Bích Duyen

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    8
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

0 Neutral

About Bích Duyen

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday
  1. 5- Tật trời sinh Thiền sư Bàn Khuê thuyết pháp không những rõ ràng dễ hiểu, mà trước khi kết thúc ông thường để cho người nghe hỏi tất cả những điều còn nghi hoặc, thắc mắc và sư trả lời luôn tại chỗ. Bởi vậy, tín đồ phương xa đến bái kiến rất đông. Ngày nọ, có một tín đồ đến nói : “Tôi trời sinh tật tính nóng nảy, vậy không biết phải sửa đổi thế nào ?” Sư Bàn Khuê :” Cái gì Trời sinh ? Người đem nó ra đây cho ta xem thử, ta sẽ giúp ngươi sửa đổi nó” . Tín đồ :”Không ! Bây giờ thì không có, nhưng khi đụng chuyện thì nó mới nhảy ra” Sư Bàn Khuê :”Nếu bây giờ không có, mà nó chỉ xuất hiện khi nào gặp chuyện, vậy thì lúc ngươi tranh chấp với người khác cũng chính là lúc ngươi tạo ra nó. Thế mà người lại đổ tội ấy cho Trời sinh là sao?” Người ta nói : Mọi vật trên thế gian này đều hình thành từ Duyên, không có cái gì do “Trời sinh”, mà chính bởi tự tâm ta tạo nên. Bản tính con người bao gồm cả thiện và ác, cho nên mới nói : “ Tâm sinh tắc chủng chủng pháp sinh, tâm diệt tắc chủng chủng pháp diệt” ( Tâm sinh tất mọi pháp đều sinh, tâm diệt thì mọi pháp cũng không còn). Vậy chỉ cần người ta hiểu được điều đó và có chí định, thì không tất xấu nào là không thể sửa đổi được. (Sưu tầm)
  2. 4 - BỎ XUỐNG !... Khi Phật còn tại thế, có một vị Bà la môn tên Hắc Chỉ hai tay mang hai chiếc bình hoa đến ra mắt. Phật thấy vậy bèn nói : “ Bỏ xuống !” Hắc Chỉ đặt chiếc bình bên tay trái xuống. Phật lại nói : “ Bỏ xuống !” Hắc Chỉ ngạc nhiên nói : “ Có hai chiếc bình hoa, tôi đã bỏ hết, chỉ còn hai tay không, đâu còn gì để bỏ xuống nữa. Xin hỏi ngài bảo tôi bỏ cái gì ?” Phật nói : “ Ta hòan tòan không bảo ngươi bỏ hai chiếc bình hoa kia xuống. Cái ta bảo ngươi bỏ xuống là bỏ cái lòng tự đắc, cái tâm kiêu ngạo, là lục trần lục thức của ngươi kia. Khi ngươi buông bỏ tất cả những thứ ấy xuống, lúc ấy ngươi mới giải thóat khỏi xiềng xích sinh tử” Người ta nói : “ Bỏ xuống” nghe đơn giản là vậy, nhưng thực sự là chuyện hết sức khó khăn của con người. Người có công danh thì có thể bỏ công danh không ? Người có tiền bạc thì có thể bỏ tiền bạc không ? Người có ái tình thì có thể bỏ ái tình không ? Người có sự nghiệp thì có thể bỏ sự nghiệp không? Gánh nặng trên vai con người, áp lực trong lòng con người nào có khác gì hai bình hoa của Hắc Chỉ ?. Đó là nguồn gốc khiến cuộc sống con người phiền não, đau khổ. Vậy, muốn được thanh thản nhẹ nhàng, hãy quẳng những gánh lo ấy đi ! Hãy biết “Bỏ xuống” để được hạnh phúc !. (Theo Chan Gushi)
