-
Số nội dung
526 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Danh tiếng Cộng đồng
70 ExcellentAbout Lê Bá Trung
-
Rank
Hội viên chính thức
- Birthday 02/03/1986
Thông tin cá nhân
-
Sở thích
Cập nhật những thông tin bổ ích từ diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn
Xem hồ sơ gần đây
2.693 lượt xem hồ sơ
-
Đây là một số anh do em chụp mời mọi người tham khảo cho vui ạ Facebook: http://www.facebook.com/photography.letrung Xem thêm ảnh ở đây ạ: http://www.flickr.com/photos/photography_letrung/
-
Bạn geotech_ihr ơi, bạn đã vô tình từ chối một Cao Thủ rồi đấy...Ý anh ý nói hoàn toàn là có lý . Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Chào bạn :)
-
(Zing) - Quần thể lăng mộ của ông Vũ Hồng Khánh "ngự" trên mảnh đất rộng hơn 3.000 m2 giữa TP Hải Phòng. Để hoàn thành ngôi mộ "độc nhất vô nhị" này, ước chừng ông Khánh đã bỏ ra hơn 1 triệu USD. >> Người đàn ông bỏ 120 tỉ đồng để… chơi cây Ông Vũ Hồng Khánh sinh ra trong ra đình công chức nghèo tại phố Cảng, từng tốt nghiệp khoa Chế tạo máy, ĐH Bách Khoa Hà Nội. Vốn ham mê sáng tạo máy từ nhỏ, chàng kỹ sư trẻ Vũ Hồng Khánh đã sớm nổi danh với những sáng chế máy như: chế biến xà phòng, máy ép gỗ, ép mùn cưa, máy cải tạo đồng cói, máy ép cói, máy chẻ cói, máy đan cói xuất khẩu, rồi đủ các loại máy móc phục vụ nông dân như máy cày, máy gặt, máy tuốt lúa, máy cắt cỏ… Nhưng sáng tạo khiến ông "nức danh" nhất phải kể đến việc chế tạo máy uốn vành xe đạp bằng inox. Sáng chế này đã đem lại nhiều giải thưởng, bằng khen, bằng sáng tạo khoa học ViFOTEC. Đặc biệt, việc mở doanh nghiệp cung cấp vành xe đạp inox khắp Việt Nam và xuất khẩu sang Lào, Campuchia đã đưa tên tuổi Vũ Hồng Khánh lên hàng "đại gia" bậc nhất Hải Phòng thời bấy giờ. Giờ chàng kỹ sư ngày nào đã trở thành ông lão 70 tóc muối tiêu, ông khề khà kể: "Cả tuổi trẻ cống hiến cho khoa học, làm bạn với dầu mỡ. Giờ về già, tôi chỉ khao khát tự tay xây mộ cho mình lúc nằm xuống". Vậy là, để thỏa khao khát ông đã ngắm cho mình mảnh đất tại quận Kiến An, Hải Phòng làm nơi... yên nghỉ. Ông gặp tất cả những hộ dân xung quanh mảnh đất để thỏa thuận, ngã giá mua lại đất để mảnh đất được rộng rãi, vuông vức, dù đắt cỡ nào ông cũng mua. Cuối cùng, với 9 tỷ đồng, ông đã "có trong tay" mảnh đất 3.000 m2. Để bắt tay xây dựng lăng mộ cho mình, ông Khánh đã khăn gói quả mướp vào tận khu vực núi Nhồi, Thanh Hóa để tự tay chọn những khối đá đẹp nhất, đắt nhất. Ông bảo: "Đá xanh, đá đen đủ tiêu chuẩn phải nguyên khối, nguyên tảng, không có đường vân dù chỉ nhỏ bằng sợi tóc, không màu sắc pha tạp". Vì thế, ông Kha không dùng cách khai thác bằng nổ mìn mà dùng sức người khai thác, bởi theo ông, đá khai thác bằng nổ mìn sẽ om, sức bền không tốt. Mỗi tảng đá như thế giá từ 10-30 triệu đồng. Sau 5 năm cần mẫn làm việc của 3 anh em họa sĩ Trần Minh Tuấn cùng hàng trăm thợ lành nghề, khu trung tâm lăng mộ đã được hình thành. Khu trung tâm lăng mộ rộng chừng 200m2, lẩn khuất sau những hàng cau vua rợp bóng. Cổng vào lăng mộ được dựng bằng hai cột đá đen, mái cổng là một tấm đá đen lớn. Ở giữa lăng mộ là khối đá đen nặng 10 tấn, mặt trước là những dòng chữ khắc nội dung kể tài năng cũng như đóng góp của ông cho xã hội. Trên cùng tháp đá bức tượng bán thân của ông Khánh được chạm khắc tỉ mỉ. Toàn bộ phần khuôn viên lăng mộ đều được xếp bằng những khối đá trắng lớn, được mài giũa rất khít. Hầm mộ sâu trong lòng đất 4m, được bao bọc bởi những phiến đá khổng lồ, mỗi khối nặng 2,6 tấn. Ông Khánh dặn lại, khi nào ông và vợ nằm xuống, các con sẽ rút hết nước, nhấc nắp lăng mộ đưa thi hài ông và vợ xuống. Sau đó, sẽ cho nước lên nắp hầm cho... mát mẻ. Công trình được đặt tên là "vườn treo Babylon" gồm 3 bậc sàn bằng đá, 24 cột đá và một mái đá lớn. Ông Khánh coi đây là nơi nghỉ ngơi, thưởng trà. Vị đại gia này muốn xương cốt của mình nằm vĩnh hằng dưới một lớp nước để tạo sự kín đáo, yên tĩnh và cũng là để con cháu đời sau được tự hào về khả năng của ông cha mình. Căn biệt thự của ông Vũ Hồng Khánh "ngự" bên cạnh khu "lăng mộ triệu đô". Lê Trang
-
Đêm 24/8, hàng trăm người dân đã kéo đến nhà ông Dương Văn Hồng (Tiền Giang) chứng kiến cảnh gia đình ông Trần Văn Nhi (Bến Tre) đào vườn nhà ông Hồng để tìm xác đứa con gái đã mất tích 23 năm trước. Quang cảnh đào bới trong vườn nhà Dương Văn Hồng Hàng chục người “ăn theo” đến xin số đề suốt đêm làm cho an ninh khu vực trở nên náo loạn. Ông Nhi cho biết 23 năm trước ông có đứa con gái tên Phan Thị Nga (sinh năm 1969) bị mất tích. Mấy ngày gần đây, gia đình ông liên tục được chị Nga báo mộng là bị giết chết rồi bỏ vào cái lu chôn ở khu vực này. Sau đó, gia đình ông đi xem bói thì được ông thầy “phong thủy” chỉ địa điểm chôn xác của chị Nga?! Trưa 24/8, gia đình ông đến nhà ông Hồng xin được vào vườn để cúng bái và được gia đình ông Hồng đồng ý. Đến chiều cùng ngày, nhiều người đã mang cuốc, xẻng, dao... vào để đào đất lên tìm kiếm xác chị Nga. Đào đến sáng ngày 25/8 vẫn không thấy gì. Lúc này mọi người dự định lấp lại nơi đào thì có một phụ nữ tên Gái xuất hiện. Bà Gái tự xưng là bạn của chị Nga và đêm qua được báo mộng là có xác chị Nga chôn tại đây nên đề nghị mọi người tiếp tục đào. Sự việc đã gây tò mò nhiều người, buộc Công an Tiền Giang phải cử cán bộ đến để giải tán và giữ trật tự. Tuy nhiên nhóm đông người vẫn tiếp tục tụ tập, đào bới. Đại tá Lưu Văn Bình, Trưởng Công an TP Mỹ Tho, cho biết đó chỉ là tin đồn và công an sẽ tiếp tục cử cán bộ giữ trật tự ở đây trong những ngày tới. Theo NLĐ
-
