-
Số nội dung
1.057 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
8
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Đại Phúc
-
'Không nên dạy Sử theo kiểu đánh đố trí nhớ' Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng điểm thi đại học môn Sử thấp là do sách giáo khoa hàng chục năm không thay đổi và xã hội không coi trọng Sử, thầy cô giáo dạy môn này vừa nghèo, vừa ít cơ hội. >'Không nên coi điểm thi Sử thấp là thảm họa' - Là nhà sử học, cảm giác của ông thế nào khi khá nhiều bài thi đại học môn Sử bị điểm 0? - Chuyện này tồn tại từ lâu và đến nay vấn đề không được cải thiện mà còn trầm trọng hơn. Dư luận xã hội nói nhiều, giới sử học chúng tôi trong đó có thầy dạy sử cũng rất day dứt, cảm thấy mình có lỗi phần nào. Nhưng thực tế là mười mấy năm nay, sách giáo khoa lịch sử gần như không thay đổi thì làm sao tác động trực tiếp đến việc học của học sinh. Nếu chúng ta coi lịch sử chỉ là một bộ nhớ, quan tâm đến lịch sử theo kiểu chỉ đánh đố trí nhớ (thể hiện rõ nhất trên các sân chơi của phương tiện truyền thông) thì hiệu quả sẽ không cao. Lịch sử không phải chỉ là nhớ, vì bây giờ chúng ta có nhiều phương tiện, có thể tra cứu bất cứ lúc nào. Chúng ta không thể dạy theo kiểu nhồi nhét mà phải bảo đảm học sinh vận dụng kiến thức, tiềm năng của mình như thế nào để con người phải có hoài bão, có chí mưu sinh. Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Nếu bắt học sinh phải nhớ hết các sự kiện lịch sử với rất nhiều chi tiết thì rất khó khăn". Ảnh: Tiến Dũng. - Ngoài lý do sách giáo khoa dạy Sử không thay đổi, theo ông còn nguyên nhân nào khác? - Đây là vấn đề xã hội. Học sinh học cái gì cũng là một sự tính toán. Các em phải học ngoại ngữ, tin học, vì không giỏi những thứ đó không kiếm được tiền. Bây giờ có doanh nghiệp nào cam kết thí sinh thi nhất môn Sử, sau này tốt nghiệp đi làm trả lương 3.000 USD mỗi tháng, tôi đoán chắc sẽ có nhiều em theo Sử. Tôi từng cố gắng thuyết minh với các em học Sử là rất cần thiết, vì Sử không chỉ giúp các em làm nghề sử, mà có thể làm báo, làm chính trị, kể cả làm khoa học mà tư duy về sử thì cũng có lợi. Thế nhưng, không thể thuyết phục được vì không nhìn đâu xa, các em cũng hiểu gần mình nhất là cô giáo dạy Sử luôn là người nghèo nhất, ít cơ hội nhất. Ngay việc đào tạo đội ngũ giáo viên dạy sử ở các trường đại học cũng rất khó khăn. Tôi biết có nhiều thầy cô dạy sử nhưng chưa hề đặt chân đến Điện Biên Phủ, vì thế chỉ dạy theo sách giáo khoa, trong khi hàng chục năm nay sách giáo khoa gần như không thay đổi. Còn bản thân tôi, thích sử chỉ vì thầy dạy sử hay quá nên mê theo rồi làm sử. - Cá nhân ông đề xuất gì về việc thay đổi cách dạy và học sử ở Việt Nam? - Không phải là các nhà giáo dục và giới sử học chúng tôi chưa từng ngồi lại với nhau, nhưng để thay đổi một cơ chế khó lắm. Ví dụ ai cũng thấy sách giáo khoa hiện nay là có vấn đề, nhưng nói mãi mà có thấy ai thay đổi đâu, vẫn là một bộ sách giáo khoa, vẫn theo chỉ đạo. Trong khi các nước có nhiều bộ sách giáo khoa sử, miễn là chương trình chuẩn và quy trình đánh giá chuẩn để tạo sự phong phú. Cá nhân tôi cho rằng nên coi sử học là ngụ ngôn chứ không phải là tri thức chính xác, vì để chính xác các em có thể mở máy tính và tra mạng bất cứ lúc nào. Ngụ ngôn là để các em hiểu rõ ý nghĩa sâu xa của các sự kiện lịch sử. Sử học có 2 thuộc tính rất quan trọng đó là sự trung thực và công bằng. Cần thực sự công bằng trong đánh giá từng giai đoạn lịch sử đế hấp dẫn học sinh, còn nếu chỉ lải nhải những điều mà các em chưa tin thì sử học sẽ không thể hấp dẫn, thay vào đó lại là sự khổ sai về trí nhớ. - Ông đánh giá thế nào về giải pháp tăng thời lượng môn sử trong chương trình học? - Mỗi nước có một cách học sử khác nhau. Mỹ chẳng hạn, học sử theo cách thảo luận là chính, qua thảo luận học sinh sẽ tìm ra trong từng sự kiện lịch sử đó mang lại ý nghĩa gì, kể cả tích cực lẫn tiêu cực, từ đó tạo ra phương pháp tư duy về lịch sử. Nếu bắt học sinh phải nhớ hết các sự kiện lịch sử với rất nhiều chi tiết thì rất khó khăn. Cho nên theo tôi nhất định phải thay đổi cách dạy sử hiện nay, tuy nhiên phải có lộ trình chứ không thể đảo lộn quá lớn. Hồng Khánh
-
Đau lòng quá. Ước gì cụ Thánh Hoàng Mười trừng phạt mấy kẻ đó.
-
SGTT.VN - Câu chuyện cô bé 16 tuổi sinh con trong quán net râm ran cả tuần nay, khiến người ta vừa thương vừa giận. Thương em còn quá nhỏ để làm mẹ, giận em bồng bột chỉ vì “anh ấy đẹp trai”! Giận nữa, là kiến thức giới tính của em chắc chỉ quẩn quanh trong những quán net. Nếu có ai đó dạy em thế nào là tình yêu, thế nào là tử cung, là mang thai, là tình dục an toàn... chắc cuộc đời em đã khác. “Con còn nhỏ quá, biết làm gì?” Đó là câu nói của anh Phạm Bá Hoàng Phúc, chủ một studio áo cưới ở quận 10, khi cậu con trai 11 tuổi hỏi: “Ba ơi, sao con đi ngoài đường thấy quá trời chỗ bán cái “núi lửa”, nó là cái gì vậy ba?” Anh kể: “Tôi nghĩ con biết cái gì đâu nên tính giải thích nó là chỗ bán bao cao su! Nhưng nói ra nó hỏi bao cao su là cái gì thì mệt nữa! Nên trả lời thế cho xong!” Chị Ngọc Lan, quận Thủ Đức, có cô con gái 12 tuổi, kể: “Khi mẹ thay đồ, cháu cứ nhìn lom lom, tôi hỏi con nhìn gì, cháu nói: “Sao ngực mẹ to quá vậy?” Tôi nạt: “Con nít con nôi hỏi lung tung!” Thấy cháu im im, tưởng thôi, ai ngờ hôm trước đón cháu, tôi đi từ phía sau, nghe cháu nói với bạn chung lớp: “Ngực to cỡ mẹ tớ mới hấp dẫn!” Tôi hết hồn!” Chị Lê Thị Minh Hoa, chuyên gia tư vấn tâm lý học đường, một hôm đi đón con, thấy một phụ huynh trạc tuổi mình cũng đang đợi con trước cổng trường. Chị bắt chuyện làm quen, phụ huynh kia than: “Thằng nhỏ hai bữa nay bị “bắt” học cái... giới tính gì đó, chuyện tầm bậy tầm bạ không hà. Nó đem về hai cuốn sách mỏng, một cuốn cho trai, một cuốn cho gái, thấy kỳ quá!” Chị hỏi: “Trong đó viết gì mà chị thấy kỳ?” – “Hổng biết nữa, vì tôi… vứt sọt rác rồi! Tôi giấu cuốn sách dành cho con gái rồi vứt luôn, để lại cuốn kia thôi!” – “Sao lại vứt sọt rác, đó là sách học của con chị mà!” – “Học gì cái đó! Nhà trường chỉ tổ “vẽ đường cho hươu chạy!” Cấm yêu – kế hoạch hoàn hảo? Trần Thị Thanh Q., học sinh lớp 8 một trường THCS ở Tân Bình, yêu một anh lớp 9. Mới hẹn nhau uống nước lần thứ hai thì bị ba mẹ phát hiện. Ba Quỳnh bắt con quỳ suốt đêm ở sân thượng, đốt hết một bó nhang, vừa cầm nhang vừa đọc: “Từ nay con không dám yêu nữa!” Chiều hôm sau ba tới đón ở trường, không thấy Q.: cô bé đã bỏ nhà đi. Nguyễn Thanh A. và Trương Thanh D. học cùng nhau từ lớp 6. Đến lớp 8, tự dưng hai đứa “có vấn đề”. Ngồi trong lớp, hai đứa vo giấy ném qua ném lại. Ra chơi, hai đứa dắt nhau cùng lên căntin uống nước. Thứ bảy chủ nhật hai đứa cứ bồn chồn, mong… đi học lại. Phụ huynh cũng thấy lạ, cô giáo cũng thấy lạ. Rồi tình cờ gia đình hai bên biết “chúng nó” hẹn hò nhau đi uống cà phê. Hoảng quá, phụ huynh “bên này” hẹn gặp phụ huynh “bên đó”, sau một buổi bàn bạc thì đi đến thống nhất: cấm tiệt! Hai bên đưa rước nghiêm ngặt, cài mã bí mật cho điện thoại bàn, internet, siết chặt tất cả “đầu mối” liên lạc thư từ, chuyển “đối tượng nam” qua học trường khác, cách trường cũ gần mười cây số! Mấy tháng sau, D. bỗng nhiên ít nói, có dấu hiệu trầm cảm, học hành sa sút nghiêm trọng. A. thì càng lúc càng khó trị, nổi loạn công khai, cha mẹ nói gì cũng cãi, thậm chí chưa nói đã cãi. Ngô Phương Thảo CHUYÊN GIA TÂM LÝ LÊ THỊ MINH HOA: Quan trọng nhất là sự chân thành, cởi mở Trẻ có khi thật sự tò mò nhưng không biết nói như thế nào, vì ngại nói hoặc sợ ba mẹ nghĩ ngợi nhiều về mình, nên khi ba mẹ nói chuyện chúng cứ gạt phắt hoặc lảng tránh. Với tình huống này, ba mẹ nên tinh ý và thường xuyên quan sát con, tìm cách tiếp cận con qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Chẳng hạn, mua những cuốn sách có liên quan đến vấn đề giới tính, viết hay, dễ đọc, để gần bàn ăn hay chỗ tivi, thể nào con cũng thấy. Hoặc tìm cách “ét nick” con trên các mạng xã hội, để biết con thực sự nghĩ gì, quan sát từng chuyển biến tâm tư của con. Cũng có thể thử tìm một người bạn mà con thân thiết, để tìm hiểu xem bạn của con đã biết gì về giới tính. Khéo léo khai thác những thông tin liên quan xung quanh con, chắc chắn ba mẹ sẽ hình dung được con mình hiểu biết về giới tính tới đâu, từ đó có cách tiếp cận hiệu quả. Quan trọng nhất là sự chân thành, cởi mở. Có thể bắt đầu bằng câu: “Ba mẹ nghĩ các con bây giờ biết nhiều chuyện hơn ba mẹ ngày trước, con có thể trao đổi với ba mẹ về chuyện này, chuyện kia không?” HỒ NGUYỆT THU, TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM, PHỤ TRÁCH CHUYÊN MỤC “GIẢI MÃ X – Y”: “Cứ nói với con khi trẻ lên… ba” Qua các chuyên đề giải mã giới tính, những vấn đề tuổi teen, khi trò chuyện với các ông bố, bà mẹ, tôi thấy có nhiều phản ứng khác nhau quanh chuyện trao đổi với con về giới tính. Phản ứng này tuỳ thuộc vào trình độ hiểu biết, cách sống của từng người. Có những người thực sự “dị ứng” với chủ đề giới tính và luôn luôn tránh né vấn đề này. Có những người hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính cho con, nhưng không đủ kiến thức để nói với con. Luôn luôn họ đều nói: “Quá sớm, còn quá sớm!” Nếu cứ nghĩ như vậy thì sẽ loay hoay với câu hỏi: mấy tuổi thì nói với con về giới tính? Theo tôi, cứ nói khi có thể. Ví dụ: con lên ba thì chỉ cho con biết khác biệt giữa cơ thể trai và gái. Con lên năm thì giải thích cho con hiểu chức năng của từng bộ phận trên cơ thể, trong đó có cả bộ phận sinh dục. Con lên chín lên mười thì nói con biết về kinh nguyệt, về thay đổi kích thước các bộ phận cơ thể. Thậm chí, nếu con hỏi về tình yêu thì cứ nói về tình yêu! Nói càng cụ thể, càng rõ ràng, càng khách quan thì con sẽ càng tin cậy, đỡ phải tìm kiếm thông tin rối mù trên internet. =============================== Câu: “Cứ nói với con khi trẻ lên… ba” không biết có đúng các bác?
