-
Số nội dung
1.057 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
8
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Đại Phúc
-
Chịu, không hiểu TA của bạn.
-
Đầu phiên hôm nay fill Gap 473 xong cuối phiên tăng. :D :) :D
-
Chứng khoán ngày 21/12 qua “lăng kính” kỹ thuật Thứ 2, 20 Tháng 12 2010 20:30 Tác giả Nguyễn Minh Khả năng VN-Index sẽ tích lũy quanh ngưỡng 476 và sau đó tăng điểm Hôm 20/12, VN-Index đã phá vỡ đường xu hướng tăng trên đồ thị phút, hàm ý rằng phiên giao dịch ngày mai chỉ số sẽ tiếp tục đà giảm ít nhất là xuống đáy trước đó tại 476 điểm. Mức tương ứng của HNX-Index là 115 điểm. Chúng tôi thiên về khả năng chỉ số sẽ tích lũy quanh ngưỡng 476 vào đầu phiên giao dịch ngày 21/12 trước khi tăng điểm. Trên quan điểm đó, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư quan sát ngưỡng điểm 476 như một ngưỡng then chốt trong đợt điều chỉnh này. Thời điểm thích hợp cho hoạt động giải ngân là khi VN-Index chạm xuống 476 và bật trở lại. Mục tiêu của đợt tăng điểm này nằm tại 522 điểm. Quyết định bán theo chúng tôi là không hợp lý trong thời điểm hiện tại. (Công ty Chứng khoán Sài Gòn - SSI) Cây nến Black Candle giảm điểm khá mạnh tương tự các phiên ngày 20 tháng 10 và 19 tháng 11, khối lượng giao dịch không lớn bởi vậy sự giảm điểm sẽ không kéo dài. Như vậy về kỹ thuật, phiên bù khoảng trống (Gap) cuối tuần trước tỏ ra chưa đủ vùng tích lũy, chúng tôi cho rằng Vn-Index nhiều khả năng sẽ có thêm ít nhất 1 phiên giằng co hoặc kiểm định lại vùng hỗ trợ 470- 476 điểm để hấp thụ các cổ phiếu bán chốt lời ngắn hạn trước khi hồi phục trở lại. ...
-
Dòng tiền nóng sẽ chảy vào chứng khoán? Thứ 2, 20 Tháng 12 2010 14:49 Tác giả Nguyễn Minh 0 Ý kiến E-mail Print PDF Theo dõi dòng vốn nóng vào TTCK Việt Nam, ông Nghĩa nhận xét “dòng vốn này đang vào một cách khá thận trọng nhưng kiên quyết”. Tông tin quan trọng nhất mà ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia đưa ra tại hội thảo "Nhận diện cơ hội và rủi ro năm 2011, từ vĩ mô đến ngành và TTCK" diễn ra sáng 18/12, là Chính phủ có thể sẽ thành lập một ban chỉ đạo để xử lý dứt điểm các vấn đề bất ổn kinh tế vĩ mô hiện nay như tỷ giá, lạm phát... “Hy vọng tình hình kinh tế năm tới sẽ có chuyển biến tích cực hơn khi bỏ điều hành bằng các biện pháp hành chính, chỉ dùng công cụ thị trường như nghiệp vụ thị trường mở, quy định dự trữ bắt buộc, từ đó tác động đến TTCK, để thị trường không bị giật cục như hiện nay”, ông Nghĩa nói. Ông Nghĩa cho biết: “Tôi đã làm một bài kiểm tra cho chứng khoán và thị trường tài chính Việt Nam thì trong 5 năm tới không có rủi ro đáng kể. Chính phủ đang tập trung xử lý các vấn đề vĩ mô”. Trong tất cả các vấn đề thì khó khăn nhất là xử lý tỷ giá hối đoái. Về lý thuyết thì phải tăng lãi suất để giảm tỷ giá nhưng trong điều kiện nay, lãi suất đã thực dương đến 5% khiến DN rất khó hoạt động. Chỉ tăng lãi suất sẽ không giải quyết được vấn đề tỷ giá. Cơ quan tư vấn chính sách đang xây dựng mô hình ổn định tỷ giá vừa duy trì lãi suất cao vừa phải dùng biện pháp can thiệp bằng bán ngoại tệ, sau đó hạ dần lãi suất từ quý II/2011 trở đi. Trong các giải pháp, trao đổi với ĐTCK, ông Nghĩa cho biết, giải pháp ưu tiên là điều chỉnh khoảng cách giữa lãi suất VND và lãi suất USD và giảm tình trạng đô la hóa nền kinh tế. Theo ông Nghĩa, vấn đề tỷ giá có thể được giải quyết vào quý I/2011, khi đó đầu tư vào chứng khoán sẽ an toàn hơn. Ông Nghĩa cho biết, có nhiều dự đoán rằng kinh tế thế giới đang bước vào 2 thập niên tăng trưởng mạnh đến năm 2030. Trong giai đoạn 2008 - 2030 có 2 cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, một cuộc đã diễn ra và một cuộc có thể xảy ra vào năm 2018 nhưng nhẹ hơn đợt vừa qua. Nhưng điểm tích cực nhất là người ta không còn nhắc đến những từ như suy thoái kép, dư chấn khủng hoảng hay đại lạm phát sau khủng hoảng. Kinh tế thế giới đang phục hồi vững chắc hơn. Ngay cả những nước gặp phải vấn đề nợ công thì thực tế cũng không đến nỗi quá đáng sợ như những gì ta đọc trên báo chí. Sang khảo sát tại Ireland, ông Nghĩa được cho biết là tình hình tại đây “không vấn đề gì”, vì nước này thặng dư trong cán cân thương mại. Ireland đã tranh thủ khủng hoảng kinh tế để đầu tư cơ sở hạ tầng với giá rẻ. Vì thế, các NHTM đã cho vay nhiều trong lĩnh vực bất động sản. Khi thị trường bất động sản đóng băng, Chính phủ đã vay nợ nước ngoài để mua cổ phần cứu các ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng Ireland sống khỏe còn Chính phủ thì mắc nợ. Còn ở Hy Lạp, vấn đề nằm ở chính trị khi các đảng phái lợi dụng sự điều chính sách để đấu đá nhau. Ở Ireland khi Chính phủ cắt giảm chi tiêu ngân sách, giảm lương để đối phó với nợ công thì không có vấn đề gì nhưng ở Hy Lạp thì vấp phải