(Zing) - Đám mây hình ống này dài 1.000km, cao từ 1 đến 2km và có lúc di chuyển đến 60 km/h, xuất hiện ở vịnh Carpentaria, miền Bắc Australia. Các chuyên gia khí tượng cho biết đây là một hiện tượng rất hiếm.>> Cảnh đẹp kinh ngạc ở công viên Bryce Canyon >> 16 điểm du lịch 'đáng giá' nhất hành tinh Hình ảnh ngoạn mụcđược người dân ở vịnh Carpentaria ghi lại. Ở một góc nhìn khác. Như một cây cầu vắt ngang qua bầu trời. Nhìn từ trên cao... Đám mây này dài đến 1.000km. Cao từ 1 đến 2 km. Cụm mây bồng bềnh tuyệt đẹp. Theo các nhà khí tượng, đây là một hiện tượng rất hiếm thấy. An Bình Theo V.B
-
(Dân trí) - Một tàu đánh cá của Hàn Quốc, cùng 7 thuyền viên gồm cả người Trung Quốc, đã bị Triều Tiên bắt giữ - báo chí Hàn Quốc dẫn nguồn tin của Lực lượng bảo vệ bờ biển nước này cho biết, trong bối cảnh tình hình bán đảo Triều Tiên đang căng thẳng. Tàu đánh cá đi ngang qua căn cứ của Hải quân Hàn Quốc gần đảo Yeonpyong, gần khu vực lãnh hải tranh chấp với Triều Tiên. Các giới chức Seoul cho hay Triều Tiên đã bắt giữ một tàu đánh cá của Hàn Quốc đang hoạt động ở vùng biển Nhật Bản ngoài khơi phía Đông bán đảo Triều Tiên. Trong một thông cáo hôm nay, lực lượng tuần duyên Hàn Quốc cho biết Bình Nhưỡng đang điều tra tàu đánh cá về khả năng tàu này hoạt động trong vùng kinh tế đặc quyền của Triều Tiên. "Chúng tôi đã phát hiện thấy tàu cá của chúng tôi đang bị giới chức Triều Tiên thẩm vấn trong vùng được coi là vùng biển đặc quyền kinh tế của Triều Tiên ở biển phía Đông bán đảo”. Lực lượng này không biết rõ nơi tàu đánh cá hoạt động khi bị bắt. Trong khi đó, kênh truyền hình hàng đầu của Hàn Quốc YTN dẫn các nguồn tin của chính phủ cho biết Thuyền đánh cá mang số hiệu “55 Daeseung” cùng 4 thủy thủ người Hàn Quốc và 3 thủy thủ người Trung Quốc, đã mất liên lạc ở vùng biển cách bờ biển Triều Tiên 270km về phía Đông vào khoảng 11 giờ sáng 8/8 giờ địa phương. Theo YTN, lần liên lạc cuối cùng, tàu đanh cá này cho biết “đang tiến về cảng Sungjin của Triều Tiên”. Hãng tin Yonhap thì đưa tin rằng tàu Daeseung có thể đã bị bắt giữ sau khi vào Vùng đặc quyền kinh tế của Triều Tiên. Chính phủ Hàn Quốc hy vọng Triều Tiên thực thi các biện pháp phù hợp với luật pháp và công ước quốc tế và sớm thả tàu đánh cá của Hàn Quốc, Yonhap dẫn lời một quan chức giấu tên nói. Truyền thông Hàn Quốc cho đến nay không đưa ra bình luận nào về tin này. Sự việc xảy ra khi Hàn Quốc tổ chức một đợt diễn tập chống tàu ngầm quy mô lớn kéo dài 5 ngày ở ngoài khơi bờ biển phía Tây nước này, bắt đầu từ hôm 5/8. Hàng nghìn binh sĩ và thủy thủ đã tham gia đợt tập trận ở các vùng nước gần nơi tàu chiến Hàn Quốc Cheonan bị đắm trong một vụ nổ hồi tháng 3 mà Hàn Quốc và Mỹ cáo buộc Triều Tiên là thủ phạm. Nhật Mai Nguồn:DanTri
-
Kính gửi BQT. Hiện nay bài viết khi đăng lên thì không thể vào edit được và bị lỗi về font chữ và hàng. Kính mong BQT có thể điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện hơn. Xin cám ơn. Trân trọng.
