
Nhật Tâm
Hội viên-
Số nội dung
53 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Everything posted by Nhật Tâm
-
Nhật Tâm có một số thắc mắc về cờ lễ hội (cờ thần) của Việt Nam bác Vô Trước, anh Hoangnt hay quý vị nào có thông tin xin chia xẻ. 1- Cờ lễ hội VN có từ bao giờ? (Liệu có phải có từ thời Hùng Vương?) 2- Trên thế giới có nước nào, dân tộc nào dùng cờ này nữa không? 3- Tại sao cờ lễ hội lại gắn liền với phật giáo? 4- Quy định màu sắc trên cờ thế nào mới là chuẩn? (Nhật Tâm thấy có một số cờ có thứ tự các màu không giống trong ảnh. Một nghi vấn của Nhật Tâm là liệu có phải màu đỏ ở giữa là màu đỏ sẫm của gạch - màu thổ còn màu bên ngoài là đỏ tươi - hành hỏa?) 5- Ý nghĩa của cờ lễ hội. Trân trọng, Nhật Tâm
-
Kính chào bác Vô Trước, Nhật Tâm không có ý “nặng lời”. “80 còn phải học 81” cho nên bác chịu dạy là cái may của Nhật Tâm. Khi quyết định viết thì tiểu luận 1 thì Nhật Tâm dự định hướng đến kết luận không giống như đã công bố. Trong quá trình viết thì nảy sinh một số nghi vấn và cũng may mắn giải quyết ngay được nên mới dẫn đến những kết luận khác hẳn. Nếu bắt đầu viết đúng là vì chữ duyên thì khi hoàn thành Nhật Tâm thấy ko thể không công bố. Nhật Tâm không có ý do dự hay hối tiếc về quyết định của mình đồng thời cũng không nản lòng hay thối trí. Do Nhật Tâm không viết đầy đủ nên Bác hiểu nhầm. Nhật Tâm thực hiện “chiến lược” đa mục tiêu. Vì vậy khi nào cần tập trung cho mục tiêu nào là hợp lý thì cần phải tùy tình hình cụ thể. Trước đây thỉnh thoảng có giở sách ra tự học chỉ vì tò mò mà có chút hứng thủ. Nhưng khi biết chắc là của người Việt thì không thể bỏ. Lý học Đông phương cũng là một mục tiêu Nhật Tâm muốn hướng đến. Tuy nhiên theo đuổi mục tiêu này khó khăn và dài hơi. Căng sức cho tất cả mục tiêu chỉ có thể thực hiện trong ngắn hạn, không phải kế lâu dài. nên Nhật Tân nghĩ cần thực tế một chút. “Có thực mới vực được đạo”. Trước mắt phải tập trung lo ổn định cuộc sống và công việc trước, khi ổn định được thì chắc rằng sẽ sắp xếp đc thời gian cho các mục tiêu khác. Cũng chưa thể chắc được con đường phía trước sẽ ra sao nhưng không có chuyện Nhật Tâm sẽ từ bỏ. Lý học Đông phương đang phục hồi tốt nhưng vẫn cần thêm thời gian. Nhật Tâm nghĩ đến một viễn cảnh tươi sáng khi nước ta chính thức nhận trước thế giới Lý học Đông phương là tinh hoa của tuệ Việt thời Hùng Vương và sẽ tập hợp trí tuệ Việt đương thời (cả Đông phương học và tây học), tổ chức phục hồi một cách bài bản. Sẽ phải chờ thêm đến khi kinh tế thêm vững mạnh chính trị ổn định bớt thuộc vào phương Bắc. Phục hồi Lý học Đông phương có lẽ sẽ phải đi sau việc chính thức làm rõ Việt sử và sẽ gắn liền với việc phục hồi các di sản văn hóa thời đại Hùng Vương. Cho nên Nhật Tâm nghĩ bác không nên quá buồn và lo lắng như vậy. Mọi người hợp tác cùng chung sức “bất chiến tự nhiên thành”. Hiện tại Nhật Tâm chỉ đủ thời gian lướt diễn đàn thu thập thông tin và hoc hỏi thêm. Cũng coi như là chuẩn bị trước cho mình. Mong bác tiếp tục bàn luận và đưa ra quan điểm – nhất là những phần có liên quan đến khoa học hiện đâị - để Nhật Tâm và các ban trẻ học hỏi. Trân trọng, Nhật Tâm
-
Kính chào bác Vo Truoc, Có lẽ bác có điều gì muốn dạy bảo. Nhật Tâm xin được lắng nghe. Trân trọng, Nhật Tâm
-
Kính chào bác Vuivui, Bác dạy rất phải, Nhật Tâm xin nghe. Nhật Tâm chỉ đọc đc vài quyển sách. Mỗi năm giở sách ra xem được đôi ba lần, mỗi lần không quá 1h. Lĩnh hội không được bao nhiêu. Đúng ra Nhật Tâm không viết lách gì cả. Ba năm trước, một người, (khi đó trí tuệ đã không còn minh mẫn, trước đó đã có biểu hiện lẫn) trước khi mất đã nói riêng với Nhật Tâm. Chỉ đúng một câu, kỳ lạ, không hề ăn nhập gì với hoàn cảnh lúc đó. Khi đó Nhật Tâm nghĩ là do người bệnh bị lẫn nên không để tâm. Đến trước khi Nhật Tâm viết tiểu luận thì mới nhận ra câu đó hoàn toàn chính xác. Nhật Tâm viết cũng vì chữ duyên. Về việc người học trò của bác. Anh ta may mắn vì có thầy giỏi dẫn dắt. Chưa biết chừng anh ta chưa tiến nhanh như bác kỳ vọng vì gặp ít thất bại. Nhật Tâm đã mất ba năm để hiểu được nhắn nhủ của người thân. Chìa khóa bác Vuivui cho thì chưa rõ đến phải mất mấy năm. Cũng có thể chẳng bao giờ hiểu đc. Nếu vẫn còn duyên với lý học Đông phương thì sẽ có ngày Nhật Tâm tập trung học nó. Hiện tại học và làm việc đã chiếm hết quỹ thời gian của Nhật Tâm. Có điều nếu sau này có thời gian tập trung học lý học Đông phương thì Nhật Tâm nghĩ sẽ an toàn thôi. Nhật Tâm tin luật nhân quả, giữ vững chính tâm thì dẫu khó khăn chỉ là trước mắt. Dù không đạt được thành quả gì cũng sẽ không để bị sa vào ma đạo. Bác có thể yên tâm. Cám ơn bác Vuivui khuyên bảo. Chúc bác sớm đào tạo được truyền nhân ưng ý. Trân trọng, Nhật Tâm
