-
Số nội dung
1.057 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
8
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Đại Phúc
-
Bao giờ có chỉ báo Âm thuận tùng Dương thì vào, giờ vào rủi ro cao. Do các penny vào tay các đội lái, các blu không có sự bứt phá.
-
Ngày 7/06/2011, HNXINDEX tăng 2.49 điểm, tương đương 3.38% đóng cửa ở mốc 76.09 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 35.40 triệu cổ phiếu, cao hơn 22.59% so với phiên trước và cao hơn 39.90% so với khối lượng trung bình 90-ngày. Độ rộng thị trường tăng mạnh hôm nay và chuyển sang vùng tích cực (A/D ratio tăng lên 5.8), với 221 cổ phiếu tăng giá và 38 cổ phiếu giảm giá. Quan điểm phân tích ngắn hạn: Sau khi suy giảm 2 hôm trước, thị trường đã phục hồi mạnh hôm nay. Thanh khoản theo đó cũng tăng mạnh với đà tăng điểm của thị trường, và HNXI index đang quay lại “test” đỉnh cũ của mình xung quanh 76.5. Mẫu hình nến Engulfing bullish pattern xuất hiện trên đồ thị ngày hôm nay, mặc dù mẫu hình này có thể cho thấy sự tiếp tục xu hướng tăng, với mức giá hiện thời HNXIndex chỉ còn cách kháng cự chính 0.5 điểm, sự xét đoán xu hướng theo chiều hướng tăng hay giảm không phải là lựa chọn tốt so với việc chờ đợi để thị trường tự trả lời bằng việc nó phản ứng ra sao với kháng cự này ngày mai. Như chúng tôi đã nhận định, ngưỡng kháng cự 76.5 đóng vai trò quan trọng trong xu hướng của thị trường, áp lực bán tăng dẫn đến áp lực suy giảm tại vùng này cao, tuy nhiên nếu HNXIndex tăng vượt kháng cự này, xu hướng tăng chính sẽ được thiết lập và thị trường sẽ tăng mạnh sau đó hướng về 84 Ba nhóm vốn hóa của thị trường VS mid cap, VS small cap và VS micro cap index đều đã hồi phục mạnh hôm nay và đang ở kháng cự chính. Khả năng ngày mai 3 index của 3 nhóm vốn hóa này sẽ test kháng cự quan trọng, nếu ngày mai tiếp tục đóng cửa tăng điểm, xu hướng tăng sẽ được xác nhận. Việc HNXIndex test kháng cự 76.5 cùng lúc với việc index của nhóm vốn hóa trung bình và vốn hóa nhỏ cũng test kháng cự quan trọng đã tăng mức độ ý nghĩa của kháng cự 76.5 của thị trường. Vùng kháng cự đáng chú ý: Kháng cự chính của thị trường được đặt xung quanh 76.5-77. Đây là kháng cự mạnh và quan trọng của thị trường. Vùng hỗ trợ đáng chú ý: Vùng hỗ trợ gần nhất được đặt xung quanh 66-62, nơi có đáy ngắn hạn gần nhất và đường trendline hướng xuống. Chiến lược giao dịch và khuyến nghị đầu tư: - Chuyển sang vị thế nắm giữ - Tăng vị thế mua nếu HNX index đóng cửa vượt 76.5, xác nhận xu hướng tăng. - Bán ra, giảm vị thế cổ phiếu nếu đóng cửa giảm.
-
Đói vốn, căn hộ bán giá gốc vẫn thiếu người mua Tuần lễ cuối tháng 5 đầu tháng 6, giao dịch căn hộ tại TP HCM tiếp tục nghẽn đầu ra. Nhiều nhà đầu tư chật vật bán căn hộ với giá hoàn vốn (không lãi) trong khi các doanh nghiệp cũng hoãn công bố dự án. > Chiến dịch gom đất thời khủng hoảng / Giao dịch đất nền TP HCM ảm đạm Thống kê của hệ thống sàn giao dịch địa ốc Vinaland từ tuần lễ cuối tháng 5 tính đến ngày 4/6, các dòng sản phẩm căn hộ trên thị trường đều đứng giá. Hiện tượng này kéo dài trong nhiều tháng qua. Tuy nhiên, ghi nhận của VnExpress.net, các nhà đầu tư mua từ 2 căn hộ trở lên bắt đầu bước vào giai đoạn đẩy hàng đi để bảo toàn vốn vì không cầm cự thêm được nữa. Mua 3 căn hộ trong dự án chung cư tại khu Bình Trưng Đông, quận 2, từ năm ngoái, thế nhưng trong tháng 5, nhà đầu tư Lê Quang Đạt phải bán ra hai căn với giá gốc để giảm gánh nặng về vốn. Với Đạt, mua căn hộ được một năm mà bán ra với giá bảo toàn vốn là một thương vụ không thành công. "Đã thế việc bán nhà trong thời điểm này chẳng khác nào vạch lá tìm sâu, quá nhọc nhằn", anh nói. Các dự án chung cư ở quận 2, thuộc khu Đông TP HCM. Ảnh: Vũ Lê. Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Quỳnh Nga mua 2 căn hộ của dự án ở phường Linh Đông, quận Thủ Đức từ cuối năm 2010 cũng đẩy hàng đi khi hay tin tiến độ dự án chậm, chủ đầu tư rục rịch tăng giá. Chị Nga giãi bày: "Tôi định khi nhận nhà sẽ cho thuê hoặc dọn về ở. Tiến độ dự án quá chậm, đã thế giá bán có thể tăng lên nên tôi đành sang lại suất đầu tư này bằng đúng giá mua ban đầu. Xem như 6 tháng nay bỏ tiền vào căn hộ không có lãi". Song song đó, thị trường căn hộ cuối tháng 5 cũng có diễn biến ngược với dự báo. Nếu như trong quý I nhiều đơn vị tư vấn bất động sản cho rằng quý II sẽ có nhiều sản phẩm được chào bán thì tình thế hiện nay đã đảo chiều. Nhiều chủ đầu tư căn hộ đã hoãn kế hoạch tung hàng vì diễn biến thị trường chưa có tín hiệu khả quan. Chẳng hạn như Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai tuyên bố hoãn việc chào bán sản phẩm căn hộ thuộc dự án Thanh Bình, Incomex và Phú Hoàng Anh giai đoạn 2. Tương tự Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Lilam SHB cũng tạm dừng kế hoạch bán dự án 584 Lilam SHB Plaza. Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2011 diễn ra trong quý II, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức phân tích, thị trường địa ốc quý I mất đi thanh khoản vì lãi suất quá cao. Tình trạng này sẽ còn kéo dài trong quý II, III. "Với lãi suất như hiện nay thì dù có giảm giá bán xuống mức thấp nhất cũng không có tác dụng. Doanh nghiệp đành nhịn, chờ lãi suất hạ mới bung hàng", ông Đức nói. Thị trường bất động sản TP HCM đang đứng trước nhiều khó khăn về vốn. Ảnh: Vũ Lê. Trao đổi với VnExpress.net, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, Lê Hoàng Châu nhận xét, trong 5 tháng qua giao dịch trên thị trường căn hộ diễn biến chậm, nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp trong năm 2011 là nỗ lực bán hàng cho những đối tượng có khả năng thanh toán. Riêng trường hợp doanh nghiệp tạm dừng việc tung hàng ra thị trường có nhiều lý do. Trong đó, lý do chính là các doanh nghiệp này không bị áp lực về lãi vay cũng như chưa có cam kết thời hạn giao nhà cho khách hàng. Theo chuyên gia này, đa phần các chủ đầu tư bất động sản đang đối mặt với việc trả nợ vay, trả lãi vay, phải tiếp tục hoàn thiện công trình để kịp tiến độ giao căn hộ cho khách hàng, giá vật liệu xây dựng tăng. Nếu họ có những cam kết với khách hàng thì bắt buộc chủ đầu tư phải nỗ lực bán hàng để thu hồi vốn, tiếp tục đầu tư hoặc trả nợ. "Mục tiêu năm 2011 của doanh nghiệp địa ốc là vượt qua giai đoạn khó khăn của để tồn tại và chuẩn bị cho thời cơ mới. Hầu hết các chủ đầu tư không đặt ra chỉ tiêu tìm kiếm lợi nhuận trong năm nay", ông nói. Ông Châu cho rằng, thị trường căn hộ đang đứng về phía người mua, các doanh nghiệp trường vốn (vốn mạnh) cũng gặp được một số thuận lợi nhất định. Đây cũng là thời điểm để các chủ đầu tư chuẩn bị quỹ đất cho tương lai. Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM nhận định, doanh nghiệp lúc nào cũng phải đối diện với bài toán khó nhưng lần này bài toán có nhiều ẩn số và thông số hơn so với trước đây. Thị trường bất động sản đang bị ảnh hưởng bởi thị trường vốn, hệ thống cơ chế chính sách của nhà nước, thủ tục hành chính của chính quyền địa phương, tình hình tài chính của doanh nghiệp, tâm lý của thị trường, sức mua và khả năng thanh toán của người mua nhà. "Thách thức và khó khăn của nửa cuối năm 2011 thậm chí còn lớn hơn so với năm 2008", ông Châu cho hay. Vũ Lê