  3. 3- NGỤ NGÔN CỦA PHẬT Trong một lần thuyết pháp, Phật kể : – “Có anh lái buôn giàu có nọ lấy được bốn cô vợ. Cô thứ nhất nhanh nhẹn đáng yêu, lúc nào cũng ở bên chồng như hình với bóng. Cô thứ hai là một mỹ nhân, anh lái buôn dùng tiền để mua về. Cô thứ ba tận tình lo những chuyện vặt vãnh trong nhà để chồng yên tâm làm ăn. Cô thứ tư tháo vát, đảm đang, lo toan mọi việc, nhưng anh chồng gần như quên mất sự tồn tại của cô “. Lần nọ, anh lái buôn chuẩn bị đi xa, bèn quyết định chọn một người đi theo mình. Cô thứ nhất nói : “Anh hãy đi một mình, tôi không thể theo hầu hạ anh được”. Cô thứ hai nói :”Tôi bị ép buộc lấy anh, chứ có thật lòng yêu anh đâu !”. Cô thứ ba nói :”Tôi tuy là vợ anh nhưng không thể dầm mưa dãi nắng nơi đất khách quê người cùng anh được; vì tình nghĩa vợ chồng, tôi chỉ có thể tiễn anh một quãng thôi”. Cô thứ tư nói :”Tôi là vợ anh, anh đi đâu, tôi theo đó”. Thế là anh lái buôn dẫn cô vợ thứ tư đi”. Kể xong câu chuyện, Phật giảng giải : – “Anh lái buôn cũng như các ngươi. Người vợ thứ nhất chỉ nhục thể của các ngươi; khi các ngươi sống, nó gắn liền với thân thể các ngươi, nhưng khi các ngươi chết, nó cũng rời xa các ngươi. Người vợ thứ hai chỉ gia tài, sản nghiệp của các ngươi; khi chết, các ngươi cũng không thể mang nó theo được. Người vợ thứ ba chỉ vợ con các ngươi; khi các ngươi sống, họ gần gũi với các ngươi, còn khi các ngươi chết, cũng cách chia đôi đường. Người vợ thứ tư chĩ tự tính của các ngươi; lúc bình thường các ngươi không để ý đến sự tồn tại của nó, nhưng nó thực sự là cái vĩnh viễn gắn liền và đi theo các ngươi suốt cả cuộc đời”. (Theo Chan Gushi của Ma Trí)
  4. Khi nói đến thứ Sáu ngày 13, bạn thường có cảm giác sợ hãi một điều gì đó không may sẽ đến với bạn trong ngày. Bạn vẫn cho rằng thứ Sáu ngày 13 là một ngày không tốt, tuy nhiên, có một số sự thật về thứ Sáu ngày 13 mà bạn có thể vẫn chưa khám phá ra. Sau đây là 13 tiết lộ về thứ Sáu ngày 13: 1. Hải Quân Anh đã tạo một chiếc tàu thuỷ và đặt tên là thứ Sáu ngày 13. Chuyến khởi hành đi xa đầu tiên của nó cũng vào thứ Sáu ngày 13 và sau đó người ta không nghe tin gì về nó. 2. Con tàu Apollo 13 định mệnh được phóng vào hồi 13h13 CST (giờ chuẩn trung tâm) vào ngày 11 tháng 4 năm 1970. Tổng thông số ngày tháng (4-11-70) là 13 (tức là 4+1+1+7+0 = 13). Và vụ nổ của con tàu định mệnh này cũng liên quan đến số 13, đó là ngày 13 tháng 4 (song, không phải ngày thứ Sáu). Tuy vậy, may mắn đội phi hành gia vẫn trở về trái đất an toàn. 3. Nhiều bệnh viện không có phòng 13 và nhiều toà nhà cao tầng không có tầng 13. 4. Nỗi sợ hãi thứ Sáu ngày 13, đó là một trong những thần thoại được biết đến nhiều nhất trong khoa học. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là hầu hết những người tin rằng thứ Sáu ngày 13 là ngày đen đủi mà không đưa ra lí do gì, kể cả những lập luận không logic. Giống như một sự mê tín dị đoan, những người sợ thứ Sáu ngày 13 cảm thấy sợ vì đơn giản là họ sợ, không bởi vì một lí do cụ thể nào cả. 5. Tiền vệ Dan Marino đã mặc áo số 13 trong suốt cuộc đời cầu thủ của mình ở Miami Dolphins. Mặc dù là một tiền vệ tuyệt vời nhưng anh chỉ được chơi bóng 1 lần vào năm 1985 và đội của anh đã bị đội San Francisco thắng đậm 38-16. 6. Cassidy, một kẻ cướp nhà băng khét tiếng cũng được sinh ra vào thứ Sáu ngày 13 năm 1866. 