-
Kính chào bác Vuivui, Không biết bác có vui òng chỉ bảo cặn kẽ hơn không ạ? Nhật tâm theo tây học sách vở cũng có thể gọi là đầy đủ, hướng dẫn ứng dụng rõ ràng thấy rằng tự học rất thuận tiện. Khi tìm hiểu về tri thức Đồng phương thấy rất khó khăn vì tư liệu không rõ ràng. Thời đại internet nếu cố gắng kiếm tài liệu thì cũng không thiếu chỉ có điều nguồn gốc, tính chuẩn mực không rõ ràng chưa kể có nhiều quan điểm khác nhau. Mong là các bậc cao sớm thống nhất, hệ thống về tư liệu và có chỉ dẫn đường đi nước bước để lớp trẻ có thể tự học. Trân trọng. Nhật Tâm
-
Kính chào bác Thiên Sứ, Nhật Tâm đọc lại mô tả của bác thì thấy lá cờ trong ảnh này có thêm một dải màu trắng có lẽ đúng hơn. Như vậy xét về số lượng thì phải có 6 dải màu với 5 màu mới là đủ. Ngẫm ra cơ cấu như vậy mới là hợp lý. Trân trọng cảm ơn bác Thiên Sứ. Nhật Tâm
-
Kính chào bác Thiên Sứ và tất cả quý vị quan tâm, Nếu cờ ngũ sắc đúng là quốc kỳ của nước Văn Lang thì thật là đại hỷ sự. Như vậy nước ta vẫn giữ được những biểu tượng quan trọng nhất của nhà nước Văn Lang. Quốc bảo (trống đồng), quốc lễ (trong văn hóa VN có lẽ cả trên trống đồng cũng ghi), quốc kỳ (cờ ngũ sắc) & linh vật quốc gia (chim Lạc). Nhật Tâm chưa hiểu chòm sao thêu ở giữa của phương Đông- Mộc lại là sao Tam bích (hình như sao này là sao xấu)? Tại sao không phải là sao Thanh Long như trong câu thơ: Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ Tiền Chu Tước, hậu Huyền vũ (Hướng quy ước là tọa Bắc hướng Nam) Nhật Tâm thường quan niệm màu vàng nhạt là hành kim nên đã nhĩ màu vàng trong lá cờ trên tượng trưng hành Kim. Như vậy đúng là thiếu màu trắng của Kim. Tuy nhiên nếu ý nghĩa lá cờ chỉ là ngũ hành và mối tương quan tương sinh + hình vuông là tượng âm thì chỉ thể hiện được khoảng một nửa đặc trưng của Âm - Dương và ngũ hành. Nói cách khác, nếu là Nhật Tâm thiết kế cờ thì sẽ ưu tiên thể hiện đủ âm dương, tiếp đó đến ngũ hành tương sinh và sau đó là tương khắc. Phải chăng việc thiết kế cờ như vậy ẩn chứa quan niệm đặc biệt quan trọng của thuyết ngũ hành hoặc triết lý lập quốc thời Hùng Vương? Mong bác Thiên Sứ và quý vị quan tâm cho ý kiến tham khảo. Chân thành cảm ơn bác Thiên Sứ đã cung cấp tư liệu quý giá. Trân trọng, Nhật Tâm
-
Kính chào bác Vô Trước, bác Thiên Sứ hay bác Lãn Miên & quý vị quan tâm, Nhật Tâm đã lập một mục riêng về cờ lễ hội Việt Nam để tránh lạc chủ đề của mục "Chiều là gì". Bác Vô Trước quan tâm đến cờ lễ hội xin tiếp tục theo dõi bên mục này. Nhật Tâm hy vọng bác Thiên Sứ hay bác Lãn Miên hoặc các thành viên khác sẽ quan tâm và chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến cờ lễ hội của Việt Nam. Trân trọng, Nhật Tâm
-
Kính chào bác Vô Trước,anh Hoangnt Nhật Tâm đã lập một mục riêng về cờ lễ hội Việt Nam để tránh lạc chủ đề của mục này. Mời anh bác, anh Hoangnt và các thành viên tiếp tục trao đổi chủ đề này. Bác Vô Trước quan tâm đến cờ lễ hội xin theo dõi bên mục cờ lễ hội Việt Nam. Nhật Tâm hy vọng bác Thiên Sứ hay bác Lãn Miên cùng các thành viên khác sẽ chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến cờ lễ hội của Việt Nam. Trân trọng, Nhật Tâm
-
Kính chào bác Vô Trước & anh Hoàngnt, Rất cám ơn bác đã nhiệt tình trả lời các câu hỏi của Nhật Tâm. Nhờ vậy Nhật Tâm biết được sơ bộ mô hình vũ trụ theo quan niệm của bác. Hy vọng Nhật Tâm không phải đợi quá lâu để được tham khảo công trình của bác. @ anh Hoangnt: NHật Tâm chưa tìm hiểu về huyền không, phi tinh nên chưa có khái niệm gì về phần này. Hiện tại thời gian hạn hẹp nên chưa mở rộng phạm vi tìm hiểu về lý học Đông phương được. Nhật Tâm có một số thắc mắc về cờ lễ hội (cờ thần) của Việt Nam bác Vô Trước, anh Hoangnt hay quý vị nào có thông tin xin chia xẻ. 1- Cờ lễ hội VN có từ bao giờ? (Liệu có phải có từ thời Hùng Vương?) 2- Trên thế giới có nước nào, dân tộc nào dùng cờ này nữa không? 3- Tại sao cờ lễ hội lại gắn liền với phật giáo? 4- Quy định màu sắc trên cờ thế nào mới là chuẩn? (Nhật Tâm thấy có một số cờ có thứ tự các màu không giống trong ảnh. Một nghi vấn của Nhật Tâm là liệu có phải màu đỏ ở giữa là màu đỏ sẫm của gạch - màu thổ còn màu bên ngoài là đỏ tươi - hành hỏa?) 5- Ý nghĩa của cờ lễ hội. Trân trọng, Nhật Tâm