-
Hôm nay TTCK VN có phiên xả hàng lớn, điểm số giảm với KL lớn gọi là phân phối đỉnh. Tuần sau thì sao đây? Quẻ độn Đỗ Vô Vong (Quẻ chủ Sinh Xích Khẩu): Buồn và thất vọng, giảm. =============================================================== NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG Các thị trường giảm trong phiên hôm nay do áp lực chốt lời sau hơn 1 tuần tăng điểm mạnh. KLGD tăng mạnh, vốn vẫn thường cho thấy dấu hiệu lập đỉnh ngắn hạn. Tuy nhiên, cả lượng đặt mua và đặt bán thấp hơn nhiều so với phiên trước. Độ rộng thị trường thu hẹp, mức độ tham gia thị trường của các NĐTNN tăng và khối này đã mua ròng mạnh trong phiên hôm nay. Hầu hết các mã bluechip quen thuộc giảm nhưng không giảm quá mạnh. Tuy nhiên, các mã trên sàn Hà Nội và những mã chưa tăng trên sàn Hose đã đứng khá vững và lác đác có một số mã tăng. Thị trường đã phản ánh những tin tức tốt gần đây bao gồm sự thay đổi về quy định giao dịch và kỳ vọng lạm phát đã lập đỉnh. Ngân hàng thế giới đã cũng cho rằng giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế Việt Nam đã qua đi. Tuy nhiên, cũng còn có một số rủi ro vẫn còn tiềm ẩn, chẳng hạn như khoản nợ của Vinashin đã tạo ra một làn sóng tăng hệ số NPL trong hệ thống ngân hàng, đồng thời thâm hụt thương mại cũng là một vấn đề cần bàn. Tuy nhiên, cuộc bầu cử Quốc hội đã đi qua và các vị trí trong chính phủ mới có khả năng sẽ được công bố trong khoảng tháng sau hoặc đầu tháng 8. Và như vậy, có thể nói một chu kỳ kinh tế và chính trị mới sắp bắt đầu. Và điều này có nghĩa là sẽ có nhiều thay đổi và cải cách(có lẽ đã bị trì hoãn trước đây) giờ sẽ được thực hiện kể từ Q3 trở đi khi chính phủ mới bắt đầu nhiệm kỳ. Điều này không chỉ thể hiện ở những cải cách đối với thị trường chứng khoán mà còn ở sẽ còn thể hiện ở những cải cách căn bản đối với các DNNN và định hướng chính sách tiền tệ cũng như tài khóa. Khung chính sách đã được đưa ra tại Đại hội đảng diễn ra vào tháng 1 và từ đầu mùa thu trở đi sẽ có nhiều chính sách khác nhau được thực hiện. Điều mà chờ đợi là sự cam kết và thời gian cụ thể cho tiến trình cổ phần hóa; củng cố ngành ngân hàng, bất động sản và chứng khoán; sự đảm bảo của NHNN sẽ đưa ra những chính sách ổn định và nhất quán(sẽ không lập lại những chính sách dẫn đến những chu kỳ bùng nổ & đổ vỡ như trước đây) và tiếp tục thắt chặt tài khóa. Tất cả những điều này sẽ diễn ra theo từng giai đoạn trong những năm tới đây. Có vẻ như có quá nhiều việc cần làm và đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy mọi việc đang được tiến hành. Sau những gì diễn ra trong năm ngoái thì nhiều bài học đã được rút ra và những thay đổi quan trọng cần được thực hiện ngay. Trở về với những vấn đề ngắn hạn hơn, thống đốc NHNN trong cuộc họp báo thường kỳ đã phát biểu rằng tăng trưởng tín dụng tính từ đầu năm đạt 6.92% vào ngày 23/5, cho thấy có khả năng tăng trưởng tín dụng đã đạt 7% vào cuối tháng 5. Mức tăng trưởng tín dụng này là hơi cao do tăng trưởng tín dụng thường tăng tốc về nửa cuối của năm. Thống đốc cũng công bố rằng tỷ trọng dư nợ cho vay các ngành phi sản xuất đã giảm xuống còn 16.9%, nghĩa là thấp hơn mức tối đa do NHNN quy định và thấp hơn so với mục tiêu đề ra. Từ thời điểm hiện tại trở đi, với thanh khoản tiền đồng đang tăng lên, chính phủ cần thận trọng để đảm bảo tín dụng tiền đồng không tăng trưởng mạnh trở lại. Nhiều người có lẽ sẽ cho rằng các doanh nghiệp sẽ không muốn vay ở lãi suất lên tới 23%/năm; tuy nhiên, như chúng tôi đã đề cập nhiều lần trước đây, nhiều doanh nghiệp vẫn được vay với lãi suất ưu đãi thấp hơn nhiều lãi suất thị trường. Trở lại với thị trường chứng khoán. Chúng tôi cho rằng mức cao mà các chỉ số đạt được đầu phiên đã đánh dấu đỉnh trong ngắn hạn và vào những phiên đầu tuần sau thị trường có lẽ sẽ củng cố trước khi có thể test những mốc cao hơn trong những phiên cuối tuần. Với đợt IPO của Tổng công ty thép Việt Nam sẽ diễn ra vào cuối tuần sau, thì một lượng cung mới sẽ được đưa ra thị trường. Như vậy, nhiều khả năng thị trường sẽ khó tăng mạnh như vừa qua. Do đó, mặc dù vẫn lạc quan trong trung và dài hạn, thì chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư không nên đẩy giá mua vào lên quá cao tại mặt bằng giá hiện tại. ============== Ngày 3/06/2011, HASTCINDEX giảm -0.18 điểm, tương đương -0.24% đóng cửa ở mốc 73.87 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 67.18 triệu cổ phiếu, cao hơn 155.87% so với phiên trước và cao hơn 166% so với khối lượng trung bình 90-ngày. Độ rộng thị trường mặc dù vẫn nằm trong vùng tích cực nhưng đã suy giảm đáng kể hôm nay (A/D ratio giảm xuống còn 1.06), với 148 cổ phiếu tăng giá và 139 cổ phiếu giảm giá. Quan điểm phân tích ngắn hạn: Thị trường tiếp tục đà tăng mạnh từ đầu phiên và giữa phiên hôm nay và đạt mức cao nhất trong ngày tại 76.5 điểm. Áp lực mua tăng mạnh tại vùng kháng cự này đã đẩy thị trường giảm mạnh so với mức cao nhất và đóng cửa giảm điểm hôm nay, so với mức giá cao nhất thị trường đã giảm gần 4%. Với việc giá đóng cửa bằng với giá thấp nhất và thấp hơn rất nhiều so với giá cao nhất, một cây nến đỏ thân dài xuất hiện trên đồ thị ngày. Kháng cự 76.5 đã trở nên mạnh hơn sau phiên hôm nay. Thanh khoản tăng mạnh với hơn 155% ở sàn HNX và hơn 40.5% ở sàn HSX. Chỉ báo HSC market strength index đã dịch chuyển xuống dưới đường tín hiệu, cho thấy dấu hiệu phân phối. Cả VS small cap index và VS micro cap index cũng đã đóng cửa giảm điểm khi không thể xuyên thủng kháng cự chính và hệ thống kĩ thuật của chúng tôi cũng đã cho thấy tín hiệu bán đối với cả hai nhóm này. Tóm lại: tín hiệu kĩ thuật hôm nay đã làm mạnh hơn tín hiệu bán ngày hôm qua. HNXIndex nhiều khả năng sẽ tạo đỉnh ngắn hạn xung quanh 76.5 và sẽ giảm hướng về vùng đáy cũ 66-65 trong 1-2 tuần tới. Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm đưa ra ngày hôm qua và tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục bán ra trong đầu tuần tới khi rủi ro suy giảm trong ngắn hạn đang ở mức cao. Quan điểm phân tích trung hạn: Về trung hạn, thị trường vẫn ở trong kênh giảm giá trung hạn kể từ đỉnh gần đây nhất xung quanh 97 trên đồ thị tuần. Xu hướng giảm trung hạn vẫn còn có thể tiếp diễn trong 1-2 tháng tới. Vùng kháng cự đáng chú ý: Kháng cự chính của thị trường được đặt xung quanh 76.5-77. Đây là kháng cự mạnh và quan trọng của thị trường. Vùng hỗ trợ đáng chú ý: Vùng hỗ trợ gần nhất được đặt xung quanh 66-65, nơi có đáy ngắn hạn gần nhất và đường trendline hướng xuống. Chiến lược giao dịch và khuyến nghị: Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm đưa ra ngày hôm qua và tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục bán ra trong đầu tuần tới khi rủi ro suy giảm trong ngắn hạn đang ở mức cao.
