tới Việt Nam vẫn chưa xuất hiện khả năng đó) Nhưng trong tiến trình hội nhập, với lộ trình mở room thì việc nhà đầu tư nước ngoài nắm quyền kiểm soát công ty là chuyện hết sức bình thường. Nếu họ là những nhà đầu tư chân chính,với khả năng quản lý tốt, doanh nghiệp từ chỗ yếu kém sẽ có thể hồi phục. Nhưng nếu là những con kên kên thì thật tai họa. Hãy thử tưởng tượng khi tôi mua vào một cổ phiếu với giá cao, nhưng sau đó doanh nghiệp làm ăn kém, giá cổ phiếu giảm dần, khi giá giảm tới mức thuận lợi, những con kên kên sẽ nhảy vào thâu tóm và xẻ thịt doanh nghiệp ra để bán. Vậy là khoản thua lỗ của tôi sẽ một đi không trở lại. Đó là thì tương lai, nhưng nếu vẫn giữ nếp suy nghĩ cũ, không sớm thì muộn tôi có thể sẽ rơi vào tình huống này. Vậy nếu cổ phiếu tôi đang nắm giữ rơi vào một trong ba trường hợp trên, tôi sẽ bán ngay lập tức mà không nắm giữ chặt nữa. Thế là tôi đã có hướng giải quyết cho 30 - 40% các khoản đầu tư của mình. Số cổ phiếu còn lại là những cổ phiếu tốt, nhưng giá vẫn cứ giảm, nếu xử trí không khéo léo tôi sẽ phạm sai lầm. Đó là những sai lầm gì ? 7. Không xác định nổi xu hướng thị trường hiện tại Sau khi thanh lý 40% số cổ phiếu thực sự không tốt, hiện nay tôi có 40% tiền mặt và 60% cổ phiếu được coi là tốt. Tôi không biết phải làm tiếp gì cả vì không xác định nổi xu hướng thị trường hiện tại. Hình như không xác định được xu hướng thị trường hiện tại là một sai lầm khá phổ biến (tôi tự an ủi bản thân như vậy), lúc thị trường đi lên tôi nghĩ nó lên mãi, lúc nó bắt đầu xuống tôi lại hoảng hốt cho là nó xuống mãi, tới lúc mới đi ngang nhè nhẹ tôi lại mơ đến lúc nó giật đùng đùng. Tóm lại là tôi không hiểu ra làm sao cả. Vậy có cách nào xác định được tương đối xu hướng thị trường ? (tôi già rồi, không nhanh bằng lớp trẻ, thôi thì chấp nhận ăn ít no lâu) Sau khi lân la tìm hiểu thế nào xu hướng thị trường, tôi nghe loáng thoáng muốn biết được xu hướng là phải có chen (ah thì ra là thế, chen lấn ý mà, chen lấn nhiều trên sàn thì thị trường sẽ tăng, chen lấn ít, thậm chí chả ai thèm chen lấn với mình tất thị trường giảm) sau tôi mới biết là nhầm, không phải chen (lấn) mà là trend. Nhưng dù sao cái vụ chen lấn kia cũng khá chính xác đấy. Làm thế nào để xác định trend ? Chợt nhớ ra đứa cháu trai đang làm việc tại một tổ chức tài chính, tôi bèn lặn lội đèn sách đến nhờ vả, mặc dù được cháu tận tình chỉ bảo nhưng sau 3 ngày đánh vật với nào là MACD, BB, Momenturn, RSI, MFI, Aroon, CCI vân vân và vân vân - tóm lại tôi vẫn chưa hiểu gì cả. Cháu trai của tôi rất thông cảm nhưng chỉ biết an ủi : TA là một môn học khó bác ạ và cần có năng khiếu nữa, bác biết chút chút về làm vườn thì trồng cây chắc là nó vẫn sống tươi tốt, chứ bác biết chút chút về TA mà đầu tư cổ phiếu theo kiểu ngày nào, tuần nào cũng mua mua bán bán là mất tiền oan đó. Chợt nhớ ra điều gì đó, cháu trai hỏi tôi : vậy bác đầu tư cổ phiếu ngẫu hứng hay có phương pháp ? Tôi trả lời : trước thì lung tung nhưng giờ thì bác đang lựa chọn hai ông W.B và W.J.O làm thày dạy. Vậy thì tốt rồi, bác nên nghiên cứu kỹ phương pháp đầu tư và tuân thủ, còn việc tham khảo bằng TA chủ yếu để cân nhắc vào - ra thị trường cho hợp lý. Một trend hình thành và phát triển đều cần có thời gian, đủ để bác suy tính chứ không trồi sụt chóng mặt như giá cả khớp lệnh đợt một đợt ba đâu, nếu bác chấp nhận được việc không tranh mua đáy, không tranh bán đỉnh thì có thể kết hợp phương pháp đầu tư mà bác chọn và tín hiệu phát ra từ MACD là tạm ổn. Sau đó dần dần bác sẽ có kinh nghiệm hơn. Thế này bác nhé có đường MACD (26,12) thường được biểu hiện bằng màu xanh và đường EXP (9) thường được biểu hiện bằng màu hồng. Mỗi đường đều có số liệu cụ thể, hiệu số của hai số liệu đó gọi là Divergence. Bác có thể đọc kỹ hơn tại : http://www.dautuchungkhoan.com/Kinh-Nghiem/2005/03/3813.OTC Nói chung tín hiệu phát ra từ MACD không quá nhạy với thực tế thị trường nhưng nó cho bác một cái nhìn ổn định trong trung hạn. Sau khi ngắm nghía kỹ MACD