-
Số nội dung
1.057 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
8
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Đại Phúc
-
Nhìn thì không biết, phải luận quẻ mới giỏi.
-
Vậy cuối cùng thì sao? Theo sách thì: Tử Vô vong. Nội sinh ngoại. Hoàn cảnh bế tắc, không được việc. Bi đát , hao tổn. Nhưng cuối cùng vượt qua được.
-
Nhìn thấy thị trường giảm mạnh quá, tình cờ hỏi VNI hôm nay có lấy lại mốc 470 không? gieo được quẻ Tử Vô Vong. Nhờ các cao thủ luận giải hộ gấp. Xin cảm ơn nhiều.
-
Chỉ tiếc là không còn $ để vào hàng lúc này, tin tăng giá xăng đã ra. VNI tuy giảm mạnh sau khi tin ra, nhưng cung hàng không còn mạnh như mấy hôm trước.
-
Liệt sĩ "áp vong" gọi thân nhân đón về Thứ Tư, ngày 23/02/2011, 18:00 (Tin tuc 24h) - Chú liệt sĩ về nhập vào cô em gái, khóc nhiều. Chú nói: "Em ở trong rừng Tây Ninh, lạnh lẽo, đau đớn lắm. Em xa quê bao nhiêu năm rồi, đưa em về với bố mẹ đi, nhanh nhé". Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày Chiếc lọ chứa mảnh giấy ghi tên, tuổi trong mộ liệt sĩ Bính Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng gần nửa thế kỷ nhưng nỗi nhớ thương những người con đã hy sinh cho độc lập - tự do của Tổ quốc vẫn đau đáu trong mỗi lớp người, mỗi thế hệ, đặc biệt là những gia đình có con em ra chiến trận mà không có ngày trở về. Không quản ngại khó khăn vất vả, nhiều gia đình đã tiếp cận mọi nguồn thông tin với hy vọng tìm lại được di cốt các liệt sĩ. Trong rất nhiều cách, một số gia đình đã tìm đến phương pháp giao lưu với vong linh để đi tìm mộ (áp vong) và đây cũng chính là một trong số những chuyên đề được các nhà nghiên cứu tiềm năng con người thuộc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người UIA tại số 1 - Đông Tác, Hà Nội đang theo đuổi. Bài viết được thực hiện theo nội dung thông tin cung cấp từ UIA. Cô Ba Điệp là ai? Từ lúc biết được gia đình liệt sĩ Kính (bên kia sông) tìm được mộ liệt sĩ ở mãi tận trong rừng, ông Lê Huy Ân triệu tập mấy anh em lại họp gia đình bàn về việc đi tìm hài cốt em trai Lê Ngọc Bính. Nghe người mách về những khả năng đặc biệt xuất hiện tại số 1 - Đông Tác - Kim Liên, ông Ân cùng các em bàn nhau thử tìm đến để cố gắng "liên lạc" với chú ấy xem ý chú ấy thế nào, phương thức này vừa nhanh vừa tiện lợi. Cả nhà nhất trí làm ông phấn khởi ra mặt. Chiếc lọ penicilin được tìm thấy ở độ sâu hơn 40cm trong ngôi mộ Ngày 15/12/2010, người em trai của liệt sĩ tới Phòng đăng ký tại số 1 - Đông Tác - Kim Liên - Đống Đa - Hà Nội. Sau khi được nghe phổ biến các nội quy cũng như thủ tục cần thiết, ông nhận được giấy hẹn - đã có ghi ngày được giao lưu vào sáng 23/12 (do gia đình thuộc diện chính sách nên được ưu tiên). Đến hẹn, 7h sáng 5 anh em ông Ân đã có mặt tại Tam bảo (tầng 4) dâng lễ thắp hương khấn xin phép cho các vong linh nhà mình được vào phòng để giao lưu với con cháu. Do là lần đầu đi giao lưu nên gia đình ông không khỏi ngỡ ngàng khi mới đầu giờ sáng mà trong phòng giao lưu lác đác đã có gia đình vong về, "khóc lóc, nói cười, chuyện trò rôm rả" lắm. Mất gần 2 tiếng chờ đợi, vong nhà ông mới về. Chú liệt sĩ về nhập vào cô em gái, khóc nhiều. Chú nói: "Em ở trong rừng Tây Ninh, lạnh lẽo, đau đớn lắm. Em xa quê bao nhiêu năm rồi, đưa em về với bố mẹ đi, nhanh nhé". Những người đàn ông rắn rỏi là thế, nhưng gặp em, nghe em nói, không ai cầm được nước mắt. Vong liệt sĩ còn "biết" Cảnh (em trai út) đã xây dựng gia đình, sinh được hai con gái. Liệt sĩ bùi ngùi nhắc lại ngày nhập ngũ, cô em gái mới mười ba tuổi, cả kỷ niệm tối hôm trước ngày tòng quân cùng được ngủ chung với anh cả Ân.... Liệt sĩ còn cho biết tin: "Em hy sinh vì bị sức ép của bom, có cô giao liên tốt lắm, cô ấy sẽ chỉ chỗ em nằm. Thôi, em đi đây, em lại vào Tây Ninh đây...". Lễ truy điệu trọng thể diễn ra tại Nghĩa trang liệt sĩ thị trấn Lục Nam, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang Trở về nhà, các anh em lại họp bàn để định ngày đi tìm. Riêng ông Ân còn băn khoăn lắm. Lúc vong em lên nói: có cô giao liên tốt bụng, sẽ chỉ chỗ em nằm, ông lại nhớ đến trường hợp nhà liệt sĩ Kính bên kia sông. Liệt sĩ ấy đồng hương, cùng huyện nhưng khác xã (tỉnh Bắc Giang), cũng nhập ngũ năm 1965 nhưng báo tử năm 1967, còn em ông hy sinh năm 1969 (theo Giấy báo tử năm 1972). Nhờ thông tin ngoại cảm, gia đình liệt sĩ đã tìm được cô Ba Điệp (là giao liên ở vùng ấy) chỉ cho phần mộ. Trong số hàng triệu người con miền Bắc tình nguyện vào Nam chiến đấu, có biết bao người tên Bính? Trùng cái tên là chuyện thường tình! Liệu có thể dựa vào thông tin này mà bắt đầu một chuyến xuyên rừng nữa hay không? Nhưng, không đi thì biết bao giờ mới có cơ hội đưa được em về? Thông tin đáng tin cậy nhất từ buổi giao lưu là em trai không ở trong nghĩa trang Tây Ninh mà ở ngoài rừng, kết hợp với thông tin từ người nhà liệt sĩ Kính: có cô giao liên tên là Ba Điệp, đã chôn một liệt sĩ người miền Bắc - tên Bính. Ông Ân và chú Ất cùng cô Dậu mua vé máy bay bay vào Nam ngay ngày 25/12/2010. Sau ngày Chủ nhật nghỉ tại nhà người em họ trong TP HCM, 4h sáng ngày thứ hai (27/12) bốn anh em (thêm một người em họ tên Quý) đi Tây Ninh. Đến nơi, lại điện cho người cháu là bộ đội biên phòng Tây Ninh đến cùng đi. 8h30’ cả đoàn đã đến Ủy ban nhân dân xã Suối Ngô. Đúng ngày làm việc đầu tuần, anh Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND ân cần, niềm nở đón tiếp và phổ biến các thủ tục thăm và bốc chuyển hài cốt liệt sĩ. Nghe gia đình kể về trận đánh năm 1969, những thông tin về cô giao liên Ba Điệp, các anh cho mời đồng chí xã đội phó cùng một người nữa tới nhà bà Ba Điệp đưa bà đến Ủy ban. Cả đoàn vừa mừng lại vừa hồi hộp chờ đợi. Khoảng 30 phút sau, anh xã đội phó đã quay trở lại cùng bà Ba Điệp. Tuy đã ngoài 60 nhưng bà vẫn còn khỏe mạnh lắm. Tóc cắt ngắn, giọng oang oang (như giọng đàn ông), phong thái coi chúng tôi như người nhà. Bà có 4 người con đều đã trưởng thành, chồng mất cách đây đã 4 năm. Khi nghe anh em ông Ân trình bày việc đi tìm hài cốt em là liệt sĩ, có thông tin về việc bà từng chôn cất liệt sĩ tên Bính, người miền Bắc, bà bảo: - Trời đất, hơn 40 năm rồi, tôi cũng nhớ mang máng vậy thôi. Anh Cảnh nhanh nhẹn đưa tấm ảnh của anh Bính ra để bà xem, may ra thì nhận được mặt, nhưng bà xua tay nói: - Chịu thôi, tôi nhớ sao nổi. Tôi làm giao liên từ lúc bé, đưa đón bộ đội, cũng có chôn cất cho một liệt sĩ tên Bính, người miền Bắc - ấy là người cùng đội cho biết tên và quê quán vậy, thấy nói đơn vị cũng có đánh dấu bằng lọ penicilin gì đó. Chứ tôi có được trò chuyện với anh Bính đâu mà biết nhiều! Nói vậy nhưng bà vẫn nheo mắt nhìn tấm ảnh khi anh Cảnh đưa, nhưng bà lắc đầu nói không thể nhớ mặt ai với ai. Mấy anh em tràn trề hy vọng khi nghe bà kể "có chôn liệt sĩ tên Bính, người miền Bắc", anh em ông khẩn thiết trình bày với các anh bên chính quyền: cho phép bà Ba Điệp dẫn vào khu vực chôn cất liệt sĩ, xin phép được khai quật. Nếu tìm được bằng chứng tin cậy thì xin nhận hài cốt, còn không, thì coi như gia đình cùng chính quyền thực hiện nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn" - bốc cất hài cốt liệt sĩ đưa vào nghĩa trang. Sau khi bàn bạc, các anh bên chính quyền hoàn toàn nhất trí, ủng hộ gia đình. Đoàn lại tiếp tục đi, nhưng không phải 5 mà là 10 người - cùng vào rừng. Tìm thấy chiếc lọ penicilin Bà Ba Điệp tuy không còn nhớ mặt liệt sĩ Bính, nhưng vẫn còn rất nhớ lối vào rừng - khu vực chôn cất một số liệt sĩ xưa. