VinhL
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
473 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
1
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by VinhL
-
Kính Thầy, chào các bạn, Đa số những thông tin này hình như trích từ 2 quyển “The Ancient Secret of The Flower Of Life Volume 1& Volume 2” của tác giả Drunvalo Melchizedek. Hai quyển này có nói qua phương pháp luyện tập Mer-Ka-Ba meditation. Đây là website cho bạn nào muốn tìm hiểu thêm http://www.floweroflife.org/ Kính
-
Chào bác Hà Uyên, chú Vo Truoc Thật ra số Lạc Thư xuất phát từ Tiên Thiên Bát Quái, Hậu Thiên Bát Quái kết hợp với Lạc Thư theo cái dụng của số mà lâu dần thành ra ai củng cho số Lạc Thư là Hậu Thiên Thế VinhL hởi có ai giải thích được số Lạc Thư từ đâu ra không???? Theo VinhL số Lạc Thư phải gọi là số Tiên Thiên (còn được gọi là số Thái Huyền) thì mới đúng với nguyên lý của nó. Có lẻ bị người Hán huyền hoặc hóa cho là lấy từ trên lưng rùa:-)) Số Tiên Thiên và kết hợp với ngũ hành của Hà Đồ thì mới có thể giải thích hợp lý được nguyên lý tốt xấu của Bát San trong Bát Trạch!!! VinhL xin dần giải tại sao cái được gọi là số Lạc Thư xuất phát từ Tiên Thiên. Theo số Thái Huyền thì Càn là 9, Khôn là 1, trời đất hợp thập. Trong Dịch lại nói Càn giao với Khôn một lần mà được Chấn: 9 – 1 = 8 Càn giao với Khôn hai lần mà được Khãm: 9 – 2 = 7 Càn giao với khôn ba lần mà được Cấn: 9 – 3 = 6 Càn giao vớI một lần nừa được 5 (9 – 4 = 5) Khôn giao với Càn một lần mà được Tốn: 1 + 1 = 2 Khôn giao với Càn hai lần mà được Ly: 1 + 2 = 3 Khôn giao với Càn ba lần mà được Đoài: 1 + 3 = 4 Khôn giao với Càn một lần nửa được 5 (1 + 4 = 5) Càn giao với Khôn, Khôn giao với Càn 4 lần mà được âm dương quân bình. Vì vậy ta có Càn 9, Chấn 8, Khãm 7, Cấn 6 Khôn 1, Tốn 2, Ly 3, Đoài 4 Theo tiên thiên bát quái thì ta có số sắp xếp như sau: Đoài 4 …Càn 9….…Khôn 2 Ly 3………5………Khãm 7 Chấn 8….Khôn 1…..Cấn 6 Đây chính là nguyên lý tạo thành số Tiên Thiên (Lạc Thư) mà VinhL chưa thấy sách nào nói đến. Nếu ta bước theo số trong khung tròn thì ta có hình như sau: Bác còn nhớ VinhL có hỏi mấy quẻ Dịch 4 vạch không? Đó chính là lấy từ trong quyển “Thái Huyền Kinh”, 9 quẻ đơn hai vạch là cửu cung, quẻ kép 4 vạch do hai quẻ đơn ghép thành, toàn bộ 81 quẻ. Nguyên lý biến hào sắp xếp 64 dịch nạp ngù hành theo Hậu Thiên Bát Quái có chổ không hoàn chỉnh. Đó là ở hai quái Du Hồn và Quy Hồn, như đã thảo luận với Bác lúc trước. Theo VinhL 64 quẻ sắp xếp theo Thái Cực Đồ hoàn chỉnh hơn. Không biết bác đã xem qua đồ hình 64 quẻ Thái Cực chưa ạ? Kính
-
Kính Thầy, và Bác Hà Uyên, Cho VinhL hỏi Thầy và Bác Hà Uyên có thấy qua những quẻ dịch này chưa ạ? ____ ____ ____ _ .. _ ____ _ _ _ _ .. _ ____ _ .. _ _ .. _ _ .. _ _ _ _ _ _ _ ____ _ _ _ _ .. _ _ _ _ _ _ _ Quẻ Kép Trung ____ ____ ____ ____ Ứng _ .. _ _ .. _ _ .. _ _ .. _ Dưỡng _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
-
Chào bạn LeDien, VinhL có ý kiến như vầy, thực hiện được hay không tùy bạn nhé:-) Xây căn nhà hình bát giác (bát quái) có thể mở được tám cửa, cung nào hợp với bạn, hợp với Phi Tinh, thì mở cửa đó, như vậy có thể tùy vận mà sử dụng cả tám hướng. Hoặc nhà hình vuông hay tròn, nhưng làm một động cơ để có thể xoay chuyển toàn nhà, tùy theo mình muốn mở cửa tiếp khí ở hướng nào. Tuy vậy phương pháp trên chỉ khắc phục được Bát Trạch và Phi Tinh, nhưng Loan Đầu địa thế núi sông đường lộ thì khó mà thay đổi theo ý mình, chỉ còn nước trấn yếm mà thôi.