-
Thứ Tư, 20/07/2011 | 06:16 TTCK Việt Nam 11 năm: Những cái chết Ngày 20/7/2011, TTCK Việt Nam kỷ niệm lần sinh nhật thứ 11. Có điểm trùng hợp"kỳ lạ": 20/7/2010 đánh dấu mốc thời điểm TTCK Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ suy thoái nặng nề, kéo dài đến tận lần sinh nhận thứ 11 và dường như chưa ngừng đổ dốc. Với những nhà đầu tư đã trải qua quãng đường suốt 11 năm trời ròng rã cùng với thị trường, biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn đã đến và đi. Được đấy và cũng mất đấy, đồ thị dao động tâm trạng của nhà đầu tư cũng hệt như biến động hình sin của thị trường trong vòng 10 năm. Con sóng đầu tiên từ thuở "khai sinh lập địa" đã làm cho mỗi nhà giàu ở Hà Nội được cộng thêm một chiếc Mercedes vào tài sản cá nhân cứ sau một phiên thị trường tăng nóng. Đợt tăng cuối năm 2003 - đầu 2004 cũng là một mô típ gấp đôi. Cho đến cuối 2006 - đầu 2007 thì thị trường đã trở nên cực đại và mang lại lợi lộc cho không biết bao nhiêu người. Dĩ nhiên, lợi lộc của người này lại là mất mát của người nọ - quy luật bất biến và cũng là bài toán bù trừ trong TTCK. Song ít gì, trong 10 năm đầu, thị trường có xuống có lên, chủ thuyết đầu tư dài hạn ít ra còn có tác dụng đối với những người kiên nhẫn. Tài sản không đến nỗi đội nón ra đi không bao giờ trở lại. Hoàn toàn không giống với những gì đã bắt đầu từ ngày sinh nhật 20/7/2010... Ngày bắt đầu tấn bi kịch Ngày hôm nay - 20/7/2011 - thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam kỷ niệm lần sinh nhật thứ 11. Nhưng điều trớ trêu là một điểm trùng hợp "kỳ lạ" của lịch sử: ngày 20/7/2010 lại đánh dấu mốc thời điểm mà TTCK Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ suy thoái nặng nề, kéo dài cho đến tận lần sinh nhận thứ 11 và dường như chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho việc ngừng đổ dốc. Sau 11 năm, nhìn bề ngoài, chỉ số <a href="http://finance.vietstock.vn/vi/Stock/VNI" style="text-decoration: underline" target="_blank">VNI đã lập được thành tích lớn lao khi điểm số tăng gấp 4,5 lần so với mốc ban đầu vào năm 2000. Cũng với 11 năm đầu hoạt động (1928-1939), Dow Jones của Mỹ lại mất đi đến 50% giá trị ban đầu, còn chỉ số chứng khoán Thượng Hải của Trung Quốc (2000-2011) chỉ tăng được gấp đôi. Vì thế, nếu cứ xét trên phương diện điểm số thì TTCK Việt Nam vẫn nằm trong nhóm thị trường có sức bật và độ ổn định tốt nhất trên thế giới. Nhưng còn thực chất và những gì bên trong của TTCK Việt Nam thì như thế nào? Đoạn còn lại của con đường 11 năm mới thê lương làm sao! Hơn một năm qua, bất cứ nhà đầu tư nào cũng đã nhìn rõ một sự thật là chẳng có gì được gọi là thực chất đối với chỉ số VNI. Chẳng có ý nghĩa gì nữa, khi chỉ số này đã bị nhóm lũng đoạn thị trường làm cho biến dạng đến mức không ai còn nhận ra được hình hài thực của nó. Vào lúc này, người ta chỉ mang máng ước tính điểm số thực của sàn HOSE vào khoảng 300-350 điểm, cách xa hàng trăm điểm so với mức danh nghĩa hiện thời. Nhưng ngay cả mức 300-350 điểm trên vẫn còn quá khả quan so với mốc 100 điểm khai sinh của VNI. Vậy là một số công ty chứng khoán và nhà đầu tư đã phải tính toán lại theo phương pháp so sánh mặt bằng giá một số nhóm cổ phiếu chủ chốt, sau khi loại trừ ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu bị "làm giá': nếu tính toán sòng phẳng thì mặt bằng giá trị thực của cổ phiếu trên sàn HOSE hiện nay chỉ vào khoảng 250-280 điểm, tức ở vào vị trí gần sát đáy khủng hoảng kinh tế lập vào tháng 2/2009. Chưa bao giờ trong lịch sử tồn tại của mình, chỉ số VNI lại bị biến thành một thứ "quái thai" như thế. Chỉ trong một năm,. VNI đã gần như phủ nhận tất cả những gì thực chất mà nó đã làm được trong một thập kỷ trước. Chúng ta có thể tự hỏi: đó là tác phẩm độc đáo của ai vậy? Chưa có câu trả lời nào xác đáng, và có lẽ trong tương lai cũng sẽ không thể có câu trả lời xác đáng nào. Không có gì để tự hào khi nhìn lại đoạn cuối của con đường 11 năm. Lại càng không có thành tích nào che lấp được một thực tế trần trụi là sàn Hà Nội đã phải giơ đầu chịu báng từ chiến dịch đánh xuống chẳng còn chút nhân từ nào trong hơn một năm qua, với kết quả là hiện giờ chỉ số HNX đã không chỉ giảm về dưới đáy khủng hoảng 2009 mà còn dưới cả mốc khai sinh của nó. Một cuộc chiến không tuyên bố. Một sự tước đoạt đến gần nhẵn túi đối với những nhà đầu tư dài hạn ngờ nghệch vì còn mang chút niềm tin vào tính minh bạch và bền vững. Được thực hiện một cách hoàn toàn hợp pháp. Cần nhớ rằng chỉ số Dow Jones vào thời Đại khủng hoảng 1929-1932 của Mỹ đã mất đến 90% giá trị đỉnh cao nhất trước đó của nó. Vào giai đoạn 2008-2009, HNX cũng mất đến 83% giá trị của đỉnh cao nhất trong lịch sử sàn này và cho đến nay tỷ lệ mất mát đã lên đến 85%. Trong khi đó, 12/13 chỉ số chứng khoán của Trung Quốc vẫn duy trì vị thế cao hơn hẳn mốc khởi nghiệp ban đầu. Nếu "đóng cửa" TTCK? Vô số nhà đầu tư đã thua lỗ. Nhiều thảm cảnh xã hội đã xảy ra mà không biết vì lý do nào đã không được công bố một cách tường tận để cảnh báo nhà đầu tư, nhất là đối với số nhà đầu tư hoàn toàn thiếu kinh nghiệm, chân ướt chân ráo nhảy vào thị trường theo làn sóng bầy đàn. Chỉ thỉnh thoảng, người ta mới nghe đến vài ba trường hợp người này người nọ tự tử vì thua chứng khoán. Từ tháng 8/2010, sau khi TTCK chịu một cú sụt mạnh bất ngờ, đã rộ lên khá nhiều thông tin về đại gia này đại gia kia "chết". Nhưng đó chỉ là những cái chết theo nghĩa bóng do việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá tham lam và dẫn đến cháy tài khoản. Nhưng đến tháng 11/2010, khi tình trạng "làm giá" cổ phiếu có vốn hóa siêu lớn đã diễn ra được ba tháng và chỉ số HNX cũng như mặt bằng giá cổ phiếu vừa và nhỏ thi nhau lao dốc, đã xảy ra những cái chết thực. Người thì chết trong lúc ngủ sau khi bị cháy tài khoản, người thì đột quỵ ngay tại sàn. Ngay cả môi giới lão luyện của công ty chứng khoán cũng phải đi nằm viện vì mất sạch tiền bạc cùng thiếu nợ công ty hàng chục tỷ đồng. Hiện trạng nhà đầu tư chịu sức ép tâm lý liên tục dẫn đến chứng hoang tưởng và hoảng loạn cũng được coi như một kết quả của quá trình phân tâm học Freud. Một số Viện tâm thần đã chính thức tiếp nhận và điều trị bệnh nhân loại này. Một phần trong số những bệnh nhân đó đã tự tử không trót lọt sau khi quyết định nhảy cầu hay uống thuốc trừ sâu. Nhưng tất cả những trường hợp tự tử không trót lọt đó đều rơi vào trạng thái tâm thần hoang tưởng sâu, không dễ gì hồi phục. Từ đầu năm 2011 đến tháng 5/2011, TTCK vẫn tiếp tục đi xuống và giá cổ phiếu vẫn tiếp tục giảm thê thảm. Cùng với hiện tượng thua lỗ của hơn một nửa số công ty chứng khoán, hàng loạt nhà đầu tư lại đua nhau đi nằm viện và lại rộ lên nhiều thông tin về người này người kia tự tử. Nhưng trên mặt báo chí, thường đó là những cái chết "không rõ nguyên do". Trong khi đó, tâm trạng nhà đầu tư cực kỳ chán nản và u uất. Tiếng kêu khóc như ri nổi lên tại sàn và trên các diễn đàn chứng khoán. Đó là một hiện tượng xã hội đặc thù của lĩnh vực chứng khoán. Nhưng khác với thời khủng hoảng năm 2008, những tháng qua sự hoang mang còn lan rộng hơn nhiều khi người ta không còn mấy hy vọng vào sự hồi phục. Rậm rịch còn có lời đồn đoán về chuyện TTCK sẽ bị đưa trở về "thời kỳ dồ đá", nghĩa là bị biến thành một kiểu thị trường OTC với mức thanh khoản "chết tiệt". Chưa bao giờ trong lịch sử 11 năm của mình, TTCK Việt Nam lại rơi vào thời kỳ hỗn loạn và tuyệt vọng như hiện nay. Bởi yếu tố xã hội là một thành tố không thể thiếu trong tính chất đại chúng của TTCK, thị trường này lại đang phản ánh một góc cạnh xã hội của thời kinh tế suy thoái. Đã hàng năm trời trôi qua, nhưng dung dịch suy thoái này vẫn được bao bọc kín bởi cái bình mang nhãn hiệu phát triển kinh tế và vẫn chẳng có con số thống kê chính thức nào về chuyện có bao nhiêu người đã quyên sinh vì cái TTCK này. Phải chăng đó là căn bệnh thiếu minh bạch trầm kha mà các nhà đầu tư, chuyên gia trong nước và người nước ngoài thường dùng để nói về TTCK Việt Nam? Tại sao từ cả năm nay, khi nhà đầu tư dài hạn cứ lần mòn bị hao hụt và hiện đã bị mất đến ít nhất 80% tài sản, vẫn không có một lời cảnh báo nào từ phía các cơ quan hữu trách mà ít ra cũng nhằm hạn chế được nạn tự tử và tâm thần đang lan rộng? Xin hãy nhìn lại và suy ngẫm về chuyện Ủy ban chứng khoán nhà nước đã thể hiện sự im lặng quá khó hiểu lâu nay, nhưng hiện thời lại thông báo đang dự thảo 2 nghị định, 10 thông tư hướng dẫn, 4 đề án cho TTCK... Đó là động thái gì? Liệu sự cố gắng vớt vát ấy có đủ cứu cái thị trường khốn quẫn này khỏi tan vỡ bởi bong bóng niềm tin? Báo chí sẽ phải tuyên truyền ra sao đây trong tình cảnh thực tế thua lỗ phũ phàng của tuyệt đại đa số nhà đầu tư và các quỹ nước ngoài đang trái ngược hẳn với những bản báo cáo thành tích của các cơ quan quản lý? Bởi thế, sẽ thật có ý nghĩa nhân sinh nếu như xảy ra khả năng (dù chỉ với 1% xác suất) là TTCK bị "đóng cửa" và do đó sẽ trở thành một thứ thị trường OTC, với sự biến mất của nhiều mã cổ phiếu niêm yết và sự cắm cổ ra đi không ngoái lại của phần lớn nhà đầu tư nhỏ lẻ, kể cả nhà đầu tư nước ngoài. Khi đó, cái chết mới đối với những nhà đầu tư mới có thể sẽ xảy ra ít hơn, xã hội sẽ không phải quá âu lo về những vụ tự tử do hậu quả mà rất nhiều nhà đầu tư đã ví như trò cờ bạc cao cấp. Còn nền kinh tế cũng sẽ chẳng mấy bị ảnh hưởng cho dù có đóng cửa vĩnh viễn cái TTCK mà dường như ngay cả nhóm tạo lập thị trường cũng không muốn nhìn thấy tương lai này. Việt Thắng diễn đàn kinh tế việt nam
-
Đến năm 2030, thủ đô Bangkok của Thái Lan có thể chìm trong nước biển Mặt đất nền tại Bangkok mỗi năm sụt xuống từ 1,5 cho đến 5,3 centimet và một phần lớn của Bangkok hiện đã chìm dưới nước biển. Ngày qua ngày. Bangkok đang sụt xuống. Chẳng có điều gì có thể ngăn được. Những chuyên gia bi quan nhất cho rằng đến năm 2030 một phần thủ đô của Thái Lan sẽ bị nhấn chìm dưới nước biển. Các chuyên gia đang phàn nàn về việc hiện chưa có chính sách nào để ngăn thảm họa nhiều khả năng sẽ đến. Thảm họa thiên nhiên nhiều khả năng sẽ trở thành thách thức lớn nhất đối với chính phủ mới của Thái Lan sau cuộc bầu cử ngày 03/07/2011 vừa qua. Khí hậu thay đổi, mực nước biển tăng lên và phá hủy các thành phố ven biển. Rất nhiều yếu tố có thể dẫn đến “hồi cáo chung” cho thành phố nằm trong khu vực châu thổ sông Chao Praya. Thành phố được xây dựng sau cam kết vào ngày 21/04/1782 của hoàng gia Chakri hiện vẫn trị vì đất nước Thái Lan. Số dân sống tại thành phố vẫn tăng chóng mặt: hiện có khoảng 10 triệu người sống tại trung tâm hay ngoại ô của Bangkok. Trọng lượng lớn của các tòa nhà chọc trời cũng khiến nền của Bangkok bị sụt xuống nhanh hơn. Mặt đất nền tại Bangkok mỗi năm sụt xuống từ 1,5 cho đến 5,3 centimet và một phần lớn của Bangkok hiện đã chìm dưới nước biển. Dù sớm hay muộn, mực nước biển cũng sẽ đe dọa đến sự tồn tại của rất nhiều tòa nhà nơi khoảng 90% dân cư đang sinh sống. Tại cảng Samunt Prakan, cách Bangkok khoảng 15 kilomet, nhiều khu vực dọc sông dã chìm trong nước. Theo danh sách mới công bố bởi Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Bangkok nằm trong danh sách thành phố bị đe dọa bởi thay đổi khí hậu. Ông Smith Dharmasaroja, trưởng trung tâm nghiên cứu ngăn thảm họa thiên nhiên tại Thái Lan, dự báo đến năm 2100, Bangkok sẽ trở thành Atlantis mới. Vào thập niên 1990, ông từng dự báo chính xác về thảm họa sóng thần tháng 12/2004. Ngọc Diệp Theo Time
-
TT mãi chẳng đi lên để post tiếp 40 chiêu nữa nhỉ. Chán vãi lúa.
