-
Số nội dung
1.057 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
8
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Đại Phúc
-
Vay nóng ở chợ: Lãi suất gắn với giá vàng Giữa tháng 11 này bà Kim Ngân chủ sạp bán hàng vải sợi ở chợ Tân Bình đã vay được 100 triệu đồng, thời hạn 3 tháng, lãi suất 5%/tháng. Theo bà Ngân thì việc lãi suất tăng thêm 1%/tháng (cùng kỳ năm ngoái 4%) không làm bà quan tâm nhiều bằng biên nhận vay tiền có ràng buộc với giá vàng. Cụ thể, nếu giá vàng dưới 38 triệu đồng/lượng thì lãi suất vẫn giữ 5%/tháng, nếu giá vàng lên trên 38 triệu đồng/lượng, lãi suất là 6% và nếu giá vàng trên 40 triệu đồng/lượng thì lãi suất 7%. Theo bà Nguyễn, một chủ cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý và ngoại tệ ở khu chợ Thiếc, thì mức lãi chung ở khu vực này khi vay tín chấp bằng tiền đồng lãi suất là 5 – 6%/tháng, bằng vàng là 1 – 1,5%/tháng, đôla là 2 – 3%/tháng. Tuỳ theo nhu cầu xoay vòng vốn nhanh hay chậm của chủ sạp mà chọn vay loại nào có lợi hơn. Chẳng hạn nếu vay để mua hàng bán trong 3 – 4 tháng (từ nay đến tết), có thể chọn tiền đồng để tránh rủi ro vàng và đô biến động giá. Nhưng nếu vay để gom mua hàng về bán nhanh trong vài ngày, chọn vàng hoặc đôla để mức lãi thấp. Tuy nhiên, với cách tính lãi với tiền đồng như kể trên, hiện nay nhiều người đi vay chấp nhận vay vàng hoặc đôla thay vì vay tiền đồng. Một chủ sạp có vốn cho vay ở chợ An Đông đánh giá, nhu cầu vay năm nay nhiều hơn do giá hàng hoá tăng, các chủ sạp cần vốn nhiều hơn để trữ hàng và do lãi suất của ngân hàng cũng tăng. Theo M.T Sài gòn tiếp thị
-
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hôm nay phiên 3 đóng cửa sẽ cao hơn giá thâp nhất 419,xx, có ai mua lúc VNI 420 thì P3 ăn rồi. Hồi phục mạnh về cuối ngày, Vn-Index giảm nhẹ 0,32 điểm Như vậy Vn-Index vẫn chưa lập "đáy" mới của năm 2010. Con số CPI cả nước tháng 11 chưa được công bố, nhưng số liệu về CPI tháng 11 của TP.HCM tăng 1,73% và Hà Nội tăng 1,93% so với tháng trước cho thấy lạm phát đang là nỗi lo lớn nhất của giới đầu tư hiện nay. Thông tin này đã tác động khá mạnh vào thị trường ngay từ lúc mở cửa phiên giao dịch sáng nay (22/11). VN-Index giảm 3,75 điểm xuống 422,71 điểm (-0,88%). KLGD đạt 880 nghìn cp, tương đương 18,22 tỷ đồng. Sang đợt 2, VN-Index giảm 6,26 điểm xuống 420,2 điểm (-1,47%) xác lập mức đáy mới của VN-Index trong năm nay. Hiện toàn thị trường có 193 mã giảm giá, 65 mã đứng giá và chỉ có 16 mã tăng giá. Trong nhóm bluechips, PVF giảm 900 đồng xuống 19.900 đồng/cp; VNM, HAG, HCM, giảm 1.000 đồng/cp, DPM tăng 200 đồng, BVH đứng giá. Các bluechips giảm mạnh nhưng KLGD hiện tại vẫn rất thấp, ITA giảm sàn xuống 12.700 đồng và giao dịch đang tăng khá mạnh tại cổ phiếu này. Trong nhóm penny, FBT đi ngược thị trường khi hiện đang có dư mua trần hơn 55 nghìn cp; NHW tăng trần nhưng chỉ có dư mua giá tham chiếu. Các mã khác dư mua thấp, hầu hết chỉ còn dư mua giá sàn. Tính đến 9h30, HoSE khớp lệnh hơn 10 triệu cp, tương đương hơn 210 tỷ đồng. Về cuối ngày, nhờ sự hỗ trợ mạnh của các cổ phiếu chủ chốt như BVH, MSN, FPT... Vn-Index đã hồi phục mạnh mẽ và chỉ còn giảm nhẹ 0,32 điểm khi đóng cửa; chốt ngày tại 426,19 điểm. Tại sàn Hà Nội, ngay sau lúc mở cửa, HNX Index đã tăng nhẹ nhưng rồi cũng nhanh chóng trở lại với xu hướng đi xuống. Sau đó, chỉ số dao động nhẹ ở dưới mức 98 điểm. Tính đến 9h55, HNX Index giảm 1,29 điểm xuống 97,81 điểm. Toàn thị trường có 37 mã tăng trong khi có tới 211 mã giảm. Nhiều mã hiện chưa có giao dịch. Nhiều mã penny giảm sàn, tuy nhiên, lượng bán sàn nhìn chung không nhiều. Tuy vậy, bên mua vẫn khá trầm lắng. Trong số tăng giá, có gần chục mã tăng trần như VBC, VCM, NHA, VE9… VE9 tăng trần lên 21.900 đồng với gần 400 nghìn đơn vị được chuyển nhượng. Phương Mai – Quốc Thắng
-
Cổ phiếu rẻ nhưng vẫn rủi ro Thứ 2, 22 Tháng 11 2010 06:15 Tác giả Nguyễn Minh Giá cổ phiếu (CP) hiện được ví von “rẻ hơn bó rau muống”, nhưng thanh khoản quá thấp và tín hiệu hồi phục chưa có khiến câu hỏi nên mua vào hay chưa vẫn khó khăn với nhiều nhà đầu tư (NĐT). Báo cáo mang tựa đề Vietnam Insight của Ngân hàng HSBC vừa công bố giữa tháng 11 nhận xét giá CP trên TTCK Việt Nam đã trở nên rất rẻ khi VN-Index được giao dịch với P/E thấp hơn 38% so với mức trung bình của các TTCK châu Á (trừ Nhật Bản), thấp hơn 27% so với chỉ số MSCI các thị trường mới nổi và thấp hơn 32% so với MSCI các thị trường cận mới nổi. Tuy nhiên, các chuyên gia của tổ chức này cũng nhận định những bất ổn về tiền tệ, minh bạch và thanh khoản là vấn đề mà các NĐT nên cân nhắc trước khi tham gia thị trường. Ông Lê Văn Thanh Long - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty chứng khoán (CTCK) SME - cho rằng NĐT cá nhân chỉ nên giải ngân trở lại khi giá trị giao dịch trên hai sàn tăng lên khoảng 2.000 tỉ đồng/phiên (hiện nay khoảng 1.000 tỉ đồng/phiên). Lãi suất cho vay của các ngân hàng vẫn đang cao ngất ngưởng nên các doanh nghiệp sẽ bị tác động nhiều đến lợi nhuận của những tháng tới. “Hiện nay nếu xem xét P/E thì thấy giá CP đã rẻ nhưng quan trọng là phải tính tới P/E tương lai. Nếu lãi suất cho vay cao kéo dài thì các doanh nghiệp càng khó khăn”, ông Long phân tích. Chuyên gia chứng khoán Lê Đạt Chí cũng nhận định một số người cho rằng giá CP hiện nay là rẻ nhưng với nhiều người thì nó vẫn có thể rẻ hơn. Đó là lý do khiến không ít NĐT vẫn đứng ngoài và thị trường sẽ khó có cơ hội tăng trưởng. Đặc biệt các kênh đầu tư khác như vàng, ngoại tệ hay gửi tiết kiệm cũng đang thu hút khá nhiều dòng vốn. Trái ngược với sự thận trọng trên, ông Huỳnh Anh Tuấn - Tổng giám đốc CTCK SJC - giải thích với mức giá nhiều CP hiện nay đã giảm về tương đương thời kỳ kinh tế khủng hoảng cuối năm 2008 thì cơ hội đạt lợi nhuận và rủi ro chia đều. Điểm khác biệt của TTCK Việt Nam khi tăng muốn mua cũng khó. Vì vậy, đầu tư giá trị thì có thể bắt đầu xem xét và chọn thời điểm mua thích hợp. Trong khi đó, một số CTCK nhận định thị trường dường như đang ở xung quanh vùng đáy. Theo CTCK Hà Thành, thị trường có thể tiếp tục xu hướng giảm thêm khoảng 10% nữa và các CP blue-chips có thể là nhóm dẫn đầu trong xu thế giảm thay cho penny-stocks đã giảm sâu trước đó. Các chỉ báo xu hướng hiện tại vẫn chưa cho thông tin lạc quan nhưng chỉ báo chu kỳ vẫn cho thấy chúng ta đang ở vùng đáy. Thị trường hiện dường như đang ủng hộ các NĐT dài hạn gom thêm những mã CP mà mình yêu thích. Trong khi đó, sự hoạt động tích cực của các NĐT lướt sóng ở thời điểm này có thể không phải là ý tưởng hay. Tương tự, CTCK Bảo Việt nhận định với bối cảnh không mấy sáng sủa của kinh tế vĩ mô trong những tháng cuối năm, TTCK Việt Nam có thể còn chịu nhiều thử thách không nhỏ và sự kiên nhẫn chờ đợi là cần thiết đối với NĐT ngắn hạn. Tuy nhiên về trung và dài hạn, CTCK Bảo Việt vẫn đánh giá thị trường đang dần xác lập vùng đáy và nhà đầu tư giá trị vẫn có thể từng bước tích lũy CP. Thị trường xuống, cổ đông nội bộ cũng xả hàng (Vietstock) – Trong khi vợ Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Âu Việt (HNX: AVS) đăng ký bán 1.5 triệu cp, bốn cổ đông nội bộ khác cũng thông báo vừa bán xong 7.25 triệu cp. Cụ thể, bà Vũ Thị Thanh Thủy, vợ ông Đoàn Đức Vịnh - Chủ tịch HĐQT, đăng ký bán 1.5 triệu cp từ ngày 22/11 đến ngày 22/12. Trước giao dịch, số cổ phiếu của bà Thủy là 2.7 triệu cp, chiếm 7.5% vốn điều lệ. Bốn cổ đông nội bộ khác của AVS thông báo đã bán xong tổng cộng 7.25 triệu cp, giao dịch kết thúc vào ngày 10/11. Cụ thể, ông Nguyễn Khắc Lạc - Thành viên HĐQT đã bán thành công 2.25 triệu cp, giảm lượng cổ phiếu nắm giữ xuống còn 2.25 triệu cp, tương đương 6.25% vốn điều lệ. Ông Nguyễn Hoàng Long - Thành viên HĐQT cũng đã bán xong 750,000 cp, giảm lượng cổ phiếu nắm giữ sau giao dịch xuống còn 750,000 cp. Ông Hoàng Đức Hòa - Thành viên HĐQT đã bán 1.25 triệu cp. Giao dịch kết thúc vào ngày 10/11, ông Hòa còn năm giữ 1.25 triệu cp. Ông Nguyễn Thanh Hải - Thành viên HĐQT đã bán 3 triệu cp, qua đó làm giả số cổ phiếu nắm giữ của ông xuống còn 4.5 triệu cp, chiếm 12.5% vốn điều lệ. Phú Long - Trương Thơ
-
Thế giới tuần 15-21/11: “Bom hẹn giờ” Thứ 2, 22 Tháng 11 2010 08:10 Tác giả Vinh Nguyễn (Theo VnEconomy) Các chuyên gia kinh tế nhận định, 3 mối lo lớn nhất tuần qua đã giảm nhẹ và bong bóng vàng sẽ vỡ tung Và đó cũng là viễn cảnh mà các chuyên gia phân tích cũng như nhà đầu tư vàng đang tính tới. Theo tạp chí Financial Times, với 3 lý do này, liệu còn có ai dám tin giá vàng thế giới sẽ còn tăng mạnh nữa hay không. 1. Nhẹ bớt gánh nặng nợ công Ireland Cuộc khủng hoảng nợ công tại Ireland là một trong những mối lo lớn nhất vài tuần qua. Theo tin mới nhất đăng trên tờ Sunday Times of London của Anh, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang chuẩn bị một gói cứu trợ lên tới 120 tỷ Euro (164 tỷ USD) dành cho Ireland. Kế hoạch về gói giải cứu khủng này có thể được công bố vào sáng 22/11. Nếu tin tức trên tờ báo trên là đúng, số tiền Ireland nhận được sẽ cao hơn 10 tỷ Euro so với gói cứu trợ mà IMF và EU đã dành cho Hy Lạp hồi tháng 5 để giải quyết cuộc khủng hoảng tương tự. Cũng theo báo trên, để nhận được gói giải cứu, 3 định chế trên yêu cầu, Ireland cần tiến hành tăng thuế và quốc hữu hóa một số ngân hàng trong nước. Trong khi đó, theo tờ Irish Times, đầu tuần này, Chính phủ Ireland sẽ công bố kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách. Tháng trước, Ireland đã tăng gấp đôi lượng tiền mà nước này cần để đưa thâm hụt ngân sách về mức kiểm soát vào năm 2014, nhằm đảm bảo nước này không phải nhận tiền cứu trợ. Tuy nhiên, tâm lý thị trường vẫn bất ổn. Phát biểu trên đài phát thanh RTE của Ireland hôm 21/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này Brian Lenihan xác nhận, Ireland sẽ yêu cầu trợ giúp từ các tổ chức cho vay quốc tế. "Tôi sẽ đề xuất với chính phủ nên áp dụng chương trình và tiến hành những cuộc đàm phán chính thức cởi mở", ông Lenihan nói. "Các ngân hàng là vấn đề quá lớn của quốc tế. Điều quan trọng nhất với chính phủ là đảm bảo ngành ngân hàng không sụp đổ". Hôm 18/11, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ireland (BOI) Patrick Honohan cũng thừa nhận, nhiều khả năng nước này sẽ nhận khoản tín dụng hàng chục tỷ Euro từ EU, ECB và IMF. Theo hãng tin Reuters, mặc dù Chính phủ Ireland khẳng định không cần trợ giúp từ bên ngoài, nhưng các cuộc thảo luận không chính thức vẫn diễn ra và điều này đã làm xói mòn niềm tin của công chúng Ireland. Tờ Irish Times cho hay, Chính phủ Ireland rất không được lòng dân chúng và hiện đang mất uy tín tại Quốc hội, đã đẩy nhanh việc công bố chương trình thắt chặt tài khóa để chứng minh với thị trường rằng đó là nỗ lực của phía chính phủ Ireland chứ không phải do sức ép từ EU và IMF. Theo Sunday Times of London, Ireland có thể đánh thuế bất động sản 500 Euro/căn nhà bên cạnh việc áp dụng thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu công khác. 2. Trung Quốc kiềm chế lạm phát Khả năng Trung Quốc sẽ thắt chặt tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát là mối lo lớn thứ hai trong tuần qua. Điều đã khiến các thị trường hàng hóa liên tục biến thiên trái chiều với biên độ tăng giảm khá lớn. Hôm 12/11, Chính phủ Trung Quốc công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 của nước này tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2009, cao nhất trong vòng 2 năm qua. Con số này cũng cao hơn nhiều so với dự báo được giới phân tích đưa ra trước đó cũng như mức lạm phát của Trung Quốc trong tháng 9 (3,6%). Theo Cục Thống kê nước này, CPI tăng cao trong thời gian qua có nguyên nhân chủ yếu do việc tăng giá thực phẩm trong giai đoạn cuối năm. Trong khi đó, tăng trưởng sản phẩm công nghiệp của nước này lại có dấu hiệu tăng chậm lại trong tháng 10 (tăng 13,1% so với 13,3% của tháng 9). Điều đáng chú ý là, tốc độ lạm phát của Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang bất chấp hàng loạt nỗ lực nhằm kiểm soát giá của Chính phủ nước này như tăng lãi suất cơ bản, hạn chế tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng nóng… Giới phân tích cho rằng, lãi suất cơ bản của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng. Phát biểu với hãng tin BBC, chuyên gia Brian Jackson của Royal Bank of Canada cho rằng việc Trung Quốc tiến hành điều chỉnh lãi suất chỉ còn là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, thay vì nâng lãi suất cơ bản như đồn đoán, hôm 19/11, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã yêu cầu các ngân hàng của nước này tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 50 điểm cơ bản (tức 0,5%), bắt đầu từ ngày 29/11 tới. Đây là lần thứ hai từ đầu tháng 11 đến nay và là lần thứ năm kể từ đầu năm tới nay, Trung Quốc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng. Theo PBOC, biện pháp trên nhằm tăng cường quản lý khả năng thanh toán bằng tiền mặt và kiểm soát tiền, tín dụng ở mức vừa phải. Khi quyết định của PBoC có hiệu lực, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất gồm Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng và Ngân hàng Nông nghiệp, sẽ ở mức 18,5%. Tiếp đó, ngày 20/11, Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành thông tư yêu cầu các địa phương và ban ngành liên quan thực hiện 16 biện pháp ổn định giá cả thị trường, bảo vệ thiết thực đời sống cơ bản của người dân, duy trì sự ổn định và hài hòa xã hội. Cụ thể, thông tư yêu cầu chính quyền các địa phương dùng các biện pháp hành chính cần thiết để bình ổn giá. Từ việc sản xuất đến bán hàng… địa phương và ban ngành cần đảm bảo ổn định giá cả hàng hóa để phục vụ nhu cầu cơ bản của người dân như thực phẩm, nhiên liệu và các loại hàng hoá khác. Ví dụ, để giảm chi phí phân phối nông sản, chính phủ quyết định từ ngày 1/12 sẽ miễn lệ phí cầu đường cho tất cả các xe vận chuyển nông sản. Ngoài ra, các địa phương sẽ căn cứ theo tình hình thực tế để phát trợ cấp cho các đối tượng có thu nhập thấp. 3. Mỹ bảo vệ kế hoạch bơm tiền Gói kích thích kinh tế trị giá 600 tỷ USD được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố mới đây đã liên tục hứng chịu những chỉ trích từ phía Trung Quốc, Đức và Brazil. Các quốc gia này cho rằng, việc Mỹ bơm thêm số tiền khổng lồ này để mua một khối lượng lớn tài sản của FED là nhằm phá giá USD một cách không công bằng và coi đây là chính sách không cần thiết. Nhiều chính khách và chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, chính FED đã gây ra mầm mống lạm phát, làm suy yếu đồng USD, và làm giảm kích thích đối với thị trường lao động. Phản bác lại những cáo buộc này, Chủ tịch FED Ben Bernanke hôm 19/11 khẳng định, hiện tại cách tốt nhất để thúc đẩy phục hồi kinh tế và nâng giá USD là thông qua các chính sách kích thích tăng trưởng. Ông phản đối chỉ trích cho rằng động thái mua trái phiếu chính phủ của FED làm suy yếu đồng USD, ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu và rằng, các chính sách hỗ trợ này “là cách tốt nhất để tiếp tục tạo nên nền tảng kinh tế vững mạnh làm cột trụ cho giá trị của đồng USD.” Ông Bernanke tuyên bố, chương trình mua tài sản trị giá 1.700 tỷ Euro ban đầu của FED đã giúp ổn định nền kinh tế, nhưng đà phục hồi đang chững lại. Bằng cách tái khởi động chương trình này, FED sẽ "hỗ trợ thêm cho đà phục hồi bền vững, thúc đẩy tốc độ tạo việc làm và giảm thiểu nguy cơ sụt giảm lạm phát có khả năng phá hủy nền kinh tế. Theo Chủ tịch FED, nếu không kích thích kinh tế, tình trạng thất nghiệp sẽ còn kéo dài nhiều năm. Ngoài ra, đà tăng trưởng kinh toàn cầu có thể chững lại nếu các nước bị thâm hụt ngân sách lớn không nhận được sự hỗ trợ của bên ngoài. Ông cho rằng, trong bối cảnh, các nền kinh tế mới nổi đang dần lấy lại mức tăng trưởng trước khủng hoảng, còn các nước phát triển lại có xu hướng chững lại. Do vậy, các nước phát triển cần duy trì các chính sách kích thích nhằm hỗ trợ đà phục hồi. Những phát biểu của ông Ben Bernanke được coi là những đáp trả chính thức đối với các chỉ trích trong và ngoài nước. Điều này, theo giới phân tích, cũng sẽ làm ấm lòng các nhà đầu tư vốn đã lay động suốt tuần qua, vì lo ngại kế hoạch cứu trợ này sẽ gây ra thêm những hệ quả khôn lường cho nền kinh tế đầu tàu thế giới vẫn đang suy nhược sau khủng hoảng. Tuy nhiên, theo hãng tin CNN, với chương trình nới lỏng định lượng lần hai của FED, trong dài hạn USD sẽ quay đầu giảm so với đồng Euro khi Ireland nhận được các gói cứu trợ. Các chuyên gia kinh tế nhận định, kế hoạch mua trái phiếu không quá rủi ro để gây ra bong bong tài sản. Đây vẫn là một động thái cần thiết để ngăn chặn giảm phát. Tuy nhiên, vấn đề là, hiện đồng USD hiện không còn quá phụ thuộc vào tình hình kinh tế Mỹ, mà chịu ảnh hưởng lớn từ những tình huống bên ngoài.