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, lại từng là giao liên bao năm kháng chiến, bà đã thuộc từng gốc cây, con suối, lối rẽ nào đi ra đâu. Bà Ba Điệp (người đứng thứ 3 từ trái sang) cùng người nhà Liệt sĩ trong rừng Suối Ngô Dẫn đường, bà chỉ cho mấy thanh niên (có cả con trai bà cùng đi giúp đoàn) phát cây rừng lấy lối đi. Khu rừng nguyên sinh im lìm trong giấc ngủ dài, nay bừng tỉnh theo bước chân đoàn người đi tìm mộ. Ánh nắng chỉ le lói vài tia mỏng manh qua kẽ lá, khu vực âm u không phân biệt được giờ nào trong ngày. Đoạn đường không xa nhưng phải mất hơn một giờ đồng hồ, đoàn mới tới nơi. Chỉ toàn cây với lá, không nhìn thấy mô đất nào để có thể gọi đó là nấm mộ. Bà Ba Điệp dừng lại trước một khoảnh rừng, chỉ dẫn cho mấy thanh niên chuẩn bị. Đặt lễ ngay ngắn trên phần đất vừa được bà Ba chỉ, anh em ông Ân kính cẩn làm lễ, khấn xin thần rừng, xin các hương linh liệt sĩ còn nằm lại đâu đó trong rừng phù hộ để anh em ông tìm được hài cốt người em trai. Bà Ba Điệp chỉ xuống phần đất trước mặt, mấy tháng trước có một gia đình ở ngoài Bắc vào tìm mộ liệt sĩ, bà đã chỉ cho đào ở đó. Mấy thanh niên phát quang cây cối, dọn sạch rễ cây để chuẩn bị đào. Căn một khoảnh đất rộng chừng 2 chiếc chiếu, bà Ba Điệp dùng 4 chiếc cọc đóng xuống 4 góc rồi xác định điểm giữa làm tâm, cứ thế đào rộng ra các hướng. Ông Ân cũng xắn tay bốc đất, vừa bốc vừa quan sát. Hơn ai hết, anh em ông đau đáu nhìn vào từng xẻng đất. Rõ ràng khi "áp vong", em ông bảo: "Chỉ đào nông thôi nhé, em nằm không sâu đâu". Khu vực đào bới đã phát triển về các hướng, rộng đến 2m vẫn chưa thấy gì, chỉ thấy đất mềm, màu sẫm hơn so với lớp đất mặt. Ông Ân sốt ruột, nhắc anh em cẩn thận vì độ sâu cũng đã hơn 40cm rồi, thì anh thanh niên đang đào (người địa phương) bỗng hô lên: - Có cái gì đây này! Tất cả xúm lại. - Một chiếc lọ penicilin - ai đó reo lên. Rồi mỗi người một tiếng, người giục đem lên, người giục mở ra, người hô cẩn thận... thấp thỏm, khấp khởi mừng. Anh Ất cầm lên xem. Một chiếc lọ penicilin nhỏ, trong đầy nước màu nâu sẫm như nước vối. Tim ông Ân rộn lên. Mấy anh em nhảy lên khỏi hố. Một người dân địa phương nhắc ông Ân: - Bác cẩn thận, đừng mở. Để chúng cháu giúp cho! Rồi anh nói như phân bua: - Chúng cháu từng đào tìm mộ giúp một số gia đình rồi. Nếu không biết cách làm, có khi hỏng hết. Nhấc chiếc lọ penicilin khỏi tay ông Ân, phủi những hạt đất nâu sẫm còn bám trên nút rồi anh nhẹ nhàng lau vào vạt áo. Anh kêu người nhà liệt sĩ (chị Dậu) chuẩn bị sẵn ít giấy ăn. Tất cả mọi người bỗng im bặt, nín thở chờ đợi. Khéo léo, anh mở nắp lọ, cùng với anh thanh niên (con bà Ba Điệp), đổ hết nước ra rồi nhẹ dùng hai chiếc que nhỏ gắp ra một mẩu giấy đen xỉn. Đặt rất khẽ mảnh giấy lên tập giấy ăn, chờ cho thấm hết phần nước màu nâu, anh đưa cho anh Ất mang ra chỗ có tia nắng đang le lói phơi. Không ai có phản ứng gì, răm rắp làm theo lời anh thanh niên. Ông Ân lật đật chạy theo em, rồi tất cả mọi người cùng ùa theo, chờ cho mảnh giấy dần khô. Chừng mười lăm phút qua đi, giấy đã khô, đã có dòng chữ hiện dần lên. Run run đỡ lấy từ tay người em, ông Ân đọc trong nỗi xúc động đến tột cùng: "Lê Ngọc Bính - Đ.V.v-10-K.B - T.C. 388 - H.S. 18/10/1969". Lật mặt sau tờ giấy có ghi: "882.417". Trời ơi! Đúng là em ông đây rồi. Đôi mắt già nhăn nheo ứa lệ. Cô em gái Dậu không cầm được lòng, nức nở gọi tên anh trai. Không chỉ anh em ông khóc, gọi tên em, mà cả đoàn cũng khóc theo. Nỗi xúc động hay sung sướng, đang dâng lên tột cùng. Âm dương cách biệt, sau hơn 40 năm đã gặp lại nhau. Thương thay, lại chỉ còn là nắm xương tan vụn trong đất cùng với kỷ vật duy nhất là mảnh giấy ghi tên em cùng tên đơn vị, ngày tháng hy sinh. Đúng như thông tin trên giấy báo tử gia đình nhận được năm 1972. May mà đơn vị chu đáo, đã chôn theo cho em chiếc lọ quý giá này. Nước mắt và những tiếng gọi em thiết tha. Tiếng gió, tiếng lá rừng lao xao huyền bí như thay lời hồi âm của liệt sĩ từ cõi giới thiêng liêng vọng về. Thời gian nhắc nhở mọi người cần phải nhanh tay để kịp ra khỏi rừng khi trời còn nắng. Hóa ra, chính cái ụ to như ổ mối đùn mà ông Ân thấy lúc ban đầu chính là phần mộ của em, tìm thấy lọ penicilin cũng từ đoạn này. Mọi người quay trở lại hố đã đào, cẩn thận lọc phần đất quanh chỗ vừa tìm thấy chiếc lọ penicilin thì phát hiện thêm được những mẩu xương vụn - bám vào đất. Hót hết phần hài cốt cùng chút đất đen cho vào vuông vải đỏ, ông Ân cẩn thận gói lại cho vào túi vải. Làm các thủ tục lễ tạ thần rừng xong, các anh em cùng mọi người ra khỏi rừng vừa kịp nhạt nắng. Vậy là việc tìm hài cốt em trai ông - liệt sĩ Lê Ngọc Bính - đã hoàn tất và thu được kết quả mỹ mãn đến không ngờ. Niềm vui sướng, hạnh phúc càng thúc giục anh em ông nhanh chân, hoàn tất các thủ tục với chính quyền địa phương sở tại để trở về quê hương. Sau hơn 40 năm nằm lại nơi rừng sâu cô quạnh, ngày 29/12/2010 liệt sĩ Lê Ngọc Bính đã được trở về quê hương trong niềm vui vô bờ bến của anh em, dòng họ, bà con quê hương. Tất cả những người đến dự lễ truy điệu đều thể hiện sự thán phục và vô cùng ngạc nhiên khi nghe kể hành trình đi tìm hài cốt liệt sĩ. Tất cả những thông tin từ buổi "áp vong" tại số 1 - Đông Tác - Kim Liên đều chính xác và hỗ trợ tối đa cho quá trình tìm mộ.
-
Phải chăng nơi đây cất giữ cuốn "Chứng khoán chân kinh" mà bao nhiêu cao thủ đã tốn rất nhiều công sức tìm kiếm? :D http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif Các bạn thân mến! Diễn đàn TTCK VN theo phong cách Lý Học Đông Phương trong thời gian qua đã thu hút được sự quan của nhiều người, nhưng có lẽ sự trao đổi kinh nghiệm vẫn chưa được nhiều, lý do là nhiều bạn chưa tạo cho mình 1 TK trong diễn đàn để tiện trao đổi. Để tiện cho việc trao đổi thông tin và tích lũy kinh nghiệm trong diễn đàn TTCK VN, rất mong các bạn nhiệt tình tham gia: 1/Tự tạo cho mình 1 TK để vào diễn đàn trao đổi kinh nghiêm: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/ 2/Vào trang chủ tải về 5 chương LV ĐT rồi tự nghiên cứu và ứng dụng: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/News/02/...an/45/5/page/3/ 3/Bạn nào muốn học thêm cơ bản PT LV rồi kết hợp LV ĐT để nâng cao công lực thì vào đây: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...=18131&st=0 Khi học xong PT LV và LV ĐT, các bạn kết hợp với các phương pháp PTKT (TA), PTCB (FA) thì các bạn đã có cuốn "Chứng khoán chân kinh" rồi đó. Chúc các bạn luyện thành công bí kíp 'Chứng khoán chân kinh". :D :D ;)
-
-
Ngày mai đầu phiên là cơ hội cho các bạn giải ngân, VNI đã giảm 5 phiên rồi. Quẻ Khai Lưu Niên độ số 1,6 thì giảm 5 phiên, còn phiên ngày mai nếu VNI giao dich ngưng trệ-bế tắc vùng 470 thì giải ngân tốt.
-
Đi tìm tượng quẻ LV ĐT cho TTCK VN hiện nay: -Đầu tiên là các vấn tỉ giá, lãi suất, điện, CPI, ...được bung ra: Có nghĩa là KHAI thông, KHAI mở... -Khi đã khai thông các vấn đề trên thì phản ứng đi ngược với kỳ vọng (Tạm thời thất bại..), hay là các thế lực ngầm ÂM MƯU gây rối hoặc test tâm lý để định hướng tình hình, lo lắng, lo sợ...: Có nghĩa là LƯU NIÊN. (Ví dụ như: http://vietstock.vn/ChannelID/757/Tin-tuc/181204-nhnn-bac-tin-don-phat-hanh-tien-menh-gia-1-trieu-dong.aspx) Vậy quẻ cho VNI "Khúc" ngắn hạn lúc này là: KHAI LƯU NIÊN. Tại sao lại là "Khúc" ngắn hạn: Đầu năm TT NC Lý Học...đã giae quẻ cho TTCK VN năm 2011 là SINH TỐC HỶ, trong 4 tháng đầu năm Mộc mới sinh nên như cỏ, cây nhỏ, cây tạp...nên nếu có sinh hỏa thì cũng rất nhanh cháy và nhanh tàn. Do vậy trong 4 tháng đầu năm sẽ có biến tăng giảm động mạnh nhưng không kéo dài, nên tạm gọi là các "Khúc" ngắn hạn. Vậy tuần tự sẽ diễn ra các giai đoạn tiếp theo từ nay đến tháng 4 AL: 1/.Khai Lưu Niên (Đang diễn ra): Độ số 1,6. 2/Hưu Tốc Hỷ: Ngoại khắc nội, NN lại làm chủ VNI qua DM ETFs. Trước GD ngưng trệ, bế tắc như thủy tù...Sau tăng nóng và nhanh như cỏ dại-cây tạp ... cháy. (Khi nào thấy VNI ngừng giảm và giao dịch ngưng trệ, rồi DM ETFs dẫn dắt là VNI vào quẻ này, lưu ý các mã ck như SSI, BVS, KLS sẽ tănh nhanh do đang bị đạp mạnh.) (Độ số 6,2,7) 3/Sinh Xích Khẩu: VNI biến động trong kênh... 4/.Thương Tiểu Cát: Buồn vì VNI mang lại lợi nhuận nhỏ... 5/.Đỗ Vô Vong: VNI ..."chẳng được cái tích sự gì" 6/.Cảnh Đại An: Ngoại sinh nội, vốn NN vào TTCK VN nhiều. Bước vào giai đoạn tốt đẹp. ...
