Đại Phúc

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.057
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    8

Everything posted by Đại Phúc

  1. NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG-HSC: Các thị trường cuối cùng đã diến biến cùng chiều, đạt được số điểm tăng quan trọng trong phiên hôm nay với KLGD tăng nhẹ. Độ rộng thị trường gần như không thay đổi so với hôm qua và mức độ tham gia thị trường của các NĐTNN giảm. Các bluechip tiếp tục đi đầu xu thế tăng, được dẫn dắt bởi BVH, MSN, DPM và VNM. Cổ phiếu của các ngân hàng quốc doanh cũng tăng khá trong phiên hôm nay. Hôm nay là một ngày đáng chú ý trên thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối trong đó giá vàng giảm mạnh. Tỷ giá tăng nhẹ sau khi giảm trong ngày hôm qua với tỷ giá giữa mua và bán trên thị trường tự do ở vào 21,060đ vào chiều nay. Như đã đề cập, giá vàng trong nước giảm mạnh xuống mức giữa mua và bán là 35.21 triệu đồng/lượng. Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng tăng lên 14-17%. Giá vàng trong nước giảm sau khi giá vàng thế giới giảm trong bối cảnh các nhà đầu tư vội vã bán ra để đóng trạng thái. Đây không chỉ là tin tức tích cực đối với tỷ giá mà còn là tin tức tích cực đối với thị trường chứng khoán vì có thể vốn từ thị trường vàng sẽ đổ vào cổ phiếu(và điều này cũng có lợi cho tỷ giá). Lãi suất qua đêm dự kiến sẽ tăng khi dịp Tết âm lịch đến và đây không phải là điều đáng lo ngại. CPI tháng 1 của cả nước sẽ sớm được công bố và nhiều khả năng CPI tháng 1 sẽ cho thấy lạm phát đã đạt đỉnh trong chu kỳ hiện tại vào tháng trước. Thị trường trái phiếu cũng đã phát đi tín hiệu như trên trong vài tuần qua và sau Tết, lãi suất chắc chắn sẽ giảm. Chúng tôi vẫn thận trọng khi dự đoán về thời điểm nới lỏng chính sách tiền tệ nhưng áp lực giảm lãi suất cho vay là cao. Các doanh nghiệp đang phàn nàn về lãi suất cho vay đến 18%/năm và chính phủ cũng đang chú ý đến vấn đề này. Một nguyên nhân có thể đã dẫn đến lãi suất cho vay cao là việc áp dụng hệ số LDR 80% theo thông tư 13 và đã có dự đoán cho rằng hệ số này có thể được nới lỏng hay tạm hoãn áp dụng và thay vào đó là việc áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đây là một vấn đề nhạy cảm và chênh lệch lớn giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động trong những tháng gần đây cũng có thể là một nguyên nhân. Về thông tin từ các doanh nghiệp, PET đã đạt lợi nhuận trước thuế năm 2010 là 240 tỷ đồng(12.3 triệu USD), vượt kế hoạch đề ra cho cả năm là 60% với doanh thu ddajtj 10 nghìn tỷ đồng, vượt kế hoạch 30%. Trong năm 2011, PET đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 220 tỷ đồng; doanh thu là 10 nghìn tỷ đồng. ELC ước đạt 161 tỷ đồng(8.25 triệu USD) lợi nhuận thuần năm 2010, tăng 78%. DPC công bố lợi nhuận thuần 6.46 tỷ đồng trong năm 2010, giảm 10.7%; doanh thu đạt 92.64 tỷ đồng(4.74 triệu USD), tăng 29.6%. Kết quả kinh doanh nói chung được công bố là khả quan trừ các công ty chứng khoán có kết quả kinh doanh trái chiều. Thị trường tiếp tục tăng một cách thiên lệch. Tuy nhiên, có vẻ đợt tăng này đã dần mở rộng ra nhiều mã bluechip hơn. Các mã ngân hàng hôm nay đã tham gia vào xu thế tăng chung; và như chúng tôi đã đề cập nhiều lần trước đây, chúng tôi rất ưa chuộng các mã ngân hàng tại mặt bằng giá hiện tại. Thông thường thì các mã dẫn dắt thị trường có lẽ sẽ điều chỉnh trong tuần tới; tuy nhiên đợt tăng này là một đợt tăng không giống các đợt tăng thông thường khác, được dẫn dắt bởi các quỹ đầu tư nước ngoài và chúng ta không thể đoán định đợt tăng này bằng quy luật thông thường mà chúng ta đã quan sát được từ trước đến nay. Cho dù vậy, VNindex có vẻ đang tăng nóng và một đợt củng cố có lẽ sẽ tốt cho chỉ số này. Chúng tôi vẫn lạc quan về thị trường. =================================== SÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HCM – Thị trường tăng phiên thứ 8 liên tiếp với GTG D tăng, đạt 1,272.07 tỉ đồng (tương đương 65.25 triệu USD). VN index tăng 1.47% kết thúc phiên với 519.50 điểm. 92 mã tăng trong đó có 17 mã tăng trần và 123 mã giảm trong đó có 12 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 15.1% giá trị mua vào và 6.7% giá trị bán ra của toàn thị trường. Như thường lệ, VNindex tăng mạnh từ đầu phiên, và sau khi gặp phải sự kháng cự ban đầu, VNindex đảo chiều trước khi bước vào một đợt tăng lần thứ 2 và đạt mức cao 521.22, sau đó giảm lần thứ 2 do hoạt động chốt lời đã diễn ra và đóng cửa ở giữa mức mở cửa và mức cao. Biên độ biến động thu hẹp với chỉ hơn 3 điểm và KLGD tăng. Kết thúc đợt 1, khoảng 8.3 triệu đơn vị được chào bán và khoảng 6.7 triệu đơn vị được đặt mua. Và trước khi thị trường đóng cửa, có khoảng 9.5 triệu cổ phiếu được chào bán và 12.8 triệu cổ phiếu được đặt mua. Lượng đặt mua giảm đáng kể so với phiên trước trong khi lượng đặt bán tăng vào cuối đợt 1. Vào thời điểm đóng cửa thị trường, lượng đặt mua tăng lên trong phiên nhưng đạt thấp hơn nhiều so với phiên trước; lượng đặt bán đạt cũng tăng lên trong phiên và đạt cao hơn so với phiên trước. Lượng đặt bán vượt lượng đặt mua đầu phiên, nhưng sau đó lượng đặt mua đã vượt lại lượng đặt bán trước khi thị trường đóng cửa và chênh lệch mua bán thu hẹp nhiều so với phiên trước. Xét về mặt giá trị, VNindex nhận được hỗ trợ tăng điểm nhiều nhất từ các mã VCB, BVH, MSN và CTG nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng giảm điểm từ các mã VPL, KBC, VIC và BCI . Cổ phiếu các ngành đều tăng và diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày hôm nay. Giá trị mua vào của NĐTNN tăng về khối lượng nhưng giảm về tỷ trọng. Họ bán ra cũng giảm về khối lượng và về tỷ trọng. Khối ngoại mua ròng với giá trị 106.91 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 28 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay. Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã DPM; BVH; NBB; PVF và HAG. Họ cũng bán ra nhiều KDC; NBB; VIC ; BVH và FPT. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra trầm lắng hơn trong ngày hôm nay với 1 giao dịch cực lớn, 2 giao dịch lớn cùng các trung bình và nhỏ, chiếm 13.16% tổng GTG D toàn thị trường. Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 800,000 cổ phiếu HAG; 500,000 cổ phiếu PDR; 333,910 cổ phiếu CTI ; 198,609 cổ phiếu BT6; 160,000 cổ phiếu NBB; 350,000 cổ phiếu VMD, 344,600 cổ phiếu ITC ; 317,370 cổ phiếu MDG và 170,000 cổ phiếu NKG trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay, trong đó NĐTNN tham gia vào giao dịch thỏa thuận cổ phiếu NBB và 4 giao dịch thỏa thuận nhỏ khác. SSI là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, giữ giá 29,600đ với 2.5 triệu đơn vị được giao dịch. DPM là mã đứng thứ hai, tiếp tục tăng 4.78% lên 43,800đ với KLGD của 1.41 triệu đơn vị. SJS tăng 4.92% lên 64,000đ với 668,050 đơn vị được chuyển nhượng. VCB tăng 4.76% lên 33,000đ với 1.17 triệu cổ phiếu được trao tay. PVF tăng 4.81% lên 30,500đ với KLGD 1.19 triệu đơn vị. Trong 5 chứng chỉ quỹ niêm yết, VFMVFA giữ giá 7,000đ, VFMVF4 giữ giá 5,900đ, VFMVF1 tăng 1.79% lên 11,400đ, PRUBF1 giảm 1.79% xuống 5,500đ, và MAFPF1 giảm 2.17% xuống 4,500đ. ========================== Hà Nội - Sàn Hà Nội tăng điểm với GTG D cải thiện đôi chút, đạt 483.62 tỷ đồng, tương đương 24.81 triệu USD. HNI ndex tăng 0.79% lên 107.87 điểm. 127 mã tăng giá trong đó có 9 mã tăng trần và 138 mã giảm trong đó có 6 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 3.07% giá trị mua vào và 2.98% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN mua ròng với giá trị 0.43 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 20 giao dịch thỏa thuận lớn, trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 5.12% GTG D toàn thị trường. Thị trường giao dịch thỏa thuận kém sôi động. C húng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 1,000,000 cổ phiếu NAG; 29,800 cổ phiếu NT P và 120,000 cổ phiếu ACB và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác. KLS là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, tăng 0.45% lên 15,000 đồng với 3.12 triệu CP được giao dịch. PVX là mã đứng thứ hai, kết thúc phiên giảm 0.18% xuống 20,700 đồng với 1.66 triệu đơn vị được chuyển nhượng.
  2. Hôm nay diễn ra hiện tượng cơ cấu DM mạnh mẽ, dòng tiền chạy ra HNX vào VNI.
  3. Hôm nay mua các mã ETF an toàn và Break out: VCB, CTG, ... Sức lan tỏa đã sang các cp Blu: SJS, QCg, LCG... HNX bị đè nén mạnh, khi bật thì cũng mạnh. VNI do các mã trụ kéo chẳng có gì là vô lý cả, chỉ có NDT vô lý vì cứ cho rằng VNI lên thì cổ phiểu NÓNG của họ phải tăng, còn Blu thì đi ngang. (Do 2 năm đi theo chiều hướng này nên NDT quen kiểu cp làm giá) Năm 2006 chỉ có 2 trụ VNN và STB kéo VNI lên 800. Bây giờ có khác gì đâu, chỉ thay tướng thôi.