-
Chào anh Hoangnt, anh nói "Vũ trụ sẽ không sinh không diệt và cứ vận động mãi mãi theo quy luật". Có phải là anh quan niệm vũ trụ không có khởi đầu, nó vốn tồn tại và sẽ mãi tồn tại? Nhật Tâm không hiểu cách quan niệm này. Nếu vũ trụ có thời khắc hình thành, không gian và thời gian cũng có điểm đầu thì sẽ có điểm cuối. Nhật Tâm nghĩ vậy. Trân trọng, Nhật Tâm
-
Kính chào bác Vô Trước, Cám ơn bác chỉ bảo. Nếu thực sự bác quan niệm thời gian chỉ có chiều dương, vũ trụ có ranh giới thì lý thuyết bác đang viết chắc sẽ gặp không ít khó khăn trong việc giải thích một cách khoa học một số hiện tượng tinh thần: trạng thái thiền định, Giác quan thứ 6, Dejavu. Trong các hiện tượng này thời gian dường đẳng hướng. Thời gian chỉ có chiều dương thì có lẽ chiều thời gian là điển hình của việc không tuân theo quy luật thái cực? Nhật Tâm xin hỏi thêm bác một câu cuối. Bác quan niệm vũ trụ có ranh giới tạo nên hệ kín. Vậy ắt hẳn có khái niệm bên trong và bên ngoài vũ trụ. Không biết bác quan niệm thế nào về trạng thái bên vũ trụ? Khi nào bác Vô Trước hoàn thành và công bố công trình của mình, mong bác cho Nhật Tâm xin đường link để tham khảo. Chân thành cám ơn bác. Trân trọng Nhật Tâm
-
Kính chào bác Vô Trước, Trong Kinh dịch nói vô cực (sinh) --> thái cực --> lưỡng nghi --> tứ tượng... Câu trên NHật Tâm thật sự thấy quan niệm rất mới. Nhật Tâm thấy có lẽ cách hiểu phổ biến vẫn là trong thái cực đã có âm dương. Trường hợp đúng như bác Vô Trước nói thì thuyết ADNH không bao trùm được Thái cực bởi lẽ cả AD và NH đều chưa được sinh ra. Như vậy nó không phải là học thuyết thống nhất vũ trụ. Chưa rõ phải lý giải điều này ra sao ạ? Thời gian và không gian là thuộc tính của vật chất (cả hình thái tổng quát phi vật chất như quan niệm khí của Đông phương). Nhật Tâm cũng đồng tình với quan niệm này cảu bác Vô Trước. Có một điều Nhật Tâm không hiểu Vật chất và phi vật chất có tính đẳng hướng (theo cách hiểu của Nhật Tâm), không gian cũng đẳng hướng. Tại sao chỉ mỗi thời gian không đẳng hướng? Theo Nhật Tâm hiểu thì cả lý học Đông phương và phương tây đều không loại chiều âm của thời gian. Chưa rõ bác Vô Trước có lý luận gì loại bỏ chiều âm không? Cách đây khoảng 9 năm Nhật Tâm có được học sơ qua về Entroppia nhiệt động trong hóa lý. Đến giờ cũng không nhớ rõ ràng lắm. Thầy giáo có nói đến hiện tượng "chết nhiệt vũ trụ" khi vũ trụ tăng lên đến kích thước giới hạn và "đóng băng" luôn. Có điều tại thời điểm đó khi đó thầy nói "lý thuyết này đã được cho là sai". Điều quan trọng khi áp dụng entropia nhiệt động cho 1 hệ là phải xem hệ đó có kín hay không. Hệ không kín thì không áp dụng được. Phải chăng bác Vô Trước quan niệm vũ trụ hữu hạn (về kích thước) và có giới hạn (tính có ranh giới) tạo nên hệ kín? Trân Trọng, Nhật Tâm
-
Kính chào bác Vô Trước, Nhật Tâm rất mong đợi thời điểm bác công bố lý giải cho quan điểm này. Câu này nếu hiểu là Hà Đồ chỉ phát huy tác dụng khi dùng ở phần bán cầu phía bắc của trái đất thì có sai không ạ? Trân Trọng, Nhật Tâm
-
-
Chào anh Hoàngnt, Đúng là người xưa chỉ có thể quan sát bằng mắt thường thấy 5 hành tinh từ trái đất. Tuy nhiên với những gì thể hiện trên trống Đồng thì Nhật Tâm cho là lý giải Hà Đồ không nhất thiết phải gắn liền với trái đất. Có nghĩa là người xưa đã tính toán tương đối chính xác chu kỳ của 5 hành tinh quanh hệ mặt trời và lập ra một môt hình hệ mặt trời từ đó làm cơ sở xây dựng Hà Đồ Hà đồ bố trí ngũ hành trên mặt phẳng 2 chiều nhưng thực tế ta ở trong không gian 3 chiều. Điều này rất khó lý giải cho trọn rõ ràng. Khi không có hướng dẫn cụ thể cách đặt Hà Đồ thì có thể thấy nghich lý sau. Giả sử anh Hoangnt Việt Nam và Nhật Tâm ở Mỹ cùng dùng Hà đồ (cách nửa vong trái đất), nếu lấy điểm nhìn từ ngoài vũ trụ thì chúng ta đặt Hà Đồ hoàn toàn ngược nhau (Hình dung như vật thể đối nhau qua gương). Tại sao lại có việc này? cần phải lý giải hợp lý. Trường hợp chứng minh được