Đại Phúc

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.057
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    8

Everything posted by Đại Phúc

  1. Tài chính quốc tế Chứng khoán Mỹ giảm sau khi lợi suất trái phiếu châu Âu tăng mạnh Thứ ba, 15/11/2011 06:47 Lợi suất trái phiếu Italia và nhiều quốc gia khác khu vực châu Âu tăng cao, một lần nữa dấy lên lo ngại khủng hoảng nợ công lây lan ngoài kiểm soát. Thị trường chứng khoán Mỹ giảm lần đâu tiên trong 3 phiên, các chỉ số cơ bản mất gần 1%. Khối lượng giao dịch thấp thứ 3 trong năm, chỉ khoảng 5,5 tỷ cổ phiếu trao đổi trên 3 sàn New York, Amex, Nasdaq, trong khi khối lượng trung bình từ đầu năm đến nay đạt trên 8 tỷ cổ phiếu. Lợi suất trái phiếu của Italia, Pháp và Tây Ban Nha đều tăng cao, khiến giới đầu tư lo ngại về khả năng tài chính của các nước này dẫn tới nguy cơ khủng hoảng nợ công lan rộng. Bộ trưởng Bộ tài chính Đức cho biết quỹ cứu trợ châu Âu khó có thể hoàn thành trước năm 2013. Đảng Dân chủ Tự do của Thủ tướng Đức Angela Merkel bỏ phiếu cho đề xuất để một số quốc gia khủng hoảng có thể tự nguyện rời khỏi khu vực đồng tiền chung. Những thông tin bất ổn từ châu Âu đã tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên, ông Savita Subramanian, chuyên gia của Bank of America vẫn tin tưởng dự đoán chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500 sẽ tăng 10% lên 1.350 điểm trong năm 2012, khi đó, Mỹ đã tránh khỏi nguy cơ suy thoái và kết quả kinh doanh các công ty phục hồi. Nguồn DVT.vn/Bloomberg ====================== Xin ghi nhớ lại dự đoán này để đầu năm sau đối chiếu xem chiên gia này có nghiệm không.
  2. Thế giới Obama tự nhận là Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ Thứ bảy, 12/11/2011 09:37 Mỹ tuyên bố chiến lược ngoại giao thế kỷ mới Ngoại trưởng Clinton: Thế kỷ 21 là thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ Tổng thống Barack Obama tự coi mình là Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ nhằm khuyến khích người Mỹ suy nghĩ nhiều hơn, giống hơn với người châu Á. Tổng thống Barack Obama. Tổng thống Obama đã cho thấy sự chuyển dịch chính sách của chính quyền Mỹ về châu Á-Thái Bình Dương thông qua việc tổ chức Hội nghị hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại Hawaii vào ngày 12-13/11, và là Tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự Hội nghị Đông Á ở Indonesia từ ngày 17-19/11 tới. Cũng trong thời gian này, ông Obama dự kiến tới thăm Australia để thảo luận tăng cường quan hệ song phương. Trong các bài phát biểu của mình tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore và Indonesia, ông Obama đều nhấn mạnh chính quyền của ông chuyển hướng trọng tâm sang châu Á là do tác động của xu hướng dân số và kinh tế ở khu vực này. Phát biểu tại Tokyo ngày 114/11/2011, ông Obama nói: “Khu vực Thái Bình Dương chi phối cái nhìn của tôi với thế giới”. Ông luôn nói: “ Sự thịnh vượng của Mỹ và châu Á-Thái Bình Dương đang trở nên gần gũi hơn bao giờ hết”. Ngoài ra, kể từ khi nhận nhiệm sở năm 2008, ông Obama đã hối thúc người Mỹ mở rộng sự quan tâm của mình ra ngoài các vấn đề như tầm ảnh hưởng của Trung Quốc hay vấn đề thất nghiệp của Mỹ. Ông cho rằng, người Mỹ nên nhìn sang khu vực có thể trở thành thị trường tiềm năng cho hàng hóa, dịch vụ của Mỹ, và tìm kiếm đồng minh, giúp đối phó với các thách thức toàn cầu. Về vấn đề này, Giám đốc trung tâm nghiên cứu chính sách Đông Tây có trụ sở ở Washington nhận định: “Tôi không cho là ông Obama muốn nói Mỹ nên biểu dương châu Á. Điều muốn nói là chúng ta nên quan tâm đến những gì đang xảy ra ở nơi khác, nó làm tăng khả năng cạnh tranh của chúng ta”. Nguồn Bloomberg/DVT.vn
  3. Hà Nội sẽ có căn hộ giá chỉ 150 triệu đồng? Phối cảnh chung cư siêu rẻ tại Bình Dương giá chỉ 130 triệu đồng/căn Thông tin Cty CP Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai cùng đối tác tại Bình Dương sắp tới sẽ xây dựng tại Hà Nội loại căn hộ giá chỉ trên dưới 150 triệu đồng đang xôn xao giới đầu tư bất động sản. Và nếu như kế hoạch này thực hiện thì đây được xem là bước đột phá thực sự trong lĩnh vực xây dựng nhà ở dành cho người thu nhập thấp... Trao đổi với phóng viên Báo CAND sáng 12/11, ông Đặng Hoàng Huy - Tổng Giám đốc Công ty CP Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai cho biết: Loại căn hộ này đang được đông đảo người có thu nhập thấp và công nhân các khu công nghiệp mong chờ bởi nó đáp ứng nhu cầu và khả năng thanh toán của người dân, đồng thời tuân thủ mọi quy định hiện hành của Nhà nước về nhà ở, thúc đẩy lĩnh vực đầu tư nhà dành cho người thu nhập thấp phát triển. Mẫu nhà ở do đơn vị này đưa ra thị trường có diện tích lý tưởng đối với nhiều người đang gặp khó khăn về nhà ở, trong khuôn viên 30m2 được thiết kế hiện đại bao gồm phòng ngủ riêng, phòng khách với bếp liên thông về không gian, ban công riêng đảm bảo đủ ánh sáng trời cho căn hộ. Đối với công nhân các khu công nghiệp, có thể sử dụng căn hộ dạng này được bố trí thêm gác xép nhằm tăng thêm diện tích sử dụng cho cả người giúp việc (nếu cần). Khoang cầu thang có thể là cầu thanh bộ hoặc lắp thang máy tùy theo công năng và nhu cầu sử dụng của người dân tại từng toà nhà. Tuy nhiên, ý nghĩa thực tiễn của phương án này là nó không chỉ giới hạn căn hộ rộng 30m2 phù hợp với khả năng thanh toán của phần đông người có thu nhập thấp, mà nó còn có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều người cần căn hộ có diện tích lớn hơn (60m2 chẳng hạn). Thiết kế của một căn hộ điển hình (loại cho công nhân ở) có diện tích sử dụng 30 m2 gồm diện tích căn hộ 20 m2 và gác lửng 10 m2. Loại nhà cho một gia đình có diện tích sử dụng 60 m2, gồm diện tích căn hộ 40 m2 và gác lửng 20 m2.Tổ hợp 2 căn hộ 30m2 thành căn hộ 60m2. Cách giải quyết vấn đề này, theo ông Đặng Hoàng Huy thì giữa hai căn hộ 30m2 tiếp giáp nhau chỉ cần thông một "cửa thông minh" sẽ trở thành một căn hộ có diện tích 60m2 hoàn hảo với công năng sử dụng phòng ngủ, phòng khách, ban công, bếp… tiện ích như các dự án nhà ở khác mà không vấp phải khó khăn nào. Điều đặc biệt cuốn hút khách hàng, nhất là người thu nhập thấp và công nhân các khu công nghiệp, là giá thành chỉ trên 4 triệu đồng/m2 và như thế căn hộ rộng 30m2 thì tổng mức chi trả khoảng trên dưới 150 triệu đồng. So với mức giá nhà ở vừa bán cho người thu nhập thấp ở CT1 Ngô Thì Nhậm (Hà Đông), ở Gia Lâm, Đông Anh từ 11 đến gần 13 triệu đồng/m2, thì đây quả là bước đột phá trong việc tạo nguồn cung nhà ở dành cho người thu nhập thấp và công nhân tại các đô thị. Trao đổi với phóng viên, về sự phù hợp của loại nhà ở trên với quy định hiện hành cũng như triển vọng của nó trong thực tiễn,, ông Nguyễn Trọng Ninh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản Bộ Xây dựng cho biết: Nhà ở dành cho người thu nhập thấp quy định không vượt quá 70m2. Loại căn hộ trên ra thị trường là đáp ứng nhu cầu của người dân, qua đó sẽ làm tăng số lượng hộ gia đình được mua nhà đảm bảo có nơi ở ổn định. Để có căn hộ tiện ích với giá dễ chấp nhận như trên, ông Đặng Hoàng Huy khẳng định: Chúng tôi đã làm và đang làm nhà ở dành cho người thu nhập thấp. Mấu chốt cần cho doanh nghiệp lúc này là đất sạch do thành phố bàn giao để nhanh chóng hoàn thành dự án, trên cơ sở công ty có khả năng áp dụng công nghệ hiện đại là bê tông dự ứng lực với toàn bộ kết cầu đúc sẵn giảm tối đa cho phí cho mỗi m2 nhà ở. Theo Khánh Chi An Ninh Thủ Đô Ý kiến độc giả : (0)Gửi ý kiến