-
A TL cho hỏi; a post bài lúc 9h25 thuộc giờ Tỵ, nhưng theo bảng điều chỉnh giờ do trí giả trong SG đo bóng mặt trời mà SP đưa vào giáo trình LV ĐT thì tháng 5 AL giờ Thìn từ 8h20-10h19. Vậy phải thuộc quẻ Cảnh Đại An chứ a TL?
-
Trẻ em dân tộc Lô Lô trổ tài đua xe Những chiếc xe được các em nhỏ người dân tộc Lô Lô, ở bản Cốc Xả, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng tự chế từ những cây luồng, cây tre, thoạt nhìn giống như một chiếc xe đạp thập niên 90 của Pháp. Vào những lúc rảnh rỗi, các em rủ nhau ra những sườn dốc cạnh nhà để thử cảm giác mạnh. Không có những buổi đi chơi công viên hay vào rạp xiếc cùng cha mẹ như trẻ em thành phố, trẻ em ở dân tộc Lô Lô thuộc bản Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng đã sáng tạo ra trò chơi của riêng mình. Làm "cuarơ" và đua trên những chiếc xe độc nhất vô nhị, không cần nhiên liệu, không phanh, không còi, chỉ cần ngồi trên đỉnh dốc và trôi xuống. Tư thế của một ''cuarơ''. Đây có thể so với những trò chơi... X-Game mạo hiểm trên thế giới. Thậm chí có những xe chở hai người với trọng lượng lên tới 50kg. Những sườn dốc có độ nghiêng từ 15 đến 30 độ và vận tốc tối đa có thể lên tới... 30km/giờ. Hầu hết được phanh bằng chân để hãm tốc độ. Ngã xe đối với các em là chuyện bình thường, nhưng chưa có trường hợp nào chấn thương. Trở về nhà sau một trận đua gay cấn. Thế Duyệt - Lê Hiếu
-
Kính gửi sư phụ. Nếu hơn 4000 năm Văn Hiến Việt, trong đó 2000 năm đầu huy hoàng ví như ban ngày, 2000 năm sau ví như ban đêm. Giờ tiếp 2000 năm lại bắt đầu ví như BÌNH MINH của một ngày mới. Nếu như vậy sao không để mặt trời mọc lên từ BIỂN và ở vị trí phía Đông, tức ở vào vị trí avatar của sư phụ.
-
Ả Rập Xê Út muốn giá dầu ở 70 – 80 USD/thùng Giá dầu hạ sẽ giúp các nước giảm bớt sự khẩn cấp phát triển các nguồn năng lượng thay thế. Hoàng tử Alwaleed bin Talal của Ả Rập Xê Út cho biết nước này muốn giá dầu nằm trong khoảng 70 – 80 USD/thùng vì như thế sẽ giúp Mỹ và châu Âu giảm bớt sự khẩn cấp phát triển các nguồn năng lượng thay thế. "Chúng tôi không muốn phương Tây đi tìm giải pháp thay thế," Alwaleed, cháu trai của vua Saudi Abdullah, cho biết trong một cuộc phỏng vấn của CNN cuối tuần trước. Hoàng Tử nói thêm giá dầu cao đang là động lực khiến các cường quốc tiêu thụ năng lượng phải đi tìm nguồn nhiên liệu ngoài dầu mỏ. Theo Hoàng tử, chính bạo loạn tại Libya và bất ổn chính trị ở Bahrain năm nay cùng hoạt động đầu cơ đã đẩy giá dầu lên trên 100 USD/thùng. Dầu thô ngọt nhẹ tại new York đã tăng 35% trong vòng 1 năm qua và hiện đứng ở 100,59 USD/thùng. Alwaleed hiện là người sở hữu cổ phần lớn nhất trong Citigoup và đứng thứ 26 trong số những tỷ phú giàu nhất thế giới theo danh sách bầu chọn của tạp chí Forbes, với tài sản 19,6 tỷ USD. Sự giàu có và thành đạt của Hoàng tử Alwaleed là nhờ những bước đi đúng đắn trong chiến lược kinh doanh bất động sản và cổ phiếu, chứ không phải từ các giếng dầu. Tên tuổi của ông cũng nổi tiếng trên thị trường chứng khoán phố Wall . Nguyễn Hằng Theo Bloomberg
-
Cơn lốc tín dụng và chiêu bài “dụ” khách hàng Vốn như mạch máu trong cơ thể mỗi con người, nếu thiếu máu mọi cái gần như tê liệt đến khi hết máu thì chết, thị trường bất động sản cũng như vậy. Căn bệnh “đói vốn” như cơn đại hồng thủy đang tràn qua thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội. Chỉ chưa đầy một tháng, nhiều dự án thuộc loại siêu “hot” trên địa bàn đã giảm giá chóng mặt, cá biệt có nơi giảm từ 7 – 10 triệu đồng, giao dịch gần như giậm chân tại chỗ. Chính điều này buộc các chủ đầu tư phải tung chiêu khuyến mãi, chấp nhận giảm giá bán từ 10 - 15% để “hút” khách hàng. Giảm giá “dụ” khách hàng Nếu như thời gian trước đây, BĐS phía bắc Hà Nội sốt từng ngày, nhiều căn hộ, chung cư chưa kịp “ra lò” đã bị giới đầu tư “săn” sạch. Nhiều người muốn sở hữu trong tay các căn hộ chỉ còn cách chấp nhận mạo hiểm mua nhà trên giấy. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, theo ghi nhận từ các sàn giao dịch BĐS, khu vực này đang có dấu hiệu trầm lắng so với trước đây. Các sản phẩm từ phân khúc thấp cấp đến cao cấp kể cả đất nền đều không có người mua cho dù giá đã hạ nhiệt nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Các chuyên gia kinh tế nhận định, BĐS Hà Nội đang gặp “khó” khi nguồn tín dụng đổ vào BĐS bị siết chặt, đồng thời lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đang bị đẩy lên mức “cắt cổ”, dao động từ 26 - 27%/năm. Anh Phạm Văn Khoa, một nhà đầu tư BĐS than thở: “Không hiểu sao thị trường BĐS Hà Nội với hàng loại dự án bỗng dưng giảm giá bán, cộng với tỷ lệ chiết khấu cao mà vẫn không có người mua. Thời gian này giao dịch BĐS trên thị trường dường như đóng băng”. Qua khảo sát, không chỉ giá bán đất nền ở khu vực phía bắc và phía tây Hà Nội rớt giá, về đúng giá trị thực của nó, mà các dự án thuộc các phân khúc từ cao cấp đến thấp cấp cùng “hò nhau” giảm giá từ 8 - 12 triệu đồng/m2, song việc xả hàng gặp nhiều khó khăn. Theo một “cò” BĐS ở Yên Nghĩa (Hà Đông), việc giá đất ngoại thành bị đẩy cao trong thời điểm kinh tế khó khăn thì việc giảm giá như vậy vẫn chưa thể hút được khách. “Cò” này còn nhận định, với tình hình như hiện nay, nếu không giảm giá hợp lý, nhiều dự án tại các khu vực ven đô sẽ “ế”. Điển hình, tổ hợp chung cư Usilk City nằm trên đường Lê Văn Lương kéo dài, với 2.500 căn hộ được chào bán với giá gốc hơn 26 triệu đồng/m2 mà vẫn khó bán. Dự án Rừng Cọ - Ecopark, từ ngày 20/5, bắt đầu bán hàng kèm theo nhiều chính sách ưu đãi, giảm giá bán 10% và chiết khấu tới 12%, mức giá chỉ còn từ 18 - 20 triệu đồng/m2. Chưa hết, để thoát hàng nhanh nhất, nhiều dự án căn hộ cao cấp khác tại Hà Nội còn tung chiêu khuyến mãi, giảm giá và chiết khấu hấp dẫn từ 5 - 10% tới khách hàng khi mua căn hộ. Ví dụ: Dự án Indochina Plaza (Xuân Thủy, Cầu Giấy), dự án chung cư cao cấp FLC Landmark Tower (đường Lê Đức Thọ, Từ Liêm), dự án Times City (Minh Khai, Hai Bà Trưng), dự án Mulberry Lane (Mỗ Lao, Hà Đông)…, nhưng không có người mua. Theo CBRE VN, tổng số căn hộ thuộc nguồn cung mới trong năm 2011 tăng gấp 4 lần so với năm 2010, tạo cơ hội mới cho khách hàng và nhà đầu tư. Tính đến quý I/2011, nguồn cung khoảng 45.000 căn hộ và ước tính hơn 11.000 căn hộ sẽ được chào bán trong năm nay. Tuy nhiên, nguồn cung phân khúc căn hộ tăng mạnh trong quý I/2011 cũng là nguyên nhân đẩy thị trường căn hộ rơi vào tình cảnh này. Cơn lốc tín dụng tiếp tục tàn phá Theo nhận định của các chuyên gia BĐS, việc thắt chặt tín dụng cộng với lạm phát tăng cao dẫn tới thị trường khan hiếm tiền mặt và đẩy thị trường BĐS vào tình trạng trầm lắng. Biểu hiện rõ nét nhất với hàng loạt dự án căn hộ cao cấp lâm vào cảnh “đắp chiếu” chờ rót vốn hoặc ế hàng. Ông Trần Xuân Lượng, Giám đốc sàn giao dịch BĐS Hàng không Thăng Long nhận định: “Vốn như mạch máu trong cơ thể mỗi con người, nếu thiếu máu mọi cái gần như tê liệt đến khi hết máu thì chết, thị trường bất động sản cũng như vậy. Chủ đầu tư khi thiếu vốn sẽ phải hạ giá bán, nhà đầu tư nhỏ lẻ thiếu vốn không mua được, “kéo” thị trường xuống và trầm lắng”. Còn ông Tống Văn