-
Số nội dung
181 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by nuhoangaicaptk21
-
Năm sinh 160979 N T Thanh Nga Công việc làm cơ quan nhà nước Mong ước gần chồng yêu thương cưng chìu,sinh đôi hòang tử, công chúa thông minh anh tú gđ manh khỏe hanh phúc. mong ước xa sung túc về tài chính gia đinh an vui ! Kính nhờ các bác xem giùm a !
-
CÁC BÁC ƠI EM CHẲNG BIẾT ĐỂ CHẾ ĐỘ ONLINE Ở ĐÂU AVATAR CỦA EM CƯ OFFLINE QUANH NĂM À !
-
:wub:IÊU ƠI BÁC QUỲNH NGUYỄN ĐỂ CÁI AVATAR CHÁN ĐỜI WA ! THAY ĐI THUI !
-
Nỗi khiếp sợ mang tên "trùng tang" Thứ Năm, ngày 24/02/2011, 14:22(Tin tuc 24h) - Dân gian vẫn kể cho nhau nghe về những trường hợp chết "trùng tang liên táng" rất thương tâm và coi đó như là một thảm họa.Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);}Trong dân gian, việc tang ma thường đi kèm với nỗi lo sợ quá mức khi người chết đúng giờ "trùng rơi vào kiếp sát" (Dần, Thân, Tỵ, Hợi) và sau đó, trong thời gian ngắn, gia đình lại có người qua đời. Nỗi ám ảnh này được lưu truyền dai dẳng trong dân gian. Tuy nhiên, trên thực tế đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên hoặc lý giải được bằng những bằng chứng hết sức khoa học. Sự trùng hợp ngẫu nhiên Vốn là một võ sư, một người lính đã từng trải qua thời khắc giữa cái chết và sự sống, ông L.C không có sự mê tín nhưng hôm tôi gọi điện hẹn gặp để hỏi chuyện công việc thì ông từ chối. ông giãi bày mới hay: "Bà mẹ tôi (hơn 90 tuổi) ốm nặng nằm trong bệnh viện mấy tháng nay rồi. Nhưng ông anh, sinh năm Dần (62 tuổi) lại đột ngột qua đời đúng vào ngày, tháng, năm Dần. Vậy là thầy phán trùng tang. Cả nhà lo cúng lễ. Tôi thì chẳng tin đâu, cũng chẳng sợ gì cả nhưng cũng đành theo mọi người cho phải lẽ". Câu chuyện như ở nhà võ sư này không phải hiếm. Tôi đã từng biết đến một gia đình họ hàng trong vòng 5 tháng mất liền 3 người có quan hệ thân thiết. Đầu tiên là ông anh cả, vẫn còn đang bơm vá xe đạp, bỗng thấy tức ngực, khó thở được đưa đi viện cấp cứu. Ông anh cả này đã từng được đặt ống nối trong phổi. Đến viện bác sĩ chẩn đoán, lao lực, bật ống nối, dịch phổi tràn... và ông đã qua đời ở tuổi 53. Chưa qua 49 ngày thì người em dâu đi nằm cữ sinh đứa thứ hai. Không ngờ bị băng huyết, ở trạm xá xã, y tá, bác sĩ kém về nghiệp vụ không phát hiện sớm để chuyển lên bệnh viện tuyến trên. Mất máu quá nhiều, người em dâu mất đúng vào ngày con trai chào đời, năm ấy cô 37 tuổi. Hơn một tháng sau, một bà già hơn 80 tuổi mà hai người đã mất gọi là thím dâu qua đời vì ốm bệnh lâu ngày. Quá lo sợ ba cái tang liên tiếp, một số người trong gia đình có dấu hiệu mất ngủ, hoảng hốt... Đi xem bói, gia đình được phán là trùng tang. Tuy nhiên, khi về được một thầy phong thuỷ có tiếng trong vùng khẳng định: Lương Văn Nhã, một người chuyên: "Nghiên cứu kỹ về "Thọ mai gia lễ", soi vào cách tính được truyền trong nhiều sách ta, sách Tàu thì trùng tang thường ứng với người cùng huyết thống. Trùng không "bắt" người có quan hệ dâu, rể. Đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên của những người đã mất". Nghe được lời khuyên ấy, nhiều người trấn tĩnh lại, sau thời gian ngắn mọi chuyện lại trở lại bình thường và cũng chẳng còn đám ma nào xuất hiện trong gia đình họ hàng của tôi nữa. Một trường hợp nữa, trong chuyến đưa người nhà của võ sư L.C lên chùa Hàm Long (Bắc Ninh), tôi biết chuyện đau lòng nhà chị Hường. Chồng chị là Vương Duy Quang, đi làm xây dựng bị cảm mất ở Tuyên Quang. Sau đưa về ma chay, thì hơn tháng sau, bố chồng khi đi thăm chùa Bái Đính về, đêm mệt quá lên cơn hen co thắt phế quản không kịp lấy thuốc đã qua đời. Cho là trùng tang, nên thầy cúng đến làm lễ và gia đình chị Hường "gửi vong" lên chùa Hàm Long, nơi được xem là địa chỉ "nhốt trùng" lớn nhất nước để nhờ các sư chăm sóc. Đồn đoán về nơi "nhốt trùng" lớn nhất Dân gian vẫn truyền nhau những trường hợp chết "trùng tang liên táng" rất thương tâm, coi như một thảm hoạ. Cứ thế, người ta lưu truyền về một nơi "nhốt trùng" an toàn nhất là chùa Hàm Long (Quế Võ-Bắc Ninh). Đặt chân đến chùa mới thấy hết cái cảm giác rờn rợn được đồn là nơi "nhốt vong chết trùng" lớn nhất cả nước. Ngôi chùa u tịch, nằm gối đầu vào núi, xa là dòng sông. Tương truyền, chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, đây là nơi tu hành của Thiền sư Dương Không Lộ, một chân tu đắc đạo gắn với nhiều truyền thuyết ly kỳ. Từ ngàn xưa ấy, đồn rằng, nơi đây những vị cao tăng đã có phương pháp trấn yểm trùng huyền bí mà hiệu quả. Nơi đây còn có bộ ván in khắc phù giải "trùng tang liên táng" từ mấy trăm năm nay. Người nhà đưa di ảnh của người quá cố lên chùa sẽ được các sư hướng dẫn cụ thể cách kiêng kỵ. Những người sống trong gia đình được giữ lá bùa trong ba năm để đề phòng tai hoạ. Chuyện ly kỳ tại chùa Hàm Long được người dân lan truyền mà chẳng biết kiểm chứng thực hư như thế nào. Họ đồn đoán rằng, mỗi buổi những nhà sư phải nấu một nồi cháo to cúng thí, nếu hôm nào quên là gà vịt của người dân quanh vùng bị chết hàng loạt (!!!). Trước những chuyện này, GS Trần Lâm Biền (Cục di sản văn hoá) cho rằng: "Những chuyện như vậy, xét tính chân thật thì khó nói. Nhưng đó là tín ngưỡng dân gian, là niềm tin nên mặc nhiên người dân cứ người sau làm theo người trước và thành nếp như vậy. Và đã là tín ngưỡng thì không ai xem xét đến chuyện đúng sai, thực hư. Chỉ biết rằng, chùa Hàm Long là ngôi chùa cổ có giá trị văn hoá tâm linh được đông đảo người dân chiêm bái". "Giải mã" và hoá giải Từ những năm trước đây, nhiều nhà khoa học đã tìm cách tiếp cận, lý giải hiện tượng dân gian này. Các nhà vật lý ngày nay cho biết, khi còn sống GS Nguyễn Hoàng Phương (Hội Vật lý Việt Nam) đã đưa khoa học vào nghiên cứu bước đầu vén bức màn bí mật về hiện tượng này. Theo kiến giải của cố GS Nguyễn Hoàng Phương: "Vì trong mối quan hệ này không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp giữa hài cốt người chết và tần số của trùng nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của đôi bên tham gia vào. Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống, dòng họ. Do tần số đôi bên khác nhau nhiều, nên theo lý thuyết về nhạc, loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic (tần số này là bội số của tần số kia). Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống". Chùa Hàm Long được đồn đoán là nơi “nhốt trùng” lớn nhất Hà Nội Chính điều này, các nhà vật lý hiện tại như GS.VS Đào Vọng Đức, PGS.TS Hà Vĩnh Tân người bỏ nhiều thời gian nghiên cứu, lý giải các hiện tượng tâm linh huyền bí cũng giải thích trên lý thuyết sóng điện từ và trường năng lượng. Điều này cũng xuất phát từ những kiến giải của GS Hoàng Phương. Lý giải vì sao khi lo tang ma cho người quá cố mọi thành viên trong gia đình thấy mệt mỏi và sau đó có người ngã bệnh, lương y Trần Bình (Thanh Xuân- Hà Nội) cho rằng: "Khi con người chết đi đều để lại tử khí. Khí này cộng hưởng với mùi khói hương, sự đông đúc của người sống khiến không khí ngột ngạt. Vì vậy, với người có sức đề kháng kém sẽ dễ bị nhiễm tử khí kéo theo các bệnh như: Chướng khí, ăn không tiêu, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn... Nhiễm tử khí lâu ngày sẽ có hiện tượng giống như bệnh nan y khiến không ít người hoang mang". ông Bình kể: "Tôi đã gặp vài trường hợp như vậy. Sau khi gia đình có người mất, vài người nhiễm bệnh. Họ cũng tốn đến 30 triệu đồng để cúng giải trùng tang. Nhưng khi đến tôi chỉ hướng dẫn lấy lá đinh lăng và lá nhãn tươi sắc lấy nước uống vậy là tứ chứng tiêu tan".