Hà Đồ đúng cho tất cả các vị trí trên trái đất. Ta giả sử dùng Hà đồ trên Hỏa tinh. Liệu có xoay ngũ hành để đổi hành Hỏa vào giữa để thành Hà Đồ mới? Nhật Tâm nghiêng về khả năng Hà đồ đúng cho mọi vị trí trong vũ trụ thuộc không gian 3 chiều. Nhưng cần xác định cách đặt mặt phẳng Hà Đồ và xoay chuẩn hướng của hành Mộc. Những điều Nhật Tâm viết về Hà Độ trong 2 tiểu luận chỉ mang tính giải thích hợp lý cho việc bố trí trên Hà Đồ. Về Độ số Nhật Tâm chưa có thêm ý tưởng gì. Liên quan giữa tên gọi của các hành tinh và đặt Độ Số của Hà Đồ Nhật Tâm thấy có vài nét khá “đẹp” như hình dưới đây. Cũng chưa thấy thêm được gì cụ thể. Nhật Tâm tự học là chính nên chưa biết nhiều về lịch Can chi. Bác Vô Trước có nói thời gian, không gian cũng là thuộc tính của vật chất cho nên việc lịch can chi để trợ giúp tính toán thời điểm thịnh suy và chuyển giao của ngũ hành mà không phải phụ thuộc nhiều vào quan sát tự nhiên. 10 can là do bộ số 2x5 tạo thành. Như vậy thiên Căn là từ âm dương và ngũ hành. Dựa vào thực tế nào mà người xưa dùng hai số này thì Nhật Tâm cũng không rõ. Số 2 là Âm dương thì đã có nhiều người lý giải. Thuyết M-theory của phương tây là hợp của 5 thuyết string (dựa trên 5 phương tình toán học) đã chứng tỏ dùng số 5 là có cơ sở thực tiễn. Việc tạo ra 12 chi có lẽ một nguyên nhân là có tới 2 hành tinh mang hành thổ. Hành thổ đúng là có vai trò đặc biệt trong không gian 3 chiều. Tuy nhiên Nhật Tâm vẫn nghiêng về quan điểm 5 hành hoàn toàn bình đẳng. Hiện tại chưa thể kiểm chứng được sự tồn tại của chiều không gian cơ sở nên chưa thể có nhận định gì thêm. Hiện tại Nhật Tâm quá bận nên đã phải tạm dừng việc tìm hiểu sâu hơn lý học Đông phương. Nhật Tâm vẫn cố gắng sắp xếp thời gian thỉnh thoảng lên diễn đàn để cập nhật thông tin. Anh có ý tưởng gì mới mong được chia xẻ để Nhật Tâm học hỏi. Trân Trọng, Nhật Tâm
-
Kính chào quý vị quan tâm Nhật Tâm xin bổ sung một bằng chứng mới tìm được một đoạn trong bài viết về thiền Sư Lê Mạnh Thát. Trước khi viết cả hai tiểu luận khoảng 2 tháng, Nhật Tâm đã đọc bài này nhưng không chú ý đến chi tiết về lịch 360 ngày. Nay tình cờ đọc lại mới phát hiện ra bằng chứng rất quan trọng cho sự tồn tại hệ lịch 360 ngày thời Hùng Vương. "Tiếp theo và cùng với chữ viết là lịch pháp. Lâu nay chưa ai biết dân tộc ta thời đại Hùng Vương sắp xếp ngày tháng như thế nào. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn từng đoán: "Văn hóa Trống đồng của nước Văn Lang chắc đã dùng năm 12 tháng, tháng lần lượt 29-30 ngày cũng không hẳn là vô lý" (Lịch và lịch Việt Nam, Tập san Khoa học xã hội, Paris, 1982, trích từ Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, NXB Tổng hợp TP.HCM 2006, trang 71). Nay những phát hiện trong Lục độ tập kinh cho phép khẳng định được lời đoán của giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Những câu chuyện ghi trong tập kinh này cho thấy, nước ta thời Hùng Vương đã dùng hệ thống lịch chia năm ra 360 ngày, phân bổ thành 4 mùa, mỗi mùa có 3 tháng và đã dùng đơn vị tuần, mỗi tuần 7 ngày. Đối chiếu với những tài liệu cổ Trung Quốc thì thấy hệ thống lịch nước ta khác với lịch Trung Quốc cùng thời, vì lịch Trung Quốc thời đó mỗi năm 366 ngày và một đơn vị tuần của họ có tới 10 ngày. Nó cũng không giống Ấn Độ, vì tuần của Ấn Độ thời đó có 15 ngày. Phát hiện này cho phép kết luận nước ta thời Hùng Vương đã có lịch pháp riêng của một nhà nước độc lập. Giáo sư Lê Mạnh Thát cho rằng, để bảo lưu được một hệ thống lịch pháp như thế, các câu chuyện trong Lục độ tập kinh chắc chắn phải được lưu truyền "vào thời hệ thống lịch đó còn hiệu lực", tức là từ năm 43 trở về trước, bởi vì sau năm đó nhà Hán đã chiếm nước ta, một sự bảo lưu như thế dứt khoát không thể nào xảy ra dưới bộ máy đàn áp của Mã Viện... " http://thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=2915 Trân trọng. Nhật Tâm
-
Kính chào cụ Hà Uyên, Cám ơn cụ đã quan tâm đến bài viết. Câu này rõ ràng là Nhật Tâm viết sai. Thổ, Mộc tinh không sinh ra ngũ hành. Việc sinh ngũ hành không thể do hai hành tinh này quyết định. Khi viết câu này Nhật Tâm nghĩ theo hướng: ban đầu khi người xưa muốn xác định thời điểm để phối ngũ hành cho từng năm đã dựa vào giao hội Mộc – Thổ để làm căn cứ. Luận về bản chất âm dương ngũ hành sinh vạn vật. Ý cảu đoạn này là dùng Mộc và Thổ tinh để định ngũ hành cho các năm lần lượt theo chiều tương sinh. Nhật Tâm xin cám ơn cụ chỉ lỗi. Trân trọng. Nhật Tâm