-
Thị trường căn hộ còn sụt giảm đến cuối năm Thị trường căn hộ chung cư TP HCM và Hà Nội đều cùng chung tình trạng giá sụt giảm, giao dịch ảm đạm, nhà đầu tư chán căn hộ. Các chuyên gia dự báo giá nhà chung cư sẽ tiếp tục giảm vào cuối năm. > Chuyên gia địa ốc bi quan về thị trường căn hộ Báo cáo mới nhất về thị trường căn hộ tại TP HCM của CBRE nhận định, mức giá chào bán tiếp tục sụt giảm trong quý II. Theo khảo sát của đơn vị này, giá căn hộ trong tất cả các phân khúc cao cấp, trung cấp và bình dân giảm khoảng 1%. Giá căn hộ thuộc phân khúc hạng sang và cao cấp giảm nhiều nhất so với quý I. Lượng căn hộ chào bán trong quý II giảm 12,5% so với quý trước, với tổng số khoảng 4.900 căn được chào bán. Dự báo của CBRE, giá bán trên thị trường nhà ở thứ cấp sẽ tiếp tục giảm trong 6 tháng cuối năm. Vì hệ quả của tình hình tài chính khó khăn, niềm tin của người mua nhà ở mức khá thấp nên các giao dịch thực tế cũng sụt giảm. Thống kê của đơn vị này, năm 2012-2013, thị trường căn hộ TP HCM sẽ có thêm khoảng 400 căn hộ hạng sang và 66% của thị trường căn hộ tương lai sẽ rơi vào phân khúc trung cấp. Còn theo Công ty Savills Việt Nam, trong quý II, TP HCM chỉ có 6 dự án sơ cấp mới gia nhập vào thị trường, giảm mạnh so với 14 dự án mới của quý trước. Tổng nguồn cung sơ cấp đạt khoảng 16.500 căn, giảm 11% so với quý I. Các quận ở phía Nam và Tây Nam thành phố như quận 7, 8, và Bình Tân vẫn là nguồn cung chính cho thị trường này, chiếm 77% là phân khúc nhà giá bình dân. Thị trường căn hộ tại TP HCM sụt giảm trong quý II. Ảnh: Vũ Lê. Khảo sát của Savills, hơn 50% căn hộ được bán tại TP HCM với giá thấp hơn 750 USD mỗi m2. Những căn hộ có diện tích nhỏ 1-2 phòng ngủ được khách hàng ưa chuộng. Cũng theo đơn vị tư vấn khảo sát này, trong hai quý tới, sẽ có khoảng 32 dự án căn hộ dự kiến được tung ra bán, cung cấp tổng cộng khoảng 26.000 căn. Tương tự TP HCM, thị trường chung cư Hà Nội cũng èo uột trong quý II. Ghi nhận của VnExpress.net cho thấy, thị trường chung cư trong ba tháng qua giao dịch chậm. Nhiều dự án không bán được hàng, đặc biệt là các căn hộ cao cấp có giá bán trên dưới 2.000 USD mỗi m2 khó tìm được đầu ra. Nhiều văn phòng môi giới thừa nhận, hầu hết căn hộ cao cấp đều giao dịch chậm, thậm chí đóng băng. Các căn hộ có giá bình dân, khả quan hơn và vẫn được nhiều người hỏi thăm. Khảo sát quý II của Công ty Savills Việt Nam tại thị trường Hà Nội cho thấy một số dự án căn hộ thuộc khu vực Hà Đông, Cầu Giấy có mức giá bán giảm 2-8% tùy loại. Tỷ lệ bán hàng thành công không cao, tính trung bình chỉ đạt 16%. Các căn hộ càng cao cấp, bán càng chậm, chỉ đạt khoảng 5%. Các căn hộ trung cấp đạt tỷ lệ giao dịch thành công khoảng 11-26%. Giá chào bán chung cư trên thị trường dao động từ 800 USD đến 3.200 USD mỗi m2. Do nguồn cung hiện tại tương đối lớn, người mua sẽ có nhiều lựa chọn và lợi thế trong việc ép giá chủ đầu tư. Ảnh: Hoàng Lan. Tương tự, báo cáo quý II của CBRE nhận xét, thị trường căn hộ chung cư Hà Nội vẫn trầm lắng. Điều này dẫn đến hệ quả các nhà đầu tư phải đẩy mạnh bán hàng bằng khuyến mãi, chiết khấu lên tới 12%. Với tình hình như hiện nay, dự kiến, giá chào thuê sẽ tiếp tục giảm sút. Nguyên nhân của tình trạng thị tường căn hộ có nhiều biến động trong quý hai, theo các đơn vị tư vấn khảo sát quản lý bất động sản, là do tác động của việc thắt chặt tín dụng. Điều này khiến nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc huy động vốn, nhiều dự án khát vốn đã buộc phải rao bán dẫn đến hàng loạt dự án phải giảm giá. Các chuyên gia bất động sản dự báo, từ nay tới cuối năm, những dự án nhà ở mới ở tất cả các phân khúc sẽ xảy ra tình trạng trì hoãn chào bán tạm thời do các chủ đầu tư chờ đợi tâm lý thị trường lạc quan trở lại. Tuy nhiên, những chủ đầu tư đã chào bán căn hộ buộc phải nỗ lực tìm cách đẩy hàng đi, thậm chí tính đến phương án cho thuê căn hộ nhằm làm tăng tính thanh khoản của thị trường này. Công ty Knight Frank nhận định, nhu cầu đối với phân khúc bình dân với giá 1-2 tỷ đồng mỗi căn là khả quan nhất. Do quá trình đô thị hóa và dân số tăng nhanh trong khi mức thu nhập lại khiêm tốn, nên nhu cầu người dân mua để ở sẽ tiếp tục tăng đối với các căn hộ có diện tích nhỏ và có mức giá hợp lý. Ngoài ra, theo Knight Frank, thị trường chung cư cũng sẽ chứng kiến một thực tế, lượng người có nhu cầu thực sẽ nhiều hơn đầu tư do phân khúc này không còn mang lại lợi nhuận như trước. Đặc biệt, đối với căn hộ cao cấp mặc dù đã bắt đầu có giá mềm hơn song các chủ đầu tư sẽ vẫn gặp khó khăn trong quá trình bán hàng do nguồn cung lớn. Vũ Lê - Hoàng Lan
-
5 cây thị cổ được trả giá 7 tỷ đồng Gốc cây lớn, nhiều người ôm không xuể, thân xù xì với những hốc rỗng vài người ngồi lọt, quả thị to nặng tới một kg. Có đại gia đã trả giá 7 tỷ đồng cho cả 5 cây, nhưng chủ nhân nhất quyết không bán. Rừng lộc vừng 500 tuổi ở Huế Ảnh: 5 cây thị cổ Ông Lê Minh Thưởng, hậu duệ đời thứ 16 của họ Lê ở xã Nghi Thịnh (Nghi Lộc, Nghệ An), chủ nhân của 5 cây thị cho biết, theo gia phả, cách đây hơn 600 năm, một trận đại hồng thủy cuốn phăng các làng mạc, biến vùng đất ven biển xứ Nghệ này thành một bãi cát trắng. Trên bãi cát bạc màu ấy, 5 cây thị vẫn tươi tốt. Vào thế kỷ 15, một lần dẫn quân đi đánh giặc ngoại xâm, đô đốc Lê Văn Hoan dừng chân ở vùng đất trên, buộc voi vào 5 cây thị vừa để tuyển quân, vừa nghỉ ngơi. Đô đốc Lê Văn Hoan ăn thử một quả thị thấy rất ngọt. Sau lần đó, đoàn quân của đô đốc thắng lớn, Lê Văn Hoan được phong chức Đại nguyên soái Lê Quý Công. Mỗi lần vào thăm 5 cây thị ở vùng đất này, đoàn quân đánh giặc đều giành chiến thắng. Thấy lạ, nguyên soái đã để một số con cháu ở lại để sinh cơ lập nghiệp rồi lập miếu thờ 5 cây thị. Từ đó, con cháu họ Lê sinh sôi, phát triển và trở thành một trong những dòng họ lớn trong vùng. Cây thị Nu nằm ở góc vườn nhà ông Thưởng. Ảnh: Nguyên Khoa. Cũng theo gia phả và nhiều bậc cao niên trong làng kể lại, 5 cây thị cổ này chính là nơi mà đoàn quân của vua Quang Trung đã cột voi trong lần hội quân trước khi ra Thăng Long đánh tan quân Thanh năm 1789. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, 5 cây thị cũng là chứng tích lịch sử. Cụ Nguyễn Văn Nam, 80 tuổi ở xã Nghi Thịnh cho biết, từ nhỏ cụ và các bạn đồng lứa đã ngồi chơi dưới những gốc thị khổng lồ. Đến mùa quả chín, khắp làng trên, xóm dưới đều đến hái quả ở cây thị này. “Nạn đói quay quắt năm 1945 đã khiến nhiều người chết, tuy nhiên nhiều người dân vùng biển đã sống nhờ vào quả của những cây thị già này”, cụ Nam khẳng định. Khi giặc Mỹ ném bom bắn phá, vùng biển Nghệ An là một trong những vùng trọng điểm. Khi đó, một đơn vị phòng không của quân khu 4 đã đóng trong vườn nhà ông Thưởng. Ở dưới mỗi gốc thị là một căn hầm lớn, có giao thông hào thông nhau. Một số cây thị lớn được người dân và bộ đội khoét rỗng để làm bếp nấu và trú bom. “Chỉ huy phòng không của quân khu 4 từng ngồi trong hầm cây thị này để chỉ huy bắn hạ nhiều máy bay địch. Hàng chục đoàn quân khi vào Nam chiến đấu đã đi qua những hầm hào của 5 cây thị già”, một cựu chiến binh ở xã Nghi Thịnh cho biết. Trong suốt những năm chiến tranh gian khổ và cả sau đổi mới, 5 cây thị già bị nhiều người quên lãng. Năm 2006, một đoàn khách du lịch khi đi nghỉ ở Cửa Lò đã vào thăm 5 cây thị cổ của dòng họ Lê. Sau một hồi xem xét những khối u sần sùi, những cái hốc đen ngòm của 5 cây thị, một đại gia đã trả giá cây nhỏ nhất 30.000 USD, cây to giá cao hơn. “Tính ra tiền Việt lúc đó hơn 3 tỷ đồng, nếu tôi bán thì họ sẽ mang tàu biển vào cập cảng Cửa Lò rồi chở cây đi. Đến lúc đó, con cháu họ Lê mới biết dòng họ mình đang giữ bảo vật”, ông Thưởng cho biết. Sau nhiều lần tìm đến mua cây thị, nhưng không có kết quả, vị đại gia nọ đã nâng giá lên 7 tỷ đồng cho 5 cây nhưng ông Lê Minh Thưởng kiên quyết không bán vì “đây là báu vật của tổ tiên, là nguồn mạch phát triển của cả dòng họ”. Ông Thưởng bên cạnh gốc của một cây thị cổ. Ảnh: Nguyên Khoa. Năm 2007, những cây thị già của ông Thưởng được đưa vào chương trình “Chuyện lạ Việt Nam”, từ đó nhiều đoàn khách đã tới thăm, nhiều đại gia ở Nam Định, Quảng Ninh, Hà Nội đã tìm vào đòi mua nhưng ông cũng không bán. Năm 2010, một đoàn nghiên cứu về cây của Hội Bảo vệ thiên nhiên Việt Nam đến phân tích, thu mẫu và kết luận những cây thị này có tuổi đời gần 600 năm. Trong số 5 cây thị ở 5 góc vườn nhà ông Thưởng, cây lớn nhất được gọi là thị Nu. Gốc thị lớn 9-10 người ôm mới xuể, rễ thị cắm sâu vào lòng đất, chạy khắp cả khu vườn. Cũng như những cây khác, thân của cây thị này chi chít những hốc, những khối u sần sùi, da mốc meo với nhiều loại cây tầm gửi trong đó có cả hoa phong lan sinh sống. Mặc dù đều là những cây thị cổ nhưng mỗi cây lại có đặc điểm riêng. Cây thị Nu có quả rất lớn đến gần một kg. Sở dĩ được gọi là thị Nu bởi khi hái xuống thì chưa thể ăn ngay mà phải dấm đến vài ngày mới ăn được. Cây thị lớn thứ hai trong vườn gọi là thị Hồng, có quả chín màu hồng. Một cây khác gọi là thị bần, quả nhỏ, không có hạt và ăn rất thơm. Cây khác được gọi là thị Chàm… Cả 5 cây thị đều bị khoét rỗng ở phía trong với những vết cháy đen ngòm do việc nấu bếp bí mật và những căn hầm dã chiến trong chiến tranh, nhưng ở ngoài vỏ, những cành non mơn mởn cứ tiếp tục đâm chồi mạnh mẽ. “Dù đã rất già cỗi nhưng 5 cây thị là bảo vật thiêng liêng vô giá, là mạch sống của tổ tiên. Một số năm, các cây thị khác trong vùng có thể mất mùa nhưng cả 5 cây thị này đều trĩu quả. Ở tuổi gần đất, xa trời, ước mong lớn nhất của tôi và của nhân dân trong vùng là những cây thị này sẽ sớm trở thành cây di sản Việt Nam, con cháu sau này sẽ tiếp nối truyền thống cha ông, tiếp tục gìn giữ”, ông Lê Minh Thường vừa ôm lấy hốc cây thị già vừa nói. Đại diện chương trình Cây di sản Việt Nam thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam cho biết, mặc dù các chuyên gia của hội đã biết đến 5 cây thị hiếm có này, tuy nhiên hội vẫn chưa nhận được đơn đăng ký cây di sản của ông Thưởng. Sau khi nhận được đơn, Hội sẽ lập đoàn kiểm tra, thẩm định để công nhận 5 cây thị là cây di sản Việt Nam. Hà Nguyên Khoa
-
Xin được gửi đến anh Linh Trang và toàn thể gia đình lời chia buồn sâu sắc.
-
Nhìn hình ảnh bài báo này về các vị lãnh đạo TQ, nhờ các cao thủ cảm hứng tiên tri về đất nước TQ: ======================================== Ảnh ghép quan chức Trung Quốc thành trò đùa trên mạng Các quan chức ở huyện Khoái Lí, tỉnh Tứ Xuyên nước này, đã phải lên tiếng xin lỗi sau khi bị cộng đồng mạng chỉ trích vì bức ảnh họ đi thăm con đường mới bị chỉnh sửa bằng Photoshop quá vụng về. >Các 'tai nạn' Photoshop của thập kỷ / 10 'thảm họa' Photoshop trong năm Ảnh Photoshop lộ liễu về các quan chức Trung Quốc. Tuần trước, trang web của huyện này đăng tấm hình một số người đứng đầu đang đích thân đi kiểm tra dự án làm đường vừa hoàn thiện. Tuy nhiên, đôi chân của họ dường như lơ lửng cách mặt đất vài cm. Trước phản ứng của người đọc, nhà chức trách đã khẳng định 3 vị đó có đi thực tế, nhưng người chụp thấy ảnh gốc không đẹp, không ấn tượng nên đã hoán đổi nội dung các ảnh với nhau. "Chúng tôi rất xin lỗi và đã làm rõ chuyện này", một quan chức của huyện giải thích trên Tân Hoa Xã. Ảnh gốc bị hoán đổi để cho ra đời tấm hình trên. Tuy nhiên, lời xin lỗi đó không ngăn được cư dân mạng phát tán tấm hình "được xếp vào hàng các tác phẩm Photoshop tệ nhất trong lịch sử Internet". Chỉ trong vài giờ, hàng loạt ảnh nhái đã xuất hiện trên các diễn đàn trực tuyến, trong đó 3 vị này "hạ cánh" trên mặt trăng, bị khủng long vây xung quanh... Thành viên trên diễn đàn cho rằng đằng nào 3 quan chức cũng "bay" thì nên bay cao hẳn. Ảnh ghép quan chức Trung Quốc Ba vị cưỡi mây lên mặt trăng. Kiểm tra tình hình mưa lũ. Khủng long vây quanh. Đóng phim Kungfu Panda.