-
Chuyện là tình cờ em được mách cách tính sim số cho hợp với bản mệnh,hay nói khác là hợp mệnh tương sinh cho bản mệnh : tính như sau ; Nếu thân chủ mệnh hỏa số tương sinh là số 3 hoặc là số 4. Lấy 3 số cuối củ sim cộng lại trừ đi 9 nếu là nữ và trừ đi 7 nếu là nam nếu còn lại là 3 0r 4 là hợp số 3or 4 là số dương theo phong thủy ( mộc sinh hỏa )....còn nữa....thầy Thiên Sứ sẽ bổ sung và chỉnh sửa hi hi :wub:
-
:wub:Bác ấy chào wa wa rùi ...khổng thấy đâu cả ...buồn ghê !
-
-
nhatchimai dịch rất sát nghĩa và chuẩn google translate dịch nhanh nhưng nhiều từ ko chính xác nghĩa đâu vd như từ coporation hay general dịch nghĩa rất vớ vẩn lại phải tự dịch lại. nưhoangaicaptk21 thấy từ điển lingoes cung rat hay hiện đang co phiên bản 8 - 9 or babylon có thể download free trên mang internet "' />.....cũng hay lắm nhatchimai xem thử thế nào nhé. Hy vọng sẽ học đươc thêm chut kiến thức dịch văn hoá sử từ nhátchimai ! :wub: :wub:
-
-
NO SIGN !
-
Báo cáo các bác em có giấc mơ rât lạ: 1-Mơ thấy kiệu hoa tới rước mình mà đông người lắm kiệu màu đỏ hẳn hoi mà bao nhiêu người tới khiêng chạy rất nhanh như ma đuổi ý người thì rất đông già có trẻ có, có cả những cụ già râu tóc bac phơ ! 2-Mơ thấy bế trên tay một em bé trai cười toe toét, chân tay đang nghịch va huơ huơ lên đi giữa một khu vườn rộng có cây cối xanh tươi tốt có nhưng bông hoa nở như đuôi công và rất đẹp 3- Mơ thấy bế trên tay môt bé gái đang làm con nuôi nhà người ta biết nói hẳn hoi đòi ăn cá miếng rán rùi mình đồng ý sẽ rán cá cho bé ăn còn gọi bé là con ! 4- Mơ thấy đang đi chơi thì bì đuổi bắt sợ wa tìm lối đi tắt phải đi wa nhà người ta lúc người ta đang ăn cơm,mình có gọi người ta ra, xin được đi nhờ người ta đồng ý, qua một con đường luồn lách( trong phố )nhưng khi đi qua khoảng vườn rất rông phí sau khu nhà thất có một người phụ nữ hất xuống cái ao một đám rác toàn là lông gà nhìn mờ mờ là xác một người con gái, hoảng quá minh đi thât nhanh, bụng nghĩ người phụ nữ kia độc ác wa ! ngay lâp tức xác cô gái ấy bật dây như môt oan hồn phẫn nộ chạy túm lấy bất cư ai mà cô nhìn thấy gào lên đi báo công an ,,, cái ao được bảo vệ bằng một hàng rào sắt một lối ra ( khe hở ) tui cùng vởi một hai người nữa thấy thế cố gắng chuồn thât nhanh ra ngoài trong lúc cô gái chưa kịp fat hiện ra sự có mặt của mình tui cố găng nhắm vào chỗ khe hở để thoát thân thật nhanh. Nhưng chẳng may người thì lọt nhưng 2 cai quai ba lô đeo phía sau lưng vướng vào bị móc sắt hàng rào kéo lai tý nữa thì bị xác chết túm được.khi túm đươc quai ba lô của tôi xác chết mẳt long lên sòng sọc miệng gào lên " báo công an, báo công an " vì sợ quá tui van vỉ: tha cho tui ..tui hứa sẽ báo công an giúp cô ( trong giấc mơ của tui thì cái xác chết của cô gái ấy ko thể đi ra ngoài hàng rào cái ao được ) . Thế là tôi được chạy thoát cái ao kinh hoàng ấy một đoạn khá xa qua mấy cái cánh đồng....vì sợ quá lên đã đi rất xa đia phận cô gái bị người ta hại ....tôi ko dám chạy lại để báo công an như đã hứa.........trong giấc mơ tôi có cảm nhận vì ko làm được lời hứa với cô gái đã chết kiếp xưa mà kiếp nay vì oán trách tôi ....lên chuyên tình cảm của tôi trươc đây hay bị cô gây trắc trở.... sáng ra tôi vẫn bị ám ảnh mãi.......ko biết kiếp trước sao nữa mà tự dưng tôi lại có giấc mơ lạ ....như muốn giải thích .....điều gì về kiếp này ...nhất thời tôi chua hiêu hết Bác nào xem xong thì giải thích bình luận nhé ! GĐ XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !
-
Mình cung muốn xía vô tí ti đây ! Bác Bá Kiến nói chuẩn ko cần chỉnh ko nên dịch cả tên riêng cũng như tên địa danh đâu....vậy hóa ra word by word ....à ? hà hà.....Ex : west lake thì Ok còn vẫn là Mỵ Nương princess
-
Kính nhờ bác xem giúp ! vị tri nốt ruồi son tay trái và tay phải !
-
:P hi hi Dù tốt hay xấu thì cháu cũng cảm ơn bác rất nhiều ạ ! Kính chúc bác dồi dào sức khỏe,nhiều nhiều niềm vui !Cháu rất vui đầu xuân được bác xem giúp ! Hi hi zui lắm ạ !
-
:Pem nhin vào diễn đàn mà măt cứ hoa hết cả lên các bác ạ,,,,,diễn đàn nhiều tiên ich ..nhưng mà khó tiếp cận tiên ích....co lẽ phải đầu tư thêm chút vốn vi tính nữa thui ! thanks bác BÁ KIẾN !
-
:D em xin xác nhận ĐÚNG phần đỏ,phần còn lại em sẽ suy ngẫm ! MỜI CÁC BÁC PHÁN TIẾP !
-
Nốt ruồi nhỏ,ko đánh dấu phóng đại lên 2 or 3 lần sao mọi người thấy mà xem bạn :D ....bác quuynnguyen đâu rùi ý nhỉ...cho em xin quẻ bói nào !