Nga, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội BĐS Việt Nam chia sẻ: “Giá BĐS ở Hà Nội bị “hét” lên tận trên mây, cao gấp đôi so với Thành phố Hồ Chí Minh dẫn tới không có người mua là điều bình thường. Hơn nữa, lãi suất cao, không có người vay tiền đầu tư BĐS, buộc chủ đầu tư phải bán tháo để thu hồi vốn”. “Để khắc phục tình trạng thiếu vốn phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước, nới lỏng tín dụng, hạ lãi suất ngân hàng với ngành phi sản xuất, đồng thời đầu tư công vào BĐS sẽ có nguồn cung về tiền. Khi đó, các chủ đầu tư đã có vốn thì sẽ giảm được các dự án treo. Với tình trạng hiện nay, nhiều doanh nghiệp phải mò mẫm đi vay tiền của dân để xây dựng. Đến khi nguồn vốn tự do này hết, có lẽ sẽ có những doanh nghiệp phá sản vốn”, ông Hoàng Minh Lực, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư Minh Hoàng cho biết. Nhưng một vị lãnh đạo Bộ Xây dựng lý giải, hiện tượng BĐS “hụt hơi” trong thời gian vừa qua là cho chỉ số CPI tăng cao liên tiếp trong những tháng vừa qua dẫn tới nguồn tiền mặt bị khan hiếm. Nhận định về thị trường BĐS từ quý II đến hết quý III, các chuyên gia BĐS cho rằng, sẽ vẫn trầm lắng và ảm đạm. Chỉ khi có nguồn vốn thực đầu tư cho BĐS thì mới vực dậy được thị trường. Trong các phân khúc thì phân khúc nhà chung cư từ 1,5- 2,5 tỷ, có thể ở được ngay, vẫn hút khách và bán chạy nhất. Theo nhận định của ông Tống Văn Nga, thị trường sẽ trở về đúng giá trị thực vốn có của nó và xu hướng “thổi giá” sẽ không còn tồn tại. Lại Quỳnh
-
Còn thiếu số 9, 10 nữa, lục tìm chưa thấy đâu. Khi nào tìm thấy tôi sẽ đưa lên tiếp.
-
Ngày 26/05/2011, VNINDEX tăng 11.68 điểm, tương đương 3.02% đóng cửa ở mốc 398.04 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 41.63 triệu cổ phiếu, cao hơn 44.44% so với phiên trước và cao hơn 54.10% so với khối lượng trung bình 90-ngày. Độ rộng thị trường cải thiện đáng kể và đi vào vùng tích cực hôm nay, với 187 mã tăng và 60 mã giảm, A/D ratio tăng mạnh lên mức 3.11. Quan điểm phân tích ngắn hạn: Phục hồi kịch tính từ vùng hỗ trợ 485, đánh dấu bởi mức Fibonacci Retracement 61.8 % dài hạn, thị trường đã chứng kiến một phiên hồi phục mạnh với biến động trong phiên lên tới 27 điểm. Rất nhiều cổ phiếu tăng từ sàn lên đến trần hôm nay. Áp lực bán giải chấp bắt buộc đã tạm thời qua trong ngắn hạn. Phiên hồi phục hôm nay được đánh dấu bởi khối lượng tăng mạnh trên cả hai sàn, hơn 44 % trên HSX và 105% trên HNX. Một cây nến trắng thân dài với bóng nến dưới cũng dài tương ứng xuất hiện trên đồ thị ngày. Hệ thống kĩ thuật của chúng tôi cho thấy khả năng thị trường sẽ chứng kiến đợt phục hồi này kéo dài thêm trong ngắn hạn. Mặc dù vậy như chúng tôi đã đề cập trong báo cáo phân tích hôm qua “thị trường sẽ có đợt phục hồi ngắn hạn trước khi suy giảm tiếp và hình thành mẫu hình giảm đáy sau thấp hơn đáy trước“. Chúng tôi coi đợt phục hồi hiện tại như đợt tăng đối kháng ngắn hạn trong xu hướng giảm chính, và triển vọng tăng giá của thị trường bị giới hạn bởi kháng cự mạnh 420 điểm. Quan điểm phân tích trung hạn: Vnindex vẫn đang ở trong xu hướng giảm trung hạn. Xu hướng giảm trung hạn còn có khả năng kéo dài ít nhất 2-3 tháng nữa và thị trường có thể tiếp tục chứng kiến việc VNindex hình thành những đáy sau thấp hơn đáy trước. Thách thức đối với đà tăng điểm: Vùng kháng cự ngắn hạn tập trung xung quanh vùng 420-418, được xác định thông qua ngưỡng Fibonacci Retracement 50%, kẻ từ đỉnh dài hạn 630 xuống ngắn hạn 235 điểm và 3 đáy trung hạn. Vùng hỗ trợ đáng chú ý: Vùng hỗ trợ ngắn hạn được đặt tại xung quanh 385 điểm, nơi có ngưỡng Fibonacci 61.8% của đợt tăng dài hạn từ 235 đến 630 và đỉnh ngắn hạn ngày 4/11/2008.
-
Hôm nay vni tăng mạnh bơi lý do: VASB gửi đơn giải cứu, nhưng UBCK bẩu cần theo dõi thêm vài phiên nữa. Hôm nay tăng thì UBCK khẳng định: Không cần giải cứu ttck, nó vẫn bình thường. ============================================== Chưa cần cứu chứng khoán? Trước các kiến nghị của VASB, UBCKNN cho biết sẽ theo dõi một vài phiên nữa rồi mới có những quyết định cụ thể về việc có hỗ trợ hay không. Ngày 25/5, ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB) cho biết, VASB đã gửi những kiến nghị cứu thị trường lên các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, UBCKNN sẽ theo dõi một vài phiên nữa rồi mới có những quyết định cụ thể về việc có hỗ trợ hay không. Phiên 25/5 lại là phiên giảm mạnh nữa trên thị trường chứng khoán. Vn – Index xuống 386,36 điểm, giảm hơn 16 điểm, mức giảm lớn nhất trong gần hai năm qua. Với 10 phiên giảm điểm liên tiếp, Vn - Index đã phá vỡ các vùng hỗ trợ 450-460, 420-430, ngưỡng tâm lý 400 và đang rơi tự do. HNX-Index đánh dấu phiên giảm thứ 12 liên tiếp tại tại 69,01 điểm, mức thấp nhất từ trước đến nay. Sẽ hỗ trợ nếu thị trường hỗn loạn Kiến nghị hỗ trợ thị trường chứng khoán của VASB gồm 3 nội dung: miễn thuế kinh doanh chứng khoán cho công ty chứng khoán và nhà đầu tư năm 2011; xem xét miễn giãn các khoản phí phải nộp cho công ty chứng khoán; giảm chu kỳ thanh toán xuống T+2. Nhưng thông tin kiến nghị cứu thị trường chứng khoán lại làm dấy lên những dồn đoán về khả năng sàn Hà Nội sẽ đóng cửa nếu chứng khoán không được “cứu”, khiến nhà đầu tư càng hoảng loạn, bán tháo cổ phiếu, giao dịch trên cả hai sàn hết sức “tơi tả”. Tuy nhiên, ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho rằng, thị trường chứng khoán là một hàn thử biểu của nền kinh tế, trong thời điểm hiện nay, chứng khoán không tốt là chuyện bình thường. Chúng ta đang theo đuổi chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát, thắt chặt tiền tệ. Mà muốn được mặt này thì mặt khác tất nhiên sẽ không như trước. Vấn đề là ưu tiên gì nhất hiện nay. “Thị trường vẫn chưa đến mức quá xấu. Như phiên hôm qua, giá cổ phiếu xuống mạnh, chỉ số Vn – Index rớt thảm mà thanh khoản lại tăng, chứng tỏ cầu tăng, điều này thể hiện nhà đầu tư chưa hoảng loạn mà đang cân nhắc đầu tư cái gì”, ông Hùng nói và cho biết thêm, lạm phát tháng 5 đã có xu hướng giảm, nếu giá cả xuống và một chính sách lãi suất được đưa ra, thì thị trường chứng khoán sẽ được điều chỉnh. UBCKNN cũng sẽ theo dõi một vài phiên nữa rồi mới có những quyết định cụ thể về việc có hỗ trợ hay không. Trong trường hợp thị trường hoảng loạn, nhà đầu tư mất phương hướng làm méo mó thị trường thì cần biện pháp hỗ trợ. Không nên “mở hầu bao” Theo ông Trần Văn Bích, Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển kinh tế, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế TP HCM, việc cứu chứng khoán là không nên ưu tiên. Việc thị trường chứng khoán đi xuống cũng thể hiện xu thế tất yếu của nó khi siết chặt tín dụng với chứng khoán, bất động sản. Hiện nay chứng khoán yếu, nhưng nếu cứu sẽ ảnh hưởng đến chính sách vĩ mô về kiềm chế lạm phát. Theo ông Bích, sự xuống dốc của chứng khoán sẽ khiến nhà đầu tư không biết “gửi” nguồn đầu tư vào đâu, nhưng trong thời điểm này, lợi nhuận không nên đặt lên hàng đầu. Và nên cân nhắc giữa thắt chặt tiền tệ và cứu chứng khoán, lựa chọn nào là ưu tiên. “Tôi cho rằng, cứu chứng khoán không phải là ưu tiên, vì cứu chứng khoán nghĩa là