Diệu Linh

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    2
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

0 Neutral

About Diệu Linh

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday
  1. (Dân trí) - Trong 14 uỷ viên Bộ Chính trị khoá mới có 9 đồng chí từng là uỷ viên Bộ Chính trị khoá trước và 5 đồng chí được bầu mới. 1.Nguyễn Phú Trọng, UVBCT khóa X, Chủ tịch Quốc hội Ông Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Việt Hưng) Sinh ngày: 14-4-1944. Quê quán: xã Ðông Hội, huyện Ðông Anh, Hà Nội. Dân tộc: Kinh; tôn giáo: không; Trình độ học vấn: Giáo sư, Tiến sĩ (Chính trị học, chuyên ngành xây dựng Ðảng); Trình độ chuyên môn: Cử nhân Văn, Ðại học Tổng hợp. Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ðảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Ngày vào Ðảng: 19-12-1967; ngày chính thức: 19-12-1968. Là đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII. Ông đã được tặng thưởng nhiều Huy chương và Bằng khen. Tóm tắt quá trình hoạt động cách mạng, học tập, làm việc của ông Nguyễn Phú Trọng: 1963-1967: học Khoa Ngữ văn, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Từ tháng 12-1967 đến tháng 8-1973: là cán bộ biên tập Tạp chí Cộng sản, đi thực tế ở Thanh Oai, Hà Tây (năm 1971). Từ tháng 9-1973 đến tháng 4-1976: nghiên cứu sinh kinh tế chính trị tại Trường Ðảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, là Chi ủy viên. Từ tháng 5-1976 đến tháng 8-1980: là cán bộ biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư chi bộ. Từ tháng 9-1980 đến tháng 8-1981: học Nga văn tại Trường Ðảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc. Từ tháng 9-1981 đến tháng 7-1983: Thực tập sinh bảo vệ PTS Khoa học lịch sử (chuyên ngành xây dựng Ðảng) tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô. Từ tháng 8-1983 đến tháng 2-1989: là Phó Ban (1983-1987), Trưởng Ban Xây dựng Ðảng (1987-1989); Phó Bí thư rồi Bí thư Ðảng ủy cơ quan Tạp chí Cộng sản (1985-1991). Từ tháng 3-1989 đến tháng 8-1996: là Ủy viên Ban Biên tập (1989 - 1990), Phó Tổng Biên tập (1990 - 1991), Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản (1991-1996). Từ tháng 1-1994 đến nay: ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam các khóa VII, VIII, IX, X. Từ tháng 8-1996 đến tháng 2-1998: là Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban Cán sự Ðại học, trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội. Từ tháng 12-1997 đến nay: là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam các khóa VIII, IX, X. Từ tháng 2-1998 đến tháng 1-2000: phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa và khoa giáo của Ðảng. Từ tháng 3-1998 đến tháng 8-2006: là Phó Chủ tịch (1998 - 2001) rồi Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Ðảng (2001 - 2006). Từ tháng 8-1999 đến tháng 4-2001: tham gia Thường trực Bộ Chính trị. Từ tháng 1-2000 đến tháng 6-2006: là Bí thư Thành ủy Hà Nội các khóa XII, XIII, XIV. Từ tháng 5-2002 đến nay: là đại biểu Quốc hội khóa XI và khóa XII. Từ tháng 6-2006 đến nay: là Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Bí thư Ðảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Ngày 23-7-2007, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII, ông được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XII. Từ tháng 7/2007: Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bí thư Đảng Đoàn Quốc hội, Uỷ viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh. Ngày 18/1/2011: được Ban chấp hành Trung ương bầu làm Tổng bí thư khóa XI. 2. Trương Tấn Sang, UVBCT khóa X, Thường trực Ban Bí thư Ông Trương Tấn Sang Họ và tên: Trương Tấn Sang Sinh ngày: 21/1/1949 Dân tộc: Kinh Tôn giáo: không Quê quán: Xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ngày vào Đảng: 20/12/1969. Trình độ học vấn: Đại học (Cử nhân Luật). Lý luận chính trị: Cao cấp Tóm tắt quá trình công tác 1966-1969: Công tác phong trào thanh niên, học sinh sinh viên P.K 2. 1969-1971: Đảng Ủy viên, Bí thư Đoàn thanh niên, phụ trách đội du kích bí mật thị trấn Đức Hòa, Long An. 1971: Bị địch bắt. 1973: Trao trả theo Hiệp định Paris. 1973-1975: Công tác tại Ban T73 thuộc Ủy ban Thống nhất Trung ương. 1975-1979: Công tác ở Liên hiệp công đoàn Gia Đinh, rồi Ban khai hoang xây dựng kinh tế mới Thành phố Hồ Chí Minh. Phó Ban khai hoang. 