-
http://img524.imageshack.us/img524/595/hnhnh020g.jpg http://img13.imageshack.us/img13/6599/hnhnh023v.jpg
-
Chất Hóm Hỉnh Trong Ca Dao Tình Yêu Nam Bộ Sự mộc mạc hồn nhiên ở từ ngữ, cách thể hiện dung dị và ngộ nghĩnh gây nên những bất ngờ thú vị là chất hóm hỉnh thường thấy trong ca dao tình yêu Nam Bộ. Đó cũng là biểu hiện tính cách đặc trưng của người dân nơi đây. Trước hết là chất hóm hỉnh không cố tình, không dụng công, toát ra một cách tự nhiên qua những từ ngữ mộc mạc; không hề chau chuốt chân thật đến độ người nghe phải bật cười. Một anh chàng quá đỗi si tình đã trở thành "liều mạng": "Dao phay kề cổ, máu đổ không màng Chết thì chịu chết, buông nàng anh không buông" Một cô nàng thật thà cả tin đã giật mình "hú vía" vì kịp thời nhận ra "chân tướng" đối tượng: "May không chút nữa em lầm Khoai lang khô xắt lát em tưởng Cao Ly sâm bên Tàu" Có những nỗi niềm tương tư ấp ủ trong lòng, nhưng cũng có khi người ta không ngại ngần thổ lộ trực tiếp với bạn tình: "Tôi xa mình hổng chết cũng đau Thuốc bạc trăm không mạnh, mặt nhìn nhau mạnh liền" Họ là những người lao động chân chất, nên cũng bày tỏ tình cảm với nhau bằng thứ khẩu ngữ thường ngày không chưng diện, màu mè, tuy vậy, cái tình trong đó cũng mãnh liệt và sâu sắc. Đây là lời tâm sự của một anh chàng đêm hôm khuya khoắt lặn lội đi thăm người yêu: "Thương em nên mới đi đêm Té xuống bờ ruộng đất mềm hổng đau May đất mềm nên mới hổng đau Phải mà đất cứng ắt xa nhau phen này" Chàng thật thà chất phác, nhưng mà cũng có chút ranh ma đấy chứ? Chất hóm hỉnh đã toát ra từ cái "thật thà tội nghiệp". Nhưng phần lớn vẫn là sự hóm hỉnh mang tính chất đùa nghịch. Một chàng trai đã phóng đại nỗi nhớ người yêu của mình bằng cách so sánh ví von trào lộng: "Vắng cơm ba bữa còn no Vắng em một bữa giở giò không lên" Nỗi vấn vương tơ tưởng đi vào tận giấc ngủ khiến chàng trở nên lú lẫn một cách buồn cười: "Phòng loan trải chiếu rộng thình Anh lăn qua đụng cái gối, tưởng bạn mình, em ơi!" Nhưng cái độc đáo là ở đây nỗi niềm đó lại được bộc lộ một cách hài hước: "Tôi xa mình ông trời nắng tôi nói mưa Canh ba tôi nói sáng, giữa trưa tôi nói chiều" Có một chút phóng đại làm cho lời nói nghe hơi khó tin! Nhưng hề gì. Chàng nói không phải cốt để đối tượng tin những điều đó là sự thật mà chỉ cốt cho nàng thấu hiểu tấm tình si của mình. Nàng bật cười cũng được, phê rằng "xạo" cũng được, miễn sao hiểu rằng mình đã phải ngoa ngôn lên đến thế để mong người ta rõ được lòng mình. Lại có một chàng trai đang thời kỳ tiếp cận đối tượng, muốn khen cô nàng xinh đẹp, dễ thương mà khó mở lời trực tiếp. Để tránh đột ngột, sỗ sàng, chàng đã nghĩ ra một con đường vòng hiếm có: "Trời xanh bông trắng nhụy huỳnh Đội ơn bà ngoại đẻ má, má đẻ mình dễ thương". Mục đích cuối cùng chỉ đơn giản là khen "mình dễ thương" mà chàng đã vòng qua năm non bảy núi. Bắt đầu từ thế giới tự nhiên - trong thế giới tự nhiên lại bắt đầu từ ông trời - tạo hóa sinh ra những loại cây, hoa đẹp đẽ - rồi mới bước qua thế giới của loài người - trong thế giới loài người lại từ hiện tại ngược dòng lịch sử để bắt đầu từ tổ tiên ông bà, tới thế hệ cha mẹ, rồi tới nhân vật chính - "mình". Thật là nhiêu khê, vòng vo tam quốc làm cho đối tượng hoàn toàn bất ngờ. Những lời ngộ nghĩnh kia dẫn dắt tới sự hiếu kỳ háo hức muốn biết "chuyện gì đây", cho đến khi cái kết cục thình lình xuất hiện làm cho cô nàng không kịp chống đỡ... Nhưng mà nó thật êm ái, thật có duyên biết bao, nên dù phải đỏ mặt, cô hẳn cũng vui lòng và không thể buông lời trách móc anh chàng khéo nịnh! Ngược lại, cũng có những lời tỏ tình khá táo bạo, sỗ sàng, nhưng hình ảnh thì lại hết sức ngộ nghĩnh, dí dỏm: "Con ếch ngồi dựa gốc bưng Nó kêu cái "quệt", biểu ưng cho rồi" Những người nghe câu "xúi bẩy" này không thể không bật cười, còn đối tượng xúi bẩy cùng lắm cũng có thể tặng cho người xúi có phần trơ tráo kia một cái nguýt dài. Những câu ca dao hóm hỉnh không chỉ bật lên từ tâm trạng đang vui, tràn đầy hy vọng, có khi "rầu thúi ruột" mà họ vẫn đùa. Những trắc trở trong tình yêu nhiều lúc được trào lộng hóa để ẩn giấu nỗi niềm của người trong cuộc: "Thác ba năm thịt đã thành bùn Đầu thai con chim nhạn đậu nhánh tùng chờ em" Quả là "khối tình thác xuống tuyền đài chưa tan", nên chàng lại quyết tâm chờ tiếp ở kiếp sau cho đến khi nào nên duyên nên nợ. Kiên nhẫn đến thế là cùng! Khi chàng trai cố gắng đến hết cách vẫn không cưới được người mình yêu, không biết trút giận vào đâu, bèn đổ lỗi cho một nhân vật tưởng tượng: "Quất ông tơ cái trót Ổng nhảy tót lên ngọn cây bần Biểu ông xe mối chỉ năm bảy lần, ổng không xe" Thái độ quyết liệt trong tình yêu lắm lúc được thể hiện đầy ấn tượng. Anh chàng hay cô nàng trong câu ca dao dưới đây đã xem cái chết nhẹ như lông hồng. Thà chết còn hơn là lẻ bạn! "Chẳng thà lăn xuống giếng cái "chũm" Chết ngủm rồi đời Sống chi đây chịu chữ mồ côi Loan xa phượng cách biết đứng ngồi với ai?" Có chàng trai thì quyết tâm đem tuổi thanh xuân gửi vào cửa Phật: "Nếu mà không lấy đặng em Anh về đóng cửa cài rèm đi tu" Chàng vừa muốn tỏ lòng mình vừa muốn thử lòng người yêu. Và cô nàng cũng tỏ ra quyết tâm không kém. Chàng đi đến đâu nàng theo đến đó để thách thức cùng số phận: "Tu đâu cho em tu cùng May ra thành Phật thờ chung một chùa" Bằng câu đùa dí dỏm của mình, cô nàng đã làm nhẹ hẳn tầm nghiêm trọng của vấn đề trong tư tưởng anh chàng và cũng hóa giải tâm tư lo âu, phiền muộn của chàng - "Có gì đáng bi quan đến thế? Cái chính là em vẫn giữ vững lập trường" - đồng thời cũng hàm thêm chút chế giễu - "Mà có chắc là tu được không đấy?". Khi yêu, nhiều cô gái cũng mạnh dạn bày tỏ tình cảm của mình không kém các chàng trai. "Phải chi cắt ruột đừng đau Để em cắt ruột em trao anh mang về" Không tiếc cả thân thể, sinh mạng của mình, nhưng cô gái chỉ... sợ đau, thật là một cái sợ đầy nữ tính rất đáng yêu. Hay khi chàng trai muốn liều mình chứng tỏ tình yêu, nhưng cũng lại "nhát gan" đến bật cười: "Gá duyên chẳng đặng hội này Tôi chèo ghe ra sông cái, nước lớn đầy... tôi chèo vô" Tinh nghịch, hóm hỉnh những lúc đùa vui và cả những khi thất vọng, đó là vũ khí tinh thần của người lao động để chống chọi những khắc nghiệt của hoàn cảnh. Những chàng trai, cô gái đất phương Nam đã lưu lại trong lời ca câu hát cả tâm hồn yêu đời, ham sống, hồn nhiên của họ trên con đường khai mở vùng đất mới của quê hương tiếp nối qua bao thế hệ - Đó là tinh thần phóng khoáng, linh hoạt, dày dạn ứng biến của những con người "Ra đi gặp vịt cũng lùa; Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu"...