-
Chào bạn Liêm Trinh, Sau khi ngẫm nghỉ kỷ VinhL thấy sự nghiên của trái đất ảnh hướng nhất đối với thủy triều, nhưng về thời tiết thì phải nói đến quỷ đạo eclipse của trái đất xoay quanh mặt trời. Vì sự nghiên của quỷ đạo này mà tạo ra 4 mùa. Thật ra chỉ có sự nóng và lạnh, nhưng vì sự chuyển tiếp vần vần, từ từ nóng lên, rồi từ từ lạnh, mới cho ta 4 mùa. Hai mùa Xuân và Thu là nhiệt độ tương đối ấm và mát đối với con người và sinh vật, từ đó mà có sự phân biệt giữa hai mùa dễ chịu này với hai mùa nóng và lạnh. Đây là Âm Dương nóng lạnh chuyển biến cho ra tứ tượng. Nếu quỷ đạo này không nghiên thì không còn 4 mùa nửa. Hai cực Nam Bắc sẻ không có mùa Hè, vùng nhiệt đới không có mùa đông. Nếu trái đất không tự xoay, nhưng vẫn xoay quanh mặt trời, như vậy trời sáng kéo dài nữa năm, trời tối kéo dài nữa năm!!! Nếu trái đất không tự xoay, mà củng không xoay quanh mặt trời, tức đứng yên một chổ, như vậy phân nữa trái đất lúc nào củng sáng, phân nửa kia lúc nào củng tối. VinhL nghỉ sự sống vẫn có, nhưng sự sống sẻ phát triển hoàn toàn khác. Con người có tồn tại không thì khó có thể phán đoán được. Trong các trường hợp này đều có Âm Dương, Ngũ Hành, nhưng sẻ không còn sự chuyển biến vận hành, và vòng tương sinh tương khắc củng không còn. Tuy không có sự chuyển biến tương tác giữa Âm Dương, nhưng vẫn có sự phân phối của Âm Dương, từ nóng sang lạnh, vì vậy vần có Bát Quái, vẫn có Ngũ Hành, nhưng hành thì không vận, mà Bát Quái thì Bất Di Bất Dịch:-)) Vài lời suy luận cho vui :-))
-
Kính chào Bác Hà Uyên, VinhL thấy câu hỏi lý thú hơn sẻ là nếu trái đất không nghiên, thì vẫn có sự sống không? Trả lời cho câu hỏi này đáng giá mấy trăm tỷ mỷ kim, rất tiếc khoa học hiện nay vẫn chưa có câu trả lời. Lại hỏi, trục trái đất không nghiên, nhưng trái đất vẫn tự xoay, tức sẻ không có 4 mùa, nhưng vẫn có ngày đêm, như vậy vẫn có sự sống không? Lại hỏi, không có 4 mùa, nhưng có ngày đêm, vậy có âm dương, nhưng có ngũ hành không? Lại hỏi, nếu trái đất không tự xoay, như vậy không có 4 mùa củng không có ngày đêm, vậy có âm dương ngũ hành không? Tiếp tục hỏi, nếu trái đất không xoay, sẻ không có từ trường, sẻ không có Bắc Nam Đông Tây phương hướng, như vậy có Tiên Thiên và Hậu Thiên Bác Quái không? Cho dù trả lời được các câu hỏi này, nhưng có chứng cớ thuyết phục (convincing evidences) không?