-
Kính chào cụ Hà Uyên, Nhật Tâm không dám giảng ạ. Cụ đã hỏi Nhật tâm xin thưa. Câu hỏi cuối Nhật Tâm chưa biết nghĩ thế nào về chiều của không gian. Việc hỏi về hậu quả là Nhật Tâm hỏi cho riêng mình thôi, không liên quan nhiều đến học thuật. Khoa học hiện nay xác nhận có một hiện tượng tâm lý có tên là Dèjà Vu “Ký ức ảo giác Trong tiếng Pháp, "déjà vu" có nghĩa là “đã nhìn thấy từ trước”. Cụm từ này được sử dụng khi con người có cảm giác họ đã thấy những tình huống, cảnh tượng, sự việc nào đó trong quá khứ và bây giờ chúng đang xảy ra trước mắt họ. Chẳng hạn, một phụ nữ bước vào một toà nhà tại một đất nước mà cô trước đây cô chưa từng tới, nhưng lại cảm thấy khung cảnh bên trong tòa nhà rất quen thuộc, cứ như thể cô từng sống trong đó vậy. Một số người cho rằng déjà vu là những trải nghiệm tâm linh hoặc ký ức về kiếp trước. Giống như trực giác, trong tương lai các nhà khoa học có thể tìm ra những lời giải thích hợp lý về déjà vu bằng cách nghiên cứu tâm lý con người. Tuy nhiên, cho tới nay nguyên nhân và bản chất của déjà vu vẫn là một bí ẩn.” Việc một người sống ở năm 2010 xem một tấm hình từ những năm 80 thì dễ hiểu. Những người có khả năng Dèjà Vu xem được một cách vô thức (trong giấc mơ) tấm hình từ năm của năm 2050. Sau này trong đời họ có sự việc xảy ra chính xác như vậy, không sai một li. Bất chấp cố gắng thay đổi. Có điều tác động của việc biết trước tới nhận thức, tâm lý và cách cư xử của người trong cuộc Nhật Tâm không rõ nên mới hỏi như vậy. Cuộc sống cho con người quyền tự do lựa chọn nhưng định mệnh dường như đã an bài. Mong được cụ chỉ bảo. Trân trọng. Nhật Tâm Kính chào bác Vuivui, Cám ơn bác Vuivui nhiều ạ. Nhật Tâm xin nhận câu này trước hết làm bảo bối phòng thân. Nhật Tâm chưa rõ bác Vuivui nói đến lối học và nghiên cứu của Nhật Tâm là ý làm sao. Có lẽ bác thấy Nhật Tâm không có căn bản về đạo. Thành thật mà nói Nhật tâm chưa từng để tâm học đạo theo triết lý của Nho học. Những gì đã viết ra chủ yếu dựa trên kiến thức tây học và những gì mắt thấy tai nghe trong cuộc sống và được người lớn dạy bảo. Kiến thức về lý học thì chẳng có là bao. Đúng ra Nhật Tâm chỉ quan tâm đọc địa lý Tả Ao (1và 2) và Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê, song cũng không hiểu được bao nhiêu. Thỉnh thoảng mở ra xem, khó quá chán lại bỏ. Nhật Tâm rất không thích việc học các lý thuyết suông ít tính ứng dụng chính vì vậy chỉ quan tâm đến địa lý và Kinh Dịch. Cho nên đúng ra là không hề có căn bản về lý học Đông phương. Có điều cho tới thời điểm này Nhật Tâm cũng chưa có ý định học Đạo theo hướng của Nho học (tuy nhiên khi thực sự thấy cần thì Nhật Tâm sẽ cố gắng học). Với Nhật Tâm thì học Đạo tốt nhất vẫn là từ cuộc sống. Phật không phân Nam – Bắc thì Đạo cũng chẳng có Đông – Tây, Tây học cũng hay lý học cũng là đạo cả. Tây học đi đường vòng nhưng dễ hiểu, dễ kiểm chứng nên an toàn đỡ lạc đường. Mọi con đường đề dẫn về chính Đạo. Tiến được thì tiến, mệt thì dừng lại nghỉ. Đôi khi lùi lại cũng tốt – lùi một bước biển rộng, trời cao. Một lần nữa Nhật Tâm xin cám ơn bác Vuivui đã truyền cho kinh nghiệm. Chúc bác van sự như ý. Trân trọng Nhật Tâm
-
Kính chào bác Vô Trước, Cám ơn bác đã quan tâm, trả lời thắc mắc và chỉ trước ngõ cụt cho Nhật Tâm. Về trường hợp cụ Trạng Trình, Nhật Tâm cho là Cụ Trạng không gặp thời. Còn về Đạo Đức kinh của Đạo Lão, triết lý sâu xa, Nhật Tâm học trước quên sau chưa thể hiểu ngay được. Xin cám ơn bác Vô Trước giảng ạ. Trước đây Nhật TÂm có được học luật về sở hữu Trí tuệ. Thầy giáo có nói đến sự vượt lên của khoa học phương tây so với phương Đông. Một trong những nguyên nhân là phương tây đăng ký bản quyền và có chính sách bảo hộ hợp lý cho chủ sở hữu. Tác dụng của việc này là những người khác có thể thuận lợi tiếp cận những lý thuyết mới nhất từ đó nghiên cứu và phát triển lên mức cao hơn. Đương nhiên là người chủ sở hữu vẫn giữ cho mình “tuyệt học” kể duy trì lợi thế nhưng nhìn chung họ công bố hoàn chỉnh lý thuyết. Bằng cách đó, đời này qua đời khác họ hoàn thiện các lý thuyết bằng các phát minh và cải tiến hữu ích. Phương tây đã tạo ra