-
Cứu Cụ Rùa bằng cách nào? Tác giả: GS Nguyễn Văn Tuấn (Úc) Bài đã được xuất bản.: 20/02/2011 12:00 GMT+7 TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm) Sao phải bỏ lễ khai ấn đền Trần? Cứu Cụ Rùa bằng cách nào? "Chưa điều tra là quan tốt, điều tra là quan tham" Đường sắt Việt Nam tụt hậu đến bao giờ? Chỉ việc đơn giản cứu Cụ Rùa mà cũng họp. Mà lại họp quốc tế! Tại sao những người có trách nhiệm không điện thoại tham vấn các chuyên gia thứ thiệt trong và ngoài nước để hành động. Cách làm rất...Việt Nam Tin tức dồn dập trên mặt báo cho thấy sức khỏe của Cụ Rùa Hồ Gươm đang ở tình trạng khá nghiêm trọng. Có người cho rằng cụ đang "lâm nguy". Nhưng nhìn kiểu cách các quan chức và nhà khoa học "đầu ngành" nước ta hành xử, tôi phải nói là ngao ngán và chán ngán. Để hiểu tại sao tôi cảm thấy ngao ngán, xin nhắc lại một chuyện xảy ra cũng mới đây. Năm ngoái, khi mấy cụ cá voi lâm nạn (bị thương), trôi dạt vào bãi biển Úc, lập tức, một nhóm tình nguyện cùng với một nhóm chuyên gia của Sở Môi trường Úc đã có mặt ngay tại bãi biển trong vòng vài giờ đồng hồ. Họ ra tay cứu nguy và chữa trị ngay cho các cụ cá voi tại hiện trường. Sau đó, họ đưa các cụ cá voi ấy ra ngoài biển an toàn. Không có sự chỉ đạo nào của chính phủ. Không có hội họp. Không có ngồi một chỗ mà bàn chuyện vớ vẩn ai cũng đã biết. Đối chiếu cách làm trên với cách làm của các vị quan chức Hà Nội khi đương đầu với tình trạng Cụ Rùa Hồ Gươm, tôi thấy thật là khác, có cái gì đó rất Việt Nam ngày nay. Không nói ra, ai cũng biết Cụ Rùa Hồ Gươm có một giá trị tâm linh đặc biệt. Rùa là một trong 4 linh vật (long, lân, qui, phụng) trong văn hóa ta. Nếu truyền thuyết Lê Lợi trao trả thần kiếm là đúng, thì Cụ Rùa có tuổi cả ngàn năm! Nghe nói trước đây, Hồ Gươm có 4 cụ rùa, nhưng 2 cụ đã chết (một cụ chết vì bệnh vào năm 1967, một cụ chết vì dân Hà Nội [ngàn năm văn hiến?] bắt làm thịt vào năm 1962 hay 1963). Ngày nay Hồ Gươm chỉ còn 2 cụ rùa, và được xếp vào loại động vật quí hiến. Nói tóm lại, dù nhìn dưới khía cạnh nào thì Cụ Rùa Hồ Gươm hiện nay có giá trị đặc biệt, và cần phải quan tâm. Đã gần 2 tuần qua, tin tức và hình ảnh cho thấy một cụ rùa Hồ Gươm đang mắc bệnh. Mắc bệnh nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng của Cụ. Ấy thế mà các vị quan chức của ngành chức năng chẳng có động thái nào thiết thực để chữa trị hay cứu Cụ. Thay vì làm một cái gì thiết thực, các vị hành xử một cách quan liêu, hình thức hóa vấn đề, theo vết xe cũ, tư duy thụ động. Cũng có thể nói đó là một cách làm để lảng tránh trách nhiệm (hay không dám lãnh trách nhiệm). Trước tình trạng nghiêm trọng của Cụ Rùa, việc làm đầu tiên là... tổ chức hội nghị khoa học! Cả mấy chục chuyên gia "đầu ngành", nào là giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ cao cấp, tụ tập về Hà Nội để bàn chuyện cứu Cụ Rùa. Như có thể kì vọng được, hễ có 9 người thì chắc chắn có ít nhất là 10 ý. Chẳng ngạc nhiên khi người ta đề xuất lấy mẫu DNA, gắn chíp điện tử, tắm thuốc, giải phẫu, v.v... để chữa trị cho Cụ Rùa. Lại còn có những tham luận giảng cho chúng ta biết rùa Hồ Gươm quí hiếm như thế nào, chủng loại gì, giá trị sinh học ra sao, v.v... Trời! Chẳng lẽ ở thời điểm này mà chúng ta cần những thông tin "nền" như thế hay sao? Học sinh tiểu học lên mạng cũng có những thông tin đó, chứ ai cần đến giáo sư tiến sĩ nói. Ảnh: Người lao động Cứu Cụ Rùa bằng... hội thảo Nhiều phương án di chuyển và chữa bệnh cho Cụ Rùa được các nhà khoa học đưa ra. Điều đáng chú ý là họ chỉ ngồi trong phòng máy lạnh mà nói, chứ chẳng đi thực tế. Họ chỉ dựa vào hình ảnh trên báo chí để phán nào là viêm phổi, lây lan, do rùa tai đỏ, ô nhiễm (thừa!) v.v... Họ (nếu là nhà khoa học) quên rằng "if you want to assess something, measure it". Không có xét nghiệm và đo lường mà chỉ phán như thế thì có khác gì người mù sờ voi? Báo TT&VN có một bài rất chí lí khi đặt tựa đề là "Ngồi trên bờ chẩn bệnh cụ rùa"! Quan liêu hết biết! Trong tất cả ý kiến, tôi chỉ thấy ý kiến của bác sĩ Ferando là thực tế nhất. Theo ông Ferando, cần khoanh một vùng hồ để điều trị cho Cụ Rùa, và trong thời gian điều trị thì phải làm sạch Hồ Gươm. Để xem các nhà chức trách, các nhà chuyên môn sẽ làm gì. Nhưng hội thảo đã xong mà đến nay vẫn chưa thấy tin tức cho thấy họ làm gì! Hôm nay thấy tin trên báo chí cho biết phải chờ đến tháng 3 (ngày nào?) Sở Môi trường mới bắt tay vào cứu Cụ Rùa. Mới đêm qua, đọc tin thấy họ đã chuyển sự việc sang Sở Khoa học và Công nghệ. Đây là một kiểu đùn đẩy trách nhiệm. Không loại bỏ khả năng Sở KHCN sẽ đưa vấn đề lên Bộ KHCN, và Bộ sẽ chuyển qua Bộ Nông nghiệp hay Bộ gì đó, và cuối cùng thì chẳng có "outcome" nào cả. Còn nhớ trước đây một nhà nông học bị chết chỉ vì đùn đẩy từ bệnh viện nay sang bệnh việc khác - nhân danh tiêu chuẩn! Nhiều phương án di chuyển và chữa bệnh cho Cụ Rùa được các nhà khoa học đưa ra. Điều đáng chú ý là họ chỉ ngồi trong phòng máy lạnh mà nói, chứ chẳng đi thực tế. Họ chỉ dựa vào hình ảnh trên báo chí để phán nào là viêm phổi, lây lan, do rùa tai đỏ, ô nhiễm (thừa!) v.v... Họ (nếu là nhà khoa học) quên rằng "if you want to assess something, measure it". Không có xét nghiệm và đo lường mà chỉ phán như thế thì có khác gì người mù sờ voi? Báo TT&VN có một bài rất chí lí khi đặt tựa đề là "Ngồi trên bờ chẩn bệnh cụ rùa"! Quan liêu hết biết! Tôi thấy ở nước ta có một cái bệnh: Đó là bệnh hình thức- hình thức họp. Cái gì cũng họp. Người ta nghĩ họp là hình thức lấy ý kiến của tập thể, của chuyên gia. Người ta giả định rằng tập thể thì hơn cá nhân (nhưng tôi nghi ngờ điều này, nhất là trong trường hợp khẩn cấp). "Ý kiến tập thể" cũng là một cách trốn tránh trách nhiệm. Ấy, tôi đã tổ chức họp rồi đấy nhé, có tất cả chuyên gia "đầu ngành" (chẳng biết thế nào là "đầu ngành"), tất cả ban bộ ngành rồi đó nhé, nếu chẳng may có chuyện gì bất trắc xảy ra, tôi không có trách nhiệm; tất cả phải chịu trách nhiệm. Chỉ việc đơn giản cứu Cụ Rùa mà cũng họp. Mà lại họp quốc tế! Tại sao những người có trách nhiệm không điện thoại tham vấn các chuyên gia thứ thiệt trong và ngoài nước để hành động. Chỉ cần điện thoại, chỉ cần đến tận nơi tham vấn, chứ cần gì đến hội nghị quốc tế? Họp hành thì phải tốn tiền. Có thể tốn nhiều nữa là đằng khác, vì phải bao thư, phong bì cho các diễn giả, vé máy bay cho chuyên gia ngoại quốc. Chẳng biết có ai nghĩ đến "cost-benefit" về cái hội thảo đó chưa? Cost là tốn tiền, benefit là đem lại lợi ích gì cho Cụ Rùa? Xã hội đang mắc bệnh nặng Cái bệnh hình thức ở nước ta đã trở thành bệnh truyền nhiễm và lây lan sang bệnh thanh tra. Ngành nào cũng họp và lập hội đồng khi gặp phải một tình huống tế nhị. Còn nhớ trước đây, hai anh nông dân ở Đồng Nai chế tạo máy bay trực thăng, một hobby rất bình thường. Ấy vậy mà người ta phải tổ chức cả đoàn chuyên gia đến thanh tra. Thành viên của đoàn thì nào là giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, kĩ sư, tướng, tá, v.v... Đọc bản tin đó tôi không thể nào tin được đó là sự thật. Tại sao người ta phí phạm nhân lực đến như thế? Nên nhớ rằng các vị trong đoàn thanh tra chưa ai chế tạo được máy bay, nên chưa chắc họ có tư cách để thanh tra 2 anh chàng nông dân kia. Ngay cả trong khoa học cũng mắc bệnh hình thức. Chỉ có một đề cương đơn giản mà cần đến 8 người "phản biện", dù phần lớn những người phản biện không am hiểu lĩnh vực nghiên cứu! Thật là phí phạm thời gian và nhân lực! Thiết nghĩ cần phải có một biện pháp lâu dài. Trước hết, việc làm tổng vệ sinh Hồ Gươm là rất cần thiết. Tôi từng dạo quanh Hồ và thấy rất dơ bẩn. Nam thanh nữ tú ngồi quanh hồ hóng gió, hun hít nhau, ăn uống rồi vứt rác xuống hồ. Họ làm như thế hết sức ... vô tư. Tôi vẫn thấy khó tin là một cái hồ mang tính biểu tượng như thế mà hình như các giới chức chẳng mấy ai quan tâm. Thật là xấu hổ khi bị một người nước ngoài đề xuất cái giải pháp hiển nhiên là làm vệ sinh Hồ Gươm. Trong khi việc làm tổng vệ sinh Hồ Gươm đáng lẽ phải là việc hàng năm. Tại sao không phát động "Ngày vệ sinh Hồ Gươm" hàng năm? (Ở Úc, người ta có ngày Clean Up hàng năm với sự tham gia của hàng chục ngàn người). Một ngày vệ sinh như thế chẳng những làm sạch Hồ Gươm mà còn nhắc nhở người dân về biểu tượng và giá trị tâm linh của Cụ Rùa Hồ Gươm. Thứ hai là phải liên kết với các chuyên gia về rùa ở nước ngoài để tham vấn họ. Tôi chỉ cần google một vài giây là ra ngay một danh sách chuyên gia trong cuốn sách này. Mình không rành chuyện thì hỏi người khác (và cũng chẳng cần phải có văn bản hay quyết định gì để hỏi họ đâu). Cách làm của Thủ đô Hà Nội rất khác với nhiều thành phố các quốc gia khác. Ở đó, họ đâu có cái xa xỉ thời gian và nhân lực để tổ chức hội thảo như ở ta. Có lẽ Hà Nội là thành phố giàu có nên có nhiều tiền để tổ chức hội thảo quốc tế trong lúc Cụ Rùa lâm nguy. Kiểu làm việc quan liêu, hình thức, đùn đẩy trách nhiệm chẳng những sẽ còn làm cho Cụ Rùa khổ dài dài, mà còn làm cho Việt Nam chậm hội nhập quốc tế.