  4. Chart HSC chuẩn cho TTCK VN, gộp cả 2 sàn: Ngày 20/01/2011, VNSTI giảm -0.03 điểm, tương đương -0.02% đóng cửa ở mốc 123.47 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 54.02 triệu cổ phiếu, thấp hơn -3.50% so với phiên trước và thấp hơn 23.99% so với khối lượng trung bình 90 ngày. Mặc dù VNI đã chính thức phá đỉnh cũ, đi vào xu hướng tăng ngắn hạn, cả VNST index vẫn đang trong quá trình tích lũy, điều chỉnh. VNSTI vẫn đang dao động trong một dải hẹp của mẫu hình cái nêm hướng xuống. Cho đến khi nào VNST index vẫn giao động dưới kháng cự 126, trên 120 xu hướng điều chỉnh/tích lũy vẫn tiếp tục. Một sự phá vỡ kháng cự 126 với thanh khoản cao sẽ xác nhận quá trình tích lũy kết thúc và xu hướng tăng ngắn hạn sẽ trở lại với mục tiêu ban đầu là đỉnh cũ tại 134. Tóm lại: Do đó, nếu như bạn là nhà đầu tư quan tâm đến những cổ phiếu Penny và mid-cap nên mua vào một phần tại vùng 120 và mua phần còn lại nếu như VNST index tăng phá vỡ kháng cự quan trọng của mình xung quanh 126, đặc biệt với thanh khoản cao. Ghi chú: Trong nỗ lực cố gắng phản ánh thị trường chung tốt hơn, HSC đã tạo ra bộ chỉ số VNST – index (Vietnam Stocks Price-WeightedAverage ). Chỉ số này được tạo ra bởi việc tổng hợp toàn bộ 629 mã cổ phiếu của cả hai sàn Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nếu như VNI tạo ra từ việc đánh trọng số cao cho những mã cổ phiếu có vốn hóa lớn. VNST – Index được tạo thành từ trung bình giá giản đơn của tất cả các cổ phiếu trong bộ chỉ số, do đó phản ánh xu thế chung của tất cả các cổ phiếu trên thị trường.
  5. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT-HSC: Ngày 20/01/2011, VNINDEX tăng 6.07 điểm, tương đương 1.20% đóng cửa ở mốc 511.98 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 34.79 triệu cổ phiếu, thấp hơn -7.58% so với phiên trước và thấp hơn 9.00% so với khối lượng trung bình 90 ngày. Độ rộng thị trường chuyển sang tiêu cực, với số mã giảm nhiều hơn số mã tăng (A/D ratio là 0.83) với 119 mã giảm, và 99 mã giảm. Quan điểm phân tích ngắn hạn: Thị trường mở cửa tăng điểm và nhanh chóng tăng chạm mức cao nhất trong ngày tại 514.05 trong điều kiện thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp trước khi áp lực bán tăng lên ở phiên 2 và phiên 3, lấy lại một phần số điểm tăng Quan điểm phân tích kỹ thuật trung hạn: Xu hướng trung hạn là tăng. Với việc phá vỡ kháng cự mạnh 500, quá trình tích lũy được kỳ vọng đã kết thúc. Thị trường đang hướng về mục tiêu là vùng kháng cự xung quanh 545 và chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ kiểm định vùng này trước cuối tháng 3 năm 2011. Thách thức đối với đà tăng điểm: Vùng 529 nơi có đường internal trendline, ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8%, Fibonacci Extension 161.8% trở thành vùng kháng cự quan trọng cho thị trường. Vùng hỗ trợ đáng chú ý: Vùng hỗ trợ quan trọng xung quanh 497 điểm tại đường internal trend line và đỉnh ngắn hạn ngày 15/12/2010.
  6. NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG-HSC: Các thị trường tiếp tục có một phiên giao dịch biến động trái chiều, trong đó VNindex tăng phiên thứ 7 liên tiếp còn HNindex giảm nhẹ. KLGD giảm một chút so với phiên trước và độ rộng thị trường hầu như vẫn giữ nguyên. Mức độ tham gia thị trường của các NĐTNN cũng giảm trong phiên hôm nay. VNindex tiếp tục tăng nhờ một số mã quen thuộc như BVH; DPM; MSN và PVF. Và hôm nay, VNM cũng đã tham gia vào danh sách những mã góp phần đẩy VNindex đi lên khi mã này tăng điểm vào cuối phiên khi 3%(10.5 triệu cổ phiếu) tỷ lệ nắm giữ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài do Chính phủ nắm giữ để niêm yết trên sàn chứng khoán của Singapo có thể sẽ được bán ra. Thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối có một ngày đáng chú ý trong hôm nay khi tỷ giá giảm với tỷ giá giữa mua và bán trên thị trường tự do ở mức 21,020 vào chiều nay. Giá vàng trong nước giảm xuống mức giá giữa mua và bán là 35.59 triệu đồng/lượng. Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng ở vào 11.5-13.5%, tăng mạnh so với hôm qua. Chúng tôi vui mừng khi thấy tỷ giá giảm trở lại vì vào thời điểm này của năm, nguồn ngoại tệ thường tăng thêm và tỷ giá cũng sẽ giảm. CPI tháng 1 của Hà Nội tăng 1.68% và của TP HCM tăng 1.01%; nghĩa là xét theo tháng, tốc độ tăng CPI tháng 1 thấp hơn tháng 12. Điều này hàm ý tốc độ tăng CPI theo tháng của cả nước sẽ ở vào khoảng 1.5-1.7%(tháng trước là 1.96%). Mặc dù đã dự đoán trước điều này, thì chúng tôi vẫn cảm thấy vui mừng khi kịch bản mà chúng tôi đưa ra trong vài tuần qua hiện tại có vẻ đang trở thành thực tế. Giá gạo đã giảm dần trong khi tỷ giá ổn định và chính sách tiền tệ được thắt chặt. Do đó, không mấy bất ngờ khi tốc độ tăng CPI suy giảm. Tuy nhiên, số liệu về CPI trong tháng 2 sẽ giữ vài trò then chốt, là chỉ báo đầu tiên sau Tết về việc giá cả sẽ biến động như thế nào sau dịp nghỉ Tết âm lịch. Về thông tin từ các doanh nghiệp: UBCKNN đã hủy bỏ đợt chào bán ra công chúng 7 triệu cổ phiếu DVD do công ty này đã không đáp ứng được các điều kiện phát hành. Chúng tôi hiểu rằng các nhà đầu tư và các chủ nợ của công ty đang cùng thảo luận về kế hoạch tái cơ cấu công ty. FPT đạt lợi 1.69 nghìn tỷ đồng(86.72 triệu USD) lợi nhuận thuần hợp nhất, tăng 20% so với năm 2009. Doanh thu tăng nhẹ 9.5%, đạt 20.52 nghìn tỷ đồng. Đóng góp vào ngân sách nhà nước tăng 29.5%, đạt 3.92 nghìn tỷ đồng. Doanh thu không đạt kế hoạch do doanh thu của FPT Telecom không đạt kế hoạch, nhưng lợi nhuận của công ty vẫn đạt kế hoạch đề ra. Trong năm 2011, FPT đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 2.42 nghìn tỷ đồng và doanh thu là 24.5 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2010. Lĩnh vực kinh doanh chính sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh và hiện tại mọi sự chú ý đang tập trung vào thương vụ mua lại EVN Telecom(và chưa có nhiều thông tin cụ thể về thương vụ này được công bố). IMP đã công bố lợi nhuận thuần đạt 80.46 tỷ đồng(4.12 triệu USD), tăng 22.45%; doanh thu đạt 766.51 tỷ đồng, tăng 15.52%. Các công ty dược phẩm có kết quả kinh doanh khá tốt và điều này thật ấn tượng vì các doanh nghiệp này bị hạn chế về năng lực sản xuất lẫn khả năng điều chỉnh giá bán. Tuy nhiên, nhờ tập trung vào nhóm mặt hàng chính, các công ty dược đã cải thiện được tỷ suất lợi nhuận, đồng thời đưa ra những sản phẩm mới có giá cao. Chúng tôi ưa chuộng DHG nhưng chúng tôi giữ quan điểm trung hòa đối với ngành dược mặc dù các cổ phiếu trong ngành có mức định giá thấp. VNindex tiếp tục tăng mặc dù chỉ có ít mã tham gia vào đợt tăng này. Hiện tại chỉ số này đang ở vào vùng kháng cự chính nhưng với chỉ một số nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đẩy VNindex đi lên thì khó có thể biết được ý định của những nhà đầu tư này trong ngắn hạn. Tin đồn về VNM ngày hôm nay đã đưa thêm một mã nữa vào danh sách những mã đẩy VNindex đi lên. Chúng tôi vẫn giữ quan điểm là cả thị trường chung sẽ bắt đầu tăng sau Tết âm lịch và do đó vẫn giữ quan điểm lạc quan. Các mã bluechip mà chúng tôi ưa chuộng nhất là KBC, DPM, PVD và PVF; bên cạnh đó, KLS hiện cũng đang hấp dẫn ở mức giá hiện tại với những nhà đầu tư có thể chấp nhận rủi ro. ================================ SÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HCM – Thị trường tiếp tục tăng với GTG D giảm nhẹ, đạt 1,036.82 tỉ đồng (tương đương 53.13 triệu USD). VN index tăng 1.2% kết thúc phiên với 511.98 điểm. 99 mã tăng trong đó có 17 mã tăng trần và 129 mã giảm trong đó có 12 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 18.18% giá trị mua vào và 9.67% giá trị bán ra của toàn thị trường. Chỉ số Index tăng từ đầu phiên và nhanh chóng đạt mức cao 514.05 trước khi giảm trở lại do hoạt động chốt lời nhưng sau đó tiếp tục một đợt tăng thứ hai về cuối đợt 2, sau đó đóng cửa ở giữa mốc cửa và mức cao trong ngày. Biên độ biến động thu hẹp một chút với chỉ hơn 4 điểm và KLGD giảm. Kết thúc đợt 1, khoảng 7.1 triệu đơn vị được chào bán và khoảng 8.6 triệu đơn vị được đặt mua. Và trước khi thị trường đóng cửa, có khoảng 8.5 triệu cổ phiếu được chào bán và 15.6 triệu cổ phiếu được đặt mua. Lượng đặt mua tăng so với phiên trước và lượng đặt bán cũng tăng vào cuối đợt 1. Vào thời điểm đóng cửa thị trường, lượng đặt mua tăng lên trong phiên và đạt cao hơn nhiều so với phiên trước; lượng đặt bán đạt cũng tăng lên trong phiên nhưng đạt thấp hơn một chút so với phiên trước. Lượng đặt mua vẫn vượt lượng đặt bán một khoảng cách khá lớn trong phiên và thậm chí chênh lệch mua bán còn tăng lên vào cuối phiên. Xét về mặt giá trị, VNindex nhận được hỗ trợ tăng điểm nhiều nhất từ các mã BVH, MSN, VNM và PVF nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng giảm điểm từ các mã VPL, KBC, HAG và FPT. Cổ phiếu các ngành đều tăng hoặc biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày hôm nay. Giá trị mua vào của NĐTNN giảm về khối lượng và về tỷ trọng. Họ bán ra cũng giảm về khối lượng và về tỷ trọng. Khối ngoại vẫn mua ròng với giá trị 88.24 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 25 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay. Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã BVH; MSN; PVD; PVF và DMC. Họ cũng bán ra nhiều MSN; BVH; VNM; IT A và GMD. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động trong ngày hôm nay với 2 giao dịch cực lớn, 3 giao dịch lớn cùng các trung bình và nhỏ, chiếm 18.26% tổng GTG D toàn thị trường. Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 1,812,880 cổ phiếu KSS; 536,450 cổ phiếu CTI ; 696,470 cổ phiếu VHC ; 200,000 cổ phiếu MSN; 400,000 cổ phiếu DMC, 455,000 cổ phiếu VFC; 265,590 cổ phiếu VMD và 80,000 cổ phiếu VNM trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay, trong đó NĐTNN tham gia vào giao dịch thỏa thuận cổ phiếu MSN, DMC và VNM và 3 giao dịch thỏa thuận nhỏ khác. SSI là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, giảm 1% xuống 29,600đ với 1.43 triệu đơn vị được giao dịch. NKG là mã đứng thứ hai, tăng 4.07% lên 35,800đ với KLGD của 1.15 triệu đơn vị. TC M tăng 4.98% lên 25,300đ với 1.37 triệu đơn vị được chuyển nhượng. DPM tăng 3.72% lên 41,800đ với 709,000 cổ phiếu được trao tay. PVF tăng 4.3% lên 29,100đ với KLGD 948,000đơn vị. Trong 5 chứng chỉ quỹ niêm yết, VFMVFA giảm 2.78% xuống 7,000đ, VFMVF4 giữ giá 5,900đ, VFMVF1 giữ giá 11,200đ, PRUBF1 giảm 3.45% xuống 5,600đ, và MAFPF1 tăng 2.22% lên 4,600đ. =================== Hà Nội - Sàn Hà Nội giảm nhẹ với GTG D giảm, đạt 394.87 tỷ đồng, tương đương 20.25 triệu USD. HNI ndex giảm 0.23% xuống 107.02 điểm. 137 mã tăng giá trong đó có 8 mã tăng trần và 132 mã giảm trong đó có 9 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 3.19% giá trị mua vào và 1.40% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN mua ròng với giá trị 7.06 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 24 giao dịch thỏa thuận lớn, trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 5.7% GTG D toàn thị trường. Thị trường giao dịch thỏa thuận diễn ra trầm lắng hơn. Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 200,000 cổ phiếu KLS; 172,000 cổ phiếu QNC và 381,500 cổ phiếu TH V và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác. VND là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, giảm 1.44% xuống 20,300 đồng với 1.49 triệu CP được giao dịch. PVX là mã đứng thứ hai, kết thúc phiên giảm 0.37% xuống 20,700 đồng với 1.38 triệu đơn vị được chuyển nhượng.