cách để duy trì, phát triển một lý thuyết một cáchthống nhất và đều đặn. Trong khi phương Đông thì tập trung gìn giữ lý thuyết dưới dạng cha truyền con nối. Giữ làm của riêng. Các lý thuyết ít được phát triển, chỉ dậm chân tại chỗ, nhiều trường hợp còn thất truyền. Với trường hợp của học thuyết Âm Dương ngũ hành, Nhật Tâm cho rằng dù có xuất hiện người được coi là hiểu đạo (cụ Trạng Trình là một ví dụ) cũng không đủ sức mình phục hồi cả nền khoa học cổ lớn như vậy. Sau nỗ lực của người đó khoa học Đông phương lại theo đà suy thoái như trước mà thôi. Nhật Tâm bạo gan cho rằng việc phục hồi lý học Đông phương không nằm ở chỗ hiểu đúng đạo hay không mà nằm ở cách thức tổ chức, định hướng, phục hồi và phát triển lại bộ môn khoa học này một cách thống nhất và khoa học. Các tạp thuyết sẽ dần bị loại bỏ, lý học Đông phương sẽ rõ ràng và khoa học không thua gì khoa học phương tây hiện nay. Khoa học phương tây phát triển cực thịnh sẽ là động lực hồi sinh lý học Đông phương. Nhật Tâm mong rằng người Việt sẽ tự khôi phục được lịch sử, văn hóa và lý học Đông phương chứ không phải chờ đến khi người nước ngoài nhận ra giá trị thực của lý học Đông phương nghiên cứu phục hồi hộ (như trường hợp đã và đang xảy ra với nước Ai Cập vốn tự hào bề dày 8000 năm lịch sử). Vài điều băn khoăn, có gì chưa phải Nhật Tâm mong được đại xá. Trân Trọng. Nhật Tâm
-
Kính chào bác Vuivui, Nhật Tâm xin cám ơn bác Vuivui đã chỉ dẫn. Tiếng Việt quả là nhiều lớp nghĩa. Để hiểu tiếp Vũ và Trụ là gì chắc phải tốn thêm không ít thời gian và công sức. Nhật Tâm muốn tìm hiểu về Đạo, mong bác Vuivui và các thành viên diễn đàn chỉ dẫn cho các nguồn tài liệu tham khảo tin cậy. Trân Trọng. Nhật Tâm
-
Kính thưa bác Vuivui và bác Thiên sứ, Nhật Tâm xin chân thành cám ơn sự động viên và đồng cảm của của hai bác. Nhật Tâm thật không dám nhận là đã hiểu được Thái cực. Cùng một câu nói nhưng Nhật Tâm chưa hiểu sâu được như hai bác. Nhật Tâm sẽ phải liên tục cập nhật và kiểm tra lại. Câu chúc của bác Vuivui Nhật Tâm không dám nhận. Nhật Tâm mới U28, sợ tổn thọ mất. Mong hai bác tiếp tuc ủng hộ lớp và chỉ dẫn lớp trẻ trên con đường học thuật. Trân trọng. Nhật Tâm Kính chào bác Vô Trước, Trước tiên Nhật Tâm xin cám ơn ý kiến góp ý của bác Vô Trước. Mong bác Vô Trước vui lòng giải thích thêm và chia sẻ cách hiểu của mình để lớp trẻ như Nhật Tâm có thêm căn cứ để tham khảo. Nhật Tâm không biết tiếng hán, cũng chưa bao giờ học và đọc Đạo Đức kinh. Nhật Tâm đã tìm trên Google không thấy chỗ nào giải nghĩa câu "Bất đại tiếu chi bất túc dĩ vi Đạo". Dẫu có cố tìm được tư liệu cũng chưa chắc đã nói đúng ý của Lão Tử. Vậy chi bằng nhờ luôn bác Vô Trước giảng giúp ạ. Nhân dịp bác Vô Trước ghé thăm, Nhật Tâm có mấy thắc mắc xin phép được hỏi bác Vô Trước: + Bác có thể chỉ sơ qua để Nhật Tâm thấy trước “ngõ cụt” không ạ? + Bác Vô Trước nói “bao người luẩn quẩn ở đó hàng ngàn năm nay” có phải phần lớn những người đó là tất cả đều sống trong dưới thời phong kiến và chịu ảnh hưởng nặng từ Nho học? + Có phải là bác Vô Trước đang chờ một người nào đó nghiên cứu lý học Đông phương sẽ có cách nhìn mới, hiểu thông toàn bộ và phục hồi lại? + Bác Vô Trước có cho là cụ Trạng Trình thông hiểu lý học Đông phương không? Nếu có tại sao cụ Trạng không phục hồi nó? Nhật Tâm xin trân trọng cảm ơn bác Vô Trước đã quan tâm. Nhật Tâm
-
Chào anh Hoangnt, Nhật Tâm theo tây học nên có chút lợi thế nhất định khi tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến khoa học phương tây thôi. Những vấn đề hơi sâu một chút thì không biết nhiều do không có người chỉ dạy. Có đọc được vài bài viết trên mạng cũng chỉ là từng mảng nhỏ riêng biệt nên khó có thể nhìn nhận được đúng sai của những vấn đề anh nếu ra. Nhật Tâm từng đọc vài lần bài của bác Thiên Sứ về Hậu thiên bát quái đổi chỗ Tốn Khôn và phối hợp với Hà đồ nhưng do kiến thức căn bản của lý học đông phương không có gì nhiều nên không biết phải hiểu ra sao. Từ bé Nhật Tâm xem phim thấy nho Trung quốc học tứ thư ngũ kinh không hiểu để làm gì. Sau mới biết là học đạo. nhưng cũng không hiểu đạo là gì, sao tuyển người ra làm quan sao phải thi những thứ đó? Mới đây Nhật Tâm học một môn về quản trị nhân sự của người ta mới giật mình thấy họ đang dạy đạo cho mình. Mới thấy được sao