-
Cảm ơn VL. Có điều năm nay là Tùng Bách Mộc, vậy Mộc (Tùng - Bách) rất cứng vàng sao khắc được nhỉ? Mong bạn chỉ giáo thêm.
-
Có 1 thành viên bên F319 viết về SẤM của cụ NBK, không rõ thực hư ra sao. Nhờ Sư Phụ và các cao thủ cho ý kiến nhận xét. Xin cảm ơn. ========================================================
-
Top_F319 viết lúc 10:37 - 21/02/2011 10h:37' $ Hà Nội: 22.190 - 22.260 $ Sài Gòn (Member Kimphattai - vangsaigon.com): 22.200 - 22.290 ============== Top_F319 viết lúc 12:43 - 21/02/2011 12h:43' $ Hà Nội: 22.130 - 22.190 $ Sài Gòn (Member Kimphattai - vangsaigon.com): 22.100 - 22.170
-
Năm nay hành Mộc sao lại chơi Kim vậy a TL? phải chơi Thủy hay Hỏa chứ nhỉ? a TL chỉ giáo thêm nhé.
-
TT giảm kinh quá, vấn đề bà con hỏi rằng VNI có tăng lấy lại mốc 500 không? Quẻ Thương Tốc Hỷ : Mộc sinh Hỏa, ngoại sinh nội. Nhìn xem khối ngoại diễn trò nhé.
-
Nghe "cò" nhà đất kể chuyện làm ăn Gần 2 tháng nay, giới “cò” đất dường như đang rơi vào những thời khắc khó khăn trong nghiệp làm ăn của mình. Điều này cũng không quá khó hiểu, bởi Nghị định 71 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Nhà ở được cho là có khá nhiều thông thoáng cho thị trường bất động sản, song kèm với đó nghị định cũng có không ít điều khoản nhằm đưa hoạt động giao dịch trên thị trường vào khuôn phép. Chính điều này đã khiến các "cò" tỏ ra chán nản bởi thực tế, nó đã đụng đến "miếng cơm manh áo" của đa phần đang sống bằng nghề này. Từ khi nền kinh tế bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường, người dân đã dần quen với khái niệm "cò" mỗi khi một hàng hóa trên thị trường xảy ra tình trạng thiếu cung hoặc thiếu cầu. Với lĩnh vực đất đai, nhà cửa, khái niệm "cò" lại có phần phổ biến hơn và được xã hội chấp nhận như một phần tất yếu của các hoạt động mua bán trên thị trường. Trong suốt thời gian đó, hầu hết các giao dịch dù thành công hay không cũng đều dính dáng ít nhiều đến vai trò của các "cò" nhà, đất. Họ chính là những nhân viên môi giới, tư vấn của các trung tâm nhà đất, các sàn giao dịch bất động sản và thậm chí là cả những cán bộ của các tổng lớn trong ngành xây dựng, bất động sản. Khi nói về một thời hoàng kim của mình, anh Nguyễn Văn Hưng, một "cò" đất chuyên nghiệp đã có một thời gian là nhân viên môi giới đắc lực của sàn giao dịch Hadinco tiếc nuối: "chưa bao giờ làm ăn lại khó khăn như bây giờ. Chỉ cách đây đúng 1 năm, tức là vào khoảng tháng 8, tháng 9 năm ngoái, khi mà thị trường chung cư Hà Nội đang vào giai đoạn sốt nóng, người người đua nhau mua chung cư để ở, để lướt sóng. Đó cũng chính là những quãng thời gian hoàng kim nhất của đội quân "cò" nhà, đất. Với những "cò" có tổ chức, tức là thuộc nhân sự của các sàn giao dịch bất động sản lớn hoặc các doanh nghiệp bất động sản, họ thỏa sức lựa chọn người đặt giá mua cao, thậm chí là có thể từ chối tiếp khách nếu như cảm thấy chưa phải thời điểm xả hàng. Đối với những dự án sinh ra trò bốc thăm phiếu đăng ký góp vốn hay mua căn hộ, mảnh đất thì đội quân này chính là những lực lượng tham gia tích cực nhất để khuấy động thị trường và lôi kéo khách hàng ném tiền không tiếc tay. Theo "cò" Hưng, chỉ cần có được một vài phiếu rút thăm hoặc một số địa chỉ cần bán nhà, đất thì thu nhập trong tháng đó của các cò không dưới 100 triệu đồng/tháng. Còn với một tay "cò" có thâm niên như Hiếu (sàn giao dịch Bất động sản Gia Nam, Từ Liêm, Hà Nội) thì việc kiếm vài trăm triệu mỗi tháng vào giai đoạn sốt đất là chuyện dễ như bóc bánh để ăn. "Cò" Hiếu nhớ lại, có những đêm vừa về đến nhà, chưa kịp đặt lưng nằm nghỉ, nghe "đồng nghiệp" gọi điện báo sáng mai tại huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) có đấu giá đất thế là ngay lập tức gọi taxi phi thẳng xuống Hải Phòng ngay trong đêm. Tại các cuộc đấu giá đất như vậy, sau khi đã thỏa thuận ngầm với các đồng nghiệp từ Hà Nội xuống cùng các thổ địa của đất Cảng, các cò này thả sức hét giá đấu để cho những người có nhu cầu thực phải bám theo. Tuy nhiên, rốt cuộc các "cò" này đã "bỏ của chạy lấy người" và kết quả là người nào mua được giá đó phải chi lại quả cho các cò bỏ cuộc đó ít thì vài ba chục triệu, nhiều có khi cả trăm triệu cho một lô đất vì đã "tốt bụng" nhường cho người thắng cuộc. "Cò" Hiếu cho biết, cứ mỗi cuộc lâm trận đấu giá đất như vậy, sau khi chia năm sẻ bảy, mỗi cò cũng bỏ túi được từ 5 - 10 triệu, nhưng đáng nói ở chỗ là được nhân lên theo số lượng các đợt đấu giá đất trên địa bàn quận, huyện trong tháng đó. Nếu may mắn, số tiền mà "cò" Hiếu mang về nộp cho vợ sau mỗi chuyến "công tác" ít nhất cũng 30 - 50 triệu đồng. Thế mới biết, giờ đây thị trường bất động sản trầm lắng, người mua ít, người bán cũng e dè, nên việc các cò nuối tiếc một thời hoàng kim là chuyện dễ hiểu. Hiếu hy vọng, từ nay đến cuối năm, thị trường sẽ dần khởi sắc, người dân bắt đầu đổ tiền vào nhà, đất thay cho những kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng đang diễn biến khó lường, những cò như Hiếu lại có cơ hội "bắt tôm bắt tép" sau một thời gian ngồi co gối, cám cảnh làm ăn. "Cò" sập bẫy... "cò" Bên cạnh một bộ phận cò hoạt động theo kiểu "tay không bắt giặc", có một lực lượng không nhỏ là thuộc dạng làm ăn lớn. Nghĩa là, ngoài "chuyên môn" chính là "cò" trong các phi vụ mua, bán, trao đổi đất đai giữa người mua người bán. Đội quân này nhờ có một số vốn tương đối khá hoặc hùn nhau góp vốn nên họ có thể trực tiếp tham gia các vụ mua bán các căn hộ chung cư hoặc các lô đất mà mình săn được. Điều đáng nói, ở Hà Nội và các thành phố lớn, số này cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong giới đầu cơ nhà, đất. Trong khoảng từ năm 2006 đến cuối năm 2009, bằng kinh nghiệm cộng với các mối quan hệ, đội quân "cò" này đã góp phần thao túng thị trường bất động sản, tạo nên những cơn sốt ảo trên thị trường bất động sản tại Hà Nội và các cùng lân cận. Tất nhiên, chiến lợi phẩm mà những cò này thu về sau một đợt tạo sóng cũng không hề nhỏ. Trịnh Duy Khánh, một tay môi giới chuyên nghiệp được xếp vào hàng anh chị ở các khu như An Khánh, Vân Canh, Văn Phú... tâm sự: "không ngờ cái nghiệp đất cát nó cũng bạc bẽo thế. Chả nói đâu xa, cách đây chưa đầy 5 tháng, trong tay tôi vẫn còn có cả 5 tỷ đồng, thế nhưng vì thiếu tính toán, số tiền đó giờ chỉ còn chưa đầy một nửa mà cũng không còn là tiền mặt nữa". Sự việc bắt đầu tư khi cơn sốt đất Ba Vì dâng cao hồi tháng 5. Khi đó, vì hám lợi chạy theo giới đầu cơ và những "cò" lớn tung tin lên ôm đất Ba Vì với hy vọng sẽ thu tiền tỷ sau vài tháng nên "cò" Khánh đã dốc hết vốn bao năm tích góp để mua gần 5 sào đất ngay tại thị xã Sơn Tây, khu vực giáp ranh với huyện Ba Vì. Lãi đâu chả thấy, chỉ chưa đầy 1 tháng sau, 5 sào đất mà cò Khánh mua gần 5 tỷ đồng đã sụt giá còn 4 tỷ đồng, rồi 3 tỷ đồng và giờ đây, mai mối mãi mới có một doanh nghiệp ra giá với anh ta 2,2 tỷ đồng với điều kiện bên bán phải lo toàn bộ chi phí, thủ tục chuyển nhượng và hoàn tất sổ đỏ. Nếm trái đắng đầu tiên sau bao nhiêu năm lặn lôn trên thị trường. Gần 3 tỷ đồng bỗng chốc tan biến chi trong vòng mấy tháng trời là một bài học mà cò Khánh sẽ không bao giờ quên trong nghiệp đất cát của mình. Còn với "cò" Dương, một cộng tác viên đắc lực của Sàn giao dịch bất động sản Hacinco, ngoài trái đắng đất Ba Vì, cò này cũng đang ôm hai căn hộ chung tư, một của dự án ở Anh Khánh, một của Vân Canh. Số tiền đang đóng cho chủ đầu tư cũng ngót nghét 6 tỷ đồng, trong đó có hơn một nửa là tiền đi vay nhưng đến nay gần nửa năm trời vẫn chưa có khách hỏi mua để... cắt lỗ, chứ chưa nói đến chuyện kiếm lời. Theo Dương, trong số những đồng nghiệp của anh ta thì số "mắc cạn" cũng không ít. Khá nhiều người trong nhóm của cò này đang dở mếu dở cười với một vài căn hộ chung cư với giá từ 3 - 5 tỷ đồng/căn từ cuối năm ngoái đến nay vẫn không bán được vì giá hơi cao mà lại đều ở xa trung tâm thành phố. Ngoài việc vốn bị om do không bán được hàng, hiện Sàn Giao dịch Bất động sản do Dương đứng tên thành lập cũng đang nợ ngân hàng gần 3 tỷ đồng do sập bẫy của một cao thủ "cò", có biên chế của một tổng công ty bất động sản của nhà nước. Sự việc được bắt đầu vào tháng 6 năm 2009, khi đó do quá tin tưởng nên "cò" Dương đã nộp tiền đặt cọc để mua 3 căn hộ chung cư tại khu Trung Hòa - Nhân chính do giám đốc một văn phòng môi giới nhà đất thuộc tổng công ty trên đứng ra thu xếp. Thế nhưng, đến nay sau hơn một năm nộp tiền đặt cọc, cao thủ kia đã không thể thực hiện được hợp đồng với khách hàng, trong đó có Dương. Vừa qua, sau khi nghe tin "cò" kia bị bắt, "cò" Dương hy vọng