sự phản đối. “Còn vài đám mây đen trên bầu trời Châu Âu, nhưng châu Á thì đã quang đãng thực sự”, ông Nghĩa cảm nhận. Từ đó ông Nghĩa cho rằng, bầu trời chứng khoán sẽ sáng sủa từ quý II/2011 trở tới khi TTCK thế giới tăng trưởng vững chắc hơn, Đồng vốn đã vào TTCK Cả 3 diễn giả tham gia hội thảo đều có những nhận định về dòng vốn vào TTCK, ông Lê Văn Thanh Long, Giám đốc kinh doanh CTCK SME cho rằng, năm 2011 dòng tiền vào thị trường sẽ dương. Lý do là năm ngoái nhiều DN phải rút tiền ra để thực hiện dự án và năm nay họ sẽ đưa tiền lại vào thị trường. Xu hướng mua bán sáp nhập đang diễn ra sẽ thu hút dòng tiền nóng. Khi lãi suất quá cao, người ta không thể đầu tư vào sản xuất – kinh doanh thì tiền sẽ chảy vào chứng khoán tìm kiếm cơ hội mua cổ phiếu rẻ, tập trung cổ phiếu hứa hẹn dòng cổ tức cao. Ông Lê Đạt Chí, trưởng bộ môn Đầu tư Tài chính, Khoa tài chính DN, Đại học Kinh tế Tp.HCM cho rằng, dòng tiền sẽ phụ thuộc vào nhà đầu tư cá nhân. Họ sẵn sàng bỏ tiền ra nhưng cũng có thể nhanh chóng đứng ngoài nếu cảm thấy bất ổn. Mà trong bối cảnh lãi suất cao như hieenjnay, ông Chí cho rằng, dòng tiền mới chỉ chảy mạnh vào một số cổ phiếu nhất định, còn nhiều cổ phiếu tốt mà dòng tiền vẫn không vào, lý do là các cổ phiếu này không giảm nhiều trong giai đoạn vừa qua. Phân tích của ông Chí chỉ ra rằng, đây đang là giai đoạn nhạy cảm. Có thể, Vn-Index sẽ đi lên như mọi người kỳ vọng nếu tăng được đến 520 điểm, nhưng xác suất giảm mạnh như đã từng xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9, giai đoạn mà các điều kiện kinh tế vĩ mô giống như hiện nay, là vẫn còn. Vì thế ông Chí khuyến cáo nhà đầu tư cần thận trọng và có chiến lược phòng ngừa rủi ro nếu kịch bản xấu xảy ra. Theo dõi dòng vốn nóng vào TTCK Việt Nam, ông Nghĩa nhận xét “dòng vốn này đang vào một cách khá thận trọng nhưng kiên quyết”. Vốn nóng bắt đầu vào thị trường nước ta từ cách đây 4 tháng, bắt đầu khoảng 500 triệu USD/tháng và tăng 10% một tháng. Một phương thức đầu tư hiệu quả theo ông Nghĩa là mua những cổ phiếu mà NĐTNN mua ròng nhiều. “Nếu dòng vốn nóng cứ vào và theo đà hiện nay thì VN-Index nhiều khả năng sẽ lên được 520 điểm”, ông Nghĩa nói.
-
Hình như USD ngoài thị trường NH và chợ đen đang loạn vì giảm nhanh quá, các NH đang ào ạt bán $ ra ngoài. Có ai biết check hộ cái.
-
Trời, đang đợi MHC tăng vượt 7-8 để múc, lên 8 bán thì hóa đi đổ vỏ.MTG mà lên 12 thì vào golong ful 200%, sao lại bán đi. Kể ra MJ chom mã cp hay thật, toàn chíp chíp ngon. :D :D :D
-
VNIndex: Có khả năng đạt 888 điểm trong năm 2011 Đăng ngày: 18:05 19-12-2010 Thư mục: Phân tích, dự đoán TTCK Việt Nam Quan trọng.Dài hạn Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua hơn 10 năm hoạt động, nhưng một điều khá lý thú là chỉ số VNIndex đã hình thành khá hoàn chỉnh ở 2 mẫu hình cơ bản trong xu hướng dài hạn là: 1. Mô hình giá tách và tay cầm: Với cái tách được hình thành từ khoảng giữa năm 2001 đến đầu năm 2006 với giá trị ở thành cái tách vào khoảng 585 điểm. Nửa cuối năm 2006 là khoảng thời gian hình thành xong cái tay cầm, sự bứt phá từ đầu năm 2007 là một trong những giai thoại huy hoàng nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam, nó đã xác lập đỉnh cao nhất tại giá trị 1.179 điểm. Nhưng trong suốt năm 2007 người ta chỉ chứng kiến những đợt trồi sụt trong phạm vi giá trị 900 - 1.100 điểm. 2. Mô hình giá vai đầu vai: Từ giữa 2005 đến giữa 2006, chỉ số VNIndex đã tạo nên 1 cái vai trái khá hoàn chỉnh, năm 2007 là giai đoạn hình thành cái đầu và nửa cuối năm 2008 là giai đoạn hình thành hoàn chỉnh cái vai phải. Từ lúc thị trường chứng khoán được sinh ra thì phần lớn khối lượng giao dịch đạt cao nhất ở vùng giá 515 điểm, có lẽ đây sẽ là mốc điểm quan trọng nhất để xác định xu hướng giá trong dài hạn, nó còn có thể hiểu một cách khác là “điểm giá thay đổi xu hướng”. Mô hình giá dự báo tiếp theo của chỉ số VNIndex được chúng tôi xác định là mô hình “lá cờ đuôi nheo”, với phần cán cờ được hình thành chủ yếu trong năm 2009, và phần lá cờ cũng đang được hoàn thành xong trong năm 2010 nếu như kết thúc tháng 12/2010 này giá trị đóng cửa vượt hẳn qua đường kháng cự; tức là có giá trị trên 500 điểm. Điều này đồng nghĩa với mục tiêu giá trong mô hình lá cờ đuôi nheo là có thể đạt được trong năm 2011 sẽ ở vùng giá 880 điểm; đây sẽ là một bất ngờ không có một ai có thể tưởng tượng được ngay tại thời điểm này. Nhưng xin lưu ý rằng thời điểm này cũng giống như năm 2006 không ai có thể ngờ rằng chỉ số VNIndex sẽ lên 1.100 điểm và năm 2008 không có ai có thể nghĩ chỉ số VNIndex sẽ chỉ còn 235 điểm. Ngắn hạn Mô hình 2 đáy đảo chiều Adam & Adam đang phát huy tác dụng, giá trị mục tiêu trong mô hình này vào khoảng 506 điểm, điều này cũng khá