-
Cận cảnh di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long Nằm giữa những tuyến phố tấp nập của thủ đô, khu di tích Hoàng thành Thăng Long bình yên trong nắng hè, ghi dấu những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc... của biết bao triều đại. > Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long, được các triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử. Thành bao quanh bởi đường Trần Phú - Điện Biên Phủ - Độc Lập - Hoàng Văn Thụ - Hoàng Diệu - Phan Đình Phùng và Nguyễn Tri Phương. Ngày 1/8, khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Phạm vi di sản được thế giới công nhận chính là khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và các di tích cạnh đó. Đây chính là trục trung tâm của Cấm Thành còn sót lại, gồm: Cột cờ - Đoan Môn - Kính Thiên - Hậu Lâu và Bắc Môn. Đoan Môn, cửa chính đi vào Hoàng thành Điện Kính Thiên, nơi vua và các bá quan trong triều họp bàn quyết định việc nước. Đây vốn là trung tâm của Hoàng Thành. Hậu Lâu, nơi các cung tần mỹ nữ ở. Kiến trúc Hậu Lâu gồm các lớp mái lầu lợp bằng ngói ống, các mái đao trang trí đầu rồng. Cổng dẫn vào điện Kính Thiên được xây gạch với kiểu nóc mái chồng 2 lớp. Súng thần công bằng gang trước cửa điện Kính Thiên Rồng đá trước điện. Thành Bắc Môn được xây bằng đá tảng, gạch nung rất kiên cố từ triều Nguyễn Hai vết đại bác của quân Pháp bắn vào thành Hà Nội ngày 25/4/1882 trên thành Bắc Môn. Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chỉ huy quân dân chiến đấu bảo vệ thành. Toàn cảnh Hoàng thành nhìn từ trên cao. Quang Xuân Nguồn: http://vnexpress.net
-
Do sự tồn tại của Đại ngã trong cấu trúc và bản thể của mình con người hợp với “Trời, Đất “ thành Một . Đó là nội dung của nguyên lý Thiên Địa Nhân. Về mắt sinh học nguyên lý đó biểu hiện như sau: Năng lượng của trời đi xuyên qua luân xa 7 Bách hội, rồi chảy xuống theo con đường tủy sống. Mặt khác năng lượng của Đất đi qua luân xa 1 Hội âm, rồi chảy lên phía trên , cũng theo con đường tủy sống. Theo Phương Đông, Trời được coi là Dương còng Đất là Âm. Như thế trong con người Dương giáng Âm thăng. Chính hai quá trình Dương giáng Âm thăng này của năng lượng Trời Đất trong tủy sống của nhân thế đã tạo ra được mọi nguồn năng lượng cho sự sống của con người .Do các năng lượng này giao nhau nên người xưa nói rằng con người là vạch nối giữa đất và trời. Nền văn hóa truyền thống Việt Nam đó đã mang trong long nó một tinh hoa nào đó. Và một số câu hỏi cần đặt ra một cách rất nghiêm túc. Những chiến công hiển hách của dân tộc chúng ta từ trước đến nay phải chăng là do một sức mạnh của một tinh hoa nào đó của chính dân tộc chúng ta,. Nếu vậy, tinh hoa đó là gì và tìm ở nơi đâu.? Theo lịch sử, một trong những vấn đề có liên quan là vấn đề Địa Linh và Địa Linh sinh Nhân Kiệt. Trong Văn Miếu Quốc Tử Giám Có Đoạn “Hiền tài là nguyên khí của đất nước …….” Tất nhiên hiền tài với nhân kiệt là đồng nghĩa. Còn nguyên khí chính là bản thể của Địa Linh. Đất nước chúng ta có những Địa Linh như Núi Tản Viên, Tam Đảo , Ngũ Hành Sơn , núi Yên Tử , Hồ Tây , Hồ Hoàn Kiếm, Chùa Hương. Điều quan trọng là đề ra một cách thực nghiêm túc các nguyên tắc , phương pháp bảo vệ các Địa Linh đó và tìm hiểu nghiên cứu về các địa linh này. Địa Linh liên quan đến Núi và Sông Philippin là án của Viêt