-
Không thể xem thường sự sụt giảm của TTCK Kết luận Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, sự sụt giảm của TTCK là điều không thể xem thường.… Phát biểu này cho thấy những khó khăn của TTCK từ cuối năm 2010 đến nay đã nhận được sự chia sẻ, quan tâm của người đứng đầu Chính phủ. Trên cơ sở đó, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành sớm đưa ra giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ TTCK phát triển lành mạnh, bền vững. Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, cho biết, tại phiên họp trên, Chính phủ đã nhất trí phương án hỗ trợ TTCK do Bộ Tài chính đề xuất. Theo đó, giải pháp mang tính trực diện là miễn thuế đầu tư chứng khoán từ 1/8/2011 đến hết năm 2012, trong đó bao gồm miễn 5% thuế cổ tức (trừ cổ tức do các ngân hàng, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư tài chính chi trả) và miễn 20% trên thu nhập hoặc 0,1% trên tổng giá trị chuyển nhượng đối với hoạt động chuyển nhượng. Chính phủ đang hoàn chỉnh phương án miễn thuế lần cuối, để trình Quốc hội khoá XIII xem xét thông qua tại kỳ họp đầu tiên, khai mạc vào cuối tháng này. Bộ Tài chính đang chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị thuộc Bộ sớm hoàn chỉnh các văn bản mang tính kỹ thuật, để áp dụng hiệu quả Thông tư 74 hướng dẫn về giao dịch chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/8 nhằm cải thiện thanh khoản cho TTCK. Nghị định sửa đổi Nghị định 109 về chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ và dự kiến sắp được ban hành. Với các đột phá về cơ chế bán cổ phần cho NĐT chiến lược, xác định giá đất, chính sách mới được thực thi sẽ góp phần tăng sức hấp dẫn của chứng khoán Việt Nam với các NĐT nước ngoài. Ngoài các giải pháp hỗ trợ trực tiếp, TTCK cũng nhận được nguồn năng lượng quan trọng từ thông điệp nhất quán được phát đi sau Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, là Chính phủ tiếp tục quyết liệt triển khai các giải pháp điều hành, để ổn định vĩ mô cả trong ngắn hạn và dài hạn. Nhờ định hướng điều hành này, mà các thành viên Chính phủ thống nhất đánh giá lãi suất đang có xu hướng giảm. Lãi suất huy động VND bình quân hiện là 15,5%/năm, trong khi lãi suất cho vay khoảng 18,7%/năm. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện đáng kể; các cân đối và tỷ giá ngoại tệ đang dần ổn định. Từ nay đến cuối năm, Chính phủ kiên định điều hành theo hướng tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và hiệu quả; hướng tín dụng vào phục vụ sản xuất, xuất khẩu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm dần lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm lạm phát. Qua đó tạo tiền đề cho tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu trên cơ sở nguồn nhân lực chất lượng cao, áp dụng thành tựu mới về khoa học công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại. Điều TTCK chờ đợi nhất lúc này là hiệu lệnh thực thi các giải pháp hỗ trợ thị trường sớm được phát ra, để cùng với triển vọng vĩ mô đang sáng dần, TTCK sẽ sớm khởi sắc trở lại trên nền các giá trị hỗ trợ lành mạnh và bền vững. Theo Hữu Hòe ĐTCK
-
Khi "cò" bất động sản phát cuồng Kinh tế khủng hoảng, việc bán đất trở nên khó khăn hơn bao giờ hết Nhiều “cò” đất khi thấy khách từ chối với lí do “thiếu tiền”, “không xoay được vì tình hình tài chính đang khó khăn” còn tung thêm chiêu “vay nóng”. Mánh của "cò" đất Đầu tư “còi” tìm đất quê: Dân phố cưỡi lưng nhau! "Cò" đất dự án tiết lộ bí mật gây sốc Môi giới nhà đất kiểu “khủng bố” Theo tiết lộ của một “cò” đất chính hiệu, có thâm niên 8 năm làm cò, thì chưa bao giờ, việc môi giới bất động sản lại trở nên khó khăn như thời gian này. Thị trường nhà đất nở rộ, các chung cư đua nhau giảm giá, người mua có thể đến tận phòng kinh doanh của các nhà thầu để mua nhà với giá gốc, nhưng đâu đâu cũng thấy người dân than thở chữ “lạm phát”, và “cò đất” gặp khó khăn hơn bao giờ hết. Đủ mọi chiêu được “cò” tung ra vào thời điểm này: gửi email đến tất cả các địa chỉ mà mình biết hoặc tình cờ có; đăng quảng cáo ở hàng chục trang một lúc với những lời mời chào “cơ hội đầu tư siêu lời”, “nhà siêu rẻ”; … Thậm chí, “cò” đất không ngần ngại tung “độc chiêu”: mua nhà ở trung tâm tặng… chảo chống dính, nồi cơm điện. Chị Minh Anh, nhân viên IT của một công ty tại đường Âu Cơ cho biết, thời gian này, chị cùng các đồng nghiệp làm về kĩ thuật mạng phải khốn khổ vì nhân viên ở các bộ phận khác liên tục than phiền bởi thư rác, thư quảng cáo bất động sản ngày nào cũng được gửi tới tấp đến vài chục cái. Khủng bố hơn, “cò” đất còn gửi cả thư tay, thư giới thiệu dự án kèm hồ sơ dự án đến những cá nhân hay địa chỉ có thể có kèm số điện thoại của mình. Cá biệt còn có trường hợp, do đọc quảng cáo trên mạng không kĩ, cò này còn gửi nhầm cho cả cò kia. Chị Hoàng Chung, giáo viên một trường tiểu học ở Hà Nội kể lại câu chuyện mà chị vô tình vướng vào “cò đất”. Số là trong lớp chị dạy, có 1 phụ huynh học sinh làm nghề môi giới bất động sản. Trong buổi họp phụ huynh, khi kết thúc cuộc họp, cô giáo hỏi các vị phụ huynh còn ý kiến gì không. Bất ngờ, vị phụ huynh làm nhà đất đứng vội vàng lên và nói 10 phút giới thiệu dự án bất động sản và chào mời mọi người mua hàng. Mua nhà rồi bắt … mua tiếp 7h sáng chủ nhật, đang say nồng với giấc ngủ dài ngày chủ nhật, cả nhà anh Bình bị đánh thức bởi tiếng chuông điện thoại lanh lảnh. “Anh ơi, em ở trung tâm môi giới bất động sản, có dự án hay lắm, em muốn giới thiệu với anh”… Và anh Bình không thể bình tĩnh thêm được nữa: “Hàng ngày, tôi đã có cảm giác mình bị khủng bố vì các dự án bất động sản ở tận đâu đâu rồi, giờ về nhà, muốn ngủ yên với vợ con mà cũng không yên với anh chị sao?”. Ai dè, sau khi anh Bình quát to lên như vậy, “cò” đất vẫn bình tĩnh đáp lại: “Anh ơi, vì dự án này quá tốt nên em nghĩ anh không thể bỏ qua được, chứ dự án vớ vẩn thì em cũng không làm phiền anh vào ngày nghỉ đâu”. Không dừng lại ở việc tiếp thị các dự án bất động sản ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, “cò đất” còn tung chiêu ép khách “mua nhà rồi bắt … mua tiếp”. Anh Việt Hà, nhân viên một công ty trên phố Láng Hạ kể chuyện. Anh đặt 1 căn chung cư ở Ciputra cách đây gần chục năm, khi dự án còn mới bắt đầu có. Thế nhưng, đến tận giờ này anh vẫn thấy có người ra rả gọi điện thuyết phục anh mua một căn hộ ở khu chung cư đó. Mặc cho anh ra sức giải thích rằng, anh đã có nhà ở chính chỗ đó rồi, không có nhu cầu đầu tư thêm nữa nhưng “cò” vẫn một mực không tin, cho rằng anh nói dối và gửi liên tiếp email, tin nhắn và cả thư quảng cáo đến nhà của anh. Nhiều “cò” đất khi thấy khách từ chối với lí do “thiếu tiền”, “không xoay được vì tình hình tài chính đang khó khăn” còn tung thêm chiêu “vay nóng”. Bằng hình thức “thế chấp chính căn nhà mà khách hàng mua”, cò đất còn sẵn sàng đầu tư giúp khách hàng thêm cả tỷ đồng với lãi suất “cắt cổ” để mua được nhà. Thời gian gần đây, thị trường nhà đất cả nước đóng băng, không ít trung tâm môi giới đóng cửa vì quá ít khách hàng tìm đến. Cũng không ít "cò" dở khóc dở cười vì trông chờ vào việc giá đất tăng nên “găm” đất chờ thời. Đây cũng là mùa cho “cò” đất tung nhiều độc chiêu khiến khách hàng khóc dở mếu dở. Theo Thu Lý Vietnamnet
-
Thị trường chứng khoán Chứng khoán thời khủng hoảng: Tìm đến triết lý Phật giáo Thứ Tư, 29/06/2011, 14:53 In tin Gửi email RSS Trước tình hình ảm đạm của thị trường, hoạt động đầu tư chứng khoán gặp nhiều thua lỗ, khiến cho không chỉ nhà đầu tư mà đến cả nhiều thành viên trong các công ty chứng khoán gánh chịu áp lực lớn về tinh thần, thậm chí nhiều người trong đó đã bị sự chấn động và khủng hoảng về tâm lý. Đại đức Thích Thái Tâm thuyết giảng tại Công ty Chứng khoán quốc tế Hoàng gia-IRS (Nguồn: IRS) Mới đây, Câu lạc bộ các nhà đầu tư tại Công ty chứng khoán IRS đã tổ chức buổi nói chuyện “Đạo Phật với cuộc sống” do Đại đức Thích Thái Tâm, trụ trì chùa Hương Hồ (Thành phố Huế) thuyết giảng thay vì mời các chuyên gia kinh tế đến nói chuyện, phân tích tình hình thị trường như cách mà tất cả các công ty chứng khoán đã làm trước đó. Cân bằng tâm lý Một số nhân viên chứng khoán cho biết, họ chẳng lấy làm bất ngờ khi giới truyền thông có bài viết về việc Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận những trường hợp đầu tiên cần điều trị tâm lý do khủng hoảng tinh thần liên quan đến thua lỗ trong đầu tư chứng khoán. Sau bài báo, nhiều nhân viên môi giới đã nhận được điện thoại từ phía người thân, bạn bè và thậm chí là cả khách hàng hỏi thăm, động viên và chia sẻ. Anh Nguyễn Trần, nhân viên môi giới tại chi nhánh Hà Nội cũng của một công ty chứng khoán tại Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, “Nhiều người thân đã gọi điện hỏi han tôi. Tôi thấy mình cũng không nghiêm trọng và bê bết lắm. Nhưng mẹ và người nhà vẫn động viên phải cười lên cho mọi người vui vẻ. Hình như bề ngoài của tôi đang chán hơn là tôi tưởng." Nhìn nhận về con đường dài của nghề môi giới chứng khoán, anh Trần tâm sự, có thể coi nghề này như làm xiếc trên dây. Mặc dù nhiều người đang có tâm lý rất chán, nhưng do phải chăm sóc khách hàng nên giữa lời nói và hành động khác xa với những gì người ta đang trải qua. Nguyên tắc người môi giới thường kể về các khoản lãi của mình và ít khi nói thật về những khoản lỗ và áp lực thực mà họ đang phải đối đầu. Theo anh Hoàng Minh, một môi giới chuyên nghiệp tại một công ty chứng khoán phía Nam, tính đến thời điểm này các thành viên trên thị trường, ai cũng khó khăn. Một số người đã phải từ bỏ hẳn ngành chứng khoán, tuy nhiên một số vẫn cố gắng bám trụ, mặc dù để tồn tại đã có không ít người phải làm thêm nghề tay trái. Một nữ nhân viên môi giới tại một công ty chứng khoán trên phố Thụy Khuê, Hà Nội, đã phải thốt nên với nhà đầu tư của mình: "nếu có tiền em cũng gửi tiết kiệm." Chị chứng kiến nhà đầu tư của mình thua lỗ nhiều quá nên không còn đủ niềm tin để thuyết phục khác hàng tiếp tục tham gia vào thị trường. Suốt thời gian qua, trên nick chat cá nhân, chị luôn treo dòng tâm sự “Giải pháp gì cho sự thất nghiệp...” Ngoài lỗi lo về thu nhập và việc làm, nhiều người làm việc trong ngành chứng khoán còn đang phải đối mặt với những áp lực rất lớn với gia đình, người thân, bạn bè và cả khách hàng. Những người đã tin tưởng giao tài sản cho họ với hy vọng đầu tư “bỏ một lãi mười”. Đến với các thành viên trên thị trường, thầy Thái Tâm đã dành một phần bài giảng nói về cách chế ngự lòng tham, tránh được đau khổ khi không đạt được tham vọng. Tổn thương nhờ được ưu đãi Theo các chuyên viên môi giới chứng khoán, thị trường chứng khoán lình xình, nhà đầu tư đổ tiền bao nhiêu mất bấy nhiêu và đối tượng chịu trận nặng nề cùng giới đầu tư không phải ai xa lạ mà chính là họ. Anh Hoàng Minh thấm thía kể, các nhân viên môi giới khi sử dụng đòn bẩy [ký quỹ chứng khoán] thường dễ dàng hơn các nhà đầu tư. Bởi, một mặt mình là nhân viên công ty và thêm vào đó muốn tư vấn cho khách hàng thì các môi giới phải tham gia đầu tư để cảm nhận hết tính chất vận động của thị trường, qua đó cũng kích hoạt được hoạt động đầu tư của khách hàng. Cũng chính bởi yếu tố này mà các công ty chứng khoán thường ưu tiên tỷ lệ đòn bảy cho nhân viên các môi giới của mình. “Nguy hiểm là ở chỗ đó, trước đây chỉ đầu tư đơn thuần tài sản tự có, nhưng do được khuyến khích từ phía công ty, tôi đã nhờ người anh làm ở ngân hàng vay thêm một khoản tiền để tham gia vào thị trường, rồi tiếp tục sử dụng margin chính khoản đầu tư đó. Do đó, khi thị trường giảm sút, ngoài việc tài khoản thâm hụt tới 30%, tôi phải cộng gánh nặng tiền lãi lên trên 20 triệu đồng mỗi tháng. Cộng dồn tổn thất hơn một năm nay, không tính đến khối tài sản kiếm được trước đó đã không cánh mà bay, mà giờ đây tôi còn đang lâm vào cảnh nợ nần,” anh Trần nói. Khắc nghiệt nhất trong hoạt động đòn bẩy chứng khoán là phải giải chấp đúng đáy. Anh Nguyễn Trần, nhân viên môi giới tại chi nhánh Hà Nội cũng của một công ty chứng khoán tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, quan điểm của anh là đầu tư giá trị, nên thông thường anh Văn và các khách hàng của mình thường bám sát một đến hai mã chứng khoán có các chỉ số kinh doanh tốt, chiếm ưu thế ở top đầu trong ngành sản xuất của họ. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam có những diễn biến khá đặc trưng, mỗi khi có xu hướng lên thì hết thảy các mã cổ phiếu tốt, xấu cùng lên và xuống cũng vậy, do đó giờ đây nhóm của anh Văn đã phải điêu đứng trước áp lực giải chấp của công ty. Mặc dù thị trường khó khăn, nhưng vì tin tưởng vào khả năng đánh giá về kết quả và xu hướng kinh doanh một mã cổ phiếu MPC thuộc top đầu của ngành thủy sản, đồng thời các nhà đầu tư nước ngoài cũng luôn mua ròng MPC với tỷ trọng rất lớn, do đó nhóm của anh Trần đã kiên trì nắm giữ mã cổ phiếu trên trong một thời gian khá dài. Anh Trần thực hiện mua mã MPC ở thời điểm thị trường rất xấu. Nhưng theo anh, khi đó móm đầu tư này hầu như không lỗ vì có xuống thì cũng xuống rất thấp, cộng thêm việc khối ngoại mua khối lượng rất lớn, thành ra nó làm cho anh chủ quan. Giá mua trung bình khoảng 29.000 đồng/cổ phiếu, khi MPC lên được 36.800 đồng/cổ phiếu, anh Trần không bán, lý do chủ yếu là do kinh nghiệm đầu tư luôn có thắng lợi và quen với những khoản chênh lệch quá lớn, nên số lợi nhuận 20-30% làm anh không hài lòng, đây là nhược điểm khiến tôi không còn tỉnh táo nữa. "Sau này thị trường xuống, chính tôi đã phải giải chấp một số lượng lớn cổ phiếu tại vùng đáy vào hồi cuối tháng Năm vừa qua. Mặc dù trắng tay và đối với bản thân tôi khoảng thời gian này là căng thẳng nhất. Song tôi không cảm thấy là khủng hoảng mà thay vào đó, tôi nhìn nhận lại bản thân, không còn quá tự mãn với những thành quả đã từng dễ dàng gặt hái. Có thể tôi đã mất đi một khoản tài sản lớn mà nhiều năm mới dành dụm được, nhưng thay vì đó mình đang xây dựng một được nhân cách, một tinh thần của cuộc sống, bởi của cải là thứ chúng ta vẫn có thể làm ra khi duy trì được tinh thần minh mẫn và uy tín đối với những người xung quanh,” anh Trần nói. Tham vọng lắm thì thất vọng nhiều nên nhà đầu tư cần có những khoảng lặng để chiêm nghiệm lại cuộc đời, với những được - mất, hạnh phúc – khổ đau, từ lúc sinh ra cho đến hiện tại. Lúc đó, mọi người sẽ ngộ ra một điều, mọi thứ trên cuộc đời này đều do mình, tự mình làm ra nên khi mất mát hay đau khổ, chúng ta cũng phải tự mình đứng dậy, đừng trông chờ vào người khác. Đại đức Thích Thái Tâm Vietnam+