7. Cựu Tổng thống Brazil và Fidel Castro sinh vào thứ Sáu ngày 13 tháng 8 năm 1926. 8. Tổng thống Franklin D. Roosevelt không đi đâu vào ngày 13 của tháng và ông cũng không bao giờ mời 13 vị khách ngồi cùng một bữa ăn. Napoleon và Herbert Hoover cũng đặc biệt sợ hãi con số 13. 9. Một bữa tối mê tín ở Paris nếu có 13 vị khách thì nhất định sẽ có thêm vị khách danh dự thứ 14 thì bữa ăn đó mới được tiến hành. 10. Nhà văn Mark Twain cũng có một lần tiếp vị khách thứ 13 vào bữa tối. Một người bạn của ông đã báo trước không đến, nhưng cuối cùng lại đến. Và điều ông thấy không may là ông chỉ chuẩn bị thức ăn và đồ dùng cho 12 người. 11. Tổng thống thứ 28 của Mỹ, Woodrow Wilson lại xem số 13 là số may mắn của mình. Để khẳng định điều đó, ông có chuyến đến Pháp vào thứ Sáu ngày 13 tháng 12 năm 1918 để có cuộc thương thuyết hoà bình. Nhưng ông lại trở về không thành công. 12. Số 13 là số đứng sau số 12, con số mà theo những nhà số học cho rằng đó là một con số hoàn hảo vì một năm có 12 tháng, 12 giờ hoàng đạo, 12 vị thần của Olympus, 12 sứ mệnh của Hercules, 12 bộ tộc của Israel, 12 tông đồ của Jesus, 12 ngày của Giáng Sinh và 12 quả trứng được một tá trứng. Chính vì vậy, số 13 sau số 12 hoàn hảo nên nó thành một con số không may? 13. Dấu ấn ở mặt sau của một tờ đô la có 13 bậc kim tự tháp, 13 ngôi sao trên đầu con đại bàng, 13 lá oliu trên nhánh oliu. Theo Hoàng Ngân - Minh Nhật (VTC News)
  5. Chữ Phúc trong lòng người ước vọng đầu năm thảy dân ta không thiếu cha chữ Phúc. Tú Xương có câu đối: Chiều ba mươi nợ hỏi tít mù Co cẳng đạp thằng Bần ra cửa Sáng mồng một rượu say túy lúy Giơ tay bồng ông Phúc vào nhà Thời xưa các gia đình bình dân ít học thường đi thuê thầy đồ văn hay chữ tốt viết câu đối Tết mang về treo trong nhà hoặc dán ngoài cổng. Người ít tiền chỉ dám thuê các thầy viết cho một cha Phúc to đùng. Nhà khá giả không chỉ bằng lông với câu đối Tết có nội dung Phúc mà còn mua ba tượng tam đa: Phúc, Lộc, Thọ bày trong nhà quanh năm. Nhiều dòng họ lấy chữ Phức để đệm tên. Nguyễn Phúc Ánh (Vua Gia Long), Lê Phúc Thọ, đệm tên húy các chúa Nguyễn. Nhiều địa danh có chữ Phúc: Tỉnh Vĩnh Phúc. huyện Phú Thọ...Phúc bao giờ cũng đi đôi với Đức. Ai cũng trách phúc lợi, phúc lộc nhưng lại quên phúc đức, phúc thiện. Muốn được phúc phải có đức và ngược lại, đó là quy luật. Nội dung của đức phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội, tôn giáo... Thí dụ các đức nho giáo là Ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, chữ,tín). Đức của đạo Phật là ngũ giới (5 điều cấm), thập niên (10 việc tốt nên làm). Đức của đạo Kim là 10 lời răn của chúa... Cụ Hồ căn dặn cán bộ là luôn luôn "cần kiệm liêm chính, chí công vô tư" xứng đáng là "đầy tớ của nhân dân". Với trẻ em cụ dạy 5 điều để định hướng cho cá em trở thành người công dân tốt, tránh tình trạng "bé không vịn, trẻ gãy cành". Dù văn chương chữ nghĩa khác nhau, chung quy đức của mọi dân tộc, mọi chủ nghĩa, mọi thời đại đều