Đại Phúc

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.057
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    8

Đại Phúc last won the day on Tháng 1 19 2011

Đại Phúc had the most liked content!

Danh tiếng Cộng đồng

62 Excellent

About Đại Phúc

  • Rank
    Hội viên tích cực
  • Birthday 04/08/1974

Thông tin cá nhân

  • Đến từ
    Đan Phượng, Hà Nội.

Contact Methods

  • Skype
    dai_phuc86

Xem hồ sơ gần đây

1.132 lượt xem hồ sơ
  1. 10 công nghệ có thể làm thay đổi hình thức chiến tranh trong tương lai 04/01/2016 (Không gian mạng) - Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, hình thức chiến tranh trong tương lai có thể cũng theo đó mà thay đổi theo. Chẳng hạn, một cuộc chiến mà ở đó không có sự tham gia trực tiếp của con người; một cuộc chiến xảy ra trong chớp nhoáng, hay một cuộc chiến không xảy ra trên thực địa, mà trong không gian ảo… Sau đây là 10 công nghệ có thể dẫn đến một cuộc chiến như thế. Phần mềm theo dõi trên máy tính Lenovo hoạt động thế nào CnBeta: Nga ra luật yêu cầu phải đăng ký trước khi sử dụng UAV Security Affairs: Mã độc giúp tù nhân Mỹ mãn hạn sớm Lenovo cài phần mềm gián điệp và báo động an toàn thông tin Ifanr: Tencent - Công ty Internet lớn của Trung Quốc ra mắt UAV tự chế 1. Công nghệ không người lái Chiến tranh trong tương lai sẽ chuyển sang một mô hình chiến tranh hoàn toàn mới, vũ khí không người lái sẽ đóng vai trò trung tâm. Hiện nay, quân đội của hơn 60 quốc gia đã được trang bị Robot quân dụng, với hơn 150 loại khác nhau. Dự kiến đến năm 2040, quân đội Mỹ có thể sẽ có một nửa chiến binh là Robot. Ngoài Hoa Kỳ ra, Nga, Anh, Đức, Nhật, Hàn Quốc cũng đang đẩy mạnh nghiên cứu “chiến binh” người máy của mình. 2. Công nghệ tốc độ siêu âm Công nghệ tốc độ siêu âm có ý nghĩa quan trọng trong quân sự, vũ khí tốc độ siêu âm có hành trình xa, tốc độ nhanh, có thể tấn công các mục tiêu ở xa với tốc độ cực nhanh. Được chuyên gia quân sự mệnh danh là thành quả mang tính cách mạng lần 3 trong lịch sử hàng không sau công nghệ động cơ cánh quạt và động cơ phản lực. Quốc hội Mỹ đã thông qua dự toán 25 triệu USD cho dự án “Tấn công chớp nhoáng toàn cầu” trong năm tài khóa 2015 và quyết định bổ sung ngân sách chi cho dự án tên lửa tốc độ siêu âm của lục quân. Tháng 3-2015, Thứ trưởng quốc phòng Nga cũng cho biết, nước này đã nghiên cứu một nhiên liệu mới có thể làm cho vũ khí bay với tốc độ Mach 5 trở lên, một khi nó được đưa vào ứng dụng thực tế, sẽ làm cho vũ khí của Nga chiếm được ưu thế trong cạnh tranh vũ khí siêu âm với các nước khác trên thế giới. 3. Công nghệ dẫn đường chính xác Công nghệ dẫn đường chính xác là một trong những dự án quan trọng của Mỹ, nó là hệ thống tác chiến có thể tấn công tiêu diệt mục tiêu xuyên lục địa từ trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Hệ thống này được hình thành dựa trên nền tảng của vũ khí siêu âm, thời gian triển khai tác chiến chưa đầy 2 giờ đồng hồ, dự tính năm 2025 sẽ được Mỹ đưa vào trang bị cho quân đội. Ngày 17-11, một quan chức quân đội Nga cũng tiết lộ cho biết, năm 2016 Moscow sẽ tiến hành thử nghiệm tên lửa hành trình hạng nặng thế hệ mới Сармат. Loại tên lửa này có thể xuyên thủng mọi hệ thống chống tên lửa của đối phương, thậm chí có thể dùng để đối phó với “Hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu” sử dụng đầu đạn thông thường của Mỹ. 4. Công nghệ máy bay chiến đấu tàng hình Máy bay thế hệ mới có khả năng tàng hình là xu hướng phát triển trong lĩnh vực khoa học công nghệ hàng không của mọi quốc gia. Thời gian gần đây, Mỹ đã có kế hoạch phát triển máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới cho không quân. Loại máy bay này được mệnh danh là “máy bay ném bom 2018”; là loại máy bay tàng hình tốc độ siêu âm, có thể bay với hành trình 9.300km mà không cần tiếp nhiên liệu. Dự kiến siêu máy bay ném bom thế hệ mới này sẽ được đưa vào phục vụ không quân Mỹ trong năm 2025. 