-
Thằng VCG hôm nay GDTT giá trần nhiều nhỉ, chắc lại chạm giải chấp. Chờ mãi nó không xuống 15-16.
-
Thấy PVF giảm 7 phiên rồi, hôm nay làm tý 19,8 xem có cháo húp cuối tuần này kg. (Dạo này rất kg thích nhóm TC, chỉ vào 1 ít dò đường thôi)
-
Đợt 1: Hai sàn cùng chìm trong sắc đỏ Thứ 2, 22 Tháng 11 2010 08:48 Tác giả Nguyễn Minh (Sieucophieu.com) Thị trường bước vào phiên giao dịch mới với sự lưỡng lự của nhà đầu tư. Các thông tin kinh tế vĩ mô vẫn là rào cản với thị trường trong thời gian gần đây. Hi vọng thị trường sẽ khởi sắc trong phiên đầu tiên của tuần mới cũng trở nên khó khăn. Trên thế giới, giá dầu và giá vàng vẫn tiếp tục được dự báo sẽ tăng trong thời gian tới. Trong khi đó châu Âu vẫn đang rơi vào tình cảnh nợ nần ở Ailen, Bồ Đào Nha cũng đang có dấu hiệu lặp lại “vế xe đổ” của Hy Lạp trước đó. Tại châu Á, nhân dân tệ của Trung Quốc đang có xu hướng giảm. Trong nước, các nhà đầu tư vẫn đang đợi tín hiệu từ các thông tin vĩ mô trong khi các doanh nghiệp vẫn đang đau đầu với bài toán lãi suất và tỷ giá. Thông tin chính thức về CPI của Hà nội và TP. Hồ chí Minh đã được thông báo, tuy nhiên CPI tháng 11 vẫn chưa chính thức được công bố. Có thông tin cho rằng CPI tháng 11 sẽ tăng trên 1% trong khi cũng có thông tin cho rằng CPI tháng 11 chỉ tăng khoảng 0,8-0,9%. Bước sang phiên giao dịch ngày 22/11, thị trường bắt đầu giao dịch chậm chạp. Trên sàn HO, các lệnh ATO đưa vào nhỏ giọt, cả bên cung và cầu đều đang rất thận trọng, chờ tín hiệu rõ rệt của thị trường. Kết thúc 15 định kỳ mở cửa, VN-Index giảm 3,8 điểm (-0,89%) đứng ở 422,71 điểm, khối lượng giao dịch mới đạt 880.170 đơn vị , tương đương với 18.22 tỷ. Nhà đầu tư nước ngoài hiện chưa giao dịch nhiều trên HO. SSI, VMD, STB, KDH, VNE, DTA…hiện đang là các mã dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch. SSI giao dịch được nhiều nhất với 103.280 đơn vị, VMD với 81.350 đơn vị… Trong khi đó tại sàn Hà Nội, thị trường bật xanh nhẹ khi mở phiên. Tuy nhiên chưa đầy 5 phút, sắc đỏ lại bắt đầu xâm chiếm thị trường. Các mã lớn hầu như đều giảm điểm mạnh khiến HNX-Index cũng bắt đầu tuột dốc. Đến 8h50, HNX-Index bị trừ 1,32 điểm (-1,37%), xuống còn 97,74 điểm, khối lượng giao dịch đang đạt 2,8 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch 48,64 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu giải ngân trên HNX. Trên sàn Hà Nội lúc này, các mã đang dẫn đầu về khối lượng giao dịch vẫn chủ yếu là các mã: KLS, PVX, SHN, VND, WSS, ACB… ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hôm nay phiên 3 đóng cửa sẽ cao hơn giá thâp nhất 419,xx, có ai mua lúc VNI 420 thì P3 ăn rồi.
-
Chứng khoán có “choáng” với CPI? Chủ nhật, 21 Tháng 11 2010 16:37 Tác giả Mạnh Chung (Theo VnEconomy) CPI tăng khó có thể dẫn đến khả năng thắt chặt tiền tệ hơn vào lúc này, khi lãi suất đã quá sức chịu đựng của doanh nghiệp Đến lúc này vẫn còn khá nhiều số liệu võ đoán về mức CPI cả nước tháng 11. Tuy nhiên, cứ với mức 1,73% của Tp.HCM và 1,93% của Hà Nội thì khó có thể kỳ vọng mức CPI cả nước thấp. Một căn cứ thường được sử dụng để ước đoán là tính CPI cả nước trên cơ sở bình quân hai địa bàn chính nói trên. Tháng 11 này mức tăng CPI tại hai thành phố lớn lên tới 1,83%. Như vậy để “kéo” CPI cả nước xuống thấp hơn mức này, các tỉnh, thành phố còn lại phải có mức tăng CPI bình quân là âm. Điều này có vẻ khó xảy ra nếu dựa trên quy luật hàng năm. Từ năm 2007 đến nay, CPI bình quân các địa bàn còn lại đều tăng trong 2 tháng cuối năm, dẫn đến mức CPI cả nước cao hơn bình quân Hà Nội và Tp.HCM. Tình cảnh của thông tin CPI cũng không khác gì tin điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản đúng 3 tuần trước đây (6/11): Giới đầu tư tiêu tốn hai ngày nghỉ cuối tuần để tranh luận liệu thông tin đã được phản ánh vào giá hay chưa. Với thông tin tăng lãi suất, những người kỳ vọng quá mức vào phản ứng tích cực của thị trường chắc hẳn đã thất vọng. Liệu diễn biến đó có lặp lại với thông tin CPI hay không? Chiến thuật “mua lúc tin xấu” áp dụng lúc này có rủi ro? Với thông tin CPI tháng 11 có thể khá cao, hiệu ứng có lẽ không thực sự mạnh như tin tăng lãi suất. Theo một số dự đoán của tổ chức thì CPI nằm trong khoảng 1-1,2% sẽ không có nhiều tác động đến thị trường chứng khoán vì ngưỡng đó được xem là bình thường. Vậy nếu mức CPI cả nước xấp xỉ đâu đó 1,8% thì có tạo hiệu ứng bất ngờ? Trong hai luồng quan điểm trái ngược nhau về tác động của tin tức đến thị trường chứng khoán, người lạc quan có thể cho rằng đến lúc này tin xấu nhất là CPI đã lộ diện, tức là khó có tin nào xấu hơn nữa. Do đó “cửa” cho chứng khoán vẫn còn, hoặc chí ít là không có sự hoảng loạn bán tháo. Thậm chí quan điểm “cực đoan” còn cho rằng có thể các tình huống giảm là “dìm giá” để gom hàng, lấy tin CPI để dọa người cầm cổ. Người cẩn trọng có thể suy luận xa hơn: Liệu CPI tháng 11 cao như vậy đã đạt đỉnh hay chưa và khi nào hiệu ứng thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát có tác dụng mạnh nhất. Với mức lãi suất cho vay tới 20% hoặc hơn thì khó doanh nghiệp nào chịu nổi nếu tiếp tục kéo dài. Do đó CPI tăng cao và đạt đỉnh để rồi giảm xuống cũng là tích cực vì phát đi tín hiệu có triển vọng sẽ nới lỏng tiền tệ hơn để kích thích sản xuất trong năm tới. Ngược lại, người bi quan có thể xem CPI tăng vọt là cú sốc đánh vào tâm lý nhà đầu tư. Khi khả năng phục hồi của thị trường là mờ mịt, số đông sẽ giảm tỉ trọng chứng khoán trong danh mục trong khi người mua cũng chỉ đứng ngoài quan sát. Trong bối cảnh dòng tiền yếu, thị trường lại chịu tác động bởi tin quá tiêu cực thì mất cân bằng cung cầu càng lớn. Thường trong dòng suy luận của nhà đầu tư, CPI tăng cao sẽ dẫn đến hiệu ứng lãi suất khó giảm và rộng hơn là thắt chặt tiền tệ. Việc tăng lãi suất gần đây nhằm mục đích kiềm chế CPI và từ đó thị trường có thể suy luận khả năng tăng cao của giá tiêu dùng hai tháng cuối năm là lớn. Ngược lại, CPI tăng cao không có nghĩa là thắt chặt tiền tệ sẽ căng thẳng hơn vì hiệu ứng của việc thắt chặt này sẽ ảnh hưởng đến năm 2011 hơn là hai tháng tới. Có chăng việc CPI cao sẽ dẫn tới suy luận rằng tình trạng thắt chặt tiền tệ sẽ còn kéo dài. Nói chung hướng suy luận nào cũng dẫn đến một thực tế là khó có thể sớm nới lỏng tiền tệ - một trong những cái “phao” chủ yếu cho chứng khoán trong ngắn hạn. Tuy nhiên, tin CPI cũng không gây ra những hiệu ứng quá bất ngờ vì về cơ bản các chính sách đã được thực thi từ trước. Có lẽ phản ứng ngắn hạn sẽ xảy ra ngay trong một hai phiên giao dịch tới. Hiện tại thị trường đang ở gần ngưỡng hỗ trợ 410-420 điểm. Điều này có thể là một yếu tố lợi thế bổ sung cho bên lạc quan.
