paulle
Thành viên diễn đàn-
Số nội dung
22 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Danh tiếng Cộng đồng
0 NeutralAbout paulle
-
Rank
Mới gia nhập
- Birthday
-
Đúng, những người nước ngoài mà tôi đề cặp là những người đi du lịch thấy sao nói vậy trong các blog du lịch của họ chứ không phải là người muốn tìm hiểu hay có kiến thức sâu. Rất buồn là đa số đám trẻ ở nước ngoài thường sử dụng tiếng nước ngoài giữa anh chị em ruột thịt với nhau. Dĩ nhiên là chỉ hiểu sơ sơ tiếng Việt và khả năng nói rất giới hạn, cộng với sự miễn cưỡng. "Hoa kỳ vẫn tôn trọng giá trị văn hóa của các dân tộc sống trên đất nước này và có luật pháp bảo vệ những giá trị văn hóa đó" Bạn nói đúng. Hoa Kỳ ngay nay đã không còn được xem là cái lò đồng hóa nữa (melting pot). Canada đã làm việc này từ hơn 30 năm trước, còn HK chỉ mười mấy năm nay, nhưng có làm là tốt và xu hướng của thời đại văn minh là phải vậy. Trường hợp ở phương Tây kinh sách đã được dịch ra mọi thứ tiếng khác từ lâu: 4-5 thế kỷ rồi, một trong mục đích của phát minh máy in là để phát hành kinh sách rộng rãi. Theo tôi hiểu thì quyền lực của Vatican rất mạnh và đó là vương quốc chỉ sử dụng tiếng La tinh. Bởi vậy, ngày xưa khi người tây còn sùng đạo thì các Cha, Linh mục.... thường hay chêm tiếng la tinh (thấy trong một số phim xưa) khi đang làm lễ để cho có vẽ thiêng liêng(?) và để có thể giao thiệp với các chức sác ở những nước khác, với cấp trên từ Vatican thăm viếng hay để sử dụng khi về đền Thánh. Các Cha buộc phải học tiếng Latin trong thời gian đào tạo ở trường đại Học tôn giáo. Vài câu hỏi lung tung mà cũng được giải thích đàng hoàng làm cho tôi cảm thấy như được ưu tiên :) Thành thật cảm ơn Thiên Sứ và sự gợi ý của các bạn khác. Sẵn dịp, mong các bạn thông cảm và bỏ qua cho vài cái comment hơi lung tung và không phù hợp trước đây của tôi.
-
Cảm ơn TS, Xin trả lời thêm vài thắc mắc liên quan đến tiếng Tàu. Đối với người nước ngoài thì đa số Chùa ở Việt Nam là chùa của người Tàu, nhưng tôi cho rằng chùa do người Tàu làm chủ rất ít dù có thể là ngày xa xưa đa số chùa do họ xây nên, Không biết đúng hay sai? Ở phương Tây cách đây 2-3 chục năm những vị chức sắc lớn của nhà thờ phải học tiếng La tinh mới có cơ hội tiến thân. bởi vậy, tôi thắc mắc: không biết trong lịch sử Phật giáo Việt nam đã có bao giờ các nhà tu hành Phải biết tiếng Tàu? Tiếng Tàu được viết ở chùa Việt có phải là tiếng Tàu bình thường hay nó được sáng tạo khác biệt và nó còn là biểu tượng của Phật giáo thuộc phái đại thừa?
-
Qua giải thích của TS tôi đã thấy tôi sai. Cảm ơn. À, mà bạn vẫn chưa có ý kiến về có nên bỏ nó hay không. Mong các bạn khác cho thêm ý kiến.
-
Xin chào tất cả, Tôi thấy diễn đàn này có nhiều thành viên rất nghiêm túc với văn hóa Việt, bởi vậy tôi có vài đề tài muốn đưa ra để được nghe ý kiến của các bạn. Vấn đề trước tiên là: - Sự khác nhau giữa tục ngữ và ngạn ngữ. - "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" là câu ca dao hay tục ngữ, ngạn ngữ. - Toi nghĩ câu trên là của người Trung Quốc, bạn nghĩ sao? - Người Việt nên bỏ hay giử câu này, vì sao? Xin mời!