-
Kính Bác Hà Uyên, VinhL nghỉ phương pháp này không được ổn. Người phụ nử bị sét đánh tìm kiếm là một chuyện khó khăn rồi, lại phải lấy đôi bàn tay của họ thì chắc chắn quá tàn nhẫn, không phải chánh phái, chắc chắn không thuộc về Kỳ Môn Độn Giáp. Đã biết là tàn nhẫn, mà con muốn luyện thì tâm đầy tà tánh, không đáng được học Kỳ Môn Độn Giáp. Cầu binh tướng Đinh, chọn giờ theo Kỳ Môn Độn Giáp, xem lục Đinh hay lục Giáp trong tuần Giáp, được Cát Tinh, và Môn tốt, sau đó dây về phương đó mà vẽ bùa đọc chú, lấy phù hiệu lệnh triệu thỉnh. Thiên Độn: Kỳ Bính, cửa Sinh, dưới hợp Sáu Đinh, không phạm Kỳ gặp Mộ Hình là được tinh Nguyệt che chở, trong ứng vào tâm, ngoài chủ vào thân. Khí ấy thăng lên trên đầu, chất ấy chú vào Tâm. Tên gọi Nguyên Châu. Có thể nghe mà làm việc. Lúc có việc, gọi thần Ngọc Nử Đinh Mão thì thần ấy phù hộ. Chú rằng: “Đinh Mão Ngọc Nử, hộ ngã hựu ngã, vô linh hữu quỷ thương ngã. Thị ngã giã cố, ác ngã giả phản thụ kỳ ương” Chú xong đi thẳng, chớ có ngoảnh cổ lại. Phương này có thể sánh với quyền vị bậc vương hầu, lợi cho triều đình. Quân vương tạ Trời, lể cầu phúc và lợi cho chinh chiến, khiến địch tự phục. Dâng thư, hiến kế sách, cầu quan, tiến chức. Tu thân ẩn tích, cắt ác trừ hung. Mua bán, xuất hành, trăm việc đều cát. Hôn nhân, đến ở, đi lại, phương này đại cát. Địa Độn: Kỳ Ất, cửa Khai, dưới là Sáu Kỷ, được tinh Nhật che chở. Khí ấy vàng. Trong ứng với Tỳ, ngoài ứng vào hình. Gặp việc gọi lên ứng dụng, còn tên là Hoàng Bá Kim Công. Có thể làm được là ở các tiên Nam cung, khi có việc thì hô Ngọc Nử bản cục, y phép trên mà chú, liền được giúp đỡ. Ra nơi Tử đình, che Kỷ là Địa Hộ, được tinh Nhật che, phương ấy có thể giấu binh, nép tướng, đóng trại yên doanh,. Dùng phù làm lãm, đấp vây xây tường, yên mộ khai mỏ, tu đạo cầu tiên. Trốn lẫn, biệt tích, xuất trận công thành, toàn quân thắng lớn. Trăm việc đều cát. Kính
-
Chào các bạn, Hình như La Kinh của này dùng HTBQVV, chứ không phải là HTBQLạcViệt, cách kiến trúc theo phái Tam Hợp thì phảì.
-
Chào bạn NuocVietMenYeu, Dichnhan07, Quyển “Vạn Pháp Quy Tông” bên thegioivohinh hình như là sách Hán. Theo VinhL được biết quyển này đã được dịch sang tiếng Việt. VinhL nghỉ chú Dienbatn chắc chắn đã đọc qua quyển tiếng Việt này. VinhL nghỉ nó chính là phần phù chú của môn Kỳ Môn Độn Giáp, dùng để điều khiển âm binh tướng. Thân
-
Chào bạn Liêm Trinh, Vui nhỉ:-))), thế không biết bệnh nhân đó có nói qua quyển “Vạn Kiếp Tông Bí Truyền” không? Nếu có nói đến thì VinhL nhất quyết xin đăng nhập làm con bệnh mới, tình nguyện cho não bị tà khí xung bốc, ghép chử thành kinh, củng thử một phen tìm hiểu xem “Vạn Kiếp Tông” là như thế nào:-)))
-
Chào Bác Hà Uyên, Rất vui mừng khi thấy Bác đã khỏe lại. VinhL đang trông mong Bác hồi phục để học hỏi thêm về Hoàng Cực Kinh Thế đây. VinhL có đọc sơ qua quyển Ngũ Hành Đại Nghĩa (dĩ nhiên là dùng trình HVDIC tra từ chử), có đoạn nói là Khôn sơ hào nạp Ất Sửu, không phải Ất Mùi như nhiều sách về Bốc Dịch nói. Không biết theo Bác Ất Sửu hợp lý, hay Ất Mùi hợp lý hơn? Kính
-