-
Tình hình VNI trung và dài hạn vẫn đang ở quẻ: Kinh Vô Vong ---------------------- 3/.Kinh Vô Vong: Kinh hãi, thất vọng, giai đoạn tẩy rửa-thanh lọc-loạt bỏ…
-
Tự hỏi: Tình hình VNI tuần tới từ 22/11/2010-26/112010? Giờ Tý 17/10/Canh Dần: Quẻ Cảnh Xích Khẩu Tình hình vẫn là sideway theo chiều hướng giảm, giống như tuần trước. Lại xuất hiện nhiều cảnh cãi cọ, chứi bới, kêu ca... Độ số 2,4,9: Vậy VNI thấp nhất 420, cao nhất 429, (Chọn dung sai là +,- 5 điểm theo quan điểm TA). Tình hình giải chấp căng thẳng.
-
3 lý do bong bóng vàng sẽ vỡ (Vietstock) - Ba sự kiện gần đây có thể khiến bong bóng vàng vỡ. Đó là mối quan ngại nợ công châu Âu đang lắng dịu, Trung Quốc yêu cầu các ngân hàng nâng dự trữ bắt buộc thêm 0.5% và FED lên tiếng bảo vệ chương trình mua trái phiếu. * Chưa đầy 10 ngày, Trung Quốc 2 lần nâng dự trữ bắt buộc * FED lên tiếng bảo vệ gói kích thích kinh tế lần 2 * Ireland sẽ được vay hàng chục tỷ EUR Thứ nhất, mối quan ngại về khủng hoảng nợ châu Âu đang lắng dịu. Nhà đầu tư tin tưởng rằng tình hình tại Ireland sẽ ổn định trở lại. Và sự bình ổn của đồng EUR không tốt cho giá vàng. Bên cạnh kỳ vọng về gói giải cứu dành cho Ireland, Eurozone đang kiên quyết thực hiện các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” đầy nghiêm khắc bất chấp sự phản đối dữ dội từ công chúng. Sự hạn chế chi tiêu và cắt giảm chi phí cũng là một điều không có lợi đối với giá vàng. Thứ hai, Trung Quốc vừa yêu cầu các ngân hàng nâng dự trữ bắt buộc thêm 0.5% nhằm chống chọi với áp lực lạm phát. Đây là lần thắt chặt lãi suất thứ ba kể từ đầu tháng 9 đến nay. Chính sách này được xem là một biện pháp khá ôn hòa nhằm kiểm soát lạm phát mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Những động thái của Trung Quốc được xem là khá tiêu cực đối với giá vàng bởi tài sản này được sử dụng như một công cụ chống lạm phát. Thứ ba, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã chính thức lên tiếng phản bác các lời chỉ trích từ quốc tế về chương trình mua 600 tỷ USD trái phiếu của FED trong một hội nghị của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tại Đức. Theo ông, tăng trưởng ảm đạm, lạm phát giảm và tỷ lệ thất nghiệp cao đã thôi thúc FED hành động để kích thích nền kinh tế. “Trong quỹ đạo kinh tế như hiện nay, Mỹ có nguy cơ chứng kiến hàng triệu người bị thất nghiệp trong nhiều năm. Tình trạng này là không thể chấp nhận được trong một xã hội.” Khánh Hà
-
Thế giới tuần từ 15 – 19/11: Cuộc chiến của các “siêu cường” Chính phủ Mỹ, muốn giữ việc làm cho người Mỹ và cứu kinh tế nước này, tung ra QE2. Trung Quốc với nỗi về ảnh hưởng từ QE2 và diễn biến trong nước, đáp trả mạnh mẽ. TTCK thế giới trong nỗi lo khủng hoảng nợ châu Âu Thế giới đang chăm chú dõi theo biến động của khủng hoảng nợ công tại châu Âu. Thị trường hoài nghi về việc liệu lĩnh vực tài chính của Ireland có thể tồn tại và nếu không thể sống sót qua khủng hoảng, sự sụp đổ của nó sẽ tạo ra hậu quả tài chính và kinh tế như thế nào đối với khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng như kinh tế toàn cầu. Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 22,32 điểm tương đương 0,2% lên mức 11.203,55 điểm, tính cả tuần chỉ số tăng được 0,1%. Chỉ số S&P 500 tăng 3,04 điểm tương đương 0,3% lên 1.199,73 điểm, chỉ số tăng 0,04% trong tuần. Còn chỉ số Nasdaq tăng 3,72 điểm tương đương 0,2% trong phiên ngày thứ Sáu và chốt tuần không thay đổi nhiều so với tuần trước đó. TTCK châu Âu có tuần giảm điểm thứ 2 liên tiếp. Chỉ số FTSE 100 của thị trường Anh hạ 1,5%; chỉ số CAC 40 của thị trường Pháp hạ 0,11%; chỉ số DAX của thị trường Đức tăng 0,79%; chỉ số Tại châu Á, chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông hạ 1,75%, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật tăng 1,98%, chỉ số S&P ASX 200 của thị trường Úc hạ 1,26%; chỉ số NZX 50 của thị trường New Zealand hạ 1,81%. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha sẽ tiếp bước Ireland lâm vào khủng hoảng? Tuần qua, những vấn đề từ Ireland tiếp tục khiến thị trường sợ hãi. Chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu chính phủ Ireland và Đức duy trì tại mức cao kỷ lục. Khi thông tin về khả năng Ireland cần giải cứu ngày một rõ ràng hơn và sự đồng thuận gần đạt được, thị trường chú ý nhiều hơn đến Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, điểm yếu tiếp theo trong mối liên kết của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Bất kỳ thỏa thuận nào giữa chính phủ Ireland, Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để giải quyết khủng hoảng nợ tại Ireland đều đặt mục tiêu giảm mạnh bất ổn trên thị trường trái phiếu mà các nhà hoạch định chính sách lo sợ một ngày nào đó sẽ khiến Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha khốn khổ. Kinh tế Bồ Đào Nha, giống Ireland ở phương diện một nền kinh tế nhỏ với thị trường nợ thiếu thanh khoản, được coi như sẽ tiếp bước Ireland lâm vào tình cảnh khó khăn như hiện nay. Ông Ian Harnett, giám đốc điều hành tại công ty tư vấn tài chính Absolute Strategy Research, cho rằng: “Nếu thị trường chứng kiến Ireland phải chịu giải cứu, chúng tôi hy vọng hiệu ứng lan truyền sẽ được kiềm chế. Thế nhưng câu chuyện không đơn giản như vậy, nhà đầu tư sẽ tháo chạy lần lượt khỏi từng nước đang khủng hoảng, vì thế Bồ Đào Nha hiện đang đương đầu với nhiều rủi ro.” Lợi suất trái phiếu chính phủ Bồ Đào Nha thời hạn 10 năm hiện tạm thời dưới mức 7% sau khi vượt mức kỷ lục 7,1% vào tuần trước. General Motors – điểm sáng của ngành ô tô Mỹ Sau khi nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên chính phủ Mỹ vào ngày 01/06/2010, mọi chuyện đối với General Motors thật tồi tệ. Khi đó GM có tài sản 82,3 tỷ USD và gánh khoản nợ 172,8 tỷ USD. Theo Fortune, cới số tài sản này, GM đã ghi danh vào lịch sử với vụ phá sản lớn nhất từng có của một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Mỹ, đồng thời là vụ phá sản lớn thứ tư trong lịch sử doanh nghiệp nói chung của nước này. Cuối cùng, với sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ và chính những người dân Mỹ, hãng xe nổi tiếng đã khôi phục được công việc kinh doanh, tiến hành IPO thành công, thu về số tiền 20,7 tỷ USD và niêm yết cổ phiếu trên sàn NYSE. Phiên giao dịch đầu tiên, cổ phiếu GM tăng chưa đầy 4%, tuy nhiên các chuyên gia phân tích nhận định tình hình thời gian tới sẽ thuận lợi đối với GM và chắc chắn cho thấy cổ phiếu GM đã ở mức hợp lý. Tiền thu được từ đợt chào bán này phần lớn chủ yếu thu về Chính phủ Mỹ. Sau đợt IPO, chính phủ Mỹ chỉ còn nắm 33% cổ phần GM từ con số 61% trước đó. General Motors đã hoàn trả 9,5 tỷ USD trong số 49,5 tỷ USD đã nhận từ chính phủ Mỹ vào năm 2009. Chính quyền Tổng thống Obama sẽ tìm cách bù đắp lại khoản còn lại thông qua việc bán cổ phiếu trong các năm tới. Trung Quốc tự bảo vệ và đáp trả Mỹ Khi dư luận bàn tán nhiều hơn về khả năng chủ tịch FED sẽ chỉ trích Trung Quốc về chính sách đối với đồng nhân dân tệ, Trung Quốc không những không chùn bước mà còn đi trước cả động thái của chủ tịch FED. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 50 điểm cơ bản. Quyết định sẽ có hiệu lực từ ngày 29/11/2010. Mức dự trữ áp dụng với các ngân hàng lớn tăng lên 18%, với ngân hàng vừa và nhỏ là 16%. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sử dụng dự trữ đồng nhân dân tệ này để mua vào lượng đôla, euro và một số loại tiền tệ khác với tổng giá trị tương đương khoảng 1 tỷ USD/ngày – động thái ngăn đồng nhân dân tệ tăng giá. Với luận điểm ngăn lạm phát tăng cao, bình ổn giá cả, quyết định yêu cầu các ngân hàng thương mại nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Trung Quốc đã dùng một mũi tên bắn trúng nhiều đích: ổn định giá cả, rút bớt tiền khỏi lưu thông và tiếp tục ghìm giá đồng nhân dân tệ - động thái khiến phía Mỹ “điên đầu” và có lẽ một phần vì thế mà chủ tịch FED đã đưa ra những chỉ trích gay gắt hơn dự kiến của chính ông trong bài phát biểu của ông sau đó. Bởi yêu cầu Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ không được, với QE2, Mỹ đành phải tự hành động bằng cách hạ giá đồng USD so với đồng nhân dân tệ. Với động thái chính sách mới nhất, Trung Quốc ngoài ra còn muốn giảm thiểu ảnh hưởng từ chính sách QE2 của Mỹ. Chủ tịch FED cương quyết bảo vệ chương trình QE2 và thẳng thừng chỉ trích Trung Quốc Ngày thứ Sáu, chủ tịch FED dẹp sang một bên thái độ nền nã vốn có của một chủ tịch Ngân hàng Trung ương và tấn cộng trực diện vào chính sách đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Đối với chương trình QE 2, chủ tịch FED nói: “Ý thức rõ ràng về tầm quan trọng của đồng USD trong hệ thống tiền tệ và tài chính toàn cầu, Ủy ban thị trường mở thuộc FED tin rằng đưa ra QE2 là cách tốt nhất để củng cố cho các yếu tố kinh tế căn bản hỗ trợ cho đồng USD, ổn định giá cả tại Mỹ, hỗ trợ cho đà phục hồi của kinh tế toàn cầu.” Trong bài phát biểu tại hội nghị do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tổ chức ngày thứ Sáu, ông chỉ ra quyết định hạ giá thấp đồng nhân dân tệ của Trung Quốc thực tế tác động cực kỳ tồi tệ đến sự phục hồi của kinh tế toàn cầu. Ông chỉ ra, hậu quả tất yếu, thời gian tới kinh tế khắp nơi sẽ tăng trưởng chậm. Năm vừa qua, Tổng thống Obama và Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã cố gắng dùng nhiều biện pháp buộc Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ nhanh hơn nhưng chẳng mang lại chút tác dụng nào. Trong khi đó, chủ tịch FED tránh đưa ra mọi bình luận về chính sách tỷ giá của Trung Quốc, ít nhất trước công chúng. Tuyên bố của ông Bernanke có thể giúp chính quyền Tổng thống Obama thêm lý do để gọi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ trong báo cáo tiếp theo lên Quốc hội Mỹ về thị trường ngoại hối. Báo cáo đã bị trì hoãn công bố nhiều lần và sẽ có thể được tung ra bất kỳ lúc nào. Các chuyên gia phân tích nhận định báo cáo có thể chưa được công bố cho đến khi chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến thăm Washington vào tháng 1/2011. Theo chủ tịch FED, hiện tại kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng với 2 tốc độ khác nhau. Nhóm nền kinh tế mới nổi tăng trưởng mạnh trong khi nhóm G7 tăng trưởng trì trệ. Ông chỉ ra nếu thế giới có hệ thống tỷ giá do thị trường điều chỉnh, sự cân bằng sẽ đạt được, đồng tiền nhóm nước mới nổi mạnh lên, nhu cầu hạ bớt và hoạt động kinh tế của nhóm nước phát triển tăng trưởng tốt. Hiện nay, việc hạ giá đồng tiền của Trung Quốc đang cản trở sự điều chỉnh trên. Ngọc Diệp
-
Giá vàng bất thần lao dốc mạnh Thứ Sáu, ngày 19/11/2010, 10:02 (24h) - Sau khi tăng mạnh, đạt 35,5 triệu đồng/lượng vào chiều hôm qua, sáng nay (19/11), giá vàng trong nước đã tăng vượt ngưỡng 36 triệu đồng/lượng. Vàng thế giới cũng bước vào chu kỳ tăng giá mới với mức 1.357 USD/ounce. Sau khi tăng vọt lên 36,4 triệu đồng/lượng vào buổi sáng, giá vàng trong nước tới trưa nay lại lao dốc chóng mặt, mất gần 1 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng quốc tế sáng nay ít biến động và chỉ xoay quanh ngưỡng 1.360 USD/oz. Lúc hơn 11h trưa nay, giá vàng SJC tại thị trường Tp.HCM do SJC niêm yết chỉ còn 35,1 triệu đồng/lượng (mua vào) và 35,4 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 900.000 đồng/lượng so với mức đỉnh của ngày thiết lập cách đó chừng 2 giờ đồng hồ. Trước đó, vào lúc hơn 9h, giá vàng bán ra tại doanh nghiệp này đã “đại nhảy vọt” lên 36,3 triệu đồng/lượng, tăng 700.000 đồng/lượng so với giá đóng cửa chiều hôm trước, đồng thời cao hơn 1,8 triệu đồng mỗi lượng so với giá mở cửa sáng qua. Tại thị trường Hà Nội, giá vàng Rồng Thăng Long tại Hà Nội do Bảo Tín Minh Châu công bố lúc 11h10 cũng giảm về mức 35,1 triệu đồng/lượng và 35,55 triệu đồng/lượng (giá mua vào và bán ra), hạ 900.000 đồng/lương ở chiều mua vào và 850.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với cách đó 2h đồng hồ. Giá vàng bất thần lao dốc mạnh, Tài chính - Bất động sản, vang, giá vàng, usd, giá usd, tài chính, ngân hàng Giá vàng trong nước bắt đầu có sự đảo chiều chóng vánh và sụt giảm liên tục từ gần 10h sáng nay. Giá vàng trong nước đã có diễn biến tăng chóng mặt từ trưa qua tới giữa buổi sáng nay, với tốc độ vượt xa tốc độ tăng của giá vàng quốc tế. Tuy nhiên, giá vàng trong nước bắt đầu có sự đảo chiều chóng vánh và sụt giảm liên tục từ gần 10h sáng nay. Tại SJC, giá vàng niêm yết từ thời điểm đó được điều chỉnh chừng 10 phút một lần, có lần giá vàng rẻ đi 300.000 đồng/lượng chỉ sau một lần điều chỉnh. Trong quá trình lao dốc, khoảng cách giữa giá vàng thu mua và bán ra có lúc giãn rộng ra 500.000 đồng/lượng. Do còn thận trọng với những diễn biến thất thường của giá vàng, các doanh nghiệp vàng tới trưa nay tiếp tục duy trì mức chênh rộng giữa giá mua và giá bán, trong khoảng 300.000-450.000 đồng/lượng. Giải thích về đà tăng mạnh của giá vàng trong nước từ chiều qua, một số nhà kinh doanh vàng đưa ra lý do giá quốc tế tăng mạnh, cộng với lực mua trong nước, đặc biệt là của các ngân hàng và tổ chức kinh doanh vàng, có chiều hướng tăng. Tuy nhiên, một nhà kinh doanh vàng cho rằng, những diễn biến bất thường sáng nay của giá vàng có dấu hiệu của hiện tượng “bong bóng” và “làm giá”. Thận trọng trước sự đảo chiều liên tục và tốc độ điều chỉnh chóng mặt của giá vàng, thị trường vàng miếng sáng nay giao dịch nhìn chung kém sôi động. Sáng nay, có lúc giá vàng bán lẻ trong nước cao hơn giá vàng thế giới quy đổi tới 1,6 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, sau khi lao dốc trở lại, giá vàng trong nước chỉ còn cao hơn giá thế giới khoảng 800.000 đồng/lượng. Giá USD thị trường tự do trưa nay cũng giảm nhẹ so với buổi sáng. Lúc hơn 11h, giá USD tự do tại Hà Nội còn 21.000 đồng (mua vào) và 21.150 đồng (bán ra), giảm 100 đồng ở chiều giá mua và 50 đồng ở chiều giá bán. Sau khi tăng trong buổi sáng, giá vàng quốc tế trưa nay quay đầu đi xuống. Lúc 11h30 theo giờ Việt Nam đứng gần mốc 1.354 USD/oz, rẻ đi khoảng 6 USD/oz so với lúc 10h.