phù hợp với chỉ báo kỹ thuật Volume At Price khi chúng đều có giá trị cao nhất tại các giá trị 506 và 452 điểm. Như vậy, đường giá đang hoạt động giữa 2 vùng giá trị có vai trò là kháng cự (506 điểm) và hỗ trợ (452 điểm). Những khả năng tiến đến vùng kháng cự hay lại trở về vùng hỗ trợ được chúng tôi phân tích kỹ lưỡng từ các chỉ báo kỹ thuật về xu hướng giá, dao động giá và các xung lực của thị trường cũng như về tâm lý nhà đầu tư… Kết quả khá khả quan khi đường giá có khả năng tiến đến vùng kháng cự 506 điểm ngay trong tháng 12 này, có lẽ đây sẽ là bước khởi đầu nhiều tốt đẹp trong chuỗi những bất ngờ sẽ diễn ra trong năm 2011 tới, chúng ta hãy chờ xem nó sẽ diễn ra như thế nào? Chúng tôi kỳ vọng rất lớn vào chu kỳ 5 năm một lần sẽ lặp lại sự tăng trưởng cực kỳ ấn tượng đã từng xảy ra trong năm 2001, 2006 và nay là năm 2011. Trịnh Phát
-
-
Theo TA thì DTA đã phân phối mạnh tại đỉnh, price mô hình 2 đỉnh rỗ nét. Hôm qua nến "Treo cổ", hôm nay nến đỏ. Xấu lắm kg vào đâu. :D :D :DMHC thì ngon hơn, test xong mô hình 2 đáy. MHC close tuần này mà trên 7 thì vào cùng MJ ăn lồi mồm. :D <_< <_< Cảm ơn MJ chỉ chỏ MHC.
-
Sai rồi, quẻ Sinh Tốc Hỷ là diễn biến tiếp theo quẻ Hưu Lưu Liên thì phải luận là: Bắt đầu TĂNG TỐC. Kết quẻ VNI giảm nhanh 7p.Người độn full nên giống tình trạng thiên vị đội bóng VN chỉ muốn thắng Malasia, dẫn đến luận kg chuẩn.
-
VNI tuần này là quẻ Sinh Đại An: Tăng ổn định. Hôm nay VNI mở của quẻ Khai Đại An (Tăng), giữa phiên quẻ Hưu Lưu Liên (Âm mưu đè giá gom hàng), cuối phiên quẻ Sinh Tốc Hỷ (Bắt đầu tăng nóng). :D :D :D
-
Con đầu yếu, 2 con sau chạy rồi. :DHàng chủ lực đợt này à ITA, REE, SHN còn hàng chạy theo nhiều...
-
ITA, SHN, REE...
-
ITA khỏe nhỉ, REE yếu hơn tạm thời. Xem xét SHN.
-
Cuộc "đỡ giá" của các quỹ đầu tư chỉ số Biến động của VN-Index thời gian qua khiến giới phân tích trong nước cảm nhận “hơi thở” các ETF tại TTCK nội địa. Vốn ngoại vào TTCK Việt Nam thông qua sự hiện diện trực tiếp của các quỹ, tổ chức đầu tư và các cá nhân. Một hình thức khác là các NĐT quốc tế ủy thác đầu tư qua các định chế tài chính quốc tế có mặt tại Việt Nam. Nhưng gần đây, có một dòng chảy ngầm của vốn ngoại diễn ra mạnh mẽ dưới hình thái quỹ đầu tư theo chỉ số (ETF). Nhận diện được hình thái này có thể giúp NĐT nội địa giải mã phần nào giao dịch bất thường của khối ngoại thời gian qua. Tính ưu việt của ETF Các quỹ đầu tư ETF (Exchange - Traded Fund) bắt đầu được nhắc đến trên TTCK Việt Nam gần đây, dù mô hình này đã khá quen thuộc trên thế giới. Tại các sàn giao dịch chứng khoán lớn như NYSE (Mỹ) luôn có hàng trăm loại ETF được mua bán hàng ngày. Ngay trong khu vực, tại sàn chứng khoán Singapore có 41 ETF niêm yết, TTCK Hồng Kông có 24 ETF... Quỹ ETF ra đời vào những năm 1990 nhằm phục vụ cho nhu cầu của một bộ phận NĐT không muốn quá vất vả để lựa chọn cổ phiếu, mà chỉ cần điểm số của TTCK hoặc giá cả một loại hàng hóa nào đó tăng là có lợi nhuận. Bởi vậy, các quỹ ETF lựa chọn danh mục đầu tư mô phỏng theo các chỉ số chứng khoán, một nhóm ngành hoặc theo các loại hàng hóa có tính thanh khoản cao như dầu mỏ hay vàng. Với đặc điểm như vậy, chiến lược đầu tư của quỹ ETF rất khác biệt. Chẳng hạn, với các ETF chỉ số, họ chọn mua những cổ phiếu chi phối xu hướng thị trường, mà không chú trọng tới các nhân tố cơ bản. Cấu trúc của ETF khiến cho quỹ trở thành một hình thức dầu tư chỉ số được phân tán rủi ro tốt, chi phí khá thấp (thường dưới 1%). Chính điều này đã giúp ETF thu hút các NĐT tổ chức, cũng như các cá nhân đầu tư vào ETF với mục tiêu nắm giữ lâu dài hoặc phục vụ chiến lược giao dịch ngắn hạn. Cơ chế của ETF làm cho giá chứng chỉ quỹ thường theo sát giá trị tài sản ròng (NAV), chứ không biến động quá xa. Điều này khiến ETF ưu việt hơn các quỹ đóng. Nhận diện ETF tại Việt Nam Biến động của VN-Index thời gian qua khiến giới phân tích trong nước cảm nhận “hơi thở” các ETF tại TTCK nội địa. Chẳng hạn, bất chấp xu thế túc tắc đi xuống của VN-Index trong gần cả năm, thì tại khá nhiều blue-chip hợp “khẩu vị” NĐT nước ngoài như HAG, FPT, DPM, HPG... vẫn kiên cường tin vững. Chính các mã này đóng vai trò chiếc “neo” không cho VN-Index giảm sâu. Tại một số mã khác như BVH, MSN, VIC, cuộc chơi còn hoàn toàn do khối ngoại cầm trịch. Dựa trên sức cầu NĐT nước ngoài, cổ phiếu BVH đã tăng giá gấp 3, MSN và VIC tăng gấp đôi trong năm nay, dù trong mắt NĐT nội địa, đây là các mã không hấp dẫn nếu nhìn trên các chỉ số cơ bản. Thậm chí, đôi khi ở các thời điểm nhạy cảm, các mã này còn được “nâng lên đặt xuống” một cách có chủ ý. Thông qua các trụ cột như vậy, NĐT nước ngoài có thể tăng hay giảm tốc VN-Index một cách khéo léo. Theo thông báo chính thức, một trong các quỹ ETF đã hoạt động tại Việt Nam