Chào bạn NuocVietMenYeu, Thật ra tam thức đều căn cứ thiên văn, vũ trụ học, những nguyên lý căn bản sơ khởi “tại sao” đã thất truyền, có lẻ vì vậy cứ bị gắn vào 2 chử Huyền Bí. Nếu càng nhiều người bỏ thời gian vào nghiên cứu thì sẻ có ngày cái bản năng khoa học của nó sẻ hiện rõ. Làn sóng “Radio” vô hình có thể mang tiếng nối đi toàn cả địa cầu, thì làn điện trường, lực hấp dẫn giữa các tinh thể của vũ trụ dì nhiên củng có ảnh hướng đến mọi sinh vật trong quả địa cầu. Chưa hiểu rỏ về nó thì cho nó là Huyền Bí, khi hiểu rõ rồi thì cho nó là khoa học. Vòng nguyệt tướng của Lục Nhâm, chính là quá cung của mặt trời, tức mặt trời đang đóng ở cung nào (12 cung địa chi) trong 24 tiết khí. Trái đất xoay quanh mặt trời, chuyển nghịch, cho nên vòng Nguyệt Tướng đi nghịch, từ Vũ Thủy đến Xuân Phân, mặt trời ở cung Hợi, sau đó sang Tuất. Vòng Nguyệt Kiến tức là cung mà đuôi của chòm Bắc Đẩu Thất Tinh chỉ trong các tháng, tháng giêng kiến Dần, tức đuôi Bắc Đẩu Thất Tinh chỉ vào cung Dần. Vì vậy Lục Nhâm Đại Độn là môn học về sự ảnh hưởng điện trường của Mặt Trời và vòng Bắc Đẩu Thất Tinh lên quả địa cầu và các sinh vật trong đó. Đem Nguyệt Tướng gia Thời để an bày 12 Chi Thần (Đăng Minh, Hà Khôi, ….) tức là xoay địa cầu nghịch chiều kim đồng hồ đến cung địa chi của giờ cùng điểm với cung mặt trời đang đóng. 12 cung của địa cầu thì không chuyển, nhưng trái đất thì lúc nào củng nghịch chuyển, cho nên phải, đem Nguyệt Tướng gia lên giờ để biết mặt trời đang đóng ở cung nào trên quả địa cầu vào giờ đó. Vài lời giải thích đơn sơ, bạn hiểu thì hay, không hiểu thì cứ cho mình nói lung tung vậy:-)
-
Chào bạn NuocVietMenYeu, Cái Bát Môn mà bạn nói đến đó là quyển “Bát Môn Thần Khoá”, một trong 5 quyển của Thái Kim Oanh dịch từ các sách Hán ra, có quyển thì chỉ dịch có 1 phần 3, còn lại 2 phần 3 thì lược bỏ (quyển Bát Trạch Minh Cảnh). Ba môn Tam Thức thì môn nào củng có phần ứng dụng vào chiến trận cả. Không biết bạn có thể cho biết tựa của quyển Lục Nhâm Đại Độn của bạn đang có không?
-
Chào bạn Haithienha, Đây là link bài lúc trước VinhL viết về ông Obama, http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...?showtopic=2435 Suy luận có gì sai sót, mong bạn chỉ điểm thêm. Thành thật cám ơn
-
Chào bạn, Ông Tổng Thống Mỹ Obama củng có Tam Hóa Liên Châu đấy.
-
Kính Thầy, VinhL chưa học qua Lạc Việt Độn Toán, nhưng củng muốn tham gia xem có duyên với môn này không. Lấy Âm Dương Ngũ Hành để mà phân tích cái cảm ứng khi nhìn cái hình trên thì VinhL thấy khắp nơi đều là núi, đất, cỏ mọc lỗm chỗm, người lính đơn hành độc mã tiến tới, phía trước là ngọn núi đứng chặn, có con đường mòn nhỏ quẹo phải. Hai hành tiêu biểu trong bức ảnh này là Mộc và Thổ, quái thì Chấn, Khôn biến Cấn. Dịch quái là quẻ Lôi Địa Dự biến Lôi Sơn Tiểu Quá. Mộc là Chấn môn Thương, Thổ là Khôn Vô Vong, như vậy quẻ Lạc Việt là Thương – Vô Vong. Suy đoán cho cục diện Afghanistan, thì Baradar đây chính là ngọn núi phía trước, sẻ là trở ngại lớn đối với Mỹ. Con đường mòn đại diện cho phương pháp giải quyết vấn đề trở ngại Baradar, không nên tiến thẳng theo phương sách củ, phải thay đổi đường lối, đi quẹo (đàm phán chăng?). Nhưng cục diện này, Thổ quá vượng Mộc thì yếu ớt, khắc không nỗi, mùa thu đến Kim vượng, Mộc lại bị Kim khắc, càng khó mà khắc nỗi Thổ, sẻ có diễn biến quan trọng mới. Con đường quẹo về hướng Đông, ám chỉ một vấn đề liên quan đến hướng này, có lẻ mua xuân năm tới sẻ có đàm phán. Vài lời suy đoán lung tung, nếu mấy Huynh Tỷ thấy dỡ đừng cười nhé:-)
-
Chào bạn NuocVietMenYeu, Thật ra cách sếp đặc các mục trong quyển II bạn nói giống y như quyển “Lục Nhâm Dị Tri”, nhưng phần Nhập Môn thì có khác. Phần tiếp theo là Chiêm Đoán, bắt đầu là “Chiếm Hôn Nhân”, có phải không ạ?? Nhưng VinhL củng mong bạn có thể đăng lên, vì ba môn tam thức này rất nhiều dị bản, như Kỳ Môn Độn Giáp không củng có tới hai ba cách an bày Thiên bàn, cục số thì củng có khác giữa Nhật, Hán, và Việt.