  4. Có 2 link youtube nói về nhớ kiếp trước và linh hồn:
  5. Đại gia tài chính đầu tiên sụp đổ vì khủng hoảng nợ châu Âu MF Global - hãng môi giới hợp đồng tương lai hàng đầu của Mỹ vừa nộp đơn phá sản sau khi công bố khoảng đầu tư trị giá 6,4 tỷ USD vào nợ châu Âu. Đây được xem là cú sốc lớn với thị trường tài chính thế giới. Châu Âu 'cầu cứu' Trung Quốc Với tổng tài sản gần 42,5 tỷ USD sự "ra đi" của MF Global rõ ràng chưa thể so sánh với vụ sụp đổ đình đám của Lehman Brothers năm 2008 (tổng tài sản lúc đó là gần 640 tỷ USD). Tuy nhiên, đây vẫn được xem là cú đánh mạnh vào lòng tin của nhà đầu tư khi xảy ra vào một trong những thời điểm nhạy cảm của kinh tế thế giới - nỗi lo suy thoái kép chưa qua, lòng tin chưa được khôi phục. Đồng chủ tịch đã Jon Corzine thất bại trong nỗ lực cứu vãn MF Global. Ảnh: Bloomberg MF Global phải nộp đơn xin phá sản lên tòa án Mỹ sau khi công bố khoản đầu tư trị giá 6,4 tỷ USD vào trái phiếu tại châu Âu và đang có khả năng lỗ nặng. Trước đó, hãng này cũng đã công bố khoản lỗ trị giá gần 192 triệu USD trong quý III. Ngay sau khi MF Global nộp đơn phá sản, Sở Giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đã cho ngừng giao dịch cổ phiếu của công ty này. Các tài sản của MF Global dự kiến sẽ được bán cho một hãng môi giới khác là Interactive Brokers Group, trong khi số phận của hơn 2.000 nhân viên đang làm việc vẫn chưa được quyết định. Sự sụp đổ của MF Global cũng ảnh hưởng lớn đến 2 gã khổng lồ của làng tài chính thế giới là JP Morgan và Deutsche Bank. Đây là 2 chủ nợ lớn nhất của hãng với tổng mức cho vay, theo hãng tin BBC, có thể lên tới 2,2 tỷ USD. Ngay sau khi thông tin về MF Global được phát đi, cổ phiếu của JP Morgan và Deutsche Bank niêm yết tại NYSE giảm lần lượt 3,3% và 8,7%. Tin tức này cũng làm chao đảo thị trường chứng khoán thế giới khi S&P 500 Index của chứng khoán Mỹ sụt 2,5% trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10, xuống thấp nhất trong tháng. Các thị trường tại châu Á cũng giảm mạnh trong phiên sáng nay khi MSCI Châu Á - Thái Bình Dương giảm 0,5%, xuống dưới 780 điểm vào cuối buổi sáng. Các chỉ số Nikkei 225 (Nhật), Hang Seng (Hong Kong, Trung Quốc) và ASP/ASX 200 (Australia) đều giảm 0,75 - 1,2%. Nhật Minh
  6. Địa ốc Dầu khí bán tháo dự án vì nợ ngân hàng Thứ bảy, 29/10/2011, 11:40 GMT+7 Giá căn hộ Petro Vietnam Landmark được Công ty cổ phần Địa ốc Dầu khí hạ từ 21,36 triệu đồng mỗi m2 xuống 15,5 triệu đồng mỗi m2, do áp lực phải trả nợ đến hạn 100 tỷ đồng với Ngân hàng cổ phần Bưu điện Liên Việt. Chung cư, đất nền 2 miền cùng giảm giá Địa ốc Hà Nội ào ạt chào hàng Công ty cổ phần Địa ốc Dầu khí vừa có thông báo sự kiện bất thường trong quản lý điều hành gửi Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hà Nội. Theo đó, công ty giảm giá bán 85 căn hộ dự án Petro Vietnam Landmark từ 21,36 triệu đồng mỗi m2, xuống còn thấp nhất 15,5 triệu đồng mỗi m2. Khi áp dụng giá mới đã được hội đồng quản trị phê duyệt thì sau khi bán hết số căn hộ trên, số lỗ dự kiến cùa công ty vào khoảng 70 tỷ đồng. Phối cảnh dự án. Doanh nghiệp này lý giải, năm 2011, thị trường bất động sản trầm lắng, các doanh nghiệp thận trọng hơn trong việc khai thác các dự án nhà ở. Lãi suất vay vốn cao, nguyên vật liệu tăng giá liên tục đã đẩy nhiều doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản nói chung và Công ty cổ phần Địa ốc Dầu khí nói riêng lâm vào giai đoạn khó khăn. Bên cạnh đó, các chính sách vĩ mô đang tạo áp lực khiến chủ đầu tư giảm giá bán căn hộ hoặc đưa ra những phương thức thanh toán linh hoạt hơn. Để đầu tư cho dự án Petro Vietnam Landmark, Công ty cổ phần Địa ốc Dầu khí đã vay Ngân hàng Liên Việt (đã đổi tên thành Ngân hàng Bưu điện Liên Việt) 100 tỷ đồng, hạn trả nợ ngày 23/11. Đến hạn trả nợ lãi suất sẽ tăng 25% mỗi năm, phạt quá hạn 150% tương đương lãi suất 35% mỗi năm và lãi gộp công ty phải thanh toán khoảng 40% mỗi năm. Nếu không thu xếp được dòng tài chính, công ty sẽ không đủ khả năng thanh toán khoản vay 100 tỷ đồng cho Ngân hàng Liên Việt đúng hạn và do đó sẽ làm tê liệt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Dự án Petro Vietnam Landmark được xếp vào phân khúc căn hộ trung cấp tại TP HCM. Dự án là Tổ hợp công trình chung cư cao cấp, trung tâm thương mại, văn phòng được xây dựng trên khu đất Tiểu khu 7, Khu đô thị phát triển An Phú, quận 2, TP HCM. Công trình có hơn 400 căn hộ chung cư. Trước đó, công ty đã triển khai bán hàng với giá bán bình quân 23,8 triệu mỗi m2. Hoàng Lan
  7. 'Ở Việt Nam thì đi bộ cũng tắc' Vấn đề giao thông hiện tại ở Việt Nam là quản lý, ghi nhận (Registering), chứ không được điều hành (Management). Bảng STOP là dấu hiệu giao thông quan trọng nhất nhưng hầu như không được sử dụng. Bộ trưởng Giao thông tuyên bố tướng ra trận rất cần sự toàn quyền để quyết định tiến hay lùi. Tôi thấy có niềm hy vọng để giải quyết vấn đề giao thông và giảm sự ô nhiễm môi trường từ giao thông cũng như tăng an toàn giao thông. Nhưng khi Bộ trưởng tuyên bố cấm xe gắn máy để giải quyết vấn đề giao thông thì tôi lại lo nghĩ về nhiều điều. Mật độ ôtô và xe gắn máy ở Việt Nam, ngay cả ở những thành phố như Sài Gòn và Hà Nội, không phải là quá cao mà chỉ là nhiều hơn những thành phố khác. Nhiều quốc gia trên thế giới có diện tích mặt bằng dành cho giao thông khoảng 21% (gấp 3 lẩn) ở Việt Nam là 7%, nhưng số lượng xe cơ giới của họ gấp 20-30 lần. Có nghĩa là diện tích cho mỗi đơn vị xe cơ giới ở Việt Nam cao hơn ở những quốc gia khác. Vấn đề nằm ở chỗ nếu xe gắn máy ở Việt Nam được người Nhật, người Đức, người Mỹ, hay người Singapore cầm lái cộng với phương pháp điều hành giao thông thông minh, logic thì có bị ùn tắc như hiện tại? Ở ta đi bộ cũng kẹt chứ không phải cần đi xe. Như vậy thì cấm đi bộ? Điển hình là những lần hội hoa xuân, bắn pháo hoa, lễ hội lớn, các sân vận động bóng đá... Vì thế, có thể nhận ra căn nguyên nằm ở yếu kém trong tổ chức và con người. Thực trạng giao thông hiện tại Cảnh xe tải cán chết người đi xe gắn máy thường thấy trên báo chí hàng ngày là chuyện thường. Theo luật giao thông hiện tại mà không xảy ra điều này mới là chuyện lạ. Kính chiếu hậu có một góc mù khoảng 52 độ, người lái xe tải khó thấy người