là The Market Vector Vietnam ETF (ký hiệu là VNM). Đây là quỹ do Công ty quản lý đầu tư Van Eck Global thành lập. Chứng chỉ của ETF này được niêm yết trên NYSE từ trong tuần tháng 8/2009, với mã nhận dạng chứng khoán quốc tế (ISIN) số US57060U7616. Số vốn ban đầu của VNM chỉ vỏn vẹn 14 triệu USD. Ban đầu, Quỹ đã đầu tư vào một danh mục gồm 28 chứng khoán niêm yết trên TTCK Việt Nam. Phí quản lý thường niên của ETF này khá thấp, chỉ 0,85% giá trị danh mục/năm. Trong thư ngỏ gửi các NĐT toàn cầu, nhà quản lý Van Eck Global viết: “Mọi NĐT có thể mua ETF của chúng tôi. Bạn có thể mua bán cổ phiếu trên thị trường thứ cấp cùng với cách mà bạn có thể mua bán trên sàn thông qua nhà môi giới chứng khoán. Chứng chỉ VNM sẽ được giao dịch ở nhiều mức giá khác nhau, tùy thuộc vào NAV. Nhưng chúng tôi tin tưởng rằng, sự giảm giá và lợi nhuận giảm trên NAV sẽ không kéo dài”. Dù quy mô khiêm tốn, nhưng quỹ ETF này đã thu hút một luồng vốn ngoại mới cho TTCK Việt Nam năm 2009. Theo tìm hiểu của ĐTCK, VNM không phải là quỹ đầu tư ETF đầu tiên hiện diện trên TTCK Việt Nam. Từ ngày 15/1/2008, Deutsche Bank AG dã thành lập quỹ ETF mang tên FTSE Vietnam Index ETF và có ISIN là LU0322252924, vốn 5,1 triệu USD. Quy mô khá nhỏ nên Quỹ khi đó không được NĐT nội địa chú ý. Tuy nhiên, chỉ hai tháng sau đó, quy mô tài sản quỹ ETF này tăng gấp đôi. Nửa năm sau khi ngày thành lập, tài sản của Quỹ đạt mức 100 triệu USD, tăng gấp 20 lần so ban đầu. Do các NĐT bên ngoài góp thêm vốn và theo đà tăng của VN-Index, tài sản mà Quỹ quản lý liên tục mở rộng. Năm đầu tiên, tài sản Quỹ đạt mức cho nhất 160 triệu USD vào cuối tháng 8/2008, khi VN-Index đạt đỉnh cao. Nhưng khi bóng mây đen của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vần vũ trên bầu trời thì quy mô của Quỹ đã giảm xuống nhanh chóng, có lúc chỉ còn 40 triệu USD, chỉ bằng 25% lúc cao nhất. Mặc dù vậy, không hổ danh là “quỹ chỉ số”, trong bất cứ hoàn cảnh nào, biến động NAV của Quỹ với VN-Index gần như sát nhau (xem Bảng 1). Thống kê của Rothschild về hoạt động của các quỹ đang hoạt động tại Việt Nam cũng chỉ đề cập đến hoạt động của hai ETF trên. “Cuộc chơi chỉ số” Từ lâu giới phân tích trong nước vẫn hoài nghi lượng mua ròng cổ phiếu của NĐT nước ngoài không xuất phát từ các quỹ “đóng đô”, ở Việt Nam. Họ cho rằng, vốn cũ chỉ nhúc nhích, loay hoay với quá trình tái cơ cấu, còn tiền mới “bơm” vào thị trường thực sự đến từ các gương mặt quỹ mới hay các định chế tài chính lớn như Deutsche Bank, CitiGroup, HSBC... Mối nghi ngờ này dường như được khẳng định nếu nhìn vào thay đổi giá trị tài sản của FTSE Vietnam Index ETF trong 3 năm qua. Chỉ số VN-Index trong năm 2010 biến động khá hẹp, NAV của Quỹ theo sát chỉ số này, nhưng tài sản của Quỹ tăng lên đáng kể, vượt 300 triệu USD - mức cao nhất từ trước tới nay, tăng 60 lần so với mức ban đầu (xem Bảng 2). Điều này cho thấy, quỹ ETF này đã thu hút một lượng đáng kể vốn của các NĐT mới, bên cạnh tăng trưởng (nếu có) của danh mục. Tương tự, Quỹ The Market Vector Vietnam ETF cũng đã âm thầm có bước nhảy vọt về quy mô, thay da đổi thịt. Tính đến ngày 8/12, tài sản của Quỹ quản lý đã tăng lên mức 220 triệu USD. Theo thông tin mới nhất từ Van Eck Global, số tài sản của Quỹ đang quản lý có 68,4% được dành đầu tư trực tiếp vào 24 loại cổ phiếu Việt Nam. Bên cạnh đó, quỹ ETF này còn nắm 1,7 triệu chứng chỉ luỹ Vinacapital Vietnam Opportunity Fund Ltd và một số cổ phiếu của các công ty trong lĩnh vực năng lượng như Talisman Energy Inc (Canada), Premier Oil PLC (Anh)... Chính sự hiện diện của các ETF khiến NĐT trong nước nhận ra VN-Index và một số blue-chip không biến động nhiều, còn rất nhiều mã mất giá mạnh. Điều này xuất phát từ cuộc chơi chỉ số của các quỹ ETF tại TTCK Việt Nam. Nhìn vào Top 10 danh mục của FTSE Vietnam Index ETF và Market Vectors Vietnam ETF có thể thấy, VN-Index đã được khéo léo giữ bằng các mã lớn như BVH, VIC, HAG, DPM. FPT... (xem Bảng 3). Chính động thái đỡ giá này khiến VN-Index đã có một thời gian đi ngang, cho dù phần lớn các mã hạng trung và hạng nhỏ giá đều giảm sâu. Danh mục của các ETF và diễn biến thực tế thị trường cho thấy yếu tố dẫn dắt VN- Index của NĐT ngoại, dù trung bình giá trị mua của khối này chỉ chiếm trên dưới 10%. Nếu các ETF đẩy mạnh giao dịch mang tính lướt sóng có thể tạo ra không ít cú sốc cho các nhóm cổ phiếu nói riêng và thị trường nói chung. Tất nhiên, không thể phủ nhận nhân tố tích cực là càng nhiều loại hình quỹ đầu tư tham gia TTCK Việt Nam thì càng góp phần giúp thị trường cải thiện cả về chất và lượng. Theo Giang Thanh ĐTCK ================================ http://cafef.vn/20101217115423405CA31/cuoc...u-tu-chi-so.chn Khả năng VNI vượt 500 trước 31/12/2010 để chốt NAV.