tôi thấy mình đúng là khờ thật. MACD cho thấy thị trường bắt đầu đi xuống từ sau tết mà đúng lúc đó tôi lại mua vào. Cháu tôi còn dặn kỹ, vì MACD không quá nhạy với thực tế thị trường nên bác cần lưu ý : Nếu thị trường đang trong thời kỳ tăng trưởng thì cần xét kỹ đang là giai đoạn đầu hay là giai đoạn cuối (bây giờ tôi thấy thấm thía cái đoạn đầu hay cuối này lắm rồi). Nếu thị trường giảm xuống thì nó vận động thế nào ? Nó yếu ớt và vận động kém ? hay chỉ đơn thuần là vừa trải qua một đợt điều chỉnh bình thường (nếu giảm < 10% là điều chỉnh bình thường, > 10% cần phải nghiên cứu kỹ hơn). Thị trường đang vận hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế hay nó đang vận động một cách quá mạnh mẽ, hoặc quá yếu ớt với nền kinh tế ? Cháu tôi dặn thêm : trong tình hiện nay bác nên thận trọng khi chưa biết thị trường đi tiếp ra sao, nếu không bác sẽ rơi tiếp vào sai lầm (khi bác đã chuyển một phần cổ phiếu thành tiền và đã lỗ thì hay mắc phải lỗi này)
  24. Tàu đệm từ đưa người lên vũ trụ Phương tiện tàu đệm từ không gian có khả năng đưa người lên quỹ đạo trái đất sẽ ra đời trong vòng 20 năm nữa, các nhà khoa học khẳng định. Startram là tên dự án chế tạo một loại tàu đệm từ được dẫn lái bởi các dây cáp siêu dẫn được giữ trong không trung nhờ lực từ. Tiến sĩ James Powell - nhà vật lý từng phát minh ra tàu đệm từ, và tiến sĩ George Maise - chuyên gia về cơ khí hàng không từng làm việc cho Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven tại Mỹ - là những người khởi xướng dự án chế tạo Startram. Tàu đệm từ là một phương tiện vận tải được nâng lên, dẫn lái và đẩy về phía trước bởi lực từ hoặc lực điện từ. "Công nghệ tàu đệm từ và những quy luật vật lý cơ bản sẽ được ứng dụng trong quá trình chế tạo Startram. Một quốc gia bất kỳ có thể lắp đặt một hệ thống Startram với khả năng đưa lượng hàng hóa 300.000 nghìn tấn lên quỹ đạo trái đất với chi phí chưa tới 40 USD/kg", Powell và Maise tuyên bố. Startram là một loại tàu đệm từ được dẫn lái bởi bởi các dây cáp siêu dẫn được giữ trong không trung nhờ lực từ. Ảnh: startram.com. Ống dẫn trong hệ thống Startram sẽ phóng tàu lên không gian. Nếu chở hàng, tốc độ của tàu sẽ tăng dần tới ngưỡng 9 km/giây nhờ các nam châm điện cực mạnh, trang Startram.com cho hay. "Hệ Mặt Trời chứa một lượng tài nguyên cực lớn. Năng lượng mà mặt trời truyền tới địa cầu hàng ngày tương đương khoảng 10.000 lần nhu cầu năng lượng hiện nay của loài người. Nguyên liệu thô trên các thiên thạch và sao chổi có thể phục vụ nhu cầu kinh tế của trái đất trong hàng nghìn năm nữa", hai nhà sáng chế nhận định. Powell mà Maise cho rằng dự án của họ cần tới 60 tỷ USD. "Phiên bản chở hàng chỉ cần 20 tỷ USD và có thể được hoàn thành trong 10 năm. Với phiên bản có khả năng chở người, chúng tôi cần 60 tỷ USD và 20 năm", Powell nói. Các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã xem xét ý tưởng dự án và kết luận rằng đây là một dự án khả thi. Theo họ, sau khi Startram ra đời, chi phí đưa người lên không gian sẽ giảm và ngành du lịch vũ trụ sẽ bùng nổ. Con người còn có thể dùng Startram để khai thác khoáng sản từ các thiên thạch. Tàu đệm từ không gian cũng trở thành phương tiện vận tải hữu ích để con người tránh các cuộc chiến tranh hay thiên tai. Tuy nhiên, Powell và Maise nói dự án của hai ông sẽ là một chương trình quốc tế, bởi nếu chỉ một hoặc vài nước triển khai hệ thống tàu đệm từ không gian, một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém sẽ xảy ra. Minh Long
  25. Thưa sư phụ, xin sư phụ giải thích co con thêm nghi vấn này. Nếu các đại lượng phải đồng đẳng thì có nghĩa: 1/.Các vật khí phong thủy với bất cứ ai cũng có tính tương tác và bổ trợ như nhau, không phân biệt người mạng hỏa hay thủy. Ví như bức tranh trên hay tranh rồng Lý. Bể cá... 2/.Việc những người mệnh nào thì hay chọn xe ô tô, xe máy, sơn nhà cửa ... màu hợp mệnh (hoặc khắc) đó chỉ là yều tố tâm lý, không có tác dụng tương sinh (hoặc khắc) ngũ hành. Rất cảm ơn sư phụ.