-
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua ca dao Khi đề cập đến phụ nữ Việt Nam, ai ai cũng đều thừa nhận rằng từ ngàn xưa cho đến nay họ là những người đàn bà dịu hiền, thùy mị, đoan trang, đảm đang, trung trinh tiết hạnh, giàu lòng hy sinh.... Trong gia đình thì hiếu thảo với cha mẹ, tảo tần lo cho chồng con, ra ngoài họ còn là những bậc anh thư liệt nữ. Chính những đức tính đẹp ấy đã nâng cao phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam: Phụ nữ Việt Nam trung trinh tiết hạnh, Trang điểm cuộc đời muôn cánh hoa thơm. Ra ngoài giúp nước, giúp non, Về nhà tận tụy chồng con một lòng. Trong suốt chiều dài của dòng lịch sử và chiều sâu của lòng dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã oanh liệt viết nên những trang sử vàng son làm vẻ vang giống nòi như Bà Trưng, Bà Triệu; nữ tướng Bùi Thị Xuân của Quang Trung... Về thi văn, có nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Sương Nguyệt Ánh... đều là những nữ sĩ tài hoa, nức tiếng trên văn đàn, là những cánh hồng tươi thắm trong vườn hoa văn học. Ngoài ra, còn có biết bao nhiêu phụ nữ Việt Nam khác sống một cuộc sống bình thường, thầm lặng nơi thôn trang, xóm làng mà những nét đẹp về tâm hồn của họ được dân gian ca tụng bằng những áng văn, những vần thơ, điệu hát, câu hò hay qua những vần ca dao phong phú. Đề cập đến văn chương, chúng ta không thể nào bỏ qua nền thi ca bình dân mà ca dao là một trong những thể loại quen thuộc nầy. Từ lâu, ca dao đã đi vào lòng dân tộc và lạc vào rừng ca dao của kho tàng văn học, ta sẽ bắt gặp hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam qua những đức tính cao quý của họ: Nói đến phụ nữ Việt Nam, trước hết phải nói đến lòng hiếu thảo đối với mẹ cha và tiết hạnh đối với bản thân. Không phải chỉ có một nàng Kiều của cụ Nguyễn Du mới biết báo hiếu mà bất cứ người con gái Việt Nam nào cũng đều nhớ đến ơn sinh thành, công lao nuôi dưỡng bao la của đấng song thân: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ, kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Đó là đối với cha mẹ, còn đối với bản thân thì: Trai thời trung hiếu làm đầu, Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình. Người phụ nữ Việt Nam, ngay từ lúc còn ẵm ngửa cho đến khi biết lật, biết bò lớn dần trong nhịp võng đưa qua tiếng hát của bà ru cháu, mẹ ru con, chị ru em: Nhà Bè nước chảy chia hai, Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về. Hay qua điệu hát ầu ơ: Ầu ơ... Bao giờ Chợ Quán hết vôi, Thủ Thiêm hết giặc, em thôi đưa đò. Bắp non mà nướng lửa lò, Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm. Hoặc qua điệu ru ạ ờ: Ạ ờ... Cái ngủ mày ngủ cho lâu, Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về. Bắt được con cá rô, trê, Tròng cổ lôi về cho cái ngủ ăn... Những vần ca dao mộc mạc, bình dị đã đưa bé gái Việt Nam vào giấc ngủ an bình và từ ngày nầy qua ngày khác, tiếng ru lắng đọng, thẩm thấu vào tiềm thức của bé nên sau nầy lớn lên thành chị, thành mẹ, thành bà lại hát để ru em, ru con, ru cháu theo nhip võng đưa kẽo kẹt đều đều. Hát ru em, hát ầu ơ, ạ ờ là một điệu hát thông dụng được phổ biến từ thôn xóm, làng mạc cho đến thị thành. Hát ru em là một bản trường ca bất tận của kho tàng văn chương Việt Nam. Vào những buổi trưa vắng lặng hay những đêm khuya yên tĩnh, cùng với tiếng võng đưa, giọng hát ầu ơ dịu dàng, trìu mến của bà, của mẹ, của chị vang mãi trong lòng đứa trẻ ấu thơ. Tiếng võng đưa kẽo kẹt đều đều cùng với tiếng hát đã văng vẳng từ bao thề hệ trên đất nước Việt Nam theo dòng sinh mệnh của dân tộc. Trải qua bao nhiêu thế hệ, trong mọi gia đình, nghèo cũng như giàu, cái nhịp đều đều của tiếng võng đưa không bao gời dứt. Không có người Việt Nam nào không từng hơn một lần nằm võng và tiếng võng đưa hòa cùng tiếng trẻ khóc, tiếng hát ru đã trở thành điệu nhạc muôn đời của dân tộc ta. Thấm thóat, bé gái Việt Nam nho nhỏ ngày nào nay đã lớn dần và có thể giúp đỡ mẹ những công việc lặt vặt. Một đôi khi lầm lỗi trong công việc bị mẹ quở mắng hay đánh đòn, em không bao giờ dám oán trách mẹ. Nếu bị quở mắng thì nhỏ nhẹ rằng: Mẹ ơi đừng mắng con hoài, Để con bẻ lựu, hái xoài mẹ ăn. Còn nếu bị đánh đòn, nàng chỉ thỏ thẻ: Mẹ ơi đừng đánh con đau, Để con bắt ốc, hái rau mẹ nhờ. Theo thời gian, cô bé Việt Nam bây giờ đã trở thành thiếu nữ dậy thì, trước khi lấy chồng, một đôi lúc ngồi nhìn những hạt mưa rơi, nàng nghĩ vẩn vơ: Thân em như hạt mưa rào, Hạt sa xuống giếng, hạt vào vườn hoa. Hay bâng khuâng tự hỏi: Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. Ngồi cành trúc, tựa cành mai, Đông đào , tây liễu biết ai bạn cùng? Đến tuổi dậy thì, phụ nữ Việt Nam trổ mã, đẹp dần lên. Mỗi nàng một vẻ đẹp riêng, người thì đẹp qua đôi mắt, người khác đẹp ở mái tóc, có cô đẹp qua nụ cười, cô khác đẹp bằng hai má lúm đồng tiền, có người đẹp với chiếc eo thon thon, dáng đi yểu điệu, có người đẹp trừu tượng qua tâm hồn... Tóm lại, mỗi người một vẻ để làm rung động hay làm xao xuyến con tim của người khác phái. Những phụ nữ có đôi mắt lá răm, lông mày lá liễu được ca dao khen rằng: Những người con mắt lá răm, Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền. Hay những người có làn da trắng nõn, má lại hồng hồng, môi đỏ thắm: Ai xui má đỏ, môi hồng, Để anh nhác thấy đem lòng thương yêu. Đã đẹp mặt mà còn đẹp về vóc dáng nữa thì “chim phải sa, cà phải lặn” cho nên những phụ nữ có chiếc eo thon thon: Những người thắt đáy lưng ong, Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con. Mái tóc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trang điểm vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Tóc em dài em cài bông hoa lý, Miệng em cười anh để ý anh thương. Mái tóc dài, đẹp còn làm xao xuyến lòng người: Tóc đến lưng vừa chừng em bới, Để chi dài bối rối dạ anh. Nụ cười là nét duyên dáng, nét quyến rũ của người phụ nữ. Từ xưa cho đến nay có rất nhiều đàn ông đã chết vì nụ cười của phái đẹp: Trăng rằm mười sáu trăng nghiêng, Thương em chúm chím cười duyên một mình. Cũng thế, ta thường nghe ai đó ngâm hai câu ca dao: Nàng về nàng nhớ ta chăng, Nàng về ta nhớ hàm răng nàng cười. Và ca dao cũng không quên ca tụng nét đẹp tâm hồn của phụ nữ Việt Nam: Chim khôn hót tiếng rảnh rang, Người khôn ăn nói dịu dàng dễ thương. Phụ nữ Việt Nam vốn cháu con Quốc Mẫu Âu Cơ, dòng dõi tiên nên nhu mì, thùy mị được tiếng là đẹp, rất đẹp, nhất là trong chiếc áo dài tha thướt với vành nón lá che nghiêng nghiêng mái tóc xõa bờ vai. Có biết bao nhiêu chàng trai đã trồng cây si ở cổng trường Trưng Vương, Gia Long, Đồng Khánh, Sương Nguyệt Ánh, Bùi Thị Xuân... vì những tà áo dài thướt tha nầy và mái trường đã từng là chứng nhân của những mối tình đẹp tựa bài thơ, đẹp như đêm trăng huyền ảo. Trước cái đẹp của phụ nữ Việt Nam, mấy ai thuộc phái nam đã không từng cất giấu trong tim một bóng hồng của thời yêu thương ướt át: Một thương tóc bỏ đuôi gà, Hai thương ăn nói mặn mà có duyên. Ba thương má lúm đồng tiền, Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua. Năm thương cổ yếm đeo bùa, Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng. Bảy thương nết ở khôn ngoan, Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh. Chín thương em ở một mình, Mười thương con mắt đưa tình với anh. Nét đẹp của phụ nữ Việt Nam còn làm cho trái tim nhà vua đập sai nhịp vì bị “tiếng sét ái tình”: Kim Luông có gái mỹ miều, Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi. Dân tộc Việt Nam là dân tộc hiền hậu, hiếu hòa, cần cù nhẫn nại lại trọng đạo lý cho nên khi con cái vừa lớn khôn thì được gia đình, nhà trường, xã hội dạy những bài học luân lý về cung cách ở đời, ăn ở có nhân có nghĩa theo đạo lý làm người và phụ nữ Việt Nam cũng được giáo huấn: Con ơi mẹ bảo con này, Học buôn, học bán cho tày người ta. Con đừng học thói điêu ngoa, Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười. Nhờ được giáo huấn cho nên phụ nữ Việt Nam đoan trang, thùy mị, nết na: Sáng nay tôi đi hái dâu, Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn. Hai anh đứng dậy hỏi han, Hỏi rằng cô ấy vội vàng đi đâu? Thưa rằng tôi đi hái dâu, Hai anh mở túi đưa trầu mời ăn. Thưa rằng bác mẹ tôi răn, Làm thân con gái chớ ăn trầu người. Và xa hơn nữa: Ở nhà còn mẹ, còn cha, Lẽ đâu tôi dám nguyệt hoa cùng người. Phụ nữ Việt Nam khi đến tuổi bước vào con đường yêu đương thì yêu nhẹ nhàng, kín đáo. Nhẹ nhàng đến nỗi tình yêu của nàng len lén len lỏi vào tim hồi nào mà