Nam theo thế đất phong thủy Chẳng hạn, nguyên khí từ Trời xuống trên rặng núi Hymalaya theo hình xoắn lốc, xem như một anten. Dẫy núi này vươn cao ở hai đầu giữa là Bình nguyên Tây Tạng. Về phía Ấn Độ là đỉnh Kailas, về phí Trung Quốc là đỉnh Côn Luân. Thiên nguyên khí sau khi xuống đỉnh Kailas, sẽ thấm vào một hố tròng gọi là hố tròn Manasovara , nước hồ là một trường hấp thụ nguyên khí đó. Nguyên khí này được 4 dòng sông Bramaputas, Indus, Kamakli ,Stulej mang theo và tạo nên nền văn minh Ấn Độ. Còn Thiên nguyên khí xuất phát từ đỉnh Côn Luân sẽ thấm vào một hồ hình bán nguyệt tên là Raskatal và được hai dòng sông Hoàng Hà và Dương Tử mang đi để tạo nên nền văn minh Trung Hoa. Cuối cùng dòng sông thứ năm xuất phát từ hồ Manasovara là Cửu Long Giang đi băng qua Vân Nam, Lào, Campuchie và chảy về Việt Nam suốt từ Bắc chí Nam dọc theo dẫy Trường Sơn ở đó nó lại mang them nguyên khí của dẫy núi này và tạo nên nền văn minh Việt. Các địa linh lại liên quan đến một hệ thống nào đó gọi là Hàng rào tâm linh, quan hệ hữu cơ đến các hiền tài, các anh hùng dân tộc là một hệ thông tinh hoa tạo nên nền văn hóa dân tộc và che chắn cho dân tộc. Chiến lược giáo dục tương lai cho con em chúng ta sẽ liên quan đến các vấn đề phát hiện, bảo vệ và phát triển Tinh hoa trên như thế nào? Nguồn:http://thanhtanvien.com
-
Trước khi đi vào các thế đất cụ thể sau này, cần lưu ý đến một số điểm sau: 1. Các thế đất này là thế đất tự nhiên, được hình thành theo quy luật Thiên - Địa nào đó. Nếu có thể cho phép đi xa hơn theo một kiểu ngoại suy nào đó từ nhân thể, thì Mặt Đất – cũng giống như hình thể con người - phải có những chỗ lồi, chỗ lõm, những chỗ “phát, nhận” năng lượng từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong…Các chỗ lõm này phải tuân theo các quy luật xác định, nhằm bảo vệ, duy trì sự tồn tại của con người hay Quả Đất. Ngày nay, một số thế đất tự nhiên đã bị san bằng - tại các thành thị chẳng hạn- và chủ yếu chỉ còn lại ở các vùng đồi núi, cao nguyên, các vùng con người chưa hề đặt chân tới. Tuy nhiên, con người trong thế kỷ sau sẽ trở lại với thiên nhiên một phần nào, hạn chế phần nào sự phá phách Thiên Nhiên của mình, và từ đó một phần nào sẽ sống trong bối cảnh Thiên Nhiên sẵn có với các thế đất của nó. Trước mắt, có thể quan sát các thế đất của tổ tiên nhiều đời. Theo thống kê của Pháp (Raymong Réant) thì hài cốt tổ tiên còn ảnh hưởng đến người sống trong 600 năm. 2. Trong phần tiếp theo sau đây, có một số thế đất có dạng đặc biệt, như dạng cái bút (có đầu nhọn). Cổ nhân xem đây là biểu tượng của khoa bảng, của sự thành đạt trong thi cử…Nếu đối chiếu với nền văn minh hiệnđại, thì biểu tượng của khoa bảng không chỉ là cái bút kiểu xưa mà còn phải là cái bút bi hay cái máy vi tính! Thành thử cần hiểu các thế đất sau đây như thế nào, khi có xuất hiện hình bút? Để tôn trọng văn hoá truyền thống, chúng tôi vẫn giữ lại ý nghĩa biểu tượng khoa bảng của thế đất hình bút.(tác giả xin trân trọng cảm ơn anh Trần Xuân Hiến đã giứp đỡ tác giả trong việc dịch một số tư liệu từ tiếng Trung Hoa sang tiếng Việt). www.thanhtanvien.com
-