-
Tôi đã click cảm ơn nhưng suy nghĩ lại thấy việc sọan lại SGK không phải là việc làm chủ yếu của hs hay thầy cô. Theo tôi, chỉ cần tham vấn một số thầy cô thuộc mọi cấp để tránh lặp lại những lỗi lầm cũ. Toi nghĩ những người tham gia trực tiếp vào dự án nên cùng nhau nghiên cứu kỷ lưởng bộ SGK của một vài nước có nền giáo dục hàng đầu như là Hàn Quốc hay nhật Bản. Hàn Quốc là nước đang có chương trình giáo dục hàng đầu của thế giới, VN hãy xin dịch SGK của họ - dịch được cái gì hay cái nấy. Cái gì liên quan đến văn hóa, con người Hàn..... thì ta chêm vào cái tương tự nhưng mang bản sắc Việt Nam. Tôi cho rằng làm như vậy thì hs Việt mới có nhiều cơ hội phát triển trí tuệ hơn. Tuy nhiên không biết là người Hàn có chịu không. Đối với người Việt thì ta từng sử dụng ké văn hóa Tàu, từ nội dung đến hình thức cả 1000 năm và ngày nay đa số người lớn vẫn còn ráng đọc cho biết, cho thuộc cổ học tinh hoa hay các tiểu thuyết nổi tiếng về lịch sử Trung Quốc..... và mở miệng ra là thích kể, thích dẫn chứng ông Tàu này.... ông Tàu nọ. Bởi vậy, chỉ mượn cách viết, cách trình bày có tính khoa học cao, dễ hiểu và có tác dụng kính thích não tốt thì chắc là không có gì sai.
-
Bạn đoán đúng, nhưng tôi đọc báo thường xuyên và có về VN nhiều lần nên tương đối nắm vững nhiều vấn đề. Tôi có nhận ra ý kiến của tôi trên diễn đàn này và vài cái khác có khi "nghe hơi lạ" nhưng mình cứ nói vì thiết nghĩ ý kiến kiểu gì cũng đều hữu ích trong một khía cạnh nào đó.
-
Tôi muốn nêu lên 2 vấn đề: 1. Đọc thông tin chính thức của bộ giáo dục thì tôi nhận ra ông Văn Như Cương (một người trong cuộc) viết bài thiếu sót nhiều chi tiết quan trọng và cách viết chỉ có tính cách giật gân. Viết như vậy chỉ có hại cho chính mình. 2. Tôi ước mơ có bộ sách giáo khoa tiểu học đầy đủ để xem sơ qua cho biết nhưng rất tiếc tôi không thể.... vì vậy nên tôi cũng không thể có ý kiến về việc cần thay đổi vào 4 năm sau hay phải 10 năm sau. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của tôi thì nên đổi SGK trong vòng 10 đến 15 năm. Nói đổi cũng không nhất thiết phải cố ý đổi cho thật nhiều, đổi mọi thứ. Theo tôi, sau khi đổi thì trang bìa phải thay đổi khác hẵn, trông bắt mắt hơn (modern hơn) và với nhiều cuốn sách chỉ cần thêm một vài chương (đề mục) mới. - Tôi thật tình không hiểu là những nhân vật phê bình trong cái post kế trên là những người cũng trong cuộc như ông Văn Như Cương hay là những người ngoài cuộc. Nếu là trong cuộc thì vì chắc họ thua nhóm đa số nên bây giờ họ xổ cơn bực bội của họ cho mọi người dân thường nghe chơi. Tôi thấy làm như vậy tạo sự mất lòng tin của học sinh và phụ huynh vào nền giáo dục nước nhà và như vậy chỉ có hại chứ không có lợi gì cả vì người trong cuộc, dù đồng ý hay không đồng ý, vẫn nên bình tỉnh rồi sẽ có dịp ý kiến của mình được người đồng nghiệp tôn trọng - ý tôi muốn nói, cần coi trọng ý kiến chung và có tinh thần tập thể. - Trường hợp họ là những người ngoài cuộc thì tôi có thắc mắc: đang bắt đầu tiến hành công việc và 4 năm sau mới xong hết, vậy tại sao họ phát biểu như là họ đã đọc qua những cuốn sách rồi. Có thể các bạn cũng có cùng thắc mắc giống như tôi nhưng tôi viết xuống suy nghĩ của tôi vì.... tôi đang tập cái tính thấy khúc mắc, thấy sai thì phải lên tiếng và ráng lên tiếng một cách ôn hòa. Tôi ước gì có một tổ chức như thế này: sẽ thiết lập một số hộp thư góp ý dành riêng cho 2 thành phần: giáo viên và học sinh. Trường nào có góp ý thì gởi về sỡ, rồi sau đó sỡ sẽ gạn lọc ra những góp ý hay nhất để gởi về bộ.
-
Cảm ơn Thiên Sứ và các bạn đã giải thích rõ hơn.