chàng trai không hay: Với tay ngắt lấy cọng ngò, Thương anh muốn chết giả đò ngó lơ. E thẹn, giả đò ngó lơ, len lén ngó mà không dám ngó lâu là những cử chỉ yêu đương nhẹ nhàng, kín đáo rất dễ thương của người phụ nữ Việt Nam: Ngó anh không dám ngó lâu, Ngó qua một chút đỡ sầu mà thôi. Nhưng khi đã yêu thì phụ nữ Việt Nam yêu một cách đứng đắn, yêu đậm đà, tha thiết với tất cả con tim mình: Qua đình ghé nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu. Tình yêu của nàng còn sâu đậm hơn nữa: Yêu chàng lắm lắm chàng ôi, Biết đâu thanh vắng mà ngồi thở than. Khi yêu, ngoài tình yêu đậm đà, tha thiết, phụ nữ Việt Nam lại còn chung tình: Bao giờ cạn lạch Đồng Nai, Nát chùa Thiên Mụ mới phai lời nguyền. Và chung tình cho đến chết vẫn còn chung tình: Hồng Hà nước đỏ như son, Chết thì chịu chết, sống còn yêu anh. Trước khi lấy chồng, phụ nữ Việt Nam cũng có thừa thông minh để lựa chọn ý trung nhân: Lấy chồng cho đáng tấm chồng, Bõ công trang điểm má hồng lâu nay. Hay mượn những vần ca dao nhắn nhủ với giới mày râu rằng muốn kết duyên vợ chồng, gá nghĩa trăm năm với phụ nữ Việt Nam thì: Đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ, Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn lu. Anh về học lấy chữ nhu, Chín trăng em đợi, mười thu em chờ. Đến ngày bước lên xe hoa về nhà chồng, phụ nữ Việt Nam không quên lạy tạ ơn sinh thành của cha mẹ: Lạy cha ba lạy, một quì, Lạy mẹ bốn lạy, con đi lấy chồng. Khi cất bước ra đi về làm dâu nhà chồng, một lần cuối nàng cố ghi lại những kỷ niệm của thời thơ ấu vào tâm khảm: Ra đi ngó trước, ngó sau, Ngó nhà mấy cột, ngó cau mấy buồng. Rồi lúc đã có chồng, người phụ nữ Việt Nam luôn luôn tâm niệm: Chưa chồng đi dọc, đi ngang, Có chồng cứ thẳng một đàng mà đi. Hay: Đã thành gia thất thì thôi, Đèo bòng chi lắm tội Trời ai mang. Lấy chồng, người phụ nữ Việt Nam đẹp duyên cùng chồng: Trầu vàng ăn với cau xanh, Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời. Và có hình ảnh nào đẹp hơn vợ chồng hạnh phúc trong cảnh thanh bần: Râu tôm nấu với ruột bầu, Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon. Dù nghèo, thanh bần nhưng phụ nữ Việt Nam học theo triết lý an phận, vẫn chung tình với chồng, không đứng núi nầy trông núi nọ: Chồng ta áo rách ta thương, Chồng người áo gấm, xông hương mặc người. Tinh thần chịu khó, chịu cực và khuyến khích chồng ăn học cho thành tài được diễn đạt qua những vần cao dao làm nổi bật đức tính hy sinh của phụ nữ Việt Nam: Canh một dọn cửa, dọn nhà. Canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm. Canh tư bước sang canh năm, Anh ơi dậy học chớ nằm làm chi. Mốt mai chúa mở khoa thi, Bảng vàng chói lọi kia đề tên anh. Bõ công cha mẹ sắm sanh, Sắm nghiên, sắm bút cho anh học hành. Đã có chồng con, người phụ nữ Việt Nam lại càng đảm đang, vừa lo cho con vừa lo toan mọi công việc nhà chồng: Có con phải khổ vì con, Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng. Hoặc: Có con phải khổ vì con, Có chồng phải ngậm bồ hòn đắng cay. Có con, người phụ nữ Việt Nam lại gánh thêm trách nhiệm làm mẹ với tình mẫu tử thiêng liêng: Gió mùa thu mẹ ru con ngủ, Năm canh chầy thức đủ năm canh. Tình mẫu tử của những bà mẹ Việt Nam bao la như trời bể, luôn luôn bảo bọc, che chở cho con: Nuôi con chẳng quản chi thân, Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. Ngoài ra, phụ nữ Việt Nam còn phải đối diện với cảnh làm dâu nhà chồng. Trước đây, xã hội ta đã quan niệm sai lầm rằng người con dâu phải phục vụ gia đình nhà chồng gần như một người đầy tớ và một số bà mẹ chồng rất khắc nghiệt với nàng dâu gây nên nhiều cảnh thương tâm cho người phụ nữ Việt Nam. Tự Lực Văn Đoàn đã đưa ra nhiều cuốn tiểu thuyết luận đề để đả phá quan niệm sai lầm nầy và ca dao ta cũng lên tiếng thở than dùm cho các nàng dâu Việt Nam: Làm dâu khổ lắm ai ơi, Vui chẳng dám cười, buồn chẳng dám than. Còn nếu đất nước gặp thời chinh chiến, người phụ nữ Việt Nam không bịn rịn mà hăng hái khuyến khích chồng hành trang lên đường trả nợ núi sông: Anh đi em ở lại nhà, Hai vai gánh vác mẹ già, con thơ. Lầm than bao quản muối dưa, Anh đi anh liệu chen đua với đời. Phụ nữ Việt Nam, ngoài những đức tính đảm đang, giàu lòng hy sinh, nết na, thùy mị còn là người con rất mực hiếu thảo: Ơn cha nặng lắm ai ơi, Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang, Lòng nhớ công ơn cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng của người phụ nữ Việt Nam còn đươc diễn đạt qua mấy câu: Ân cha lành cao như núi Thái Đức mẹ hiền sâu tợ biển khơi. Dù cho dâng trọn một đời, Cũng không trả hết ân người sinh ta. Những món quà nho nhỏ như buồng cau, đôi giày nhưng nói lên lòng hiếu thảo, lòng nhớ ơn công cha nghĩa mẹ của người phụ nữ Việt Nam: Ai về tôi gởi buồng cau, Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy Hay là: Ai về tôi gởi đôi giày, Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi. Khi phải đi xa hay lấy chồng xa, người phụ nữ Việt Nam luôn luôn tưởng nhớ về mẹ cha: Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Phụ nữ Việt Nam còn gắn liền với dân tộc và lịch sử vì thế khi tổ quốc lâm nguy, khi sơn hà nguy biến người phụ nữ Việt Nam hăng hái đưa vai gánh vác giang sơn như trường hợp Bà Trưng, Bà Triệu và những vị anh hùng liệt nữ khác. Hai chị em Bà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị, quê quán làng Cổ Lai, đất Mê Linh. Lúc ấy nước nhà đang bị người Tàu cai trị bằng chính sách hà khắc khiến dân ta vô cùng khốn khổ. Rồi vào năm 40, sau Tây Lịch, Thái Thú Tô Định lại bắt giết ông Thi Sách, chồng Bà Trưng Trắc làm cho nợ nước chồng chất thêm thù nhà cho nên Bà Trưng Trắc cùng em là Bà Trưng Nhị đứng lên chiêu tập binh mã, anh hùng hào kiệt khắp nơi để đánh đuổi quân xâm lăng bạo tàn. Quân binh của Hai Bà chiến đấu rất dũng mãnh, chiếm được 65 thành, đánh đuổi quân Tô Định chạy về Tàu. Sau khi đánh đuổi được quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi, dân chúng tôn Bà Trưng Trắc lên làm Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh. Đến năm 42, vua Tàu là Quang Vũ nhà Đông Hán sai Mã Viện kéo quân qua phục thù. Trước địch quân hùng hậu, quân ta chống cự không lại nên Hai Bà đã gieo mình xuống giòng Hát Giang tuẫn tiết. Không có hình ảnh nào vừa hào hùng, vừa lãng mạn cho bằng hình ảnh của hai vị liệt nữ anh hùng gieo mình xuống giòng nước trả nợ núi sông và để lại gương “Thiên thu thanh sử hữu anh thư”. Hai Bà Trưng làm vua được 3 năm, từ năm 40 đến năm 43. Khi vua Tự Đức đọc đoạn sử Hai Bà Trưng, ngài đã ngự phê: “Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách”. Và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca đã ghi lại công nghiệp của Hai Bà bằng những vần ca dao lịch sử: Bà Trưng quê ở Châu Phong, Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên. Chị em nặng một lời nguyền, Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân. Ngàn Tây nổi áng phong trần, Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên, Hồng quần nhẹ bước chinh yên, Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành. Còn Bà Triệu, tên thật là Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa vào năm 248, sau Tây Lịch để chống lại quân xâm lăng Đông Ngô của Tàu. Bà còn trẻ nhưng rất can đảm, Bà thường nói: “Tôi muốn cỡi gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém kình ngư ở biển đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân cứu nước chứ không thèm bắt chước người đời còng lưng làm tì thiếp người ta”. Ra trận Bà cỡi voi mặc giáp vàng trông rất oai phong làm quân Ngô khiếp sợ. Nghĩa binh tôn Bà là Nhụy Kiều Tướng Quân. Bà Triệu đã anh dũng đền nợ nước khi Bà mới có 23 tuổi: Ru con, con ngủ cho lành, Để mẹ gánh nước rửa bành con voi. Muốn coi lên núi mà coi, Có Bà Triệu Tướng cỡi voi bành vàng. Bà Trưng, Bà Triệu là những bậc nữ lưu anh hùng đầu tiên trong lịch sử thế giới nổi lên sớm nhất chống ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc. Rất lâu về sau nầy nước Pháp mới có nữ anh hùng Jeanne D' Arc nhưng sự nghiệp của Bà Jeanne D' Arc cũng không lẫm liệt bằng công nghiệp to lớn, lẫy lừng của Bà Trưng, Bà Triệu. Thật xứng đáng: Phấn son tô điểm sơn hà, Làm cho tỏ mặt đàn bà Việt Nam! Mẹ tôi là một người phụ nữ Việt Nam, tôi rất hãnh diện và tự hào được làm một con của một người phụ nữ Việt Nam. Tôi hết lòng kính yêu mẹ tôi và tôi cũng hết lòng kính mến người phụ nữ Việt Nam qua những cái đẹp và những đức tính cao quý của họ.