5. Công nghệ đánh chặn tên lửa Công nghệ đánh chặn tên lửa phòng không là công nghệ đánh chặn tên lửa chiến lược bay trên không trung và ở quỹ đạo không gian. Hệ thống này bao gồm tên lửa đánh chặn, thiết bị phóng và radar. Công ty Raytheon của Mỹ tuyên bố, họ đã hoàn thành việc đánh giá giai đoạn một của dự án “vũ khí sát thương nhiều mục tiêu”, tức là hệ thống vũ khí được trang bị khả năng đánh chặn tên lửa xuyên lục địa nhiều đầu đạn. Để cân bằng với Mỹ, Nga cũng tích cực phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa của mình; đã đẩy nhanh tiến độ thay mới một loạt trang bị từ S-300, S-400 cho đến S-500. 6. Công nghệ không gian quân sự Mỹ là quốc gia duy nhất có khả năng tác chiến chống vệ tinh. Năm 2008, Washington đã sử dụng tên lửa “SM-3” phá hủy một quả vệ tinh trong điều kiện thực chiến. Ngoài ra, nước này còn làm chủ được nhiều loại công nghệ chống vệ tinh như: Gây nhiễu, đánh lừa, tấn công các vệ tinh nhỏ, làm tê liệt vệ tinh bằng laser. 7. Công nghệ vũ khí khái niệm mới (vũ khí laser) Công nghệ vũ khí khái niệm mới là một loại vũ khí sử dụng công nghệ cao để nâng cao hiệu quả tác chiến, như vũ khí định hướng, vũ khí động năng… Tháng 9 năm 2015, Hải quân Mỹ cho biết, họ đang nghiên cứu một hệ thống vũ khí công năng mới được gọi là “Star Wars” (chiến tranh giữa các vì sao), không chỉ có khả năng tác chiến hạm đối hạm, mà còn có khả năng phòng vệ không gian. 8. Công nghệ tác chiến mạng Công nghệ tác chiến mạng là một lĩnh vực tác chiến mới. Không gian mạng là môi trường đóng vai trò quan trọng của chiến tranh công nghệ cao trong tương lai. Hoa Kỳ là cường quốc về công nghệ mạng tiêu biểu, do đó, nước này rất tích cực phát triển công nghệ để đối phó với các cuộc tấn công mạng kiểu mới; đi sâu nghiên cứu công nghệ tấn công mạng; tăng cường phát triển theo hướng linh hoạt hóa và vũ khí hóa. 9. Công nghệ in 3D Mỹ không ngừng đẩy mạnh phát triển công nghệ in 3D, họ hy vọng thông qua sự vượt trội về vật liệu và khả năng chế tạo của mình để chiếm lấy ưu thế về quân sự. Điển hình, ngày 14-1-2015, Công ty Sciaky – nhà chế tạo thiết bị điện tử nổi tiếng của Mỹ tuyên bố, họ đã làm chủ được công nghệ in 3D. Công nghệ này sẽ được ứng dụng để in ấn nhiều linh kiện của máy bay chiến đấu F-35 – máy bay thế hệ 5 của không quân Mỹ. 10. Công nghệ mô phỏng sinh vật Công nghệ mô phỏng sinh vật là kết hợp công nghệ sinh vật hiện đại với lĩnh vực quân sự, vật lý, hóa học, vật liệu và thông tin. Chẳng hạn như: Vũ khí điều khiển bằng não bộ có thể giúp người lính kiểm soát từ xa Robot; phối hợp một cách đơn giản giữa người và trang bị. Cơ quan Dự án Nghiên cứu cao cấp quốc phòng Mỹ đã thành lập phòng công nghệ sinh vật, nhằm tích hợp sinh vật học, công trình học và khoa học máy tính, để phát triển công nghệ và trang bị thế hệ mới dựa trên khoa học đời sống. Chẳng hạn, gần đây Công ty IBM đã phát triển thành công chip xử lý mới mà họ gọi chip neurosynaptic đầu tiên trên thế giới, một bộ vi xử lý máy tính bắt chước khả năng bộ não của con người. Được biết đến với cái tên TrueNorth, con chip của IBM có thể nhồi nhét sức mạnh siêu máy tính vào một bộ vi xử lý có kích thước của một con tem, có khả năng cảm nhận, phân biệt và học tập như con người Theo an ninh thu đô.
  2. Có 1 thầy thuốc rất cao tay, hiện đang sống ở trên núi cao thuộc Thái Nguyên. khuyên bệnh nhân mỡ máu và gan rằng" Không cần phải cao siêu dùng thuốc tây thuốc ta, cứ mỗi ngày uống 1-2 cốc nước đường gluco sẽ khỏi. Sau đó thầy giải thích: Trước kia mua đường gluco rất khó, từ ngày phát triển chăn nuôi ... ăn cám công nghiệp thì đường gluco trở lên phố biến. Những con gà vịt nếu không được ăn đường gluco sẽ bị nóng gan và máu mà chết. Các hiệu thuốc tây đều bán đường gluco, nó là đường sạch và mát.