  7. Có 10 mã trụ 1: HAG, VIC, DPM, FPT, HPG, PVD, VCB, BVH, PVF. Có 15 mã trụ 2: BVH, DPM, CTG, VCB, HAG, KBC, OGC, PVX, PVD, PVF, VCG, ITA, HPG, PPC,KLS. Các bạn cứ nhằm các mã trên mà mua rồi áp dụng chiêu Tử Đại An. Đảm bảo chỉ có thắng 99%. :( :( :P Đại Phúc cũng phải cơ cấu lại cái danh mục trên thôi. ===================== Quẻ Khai Đại An: Mua tốt, dù có tăng chậm nhưng chắc.
  8. PHÂN TÍCH KỸ THUẬ THUẬT-HSC: Ngày 19/01/2011, VNINDEX tăng 8.48 điểm, tương đương 1.70 % đóng cửa ở mốc 505.91 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 37.64 triệu cổ phiếu, cao hơn 4.33% so với phiên trước và thấp hơn 1.50% so với khối lượng trung bình 90 ngày . Độ rộng thị trường chuyển sang tích cực, với số mã tăng nhiều hơn số mã giảm (A/D ratio là 1.13) với 103 mã tăng, và 91 mã giảm. Quan điểm phân tích ngắn hạn : Mặc dù thanh khoản vẫn khá yếu và Độ rộng thị trường liên tục suy trì ở mức tiêu cực trong hầu hết thời gian giao dịch, tuy nhiên với sự hỗ trợ của một số mã chủ chốt vốn hóa lớn trên sàn như BVH, MSN và PVF, VNI đã tăng rất mạnh và vượt xa mức trung bình chung của thị trường. VNI đã đóng cửa trên vùng 500, do đó nếu xét trên bề mặt chỉ số, VNI đã chính thức kết thúc thời kỳ tích lũy và bước vào xu thế tăng ngắn hạn. VNI có kháng cự yếu ngắn hạn xung quanh 515 và kháng cự mạnh hơn xung quanh 529 điểm. Trong nỗ lực cố gắng phản ánh thị trường chung tốt hơn, HSC đã tạo ra bộ chỉ số VNST – index (Vietnam Stocks Price-Weighted Average). Chỉ số này được tạo ra bởi việc tổng hợp toàn bộ 629 mã cổ phiếu của cả hai sàn Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nếu như VNI tạo ra từ việc đánh trọng số cao cho những mã cổ phiếu có vốn hóa lớn. Phân tích cụ thể của VNST-index sẽ được cung cấp ở phần sau của báo cáo. Quan điểm phân tích kỹ thuật trung hạn: Xu hướng trung hạn là tăng. Với việc phá vỡ kháng cự mạnh 500, quá trình tích lũy được kỳ vọng đã kết thúc. Thị trường đang hướng về mục tiêu là vùng kháng cự xung quanh 545 và chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ kiểm định vùng này trước cuối tháng 3 năm 2011. Thách thức đối với đà tăng điểm : Vùng 529 nơi có đường internal trendline, ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8%, Fibonacci Extension 161.8 % trở thành vùng kháng cự gần nhất cho thị trường. Vùng hỗ trợ đáng chú ý : Vùng hỗ trợ quan trọng xung quanh 470-469, đường trendline hướng lên và ngưỡng Fibonacci 38.2 %, đây cũng là đường confirmation line của mẫu hình “ Double bottoms – Adam & Adam “. ================================================== Lời bàn của Đại Phúc: Trong vài ngày tới, VNI cần kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ 500. Nếu thực sự là các quỹ ETF đang đạo diễn VNI thì sẽ không còn khả năng thủng 500, liệu trước mắt VNI sẽ tiếp tục theo chiều hướng tăng đến 31/3/2011 để chốt NAV?. Các quỹ ETF sẽ liên tục dùng "Xa luân chiến" để đạo diễn VNI, nếu các cp khác tăng thì các trụ của ETF lại giảm để điều tiết chỉ số VNI. Quẻ Kinh Vô Vong: Tăng thì tăng kinh sợ, nhưng thất vọng quá. Vì cổ chung đếch tăng, tức thật.
  9. NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG-HSC: Các thị trường tiếp tục biến động trái chiều trong phiên hôm nay; và điều đáng chú ý nhất trong phiên là việc Vnindex đã phá vỡ mốc 500. KLGD cũng biến động trái chiều, trong đó KLGD trên sàn Hà Nội giảm và đạt thấp. Độ rộng thị trường mở rộng, các NĐTNN tham gia thị trường tích cực và khối này đã mua ròng trong phiên hôm nay. Các NĐTNN cũng tham gia tích cực vào những giao dịch thỏa thuận lớn, đáng chú ý là giao dịch thỏa thuẩn cổ phiếu VPL. Tuy nhiên, động thái tăng ngày hôm nay của VNindex chủ yếu vẫn là do một số mã bluechip tăng mạnh gồm BVH và các mã thuộc họ dầu khi như PVD; DPM và PVF. Thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ khá ổn định trong ngày hôm nay. Tỷ giá không thay đổi với tỷ giá giữa mua và bán trên thị trường tự do không đổi, ở mức 21,075đ vào chiều nay. Giá vàng trong nước tăng lại và ở mức 35.65 triệu đồng/lượng. Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng không đổi và ở mức 10.5-11.5% vào ngày hôm nay. Thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ vẫn khá ổn định nhờ chính sách tiền tệ được thắt chặt cộng với nhu cầu có tính mùa vụ đối với tiền đồng. Chúng tôi cho rằng tốc độ tăng CPI theo tháng của cả nước trong tháng này nhiều khả năng sẽ giảm mặc dù vẫn ở trên 1%. Nếu dự báo này là đúng thì tốc độ tăng CPI theo tháng đã đạt đỉnh vào tháng trước và tốc độ tăng theo năm sẽ không vượt quá 12% trong chu kỳ hiện tại của CPI. Điều này khẳng định thêm cho quan điểm của chúng tôi là xu hướng gia tăng của lạm phát hiện tại chủ yếu là do yếu tố mùa vụ cộng với việc tỷ giá tăng mạnh trong Q4. Và theo đó, chúng tôi cho rằng tỷ giá chính thức sẽ được nâng lên sau Tết âm lịch nhằm giảm chênh lệch giữa trần tỷ giá và tỷ giá trên thị trường tự do. Điều này sẽ chắc hẳn sẽ không gây ra ảnh hưởng về mặt vĩ mô vì các doanh nghiệp đã giao dịch ngoại tệ theo cả tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá trên thị trường tự do trong nhiều tháng qua. Do đó, một động thái nâng tỷ giá chính thức sẽ không gây ra lạm phát nếu tỷ giá hiện tại không tiếp tục biến động. Về thông tin từ các doanh nghiệp, SSI đã công bố lợi nhuận thuần đạt 688.16 tỷ đồng(35.29 triệu USD), giảm 14.4%; doanh thu tăng 34.05%, đạt 1.504 nghìn tỷ đồng, bao gồm 176.04 tỷ đồng từ dịch vụ môi giới và 710 tỷ đồng từ đầu tư chứng khoán. Nói chung, chúng tôi thấy rằng cho tới nay, lợi nhuận của tất cả các công ty chứng khoán được công bố đều giảm mặc dù một số công ty như SSI và VND, doanh thu vẫn tăng. Chi phí tăng và lợi nhuận từ hoạt động tự doanh giảm trong toàn bộ ngành, chẳng hạn như với trường hợp của KLS. Trong ngành chứng khoán, chúng tôi vẫn ưa chuộng KLS và SSI. HPG đã công bố lợi nhuận thuần đạt 1.375 nghìn tỷ đồng(70.51 triệu USD) trong năm 2010, tăng 8%, cao hơn một chút so với kế hoạch; và doanh thu đạt 14.492 nghìn tỷ đồng, tăng 75%. Kết quả kinh doanh của HPG đạt được khả quan hơn các công ty trong cùng ngành khác và cho thấy khả năng đem lại lợi nhuận ngành cả trong tình hình khó khăn thông qua mô hình kinh doanh được đa dạng hóa của công ty. HPG vẫn là một công ty mà chúng tôi ưa chuộng trong ngành sản xuất cho các nhà đầu tư dài hạn. Các mã trên thị trường rõ ràng đã phân làm hai nhóm giống như đã diễn ra trong năm ngoái. Trong đó, một nhóm là một số mã có tỷ trọng lớn trong VNindex mà các nhà đầu tư nước ngoài tập trung mua vào và một bên là các mã còn lại của thị trường và các mã này đang tụt lại xa phía sau so với những mã thuộc nhóm đầu. Vấn đề đặt ra là tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu trước khi hoạt động chốt lời diễn ra ở các mã dẫn dắt thị trường hoặc các mã còn lại của thị trường sẽ tăng và bắt kịp với các mã thuộc nhóm dẵn dắt kể trên. Chúng tôi vẫn lạc quan trong trung hạn mặc dù VNindex đang gặp phải những mức kháng cự mạnh dần trong khi tiếp tục tăng. Chung tôi tiếp tục ưa chuộng những mã PVD, DPM và KBC. PVF cũng là mã đáng chú ý. ============================ SÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HCM – Thị trường phá vỡ mốc 500 với GTG D tăng đôi chút, đạt 1,146.69 tỉ đồng (tương đương 58.82 triệu USD). VN index tăng 1.7% kết thúc phiên với 505.91điểm. 103 mã tăng trong đó có 19 mã tăng trần và 101 mã giảm trong đó có 10 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 22.25% giá trị mua vào và 10.79% giá trị bán ra của toàn thị trường. Chỉ số Index tăng mạnh từ đầu phiên, và sau khi tạm thời trùng xuống đã nhanh chóng tăng lên mức cao 507.89 trước khi gặp phải sự kháng cự và sau đó mất đi một phần số điểm tăng để rồi sau đó tăng trở lại vê cuối phiên và đóng cửa bên dưới mức cao một vài điểm. Biên độ biến động thu hẹp một chút với chưa tới 5 điểm và KLGD tăng. Kết thúc đợt 1, khoảng 6 triệu đơn vị được chào bán và khoảng 8 triệu đơn vị được đặt mua. Và trước khi thị trường đóng cửa, có khoảng 8.8 triệu cổ phiếu được chào bán và 13 triệu cổ phiếu được đặt mua. Lượng đặt mua giảm so với phiên trước và lượng đặt bán đạt cao hơn đôi chút vào cuối đợt 1. Vào thời điểm đóng cửa thị trường, lượng đặt mua tăng lên trong phiên nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với ngày hôm qua; lượng chào bán tăng trong phiên và đạt cao hơn so với phiên trước. Lượng đặt mua vẫn giữ khoảng cách so với lượng chào bán nhưng khoảng cách này đã giảm dần vào cuối phiên. Xét về mặt giá trị, VNindex nhận được hỗ trợ tăng điểm nhiều nhất từ các mã BVH, MSN, DPM và PVF nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng giảm điểm từ các mã VPL, VIC , CTG và FPT. Cổ phiếu các ngành diễn biến trái chiều và tăng trong phiên giao dịch ngày hôm nay. Giá trị mua vào của NĐTNN tăng mạnh về khối lượng và về tỷ trọng. Họ bán ra tăng gấp đôi về khối lượng và tăng gần gấp đôi về tỷ trọng. Khối ngoại mua ròng với giá trị 131.36 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 25 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay. Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã HAG; SJS; DPM; PVD và KBC. Họ cũng bán ra nhiều VPL; VIC ; IJC; FPT và PVD. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra khá sôi động trong ngày hôm nay với 2 giao dịch cực lớn; 3 giao dịch lớn cùng các trung bình và nhỏ, chiếm 14.2% tổng GTG D toàn thị trường. Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 860,000 cổ phiếu VPL; 554,000 cổ phiếu CTI ; 215,700 cổ phiếu NBB; 1,186,390 cổ phiếu VID, 200,000 cổ phiếu SJS, 309,910 cổ phiếu VMD và 297,000 cổ phiếu ITC trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay, trong đó NĐTNN tham gia vào giao dịch thỏa thuận cổ phiếu VPL & SJS và 5 giao dịch thỏa thuận nhỏ khác. HAG là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, kết thúc phiên ở mức giá 55,500đ sau khi điều chỉnh chia cổ phiếu thưởng 50% với 1.61 triệu đơn vị được giao dịch. SSI là mã đứng thứ hai, giữ giá 29,900đ với KLGD của 2.12 triệu đơn vị. DPM tăng 4.95% lên40,300đ với 1.37 triệu đơn vị được chuyển nhượng. PVD tăng 3.74% lên 55,500đ với 756,950 cổ phiếu được trao tay. NKG tăng 4.88% lên 34,400đ với 1.07 triệu đơn vị. Trong 5 chứng chỉ quỹ niêm yết, VFMVFA hôm nay không giao dịch, VFMVF4 giữ giá 5,900đ, VFMVF1 giữ giá 11,200đ, PRUBF1 tăng 3.57% lên 5,800đ, và MAFPF1 giảm 2.17% xuống 4,500đ. ================================= Hà Nội - Sàn Hà Nội lại giảm với GTG D giảm hơn nữa, đạt 434.40 tỷ đồng, tương đương 22.28 triệu USD. HNI ndex giảm 0.18% xuống 107.27 điểm. 85 mã tăng giá trong đó có 4 mã tăng trần và 191 mã giảm trong đó có 9 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 4.39% giá trị mua vào và 2.25% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN mua ròng với giá trị 9.29 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 14 giao dịch thỏa thuận lớn, trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 2.85% GTG D toàn thị trường. Thị trường giao dịch thỏa thuận diển ra kém sôi động. Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 100,000 cổ phiếu OCH ; 100,000 cổ phiếu ACB và 120,000 cổ phiếu CIC và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác. KLS là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, giảm 1.12% xuống 15,100 đồng với 2.55 triệu CP được giao dịch. VND là mã đứng thứ hai, kết thúc phiên giảm 3.35% xuống 20,800 đồng với 1.5 triệu đơn vị được chuyển nhượng.
  10. Tính chuyện “hạn chế ảnh hưởng” của đồng USD? Hội đồng Tư vấn tiền tệ Quốc gia quyết định đưa ra trình Chính phủ đề án chống Đô la hóa. Trong đó có những tính toán mà nếu triển khai có thể tác động khá mạnh đến thị trường. Một số phương án nhằm “hạn chế ảnh hưởng” của đồng USD tại Việt Nam đang được nhà điều hành và hội đồng tư vấn tính đến. Phát biểu tại hội nghị của Chính phủ với các địa phương tổ chức cuối năm 2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết đang xem xét việc định hướng nhập khẩu một số mặt hàng bằng các ngoại tệ như Euro, Yên Nhật, Nhân dân tệ… Có thể xem đó là một trong những phương án được tính đến nhằm góp phần hạn chế áp lực đối với tỷ giá USD/VND cũng như những ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế. Đây không phải lần đầu tiên vấn đề đa dạng hóa ngoại tệ trong thanh toán hàng nhập khẩu được đặt ra. Vấn đề này cũng có nhiều quan điểm trái chiều trong những tranh luận trước đây. Tham vấn ý kiến của chuyên gia, trả lời VnEconomy tại buổi gặp mặt đầu năm do Câu lạc bộ Nhà báo chứng khoán phối hợp với Ban Kinh tế - Thông tấn xã Việt Nam tổ chức cuối tuần qua, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng đưa ra một số thông tin đáng chú ý. Ông Nghĩa cho biết, sau nhiều bàn bạc, Hội đồng Tư vấn tiền tệ Quốc gia quyết định đưa ra trình Chính phủ đề án chống Đô la hóa. Các chuyên gia quốc tế cũng đã góp ý về đề án này. Trong đó có những tính toán mà nếu triển khai có thể tác động khá mạnh đến thị trường. Cụ thể, theo ông Nghĩa, bước thứ nhất được tính đến là làm thế nào để hạn chế được cho vay bằng ngoại tệ, hoặc chỉ giới hạn cho vay những ngành nghề nhất định. Hướng khuyến nghị mà chuyên gia này đưa ra là trước hết phải điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, gián tiếp tác động đến lãi suất. Bước thứ hai là tiến tới hạn chế đối tượng và tiến tới chấm dứt cho vay bằng ngoại tệ, mặc dù vẫn tiếp tục huy động tiền gửi bằng ngoại tệ. Bước thứ ba là hạn chế nhận tiền gửi bằng ngoại tệ và tiến tới chấm dứt nhận tiền gửi bằng ngoại tệ. “Đó là cách triệt tiêu hoàn toàn tình trạng Đô la hóa. Và khi triệt tiêu được tình trạng đô la hóa rồi thì chúng ta chỉ còn lại một thị trường hối đoái đơn thuần, ai có ngoại tệ thì bán, ai cần ngoại tệ thì mua, Ngân hàng Trung ương sẽ là người mua - người bán cuối cùng để cân bằng cung - cầu ngoại tệ. Lúc đó trong các ngân hàng thương mại không còn tài khoản tiền gửi và cho vay nữa. Nhiều nước đã làm như vậy. Đến lúc đó việc thanh toán bằng nhiều đồng tiền mới hiện thực”, ông Nghĩa nhìn nhận. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng đó là một đề án rất lớn và phải thực hiện kéo dài trong nhiều năm. Và cơ hội tốt nhất để đưa ra dự án đó là lạm phát ở mức thấp và VND có uy tín trong dân cư. Theo Minh Đức VNEconomy
  11. Màn độc diễn của khối ngoại Những ngày đầu năm 2011, giới quan sát lại một lần nữa phải để mắt đến hoạt động của các quỹ đầu tư chỉ số ETF (exchange-traded fund) nước ngoài. Sự quan tâm này bắt nguồn từ việc khối ngoại lại bất ngờ thể hiện vai trò dẫn dắt trên TTCK Việt Nam. Với "chiêu thức" giao dịch tập trung vào một số mã lớn như BVH, MSN…, tuy không mất quá nhiều vốn nhưng các quỹ đầu tư nước ngoài lại gây ảnh hưởng mạnh lên VN-Index. Động thái giao dịch này khiến nhà đầu tư trong nước ở thế bị động khi chỉ số chứng khoán đã không còn phản ánh đúng thực tế thị trường. Không lạ khi mới đây, một CTCK trong nước đã quyết định loại bỏ 4 mã chứng khoán thường xuyên "bị" khối ngoại đầu cơ, nhằm cung cấp cho nhà đầu tư một chỉ số Index phản ánh xu hướng giá của cả thị trường chính xác hơn. Chưa có một nghiên cứu, bình luận chính thức nào từ phía cơ quan quản lý về sự hiện diện các ETF tại TTCK Việt Nam. Tuy nhiên theo thống kê của các tổ chức tài chính quốc tế như Rothschild và HSBC, hiện tại, đang có hai quỹ ETF hoạt động. Đó là The Market Vector Vietnam (VNM) do Van Eck Global quản lý và DB X-Trackers FTSE Vietnam của Deutsche Bank. Quy mô mỗi quỹ lên tới hàng trăm triệu USD. Sẽ rất bình thường khi TTCK Việt Nam trong giai đoạn hội nhập cũng có các sản phẩm, dịch vụ tài chính tương tự như các TTCK phát triển. Tuy nhiên, sự hiển diện và tạo ảnh hưởng mạnh mẽ của các ETF tại TTCK Việt Nam gợi ra nhiều suy nghĩ. Thứ nhất, một số tổ chức tài chính nước ngoài đang tự do"kinh doanh" Index. Trong khi đó cách đây chưa lâu, một tổ chức tài chính trong nước vừa tung ra ý tưởng "bán" các sản phẩm "ăn theo" Index thì ngay lập tức đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tuýt còi. Ai cũng biết, một thị trường hiệu quả là thị trường luôn có sự cạnh tranh bình đẳng. Bởi vậy, dường như đang có sự không công bằng với các tổ chức tài chính trong nước khi họ phải chịu lép vế trên chính sân chơi của mình và "cuộc chơi" Index thành màn độc diễn của khối ngoại. Thứ hai, với một số CTCK lớn, Báo ĐTCK đã đặt câu hỏi về việc có điều gì bất thường quanh việc gần đây các nhà đầu tư quốc tế ưa thích bỏ tiền qua hình thức đầu tư gián tiếp (P-Notes, ETF, DR…) thay vì hiện diện trực tiếp tại TTCK Việt Nam? Và câu trả lời chung là, khối ngoại nhiều người phải trở thành nhà đầu tư gián tiếp bất đắc dĩ. Họ vướng một số rào cản để có thể mở tài khoản giao dịch trực tiếp (chẳng hạn như việc xin xác nhận lý lịch tư pháp để được cấp mã số giao dịch). Cơ quan quản lý thị trường có thể viện lý do rằng, việc ngăn không cho các tổ chức tài chính trong nước kinh doanh Index là để phòng ngừa tình trạng thao túng, làm giá cổ phiếu, còn thủ tục cấp mã số giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài rất chặt chẽ nhằm quản lý, giám sát sự luân chuyển của các dòng vốn nóng và khống chế dòng tiền "bẩn" chảy vào TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế thị trường hiện nay cho thấy, nhiều giải pháp kỹ thuật như trên đã không còn theo kịp với sự phát triển chung của thị trường. Điều này đòi hỏi các giải pháp mới trên cơ sở thay đổi tư duy và cách thức tiếp cận vấn đề mới có thể giữ được trật tự thị trường và sự công bằng cho chính nhà đầu tư nội. Theo Giang Thanh ĐTCK
  12. Tấu hài: Ngọc Hoàng:...............Này táo kinh tế...........sao mặt nhà ngươi nhăn như mặt khỉ vậy, cá chép nhà ngươi đâu mà cỡi cá bống thế kia Táo kinh tế: Bẩm ngọc hoàng, cá chép táo bán mất rồi, may mà sắm được con cá bống này đi tạm, không thì sang năm mới lên chầu Ngọc Hoàng được, dạ bẩm ngọc Hoàng là năm vừa rồi ở hạ dưới có một chuyện cực kỳ là lạ, mặt táo không nhăn như khỉ thì mới là lạ đấy Ngọc hoàng ạ. Ngọc Hoàng: Chuyện gì nhà ngươi mau nói cho ta nghe. Táo kinh tế: Dạ, bẩm Ngọc hoàng, đấy là năm vừa rồi, chỉ số VNI gần như đứng im, mà tài khoản của các con bạc cháy như lửa hỏa diệm sơn, nhà nhà kêu khóc, người người người kêu la......nhiều người bán cả nhà, cả xe...để trả nợ, nhiều người còn nợ nần, nhiều người còn ....méo hết cả mặt Ngọc hoàng ạ, táo bán con cá chép nhưng vẫn may mắn sắm được con cá Bống là do năm vừa rồi may nhờ táo kinh tế biết thông tin nội dán, được bán T0, T1....nên tài khoản đi có 50% thôi, chứ còn lại thì....chết hết ạ. Ngọc hoàng: Thôi thôi......nhà người đừng có nói nữa, ta cũng méo cả mặt ra đây. Ta được ưu tiên là VIP, được đòn bẩy 1:3, được vay đánh xuống, được bán T0, T1...những dịch vụ mà dân đen như nhà ngươi không bao giờ có được............thế mà ta còn đi 80% nữa là ngươi, ta còn phải lên triều bằng nạng đây nhà ngươi
  13. Đại Phúc có nhận định gì đều lên đây chia sẻ, đúng hay sai thì cũng là để rút kinh nghiệm. Nếu không tiện chia sẻ thì nên P.M là đủ, không lên nói mập mờ như bạn kẻo nhiều người lại nghĩ cái sự HUYÊN BÍ của LHĐP chỉ dành cho riêng các "Siêu Nhân".Chẳng phải thầy TS đang cố gắng Xã Hội Hóa những sự HUYÊN BÍ của LHĐP để mọi người cùng nhìn lại Việt sử 5000 năm Văn Hiến đó sao. Vài lờ chia sẻ với bạn.