trùng hợp tinh thần "vô ngã vị tha" của đạo Phật. Nhằm mục đích mưu cầu lợi ích cho chúng sinh. Có cách nào chống đạo đức "xuống cấp”? Tôi nghe bạn bè phàn nàn: Hiện nay đi đâu cũng thấy "nhiều Lý Thông ít Thạch Sanh". Phải chăng vì các chuẩn mực đạo đức truyền thống bị "chụp mũ” là "tàn dư của chế độ phong kiến"? Hồi còn nhỏ tôi đã được nghe một số chuyện quan thanh liêm, trọng nghĩa khinh tài, chỉ dùng quyền hành của mình để làm việc ích nước lợi nhà, khi nghỉ hưu sống đạm bạc thậm chí nghèo khổ. Thí dụ Chu Văn An làm thượng thư bộ hình (nay gọi là Bộ trưởng Bộ Tư pháp) đời Trần ở thế kỷ XIV dâng sớ xin vua chém 7 tên hung thần, vua không nghe, ông liền cởi mũ áo làm quan về quê làm nghề dạy học. Chẳng cứ Việt Nam bên nước ngoài cũng có rất nhiều ông quan như thế. Một vị ra lệnh hạm đội của hải quần Phấp là trung tướng Rene Duguay - trouin (1673 -1736) nổi tiếng không chỉ vì chiến công hiển hách thắng quân Anh và Hà Lan mà còn do tính liêm khiết. Bao nhiêu chiến lợi phẩm và bổng lộc của vua ban ông đưa hết cho lính, không tơ hào thứ gì. Sau khi từ giã binh nghiệp ông sống nghèo nàn đến lúc chết. Tổng thống Mỹ đầu tiên George Washington (1732 - 1799) lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa đánh đuổi thực dân Anh, giữ chức 2 nhiệm kỳ rồi về làm ruộng, không tham quyền cố vị. Khi còn sống Cụ Hồ thường xuyên đọc báo, nghe đài, phát hiện gương ngườì tốt, việc tốt và thưởng huy hiệu cho họ. “Chống xói môn đạo đức" là sự nghiệp của toàn dân. Đầu xuân bàn việc tày đình, to không dám cả gan mà chỉ làm như cụ Nguyễn Du: Lời quê góp nhặt dong dài Mua vui cũng được ít vài trống canh. (Theo Hà Nội mới cuối tuần của Đức Thiện)
  6. Điều nghịch lý của thời đại ngày nay là chúng ta có những tòa building cao hơn nhưng sự kiên nhẫn của mình lại ngằn hơn, ta có những đại lộ rộng lớn hơn, nhưng cái nhìn của mình lại nhỏ hẹp hơn. Chung ta tiêu xài nhiều hơn, nhưng có được ít hơn, mua sắm thêm hơn, nhưng thưởng thức lại kém hơn. Ta có căn nhà to rộng hơn, nhưng gia đình nhỏ bé hơn, có nhiều tiện nghi hơn nhưng thời giờ lại ít hơn. Chúng ta có nhiều bằng cấp hơn nhưng hiểu biết lại giảm đi, ta dư thừa kiến thức, nhưng lại thiếu sự xét suy, ta có thêm nhiều nhà chuyên môn và cũng thêm bao nhiêu là những vấn đề, có thêm thuốc men nhưng sự lành mạnh lại càng sụt giảm. Thời đại ngày nay chúng ta uống rượu và hút thuốc qúa nhiều, tiêu pha không tiếc nuối, thiếu vắng tiếng cười, lái xe qúa nhanh, nóng giận rất dễ, thức rất khuya, đọc sách rất ít, xem Ti-vi qúa nhiều, và hiếm khi nào ta biết ngồi lại trong tĩnh lặng ! Tài sản của ta tăng lên gấp bội phần, nhưng gía trị của chúng cũng sụt giảm theo. Chúng ta nói qúa nhiều, thương yêu qúa ít, và thù ghét thì lại qúa thường. Chúng ta biết cách kiếm sống, nhưng không mấy ai biết sống. Một đời người được kéo dài hơn, nhưng chỉ là cộng thêm những năm tháng mà thôi. Chúng ta đã lên đến mặt trăng và trở về trái đất, nhưng rất khó bước qua bên kia đường để chào người hàng xóm