-
Cảm ơn bác.E tuy mệnh Thủy nhưng 3 lần vào sàn vàng thì cháy tk cả 3, giờ e sợ rồi kg giám chơi vàng nữa. Có lẽ e kg có duyên với vàng. Chúc bác thành công với sóng vàng này.
-
Nhà đầu tư ngắn hạn nên ưu tiên giao dịch với những cổ phiếu có sẵn trong tài khoản Thứ 5, 18 Tháng 11 2010 16:49 Tác giả Nguyễn Minh Đã không có phiên giảm điểm thứ 6 liên tiếp cho VN Index và mốc 420 vẫn đứng vững.Thanh khoản vẫn chỉ đứng ở mức thấp nhưng tín hiệu khả quan hơn là khối ngoại đã mua ròng trở lại sau một phiên bán ròng hiếm hoi hôm trước kể từ nhiều tuần trở lại đây, tuy lực mua chỉ ở mức thấp với hơn 15 tỷ đồng. Điểm nhận thấy khá rõ trong 2 ngày qua là sự cải thiện về lượng cầu, cũng là động lực chính kéo VN Index tăng điểm ngày hôm nay. Sự mạnh dạn hơn của bên mua đã xuất hiện từ hôm qua, khi các lệnh đặt mua không còn tập trung ở quanh mức giá sàn mà đã dần tiếp cận các mức giá cao hơn tuy vẫn dưới tham chiếu. Ngay từ mở phiên hôm nay, bên mua đã chủ động nâng lên các mức giá xanh, thậm chí khá nhiều cổ phiếu được tranh mua ở vùng giá trần, bao gồm cả các blue-chip như HAG, ITA, SAM… Lượng cầu khá trải đều khắp bảng điện tử chứ không chỉ tập trung vào một số cổ phiếu blue-chip có sức nặng với chỉ số. Đây là lực cầu thực của bên mua với mục đích bắt đáy và đón đầu đợt hồi phục chứ không phải là hoạt động giao dịch với mục đích kéo chỉ số hay đảo hàng giữa các tài khoản để tránh áp lực giải chấp như từng được chứng kiến trước đó. Chính những cổ phiếu có vai trò giữ nhịp cho VN Index trong đợt giảm vửa qua như BVH, PVF, VIC lại quay ra làm chậm đà tăng của VN Index trong phiên hôm nay. VN Index cuối phiên đóng của trên 430 điểm, nhưng quan trọng hơn mốc 420 điểm vẫn an toàn sẽ có tác động tốt đến tâm lý nhà đầu tư. Mặc dù chưa chạm ngưỡng này nhưng VN Index đã bật tăng trở lại là một tín hiệu tích cực trong bối cảnh mà thị trường ảm đạm như hiện nay. Theo Woori CBV thì thị trường vẫn chưa thực sự có những dấu hiệu tăng tích cực khi ngoài các yếu tố từ thống kê giao dịch, không có một thông tin vĩ mô nào hỗ trợ thị trường. Liệu có một khả năng VN Index lại bắt đầu một kênh đi ngang mới với kênh giới hạn trên dưới lần lượt là 440/420? Nếu khả năng này thành hiện thực thì sẽ xác nhận một xu hướng khá xấu khi các kênh dao động của VN Index cứ thấp dần đều. Vì vậy khả năng tăng vẫn có nhưng đi kèm với rủi ro khá lớn. Đối với nhà đầu tư ngắn hạn, nên ưu tiên giao dịch với những cổ phiếu có sẵn trong tài khoản để giảm thiểu rủi ro T+. Trong trường hợp xác định đầu tư dài hạn thì những cổ phiếu có cổ tức trên thị giá cao luôn là sự lựa chọn ở giai đoạn thị trường "con gấu" như hiện tại.
-
Bác Nắng, cho đến giờ e vẫn chưa có biết thông tin nào của các chuyên gia dự báo TQ tăng LS nhiều hay ít, chỉ có cái tin này: Chuyên gia dự báo Trung Quốc nâng lãi suất cơ bản vào ngày thứ Sáu
-
Giá vàng hạ, dầu về 80USD/thùng Thông tin lạm phát Mỹ thấp nhất trong 44 năm và diễn biến khủng hoảng tài khóa tại Ireland khiến nhà đầu tư vàng đứng ngoài thị trường. Giá vàng tại thị trường New York tiếp tục hạ bởi số liệu mới về lạm phát Mỹ và thông tin về tình hình nợ công tại Ireland khiến nhà đầu tư tạm thời đứng ngoài thị trường. Tại thị trường New York, giá vàng giao tháng 12/2010 hạ 1,50USD/ounce tương đương 0,1% xuống 1.336,90USD/ounce. Tại thị trường New York, giá vàng giao ngay hạ 3,60USD/ounce xuống 1.335,80USD/ounce. Nhà đầu tư trên thị trường vàng phiên ngày hôm qua thất vọng với số liệu về lạm phát Mỹ. Chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ tháng 10/2010 chỉ tăng 0,2%, thấp hơn con số 0,3% theo dự báo của các chuyên gia. Chỉ số giá tiêu dùng lõi không tăng suốt từ tháng 7/2010. Diễn biến trực tuyến giá vàng thế giới (Nguồn:Kitco) Trong khi đó đồng USD vững khiến giá vàng không thể tăng. Các loại tài sản định giá bằng USD trở nên hấp dẫn nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác khi đồng USD mất giá. Giá dầu thô giao kỳ hạn rơi xuống mức thấp nhất trong 4 tuần bởi dự báo Trung Quốc sẽ sớm nâng lãi suất cơ bản để làm chậm đà tăng trưởng kinh tế tại nền kinh tế tiêu thụ nhiều năng lượng nhất thế giới. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho biết chính phủ nước này đang bàn thảo về các biện pháp để kiềm chế lạm phát, giá dầu lập tức giảm 2,3%. Ngoài ra, giá dầu còn hạ bởi lo lắng về khả năng khủng hoảng nợ tại châu Âu đang trầm trọng hơn bởi các Bộ trưởng Tài chính châu Âu cân nhắc về gói giải cứu dành cho ngân hàng Ireland. Giá dầu thô hồi phục nhẹ sau khi Bộ Năng lượng Mỹ công bố nguồn cung dầu thô tại Mỹ tuần trước giảm 7,29 triệu thùng. Tại thị trường New York, giá dầu thô giao tháng 12/2010 hạ 1,90USD/ounce xuống 80,44USD/thùng, mức thấp nhất từ ngày 19/10/2010. Từ mức cao nhất trong 2 năm là 88,63USD/thùng thiết lập ngày 11/11/2010, giá dầu thô đã giảm 9,2%. Tại thị trường London, giá dầu Brent giao tháng 1/2010 hạ 1,45USD/thùng tương đương 1,7% xuống 83,28USD/thùng. Ngọc Diệp
-
Chuyên gia dự báo Trung Quốc nâng lãi suất cơ bản vào ngày thứ Sáu Ngày 19/10/2010, Trung Quốc nâng lãi suất cơ bản lần đầu tiên từ năm 2007. Quyết định đó ngay lập tức khiến giá vàng giảm sâu hơn 36USD/ounce. Ngày hôm qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho biết chính phủ của ông đang chuẩn bị các biện pháp cần thiết để ngăn giá cả tăng. Thị trường kỳ vọng nhiều hơn vào khả năng Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các biện pháp thắt chặt. Nhiều chuyên gia dự đoán Trung Quốc sẽ hành động ngay ngày thứ Sáu trong tuần. Ông Danny Yan, chuyên gia quản lý quỹ tại Tai Fook Asset Management., nhận xét: “Trung Quốc muốn gửi đến mọi người thông điệp rằng lần này họ đang thật sự cẩn trọng với kiềm chế lạm phát, giảm thanh khoản thừa thãi và chặn dòng vốn đầu cơ.” Ngày 19/10/2010, Trung Quốc nâng lãi suất cơ bản lần đầu tiên từ năm 2007. Quyết định đó ngay lập tức khiến giá vàng giảm sâu hơn 36USD/ounce, giá dầu hạ hơn 2%. TTCK khắp thế giới mất điểm. Tại châu Âu, buổi họp cấp cao của lãnh đạo các nền kinh tế khu vực không thể đưa ra được giải pháp để giải quyết khủng hoảng nợ Ireland. Chính phủ Ireland cho đến nay đã từ chối áp lực buộc nước này yêu cầu hỗ trợ dù trên thực tế Bộ trưởng Tài chính các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu đã đồng ý cử nhóm làm việc tới Ireland để dọn đường cho chương trình giải cứu nước này. Hai thông tin trên lập tức tác động đến thị trường chứng khoán châu Á khiến một số thị trường trong khu vực mất điểm. Thị trường chứng khoán châu Âu mở cửa phiên giao dịch cũng giảm điểm. Tại thị trường New York, đồng USD chạm mức 83,59 yên/USD, cao nhất trong 6 tuần so với đồng yên. Chốt phiên ngày hôm qua, đồng USD giao dịch với đồng yên ở mức 83,44 yên/USD. Lo lắng về động thái chính sách của Trung Quốc ảnh hưởng xấu đến giá hàng hóa. Giá đồng và thiếc tại thị trường Thượng Hải giảm sâu sau khi đã giảm từ 5 đến 8,5% tại thị trường London phiên ngày hôm qua. Trong ngày giao dịch hôm nay tại thị trường Thượng Hải, giá vàng giao ngay chạm mức 1.355USD/ounce, giá dầu thô hạ 0,5% xuống 81,95 USD/thùng. Ngọc Diệp Theo AP
-
Bác Nắng, e chạy ra ngoài làm việc khác thì chợt ra quẻ của bác. Bác làm thơ, mà thơ thì thuộc về Tình Cảm, vậy có THƯƠNG. Làm thơ thì phải ngâm thơ, vậy là XÍCH KHẨU. Nhưng thơ của bác từ hôm qua, hôm nay bác mới lưu lên đây vậy là Lưu Liên. Vậy quẻ là: Thương Lưu Liên. Câu hỏi 1: Trung Quốc có tăng lãi suất cơ bản hay không? Quẻ Đỗ Tốc Hỷ: Có tăng. Câu hỏi 2: Tăng nhiều hơn hay ít hơn dự báo của các chuyên gia kinh tế? Quẻ Cảnh Xích Khẩu: Tăng không như dự báo của các chuyên gia nên mới có cảnh cãi cọ, cảnh dấu đá, cạnh tranh luận... Trình e mới làm quen, chỉ ra được như vậy thôi bác. Rất mong bác chỉ giáo thêm.