1979-1983: Giám đốc Nông trường Phạm Văn Hai, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành Ủy viên dự khuyết. 1983-1986: Thường vụ Thành ủy, Bí thư huyện ủy Bình Chánh. 1988-1990: Học lớp 2 năm Học viện Nguyễn Ái Quốc. Tháng 6/1991, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. 1992: Quyền Chủ tịch, rồi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 6/1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hànhTrung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Từ 1/2000, được Bộ Chính trị phân công Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Tháng 4/2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính tri, phân công Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Tháng 4/2006, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính tri, Ban Bí thư Trung ương. Tháng 5/2006: Giữ chức Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng. Nơi làm việc: Ban Kinh tế TW Đảng - Số 10 Nguyễn Cảnh Chân, Ba Đình, Hà Nội 3. Phùng Quang Thanh, UVBCT khoá X, Đại tướng, Bộ tr­ưởng Bộ Quốc phòng Ông Phùng Quang Thanh. Họ và tên thường gọi: Phùng Quang Thanh Ngày sinh: 02/02/1949 Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc Trình độ học vấn: Cao cấp Quân sự (Đại học KHQS) Nghề nghiệp, chức vụ: Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Uỷ viên Bộ chính trị khóa X Ngày vào Đảng: 11/06/1968 Ngày chính thức: 11/06/1969 4. Nguyễn Tấn Dũng, UVBCT khoá X, Thủ tướng Chính phủ Ông Nguyễn Tấn Dũng. Họ và tên: Nguyễn Tấn Dũng Sinh ngày: 17/11/1949. Quê quán: Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Thành phần gia đình: Cán bộ kháng chiến. Ngày tham gia Cách mạng: 17/11/1961 Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 10/6/1967. Trình độ học vấn: Cử nhân Luật, cao cấp Chính trị Ủy viên Trung ương Đảng khóa 6, 7 ,8 ,9 , 10. Ủy viên Bộ Chính trị khóa 8, 9, 10. Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ khóa 10, 11. Đại biểu Quốc hội khóa 10, 11. Tóm tắt quá trình công tác Tháng 11/1961 đến 9/1981: Tham gia Quân đội, làm văn thư, liên lạc, cứu thương, y tá, y sỹ, bổ túc chương trình phẫu thuật ngoại khóa của bác sĩ quân y và đã qua các cấp bậc-chức vụ: Tiểu đội bậc trưởng, Trung đội bậc trưởng, Đại đội bậc phó, đại đội bậc trưởng - Đội trưởng Đội phẫu thuật, Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng Đại đội Quân y (Bí thư Chi bộ Đảng thuộc Tỉnh Đội Rạch Giá (hiện nay là tỉnh Kiên Giang). Học khóa Bổ túc sỹ quan chỉ huy cấp Tiểu đoàn -Trung đoàn Bộ binh và đảm nhiệm nhiệm vụ Thượng úy - Chính trị viên trưởng Tiểu đoàn Bộ binh 207 (Bí thư Đảng uỷ Tiểu đoàn) và Đại úy Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Bộ binh 152 (Ủy viên Thường vụ Đảng uỷ Trung đoàn) chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp bạn Campuchía. Thiếu tá - Trưởng Ban cán bộ của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang. Tháng 10/1981 đến 10/1994, chuyển ra ngoài Quân đội, đi học Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc và lần lượt qua các chức vụ: Tỉnh ủy viên - Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang. ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy - Bí thư Huyện ủy Hà Tiên. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang. Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh, Đảng Ủy viên Đảng uỷ Quân khu 9. Tháng 12/1986, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, được bầu ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 6/1991, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, được bầu là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 11/1994: Thứ trưởng Bộ Công an, Đảng ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương. Tháng 6/1996: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Tháng 6/1996 đến 8/1997: Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và phụ trách công tác Tài chính của Đảng. Tháng 9/1997: tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa X, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ. Tháng 9/1997 đến nay (6/2006): Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ. Chủ tịch Hội đồng Tài chính tiền tệ Quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo Tây nguyên; Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về các công trình trọng điểm Quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước; Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tội phạm và Trưởng Ban chỉ đạo một số công tác khác. Từ tháng 5/1998 đến 12/1999: kiêm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và bí thư Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước. Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ. Đại biểu Quốc hội khóa X, XI. Tháng 8/2002: tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XI, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ. Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Ngày 27/6/2006: tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ. Ngày 28/7/2006: Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng./. 5. Nguyễn Sinh Hùng, UVBCT khoá X, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Ông Nguyễn Sinh Hùng Họ và tên thường gọi: Nguyễn Sinh Hùng Ngày sinh: 18/01/1946 Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Trình độ học vấn: Tiến sỹ Khoa học Kinh tế Nghề nghiệp, chức vụ: Uỷ viên Bộ chính trị khóa X, Phó Thủ t­ướng Thường trực Chính phủ Ngày vào Đảng: 26/05/1977 Ngày chính thức: 26/05/1978 6. Lê Hồng Anh, UVBCT khoá X, UVBCT khoá X, Đại tướng, Bộ tr­ưởng Bộ Công an Ông Lê Hồng Anh Họ và tên thường gọi: Út Anh Ngày sinh: 12/11/1949 Quê quán: Xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Trình độ học vấn: Cử nhân Luật, Cử nhân Chính trị Nghề nghiệp, chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị khóa X, Bộ trưởng Bộ Công an Ngày vào Đảng: 02/03/1968 Ngày chính thức: 02/03/1969 1960-1965: Đoàn Văn nghệ xã Vĩnh Bình, nhân viên Phòng Giáo dục huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang 1966-1967: Cán bộ tuyên huấn xã, Chánh văn phòng xã Đội Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang 1968-05/1968: Phó bí thư xã đoàn Vĩnh Bình Bắc, cán bộ huyện Đoàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang 06/1969-06/1977: Cán bộ Tỉnh đoàn, Uỷ viên BCH, UV Thường vụ Tỉnh Đoàn tỉnh Kiên Giang, Bí thư Thị đoàn thị xã Rạch Giá 07/1977-06/1982: Phó Bí thư Tỉnh đoàn, tỉnh uỷ viên, Bí thư Tỉnh đoàn Kiên Giang 07/1982-09/1986: Tỉnh uỷ viên, Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Kiên Giang 10/1986-06/1987: Uỷ viên Thường vụ, Chủ nhiệm UB Kiểm tra tỉnh uỷ Kiên Giang 07/1987-07/1990: Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Bí thư huyện uỷ Châu Thành, tỉnh Kiên Giang 08/1990-08/1991: Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Kiên Giang 09/1991-05/1996: Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang 06/1996-03/2001: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương 04/2001-2002: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. 2002-nay: Bộ trưởng Bộ Công an 7. Lê Thanh Hải, UVBCT khoá X, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Ông Lê Thanh Hải. Họ và tên: Lê Thanh Hải (tên thường gọi Hai Nhựt) Sinh ngày 20/2/1950. Quê quán: Xã Điều Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Dân tộc: Kinh Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 17/4/1968 Trình độ học vấn: Đại học (Cử nhân kinh tế, Cử nhân văn chương). Lý luận chính trị: Cao cấp. Tóm tắt quá trình công tác Năm 1966: Thoát ly gia đình tham gia cách mạng. Từng kinh qua nhiều chức vụ từ cơ sở: Chủ tịch, Bí thư xã, Bí thư Quận đoàn Tân Bình, Phó Bí thư Đảng ủy cấp trên cơ sở kiêm Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Quận ủy quận 5, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc sở Kế hoạch-Đầu tư. Năm 1999: Ủy viên Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ 7/2001: là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố khóa VI. Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Từ 28/6/2006: Giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Từ tháng 10/2010: tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII được bầu giữ chức Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Tô Huy Rứa, UVBCT khoá X, BTTWĐ, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Ông Tô Huy Rứa (Ảnh: Việt Hưng) Họ và tên: Tô Huy Rứa Sinh ngày: 04/06/1947. Quê quán: huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Dân tộc: Kinh. Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 06/02/1967. Trình độ học vấn: Phó giáo sư-tiến sỹ Triết học. Lý luận chính trị: Cao cấp. Tóm tắt quá trình công tác: Tháng 6/1965: Tham gia cách mạng. Tháng 6/1996: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hànhTrung ương Đảng, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Từ 1/2000: là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hànhTrung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Tháng 5/2003: Phó Giám đốc Thường trực Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 10/2004: Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Ban bí thư Trung ương Đảng. Tháng 5/2006: Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương và sau đó là Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Tháng 1/2009: tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) được bầu vào Bộ Chính trị. 9. Phạm Quang Nghị, UVBCT khoá X, Bí thư­ Thành uỷ Hà Nội Ông Phạm Quang Nghị (Ảnh: Việt Hưng) Họ và tên: Phạm Quang Nghị Sinh ngày 2/9/1949. Quê quán: Xã Định Tân, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Dân tộc: Kinh Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 28/11/1973. Trình độ học vấn: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Tiến sĩ Triết học. Lý luận chính trị: Cao cấp Tóm tắt quá trình công tác: Trước 1966: Học phổ thông. 1967/1970: Học Đại học Tổng hợp Hà Nội (khoa Lịch sử). 1970/1975: Cán bộ nghiên cứu Ban Tuyên huấn Trung ương Cục. 1975/1978: Học trường Nguyễn Ái Quốc (chuyên ban Triết học). Từ 1978 đến 11/1997: trải qua nhiều chức vụ từ cơ sở: Phó Giám đốc, Giám đốc Trung tâm Thông tin Công tác tư tưởng, Phó Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Bí thư Đảng ủy khối Công tác tư tưởng. 1981-1985: Nghiên cứu sinh tại Liên Xô (cũ). Là Phó Tiến sỹ Triết học. Tháng 6/1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. Từ 12/1997: Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam. Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam. Tháng 6/2001: tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa X phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa / Thông tin; Bí thư Ban cán sự. Đại biểu Quốc hội khóa XI. Tháng 8/2002: tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XI, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin. Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng. Từ 28/6/2006: Tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy và giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội. 29/7/2006: Thôi không tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2006-2010. Tháng 10/2010, tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV được bầu giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội. 10. Trần Đại Quang, UVTWĐ khoá X, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Ông Trần Đại Quang Họ và tên: Trần Đại Quang Sinh ngày: 12/10/1956. Quê quán: Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Dân tộc: Kinh. Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 26/7/1980. Trình độ học vấn: Phó giáo sư-Tiến sỹ Luật. Lý luận chính trị: Cao cấp. Tóm tắt quá trình công tác Tháng 7/1972: Tham gia cách mạng. Trước năm 2006: Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an. Tháng 4/2006: Thiếu tướng, Thứ trưởng Bộ Công an. Tháng 4/2006: Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2006-2010. Tháng 4/2007: Được thăng hàm Trung tướng. 11. Tòng Thị Phóng, BTTWĐ khoá X, Phó Chủ tịch Quốc hội Bà Tòng Thị Phóng. Họ và tên: Tòng Thị Phóng Sinh ngày 10/2/1954. Quê quán: phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Dân tộc: Thái. Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 20/11/1981. Trình độ học vấn: Cử nhân Luật. Lý luận chính trị: Cao cấp. Tóm tắt quá trình công tác Tháng 9/1971: Tham gia cách mạng 1995 - 2001: Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La. Tháng 6/1996: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La. Từ 1996 - 2002: Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Tháng 1/2001: Đại hội lần thứ 11 Đảng bộ Sơn La bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phân công Bí thư Trung ương Đảng. Tháng 5/2002: Đại biểu Quốc hội khóa XI. Tháng 9/2002: Trưởng Ban Dân vận Trung ương. Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phân công Bí thư Trung ương Đảng. Ngày 23/7/2007: tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XII. 12. Ngô Văn Dụ, BTTWĐ khoá X, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Ông Ngô Văn Dụ Họ và tên: Ngô Văn Dụ Sinh ngày: 21/12/1947. Quê quán: huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Dân tộc: Kinh. Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 10/3/1969. Trình độ học vấn: Đại học Kinh tế. Lý luận chính trị: Cao cấp. Tóm tắt quá trình công tác Tháng 5/1962: Tham gia cách mạng. Từ năm 1996: Phó Văn phòng Trung ương Đảng. Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phân công giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 1/2009: tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX), được bầu vào Ban Bí thư. 13. Đinh Thế Huynh, UVTWĐ khoá X, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Ông Đinh Thế Huynh Họ và tên: Đinh Thế Huynh Sinh ngày: 15/5/1953. Quê quán: Xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Dân tộc: Kinh. Vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 8/8/1974. Trình độ học vấn: Tiến sĩ báo chí. Lý luận chính trị: Cao cấp. Tóm tắt quá trình công tác: Tháng 8/1971: Tham gia cách mạng. Năm 1998: Phó Tổng Biên tập báo Nhân dân. Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 6/2001: Tổng Biên tập báo Nhân dân. Tháng 8/2005: tại Đại hội Nhà báo Việt Nam lần thứ VIII được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Tháng 8/2010: tại Đại hội Nhà báo Việt Nam lần thứ IX được bầu tái cử chức Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. 14. Nguyễn Xuân Phúc, UVTWĐ khoá X, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Ông Nguyễn Xuân Phúc (Ảnh: Việt Hưng) Họ và tên: Nguyễn Xuân Phúc. Sinh ngày 20/7/1954. Quê quán: xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: không Trình độ học vấn: Đại học Kinh tế, Lý luận chính trị cao cấp. Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 12/5/1982. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Đại biểu Quốc hội khóa XI. Từ Khóa : danh sach bo chinh tri khoa 11 - danh sách bộ chính trị khóa xi - danh sach uy vien bo chinh tri khoa 11 - uy vien bo chinh tri khoa 11 - danh sach bo chinh tri khoa xi - danh sach uy vien bo chinh tri
  2. 9h30 sáng nay, gần 1.400 đại biểu đã vỗ tay chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng (67 tuổi, Chủ tịch Quốc hội) trúng cử Tổng bí thư khóa XI. Danh sách 14 Ủy viên Bộ Chính trị cũng được xác định với 5 người mới, bên cạnh 9 vị tái cử. Báo cáo trước đại hội, ông Trương Tấn Sang, Thường trực Ban bí thư cho biết, tại phiên họp đầu tiên (chiều 18/1) Ban chấp hành trung ương khóa XI đã bầu ông Nguyễn Phú Trọng, làm Tổng bí thư. 9h20 sáng nay Tổng bí thư khóa X Nông Đức Mạnh đã tặng hoa chúc mừng tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận bắt tay chúc mừng của người tiền nhiệm Nông Đức Mạnh. Ảnh: Lê Hà. Trong bài diễn văn chúc mừng tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư khóa X Nông Đức Mạnh có kiểm điểm những mặt chưa làm được của mình trong nhiệm kỳ vừa qua. “Mặc dù có nhiều cố gắng, phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng bản thân tôi vẫn còn những việc thực hiện chưa như mong muốn của Đảng và nhân dân. Ban chấp hành trung ước khóa X đã có báo cáo kiểm điểm trước đại hội, những hạn chế, khuyết điểm nêu trong báo cáo có phần trách nhiệm của tôi”, ông Mạnh nói. Ông Nông Đức Mạnh cũng bày tỏ sự kỳ vọng ở người kế nhiệm: “Đại hội với tinh thần đoàn kết, dân chủ đã đề ra đường lối cho chặng đường mới, với đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư sẽ đem lại sức sống mới cho toàn Đảng, toàn dân. Tôi có niềm tin mãnh liệt vào điều đó”. Ngay sau phần phát biểu của ông Nông Đức Mạnh, toàn bộ đại biểu đã vỗ tay chúc mừng tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phát biểu với tư cách tân Tổng bí thư - ông Trọng đánh giá rất cao người tiền nhiệm. Ông cho rằng, những thành tựu đạt được của đất nước ta trong thời gian qua gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có sự đóng góp quan trọng của Ban chấp hành trung ương khóa X và công lao của ông Nông Đức Mạnh. Tân Tổng bí thư cho rằng, trên cương vị công tác mới, ông có nhiều thuận lợi cơ bản nhưng cũng có không