
Nhật Tâm
Hội viên-
Số nội dung
53 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Danh tiếng Cộng đồng
5 NeutralAbout Nhật Tâm
-
Rank
Mới gia nhập
- Birthday
-
Kính chào bác Vô Trước, Nhật Tâm không có ý “nặng lời”. “80 còn phải học 81” cho nên bác chịu dạy là cái may của Nhật Tâm. Khi quyết định viết thì tiểu luận 1 thì Nhật Tâm dự định hướng đến kết luận không giống như đã công bố. Trong quá trình viết thì nảy sinh một số nghi vấn và cũng may mắn giải quyết ngay được nên mới dẫn đến những kết luận khác hẳn. Nếu bắt đầu viết đúng là vì chữ duyên thì khi hoàn thành Nhật Tâm thấy ko thể không công bố. Nhật Tâm không có ý do dự hay hối tiếc về quyết định của mình đồng thời cũng không nản lòng hay thối trí. Do Nhật Tâm không viết đầy đủ nên Bác hiểu nhầm. Nhật Tâm thực hiện “chiến lược” đa mục tiêu. Vì vậy khi nào cần tập trung cho mục tiêu nào là hợp lý thì cần phải tùy tình hình cụ thể. Trước đây thỉnh thoảng có giở sách ra tự học chỉ vì tò mò mà có chút hứng thủ. Nhưng khi biết chắc là của người Việt thì không thể bỏ. Lý học Đông phương cũng là một mục tiêu Nhật Tâm muốn hướng đến. Tuy nhiên theo đuổi mục tiêu này khó khăn và dài hơi. Căng sức cho tất cả mục tiêu chỉ có thể thực hiện trong ngắn hạn, không phải kế lâu dài. nên Nhật Tân nghĩ cần thực tế một chút. “Có thực mới vực được đạo”. Trước mắt phải tập trung lo ổn định cuộc sống và công việc trước, khi ổn định được thì chắc rằng sẽ sắp xếp đc thời gian cho các mục tiêu khác. Cũng chưa thể chắc được con đường phía trước sẽ ra sao nhưng không có chuyện Nhật Tâm sẽ từ bỏ. Lý học Đông phương đang phục hồi tốt nhưng vẫn cần thêm thời gian. Nhật Tâm nghĩ đến một viễn cảnh tươi sáng khi nước ta chính thức nhận trước thế giới Lý học Đông phương là tinh hoa của tuệ Việt thời Hùng Vương và sẽ tập hợp trí tuệ Việt đương thời (cả Đông phương học và tây học), tổ chức phục hồi một cách bài bản. Sẽ phải chờ thêm đến khi kinh tế thêm vững mạnh chính trị ổn định bớt thuộc vào phương Bắc. Phục hồi Lý học Đông phương có lẽ sẽ phải đi sau việc chính thức làm rõ Việt sử và sẽ gắn liền với việc phục hồi các di sản văn hóa thời đại Hùng Vương. Cho nên Nhật Tâm nghĩ bác không nên quá buồn và lo lắng như vậy. Mọi người hợp tác cùng chung sức “bất chiến tự nhiên thành”. Hiện tại Nhật Tâm chỉ đủ thời gian lướt diễn đàn thu thập thông tin và hoc hỏi thêm. Cũng coi như là chuẩn bị trước cho mình. Mong bác tiếp tục bàn luận và đưa ra quan điểm – nhất là những phần có liên quan đến khoa học hiện đâị - để Nhật Tâm và các ban trẻ học hỏi. Trân trọng, Nhật Tâm
-
Kính chào bác Vo Truoc, Có lẽ bác có điều gì muốn dạy bảo. Nhật Tâm xin được lắng nghe. Trân trọng, Nhật Tâm
-