-
Những câu ca dao hóm hỉnh Gần chùa gọi Bụt bằng anh, Thấy Bụt hiền lành, bế Bụt đi chơi. Tục ngữ ta cũng có câu 'Bụt chùa nhà không thiêng'. Câu tục ngữ có nội dung biểu hiện là những người quen biết nhau, chung đụng với nhau hàng ngày thì dễ xem thường nhau. Nhưng cái nghĩa gốc của câu nói này, đối chiếu với nội dung câu ca dao mà chúng ta đang bàn đây, vẫn thấy có sự gần giống nhau. Vì Bụt ở chùa gần nhà nên không phải xem thường mà vì gần gũi, thân thiết, do đó mới gọi Bụt bằng anh: 'Anh Bụt!' Một cái tên gọi thật lạ và vui tai ghê! Nhưng chưa hết. Lại còn mang Bụt từ bàn thờ Phật xuống để bế Bụt đi chơi, vì thấy Bụt hiền lành, dễ thương... Câu ca dao cho ta thấy đạo Phật đối với người dân Việt Nam trước đây thật gắn bó, gần gũi và có đặc điểm dân dã rõ rệt: Phật và người chẳng có gì cách biệt nhau! Câu ca dao toát lên một tình cảm thương yêu chân thực mà lại rất hóm. Đàn ông một trăm lá gan, Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người. Trong bài viết Những câu tục ngữ thông minh, tôi đã nói đến một câu nói mang nội dung ý nghĩa gần như câu ca dao này. Đó là câu 'Đàn ông như cái nơm, bạ đâu úp đấy'. Câu ca dao đây không ví đàn ông như cái nơm, mà nói thẳng 'đàn ông một trăm lá gan'. Vế này của câu ca dao nói rằng người đàn ông có rất nhiều lá gan, dĩ nhiên là nói một cách văn chương thôi và con số 100 không phải là một con số xác định ở đây. Nhưng tại sao câu ca dao lại nói lá gan, mà không nói đến 'trái tim' chẳng hạn. Ta biết 'trái tim' thường biểu hiện về tình yêu, về tâm hồn con người. Còn 'lá gan' thường biểu hiện về sự gan dạ, sự can đảm. Tức là ở đây không nói đến việc người đàn ông yêu nhiều người đàn bà khác, ngoài vợ mình (tuy rằng trong thực tế không phải không có những người đàn ông như thế!) mà nói lên là đàn ông 'có gan' ăn ở với cả vợ mình và 99 người đàn bà khác. (Chúng ta không nói đến chế độ đa thê ở đây!?). Đối với vợ, ngoài tình yêu, người đàn ông cũng phải 'có gan' ăn ở với vợ ('lá ở cùng vợ' mà!). Nhưng cái chính mà câu ca dao muốn nói đến là 99 lá gan mà anh ta toan ăn ở cùng những người đàn bà khác. Chỉ 'toan' thôi, nghĩa là chỉ mới có ý định, ý muốn thi gan 'cùng người' thôi. Nhưng cái ý muốn, cái ý định ấy cũng thật 'ghê gớm'! (những 99 lá gan cơ mà!). Câu ca dao quả là thâm thúy mà thật hóm hỉnh. Chẳng tư túi, chẳng trăng hoa, Cớ sao lại thiết việc nhà người dưng? Đọc câu ca dao, ta hiểu là nó biểu hiện về một tình yêu nam nữ kín đáo, vì nó không biểu hiện trực tiếp và cách nói của nó có phần hơi 'lắt léo'. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu: thế nào là 'không tư túi'? Thế nào là ”không trăng hoa“? Và thế nào là 'thiết việc nhà người dưng'? Sau khi nắm được ý nghĩa của các vế câu trên đây, ta thấy câu ca dao nói là không muốn lợi dụng để lấy của người khác ('không tư túi'), cũng không phải để quan hệ trai gái lăng nhăng, không đứng đắn ('không trăng hoa'), vậy thì tại sao lại quan tâm tha thiết đến việc nhà, việc cửa của người không phải họ hàng, thân thích gì với mình? Ta thấy ngay đó chỉ do tình yêu chân chính mà thôi! Như vậy, quả là câu ca dao có chiều sâu suy tưởng, thể hiện một lối nói dí dỏm, thông minh của dân ta. Chẳng tham nhà ngói rung rinh, Tham vì một nỗi anh xinh miệng cười. Câu ca dao này cũng nói về tình yêu, nhưng không nói 'quanh co' như câu ca dao trên đây, mà nói thẳng vì sao em yêu anh: em yêu anh, vì anh có cái miệng cười duyên. Đây là một câu ca dao rất đẹp: có những hình ảnh gợi cảm và cách biểu hiện đặc sắc: Nhà ngói rung rinh và tham vì một nỗi anh xinh miệng cười. 'Nhà ngói rung rinh' là nhà cửa tòa dọc dãy ngang, giàu có, sung túc, tiền của, thóc lúa rủng rỉnh trong nhà. 'Tham vì nỗi anh xinh miệng cười' có từ tham dùng rất đắt, tỏ rõ tình cảm say mê vì con người anh duyên dáng, vì cái miệng anh cười rất có duyên. Người con gái trong câu ca dao nói không úp mở: em yêu anh không phải vì nhà anh giàu có, sang trọng, mà chỉ vì anh duyên dáng, đẹp trai. Đó là một tình yêu đẹp: không vụ lợi, chỉ xuất phát từ một tình cảm chân thành, thể hiện đúng tâm lí của tuổi trẻ. Đây cũng là một câu ca dao có chiều sâu suy tưởng, nhưng chiều sâu ấy đã bộc lộ trên cái vẻ chân thực, hồn nhiên của nó. Chúng ta hãy đi vào câu ca dao đùa vui sau: Chồng còng lấy vợ cũng còng, Nằm phản thì chật, nằm nong thì vừa. Câu nói có vẻ hơi 'ác khẩu' một chút, nhưng đó chỉ là một sự đùa vui vô hại. Hai vợ chồng còng khi nằm quay mặt vào nhau (để nói chuyện tâm tình với nhau, chẳng hạn) thì rõ ràng hai người đã tạo thành một vòng cung, một vòng tròn khá tròn. Cho nên, hai vợ chồng ấy nằm trong một cái nong thì vừa vặn, hơn là nằm trên một chiếc phản gỗ hình chữ nhật. Nhìn cái cảnh hai vợ chồng còng đó nằm trên một chiếc nong khi tâm sự cùng nhau trông thật là vui mắt! Có một câu ca dao đùa vui theo kiểu như trên nữa có vẻ ít 'ác khẩu' hơn, vì bệnh hen mà câu ca dao nói đến không phải là một cái tật xấu về hình thể như tật còng: Chồng hen mà lấy vợ hen, Đêm nằm cò cử như kèn thổi đôi Cứ tưởng tượng nghe hai vợ chồng hen ấy nằm cùng giường mà thở khò khè khó nhọc như rên rỉ thì đúng là hai chiếc kèn rè cùng nhau 'cò cử', hòa âm với nhau, lúc bổng, lúc trầm, trong đêm vắng. Nếu có điều kiện, hai vợ chồng đó nên cùng nhau dọn đến ở một nơi có khí hậu ôn hòa, ít ẩm ướt và ít rét, như các tỉnh miền Nam Việt Nam chẳng hạn; khi ấy thì tiếng kèn cò cử thổi đôi trong đêm vắng sẽ bớt đi thôi! “Chiều chiều” - nỗi nhớ trong ca dao Liên quan đến buổi chiều, ca dao có nhiều cấu trúc phổ biến như: chiều chiều, chiều hôm, chiều nay... “Chiều” là khoảng thời gian gần tối, trước khi bóng hoàng hôn đổ xuống, mang trạng thái tĩnh, hay gợi buồn. Đây là thời gian rảnh rỗi nhất trong ngày, là thời điểm của gặp gỡ, đoàn tụ, trở về (con chim dáo dát bay về tổ, thủy triều cũng vội vã về với biển, con người cũng trở về với mái ấm, chỗ dựa của lòng mình là tình yêu và tình cảm gia đình). Ấy vậy mà vào thời điểm ấy, các