-
Buồn nhỉ...
-
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 20 – 24/12/2010 của Vietstock: Triển vọng ngắn hạn: Xét các yếu tố vĩ mô trong tuần tới vẫn chưa có nhiều cải thiện, tuy nhiên nền kinh tế đang dần ổn định hơn. Đối với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một trong những yếu tố đáng chú ý vào tuần tới, chúng tôi cho rằng con số thực tế dù cao nhưng vẫn nằm trong kỳ vọng của nhà đầu tư. Do vậy, nhiều khả năng thị trường sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi thông tin CPI. Diễn biến phiên tăng điểm vào cuối tuần này cho thấy nhà đầu tư đang kỳ vọng vào đợt sóng này của thị trường sẽ kéo dài đến hết năm dương lịch. Đây là một yếu tố hỗ trợ tích cực cho những phiên giao dịch tuần sau. Do vậy, chúng tôi đánh giá triển vọng của thị trường khá tích cực. Tuy nhiên, áp lực bán ra đối với những cổ phiếu tăng giá mạnh sẽ ngày càng cao. Trong khi đó dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật VN-Index điều chỉnh trong một vài phiên trước chưa đến mức cảnh báo. Sự thoái lui này có thể chỉ là điều chỉnh kỹ thuật do sự bứt phá mạnh của giá trong các đợt phục hồi trước. Hiện tượng throwback có lẽ đã kết thúc và trong những phiên đầu tuần sau giá có thể tiếp tục bứt phá. Đối với HNX-Index áp lực điều chỉnh cuối cùng cũng đã qua khi mà giá đã phá vỡ trở lại Fibonacci Retracement 261.8%. Đây là tín hiệu tốt vì nó cho thấy các tín hiệu nhiễu đã bị loại bỏ. Phân tích kỹ thuật chỉ số VN-Index Phân tích kỹ thuật chỉ số HNX-Index Triển vọng trung và dài hạn: Hiện tại dù kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện, đặc biệt sau việc Moody’s hạ tín nhiệm của Việt Nam cho thấy nền kinh tế vẫn đá khá rủi ro. Tuy nhiên, nhìn về dài hạn Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng. Trên thị trường chứng khoán, dù VN-Index sắp phục hồi về mức cuối năm 2009, tuy nhiên giá của phần lớn cổ phiếu vẫn còn giảm khá sâu so với thời điểm đó. Chỉ số P/E, và P/B của thị trường Việt Nam vẫn còn rất hấp dẫn so với phần lớn các nước trong khu vực. Trong khi đó dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật VN-Index một lần nữa giá lại vượt lên trên SMA 200. Xu hướng trung hạn chưa có thay đổi lớn và giá vẫn đang ở sóng III tăng giá dài hạn. Phân tích kỹ thuật của HSC: Ngày 17/12/2010, VNINDEX tăng 5.08 điểm, tương đương 1.06% đóng cửa ở mốc 485.29 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 69.21 triệu cổ phiếu, thấp hơn -5.42% so với phiên trước và cao hơn 78.43% so với khối lượng trung bình 90-ngày. Độ rộng thị trường tích cực, với số mã tăng nhiều hơn số mã giảm (A/D ratio là 6.7) với 215 mã tăng, chỉ có 32 mã giảm. Quan điểm phân tích ngắn hạn: Thị trường tăng điểm mạnh hôm nay sau khi giảm chạm mức thấp trong ngày tại 476 điểm tại đường EMA 9 ngày. Thị trường tăng điểm, tuy nhiên khối lượng lại suy giảm, điều này cho thấy mặc dù cầu vẫn cao hơn cung nhưng lực mua là không mạnh ngày hôm nay. Chúng tôi thấy tín hiệu phân kỳ của RSI (5) ngày cho thấy tín hiệu cảnh báo. Trong đầu tuần sau, thị trường nhiều khả năng sẽ kiểm định mức đỉnh cũ 497 một lần nữa. Tuy nhiên nếu thanh khoản không được cải thiện khi thị trường tiếp cận vùng kháng cự này, vùng kháng cự 497-500 nhiều khả năng sẽ được giữ và thị trường sẽ quay lại retest vùng hỗ trợ dưới của mình. Tóm lại, chúng tôi vẫn lạc quan trọng trung hạn nhưng cẩn trọng trong ngắn hạn và khuyên các nhà đầu tư ngắn hạn không nên mua đuổi giá. Thách thức đối với đà tăng điểm: Vùng 497-500 nơi có đường internal trendline, ngưỡng Fibonacci Retracement 61.8% của đợt suy giảm tháng 05/2010, Fibonacci Extension 161.8% và đáy ngắn hạn vào ngày 20/05/2009 trở thành vùng kháng cự gần nhất cho thị trường. Vùng hỗ trợ đáng chú ý: Vùng hỗ trợ gần nhất xung quanh 468 (+/-2) ở tại ba đỉnh ngắn hạn gần đây và ngưỡng Fibonacci Retracement 38.2%, đường EMA và khoảng trống tăng giá ngày 10/12/2009. Quan điểm phân tích kỹ thuật trung hạn: Xu hướng trung hạn là tăng. Trong xu hướng trung hạn tăng, thị trường sẽ tạo ra đáy mới cao hơn đáy cũ và đỉnh sau cao hơn đỉnh cũ. Nhà đầu tư nên tận dụng những đợt điều chỉnh ngắn hạn để mua vào cổ phiếu. Chiến lược giao dịch: Trung tính. Nhà đầu tư trung và dài hạn nên mua khi điều chỉnh. Nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn nắm giữ. ------------------------------------------------------------- ĐP: Tuần từ 20/12/2010 đến 24/12/2010 VNI có tăng không? Giờ Tý ngày 13/11/Canh Dần: Quẻ Sinh Đại An: Tăng tốt, ổn định. VNI giai đoạn quẻ Khai Đại An là sóng 1/III, trong sóng 1/III lại có 5 sóng nhỏ 1-2-3-4-5. Cụ thể sóng nhỏ như sau: Làm tròn số (Lấy dung sai +5,-5). -Sóng 1 VNI từ 420 - 470: Đã kết thúc 6/12/2010. -Sóng 2 VNI từ 470 - 450: Đã kết thúc 9/12/2010. -Sóng 3 VNI từ 450 - 500: Đã kết thúc 14/12/2010. -Sóng 4 VNI từ 500 - 480: Đã kết thúc 17/12/2010. +Sóng 5: Dự đoán sẽ lên 520-550. Theo TA thì fib 261,8 đo sóng 1 là 548, Fib 161,8 đo sóng 3 là 527. Khả năng cao là 530+,-5. :D :D :D
-
Hôm trước VN đá ở bên Malai... e hỏi VN có thắng kg và độn được quẻ Hưu Lưu Liên: Lúc đầu luận là ngưng trệ, lưu lại nên cho rằng hòa. Không ngờ thua nên nghĩ lại phải luận là: Bế tắc, ngưng trệ và thất bại. Nhưng lượt về ở sân Mỹ Đình hỏi VN có thắng không thì quẻ Sinh Tốc Hỷ: Thắng. ------------------------ Trùng quẻ với các bác nhỉ.