Kính chào bác Vuivui, Bác dạy rất phải, Nhật Tâm xin nghe. Nhật Tâm chỉ đọc đc vài quyển sách. Mỗi năm giở sách ra xem được đôi ba lần, mỗi lần không quá 1h. Lĩnh hội không được bao nhiêu. Đúng ra Nhật Tâm không viết lách gì cả. Ba năm trước, một người, (khi đó trí tuệ đã không còn minh mẫn, trước đó đã có biểu hiện lẫn) trước khi mất đã nói riêng với Nhật Tâm. Chỉ đúng một câu, kỳ lạ, không hề ăn nhập gì với hoàn cảnh lúc đó. Khi đó Nhật Tâm nghĩ là do người bệnh bị lẫn nên không để tâm. Đến trước khi Nhật Tâm viết tiểu luận thì mới nhận ra câu đó hoàn toàn chính xác. Nhật Tâm viết cũng vì chữ duyên. Về việc người học trò của bác. Anh ta may mắn vì có thầy giỏi dẫn dắt. Chưa biết chừng anh ta chưa tiến nhanh như bác kỳ vọng vì gặp ít thất bại. Nhật Tâm đã mất ba năm để hiểu được nhắn nhủ của người thân. Chìa khóa bác Vuivui cho thì chưa rõ đến phải mất mấy năm. Cũng có thể chẳng bao giờ hiểu đc. Nếu vẫn còn duyên với lý học Đông phương thì sẽ có ngày Nhật Tâm tập trung học nó. Hiện tại học và làm việc đã chiếm hết quỹ thời gian của Nhật Tâm. Có điều nếu sau này có thời gian tập trung học lý học Đông phương thì Nhật Tâm nghĩ sẽ an toàn thôi. Nhật Tâm tin luật nhân quả, giữ vững chính tâm thì dẫu khó khăn chỉ là trước mắt. Dù không đạt được thành quả gì cũng sẽ không để bị sa vào ma đạo. Bác có thể yên tâm. Cám ơn bác Vuivui khuyên bảo. Chúc bác sớm đào tạo được truyền nhân ưng ý. Trân trọng, Nhật Tâm
-
Kính chào bác Vuivui, Không biết bác có vui òng chỉ bảo cặn kẽ hơn không ạ? Nhật tâm theo tây học sách vở cũng có thể gọi là đầy đủ, hướng dẫn ứng dụng rõ ràng thấy rằng tự học rất thuận tiện. Khi tìm hiểu về tri thức Đồng phương thấy rất khó khăn vì tư liệu không rõ ràng. Thời đại internet nếu cố gắng kiếm tài liệu thì cũng không thiếu chỉ có điều nguồn gốc, tính chuẩn mực không rõ ràng chưa kể có nhiều quan điểm khác nhau. Mong là các bậc cao sớm thống nhất, hệ thống về tư liệu và có chỉ dẫn đường đi nước bước để lớp trẻ có thể tự học. Trân trọng. Nhật Tâm
-
Kính chào bác Thiên Sứ, Nhật Tâm đọc lại mô tả của bác thì thấy lá cờ trong ảnh này có thêm một dải màu trắng có lẽ đúng hơn. Như vậy xét về số lượng thì phải có 6 dải màu với 5 màu mới là đủ. Ngẫm ra cơ cấu như vậy mới là hợp lý. Trân trọng cảm ơn bác Thiên Sứ. Nhật Tâm
-
Kính chào bác Thiên Sứ và tất cả quý vị quan tâm, Nếu cờ ngũ sắc đúng là quốc kỳ của nước Văn Lang thì thật là đại hỷ sự. Như vậy nước ta vẫn giữ được những biểu tượng quan trọng nhất của nhà nước Văn Lang. Quốc bảo (trống đồng), quốc lễ (trong văn hóa VN có lẽ cả trên trống đồng cũng ghi), quốc kỳ (cờ ngũ sắc) & linh vật quốc gia (chim Lạc). Nhật Tâm chưa hiểu chòm sao thêu ở giữa của phương Đông- Mộc lại là sao Tam bích (hình như sao này là sao xấu)? Tại sao không phải là sao Thanh Long như trong câu thơ: Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ Tiền Chu Tước, hậu Huyền vũ (Hướng quy ước là tọa Bắc hướng Nam) Nhật Tâm thường quan niệm màu vàng nhạt là hành kim nên đã nhĩ màu vàng trong lá cờ trên tượng trưng hành Kim. Như vậy đúng là thiếu màu trắng của Kim. Tuy nhiên nếu ý nghĩa lá cờ chỉ là ngũ hành và mối tương quan tương sinh + hình vuông là tượng âm thì chỉ thể hiện