-
Tôi có một thắc mắc: tác giả bài viết, Văn Như Cương, lấy tin tức "70 tỉ đồng để biên soạn sách giáo khoa" từ đâu? Tôi thấy vô số web sao tin này lại, nhưng chẳng có ai đưa ra cái LINK gốc. Ai biết làm ơn chỉ giúp.
-
Không biết cái câu: "Số tiền tương đương hơn 6 tỷ đồng trên là con số hai bên đã thỏa thuận từ trước" là của ai nói - luật sư Hải Hà nói vậy hay là tác giả bài viết suy nghĩ như vậy. Nếu đây là sự thực thì tại sao phải viết mập mờ. Cách viết không rõ ràng này làm tôi liên tưởng tới sự vu khống trước đây của ông đạo diễn Trần Lực: "ông HLV Lê Khương bị nhân viên an ninh đánh". Tôi nghĩ những người Trung Quốc này tham lam quá đáng, ông tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố cũng không ra gì. Tôi không hiểu lý do gì phải bồi thường cho người Trung Quốc nhiều hơn người Việt nam, trong khi tại Trung Quốc chính phủ cho rằng giá trị của người Trung Quốc và người nước ngoài đều ngang nhau và số tiền bồi thường phải giống nhau.
-
Tôi thấy Thiên Sứ và mọi người khác đều nói đúng. Hy vọng sẽ còn tìm ra được nhiều chứng tích cổ quan trọng và cũng hy vọng ngày càng có nhiều nhà sử học Việt tham gia vào công cuộc viết lại lịch sử của nước nhà.
-
Theo tôi, không phải nước Việt không có người tài, nhưng vấn đề ở chổ, đa số người Việt coi trọng chuyện cá nhân, chuyện trước mặt hơn là chuyện chung. Nói gọn lại là người mình không đoàn kết và không đoàn kết nên không thể hay khó làm được việc lớn. Ngay cả cái tên nước ta do người T đặt cho mà ta cũng vui vẽ và tự hào sử dụng và có biết bao việc cần làm hơn là chuyện tổ chứng buổi hội thảo. Nếu cuộc hội thảo thành công, tức không có trao cãi rồi chẳng thể đưa ra được kết luận ý nghĩa gì thì cũng giống như viết báo ca ngợi kiến trúc sư Nguyễn An là người chịu trách nhiệm xây Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Có lẻ chưa cần thiết hay không quan trọng lắm trong thời gian này.
-
Trở lại viết thêm vài chữ cho đầy đủ và rõ ràng ý nghĩa hơn nhưng không dược, phải post thêm một cái mới. "Lẻ ra bạn Vi không nên viết những lời lẻ như trên vì nó không phù hợp và không liên quan đến nội dung của hai cái post của tôi. Muốn tranh luận trong tinh thần xây dựng và học hỏi thì hãy nói thẳng vào những chi tiết mà mình không bắng lòng hay cho là không đúng. Tuyệt đối không nên lạc đề, kết luận vội, suy đoán ....."
-
Lẻ ra bạn không nên viết những lời lẻ như trên vì nó không phù hợp và không liên quan đến nội dung của hai cái post của tôi. Bạn Vi à, những gì bạn viết về so sánh, về thần tượng Tây, chê bai... là hoàn toàn không hợp với cá tính của tôi hay ý định của tôi. Dĩ nhiên, VNA có nhiều cái sai như bạn đã vạch ra, nhưng ý kiến của tôi, như đã nói từ post đầu tiên, chỉ nói tới vụ ông Khương bị đánh. Bạn hãy đọc lại hai cái post của tôi để thấy tôi không nói chuyện vớ vẫn chút nào. Ý kiến của tôi theo bạn không thể áp dụng được ở nước ta? OK, chắc bạn nói đúng, nhưng đâu có sao vì trước sau gì thì con người Việt nam và xã hội Việt Nam sẽ cất bước cùng đi theo hướng đi của các nước phát triển hơn trong khu vực như là Thái Lan, Mã lai, Đài Loan... Tôi không nói chuyện Tây-Ta mà là chuyện ý thức pháp luật của người dân và tiếc thay một ông HLV có tiếng, từng đi nước ngoài mà còn có phản ứng với an ninh dở như vậy. Tôi cũng từng chứng kiến cách đối xử thân thiện theo kiểu hầu hạ đối với khách Tây và thái độ lạnh nhạt đối với khách ta hay Việt kiều biết nói tiếng Việt, của tiếp viên hàng không VN. Có thể đây là dịp tốt để áp lực với VNA thay đổi cung cách phục vụ một cách chuyên nghiệp hơn. Một công ty lơn như VNA thay đổi thì nhưng công ty nhỏ hơn ở VN mới từ từ noi theo. Tuy nhiên, không vì thế mà ta cố tình lơ đi cái sai của nhân vật chính, vì có thể vô tình ta khuyến khích sự vi phạm luật lệ gây ra nhiều xáo trộn cho xã hội. Thôi, lâu lâu ghé vào một xíu. hẹn lần khác!