đi xe gắn máy ở dưới thấp. Khi người đi xe gắn máy ngã vào xe tải thì xe tải không thấy, và nếu thấy thì thắng cũng không kịp. Kính chiếu hậu không cho ta biết khoảng cách thực, không cho ta biết vận tốc thực. Nhưng ở Việt Nam chỉ nhìn kính chiếu hậu là đủ. Khi thi lấy bằng lấy xe thì người lái xe không cần quay đầu lại để nhìn. Chương trình đào tạo lái xe lạc hậu không theo kịp giao thông hiện đại về vận tốc và số lượng. Quy định rẽ trái kiểu cổ điển mà Việt Nam đang áp dụng. Quy luật vật lý là nếu xe ôtô chạy 80-100 km/h thì khi thắng gấp cần một đoạn đường là 45-70 m. Nếu là xe tải thì cần 120-150 m tùy theo tình trạng bánh xe và tình trạng khô ướt của con đường và hệ thống thắng. Những thông tin này không hề có trong chương trình đào tạo và nhiều hơn nữa. Nhiều tai nạn liên hoàn xảy ra ở Việt Nam là vì nhiều tài xế xe cho rằng mình phản ứng nhanh, tay lái lụa? Nhưng họ không thể nào vượt qua được quy luật của vật lý học. Vì tài xế không biết và cũng không ai dạy họ. Về kỹ thuật không khó để đo khoảng cách an toàn và xử phạt bằng như vượt vận tốc. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cứ mỗi năm lại có một tháng an toàn giao thông, ra quân kiểm soát, còn 11 tháng còn lại thì sao? Về kỹ thuật không khó để kiểm soát liên tục 365 ngày mà không cần ra quân. Xe cứ vượt ra cướp đường, ai tông tới từ sau sẽ bị lỗi? Quy định kiểu này là quy định khuyến khích vượt ẩu, cướp đường. Điều này phải được sửa lại để tạo một phong cách giao thông an toàn và đúng luật. Rẽ trái kiểu Mỹ. Cướp đường, nhưng không gây tai nạn vẫn bị phạt nặng theo phương châm "Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Đó là quy định giao thông trên thế giới. Những quy định được phép quẹo phải hay chạy thẳng khi đèn đỏ không được định nghĩa rõ ràng. Trên thế giới, được phép quẹo phải khi đèn đỏ chỉ được sử dụng khi 100% không gây nguy hiểm cho người đang có đèn xanh ưu tiên. Chỉ sử dụng cho những đoạn đường ít giao thông, nếu có xảy ra tai nạn thì người đi đèn đỏ lỗi 100%. Đây là luật giao thông trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì được phép chạy là cứ chạy, không an toàn cho người có đèn xanh, và giảm lưu lượng xe trong một đơn vị thời gian. Tưởng là giảm thiểu ùn tắc nhưng lại là "gậy ông đập lưng ông". Đi đâu cũng thấy những phân luồng sai, quy định phản logic, đèn quẹo trái thì được gắn ở bên phải ở những con đường thật rộng, cứ lo tìm nhìn đèn giao thông là có thể gây tai nạn (như ở đường Điện Biên Phủ, Cộng Hòa...). Muốn tạo một thói quen chạy xe an toàn, trật tự thì phải có những quy định logic. Ở Việt Nam hiện tại ai mà chạy đúng luật thì chỉ đứng một chỗ thôi. Ai liều thì được. Giải pháp cho các vấn đề trên Giải quyết vấn đề giao thông ở Việt Nam không phải là khó, chỉ cần một chiến lược tổng thể, những ý tưởng thông minh: bảo hiểm, quy định giao thông thông minh, logic và giáo dục giao thông đúng tâm lý và theo kịp điều kiện giao thông nhiều với vận tốc nhanh. Tôi đã làm việc với Sở Giao Thông Công Chánh TP HCM, một số ý tưởng đã được thực hiện như cầu Sài Gòn, hướng đi đường Nguyễn Văn Trỗi nhưng chỉ là sự chắp vá. Cầu Thủ Thiêm (Sài Gòn) sau 5-6 lần sửa đổi hướng đi, nhưng đến nay vẫn chưa an toàn. Từ trong hầm chạy ra, từ trên cầu vượt chạy xuống, không ai thấy ai. Không an toàn! Mô phỏng quá trình taxi bắt khách theo luật Việt Nam. Cứ chờ có tai nạn rồi sửa cũng không muộn? Việt Nam cần một phương án tổng thể, một giải pháp thông minh để điều hành giải quyết vấn đề giao thông mà không cần cấm gì cả! (thời gian chuẩn bị 3-6 tháng) Ví dụ: Cấm qua mặt nếu xe đi trước đã báo hiệu đèn quẹo phải hay trái, có như thế mới an toàn và tạo điều kiện để xe quẹo giải phóng mặt bằng nhanh, đặc biệt cho xe buýt dễ chạy an toàn hơn cho xe gắn máy và cho những người khách đi xe buýt và nhiều quy định khác. Đây là luật giao thông trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì không. Tại TP HCM, mỗi sáng cùng giờ 1,2 triệu trẻ em được đưa đến trường. Đây là trách nhiệm của xã hội chứ không phải của riêng mỗi gia đình. Biện pháp nào để trẻ em được đi học và về nhà an toàn là trách nhiệm của Bộ trưởng giáo dục và Bộ giao thông. Gia đình sẵn sàng chịu trả tiền đưa đón nếu an toàn cho trẻ em, để khỏi phải chầu chực trước cổng trường, khoảng 10 tỷ giờ lao động, để có nhiều thời giờ cho sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, giải trí để phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống văn minh hơn, tiến bộ hơn. Đó là khơi nguồn sáng tạo. Ôtô thường xuyên đổi hướng gây ùn tắc. 1,2 triệu học sinh ở TP HCM làm sao đi học lệch giờ? Nếu không tổ chức đón đưa chung của trường? Một gia đình có hai con học khác trường làm sao đưa đón lệch giờ? Rồi phải chạy ngược chạy xuôi tăng thêm giao thông. Bố mẹ làm sao đi làm lệch giờ? Đi làm lệch giờ đã được thử nghiệm ở châu Âu cách đây 35 năm, nhưng cũng không đem lại kết quả khả quan nào. Làm sao một nhà máy chạy được khi nhân viên đi làm lệch giờ? Kỹ sư đi làm lệch giờ? Không phải cấm cái này cấm cái khác, mở rộng đường là phương pháp giải quyết vấn đề giao thông. Ở châu Âu, Nhật và những nước khác không có biện pháp mở rộng đường, đền bù một số tiền lớn. Họ dùng tiền để giải quyết thông minh hơn. Vận tốc trung bình hiện tại trong giờ cao điểm là 5-7 km/h. Nếu ta đạt được vận tốc trung bình 20 km/h là đã giải quyết được vấn đề. Cấm xe gắn máy hay ôtô thì làm sao nâng cao sản xuất để phát triển ngành công nghiệp? Cấm là biện pháp đưa đến giảm thu ngân sách, giảm công ăn việc làm không những cho những người đang lao động sản xuất mà ngay cả cho những cơ quan kiểm định, những dịch vụ sửa chữa v.v, không thu nhập thì không có tiền chi, thì không có kinh tế "Cấm, giới hạn" không phải là biện pháp thông minh, mà chỉ đưa nền kinh tế đi xuống. Nạn tắc đường ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có thể giải quyết được 80% trong vòng 12-18 tháng, Vận tốc giao thông sẽ chậm lại (Stop and Go) trong giờ cao điểm nhưng sẽ không bế tắc (Stop No Go), trừ những trường hợp do tai nạn. Xem những hình tiêu biểu cho giao thông Việt Nam. Không ùn tắt mới là chuyện lạ. Nguyễn Minh Đồng Giám đốc công ty DEVITEC-Consult