sẽ vớt vát được đôi chút để mong bòn góp trả nợ dần cho ngân hàng. Theo Dương, chuyện "cò" sập bẫy "cò" là chuyện nhiều như cơm bữa trong giới dẫn dắt, môi giới nhà đất. Có những đồng nghiệp của Dương giờ đã trở thành kẻ trắng tay, về quê cấy lúa chỉ vì nhẹ dạ cả tin, mang cả chục tỷ đồng giao cho các "cò" đàn anh đàn chị để đầu tư đất cát. Trong câu chuyện với các "cò" về viễn cảnh của nghiệp mối lái cũng như thị trường nhà đất thời gian tới, hầu hết đều lắc đầu vẻ ngao ngán. Lý do được các "cò" đưa ra tất cả là tại "ông nhà nước". Theo giải thích của các "cò", việc Chính phủ ban hành Nghị định 71 đã như một gọng kìm khóa chặt mọi ngõ ngách, mánh lới làm ăn của họ. "Trước đây, khách hàng tìm mua nhà, đất dự án họ chỉ cần một bản hợp đồng góp vốn là có thể yên tâm đầu tư. Nay nhà nước quy định tất cả phải có "hợp đồng kinh tế" đã khiến cho nhiều nhà đầu tư, chủ dự án đắn đo suy nghĩ, qua đó khiến thị trường bỗng nhiên khựng lại. Và tất nhiên là chúng tôi cũng bị vạ lây", "Cò" Hưng bức xúc. Không chỉ thế, theo "cò" Hưng, nếu như những năm trước, việc mối lái mua bán dễ hơn là do nhà nước chưa cấm các chủ đầu tư cấp 2 được phép chuyển nhượng dự án. Sau khi Nghị định 71 có hiệu lực, chỉ có chủ đầu tư cấp 1 mới được phép chuyển nhượng dự án, khách hàng muốn ký hợp đồng phải ký trực tiếp với chủ đầu tư cấp 1, đã khiến cho giới đầu cơ mất đường làm ăn. Thị trường qua đó cũng rơi vào trầm lắng hẳn. Còn theo "cò" Khánh, chính việc Nghị định 71 cho phép các chủ đầu tư bán 20% sản phẩm không qua sàn cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ hội của các "cò". Bởi lẽ, theo Khánh, dù là nêu ra 20% nhưng trên thực tế chủ đầu tư có bán đúng 20% hay không thì không ai giám sát được. Hơn nữa, xu hướng hiện nay là các chủ đầu tư thường bán trọn cả block của một dự án với hàng chục căn hộ hay mảnh đất cho các sàn "đại gia" thì những văn phòng nhỏ lẻ như của "cò" Khánh sẽ khó mà có cơ hội chen chân vào.
-
Vật cùng tắc biến, biến tất thông. Tuần sau $ chợ đen rơi như mưa? Giờ Tý 17/1/Tân Mão ==> Quẻ Đỗ Lưu Niên Đỗ ==> Đạt, được việc, xong việc. Lưu Niên: Quay lại, lưu lại, Có tính hiểm độc, lừa dối, âm mưu, là mưu toan, là sự do dự, lo lắng. Thuộc về tài sản là thất thoát, phá sản.
-
Khắp nơi: Quán cafe, internet, báo... đang kêu la vì: Đau đầu vì điện - Điên đầu vì đô - Ngây ngô vì vàng - Ngỡ ngàng vì đất - Ngất vì tỷ giá - Ngã vì lãi suất - Uất vì giá xăng - Tăng xông mà chết vì lỗ chứng Vậy tượng quẻ là Khai Xích Khẩu: Nội sinh ngoại, chủ sự tranh luận và thay đổi thành công. Ban đầu hơi bất lợi nhưng sau tốt. Câu hỏi liên quan đến VNI cần thuận chiều, vậy VNI đang giảm mạnh thì hỏi: Tuần sau VNI có thủng hỗ trợ 498-500 không? Quẻ Hưu Tiểu Cát Hưu: Nghỉ ngơi, bế tắc, kiệt sức... Tiểu Cát: Tiểu lợi, vui vẻ, nhỏ bé, ít... VNI tuần sau lúc đầu bế tắc, ngưng trệ. Sau tốt và vui vẻ, có tiểu lợi. Vậy VNI tuần sau vui vẻ chứ không buồn nhé.
-
Nhìn sell SSI vãi cả ...
-
Hỏi diễn biến VNI hôm nay thế nào? Quẻ Khai Vô Vong Nội khắc ngoại, tượng nước chảy trên lòng sông (Đáy sông). Vậy VNI giao động vùng đáy.
-
Vietcombank: Thời và thế Cuối tháng 1-2011, hai ngày trước khi các ngân hàng đóng cửa nghỉ Tết Nguyên đán, lãi suất tiền đồng qua đêm trên thị trường liên ngân hàng vọt lên 20-23%/năm. Sau khi Vietcombank và một số tổ chức tín dụng cam kết khả năng tiền sẽ quay trở lại ngân hàng sau Tết, Ngân hàng Nhà nước “bơm” tiền ra mạnh. Ngay lập tức lãi suất qua đêm tụt xuống 13%/năm. Cũng ngày hôm đó, Vietcombank là ngân hàng bán đô la Mỹ nhiều nhất khi tỷ giá có dấu hiệu căng thẳng. Vai trò dẫn đầu và khó có thể thay thế của Vietcombank trong hệ thống ngân hàng một lần nữa được khẳng định! Có lãi trong tất cả các nghiệp vụ Năm 2010 Vietcombank là ngân hàng lớn duy nhất có lãi trong tất cả các mảng hoạt động, kể cả kinh doanh chứng khoán và ngoại hối. Trong khi không ít ngân hàng lỗ vì kinh doanh ngoại tệ – một điều không khó hiểu trong bối cảnh điều hành tỷ giá còn nhiều điểm chưa hoàn hảo – Vietcombank vẫn lãi từ nghiệp vụ này 570 tỉ đồng. Thị trường chứng khoán èo uột, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư của ngân hàng vẫn đạt 281 tỉ đồng. Sau khi trích dự phòng rủi ro tín dụng 1.471 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế cả năm của Vietcombank lên đến 5.426 tỉ đồng, cao nhất trong các ngân hàng (Nguồn: Báo cáo tài chính 2010). Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên vốn điều lệ gần 45% (vốn trước khi tăng là 12.100 tỉ đồng-NV) là mục tiêu mà không một tổ chức tài chính nào không mơ ước. Đang có những ý kiến nền kinh tế và doanh nghiệp còn khó khăn, nhưng các ngân hàng lãi nhiều, trong đó có Vietcombank. Tuy nhiên, phần lớn lợi nhuận của Vietcombank do Nhà nước hưởng bởi Nhà nước đang nắm giữ 90,72% cổ phần ngân hàng này. Hai năm 2008-2009 Vietcombank chia cổ tức tiền mặt 12%/năm và Nhà nước được nhận 1.317 tỉ đồng/năm. Chưa kể khi cổ phần hóa, Vietcombank đã nộp ngân sách Nhà nước số thặng dư hơn 9.000 tỉ đồng. Từ trước đến nay, chưa có doanh nghiệp cổ phần hóa nào nộp cho ngân sách mức thặng dư cao như thế. Trong khi đó đa số cổ đông Vietcombank, kể cả cán bộ công nhân viên, mua cổ phần khi ngân hàng IPO với giá đấu giá bình quân hơn 100.000 đồng/cổ phiếu và qua hai lần nhận cổ tức, đến nay so với giá giao dịch trên sàn, vẫn chưa hòa vốn! Sự bất cập ấy chịu tác động rất lớn của yếu tố khách quan: Vietcombank phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng đúng vào thời điểm thị trường chứng khoán đang ở đỉnh cao thăng hoa. Cái đáng nói là bản thân Vietcombank nhận ra điều ấy và ngân hàng đã nỗ lực trong kinh doanh, mang lại lợi ích tối đa có thể cho cổ đông – những người vẫn đang chịu thiệt thòi khi đầu tư vào ngân hàng (trừ Nhà nước). Nhìn từ đây, mới thấy hết giá trị cũng như ý nghĩa của mức lợi nhuận mà Vietcombank đã đạt được trong năm qua. Đã gần cập bến Tiến trình cổ phần hóa ở Vietcombank chưa thể xem là hoàn tất khi ngân hàng chưa tìm được đối tác chiến lược nước ngoài. Sau một thời gian dài tìm kiếm, cuối cùng “con thuyến” đối tác chiến lược của Vietcombank đã gần cập bến khi hiện ngân hàng đã chọn được bốn nhà đầu tư, là các định chế tài chính tên tuổi của Nhật, Úc, Singapore, vào “chung kết”. Sẽ còn những cuộc thương lượng, những cuộc khảo sát toàn diện (due diligence) của các bên trước khi đi đến thỏa thuận cuối. Nhưng mục tiêu của các bên đều khá rõ ràng và các cuộc đối thoại là sòng phẳng. Vietcombank, như khẳng định của hội đồng quản trị trong các đại hội cổ đông hàng năm, sẽ chỉ bán cổ phần cho một đối tác chiến lược nước ngoài với mức tối đa theo luật định (có sự đồng ý của Chính phủ) là 20% vốn điều lệ. Sở dĩ như vậy là do Vietcombank muốn một sự đồng thuận cao nhất có thể trong hội đồng quản trị. Lãnh đạo Vietcombank xác định rõ bên cạnh việc hỗ trợ công nghệ, đào tạo nhân lực, kinh nghiệm, việc mua cổ phần của đối tác chiến lược là đầu tư tài chính. Do đó giá bán sẽ phải tương đối cạnh tranh, bởi một khoản đầu tư, cho dù dài hạn đến đâu, cũng phải đến lúc chốt lời trong tương lai. Đợt tăng vốn vừa qua đã giúp Vietcombank nâng vốn điều lệ lên 17.580 tỉ đồng. Bán 20% vốn cho nước ngoài tương đương hơn 3.500 tỉ đồng. Vietcombank sẽ phát hành thêm số cổ phiếu tương đương 3.500 tỉ đồng và giữ nguyên số cổ phần của Nhà nước. Như thế lợi ích của cổ đông Nhà nước vẫn được đảm bảo. Toàn bộ thặng dư trong đợt phát hành này sẽ thuộc về ngân hàng. Đó là khoản tiền không nhỏ, có thể lên tới cả chục ngàn tỷ đồng, cải thiện đáng kể năng lực tài chính ngân hàng. Nó cũng tạo điều kiện nâng giá trị sổ sách của cổ phiếu. Ngoài ra Vietcombank đang dự kiến xin ý kiến đại hội cổ đông sắp tới chia cổ tức năm 2010 12% bằng cổ phiếu. Tính ra trong năm 2011 vốn điều lệ của Vietcombank có khả năng tăng lên 23.200 tỉ đồng. Mối quan tâm của giới tài chính là Vietcombank sẽ bán cổ phần cho nước ngoài với giá bao nhiêu? Phía nước ngoài sẽ thuê tổ chức định giá độc lập và họ có nhiều thông số để tham khảo như giá cổ phiếu ngân hàng trong khu vực nói chung, Việt Nam nói riêng; giá các thương vụ của ngân hàng nội địa bán cho nước ngoài vừa qua; giá IPO và nhất là giá đang giao dịch của Vietcombank trên sàn. Cộng với đó là mức chiết khấu của những rủi ro, thuận lợi của môi trường tài chính. Tất nhiên giá chào bán của Vietcombank cũng phải tính đến các yếu tố trên để có mức hợp lý. Các quỹ ETF và cổ phiếu Vietcombank Sẽ là không đầy đủ nếu không cập nhật mối quan tâm của các ETF (quỹ đầu tư chỉ số VN-Index) đến cổ phiếu