-
Chứng khoán ngày 17/12: Khối ngoại khuynh đảo blue-chip Thứ 6, 17 Tháng 12 2010 16:40 Tác giả Mạnh Chung (Theo VnEconomy) Điều thú vị hôm nay là khối ngoại lại đóng vai trò chủ đạo trong lực bắt đáy, đặc biệt là tại nhóm ngân hàng và bất động sản Lực mua tại nhóm cổ phiếu lớn trong đó có nhóm tài chính ngân hàng hôm nay cực mạnh. Tổng khối lượng giao dịch tại 40 mã vốn hóa lớn nhất của HOSE đạt 31,55 triệu đơn vị, chiếm 56% tổng thanh khoản tại sàn này. Riêng trong số này, khối ngoại đóng góp 10,48 triệu, đơn vị tương đương 33% lực cầu. Nhóm ngân hàng và bất động sản được thu gom thực sự bất ngờ. CTG được khối ngoại mua 1,31 triệu cổ phiếu, chiếm 68,2% thanh khoản. VCB được mua 2,26 triệu cổ phiếu, chiếm 90% thanh khoản. Ngoài ra còn có PVF với 91,4% khối lượng, DPM (78,5%), PPC (77%), PVD (70%), SJS (51%), KBC (87,5%)... Tổng khối lượng mua vào của khối ngoại tại HOSE vọt lên mức gần 13,85 triệu đơn vị chỉ tính riêng khớp lệnh, tương đương 408,5 tỷ đồng. Như vậy lực mua của nhà đầu tư nước ngoài chiếm tới 20% khối lượng và 24,3% giá trị của HOSE. Đây là lực mua mạnh nhất kể từ phiên ngày 22/6/2010. Tổng giá trị giao dịch của HOSE hôm nay tăng nhẹ so với phiên trước và nếu cung hàng tại nhóm cổ phiếu lớn mạnh hơn chắc chắn thanh khoản sẽ còn cao nữa. Nhóm cổ phiếu nhỏ cũng có rất nhiều mã quay trở lại tăng trần và dư mua lớn. Nhìn chung lực mua của khối ngoại chỉ tập trung vào các mã vốn hóa lớn, còn lại dòng tiền “nội”. Tuy nhiên không thể phủ nhận động lực của nhà đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng khơi mào một sóng phục hồi rất mạnh hôm nay. Trong phần lớn thời gian giao dịch đến trước 10h, nhà đầu tư nước ngoài chỉ tập trung vào một số mã ngân hàng chứ chưa mua trên diện rộng tại blue-chip. Thanh khoản thị trường ở mức bình thường, khoảng hơn 1.000 tỷ đồng. Thời gian này giao dịch của VIC và BVH ảnh hưởng rất lớn đến VN-Index. Chỉ cần biến động một bước giá tại hai mã này, chẳng hạn BVH hết khớp sàn, Index đã nhảy tăng vài điểm và ngược lại. Một số cổ phiếu tín hiệu khởi sắc sớm. SSI khoảng 9h30 đã được bên mua quét lên giá trần, kế đó là REE, ITA. Nhóm ngân hàng có CTG tăng trần khá sớm do khối ngoại mua mạnh. Mặt bằng chung các cổ phiếu còn lại vẫn trong trạng thái dao động bình thường, một số lớn tăng giá ở mức độ nhẹ nhờ lượng cầu bắt đáy. Sau khi các mã dẫn dắt giao dịch tích cực, cầu tại các cổ phiếu khác không còn là bắt đáy nữa mà được đánh “thốc” lên các bước giá cao hơn. Tâm lý do dự và cẩn trọng đầu phiên thay đổi ngay lập tức, kéo theo một lượng lớn tiền đổ vào mua. Khá nhiều mã quay lại tình trạng dư mua trần khối lượng lớn. Đóng cửa lực mua thực sự tốt khi niềm hưng phấn dâng cao. Nhóm ngân hàng, chứng khoán lại kịch trần với vài triệu cổ dư mua và đà tăng lan sang toàn thị trường. Nhà đầu tư sẵn sàng đổ mua giá ATC chứng tỏ sự hưng phấn rất cao. Tổng khối lượng đợt 3 lên tới 13,19 triệu đơn vị, chiếm 19% thanh khoản cả phiên tại HOSE. Đây là lượng giao dịch đóng cửa kỷ lục chỉ kém phiên ngày 21/9/2010 . Điểm khác biệt là phiên 21/9 do bên bán xả hàng còn hôm nay bên mua hăng hái mua trần. VN-Index tính riêng đợt đóng cửa tăng thêm 1,5 điểm, chung cuộc tăng 5,08 điểm. Gần 41% khối lượng giao dịch của phiên hôm nay được thực hiện trong 30 phút cuối đợt hai và đợt đóng cửa. Lượng vốn tung ra mua thời điểm này khoảng 750 tỷ đồng. Lực mua mạnh lên hôm nay là một tín hiệu tích cực dù bên bán có tình trạng tiết cung ở nhiều mã. Bên mua tung lực lượng ra sớm mà không đợt giá giảm sâu, phần nào cho thấy sự nóng ruột. Có lẽ tâm lý người chờ bắt đáy đã bị ảnh hưởng bởi lực cầu tại các mã dẫn dắt và mức độ giảm giá không như mong đợi. Với phiên cuối tuần rất tốt, tâm lý người mua sẽ còn kéo dài. Mặc dù đối tượng khởi phát của diễn biến tăng hôm nay là nhà đầu tư nước ngoài nhưng lượng tiền của nhà đầu tư trong nước vẫn chiếm đa số. Dù vậy rất nhiều cổ phiếu vẫn đang tiến đến thử lại mức đỉnh cao của mấy phiên trước, số tạo đỉnh cao mới vẫn chưa nhiều, nhất là nhóm cổ phiếu nhỏ trong 4 phiên vừa qua giảm khá mạnh.