chàng trai, cô gái cô đơn xa cách người thương, còn người phụ nữ lấy chồng xa quê thì bơ vơ nơi đất khách quê người. Vì vậy khi câu hát của họ vang lên là cả một khoảng trời nhớ thương nhức buốt, là những khoảng trống vô hình, là những lời tâm sự thiết tha chân tình. Đây là lời của cô con gái nhớ mẹ: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều Chiều chiều! Nốt nhạc đã dạo đầu cho một môtíp gợi buồn. Đằng sau nốt nhạc ấy hiện lên chân dung một cô gái với một nỗi buồn khắc khoải. Nỗi buồn của một cô gái mới về nhà chồng còn lạ lẫm chưa quen, trong lòng cồn cào bao nỗi nhớ về gia đình, cha mẹ và những kỷ niệm đẹp. Thế là chiều nào cũng vậy, cô lén ra ngõ sau nhà, nơi ít người lại qua, ít ai để ý, ở đó cô có thể tránh mọi con mắt dò xét để thả hồn qua những nỗi nhớ, để “trông về quê mẹ”. Mà có xa xôi gì cho cam. Có khi chỉ cách có một quãng đồng mà hóa ngàn dặm tít mù, bởi một lẽ thời phong kiến người con gái có chồng là đóng khung cuộc đời mình ở nhà chồng. Bài ca dao mở ra là “chiều chiều” khép lại là “chín chiều” như đóng chặt tất cả những con đường mà cô có thể về với mẹ. Thật xót xa cho thân phận những người phụ nữ thời phong kiến. Ở một lời ca khác nỗi nhớ đã trở thành nỗi đau tột cùng khi người con gái chạm vào màn sương của sự mất mát: Chiều chiều xách giỏ hái rau Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần Hình ảnh người mẹ đã tan vào khói sương của hoài niệm. Chỉ còn lại trong trái tim người con gái xa quê một nỗi đau không bao giờ lành lặn. Nỗi đau ấy lại tiếp tục cộng hưởng ở những thế hệ bạn đọc mai sau. Còn dưới đây là nỗi nhớ của những người yêu nhau: Nhớ người quân tử: Chiều chiều lại nhớ chiều chiều Nhớ người quân tử khăn điều vắt vai Chiều chiều đã trở thành điểm hẹn của nỗi nhớ, điệp khúc của sự chờ đợi. “Người quân tử”- địa chỉ của nỗi nhớ ấy vừa gần gũi vừa xa xôi, vừa thực vừa mộng, vừa là một chàng trai cụ thể vừa là một chàng trai trong tâm tưởng, tưởng tượng. Nhớ câu ân tình: Chiều chiều mang giỏ hái dâu Hái dâu không hái hái câu ân tình Nỗi nhớ và tình yêu của một cô thôn nữ hái dâu nào đó sao mà thiết tha đằm thắm đến vậy. Có thật chăng khi yêu đầu óc con người ta mụ mị đi, hay thẫn thờ và hay xao lãng công việc? Lời ca như thủ thỉ thù thì, mộc mạc, chân chất diễn tả cái tình thật thà sâu nặng của cô gái hái dâu. Chiều chiều là thời điểm diễn xướng chủ yếu của ca dao dân ca trữ tình. Câu hò câu hát vang lên trên dòng kinh, cây đa, bến nước, sân đình… nhiều nhất vào thời điểm ấy. Đây cũng là thời điểm phần tự do về cuộc sống bên trong con người bộc lộ rõ nhất. Các chàng trai mạnh dạn bày tỏ tâm tư tình cảm của mình: Chiều chiều ra đứng bờ ao Nước kia không khát, khát khao duyên nàng Hoặc: Chiều chiều ra đứng bờ biền Nhện giăng tơ đóng cảm phiền thương em. Rồi các chàng tán tỉnh trêu ghẹo: Chiều chiều vãn cảnh vườn đào Hỏi thăm hoa lý rơi vào tay ai? Hay: Chiều chiều vịt lội bàu sen Để anh lên xuống làm quen ít ngày Dường như bao giờ các chàng cũng mạnh dạn hơn, chủ động hơn trong việc tỏ tình. Nhưng đôi lúc sự táo bạo của “phe tóc dài” cũng đâu thua kém gì “phái mày râu”. Chiều chiều ra đứng cổng làng Nghe trống bãi tràng em chạy đón anh Và: Chiều chiều vịt lội sang sông Trời gầm đá nẻ thiếp không bỏ chàng Qua đó chúng ta thấy tình cảm của các nàng sôi nổi, quyết liệt và cũng thật đằm thắm dịu dàng đầy nữ tính. Đa số những câu có môtíp chiều chiều người ta sáng tác ra để gửi gắm nỗi nhớ, niềm thương, nghiêng hẳn về mặt tình cảm. Song bên cạnh đó cũng có một số câu nghiêng về phần lý trí nhiều hơn, những câu ấy mang đậm chất triết lý: Chiều chiều bóng bổ qua cầu Con ong say vì mật, con bướm sầu vì hoa Hay: Chiều chiều âu lại lo âu Kén ươm thành nhiễu, đá lâu thành vàng. Mỗi sự vật, hiện tượng đều tuân theo một quy luật vận động nhất định. Và thời gian chính là chiếc chìa khóa vàng giúp người ta nhận ra giá trị đích thực của con người, của cuộc đời. Vốn dĩ buổi chiều đã tạo cho người ta cảm giác buồn. Thế mà ở đây âm “iêu” trong tiếng “chiều” được lặp lại làm cho nỗi buồn như nhân đôi. Rồi việc sử dụng thanh bằng cũng tạo ra một âm điệu buồn cho lời ca. “Chiều chiều” chẳng gọi tên một buổi chiều cụ thể nào mà nó là một khái niệm mơ hồ chung chung cho tất cả những buổi chiều có cùng một tâm trạng một cảm xúc. Nó gợi lên trong ta một cái gì ngưng đọng, như lặp lại và không có sự thay đổi. Có phải chính cái âm hưởng dìu dịu nhè nhẹ, buồn buồn của nó mà tác giả dân gian đã dùng để phổ nhạc cho những bài hát ru: Chiều chiều lại nhớ chiều chiều Tay bưng cái rổ tay dìu con thơ Mô-típ bài hát ru phổ biến nhất là “chiều chiều lại nhớ chiều chiều”. Chữ “chiều” được láy lại nhiều lần, tạo ra một âm điệu đặc biệt dễ ru ngủ lòng người. Trong hát ru như có một thế giới đặc biệt. Đó là thế giới dành cho trẻ, của trẻ. Đó là thế giới của thực vật, nhiều nhất là động vật. Ở đó cái mà con người làm, loài vật cũng làm: Chiều chiều con quạ lợp nhà Con cu chẻ lạt con gà đưa tranh Chèo bẻo nấu cơm nấu canh Chìa vôi đi chợ mua hành về nêm. Nhưng hát ru đâu phải chỉ để hát ru, qua lời hát người ta muốn giãi bày tâm sự thầm kín trong lòng. Hát để trẻ ngủ còn mình thức, một mình mình đối diện với chính mình: Chiều chiều bìm bịp giao canh Trống chùa đã đánh sao anh chưa về? Cũng như không gian, thời gian là một phạm trù có ý nghĩa đặc biệt đối với nhận thức và tình cảm con người. Trong ca dao chúng ta bắt gặp rất nhiều môtíp về thời gian, nhất là thời gian “chiều chiều”. Đó là một môtíp chứa đựng rất nhiều thú vị nhưng cũng còn nhiều ẩn số chờ đợi chúng ta tiếp tục khám phá và tìm hiểu. “Chiều chiều” - nỗi nhớ trong ca dao Liên quan đến buổi chiều, ca dao có nhiều cấu trúc phổ biến như: chiều chiều, chiều hôm, chiều nay... “Chiều” là khoảng thời gian gần tối, trước khi bóng hoàng hôn đổ xuống, mang trạng thái tĩnh, hay gợi buồn. Đây là thời gian rảnh rỗi nhất trong ngày, là thời điểm của gặp gỡ, đoàn tụ, trở về (con chim dáo dát