Sáng mai, Quốc hội sẽ bàn thảo về Quy hoạch Hà Nội tại hội trường. Chương trình thảo luận này sẽ không được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam. Đành chờ nghe các PV thuật lại vậy! Ngày mai, chắc Quốc hội sẽ bàn chủ yếu về Trục Thăng Long và TTHCQG sẽ đưa lên Ba Vì vì đó là hai vấn đề cộm cán gây bức xúc trong dư luận nhất..Tôi được biết có một số đại biểu Quốc hội thường xuyên ghé đọc Blog này (trong đó có 3 vị nói trực tiếp với tôi điều này). May mắn đêm nay, có đại biểu nào lạc vào đây trong một đêm khó ngủ, đọc đến những dòng chữ này, thì là điều tôi mong đợi nhất. Trước đây, tôi đã phát biểu về việc làm ngược đời của Bộ Xây Dựng (mà chủ yếu là anh em ông Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân và Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn). Bộ này thay mặt Chính phủ VN thuê nhà tư vấn nước ngoài PPJ làm đồ án quy hoạch. Nhà tư vấn lại thuê lại 2 Viện của Việt Nam làm cho họ(1 của Bộ Xây dựng và 1 của UBND TP Hà Nội). Có lẽ vì thế mà anh em ông Bộ trưởng cứ xông lên Truyền hình và báo chí để bảo vệ quyết liệt cho đồ án này (?). Có lẽ vì đồ án quy hoạch do người Việt Nam làm, nên nhất định phải đưa vào một tí tâm linh cho nó đậm đà truyền thống, vì thời gian qua người ta nói về cái chiếu dời đô của Lý Công Uẩn rất nhiều (?). Trục Tâm linh (sau gọi tránh là Trục Thăng Long) vừa được bày ra tức thì đất hai bên trục này và cả vùng núi Ba Vì sôi lên ùng ục. GS. Trần Trọng Hanh gọi trục đường này là cái mũi tên đã được đặt lên cái cung để bắn vào TTHCQG Ba Vì. Cách nói rất hình ảnh của GS Trần Trọng Hanh làm tôi nhớ đến một câu chuyện đã xảy ra cách đây khoảng 1000 năm mà tôi có dịp đọc trong tài liệu và khảo sát trên thực địa. Đó là khi triều đình nhà Lý xây dựng chùa Dạm trên núi Lãm Sơn (Quế Võ, Bắc Ninh), quy mô hoành tráng, là một trong những "chùa hoàng gia"(Chữ dùng của PGS. Chu Quang Trứ) nối tiếng trong lịch sử. . Cột đá Chùa Dạm hoành tráng vẫn đang thách thức hậu thế. Hiện nay không ai khẳng định được đây là cái gì. Khi chùa dựng xong, nhà vua nghe theo ai đó xui bậy, cho đào một con ngòi để tiện bề thuyền ngự của nhà vua và hoàng gia ghé vào bến nước tận chân núi trước cửa chùa. Nhưng, chỉ một thời gian ngắn, chùa Dạm trở thành phế tích. Nay chỉ còn một cột đá (có phiên bản đặt tại Bảo tàng Mỹ Thuật VN, Hà Nội), một tấm bia mờ hết chữ nghiêng ngả trong tàn hoang bụi rậm, và mấy chục tấm tảng kê chân cột. Còn con ngòi - tên gọi là NGÒI CON TÊN - tức Ngòi Mũi Tên) thì vẫn còn đó. Nay, lên núi Lãm Sơn, đứng ở nền phế tích chùa Dạm nhìn xuống, vẫn là ngòi CON TÊN, nước trắng xóa như chiếc mũi tên bằng thép đang lăm lăm bắn vào phế tích! Hoang tàn bia đá ngả nghiêng Chùa hoàng gia giờ chỉ còn những tảng kê chân cột Tôi cũng phân tích rằng: Trong lịch sử, xứ Đoài chính là nơi nhà Lý nhốt giữ tù binh; là nơi ẩn cư của các kẻ sĩ lánh đời, chán đời, bất đắc chí, bất lực và quay lưng với thời cuộc. Còn nay thì sao? Xứ Đoài hiện là nơi nhà nước xây dựng những trung tâm giáo dưỡng phục hồi nhân phẩm, trung tâm cai nghiện. Hơn thế Ba Vì còn là nơi người ta xây dựng siêu nghĩa trang có thể giải quyết việc an táng của thành phố chục triệu dân. .Xứ Đoài chưa bao giờ là vùng kinh tế năng động. Nơi này chỉ thích hợp để bảo tồn văn hóa, làm du lịch văn hóa và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Đã 12 năm nay, Khu Công nghệ Cao Hòa Lạc đặt ở đây nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được bao nhiêu. Đại học Quốc gia cũng vậy. Hình như, tự vùng đất này