-
copy 1 ý kiến của cao thủ VC sang tham khảo:" Và thời kỳ giai đoạn nào cũng giống nhau vì bản chất tự nhiên của con người là không thay đổi" Nhưng quan trọng hơn tất cả là mình phải tự vấn, thành thực với mình. Với cá nhân mình cảm thấy NGU DOT thế nào thì phải nghiêm túc kiểm điểm và tu sửa, không một phút được cho phép mình tự mãn với bản thân và hoàn cảnh. Có lẽ đây chính là động lực học tập nhanh và tiến bộ nhất.
-
Dòng tiền lớn vào cuối phiên: Tăng điểm theo đúng “kịch bản”? Thứ 6, 17 Tháng 12 2010 11:59 Tác giả Ngọc Châu 77 mã tăng trần trên sàn HoSe song VN-Index chỉ tăng hơn 5 điểm. HNX-Index tăng 4 điểm. Các cổ phiếu chứng khoán trên hai sàn có dư mua trần hàng triệu cổ phiếu. Mặc dù chịu ảnh hưởng khá mạnh bởi đánh giá hạ xếp hạng tín dụng các ngân hàng Việt Nam của Moody’s, nhưng tâm lý các NĐT nhìn chung đều khá lạc quan trong giai đoạn hiện nay, và theo các công ty chứng khoán, lượng tiền mới nộp vào đang tăng vọt cũng như sự gia tăng không ngừng của các khoản vay margin. Trên khắp các diễn đàn về chứng khoán vào tối qua (16/12) các thành viên đều xây dựng một kịch bản “đẹp như mơ” của Vn-Index: Đó là thị trường sẽ giảm nhẹ vào đầu phiên giao dịch sáng nay (17/12) khi tiếp tục chịu áp lực chốt lời sau phiên giảm mạnh vừa qua. VN-Index sẽ chạm ngưỡng 470 điểm và lực cầu bắt đáy sẽ kéo thị trường tăng điểm mạnh mẽ về cuối phiên. Sự lạc quan dần trở lại đã khiến “kịch bản” của các bigboys và market markers (nhà tạo lập thị trường) đã diễn ra đúng như mong đợi trong phiên giao dịch sáng nay (17/12). VN-Index đã tăng ngay từ đầu đợt 1, nhưng xu hướng bán mạnh cổ phiếu để kéo các NĐT “rung hàng”. SSI đầu phiên tăng 1.100 đồng sau đó có lúc chỉ tăng hơn 400 đồng, CTG, STB giảm nhẹ. VN-Index xuống 476 điểm. Kết thúc màn một. 9h, VN-Index tăng trở lại, SSI chạm trần, nhóm cổ phiếu bất động sản tăng nóng như LCG, ITC, ITA tăng trần, lúc này BVH và VIC giảm sàn kiềm chế đà hưng phấn của thị trường. Vn-Index lại chao đảo, lượng bán lại tăng mạnh kéo các cổ phiếu trên mất đà tăng trần. Kết thúc màn hai. 10h12, CTG, VCB trên sàn HoSE tăng trần, BVS trên sàn Hà Nội đã bắt đầu xuất hiện dư mua trần 100.000 đơn vị, KLS, VND, hàng loạt cổ phiếu chứng khoán không còn dư bán, các lệnh mua bắt đầu gia tăng trên sàn HoSE. SSI vẫn là cổ phiếu dẫn dắt thị trường. Các lực mua chắc và lệnh mua lớn dồn vào SSI ngày càng tăng trong những phút cuối giờ khiến khá nhiều NĐT cầm tiền trong hai phiên điều chỉnh vừa qua bắt đầu quay lại thị trường. 10h30, VN-Index vẫn chỉ tăng nhẹ 3 điểm mặc dù hàng loạt bluechips tăng mạnh, bởi hai cổ phiếu lớn là BVH và VIC đều giảm sàn. Đợt 3, khi thị trường đã xác định xu hướng uptrend trở lại, dòng tiền thực sự tăng mạnh vào những phút cuối giờ. CTG, VCB, SSI, REE, ITA dư mua hàng triệu cổ phiếu, bên sàn Hà Nội, KLS, SHS dư mua 1 triệu đơn vị giá trần. Đóng cửa, VN-Index tăng 5,08 điểm lên 485,29 điểm (+1,06%). KLGD đạt 74 triệu cp, tương đương 1.806 tỷ đồng. Toàn thị trường có 215 mã tăng giá (77 mã tăng trần), 30 mã đứng giá và 32 mã giảm giá (8 mã giảm sàn). ITA đứng đầu toàn thị trường về khối lượng khớp lệnh với 4,73 triệu cp trong đó khối ngoại mua gần 1,6 triệu cp; QCG, STB, SSI giao dịch trên 3 triệu cp; VCB, EIB, REE giao dịch 2 triệu cp. Ngoại trừ STB tăng 300 đồng, EIB tăng 200 đồng các mã còn lại đều không còn dư bán cuối phiên. VIC, BVH giảm sàn, VNM giảm 1000 đồng, MSN tăng 1000 đồng. Các mã giảm sàn phiên này còn có COM, KAC, LM8, NHW, TMS…Cổ phiếu EVE mới chào sàn HoSE sáng nay đóng cửa tại giá 45.000 đồng/cp, khớp lệnh hơn 70 nghìn cp trong khi giá tham chiếu chào sàn của EVE là 55.000 đồng/cp. Bên sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tăng 4,27 điểm lên 119,7 điểm (+3,7%). KLGD đạt 57,4 triệu cp, tương đương 1.113 tỷ đồng. Các cổ phiếu chứng khoán là những mã dẫn dắt trên sàn Hà Nội sáng nay: BVS dư mua