mới. Ta chinh phục được thế giới bên ngòai, nhưng không biết gì về thế giới bên trong. Chúng ta đã làm được rất nhiều những việc lớn lao, nhưng rất ít việc tốt lành. Không khí chung quanh ta được trong sạch hơn, nhưng tâm hồn ta lại càng thêm ô nhiễm. Chúng ta chia cắt được một hạt nguyên tử, nhưng chưa phá được thành kiến của chính mình. Chúng ta viết nhiều hơn, nhưng học được ít hơn. Chúng ta có nhiều dự án hơn, nhưng hòan tất lại ít hơn. Chúng ta biết cách làm việc thật nhanh chóng, nhưng không biết cách để đợi chờ. Chúng ta thiết kế nhiều máy điện tóan, chứa thật nhiều dữ kiện, in ra bao nhiêu tài liệu, nhưng sự truyền thông giữa con người lại càng sút kém đi. Ngày nay của thời đại của mì ăn liền, tiêu hóa chậm, con người to lớn nhưng chí khí rất nhỏ, lợi nhuận thì rất sâu mà tình người thì rất cạn. Đây là thời đại của hai đầu thương nhưng trăm ngàn ly dị, nhà cửa khang trang nhưng đổ vỡ trong gia đình. Đây là thời đại của những mặt hàng trưng bày ngòai cửa tiệm thì rất nhiều, nhưng trong nhà kho lại không có một đồ vật nào. Đây là thời đại mà kỹ thuật có thể mang lá thư này đến thẳng với bạn, và bạn cũng hoàn tòan có tự do để chọn đọc nó hay xóa bỏ đi … Nhưng xin bạn hãy nhớ bỏ thì giờ của mình ra với người thương, vì họ sẽ không có mặt với ta mãi mãi. Hãy nhớ chọn những lời dễ thương với những ai đang ngước nhìn bạn với nhiều ngưỡng phục, vì cô hay cậu bé đó rồi cũng sẽ lớn lên và rời xa ta. Hãy nhớ ôm chặt người gần bên, vì đó là một món qùa vô giá mà ta có thể ban tặng cho người khác, khi nó được xuất phát từ trái tim mình. Hãy nhớ nắm tay nhau và trân qúy những phút giây này, vì biết rằng thời gian sẽ không ở với ta mãi mãi. Hãy có thì giờ để thương nhau, để lắng nghe nhau, và nhất là hãy chia sẻ với nhau những ý tưởng đẹp nhất trong tâm mình. Và nhất là bạn hãy luôn nhớ rằng, cuộc sống không phải chỉ được đo lường bằng con số hơi thở của mình, mà bằng những giây phút kỳ diệu trong cuộc đời đã mang hơi thở tất bay cao. (Sưu Tầm)
  7. 2- CHUỘT TRẮNG - CHUỘT ĐEN Có người đàn ông nọ đang đi rong chơi trong rừng, chợt thấy một con hổ đói gầm lên và lao về phía mình. Anh ta kinh hỏang vội vàng cố sức bỏ chạy. Lão hổ cứ đuổi riết không tha, bức người đàn ông đến cùng đường. Đứng trước vực thẳm, người đàn ông nghĩ bụng : “Nếu để con hổ kia vồ được, thời ta chết chẳng tòan thây, chi bằng nhảy xuống vực là hơn, không chừng còn cơ may sống sót”. Thế là người đàn ông nhắm mắt nhảy xuống vực. May mắn là anh ta mắc vào một cành mơ trĩu qủa vươn ra chênh vênh trên vách đá. Đang vui mừng hớn hở, người đàn ông bỗng nghe tiếng rống kinh khủng ở đâu vọng đến. Nhìn xuống đất, anh ta muốn rụng tim khi thấy một con tử to lớn đang ngẩng đầu nhìn mình. Anh ta nghĩ : “Sư Tử cũng hung dữ chẳng khác gì Hổ, rơi vào miệng nó thì chỉ có chết”. Đang khi ấy, người đàn ông lại nghe tiếng “rột rẹt, rột rẹt”. Nhìn kỹ phía gốc cành, anh ta hỏang sợ khi thấy hai con chuột, một trằng một đen, đang nhăn nanh gậm cành mơ !. Người đàn ông nghĩ : “Bị chuột gậm gãy cành mơ té chết con hơn bị Sư Tử xẻ thịt”. Sau khi lấy lại bình tĩnh, người đàn ông cảm thấy đói bụng, bèn hái vài qủa mơ đang chín mọng bên cạnh mình và ăn ngon lành. Anh ta cảm thấy cả đời mình chưa từng được ăn thứ gì ngon như những qủa mơ này. Lần đến một cành chạc ba, người đàn ông lại nghĩ :”Sớm muộn gì cũng chết, chi bằng trước khi theo ông bà, ta cứ ngũ một giấc cho ngon lành cái đã”. Thế là anh ta thiếp đi trên cành cây. Lúc tỉnh lại, người đàn ông chẳng thấy Chuột Trắng, Chuột Đen, Hổ, Sư Tử đâu nữa. Anh ta bèn thận trọng lựa thế, men theo cành cây bám vào vách núi và từ từ xuống đến mặt đất an tòan. Thì ra, khi người đàn ông ngủ, lão Hổ trên đỉnh núi đói qúa chịu không nổi, bèn gầm lên một tiếng, lao xuống vực. Hai con Chuột nghe tiếng Hổ gầm kinh sợ bỏ chạy. Lão Hổ lao xuống vực quần nhau với Sư Tử, cuối cùng cả hai thọ thương rồi bỏ chạy mỗi con một nơi. Người ta nói : Khi con người sinh ra, là bắt đầu của khổ nạn, tựa như con Hổ đói kia cứ tuy đuổi chúng ta. Và cái chết luôn chực chờ chúng ta như con con Sư Tử nọ. Ngày rồi lại đêm (thời gian) không ngừng bào mòn cái thân giả tạm của chúng ta, giống như hai con Chuột Trắng và Chuột Đen không ngừng gặm nhấm cành mơ đó. Một ngày kia, chúng ta sẽ phải rơi vào miệng Sư Tử. Đã biết sinh mệnh con người mong manh như vậy, thì chỉ có con đường duy nhất là hãy yên tâm hửơng những trái ngọt ngay bên mình, hãy yên tâm ngủ say, hãy bớt ham muốn và sống giản dị đơn sơ như tấm lòng trẻ thơ. Như vậy, chúng ta sẽ đạt được hạnh phúc thực sự ở trong cuộc đời này.
  8. 1- TÁCH TRÀ Nan-in là một thiền sư Nhật sống vào thời đại Minh Trị (1868-1912). Ngày kia, ngài tiếp một giáo sư đại học đến tham vấn về thiền. Thiền sư rót trà mời khách. Ngài rót đầy tách trà của khách rồi nhưng vẫn tiếp tục rót. Vị giáo sư ngồi nhìn nước trong tách trà tràn ra mãi, cho đến khi không dằn lòng được nữa phải kêu lên : – “Đầy qúa rồi, không thể rót thêm vào được nữa !” Thiền sư nói :”Cũng giống như tách trà này, trong lòng ông đang chứa đầy những quan điểm và định kiến. Làm sao tôi có thể trình bày với ông về thiền nếu như trước tiên ông không làm trống cái tách của ông đi ?” Lời bình : Mỗi chúng ta đều có một tách trà, và phần lớn là những cái tách đã đầy ắp. Vì thế, qúa trình tiếp thu mỗi một tư tưởng mới thường bao giờ cũng là sự đối chọi, xung đột và tranh chấp với các tư tưởng cũ, chen chúc nhau trong một tâm thức ngày càng thu hẹp. Thiền không chấp nhận tiến trình này. Các thiền sư không bao giờ tranh biện hay thuyết phục người khác tin theo mình. Họ chỉ giản dị sống và thể hiện thiền qua chính cuộc sống. Vì thế, sẽ không có bất cứ phương cách nào để bạn tiếp nhận thiền trừ phi bạn buông bỏ những quan điểm, định kiến sẵn có. Khi tách trà của bạn đã được làm trống, tâm thức bạn sẽ tự nhiên rộng mở và dòng nước thiền cũng tự nó dạt dào tuôn chảy. Tách trà ấy tự nó có thể chứa đựng cả ba ngàn đại thiên thế giới ! (Trích từ Gõ Cửa Thiền của Nguyễn Minh)