  14. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT-HSC: Ngày 18/01/2011, VNINDEX tăng 1.49 điểm, tương đương 0.30 % đóng cửa ở mốc 497.43 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 36.08 triệu cổ phiếu, cao hơn 16.88% so với phiên trước và thấp hơn 5.50% so với khối lượng trung bình 90 ngày . Độ rộng thị trường chuyển sang tiêu cực, với số mã giảm nhiều hơn số mã tăng (A/D ratio là 0.43) với 153 mã giảm, và 66 mã tăng. Quan điểm phân tích ngắn hạn : Thất bại khi cố gắng vượt ngưỡng kháng cự 500, thị trường quay đầu sau khi chạm mốc cao nhất trong ngày tại 501.5. Đà tăng là yếu khi mặc dù giá tăng nhưng thanh khoản duy trì ở mức thấp. Một Doji Star với bóng nến dài phía trên xuất hiện hôm nay. Mặc dù nó không hoàn toàn giống mẫu hình Gravestone Doji, nó cho thấy tín hiệu xấu đối với thị trường. Độ rộng thị trường cũng chuyển sang tiêu cực cho thấy mặc dù lực mua vẫn tồn tại ở một số ít cổ phiếu vốn hóa lớn, áp lực bán/chốt lời là mạnh ở phần lớn các cổ phiếu còn lại. Tóm lại, mặc dù chúng tôi vẫn lạc quan trong trung hạn, chúng tôi vẫn cẩn trọng trong ngắn hạn, một sự suy giảm xuống hỗ trợ yếu xung quanh 488 hoặc ít nhất là tích lũy dưới ngưỡng kháng cự mạnh 500 nhiều khả năng sẽ xảy ra trong một vài ngày tới. Quan điểm phân tích kỹ thuật trung hạn: Xu hướng trung hạn là tăng. Trong xu hướng tăng trung hạn, sự điều chỉnh/tích lũy ngắn hạn tạo động lực để vượt đỉnh cũ là cần thiết và nó đã được dự báo trước; một sự tăng vượt 500 sẽ là tín hiệu xác nhận quá trình tích lũy/điều chỉnh kết thúc. Trước khi kết thúc tháng 3, VNI được kỳ vọng sẽ tăng vượt qua đỉnh cũ và hướng về mục tiêu tiếp theo xung quanh 545 điểm. Chúng tôi kỳ vọng vùng hỗ trợ mạnh xung quanh 450 sẽ được giữ trong những đợt điều chỉnh ngắn hạn. Thách thức đối với đà tăng điểm : Vùng 497-500 nơi có đường internal trendline, ngưỡng Fibonacci Retracement 61.8% của đợt suy giảm tháng 05/2010, Fibonacci Extension 161.8 % và đỉnh ngắn hạn vào ngày 20/05/2009 trở thành vùng kháng cự gần nhất cho thị trường. Vùng hỗ trợ đáng chú ý : Vùng hỗ trợ gần nhất xung quanh 470-469, đường trendline hướng lên và ngưỡng Fibonacci 38.2 %, đây cũng là đường confirmation line của mẫu hình “ Double bottoms – Adam & Adam “. Chiến lược giao dịch: Nhà đầu tư trung, dài hạn nắm giữ. Nhà đầu tư ngắn hạn/ lướt sóng nên cân nhắc bán ra thu lợi nhuận tại vùng 497-500.
  15. NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG-HSC: Các thị trường biến động trái chiều trong phiên hôm nay, trong đó VNindex tăng(nhưng vẫn ở dưới mức cao trong ngày) và HNindex giảm do hoạt động chốt lời. GTGD đạt khá và điều đáng chú ý trong phiên hôm nay là VNindex đã có lúc vượt lên trên mốc 500 nhưng sau đó đã đi xuống. Độ rộng thị trường thu hẹp đáng kể và mức độ tham gia thị trường của các NĐTNN đã giảm. Trên thị trường tiền tệ và thị trường liên ngân hàng, tỷ giá giảm nhẹ với tỷ giá trên thị trường tự do giữa mua và bán ở vào mức 21,075 vào chiều nay. Vàng tiếp tục giảm với giá vàng trong nước ở mức giữa mua và bán là 35.56 triệu đồng/lượng. Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng ở mức 10.5-11%, giảm 1.25% so với hôm qua. Việc tỷ giá giảm nhẹ là dấu hiệu tích cực, và điều có thể là do giá vàng gần đây giảm. Nói chung các thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối vẫn ổn định và dự kiến sẽ không có nhiều thay đổi bất ngờ cho tới thời điểm sau Tết âm lịch. Các báo đã đưa thông tin về việc thông tin về những vị trí chủ chốt trong chính phủ bao gồm thủ tướng và nội các sẽ sớm đượccông bố với không nhiều bất ngờ sẽ diễn ra. Nhiều vị trí chủ chốt trong nội các hiện giờ được dự đoán là sẽ vẫn giống như trong nhiệm kỳ trước; trong khi đó những vị trí quan trọng trong Đảng sẽ có sự thay đổi. Điều này đã được nhiều người kỳ vọng, do đó sẽ không có nhiều bất ngờ với những thông tin này. Việc chấm dứt thời kỳ có với sự không rõ ràng trên chính trường đã được phản ánh vào giá cổ phiếu và có lẽ các nhà đầu tư sẽ không còn hướng sự quan tâm của mình vào chính giới trừ khi có thêm những chính sách cụ thể được đưa ra hay những thông tin mới. Nói cách khác, sự chú của các nhà đầu tư sẽ nhanh chóng hướng sang môi trường kinh tế vĩ mô và kết quả kinh doanh năm 2010 cũng như triển vọng lợi nhuận trong tương lai. Về thông tin từ các doanh nghiệp, KBC đã thông báo sẽ phát hành 2 nghìn tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm để đáp ứng nhu cầu vốn phát triển các dự án. Chúng tôi đã xuất bản một bài nhận định về KBC và với lượng dự án lớn, rõ ràng công ty có nhu cầu huy động vốn. Chúng tôi ưa thích cổ phiếu này do NAV ước tính của công ty cao hơn nhiều so với giá cổ phiếu của KBC. Sabeco đã công bố lợi nhuận tóm tắt trong ngày hôm nay với doanh thu đạt 17 nghìn tỷ đồng nhờ doanh thu từ tiêu thụ bia đạt cao. Không có thông tin chi tiết thêm về kết quả kinh doanh của Sabeco. Công ty đang chịu áp lực phải tìm được đối tác chiến lược và niêm yết trên sàn chứng khoán. Cho tới nay, công ty không đạt được được nhiều tiến triển trong việc vừa nêu và Sabeco có những vấn đề nội bộ cần được giải quyết trước. HCM đã công bố lợi nhuận thuần là 182.31 tỷ đồng(9.34 triệu USD) trong năm 2010, giảm 34%; doanh thu đạt 462.18 tỷ đồng, giảm 6%. Động thái ngày hôm nay của VNindex dường như cách xa khỏi tình hình thực tế được thể hiện qua việc đường tăng giảm(advance decline line) đang thu hẹp . Thị trường đã tăng liên tục trong vài phiên và có lẽ thị trường sẽ cần củng cố trước khi có những động thái tiếp theo. Và với việc các mã có tỷ trọng lớn trong VNindex như BVH; VPL và giờ là cả MSN tăng mạnh, thì có vẻ bản thân VNindex đã cách xa khỏi diễn biến thực tế diễn ra trên thị trường. Do đó, VNindex sẽ khó tăng tiếp cho tới khi cả thị trường chung tăng và điều này sẽ cần thời gian. Chúng tôi tiếp tục lạc quan trong trung hạn và cho rằng thị trường sẽ củng cố trong ngắn hạn. ============================== SÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HCM – Thị trường đóng cửa tăng điểm nhưng ở bên dưới mức cao với GTG D đạt tương tự phiên trước, đạt 1,074.17 tỉ đồng (tương đương 55.10 triệu USD). VN index tăng 0.46% kết thúc phiên với 497.43 điểm. 66 mã tăng trong đó có 15 mã tăng trần và 158 mã giảm trong đó có 11 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 14.73% giá trị mua vào và 5.76% giá trị bán ra của toàn thị trường. Chỉ số Index tăng từ đầu phiên, tiếp tục tăng nhanh và đạt mức cao 501.28 vào đầu đợt 2 trước khi gặp phải áp lực bán ra và sau đó giảm lại làm 2 lần, cuối cùng đóng cửa đạt cao hơn hơn 2 điểm so với mốc tham chiếu. Biên độ biến động thu hẹp một chút với chỉ hơn 5 điểm và KLGD giảm. Kết thúc đợt 1, khoảng 6.3 triệu đơn vị được chào bán và khoảng 11 triệu đơn vị được đặt mua. Và trước khi thị trường đóng cửa, có khoảng 8.1 triệu cổ phiếu được chào bán và 14.1 triệu cổ phiếu được đặt mua. Lượng đặt mua tăng so với phiên trước và lượng đặt bán cũng đạt cao hơn nhiều vào cuối đợt 1. Vào thời điểm đóng cửa thị trường, lượng đặt mua tăng lên trong phiên và đạt cao hơn phiên trước; lượng đặt bán đạt cũng tăng lên trong phiên và đạt cao hơn so với phiên trước. Lượng đặt mua vượt lượng đặt bán một khoảng cách khá cao trong phiên và đến cuối phiên chênh lệch mua bán còn mở rộng thêm một chút. Xét về mặt giá trị, VNindex nhận được hỗ trợ tăng điểm nhiều nhất từ các mã BVH, MSN, PVF và DPM nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng giảm điểm từ các mã VIC ; CTG ; SSI và SJS. Cổ phiếu các ngành diễn biến trái chiều và tăng trong phiên giao dịch ngày hôm nay. Giá trị mua vào của NĐTNN giảm một chút về khối lượng và về tỷ trọng. Họ bán ra giảm gần 1/2 về khối lượng và cũng giảm mạnh về tỷ trọng. Khối ngoại mua ròng với giá trị 96.54 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 26 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay. Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã FPT; HAG; KBC; DPM và BVH. Họ cũng bán ra nhiều DMC; DPM; VIC ; HPG và HAG. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động hơn trong ngày hôm nay với 2 giao dịch cực lớn; 1 giao dịch lớn cùng các trung bình và nhỏ, chiếm 12.99% tổng GTG D toàn thị trường. Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 715,000 cổ phiếu CTI ; 1,000,000 cổ phiếu KT B; 400,000 cổ phiếu DMC; 430,000 cổ phiếu VFC, 311,520 cổ phiếu VMD, 100,000 cổ phiếu MSN và 165,000 cổ phiếu KSS trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay, trong đó NĐTNN tham gia vào giao dịch thỏa thuận cổ phiếu DMC và 1 giao dịch thỏa thuận nhỏ khác. KSS là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, tăng 4.91% lên 29,900đ với 2.23 triệu đơn vị được giao dịch. HAG là mã đứng thứ hai, giảm 0.62% xuống 79,500đ với KLGD của 629,650 đơn vị. SSI giảm 1.64% xuống 29,900đ với 1.61 triệu đơn vị được chuyển nhượng. NKG tăng 4.79% lên 32,800đ với 1.24 triệu cổ phiếu được trao tay. HQC tăng 4.99% lên 44,200đ với KLGD 659,870 đơn vị. Trong 5 chứng chỉ quỹ niêm yết, VFMVFA giảm 2.70% xuống 7,200đ, VFMVF4 tăng 1.72% lên 5,900đ, VFMVF1 giữ giá 11,200đ, PRUBF1 giảm 3.45% xuống 5,600đ, và MAFPF1 tăng 2.2% lên 4,600đ. ================================= Hà Nội - Sàn Hà Nội giảm với GTG D giảm, đạt 556.99 tỷ đồng, tương đương 28.57 triệu USD. HNI ndex giảm 0.90% xuống 107.46 điểm. 76 mã tăng giá trong đó có 5 mã tăng trần và 83 mã giảm trong đó có 8 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 2.72% giá trị mua vào và 0.95% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN mua ròng với giá trị 9.86 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 22 giao dịch thỏa thuận lớn, trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 5.79% GTG D toàn thị trường. Thị trường giao dịch thỏa thuận diển ra trầm lắng hơn. Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 188,700 cổ phiếu DLR; 210,000 cổ phiếu ACB và 373,200 cổ phiếu SHB và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác. VND là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, giảm 2.1% xuống 21,000 đồng với 1.99 triệu CP được giao dịch. KLS là mã đứng thứ hai, kết thúc phiên giảm 1.82% xuống 15,000 đồng với 2.76 triệu đơn vị được chuyển nhượng.
  16. Vậy thì short đi, qua VND short. :D :D :D
  17. CƯỜI > TIỂU PHẨM Thứ ba, 18/1/2011, 00:00 GMT+7 Khéo nịnh Một ông quan võ tính thích thơ nôm. Ở bên cạnh nhà, có một anh chỉ khéo tán ăn. Hễ làm được một bài thơ nào, ông quan võ thường gọi anh ta sang đọc cho nghe, anh ta tán tụng khen hay. Thế là lại cho ăn uống. > Nịnh/ Nhắc khéo Một hôm, quan cho gọi anh ta sang chơi. Lúc ngồi ăn nói: - Tôi mới làm được một cái chuồng chim ở sau vườn, nhân nghĩ được một bài tứ tuyệt, đọc bác nghe xem có được không? - Dạ, xin ngài cứ đọc. Ông quan võ vừa gật gù vừa ngâm: Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời, Đứa thì bay bổng đứa bay khơi. Ngày sau nó đẻ ra con cháu Nướng chả băm viên, đánh chén chơi.\ Anh kia nức nở khen: - Hay lắm, xin ngài đọc lại từng câu cho được thưởng thức hết cái hay của bài thơ. Quan đọc lại: - Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời Anh kia tán: - Hay! Tôi nghiệm như câu này, có lẽ ngài sẽ làm đến quan tứ trụ triều đình. Quan lại đọc: - Đứa thì bay bổng đứa bay khơi Anh kia tán: - Ngài còn thăng quan chưa biết đến đâu! Quan đọc đến câu: - Ngày sau nó đẻ ra con cháu Anh kia tán: - Hay tuyệt! Con cháu ngài còn là vô số. Quan tiếp: - Nướng chả băm viên đánh chén chơi! Anh kia ngập ngừng rồi lại khen: - Hay quá! Cảnh ngài về sau tha hồ mà phong lưu, phú quý. Ông quan võ, mũi nở bằng cái thúng, đắc chí, rung đùi, rót rượu mời anh kia và bảo: - Thơ tôi được cái tự nhiên. Bây giờ nhân có thi hứng, tôi làm thử một bài tức cảnh nữa, anh nghe xem thế nào nhé! - Bẩm thế thì hân hạnh quá! Quan nhìn chung quanh, trông thấy con chó, làm luôn bài thơ rằng: Chẳng phải voi, chẳng phải trâu, Ấy là con chó cắn gâu gâu. Khi ngủ với nhau thì phải đứng, Cả đời không ăn một miếng trầu. Anh kia gật gù khen hay. Hai người mời nhau uống trà tàu, rồi anh kia cũng xin họa một bài: Quanh quanh đằng đít lại đằng đầu, Hễ thấy ai vào cắn gâu gâu Ăn hết của thơm cùng của thối Trăm năm chẳng được chén trà tàu.
  18. Các cao thủ cho e hỏi tý: Khi 1 người muốn đi qua 1 con con suối chẳng hạn, nhưng chưa biết con suối đó có lội qua được không. Vậy người đó phải làm gì khi trong tay chẳng có gì trừ đôi chân dài? :D :D :D Xin cảm ơn các cao thủ. ===================== Tương tự VNI muốn đi qua 500 thì phải như thế nào mới qua được một cách chắc chắn?
  19. NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG Các thị trường tiếp tục tăng với GTGD đạt khá trong phiên hôm nay. Sau khi tăng đầu phiên, VNindex tiếp tục tăng lên vùng kháng cự tại khoảng 494, sau đó giảm trở lại một chút. Giao dịch ngày hôm nay được dẫn dắt bởi các cổ phiếu như BVH(cổ phiếu này tiếp tục tăng trần) và MSN. Độ rộng thị trường khá rộng và các NĐTNN tích cực mua ròng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng VNindex hiện tại được hẫu thuẫn từ việc tăng mạnh của BVH(đã tăng 33% kể từ đầu năm) và VPL(đã tăng 20% kể từ đầu năm). Hiện tại, nhiều mã bluechip vẫn thấp hơn mức đỉnh thiết lập vào tháng 12. Trên thị trường tiền tệ và thị trường liên ngân hàng, tỷ giá tăng nhẹ với tỷ giá giữa mua và bán trên thị trường tự do ở mức 21,100 vào chiều nay. Giá vàng giảm nhẹ xuống 36.60 triệu đồng/lượng. Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng giảm một chút xuống 10.5-11%. Hiện tại, với một đợt thắt chặt tiền tệ mới từ phía Trung Quốc cộng với việc phát hành thành công trái phiếu chính phủ của các nước châu Âu đã khiến vai trò vịnh tránh bão của vàng giảm đi. Và đây là tin tức tích cực cho đồng VNĐ, đặc biệt là vào thời điểm này của năm, là thời điểm mà nguồn ngoại tệ chảy vào, thì tỷ giá thường diễn biến tích cực. Đại hội Đang đang ở vào thời điểm bầu ra các vị trí lãnh đạo cho đất nước trong tuần này, và nhiều khả năng sẽ không có nhiều bất ngờ xảy ra. Thị trường chứng khoán có lẽ sẽ phản ứng tích cực khi Đại hội Đảng kết thúc. Nhiều quyết định đã bị trì hoãn trong nhiều tháng và mọi việc trở lại như bình thường càng sớm bao nhiêu thì càng tốt cho nền kinh tế nói chung bấy nhiêu. Đại hội Đảng đang diễn ra tốt đẹp với chủ chương “tăng trưởng bền vững” có lẽ là nổi bật nhất. Nếu nền kinh tế Việt Nam có thể thực sự tránh khỏi khuynh hướng tăng trưởng bằng mọi giá đã diễn ra trong vài năm qua thì đây là một tin tích cực. Về thông tin từ các doanh nghiệp, BVH đã công bố lợi nhuận trước thuế là 1.3 nghìn tỷ đồng với doanh thu hợp nhất ước tăng 21.3%, đạt 12.88 nghìn tỷ đồng. Trong Tập đoàn, Công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Việt và tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt lần lượt đạt 618 tỷ đồng và 296 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2010. Trong năm 2011, BVH dự báo lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.51 nghìn tỷ đồng với doanh thu đạt 14.79 nghìn tỷ đồng, lần lượt tăng 13.36% và 14.83%. LSS cũng đạt kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận trước thuế đạt 360 tỷ đồng, tăng 78%; doanh thu đạt 1.25 nghìn tỷ đồng, tăng 44%. Giá đường tăng, Tết diễn ra sớm hơn và sản lượng cao hơn dự kiến là những nguyên nhân giải thích cho kết quả kinh doanh khả quan của LSS. Chúng tôi ưa chuộng cổ phiếu này dựa trên mức P/E dự phóng năm 2011 đạt cực thấp là 4.5 lần(EPS dự phóng năm 2011 là 8,000đ). Với những hạn chế nhập khẩu và lực mua từ nhóm dịch vụ tài chính khu vực kinh tế tư nhân tăng, thì ngành đường hiện tại có vẻ khá hấp dẫn. KLS cong bố lỗ 173 tỷ đồng do tình hình thị trường chứng khoán khó khăn trong năm ngoái và với mô hình kinh doanh dựa trên tự doanh thì kết quả nay là không đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, khoản lỗ này đã được phản ánh vào giá cổ phiếu và trên thực tế công ty cũng không thể huy động thêm vốn cho tới khi đạt được lợi nhuận. KLS là cổ phiếu có hệ số bê ta cao điển hình và vì vậy, ở mức giá hiện tại, chúng tôi ưa chuộng cổ phiếu này. Theo các báo đưa tin, UBCKNN sẽ sớm công bố quy định chặt chẽ hơn về việc phát hành cổ phiếu với số lượng lớn và tần suất phát hành nhằm giảm sự pha loãng cổ phiếu. Năm 2010 đã chứng kiến hàng loạt sự kiện tăng vốn và hầu hết các công ty niêm yết đã huy động vốn từ cổ đông. UBCKNN nhận thức rõ rằng việc thừa cung cổ phiếu như trong năm 2010 tác động không tốt đến thị trường chứng khoán. Và với Luật chứng khoán sửa đổi sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7/2011, UBCKNN sẽ đưa ra khung pháp lý chặc chẽ hơn nhằm nâng cao sự minh bạch của các doanh nghiệp và cải thiện sự công bố thông tin tài chính. Chúng tôi kỳ vọng năm 2011 sẽ có nhiều thay đổi trong cách thức hoạt động của thị trường chứng khoán với những cải cách sẽ được đưa ra từ mùa hè trở đi. Và đây sẽ là tin tức tích cực đối với tâm lý của các nhà đầu tư. Thị trường có vẻ đang kiên trì tích lũy đà tăng trong bối cảnh Đại hội Đảng sắp kết thúc và đã có nhiều tin tức khả quan từ kết quả kinh doanh của một số công ty trong lĩnh vực tài chính và nông nghiệp. Trên thực tế, vấn đề Vinashin vẫn còn tồn tại nhưng thị trường đã không còn chú ý đến vấn đề này cho tới khi có những thông tin rõ ràng. Đồng thời, quan điểm là lạm phát sẽ không tiếp tục gia tăng mạnh và các biện pháp tiền tệ đã được thực hiện có thể đã đủ liều để kiểm soát cả giá cả tiêu dùng lẫn tỷ giá đang ngày càng được khẳng định. Như độc giả có thể thấy, chúng tôi đã không ngừng đưa ra quan điểm này và do đó, chúng tôi tiếp tục lạc quan về thị trường và kỳ vọng VNindex sẽ sớm test lại mốc 500. Tuy nhiên, VNindex có thể sẽ lình xình bên dưới ngưỡng hiện tại trong một hai phiên. ============================ SÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HCM – Thị trường tiếp tục tăng nhờ đà tăng trong phiên hôm nay với GTG D đạt tương tự phiên trước, đạt 1,097.49 tỉ đồng (tương đương 56.30 triệu USD). VN index tăng 1.21% kết thúc phiên với 495.16 điểm. 147 mã tăng trong đó có 23 mã tăng trần và 74 mã giảm trong đó có 3 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 15.14% giá trị mua vào và 10.21% giá trị bán ra của toàn thị trường. Chỉ số Index tăng khá mạnh từ đầu phiên, tiếp tục tăng và đạt mức cao 498.49 trước khi giảm trở lại trong đợt 2 và mất khoản ½ số điểm tăng ban đầu, cuối cùng đóng cửa ở giữa mức cao và ngưỡng mở cửa. Biên độ biến động mở rộng với chỉ hơn 6 điểm và KLGD tăng nhẹ. Kết thúc đợt 1, khoảng 4.5 triệu đơn vị được chào bán và khoảng 6.6 triệu đơn vị được đặt mua. Và trước khi thị trường đóng cửa, có khoảng 8.3 triệu cổ phiếu được chào bán và 13 triệu cổ phiếu được đặt mua. Lượng đặt mua giảm so với phiên trước trong khi lượng đặt bán giảm mạnh vào cuối đợt 1. Vào thời điểm đóng cửa thị trường, lượng đặt mua tăng lên trong phiên nhưng vẫn đạt thấp hơn phiên trước; lượng đặt bán đạt cũng tăng lên trong phiên nhưng cũng đạt thấp hơn so với phiên trước. Lượng đặt mua vẫn vượt lượng đặt bán trong phiên nhưng đến cuối phiên, chênh lệch mua bán đã thu hẹp so với phiên hôm thứ sáu. Xét về mặt giá trị, VNindex nhận được hỗ trợ tăng điểm nhiều nhất từ các mã BVH, MSN, KBC và FPT nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng giảm điểm từ các mã VCB; VPL; VIC ; và CTG . Cổ phiếu các ngành chủ chốt đều tăng trong phiên giao dịch ngày hôm nay. Giá trị mua vào của NĐTNN giảm về khối lượng và cũng giảm về tỷ trọng. Họ bán ra cũng tăng về khối lượng và cũng tăng về tỷ trọng. Khối ngoại mua ròng với giá trị 54.19 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 27 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay. Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã EIB; STB; KBC; FPT và HAG. Họ cũng bán ra nhiều EIB; FPT; SJS; SSI và STB. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra trầm lắng hơn trong ngày hôm nay với 4 giao dịch lớn cùng các trung bình và nhỏ, chiếm 10.86% tổng GTG D toàn thị trường. Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 1,271,070 cổ phiếu EIB; 500,000 cổ phiếu QCG ; 278,210 cổ phiếu CTI ; 200,000 cổ phiếu SJS, 314,860 cổ phiếu VMD, 317,000 cổ phiếu ITC và 190,770 cổ phiếu TC M trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay, trong đó NĐTNN tham gia vào giao dịch thỏa thuận cổ phiếu EIB & SJS và 3 giao dịch thỏa thuận nhỏ khác. SSI là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, tăng 0.33% lên 30,400đ với 2.57 triệu đơn vị được giao dịch. KSS là mã đứng thứ hai, tăng 2.52% lên 28,500đ với KLGD của 2.1 triệu đơn vị. ASM tăng 3.79% lên 68,500đ với 594,940 đơn vị được chuyển nhượng. KBC tăng 4.58% lên 36,500đ với 1.11 triệu cổ phiếu được trao tay. FPT tăng 2.36% lên 65,000đ với KLGD 590,470 đơn vị. Trong 5 chứng chỉ quỹ niêm yết, VFMVFA giảm 2.63% xuống 7,400đ, VFMVF4 giữ giá 5,800đ, VFMVF1 tăng 0.9% lên 11,200đ, PRUBF1 giữ giá 5,800đ, và MAFPF1 giảm 2.17% xuống 4,500đ =============================== Hà Nội - Sàn Hà Nội tăng nhẹ với GTG D tăng đáng kể, đạt 618.08 tỷ đồng, tương đương 31.70 triệu USD. HNI ndex tăng 0.90% lên 109.02 điểm. 230 mã tăng giá trong đó có 12 mã tăng trần và 67 mã giảm trong đó có 5 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 1.07% giá trị mua vào và 0.97% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN mua ròng với giá trị 0.62 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 25 giao dịch thỏa thuận lớn, trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 7.35% GTG D toàn thị trường. Thị trường giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động. Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 500,700 cổ phiếu VKC ; 350,000 cổ phiếu ACB và 150,000 cổ phiếu DCR và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác. KLS là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, tăng 5.4% lên 15,400 đồng với 4.34 triệu CP được giao dịch. HBB là mã đứng thứ hai, kết thúc phiên tăng 5.41% lên 11,800 đồng với 4.82 triệu đơn vị được chuyển nhượng. ====================================== PHÂN TÍCH KỸ THUẬT HSC: Ngày 17/01/2011, VNINDEX tăng 6.72 điểm, tương đương 1.37 % đóng cửa ở mốc 495.94 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 30.87 triệu cổ phiếu, thấp hơn -13.42% so với phiên trước và thấp hơn 19.33% so với khối lượng trung bình 90 ngày. Độ rộng thị trường vẫn tích cực và mở ra, với số mã giảm nhiều hơn số mã tăng (A/D ratio là 2.3) với 147 mã tăng, và 63 mã giảm. Quan điểm phân tích ngắn hạn : Thị trường hôm nay tiếp tục đà tăng điểm, đóng cửa cao hơn một chút so với ngưỡng kháng cự 494, tuy nhiên thất bại khi cố gắng vượt qua mức 497. Một nến trắng xuất hiện với bóng nến trên dài. Đây không phải là dấu hiệu tích cực khi khi thị trường phải ứng không tích cực với ngưỡng 497 điểm. Mặc dù tăng vượt qua mức 494, thanh khoản giảm đã không xác nhận sự phá vỡ kháng cự này. Để xác nhận quá trình tích lũy đã kết thúc, VNI cần tăng vượt qua 497 với thanh khoản tăng hoặc ít nhất vượt qua ngưỡng 500 ( trong trường hợp sự phá vỡ kháng cự không được hỗ trợ bởi khối lượng). Nếu thị trường tiếp tục duy trì dưới ngưỡng 498 trong vòng 2 ngày tới, một sự quay lại kiểm định ngưỡng hỗ trợ 480 có thể xảy ra. Quan điểm phân tích kỹ thuật trung hạn: Xu hướng trung hạn là tăng. Trong xu hướng tăng trung hạn, sự điều chỉnh/tích lũy ngắn hạn tạo động lực để vượt đỉnh cũ là cần thiết và nó đã được dự báo trước; một sự tăng vượt 494 với thanh khoản cao sẽ là tín hiệu xác nhận quá trình tích lũy/điều chỉnh kết thúc. Trước khi kết thúc tháng 3, VNI được kỳ vọng sẽ tăng vượt qua đỉnh cũ và hướng về mục tiêu tiếp theo xung quanh 545 điểm. Chúng tôi kỳ vọng vùng hỗ trợ mạnh xung quanh 450 sẽ được giữ trong những đợt điều chỉnh ngắn hạn. Thách thức đối với đà tăng điểm : Vùng 497-500 nơi có đường internal trendline, ngưỡng Fibonacci Retracement 61.8% của đợt suy giảm tháng 05/2010, Fibonacci Extension 161.8 % và đỉnh ngắn hạn vào ngày 20/05/2009 trở thành vùng kháng cự gần nhất cho thị trường. Vùng hỗ trợ đáng chú ý : Vùng hỗ trợ gần nhất xung quanh 470-469, đường trendline hướng lên và ngưỡng Fibonacci 38.2 %, đây cũng là đường confirmation line của mẫu hình “ Double bottoms – Adam & Adam “. Chiến lược giao dịch: Nhà đầu tư trung, dài hạn nắm giữ. Nhà đầu tư ngắn hạn/ lướt sóng nên cân nhắc bán ra thu lợi nhuận tại vùng 495-500.
  20. Hiện đang có một phòng khám từ thiện tại địa chỉ: 254 Dương Bá Trạc, Quận 8. Sẽ khám và điều trị bệnh miễn phí cho người nghèo. Ai biết những gia đình nào có hoàn cảnh khó khăn, không có tiền chữa bệnh hãy giúp họ đến với phòng khám tại địa chỉ trên để khám trực tiếp , hoặc liên hệ với Ms Loan: 0902.342.966 để hẹn khám.Mọi người gửi tin nhắn này giùm, đừng xóa coi như làm được việc thiện nhé!!! Chỉ một phút thôi... giúp mọi người nào
  21. Cô wildlavender giải mã giúp cháu giấc mơ này nhé: Hôm qua cháu mơ: Đến cơ quan làm việc, chỗ ngồi thì mất bàn nhưng lại được "khuyến mãi" 1 cái cây máy tính cũ của đồng nghiệp thải ra. Nhưng cháu không khoái đồ khuyến mại này, vì cháu đang dùng con laptop Sony Vaio của cá nhân.