-
Cảm ơn bác.Việc độn quẻ theo câu hỏi của bác, e cứ đưa tay lên là đầu óc không ổn, không thể độn được. Có lẽ giờ này không phải giờ độn quẻ câu hỏi của bác. Hẹn bác khi khác vậy.
-
Bác Nắng, hôm 9/11 vàng TG 1420$ trong nước các công ty bán ra 38,2tr, nếu mua đối ứng ngay thì họ đã lãi cầm trắc khoảng 800.000/lượng do giá trong nước cao hơn giá TG quy đổi+phí.ĐP đoán khi a Giầu công bố cho nhập vàng thực chất là để hoàn trả điều kiện cho các công ty KD cân đối lượng vàng đã bán ra bình ổn TT ở mức giá cao theo chỉ đạo cấp tốc, vì vậy mà a G chỉ cấp số lượng do các công ty KD đăng ký. Các công ty KD vàng luôn là người cầm cái, có những đầu óc phân tích giá vàng nhạy bén. Họ phải giải quyết xong cái khoản nhập khẩu để đảm bảo không có lỗ, rồi họ mới từ từ để giá vàng trong nước tiệm cận với giá TG.
-
Vừa nhen nhóm hy vọng tăng, vàng đã sụt giảm Thứ 4, 17 Tháng 11 2010 16:00 Tác giả Văn Mẫn Giá vàng luôn trong xu hướng giảm trong phiên giao dịch sáng nay. Tới trưa, vừa nhen nhom hy vọng đảo chiều đi lên, giá vàng đã quay đầu đi xuống. Vào lúc 14h, tại công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu, giá vàng giảm 10.000 đồng/lượng sau khi tăng lên mức 34,39 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC: Mua vào 34,38 triệu đồng/lượng; bán ra 34,48 triệu đồng/lượng. Giá vàng rồng Thăng Long: Mua vào 34,38 triệu đồng/lượng; bán ra 34,48 triệu đồng/lượng. Tại công ty vàng bạc đá quý SJC, giá vàng cũng trong xu hương tương tự. Giá vàng SJC Hồ Chí Minh: Mua vào 34,37 triệu đồng/lượng; bán ra 34,43 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC Hà Nội: Mua vào 34,37 triệu đồng/lượng; bán ra 34,45 triệu đồng/lượng. Tại công ty vàng bạc đá quý Sacombank – SBJ, giá vàng giảm 30.000 đồng/lượng sau khi tăng từ 34,25 triệu đồng/lượng lên 34,40 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC: Mua vào 34,37 triệu đồng/lượng; bán ra 34,45 triệu đồng/lượng. Giá vàng SBJ: Mua vào 34,38 đồng/lượng; bán ra 34,44 triệu đồng/lượng. Tại công ty vàng bạc đá quý Phú Quý, giá vàng cũng giảm vô cùng mạnh mẽ. Giá vàng SJC: Mua vào 34,35 triệu đồng/lượng; bán ra 34,46 triệu đồng/lượng. Giá vàng 9999: Mua vào 33,9 đồng/lượng; bán ra 34,3 triệu đồng/lượng. Có thể thấy, giá vàng tại các cửa hàng kim hoàn đang có diễn biến khá giống nhau. Điều đáng nói, khoảng cách giữa mức giá mua vào và bán ra đã được rút ngắn, chỉ khoảng 100.000 đồng/lượng. Trong khi đó, con số này các ngày trước đây là khoảng 300.000 đồng/lượng. Giá vàng trong nước vừa nhen nhóm hy vọng tăng đã quay đầu đi xuống khi giá vàng thế giới rơi xuống mức thấp nhất. Lúc này, giá vàng thế giới đang giao dịch ở mức 1.334,8 USD/ounce, giảm khoảng 3 USD/ounce so với giá 8h30 sáng nay. Trong phiên, mức giá cao nhất của vàng là 1.340 USD/ounce. Vàng hiện đang ở vùng đáy. Chính việc USD tăng giá đã gây áp lực lên giá vàng. USD leo lên mức cao 7 tuần so với euro. Mới đây, Ngân hàng UBS đã nâng dự báo giá USD trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đã phát đi những tín hiệu phục hồi tích cực hơn giữa lúc khủng hoảng nợ tại Châu Âu lại bùng phát mạnh. Ngân hàng giao dịch ngoại hối lớn thứ hai thế giới đã sửa đổi mục tiêu dự báo của tỷ giá EUR/USD trong vòng 1 tháng tới lên $1.30 so với dự báo cũ là $1.40. Ngoài ra, UBS cũng điều chỉnh tăng dự báo tỷ giá USD/JPY trong 1 tháng tới từ 80 yên/usd lên 85 yên/usd. Nhóm phân tích của Ngân hàng nhận xét: “Khó khăn tài chính ở Châu Âu ngày càng trầm trọng thêm trong khi ngược lại, kinh tế Mỹ đang bắt đầu khởi sắc sau giai đoạn suy yếu mùa hè. Chúng tôi dự đoán lúc này nhà đầu tư thích nắm giữ đồng USD hơn”. Thị trường hôm nay sẽ đón nhận nhiều thông tin quan trọng đối với nền kinh tế đầu tàu thế giới như là chỉ số giá tiêu dùng, số giấy phép xây dựng và doanh số nhà mới xây. Quan trọng nhất là kết quả chỉ số giá tiêu dùng CPI, chỉ số phản ánh mức độ lạm phát, như thế nào sẽ ảnh hưởng lớn đến đồng bạc xanh cũng như liên đới tác động đến kim loại quý. Theo phân tích kỹ thuật, giá vàng đang trong giai đoạn tích luỹ do dải biên Bollinger Bands có dấu hiệu bó hẹp hình thành nút thắt cổ chai. Có lẽ đến thời điểm giao thoa giữa phiên London và Mỹ, giá vàng mới thể hiện xu hướng khi các chỉ số trên được công bố.