phải cần hiểu đạo. Thực sự Nhật Tâm thấy lý luân về đạo trong quản lý của phương tây không quá cao siêu. Nhiều phần thậm chí còn mất cân bằng và chưa toàn diện nhưng tính dễ hiểu và ứng dụng lại vượt trội. Nhật Tân nghĩ đạo là vũ trụ, đạo là tâm. Học đạo là học triết, là học quy luật. Không có tâm thì không hiểu được đạo. Tâm sáng thì đạo tự thông. Thông đạo thì đắc nhân tâm. Có lẽ vì vậy mà đạo dịch là “đạo của người quân tử” Do đạo giải thích về vũ trụ, khoa học phương tây cũng giải thích về vũ trụ nên Nhật Tâm nghĩ nó có những khái niệm tương tự, bổ trợ nhau muốn tìm hiểu để chuyển ngang cho dễ hiểu hơn. Nhật Tâm cũng chỉ quan tâm đến phần quy luật, cơ sở của âm dương ngũ hành cũng như về đạo, kinh dịch. Những phần khác chưa biết gì. Anh Hoangnt đã nghiên cứu được đến những phần đó rồi, có phần nào chưa chiểu có lẽ nên dùng triết lý trong đạo để soi lại. Với Nhật Tâm thì hiện giờ chưa phải lúc thích hợp để tìm hiểu rộng hơn. Nhật Tâm sẽ chú ý những phần anh đề cập tới. Chúc anh sớm thành công. Trân Trọng Nhật Tâm Chào anh Hoangthanhland,Như Nhật Tâm hiểu đạo giải thích về vũ trụ, khoa học phương tây cũng giải thích về vũ trụ - là chung một đối tượng nhưng từ 2 cách nhìn khác nhau. Mặc dung hai hai cách nhìn khác nhau nhưng cùng miêu tả một đối tượng nên sẽ có những nội dung giống nhau – thể hiện dưới dạng khác nhau. Lý học Đông phương chắc chắc không thể không có wuan niệm không gian, thời gian. Có điều Nhật Tâm muốn tìm hiểu xem người xưa đã quan niệm thế nào và tại sao tránh được những vấn đề phức tạp phát sinh từ cách quan niệm không gian thời gian của khoa học hiện đại. Nếu liên hệ được thì sẽ rất có lợi cho việc học lý học Đông phương. Rất có thể nó sẽ cho câu trả lời về tính cân bằng, thống nhất, vô hướng ở cấp vĩ mô và tính mất cân bằng, đa dạng và có hướng ở các cấp thấp hơn. Trân trọng Nhật Tâm
-
Kính chào bác Vuivui và bác Thiên Sứ, Nhật Tâm chân thành cảm ơn hai bác tận tình chỉ bảo. Cũng từ lý do trong trong tiểu luận đã viết. Nhật Tâm vốn theo Tây học nên so với những người nghiên cứu lý học Đông phương vẫn luôn là ngoại đạo. Nhật Tâm vẫn chỉ giữ cái nhìn từ bên ngoài vào lý học Đông phương mà thôi. Mặt khác để có thể hiểu được hết đạo lý sâu sắc chỉ có nhận thức tốt thôi chưa đủ mà cần cả kinh nghiệm sống, Nhật Tâm muốn hiểu rõ tận gốc bên trong thì hiện tại cũng lực bất tòng tâm. Cũng như trường hợp phản biện của Bác Thiên Sứ, Nhật Tâm không biết về tử vi nên nhất thời chưa thể có cách nhìn nào cụ thể hơn. Có lẽ Nhật Tâm cần phải có thêm thời gian để có thêm kiến thức. Từ điểm nhìn bên ngoài lý học Đông phương, hiện Nhật Tâm tạm coi thuyết âm dương ngũ hành có hai giai đoạn: Giai đoạn phát triển đầu tiên lên đến hoàn thiện và giai đoạn phát triển sau khi đã bị “thất truyền”. Không rõ là những phần nào là thuộc nguyên bản của thuyết âm dương ngũ hành, phần nào là do người đời sau bàn ra. Do vậy Nhât Tâm chỉ căn vào hai hình đồ thái cực và hình ngũ hành tương sinh tương khắc. Nhật Tâm cho là 2 hình này đã thể hiện đầy đủ tinh thần học thuyết âm dương ngũ hành, còn hiểu đến đâu là tùy ở mỗi người. Vì vậy tất cả các lời bàn về âm dương ngũ hành Nhật Tâm đã được đọc từ trước tới này chỉ dám coi là tư liệu tham khảo. Nhật Tâm xin trình bày về việc tại sao Nhật Tâm gọi là tiên đề. Khi xây dựng học thuyết của phương tây thường phải dựa trên các tiên đề. Nhật Tâm hiểu đơn giản: những gì người ta thấy đúng mà không chứng minh được, khi lấy làm cơ sở cho học thuyết thì gọi là tiên đề (cần thận trọng giữa chứng minh và giải thích hợp lý). Ví như thuyết tương đối có 2 tiên đề như bác Vuivui đã nêu ra, thực sự là vì không chứng minh được nhưng thấy điều đó đúng. Khi nhận thức đủ con người có thể chứng minh được nó sai thì khi đó cơ sở của học thuyết cũng mất, ta có thể khoanh vùng ứng dụng cho lý thuyết đó và cần xây dựng lý thuyết mới hoàn thiện hơn. Trường hợp chứng minh được đúng thì gọi là định lý. Từ điểm nhìn của Nhật Tâm thì chưa thấy có ai chứng minh cho cân bằng âm dương (Nhật Tâm xin giải thích thêm cách hiểu ở phần dưới) và ngũ hành tương sinh tương khắc nên đã tạm hiểu là tiên đề. Có thể việc thiết lập hay chứng minh đã thất truyền hoặc Nhật Tâm chưa biết. Nếu gọi là tiền đề cũng được bởi theo quan niệm của Nhật Tâm thì