Vietcombank gần đây. Trong vòng sáu tháng qua các quỹ ETF liên tục mua vào cổ phiếu Vietcombank. Đến nay chỉ riêng Market Vectors VN ETF đã sở hữu khoảng 13 triệu cổ phiếu VCB. Số lượng sở hữu của DB X-trackers FTSE VN cũng ngang ngửa. Hiện nước ngoài nắm giữ khoảng 39% lượng cổ phiếu VCB niêm yết trên sàn (số lượng niêm yết hiện hành xấp xỉ̀ 122,7 triệu cổ phiếu). Nhà đầu tư trong nước nắm giữ phần còn lại, khoảng 75 triệu cổ phiếu. Trong số 75 triệu này, tổ chức sở hữu 44%, cá nhân 56%. Tổ chức trong nước đang có cổ phiếu VCB chủ yếu là các quỹ đóng, các công ty tài chính, ngân hàng. Ngân hàng Quân đội, Á châu đang có trong tay lượng lớn cổ phiếu VCB. Chẳng hạn ACB đang sở hữu 12 triệu cổ phiếu VCB. Đây là những khoản đầu tư lâu dài. Như vậy, lượng cổ phiếu thực sự đang lưu hành của Vietcombank chỉ còn khoảng 40 triệu. Một lượng không nhỏ trong số 40 triệu đó được đầu tư từ ngày IPO. Hơn một tháng rưỡi trước Vietcombank đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước xin được niêm yết số cổ phiếu do Nhà nước nắm giữ. Đề nghị của Vietcombank đang chờ NHNN chấp thuận. Khi Vietcombank bán cổ phần cho nước ngoài, nhu cầu niêm yết toàn bộ cổ phiếu càng trở nên cần thiết. Từ đây, đã rõ Vietcombank mới thực sự là doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn nhất thị trường, vượt cả BVH (tập đoàn Bảo Việt). Dễ hiểu vì sao các quỹ ETF chú trọng đến cổ phiếu VCB đến vậy trong danh mục đầu tư của họ. Giao dịch cổ phiếu VCB của các ETF đang gây hiệu ứng lan tỏa trong các quỹ đầu tư khác một khi các quỹ này không muốn giá trị tài sản ròng (NAV) của họ có khoảng cách quá xa so với mức tăng trưởng chung của thị trường. Còn xét về đầu tư giá trị, năng lực tài chính cũng như tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm và vị thế dẫn đầu ngành của Vietcombank hoàn toàn đủ sức thuyết phục các nhà đầu tư khó tính. Để minh chứng cho lợi thế của Vietcombank, có thể dẫn một con số: số dư vốn huy động đến cuối năm ngoái của ngân hàng đạt 205.486 tỉ đồng, trong đó có 48.967 tỉ đồng tiền gửi không kỳ hạn (lãi suất thấp). Liệu có bao nhiêu ngân hàng có thể cạnh tranh với Vietcombank về điểm này? Hải Lý Lao động
-
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG-HSC: Hôm nay cả hai thị trường đều giảm điểm nhưng đóng cửa cao hơn mức thấp trong ngày và KLGD được cải thiện chút ít. Thực tế, phiên giao dịch hôm nay khá thú vị khi tình trạng giảm điểm đầu phiên đã khơi dậy lực mua và tới cuối phiên thì lực mua này đã đẩy giá lên gần bằng mức thị trường mở cửa. Một phiên giao dịch đồ thị chữ V điển hình. Tuy nhiên độ rộng của thị trường giảm với vài mã tăng điểm trên sàn Hà Nội. Các NĐTNN hôm nay kém tích cực hơn hẳn. Phần lớn các cổ phiếu blue-chip đều giảm điểm mặc dù chúng tôi cũng thấy có một số NH tăng nhẹ. Trong thị trường tiền tệ và ngoại hối, VND giảm 110 đồng và bình quân tỷ giá mua bán USD trên thị trường tự do là 21,935 vào cuối giờ chiều. Trên thị trường chính thức, tỷ giá vẫn giữ ở mức quanh 21,270. Tỷ giá không chính thức đang dao động quanh 22,000đ nhưng chúng tôi tin rằng nhà nước sẽ sớm can thiệp để hạ nhiệt tỷ giá không chính thức. Vàng trong nước tiếp tục tăng nhẹ và đạt mức giá bình quân mua bán là 36.90 triệu/lượng. Mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế khá ổn định ở mức 1.5-2.5% trong những ngày gần đây và khi giá vàng tăng, nó đẩy giá USD cùng tăng. Điều này khiến cho việc giữ giá trị của tiền đồng trở nên khó khăn hơn trước rất nhiều nhưng nhà nước sẽ cần phải can thiệp và can thiệp sớm. Cuối cùng lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã thu hẹp trong khoảng 9-9.5%. Mức lãi suất này thấp hơn nhiều so với lãi suất cấp vốn trên thị trường OMO là 11%, và cũng thấp hơn mức lợi suất bình quân 11.34% và cho thấy hiện có rất nhiều tiền đồng trong hệ thống ngân hàng. Rút lượng tiền thừa đó nhanh nhất có thể và đẩy lãi suất ngân hàng cao hơn sẽ giúp gửi một thông điệp rõ ràng là NH nhà nước đang nghiêm túc về việc kiểm soát tỷ giá không chính thức. Chúng ta hãy cầu nguyện như vậy. Trong phần tin về doanh nghiệp chúng tôi đọc được rằng Mobifone đang chịu sức ép phải IPO trong năm nay. Việc này đã bị trì hoãn quá lâu, cũng như vụ IPO Vinaphone mà chúng ta được nghe tới từ hồi năm 2006. Tuy nhiên tin này hợp với một vài tin khác tạo thành một câu đố thú vị, sự cần thiết cải tổ thị trường chứng khoán để tăng tính thanh khoản, các động thái cho phép các công ty quản lý quỹ trong nước có nhiều lựa chọn để lập quỹ và những bàn luận về dự thảo nhầm sửa những định hướng cho lộ trình IPO. Chính phủ sẽ cần tìm thêm nguồn tiền và lựa chọn vay nợ bị hạn chế bởi mức nợ công cao (tới 54% GDP). Như vậy với lượng trái phiếu trị giá 45 nghìn tỷ đồng dự kiến phát hành trong năm nay so với 75 nghìn tỷ đồng trong năm 2010, chính phủ sẽ cần phải tìm tiền từ nguồn khác. Bán bớt tài sản hoặc phần vốn trong các doanh nghiệp nhà nước sẽ không chỉ đem lại tiền mà còn giúp cho thấy chính phủ đang cải cách các doanh nghiệp nhà nước, một ưu tiên hàng đầu sau Đại hội Đảng. Như vậy, theo chúng tôi, cải cách thị trường chứng khoán và IPO sẽ là chủ đề chính của thị trường năm 2011. Hãy quên các vấn đề vĩ mô, năm nay sẽ rất khó khăn với tỷ lệ lạm phát cao và những lo ngại về tiền tệ. Và nếu NHNN làm đúng và nghiêm túc trong việc giảm nguồn cung tiền M2 và giảm tăng trưởng tín dụng nhằm bình ổn giá cả và giữ giá trị cho đồng nội tệ thì ở một mức độ nào đó sẽ phải hi sinh tăng trưởng. Điều này có nghĩa là lãi suất sẽ không giảm nhiều như vậy. Vâng, chúng tôi biết nhiều CP rẻ và chúng ta có thể hi vọng mức tăng EPS 10-16% trong năm 2011 (lý do có khoảng tăng trưởng rộng như vậy là do chúng tôi không biết các cty sẽ huy động thêm bao nhiêu tiền trong năm nay). Tuy nhiên chỉ có một thị trường chứng khoán rẻ vẫn chưa đủ, chúng ta còn cần có động lực. Tôi cho rằng điều chúng tôi đang trình bày chính là động lực đó sẽ không tới từ tình hình kinh tế vĩ mô được cải thiện hơn do đó nếu nó có thể đến từ đâu thì nhiều khả năng là từ việc cải cách thị trường chứng khoán. Và đó là điều các nhà đầu tư cần theo dõi sát sao từ giờ cho tới hè. Chúng tôi sẽ thường xuyên trở lại vấn đề này và cập nhật tình hình cho quý vị khi có tiến triển mới. ======================================================= SÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HCM – Thị trường lại giảm trong phiên hôm nay nhưng GTG D cao, đạt 858.89 tỉ đồng (tương đương 41.31 triệu USD). VN index giảm 0.64%, kết thúc phiên với 509.83 điểm. 47 mã tăng trong đó có 4 mã tăng trần và 198 mã giảm trong đó có 20 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 14.35% giá trị mua vào và 8.4% giá trị bán ra của toàn thị trường. Thị trường mở cửa giảm điểm và tiếp tục giảm trong phiên, đến giữa phiên thứ 2 thì chạm mức thấp nhất trong ngày là 505.50 điểm, tại mức này chúng tôi thấy có lực mua hỗ trợ thị trường và sau đó thị trường tăng trở lại trong phiên cuối trước khi đóng cửa thấp hơn mức mở cửa vài điểm. Biên độ giao động hôm nay lại thu hẹp trong khoảng hơn 5 điểm trong khi KLGD tăng. Kết thúc đợt 1, khoảng 6 triệu đơn vị được chào bán và khoảng 6.1 triệu đơn vị được đặt mua. Và trước khi thị trường đóng cửa, có khoảng 7 triệu cổ phiếu được chào bán và 11.9 triệu cổ phiếu được đặt mua. Lượng đặt mua tăng một chút so với phiên trước còn lượng đặt bán lại giảm vào cuối đợt 1. Vào thời điểm đóng cửa thị trường, lượng đặt mua tăng lên trong phiên và đóng cửa ở mức cao hơn so với phiên trước trong khi lượng chào bán cũng tăng nhưng thấp hơn so với phiên trước. Lượng chào bán áp đảo lượng đặt mua vào đầu phiên và lần đầu tiên trong vài ngày gần đây, khoảng cách giữa đặt mua và chào bán đã khá rộng. Xét về mặt giá trị, VNindex nhận được hỗ trợ tăng điểm nhiều nhất từ các mã MSN, CTG , VPL và EIB nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng giảm điểm từ các mã VIC , DPM, VNM và VCB. Cổ phiếu các ngành giảm trong phiên hôm nay. Giá trị mua vào của NĐTNN giảm về khối lượng và tỷ trọng. Họ bán ra cũng giảm khá mạnh về khối lượng và cũng giảm về tỷ trọng. Khối ngoại đã mua ròng trong phiên hôm nay với giá trị 51.13 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 18 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay. Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã PVD; BVH; DPM; ITC và CTG . Họ cũng bán ra nhiều HPG; BVH; IT A; MSN và SSI. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động trong ngày hôm nay với 1 giao dịch cực lớn, 1 giao dịch lớn cùng các giao dịch trung bình và nhỏ, chiếm 10.49% tổng GTG D toàn thị trường. Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 520,780 cổ phiếu CTI ; 250,000 cổ phiếu HDG; 273,850 cổ phiếu TNT ; 220,000 cổ phiếu KSS và 320,000 cổ phiếu VFC trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay, trong đó NĐTNN chỉ tham gia vào 2 giao dịch nhỏ hơn khác. SSI là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, giảm 1.75% xuống 28,100đ với 2.73 triệu đơn vị được giao dịch. ITC là mã đứng thứ hai, giảm 1.65% xuống 24,000đ với KLGD của 1.64 triệu đơn vị. REE giảm 2.60% xuống 15,000đ với 1.9 triệu đơn vị được chuyển nhượng. VIC giảm 4.59% còn 104,000đ với 270,500 cổ phiếu được trao tay. IT A giảm 1.84% còn 16,000đ với KLGD 1.74 triệu đơn vị. Trong 5 chứng chỉ quỹ niêm yết, VFMVFA tăng 2.63% lên 7,800đ, VFMVF4 giảm 1.69% còn 5,800đ, VFMVF1 giảm 0.89% xuống 11,100đ, PRUBF1 giảm 1.69% xuống 5,800đ, và MAFPF1 giữ giá 4,500đ. ======================================================= đương 20.62 triệu USD. HNI ndex giảm 1.44% còn 103.97 điểm. 57 mã tăng giá trong đó có 4 mã tăng trần và 250 mã giảm trong đó có 16 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 2.39% giá trị mua vào và 4.09% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN bán ròng với giá trị 7.3 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 41 giao dịch thỏa thuận lớn, trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 16.53% tổng GTG D toàn thị trường. Hoạt động giao dịch hôm nay diễn ra rất sôi động. Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 4,800,000 cổ phiếu NV8, 101,000 cổ phiếu VNE, 100,000 cổ phiếu NT P và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác. VND là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, giảm 4.5% xuống 19,000 đồng với 1.92 triệu CP được giao dịch. PVX là mã đứng thứ hai, kết thúc phiên giảm 2.46% xuống 19,800 đồng với 1.38 triệu đơn vị được chuyển nhượng. ======================================================= PHÂN TÍCH KỸ THUẬT Ngày 17/02/2011,VNINDEX giảm -3.28 điểm, tương đương -0.64% đóng cửa ở mốc 509.83 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 33.49 triệu cổ phiếu, cao hơn 20.22% so với phiên trước và thấp hơn 10.36% so với khối lượng trung bình 90 ngày. Độ rộng thị trường mở ra và vẫn tiêu cực, với số mã giảm nhiều hơn số mã tăng (A/D ratio là 0.25) với 47 mã tăng, và 182 mã giảm. Quan điểm phân tích ngắn hạn: Như kỳ vọng thị trường đã quay kiểm định vùng hỗ trợ 505 hôm nay. Thị trường tiếp tục đóng cửa giảm điểm nhưng vẫn giữ trên ngưỡng hỗ trợ 505 điểm. Một cây nến Hammer với bóng nến dưới dài đã xuất hiện trên đồ thị ngày. Vùng hỗ trợ 505 được kỳ vọng sẽ được giữ trong ngắn hạn. Thị trường nhiều khả năng sẽ quay đầu tăng từ vùng hỗ trợ này và kiểm định 525 điểm một lần nữa. Nhà đầu tư Quan điểm phân tích kỹ thuật trung hạn: Xu hướng trung hạn là tăng. Thách thức đối với đà tăng điểm: Vùng 526-529 nơi có đường internal trendline, ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8% trở thành vùng kháng cự quan trọng cho thị trường. Vùng hỗ trợ đáng chú ý: Vùng hỗ trợ gần nhất xung quanh 505 điểm. Ngày 17/02/2011, HNXINDEX giảm -1.40 điểm, tương đương -1.33 % đóng cửa ở mốc 103.97 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 20.25 triệu cổ phiếu, cao hơn 30.38% so với phiên trước và thấp hơn 34.34% so với khối lượng trung bình 90 ngày. Quan điểm phân tích kĩ thuật ngắn hạn: Bị chặn bởi kháng cự mạnh xung quanh 110, HNXI đã quay đầu suy giảm sau khi tạo đỉnh ngắn hạn xung quanh 110.7. Như kỳ vọng thị trường tiếp tục suy giảm và đóng cửa ngay tại vùng hỗ trợ 104 hôm nay. Nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao có thể bắt đầu mua vào ngày mai này trong khi những nhà đầu tư chấp nhận rủi ro thấp hơn chỉ nên mua vào nếu thị trường phản ứng tốt với với vùng hỗ trợ và quay đầu tăng điểm ngày mai. ===================================================== TECHNICAL STOCK PICKS: SSI Primary Ngày 17/02/2011, SSI giảm -0.50 điểm, tương đương -1.75% đóng cửa ở mốc 28.10 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 2.73 triệu cổ phiếu, cao hơn 52.01% so với phiên trước và cao hơn 32.05% so với khối lượng trung bình 90-ngày. Phân tích kĩ thuật: Thất bại khi tiếp cận đỉnh cũ xung quanh 31.5 vào ngày 09/02/2011, SSI đã quay đầu suy giảm và đã chạm mức thấp nhất trong ngày tại 27.6 hôm nay. Một mẫu hình nến Star xuất hiện trên đồ thị ngày. Ngưỡng hỗ trợ xung quanh 27.5 tại 50% Fibonacci và đường trendline hướng xuống được kỳ vọng sẽ được giữ trong ngắn hạn. Hệ thống phân tích kĩ thuật của chúng tôi cho thấy SSI nhiều khả năng sẽ tạo đáy ngắn hạn xung quanh vùng 27.5 và quay lại tăng kiểm định kháng cự 31. Chiến lược giao dịch khuyến nghị: Mua tại vùng hỗ trợ 27.5. Ngừng mua và bán tại dưới 27. Xếp loại tín hiệu: ** Ghi chú: * Yếu (Mua với sự cẩn trọng), ** Khá mạnh (Mua), *** Mạnh (Mua mạnh)
-
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG-HSC: Các thị trường tiếp tục giảm với KLGD giảm. Với những bất ổn về tỷ giá và lạm phát cộng với việc giá vàng dang tăng khiến thị trường chứng khoán hiện tại trở nên kém hấp dẫn. Độ rộng thị trường thu hẹp, mức độ tham gia thị trường của các NĐTNN đã tăng lên trong phiên hôm nay và khối này cũng đã mua ròng trở lại. Hầu hết các mã bluechip giảm trong phiên hôm nay. Trên thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ: tỷ giá tiếp tục tăng với tỷ giá giữa mua và bán trên thị trường tự do ở vào mức 21,825, tăng 100đ vào chiều nay. Tuy nhiên, tỷ giá liên ngân hàng khá ổn định và ở mức 21,260. Căng thẳng trên thị trường ngoại hối đang tăng trở lại với sự tình trạng đầu cơ ngắn hạn diễn ra trên thị trường tự do đến nay vẫn chưa được Nhà nước trấn áp. Chúng tôi được biết từ vài nguồn tin rằng nguồn USD tại các ngân hàng thương mại hiện khá dồi dào do ngoại hối chuyển về cuối năm ngoái và do xuất khẩu năm nay đạt cao. Do vậy, mặc dù có những biến động gần đây trên thị trường, Chính phủ có vẻ vẫn khá bình thản và có thể can thiệp vào thị trường để giảm thanh khoản tiền đồng, khiến các ngân hàng thương mại phải bán USD. Điều này có thể sẽ khiến tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá trên thị trường tự do trở về với trần tỷ giá. Đây là lý giải khó có thể chấp nhận vì các ngân hàng rõ ràng là thường thiếu USD. Tuy nhiên hiện tại các ngân hàng có thể đang có nguồn USD dồi dào. Chúng tôi cũng cho rằng các nhà đầu tư ngắn hạn đầu cơ găm giữ nhiều USD nhưng các nhà đầu tư này cũng sẵn sàng bán USD để chốt lời. Do đó, mặc dù thị trường đang bất ổn, thì chúng tôi vẫn tin tưởng rằng NHNN sẽ sớm can thiệp để thu hẹp tỷ giá thị trường với trần tỷ giá. Tuy nhiên, như chúng tôi đã đề cập hôm qua, những biến động của giá vàng sẽ khiến cho tình hình trở nên phức tạp hơn. Giá vàng trong nước tăng mạnh lên 36.67 triệu đồng/lượng vào hôm nay sau khi giá vàng thế giới tăng mạnh. Và với tình hình tại Trung Đông, thì hiện tại giá vàng còn khả năng tiếp tục tăng. Tỷ giá qua đêm trên thị trường liên ngân hàng ở mức 8.5-10.5%. Điều này cho thấy thanh khoản tiền đồng ở mức cao và NHNN có lẽ sẽ rút bớt lượng thanh khoản tiền đồng dư thừa thông qua thị trường mở. Về thông tin từ các doanh nghiệp: Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu 21 DNNN lớn đẩy mạnh tiến độ thực hiện bán cổ phiếu ra công chúng. Có vẻ như đây là một phần trong quá trình cải cách đã được thông qua tại Đại hội Đảng. Tuy nhiên, trên thực tế, cần có dự thảo về các hướng dẫn lộ trình IPO để các đợt IPO có thể diễn ra. Và thị trường chứng khoán cũng cần có sự cải cách cơ cấu nhằm nâng cao thanh khoản hàng ngày và thu hút thêm các NĐTNN tham gia. Nếu không, thị trường sẽ không thể hấp thụ được lượng cung cổ phiếu từ các đợt IPO lớn. Đây là một trong những điểm đáng chú ý của thị trường trong năm 2011. Đã có những đề xuất thay đổi được đưa ra liên quan đến giao dịch ký quỹ, giao dịch T+2, kéo dài thời gian giao dịch, giao dịch nhiều tài khoản và thay đổi quy trình IPO; tuy nhiên cho đến nay, trên thực tế những đổi mới vẫn không có nhiều tiến triển. Nếu những những đề xuất đổi mới nói trên đạt được những tiến triển nhất định thì năm 2011 có thể sẽ là một năm thuận lợi cho thị trường chứng khoán. Nếu không, chúng tôi cho rằng thị trường sẽ lại tiếp tục lình xình. VPBank đã công bố kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2011 là 1.2 nghìn tỷ đồng(57.36 triệu USD), tăng so với mức 670 tỷ đồng trong năm 2010; tổng tài sản dự kiến đạt 100 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2011(cuối