  3. Vụ nổ Thiên Tân: Hé lộ âm mưu động trời của Giang Trạch Dân bởi Hải Băng - Theo: tinhhoa.net 20/08/2015 - 15:27 (GMT +7) Theo trang Đại Kỷ Nguyên (phiên bản tiếng Trung) ngày 15/08/2015, vụ nổ Thiên Tân có liên quan đến việc ám sát Tập Cận Bình bị bại lộ, sự việc này dẫn đến hành động đặt kíp nổ tại nhà kho thuốc súng khu Tân Hải, Thiên Tân để tiêu hủy chứng cứ nhằm phi tang. Sau khi cảng Thiên Tân phát sinh vụ nổ tương đương với 24 tấn TNT, vốn liên quan đến công ty Thụy Hải có kho lưu trữ phần lớn thuốc súng, thuốc nổ và kim loại dễ bắt lửa, có thông tin cho rằng vụ việc ám sát lãnh đạo ĐCSTQ thất bại, đã dẫn đến quyết định đặt kíp nổ nhà kho thuốc súng này nhằm tiêu hủy chứng cứ. (Hình ảnh: Internet) Đại Kỷ Nguyên cho hay, vụ nổ Thiên Tân là một bước ngoặt công khai mâu thuẫn giữa phe ông Giang và phe Chủ tịch Tập, vốn mang tính chất một mất một còn. Đơn vị liên quan đến vụ việc là Công ty TNHH Tiếp vận Quốc tế Thụy Hải (gọi tắt: Công ty Thụy Hải), trong nhà kho có chỗ chứa số lương lớn là thuốc súng, thuốc nổ và những kim loại dễ bắt lửa… Sau vụ ám sát lãnh đạo cấp cao thất thủ, đặt kíp nổ nhằm phi tang Ngày 14/8, Bowen Press công bố nguồn tin cho biết, việc này có liên quan đến vụ ám sát đương kim lãnh đạo Trung Quốc, sự việc bại lộ dẫn đến việc đặt kíp cho nổ kho thuốc súng. Theo nguồn tin này, những chất hóa học nguy hiểm tồn trữ trong kho chứa có số lượng lớn là sản phẩm quân – dân dụng, trong đó bao gồm: lượng lớn thành phẩm đến bán thành phẩm, nguyên liệu như Ammonium Nitrate, Potassium Nitrate, toluen… Theo nguồn tin từ một người nắm tình hình tiết lộ: “Kíp nổ dùng để nổ nhà kho lần này là sử dụng xe tải chở kíp nổ. Đêm khuya cùng ngày, lợi dụng khi nhân viên trực ca đêm mệt mỏi và buồn ngủ, chiếc xe ngay lập tức đỗ tại địa điểm gần vị trí kho chứa vật phẩm gây nổ. Những nhân viên trên xe này nhanh chóng rời khỏi hiện trường (ước chừng hơn 10 phút sau khi kích nổ xe tải), làm cho nhà kho phát sinh nổ lớn liên hoàn”. Người này còn cho biết, “Mục đích của việc kích nổ là tiêu hủy chất nổ chứa trong kho. Nguyên kế hoạch là đang lúc chờ khi hội nghị Bắc Đới Hà của ĐCSTQ kết thúc, các quan chức cao cấp trên đường quay trở về, họ sẽ làm nổ đường ray xe lửa trên đường Tân Ký. Thế nhưng, không rõ nguyên nhân vì sao mà các quan chức cao cấp của Đảng đột nhiên thay đổi hành trình, dẫn đến vô ý làm lộ tin tức. Thế nên, cách giải quyết hiệu quả nhất là tiêu hủy chứng cứ”. Bài viết còn phân tích rằng: “Theo đoạn video do một người trên mạng ghi hình lúc vụ nổ xảy ra trong chớp mắt, ngọn lửa vụ nổ lần thứ hai cao đến trên 100m, hơn nữa sóng xung kích làm vỡ tan cửa sổ cách đó hơn 2 cây số. Theo đó, trừ phi là kho đạn cỡ lớn phát nổ, chứ chất hóa học thông thường không thể nào gây ra một vụ nổ quy mô lớn như thế. Vì thế, hiện trường sau khi dập tắt lửa chắc chắn ẩn chứa rất nhiều nghi vấn”. Ngoài ra, vụ nổ còn tạo ra một hố đen cực lớn tại hiện trường. Hố đen khổng lồ xuất hiện sau vụ nổ ở Thiên Tân. Các chuyên gia cho rằng đây không phải là kết quả của một vụ nổ hóa chất. Theo bài báo này, người lãnh đạo ĐCSTQ sau khi kết thúc hội nghị Bắc Đới Hà hàng năm, thường đi đường vòng ghé qua Thiên Tân để khảo sát cũng như truyền đạt lại tuyên bố nội dung đạt được trong hội nghị Bắc Đới Hà. Bài báo cho biết, sau Đại hội toàn quốc lần thứ 18, Tập Cận Bình đã trải qua 6 lần ám sát hụt, với các kết quả điều tra đều cho thấy người trong nội bộ ĐCSTQ đã thuê người thực hiện. Công ty liên quan dự trữ chất gây nổ Ngày 15/8, theo Nhân dân Nhật báo, 10 giờ buổi sáng cùng ngày, tại cảng Thiên Tân, kho chứa hóa chất nguy hiểm kí hiệu 8•12 được nhắc đến qua bốn lần công bố thông tin về vụ nổ. Phó cục trưởng Cục Kiểm tra An toàn thành phố Thiên Tân là Cao Hoài Hữu bày tỏ, theo điều tra sơ bộ, những hóa chất nguy hiểm chủ yếu tập trung tại khu thùng hàng và khu xếp dỡ. Những chất hóa học nguy hiểm ở khu thùng hàng có thể có: Ka, Natri (Na), xút (NaOH), NaClO3, Na2S, H4CaSi2, C2HCl3, C10H16Cl4IN. Những chất hóa học nguy hiểm ở khu xếp dỡ có thể có: Ammonium Nitrate, NaCN, DNBP 4-6, C8H11N 2-4, C6H15Al … Ngoài ra, căn cứ vào các thông