suy nghĩ về nó vẫn không đổi. Về hình thái cực, Nhật Tâm cũng chỉ hiểu được nguyên lý cân bằng của nó. Bác Vuivui và bác Thiên Sứ nói âm dương không cân bằng. Nhật Tâm cũng cho là phải. Điều này hai bác đã chứng minh rồi. Có thể do lỗi của Nhật Tâm dùng sai từ và diễn đạt không đúng. Nhưng Nhất Tâm hiện vẫn nhìn hình đồ thái cực với sự cân bằng âm dương. Nhìn một cách tổng thể để tìm ra luật cân bằng. Có âm thì có dương Nhật Tâm hiểu là cân bằng tuy nhiên cân bằng cách hiểu của Nhật Tâm vẫn cho phép âm dương mất cân bằng: âm thịnh dương suy và ngược lại – đó cũng là mất cân bằng. Trong thực tế cuộc sống Nhật Tâm chưa thấy điều này sai. Ví như có Nam thì có nữ; có phải thì có trái; có trên thì có dưới; có thịnh thì có suy; có trẻ thì có già; có đúng thì có sai; có sinh thì có diệt... Loài khủng long một thời thống trị trái đất nhưng cũng phải có lúc diệt vong trước quy luật khắc nghiệt của cuộc sống. Xã hội loài người cũng có thời mẫu hệ trước khi trọng nam quyền. Con người có thể thống trị trái đất như ngày nay cũng không phủ nhận được thực tế từng có thời mu muội ăn lông ở lỗ, bị các loài khác săn đuổi. Thống trị như vậy, đã có những lúc con người mơ tới việc chế ngự thiên nhiên nhưng rồi cũng cay đắng chấp nhận thực tại không mấy khả quan. Ngay đến Trạng Trình hiểu được đạo trời, thấy trước tương lai những cũng không đi ngược lại được quy luật. Ngay bản thân học thuyết âm dương ngũ hành cũng không nằm ngoài quy luật thịnh suy của chính nó. Thật ra vũ trụ chẳng có âm cũng chẳng có dương, âm dương cũng như nhau không có phân biệt; không có phải cũng chẳng có trái, đều là một; không có trên cũng chẳng có dưới, không có gì phân biệt; Không có sinh cũng chẳng có diêt, chỉ là vẫn động khách quan của vật chất và phi vật chất… tất cả chỉ là cách nhìn nhận do con người tạo nên dựa theo các tiêu chí của mình. Nhật Tâm nghĩ có thể hiểu thái cực như sự thống nhất của hai mặt đối lập. Ngôn ngữ là phương tiện đồng thời cũng là rào cản để hiểu nhau: bản chất hai mặt của một vấn đề và sự thống nhất của hai mặt đối lập hay sự hợp lý của nghịch lý. Cần cái nhìn toàn diện để tìm ra bản chất hai mặt hay tìm ra sự cân bằng trong sự không cân bằng. Với cách nhìn về vũ trụ thì khoa học hiện đại thì vũ trụ đã hình thành, đang nở ra thì Nhật Tâm tự hiểu thêm là nó sẽ phát triển, đi đến chỗ hủy diệt và có thể bắt đầu một chu trình mới. Đây cũng chỉ là quan điểm cá nhân nhìn từ tây học, theo phương pháp đúng dần. Cách hiểu có thể đúng mà cũng có thể sai nhưng Nhật Tâm mong được nhiều người chỉ dạy để liên tục tiến bộ. Nhật Tâm chưa rõ để có nền tảng vững chắc cho thuyết âm dương ngũ hành cần dựa trên những lý luận nào. Mong hai bác chỉ giúp. Nhân dịp được hai bác quan tâm, Nhật Tâm xin được tham khảo ý kiến hai bác về một số vấn đề liên quan đến vũ trụ, không gian và thời gian. Nhật Tâm đang quan tâm đến mấy vấn đề này và muốn tìm hiểu quan điểm của lý học Đông phương hay nhưng người nghiên cứu nó ra sao, nếu được giải thích thêm thì theo không còn gì bằng (chỉ e làm mất thời gian của hai bác). Mong hai bác vui lòng cho ý kiến. + Vũ trụ, không gian (3 chiều), thời gian có giới hạn hay không? (sự tồn tại của ranh giới nếu có) + Vũ trụ, không gian (3 chiều), thời gian là vô hạn hay hữu hạn? (quy mô) + Thời gian ta đang sống có khởi đầu và kết thúc và liệu có chiều đi ngươc không? + Vũ trụ, không gian (3 chiều), thời gian liệu có hoàn toàn trùng khớp? (nghĩa là bất kỳ điểm nào trong vũ trụ cũng có không gian và thời gian hay tồn tại điểm thuộc vũ trụ không có không gian/có thời gian; hoặc có không gian khác ít/nhiều chiều hơn; thời gian khác) + Hậu quả của việc biết trước một sự việc và hậu quả của những cố gắng thay đổi nó trong tương lai/quá khứ (trường hợp thời gian có chiều ngược)? Nhật tâm xin chân thành cảm ơn. Trân trọng Nhật Tâm
-
Kính chào bác Thiên sứ và bác Vuivui, Nhật Tâm rất cảm ơn và ghi nhận lời dạy bảo tận tình của bác Thiên Sứ. Nhật Tâm xin phép không bình luận gì. Sự học của Nhật Tâm còn dài, sẽ phải tự mình tìm lấy câu trả lời thỏa đáng. Không rõ bác Thiên Sứ còn gì chỉ bảo thêm nữa không? Nhật Tâm xin được tiếp tục lắng nghe. Nhật Tâm chưa thấy bác Vuivui cho thêm ý kiến. Cũng mong được bác chỉ điểm để Nhật tâm được học hỏi. Trân trọng, Nhật Tâm