-
Chào bạn NuocVietMenYeu, ….. Đó chính là một trong những nguyên do mà các môn tam thức hầu như đã bị thất truyền. Môn hạt nhân nguyên tử cũng có thể tàn phá cả một thành phố, nhưng nó cũng có thể cung cấp điện, trị bịnh, giúp cho nhân loại khám phá vũ trụ, thế mà hầu hết tất cả các đại học trên thế giới đều giảng dạy. Thật ra bạn đang đăng là môn Lục Nhâm Đại Độn, môn này hiện nay cuốn “Bí Tàng Đại Lục Nhâm Đại Toàn” là hay nhất trong những cuốn đã được dịch sang tiếng Việt. Lục Nhâm là phần Nhân Tài (trong Tam Tài) của Tam Thức. Hai môn còn lại là Thái Ất, và Kỳ Môn. Về môn Kỳ Môn thì phần bùa chú đã bị tách rời, nên cũng đã mất đi phân nừa cái dụng. Thôi thi tùy bạn, đăng cho mọi người nghiên cứu củng được, không thì củng tốt.
-
Kính Thầy, VinhL xin trích lại bài đăng về khu “Da But” trên site archaeology.about.com: Da But (Vietnam) By K. Kris Hirst, About.com Definition: The archaeological site called Da But is an early Neolithic cemetery and shell midden in coastal region of Thanh Hoa province of Vietnam, recently radiocarbon dated to 5085 BC. Da But was excavated in the 1930s by Étienne Patte. The subsistence method of the people living at Da But appears to be a mixed hunting, gathering, and fishing. There is some evidence for animal husbandry and paddy rice cultivation, but scholars are divided about whether Da But represents a true 'Neolithic' lifestyle. Eventually, Da But evolved into the clearly Neolithic Quynh Van culture. Nguồn: http://archaeology.about.com/od/dterms/g/dabut.htm Tạm dịch như sau: Vùng khảo cổ được gọi tên Da But là một nghỉa trang thời đồ đá mới (Neolithic - Tân Thạch Khí) và võ nghêu tại khu vực ven biễn Thanh Hóa của Việt Nam, gần đây đã được định tuổi bằng radiocarbon vào khoảng 5085 BC. Da But được khai quật trong những năm 1930 bỡi ông Étienne Patte. Phương pháp sinh sống của những người sống trong khu vực này là săn bắn, góp nhặt, và đánh cá. Có một số bằng chứng cho việc chăn nuôi thú vật, và trồng lúa, nhưng các nhà nghiên cứu không đồng nhất là Da But có được xem là đại diện cho cách sinh sống đúng theo thời đại Tân Thạch Khí không. Da But, dần dần chuyển hóa sang văn hóa đồ đá Quynh Van. 5085 BC mà đã biết chăn nuôi, trồng lúa rồi thì đến năm 2789 BC cách nhau khoảng 2296 năm không lẻ không phát triễn, tiến lên hơn mà lại thụt lùi đến nổi vẫn còn “ở trần đóng khố” nửa sau???? Đúng là mấy ông Tiến Sỉ lẩm cẩm. Nếu là Tiến Sỉ Khảo Cổ thì lo nghiên cứu về khảo cổ học đi, lại nhảy vô Sử Học nói bậy nói bạ. Nếu mấy ông muốn dùng Khảo Cổ để chứng minh Lịch Sử, thì trước tiên phải có bằng Tiến Sỉ Sử đã, học thuộc tất cả các bộ sử của Việt Nam trước, sau đó lên tiếng này nọ thì VinhL đây mới phục đấy. Google trên mạng không thấy một ông khảo cổ học người ngoại quốc nào dám tuyên bố bạy bạ về Sử Việt Nam dựa theo các kết quả khảo cổ. Chỉ có mấy ông Tiến Sỉ Khảo Cổ Việt Nam muốn kiêm luôn chức vị Tiến Sỉ Sử (chưa lấy bằng) mà mạnh dạng tuyên bố lung tung, thật là NỰC CƯỜI!!!!!!
-
Ha, Ha, Ha :-))))) Lẫn quẫn mà tìm tiếng giỗ tay, Hay tay giỗ mạnh, nghe một tiếng, Một bàn giỗ mãi, tiếng chẳng nghe, Vậy mà cứ tìm, cứ muốn nghe. Vạn pháp bao la, một chữ tâm, Tâm lặng, tâm không, không còn tâm, Không cầu, không đắc, ngộ cũng không, Cái không muốn có, tìm có không????? Ha, Ha, Ha!!!