  8. Phát hiện 60 vụ vỡ nợ “tín dụng đen” Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội, phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến cho biết theo thống kê sơ bộ 9 tháng đầu năm đã phát hiện khoảng 60 vụ vỡ nợ “tín dụng đen”, có vụ tổng số tiền lên tới 500 tỉ đồng. Các vụ vỡ nợ tập trung vào mười tỉnh thành, điển hình là Hà Nội và TP.HCM. “Phần lớn các vụ vỡ nợ thường người đi vay đầu tư vào thị trường bất động sản, tài chính, chứng khoán. Người ta gọi đây là những thị trường vàng nhưng đến khi nó tụt giảm thì người đầu tư thất bại, mất khả năng trả nợ. Thiệt hại trong các vụ vỡ nợ này rất lớn, có vụ lên đến 500 tỉ đồng, liên quan đến hàng trăm người nhưng khả năng thu hồi rất thấp, không đáng kể” - ông Tuyến nói. Tuy tình hình vay, nợ trong khu vực dân cư diễn biến phức tạp như vậy, nhưng theo ông Tuyến, thường chỉ khi xảy ra vỡ nợ công an mới vào cuộc được. “Theo quy định của Bộ luật hình sự, lãi suất cho vay phải gấp 10 lần lãi suất ngân hàng thì mới xử lý hình sự. Còn dưới mức ấy là những quy định xử lý về hành chính mà những quy định này chưa đủ mạnh để xử lý nghiêm được. Nếu chúng tôi làm không cẩn thận lại bị cho là hình sự hóa các quan hệ dân sự” - ông Tuyến trình bày. Theo ông, chỉ khi các “ổ” tín dụng đen bị vỡ thì công an mới vận dụng được các quy định về tội chiếm đoạt tài sản, hoặc lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản để xử lý. Ngành công an đang tập hợp tài liệu đề nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi các quy định của pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động vay mượn ngoài ngân hàng. “Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, người dân nên chủ động phòng ngừa là chính, khi phát hiện dấu hiệu tội phạm cần trình báo ngay với cơ quan công an” - ông Tuyến khuyến cáo. Theo tuổi trẻ
  9. Thị trường BĐS hiện nay giống như võ đài quyền anh, mà doanh nghiệp địa ốc là những võ sĩ đang phải chống đỡ với những cú đấm, ai có sức chịu đòn tốt mới có thể trụ lại, bằng không sẽ rớt đài. Cũng với cái nhìn tương tự, giám đốc kinh doanh một công ty địa ốc ở quận Bình Tân cũng ngán ngẩm trước tình hình kinh doanh rất chậm hiện nay. Giống như nhiều doanh nghiệp khác, công ty của vị này cũng đang cố gắng xoay xở, cầm cự cho qua cơn sóng gió thị trường hiện nay. Thực tế cho thấy mặc dù vẫn có giao dịch, nhưng nhìn chung sức mua của thị trường căn hộ rất yếu. Có thể nói, trong nhiều yếu tố tác động vào thị trường, điều mà doanh nghiệp địa ốc ngán ngại nhất là đầu ra của sản phẩm. Tính thanh khoản thị trường yếu khiến nhà đầu tư thứ cấp dè dặt, trong khi đó những người có nhu cầu mua căn hộ để ở mang tâm lý chờ đợi giá sẽ còn giảm thêm. Hai bên, người bán và người mua, giống như đang chơi trò chơi nhìn nhau xem ai chớp mắt trước, người đó sẽ thua. Ở một số dự án, nhiều nhà đầu tư thứ cấp không chịu nổi lãi vay ngân hàng đang tìm cách bán lại căn hộ đã đầu tư để cắt lỗ, thậm chí giá chào bán còn thấp hơn cả giá gốc của chủ đầu tư nhưng vẫn khó bán. Trước xu hướng thị trường không thuận lợi, nhiều chủ đầu tư phải hoãn kế hoạch chào bán sản phẩm. Với những dự án đã chào bán hoặc không thể dừng, chủ đầu tư đang làm mọi cách, với các chương trình bán hàng khác nhau nhằm thu hút người mua. Nhiều doanh nghiệp địa ốc đều có chung một nhận định tình hình thị trường năm nay khó hơn rất nhiều khi lợi nhuận tích lũy của những năm trước đang dần cạn kiệt vì gánh nặng chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Mục tiêu của họ đặt ra là tồn tại chứ không phải phát triển. Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ phát triển thị trường, nhiều người cho rằng đây là dịp thị trường sàng lọc bớt những doanh nghiệp non yếu, cả về kinh nghiệm lẫn năng lực tài chính. Điều này có thể đau đối với nhiều doanh nghiệp nhưng giúp thị trường khỏe mạnh hơn, vì không thể có một thị trường bất động sản mà ai cũng có thể là chủ đầu tư dự án. Không chỉ có giới chủ đầu tư dự án, các sàn giao dịch bất động sản cũng đang chịu sự sàng lọc khắc nghiệt sau một thời gian mọc lên như nấm khi thị trường địa ốc bùng nổ. Chưa có số liệu thông kê chính thức nhưng giới địa ốc cho biết số lượng sàn "chết lâm sàng" hiện nay rất nhiều. Phần còn lại hoạt động cầm chừng và cắt giảm nhân sự để giảm thiểu chi phí. Giới quan sát thị trường nhận định, thị trường địa ốc, đặc biệt là phân khúc căn hộ, khó có thể sớm phục hồi ngay cả khi chính sách tiền tệ được nới lỏng và lãi suất hạ xuống vì hiện tại niềm tin vào thị trường đã bị sút giảm rất nhiều. Ông giám đốc trên cho rằng đầu tư địa ốc chưa bao giờ là một ngành dễ ăn, và ở các nước khác trong khu vực số lượng nhà đầu tư địa ốc chỉ vài trăm, chứ không thể lên đến vài ngàn như những gì đang thấy tại TPHCM. Người ta vẫn đang chờ xem liệu sẽ có bao nhiêu công ty địa ốc đuối sức và cuối cùng sẽ phải rời cuộc chơi. Theo Đình Dũng TBKTSG
  10. Xác nhận là Tuyết Minh rất xinh đẹp, có duyên, nữ tính.
  11. Cơ bản về Thiền, dưỡng sĩnh, luyện công...thì khi tập luyện lấy 1/2 thân dưới Cương, 1/2 thân trên Nhu.
  12. Bất ổn xã hội... ============== 'Chiếm phố Wall' nổ ra khắp các châu lục Phong trào biểu tình "Chiếm phố Wall" hôm nay lan ra toàn cầu, với sự hưởng ứng của hàng nghìn người dân tại các quốc gia và vùng lãnh thổ từ phương Đông sang phương Tây. > Biểu tình "Chiếm phố Wall" lan ra toàn cầu / Biểu tình "Chiếm phố Wall" lan khắp Mỹ Những người dân Hàn Quốc tham gia biểu tình "Chiếm Seoul" để hưởng ứng phong trào "Chiếm phố Wall" và "Căm phẫn" được phát động trên toàn thế giới hôm nay. Ảnh: AFP Một người dân Nhật Bản đeo khẩu trang có dòng chữ "Chúng ta là 99%", ý muốn nói anh và những người cùng biểu tình thuộc 99% người không có thu nhập kếch xù trong xã hội. Ảnh: AFP Một cô gái ở thành phố Brisbane, Australia, đang giơ cao biểu ngữ khi tham gia hưởng ứng phong trào "Chiếm phố Wall" tại trung tâm thành phố này hôm nay. Ảnh: News.com.au Hai người biểu tình ở Đài Loan đang giơ các khẩu hiệu ngay dưới chân tòa tháp Đài Bắc 101. Ảnh: AFP Những người biểu tình Nhật Bản đi trên phố với biểu ngữ "Chiếm Tokyo". Ảnh: AFP Một cô gái đi qua tấm biểu ngữ "Chiếm Seoul" được căng tại thủ đô của Hàn Quốc. Ảnh: AFP Một người biểu tình cầm quả địa cầu với phần hình ảnh của Australia, khi biểu tình tại khu tài chính ở trung tâm Sydney hôm nay. Ảnh: AP Người biểu tình nằm và ngồi la liệt tại Quảng trường Giao dịch ở đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc hôm nay. Ảnh: AP Người dân Philipinnes hô vang các khẩu hiệu trên đường tới đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Manila hôm nay. Ảnh: AP Nhiều người tụ tập ở quảng trường Puerta del Sol tại thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, sáng nay. Họ cùng nhau tập yoga để chuẩn bị cho cuộc biểu tình lớn vào buổi chiều. Ảnh: AFP Người biểu tình vây quanh trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu tại thành phố Frankfurt, Đức. Ảnh: AFP Người biểu tình căng biểu ngữ và tranh thủ đọc báo trước giờ tuần hành ở thành phố Zurich, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP Nhật Nam
  13. Cảm ơn bác Lãn Miên. Mới đọc qua tưởng dễ, vào tập cái thấy cũng không dễ chút nào nếu không kiên trì. Bài này cũng giống như bài đứng thẳng hất 2 bàn tay xòe ra đàng sau, điều cơ bản là khi tập thì bài của bác LM tự động phát sinh CƯƠNG DƯỚI NHU TRÊN do quá trình tăng tốc đập 2 ngón chân vào nhau nên dễ tập hơn. Còn bài hất 2 tay phải chú tâm CƯƠNG DƯỚI NHU TRÊN nên dễ nản khi tập.
  14. Nhà kinh tế đoạt giải Nobel 2011: Không có giải pháp thần kỳ cho khủng hoảng châu Âu Thứ ba, 11/10/2011 08:35 Thomas Sargent và Christopher Sims đoạt giải Nobel Kinh tế 2011 Vì sao Thomas Sargent và Christopher Sims được trao giải Nobel? Hai chuyên gia kinh tế giành giải Nobel không có câu trả lời rõ ràng cho khủng hoảng châu Âu, nhưng cho rằng cần liên minh tài chính khu vực đồng euro. Ông Christopher Sims. Hai giáo sư người Mỹ giành được giải Nobel kinh tế hôm qua nhờ công trình nghiên cứu đặt nền tảng cho phân tích kinh tế vĩ mô hiện đại, nhưng hai người cho biết họ không có câu trả lời dễ dàng cho khủng hoảng nợ tồi tệ tại châu Âu. Christopher Sims và Thomas Sargent được Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao giải vì công trình nghiên cứu mà các chính phủ có thể sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của chính sách. Dù không đưa ra bất cứ câu trả lời rõ ràng nào để đưa châu Âu thoát khỏi khủng hoảng nợ, ông Sims cho rằng khu vực đồng euro phải tạo ra một liên minh tài chính để tránh sự sụp đổ của đồng tiền chung. Phát biểu trong cuộc họp báo tại trường Đại học Princeton, ông Sims cho rằng: "Để đồng euro tồn tại, khu vực đồng euro sẽ phải tìm cách chia sẻ những gánh nặng tài chính." Chính phủ 17 nước thành viên khu vực đồng euro đang cố gắng giải quyết khủng hoảng nợ có nguy cơ lây lan từ các nền kinh tế yếu Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland tới các nền kinh tế lớn hơn trong khu vực như Italia. Hầu hết châu Âu sử dụng đồng tiền chung euro nhưng các nước không bảo đảm cho nợ của các quốc gia khác. Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể cần một số hỗ trợ tài chính bởi các nước khu vực đồng tiền chung euro, ông Sims nói thêm. "Hoảng loạn và khủng hoảng,...những gì đang diễn ra lúc này tại châu Âu cùng với đồng euro, đều là về kỳ vọng về những gì người khác sẽ làm, " giáo sư đại học New York Sargent phát biểu. Trong khi nghiên cứu của Sargent đưa ra ý tướng về việc những kỳ vọng ảnh hưởng thế nào tới các chính sách và tác động của chúng, Sargent cảnh báo rằng, cũng như Sims, ông không có giải pháp đơn giản cho khủng hoảng kinh tế toàn cầu. "Chúng tôi phải thử nghiệm các mô hình của mình trước khi phá hủy thế giới," ông Sargent nói. Ông Sims lưu ý những vấn đề tài chính hiện nay của thế giới, cho rằng phục hồi kinh tế thế giới thật không may đòi hỏi rất nhiều công việc xem xét tìm kiếm số liệu lâu dài. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng, những phương pháp mà ông cùng với ông Sargent sử dụng là cần thiết để đưa cả hai ra khỏi mớ hỗn độn này. Hai nhà kinh tế vừa giành giải Nobel này cho biết họ không có phương cách thần kỳ nào để giải quyết khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ, nhưng ông Sargent chỉ trích cách thức mà những vấn đề tài chính của nước này thường được thảo luận. Nguồn Reuters/DVT.vn
  15. Hơn 700 người bị bắt vì biểu tình tại Mỹ Cảnh sát Mỹ thông báo họ bắt hơn 700 người trong một cuộc biểu tình tại thành phố New York hôm nay. Giới chức bố trí một lực lượng cảnh sát lớn trên cầu Broolyn trước khi những người biểu tình tràn lên cầu vào ngày 2/10. Ảnh: AP. BBC đưa tin cảnh sát tiến hành bắt người khi một đám đông từ quận Manhattan tràn lên cầu Brooklyn, chiếm làn đường dành cho xe cộ khiến giao thông tắc nghẽn. Trước đó cảnh sát cảnh báo rằng những người biểu tình sẽ bị bắt nếu bước vào làn đường dành cho xe cộ. Đám đông vượt cầu Brooklyn đã cắm trại gần khu vực Phố Wall trong hai tuần qua để tham gia một phong trào biểu tình phản đối "sự tham lam của giới doanh nghiệp" mang tên Occupy Wall Street. Những người tổ chức phong trào Occupy Wall Street kêu gọi khoảng 20.000 người tới công viên Zuccotti gần Phố Wall để cắm trại vào ngày 17/9. Những người biểu tình tuyên bố họ sẽ ở đó trong vài tháng và tuần hành liên tục trên các đường phố để phản đối cái mà họ gọi là "sự tham lam của giới doanh nghiệp". Cảnh sát xông vào đám đông để bắt người sau khi những cảnh báo của họ bị phớt lờ. Ảnh: AP. "Chúng tôi không biểu tình chống Sở Cảnh sát New York. Đây là cuộc biểu tình của 99% dân số Mỹ nhằm phản đối quyền lực của 1% người giàu nhất nước", Robert Cammiso, một người biểu tình, phát biểu. Trước đó khoảng 80 người bị bắt khi những người tham gia cuộc biểu tình Occupy Wall Street tuần hành vào ngày 25/3. Năm ngày sau chừng 2.000 người tuần hành tới Sở Cảnh sát New York vào ngày 30/9 để phản đối các vụ bắt người biểu tình và hành vi của cảnh sát. Hàng loạt cuộc biểu tình cũng nổ ra tại nhiều thành phố khác của Mỹ để ủng hộ cuộc biểu tình tại thành phố New York. Việt Linh
  16. T.S Lê Đăng Doanh: “Đến lúc nhìn thẳng vào sự thật” Hỏi T.S có bi quan quá không khi nói rằng: “không nghi ngờ gì nữa, tình hình KT-XH nước ta đang ở tình trạng xấu nhất từ năm 1991 đến nay”, ông liền hỏi lại, “thế bạn thấy có ai phản đối không?”. Câu chuyện giữa VnEconomy với TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, diễn ra khi không khí của cuộc hội thảo về các vấn đề kinh tế vĩ mô do UBKT Quốc hội tổ chức cuối tuần qua tại Tp.HCM vẫn còn đang “nóng hổi”. Là diễn giả đăng đàn thứ ba với chủ đề “Điều chỉnh kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, tái cơ cấu và cải cách kinh tế” tại hội thảo này, ông Doanh đã hơn một lần nhấn mạnh rằng cần phải nhìn thẳng vào sự thật và “cần có đổi mới lần hai” một cách sâu sắc, toàn diện. Phải nói thẳng Thưa ông, nhận định nền kinh tế đang ở tình trạng “xấu nhất từ năm 1991” đã được “kiểm nghiệm” ở diễn đàn nào chưa? Chưa đâu, đây là lần đầu tiên tôi đưa ra nhận định này. Các ý kiến tại hội thảo đều rất dễ dàng thống nhất là nền kinh tế đang rất khó khăn, song nếu khái quát như ông thì liệu có vội vàng quá không? Thì bạn đã nghe cả tại hội thảo rồi đấy. Phải nói thẳng là tình hình đang rất xấu. Xét về tất cả các tiêu chí kinh tế vĩ mô như lạm phát, bội chi ngân sách, thâm hụt thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, nợ nước ngoài và nợ công, tỷ giá đồng tiền Việt Nam cũng như sự giảm sút niềm tin của người dân, nhà đầu tư trong nước và ngoài nước… đều đang ở mức trầm trọng. Đáng chú ý là sức khỏe của hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều vấn đề, tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Mức tín nhiệm của Việt Nam bị các công ty nước ngoài hạ thấp đến mức B-, tức là mức thấp nhất trước mức C. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam bị giảm 6 bậc trong năm 2011, xuống vị trí 65 trên 142 nền kinh tế. Tích lũy từ nội bộ kinh tế liên tục giảm sút, để duy trì mức đầu tư cao, nước ta đã tăng vay mượn nước ngoài, không chỉ qua nguồn ODA mà còn cả qua các kênh bán trái phiếu chính phủ trên thị trường tài chính quốc tế và bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước vay mượn thương mại với lãi suất cao. Số nợ của khu vực doanh nghiệp nói chung, kể cả doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bất động sản cũng tăng cao rồi. Nợ nước ngoài lên đến 42% GDP, cao nhất từ 1998 đến nay. Nếu tính thêm nợ của các doanh nghiệp nhà nước mà chính phủ bảo lãnh và phải trả nợ thay khi doanh nghiệp chưa trả được, như trường hợp xi măng Đồng Bành vừa qua, thì tổng số nợ đã vượt quá 100% GDP. Một vấn đề nữa rất đáng chú ý hiện nay là chênh lệch giàu-nghèo tăng lên rõ rệt. Đặc biệt, bên cạnh những người nghèo gặp khó khăn rất lớn trong đời sống, chữa bệnh, cho con đi học..., đã xuất hiện những hiện tượng phô bày sự giàu có, xa hoa theo kiểu trọc phú, rất xa lạ với truyền thống dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước. Rồi, tội ác hình sự, các hành vi bạo lực và các tệ nạn xã hội tăng nhanh, tình hình trật tự xã hội có diễn biến rất phức tạp, người dân lương thiện cảm thấy kém an toàn khi đi ra đường hay đến nơi đông người. Nhưng thưa ông, chúng ta vẫn thường nghe các đánh giá là kinh tế - xã hội đang có chuyển biến tích cực? Tất nhiên hiện thực là bức tranh nhiều màu sắc. Bên cạnh những “khoảng tối” như tôi vừa nói thì cũng có điểm sáng, như sản xuất nông nghiệp đạt khá, xuất khẩu, trong đó có xuất khẩu gạo… vẫn tăng. Bên cạnh hàng nghìn doanh nghiệp phải ngừng sản xuất thì cũng có doanh nghiệp làm ăn được. Ví dụ doanh nghiệp Mỹ Lan ở Trà Vinh chế ra vật liệu nano xuất khẩu, hay gốm sứ Minh Long cũng có công nghệ tiên tiến, sản phẩm có năng lực cạnh tranh… Những điểm sáng như vậy có thể tìm thấy ở tất cả các lĩnh vực, các địa phương, nhưng chính những doanh nghiệp này cũng đang gặp khó khăn vì lãi suất cao, lạm phát làm chi phí đầu vào tăng nhanh. Những điểm sáng đó mình phải thừa nhận, song một vài con én nhỏ không làm nên mùa xuân, không làm thay đổi được cục diện. Vậy nên đã đến lúc nhìn thẳng vào sự thật, phải có sự chuyển hướng chiến lược để khôi phục lại niềm tin của dân và các nhà đầu tư. “Đổi mới lần thứ hai” Xin mạn phép hỏi ông, ông nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng, dù sao khi đã nghỉ hưu rồi thì cũng dễ “nói mạnh” hơn khi còn đương chức? Với tôi thì không phải, tôi luôn luôn nói sự thật, vì thế nhiều phen sóng gió lắm rồi đấy, nhưng chắc bạn không biết rõ vì khi ấy bạn còn trẻ. Còn ở tình thế hiện nay thì tôi thấy cả các anh đương chức cũng nói thẳng là chúng ta không nên ảo tưởng nữa, và nếu không điều chỉnh cho sát thực tế hơn thì kế hoạch 5 năm tới sẽ không thể thực hiện được. Theo tôi thì đã đến lúc Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất cần có quyết định cải cách mạnh mẽ, mà tôi tạm gọi là đổi mới lần thứ hai, để tránh khủng hoảng. Như đã nói, cần điều chỉnh kế hoạch 5 năm tới. Trước mắt, cần có kế hoạch ổn định kinh tế vĩ mô gắn liền với tái cơ cấu và cải cách toàn diện trong ít nhất là hai năm 2012-2013, trước khi tiếp tục thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2011-2015. Mục tiêu của kế hoạch này là giảm lạm phát, bội chi ngân sách, nhập siêu, cải thiện rõ rệt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô bằng những cải cách mạnh mẽ trong thu-chi ngân sách, cắt giảm mạnh mẽ đầu tư công, thực hiện công khai minh bạch trong chi tiêu ngân sách, hoạt động đầu tư, thực hiện tinh giảm bộ máy nhà nước đã phình to lên nhanh chóng trong thời gian qua, cắt giảm biên chế hành chính. Cần sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách, giảm hẳn các khoản chi tiêu còn để ngoài ngân sách, thực hiện sự giám sát đầy đủ, chặt chẽ của Quốc hội và các cơ quan dân cử về chi tiêu ngân sách. Cần sửa đổi, bổ sung Luật Mua sắm công, ban hành Luật Đầu tư công nhằm hạn chế tham nhũng, lãng phí, chia chác trong nhóm lợi ích. Khâu trọng tâm là cải cách các tập đoàn kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa, thực hiện mô hình quản lý‎ dựa trên kết quả, công khai minh bạch như những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Khác với lần đổi mới thứ nhất - chủ yếu là cởi trói và giải phóng sức sản xuất, được sự ủng hộ của đông đảo nông dân và quảng đại quần chúng - đổi mới lần này đỏi hỏi phải nâng cao chất lượng của bộ máy, chính sách, phải tiến hành phẫu thuật, cắt bỏ những ung nhọt đang gây ra những căn bệnh kéo dài của nền kinh tế và xã hội. Có thể, một số nhóm lợi ích đang được hưởng lợi lớn sẽ không ủng hộ một cuộc đổi mới như vậy. Đó là nhiệm vụ khó khăn cần phải vượt qua, và cũng là sứ mệnh vẻ vang của thế hệ lãnh đạo hiện nay. Phản biện chính sách cần được làm chu đáo hơn Trong số các giải pháp để “chữa bệnh” bất ổn, nhiều ý kiến đặc biệt nhấn mạnh đến việc giảm thu, giảm chi và tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, ông có chia sẻ? Giảm thu, giảm chi thì rất đúng rồi. Tập trung ổn định vĩ mô và phải khoan sức dân, bớt thuế bớt chi tiêu đi. Tôi cho rằng cần phải phát động phong trào toàn dân cần kiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một vị giáo sư người Nhật nói với tôi trước đây ông ấy đến Việt Nam thì được mời rượu Johnnie Walker đỏ, còn bây giờ thì họ mời Chivas giá mười mấy triệu. Và ôtô người Việt đi cũng sang hơn trước đây nhiều. Ở Nhật, không bao giờ một quan chức nào có thể mời bạn uống rượu sang như vậy bằng tiền ngân sách. Vì thế cần phải tiết kiệm, trong đó thì cơ quan nhà nước cần gương mẫu trước. Còn về tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước thì tôi đã nói nhiều lần là cơ chế quản lý của doanh nghiệp Việt Nam rất kém, nhưng không phải là không khắc phục được. Đi Trung Quốc, tôi được Phó thủ tướng phụ trách công nghiệp của Trung Quốc cho biết là đã áp dụng chế độ quản lý theo hiệu quả, nhưng doanh nghiệp nhà nước bên đó cũng còn rất nhiều vấn đề. Hỏi thế làm thế nào để khắc phục thì ông ấy cho biết là yêu cầu một nhóm các nhà khoa học, các chuyên gia khảo sát và đề ra1 hệ tiêu chí, như phải tăng năng suất bao nhiêu, đổi mới công nghệ thế nào, lương thưởng bao nhiêu… sau đó công khai đăng lên. Ai có phương án thì gửi đến, rồi mời hội đồng nghe báo cáo, bỏ phiếu kín, người được phiếu cao nhất thì bổ nhiệm làm lãnh đạo 3 năm. Năm đầu làm không tốt thì không lên lương, năm thứ hai vẫn không làm được thì hủy hợp đồng không cho làm nữa và thay băng người khác. Tại sao họ làm được mà Việt Nam mình chưa làm được? Nhân nói đến vai trò của các nhà khoa học và chuyên gia kinh tế, có chuyên gia tự phê là ý kiến nào cũng nhấn mạnh phải tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng để góp ý cho Chính phủ tái cơ cấu bắt đầu từ đâu thì đội ngũ các nhà khoa học cũng chưa làm được nhiều. Ông có thấy “chạnh lòng” không ạ? Lần gần đây nhất được mời đến hội nghị tham vấn cho Chính phủ thì tôi lại đang hội thảo ở nước ngoài nên không dự được, rất tiếc. Đóng góp cá nhân thì có cũng có thể chưa đáp ứng được yêu cầu, nhưng tôi nghĩ chúng tôi luôn cố gắng đóng góp. Chỉ có điều vai trò phản biện cũng chưa được coi trọng đúng mức, thể hiện ở cách làm vội vã. Thông báo trước hai ngày bảo mời anh đến thì làm sao mà chuẩn bị tốt được. Lẽ ra anh phải đặt hàng trước một số vấn đề để người tư vấn có thời gian chuẩn bị thật tốt. Sản phẩm 24 tiếng dĩ nhiên phải khác với sản phẩm được nghiên cứu nghiêm túc trong 2, 3 tháng chứ. Cho dù như vậy thì có còn hơn không, thưa ông? Rõ ràng chứ, chỉ có điều cần mở rộng hơn nữa. Tôi tin là nếu có quyết tâm cải cách, chúng ta sẽ làm được, làm tốt. Theo Nguyên Hà Vneconomy