bay về tổ, thủy triều cũng vội vã về với biển, con người cũng trở về với mái ấm, chỗ dựa của lòng mình là tình yêu và tình cảm gia đình). Ấy vậy mà vào thời điểm ấy, các chàng trai, cô gái cô đơn xa cách người thương, còn người phụ nữ lấy chồng xa quê thì bơ vơ nơi đất khách quê người. Vì vậy khi câu hát của họ vang lên là cả một khoảng trời nhớ thương nhức buốt, là những khoảng trống vô hình, là những lời tâm sự thiết tha chân tình. Đây là lời của cô con gái nhớ mẹ: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều Chiều chiều! Nốt nhạc đã dạo đầu cho một môtíp gợi buồn. Đằng sau nốt nhạc ấy hiện lên chân dung một cô gái với một nỗi buồn khắc khoải. Nỗi buồn của một cô gái mới về nhà chồng còn lạ lẫm chưa quen, trong lòng cồn cào bao nỗi nhớ về gia đình, cha mẹ và những kỷ niệm đẹp. Thế là chiều nào cũng vậy, cô lén ra ngõ sau nhà, nơi ít người lại qua, ít ai để ý, ở đó cô có thể tránh mọi con mắt dò xét để thả hồn qua những nỗi nhớ, để “trông về quê mẹ”. Mà có xa xôi gì cho cam. Có khi chỉ cách có một quãng đồng mà hóa ngàn dặm tít mù, bởi một lẽ thời phong kiến người con gái có chồng là đóng khung cuộc đời mình ở nhà chồng. Bài ca dao mở ra là “chiều chiều” khép lại là “chín chiều” như đóng chặt tất cả những con đường mà cô có thể về với mẹ. Thật xót xa cho thân phận những người phụ nữ thời phong kiến. Ở một lời ca khác nỗi nhớ đã trở thành nỗi đau tột cùng khi người con gái chạm vào màn sương của sự mất mát: Chiều chiều xách giỏ hái rau Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần Hình ảnh người mẹ đã tan vào khói sương của hoài niệm. Chỉ còn lại trong trái tim người con gái xa quê một nỗi đau không bao giờ lành lặn. Nỗi đau ấy lại tiếp tục cộng hưởng ở những thế hệ bạn đọc mai sau. Còn dưới đây là nỗi nhớ của những người yêu nhau: Nhớ người quân tử: Chiều chiều lại nhớ chiều chiều Nhớ người quân tử khăn điều vắt vai Chiều chiều đã trở thành điểm hẹn của nỗi nhớ, điệp khúc của sự chờ đợi. “Người quân tử”- địa chỉ của nỗi nhớ ấy vừa gần gũi vừa xa xôi, vừa thực vừa mộng, vừa là một chàng trai cụ thể vừa là một chàng trai trong tâm tưởng, tưởng tượng. Nhớ câu ân tình: Chiều chiều mang giỏ hái dâu Hái dâu không hái hái câu ân tình Nỗi nhớ và tình yêu của một cô thôn nữ hái dâu nào đó sao mà thiết tha đằm thắm đến vậy. Có thật chăng khi yêu đầu óc con người ta mụ mị đi, hay thẫn thờ và hay xao lãng công việc? Lời ca như thủ thỉ thù thì, mộc mạc, chân chất diễn tả cái tình thật thà sâu nặng của cô gái hái dâu. Chiều chiều là thời điểm diễn xướng chủ yếu của ca dao dân ca trữ tình. Câu hò câu hát vang lên trên dòng kinh, cây đa, bến nước, sân đình… nhiều nhất vào thời điểm ấy. Đây cũng là thời điểm phần tự do về cuộc sống bên trong con người bộc lộ rõ nhất. Các chàng trai mạnh dạn bày tỏ tâm tư tình cảm của mình: Chiều chiều ra đứng bờ ao Nước kia không khát, khát khao duyên nàng Hoặc: Chiều chiều ra đứng bờ biền Nhện giăng tơ đóng cảm phiền thương em. Rồi các chàng tán tỉnh trêu ghẹo: Chiều chiều vãn cảnh vườn đào Hỏi thăm hoa lý rơi vào tay ai? Hay: Chiều chiều vịt lội bàu sen Để anh lên xuống làm quen ít ngày Dường như bao giờ các chàng cũng mạnh dạn hơn, chủ động hơn trong việc tỏ tình. Nhưng đôi lúc sự táo bạo của “phe tóc dài” cũng đâu thua kém gì “phái mày râu”. Chiều chiều ra đứng cổng làng Nghe trống bãi tràng em chạy đón anh Và: Chiều chiều vịt lội sang sông Trời gầm đá nẻ thiếp không bỏ chàng Qua đó chúng ta thấy tình cảm của các nàng sôi nổi, quyết liệt và cũng thật đằm thắm dịu dàng đầy nữ tính. Đa số những câu có môtíp chiều chiều người ta sáng tác ra để gửi gắm nỗi nhớ, niềm thương, nghiêng hẳn về mặt tình cảm. Song bên cạnh đó cũng có một số câu nghiêng về phần lý trí nhiều hơn, những câu ấy mang đậm chất triết lý: Chiều chiều bóng bổ qua cầu Con ong say vì mật, con bướm sầu vì hoa Hay: Chiều chiều âu lại lo âu Kén ươm thành nhiễu, đá lâu thành vàng. Mỗi sự vật, hiện tượng đều tuân theo một quy luật vận động nhất định. Và thời gian chính là chiếc chìa khóa vàng giúp người ta nhận ra giá trị đích thực của con người, của cuộc đời. Vốn dĩ buổi chiều đã tạo cho người ta cảm giác buồn. Thế mà ở đây âm “iêu” trong tiếng “chiều” được lặp lại làm cho nỗi buồn như nhân đôi. Rồi việc sử dụng thanh bằng cũng tạo ra một âm điệu buồn cho lời ca. “Chiều chiều” chẳng gọi tên một buổi chiều cụ thể nào mà nó là một khái niệm mơ hồ chung chung cho tất cả những buổi chiều có cùng một tâm trạng một cảm xúc. Nó gợi lên trong ta một cái gì ngưng đọng, như lặp lại và không có sự thay đổi. Có phải chính cái âm hưởng dìu dịu nhè nhẹ, buồn buồn của nó mà tác giả dân gian đã dùng để phổ nhạc cho những bài hát ru: Chiều chiều lại nhớ chiều chiều Tay bưng cái rổ tay dìu con thơ Mô-típ bài hát ru phổ biến nhất là “chiều chiều lại nhớ chiều chiều”. Chữ “chiều” được láy lại nhiều lần, tạo ra một âm điệu đặc biệt dễ ru ngủ lòng người. Trong hát ru như có một thế giới đặc biệt. Đó là thế giới dành cho trẻ, của trẻ. Đó là thế giới của thực vật, nhiều nhất là động vật. Ở đó cái mà con người làm, loài vật cũng làm: Chiều chiều con quạ lợp nhà Con cu chẻ lạt con gà đưa tranh Chèo bẻo nấu cơm nấu canh Chìa vôi đi chợ mua hành về nêm. Nhưng hát ru đâu phải chỉ để hát ru, qua lời hát người ta muốn giãi bày tâm sự thầm kín trong lòng. Hát để trẻ ngủ còn mình thức, một mình mình đối diện với chính mình: Chiều chiều bìm bịp giao canh Trống chùa đã đánh sao anh chưa về? Cũng như không gian, thời gian là một phạm trù có ý nghĩa đặc biệt đối với nhận thức và tình cảm con người. Trong ca dao chúng ta bắt gặp rất nhiều môtíp về thời gian, nhất là thời gian “chiều chiều”. Đó là một môtíp chứa đựng rất nhiều thú vị nhưng cũng còn nhiều ẩn số chờ đợi chúng ta tiếp tục khám phá và tìm hiểu.
-
Bác ui em có ảnh rùi...mà chưa biết cách post...em sẽ post sau ạ ! xin bác nào biết chỉ giúp cách nào đơn giản nhất !
-
http://hn.24h.com.vn/cuoi-24h/dac-san-tien...c70a350644.html