đã có cơ chế tự bảo vệ rồi! Sấm Trạng Trình nói rằng: “Đoài phương tĩnh nhất khu”(xứ Đoài là một phương yên tĩnh”) là vì thế. Nếu đưa Trung tâm Hành chính Quốc gia về chân núi Ba Vì, tức là đặt Chính phủ và các cơ quan của chính phủ vào trạng thái nghỉ ngơi, không năng động, không linh hoạt… thì rất tai hại. .Ngoài ra, chúng ta đều biết vùng Sơn Tây là nơi Bộ Quốc Phòng đặt các trường đào tạo sỹ quan cho quân đội, cũng là nơi đóng quân của nhiều đơn vị quân đội, nhà máy quốc phòng. Ở đấy là vùng khí hậu khắc nghiệt (dân gian nói “Chó ăn đá, gà ăn sỏi”, và “nắng Sơn Tây, mây Ba Vì”) và địa hình địa vật tự nhiên phù hợp với việc thao diễn, luyện tập của quân đội. Vì thế, đưa Trung tâm Hành chính quốc gia về đây sẽ gây xáo trộn nơi này! Các bản đồ địa chất cũng cho thấy vùng núi Ba Vì có nhiều vết đứt gãy. Tại khu vực mà đồ án quy hoạch dự kiến đặt TTHCQG lại là vùng có hai đường đứt gãy giao nhau, càng tăng thêm lo ngại nếu đặt ở đây các công trình xây dựng lớn. Vì những lẽ trên, tôi rất mong các đại biểu Quốc hội nước ta không nên biểu quyết đưa TTHCQG lên vùng Ba Vì nói chung và lên xã Yên Bài nói riêng. Và chúng ta cần phải nói KHÔNG với cái Trục Tâm linh (Trục Thăng Long) đã được nhà tư vấn PPJ và Bộ Xây Dựng vẽ ra. Nguyễn Xuân Diện. Nguồn:nguyenxuandien.blogspot.com
-
(Zing) - Ông Nguyễn Văn Tung quả quyết: "Tôi vẫn đang ngồi bên một cột trụ của của miếu thì có tiếng động rung người. Khi ngẩng mặt lên, ba cột trụ còn lại bỗng nổ tung trong chớp mắt. Gần 30 người thợ ai nấy đều thất kinh"...Câu chuyện thần thánh, ma quái ở khu đồi sau làng Bích Nham còn được thêu dệt thêm phần kỳ bí bởi cây đa và cây lách cổ thụ đã ngự trị ở đây cả trăm năm. Theo lời kể của bà Tăng Thị Mức (70 tuổi), người dân thôn Bích Nham, từ khi bà còn nhỏ đã thấy cây đa, cây lách ở đây lớn lắm rồi, cỡ chục người ôm không xuể. Bà Mức bảo: "Hồi đó tôi có hỏi ông nội, cây đa, cây lách ở làng mình bao nhiêu tuổi. Ông xoa đầu tôi nói: từ lúc ông lớn lên cũng thấy có cây này ở đây rồi. Chẳng ai biết được nó bao nhiêu tuổi nữa, nhưng nghe người làng đồn đại tuổi nó cỡ hơn 300 tuổi". Một phần thân của cây đa cổ thụ. Nói rồi, bà dẫn tôi ra chỗ cây đa, cây lách nằm nép bên góc đồi sau làng Bích Nham. Thấy tôi ngạc nhiên ngước nhìn cây đa cao cỡ gần hai chục mét, bà Mức khoát tay: "Trước đây, cây này to gấp 5,7 lần, thanh niên trong làng còn lập cả sân bóng chuyền dưới tán đa. Nhưng không hiểu nguyên nhân gì cây đa cứ mục rỗng dần rồi từ từ lụi, đây chỉ là một cái gốc nhỏ và rễ tả của cây". Bà Mức cho biết thêm, cách đây vài năm, cây đa này có hai rễ phụ bên tả, bên hữu rất đẹp. Tuy nhiên, anh Nguyễn Văn Quang, là người dân trong làng trong lúc làm móng nhà gần chỗ cây đa đã chặt đi một bên rễ. "Có nhiều người cho rằng chính vì việc làm này đã khiến dân làng Bích Nham mất lộc. Nếu giữ nguyên cả rễ tả, hữu hẳn đất này đã thịnh lắm", bà Mức thở dài. Về phần anh Quang, bà Mức kể, sau khi chặt một nhánh của cây đa cổ thụ, gia đình anh cũng "liểng xiểng", vợ chồng ly tán. Hiện anh ta đã bỏ vào rừng làm than, sống khép kín, tính tình "dở dở ương ương". Một điều kỳ lạ khiến dân làng chắc mẩm đây là cây đa thiêng do rễ cây mọc tua tủa, ôm xung quanh cái bàn đá to chừng 6m2. Về phần cây lách, chính những người dân bản địa cũng khẳng định là chưa từng nhìn thấy loại