-
Kính Thầy, Cám ơn Thầy đã ngõ lời khen khuyến khích. Chào Chú Vuivui, bạn Ài, “Tiếng vỗ tay của một bàn tay”, là một câu quán (Koan) trong thiền, xin trích từ wikipedia Two hands clap and there is a sound. What is the sound of one hand? — Hakuin Ekaku "...in the beginning a monk first thinks a kōan is an inert object upon which to focus attention; after a long period of consecutive repetition, one realizes that the kōan is also a dynamic activity, the very activity of seeking an answer to the kōan. The kōan is both the object being sought and the relentless seeking itself. In a kōan, the self sees the self not directly but under the guise of the kōan...When one realizes ("makes real") this identity, then two hands have become one. The practitioner becomes the kōan that he or she is trying to understand. That is the sound of one hand." — G. Victor Sogen Hori, Translating the Zen Phrase Book[10] Muốn hiểu cái câu này, có khi cả đời củng chưa ngộ được. VinhL tự nghỉ không dám bỏ nhiều thời gian như thế để đạt tới cái ngộ của câu thiền quán này rồi:-) Củng may đa số nguyên lý của Âm Dương Ngũ Hành chỉ cần có một bộ óc bình thường củng có thể nhớ và áp dụng nó được, nếu mà toàn bộ phải truyền đạt bằng cái tâm truyền, và cái ngộ, thì chắc nó đã biến mất trên thế gian này. Củng có lẻ vì vậy mà cái phần cần phải tâm truyền của Lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành đã thất truyền đi!!! Phương pháp Tri Kiến mà chú Vuivui nói đây có khác gì với cái phương pháp được gọi là Phương Pháp Khoa Học “Scientific Method” đâu. Ai học qua trung học, làm các bài Lab (thực tập thí nghiệm) thì củng phải biết. Nó gòm những bước: nhận xét thu thập thông tin về đề tài nghiên cứu (Observation), sáng lập phương pháp thí nghiệm (Experiment), lập giả thuyết căn cứ vào dữ kiện thu tập từ thí nghiệm (Hypothesis), dùng giả thuyết để dự đoán (Prediction). Kiểm nghiệm và chỉnh sửa giả thuyết (Refine). Lập Nguyên Lý (Theory). Từ cấp bậc trung học đến cao học, thạc sỉ đều ứng dụng như vậy. Đơn giản và thực tế. Phương pháp Tâm Truyền, cần phải có tâm hồn tương đồng, tương thông, cần một thời gian (dài ngắn tùy hên xui may rủi, tùy vào sự thông minh) mới đạt tới cái ngộ. Có lẻ lý học đông phương thường dùng cái phương pháp tâm truyền nhiều để truyền đạt nên rồi đa số nguyên lý lại bị thất truyền. Thử hỏi có bao nhiêu môn trong Lý Học Đông Phương dùng đến phương pháp tâm truyền để truyền đạt, dùng cái ngộ để thấu triệt, còn tồn tại mà không bị thất truyền? Phương pháp truyền đạt tây phương, dùng sách, dùng lời lẻ dể hiểu để giải thích, dùng kết quả thí nghiệm thực tế có thể lập lại để truyền đạt, không cần phải tột đỉnh thông minh củng có thể nắm lấy lý thuyết vững chắc, ai củng có thể học từ thấp đến cao được (nếu chịu khó), có lẻ vì vậy là khoa học tiến triển vượt bực. Vì vậy mà khoa học phát triển, tránh đi cái việc học tới thọc lui, người hiểu người không, dậm chưng tại chổ qua bao thế hệ. Nay xin dùng cái hiểu chưa đúng, còn nông cạn, cái hiểu chưa được tâm truyền, và chưa được ngộ của VinhL về ngũ hành mà thử trả lời cái câu hỏi của bạn Ài. Nồi cơm điện là hành gì? Cái nồi cơm điện có phải là Thủy? Lấy đặc tính của nước làm căn cứ. Thủy là uyển chuyển, không định dạng. Cái nồi cơm điện hình dạng nhất định, không phải là Thủy. Tuy trong lúc nấu cơm có dùng tới nước Thủy, nhưng lúc không nấu không có nước. Nó là Mộc? Lấy đặc tính của cây cối làm căn cứ. Mộc, uốn cong, dãn ra, sinh sôi nảy nở, lớn ra được, đẻ con được. Nồi cơm điện chắn chắc không sinh sôi nảy nở, không co dãn được, không để con được, chắc chắn không phải là Mộc. Nó là Thổ? Lấy đặc tính của đất làm căn cứ. Thổ có thể bốp nhuyển, tán ra, nắn lại, ngăn chặn lấp được nước. Nồi cơm điện không thể bốp đi rồi nắn lại, cho nên không phải là Thổ. Nó là Kim? Lấy đặc tính của Kim loại làm căn cứ. Nồi cơm điện ngoài làm bằng mủ trong bằng kim loại. Cho nên trong nó có Kim vậy. Nó là Hỏa? Lấy đặc tính của lửa làm căn cứ. Lửa nóng, đốt thiêu, làm khô, đốt vật thành than. Nồi cơm điện tức là nồi biến năng lượng của điện thành nhiệt nóng để làm chính cơm. Dĩ nhiên trong nó phải có Hỏa!!! Như vậy Nồi cơm điện, trong nó có cả Kim và Hỏa, nhưng ứng dụng chính của nó là để nấu cơm, tức dùng nhiệt để đun nước và gạo sôi, để gạo thu nước mà thành cơm. Cho nên lấy cái ứng dụng chính mà ghép cái hành cho nó thì nó là Hỏa vậy. Chúc bạn Ài sớm ngày ngộ được cái mà chú Vuivui đã Tâm Truyền, và sớm tìm ra được cái hành đúng của cái Nồi Cơm Điện.
-
Chào Thầy, và các Chú Bác, Theo VinhL nghỉ, tuy sanh cùng giờ, nhưng sanh trước sanh sau, vài giây thì đã có sự khác biệt rồi. Để giải quyết đến các lá sống cho song sinh, sinh ba, hay sinh năm, vv.... thì Tử Vi phải phát triển rộng ra, không chỉ lấy giờ mà phải dùng đến phút, đến giây. Nên nghiên cứu đến vấn đề An cung Mệnh chi tiết đến phút và giây.
-
Chào chú Vuivui, Nghe chú đề cập tới Đạo và Dịch, VinhL củng có hứng thú bàn luận. VinhL hiểu như thế này: Dịch phân hai, mà Đạo phân 3, Cái 2 của Dịch là nhị phân, Âm Dưong, Thiên Địa, Sáng Tối, Nóng Lạnh. Cái 3 của Đạo là Âm, Trung Hòa, Dương, Thiên Địa Nhân, Sáng, Mờ, Tối, Nóng, Ấm, Lạnh. Dịch là nguyên lý chuyển biến trong vũ trụ, thì Đạo là nguyên lý để đắc trung để sinh tồn của vạn vật trong sự chuyển biến của Dịch. Trong Dịch có Đạo, trong Đạo có Dịch. Dùng Đạo để sống trong Dịch, lấy Dịch để biết Đạo, đó chính là Dịch và Đạo;-) Thấy bạn Ài có mấy câu hỏi lý thú, xin cố gắng giải thích với sự hiểu biết nông cạn của mình. Bạn hỏi Nồi Điện thuộc hành gì? Vậy chứ bạn có biết con người thuộc hành gì không? Vậy toàn cõi vũ trụ là hành gì? Chử Hành trong ngũ hành là vận chuyển, nói chính nghĩa là 5 sự vận chuyển của khí trong trời đất vũ trụ. Nếu hỏi Nồi cơm điện là hành gì, tức là bạn đã đặt một quy chế cho nó rồi, nhất quyết là nó chỉ có một hành thôi. Lý thuyết ADNH không cứng ngắt như vậy, nếu mà nó cứng ngắt như vậy thì nó củng không tồn tại mấy ngàn năm đến nay. Trong mồi vật đều có cả Ngũ Hành, tùy theo cái thời mà cái hành nào của nó nồi bật nhất để trở thành cái bản tính ngũ hành tạm thời của nó trong lúc đó. Thời tiết mùa Hạ là nóng nên cho nó là Hỏa, khi trời bắt đầu vào Thu lại cho nó là Kim, đến Đông cho là Thủy, và mùa Xuân thì cho là Mộc. Bạn thấy thời tiết có mấy hành??? Vậy mùa Đông có phải lúc nào củng lạnh không??? (dĩ nhiên là không, mùa đông ở Nam Bán Cầu lại nóng cơ!!) Cái nồi cơm điện bị thiêu thành tro thì là hành gì??? Cái hành của một vật là do cái dụng của nó trong cái thời nào đó, trong cái sự việc ứng dụng tới nó, mà ghép cho nó. Tự nó là một vũ trụ nhỏ, có cả ÂM Dương, có cả Năm Hành, có Dịch, có Đạo, vvv....., khi ta muốn phân biệt nó là hành gì, tức là ta đã áp dụng sự so sánh lên một bản tính nào của nó nổi bật trong sự ứng dụng tới nó. Như con Dao bằng sắt thì cho nó là Kim, tức cứng, nhưng khí đốt cho nó chảy ra thì nó còn là Kim không?? Hay nó là Thủy, Hay nó là Hỏa??? Cho nó là Kim là vì bạn lấy cái dụng của nó ở thể cứng mà ghép cái hành vào nó. Nếu cái dụng là ở độ nóng trong lúc nó bỉ nấu chảy ra, thì nó là Hỏa vậy. Nếu cái dụng là ở thể lỏng của nó, thì nó là Thủy. Như Càn cho là ngựa tức là căn cứ vào bản tính Kiện của Càn mà ghép cho con ngựa. Vậy con ngựa chết là hành gì đây??? Vài năm sau thịt xương rã rời thì có còn là Càn nửa không??? Không biết VinhL giải thích như vậy có đúng không hả chú Vuivui?