tin được đưa ra, công ty Thụy Hải trong tháng gần đây nhất đã xuất khẩu chất hóa học nguy hiểm với số lượng khá lớn, gồm có Ma-giê (Mg), Natri, Nitrate Celulose, Calcium Nitrate (Ca(NO3)2), Ammonium Nitrate, Sodium Cyanide (NaCN), Sodium Sulfide (Na2S), Sodium Hydrosulfide (NaHS), Sodium Chlorate (NaClO3)… Tập Cận Bình nổi giận Người tiếp cận với Trung Nam Hải tiết lộ cho Đại Kỷ Nguyên biết, sau vụ nổ Thiên Tân ngày 12/8, Tập Cận Bình cả hai đêm không ngủ được. Tuy nhiên, ông Tập đã tạm thời khống chế cha con Giang Trạch Dân, bởi vụ nổ lớn lần này của Giang đã bức Tập Cận Bình phải ra tay. Trước đây Đại Kỷ Nguyên từng đưa tin, Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng từng âm mưu ám sát Tập Cận Bình, cho nên ông Tập nhất định sẽ tìm cách bắt giữ ông Giang và ông Tăng. Theo nguồn tin này, ngày 15/8, Tập Cận Bình tạm thời đã có hành động áp chế Giang Trạch Dân và hai con trai, bằng cách giới hạn các hoạt động tự do của họ, Tăng Khánh Hồng cũng bị khống chế tại nhà. Tập vốn không có ý định xử lý Giang Trạch Dân vào thời điểm này, nhưng vụ nổ Thiên Tân là một bước ngoặc công khai mâu thuẫn giữa họ. Đây vốn là mâu thuẫn mang tính một mất một còn. Ông Tập trước vụ nổ Thiên Tân, vốn dự tính trong 6 tháng cuối năm để xử lý vấn đề kinh tế và thị trường chứng khoán. Thế nhưng, khi sự kiện Thiên Tân phát sinh, Tập Cận Bình tức giận muốn nhảy dựng lên, hai đêm liền không ngủ. Hiện tại Giang đã bức Tập Cận Bình hạ thủ. Nguồn tin cho biết, điều Tập lo lắng chính là nếu như không thực hiện điều này ngay lập tức, ông không thể biết những sự việc kinh hoàng hơn có thể sẽ phát sinh vào 6 tháng cuối năm. Ban đầu, ông Tập dự định đánh bật ông Giang từng bước, nhưng sau sự việc này, ông buộc phải tăng tốc độ khẩn trương. Tập Cận Bình có thể tạm thời bỏ qua Tăng Khánh Hồng mà trực tiếp bắt Giang. Ông trùm giấu mặt đằng sau công ty xảy ra sự cố là thông gia của Trương Cao Lệ Theo báo đưa tin, ông trùm giấu mặt của công ty Thụy Hải xảy ra sự cố là thông gia của thường ủy Trương Cao Lệ, thuộc phe cánh của Giang. Nguồn tin cho hay, thành viên hội đồng quản trị pháp nhân của công ty Thụy Hải, trên bề mặt đều là dân thường, thế nhưng người điều hành thực sự là thông gia của Trương Cao Lệ. Trong thời gian Trương Cao Lệ làm chủ chính trường Thiên Tân, thông gia của ông này đã lấy được giấy phép thiết lập nhà kho tồn trữ hóa chất, thông qua đó cho phép lách qua giám sát thẩm tra của bộ bảo vệ môi trường. Theo bài báo này, điều lệ quy định của Bộ Ngoại vụ ban bố, việc thiết lập xí nghiệp tồn trữ chất hóa học nguy hiểm, phải nộp đơn xin Ngành Quản lý Mậu dịch Kinh tế cấp một của tỉnh và Phòng Giám sát An toàn cấp thành phố của khu vực đó, do hai đơn vị này tổ chức chuyên gia tiến hành kiểm tra. Thế nhưng, công ty Thụy Hải lại không có được giấy phép chứng nhận kinh doanh sản phẩm hóa học nguy hiểm của Phòng Giám sát An toàn địa phương, nguyên nhân bởi vì ông chủ của công ty là thông gia của Trương Cao Lệ. Trương Cao Lệ là thường ủy thuộc phe ông Giang. Năm 2006, khi đảm nhiệm Bí thư Tỉnh ủy Sơn Đông, từng vì Giang Trạch Dân mà cấm người dân không cho tham quan núi Thái Sơn, nhờ “nịnh hót” mà nổi danh. Trương Cao Lệ cũng tích cực theo Giang bức hại Pháp Luân Công. Ông hiện đang bị xếp vào danh sách điều tra của “Tổ chức quốc tế điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công”. Những vụ tham ô những khoản lớn và nhiều vụ bê bối chính trị của Trương Cao Lệ không ngừng được đưa ra ánh sáng. Có hãng tin cho biết, Trương Cao Lệ đã bị xếp vào danh sách “có thể bị hạ đài”, một danh sách tuyệt mật của Chủ tịch Tập Cận Bình. Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
  4. Nghe nói Bộ đội ta ở Trường Sơn được các dân Bản chữa ngộ độc nấm bằng phân người phơi khô đấy PH à.
  5. Chiều qua đã gửi TK P.H 1tr ủng hộ nhé.
  6. Giá đấy rẻ quá sp. Bây giờ mà giao tư vấn NN chắc giá đắt gấp 5 là ít.
  7. Vậy con hiểu rồi ạ. Cảm ơn SP.
  8. Con cảm ơn sư phụ ạ. Sư phụ ơi, có câu " Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông". vậy gia chủ trực hệ chỉ còn phụ huynh là nữ thì có đứng tuổi làm nhà thay con được không ạ?