-
Rùa tấn công sân bay Mỹ Khoảng 150 con rùa bò vào đường băng của sân bay John F. Kennedy, New York, Mỹ, hôm qua để tìm kiếm nơi đẻ trứng, khiến hàng chục chuyến bay bị trì hoãn. Những con rùa bị bắt sau khi gây rối tại sân bay JFK. Ảnh: AP. Các quan chức cho biết đoàn rùa xuất hiện vào lúc 6h45 sáng, và trong vòng 3 tiếng đồng hồ, chúng tràn ngập khắp một đường băng chính và vài lối đi xung quanh, khiến các kiểm soát viên không lưu buộc phải chuyển các chuyến bay chuẩn bị cất cánh sang đường băng khác. "Chúng tôi phải đầu hàng bà mẹ thiên nhiên", Ron Marsico, phát ngôn viên của cơ quan quản lý các cảng và sân bay của New York và New Jersey, nói. Theo AP, các nhân viên cơ quan trên và Bộ Nông nghiệp Mỹ được điều động đến để bắt rùa và di chuyển chúng sang nơi khác. Các chuyến bay bị trì hoãn trung bình 30 phút, Ủy ban hàng không liên bang Mỹ cho hay. Sự di cư của những con rùa nước ngọt Bắc Mỹ diễn ra hằng năm ở sân bay Kennedy - nằm bên bờ vịnh Jamaica và một công viên bảo tồn động vật của liên bang. Vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7, chúng chui ra khỏi ổ và hướng về phía biển để đẻ trứng. "Hoạt động gây rối" của chúng thông thường kéo dài vài ngày, Marsico cho biết. Theo một đoạn ghi âm từ radio tại sân bay, một vài phi công bắt đầu báo cáo về những con rùa xuất hiện trên đường băng khi sân bay bước vào giờ hoạt động cao điểm. "Chú ý ở cách đường cất cánh khoảng 9 m, nằm về phía bên trái, có một con rùa khác", phi công của chiếc Boeing 767 của hãng American Airlines vừa cất cánh để tới Dominica, thông báo. "Lại có một con rùa khác ở trên đường băng?", kiểm soát viên không lưu hỏi lại. "Đúng vậy, hắn đang ở đó", phi công nói khi máy bay khổng lồ lao lên bầu trời. Một chiếc Boeing 737 khác cũng nhận thấy đường băng của mình bị chặn bởi ba con rùa. Sau khi đội nhân viên mặt đất di chuyển chúng đi, máy bay mới từ từ đi vào vị trí cất cánh, và khi vừa nhận được lệnh có thể xuất phát, thì lại xuất hiện thêm nhiều con rùa khác. Hãng hàng không JetBlue cũng gặp một số trở ngại trong các chuyến bay của mình. Hãng ra thông báo: "Chúng tôi hy vọng lần sau sẽ gặp được những con vật nhanh chân hơn". Song Minh
-
Nhìn sao trời, đoán chứng khoán Phương pháp này tùy vào người phân tích mà biến hóa, chủ yếu họ áp dụng thuyết hỗn mang của vũ trụ để ứng với sự hỗn loạn và không có quy luật của thị trường tài chính. Sự trở lại của con gấu? Không như các phương pháp kỹ thuật khác, thiên văn học tài chính đòi hỏi một trình độ phân tích khá và mới chỉ được các chuyên gia uy tín sử dụng. Thị trường chứng khoán vận động không có quy luật nhưng biến đổi trong một trật tự riêng. Thiên văn học tài chính lý giải trật tự đó. Đầu tháng 6.2011, trong một nhận định về thị trường chứng khoán nửa cuối năm, ông Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn Đầu tư Tài chính, Khoa Tài chính Doanh nghiệp, Đại học Kinh tế TP.HCM, có nói: “Ngày 20.6.2011 thị trường sẽ có tín hiệu mới”. Cơ sở để ông đưa ra dự báo này là phương pháp phân tích thiên văn học tài chính (Financial Astronomy). Thiên văn học tài chính là phương pháp được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhưng chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam. Không như các phương pháp phân tích kỹ thuật khác, thiên văn học tài chính đòi hỏi trình độ phân tích khá và mới chỉ được các chuyên gia phân tích có uy tín sử dụng. Phương pháp này tùy vào người phân tích mà biến hóa ra nhiều cách ứng dụng khác nhau, nhưng chủ yếu họ áp dụng thuyết hỗn mang của vũ trụ để ứng với sự hỗn loạn và không có quy luật của thị trường tài chính. Cần lưu ý là dù không có quy luật nhưng cả vũ trụ lẫn thị trường tài chính đều biến đổi trong một trật tự riêng. Vũ trụ hỗn mang bắt đầu từ vụ nổ Big Bang, không theo quy luật nào nhưng vẫn có trật tự riêng. Đó là trái đất xoay quanh mặt trời và tự xoay quanh mình để tạo ra ngày đêm, năm tháng. “Nói một cách đơn giản, khi ta quăng một con dế vào phòng và đóng cửa lại, dù không biết nó sẽ chạy hướng nào nhưng ta biết chắc rằng nó không thể chạy ra khỏi căn phòng đó được. Trật tự ở đây được hiểu là không gian căn phòng”, ông Phan Dũng Khánh, Trưởng Phòng Phân tích Công ty Chứng khoán Kim Eng Việt Nam (KEVS), giải thích. Thị trường chứng khoán cũng thế. Sự tăng giảm của thị trường biến đổi theo những nguyên tắc riêng trong từng giai đoạn. Trong 3 tháng đầu năm 2011, nhóm cổ phiếu blue-chip dẫn đầu thị trường, sau đó là thời của các cổ phiếu dưới mệnh giá. Có thể thấy, quy luật này chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Ông Khánh cho biết, phương pháp trên chủ yếu dựa vào sự di chuyển của các hành tinh và các vì sao trong vũ trụ. Những sự kiện đặc biệt như các vì sao đến gần nhau hay giao nhau trên quỹ đạo của chúng sẽ tác động nhất định đến thị trường. Ngoài ra, dựa vào các tác động này trong lịch sử mà suy ra các quy luật và diễn biến có thể sẽ xảy ra ở hiện tại. Chẳng hạn, từ cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán Mỹ 1987 đến khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997 mất 10 năm và cũng lặp lại theo trật tự này ở khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007, mà đến nay vẫn chưa chấm dứt. Ông Khánh đã sử dụng phương pháp thiên văn học tài chính hơn 1 năm và từng đưa ra các dự báo khá chính xác về thị trường. Một trong những trật tự được ông Khánh phát hiện trong thời gian gần đây là sau sóng giảm 72 điểm sẽ có sóng tăng khoảng 24 hoặc 48 điểm. Chẳng hạn, ngày 8.1.2010, VN-Index đạt mức cao nhất khoảng 544 điểm, sau đó sụt giảm xuống gần 472 vào ngày 22.1.2010. Đợt giảm này mất khoảng 72 điểm. Hay ngày 5.5.2010, VN-Index đạt mức cao nhất 551 điểm. Đến ngày 24.5, VN-Index giảm còn 479 điểm. Khoảng cách này cũng là 72 điểm. Điều đáng nói là sau những đợt giảm này, đợt tăng điểm ngay sau đó đều đạt ít nhất 24 hoặc 48 điểm rồi mới chuyển hướng. Có 3 điều mà giới đầu tư chứng khoán quan tâm nhất là thị trường tăng hay giảm, thay đổi bao nhiêu điểm và thay đổi trong thời gian nào. Theo ông Khánh, phương pháp này có điểm thú vị là tính được thời gian xảy ra những biến đổi này. Tuy nhiên, ông thừa nhận trình độ của mình chưa cao nên chưa tính chính xác được. Trở lại với nhận định của ông Chí rằng thị trường sẽ có tín hiệu từ ngày 20.6. Tất nhiên đã là dự báo thì phải có lúc sai. Trên thực tế, ngày 20.6 vừa qua vẫn không có tín hiệu nào đáng chú ý. Ông Trương Minh Huy chuyên viên phân tích Công ty Chứng khoán Chợ Lớn, cũng nghiên cứu và hay sử dụng phương pháp này. Ông cho biết thiên văn học tài chính còn mới ở Việt Nam nên chưa được chấp nhận rộng rãi. Thực ra đây cũng chỉ là một phương pháp phân tích, việc sử dụng phương pháp nào còn tùy thuộc vào mục đích đầu tư và kinh nghiệm của người phân tích. Trong một hội thảo về thị trường chứng khoán đầu năm 2011 do công ty cung cấp thông tin tài chính Vietstock tổ chức, ông Chí từng nói phân tích kỹ thuật là nơi khoa học đi ra và nghệ thuật đi vào. Nghĩa là việc phân tích còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của nhà đầu tư và không phải các biểu đồ đều nói lên được một cách chính xác diễn biến của thị trường. William Delbert Gann (1878-1955) là người khởi đầu cho phương pháp phân tích chứng khoán bằng thiên văn học tài chính ở Phố Wall. Những thành công của ông đã được ghi nhận và phương pháp này vẫn được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Ngay cả tổ chức tài chính lớn như JP Morgan (Mỹ) cũng có bộ phận chuyên nghiên cứu về thiên văn học tài chính. “Triệu phú có thể không tin thuật chiêm tinh, nhưng tỉ phú nhất định sẽ tin thuật chiêm tinh” là câu nói của tổ chức này được in trong nhiều cuốn sách về tài chính. Theo Giản Phúc Nhịp cầu đầu tư
-
Học giả Việt Nam nói về Biển Đông trên truyền hình Trung Quốc Trả lời truyền hình Trung Quốc, tiến sĩ Vũ Cao Phan bình luận, phát biểu của lãnh đạo Việt Nam chỉ là những phản ứng tự vệ, không phải là lời lẽ đe dọa chiến tranh. Ông tin, cuộc tranh chấp sẽ được giải quyết một cách hòa bình. Dưới đây là nội dung trả lời của ông với Đài truyền hình Phượng Hoàng của Hong Kong, Trung Quốc, tuần trước do tiến sĩ gửi cho VnExpress. - Sự thể hiện cứng rắn gần đây của Việt Nam ở Nam Hải (Biển Đông) biểu thị thái độ gì? - Nếu chỉ nhìn vào riêng biệt các sự kiện xảy ra gần đây để đánh giá phản ứng và thái độ của Việt Nam thì sẽ không chính xác. Phải nhìn rộng ra một chút, nhìn xa ra một chút. Vài năm gần đây ngày càng có nhiều tàu đánh cá của phía Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu hết lưới cụ rồi đòi tiền chuộc. Như năm ngoái chẳng hạn, hàng chục tàu thuyền, hàng trăm ngư dân khu vực miền Trung bị bắt giữ. Đây vốn là vùng đánh cá truyền thống lâu đời và yên lành của ngư dân Việt Nam, bây giờ bỗng nhiên liên tục xảy ra những sự việc như vậy. Có lần truyền hình Việt Nam chiếu cảnh hàng trăm thân nhân của những người đánh cá đứng, ngồi lam lũ trên bờ biển khóc lóc ngóng lo chồng con trở về đã gây ra rất nhiều bức xúc trong dư luận xã hội (điều này chắc các bạn Trung Quốc không biết). Tàu thăm dò Viking II do Việt Nam điều hành, bị tàu Trung Quốc quấy rối trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 9/6. Ảnh: PetroTimes. Nhà đương cục Việt Nam đã nhiều lần tiếp xúc với phía Trung Quốc về vấn đề đó nhưng hầu như không được đáp ứng. Lần này Trung Quốc hành động mạnh hơn thì phản ứng của Việt Nam cũng buộc phải mạnh hơn, không có gì quá bất thường. Trong tinh thần ấy, tôi nghĩ, phát biểu của lãnh đạo Việt Nam cũng chỉ là những phản ứng tự vệ, đâu có phải là lời lẽ đe dọa chiến tranh như các bạn vừa suy luận. Nếu người dân Trung Quốc thấy bất thường thì có lẽ là vì các bạn không biết đến các sự kiện trước đó như tôi vừa nói. Còn nếu gọi đây là một sự leo thang thì phải thấy là Việt Nam leo theo các bạn Trung Quốc. Đúng thế đấy, phía Trung Quốc luôn luôn leo lên trước. - Theo ông, tranh chấp trên Nam Hải (Biển Đông) sẽ được giải quyết bằng vũ lực hay đàm phán? - Ở Việt Nam loại câu hỏi như thế này hầu như không được đặt ra. Tôi nói hầu như nghĩa là không phải không có. Mặc dù Việt Nam đã phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh suốt hơn nửa thế kỷ qua nhưng không nhiều người nghĩ đến khả năng có một cuộc chiến tranh Trung - Việt vào lúc này vì những hòn đảo ở Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải). Về phía cá nhân, tôi tin cuộc tranh chấp sẽ được giải quyết một cách hòa bình. Thứ nhất là vì Chính phủ hai nước luôn luôn cam kết sẽ giải quyết những tranh chấp này không phải bằng vũ lực mà thông qua con đường ngoại giao, đàm phán thương lượng. Thứ hai, cả hai nước đều đang ra sức phát triển kinh tế sau nhiều năm bị tàn phá bởi Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc và chiến tranh ở Việt Nam; và công cuộc xây dựng phát triển kinh tế này đang đạt được những kết quả khả quan, chắc là không bên nào muốn để chiến tranh một lần nữa kéo lùi sự phát triển của đất nước mình. Thứ ba, bối cảnh của một thế giới hiện đại - tôi muốn nói đến một dư luận quốc tế đã trưởng thành - sẽ mạnh mẽ góp sức ngăn ngừa một khả năng như vậy. Thứ tư, và điều này cũng rất quan trọng, là nếu chính phủ hai nước có nóng đầu một chút thì lý trí và tình cảm của nhân dân cả hai bên sẽ giúp cho họ tỉnh táo hơn, tôi tin như vậy. Tôi xin hỏi lại anh, chắc anh cũng không muốn có một cuộc chiến tranh chứ? Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra những va chạm, xung đột nhỏ. - Bản chất của sự tranh chấp Trung - Việt, theo ông, là vấn đề kinh tế hay chủ quyền? Việt Nam nhìn nhận nguyên tắc "gác tranh chấp, cùng khai thác” như thế nào? - Đây là một câu hỏi thú vị. Các sự kiện ở Biển Đông cho thấy có cả màu sắc tranh chấp về kinh tế lẫn tranh chấp chủ quyền. Quan sát khách quan thì thấy Trung Quốc có vẻ nghiêng về lý do kinh tế, còn Việt Nam nghiêng về lý do chủ quyền nhiều hơn. Cách nhìn vấn đề như vậy sẽ giải thích được tại sao Việt Nam không mặn mà lắm với việc “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Ta thử phân tích xem tại sao nhé. Và đây là ý kiến của cá nhân tôi thôi. Lý do thứ nhất là tài nguyên thì có hạn, một khi khai thác hết rồi điều gì sẽ xảy ra? Liên quan đến nó là lý do thứ hai: “gác tranh chấp, cùng khai thác” mà các bạn vừa nêu mới chỉ là một nửa lời căn dặn của ông Đặng Tiểu Bình mà nguyên văn là: “Chủ quyền của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác”, có đúng không? Như thế có nghĩa là khi đã cạn kiệt tài nguyên khai thác rồi, Việt Nam chẳng còn gì và Trung Quốc thì vẫn còn cái cơ bản là “chủ quyền”! Mà những hòn đảo và vùng biển ấy đâu chỉ có giá trị về tài nguyên? Tôi ủng hộ việc hai nước cùng hợp tác khai thác tài nguyên ở Biển Đông nhưng ít nhất trước đó cũng phải làm sáng tỏ đến một mức độ nhất định nào đó (nếu chưa hoàn toàn) vấn đề chủ quyền. Về câu hỏi của các bạn là bản chất của cuộc tranh chấp Việt - Trung là gì, kinh tế hay chủ quyền thì tôi đã phát biểu như vậy. Nhưng nếu cho tôi được phát triển theo ý mình thì tôi nói rằng, bản chất của cuộc tranh chấp này là chính trị. Quan hệ Việt - Trung không yên tĩnh đã từ mấy chục năm nay rồi và nó là một dòng gần như liên tục, trước khi xuất hiện vấn đề biển đảo những năm gần đây, có phải vậy không? Để giải quyết nó, các nhà lãnh đạo cần phải ngồi lại với nhau, ở cấp cao nhất ấy, một cách bình đẳng, bình tĩnh, thẳng thắn và chân thành. Vấn đề hóc búa đấy. Đương đầu với sự thật không dễ dàng, nhưng sẽ dễ dàng nếu xuất phát từ thiện chí mong muốn một sự bền vững thực chất cho tình hữu nghị Việt - Trung. - Theo ông, tương lai phát triển của quan hệ Trung - Việt sẽ như thế nào? Làm cách nào để có thể duy trì quan hệ hữu hảo giữa hai nước? - Tôi là một người có nhiều năm công tác ở Hội Hữu nghị Việt - Trung, có nhiều mối quan hệ gắn bó với Trung Quốc và nói một cách rất chân thành là tôi yêu Trung Quốc, khâm phục Trung Quốc và thậm chí có thể gọi là “thân Trung Quốc” cũng được. Vì thế, điều mong muốn thường trực của tôi là làm sao xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp, thật sự tốt đẹp giữa nhân dân hai nước. Chắc các bạn cũng muốn vậy. Nhưng có không ít việc phải làm. Có việc phải bắt đầu lại. Trước hết, như tôi đã nói là phải ngồi lại với nhau. Có vị bảo với tôi là ngồi mãi rồi còn gì. Không, ngồi như vậy chưa được, ngồi như vậy không được. Ngồi thế không phải là ngồi thẳng. Về phần mình với mong muốn như vậy, tôi xin được gửi gắm đôi điều giống như là những lời tâm sự đến các bạn: Thứ nhất là, vấn đề đàm phán song phương giữa hai nước. Tôi nghĩ đàm phán song phương cũng tốt, cũng cần thiết. Những nơi có tranh chấp đa phương như quần đảo Trường Sa (Nam Sa) thì cần phải đàm phán nhiều bên còn như quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) là vấn đề của riêng hai nước Việt Nam và Trung Quốc lại khác. Nhưng Chính phủ các bạn lại tuyên bố Hoàng Sa dứt khoát là của Trung Quốc, không phải là vấn đề có thể đưa ra đàm phán. Vậy thì còn cái gì nữa để mà “song phương” ở đây? Chính tuyên bố ấy của Trung Quốc đã đóng sập cánh cửa “con đường song phương”. Tình trạng tranh chấp Hoàng Sa rất giống với tình trạng tranh chấp của đảo Điếu Ngư, giữa Trung Quốc và Nhật Bản mà ở đấy, địa vị của Trung Quốc hoàn toàn giống như địa vị của Việt Nam ở Hoàng Sa lúc này. Chẳng lẽ Trung Quốc lại có một tiêu chuẩn kép cho những cuộc tranh chấp giống nhau về bản chất sao? Thứ hai là, chúng ta thường nói đến sự tương đồng văn hóa giữa hai nước như là một lợi thế cho việc chung sống hữu nghị bên nhau giữa hai dân tộc. Điều đó đúng một phần, nhưng mặt khác, văn hóa Việt Nam, nhất là văn hóa ứng xử có sự khác biệt lớn với Trung Quốc. Nếu văn hóa ứng xử của người Trung Quốc là mạnh mẽ, dứt khoát, quyết đoán (và do đó thường áp đặt?), nặng về lý trí, thì văn hóa ứng xử của người Việt Nam là nhẹ nhàng, khoan dung, nặng về tình, ơn thì nhớ lâu, oán thì không giữ. Hình như các bạn Trung Quốc chưa hiểu được điều này ở người Việt Nam. Cần phải hiểu được như vậy thì quan hệ giữa hai bên mới dễ dàng. Tôi có thể lấy một ví dụ. Những sự kiện ở Nam Kinh, ở Lư Cầu Kiều xảy ra đã hơn bảy chục năm rồi. Nhưng mỗi khi có vấn đề với Nhật Bản, người Trung Quốc lại xuống đường biểu tình, đầy căm thù nhắc lại những sự kiện ấy. Người Việt Nam thì không như vậy. Phát xít Nhật đã góp phần gây ra nạn đói giết chết hàng triệu người Việt Nam năm 1945, và trong cuộc chiến tranh Việt Nam 1965 – 1975, người Mỹ, người Hàn Quốc đã gây rất nhiều tội ác đối với nhân dân Việt Nam. Nhưng sau chiến tranh, chính những người lính các nước này khi trở lại Việt Nam đã rất ngạc nhiên bắt gặp những nụ cười niềm nở thân thiện của người dân. Có lẽ nhờ thái độ, cách ứng xử đó của người Việt Nam chăng mà Mỹ, Nhật, Hàn cuối cùng đã trở thành những đối tác kinh tế và thương mại lớn, và là những nước viện trợ hàng đầu cho Việt Nam sau chiến tranh? Nói như thế vì tôi thấy rằng, cách ứng xử nặng nề của phía Trung Quốc đối với Việt Nam đã và đang đẩy những người Việt Nam vốn rất yêu quý Trung Quốc ra xa các bạn, chứ không phải là Việt Nam cố đi tìm liên minh để chống Trung Quốc. Lấy thêm một ví dụ nữa nhé! Bây giờ chúng ta đã có thể hiểu bản chất sự kiện (cũng có thể gọi là cuộc chiến tranh) tháng 2/1979 rồi. Người Việt Nam đã muốn quên đi, và khi tiếp xúc với các bạn Trung Quốc vẫn luôn giữ một sự niềm nở chân tình. Trái lại người Trung Quốc rất hay nói đến sự kiện đó. Các bạn biết không, năm 2009, tôi chẳng để ý đó là năm gì, giở báo, mạng của các bạn mới biết là đã 30 năm kể từ 1979. Không phải chỉ vào tháng 2 đâu mà suốt cả năm 2009 người ta nói về sự kiện này. Hàng mấy trăm bài viết, nhiều bài trên mạng mà nhìn vào chỉ muốn khóc. Lời lẽ thật tàn tệ. Thôi, cho chuyện này qua đi … Thứ ba là, quan hệ giữa hai nước chúng ta thậm chí phải trở nên đặc biệt vì chúng ta có sự tương đồng văn hóa, lịch sử, là láng giềng không thể cắt rời, từng hoạn nạn có nhau (bản thân tôi là một người lính trong chiến tranh Việt Nam, tôi không thể nào quên sự giúp đỡ chí tình của nhân dân Trung Quốc về cả vũ khí, lương thực mà mình trực tiếp được sử dụng). Hai nước chúng ta lại đang cùng cải cách mở cửa, phát triển kinh tế. Chừng ấy lý do là quá đủ để quan hệ này trở nên hiếm có, trở nên đặc biệt. Tôi nói như vậy là muốn phát biểu thêm rằng, hai nước còn một lý do tương đồng nữa là cùng thể chế chính trị, cùng ý thức hệ, điều hay được người ta nhắc đến. Nhưng theo ý kiến cá nhân tôi - của riêng tôi thôi nhé - thì không cần nhấn mạnh điểm tương đồng này. Nó tồn tại như một điều kiện, một lý do thế thôi, không cần nhấn mạnh như cách hai nước vẫn làm. Giữa các nước có cùng ý thức hệ kiểu này vẫn xảy ra xung đột, chiến tranh vì quyền lợi quốc gia như chúng ta đã biết đấy thôi. Thực tế là quyền lợi quốc gia cao hơn ý thức hệ. Chúng ta nên thẳng thắn nhìn nhận vậy để khỏi dối lòng nhau. Hơn nữa, giả dụ một ngày nào đó một trong hai nước chúng ta có một thể chế chính trị khác thì sao, chúng ta lúc ấy còn cần duy trì quan hệ láng giềng tốt nữa không? Vẫn cần chứ, rất cần. Vậy thì … Tôi rất sẵn lòng cùng các bạn làm tất cả những gì để hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa đã hiểu biết càng hiểu biết nhau hơn nữa, đã gần gũi càng gần gũi nhau hơn nữa. Cám ơn Đài Truyền hình Phượng Hoàng đã dành cho tôi cuộc phỏng vấn này. Theo dòng sự kiện:
-
Những tháng cuối năm 2011: Thị trường bất động sản sẽ còn bi quan hơn Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, những tháng cuối năm 2011 thị trường bất động sản sẽ khó khăn hơn, nhưng sụp đổ hoàn toàn khó có thể xảy ra. Trong 6 tháng cuối của năm 2011, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất đến 31/12/2011 tối đa là 16%. Trường hợp tổ chức tín dụng chưa thực hiện được tỷ trọng này theo lộ trình, NHNN sẽ áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai (02) lần. Với yêu cầu này hàng chục nghìn tỷ đồng sẽ được rút khỏi lĩnh vực bất động sản. Đây chính là nguyên nhân chính sẽ khiến thị trường những tháng cuối năm tiếp tục ở tình trạng thanh khoản thấp, thị trường đứng trước áp lực lớn về giảm giá bán. Cho đến nay, nhiều chủ đầu tư vẫn cầm cự được và tiếp tục xây dựng do đã bán được một phần căn hộ. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đỗ Việt –Phó TGĐ Công ty Cổ phần Sông Đà Thăng Long, nếu triển vọng thị trường không sáng sủa trong mấy tháng tới khiến chủ đầu tư không thể bán tiếp để huy động vốn từ người mua, trong khi nguồn tín dụng từ ngân hàng bị đóng lại, thì sức ép giảm giá là rõ ràng. Ông Việt khẳng định thị trường BĐS cả nước trong những tháng tới đây thậm chí còn bi quan hơn so với những gi đang diễn ra. Với việc giảm giá, chiết khấu căn hộ tại Hà Nội, nhiều chuyên gia bất động sản nhận định đây là thời điểm tốt để mua vì giá nhà chung cư đang trở về giá trị thực. Tuy nhiên, thực tế thời điểm hiện nay lại cho thấy, lượng cung thì ngày càng tăng nhiều hơn với hàng loạt các dự án lớn, nhỏ không ngừng bung hàng ra thị trường, trong khi đó gần như nhà đầu tư, khách hàng lại đang đứng ngoài quan sát, giao dịch rất ít dẫn đến thị trường mất thanh khoản. Ông Nguyễn Mạnh Hà –Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) nhận định, từ đầu năm đến nay thị trường căn hộ chung cư gặp nhiều khó khăn do chính sách thắt chặt tín dụng của Nhà nước. Thị trường Tp.HCM giá căn hộ giảm, giao dịch trầm lắng, hiện nay khoảng 9 triệu đồng/m2, cộng với tiền sử dụng đất, tiền chuẩn bị đầu tư, thủ tục pháp lý, GPMB,…hiện tại nhiều chủ đầu tư tại Tp.HCM đang bán căn hộ với giá trung bình khoảng 13-15 triệu đồng/m2 thì gần như không còn dư địa giảm giá nữa. Còn đối với thị trường chung cư Hà Nội, giai đoạn 2009-2010 giá chung cư đã tăng khoảng 40%, nhưng hiện nay cũng đang ở tình trạng giao dịch trầm lắng nhưng giá vẫn ở mức cao, chỉ giảm nhẹ trong những tháng gần đây, vì thế thị trường chung cư Hà Nội vẫn còn nhiều cơ hội giảm giá bán. Chung cư Hà Nội sẽ còn giảm giá Nhiều chủ đầu tư cấp 1 đã bán sản phẩm rồi, do đó những chủ đầu tư cấp 1 sẽ ít gặp rủi ro hơn. Đối với những chủ đầu tư cấp 2 năng lực tài chính yếu, vay tiền từ ngân hàng nhiều hoặc những người dân có khả năng tài chính mạnh tham gia đầu tư kinh doanh BĐS thời gian qua gặp nhiều rủi ro hơn. Do vậy, nếu nói là thắt tín dụng dễ dẫn đến đổ vỡ thị trường là hoàn toàn khó có thể xảy ra. Nhiều chuyên gia trong giới bất động sản cũng đều nhận định, mặc dù thị trường hiện nay đang gặp nhiều khó khăn về vốn nên nhiều chủ đầu tư dự án BĐS năng lực tài chính kém chắc chắn sẽ phải tính chuyện bán dự án hoặc sáp nhập dự án thành một phần sản phẩm của một công ty lớn khác, nhưng việc đổ vở của thị trường thì khó có thể xảy ra. Cũng vì quá khó khăn về vốn, nhiều dự án sẽ bị mua bán, sáp nhập hoặc dừng hẳn vì không có vốn tiếp tục triển khai… của thị trường Dưới góc độ một nhà phân phối sản phẩm trên thị trường, Ông Nguyễn Quốc Khánh –Chủ tịch Công ty DTJ cho biết, trong thời gian kinh tế tăng trưởng, nhiều người dân đã có tài sản để tích lũy, sau khủng hoảng họ kỳ vọng vào kinh tế sẽ tốt hơn, do đó một phần tài sản đã được đầu tư vào chứng khoán, bất động sản,…tuy nhiên, khi gặp phải chính sách thắt chặt tín dụng, dòng tiền bị hạn chế thì thị trường sẽ gặp khó khăn, và thanh khoản thấp. Chính vì sự kỳ vọng đó, thời gian qua giá bất động sản đã giảm xuống đáng kể. Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến giá BĐS tại nội đô Hà Nội giảm là do một phần dòng tiền được chuyển ra mua bất động sản ở khu vực ngoại thành Ông Khánh nhận định, thị trường BĐS phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế vĩ mô của đất nước. Ông nhận định trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm tới khi nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh trở lại khi lạm phát giảm, lãi suất giảm, khi đó thị trường bất động sản sẽ lại phục hồi và tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, tại Việt Nam thị trường bất động sản còn phụ thuộc khá nhiều vào một yếu tố khác đó là cơ sở hạ tầng, giá bất động sản sẽ tăng theo sự phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực đó. Phạm An
-
Giải mã hiện tượng chủ đầu tư ồ ạt tung hàng Biết ra hàng tại thời điểm này sẽ rất khó khăn nhưng “cực chẳng đã” nhiều chủ đầu tư chấp nhận giảm giá, khuyến mãi lớn để miễn sao thu được tiền về. Trong khi thị trường trầm lắng, chủ đầu tư vẫn ồ ạt bán hàng tại nhiều dự án bất động sản lớn như Vân Canh, Nam An Khánh…. Nhiều ý kiến cho rằng, do nguồn vốn ngân hàng bị siết chặt vì vậy không còn cách nào khác buộc chủ đầu tư phải bán hàng ra để thu tiền về. Thị trường bất động sản đã lao dốc vài tháng nay với mức giảm giá trung bình 10-15 triệu đồng/m2 đối với một số dự án đất nền lớn như An Hưng, Geleximco, Tân Tây Đô, Vân Canh, Bắc An Khánh…. Thế nhưng trái với quy luật của thị trường thời gian trước đây, nhiều chủ đầu tư vẫn quyết định bán hàng ra thời điểm này. Đơn cử như dự án Vân Canh của tập đoàn HUD vừa chào bán ra thị trường một lượng hàng khá lớn. Giá gốc chủ đầu tư chào bán liền kề dự án Vân Canh 31 triệu đồng/m2, chênh 10 -14 triệu đồng/m2. Giá trên bao gồm cả xây thô. Mặc dù trên thị trường tự do, giá đất dự án này đã bán thời điểm 2009 hiện giao dịch 45-50 triệu đồng/m2 tùy vị trí Hay như theo kế hoạch của công ty Sudico chủ đầu tư dự án Nam An Khánh, sắp tới công ty sẽ tiếp tục chào bán dự án Nam An Khánh với giá trên dưới 30 triệu đồng/m2. Do vậy, trên thị trường nhiều công ty môi giới, sàn bất động sản đang rậm rịch gom khách trước khi chủ đầu tư bán hàng. Nếu so với mức giá giai đoạn 1, nếu cộng cả tiền gốc và chênh lệch mỗi m2 dự án Nam An Khánh hiện cũng được chào bán quanh mức 30-31 triệu đồng/m2. Như vậy, giá bán chủ đầu tư đưa ta bằng với giá mà các nhà đầu tư mua từ 2-3 năm trước đang muốn bán ra mà chưa bán được do thị trường đang rất trầm lắng. Không chỉ đất liền kề, một số dự án biệt thự lớn cũng được một số chủ đầu tư tung ra bán với mức giá dao động vài 60-62 triệu đồng/m2. Thậm chí, biết ra hàng tại thời điểm này sẽ rất khó khăn nhưng “cực chẳng đã” nhiều chủ đầu tư chấp nhận giảm giá, khuyến mãi lớn để miễn sao thu được tiền về. Tiêu biểu chiến dịch “bán bia kèm lạc” của công ty CP Sông Đà Thăng Long, theo đó chương trình “nộp hết tiền tăng sàn thương