phải mở rộng “hầu bao”, mà mở rộng hầu bao có nghĩa lạm phát càng gia tăng. Chứng khoán chỉ là một bộ phận nhỏ, còn lạm phát sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế”, ông Bách nói. Cùng quan điểm này, chuyên gia Lê Đạt Chí, ĐH Kinh tế TP HCM khẳng định, không nên có tư duy cứu thị trường chứng khoán. Cứu chứng khoán chỉ có thể là cứu doanh nghiệp mà thôi. “Tôi không thấy có gì phải cứu thị trường chứng khoán hết, vì đó là bức tranh phản ánh nền kinh tế, doanh nghiệp hoạt động không tốt thì thị trường đi xuống, là bình thường”, ông Chí nói. Cũng theo vị chuyên gia này, các kiến nghị về cứu thị trường chứng khoán của VASB là những điều không có ý nghĩa để cứu. Như việc miễn thuế kinh doanh chứng khoán là không cứu được thị trường dừng đi xuống. Vì miễn thuế không giúp nhà đầu tư mua vào cổ phiếu, bởi hiện nay, dù biết đóng thuế, nhà đầu tư vẫn bán tháo cổ phiếu. “Thị trường chứng khoán ở bất cứ đâu cũng có lòng tham và nỗi sợ hãi, khi nỗi sợ hãi tăng thì người ta sẽ bán tháo, nhưng thấy rẻ, thấy lợi thì lại mua vào. Còn nỗi lo sàn HNX ngừng giao dịch, là không có căn cứ. Nếu thị trường quá xấu sẽ giảm tỉ lệ rơi, hoặc ứng cứu với hoảng loạn của nhà đầu tư, chứ không đóng cửa sàn”, ông Lê Đạt Chí, ĐH Kinh tế TP HCM nói. Theo Phương Nhi Báo Đất Việt
-
Khủng khoảng tạo ra cơ hội. Sinh-Vượng-Mộ ==> Sinh-Vượng-Mộ. Trader không phải là loại anh hùng ra chắn ngang dòng nước chảy, mà là người tiếp sức cho dòng nước chảy mạnh hơn.
-
Bây giờ là tháng 4 AL, VNI mới chỉ bắt đầu. Tháng 8 AL sẽ thấy VNI thảm nữa. Năm nay thực sự TTCK VN không có cửa sống.
-
Cô wildlavende; Hôm trước cháu qua vp Hà Nội, cô bé lễ tân bảo không có, không biết. Cô bé bảo chỉ TT trong SG mới có. Tiếc quá cô à. Cô gửi cho cháu qua BĐ nhé. Bùi Văn Tú: Xóm Mới, thôn Đại, Đan Phượng, Hà Nội. Cảm ơn cô nhiều.
-
Bắt đáy chứng khoán: Góc nhìn từ Khối lượng và Chu kỳ (Vietstock) - Chỉ khi nào khối lượng tăng trưởng trở lại một cách vững chắc (với VN-Index là 25 - 35 triệu, với HNX-Index là 23 - 27 triệu) thì giá mới có thể tạo đáy dài hạn. Mức hiện tại chỉ giúp cho giá không giảm sâu, chứ chưa thể hồi phục ngay được. Sự liên quan mật thiết giữa khối lượng và giá Khối lượng thường đi trước giá và được xem là động lực tăng trưởng chính của giá. Dòng tiền được bơm vào thị trường sẽ được thể hiện qua khối lượng khớp lệnh cũng như khối lượng đặt lệnh. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ xem xét mối liên hệ giữa giá và khối lượng khớp lệnh thực tế. Khi giá đang trong một xu hướng xuống (downtrend) thì việc khối lượng tăng trưởng sẽ là dấu hiệu cho thấy đà giảm giá có thể sẽ được hãm lại nhờ vào lực cầu bắt đáy (bottom-fishing). Thông thường, trong trường hợp này sẽ có một độ trễ nhất định giữa sự phục hồi khối lượng và phục hồi của giá. Trong một xu hướng giá tăng (uptrend) thì mối liên hệ sẽ phức tạp hơn. Nếu khối lượng gia tăng một cách từ từ cùng với giá thì sẽ là sự hỗ trợ cho đà tăng trưởng. Tuy vậy, nếu có sự gia tăng một cách đột biến (thường là trên 150% khối lượng trung bình 20 phiên) thì có khả năng đó là sự chốt lời đồng loạt của những nhà đầu tư trên thị trường. Khi giá đạt đến một tầm cao nhất định sẽ kích thích lòng tham của những nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu trên thị trường do lợi nhuận kỳ vọng đã đạt được. Điều này sẽ dẫn đến hành động chốt lời mạnh khiến cho thanh khoản đột ngột gia tăng. Vậy nếu khối lượng duy trì ở mức thấp thì có tốt hay không? Điều này cần được xem xét dưới nhiều khía cạnh. Nếu giá đang trong xu hướng giảm dài hạn và vừa trải qua một đợt sụt giảm bất ngờ (thrust down) thì việc khối lượng liên tục duy trì ở mức dưới turng bình lại là tích cực. Vì điều này cho thấy lượng cung giá thấp đang cạn kiệt và nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu hạn chế bán ra (do mức thua lỗ đã khá nghiêm trọng). Nếu xét trong bối cảnh một xu hướng tăng trưởng hay sideway ổn định thì việc sụt giảm trong khối lượng giao dịch hàng ngày cho thấy dòng tiền đang yếu đi và có thể là báo hiệu của một chu kỳ điều chỉnh sắp bắt đầu. Tình hình hiện nay Phiên giao dịch ngày 10/05/2011, khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt 14,589,400 đơn vị. Đây là mức thấp nhất kể từ 05/05/2009. Trên HNX-Index khối lượng cũng duy trì ở mức khá thấp nhưng không có kỷ lục nào được thiết lập. Đây là kết quả của cả một quá trình sụt giảm kéo dài từ ngày 14/12/2010 chứ không chỉ là sự đột biến nhất thời. Một lần nữa chúng ta lại thấy rõ tính chất đi trước khá điển hình của khối lượng. Bởi vì vào giai đoạn trung tuần tháng 12/2010, giá vẫn chưa chấm dứt đà tăng nhưng khối lượng đã bắt đầu đi xuống một cách rõ rệt. Hai tháng sau đó (tháng 02/2011), giá mới bắt đầu sụt giảm và kết quả là một xu hướng giảm giá (downtrend) kéo dài cho tới nay vẫn chưa chấm dứt. Chúng tôi cho rằng chỉ khi nào khối lượng tăng trưởng trở lại một cách vững chắc (với VN-Index là 25 - 35 triệu, với HNX-Index là 23 - 27 triệu) thì giá mới có thể tạo đáy dài hạn. Nếu vẫn duy trì như mức hiện tại thì chỉ giúp cho giá không giảm sâu, chứ chưa thể hồi phục ngay được. Tính chu kỳ của khối lượng Khi quan sát sự biến thiên của khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam qua nhiều năm, chúng tôi nhận thấy hai đặc điểm chính như sau: Thứ nhất, một chu kỳ giảm thường kéo dài lâu hơn một chu kỳ tăng. Đây là điều mà Charles Dow cũng đã từng đề cập đến trong lý thuyết của mình. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ điển hình ở Việt Nam: đó là giai đoạn 2004 – 2007. Trong thời gian này, giá tăng rất lâu và có phần kéo dài hơn chu kỳ giảm điểm sau đó. Có thể do khoảng thời gian 10 năm là hơi ngắn để nghiên cứu sâu và rút ra kết luận về tính chu kỳ. Thứ hai, các chu kỳ tăng giảm (ngắn hạn) thường kéo dài gần với chu kỳ quý (3 tháng). Kết luận này dường như đúng nhiều hơn ở các chu kỳ giảm điểm. Mặc dù có thể bị vênh khoảng vài tuần, nhưng điều này sẽ giúp ích cho những nhà đầu tư lướt sóng tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn. Tính từ trung tuần tháng 12/2010 đến nay, khối lượng đã sụt giảm được gần 5 tháng liên tục. Vì vậy, tình trạng sụt giảm khối lượng có thể tiếp tục nhưng sẽ không kéo dài quá lâu. Đáy khối lượng có thể rơi vào giai đoạn tháng 05/2011 đến tháng 08/2011. Điều này cũng cho thấy việc vội vàng mua vào trong giai đoạn hiện nay là không cần thiết vì điểm rơi của đáy khối lượng là khá rộng. Chiến lược mua vào từ từ theo quan điểm chúng tôi là thích hợp nhất. Nói tóm lại, mặc dù chưa có những dấu hiệu chắc chắn để kết luận rằng xu hướng giảm đã chấm dứt, nhưng với tình trạng hiện tại của thị trường thì thái độ thận trọng đã có thể giảm bớt và việc mua vào nên được khởi động lại ở những mã cổ phiếu đã có sự sụt giảm lớn trong giai đoạn vừa qua và có nền tảng cơ bản tốt. Nguyễn Quang Minh, Phòng Nghiên cứu Vietstock
-
Quá trình downtrend vẫn chưa kết thúc. Lúc này TTCK như con thú bị thương rỉ máu, nó không chết ngay mà chết từ từ. Chừng nào lãi suất chưa giảm, BDS chưa ổn thì khó có cơ hội cho TTCK đi lên. Chờ sang năm đi, năm nay hết cơ hội rồi.