được khoảng một nửa đặc trưng của Âm - Dương và ngũ hành. Nói cách khác, nếu là Nhật Tâm thiết kế cờ thì sẽ ưu tiên thể hiện đủ âm dương, tiếp đó đến ngũ hành tương sinh và sau đó là tương khắc. Phải chăng việc thiết kế cờ như vậy ẩn chứa quan niệm đặc biệt quan trọng của thuyết ngũ hành hoặc triết lý lập quốc thời Hùng Vương? Mong bác Thiên Sứ và quý vị quan tâm cho ý kiến tham khảo. Chân thành cảm ơn bác Thiên Sứ đã cung cấp tư liệu quý giá. Trân trọng, Nhật Tâm
-
Kính chào bác Vô Trước, bác Thiên Sứ hay bác Lãn Miên & quý vị quan tâm, Nhật Tâm đã lập một mục riêng về cờ lễ hội Việt Nam để tránh lạc chủ đề của mục "Chiều là gì". Bác Vô Trước quan tâm đến cờ lễ hội xin tiếp tục theo dõi bên mục này. Nhật Tâm hy vọng bác Thiên Sứ hay bác Lãn Miên hoặc các thành viên khác sẽ quan tâm và chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến cờ lễ hội của Việt Nam. Trân trọng, Nhật Tâm
-
Kính chào bác Vô Trước,anh Hoangnt Nhật Tâm đã lập một mục riêng về cờ lễ hội Việt Nam để tránh lạc chủ đề của mục này. Mời anh bác, anh Hoangnt và các thành viên tiếp tục trao đổi chủ đề này. Bác Vô Trước quan tâm đến cờ lễ hội xin theo dõi bên mục cờ lễ hội Việt Nam. Nhật Tâm hy vọng bác Thiên Sứ hay bác Lãn Miên cùng các thành viên khác sẽ chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến cờ lễ hội của Việt Nam. Trân trọng, Nhật Tâm
-
Nhật Tâm có một số thắc mắc về cờ lễ hội (cờ thần) của Việt Nam bác Vô Trước, anh Hoangnt hay quý vị nào có thông tin xin chia xẻ. 1- Cờ lễ hội VN có từ bao giờ? (Liệu có phải có từ thời Hùng Vương?) 2- Trên thế giới có nước nào, dân tộc nào dùng cờ này nữa không? 3- Tại sao cờ lễ hội lại gắn liền với phật giáo? 4- Quy định màu sắc trên cờ thế nào mới là chuẩn? (Nhật Tâm thấy có một số cờ có thứ tự các màu không giống trong ảnh. Một nghi vấn của Nhật Tâm là liệu có phải màu đỏ ở giữa là màu đỏ sẫm của gạch - màu thổ còn màu bên ngoài là đỏ tươi - hành hỏa?) 5- Ý nghĩa của cờ lễ hội. Trân trọng, Nhật Tâm
-
Kính chào bác Vô Trước & anh Hoàngnt, Rất cám ơn bác đã nhiệt tình trả lời các câu hỏi của Nhật Tâm. Nhờ vậy Nhật Tâm biết được sơ bộ mô hình vũ trụ theo quan niệm của bác. Hy vọng Nhật Tâm không phải đợi quá lâu để được tham khảo công trình của bác. @ anh Hoangnt: NHật Tâm chưa tìm hiểu về huyền không, phi tinh nên chưa có khái niệm gì về phần này. Hiện tại thời gian hạn hẹp nên chưa mở rộng phạm vi tìm hiểu về lý học Đông phương được. Nhật Tâm có một số thắc mắc về cờ lễ hội (cờ thần) của Việt Nam bác Vô Trước, anh Hoangnt hay quý vị nào có thông tin xin chia xẻ. 1- Cờ lễ hội VN có từ bao giờ? (Liệu có phải có từ thời Hùng Vương?) 2- Trên thế giới có nước nào, dân tộc nào dùng cờ này nữa không? 3- Tại sao cờ lễ hội lại gắn liền với phật giáo? 4- Quy định màu sắc trên cờ thế nào mới là chuẩn? (Nhật Tâm thấy có một số cờ có thứ tự các màu không giống trong ảnh. Một nghi vấn của Nhật Tâm là liệu có phải màu đỏ ở giữa là màu đỏ sẫm của gạch - màu thổ còn màu bên ngoài là đỏ tươi - hành hỏa?) 5- Ý nghĩa của cờ lễ hội. Trân trọng, Nhật Tâm