năm 2010 là 57 nghìn tỷ đồng). MHB trước đó cũng đã đưa ra kế hoạch lợi nhuận khả quan vào ngày hôm qua, cho thấy một số ngân hàng vẫn còn hơi lạc quan. Với việc NHNN tập trung kiềm soát lạm phát và mối liên hệ giữa tăng trưởng tín dụng/tăng trưởng cung tiền M2 và lạm phát đã xác lập chặt chẽ trở lại thì có khả năng tăng trưởng trong ngành ngân hàng sẽ chậm lại trong năm nay. Và do đó, theo chúng tôi, câu chuyện về việc tăng trưởng cho vay/tăng trưởng huy động cũng như tăng trưởng tài sản của các ngân hàng nhỏ đạt 40-50% hiện đang dần đi đến hồi kết. Theo chúng tôi tăng trưởng trong ngành về sau sẽ tập trung nhiều hơn vào các ngân hàng lớn ngoài quốc doanh khi mà các ngân hàng này đang tiếp tục giành được thị phần. PVS đã công bố lợi nhuận thuần hợp nhất đạt 907.59 tỷ đồng(43.41 triệu USD) trong năm 2010, tăng 42.79%; doanh thu hợp nhất đạt16.84 nghìn tỷ đồng, tăng 57.6%. ========================================== SÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HCM – Thị trường giảm trong phiên hôm nay với GTG D giảm, đạt 748.54 tỉ đồng (tương đương 35.98 triệu USD). VN index giảm 0.92%, kết thúc phiên với 513.11 điểm. 52 mã tăng trong đó có 4 mã tăng trần và 178 mã giảm trong đó có 16 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 18.49% giá trị mua vào và 15.87% giá trị bán ra của toàn thị trường. Chỉ số Index tăng đầu phiên, chạm mức cao 519.70 điểm trong phiên hai trước khi giảm trở lại xuống dưới tham chiếu, sau đó giao dịch trong dải hẹp gần tham chiếu trong đợt 2, và vào đợt 3 tiếp tục giảm và đóng cửa tại mức thấp trong ngày. Biên độ biến động thu hẹp một chút với chỉ hơn 6.5 điểm và KLGD giảm. Kết thúc đợt 1, khoảng 6.5 triệu đơn vị được chào bán và khoảng 6 triệu đơn vị được đặt mua. Và trước khi thị trường đóng cửa, có khoảng 7.9 triệu cổ phiếu được chào bán và 9 triệu cổ phiếu được đặt mua. Lượng đặt mua tăng một chút so với phiên trước và lượng đặt bán cũng tăng nhẹ vào cuối đợt 1. Vào thời điểm đóng cửa thị trường, lượng đặt mua tăng lên trong phiên nhưng vẫn đạt thấp hơn so với phiên trước trong khi lượng đặt bán cũng tăng trong phiên và gần như không thay đổi so với phiên trước. Lượng đặt bán hôm nay tiếp tục vượt một chút so với lượng đặt mua vào đầu phiên, sau đó tình thế đã đảo ngược và lượng đặt mua đã vượt lên lượng đặt bán. Tuy nhiên, giống như trong những phiên trước, vào cuối phiên chênh lệch mua bán giảm. Xét về mặt giá trị, VNindex nhận được hỗ trợ tăng điểm nhiều nhất từ các mã MSN, DHG , KDC và PNJ nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng giảm điểm từ các mã CTG , VCB, HAG và PVF. Cổ phiếu các ngành giảm trong phiên hôm nay. Giá trị mua vào của NĐTNN tăng mạnh về khối lượng và tăng hơn gấp 2 về tỷ trọng. Họ bán ra cũng tăng về khối lượng và về tỷ trọng. Khối ngoại đã mua ròng trong phiên hôm nay với giá trị 19.6 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 20 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay. Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã ITC ; PVD; VIC ; BVH và MSN. Họ cũng bán ra nhiều SSI; BVH; MSN; FPT và IT A. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra trầm lắng trong ngày hôm nay với 1 giao dịch lớn cùng các giao dịch trung bình và nhỏ, chiếm 9.96% tổng GTG D toàn thị trường. Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 432,666 cổ phiếu SBS; 208,900 cổ phiếu CTI ; 100,000 cổ phiếu MSN; 100,000 cổ phiếu BT6 và 231,160 cổ phiếu VMD trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay, trong đó NĐTNN tham gia vào giao dịch cổ phiếu MSN & BT6 và 3 giao dịch thỏa thuận nhỏ khác. SSI là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, giảm 2.05% xuống 28,600đ với 1.79 triệu đơn vị được giao dịch. ITC là mã đứng thứ hai, giảm 2.79% xuống 24,400đ với KLGD của 1.22 triệu đơn vị. IT A giảm 1.81% xuống 16,300đ với 1.77 triệu đơn vị được chuyển nhượng. VIC giữ giá 109,000đ với 256,390 cổ phiếu được trao tay. DQC tăng 2.89% lên 28,500đ với KLGD 919,270 đơn vị. Trong 5 chứng chỉ quỹ niêm yết, VFMVFA tăng 4.11% lên 7,600đ, VFMVF4 tăng 1.72% lên 5,900đ, VFMVF1 giảm 0.88% xuống 11,200đ, PRUBF1 giảm 1.67% xuống 5,900đ, và MAFPF1 giữ giá 4,500đ. ============================== Hà Nội - Sàn Hà Nội giảm với GTG D giảm nhẹ, đạt 371.21 tỷ đồng, tương đương 17.84 triệu USD. HNI ndex giảm 1.09% còn 105.49 điểm. 107 mã tăng giá trong đó có 6 mã tăng trần và 172 mã giảm trong đó có 8 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 2.62% giá trị mua vào và 3.81% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN bán ròng với giá trị 4.4 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 31 giao dịch thỏa thuận lớn, trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 4.85% tổng GTG D toàn thị trường. Hoạt động giao dịch hôm nay diễn ra trầm lắng. Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 100,000 cổ phiếu VNR, 105,000 cổ phiếu QNC , 100,000 cổ phiếu OCH và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác. BVS là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, tăng 2.56% lên 23,700 đồng với 1.24 triệu CP được giao dịch. VCG là mã đứng thứ hai, kết thúc phiên giảm 0.59% xuống 23,400 đồng với 1.09 triệu đơn vị được chuyển nhượng. =============================== PHÂN TÍCH KỸ THUẬT Ngày 16/02/2011, VNINDEX giảm -4.76 điểm, tương đương -0.92% đóng cửa ở mốc 513.11 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 27.86 triệu cổ phiếu, thấp hơn -13.13% so với phiên trước và thấp hơn 25.39% so với khối lượng trung bình 90 ngày. Độ rộng thị trường mở ra và vẫn tiêu cực, với số mã giảm nhiều hơn số mã tăng (A/D ratio là 0.3) với 52 mã tăng, và 170 mã giảm. Quan điểm phân tích ngắn hạn: Thị trường mở cửa tăng điểm với thanh khoản ở mức thấp. Tuy nhiên, đà tăng điểm nhanh chóng bị suy giảm khi áp lực bán tăng lên, đẩy thị trường quay đầu giảm điểm và đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày tại 513. Sau phiên phục hồi ngắn ngủi hôm qua, VNI đã quay đầu suy giảm, MACD vừa mới di chuyển xuống dưới đường tín hiệu của nó cho thấy tín hiệu cực. Xu hướng giảm ngắn hạn đã quay trở lại, chúng tôi vẫn tiếp tục giữ quan điểm là chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ kiểm định ngưỡng hỗ trợ 504.5 trong ngắn hạn. Quan điểm phân tích kỹ thuật trung hạn: Xu hướng trung hạn là tăng. Thách thức đối với đà tăng điểm: Vùng 526-529 nơi có đường internal trendline, ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8% trở thành vùng kháng cự quan trọng cho thị trường. Vùng hỗ trợ đáng chú ý: Vùng hỗ trợ gần nhất xung quanh 504.5 điểm. Ngày 02/16/2011, HNXINDEX giảm -1.28 điểm, tương đương -1.20% đóng cửa ở mốc 105.37 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 15.53 triệu cổ phiếu, thấp hơn -22.80% so với phiên trước và thấp hơn 49.82% so với khối lượng trung bình 90 ngày. Quan điểm phân tích kĩ thuật ngắn hạn: Bị chặn bởi kháng cự mạnh xung quanh 110, HNXI đã quay đầu suy giảm sau khi tạo đỉnh ngắn hạn xung quanh 110.7. Cho đến khi kháng cự xung quanh 110 vẫn được giữ, giai đoạn tích lũy/ sideway vẫn còn tiếp diễn. HNXI vẫn tiếp tục đà suy giảm và đang tiếp cận vùng hỗ trợ 104.5. =================================== Ngày 16/02/2011, VNT10 giảm -1.92 điểm, tương đương -0.71% đóng cửa ở mốc 267.27 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 2.82 triệu cổ phiếu, thấp hơn -30.80% so với phiên trước và thấp hơn 42.48% so với khối lượng trung bình 90 ngày. Thất bại khi cố gắng tiếp cận đỉnh cũ xung quanh 275, chỉ số Vietnam Top 10 Large Cap - Index (VNT10 - index) đã quay đầu suy giảm. Nhóm cổ phiếu Blue chip do đó cũng đã mất điểm mạnh góp phần đẩy thị trường giảm mạnh hơn hôm nay. VNindex đươc tính theo vốn hóa thị trường. Đó chính là lý do tại sao một nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn như VNT10 có thể tác động lớn đến diễn biến của VNindex. Thị trường cũng như VNIindex khó có thể biến động mạnh trừ phi nhóm cổ phiếu này bến động cùng chiều. Do đó chúng tôi quan sát và theo dõi nhóm chỉ số này hằng ngày. Phân kỳ giảm giá đã xuất hiện đối với các chỉ báo RSI (14) và MFI(14), cho thấy tín hiệu tiêu cực. MACD đã di chuyển xuống dưới đường tín hiệu của nó. VNT10 nhiều khả năng sẽ quay đầu kiểm định lại vùng hỗ trợ 260 điểm. VNT10 sẽ giảm xuống ngưỡng hỗ trợ thấp hơn xung quanh 245 điểm nếu xuyên thủng hỗ trợ 260 điểm.
-
Dạo này dự đoán xong toàn chạy ngược 100%, có lẽ cần tĩnh tâm một thời gian.
-
Dự báo: Cuối phiên VNI tăng 3-5p: Quẻ Cảnh Tốc Hỷ