-
“Làm giá” phải trả giá Thứ 4, 17 Tháng 11 2010 14:45 Tác giả Nguyễn Minh Trước tình trạng một số nhà đầu tư bắt tay nhau “làm giá” cổ phiếu tác động xấu tới thị trường, cơ quan chức năng đã tích cực vào cuộc và nhiều trường hợp đã bị phát hiện, xử phạt với mức phạt lên tới hàng trăm triệu đồng. Ngày 12-11-2010, ông Vũ Bằng - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã ký ban hành các Quyết định số 896, 897/QĐ-UBCK xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Võ Văn Trường (trú tại ấp 2/97 La Ngà, Định Quán, tỉnh Đồng Nai) và ông Phạm Đình Phú (trú tại Đồn điền 3, Túc Trưng, Định Quán, tỉnh Đồng Nai) vì hành vi thao túng giá cổ phiếu. Theo điều tra của UBCK, trong khoảng thời gian từ 1-7-2010 đến 31-8-2010, ông Võ Văn Trường sử dụng 2 tài khoản của mình và 10 tài khoản đứng tên người có liên quan đã có hành vi thông đồng với ông Phạm Đình Phú để thực hiện mua, bán cổ phiếu của Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh dược và thiết bị y tế Việt Mỹ (mã chứng khoán AMV) nhằm tạo cung cầu giả tạo để thao túng giá cổ phiếu AMV, vi phạm quy định tại Khoản 4, Điều 9, Luật Chứng khoán. Thời điểm đó, giá cổ phiếu của AMV đã tăng đột biến từ khoảng 16.000 đồng/cổ phiếu lên 35.000 đồng/cổ phiếu. Xét tính chất và mức độ vi phạm, UBCKNN xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Võ Văn Trường và ông Phạm Đình Phú với số tiền phạt là 250 triệu đồng mỗi người. Mức phạt này được áp dụng theo quy định mới định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 27 Nghị định số 85/2010/NĐ-CP (khung phạt cao nhất là 300 triệu đồng). Trước đó, UBCK cũng đã xử phạt một số cá nhân có hành vi “làm giá” cổ phiếu. Trong thời gian từ 20-12-2009 đến 9-7-2010, các cá nhân là ông Nguyễn Hải Sơn, bà Nguyễn Thị Hạnh (trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và bà Trần Thị Thu (trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã sử dụng tài khoản của mình và các tài khoản đứng tên người có liên quan thông đồng với nhau để thực hiện mua, bán cổ phiếu của Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà (mã chứng khoán SHI) nhằm thao túng giá cổ phiếu này. Xét tính chất và mức độ vi phạm, mỗi cá nhân bị phạt 50 triệu đồng theo quy định. Tháng 8-2010, UBCK có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thanh Hải và ông Nguyễn Hữu Chí vì tạo cung cầu ảo đẩy giá chứng khoán Công ty cổ phần Bê tông Hòa Cầm - Intimex (mã chứng khoán là HCC)... Phạt nặng làm sạch thị trường Anh Tiến Đức (một nhà đầu tư tại sàn ACB) cho biết: “Hiện tượng làm giá trên thị trường đã không còn xa lạ với các nhà đầu tư, thông tin về những mã cổ phiếu chuẩn bị được làm giá còn được xem là thông tin đắt giá. Bằng những chiêu thức tinh vi, các “đội lái” (cá nhân, tổ chức phối hợp với nhau thao túng giá cổ phiếu) có thể đẩy giá cổ phiếu lên gấp nhiều lần giá trị thực. Cũng có những nhà đầu tư dựa vào “đội lái” mà gặt hái được lợi nhuận cao, tuy nhiên thiệt thòi chủ yếu vẫn được đẩy về phía các nhà đầu tư nhỏ lẻ”. Theo các chuyên gia, hiện tượng “làm giá” cổ phiếu đang làm thị trường trở nên méo mó khiến các nhà đầu tư mất lòng tin. Cùng với việc tăng cường kiểm tra và xử lý các đối tượng “làm giá” của các cơ quan chức năng, thì việc áp dụng mức xử phạt cao theo Nghị định 85/2010/NĐ-CP ngày 2-8-2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán sẽ phần nào phát huy tác dụng. Từ ngày 20-9-2010, mức phạt hành chính sẽ tăng lên mức cao nhất là 300 triệu đồng cho các hành vi vi phạm như cá nhân, tổ chức thông đồng trong giao dịch chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; hoặc giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán. Tuy nhiên, cũng có không ít băn khoăn rằng với mức phạt như trên liệu đã đủ sức răn đe và cái giá phải trả cho hành vi “làm giá” có đủ lớn so với những khoản lợi nhuận do “làm giá” mang lại? UBCK cho biết, theo Nghị định nêu trên, ngoài việc có thể xử phạt với số tiền lên tới 300 triệu đồng, UBCK còn có thể áp dụng phạt bổ sung bằng cách thu lại các khoản tiền mà tổ chức, cá nhân có được từ vi phạm “làm giá” chứng khoán
-
Báo cáo tốt cổ phiếu vẫn ế Không ít doanh nghiệp niêm yết đạt lợi nhuận cao trong quý III/2010 nhưng các nhà đầu tư vẫn ngại mua vào. Lẽ thường, vào mùa báo cáo quý trong năm, cổ phiếu của các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt thường tăng giá mạnh và duy trì vững ở mức giá đã đạt được. Thế nhưng lịch sử đã không lặp lại ở mùa báo cáo quý III năm nay, khi cổ phiếu của các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khả quan vẫn ế ẩm. Và thị trường cũng không diễn ra hiện tượng phân hóa cổ phiếu tốt, xấu như đã từng xảy ra trong quá khứ. Vì sao? Nhà đầu tư ngại kinh tế vĩ mô Cổ phiếu ngành cao su là nhóm cổ phiếu sáng giá nhất năm 2010. Trong 10 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 237.000 tấn cao su các loại trị giá 500 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2009, cao su xuất khẩu tuy giảm 4% về lượng nhưng giá trị lại tăng tới 57,4%. Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất cao su, mủ cao su tự nhiên đều có mức tăng trưởng khá. Tính đến nay, hầu hết doanh nghiệp kinh doanh cao su tự nhiên trên sàn niêm yết như DPR (Cao su Đồng Phú), HRC (Cao su Hòa Bình), PHR (Cao su Phước Hòa), TNC (Cao su Thống Nhất) và TRC (Cao su Tây Ninh) đã vượt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận cả năm 2010. Chẳng hạn, TRC công bố đạt lãi ròng 70,21 tỉ đồng trong quý III/2010, tăng 57,52% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến hết tháng 10.2010, TRC đã thực hiện được 192,6 tỉ đồng lợi nhuận, đạt 115% kế hoạch năm. Các doanh nghiệp ngành mía đường cũng hưởng lợi nhờ giá đường tăng đột biến. Kết thúc tháng 10, cả 5 doanh nghiệp ngành mía đường đều có kết quả kinh doanh khả quan so với cùng kỳ năm 2009. Đạt lợi nhuận cao nhất là SBT (Mía đường Bourbon Tây Ninh) với mức tăng 124,18%. LSS (Mía đường Lam Sơn) tăng 84,15%, NHS (Đường Ninh Hòa) tăng 75,55% và SEC (Mía đường Nhiệt điện Gia Lai) tăng 51,74%. BHS (Đường Biên Hòa) có mức tăng trưởng lợi nhuận thấp nhất với 22,65%. Theo báo cáo phân tích ngành mía đường của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBSC), sản lượng đường các năm gần đây chỉ dao động quanh mức 900.000-1,1 triệu tấn, trong khi nhu cầu khoảng 1,4-1,5 triệu tấn. Như vậy, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 300.000 tấn đường. Do đó, giá đường Việt Nam chịu ảnh hưởng tương đối mạnh bởi giá đường thế giới. Các nhóm ngành khác, tuy không bị lỗ nhưng triển vọng sản xuất kinh doanh vẫn đang chịu nhiều rủi ro do kinh tế phục hồi yếu. Vì thế, không thể kỳ vọng có lợi nhuận đột biến. Đơn cử như cổ phiếu ngành dệt may, tuy có đủ đơn hàng cho cả năm 2011 nhưng do chi phí đầu vào tăng, cộng với nguyên liệu nhập khẩu chiếm tới 80%, nên kết quả kinh doanh chỉ ở mức khiêm tốn. Các cổ phiếu ngành vận tải biển, thép hay bất động sản đều đang chịu nhiều sức ép xuất phát từ những khó khăn của kinh tế vĩ mô. Bấp bênh lợi nhuận Sự biến động tỉ giá, lãi suất cao và lạm phát đang khiến các nhà đầu tư lo ngại, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ không mấy khả quan trong thời gian tới. Đó là lý do nhà đầu tư ngại mua vào, khiến cổ phiếu của các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt vẫn không tăng giá và chỉ số VN-Index vẫn lầm lũi đi ngang. Gần đây, Chính phủ chủ trương thả nổi lãi suất theo thị trường. Như vậy, các doanh nghiệp sẽ bắt đầu phải chịu chi phí vốn cao. Trong khi đó, tỉ giá biến động khó lường, còn thị trường tiêu thụ đang bị thu hẹp. Theo bà Ngô Thị Diễm Hằng, chuyên viên phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Click & Phone, tuy giá cổ phiếu hiện đã khá rẻ, nhưng vẫn còn khả năng giảm nữa, bởi kinh tế vĩ mô vẫn chưa có triển vọng sáng sủa. Giá cả tiêu dùng tăng cao trong những tháng còn lại của năm cũng là điều các nhà đầu tư đang lo ngại. Bên cạnh đó, lãi suất cao sẽ khiến doanh nghiệp không còn lợi nhuận để hạch toán trong các quý tới. Khi lợi nhuận không còn, các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu sẽ có xu hướng bán ra để mua vào các cổ phiếu có lãi. Tuy nhiên, cổ phiếu có lãi thì ít mà cổ phiếu không lãi thì nhiều. Điều này đồng nghĩa cổ phiếu giảm giá sẽ chiếm đa số và như vậy, thị trường sẽ khó thoát khỏi xu hướng đi ngang. Hầu hết các báo cáo phân tích và tư vấn của các công ty chứng khoán đều cho rằng, nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ đợi mọi tin xấu lộ diện hết và tin tốt xuất hiện và đó mới là lúc nên quay trở lại thị trường. Khi phân nửa các nhà đầu tư tổ chức trong nước và nhà đầu tư nhỏ đều đứng ngoài cuộc, chỉ mình khối ngoại độc diễn thì thị trường sẽ khó có cơ hội hồi phục. Trong khi đó, nguồn cung cổ phiếu từ nay đến cuối năm vẫn đang tiếp tục đổ vào thị trường chứng khoán. Và khi cổ phiếu lên sàn mà không có lực cầu chống đỡ thì giá sẽ quay về xuất phát điểm như đối với nhiều cổ phiếu vừa lên sàn trong những tuần qua. Theo Thanh Lâm Nhịp cầu đầu tư
-
Thường các công ty KD vàng luôn có kho dự trữ, hàng ngày họ bán ra bao nhiêu thì họ mua đối ứng luôn vào bấy nhiêu hoặc vay của bạn hàng qua đêm để đảm bảo tỉ lệ dự trữ an toàn. Trước đây chưa cấm thì các NH và công ty KD vàng mua ở tk nước ngoài rồi để luôn đó làm kho đối ứng, nay cấm rồi thì buộc phải chuyển về nước.Khi NHNN cho nhập khẩu thì họ xuất hàng dự trữ trong kho ra luôn, chứ đợi vàng về rồi gia công thành phẩm rồi bán thì nguy hiểm. Vì có nhưng đêm vàng đi 100$ là điều bình thường đã từng xảy ra. KD vàng là loại hình đặc biệt, không công ty nào dám bán hết lượng vàng dự trữ nếu không có nguồn đối ứng. Nếu xét ở quy mô Quốc gia thì là lỗ, nhưng xét ở người cầm cái là các NH và công ty KD vàng thì họ không có lỗ. Vài dòng hiểu biết hạn hẹp của ĐP.