ít khó khăn, thách thức đang ở phía trước. “Chúng tôi ý thức được rằng, những thành tựu và kinh nghiệm quý báu có được trong những nhiệm kỳ trước đây, đặc biệt là trong những năm đổi mới sẽ là nền tảng vững chắc cho bước phát triển kế tiếp của đất nước”, ông nói. Thay mặt Ban chấp hành mới, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hứa trước Đại hội, sẽ không ngừng nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, phấn đấu tạo nền tảng để đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Ông Nguyễn Phú Trọng điều hành một phiên họp tại Đại hội XI. Ảnh: TTXVN Ông Nguyễn Phú Trọng là Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành Xây dựng Đảng) và từng 20 năm làm việc tại Tạp chí Cộng sản, trong đó 5 năm giữ chức Tổng biên tập. Sau đó ông làm Phó bí thư Thành ủy Hà Nội, phụ trách công tác tư tưởng – văn hóa và khoa giáo của Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương. Đầu năm 2000, ông làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Tháng 7/2007 ông được bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Trong danh sách 14 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI có 9 người tái cử, gồm các ông: Nguyễn Phú Trọng (Chủ tịch Quốc hội), Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng), Trương Tấn Sang (Thường trực Ban Bí thư), Nguyễn Sinh Hùng (Phó thủ tướng), Phùng Quang Thanh (Bộ trưởng Quốc phòng), Lê Hồng Anh (Bộ trưởng Công an), Phạm Quang Nghị (Bí thư Thành ủy Hà Nội), Lê Thanh Hải (Bí thư Thành ủy TP HCM), Tô Huy Rứa (Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương). 5 vị lần đầu vào Bộ Chính trị là các ông Đinh Thế Huynh (Tổng biên tập báo Nhân dân, Chủ tịch Hội nhà báo), Ngô Văn Dụ (Chánh văn phòng Trung ương Đảng), Nguyễn Xuân Phúc (Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ), Trần Đại Quang (Thứ trưởng Bộ Công an) và bà Tòng Thị Phóng (Phó chủ tịch Quốc hội). Trong số Ủy viên Bộ Chính trị có gần 10 người mang học vị tiến sĩ. Ủy viên nhiều tuổi nhất là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (67), ít tuổi nhất là Thứ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang (55). Bộ Chính trị khóa XI có một phụ nữ là bà Tòng Thị Phóng (57 tuổi dân tộc Thái), Phó chủ tịch Quốc hội. Bà Phóng là người phụ nữ thứ hai từ trước đến nay được bầu vào Bộ Chính trị. Trước đó, tại khóa VIII (năm 1996) bà Nguyễn Thị Xuân Mỹ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra cũng trúng cử Bộ Chính trị. Ban bí thư trung ương Đảng gồm ông, bà: Ngô Xuân Lịch, Trương Hòa Bình, Hà Thị Khiết, Nguyễn Thị Kim Ngân. Ủy viên Kiểm tra trung ương gồm 21 vị, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương là ông Ngô Văn Dụ. Cách đây 5 năm, tháng 4/2006, Ban chấp hành trung ương khóa X cũng bầu 14 Ủy viên Bộ Chính trị (sau đó đầu năm 2009 bầu thêm ông Tô Huy Rứa). Trong phiên bế mạc sáng nay, ông Đinh Thế Huynh - ủy viên của đoàn thư ký đã công bố kết quả biểu quyết một số vấn đề trong các văn kiện trình Đại hội XI. Trong phần biểu quyết liên quan đến đặc trưng kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa, 895 đại biểu tương ứng với 65,04% số phiếu đồng ý với phương án 2. Theo đó, đại hội đã nhất trí về đặc trưng “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” (như tinh thần Đại hội X, có bổ sung thêm từ “tiến bộ”). Phương án 1 như dự thảo, với đặc trưng “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất” đã bị phủ quyết. Về việc Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, 1.103 phiếu biểu quyết (chiếm 80,16%) thông qua phương án bổ sung 2 nội dung vào khoản 1, Điều 25, chứ không giữ như Điều lệ Đảng hiện hành. Theo sửa đổi, sự lãnh đạo của Đảng được tập trung thống nhất vào Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Đảng quyết định những vấn đề cơ bản xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Nhà nước thống nhất quản lý đối với Quân đội, Công an và sự nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Đại hội cũng biểu quyết thông việc sửa đổi một số khoản của Điều 26, Điều 27 của Điều lệ Đảng về việc nêu rõ các chức danh, như: Tổng Bí thư là Bí thư Quân uỷ Trung ương; bí thư cấp uỷ địa phương trực tiếp làm bí thư đảng uỷ quân sự cùng cấp. Có 1.166 phiếu đồng ý, chiếm 84,74% với phương án này.