-
Giới tài chính đang chờ đợi FED giải quyết QE2 và có ra đời QE3 hay không. Việc này sẽ gây biến động rất lớn trên thị trường tài chính thế giới. FED giữ nguyên lãi suất, QE2 sẽ kết thúc đúng hạn Chủ tịch FED Ben Bernanke (Vietstock) - Ngày 27/04, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục từ 0-0.25% và cho biết chương trình mua 600 tỷ USD trái phiếu (QE2) sẽ kết thúc đúng như dự kiến vào ngày 30/06. * Chứng khoán Mỹ tuần 25-29/04: Chờ đợi gì từ cuộc họp báo lịch sử của FED? * Ben Bernanke thay đổi lịch sử gần 100 năm của FED FED cho biết lạm phát đã bắt đầu gia tăng và đà phục hồi của nền kinh tế diễn ra với “tốc độ vừa phải”. Tuy nhiên, FED vẫn cho rằng đà gia tăng của lạm phát chỉ là tạm thời và thị trường việc làm vẫn là một lĩnh vực đáng lo ngại. Các quyết định trên đều đúng như dự báo. Ngôn ngữ trong thông báo chính sách lần này của FOMC không thay đổi nhiều so với thông báo được đưa ra hồi tháng 3. Đồng thời, FOMC cũng không tiết lộ bất kỳ gợi ý nào về triển vọng chính sách tiền tệ sau khi QE2 kết thúc. FED tái cam kết lãi suất có thể tiếp tục đứng ở mức thấp "trong một thời gian dài". Trong biên bản lần này, FED đã thể hiện sự linh hoạt của mình khi cho rằng ngân hàng này có thể điều chỉnh tỷ lệ trái phiếu kho bạc và các chứng khoán thế chấp đang nắm giữ nếu cần thiết. Tâm điểm hiện nay của thị trường là cuộc họp báo lần đầu tiên trong 97 năm qua của Chủ tịch Ben Bernanke vào lúc 2h15 chiều (giờ địa phương), tức 1h15 sáng (giờ Việt Nam). Bên cạnh đó, FED cũng công bố dự báo mới nhất về tăng trưởng kinh tế năm 2011 và 2012 trước khi cuộc họp báo bắt đầu. Những điều đặc biệt về cuộc họp chính sách lần này của FED: 1. FOMC công bố lãi suất vào lúc 12h30 chiều (giờ địa phương) thay cho 2h15 chiều như mọi khi 2. FOMC sẽ công bố dự báo tăng trưởng GDP và lạm phát cho 2 năm 2011 và 2012 vào lúc 2h15 chiều, thay vì 3 tuần sau khi công bố lãi suất như trước đây 3. Cuộc họp báo lần đầu tiên trong lịch sử của FED sẽ diễn ra vào lúc 2h15 chiều (giờ địa phương). Chủ tịch FED Ben Bernanke sẽ trả lời các câu hỏi của phóng viên trong vòng 45 phút. Điều này chưa hề xảy ra trước đây. Phạm Thị Phước (Theo MarketWatch)
-
Bong bóng đất nền phía Tây xì hơi: Nhà đầu tư tháo chạy Giá đất nền ở một số khu đô thị phía Tây Hà Nội trong những này đầu tháng 5 năm 2011 đã bắt đầu giảm giá chào bán từ 5-10 triệu đồng/m2 tùy từng vị trí Áp lực từ lãi suất tăng cao, dòng tiền bị thắt chặt,…đã đẩy thị trường bất động sản vào tình trạng trầm lắng, ảm đạm trong vài tháng qua. Nền kinh tế vĩ mô không thuận lợi, thắt chặt dòng tiền đổ vào bất động san,…nhiều nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính tham gia vào thị trường bất động sản nói chung, đất nền dự án phía Tây nói riêng cách đây khoảng một năm trong lúc thị trường còn ở xu hướng đi lên, giờ đây đang ở trong giai đoạn rất khó khăn để trả nợ ngân hàng với lãi suất cao như hiện nay. Trong khi đó, vài tháng gần đây thị trường bắt đầu vào giai đoạn trầm lắng do những yếu tố về chính sách thắt chặt dòng tiền, cắt giảm chi tiêu công, lãi suất cho vay ở mức cao. Chính vì vậy, sau những con sóng tăng giá đất nền ở một số dự án vùng ven phía Tây Hà Nội giờ đây bắt đầu có động thái xì hơi, giảm giá. Nhiều nhà đầu tư, đặc biệt những người đi vay để mua đất nền hiện nay sẵn sàng chào bán với mức giảm khoảng từ 10-15% so với đỉnh giá trong khoảng 2 tháng trước đây. Hết thời cầm cự: Giá chào bán bắt đầu giảm Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn, lạm phát ở mức cao, lãi suất cho vay cao,…thì đất nền ở một số dự án khu vực phía Tây vào thời điểm cuối năm 2010 và đầu năm 2011 lại có sự tăng giá một cách bất thường, có nơi tăng đến 20-30%. Với tình hình và thực trạng như vậy, nhiều chuyên gia đã khẳng định đó là sự tăng giá một cách bất thường, và có bàn tay của “cò” đất đẩy giá, và với động thái như vậy, thì việc giảm giá trong tương lai là đã được dự đoán trước, quan trọng chỉ là thời điểm nào mà thôi. Cho đến nay, thực tế đã chứng minh, tháng 5 năm 2011 đất nền tại một số dự án nóng trước đây đã bắt đầu một xu hướng giảm giá bán để chạy hàng của các nhà đầu tư. Xin được đơn cử một trường hợp cụ thể để thấy rõ được thực trạng này. Khu đô thị mới Kim Chung Di Trạch nằm trên mặt đường Quốc lộ 32, thuộc xã Kim Chung và Di Trạch, Hoài Đức, Hà Nội do Vietracimex làm chủ đầu tư, và là một trong những dự án rất được nhà đầu tư quan tâm trong thời gian qua. Một căn liền kề 100m2 đường 10,5m thuộc khu đô thị với giá khoảng 37-38 triệu đồng/m2 vào thời điểm tháng 10/2010. Cũng với loại nhà liền kề này, đến khoảng tháng 2 đến tháng 3 năm 2011 thì giá đã được đẩy lên khoảng 53-55 triệu đồng/m2 (tăng khoảng 40% trong vòng 5 tháng), và sự tăng giá này được cho là rất bất thường. Đến thời điểm hiện tại, theo ghi nhận của chúng tôi tại sàn BĐS VNI trên đường Yên Hòa, Nhân Chính, Hà Nội đã có gia chủ chấp nhận bán với giá 43 triệu đồng/m2, giảm khoảng gần 10 triệu đồng/m2 so với cách đây khoảng 2 tuần (tương đương giảm khoảng 19%). Dự án Kim Chung Di Trạch hiện mới đang san lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng (tháng 4 năm 2011) Qua tìm hiểu thực tế, đại diện sàn BĐS Winlands nằm sát với Khu đô thị Kim Chung –Di Trạch cho biết, thực tế hiện nay giao dịch đất nền đạt tỷ lệ rất thấp, thị trường gần như ở trong giai đoạn ảm đạm nhất từ trước đến nay. Về giá bán so với thời đỉnh điểm vào những tháng đầu năm 2011 giảm đi khá nhiều. Những lô liền kề nằm trên mặt đường 10,5m2 có giá thấp nhất cũng phải từ trên 50 triệu đồng/m2 vào thời điểm đó thì giờ giá cũng chỉ rơi vào khoảng 45 triệu đồng/m2, hiện tại sàn Winlands cũng đang được một số nhà đầu tư gửi bán một số lô đường 10,5m với giá từ 42-46 triệu đồng/m2, tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại là rất khó bán. Không chỉ riêng khu đô thị Kim Chung Di Trạch hiện nay đất nền đang giảm giá, mà đồng loạt những khu đô thị khác trước đây được xem là điểm nóng trên thị trường cũng đã cho thấy sự đi xuống của giá bán. Đơn cử như Tân Tây Đô, liền kề đường nội bộ nhỏ thời điểm tăng giá đầu năm thấp nhất cũng khoảng trên 50 triệu đồng/m2 đến nay mức giá chào bán chỉ còn khoảng trên 40 triệu đồng/m2, mặc dù liền kề tại đây đang được hoàn thiện và sắp bàn giao nhà. Liền kề Văn Phú, vào tháng 1 năm 2011 giá chào bán từ khoảng 71-80 triệu đồng/m2 đường nội bộ trên 10,5m tùy vào từng căn, đến nay giá loại liền kề này chỉ khoảng 62-65 triệu đồng/m2. Một số liền kề ở các khu đô thị khác như Bắc Quốc lộ 32, Geleximco Lê Trọng Tấn, Thanh Hà…giá chào bán ở một số lô đất cũng đã giảm từ 3-5 triệu đồng/m2 tùy từng vị trí. Tân Tây đô sắp bán giao nhà, giá hiện tại giảm khoảng 5 triệu đồng/m2 cách đây 2 tuần Điều này đã được tiên đoán trước… Ông Nguyễn Đỗ Việt – Phó TGĐ Công ty Cổ phần Sông Đà Thăng Long cho biết, việc giảm giá đất dự án ở vùng ven đã được nhận định ngay từ khi Nghị quyết 11 của Chính phủ được ban hành ngày 24/2/2011, về các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, lúc đó nhiều người còn không tin đất nền Hà Nội có thể giảm. Nhiều người nhận định vàng, USD thắt chặt,…thì dòng tiền chuyển sang bất động sản, do đó giả bất động sản tăng lên. Tuy nhiên, điều đó không phải là bản chất của đợt tăng giá quá nóng, tăng quá so với thực tế vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011, trong khi đó hệ thống hạ tầng chua hoàn thiện là do việc đầu cơ thổi giá lên. Trong khi các nhà đầu tư bỏ vốn vào đó, thì người ta phải tính toán cho đồng vốn hiệu quả hơn Ví dụ những biệt thự ở các dự án ở vùng ven hiện nay tính ra cả chục tỷ đồng, mà có khi phải đến vài năm sau mới dùng được. Tính ra, thì đồng vốn đó bỏ vào đó mà quá lâu, chi phí cơ hội sẽ mất đi, nếu như họ đổ vào những nơi khác có thể cho thuê được. Đây là một lý do quan trọng, các nhà đầu tư khi đã xuống tiền rồi, mà đồng vốn nằm ở đó lại không hiệu quả, do đó thời gian gần đây thị trường đã không khuyến khích những nhà đầu tư, đầu cơ khác tham gia vào thị trường, dẫn đến việc giao dịch trầm lắng, vốn đọng quá lâu, áp lực trả nợ với lãi suất cao ngày càng tăng,…thì đương nhiên giá giảm là chuyện tất yếu sẽ xảy ra Một nguyên nhân khác, bản thân các nhà đầu tư họ cũng không có quá nhiều tiến mặt, nhưng họ lại có nhiều đất. Khi thị trường lên người ta bán chỗ này và mua chỗ khác để kiềm lời, quá trình đó đối với thị trường lên thì rất thuận lợi, nhưng hiện nay thị trường đang xuống thì người ta có muốn bán cũng khó có thể bán được. Như vậy sẽ không khuyến khích được sự tham gia của giới đầu tư và đầu cơ vào thị trường nữa. Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì giới đầu cơ sẽ không tham gia. Bên cạnh đó, cắt giảm chi tiêu công 10% trong năm 2011 của Chính phủ, sẽ dẫn đến những công trình ở vùng tương đối xa ngoại thành, dự án kém hiệu quả thì sẽ không được ưu tiên đầu tư trong năm nay. Trong khi đó, bản chất của giá đất ở những nơi đó lên hay không lại phụ thuộc vào rất nhiều cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội ở đó có được đầu tư hay không. Chính vì thế, cách đây hai tháng khi thị trường được đẩy giá lên nóng, thì hiện nay việc giảm giá là đã được tiên đoán trước từ cách đây hai tháng Tuy nhiên thì việc đất nền hạ giá hiện nay chỉ những khu vực nào có hạ tầng chưa hoàn thiện, đặc biệt là hạ tầng xã hội dân cư còn thưa thớt còn những khu có hạ tầng tốt, chuẩn bị bàn giao gia thì giá chỉ có thể chững lại, hoặc là giảm không đáng kể Giá khó giảm sâu, lên lại trong ngắn hạn cũng rất khó Từ nay đến cuối năm thị trường bất động sản vẫn còn rất khó khăn. Việc giảm giá đất nền trong giai đoạn này trong thời gian ngắn khó có thể lên lại. Bởi vì thông điệp từ chính sách của Chính phủ năm 2011 là rất rõ ràng, chủ trương thận trọng với bất động trong chính sách điều hành của Chính phủ là rất rõ nét. Mục tiêu trong năm 2011, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng tín dụng dưới 20% và tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15% - 16% Thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán; đến 30/6, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31/12, tỷ trọng này tối đa là 16%. Trường hợp tổ chức tín dụng chưa thực hiện được tỷ trọng này theo lộ trình, NHNN áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai lần so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung đối với tổ chức tín dụng và biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2011 và năm 2012. Do đó, kỳ vọng giá đất nền tăng trở lại trong thời gian ngắn là rất khó xảy ra. Cũng theo ông Việt, việc giảm giá đất nền ở Hà Nội chỉ ở mức độ nào đó, chứ rất khó giảm sâu. Bởi Hà Nội là điều khát khao mơ ước của rất nhiều người, thực trạng những người ở ngoại tỉnh có tiền muốn mua bất động sản ở HN còn rất nhiều. Tâm lý người HN không có thói quen cắt lỗ giống như ở Sài Gòn. Chứ không phải là vì giảm mà người ta bán đi bằng được. Việc cắt lỗ ở Hà Nội chỉ xảy ra đối với những người đi vay tiền để đầu tư, mà con số vay tiền đầu tư bất động sản ở Hà Nội chiếm khoảng 16-17% do đó khó có tác động mạnh đến việc giảm giá sâu của thị trường. Đối với những người dùng tay trái, dùng tiền nhàn rỗi mua bất động sản để kiếm lời thì người ta cũng không sẵn sàng bán theo kiểu cắt lỗ Phạm An Theo DĐDN
-
Hà Nội có thể xảy ra động đất trên cấp 6 Thời gian tới, Viện Khoa học công nghệ và Kinh tế xây dựng Hà Nội tiếp tục nghiên cứu phân vùng nhỏ động đất cho khu vực Hà Đông, Hòa Lạc và Sơn Tây. Sáng 11-5-2011, Sở Xây dựng Hà Nội đã tổ chức triển khai chỉ thị của UBND TP Hà Nội về việc tăng cường quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế xây dựng công trình; giới thiệu phân vùng động đất trên địa bàn TP và phương án giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra động đất. Cùng với việc lập kế hoạch thanh tra chất lượng các công trình trên địa bàn. Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Quỹ Đầu tư phát triển chỉ chấp nhận thanh toán hồ sơ khảo sát, thiết kế, giám sát, thẩm tra và thi công khi có đủ hồ sơ quản lý chất lượng theo quy định; chỉ quyết toán vốn khi hồ sơ thanh toán có biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng. Để tăng cường chất lượng khảo sát, thiết kế xây dựng, Sở Xây dựng đã phổ biến phân vùng nhỏ động đất. Theo đó, Hà Nội nằm trong vùng động đất cấp 8 (theo thang MSK 64), có thể xảy ra động đất mạnh 6,1 đến 6,5 độ richter ở độ sâu 15-20km. Kết hợp các phương pháp nghiên cứu, có thể phân chia nền đất thành 4 loại. Loại 1 khu vực Sóc Sơn có thể xảy ra động đất cấp 6-7; loại 2 khu vực Đông Anh, đông bắc Từ Liêm, Thủ Lệ, Liễu Giai, Vạn Phúc… có động đất cấp 7; loại 3 toàn bộ phía tây nam thành phố (nam huyện Từ Liêm, huyện Thanh Trì, nam quận Đống Đa, quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng…) có động đất cấp 8; loại 4 khu vực quận Hoàng Mai (Định Công, Vĩnh Tuy, Thịnh Liệt, Pháp Vân…) có động đất cấp 8-9. Thời gian tới, Viện Khoa học công nghệ và Kinh tế xây dựng Hà Nội tiếp tục nghiên cứu phân vùng nhỏ động đất cho khu vực Hà Đông, Hòa Lạc và Sơn Tây. Theo Y Linh (HNM)