  9. Sư phụ cho con hỏi chút: Hôm nay xem tivi thấy nói " Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam". Con thắc mắc là người Tây tứ trạch không hướng nam, vậy câu trên có mâu thuẫn không ạ.
  10. Cái đèn kỳ diệu của SP nếu sử dùng dòng điện 1 chiều thay vì xoay chiều thì không bao giờ bị nhầm tai hại như vậy.
  11. Logo đó của hãng chip snapdragon chứ không phải của Bkav sư phụ à.
  12. Khai hội Kinh Dương Vương Văn hóa ngày nay, Khai hoi Kinh Duong Vuong Tin tức 24h Vntimes Tin Tức VNTimes - Ngày 6/3 (tức ngày 16 tháng Giêng năm Ất Mùi), Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh và huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh) long trọng tổ chức lễ dâng hương và khai hội Kinh Dương Vương (xã Đại Đồng Thành – huyện Thuận Thành) kỷ niệm 4894 năm đức vua Thủy tổ Việt Nam khai sinh mở nước. Trong những năm qua, với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh Bắc Ninh đã đầu tư, tôn tạo khu di tích với tổng kinh phí gần 500 tỷ đồng Đến dự có đồng chí Trần Văn Túy, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban tổ chức Trung ương; đồng chí Nguyễn Nhân Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, sở, ban, ngành cùng hàng nghìn nhân dân và du khách thập phương về trẩy hội. Hàng năm, lễ hội Kinh Dương Vương được chính quyền và nhân dân tổ chức là dịp bày tỏ lòng thành kính, tuyên truyền, giáo dục những người con dân đất Việt nhớ về nguồn cội, tri ân đức vua Thủy tổ Việt Nam, phát huy truyền thống tốt đẹp từ nghìn xưa để lại; Đồng thời bày tỏ lòng tự tôn dân tộc,tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở dòng máu huyết thống con Lạc, cháu Hồng, thi đua lao động, học tập xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, lễ hội còn tôn vinh nét đẹp văn hóa, truyền thống của vùng quê hương Kinh Bắc – Bắc Ninh. Khu di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương thờ Thuỷ tổ dân tộc Việt Nam được xây dựng từ lâu đời trên bãi đất cao bên bờ nam sông Đuống, đến năm Minh Mệnh thứ 21 (1840) được trùng tu và đặt văn bia. Trải qua bước thăng trầm của thời gian, hiện nay khu quần thể Lăng và Đền Kinh Dương Vương còn lưu lại những dấu tích xưa với bia, mộ và hoành phi, câu đối: "Nam Bang Thủy Tổ” (Thủy tổ nước Nam), "Nam tổ miếu” (miếu thờ ông Tổ nước Nam), "Bách Việt Tổ” (Vua tổ nước Nam)… Với những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn, khu di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1993. Năm nay, lễ hội Kinh Dương Vương diễn ra trong 6 ngày từ ngày 4 đến ngày 9/3 (từ 14 đến 19 tháng Giêng), trong đó chính hội được tổ chức trong 3 ngày 16 đến 18 tháng Giêng. Phần lễ, trong ngày 14 tháng Giêng sẽ tổ chức rước nước từ Đền xuống Lăng Kinh Dương Vương về thờ; Ngày 16 tháng Giêng tổ chức rước kiệu Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ từ Đền xuống Lăng làm lễ và tế theo các nghi thức cung đình; Ngày 18 tháng Giêng sẽ tổ chức rước kiệu Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ từ Lăng về Đền, sau đó sẽ tổ chức lễ tế cầu nhân khang, vật thịnh, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Ngày 19 tháng Giêng ban tổ chức lễ hội sẽ tổ chức lễ rước tống ruộc, trả nước tưới cho cây. Đồng thời, trong những ngày từ 14 đến 17 tháng Giêng, sẽ diễn ra lễ rước bài vị, long đình tại thôn Phú Mỹ (Đình Tổ - Thuận Thành) và các thôn Đồng Đông, Đồng Văn, Đồng Đoài (Đại Đồng Thành – Thuận Thành). Cùng với phần Lễ được tổ chức trang nghiêm thể hiện niềm tôn kính với bậc tiên tổ, phần hội năm nay, ban tổ chức còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao cùng các trò chơi dân gian như chơi đu, đập niêu, bịt mắt bắt dê, cờ tướng, vật dân tộc, múa rối nước… Đặc biệt, những buổi tối sẽ diễn ra các chương trình văn nghệ chèo, tuồng, trống quân, Quan họ trên thuyền của Nhà hát chèo, tuồng trung ương và địa phương. Theo truyền thuyết lịch sử và các tài liệu, thư tịch cổ, thời đại Hồng Bàng là thời đại thượng cổ của lịch sử Việt Nam. Năm 2879 trước công nguyên, Kinh Dương Vương lên ngôi lập nên nhà nước Xích Quỷ, nhà nước sơ khai, độc lập có chủ quyền đầu tiên của dân tộc ta (Xích Quỷ là tên một ngôi sao sắc đỏ rực rỡ nhất trong 28 vì sao sáng trên trời). Kinh Dương Vương kết duyên với Long Nữ sinh ra Sùng Lãm (hiệu là Lạc Long Quân). Lạc Long Quân kết duyên với Âu Cơ sinh ra các vua Hùng. Theo Thái Hùng Vanhien/TTXVN
  13. Người Việt ưa nịnh, thích ‘dìm’: Tác hại đến đâu? 26/11/2014 (Chính trị) - “Với một truyền thống văn hóa “ưa được nịnh”, “thích được khen”, nhưng lại sợ phê bình và tự phê bình đến như thế, nếu không tự thay đổi từ gốc rễ mà cứ đòi hỏi tiến bộ, đòi hỏi “văn hóa từ chức”…, thì vẫn chỉ là mơ mộng mà thôi!” – GS-TSKH Trần Ngọc Thêm. >> Trung tướng Campuchia nói về ông Hải “máy bay” >> Đại tướng quân hai lúa: tặng xe hơi, biệt thự không hạnh phúc bằng công nhận tôi >> ‘Hai lúa’ bị bó buộc ở Việt Nam, Bộ trưởng Công thương phân trần >> Ước vọng của “Hai lúa” được phong Đại tướng quân >> Thay đổi, hay tiếp tục tìm đường sang... Campuchia? Vừa qua, “Đại tướng quân Hai lúa” trở thành đề tài được bàn luận sôi nổi. Mặc dù đây chỉ là một câu chuyện nhỏ, nhưng từ đó đã gợi ra rất nhiều điều khiến chúng ta suy ngẫm, liên quan đến việc vì sao những sáng tạo, thay đổi, cải cách của VN vẫn còn gặp nhiều rào cản và chậm bước so với đòi hỏi của thời đại. Chẳng hạn, so với các quốc gia láng giềng trong khối ASEAN, như Myanmar, Campuchia, Lào, thì Việt Nam đổi mới sớm nhất. Nhưng sau cú đột phá ngoạn mục vào năm 1986, chúng ta lại rơi vào trì trệ, hiện nay nhiều người đã cảnh báo về nguy cơ tụt hậu… Nguyên nhân văn hóa căn cốt ẩn sau những vấn đề ấy chính là chủ đề của cuộc trò chuyện của PV với GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học tự nhiên Nga, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng Trường Đại học KHXH&NV thuộc ĐHQG-HCM. Những câu trả lời của ông xoay quanh một lý giải được ông khái niệm hóa là “Văn hóa âm tính”. Trần Ngọc Thêm, Đại tướng quân, văn hóa, Trần Quốc Hải, xe tăng, Campuchia, Myanmar, Trung Quốc, Vạn lý Trường thành, GS-TSKH Trần Ngọc Thêm. Ảnh: Phạm Thành Long “Biến đổi từ từ” Thưa Giáo sư, là người có nhiều năm nghiên cứu văn hóa VN, xin ông đưa ra một nhận định tương đối khái quát vì sao những thay đổi của chúng ta thường diễn ra khó khăn và chậm hơn so với đòi hỏi bức thiết của thực tế? GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Tôi đã có quá trình nghiên cứu khá lâu về câu hỏi nhức nhối này và đi đến kết luận rằng: “Văn hóa VN có đặc điểm là biến đổi từ từ, không có đột biến, trừ trường hợp có ảnh hưởng hay tác động có yếu tố bên ngoài như cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 hay công cuộc Đổi mới năm 1986″. Giờ tôi xin nhắc lại để trả lời cho câu hỏi của anh. Xuất phát từ đâu VN lại có đặc điểm văn hóa như vậy, thưa ông? GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Năng lực hành động và năng lực tư duy bắt đầu từ văn hóa. Nói cách khác, văn hóa là cái gốc rễ của dân tộc. Phải hiểu sâu hơn về cội nguồn gốc rễ đó thì mới lý giải được mọi chuyện, mọi vấn đề đặt ra, mọi vấn nạn mà chúng ta đang thấy. Theo phân loại của tôi, nền văn hóa Việt Nam của chúng ta thuộc loại âm tính, mang những đặc trưng khác hẳn những nền văn hóa dương tính. Văn hóa âm tính giống như tính cách của người đàn bà, thích sự ổn định và luôn hướng tới sự ổn định, rất ngại mọi sự thay đổi. Văn hóa dương tính thì ngược lại, giống tính cách người đàn ông, mạnh mẽ, quyết liệt, hay thay đổi, ghét sự trì trệ, nhàm chán, v.v. Khi nghiên cứu chúng ta tách ra chứ kỳ thực trong mỗi sự vật, hiện tượng, con người… đều có phần âm và phần dương, cái khác nhau là ở chỗ mặt nào trội hơn mà thôi. Điều kiện tự nhiên là nguồn gốc của văn hóa. Thiên nhiên khác nhau thì kinh tế cũng sẽ khác nhau, từ đó văn hóa ắt cũng sẽ khác nhau. Các dân tộc có truyền thống mưu sinh bằng nông nghiệp trồng trọt là âm tính; trong đó nông nghiệp lúa nước thuộc loại âm tính nhất. Các dân tộc sống bằng chăn nuôi, du mục thuộc loại dương tính. Trên thế giới mênh mông này chỉ có Đông Nam Á là cái nôi của nền nông nghiệp lúa nước. Trồng trọt phụ thuộc vào thiên nhiên nhiều hơn chăn nuôi, trồng lúa nước thì mức độ phụ thuộc cao nhất. Sự phụ thuộc khiến người ta trở nên thụ động. Và cũng chính vì vậy mà nơi này có nền văn hóa âm tính nhất. Đông Bắc Á và phương Tây là những vùng đồng cỏ, thảo nguyên mênh mông, con người thời cổ sống bằng kinh tế du mục, khiến con người phải luôn phải rong ruổi, di chuyển. Điều này tác động đến lối suy nghĩ, dần dần hình thành kiểu văn hóa dương tính, đối lập với văn hóa âm tính của chúng ta. Văn hóa Việt – Trung: Giống nhau chỉ trên bề mặt Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước khẳng định văn hóa VN chịu ảnh hưởng rất sâu rộng bởi nền văn minh Trung Hoa, yếu tố cùng thể chế cũng chi phối sự ảnh hưởng này. Quan điểm của ông ra sao? GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Nhìn bề ngoài thì đúng là như thế, nhưng nếu chỉ dừng ở cảm nhận bề ngoài thì ta sẽ chỉ có được những nhận xét cảm tính, phiến diện rất đáng tiếc vì không đi vào bản chất gốc của sự việc! Văn hóa luôn là “mục tiêu, động lực và nền tảng của sự phát triển” cho nên dù có sự tương đồng về thể chế thì VN và TQ vẫn khác nhau rất nhiều. Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, cũng như qua quan sát thực địa tại nhiều địa phương khác nhau của TQ, tôi thấy rất rõ rằng những sự giống nhau tuy nhiều nhưng thuộc về tầng mặt, trong khi những sự khác nhau thì nằm ở tầng sâu, rất căn bản. Một bên là văn hóa âm tính điển hình như VN, một bên là loại hình văn hóa trung gian “vừa có âm vừa có dương” và có những giai đoạn mặt dương có phần trội hơn như TQ thì làm sao giống nhau hoàn toàn được. Chỉ có thể có những ảnh hưởng do tiếp xúc giao thoa, còn do có cái gốc nền rất khác nhau nên bản chất cũng khác nhau. Tính trung gian này của văn hóa TQ thể hiện rất rõ trong lĩnh vực tổ chức xã hội. Trong khi xã hội phương Tây luôn biến động nên coi trọng cá nhân, Đông Nam Á ưa ổn định, ít biến động nên coi trọng làng xã thì Đông Bắc Á ở giữa, coi trọng gia đình. Cụ thể là thế nào, thưa giáo sư? GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Văn hóa âm tính xuất phát từ nông nghiệp lúa nước nên có sức mạnh tập thể rất cao. Chính nhu cầu thu hoạch mùa màng, bảo vệ cuộc sống đã buộc mọi người phải chung tay, phải có mối liên kết ràng buộc chặt chẽ. Tương tự như vậy, khi có ngoại xâm là bị đẩy vào thế cùng, sức mạnh tập thể của văn hóa âm tính, sức mạnh làng xã sẽ trỗi lên chống lại. Lúc ấy cả nước như một. Đặc trưng rõ nhất của văn hóa VN là vai trò cao của cộng đồng làng xã – đơn vị tế bào của xã hội Việt Nam. Từ làng ra đến nước, tạo nên mô hình Làng – Nước. Trong suốt chiều dài của lịch sử, TQ đô hộ ta cả ngàn năm, đánh chiếm ta bao nhiêu lần mà ta không mất nước là nhờ việc cái gốc văn hóa Việt nằm ở làng chứ không phải ở đô thị. Quan quân TQ cai trị chỉ có thể đưa đến ở các đô thị chứ không thể kiểm soát hết nông thôn, nên không thể tiêu diệt hay đồng hóa được văn hóa Việt. Và do văn hóa làng quá mạnh nên cứ mỗi khi quân xâm lược rút đi thì văn hóa làng lại tấn công trở lại đô thị, kéo đô thị trở về với văn hóa làng. Đây là đặc trưng rất Việt, khác biệt với nhiều quốc gia khác có nền văn hóa thiên về dương tính mà tại đó, đô thị luôn có lực hút kéo nông thôn biến đổi theo thành thị. Trong những cuộc đối đầu với các cuộc xâm lăng, chất âm tính mạnh của văn hóa làng xã ấy đã phát huy tác dụng, giúp cho VN dù có trải qua hàng ngàn năm lệ thuộc cũng không bị ảnh hưởng của đô thị lôi kéo, kết quả là không bị văn hóa ngoại bang đồng hóa. Trong khi đó, trong văn hóa TQ và các nước Đông Bắc Á, do làm nông nghiệp lúa cạn, trồng kê mạch, không cần liên kết lớn ở quy mô làng xã nên đơn vị cơ bản của xã hội là gia đình. Từ gia đình (nhà) ra đến nước, tạo nên mô hình Quốc gia – Nhà nước. Đặc trưng của gia đình là tôn ti trật tự, có trên có dưới. Ra xã hội cũng vậy, “trên bảo thì dưới phải nghe” là nguyên tắc tối