-
Chào anh Hoangnt, anh nói "Vũ trụ sẽ không sinh không diệt và cứ vận động mãi mãi theo quy luật". Có phải là anh quan niệm vũ trụ không có khởi đầu, nó vốn tồn tại và sẽ mãi tồn tại? Nhật Tâm không hiểu cách quan niệm này. Nếu vũ trụ có thời khắc hình thành, không gian và thời gian cũng có điểm đầu thì sẽ có điểm cuối. Nhật Tâm nghĩ vậy. Trân trọng, Nhật Tâm
-
Kính chào bác Vô Trước, Cám ơn bác chỉ bảo. Nếu thực sự bác quan niệm thời gian chỉ có chiều dương, vũ trụ có ranh giới thì lý thuyết bác đang viết chắc sẽ gặp không ít khó khăn trong việc giải thích một cách khoa học một số hiện tượng tinh thần: trạng thái thiền định, Giác quan thứ 6, Dejavu. Trong các hiện tượng này thời gian dường đẳng hướng. Thời gian chỉ có chiều dương thì có lẽ chiều thời gian là điển hình của việc không tuân theo quy luật thái cực? Nhật Tâm xin hỏi thêm bác một câu cuối. Bác quan niệm vũ trụ có ranh giới tạo nên hệ kín. Vậy ắt hẳn có khái niệm bên trong và bên ngoài vũ trụ. Không biết bác quan niệm thế nào về trạng thái bên vũ trụ? Khi nào bác Vô Trước hoàn thành và công bố công trình của mình, mong bác cho Nhật Tâm xin đường link để tham khảo. Chân thành cám ơn bác. Trân trọng Nhật Tâm
-
Kính chào bác Vô Trước, Trong Kinh dịch nói vô cực (sinh) --> thái cực --> lưỡng nghi --> tứ tượng... Câu trên NHật Tâm thật sự thấy quan niệm rất mới. Nhật Tâm thấy có lẽ cách hiểu phổ biến vẫn là trong thái cực đã có âm dương. Trường hợp đúng như bác Vô Trước nói thì thuyết ADNH không bao trùm được Thái cực bởi lẽ cả AD và NH đều chưa được sinh ra. Như vậy nó không phải là học thuyết thống nhất vũ trụ. Chưa rõ phải lý giải điều này ra sao ạ? Thời gian và không gian là thuộc tính của vật chất (cả hình thái tổng quát phi vật chất như quan niệm khí của Đông phương). Nhật Tâm cũng đồng tình với quan niệm này cảu bác Vô Trước. Có một điều Nhật Tâm không hiểu Vật chất và phi vật chất có tính đẳng hướng (theo cách hiểu của Nhật Tâm), không gian cũng đẳng hướng. Tại sao chỉ mỗi thời gian không đẳng hướng? Theo Nhật Tâm hiểu thì cả lý học Đông phương và phương tây đều không loại chiều âm của thời gian. Chưa rõ bác Vô Trước có lý luận gì loại bỏ chiều âm không? Cách đây khoảng 9 năm Nhật Tâm có được học sơ qua về Entroppia nhiệt động trong hóa lý. Đến giờ cũng không nhớ rõ ràng lắm. Thầy giáo có nói đến hiện tượng "chết nhiệt vũ trụ" khi vũ trụ tăng lên đến kích thước giới hạn và "đóng băng" luôn. Có điều tại thời điểm đó khi đó thầy nói "lý thuyết này đã được cho là sai". Điều quan trọng khi áp dụng entropia nhiệt động cho 1 hệ là phải xem hệ đó có kín hay không. Hệ không kín thì không áp dụng được. Phải chăng bác Vô Trước quan niệm vũ trụ hữu hạn (về kích thước) và có giới hạn (tính có ranh giới) tạo nên hệ kín? Trân Trọng, Nhật Tâm
-