-
Bầu trời ấn tượng Ảnh chụp chiều ngày 11/5 tại đường 40m, Tư Đình, Long Biên, Hà Nội. Đây là hiện tượng thời tiết khá ấn tượng, tôi chụp và muốn chia sẻ cho mọi người xem Ảnh không hề có chỉnh sửa Photoshop Bùi Trung Nghĩa
-
https://docs.google.com/document/d/1Fqih2IjR5JRVX5Ij95VF-7gvR1JYyhMagLJHDH40p4E/edit?hl=en&pli=1#
-
Khó thu nợ bất động sản Đích giảm dư nợ cho vay phi sản xuất về mức 22% vào ngày 30/6 tới có vẻ khó thực hiện. Dư nợ BĐS trong 4 tháng đầu năm 2010 của TP.HCM chỉ giảm 1,3%. Chỉ còn hai tháng nữa (đến ngày 30-6), các ngân hàng (NH) phải giảm dư nợ cho vay phi sản xuất về mức 22%. Tuy nhiên, theo ghi nhận tại một số NH cho thấy sẽ khó về đích đúng hẹn do thị trường bất động sản đóng băng, thời hạn quy định của NH Nhà nước lại quá ngắn. Bốn tháng đầu năm 2011 dư nợ phi sản xuất trên địa bàn TP.HCM chỉ giảm 2,9%, trong đó dư nợ bất động sản - chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cho vay phi sản xuất - lại giảm chậm nhất: 1,3%. Biến động dư nợ cho vay BĐS tại TP.HCM (Nguồn: Tuổi trẻ) Phần lớn là vay dài hạn Tổng giám đốc một NH cổ phần nhỏ tại quận 1 cho biết đã ngưng cho vay từ cuối tháng 2 và đang tập trung thu nợ bất động sản và tiêu dùng, còn dư nợ chứng khoán đã được phanh lại từ trước nên chỉ xấp xỉ 1% tổng dư nợ. Chấp nhận cắt lỗ Theo ông Phạm Linh - tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán quốc tế, số liệu tại nhiều công ty chứng khoán cho thấy dư nợ cho vay chứng khoán đã giảm 40-50% trong thời gian qua. “Thị trường chứng khoán diễn biến khá xấu, lãi suất cho vay lại quá cao nên nhiều nhà đầu tư chấp nhận cắt lỗ để lấy tiền trả nợ NH...” - ông Linh nói. Theo vị tổng giám đốc này, với các khoản vay tiêu dùng việc thu nợ dễ dàng hơn do hầu hết có nguồn trả nợ từ lương, giá trị món vay không lớn. Tuy nhiên thu nợ bất động sản lại rất khó do thị trường đóng băng, chủ đầu tư không bán được hàng. Mặt khác, khoản vay bất động sản thường dài hạn, có hợp đồng vay trên 10 năm và NH đã giải ngân từ 2-3 năm trước. Đến nay các NH chỉ trông vào khoản vốn trả theo định kỳ, rất ít trường hợp trả nợ trước hạn. Chủ tịch hội đồng quản trị một NH cổ phần nhỏ cho biết dư nợ phi sản xuất tính đến thời điểm này chiếm khoảng 40% tổng dư nợ, do vậy hai tháng tới không dễ gì điều chỉnh về được mức 22%. Theo thống kê của NH Nhà nước, hiện còn tới 24 NH có dư nợ phi sản xuất mà chủ yếu là bất động sản từ 25% trở lên. Trong đó một số NH có dư nợ phi sản xuất từ 45% trở lên. Nếu không giảm dư nợ cho vay phi sản xuất về mức 22% đúng thời hạn 30-6, các NH phải chịu hình thức xử lý mà NH Nhà nước đưa ra là tăng gấp đôi dự trữ bắt buộc và hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh trong sáu tháng cuối năm 2011 và 2012. Tổng giám đốc một NH cổ phần có dư nợ phi sản xuất ở mức 35% cho biết một số cách thức mà các NH đang áp dụng để giảm dư nợ phi sản xuất là ngừng cho vay chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng..., tăng dư nợ cho vay sản xuất để giảm tỉ trọng dư nợ phi sản xuất, tăng huy động... Tuy nhiên việc tăng dư nợ trong thời điểm hiện nay rất khó khăn do tín dụng đã bị chốt chặn ở mức 20%. Trong khi đó phó chủ tịch hội đồng quản trị một NH cổ phần khác cho biết đã ngưng cho vay bất động sản khoảng hai tháng nay, đồng thời nâng lãi suất cho vay tiêu dùng lên 25-26% để hạn chế khách vay. Tuy nhiên tính toán số nợ thu được từ nay đến tháng 6 cũng khó đạt mức 22% như quy định của NH Nhà nước. Thị trường bất động sản thêm khó Thực tế cho thấy việc siết tín dụng của NH đang tạo sức ép lên thị trường bất động sản, khiến triển vọng phục hồi của thị trường này càng trở nên mong manh. “Muốn có tiền trả nợ NH, các chủ đầu tư phải bán được sản phẩm cho khách hàng hoặc cùng lắm là bán dự án nhưng có bán được đâu mà thu hồi vốn...” - ông Nguyễn Văn Đực, phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, cho hay. Theo ông Đực, trừ một số ít dự án, thời gian qua thị trường bất động sản hầu như đóng băng, các dự án đều không bán được sản phẩm hoặc chỉ tiêu thụ một số lượng rất ít, ngay cả những dự án căn hộ giá trung bình và chủ đầu tư đã chấp nhận bán với giá vốn. Không huy động được vốn của khách hàng, nhiều doanh nghiệp bất động sản không có tiền tiếp tục triển khai dự án, nên cũng không có tiền trả nợ vay NH. Ông Trần Minh Hoàng - chủ tịch HĐQT Công ty CP Vinaland - cho rằng không chỉ có chủ đầu tư mà hầu hết khách hàng mua căn hộ đều trông cậy vào nguồn vốn tín dụng. Trong khi đó, thời gian qua hầu hết NH thương mại đều “đóng cửa” với tín dụng bất động sản, chưa kể mức lãi suất cho vay cao ngất ngưởng đã làm những người có nhu cầu mua nhà để ở thật sự cũng chùn tay. Tương tự, ông Lê Chí Hiếu - chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức - cho rằng việc các NH đồng loạt thực hiện thu hồi nợ chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường, nhiều dự án có thể bị hoãn tiến độ hoặc ngưng triển khai, khả năng trả nợ vay NH càng giảm. Phát tín hiệu từ năm 2009 Theo các chuyên gia, không phải đến nay NH Nhà nước mới yêu cầu giảm dư nợ cho vay phi sản xuất, mà thực tế NH Nhà nước đã phát tín hiệu ngay từ năm 2009. Trong năm 2010 NH Nhà nước cũng ban hành thông tư 13 quy định tỉ lệ rủi ro tối đa là 250% với cho vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán nhằm hạn chế NH đổ vốn vào lĩnh vực này. Khi đó các NH đã lách bằng cách hạch toán các khoản vay bất động sản sang cho vay tiêu dùng để trích dự phòng rủi ro thấp hơn. Do vậy NH Nhà nước nên có giải pháp hoặc kéo dài thời hạn để các NH có thời gian cơ cấu lại dư nợ, tránh một lúc dồn sức ép quá lớn lên thị trường. Theo Hải Đăng - Ánh Hồng Tuổi Trẻ
-
Thưa cô Wildlavender. Cháu thành tâm xin cô thêm 1 lần nữa linh phù Thần Chú Giải Thoát. Cô gửi về địa chỉ sau giúp cháu: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, khối Đoàn Kết, Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội. Chân thành cảm ơn cô nhiều. Chúc cô luôn luôn khỏe.
-
Cảm ơn cô wildlavender nhé, hôm nay về quê cháu đã nhận được Thần chú Giải Thoát cô gửi.