thượng. Nó khác với VN ta ngày xưa là “phép vua thua lệ làng”, hay ngày nay là hiện tượng “trên bảo dưới không nghe”, “thủ kho to hơn thủ trưởng”, v.v… Bởi vậy mà trong văn hóa TQ, ý chí luận rất mạnh. Họ có thể làm được những việc “kinh thiên động địa” như xây Vạn lý Trường thành thời Tần Thủy Hoàng, hay “chiến dịch diệt chim sẻ” vào những năm 1958-1962 khiến cho sau đó châu chấu tràn ngập phá nát mùa màng và kéo theo nạn đói lớn làm cho nhiều người chết đói. Văn hóa TQ hướng đến cái tuyệt đối, cực đoan kiểu “đội đá vá trời”, “Ngu Công dời núi”, “Tinh Vệ lấp biển”, “toàn dân làm gang thép”, “toàn dân diệt chim sẻ”. Trong khi văn hóa VN do thiên về âm tính nên hướng đến sự dung hòa theo triết lý âm dương. Theo đó, làm cái gì cũng hướng tới mục tiêu “vừa phải”, không thấp quá nhưng cũng đừng cao quá, “trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình”. Trần Ngọc Thêm, Đại tướng quân, văn hóa, Trần Quốc Hải, xe tăng, Campuchia, Myanmar, Trung Quốc, Vạn lý Trường thành, Xe bọc thép mới do cha con ông Trần Quốc Hải chế tạo. Ảnh: TTO Tư duy “vừa phải”, ưa khen ngợi Đứng từ góc độ này thì có thể thấy hai nền văn hóa rất khác nhau về bản chất. Vậy tư duy “vừa phải” mà ông vừa nói tác động đến ta thế nào – trong tính cách cá nhân, cộng đồng, xã hội…? GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Tư duy “vừa phải” là đặc điểm cố hữu của người nông dân Việt. Thấy ai khó khăn thì mọi người xung quanh xúm lại giúp cho vươn lên, đó là mặt tốt đẹp. Nhưng ngược lại, nếu thấy có ai vươn lên cao hơn thì mọi người cũng thường xúm lại, cùng nhau kéo xuống, để về sau không ai còn dám nghĩ đến chuyện nổi trội lên nữa! Ở VN ta, những người tài giỏi xuất sắc trong một cơ hay bị dèm pha, đố kỵ. Mà ở đời thì anh nào giỏi, làm nhiều thì hay có sai nhiều. Do “ghen ăn tức ở” (hiện nay lớp trẻ gọi tắt là thói GATO) và tâm lý muốn giữ lấy cái sự ổn định, bình yên cho mình mà người ta sẽ săm soi, bới móc thổi phồng, biến cái lỗi nhỏ thành to, thậm chí đặt điều nói không thành có. Khi cả tập thể đã xúm vào “trị” anh giỏi mà lãnh đạo lại non tay thì ông ta sẽ không bảo vệ người giỏi nữa và ngả theo số đông. Đó là một lý do lớn khiến nhiều người phải từ bỏ môi trường nhà nước, hoặc thậm chí ra nước ngoài tìm đất phát triển khả năng. Với tư duy “vừa phải” như thế, ở VN không thể có những công trình vĩ đại như Vạn lý Trường thành, Kim tự tháp hay Angkor. Những cái kỳ vĩ đó chỉ có thể là sản phẩm của lối tư duy tuyệt đối theo kiểu văn hóa dương tính, đối lập với tư duy “vừa phải” của ta. Mặt khác, văn hóa âm tính giống như người phụ nữ, thường chỉ thích nghe và tin là thật những lời khen nịnh. Vì vậy mà người VN ta thường không thích bị chê, kiểu “Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”, “Đừng vạch áo cho người xem lưng”. Có ai đụng đến khuyết tật gì của mình là lập tức thanh minh thanh nga, tìm cách trốn tội, “đá quả bóng sang chân người khác”. Cả hệ thống quản lý nếu không tỉnh táo, sáng suốt, thì cũng bị nền văn hóa âm tính này chi phối và phạm phải những quyết định sai lầm. Chẳng hạn, mấy năm qua có một tổ chức quốc tế thường khảo sát các giá trị ở các quốc gia qua thăm dò dư luận. Khi họ công bố kết quả rằng VN là đất nước có chỉ số hạnh phúc cao vào loại gần nhất thế giới thì chỗ nào cũng phấn khởi đưa tin, lên tiếng phụ họa. Nhưng khi cũng chính tổ chức này công bố kết quả rằng ngành nọ ngành kia của Việt Nam do tham nhũng, đút lót nhiều mà có chỉ số hài lòng thấp thì ngay lập tức, tổ chức đó bị phản ứng. Với một truyền thống văn hóa “ưa được nịnh”, “thích được khen”, nhưng lại sợ phê bình và tự phê bình đến như thế, nếu không tự thay đổi từ gốc rễ mà cứ đòi hỏi tiến bộ, đòi hỏi “văn hóa từ chức”…, thì vẫn chỉ là mơ mộng mà thôi! (Theo Vietnamnet)
  14. Ngày nào đi làm cũng dừng đèn đỏ ngã 4 Hoàng Đạo Thúy- Lê Văn Lương. Nhìn tòa nhà city star nơi gia đình ông HVT ở, lần nào cũng lắc cái đầu vì công trình dưới bé trên loe to. Kiểu lên mỗi tầng lại vươn ra ngoài mặt đường chiếm không gian.