-
Chào Tỷ Laviedt, Thật là mất nết, vì mãi mê làm cái bài tập con Ưng TWA mà đến giờ mới khám phá ra Sinh Nhật của Tỷ, thật là đáng bị PHẠT. Thôi thì VinhL tự phạt mình là đặt một bài thơ làm quà sinh nhật cho Tỷ vậy. Lovely Empress Laviedt the Bold A kind heart, a graceful soul, Very accurate, every prediction she told, In LacViet Numerology, a Master as all have known, Ever never once, she accepted a single Dol, Delightfully helping people, of young and old, The best wishes to you, "La Vie En Rose", Empress Laviedt the Bold. :-))
-
Chào chú DaoHoa, Thành thật cám ơn chú đã chia sẽ kiến thức về trận pháp. Nghe nói Lục Hoa Trận củng biến hóa không thua gì Bát Trận, nhưng có lợi điểm hơn Bát Trận là dễ điều khiển hơn, và không cần địa hình phải rộng. Sau đây là Lục Hoa Trận theo suy luận của VinhL Mong chú chỉ điểm, nhất là sự tương quan của Lục Nhâm và Lục Hoa trận. 6 6 6 6 6 6 6 6 -------- 5 5 5 5 5 5 5 5 6 6 6 6 6 6 6 6 -------- 5 5 5 5 5 5 5 5 ---------------------------------------- 1 1 ---------------------------------4 4 1 1 ---------------------------------4 4 1 1 ------7 7--7 7---7 7--7 7-------4 4 1 1 ------7 7--7 7---7 7--7 7-------4 4 1 1 ------8 8--8 8---8 8--8 8-------4 4 1 1 ------8 8--8 8---8 8--8 8-------4 4 1 1 ---------------------------------4 4 1 1 ---------------------------------4 4 ---------------------------------------- 2 2 2 2 2 2 2 2 -------- 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 -------- 2 2 2 2 2 2 2 2 Biến 1 --------------------------66-66-66-66 ----------------------------------------- --------------------------66-66-66-66 ----------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------- -------1 1----------------------------------------------5 5 -----1 1---1 1-------------------------------------5 5---5 5 ---1 1---1 1----------------------------------------5 5---5 5 -1 1---1 1--------------------------------------------5 5---5 5 -----1 1---------------------7----7---------------------5 5 -------------------------7 7---7 7---7 7------------------ -----------------------7 7--7 7--7 7--7 7---------------- -----------------------8 8--8 8--8 8--8 8---------------- -------------------------8 8---8 8---8 8------------------ ------ 2 2-------------------8----8---------------------4 4 -2 2---2 2--------------------------------------------4 4---4 4 --2 2---2 2-----------------------------------------4 4---4 4 ---2 2---2 2--------------------------------------4 4---4 4 ----2 2-------------------------------------------------4 4 ----------------------------------------------------------- --------------------------33-33-33-33 ----------------------------------------- --------------------------33-33-33-33 Biến 2 --------6 6------------------------------------------5 5 ----6 6----6 6----------------------------------5 5----5 5 6 6------------6 6--------------------------5 5------------5 5 ----6 6----6 6----------------------------------5 5----5 5 --------6 6------------------------------------------5 5 -------------------------------7 7 -------------------------------7 7 ------------------------7--------------7 --------------------------7---------7 1 1 1 1 1 1-----------------------------------------4 4 4 4 4 4 ---------------------7 7—7 7—7 7—7 7 1 1-----1 1-----------------------------------------4 4------4 4 ---------------------8 8—8 8—8 8—8 8 1 1 1 1 1 1 ----------------------------------------4 4 4 4 4 4 -------------------------8-----------8 -----------------------8---------------8 -------------------------------8 8 -------------------------------8 8 --------2 2---------------------------------------------3 3 ----2 2----2 2-------------------------------------3 3----3 3 2 2------------2 2-----------------------------3 3------------3 3 ----2 2----2 2-------------------------------------3 3----3 3 --------2 2---------------------------------------------3 3 Biến 3 ------------6--6--6--6----------------5--5--5--5 ------------6--6--6--6--6---------5--5--5--5--5 ------------6--6--6-----------------------5--5--5 ------------6--6----6------------------5-----5--5 ---------------6----------------------------------5 --------------------------------------------------- -------11-11----------------88 77--------------4 4-4 4 ---11--------------------77 88 77 88-------------------4 4 11---------11-----------88 77 88 77---------4 4---------4 4 ---11--------------------77 88 77 88-------------------4 4 -------11-11 -------------- 88 77 --------------4 4-4 4 --------------------------------------------------- ---------------2-------------------------------3 ------------2--2----2---------------------3---3--3 ------------2--2--2------------------------3--3--3 ------------2--2--2--2--2----------3--3--3--3--3 ------------2--2--2--2-----------------3--3--3--3 Kính