trần 570 nghìn cp; KLS dư mua trần gần 900 nghìn cp; SHS dư mua trần gần 1 triệu cp; VND dư mua trần hơn 500 nghìn cp; KLS dẫn đầu toàn thị trường khi khớp lệnh hơn 7 triệu đơn vị; PVX giao dịch 4,8 triệu đơn vị tăng 900 đồng… Các cổ phiếu ngân hàng trên sàn Hà Nội sáng nay đều yếu thế như ACB bình quân giảm 200 đồng, HBB bình quân đứng giá 12.700 đồng; SHB tăng trần lên 14.300 đồng/cp, giao dịch hơn 2 triệu đơn vị. Một số cổ phiếu được mua mạnh trên sàn Hà Nội sáng nay là SHN, PVC, VCG… Thời gian vừa qua khá nhiều tổ chức lớn chưa tham gia được thị trường, và khi thị trường điều chỉnh mạnh trong hai phiên vừa qua là cơ hội lớn cho các tổ chức này mua vào cổ phiếu với giá hợp lý. Tuy nhiên khá nhiều NĐT cũng như giới phân tích không muốn VN-Index tăng điểm quá mạnh bởi thị trường sẽ sớm gặp phải các ngưỡng kháng cự. "Kịch bản đẹp" là VN-Index tăng "vừa phải" nhưng cổ phiếu tăng trần (!!!). Đồ thị Vn-Index sáng nay dường như được "vẽ" lại bởi các nhà tạo lập thị trường. Tâm lý lạc quan vào phiên cuối tuần sẽ khiến thị trường tuần tới hứa hẹn nhiều phiên giao dịch sôi động. Phương Mai – Quốc Thắng
-
Cái dòng tim tím ấy chuẩn nhỉ. :D :D :D
-
Do các đám mây full Margin đã được xua tan, hôm nay bầu trời Hà Nội đã xuất hiện Nắng.------------------ Sắc xanh đậm dần nửa cuối phiên, khép tuần 2 hai sàn đều tăng điểm Thứ 6, 17 Tháng 12 2010 11:15 Tác giả Nguyễn Minh 0 Ý kiến E-mail Print PDF (Sieucophieu.com) Sau phiên giảm điểm mạnh nhất trong tháng, thị trường đã tìm lại được đà tăng điểm. Không có điệp khúc nào được lặp lại trong tuần khi sau Ba phiên tăng điểm trong tuần, VN-Index được tăng thêm 26,06 điểm, trong khi 2 phiên giảm điêm, VN-Index lùi thêm 13,83. Sau tuần giao dịch này, VN-Index đã tăng thêm 12,23 điểm so với điểm đóng cửa tuần trước. Trên sàn Hồ Chí Minh, trong phiên giao dịch này, sau những nỗ lực tăng điểm, mặc dù không tìm lại được mốc 490 điểm đã thiết lập trong tuần, VN-Index đã khép phiên cuối tuần xanh sắc, tăng thêm 5,08 điểm. Trong đợt khớp lệnh thứ 3, mặc dù tốc độ lệnh ATO đưa vào thị trường còn chậm hơn so với những phiên trước nhưng VN-Index vẫn duy trì được sắc xanh, tăng thêm 3,58 điểm lên 483,79 điểm. Khối lượng giao dịch trong đợt này là 64.665.951 đơn vị, ứng với giá trị 1.557,14 tỷ đồng. Sau 15 phút giao dịch thỏa thuận, thị trường đóng cửa ghi nhận VN-Index tăng thêm 5,08 điểm lên 485,29 điểm, tương đương tăng 1,05%. Khối lượng giao dịch toàn phiên bằng 91,77% phiên trước với 74.146.851 đơn vị. Giá trị giao dịch đạt 94,98% với 1.806,28 tỷ đồng. Khối ngoại phiên này tích cực gom hàng ở các mã lớn mà đứng đầu là QCG với 2.585.260 đơn vị. Tiếp theo đó là các mã: VCB, ITA, CTG, PPC,… Chốt phiên hôm nay các mã này cũng đều tăng kịch trần. ITA tiếp tục đứng đầu nhóm cổ phiếu dẫn đầu sàn Hà Nội với gần 5 triệu đơn vị được khớp lệnh. Theo sau đó là các mã được khối ngoại mua vào nhiều trong phiên giao dịch này: QCG, SSI, STB, VCB,… Trên sàn Hà Nội, đà tăng điểm được duy trì từ lúc mở phiên đến khi đóng cửa giao dịch. Số mã tăng giá chiếm áp đảo với 259 mã trong tổng số 338 mã giao dịch. Số mã giảm giá là 55 mã và còn lại 24 mã đứng giá. Khép tuần giao dịch, HNX-Index tăng thêm 4,27 điểm, tương đương tăng 3,69%, lên mức 119,7 điểm. Khối lượng giao dịch xấp xỉ phiên trước với 55.410.900 đơn vị được khớp lệnh với giá trị 1.066,84 tỷ đồng. Khối ngoại phiên này đã mua ròng hơn 1 triệu đơn vị với khối lượng mua vào, bán ra lần lượt là 2.572.150 đơn vị và 1.297.950 đơn vị. Vị trí được giữ vững trong phiên giao dịch này, KLS dẫn đầu sàn Hà Nội với hơn 7 triệu đơn vị được khớp lệnh. Với 4,8 triệu đơn vị, HBB đứng thứ hai sau KLS. Các vị trí tiếp theo thuộc về: PVX, VND, SHB,…
-
Hôm nay trời HN nắng, VNI ấm hẳn lên. Các cp xxx cởi trần phơi nắng như thể chưa bao giờ được phơi.
-
Cặp đôi ITA+REE song kiếm hợp bích, dẫn dắt đoàn quân VNI đi lên.