  22. Quẻ Sinh Tốc Hỷ.Không biết trả lời bạn như thế nào nữa, vì bạn hỏi câu nước đôi nên khó luận. Nếu bạn hỏi rõ "Cắt lỗ nhé?" thì Sinh Tốc Hỷ là bán ngay lập tức. :D :D :D Còn câu hỏi của bạn thì chờ thêm dữ kiện tôi sẽ trả lời ro thêm nhé.
  23. Thứ hai, 17/1/2011, 08:03 GMT+7 Chủ tịch VNDIRECT từng ước bán công ty giá 1 đôla Quá chán chường với những áp lực nợ nần, trách nhiệm, tin đồn thất thiệt… năm 2008, bà Phạm Minh Hương - Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán VNDIRECT bi quan đến mức ước ao bán được công ty chỉ với giá 1 đôla. > Các CEO thành đạt giao lưu với sinh viên Chỉ trước đó một thời gian ngắn, người đứng đầu VNDIRECT vô cùng lạc quan và tin rằng có thể làm được mọi thứ mình muốn với những kế hoạch lớn và hoành tráng. Thế nhưng, cú sốc khủng khiếp đến từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã khiến cho người phụ nữ có cá tính mạnh trở nên suy sụp. “Trước đó, tôi thành công khá dễ dàng, gần như muốn gì được nấy. Thậm chí muốn thay đổi là thay đổi được ngay, và cái sau luôn tốt hơn cái trước. Đây là nguyên nhân khiến cho tôi chủ quan", bà Hương tâm sự. Thấy mình không hợp với nghề dạy học, bà Hương rời Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông để tới Citibank và được nhận vị trí Network Manager, mức lương tháng tăng vọt từ 105.000 đồng lên 500 đôla một tháng. Chỉ sau 6 tháng làm việc, bà Hương xin đổi vị trí bởi quá chán việc thường xuyên chui xuống gầm bàn “ngửi tất đồng nghiệp” mỗi khi họ vô tình đá phải máy tính làm tuột dây máy in hoặc dây nguồn nối với ổ điện. Đề xuất với tổng giám đốc được chuyển sang làm Country Treasurer (Giám đốc Khối kinh doanh tiền tệ và thị trường vốn) – một vị trí hiện chưa có người phụ trách tại ngân hàng, bà Hương được chấp nhận. Ảnh: Hoàng Hà Làm CEO đôi khi không tránh được cảm giác cô đơn. Ảnh: Hoàng Hà. Đây là một sự kiện đặc biệt tại nhà băng này bởi người phụ nữ được bổ nhiệm chưa từng có kinh nghiệm kinh doanh tiền tệ; trong khi đó, Country Treasurer là vị trí rất quan trọng trong ngân hàng nước ngoài. Thế nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn, bà Hương nổi lên như một "siêu sao" về kinh doanh tiền tệ tại Citibank với việc đem lại 40% tổng lợi nhuận cho ngân hàng từ công việc của mình. Sau khi nhân sự cấp cao tại nhà băng này thay đổi, bà Hương cảm thấy không còn phù hợp với công việc tại đây nên nộp đơn xin thôi việc và quyết định làm riêng. Tuy nhiên, việc kinh doanh trong ngành tư vấn tài chính của bà cùng một số đồng nghiệp là cựu nhân viên ngân hàng nước ngoài không mấy thành công. Năm 2003, vào đúng lúc thị trường chứng khoán lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, bà Hương cùng một số bạn bè mua cổ phiếu của Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI). Sau khi hoàn tất thủ tục đặt cọc, các bạn của bà đồng loạt bỏ cuộc vì thấy giá cổ phiếu niêm yết xuống dốc không phanh. "Đâm lao phải theo lao", bà Hương đành dốc toàn bộ số tiền tích góp để mua trọn đống cổ phiếu bị nhiều người coi như mới giấy lộn vào lúc đó. Chưa làm việc tại đâu mà lại mua quá nhiều SSI, bà Hương nhận lời mời gia nhập Công ty chứng khoán Sài Gòn vào tháng 9/2003 với hy vọng sẽ làm cho cổ phiếu này trở nên có giá. Vào thời điểm đó, chẳng ai đánh giá hành động này là khôn ngoan bởi VnIndex tụt xuống mức 137 điểm, giá trị giao dịch toàn thị trường mỗi phiên chỉ vài tỷ đồng. Trên cương vị tổng giám đốc, cũng chỉ trong một thời gian ngắn, bà cùng với các đồng nghiệp tại SSI đưa công ty này lên vị trí số một trên thị trường, vượt xa các công ty chứng khoán khác về thị phần môi giới, tư vấn tài chính…. Thế nhưng, cuối năm 2006, người phụ nữ chứng khoán lại rời SSI và thành lập Công ty đầu tư IPA, tiếp đó là Công ty chứng khoán VNDIRECT với vốn điều lệ chỉ 50 tỷ đồng. Chủ tịch VNDIRECT tâm sự: “Cuộc đời tôi giống như một câu chuyện cười. Kể từ khi đi làm kinh doanh, tôi cứ vấp một chuyện nhỏ thì chuyển sang cái khác lại thu được thành công lớn hơn và khá dễ dàng. Đây cũng là lý do tôi đặt nhiều mục tiêu cao với những dự án hoành tráng khi thành lập IPA và VNDIRECT”. Thời điểm thành lập IPA và VNDIRECT cũng đúng vào lúc thị trường cổ phiếu Việt Nam tăng trưởng phi mã và được coi là cơ hội “trăm năm có một” đối với những người làm ngành chứng khoán. Nhân tố này càng củng cố sự tự tin và lạc quan có phần hơi thái quá của bà Hương. Cũng vì thế, không giống như những “ngày vàng” tại SSI, người phụ nữ ngược dòng chứng khoán vấp phải một cú sốc lớn vào năm 2008 khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra. Cơn bão khủng hoảng không chừa một ai và bà Hương cũng như IPA, VNDIRECT còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi chính những kế hoạch, mục tiêu hoành tráng đặt ra trước đó. Nợ nần chồng chất, nhân viên bỏ đi, tin đồn thất thiệt lan truyền khắp nơi… bà Hương phải chịu những áp lực chưa từng có kể từ ngày đi làm kinh doanh. "Giai đoạn đó, công ty còn quá non trẻ để mọi người vững tin vào tương lai. 'Nhất tội, nhì nợ', các cụ dạy quả không sai. Tôi tưởng chừng như tất cả các tội nợ ấy dồn cả lên đầu mình. Có những lúc tôi chỉ mong bán được công ty với giá 1 đôla để mọi người gánh hết trách nhiệm cho mình", bà Hương tâm sự. Tuy nhiên, cũng đúng vào lúc khủng hoảng tồi tệ nhất, người phụ nữ này và các cộng sự lại tìm thấy đường ra. Đó không phải là những giải pháp thần kỳ hoặc khác biệt mà đơn giản là “tìm được điểm dừng, đặt mục tiêu đúng và phù hợp với năng lực của VNDIRECT chứ không còn nghĩ tới vị trí số 1, số 2 hay số 3 nữa. Mục tiêu mới là phải sống và tồn tại được”, bà Hương nói. Theo nữ doanh nhân này, ranh giới giữa cơ hội và rủi ro rất mong manh, điều quan trọng là phải biết rõ mình cần gì và có mục tiêu cụ thể vì đặt ra qua nhiều kế hoạch rất dễ bị "loạn chưởng"."Trong số 100 mục tiêu đưa ra, tôi hay chọn ra 3 điều quan trọng, rồi suy nghĩ thật kỹ để gạt bỏ 2 đi. Cuối cùng tập trung toàn bộ sức lực để có thể dồn tâm cho một mục tiêu quan trọng nhất vào thời điểm hiện tại", bà Hương chia sẻ. Cũng chính nhờ cơn bão tài chính năm 2008, bà Hương đã giảm bớt những mục tiêu đầy tham vọng, đổi cách đi cho phù hợp hơn và tập trung vào việc xây dựng hệ thống. Thế nhưng, khi không còn những kế hoạch quá hoành tráng thì kết quả lại đến hết sức bất ngờ. Hai năm sau khủng hoảng, VNDIRECT có bước tăng trưởng mạnh mẽ. Vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng khi mới thành lập đã vọt lên 1.000 tỷ đồng vào tháng 8/2010, giá trị thị trường của công ty lúc cao điểm lên tới hơn 2.500 tỷ đồng. Cuối năm 2010, thị phần môi giới của VNDIRECT đứng thứ 2 tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và thứ 7 ở Sở giao dịch chứng khoán TP HCM. “Kết quả này không lớn nhưng khá bất ngờ vì chúng tôi đang tập trung xây dựng hệ thống nên không đặt mục tiêu cao”, bà Hương nói. Cũng sau cú sốc năm 2008, người phụ nữ đầy tham vọng này đã thay đổi. Thay vì đặt ra những mục tiêu hoành tráng, bà Hương trở nên thận trọng hơn với triết lý “phải biết điểm dừng của mình”. “Sau khủng hoảng, tôi rất tâm đắc với triết lý 'buông xả' trong đạo Phật, có nghĩa là 'đến một điểm nào đó mình phải biết dừng'. Người nào biết điểm dừng sẽ là người thành công", nữ doanh nhân bộc bạch. Tháng 10/2010, bà Hương quyết định rút lui khỏi chức vụ CEO, nhường việc điều hành cho lớp trẻ và chỉ tập trung vào việc nghiên cứu những vấn đề mang tính chiến lược của VNDIRECT. Tổng giám đốc mới của công ty được Hội đồng quản trị chọn mới chỉ 24 tuổi và là CEO chứng khoán trẻ nhất Việt Nam vào thời điểm đó. "Tôi tin vào những người trẻ, chứng khoán giờ là thời của họ", bà nói. Hoàng Lan
  24. Kỳ vọng giải pháp tạo thanh khoản cho thị trường Dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch CK sẽ được hiệu chỉnh lại trong tháng này và được trình lãnh đạo Bộ Tài chính xem xét ban hành. Trả lời câu hỏi của ĐTCK về tiến độ hoàn thành dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch CK, trong đó có các quy định mới như cho phép NĐT được mở nhiều tài khoản, mua bán cùng phiên… ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường UBCK cho biết, dự thảo thông tư sẽ được hiệu chỉnh lại trong tháng này và sẽ được trình lãnh đạo Bộ Tài chính xem xét ban hành. Được biết, Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư hướng dẫn chỉ tiêu an toàn tài chính áp dụng với các CTCK. Đây sẽ là cơ sở để các CTCK thực hiện các nghiệp vụ mới như ký quỹ, hợp tác đầu tư… Dự kiến ngày 24/1, UBCK sẽ tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2011, trong đó có đại diện các thành viên thị trường. Giới đầu tư kỳ vọng, trước hội nghị, Bộ Tài chính sẽ xem xét và có ý kiến chính thức về đề nghị đổi mới cơ chế giao dịch CK. Thông tư 58/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch chứng khoán đã được ban hành từ năm 2004. Văn bản này quy định nhà đầu tư không được phép đồng thời đặt lệnh mua và bán đối với một loại cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trong cùng một ngày giao dịch; Nhà đầu tư chỉ được có một tài khoản giao dịch chứng khoán và chỉ được mở tại một công ty chứng khoán duy nhất. Theo P.Lan ĐTCK