Kính chào bác Vô Trước, Nhật Tâm rất mong đợi thời điểm bác công bố lý giải cho quan điểm này. Câu này nếu hiểu là Hà Đồ chỉ phát huy tác dụng khi dùng ở phần bán cầu phía bắc của trái đất thì có sai không ạ? Trân Trọng, Nhật Tâm
-
Chào anh Hoàngnt, Đúng là người xưa chỉ có thể quan sát bằng mắt thường thấy 5 hành tinh từ trái đất. Tuy nhiên với những gì thể hiện trên trống Đồng thì Nhật Tâm cho là lý giải Hà Đồ không nhất thiết phải gắn liền với trái đất. Có nghĩa là người xưa đã tính toán tương đối chính xác chu kỳ của 5 hành tinh quanh hệ mặt trời và lập ra một môt hình hệ mặt trời từ đó làm cơ sở xây dựng Hà Đồ Hà đồ bố trí ngũ hành trên mặt phẳng 2 chiều nhưng thực tế ta ở trong không gian 3 chiều. Điều này rất khó lý giải cho trọn rõ ràng. Khi không có hướng dẫn cụ thể cách đặt Hà Đồ thì có thể thấy nghich lý sau. Giả sử anh Hoangnt Việt Nam và Nhật Tâm ở Mỹ cùng dùng Hà đồ (cách nửa vong trái đất), nếu lấy điểm nhìn từ ngoài vũ trụ thì chúng ta đặt Hà Đồ hoàn toàn ngược nhau (Hình dung như vật thể đối nhau qua gương). Tại sao lại có việc này? cần phải lý giải hợp lý. Trường hợp chứng minh được Hà Đồ đúng cho tất cả các vị trí trên trái đất. Ta giả sử dùng Hà đồ trên Hỏa tinh. Liệu có xoay ngũ hành để đổi hành Hỏa vào giữa để thành Hà Đồ mới? Nhật Tâm nghiêng về khả năng Hà đồ đúng cho mọi vị trí trong vũ trụ thuộc không gian 3 chiều. Nhưng cần xác định cách đặt mặt phẳng Hà Đồ và xoay chuẩn hướng của hành Mộc. Những điều Nhật Tâm viết về Hà Độ trong 2 tiểu luận chỉ mang tính giải thích hợp lý cho việc bố trí trên Hà Đồ. Về Độ số Nhật Tâm chưa có thêm ý tưởng gì. Liên quan giữa tên gọi của các hành tinh và đặt Độ Số của Hà Đồ Nhật Tâm thấy có vài nét khá “đẹp” như hình dưới đây. Cũng chưa thấy thêm được gì cụ thể. Nhật Tâm tự học là chính nên chưa biết nhiều về lịch Can chi. Bác Vô Trước có nói thời gian, không gian cũng là thuộc tính của vật chất cho nên việc lịch can chi để trợ giúp tính toán thời điểm thịnh suy và chuyển giao của ngũ hành mà không phải phụ thuộc nhiều vào quan sát tự nhiên. 10 can là do bộ số 2x5 tạo thành. Như vậy thiên Căn là từ âm dương và ngũ hành. Dựa vào thực tế nào mà người xưa dùng hai số này thì Nhật Tâm cũng không rõ. Số 2 là Âm dương thì đã có nhiều người lý giải. Thuyết M-theory của phương tây là hợp của 5 thuyết string (dựa trên 5 phương tình toán học) đã chứng tỏ dùng số 5 là có cơ sở thực tiễn. Việc tạo ra 12 chi có lẽ một nguyên nhân là có tới 2 hành tinh mang hành thổ. Hành thổ đúng là có vai trò đặc biệt trong không gian 3 chiều. Tuy nhiên Nhật Tâm vẫn nghiêng về quan điểm 5 hành hoàn toàn bình đẳng. Hiện tại chưa thể kiểm chứng được sự tồn tại của chiều không gian cơ sở nên chưa thể có nhận định gì thêm. Hiện tại Nhật Tâm quá bận nên đã phải tạm dừng việc tìm hiểu sâu hơn lý học Đông phương. Nhật Tâm vẫn cố gắng sắp xếp thời gian thỉnh thoảng lên diễn đàn để cập nhật thông tin. Anh có ý tưởng gì mới mong được chia xẻ để Nhật Tâm học hỏi. Trân Trọng, Nhật Tâm