cây này và cũng không hiểu sao lại có cái tên lạ như vậy. Điều đặc biệt là trong lòng cây lách có tổ ong lớn to cỡ cái thúng, loài ong làm tổ trong thân cây này cũng không ai biết là ong gì. Người ta chỉ kháo nhau đây là loài ong cực độc do có hai đứa trẻ trong làng trèo lên cây bắt tổ chim, vô tình bị ong đốt. Loài ong lạ trong thân cây lách. Nguyễn Văn Khương, một trong hai cậu bé bị đốt vào đùi cho biết, mỗi ngày trở trời em lại thấy đau nhức. Còn Nguyễn Văn Thể bị đốt vào môi thì môi sưng vù như con đỉa, bầm tím 6-7 năm, đến giờ thỉnh thoảng lại đau đớn đến độ không ăn được cơm. Thể cũng được bố mẹ đưa đi chữa trị nhiều lần nhưng chưa khỏi. Từ đó, không đứa trẻ nào dám nghịch dại trèo lên cây đa, cây lách nữa. Lời đồn về đồi thiêng vang xa, nhiều người dân xã lân cận cũng tìm đến Bích Nham cúng lễ. Có người đem tặng làng một pho tượng thờ. Dân làng bàn nhau xây dựng một miếu nhỏ để bảo quản pho tượng cũng tiện cho việc thờ cúng của bà con quanh vùng. Tuy nhiên, câu chuyện xây miếu thờ theo lời kể của dân làng cũng nhiều phần "liêu trai". Ông Nguyễn Văn Trung, 81 tuổi, là người trực tiếp phụ trách việc xây miếu thờ, đưa tay quệt mồ hôi kể lại: "Lần thứ nhất tôi và một vài người nữa xây miếu, nhưng khi vừa hoàn thiện thì bỗng nhiên đổ sập xuống. Dân làng cho rằng, tại tôi làm ẩu nên mới xảy ra sự cố. Ông Trung và bà Mức kể cho tác giả nghe về hai lần xây miếu của làng. Đến lần thứ hai, lúc bấy giờ là vào khoảng năm 1969 - 1970, tôi cùng gần 30 người nữa phụ trách xây miếu. Lo sợ sự cố, lần này chúng tôi chọn 2 cây tre cuốn, cột miếu xây 30-20, xi măng tốt. 4 cột xây lên vững chãi, khi ấy tôi ngồi lên một cột để chuẩn bị cho phần xây mái thì bỗng đâu có tiếng động rung người, ngoảnh lại, 3 chiếc cột còn lại đã vỡ tung, gạch đá rơi loảng xoảng. Điều lạ là những người đứng xung quanh không ai bị thương, phích, bát, chén... cũng không hề hấn gì. Chừng ấy người thất kinh, hoảng hốt. Sau có ông thầy bói đến coi đất và nói rằng: Thánh ở trần, không xây lên được. Hiện tại, pho tượng được dân làng đúc khung tôn nhỏ để bảo quản, dân trong làng cũng không ai nhắc đến việc xây miếu thờ nữa". Ngôi miếu lợp tôn của người dân làng Bích Nham. Ngôi miếu nhỏ mà dân làng gọi là miếu Vóc, trong văn trào của làng có ghi là miếu thờ Đức Thiên quan Đại thần, hiện giao cho bà Mức trông nom, nhang khói. Cứ mỗi dịp rằm, mùng 1 hoặc lễ Tết đều rất nhiều người dân đến lễ tạ, thậm chí cả những người ở Hà Nội nghe tin đồi thiêng cũng tìm về cúng bái. Nhưng đồ lễ tịnh không ai dám động vào hoặc tự ý lấy mang về. Nghe những câu chuyện và lời đồn đại của dân làng Bích Nham về khu đồi thiêng quả thực rất kỳ bí và khó tin. Cũng có khả năng, một phần câu chuyện là do "tam sao thất bản" mà ra. Tuy nhiên, sự khẳng định "như đinh đóng cột" của nhiều người dân "mắt thấy tai nghe" về các câu chuyện như trên cho thấy ngoài những thông tin "dị bản" có thể có cả nhiều chi tiết là do sự ngẫu nhiên. Nguồn: Zing.vn
-
Chúc mừng Sinh nhật cô Wildlavender! Chúc cô luôn Hạnh phúc và nhiều niềm vui trong cuộc sống.
-
Thật tuyệt vời. Chúc huynh ngày càng phát triển thương hiệu của mình... http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/rolleyes.gif
-
Video clip thiệt là bổ ích, hy vọng phong thủy Lạc Việt sẽ ngày càng lan nhanh để mọi người đều biết đến. :lol: