Đại Phúc

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.057
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    8

Everything posted by Đại Phúc

  1. Cảm ơn sư phụ nhiều. Chúc sư phụ năm mới tràn đầy sức khỏe, vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc.
  2. Cảm ơn sư phụ nhiều.Xin Sư phụ làm thêm câu thơ nữa hỏi về về vàng cho đủ bộ: Chứng khoán - vàng - bất động sản.
  3. Rồng ơi ta bảo rồng này, Rồng đem vàng bạc chất đầy nhà ta. Nỗi buồn, nước mắt đem ra, Niềm vui, hạnh phúc Rồng mau tha về... Khắp thị thành, khắp thôn quê, Trẻ con tíu tít mừng reo là xì. Cụ bà, ông lão nâng ly, Bách niên giai lão sức tì hơn trâu. Mẹ ta trường thọ sống lâu, Cha ta chân cứng dãi dầu tráng niên. Em ta thỏa chí thanh niên, bạn ta thành đạt, làm nên công hầu. Rồng ơi rồng nhắn giùm ta, Phát tài phát lộc muôn nhà an vui... Mười hai an khang, cát tường, hạnh phúc.
  4. Thế giới chìm trong “khói lửa” khi thiếu nước Mỹ Không có sự tham gia của nước Mỹ trong các nỗ lực giải cứu chấm dứt khủng hoảng châu Âu, khủng hoảng vì thế mãi không thể chấm dứt. Năm 1947, phải cần đến tận một cuộc khủng hoảng kinh tế tại Hy Lạp, nước Mỹ mới chịu đảm nhận trách nhiệm cường quốc lãnh đạo thế giới. Nay, hơn 60 năm sau, một cuộc khủng hoảng khác tại Hy Lạp cho thấy thế giới sẽ thế nào nếu không có nước Mỹ. Tháng 2/1947, chính phủ Anh, phá sản bởi chiến tranh và mùa đông khắc nghiệt, tuyên bố với Mỹ rằng họ không thể tiếp tục hỗ trợ Hy Lạp, nước đang bên bờ vực sụp đổ kinh tế và nội chiến. Tổng thống Mỹ Truman khi đó đã đệ trình trước Quốc hội Mỹ và đề nghị hỗ trợ Hy Lạp 400 triệu USD. Vài tuần sau đó, chính phủ Mỹ công bố kế hoạch Marshall, chương trình hỗ trợ tài chính quy mô lớn, để bình ổn toàn bộ khu vực Tây Âu. Sự khác biệt giữa thời điểm đó và thời điểm hiện nay rất lớn. Một lần nữa, cuộc khủng hoảng kinh tế khởi nguồn từ Hy Lạp đang đe dọa châu Âu. Tuy nhiên lần này không ai nói đến việc Mỹ sẽ phải ở vị trí trung tâm để giải quyết khủng hoảng. Hai thời kỳ cũng khác nhau căn bản. Châu Âu không còn là châu lục khốn khổ về kinh tế như thời kỳ năm 1947. Hơn thế nữa, Quốc hội Mỹ không còn phải đối đầu với mối lo như trước đây. Tuy nhiên năm 2012 cũng giống như năm 1947, quyền lợi của Mỹ và thế giới đều bị đe dọa sẽ chịu tác động từ những vấn đề tại Hy Lạp. Năm 1047, khi công bố kế hoạch hỗ trợ Hy Lạp, Bộ trưởng Quốc phòng George C. Marshall khẳng định sức mạnh kinh tế của Mỹ bị đe dọa bởi biến động tại châu Âu và rằng nước Mỹ cần làm tất cả những gì có thể để mang đến “sức khỏe” kinh tế cho thế giới. Từ đó đến nay, chính phủ Mỹ luôn áp dụng nguyên tắc này. Nhóm quan chức kinh tế Mỹ chịu trách nhiệm đưa ra chính sách cứu kinh tế toàn cầu khỏi khủng hoảng tại châu Á và Nga cuối thập niên 1990 được coi như “ủy ban cứu thế giới”. Tên gọi đó có phần nghe quá to tát nhưng thực tế thế giới cần đến nước Mỹ và đã từng có được điều này. Vậy nay điều gì đã thay đổi? Nguyên nhân: thiếu tiền. Chính phủ Mỹ xưa kia tiêu tốn tới 5% GDP vào kế hoạch Marshall. Khả năng này hiện không khả thi. Ông Tim Geithner, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, thường hối thúc các nhà đồng cấp châu Âu đưa ra nhiều biện pháp để chấm dứt khủng hoảng nợ. Thế nhưng ông cũng chỉ có thể nói mà chẳng thể ký được bất kỳ tấm séc nào. Sự lãnh đạo của nước Mỹ đối với thế giới không phải lúc nào cũng trên phương diện tài chính. Ủy ban chính sách hỗ trợ các nước không chi tiêu quá nhiều tiền nhưng hoạt động tại nhiều thời điểm khác nhau. Trước đây khi Liên minh Xôviết sụp đổ, các nhà hoạch định chính sách kinh tế Mỹ có đủ tín nhiệm và khả năng lãnh đạo, thế nhưng nay điều đó không còn nữa. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã lấy đi khả năng thuyết phục thế giới của các nhà hoạch định chính sách Mỹ cũng như làm yếu đi khả năng tài chính của nước này. Chính quyền Tổng thống Obama đã quan tâm đến việc tập trung vào tăng tầm ảnh hưởng tại châu Á. Vì vậy chắc chắn châu Âu hay Trung Đông cũng không khiến nước Mỹ dành nhiều thời gian, tiền và sự quan tâm như trước. Sự chuyển hướng trọng tâm của Mỹ có thể thấy rõ qua những gì chính phủ nước này đã làm trong năm qua. Khi Nato can thiệp vào Lybia vào năm 2010, Mỹ đóng vai trò không nhỏ. Và trong khi quan chức chính phủ châu Âu đến Athens rất nhiều lần trong năm nay, quan chức chính phủ Mỹ chỉ quan tâm ở mức độ vừa phải. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đi công tác nước ngoài một năm không biết bao nhiêu lần nhưng bà chỉ đến Hy Lạp có 1 lần trong cùng chuyến đi đến Ấn Độ. Việc chính phủ Mỹ chuyển hướng trọng tâm chính sách cũng hoàn toàn hợp lý, châu Á là khu vực kinh tế năng động nhất thế giới và Trung Quốc đang là cường quốc mới nổi lên. Trên lý thuyết, sự quan tâm của Mỹ chuyển từ châu Âu sang châu Á cũng không quá khó hiểu. Nước Mỹ cho rằng việc giải quyết khủng hoảng châu Âu cần đến chính phủ Đức là đủ. Nếu châu Âu giải quyết được khủng hoảng nợ, châu Âu có thể giải quyết được nhiều vấn đề toàn cầu. Đáng tiếc, cho đến nay chính phủ Đức luôn khiến người ta thất vọng không chỉ với vấn đề khủng hoảng nợ mà còn nhiều vấn đề khác. Năm 1947, khi Hy Lạp gặp hỏa hoạn, xe cứu hỏa đến từ Washington. Năm 2012, xe cứu hỏa đến từ Berlin và Brussels một cách muộn mằn và thiếu trang thiết bị cần thiết. Lửa vì thế cứ lan rộng mãi. Ngọc Diệp Theo TTVN
  5. Eurozone lún sâu trong vòng xoáy khủng hoảng Một số chuyên gia thì cho rằng thông báo hạ bậc xếp hạng của Standard&Poors đúng là một tin không vui với châu Âu, song họ cho rằng đây chưa phải là thảm họa. Những quốc gia châu Âu đang phải vật lộn nhằm chống chọi với cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng tại khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) lại vừa bị giáng một đòn mới, với việc một loạt nước bị hạ mức xếp hạng tín dụng do những biện pháp giải quyết khủng hoảng vừa qua chưa cho thấy tính hiệu quả. Động thái này báo hiệu châu Âu và nhất là Eurozone sẽ tiếp tục phải đối mặt với một năm 2012 đầy khó khăn chồng chất. Nỗi ám ảnh Thứ Sáu ngày 13 Thứ Sáu, ngày 13-1 vừa qua thực sự là một "ngày đen tối" đối với Eurozone với việc Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) bất ngờ hạ mức xếp hạng của một loạt nước trong khu vực, trong khi các cuộc đàm phán về xóa nợ cho Hy Lạp đang rơi vào ngõ cụt. Dù được kỳ vọng vẫn có thể duy trì mức xếp hạng tín dụng hàng đầu AAA, song Pháp đã bị S&P đánh tụt một điểm xuống AA+. Italia bị hạ 2 điểm xuống còn BBB+, và Tây Ban Nha bị hạ 2 điểm xuống mức A. Bên cạnh đó, tương lai kinh tế của cả 3 quốc gia này còn bị đánh giá là "tiêu cực". Ngoài các nước trên, S&P cũng đã hạ mức xếp hạng tín dụng dài hạn của Cộng hòa Síp, Bồ Đào Nha, Áo, Malta, Slovakia và Slovenia. 7 nước còn lại gồm Bỉ, Phần Lan, Estonia, Đức, Ireland, Luxembourg và Hà Lan được giữ nguyên mức xếp hạng tín dụng. Riêng Hy Lạp đã nhiều lần bị hạ mức xếp hạng kể từ khi quốc gia này trở thành ngòi nổ cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu hồi tháng 4 năm ngoái. S&P cho biết quyết định hạ mức xếp hạng tín dụng đối với một loạt quốc gia châu Âu phản ánh quan điểm của tổ chức này rằng những sáng kiến chính sách mà các nhà hoạch định chính sách châu Âu áp dụng trong những tuần gần đây không đủ để giải quyết triệt để những căng thẳng mang tính hệ thống đang diễn ra trong Eurozone. Ngay sau động thái trên của S&P, giới chức Liên minh châu Âu (EU) ngay lập tức đã phản ứng. Ủy viên EU phụ trách các vấn đề kinh tế Olli Rehn cho rằng S&P hành động không nhất quán vì Eurozone đang hành động kiên quyết trên mọi mặt trận để dập tắt cuộc khủng hoảng nợ công. Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Nhóm Bộ trưởng Tài chính Eurozone tuyên bố khu vực này quyết tâm bảo vệ mức xếp hạng tín dụng của các nước thành viên. Đối với giới chức Pháp, việc nền kinh tế bị đánh tụt hạng tín nhiệm vàng AAA của S&P không quá bất ngờ và họ cũng không coi đây là một "thảm họa". Paris khẳng định quyết định của Standard&Poor's sẽ không ảnh hưởng tới chính sách kinh tế của Pháp, và vì thế sẽ không áp dụng các biện pháp kinh tế khắc khổ mới. Đức đã lên tiếng ủng hộ Pháp khi cho rằng nền kinh tế Pháp đang đi đúng hướng. Nền kinh tế đầu tàu khu vực đồng tiền chung châu Âu khẳng định, quyết định của S&P càng thôi thúc các nước châu Âu nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm khôi phục lòng tin của thị trường. Đức cũng khẳng định sẽ làm việc với các đối tác trong khu vực nhằm khôi phục lòng tin của thị trường. Trong khi đó, có không ít ý kiến chỉ trích quyết định của Standard&Poor's, cho rằng đây là động thái không phù hợp khi mà eurozone đang hành động quyết liệt để đối phó với khủng hoảng. Người dân tại những nước bị hạ bậc tín nhiệm cũng cho rằng các đánh giá của Standard&Poors càng lúc càng không đáng tin cậy. Một số chuyên gia thì cho rằng thông báo hạ bậc xếp hạng của Standard&Poors đúng là một tin không vui với châu Âu, song họ cho rằng đây chưa phải là thảm họa. Trong khi đó tại Hy Lạp, nhóm các chủ ngân hàng tư nhân tuyên bố ngừng đàm phán với chính phủ nước này về chương trình giảm nợ cho Athens do không đạt đồng thuận về các điều kiện thực hiện. Theo truyền thông Hy Lạp, hai bên hiện bất đồng về mức lãi suất trái phiếu sẽ được phát hành để đổi lấy những khoản nợ đáo hạn. Thỏa thuận giảm nợ là điều kiện mà Aten phải đạt được với các chủ ngân hàng tư nhân để nhận được gói cứu trợ thứ hai từ EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Đây cũng là một trong những biện pháp giúp Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ vào tháng 3 tới, khi quốc gia này phải thanh toán một lượng trái phiếu lớn đã đáo hạn. Giới quan sát lo ngại bế tắc trong tiến trình đàm phán về giảm nợ tại Hy Lạp đang làm gia tăng nguy cơ quốc gia này có thể vỡ nợ hoàn toàn, đồng nghĩa đẩy Eurozone lún sâu hơn vào khủng hoảng nợ công. Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos cùng ngày thừa nhận nước này đang đối mặt với những nguy cơ kinh tế cấp bách nếu không đạt được thỏa thuận về giảm nợ với khu vực tư nhân và không nhận được gói cứu trợ thứ hai từ EU và IMF. Những nguy cơ lớn Trong bối cảnh nợ công và khủng hoảng ngân hàng tại khu vực châu Âu ngày càng gia tăng, phần lớn các nền kinh tế thuộc khu vực đồng euro hứng chịu sự suy giảm tăng trưởng rõ rệt, phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế năm 2012. Theo các nhà phân tích, cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu đang đối mặt với 4 nguy cơ lớn: suy thoái kép, rối loạn vì bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm, khu vực đồng euro bị thu hẹp hoặc tan vỡ, và khủng hoảng ngân hàng nghiêm trọng. Các cơ quan quốc tế hầu như đều có cái nhìn tiêu cực về triển vọng nền kinh tế châu Âu khi họ liên tiếp hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực này trong năm 2012. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã hạ mức dự báo tăng trưởng của khu vực từ 1,3% xuống chỉ còn khoảng từ -4% đến 1%, thậm chí có tổ chức còn dự báo châu Âu nhiều nhất cũng chỉ tăng trưởng dưới 1%. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng đưa ra dự báo bi quan về tăng trưởng theo quý cho 3 tháng đầu năm 2012 ở khu vực đồng euro. Nhà kinh tế chủ chốt của OECD Pier Carlo Padoan cảnh báo rằng những vấn đề không mấy lạc quan mà khu vực đồng euro đang đối mặt như không có khả năng thanh toán bằng tiền mặt và tình trạng khan hiếm tín dụng nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng lan sang nền kinh tế toàn cầu, dẫn tới một cuộc suy thoái nghiêm trọng trong năm 2012 và 2013. Việc các nền kinh tế lớn của ở Eurozone bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm là biểu hiện rõ ràng của việc khủng hoảng nợ công tại khu vực này đang leo thang. Điều này khiến hoạt động tài chính của chính phủ các nước sẽ tốn kém hơn, kéo theo Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu sẽ bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm và có khả năng các ngân hàng và doanh nghiệp cũng sẽ bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm. Nếu không khắc phục được tình trạng này, các quốc gia và các doanh nghiệp ở châu Âu sẽ rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn do không còn nguồn tài chính và các gói cứu trợ của chính phủ. Những diễn biến mới nhất khiến cho nhiều người ngày càng hoài nghi khả năng thanh toán nợ của Hy Lạp. IMF đã gia tăng mức độ nghi ngờ khả năng Hy Lạp cắt giảm được các khoản nợ công trong dài hạn. Nếu điều này trở thành sự thật, khả năng Hy Lạp vỡ nợ và buộc phải ra khỏi Eurozone là điều sẽ trở thành sự thật. Giám đốc điều hành Ngân hàng Standard Chartered Peter Sands cho rằng nền kinh tế thế giới bước vào năm 2012 "với một viễn cảnh đầy khó khăn cho khu vực đồng euro... với ngày càng nhiều khả năng các nước rút khỏi khu vực này". Trong khi đó, Ngân hàng hàng đầu của Italia UniCredit thì cảnh báo rằng nếu khủng hoảng khu vực đồng euro xấu đi thì đồng euro có thể sẽ bị bỏ rơi. Theo giới truyền thông, nước Anh đang soạn thảo các kế hoạch khẩn cấp trong trường hợp khu vực đồng euro tan vỡ và một số ngân hàng châu Âu cũng đã bắt đầu chuẩn bị cho khả năng này. Trước tình trạng cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn đang lan rộng, các ngân hàng thương mại ở châu Âu chắc chắn phải chịu tổn thất bởi họ đang nắm giữ khối lượng lớn các trái phiếu chính phủ. Các thống kê cho thấy có tới ít nhất 721 tỷ euro trái phiếu chính phủ do các ngân hàng thương mại nắm giữ (tương đương 929,3 tỷ USD) sẽ phải thanh toán trong năm 2012, trong đó 250 tỷ euro trái phiếu (322,8 tỷ USD) phải trả trong quý I. Ngày 22-12-2011, ECB đã bơm một khoản kỷ lục 489,19 tỷ euro (641 tỷ USD) cho các ngân hàng khu vực đồng euro qua hoạt động tái cấp vốn 3 năm 1 lần lần đầu tiên của mình. Nỗ lực này đã gia tăng hi vọng rằng tình trạng eo hẹp tín dụng có thể được giải quyết và khoản tiền bổ sung sẽ được sử dụng để mua các trái phiếu của Italia và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, một tuần sau, do thiếu sự tin tưởng vào thị trường, các ngân hàng thương mại đã chuyển trả vốn nhàn rỗi của mình cho ECB, đẩy khoản tiền gửi qua đêm của họ ở ECB lên mức kỷ lục 452 tỷ euro (588 tỷ USD). Thêm vào đó, các lãnh đạo châu Âu tại một hội nghị thượng đỉnh đã thỏa thuận tăng cường các quy định đảm bảo vốn đối với các ngân hàng châu Âu. Để nâng tỷ lệ đảm bảo vốn của mình lên 9% vào tháng 7, các ngân hàng thương mại đã chọn cách bán tài sản và thắt chặt tín dụng. Cứ như vậy, kinh tế châu Âu và hệ thống ngân hàng khu vực này sẽ bị trói buộc trong một vòng luẩn quẩn và có nguy cơ sẽ phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng hơn, nếu không tìm được những giải pháp hợp lý. Theo đánh giá của giới phân tích, cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay là biểu hiện rõ ràng của sự tích tụ vốn quá mức. Số tiền này cần phải hoặc "đốt sạch", hoặc trở thành tín dụng giá rẻ để phục vụ phát triển sản xuất. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng vẫn tiếp diễn, trong khi các chính phủ đã trả lại cho những kẻ đầu cơ số tiền bị mất, từ đó phục hồi sự gia tăng tình trạng đầu cơ. Những thủ phạm gây ra khủng hoảng không phải ra hầu tòa và tiền không bị đốt. Hơn nữa, các chủ ngân hàng đã nắm chính quyền và đây là một trong những nguyên nhân làm cho cuộc khủng hoảng dai dẳng hơn. Minh Tâm pháp luật và xã hội
  6. Thế giới năm 2012: Năm của tình trạng tự đình đốn Zanny Minton beddoes cho rằng, kinh tế phương Tây sẽ lung lay, chủ yếu vì những nguyên nhân không thể tránh được. Khi các nhà sử học của tương lai viết về cuộc Đại Đình đốn đã làm hại các nền kinh tế của thế giới giàu có vào đầu thế kỷ 21, năm 2012 có nguy cơ đứng riêng ra một ngã rẽ đáng thất vọng. Đây có thể là năm mà sự phục hồi yếu ớt bị đánh gục hoàn toàn bởi những sai lầm chính sách không thể tách khỏi – đây chính là điều đã đẩy các nền kinh tế từ Italia cho tới Anh trở lại tình trạng suy thoái. Sẽ có những điều diễn ra tương tự như năm 1937, khi việc thắt chặt một cách sai lầm chính sách tài chính – tiền tệ đã kéo lùi nền kinh tế Mỹ và kéo dài thêm cơn đau của cuộc đại Suy thoái. Các chi tiết có thể khác nhau, nhưng trong năm 2012, những sai lầm không thể tránh khỏi sẽ làm cho cuộc Đại Đình đốn kéo dài hơn mức cần thiết. Thứ nhất và lớn nhất, trong những sai lầm này sẽ là việc Châu Âu giải quyết sai cuộc khủng hoảng đồng Euro. Bất chấp thất bại rõ ràng của chiến lược “Giải quyết cho xong” của Châu Âu, sẽ có thêm những thất bại giống như vậy. Những lỗ hổng trong kế hoạch giải cứu mới nhất, được đưa ra vào tháng 10, sẽ trở nên rõ ràng hơn vào năm 2012. Ở mỗi lĩnh vực trong ba lĩnh vực lớn mà các chính trị gia Châu Âu cho rằng họ đã hành động một cách táo bạo – tạo ra một bức tường lửa tài chính để thuyết phục các nhà đầu tư rằng nền kinh tế có khả năng thanh toán nhưng hiện không có tiền như Italia và Tây Ban Nha sẽ không buộc phải vỡ nợ, việc tái cấp vốn cho các ngân hang và giải quyết dứt điểm các món nợ không thể trả cho Hy Lạp – những kế hoạch này cuối cùng sẽ chỉ là một tiến trình trung hạn không đáng kể. Như vậy sẽ là đủ để ngăn ngừa thảm họa về tài chính; nhưng không đủ để giải quyết các vấn đề cơ bản năm ở phía bên dưới. Dưới sự lãnh đạo của vị chủ tịch mới người Italia, Mario Draghi, Ngân hàng Trung Ương châu Âu (ECB) sẽ không muốn là chủ nợ cuối cùng của các chính phủ không có tiền. Các chính phủ chủ nợ của Châu Âu cũng không tham gia vào quỹ giải cứu của khu vực hay cũng không tìm cách phát hành trái phiếu Euro – Được hỗ trợ bởi sức mạnh của khu vực đồng Euro nói chung. Thay vào đó, bức tường lửa này sẽ được dựng lên bằng cách lắp ráp một mớ hỗn độn những lời đảm bảo phức tạp, những công cụ có mục đích đặc biệt và những khoản cho vay đầy tính sáng tạo. Quỹ giải cứu chính của Châu Âu – Quỹ bình ổn tài chính Châu Âu – sẽ bảo lãnh một phần cho những khoản vay nợ quốc gia mới. Quỹ này sẽ cung cấp vốn mồi cho các cấu trúc tài chính mới mà dựa vào đó châu Âu hi vọng sẽ lôi kéo được các quỹ chuyên đầu tư vào trái phiếu chính phủ và nhà đầu tư tư nhân – những hi vọng sẽ tỏ ra là viển vông. Tính chất phức tạp của bức tường lửa này sẽ làm hại tính hiệu quả của nó. Một điều tương tự như vạy cũng sẽ diễn ra đối với những nỗ lực của Châu Âu nhằm hỗ trợ cho các ngân hàng của họ. Các ngân hàng sẽ bị buộc phải nâng mức phòng ngừa rủi ro vào giữa năm 2012. Tuy nhiên, họ có thể làm điều đó bằng việc giảm quy mô tài sản của họ, như vậy sẽ dẫn đến việc hạn chế tín dụng và làm tăng sức ép đối với các nền kinh tế châu Âu. Và do không có một ngân hàng Trung ương châu Âu cứng rắn hay một Bộ trưởng tài chính duy nhất làm nhiệm vụ giám sát, những lo ngại về tình hình sức khỏe của các ngân hàng sẽ vẫn không mất đi. Chính sách khắc khổ không thể tránh khỏi Giống như năm 2011, tình trạng không chắc chắn do đường lối giải quyết cho xong này gây ra sẽ có tác động mạnh mẽ đến các thị trường tài chính. Thiệt hại về kinh tế từ việc làm này sẽ trở nên rõ ràng hơn, đặc biệt khi các ngân hàng đang gặp khó khăn sẽ hạn chế việc cho vay. Tệ hơn, tình trạng không chắc chắn này kéo theo sai lầm thứ hai không thể tránh khỏi của năm 2012: thực hiện một cách cực đoan chính sách tài khóa khắc khổ trong ngắn hạn. Phần lớn các nước giàu sẽ bắt đầu năm 2012 một cách yếu ớt, mức tăng trưởng GDP dưới tiềm năng. Tuy nhiên, dường như tất cả các kế hoạch đưa ra đều nhằm đẩy nhanh tốc độ thực hiện chính sách khắc khổ. Nếu tính gộp lại, các nền kinh tế lớn của thế giới giàu có sẽ chứng kiến việc cắt giảm ngân sách hơn 1% GDP trong năm 2012, gấp đôi so với năm 2011, và là một trong những đợt thắt chặt tài khóa tập thể lớn nhất trong lịch sử. Một số nước, đặc biệt là những nền kinh tế đang gặp rắc rối nằm ở ngoài vị khu vực đồng euro, không có lựa chọn nào khác. Họ đã mất lòng tin vào các thị trường tài chính và đang bị những người cứu giúp thúc giục phải tìm cách xóa bỏ thâm hụt ngân sách. Chính phủ Anh từ chối điều chỉnh đường hướng của họ vì sợ làm mất lòng tin của thị trường. Các nhà hoạch định chính sách khắc khổ là phương thuốc thích đáng nhất cho căn bệnh của thế giới giàu có. Ở Mỹ việc thắt chặt sẽ đến một cách đương nhiên, do những người Cộng hòa ở Quốc hội không chịu thông qua chính sách kích thích mới nhất của Barack Obama cũng như việc cắt giảm tạm thời hết hiệu lực. Việc cắt giảm tài chính sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia giàu có. Điều may mắn là các ngân hàng Trung ương – trái ngược với năm 1937 – sẽ tìm cách chống lại điều này, thay vì sát cánh như trước đây. ECB sẽ cắt giảm lãi suất ngắn hạn xuống gần mức zero ; Ngân hàng Anh sẽ bổ sung thêm vào biện pháp QE (nới lỏng định lượng) được tái khởi động vào tháng 10/2011; Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ gia tăng nới lỏng định lượng và có thể đề ra một mục tiêu rõ ràng cho lãi suất dài hạn. Những sự nới lỏng tiền tệ như vậy sẽ ngăn chặn một sự đi xuống tai hại, nhưng nó sẽ không ngăn được quá trình phục hồi tiếp tục đi xuống. Một số nước sẽ bị đẩy trở lại tình trạng suy thoái,chắc chắn là Italia, có khả năng là Anh, có thể là Mỹ. Cơn đau này sẽ đáng để chịu đựng nếu nó làm cho tình hình ngân sách lành mạnh hơn trong trung hạn. Điều không may là ở qua nhiều nơi điều này không xảy ra. Trong một trường hợp điều này diễn ra là do một loạt những sai lầm khác về tài khóa. Chẳng hạn ở Mỹ, những bế tắc về chính trị sẽ ngăn cản bất kỳ tiến bộ nào trong việc giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách trong trung hạn của quốc gia này, thậm chí nếu nước này thực hiện thắt chặt tài khóa ngắn hạn. Ở nhưng nơi khác, như ở khu vực ngoại vị Châu Âu, mức độ thắt chặt tài khóa sẽ gây ra những thiệt hại về kinh tế tới mức triển vọng nợ nần của những nước này sẽ trở nên đen tối hơn. Liệu các thị trường mới nổi đang bùng nổ có thể giúp được những gì không? Không nhiều như người ta có thể nghĩ. Tăng trưởng của chính Trung Quốc đang chậm lại, vì phải như vậy nếu muốn kiểm soát lạm phát. Và với việc giờ đây có ít không gian hơn cho những phản ứng chính sách theo cách chi tiêu mạnh mẽ, Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn trước thiệt hại từ một sự suy giảm mới ở Phương Tây. Triển vọng năm 2012 sẽ xám xịt như thế nào còn phụ thuộc vào việc các chính trị gia cố bám lấy các chính sách sai lầm của họ chặt và lâu tới mức nào. Ở nhiều nước, chu kỳ bầu cử cho thấy điểm rất xấu. Nước Mỹ sẽ không có khả năng được chứng kiến những thỏa hiệp chính trị lớn trong năm bầu cử tổng thống. Ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương, một cuộc suy thoái sâu hay một cơn chấn động nghiêm trọng về tài chính có thể dẫn đến những hành động táo bạo. Những triển vọng lớn nhất có thể là một nền kinh tế không hoàn toàn thật yếu và một cuộc khủng hoảng không thật lớn để thúc đẩy các chính trị gia đang bất động hiện nay phải hoạt động nhiều hơn. Đó là do giải thích tại sao 2012 sẽ là một năm của tình trạng tự đình đốn. Zanny Minton Beddoes Biên tập viên Kinh tế Theo TTVN/The Economist
  7. 10 dự đoán kinh tế hoang đường nhất năm 2011 2011 được coi là năm tồi tệ của các chuyên gia kinh tế khi hầu hết diễn biến thực tế đều đi ngược lại những dự báo trước đó của họ. 1. Ngân hàng hồi phục Tháng 7/2011, Dexia SA - một trong số các ngân hàng vượt qua bài kiểm tra của Cơ quan ngân hàng châu Âu (EAB) đã mạnh miệng tuyên bố trên báo chí rằng: “Kết quả của cuộc kiểm tra Stress Test trên khắp châu Âu năm 2011: Dexia không cần phải tăng vốn”. Nhưng chỉ 3 tháng sau, ngân hàng có trụ sở tại Brussels này đã phải cầu viện tới chính phủ để thoát khỏi nguy cơ phá sản. Sau vụ việc đó, người ta bắt đầu chỉ trích bài kiểm tra của EAB là không đáng tin cậy khi năm 2010, hai ngân hàng vượt qua kỳ sát hạch này là Bank of Ireland và Allied Irish Banks cũng rơi vào khủng hoảng ngay sau đó. 2. Yahoo lật ngược tình thế Cựu CEO của Yahoo - Carol Bartz - đã từng hứa hẹn với các nhà đầu tư rằng doanh thu của Yahoo sẽ tăng trong nửa cuối năm 2011. Tuy nhiên, doanh số của gã khổng lồ này chẳng những không nhích lên mà còn tụt dốc thảm hại. Hậu quả tất yếu là Carol Bartz bị sa thải vào tháng 9/2011. Nhưng cũng phải nói rằng thời điểm bà lên nắm quyền thì Yahoo cũng đã rất ốm yếu khi giá cổ phiếu giảm, doanh thu quảng cáo giảm và tinh thần nhân viên thì xuống dốc. Thế nên dù Carol Bartz đã đánh cược cả tiền đồ của mình vào hàng loạt cải cách như cắt giảm chi phí, bán bớt các ngành kinh doanh không trọng điểm, và kết hợp với Microsoft ở mảng công cụ tìm kiếm, thì kết quả vẫn không được như bà mong đợi. 3. S&P 500 đạt 1.550 điểm Lịch sử cho thấy các chiến lược gia ở Wall Street là những người rất lạc quan! Năm nay cũng chẳng phải là ngoại lệ: theo một cuộc khảo sát của Bloomberg thực hiện cuối tháng 12, trung bình các nhà phân tích cho rằng S&P 500 sẽ dừng lại ở mức 1370 điểm vào cuối năm 2011. Nhưng Binky Chadha của Deutsche Bank lại tin rằng con số đó là quá thấp. Ông quả quyết chỉ số này sẽ phải lên tới 1.550! Thật không may cho Chadha, cuộc khủng hoảng ở châu Âu và tranh cãi xung quanh vấn đề trần nợ công của Mỹ đã làm S&P 500 xuống chỉ còn 1.250 vào ngày cuối năm. Sau sự kiện này, Chadha đã phải giảm dự báo cho năm 2012 của ông xuống còn 1.500 điểm! 4. Sarah Palin là ứng cử viên của đảng Cộng hòa Trên website InTrade, tỷ lệ đặt cược cho Sarah Palin là ứng cử viên đảng Cộng hòa lên tới 30% năm 2010. Bà là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất, đồng thời là chính trị gia kí được hợp đồng trị giá 1 triệu USD mỗi năm với kênh truyền hình Fox. Tuy nhiên, hiện tại tỉ lệ ủng hộ bà đã xuống dốc thảm hại, chỉ còn 0,4%, trong khi đối thủ của bà là Romney lại có tỉ lệ đặt cược lên tới 74%. 5. Trái phiếu chính phủ giảm giá Bill Gross không phải là người duy nhất bi quan về giá trị của trái phiếu chính phủ Mỹ trong tình hình kinh tế ảm đạm, tuy nhiên, ông lại là người bị săm soi nhiều nhất. Những tuyên bố của ông đã làm cho tên tuổi của vị vua trái phiếu này sốt xình xịch trên các mặt báo trong suốt cả năm qua với tuyên bố: “Đến Fed còn chẳng muốn mua trái phiếu chính phủ thì còn ai muốn nữa?”. Tuy nhiên, vị giám đốc của PIMCO - quỹ đầu tư lớn nhất thế giới có tổng tài sản gần 240 tỷ USD - đã phải hối hận khi lãi suất trái phiếu sau này giảm mạnh, đồng nghĩa với việc giá tăng và các nhà đầu tư lại đổ xô vào loại công cụ tài chính cực kỳ an toàn này. Gross đã phải thừa nhận rằng 2011 là một năm vô cùng tồi tệ của ông. 6. Vàng giảm giá Giám đốc quỹ đầu tư Doug Kass đã chinh phục hàng nghìn người hâm mộ khi xuất hiện trên CNBC với hàng loạt thương vụ bán khống thành công. Đầu năm nay, sau khi vàng giao dịch với giá 1.350 USD/ounce, ông dự đoán giá vàng sẽ giảm 250 USD và chốt năm tại 1.100 - 1.200 USD. Lý do mà ông đưa ra là nhà đầu tư sẽ cảm thấy dễ thở hơn với đà phục hồi kinh tế, lãi suất tăng cao, giá cổ phiếu cũng tăng và nhất là chính phủ Mỹ đã giải quyết được vấn đề nợ công. Tuy nhiên, sự thực là chẳng có điều gì xảy ra cả, và vì thế, giá vàng vẫn tăng vèo vèo lên tới 1.900 USD đỉnh điểm vào mùa hè và dừng lại ở 1.600 USD những ngày cuối năm. 7. Trái phiếu địa phương vỡ nợ Tháng 12/2010, nhà phân tích Meredith Whitney đã nói trên tờ 60 Minutes rằng bà dự đoán sẽ có hàng trăm tỷ trái phiếu địa phương của các bang sẽ vỡ nợ trong năm 2011. Bà ước tính số vụ vỡ nợ là khoảng 50 - 100, và đa phần sẽ xảy ra trong vòng 12 tháng sau đó. Và bởi vì Whitney đã tiên đoán chính xác những rắc rối của phố Wall trong cuộc khủng hoảng vừa rồi, nên ý kiến của bà rất được mọi người quan tâm. Vì thế, lãi suất của trái phiếu địa phương sau đó tăng vùn vụt, các quỹ đầu tư vào công cụ này cũng nhanh chóng bán tháo với số lượng kỷ lục. Tuy nhiên, theo công bố của Standard & Poor, số trái phiếu vỡ nợ năm 2011 còn chưa đến 1 tỷ USD, kém xa so với con số dự đoán của Whitney. Cho đến thời điểm hiện tại, bà vẫn chưa hề lên tiếng về sự việc này. 8. Cổ phiếu ngân hàng tăng giá trở lại Giám đốc quỹ đầu tư Bruce Berkowitz đã phải trả giá rất đắt cho những nhận định sai lầm của mình về cổ phiếu ngân hàng khi hai cổ phiếu hàng đầu trong quỹ của ông là AIG và BOA mất giá hơn 60% trong năm 2011, trong khi đó, chỉ số KBW Bank Index cũng giảm gần 30%. Cuộc khủng hoảng đồng euro đã làm các ngân hàng lớn điêu đứng, và vì nhà đầu tư sẽ tránh né triệt để tất cả những gì liên quan tới rủi ro, nên việc họ không mặn mà với cổ phiếu ngân hàng cũng là điều dễ hiểu. Cũng lâm vào tình trạng như Bruce Berkowitz là hàng loạt các giám đốc quỹ đầu tư khác như Michael Price, David Tepper, Lee Ainslie, Crispin Odey và Michael Hintze. 9. Mua cổ phiếu Netflix Vào mùa hè, cổ phiếu Netflix đã được giao dịch ở mức đỉnh là 304 USD. Chỉ số P/E của cổ phiếu này thậm chí đã lên tới 80 mà vẫn được rất nhiều chuyên gia gợi ý mua. Lý do là vì CEO của Netflix - Reed Hastings - đã được Fortune vinh danh là CEO của năm 2010. Tuy nhiên, sau scandal “tách đôi” và tăng chi phí hoạt động hàng tháng, Netflix đã bị mất một lượng lớn khách hàng, cổ phiếu thì sụt giá nghiêm trọng xuống chỉ còn 70 USD vào những ngày cuối năm. 10. Twitter đã tìm ra kế hoạch kinh doanh Sau năm 2010 tăng trưởng ấn tượng, 2011 là năm Twitter được kỳ vọng sẽ trở thành một doanh nghiệp thực sự. Hàng loạt người nổi tiếng như Oprah Winfrey hay Tổng thống Barack Obama đã coi đây như kênh liên lạc chính thống, và hàng nghìn fan của Twitter đang rất nóng lòng chờ đợi một nền tảng vững chắc hơn cho mạng xã hội này. Tuy nhiên, dù tân CEO Dick Costolo đã rất thành công trong việc hợp tác với các thương hiệu khổng lồ như Starbucks hay Coca-Cola, thì vấn đề lại nằm ở chỗ những nhà quảng cáo này lại đưa ra quá ít lựa chọn. Các chương trình được xây dựng nghèo nàn và không nhắm được vào khách hàng mục tiêu. Điều này làm tất cả nhà đầu tư đặt dấu hỏi cho giá trị 8 tỷ USD của Twitter và băn khoăn liệu Twitter có trở thành một doanh nghiệp thực sự để thực hiện IPO hay không. Hà Thu (theo CNN) vnexpress
  8. Cô gái robot khiêu vũ gây sốt làng công nghệ Viện phát triển khoa học và công nghệ Nhật Bản (JIAIST) đã khiến làng công nghệ phát sốt khi cho trình làng một cô gái robot thể hiện được cả giọng ca lẫn vũ đạo vô cùng nhuần nhuyễn. http://vietnamnet.vn...-cong-nghe.html "Cô gái" mang tên HRP-4C có hình dáng bên ngoài như người thật với chiều cao 1m58, nặng 43 kg và được tích hợp đến 42 khớp cơ khí để cử động như con người. Hải Phong (Theo YouTube)
  9. KHOA HỌCThứ năm, 5/1/2012, 17:40 GMT+7 E-mail Bản In 'Mây tận thế' hình đĩa bay khổng lồ Một đám mây hình đĩa bay xuất hiện phía trên một dãy núi tại Mỹ vào ngày đầu tiên của năm 2012, khiến người ta tưởng tượng đến một cuộc xâm lăng của sinh vật ngoài hành tinh. > Mây lạ tại Anh > Sóng thần trên bầu trời Mỹ Mây hình đĩa bay ở phía trên dãy núi Crazy, bang Montana, Mỹ. Ảnh: AP.AP đưa tin đám mây bị gió thổi tới dãy núi Crazy tại bang Montana, Mỹ hôm 1/1. Nó là một đám mây trung tích, loại mây thường có hình dạng giống đĩa bay. Mây trung tích hình thành khi một luồng không khí ẩm ổn định bay qua một dãy núi. Khi luồng không khí bay tới một phía của rặng núi, gió từ dưới đẩy chúng lên trên khiến những giọt nước trong luồng không khí ngưng tụ thành mây. Người ta cũng thường thấy mây trung tích ở phía trên những dãy núi hùng vĩ như Himalaya ở châu Á, Andes ở Nam Mỹ. Thỉnh thoảng những màu sắc rực rỡ xuất hiện ở rìa các đám mây trung tích khiến những người thấy chúng tưởng chúng là đĩa bay của sinh vật ngoài hành tinh. Năm 2012 được một số người đồn đại là thời điểm tận thế của hành tinh, tuy nhiên các nhà khoa học đã khẳng định sẽ không có chuyện đó. Minh Long
  10. Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Năm 2012, TTCK sẽ khởi sắc Thứ Năm, 29/12/2011 | 09:12 “Với các giải pháp quyết liệt hỗ trợ TTCK đã và đang được thực thi, thị trường sẽ dần vượt qua khó khăn và phát triển ổn định hơn trong năm 2012”. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã khẳng định như vậy khi trao đổi với ĐTCK. Thưa Bộ trưởng, đâu là những quan điểm trọng yếu về tái cấu trúc TTCK? Tái cấu trúc TTCK là thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó, có tái cấu trúc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, phát huy hiệu quả đầu tư và sử dụng vốn, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc tái cấu trúc TTCK sẽ được triển khai toàn diện từ năm 2012 - 2015, trong đó, tập trung vào 4 trụ cột: tái cấu trúc tổ chức quản lý, vận hành thị trường; hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ; cơ sở NĐT và hệ thống tổ chức kinh doanh chứng khoán. Việc tái cấu trúc TTCK nhằm đáp ứng yêu cầu về vốn dài hạn cho nền kinh tế, đồng thời, sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém của thị trường để nâng cao hiệu quả hoạt động của TTCK, qua đó, tăng cường thu hút đầu tư, luân chuyển vốn và đảm bảo quản trị rủi ro, an toàn hệ thống tài chính. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, thị trường tài chính quốc tế có sự biến đổi nhanh trong cấu trúc thị trường, cũng như hoạt động nghiệp vụ và tiêu chí an toàn tài chính, nên đòi hỏi TTCK cần phải có bước đi thích hợp. Điều này mới đảm bảo cho TTCK chủ động hơn trong hội nhập thị trường tài chính quốc tế, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng chống đỡ rủi ro, thu hẹp về khoảng cách phát triển với TTCK các nước trong khu vực. Có ý kiến e ngại, việc tái cấu trúc TTCK sẽ gây nên những xáo trộn, có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên tham gia thị trường. Bộ trưởng chia sẻ gì về lo ngại này? Việc tái cấu trúc TTCK được thực hiện chủ động, thận trọng, nên không làm xáo trộn hoạt động của thị trường. Với định hướng này, việc tái cấu trúc TTCK sẽ đảm bảo giảm thiểu tác động tới các hoạt động kinh doanh và đầu tư trên thị trường, qua đó, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công chúng đầu tư, sự an toàn của hệ thống và giảm thiểu chi phí xã hội. Các hoạt động tái cấu trúc được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp các quy định pháp luật chưa đầy đủ, rõ ràng, thì cần khẩn trương bổ sung, sửa đổi để có căn cứ pháp lý thực hiện. Các hoạt động tái cấu trúc được thực hiện theo nguyên tắc thị trường, DN phải tự chịu trách nhiệm và phải tuân thủ các quy định pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước chỉ thực hiện vai trò chỉ đạo, giám sát, không làm thay DN. Hiện TTCK gặp quá nhiều khó khăn do suy giảm sâu và kéo dài. Trong năm 2012, Bộ Tài chính sẽ có những giải pháp điều hành trọng tâm nào để hỗ trợ thị trường phục hồi, thưa Bộ trưởng? Các giải pháp cụ thể được nêu chi tiết trong Đề án tái cấu trúc TTCK mà Bộ Tài chính vừa hoàn chỉnh và trình Chính phủ xem xét, thông qua để làm cơ sở triển khai từ năm 2012. Trên thực tế, trong thẩm quyền của mình, Bộ Tài chính và UBCK đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ thị trường trong thời gian gần đây. Việc ban hành Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở mới đây là một ví dụ. Tôi thường xuyên chỉ đạo Chủ tịch UBCK tổ chức họp báo để công bố rộng rãi các giải pháp hỗ trợ thị trường cả trong ngắn hạn và dài hạn. Năm 2012 và giai đoạn tới, tiến trình cổ phần hóa DNNN, trong đó, có nhiều DN lớn chắc chắn sẽ được đẩy mạnh hơn. Đề án tái cấu trúc DNNN đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ cho ý kiến lần cuối trước khi trình Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị xem xét. Theo dự thảo Đề án, sẽ hoàn thành cơ bản tái cấu trúc DNNN trong giai đoạn 2012 - 2015 và tiếp tục hoàn thiện trong giai đoạn 2016 - 2020. Điều này sẽ góp phần nâng cao số lượng và đặc biệt là chất lượng hàng hoá cho TTCK, đáp ứng nhu cầu đa dạng của NĐT. Đề án về quản lý vốn đầu tư gián tiếp cũng đã được Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt, qua đó, tạo cơ sở thu hút NĐT nước ngoài tham gia thị trường, đồng thời, quản lý có hiệu quả hơn dòng vốn gián tiếp. Cùng với đó, Bộ Tài chính đang chỉ đạo UBCK và các đơn vị liên quan khẩn trương nghiên cứu để đảm bảo tính thống nhất về tổ chức giao dịch cho thị trường. Sớm đồng bộ các công cụ về công bố thông tin của DN, cơ quan quản lý, để đảm bảo điều hành TTCK theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Với niềm tin kinh tế vĩ mô sẽ sớm khởi sắc và các giải pháp quyết liệt hỗ trợ TTCK đã và đang được thực thi, thị trường sẽ dần vượt qua khó khăn để phát triển ổn định hơn trong năm 2012. Mới đây, Thống đốc NHNN cho biết, sẽ bàn thảo với Bộ Tài chính, UBCK để tìm kiếm phương án hỗ trợ tín dụng cho TTCK. Bộ trưởng đã làm việc với Thống đốc NHNN về vấn đề này chưa? Bộ Tài chính đã có văn bản báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về tình hình TTCK hiện tại, cũng như đề xuất các giải pháp tổng thể để thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, bền vững. Trong đó, nêu cụ thể các giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa ngành tài chính với NHNN trong việc quản lý và thúc đẩy TTCK phát triển. Ngay sau khi có kết quả cụ thể, chúng tôi sẽ công bố rộng rãi tới thị trường, NĐT. Hữu Hòe thực hiện đầu tư chứng khoán ================================ Cá nhân tôi chưa thấy cửa sáng cho TTCK trong năm 2012, theo tôi thì 2013 có thể tạo đáy, nhưng không có nghĩa là nó vù lên ngay, 2014 hồi phục tẩm bổ, 2015 TTCK VN mới có uptrend thực sự.
  11. KHOA HỌC Thứ bảy, 24/12/2011, 11:04 GMT+7 E-mail Bản In Mây lạ tại Anh Mây có hình thù giống đĩa bay và các hình dạng lạ khác xuất hiện ở một số địa phương tại Anh tại những thời điểm khác nhau. > Sóng thần trên bầu trời Mỹ > Những đám mây kỳ lạ Cảnh tượng phía trên thành phố Denholme. Ảnh: Ron Dixon. Bức ảnh được chụp tại trung tâm thành phố Leeds. Ảnh: Deepa Bachetta. Một đám mây phía trên thành phố Sowerby Brigde. Ảnh: Jimmy Turner. Những đám mây hình thù lạ dường như xếp thành hàng trên bầu trời thành phố Baildon Moor, hạt West Yorkshire. Ảnh: Chris Morley. Một con bò dường như đang ngắm những đám mây hình đĩa bay ở phía trên hạt West Yorkshire. Ảnh: Steve Price. Cảnh tượng ngoạn mục ở gần thành phố Oxenhope. Ảnh: Brian Middleton. Một đám mây khác phía trên thành phố Leeds. Ảnh: Sean Dillion. Minh Long
  12. 'Sóng thần' trên bầu trời Mỹ Hàng loạt đám mây lớn có hình dạng giống sóng thần xuất hiện ở đường chân trời tại một thành phố của Mỹ. Những đám mây kỳ lạ Đám mây kỳ quái ở Trung Quốc Những đám mây hình sóng thần di chuyển ở phía chân trời tại thành phố Birmingham, bang Alabama vào ngày 16/12. Ảnh: ABC. Nhiều người dân tại thành phố Birmingham, bang Alabama đã chụp ảnh những đám mây hình sóng thần và gửi chúng tới trạm dự báo thời tiết địa phương, Life’s Little Mysteries đưa tin. Trong môi trường nước, sóng hình thành khi lớp không khí phía trên mặt nước di chuyển nhanh hơn tầng nước bên dưới. Khi sự khác biệt về tốc độ giữa gió ở trên mặt nước và lớp nước bên dưới đạt tới một ngưỡng nhất dịnh, sóng sẽ “chồm” về phía trước. Chris Walcek, một nhà khí tượng của Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển thuộc Đại học New York tại Mỹ, giải thích rằng tương tự như vậy, những lớp không khí chuyển động nhanh trong không trung có thể kéo theo những lớp mây chuyển động chậm hơn ở phía dưới. Nhiều người dân chụp ảnh mây hình sóng thần và gửi tới trạm khí tượng địa phương. Ảnh: ABC. “Những bức ảnh cho thấy rất có thể một lớp không khí lạnh tồn tại gần mặt đất. Tốc độ gió trong lớp không khí ấy khá thấp. Đó là lý do khiến mây và sương hình thành trong lớp không khí lạnh. Có thể lớp không khí phía trên nó ấm hơn và di chuyển nhanh hơn”, Walcek nói. Walcek khẳng định rằng, trong phần lớn trường hợp thì sự khác biệt về tốc độ gió, nhiệt độ giữa hai lớp không khí là nhỏ. Vì thế lớp không khí di chuyển nhanh hơn chỉ trượt nhẹ phía trên lớp không khí phía dưới. Song khi tốc độ di chuyển của tầng không khí phía trên cao hơn rất nhiều so với tầng dưới, những đám mây nằm ở giữa hai tầng sẽ chuyển động mạnh theo hình sóng chồm về phía trước. Minh Long
  13. Niềm tin vào con người Việt Trong dòng đời, đối diện những thử thách khó khăn, chính con người lì như tôi cũng nhiều lúc muốn buông thả. Nhưng nhìn những tấm gương như chị Gấm, tôi thấy mình không có quyền bỏ cuộc. Năm 1983, trong một dịp về thăm nhà ở California, tôi đang loay hoay sửa lại hệ thống tưới nước cho khu vườn trước nhà, áo quần mặt mày lem luốc như một anh lao công Mỹ chính hiệu; thì một người phụ nữ lạ mặt xuất hiện ngoài cổng, cao tiếng, “Ông Tổng; Ông Tổng”. Đã lâu lắm tôi mới nghe lại danh từ này. Ngạc nhiên, tôi ra mở cửa mời khách vào nhà. Chị giải thích, “Con là nhân viên cắt thịt của nhà máy Dona Foods ở Biên Hòa ngày xưa. Chắc ông không nhớ?” Tôi lắc đầu. Nhà máy có hơn 3.000 nhân viên, ngoài các cán bộ trong ban quản lý, tôi thực sự không biết ai. Chị đưa ra tấm thẻ ID cũ của công ty, đã bạc màu, nhưng vẫn còn nhận rõ tên Dương Thị Gấm, với tấm hình đen trắng ngày xưa rất quê mùa, có cả tên và chức vụ của anh quản lý trong khu vực sản xuất. Chị tiếp tục kể, “Sau khi chính quyền tiếp thu, con làm thêm 4 tháng rồi bị cho nghỉ vì nhà máy không đủ nguyên liệu để điều hành. Con lên thành phố làm ô sin cho một gia đình vừa ở ngoài Bắc vô. Sau 1 năm, ông chủ được thăng chức điều về Hà Nội. Vì con làm việc tốt, ông đem con đi luôn và con ở ngoài đó đến 2 năm. Trong thời gian làm thuê, có ông nhân viên ngoại giao người Đức cạnh nhà. Ông ta lớn tuổi, nhưng ngỏ ý muốn cưới con và đem về Đức khi mãn nhiệm. Muốn giúp gia đình nên con đồng ý, dù con chỉ mới 22 tuổi trong khi ông ta đã hơn 60.” Tôi nhìn chị kỹ hơn. Năm 1975, chị mới 19, thì năm nay, có lẽ chị chỉ mới 27, nhưng xem chị già và phong trần nhiều. Chị thuộc loại đàn bà xấu, dưới trung bình, lại thêm đôi chân bị khập khễnh. Có lẽ những bệnh tật, bất hạnh và mặc cảm đã làm chị già trước tuổi? “Con theo chồng về Đức được 3 năm thì phải bỏ trốn, rồi ly hôn, vì ông này mỗi lần say rượu là đánh đập con tàn nhẫn. Con phải vào nhà thương cả chục lần mỗi năm. Không có tiền bạc hay của cải, làm bồi bàn khổ cực, nên con nghe lời rủ rê của bạn bè chạy qua Mỹ tìm đường sống. Con đến Los Angeles được 6 tháng nay.” Đại khái, chị đang làm nhân viên thoa bóp (masseuse) cho một tiệm trên San Bernadino. Thu nhập cũng tạm đủ sống, nhưng có cơ hội, người chủ muốn sang tiệm, nên chị tìm cách mua lại. “Con dành dụm được hơn 12 ngàn đô la, nhưng còn thiếu 5 ngàn nữa. Nghe tin ông Tổng ở đây, con hy vọng ông giúp cho con số tiền này để con có cơ hội vươn lên”. Tôi đính chính với chị, tôi đã hết là ông Tổng, hiện nay chỉ là một nhân viên xoàng của một ngân hàng nhỏ ở Wal Street, sống đời trung lưu bình dị như triệu người Mỹ khác. Nhưng may cho chị là hôm ấy, gần ngày Giáng Sinh, tôi thấy rộng lượng và nhất là vừa nhận được tấm chi phiếu khá lớn của ngân hàng cho tiền thưởng cuối năm. Tôi cho chị mượn 5 ngàn và thực sự, không nghĩ rằng mình sẽ thấy lại số tiền này, như nhiều trường hợp vẫn luôn xảy ra với bà con bạn bè. Nhưng chỉ 6 tháng sau, chị lại tìm đến nhà trả lại số tiền 5 ngàn và còn muốn đưa thêm 3 ngàn tiền lãi. Tôi không có nhà, vợ tôi chỉ nhận lại 5 ngàn không lấy lãi và chúng tôi đều đồng ý là số tiến 5 ngàn khứ hồi này quả là chuyện thần thoại của Hollywood. Chị còn khoe với vợ tôi là đã mua thêm 1 tiệm massage khác. Bẵng đi 5 năm, tôi không gặp lại chị và cũng không liên lạc gì. Tình cờ, tôi và bạn bè vào một quán ăn khá sang trọng ở Bolsa (quận Cam) và người chủ tiệm đứng đón tiếp chúng tôi là chị Gấm ngày nào. Chị huyên thuyên câu chuyện, “Làm massage có tiền nhưng nhức đầu với nhân viên, khách hàng và cơ quan công lực, nên con bán hết 5 tiệm và quay ra kinh doanh nhà hàng. Ngoài tiệm này, con còn 2 tiệm nữa ở khu phố Tàu và khu đại học UCLA.” Chị cũng khác hẳn lúc xưa. Áo quần thời trang bảnh bao, ăn nói lịch thiệp hơn, cư xử đúng như một bà chủ, và chiếc xe Mercedes đời mới đậu ngay cạnh cửa nói lên sự “thành công” của chị. Sau bữa ăn miễn phí, tôi cũng không liên lạc gì với chị, vì công việc làm ăn của tôi lúc này đem tôi đi khắp thế giới, không mấy khi về lại California. Cho đến năm 1997, khi tôi đi dự một hội thảo và triển lãm về ngành ngân hàng ở Chicago, chị lại xuất hiện. Tôi đang nghiêm túc ngồi trên bàn làm phối hợp viên (moderator), còn chị thì tươi cười chào tôi trong bộ âu phục của một nhân viên cao cấp (executive), với một thẻ bài đeo trên người có tên rất Mỹ là Christina Spencer. Trong bữa ăn chiều sau hội thảo, chị đưa tấm hình chồng chị và đứa con đã lên 3, rồi tiếp tục, “Trong khi kinh doanh, con đi học thêm vào buổi tối và cuối tuần, cuối cùng cũng lấy được mảnh bằng Cử nhân (Bachelor) về Tài chính (Finance). Sau đó con đi làm cho Wells Fargo (ngân hàng lớn ở California), gặp chồng con là Phó Giám Đốc R&D cho Xerox nên đời sống hai đứa cũng tốt đẹp. Chúng con đang sống ở Palo Alto (một khu giàu của Bắc California cạnh đại học Stanford)”. Một nhân công nghèo hèn, thất học với một nhan sắc kém cỏi, lại gặp nhiều gian truân, chị đã lên tới đỉnh sung túc của một xã hội có sự cạnh tranh khắc nghiệt giữa nhiều loại dân tứ xứ. Tôi nhìn lại chị thêm lần nữa, một biểu tượng đáng khâm phục cho ý chí cầu tiến và sự hy sinh vô bờ để đạt đến giấc mộng của mình. Dĩ nhiên là chị không nói ra, nhưng tôi tin là trong cuộc hành trình 22 năm vừa qua của chị, đã không thiếu những tình huống hiểm nghèo, cay đắng và tuyệt vọng chị phải đối diện. Sức mạnh nội tại nào đã giúp chị vượt qua và bay cao mới thực sự là “cú đấm thép” mà cộng động chúng ta hay bàn luận. Không thiếu những trường hợp như chị trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Rời quê hương với hai bàn tay trắng, thiếu sót mọi kiến thức, kinh nghiệm và quan hệ trên xứ người, những người Việt như chị đã vượt lên mọi rào cản, trở ngại để dành cho mình một chỗ đứng dưới ánh mặt trời (a place in the sun). Tôi cũng còn nhớ một buổi sáng mùa đông nào, khoảng 1990, mấy người bạn đưa tôi đi thăm Chợ Vòm ở Moscow nơi phần lớn người Việt tụ tập mua hàng sỉ để đem về các tỉnh thành xa xôi ở Nga để bán lẻ lại. Tôi đã ái ngại nhìn những thùng đồ nặng trĩu trên đôi vai gầy yếu mỏng manh của vài thiếu nữ Việt Nam, quẩy gánh đi đến các trạm xe lửa, để tải hàng về những nơi như Siberia, Kazakhstan…chỉ nghe tên là đã lạnh run người. Họ là những biểu tượng đẹp nhất của tinh thần và sức sống Việt. Dĩ nhiên là tôi cũng đã từng gặp những người Việt “xấu xí” trên các nẻo đường thế giới. Những anh chị dốt nát nhờ chút quyền lực, có chút tiền, ra nước ngoài coi trời bằng vung, hành xử với tất cả ấu trĩ của một bậc “đại quê mùa”. Hay những cậu ấm cô chiêu, nhờ tiền rừng bạc biển của cha mẹ cung cấp, ăn chơi đua đòi, nhiễm mọi thói hư tật xấu của bọn sinh viên hoang đàng. Nhưng các người này chỉ là thiếu số giữa một đám đông người Việt thầm lặng, kiên nhẫn, cần cù xây dựng cho mình một tương lai xứng đáng với mọi lời vinh danh cao cả nhất. Khi nói về sự hãnh diện của dân tộc, tôi nghĩ phần lớn những người Việt tha phương không cho hình ảnh các đại gia với máy bay riêng hay xe siêu sang là sự tiến bộ của xã hội. Hay các chân dài với đủ nhãn hiệu “hoa hậu”, “siêu sao” là biểu tượng của thành công. Hay vài trận bóng đá với các nước láng giềng hoặc những xếp hạng rất vô nghĩa của các nhóm truyền thống quốc tế. Vả lại, ở lâu trên xứ người, chúng tôi đã chứng kiến những sự giàu sang hay tiếng tăm cả triệu lần các nhân vật hay sự kiện này. Niềm hãnh diện thực sự của chúng tôi là những Dương Thị Gấm, những cô gái buôn hàng lẻ ở Moscow, những em trẻ đứng đầu bảng ở các trường trung học, những khoa học gia đồng hành cùng các nhân tài thế giới ở rất nhiều viện nghiên cứu, những doanh nhân cạnh tranh ngang ngửa trên sân chơi bằng phẳng của các nền kinh tế tân tiến… Những người Việt đó là động lực khiến chúng tôi phải gắng đi thêm bước nữa trong những giờ phút đen tối khó khăn nhất, phải vượt qua cái kỹ năng hạn hẹp của mình để tỏa sáng. Trong dòng đời, đối diện những thử thách khó khăn, chính con người “lỳ” như tôi cũng nhiều lúc muốn buông thả. Muốn quay về một góc tối nào đó, an phận với cuộc sống an nhàn, cho qua kiếp người dâu bể. Nhưng nhìn những tấm gương như chị Gấm, tôi thấy mình không có quyền bỏ cuộc. Tôi tự nhủ mình đã quá may mắn, được nuôi dưỡng trong một môi trường lành mạnh, phong lưu, với đủ lợi thế cạnh tranh. Sự thất bại của mình sẽ là một vết nhơ gấp đôi những con người Việt kém may mắn khác. Do đó, mình phải vươn vai đứng dậy để tiếp tục, vì đây là bổn phận và danh dự của mình trước những người bạn đồng hành. Trước bối cảnh khó khăn hiện tại của kinh tế thế giới, và dự đoán là tình hình sẽ tệ hại hơn (theo nhận định chủ quan của tôi), tôi muốn nói với các doanh nhân trẻ và nhỏ của Việt Nam, trong hay ngoài nước, là nếu những con người như chị Gấm đã làm được, chúng ta cũng sẽ làm được. Điều thú vị nhất là lần ăn tối ở Chicago với chị Gấm, tôi bốc được một lời khuyên trong chiếc bánh may mắn (gọi là fortune cookies mà các nhà hàng Tàu ở Mỹ thường mời khách free. Bánh kèm bên trong một lời bói toán hay một câu nói của doanh nhân). Tôi còn giữ tờ giấy này, “Thua cuộc chỉ là một tình trạng tạm thời. Bỏ cuộc biến nó thành một sự kiện thường trực“. (Being defeated is often a temporary condition. Giving up is what makes it permanent Marlene vos Savant). Chúng ta không tiên đoán về tương lai, chúng ta đang tạo dựng nó hàng ngày. Alan Phan
  14. Tín dụng đen và báo động đỏ October 22, 2011 By Alan Phan Trong khi Âu Mỹ ngập đầu với nợ tư rồi công, thất nghiệp cao và suy thoái GDP, người ta kỳ vọng là Trung Quốc sẽ làm đầu tàu, đẩy tốc độ tăng trưởng cho kinh tế thế giới như lần trước vào 2008. Nhưng mọi người thất vọng về báo cáo mới nhất của Standard & Poor, cảnh giác về nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng Trung Quốc do nợ xấu từ vay mượn của các chánh phủ địa phương. Thực ra, giáo sư Victor Shih của đại học Northwestern (US) đã thuyết trình nhiều lần về khoản nợ này 2 năm về trước nhưng các quỹ đầu tư vào Trung Quốc cố tình bỏ qua vì lợi nhuận đang kiếm được. Số tiền nợ ước tính lên đến 17 ngàn tỷ Nhân Dân Tệ (RMB) hay khoảng 2.6 ngàn tỷ dollars; nhưng một viên chức ở Ngân Hàng Nhà Nước đưa ra con số nhỏ hơn, chỉ 2.2 ngàn tỷ dollars. Tổng số nợ xấu có thể cao đến 50% con số này vì sự lạm dụng bừa bãi của quan chức và các phe nhóm lợi ích để tạo các dự án “siêu khủng” nhằm kiếm chác phong bì, mà không quan tâm gì đến hiệu quả kinh tế. Một chút kinh nghiệm cá nhân để chia sẻ. Ở Đại Hồ thuộc tỉnh Triết Giang có một loại cua nổi tiếng khắp Trung Quốc, ngày xưa chỉ dùng để tiếp đãi các vua chúa quan lại của triều đình. Cua nhỏ, rất chắc thịt và ngon béo vô cùng. Mỗi mùa cua, những người mê cua Đại Hồ đã không ngần ngại bay từ Hồng Kông, Bắc Kinh…ghé qua ăn cua buổi tối rồi bay về. Sau thời mở cửa, một gia đình ngư phủ sống trong một cái chòi cạnh hồ trở nên triệu phú nhờ cua. Anh tạo quyền lực qua mối quan hệ với các quan chức chung quanh, rồi dùng tiền mua danh, lên báo và TV không ngớt, nói toàn chuyện vĩ mô thế giới, thay vì cua. Một chuyến du lịch qua Đức, anh quay về mua một miếng đất lớn gần Anting, Thượng Hải và vay tiền xây lại một thành phố Đức giữa đồng không mông quạnh. Dự án tốn hơn 800 triệu dollars. Tôi quen anh từ những ngày xa xưa còn xuống con thuyền chong chanh của anh để ăn cua. Khi anh đưa đề án của khu đô thị, tôi hỏi anh cần tôi giới thiệu cho các nhà đầu tư? Anh nói không cần vì 3 ngân hàng địa phương ở Đại Hồ đã cho vay trọn gói. Sau khi xây xong cách đây 4 năm, dự án chỉ có hơn chục gia đình dọn vào, và cỏ hoang đã mọc um tùm khắp công viên cạnh con suối nhỏ. Hai bức tượng của Goethe và Schiller đứng buồn rầu vì chắc đến 99.99% dân Trung Quốc không biết các ông là ai? Nguy hiểm hơn nữa là lối quản trị các ngân hàng dựa trên căn bản “quan hệ” , và tạo một hệ thống tín dụng đen hoàn toàn nằm ngoài mọi kiểm soát của bất cứ định chế tài chánh nào. Vì ngân hàng chính thống chỉ thích cho những “doanh nhân” thuộc phe ta hay các ngài đại gia biết cách thu xếp phong bì vay mượn, nên ban quản lý đẻ ra những thủ tục pháp lý và hành chánh rất rắc rối cho người thực sự có nhu cầu. Sau đó, khách hàng lại được nhân viên ngân hàng mách mối đến các “doanh nhân phe ta” để vay lại các khoản nợ có lãi suất cao gấp đôi, gấp ba lãi suất chánh thức. Mối lợi từ hệ thống tín dụng đen rất lớn nên các quan chức trực tiếp tổ chức và điều hành các chi nhánh thu, vay tiền trên khắp khu vực mình kiểm soát. Một câu chuyện thú vị khác liên quan đến gói kích cầu 600 tỷ dollars năm 2008 của Trung Quốc. Một anh bạn có 2 tiệm ăn rất ngon ở An Hụi nơi tôi hay ghé vào vì đã quen anh hơn 18 năm từ ngày mới mở cửa. Món xúi cảo vịt của anh nổi tiếng khắp vùng. Lần sau cùng, anh đón tôi trong bộ đồ veston lịch thiệp, thay vì cái tạp dồ dơ dáy thường lệ. Anh khoe bây giờ là CEO của một công ty năng lượng xanh có phòng thí nghiệm lớn tại một khu công nghệ cao gần đó. Tôi hơi sốc vì tôi không thấy một tương quan gì giữa nấu ăn và việc kinh doanh thời thượng này của anh. Té ra, chánh phủ trung ương ở Bắc Kinh đang khuyến khích địa phương hãy đổ tiền vào đầu tư vào công nghệ xanh và anh đang nghiêm chỉnh đáp lời sông núi vì lòng ái quốc. Anh khoe là phải chi hết 500 ngàn RMB để các chuyên gia hoàn thành một dự án quy mô bài bản. Trong giai đoạn đầu, chánh phủ An Hụi bảo lãnh ngân hàng để anh vay 150 triệu RMB (khoảng 23 triệu dollars) với lãi suất ân huệ 2% mỗi năm để lập khu nghiên cứu. Anh bỏ ra 10 triệu RMB làm phòng thí nghiệm, còn 140 triệu anh đem ra 60 triệu cho ngân hàng đen vay lại với lãi suất 16% và 80 triệu cho bạn bè bà con vay với lãi suất hơn 28%. Tôi hỏi còn phòng thí nghiệm thì sao? Anh nói phải mất công thuê máy móc thiết bị cũng như các diễn viên kịch nghệ mỗi ba tháng một lần khi thanh tra chánh phủ xuống kiểm soát. Chi phí này tốn chỉ tốn hơn 50 ngàn, chuyện nhỏ với anh. Anh chống chế, khắp Trung Quốc ai cũng làm những trò ma giáo này, chứ không riêng mình anh. Quả vậy, một người bạn khác ở Quảng Đông đang mua bán TV, máy tính cũng nhảy vào phong trào “năng lương xanh và cũng vay được của địa phương 5 triệu dollars. Phần lớn tiền vay chui vào tín dụng đen vì đây là phương thức kinh doanh lời nhất. Thị trường tài chính ngoài luồng này có thể chiếm đến 40% tổng số nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp và tư nhân cần vốn. Ở Thượng Hải nơi tôi cư trú, có một tòa nhà không tên nằm trên đại lộ chính (Hua Hai Zhong Lo) thường xuyên tấp nập người ra vào. Tài xế của tôi nói đây là một ngân hàng đen nơi mọi người đều có thể vào để gởi tiền hay vay nợ thỏai mái. Lãi suất gởi thường cao hơn ngân hàng, khoảng 10% hay cao hơn với số tiền lớn tùy thương lượng và lãi suất vay lại cao gấp 3-4 lần ngân hàng tùy đối tượng và nhu cầu. Trong suốt 4 năm, hoạt động cho vay này gần như công khai. Sau đó, tôi không biết họ dời đi đâu, nhưng nghe nói là đến một tòa nhà ấn tượng hơn cách đó vài trăm thước! Ngành ngân hàng Trung Quốc được hưởng thế độc quyền, tránh được những cạnh tranh thị trường và 70% sở hữu là thuộc nhà nước. Trong 30 năm qua, ngân hàng Trung ương đề xuất chỉ trả lãi suất 2-4% mỗi năm cho người dân, trong khi cho vay ra bên ngoài lên tới 8-10%. Nếu hoạt động bình thường, đây là một phương thức làm ăn vô cùng lợi lộc. Nhưng rất nhiều khoản cho vay lãi lại thuộc nợ xấu, vì tham nhũng của quản lý và vì chính phủ có những đòi hỏi chính trị khi sử dụng tiền ngân hàng, bất chấp quy luật về kinh tế. Nợ xấu trong 25 năm qua của ngân hàng Trung Quốc luôn trên 20%. Thành ra trong 6 năm vừa rồi, Trung Quốc đã bắt các ngân hàng phải cổ phần hóa để chuyển trách nhiệm trả nợ này cho các nhà đầu tư mới. Nhưng ngay cả khi đã cổ phần hóa, tổng số mức nợ xấu hiện nay vẫn rất mù mờ. Nhưng bất cứ ai có một chút đầu óc kinh doanh đều hiểu rằng trò ảo thuật không thể kéo dài vô hạn định. Tài giỏi, nham hiểm, giàu có, quyền lực và độc ác như Ghadafi cũng phải đối diện với ngày tàn sau 40 năm. Hệ thống ngân hàng Trung Quốc cũng như Âu Mỹ đang trên bờ phá sản vì chánh phủ sẽ không đủ vốn và thủ thuật để trám lỗ hổng của nợ xấu. Một chuyên gia ngân hàng hỏi tôi làm một so sánh giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tôi thoái thác nói mình không đủ dữ kiện và kiến thức về tài chánh ở đây. Anh chỉ cho tôi một bài viết trên mạng về một doanh nhân trẻ, trong 3 năm đã tay trắng đem trị giá của công ty mình lên hơn một ngàn tỷ đồng. Anh chuyên bán siêu xe cho các đại gia và chân dài. Bài viết không tạo nhiều phản hồi, có lẽ vì dân mình quen thuộc quá với chuyện thành tích. Chì có một lời bình độc nhất phía dưới, “chúng ta lại sắp có một vụ vỡ nợ ngàn tỷ đồng…” Ai nói người dân thiếu kiến thức về kinh tế hay khiếu hài hước? T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa (Bài đã được đăng trên Doanhnhan.net ngày 2 tháng 11 năm 2011 và báo Doanh Nhân số 91 ngày 1/11/2011) T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan đã xuất bản 7 cuốn sách bằng Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chánh của các quốc gia mới nổi. Ông tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Email của ông là gocnhinalan@gmail.com và Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.
  15. Chứng khoán: Một năm thất bại toàn diện Có quá nhiều câu hỏi "vì sao" đối với UB CKNN - những câu hỏi mà cho đến lúc này đã trở nên quá muộn. TTCK đã trải qua một năm thất bại toàn diện. Có quá nhiều câu hỏi "vì sao" đối với UB CKNN - những câu hỏi mà cho đến lúc này đã trở nên quá muộn, nhưng xét theo kỳ vọng "phát triển bền vững" thì muộn vẫn còn hơn là không hỏi gì hết. Năm của "phân hóa giàu nghèo" Nếu chỉ liệt kê theo từng sự việc đơn lẻ, sẽ khó có thể thấy khung cảnh toàn diện mà thị trường chứng khoán (TTCK), một cách vô tình hoặc hữu ý, đã vừa đóng vai trò chủ thể nhưng cũng lại là nạn nhân trong năm 2011. Nhưng cũng như lịch sử của những năm trước, vào cuối năm nay, khi hệ thống lại những sự kiện nổi bật xảy ra trên TTCK, nhà đầu tư mới chợt nhận ra một tình cảnh vô lý đến mức khó tả dường như đã được áp đặt vào thị trường này, không khác gì số mệnh đen bạc của nó. Một năm thất bại toàn diện của thị trường! Nhưng hình ảnh thất bại xét ra còn đậm đà hơn nhiều nếu so với năm 2010. Vào tháng 12/2009, chỉ số HNX còn giữ được ở vùng điểm 180. Một năm sau đó, vùng điểm này bị "đá" xuống còn 120 điểm. Đến tháng 12 năm 2011, HNX không chỉ đã rơi thẳng dưới mốc 100 điểm mà thực tế chỉ còn đúng 50% giá trị của một năm trước đó. Nhưng tại sao cứ phải lấy HNX như một thước đo căn bản cho thị trường, trong khi đúng ra phải nhìn vào chỉ số VNI - vốn được xem là "con ruột" trong cách tính toán và đương nhiên trong hệ thống báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)? Quả là VNI đã được tạo dựng như thể "khói sương mờ ảo" - một phong cách của hội họa thời kỳ Ấn tượng vào đầu thế kỷ XX. Cứ nhìn vào chỉ số này từ cuối năm 2009 đến nay thì những nhà đầu tư nghiệp dư trong nước, và đặc biệt là những người nước ngoài đầu tư vào TTCK Việt Nam nhưng chưa một lần đặt chân đến đất nước này, đã không có gì phải thắc mắc khi VNI chỉ giảm có 33% - một tỷ lệ suy vong khá khiêm tốn, tương đương với chỉ số Hang Seng của Hồng Kông và thậm chí còn khả quan hơn cả Shanghai Composite của TTCK Thượng Hải. Song "khói sương mờ ảo" lại chính là tấm màn phân hóa triệt để giữa hai chỉ số chứng khoán ở Việt Nam. Trong hai năm qua, trong khi VNI chỉ mất có 1/3 giá trị điểm thì HNX đã kịp mất đến 2/3. Đó là sự khác biệt rất cơ bản mà bất cứ một nhà đầu tư còn trăn trở nào, chỉ cần nhìn lướt qua chiều dài suy vong của sóng giảm, sẽ nhận ra không chút khó khăn. Không chỉ là đà suy giảm không ngừng nghỉ, mà tình cảnh "phân hóa giàu nghèo" giữa hai chỉ số chứng khoán mới là điểm ấn tượng nhất trong năm 2011. Nguồn cơn xác thực của người giàu và kẻ nghèo như thế đã khởi phát từ chuyện một người "được" làm giá, còn kẻ khác lại không được hưởng cái diễm phúc ấy. "Xanh vỏ đỏ lòng" đã trở thành cụm từ dân gian chứng khoán rất tiêu biểu từ cuối năm 2010 đến nay. Chính xác là từ tháng 8/2010, một bàn tay vô hình nào đó đã biến thị trường thành một thứ sân khấu bi - hài kịch. Tính hài kịch đã được các diễn viên chính có tên BVH, MSN, VIC cùng một vài kép hài phụ thể hiện. Hài kịch lại sinh ra bi kịch. Trong khi những diễn viên thượng thặng trên vẫn tha hồ diễn "cương" thì nhân vật chính của sân khấu - HNX - lại chìm sâu vào bể than khóc, hệt như trong một vở cải lương sầu muộn. Cách ví von "đứa con rơi" đầy cay đắng cũng ra đời từ đó. Ngã rẽ của "đôi tình nhân" cũng bắt đầu. Họ chia ly nhau, ai đi đường người nấy. Các quỹ đầu tư và những người ăn theo phương thức đầu tư chỉ số vẫn không thua thiệt, còn tất cả những gì không thuộc về phương thức này đã đương nhiên phải chịu số phận hẩm hiu. Căn bệnh "ba không" Nhưng số phận của thị trường là do ai tạo ra? Chính nhà đầu tư? Hay do các công ty chứng khoán? Còn những người có trách nhiệm liên đới thì sao? Một số bài viết tổng kết về TTCK năm 2011đã mô tả đầy đủ về tình trạng tâm lý bất ổn, thói quen bất nhất của một số nhà đầu tư, cũng như cái chân đứng hoàn toàn thiếu chắc chắn của khối công ty chứng khoán mà đã dễ làm cho nó sụp đổ. Nhưng câu chuyện VNI bị "làm xiếc" quá ư lộ liễu trong cả năm trời qua thì không thể chỉ có nhà đầu tư, công ty chứng khoán và trời đất biết. Mà những người có trách nhiệm trong UBCKNN đã không thể không nghe thấy và nhìn thấy. Vì nếu không biết về một sự thật mà tuyệt đại đa số nhà đầu tư nhỏ lẻ đều đã trở thành nạn nhân của nó, thì làm sao những người lãnh đạo của UBCKNN còn đủ năng lực để điều hành một TTCK có vai trò quá quan yếu về "huy động vốn" và "dẫn vốn" trong nền tài chính quốc gia? Có vẻ như cách nhìn về mối liên quan giữa hiện tượng "xanh vỏ đỏ lòng" với UBCKNN đã chưa được báo giới mô tả một cách sâu sắc hơn, tương xứng hơn với thực tế vốn dĩ của nó. Có vẻ như phần tường thuật các sự kiện trên TTCK năm nay vẫn tuân theo hình thức "báo cáo tổng kết". Nhưng ai cũng hiểu là báo cáo tổng kết từ lâu nay đã mang trên mình nó căn bệnh giáo điều hơn là một cái gì đó thực chất. Cứ sáu tháng và một năm, báo cáo tổng kết lại được trình lên Bộ Tài chính và Chính phủ, mô tả một cách tươi sáng những phần việc mà theo báo cáo này là đã làm được, để cuối cùng tóm gọn là "TTCK tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn giữ được sự ổn định", đồng thời không quên phác ra tương lai đầy hứa hẹn về "TTCK còn nhiều cơ hội phát triển bền vững". Dường như "T+2", cơ chế mà các nhà đầu tư mong ngóng, đã được báo chí khoét quá sâu khi cho đến giờ, nhưng bất chấp nhiều lần "delay", thị trường vẫn chưa hề nhìn thấy mặt mũi của nó. Và dường như đó cũng là khiếm khuyết chính của UBCKNN - một sự chậm trễ thiên về nguyên do quan liêu. Khiếm khuyết này xem ra cũng là chuyện khá bình thường, lồng trong bối cảnh mà sự im lặng tuyệt đối của UBCKNN trước tình cảnh thảm thương của TTCK cũng đã trở nên quá đỗi bình thường từ ít nhất một năm rưỡi qua. Vào tháng 7/2011 - lần sinh nhật thứ 11 của TTCK - khi báo chí bắt buộc phải mô tả về những cái chết theo đúng nghĩa đen từ nạn "thua bạc", dường như căn bệnh "không nghe, không thấy, không biết" của UBCKNN vẫn chưa thuyên giảm chút nào. Chất vấn! Nhưng đến quý IV năm nay thì mọi chuyện đã trở nên bùng nổ. "T+2" đã trở thành chuyện quá nhỏ so với quá nhiều hậu quả mang tính tích lũy mà đã đẩy thị trường vào ngõ cụt. Ngày càng nhiều nhà đầu tư phải nhập viện tâm thần. "Khủng hoảng niềm tin" chỉ là một cụm từ che đậy cho sự khủng hoảng về cơ chế và trên tất cả là khủng hoảng về văn hóa. Ngõ cụt khủng hoảng ấy cũng khiến nhà đầu tư phải đặt ra những câu hỏi mà trước đây có thể họ chưa từng nghĩ đến: Vì sao tình trạng "xanh vỏ đỏ lòng" với hình thể bị bóp mép đến cùng cực của chỉ số VNI đã xảy ra hơn một năm qua, đã được một vài tổ chức nghiên cứu mổ xẻ rất kỹ và bị dư luận của tuyệt đại đa số nhà đầu tư lên án, nhưng UBCKNN vẫn không hề đưa ra một giải pháp khắc chế nào, dù chỉ ở mức "cho có"? Vì sao cho đến gần đây UBCKNN mới có đánh giá về "số lượng công ty chứng khoán là quá nhiều", trong khi chính cơ quan này đã thực hiện cấp phép cho đến 105 công ty như thế từ nhiều năm qua? Vì sao hậu quả vỡ nợ chứng khoán đã xảy ra thật khủng khiếp nhưng trước đó, UBCKNN đã chưa từng đưa ra ít nhất một lời cảnh báo về hệ lụy này? Chưa kể đến hậu quả đã, đang và sẽ còn xảy ra trong những động cơ và âm mưu sáp nhập, hay nói trắng ra là thôn tính doanh nghiệp qua sàn - một trong những nguyên nhân chính mà đã khiến nhiều doanh nghiệp không còn cách nào khác là cày cục tự nguyện xin hủy niêm yết. Và cũng còn không ít câu hỏi "vì sao" khác đối với UBCKNN - những câu hỏi mà cho đến lúc này đã trở nên quá muộn, nhưng xét theo kỳ vọng "phát triển bền vững" thì muộn vẫn còn hơn là không hỏi gì hết. Theo Việt Thắng Diễn đàn kinh tế Việt Nam
  16. Công nghệ hướng tới sự bất tử - Tương lai hay ảo tưởng điên rồ? Những tiến bộ này, thông qua đó sẽ giúp nâng tuổi thọ của con người lên gấp đôi: một cuộc sống kéo dài đến 150-200 năm. Giấc mơ về sự bất tử từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh với con người. Từ những vị thần bất tử trong thần thoại Hy Lạp cho đến hành trình tìm kiếm Suối nguồn Tuổi trẻ của nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Juan Ponce de Leon, từ thiên đường, địa ngục cho đến những nỗ lực tìm kiếm bài thuốc giúp trường sinh bất lão của Tần Thủy Hoàng, đó đều là những minh chứng không thể rõ nét hơn. Giấc mơ ấy tiếp tục là nguồn cảm hứng cho các nhà khoa học trong việc tìm cách kéo dài tuổi thọ của con người thông qua một đề tài nổi tiếng: dự án Singularity. Vào 2 ngày 15 và 16/10 năm 2011, các nhà khoa học đã tụ họp lại tại hội nghị thượng đỉnh Singularity và trình bày những phát kiến mới nhất của mình trong hành trình kéo dài tuổi thọ của con người. Công nghệ tái tạo lại những phần của cơ thể người và những khám phá trong việc xác minh rõ ranh giới của ý thức trong bộ não con người - đó là những điểm chính yếu trong hội nghị này. Thông qua những khám phá này, các nhà khoa học đã đưa ra một viễn cảnh hoàn toàn mới: sao lưu ý thức của con người dưới dạng những "Avatar" - tạm dịch: biểu tượng, và từ đó chuyển ý thức này sang một cơ thể hoàn toàn mới. Rõ ràng, đề tài này - nếu như thành công, sẽ giúp con người có thể tạo ra một thế giới hoàn toàn mới, một thế giới vượt quá những giấc mơ ngông cuồng nhất đã từng tồn tại trong lịch sử nhân loại. "Nhân loại sắp vượt qua những giới hạn sinh học" - trích lời Ray Kurzweil, nhà khoa học đồng thời cũng là người điều hành dự án này. Xây dựng lại một cơ thể mới Công nghệ tái tạo - đó là một bước tiến lớn của y học nói riêng và khoa học nói chung. Nhiều bác sỹ đã bước đầu thành công trong việc tái tạo lại các tế bào biểu mô da, và sau đó, là thay thế những mô ung thư ác tính bằng những tế bào mới hoàn-toàn-khỏe-mạnh. "Những gì chúng tôi đang nghiên cứu ở đây, không phải chỉ giúp kéo dài tuổi thọ, mà quan trọng hơn, còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống" - trích lời Stephen Badylak, Phó giám đốc của bệnh viện Đại học Pittsburgh, Pennsylvania. Thành công này đến từ việc sử dụng một loại mô liên kết đặc biệt với tên gọi Extracellular Matrix (ECM) - tạm dịch: ma trận ngoại bào. Những mô liên kết này sẽ hoạt động giống như một lớp nền, từ đó tạo điều kiện cho các tế bào khỏe mạnh khác phát triển. Badylak đã thành công trong thực nghiệm này thông qua việc bước đầu áp dụng nó trên những bệnh nhân ung thư thực quản của ông. Bệnh nhân đã có được thêm vài năm sống hoàn toàn khỏe mạnh sau khi tiến hành thực nghiệm. Các ma trận ngoại bào này đã được tìm thấy trong thời kỳ bào thai, với vai trò chính là phát triển và tái tạo lại cơ thể con người. Với sự hiện diện của nó, thai nhi có thể tái tạo và sửa chữa lại những thứ bị hư hỏng trong thời gian đang ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên, hoạt động của những ma trận này cũng chấm dứt khi thai nhi đã phát triển đầy đủ. Trong Y học tái tạo, ma trận ngoại bào được sử dụng như một thứ công cụ giúp ngăn cản hệ thống miễn dịch gây ra tổn thương cho các mô lành của cơ thể. Sau đó, nó sẽ tạo điều kiện cho các tế bào xung quanh tiến đến để sửa chữa các mô đã bị tổn thương, thay vì hình thành các mô sẹo như trong các đáp ứng miễn dịch của một cơ thể bình thường. Các mô liên kết này có ưu điểm là hoàn toàn không gây ra những phản ứng miễn dịch tiêu cực trong cơ thể. Nó có nguồn gốc sinh học hoàn toàn tự nhiên, và theo lời của Badylak, "Đây là một công cụ cho thấy một bước tiến dài trong việc nghiên cứu và phát triển Y học". Nếu như thực nghiệm trên được ứng dụng vào thực tiễn, các nhà khoa học hy vọng một ngày nào đó có thể thay thế được những tế bào thần kinh - những tế bào cao cấp nhất, biệt hóa nhất trong cơ thể con người. Một cuộc sống hàng trăm năm Nghiên cứu trên có thể làm được nhiều hơn là việc chỉ giúp con người sống hạnh phúc và khỏe mạnh. Rõ ràng, với khả năng thay thế và tái tạo lại những bộ phận cơ thể, những căn bệnh trước đây từng là cơn ác mộng với loài người như ung thư, đột quỵ... giờ không còn là vấn đề quá lớn. Những tiến bộ này, thông qua đó sẽ giúp nâng tuổi thọ của con người lên gấp đôi: một cuộc sống kéo dài đến 150-200 năm. Thế nhưng, việc kéo dài tuổi thọ này cũng kéo theo sau nó không ít vấn đề. Một "khoảng cách tuổi thọ" giữa người giàu và người nghèo, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên nước, năng lượng... Tuy nhiên, tương lai này cũng đã được dự đoán trước, và theo nhiều nhà khoa học tham gia đề tài này, "Sức khỏe tạo ra vật chất". Thông qua việc nâng cao tuổi thọ, con người sẽ có thể kéo dài thời gian lao động và phục vụ cho xã hội của mình. Lịch sử đã chỉ ra rằng, những sáng tạo vĩ đại nhất thường đến trong giai đoạn muộn của cuộc đời. Leonardo da Vinci đã bắt đầu bức chân dung nàng Mona Lisa ở tuổi 51, hay thí nghiệm nổi tiếng của Benjamin Franklin về chiếc diều trong cơn bão đã ra đời khi ông ở vào tuổi 46. Ngay cả tôn giáo cũng đồng tình với quan điểm này, nhưng trên khía cạnh tôn giáo, một cuộc sống ở kiếp sau, ở thiên đường hay địa ngục lại trở thành yếu tố dẫn dắt, cổ vũ con người trong lao động và sáng tạo. Nhưng với những thành công đã được chứng minh, rất có thể một ngày nào đó tôn giáo sẽ phải xem xét lại điều này. Avarta - sự thật hay chỉ là huyền thoại? Đề tài táo bạo nhất trong cuộc cách mạng tiến đến sự bất tử thuộc về ông trùm truyền thông Dmitry Itskov, người đã đưa ra đề tài "Dự án Bất tử 2045". Tham vọng của Itskov là có thể tạo ra một cơ thể người hoàn toàn mới, sau đó ghép não người vào cơ thể này - giống như một hình thức bảo quản. Bước tiếp theo của dự án này sẽ là việc số hóa ý thức của con người, và chuyển những ý thức này thành những hình ảnh 3 chiều - những "Biểu tượng" giúp con người trở nên thật sự bất tử. Đó là một viễn cảnh vượt quá sự tưởng tượng của những khoa học gia lạc quan nhất, nếu như không muốn nói rằng đó là một điều hoàn toàn điên rồ và không tưởng. Nhưng lịch sử đã chứng minh, khoa học đã nhiều lần làm được điều này - biến những thứ không thể thành có thể. Và với những tiến bộ không ngừng này, chắc chắn sẽ có một ngày con người hoàn toàn có thể nắm giữ vận mệnh của mình trong tay. Theo Trần Nam Sơn MaskOnline / innovationnewsdaily
  17. Goldman Sachs: Chắc chắn Italy sẽ phải chịu một cú sốc cực lớn trong năm 2012 Chuyên gia kinh tế nổi tiếng thuộc Goldman Sachs đưa ra một số dự báo nổi bật nhất cho năm 2012. Ông Jim O'Neill, chủ tịch bộ phận quản lý tài sản thuộc Goldman Sachs, đưa ra một số dự báo nổi bật nhất của ông cho năm 2012. Châu Âu sẽ không còn được quan tâm nhiều trong năm 2012 Ông viết trong nghiên cứu mới nhất của mình: “Trong năm 2012, chúng ta sẽ không nói về châu Âu nhiều như năm 2011, dù trong vài tuần đầu tiên của năm 2012, châu Âu vẫn là tâm điểm chú ý.” Một điều rất lớn sẽ xảy đến với đất nước Italy Jim O'Neill dự báo: “Như tôi đã nói trong vài tuần qua, châu Âu không thể tồn tại nếu không có Italy và Italy chắc chắc không thể tồn tại khi lợi suất trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm vượt mức 6 – 7%. Xét trên phương diện đó, diễn biến cuộc khủng hoảng trong những tuần gần đây thật đáng sợ.” Đồng euro sẽ giao dịch với đồng USD ở mức 1,10USD/euro Ông Jim O'Neill cho rằng đồng euro có thể sẽ giao dịch với đồng USD ở mức 1,10USD/euro trong năm 2012 chứ không phải 1,50USD/euro. Khả năng tỷ giá lên mức 1,10USD/euro rất lớn. Đồng yên sẽ hạ giá so với đồng USD Theo Jim O’Neill, đồng yên sẽ giao dịch với đồng USD ở mức 100 yên/USD chứ không phải 60 yên/USD. Ngưỡng biến động của đồng yên nhiều khả năng sẽ trong khoảng 79,50 yên – 80 yên/USD và nếu qua ngưỡng này, hoàn toàn có thể tính đến mức 100 yên/USD. Đồng euro sẽ mạnh lên so với đồng franc Thụy Sỹ Đồng euro sẽ giao dịch với đồng franc phổ biến ở mức 1 euro đổi 1,4 franc Thụy Sỹ. Chỉ số kinh tế của Citigroup Năm 2012, thế giới sẽ đối đầu với nhiều rủi ro liên quan đến kinh tế, chín trị, xã hội và chính sách. Không phải mọi thông tin đều phát đi tín hiệu tiêu cực. Thông tin kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục lạc quan bất ngờ. Thông tin kinh tế của BRIC và một số thị trường thuộc nhóm tăng trưởng khác sẽ tiếp tục gây ấn tượng mạnh. GDP của châu Âu sẽ tăng trưởng kém Thông tin kinh tế châu Âu sẽ khiến người ta thất vọng. Chỉ số S&P 500 hướng tới mốc 1.400 điểm Năm 2012, khả năng chỉ số S&P 500 lên mức 1.400 điểm nhiều hơn so với mốc 1.000 điểm. Kinh tế Trung Quốc sẽ chưa phải đón nhận cú sốc nào Kinh tế Trung Quốc sẽ không hạ cánh khó nhọc cũng không hạ cánh an toàn mà sẽ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng. Kinh tế nhóm BRICs và Indonexia, Hàn Quốc, Mêhicô, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có tầm quan trọng lớn hơn. Minh Ngọc Theo TTVN
  18. Chim rơi hàng loạt tại Mỹ Hàng nghìn con chim di cư chết hoặc bị thương do lao xuống các bãi đỗ xe, sân bóng đá và những khu vực có tuyết ở phía nam bang Utah của Mỹ trong những ngày qua. Mưa xác chim tại Mỹ Chim đồng loạt lao xuống đường cao tốc Nạn chim chết bí ẩn lan sang Thụy Điển Một con chim le hôi cổ đen rơi xuống khu vực có tuyết tại bang Utah, Mỹ hôm 13/12. Ảnh: AP. AP đưa tin những con chim le hôi cổ đen (Podiceps nigricollis) bắt đầu lao xuống hai thành phố St. George, Cedar thuộc bang Utah, từ hôm 12/12 trong quá trình di cư tới bờ biển phía tây của Mexico để tránh rét. Người ta thấy xác chim trong bãi đỗ xe của siêu thị, nhiều sân bóng đá, vỉa hè, các đường cao tốc và những khoảng trống bị bao phủ bởi tuyết. Người tình nguyện đã dọn dẹp xác chim và cứu chữa những con bị thương. Tới giữa trưa hôm qua họ đã cứu được hơn 3.000 con chim còn sống và thả chúng vào một hồ. Không ai thống kê bao nhiêu con đã chết, song giới chức ước tính con số đó vào khoảng 1.500. “Chúng rơi ở khắp nơi. Hiện tượng chim rơi vẫn tiếp tục diễn ra. Những nhân viên của chúng tôi lái xe khắp thành phố để nhặt chúng. Nhiều người dân cũng mang chim tới trụ sở của chúng tôi”, Teresa Griffin, giám đốc chương trình bảo vệ sinh vật hoang dã của bang Utah, phát biểu. Giới chức chưa nhận được thông báo về việc người bị thương hay tài sản bị hư hại do chim rơi. Kevin McGowan, một nhà nghiên cứu chim của Trung tâm Điểu học Cornell tại bang New York, nói rằng chim hiếm khi lao xuống đất hàng loạt, ngay cả khi chúng nhầm tưởng đất là nước. Đây không phải vụ chim rơi hàng loạt tại Mỹ trong năm nay. Hồi tháng 1 người ta phát hiện khoảng 500 xác chim hét cánh đỏ và sáo đen tại hai khu vực trên tuyến đường cao tốc trong thành phố Pointe Coupee Parish, bang Louisiana. Trước đó, vào ngày cuối cùng của năm 2010, khoảng 2.000 con chim màu đen rơi từ trên trời xuống đất tại thành phố Beebe thuộc bang Arkansas. Minh Long
  19. IMF cảnh báo về khả năng Đại Khủng hoảng 1930 trở lại Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) khẳng định sẽ không một nền kinh tế nào trên thế giới có thể miễn nhiệm với cuộc khủng hoảng hiện nay. Bà Christine Lagarde, tổng giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), cảnh báo kinh tế toàn cầu đối đầu với rủi ro suy giảm, bảo hộ tăng cao, cô lập giống như những gì đã xảy ra trong Đại Khủng hoảng thập niên 1930. Ngân hàng Trung ương Pháp cho rằng nhiều khả năng xếp hạng tín dụng của Anh có thể bị điều chỉnh giảm trước Pháp. Trong bài phát biểu mới đây tại Washington, bà nói: “Sẽ không có một nền kinh tế nào trên thế giới, dù nước thu nhập thấp, mới nổi, thu nhập trung bình hay siêu phát triển có thể miễn nhiễm với khủng hoảng hiện nay. Cuộc khủng hoảng hiện nay không chỉ sẽ vẫn kéo dài mà thậm chí còn căng thẳng hơn. Cuộc khủng hoảng sẽ không thể được giải quyết chỉ bằng việc một nhóm nước hành động. Nó cần đến sự hợp tác của tất cả các nước, các khu vực.” Bà đưa ra những tuyên bố trên sau khi thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp, khi đưa ra lời chỉ trích gay gắt về bản chất thiếu tổng thể và vô lý của các tổ chức xếp hạng tín dụng, cho rằng các cơ quan xếp hạng tín dụng nên chú ý đến xếp hạng tín dụng của Anh chứ không phải Pháp. Christian Noyer, thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp, khẳng định với các yếu tố căn bản của kinh tế Pháp hiện tại, Pháp không thể bị hạ xếp hạng tín dụng. Thế nhưng nếu Pháp bị hạ xếp hạng tín dụng, trước tiên cần phải hạ xếp hạng của Anh, nước có thâm hụt ngân sách, nợ, lạm phát cao hơn và tăng trưởng kém hơn Pháp. Ông François Fillon, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, đồng thời chỉ trích Anh, ông tuyên bố các cơ quan xếp hạng tín dụng đã không nhận ra điều này. Quan chức chính phủ Anh đã cực kỳ phẫn nộ với tuyên bố của các nhà hoạch định chính sách Pháp. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Anh nói: “Chúng tôi đã đưa ra kế hoạch đáng tin cậy để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách. Sự tín nhiệm của thị trường đối với chúng tôi được phản ánh trực tiếp trong lợi suất chính phủ Anh. Thị trường rõ ràng không đồng ý với Noyer.” Ngọc Diệp Theo TTVN
  20. http://biz.cafef.vn/...e-cuc-thinh.chn Năm 2012: Thủy sinh Mộc – thương mại và bán lẻ toàn cầu sẽ “cực thịnh” Trong khi đó, ngành tài chính và bất động sản sẽ đi xuống bởi yếu tố “thổ” và “kim” yếu. Các chuyên gia về phong thủy từng đưa ra dự báo về năm 2011. Cụ thể, năm 2011 sẽ là năm cực kỳ biến động và đến cuối năm châu Âu có thể sẽ từ bỏ đồng euro. Nếu nhìn vào biểu đồ, mỗi khi yếu tố “kim” và “mộc” va chạm với nhau, thông thường sẽ có rất nhiều bất ổn. Tình trạng này đã xảy ra trong năm 2011. Tuy nhiên nếu nhìn vào biểu đồ cho năm 2012, không có nhiều sự xung đột đến như vậy, trái ngược với những gì người ta dự báo về năm 2012, ví như thế giới sẽ đến ngày tận cùng, nhiều thảm họa kinh tế hơn so với năm 2011. Sau năm 2011, đến giữa năm 2012, năm “rồng nước”, mọi chuyện sẽ ổn định hơn. Nếu để biểu đồ của năm 2011 và 2012 cạnh nhau, có thể thấy chủ yếu là yếu tố “thủy” và “mộc” vì vậy sẽ chẳng có nhiều sự xung đột giữa các thành phần này. Trong biểu đồ năm 2012, yếu tố “thủy” nhiều hơn yếu tố “mộc” và gỗ thường nổi trên nước. Như vậy, sẽ có rất nhiều trận lụt, các vấn đề và thảm họa liên quan đến nước. Ngoài ra cũng sẽ có thể có một số vấn đề liên quan đến đất, ví như động đất. Năm 2012, chủ đề chính sẽ là “Thủy sinh Mộc”, với ý nghĩa mọi vấn đề rồi sẽ được giải quyết. Như vậy từ thời điểm giữa năm trở đi, mọi chuyện sẽ bình ổn hơn bởi yếu tố thủy và mộc đại diện cho sự hàn gắn và phục hồi. Thủy là yếu tố mạnh nhất, thủy đại diện cho một số lĩnh vực như thương mại, bán lẻ, nhóm lĩnh vực này sẽ phát triển tốt trong năm 2012. Yếu tố “thổ” rất yếu, thổ đại điện cho ngành bất động sản. Vì vậy, lĩnh vực bất động sản sẽ đi xuống nhưng chỉ ở mức độ nhẹ khi người ta trở nên thận trọng hơn. Không có yếu tố nào quá thê thảm trong biểu đồ, vì vậy thị trường bất động sản thế giới sẽ không đối đầu với thảm họa. Yếu tố “hỏa” yếu, nó đại diện cho ngành công nghệ, khí đốt, năng lượng và điện tử. Nhóm ngành này sẽ không phát triển trong năm 2012. Yếu tố “kim” cũng yếu. Ngành tài chính thế giới nói chung sẽ vẫn tăng trưởng yếu nhưng đủ khả năng tồn tại. Đối với yếu tố “mộc”, đại diện cho ngành y tế và giáo dục, nhóm lĩnh vực này sẽ tăng trưởng tốt bởi yếu tố “mộc” thịnh nhất trong biểu đồ. Khánh Ly Theo TTVN
  21. 'Hạt của chúa' xuất hiện vào tuần tới ??? Thế giới sẽ có cơ hội nhìn thấy hạt của Chúa vào tuần tới khi nó được tạo ra lần đầu tiên ở nhà máy gia tốc hạt nhân hạt lớn nhất thế giới LHC của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN). > Máy gia tốc hạt của Mỹ ngừng chạy vì thiếu tiền Nhà máy gia tốc CERN. Ảnh: Telegraph. Thứ ba tuần tới, các nhà khoa học dự kiến sẽ công bố kết quả của cuộc nghiên cứu tìm kiếm dữ liệu mới nhất trong dự án nghiên cứu khổng lồ trị giá 6 tỷ bảng Anh tại nhà máy gia tốc hạt CERN, biên giới Pháp -Thụy Sĩ, gần Geneva. Một trong những mục tiêu chính của dự án này là chứng minh sự tồn tại 'Hạt của chúa' mà giới khoa học tin rằng, nó chính là hạt nhân hình thành nên vũ trụ sau vụ nổ Big Bang cách đây 13,7 tỷ năm. Telegraph trích lời giáo sư John Ellis, một chuyên gia từng đứng đầu phòng vật lý lý thuyết tại CERN nói với BBC rằng, sự phấn khích ngày càng tăng ở các nhà khoa học làm việc trong dự án. Theo ông, tìm kiếm hạt 'Hạt của chúa' là mục tiêu cực kỳ quan trọng của vật lý hiện đại. "Những gì chúng tôi có vào lúc này là mô hình chuẩn, mô tả tất cả các vật lý hạt cơ bản. Chúng tôi đã tìm kiếm nó suốt 30 năm qua và cuối cùng, có thể nó ẩn dưới mặt sau của chiếc ghế sofa LHC. Chúng tôi cuối cùng cũng đã tìm ra nó", giáo sư Ellis nói. Trang Nguyên
  22. Ồ ạt phát mại bất động sản Trên nhiều trang mua bán, rao vặt về nhà đất, các cụm từ trả nợ vay, đáo hạn, nợ ngân hàng cần bán gấp BĐS… được đăng nhan nhản. Thị trường đóng băng, ngân hàng thúc nợ, không chỉ chủ đầu tư dự án mệt mỏi mà nhiều nhà đầu tư bất động sản (BĐS) thứ cấp cũng lâm vào tình cảnh khó khăn và buộc phải bán tháo ra sản phẩm, thậm chí nhân viên ngân hàng tự rao bán luôn tài sản BĐS thế chấp. Bỏ cọc Một thông tin râm ran trong giới môi giới BĐS là tháng trước, hàng loạt nhà đầu tư phía Bắc đã bỏ tiền đặt cọc khi không tham gia mua nền đất một dự án ở Đồng Nai. Giám đốc một sàn giao dịch BĐS cho biết các chủ đầu tư hiện nay khi bán hàng, nhất là sản phẩm nền đất thường cho khách hàng đặt cọc giữ chỗ. Đây cũng là cách để chủ đầu tư kiểm tra sức mua thị trường. Khi thấy khách hàng xuống tiền giữ chỗ đông thì chủ đầu tư mới tổ chức bán sản phẩm. “Vừa qua có một dự án đất nền ở Đồng Nai dù có nhiều khách hàng xuống tiền (khoảng 50 triệu đồng) đặt cọc giữ chỗ nhưng khi mở bán, nhiều người không tham gia và chấp nhận mất tiền cọc. Lý do là khách hàng khó khăn về dòng vốn và cảm nhận lướt sóng không có lãi” - ông này cho biết. Tổng giám đốc một công ty BĐS ở khu Nam nói sức mua thị trường hiện suy giảm do phần lớn các nhà đầu tư thứ cấp (mua đi bán lại) không tham gia vì họ cũng quá khó về thanh khoản. “Trước đây một dự án căn hộ, nền đất nào đưa ra thị trường chủ đầu tư cũng ưu tiên bán đợt 1 cho các nhà đầu tư thứ cấp. Có nhiều nhóm đầu tư mua sỉ nguyên sàn hay mấy chục lô đất để bán lại. Nhưng giờ đây nhóm các nhà đầu tư này không còn nữa do khó khăn về nguồn vốn và mua vào phải ôm vì bán ra không được” - vị tổng giám đốc cho biết. Không chỉ căn hộ, đất nền dự án mà nhiều nhà đầu tư các sản phẩm BĐS khác như nhà phố, nhà riêng lẻ cũng ôm trái đắng đang tìm mọi cách bán ra bằng mọi giá. Giám đốc một sàn giao dịch BĐS ở quận 3, TP.HCM cho biết chỉ cần nhìn vào việc ngưng hoạt động, giải thể của các sàn môi giới thời gian gần đây là biết khách hàng đang chán BĐS như thế nào và ít người nghĩ mua vào lúc này. Ngân hàng gia tăng siết nợ Thị trường đang chứng kiến làn sóng nhà đầu tư bán tháo BĐS ra và nguồn cơn chủ yếu là do ngân hàng đẩy mạnh thu hồi nợ. Thông tin với phóng viên, bộ phận pháp chế nhiều ngân hàng cho biết đang đẩy mạnh hoạt động thanh lý hợp đồng vay quá hạn, bán phát mại tài sản thế chấp là BĐS khi người vay không còn khả năng thanh toán. Trên nhiều trang mua bán, rao vặt về nhà đất các cụm từ trả nợ vay, đáo hạn, nợ ngân hàng cần bán gấp BĐS… được đăng nhan nhản. Thực tế không chỉ đợi ngày phát mại tài sản mà hiện nhiều chi nhánh ngân hàng còn cho nhân viên tự định giá các tài sản thế chấp bằng nhà đất và rao bán giùm cho người vay để thu hồi vốn. Ngày 8-12, nhân viên một chi nhánh ngân hàng ở huyện Nhà Bè, TP.HCM kể rằng mấy hôm nay anh phải tự bỏ tiền túi đăng báo để bán một căn nhà ở xã Phước Kiển, Nhà Bè cho khách hàng. Căn nhà này diện tích khoảng 170 m 2 trước đây giá khoảng 2 tỉ đồng giờ bán 1,3 tỉ đồng và anh đăng nội dung bán là nợ quá hạn ngân hàng, cần tiền bán gấp chứ không đăng thông tin mua bán chung chung. Ông Lưu Trường Hận, Trưởng phòng Pháp chế Ngân hàng Phương Đông, cho hay hiện nay bộ phận của ông phụ trách đang xử lý nhiều hợp đồng vay thế chấp bằng BĐS đến ngày đáo hạn. Số lượng hợp đồng kiểu này đến hạn phải xử lý đang gia tăng nhiều. Đây là thực tế vì năm nay thị trường BĐS, kinh tế vĩ mô quá khó khăn nên nợ quá hạn gia tăng. “Tôi cho rằng ngân hàng phát mại tài sản thế chấp bằng BĐS là phương án hợp lý nhất. Dù cho giá bán không như kỳ vọng nhưng việc này giúp ngân hàng thu hồi khoản cho vay, còn người vay thoát khỏi việc trả lãi suất cao” - ông Hận nói. Hoàng Vân - Đ. Liên Bùi Nhơn Pháp luật TPHCM
  23. Fed yêu cầu ngân hàng lớn nhất Mỹ tính đến khả năng thất nghiệp lên 13% Các ngân hàng phải tính đến trường hợp tỷ lệ thất nghiệp lên mức 13% và GDP của Mỹ sụt giảm tới 8%. Fed yêu cầu 31 ngân hàng lớn nhất Mỹ xem xét và tính toán về danh mục các khoản vay cũng như sổ sách kế toán phòng trường hợp kinh tế suy thoái sâu và thị trường chứng khoán châu Âu đối đầu với “cơn sốc”. Cụ thể, các ngân hàng phải tính đến trường hợp tỷ lệ thất nghiệp lên mức 13% và GDP của Mỹ sụt giảm tới 8%. Các tập đoàn ngân hàng có tài sản từ 50 tỷ USD trở lên trong kế hoạch năm 2012 phải dự báo về doanh thu, thua lỗ, và tiềm lực vốn cho đến cuối năm 2013 theo 4 kịch bản. 2 kịch bản do Fed đưa ra và 2 kịch bản do phía các ngân hàng quyết định. Ngoài ra 6 ngân hàng lớn nhất sẽ phải tính cách ứng phó đối với khả năng xảy ra cú sốc toàn cầu. Fed tuy nhiên tuyên bố các kịch bản mà cơ quan này đưa ra không phản ánh quan điểm của Fed về triển vọng kinh tế Kế hoạch phân tích tổng thể vế vốn (CCAR) nằm ở trung tâm của hoạt động giám sát mà chính phủ Mỹ thực hiện với các ngân hàng. Đồng thời, chính phủ còn xem xét đến hoạt động của ban điều hành các ngân hàng. Fed muốn đánh giá họ có thực sự hiểu rủi ro mà họ đang đối đầu và yêu cầu về lợi nhuận và vốn theo tiêu chuẩn mới (theo cả quy định quốc tế và đạo luật Dodd – Frank tại Mỹ). Fed tuyên bố: “Chúng tôi muốn đảm bảo các ngân hàng có đủ vốn để ứng phó với các rủi ro, đảm bảo hoạt động qua thời kỳ kinh tế khó khăn cũng như căng thẳng tài chính.” Đợt đánh giá về tình hình các ngân hàng sẽ kéo dài từ quý 4/2011 cho đến quý cuối cùng của năm 2014, tính đến dự phòng thua lỗ các khoản vay ở thời điểm cuối năm 2012. Quyết định công bố kịch bản cụ thể trước khi đợt kiểm tra các ngân hàng bắt đầu cho thấy Fed đang minh bạch hơn trong hoạt động giám sát. Vào tháng 11/2010, Fed không công bố chi tiết các kịch bản khi bắt đầu kiểm tra các ngân hàng. Đợt kiểm tra đó đã kết thúc vào tháng 3/2011. Ngọc Diệp Theo TTVN
  24. Hạt neutrino dường như nhanh hơn ánh sáng Sau khi công bố phát hiện về việc hạt neutrino di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng, các nhà vật lý châu Âu thực hiện lại thí nghiệm để kiểm chứng và có vẻ như kết quả thí nghiệm của họ không thay đổi. Các luồng hạt neutrino bay từ Geneva, Thụy Sỹ tới Gran Sasso, Italy thông qua đường ống khổng lồ. Ảnh: SPL. Vào tháng 9 các nhà vật lý của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) và Viện Vật lý Nguyên tử Italy (INFN) bắn 15.000 luồng hạt neutrino bằng máy gia tốc hạt lớn từ Geneva tới phòng thí nghiệm Gran Sasso tại Italy. Khoảng cách từ điểm bắn các hạt neutrino tới điểm đích của chúng là 732 km. Trong quá trình đo vận tốc các luồng hạt neutrino, một nhà vật lý vô tình nhận thấy tốc độ của chúng lớn hơn tốc độ ánh sáng. Phát hiện của CERN và INFN gây chấn động trong cộng đồng vật lý quốc tế, bởi nó mâu thuẫn với thuyết tương đối hẹp của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein, theo đó không có bất kỳ dạng vật chất nào trong vũ trụ có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng trong môi trường chân không. Thuyết tương đối hẹp là nền tảng của vật lý hiện đại và là cơ sở để giới khoa học giải thích mọi hiện tượng trong vũ trụ. Vì thế IFNF quyết định thực hiện lại thí nghiệm theo cách khác và trong điều kiện tốt hơn để kiểm chứng kết quả mà họ công bố hồi tháng 9. Lần này nhóm chuyên gia vật lý bắn hạt proton, chứ không phải hạt neutrino, bằng máy gia tốc hạt lớn. Sau hàng loạt tương tác phức tạp, các hạt neutrino được sinh ra từ luồng hạt proton và đâm xuyên qua lớp vỏ trái đất để tới Gran Sasso. Ông Fernando Ferroni, chủ tịch của INFN, hôm qua thông báo kết quả thí nghiệm vẫn không đổi. Mặc dù vậy, ông nhấn mạnh kết luận cuối cùng chỉ được đưa ra sau khi các nhà khoa học trên khắp thế giới thực hiện thí nghiệm tương tự để đo tốc độ hạt neutrino, AP cho biết. Giới vật lý hy vọng các tổ chức nghiên cứu khác – chẳng hạn như Fermilab ở Mỹ - sẽ thực hiện các thí nghiệm độc lập để kiểm chứng tốc độ hạt neutrino. Minh Long
  25. Tiếp theo là luật CHÉM GIÓ.