  17. Chúc mừng sinh nhật sư phụ, chúc sư phụ luôn mạnh khỏe và may mắn trong cuộc sống.
  18. Giá vàng xuống sát 1.684 USD/oz Thứ sáu, 23/09/2011 20:40 Giá các loại hàng hóa giảm xuống mức thấp nhất 9 tháng do nhà đầu tư quyết bán ra bằng mọi giá để thu về tiền mặt. Giá vàng giao ngay trên sàn Kitco lúc 19h40' xuống 1684,3 USD/oz trước khi bật tăng trở lại lên trên 1690 USD/oz. Giá vàng tiến tới tuần giảm mạnh nhất trong hơn 4 tháng khi các nhà đầu tư bán chứng khoán và các hàng hóa khác để thu về tiền mặt nhằm đối phó với rủi ro từ cuộc suy thoái mới. Giá hàng hóa giảm xuống mức thấp nhất 9 tháng khi khủng hoảng toàn cầu làm giảm nhu cầu về kim loại, năng lượng và nông sản. Bạc giảm 10%, đồng giảm 2,7% và niken giảm 3,1%. Chỉ số Standard & Poor’s GSCI Index đo độ biến động giá 24 hàng hóa giảm 2,2%, mức giảm lớn nhất trong vòng 10 tháng. Chỉ số này để mất 7,8% trong tuần này. Các Thống đốc ngân hàng Trung ương và Bộ trưởng Tài chính sẽ thảo luận về thực trạng nền kinh tế hiện nay trong cuộc họp hàng năm của Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) hôm nay. Việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ công bố chương trình mua trái phiếu dài hạn trị giá 400 tỷ USD càng cho thấy những rủi ro về suy giảm tăng trưởng kinh tế Mỹ. http://gafin.vn/20110923061741435p39c44/gia-vang-xuong-sat-1684-usdoz.htm
  19. Giới đầu tư bán tháo hầu hết tài sản trước lo ngại suy thoái mới Thứ sáu, 23/09/2011 07:08 Không có giải pháp cho châu Âu, lo ngại suy thoái toàn cầu khiến giới đầu tư bán tháo cổ phiếu, hàng hóa, tìm tới sự an toàn của trái phiếu Mỹ. Lợi suất trái phiếu giảm xuống thấp nhất trong lịch sử, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 là 1,75% và 30 năm là 2,86%. Đồng USD cũng hưởng lợi từ lo ngại to lớn về thương mại, đã khiến chứng khoán Mỹ lao dốc, cùng với đà giảm mạnh mẽ của chứng khoán toàn cầu. Biểu hiện tồi tệ trên thị trường chứng khoán tương tự như việc bán tháo trên thị trường hàng hóa, các nguyên liệu giảm 4,6% và các cổ phiếu năng lượng giảm 4,1%. Giá đồng giảm 7% xuống thấp nhất 1 năm do lo ngại suy thoái Trung Quốc. Vàng, vốn là nơi trú ẩn, cũng được bán trong lúc hỗn loạn và nhà đầu tư cần tiền mặt. Trên sàn Comex, New York, đóng cửa phiên 22/9, giá vàng giao tháng 12 giảm 66,4 USD/oz tương đương 3,7% xuống 1.741,7 USD/oz. Đồng euro xuống dưới 1,35 USD/euro, mức đáy trong thời gian gần đây. Đồng tiền chung của 17 nước châu Âu được giao dịch trong khu vực 1,346 USD/euro, thấp nhất 8 tháng so với đồng USD. Chỉ số Dollar, theo dõi biến động của đồng USD với 6 đồng tiền giao dịch chủ chốt cao hơn 1,4%. Chỉ số MSCI chứng khoán toàn thế giới giảm 4,5% và giảm 22% so với mức đỉnh đạt được trong tháng 5, trong khi thị trường chứng khoán các nước mới nổi giảm mạnh nhất trong gần 3 năm. Các chỉ số chứng khoán toàn cầu liên tục lao dốc trong phiên hôm qua Điều thị trường đang tìm kiếm không thực sự là vàng, cũng không phải là kim loại quý hay tiền tệ. Trái phiếu kho bạc là nơi thị trường đổ xô tới khi cực kỳ lo ngại về nguy cơ. Xu hướng bán tháo các tài sản rủi ro bùng lên sau thông báo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hôm thứ 4 rằng nguy cơ đối với nền kinh tế là rõ rệt và lưu ý rằng những căng thẳng trên thị trường tài chính toàn cầu có thể là chất xúc tác. Sau đó, các số liệu sản xuất Trung Quốc tạm tính cho thấy tăng trưởng chững lại. Fed dự kiến chuyển 400 tỷ USD trái phiếu ngắn hạn của mình thành trái phiếu có kỳ hạn 6 -30 năm. Và giới đầu tư lo ngại rằng biện pháp chuyển đổi này sẽ chẳng mang lại tác dụng gì nhiều cho kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, lo ngại về việc thiếu giải pháp cho châu Âu vẫn là thủ phạm chính khiến giới đầu tư lo lắng, khi khủng hoảng nợ của các ngân hàng châu Âu có thể lan sang toàn thế giới. Nguồn CNBC/DVT.vn
  20. George Soros: Kinh tế Mỹ đã suy thoái lần 2 Ông Soros cho rằng các nhà hoạch định chính sách châu Âu đã liên tục sai lầm về chính sách, khiến tình hình châu Âu trở nên nguy hiểm hơn. Nhà đầu tư tỷ phú George Soros khẳng định ông tin nước Mỹ thực ra đã bước vào suy thoái kinh tế lần 2 và việc Đảng Cộng hòa phản đối kế hoạch kích cầu của Tổng thống Obama chính là yếu tố dẫn đến tăng trưởng kinh tế Mỹ yếu kém. Phát biểu với CNBC, ông nói: “Tôi nghĩ kinh tế Mỹ đã suy thoái lần 2. Kinh tế Mỹ tăng trưởng chững lại, nước Mỹ còn đối đầu với cuộc xung đột về việc liệu người giàu có phải nộp thuế để tạo việc làm hoặc liệu đã có một thỏa thuận để giảm thâm hụt ngân sách trong dài hạn; cần có một gói kích thích tài khóa ngắn hạn, một chính sách đúng đắn. Cuối cùng nó đã bị bác bỏ, phải chờ đến cuộc bầu cử năm sau mới biết họ muốn cái gì.” Ông Soros cho rằng các nhà hoạch định chính sách châu Âu đã liên tục sai lầm về chính sách, khiến tình hình châu Âu trở nên nguy hiểm hơn, đe dọa tác động xấu đến hệ thống tài chính toàn cầu còn hơn cả vụ việc ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ năm 2008. Ông phân tích: “Tình hình hiện nay còn nguy hiểm hơn cả so với khi Lehman Brothers sụp đổ và tôi nghĩ các nhà hoạch định chính sách, khi cần, sẽ làm tất cả những gì có thể để duy trì hệ thống, bởi lựa chọn thay thế sẽ quá tồi tệ.” Ông Soros dự báo nhiều nền kinh tế nhỏ thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể vỡ nợ và rời khu vực đồng tiền chung châu Âu. Tuy nhiên nếu điều này xảy ra, kinh tế toàn cầu sẽ đối đầu với không ít khó khăn. Ông Soros dự báo: “Tôi nghĩ sẽ có khoảng từ 2 đến 3 nền kinh tế nhỏ vỡ nợ hoặc rời khu vực đồng tiền chung châu Âu, miễn là quá trình đó diễn ra một cách có trật tự. Nếu điều đó xảy ra, hệ thống tài chính toàn cầu có thể bị chấn động.” Ông Soros tin EU, ECB và IMF sẽ tiếp tục giải ngân tiền đợt sau cho Hy Lạp, tuy nhiên ông nhấn mạnh việc thành lập quỹ giải cứu của châu Âu sẽ quyết định liệu Hy Lạp có tiếp tục nhận được tiền trong tháng 12/2011. Đình Hảo Theo TTVN
  21. Tranh cãi về phong thủy của Marina Bay Sand Khi tập đoàn Las Vegas Sands trúng thầu xây dựng khu nghỉ dưỡng tổng hợp MBS Resort năm 2006, các chuyên gia phong thủy đã đưa ra những nhận xét không mấy tốt đẹp. Họ nói ba tòa cao ốc cao 55 tầng trông giống như những bài vị tổ tiên, còn công viên SkyPark thì giống như lưỡi dao, cứa thẳng vào những tòa nhà xung quanh, trong khi bể bơi xây trên nóc tòa nhà sẽ “nhấn chìm” cao ốc. Ông Chong Swan Lek.................................................. Ông Victor Li. Las Vegas Sands và kiến trúc sư trưởng Moshe Safdie người Canada khẳng định họ đã nhờ các nhà phong thủy có uy tín tư vấn thiết kế. Đầu tiên là Chong Swan Lek, bậc thầy phong thủy của Singapore. Sau khi ông qua đời năm 2008 vì bệnh ung thư phổi, công việc được chuyển cho học trò của ông, bà Louis Ong Lee, cố vấn phong thủy người Mỹ gốc Hoa đảm nhiệm. Kiến trúc sư Safdie cho biết, ông muốn quần thể Marina Bay Sand resort thấm đậm tinh thần cốt lõi của Singapore - thành phố vườn. Đây sẽ là biểu tượng và công trình duy nhất trên thế giới có nét đặc thù này. Khu vườn trên không rộng 1 ha (lớn hơn 2 sân bóng đá) sẽ giúp tăng tối đa diện tích cây xanh, tạo tầm nhìn 360 độ xuống thành phố. Chuyên gia phong thủy Victor Li, người từng tư vấn xây dựng khách sạn Raffles và khách sạn Grand Hyatt Singapore, nhận xét: “Ba tòa cao ốc trông