-
Qua cách viết tôi hiểu ngay ông Vi không ưa VNA chắc vì đã có kinh nghiệm không tốt với nó, và rõ ràng ông Vi bị thuyết phục hoàn toàn bởi những gì được nghe từ vài người. Xin lỗi nếu tôi nói sai. Tôi thấy thích cái câu cuối "Ở mỹ có vụ đánh sinh viên Việt Nam đó, báo chí đưa ầm ĩ 1 thời gian đó". Nó làm cho tôi nhớ tới cái dại của chàng sinh viên người Việt đi du học: không có kiến thức căn bản về những việc cấm kỵ nói/làm khi sống ở nước ngoài, cũng như cách phản ứng ngoan ngoãn đối với bảo vệ, an ninh, cảnh sát.... nên đã bị no đòn oan. Dĩ nhiên vụ ấy và những vụ như... cựu người mẫu Việt bị buộc tội bắt cóc công dân Mỹ... là những vụ báo chí Việt Nam đưa ầm ỉ, nhưng ở Mỹ, cũng có một số báo đưa tin phớt qua một lần rồi im... vì đối với người ta... người Mỹ, theo tôi, đây là chuyện không có gì mà ầm ỉ. À, chỉ có ông Thích Đủ Thứ phản hồi ý kiến của tôi. Cảm ơn. Xin trình bày thêm vài ý kiến khách quan của một người ở nước ngoài nhìn vào sự việc: <<<Chỉ thấy anh Khương giơ tay trình bày thì một người an ninh gạt tay anh xuống. Anh Khương cố lùi lại ở hàng ghế thì mấy người an ninh kia xô vào túm lấy anh này, bẻ tay, đè cổ dạt xuống sàn. Thấy tiếng hét lên “Các hành khách ơi” một cái là sau đấy không thấy gì vì hình như anh ấy bị bịt miệng. Tôi ở phía sau thấy anh ý mất hút xuống, kể cả đứng dậy cũng không nhìn thấy đâu. Rồi các nhân viên an ninh này đẩy anh ý lên hạng trên. Trong khi đẩy rất khó khăn vì anh này cũng cự lại. Đẩy lên đến giữa khoang VIP và khoang thường - có ngăn giữa để đồ ăn, thì vào một cái là họ kéo ri-đô. Thấy nhiều người lên xem, tôi cũng đi theo, chui qua ri-đô, thấy anh Khương đang bám vào cái ghế để chống lại sự kéo xuống của mấy người an ninh kia.>>> Xét theo luật pháp ở các nước ngoài, qua kinh nghiệm của tôi, thì ông Khương sai từ đầu và cái sai này dẫn đến cái sai khác hay cái sai nhỏ dẫn đến cái sai lớn. Còn nhân viên an ninh thì thô bạo, họ thấy ông Khương có phản ứng sai, ngoan cố, không ngoan ngoãn tuân theo yêu cầu của họ nên họ được dịp làm tới bằng tay chân. Giơ tay trước mặt bảo vệ là sai, nhưng việc "cố lùi lại" gởi cho họ tín hiệu có quyền nhào vào làm thịt. Không tình nguyện đi, không tình nguyện xuống, lúc nào cũng để cho họ đẩy, họ kéo thì lấy tư cách gì để bảo "tại sao tôi bị đánh?" Muốn xã hội có trật tự và tránh xảy ra sự cố không hay thì người dân (trước tiên là người học cao, người nổi tiếng, người có địa vị) phải tuyệt đối làm theo lời yêu cầu của người thi hành luật lệ. Nhân viên máy bay hay nhân viên an ninh cũng nên cảnh cáo ông Khương trước khi dùng bạo lực vì ý thức/kiến thức đối phó với bảo vệ, công an cảnh sát của người Việt chưa có. Làm người có văn hóa, có bản lĩnh, hay làm người khôn ngoan linh hoạt thì đừng nên bao giờ tạo cớ cho người ta dùng vũ lực đối với mình. Còn khi đã lỡ bị đánh thì ta cũng nên khôn ngoan làm thế nào để người ta phải ngừng, phải chấm dứt. Trong cuộc đời nhiều khi ta phải biết chịu thua để bảo vệ danh dự, để tránh bị thiệt hại, và có khi để thắng.