mại” đã áp dụng 200 khách hàng mua dự án chung cư U Silk City tại khu đô thị mới Văn Khê. Căn cứ hợp đồng mua bán, nếu khách hàng nộp hết số tiền còn lại công ty sẽ tặng sàn thương mại Với những hợp đồng có giá trị nộp còn lại từ 600 triệu đến 2 tỷ đồng, khách hàng được tặng 18-25m2 sàn thương mại. Một điều đáng ngạc nhiên, khi thông tin này phát đi thì rất nhiều nhà đầu tư đã mang tiền đến nộp cho công ty. Theo ước tính, chủ đầu tư thu được hàng trăm tỷ đồng của khách hàng chỉ sau vài ngày. Điều này cho thấy, trong bối cảnh thị trường trầm lắng, vốn ngân hàng chặng để xoay sở được hàng trăm tỷ đồng để thực hiện dự án quả là điều không đơn giản nếu không đưa ra chính sách có lợi cho người mua Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản Việt Nam có 3 nguồn vốn chủ yếu là vốn tự có, vốn huy động các chủ đầu tư và vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Trong đó, vốn của chủ đầu tư là rất ít nhiều chủ đầu tư sau khi giải phóng xong mặt bằng là cạn tiền. Vốn huy động từ phía khách hàng, ngân hàng hiện cũng rất khó khăn do chịu ảnh hưởng từ chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và những nghị định mới ban hành. Nhận rõ được những khó khăn này, giới kinh doanh cho rằng thời điểm cuối quý II, sẽ có nhiều chủ đầu tư chào bán hàng bởi đây là thời điểm đáo hạn ngân hàng. “Nếu không xoay được vốn bằng mọi cách chủ đầu tư vẫn phải bán hàng ra bất chấp thị trường đóng băng. Nếu bán rẻ, giảm giá mà vẫn không có người mua buộc chủ đầu tư dừng triển khai dự án. Thực tế, tại TP HCM nhiều dự án đã đình trệ từ lâu” ông Nguyễn Mạnh Bảo – giám đốc công ty xây dựng Trường Thành cho biết. Đại diện một tập đoàn bất động sản lớn tại Hà Nội cho rằng, nguyên nhân tại sao các chủ đầu tư buộc phải chào bán hàng trong bối cảnh này là sức ép cơ cấu dòng tiền, trả nợ ngân hàng, thu hồi vốn.... vì vậy họ không thể giữ dự án quá lâu được nữa. “Trong các báo cáo nghiên cứu thị trường đều cho kết quả khi thị trường đang trên đà phục hồi chủ đầu tư mới bán ra. Tuy nhiên, việc hàng loạt các dự án phải chấp nhận bán ra tại thời điểm này là do “bí bức” về vốn. Bởi vì mức lãi suất vay thực tế ngân hàng hiện lên đến gần 30% trong khi thủ tục vay rất phức tạp và nhiều rủi ro. Vì vậy nhiều chủ đầu tư chấp nhận giảm giá để bán được hàng nhằm mục đích thu tiền về. Điều này có lợi hơn nhiều so với việc phải đi vay với mức lãi suất cắt cổ” vị này cho biết. Theo Anh Đào VnMedia
-
Dầu thô, vàng và chứng khoán cùng lao dốc Giá dầu giảm mạnh sau khi IEA công bố mở kho dự trữ dầu chiến lược của các chính phủ, tổng 60 triệu thùng, để hạ giá dầu và hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu. 28 thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết sẽ tung ra 2 triệu thùng dầu/ngày, chủ yếu là dầu thô, trong 30 ngày, từ kho dự trữ của các chính phủ để lấp đầy khoảng trống về nguồn cung do gián đoạn đầu ra ở Libya. Mỹ sẽ đáp ứng một nửa khối lượng dầu bán ra nói trên từ kho dự trữ khổng lồ 727 triệu thùng của mình, tức khoảng 1,5 ngày sử dụng của Mỹ. Các nước châu Âu sẽ cung cấp 30% số dầu và phần còn lại thuộc về các nước châu Á thuộc OECD Sau thông tin này, giá dầu lao dốc, kéo theo hiệu ứng domino tới các hàng hóa khác. Tới 22h50 ngày 23/6 theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt tại New York ở 90,09 USD/thùng, giảm 4,53% so với phiên liền trước; dầu Brent tại London giảm 8,49 USD, xuống 105,72 USD/thùng; giá vàng còn 1.519 USD/ounce mất 34 USD; chỉ số CRB của 19 hàng hóa nguyên liệu thô còn 330 điểm, giảm 8 điểm so với phiên hôm qua. Diễn biến giá vàng và dầu lúc 23h30 phiên 23/6 (Nguồn: Indexbook)<br style="font-style: italic;"> Ngoài thông tin về mở kho dự trữ dầu chiến lược, thị trường hàng hóa và chứng khoán còn chịu tác động bởi một số thông tin kinh tế u ám phát đi từ Mỹ, Trung Quốc tới châu Âu. Chính phủ Mỹ vừa công bố, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng hơn dự đoán trong tuần trước. Doanh số bán nhà mới xây giảm 2,1% trong tháng 5. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu trong khi đó phát đi tín hiệu đỏ đối với khủng hoảng nợ ở khu vực đồng tiền chung châu Âu. Hoạt động sản xuất ở Trung Quốc không mở rộng trong tháng 6, phản ánh việc thắt chặt tín dụng của Bắc Kinh đã ảnh hưởng tới nhu cầu của toàn thế giới. Thời điểm 23h00, chỉ số công nghiệp Dowjones ở 11.922,32 điểm, giảm 187,35 điểm, tương đương 1,55% so với đóng cửa phiên 22/6. Chỉ số S&P 500 hạ 1,47% xuống 1.268,23 điểm. Nguyễn Hằng Theo Reuters
-
Dầu thô, vàng và chứng khoán cùng lao dốc Giá dầu giảm mạnh sau khi IEA công bố mở kho dự trữ dầu chiến lược của các chính phủ, tổng 60 triệu thùng, để hạ giá dầu và hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu. 28 thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết sẽ tung ra 2 triệu thùng dầu/ngày, chủ yếu là dầu thô, trong 30 ngày, từ kho dự trữ của các chính phủ để lấp đầy khoảng trống về nguồn cung do gián đoạn đầu ra ở Libya. Mỹ sẽ đáp ứng một nửa khối lượng dầu bán ra nói trên từ kho dự trữ khổng lồ 727 triệu thùng của mình, tức khoảng 1,5 ngày sử dụng của Mỹ. Các nước châu Âu sẽ cung cấp 30% số dầu và phần còn lại thuộc về các nước châu Á thuộc OECD Sau thông tin này, giá dầu lao dốc, kéo theo hiệu ứng domino tới các hàng hóa khác. Tới 22h50 ngày 23/6 theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt tại New York ở 90,09 USD/thùng, giảm 4,53% so với phiên liền trước; dầu Brent tại London giảm 8,49 USD, xuống 105,72 USD/thùng; giá vàng còn 1.519 USD/ounce mất 34 USD; chỉ số CRB của 19 hàng hóa nguyên liệu thô còn 330 điểm, giảm 8 điểm so với phiên hôm qua. Diễn biến giá vàng và dầu lúc 23h30 phiên 23/6 (Nguồn: Indexbook)<br style="font-style: italic;"> Ngoài thông tin về mở kho dự trữ dầu chiến lược, thị trường hàng hóa và chứng khoán còn chịu tác động bởi một số thông tin kinh tế u ám phát đi từ Mỹ, Trung Quốc tới châu Âu. Chính phủ Mỹ vừa công bố, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng hơn dự đoán trong tuần trước. Doanh số bán nhà mới xây giảm 2,1% trong tháng 5. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu trong khi đó phát đi tín hiệu đỏ đối với khủng hoảng nợ ở khu vực đồng tiền chung châu Âu. Hoạt động sản xuất ở Trung Quốc không mở rộng trong tháng 6, phản ánh việc thắt chặt tín dụng của Bắc Kinh đã ảnh hưởng tới nhu cầu của toàn thế giới. Thời điểm 23h00, chỉ số công nghiệp Dowjones ở 11.922,32 điểm, giảm 187,35 điểm, tương đương 1,55% so với đóng cửa phiên 22/6. Chỉ số S&P 500 hạ 1,47% xuống 1.268,23 điểm. Nguyễn Hằng Theo Reuters
-
Dự án nhà ở 'đắp chiếu' vì đói vốn Vốn bị siết, thị trường giao dịch èo uột, hàng loạt công trình nhà ở tại Hà Nội dở dang. Một số chủ đầu tư đã phải quyết định dừng dự án chờ thời cơ mới. >Bất động sản lo ngân hàng siết vốn Ông Phạm Khánh, Giám đốc của một Công ty xây dựng tại thủ đô chia sẻ, ông như ngồi trên đống lửa vì dự án đang bị chậm tiến độ. Chạy đôn chạy đáo, nhờ cậy khắp nơi mới được ngân hàng cho vay 15 tỷ đồng để đầu tư dự án chung cư cao cấp ở Bắc Ninh với lãi suất 28% mỗi năm, song công trình đang có nguy cơ đắp chiếu. Theo kế hoạch kinh doanh, mỗi tháng công ty dự kiến bán được 100 căn nhưng do thị trường đi xuống, từ tháng 4 đến nay, công ty mới chỉ "đẩy" được 20 căn. "Từ 150 nhân viên mỗi hạng mục, chúng tôi phải yêu cầu nhà thầu giảm xuống còn 50. Nếu vốn bất động sản không được khơi thông, thị trường đóng băng như hiện tại thì công trình có nguy cơ đắp chiếu dài hơi", ông Khánh lo lắng. Một số chuyên gia lo ngại, từ nay đến cuối năm, thị trường bất động sản sẽ còn khó khăn nếu tín dụng không được mở. Ảnh: Hoàng Lan. Không chỉ riêng ông Khánh mà nhiều nhà đầu tư tại Hà Nội cũng đang đứng ngồi không yên vì thiếu vốn. Chủ công trình tại một dự án trên đường Lê Văn Lương cho biết, dự án của ông cũng đang tạm dừng vì chưa xoay được vốn. "Trong khi đó, giá cả nguyên vật liệu, nhân công tăng khoảng 15%. Trước mắt, chúng tôi chỉ tạm dừng dự án trong vòng 6 tháng. Khi thị trường khá lên, chúng tôi sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công để bù lại", vị lãnh đạo cho hay. Phạm Đức Toàn, Giám đốc Công ty bất động sản EZ cho hay, chuyện dự án bị chậm tiến độ đã trở nên rất phổ biến trên thị trường địa ốc Hà Nội. Kể từ cuối tháng 4, đầu tháng 5, địa ốc bắt đầu "ngấm đòn" thiếu vốn. Hầu hết các giao dịch trên thị trường đều chững lại, chỉ lác đác những người có nhu cầu thực tìm mua nhà để ở. Trong khi vốn thực có của doanh nghiệp bất động sản chỉ chiếm khoảng 35-40%, còn lại là nguồn vốn huy động, nên khi ngân hàng siết cho vay thì doanh nghiệp gặp khó khăn lớn. Theo luật kinh doanh bất động sản, chủ đầu tư được bán 20% không cần qua sàn. Ông Toàn cho hay, đến nay, thị trường gần như đóng băng nên nguồn vốn huy động từ khách hàng cũng giảm rõ rệt. Việc siết tín dụng chung đã vô tình đẩy những dự án đang triển khai có nguy cơ "lửng lơ" và chỉ những đại gia có tiềm lực mạnh mới trụ lại được. "Nhiều trường hợp đã phải tạm đóng cửa chờ thị trường khởi sắc", ông Toàn chia sẻ. Theo ông Toàn, khi bất động sản phát triển quá nóng, ngân hàng buộc phải siết tín dụng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, ngân hàng cũng nên mở cửa cho nhà đầu tư vay để phục vụ sản xuất như xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, công trình để ở. "Cần có sự phân định rõ các ngành và lĩnh vực để thấy rằng không phải cứ bất động sản là phi sản xuất. Hàng loạt các công trình xây nhà để ở phục vụ cho người dân thì không thể xếp vào lĩnh vực phi sản xuất", ông Toàn đề xuất. Một số chuyên gia lo ngại, từ nay đến cuối năm, thị trường bất động sản sẽ còn khó khăn nếu tín dụng không được mở. Ông Đặng Hùng Võ, cố vấn cấp cao của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, mỗi khi ngân hàng siết vốn, chuyện dự án bị sang nhượng, trì hoãn, thậm chí phải đắp chiếu là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên, theo ông Võ, thách thức đối với người này sẽ là cơ hội của nhà đầu tư khác và đây chính là thời điểm thích hợp để thanh lọc thị trường. Theo nghị quyết thường kỳ tháng 5, trong tháng 6, Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước phân tích, đánh giá và báo cáo Chính phủ về tình hình hoạt động của thị trường bất động sản. Qua đó, các cơ quan này đề xuất giải pháp tổ chức, quản lý phù hợp nhằm phát triển ổn định, có hiệu quả thị trường nhà đất, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Thông điệp này khiến nhiều nhà đầu tư bất động sản tin rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ "nới tay" cho tín dụng bất động sản. Song, ông Võ cho rằng, từ nay đến cuối năm, tín dụng bất động sản có được mở hay không phụ thuộc vào mục tiêu kiềm chế lạm phát cùa Chính phủ. Nhà đầu tư không nên trông chờ tín dụng của ngân hàng mà phải tự cứu mình bằng cách liên kết với các doanh nghiệp để tìm vốn. "Nhà nước cũng nên tháo gỡ cho doanh nghiệp bằng cách cho phép doanh nghiệp bất động sản được thế chấp ở ngân hàng nước ngoài. Song song với đó là Chính phủ cần nghiên cứu cơ chế sử dụng đất đối với người nước ngoài không phải là nhà đầu tư", ông Võ đề xuất. Hoàng Lan
-
Chim cánh cụt lạc vào New Zealand Một chú chim cánh cụt Hoàng đế sống ở Nam Cực đã bất ngờ xuất hiện tại bờ biển New Zealand và gây xôn xao cho người dân cũng như các chuyên gia ở đây. Chú chim cánh cụt Hoàng đế bị "lạc đường" ở New Zealand. Ảnh: BBC Chú chim cánh cụt này có thể đã bơi một quãng đường hơn 3.000 km từ Nam Cực đến New Zealand. Đây được xem là hiện tượng hiếm thấy trong suốt 44 năm qua khi một loài sinh vật Nam Cực được tìm thấy ở đây. Lần gần nhất chim cánh cụt Hoàng đế xuất hiện ở New Zealand là vào năm 1967 tại biển Oreti. "Thật ngạc nhiên khi được nhìn thấy một trong những loài chim cánh cụt ở bờ biển Kapiti", Christine Wilton, người đầu tiên phát hiện ra chú chim này nói. "Chú chim chắc là đã đi lạc đường". Cô cũng nói rằng khung cảnh này làm cô liên tưởng đến bộ phim nổi tiếng "Happy feet", trong đó cũng có một chú chim cánh cụt trẻ bị đi lạc. Theo các chuyên gia, chú chim cánh cụt Hoàng đế này có thể đã được sinh ra trong mùa đông Nam Cực và đang tìm kiếm thức ăn khi bị lạc. Chú chim chỉ khoảng 10 tháng tuổi, nặng 10 kg và cao 80cm. Hoàng đế là loài cao nhất và lớn nhất trong các loài chim cánh cụt. Chúng có thể cao tới 122 cm và nặng 34 kg. Theo BBC, việc di cư của chim cánh cụt đến những khu vực sinh sản ở Nam Cực đã từng được ghi chép trong tài liệu năm 2005 có tên "Cuộc diễu hành của những chú chim cánh cụt", trong đó nhấn mạnh rằng chúng có khả năng sống sót và sinh sản bất chấp khí hậu khắc nghiệt của mùa đông ở vùng này. "Chú chim này có thể đã bơi trên biển một vài tháng và lên bờ để nghỉ ngơi", Colin Miskelly, một chuyên gia thuộc Bảo tàng New Zealand nói. Tuy nhiên, Miskelly cho rằng chú chim này cần phải tìm đường trở về miền nam ngay nếu muốn sống sót, bởi nó có thể ăn cát ướt. "Nó không biết rằng cát sẽ không tan chảy khi vào trong cơ thể", Miskelly nói, "Chim cánh cụt thường ăn tuyết vì đó thực chất là chất lỏng". Tạm thời, chú chim có thể uống nước muối thay cho tuyết vào mùa hè. Một nhóm các bậc phụ huynh đã đưa con em mình đến bãi biển miền tây North Island để ngắm nhìn chú chim cánh cụt lạc đường này. Một vài người đã chụp lại hình chú đứng yên lặng trên cát hay nằm trên những bọt biển. Tuy nhiên, họ được khuyên rằng nên đứng cách xa chú chim này khoảng 10 m để tránh gây sợ hãi và không được để các chú chó lại gần. Anh Ngọc
-
Nguồn không chính thức bác à, vì e lấy từ bạn bè trader gửi vào sky.