giống như 3 chiếc bài vị tổ tiên, cùng với công viên trên không, trông chúng giống như một chiếc cầu vượt bị gãy, không đầu không đuôi”. Theo ông, trong tiếng Trung, cụm từ “không đầu không đuôi” có hàm ý xấu, thường chỉ những việc phải bỏ dở dang và không hoàn hảo. Thầy Gwee Kim Woon lại cho rằng, các tòa nhà có dáng dấp của con dơi, và trong tiếng Trung, từ “dơi” đồng âm với từ “phúc”, vì vậy đây được coi là biểu tượng của sự cát tường. Còn nhiều ý kiến trái chiều về phong thủy của Marina Bay Sand Về phần mình, ông Chong Swan Lek giải thích rằng, các tòa tháp được thiết kế rộng dần về phía đế, không có gì chung với bài vị tổ tiên. Ông nói: “Nếu quan sát kỹ, chúng giống như ba chiến binh đứng dạng chân. Họ đứng gác cửa ngõ của Singapore. Bài vị thẳng đứng còn những tòa nhà này uốn cong”. Lưỡi dao sắc nhọn “chém” khu trung tâm tài chính Một bậc thầy phong thủy khác, ông Tan Khoon Yong, người sáng lập Way Onnet Group, cho rằng khu resort giống như lưỡi dao chém tất cả các tòa nhà xung quanh. Hơn nữa, chiếc mái bằng sẽ hạn chế sự phát triển của khu giải trí. Ông Chong Swan Lek lý giải rằng, khu công viên trên không được thiết kế giống như chiếc mũ học giả, với hàm ý khu resort sẽ mang đến những kiến thức mới cho Singapore. Bể bơi trên nóc nhà Nữ chuyên gia phong thủy Adelina Pang phản đối việc đặt bể bơi trên nóc nhà vì cho rằng điều này khiến người ta nghĩ tới việc tòa nhà bị chìm. Ông Chong giải thích rằng khu vườn có cây và nước, giống như những trái núi. Nước sẽ giúp ích cho ngành kinh doanh du lịch và tổ chức sự kiện của resort. 3 ngôi nhà phía trước mặt các cao ốc Bà Louisa Ong-Lee, người tiếp tục công việc của thầy mình trong vòng 2 năm, nhận xét: “Trong khi 3 ngôi nhà ở phía trước của quần thể tượng trưng cho 3 đồng tiền, biểu tượng của sự phú quý thì Bảo tàng Nghệ thuật Khoa học hình bông hoa sen được thiết kế như một bàn tay mở, hành động của trao tặng và chào mừng”. Bông hoa sen trong trắng được bao bọc bởi nước, nước chảy vào trong rồi lại luân hồi, tượng trưng cho tiền vào sòng bạc rồi lại chảy vào Singapore chứ không rơi vào nơi khác. Rõ ràng, việc phân tích và đánh giá phong thủy phụ thuộc rất nhiều vào cách nhìn nhận của mỗi người. Thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời đích thực, liệu phong thủy của Marina Bay Sand có tốt thật hay không. Theo Hùng Sơn Ngôi Sao
  22. Phố Wall vẫn lao dốc sau hành động của FED FED đã làm điều các nhà đầu tư mong đợi, đó là tung gói cứu trợ 400 tỷ USD. Thế nhưng, các chỉ số Dow Jones, Nasdaq hay S&P vẫn sụt giảm thê thảm. > FED tung gói kích thích 400 tỷ USD Nửa tiếng sau khi FED tung gói cứu trợ, Dow Jones mất tới 157 điểm. Ảnh: AP. Vào lúc 2h30 chiều ngày 21/9 (theo giờ địa phương), FED công bố kế hoạch cứu trợ "Operation Twist". Ngay sau đó, quyết định này ảnh hưởng tới toàn bộ thị trường chứng khoán Mỹ. Trong vòng nửa tiếng sau đó, chỉ số công nghiệp Dow Jones mất tới 157 điểm. Đến khi chốt phiên, Dow Jones về mức 11.124,84 - sụt tới 283,82 điểm, tương đương 2,5%. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 chỉ còn 1.166,76 điểm, giảm 2,9%. Tương tự, chỉ số trên bảng điện tử Nasdaq cũng trượt 52,05 điểm chỉ còn 2.538,19. Phil Orlando, nhà phân tích thị trường chiến lược của Federated Investors cho rằng việc thị trường chứng khoán phản ứng xấu sau quyết định của FED là điều kỳ quặc. "Thật bất thường khi thị trường vẫn giảm điểm khoảng 1-2% sau thông báo của FED. Sang ngày tới, thị trường có thể phục hồi nhưng rồi sau đó lại đi xuống. Nhiều người đang bấn loạn bởi họ thực sự không biết phải làm gì trong tình trạng này", hãng tin AP dẫn lời ông Phil Orlando. Sở dĩ các nhà đầu tư mua trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ vì lo ngại tình hình kinh tế sẽ thêm xấu đi. Thế nhưng hôm qua (21/9), FED lại tung ra gói kích thích 400 tỷ USD với mục đích hạ lãi suất cho vay tất cả các hạng mục. Lập tức, lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm về mức kỷ lục 1,86%. Trong khi 24 giờ trước đó, các nhà đầu tư vẫn được hưởng lãi suất 1,93%. Nhóm những công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong hôm qua là các công ty thuộc ngành công nghiệp, tài chính và nhóm hàng hóa tiêu dùng. Các nhà bán lẻ cũng nằm trong số bị lỗ nhiều nhất. Tình hình hôm qua làm giới kinh doanh Mỹ nhớ lại đợt thua lỗ nặng mùa hè vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại nước Mỹ tiếp tục bước vào cuộc suy thoái mới. Sau một cuộc họp kéo dài 2 ngày, FED công bố mua trái phiếu dài hạn của Bộ Tài chính và bán ra loại ngắn hạn để tạm thời giúp khôi phục thị trường. Đợt mua này sẽ kéo dài tới tháng 6/2012 và áp dụng đối với loại trái phiếu kỳ hạn từ 6-30 năm. Tuy nhiên, hành động này lại khiến các nhà đầu từ bất ngờ khi FED cho biết đợt mua vào lần này gồm cả loại trái phiếu kỳ hạn 30 năm. Một khi FED muốn mua vào lại trái phiếu kỳ hạn từ 30 năm, có nghĩa FED đã nhìn thấy việc cần thiết phải kìm lãi suất dài hạn thấp thêm một thời gian nữa. "Quyết định này được xem như một lời thú nhận cho thấy đây là một vấn đề nan giải mà kinh tế lớn nhất thế giới phải đối mặt. Đây cũng không phải chuyện có thể giải quyết trong một vài năm", Oliver Pursche - Chủ tịch Công ty cung cấp dịch vụ tài chính Gary Goldberg phán đoán. Thanh Thanh Lan
  23. Obama kêu gọi thế giới hợp tác hành động ngăn khủng hoảng Thứ tư, 21/09/2011 22:13 Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, sự hồi phục kinh tế toàn cầu là mong manh và đòi hỏi phải hành động khẩn cấp, thống nhất để duy trì nó. Phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm nay, ông Obama cho rằng, thế giới đã cùng nhau hành động để ngăn chặn suy thoái 2009. Một lần nữa, thế giới phải khẩn cấp phối hợp hành động. Tổng thống Mỹ đã không chỉ ra những bước thực hiện cụ thể. Ông Obama tuyên bố Mỹ sẽ sát cánh các đồng minh châu Âu khi các nước này tiến hành cải cách các tổ chức tài chính và giải quyết thách thức tài chính của mình. Nguồn Bloomberg/DVT.vn
  24. Thế giới Phố Wall bị phong tỏa do biểu tình Thứ hai, 19/09/2011 08:53 Trung tâm tài chính phố Wall bị phong tỏa ngày thứ hai khi hàng trăm người biểu tình phản đối các định chế tài chính lớn hủy hoại nền kinh tế. Người biểu tình mang khẩu hiệu :"Chiếm phố Wall". Biểu tình vẫn đang diễn ra dù kế hoạch của một số tổ chức muốn kêu gọi khoảng 20.000 người biểu tình nhằm chiếm giữ phố Wall trong vòng vài tháng đã thất bại. Đến hôm nay 19/9 (theo giờ Việt Nam), còn khoảng 300 đến 400 người biểu tình vẫn đang tụ tập gần trung tâm Chase Manhattan, giảm mạnh so với con số 1.000 người tham gia cuộc biểu tình với khẩu hiệu “Chiếm phố Wall” vào hôm qua. Lực lượng an ninh đã được tăng cường ở khu vực này. Bất cứ nhân viên hay người dân nào muốn qua khu vực phong tỏa giữa Broadway và phố Wall đều phải trình thẻ căn cước. Cuộc biểu tình nổ ra từ ngày 17/9 ở các khu vực như Sở giao dịch chứng khoán liền kề Sàn chứng khoán New York. Cuộc biểu tình nhằm hối thúc Tổng thống Mỹ Barack Obama thành lập một ủy ban chấm dứt sự chi phối của đồng tiền đến các vấn đề chính trị. Hiện vẫn chưa có thông tin về tác động của cuộc biểu tình tới hoạt động của thị trường tài chính phố Wall trong tuần mới. Người biểu tình diễu hành tại khu Hạ Manhattan hôm thứ bảyNguồn Bloomberg, NYDaily/DVT.vn