-
Bài tham khảo f319: =================================== Hôm nay tôi viết bài này với mong muốn chia sẻ đánh giá về thị trường chứng khoán qua lăng kính “kênh thông tin tổng hợp” - tức là kênh thông tin không chính thức, được thiết lập bởi các quan hệ trong cuộc sống. Đôi khi có những kênh rất nhạy cảm, liên quan đến các đơn vị tạo lập thị trường nên bạn đọc thông cảm là tại sao tôi khó có thể mô tả theo kiểu sổ toẹt thông tin ra, nhưng đọc và ngẫm nghĩ cũng là tri thức, mà cuộc đời này muốn tồn tại thì chắc chắn phải nâng tầm tri thức của bạn. 1. Nhân sinh quan sống : Đã qua rồi tuổi máu nóng, ăn xổi, muốn đổi đời qua vài tháng hay một năm, đã bắt đầu ngấm nguyên lí “lao động là nhu cầu”, “luật nhân quả”, “ sự được và mất của cuộc sống”. Nhân sinh quan sống là tích phúc cho con cái, thanh thản với cuộc đời, đi bên dòng chảy tham sân si hận. 2. Mục đích bài viết : Mở lòng mình ra với đời để người đời mở lòng với con cái mình, giúp được một người bằng xây toà tháp bảy tầng. Tuyệt đối không khuyên người đọc mua hay bán, việc công bố quyết định mua bán của cá nhân chỉ mục đích nếu ai đọc mãi mà không hiểu thì có thể tham khảo quyết định cuối cùng của người viết. Bạn phải có trách nhiệm với nồi cơm của chính gia đình mình. Do đó mong muốn người đọc không tham sân si hận ở tóp này sau khi đọc Ngày hôm nay khi thị trường chứng khoán lâm vào cảnh “túng quẫn” như thế này thì nếu xét về mặt luật nhân -quả thì quả đắng này có cái nhân từ hai năm trước để lại. Nhớ năm xưa, khi cháu của một lãnh đạo cấp cao nhất của một ngân hàng qui mô không hề nhỏ được bổ nhiệm làm lãnh đạo của công ty CK của ngân hàng đó thì anh đã nổi tiếng với câu nói “ Trong vòng một năm tôi sẽ đưa thị phần môi giới của công ty chúng ta đứng đầu TTCK Việt nam”. Và anh đã làm được điều đó, không hổ thẹn với câu” hổ phụ không sinh chó con”. Và qui luật ở đời là muốn đi nhanh thì phải chấp nhận rủi ro, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Và TTCK Việt Nam từ năm 2009 đã làm quen với hai từ đòn bẩy tài chính hay margin, với các đòn bẩy được cung cấp từ 1-1 đến 1-2, 1-3 ,1-4,1-5 tuỳ theo qui mô tài chính và quan hệ của khách hàng với công ty chứng khoán. Và qui luật cạnh tranh giữ thị phần môi giới đã bắt buộc các công ty chứng khoán phải chấp nhận những công cụ phái sinh đi trước thời đại này. Những ngày tháng 10/2009 đòn bẩy 1-3 đến 1-5 đã tạo ra thanh khoản lịch sử gần 10K tỷ/phiên trên Hosino và Hasino. Và tất nhiên, các lực lượng sống lâu lên lão làng của chợ CK Việt nam không thể để tre chưa già mà măng mọc vượt nóc nhà được, cuộc cạnh tranh thị phần xảy ra quá quyệt liệt với những đòn úp sọt nhau của tháng 10/2009 cũng như tháng 5/2010. Cùng với sự hậu thuẫn của các ngân hàng, luồng tiền cho vay phi sản xuất được bơm không ngừng nghỉ vào thị trường CK qua hình thức hợp đồng uỷ thác đầu tư của Ngân hàng với các công ty chứng khoán. Và sau khi nó đã được rút ra một phần thì cho đến những ngày tháng 6/2011 này chắc rằng con số tổng cộng không nhỏ hơn 50K tỷ. Với những con số của các chủ nợ bích boi: 3xxx tỷ cuaTxx, 5xxx tỷ của Sxx, 7xxx tỷ của Axx, 7xxx tỷ của Pxxx cho đến các chủ nợ mini bích boi : 2xxx tỷ của BVx, 19xx tỷ của Bxxx , và khoảng 50 chủ nợ còi có qui mô 100 tỷ đến 500 tỷ. Trong cuộc đua thị phần này, không ai không dính trừ một tên tuổi không hề nhỏ trên TTCK Việt nam, có thể nói anh dính ít nhất vì anh có những toan tính khác người nhất. Tên anh có một chữ K, và bản đồ CK VN sẽ có sự thay đổi rất lớn về sau với chữ K này. Và giờ phút này, cái thòng lọng hợp đồng uỷ thác đầu tư đang dần siết vào cổ các công ty chứng khoán. Ngày hôm nay người sáng tạo Margin đầu tiên trên TTCK Việt Nam đã ra đi nhưng quả đắng anh để lại không hề bé tí nào, đúng như một câu nói của cụ Nguyễn Trần Bạt mà tôi mạn phép xin trích dẫn ra đây “ TTCK Việt Nam được đẻ non, nó ra đời khi mà hành lang luật hoá chưa có sự chuẩn bị kĩ càng và việc vừa làm vừa sửa là rủi ro chính sách lớn nhất của thị trường Con số 50K tỷ của thị trường là con số thống kê nằm trên bàn của nhiều tổ chức và định chế tài chính, trong vài ngày nay đang dần hé lộ ra công chúng qua truyền thông báo chí. Nó được các ngân hàng tài trợ cho các công ty chứng khoán qua các hình thức như” hợp đồng uỷ thác đầu tư”, trái phiếu doanh nghiệp có thoả thuận mua lại”. Trước đây thì nó không thuộc nhóm cho vay phi sản xuất, tức là một cách lách thông tư 01, nhưng gần đây NHNN đã tuýt còi, coi các hình thức trên là phi sản xuất. Các hợp đồng uỷ thác đầu tư trước đây thường có hiệu lực 1 năm, nhưng do 2010 TTCK chỉ có đi xuống mà ít khi ngỏng lên, do đó các ngân hàng đã co hiệu lực xuống còn 3 tháng đến 6 tháng, tuỳ mức độ quan hệ giữ cty chứng khoán và ngân hàng. Tuy nhiên sau ngày 28/2/2011 khi công bố thông tư 01 thì các ngân hàng hầu như không kí hợp đồng uỷ thác đầu tư mới mà chỉ tập trung thu tiền của hợp đồng cũ về hoặc đợi hợp đồng hết hiệu lực để thu tiền, qua khảo sát thì vùng thu tập trung lớn tại cuối tháng 6 đến tháng 8. Tuy nhiên, có thu được hay không lại là một vấn đề khác. Các công ty CK thời gian qua đã tài trợ lượng đòn bẩy tương đương vốn chủ sở hữu của công ty, thậm chí cá biệt ở các bích boi thì bằng vài lần vốn chủ sở hữu. Do thời gian qua TTCK chỉ có giảm mà ko tăng, giá các cổ phiếu đi xuống mạnh, các công ty cho đánh đòn bẩy tỷ lệ cao như 1-3 đến 1-5 thì tỷ lệ thua lỗ lên tới 60-70% tổng lượng đòn bẩy, còn các công ty cho đánh 1-1 hay 4-6 thì tỷ lệ thua lỗ là 30-50%. Đặc biệt, mỗi khi thị trường rơi mạnh thì tài khoản của khách hàng thông thương luôn bị bán giải chấp nhưng tài khoản của các cán bộ công ty chứng khoán vay tiền của công ty chơi chứng hoặc các khách hàng là người thân như bố, mẹ, anh , chị, chú , bác , bạn bè của các lãnh đạo cty CK thì luôn cố giữ lại không giải chấp hoặc đưa vào tài khoản tự doanh. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu của thua lỗ lớn của các cty, bản chất là vi phạm nghiêm trọng qui trình quản trị rủi ro, hay nói cách khác là Việt Nam chúng ta vẫn là cơ chế xin- cho nội bộ, sống bằng quan hệ, kể cả trong TTCK. Như vậy ta có thể thấy, hiện nay các cty có bán hết lượng cổ phiếu đó đi thì cũng chỉ thu về tầm 30-40% vốn, và tất nhiên sau khi trả lại tiền ngân hàng xong thì các cty cũng không còn tiền hoạt động nữa, thậm chí âm hết vốn chủ sở hữu thì phải phá sản. Qui luật ở đời là vay thì phải trả, ko thì gặp nhau ở toà, do đó dù muốn hay không thì áp lực trả tiền ngân hàng là rất lớn trong thời gian này. [8:51:10 SA] DJ: Khi thông tư 01 được ban hành vào tháng 2/2011 thì rất nhiều các lãnh đạo ngân hàng cho rằng rồi sẽ “nới” thôi mà, Việt Nam mình vẫn vậy. Nhưng thực tế thì hoàn toàn khác với kế hoạch của họ, SBV càng ngày càng siết mạnh khi gần đến cột mốc 30/6 – ngày các ngân hàng phải hạ tỷ lệ cho vay phi sản xuất về 22% tổng dư nợ tín dụng. Hiện nay, theo các kênh không chính thức ( thường đúng) thì còn khoảng 20 ngân hàng trên 22%, trong đó 7 bác vùng 22-29, 11 bác vùng 30-40 và 2 bác vùng trên 50. Thời kì tháng 3/2011 thì các ngân hàng còn hy vọng đảo nợ phi sản xuất từ ngân hàng mình sang những anh cả có dư nợ phi sản xuất thấp hơn 16%. Nhưng SBV đã quá quyết liệt, tất cả các ngân hàng , hiện tại kể cả các ngân hàng lớn có phi sản xuất nhỏ hơn 16% cũng không được giải ngân phi sản xuất. Hàng tuần các ngân hàng phải gửi báo cáo tổng hợp về cho vay phi sản xuất lên SBV, trong ngày nếu các ngân hàng nhỏ giải ngân bất kì khoản phi sản xuất nào thì ngay lập tức thanh tra của SBV yêu cầu giải trình trong ngày, còn các ngân hàng lớn thì bị doạ thanh tra tổng thể. Điều này có nghĩa là không có nhân nhượng, và e rằng tại ngày 30/6 thì hơn chục bác sẽ bị loại ở vòng gửi xe, có nghĩa là TTCK và BĐS mất đi hơn chục kênh đảo nợ, và chả còn gì để bàn sau ngày 30 đó nữa. Ai có thân thì tự lo đi, sớm ngày nào hay ngày đấy. Và e rằng sau ngày 30 định mệnh đó, hàng loạt dịch vụ như ứng trước t4, đòn bẩy, cầm cố của các cty CK tự nhiên biến mất vì đã khô máu rồi thì sao cấp dịch vụ được nữa. Thời kì ngủ đông sẽ xuất hiện với vài trăm tỷ một phiên. Và BĐS HN sẽ không còn câu chuyện “ không giảm giá sâu” như các chiên gia đang bìm bịp trên media cho các cty BĐS thoát hàng.
-
Cảm ơn cô nhiều, cháu đã nhận được Linh Chú rồi.